Trong cơ cấu bộ máy hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức, quản lý nhân sự là một thành phần thiết yếu không thể thiếu. Những người nắm giữ nhiệm vụ này có vai trò kết nối nhân sự với ban lãnh đạo để giúp cho bộ máy làm việc trở nên trơn tru, thống nhất. Nếu bạn đang suy nghĩ về việc theo đuổi sự nghiệp cho vị trí này thì hãy tham khảo các kiến thức về kinh nghiệm làm quản lý nhân sự mà Unica sẽ cung cấp thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Quản lý nhân sự là gì?
Trước khi tìm hiểu kinh nghiệm làm quản lý nhân sự, Unica mời bạn đọc tìm hiểu xem quản lý nhân sự là gì nhé.
Quản lý nhân sự tên Tiếng Anh là Human Resources Management (HRM) là một thành phần thiết yếu của hầu hết các doanh nghiệp và tổ chức. Các chuyên gia nhân sự không chỉ có nhiệm vụ cập nhật luật việc làm và chính sách bảo hiểm luôn thay đổi, mà họ còn phải đóng vai trò là liên lạc viên giữa quản lý và nhân viên nhằm mục đích xây dựng tiếng nói chung trong một tập thể doanh nghiệp.
Vai trò của thực hành HRM là quản lý mọi người trong một nơi làm việc để đạt được sứ mệnh của tổ chức và củng cố văn hóa. Khi thực hiện một cách hiệu quả, các nhà quản lý nhân sự có thể giúp tuyển dụng các chuyên gia mới, những người có kỹ năng cần thiết để tiếp tục đạt được các mục tiêu của công ty cũng như hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân viên hiện tại để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Human Resources Management (HRM)
2. Tại sao cần phải có kinh nghiệm quản lý nhân sự?
Người có kinh nghiệm làm quản lý nhân sự sẽ đảm bảo đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả và tạo ra được môi trường làm việc tích cực. Ngoài ra, quản lý nhân sự tốt sẽ giúp phát triển năng lực của nhân viên. Chi tiết như sau:
Đảm bảo đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả
Trong một tổ chức nếu có những người có khả năng quản lý nhân sự thì sẽ đảm bảo công việc không bị ngắt quãng. Mỗi nhân viên sẽ được phân công công việc rõ ràng, chi tiết nên họ chỉ cần chạy theo đúng guồng, không bị sao nhãng bởi những yếu tố xung quanh. Người quản lý tốt sẽ biết cách phân công công việc cho đúng đối tượng, hạn chế tình trạng giao sai việc gây áp lực cho nhân viên.
Tạo ra môi trường làm việc tích cực
Môi trường làm việc tích cực là môi trường đảm bảo sự cạnh tranh công bằng cho từng nhân viên. Ngoài ra, đó còn phải là môi trường vui vẻ đem tới nhiều cảm xúc cho mọi người. Để xây dựng được môi trường làm việc như chúng tôi vừa đề cập, lãnh đạo cần có kinh nghiệm quản lý nhân viên.
Phát triển và nâng cao năng lực cho nhân viên
Một người quản lý tốt sẽ phát triển được năng lực của từng nhân viên của mình. Lấy một ví dụ để bạn dễ hiểu như sau, trong một công ty chuyên sản xuất nội dung, nhóm nhân sự chuyên về content seo nếu được quản lý phân công nhiệm vụ sản xuất nội dung trên website sẽ tốt hơn để nhóm này sản xuất nội dung trên các trang mạng xã hội. Trong quá trình làm việc, nhóm nhân viên này sẽ phải học thêm những kiến thức liên quan để có thể hoàn thành deadline và đạt KPI đã được đề ra. Từ đó, khả năng viết nội dung website của nhóm này sẽ càng tốt hơn so với việc chuyển họ sang làm sáng tạo nội dung cho các trang mạng xã hội.
Người quản trị nhân sự sẽ giúp nhân viên phát triển năng lực của mình
3. Các kinh nghiệm quản lý nhân sự cần phải có
Các kinh nghiệm quản lý cần phải có gồm xây dụng đội ngũ nhân viên tốt, quản lý thời gian và tài nguyên, phát triển và thúc đẩy sự nghiệp của nhân viên, cuối cùng là giải quyết các xung đột và khó khăn trong công việc. Mỗi kinh nghiệm sẽ đưa tới những hiệu quả riêng trong công việc của quản lý nhân sự. Cụ thể như sau:
Xây dựng một đội ngũ nhân viên tốt
Một người quản lý giỏi là người có thể xây dựng một đội ngũ nhân viên tốt. Để có được một đội như vậy không đơn giản, bạn cần phải có kinh nghiệm về cách xây dựng một đội, phân chia công việc và quản lý nhân sự. Kinh nghiệm này có thể tích lũy từ công việc, sách vở và thông qua các khóa học. Dù sử dụng phương pháp nào thì cái quan trọng nhất vẫn là có thể áp dụng vào thực tiến để xây dựng một đội ngũ của riêng mình.
Lưu ý: Muốn xây dựng một đội ngũ nhân viên tốt, bạn cần biết cách định biên nhân sự.
Quản lý thời gian và tài nguyên hiệu quả
Kỹ năng quản lý nhân sự thứ hai của một nhà quản lý nhân sự cần có đó là quản lý thời gian và tài nguyên. Việc quản lý thời gian rất quan trọng, càng quản lý tốt, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian để thực hiện những công việc khác bên cạnh quản lý nhân viên. Không chỉ cần có kinh nghiệm quản lý thời gian, một nhà quản lý cần biết cách sử dụng tài nguyên một cách tối ưu nhất.
Tài nguyên ở đây được hiểu là những thứ thuộc về công ty như thiết bị máy móc, nguồn nhân lực và nhiều thứ khác. Nguồn tài nguyên này thường có hạn nên nếu không biết cách sử dụng bạn sẽ tiêu tốn hết. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới công việc của nhân viên và khiến toàn bộ hệ thống gặp vấn đề.
Trở thành chuyên gia quản lý nhân sự bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn Hiểu rõ các kiến thức căn bản về quản lý nhân sự trong doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ và công cụ công nghệ dành cho người làm công tác nhân sự trong thời hội nhập 4.0,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi:
Phát triển và thúc đẩy sự nghiệp của nhân viên
Muốn phát triển và thúc đẩy sự nghiệp của nhân viên, bản thân người quản lý cần có kiến thức chuyên môn vững vàng trong công việc. Khi đó, người quản lý sẽ biết cách chỉ dẫn nhân viên cần học thêm cái gì để tăng năng suất công việc. Khi những kiến thức cơ bản đã hoàn tất, nhân viên sẽ có thêm thời gian để học thêm những kiến thức mới giúp bản thân thăng tiến trong công việc.
Người có kinh nghiệm quản lý sẽ dễ dàng thúc đẩy sự nghiệp của nhân viên
Giải quyết xung đột và khó khăn trong công việc
Mọi công việc đều sẽ có khó khăn và xung đột, việc của người quản lý là xử lý những khó khăn và xung đột này. Số lượng và độ khó của mỗi vấn đề là không giới hạn nên người quản lý cần trải nghiệm nhiều mới có nhiều kinh nghiệm xử lý tình huống. Những người có kinh nghiệm sống dày dặn sẽ biết cách xử lý vấn đề nhanh và hiệu quả hơn so với những người ít kinh nghiệm.
4. Các lợi ích của kinh nghiệm quản lý nhân sự
Kinh nghiệm làm quản lý nhân sự sẽ đem tới rất nhiều lợi ích cho một tập thể. Những lợi ích có thể kể tới đó là:
Tăng hiệu suất làm việc của nhân viên
Một người quản lý tốt sẽ biết cách sắp xếp công việc và phân công phù hợp để giúp nhân viên hoàn thành tốt nhất phần việc được giao. Khi nhân sự được làm việc đúng theo chuyên môn và năng lực của mình sẽ giúp hiệu suất công việc tăng lên. Điều quan trọng nhất đó là nhân viên sẽ không cảm thấy mệt mỏi, áp lực và chán nản khi làm việc.
Tạo ra một môi trường làm việc tích cực
Người có kinh nghiệm quản lý sẽ tạo ra môi trường làm việc tích cực giúp các nhân viên có cơ hội cạnh tranh công bằng với nhau. Môi trường tích cực thường đem tới niềm vui cho nhân viên giúp các bạn có thêm năng lượng để làm việc. Đây cũng chính là một trong những cách giữ nhân viên hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng.
Nâng cao uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp
Một người quản lý nhân sự tốt sẽ tạo ra một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, môi trường làm việc chuyên nghiệp nên sẽ giúp danh tiếng của công ty tăng lên. Hãy nhớ rằng, mọi khách hàng đều thích những công ty chuyên nghiệp, thân thiện và công bằng nên đây chính là một điểm cộng giúp bạn thu hút khách hàng.
Nâng cao uy tín của doanh nghiệp bằng cách nâng cao chất lượng nhân sự
5. Các bước để tăng cường kinh nghiệm quản lý nhân sự
Để tăng cường kinh nghiệm làm quản lý nhân sự, người quản lý cần thực hiện ít nhất 3 bước sau đây:
Bước 1: Học hỏi từ kinh nghiệm quản lý nhân sự của người khác
Đối với những người mới quản lý nhân sự, cách đơn giản và dễ nhất là học hỏi kinh nghiệm quản lý từ những người xung quanh. Nếu bạn đang làm việc trong một tổ chức, hãy học hỏi cách quản lý nhân viên từ chính sếp của bạn. Trong quá trình làm việc, bạn cần tranh thủ trao đổi về kỹ năng quản lý với sếp. Tuy nhiên, nhớ chọn thời điểm phù hợp nhé, đừng hỏi quá nhiều thứ cùng một lúc vì sếp của bạn chắc chắn không có đủ thời gian để trả lời hết những thắc mắc của bạn.
Bước 2: Điều chỉnh phương pháp quản lý nhân sự để phù hợp với môi trường làm việc
Sau khi đã học hỏi được kinh nghiệm quản lý từ người khác, bạn cần chọn lọc phương pháp phù hợp nhất với team của mình. Dựa vào môi trường làm việc, bạn cần điều chỉnh cách quản lý cho phù hợp, không nên áp dụng 100% những kiến thức, kinh nghiệm đã học được. Đồng thời, người làm công việc này cần phải thường xuyên cập nhật những kiến thức, công cụ mới các phần mềm nhân sự mới để ứng dụng vào trong doanh nghiệp của mình nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tìm hiểu kinh nghiệm làm quản lý nhân sự
Bước 3: Tham gia các khóa đào tạo và chứng chỉ chuyên môn
Mặc dù học từ những người quản lý và áp dụng vào thực tế sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh trên con đường quản lý nhân sự nhưng bạn vẫn cần tham gia các khóa học đào tạo chuyên sâu để hiểu được những nguyên lý cơ bản trong cách quản lý. Sau mỗi khóa học, trung tâm đào tạo sẽ cấp chứng chỉ chuyên môn cho bạn. Với chứng chỉ này, bạn sẽ dễ dàng nộp đơn vào những vị trí quản lý nhân sự hơn.
Dù bạn là một người quản lý nhân sự, quản lý cửa hàng, nhân viên bán hàng hay một nhà diễn giả tài ba thì việc đi học một khóa chuyên nghiệp về quản lý nhân sự vẫn là điều cần thiết.
Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng tìm hiểu về kinh nghiệm làm quản lý nhân sự vô cùng hữu ích. Unica hy vọng các bạn sẽ không ngừng trau dồi cho mình những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết để có thể trở thành người quản lý nhân sự xuất sắc trong tương lại nhé. Một gợi ý cho bạn về mô hình quản trị Holacracy giúp doanh nghiệp quả trị nhân sự nhanh chóng tiết kiệm thời gian.
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Nghệ thuật quản trị"