Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Marketing

Chiến lược Marketing 4P trong thời đại công nghệ số (Phần 1)
Chiến lược Marketing 4P trong thời đại công nghệ số (Phần 1) Cho dù kế hoạch Marketing của bạn có hoàn hảo thế nào đi chăng nữa nhưng chiến lược Marketing 4P không hiệu quả thì doanh nghiệp của bạn sẽ khó cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Trong bài viết này, UNICA sẽ giới thiệu cho bạn những vấn đề cần thiết về chiến lược Marketing 4P.  Các yếu tố cơ bản trong chiến lược Marketing 4P 4P trong Marketing là mô hình Marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản về sản phẩm, giá, địa điểm, quảng bá. 4 yếu tố này còn được gọi là Marketing hỗn hợp hay Marketing - mix. Product Bạn đã đặt ra cho mình câu hỏi rằng doanh nghiệp của bạn sẽ bán gì hay chưa? Để có được câu trả lời cho câu hỏi đó bạn phải hiểu được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp luôn cố gắng muốn sản phẩm của mình bán được nhiều mà bỏ qua tính chất lượng. Chính vì thế, các nhà sản xuất doanh nghiệp cần đặt được cho mình câu hỏi khách hàng muốn sản phẩm của mình như thế nào? Đặc tính của sản phẩm ra làm sao để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.  4 yếu tố đặc trưng của chiến lược Marketing mix trong doanh nghiệp Một vấn đề khi thiết kế sản phẩm mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là sản xuất hàng loạt sản phẩm hay doanh nghiệp sẽ sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Tiếp theo, bạn phải nắm được sản phẩm của mình là loại sản phẩm tiện dụng mà mọi người hay sử dụng hằng ngày với giá thấp như nước, kem, bàn chải đánh răng… Hay là loại sản phẩm mua sắm trong các trung tâm siêu thị bởi vì khi đó sản phẩm của bạn sẽ được khách hàng cân nhắc với các sản phẩm hàng hiệu đắt tiền. Hoặc sản phẩm của bạn mang tính thụ động như bảo hiểm y tế bảo hiểm tai nạn. Đơn giản là sản phẩm xa xỉ như kim cương… Với mỗi mặt hàng như thế, các doanh nghiệp sẽ có cách sản xuất, bảo quản sản phẩm một cách hiệu quả. >> Mách bạn cách giới thiệu sản phẩm mới gây được ấn tượng mạnh Place Được hiểu là kênh phân phối. Đối với mỗi chiến lược Marketing 4P thì kênh phân phối dường như là một chìa khóa dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp, nó đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến công khai người tiêu dùng. Địa điểm là một trong bốn yếu tố trong Marketing mix Khi đưa ra chiến lược Marketing, bạn cần đặt ra cho mình câu trả lời: - Doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng hay sẽ đưa sản phẩm đến tay các đại lý, nhà phân phối. - Nếu sản phẩm bạn tự bán, bạn sẽ bán bằng cách trực tiếp hay thông qua các công cụ online. - Địa điểm bạn chọn có thật sự thuận lợi để khách hàng ghé đến mua không. Cho dù bạn mới kinh doanh, việc bạn lựa chọn một kênh phân phối mới hoặc cố gắng bán sản phẩm của mình ra ngoài thì hãy cố gắng thiết lập một địa điểm và quản lý chuỗi cung ứng thật hiệu quả. Price Price là câu trả lời cho hỏi về một khía cạnh của chiến lược Marketing 4P. Bạn sẽ bán sản phẩm của mình bao nhiêu tiền? Mức giá nào mà khách hàng sẽ sẵn sàng rút hầu bao để mua sản phẩm cho doanh nghiệp của bạn. Thậm chí, trước khi doanh nghiệp muốn ý định giảm giá sản phẩm để kích cầu người mua thì hãy cố gắng xem xét hậu quả xảy ra nếu việc làm này gây lỗ cho doanh nghiệp.  Ngoài ra, chi phí mà bạn sẽ bán còn ảnh hưởng rất lớn đến số lượng sản phẩm được bán ra. Đơn giản, nếu giá bán của bạn quá cáo điều đó sẽ đồng nghĩa với việc, bạn đang đẩy khách hàng cho đối thủ cạnh tranh. Còn việc bạn bán quá thấp thì có nghĩa là bạn đang đẩy công ty mình đến sản xuất không lợi nhuận. Để công ty xác định đúng giá bán, bạn cần xác định được các câu trả lời cho những câu về giá trị bạn cung cấp tới khách hàng là gì? Công ty của bạn có nên giảm giá bán cho một số phân khúc thị trường cụ thể hay không? Mức giá bán của bạn đang cao hơn hay thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Khi trả lời được ba câu hỏi trên, bạn sẽ biết cách đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm của mình. Promotion Đây gọi là biến số về tiếp thị hoặc quảng cáo, nó bao gồm tất cả các “vũ khí” như quảng cáo, bán hàng, khuyến mãi, quan hệ khách hàng. Promotion được xem là biến số quan trọng nhất trong mô hình chiến lược Marketing 4P của doanh nghiệp.  Có rất nhiều chiến thuật để doanh nghiệp của bạn có thể quảng bá sản phẩm đến các khách hàng tiềm năng như sau: - Sử dụng hình thức quảng cáo trên truyền hình, qua các banner, trên báo chí… - Quảng cáo trên Facebook, qua Internet hoặc qua Social Media. - Doanh nghiệp có thể tham gia các triển lãm hội chợ thương mại và sự kiện. - In tờ rơi trên quảng cáo. - Sử dụng hình thức email. >> 7 cách tiếp thị tối ưu dành cho doanh nghiệp nhỏ >> Chiến lược Marketing 4P trong thời đại công nghệ số (Phần 2)
03/12/2019
774 Lượt xem
Cách xây dựng kế hoạch content fanpage từ gốc đến ngọn
Cách xây dựng kế hoạch content fanpage từ gốc đến ngọn Xây dựng Fanpage với nội dung đa dạng, hấp dẫn cùng lượt tương tác ổn định là điều mà doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh nào cũng muốn hướng đến. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng Fanpage rất nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao mình không đạt thành công trong việc tiếp cận khách hàng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do bạn chưa có kế hoạch content fanpage hiệu quả. Để giải quyết tình trạng này nhằm ttăng lượt tương tác, gia tăng doanh số, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé. Tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch content cho Fanpage Nội dung luôn là yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu cho những ai mới bắt đầu xây dựng trang mạng xã hội. Tuy nhiên, có mấy ai hiểu tại sao nó lại quan trọng không. Nếu biết được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch content cho Fanpage, chắc chắn bạn sẽ không ngó lơ việc này nữa. Xây dựng kế hoạch content cho Fanpage quan trọng vì: Lập kế hoạch giúp bạn định hướng phát triển rõ ràng, xác định mục tiêu cụ thể cho Fanpage bao gồm: tăng tương tác, tăng lượt tiếp cận, tăng nhận thức về thương hiệu,... Từ đó, bạn có thể lựa chọn nội dung phù hợp và lên lịch đăng bài hiệu quả. Kế hoạch content giúp tối ưu hóa nội dung dựa trên đối tượng mục tiêu, xu hướng thị trường, phân tích dữ liệu,... Nhờ đó, nội dung sẽ gây ấn tượng với người dùng và mang lại hiệu quả cao hơn. Lên kế hoạch content giúp bạn sắp xếp công việc một cách khoa học: Xác định chủ đề bài viết trước, chuẩn bị nội dung và hình ảnh, lên lịch đăng bài,... Nhờ đó bạn tiết kiệm được thời gian, tập trung được vào việc sáng tạo nội dung chất lượng. Các tiêu chí cần có trong một mẫu plan content cho fanpage Để tạo được content chất lượng cho fanpage không hề đơn giản, nó đòi hỏi rất nhiều tiêu chí khác nhau. Sau đây là các tiêu chí cần có trong một mẫu plan content cho fanpage mà chúng tôi đã tổng hợp được, bạn hãy tham khảo nhé: Các nhóm nội dung trên fanpage Để nội dung trên fanpage được đa dạng và phong phú, bạn có thể triển khai content theo các nhóm nội dung sau: News/Trend: Đây là nhóm content về doanh nghiệp, thị trường,... mục đích cung cấp những giá trị hữu ích và trend cho khách hàng. Content quảng cáo: Đây là nhóm content được xây dựng với mục đích chính là bán hàng. Content giải trí: Nhóm content này có chức năng thu hút lượt tương tác và theo dõi từ người dùng. Đối với nhóm nội dung này bạn có thể triển khai dưới dạng meme, mini game hoặc video clip,... Content giáo dục: Nhóm nội dung này chia sẻ các kiến thức về sản phẩm hoặc dịch vụ dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: infographic, hướng dẫn how to, bảng biểu,… Content truyền cảm hứng: Nhóm nội dung này chia sẻ những thông tin hữu ích và có giá trị tới người dùng chứ không nhằm mục đích bán hàng. Content doanh nghiệp: Nhóm nội dung này chia sẻ những câu chuyện về doanh nghiệp, tầm nhìn và các hoạt động thường niên,... với mục đích chính là làm branding. Định dạng nội dung Sau khi đã nhóm và định hình được các nội dung trên Fanpage, tiếp theo bạn cần định dạng nội dung. Với mỗi nhóm nội dung kể trên, bạn cần phải phải định hình rõ về hình thức thể hiện, bao gồm: video, hình ảnh, gif, link,... Mỗi một định dạng khác nhau sẽ đem về một hiệu quả khác nhau. Bạn hãy cân đối và xem xét xem định dạng nào là thế mạnh để lựa chọn cho phù hợp nhất nhé. Số lượng và tỷ lệ của từng dạng nội dung Người phụ trách fanpge cần phải có trách nhiệm lên kế hoạch và phân bổ nội dung sao cho đồng điệu nhất, tuyệt đối không được có sự chênh lệch quá nhiều về số lượng bài đăng giữa các ngày trong tuần. Bởi việc đăng bài không theo timeline cũng có thể là nguyên nhân khiến Facebook đánh giá thấp Fanpage của bạn. Bên cạnh đó kế hoạch content marketing cũng cần phải có timeline cụ thể. Tức là ngày nào đăng nội dung nào, định dạng nào, ai là người phụ trách và tiến độ sản xuất nội dung ra sao. Bạn có thể áp dụng nguyên tắc 20/80 vào kế hoạch xây dựng nội dung, tức là 20% bài viết cho bán hàng, 80% bài viết về chia sẻ kiến thức hoặc 20% thời gian cho sản xuất nội dung và 80% thời gian để quảng bá nội dung… Các bước lập kế hoạch Content Marketing cho Fanpage Hiện nay trên mạng có rất nhiều mẫu kế hoạch content marketing cho Fanpage cho bạn tham khảo. Tuy nhiên nếu muốn bạn hoàn toàn có thể tự lập cho mình một kế hoạch riêng biệt. Các bước lập kế hoạch Content Marketing cho Fanpage như sau: Bước 1: Định hướng mục tiêu Tạo bất kỳ mẫu kế hoạch nào đi chăng nữa thì việc định hướng mục tiêu cũng là bước đầu tiên, đồng thời cũng là bước quan trọng nhất. Bởi khi có mục tiêu thì kế hoạch sẽ được triển khai đúng hướng. Từ đó hiệu quả mang lại cũng sẽ cao hơn so với những kế hoạch mơ hồ không có mục tiêu rõ ràng. Khi đặt ra định hướng mục tiêu cho kế hoạch Content Marketing cho Fanpage của mình bạn cần phải đặc biệt chú ý đến các yếu tố sau: Xây dựng kế hoạch content để nhằm mục đích gì, phát triển thương hiệu cá nhân hay doanh nghiệp? Thời gian thực hiện kế hoạch bao lâu? Tiềm lực phát triển như thế nào? Ngân sách đầu tư bao nhiêu? Năng lực của nhân sự sẽ thực hiện như nào? Sau khi đã tìm hiểu được những yếu tố trên thì bạn mới hoạch định rõ mục tiêu và lập kế hoạch content cho Fanpage của mình. Bước 2: Nghiên cứu thị trường, sản phẩm và chân dung khách hàng Sau bước định hướng mục tiêu sẽ là bước nghiên cứu thị trường, sản phẩm và chân dung khách hàng. Đây là bước vô cùng quan trọng để bản kế hoạch nội dung sát với thực tế và mang lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy bạn cần phải đặc biệt chú trọng nhé. Khi nghiên cứu thị trường và chân dung khách hàng bạn cần đặc biệt chú trọng tới một số vấn đề sau: Định hướng thương hiệu trên thị trường và những giá trị cốt lõi của thương hiệu. Sản phẩm và dịch vụ sẽ có những ưu và nhược điểm gì? Đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu ra sao? Đối thủ cạnh tranh trực tiếp ra sao, họ có điểm mạnh và điểm yếu gì? Bước 3: Phân tích insights Bước tiếp theo cũng là một bước quan trọng không kém đó chính là phân tích insight khách hàng. Mục đích của bước này là để rút ngắn khoản cách của bạn với khách hàng, đồng thời giúp nội dung trở nên hữu ích hơn với người xem. Để phân tích insight khách hàng hiệu quả, bạn hãy bỏ túi cho mình những kinh nghiệm quý báu sau: Đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, khai thác vấn đề ở khía cạnh chi tiết nhất. Sử dụng ngôn từ thân thiện, nghĩa lành mạnh, trong sáng và dễ hiểu. Tuyệt đối không được sao chép, trùng lặp nội dung. Không nên liên kết với customer insights khách hàng. Tạo thông điệp dễ nhớ, dễ hiểu và nhất quán. Bước 4: Định hướng nội dung Để xây dựng được kế hoạch content cho fanpage chất lượng nhất, bạn cần phải thật cẩn trọng với bước định hướng nội dung. Tuỳ thuộc vào mỗi yêu cầu của doanh nghiệp mà nội dung fanpge sẽ khác nhau. Tuy nhiên để hoàn thiện được plan content chuyên nghiệp, bài bản bạn cần phải cân nhắc những tiêu chuẩn sau: Bộ nhận diện thương hiệu: font chữ, màu sắc chủ đạo, logo hiển thị, biểu tượng chủ đạo,... Định hướng về nội dung: giọng văn hài hước hay nghiêm túc, nội dung cần sử dụng từ ngữ dễ hiểu, dễ đọc. Yêu cầu cụ thể và chi tiết về định dạng và hình thức thể hiện nội dung, video hay nội dung hay hình ảnh. Nội dung cần phải thể hiện được thông điệp chính cũng như thông điệp phải được truyền tải dễ hiểu. Để nội dung được hiệu quả và mang lại chuyển đổi cao nhất, bạn nên tham khảo nội dung của fanpage của các đối thủ cạnh tranh. Bước 5: Xác định nội dung Sau khi đã định hướng nội dung content cho fanpage chúng ta sẽ dần xác định được kế hoạch nội dung sẽ có thông điệp gì, các chủ đề sẽ được triển khai như thế nào. Nội dung fanpage cũng cần đính kèm hình ảnh và video hỗ trợ phù hợp để tăng thu hút người xem và lượt xem.  Trong quá trình xác định nội dung, bạn có thể phân chia thành nhiều hạng mục như: Nội dung giới thiệu doanh nghiệp ( tổ chức), sản phẩm, dịch vụ. Nội dung chăm sóc khách hàng. Bao gồm nội dung tư vấn, giải đáp, hỗ trợ thông tin cần biết về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ. Nội dung trending, viral và các sự kiện nổi bật khác. Bước 6: Phát triển nội dung, KPI Đây là giai đoạn bạn lên ý tưởng cho từng bài viết theo định hướng nội dung đã xác định ở trên. Lúc này, bạn sẽ thể hiện nội dung cụ thể qua ngôn ngữ, hình ảnh, video,...  Để phát triển nội dung, bạn hãy lấy ý tưởng từ các bước đã thực hiện ở trên. Tiếp theo là cùng các thành viên phụ trách thảo luận và đưa ra ý tưởng để biến tấu nội dung để tạo nên bài viết có giá trị nhất. Trong khi phát triển nội dung, bạn cũng nên chú ý đến KPI để hoàn thiện kế hoạch marketing cho fanpage. Cụ thể hơn là tổng số lượng bài viết, hình ảnh, video đăng tải, số lượt tiếp cận nhằm mục đích truyền tải thông điệp fanpage tốt nhất. Bước 7: Lên Timeline Lên timeline chính là kế hoạch content facebook. Được thể hiện qua việc mỗi ngày fanpage sẽ đăng bao nhiêu bài, vào thời gian nào.  Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của fanpage sẽ có một khung giờ thích hợp nhất để đăng nội dung. Sau khi đã phân tích khách hàng mục tiêu, bạn hãy chọn khung giờ vàng để đăng bài viết. Điều này sẽ giúp cho nội dung content fanpage sẽ có lượt tiếp cận và tương tác hiệu quả hơn.  Bước 8: Triển khai nội dung Sau khi đã triển khai kế hoạch nội dung cho fanpage hoàn thiện, lên timeline cho bài viết, người phụ trách cần phải kiểm tra thật kỹ lưỡng nội dung trước khi công khai. Nhất là các lỗi chính tả, lỗi trình bày,... Điều này sẽ giúp bạn thể hiện được sự chuyên nghiệp của fanpage và tạo được lòng tin cao hơn đối với khách hàng mục tiêu.  Bước 9: Thống kế dữ liệu và cập nhật Đây là bước đo lường kết quả của việc triển khai kế hoạch content facebook. Người phụ trách phải luôn chú ý đến các thống kê, chỉ số tiếp cận, số lượt xem,... của các bài viết theo từng khoảng thời gian nhất định. Cụ thể là đo lường các chỉ số sau 3-6-12 giờ đăng tải, hoặc 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, 7 ngày, 1 tháng,.... đăng tải. Từ đây, người phụ trách có thể tiếp tục phát huy thế mạnh nội dung, khắc phục những điểm yếu hoặc thay đổi kế hoạch nội dung fanpage để nâng cao hiệu quả.  Facebook là trang mạng xã hội nổi tiếng vừa có thể giải trí và cũng vừa có thể kiếm tiền. Đăng ký khoá học online qua video trên Unica ngay để biết cách kiếm tiền từ Facebook với chi phí 0 đồng. Đồng thời biết được những kỹ năng chạy quảng cáo Facebook Ads, tuyệt chiêu để tăng thương hiệu cá nhân lên cao nhằm thu hút được nhiều khách hàng mới. [course_id:2259,theme:course] [course_id:1394,theme:course] [course_id:545,theme:course] Kinh nghiệm thiết lập mẫu plan content cho Fanpage Để thiết lập mẫu plan content cho fanpage hiệu quả hơn, bạn hãy chú ý đến một số kinh nghiệm dưới đây:  Kế hoạch content cần ăn khớp chiến dịch truyền thông Trong quá trình sáng tạo nội dung, khó tránh khỏi việc bài viết không bám sát vào định hướng chung của page. Chính vì thế, người quản lý fanpage cần phải thường xuyên kiểm tra sự đồng nhất giữa thông điệp chính của fanpage và nội dung của chiến dịch truyền thông. Bên cạnh đó, người quản lý cũng cần đảm bảo nội dung truyền tải có dễ hiểu hay không, nội dung có thể khiến người xem hiểu không chính xác thông điệp của fanpage không.  Thường xuyên đăng bài trên Fanpage Một điều quan trọng cần lưu ý khi lập kế hoạch content facebook là bạn hãy đăng bài thường xuyên và đều đặn trên fanpage. Điều này sẽ giúp fanpage tối ưu lượt xem, tránh bị mất tương tác, giảm lượng tiếp cận người xem và bị người dùng lãng quên. Một bí kíp để giúp fanpage hoạt động tốt là bạn hãy đăng bài theo kế hoạch vào các khung giờ có tính ổn định.  Lịch trình đăng rõ ràng, linh hoạt Khi lên timeline cho nội dung facebook, bạn hãy lưu ý đến khung giờ vàng như từ 11h30-13h30 hoặc từ 20h00-22h00,... Tùy theo thói quen sinh hoạt của nhóm khách hàng mục tiêu và bạn có thể chọn giờ đăng bài cho phù hợp. Bên cạnh đó, khi có nội dung theo trend, bạn cần đăng bài kịp thời để bắt nhịp truyền thông. [trial-btn-v4[link=https://videoreels.unica.vn/r?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Công cụ giúp phát triển Content Marketing trên Fanpage Hiện nay có rất nhiều công cụ giúp bạn phát triển content marketing trên fanpage nhanh chóng, dễ dàng và chuyên nghiệp hơn. Bạn có thể tham khảo một số công cụ hỗ trợ như: Công cụ hỗ trợ tìm từ khóa cho content fanpage đáng tin cậy như Keyword Tool, Google Keyword Planner Công cụ hỗ trợ lên timeline và đăng bài tự động cho bài viết như: PostLab,  Google Sheets, Notion, Calendar Công cụ hỗ trợ tìm kiếm hình ảnh đẹp và ý tưởng hình ảnh. Như: Pinterest, Freepik, Flickr, Tumblr, Instagram Công cụ hỗ trợ chỉnh sửa, thiết kế hình ảnh. Như: Canva, Photoshop, Crello, Adobe Công cụ hỗ trợ phân tích, đánh giá các bài content facebook. Như:  Fanpage Karma, Facebook Page Insights, Facebook Audience Insights, Sociograph.io,  Klear Một số mẫu Content Plan Template chuyên nghiệp Hiện nay trên mạng có rất nhiều mẫu lập kế hoạch content chất lượng. Dưới đây là một số mẫu kế hoạch content đẹp, tối ưu cho bạn tham khảo: Mẫu kế hoạch content 1 Mẫu kế hoạch content 2 Mẫu kế hoạch content 3 Kết luận Với kế hoạch học viết Content Fanpage chi tiết, cụ thể mà Unica đã chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp cho việc tiếp cận khách hàng của bạn được thuận lợi và dễ dàng hơn. Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới về marketing hãy tham khảo các khoá học marketing trên Unica đang được nhiều người quan tâm hiện nay.
03/12/2019
7616 Lượt xem
Content Storytelling là gì? Cách viết content storyelling thu hút người đọc
Content Storytelling là gì? Cách viết content storyelling thu hút người đọc Nội dung là yếu tố rất quan trọng để khách hàng quyết định đến việc có mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của bạn hay không. Nếu bài viết của bạn biết khơi gợi cảm xúc, đốn tim khách hàng thì việc khách hàng đồng ý trả tiền mua sản phẩm cho bạn là điều vô cùng bình thường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách viết content storyelling “chất như nước cất” cụ thể hơn nhé! Content Storytelling là gì? Content Storytelling là một kỹ thuật sử dụng câu chuyện để truyền đạt thông điệp, tạo ra mối liên kết mạnh mẽ với khán giả và thúc đẩy họ hành động. Đây là một phương pháp hiệu quả để thu hút sự chú ý của khán giả, tạo ra sự tương tác và tăng cường nhận biết thương hiệu. Content Storytelling là một kỹ thuật sử dụng câu chuyện để truyền đạt thông điệp Công thức Storytelling và cấu trúc viết Content Storytelling Storytelling là một công cụ mạnh mẽ trong việc kể chuyện để truyền đạt thông điệp, gây ấn tượng và kết nối với đối tượng mục tiêu. Dưới đây là công thức cơ bản cho việc viết storytelling và cấu trúc viết nội dung storytelling: Công thức Storytelling Muốn thực hiện cách viết content storyelling, bạn nên làm theo công thức cơ bản sau: Giới thiệu (Introduction): Giới thiệu người đọc vào câu chuyện bằng cách đặt ra một tình huống hoặc vấn đề mà họ có thể đồng cảm. Phát triển Nhân vật (Character Development): Giới thiệu nhân vật chính và mô tả những đặc điểm, tính cách của họ để tạo ra sự liên kết và hiểu biết sâu sắc từ độc giả. Xung đột (Conflict): Đặt ra một tình huống hoặc vấn đề mà nhân vật phải đối mặt, tạo ra sự căng thẳng và hứng thú. Phát triển Cốt truyện (Plot Development): Phát triển cốt truyện bằng cách mô tả hành động và sự phát triển của nhân vật trong việc giải quyết xung đột. Giải quyết (Resolution): Giải quyết xung đột và mang lại sự kết thúc cho câu chuyện, thường đi kèm với một bài học hoặc ý nghĩa. Công thức Storytelling Cấu trúc viết Content Storytelling Viết nội dung theo cấu trúc storytelling là một cách hiệu quả để thu hút sự chú ý của độc giả và tạo ra ấn tượng sâu sắc. Dưới đây là một cấu trúc cơ bản cho content storytelling: Giới thiệu (Introduction) Mô tả bối cảnh: Giới thiệu độc giả vào thế giới của câu chuyện, nêu bắt đầu vấn đề hoặc tình huống chính. Câu chuyện kích động: Mô tả một sự kiện hoặc tình huống gây cảm động hoặc gây hứng thú. Phát triển (Development) Phát triển nhân vật: Mô tả chi tiết về nhân vật chính hoặc các nhân vật quan trọng khác trong câu chuyện. Xây dựng sự căng thẳng: Giới thiệu các yếu tố gây căng thẳng hoặc xung đột trong câu chuyện để duy trì sự hấp dẫn. Đỉnh điểm (Climax) Đạt đến điểm cao trào của câu chuyện: Mô tả sự kiện quan trọng nhất hoặc giải quyết của vấn đề chính. Giải quyết (Resolution) Kết thúc câu chuyện: Giải quyết các mâu thuẫn hoặc tình huống một cách hài hòa hoặc đầy tích cực. Rút ra bài học: Truyền đạt thông điệp hoặc bài học mà độc giả có thể học được từ câu chuyện. Cấu trúc viết Content Storytelling  Kết luận (Conclusion) Tóm tắt: Tóm lại điểm chính của câu chuyện một cách ngắn gọn. Kêu gọi hành động (nếu cần): Nếu thích hợp, khuyến khích độc giả hành động dựa trên bài học từ câu chuyện. Việc áp dụng cấu trúc storytelling này giúp tạo ra một câu chuyện hồi hộp, thu hút và gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả. Các dạng cốt truyện content storyelling căn bản Cốt truyện content storyelling có những dạng căn bản sau đây:  Cốt truyện Storytelling - từ tồi tệ đến thành công Cốt truyện Storytelling - vượt qua quái vật Cốt truyện Storytelling - hành trình của người hùng Cốt truyện Storytelling chinh phục Cốt truyện Storytelling “hoài niệm - chân lý” Với mỗi dạng cốt truyện này, bạn có thể triển khai thành một bài content hoàn chỉnh phù hợp với sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình. Sau khi chọn xong cốt truyện, trước khi tiến tới viết bài hoàn chỉnh, bạn nên chú ý tới một số nguyên tắc viết content Storytelling. Nội dung này sẽ được trình bày ở phần tiếp theo. Các dạng cốt truyện content storyelling căn bản Những nguyên tắc cơ bản trong Storytelling Những nguyên tắc cơ bản trong việc kể chuyện (Storytelling) là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và truyền tải thông điệp. Dưới đây là những nguyên tắc mà bạn nên tuân theo khi thực hiện cách viết content storyelling: Tập trung vào người nghe: Khi kể chuyện, hãy luôn nhớ rằng khán giả của bạn là trung tâm. Hãy đảm bảo rằng câu chuyện của bạn sẽ gây ấn tượng và tạo cảm xúc tích cực cho họ. Tạo mối liên kết: Sử dụng storytelling để tạo mối liên kết với người nghe thông qua việc chia sẻ những câu chuyện có thể đồng cảm và gần gũi với họ. Sử dụng hình ảnh và cảm xúc: Hãy sử dụng hình ảnh sinh động và cảm xúc chân thực để làm cho câu chuyện của bạn trở nên sống động và gây ấn tượng mạnh mẽ. Giữ cho câu chuyện đơn giản: Tránh sự phức tạp và tập trung vào việc truyền tải thông điệp chính một cách rõ ràng và dễ hiểu. Tạo sự kỳ vọng và giải quyết: Sử dụng storytelling để tạo ra sự kỳ vọng và giải quyết vấn đề hoặc thách thức một cách thú vị và hấp dẫn. Tự tin và chân thực: Khi kể chuyện, hãy tự tin và chân thực với những gì bạn đang chia sẻ. Điều này sẽ giúp tạo ra sự tin tưởng từ phía người nghe. .Những nguyên tắc cơ bản này sẽ giúp bạn sử dụng storytelling một cách hiệu quả để truyền tải thông điệp và tạo ấn tượng tích cực đối với người nghe. Những nguyên tắc cơ bản trong việc kể chuyện (Storytelling) Ưu và nhược điểm của cách viết content storyelling Cách viết content storyelling có những ưu điểm và nhược điểm riêng như sau: Ưu điểm Tạo ấn tượng sâu sắc: Storytelling giúp tạo ra ấn tượng sâu sắc và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến độc giả bằng cách kể chuyện và tạo ra các nhân vật độc đáo. Kích thích tương tác: Câu chuyện thường kích thích tương tác và tham gia của độc giả hơn so với các hình thức truyền thông khác. Tạo kết nối Emotion: Storytelling có khả năng tạo ra kết nối cảm xúc mạnh mẽ giữa người kể và đối tượng mục tiêu, từ đó tạo ra sự gắn kết với thương hiệu hoặc thông điệp. Dễ nhớ và lan truyền: Câu chuyện thường dễ nhớ hơn so với các thông tin khô khan và có khả năng lan truyền mạnh mẽ qua từ vựng và hình ảnh sống động. - Tạo sự hiểu biết và đồng cảm: Storytelling giúp tạo ra sự hiểu biết và đồng cảm từ đối tượng mục tiêu bằng cách đưa họ vào tình huống và trải nghiệm của nhân vật. Ưu điểm của Storytelling 2. Nhược điểm Thời gian và công sức: Việc xây dựng và thực hiện một câu chuyện có thể tốn nhiều thời gian và công sức so với việc tạo ra nội dung khác như bài viết thông thường hoặc infographic. Khó kiểm soát: Câu chuyện có thể dễ dàng bị hiểu sai hoặc biến tấu theo cách không mong muốn khi lan truyền qua nhiều nguồn thông tin. Không phù hợp với mọi ngữ cảnh: Storytelling không phù hợp với mọi ngữ cảnh hoặc mục tiêu truyền đạt, đặc biệt là trong các trường hợp cần truyền đạt thông tin kỹ thuật hoặc số liệu. Rủi ro Thiếu sự chân thực: Nếu không được thực hiện một cách chân thực, storytelling có thể dẫn đến mất lòng tin từ phía đối tượng mục tiêu. Nhược điểm của Storytelling Nắm được các tuyệt chiêu viết content đỉnh cao bằng cách đăng ký học online qua video. Khoá học giúp bạn làm quen với các thể loại content, nắm vững kiến thức viết bài website hay viết bài content marketing. Và tất tần tật những kiến thức về kỹ năng viết content hay để thu hút người đọc. Đăng ký ngay. [course_id:402,theme:course] [course_id:1731,theme:course] [course_id:2169,theme:course] Phân biệt Storytelling và Content Marketing Storytelling và Content Marketing đều là những kỹ thuật quan trọng trong việc tạo ra nội dung hấp dẫn. Tuy nhiên, sự khác nhau của chúng nằm ở chỗ: Phân biệt Storytelling và Content Marketing Kinh nghiệm viết Content dạng Story độc đáo, hiệu quả Cách viết content storyelling sẽ trở nên cuốn hút và hấp dẫn hơn nếu bạn thực hiện một số mẹo sau:  Lựa chọn chủ đề viết câu chuyện thương hiệu Chọn một chủ đề mà bạn biết rằng khán giả của mình quan tâm. Điều này sẽ giúp câu chuyện của bạn có sức hấp dẫn hơn. Lựa chọn cốt truyện Cốt truyện là trái tim của mọi câu chuyện. Hãy chắc chắn rằng cốt truyện của bạn thú vị, hấp dẫn và dễ theo dõi. Lựa chọn cốt truyện Lựa chọn cách đưa chủ đề vào nội dung Cách bạn đưa chủ đề vào nội dung có thể làm nên sự khác biệt. Hãy cố gắng tạo ra một liên kết mạnh mẽ giữa chủ đề và nội dung của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới bối cảnh của một câu chuyện. Đây chính là màu sắc, font chữ, hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh. Cách viết storytelling chính là tạo ra bối cảnh khác lạ, độc đáo, sáng tạo nhằm giúp cho người đọc cảm thấy tò mò, tăng sự chú ý với khách hàng. Đối với content truyền tải dưới dạng TVC thì sử dụng màu sắc, âm thanh, chất liệu hình ảnh một cách thông minh. Áp dụng cấu trúc tháp Freytag Cấu trúc tháp Freytag, bao gồm khởi đầu, leo lên, đỉnh điểm, xuống dốc và kết thúc, là một cấu trúc câu chuyện phổ biến mà bạn có thể sử dụng để tạo ra câu chuyện của mình. Cấu trúc tháp Freytag, bao gồm khởi đầu, leo lên, đỉnh điểm, xuống dốc và kết thúc Làm nổi bật nhân vật chính  Nhân vật chính của câu chuyện nên là một người mà khán giả của bạn có thể liên hệ và cảm thông. Điều này sẽ giúp khán giả hòa mình vào câu chuyện và tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ hơn. Bạn nên sử dụng branded content để làm nổi bật yếu tố con người khi viết Content dạng Story. Bạn có thể tạo nội dung mà khách hàng có thể nhìn thấy bản thân của mình trong đó và họ sẽ chia sẻ điều đó cho mọi người. Từ đó, bạn sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và thương hiệu của mình. Ví dụ về cách viết content storytelling trong chiến dịch “I hate ThaLan” với nội dung content triển khai dưới dạng TVC, tính tới thời điểm hiện tại đã thu hút hơn 5 triệu lượt xem trên Youtube và hàng trăm nhìn lượt chia sẻ trên Facebook và Twitter. Chiến dịch “I hate ThaiLan” đã mang lại hiệu quả bất ngờ khi không những quảng bá được hình ảnh đất nước Thái Lan xinh đẹp và thân thiện với thế giới mà nội dung câu chuyện còn giúp cho du khách thế giới biết đến Thái Lan một cách bất ngờ. Kỷ lục, tháng 1 năm 2015, Thái Lan đã thu hút được 2.65 triệu lượt khách du lịch đến thăm quan. Nội dung của chiến dịch với thông điệp quảng bá hình ngành du lịch Thái Lan nhưng lại với tiêu đề là “I hate ThaiLan” đưa khán giả đi từ cảm xúc phẫn nộ đến vui, ngọt ngào rồi cảm động về bài học niềm tin giữa con người với con người khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Cuối video, cách viết content storytelling của người học Content Marketing khôn khéo là lồng ghép hình ảnh quảng cáo thương hiệu vào nhưng không hề làm khó chịu đối với người xem. Nhân vật chính của câu chuyện nên là một người mà khán giả của bạn có thể liên hệ và cảm thông Thêm các yếu tố giúp câu chuyện cuốn hút hơn Có rất nhiều yếu tố khác nhau mà bạn có thể thêm vào câu chuyện của mình để làm cho nó trở nên cuốn hút hơn, bao gồm hình ảnh, âm nhạc và cảm xúc. Đặt mình vào vị trí của người đọc Trong quá trình thực hiện cách viết content storyelling, hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của người đọc. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì họ đang tìm kiếm trong câu chuyện và làm cho câu chuyện của bạn trở nên thực tế hơn. Đưa ra một số dữ kiện và số liệu để hỗ trợ câu chuyện Dữ kiện và số liệu có thể làm cho câu chuyện của bạn trở nên thuyết phục hơn. Hãy cố gắng tìm kiếm và đưa ra những dữ kiện và số liệu liên quan để hỗ trợ câu chuyện của bạn. Đưa ra một số dữ kiện và số liệu để hỗ trợ câu chuyện Đừng cố gắng viết quá nhiều Bạn đã nghe đến câu “Bán mà như không bán” chưa? Đặc biệt trong kinh doanh, hãy tạo cho khách hàng cảm giác là bạn như đang không phải bán hàng mà đơn giản chỉ tạo ra giá trị, lợi ích cho họ. Chính vì thế, các bạn đừng tham viết nhiều, hãy cố gắng cách viết tiết chế để người đọc có thể tự liên tưởng, thấu hiểu và thấm những gì bạn đang nói và đặt biệt tránh trùng lặp nội dung trong bài viết của mình. Đừng cố gắng viết quá nhiều Với lượng thông điệp truyền thông đang xuất hiện ngày càng nhiều như hiện nay, nếu nội dung của bạn không hay thì người đọc sẽ dễ dàng bỏ qua bài viết, để tìm đọc những bài viết chất lượng hơn. Chính vì thế, hãy cố gắng tiết chế câu chữ của mình. Các ngôn từ hoa mỹ, văn vẻ… cần hạn chế sử dụng vì người dùng luôn muốn sản phẩm chân thật. Hơn nữa, trong content kể chuyện bạn cũng đừng quá tham lam nói về sản phẩm của mình thay vào đó, hãy cố gắng khơi gợi để khách hàng tự tìm đến. Nếu bạn làm được điều này thì chắc chắn bạn đã rất thành công. Nhất quán là chìa khóa Nhất quán trong cách kể câu chuyện là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp khán giả dễ dàng theo dõi câu chuyện, mà còn giúp tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ với họ. Nhất quán trong cách kể câu chuyện là rất quan trọng Thêm cảm xúc Cảm xúc là một phần quan trọng của mọi câu chuyện. Hãy cố gắng tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ trong câu chuyện như niềm vui, nỗi buồn, sự thích thú hoặc sự ngạc nhiên. Phương tiện: Nơi phân bổ nội dung storytelling Xác định nơi bạn sẽ phân phối nội dung storytelling của mình. Điều này có thể bao gồm blog cá nhân, trang web, mạng xã hội, email marketing,... Viết storytelling theo cách nổi bật, khác biệt Đừng sợ hãi việc thử nghiệm và làm mới cách kể câu chuyện của mình. Điều này có thể giúp câu chuyện của bạn nổi bật và khác biệt so với những câu chuyện khác. Viết storytelling theo cách nổi bật, khác biệt Hãy để người đọc muốn nhiều hơn Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng câu chuyện của bạn khiến cho người đọc muốn biết thêm. Điều này không chỉ giúp tăng sự tương tác, mà còn khuyến khích họ quay lại và đọc nhiều hơn. Tham khảo khóa học “Storytelling - Khám phá nghệ thuật kể chuyện trong Marketing” Đã đến lúc bạn cần từ bỏ những công thức và cách viết nhàm chán, khô khan để tiếp cận khách hàng một cách ấn tượng thông qua khóa học “Storytelling - Khám phá nghệ thuật kể chuyện trong Marketing” của giảng viên Đỗ Thùy Trang trên UNICA. Khóa học sẽ cung cấp các kỹ năng về cách viết content storytelling, lên kịch bản quảng cáo.  Khóa học “Storytelling - Khám phá nghệ thuật kể chuyện trong Marketing”  Khóa học là một bức tranh tổng thể giúp bạn có cái nhìn tổng quát về storytelling là gì, gồm những gì, ai là người nên học storytelling. Với 17 bài giảng kéo dài trong 6 phần, bạn sẽ được đi từ những kiến thức cơ bản đến nâng cao, từ việc xây dựng nên câu chuyện truyền thông đến quá trình xây dựng câu chuyện truyền thông…. Kết thúc khóa học, bạn sẽ học được cách tự viết cho mình một câu chuyện xây dựng thương hiệu cá nhân, đến việc tạo ra những câu chuyện quảng cáo nâng tầm giá trí hay đơn giản hơn bạn sẽ có kỹ năng viết content dạng storytelling. XEM NGAY: Storytelling - Khám phá nghệ thuật kể chuyện trong Marketing Tổng kết Cách viết content storyelling là một phương pháp người làm Marketing đi truyền tải thông điệp nội dung truyền thông qua các câu chuyện của mình. Nó được xem là một công cụ tiếp thị trong kỷ nguyên số hữu ích nhất mọi thời đại. Với những thông tin trên, UNICA hy vọng bài viết sẽ có ích cho tất cả bạn đọc. Ngoài ra trên Unica còn rất nhiều những khoá học marketing online hấp dẫn đến từ những chuyên gia hàng đầu đang chờ bạn khám phá đấy nhé. Chúc các bạn thành công!
02/12/2019
5266 Lượt xem
Hướng dẫn cách lên kế hoạch viết content chuẩn trong 10 phút
Hướng dẫn cách lên kế hoạch viết content chuẩn trong 10 phút Để có thể xây dựng một bài content chất lượng, đòi hỏi người thực hiện phải biết cách lên kế hoạch viết content sao cho chuẩn xác từng bước từ A - Z. Vậy, cách lên kế hoạch này thực hiện như thế nào, để có được câu trả lời đúng chuyên môn nhất, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.  Tại sao cần lên kế hoạch viết content? Việc lên kế hoạch viết content không chỉ giúp bạn tổ chức và quản lý nội dung một cách hiệu quả hơn, mà còn giúp đảm bảo rằng mỗi nội dung bạn tạo ra đều phù hợp với mục tiêu và chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Bản kế hoạch viết content giúp bạn tập trung vào việc tạo ra nội dung chất lượng, đồng thời giảm thiểu lãng phí thời gian và nguồn lực. Lý do cần lên kế hoạch viết content Hướng dẫn các bước lên kế hoạch viết content Để lên kế hoạch viết content, bạn cần làm theo một lộ trình như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu cho kế hoạch Content Marketing Ở bước này, bạn có thể áp dụng mô hình AIDA để xác định mục tiêu content của mình. Đồng thời, bạn cũng cần xác định một số mục tiêu khác. Xác định mục tiêu theo công thức AIDA AIDA là viết tắt của 4 từ là Attention (Chú ý), Interest (Hứng thú), Desire (Khao khát) và Action (Hành động). Đây là một công thức phổ biến trong marketing, giúp bạn xác định mục tiêu cho từng giai đoạn của quá trình mua hàng của khách hàng. Xác định mục tiêu theo công thức AIDA Xác định khách hàng mục tiêu  Khi lên kế hoạch viết content, nhiều người thường bỏ qua bước xác định khách hàng mục tiêu. Vì trong tư tưởng Marketing của nhiều người, làm content đến đâu thì tiếp cận khách hàng đến đó. Nhưng thực tế, việc làm này lại hoàn toàn sai lầm bởi không có khách hàng mục tiêu có nghĩa là không có đích đến và không thu được kết quả như mục tiêu đề ra.  Vì vậy, trong cách lên plan content, hãy cố gắng xác định được nhóm khách hàng mục tiêu. Cụ thể, hãy xem họ là ai, bao nhiêu tuổi, các nhân hay tập thể, mức thu nhập, khu vực sinh sống… Nếu phân tích tốt các yếu tố này, bạn sẽ dễ dàng xây dựng content sao cho có thể đánh được vào “nỗi đau” mà họ đang gặp phải.  Một điểm mà dân làm content nên nắm vững đó là không nên khoanh vùng khách hàng mục tiêu quá rộng, như vậy sẽ rất khó tiếp cận. Hãy phân tích thị trường khách hàng cụ thể để lên chiến lược phù hợp. Để hiệu quả hơn, hãy cố gắng trả lời một số câu hỏi như khách hàng có đáp ứng được mục tiêu bán hàng của bạn không, khảo sát thực tế để có được khách hàng mục tiêu, đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp có điểm gì khác…  Việc xác định khách hàng mục tiêu có ý nghĩa đặt biệt quan trọng đối với dân content  Bước 2: Nghiên cứu thật chi tiết Khi thực hiện cách lên kế hoạch viết content, bạn cần nghiên cứu thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là một bước cực kỳ quan trọng giúp bạn lên ý tưởng Content. Thao tác này giúp bạn xác định được:  Tốc độ phát triển của ngành hàng Xu hướng phát triển của sản phẩm, dịch vụ trong thời gian tới. Số lượng đối thủ cạnh tranh trong từng ngành hàng. Cơ hội mà mình có thể tận dụng được Thách thức và giải pháp đối với ngành hàng. Nghiên cứu thị trường là một bước cực kỳ quan trọng giúp bạn lên ý tưởng Content Nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ Có hiểu về sản phẩm thì mới có thể xây dựng content chất lượng. Vì vậy, khi đã có mục tiêu và khách hàng tiềm năng, hãy dành thời gian để phân tích về sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. Hãy biến các lợi thế của sản phẩm thành những key word nhất định để cụ thể hóa trong việc tiếp cận khách hàng.  Trong trường hợp sản phẩm của bạn có phần kém hơn sản phẩm của đối thủ, thì hãy thực hiện cách lên kế hoạch viết content theo một màu sắc riêng. Màu sắc này không lẫn với các hình thức viết bài trước đó và nó chỉ thực sự hiệu quả khi bạn đề cập content lên website vậy nên bạn cần phải học cách viết content thu hút người đọc giúp họ ở lại với website của mình lâu hơn tăng tỷ lệ chuyển đổi. Định vị sản phẩm  Sau khi đã phân tích và hiểu rõ về sản phẩm, để có thể xây dựng được những bài viết content “chất như nước cất” thì đòi hỏi cần phải tiến hành định vị sản phẩm. Việc này có nghĩa là bạn đem đến cho khách hàng những lợi ích gì thông qua sản phẩm, đồng thời bạn nên áp dụng cách viết copywriter sẽ mang lại hiệu quả. Ví dụ “Công ty chuyên thiết bị điện tử uy tín nhất trong thành phố”...  Và để định vị được sản phẩm tốt thì bạn cần nắm được một số yếu tố liên quan như sau:  Sử dụng các tính từ mang cường độ mạnh như: “nhất, tuyệt đối, hàng đầu, duy nhất, rẻ nhất, top đầu, số 1…” Đánh giá thông qua các giá trị giải thưởng mà sản phẩm hoặc doanh nghiệp đã đạt được.  Đề cập đến đối tác uy tín trong quá trình hợp tác nhằm tăng độ uy tín và chất lượng hơn cho sản phẩm. Định vị sản phẩm  Bước 3: Xác định thông điệp truyền thông Thông điệp truyền thông là thông điệp mà bạn muốn truyền đạt đến khách hàng thông qua nội dung của mình. Nó nên phản ánh giá trị cốt lõi của thương hiệu và sản phẩm, đồng thời sẽ làm nổi bật điểm đặc biệt của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Bước 4: Đưa ra định hướng nội dung Định hướng nội dung là quyết định về loại nội dung bạn sẽ tạo ra (ví dụ: blog post, infographic, video,...), cũng như cách thức bạn sẽ truyền đạt thông điệp của mình trong nội dung đó. Đưa ra định hướng nội dung Nắm được các tuyệt chiêu viết content đỉnh cao bằng cách đăng ký học online qua video. Khoá học giúp bạn làm quen với các thể loại content, nắm vững kiến thức viết bài website hay viết bài content marketing. Và tất tần tật những kiến thức về kỹ năng viết content hay để thu hút người đọc. Đăng ký ngay. [course_id:402,theme:course] [course_id:1731,theme:course] [course_id:2169,theme:course] Bước 5: Xác định những chủ đề chính (Pillar) Chủ đề chính, hoặc “pillar”, là những chủ đề lớn mà nội dung của bạn sẽ xoay quanh. Chúng nên liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như hấp dẫn khách hàng mục tiêu của bạn. Bước 6: Phát triển ý tưởng content Dựa trên những chủ đề chính đã xác định, bạn bắt đầu phát triển ý tưởng cho từng mảnh nội dung cụ thể. Ý tưởng có thể bao gồm các bài viết blog, video, infographic hoặc bất kỳ loại nội dung nào khác phù hợp với chiến lược của bạn. Bước 7: Chọn lọc những ý tưởng tốt Khi thực hiện cách lên kế hoạch viết content, không phải tất cả ý tưởng đều tốt. Hãy chọn lọc và tập trung vào những ý tưởng mà bạn nghĩ rằng sẽ tạo ra nội dung chất lượng cao và hấp dẫn nhất cho khách hàng của mình. Chọn lọc những ý tưởng tốt Bước 8: Liệt kê vào bảng Content Calendar (Lịch nội dung) Sau khi đã có danh sách các ý tưởng nội dung, hãy bắt đầu lên lịch cho việc tạo và phát hành nội dung. Một Content Calendar sẽ giúp bạn theo dõi và quản lý nội dung một cách hiệu quả. Bước 9: Tiến hành sáng tạo và tối ưu content Bắt đầu sáng tạo nội dung dựa trên các ý tưởng đã chọn. Đảm bảo rằng nội dung của bạn không chỉ hấp dẫn và chất lượng, mà còn được tối ưu hóa cho SEO và phù hợp với khách hàng mục tiêu. Bước 10: Đăng tải và đo lường Sau khi đã tạo ra nội dung, hãy đăng tải nó lên các kênh phù hợp và bắt đầu theo dõi hiệu suất của nó. Sử dụng các công cụ phân tích để đo lường và đánh giá hiệu quả của nội dung, cùng lúc đó bạn cũng cần điều chỉnh chiến lược dựa trên kết quả thực tế. Đăng tải và đo lường hiệu quả của nội dung Phân biệt plan content và chiến lược content Để giúp bạn hiểu rõ hơn về plan content và chiến lược content, dưới đây sẽ là so sánh chi tiết dựa theo từng tiêu chí: Định nghĩa Plan Content: Một bản kế hoạch chi tiết về nội dung được tạo ra để hỗ trợ một chiến lược content cụ thể. Chiến lược Content: Một kế hoạch chi tiết hơn, phát triển chiến lược tổng thể cho việc tạo, phân phối và quản lý nội dung. Phân biệt plan content và chiến lược content dựa trên định nghĩa Phạm vi Plan Content: Tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể như quyết định loại nội dung và nội dung cụ thể cần tạo. Chiến lược Content: Bao gồm toàn bộ quá trình từ việc đặt mục tiêu, xác định đối tượng mục tiêu, lập kế hoạch nội dung, đến việc phân phối và đánh giá nội dung. Thời gian Plan Content: Thường được xác định trong thời gian ngắn hơn và tập trung vào việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Chiến lược Content: Có thể kéo dài trong thời gian dài hơn và liên quan đến việc phát triển cũng như thúc đẩy các mục tiêu dài hạn của tổ chức. Tính linh hoạt Plan Content: Thường linh hoạt và có thể điều chỉnh dễ dàng theo yêu cầu cụ thể của dự án hoặc chiến dịch. Chiến lược Content: Có thể ít linh hoạt hơn và đòi hỏi sự thay đổi lớn hơn để điều chỉnh với mục tiêu dài hạn của tổ chức. Phân biệt plan content và chiến lược content dựa trên tính linh hoạt Mục tiêu Plan Content: Mục tiêu thường là cụ thể và liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ hoặc chiến dịch cụ thể. Chiến lược Content: Mục tiêu thường rộng lớn hơn và liên quan đến mục tiêu kinh doanh tổng thể của tổ chức. Đánh giá hiệu suất Plan Content: Thường liên quan đến việc đánh giá hiệu suất nội dung cụ thể và các mục tiêu cụ thể của nó. Chiến lược Content: Liên quan đến việc đánh giá hiệu suất của toàn bộ chiến lược nội dung và mối liên hệ với mục tiêu kinh doanh tổng thể. Phân biệt plan content và chiến lược content dựa trên đánh giá hiệu suất Một số lưu ý khi thực hiện cách lên kế hoạch viết content Khi lập kế hoạch Content Marketing, có một số lưu ý quan trọng sau đây bạn nên xem xét: Xác định mục tiêu: Đặt ra mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được thông qua Content Marketing như tăng doanh số bán hàng, tăng nhận thức thương hiệu, tăng tương tác trên mạng xã hội hoặc tăng lưu lượng truy cập vào trang web. Nghiên cứu đối tượng Mục tiêu: Hiểu rõ đối tượng mục tiêu của bạn, bao gồm sở thích, nhu cầu, thói quen tiêu dùng và các nền tảng truyền thông xã hội yêu thích. Xác định ngôn ngữ và phong cách: Xác định ngôn ngữ và phong cách nội dung phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn, cũng như với nhận diện thương hiệu của bạn. Nghiên cứu và phân tích pừ khóa: Thực hiện nghiên cứu từ khóa để xác định các từ khóa chính mà đối tượng mục tiêu của bạn sử dụng khi tìm kiếm thông tin liên quan đến ngành công nghiệp của bạn. Xác định nội dung và hình thức nội dung: Quyết định loại nội dung bạn sẽ tạo ra, bao gồm bài viết blog, video, hình ảnh, infographics, bài viết chia sẻ trên mạng xã hội,... Lưu ý khi thực hiện kế hoạch viết content  Lập kế hoạch nội dung: Xây dựng một lịch trình chi tiết cho việc tạo, phát hành và quản lý nội dung của bạn, bao gồm cả các chủ đề, tiêu đề và nội dung cụ thể. Quản lý và theo dõi hiệu suất: Sử dụng các công cụ quản lý nội dung và phân tích để theo dõi hiệu suất của chiến lược Content Marketing của bạn, điều chỉnh dựa trên dữ liệu thu thập được. Tích hợp với chiến lược tiếp thị khác: Liên kết chiến lược Content Marketing của bạn với các chiến lược tiếp thị khác như SEO, quảng cáo trực tuyến và email marketing để tăng cường hiệu quả toàn diện. Tạo nội dung chia sẻ và tương tác: Tạo ra nội dung mà đối tượng mục tiêu của bạn muốn chia sẻ và tham gia, khuyến khích tương tác và tạo ra một cộng đồng trực tuyến. Liên tục đánh giá và cải thiện: Đánh giá và cập nhật kế hoạch Content Marketing của bạn theo thời gian, dựa trên dữ liệu hiệu suất và phản hồi từ đối tượng mục tiêu. Lời kết Qua bài viết nếu trên, chắc chắn bạn đã nắm được cách lên kế hoạch viết content sao cho chất lượng dành cho dân làm Marketing. Bạn đọc quan tâm hãy tham khảo một số khoá học Content Marketing nâng cao, được các chuyên gia hàng đầu bật mí những bí quyết để có một content độc lạ thu hút người xem hơn chỉ có trên Unica. Chúc các bạn thành công trong lĩnh vực này!
02/12/2019
4213 Lượt xem
6 Bí quyết cốt lõi của nghệ thuật kể chuyện thương hiệu
6 Bí quyết cốt lõi của nghệ thuật kể chuyện thương hiệu Nghệ thuật kể chuyện thương hiệu là một hình thức tiếp thị nội dung dựa trên việc xây dựng những câu chuyện xoay quanh sản phẩm. Trong cuốn sách “Storytelling, Branding in Practice” cũng đã đề cập tới phương thức quan trọng để xây dựng thương hiệu chính là kể chuyện. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu những kỹ thuật để trong cách kể chuyện để xây dựng một thương hiệu nổi tiếng của các nhãn hàng trên thế giới hiện nay như thế nào nhé! Kỹ thuật xây dựng nghệ thuật kể chuyện thương hiệu lôi cuốn Không phải ai cũng biết kỹ thuật để kể chuyện thương hiệu hiệu quả. Thấu hiểu điều đó, sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn: Học cách kể chuyện hay Việc kể chuyện có hay hay không phụ thuộc rất nhiều vào ngôn ngữ bạn sử dụng. Nếu câu chuyện thương hiệu của bạn là một món ăn thì bạn cần cố gắng trang trí, phối hợp màu sắc để tạo cảm xúc cho người ăn trở nên ngon và đậm đà hơn. Bạn cần có một cách kể chuyện hay để lôi cuốn khách hàng Để tạo được cách kể chuyện hay, bạn cần cá nhân hóa cách kể chuyện của mình. Bạn cần cố gắng làm nổi bật lên những thách thức để thương hiệu của bạn đạt được mục tiêu đậm chất riêng của mình. >> Xem thêm: Brand là gì? Yếu tố xây dựng Branding thành công Xây dựng cốt truyện phù hợp với thị trường  Trên thực tế, không có một công thức nào để bạn tạo ra được một Storytelling nhưng bạn có thể đi theo nguyên tắc G.R.E.A.T để có một cốt truyện độc đáo: G: Viết tắt của glue mang ý nghĩa gắn kết. Bạn phải viết câu chuyện Marketing của mình gắn kết với thông điệp truyền thông. Sự hiệu quả của những câu chuyện nằm ở chỗ gắn chặt vào nhóm niềm tin, giữ vị trí đầu tiền trên thị trường mục tiêu. R: Viết tắt trong Reward có nghĩa là phần thưởng. Khi bạn tạo ra được những câu chuyện hay thì hãy cố gắng cam kết phần thưởng mà họ được nhận lại là xứng đáng như giảm cân thành công, lấy được vóc dáng, sức khỏe,... E: Viết tắt của Emotion, mang ý nghĩa cảm xúc. Khi nghệ thuật kể chuyện thương hiệu chạm được đến trái tim của khách hàng, người xem thì việc khách hàng luôn nhớ đến thương hiệu của bạn là một điều rất có lợi để giữ chân họ ở lại lâu hơn bên bạn. A: Viết tắt của Authentic có nghĩa là đáng tin cậy. Để chạm được đến cảm xúc của khách hàng thì câu chuyện của bạn phải thật đáng tin cậy. Điều này không đòi hỏi bạn viết chuyện phải chính xác một cách tuyệt đối, chỉ cần bạn xây dựng trên những giá trị có thật. T: Viết tắt của Target, mục tiêu. Thành công của Storytelling Marketing chỉ đạt được khi câu chuyện của bạn đến được trái tim của người xem, người nghe và người đọc. Một thương hiệu chăm sóc da nổi tiếng mà các bạn gái không thể không biết là Pond’s. Khi Pond để đi xây dựng thương hiệu của mình một cách mạnh mẽ với câu chuyện “7 ngày tìm lại tình yêu”. Nếu phiên bản quốc tế, Pond sử dụng 2 nhân vật chính là Carrie và Jack thu hút được đông đảo bạn gái quan tâm sử dụng sản phẩm, thì với phiên bản Việt Nam sử dụng hai nhân vật là An và Huy cùng những dòng tin nhắn trong TVC cũng tạo được sự tương tác khổng lồ với khán giả. Không những thể, thương hiệu Pond's còn rất khôn khéo khi sử dụng các bình luận trực tuyến để dự đoán diễn biến của câu chuyện trên trang page của mình. Kết quả, sau chiến dịch “7 ngày tìm lại tình yêu” đã giúp Pond gợi được những hình ảnh tích cực trong mắt người dùng, khiến họ tin tưởng vào những cam kết mà Pond dành cho họ.   Pond’s đã xây dựng thành công câu chuyện thương hiệu của mình Xây dựng thương hiệu cá nhân là việc làm quan trọng giúp bạn trở nên chuyên nghiệp và uy tín hơn. Thông qua khóa học online này, bạn sẽ nắm được 14 bước xây dựng và kiến tạo Thương hiệu cá nhân cho bản thân, biết cách thiết lập hệ thống nhận diện, xác định đối tượng khách hàng tiềm năng. Song song với đó, bạn có thể xây dựng chiến lược truyền thông, xử lý khủng hoảng truyền thông,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:142,theme:course] [course_id:717,theme:course] [course_id:1197,theme:course] Sử dụng các mẫu truyện hoạt hình cổ điển Nếu bạn đang đắn đo và phân vân không biết đi theo hướng sản xuất nào thì hãy thử đi theo mẫu truyện hoạt hình cổ điển của Comfort.Khi Comfort sử dụng câu chuyện về vợ chồng vải Andy và LiLi để xây dựng thương hiệu nước xả vải cho mình. Với nghệ thuật kể chuyện thương hiệu đầy ý nghĩa đã giúp cho thương hiệu này được các bà nội trợ tin dùng lựa chọn. Tập trung vào khách hàng mục tiêu Dù bạn dùng những content kể chuyện “độc” đi đến đâu nhưng không hướng tới khách hàng mục tiêu cụ thể thì việc xây dựng thương hiệu của sẽ không được thành công vang dội và lan tỏa đến khắp mọi người. Nhiệm vụ của các nhà làm Marketing cần nhắm đúng mục tiêu, viết ra những câu chuyện hướng đến người đọc, người xem có liên quan. Khi bạn hướng đúng đến đối tượng, thì khách hàng sẽ có xu hướng chia sẻ nhiều hơn. Vì thế, giám đốc sáng tạo của công ty Contently - Shane Snow đã khuyên các nhà Marketing xây dựng nghệ thuật kể chuyện kể chuyện thật thu hút và lờ đi tất cả các khách hàng không phải mục tiêu của mình. Tính chân thực Những câu chuyện mang tính giả tưởng thường không chạm đến được cảm xúc của khán giả. Chính vì vậy, để câu chuyện thương hiệu có sức ảnh hưởng lớn, hãy để nó được kể bởi những câu chuyện thật và bởi những người có uy tín trong cộng đồng. Ví dụ: đó có thể là câu chuyện của khách hàng về trải nghiệm của bản thân khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của một thương hiệu nào đó. Câu chuyện phải có giá trị Khách hàng sẽ không muốn nghe một câu chuyện sáo rỗng, viễn vông và không giúp được gì cho họ. Chính vì thế một trong những nghệ thuật kể chuyện thương hiệu bạn nhất định phải lưu ý là câu chuyện đó phải có giá trị.  Đảm bằng rằng câu chuyện mà bạn kể phải phản ánh được bản chất, ưu điểm vượt trội của thương hiệu và quan trọng hơn hết là giúp cho khách hàng hiểu bạn là ai và bạn muốn mang những lợi ích, giá trị gì đến với khách hàng. Kết luận Nghệ thuật kể chuyện thương hiệu là một vũ khí bí mật để bạn bùng nổ thương hiệu của mình trong thời đại công nghệ số Marketing hiện nay. Với những thông tin cũng như ví dụ mà UNICA chia sẻ, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống. Chúc các bạn thành công! >> Xem thêm: Tổng hợp 7 yếu tố tạo nên thương hiệu cá nhân
02/12/2019
2985 Lượt xem
Hướng dẫn cách viết content dạng câu chuyện thu hút
Hướng dẫn cách viết content dạng câu chuyện thu hút Viết content bằng cách kể chuyện nghe thật điên rồ nhưng đây là cách viết content thu hút được rất nhiều người sáng tạo nội dung trong Marketing lựa chọn. Tuy nhiên, xây dựng một content dạng câu chuyện để khơi gợi và kết nối cảm xúc là điều rất khó và không phải ai cũng làm được. Trong bài viết này, UNICA sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện trong Marketing “đỉnh cao” như thế nào nhé! Content dạng câu chuyện là gì? Content dạng câu chuyện là một loại nội dung được xây dựng dưới dạng một câu chuyện có cấu trúc và yếu tố truyền đạt thông điệp. Thay vì chỉ cung cấp thông tin một cách trực tiếp, content dạng câu chuyện sử dụng các yếu tố như nhân vật, cốt truyện, tình huống và môi trường để truyền tải thông điệp một cách hấp dẫn và gắn kết người đọc. Content dạng câu chuyện thường có một sự phát triển logic từ khởi đầu, điểm cao trung tâm và kết thúc, tạo nên một luồng câu chuyện mạch lạc. Nó có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như marketing, quảng cáo, viết blog, nội dung truyền thông và giao tiếp chung. Content dạng câu chuyện với mục đích kết nối cảm xúc Sử dụng content kể chuyện hay được nhắc tới với cụm từ chuyên ngành là Story Marketing, được xem là một hình thức quảng cáo dựa trên việc xây dựng, phát triển những mẩu chuyện ngắn, dài có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp về sản phẩm mà người làm nội dung đang muốn bán. Tác giả Springer đã từng nói rằng, kể chuyện trong Marketing là một cách xây dựng thương hiệu nhanh nhất để “đốn gục” cảm xúc của người đọc. Một thương hiệu mạnh phải được tạo dựng trên những giá trị rõ ràng, cụ thể và phải tạo ra được sự kết nối cảm xúc, lan tỏa được cảm xúc tới tất cả mọi người,mọi nhóm mục tiêu. Đạo diễn nổi tiếng nhất, người tạo ra hàng chục bộ phim nổi tiếng thế giới Paul Auster không hề quá lời khi nói về công dụng của content dạng kể chuyện như sau: “Kể chuyện là cách duy nhất chúng ta có thể tạo ra ý nghĩa cho đời mình và cảm nhận của thế giới”. Có rất nhiều đã sử dụng những content dạng chia sẻ để lôi kéo cảm xúc của người tiêu dùng như hãng dầu gội Rejoice đã từng “làm mưa, làm sóng” với TVC có nội dung Cô Tấm ngày nay, đi vào lòng người với hình ảnh một gái trẻ rời bỏ quê hương để lên một thành phố rộng lớn, xa lạ để lập nghiệp. Câu chuyện đã gây được cảm xúc ấn tượng vô cùng tốt đẹp về giá trị nhân đạo của thương hiệu. Không những tạo được một cảm xúc với mọi người, mà chiến dịch còn mở rộng được tập khách hàng của mình khi Rejoice mở được một quỹ “Cô Tấm ngày nay” để hỗ trợ các bạn trẻ xa nhà, xa quê cùng chia sẻ câu chuyện của mình. Content dạng câu chuyện với mục đích kết nối cảm xúc Content dạng câu chuyện giúp quảng bá thương hiệu Content kể chuyện truyền tải được nhiều thông điệp của chiến dịch Marketing đến khách hàng theo một cách mới mẻ và gần gũi hơn. Mở đầu content hay Storytelling quảng bá thương hiệu theo kiểu tự nhiên hơn bằng cách truyền đạt thông tin, nội dung gần gũi, giống như cách thức mà mọi người thường trò chuyện với nhau.  Bản chất của dạng Content kể chuyện là truyền tải thông tin tự nhiên mà con người vốn có trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế mà nó tạo được sự tin tưởng, gắn kết từ người nghe, cũng như mang lại nhận thức về giá trị thương hiệu sâu sắc thông qua các kênh truyền thông khác nhau.  Hướng dẫn cách viết content dạng câu chuyện thu hút Để viết được content dạng thu hút câu chuyện không hề đơn giản, nó đòi hỏi bạn cần thực hiện rất nhiều công đoạn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách viết content dạng câu chuyện thu hút cho bạn tham khảo: Xác định góc nhìn và nhân vật Một câu chuyện storytelling cần phải có nhân vật, và nhân vật đó có thể là người thật hoặc một vật vô tri được nhân hóa. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhân vật đó không phải một nhân vật vô nghĩa. Dưới đây là một số hình tượng nhân vật mà bạn có thể xây dựng: Nhân vật kết nối tình cảm gia đình, bạn bè và những mối quan hệ thân thiết khác. Nhân vật mang đến hy vọng và khích lệ. Nhân vật hài hước, tạo ra tiếng cười và niềm vui. Nhân vật đang trải qua nỗi đau và đang tìm cách giải quyết vấn đề. Nhân vật có kinh nghiệm và khả năng chia sẻ, giải đáp những thắc mắc. Qua việc xây dựng các nhân vật này, câu chuyện sẽ trở nên sống động hơn và có khả năng tương tác với độc giả, mang lại một trải nghiệm tốt hơn. Cấu trúc câu chuyện Thông thường, một content dạng câu chuyện sẽ tuân thủ theo cấu trúc sau: Giới thiệu => Bắt đầu xung đột => Giải pháp. Giới thiệu => Bắt đầu xung đột => Đỉnh điểm => Thoái trào => Tháo nút. Giai đoạn GIỚI THIỆU Khi miêu tả chân dung đối tượng và vấn đề, hãy tránh viết quá dài do người đọc hiện nay thường rất bận rộn và không có thời gian đọc chi tiết. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào vấn đề chính và diễn đạt một cách rõ ràng. Bằng cách này, câu chuyện được truyền đạt một cách trôi chảy hơn, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt ý chính mà không cần đọc qua nhiều chi tiết không cần thiết. Giai đoạn BẮT ĐẦU XUNG ĐỘT Đây là thời điểm khi vấn đề của nhân vật trong content dạng kể chuyện bắt đầu lan rộng và gây ra những hệ quả ngày càng tồi tệ, tiến tới đỉnh điểm cao trào để tăng cường cảm xúc. Giai đoạn GIẢI PHÁP Khi nhân vật có được giải pháp hoặc tự tìm được lời giải, đó là thời điểm thoái trào và dẫn đến kết thúc. Trong việc xây dựng kết thúc Happy Ending, chúng ta cần tập trung vào những giá trị mà nhân vật đã đạt được khi trải qua hành trình trong câu chuyện. Để nâng cao tay nghề viết content của bản thân, bạn hãy đăng ký khoá học online qua video ngay. Khoá học giúp bạn tư duy đúng về nghề content, gợi ý cách viết content đơn giản nhưng vẫn có sức hút, đồng thời chia sẻ công cụ giúp bạn viết content rảnh tay mà vẫn mang lại hiệu quả cao. [course_id:2283,theme:course] [course_id:2366,theme:course] [course_id:1156,theme:course] Lưu ý để tạo ra một content dạng câu chuyện lôi cuốn Sau khi đã biết được cách viết content dạng câu chuyện thu hút như nào bạn cần biết thêm một số lưu ý quan trọng để tạo ra được những content lôi cuốn nhất. Cụ thể như sau: Xác định mục tiêu rõ ràng Bạn cần tìm hiểu rõ thông điệp mà mình muốn truyền tải thông qua content dạng câu chuyện là gì và chắc chắn rằng nó phải thật rõ ràng để người xem có thể hiểu được ý của bạn. Sau đó, bạn cố gắng xây dựng được thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng để họ luôn nhớ thông điệp của bạn gắn với sản phẩm đó. Và bạn chọn hình thức kể chuyện là công cụ để thương hiệu kết nối và truyền cảm hứng là hoàn toàn thông minh. Chất liệu câu chuyện bạn lấy từ thương hiệu sản phẩm/dịch vụ sẽ đạt hiệu quả cao gấp chục lần với việc bạn kêu gọi người “calls - to - action”. Một điều quan trọng để làm được điều này là bạn cần có kỹ năng viết content để xác định và xây dựng mục tiêu rõ ràng. Mẫu content storytelling Hình ảnh độc đáo, nội dung đồng cảm, nhất quán Bạn cần cố gắng đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được nhu cầu của họ thì từ đó bạn với viết ra được những câu chuyện thu hút. Tính độc đáo là chìa khóa thành công để bạn có thể kể những câu chuyện tuyệt vời với những hình ảnh sinh động về sản phẩm. Bạn cũng phải chú ý đến thông điệp mình muốn truyền tải phải nhất quán trên tất cả các nền tảng. Nghe rất khó hiểu phải không? Nhưng lấy một ví dụ đơn giản về thương hiệu giày Nike đã thách thức khách hàng với thông điệp “Just Do It”. Tính đồng nhất trong nội dung content dạng câu chuyện của Nike thể hiện ở việc họ không ngừng xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình trên mọi công cụ để thu hút khách hàng. Xây dựng lòng tin Lòng tin là một vấn đề khá đau đầu với các nhà làm Marketing vì để xây dựng được lòng tin, sự tin tưởng với khách hàng vô cùng khó và mất thời gian. Bởi vì, hiện nay trên thị trường việc hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng luôn được trà trộn vào sản phẩm của công ty. Để làm điều được này, hình thức kể chuyện của bạn phải tốt, có như vậy mới truyền được thông điệp mạnh mẽ về thương hiệu. Hãy cố gắng viết ra những dòng content trung thực để làm bàn đạp cho người dùng tin tưởng bạn.  Content dạng câu chuyện qua nhiều hình thức Để làm được điều này bạn cần biết cách lên kế hoạch content marketing chi tiết cho dạng content này. Viết để đọc và viết để nghe, viết để hiểu và viết để lan tỏa cảm xúc là những hình thức hoàn toàn khác nhau. Khi bạn làm content hoặc đang học viết content dạng câu chuyện thương hiệu cho định dạng âm thanh sẽ khác với việc bạn làm content để khách hàng đọc. Khi làm về TVC bạn cần chú ý đến chất lượng hình ảnh, tông giọng, cảm xúc của diễn viên, biểu cảm khuôn mặt và hành động. Còn khi làm về blog, thì hãy viết thật ngắn gọn tầm 300 từ, chính tả chính xác, giọng văn trôi chảy, có nhịp điệu.  Kể chuyện từ đầu đến cuối Sức hút của câu chuyện phải được duy trì cho đến khi bạn kết thúc nó. Hãy cố gắng mở đầu câu chuyện thật ấn tượng để thu hút và giữ chân khách hàng. Nội dung câu chuyện sẽ đóng vai trò kéo dài sự thích thú của khách hàng để truyền tải những giá trị mang tính giáo dục. Kết thúc câu chuyện, kêu gọi mọi người hành động. Cố gắng kể chuyện theo một mạch lạc rõ ràng từ đầu đến cuối Một số mệnh đề làm câu chuyện thật và thuyết phục hơn Dưới đây là một số mệnh đề giúp câu chuyện content thật và thuyết phục hơn, bạn hãy tham khảo để có thể tạo ra được những nội dung content chất lượng nhất nhé. Tạo sự tò mò Câu chuyện hấp dẫn luôn có khả năng kích thích sự tò mò của người đọc. Bằng cách đặt những câu hỏi mở, mô tả những sự kiện đầy bí ẩn hoặc tạo ra những mảnh ghép mơ hồ, chúng ta có thể khơi gợi sự tò mò và sự háo hức của độc giả. Điều này tạo nên một tình huống hấp dẫn, khiến người đọc muốn tiếp tục theo dõi câu chuyện để tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi đó. Dẫn chứng hành động Một câu chuyện thuyết phục nên được hỗ trợ bằng những dẫn chứng hành động. Thay vì chỉ miêu tả trạng thái hoặc tình huống, chúng ta nên đưa ra những hành động cụ thể của nhân vật để thể hiện tính thực tế và tạo sự sống động cho câu chuyện. Qua việc mô tả những hành động và hành vi của nhân vật, người đọc sẽ dễ dàng hình dung và tương tác với câu chuyện, tạo nên hiệu ứng thuyết phục mạnh mẽ. Tạo ra anh hùng của câu chuyện Một trong những yếu tố quan trọng để làm câu chuyện trở nên thật và thuyết phục là tạo ra một nhân vật anh hùng. Nhân vật anh hùng có thể là người đại diện cho giá trị, lý tưởng hoặc khát vọng của người đọc. Bằng cách xây dựng một nhân vật mạnh mẽ, dũng cảm và có khả năng vượt qua khó khăn, chúng ta tạo ra một nguồn cảm hứng và sự đồng cảm từ phía người đọc. Nhân vật anh hùng sẽ trở thành trung tâm của câu chuyện, và họ sẽ giúp người đọc tin tưởng cũng như đồng hành trong hành trình của câu chuyện. Kết luận Content dạng câu chuyện là cách truyền tải nội dung vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả thì vô cùng tuyệt vời. Bạn hãy cố gắng chia sẻ câu chuyện về thương hiệu của mình theo cách có sức lan tỏa để thu hút được nhiều khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tại các khoá học marketing online trên UNICA để được gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm nhiều năm thực chiến của mình. Chúc các bạn thành công! Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Storytelling - Khám phá nghệ thuật kể chuyện trong Marketing" XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
02/12/2019
6154 Lượt xem
Như thế nào là một bài viết quảng cáo khai trương nhà hàng ấn tượng? 
Như thế nào là một bài viết quảng cáo khai trương nhà hàng ấn tượng?  Như thế nào là một bài viết quảng cáo khai trương nhà hàng ấn tượng? là câu hỏi của nhiều người trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là những người chuẩn bị khai trương nhà hàng. Thực tế, để tạo nên một bài quảng cáo nhà hàng nhân dịp khai trương sẽ không quá khó, nếu bạn áp dụng các kiến thức mà Unica chia sẻ dưới đây.  Tại sao quán ăn, nhà hàng nên cần tới marketing Một trong những yếu tố quyết định nên hay không nên sử dụng tới marketing trong kinh doanh quán ăn, nhà hàng nhiều người vẫn đang e ngại đó chính là vấn đề chi phí. Để thực hiện những chiến dịch quảng cáo, quảng bá thương hiệu sẽ cần đến một khoản chi phí khá cao giúp bạn thu được tệp khách hàng cũng như tăng lượt tiếp cận của khách hàng đến quán ăn, nhà hàng bên của bạn. Bởi vậy việc quảng cáo cho nhà hàng quán ăn là rất cần thiết, đây chính là công cụ tối ưu để thu hút khách hàng lên rất nhiều lần so với việc bạn không bỏ chi phí ra để quảng cáo. Vì vậy marketing đóng vai trò rất quan trọng mà tất cả các kĩnh vực kinh doanh nào cũng cần tới.  Quảng cáo, marketing cho nhà hàng không phải những chiến dịch “đao to, búa lớn” như bạn nghĩ. Marketing cho quán ăn, nhà hàng chỉ là những phương thức kinh doanh đơn giản và dễ dàng thực hiện. Bất kỳ chủ quán nào cũng có thể tự làm marketing cho quán của mình, chỉ cần bạn nắm rõ các hình thức marketing cơ bản mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp được nêu bên dưới. Yếu tố tạo nên bài viết quảng cáo khai trương nhà hàng ấn tượng  Tương tự như nhiều bài viết PR về du lịch cũng như các lĩnh vực khác, bài viết khai trương nhà hàng muốn có được sự ấn tượng cũng cần phải đảm bảo truyền tải được những yếu tố quan trọng nhất. Cụ thể như sau:  Đặt yếu tố ăn uống lên hàng đầu  Nhắc đến nhà hàng, người ta sẽ nghĩ ngay đến các dịch vụ ăn uống, do đó trong bài viết quảng cáo nhà hàng, hãy cố gắng đề cập đến yếu tố ăn uống lên hàng đầu. Để gây được ấn tượng hơn với khách hàng, hãy cố gắng tập trung vào những món ăn “hot” nhất của nhà hàng bạn, hương vị đặc trưng cũng như khái quát chung về món ăn.  Hãy đặt yếu tố ăn uống lên hàng đầu trong bài viết  Miễn sao, khi đọc qua những lời giới thiệu này, thực khách có thể hình dung về cả hình thức và hương vị của món ăn. Từ đó, kích thích vị giác và sự hứng thú khiến họ phải đến ăn tại nhà hàng của bạn. Tuy nhiên, lời giới thiệu cũng không nên quá hoa mỹ mà nên dung dị, chân thực. Tránh tình trạng như một số nhà hàng tại Sài Gòn một thời nở rộ lên với lời giới thiệu món “rồng xanh vượt biển”, nhưng thực ra chỉ làm món rau muống xào.  Đề cập đến yếu tố độc đáo mà chỉ nhà hàng bạn mới có  Sẽ thật thiếu sót nếu trong bài viết quảng cáo khai trương quán ăn không đề cập đến các yếu tố độc đáo mà chỉ nhà hàng bạn mới có. Bởi đây là yếu tố có thể tạo được ấn tượng mạnh đối với thực khách. Thực tế, hiện nay các nhà hàng, dịch vụ ăn uống mọc lên như nấm, do đó nhu cầu của thực khách luôn mong muốn tìm được chính là sự khác biệt, có thể là về hương vị món ăn hoặc giá cả, view quán… Không gian nhà hàng của bạn ấm cúng hay thoáng đãng, nhà hàng của bạn có mang âm hưởng của phong cách nào hay không, hương vị món ăn là đặc trưng của vùng miền nào, giá cả có gì ưu đãi hơn so với các quán khác hay không… hãy cố gắng đề cập chi tiết, cụ thể trong bài viết để thực khách hiểu rõ hơn về nhà hàng của bạn.  Tập trung vào đối tượng mà khách hàng hướng tới  Trong bài viết khai trương quán ăn, hãy cố gắng đề cập đến đối tượng thực khách mà nhà hàng hướng tới là ai, có như vậy nhà hàng mới có thể thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng. Ví dụ, nhà hàng chuyên các món ăn quốc tế thì đối tượng khách hàng không thể là học sinh, sinh viên mà là những người du khách quốc tế.  Bài đăng khai trương quán ăn Nếu lời giới thiệu ấn tượng, thu hút, món ăn hợp khẩu vị thì thực khách cũ sẽ kéo theo những thực khách mới đến nhà hàng của bạn, từ đó bạn có thể “ăn nên làm ra” một cách nhanh chóng.  Để nâng cao tay nghề viết content của bản thân, bạn hãy đăng ký khoá học online qua video ngay. Khoá học giúp bạn tư duy đúng về nghề content, gợi ý cách viết content đơn giản nhưng vẫn có sức hút, đồng thời chia sẻ công cụ giúp bạn viết content rảnh tay mà vẫn mang lại hiệu quả cao. [course_id:2283,theme:course] [course_id:2366,theme:course] [course_id:1156,theme:course] Mẫu bài viết quảng cáo khai trương nhà hàng  Có 2 dạng bài viết quảng cáo nhà hàng nhân dịp khai trương gây được ấn tượng cho khách hàng mà bạn có thể tham khảo, ngoài ra việc lựa chọn nội dung ngắn hay dài cũng là một điều bạn cần chú ý. Cụ thể như sau: Dạng 1: Mẫu bài giới thiệu nhà hàng đầy đủ  Đây là dạng bài viết hướng tới đối tượng là thực khách ghé tới nhà hàng một cách chủ động, có thể là thông qua các kênh xã hội hoặc đến trực tiếp. Do đó, bài viết phải cung cấp đầy đủ các thông tin về nhà hàng như: quy mô, hoạt động, lịch sử hình thành nhà hàng… Những thông tin này có thể đăng tải lên website của nhà hàng để thực khách tham khảo, hoặc in thành bảng thông tin gắn liền với menu để khách hàng có thể nhìn thấy trong quá trình order đồ ăn.  Khi thực hiện dạng bài viết này, cần chú ý ngắn gọn, thông tin nên gạch đầu dòng theo từng mục cụ thể. Có như vậy, thực khách mới dễ dàng nắm bắt thông tin và hiểu rõ hơn về nhà hàng.  Mẫu bài viết quảng cáo nhà hàng Dạng 2: Viết bài PR đăng báo  Đây là một dạng viết bài khá phổ biến hiện nay của nhiều nhà hàng với mục đích tiếp cận khách hàng theo hướng thụ động. Thông qua quá trình đọc báo, khách hàng có thể nhìn thấy những hình ảnh kèm theo bài viết về nhà hàng.  Do tính chất tiếp cận thụ động nên bài viết cần nhấn mạnh vào những ưu điểm tuyệt vời mà nhà hàng mang lại cho thực khách. Đó có thể là món ăn ngon, không gian nhà hàng, sự khác biệt đặc trưng so với những nhà hàng khác…  Kết luận Như vậy, Unica đã tổng hợp cho các bạn các kiến thức “xương máu” trong việc xây dựng chiến lược Marketing thực hiện một bài viết quảng cáo khai trương nhà hàng sao cho ấn tượng. Bạn đọc muốn xây dựng được một chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp, chúng tôi khuyên bạn nên tham gia những khoá học marketing online bài bản trên Unica với sự hướng dẫn từ các chuyên gia đầu ngành. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
02/12/2019
4469 Lượt xem
Những lời giới thiệu bán hàng hay nhất thu hút khách hàng
Những lời giới thiệu bán hàng hay nhất thu hút khách hàng Những lời giới thiệu bán hàng hay nhất được xem là chìa khóa quan trọng giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh chóng và thành công. Để giúp công việc bán hàng và học bán hàng online của bạn được thuận lợi hơn, trong bài viết hôm nay Unica đã tổng hợp cho bạn cách viết lời giới thiệu bán hàng sao cho thu hút, ấn tượng, bạn hãy tham khảo thêm nhé!  Tầm quan trọng của lời giới thiệu khi bắt đầu bán hàng online Lời giới thiệu là phần đầu tiên mà khách hàng tiềm năng của bạn sẽ nhìn thấy khi truy cập trang web hoặc cửa hàng trực tuyến của bạn. Lời giới thiệu là cơ hội đầu tiên để gây ấn tượng với khách hàng và khiến họ muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Vì vậy, nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng, Tầm quan trọng của lời giới thiệu khi bắt đầu bán hàng trực tuyến là vô cùng lớn, nó có thể giúp bạn: Tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp: Nếu lời giới thiệu của bạn hấp dẫn và thu hút nó sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến họ muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Thể hiện giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn: Lời giới thiệu là cơ hội để bạn thể hiện giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Chính vì vậy, khi viết lời giới thiệu bạn cần nhấn mạnh những lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn có thể mang lại cho khách hàng tiềm năng của mình Kêu gọi hành động: Lời giới thiệu thường kết thúc bằng một lời kêu gọi hành động rõ ràng. Từ đó, giúp bạn đạt được những mục tiêu nhất định trong kinh doanh. Lời giới thiệu bán hàng online giúp thu hút nhiều khách hàng Những tiêu chí cần có của lời giới thiệu khi bắt đầu bán hàng online Để viết lời giới thiệu khi bắt đầu bán hàng online hay bạn cần phải đáp ứng được các tiêu chí sau: Lời giới thiệu của bạn nên ngắn gọn và dễ đọc. Khách hàng tiềm năng thường chỉ có một vài giây để chú ý đến bạn, vì vậy hãy đảm bảo rằng lời giới thiệu của bạn truyền tải thông điệp của bạn một cách hiệu quả. Lời giới thiệu của bạn nên sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn và thu hút. Như vậy, khách hàng mới bị thu hút và muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Thay vì chỉ nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì, bạn hãy tập trung vào những lợi ích mà nó có thể mang lại cho khách hàng tiềm năng. Như vậy mới kích thích khách hàng chốt đơn nhanh. Hãy đảm bảo rằng lời giới thiệu của bạn sử dụng các từ khóa và cụm từ có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này sẽ giúp khách hàng tiềm năng của bạn dễ dàng tìm thấy trang web của bạn khi họ tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự. 5 bí mật giúp viết lời giới thiệu khi bắt đầu bán hàng online thu hút Để viết lời giới thiệu về cửa hàng giúp kinh doanh hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng không hề đơn giản. Thấu hiểu điều đó, sau đây Unica sẽ gợi ý cho bạn 5 bí quyết để viết những lời giới thiệu bán hàng hay nhất, bạn hãy tham khảo nhé. Những lời giới thiệu bán hàng hay nhất Mở đầu với những thống kê gây ngạc nhiên Bí quyết viết lời giới thiệu cửa hàng đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó chính là viết lời mở đầu với những thống kê gây ngạc nhiên. Đây là một trong những chiến lược bán hàng hiệu quả đã được nhắc đến nhiều lần trong các tài liệu kinh doanh và đến nay thì nó vẫn luôn mang lại hiệu quả tốt. Việc sử dụng lời mở đầu với những thống kê con số gây ngạc nhiên sẽ kích thích trực tiếp vào tâm lý khách hàng khiến họ bị thu hút. Những con số xuất hiện trong lời mở đầu không cần phải chính xác tuyệt đối và cũng không cần phải liên quan trực tiếp đến bạn. Điểm độc đáo của phương pháp này đó là những con số không cần liên quan. Bạn chỉ cần tìm kiếm một con số thú vị liên quan đến bất kỳ chủ đề nào bạn muốn. Tiếp theo bạn chỉ cần tìm kiếm một liên kết nhỏ để kết nối con số đó với câu chuyện bạn đang muốn chia sẻ là được. Khởi đầu với một câu chuyện hấp dẫn Nếu không tìm được cho mình một số liệu để tạo lời giới thiệu gây ngạc nhiên thì bạn có thể bắt đầu bằng một câu chuyện hài hước khiến khách hàng cười sảng khoái hoặc một câu chuyện cảm động để chạm tới trái tim. Mẹo viết những lời giới thiệu bán hàng hay nhất là làm sao để viết lời giới thiệu có khả năng khiến khách hàng cảm nhận và thấu hiểu thông qua góc nhìn. Như vậy bạn sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng hơn. Lưu ý: Việc viết lời giới thiệu khởi đầu bằng một câu chuyện không nhất thiết phải là một câu chuyện nổi tiếng về một cá nhân nào đó. Một trong những cách thường được sử dụng để thu hút khách hàng đó là khởi đầu thông qua những câu hỏi. Điều này tạo thách thức giúp người đọc hình dung và họ muốn khám phá để giải đáp. Như vậy, bạn đã thành công trong việc thu hút khách hàng. Lời giới thiệu khi bắt đầu bán hàng online Hỏi khách hàng về ước muốn của họ Ngoài hai cách viết lời giới thiệu shop hay như bên trên đã chia sẻ thì bạn cũng có thể viết lời giới thiệu dạng đặt câu hỏi, tiêu biểu như câu hỏi để hỏi khách về ước muốn của họ. Việc tập trung vào điều gì đó cụ thể mà khách hàng thực sự khao khát sẽ kích thích trí tò mò của họ. Khi này nếu họ thực sự khao khát và muốn điều đó, họ chắc chắn sẽ tiếp tục đọc bài viết của bạn và bạn đã thu hút họ thành công. Lưu ý: Khi viết lời giới thiệu bán hàng hay nhất, bạn cần tìm hiểu thị trường và nhu cầu của khách hàng. Như vậy mới đặt ra được những câu hỏi phù hợp về ước muốn của khách hàng giúp thu hút sự chú ý của khách hàng. Bắt đầu bằng sự phản bác nội dung bài viết của mình Bắt đầu bằng sự phản bác nội dung bài viết của mình cũng chính là một cách viết lời giới thiệu bán hàng hay bạn nên áp dụng. Nghe thì có vẻ điều này không đúng với lẽ tự nhiên lắm bởi chẳng ai lại muốn phản bác nội dung bài viết của mình. Tuy nhiên đây lại là một cách bán hàng thông minh giúp bạn bứt phá doanh thu. Khi bạn sử dụng các nội dung phản biện để thu hút khách hàng, hãy luôn đảm bảo rằng bạn luôn có điểm tương đồng giữa hai thứ. Nếu bạn có thể tìm ra được điểm tương đồng này, chắc chắn nội dung lời giới thiệu bạn đưa ra sẽ hấp dẫn và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, hãy đưa ra sự phản biện có chừng mực, tránh đi xa quá vì có thể dẫn đến việc tỷ lệ thoát cao hoặc thiếu sự tương tác. Cho khách hàng thấy được sự thành công của họ Bí quyết viết những lời giới thiệu bán hàng hay nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là sử dụng hình ảnh so sánh trước sau. Đây là một chiến thuật bán hàng hiệu quả mang lại kết quả rất tích cực. Áp dụng đúng bí quyết kinh doanh này, bạn sẽ tạo ra hiệu ứng gây bất ngờ khiến khách hàng của bạn nhanh chóng chú ý. Lời giới thiệu bán hàng dễ thu hút khách Lưu ý: Để thực hiện thành công bí quyết viết lời giới thiệu này, bạn phải hiểu rõ điều mà khách hàng muốn. Đồng thời phải đem lại cho họ cái nhìn về việc họ có thể đạt được mục tiêu. Như vậy, họ sẽ bắt đầu quan tâm hơn đến sản phẩm mà bạn cung cấp nhiều hơn. Những lời giới thiệu bán hàng hay nhất Trong kinh doanh online có rất nhiều cách giới thiệu bán hàng hay. Dưới đây là tổng hợp chi tiết và đầy đủ nhất những lời giới thiệu bán hàng hiệu quả giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, hãy tham khảo và bỏ túi ngay cho mình để dùng khi cần thiết nhé. Những câu nói chào hàng hay nhất khi kinh doanh online Dưới đây Unica xin giới thiệu đến bạn một số mẫu lời chào bán hàng online hay và có tính ứng dụng rộng rãi, đảm bảo đăng là có đơn. Hãy khám phá ngay nhé. Những lời mua hàng hay nhất được nhiều người tìm kiếm Em cười tươi như nắng. Anh đã đổ em chưa? Với công nghệ tẩy trắng răng mới nhất từ Thụy Điển, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một hàm răng trắng bóng khỏe mạnh để bạn tự tin tỏa sáng mỗi ngày!!! Liên hệ ngay hotline để được hỗ trợ các bạn nhé! Đã online xin đừng ngại tương tác. Có duyên mai này mình hợp tác thì sao. Người lại ơi, nắm tay mình chào nhau một tiếng nhé. Quý nhau cũng bởi câu chào. Giúp nhau tương tác tiền vào như mưa. Chào nhau một tiếng cùng đưa lộc về. Trên trời có triệu vì sao. Gặp nhau buổi sáng phải chiều mới vui. Ai ơi nhìn thấy em rồi. Chúc nhau buổi sáng, vui may cả nhà. Ngày xưa Facebook để chơi, ngày bay Facebook là nơi kiếm tiền. Cùng nhau tương tác để tiền nhân đôi. Buôn có bạn, bán có phường. Gặp nhau có duyên. Chào nhau qua lại biết đâu ta lại là khách hàng của nhau. Lời giới thiệu shop hay được nhiều người tìm kiếm Các lời giới thiệu khi bắt đầu bán hàng online ấn tượng Nếu đặt tên con theo nơi đầu tiên ba mẹ gặp con, cả nhà đặt tên gì nào? Tên con em là Nguyễn Lê Facebook. Chúc bạn thành công lớn vào thứ 2, không trở ngại thứ 3, không căng thẳng thứ 4, vẫn chưa có sợ cho ngày thứ 5, nụ cười vào thứ 6, bên nhau hạnh phúc ngày thứ 7, tràn ngập niềm vui vào chủ nhật. Tiếc gì một like, một comment là 1 nét đẹp văn hoá, người ghi comment được nhiều like là một nghệ sĩ thực thụ. Người ta nói rằng một nụ cười là hệ thống siêu ánh sáng cho khuôn mặt, bộ máy làm mát cho cái đầu và bộ máy sưởi ấm cho trái tim. Vì vậy, bạn hãy mỉm cười mỗi ngày bạn nhé. Ngày mới vui vẻ. Dùng chủ đề đang được quan tâm làm lời giới thiệu khi bắt đầu bán hàng online Cơm không ăn gạo vẫn còn đó nhưng thấy ưu đãi mà không ngó thì khó lòng ngủ yên. Ở đây có bán cà phê ngon hơn người yêu cũ của bạn. Bra xinh cho những bức tường cắm 2 đinh. Tháng cô hồn, sale 10% cho khách hàng có vong theo. Giá rẻ như bèo, nghèo cũng có tiền mua. Những tia nắng của ngày hôm nay cho bạn thấy cơ hội mới để thực thi giấc mơ đã ấp ủ bấy lâu. Hãy tận dụng cơ hội, làm việc chăm chỉ và theo đuổi ước mơ của mình nhé. Không phải thành công không mang lại cho ta hạnh phúc mà chính cảm giác hạnh phúc đem lại thành công. Vì vậy hãy luôn vui vẻ và luôn học hỏi mỗi ngày bạn nhé. Lời mở đầu bán hàng online bằng câu nói gây ấn tượng Các bạn chỉ việc ăn ốc, đổ vỏ là chuyện của chúng tôi. Khi những chú bướm dang đôi cánh đón chào ngày mới, hy vọng thiên thần cũng mở rộng đôi cánh và mang em theo để em luôn được bình an. Ở đây có bán trang sức bạc như người yêu cũ của bạn. Thuốc xịt côn trùng Rain hiệu quả, không bỏ sót loại côn trùng nào kể cả người nhện. Con tằm đắm đuối vì tơ. Anh say vì rượu ngẩn ngơ vì tình. Có duyên ta mới có tình, chào nhau một cái cho mình thêm duyên. Trúc xinh trúc mọc đầu đinh. Ai chăm tương tác lại càng thấy xinh. Sang ra nắng sớm mai vàng. Chào nhau 1 cái đàng hoàng rồi đi. Một câu đâu có mất gì. Tăng thêm tương tác lộc đi vào nhà. Lời mở đầu bán hàng online bằng câu nói gây ấn tượng Những câu chào hàng hay nhất dựa theo ngành nghề Để lời giới thiệu bán hàng mang lại hiệu quả chuyển đổi cao thì bạn nên viết dựa theo ngành nghề. Tuỳ mỗi ngành nghề sẽ có lời giới thiệu shop hay khác nhau. Sau đây là một số gợi ý lời giới thiệu độc đáo và ấn tượng theo ngành nghề cho bạn tham khảo: Những lời giới thiệu bán hàng online hay nhất cho shop thời trang Đừng để cái lạnh của mùa đông đánh lừa rằng bạn cần một người ở bên. Áo phao đại hàn siêu ấm, siêu nhẹ sẽ giúp bạn vượt qua mùa đông lạnh giá. “Bờ vai ơi đừng mãi nghiêng nghiêng đánh rơi buổi chiều thơm ngát” - Mặc áo trễ vai của shop thì bạn nào cũng sẽ xinh lung linh luôn ạ. Áo len nhẹ nhàng mà xinh yêu lắm luôn, dù bạn cao hay thấp, gầy hay mập cũng đều mặc được vì đã có đủ size. Comment hoặc inbox để được tư vấn nhé. Hàng mới về, đủ size đủ màu cho các bạn lựa chọn.. Không rước được em mùa hạ thì các chị hãy rước em vào mùa đông nhé. Quần jean ống rộng, quần jean rách mặc quanh năm mùa nào cũng đẹp lắm luôn. Phối với áo phông, áo sơ mi, áo len hay nỉ đều hợp. Cô gái nào lại chẳng là một nàng công chúa. Đầm thiết kế mới nhất với chất liệu và hoạ tiết lấy cảm hứng từ những vệt sao trời chắc chắn sẽ biến bạn trở thành nàng công chúa lộng lẫy nhất bữa tiệc Cậu bảo rằng chỉ thích con gái mặc váy dài thướt tha, tôi cứ thích mặc đồ unisex chất lừ như này đấy. Nếu thích tớ thì cậu đừng ngại inbox nhé. Lời giới thiệu bán hàng online hay nhất cho shop thời trang Cách giới thiệu bán hàng cho shop mỹ phẩm Không có mí dài thì sao, miễn là có mắt mascara [tên hãng]. Chỉ với 1xx bạn sở hữu ngay một em mascara giúp mi vừa dài vừa cong, cuốn hút và xinh đẹp như búp bê vậy. Nhất dáng, nhì da. Da trắng thì đồ nào cũng cân được luôn ạ. Hè đến rồi, hãy sử dụng bộ sản phẩm chăm sóc da mới nhất đến từ nhà [tên hãng], vừa chống nắng lại vừa dưỡng da trắng hồng, rạng rỡ. Toner [tên sản phẩm] có gì mà các beauty blogger toàn cầu khen nấy khen để như vậy. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu và xem có phù hợp với làn da khó chiều của nàng không nhé. Đừng để làn da của bạn trông như già đi vài tuổi. Hãy hô biến làn da khô, bong tróc thành làn da mềm căng mịn, tràn đầy sức sống như con gái 18 chỉ sau vài tuần sử dụng bộ sản phẩm chăm sóc [tên sản phẩm] nhé. Với phấn nền [tên sản phẩm], da nhiều khuyết điểm cũng phải chào thua vì độ che phủ thần thánh không sản phẩm nào sánh bằng. Nàng nào muốn da mịn màng, trắng trẻo, mướt mắt thì đừng bỏ qua sản phẩm dưỡng môi mới nhất của nhà [tên hãng/ tên sản phẩm]. Hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 3 - 4 tuần sử dụng, hàng loạt beauty blogger hàng đầu thế giới đang điên đầu vì em này đấy ạ. Cách viết lời giới thiệu hay để bán hàng thực phẩm online Thực phẩm tươi ngon mỗi ngày - đảm bảo tươi ngon - sạch nhất. [Tên shop/ thương hiệu] chăm sóc bạn và gia đình từ mỗi bữa ăn. Một chút dịu dàng ngày đông, nuông chiều bản thân với set bánh ngọt, trà hoa vừa đẹp vừa ngọt thơm của tiệm bánh [Tên tiệm]. Tình yêu từ dạ dày - chân lý không bao giờ sai. Ăn ngon thì mọi muộn phiền đều qua hết đúng không nào. Các chị thích ăn vặt, các anh thích nhâm nhi món ngon xem bóng đá. Em xin giới thiệu những món ăn vặt lai dai hấp dẫn nhất nhà em, đảm bảo ăn là nghiền, ăn bao nhiêu cũng không đã nghiền (vì ngon quá đấy ạ). Rau củ tươi ngon, giữ mãi lời cam kết “vàng son”. Ở đây chỉ bán đồ tươi ngon, đồ sạch rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng ạ. Món ngon mê ly, ai ăn cũng si mê - Ăn một miếng là nhớ nhau cả đời.  Lời giới thiệu hay để bán hàng thực phẩm online Lời giới thiệu bán hàng đồ điện tử Headphone không chỉ để nghe nhạc mà còn là phụ kiện không thể thiếu với người trẻ sống CHẤT. Những mẫu headphone thời trang nhất, trendy nhất đã được [Tên hãng] nhập về rồi đây. Việc của các bạn là bình luận, inbox hoặc liên hệ ngay qua hotline để đặt hàng nhé, rất nhiều phần quà cũng đang chờ bạn khám phá đó ạ. Cửa hàng [tên shop] chuyên phân phối các sản phẩm phụ kiện điện thoại, tai nghe, sạc dự phòng, dây cáp chất lượng, bao giá rẻ nhất thị trường cùng chất lượng bền, đẹp. Tai nghe nào nghe thích, thật êm cho iphone mà giá lại mềm mại? Là tai nghe chúng mình bán chứ đâu! Tủ lạnh nào làm lạnh nhanh mà chạy lại êm ru? Chính là dòng tủ lạnh [tên hãng] mà nhà em nhập khẩu và phân phối chính hãng chứ còn ở đâu nữa chữ ạ. Anh chị uốn mua điện thoại mà ngại giá cao? Vậy thì cứ tìm nơi nguồn hàng đảm bảo mà lại chiết khấu nhiều như ABCmobile nhé. Thích dòng nào, mẫu nào dù là mới nhất [tên hãng] đều có, giá chắc chắn rẻ hơn thị trường 1 - 3% đấy ạ! Lời giới thiệu bán hàng tăng tương tác Em đăng hàng mới về đẹp thế này mà ít người tương tác khiến em buồn quá, em dỗi nghỉ bán hàng mất thôi các anh chị đẹp ơi. Chị nào đang online cho em xin một like, một comment nhé! Đôi lúc đi đường chào ai đó mà họ không nói gì, em lại sợ hay là mình...c.hết rồi nên mọi người chẳng ai thấy mình. Đăng bài FB cũng thế đấy ạ, chẳng thấy ai tương tác gì là em cũng sợ thật ra làm gì còn cái FB nào đâu. Không phải chỉ mua hàng mới được comment đâu các bạn ơi, hãy ủng hộ [tên shop] nhiều hơn bằng cách tương tác nhé! Đồ thì xịn, người bán thì xinh mà các bạn hờ hững quá, chủ shop hụt hẫng ghê cơ ạ!  Vì sao chúng ta lướt qua nhau như 2 người xa lạ? Vì nhìn thấy stt mà chẳng chịu like đấy ạ. Like, comment cho xôm nào các anh chị ơi! Lời giới thiệu bán hàng tăng tương tác Lời giới thiệu bán hàng ngắn nhưng thu hút Bánh ngọt nhà [tên cửa hàng], ngọt ngào hơn cả tình đầu của bạn- Mua đồ [tên shop],, bạn nào đã xinh nay còn xinh hơn gấp cả chục lần đấy nha Love in the ice, love in our bingsu. Ngon tuyệt với nhiều vị mới, chinh phục bạn ngay từ miếng đầu tiên! Lời thì thầm của mùa Hạ: Đừng để mình c.hết nóng vì quên sắm điều hòa nhé các cậu. Mua hàng nhẹ nhàng, quét mã cái là xong ngay, lại còn được áp dụng giảm giá - chuẩn combo ngon bổ rẻ mát mẻ giữa hè. Khi đôi môi em còn đỏ mọng... Đừng ngại dùng son đỏ, không chỉ sang chảnh mà sắc đỏ còn vui tươi, trẻ trung lắm đấy nha! Gọi em là đồ đáng yêu vì nàng nào mặc vào cũng xinh yêu như công chúa luôn ạ Thời đại 4.0, mọi tìm kiếm, giao dịch,... đều được diễn ra nhanh chóng trên mạng internet. Bán hàng online là cơ hội mới để đưa sản phẩm đến gần hơn với tiêu dùng hơn. Đăng ký khóa học online qua video ngay hôm nay để học được nghệ thuật bán hàng đỉnh cao kết hợp với các kỹ năng bán hàng giúp tăng doanh thu vượt trội. [course_id:1225,theme:course] [course_id:261,theme:course] [course_id:1111,theme:course] Một số lưu ý khi viết lời giới thiệu bán hàng hay nhất sản phẩm Sau khi đã biết được những lời giới thiệu bán hàng hay nhất thì bạn có thể áp dụng vào quá trình bán hàng của mình để thu hút nhiều khách hàng và bứt phá doanh thu. Tuy nhiên khi viết lời giới thiệu bán hàng bạn phải đặc biệt chú ý tới một số vấn đề sau: Xác định mục tiêu của lời giới thiệu Trước khi bắt đầu viết lời giới thiệu, bạn cần xác định rõ mục tiêu viết lời giới thiệu để làm gì? Thông thường mục tiêu chính khi viết lời giới thiệu là để thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn nhiều hơn. Vì vậy, khi viết nội dung thay vì chỉ nói về sản phẩm của bạn là gì, hãy tập trung vào những lợi ích mà nó có thể mang lại cho khách hàng tiềm năng của bạn. Điều này sẽ giúp lời giới thiệu của bạn hấp dẫn và thuyết phục hơn. Khi viết lời giới thiệu cần xác định đúng mục tiêu Hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu Khi viết lời giới thiệu, bạn bắt buộc phải hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu. Họ là ai? Hành vi mua hàng của họ như thế nào? Nhu cầu của họ ra sao? Chỉ khi hiểu được đối tượng khách hàng mục tiêu thì bạn mới có thể đưa ra được lời giới thiệu tác động vào đúng nhu cầu của họ. Như vậy, lời giới thiệu mới phát huy được đúng tác dụng vốn có của nó. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp và sáng tạo Lời giới thiệu bán hàng nên sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn và thu hút. Bên cạnh đó cũng phải logic, phù hợp và sáng tạo. Như vậy mới mang hiệu quả chuyển đổi cao giúp bạn tiếp cận khách hàng thành công. Bạn muốn khách hàng tiềm năng của mình bị thu hút bởi lời giới thiệu thì bạn bắt buộc phải chú tâm vào ngôn ngữ. Hãy ưu tiên sử dụng các từ ngữ mạnh mẽ và súc tích để thu hút sự chú ý từ phía khách hàng. Ngoài ra, lời giới thiệu của bạn cũng nên ngắn gọn và dễ đọc. Khách hàng tiềm năng không có nhiều thời gian, thường họ chỉ có một vài giây để chú ý đến bạn, vì vậy hãy đảm bảo rằng lời giới thiệu của bạn truyền tải thông điệp của bạn một cách hiệu quả.  Tạo sự khác biệt và độc đáo cho lời giới thiệu Để tạo sự khác biệt và độc đáo cho lời giới thiệu, bạn có thể thử một số cách sau: Thay vì sử dụng những từ ngữ và cụm từ thông thường, hãy chuyển sang sử dụng những ngôn ngữ sáng tạo và độc đáo để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Bạn có thể sử dụng hình ảnh, phép ẩn dụ hoặc thậm chí là những câu chuyện ngắn để truyền tải thông điệp của mình.  Lời giới thiệu nên thể hiện cá tính và phong cách của bạn. Điều này sẽ giúp khách hàng tiềm năng của bạn cảm thấy kết nối với bạn và sản phẩm của bạn.  Lời giới thiệu nên khơi gợi cảm xúc của khách hàng tiềm năng. Điều này sẽ giúp họ nhớ đến lời giới thiệu của bạn và có khả năng mua sản phẩm của bạn cao hơn.  Hãy nghĩ xem sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có những lợi ích gì độc đáo mà không sản phẩm hoặc dịch vụ nào khác có. Sau đó, hãy nhấn mạnh những lợi ích này trong lời giới thiệu nhé.  Hãy tạo cảm giác cấp bách cho lời giới thiệu bằng cách giới hạn thời gian khuyến mãi, hoặc giới hạn số lượng sản phẩm có sẵn. Điều này sẽ khiến khách hàng tiềm năng của bạn cảm thấy cần phải hành động ngay lập tức.  Tạo sự khác biệt và độc đáo cho lời giới thiệu Đảm bảo tính chân thực và tin cậy của lời giới thiệu Ngoài những lưu ý trên, khi viết lời giới thiệu bạn cũng phải đảm bảo tính chân thực. Như vậy mới gây dựng được sự tin cậy cho khách hàng. Lời giới thiệu đáp ứng được tiêu chí về tính minh bạch, chân thực sẽ khiến khách hàng cảm thấy có lòng tin, yên tâm lựa chọn. Khi khách hàng đã tin tưởng, họ có xu hướng mua hàng nhiều hơn và trở thành khách hàng trung thành cho bạn. Vì vậy, để bán hàng hiệu quả, bạn hãy đặc biệt quan tâm đến vấn đề này nhé. Tổng kết Trên đây là cách viết những lời giới thiệu bán hàng hay nhất mà Unica đã tổng hợp lại. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn, giúp cho công việc buôn bán của bạn được “thuận buồm xuôi gió” hơn. Tham khảo thêm các khoá học marketing online trên Unica để biết thêm nhiều kiến thức, cách lên content thu hút người xem, các chiến dịch trong marketing,... mời bạn đọc cùng theo dõi. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
02/12/2019
9654 Lượt xem
Bật mí các cách viết bài bán hàng thu hút hàng nghìn đơn
Bật mí các cách viết bài bán hàng thu hút hàng nghìn đơn Cách viết bài bài bán hàng làm sao thu hút, gây được ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng là điều đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là người làm trong lĩnh vực content marketing. Thực tế, việc viết bài bài bán ra đơn "ầm ầm" không quá khó như mọi người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng của người làm content. Sau đây là bật mí cách viết bài bán hàng đỉnh cao thu hút hàng nghìn đơn cho bạn tham khảo, cùng khám phá nhé. Tiêu chí để có được một bài viết bán hàng ấn tượng  Để có thể thực hiện cách viết bài bán hàng thu hút, đòi hỏi bạn phải nắm được những tiêu chí quan trọng đối với một bài viết chất lượng. Cụ thể, bao gồm những tiêu chí sau đây:  - Tạo sự tò mò cho khách hàng, buộc họ phải click vào đọc thông tin.  - Tạo sự gợi ý để khách hàng tìm kiếm thêm nhiều thông tin liên quan.  - Tạo sự đơn giản, thuận tiện cho khách hàng trong quá trình mua hàng.  - Khiến khách hàng chia sẻ thông tin bài viết mà bạn đăng tải.  - Gây chú ý cho khách hàng từ những dòng đầu tiên của bài viết.  Người kinh doanh cần nắm vững các tiêu chí của một bài viết bán hàng Mẹo viết content bán hàng độc đáo, thu hút Để viết bài bán hàng thu hút nhiều đơn không khó nhưng bạn cần phải có mẹo. Dưới đây là bật mí một số mẹo viết rất hữu ích, bạn hãy tham khảo ngay nhé: Sử dụng tiêu đề ấn tượng Tiêu đề hấp dẫn sẽ giúp khách hàng chú ý đến nội dung của bạn ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy. Vì vậy, để thu hút người khác đọc bài ban đầu, việc sử dụng tiêu đề ấn tượng là rất quan trọng. Hãy tạo nên một tiêu đề ấn tượng bằng cách sử dụng câu khơi gợi sự tò mò, khám phá hay đặt ra những thắc mắc của khách hàng. Lựa chọn phong cách viết phù hợp Bên cạnh việc sử dụng tiêu đề ấn tượng và tập trung vào nội dung, để xây dựng được bài viết content tốt bạn cũng phải lựa chọn phong cách viết phù hợp. Mỗi nhóm khách hàng sẽ phù hợp với một loại phong cách khác nhau, vì vậy bạn hãy lựa chọn phong cách viết sao cho hợp lý nhất. Ngay từ đầu hãy xác định đúng khách hàng của mình để bắt trend, lựa chọn chủ đề và phong cách viết sao cho phù hợp nhé. Nhấn mạnh các thông tin quan trọng lên Để tạo điểm nhấn, kích thích vào thị giác khách hàng thì bài content bán hàng cần nhấn mạnh được các thông tin quan trọng. Bạn nên đưa thông tin bán hàng lên đầu bài viết để thu hút độc giả. Đặc biệt đối với bài viết dạng content bán hàng, bạn không nên sử dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành vì nó sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó hiểu. Đồng thời khiến bài viết bị cứng nhắc, không mềm mại. Chú ý đến lỗi chính tả Một bài viết content dù có tốt đến đâu mà chứa nhiều lỗi chính tả thì cũng được đánh giá không cao. Bởi nó thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và cẩu thả trong mắt khách hàng. Để không xảy ra điều này, khi viết content bạn hãy kiểm tra thật kỹ lỗi chính tả, hãy dành thời gian kiểm tra bài viết cẩn thận sau khi hoàn thành để tránh những sai sót không đáng có. Cách viết bài bán hàng thu hút khách hàng  Có rất nhiều cách viết content ấn tượng sao cho thu hút khách hàng, thu về hàng nghìn đơn mỗi ngày. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây: Bài đăng bán hàng hay là bài viết nhìn từ nhiều góc độ Bài viết bán hàng cần đa dạng, phong phú nhiều chủ đề và được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau để khách hàng cảm thấy mình được cung cấp nhiều thông tin hữu ích và có giá trị nhất. Việc viết bài trên nhiều góc độ khác nhau không những giúp khách hàng có thêm đầy đủ kiến thức về sản phẩm/ dịch vụ mà còn khiến khách hàng không hề cảm thấy bị nhàm chán. Những bài đăng bán hàng được nhìn từ nhiều góc độ chắc chắn sẽ gây được thiện cảm với khách hàng. Vì vậy hãy ưu tiên những bài viết này để thu về được nhiều doanh thu nhất nhé. Viết bài đa dạng nội dung Để thu hút được thêm nhiều khách hàng cũng như để khách theo dõi trang của bạn không cảm thấy bị chàm chán, bạn cần phải viết và đăng bài đa dạng khác nhau. Bài đăng bán hàng đa dạng chủ đề sẽ giúp bạn tăng lượt tương tác, bởi khi này người đọc sẽ cảm thấy mới mẻ và thú vị, không bị nhàm chán. Nguyên tắc bạn có thể áp dụng khi viết bài content quảng cáo thu hút khách hàng đó là 80/20. Cụ thể: 80% bài viết về hướng dẫn hữu ích, chia sẻ kinh nghiệm, giải trí, mini game,... 20% bài viết về bán hàng. Trang nếu như chỉ chăm chăm vào viết nội dung bán hàng sẽ mang tính quảng cáo cao. Điều này khiến khách hàng cảm thấy mất thiện cảm. Để kéo thêm nhiều người theo dõi, bạn hãy tuân thủ nguyên tắc 80/20 nhé. Chuẩn bị kế hoạch nội dung trước Để bài viết bán hàng mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn thì bạn cũng cần phải chuẩn bị kế hoạch nội dung rõ ràng trước khi đăng bài. Một kế hoạch viết bài chi tiết sẽ giúp bạn truyền tải thông tin đến khách hàng logic, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Kế hoạch nội dung biết bài có thể là: Nhóm chủ đề bài và nội dung định hướng chi tiết cho từng bài. Thời gian đăng bài trong một ngày như nào. Sẽ đăng bao nhiêu bài trong một ngày. Ghi chú riêng cho mỗi bài đăng. Kế hoạch nội dung càng chi tiết sẽ giúp việc quản lý bài đăng của bạn hiệu quả hơn. Nội dung trình bày đẹp, dễ đọc Nội dung chính là thông tin đầu tiên mà người đọc quan tâm khi nhìn thấy một bài viết trên Facebook. Vì vậy, bạn phải chỉnh chu về hình thức cho nội dung bài viết. Nội dung chất lượng, trình bày đẹp, dễ nhìn thì sẽ thu hút được nhiều tương tác hơn. Ngoài ra, với tính năng mới được cập nhật của Facebook, nếu có nhiều người tương tác với bài đăng của bạn thì bài viết đó sẽ được Facebook đề xuất đến người dùng mới, từ đó sẽ thu hút được nhiều người xem và tạo được nhiều đơn hàng hơn. Để bài viết trở nên hấp dẫn và thu hút nhiều người xem thì việc lên những ý tưởng Content Facebook sẽ giúp bạn có những nội dung hay hơn và mang lại hiệu quả cao hơn trong việc bán hàng. Sử dụng album ảnh cho sản phẩm Hình ảnh tác động trực tiếp đến người đọc. Hình ảnh đẹp, hấp dẫn sẽ để lại ấn tượng, kích thích người xem đọc nội dung bài viết. Vì vậy, để viết bài thu hút bạn hãy sử dụng album ảnh cho sản phẩm, việc sử dụng hình ảnh minh hoạ sẽ tăng sự tương tác đáng kể. Tuy nhiên không phải cứ để ảnh là sẽ thu hút người xem và hình ảnh nào chèn trong bài cũng có giá trị. Bạn cần lựa chọn hình ảnh đẹp mắt, nếu là ảnh sản phẩm thì phải nổi bật, hình ảnh với nội dung có sự tương tác lẫn nhau. Nắm được các tuyệt chiêu viết content đỉnh cao bằng cách đăng ký học online qua video. Khoá học giúp bạn làm quen với các thể loại content, nắm vững kiến thức viết bài website hay viết bài content marketing. Và tất tần tật những kiến thức về kỹ năng viết content hay để thu hút người đọc. Đăng ký ngay. [course_id:402,theme:course] [course_id:1731,theme:course] [course_id:2169,theme:course] Nội dung có yếu tố bắt trend tốt Trend là thuật ngữ có nghĩa là xu hướng, thời đại, bắt trend là bắt kịp xu hướng, thời đại. bạn nên xây dựng nội dung content hợp với xu hướng, để có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi đọc bài viết của bạn. bạn có thể tưởng tượng ra những tình huống mà khách hàng của bạn đang mắc phải trong xu hướng mà bạn đề cập. Bạn hãy đưa ra những gì mà khách hàng sẽ bắt kịp với những xu hướng ấy, có thể là những xu hướng liên quan tới kinh tế, xã hội, làm đẹp, sức khỏe… bạn nên đưa ra những lời khuyên đối với những khách hàng và khéo léo lồng ghép sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bạn nên đặt lợi ích của khách hàng lên đầu, sáng tạo nội dung sao cho khách hàng thấy được những điều bạn nói là đúng với họ, và có độ tin cậy. Việc bắt trend tốt sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ tôn lên nội dung của bạn được thu hút mạnh. Một gợi ý cho bạn có thể áp dụng nguyên tắc 3R trong content viết content nhanh chóng và hiệu quả hơn. DIY - Do it Yourself Đây là nội dung dạng quy trình hướng dẫn người xem làm một điều gì đó từ đầu đến cuối. Đây thật sự là nội dung hấp dẫn nếu như người xem đang có nhu cầu cần làm thứ gì đó theo hướng dẫn. Bạn chỉ cần lên nội dung chi tiết, kèm theo hình ảnh thì người xem sẽ có thể thực hiện theo một cách dễ dàng. Ví dụ: Hướng dẫn quy trình lập kế hoạch Content, hướng dẫn cách làm mặt nạ từ nguyên liệu thiên nhiên, hướng dẫn cách làm món Salad ức gà... So sánh đúng và sai Hầu hết người dùng thường tin vào những niềm tin sai lầm về một số vấn đề diễn ra trong cuộc sống. Vì thế việc bạn cung cấp những bài viết dạng đúng sai hoặc cung cấp thông tin chính xác sẽ giúp nhiều người nhận ra sai lầm của mình. Ví dụ như: ăn hoa quả sau bữa ăn là quan điểm sai lầm, cho trẻ con ăn thô sớm là quan điểm sai lầm... Khi cung cấp những loại nội dung này, bạn cần đưa những dẫn chứng rõ ràng để người đọc có thể tin vào những điều bạn nói là đúng.  Nội dung content nên có những review của khách hàng thực tế Viết nội dung dựa trên những review sẵn có Review của khách hàng thực tế chính là một trong những yếu tố khách quan chiếm được cảm tình và nhận được sự tin tưởng của khách hàng.  Bạn có thể dẫn chứng những câu chuyện từ thực tế, từ những vụ việc đã xảy ra trong xã hội, hoặc bạn có thể lấy những đánh giá về cảm nhận của khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm dịch vụ bên bạn. nếu có thể lấy được những review của người nổi tiếng thì càng tốt. Việc sử dụng review vào nội dung của bài viết sẽ tăng độ trust, và sẽ khiến nội dung của bạn thu hút hơn. bạn nên chụp ảnh lại để lấy dẫn chứng, vừa sinh động cho bài viết, đồng thời làm bài viết của bạn trông có tính thẩm mỹ hơn. Hy vọng bài viết trên giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể nắm trọn những bí quyết giúp bạn xây dựng hệ thống Content hấp dẫn, giúp bạn thành công tiếp cận khách hàng tiềm năng. Cách viết bài trực tiếp  Đối với những khách hàng không có nhiều thời gian để đọc và tìm kiếm thông tin thì cách viết bài trực tiếp thực sự là lựa chọn hoàn hảo để đánh vào tâm lý của họ. Đối với bài viết dạng này bạn cần áp dụng những quy tắc viết content, bạn sẽ triển khai theo hướng như sau:  Phần 1: Nêu lên thực trạng và giải pháp: Trong phần này, bạn sẽ nêu ra các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, sau đó đưa ra hướng giải quyết vấn đề đó bằng chính sản phẩm của mình. Đây gọi là một hình thức kêu gọi khách hàng chủ động, đánh thẳng vào tâm lý, khiến họ phải liên hệ và tìm mua sản phẩm của bạn.  Phần 2: Vào thẳng vấn đề: Đây là phần cốt lõi của bài viết. Lúc này, hãy cho khách hàng thấy được những lợi ích tuyệt vời mà sản phẩm của bạn mang lại bằng các tính năng, công dụng cụ thể.  Phần 3: Để lại địa chỉ liên lạc và cách thức mua hàng, giá thành. Đây là phần kết thúc bài viết. Thông tin liên lạc càng chi tiết thì quá trình mua bán càng diễn ra thuận lợi hơn. Viết bài theo hình thức khuyến mãi Cách viết bài bán hàng thu hút tiếp theo mà bạn nhất định không thể bỏ lỡ đó chính là viết bài theo hình thức khuyến mãi. Đây là dạng bài dễ dàng tạo được nhiều đơn hàng bởi nó đánh vào tâm lý giá cả của khách hàng. Đối với dạng bài viết này thì bạn cần đáp ứng được những yêu cầu sau đây:  Lợi ích khách hàng nhận được khi trực tiếp mua sản phẩm là gì: Đây là thông tin xuất hiện đầu tiên bài viết. Bạn cũng có thể chèn thông tin khuyến mãi theo % hoặc quà tặng vào đầu bài.  Lý do khuyến mãi là gì: Đó có thể là tri ân khách hàng, dịp lễ, khai trương, sinh nhật… Nhấn mạnh tính thời điểm như thời gian diễn ra khuyến mãi… để tạo sự thu hút và lôi kéo khách hàng.  Thông tin liên hệ để mua hàng: Đây là thông tin quan trọng nhất để khách hàng có thể dễ dàng liên lạc và mua hàng. Trong trường hợp khuyến mãi áp dụng theo tính tăng dần thì bài viết cần đề cập rõ ràng, tránh trường hợp “ông nói gà, bà hiểu vịt”. Thực tế, rất nhiều cửa hàng đề khuyến mãi lớn, giảm giá toàn bộ 80%, nhưng khi tham gia thì chỉ có một số mặt hàng, còn lại chủ yếu là giảm giá thấp. Điều này sẽ vô tình gây mất lòng tin và sự thiện cảm của khách hàng đối với phương thức kinh doanh của bạn.  Cách viết bài theo dạng Feedback  Hiện nay, viết bài theo dạng Feedback đang được đánh giá là một trong các cách viết bài bán hàng thu hút mà người kinh doanh nên áp dụng. Cách viết bài này có cách triển khai khá đơn giản, tuy nhiên hiệu quả tiếp cận khách hàng lại vô cùng lớn. Bởi thông qua những lời đánh giá của khách hàng cũ sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng mới.  Hiệu quả tiếp cận khách hàng theo hình thức Feedback mang lại rất cao  Với dạng bài viết Feedback, bạn có thể viết theo dạng kể một câu chuyện cụ thể về khách hàng cũ. Để tăng thêm tính thuyết phục thì bài viết cần đề cập đến danh tính khách hàng feedback một cách cụ thể, rõ ràng. Với dạng câu chuyện này thì cách viết bài đòi hỏi tính sáng tạo và tư duy ngôn từ thật tốt, có như vậy mới tạo được cho khách hàng sự ấn tượng tuyệt đối.  Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể áp dụng hình thức viết bài bằng cách đăng tải những lời đánh giá của khách hàng thông qua tin nhắn, email… Cách viết bài này vừa đơn giản vừa tạo được niềm tin cho khách hàng. Lời kêu gọi hành động hấp dẫn Một trong những cách viết bài bán hàng trên facebook thu hút được người xem đó là sử dụng lời kêu gọi (CTA). Bởi yếu tố quan trọng nhất của một bài đăng trên Facebook có chuyển đổi cao là lời kêu gọi hành động, hay còn gọi là CTA. Với tư cách là một người soạn thảo nội dung, hãy tự hỏi bản thân xem bạn muốn ai đó làm gì khi họ xem bài đăng của bạn. Cho dù bạn đang tìm kiếm lưu lượng truy cập trang web, doanh số bán hàng hoặc thậm chí là tương tác, bạn sẽ không nhận được nếu bạn không mời. Các động từ mạnh mẽ như “Đăng ký ngay”, “Tải xuống”, “Đặt chỗ ngay”, “Nhấp” để người dùng Facebook hành động sau khi xem bài đăng của bạn. Nhưng những động từ đó có vẻ khá quen thuộc và đơn điệu, vì vậy bạn đừng ngại thêm gia vị cho chúng một chút. Bạn có thể thêm yếu tố khẩn cấp vào lời kêu gọi CTA như: “Chỉ còn ưu đãi duy nhất”, “Ngày ưu đãi cuối cùng”, “Dùng thử phiên bản miễn phí trong ngày hôm nay”. CTA nên được cung cấp trong bài đăng của bạn và mục đích của người đọc. Thế nhưng đừng lạm dụng nó. Quá nhiều CTA có thể dẫn đến sự khó khăn khi người dùng khi đưa ra quyết định.  Sử dụng lời kêu gọi hành động Xây dựng nội dung bằng hình ảnh và video Nếu người đọc đã quá nhàm chán với kiểu nội dung bằng hình thức văn bản, tại sao bạn không thử sáng tạo nội dung dưới dạng hình ảnh và video. Khi thêm hình ảnh hoặc video có chất lượng, được đầu tư và chau chuốt về mặt âm thanh và hình ảnh, bạn có thể cải thiện bài viết và thu hút được sự chú ý của mọi người. Đây có thể được xem là cách viết bài bán hàng Online vô cùng hữu ích được nhiều cá nhân và doanh nghiệp sử dụng để xây dựng cho hình ảnh và thương hiệu của mình.  Giữ cho nội dung ngắn gọn Ngày nay mạng xã hội Social đang phát triển mạnh mẽ, điều đó đồng nghĩa với việc người dùng được tiếp cận nhiều thông tin hấp dẫn đến từ các nguồn khác nhau. Chính vì vậy mà hầu hết mọi người thường có xu hướng đọc lướt qua các bài viết một cách nhanh chóng và sẽ bỏ qua những bài viết có nội dung quá dài. Đó chính là lý do tại sao bạn nên giữ cho nội dung bán hàng trên Facebook thật sự ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ nội dung và cung cấp thông tin có chọn lọc cho khách hàng.  Hướng dẫn A-Z cách đăng bài viết bán hàng trên Facebook hiệu quả Cách viết bài bán hàng trên facebook nhanh, dễ dàng tạo tương tác và mang lại hiệu quả nhất cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện đúng 3 bước dưới đây:  Bước 1: Đăng bài viết dạng bán hàng Sự khác biệt dễ dàng nhận biết nhất của bài đăng bán hàng trên facebook là nội dung có chứa giá cả. Vậy nên, khi soạn thảo nội dung bạn đừng quên thêm nội dung mẫu như: Giá: XXXđ Price: XXX$ Bước 2: Cách đăng bài bán hàng hiệu quả nhờ bật tính năng bán hàng Sau khi soạn thảo nội dung hoàn chỉnh, bạn hãy nhấn nút đăng bài. Lúc này Facebook sẽ gửi đến bạn thông báo kích hoạt tính năng bán hàng. Bạn hãy khởi động nút “Bật” để kích hoạt.  Khi bạn sử dụng tính năng bán hàng bạn không chỉ dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng tiềm năng. Mà bạn còn được sử dụng tính năng đăng đồng loạt lên hoặc chia sẻ bài viết lên các nhóm bán hàng trên facebook. Bước 3: Cách đăng bán hàng trên Facebook hiệu quả nhờ chỉnh sửa lại nội dung Khi bạn đã lựa chọn kích hoạt tính năng bán hàng cho bài viết, ngay lập tức giao diện nội dung sẽ được chuyển hướng. Cách viết bài bán hàng hiệu quả nhất bạn hãy cập nhật thông tin gợi ý càng nhiều càng tốt.  Hiện nay, nội dung bài viết bán hàng trên facebook sẽ gồm các mục nội dung sau đây: Tên sản phẩm  Giá.( Lưu ý: bạn hãy chỉnh sửa lại đơn vị tính cho phù hợp với giá sản phẩm) Hình ảnh sản phẩm Video Địa địa Nội dung mô tả sản phẩm Sử dụng emoticons tăng comments lên đến 33% Theo nghiên cứu và phân tích của AMEX, tỉ lệ comment của bài viết có emoticons (biểu tượng cảm xúc) tăng khoảng 33% và tăng khoảng 57% lượt like so với bài viết chỉ bao gồm văn bản. Sử dụng emoticons là một phương pháp kích thích cảm giác, tạo sự thân thiện cho người xem. Việc bạn lựa chọn emoticons phù hợp còn có giá trị biểu đạt nội dung thay thế hiệu quả. Giúp bài viết bán hàng của bạn trở nên gần gũi hơn và tránh được sự khô khan, cứng nhắc.  Những lưu ý khi bán hàng trên Facebook Để cách viết bài bán hàng trên facebook chuẩn hơn, bạn hãy lưu ý những điều sau: Đối với Facebook cá nhân Ưu thế bán hàng trên facebook cá nhân là tận dụng được lượng khách hàng từ danh sách bạn bè. Và tạo cảm giác an toàn hơn khi mua hàng. Khi đăng bài bán hàng trên trang cá nhân, bạn hãy ghi nhớ những lưu ý sau: Bạn nên sử dụng hình ảnh có gương mặt thật của bạn hoặc logo thương hiệu để tăng sự tin tưởng cho người mua khi lần đầu tiếp xúc.  Hãy đăng các sản phẩm bán hàng tương tự vào một album để dễ dàng kiểm soát, chia sẻ. Hoạt động này còn giúp bạn tăng hiệu quả tương tác bán hàng khi khách hàng xem thêm các sản phẩm trong album. Bạn hãy dành thời gian để đầu tư cho hình ảnh sản phẩm. Khi bán hàng trên trang cá nhân, không nhất thiết bạn phải sử dụng những hình ảnh chuyên nghiệp như những thương hiệu lớn. Nhưng bạn nên sử dụng hình ảnh thật và có đầu tư để tạo ấn tượng tốt hơn với khách hàng. Với thông tin mô tả sản phẩm, bạn hãy thêm vào những nội dung hữu ích với người xem. Ví dụ như lưu ý khi sử dụng sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất, an toàn nhất,... Hãy cung cấp đầy đủ nội dung thông tin về sản phẩm, nhất là giá cả. Trừ trường hợp bạn có giá sỉ và giá lẻ khác nhau.  Hãy sử dụng lợi thế của tính năng kết bạn trên facebook để mở rộng đối tượng tiếp cận khi bạn đăng bài viết mới. Đối với bán hàng trên Fanpage Khi đăng bài viết bán hàng trên fanpage, bạn hãy ứng dụng các lưu ý khi bán hàng trên trang cá nhân như vừa chia sẻ trên. Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý đến việc đầu tư chỉnh chu cho fanpage. Cụ thể là: Hãy đặt tên trang theo tên thương hiệu, tên doanh nghiệp hoặc nội dung gắn liền với hình ảnh sản phẩm đặc trưng bạn đang bán. Hãy mô tả trang đầy đủ. Bao gồm: Địa chỉ, số điện thoại, mô tả trang,... để tăng cảm giác đáng tin cậy cho trang. Hãy chú ý đầu tư vào ảnh bìa, ảnh đại diện và ảnh trong bài đăng để tăng tính chuyên nghiệp khi bán hàng trên facebook. Đối với các group Facebook Chúng ta có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau đây để đăng bài trên group facebook: Sử dụng tài khoản cá nhân, fanpage để đăng bài trên các nhóm sẵn có. Sử dụng tài khoản cá nhân hoặc fanpage để lập nhóm bán hàng riêng. Cách viết bài bán hàng trên các group facebook cũng tương tự như cách bạn viết một bài đăng bán hàng thông dụng. Điều bạn cần lưu ý gồm việc: Chú ý đến chất lượng nội dung bài viết bài gồm thông tin mô tả sản phẩm, chất lượng hình ảnh, video đính kèm. Chú ý đến việc đầu tư cho fanpage hoặc trang facebook cá nhân để tăng cảm giác an toàn cho người mua hàng. Bởi vì người mua thông thái thường sẽ có thói quen vào trang cá nhân, fanpage để tìm hiểu về độ đáng tin cậy của người đăng tin bán hàng.  Những thuật ngữ cần tránh khi viết content quảng cáo Facebook Theo chính sách quảng cáo facebook, bạn hãy lưu ý tránh những thuật ngữ dưới đây khi viết content quảng cáo trên facebook:  Nội dung mang tính chất khẳng định chắc chắn. Ví dụ như: Cam kết chữa hết bệnh 100%, số 1 trong ngành,... Các từ ngữ không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức và thuần phong mỹ tục. Các từ ngữ hình ảnh liên quan đến vấn đề nhạy cảm 18+ Nội dung so sánh trước và sau Không sử dụng logo hoặc tên của các thương hiệu nổi tiếng. Các từ ngữ có ý nghĩa phân biệt chủng tộc, quốc gia, giới tính. Các từ ngữ liên quan đến sản phẩm bị cấm bán hàng theo quy định của pháp luật.  Đối với content quảng cáo facebook trong lĩnh vực ý tế: Bạn hãy tránh các từ ngữ liên quan đến bệnh lý, bộ phận cơ thể. Bạn hãy tránh nhắc đến tên các cơ sở y tế, các tuyên bố y khoa, các từ ngữ mang tính chất tiêu cực hoặc các từ ngữ khẳng định chữa hết bệnh. Các từ như TPCN (thực phẩm chức năng), bệnh nhân cũng nên sử dụng một cách cẩn trọng.  Đối với content quảng cáo facebook trong lĩnh vực tài chính: Bạn nên tránh một số từ ngữ cụ thể như: cho vay, vay vốn, vay tín chấp, vay tin dụng, giải ngân,... Đối với content quảng cáo facebook trong lĩnh vực hoa học: Bạn hãy tránh các từ ngữ thể hiện thành phần hóa học hoặc các hợp chất. Gồm: vitamin, axit, chất xơ, thành phần dược liệu,... Đối với content quảng cáo facebook trong lĩnh vực đào tạo nghề/việc làm: Bạn hãy tránh các từ như việc làm, tuyển sinh, đào tạo học viên,... Kết luận Với các cách viết bài bán hàng thu hút mà Unica chia sẻ ở bài viết trên, hy vọng sẽ giúp cho người kinh doanh có thể thu về được nhiều đơn hơn. Ngoài các cách học viết content nêu trên bạn có thể tham khảo các khóa học content marketing để có được cách xây dựng cũng như viết content chất lượng.
02/12/2019
5101 Lượt xem
Storytelling là gì? Storytelling Marketing là gì?
Storytelling là gì? Storytelling Marketing là gì? Bạn đã nghĩ rằng mình sẽ kể những câu chuyện trong những bài viết để bán hàng chưa? Nếu chưa, bạn hãy sử dụng Storytelling để quảng bá hoạt động kinh doanh, sản phẩm của mình. Trong bài viết này, UNICA sẽ giới thiệu cho bạn những điều cần biết về Storytelling Marketing. Những điều cần biết Storytelling Marketing Storytelling hay còn được gọi là hình thức kể chuyện, nó chính là một trợ thủ đắc lực giúp cho thương hiệu của bạn tỏa sáng. Hơn nữa Storytelling Marketing đang được rất nhiều người sử dụng để xây dựng các thương hiệu sản phẩm. Storytelling là hình thức kể chuyện theo kiểu đơn giản thông qua sự kết nối giữa nguyên nhân và kết quả. Giúp chúng ta hiểu được thế giới xung quanh một cách khái quát. Không những thế, sức mạnh của Storytelling là điều mà rất nhiều doanh nghiệp không nhận ra trong việc tiếp thị thương hiệu và sản phẩm. Storytelling là hình thức kể những câu chuyện content hay Bởi vì nếu doanh nghiệp chỉ mô tả sản phẩm bằng những câu nói ngắn gọn, những thông tin thông thường thì sản phẩm của bạn chắc chắn sẽ bị người tiêu dùng lãng quên. Chính vì lý do đó, bạn hãy cố gắng kể những câu chuyện thật đơn giản để giới thiệu sản phẩm cũng như thu hút, tạo tương tác với những khách hàng cũ và mới. Khác với kể chuyện truyền thống, kể chuyện Storytelling Marketing hầu hết sử dụng vào tập trung một chủ đề cụ thể và chứa một quan điểm nào đó về sản phẩm. Lợi ích của kể chuyện Storytelling Marketing Tại sao kể chuyện Storytelling lại quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp đến vậy? Truyền tải được mục đích của doanh nghiệp Doanh nghiệp của bạn cần phải có khách hàng và tạo được chú ý về thương hiệu cũng như sự tin tưởng của khách hàng. Chính vì thế, doanh nghiệp của bạn cần một đội ngũ sáng tạo ra những câu chuyện Storytelling. Phát triển kinh doanh Khi bạn đưa ra những ý tưởng cho doanh nghiệp của mình, hãy cố gắng có một câu chuyện đằng sau nó liên quan đến các sản phẩm mới hay phát triển của công ty. Bạn sẽ kể chuyện và cung cấp bối cảnh để khách hàng hiểu được dịch vụ và sản phẩm của mình để họ xem xét xem có nên đầu tư vào hay không. Dùng để quảng bá thương hiệu Bạn hãy sử dụng Storytelling để quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm để gợi lên cảm xúc thông qua cách kể chuyện. Tuy nhiên, để quảng bá thương hiệu hiệu quả thì Storytelling của bạn cần độc đáo, hiệu quả, kết hợp số liệu thật mới. Sử dụng Storytelling Marketing giúp gia tăng doanh số bán của công ty Giúp tăng khả năng bán sản phẩm Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, một câu chuyện có sức hấp dẫn trong Marketing sẽ giúp bán được rất nhiều sản phẩm. Có tới 55% khả năng sau khi đọc sau câu chuyện content người dùng sẽ mua sản phẩm của bạn trong tương lai và 15% người sẽ mua lập tức đặt hàng. Cách để tạo một Storytelling Marketing hiệu quả Chú ý đến nội dung câu chuyện Bạn cần đặt ra cho mình câu hỏi, nội dung câu chuyện của bạn hướng đến là gì. Bạn cần có một câu chuyện, có thể là những câu chuyện hằng ngày, những câu chuyện về cuộc sống để cung cấp nội dung tuyệt vời đến khách hàng và độc giả.  Khi bạn chú ý đến nội dung của mình bằng cách cá nhân hóa, đặt mình vào người xem thì bạn sẽ giúp bài viết của mình được cộng hưởng, thu hút với cộng đồng. Nội dung chuyện màu sắc Bạn hãy cố gắng có các nguyên tắc cơ bản như mở chuyện, dẫn dắt chuyện và kết thúc. Ví dụ khi bạn kể chuyện theo Storytelling Marketing về việc thành lập của doanh nghiệp thì hãy kể về những thời điểm khởi nghiệp, diễn biến cũng như cạnh tranh hoặc khó khăn khi xây dựng, cuối cùng là kết quả công ty phát triển như ngày nay. Tuy nhiên, trên tất cả một câu chuyện cần phải có phản ứng cảm xúc. Làm cho cho người nghe thấy được những gì mình đã trải qua. Bạn hãy minh họa sản phẩm của mình để cho câu chuyện bớt căng thẳng, trở nên đáng yêu và thu hút hơn cũng như giúp bạn quảng cáo được sản phẩm. Kể câu chuyện có thật Kể chuyện có thật trong thực tế là chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp của bạn có thể tạo được niềm tin với người tiêu dùng. Đừng bao giờ cố gắng đánh lừa khách hàng của bạn bằng những câu chuyện thật hư cấu, không có thật. Bởi vì khách hàng họ sẽ biết được và đánh giá công ty bạn không cao. Sử dụng những Storytelling có thật trong cuộc sống để tạo sự tin tưởng với khách hàng Khi bạn kể Storytelling không cần quá phải hoàn hảo nhưng hãy cố gắng truyền tải thông điệp hy vọng, kích thích tư duy và hành động để khán giả biết đến doanh nghiệp. Tham khảo khóa học “Content Marketing - Những tuyệt chiêu viết content luôn có sức hút” Để Storytelling Marketing hiệu quả cũng như truyền tải được nội dung câu chuyện thì bạn cần những ngôn từ có sức thuyết phục. Khi đó, bạn cần đến khóa học “Content Marketing - Những tuyệt chiêu viết content luôn có sức hút” của giảng viên Võ Ngọc Đông Phương trên UNICA để biết được những tuyệt chiêu viết content siêu đỉnh cao. Không những thế, khóa học còn giúp bạn hiểu được content Marketing là gì và xác định được đúng tư duy cũng như công thức đơn giản để có sức hút. Có thể thấy Storytelling rất có ích trong kinh doanh đặc biệt trong việc quảng bá các sản phẩm, thương hiệu của công ty đến người tiêu dùng. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã nắm được Storytelling là gì cũng như cách để làm một Storytelling Marketing hiệu quả. >>> Tham khảo ngay những khoá học marketing online hấp dẫn tại UNICA ngay hôm nay <<<
02/12/2019
687 Lượt xem
Sức mạnh vi diệu của những câu chuyện content hay
Sức mạnh vi diệu của những câu chuyện content hay Công nghệ hiện đại, khách hàng mong muốn tiếp cận kiến thức và những ý tưởng độc đáo. Đặc biệt, trong bán hàng nếu họ nhìn thấy bạn đang quảng cáo cho sản phẩm quá nhiều thì họ sẽ không ngần ngại “out” bài viết của bạn. Đó chính là lý do, tại sao những câu chuyện content hay trong Marketing được gọi là “King”. Sức mạnh của những câu chuyện content hay “Những câu chuyện content hay xứng đáng với chiếc vương miện” mà người làm Marketing ban tặng. Bản thân mọi người chúng ta đều thích được nghe kể truyện, đơn giản chúng ta sẽ cảm thấy kích thích và vui vẻ khi đọc một điều gì đó mới mẻ về những trải nghiệm, những chuyến đi hay đơn giản một bí mật chưa từng được biết đến…. Khi đó câu chuyện là vũ khí quyền lực của người sáng tạo nội dung gây ảnh hưởng đến cảm xúc của khách hàng và khiến họ phải có tương tác với bài viết như thích, bình luận hoặc chia sẻ. Sức mạnh to lớn của những câu chuyện content trong Marketing Hơn nữa, người Việt Nam ta có tính hiếu kỳ, khi bạn kể chuyện ấn tượng thì họ sẽ sẵn sàng theo dõi hết bài viết của bạn. Nếu câu chuyện của bạn có sự tin cậy cao, bạn sẽ thu hút được rất nhiều độc giả theo dõi mình và tin tưởng những câu chuyện bạn viết. Không những thế, người mua hàng hiện nay rất ghét những thống kê khô khan về giá cả, lợi ích của sản phẩm. Nếu thông qua sản phẩm của mình, bạn kể ra được những câu chuyện bán hàng hay thì bạn sẽ bán được rất nhiều hàng. >> Top 10 cách viết bài bán hàng thu hút hàng nghìn đơn Cách sáng tạo những câu chuyện content để bán hàng Bạn hãy luôn cố nhớ rằng, bán hàng là mục tiêu cuối cùng để thu được doanh số nhưng điều quan trọng hơn cả là bạn cần xây dựng được mối quan hệ tin tưởng với khách hàng của mình. Bạn đừng tập trung vào việc chốt sale bán hàng mà hãy cố gắng trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện content hay trong những bài post của mình. Có những cách để bạn sáng tạo ra một chuyện content hay nhưng bạn cần quan tâm đến những yếu tố sau: Cá nhân hóa Hãy đặt vị trí của bạn vào người mua hàng, bạn sẽ không thích đọc những dòng chữ trừu tượng đâu đúng không? Để có những câu chuyện content hay trong bán hàng, hãy cố gắng kể chuyện từ quan điểm của bạn hoặc đứng từ quan điểm của cộng đồng để cảm nhận, như vậy bài viết của bạn sẽ tiếp cận được rất nhiều người. Ví dụ về câu chuyện của Dove khi triển khai chiến dịch “Cô gái điểm 10 người quan tâm”. Chúng ta chắc hẳn không còn xa lạ gì với thương hiệu dầu gội Dove, nhưng Dove vẫn khéo léo đặt mình vào người sử dụng để đưa ra những câu chuyện thường ngày của các bạn gái về nỗi lo lắng rụng tóc để từ đó truyền thông điệp chăm sóc tóc cùng Dove. Câu chuyện của Dove khi kể chuyện cho người tiêu dùng “5 món đồ làm đẹp không thể thiếu của các cô gái điểm 10 quan tâm. Đâu là bí quyết giúp cô gái điểm 10 luôn rạng rỡ và tự tin ở bất cứ nơi đâu? Một chiếc kính mát cho những bộ trang phục dạo phố thêm thời thượng, một thỏi son dưỡng cho làn môi căng mọng rạng rỡ, một tuýp kem chống nắng để bảo vệ da, một lọ nước hoa cho cơ thể thêm cuốn và không thể thiếu một lọ kem xả cho mái tóc luôn suôn mượt thêm chắc khỏe. Hãy chia sẻ với Dove những món đồ làm đẹp không thể thiếu của bạn nhé!”. Đó là một câu chuyện content khá hay và thành công của Dove đã thu hút rất nhiều bạn trẻ vào chia sẻ và lựa chọn mua sản phẩm. Sử dụng dữ liệu để hỗ trợ kể chuyện Khi bạn kể những câu chuyện content hay thì hãy cố gắng nghiên cứu sự khác biệt vì một câu chuyện tuyệt vời sẽ khác với một câu chuyện ở mức “tạm được”. Bạn hãy cố gắng nghiên cứu kỹ lưỡng, tìm số liệu thống kê và kiểm tra tính xác thực của những thông tin đó hoặc bạn hãy cố gắng đầu tư tìm kiếm những thông tin mà ít người biết đến. Nếu câu chuyện của bạn kích thích được trung tâm cảm xúc của não bộ người đọc thì những con số sẽ đánh vào trung tâm logic của khách hàng. Khi bạn làm được cả hai điều này thì bài viết của bạn sẽ tạo được ấn tượng rất lâu trong tâm trí người đọc. Ví dụ, thay vì bạn kể câu chuyện về vi phạm an ninh của các doanh nghiệp, bạn có thể kèm thêm số liệu như “60% vi phạm về bảo mật diễn ra tại các công ty lớn” sẽ kích thích hướng tò mò nhiều hơn rất nhiều. Đưa ra một kịch bản hay Bạn có thể đưa nội dung câu chuyện của mình đi theo hướng khiến người dùng sợ hãi, lo lắng, bất an, thiếu an toàn để sau đó hãy cố gắng đưa ra những sản phẩm có thể giúp họ giải quyết được vấn đề đó. Sử dụng nội dung kịch bản hay để dẫn dắt câu chuyện Ví dụ, một trong những content hay của Xperia XZs là kể câu chuyện về nỗi sợ hãi của tất cả mọi người trên thế giới, nỗi sợ hãi tuổi già và chết đi của con người khi mà vẫn chưa cảm nhận được hết ý nghĩa của cuộc sống, những khoảnh khắc yêu thương bên người thân. Sau đó, thương hiệu này đã khéo léo dẫn dắt câu chuyện của mình đến với sản phẩm máy ảnh để giúp lưu giữ những kỉ niệm đẹp. >> 5 Bước viết thông điệp truyền thông hiệu quả và lôi cuốn Kể chuyện nhưng không viển vông, lố bịch, bay ra khỏi thực tế Những câu chuyện Content hay sẽ luôn thu hút được khách hàng, thế nhưng không vì thế mà bạn kể những câu chuyện hoang đường, viển vông nhằm mục đích câu View. Bởi khách hàng thông minh hơn chúng ta tưởng, họ phân biệt được đâu là câu chuyện bịa đặt, không có thật và nó sẽ tác động để quyết định mua hàng.  Nhiều khách hàng không hài lòng sẵn sàng chỉ ra những điểm chưa hợp lý hoặc thậm chí là những điểm lố bích mà bạn đang cung cấp thông qua những bình luận, đánh giá. Khi người dùng khác nhìn thấy, nó sẽ vô tình tạo ra suy nghĩ không tốt về nội dung mà bạn tạo ra, từ đó làm ảnh hưởng đến uy tín bán hàng của bạn.  Những câu chuyện Content hay sẽ mang đến cho người đọc sự vui vẻ và hiểu được tính nhân văn của thông điệp thương hiệu khi muốn truyền tải qua sản phẩm của mình. Qua những chia sẻ thực tế của UNICA, hy vọng rằng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích cho các bạn trong việc xây dựng content bán hàng bằng cách tham khảo những khóa học content marketing tại Unica.vn nhé!
29/11/2019
583 Lượt xem
Cách giới thiệu sản phẩm mới hay và ấn tượng với khách hàng
Cách giới thiệu sản phẩm mới hay và ấn tượng với khách hàng Bạn có một sản phẩm mới tuyệt vời và bạn muốn giới thiệu nó đến với khách hàng của mình. Nhưng làm thế nào để bạn có thể giới thiệu sản phẩm mới một cách hay và ấn tượng, để thu hút sự chú ý, tạo ấn tượng và kích thích nhu cầu của khách hàng? Đây là một thách thức không hề dễ dàng bởi vì bạn phải cạnh tranh với hàng ngàn sản phẩm khác trên thị trường. Vì lý do này, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách giới thiệu sản phẩm mới hay và ấn tượng với khách hàng để giúp doanh nghiệp của bạn tăng doanh số. Giới thiệu sản phẩm là làm gì? Giới thiệu sản phẩm là một hoạt động marketing, nhằm mục đích thông báo, giải thích, thuyết phục khách hàng về sản phẩm mới của doanh nghiệp. Giới thiệu sản phẩm bao gồm các bước như: Nghiên cứu thị trường và phân tích khách hàng. Xác định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch giới thiệu sản phẩm. Thiết kế và sản xuất sản phẩm. Tạo nội dung và hình ảnh cho sản phẩm. Chọn kênh và phương tiện truyền thông. Thực hiện và đánh giá chiến dịch giới thiệu sản phẩm. Giới thiệu sản phẩm là một hoạt động marketing, nhằm mục đích thông báo, giải thích, thuyết phục khách hàng về sản phẩm mới của doanh nghiệp Tầm quan trọng của marketing giới thiệu sản phẩm Marketing giới thiệu sản phẩm là một yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm mới trên thị trường. Marketing giới thiệu sản phẩm có tầm quan trọng như sau: Tạo sự nhận biết và quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm mới. Tạo sự tin tưởng và ưu tiên của khách hàng đối với sản phẩm mới. Tạo sự thỏa mãn và trung thành của khách hàng đối với sản phẩm mới. Tạo sự lan tỏa và giới thiệu của khách hàng đối với sản phẩm mới. Tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Marketing giới thiệu sản phẩm là một yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm mới trên thị trường 15 cách giới thiệu sản phẩm mới ấn tượng Để giới thiệu sản phẩm mới một cách hay và ấn tượng với khách hàng, bạn có thể áp dụng một trong 15 cách sau: Chú trọng vào phân khúc khách hàng tiềm năng Một cách giới thiệu sản phẩm mới hiệu quả là chú trọng vào phân khúc khách hàng tiềm năng, tức là những khách hàng có nhu cầu, mong muốn và khả năng mua sản phẩm mới của bạn.  Bạn cần nghiên cứu và phân tích thị trường để xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu như đặc điểm, hành vi, thói quen, sở thích,... Bạn cũng cần tìm hiểu và đáp ứng được nhu cầu, mong đợi và vấn đề của khách hàng để tạo ra giá trị cạnh tranh cho sản phẩm mới của bạn.  Bạn cần tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm mới của công ty cho các khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và thông điệp phù hợp với họ nhằm thu hút sự chú ý, tạo ấn tượng và kích thích nhu cầu của họ. Chú trọng vào phân khúc khách hàng tiềm năng Đặt cái tên ấn tượng cho sản phẩm Một cách giới thiệu sản phẩm với khách hàng ấn tượng là đặt cái tên độc đáo cho sản phẩm, tức là cái tên có thể gây sự chú ý và tò mò của khách hàng đối với sản phẩm. Bạn cần đặt tên cho sản phẩm mới của bạn, sao cho nó có thể phản ánh được tính năng, lợi ích hoặc giá trị của sản phẩm, hoặc có thể tạo ra sự liên tưởng, cảm xúc, hoặc hài hước cho khách hàng.  Bạn cũng cần đặt tên cho sản phẩm mới sao cho dễ dàng phát âm, viết, nhớ hoặc có thể tạo ra sự khác biệt, độc đáo, hoặc đặc trưng cho sản phẩm. Bạn cần tránh đặt cái tên có thể gây ra sự nhầm lẫn, hiểu lầm hoặc xung đột với các sản phẩm khác trên thị trường. Hãy chú ý tới bản quyền, thương hiệu và pháp luật khi đặt tên sản phẩm nhé. Tạo kịch bản giới thiệu sản phẩm trước Một cách giới thiệu sản phẩm mới chuyên nghiệp là tạo kịch bản những lời giới thiệu sản phẩm hay. Tức là tạo một bản mô tả chi tiết về cách bạn sẽ giới thiệu sản phẩm mới cho khách hàng, bao gồm các yếu tố như mục tiêu, nội dung, hình ảnh, phương tiện, thời gian,...  Bạn cần tạo kịch bản giới thiệu sản phẩm trước để có thể lên kế hoạch, sắp xếp, thực hiện các bước giới thiệu sản phẩm một cách có hệ thống, logic và hiệu quả. Bạn cũng cần tạo kịch bản giới thiệu sản phẩm trước, để bạn có thể kiểm tra, đánh giá, cải thiện các bước giới thiệu sản phẩm để đảm bảo chất lượng, tính nhất quán và sự hài lòng của khách hàng. Tạo kịch bản sản phẩm Chú ý vào lợi ích của sản phẩm/dịch vụ Chú ý vào lợi ích của sản phẩm/dịch vụ, tức là những giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng như giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu, tăng cường chất lượng,... Bạn cần chú ý vào lợi ích của sản phẩm/dịch vụ để tạo ra sự quan tâm, tin tưởng và hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ mới của bạn.  Bạn cũng cần chú ý vào lợi ích cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ, tức là những giá trị mà sản phẩm/dịch vụ mới có mà các sản phẩm/dịch vụ khác không có hoặc có nhưng không tốt bằng để bạn có thể tạo ra sự khác biệt, độc đáo và ưu việt cho sản phẩm/dịch vụ mới của mình. Quảng bá trên nhiều kênh truyền thông Một cách giới thiệu sản phẩm mới đa dạng là quảng bá trên nhiều kênh truyền thông, tức là sử dụng nhiều phương tiện và hình thức để truyền đạt thông tin và hình ảnh về sản phẩm/dịch vụ mới của bạn đến với khách hàng.  Bạn cần quảng bá trên nhiều kênh truyền thông để có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau với những nhu cầu, sở thích và thói quen khác nhau. Bạn cũng cần quảng bá trên nhiều kênh truyền thông để có thể tăng tần suất và hiệu quả của việc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới bằng cách sử dụng những phương tiện và hình thức phù hợp với từng kênh truyền thông như báo chí, truyền hình, radio, internet, mạng xã hội,... Quảng bá sản phẩm mới trên nhiều kênh truyền thông Bán hàng nhanh chóng, hiệu quả bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn làm quen với các khái niệm và tuyệt chiêu thúc đẩy bán hàng. Tham gia khoá học, bạn sẽ biết tìm kiếm khách hàng mục tiêu, quảng cáo và chăm sóc khách hàng đúng đắn để kinh doanh đem lại lợi nhuận cao. [course_id:399,theme:course] [course_id:75,theme:course] [course_id:278,theme:course] Tiếp thị trực tiếp Đối với những công ty/doanh nghiệp nhỏ sẽ thường áp dụng hình thức giới thiệu sản phẩm mới qua cách trực tiếp như tiếp thị, phát tờ rơi, quảng cáo banner… Trong đó, chiến lược ra mắt sản phẩm mới tại các hội chợ cũng được áp dụng khá phổ biến.  Đây cũng cách tiếp cận khách hàng nhanh chóng, hiệu quả nhưng nó lại chỉ mang tính tập trung vào từng nhóm khách hàng cụ thể, tính phổ biến không cao. Nhưng hình thức giới thiệu sản phẩm này lại giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn so với những hình thức khác. Bên cạnh đó, còn giúp tìm được khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn. Các này đòi hỏi người bán hàng phải có kỹ năng giao tiếp với khách hàng mới mẻ nhằm thu hút khách hàng. Giới thiệu sản phẩm mới qua tiếp thị trực tiếp Sử dụng ưu đãi đặc biệt Một trong những cách giới thiệu sản phẩm để bán hàng là sử dụng ưu đãi đặc biệt. Việc này tức là cung cấp các lợi thế hoặc ưu ái cho khách hàng khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ mới của bạn như giảm giá, tặng quà, miễn phí vận chuyển,... Bạn cần sử dụng ưu đãi đặc biệt để kích thích nhu cầu và hành động mua hàng của người tiêu dùng. Việc sử dụng ưu đãi đặc biệt sẽ giúp tăng sự gắn kết và trung thành của khách hàng bằng cách tạo ra sự hài lòng, biết ơn và đánh giá cao của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ mới của bạn. Giới thiệu độc quyền tới khách hàng trung thành Giới thiệu độc quyền tới khách hàng trung thành là cung cấp cơ hội sớm nhất và duy nhất cho những khách hàng đã ủng hộ và tin tưởng sản phẩm/dịch vụ của bạn trong thời gian dài.  Hành động này sẽ giúp bạn có thể tăng sự gắn kết, tri ân và khuyến khích khách hàng dùng sản phẩm/dịch vụ mới của mình. Bạn cũng cần giới thiệu độc quyền tới khách hàng trung thành để có thể tận dụng sự lan tỏa, giới thiệu và đánh giá của khách hàng bằng cách yêu cầu họ chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hoặc góp ý về sản phẩm/dịch vụ mới của bạn với những người khác. Kết hợp với bên thứ ba Một cách giới thiệu sản phẩm mới hợp tác là kết hợp với bên thứ ba, tức là liên kết với những đối tác, nhà cung cấp hoặc nhà phân phối khác để cùng nhau giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới của bạn tới khách hàng.  Kết hợp với bên thứ 3 để giới thiệu sản phẩm Bạn cần kết hợp với bên thứ ba để có thể mở rộng thị trường, tăng uy tín và giảm chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới của mình. Bạn cũng cần kết hợp với bên thứ ba, để có thể tạo ra sự đa dạng, bổ sung và tăng tính tương tác cho sản phẩm/dịch vụ mới của mình bằng cách kết hợp với những sản phẩm/dịch vụ khác có liên quan hoặc tạo ra những chương trình khuyến mãi, sự kiện hoặc cuộc thi chung. Chia sẻ trải nghiệm của khách hàng Nếu đang chưa biết cách giới thiệu về sản phẩm mới thế nào, bạn hãy tham khảo cách chia sẻ trải nghiệm của khách hàng, tức là sử dụng những câu chuyện, nhận xét, hoặc đánh giá của những khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ mới của bạn để giới thiệu cho những khách hàng chưa sử dụng.  Việc chia sẻ trải nghiệm của khách hàng có thể giúp tăng tính tin cậy và thuyết phục khách hàng dùng sản phẩm/dịch vụ mới của bạn. Bạn cũng cần chia sẻ trải nghiệm của khách hàng để có thể tăng sự tương tác, phản hồi của người tiêu dùng để từ đó cải tiến và hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ mới của mình. Gắn kết với thông điệp truyền thông Một cách giới thiệu sản phẩm mới sáng tạo là gắn kết với thông điệp truyền thông. Điều này tức là sử dụng những thông tin, sự kiện hoặc xu hướng nổi bật trên các kênh truyền thông để tạo ra sự liên quan, hấp dẫn và cho sản phẩm/dịch vụ mới của bạn.  Bạn cần gắn kết với thông điệp truyền thông để tăng sự chú ý, ghi nhớ và tính tò mò của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ mới của mình. Bạn cũng cần gắn kết với thông điệp truyền thông để tăng sự phù hợp, thích ứng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ mới của mình. Gắn kết với thông điệp truyền thông để tăng sự chú ý, ghi nhớ và tính tò mò của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ mới Sử dụng các hình thức quảng cáo Online Một phương pháp giới thiệu sản phẩm mới hiện đại là sử dụng các hình thức quảng cáo Online. Cách giới thiệu sản phẩm online là sử dụng các công cụ và nền tảng trên mạng internet để quảng bá và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới của bạn cho khách hàng.  Thông qua sử dụng các hình thức quảng cáo Online, bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng với những nhu cầu, sở thích và thói quen khác nhau. Bạn cũng cần sử dụng các hình thức quảng cáo Online để có thể tăng tốc độ và hiệu quả của việc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới của bạn. Muốn làm được điều này, bạn hãy sử dụng những công cụ và nền tảng phù hợp với từng mục tiêu, chiến lược và ngân sách như Google Ads, Facebook Ads, Youtube Ads,... Hình ảnh sản phẩm đẹp và sắc nét Sử dụng hình ảnh sản phẩm đẹp và sắc nét là một trong những cách giới thiệu sản phẩm mới tới công chúng cực kỳ hiệu quả. Những hình ảnh có chất lượng cao, màu sắc tươi sáng, góc chụp hợp lý sẽ thu hút sự tò mò của người tiêu dùng. Nhất là với những sản phẩm thời trang, mỹ phẩm thì những hình ảnh quảng cáo giới thiệu sản phẩm đẹp và ấn tượng chính là điểm cộng giúp lôi kéo người tiêu dùng mua hàng của bạn. Hình ảnh sản phẩm đẹp và sắc nét sẽ hỗ trợ tăng sự tương tác, chia sẻ và lan tỏa của sản phẩm/dịch vụ mới của bạn. Hãy tạo ra những bài viết chất lượng đi kèm hình ảnh để khuyến khích người đọc xem, bình luận, hoặc chia sẻ bài viết của bạn trên các kênh truyền thông. Hình ảnh sản phẩm đẹp và sắc nét sẽ hỗ trợ tăng sự tương tác, chia sẻ và lan tỏa của sản phẩm/dịch vụ mới của bạn Xây dựng các buổi hội thảo Xây dựng các buổi hội thảo cũng là cách để giới thiệu sản phẩm mới tới người tiêu dùng. Thông qua các buổi hội thảo, doanh nghiệp sẽ có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và thảo luận về sản phẩm/dịch vụ mới của mình với khách hàng. Thông qua các buổi hội thảo, bạn có thể tạo ra sự gần gũi, thân thiện với khách hàng. Khi đã có được cảm tình của người tiêu dùng, bạn sẽ dễ dàng mời gọi họ dùng thử sản phẩm. Điều quan trọng là bạn cần thực sự hiểu khách hàng của mình đang cần gì, đồng thời xây dựng kế hoạch giới thiệu sản phẩm chi tiết để đánh trúng nắm bắt tâm lý khách hàng.  Giới thiệu sản phẩm thông qua các chiến dịch  Rất dễ bắt gặp sản phẩm của một thương hiệu nào đó qua các chiến dịch truyền thông hoặc xã hội, ví dụ: chạy bộ, đạp xe đạp vì môi trường, thu gom rác… Việc thực hiện chiến dịch như vậy sẽ tạo ra được tính cộng đồng lớn, từ đó sản phẩm dễ dàng đến tay khách hàng hơn. Qua các kênh như quảng cáo, các trang mạng xã hội, các buổi gặp mặt online. Bởi vậy bạn cần phải có kiến thức về học Livestream bán hàng để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng qua các kênh Facebook, Youtube, Instagram,... Hoặc khóa học Google Ads để chạy quảng cáo. Tuy nhiên, thời gian và công sức cần chuẩn bị cho chiến dịch cũng rất lớn, mối quan hệ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu không đủ năng lực tài chính thì tốt nhất doanh nghiệp không nên thực hiện hình thức quảng bá sản phẩm này.  Và để cách giới thiệu sản phẩm mới qua các chiến dịch được thành công thì đòi hỏi cần phải khóa học bán hàng để lên kế hoạch và chuẩn bị trước đó khoảng 1 tháng (thậm chí có thể lâu hơn). Và nếu tính còn 50% thời gian nữa là diễn ra chiến dịch mà không có tính khả quan, không tạo được hiệu ứng đám đông thì tốt nhất nên hủy bỏ và áp dụng các cách khác.  Việc xây dựng chiến dịch cần được thực hiện kỹ lưỡng trong thời gian dài Kết luận Với các cách giới thiệu sản phẩm mới ra mắt mà Unica chia sẻ trong bài viết trên, chắc chắn bạn đã nắm được cách mang sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Còn nếu muốn biết cách tiếp cận khách hàng thông qua các bài viết PR thì hãy tham khảo thêm tại khóa học “Kỹ thuật viết bài PR thu hút” của giảng viên Phạm Đình Tuấn trên Unica. 
26/11/2019
10676 Lượt xem