Kỹ Năng
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Nguyên tắc và ví dụ cách đặt câu hỏi
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, kỹ năng đặt câu hỏi đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bạn nâng cao hiệu quả giao tiếp. Đây là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết dù bạn đang hoạt động trong bất cứ lĩnh vực và ngành nghề nào. Vậy kỹ năng đặt câu hỏi là gì? cách đặt câu hỏi trong giao tiếp hiệu quả nhất. Mời bạn đọc tìm hiểu cùng Unica thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?
- Việc đặt câu hỏi có hiệu quả thể hiện ở việc bạn sử dụng những câu hỏi đúng chủ đề, câu hỏi mở để người trả lời dễ dàng có thể đáp ứng thông tin mà bạn muốn đạt được trong quá trình giao tiếp.
Nghệ thuật đặt câu hỏi trong giao tiếp
- Cách đặt câu hỏi hay trong giao tiếp khi đặt câu hỏi đúng sẽ thúc đẩy sự tương tác giữa người hỏi và người được hỏi. Các câu hỏi hiệu quả tập trung vào việc gợi ra quy trình, tức là “ làm thế nào” và “ tại sao“, trái ngược với các câu trả lời chỉ nêu chi tiết “cái gì”. Sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi để tạo ra cơ hội cho người được hỏi phân tích suy nghĩ của chính mình, giúp đẩy nhanh hoạt động giao tiếp diễn ra có mục đích và hiệu quả hơn.
- Ngoài ra, kỹ năng đặt câu hỏi cũng phải trải qua quá trình học tập, làm việc, tiếp xúc bạn mới có thể biết đặt những câu hỏi hay, đúng chủ đề đây được coi là nghệ thuật giao tiếp mang lại hiệu quả cao.
Tại sao kỹ năng đặt câu hỏi lại quan trọng trong giao tiếp?
Kỹ năng đặt câu hỏi là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp vì nó cho phép chúng ta tìm hiểu, chia sẻ thông tin và hiểu rõ hơn về ý kiến của người khác.
- Tạo dựng mối quan hệ: Việc đặt câu hỏi là bạn đang thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đến người đối diện, giúp tạo dựng một mối quan hệ bền chặt hơn.
- Hiểu rõ hơn về ý kiến của người khác: Bằng cách đặt câu hỏi, bạn có thể hiểu rõ hơn về quan điểm, ý kiến cũng như suy nghĩ của người khác về một vấn đề cụ thể.
- Chia sẻ thông tin: Đặc biệt người khác sẽ trả lời và chia sẻ thông tin với bạn. Điều này giúp nâng cao cơ hội để bạn học hỏi và tiếp thu những kiến thức mới.
- Giúp giải quyết vấn đề: Đồng thời bạn có thể hiểu được những vấn đề, khó khăn mà người khác đang gặp phải. Từ đó, đưa ra các giải pháp và hướng dẫn để giúp họ giải quyết các vấn đề.
- Xây dựng tầm nhìn rõ ràng: Ngoài ra còn giúp cho bản thân hiểu rõ hơn về vấn đề và có thể xây dựng một tầm nhìn rõ ràng hơn về tình hình, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.
Nguyên tắc trong kỹ năng đặt câu hỏi cần nắm chắc
Đặt câu hỏi là một kỹ năng giao tiếp, hỏi và đáp giúp trao đổi thông tin và nối dài cuộc nói chuyên. Nếu biết cách đặt câu hỏi, bạn sẽ có được những câu trả lời hữu ích, cần thiết. Nhưng phải nắm rõ các nguyên tắc đặt câu hỏi trong giao tiếp như sau:
Xác định mục đích câu hỏi
Học cách đặt câu hỏi
Nguyên tắc khi đặt câu hỏi đầu tiên chính là bạn cần đặt ra câu hỏi có mục đích rõ ràng, có chính xác thông tin chính xác mà mình muốn tìm hiểu. Một câu hỏi mơ hồ, lan man dễ khiến người trả lời khó khăn trong việc giải đáp và làm mình mất đi cơ hội tìm kiếm được thông tin như mình đang mong muốn.
Dựa trên mối quan hệ để đặt câu hỏi
- Phải tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với đối phương để đặt câu hỏi chính là một trong những kỹ năng đặt câu hỏi tốt. Dựa trên mối quan hệ giúp các bạn sử dụng đại từ nhân xưng phù hợp trong cuộc nói chuyện.
- Xác định rõ mối quan hệ thì bạn mới tìm được đại từ nhân xưng cũng như phong cách nói chuyện phù hợp. Chẳng hạn, với đối tác và khách hàng cần mang sự lịch thiệp, thuyết phục; với anh em họ hàng thì sử dụng từ ngữ giản dị, giao tiếp với cấp trên thì khiêm tốn, lịch sự
Sử dụng ngôn từ, thái độ phù hợp
- Khi đặt câu hỏi, bạn nên chú ý đến ngôn từ và thái độ của mình. Một câu hỏi tốt là câu hỏi sử dụng từ ngữ thích hợp với vốn từ, trình độ và kinh nghiệm của người được hỏi. Không nên hỏi quá dồn dập, hỏi một lúc quá nhiều câu hoặc hạn chế sử dụng những thuật ngữ chuyên môn khi hỏi đối phương nếu họ không biết về lĩnh vực đó. Nếu câu hỏi có nội dung nhạy cảm, tế nhị thì nên đặt câu hỏi một cách tinh tế, tránh trường hợp quá sỗ sàng trường hợp này cũng được áp dụng trong cách nói chuyện có duyên giành cho phụ nữ.
Học cách lắng nghe chân thành và tôn trọng đối phương
- Dù đặt câu hỏi với mục đích gì đi chăng nữa, cần thể hiện thái độ chân thành lắng nghe, đang rất quan tâm đến câu chuyện của họ.
Kỹ năng đặt và trả lời câu hỏi
- Sau khi đặt câu hỏi, cần để người trả lời có thời gian suy nghĩ, không nên hỏi dồn dập. Bạn phải quan sát được phản ứng của họ để hiểu rõ họ thực sự muốn nói gì.
- Việc bạn chăm chú lắng nghe cũng kích thích họ tiếp tục bày tỏ rõ ý kiến, quan điểm của bản thân hơn. Lắng nghe sẽ giúp người được hỏi cảm thấy được tôn trọng, bày tỏ ý kiến đồng thời tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn Quan sát thái đội và phản ứng của người được hỏi để hiểu đối phương thật sự cần gì mà muốn gì. Ngoài ra, người đặt câu hỏi chú ý không nên đặt quá nhiều câu hỏi một cách dồn dập và mang tính chất mơ hồ trong quá trình giao tiếp.
Để thành công trong công việc cũng như để gây thiện cảm và được mọi người quý mến, bạn nhất định không được bỏ qua khoá học giao tiếp . Tham gia khoá học giao tiếp online qua video để nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp cũng như để nắm được các tuyệt chiêu giao tiếp thông minh trong công sở. Đăng ký ngay.
[course_id:1476,theme:course]
[course_id:1887,theme:course]
[course_id:253,theme:course]
Top 5 kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp
Kỹ năng đặt câu hỏi không chỉ là vấn đề hỏi đáp đơn thuần. Qua câu hỏi, đối phương cũng có thể nhận xét, đánh giá về văn hóa của bạn. Từ đó, để nâng cao hiệu quả giao tiếp bạn cần trau dồi thêm kỹ năng trả lời chứ không riêng gì kỹ năng đặt câu hỏi. Có như thế thì các bạn mới có thể giao tiếp tốt được.
1. Kỹ năng đặt câu hỏi mở
Câu hỏi mở trong giao tiếp sẽ dẫn đến câu trả lời dài hơn và thường bắt đầu bằng cụm từ cái gì, tại sao hay bằng cách nào. Các câu hỏi mở yêu cầu suy nghĩ nhiều hơn một chút và thường khuyến khích thảo luận và xây dựng rộng rãi hơn. Chúng không thể được trả lời bằng một câu trả lời có hoặc không đơn giản. Ví dụ: “bạn nghĩ gì về sếp của bạn?” Hoặc “tại sao bạn chọn chiếc xe đó?”
2. Kỹ năng đặt câu hỏi thăm dò
Những câu hỏi này rất hữu ích để làm rõ và khuyến khích người khác cho bạn biết thêm thông tin về một chủ đề.. Câu hỏi thăm dò được sử dụng để tìm kiếm thông tin về một vấn đề cụ thể khi người nói đang cố tránh né. Câu hỏi thăm dò giúp bạn hiểu rõ, thấu đáo hơn vấn đề mà cuộc trò chuyện đang nói tới. Ngoài ra sử dụng các câu hỏi thăm dò sẽ giúp nội dung hỏi đào sâu hơn và cung cấp bức tranh đầy đủ hơn
Ví dụ: “Khi nào dự án của bạn hoàn thành, bạn có thể gửi nó qua Email cho tôi được không ?”
Câu hỏi về kỹ năng đặt câu hỏi
3. Kỹ năng đặt câu hỏi hàng đầu
- Những câu hỏi này được thiết kế để dẫn người trả lời đến một lộ trình tích cực hoặc tiêu cực mong muốn nhất định.
- Ví dụ về kỹ năng đặt câu hỏi: Ở nơi làm việc, bạn có thể gặp phải những câu hỏi hàng đầu như: “Bạn có vấn đề gì với dự án không?”, Hoặc “bạn có thích làm việc với dự án đó không?” Câu hỏi đầu tiên gợi cho người trả lời một phản ứng tiêu cực một cách tinh tế; cái sau theo hướng tích cực. Hỏi 'bạn đã làm thế nào với dự án đó' sẽ giúp bạn có câu trả lời cân bằng hơn.
- Các câu hỏi dẫn đầu cũng có thể liên quan đến một lời kêu gọi ở cuối được thiết kế để ép buộc người trả lời đồng ý với người nói. Ví dụ, “dự án này đang diễn ra tốt đẹp, phải không?” khuyến khích người trả lời nói “có”.
- Nếu bạn đang làm công việc chăm sóc khách hàng bạn sẽ quan tâm tới việc nên đặt những câu hỏi như thế nào để nhận được nhiều thông tin nhất từ đối tác giao tiếp, bởi khi có nhiều thông tin về họ bạn mới có thể khai thác cũng như đưa ra những phương án hữu ích cho họ từ đó bạn kiếm được lợi nhuận từ đây. Điều này đòi hỏi bạn cần có kỹ năng đặt câu hỏi tốt giúp họ đưa ra những thông tin quan trọng.
4. Kỹ năng đặt câu hỏi giả thuyết
Các câu hỏi giả thuyết có thể được sử dụng để khám phá các chủ đề chưa biết và thay đổi tiến trình của một cuộc thảo luận. Ví dụ, hãy hỏi: "Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi làm theo cách này? "
Kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả
5. Kỹ năng đặt câu hỏi thay thế
Các câu hỏi thay thế có thể được sử dụng để giúp một nhóm đưa ra quyết định giữa các lựa chọn thay thế và đạt được sự nhất trí hoặc đồng thuận về một dự án hoặc một ý tưởng. Sử dụng câu hỏi này để cho người trả lời dễ hiểu được câu hỏi của bạn hơn.
6. Dùng câu hỏi tu từ
Nghệ thuật đặt câu hỏi tu từ thường sử dụng câu hỏi tu từ muốn người nghe dễ dàng đồng thuận và tham gia vào cuộc trò chuyện với bạn
Ví dụ: Kế hoạch này của Line tốt đúng không?
Bạn sẽ nhận được câu trả lời như: "Đúng, tôi cũng rất thích làm việc với người có sáng tạo trong công việc"
Ví dụ về kỹ năng đặt câu hỏi
Dưới đây là một số vkỹ năng đặt câu hỏi trong đàm phán các bạn có thể tham khảo:
- Đối với một nhân viên mới:
Bạn đã làm việc ở đây bao lâu rồi?
Công việc của bạn là gì?
Bạn thấy điều gì là thú vị nhất ở công việc này?
Những câu hỏi hay trong giao tiếp
- Đối với một khách hàng:
Bạn đang tìm kiếm sản phẩm gì?
Bạn đã từng mua sản phẩm này trước đây chưa?
Bạn đang muốn mua sản phẩm để sử dụng cho mục đích gì?
- Đối với một đồng nghiệp:
Bạn đã xử lý vấn đề này như thế nào?
Bạn nghĩ vấn đề này có thể giải quyết ra sao?
Bạn đề xuất giải pháp gì để giải quyết vấn đề này?
- Đối với một người bạn:
Bạn đã làm gì trong cuối tuần vừa rồi?
Bạn thích đi đâu vào mùa thu này?
Bạn có kế hoạch gì cho kỳ nghỉ lễ sắp tới không?
Tổng kết
Tóm lại ngoài việc đặt những câu hỏi trong giao tiếp hay, hiệu quả bạn cần một quá trình nhất đinh. Tập lắng nghe, quan sát khi đó bạn hiểu được vấn đề thì mới có thể đặt ra được câu hỏi đúng
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu 5 kỹ năng đặt câu hỏi và một số lưu ý trong quá trình đặt câu hỏi.
25/02/2021
10145 Lượt xem
Tổng hợp cách sắp xếp công việc hiệu quả bạn nên biết
Làm gì để nâng cao chất lượng công việc đây là câu hỏi của rất nhiều người, cho dù bạn đang làm việc trong bất cứ ngành nghề hoặc lĩnh vực nào, nếu muốn thành công thì việc biết tận dụng thời gian để sắp xếp công việc một cách hợp lý cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nói thì có vẻ dễ nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện và triển khai nó một cách hiệu quả. Đừng quá lo lắng, trong nội dung bài viết này, Unica sẽ chia sẻ cách sắp xếp công việc hiệu quả cho những ai đang muốn học thêm các kỹ năng về lên kế hoạch và điều phối công việc.
Kỹ năng sắp xếp công việc là gì?
Kỹ năng sắp xếp công việc là gì?
Là quá trình sắp xếp những công việc và nhiệm vụ cần hoàn thành, sau đó phân bổ thời gian một cách hợp lý. Đối với những người đã đi làm thì đây là kỹ năng quan trọng điều này thể hiện trách nhiệm và năng lực của mỗi cá nhân.
Có thể nói đây là một trong những kỹ năng mà nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu để phù hợp với từng vị trí nhân viên. Do vậy mà bản thân mỗi người cũng cần phải tìm hiểu cho mình những phương pháp sắp xếp lịch trình công việc cho phù hợp nhất.
Những cách sắp xếp công việc hiệu quả
1. Tập trung vào những gì quan trọng
Nhắc nhở bản thân về các mục tiêu dài hạn của bạn và sửa đổi chúng khi cần thiết. Đặt ưu tiên hàng ngày để đạt được mục tiêu của bạn. Mặc dù bạn không thể làm mọi thứ cùng một lúc nhưng việc sắp xếp thứ tự ưu tiên sẽ giúp bạn tìm ra nhiệm vụ nào là quan trọng nhất và nhiệm vụ nào có thể chờ đợi. Nếu bạn biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên, bạn sẽ có thể chia nhỏ công việc của mình thành nhiều phần nhỏ hơn. Sau đó, bạn có thể tập trung vào từng nhiệm vụ, từng việc một, bắt đầu từ việc quan trọng nhất.
Tập trung vào những công việc quan trọng
2. Lập danh sách những việc cần làm
- Lập danh sách công việc quan trọng hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Xem lại các ưu tiên hàng ngày của bạn vào đầu mỗi ngày. Có một triệu việc phải làm? Tạo danh sách mọi thứ bạn phải làm. Sau đó sắp xếp danh sách theo thứ tự quan trọng nhất. Bắt đầu giải quyết những thứ trong danh sách của bạn theo thứ tự bạn đã tạo.
- Điều này giúp bạn kiểm soát được công việc của mình theo từng mốc thời gian nhất định và có sai xót trong quá trình làm thì dễ dàng chỉnh sửa lại luôn. Điều này bất kỳ một cá nhân nào cũng cần phải có một kế hoạch cụ thể để có thể lên chiến lược hợp lý nhất.
3. Quản lý tốt thời gian của bạn
Lên lịch thời gian yên tĩnh tại nơi làm việc để hoàn thành những công việc cần sự tập trung cao độ. Làm công việc thử thách nhất của bạn khi năng lượng của bạn ở mức cao nhất; tiết kiệm công việc ít đòi hỏi hơn cho thời gian khác. Nếu bạn có xu hướng trì hoãn, hãy tập trung vào cảm giác hoàn thành mà bạn sẽ cảm thấy khi công việc được hoàn thành. Sử dụng thời gian đi làm để lập kế hoạch cho các hoạt động trong ngày của bạn.
Quản lý thời gian để làm việc hiệu quả
4. Sử dụng lịch và kế hoạch
Kiểm tra lịch làm việc hàng ngày để xem xét các hoạt động của bạn và tránh xung đột. Viết tất cả các công việc bạn cần thực hiện ra một tờ giấy note hoặc điện thoại để có thể lên lịch sắp xếp công việc phù hợp. Dù là chuỗi công việc dài hạn hay ngắn hạn thì việc sử dụng lịch và kế hoạch cũng là một trong những cách sắp xếp công việc vô cùng hiệu quả. Đây cũng là một trong những cách thức để bạn có thể sắp xếp công việc của mình một cách chính xác và phù hợp nhất.
5. Giao nhiệm vụ
Giao nhiệm vụ
Giao nhiệm vụ cho người khác khi nhiệm vụ không thuộc về chuyên môn của bạn sẽ giúp bạn hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất và hiệu quả nhất. Khi làm việc trên một dự án hoặc nhiệm vụ, hãy chia dự án thành nhiều phần nhỏ hơn. Bạn cần những nguồn nào? Cân nhắc những người hoặc vật liệu bạn cần để hoàn thành dự án. Cũng là một trong những phương pháp để bạn có thể sắp xếp công việc hợp lý và lên kế hoạch thực hiện một cách hiệu quả nhất.
6. Quản lý thư và cuộc gọi điện thoại của bạn
Sắp xếp thư đến thành các danh mục theo mức độ ưu tiên hoặc hành động. Sử dụng hộp thư thoại để sàng lọc các cuộc gọi điện thoại. Hãy kiểm tra tin nhắn, thư từ hay cuộc gọi để bạn có thể sắp xếp công việc của mình tốt nhất. Đây cũng là cách quản lý công việc hiệu quả.
Muốn làm chủ cuộc đời, trước tiên bạn cần thấu hiểu bản thân mình. Thông qua khóa học, bạn sẽ biết cách xây dựng mục tiêu, ước mơ của mình, Biết cách làm thế nào để biến mục tiêu thành hiện thực,... Đăng ký học ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:1230,theme:course]
[course_id:1713,theme:course]
[course_id:478,theme:course]
7. Giảm sự lộn xộn
Muốn giảm sự lộn xộn trong không gian làm việc của mình, bạn chỉ giữ những thông tin và mục quan trọng nhất bạn cần hàng ngày trên đầu bàn làm việc. Lưu trữ các tài liệu tài nguyên bạn hiếm khi sử dụng vào bên trong. Với các sắp xếp này, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình bạn muốn tìm kiếm dữ liệu và thông tin phục vụ cho quá trình làm việc của mình.
8. Luôn có tổ chức
Sắp xếp các tệp theo mức độ ưu tiên và giữ những tệp quan trọng nhất trong tầm tay. Dành 15 phút vào cuối mỗi ngày để dọn dẹp bàn làm việc và 15 phút vào sáng hôm sau để lập kế hoạch cho các hoạt động trong ngày của bạn. Xem lại các mục từ một đến bảy trong danh sách này.
9. Không mất tập trung trong quá trình làm việc
- Tập trung làm việc giúp khả năng tư duy, giải quyết vấn đề nhanh hơn và chính xác hơn. Vậy nên trong quá trình làm việc bạn không nên bị sao nhãng công việc từ những yếu tố bên ngoài như âm thanh hỗn tạp.
- Tập trung trong quá trình làm việc cũng giúp bạn rút ngắn thời gian hoàn thành công việc hơn.
10. Thường xuyên kiểm tra lại tiến độ công việc
Thường xuyên kiểm tra lại tiến độ công việc
- Hãy thường xuyên kiểm tra hoặc check lại danh sách những việc bạn đã liệt kê trước đó, việc này giúp bạn kiểm soát được những việc cần làm đồng thời cũng đánh giá mức độ hiệu quả của công việc đó trong thời điểm hiện tại. Để nếu có thay đổi thì bạn cũng đưa ra sự điều chỉnh phù hợp hơn.
- Một gợi ý giúp bạn tiết kiệm thời gian kiểm tra tiến độ công việc mình làm là bạn nên sử dụng các ứng dụng nhắc nhở công việc
11. Dành một chút thời gian ngắn nghỉ ngơi
- Bạn nên giành khoảng 15- 20 phút để nghỉ ngơi sau khi kết thúc một hạng mục công việc nào đó, nghỉ ngơi trong thời gian này giúp bạn lấy lại tinh thần làm việc, nạp lại năng lượng đã mất để tiếp tục thực hiện những hạng mục công việc phía sau.
Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu cách sắp xếp công việc hiệu quả. Để biết thêm nhiều kiến thức về kỹ năng sống cho bản thân và áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất mời bạn đọc tham khảo các khóa học kỹ năng mềm trên Unica.
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "BÍ QUYẾT LẬP KẾ HOẠCH VÀ TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ"
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
25/02/2021
4517 Lượt xem
10 lợi ích khi tạo danh sách việc cần làm hàng ngày
Một trong những công cụ cơ bản để quản lý thời gian là danh sách những việc bạn cần hoàn thành. Nó hợp nhất tất cả các nhiệm vụ của bạn ở một nơi. Từ đó bạn có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên và giải quyết những việc quan trọng trước. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí đến bạn đọc 5 lợi ích khi tạo danh sách việc cần làm giúp ích như nào trong cuộc sống hàng ngày.
1. Bạn không làm thiếu hay quên
Lợi ích khi tạo danh sách việc cần làm đó chính là bạn không bị bỏ sót đầu việc nào. Bộ não của bạn không phải là công cụ ghi nhớ hiệu quả nhất và sẽ chỉ tin tưởng vào những hệ thống mà nó biết là hoạt động. Khả năng nhớ lại trí nhớ tốt cũng đơn giản như việc tìm ra những thứ sẽ kích hoạt bộ não của bạn tại thời điểm nó cần ghi nhớ. Có một danh sách bằng những gạch đầu dòng hay sticker thú vị sẽ giúp chúng ta nhớ khi nào mọi thứ đã được hoàn thành để chúng ta không bỏ lỡ bất cứ điều gì.
Việc tạo danh sách sẽ giúp bạn không bị quên những việc cần làm
2. Làm những việc ưu tiên trước
Lập danh sách công việc cần làm là bước quan trọng đầu tiên nhưng việc ưu tiên danh sách đó đảm bảo rằng bạn tập trung vào những mục quan trọng nhất thay vì chịu sự cám dỗ của việc làm những mục ít quan trọng hơn vì chúng có thể nổi bật hơn hoặc vì chúng dễ làm hơn . Khi bạn đã có danh sách những việc cần hoàn thành, hãy đặt mức độ ưu tiên và quyết định công việc nào nên làm trước. Khi đó bạn sẽ thấy bản thân mình đang làm việc rất năng suất và vô cùng khoa học.
Không những thế, khi làm những việc quan trọng trước sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và đúng hạn deadline.
3. Điều phối công việc một cách chuyên nghiệp
Một danh sách việc làm sẽ giúp chúng ta tránh lặp đi lặp lại việc đã làm trước đó. Đây là lợi ích khi tạo danh sách việc cần làm mà notepad mang lại cho người sử dụng. Ví dụ, nếu chúng ta phải giao một tài liệu tại một văn phòng và thu thập một tài liệu từ một văn phòng khác trên cùng một khối, thì cả hai nhiệm vụ này có thể được thực hiện cùng nhau.
Một lượng thời gian bị mất khi bắt đầu, dừng lại và thay đổi các cấp độ hoặc loại hoạt động khác nhau. Tiết kiệm thời gian bằng cách thực hiện các nhiệm vụ giống nhau cùng nhau.
Ví dụ: Bạn có thể thực hiện tất cả các cuộc gọi đi của bạn cùng một lúc; sắp xếp các công việc lặt vặt của bạn thành một công việc duy nhất trong một buổi; trả lời hết tất cả các email. Bạn sẽ thấy đây là cách sử dụng thời gian hiệu quả hơn.
Công việc được điều phối một cách chuyên nghiệp
4. Giúp theo dõi tiến trình làm việc hiệu quả hơn
Lên danh sách việc cần àm cho phép bạn đánh dấu những công việc bạn đã hoàn thành. Vào cuối ngày, khi bạn nhìn vào danh sách, nó sẽ cho bạn cảm giác hoàn thành và hài lòng. Nó cũng có thể có tác dụng đánh thức bạn nếu chưa có gì được đánh dấu là hoàn thành. Cụ thể, những việc nào quan trọng nhất bạn có thể đánh số thứ tự 1, 2 để thực hiện hoặc ghi chú những dấu sao để phân biệt việc ưu tiên.
5. Dễ dàng theo dõi công việc tiếp theo
Dễ dàng theo dõi công việc tiếp theo
Nếu bất cứ điều gì vẫn chưa hoàn thành vào cuối ngày, nó có thể được chuyển sang danh sách của ngày mai. Đây là một cách dễ dàng để chuẩn bị danh sách việc cần làm cho ngày hôm sau; bằng cách xem xét danh sách việc cần làm của ngày hôm nay và thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào chưa hoàn thành.
Khi chúng ta nói về việc chuẩn bị một danh sách việc cần làm, có một số điểm hữu ích cần nhớ:
- Danh sách việc cần làm phải thực tế
- Đừng đưa vào danh sách của bạn nhiều hơn những gì có thể hoàn thành trong một ngày. Các dự án sẽ mất vài tuần hoặc vài tháng để hoàn thành nên được tổ chức và theo dõi theo một cách khác.
- Chuẩn bị nhiều hơn danh sách việc cần làm hàng ngày
Các công việc thường xuyên có thể xảy ra theo chu kỳ hàng tháng. Lợi ích khi tạo danh sách việc cần làm giúp bạn chuẩn bị được nhiều việc hơn và chính xác hơn.
Danh sách việc cần làm có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo nhu cầu của bạn. Viết ra các nhiệm vụ bạn phải hoàn thành, chia các nhiệm vụ lớn thành các bước thành phần, phân công mức độ ưu tiên cho từng mục và bắt tay vào công việc.
Tự làm chủ cuộc đời mình bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Thông qua khóa học này, bạn sẽ biết cách xây dựng mục tiêu, ước mơ của mình, biết cách làm thế nào để biến mục tiêu thành hiện thực,... Đăng ký học ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:1230,theme:course]
[course_id:1219,theme:course]
[course_id:86,theme:course]
6. Kết hợp các nhiệm vụ với nhau
Nếu bạn biết cách kêt hợp các nhiệm vụ trong danh sách việc cần làm thì mang lại hiệu quả rất cao. Bằng cách hợp nhất các nhiệm vụ trong danh sách việc cần làm, bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian cho các nhiệm vụ quan trọng khác. Điều nay không được cho là đa nhiệm, mà điều bạn làm đó là kết nối những công việc có tính chất và phương pháp tương đương nhau để có thể thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất giúp nâng cao hiệu suất làm việc hiệu quả hơn.
Kết hợp các nhiệm vụ với nhau
7. Làm giảm căng thẳng
- Khi bạn biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý bạn sẽ biết việc gì nên làm trước và việc gì làm sau và bạn biết phần nào quan trọng cần tập trung nhất.
- Khi đã thiết lập được một danh sách việc cần làm trước mặt, bạn có thể giảm bớt sự lo lắng và căng thẳng khi cố gắng “tung hứng” tất cả những điều bạn cần nhớ cùng một lúc. Bạn sẽ không phải trong tình trạng không biết nên làm điều gì đầu tiên hay việc gì tiếp theo, do vậy mà vừa tiết kiệm thời gian lại giảm tình trạng stress, lo lắng cho bản thân.
8. Hoàn thành được nhiều công việc
- Một nghiên cứu cho rằng nếu làm hoàn thành một hạng mục công việc trong danh sách bạn đưa ra cơ thể của bạn sẽ tiết ra nhiều endorphin một chất trong não có tác dụng tạo ra cảm xúc tích cực, giúp cải thiện tâm trạng đáng kể.
Hoàn thành được nhiều công việc
- Khi có cảm giác hưng phấn, bạn có nhiều khả năng sẽ tiếp tục làm các nhiệm vụ khác tiếp theo một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đó là lý do tại sao “to do list” giúp bạn hoàn thành nhiều công việc hơn. Qua đó giúp bạn làm được nhiều việc hơn trong một ngày, nâng cao hiệu suất công việc tốt hơn.
9. Mang lại cảm giác hài lòng
Trong một ngày dài làm việc theo list do list bạn nhìn lại sẽ cảm thấy thỏa mãn với những gì mình đã làm được trong ngày hôm nay. Đối với một số người thì đây có thể là một tác động lớn khiến họ tự tin hơn về khả năng hoàn thành công việc quan trọng hàng ngày. Bạn sẽ luôn thấy mọi việc mình làm được đền đáp xứng đáng để có thể đạt được thành công nhanh chóng.
10. Ủy thác công việc
Ủy thác công việc
Trong trường hợp nếu danh sách các việc cần làm của bạn nhiều và quan trọng nhưng bạn bạn đang cần gấp, bạn cũng có thể tìm tới những người khác để họ giúp bạn hoàn thành công việc cho đúng tiến độ. Nhìn chung, việc làm những Sticky Notes thực sự rất hay và hiệu quả. Nhưng đôi khi, nó thường “vô hình”, chính vì thế các bạn cần có một kế hoạch triển khai công việc một cách chuyên nghiệp và cụ thể.
Để có thể có những lợi ích trên thì kỹ năng sắp xếp công việc là một điều cực kỳ quan trọng, bởi bạn có kỹ năng sắp xếp đòi hỏi bạn phải am hiểu và nắm bắt tất cả các đầu công việc.
Lời kết
UNICA đã chia sẻ rất chi tiết 10 lợi ích khi tạo danh sách việc cần làm để tiết kiệm thời gian, khoa học, nâng cao hiệu suất làm việc tới 200%. Bạn hãy thử note lại những câu việc cần làm mỗi ngày lại để trải nghiệm hiệu quả nó mang lại nhé.
Hãy tham khảo ngay những khoá học kỹ năng mềm online trên Unica để hoàn thiện bản thân mình hơn đồng thời cũng là bước đệm hoàn hảo để bạn gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Chúc bạn thành công!
25/02/2021
4460 Lượt xem
10 Cách chữa bệnh lười vô cùng hiệu quả
Lười biếng là một căn bệnh rất khó chữa, nếu bạn để càng lâu thì bệnh ngày càng nặng nó có thể "nuốt chửng" chúng ta bất cứ lúc nào. Nếu bạn không loại bỏ nó thì bạn sẽ không bao giờ chạm tới được thành công. Trong bài viết dưới đây Unica sẽ chỉ rõ nguyên nhân và cách chữa bệnh lười hiệu quả. Tìm hiểu ngay.
Lười biếng có phải là một căn bệnh?
Lười biếng không phải là một căn bệnh nan y, nhưng nó lại được coi một căn bệnh tính nết khó chữa và nó có khả năng “nuốt chửng” chúng ta bất cứ lúc nào, nếu chúng ta không chịu thay đổi thói quen đi.
Lười biếng có phải là một căn bệnh?
Đôi khi chúng ta cần một ngày cho sự lười biếng nhưng không có nghĩa là bạn cho phép chúng ta ngày càng lười biếng và ỉ lại. Nhưng nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang làm những ngày lười biếng thường xuyên hơn không và bạn gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc, đó có thể là dấu hiệu không tốt.
Biểu hiện của sự lười biếng
Sự lười biếng có thể được nhận ra thông qua nhiều biểu hiện khác nhau, bao gồm:
Thờ ơ và không có hứng thú trong công việc hoặc trong các hoạt động hàng ngày.
Dành quá nhiều thời gian nghỉ ngơi, đọc sách, chơi game hoặc xem TV thay vì hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng.
Lờ đờ và không có mục tiêu hoặc kế hoạch cụ thể.
Tìm cách tránh trách nhiệm và khó khăn.
Một số biểu hiện của bệnh lười biếng
Thường xuyên trì hoãn và không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn hoặc không hoàn thành chúng hoàn toàn.
Tốn quá nhiều thời gian cho các hoạt động không cần thiết và không mang lại giá trị cho bản thân hoặc cho người khác.
Không muốn học hỏi hoặc phát triển bản thân.
Cảm thấy mệt mỏi và không có động lực trong công việc hoặc cuộc sống.
Nếu bạn cảm thấy mình có các biểu hiện này thì có thể đang mắc phải sự lười biếng. Để khắc phục được tình trạng này, bạn cần phải xác định nguyên nhân của sự lười biếng và tìm cách giải quyết nó để có thể tiếp tục phát triển và đạt được mục tiêu của mình.
Tác hại của bệnh lười biếng
Bệnh lười biếng có thể gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe và cuộc sống của một người. Dưới đây là một số tác hại của bệnh lười biếng:
Gây ra stress và áp lực: Khi không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn hoặc không thể hoàn thành chúng hiệu quả, bạn có thể cảm thấy căng thẳng và bị áp lực.
Gây ra sự thiếu tự tin: Sự lười biếng có thể làm giảm sự tự tin và khả năng đạt được mục tiêu của bạn.
Gây ra vấn đề về sức khỏe: Nếu bạn không có động lực để tập luyện hoặc ăn uống lành mạnh, bạn có thể dễ dàng trở thành béo phì hoặc mắc các vấn đề về sức khỏe khác.
Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Sự lười biếng còn có thể gây ra sự bất mãn trong các mối quan hệ và gây ra sự bất đồng quan điểm.
Mất đi cơ hội: Nếu bạn không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc không có động lực để tìm kiếm cơ hội mới, bạn có thể bỏ lỡ những cơ hội quan trọng trong cuộc sống.
Giảm thiểu chất lượng cuộc sống: Sự lười biếng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn, bởi vì bạn sẽ không cảm thấy hài lòng với bản thân và cuộc sống của mình.
Do vậy, để duy trì được một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc, bạn cần cố gắng loại bỏ sự lười biếng và có động lực để hoàn thành các nhiệm vụ và đạt được mục tiêu của mình đề ra.
Nguyên nhân của sự lười biếng
Nguyên nhân lười biếng cụ thể như thế nào cùng tìm hiểu tiếp nhé.
Do sự bảo bọc
Sự bao dung bao bọc khiến chúng ta ngại đối mặt với khó khăn và không muốn hy sinh và luôn luôn ỷ lại vào người khác. Kiểu thói quen hình thành lâu dần trở thành căn bệnh nan y khó chữa.
Lười do thiếu kiến thức
Nguyên nhân dẫn đến sự lười biếng
Lối suy nghĩ tiêu cực, sự ỷ lại đến từ việc thiếu kiến thức của rất nhiều người. Sự ỷ lại không chịu update kiến thức, coi việc hiện tại là đủ không phải bổ sung thêm chẳng hạn.
Lười biếng có tính cộng hưởng và lây lan
Cách tốt nhất để chữa bệnh lười là tìm kiếm một môi trường tích cực. Đặc tính lây lan là một trong những biểu hiện tiêu biểu của bệnh lười biếng. Một kẻ lười trong nhóm bạn lười kéo theo tất cả cùng lười. Rõ ràng nó có tính di truyền và lây lan cho nhau.
Cách trị bệnh lười hiệu quả nhất
Cách trị bệnh lười hiệu quả nhất
Làm thế nào để tôi có thể ngừng lười biếng đó chính là câu hỏi rất khó đến bản thân chính họ không có câu trả lời. Mặc dù một số người có thể dễ lười biếng hơn những người khác, nhưng ngay cả những người có năng suất cao cũng có thể cảm thấy đôi khi khó hoàn thành công việc. Dưới đây là một số thuốc trị bệnh lười hiệu quả nhất.
Làm cho mục tiêu của bạn có thể quản lý được
Đặt ra các mục tiêu không thực tế và thực hiện quá nhiều có thể dẫn đến kiệt sức. Mặc dù không phải là một chẩn đoán lâm sàng thực sự, nhưng các triệu chứng kiệt sức được các chuyên gia y tế công nhận. Tình trạng kiệt sức trong công việc có thể khiến bạn kiệt sức , mất hứng thú và động lực cũng như khao khát được thoát ra.
Tránh quá tải bằng cách đặt ra những mục tiêu nhỏ hơn, có thể đạt được sẽ đưa bạn đến nơi bạn muốn mà không làm bạn choáng ngợp trong suốt chặng đường.
Có gắng đạt mục tiêu thực hiện được để không lười biếng
Đừng mong đợi bản thân trở nên hoàn hảo
Chủ nghĩa hoàn hảo đang gia tăng và nó gây tổn hại đến tâm lý. Sự gia tăng chủ nghĩa hoàn hảo đang khiến mọi người quá chỉ trích bản thân và người khác. Nó cũng dẫn đến sự gia tăng trầm cảm và lo lắng .
Chính vì thế, để bản thân không làm biếng thì bạn không nên coi bản thân mình là nhất, là hoàn hảo. Hãy luôn khiêm tốn và không ngừng nỗ lực trau dồi, rèn luyện.
Chăm sóc giữ gìn sức khỏe
Thực tế nếu bạn duy trì một giấc ngủ sâu và khoa học cùng một thời gian hợp lý thì sẽ tạo điều kiện cho việc cải thiện bệnh lười của mình hiệu quả hơn. Con người cần dành ra 7- 9 tiếng một ngày để nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng và một sức khỏe tốt nhất.
Kết hợp cùng với việc tập luyện đều đặn thì một chế độ ăn uống dinh dưỡng với nhiều rau quả xanh cũng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bản thân. Đặc biệt nên lựa chọn những loại ra quả chứa nhiều chất vitamin A, C bao gồm: súp lơ xanh, khoai tây, dưa chuột... Có thể nói đây là một trong những bài thuốc chữa bệnh lười hiệu quả nhất mà bạn có thể thực hiện đơn giản.
Sử dụng tích cực thay vì tự nói tiêu cực
Thuốc trị làm biếng
Thuốc trị bệnh lười hiệu quả nhất đó chính là tích cực. Tự nói với bản thân một cách tiêu cực có thể làm chệch hướng nỗ lực hoàn thành công việc của bạn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Tự nói với bản thân rằng bạn là một người lười biếng là một hình thức tự nói với bản thân tiêu cực.
Bạn có thể ngăn giọng nói tiêu cực bên trong của mình bằng cách luyện tập cách tự nói chuyện tích cực. Thay vì nói, "Không có cách nào tôi có thể hoàn thành việc này", hãy nói, "Tôi sẽ cố gắng hết sức để biến nó thành hiện thực." đây cũng chính là động lực giúp bạn từ bỏ thói quen xấu hiệu quả.
Lập kế hoạch hành động
Lập kế hoạch về cách bạn sẽ hoàn thành một việc gì đó có thể giúp bạn đạt được điều đó dễ dàng hơn. Hãy thực tế về lượng thời gian, nỗ lực và các yếu tố khác cần thiết để đạt được mục tiêu và lập một kế hoạch hành động. Có một kế hoạch sẽ cung cấp định hướng và sự tự tin có thể giúp ích ngay cả khi bạn gặp trở ngại trên đường đi.
Việc lên kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn có động lực để thực hiện chúng trong khoảng thời gian nhất định. Nhờ đó mà giảm tình trạng lười biếng trong quá trình thực hiện, tránh trường hợp quá nhiều việc dồn vào dễ nảy sinh hiện tượng chán nản, bỏ ngang.
Lập kế hoạch hoạt động ngay lập tức
Tránh bị phân tâm
Ngày nay việc sử dụng Fcaebook quá nhiều sẽ khiến chúng ta dễ bị phân tâm và cũng là lý do hàng đầu khiến công việc của bạn bị trì hoãn vậy nên cần có biện pháp khắc phục nghiện facebook giúp bạn tập trung hơn.
Tất cả chúng ta đều có những điều khiến chúng ta xao lãng khi cảm thấy không muốn thực hiện một công việc nào đó - cho dù đó là lướt qua mạng xã hội hay chơi với thú cưng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mất tập trung và dần trở nên lười biếng hơn.
Tìm cách làm cho bạn ít bị phân tâm hơn là cách chữa bệnh lười hiệu quả nhất. Điều này có thể có nghĩa là tìm một nơi yên tĩnh để làm việc, chẳng hạn như thư viện hoặc một căn phòng trống hoặc sử dụng một ứng dụng để chặn các trang web mà bạn không chú ý đến khi đang làm việc.
Phát triển bản thân, quản trị cuộc đời là việc quan trọng giúp mỗi người khám phá ra được năng lực của chính mình. Hiểu được điều đó, khóa học online này đã ra đời với mục đích giúp người học hiểu rõ được bản thân một cách toàn diện là phát triển Thân - Tâm - Trí. Đồng thời, bạn sẽ khám phá được nhiều góc cạnh của bản thân và phát huy được tiềm năng của mình. Đăng ký học ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:1713,theme:course]
[course_id:2440,theme:course]
[course_id:1599,theme:course]
Làm cho những công việc tẻ nhạt trở nên thú vị
Chúng ta có xu hướng tránh những công việc mà chúng ta thấy nhàm chán hoặc tẻ nhạt. Những công việc như dọn dẹp rãnh nước hoặc phòng tắm sẽ không bao giờ thú vị, nhưng bạn có thể khiến chúng trở nên thú vị hơn. Hãy thử nghe nhạc hoặc podcast hoặc sử dụng công cụ theo dõi thể dục của bạn để xem bạn đốt cháy bao nhiêu calo hoặc số bước bạn đạt được khi thực hiện các nhiệm vụ này.
Mỗi người sẽ có niềm đam mê và hứng thú với một công việc nhất định, chỉ cần bạn có sự yêu thich thì sẽ làm mọi việc nhanh chóng hơn đặc biệt là khiến chúng trở nên thú vị, không cảm thấy nhàm chán nữa.
Sắp sắp mọi thứ ngăn nắp
Sắp sắp mọi thứ ngăn nắp
Hãy dùng chút thời gian để sắp xếp mọi thứ trong căn nhà bạn một cách ngăn nắp. Chắc bạn không biết môi trường xung quanh chiến phần lớn cảm nhận của bạn, nếu như bạn đang muốn suy nghĩ về một điều gì đó nhưng nhà cửa hay chỗ làm việc bừa bộn điều đó khiến cho bạn bị choáng ngợp và phân tâm ảnh hưởng đến việc suy nghĩ của bạn. Nếu rèn luyện điều này bạn sẽ dần cải thiện được sự trì trệ và lười nhác của bản thân đáng kể đấy.
Dành thời gian đọc sách
Đọc sách giúp bạn mở mang kiến thức cũng như nâng cao các kỹ năng, vốn từ vựng cho bản thân, đồng thời rèn luyện các kỹ năng đọc sách lên rất nhiều. Bạn có thể tham khảo một số cuốn sách hay nên đọc mỗi ngày tại đây.
Cách trị bệnh làm biếng
Cách chữa bệnh lười của người Nhật
Trong văn hoá Nhật Bản, sự cần cù và siêng năng được coi là yếu tố rất quan trọng. Vì vậy, để có thể chữa căn bệnh lười biếng, người Nhật thực hiện theo một số cách sau đây:
Tập trung vào mục tiêu: Người Nhật thường tập trung vào các mục tiêu và quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Điều này sẽ giúp họ duy trì động lực và tránh sự lười biếng.
Sử dụng kỹ thuật Kaizen: Kaizen là một kỹ thuật quản lý chất lượng được phát triển ở Nhật Bản, có nghĩa là cải tiến liên tục. Nó bao gồm việc đặt mục tiêu nhỏ và cải thiện chúng dần dần, giúp người Nhật tạo ra một thói quen siêng năng và chăm chỉ.
Học từ người khác: Người Nhật thường tìm cách học hỏi từ những người khác và áp dụng những bài học đó vào cuộc sống của mình. Họ tin rằng việc học từ người khác giúp họ có thể phát triển và tránh sự lười biếng.
Sử dụng công nghệ: Người Nhật rất ưa chuộng đồ dùng công nghệ và sử dụng nó để giúp tăng động lực và nâng cao năng suất công việc. Ví dụ, một số ứng dụng di động đã được thiết kế để giúp người dùng đạt được mục tiêu và duy trì động lực.
Chăm sóc sức khỏe: Người Nhật cũng rất chú trọng đến sức khỏe và thường dành thời gian để tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Đây chính là bài thuốc trị bệnh lười biếng hiệu quả. Việc này còn giúp họ giữ sức khỏe tốt và có đủ năng lượng để hoàn thành các nhiệm vụ và tránh sự lười biếng.
Sử dụng phương pháp Kakeibo: Kakeibo chính là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản. Nó giúp người Nhật quản lý chi tiêu một cách hiệu quả và giúp họ có kế hoạch chi tiêu hợp lý, tránh sự lãng phí và lười biếng.
Cách chữa bệnh lười của người Nhật
Các lời khuyên để ngăn ngừa bệnh lười
Một vài cách khắc phục lười biếng để giúp các bạn có thể ngăn ngừa bệnh lười để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc và cuộc sống hằng ngày. :Làm sao để hết lười?
Giữ cho cơ thể luôn hoạt động
Để ngăn ngừa bệnh lười, có một số lời khuyên dưới đây giúp bạn có thể giữ cho cơ thể luôn luôn được hoạt động:
Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục chính là một cách tuyệt vời để duy trì sức khỏe và giữ cho cơ thể hoạt động. Bạn có thể chọn lựa một hoạt động yêu thích, ví dụ như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập yoga hoặc tham gia các lớp thể dục.
Thay đổi lối sống: Hãy cố gắng thay đổi lối sống của bạn bằng cách di chuyển nhiều hơn và tránh sử dụng thiết bị như: thang máy, xe hơi, xe bus, thay vào đó, hãy dùng bộ đôi giày tốt để đi bộ hoặc xe đạp để di chuyển.
Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi và lười biếng, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ đến từ gia đình, bạn bè hoặc các nhóm tập thể dục. Họ có thể cùng bạn tập luyện và giúp bạn giữ động lực.
Thực hiện các hoạt động vui nhộn: Thực hiện các hoạt động vui nhộn như chơi bóng, đi xe đạp, trượt patin hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời khác giúp bạn giữ cho cơ thể luôn hoạt động và không cảm thấy nhàm chán.
Ăn uống lành mạnh: Hãy ăn uống theo một chế độ ăn lành mạnh, bao gồm nhiều rau củ và trái cây, thịt gia cầm và hạt. Tránh ăn quá nhiều đồ ăn nhanh và thức ăn có độ béo cao, vì chúng có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi và lười biếng.
Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc cũng là yếu tố rất quan trọng để giữ cho cơ thể hoạt động. Hãy cố gắng ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm để có đủ năng lượng cho ngày mới.
Thư giãn: Hãy dành thời gian để thư giãn và giúp giảm căng thẳng, ví dụ như tập yoga, xoa bóp, đi spa hoặc đọc sách. Điều này giúp bạn tăng cường sức khỏe tinh thần.
Lời khuyên để ngăn ngừa bệnh lười hiệu quả
Thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc
Cách trị lười, thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc là một trong những lời khuyên quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên cụ thể để bạn có thể thực hiện:
Đặt mục tiêu và kế hoạch: Hãy đặt ra cho mình một mục tiêu cụ thể và thiết lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào những gì cần làm và giữ cho bản thân luôn hoạt động.
Sử dụng kỹ thuật Pomodoro: Kỹ thuật Pomodoro giúp bạn tăng cường sự tập trung vào công việc trong một khoảng thời gian ngắn và cho phép bạn có thời gian nghỉ ngơi ngắn giữa các chu kỳ làm việc. Kỹ thuật này có thể giúp bạn tăng động lực và năng suất.
Tập trung vào công việc quan trọng nhất: Hãy tập trung vào công việc quan trọng nhất trước khi bắt đầu các công việc khác. Điều này giúp bạn giữ động lực và cảm thấy thỏa mãn khi hoàn thành các công việc quan trọng.
Hạn chế sử dụng mạng xã hội và các trò chơi điện tử: Việc sử dụng quá nhiều mạng xã hội và các trò chơi điện tử có thể làm cho bạn mất tập trung và dẫn đến tình trạng lười biếng. Hạn chế sử dụng chúng để có thể tập trung vào công việc và các hoạt động khác.
Thư giãn và tận hưởng cuộc sống: Hãy dành thời gian để thư giãn và tận hưởng cuộc sống của mình. Điều này cũng khiến bạn giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tinh thần. Hãy tìm kiếm các hoạt động thư giãn như tập yoga, xoa bóp, đi dạo hoặc đọc sách.
Thực hành mindfulness: Thực hành mindfulness còn giúp bạn tập trung vào hiện tại và giảm căng thẳng. Hãy tập luyện mindfulness bằng cách thực hiện các hoạt động như tập yoga hoặc thiền.
Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ngăn ngừa bệnh lười, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè gia đình.
Bạn hãy thử thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc
Sử dụng các phương pháp giải trí và giảm stress
Để ngăn ngừa bệnh lười, việc sử dụng các phương pháp giải trí và giảm stress cũng là một trong những lời khuyên quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể thực hiện:
Tìm kiếm sở thích mới: Hãy tìm kiếm những sở thích mới mẻ và thú vị để làm. Điều này giúp bạn cảm thấy hứng thú và có động lực để hoạt động.
Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện thể dục thường xuyên giúp giảm stress và cải thiện tâm trạng. Hãy tìm kiếm các hoạt động tập thể dục mà bạn thích như chạy bộ, đi bộ, yoga hoặc thể dục nhịp điệu.
Xây dựng mối quan hệ tốt: Xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và gia đình giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
Học hỏi kỹ năng mới: Học hỏi nhiều kỹ năng mới sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú và có động lực để hoạt động. Hãy tìm kiếm các khóa học hoặc các nguồn tài liệu trực tuyến để học hỏi kỹ năng mới.
Tham gia các hoạt động giải trí: Hãy tham gia vào các hoạt động giải trí như đi xem phim, đọc sách, nghe nhạc, hoặc tham gia các hoạt động thể thao địa phương để giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
Tập trung vào tích cực: Tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống và đưa ra những kế hoạch để đạt được những mục tiêu của mình. Điều này giúp bạn tăng động lực và năng suất.
Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ngăn ngừa bệnh lười, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc các chuyên gia sức khỏe. Họ có thể giúp bạn tìm ra cách để ngăn ngừa và điều trị bệnh lười.
Tổng kết
Unica đã giới thiệu đến bạn đọc các cách chữa bệnh lười hiệu quả nhất dành cho mọi người, đặc biệt là những bạn trẻ hiện nay đang lười biếng phát triển bản thân do sự ảnh hưởng của các thiết bị công nghệ. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ có ích cho bạn đọc.
Ngoài ra, bạn đọc muốn tìm hiểu thêm những kỹ năng mềm hãy tìm hiểu ngay những khoá học kỹ năng mềm trên Unica với các kiến thức chuyên môn từ các chuyên gia đều được kết hợp với các bài tập thực hành mang tính sáng tạo và thú vị, giúp cho việc ghi nhớ được dễ dàng hơn.
24/02/2021
14570 Lượt xem
Kỹ năng mềm là gì? Top 8 kỹ năng mềm quan trọng cần có
Như các bạn đã biết, kỹ năng mềm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống cũng như công việc. Để có thể thành công, ngoài những kỹ năng chuyên môn thì việc nắm được các kỹ mềm sẽ giúp bạn tạo nên những lợi thế nhất định của bản thân. Để tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này, Unica sẽ chia sẻ Top các kỹ năng mềm cơ bản ai cũng nên học.
8 Kỹ năng mềm ai cũng nên học
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói rất quan trọng ở nơi làm việc vì chúng đặt nền tảng cho cách người giám sát và đồng nghiệp nhìn nhận bạn. Chúng giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp.
Có kỹ năng giao tiếp tốt cũng có thể thúc đẩy hiệu suất của bạn. Rốt cuộc, việc cho đi và giao tiếp tốt sẽ đảm bảo rằng bạn đang ở trên cùng một trang với những người khác.
Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt cũng có nghĩa là bạn trở thành một người biết lắng nghe. Cho dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cần lắng nghe những mối quan tâm của bệnh nhân, lĩnh vực kinh doanh và cần trở thành tiếng nói của bộ phận trong các cuộc họp hay điều gì khác, thì việc lắng nghe người khác là điều bắt buộc.
Một trong những cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn là luyện nói trước đám đông mỗi khi có cơ hội. Nói trong lớp, tại nơi làm việc và ngay cả với gia đình và bạn bè.
>>> Xem ngay: Top 10 phần mềm quản lý thời gian tốt nhất hiện nay
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo của bạn sẽ giúp bạn có được tầm nhìn trong công ty, điều này có thể dẫn đến nhiều cơ hội hơn, vì vậy đừng ngại thực hiện các dự án bổ sung tại nơi làm việc và xây dựng một nhóm để giúp bạn đạt được kết quả.
Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những nhân viên có kỹ năng lãnh đạo vì họ muốn tìm những người có thể vươn lên trong hàng ngũ của công ty khi thời gian trôi qua. Tuy nhiên, trở thành một nhà lãnh đạo không chỉ đơn thuần là khiến mọi người làm theo ý bạn. Hãy cố gắng truyền cảm hứng và giúp người khác đạt được tiềm năng của họ. Bạn sẽ là người trợ giúp đắc lực cho họ và bạn cũng sẽ học cách quản lý và tạo ra động lực cho chính mình.
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng thuyết phục và tạo ảnh hưởng
Thuyết phục không phải là một đặc điểm của tính cách. Đó là một kỹ năng bạn có thể học. Trong bối cảnh làm việc theo nhóm, điều này hầu hết áp dụng cho các trưởng nhóm, những người phải truyền cảm hứng cho mọi người cùng đóng góp để đạt được mục tiêu và mục tiêu của nhóm. Một khởi đầu tốt để xây dựng các kỹ năng lãnh đạo đó là trau dồi kỹ năng thuyết trình của bạn .
Kỹ năng làm việc nhóm
Trong 5 Kỹ năng mềm ai cũng nên học thì kỹ năng làm việc nhóm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hầu hết các hình thức làm việc với nhiều hơn một nhân viên đều liên quan đến việc bạn làm việc theo nhóm. Làm việc nhóm phức tạp hơn một chút so với việc chỉ ở trong một nhóm người để hoàn thành công việc. Sự khác biệt giữa một nhóm tốt và một nhóm tồi là cách họ làm việc cùng nhau.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Học các kỹ thuật giải quyết vấn đề là điều bắt buộc đối với các chuyên gia làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào. Bất kể chức danh hay mô tả công việc của bạn, khả năng tìm ra nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề khó khăn và hình thành các giải pháp khả thi là một kỹ năng mà nhà tuyển dụng coi trọng. Học các kỹ năng mềm và kỹ thuật tư duy phản biện mà những người giải quyết vấn đề giỏi sử dụng có thể giúp bất kỳ ai vượt qua các vấn đề phức tạp.
5 Công cụ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng bao gồm:
- Sáng tạo: giải quyết vấn đề hiệu quả đòi hỏi khả năng suy nghĩ về các giải pháp và suy nghĩ thấu đáo để đạt được những cách tiếp cận mới cho các vấn đề tồn đọng lâu nay.
- Làm việc theo nhóm: Giải quyết vấn đề của nhóm hoặc vấn đề xã hội có hệ thống đòi hỏi bạn phải làm việc hợp tác và hỗ trợ với các thành viên khác trong nhóm.
- Kỹ năng tư duy logic: Để chẩn đoán nguyên nhân của vấn đề và đi đến giải pháp tốt nhất, bạn phải có kỹ năng phân tích và thực hiện theo một quy trình logic và bài bản.
- Trí tuệ cảm xúc cao: Nếu bạn đang đối mặt với một cuộc xung đột giữa các cá nhân hoặc đang thực hiện những thay đổi có khả năng ảnh hưởng đến mọi người ở mức độ cảm xúc, điều rất quan trọng là bạn phải có trí tuệ cảm xúc (hoặc EQ) cao .
- Ra quyết định: Giải quyết vấn đề và ra quyết định đi đôi với nhau. Điều cần thiết là bạn phải có đủ niềm tin và sự tin tưởng vào bản thân để đưa ra quyết định và nhìn thấu nó.
Đa nhiệm vụ và xác định trước những việc cần làm
>>> Xem ngay: Các kỹ năng cần mềm thiết để trở thành quản lý giỏi
Các nhà quản lý thời nay luôn muốn nhân viên của mình có thể giải quyết nhiều công việc, đa nhiệm vụ để tiết kiệm thời gian, giảm nguồn nhân lực luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp.
Nhưng đa nhiệm ở đây đồng thời với việc bạn phải biết cách phần bổ thời gian hợp lý. Sắp xếp việc quan trọng làm trước và những việc nào làm sau, sao cho đảm bảo tiến độ cũng như hiệu quả công việc của mình.
Kỹ năng lắng nghe & tiếp thu ý kiến
Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, không phải ai cũng biết cách lắng nghe người khác nói đặc biệt là những người nóng tính. Lắng nghe giúp bạn có được nhiều thông tin tin hơn người đối diện để bạn đưa ra những câu hỏi phản hồi cho đối phương. Lắng nghe cũng thể hiện bạn đang tôn trọng cuộc trò chuyện này đồng thời giúp đối phương cảm thấy bạn là người đáng tin cậy.
- Biết cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khách chính là cách để hoàn thiện bản thân mình hơn. Những góp ý của người khác sẽ cho bạn thấy những nhược điểm cũng như những gì bạn còn yếu từ đó rút ra bài học và khắc phục những điểm yếu đó.
Kỹ năng ra quyết định
- Để đưa ra một quyết định đúng đắn và sáng suốt đòi hỏi chúng ta trước hết phải nắm bắt rõ nội dung bằng việc chú ý lắng nghe, các ý kiến, những giải pháp cụ thể, từ đó phân tích đánh giá, nhân xét phương án nào có tính khả thi mang lại hiệu quả nhất và cuối cùng đưa ra quyết định của mình. Vì vậy kỹ năng đưa ra quyết định đóng vai trò rất quan trọng, những người thành công thích cảm giác tự tin do biết cách lựa chọn khôn ngoan thích hợp.
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về 8 Kỹ năng mềm ai cũng nên học. VIệc trau dồi những kỹ năng mềm sẽ giúp bạn thành công hơn nữa trong công việc cũng như học tập.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết của chúng tôi. Chúc các bạn thành công!
24/02/2021
762 Lượt xem
4 Cách thay đổi bản thân hiệu quả
Đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi rằng mình phải thay đổi bản thân để phù hợp với môi trường sống hiện tại hoặc thay đổi để thực hiện những dự định và mục tiêu mới. Thay đổi bản thân không quá khó, nhưng vấn đề cốt lõi là phải tìm ra những định hướng, những mục tiêu tích cực để có thể cố gắng và kiên định thực hiện nó. Không để các bạn phải chờ đợi quá lâu, trong bài viết này, Unica sẽ chia sẻ cách thay đổi bản thân hiệu quả để giúp bạn sớm hoàn thành những dự định mình đặt ra trong thời gian sắp tới.
Cách thay đổi bản thân hiệu quả
Thay đổi thói quen
Thông thường, mọi người tập trung quá nhiều vào điều họ muốn thay đổi thay vì những thói quen đã hình thành thứ đó ngay từ đầu. Ví dụ: Họ cố gắng giải quyết tình trạng thừa cân bằng cách tập nhiều bài tập cơ bụng, mà không thừa nhận rằng vấn đề là do chế độ ăn uống kém của họ. Để thực sự thay đổi các khía cạnh của bản thân, bạn phải tìm ra thói quen đã tạo ra đặc điểm đó ngay từ đầu và sau đó điều chỉnh thói quen.
Thay đổi thói quen tích cực
Thay đổi môi trường sinh sống, học tập hoặc làm việc
Môi trường trong lành có thể giúp bạn thay đổi suy nghĩ và khiến tâm trạng của bạn tốt hơn rất nhiều. Bắt đầu bằng cách loại bỏ mọi thứ lộn xộn khỏi không gian sống và làm việc của bạn. Sau đó, hãy sắp xếp lại đồ đạc của bạn hoặc các đồ trang trí khác để tạo ra một diện mạo mới. Nếu có thể, hãy thêm điều gì đó mới để nhắc bạn rằng bạn đang tạo ra một thay đổi lớn trong cuộc đời mình.
Ngay cả một sự thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn, vì vậy đừng lo lắng nếu bạn không thể đại tu toàn bộ không gian của mình. Ví dụ, mua một chậu cây nhỏ và một bức tranh đầy màu sắc để có thể thay đổi một chút không gian sống và làm việc của bạn.
Nếu có thể, hãy trang trí lại không gian của bạn để cuộc sống của bạn cảm thấy hoàn toàn mới. Một số sự thay đổi cụ thể như: sơn lại màu tường, chuẩn bị một bộ ga giường mới, hoặc thay thế nội thất đã trở nên lỗi thời.
Thiết lập môi trường để phù hợp với cuộc sống lý tưởng của bạn. Ví dụ, bạn có thể biến bàn làm việc trở thành tâm điểm trong phòng bằng cái làm cho chúng trở nên nổi bật và đặc biệt.
Thay đổi bản thân để thành công hơn trong cuộc sống
Hãy thử những điều mới để đẩy bản thân ra khỏi vùng an toàn
Khi bạn tạo ra một thay đổi lớn trong cuộc đời, bạn cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình để giúp bạn phát triển. Cách tốt nhất để làm điều này là bắt đầu thử những điều mới. Lập danh sách những điều bạn luôn muốn thử, sau đó bắt đầu kiểm tra mọi thứ. Chúng tôi đưa ra một vài gợi ý giúp bạn có thể đẩy bản thân ra khỏi vùng an toàn như sau: tập những bộ môn thể thao mới như bơi lội, nhảy dù, tham gia lớp học nghệ thuật, thay đổi một kiểu tóc hoàn toàn mới, tìm kiếm một công việc mới….
Thay đổi bằng cách thoát ra khỏi vùng an toàn
Ưu tiên thời gian cho những việc làm quan trọng
Thời gian của bạn là hạn chế và việc thêm các mục tiêu mới vào lịch trình của bạn sẽ khiến bạn cảm thấy quá tải, mệt mỏi và stress. Để dành thời gian cho những mục tiêu mới, hãy chọn lọc những công việc và hoạt động bạn cho là ưu tiên hàng đầu để có thể giúp bạn thực hiện mục tiêu một cách nhanh nhất. Và đừng quên thay thế những hoạt động có mức độ ưu tiên thấp bằng thói quen tích cực mới của bạn. Ví dụ: Bạn thường dành thời gian nghỉ trưa để chơi game trên điện thoại. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thời gian này để nghỉ ngơi hoặc tập các động tác thể dục nhẹ nhàng.
Ngoài ra, còn rất nhiều cách thay đổi bản thân hiệu quả như: thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, luôn kiên định với mục tiêu mình đã chọn, học cách kiểm soát cảm xúc, hãy sống và làm việc cho ngày hôm nay,.....
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã chia sẻ một số cách thay đổi bản thân hiệu quả.
24/02/2021
299 Lượt xem
Quản lý thời gian là gì? Một số kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả nhất
Quản trị thời gian hiệu quả sẽ giúp dễ dàng kiểm soát công việc một cách hiệu quả. Nhằm giúp quản lý quỹ thời gian và phân bổ thời gian hợp lý để hoàn thành công việc theo một thứ tự và thời gian nhất định. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta vẫn hay ví rằng thời gian là vốn quý nhất. Bởi lẽ những người thành công là những người biết tận dụng vốn thời gian hạn hẹp của mình để làm việc một cách hiệu quả. Vậy quản trị thời gian là gì và tại sao nó lại quan trọng. Unica mời bạn đọc tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé.
Quản trị thời gian là gì?
Quản trị thời gian là chiến lược lập kế hoạch thời gian có sẵn của bạn và kiểm soát lượng thời gian bạn dành cho các công việc cụ thể để làm việc hiệu quả hơn. Quản lý thời gian hiệu quả đến với một số người dễ dàng hơn những người khác, nhưng mọi người đều có thể phát triển thói quen để cải thiện kỹ năng quản lý thời gian của mình.
Kỹ năng quản lý thời gian là gì?
Tại sao quản trị thời gian lại quan trọng
Lợi ích quản lý thời gian rất quan trọng vì nó giúp bạn kiểm soát ngày làm việc để có thể xây dựng doanh nghiệp của mình mà không ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Dưới đây là bảy lợi ích của việc quản trị thời gian thích hợp:
Cải thiện hiệu suất
Khi bạn học cách dành thời gian trong ngày cho tất cả các nhiệm vụ quan trọng của mình, bạn sẽ có ý tưởng tốt hơn về mọi thứ bạn cần hoàn thành và mỗi nhiệm vụ sẽ mất bao lâu. Khi bạn có một lịch trình để tuân theo, bạn có thể sẽ thấy rằng bạn dành ít thời gian hơn để quyết định xem nên làm gì hoặc trì hoãn và nhiều thời gian hơn để bắt tay vào công việc quan trọng. Quản lý thời gian có thể giúp bạn chỉ tập trung vào những công việc cần thiết trước mắt và tránh mất thời gian phân tâm.
Quản lý thời gian giúp bạn tăng hiệu suất công việc
Tạo ra công việc tốt hơn
Khi không phải liên tục chạy đua để hoàn thành thời hạn, bạn có thể nỗ lực và suy nghĩ nhiều hơn cho công việc của mình. Quản lý thời gian giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công việc của mình để đảm bảo bạn có đủ thời gian để hoàn thành mọi dự án. Chất lượng công việc của bạn tăng lên khi bạn không gấp rút hoàn thành trước thời hạn sắp tới.
Giao công việc đúng giờ
Quản lý thời gian của bạn một cách hợp lý bao gồm việc chỉ định mọi công việc trong danh sách của bạn vào một khoảng thời gian cụ thể. Nhiều người sử dụng cách quản lý thời gian để cho phép mình hoàn thành một dự án trong vài ngày hoặc hoàn thành nó trước thời hạn để tạo bước đệm cho bất kỳ thách thức nào có thể phát sinh. Nếu bạn sắp xếp đúng thời gian cần thiết để hoàn thành công việc của mình, bạn sẽ có thể hoàn thành thời hạn của mình.
Tự làm chủ cuộc đời mình bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Thông qua khóa học này, bạn sẽ biết cách xây dựng mục tiêu, ước mơ của mình, biết cách làm thế nào để biến mục tiêu thành hiện thực,... Đăng ký học ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:1230,theme:course]
[course_id:1219,theme:course]
[course_id:86,theme:course]
Giảm căng thẳng của bạn
Thật dễ trở nên lo lắng khi bạn có một danh sách đầy đủ các nhiệm vụ cần hoàn thành cho cả công việc và cuộc sống cá nhân của mình. Quản trị thời gian tốt có thể giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho danh sách việc cần làm và dành thời gian cần thiết cho những công việc quan trọng nhất của mình, nhờ đó bạn biết chính xác mình cần làm gì và bạn có bao nhiêu thời gian để hoàn thành mọi việc. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ và cho bản thân đủ thời gian để hoàn thành chúng có thể giúp giảm mức độ căng thẳng của bạn.
Cơ hội nghề nghiệp được cải thiện
Quản lý thời gian có thể giúp bạn trở thành một nhân viên đáng tin cậy hơn, người luôn hoàn thành công việc chất lượng cao trước ngày đến hạn. Điều này sẽ khiến bạn trở nên có giá trị hơn với tư cách là một công nhân và nâng cao danh tiếng nghề nghiệp của bạn, điều này có thể giúp bạn tìm thấy những cơ hội mới để mở rộng sự nghiệp của mình.
Quản lý thời gian để sắp sếp, phân bổ công việc hợp lý
Tăng sự tự tin của bạn
Khi bạn quản lý thời gian hợp lý và hoàn thành thời hạn, bạn sẽ cảm thấy hoàn thành công việc và tự tin vào khả năng của mình. Luôn hoàn thành danh sách việc cần làm hàng ngày của bạn là một động lực rất lớn có thể thúc đẩy mọi người cải thiện hơn nữa kỹ năng quản lý thời gian của họ và đón nhận những cơ hội làm việc mới.
Làm việc hiệu quả hơn
Khi bạn hiểu cách quản lý thời gian hiệu quả, bạn sẽ trở nên tập trung hơn trong công việc, điều này cho phép bạn hoàn thành nhiều việc hơn với ít thời gian hơn. Ví dụ: thay vì cố gắng thực hiện một dự án lớn khi bạn có mười lăm phút rảnh trước cuộc họp, bạn có thể hoàn thành một vài nhiệm vụ nhỏ trong thời gian đó và tiết kiệm các nhiệm vụ lớn hơn đòi hỏi nhiều năng lượng não hơn khi bạn có một khối lượng lớn rảnh rỗi. Bạn sẽ có thể làm việc hiệu quả hơn để đạt được nhiều hơn với ít thời gian hơn.
Một số kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
Kỹ năng quản lý thời gian
Nắm rõ sự “khẩn cấp” và “quan trọng”
Cùng là thơi gian làm việc, song phải bóc tách và phân chia công việc cụ thể đâu là việc khẩn cấp, đâu là công việc quan trọng.
- “Công việc khẩn cấp” là công việc cần gấp và phải thực hiện ngay lập tức của bạn
- “Công việc quan trọng” nếu như không làm - sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
- Bạn phải biết phân bổ thời gian hợp lý để làm những việc ưu tiên, quan trọng trước và những việc ít quan trọng sau.
Biết cách đặt mục tiêu
Biết cách đặt mục tiêu
Việc đặt ra mục tiêu để hoàn thành công việc được xem là kỹ năng quản lý thời gian quan trọng nhất - bởi vì mục tiêu là động lực, bắt buộc bạn giải quyết công việc và nỗ lực trong suốt quá trình thực hiện. Đây là một kỹ năng quan trọng để bạn kiểm soát được quá trình thực hiện của mình một cách đơn giản và nhanh chóng giúp hoàn thành công việc được hiệu quả hơn rất nhiều.
Lập kế hoạch hiệu quả
Để quản trị thời gian hiệu quả nhất thì việc xây dựng kế hoạch cũng vô cùng quan trọng. Trước khi đặt ra được mục tiêu, kỹ năng quản lý tiếp theo cần thực hiện là lập kế hoạch - sẽ phải học cách lập kế hoạch chi tiết cho hành động để đạt được mục tiêu nhanh hơn và hiệu quả nhất, giúp giảm thiểu tối đa thực hiện, tiết kiệm chi phí, nhân lực. Việc lập kế hoạch này cũng được định hướng rõ ràng giúp bạn có thể thực hiện theo đúng tiến trình.
Không làm nhiều việc một lúc
Không làm nhiều việc một lúc
Qua quá trình thử nghiệm thì việc một người xử lý đồng thời nhiều công việc một lúc không mang lại hiệu quả cao, đồng thời làm lãng phí nhiều thời gian. Nên bạn hãy làm và tư duy theo cách một người chỉ làm một việc, nhiệm vụ đơn lẻ khi đó sẽ mang lại hiệu quả công việc rất tốt. Chính vì vậy mà quản lý thời gian tốt sẽ giúp bạn tập trung vào những mục tiêu quan trọng thực hiện nó trước sau đó mới tiến đến những nhiệm vụ tiếp theo.
Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng các phần mềm quản lý thời gian hiện nay đang được nhiều người sử dụng, ứng dụng này giúp người dùng quản lý thời một cách hiệu quả.
Quản lý căng thẳng
- Tại nơi làm việc không khó tránh khỏi những tác động bên ngoài như tiếng ồn, âm thanh khác làm ảnh hưởng lớn tới khả năng tập trung của bạn dẫn đến hiệu suất làm việc giảm đáng kể.
- Bạn nên chủ động quả lý căng thẳng để tránh trường hợp bạn rơi vào tình trạng mất kiểm soát như các vấn đề về thể chất cũng như tinh thần. Thông qua điều này sẽ giúp bạn không bị áp lực vì dateline đặt ra.
Phương pháp quản trị thời gian hiệu quả
Phương pháp 4D: Do – Dump – Delegate – Defer
Phương pháp 4D
Tập trung vào sự cao độ nhất có thể, đây là phương pháp rất dễ nhớ ngay giúp quản trị thời gian linh hoạt và hiệu quả với phương pháp 4D
Do (làm) - Dump (từ bỏ) - Delegate (Giao việc) - Defer (hoãn lại)
Nguyên tắc Pareto (Nguyên tắc 80/20)
Việc áp dụng nguyen tắc Pareto vào quản trị thời gian, giúp linh hoạt hoạt động, tăng hiệu quả công việc, đặc biệt môi trường doanh nghiệp bằng công thức sau:
“ Thứ tự ưu tiên = Nỗ lực/ Hiệu quả”
Phương pháp 40 - 30 - 20 - 10
Phương pháp 40 - 30 - 20 - 10
Ngoài quy tắc 80/20 – một trong những chuẩn vàng áp dụng trong mọi lĩnh vực cuộc sống, quy tắc 40 - 30 - 20 - 10 cũng là quy tắc được rất nhiều người áp dụng để quản lí thời gian khoa học nhất.
Quy tắc quản lý thời gian 40 - 30 - 20 - 10 cho công việc:
- 40% thời gian vào những việc quan trọng nhất
- 30% thời gian làm những việc quan trọng thứ hai
- 20% thời gian làm những việc quan trọng thứ ba
- 10% thời gian làm tất cả mọi thứ kết hợp lại
Theo đó, bạn sẽ có một lựa chọn duy nhất mà rất hợp lí: tập trung vào ba việc ưu tiên hàng đầu, ưu tiên làm lần lượt chỉ ba việc này và dành chút thời gian làm những việc khác – nhưng không quá nhiều thời gian.
Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu quản lý thời gian hiệu quả là gì và các phương pháp quản lý thời gian hiệu quả. Bạn đọc quan tâm hãy nhanh tay đăng ký để theo dõi những khoá học kỹ năng mềm online của chúng tôi trên website Unica.vn để có cho mình những kỹ năng mềm tốt nhất áp dụng vào trong công việc và cuộc sống.
24/02/2021
6934 Lượt xem
Tổng hợp kinh nghiệm làm quản lý nhân sự cho dân văn phòng
Trong cơ cấu bộ máy hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức, quản lý nhân sự là một thành phần thiết yếu không thể thiếu. Những người nắm giữ nhiệm vụ này có vai trò kết nối nhân sự với ban lãnh đạo để giúp cho bộ máy làm việc trở nên trơn tru, thống nhất. Nếu bạn đang suy nghĩ về việc theo đuổi sự nghiệp cho vị trí này thì hãy tham khảo các kiến thức về kinh nghiệm làm quản lý nhân sự mà Unica sẽ cung cấp thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Quản lý nhân sự là gì?
Trước khi tìm hiểu kinh nghiệm làm quản lý nhân sự, Unica mời bạn đọc tìm hiểu xem quản lý nhân sự là gì nhé.
Quản lý nhân sự tên Tiếng Anh là Human Resources Management (HRM) là một thành phần thiết yếu của hầu hết các doanh nghiệp và tổ chức. Các chuyên gia nhân sự không chỉ có nhiệm vụ cập nhật luật việc làm và chính sách bảo hiểm luôn thay đổi, mà họ còn phải đóng vai trò là liên lạc viên giữa quản lý và nhân viên nhằm mục đích xây dựng tiếng nói chung trong một tập thể doanh nghiệp.
Vai trò của thực hành HRM là quản lý mọi người trong một nơi làm việc để đạt được sứ mệnh của tổ chức và củng cố văn hóa. Khi thực hiện một cách hiệu quả, các nhà quản lý nhân sự có thể giúp tuyển dụng các chuyên gia mới, những người có kỹ năng cần thiết để tiếp tục đạt được các mục tiêu của công ty cũng như hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân viên hiện tại để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Human Resources Management (HRM)
2. Tại sao cần phải có kinh nghiệm quản lý nhân sự?
Người có kinh nghiệm làm quản lý nhân sự sẽ đảm bảo đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả và tạo ra được môi trường làm việc tích cực. Ngoài ra, quản lý nhân sự tốt sẽ giúp phát triển năng lực của nhân viên. Chi tiết như sau:
Đảm bảo đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả
Trong một tổ chức nếu có những người có khả năng quản lý nhân sự thì sẽ đảm bảo công việc không bị ngắt quãng. Mỗi nhân viên sẽ được phân công công việc rõ ràng, chi tiết nên họ chỉ cần chạy theo đúng guồng, không bị sao nhãng bởi những yếu tố xung quanh. Người quản lý tốt sẽ biết cách phân công công việc cho đúng đối tượng, hạn chế tình trạng giao sai việc gây áp lực cho nhân viên.
Tạo ra môi trường làm việc tích cực
Môi trường làm việc tích cực là môi trường đảm bảo sự cạnh tranh công bằng cho từng nhân viên. Ngoài ra, đó còn phải là môi trường vui vẻ đem tới nhiều cảm xúc cho mọi người. Để xây dựng được môi trường làm việc như chúng tôi vừa đề cập, lãnh đạo cần có kinh nghiệm quản lý nhân viên.
Phát triển và nâng cao năng lực cho nhân viên
Một người quản lý tốt sẽ phát triển được năng lực của từng nhân viên của mình. Lấy một ví dụ để bạn dễ hiểu như sau, trong một công ty chuyên sản xuất nội dung, nhóm nhân sự chuyên về content seo nếu được quản lý phân công nhiệm vụ sản xuất nội dung trên website sẽ tốt hơn để nhóm này sản xuất nội dung trên các trang mạng xã hội. Trong quá trình làm việc, nhóm nhân viên này sẽ phải học thêm những kiến thức liên quan để có thể hoàn thành deadline và đạt KPI đã được đề ra. Từ đó, khả năng viết nội dung website của nhóm này sẽ càng tốt hơn so với việc chuyển họ sang làm sáng tạo nội dung cho các trang mạng xã hội.
Người quản trị nhân sự sẽ giúp nhân viên phát triển năng lực của mình
3. Các kinh nghiệm quản lý nhân sự cần phải có
Các kinh nghiệm quản lý cần phải có gồm xây dụng đội ngũ nhân viên tốt, quản lý thời gian và tài nguyên, phát triển và thúc đẩy sự nghiệp của nhân viên, cuối cùng là giải quyết các xung đột và khó khăn trong công việc. Mỗi kinh nghiệm sẽ đưa tới những hiệu quả riêng trong công việc của quản lý nhân sự. Cụ thể như sau:
Xây dựng một đội ngũ nhân viên tốt
Một người quản lý giỏi là người có thể xây dựng một đội ngũ nhân viên tốt. Để có được một đội như vậy không đơn giản, bạn cần phải có kinh nghiệm về cách xây dựng một đội, phân chia công việc và quản lý nhân sự. Kinh nghiệm này có thể tích lũy từ công việc, sách vở và thông qua các khóa học. Dù sử dụng phương pháp nào thì cái quan trọng nhất vẫn là có thể áp dụng vào thực tiến để xây dựng một đội ngũ của riêng mình.
Lưu ý: Muốn xây dựng một đội ngũ nhân viên tốt, bạn cần biết cách định biên nhân sự.
Quản lý thời gian và tài nguyên hiệu quả
Kỹ năng quản lý nhân sự thứ hai của một nhà quản lý nhân sự cần có đó là quản lý thời gian và tài nguyên. Việc quản lý thời gian rất quan trọng, càng quản lý tốt, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian để thực hiện những công việc khác bên cạnh quản lý nhân viên. Không chỉ cần có kinh nghiệm quản lý thời gian, một nhà quản lý cần biết cách sử dụng tài nguyên một cách tối ưu nhất.
Tài nguyên ở đây được hiểu là những thứ thuộc về công ty như thiết bị máy móc, nguồn nhân lực và nhiều thứ khác. Nguồn tài nguyên này thường có hạn nên nếu không biết cách sử dụng bạn sẽ tiêu tốn hết. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới công việc của nhân viên và khiến toàn bộ hệ thống gặp vấn đề.
Trở thành chuyên gia quản lý nhân sự bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn Hiểu rõ các kiến thức căn bản về quản lý nhân sự trong doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ và công cụ công nghệ dành cho người làm công tác nhân sự trong thời hội nhập 4.0,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi:
[course_id:1031,theme:course]
[course_id:1843,theme:course]
[course_id:3078,theme:course]
Phát triển và thúc đẩy sự nghiệp của nhân viên
Muốn phát triển và thúc đẩy sự nghiệp của nhân viên, bản thân người quản lý cần có kiến thức chuyên môn vững vàng trong công việc. Khi đó, người quản lý sẽ biết cách chỉ dẫn nhân viên cần học thêm cái gì để tăng năng suất công việc. Khi những kiến thức cơ bản đã hoàn tất, nhân viên sẽ có thêm thời gian để học thêm những kiến thức mới giúp bản thân thăng tiến trong công việc.
Người có kinh nghiệm quản lý sẽ dễ dàng thúc đẩy sự nghiệp của nhân viên
Giải quyết xung đột và khó khăn trong công việc
Mọi công việc đều sẽ có khó khăn và xung đột, việc của người quản lý là xử lý những khó khăn và xung đột này. Số lượng và độ khó của mỗi vấn đề là không giới hạn nên người quản lý cần trải nghiệm nhiều mới có nhiều kinh nghiệm xử lý tình huống. Những người có kinh nghiệm sống dày dặn sẽ biết cách xử lý vấn đề nhanh và hiệu quả hơn so với những người ít kinh nghiệm.
4. Các lợi ích của kinh nghiệm quản lý nhân sự
Kinh nghiệm làm quản lý nhân sự sẽ đem tới rất nhiều lợi ích cho một tập thể. Những lợi ích có thể kể tới đó là:
Tăng hiệu suất làm việc của nhân viên
Một người quản lý tốt sẽ biết cách sắp xếp công việc và phân công phù hợp để giúp nhân viên hoàn thành tốt nhất phần việc được giao. Khi nhân sự được làm việc đúng theo chuyên môn và năng lực của mình sẽ giúp hiệu suất công việc tăng lên. Điều quan trọng nhất đó là nhân viên sẽ không cảm thấy mệt mỏi, áp lực và chán nản khi làm việc.
Tạo ra một môi trường làm việc tích cực
Người có kinh nghiệm quản lý sẽ tạo ra môi trường làm việc tích cực giúp các nhân viên có cơ hội cạnh tranh công bằng với nhau. Môi trường tích cực thường đem tới niềm vui cho nhân viên giúp các bạn có thêm năng lượng để làm việc. Đây cũng chính là một trong những cách giữ nhân viên hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng.
Nâng cao uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp
Một người quản lý nhân sự tốt sẽ tạo ra một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, môi trường làm việc chuyên nghiệp nên sẽ giúp danh tiếng của công ty tăng lên. Hãy nhớ rằng, mọi khách hàng đều thích những công ty chuyên nghiệp, thân thiện và công bằng nên đây chính là một điểm cộng giúp bạn thu hút khách hàng.
Nâng cao uy tín của doanh nghiệp bằng cách nâng cao chất lượng nhân sự
5. Các bước để tăng cường kinh nghiệm quản lý nhân sự
Để tăng cường kinh nghiệm làm quản lý nhân sự, người quản lý cần thực hiện ít nhất 3 bước sau đây:
Bước 1: Học hỏi từ kinh nghiệm quản lý nhân sự của người khác
Đối với những người mới quản lý nhân sự, cách đơn giản và dễ nhất là học hỏi kinh nghiệm quản lý từ những người xung quanh. Nếu bạn đang làm việc trong một tổ chức, hãy học hỏi cách quản lý nhân viên từ chính sếp của bạn. Trong quá trình làm việc, bạn cần tranh thủ trao đổi về kỹ năng quản lý với sếp. Tuy nhiên, nhớ chọn thời điểm phù hợp nhé, đừng hỏi quá nhiều thứ cùng một lúc vì sếp của bạn chắc chắn không có đủ thời gian để trả lời hết những thắc mắc của bạn.
Bước 2: Điều chỉnh phương pháp quản lý nhân sự để phù hợp với môi trường làm việc
Sau khi đã học hỏi được kinh nghiệm quản lý từ người khác, bạn cần chọn lọc phương pháp phù hợp nhất với team của mình. Dựa vào môi trường làm việc, bạn cần điều chỉnh cách quản lý cho phù hợp, không nên áp dụng 100% những kiến thức, kinh nghiệm đã học được. Đồng thời, người làm công việc này cần phải thường xuyên cập nhật những kiến thức, công cụ mới các phần mềm nhân sự mới để ứng dụng vào trong doanh nghiệp của mình nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tìm hiểu kinh nghiệm làm quản lý nhân sự
Bước 3: Tham gia các khóa đào tạo và chứng chỉ chuyên môn
Mặc dù học từ những người quản lý và áp dụng vào thực tế sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh trên con đường quản lý nhân sự nhưng bạn vẫn cần tham gia các khóa học đào tạo chuyên sâu để hiểu được những nguyên lý cơ bản trong cách quản lý. Sau mỗi khóa học, trung tâm đào tạo sẽ cấp chứng chỉ chuyên môn cho bạn. Với chứng chỉ này, bạn sẽ dễ dàng nộp đơn vào những vị trí quản lý nhân sự hơn.
Dù bạn là một người quản lý nhân sự, quản lý cửa hàng, nhân viên bán hàng hay một nhà diễn giả tài ba thì việc đi học một khóa chuyên nghiệp về quản lý nhân sự vẫn là điều cần thiết.
Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng tìm hiểu về kinh nghiệm làm quản lý nhân sự vô cùng hữu ích. Unica hy vọng các bạn sẽ không ngừng trau dồi cho mình những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết để có thể trở thành người quản lý nhân sự xuất sắc trong tương lại nhé. Một gợi ý cho bạn về mô hình quản trị Holacracy giúp doanh nghiệp quả trị nhân sự nhanh chóng tiết kiệm thời gian.
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Nghệ thuật quản trị"
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
20/02/2021
5954 Lượt xem
Booklet là gì? Các bước thiết kế một booklet đẹp
Có lẽ đã hơn một lần bạn vô tình đọc được một Booklet mà không hề nhận ra. Bạn cũng có thể nghe chúng được gọi là danh mục, sách mỏng hoặc sổ tay đào tạo tại nơi làm việc. Booklet đơn giản như một quyển sách nhỏ rất có ích và tuyệt vời giúp doanh nghiệp quảng cáo và cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng tiềm năng. Sau đây, Unica sẽ giới thiệu đến các bạn Booklet là gì và các mẫu Booklet đỉnh cao trong thiết kế. Cùng tìm hiểu ngay.
Booklet là gì?
Booklet là những quyển sách nhỏ nhưng có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên, chúng nhỏ hơn những quyển sách thông thường khá. Một Booklet bao gồm 2 hoặc nhiều tờ giấy có nhiều chữ cái được gấp đôi lại.
Booklet là một cuốn sổ tay nhỏ dùng để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp
Booklet giống như một tài liệu quảng cáo, sách hướng dẫn về công thức nấu ăn. Ưu điểm lớn là bạn có thể thiết kế chúng theo cách bạn muốn. Nếu bạn muốn đi cơ bản, bạn có thể in chúng ở dạng đen trắng. Để có thêm chi phí, hãy thêm một số màu.
>>> Xem ngay: Photography là gì? Photography được thể hiện thế nào
Sự khác biệt của Booklet
Khác biệt thứ nhất là do booklet là những cuốn sách nhỏ, nên kích cỡ thường thấy của nó chỉ bằng những lá bài mà thôi. Còn với Companion nó lại là một dạng sách lớn, nó có đầy đủ loại kích cỡ, nội dụng, chi tiết đều được làm một cách rõ ràng hơn.
Khác biệt thứ 2 là Booklet có thể được bán rời để đẩy mạnh các thương hiệu. Khác với các ấn phẩm được in hàng loạt hoặc được nhà sản xuất phát hành miễn phí như leaflet brochure.
Cách thiết kế một Booklet cơ bản
Sau khi nắm được cơ bản Booklet là gì thì bạn cũng nên nắm được những yếu tố để thiết kế một Booklet cơ bản sau đây.
Tạo một danh mục
Ví dụ cơ bản sau đây, tại sao bạn lại lượt xem danh mục của những cửa hàng nội thất, đơn giản bạn muốn xem họ có những gì đúng không?
Việc tạo được một danh mục hay catalogue là một cách hoàn hảo để quảng cáo sản phẩm của bạn đến khách hàng tiềm năng. Bạn có thể biên dịch chúng trong một tập sách nhỏ được thiết kế đẹp mắt, dễ đọc.
Khi tạo thành công một danh mục, những Booklet nhỏ này sẽ là cơ hội để bạn tiếp thị đến mọi người, là cơ hội để cho bạn và doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.
Tuy nhiên, nếu bạn không có tiền để tạo một danh mục, cũng không sao. Bạn có thể cân nhắc chọn một vài sản phẩm tốt nhất từ kho của bạn và tạo một tập sách quảng cáo nhỏ, nội dung chỉ cần cung cấp cơ bản những gì doanh nghiệp bạn có.
Tạo danh mục cho cho cuốn booklet của doanh nghiệp
Sổ tay đào tạo nhân viên
Nếu bạn đang sở hữu một doanh nghiệp, quản lý nhân viên thì việc đào tạo nhân viên sẽ đơn giản và hiệu quả hơn khi bạn có một sổ tay hướng dẫn.
Khi nhắc đến sổ tay đào tạo, bạn cần một thứ có đủ không gian để xử lý tất cả những thông tin quan trọng vì dụ như hướng dẫn, mục tiêu, sứ mệnh…
Khi đó, Booklet là một giải pháp thay thế hiệu quả với giá thành rất rẻ và bạn không cần tốn nhiều ngân sách cho đào tạo.
Thiết kế
Để tạo một quyển Booklet thì tuyệt đối không được bỏ qua đến khâu thiết kế.
Không ai sẽ chọn tập sách kinh doanh của bạn nếu nó nhạt nhẽo và nhàm chán. Bạn cần thứ gì đó thực sự bắt mắt khách hàng.
Hầu hết các doanh nghiệp thích đi kèm với đóng gáy khâu yên ngựa cho các tập sách của họ. Nó phổ biến đối với các tập sách nhỏ, lịch và thậm chí cả tạp chí. Sử dụng khâu yên ngựa sẽ cho phép mở tập sách bằng phẳng.
Có cả phong bì tập sách. Đó là những phong bì có mặt mở với nắp ví hoặc đường may hai bên. Chúng được sử dụng cho tài liệu quảng cáo và các thư nhiều trang khác.
Cụ thể:
Gáy Booklet:
Như đã đề cập ở trên, thì doanh nghiệp thích lựa chọn gáy là gáy khâu yên ngựa hay gáy đóng bằng ghim, nó hiệu quả cho những quyển sách ít trang và tiết kiệm được chi phí rất nhiều. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng gáy Booklet khác nhau trong những nhu cầu khác nhau.
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp lại thích sử dụng đóng gáy xoắn với lò xò bằng cách họ đục lỗ gáy. Tuy nhiên, việc làm này thì tiêu tốn rất nhiều ngân sách, cần kiểm tra kỹ và lâu vì sẽ ảnh hưởng đến nội dung bên trong.
Bất ngờ hơn nữa, là bạn cũng có thể sử dụng phương án là dùng keo dán gáy nhưng bạn cần tìm những loại keo dán chuẩn và có độ bền lâu.
Ví dụ về gáy lò xò của booklet
Hình ảnh: Vì Booklet là một cuốn sách hướng dẫn nhỏ do đó hình ảnh là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết, nó là cách trực quan và đa dạng nhất để người dùng mô tả. Hình ảnh này bạn có thể tự mình thiết kế hoặc sử dụng trang ảnh miễn phí trên Google.
Chuẩn bị Layout: Layout rất đa dạng và nên được sử dụng trong thiết kế Booklet. Tuy nhiên, điều này cần bạn phải có chuyên môn và biết làm việc trên các InDesign. Khi sử dụng được Indesign, việc dàn trang sẽ đơn giản và có nhiều artboard.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm các Flat design thông qua công cụ chỉnh sửa ảnh đỉnh cao là Adobe Illustrator hoặc photoshop.
>>> Xem ngay: Texture là gì? Ứng dụng Texture trong Photoshop vào thiết kế
Trở thành chuyên gia powerpoint bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết thiết kế hình ảnh và khởi tạo video chuyên nghiệp mà không cần dùng đến các phần mềm chuyên sâu như Photoshop, Illustrator… Đặc biệt, bạn sẽ có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố: hình ảnh, ngôn ngữ, đồ họa 2D - 3D, audio, hiệu ứng, ảnh động để tạo nên một bản Powerpoint hoàn chỉnh nhất.
[course_id:543,theme:course]
[course_id:53,theme:course]
[course_id:1630,theme:course]
10 Mẫu Booklet đẹp nhất hiện nay
Dưới đây là 10 mẫu Booklet đẹp nhất hiện nay mà bạn nên tham khảo từ những ý tưởng từ các thương hiệu này.
Avant Garde Gothic Typeface.
Booklet trình bày chi tiết các độ đậm, kiểu và dạng chữ khác nhau tạo nên kiểu chữ này.
Booklet for Glasgow Caledonian Universities.
Booklet có những hình ảnh độc đáo
VERTO booklet.
Booklet VERTO đem đến những hình vẽ màu sắc, đẹp đẽ
Banksy Typography in Motion/Print.
Booklet có thiết kế tối giản, độc đáo
Capital Jest Booklet.
Capital Jest Booklet có sự kết hợp màu sắc tương phản.
Kiosk 37 Booklet.
Kiosk 37 gây ấn tượng với màu sắc Booklet độc đáo
Alba Product Folder.
Alba Product Folder sử dụng nền đen để tạo điểm nhấn cho hình ở trong
Binance Network Promo.
Booklet Binance Network Promo đem đến cảm giác bắt mắt
Trollbeads Booklet.
Thiết kế đơn giản, tập trung vào sản phẩm
ISTD Booklet to promote the venue.
ISTD Booklet tập hợp chính vào font chữ
Kết luận
Như vậy, Unica đã bật mí cho các bạn nắm được cơ bản Booklet là gì. Hầu hết hiện nay, các sản phẩm bất kỳ nào đó cũng cần phải có một cuốn sách nhỏ đi kèm để giới thiệu, hướng dẫn cách sử dụng các dịch vụ và sản phẩm.
14/11/2020
9262 Lượt xem
Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp mắt và đơn giản
Sơ đồ tư duy giúp không chỉ học sinh và cả những người đi làm phát triển ý tưởng, tổ chức suy nghĩ và ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng. Sau đây, Unica sẽ hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy khoa học và ấn tượng. Tìm hiểu ngay.
Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là một cách thức hình hóa các thông tin dạng văn bản thành các hình ảnh, hệ thống trực quan, sinh động và dễ hiểu. Chúng được coi như một loại đồ thị hay một phương pháp ghi chú ngắn gọn, súc tích như đầy đủ thông tin và rất dễ tiếp cận dù là học sinh hay người đã đi làm, đây cũng được coi là một phương pháp rèn luyện trí nhớ rất hiệu quả mà bạn cần quan tâm.
Khái niệm sơ đồ tư duy là gì?
Thông thường một sơ đồ tư duy được xây dựng bắt nguồn từ một từ khóa chính hoặc một chủ đề, ý tưởng chính, từ đó phân ra thành các nhóm nhỏ, trong các nhóm nhỏ lại phân tách các thành phần , yếu tố tạo nên và cuối cùng là có được một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh với các nhánh chi tiết.
Ngoài ra sơ đồ tư duy còn có thể có các hình ảnh, hình sketch, hình vẽ tay đơn giản, biểu tượng để biểu thị cho một điều hoặc hình ảnh nào đó một cách sinh động, dễ nhớ. Để thực hiện vẽ sơ đồ tư duy, người ta có thể vẽ bằng tay trên giấy hoặc công cụ vẽ sơ đồ tổ chức.
Lợi ích của việc xây dựng sơ đồ tư duy
Đem đến cho người xem một cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề đang được đề cập đến: Thông qua sơ đồ tư duy, người xem có thể ngay lập tức ghi nhớ được các chi tiết như nội dung chính, các vấn đề xung quanh và các yếu tố trong từng vấn đề cụ thể.
Liên kết các thông tin với nhau một cách có hệ thống: điều này rất tốt cho não bộ có thể giúp bạn ghi nhớ được nhiều thông tin, hình ảnh liên quan một cách nhanh chóng và khoa học nhất.
Kích thích não bộ tư duy: quá trình xây dựng sơ đồ tư duy đẹp sẽ yêu cầu não bộ bạn phải vận dụng rất nhiều kiến thức từ cách hình hóa thông tin văn bản, cách thể hiện bằng biểu tượng, sử dụng màu sắc, cách liên kết các thành phần trong sơ đồ... kích thích não bộ của bạn phải tư duy nhiều.
Các lợi ích của việc xây dựng sơ đồ tư duy đơn giản mà đẹp
Nâng cao chất lượng công việc và học tập: các sơ đồ tư duy dù trong quá trình vẽ hay đã xây dựng xong đều kích thích bạn phải động não, giúp bộ não của bạn có khả năng tư duy thông minh hơn, điều này là rất tốt cho việc nâng cao chất lượng, hiệu suất công việc và học tập của bạn.
Kích thích sự sáng tạo của não bộ: việc phải động não nên thể hiện sơ đồ tư duy như thế nào là tốt nhất, sử dụng màu sắc thế nào, sử dụng hình ảnh, biểu tượng nào phù hợp sẽ kích thích bạn sáng tạo hơn, linh động hơn.
Nên dùng sơ đồ tư duy khi nào?
Bạn nên sử dụng bản đồ tư duy khi số lượng kiến thức lớn, nhiều bài tập và cần sự tổng quát thông tin. Ngoài ra, những lúc gặp vấn đề khó, cần có phương án xử lý phù hợp, bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tái hiện dưới dạng một bức tranh, giúp bạn nhìn rõ vấn đề và có hướng giải quyết cụ thể hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy khi chuẩn bị thuyết trình, diễn thuyết sẽ giúp bạn tái hiện thông tin tốt hơn. Nếu như trong thuyết trình đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn tìm ra thông tin cần hỏi dễ dàng.
Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp, sáng tạo
Bước 1: Xác định từ khóa, chủ đề, đề tài
Để hình dung ra được vấn đề và tái hiện lại những gì đã xảy ra, bạn cần xác định được từ chủ đề, đề tài của sơ đồ tư duy vì đây là khâu rất quan trọng.
Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm
Bạn nên sử dụng một tờ giấy trắng, đặt ngang tờ giấy và vẽ chủ đề ở chính giữa. Bạn sẽ sáng tạo hơn khi vẽ trên nền giấy trắng, không bị những đường kẻ hay ô vuông làm cản trở suy nghĩ và có được không gian rộng lớn để triển khai các ý. Vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, sau đó phát triển các ý khác xung quanh nó. Đồng thời, có thể trang trí màu sắc tùy vào sở thích của mình để kích thích não bộ ghi nhớ tốt hơn.
Bước 3: Vẽ các tiêu đề phụ
Bước tiếp theo để có một sơ đồ tư duy sáng tạo là bạn tạo thêm các nhánh cây trên sơ đồ chính. Các nhánh chính được tỏa ra từ hình ảnh trung tâm là các chủ đề chính. Bạn có thể khám phá từng chủ đề chuyên sâu hơn bằng cách thêm các nhánh con nhỏ hơn.
Để tạo sự ấn tượng cho sơ đồ tư duy, bạn có thể tiếp tục thêm các nhánh mới và không bị giới hạn chỉ trong một số tùy chọn. Hãy nhớ rằng, để bản đồ tư duy của bạn được mở rộng một cách tự nhiên, bạn cần thêm nhiều ý tưởng hơn và bộ não của bạn sẽ được tự do khám phá những ý tưởng mới từ các khái niệm khác nhau.
Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3
Đối với bước này, để tạo ra sự liên kết bạn vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v. Vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho sơ đồ tư duy vừa dễ nhớ vừa nhìn mềm mại, uyển chuyển hơn.
Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Điều này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng.
Dùng những biểu tượng hoặc viết tắt để tiết kiệm thời gian và không gian.
Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.
Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy
Bước 5: Vẽ các hình minh họa
Để tạo được sự ấn tượng và khả năng ghi nhớ lâu hơn, bạn nên vẽ theo sự tưởng tượng của bạn
Mẹo: Khi xây dựng sơ đồ tư duy bạn nên sử dụng từ khóa để biểu thị một cách ngắn gọn nhất cho mỗi nhánh. Ngoài ra đối với những từ khóa có thể "hình họa" thành các biểu tượng, bạn hoàn toàn có thể biến chúng thành những hình vẽ hoặc biểu tượng đơn giản để dễ nhớ và khoa học hơn cho sơ đồ tư duy đẹp của bạn. Vậy là bạn đã hoàn thành cách trang trí sơ đồ tư duy dễ dàng rồi.
Học kỹ năng mềm là vô cùng quan trọng để bạn tự tin thể hiện và phát triển bản thân trong mọi tình huống. Thông qua khóa học online qua video với các chuyên gia bạn sẽ biết thêm được rất nhiều các kiến thức và kỹ năng từ trình bày văn bản đến giao tiếp. Từ đó, xoá tan nỗi sợ, vượt qua giới hạn của bản thân để xây dựng tốt các mối quan hệ và đáp ứng hiệu quả công việc. Đăng ký học ngay nhé.
[course_id:147,theme:course]
[course_id:172,theme:course]
[course_id:279,theme:course]
6 Mẫu sơ đồ tư duy đơn giản mà đẹp
Mẫu 1: Sơ đồ tư duy về tác dụng, lợi ích của sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy về tác lợi ích của sơ đồ tư duy
Mẫu 2: Sơ đồ tư duy về Trái tim
Sơ đồ tư duy về Trái tim
Mẫu 3: Ứng dụng Sơ đồ tư duy trong hệ thống kiến thức vật lý
Ứng dụng cách vẽ sơ đồ tư duy vào việc hệ thống kiến thức vật lý
Mẫu 4: Ứng dụng Sơ đồ tư duy trong hệ thống kiến thức Văn học
Ứng dụng Sơ đồ tư duy trong hệ thống kiến thức văn học
Mẫu 5: Sơ đồ tư duy về cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả
Các cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp nhất
Mẫu 6: Sơ đồ tư duy về phương pháp biểu đạt
Hình ảnh sơ đồ tư duy theo phương thức biểu đạt
Lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích giúp bạn tổ chức thông tin, ghi nhớ kiến thức và tư duy sáng tạo. Để cách vẽ sơ đồ tư duy trên giấy hiệu quả, bạn cần lưu ý các điểm sau đây:
Chọn chủ đề: Chọn một chủ đề cụ thể để vẽ sơ đồ tư duy. Chủ đề có thể là một dự án, một bài học, một ý tưởng hay bất cứ thứ gì bạn muốn tổ chức thông tin.
Sử dụng hình ảnh và màu sắc: Sơ đồ tư duy thường sử dụng hình ảnh và màu sắc để thu hút sự chú ý và giúp bạn nhớ thông tin dễ dàng hơn. Sử dụng các biểu tượng đơn giản, các hình dạng, màu sắc để trình bày ý tưởng của bạn.
Sắp xếp theo trung tâm: Hãy bắt đầu với ý tưởng chính ở trung tâm của sơ đồ tư duy và sắp xếp các ý tưởng liên quan xung quanh nó. Các ý tưởng lớn hơn và quan trọng hơn nên được đặt gần trung tâm hơn.
Sử dụng từ ngắn gọn: Trong sơ đồ tư duy, hãy sử dụng từ ngắn gọn để truyền tải ý tưởng của bạn một cách dễ hiểu. Nên tránh sử dụng câu dài và khó hiểu.
Kết nối các ý tưởng: Khi vẽ sơ đồ tư duy, hãy tạo các liên kết giữa các ý tưởng bằng cách sử dụng các mũi tên hoặc đường kẻ. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ được cách các ý tưởng liên quan với nhau.
Đặt câu hỏi: Hãy sử dụng các câu hỏi để khám phá các ý tưởng mới và giúp bạn suy nghĩ sâu hơn về chủ đề của mình.
Thay đổi và bổ sung: Sơ đồ tư duy không phải là một bản vẽ tĩnh mà nó có thể được chỉnh sửa và cập nhật thường xuyên. Hãy thay đổi và bổ sung nó khi bạn có thêm thông tin mới hoặc suy nghĩ sâu hơn về chủ đề của mình.
Tổng kết
Như vậy Unica đã giới thiệu cho bạn về cách lập sơ đồ tư duy cũng như các mẫu sơ đồ tư duy đẹp. Đặc biệt qua đây bạn sẽ nắm rõ cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản mà vô cùng ấn tượng. Cùng tìm hiểu ngay.
05/11/2020
21500 Lượt xem
Mindset là gì? Growth là gì? 3 Xu thế chuyển đổi Mindset
Mindset là một khái niệm khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng trên thực tế Mindset xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi lúc trong bất kể hoạt động nào của con người. Vậy Mindset là gì? Mindset có mối quan hệ nào với con người? Có thể ứng dụng Mindset vào lĩnh vực dịch vụ khách hàng được không? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Khái niệm Mindset là gì?
Mindset là gì? Mindset được hiểu là tập hợp những suy nghĩ và niềm tin hình thành nên "nếp" tư duy của bạn, từ đó chúng ảnh hưởng đến cách nghĩ, hành vi và cảm nhận của bạn đối với môi trường xung quanh. Khái niệm này đề cập đến việc bạn tin tưởng vào trí tuệ bản thân và tài năng của mình ở mức độ nào, có thể thay đổi được hay chúng là những tư duy cố định.
Tư duy của bạn sẽ tác động đến cảm nhận của bạn về thế giới và môi trường xung quanh cũng như cảm nhận về chính mình. Trong đó Thái độ và Niềm tin tác động mạnh mẽ nhất đến tư duy của bạn. Từ đây bạn sẽ có thêm 3 khái niệm chính là 3 mối quan hệ liên quan đến Mindset.
Khái niệm Mindset
>> Xem thêm: Proposal là gì? 6 Tips giúp bạn có Proposal xuất sắc
2. Mindset bao gồm những loại nào
Nhà tâm học từ đại học Stanford Carol Dweck (2006) đã nghiên cứu và chỉ ra 2 loại Mindset như sau:
- Fixed Mindset (Tư duy bảo thủ): Những người thuộc nhóm này cho rằng từ khi họ sinh ra đã có những khả năng, tư chất và tài năng cố định vĩnh viễn đi theo bạn suốt cuộc đời mà không thể thay đổi được. Họ coi nhưng vấp ngã, khó khăn và thử thách là trở ngại trong cuộc sống. Điều đó minh chứng cho việc họ không đủ tốt và không tiếp tục cố gắng nữa.
- Growth Mindset (Tư duy cầu tiến): Trái ngược với tư duy bảo thủ, tư duy cầu tiến cho rằng một khả năng và thế mạnh của bản thân được hình thành không phải do bẩm sinh mà đó là kết quả của quá trình rèn luyện và phát triển thông qua sự kiên trì, bền bỉ. Khi gặp thất bại, họ sẽ đón nhận chúng theo một cách tích cực và coi đó là bài học để trưởng thành và tiếp tục cố gắng hơn nữa trong hành trình mới.
3. Mindset có quan trọng không
Hiểu được Mindset là gì, vậy Mindset có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống.
Trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi những lúc bạn vấp ngã hoặc gặp khó khăn, thử thách. Mindset của bạn thuộc nhóm nào sẽ nói lên cách bạn đối mặt và giải quyết những vấn đề đó. Khi đối mặt với nó, những người có tư duy bảo thủ thường là những người dễ nản chí, bỏ cuộc còn những người có tư duy cầu tiến sẽ luôn cố gắng và tìm ra những giải pháp để vượt qua được những trở ngại trong cuộc sống. Họ luôn coi những thất bại là cơ hội cho sự thay đổi và phát triển bản thân theo hướng tích cực hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên biết một điều rằng, môi trường xung quanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tư duy. Những vấn đề, thông điệp mà chúng ta phải đón nhận hằng ngày từ lúc bé cho đến lớn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành Mindset.
Hiểu được ý nghĩa đó, bản thân bạn cần phải chú ý đến những lời nói, suy nghĩ của mình để không làm ảnh hưởng đến người khác trong việc hình thành tính cách, tư duy, đặc biệt là đối với trẻ con.
4. 3 mối quan hệ liên quan đến Mindset
4.1. Mindset và Thái độ
Thái độ có thể hiểu đơn giản là cách bạn suy nghĩ, cách bạn cảm nhận về một vấn đề hoặc về một ai đó (ví dụ như vui vẻ, không thoải mái, khó chịu, ghét...). Đây là một xu hướng học hỏi của cá nhân theo một cách nhất định, bao gồm cả đánh giá con người, đánh giá vấn đề, đánh giá sự kiện...Chúng ta thường nói Thái độ tốt và thái độ không tốt, có thể suy rộng ra những đánh giá cũng sẽ chia ra thành đánh giá tích cực hoặc đánh giá tiêu cực, hoặc là lẫn lộn cả hai.
Để tạo nên Thái độ cần có 3 yếu tố: Cảm xúc, Nhận thức và Hành vi. Trong trường hợp này Mindset chính là yếu tố tạo nên thái độ của bạn. Hoặc nói cách khác, Thái độ của bạn thể hiện đều có mặt của nhận thức tư duy (tức Mindset).
3 mối quan hệ liên quan đến Mindset
4.2. Mindset và Niềm tin
Nếu bạn tin bản thân mình là một người lạc quan, dễ gần và nhiều năng lượng, nhiều khả năng khi tiếp xúc với người xung quanh bạn luôn "khẳng định chính mình" với sự lạc quan và dễ gần ấy. Đây chính là niềm tin: sự chắc chắn về một điều gì đó.
Niềm tin tạo nên thái độ và định hình thái độ của bạn, chúng cũng định hình nên Mindset cho bạn. Hiểu đơn giản hơn khi bạn tin chắc bản thân là một người lạc quan dễ gần, bạn sẽ cần phải đi tìm thêm những thông tin, kinh nghiệm và tư duy về cái gọi là lạc quan và dễ gần, từ đó bộc lộ thái độ tương ứng với nó. Từ thái độ và tư duy đó chúng sẽ củng cố hơn niềm tin bạn là một người lạc quan dễ gần.
4.3. "Bộ sưu tập" góc nhìn về Mindset
Tìm hiểu kỹ hơn bạn sẽ nhận thấy khái niệm Mindset có rất nhiều cách để hiểu. Theo đó khái niệm Mindset có thể hiểu là một "bộ sưu tập" lớn về niềm tin, cách nghĩ, hành vi, thói quen hay thái độ đã được định trước trước sự phản ứng của một người đối với môi trường xung quanh hay các sự kiện, đối tượng nào đó.
Vậy là:
- Mindset có thể là thái độ hoặc suy nghĩ của một người nào đó đối với một sự kiện hoặc tình huống
- Mindset cũng có thể là cách tư duy của một người và ý kiến của người đó về sự kiện, con người xung quanh
- Hay Mindset là khuynh hướng tinh thần, xu hướng hành vi hoặc thói quen của người đó trước môi trường xung quanh.
- Hoặc Mindset là tập hợp các thái độ hoặc xu hướng hành vi được thiết lập sẵn.
5. Growth Mindset là gì?
Khái niệm Growth Mindset là gì?
Có hai kiểu tư duy Mindset, đó là tư duy cố định (Fixed Mindset) và tư duy tăng trưởng (Growth Mindset). Theo đó, tư duy cố định Fixed Mindset được hiểu là kiểu tư duy không thay đổi, cố định và sẵn có từ khi sinh ra. Trong khi tư duy tăng trưởng (Growth Mindset) lại là kiểu tư duy có thể phát triển theo thời gian thông qua việc thực hiện công việc.
Với lối tư duy Growth Mindset này người sở hữu lối tư duy đó có niềm tin bản thân sẽ vượt qua được những khó khăn, rào cản bằng cách cố gắng, kiên trì và nỗ lực trong công việc, từ đó đào sâu hơn khả năng của bản thân cũng như chứng minh được năng lực thật sự của mình. Do vậy có vài đặc điểm chung của những người có khả năng tư duy Growth Mindset đó là: sự tự tin, thích khám phá, thích trải nghiệm, liều lĩnh... để tìm ra được tài năng thật sự của mình thay vì chỉ biết lắc đầu và chìm trong sự thất bại của mình như lối tư duy Fixed Mindset.
Việc ứng dụng lối tư duy Growth Mindset vào cuộc sống hiện nay rất được các nhà nghiên cứu quan tâm, chúng được ứng dụng vào hầu hết tất cả các khía cạnh của cuộc sống, trong đó có lĩnh vực dịch vụ khách hàng. Nếu bạn là một người làm việc trong Dịch vụ khách hàng, 4 bí kíp sau đây sẽ giúp bạn có được khả năng tư duy dịch vụ khách hàng hoàn hảo và thành công!
6. Xây dựng Growth Mindset dịch vụ khách hàng hoàn hảo
Đặt mình vào vị trí của khách hàng
4 bí kíp để đạt được khả năng tư duy dịch vụ khách hàng hoàn hảo
Khách hàng luôn có sự phân vân lưỡng lự rất lâu, bởi họ có vấn đề cần giải quyết, họ có khúc mắc chưa ai trả lời cho, họ có nhu cầu tìm hiểu giải pháp nào đó,... Do vậy để có thể đem đến cho khách hàng đúng cái họ cần, bạn cần phải hiểu được họ, mà cách nhanh nhất hiệu quả nhất không gì khác ngoài việc đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng. Thấu hiểu được họ rồi, bạn sẽ có được những tư duy tăng trưởng và phù hợp với từng kiểu khách hàng và biết cách làm sao lên được một kế hoạch chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng
Đừng quá đặt nặng mối quan hệ mua - bán, cho - nhận. Thay vào đó bạn hoàn toàn có thể tư duy và thể hiện thái độ, hành vi của mình sao cho phù hợp với khách hàng mà không quá cứng nhắc, gượng gạo. Hãy thử bắt đầu bằng cách giao tiếp thoải mái, thái độ thân thiện, lắng nghe, xưng hô tôn trọng như bạn bè,... Họ sẽ nhanh chóng có thiện cảm với bạn.
Hào phóng với khách hàng của mình
Chỉ riêng vấn đề khách hàng không hài lòng và phản hồi ý kiến với bạn cũng có thể nhìn ra được sự hào phóng mà bạn hay doanh nghiệp của mình đối đãi với khách hàng. Hãy luôn biết chắc rằng khách hàng của bạn cần gì và bạn có gì để đem đến cho họ, giải quyết vấn đề cho họ và phục vụ khách hàng của bạn bằng sự hào phóng cả thời gian và thái độ để đảm bảo khách hàng của bạn luôn vui vẻ, hài lòng.
Tạo dựng và nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp
Trong một môi trường làm việc tích cực, có quy củ và nếp văn hóa riêng không chỉ tạo nên sự chuyên nghiệp mà còn tạo nên thái độ vui vẻ và tư duy tăng trưởng trong chính công việc hàng ngày của bạn. Đồng thời việc tạo dựng nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp cũng giúp bạn giữ chân nhân tài hiệu quả và phát triển bền vững, lâu dài.
Như vậy bạn đã có được những thông tin cần thiết về Mindset là gì, Growth Mindset là gì cũng như 4 bí kíp tư duy Mindset hiệu quả trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
>> Xem thêm: Chiến lược khác biệt hóa là gì? Ví dụ và các thực hiện
12/10/2020
1939 Lượt xem
PG là gì? Những thách thức đối với người làm nghề PG
PG có lẽ là khái niệm mà rất nhiều người không còn xa lạ, thế nhưng nghĩa thật sự của PG là gì, công việc của PG cũng như yêu cầu đối với các ứng viên của PG ngoài ngoại hình đẹp ra thì không phải ai cũng có thể hiểu. Vậy hãy cùng Unica trong bài viết này đi tìm hiểu những thông tin trên về PG và công việc của nghề PG là gì nhé!
1. Nghề PG là gì
PG là viết tắt của Promotion Girl, tức những cô gái có ngoại hình tốt, cao ráo, gương mặt đẹp, ăn hình sáng sủa và có khả năng giao tiếp tốt. PG thường xuất hiện khi một công ty, doanh nghiệp, cửa hàng nào đó có nhu cầu tư vấn, quảng cáo tiếp thị thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của mình. Do đó PG còn có những từ đẹp và ấn tượng gắn liền với công việc của người làm nghề PG.
PG là những người làm người mẫu, nhân viên quảng cáo, lễ tân, tiếp thị sản phẩm... Bởi PG là những người trực tiếp tư vấn giới thiệu và quảng bá sản phẩm, do vậy PG không thể thiếu trong các sự kiện ra mắt sản phẩm/dịch vụ hoặc quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp, công ty, vì người làm PG sẽ thực hiện công việc note lại các ý kiến, yêu cầu của khách hàng về sản phẩm.dịch vụ, từ đó giúp doanh nghiệp quảng bá và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ chất lượng hơn, góp phần quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy nên cơ hội nghề nghiệp đối với nghề PG cũng rất lớn.
Nghề PG là gì? Làm PG là làm gì?
2. Quản lý PG là gì
Hầu như nghề nào cũng cần có quản lý, PG cũng vậy. Một đội ngũ PG giới thiệu tư vấn và quảng bá sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp nếu không có sự quản lý của một người sẽ rất dễ dẫn đến những sai sót không đáng có. Do vậy Quản lý PG ra đời.
Công việc chủ yếu của Quản lý PG đó là thực hiện giám sát tất cả các hoạt động của nhân viên và đội ngũ PG. Còn trước đó Quản lý PG có thể là người hướng dẫn, người đào tạo các PG, nên đôi khi Quản lý PG còn được gọi bằng những cái tên khác như người quản lý, quản lý đội ngũ bán hàng PG, giám sát...
PB là gì
PB, PG là nghề gì?
Có nhân viên nữ thì cũng sẽ có nhân viên nam. Những chàng trai có ngoại hình ưa nhìn, sáng sủa, cao ráo và điển trai và làm công việc tư vấn giới thiệu, quảng bá sản phẩm như PG thì được gọi là PB. PG là viết tắt của Promotion Boy. Về cơ bản công việc của PB cũng không khác nhiều so với các PG, đều cùng thực hiện công việc thu thập ý kiến, cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, từ đó giúp doanh nghiệp quảng bá tốt hơn thương hiệu và sản phẩm của mình.
PG backup
PG backup dùng để chỉ những nhân viên PG dự phòng hay còn gọi là PG thay thế. Đây là những nhân viên sẽ đứng ra thay thế các nhân viên PG chính khi họ có công việc đột xuất không thể xuất hiện trong buổi làm việc và thực hiện các công việc PG như PG chính là marketing sáng tạo cho doanh nghiệp.
3. Công việc của nghề làm PG là gì?
PG là gì? Công việc PG đòi hỏi rất nhiều kỹ năng mềm cần thiết
Như đã nói ở trên, công việc dễ thấy nhất của PG đó là tư vấn, giới thiệu và quảng bá sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp bằng cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm hấp dẫn để thu hút người xem tới sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngoài ra PG còn thực hiện các công việc khác như sau:
- Thực hiện công việc đứng cạnh sản phẩm đang được quảng bá cho doanh nghiệp, sử dụng ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm làm sao để thu hút người xem cũng như giúp người xem hướng tới sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Những PG sẽ mặc quần áo đẹp, ấn tượng, tùy theo từng chủ đề, yêu cầu của doanh nghiệp. Coi PG là những gương mặt đại diện cho doanh nghiệp cũng không có gì sai biệt nhiều.
- Thực hiện công việc tư vấn sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu doanh nghiệp tới người xem, thu thập thông tin, ý kiến của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, thực hiện tiếp thị sản phẩm, mẫu ảnh... Do đó các nhân viên PG thường rất linh hoạt và khôn khéo để tạo thiện cảm tới người xem, từ đó thu thập thông tin cá nhân của người xem và tư vấn bán hàng cho họ.
- Do công việc nghề PG đòi hỏi thực hiện rất nhiều công việc trong một khuôn khổ và quy tắc chặt chẽ, các PG, PB thường là những người có vai trò quan trọng trong việt kết nối doanh nghiệp và người xem, từ đó giúp các sự kiện được tổ chức đạt được kết quả cao nhất.
Email là một trong những công cụ Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Thông qua khóa học Email Marketing online, bạn sẽ biết được cách để tăng khách hàng tiềm năng chất lượng qua Email, cách cá nhân hóa trong marketing bằng email để tăng sự tương tác, tự động hóa công việc marketing bán hàng,... Đăng ký ngay:
[course_id:377,theme:course]
[course_id:519,theme:course]
[course_id:2052,theme:course]
4. Khó khăn khi làm nghề PG
#1 Công việc thời vụ
Công việc chính của PG là đại diện cho hình ảnh thương hiệu ở các sự kiện, chính vì thế mà có tính thời vụ cao. Vào thời điểm cao điểm, khi mà các chiến dịch Marketing truyền thống được tổ chức liên tiếp thì việc chạy show là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng, có những thời điểm mà các chuỗi sự kiện, event không được tổ chức thì bắt buộc những người làm nghề PG phải tìm những công việc khác thay thế để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
#2 Cảm giác mệt mỏi
Vì là gương mặt đại diện cho nhãn hàng nên nhân viên PG luôn phải giữ nguồn năng lượng tích cực cùng gương mặt thân thiện và tinh thần vui tươi. Không chỉ vậy, việc phải đứng trên đôi giày cao gót trong suốt vài giờ đồng hồ sẽ mang lại cảm giác mệt mỏi, thậm chí là đau đớn. Thế nhưng do tính chất công việc buộc bạn vẫn phải niềm nở trong suốt quá trình diễn ra sự kiện để không làm ảnh hưởng đến mức lương và hình ảnh của thương hiệu doanh nghiệp.
#3 Định kiến từ những người xung quanh
Khi nói về nghề PG, rất nhiều người vẫn đưa ra những ý kiến tiêu cực và không mấy ủng hộ công việc này. Bởi trên thực tế, có rất nhiều bộ phận PG bị khách hàng xấu chèo kéo và có những hành động khiếm nhã khiến bản thân không thể làm chủ được mình trước những tính huống cám dỗ đó, dẫn tới những định kiến xấu trong xã hội.
#4 Rắc rối về tiền lương
Vì là công việc theo thời vụ và không có định nên sẽ không có hợp đồng lâu dài giữa người làm công việc PG với đơn vị đi thuê. Thường thì tất cả mọi vấn đề, bàn bạc và thống nhất đều được thỏa thuận qua điện thoại hoặc Email mà không có giấy tờ pháp lý nào giữ hai bên. Do vậy, có rất nhiều vấn đề xung quanh tiền lương có thể xảy ra như: tiền lương bị cắt xén, thậm chí là bị xù lương nếu gặp phải khách hàng không uy tín.
#5 Nhiều cám dỗ từ công việc PG
Địa điểm chính thường được lựa chọn để tổ chức sự kiện cần đến nhân viên PG thường là nhà hàng, quan bar, khách sạn, siêu thị, trung tâm điện máy. Đây là nơi tập trung nhiều kiểu khách hàng nam giới khác nhau như: người khiếm nhã, người yêu cái đẹp hoặc kiểu người có tiền thích chơi bời. Họ chính là nguồn gốc của những cám dỗ đối với nghề PG. Với những người đủ bản lĩnh và có đủ kinh nghiệm, họ sẽ biết cách từ chối một cách khéo léo để không mất lòng khách hàng mà vẫn tự bảo vệ được bản thân. Thế nhưng ngược lại, nếu bạn thiếu kinh nghiệm mà không làm chủ được những tình huống chèo kéo, cám dỗ từ phía khách hàng thì sẽ rất dễ sa ngã vào những con đường tội lỗi.
5. Tiêu chí để trở thành một nhân viên PG
PG là gì? Nghề PG có nhiều yêu cầu khá khắt khe với ứng viên
Do tính chất công việc đặc thù nên nhân viên PG hay PB đều có những yêu cầu khá khắt khe, trong đó yêu cầu những ứng viên vào vị trí PG và PB phải:
- Về chiều cao: với PG chiều cao từ 1m6 trở lên, với PB từ 1m65 - 1m68 trở lên, không quá gầy hay quá thừa cân, thân hình cân đối và đẹp.
- Về tinh thần công việc: Phải có trách nhiệm với công việc, khả năng hòa đồng cao, thích ứng với môi trường công việc nhanh chóng, phải sớm nắm bắt được thông tin về sản phẩm/dịch vụ, thực hiện công việc hỗ trợ các nhân viên và bộ phận khác...
- Về các kỹ năng mềm: khả năng giao tiếp tốt, khả năng biểu cảm và thể hiện ngôn ngữ cơ thể tốt, sự tự tin, sức khỏe tốt, khả năng tư vấn khách hàng, khả năng ngoại ngữ là một lợi thế lớn đối với PG và PB, ngoài ra còn có thể cần cả khả năng xử lý tình huống, khả năng xử lý từ chối nếu cần thiết.
6. Thu nhập của nghề PG
Thu nhập của những người làm nghề PG có thể được tính theo 2 cách như sau:
- Thu nhập một buổi: Có nghĩa là nhân viên PG sẽ được nhận tiền lương ngay sau khi kết thúc công việc của mình, đó có thể là theo ca hoặc theo buổi. Tùy theo thời gian và tính chất công việc mà mức lương cho nhân viên PG sẽ dao động trong trong 400-700 nghìn đồng.
- Thu nhập một tháng: Thu nhập một tháng thường được áp dụng ở những công ty chuyên cung cấp dịch vụ này cho các sự kiện thường xuyên diễn ra. Mức lương của nhân viên PG được trả dựa trên hợp đồng lao động đã ký kết. Trong bình, lương cố định hàng tháng sẽ được gdao động trong khoảng 4-7 triệu đồng hoặc thậm chí là 6 -10 triệu đồng nếu tuần, tháng đó có nhiều show hơn so với dự kiến.
7. Tìm việc PG ở đâu
Nếu bạn đã đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí để trở thành một nhân viên PG nhưng chưa biết phải tìm việc ở đâu thì có thể tham khảo các Group hoặc các diễn đàn giới thiệu việc làm. Ngoài ra mạng xã hội Facebook cũng là một trong những nền tảng giúp bạn có thể tìm được công việc PG phù hợp.
Không những thế, bạn có thể tìm tới các công ty cung cấp dịch vụ và đào tạo PG chuyên nghiệp để ứng tuyển vào chính công ty đó. Dù là hình thức nào thì một vấn đề mà bạn nên quan tâm đó chính là mức độ uy tín của đơn vị mà bạn sẽ quyết định làm việc và gắn bó lâu dài với công việc PG.
Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về nghề PG là gì. Hi vọng những thông tin trên đều có ích cho bạn. Một trong những yếu tố cần thiết có khi bạn chọn làm PG đó chính là kỹ năng mềm, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình bạn giao tiếp với khác hàng, những kỹ năng xử lý tình huống,... bạn cần phải thường xuyên nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng này bằng cách tham khảo khoá học phát triển bản thân trên Unica, các bài giảng được thiết kế chi tiết, dễ hiểu giúp bạn có thể áp dụng luôn vào công việc của mình.
Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
07/10/2020
5537 Lượt xem