Gated content là gì? Cách Gated content mang lại hiệu quả

Gated content là gì? Cách Gated content mang lại hiệu quả

Mục lục

Nên để nội dung công khai hay không luôn là một vấn đề nan giải phổ biến đối với các nhà tiếp thị hiện nay. Liệu những ưu điểm của việc chọn nội dung chất lượng và công khai nó  có vượt trội hơn nhược điểm của việc yêu cầu khách hàng phải cung cấp thông tin cá nhân nếu muốn truy cập nội dung của bạn? Bài viết này sẽ làm rõ về Gated Content là gì cũng như cách áp dụng nó thế nào cho hiệu quả để bạn có thể kiểm soát nội dung đồng thời tăng lượng truy cập, khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

1. Gated content là gì? Non-Gated Content là gì?

Nhắc đến từ “gate” chúng ta thường liên tưởng tới cánh cổng. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản “Gate Content” là một cánh cổng phân cách giữa người truy cập với nội dung mà họ muốn tìm hiểu. Rào chắn này có thể được thiết lập bởi 1 form thông tin yêu cầu người dùng cung cấp những thông tin các nhân cơ bản thường là số điện thoại, địa chỉ email hay trả lời một số câu hỏi đơn giản.

Trái ngược với Gates Content, Non - Gated Content là hình thức nội dung mà bất cứ ai cũng có thể tiếp cận một cách dễ dàng mà không phải chờ đợi, hay nói cách khác là nội dung đó không bị "khóa" bởi bất cứ rào cản nào.

gated-content-la-gi.jpg

Sự khác nhau giữa Gated Content và Non - Gated Content

2. Tại sao nên sử dụng Gated Content

Mọi sự lựa chọn đều có ưu điểm và nhược điểm của nó. Điều quan trọng khi bạn đã đủ tin tưởng với quyết định của mình hay chưa mà thôi. Nếu bạn quan tâm đến việc phát triển thương hiệu từ những khách hàng có nhu cầu thực sự - những người không ngần ngại để vượt qua cánh cổng của bạn thì Gated Content là một lựa chọn thích hợp nhất. Bởi nó mang lại những lợi ích như sau:

- Hiểu khách hàng của mình hơn: Chính những thông tin mà người dùng  cung cấp khi thực hiện các yêu cầu truy cập như độ tuổi, giới tính, địa chỉ,... là dữ liệu tuyệt vời để bạn xác định cụ thể hơn về đối tượng đang quan tâm đến doanh nghiệp của bạn. Từ đó bạn có thể vạch ra các chiến lược tiếp thị tất hơn, phù hợp hơn với từng nhóm đối tượng để rút ngắn khoảng cách của doanh nghiệp với họ và biến họ thành khách hàng của mình.

- Tăng sự tin cậy doanh nghiệp của bạn: Trên thực tế rất nhiều người thích những thứ miễn phí, tuy nhiên song song với điều đó họ luôn có tâm lý những thứ “từ trên trời rơi xuống” thường không đi kèm với chất lượng. Chính vì vậy, khi người dùng phải thực hiện thao tác bắt buộc để được phép truy cập vào nội dung của bạn cũng đồng nghĩa các thông tin mà bạn cung cấp sẽ dễ dàng được họ tin tưởng hơn.

gated-content-la-gi.jpg

Gated Content giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng của mình hơn

Như đã nói ở trên bên cạnh những lợi ích - ưu điểm mà Gated Content mang lại thì nó cũng tồn tại một số hạn chế.

 - Thứ nhất, nó làm thu hẹp lượng tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp. Bởi nhiều người mặc dù quan tâm tới nội dung nhưng không thích các thủ tục rườm rà, tốn thời gian và việc họ sẵn sàng tìm kiếm ý tưởng hay một nội dung mở thay thế nội dung của bạn là điều không tránh khỏi. Đôi khi việc bỏ lỡ khách hàng cũng đến từ chính cánh cổng mà bạn tạo ra khi mà khách hàng sẽ bị chính Gated Content từ chối nếu không tiếp cận nó đúng lúc trong quy trình họ đưa ra quyết định.

- Thứ hai, Gated Content hạn chế việc tạo liên kết: Người dùng thường sẽ tránh các liên kết từ các trang có kiểm soát. Điều đó có nghĩa là, mặc dù nhiều người sẽ bỏ qua việc chia sẻ nội dung của bạn vì họ không muốn cung cấp thông tin các nhân của mình cho thương hiệu của bạn hay một bên nào khác.

3. Dùng Gated Content thế nào cho phù hợp?

Khi đã nắm được ưu điểm cũng như nhược điểm của Gated Content bạn sẽ áp dụng nó một cách dễ dàng hơn. Điều quan trọng là bạn cần nắm rõ hành trình khách hàng. Hiểu rõ nội dung mà khách hàng tìm kiếm trên hành trình mua hàng của họ sẽ giúp bạn đưa ra những nội dung phù hợp vào từng thời điểm. Chẳng hạn, trong giai đoạn đầu trước khi mua hàng thì khách hàng thường bị thu hút bởi những nội dung độc đáo, hấp dẫn thì bạn không nên sử dụng Gated Content thay vào đó bạn nên làm các Blog, eBook các video, hình ảnh hài hước,... Đến giai đoạn giữa, quyết tâm hay thay đổi khách hàng cần gợi ý những giải pháp để họ dễ dàng lựa chọn hơn thì Gated Content lại thật sự hữu ích.

4. Tuyệt chiêu sử dụng Gated Content hiệu quả

Dưới đây là một số gợi ý sử dụng Gated Content mà Unica muốn chia sẻ tới bạn đọc:

- Thiết kế Content phù hợp cho từng giai đoạn trong phễu bán hàng: Mỗi doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ khác nhau sẽ có phễu bán hàng khác nhau. Do vậy, bạn cần xây dựng nội dung chi tiết, cụ thể cho từng giai đoạn khác nhau để tác động đến các yếu tố quyết định mua hàng của khách.

Ở giai đoạn đoạn, bạn nên tập trung vào xây dựng nội dung dạng chia sẻ những thông tin hữu ích. Ở nội dung cuối nên tập trung vào những ưu đãi, tính năng để khách hàng đánh giá khách quan về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

 - Xác định điểm thu thập Lead trong phễu bán hàng: Hãy chắt lọc và ưu tiên các điểm nóng mà bạn có thể đặt Gated Content để thu thập Lead. 

- Quyết định khi nào nên dùng Gates Content: Có những giai đoạn, khách hàng sẵn sàn mua hàng hoặc đang phân vân giữa các lựa chọn. Hãy tận dụng Gated Content đúng thời điểm để có thể thúc đẩy doanh số bán hàng. 

gated-content-la-gi.png

Gợi ý sử dụng Gated Content

Như vậy việc ứng dụng Gated Content phụ thuộc vào quy trình bán hàng cũng như mục đích mà mỗi doanh nghiệp hướng tới. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích về Gated Content cũng như trang bị thêm kiến thức về khóa học content marketing để ứng dụng nó một cách hiệu quả

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên