Digital Transformation là gì? Tầm quan trọng & quy trình chuyển đổi số

Digital Transformation là gì? Tầm quan trọng & quy trình chuyển đổi số

Mục lục

Khi công nghệ 4.0, 5.0 đang phát triển vô cùng mạnh mẽ đi đến từng ngõ ngách, từng lĩnh vực kinh doanh, các ngành nghề ngày càng khẳng định vững chắc vị trí quan trọng của nó. Digital Transformation đang là xu thế, nó được coi là tương lai của các ngành nghề làm Marketing. Ngay sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu Digital Transformation là gì?

Digital Transformation là gì?

Digital Transformation hiểu theo nghĩa tiếng Việt là chuyển đổi kỹ thuật số, là  sự tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp, thay đổi cơ bản cách bạn vận hành và cung cấp giá trị cho khách hàng. Đây cũng là một sự thay đổi văn hóa đòi hỏi các tổ chức phải liên tục thách thức hiện trạng, thử nghiệm và thoải mái với thất bại. 

Chuyển đổi số (digital transformation) giúp một tổ chức bắt kịp với các nhu cầu mới nổi của khách hàng hiện tại và, nếu được duy trì, trong tương lai. Chuyển đổi kỹ thuật số cho phép một tổ chức cạnh tranh tốt hơn trong bối cảnh kinh tế liên tục thay đổi khi công nghệ phát triển. Vì vậy, một chiến lược cạnh tranh chuyển đổi kỹ thuật số là cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận hoặc tổ chức nào muốn tồn tại trong tương lai.

Digital Transformation la gi

Digital Transformation là việc chuyển đổi kỹ thuật số

Tầm quan trọng của chuyển đổi kỹ thuật số

Nắm được cơ bản khái niệm về Digital Transformation là gì nhưng bạn có biết tầm quan trọng của nó không. Một doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số vì một số lý do. Nhưng cho đến nay, lý do rất có thể là họ phải: Đó là vấn đề sống còn. Trong bối cảnh của đại dịch Covid 19, khả năng của một tổ chức để thích ứng nhanh chóng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng, thời gian trước áp lực thị trường và sự thay đổi nhanh chóng của kỳ vọng của khách hàng trở nên rất quan trọng.

Quá trình số hóa của xã hội bắt đầu vào cuối thế kỷ 20 và đã tăng tốc trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đang được thực hiện bởi nhiều tổ chức ngày nay.

Khả năng tận dụng và phân tích dữ liệu

Công nghệ chuyển đổi số giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng và truy cập khối lượng dữ liệu khổng lồ. Qua đó họ có thể thao dõi thông tin khác hàng cũng như các sữ liệu để đánh giá hiệu quả và tìm ra giải pháp cho các vấn đề của doanh nghiệp.

Tất cả những dữ liệu này hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp trong quá trình đưa ra kết hoạch cũng như các quyết định đúng đắn. 

Nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp

Ngày nay, chuyển đối số digital transformation không còn là một lựa chọn mà đã trở thành vấn đề bắt buộc với mọi doanh nghiệp. Chuyển đổi số là việc làm với các doanh nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ.

Một nghiên cứu cho rằng 93% các doanh nghiệp khẳng định chuyển đổi số là việc làm cần thiết trong quá trình phát triển của họ. Các daonh nghiệp không chỉ cần một công nghệ chuyển đổi số cụ thể mà cần áp dụng chuyển đổi số ở nhiều mảng trong doanh nghiệp. 

Tối ưu trải nghiệm khách hàng

Việc cải tiến công nghệ giúp cho người dùng có nhiều sự lựa chọn trong dịch vụ và ngày càng nâng cao kỳ vọng về trải nghiệm họ nhận thức được. Khách hàng khi họ quyết định mua hoặc sử dụng một sản phẩm/dịch vụ nào đó thì họ không những quan tâm đến tính năng của sản phẩm mà còn quan tâm đến trải nghiệm của người bán.

 Công nghệ chuyển đổi số sáng tạo giúp cho việc tương tác giữa khách hàng và thương hiệu hơn, đồng thời mang lại cho người dùng những trải nghiệm độc đáo. Cũng như việc giúp cho việc giữ chân khách hàng và tăng độ hài lòng lên.

Nâng cao trải nghiệm nhân viên

Những trải nghiệm của nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất làm việc và hiệu quả của công việc. Chuyển đổi quy trình làm việc giúp nhân viên của bạn làm việc đơn giản và nhanh gọn và hiện tại. Nhờ đó, thông tin của doanh nghiệp được phân cấp rõ ràng và liền mạch, tất cả những công việc cũng được theo dõi và cập nhật tức thời, giúp đảm bảo tiến độ và hiệu quả. 

Xóa bỏ rào cản giữa các phòng ban

Khi tiến hành chuyển đổi số thông tin được lưu trữ trên hệ thống và dễ dàng truy cập hơn. Các phòng ban có thể chóng chia sẻ tài liệu, ngay cả khi có cách trở về địa lý hay múi giờ. Ngoài ra, chuyển đổi cũng giúp các bộ phận có thể giao tiếp thường xuyên và hiệu quả hơn nhờ các công cụ trò chuyện.

Tăng hiệu suất và giảm chi phí

Chuyển đổi số có thể là một khoản đầu tư không nhỏ với nhiều doanh nghiệp, nhưng đây là một khoản đầu tư mang lại hiệu quả cao. Việc bỏ ra một khoản ban đầu, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển nhờ vào chuyển đổi số.

Chuyển đổi số cũng giúp cho nhân viên tập trung vào chuyên môn và dễ dàng hoàn thành các công việc của mình hơn. Tất cả những công việc thuer công tốn nhiều thời gian đã được thay thế bởi máy móc từ đó tăng năng suất cũng như chất lượng công việc lên rất nhiều lần. 

Mục tiêu của chuyển đổi kỹ thuật số

Digital Transformation là gì là gì có lẽ không còn lạ lẫm với nhiều bạn làm Marketing. Mục tiêu của chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số của một tổ chức gồm hai mục tiêu: phục vụ khách hàng tốt hơn và phục vụ tốt hơn cho tất cả các bên liên quan - đặc biệt là nhân viên của tổ chức, những người quan trọng đối với sự thành công và các cổ đông của nó.

Để làm được điều đó, các tổ chức phải sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để đạt được một số mục tiêu giúp hỗ trợ mục tiêu bao trùm là dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

Muc tieu Digital Transformation

dx digital transformation là gì

Các mục tiêu hỗ trợ đó bao gồm:

- Tăng tốc độ tiếp cận thị trường với các sản phẩm và dịch vụ mới.

- Tăng năng suất của nhân viên.

- Tăng khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

- Hiểu sâu hơn về khách hàng cá nhân để dự đoán và cá nhân hóa các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn,  và cải thiện dịch vụ khách hàng, đặc biệt là cung cấp trải nghiệm khách hàng trực quan hơn và hấp dẫn hơn.

Các tổ chức đáp ứng thành công các mục tiêu này có vị trí tốt để hiểu khách hàng của họ và cung cấp các sản phẩm và / hoặc dịch vụ họ muốn mua, do đó tăng sức mạnh và khả năng cạnh tranh của tổ chức trên thị trường cũng như khả năng thành công trong ngắn hạn và dài hạn .

Lợi ích của chuyển đổi kỹ thuật số

Coi như chúng ta đã nắm được rõ bản chất  Data Transformation là gì nhưng chưa biết lợi ích “khổng lồ” của nó. Chuyển đổi cho phép các tổ chức thành công trong thời đại kỹ thuật số này: Đó là lợi ích lớn nhất duy nhất của chuyển đổi kỹ thuật số. Đối với doanh nghiệp, thành công nhất chính  là doanh thu cao hơn và lợi nhuận lớn hơn. Đối với các loại tổ chức khác, chẳng hạn như các tổ chức phi lợi nhuận, các chỉ số kỹ thuật số về sự thành công mà họ đã triển khai cho phép họ phục vụ các bên liên quan tốt hơn.

Mặc dù lợi ích cuối cùng của chuyển đổi kỹ thuật số là sự tồn tại và sức mạnh trong tương lai, các sáng kiến ​​chuyển đổi mang lại nhiều lợi thế khác cho các tổ chức. Chúng bao gồm những điều sau:

- Năng suất công nhân cao hơn - một cú hích thường đến từ việc tăng cường sử dụng các công nghệ tự động hóa và robot, cũng như học máy và AI.

- Tăng sự hài lòng của khách hàng, thường là kết quả của việc tập trung nhiều hơn vào việc hiểu nhu cầu của khách hàng và triển khai công nghệ. Những lợi ích này thực sự giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi liên tục, vì tự động hóa cho phép nhân viên chuyển sang công việc sáng tạo hơn và có giá trị cao hơn, đồng thời sự nhanh nhẹn hơn cho phép tổ chức xác định tốt hơn các cơ hội và xoay vòng các nguồn lực để nắm bắt chúng. Đồng thời bạn cung cần biết ứng dụng những công cụ mới vào trong chuyển đổi số như quét mã QR code giúp cho việc thành toán nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn.

Quy trình chuyển đổi số

Ngày nay, quy trình chuyển đối số thay đổi linh hoạt thèo từng ngành và quy mô doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu quy trình chuyển đổi số qua các bước dưới đây.

Đánh giá hiện trạng và nhu cầu của doanh nghiệp

Đây là bước đầu tiên, doanh nghiệp cần đánh giá hiện trạng để bắt đầu quy trình chuyển đổi số. Lãnh đạo chuyển đổi số cần xác định rõ quy mô, quy trình vân hành trong tổ chức, doanh nghiệp của mình. Để làm được điều này, các cấp quản lý cần biết cách phân tích và chia nhỏ qua trình để phân tích kỹ càng và chính xác hơn. Khi phân tích thực trạng, lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ biết được ưu - nhược điểm có thể cải thiện được với chuyển đổi số. Thông qua đó có thể lựa chọn được chiến lược và công nghệ chuyển đổi số đúng đắn.

Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp

Khi đã nắm được tình hình phát triển cũng như xác định được hướng đi thì cần đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần xác định được đánh giá dựa trên tiêu chí nào? điều này phụ thuộc vào từng tổ chức nhưng doanh nghiệp cần đảm bảo đánh giá chính xác về hai tiêu chí đó là nguồn nhân lực và dữ liệu.

Nguồn nhân lực

Loi ich Digital Transformation

digital innovation là gì

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp cũng như chuyển đổi số. Công nghệ chuyển đổi số được sử dụng để hỗ trợ con người làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhưng nhiệm vụ của nó là hỗ trợ chứ k phải thay thế con người trong công việc. Vì vậy, con người cần thay đổi và nâng cao nhận thức, tư duy về công nghệ chuyển đổi số để có thể tối đa hiệu quả bằng cách kết hợp hiểu biết cá nhân và sự hỗ trợ của chuyển đổi số. 

Để làm được điều này các lãnh đạo của doanh nghiệp cần đánh giá sự sẵn sàng chuyển đổi số của đội ngũ nhân viên bằng việc khảo sát, báo cáo, thảo luận hoặc bài kiểm tra. Doanh nghiệp cần bắt đầu thay đổi nhận thức và tầm nhìn từ cấp lãnh đạo, sau đó lan tỏa đến toàn bộ doanh nghiệp.

Tiêu chí dữ liệu

Dữ liệu chính là yếu tố quan trọng thứ hai trong quá trình chuyển đổi số. Tối ưu việc sử dụng dữ liệu sẽ giúp cho quá trình chuyển đổi số nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp cần kiểm tra xem dữ liệu của mình đã được lưu lại bằng file kỹ thuật số chưa, đang được lưu trữ ở những đâu, còn tài liệu nào vẫn đang được thực hiện trên giấy tờ, loại dữ liệu nào có thể áp dụng trong chuyển đổi số,… 

Đây là bước quan trọng để các cấp lãnh đạo có được sự đánh giá toàn diện khách quan để không bỏ qua dữ liệu quan trọng nào. Những dữ liệu mà doanh nghiệp cần chú ý đến là dữ liệu khách hàng, công nghệ của doanh nghiệp, dữ liệu nhân viên, hợp đồng, dữ liệu mua bán và thanh toán,

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo có thể tham khảo dữ liệu và cách sử dụng, đánh giá dữ liệu của đối tác cũng như đối thủ. Nhờ đó, lãnh đạo có được chiến lược đánh giá dữ liệu hiệu quả nhất trong quá trình chuyển đổi số.

Lựa chọn công nghệ chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp

Sau khi đã xác định được tình hình cũng như đánh giá các yếu tố thì doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu và công nghệ nào có thể giải quyết được vấn đề của họ.

Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp cần trao đổi rõ ràng và thẳng thắn các yêu cầu và đặc điểm của mình để có thể được giải pháp chuyển đổi số phù hợp nhất cho mình. Thời gian đầu có thể sẽ gặp một số khó khăn đối với đội ngũ nhân viên vì vậy daonh nghiệp có sự thích ứng nhanh chóng và toàn diện để có thể tối ưu hiệu quả chuyển đổi số. 

Khuyến khích phản hồi

Chuyển đổi số chỉ thành công khi nó được đảm bảo lan tỏa trong doanh nghiệp từ cấp lãnh đạo đến nhân viên. Bởi vậy cần có sự giao tiếp hiệu quả giữa lãnh đạo và nhân viên. Cần đưa ra những ý tưởng kế hoạch chuyển đổi số, các cấp lãnh đạo cần lắng nghe phản hồi và đóng góp của cấp quản lý nhân viên với những người trực tiếp thực hiện công việc này. Tất cả những đánh giá của họ được đóng góp khách quan và chính xác và quá trình chuyển đổi số. Thông quan những phản hồi trực tiếp đó, lãnh đọa cần tiếp thu để tùy chỉnh quy trình chuyển đổi số sao cho hiệu quả.

Cam kết chuyển đổi số

Để chuyển đổi số thành công, thay đổi về văn hóa là điều gây ra nhiều khó khăn hơn so với thay đổi về công nghệ. Để toàn bộ nhân viên doanh nghiệp nhận thức đúng về hiệu quả và tầm quan trọng của chuyển đổi số, cấp lãnh đạo cần đưa ra kế hoạch chi tiết, chiến lược cũng như cam kết hiệu quả của quá trình này

Như vậy, các bạn đã phần nào nắm được khái niệm cơ bản Digital Transformation là gì cũng như tầm quan trọng của nó mang lại cho doanh nghiệp đặc biệt là những chiến lược Marketing. Hãy cùng tham khảo mô hình 7P trong Marketing dịch vụ giúp giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp.

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên