Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Copywriting là gì? Kỹ năng cần thiết để trở thành Copywriter

Nội dung được viết bởi Võ Ngọc Đông Phương

Copywriting là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc mà ai làm trong lĩnh vực marketing và tuyển dụng cũng đều biết rõ. Hiện nay, thậm chí ngành nghề Copywriting còn đang rất hot, thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ tại Việt Nam. Để hiểu rõ bản chất của công việc  Copywriting là gì và các kỹ năng cần thiết để trở thành Copywriting giỏi. Bạn đọc nãy tham khảo nội dung chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

Copywriting là gì? Copywriter là gì?

Copywriting là công việc sáng tạo nội dung hấp dẫn nhằm thúc đẩy chuyển đổi, tăng doanh số bán hàng. Hiểu đơn giản Copywriting là hành động viết nội dung với mục đích chính là quảng cáo. Vì vậy, Copywriting sử dụng từ ngữ sáng tạo, hiệu quả để tạo ra những đoạn văn ấn tượng, thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người, kích thích họ quan tâm và thuyết phục họ thực hiện hành động như: mua hàng, đăng ký dịch vụ, tương tác với thương hiệu.

Copywriting có thể được biết đến lần đầu tiên là vào năm 1947 khi kỹ thuật in ấn được phát minh. Trước đó việc truyền bá thông tin chủ yếu dựa vào việc viết tay hoặc khắc chữ lên các vật liệu như: gỗ, đá, giấy,... Tuy nhiên sau này thì hiện đại hơn, Copywriting đầu tiên được biết đến là cuốn sách nhỏ về kinh thánh xuất bản năm 1477. Cuốn sách này được viết bởi một người thợ in có tên là Johann Gutenberg.

Copywriting là gì? Copywriter là gì?

Copywriting là gì? Copywriter là gì?

Có thể nói, Copywriting đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các chiến dịch marketing, truyền thông. Bởi nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng. Marketing truyền tải được nội dung tốt sẽ thu hút và tạo dựng được niềm tin với khách hàng, từ đó thúc đẩy bán hàng hiệu quả.

Copywriter là gì?

Nếu như Copywriting là hành động thì Copywriter là người thực hiện hành động đó. Copywriter là thuật ngữ chỉ người biên soạn nội dung, họ sử dụng tay và bộ não để viết nội dung nhằm mục đích quảng cáo hoặc marketing sản phẩm/ dịch vụ. Nhiệm vụ chính của người làm Copywriter đó là tạo ra hình ảnh, nội dung và âm thanh nhằm hướng đến mục tiêu cốt lõi là tăng giá trị thương hiệu. Hiểu đơn giản, Copywriter là người giúp khách hàng biết nhiều hơn đến sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Vai trò của copywriting trong doanh nghiệp

Sau khi đã biết Copywriting là gì chắc chắn nhiều người sẽ tò mò muốn biết vai trò của Copywriting. Copywriting đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Cụ thể vai trò chính của Copywriting là:

  • Tăng cường nhận diện thương hiệu: Copywriting giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán thông qua các thông điệp rõ ràng, hấp dẫn. Tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng bằng những câu slogan, tagline dễ nhớ.

  • Thúc đẩy doanh số bán hàng: Copywriting với những nội dung hay, hấp dẫn sẽ kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng, tăng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành doanh số thực sự.

  • Tối ưu hóa chiến lược tiếp thị số: Copywriting đóng vai trò quan trọng trong SEO, tạo điều kiện giúp website tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Copywriting cung cấp nội dung chất lượng trên blog giúp khách hàng tin tưởng và an tâm mua hàng.

  • Xây dựng lòng tin và kết nối khách hàng: Nội dung hấp dẫn, hữu ích giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng vào thương hiệu. Bên cạnh đó nó còn thể hiện sự chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì mối liên hệ lâu dài với khách hàng.

  • Hỗ trợ chiến lược truyền thông và quảng cáo: Một bài mô tả sản phẩm tốt có thể giúp khách hàng hiểu rõ hơn về lợi ích và giá trị mà sản phẩm mang lại. Copywriting tạo nội dung sáng tạo giúp chiến dịch tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và gây ấn tượng mạnh mẽ.

Copywriting đóng vai trò vô cùng quan trọng trong markerting

Copywriting đóng vai trò vô cùng quan trọng trong markerting

Mô tả công việc chi tiết của một Copywriting

Bên cạnh những thông tin liên quan đến khái niệm Copywriting là gì? Vai trò? Thì công việc Copywriting là gì cũng được rất nhiều người quan tâm. Copywriting phải đảm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau. Cụ thể bao gồm những công việc sau:

Nghiên cứu chủ đề và khách hàng tiềm năng

Thông qua nội dung của Copywriting bạn hãy dành thời gian để tạo ra những quảng cáo hiệu quả, thấu hiểu khách hàng. Hãy dành thời gian để nghiên cứu, khám phá về đối tượng mục tiêu, tìm hiểu nhu cầu, sở thích, tâm lý và những thói quen hàng ngày của họ. Thông qua những điều này, bạn sẽ nắm được những điểm chạm hiệu quả và thu hút được sự chú ý của khách hàng, giúp họ đưa ra được quyết định mua hàng nhanh chóng.

Tạo tiêu đề và nội dung cuốn hút

Copywriting cần phải gây dựng được lên những tiêu đề ấn tượng và thu hút người đọc, người xem ngay từ lần đầu. Tiêu đề ấn tượng như một sự thôi thúc khiến người đọc muốn khám phá nội dung bên trong. Để tạo được tiêu đề cuốn hút, bạn cần sử dụng ngôn từ sáng tạo và phải vận dụng những kỹ thuật tạo sự tò mò, tạo sự cấp bách hay khơi gợi cảm xúc.

Sau khi đã tạo được tiêu đề thu hút người đọc, tiếp theo bạn cần giữ chân người đọc bằng cách tạo nội dung hấp dẫn. Hãy đưa ra những đặc điểm nổi bật về sản phẩm/ dịch vụ của bạn, hãy chia sẻ những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng những con số để tạo sự tin cậy cho khách hàng. Mục tiêu cuối cùng của việc tạo nội dung hấp dẫn là để thúc đẩy khách hàng hành động mua hàng, đăng ký dịch vụ, hoặc đơn giản là tìm hiểu thêm về sản phẩm/ dịch vụ đang cung cấp.

Xây dựng tiêu đề thu hút giúp thu hút mọi người

Xây dựng tiêu đề thu hút giúp thu hút mọi người

Tối ưu hóa SEO

Để tối ưu SEO, thu hút khách hàng tiềm năng từ công cụ tìm kiếm. người làm Copywriting cần biết cách tối ưu hóa nội dung trên website, đăng bài chuẩn SEO. Điều này bao gồm rất nhiều việc từ việc nghiên cứu từ khóa, phân tích chủ đề, sử dụng từ khóa liên quan, tối ưu hóa thẻ meta, mô tả đến việc tối ưu hình ảnh. Nội dung bài viết tối ưu SEO không chỉ dễ đọc, dễ hiểu thân thiện với con người mà còn phải hữu ích, hướng dẫn mọi người thực hiện hành động như: mua hàng, để lại thông tin,...

Quảng cáo hấp dẫn trên mọi kênh

Copywriting đòi hỏi sự linh hoạt và có khả năng thích nghi cao. Khi viết nội dung quảng cáo, bạn không nên cứng nhắc mà hãy thay đổi linh hoạt phong cách lẫn giọng điệu, thậm chí là cả ngôn ngữ để phù hợp với đa dạng các kênh truyền thông khác nhau. Mỗi kênh quảng cáo sẽ hướng đến những tệp khách hàng riêng. Vì vậy, bạn cần phải linh hoạt nội dung sao cho phù hợp nhất với từng kênh. Hãy nghiên cứu đối tượng mục tiêu của từng kênh, nắm bắt ngôn ngữ và phong cách phù hợp để tạo ra những thông điệp hiệu quả nhất.

Lập báo cáo liên quan đến công việc

Ngoài những công việc trực tiếp liên quan đến nội dung, Copywriting cũng phải lập báo cáo triển khai kế hoạch nội dung hoặc lập báo cáo đánh giá theo yêu cầu của doanh nghiệp. Điều này giúp việc triển khai nội dung mang lại hiệu quả cao và giúp đánh giá hiệu quả để xem có tiềm năng hay không. Nếu không tiềm năng bạn có thể thay đổi phù hợp làm sao thu hút được nhiều khách hàng mục tiêu hành động nhất.

Phối hợp cùng với các bộ phận khác 

Nhân sự làm Copywriting phối hợp cùng với nhân sự những bộ phận khác để lên kế hoạch, định hướng nội dung phù hợp sao cho thu hút hiệu quả nhóm khách hàng tiềm năng. Đồng thời, phối hợp cùng các nhân sự thuộc phòng Marketing triển khai chiến lược, ý tưởng nội dung phục vụ cho chương trình thực hiện kế hoạch Marketing tổng thể của doanh nghiệp như: sự kiện, PR nội bộ,…

Nhân sự làm Copywriting luôn phải phối hợp với các bộ phận khác

Nhân sự làm Copywriting luôn phải phối hợp với các bộ phận khác

Phân loại Copywriting trên thị trường hiện nay

Copywriting được phân ra thành 2 loại chính đó là: theo mục đích sử dụng và theo nơi làm việc. Cụ thể:

Phân loại Copywriting theo mục đích sử dụng

  • Copywriting quảng cáo (Advertising Copywriting): Tạo nội dung cho các chiến dịch quảng cáo trên nhiều nền tảng như TV, radio, banner, Google Ads, Facebook Ads… Mục tiêu thu hút sự chú ý, tạo ấn tượng mạnh và thúc đẩy khách hàng hành động ngay lập tức. Ví dụ: Slogan, tagline, tiêu đề quảng cáo hấp dẫn.

  • Copywriting bán hàng (Sales Copywriting): Tập trung vào việc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách nêu bật lợi ích và tạo cảm giác cấp bách. Mục tiêu gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy doanh số. Ví dụ: Trang bán hàng (Sales Page), mô tả sản phẩm, kịch bản telesales, email bán hàng.

  • Copywriting tối ưu SEO (SEO Copywriting): Viết nội dung chuẩn SEO để cải thiện thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google. Mục tiêu thu hút lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) và tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Ví dụ: Bài blog, bài viết website, nội dung trên trang chủ, mô tả sản phẩm có chứa từ khóa SEO.

  •  Copywriting cho mạng xã hội (Social Media Copywriting): Tạo nội dung hấp dẫn để tăng tương tác trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter, TikTok… Mục tiêu xây dựng thương hiệu, kết nối với khách hàng và tăng tương tác. Ví dụ: Bài đăng Facebook, caption Instagram, nội dung video TikTok.

  • Copywriting thương hiệu (Brand Copywriting): Xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua giọng điệu, phong cách và thông điệp nhất quán. Mục tiêu tạo dựng lòng tin, tăng độ nhận diện thương hiệu và duy trì sự gắn kết với khách hàng. Ví dụ: Slogan, tagline, câu chuyện thương hiệu (Brand Story), bài giới thiệu công ty.

  • Copywriting kỹ thuật, khoa hoc (Technical Copywriting): Đây là hình thức viết nội dung tập trung vào các chủ đề kỹ thuật, khoa học hoặc công nghệ. Mục tiêu truyền tải thông tin chuyên sâu một cách rõ ràng, dễ hiểu cho cả đối tượng chuyên môn và không chuyên. Ví dụ: bài đăng mô tả sản phẩm công nghệ, nội dung hướng dẫn sử dụng phần mềm,...

Phân loại Copywriting trên thị trường hiện nay

Phân loại Copywriting trên thị trường hiện nay

Phân loại Copywriting theo nơi làm việc:

  • Agency Copywriting: Copywriting làm việc cho một công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo, tiếp thị và truyền thông cho nhiều khách hàng khác nhau. Môi trường làm việc thường là các công ty agency, làm việc theo dự án hoặc hợp đồng.

  • Freelance Copywriting: Copywriting làm việc độc lập, nhận dự án từ nhiều khách hàng khác nhau mà không ràng buộc với bất kỳ công ty nào. Môi trường làm việc từ xa, có thể ở nhà, quán cà phê hoặc không gian làm việc chung.

  • In-house Copywriting: Copywriting làm việc trực tiếp cho một công ty, thường thuộc bộ phận marketing hoặc truyền thông. Môi trường làm việc là các văn phòng của công ty, làm việc toàn thời gian.

Phân biệt Copywriting và Content Writing

Mặc dù cả Copywriting và Content Writing đều có liên quan trực tiếp đến việc tạo nội dung bằng văn bản. Tuy nhiên giữa Copywriting và Content Writing vẫn có những điểm khác biệt quan trọng riêng. Sau đây là bảng phân biệt chi tiết giúp bạn hiểu rõ về  2 loại nội dung này:

Tiêu chí

Copywriting

Content Writing

Mục đích chính

Thuyết phục, tạo động lực mua hàng, tăng chuyển đổi khách hàng thành doanh thu bán hàng. 

Cung cấp thông tin, giáo dục, xây dựng thương hiệu lâu dài và bền vững.

Phong cách viết

Nội dung thường ngắn gọn, xúc tích, giọng văn hấp dẫn, kích thích cảm xúc.

Nội dung chi tiết cung cấp đầy đủ thông tin, thông tin mang tính giáo dục và giàu giá trị.

Ứng dụng

Quảng cáo, bán hàng, email marketing, slogan, landing page. Thường được sử dụng để xây dựng thương hiệu

Bài blog, hướng dẫn, ebook, bài báo, nội dung mạng xã hội. Thường được sử dụng cho mục đích Content Marketing.

Độ dài trung bình

Tương đối ngắn gọn và xúc tích (thường dưới 500 chữ)

Dài (thường trên 1000 chữ)

Chuyển đổi

Thôi thúc khách hàng hành động ngay lập tức (mua hàng, đăng ký, liên hệ hỗ trợ).

Cung cấp kiến thức cho khách hàng, duy trì sự quan tâm và tạo dựng niềm tin.

Ví dụ

Slogan của Nike: “Just Do It”, tiêu đề quảng cáo Facebook, email khuyến mãi.

Bài blog về “10 Cách Tối Ưu SEO”, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, bài đăng trên LinkedIn.

Sự khác nhau giữa Copywriting và Content Writing

Sự khác nhau giữa Copywriting và Content Writing

Kỹ năng cần thiết để trở thành Copywriting

Để thành công trong lĩnh vực Copywriting, không chỉ cần khả năng viết hay mà còn cần rất nhiều kỹ năng khác nhau. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng giúp bạn trở thành một Copywriting giỏi.

Kỹ năng viết tốt và linh hoạt trong các trường hợp

Bất kỳ ai làm trong lĩnh vực Copywriting cũng phải có kỹ năng viết tốt, linh hoạt và sáng tạo. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết hàng đầu. Kỹ năng viết tốt khi ở vị trí Copywriting được đánh giá đó là: Khả năng sử dụng từ ngữ linh hoạt, văn phong đa dạng, sử dụng câu từ sáng tạo và rộng nghĩa. Bên cạnh đó câu từ phải có sự liên kết, gợi ra được hình bóng thương hiệu trong từng nội dung đang trình bày.

Niềm đam mê mãnh liệt với thông tin

Copywriting luôn phải sản xuất nội dung liên tục và để làm được điều này, nó đòi hỏi một lượng thông tin rất lớn. Để thành công trong lĩnh vực Copywriting bạn phải có niềm đam mê mãnh liệt với thông tin, không ngừng tìm tòi và thường xuyên cập nhật các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng phải nắm rõ thông tin từ cơ bản đến chuyên sâu liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Đồng thời phải có kỹ năng đọc, tổng hợp, phân tích thông tin để ứng dụng vào quá trình sản xuất nội dung.

Kỹ năng sáng tạo tốt

Kỹ năng sáng tạo quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của Copywriting. Vì vậy để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đối với nghề này, người làm Copywriting cần phải trau dồi thêm vốn hiểu biết và ngôn từ của mình để viết được những nội dung sáng tạo và hay nhất. Những nội dung sáng tạo, độc đáo giúp tăng sức hút của các chiến lược marketing.

Kinh nghiệm giúp bạn tăng khả năng sáng tạo khi làm trong lĩnh vực Copywriting đó là:

  • Ghi lại ý tưởng mọi lúc mọi nơi.

  • Mở rộng sự sáng tạo, thư giãn để não bộ luôn tươi mới.

  • Dành thời gian đọc sách, đọc các tài liệu liên quan để mở rộng thêm vốn từ và góc nhìn của bản thân.

  • Nếu có thời gian hãy ngồi thiền để não bộ được phục hồi.

Kỹ năng cần thiết để trở thành Copywriting

Kỹ năng cần thiết để trở thành Copywriting

Hiểu biết cơ bản về nghệ thuật bán hàng

Viết nội dung nhằm mục đích quảng cáo chính là một hoạt động bán hàng gián tiếp của doanh nghiệp. Nội dung được sáng tạo bởi Copywriting được đánh giá là có thành công hay không được quyết định trực tiếp bởi việc nó có khả năng thu hút khách hàng và có bán được hàng hay không. Vì vậy trước khi viết, bạn hãy tìm hiểu cơ bản về nghệ thuật bán hàng nhé.

Có sự đồng cảm, thấu hiểu

Để thu hút khách hàng, thúc đẩy họ thực hiện hành động mua hàng thông qua nội dung đòi hỏi phải có sự đồng cảm, thấu hiểu. Vì vậy, khi tạo nội dung bạn cần rèn luyện sự đồng cảm, thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Khi tạo nội dung cảm được điểm đau của họ, họ sẽ quyết định mua hàng ngay lập tức. Sản xuất nội dung có sự đồng cảm, thấu hiểu đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp việc khách hàng có ở lại bài viết của bạn hay không.

Câu hỏi thường gặp

Để hiểu rõ hơn về ngành nghề Copywriting là gì? Bạn đọc hãy tham khảo nội dung mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé:

Mức lương của Copywriting bao nhiêu?

Mức lương Copywriting không cố định, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: lĩnh vực, quy mô doanh nghiệp, năng lực, kinh nghiệm,.. Tuy vậy, bạn vẫn có thể hình dung mức lương trung bình của Copywriting như sau:

  • Mức lương trung bình: 13.000.000 VNĐ/tháng.

  • Khoảng lương phổ biến: 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng.

  • Mức lương thấp nhất: 5.000.000 VNĐ/tháng.

  • Mức lương cao nhất: 30.000.000 VNĐ/tháng.

KPI của Copywriting là gì?

Nghề nào thì cũng sẽ có KPI nhất định, đối với Copywriting thì KPI được tính như sau:

  • Chỉ số lượng tương tác với nội dung: comment, share, view,...

  • Số lượng bài viết sản xuất được trong tuần, tháng,...

  • Số lượng list thu được từ nội dung.

  • Số lượng chuyển đổi thành công từ nội dung.

Học ngành gì để làm Copywriting

Hiện nay, chưa có trường nào có khoa Copywriting và tuyển trực tiếp sinh viên cho ngành này. Tuy nhiên nếu bạn muốn làm trong lĩnh vực Copywriting, bạn vẫn có thể học các ngành như: báo chí, truyền thông, marketing, quảng cáo,.. Khi học các ngành này bạn sẽ được đào tạo những kiến thức, kỹ năng liên quan đến Copywriting, từ đó có nền tảng cơ bản, am hiểu tâm lý khách hàng, viết quảng cáo thu hút vào hiệu quả hơn.

Kết luận

Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc khái niệm Copy writing là gì và những thủ pháp tuyệt vời để bạn trở thành một chuyên gia Copywriting đỉnh cao. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin thật hữu ích tới bạn đọc. Tìm hiểu thêm những khoá học Content Marketing trên Unica để trang bị thêm cho mình thật nhiều kiến thức hữu ích

Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

Trở thành hội viên

Bạn muốn nội dung của mình nổi bật giữa thị trường cạnh tranh? Khóa học Content Marketing này sẽ giúp bạn hiểu rõ hành vi khách hàng và sáng tạo nội dung độc đáo, thu hút!

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Master Copywriting - Nghệ thuật viết quảng cáo quyến rũ khách hàng
349.000đ 699.000đ
0/5 - (0 bình chọn)