Marketing
Internship là gì? Một số lưu ý cơ bản dành cho kỳ thực tập
Hầu như bất cứ ai đã và đang thành công trong lĩnh vực marketing đều có những khoảng thời gian Internship. Đây là cách hiệu quả nhất giúp những “tân binh mới” có cơ hội học hỏi, trau dồi những kiến thức cho bản thân ở một môi trường chuyên nghiệp và rộng lớn hơn. Vậy Internship là gì, hãy cùng Unica tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Internship là gì?
Nếu bạn đang là sinh viên, nhất là những sinh viên năm cuối thì rất dễ để tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Intern là gì?”. Hiểu theo dịch nghĩa tiếng Việt, “thực tập sinh” chính là từ mô phỏng cụ thể và chính xác nhất khi nói về Internship.
Với vai trò là một thực tập sinh hay nhân viên thực tập, tuy chưa ra trường và không có quá nhiều kinh nghiệm nhưng bạn sẽ có những cơ hội học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng bản thân thông qua một số công việc được giao tại tổ chức, công ty mà bạn đang làm việc. Đây không chỉ là một cơ hội để mở rộng kiến thức mà nó còn có thể mang lại thu nhập nếu bạn thật sự nghiêm túc và có những kết quả nhất định khi đảm nhiệm vai trò một Intern.
Internship là nhân viên thực tập
2. Cơ hội phát triển nghề nghiệp của Internship
Tùy vào chuyên ngành học tại trường đại học mà bạn sẽ có những vị trí thực tập tương ứng. Đó có thể là các công việc liên quan đến các mảng như: Nhân sự, Kinh doanh, pháp Luât, báo chí, Bất động sản, Logistics, kế toán... Với mỗi chuyên ngành bạn sẽ được đào tạo các kiến thức để phù hợp với vị trí công việc giống như một nhân việc chính thức làm việc cho công ty.
Hiện nay các nhà tuyển dụng thường có xu hướng lựa chọn những nhân viên chính thức trong đội ngũ Intership với mục đích đào tạo, ổn định nhân lực và giảm thiểu chi phí đào tạo. Quan trọng hơn hết, trong quá trình thực tập, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá được năng lực của các ứng viên. Vì vậy, đây chính là cơ hội quý giá giúp các Internship có thể chứng minh năng lực và cọ xát được với môi trường làm việc thực tế. Từ đó trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết sau này. Vì vậy nếu bạn đang làm thực tập sinh thì hãy xây dựng thương hiệu cá nhân cho sinh viên giúp ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Tùy quy định và chính sách của công ty, nhân viên thực tập có thể được hưởng lương hoặc không có lương trong suốt thời gian học việc. Nếu được hưởng lương thì mức lương thường dao động trong khoảng 1 - 4 triệu/tháng, tùy vào những thỏa thuận giữa công ty và ứng viên.
3. Mô tả công việc của một Internship Marketing
Sau khi tìm hiểu về Internship là gì, chắc chắn rất nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi rằng, vậy thực tập sinh sẽ làm những công việc gì trong một công ty. Tùy vào đặc trưng của từng ngành nghề, lĩnh vực mà thực nhân viên thực tập sẽ đảm nhiệm những công việc khác nhau. Trong bài viết nay, Unica sẽ đề cập đến một khía cạnh nhỏ đó là mô tả công việc của một nhân viên thực tập trong ngành Marketing. Cụ thể:
- Tạo nội dung truyền thông xã hội hấp dẫn để thúc đẩy sự tương tác của khán giả và lưu lượng truy cập vào trang web của công ty.
- Viết và quản lý nội dung cho blog và trang web của công ty.
- Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển nội dung ý tưởng cho chiến dịch.
- Sản xuất và hoạch định các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số cho các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số trong tương lai.
- Thu hút khách hàng tiềm năng và tạo khách hàng tiềm năng mới thông qua các hoạt động liên quan đến SEO và Inbound Marketing.
- Thu thập dữ liệu định tính và định lượng về đối thủ cạnh tranh, thực hiện phân tích thị trường.
Mô tả công việc của thực tập sinh Marketing
- Đánh giá và quản lý hiệu suất của các chiến dịch tiếp thị và các bài đăng trên mạng xã hội.
- Chuẩn bị các khóa đào tạo và phát triển và thuyết trình.
- Hỗ trợ tổ chức các sự kiện tiếp thị / PR.
- Giúp quản lý trang web công ty thông qua thử nghiệm, tối ưu hóa tốc độ tải và dung lượng của trang web.
- Tạo nội dung đa phương tiện, nếu có kinh nghiệm về video và thiết kế và quen thuộc với HTML / CSS hoặc WordPress.
4. Một số lưu ý cơ bản dành cho Internship
Ở nội dung trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu Internship là gì và mô phỏng công việc của một thực tập sinh trong lĩnh vực Marketing. Trong phần tiếp theo này Unica sẽ đưa ra cho các bạn một vài lưu ý để Intern có thể hoàn thành kỳ thực tập một cách hiệu quả và gây được ấn tượng đối với công ty đi đang làm việc.
Phong cách ăn mặc
Là những sinh viên đi thực tập chưa ra trường, chắc hẳn rất nhiều bạn đã rất quen với lối ăn mặc tự do, thoải mái theo những phong các khác nhau. Thế nhưng khi đã bước chân vào một môi trường rộng lớn hơn với phong cách làm việc chuyên nghiệp như các tổ chức, công ty, doanh nghiệp, thực tập sinh cần phải ăn mặc sao cho gọn gàng, lịch sự và đơn giản nhất. Đây không chỉ là một cách để thể hiện sự tôn trọng với môi trường mà mình đang làm việc mà nó còn thể hiện nét đẹp văn hóa của công ty đó.
Thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc
Dù là nhân viên chính thức hay thực tập sinh thì thái độ làm việc nghiêm túc, ham học hỏi và có chí phấn đấu hoàn thành mục tiêu cũng là yêu cầu của bất cứ một công ty nào. Đối với một Intern, điều đó lại càng trở nên quan trọng hơn rất nhiều vì rất có thể chính nhờ thái độ tích cực trong công việc mà các nhà tuyển dụng có thể xem xét trao cho bạn cơ hội trở thành nhân viên chính thức của công ty.
Lưu ý dành cho thực tập sinh trong quá trình bắt đầu làm việc
Thời gian làm việc
Khác với môi trường giảng đường đại học, mỗi một công ty đều có những quy định về giờ giấc làm việc nhất định để thể hiện tính chuyên nghiệp trong phong cách làm việc. Là thực tập sinh, bạn cần lưu ý điều này hơn bất cứ ai. Bởi lẽ đây không chỉ là một khía cạnh thể hiện bạn là người có trách nhiệm với công việc mà nó còn là minh chứng cho việc bạn luôn biết cách sắp xếp thời gian để điều phối và hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tạo nối quan hệ với đồng nghiệp
Nhiều người thường cho rằng việc thực tập tại một công ty chỉ cần mình thực hiện tốt công việc và đạt điểm cao trong kỳ thực tập này là xong nhưng bạn có biết tạo mối quan hệ với đồng nghiệp trong quá trình thực tập này sẽ mở ra cho bạn nhiều mối quan hệ cũng như có hội việc làm của bạn sau này. Vậy nên trong quá trình làm việc, thực tập sinh sẽ được nhân sự đào tạo, để tiện cho công việc thuận lợi hơn bạn cần phải hòa đồng cởi mở giao tiếp hơn.
Quan sát và chủ động học hỏi
- Đi làm ở thực tế khác xa với những gì bạn được học ở trường lớp, vậy nên đây chính là cơ hội cho bạn học hỏi cũng như tiếp thu những kiến thức thực tế nhất để giúp bạn không bị choáng ngợp khi ra làm việc ở thực tế sau này. Trong quá trình thực tập bạn luôn cần cố gắng quan sát và chủ động học hỏi bởi những đồng nghiệp tuy muốn giúp đỡ bạn nhưng họ cũng có những nhiệm vụ riêng của mình phải hoàn thành, họ không thể lúc nào cũng chú ý xem bạn đang làm những gì và đã làm được gì. Việc bạn cần làm là hoàn toàn chủ động trong mọi việc.
- Chủ động tìm hiểu những kiến thức thực tế, chủ động tìm hiểu về công việc mà bạn đang làm và quan trọng hơn hết bạn phải biết cách quan sát, quan sát những gì người khác làm, cách các đồng nghiệp nói chuyện với nhau, cách họ đối xử với cấp trên, hay phong cách làm việc của sếp chuyên nghiệp như thế nào, văn hóa công sở...
- Ngoài ra, còn rất nhiều những kỹ năng cần thiết khác để bạn có thể hoàn thành kỳ thực tập một cách tốt nhất như: tích cực tham gia các hoạt động nhóm, năng nổ trong các hoạt động bên lề của công ty, luôn biết tôn trọng và lắng nghe cấp trên… tất cả điều trong kỳ thực tập này sẽ là tiền đề giúp bạn biết cách tìm việc làm hiệu quả.
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu Internship là gì. Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ không ngừng trau dồi kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết để có thể thành những nhân viên chính thức của các công ty mà mình đã từng làm thực tập sinh trong tương lai. Là một người sắp ra trường bạn cũng cần biết đến bộ hồ sơ xin việc bao gồm những giấy tờ gì mời bạn cùng tham khảo.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
15/10/2020
2912 Lượt xem
Facebook Pixel là gì? Facebook Pixel mang đến những lợi ích nào?
Bất cứ ai mới học quảng cáo Facebook đều phải quan tâm đến một yếu tố, đó là Pixel. Không chỉ là để đo lường quảng cáo Facebook, Pixel còn dùng để tối ưu quảng cáo, theo dõi và thu thập thông tin của khách hàng mục tiêu trong quá trình chạy. Vậy Facebook Pixel là gì? Cài đặt Pixel Facebook như thế nào? Mời bạn đọc quan tâm đón đọc trong bài viết này nhé!
Facebook Pixel là gì?
Facebook Pixel là một đoạn mã JavaScript mà bạn có thể đặt trên trang web của mình để theo dõi hoạt động của khách hàng. Nó cho phép bạn đo lường, tối ưu hóa và xây dựng đối tượng cho các chiến dịch quảng cáo của mình.
Facebook Pixel là một đoạn mã JavaScript
Cách hoạt động của Facebook Pixel
Khi một người dùng thực hiện một hành động trên trang web của bạn như mua một sản phẩm hoặc đăng ký nhận bản tin, pixel sẽ gửi thông tin về hành động đó cho Facebook. Facebook sau đó sẽ sử dụng thông tin này để giúp bạn đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và tạo ra đối tượng quảng cáo tốt hơn.
Những lợi ích của Facebook Pixel là gì?
Facebook Pixel mang đến những lợi ích như theo dõi các chuyển đổi Facebook, tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng, tạo danh sách khách hàng tiềm năng, tối ưu hóa quy trình Facebook Ads để chuyển đổi và tối ưu hóa quy trình Facebook Ads dựa trên giá trị.
Theo dõi các chuyển đổi Facebook
Facebook Pixel cho phép bạn theo dõi các chuyển đổi trên trang web của mình như mua hàng hoặc đăng ký nhận bản tin. Điều này giúp bạn đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và tối ưu hóa chúng để đạt được kết quả tốt hơn.
>>> Xem thêm: Giới thiệu quảng cáo canvas
Theo dõi các chuyển đổi Facebook
Tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng - Facebook Retargeting
Facebook Pixel cho phép bạn tạo ra danh sách đối tượng tương tự, bao gồm những người đã thực hiện một hành động cụ thể trên trang web của bạn. Điều này giúp bạn tiếp cận với một đối tượng mục tiêu chính xác hơn và tăng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.
Tạo danh sách khách hàng tiềm năng
Bằng cách sử dụng Facebook Pixel, bạn có thể tạo ra danh sách khách hàng tiềm năng dựa trên hành vi của họ trên trang web của bạn. Điều này giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo và tăng doanh số bán hàng.
Tối ưu hóa quy trình Facebook Ads để chuyển đổi
Facebook Pixel cho phép bạn tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo dựa trên các chuyển đổi. Điều này giúp bạn tăng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và giảm chi phí cho mỗi chuyển đổi.
Tối ưu hóa quy trình Facebook Ads để chuyển đổi
Tối ưu hóa quy trình Facebook Ads dựa trên giá trị
Facebook Pixel cũng cho phép bạn tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo dựa trên giá trị của chuyển đổi. Điều này giúp bạn tập trung vào những khách hàng có khả năng mang lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp của mình.
Hướng dẫn tạo Facebook Pixel
Để bắt đầu tạo một Pixel Facebook, bạn cần đăng nhập vào trình quảng cáo của Facebook trước.
Bước 1: Vào trình quảng cáo Facebook và chọn mục Menu. Sau đó, chọn tab "Cài đặt cho doanh nghiệp" hoặc vào "Quản lý doanh nghiệp" để truy cập vào mục "Cài đặt cho doanh nghiệp".
Hướng dẫn cách tạo Pixel
Bước 2: Ở trong mục "Cài đặt cho doanh nghiệp", nhấp vào Pixel. Đây sẽ là lúc bạn nhận được một thông báo hiển thị "Sử dụng pixel để theo dõi hoạt động trên trang web" và sẽ được yêu cầu tạo một Pixel mới.
Bạn cần đặt tên cho Pixel mới của mình và sau đó nhấp vào Tiếp tục để hoàn tất quá trình tạo Pixel Facebook. Đó là cách cơ bản để bạn tạo một Pixel Facebook thành công.
Facebook Ads và Fanpage Facebook đang ngày càng phổ biến trong thị trường Marketing, bởi nó giúp tiếp cận rất nhiều khách hàng tiềm năng. Trở thành chuyên gia Facebook Marketing bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học giúp bạn hiểu rõ bản chất và nguyên tắc chạy quảng cáo Facebook. Đồng thời nắm trọn các thủ thuật tối ưu quảng cáo với chi phí thấp - lợi nhuận cao.
[course_id:1403,theme:course]
[course_id:1207,theme:course]
[course_id:34,theme:course]
Hướng dẫn cài đặt Facebook Pixel
Bước 1: Nếu tài khoản Facebook của bạn chưa từng chạy quảng cáo và không có Pixel nào trong trình quản lý quảng cáo, khi bạn thấy thông báo "Pixel của bạn chưa sẵn sàng để sử dụng", bạn có thể nhấp vào "Thiết lập ngay" ở phía dưới.
Hướng dẫn cài đặt Pixel Facebook
Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn "Thêm mã pixel vào trang web theo cách thủ công". Facebook sẽ cung cấp cho bạn một đoạn mã JavaScript. Bạn không cần phải hiểu về đoạn mã này, nhưng bạn cần lưu ý ID pixel. Rất nhiều người bỏ qua việc này, nhưng ID Pixel sẽ quan trọng cho việc thêm người, chỉ định đối tác và quản lý tài sản sau này trong quá trình chạy quảng cáo.
Thêm mã pixel vào trang web
Hướng dẫn lấy mã facebook pixel chèn vào website
Muốn lấy mã Pixel Facebook, khi người dùng ghé thăm trang web hoặc blog của bạn, Pixel Facebook sẽ tự động thu thập thông tin của họ. Điều này cho phép bạn chạy chiến dịch quảng cáo khi họ đang online trên Facebook, với tỷ lệ 70% khách hàng sẽ mua hàng khi bạn tiếp thị lại với họ.
Đối với WordPress:
Bước đầu tiên, bạn cần cài đặt plugin Head & Footer Code. Sau đó, bạn chỉ cần sao chép toàn bộ đoạn mã script của Pixel Facebook và dán vào mục HEAD code của plugin.
Lấy pixel facebook
Đối với Shopify:
Nếu trang web của bạn được xây dựng trên nền tảng Shopify, bạn chỉ cần vào mục setting trong giao diện quản lý của Shopify, sau đó tìm mục Online Store. Sau đó, bạn chỉ cần sao chép ID pixel Facebook và dán vào ô yêu cầu. Lưu ý rằng chỉ cần ID pixel, tức là dãy số thôi.
Sao chép ID pixel Facebook và dán vào ô yêu cầu
Pixel Facebook báo cáo kết quả thế nào?
Pixel Facebook có nhiệm vụ chính là báo cáo kết quả cho Facebook. Trong trường hợp bạn không tích hợp Pixel Facebook vào trang web hoặc nền tảng của mình, bạn sẽ không nhận được báo cáo. Pixel Facebook sẽ cung cấp cho bạn bốn chỉ số mặc định sau:
Pixel Facebook có nhiệm vụ chính là báo cáo kết quả cho Facebook
View Content (Xem nội dung).
Add To Cart (Thêm vào giỏ hàng).
Initiate Checkout (Bắt đầu thanh toán).
Purchase (Mua hàng thành công).
[trial-btn-v4[link=https://videoreels.unica.vn/r?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Hướng dẫn cách mở báo cáo của Pixel Facebook
Để mở báo cáo Pixel Facebook, làm theo các bước sau:
Bước 1: Trước tiên, chọn biểu tượng hình vuông trong menu, sau đó kéo xuống và chọn tab "Báo cáo quảng cáo".
Chọn tab "Báo cáo quảng cáo"
Bước 2: Trong tab "Báo cáo quảng cáo", bạn nhập các chỉ số mà bạn muốn thêm vào trong ô tìm kiếm. Bạn có thể thêm:
Chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng.
Giao dịch mua hàng.
Lượt thêm vào giỏ hàng.
CPM, CPC… để tiện theo dõi quảng cáo
Ảnh hưởng Pixel Facebook đến hiệu quả quảng cáo
Pixel Facebook có ảnh hưởng tới hiệu quả quảng cáo trên Facebook. Nếu bạn dùng 1 Pixel chạy trong một tệp khách hàng nhiều, thì càng về sau, quảng cáo của bạn tiếp cận càng đúng người.
Mình ví dụ cho bạn dễ hiểu:
Bạn có 1 tài khoản quảng cáo Facebook, tài khoản đó có 1 Pixel Facebook. Tài khoản này bạn chỉ chạy quảng cáo đến những người thích nuôi chó. Bạn không hề chạy quảng cáo đến đối tượng nào khác.
Có thể ban đầu chạy quảng cáo không hiệu quả. Nhưng càng về sau, bạn sẽ thấy nó có sự “lớn lên”, tiến bộ hơn. Ngoài ra bạn cũng nên quan tâm tới uid facebook về cách lấy UID trên facebook.
Ảnh hưởng Pixel Facebook đến hiệu quả quảng cáo
Câu hỏi thường gặp khác
Trong quá trình dùng Facebook Pixel thì ngoài thắc mắc Facebook Pixel là gì, bạn có thể gặp một số vấn đề như sau:
Tài khoản cá nhân có tạo được pixel hay không?
Có, tài khoản cá nhân cũng có thể tạo Facebook Pixel. Tuy nhiên, để sử dụng pixel, bạn cần phải có quyền quản lý một tài khoản quảng cáo Facebook.
Mã pixel Facebook là gì?
Mã pixel Facebook là một đoạn mã JavaScript mà bạn đặt trên trang web của mình để theo dõi hành vi của khách hàng. Mã này giúp Facebook thu thập dữ liệu về hành vi của người dùng, giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo và tạo ra đối tượng quảng cáo tốt hơn.
Pixel Facebook
Một ID Pixel được gắn tối đa bao nhiêu website/landingpage?
Không giới hạn nhé! Tuy nhiên như đã nói ở trên, bạn nên tạo những ID Pixel với "nhiệm vụ" khác nhau cho riêng từng website/landingpage. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng chung ID với các website/landingpage có chung chủ đề hoặc chung nhóm khách hàng mục tiêu.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đã giải thích Facebook Pixel là gì, cách tạo và cài đặt Facebook Pixel. Bằng cách sử dụng Facebook Pixel, bạn có thể tăng hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, tăng doanh số bán hàng và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Chúc bạn thành công với chiến dịch Facebook marketing của mình!
15/10/2020
4279 Lượt xem
Marketing quốc tế là gì? Tầm quan trọng và các dạng phổ biến
Ngày nay, thị trường kinh doanh phát triển mạnh mẽ như vũ bão, việc các doanh nghiệp muốn phát triển và vươn xa ra tầm quốc tế thì cũng là một điều vô cùng dễ hiểu. Thế nhưng để có thể thành công thì việc xây dựng những chiến lược Marketing quốc tế phải thật sự đúng hướng và phù hợp với thực trạng doanh nghiệp. Để hiểu marketing quốc tế là gì, lợi ích cũng như thách thức marketing quốc tế đem tới cho doanh nghiệp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Marketing quốc tế là gì?
Marketing quốc tế là hình thức marketing mà doanh nghiệp tiến hành các hoạt động marketing trên quy mô quốc tế, tức là vượt ra khỏi thị trường nội địa và mở rộng sang các thị trường khác trên thế giới. Marketing quốc tế nhằm mục đích tận dụng các cơ hội và thị phần của các thị trường quốc tế, cũng như tăng cường sự cạnh tranh và sự phát triển của doanh nghiệp.
Với hình thức tiếp thị quốc tế, các doanh nghiệp sẽ xây dựng các chiến lược Marketing thương mại về sản phẩm, giá cả, khuyến mãi trên toàn thế giới và điều chỉnh nó theo sở thích, đặc điểm của từng quốc gia khác nhau.
Giải thích thuật ngữ International marketing
Ví dụ về Marketing quốc tế
Sau khi đã hiểu marketing quốc tế là gì, để giúp bạn hiểu rõ hơn hãy theo dõi một số ví dụ sau đây:
Ví dụ về Coca-Cola
Coca-Cola là một công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước giải khát nổi tiếng trên thế giới, có mặt tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Coca-Cola sử dụng marketing quốc tế để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình, bằng cách sử dụng các chiến dịch marketing toàn cầu như “The Coke Side of Life”, “Open Happiness”, “Share a Coke”,...
Coca-Cola cũng sử dụng marketing quốc tế để tùy biến sản phẩm và nội dung marketing theo từng thị trường địa phương như “Thums Up” tại Ấn Độ, “Inca Kola” tại Peru, “Sprite” tại Trung Quốc,...
Ví dụ về Coca-Cola
Ví dụ về Apple
Apple là một công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao cấp trên thế giới, có mặt tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Apple sử dụng marketing quốc tế để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình bằng cách sử dụng các chiến dịch marketing toàn cầu như “Think Different”, “Get a Mac”, “Shot on iPhone”,...
Apple cũng sử dụng marketing quốc tế để tùy biến sản phẩm và nội dung marketing theo từng thị trường địa phương như “iPhone SE” tại Ấn Độ, “Apple Watch Hermès” tại Pháp, “iPod Nano” tại Nhật Bản,...
Ví dụ về Apple
Lợi ích của marketing quốc tế là gì?
Marketing quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như là:
- Tăng doanh thu và lợi nhuận bằng cách mở rộng thị trường và khách hàng tiềm năng, cũng như tận dụng các thị trường có nhu cầu và khả năng chi tiêu cao.
- Tăng sự nhận biết và ưa thích của thương hiệu bằng cách tạo ra và truyền tải các giá trị cũng như sự khác biệt của thương hiệu, cũng như tăng sự gắn kết và sự trung thành của khách hàng.
- Tăng cường sự cạnh tranh và sự phát triển của doanh nghiệp bằng cách tận dụng các cơ hội và thị phần của các thị trường quốc tế, cũng như đối phó và vượt qua các đối thủ cạnh tranh.
- Tăng cường sự đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp bằng cách học hỏi và áp dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm từ các thị trường quốc tế, cũng như cải tiến và đổi mới sản phẩm và dịch vụ.
Marketing quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Thách thức đối với marketing quốc tế là gì?
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, Marketing quốc tế vẫn gặp phải nhiều thách thức khác nhau như:
- Sự khác biệt về văn hóa, pháp luật, chính trị, kinh tế và nhiều yếu tố khác giữa các thị trường quốc tế. Việc này đòi hỏi Marketer phải có sự hiểu biết và thích nghi tốt, cũng như có sự tùy biến và linh hoạt trong sản phẩm và nội dung marketing.
- Sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, đòi hỏi Marketer phải có sự sáng tạo và đổi mới trong sản phẩm và nội dung marketing, cũng như có sự khác biệt và sự cạnh tranh của thương hiệu.
- Sự phức tạp và khó khăn trong việc quản lý và điều phối các hoạt động marketing trên các thị trường quốc tế, đòi hỏi Marketer phải có sự hợp tác và phối hợp tốt với các bộ phận, đơn vị và bên liên quan khác trong doanh nghiệp, cũng như có sự kiểm soát và đánh giá hiệu quả của các hoạt động marketing.
- Sự rủi ro và bất ổn từ các yếu tố bên ngoài như các biến động về văn hóa, pháp luật, chính trị, kinh tế và nhiều yếu tố khác của các thị trường quốc tế, đòi hỏi Marketer phải có sự dự báo và phòng ngừa tốt, cũng như có sự linh hoạt và thay đổi kịp thời trong sản phẩm và nội dung marketing.
Thách thức đối với Marketing quốc tế
Các hình thức marketing quốc tế phổ biến
Marketing quốc tế có nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với các mục tiêu, đối tượng, và ngân sách của doanh nghiệp. Một số hình thức marketing quốc tế phổ biến đó là:
1. Marketing xuất khẩu (Export Marketing)
Marketing xuất khẩu là hình thức marketing mà doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ tại nước sở tại, cũng như xuất khẩu sang các thị trường quốc tế. Marketing xuất khẩu có ưu điểm là có chi phí thấp, có thể tận dụng các nguồn lực và sức mạnh của nước sở tại, có thể kiểm soát được chất lượng và giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Tuy nhiên, marketing xuất khẩu cũng có nhược điểm là có thể gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt, có thể bị ảnh hưởng bởi các rào cản thương mại, có thể khó thích nghi với các thị trường địa phương.
Marketing xuất khẩu (Export Marketing)
2. Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing)
Marketing đa quốc gia là hình thức marketing mà doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Marketing đa quốc gia có ưu điểm là có thể tận dụng và phát huy các nguồn lực và sức mạnh của các quốc gia và vùng lãnh thổ, có thể tùy biến sản phẩm và dịch vụ theo từng thị trường địa phương, có thể tăng cường sự cạnh tranh và sự phát triển của doanh nghiệp.
Dẫu vậy, marketing đa quốc gia cũng có nhược điểm là chi phí cao, có thể gặp phải sự khác biệt về văn hóa, pháp luật, chính trị, kinh tế và nhiều yếu tố khác, khó quản lý và điều phối các hoạt động marketing.
Trở thành chuyên gia Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn làm chủ kiến thức về hệ thống và mạng lưới markeitng. Đồng thời, bạn cũng có thể tránh được những sai lầm về Marketing truyền thống để tăng lợi nhuận cho chính doanh nghiệp của mình.
[course_id:252,theme:course]
[course_id:622,theme:course]
[course_id:407,theme:course]
3. Marketing ở nước sở tại (Foreign Marketing)
Marketing ở nước sở tại là hình thức marketing mà doanh nghiệp chọn một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ ngoài nước sở tại, tập trung sản xuất và kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
Marketing ở nước sở tại là hình thức marketing mà doanh nghiệp chọn một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ ngoài nước sở tại
Marketing ở nước sở tại có ưu điểm là có thể thích nghi tốt với thị trường địa phương, có thể tạo ra và truyền tải các giá trị và sự khác biệt của thương hiệu, có thể tăng sự nhận biết và ưa thích của khách hàng. Tuy nhiên, marketing ở nước sở tại cũng có nhược điểm là có chi phí cao, có thể bị ảnh hưởng bởi các rủi ro và có thể bị ảnh hưởng bởi các rủi ro và bất ổn về văn hóa, pháp luật, chính trị, kinh tế,... hoặc có thể khó mở rộng sang các thị trường khác.
Các hoạt động của marketing quốc tế là gì?
Marketing quốc tế bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như đánh giá thị trường, nghiên cứu phân khúc khách hàng và triển khai chiến lược marketing. Chi tiết như sau:
1. Đánh giá thị trường
Đánh giá thị trường là hoạt động mà Marketer thu thập và phân tích các thông tin về các thị trường quốc tế, ví dụ như kích thước, tiềm năng, cạnh tranh, rào cản và nhiều thông tin khác. Đánh giá thị trường giúp Marketer xác định và lựa chọn các thị trường quốc tế phù hợp với mục tiêu, đối tượng và ngân sách của doanh nghiệp.
Đánh giá thị trường là hoạt động mà Marketer thu thập và phân tích các thông tin về các thị trường quốc tế
2. Nghiên cứu phân khúc khách hàng
Nghiên cứu phân khúc khách hàng là hoạt động thu thập và phân tích các thông tin về các khách hàng tiềm năng hoặc hiện tại của doanh nghiệp tại các thị trường quốc tế, ví dụ như nhu cầu, mong muốn, hành vi, thái độ, sở thích và nhiều thông tin khác. Nghiên cứu phân khúc khách hàng giúp Marketer xác định và phân loại các đối tượng khách hàng, cũng như tùy biến sản phẩm và nội dung marketing theo từng khách hàng hoặc nhóm khách hàng.
3. Triển khai chiến lược marketing
Triển khai chiến lược marketing là hoạt động mà Marketer thực hiện các hoạt động marketing trên các thị trường quốc tế, bằng cách sử dụng các công cụ như sản phẩm, giá cả, phân phối và truyền thông.
Triển khai chiến lược marketing giúp Marketer quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như kêu gọi khách hàng thực hiện các hành động mong muốn của doanh nghiệp.
Triển khai chiến lược marketing là hoạt động mà Marketer thực hiện các hoạt động marketing trên các thị trường quốc tế
Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing quốc tế
Marketing quốc tế bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như:
- Yếu tố văn hóa: Là các giá trị, niềm tin, thói quen, tập tục, ngôn ngữ và nhiều yếu tố khác liên quan đến văn hóa của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến nhu cầu, mong muốn, hành vi, thái độ, sở thích và phản hồi của khách hàng, cũng như cách thức giao tiếp và truyền thông của Marketer.
- Yếu tố pháp luật: Là các luật lệ, quy định, quy chế và nhiều yếu tố khác liên quan đến pháp luật của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Yếu tố pháp luật ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và khách hàng, cũng như các rào cản và hỗ trợ thương mại của Marketer.
- Yếu tố chính trị: Là các chính sách, quyền lực, ảnh hưởng và nhiều yếu tố khác liên quan đến chính trị của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Yếu tố chính trị ảnh hưởng đến sự ổn định, bất ổn, hợp tác, xung đột và các yếu tố khác của môi trường kinh doanh, cũng như các rủi ro và cơ hội của Marketer.
- Yếu tố kinh tế: Là các chỉ số, tình hình, xu hướng, nhiều yếu tố khác liên quan đến kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển, suy thoái, cạnh tranh, hợp tác,... của thị trường, cũng như khả năng chi tiêu và nhu cầu của khách hàng, cũng như chi phí và lợi nhuận của Marketer.
Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing quốc tế
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu Marketing quốc tế là gì và những thách thức đối với kinh doanh tiếp thị quốc tế. Unica hy vọng các doanh nghiệp sẽ có những chiến lược và quyết định đúng đắn để có những bước tiến mới khi quyết định mở rộng kinh doanh quốc tế. Hiện tại trên Unica còn rất nhiều kiến thức marketing mới mà bạn chưa biết hãy nhanh tay đăng ký các khoá học marketing online để biết thêm thật nhiều kiến thức cho mình.
Chúc các bạn thành công!
14/10/2020
5675 Lượt xem
ASAP là gì? Xây dựng Brand đỉnh cao
Bạn là dân Marketer, bạn muốn xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả, đỉnh cao thì phải biết cách lựa chọn mô hình hiệu quả. Ngay sau đây, UNICA sẽ giới thiệu đến các bạn mô hình ASAP đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Như vậy, bạn có biết ASAP là gì không?
Mô hình ASAP là gì?
Đây được xem là mô hình xây dựng thương hiệu dành cho tất cả các doanh nghiệp muốn cải thiện, làm mới brand của mình. Nó bao gồm 4 yếu tố chính đó là:
- A: Advantage: Lợi thế.
- S – Style: Phong cách
- A – Adjective: Đặc trưng
- P – PMS Color: Màu sắc
ASAP là mô hình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
A – Advantage
Đây là chữ A đầu tiên trong mô hình ASAP, nó có nghĩa là lợi thế, có nghĩa là điểm cộng được chứa đựng vào trong thông điệp mà doanh nghiệp của bạn muốn truyền thông tới khách hàng.
Đây là sự khác biệt mà mỗi doanh nghiệp đều có những điểm riêng so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Sự khác biệt này khiến cho những doanh nghiệp mới tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nó có thể đến từ những sản phẩm, chất lượng sản phẩm, giá trị, tính độc đáo, giá cả, dịch vụ chăm sóc khách hàng, cách chương trình khuyến mãi…
Khi các nhân viên xây dựng hoạt động marketing hay xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp thì những lợi thế của doanh nghiệp cần ưu tiên hàng đầu đó chính chữ A này.
Nói không đâu xa, hiện nay trên thị trường công nghệ có rất nhiều các dòng điện thoại của những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới nhưng vẫn không thể nào đánh bại được gã khổng lồ Apple này. Đơn giản, thương hiệu quả táo cắn dở này biết sử dụng thế mạnh của của mình từ đội ngũ nhân viên, thường xuyên cải tiến, nâng cao công nghệ cho các dòng sản phẩm với chức năng và sự hấp dẫn không thể từ chối với các mẫu thiết kế.
S - Style
Chữ S duy nhất trong mô hình ASAP là gì? Nó là từ viết tắt trong style, có nghĩa đơn giản chỉ là phong cách.
Phong cách này ám chỉ phong cách của thương hiệu. Mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình một phong cách đặc trưng riêng để phù hợp với sản phẩm. Phong cách của doanh nghiệp bạn sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu được định vị trong tâm trí khách hàng.
Chính vì thế, bạn cần xác định một cách chính xác xem thương hiệu của doanh nghiệp bạn đang theo đuổi là gì để từ đó xây dựng một cách hoàn hảo nhất.
A - Adjective
Chữ A thứ 2 trong mô hình này có nghĩa là đặc trưng. Các thương hiệu của doanh nghiệp đều mang một giá trị cốt lõi và cơ bản để thể hiện bản sắc riêng của mình. Nó bao gồm các tập hợp về vật lý, đặc điểm cũng như tính cách mà thương hiệu mang lại.
Yếu tố này có sự độc đáo, nhất quán và thúc đẩy con người hành động.
Cần chú ý đến 4 yếu tố trong mô hình khi xây dựng brand
P - PMS color
Yếu tố cuối cùng và là chữ P duy nhất trong mô hình ASAP là gì? Nó được hiểu là màu sắc. Nó ám chỉ máu sắc của thương hiệu. Bạn có thể hiểu rằng, màu sắc là yếu tố bên ngoài và trực quan nhất giúp cho khách hàng ghi nhớ và nhận biết. Chính vì thế, mỗi thương hiệu cần chọn cho mình một màu sắc phù hợp.
Khi bạn kết hợp màu sắc cần lưu ý rằng màu sắc phải gợi lên được cảm xúc cũng như thương hiệu mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Thông qua đó, nó có thể chuyển đổi thành đơn hàng, doanh số hay hiệu suất làm việc.
Ví dụ:
- Màu đỏ thể hiện sự đam mê, sự mãnh liệt.
- Màu vàng thể hiện sức sống, vui tươi.
- Màu xanh thể hiện sự ổn định, hòa bình, thịnh vượng.
- Màu trắng thể hiện sự tinh khiết.
Những lưu ý khi xây dựng brand từ mô hình ASAP
Như vậy, các bạn đã nằm lòng được khái niệm ASAP là gì rồi phải không? Ngay sau đâu UNICA sẽ tiếp tục cùng các bạn đi tìm hiểu những lưu ý bỏ túi khi xây dựng thương hiệu của công ty.
Cần chú ý đến các yếu tố trong mô hình ASAP khi xây dựng brand
- Chỉ nên chọn duy nhất một lợi thế của doanh nghiệp, bạn không nên tham lam chọn quá nhiều. Hãy cố gắng thể hiện giá trị của của lợi thế đó và sử dụng hết giá trị của nó mang lại. Sau đó bạn có thể dùng từ 1 đến 2 câu ngắn gọn để cố gắng mô tả đặc trưng thương hiệu của công ty.
Ví dụ, “Thương hiệu sữa của Vinamilk là thương hiệu quốc dân, cung cấp triệu ly sữa mỗi ngày cho người dân Việt Nam”.
- Khi thể hiện thương hiệu, bạn nên sử dụng hình ảnh, danh thiếp, các kênh social cũng như quảng cáo để thương hiệu tiếp cận được nhiều khách hàng.
- Xác định chính xác một tính từ mà thương hiệu bạn cần truyền đạt sau đó dành thời gian để xây dựng thương hiệu thể hiện qua logo, slogan, tiêu đề và truyền thông nó qua Facebook, web…
- Lựa chọn một PMS nhưng không đơn giản là bạn chỉ chọn một màu sắc. Hãy cố gắng liên kết những màu sắc vào với nhau để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
Như vậy, UNICA đã chia sẻ thông tin hiểu chung về mô hình ASAP là gì cho bạn đọc được biết. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về mô hình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.
14/10/2020
1456 Lượt xem
CPC là gì? Mọi thứ bạn cần biết
Khi thúc đẩy một dự án hay một chiến lược Marketing nào đó trên Internet, một website nào đó thì điều bạn cần quan tâm hàng đầu đó chính là làm thế nào để hiển thị được nó cho mọi người xem. Các chiến dịch quảng cáo digital xuất hiện như nấm với nhiều kết quả đem lại tích cực.
Tuy nhiên, khi sử dụng quảng cáo thì bạn cần hiểu và cải thiện chỉ số CPC xuống mức tối thiểu. Như vậy, CPC là gì và chúng ta biết gì về nó sẽ được UNCIA bật mí ngay sau đây.
CPC là gì?
Đây là cụm từ viết tắt của Cost Per Click, có nghĩa là giá mỗi lần nhấp chuột, số liệu liên quan đến chiến dịch truyền thông trả tiền, cho biết giá mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn thì bạn đã tiêu tốn bao nhiêu tiền.
Con số này sẽ cho bạn biết bạn bỏ bao nhiêu tiền để quảng cáo nhưng liệu chiến dịch đó có xứng đáng hay không.
Nói chung, mục tiêu chính của các chiến dịch là tạo ra lưu lượng truy cập vào trang web của bạn. Nói cách khác, nếu bạn là nhà quảng cáo, bạn trả tiền cho mỗi nhấp chuột vào quảng cáo của mình trong một trang web khác hướng khách truy cập đến trang web của riêng bạn. Nhưng bạn cũng có thể kiếm tiền với blog.
CPC chi phí cho mỗi lần nhấp chuột
CPC khác với các chiến lược khác cũng được sử dụng rộng rãi trong tiếp thị kỹ thuật số, chẳng hạn như Cost-Per-Mille (CPM) và Cost-Per-Acquisition (CPA).
Là nhà quảng cáo, giá mỗi nhấp chuột của bạn sẽ luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá thầu tối đa của bạn, vì đây là giá thầu trung bình so với một loạt đối thủ cạnh tranh trong một khoảng thời gian. Do cách đấu giá Adwords của Google hoạt động, giá mỗi nhấp chuột thực tế của bạn bị ảnh hưởng nhiều bởi cả bạn và xếp hạng quảng cáo, giá thầu tối đa và điểm chất lượng của đối thủ cạnh tranh gần nhất của bạn.
Tầm quan trọng của CPC trong quảng cáo tìm kiếm
Có lẽ chúng ta đã phần nào hiểu được CPC là gì rồi phải không? Giá mỗi nhấp chuột trung bình thay đổi tùy thuộc vào ngành, loại hình kinh doanh của bạn và mạng bạn đang quảng cáo. Các ngành cạnh tranh hơn và các ngành có chuyển đổi giá cao hơn (chẳng hạn như phần mềm doanh nghiệp, thiết bị công nghiệp hoặc các dịch vụ đắt tiền trong ngành luật và tài chính) có xu hướng có chi phí cho mỗi lần nhấp chuột đắt hơn.
Nó là một con số rất quan trọng, xác định sự thành công về mặt ngân sách của chiến dịch tìm kiếm có trả tiền của bạn và Adwords sẽ chi cho bạn bao nhiêu tiền.
Dù bạn trả quá cao hay thấp hơn mỗi hành động thì sẽ được xác định bởi số tiền bạn trả cho các nhấp chuột. Chính vì thế bạn cần suy nghĩ thật cẩn thật về giá mỗi nhấp chuột cả về chi phí đến giá trị.
Bạn muốn tìm hiểu chi tiết từ cơ bản đến nâng cao đến kiến thức liên quan đến Google Ads, hãy đăng ký khoá học online qua video trên Unica. Khoá học cung cấp trọn bộ Quảng cáo Google Ads: Search, GDN, Youtube, Maps, Shopping và hơn thế nữa. Đồng thời chia sẻ bí quyết để bạn thấu hiểu và chinh phục khách hàng bằng Google Ads.
[course_id:2507,theme:course]
[course_id:915,theme:course]
[course_id:2810,theme:course]
Cách làm giá thành CPC nhưng vẫn đạt hiệu quả cao
Như vaayh, chúng ta đã đi qua khái niệm CPC là gì và ngay bây giờ chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn 3 cách làm giảm giá CPC tối thiểu. Vậy làm cách nào để làm giá bạn đang trả cho mỗi lần nhấp chuột của người dùng trong khi vẫn duy trì thậm chí là cải thiện được lượt truy cập.
Tăng điểm chất lượng
Bạn cần tăng được Quality Score lên nếu muốn giảm chi chi phí. Google đã tạo một hệ thống tự động cung cấp chiết khấu về giá cho các chiến dịch PPC được quản lý tốt với Điểm Chất lượng cao. Hiện tại, các tài khoản có điểm chất lượng từ 6 trở lên (điểm trung bình ngày nay là 5) được giảm 16-50% trong CPC, trong khi các tài khoản có Điểm chất lượng 4 hoặc thấp hơn có CPC tăng 25-400%.
Làm giảm giá thành mỗi lần nhấp chuột để tiết kiệm chi phí
Tăng cơ hội được chiết khấu đáng kể giá mỗi nhấp chuột bằng cách tuân thủ các phương pháp hay nhất về Điểm chất lượng :
Tăng tỷ lệ nhấp (CTR) bằng cách tạo các quảng cáo hấp dẫn, có liên quan.
Tạo các nhóm quảng cáo có liên quan chặt chẽ .
Tối ưu hóa văn bản quảng cáo và trang đích phù hợp với mục đích tìm kiếm của từng cá nhân.
Mở rộng phạm vi tiếp cận CPC là gì?
Bằng cách khám phá các nhấp chuột mới, có liên quan và có giá trị, việc phân bổ ngân sách của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Để làm điều này, bạn sẽ phải tìm các từ khóa PPC mới và tìm kiếm các cơ hội quảng cáo. Nhưng bạn không thể chỉ mở rộng mà không giảm bớt - bạn cần đồng thời loại bỏ các nhấp chuột không liên quan hoặc được định giá quá cao khỏi chiến dịch của mình.
CPC phản ánh chiến lược của bạn đạt hiệu quả hay không
Tùy chỉnh phạm vi tiếp cận
Bạn cần chỉ định liên tục các từ khóa phủ định trong tài khoản AdWords của bạn sẽ giúp kiểm soát CPC trung bình của bạn bằng cách lọc ra lưu lượng truy cập từ những người tìm kiếm có khả năng chuyển đổi cao. Vì vậy, khi bạn thêm các từ khóa mới vào tài khoản AdWords của mình, hãy đảm bảo loại bỏ những từ khóa thua cuộc. Khi bạn chỉ nhắm mục tiêu các từ khóa hoạt động tốt và có liên quan đến doanh nghiệp của mình.
Như vậy, UNICA đã chia sẻ rất chi tiết cho các bạn biết về CPC là gì cũng như những cách làm giảm giá trị CPC xuống thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.
14/10/2020
2834 Lượt xem
PB là gì? Tố chất cần có của một PB chuyên nghiệp
Đã bao giờ bạn nghe thấy cụm từ Promotion Boy chưa. Đây được xem là một nghề vô cùng hot dành cho những bạn nam có ngoại hình đẹp, khuôn mặt dễ nhìn cùng với một phong thái giao tiếp tự tin, khéo léo. Ngày nay, khi các hoạt động truyền thông quảng bá sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp ngày càng được đề cao, việc bạn sở hữu được những điều kiện và tố chất của một PB hứa hẹn sẽ là một cách kiếm tiền vô cùng đơn giản. Để có cái nhìn tổng quan PB là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Nghề PB là gì?
Nếu bạn đã quá quen thuộc với hình ảnh những cô gái Promotion Girl (PG) xinh đẹp, trẻ trung, ngoại hình cao ưa nhìn thì PB cũng vậy. Promotion Boy là chỉ những chàng trai có chiều cao từ 1m70 trở lên, gương mặt điển trai, dễ nhìn cùng với lối giao tiếp tự tin và khả năng sử dụng ngôn từ một cách trau chuốt. PB đóng vai trò là người đại diện cho hình ảnh và quảng bá sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Nghề Promotion Boy không giới hạn bởi bất cứ ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nào, từ thời trang, quán bar, nhà hàng mới khai trương cho đến điện thoại, oto, nội thất…. Nếu bạn sở hữu được những yêu cầu của một PB thì đây hứa hẹn sẽ là một công việc không đòi hỏi quá yêu cầu chuyên môn cao như một số ngành nghề khác.
PB được các doanh nghiệp "chọn mặt gửi vàng"
>> Xem thêm: PG là gì? Những thách thức đối với người làm nghề PG
Tiêu chuẩn để trở thành một PB
- Thứ nhất, yêu cầu về ngoại hình: Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp lại lựa chọn những chàng trai trong độ tuổi từ 18-25, có chiều cao1m70 trở nên vì đây chính là những gương mặt sáng giá được công ty “chọn mặt gửi vàng” khi triển khai các chiến dịch quảng bá thương hiệu và đại diện cho những dòng sản phẩm mới. Ngoài ra, đối với một số sản phẩm kinh doanh nhất định, yêu cầu để lựa chọn một Promotion boy cũng khắt khe hơn rất nhiều.
Ví dụ: nếu sản phẩm của doanh nghiệp là các mặt hàng liên quan đến mỹ phẩm nam thì yêu cầu của một PB ngoài chiều cao thì phải có một gương mặt dễ nhìn, không có mụn. Hoặc nếu sản phẩm của doanh nghiệp là các khóa học, trung tâm thể hình thì PB phải có ngoại hình cân đối, cơ thể săn chắc, khỏe mạnh.
- Thứ hai, giao tiếp tốt: Ngoài yêu cầu về ngoại hình để có thể gây được thiện cảm với khách hàng thì khả năng giao tiếp lưu loát, nói hay dễ nghe cũng là một trong những yêu cầu để trở thành Promotion Boy chuyên nghiệp. Bởi lẽ, không ai khác, chính Promotion Boy sẽ là những người thực hiện nhiệm vụ tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng. Vì vậy giao tiếp tốt không chỉ là một kỹ năng, lợi thế mà còn là yêu cầu bắt buộc nếu bạn muốn kiếm thêm thu nhập từ nghề PB. Ngoài ra, nếu PB sở hữu khả năng giao tiếp Tiếng Anh lưu loát thì đây sẽ là một cơ hội vô cùng lớn để mở rộng công việc với các sự kiện lớn mang tầm cỡ quốc tế cùng với một mức lương khá cao.
PB yêu cầu có ngoại hinh đẹp, ưa nhìn
- Thứ ba, biết cách sắp xếp công việc: khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm chuyên môn về PG/PB bạn sẽ nhận được nhiều lời mời tham gia các chương trình khi đó bạn sẽ không có thời gian nhiều trong việc quản lý các sự kiện của công ty. Vậy nên bạn cần biết cách sắp xếp các công việc một cách hợp lý nhất.
- Thứ bốn, nên biết đâu là thời điểm cần phải từ chối: là một PB bạn thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại khách hàng và trong số đó chắc chắn không phải ai cũng có ý tốt với bạn. Bạn cần tỉnh táo trước khi trả lời những câu hỏi có liên quan thông tin cá nhân.
- Thứ năm, luôn có đạo đức nghề nghiệp: Khả năng làm việc là thước đo tự tin sẽ giúp bạn có được sự toont rọng của người khác được biết đến nhiều hơn.
- Thứ sáu, trang phục: bạn nên tránh lựa chọn trang phục, phụ kiện màu mè quá nổi bật điều này gây khó chịu cho người xem. Trong quá trình làm việc bạn không nên sử dụng điện thoại làm việc riêng, đảm bảo phong cách làm việc chuyên nghiệp.
Kỹ năng cần có của một PB
Sau khi giải thích thuật ngữ PB là gì, mời bạn đọc tìm hiểu một số kỹ năng cần thiết để trở thành một Promotion Boy chuyên nghiệp trong tương lai.
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một kỹ năng cần thiết trong bất cứ một ngành nghề nào. Khả năng giao tiếp chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng một cách lưu loát, dễ hiểu, nhờ vậy mà quá trình tương tác để khách hàng đưa ra quyết định mua hàng cũng được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Đúng giờ: Để công việc không bị ảnh hưởng, PB cần phải biết bố trí, sắp xếp thời gian một cách linh động, hiệu quả và hợp lý. Ngoài ra, với tính chất công việc không ở một khung giờ nhất định, PB phải đảm bảo được yếu tố đúng giờ để không làm ảnh hưởng đến bộ mặt và uy tín của một doanh nghiệp.
Kỹ năng cần có của một Promotion Boy chuyên nghiệp
- Luôn có thái độ tôn trọng: Dù là những nhân vật được công ty “chọn mặt gửi vàng” nhưng các Promotion Boy cần phải luôn có thái độ tôn trọng với khách hàng, đối tác, quản lý và thậm chí là công việc của mình. Tôn trọng không chỉ là một khía cạnh thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp mà nó còn giúp nâng cao giá trị bản thân và nghề PB trong mắt những người xung quanh.
- Có trách nhiệm với công việc: Tinh thần làm việc tự giác, trách nhiệm là yêu cầu của bất cứ ngành nghề nào. Promotion Boy cũng không phải là ngoại lệ. Một bộ óc sáng tạo cùng với tài ứng biến nhạy bén sẽ giúp PB làm chủ trong mọi tình huống phát sinh.
Ngoài ra, nếu bạn mong muốn trở thành một Promotion trong tương lai thì còn phải học hỏi rất nhiều những kỹ năng cần thiết khác như: sắp xếp công việc, có khả năng lắng nghe, có trách nhiệm và tinh thần tự giác trong quá trình làm việc…
Như vậy, thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu PB là gì cùng với những tố chất để trở thành một Promotion Boy. Chúng tôi hy vọng, với ngoại hình sẵn có, các bạn trẻ sẽ không ngừng trau dồi những kỹ năng cần thiết khác để trở thành một PB chuyên nghiệp trong tương lai.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
>> Xem thêm: Sampling là gì? Hình thức và xu hướng mới của marketing
14/10/2020
3189 Lượt xem
MMO là gì? Kiếm tiền từ MMO có thật sự đơn giản
Ngày nay, khi Internet đang phát triển mạnh mẽ và bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, phương thức kiếm tiền dựa trên nền tảng Online cũng được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Để có thể phân tích kỹ hơn về vấn đề này, hãy cùng Unica tìm hiểu MMO là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.
MMO là gì?
Make Money Online là tên đầy đủ của MMO. Hiểu một cách đơn giản, MMO là hình thức mà người dùng kiếm tiền dựa trên công cụ chính là nền tảng Online. Tuy đây không phải là hình thức kiếm tiền hoàn toàn mới nhưng để có thể thành công với MMO thì không phải ai cũng làm được.
Để có thể định nghĩa một cách chính xác MMO ra đời vào thời điểm nào, người dùng chỉ có thể xác định được khi các hình thức Online ngày càng trở phổ biến nhờ mạng Internet phát triển mạnh mẽ. Bạn có tin không, chỉ cần một chiếc điện thoại di động thông minh hoặc Laptop có kết nối mạng, bạn có thể kiếm tiền trên nền tảng Online mọi lúc, mọi nơi.
MMO là kiếm tiền trên nền tảng Online
Tại sao lại lựa chọn kinh doanh MMO
Rất nhiều ý kiến cho rằng MMO là một hình thức kinh doanh “lừa đảo” bởi lẽ rất nhiều người đã thành công và “hái ra tiền” một cách vô cùng đơn giản. Thế nhưng, bạn không hề biết rằng, đằng sau sự thành công đó là cả một chiến thuật cũng như cách mà người dùng có thể khai thác triệt để nhất hình thức kinh doanh MMO này. Tuy đã có rất nhiều thành công và cả những sự thất bại, nhưng MMO vẫn là một hình thức kiếm tiền hữu ích “đáng” để người dùng quan tâm. Bởi lẽ:
- Make Money Online bao gồm rất nhiều hình thức đa dạng để người sử dụng thoải mái lựa chọn: Tùy thuộc vào ngân sách sẵn có, mục tiêu kinh doanh mà bạn có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn những hình thức kiếm tiền khác nhau trên MMO. Tuy nhiên, người dùng cần thông thái trước khi đưa ra lựa chọn hình thức kinh doanh MMO để tránh bị lừa đảo.
- Vốn thấp: Việc khai thác nền tảng Online sẽ giúp người dùng tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn cho việc thuê mặt bằng cửa hàng, văn phòng cũng như nhân sự. Để có thể thành công với hình thức kiếm tiền Online, bạn cần có một tư duy sáng tạo, nhạy bén, nắm bắt được phân khúc khách hàng cũng như là đối thủ kinh doanh.
>> 10 ứng dụng kiếm tiền trên điện thoại uy tín nhất hiện nay
MMO không bị giới hạn bởi không gian, địa lý
- Make Money Online không bị giới hạn bởi không gian, địa lý: Internet phát triển bùng nổ trên phạm vi toàn cầu đồng nghĩa với việc mạng xã hội social media cũng trở nên thân thiện với người dùng. Đó chính là lý do tại sao mà người dùng có thể kiếm tiền ở mọi lúc, mọi nơi, không phân biệt vùng miền và không gian địa lý. Chỉ cần một vài thao tác thanh toán vô cùng đơn giản thông qua Internet là bạn đã có thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác.
- Cộng đồng kiếm tiền dựa trên nền tảng Online vô cùng lớn: Bạn đừng quá lo lắng nếu nghĩ rằng mình đang thật sự đơn độc khi lựa chọn Online là một công cụ để kiếm tiền. Bởi lẽ thông qua các cộng đồng MMO vô cùng lớn, bạn không những được trao đổi kiến thức mà còn học được những kinh nghiệm quý báu từ những người thành công nhờ MMO.
Một số hình thức MMO
Sau khi giải thích thuật ngữ “MMO là gì", mời bạn đọc tìm hiểu một số xu hướng MMO thành công hay được áp dụng nhất.
- Affiliate marketing: Hiểu một cách đơn giản, khi website của bạn đã có một lượng tương tác ổn định, bạn có thể chọn tiếp thị liên kết bằng cách cho phép các công ty, cá nhân, doanh nghiệp chèn các liên kết web vào trang web của bạn. Khi khách hàng truy cập vào trang web của bạn mua sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách nhấp vào liên kết như vậy, bạn sẽ kiếm được tiền từ nó.
- Freelancing: Freelancing luôn là một cách phổ biến để kiếm tiền trực tuyến nhờ Internet. Có một số trang web cung cấp một số công việc tự do cho những người có nhiều khả năng khác nhau. Tất cả những gì bạn cần làm là tạo một tài khoản, duyệt quá các danh sách mà tìm hiểu một công việc phù hợp với bạn. Một số trang web thậm chí có thể yêu cầu bạn tạo một danh sách cá nhân với thông tin chi tiết về kỹ năng ban đã có để những khách hàng quan tâm có thể liên hệ trực tiếp như: upwwork.com, freelance.com….
- Phát triển Website riêng của bạn: Để có thể phát triển một Website riêng, bạn cần làm mọt số công việc bao gồm chọn tên miền, mẫu, bố cục và thiết kế tổng thể, sau đó lên nội dung chi tiết. Khi website đã sẵn sàng phục vụ khách hàng truy cập bằng những nội dung có liên quan, hãy đăng ký Google Adsense. Google Adsense khi xuất hiện trên trang web của bạn và được người xem truy cập nhấp vào sẽ giúp bạn kiếm tiền. Bạn càng nhận được nhiều lưu lượng truy cập trên treng web của mình thì càng có nhiều tiềm năng cho thu nhập cao hơn.
MMO từ Affiliate Marketing
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu MMO là gì và những hình thức MMO nên lựa chọn trong năm 2020. Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ lựa chọn được một hình thức kinh doanh phù hợp dựa trên nên tảng Online để có thể kiếm tiền online một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
14/10/2020
790 Lượt xem
Loyalty là gì? 7 lợi ích và các xây dựng lòng trung thành của thương hiệu
Theo B2B International, “54% các nhà tiếp thị B2B cho biết khiến khách hàng trung thành hơn là một thách thức kinh doanh hàng đầu, tăng 10% so với năm trước“. Dĩ nhiên khách hàng mong đợi nhiều hơn từ các thương hiệu hơn bao giờ hết. Đó chính là lý do tại sao các chương trình khách hàng thân thiết được sử dụng rất nhiều để giữ chân khách hàng. Bài viết về học kinh doanh này sẽ định nghĩa cho bạn hiểu thế nào tiếp thị khách hàng thân thiết hay Loyalty là gì?
Loyalty là gì?
Loyalty đề cập đến việc xây dựng lòng tin giữa các khách hàng thường xuyên, thưởng cho họ khi liên tục tiến hành hoạt động kinh doanh với một công ty. Đối với nhiều công ty, 80% hoạt động kinh doanh của họ đến từ 20% cơ sở khách hàng của họ.
Vậy Brand Loyalty là gì? Brand Loyalty được hiểu là lòng trung thành với thương hiệu.
Trong các thế hệ trước, các chương trình khách hàng thân thiết thường xuất hiện dưới hình thức đổi bằng chứng mua hàng cho các sản phẩm đặc biệt. Ngày nay, chúng được vận hành phổ biến hơn thông qua việc mua thẻ bằng thông tin kỹ thuật số. Đổi lại, thông tin kỹ thuật số này có thể được sử dụng để khám phá thêm các phương pháp thấm nhuần và củng cố lòng trung thành của khách hàng.
Loyalty Marketing là chiến lược tiếp thị giữ chân khách hàng
Vì thế để thực hiện được một chiến lược Loyalty Marketing thì nhà Marketer cần phải là người có tầm nhìn sâu rộng, đủ dài, biết cách triển khai các chiến lược liên quan đến thương hiệu, trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ… cũng như làm nổi bật giá trị cốt lỗi và bản sắc thương hiệu (Characteristics) riêng của doanh nghiệp mình.
Chiến lược tiếp thị này phù hợp với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, do đặc thù kinh doanh thì mảng kinh doanh tiếp cận khách hàng B2C, bán lẻ, Spa, thời trang, giáo dục, công nghệ…
Customer loyalty là gì
Customer Loyalty được hiểu là sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Nó được thể hiện thái độ và hành vi mua sắm một cách thường xuyên. Những khách hàng trung thành sẽ sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn thường xuyên thay vì mua các sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh.
Thực tế, sự trung thành của khách hàng được bắt đầu từ sự hài lòng trong quá trình trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Họ sẵn sàng quay trở lại để mua những sản phẩm khác của thương hiệu đó.
Lòng trung thành của khách hàng được thể hiện qua rất nhiều khía cạnh như: mua hàng nhiều lần, sử dụng các sản phẩm họ mua một cách thường xuyên, đánh giá tốt về sản phẩm trên những kênh truyền thông khác nhau, tích cực tham gia các chương trình, sự kiện do thương hiệu tổ chức.
Loyalty Marketing mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp
Loyalty Marketing là gì? Loyalty Marketing là hình thức truyền thông cho lòng trung thành của khách hàng. Loyalty Marketing mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Tạo lợi thế cạnh tranh
Một công ty sử dụng chương trình khách hàng thân thiết có lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ của họ. Khách hàng có động cơ mua hàng từ công ty cung cấp một số hình thức khuyến mãi đặc biệt.
Bạn có viết, có đến 26% người tiêu dùng cho rằng họ mua sắm thường xuyên tại những cửa hàng có nhiều chương trình khuyến mại.
Tiết kiệm chi phí
Mặc dù các chương trình khách hàng thân thiết thường liên quan đến việc giảm giá và khuyến mại, nhưng các chương trình khách hàng thân thiết giúp giữ chân khách hàng hiện tại, đã được chứng minh là có chi phí thấp hơn so với việc mua khách hàng mới.
Các chi phí mỗi lần chuyển đổi CPA cho khách hàng mới thường rất cao so với chi phí giảm giá và tặng quà khách hàng cũ.
Sử dụng chương trình tiếp thị này giúp tiết kiệm ngân sách rất nhiều
Tăng sự tín nhiệm
Nếu khách hàng đang có trải nghiệm tuyệt vời với chương trình khách hàng thân thiết của bạn và nhận được nhiều đặc quyền, thì họ có khả năng sẽ nói với bạn bè và gia đình của họ về điều đó. Đây là một cách tuyệt vời để xây dựng uy tín của công ty bạn và chứng minh rằng các chương trình khách hàng thân thiết của bạn thực sự mang lại lợi ích cho khách hàng.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Loyalty là gì đã được bật mí ngay phần đầu của bài viết nhưng bạn có hiểu được tại sao nó lại cải thiện trải nghiệm dùng của người tiêu dùng không? Doanh nghiệp cung cấp các ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ miễn phí cũng như các đặc quyền khác cho khách hàng thân thiết sẽ làm cho họ có những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng sản phẩm của bạn.
Theo nghiên cứu, có đến hơn 80% người cho rằng lòng trung thành của khách hàng chủ yếu từ tính dễ mến và sự phục vụ của doanh nghiệp.
Cải thiện chỉ số
Các chương trình khách hàng thân thiết này giúp cho doanh nghiệp cải thiện rất nhiều các chỉ số như:
- Tỷ lệ tăng trưởng thành viên.
- Tỷ lệ giao dịch của các thành viên
- Tỷ lệ duy trì
- Số lượng giao dịch mỗi năm
- ROI
- Giá trị khách hàng
Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng
Chiến lược tiếp thị này giúp cho doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng trung thành với sản phẩm của bạn.
Theo báo Forbes, những thương hiệu tăng chi tiêu cho việc giữ chân khách hàng trong vòng 1 đến 3 năm thì cơ hội tăng thị phần cao tới 200%.
Tăng giá trị trọn đời của khách hàng
Nghe có vẻ rất khó hiểu phải không, nhưng bạn chỉ cần hiểu, thời gian tồn tài của khách hàng là thước đo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Giá trị lâu dài của khách hàng càng cao thì chiến lược Marketing đang hoạt động rất tốt.
Chúng tôi lấy một ví dụ về chiến lược tiếp thị Marketing Loyalty của Starbucks, sau khi thực hiện chương trình khách hàng thân thiết thì thương hiệu này đã tăng gần gấp đôi khách hàng trung thành trong thời gian là một năm rưỡi. Tỷ suất lợi nhuận tăng từ 26% và tổng doanh thu tăng 11% nhờ chương trình.
7 bước xây dựng lòng trung thành của thương hiệu
Sử dụng chiến lược lâu dài và ổn định để xây dựng lòng trung thành của khách hàng mang lại hiệu quả cao. Với việc gia tăng đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, thì một doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến lược trung thành thương hiệu gồm những bước sau:
Bước 1: Lên chiến lược tạo dựng thương hiệu: đây chính là những giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang tới cho khách hàng, đó là những lời cam kết của bạn đối với khách hàng khi họ sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Đây cũng chính là bước quan trọng mang lại những ấn tượng đầu tiên cho khách hàng về sản phẩm của bạn.
Bước 2: Định vị thương hiệu: Bạn cần biết rõ thương hiệu của bạn là ai, đại diện cho điều gì, có chỗ đứng nào trên thị trường hiện nay. Từ đây bạn cần lên được bản nghiên cứu đánh giá thị trường để có được cái nhìn tổng thể và có những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của mình sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Bước 3: Xác định tính cách của thương hiệu: tính cách của thương hiệu là những tập thông tin về khách hàng khi họ sử dụng dịch vu/sản phẩm của bạn. Tính cách thương hiệu được thể hiện qua logo, tên gọi, khẩu hiệu. Những thông tin này cần được thống nhất trong xuốt quá trình kinh doanh để tạo sự quen thuộc nhất cho khách hàng. Việc bạn cần làm là xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của mình để được nhiều khách hàng biết đến.
Bước 4: Truyền tải Brand Story: đối với các công ty, doanh nghiệp cần xây dựng những câu chuyện thương hiệu mang ý nghĩa riêng dành cho thương hiệu của mình. Câu chuyện thương hiệu này giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn nhanh hơn, một câu chuyện hay cuốn hút, mang lại giá trị cho người nghe, có nút thắt, có nút gỡ, cao trào kịch tích và quan trọng nhất là ý nghĩa thông điệp truyền tải.
Bước 5: Đánh giá lại tên thương hiệu: tên thương hiệu sẽ nói lên tất cả giá trị cốt lõi của sản phẩm, nó có thể chi phối, điều khiển cảm xúc cũng như hành vi mua hàng của khách hàng.
Bước 6: Chiến lược giữ chân khách hàng: chiến lược giữ chân khách hàng được thực hiện sau khi bạn đã có được tệp khách hàng trung thành. Khi đó bạn cần níu kéo họ sử dụng sản phẩm của mình lâu dài hơn. Muốn làm được điều này bạn cần đầu tư chi phí, kế hoạch chiến lược cụ thể để cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành.
Bước 7: Xây dựng kiến trúc thương hiêu: đây chính là sự kết nối của các thương hiệu nhỏ khác nhau của doanh nghiệp. Ví dụ như Apple có iPhone, iPad… đây là những thương hiệu nhỏ gắn liền với thương hiệu mẹ Apple, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Phân biệt giữa Brand Loyalty và Customer Loyalty
Brand Loyalty là lòng chung thành của thương hiệu chính là giá trị vô hình mà doanh nghiệp nhận lại được khi đã thỏa mã tất cả như cầu của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ và chính sách hậu mua hàng. Khi tạo dựng được Brand Loyalty tốt, người tiêu dùng sẽ luôn lựa chọn thương hiệu của doanh nghiệp. Lòng trung thành của khách hàng còn được thể hiện qua việc khách hàng giới thiệu sản phẩm đến những người quen biết.
Customer Loyalty là lòng trung thành khách hàng thể hiện qua các hành vi, thái độ của họ đối với sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản Customer Loyalty chính là yếu tố quyết định hành vi mua hàng của khách hàng của bạn thay vì chọn đối thủ cạnh tranh. Để tạo được lòng trung thành của khách hàng bạn cần mang đến những trải nghiệm tích cực khiến khách hàng hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình.
Khác nhau giữa Brand Loyalty và Customer Loyalty
- Lòng trung thành của khách hàng chủ yếu liên quan tới sức chi tiêu tổng thể của người tiêu dùng, đó là những gì bạn cung cấp cho khách hàng về thông tin giá cả hay những ưu đãi khác. Lòng trung thành với thương hiệu liên quan đến cách người tiêu dùng cảm nhận thương hiệu của bạn. Điều này có thể thông qua các hoạt động quảng bá, danh tiếng hoặc những trải nghiệm trước đây với công ty của bạn.
Hoặc có thể hiểu, lòng trung thành của khách hàng liên quan đến những người tiêu dùng họ có quay lại mua và sử dụng sản phẩm của bạn nữa hay không. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm, giá thành, chiết khấu so với đối thủ. Người tiêu dùng họ sẽ không sử dụng sản phẩm của bạn nữa nếu thấy bên bạn tăn giá hoặc không có khuyến mãi hàng tháng. Ngược lại nếu người tiêu dùng trung thành với thương hiệu của bạn thì họ sẽ không bị chi phối bởi bất cứ điều gì, họ có lòng tin vào sản phẩm của bạn là tốt nhất, chất lương nhất. Dù cho sản phẩm có tăng giá hoặc giá cao hơn so với đối thủ họ vẫn sẵn sàng tin dùng.
UNICA đã chia sẻ rất chi tiết cho bạn đọc hiểu được Loyalty là gì. Thông qua đây, chúng tôi chỉ muốn cho các bạn hiểu rằng để thực hiện được chương trình khách hàng thân thiết thì bạn cần trang bị cho mình kiến thức về học bán hàng online, kỹ năng thật tốt để phân bổ kế hoạch.
14/10/2020
3053 Lượt xem
Giải mã DSP là gì? Điểm mạnh đáng ngạc nhiên của DSP trong marketing
Ngày nay, phương tiện truyền thông phát triển rất lớn mạnh, nó chính xác và hiệu quả cao cho cuộc sống của chúng ta. Chính vì lý do đó, đối tượng của nhu cầu ngày nay là đối tượng mục tiêu. Loại quảng cáo DSP giúp cho các thương hiệu tìm được khách hàng hoàn hảo dù cho họ sử dụng bất cứ nền tảng, thiết bị, công nghệ nào. Như vậy DSP là gì? Tại sao nó lại là cơ hội để doanh nghiệp tương tác được với quảng cáo trước khi có ý định mua hàng?
DSP là gì? Dsp trong Marketing là gì?
Khái niệm "DSP marketing" (Demand-Side Platform marketing) là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. DSP là một nền tảng công nghệ giúp các nhà quảng cáo mua quảng cáo số lượng lớn trên internet một cách tự động thông qua việc đấu giá trực tuyến. Dưới đây là một số điểm chính về DSP marketing:
- Nền tảng quảng cáo: DSP là một loại nền tảng quảng cáo số dựa trên công nghệ. Nó cho phép các nhà quảng cáo mua và quản lý quảng cáo trực tuyến thông qua một giao diện đơn giản và tự động.
- Đấu giá trực tuyến: DSP cho phép các nhà quảng cáo tham gia vào quá trình đấu giá RTB để mua vị trí quảng cáo trên internet. Các nhà quảng cáo có thể đặt giá và tham gia vào cuộc đấu giá để mua vị trí quảng cáo trên các trang web, ứng dụng di động hoặc các nền tảng truyền thông xã hội.
- Mục tiêu quảng cáo định hướng: DSP cho phép các nhà quảng cáo định hướng và tùy chỉnh đối tượng mục tiêu của mình dựa trên nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, sở thích, hành vi trực tuyến và nhiều hơn nữa. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo và tăng cường hiệu quả tiếp cận đối tượng mục tiêu.
- Dữ liệu và phân tích: DSP thường tích hợp các công cụ phân tích và cung cấp dữ liệu chi tiết về hiệu suất quảng cáo, bao gồm số lần hiển thị quảng cáo, tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ chuyển đổi và nhiều chỉ số khác. Điều này giúp các nhà quảng cáo đánh giá và tối ưu hóa chiến lược quảng cáo của họ.
- Tự động hóa: DSP cho phép tự động hóa quá trình mua quảng cáo, từ việc đặt mục tiêu, đấu giá, đặt giá, đến việc quản lý và tối ưu hóa chiến lược quảng cáo. Điều này giúp giảm bớt thời gian và công sức cần thiết cho việc quản lý quảng cáo trực tuyến.
Khái niệm "DSP marketing" (Demand-Side Platform marketing) là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến
Những nền tảng DSP marketing nổi tiếng tại Việt Nam
Ở Việt Nam, có một số nền tảng DSP marketing nổi tiếng mà các nhà quảng cáo và các đơn vị tiếp thị thường sử dụng để quảng cáo trực tuyến. Dưới đây là một số nền tảng DSP marketing phổ biến tại Việt Nam:
- Google Ads (formerly Google AdWords): Google Ads là một trong những nền tảng quảng cáo trực tuyến hàng đầu thế giới, cung cấp dịch vụ quảng cáo trên các kênh của Google như tìm kiếm, hiển thị, video và ứng dụng di động. Google Ads sử dụng cả hai hình thức mua trực tiếp và thông qua nền tảng DSP của họ để quảng cáo trực tuyến.
- Facebook Ads: Facebook Ads là nền tảng quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, cho phép các nhà quảng cáo tạo và quản lý quảng cáo trên Facebook và Instagram. Facebook Ads cung cấp nhiều tùy chọn định hướng đối tượng mục tiêu và các công cụ phân tích hiệu quả.
- Zalo Ads: Zalo Ads là nền tảng quảng cáo trên ứng dụng Zalo, một ứng dụng nhắn tin phổ biến tại Việt Nam. Zalo Ads cung cấp các loại quảng cáo khác nhau như tin nhắn riêng, quảng cáo banner, quảng cáo video và quảng cáo trong tin nhắn.
- Admicro: Admicro là một trong những nền tảng quảng cáo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ quảng cáo hiệu quả trên nhiều kênh trực tuyến như website, ứng dụng di động và video trực tuyến. Admicro cũng cung cấp dịch vụ DSP marketing để quảng cáo trên nhiều trang web và ứng dụng.
- VNG Adtima: VNG Adtima là một trong những đơn vị tiếp thị trực tuyến lớn tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ quảng cáo trên nhiều kênh như website, ứng dụng di động và mạng xã hội. VNG Adtima cũng cung cấp nền tảng DSP marketing để quảng cáo trực tuyến hiệu quả.
VNG Adtima là một trong những đơn vị tiếp thị trực tuyến lớn tại Việt Nam
Cách thức hoạt động của DSP là gì?
Để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của DSP marketing, dưới đây là quá trình mà hệ thống này thường thực hiện:
- Bước 1: Tạo chiến dịch
Khi quyết định sử dụng DSP marketing, nhà quảng cáo bắt đầu bằng việc tạo một chiến dịch mới. Thao tác này bao gồm việc nhập các thông tin cơ bản như tên chiến dịch, ngân sách, giá thầu cao nhất có thể chi trả và mô tả đối tượng khách hàng mục tiêu. Sau khi hoàn thành, chiến dịch sẽ được đưa vào hệ thống DSP để tiếp tục quá trình.
Tạo chiến dịch
- Bước 2: Kiểm tra điều kiện tham gia
Hệ thống DSP marketing sẽ thực hiện rà soát và phân tích các chiến dịch hiện có, bao gồm cả chiến dịch mới của bạn. Dựa trên các tiêu chí như mức độ phù hợp và giá thầu, hệ thống sẽ xác định liệu bạn có đủ điều kiện tham gia vào đấu thầu quảng cáo hay không. Quá trình này diễn ra nhanh chóng và ít đòi hỏi thời gian chờ đợi.
- Bước 3: Tham gia đấu thầu
Nếu được chấp nhận, bạn sẽ tham gia vào quá trình đấu thầu quảng cáo. Trước khi bắt đầu, bạn sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quảng cáo của mình để chuẩn bị cho quá trình đấu thầu.
Tham gia đấu thầu
- Bước 4: Nhận kết quả
Hệ thống DSP marketing sẽ mở đấu thầu dựa trên sự cần thiết của vị trí quảng cáo. Nếu quảng cáo của bạn đáp ứng đủ yêu cầu và đưa ra mức giá phù hợp nhất, quảng cáo sẽ được hiển thị tại vị trí trống đó.
Trở thành chuyên gia Email Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết được cách để tăng khách hàng tiềm năng chất lượng qua Email, cách cá nhân hóa trong marketing bằng email để tăng sự tương tác, tự động hóa công việc marketing bán hàng,... Đăng ký ngay:
[course_id:390,theme:course]
[course_id:519,theme:course]
[course_id:2247,theme:course]
Tại sao nên sử dụng DSP?
Lý do nên dùng DSP là vì nó mang tới những cơ hội cho doanh nghiệp như là:
1. Tiếp cận toàn cầu và toàn diện
DSP (Demand-Side Platform) cho phép nhà quảng cáo tiếp cận đối tượng mục tiêu trên nhiều nền tảng trực tuyến khác nhau, bao gồm cả web và di động. Với DSP, bạn có thể định hình chiến lược tiếp cận quảng cáo của mình trên toàn cầu, không bị giới hạn bởi vị trí địa lý cụ thể.
Khả năng tiếp cận toàn diện giúp tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng ở khắp nơi, từ đó gia tăng hiệu suất và khả năng tăng trưởng của chiến dịch quảng cáo.
Tiếp cận toàn cầu và toàn diện
2. DSP có thể targeting
DSP cho phép bạn tùy chỉnh và chỉ định đối tượng khách hàng mục tiêu dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm đặc điểm dân số, hành vi trực tuyến, sở thích và quan tâm. Bằng cách sử dụng các công cụ và dữ liệu phân tích, bạn có thể xác định rõ hơn nhóm đối tượng mục tiêu và tối ưu hóa hiệu quả tiếp cận.
3. Tùy chọn sâu hơn và sự an toàn về thương hiệu
DSP cung cấp các tùy chọn quảng cáo đa dạng như hiển thị banner, video, native ads và quảng cáo tự động trên nhiều nền tảng. Bạn có thể kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo và đối tác quảng cáo thông qua việc chọn lọc danh sách trang web và ứng dụng, giúp bảo vệ thương hiệu khỏi các nội dung không phù hợp hoặc độc hại.
Tùy chọn sâu hơn và sự an toàn về thương hiệu
4. Báo cáo và phân tích chiến dịch đầy đủ
DSP cung cấp các công cụ phân tích chi tiết để đo lường và đánh giá hiệu suất của chiến dịch quảng cáo. Bằng cách sử dụng báo cáo tự động và cập nhật thường xuyên, bạn có thể theo dõi tiến độ và tối ưu hóa chiến dịch để đạt được kết quả tốt nhất.
5. Chi phí quảng cáo thấp hơn
DSP cho phép bạn quản lý ngân sách quảng cáo một cách linh hoạt và hiệu quả hơn, giúp tối ưu hóa chi phí và tăng cường hiệu suất. Với khả năng đấu giá thời gian thực, DSP giúp bạn tiết kiệm chi phí và chỉ trả cho những lượt hiển thị và tương tác thực sự từ đối tượng mục tiêu.
Chi phí quảng cáo thấp hơn
6. Khoảng không quảng cáo an toàn
Nền tảng DSP là gì, nó cho phép xác định trước loại khoảng không quảng cáo có lập trình (Programmatic Advertising) để mua nên việc hướng tới thành công sẽ dễ dàng hơn.
Ví dụ: quảng cáo trong ứng dụng thường có tỷ lệ tương tác cao hơn so với thiết bị di động hoặc máy tính để bàn. Biết được thực tế như vậy, thương hiệu đang cố gắng nâng cao mức độ tương tác có thể chọn chỉ phân phát lần hiển thị trong ứng dụng
Đối với vấn đề an toàn thương hiệu nhà quảng cáo có thể rút ngắn khoảng thời gian lựa chọn khoảng không quảng cáo, đăng ngay lên những trang có hiệu suất cao nhất.
Tạo không gian quảng cáo an toàn
Sự khác biệt giữa Ad network và DSP là gì?
DSP và Ad network có những điểm khác biệt cơ bản như là:
Định nghĩa
- DSP (Demand-Side Platform): Nền tảng công nghệ giúp quảng cáo mua và quản lý quảng cáo trực tuyến thông qua đấu giá trực tuyến.
- Ad Network: Mạng lưới các trang web, ứng dụng hoặc nền tảng truyền thông kết nối nhà quảng cáo với những vị trí quảng cáo trên internet.
Quảng cáo mua và quản lý
- DSP (Demand-Side Platform): DSP cho phép nhà quảng cáo mua và quản lý quảng cáo trực tuyến thông qua đấu giá trực tuyến, thường dựa trên các thông số đối tượng mục tiêu.
- Ad Network: Ad Network cung cấp các vị trí quảng cáo trên nhiều trang web hoặc ứng dụng khác nhau, nhà quảng cáo có thể mua quảng cáo trên toàn bộ mạng lưới.
Phân biệt DSP và Ad network dựa trên quảng cáo mua và quản lý
Quản lý đối tác
- DSP (Demand-Side Platform): DSP thường tập trung vào quảng cáo trực tuyến và tương tác với nhiều nền tảng quảng cáo khác nhau.
- Ad Network: Ad Network thường tập trung vào việc xây dựng và quản lý một mạng lưới các trang web hoặc ứng dụng để cung cấp quảng cáo.
Đấu giá trực tuyến
- DSP (Demand-Side Platform): DSP sử dụng đấu giá trực tuyến (RTB - Real-Time Bidding) để mua vị trí quảng cáo trực tuyến.
- Ad Network: Ad Network thường không sử dụng đấu giá trực tuyến, mà thường xác định giá quảng cáo trước và bán trực tiếp cho nhà quảng cáo.
Tùy chỉnh đối tượng
- DSP (Demand-Side Platform): DSP cho phép nhà quảng cáo tùy chỉnh và định hướng đối tượng mục tiêu dựa trên nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, sở thích,...
- Ad Network: Ad Network cung cấp các tùy chọn định hướng đối tượng nhưng thường ít linh hoạt hơn so với DSP.
Phân biệt DSP và Ad network dựa trên đối tượng
Phân tích và tối ưu hóa
- DSP (Demand-Side Platform): DSP cung cấp các công cụ phân tích chi tiết và cho phép tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo dựa trên dữ liệu thống kê.
- Ad Network: Ad Network cũng cung cấp các công cụ phân tích nhưng thường ít chi tiết hơn so với DSP.
Mục tiêu quảng cáo
- DSP (Demand-Side Platform): DSP thường được sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo mục tiêu, linh hoạt và tùy chỉnh cao.
- Ad Network: Ad Network thường được sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo mạng lưới với mục tiêu tiếp cận lớn và rộng.
Phân biệt DSP và Ad network dựa trên mục tiêu quảng cáo
Sự khác nhau giữa DMP, CDP và DSP là gì?
Một số người thường hay nhầm lẫn DSP với DMP và CDP. Nếu bạn cũng nằm trong nhóm này, hãy theo dõi nội dung dưới đây để hiểu thêm về 3 khái niệm này:
Đối tượng
- DMP (Data Management Platform): Tập trung vào việc quản lý và phân tích dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau.
- CDP (Customer Data Platform): Tập trung vào việc tổ chức và quản lý dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra cá nhân hóa và tương tác khách hàng tốt hơn.
- DSP (Demand-Side Platform): Tập trung vào việc mua và quản lý quảng cáo trực tuyến thông qua đấu giá trực tuyến (RTB).
Loại dữ liệu
- DMP (Data Management Platform): Dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như trình duyệt web, ứng dụng di động, hệ thống CRM,...
- CDP (Customer Data Platform): Dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn như trình duyệt web, ứng dụng di động, email, cơ sở dữ liệu CRM,...
- DSP (Demand-Side Platform): Dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để quảng cáo mục tiêu và tùy chỉnh đối tượng.
Sự khác nhau giữa DMP, CDP và DSP loại dữ liệu
Mục tiêu sử dụng
- DMP (Data Management Platform): Hỗ trợ cho các chiến dịch quảng cáo mục tiêu và tùy chỉnh đối tượng.
- CDP (Customer Data Platform): Cung cấp thông tin khách hàng chi tiết để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tăng cường quan hệ khách hàng.
- DSP (Demand-Side Platform): Quảng cáo mua và quản lý trên nền tảng trực tuyến thông qua đấu giá trực tuyến.
Phân tích và khai thác dữ liệu
- DMP (Data Management Platform): Thực hiện phân tích dữ liệu để hiểu hành vi và xu hướng của người tiêu dùng.
- CDP (Customer Data Platform): Tập trung vào việc phân tích dữ liệu khách hàng để tạo ra cá nhân hóa và tương tác khách hàng tốt hơn.
- DSP (Demand-Side Platform): Sử dụng dữ liệu để đấu giá quảng cáo và tối ưu hóa chiến lược quảng cáo.
Sự khác nhau giữa DMP, CDP và DSP dựa trên phân tích và khai thác dữ liệu
Tính linh hoạt và tùy chỉnh
- DMP (Data Management Platform): Cung cấp khả năng tùy chỉnh cao để phân tích và quản lý dữ liệu người tiêu dùng.
- CDP (Customer Data Platform): Có khả năng tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và tạo ra hồ sơ khách hàng tự động.
- DSP (Demand-Side Platform): Tự động hóa việc mua quảng cáo và tối ưu hóa chiến lược dựa trên dữ liệu.
Quản lý quan hệ với khách hàng
- DMP (Data Management Platform): Thường không tập trung vào việc xây dựng quan hệ cá nhân với khách hàng.
- CDP (Customer Data Platform): Tập trung vào việc xây dựng và tối ưu hóa quan hệ cá nhân với khách hàng.
- DSP (Demand-Side Platform): Không tập trung vào quản lý quan hệ khách hàng, mà tập trung vào mua và quản lý quảng cáo trực tuyến.
Sự khác nhau giữa DMP, CDP và DSP dựa trên quản lý quan hệ với khách hàng
Một số thông tin khác về DSP marketing
Ở phần cuối này, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn một số thông tin về DSP marketing như là định dạng quảng cáo, số truy vấn mỗi giây, định giá quảng cáo và sự minh bạch.
1. Đa dạng các định dạng quảng cáo
DSP marketing hỗ trợ nhiều định dạng quảng cáo khác nhau bao gồm banner, video, native ads, quảng cáo tự động,... Các định dạng quảng cáo này được tối ưu hóa để phù hợp với nền tảng và thiết bị của người dùng, từ máy tính để bàn đến thiết bị di động.
Đa dạng các định dạng quảng cáo
2. Số truy vấn mỗi giây
DSP marketing thường có khả năng xử lý hàng ngàn hoặc thậm chí hàng triệu truy vấn quảng cáo mỗi giây. Khả năng xử lý lớn này giúp đảm bảo rằng quảng cáo của bạn được đưa ra và hiển thị cho người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
3. Định giá quảng cáo
Việc định giá quảng cáo trên DSP thường dựa vào mô hình đấu thầu thời gian thực (RTB - Real-Time Bidding) hoặc các hình thức khác như CPM (Chi phí mỗi nghìn lần hiển thị) hoặc CPC (Chi phí mỗi lượt nhấp chuột). Điều này cho phép nhà quảng cáo đặt giá thầu tùy thuộc vào mức độ mong muốn hiển thị và tương tác của quảng cáo.
Việc định giá quảng cáo trên DSP thường dựa vào mô hình đấu thầu thời gian thực RTB hoặc các hình thức khác như CPM hoặc CPC
4. Sự minh bạch
DSP marketing cung cấp một môi trường minh bạch và trong suốt đối với các giao dịch quảng cáo. Bằng cách sử dụng các công cụ báo cáo và phân tích tích hợp, nhà quảng cáo có thể theo dõi chi tiết về hiệu suất của chiến dịch và chi phí tiêu thụ. Điều này giúp tăng cường sự tin tưởng và đảm bảo rằng ngân sách quảng cáo được sử dụng một cách hiệu quả và minh bạch.
Kết luận
Như vậy, UNICA đã chia sẻ những vấn đề cần biết về DSP là gì và cũng như lợi ích cơ bản mà loại quảng cáo này mang lại cho doanh nghiệp cũng như cá nhân khi sử dụng. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ có ích cho các bạn!
14/10/2020
3114 Lượt xem
Native Ads là gì? Phân loại & cách chạy Native Ads hiệu quả
Càng ngày chính sách quảng cáo càng thắt chặt, tiền chạy quảng cáo cũng đắt đỏ hơn. Người làm marketing cần phải tìm ra giải pháp thay thế, tránh để phụ thuộc vào một nguồn tăng trưởng traffic nào đó. Chính vì vậy, Native Ads đã ra đời, nổi lên như một hiện tượng thay thế cho quảng cáo truyền thống, khắc phục tình trạng tài khoản bị chết. Để biết được cụ thể quảng cáo Native Ads là gì? Cách thức hoạt động của nó như thế nào, bạn hãy khám phá qua nội dung bài viết sau nhé.
1. Native Ads là gì?
Native Ads là một dạng quảng cáo hiển thị cơ bản tuy nhiên nó không xuất hiện dưới dạng banner truyền thống hay quảng cáo link text trên blog, website. Hiểu một cách đơn giản, nó là hình thức ad native mà các bài viết quảng cáo của bạn được hòa trộn tự nhiên vào nội dung khiến cho khách hàng không nhận ra.
Native advertising là gì?
Loại quảng cáo này thường được tìm thấy trong nguồn cấp dữ liệu truyền thông xã hội hoặc dưới dạng nội dung được đề xuất trên trang web. Không giống như quảng cáo hiển thị hình ảnh hoặc quảng cáo biểu ngữ, quảng cáo gốc không thực sự giống quảng cáo. Chúng trông giống như một phần của luồng biên tập của trang. Chìa khóa của quảng cáo gốc là nó không gây gián đoạn - nó cho người đọc tiếp xúc với nội dung quảng cáo mà không khó chịu.
1.1. Tầm quan trọng của Native Ads trong marketing
Có thể nói, Native Ads đóng vai trò vô cùng quan trọng trong marketing. Native Ads dễ tiếp cận người dùng bởi khả năng mang lại trải nghiệm liền mạch, qua đó gia tăng tương tác và nó cũng có CTR tốt hơn các phương pháp quảng cáo hiển thị truyền thống. Native Ads có khả năng tăng mức độ nhận diện thương hiệu, dễ dàng hiển thị ở những vị trí tốt hơn các banner quảng cáo truyền thống.
Native Ads trong marketing có khả năng giúp tiết kiệm chi phí. Đây là điều mà nhiều marketer đang tìm kiếm để tối ưu ROI.
1.2. Các đặc điểm nổi bật của Native Ads
Điều khiến Native Ads trở nên hấp dẫn hơn những quảng cáo khác đó là nó ít chịu ảnh hưởng từ việc xoá bỏ cookie từ bên thứ ba. Ngoài ra, các định dạng của Native Ads cũng có một số đặc điểm chung nổi bật sau:
- Không hề gây gián đoạn: Mục đích của Native Ads là cung cấp trải nghiệm lướt web mượt mà nên quảng cáo không nên quá lộ liễu. Một chiến lược Native Ads được đánh giá là tốt khi nó cân bằng được việc quảng bá thương hiệu với cung cấp thông tin giá trị.
- Dễ tuỳ chỉnh nội dung sao cho phù hợp với bối cảnh: Cho trường hợp thương hiệu muốn tiếp cận nhóm TA trên những nền tảng họ thường xuyên truy cập. Khi này để duy trì sự yêu thích và tần suất thường xuyên truy cập, Native Ads sẽ là biện pháp lý tưởng giúp tuỳ chỉnh nội dung phù hợp với bất kỳ nền tảng thay vì những quảng cáo nổi bật một cách lộ liễu.
- Nói không với tình trạng quảng cáo của bạn bị "ngó lơ": Để không bị phân tâm, bộ não con người thường có xu hướng bỏ qua những mẫu quảng cáo rập khuôn hoặc quá lộ liễu. Native Ads xuất hiện giúp tạo cảm giác hài lòng khi nạp được thông tin giá trị tương xứng với thời gian mà họ bỏ ra. Từ đó giúp thương hiệu được nhận diện cao hơn.
Quảng cáo Native Ads ít chịu ảnh hưởng từ việc xoá bỏ cookie
1.3. Dấu hiệu nhận biết Native Ads
Nếu bạn là một marketer, bạn cần phải nhận biết được Native Ads để có thể quan sát được động thái của đối thủ cạnh tranh. Thực tế, việc nhận biết Native Ads không hề dễ, tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là bạn không nhận biết được. Marketer có thể nhận biết Native Ads qua những đặc điểm sau:
- Nhận biết qua nhãn dán “sponsored” hay “promoted”, những nhãn dán này luôn được đính kèm với các quảng cáo để đánh dấu đây chính là nội dung trả phí.
- Quảng cáo thường có nội dung phù hợp với nền tảng hiển thị mẫu quảng cáo, xen kẽ trong nội dung vẫn xuất hiện thông tin quảng bá, giới thiệu về dịch vụ, sản phẩm.
- Quảng cáo Native Ads thường sẽ được lồng ghép vào website feed thay vì nằm ở một khu vực riêng dành cho quảng cáo.
Marketing qua video là một trong những hình thức hot hiện nay giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm và dịch vụ. Để hiểu hơn về bố cục kịch bản 1 video marketing, cách tạo video bán hàng chuẩn chỉnh cũng như các kiến thức liên quan, bạn hãy nhanh tay đăng ký khóa học Làm video marketing online:
[course_id:290,theme:course]
[course_id:355,theme:course]
[course_id:1608,theme:course]
1.4. Ví dụ về Native Ads
Để hiểu rõ hơn về quảng cáo Native Ads, bạn hãy tham khảo ví dụ dưới đây nhé:
Tại ví dụ dưới đây vùng quảng cáo được khoanh chính là những mẫu quảng cáo Native Ads
Ví dụ về quảng cáo Native Ads
2. Các định dạng của Native Ads
Native Ads được phân chia ra thành 6 định dạng chính, bao gồm: In-feed Ads, Paid-search Ads, Recommendation Widget, Promoted Listing, Native Ads Unit và nội dung tài trợ. Cụ thể như sau:
2.1. Nội dung tài trợ
Nhắc đến các định dạng của Native Ads có lẽ nội dung tài trợ được đánh giá là định dạng phổ biến nhất. Đây là những nội dung do chính nhà quảng cáo tạo ra, sau đó sẽ được lồng ghép vào trong các nội dung của Publisher. Một số ví dụ của nội dung tài trợ đó là: bài viết quan điểm, video, blog, podcast, infographic…Hay bất kỳ một format nội dung nào có sự tương đồng với editorial content của nền tảng mà quảng cáo xuất hiện.
2.2. In-feed Ads
In-feed Ads sẽ xuất hiện ở trên cuộn tin trang xã hội hay ứng dụng của người dùng. So với quảng cáo trả phí truyền thống thì cách thức quảng cáo này giúp giảm sự phân tán, đồng thời cũng giúp thu hút người dùng hơn.
Thông thường, In-feed Ads hay đặt xen kẽ giữa các content trên dòng thời gian của người dùng. Vì vậy hình thức quảng cáo này được đánh giá là phù hợp trên hết các thiết bị di động . Từ đó, thương hiệu có thể dễ dàng tuỳ chỉnh quảng cáo sao cho phù hợp với tuyến nội dung của bất kỳ website nào.
2.3. Paid-search Ads
Không giống với banner truyền thống, Paid-search Ads sẽ được kích hoạt bởi một số từ khó tìm kiếm, bên cạnh đó nhà quảng cáo cũng chỉ trả tiền khi có người dùng nhấp vào. Điều này giúp Paid-search Ads trở thành một trong những cách thức hữu hiệu để tiếp cận người dùng, sau đó tăng lượng truy cập.
Paid-search Ads giúp tiếp cận người dùng
2.4. Widget đề xuất (Recommendation Widget)
Recommendation Widget là định dạng quảng cáo xuất hiện trên website bên cạnh các nội dung thông thường trên nền tảng và đề xuất các sản phẩm hay đường link trỏ đến góp phần cải thiện trải nghiệm online của người dùng.
Recommendation Widget sẽ tương đối thích hợp với chiến dịch re-marketing hay re-targeting. Nhờ đó, thương hiệu có thể đưa được quảng cáo đến với những đối tượng đã tương tác với thông tin quảng bá sản phẩm trước đó và gửi thông điệp hấp dẫn hơn nhằm kích thích mua hàng.
2.5. Promoted Listing
Promoted Listing chính là chiến lược marketing mà danh sách sản phẩm của thương hiệu được ghim trên trang đầu của kết quả tìm kiếm. Thông thường, loại hình Native Ads này sẽ được áp dụng trên các nền tảng Ecommerce và gia tăng tính hiệu quả khi kết hợp cùng với Widget đề xuất.
2.6. Native Ads Unit
Native Ads Unit còn được gọi với nhiều tên khác là in-ad unit hay Native Display Ads, loại hình này được thiết kế phù hợp với ngữ cảnh của website, ứng dụng mà nó xuất hiện.
Dù có nhiều hình thức quảng cáo khác nhau nhìn chung các mô hình này đều đem lại sự tăng trưởng bền vững cho các doanh nghiệp. Ước tính quảng cáo tư nhiên đạt 3/4 thị trường quảng cáo US vào năm 2021. Vì vậy không còn nghi ngờ gi nữa khi các thương hiệu lớn sẽ sớm bắt kịp được xu hướng quảng cáo trong thời gian ngắn để tăng sức mạnh cạnh tranh của mình hơn so với các đối thủ của mình.
Native Ads Unit được thiết kế phù hợp với ngữ cảnh của website
3. Sự khác biệt giữa quảng cáo tự nhiên và quảng cáo truyền thống
Hiện nay, mức độ phổ biến của Native Ads ngày càng cao. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩ với việc quảng cáo truyền thống sẽ dần bị lãng quên. Mỗi loại hình quảng cáo sẽ có những ưu nhược điểm riêng, bài viết sau là so sánh chi tiết 2 vấn đề này cho bạn tham khảo:
Quảng cáo tự nhiên
- Tính liền mạch: Native Ads sẽ không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng vì nó thường tương thích với phong cách cũng như những định dạng nội dung thông thường trên website.
- Cách bán hàng hài hoà (Soft Sell): Native Ads được đánh giá là hình thức quảng cáo khá tinh tế, nó được thiết kế để tạo dựng sự tương tác với đối tượng mục tiêu. Chính vì vậy, Native Ads rất phù hợp với chiến lược quảng cáo dài hạn.
- Tỷ lệ CPC (cost per click) và CTR (click-through rate) cao hơn: CPC của quảng cáo tự nhiên mặc dù cao hơn nhưng nó sẽ giúp tối ưu chi phí nhờ CTR cao.
- Đẩy traffic hiệu quả: Native Ads có thể giúp nâng cao mức độ Brand Affinity – liên tưởng của người tiêu dùng về thương hiệu, đặc biệt Native Ads còn vô cùng hiệu quả trong việc thúc đẩy mức độ tương tác.
- Chất lượng traffic cao hơn: Native Ads giúp đảm bảo chất lượng traffic từ những người dùng thực sự có hứng thú với sản phẩm của thương hiệu truy cập vào website. Điều này buộc thương hiệu cần phải cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn Publisher để triển khai Native Ads.
Quảng cáo truyền thống
- Thu hút sự chú ý: Quảng cáo truyền thống sử dụng banner tĩnh, hình động, video quảng cáo pop-up, tất cả đều có khả năng thu hút sự chú ý cao. Đây là đặc điểm bắt buộc của hình thức này để nó có đủ sức cạnh tranh với những nội dung chất lượng khác ở trên cùng một nền tảng.
- Cách bán hàng cứng rắn (Hard Sell): Sử dụng ngôn từ thẳng thắn, bộc trực, thẳng thắn kêu gọi mọi người mua hàng để mang lại giá trị chuyển đổi cao.
- CPC và CTR thấp: Quảng cáo truyền thống có nhược điểm là độ phù hợp thấp, hơn nữa còn bị dễ rời vào "điểm mù quảng cáo" của người dùng, vì vậy nên tỷ lệ CTR sẽ thấp.
- Lý tưởng cho các chiến dịch nhắm mục tiêu lại (retargeting): Chiến dịch quảng cáo hiển thị sẽ giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên chúng sẽ phát huy công dụng hiệu quả hơn khi được triển khai ở cuối phễu. Nguyên nhân là bởi nó có khả năng hấp dẫn với những người có ý định mua cao.
- Chất lượng traffic thấp: Nội dung quảng cáo sẽ không theo concept của từng Publisher cụ thể sẽ giúp marketer linh hoạt mở rộng kênh chạy quảng cáo. Tuy nhiên, trong trường hợp này, marketer sẽ phải hy sinh chất lượng để đổi lại được số lượng.
Quảng cáo tự nhiên và quảng cáo truyền thống
4. Cách thức hoạt động của Native Ads
Trong trường hợp bạn vẫn còn băn khoăn về sự hiệu quả của việc sử dụng Native Ads đối với doanh nghiệp thì bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo những con số cụ thể dưới đây nhé.
- 97% mobile media buyer đánh giá native ads giúp họ đạt được mục tiêu thương hiệu hiệu quả.
- Quảng cáo Native Advertising tăng ý định mua (purchase intent) trong brand lift cao hơn 18% so với banner ads.
- Brand lift là mức độ ảnh hưởng của chiến dịch chạy quảng cáo đối với thương hiệu. Thường brand lift được đo lường bằng 3 chỉ số, trong đó có chỉ số về ý định mua hàng.
- 70% người dùng nói rằng họ muốn tìm hiểu sản phẩm thông qua content hơn là ads truyền thống.
- So với quảng cáo hiển thị, native ads được xem thường xuyên hơn 53% và mang về CTR cao hơn 60%.
- 32% khách hàng thừa nhận họ sẽ chia sẻ native ads với bạn bè và gia đình.
5. Tại sao chạy quảng cáo Native lại hiệu quả
Như vậy, các bạn đã phần nào nắm được Native Ads là gì cũng như bản chất cơ bản của nó. Ngay sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu hiệu quả mà loại hình này mang lại là gì?
5.1. Nhắm đúng mục tiêu
Dạng quảng cáo này là một dạng trực tuyến được thiết kế với mục đích chỉ dành cho người đọc website. Chính vì thế, nó rất thuận lợi để những người làm Marketing có thể truyền tải thông điệp của mình đến đúng đối tượng, đúng khách hàng một cách vô cùng chính xác.
5.2. Không làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng
Nói cách đúng và chuẩn, không ai là người thích xem quảng cáo, họ thường nhanh chóng click chuột ngay lập tức nếu có đoạn quảng cáo nào xuất hiện. Tuy nhiên quảng cáo native lại khác, nó không bao giờ và tuyệt đối không làm gián đoạn quá trình trải nghiệm của người dùng, điều này khiến khách hàng cảm thấy được tôn trọng, an tâm sử dụng.
Thêm nữa, có rất nhiều quảng cáo bị khách hàng ngó lơ thậm chí là cho là spam, làm phiền, không phù hợp. Nhưng theo thống kê thì quảng cáo gốc dễ dàng lôi kéo người dùng so với quảng cáo hiển thị thông thường.
Hướng dẫn chạy Native ads
Người dùng thường có thói quen bỏ những banner quảng cáo mà thay vào đó là những native ads được đan xen khôn khéo vào content khiến người đọc khó nhận ra.
5.3. Dễ tiếp cận
Có đến 75% trang báo blog Mỹ tham gia vào lĩnh vực quảng cáo này nhận định rằng quảng nó tiếp cận rất hiệu quả. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn rất nhiều kích cỡ, trên nhiều nền tảng khác nhau để chạy quảng cáo và tiếp cận khách hàng trên rất nhiều kênh không chỉ mạng xã hội. Nếu bạn là người chạy quảng cáo hãy tận dụng những tệp khách hàng cũ tiến hành tiếp thị lại (Remarketing) để tìm kiếm khách hàng cũ hiệu quả hơn.
5.4. Ngân sách thấp
So với quảng cáo trực tiếp thì quảng cáo Native Ads có chi phí thấp hơn. Để cụ thể được mức giá này, doanh nghiệp cần phải có sự thoả thuận hợp tác giữa Network với các trang báo điện tử. Network được biết đến là đơn vị trung gian, liên kết doanh nghiệp với các trang báo điện tử với nhiệm vụ chính là phân phối bài viết và làm việc với toàn doanh nghiệp. Khi này, việc của doanh nghiệp đó là trả tiền cho các đơn vị Network này.
5.5. Ít đối thủ cạnh tranh
Quảng cáo Native Ads so với Google hay Facebook thì sẽ có có ít đối thủ cạnh tranh hơn vì nó chưa phổ biến bằng. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn rất ít người biết cách chạy quảng cáo Native, vì thế bạn có thể tận dụng thị trường sơ khai này để tăng chuyển đổi.
5.6. Network rộng rãi
Quảng cáo Native Ads có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, bất cứ trang nào có tham gia vào network mà bạn chạy. Vì vậy, việc chọn đúng Network đóng vai trò vô cùng quan trọng khi chạy quảng cáo theo hình thức này.
Quảng cáo Native Ads có thể xuất hiện ở bất cứ đâu
6. Các xu hướng Native Ads hiện nay
Hình thức quảng cáo Native Ads không còn lạ đối với những người làm markting hiện nay. Quảng cáo dưới hình thức này được sử dụng rất nhiều trong những năm qua, thông qua việc dùng content để ngụy trang. Ngoài ra, hiện nay có thêm một số hình thức quảng cáo Native Ads giúp hiệu quả chiến dịch tăng lên như:
6.1. Ứng dụng di động
Hiên nay, xu hướng sử dụng thiết bị di động ngày càng nhiều, vì vậy việc quảng cáo trên nền tảng này không thể bỏ qua. Theo những thống kê cho thất các ứng dụng di động có lượng truy cập lên đến 89% trên app và chưa đến 11% truy cập qua phiên bản mobile trên website. Bạn nên sử dụng MGID để quảng cáo trên các mạng xã hội giúp thu về tệp khách hàng mới.
6.2. VR advertising
Quảng cáo Native Ads mang lại tiềm năng phát triển mạnh mẽ về công nghệ thực tế ảo. Đây là phương pháp khá mới, mang lại tính hấp dẫn cho người dùng.
6.3. Nội dung tạo bởi người dùng (User-generated content)
User-generated content được coi là nội dung tạo bảo người dùng có danh tiếng, chính hãng nội dung quảng cáo này có ảnh hưởng rất lớn tới người xem mang lại sự tin tưởng cho người xem. Bởi vậy, tính lan truyền tốt hơn bao giờ hết, hiện nay uy tín của thương hiệu không được đánh giá cao khi vào doanh nghiệp tuyên bố nữa, mà nó dựa vào những gì người khác nói gì về họ.
6.4. Nội dung video tự nhiên
Kênh quảng cáo video phát triển rất mạnh mẽ những năm gần đây. Chúng tác động mạnh đến các chỉ số liên quan và có tính tương tác cao. Trên nhiều hình thức Native Ads có tỉ lệ mua hàng cao hơn hẳn.
7. Hướng dẫn cách chạy Native Ads hiệu quả
Cách chạy Native Ads hiệu quả
7.1. Cần tìm hiểu kỹ khách hàng mục tiêu
Đây là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng trong việc chạy Native Ads có mang lại hiệu quả hay không. Cho bạn biết đối tượng mục tiêu là ai? Họ gặp các vấn đề gì? Họ có băn khoản gì? Họ muốn loại content nào?…
Bạn hãy sử dụng các dữ liệu để phân tích người dùng. Capsulink là công cụ theo dõi các liên kết từ người dùng được nhiều nhà quảng cáo sử dụng, bạn nên tham khảo.
7.2. Tạo nội dung hấp dẫn
Tất cả những nội dung muốn truyền tải đến người đọc cần được đầu tư và hấp dẫn, dẫn dắt người đọc và tương tác với bài viết cả bạn. Dù việc này không dễ dàng, nhưng bạn biết cách làm sẽ mang lại hiệu quả rất cao.
7.3. Quảng cáo như không quảng cáo
Các hình thức quảng cáo này như lồng ghép quảng cáo vào các video, phim truyền hình theo các thức nhẹ nhàng, không rầm rộ như các chiến dịch.
7.4. Đảm bảo các tiêu chí chuẩn hiển thị trên website
Đây là hình thức quảng cáo tính phí bởi vậy bạn lên chú trọng vào phong cách và tông giọng để thể hiện đặc tính của thương hiệu. Mục đích chính nên khiến người dùng xem nội dung chứ không phải đang xem quảng cáo về tính năng, sản phẩm.
7.5. Đề cao tính sáng tạo
Dù không thể khẳng định sáng tạo sẽ có thành công hay hiệu quả ngay. Tuy nhiên, sáng tạo là dám khác biệt, làm khác đám đông, chúng sẽ giúp bạn có những hướng đi mới lạ, có khả năng lan truyền tốt hơn. Bên cạnh đó, tính sáng tạo trong Native Ads cũng là cách làm hấp dẫn và thu hút người dùng nhanh nhất.
Để chạy quảng cáo thành công cần đề cao tính sáng tạo
8. Ai được lợi nhất từ quảng cáo Native Ads
Hiện nay đối tượng sử dụng quảng cáo Native Ads khá phổ biến. Dưới đây là những đối tượng được lợi nhất khi sử dụng quảng cáo Native Ads.
8.1. Các nhà quảng cáo
Có lẽ khái niệm Native Ads là gì không còn là một ẩn số. Nhiều người kinh doanh chỉ mong muốn mình đạt được lợi ích gì khi sử dụng nó. Các thương hiệu nằm trong danh sách Fortune 500 và các công ty khởi nghiệp mới trên thế giới và Việt Nam đều sử dụng quảng cáo native để tiếp cận người dùng vào những thời điểm có tác động mạnh mẽ, khi mọi người đang tiêu thụ nội dung và sẵn sàng khám phá những điều mới. Những chiến dịch này có thể thúc đẩy các mục tiêu xung quanh nhận thức về thương hiệu ở cấp độ cao cũng như khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng cuối kênh.
8.2. Nhà xuất bản
Các nhà xuất bản đã sử dụng quảng cáo gốc như một công cụ không thể thiếu trong việc kiếm tiền từ nội dung trên các nền tảng và thiết bị. Các đơn vị chọn tham gia khuyến khích các hành động có giá trị của người dùng mà không phải hy sinh trải nghiệm tổng thể, hướng người dùng đến các trang có giá trị cao như video, nội dung được tài trợ, trang web nhỏ.
8.3. Người dùng
Quảng cáo Native tránh những cạm bẫy gây rối của quảng cáo bật lên hoặc quảng cáo đầu video để mang lại một món hời tôn trọng hơn với người dùng, cho phép mọi người khám phá và tương tác với nội dung có thương hiệu mà họ có thể thích theo các điều khoản của riêng họ.
Chạy quảng cáo native giúp người dùng tránh bị quấy nhiễu
9. Một số lưu ý khi chạy chiến dịch quảng cáo Native
Để quá trình chạy quảng cáo Native mang lại hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần phải ghi nhớ thật kỹ những lưu ý sau:
9.1. Chọn đúng nền tảng
Chọn đúng nền tảng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đối tượng nhanh nhất. Để chọn được đúng nền tảng, bạn cần cân nhắc và trả lời được cho mình những vấn đề sau:
- Đối tượng mục tiêu sẽ thường xuyên xuất hiện ở trên nền tảng nào?
- Content viết có phù hợp với website hay không?
- Có đầy đủ các công cụ để tạo ra content không?
9.1. Tạo content dành riêng cho nền tảng và người đọc
Sau khi đã xác định được đối tượng, để mẫu quảng cáo Native mang lại hiệu quả cao nhất thì bạn cần phải đặc biệt quan tâm các yếu tố như:
- Nội dung hướng đến người dùng.
- Nội dung đề cao sự trải nghiệm.
- Website đảm bảo có sự nhất quán về nội dung cũng như chất lượng content.
9.2. Thiết kế bắt mắt và thân thiện với thiết bị di động
Ngoài việc tạo content thu hút thì việc thiết kế website thân thiện, bắt mắt cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định trực tiếp đến sự thành bại của Native Ads. Khi thiết kế thì nên thiết kế tự nhiên, chú ý đến khả năng hiển thị trên thiết bị di động, không nên quá tập trung vào tính năng hay công dụng sản phẩm.
Xây dựng website bắt mắt, thân thiện với người dùng
9.3. Hạn chế nhắc đến thương hiệu
Một lưu ý quan trọng bạn cần đặc biệt ghi nhớ đó là khi thương hiệu của bạn chưa có nhiều người biết đến thì bạn không nên quá tập trung vào "giá trị" và "ý nghĩa" của sản phẩm. Khi này hãy để đường dẫn link đến những trang web có liên quan để khách đọc thêm tin tưởng.
9.4. Đừng quên thử nghiệm và tối ưu
Để tối ưu quảng cáo, bạn nhất định phải thử nghiệm trên nhiều quảng cáo khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu và đưa ra được chiến lược quảng cáo phù hợp nhất. Thực tế có nhiều vấn đề sẽ chưa giải quyết được hoàn toàn nhưng có thể sẽ giúp bạn khắc phục phần nào lỗi sai.
9.5. Thêm CTA mạnh mẽ
CTA không nên quá dài dòng mà nên đi vào đúng trọng tâm vấn đề, sao cho càng ngắn gọn càng tốt. Điều này sẽ mang lại hiệu quả chuyển đổi cao hơn. đồng thời thúc đẩy hành động mạnh mẽ.
10. Một số câu hỏi về Native Ads
Dưới đây là một số câu hỏi có liên quan đến Native Ads mà Unica đã tổng hợp được, bạn hãy tham khảo để có thêm nhiều thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này nhé:
10.1. Tại sao quảng cáo Native Ads lại hiệu quả như vậy?
Sở dĩ quảng cáo Native hiệu quả vì:
- Nhắm cụ thể vào đối tượng mục tiêu: Có thể xem Native Ads là quảng cáo dành riêng cho người đọc thông tin trên website. Vì vậy các nhà quảng cáo có thể gửi thông điệp cụ thể hơn để dễ nhắm vào đối tượng mục tiêu.
- Đề cao trải nghiệm khách hàng: Native Ads sẽ có chức năng hiển thị như một bài viết thông thường. Người dùng quan tâm sẽ click vào đọc mà không hề gây cản trở quá trình trải nghiệm trên website.
- Không bị chặn bởi ứng dụng: Thông thường Native Ads hay được sắp xếp xem kỹ với các nội dung. Vì vậy sẽ rất ít người phát hiện ra đây là quảng cáo. Do đó nó không hề gây phản cảm và cũng rất ít khi bị chặn bởi ứng dụng quảng cáo.
- Khả năng tiếp cận mạnh mẽ: Native Ads cho phép nhiều hình thức quảng cáo với đa dạng kích cỡ theo các nền tảng khác nhau. Vì vậy chúng có khả năng tiếp cận vượt trội.
Quảng cáo Native Ads nhắm vào đối tượng cụ thể nên hiệu quả cao
10.2. Bạn cần những gì để có thể chạy Native Ads
Để quá chạy quảng cáo Native Ads hiệu quả và không bị gián đoạn bạn cần phải chuẩn bị:
- Một thẻ visa hoặc Mastercard để nạp tiền.
- Một Landing page để gia tăng khả năng chuyển đổi khách hàng sau khi họ nhấp vào quảng cáo.
- Một tài khoản quảng cáo MGID.
10.4. Nên chạy quảng cáo Native Ads ngành hàng nào?
Thông thường số đông mọi người đều lựa chọn chạy quảng cáo Native Ads cho những ngành có tỷ lệ tranh cao và thường hay mắc các chính sách về quảng cáo Google, Facebook. Một số ngành nên lựa chọn chạy quảng cáo có thể kể đến đó là:
- Đông y, thực phẩm chức năng.
- Sản phẩm dành cho người lớn
- Các dịch vụ hỗ trợ tài chính
- Bất động sản
11. Kết luận
Như vậy UNICA đã bật mí cho các biết Native Ads là gì cũng như những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho người dùng, nhà sản xuất, nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Mong rằng với những thông tin chia sẻ này, bạn đã biết thêm được rất nhiều kiến thức marketing bổ ích. Chúc bạn chạy quảng cáo hiệu quả, mang về doanh thu cao nhất.
Như vậy UNICA đã bật mí cho các biết Native Ads là gì cũng như những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho người dùng, nhà sản xuất, nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
13/10/2020
4278 Lượt xem
Mô hình SMART là gì? Lợi ích, cách ứng dụng và ví dụ thực tiễn
Trong marketing, việc đặt mục tiêu là một bước quan trọng và cần thiết để xác định hướng đi, chiến lược và kế hoạch cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mục tiêu nào cũng có thể mang lại hiệu quả và thành công cho doanh nghiệp. Để đảm bảo rằng mục tiêu marketing của doanh nghiệp là hợp lý, rõ ràng và có thể đo lường được, doanh nghiệp cần áp dụng một mô hình đặt mục tiêu phổ biến và hiệu quả đó là mô hình SMART. Vậy mô hình smart là gì? Lợi ích và cách ứng dụng mô hình này thế nào? Những vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mô hình SMART là gì?
Mô hình SMART là một mô hình đặt mục tiêu, được phát triển bởi George T. Doran vào năm 1981, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có marketing. Mô hình SMART bao gồm 5 tiêu chí để đánh giá một mục tiêu đó là:
- Specific (S) - Cụ thể: Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu, không mơ hồ, chung chung hoặc khó giải thích.
- Measurable (M) - Có thể đo lường được: Mục tiêu cần phải có các chỉ số đo lường để có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả, tiến độ của mục tiêu.
- Actionable (A) - Tính khả thi: Mục tiêu cần có thể thực hiện được, dựa trên các nguồn lực, thời gian và điều kiện của doanh nghiệp, không quá cao siêu, không thực tế hoặc bất khả thi.
- Relevant ® - Sự liên quan: Mục tiêu cần phải liên quan đến chiến lược, mục đích và tầm nhìn của doanh nghiệp. Đồng thời, mục tiêu cần phù hợp với thị trường, khách hàng và cạnh tranh của doanh nghiệp, không lệch lạc, không liên quan hoặc trái ngược với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Time-Bound (T) - Thời hạn đạt được mục tiêu: Mục tiêu cần phải có một thời hạn cụ thể để có thể hoàn thành mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định, không kéo dài, không vô hạn hoặc không rõ ràng.
Mô hình SMART là một mô hình đặt mục tiêu, được phát triển bởi George T. Doran vào năm 1981
Lợi ích của mô hình SMART trong Marketing
Mô hình SMART mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong marketing. Vậy cụ thể lợi ích của mô hình smart là gì?
1. Cụ thể hóa mục tiêu
Mô hình SMART giúp doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu marketing của mình bằng cách xác định rõ ràng những gì doanh nghiệp muốn đạt được, với ai, bằng cách nào và tại sao. Điều này giúp doanh nghiệp tránh những mục tiêu mơ hồ, chung chung hoặc khó hiểu, mà có thể gây ra sự nhầm lẫn, sai lệch, hoặc thiếu hướng dẫn cho các hoạt động marketing.
>> Xem thêm: Tìm hiểu từ A - Z mô hình SOS là gì trong Marketing
Mô hình SMART giúp doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu marketing của mình
2. Tăng độ phù hợp, chính xác của mục tiêu
Mô hình SMART giúp doanh nghiệp tăng độ phù hợp, chính xác của mục tiêu marketing của mình bằng cách đảm bảo rằng mục tiêu phù hợp với chiến lược, mục đích và tầm nhìn của doanh nghiệp. Cùng với đó, mục tiêu cần phù hợp với thị trường, khách hàng và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tránh những mục tiêu lệch lạc, không liên quan hoặc trái ngược với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
3. Cải thiện khả năng đo lường của mục tiêu
Mô hình SMART giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng đo lường của mục tiêu marketing của mình bằng cách đặt ra các chỉ số đo lường. Điều này giúp doanh nghiệp kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động marketing, từ đó đảm bảo rằng mục tiêu được đạt được một cách kịp thời và hiệu quả.
Mô hình SMART giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng đo lường của mục tiêu marketing của mình bằng cách đặt ra các chỉ số đo lường
4. Gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên
Mô hình SMART giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên bằng cách tạo ra sự rõ ràng, minh bạch và thống nhất về mục tiêu marketing của doanh nghiệp. Thông qua mô hình này, chủ doanh nghiệp có thể giao nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cho nhân viên để họ có thể thực hiện các hoạt động marketing một cách trách nhiệm và hiệu quả.
Đăng ký khoá học Marketing online ngay để nhận ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ các khái niệm từ cơ bản đến nâng cao trong Marketing, tầm quan trọng và lý do tại sao phải lập kế hoạch Marketing, biết cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:803,theme:course]
[course_id:402,theme:course]
[course_id:1227,theme:course]
Cách ứng dụng mô hình SMART để đặt mục tiêu
Để ứng dụng mô hình SMART để đặt mục tiêu marketing, bạn cần thực hiện các bước sau:
1. Specific (S) - Cụ thể
Bước này yêu cầu doanh nghiệp xác định rõ ràng mục tiêu marketing của mình. Những câu hỏi cần được trả lời là:
- What: Mục tiêu là gì? Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì?
- Who: Ai là đối tượng mục tiêu? Doanh nghiệp muốn ảnh hưởng đến ai?
- How: Làm thế nào để đạt được mục tiêu? Doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp, công cụ hoặc chiến lược nào?
- Why: Tại sao đặt mục tiêu này? Mục tiêu có ý nghĩa và giá trị gì đối với doanh nghiệp?
Tiêu chí S – Specific trong mô hình SMART
2. Measurable (M) - Có thể đo lường được
Bước này yêu cầu doanh nghiệp đặt ra các chỉ số đo lường để có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả và tiến độ của mục tiêu marketing của mình. Những câu hỏi cần được trả lời là:
- How much: Mục tiêu cần đạt được bao nhiêu? Doanh nghiệp muốn tăng, giảm hoặc duy trì mức nào?
- How many: Mục tiêu cần đạt được bao nhiêu lần? Doanh nghiệp muốn thực hiện bao nhiêu hoạt động, giao dịch hoặc khách hàng?
- How often: Mục tiêu cần đạt được trong bao lâu? Doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu trong khoảng thời gian nào hoặc với tần suất nào?
Ví dụ: Một doanh nghiệp bán hàng online muốn đặt mục tiêu tăng doanh số bán hàng của sản phẩm mới là một loại bánh ngọt có hình dạng và mùi vị độc đáo, lên 50% trong vòng 3 tháng. Mục tiêu này có thể được đo lường bằng các chỉ số sau:
- How much: Mục tiêu cần đạt được là tăng doanh số bán hàng của sản phẩm mới lên 50%, so với doanh số bán hàng của sản phẩm cũ trong cùng một thời gian.
- How many: Mục tiêu cần đạt được là bán được ít nhất 10.000 chiếc bánh ngọt mới trong vòng 3 tháng, so với 6.667 chiếc bánh ngọt cũ trong cùng một thời gian.
- How often: Mục tiêu cần đạt được là bán được trung bình 111 chiếc bánh ngọt mới mỗi ngày, so với 74 chiếc bánh ngọt cũ mỗi ngày.
Tiêu chí M – Measurable trong mô hình SMART
3. Actionable (A) - Tính khả thi
Bước này yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo rằng mục tiêu marketing của mình có thể thực hiện được, dựa trên các nguồn lực, thời gian và điều kiện của doanh nghiệp. Những câu hỏi cần được trả lời là:
- How: Làm thế nào để thực hiện mục tiêu? Doanh nghiệp có đủ nguồn lực, nhân lực, tài chính, công nghệ hoặc hợp tác để thực hiện mục tiêu?
- What: Cần làm gì để thực hiện mục tiêu? Doanh nghiệp cần thực hiện những hoạt động, bước, hoặc kế hoạch nào để thực hiện mục tiêu?
- Who: Ai sẽ thực hiện mục tiêu? Doanh nghiệp cần phân công, giao nhiệm vụ và quản lý những ai để thực hiện mục tiêu?
4. Relevant ® - Sự liên quan
Bước này yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo rằng mục tiêu marketing của mình liên quan đến chiến lược, mục đích và tầm nhìn của doanh nghiệp. Ngoài ra, chiến dịch marketing cần phù hợp với thị trường, khách hàng và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp. Những câu hỏi cần được trả lời là:
- Why: Tại sao đặt mục tiêu này? Mục tiêu có ý nghĩa và giá trị gì đối với doanh nghiệp?
- Who: Ai quan tâm đến mục tiêu này? Mục tiêu có phù hợp với nhu cầu, sở thích và vấn đề của khách hàng mục tiêu?
- What: Mục tiêu có liên quan đến gì? Mục tiêu có phù hợp với thị trường, cạnh tranh và xu hướng của doanh nghiệp?
>> Xem thêm: Mô hình 4P là gì? 6 bước phát triển 4P trong Marketing Mix
5. Time-Bound (T) - Thời hạn đạt được mục tiêu
Bước này yêu cầu doanh nghiệp đặt ra một thời hạn cụ thể để có thể hoàn thành mục tiêu marketing của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Những câu hỏi cần được trả lời là:
- When: Mục tiêu cần đạt được vào khi nào? Doanh nghiệp muốn bắt đầu và kết thúc mục tiêu trong thời gian nào?
- How long: Mục tiêu cần đạt được trong bao lâu? Doanh nghiệp muốn hoàn thành mục tiêu trong khoảng thời gian bao nhiêu?
Tiêu chí T – Time bound trong mô hình SMART
Ví dụ về mô hình SMART
Để minh họa cho mô hình SMART, dưới đây là một số ví dụ về cách áp dụng mô hình SMART để đặt mục tiêu marketing cho các doanh nghiệp nổi tiếng:
1. Ví dụ 1: Mô hình SMART của Coca-Cola
Một trong những mục tiêu marketing của Coca-Cola là tăng sự nhận biết và thị phần của nước ngọt Coca-Cola Zero Sugar, một sản phẩm mới có hương vị giống Coca-Cola Classic nhưng không có đường và calo. Mục tiêu này có thể được đặt theo mô hình SMART như sau:
- Specific (S) - Cụ thể: Mục tiêu của Coca-Cola là tăng sự nhận biết và thị phần của nước ngọt Coca-Cola Zero Sugar trên toàn thế giới bằng cách sử dụng các chiến dịch marketing truyền thông, tiếp thị trực tiếp, xúc tiến bán hàng, hỗ trợ và tài trợ.
- Measurable (M) - Có thể đo lường được: Mục tiêu của Coca-Cola là tăng sự nhận biết của nước ngọt Coca-Cola Zero Sugar lên 80%, tăng thị phần của nước ngọt Coca-Cola Zero Sugar lên 10%, so với năm trước, trên toàn thế giới.
- Actionable (A) - Tính khả thi: Mục tiêu của Coca-Cola có thể thực hiện được vì Coca-Cola có đủ nguồn lực, nhân lực, tài chính, công nghệ và hợp tác để thực hiện các chiến dịch marketing cho nước ngọt Coca-Cola Zero Sugar, trên toàn thế giới.
- Relevant ® - Sự liên quan: Mục tiêu của Coca-Cola có liên quan đến chiến lược, mục đích và tầm nhìn của Coca-Cola. Song song với đó, mục tiêu của hãng cũng phù hợp với thị trường, khách hàng và cạnh tranh của Coca-Cola bởi vì nó giúp Coca-Cola:
+ Tạo ra sự khác biệt và độc đáo cho nước ngọt Coca-Cola Zero Sugar, tăng cường sức cạnh tranh và thị phần trên thị trường nước ngọt.
+ Tăng doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận bằng cách tạo ra sự thèm muốn và sẵn sàng trả giá cao hơn của khách hàng đối với nước ngọt Coca-Cola Zero Sugar.
+ Xây dựng niềm tin và uy tín với khách hàng, tăng sự hài lòng và khuyến khích khách hàng.
+ Thu hút và giữ chân khách hàng mục tiêu, bằng cách đáp ứng nhu cầu, sở thích và vấn đề của họ, đặc biệt là những khách hàng quan tâm đến sức khỏe và giảm cân.
- Time-Bound (T) - Thời hạn đạt được mục tiêu: Mục tiêu của Coca-Cola cần đạt được trong vòng 1 năm, từ ngày 1 tháng 1 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Mô hình SMART của Coca-Cola
2. Ví dụ 2: Mô hình SMART của Nike
Một trong những mục tiêu marketing của Nike là tăng sự tham gia và trải nghiệm của người dùng với ứng dụng Nike Run Club. Đây là một ứng dụng chạy bộ miễn phí, có các tính năng như theo dõi quãng đường, thời gian, tốc độ, nhịp tim và calo tiêu thụ, cũng như cung cấp các kế hoạch, lời khuyên và thách thức chạy bộ cho người dùng. Mục tiêu này có thể được đặt theo mô hình SMART như sau:
- Specific (S) - Cụ thể: Mục tiêu của Nike là tăng sự tham gia và trải nghiệm của người dùng với ứng dụng Nike Run Club, trên toàn thế giới bằng cách sử dụng các chiến dịch marketing truyền thông, tiếp thị trực tiếp, xúc tiến bán hàng.
- Measurable (M) - Có thể đo lường được: Mục tiêu của Nike là tăng số lượng người dùng ứng dụng Nike Run Club lên 50 triệu, tăng tỷ lệ sử dụng ứng dụng Nike Run Club lên 80%, so với năm trước, trên toàn thế giới.
- Actionable (A) - Tính khả thi: Mục tiêu của Nike có thể thực hiện được bởi vì Nike có đủ nguồn lực, nhân lực, tài chính, công nghệ và hợp tác để thực hiện các chiến dịch marketing cho ứng dụng Nike Run Club, trên toàn thế giới.
- Relevant ® - Sự liên quan: Mục tiêu của Nike có liên quan đến chiến lược, mục đích và tầm nhìn của Nike vì nó giúp Nike:
+ Tạo ra sự khác biệt và độc đáo cho ứng dụng Nike Run Club, tăng cường sức cạnh tranh và thị phần trên thị trường ứng dụng chạy bộ.
+ Tăng doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận bằng cách tạo ra sự thèm muốn và sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung cao cấp, liên quan đến ứng dụng Nike Run Club.
+ Xây dựng niềm tin và uy tín với khách hàng, tăng sự hài lòng và khuyến khích khách hàng.
+ Thu hút và giữ chân khách hàng mục tiêu bằng cách đáp ứng nhu cầu, sở thích và vấn đề của họ, đặc biệt là những khách hàng quan tâm đến sức khỏe, thể thao và chạy bộ.
- Time-Bound (T) - Thời hạn đạt được mục tiêu: Mục tiêu của Nike cần đạt được trong vòng 1 năm, từ ngày 1 tháng 1 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Mô hình SMART của Nike
3. Ví dụ 3: Mô hình SMART của Vinamilk
Một trong những mục tiêu marketing của Vinamilk là tăng sự nhận biết và thị phần của sữa chua Vinamilk ProBeauty, một sản phẩm mới có chứa collagen, vitamin E và các dưỡng chất khác, giúp cải thiện sức khỏe và làm đẹp da cho người dùng. Mục tiêu này có thể được đặt theo mô hình SMART như sau:
- Specific (S) - Cụ thể: Mục tiêu của Vinamilk là tăng sự nhận biết và thị phần của sữa chua Vinamilk ProBeauty, trên toàn quốc, bằng cách sử dụng các chiến dịch marketing truyền thông, tiếp thị trực tiếp, xúc tiến bán hàng và hỗ trợ bán hàng.
- Measurable (M) - Có thể đo lường được: Mục tiêu của Vinamilk là tăng sự nhận biết của sữa chua Vinamilk ProBeauty lên 70%, tăng thị phần của sữa chua Vinamilk ProBeauty lên 15%, so với năm trước, trên toàn quốc.
- Actionable (A) - Tính khả thi: Mục tiêu của Vinamilk có thể thực hiện được vì Vinamilk có đủ nguồn lực, nhân lực, tài chính, công nghệ và hợp tác để thực hiện các chiến dịch marketing cho sữa chua Vinamilk ProBeauty trên toàn quốc.
- Relevant ® - Sự liên quan: Mục tiêu của Vinamilk có liên quan đến chiến lược, mục đích và tầm nhìn của Vinamilk, nó giúp Vinamilk:
+ Tạo ra sự khác biệt và độc đáo cho sữa chua Vinamilk ProBeauty, tăng cường sức cạnh tranh và thị phần trên thị trường sữa chua.
+ Tăng doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận bằng cách tạo ra sự thèm muốn và sẵn sàng trả giá cao hơn của khách hàng đối với sữa chua Vinamilk ProBeauty.
+ Xây dựng niềm tin và uy tín với khách hàng, tăng sự hài lòng và khuyến khích khách hàng.
+ Thu hút và giữ chân khách hàng mục tiêu bằng cách đáp ứng nhu cầu, sở thích và vấn đề của họ, đặc biệt là những khách hàng quan tâm đến sức khỏe và làm đẹp.
- Time-Bound (T) - Thời hạn đạt được mục tiêu: Mục tiêu của Vinamilk cần đạt được trong vòng 1 năm, từ ngày 1 tháng 1 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Mô hình SMART của Vinamilk
So sánh 2 mô hình OKR và SMART
Ngoài mô hình SMART, có một mô hình đặt mục tiêu khác cũng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có marketing, đó là mô hình OKR. Mô hình OKR là viết tắt của Objectives and Key Results, hay còn gọi là Mục tiêu và Kết quả Chính. Mô hình OKR bao gồm 2 thành phần chính, đó là:
- Objectives (O) - Mục tiêu: Là những mục tiêu cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu thường được đặt theo dạng câu hoàn chỉnh, có thể truyền cảm hứng và động lực cho nhân viên.
- Key Results (KR) - Kết quả Chính: Là những chỉ số đo lường để kiểm tra xem mục tiêu đã được đạt được đến mức nào. Kết quả chính thường được đặt theo dạng số liệu, có thể đo lường được và có một mức độ hoàn thành từ 0% đến 100%.
Mô hình OKR và mô hình SMART có nhiều điểm tương đồng là:
- Cả hai mô hình đều giúp doanh nghiệp đặt ra những mục tiêu rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường được để hướng dẫn và đánh giá các hoạt động marketing của doanh nghiệp.
- Cả hai mô hình đều yêu cầu doanh nghiệp xác định một thời hạn cụ thể để có thể hoàn thành mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định và theo dõi tiến độ của mục tiêu.
- Cả hai mô hình đều có thể được sử dụng ở nhiều cấp độ khác nhau, từ cấp độ cá nhân, nhóm, bộ phận, đến cấp độ toàn doanh nghiệp để đảm bảo sự thống nhất và liên kết giữa các mục tiêu.
So sánh 2 mô hình OKR và SMART
Tuy nhiên, 2 mô hình này cũng có một số điểm khác biệt như sau:
- Mô hình OKR thường được đặt ở mức độ cao hơn, mang tính chiến lược và tầm nhìn hơn. Trong khi mô hình SMART thường được đặt ở mức độ thấp hơn, mang tính chi tiết và hành động hơn.
- Mô hình OKR thường được đặt ở mức độ khó hơn, mang tính thách thức và đổi mới hơn. Còn mô hình SMART thường được đặt ở mức độ dễ hơn, mang tính khả thi và hiệu quả hơn.
- Mô hình OKR thường được đặt ở mức độ rộng hơn, mang tính linh hoạt và thay đổi nhiều hơn. Còn mô hình SMART thường được đặt ở mức độ hẹp hơn, mang tính cố định và ổn định hơn.
Tạm kết
Như vậy Unica đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về mô hình SMART là gì, về các tiêu chí SMART trong markting cũng như những ví dụ cho mô hình này. Có thể nhận thấy một điều rằng, trong Marketing, mục tiêu Smart đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp đo lường hiệu quả của chiến dịch. Bên cạnh đó, chúng tôi còn mang đến bạn đọc những kiến thức học marketing nâng cao dành cho những ai muốn nâng cao kiến thức cho bản thân mình lên một tầm mới. Mời bạn đọc truy cập Unica để tham khảo.
13/10/2020
9707 Lượt xem
Outbound Marketing là gì? Liệu loại hình Marketing này đã lỗi thời?
Nếu bạn là một bậc “lão làng” trong marketing thì thuật ngữ outbound Marketing không còn trở nên xa lạ, bởi lẽ đây là một hình thức Marketing được áp dụng rộng rãi khi thời đại Internet chưa thật sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ như bây giờ. Để tìm hiểu kỹ hơn Outbound marketing là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Outbound Marketing là gì?
Outbound Marketing là một phương pháp tiếp thị truyền thống, trong đó doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu bằng cách đưa thông điệp tiếp thị trực tiếp đến họ. Điều này thường được thực hiện thông qua các hoạt động như quảng cáo truyền thống (trên truyền hình, radio, báo chí), cold calling, email marketing hoặc các hình thức quảng cáo khác mà khách hàng không tìm kiếm hoặc không mong đợi.
Trong Outbound Marketing, doanh nghiệp thường phải tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng một cách tổng quát, thay vì tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể. Một ví dụ điển hình của Outbound Marketing là quảng cáo trên truyền hình, trong đó thông điệp quảng cáo được truyền đến một đám đông qua màn hình truyền hình mà không yêu cầu khách hàng đãi ngộ.
>>> Xem thêm: Giới thiệu về Podcast
Outbound Marketing được hiểu là hình thức tiếp thị truyền thống
Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng outbound marketing là gì?
Outbound Marketing có một số ưu điểm và nhược điểm mà doanh nghiệp cần xem xét:
Ưu điểm:
- Tiếp cận rộng: Outbound Marketing cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng mục tiêu trong thời gian ngắn.
- Hiệu quả ngắn hạn: Outbound Marketing thường mang lại kết quả nhanh chóng, giúp tăng doanh số bán hàng trong thời gian ngắn.
- Dễ đo lường: Doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả của các chiến dịch Outbound Marketing.
Ưu điểm của Outbound Marketing
Nhược điểm:
- Chi phí cao: Outbound Marketing thường đòi hỏi chi phí cao, đặc biệt là cho các chiến dịch quảng cáo trên truyền hình hoặc radio.
- Khó tạo sự tương tác: Khách hàng thường ít tương tác với các hình thức Outbound Marketing so với Inbound Marketing.
- Có thể gây phiền toái: Một số hình thức Outbound Marketing như cold calling hay email marketing có thể gây phiền toái cho khách hàng.
Nhược điểm của Outbound Marketing
Những loại hình Outbound Marketing phổ biến
Những loại hình Outbound Marketing phổ biến có thể kể tới đó là quảng cáo truyền thống, quảng cáo kỹ thuật số và Cold calling. Dưới đây sẽ là một số đặc điểm cơ bản của từng loại:
1. Quảng cáo truyền thống
Quảng cáo truyền thống là phương tiện quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông cổ điển như truyền hình, radio, báo chí và tạp chí. Phương tiện này thường đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và có phạm vi tiếp cận rộng lớn nhưng không nhất thiết đảm bảo sự tương tác trực tiếp với khách hàng.
Quảng cáo truyền thống là phương tiện quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông cổ điển như truyền hình
2. Quảng cáo kỹ thuật số (Digital Ads)
Quảng cáo kỹ thuật số là hình thức quảng cáo sử dụng các nền tảng trực tuyến như trang web, mạng xã hội, email và các ứng dụng di động. Phương tiện này cho phép định tuyến đối tượng mục tiêu chính xác hơn, tạo ra những chiến lược quảng cáo linh hoạt và đo lường hiệu suất quảng cáo một cách chi tiết.
3. Cold Calling
Cold calling là phương pháp tiếp thị truyền thống, trong đó nhân viên tiếp thị hoặc bán hàng gọi điện trực tiếp đến khách hàng tiềm năng mà họ chưa từng liên hệ trước đó. Phương pháp này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng thuyết phục cao để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Những loại hình Outbound Marketing trên đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Việc lựa chọn và kết hợp chúng một cách linh hoạt và hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tiếp thị tốt nhất và thu hút được một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Cold calling là phương pháp tiếp thị truyền thống
Đăng ký khoá học Marketing online ngay để nhận ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ các khái niệm từ cơ bản đến nâng cao trong Marketing, tầm quan trọng và lý do tại sao phải lập kế hoạch Marketing, biết cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:266,theme:course]
[course_id:733,theme:course]
[course_id:1222,theme:course]
Một số khái niệm khác về Outbound
Sau khi giải thích thuật ngữ Outbound Marketing là gì, chúng tôi xin mời bạn đọc tìm hiểu một số khái niệm khác liên quan đến Outbound.
- Outbound Logistics: Outbound Logistics là một chuỗi quá trình hoạt động riêng biệt nhằm cung cấp các sản phẩm từ nhà sản xuất đến với người tiêu dùng. Quá trình này bao gồm các công đoạn chủ yếu như: vận chuyển, bảo quản, lưu trữ sản phẩm, phân phối tới các nhà cung cấp và cuối cùng là tới người tiêu dùng. Để quá trình nay diễn ra suôn sẻ, các doanh nghiệp cần lựa chọn kênh phân phối, kho lưu trữ hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn.
- Outbound Call: Đây là một hình thức mà nhân viên bán hàng sử dụng điện thoại để kết nối và giới thiệu, chào bán sản phẩm đến với những khách hàng tiềm năng. Với tình huống hoàn toàn bị động này, khách hàng có thể nhận hoặc từ chối cuộc gọi tùy thuộc vào những lý do chủ quan hoặc khách quan khác nhau.
- Outbound Sales: Đây là một hình thức mà doanh nghiệp muốn giới thiệu và tiếp thị sản phẩm đến với người tiêu dùng thông qua các hình thức như: email, điện thoại, tiếp thị… Để hoạt động Outbound diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, seller cần có những kịch bản cụ thể, rõ ràng để có thể chủ động và linh hoạt khi có tình huống phát sinh.
Outbound Sales là tiếp thị sản phẩm qua nhiều hình thức khác nhau
Vấn đề của outbound marketing là gì trong thời đại số?
Outbound Marketing, mặc dù từng được coi là một phương pháp tiếp thị hiệu quả trong quá khứ, nhưng trong thời đại số ngày nay, nó đang đối mặt với một số vấn đề và thách thức lớn như:
- Mất hiệu quả: Trong một môi trường mà khách hàng ngày càng trở nên cảnh giác với quảng cáo và các thông điệp tiếp thị truyền thống, các phương pháp Outbound Marketing như quảng cáo truyền thống và cold calling thường gặp phải khó khăn trong việc thu hút sự chú ý và tương tác từ khách hàng.
- Chi phí cao: Outbound Marketing thường đòi hỏi một ngân sách lớn để triển khai, đặc biệt là trong các chiến dịch quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, radio hoặc báo chí. Chi phí này có thể trở thành một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Khả năng đo lường kém: So với Inbound Marketing, Outbound Marketing thường khó đo lường hiệu suất một cách chính xác. Việc theo dõi và đánh giá kết quả của các chiến dịch Outbound thường phức tạp hơn, do đó, có thể dẫn đến việc đầu tư nguồn lực mà không có sự đảm bảo về hiệu quả thực sự.
- Phản ứng tiêu cực từ khách hàng: Cách tiếp thị truyền thống như cold calling có thể gây cảm giác phiền toái và làm mất lòng tin từ phía khách hàng. Việc tiếp tục áp dụng các phương pháp tiếp thị này có thể dẫn đến một hình ảnh tiêu cực về thương hiệu và sản phẩm trong mắt khách hàng.
- Tiếp cận không hiệu quả: Trong khi Outbound Marketing có thể tiếp cận một số lượng lớn khách hàng tiềm năng nhưng nó thường không tạo ra mối liên kết cá nhân hóa giữa doanh nghiệp và khách hàng. Trong thời đại số hiện nay, khách hàng đòi hỏi một trải nghiệm tiếp thị cá nhân hóa và tương tác.
Tóm lại, Outbound Marketing vẫn có thể là một phần quan trọng trong mix tiếp thị của một doanh nghiệp. Tuy nhiên để thành công trong thời đại số, các doanh nghiệp cần kết hợp nó với các phương pháp Inbound Marketing và tiếp cận một cách sáng tạo và linh hoạt để tạo ra một chiến lược tiếp thị toàn diện và hiệu quả.
Vấn đề của Outbound Marketing trong thời đại số
Sự khác biệt cơ bản giữa Inbound Marketing và outbound marketing là gì?
Outbound Marketing và inbound marketing là hai loại hình marketing có những khác biệt như sau:
Định nghĩa
- Outbound Marketing: Phương pháp tiếp thị truyền thống, tập trung vào việc đưa thông điệp tiếp thị đến khách hàng mục tiêu một cách trực tiếp.
- Inbound Marketing: Phương pháp tiếp thị tập trung vào việc tạo ra nội dung giá trị và thu hút khách hàng tiềm năng đến với thương hiệu một cách tự nhiên.
Sự khác biệt giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing về định nghĩa
Phương tiện chính
- Outbound Marketing: Quảng cáo truyền thống (truyền hình, radio, báo chí), cold calling, email marketing không yêu cầu sự chấp nhận trước.
- Inbound Marketing: Nội dung blog, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), mạng xã hội, email marketing yêu cầu sự chấp nhận trước từ phía khách hàng.
Phạm vi tiếp cận
- Outbound Marketing: Rộng lớn nhưng không được tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể.
- Inbound Marketing: Tập trung vào việc thu hút và tiếp cận một nhóm khách hàng cụ thể (khách hàng tiềm năng đã tự tìm kiếm thông tin).
Mức độ tương tác
- Outbound Marketing: Thấp, khách hàng thường không tương tác trực tiếp với thông điệp tiếp thị.
- Inbound Marketing: Cao, khách hàng thường tương tác trực tiếp với nội dung và thông điệp tiếp thị.
Sự khác biệt giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing về mức độ tương tác
Chi phí
- Outbound Marketing: Thường cao do yêu cầu các chiến dịch quảng cáo truyền thống.
- Inbound Marketing: Thường thấp hơn do tập trung vào việc tạo ra nội dung và sử dụng các kênh trực tuyến.
Đo lường hiệu quả
- Outbound Marketing: Khó khăn do khó đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo truyền thống.
- Inbound Marketing: Dễ dàng hơn do có thể đo lường hiệu quả của các chiến dịch thông qua các công cụ phân tích trực tuyến.
Thời gian tác động
- Outbound Marketing: Hiệu quả ngay lập tức nhưng có thể không kéo dài lâu dài.
- Inbound Marketing: Cần thời gian để xây dựng và triển khai chiến lược nhưng hiệu quả có thể kéo dài lâu dài khi thu hút được khách hàng tiềm năng.
Sự khác biệt giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing về thời gian tác động
Mục tiêu chính
- Outbound Marketing: Tìm kiếm khách hàng mục tiêu thông qua việc đưa thông điệp tiếp thị trực tiếp đến họ.
- Inbound Marketing: Tạo ra nội dung giá trị và thu hút khách hàng tiềm năng đến với thương hiệu một cách tự nhiên.
Outbound marketing trái ngược hoàn toàn với inbound marketing bởi inbound marketing bao gồm các hình thức tiếp thị bằng nội dung, viết bài blog, SEO và tiếp thị qua email. Ngoài ra, quảng cáo tìm kiếm có trả phí được coi là inbound marketing vì quảng cáo của doanh nghiệp bạn chỉ xuất hiện khi mọi người đang tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
6 cách để có một chiến lược Outbound Marketing hiệu quả
Để có một chiến lược Outbound Marketing hiệu quả, các marketer có thể tham khảo một số chiến lược sau:
1. Phân đoạn đối tượng của bạn
Để có một chiến lược Outbound Marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần phải xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra các thông điệp quảng cáo phù hợp và hiệu quả.
Phân đoạn đối tượng
2. Chọn công nghệ và kênh phù hợp
Doanh nghiệp cần chọn lựa kỹ lưỡng công nghệ và kênh truyền thông phù hợp để triển khai chiến dịch Outbound Marketing. Việc này giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn và tăng hiệu quả của chiến dịch.
3. Đơn giản hóa thông điệp của bạn
Thông điệp quảng cáo cần phải đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ. Điều này giúp khách hàng dễ dàng nhớ đến thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.
4. Chỉ liên hệ với những ai muốn được liên hệ
Doanh nghiệp nên tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng và chỉ liên hệ với những người đã đồng ý nhận thông tin. Điều này giúp tăng sự hài lòng của khách hàng và tránh gây phiền toái.
Chỉ liên hệ với những ai muốn được liên hệ
5. Tạo nội dung hữu ích và có liên quan
Nội dung quảng cáo cần phải hữu ích và có liên quan đến nhu cầu và sở thích của khách hàng. Việc này giúp tăng sự hấp dẫn của thông điệp quảng cáo và thu hút sự chú ý của khách hàng.
6. Sử dụng kịch bản để tăng sự hài lòng của khách hàng
Kịch bản quảng cáo cần phải được lên kế hoạch kỹ lưỡng và thực hiện một cách chuyên nghiệp. Điều này giúp tạo ra một trải nghiệm mua hàng tốt cho khách hàng và tăng sự hài lòng của họ.
Kết luận
Như vậy trong bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu Outbound Marketing là gì. Không thể phủ nhận một điều rằng Outbound Marketing có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp có thể vận dụng và triển khai một cách linh hoạt để có thể tiếp cận được hơn nữa những khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Chúc các bạn thành công.
13/10/2020
4251 Lượt xem