Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Dấu hiệu của giao tiếp kém là gì? Nguyên nhân, hậu quả, khắc phục

Giao tiếp kém là khuyết điểm, sự cản trở lớn nhất khi bạn xây dựng mối quan hệ với người khác. Việc giao tiếp kém ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công việc cũng như cuộc sống của bạn. Mặt khác, những người giao tiếp kém luôn cảm thấy bị cản trở trong mọi việc họ làm và có xu hướng kém hiệu quả so với tiềm năng của họ. Vì vậy,  giao tiếp kém phải làm sao? làm thế nào bạn có thể biết nếu bạn có kỹ năng giao tiếp kém. Trong bài viết hôm nay, Unica sẽ bật mí đến bạn những dấu hiệu của giao tiếp kém, và những nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả, cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả

Không biết giao tiếp là một trong những nguyên nhân cản trở sự thăng tiến trong công việc, khó thành công. Nếu bạn không nhanh chóng nhận ra tầm quan trọng của giao tiếp, bạn sẽ tạo cho bản thân mình một trở ngại vô cùng to lớn ở tương lai. Vậy đâu là những nguyên nhân giao tiếp không hiệu quả?

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân dẫn đến giao tiếp kém hiệu quả chủ quan gây thiếu sự tự tin ở bản thân tạo nên tâm thế e ngại giao tiếp. Người thiếu tự tin thường chỉ nhìn vào khuyết điểm của bản thân, chú tâm vào những lỗi lầm trong quá khứ.

Nguyên nhân khách quan

Ngoài nguyên nhân khiến giao tiếp không hiệu quả trên còn có những nguyên nhân khách quan khác như: gia đình, đồng nghiệp, hay cách giao tiếp với bạn bè, đây là những người có khả năng trực tiếp và tác động đến sự tự tin việc giao tiếp cho một người.

nguyen-nhan-giao-tiep-kem-hieu-qua

Kém giao tiếp là gì?

Dấu hiệu của việc giao tiếp kém

Biểu hiện của một người giao tiếp kém thường rất dễ nhận biết, thông qua thái độ, cửa chỉ và hành động của họ như không dám bày tỏ ý kiến hoặc thậm chí là giao tiếp nhiều nhưng không đem lại kết quả cho cuộc hội thoại. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí đến bạn 6 biểu hiện của việc giao tiếp không tốt.

1. Giao tiếp một chiều

- Những người kém giao tiếp thường cảm thấy thất vọng vì họ không nhận được phản hồi - trong các cuộc họp, email, lập kế hoạch dự án, v.v. Họ trình bày ý tưởng, giải thích kế hoạch và chờ đợi câu hỏi hoặc nhận xét, nhưng không nhận được gì.

- Nguyên nhân của việc đó là gì? Có thể bạn nói quá nhiều hoặc người nghe chưa hiểu nội dung họ muốn truyền đạt? Để trở thành một người giao tiếp tốt, bạn cần có khả năng ngồi lại và lắng nghe, theo cách mời gọi cuộc trò chuyện. Hãy ý thức để dành không gian và thời gian để lắng nghe ý kiến của người khác và trình bày nội dung một cách khoa học. Tránh việc trình bày dài dòng gây sự hiểu nhầm của người trong về nội dung bạn nói. 

giao-tiep-kem-1.jpg

Khả năng giao tiếp kém

Hiện tượng giao tiếp một chiều rất dễ xảy ra trong các bài thuyết trình, bởi để người nghe hứng thú với bài thuyết trình trong một thời gian dài là rất khó. Điều này đòi hỏi người thuyết trình phải biết vận dụng các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, lắng nghe,... những kỹ năng này sẽ có trong khóa học kỹ năng thuyết trình đến từ các chuyên gia hàng đầu Unica giảng dạy.

2. Sử dụng chỉ thị

Bài tập cho người giao tiếp kém. Nếu bạn cảm thấy giao tiếp của mình và đồng nghiệp, quản lý đều bắt đầu từ việc xưng hô "bạn", "tôi" và chỉ thị những động từ "là", "nên", "sẽ" thì bạn có thể đang giao tiếp rất kém. 

3. Không nên từ chối nếu bạn chưa làm

Xem xét cách bạn phản ứng với những ý tưởng do người khác trình bày - nếu phản ứng đầu tiên của bạn là từ chối ý tưởng đó, bạn có thể có kỹ năng giao tiếp kém. Mặc dù điều quan trọng là phải khám phá kỹ lưỡng những mặt trái tiềm ẩn của các dự án, sáng kiến ​​mới và các ý tưởng khác, nhưng việc bị gọi là kẻ “không” có thể cản trở tiến độ công việc của bạn một cách nghiêm trọng.

Trước khi phản ứng tiêu cực với ý tưởng của người khác, hãy kiểm tra lại tinh thần nhanh chóng và trả lời những câu hỏi sau:

- Có giải pháp nào cho vấn đề tôi thấy không?

- Giải pháp của tôi về mặt khách quan tốt hơn hay tôi chỉ nghĩ rằng nó là của tôi?

- Tôi có hiểu lý do đằng sau ý tưởng này không, và tôi có thể diễn đạt điều đó không?

- Có những khía cạnh nào của ý tưởng này có thể được xây dựng dựa trên?

Thay vì chỉ nói không, hãy bày tỏ sự hiểu biết của bạn về quá trình suy nghĩ đã đưa người thuyết trình đến với ý tưởng của họ và xác định một số khía cạnh tích cực có thể được sử dụng để tìm ra giải pháp tối ưu hơn. Thay vì bác bỏ ý kiến ​​của người khác là xấu, hãy trình bày ý kiến ​​của riêng bạn là tốt hơn.

giao-tiep-kem-2.jpg

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

4. Quá tập trung vào cá nhân người nói chuyện

Một trong những dấu hiệu lớn nhất của giao tiếp kém là tập trung vào mọi người hơn là vào vấn đề. Nếu bạn xác định được một vấn đề và suy nghĩ đầu tiên của bạn là hướng một nhận xét cá nhân tiêu cực vào người mà bạn tin là nguồn gốc của vấn đề, bạn có thể cần phải đánh giá lại kỹ năng giao tiếp của mình. Hãy tách vấn đề riêng ra khỏi công việc. Bạn nên tập trung vào việc tìm những giải pháp khả thi thay vì đổ lỗi trách nhiệm hay tiêu cực cho người khác. 

5. Quá thụ động

- Nếu bạn thấy mình phản ứng với thái độ mỉa mai hoặc hung hăng thụ động trong giao tiếp chuyên nghiệp và cá nhân, bạn có thể đang làm chính mình và bất cứ ai bạn đang giao tiếp với bạn đều cảm thấy khó chịu.

- Khi đó, bạn sẽ bị nói là kém giao tiếp. Thay vì thụ động, châm biếm với người khác thì bạn nên tìm một giải pháp sửa đổi cho bản thân. Hậu quả của giao tiếp kém sẽ ngưng bạn phát triển các mối quan hệ làm ăn bạn bè, cản trở con đường làm ăn, kết bạn của bạn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chính bản thân của người giao tiếp kém. 

6. Trước mặt người lạ luôn im lặng.

Cách giao tiếp với người lạ. Việc gặp gỡ những người lạ sẽ mở ra nhiều cơ hội cho bạn tìm kiếm được những mối quan hệ hơn giúp ích cho cuộc sống cũng như công việc. Vậy tại sao bạn bỏ qua cơ hội quý giá này vậy. Có rất nhiều người rơi vào tình tranh trước mặt người lạ luôn im lặng và không nói gì ngại giao tiếp với người lạ. Điều này chứng tỏ bạn là người giao tiếp kém. 

7. Không biết từ chối, không dám làm phiền

Một kiểu giao tiếp kém nữa là bạn không biết từ chối mọi sự nhờ vả của người khác. Việc bạn giúp đỡ người khác còn cẩn thận hơn đối với chính mình, bạn coi nó là trách nhiệm của bạn. Dần dần, bạn lấy việc giúp đỡ đấy ra để duy trì mối quan hệ đó. 

Giao tiếp chính là chìa khóa của sự thành công.Việc học kỹ năng giao tiếp là điều quan trọng trong cuộc sống. Trở thành một người giao tiếp tốt không chỉ là làm cho những người xung quanh bạn cảm thấy tốt hơn và ghi nhận điểm của bạn. Đừng để giao tiếp kém cản trở sự nghiệp của bạn. Đây chính là trở ngại trong giao tiếp.

Hậu quả của giao tiếp kém

Giao tiếp kém sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng dến vấn đề trong cuộc sống và công việc cho nên cần phải nắm được chính xác để có thể giải quyết một cách hiệu quả tốt nhất.

hau-qua-giao-tiep-kem

Công việc cho người giao tiếp kém

Gây sự hiểu lầm

Khi bạn không thể trình bày rõ ràng vấn đề hay những suy nghĩ và ý tưởng của mình, bạn đã tự đặt mình vào thế bất lợi. Mọi người sẽ dễ dàng hiểu sai ý bạn hoặc quan điểm của bạn về vấn đề gì đó nếu bạn thiếu kỹ năng giao tiếp cơ bản.

Mất động lực

Việc kém giao tiếp cũng khiến cho động lực của bản thân không còn cao nữa. Đồng thời cũng làm mất khả năng giao tiếp. Điều này sẽ khiến bản thân bạn hạn chế động lực để bắt đầu các cuộc trò chuyện giao tiếp khác với mọi người. Hậu quả này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với những người xung quanh.

Mất thời gian và tiền bạc

Ngoài ra việc giao tiếp kém cũng dẫn đến việc dẫn đến việc tổn thân về mặt tiền bạc và thời gian. Khi đôi bên không thể hiểu được vấn đề một cách tường tận, rõ ràng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc giao tiếp từ đó sẽ làm ảnh hưởng.

Mất quan hệ và niềm tin

Điều đặc biệt là sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ và niềm tin của người đối diện khi bạn không thể hiện được lời nói, vấn đề của mình một cách rõ ràng và cụ thể. Nhìn chung giao tiếp kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ và cơ hội cuộc sống.

Mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống

Hậu quả có thể nhìn thấy rõ nhất chính là dễ dàng đánh mất đi rất nhiều cơ hội trong tương lai. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển, thăng tiến của bản thân trong công việc và cuộc sống. Như vậy điều quan trọng là hãy cải thiện khả năng giao tiếp của mình nhé.

Cách khắc phục giao tiếp kém hiệu quả

Khi đã biết được nguyên nhân, biểu hiện thì chúng ta sẽ đưa ra cách khắc phục tình trang giao tiếp kém hiệu quả thông qua những gợi ý dưới đây:

khac-phuc-giao-tiep-kem

Khắc phục giao tiếp không hiệu quả

Cố gắng vượt qua nỗi sợ giao tiếp

Việc rụt rè, ngại giao tiếp ảnh hưởng rất lớn tới khả năng giao tiếp của mỗi cá nhân, Vì vật bạn cần loại bỏ nỗi sợ hãy tâm lý trên, bởi con người không ai là hoàn hoả có thể chính điểm mà bạn đang tự ti sẽ chính là điều mà người khác yêu thích bạn. Vì vậy hãy mạnh dạn mở rộng các mối quan hệ, vượt qua các nỗi sợ hãy bằng cách kết bạn và giao tiếp nhiều. 

Học cách mở đầu câu chuyện

Đối với những người giao tiếp kém thì việc mở đầu câu chuyện họ sẽ rất bối rối và sợ hãi. Khắc phục bằng cách hãy bắt đầu gợi ý chuyện, không cần quá cao siêu hay thể hiện mình quá. Bạn hãy bắt đầu bằng những câu chuyện đơn giản xoay quanh cuộc sống hàng ngày, lời hỏi thăm đi cùng nụ cười thân thiện sẽ giúp cho cuộc trò chuyện diễn ra lâu hơn.

Thái độ chân thành

Thái độ chân thành sẽ bù đắp sự trầm tư ít nói từ bạn. DÙ ít nói nhưng chính những từ ngữ mộc mạc, giản dị, chân thực cùng thái độ chân thành sẽ giúp bạn ghi điểm.

Tiếp nhận và đáp lại lời khen

Khiêm tốn là đức tính cần có ở mỗi người nhưng quá khiêm tốn sẽ làm giảm sức hút của bạn. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng không biết nhận lời khen hoặc chưa biết đáp lại lời khen ra sao điều này cũng chính là phép lịch sự trong giao tiếp.

Tuy nhiên, bạn cần nhận thức được đâu là lời khen chân thành, đâu là lời khen nịnh nọt, dối trá. Nếu nhận được lời khen chân thành, hãy tiếp nhận và đối xử lại chân thành với họ, hãy thể hiện sự chân thành, sự cảm kích để duy trì mối quan hệ tình cảm tốt đẹp là cách giao tiếp cho người rụt rè, ít nói.

tiep-nhan-loi-khen-va-dap-lai

Tiếp nhận và đáp lại lời khen

Ôn hoà và cẩn thận lắng nghe

Trong quá trình trò chuyện tương tác với đối phương bạn cần thể hiện sự tôn trọng cần có thái độ ôn hoà, cẩn thận lắng nghe đối phương nói gì trong mọi tình huống không phân biệt tình trạng, địa vị ngay cả cấp dưới của mình. Bởi lắng nghe là kỹ năng cần thiết không thể thiếu trong giao tiếp mà không phải ai cũng có thể làm được. 

Điều chỉnh giọng nói 

Khi giao tiếp bạn nên lựa chọn và sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, không nên dùng các thuật ngữ chuyên ngành hay nói xe kẽ hai ngôn ngữ. Điều này làm người nghe cảm thấy khó chịu, không hiểu về những thông tin mà bạn đang truyền tải và có thể họ cho rằng bạn là người thích thể hiện. Còn về tốc độ với bạn nên nói với tốc độ vừa phải để người nghe có thể tiếp nhận hoàn toàn những thông tin mà bạn đang nói.

Người giao tiếp kém nên làm công việc gì?

Công việc chuyên môn

Giao tiếp kém nên làm việc gì? Nếu người giao tiếp kém có kiến thức sâu về một lĩnh vực cụ thể, họ có thể làm việc trong ngành của mình như kỹ thuật, y tế, luật, tài chính sẽ phù hợp hơn rất nhiều.

Công việc ở lĩnh vực kỹ thuật

Làm việc trong cách ngành kỹ thuật sẽ yêu cầu ít về mặt giao tiếp hơn so với các ngành khác. Đặc thù làm việc với máy móc, hệ thống thay vì con người nên sẽ có khả năng phát huy được trình độ chuyên môn và năng lực của bản thân. Một vài công việc bạn có thể tham khảo như: chuyên gia IT, chuyên viên hệ thống mạng, kỹ sư nhà máy, giám sát kỹ thuật...

Công việc tập trung vào sự sáng tạo

Các công việc đòi hỏi sự sáng tạo sẽ phù hợp với những bạn có khả năng giao tiếp kém. Họ sẽ tập trung trình độ của bản thân để thể hiện năng lực và tình độ của bản thân thông qua sản phẩm mà mình làm ra.

Tổng kết

Như vậy chúng tôi đã trả lời cho bạn câu hỏi giao tiếp kém là gì, nguyên nhân và biểu hiện của việc giao tiếp ra sao, hậu quả của việc giao tiếp kém rồi đúng không nào. Hy vọng rằng bạn sẽ cải thiện được khả năng giao tiếp của mình, mở ra những mối quan hệ và phát triển thật tốt.

Chúc bạn thành công.

[Tổng số: 164 Trung bình: 3]
Trở thành hội viên