Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Promotion là gì? Yếu tố quan trọng tạo chiến lược Promotion thành công

Nội dung được viết bởi Nguyễn Tài Tuệ

Promotion đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh, góp phần tăng cường nhận thức về thương hiệu, kích thích nhu cầu và thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Vậy, Promotion là gì? Làm thế nào để áp dụng được nó vào thực tế hoạt động kinh doanh, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Đây là những câu hỏi không khó để trả lời nhưng hiện vẫn còn rất nhiều người chưa biết. Thấu hiểu điều đó, bài viết sau chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này. Cùng khám phá nhé.

1. Promotion là gì?

Hiểu một cách đơn giản trong marketing thì promotion là việc quảng cáo, sự thúc đẩy, xúc tiến quảng cáo sản phẩm, dịch vụ. Promotion bao gồm các công cụ quảng cáo, PR, giảm giá, khuyến mại, tặng kèm... để khuyến khích sức mua của người tiêu dùng.

Tiếp thị khuyến mại là việc sử dụng bất kỳ ưu đãi đặc biệt nào nhằm mục đích thu hút sự quan tâm của khách hàng và ảnh hưởng đến việc mua hàng, đồng thời làm cho một sản phẩm hoặc công ty cụ thể nổi bật trong số các đối thủ cạnh tranh của nó.

Promotion là gì

Promotion là việc quảng cáo, sự thúc đẩy, xúc tiến quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

Các tài liệu quảng cáo có thể tồn tại như một phần của tiếp thị trực tiếp, như tài liệu thư hoặc email bao gồm phiếu giảm giá.

Chúng cũng có thể bao gồm các cuộc thi khuyến khích sự tham gia với một công ty hoặc các mẫu sản phẩm cung cấp thứ gì đó miễn phí cho khách hàng để họ quan tâm đến sản phẩm. Khuyến mại cũng thường xảy ra trong các tương tác trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên bán hàng, khuyến khích mua thêm sản phẩm.

Cuối cùng, mục tiêu của bất kỳ chiến dịch tiếp thị khuyến mãi nào là nâng cao nhận thức về sản phẩm hoặc tăng sức hấp dẫn của sản phẩm. Tiếp thị khuyến mại có lợi thế là có giá trị đối với cả khách hàng mới và khách hàng hiện tại - nó cung cấp cho khách hàng mới lý do để thử sản phẩm lần đầu tiên, đồng thời xây dựng lòng trung thành ở khách hàng hiện tại.

2. Ai nên sử dụng xúc tiến tiếp thị?

Các bạn đã phần nào nắm được khái niệm cơ bản promotion là gì rồi phải không? Bất kỳ công ty nào có thể cung cấp cho khách hàng một số lợi ích bổ sung ngoài giao dịch mua thông thường của họ đều có thể sử dụng các kỹ thuật tiếp thị khuyến mại.

Các nhà cung cấp dịch vụ và bán lẻ hoạt động ngoài mặt tiền cửa hàng sử dụng các chiến lược tiếp thị khuyến mại để tăng số lượng kinh doanh mà họ nhận được.

Các công ty tiếp thị cho các doanh nghiệp khác cũng được hưởng lợi từ tiếp thị khuyến mại.

Quảng cáo giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp cũng có thể đơn giản như giảm giá cho khách hàng để xây dựng lòng trung thành với thương hiệu, khuyến khích bán hàng hoặc tạo cơ hội cho khách hàng chuyển khoản tiết kiệm cho khách hàng của chính họ.

Promotion là gì

Bất cứ ai cũng có thể sử dụng công cụ này

3. Vai trò của xúc tiến trong hoạt động Marketing

Chiến lược Marketing rất quan trọng đến sự phát triển doanh thu của công ty nhưng để xây dựng được nó đạt hiệu quả cao thì phụ thuộc hết vào xúc tiến.

Sự thành công của doanh nghiệp là do chiến lược Marketing nhưng chiến lược này lại phụ thuộc vào sự kết hợp giá cảm, chất lượng…

- Promotion là công cụ thực hiện việc truyền thông, đáp ứng được tất cả những thắc mắc của khách hàng.

- Thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ của công ty bán được nhiều.

- Là đòn bẩy giúp nhanh chóng đạt được mục tiêu marketing hiệu quả.

- Nhanh chóng gia tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp. Xây dựng được nhận thức cho khách hàng về sản phẩm, nâng cao uy tín nhãn hàng, niềm tin, thái độ của khách hàng về brand…

Trở thành chuyên gia Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn làm chủ kiến thức về hệ thống và mạng lưới markeitng. Đồng thời, bạn cũng có thể tránh được những sai lầm về Marketing truyền thống để tăng lợi nhuận cho chính doanh nghiệp của mình.

Làm chủ hệ thống MARKETING thông minh
Nguyễn Tài Tuệ
299.000đ
700.000đ

19 Chiến lược xây dựng mạng lưới Network Marketing
Lê Minh Tuấn
399.000đ
1.000.000đ

Automation Marketing Summit
Nguyễn Quang Ngọc
599.000đ
1.800.000đ

4. Cách thức triển khai chiến dịch Promotion phổ biến

Cách thức triển khai chiến dịch Promotion phổ biến bao gồm: Above the line và Below the line. Cụ thể các cách thức triển khai này như sau:

4.1. Above the line

Các hoạt động này nhằm thúc đẩy hình ảnh thương hiệu đến với khách hàng một cách bền vững và lâu dài thông qua sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như radio, truyền hình, in ấn và quảng cáo ngoài trời. Thông thường, nhiệm vụ này sẽ được giao cho đội ngũ quản lý thương hiệu.

4.2. Below the line

Blow the line là một chuỗi hoạt động nhằm tăng cường sự phát triển và chia nhỏ thị trường, khuyến khích mua sắm và tiêu dùng trong thời gian ngắn, nhằm đạt được kết quả trực tiếp. Để đạt được điều này, doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp như phân phát mẫu sản phẩm, tiếp thị trực tiếp, tổ chức sự kiện và các chương trình khuyến mại dành cho hệ thống bán lẻ.

5. 8 yếu tố quan trọng tạo nên một chiến dịch Promotion thành công

Để xây dựng một chiến lược marketing nhanh chóng và hiệu quả nhất, bạn cần tạo ra một chiến dịch Promotion dựa trên các yếu tố sau đây:

5.1. Bán hàng cá nhân – Personal Selling

Đây là hình thức mà nhân viên bán hàng được đào tạo một cách chuyên nghiệp và toàn diện nhằm tiếp cận khách hàng trực tiếp. Tuy nhiên, việc triển khai chiến lược này có thể tốn kém, do đó chỉ nên đầu tư khi có đảm bảo lợi nhuận.

5.2. Khuyến mãi – Sales Promotion

Khuyến mãi (Sale Promotion) là một hình thức khuyến khích khách hàng mua sản phẩm trong thời gian ngắn bằng cách cung cấp thêm lợi ích để tăng doanh thu. Thông thường, chương trình khuyến mãi này được tổ chức trên các kênh phân phối trung gian nhằm tăng số lượng hàng hóa được bán ra cho doanh nghiệp.

5.3. Khuyến mãi trực tuyến - Online Promotion

Online Promotion là một hình thức kết hợp các yếu tố quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số. Đây là lĩnh vực quảng cáo trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ, sử dụng điện thoại thông minh và các mạng xã hội như Facebook, Youtube... để quảng bá dịch vụ và sản phẩm của các doanh nghiệp.

5.4. Quan hệ công chúng – PR

Chiến lược PR bao gồm các hoạt động lên kế hoạch để xây dựng và duy trì uy tín, lòng tin và hiểu biết giữa tổ chức và công chúng. PR có chi phí tương đối thấp, tuy nhiên để đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần có một chiến lược dài hạn và lên kế hoạch cho các tình huống có thể xảy ra.

5.5. Marketing trực tiếp – Direct marketing

Marketing trực tiếp (Direct Marketing) là hoạt động tiếp thị trực tiếp không thông qua bất kỳ nhà phân phối hay trung gian nào. Các doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng trực tiếp thông qua các phương tiện như cuộc gọi điện trực tiếp, gửi email, tổ chức sự kiện hoặc tiến hành khảo sát khách hàng ngay trong quá trình bán hàng.

5.6. Hội chợ và triển lãm

Hội chợ và triển lãm cũng là một hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức tập trung tại một địa điểm và trong một khoảng thời gian nhất định. Tại đây, các sản phẩm được trưng bày và giới thiệu nhằm thúc đẩy việc tìm kiếm cơ hội hợp tác và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận và thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng.

5.7. Quảng cáo

Quảng cáo là một phương pháp nhằm thay đổi thói quen và hành vi của khách hàng bằng cách cung cấp thông tin bán hàng nhằm thuyết phục về sản phẩm hoặc dịch vụ của người bán. Có nhiều hình thức quảng cáo như quảng cáo trên tạp chí, truyền hình, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo kỹ thuật số và trực tuyến trên Internet.

5.8. Tài trợ - Sponsorship

Tài trợ (Sponsorship) là một hình thức mà các doanh nghiệp đầu tư tiền bạc hoặc tài sản để thiết lập mối liên kết với một nhãn hàng, sự kiện hoặc hình ảnh nhằm tận dụng tiềm năng thương mại của sản phẩm đó. Qua việc tài trợ, doanh nghiệp có thể tận dụng sự phổ biến và sự tương tác của sự kiện hoặc nhãn hàng để xây dựng hình ảnh tích cực và tạo lòng tin cho khách hàng. Đồng thời, tài trợ cũng mang lại lợi ích quảng cáo và tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua việc xuất hiện và gắn kết với các hoạt động được tài trợ.

6. 8 yếu tố bắt buộc cần có để xây dựng Promotion 

Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu được đến 90% promotion là gì và những ai nên sử dụng nó. 

Có rất nhiều các yếu tố xây dựng được một chiến lược xúc tiến tiếp thị nhưng yếu tố nào nằm top 3 để doanh nghiệp “phát bách phát trúng” vào khách hàng. Những yếu tố cần có đó là:

6.1. Quảng cáo

Hiện nay, công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão, digital marketing mạnh mẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp sử dụng quảng cáo ngày càng nhiều. Quảng cáo trong xúc tiến là việc doanh nghiệp sẽ sử dụng việc tuyên truyền, chạy quảng cáo để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới tay khách hàng. Bạn nên lựa chọn một trong các công cụ marketing hỗ trợ hiệu quả, tất cả đều có trong bài viết Các công cụ Digital Marketing thông dụng “đỉnh” nhất 2020

Promotion là gì

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xúc tiến

6.2. Khuyến mãi trực tuyến

Đây là một hình thức xúc tiến bán online dựa trên nền tảng của digital , chạy quảng cáo cho web. Hiện nay, hình thức này đang được rất nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng để bán sản phẩm rất hiệu quả mà bạn có thể tham khảo ngay trong bài viết Đã làm Marketing thì không thể bỏ qua các hình thức khuyến mãi độc đáo

6.3. Marketing trực tiếp

Là hoạt động của marketing nhưng nó được thực hiện từ doanh nghiệp mà không thông qua bất cứ doanh nghiệp trung gian nài cả. Có nghĩa là, doanh nghiệp của bạn tự liên hệ trực tiếp với khách hàng thông email marketing, gọi điện, gặp mặt, bán hàng tại điểm bán, tổ chức sự kiện…. Những hình thức này đạt hiệu quả rất cao, tiết kiệm chi phí mà giúp bạn đánh giá khách hàng nào tiềm năng nhanh nhất.

6.4. Quan hệ công chúng (PR)

Được hiểu chính là hoạt động liên tục lên kế hoạch nhằm nỗ lực thiết lập và duy trì sự uy tín, tình cảm, hiểu biết lẫn nhau giữa tổ chức và công chúng. PR có thể tương đối rẻ, nhưng chắc chắn là không miễn phí. Các chiến lược PR thành công có xu hướng dài hạn và lập kế hoạch cho tất cả các trường hợp.

6.5. Hội chợ và triển lãm thương mại

Việc tiếp cận qua hội chợ, triển lãm tốt cho việc lấy thông tin khách hàng mới, mục đích của việc này là nâng cao nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp thông qua những chương trình khuyến mại , dùng thử...

6.6. Quảng cáo

Đây là hình thức tuyên truyền được trả phí, thực hiện việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, công ty hay những ý tưởng tới khách hàng. Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi khách hàng, thói quen mua hàng của khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ của người bán. 

Một số hình thức quảng cáo như báo chí, truyền hình, quảng cáo ngời trời, quảng cáo kỹ thuật số...

6.7. Tài trợ (Sponsorship)

Là hình thức doanh nghiệp trả tiền để được liên kết với một nhãn hàng tạo một sự kiện, hình ảnh cụ thể nhất. 

Ví du: nhà tài trợ tại một giải bóng đá nào đó như vậy sự xuất hiện của sự kiện luôn đi kèm với các công ty tài trợ.

6.8. Online Promotions

Thực chất đây là kết hợp các yếu tố quảng cáo đã nêu ở trên trên nền tảng kỹ thuật số.

Ví dụ: sử dụng quảng cáo trực tuyến được trả phí qua mỗi lần nhấp chuột của Google, hay chạy quảng cáo tài trợ cho trang web. Các doanh nghiệp trực tuyến thường xuyên gửi các bằng e-mail tới khách hàng mục tiêu và danh sách gửi thư, đó là một hình thức Marketing trực tiếp. Bên cạnh đó, các trang web là phương tiện cao cấp trong ngành công nghiệp quan hệ công chúng để truyền đạt các quan điểm cụ thể cho công chúng có liên quan.

Lĩnh vực quảng cáo trực tuyến thực sự đang nổi lên, và đang phát triển mạnh theo mục tiêu địa lý thông qua điện thoại thông minh, hay như truyền thông xã hội với những quảng cáo trên Facebook, Youtube… đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng thành công để quảng bá dịch vụ, sản phẩm.

7. Các yếu tố đánh giá một chiến lược Promotion thành công

Có rất nhiều các yếu tố có thể giúp đánh giá một chiến lược Promotion thành công, đó có thể là thương hiệu, nhận thức hay mục tiêu khách hàng. Cụ thể các yếu tố đánh giá một chiến lược Promotion thành công như sau:

7.1. Tạo ra nhận thức

Đây là vai trò đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của Promotion trong marketing. Bất cứ một sản phẩm mới hoặc một công tư giới thiệu một chương trình nào thì cần phải tạo ra nhận thức. Vì vậy, các công ty sử dụng chương trình khuyến mãi trong hỗn hợp tiếp thị là Above the line và Below the line để quảng bá sản phẩm.

7.2. Xây dựng thương hiệu

Có một câu thành ngữ được sử dụng thường xuyên trong lĩnh cực marketing chính là “Thương hiệu là một lời hứa”. Một thương hiệu sẽ bao gồm các sản ohamar những như chiến lược marketing của công ty đến khách hàng đó. Vậy nên, các thương hiệu nổi tiếng như Apple đang đứng đầu bảo giá trị thường hiểu vì họ đã nỗ lực quảng bá và tiếp thị truyền thông trong một thời gian rất dài.

7.3. Định vị thương hiệu

Cac yeu to danh gia mot  Promotion thanh cong

Bài toán định vị thương hiệu đang được những ông lớn làm tốt để có một vị trí đứng đầu trong tâm trí của khách hàng. Đó chính là việc sử dụng chiến lược Promotion của một công ty trực tiếp góp phần vào việc định vị vị trí của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.

Ví dụ: Khi nhắc tới một những chiếc xe cao cấp thì những thương hiệu lớn sẽ xuất hiện trong ý nghĩ của bạn như BMW, AUDI, FERRARI hay bất kỳ sản phẩm nào khác. 

7.4. Sự chấp thuận

Khách hàng có thể chấp thuận một sản phẩm nếu họ đã từng được nghe tới thương hiệu hoặc tên công ty đó. Vì vậy, việc nhận thức trong chiến lược Promotion cũng làm tăng sự chấp nhận của sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên cũng tùy vào từng trường hợp nếu quảng cáo nhiều lần nhưng sản phẩm của bạn không phù hợp thì thị trường sẽ không bao giờ chấp nhận bạn. Vậy nên các chiến lược Promotion trong Marketing có những hạn chế riêng.

7.5. Nhắm mục tiêu khách hàng

Thông qua các chương trình Promotion giúp cho công ty nhắm được khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: Coca Cola họ nhắm tới khách hàng giới trẻ năng động... 

Do đó doanh nghiệp có thể nhắm mục tiêu theo phân khúc thị trường và định vị thành công nếu có một chiến lược Promotion phù hợp.

7.6. Gợi nhớ thương hiệu

Một trong những mục tiêu trong chiến lược Promotion đó chính là gợi nhớ thương hiệu. Ngày càng nhiều thương hiệu trở nên phổ biến trên thị trường nên có thể khoongcaanf quảng cáo để gợi nhớ thương hiệu. Nhưng đối với các lĩnh vực như dược phẩm có tính cạnh tranh cao thì bạn nên thực hiện chiến dịch Promotion. 

7.7. Thu hút được khách hàng mới

Mục đích cuối cùng của mọi chiến lược Promotion hoặc của bất kỳ hoạt động Marketing nào, là để thu hút khách hàng mới, chuyển đổi và đạt được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với các hoạt động Above the line và Below the line song song, đồng thời với một kế hoạch truyền thông Marketing phù hợp, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm Modern Trade thương mại hiện đại giúp sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Với những chia sẻ ở trên, có lẽ các bạn đã nắm được cơ bản promotion là gì cũng như 8 yếu tố bắt buộc không được bỏ qua khi xây dựng một chiến lược xúc tiến marketing hiệu quả, chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. 

8. Câu hỏi thường gặp

Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm Promotion là gì cũng như cách làm sao để tạo một chiến lược Promotion thành công là vẫn chưa đủ để bạn hiểu hết về Promotion. Thấu hiểu điều đó, sau đây Unica sẽ bật mí cho bạn một số câu hỏi thường gặp kèm đáp án trả lời, hãy tham khảo nhé:

8.1. Vai trò của Promotion là gì?

Promotion (khuyến mãi) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị của một doanh nghiệp. Hình thức này giúp tác động đến thói quen và hành vi của khách hàng bằng cách cung cấp thông tin bán hàng nhằm thuyết phục về sản phẩm hoặc dịch vụ của người bán. Với Promotion, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu, mở rộng thị trường và xây dựng lòng trung thành từ khách hàng.

8.2. Loại Promotion tốt nhất là gì?

Không có một loại Promotion duy nhất được coi là tốt nhất vì hiệu quả của từng loại Promotion phụ thuộc vào ngữ cảnh và mục tiêu kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các loại Promotion phổ biến bao gồm giảm giá sản phẩm, khuyến mãi kèm theo, quà tặng, chương trình truyền thông, và các sự kiện đặc biệt. Quan trọng nhất là doanh nghiệp cần phân tích và tìm hiểu khách hàng mục tiêu để chọn loại Promotion phù hợp nhằm thu hút và thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng.

9. Kết luận

Trên đây là thông tin giới thiệu Promotion là gì? Yếu tố quan trọng tạo chiến lược Promotion thành công. Như vậy có thể khẳng định rằng marketing đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Vậy nên mỗi doanh nghiệp cần phải thường xuyên update và áp dụng những kiến thức mới thông quá các khoá học marketing online trên Unica. 

Bạn có cảm thấy chiến lược marketing của mình chưa đủ mạnh để cạnh tranh trong thời đại số? Tham gia khóa học Marketing để học cách xây dựng chiến lược marketing đột phá, giúp doanh nghiệp của bạn đứng vững trong thị trường ngày càng khốc liệt.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Video Reels Facebook Mastery - Xu Hướng Bán Hàng Kiếm Tiền 2024 Với Thước Phim Facebook Reels
999.000đ 2.000.000đ
0/5 - (0 bình chọn)