Để có thể khai thác thị trường một cách triệt để và hiệu quả nhất, marketing đã "sản sinh" ra rất nhiều công thức marketing và kinh doanh hiệu quả, trong đó có mô hình SOS. Nếu chỉ nghe sơ qua, chắc chắn không ít người sẽ nhầm lẫn SOS marketing này với tín hiệu kêu cứu SOS thường thấy. Vậy thật sự mô hình SOS là gì? Cùng Unica tìm hiểu chi tiết nội dung trong bài viết này nhé!
1. Mô hình SOS là gì trong marketing?
SOS là viết tắt của ba chữ tiếng Anh là Survey - Khảo sát, Optimize - Tối ưu hóa và Smooth - Loại bỏ rào cản. Tương ứng với đó là 3 bước thực hiện mô hình trên. Trong các hình thức marketing hiện có, mô hình SOS tỏ ra có tác dụng tốt nhất trong hình thức marketing bằng email, sử dụng email để gửi tin nhắn quảng cáo tới khách hàng và thu thập những thông tin, ý kiến phản hồi từ khách hàng của mình.
SOS là gì trong marketing?
Có thể nhìn ra ngay mục đích chính của mô hình SOS chính là thu thập những phản hồi của khách hàng, nhằm giúp các nhà hoạt động marketing, các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp có được những thông tin khách quan nhất từ phía khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của mình, giúp doanh nghiệp biết những ưu điểm, hạn chế của sản phẩm, từ đó có hướng khắc phục vấn đề và định hướng phát triển doanh nghiệp tốt nhất. Một gợi ý cho bạn đọc tham khảo là Ecommerce mô hình kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử hiện nay đang được sử dụng rộng rãi.
2. Khái niệm SOS khác bạn nên biết
Cuộc gọi SOS là gì?
Cuộc gọi SOS là cuộc gọi khẩn cấp thường được cài trên điện thoại của bạn. Khi bạn cần đến sự giúp đỡ của trung tâm giúp đỡ khẩn cấp thì bạn có thể sử dụng cuộc gọi SOS mà không cần mã mở khóa trên điện thoại.
Tổ chức SOS là gì?
Tổ chức SOS hay còn có tên gọi khác là làng trẻ SOS. Đây là nơi nhận nuôi những trẻ mồ côi, không có cha mẹ chăm sóc hoặc cha mẹ đã mất. SOS có tên đầy đủ là Societas Socialis là có trách nhiệm với xã hội.
3. Khi nào bạn cần sử dụng mô hình SOS
SOS là gì? Khi nào cần dùng mô hình SOS?
Mô hình SOS là gì được sử dụng trong mọi trường hợp? Không phải đâu bạn nhé. Trên thực tế mô hình SOS chỉ là một trong những mô hình dễ thấy nhất của marketing, cũng không phải là mô hình tốt nhất để có được thành công từ chiến dịch marketing. Để biết nên áp dụng mô hình SOS này khi nào là tốt nhất cần phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đánh giá nhận định thị trường cũng như tư duy chiến lược cho doanh nghiệp của những nhà quản lý và chủ doanh nghiệp.
Dựa vào những đánh giá và chia sẻ từ các chuyên gia trong lĩnh vực marketing, mô hình SOS được ứng dụng nhiều nhất trọng công việc giới thiệu, tiếp thị sản phẩm, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng và muốn khách hàng phản hồi ý kiến với sản phẩm/dịch vụ đó. Việc thu thập thông tin, ý kiến phản hồi và góp ý của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có được những thông tin vô cùng quý giá, từ đó biết cách lên chiến dịch marketing một cách hiệu quả và thành công!
Email là một trong những công cụ Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Thông qua khóa học Email Marketing online, bạn sẽ biết được cách để tăng khách hàng tiềm năng chất lượng qua Email, cách cá nhân hóa trong marketing bằng email để tăng sự tương tác, tự động hóa công việc marketing bán hàng,... Đăng ký ngay:
4. Hướng dẫn thực hiện mô hình SOS là gì
Tương ứng với 3 chữ cái trong SOS, các bước thực hiện mô hình SOS cũng sẽ thực hiện như vậy.
1. S - Survey - Khảo sát
SOS là gì? Thực hiện khảo sát trong mô hình SOS
Công việc khảo sát, thu thập thông tin cần thiết để bắt đầu một kế hoạch, một chiến dịch nào đó luôn là công việc cần thiết. Đây là bước đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện khi bắt tay vào việc triển khai mô hình SOS.
Để khảo sát khách hàng của bạn, bạn có thể có rất nhiều cách. Trong đó chúng được chia thành online và offline. Việc khảo sát này sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết để đánh giá và phân chia khách hàng, thu thập ý kiến của họ về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp xem họ thích và không thích sản phẩm ở điểm nào, có cầm góp ý gì không?... Đây đều là những thông tin vô cùng quý giá cho chiến lược kinh doanh của bạn đấy.
Bạn có thể khảo sát khách hàng của mình bằng những câu hỏi cơ bản như sau:
- Sản phẩm của doanh nghiệp đã đem lại được những lợi ích gì cho khách hàng? Khách hàng có thật sự nhận được hết những lợi ích mà sản phẩm có?
- Cụ thể những lợi ích đó là gì?
- Làm thế nào để khách hàng có thể nhận được triệt để nhất những lợi ích của sản phẩm sau khi họ sở hữu chúng?
- Sản phẩm của bạn có điều gì là giá trị nhất đối với khách hàng? Điều gì là ít nhất, hay nói cách khác, lợi ích lớn nhất họ nhận được và những lợi ích nhỏ nhất trong sản phẩm bạn cung cấp tới khách hàng là gì?
Hãy cố gắng đặt ra những câu hỏi khai thác được nhiều nhất những ý kiến của khách hàng về cả những lợi ích và hạn chế của sản phẩm tới khách hàng, ví dụ để họ đánh giá chất lượng sản phẩm chẳng hạn. Luôn nhớ, ý kiến phản hồi càng chi tiết, bạn càng có nhiều dữ liệu quý giá để tối ưu sản phẩm, thấu hiểu khách hàng và triển khai tốt nhất hiệu quả chiến dịch marketing của mình.
2. O - Optimize - Tối ưu hóa
SOS là gì? Thực hiện khảo sát trong mô hình SOS
Không có lý do gì mà khi sản phẩm/dịch vụ của bạn nhận được những phản hồi ý kiến thực tế nhất về ưu nhược điểm của chúng doanh nghiệp lại "bỏ qua" và đến với việc tiếp thị ngay. Sau khi hoàn thành công việc khảo sát, doanh nghiệp cần biết cách tối ưu sản phẩm/dịch vụ của mình một cách tốt nhất. Đây chính là bàn đạp rất tốt để bạn nâng cấp và tối ưu hơn chiến lược kinh doanh của mình.
Có rất nhiều cách để tối ưu hóa tốt cả sản phẩm/dịch vụ và chiến lược marketing của doanh nghiệp, trong đó bạn có thể tham khảo cách này: đưa nội dung đã khảo sát từ phía khách hàng về gần nhất với lợi ích sản phẩm lớn nhất của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Cách thứ hai là dựa vào dữ liệu đã khảo sát hãy đưa chúng vào lời chứng thực trên website của doanh nghiệp.
Cả hai cách trên đều sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm thấy khách hàng thật sự tiềm năng và lọc ra được trong nhóm khách hàng thành những nhóm khách hàng nhỏ với những tiêu chí khác nhau, từ đó giúp chọn lọc có hiệu quả và có hướng tiếp thị sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng.
3. S - Smooth - Loại bỏ rào cản ngáng đường
Để thực hiện tốt nhất bước cuối cùng này bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ để nhanh chóng loại bỏ được những tác nhân ảnh hưởng tới quá trình chuyển đổi đơn hành của bạn. Thông qua hai công đoạn trên, đến đây bạn đã có thể nhìn ra được thứ "ngáng đường" tiếp thị của bạn tới khách hàng là gì, hãy loại bỏ nó và đến gần hơn tới những khách hàng tiềm năng của bạn, biến họ thành những khách hàng thật sự của doanh nghiệp.
Các công cụ hỗ trợ để gửi email một cách chuyên nghiệp, đồng bộ như InfusionSoft, GetResponse, Aweber, sẽ giúp bạn đắc lực nhất, và đặc biệt chúng còn có thể miễn phí, giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí quảng cáo tiếp thị sản phẩm qua email tới khách hàng.
Công việc này còn yêu cầu bạn phải biết cách tiếp nhận những ý kiến phản hồi cả tích cực và tiêu cực từ phía khách hàng với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp để những nhà quản lý, nhà tiếp thị sẽ biết định hướng chiến dịch của mình như thế nào.
Như vậy bạn đã có được những thông tin về mô hình SOS là gì và 3 bước để triển khai mô hình SOS trên. Xin cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và chúc bạn thành công! Ngoài ra bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm mô hình AISAS giúp bạn có được những nhận định đánh giá chính xác về sản phẩm của doanh nghiệp mình.