Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Giải mã chi tiết mô hình 7P trong marketing?

Vào thời kỳ nguyên thủy con người săn bắn, hái lượm và trao đổi bằng hiện vật. Tuy nhiên nhân loại phát triển lên một tầm cao mới, các hoạt động sản xuất bắt đầu nảy sinh và dẫn tới sự ra đời của marketing. Trong thời đại cũ những năm 1960 E. Jerome McCarthy đã đưa ra lý thuyết marketing mix với 4 biến số là Product (sản phẩm), Price (Giá), Promotion (Xúc tiến), Place (địa điểm). Thế nhưng thời đại mới lý thuyết này không còn phù hợp nữa và chính vì vậy lý thuyết marketing 7P ra đời. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thế nào là mô hình 7P trong marketing.

1. Marketing mix 4P

4p-marketing.jpg

Product (sản phẩm)

Là bất cứ thứ gì có thể đem ra trao đổi trên thị trường. Sản phẩm phải đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và phải cung cấp được những giá trị vượt trội.

Price (giá)

Yếu tố giá vô cùng linh hoạt trong marketing. Nó phản ánh giá trị mà người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra để chi trả cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Giá cả bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm. 

7p-trong-marketing.jpg
Giá là một trong những yếu tố quan trọng của hoạt động marketing

Đối với mỗi thời điểm, mỗi loại sản phẩm bạn cần có định giá khác nhau và linh hoạt. Việc xác định thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình định giá. Nếu bạn lựa chọn phân khúc thị trường cao cấp nhưng lại đưa ra mức giá quá thấp khách hàng sẽ đánh giá thấp sản phẩm của bạn, ở thị trường bình dân mà đưa ra mức giá quá cao bạn sẽ không đảm bảo được mục tiêu về doanh số hay lợi nhuận…

Place (địa điểm)

Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong marketing nữa đó chính là địa điểm phân phối. Khách hàng luôn mong chờ sự tiện lợi, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cần phân phối ở những địa điểm dễ dàng tiếp xúc được với khách hàng mục tiêu nhất. Ví dụ bạn cung cấp sản phẩm là kem. Vậy điểm bán lý tưởng chính là ở các tiệm tạp hóa, các quầy gần vị trí thu ngân trong siêu thị, khu vực ngã ba, ngã tư đường. Thói quen tiêu dùng của người Việt thường là mua ở các địa điểm dễ tiếp cận như vậy chứ không thể mua kem ở tận trong trung tâm thành phố hay những địa điểm khó tìm khác được.

Promotion (xúc tiến)

7p-trong-marketing-1.jpg

Promotion (xúc tiến)

Bản chất của hoạt động này là truyền thông tin về sản phẩm và dịch vụ, thông tin về doanh nghiệp đến khách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm  dịch vụ của doanh nghiệp. Các công cụ được sử dụng bao gồm: khuyến mãi - quảng cáo, PR, xúc tiến bán hàng, bán hàng cá nhân và trong thời gian gần đây công cụ Social Media đang được sử dụng rộng rãi cho các hoạt động truyền thông. Những công cụ này được sử dụng để đưa thông điệp của tổ chức đến đúng đối tượng với mọi cách và đem lại cho họ sự thỏa mãn, hài lòng.

Vào cuối những năm 70, các nhà marketer đã nhận thấy rằng Marketing Mix nên được cập nhật. Điều này dẫn đến công cụ Marketing Mix vào năm 1981 đã được Booms & Bitner bổ sung 3 yếu tố mới. Điều này mang lại sự thay đổi đáng kể và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lẫn sản phẩm vật chất.

Bạn đọc quan tâm mời tham khảo thêm kiến thức về Case study

2. Mở rộng Marketing mix 7P

People (con người)

7p-trong-marketing-2.jpg
Con người tạo ra sản phẩm dịch vụ, cũng chính họ là người phân phối hay thực hiện các hoạt động xúc tiến cho nó.

Con người có vai trò vô cùng quan trọng và gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp. Từ giám đốc, ban lãnh đạo đến từng cá nhân các nhân viên trong tổ chức cần được đào tạo thường xuyên, nắm bắt những cái mới và tạo được văn hóa làm việc chuyên nghiệp, văn minh.

Ngoài ra, yếu tố con người còn bao gồm cả thị trường mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Điều quan trọng là bạn phải tuyển dụng đúng người vào các bộ phận khác như như chăm sóc khách hàng, lập trình viên, copywriter. Nhân viên được tuyển dụng tốt, có trình độ và kinh nghiệm sẽ góp phần vào sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Processes (Quy trình cung ứng dịch vụ)

Quy trình cung ứng dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng cần được kiểm soát để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc thường xuyên tinh chỉnh và cải tiến quy trình có thể giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn nhằm giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. 

Physical Evidence( Cơ sở vật chất)

Điều kiện cơ sở vật chất chính là máy móc thiết bị phục vụ quá trình làm việc hay là sản xuất, là không gian tiếp xúc với khách hàng,...Doanh nghiệp cũng cần đầu tư và chú trọng hơn về vấn đề này để giảm thiểu tối đa những rủi ro và lấy đó làm lợi thế so với đối thủ của mình.

3. Marketing Mix 4C's - Sự mở rộng của mô hình 7P Marketing Mix

Vào năm 1900, Robert F.Lauterborn đã sáng tạo ra mô hình 4C Marketing . Đây là một sửa đổi của mô hình 4Ps.

Dưới đây là các thành phần của mô hình Digital Marketing này:

1. Cost: Gía không chỉ đơn thuần là chi phí phát sinh khi mua sản phẩm mà nó còn là chi phí cơ hội giúp bạn có thể sở hữu sản phẩm.

2. Consumer wants and needs: Tìm hiểu xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng để lựa chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp.

3. Communication: Gaio tiếp là một trong những vấn đề gây khó khăn trong quá trình hợp tác. Vì thế các Marketers nên đặt mục tiêu tạo ra một cuộc đối thoại mở với khách hàng tiềm năng dựa trên nhu cầu và mong muốn của họ.

4. Convenience: Đặt các sản phẩm ở những nơi mà khách hàng có thể nhìn thấy để có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định mua hàng. 

Sau 59 năm kể từ khi lý thuyết marketing mix ra đời, marketing mix vẫn được áp dụng rất nhiều cho các hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà marketing giỏi sẽ biết cách kết hợp các biến số trên hợp lý nhất để đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trên đây Unica.vn chúng tôi đã chi tiết đến bạn đọc mô hình 7P trong marketing, hi vọng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đọc trong quá trình làm marketing. Chúc các bạn thành công!

[Tổng số: 5 Trung bình: 1]

Tags: