Kỹ Năng
Danh sách các kiểu bơi đang được yêu thích nhất hiện nay
Bạn là người mới bắt đầu học bơi? Vậy, bạn đã tìm ra được kiểu bơi nào phù hợp với mình chưa? Dưới đây là những kiểu học bơi dễ nhất dành cho người mới bắt đầu, các bạn hãy cùng tham khảo.
Ý nghĩa của việc học bơi
Bơi là một môn thể thao vô cùng lành mạnh và được nhiều người yêu thích. Bơi phù hợp với mọi lứa tuổi như người già, tuổi trung niên, trẻ em... Cùng Unica điểm qua ý nghĩa của việc học bơi như sau:
Bơi là việc bạn vận động các bộ phận cơ thể dưới nước. Chính vì vậy bơi giúp lưu thông hệ tuần hoàn máu, rất tốt cho hệ tim mạch.
Bơi đòi hỏi một quá trình vận động tay, chân, mặt một cách uyển chuyển. Vì thế những người học bơi, đặc biệt là trẻ em sẽ có một cơ thể linh hoạt, nhanh nhẹn, năng động hơn rất nhiều.
Bơi dưới nước đòi hỏi não luôn phải hoạt động không ngừng nghỉ. Vì vậy học bơi còn kích thích não bộ phát triển.
Bơi lội giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, rất tốt cho xương khớp. Trẻ em học bơi ngay từ khi còn nhỏ sẽ hỗ trợ tăng chiều cao.
Bơi lội còn giúp giải tỏa căng thẳng, stress vô cùng hiệu qảu.
Biết bơi sẽ giúp bạn chống được đuối nước, tự cứu được bản thân mình trước những biến cố của thời tiết.
Bơi lội kết hợp với ăn uống khoa học sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Bơi giúp trẻ em tăng chiều cao hiệu quả
Các kiểu học bơi
Bơi sải
Bơi sải hay còn gọi là bơi trườn sấp (tiếng Anh gọi là Freestyle stroke) là kiểu bơi nhanh nhất trong các kiểu bơi.
Tư thế bơi sải: Khi bơi sải, bạn sử dụng 2 tay liên tục để so le về phía trước, gạt nước về phía sau làm động lực chính đưa cơ thể tiến lên. Thân hình giữ thẳng, không lên xuống như bơi ếch, bơi bướm; đôi chân vẫy so le với hình thức giữ thẳng gối, duỗi thẳng 2 bàn chân, biên độ góc gấp ít thay đổi. Trong quá trình bơi nên để cơ thể được thoải mái nhất và động tác bơi nhẹ nhàng để giữ cho phần thân sau được nổi, toàn bộ thân thể thẳng hàng gần như ngang với mặt nước.
Vì động tác đạp chân của bơi sải thường mạnh hơn, gây nhiều tiếng động nên bơi sải ít được sử dụng hơn bơi ếch và bơi bướm. Tuy nhiên, tốc độ bơi sải nhanh nên thường được áp dụng trong các trường hợp cứu người bị đuối nước.
Các động tác cần thiết khi bơi sải
Bơi bướm
Bơi bướm là kiểu bơi úp sấp ngực, động tác của đôi tay tương tự, đối xứng nhau, kết hợp đạp chân bướm (còn gọi là đạp chân cá heo). Trong khi các kiểu bơi trườn sấp, bơi ếch, bơi ngửa có thể tương thích cho người mới tập bơi, thì bơi bướm là kiểu khó, đòi hỏi kỹ thuật cũng như thể lực thật tốt. Bơi bướm là kiểu bơi mới nhất được đưa vào thi đấu, bơi bướm lần đầu xuất hiện năm 1933, khởi nguồn hình thành từ kiểu bơi ếch.
Ví dụ minh họa về bơi bướm
Tốc độ cực đại trong bơi bướm cao hơn trong bơi trườn sấp, bởi sự kết hợp đồng thời kéo, đẩy nước của 2 tay. Vì vậy, bạn phải biết và thật thành thạo với 2 kiểu bơi ếch và bơi sải thì khi học bơi bướm sẽ dễ dàng hơn.
Bơi ếch
Trong các kiểu học bơi, không thể bỏ qua kiểu bơi ếch. Bơi ếch là kiểu bơi chậm và cơ bản nhất so với các kiểu bơi sải, bơi bướm,... Gọi là bơi ếch bởi động tác bơi giống y hệt động tác của con ếch khi đang bơi. Theo đánh giá của các chuyên gia thì bơi ếch được xem là phù hợp nhất với những người chưa biết bơi hoặc đang tập bơi bởi những người khi mới bắt đầu học bơi thường chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn về thể lực, độ săn chắc của cơ và tay nên bơi ếch là một sự lựa chọn thông minh và sáng suốt.
Hơn nữa, nếu bạn học bơi ếch tốt sẽ là nền tảng vững chắc giúp các bạn có thể học các động tác bơi khác một cách dễ dàng và hiệu quả.
Động tác bơi ếch giống hình con ếch khi đang bơi
Bơi ngửa
Bơi ngửa là kiểu bơi có kỹ thuật tương đối giống với bơi sải nhưng tư thế cơ thể thì hoàn toàn khác, nếu bơi sải là sự tiếp xúc với nước thì bơi ngửa bạn phải ngửa mặt lên trên. Khi bơi ngửa, tay bạn cũng phải quạt luân phiên nhau, chân đảo ngược, cơ thể nghiêng từ bên này sang bên kia.
Trong các giải thi đấu bơi lội, đòi hỏi các vận động viên (VĐV) phải nằm ngửa và không được xoay quá 90 độ so với đường nằm ngang. Vì vậy, nếu bạn sẵn sàng tìm hiểu thấu đáo và bơi với cơ chế kỹ thuật chính xác thì bơi ngửa có thể là “chìa khóa” giúp bạn tạo dựng sự thành công.
Ví dụ minh họa về bơi ngửa
Bơi lội, fitness là những bài tập thể dục giúp bạn tăng cường sức khoẻ nhanh chóng. Đăng ký khoá học bơi và fitness trực tuyến qua video với huyến luyện viên chuyên nghiệp. Từ đó, bạn có thể làm chủ cơ thể của mình ngay tại nhà, cải thiện chiều cao và lấy lại vóc dáng nhanh chóng.
[course_id:957,theme:course]
[course_id:623,theme:course]
[course_id:830,theme:course]
Những lưu ý trước khi bơi lội
Khởi động cơ thể trước khi bơi
Theo các chuyên gia khuyến cáo, để đề phòng những hệ lụy không mong muốn có thể xảy ra như chuột rút hay đuối nước, trước khi đi bơi bạn cần tiến hành tập các bài thể dục để khởi động chân, tay. Thời gian thích hợp nhất cho mỗi bài khởi động là từ 7 - 10 phút. Cách làm này không chỉ giúp bạn làm ấm cơ thể, hạn chế sự mệt mỏi mà còn giúp các cơ xương của bạn được co giãn đều hơn, tránh được tình trạng bị co giật khi xuống nước.
Bổ sung thêm nhiều nước
Cũng giống như các bộ môn thể thao khác, bạn cần phải bổ sung đủ nước cho cơ thể trước, trong và sau khi bơi. Bởi khi bạn bơi cơ thể rất dễ mất nước, vì vậy trước khi đi bơi bạn nên chuẩn bị cho mình một bình nước khoảng 1000ml để cung cấp lượng nước cho cơ thể bất cứ lúc nào bạn có cảm giác khát.
Mang theo các dụng cụ hỗ trợ
Dụng cụ bơi lội như: kính, mũ chụp đầu, phao bơi,... sẽ là những công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các bạn có thể tự tin vui đùa với nước và có cảm giác an toàn hơn. Vì vậy, nếu cho trẻ nhỏ đi bơi, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ hỗ trợ này vừa an toàn, tiện dụng lại có thể hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Sử dụng kính bơi sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bơi
Kết luận
Trên đây, Unica đã chia sẻ đến các bạn 4 kiểu học bơi được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn có thể tự tin bơi lội cũng như tránh được một số tai nạn đáng tiếc ở dưới nước.
19/06/2019
5253 Lượt xem
6 Lưu ý trước và sau khi bơi lội để tốt cho sức khỏe
Bơi lội không chỉ là một môn thể thao rèn luyện sức khỏe mà còn là một phương pháp hữu ích giúp bạn rèn luyện kỹ năng sống một cách hiệu quả. Vậy, trước khi bơi bạn nên lưu ý những gì? Hãy cùng Unica tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Trước khi bơi
Khởi động cơ thể trước khi đi bơi
Theo các chuyên gia khuyến cáo, để đề phòng những hệ lụy không mong muốn có thể xảy ra như chuột rút hay đuối nước, trước khi đi bơi bạn cần tiến hành tập các bài thể dục để khởi động chân, tay. Thời gian thích hợp nhất cho mỗi bài khởi động là từ 7 - 10 phút. Cách làm này không chỉ giúp bạn làm ấm cơ thể, hạn chế sự mệt mỏi mà còn giúp các cơ xương của bạn được co giãn đều hơn, tránh được tình trạng bị co giật khi xuống nước.
Ngoài ra, việc khởi động trước khi bơi sẽ giúp bạn điều hòa được thân nhiệt và nhiệt độ trong cơ thể, giúp bạn có một sức khỏe dẻo dai hơn và hạn chế bệnh tim mạnh.
Nên khởi động trước khi bơi để hạn chế những hệ lụy không đáng có
Bổ sung đủ nước khi đi bơi
Cũng giống như các bộ môn thể thao khác, bạn cần phải bổ sung đủ nước cho cơ thể trước, trong và sau khi bơi. Bởi khi bạn bơi cơ thể rất dễ mất nước, vì vậy trước khi đi bơi bạn nên chuẩn bị cho mình một bình nước khoảng 1000ml để cung cấp lượng nước cho cơ thể bất cứ lúc nào bạn có cảm giác khát.
Đặc biệt, sau khi bơi là lúc cơ thể cần nạp một lượng nước đáng kể để lấy lại cân bằng sau một thời gian bạn ngâm mình dưới nước. Vì vậy, nếu bạn không bổ sung nước ngay sau khi bơi sẽ khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi và chán nản. Kéo dài tình trạng này cơ thể của bạn sẽ bị mất nước, thiếu nước.
>>> Top 4 kiểu bơi lội hot nhất dành cho người mới bắt đầu
Mang theo các dụng cụ hỗ trợ
Dụng cụ bơi lội như: kính, mũ chụp đầu, phao bơi,... sẽ là những công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các bạn có thể tự tin vui đùa với nước và có cảm giác an toàn hơn. Vì vậy, nếu cho trẻ nhỏ đi bơi, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ hỗ trợ này vừa an toàn, tiện dụng lại có thể hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Nên mang mũ, kính bơi để bảo hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào mắt và tai
Bơi lội, fitness là những bài tập thể dục giúp bạn tăng cường sức khoẻ nhanh chóng. Đăng ký khoá học bơi và fitness trực tuyến qua video với huyến luyện viên chuyên nghiệp. Từ đó, bạn có thể làm chủ cơ thể của mình ngay tại nhà, cải thiện chiều cao và lấy lại vóc dáng nhanh chóng.
[course_id:957,theme:course]
[course_id:623,theme:course]
[course_id:830,theme:course]
Sau khi bơi
Tắm gội sạch sẽ
Nếu trước khi chuẩn bị bơi lội bạn đã tắm tráng qua một lần để cân bằng thân nhiệt thì sau khi bơi xong bạn hãy tắm gội lại một cách kỹ càng hơn. Bởi nước trong bể bơi có nồng độ chất khử cao, dễ gây kích ứng da và khô da. Vì vậy, sau khi bơi bạn nên tắm gội lại bằng nước thường và xà bông tắm để hạn chế những vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.
Ngoài ra, sau khi bơi xong bạn cũng nên chăm sóc “vùng kín” sạch sẽ và cẩn thận bằng cách sử dụng thêm dung dịch vệ sinh có hoạt tính dịu nhẹ để tránh bị tấn công bởi các hóa chất độc hại và các mầm bệnh ẩn họa. Đặc biệt, đối với những chị em phụ nữ đang ở thời kỳ đèn đỏ hoặc đang bị mắc các bệnh phụ khoa thì không nên đi bơi.
>>> Hướng dẫn cách lấy hơi khi bơi bạn nên biết
>>> Mách bạn 4 cách học bơi nhanh, hiệu quả
Không ăn quá no sau khi bơi
Bơi lội là quá trình giúp bạn lấy lại sự cân bằng về sức khỏe sau một khoảng thời gian dài căng thẳng và mệt mỏi. Bên cạnh đó, bơi lội cũng là một cách luyện tập giúp các bạn lấy lại vóc dáng thon gọn hơn nếu biết cách cân bằng trong chế độ dinh dưỡng.
Thông thường, sau khi bơi xong bạn sẽ có cảm giác đói bụng và thèm ăn. Thế nhưng, bạn đừng nên ăn uống lấp đầy 100% cái bụng rỗng của mình vì nó sẽ khiến cho bạn dễ bị tăng cân, béo phì nhất là trong giai đoạn giảm cân.
Vì vậy, sau khi bơi, nếu bạn biết cách cân bằng chế độ dinh dưỡng như ăn nhiều rau xanh, hoa quả,... thì đây sẽ là một biện pháp tuyệt vời giúp các cô nàng lấy lại vòng eo “con kiến”.
Ăn nhiều hoa quả, rau xanh sẽ giúp bạn lấy lại vóc dáng thon gọn và cân bằng sức khỏe
Vệ sinh tai sạch sẽ
Nước tại bể bơi chính là “thủ phạm” khiến bạn bị viêm tai, viêm tai giữa,... Vì thế, sau khi bơi bạn nên vệ sinh tai sạch sẽ bằng bông tai thấm khô nước để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
Kết luận
Trên đây, Unica đã chia sẻ đến các bạn những lưu ý cần thiết khi mới học bơi. Hy vọng rằng, với những kiến thức bổ ích này, sẽ giúp các bạn có một hành trang vững vàng trước khi “bắt tay” vào học một bộ môn thể thao “vua”. Chúc các bạn thành công!
18/06/2019
4123 Lượt xem
Bật mí các bước lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự hiệu quả
Nhân sự chính là một trong những yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sự thành bại của bất kì một công ty, doanh nghiệp nào. Có lẽ vì vậy mà việc lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự luôn là công đoạn quan trọng quyết định “sức khỏe” doanh nghiệp của bạn. Vậy để xây dựng một kế hoạch tuyển dụng hiệu quả cần thực hiện những bước nào? Hãy cùng Unica tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Kế hoạch tuyển dụng nhân sự là gì?
Kế hoạch tuyển dụng nhân sự chính là hoạt động tuyển dụng, chiêu mộ những người có đủ khả năng đáp ứng được vị trí mà doanh nghiệp đang tìm kiếm như trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ với công việc. Kế hoạch tuyển dụng nhân sự này là khâu do đội ngũ HR đảm nhiệm phần lớn.
Tuy nhiên chiến lược tuyển dụng nhân sự không chỉ là quy trình “điền vào ô trống”. Nó đòi hỏi nhiều hơn các yếu tố. Bên cạnh việc chiêu mộ được nhân lực tiềm năng, ứng viên cũng cần đáp ứng phù hợp với môi trường văn hóa của doanh nghiệp.
Để thu hút được nhiều ứng viên thì bạn cần xây dựng khung năng lực của doanh nghiệp mình thật tốt điều này là tiền đề giúp cho các ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển vào doanh nghiệp của bạn hơn.
Nhân sự luôn được xem là yếu tố nòng cốt quyết định sự thành bại của mỗi một công ty
Vai trò của kế hoạch tuyển dụng nhân sự đối với doanh nghiệp
Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều có một bộ phận chuyên viên tuyển dụng nhân sự. Họ có vai trò tìm kiếm và đánh giá cũng như lựa chọn ra những cá nhân có đủ năng lực, kỹ năng và phù hợp với văn hóa công ty để chiêu mộ họ về làm việc tại doanh nghiệp của mình. Kế hoach tuyển dụng có vai trò:
- Tìm kiếm, cung cấp cho doanh nghiệp đội ngũ lao động lành nghề và phù hợp.
- Hiệu quả kinh doanh được đẩy mạnh, chọn đúng nguồn lao động – đi đúng phương hướng đã đề ra.
- Kế hoạch tuyển dụng nhân sự phù hợp giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí kinh doanh. Bên cạnh đó là sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách.
- Quá trình “đãi cát tìm vàng” này giúp tìm ra người có khả năng gắn bó lâu dài và tiết kiệm thời gian.
Kế hoạch tuyển dụng nhân sự hiệu quả
Khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự ngắn hạn, nhà tuyển dụng cần phải thực hiện 2 bước sau:
Bước 1: Xác định loại tuyển dụng
Bước tuyển dụng này hoàn toàn dựa trên tính cấp thiết của công việc mà doanh nghiệp đang cần trong thời điểm hiện tại. Có thể là tuyển dụng gấp vì triển khai một dự án mới mà chưa có người đảm nhận hoặc nhu cầu cần thay thế ngay khi nhân sự cũ nghỉ đột xuất và vị trí đó còn trống.
- Vị trí nào đang cần chiêu mộ người tài? Vì sao cần người ở vị trí đó?
- Những kỹ năng nào cần có ở vị trí bổ sung đó
- Quy mô nhân sự đã hợp lý chưa? Vì sao cần thay đổi?
- Dự án nào doanh nghiệp muốn triển khai trong thời gian tới?
- Khả năng phát triển của công ty trong tương lai gần/ xa?
Để tuyển dụng được người tài nhà tuyển dụng phải có một kế hoạch cụ thể, rõ ràng
Bước 2: Lên kế hoạch và lịch tuyển dụng
Để thực hiện được bước này, người tuyển dụng phải làm rõ yêu cầu đối với nhân sự như: năng lực, mức lương và thời gian thử việc, sự phù hợp với văn hóa,... của người ứng viên để xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự cụ thể. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ tiến hành sàng lọc hồ sơ phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty và có kế hoạch cho buổi phỏng vấn được diễn ra một cách thành công.
Bước 3: Sử dụng những công cụ bổ trợ
Sau khi bạn đã lên được sẵn lịch tuyển dụng cho cả năm thì bạn cần sử dụng đến những công cụ để tối ưu giúp bạn tìm kiến được những ứng viên có những phẩm chất phù hợp với những tiêu chí mà bạn đã đưa ra, một số còn phục vụ cho quá trình lọc và tuyển chọn ứng viên...
Bước 4: Xác định kỹ năng yêu cầu cho từng vị trí tuyển dụng
Bạn cần đưa ra được những yêu cầu như kiến thức, kỹ năng, phẩm chất ở những vị trí tuyển dụng cần phải có. Công việc hàng ngày của họ là gì? Mục tiêu và kết quả mà bạn muốn những người nhân viên thực hiện được là gì? Đó là những câu hỏi bạn cần phải xác định để tuyển dụng được đúng người, đúng vị trí.
Để làm tốt bước này bạn cần tham vấn ý kiến từ những trưởng bộ phận của ví trí tuyển dụng. Ví như như: Nếu tuyển vị trí sale thì bạn nên tham khảo ý kiến từ trường phải Sale để đưa ra được những yêu cầu phẩm chất và kỹ năng phù hợp nhất với các ứng viên.
Bước 5: Lập ngân sách cho kế hoạch tuyển dụng
Căn cứ vào số tuền năm trước bạn chi cho hoạt động tuyển dụng thì bạn cũng có thể ước lượng được ngân sách gần đúng nhất cho chi phí kỳ tuyển dụng năm nay. Một vào chi phí sẽ phải trả cho chương tình tuyển dụng bao gồm:
- Quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.
- Chi phí cho các nền tảng tuyển dụng (như Vietnam Works hay TopCV).
- Chi phí cho việc xây dựng thương hiệu.
- Chi phí cho nhân sự HR.
- Chi phí cho việc tham gia và tổ chức các ngày hội tuyển dụng.
- ...
Bước 6. Xây dựng bản mô tả tuyển dụng hấp dẫn
Việc thu hút các ứng viên tốt đến với doanh nghiệp bạn thì hơn hết doanh nghiệp nên xây dựng một bản kế hoạch công việc cụ thể và hấp dẫn. Bạn chỉ nên nhấn mạnh vào những điều mà ứng viên có thể nhận được. Thậm chí, bạn nên giới thiệu qua về tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp mình để ứng viên có cái nhìn cụ thể hơn đối với văn hóa môi trường họ đang mong muốn được gia nhập.
Bước 7. Thiết lập quy trình tuyển dụng rõ ràng
Tiếp đó, bạn cần thiết lập một quy trình tuyển dụng rõ ràng để phân loại và chọn lựa những ứng viên phù hợp. Tất nhiên, việc tạo ra một quy trình phù hợp với tất cả mọi người là một điều không tưởng. Tuy nhiên, việc áp dụng nhiều cách tiếp cận ứng viên khác nhau là điều nên làm. Bằng cách này hay cách khác, bạn nên cân nhắc đưa những câu hỏi phỏng vấn và thử thách có thể bộc lộ tính cách của từng ứng viên.
8. Xác thực thông tin về ứng viên
Ở bước này, sau khi bạn đã lựa chọn xong ứng viên phù hợp, bạn nên kiểm tra thật kỹ lai lịch và thông tin về người được chọn đó. Tất nhiên đây có thể là bước không quá quan trọng, nhưng nếu không cẩn thận, bạn có thể gây rắc rối cho doanh nghiệp liên quan tới những vấn đề pháp lý không đáng có.
Ngoài ra, việc kiểm tra thông tin của ứng viên còn giúp bạn nhận ra được những người đang nói dối hay không. Bởi nhiều trường hợp để được nhận vào các doanh nghiệp lớn thì nhiều ứng viên có xu hướng thổi phồng lý lịch của mình lên và hy vọng không ai dành thời gian để xác minh thông tin.
Bước 9. Đưa ra lời đề nghị tới ứng viên
- Đưa ra lời đề nghị tới ứng viên được chọn sao cho hợp lý cho cả đôi bên là một công việc không hề đơn giản, đòi hỏi người offer phải có kỹ năng thương thuyết tốt.
- Để đảm bảo bước này được diễn ra một cách trơn tru, bạn nên tham khảo quy trình sau: Đầu tiên, bạn nên là người chủ động email hoặc gọi điện cho ứng viên để đề xuất lương khởi điểm. Một khi nhận được cái gật đầu xác nhận từ ứng viên, bạn cũng cần phải hợp thức hóa sự đồng ý đó bằng văn bản.
- Thông thường, nếu 9 trên 10 offer bạn đưa ra đều nhận được cái gật đầu từ ứng viên, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang đi đúng hướng.
10. Công việc tiếp theo sau khi nhận được lời đồng ý từ ứng viên
Đây có phải là bước cuối cùng trong quy trình tuyển dụng? Chắc chắn là chưa phải rồi, vì bạn cần phải định hình xem mình cần phải thực hiện những gì để giúp nhân viên sớm hòa nhập với môi trường làm việc của doanh nghiệp.
Một phần quà chào mừng nhỏ dành cho ứng viên? Một tuần giới thiệu về văn hóa công ty và làm quen với đồng nghiệp? Sự giúp đỡ từ những người đồng nghiệp? Tất cả đều cần thiết để khiến người nhân viên mới nhanh chóng bắt đúng nhịp với công việc.
11. Học hỏi từ những kinh nghiệm bạn thu được
Và cuối cùng, bạn cần phải tự rút ra cho mình những bài học từ thực tế. Bạn đã nhận được gì từ chương trình tuyển dụng vừa qua? Có điều gì cần phải cải thiện?
Như vậy, với những bước lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự như trên, chắc chắn sẽ giúp bạn có được những đợt tuyển dụng đầy hiệu quả. Đây cũng là cơ sở để những nhà nhân sự có thể rèn luyện được kỹ năng nghề nghiệp của mình.
Việc lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự không quá khó, tuy nhiên để kế hoạch đó được thực thi một cách hiệu quả và “sức khỏe” doanh nghiệp của bạn luôn được cải thiện bạn cần phải nỗ lực rất nhiều. Ngoài việc trau dồi học tập các kỹ năng lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự qua sách vở, kinh nghiệm thực tiễn bạn cũng không nên bỏ qua những khóa học quản lý nhân sự được giảng dạy từ các chuyên gia.
Chúc bạn thành công!
17/06/2019
1924 Lượt xem
Headhunter là gì? Tất tần tật về nghề Headhunter
Trong thị trường tuyển dụng lao động đầy cạnh tranh hiện nay, thuật ngữ “Headhunter” đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu một cách rõ ràng Headhunter là gì? Trong phạm vi bài viết dưới đây, Unica sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
Headhunter là gì?
Headhunter được hiểu là dịch vụ “săn đầu người” được các công ty chuyên cung cấp giải pháp tuyển dụng triển khai, để tìm ra những ứng viên phù hợp với vị trí công việc theo yêu cầu của doanh nghiệp cần tuyển. Headhunter cũng được hiểu là nghề của một người chuyên đảm nhận công việc tìm “nhân tài” theo đặt hàng của các doanh nghiệp, công ty.
Công việc của một Headhunter?
Để dễ dàng trong quá trình làm việc, người quản lý hoặc chuyên viên nhân sự sẽ đưa ra một bản mô tả về vị trí ứng viên họ muốn tìm kiếm, về kinh nghiệm, yêu cầu công việc, các kỹ năng cứng và mềm cũng như mô tả các loại tính cách ứng cử viên sẽ phù hợp với doanh nghiệp của họ.
Thiết lập, triển khai và nâng cấp các chiến dịch online marketing để quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ headhunting. Từ đó, đơn vị headhunt có thêm “đơn đặt hàng” từ các nhà tuyển dụng (Employer) và số lượng lớn các ứng viên.
- Tiến hành tổng hợp những yêu cầu tuyển dụng của các khách hàng doanh nghiệp (tuyển vị trí nào, phần mô tả công việc, số lượng ứng viên cho từng vị trí và khu vực cần tuyển, thời gian hẹn phỏng vấn, thời hạn đăng tin tuyển dụng,...) và offer chi phí sử dụng dịch vụ.
- Gửi thư mời ứng tuyển cho các ứng viên bị động và cập nhật thông tin từ họ để bổ sung vào hệ thống các ứng viên tiềm năng cho các doanh nghiệp khi cần.
- Sàng lọc các hồ sơ của các ứng viên để tìm kiếm nhân sự cấp cao và hẹn lịch phỏng vấn với các ứng viên để chọn lọc ứng viên phù hợp theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.
- Yêu cầu ứng viên xác nhận lịch phỏng vấn.
- Tiến hành phỏng vấn ứng viên và báo kết quả phỏng vấn và các ứng viên trúng tuyển cho đơn vị sử dụng dịch vụ headhunter. Sau đó, nhà tuyển dụng sẽ hẹn lịch phỏng vấn trực tiếp với các ứng viên được cung cấp theo đúng quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp.
- Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng doanh nghiệp và ứng viên để cải thiện chất lượng dịch vụ headhunting.
Những yếu tố cần để trở thành một headhunter giỏi
Biết cách sàng lọc ứng viên nhanh và hiệu quả
- Để trở thành một headhunter đầu tiên là bạn phải biết cách sàng lọc ứng viên một cách nhanh chóng và hiệu quả nếu không bạn sẽ bị tuột mất những ứng viên có tiềm năng vào các công ty đối thủ khác. Headhunter cũng cần phải sàng lọc hàng trăm ứng viên trong thời gian sớm nhất. Hoặc sàng lọc ra những ứng viên Overqualified một cách nhanh nhất.
- Nếu muốn sàng lọc hiệu quả thì bạn phải nhìn được các góc tối mà ứng viên đang che đậy trong hồ sơ. Để biết được câu trả lời, bạn luôn đặt câu hỏi "Tại sao họ lại từ bỏ công ty tốt với mức lương cao?"
Thấu hiểu ứng viên và doanh nghiệp
Một headhunter cần hiểu được yêu cầu của nhà tuyển dụng như khả năng chi trả lương, môi trường làm việc... Ngoài ra bạn cũng cần nhìn được năng lực và kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn của các ứng viên, lý do tìm việc và môi trường là việc mà họ yêu thích. Từ đó headhunter sẽ đưa ra những chiến lược cũng như phương pháp hiệu quả cho việc kết nối ứng viên và khách hàng doanh nghiệp.
Có mối quan hệ rộng
- Ngày nay thị trường tuyển dụng ngày càng cạnh tranh, việc để tuột mất ứng viên tiềm năng hay khách hàng vào tay đối thủ là việc thường xuyên gặp phải. Do đó, để giảm thiểu vấn đề này mỗi headhunter cần tạo cho mình các mối quan hệ rộng với các ứng viên và doanh nghiệp.
- Có được mối quan hệ rộng thì việc bạn phát hiện ra những ứng viên tiềm năng chưa được các công ty tuyển dụng khác biết đến là rât nhanh chóng và dễ dàng.
Sức mạnh khi làm việc với các headhunter
Khi bạn làm việc với các headhunter họ sẽ cung cấp cho bạn một cách chính xác về các công ty bạn thấy phù hợp, họ sẽ cải thiện đáng kể cơ hội tìm thấy công việc tiếp theo của bạn. Ngoài ra, khi bạn có mối quan hệ tốt với các headhunter họ sẽ mang đến cho bạn những cơ hội lớn trong tương lai vì họ sẽ giữ liên lạc và cung cấp cho bạn biết về vị trí tuyển dụng phù hợp cho sự phát triển sự nghiệp của bạn.
Vì sao Headhunter lại được ưa chuộng hiện nay?
Hiện nay, khi cần tuyển dụng những vị trí công việc cấp cao mà các doanh nghiệp không muốn quảng cáo rộng rãi vị trí cần tuyển hoặc không thể chủ động tìm được người phù hợp, họ sẽ tìm giải pháp sử dụng dịch vụ Headhunter của bên thứ 3 – “môi giới tuyển dụng”. Vì sao các doanh nghiệp lại chọn loại dịch vụ này?
Thông thường đối với những ứng viên có trình độ chuyên môn cao họ rất ít khi muốn công khai hồ sơ xin việc của mình trên các website tìm việc làm trực tuyến hay nộp đại trà vào các doanh nghiệp đang tuyển dụng. Chỉ khi nào họ chắc chắn đã tìm hiểu đầy đủ thông tin về nhà tuyển dụng cũng như công việc họ mong muốn họ mới ứng tuyển. Mặc dù các doanh nghiệp đều có bộ phận nhân sự, tuy nhiên nếu không duy trì được mối quan hệ với các ứng viên cấp cao, hoặc không nắm bắt được thông tin của những ứng cử viên sáng giá sẽ khiến doanh nghiệp khó có thể tự tìm kiếm được nhân tài phù hợp. Lúc này, nhà tuyển dụng sẽ cần phải tìm đến Headhunter. Đó cũng là lý do lý giải vì sao Headhunter lại được ưa chuộng hiện nay.
Ngoài ra có thể do bộ phận tuyển dụng nhân sự gặp khó khăn trong việc tìm ra người tài, phù hợp với những vị trí đó.
Với những thông tin mà Unica vừa cung cấp có trong khóa học tuyển dụng, chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi Headhunter là gì và vì sao Headhunter lại được ưa chuộng hiện nay rồi phải không? Tuy nhiên, để có thể trở thành một Headhunter giỏi không hề dễ như bạn nghĩ. Bạn cần phải trau dồi rất nhiều kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực, ngành nghề, ưu điểm cũng như những khó khăn của công việc.
Chúc bạn thành công!
17/06/2019
2080 Lượt xem
8 kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả dành cho nhà quản lý
Đối với mỗi một doanh nghiệp, nguồn lực để phát triển công việc kinh doanh chính là đội ngũ nhân viên. Nhưng để nhân viên có động lực làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt, đem lại lợi nhuận cao thì một trong những yếu tố quan trọng đó chính kỹ năng quản lý nhân sự, lãnh đạo nhân viên. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chỉ ra 8 kỹ năng quản lý nhân sự cốt lõi mà nhà quản lý cần sở hữu.
Luôn là tấm gương sáng
Khi đã giữ vai trò là một người quản lý (làm sếp) không có nghĩa là bạn tự cho mình đặc quyền được đi làm muộn, hay ngồi một chỗ “chỉ tay năm ngón”. Giữa bạn và nhân viên chỉ khác nhau về cấp bậc mà thôi. Vì vậy, ngoài việc phải gánh vác những công việc đầy áp lực, khó khăn bạn vẫn phải làm việc như những người khác. Hãy là một tấm gương sáng cho nhân viên cấp dưới noi theo về kỷ luật cũng như phong cách và tác phong làm việc. Có như vậy thì nhân viên mới có cái nhìn khác về bạn, họ sẽ tôn trọng và tin tưởng bạn và hoàn thiện công việc một cách tốt hơn.
Người làm quản lý phải luôn là tấm gương sáng để nhân viên noi theo
Phải có kỹ năng lãnh đạo
Để quản lý nhân sự hiệu quả nhất, điều kiện tiên quyết là bạn phải có kỹ năng lãnh đạo. Bạn phải biết cách hoạch định các mục tiêu, kế hoạch rõ ràng như giao việc dựa trên kinh nghiệm, khả năng và sở trường của từng nhân viên. Trong quá trình giao việc cho nhân viên, thay vì giám sát theo dõi nhân viên, bạn hãy tin tưởng vào khả năng của họ. Bạn hãy cho nhân viên có không gian tự chủ, độc lập trong quá trình làm việc và giải quyết vấn đề theo kế hoạch chung có như vậy thì công việc mới đạt hiệu quả như bạn mong đợi.
Có kỹ năng giao tiếp, lắng nghe
Đây là một trong những kỹ năng quản lý nhân sự quan trọng nhất mà bất kỳ một nhà quản lý nào cũng cần phải có. Một quản lý giỏi giao tiếp họ sẽ biết cách chỉ đạo công việc hiệu quả và biết lắng nghe, biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên. Bởi qua đó họ không chỉ thu được những thông tin cần thiết, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, mà còn có những giải pháp động viên, khích lệ để nhân viên làm việc tốt hơn. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để phá bỏ rào cản trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.
Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng của người làm quản lý nhân sự
Kỹ năng phát triển nhân viên
Trong quá trình làm việc, nhà quản lý phải biết lựa chọn thời điểm thích hợp để đào tạo, phát triển nhân viên. Việc làm này không chỉ giúp cho nhân viên nâng cao năng lực bản thân mà còn tạo động lực, khích lệ tinh thần để nhân viên hoàn thành công việc một cách xuất sắc.
Biết cách phân chia công việc phù hợp
Một nhà quản lý nhân sự tài ba, bạn phải có kỹ giao việc phù hợp cho từng nhân viên. Bởi người quản lý dù có tài giỏi thế nào cũng không thể cùng một lúc làm hết phần việc của một tập thể. Vì vậy, bạn hãy căn cứ vào năng lực của từng cá nhân, nắm bắt điểm mạnh, điểm hạn chế của mỗi người để giao việc phù hợp. Làm được điều này, bạn sẽ dễ dàng giao việc cho nhân viên mà không lo sợ họ không làm được hoặc công việc quá sức đối với họ.
Trên đây là những kỹ năng cần thiết mà một nhà quản lý nhân sự cần biết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về các kỹ năng quản lý nhân sự, từ đó xây dựng bộ máy nhân sự chất lượng nhất.
Chúc bạn thành công!
>> Quy trình quản lý nhân sự hiệu quả mà các nhà lãnh đạo không nên bỏ qua
>> Bật mí 3 nghệ thuật quản lý nhân sự bạn không nên bỏ qua
17/06/2019
694 Lượt xem
Quy trình quản lý nhân sự hiệu quả thông qua 9 bước cơ bản
Làm sao để quản lý nhân sự hiệu quả luôn là bài toán khó khiến không ít doanh nghiệp phải đau đầu. Khi gặp phải bài toán này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải nắm được các bước để xây dựng một quy trình quản lý nhân sự hiệu quả để phù hợp với từng bước đi chiến lược của công ty. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ bật mí cho bạn 5 bước để quản lý nhân sự tốt nhất mà các nhà lãnh đạo không nên bỏ qua.
Quản lý nhân sự là gì?
Quản trị nhân sự hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực là công việc rất quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào. Theo giáo sư người Mỹ Dinock: "Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ những biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả những trường hợp xảy ra có liên quan đến một loại công việc nào đó''; còn Giáo sư Felix Migro lại nhận định rằng: “Quản trị nhân sự là nghệ thuật chọn lựa những nhân viên mới và sử dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt tới mức tối đa có thể được”.
Quản trị nhân sự hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực
Trong khi đó, theo Wikipedia: “Quản trị nhân sự hay là Quản lý nguồn nhân lực là công tác quản lý các lực lượng lao động của một tổ chức, công ty, xã hội, nguồn nhân lực. Chịu trách nhiệm thu hút, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, và tưởng thưởng người lao động, đồng thời giám sát lãnh đạo và văn hóa của tổ chức, và bảo đảm phù hợp với luật lao động và việc làm”.
Dù là khái niệm nào đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng của công tác quản trị nhân sự vẫn là giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý chất lượng đối với những người tham gia tích cực vào sự thành công của công ty.
Vai trò của quy trình quản lý nhân sự là gì?
Trong doanh nghiệp, quản lý nhân sự đóng vai trò rất quan trọng, cụ thể:
1. Xây dựng một môi trường làm việc tốt
Một doanh nghiệp muốn giữ được “chân” nhân viên gắn bó lâu dài thì việc xây dựng một môi trường làm việc tốt, văn hóa công ty thân thiện, chuyên nghiệp cũng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Bởi khi được làm việc trong môi trường làm việc tốt, đáng tin cậy sẽ thúc đẩy nhân viên phát huy tính sáng tạo một cách tối đa, từ đó giúp mỗi cá nhân nâng cao năng suất, hiệu quả công việc, đem lại kết quả đáng mong đợi cho cả công ty. Và để đạt được thành tựu đáng khích lệ như vậy thì không thể không kể đến vai trò to lớn của phòng Nhân sự trong việc cung cấp điều kiện làm việc tốt cho nhân viên.
2. Giải quyết tranh chấp
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều không tránh được những tranh chấp hay những xung đột trong quá trình làm việc. Khi gặp phải những tình huống như vậy thì bộ phận Nhân sự sẽ đóng vai trò như một nhà tư vấn, hoặc cầu nối để giải quyết vấn đề một cách êm xuôi. Họ sẽ phải lắng nghe những tâm tư, những lời than phiền của nhân viên, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề một cách phù hợp để trấn an tinh thần của nhân viên, để họ cảm thấy hài lòng với mỗi vấn để và tiếp tục làm việc một cách hiệu quả.
Một trong những vai trò của quản lý nhân sự là giải quyết tranh chấp
3. Duy trì chi phí quản lý
Khi thực hiện các nghiên cứu chi tiết về chính sách lương thưởng, quản lý nhân sự phải thông qua việc phân tích và so sánh giữa mức lương và công việc tương đương mà mỗi nhân sự đảm nhận. Việc làm này không chỉ góp phần duy trì chi phí của doanh nghiệp mà còn tránh bộ máy bị phình ra giúp cho doanh nghiệp vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây cũng là công việc rất quan trọng đối với các công ty vừa và nhỏ có ngân sách bị giới hạn.
4. Khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên
Trong quá trình quản lý nhân sự, người làm công tác quản lý phải làm cho nhân viên luôn cảm thấy hài lòng về môi trường làm việc. Để thực hiện được điều này, họ sẽ xác định nhân viên đang hài lòng và không hài lòng về vấn đề gì thông qua việc tiến hành khảo sát từng nhân viên. Đây là việc làm quan trọng giúp họ biết được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, từ đó xác định những vấn đề còn tồn tại khiến nhân viên không hài lòng, và tìm ra những giải pháp tốt nhất để tạo động lực cho nhân viên.
Trở thành chuyên gia quản lý nhân sự bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn Hiểu rõ các kiến thức căn bản về quản lý nhân sự trong doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ và công cụ công nghệ dành cho người làm công tác nhân sự trong thời hội nhập 4.0,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi:
[course_id:1031,theme:course]
[course_id:1843,theme:course]
[course_id:3078,theme:course]
5. Đem lại lợi ích cho nhân viên
Để nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, người làm công tác quản lý nhân sự phải luôn luôn nghiên cứu và đưa ra những chương trình phúc lợi - quyền lợi cho nhân viên như: chính sách tăng lương, phụ cấp, chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật, hiếu hỉ... Làm tốt điều này thì toàn bộ cán bộ công nhân viên mới yên tâm làm việc và cống hiến dài lâu với doanh nghiệp. Đây cũng chính là chính sách thu hút nhân tài mà doanh nghiệp nào cũng cần phải xây dựng.
6. Xử lý hệ thống tính lương và cập nhật mức lương mới nhất
Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì hệ thống quản lý nhân sự đều có trách nhiệm duy trì hệ thống tính lương cũng như xử lý các đợt tuyển dụng nhân viên hàng tháng, hàng năm. Ngoài ra, bộ phận nhân sự sẽ có trách nhiệm phụ trách và đảm nhiệm đầy đủ các thông tin liên quan đến lương thưởng của toàn bộ nhân viên. Họ sẽ khuyến nghị mức lương của từng nhân viên dựa trên mức lương cơ bản của thị trường đồng thời xác định phạm vi mức lương cho doanh nghiệp nhờ vào những cập nhật thông tin và kiến thức mới nhất.
Xử lý hệ thống tính lương và cập nhật mức lương mới nhất
Yếu tố quan trọng trong quy trình quản lý nhân sự
Những yếu tố quan trọng trong quy trình quản lý nhân sự gồm có chính sách và quy trình, công nghệ và hệ thống quản lý, thời gian, người thực hiện, đánh giá và đo lường. Từng mục cụ thể như sau:
1. Chính sách và quy trình
Muốn quản lý nhân sự hiệu quả, bạn cần có chính sách quản lý rõ ràng để giúp bản thân tiết kiệm thời gian. Một chính sách quản lý rành mạch sẽ giúp nhân sự hiểu và dễ dàng thực hiện theo. Bộ chính sách quản lý rõ ràng còn giúp tránh tình trạng hiểu sai hoặc không hiểu dẫn tới tranh cãi trong quá trình làm việc. Bên cạnh chính sách, quy trình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nhân sự. Quy trình cần rõ ràng, rành mạch theo từng bước cụ thể, không nên viết dài dòng khó hiểu.
2. Công nghệ và hệ thống quản lý nhân sự
Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng tới quy trình quản lý nhân sự đó là công nghệ và hệ thống quản lý nhân sự. Đối với những công ty quy mô nhỏ, số lượng nhân viên không nhiều nên hệ thống quản lý thường đơn giản nên một số đơn vị còn dùng file excel để quản lý. Còn với những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, số lượng nhân sự lên tới hàng trăm, hàng ngàn người thì cần một hệ thống quản lý nhân sự chuyên nghiệp hơn. Việc áp dụng công nghệ cao vào quản lý sẽ giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và công sức của quản lý.
3. Thời gian và kế hoạch
Quy trình quản lý nhân sự cần có kế hoạch cụ thể, mỗi thời điểm khác nhau sẽ có những chính sách khác nhau để phù hợp với yêu cầu công việc. Việc này đòi hỏi kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc của quản lý. Một người quản lý giỏi, nắm vững những kỹ năng cơ bản này sẽ dễ dàng xử lý công việc trong thời gian ngắn. Còn với những quản lý mới hoặc trình độ chuyên môn chưa vững thì việc sắp xếp thời gian và lên kế hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn.
4. Người thực hiện quy trình quản lý nhân sự
Trong một tổ chức, bộ phận hành chính nhân sự sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp tới những công việc liên quan tới nhân viên. Việc cần làm là tìm ra người trực tiếp thực hiện quy trình quản lý nhân sự trong bộ phận này. Người quản lý giàu kinh nghiệm chuyên môn, có nhiều năm làm việc sẽ dễ dàng xử lý công việc hơn so với những người ít kinh nghiệm. Khi công việc được xử lý nhanh, hiệu suất làm việc của nhân sự cũng sẽ tăng theo nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.
Người thực hiện quy trình quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng
5. Đánh giá và đo lường kết quả
Một yếu tố quan trọng khác của quy trình quản lý nhân sự đó là đo lường và đánh giá kết quả. Đây là bước quan trọng không nên bỏ qua. Việc đo lường sẽ giúp lãnh đạo biết được những khúc mắc và vấn đề đang tồn tại trong bộ máy nhân sự để từ đó tìm hướng xử lý phù hợp. Một số trường hợp chủ quan không đánh giá quy trình quản lý doanh nghiệp đã dẫn tới việc xử lý không kịp những vấn đề phát sinh.
Phân loại quản lý nhân sự
1. Quản lý nhân sự chiến lược
Việc quản lý nhân sự chiến lược chủ yếu tập trung vào nhu cầu hiện tại và tương lai. Các yếu tố chính cần kiểm tra gồm tuyển dụng, luân chuyển nhân viên, mức độ hài lòng của nhân viên. Thông qua đây để biết được các yêu cần nhân sự nagwns hạn và dài hạn của mình.
2. Quản lý nhân sự chiến thuật
Hình thức này chủ yếu tập trung vào việc phát triển và lập kế hoạch cho tất cả các nguồn nhân sự của tổ chức.
- Lập kế hoạch với các cấp độ và lịch trình nhân sự dựa trên nhu cầu định lượng và định tính đối với các nguồn nhân lực và năng lực có sẵn.
- Đưa ra kế hoạch nhân sự dài hạn, tạo khuôn khổ cho việc tuyển dụng cũng như lựa chọn và đào tạo nhân viên.
- Cấu trúc nhân viên - cơ bản, chức năng gồm đánh giá công việc, điều kiệm làm, lương thưởng... và kỹ thuật gồm các công cụ...
Quản lý nhân sự chiến thuật gồm nhiều đầu mục công việc
3. Quản lý nhân sự vận hành
Là việc tập trung chủ yếu vào các chức năng hỗ trợ hoặc qua trình đến dòng nhân viên
Ví dụ:
- Thiết lập quy trình tuyển dụng và tuyển chọn.
- Tạo và duy trì hồ sơ nhân viên.
- Cung cấp ID, công cụ, phương tiện làm viêc...
Ngoài ra tất các khoản đầu tư vào nhân sự và các hoạt động liên tục phát triển chuyên môn cũng là một phần trong quản lý nhân sự vận hành.
Quy trình quản lý nhân sự
1. Thiết lập hệ thống quản lý nhân sự
Một hệ thống quản lý nhân sự tốt là khi lãnh đạo cần thông tin về bất cứ một nhân sự nào hệ thống đều có thể cung cấp đầy đủ trong vòng 5 phút. Việc quản lý nhân sự hiệu quả không nhất thiết phải phụ thuộc vào phần mềm mà có thể dựa vào cách xây dựng và quản lý dữ liệu của bộ phận nhân sự. Nhà quản lý có thể triển khai bằng cách:
- Xây dựng bảng theo dõi thông tin nhân sự theo từng phòng ban, bộ phận bao gồm các thông tin: họ và tên, tuổi, kinh nghiệm, quê quán, ưu nhược điểm…
- Xây dựng một file hồ sơ theo dõi tuyển dụng để có thể tuyển chọn được những ứng cử viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được nhu cầu công việc ở các bộ phận.
- Bảng theo dõi về khả năng của nhân viên để đưa ra quy trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ của nhân viên, từ đó có thể phân bổ nhân viên ở những vị trí phù hợp.
- Bảng theo dõi lương: giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt được mức lương cụ thể của từng nhân viên để có những điều chuyển mức lương phù hợp cho từng vị trí.
Mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng một quy trình quản trị nhân sự chi tiết, bài bản
2. Xây dựng quy trình quản lý nhân sự chính xác
Để xây dựng được quy trình quản trị nguồn nhân lực rõ ràng phụ thuộc rất nhiều vào mô hình của mỗi một doanh nghiệp. Nó có thể được xem là một bản đồ chiến lược nhân sự, bao gồm:
- Quy trình tuyển dụng và phỏng vấn nhân sự
- Xây dựng kế hoạch đào tạo cũng như quy trình điều chuyển nhân sự cho các phòng ban
- Các chế độ đãi ngộ
- Những nội quy, quy định được áp dụng tại doanh nghiệp
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
3. Xây dựng bảng mô tả công việc cho từng nhân viên
Đây được xem là biện pháp quản lý nhân sự rất hiệu quả mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Bởi việc xây dựng bảng mô tả công việc chi tiết cho từng nhân viên sẽ giúp họ có định hướng về công việc một cách rõ ràng; không bị choáng ngợp hay áp lực khi bắt đầu công việc. Qua đó, người quản lý cũng có thể bám sát được hiệu quả công việc của nhân viên một cách dễ dàng hơn, từ đó để đưa ra một lộ trình đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên. Với cách quản lý nhân sự này chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả công việc chuyên môn cao đối với bất cứ một doanh nghiệp nào.
Định hướng công việc cho nhân viên là việc làm cần thiết của người làm quản lý
4. Hướng dẫn cách thức làm việc cho nhân viên mới
Đối với những nhân viên khi mới bắt đầu tới doanh nghiệp của bạn, họ rất dễ bị hoang mang, bỡ ngỡ với môi trường làm việc. Vì vậy, người quản lý cần hướng dẫn nhân viên mới cách thức làm việc cụ thể hoặc giao cho những nhân viên cũ hướng dẫn công việc kể cả đó là công việc chuyên môn bạn cần mắn rõ quy trình đào tạo nhân viên mới cho doanh nghiệp. Bởi mỗi môi trường làm việc các doanh nghiệp đều có yêu cầu và cách thức làm khác nhau. Việc hướng dẫn cách thức làm việc cho nhân viên mới sẽ giúp họ hòa nhập với môi trường mới dễ dàng, từ đó họ sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn để bắt đầu công việc một cách hiệu quả.
5. Chính sách thưởng phạt rõ ràng
Để trở thành một nhà quản lý nhân sự tài ba, một trong những yếu tố tiên quyết giúp bạn “giữ chân” nhân tài đó là bạn phải xây dựng được một kế hoạch thưởng phạt rõ ràng. Bởi với những người làm việc hiệu quả khi được nhận một phần thưởng xứng đáng họ sẽ cảm thấy công sức, cống hiến của họ được ghi nhận, họ sẽ có tinh thần làm việc tốt hơn. Còn đối với những nhân viên làm việc kém hiệu quả hay việc luôn đi làm trễ của nhân viên sẽ bị khi bị khiển trách hoặc bị phạt họ sẽ nhận ra sai lầm của mình và không tái phạm nữa.
6. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là yêu tố không thể thiếu trong quy trình quản lý nhân sư, Với các doanh nghiệp có nền văn hóa vững mạnh thì mọi cá nhân sẽ ý thức được giá trị cốt lõi và tinh thần doanh nghiệp là nền tảng để duy trì sự gắn kết và công hiến của nhân viên với mục tiêu chung.
7. Quản lý hiệu suất
Quản lý hiệu suất (Performance management ) chính là quá trình đánh giá hiệu quả của nhân viện từ đó đưa ra những phương pháp cải thiện nâng cao chất lượng và hiệu suất làm việc. Hoạt động này thường được bộ phận nhân sự tổ chức vào mỗi dịp cuối năm gồm biểu mẫu đánh giá quản lý tiến độ, bài toán lương thưởng dựa trên chất lượng làm việc.
8. Đảm bảo tuân thủ quy định
Đây là một phần rất quan trọng trong phương pháp quản lý nhân sự nhằm đảm bảo mọi cá nhân thuân theo các quy định của doanh nghiệp. Để hiệu quả thì bộ phận nhân sự sẽ phải đưa ra những quy định riêng cho tổ chức, doanh nghiệp của mình. Cũng như chính sách thưởng phạt minh bạch, rõ ràng.
9. Quan hệ nhân viên
Mục đích của điều này chính là giúp họ cảm thấy hài lòng với công ty, muốn gắn bó với công ty lâu hơn. Điều này giúp giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp do tỷ lệ nghỉ việc
Bạn có thể đưa ra những khảo sát nhu cầu lao động hay tài liệu công ty khi đó phòng nhân sự sẽ đo lường được mức độ gắn kết và cải thiện tương tác trong nội bộ doanh nghiệp
Làm thế nào để quản lý nhân sự có hiệu quả
Quản trị nhân sự là một trong những việc làm đòi hỏi nhà quản lý phải thật khéo léo, bởi nếu không biết cách quản lý nhân viên hiệu quả, sẽ dẫn đến tình trạng nhân sự không hứng thú với công việc, làm việc không phát huy hết khả năng của mình, bỏ việc, thậm chí là bán đứng lãnh đạo. Để quản lý tốt nhân sự nhà quản lý cần phải có những kỹ năng sau đây:
Đánh giá đúng năng lực của nhân viên và sắp xếp công việc phù hợp
Mỗi người đều có những kỹ năng riêng và những điểm mạnh của mình. Có thể việc này người này làm không tốt, nhưng người ấy lại có thể làm tốt công việc khác. Quan trọng là nhà quản lý phải nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên, từ đấy có kế hoạch sắp xếp công việc hợp lý. Nhân viên sẽ làm tốt công việc theo đúng sở trường của mình.
Quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên
Đời sống vật chất thể hiện thông qua tiền lương, thưởng mà nhân viên nhận được cũng như các chế độ phúc lợi. Một nhà quản lý được gọi là thành công là người không chỉ giỏi về chuyên môn, mà cũng cần có sự quan tâm thấu hiểu được tâm lý của nhân viên. Nên có những chính sách khen thưởng đối với nhân viên của mình để nhân viên thấy được mình có sự tôn trọng và có thể cống hiến hết mình cho công việc.
Người quản lý nhân sự cần quan tâm tới cuộc sống của nhân viên
Lắng nghe, thấu hiểu và tạo động lực đối với nhân viên
Quản lý là người đứng đầu và là những người có quyền lực đối với đội ngũ nhân viên của mình. Tuy nhiên bạn không nên có tâm lý cậy mình là cấp trên để áp đặt nhân viên làm theo những yêu cầu của mình. Lắng nghe là một yếu tố rất cần thiết đối với nhà quản lý, để biết rằng họ đang mong muốn điều gì, họ muốn đóng góp ý kiến gì đối với công việc, đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đôi khi lắng nghe có tác dụng rất tốt trong việc điều chỉnh các kế hoạch trong kinh doanh.
Ngoài lắng nghe, bạn nên có những chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với nhân viên. Thưởng phạt giúp tạo động lực cho nhân viên làm việc, để cho họ thấy rằng họ được công nhận và tôn trọng khi làm tốt công việc.
Cần có tầm nhìn sâu rộng trong quản lý nhân sự
Khi bạn làm bất kỳ công việc gì, bạn cũng cần có tầm nhìn và chiến lược cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là trong cách quản trị nhân sự. Việc xác định rõ mục tiêu giúp bạn kiểm tra và đánh giá năng lực của nhân viên có đạt với yêu cầu hay không. Nếu mục tiêu không rõ ràng sẽ khiến nhà quản trị nhân sự khó có cái nhìn chi tiết về công việc và đánh giá năng lực làm việc và đóng góp của cá nhân đó.
Với quy trình quản lý nhân sự mà Unica vừa nêu trên, hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích giúp bạn xây dựng một trình quản lý nhân sự phù hợp. Quản lý nhân sự là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần, vì vậy để trở thành người “cầm quân” giỏi, ngoài việc xây dựng được quy trình quản lý thông minh, người quản lý nhân sự cần phải biết cách đặt, sắp xếp đúng người đúng việc, phải có bí quyết giữ chân những nhân tài.
17/06/2019
7235 Lượt xem
4 Cách quản lý nhân viên hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua
Làm sao để quản lý nhân viên hiệu quả đang là chủ đề được rất nhiều nhà quản lý nhân sự quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này với 4 cách quản lý nhân viên hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
1. Phân chia hệ thống cấp bậc hợp lý
Đối với mỗi doanh nghiệp sự phân cấp giữa quản lý và nhân viên rất quan trọng bởi nó sẽ xác định rõ trách nhiệm và chuyên môn của từng người. Ai sẽ là người giao công việc và ai sẽ là người phải hoàn thành công việc đó. Ví dụ như: Sếp sẽ phân bổ công việc cho nhân viên, sát sao theo dõi tiến độ hoàn thành của nhân viên. Đồng thời sếp cũng sẽ là người chỉ ra hướng đi, giải pháp tốt nhất khi nhân viên gặp khó khăn trong quá trình hoàn thành công việc. Khi phân chia nhiệm vụ đúng người đúng việc, chắc chắn sẽ mang đến cho doanh nghiệp một biện pháp quản lý nhân viên hiệu quả.
Việc phân chia hệ thống cấp bậc hợp lý sẽ giúp cho công việc đạt hiệu quả cao
2. Cung cấp cho nhân viên những công cụ cần thiết
Để nhân viên có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất thì nhà quản lý cần phải cung cấp cho họ những công cụ thiết yếu đủ tốt. Nó có thể là không gian làm việc, trang thiết bị: máy tính, dụng cụ văn phòng phẩm, các buổi đào tạo để tiếp cận với những kiến thức mới phục vụ cho nhu cầu của công việc. Bên cạnh đó, sự quan tâm, ủng hộ, khích lệ của quản lý đối với nhân viên cũng là điều không thể thiếu, đặc biệt là đối với những nhân viên mới bắt đầu đi làm. Việc làm này không chỉ tạo sự thoải mái cho nhân viên mà còn giúp nhân viên thích nghi tốt hơn với môi trường mới, trong vai trò mới để từ đó làm quen với công việc một cách nhanh hơn.
3. Biết cách định hướng công việc cho nhân viên
Một người quản lý xuất sắc bên cạnh việc thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên, họ cần phải biết giao đúng người đúng việc, và định hướng công việc rõ ràng cho từng nhân viên. Có như vậy thì nhân viên mới xác định rõ được nhiệm vụ của mình để từ đó có những phương pháp làm việc hiệu quả, hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho mối quan hệ giữa nhân viên và người quản trị nhân sự được cải thiện nhiều hơn.
Định hướng công việc cho nhân viên là một trong việc làm cần thiết đối với mỗi nhà quản lý nhân sự
4. Biết cách khen - thưởng nhân viên
Khi một nhân viên được bạn khen ngợi vì hoàn thành công việc một cách xuất sắc, bạn sẽ nhận thấy rất rõ lợi ích của việc này. Nhân viên ấy sẽ có thêm động lực và làm việc chăm chỉ, cống hiến nhiều hơn nữa cho công ty. Do đó, bạn hãy tiến hành đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên thường kì, hãy để nhân viên tự do thảo luận bất cứ vấn đề gì đã xảy ra để từ đó đưa ra một mức khen thưởng phù hợp. Rõ ràng, nhân viên của bạn sẽ làm việc năng suất hơn nếu họ được nhận một mức thưởng xứng đáng so với công sức làm việc của họ.
Trên đây là 4 cách quản lý nhân viên hiệu quả mà Unica gửi tới bạn đọc. Tuy nhiên, để nhân viên phải “tâm phục khẩu phục”, làm việc và cống hiến hết mình cho công ty, doanh nghiệp các nhà quản lý cần phải trang bị cho mình những kiến thức quản lý bài bản, chuyên sâu cũng như nâng cao kiến thức chuyên môn của mình.
Chúc bạn thành công!
>> Quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả cho doanh nghiệp
>> Quy trình quản lý nhân sự hiệu quả mà các nhà lãnh đạo không nên bỏ qua
17/06/2019
705 Lượt xem
Bật mí 3 nghệ thuật quản lý nhân sự bạn không nên bỏ qua
Quản lý nhân sự là một nghệ thuật. Vậy các nhà quản trị nhân sự muốn thành công trong lĩnh vực này cần phải có những tuyệt kỹ, bí quyết gì? Hãy cùng Unica lật mở 3 bí quyết nghệ thuật để quản lý nhân sự thành công trong bài viết dưới đây.
Thế nào là nghệ thuật quản trị nhân sự?
Nghệ thuật quản trị nhân sự được hiểu là sự tinh tế và khéo léo trong việc tuyển người, dụng người, cũng như điều tiết các vấn đề nội bộ một cách trơn tru, đem lại sự hài lòng các bên nhằm mang tới mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp thì quản trị nhân sự đóng vai trò then chốt trong việc vận hành và nghệ thuật quản lý nhân sự chính là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trong việc dung hòa của quản trị chiến lược, phân tích, quản trị kinh doanh và thấu hiểu cảm xúc.
Một nhà quản lý nhân sự tài ba là người có thể phân tích, tiếp cận và giải quyết những vấn đề nảy sinh một cách khéo léo, tinh tế... là người có thể thực thi mọi kế hoạch HR và đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Nếu đạt được những yếu tố trên, việc bạn được các bậc lãnh đạo trọng dụng cũng như nhận được sự yêu quý từ toàn bộ nhân viên sẽ không nằm ngoài tầm với của bạn.
Quản lý nhân sự là cả một nghệ thuật
3 nghệ thuật quản lý nhân sự bạn không nên bỏ qua
Nghệ thuật tuyển chọn và nuôi dưỡng ứng viên
Để tuyển chọn và tìm ra được những ứng cử viên sáng giá cho doanh nghiệp bạn cần phải có một chút chất “nghệ” trong đó. Bạn có thể tìm kiếm nhân tài bằng việc tận dụng các kênh kỹ thuật số như quảng cáo trên Google hay các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo,...) sử dụng email bởi chúng đã chứng minh bằng hiệu quả cụ thể của rất nhiều doanh nghiệp. Bạn cũng có thể tận dụng các mối quan hệ sẵn có của mình qua bạn bè, cấp dưới, đồng nghiệp để họ giới thiệu những người quen của họ cho doanh nghiệp bạn. Ngoài ra, một kỹ nghệ khác giúp bạn nuôi dưỡng được những ứng viên tiềm năng đó là bạn phải biết cách quản lý dữ liệu ứng viên. Một tập dữ liệu ứng viên khoa học và đa dạng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tuyển dụng một cách chính xác cũng như đảm bảo được hiệu quả tuyển dụng bền vững.
Nghệ thuật dùng đúng việc, đúng người
Với mỗi một doanh nghiệp, việc dùng đúng người đúng việc trong từng vị trí, bộ phận đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy, để làm được điều này, khi bắt đầu công việc tuyển dụng, bạn phải biết cách viết tin tuyển dụng một cách chính xác về công việc chính, yêu cầu công việc, KPI công việc, mức lương cũng như các năng lực liên quan để người đi xin việc nắm bắt thông tin một cách đầy đủ.
Một người quản lý nhân sự tài ba, bạn phải biết sử dụng đúng người đúng việc
Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc, bạn không nên ngần ngại trong việc đánh giá định kỳ năng lực của nhân viên. Bởi việc làm này sẽ giúp bạn biết được ai là người thực sự phù hợp với vị trí nào, ai đã phát huy được năng lực tối đa trong công việc, và ai đang có những người biểu hiện làm việc kém,... từ đó để điều chỉnh vị trí công việc của từng người cho phù hợp.
Nghệ thuật chê trong thế khen
Sự thật thường gây mất lòng - đây là một thực tế mà tất cả chúng ta phải công nhận khi giao tiếp. Đặc biệt đối với doanh nghiệp, nếu người làm quản lý nhân sự không có kỹ năng giao tiếp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến động lực làm việc cũng như các mối quan hệ đồng nghiệp trong công ty. Bởi vậy, là một người quản lý nhân sự tài ba, bạn phải biết chê trong thế khen, có như vậy bạn mới thuyết phục được người đối diện cũng như giữ được hòa khí của đôi bên.
>> Bật mí 4 kỹ năng quản lý nhân sự cốt lõi mà nhà quản lý cần sở hữu
>> Quy trình quản lý nhân sự hiệu quả mà các nhà lãnh đạo không nên bỏ qua
16/06/2019
833 Lượt xem
Quản trị nhân sự là gì? Cơ hội việc làm cho ngành quản trị nhân sự?
Hiện nay, quản trị nhân sự đang có những tác động rất mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động cũng như sự phát triển của một doanh nghiệp. Việc lựa chọn, tìm ra những nhân viên có năng lực, phẩm chất để phù hợp với các vị trí trong bộ máy tổ chức là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản trị nhân sự. Vậy quản trị nhân sự là gì? Người học ngành quản trị nhân sự có nhiều cơ hội về việc làm không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Unica giải đáp qua bài viết dưới đây.
1. Quản trị nhân sự là gì?
Quản trị nhân sự hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực là công việc rất quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào. Theo giáo sư người Mỹ Dinock: "Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ những biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả những trường hợp xảy ra có liên quan đến một loại công việc nào đó''; còn Giáo sư Felix Migro lại nhận định rằng: “Quản trị nhân sự là nghệ thuật chọn lựa những nhân viên mới và sử dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt tới mức tối đa có thể được”.
Trong khi đó, theo Wikipedia: “Quản trị nhân sự hay là Quản lý nguồn nhân lực là công tác quản lý các lực lượng lao động của một tổ chức, công ty, xã hội, nguồn nhân lực. Chịu trách nhiệm thu hút, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, và tưởng thưởng người lao động, đồng thời giám sát lãnh đạo và văn hóa của tổ chức, và bảo đảm phù hợp với luật lao động và việc làm”.
Dù là khái niệm nào đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng của công tác quản trị nhân sự vẫn là giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý chất lượng đối với những người tham gia tích cực vào sự thành công của công ty.
Quản trị nhân sự là công việc rất quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào
2. Cơ hội việc làm cho ngành quản trị nhân sự có khó không?
Một trong những yếu tố để hình thành cũng như vận hành doanh nghiệp đó chính là nguồn nhân lực. Việc quản trị nhân lực giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đây cũng là bộ phận góp phần xây dựng một bộ máy tổ chức bền vững, một công ty ổn định và phát triển hưng thịnh. Do đó, đối với mỗi công ty, doanh nghiệp việc tìm kiếm, đào tạo, cũng như quản lý nguồn nhân lực luôn cần đến một đội ngũ nhân sự có kỹ năng tốt, chuyên môn cao. Đây là lý do ngành Quản trị nhân sự luôn được ưu ái và đào tạo ở nhiều trường đại học.
Vì thế, đối với những sinh viên đang theo học cũng như các sinh viên sắp tốt nghiệp ngành Quản trị nguồn nhân sự không phải băn khoăn quá nhiều về cơ hội việc làm của ngành này sau khi ra trường. Bởi bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để trở thành những viên đào tạo quản lý, chuyên viên dự án nhân sự, chuyên viên tuyển dụng, tư vấn nhân sự,... tại các Phòng nhân sự, phòng Tổ chức – Hành chính của các tổ chức, doanh nghiệp, hay các tập đoàn lớn trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể có nhiều lựa chọn việc làm khi ứng tuyển vào các vị trí khác như: Chuyên viên bảo hiểm, Chuyên viên lương, chính sách, Chuyên viên xử lý quan hệ nội bộ, Chuyên viên truyền thông nội bộ, Headhunter - săn đầu người, Chuyên viên quản lý nội dung các site tuyển dụng, Sale tư vấn các khóa học nhân sự, …
Có rất nhiều cơ hội việc làm cho nhân viên ngành quản trị nhân sự sau khi ra trường
Tuy nhiên, để quản lý nhân sự một cách hiệu quả nhất giúp thăng tiến trong công việc, bạn cần phải có khả năng đàm phán, chinh phục nhân tâm, đồng thời luôn có tinh thần sáng tạo, cũng như biết lắng nghe. Ngoài ra, bạn cũng cần tạo cho mình một thái độ ham học hỏi, cởi mở trong quá trình rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng lãnh đạo cũng như sở hữu tầm nhìn xa rộng hơn về chiến lược phát triển nhân sự.
Chúc bạn thành công!
>> Bật mí 8 kỹ năng quản lý nhân sự cốt lõi mà nhà quản lý cần sở hữu
>> Quy trình quản lý nhân sự hiệu quả mà các nhà lãnh đạo không nên bỏ qua
>> Bật mí 3 nghệ thuật quản lý nhân sự bạn không nên bỏ qua
16/06/2019
888 Lượt xem
Quản lý nhân sự là gì? 9 Bước trong quy trình quản lý nhân sự
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp, hệ thống nào thì quản lý nhân sự cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tối đa hóa năng lực của nhân viên. Vậy quản lý nhân sự là gì? Quản lý nhân sự có vai trò gì đối với doanh nghiệp? Tất cả sẽ được Unica giải đáp qua bài viết dưới đây.
1. Quản lý nhân sự là gì?
Quản lý nhân sự hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp, một công ty.
Việc quản lý nguồn nhân lực sẽ được bắt nguồn từ việc dẫn dắt các hoạt động và mục tiêu làm việc của công ty. Người chịu trách nhiệm quản lý nhân sự sẽ phải phát triển các quy trình cũng như hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
Quản lý nhân sự cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng với mỗi công ty
Ngoài ra, với nhiệm vụ thu hút và giữ chân các nhân viên đạt tiêu chuẩn người quản lý nhân sự phải biết sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của từng nhân viên, chịu trách nhiệm trong việc đào tạo nhân viên, đánh giá năng lực, khen thưởng, tuyển dụng mới hoặc thay thế và nhiều hơn thế nữa. Đây là điều rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Tóm lại quản lý nhân sự là người khai thác và sử dụng nguồn nhân lực trong một công ty, doanh nghiệp sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
2. Vai trò của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, quản lý nhân sự đóng vai trò rất quan trọng, cụ thể:
Lựa chọn đúng nhân viên - ứng cử viên sáng giá
Một trong những công việc quan trọng của bộ phận Nhân sự đó chính là tuyển dụng. Dựa vào kiến thức chuyên môn của từng bộ phận, họ sẽ tuyển chọn và cung cấp cho các phòng ban, bộ phận những ứng cử viên sáng giá và phù hợp nhất. Đây là việc làm tiên quyết, tác động trực tiếp đến sự hài lòng công việc của nhân viên khi họ được làm việc trong cấp bậc thích hợp, góp phần làm giảm tỷ lệ nghỉ việc.
Chuẩn bị nguồn nhân lực nòng cốt cho tương lai
Với mỗi một doanh nghiệp, trong quá trình làm việc đào tạo, họ sẽ chọn ra các nhân viên tiềm năng nhằm nâng cao năng lực để tiến tới các cấp bậc cao hơn. Đối với các nhân viên này, họ thường được doanh nghiệp đào tạo bài bản để tạo nên những kết quả như mong đợi.
Do đó, trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực nòng cốt cho tương lai, bộ phận Nhân sự sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều thông qua việc lựa chọn và đào tạo nhân tài.
Giúp nhân viên đánh giá năng lực của bản thân
Một doanh nghiệp với hệ thống quản lý nhân sự được thực hiện theo một quy chuẩn, bài bản sẽ thúc đẩy hiệu quả làm việc của từng cá nhân thông qua quá trình đánh giá năng lực, hướng nhân viên hành động theo năng lực của họ và cũng cung cấp các dự tính để đạt được tiến bộ. Theo đó, năng lực của nhân viên theo vai trò của họ sẽ được giám sát thường xuyên, các nhân viên có thể cho ra một phác thảo về mục tiêu và cách tiến đến mục tiêu cuối cùng nhằm giúp phát triển bản thân một cách tốt nhất. Kết quả đạt được là nhân viên sẽ được thúc đẩy về động lực, tinh thần làm việc để thực hiện và hoàn thành công việc tốt hơn.
Quản lý nhân sự tốt sẽ giúp nhân viên nâng cao được năng lực của bản thân
Xây dựng một môi trường làm việc tốt
Một doanh nghiệp muốn giữ được “chân” nhân viên gắn bó lâu dài thì việc xây dựng một môi trường làm việc tốt, văn hóa công ty thân thiện, chuyên nghiệp cũng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Bởi khi được làm việc trong môi trường làm việc tốt, đáng tin cậy sẽ thúc đẩy nhân viên phát huy tính sáng tạo một cách tối đa, từ đó giúp mỗi cá nhân nâng cao năng suất, hiệu quả công việc, đem lại kết quả đáng mong đợi cho cả công ty. Và để đạt được thành tựu đáng khích lệ như vậy thì không thể không kể đến vai trò to lớn của phòng Nhân sự trong việc cung cấp điều kiện làm việc tốt cho nhân viên.
Con người cần được tôn trọng
Để hệ thống nhân sự không rơi vào tình trạng khủng hoảng thì quản lý nhân sự của doanh nghiệp phải mang đến cho nhân viên một môi trường làm việc chuyên nghiệp - nơi họ được tôn trọng và được đưa ra tiếng nói của mình. Việc làm này cũng chính là giải pháp tối ưu nhằm tránh xu hướng thống trị, cũng như tránh được cuộc khủng hoảng với doanh nghiệp, tổ chức. Với một môi trường làm việc mà trong đó có sự tôn trọng giữa sếp với nhân viên, nhân viên với nhân viên… thì chắc chắn đó sẽ là nơi làm việc an toàn và doanh nghiệp chắc chắn sẽ được giữ vững.
Giải quyết tranh chấp
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều không tránh được những tranh chấp hay những xung đột trong quá trình làm việc. Khi gặp phải những tình huống như vậy thì bộ phận Nhân sự sẽ đóng vai trò như một nhà tư vấn, hoặc cầu nối để giải quyết vấn đề một cách êm xuôi. Họ sẽ phải lắng nghe những tâm tư, những lời than phiền của nhân viên, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề một cách phù hợp để trấn an tinh thần của nhân viên, để họ cảm thấy hài lòng với mỗi vấn để và tiếp tục làm việc một cách hiệu quả.
Nâng cao các mối quan hệ công chúng nội bộ
Sự gắn kết các mối quan hệ trong doanh nghiệp là rất cần thiết. Bởi thông qua các mối quan hệ đó, các thành viên trong công ty sẽ hiểu nhau hơn, trao đổi, trò chuyện và gắn bó với nhau hơn, từ đó sẽ tăng tính tương tác trong doanh nghiệp, giúp cho các phòng ban thêm gắn kết và công việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Và để làm nên điều này thì quản lý nhân sự cũng chính là một trong những bộ phận chịu trách nhiệm thực thi. Họ có thể nâng cao các mối quan hệ công chúng nội bộ bằng cách tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc họp giữa các phòng ban hay thực hiện thông qua các hoạt động như team building hàng tháng.
Gắn kết nội bộ là việc làm cần thiết của bộ phận quản lý Nhân sự
Duy trì chi phí quản lý
Khi thực hiện các nghiên cứu chi tiết về chính sách lương thưởng, quản lý nhân sự phải thông qua việc phân tích và so sánh giữa mức lương và công việc tương đương mà mỗi nhân sự đảm nhận. Việc làm này không chỉ góp phần duy trì chi phí của doanh nghiệp mà còn tránh bộ máy bị phình ra giúp cho doanh nghiệp vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây cũng là công việc rất quan trọng đối với các công ty vừa và nhỏ có ngân sách bị giới hạn.
Khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên
Trong quá trình quản lý nhân sự, người làm công tác quản lý phải làm cho nhân viên luôn cảm thấy hài lòng về môi trường làm việc. Để thực hiện được điều này, họ sẽ xác định nhân viên đang hài lòng và không hài lòng về vấn đề gì thông qua việc tiến hành khảo sát từng nhân viên. Đây là việc làm quan trọng giúp họ biết được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, từ đó xác định những vấn đề còn tồn tại khiến nhân viên không hài lòng, và tìm ra những giải pháp tốt nhất để tạo động lực cho nhân viên.
Đem lại lợi ích cho nhân viên
Để nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, người làm công tác quản lý nhân sự phải luôn luôn nghiên cứu và đưa ra những chương trình phúc lợi - quyền lợi cho nhân viên như: chính sách tăng lương, phụ cấp, chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật, hiếu hỉ.... Làm tốt điều này thì toàn bộ cán bộ công nhân viên mới yên tâm làm việc và cống hiến dài lâu với doanh nghiệp.
Xử lý hệ thống tính lương và cập nhật mức lương mới nhất
Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì hệ thống quản lý nhân sự đều có trách nhiệm duy trì hệ thống tính lương cũng như xử lý các đợt tuyển dụng nhân viên hàng tháng, hàng năm. Ngoài ra, bộ phận nhân sự sẽ có trách nhiệm phụ trách và đảm nhiệm đầy đủ các thông tin liên quan đến lương thưởng của toàn bộ nhân viên. Họ sẽ khuyến nghị mức lương của từng nhân viên dựa trên mức lương cơ bản của thị trường đồng thời xác định phạm vi mức lương cho doanh nghiệp nhờ vào những cập nhật thông tin và kiến thức mới nhất.
Với những vai trò quan trọng như vậy hệ thống quản lý nhân sự được coi là bắt buộc đối với mỗi một công ty, một doanh nghiệp. Cũng chính bởi vậy mà hiện nay, nhiều công ty đang nỗ lực không ngừng trong việc thiết lập hệ thống quản trị nhân sự mạnh mẽ và hiệu quả. Bởi chỉ khi nguồn nhân lực ổn định thì công ty mới phát triển bền vững. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về Quản trị nhân lực cũng như cách vận hành doanh nghiệp hiệu quả nhất.
Chúc bạn thành công!
>> 6 cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả nhất hiện nay bạn nên biết
>> Bật mí 8 kỹ năng quản lý nhân sự cốt lõi mà nhà quản lý cần sở hữu
16/06/2019
874 Lượt xem
Cẩm nang xin việc và phỏng vấn xin việc thành công
Bạn là sinh viên mới ra trường và đang tìm kiếm một công việc phù hợp? Bạn đã trải qua nhiều lần phỏng vấn nhưng vẫn thất bại? Vậy, kỹ năng xin việc thành công bao gồm những gì? Làm thế nào để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn mà không phải là nhiều ứng viên khác? Hiểu được tâm lý chung của các bạn, Unica đã cho ra mắt khóa học Kỹ năng tìm việc và phỏng vấn thành công để giúp bạn đi tìm đáp án cho vấn đề này.
1. Tầm quan trọng của kỹ năng tìm việc và phỏng vấn thành công
Có thể nói, kỹ năng tìm việc và phỏng vấn là tiền tố quyết định tương lai, sự nghiệp của bạn. Dù bạn là ai, muốn tìm công việc trong lĩnh vực nào cũng đều phải trải qua giai đoạn này.
Chúng ta ai cũng mong muốn có một công việc tốt, ổn định phù hợp với chuyên môn, thỏa niềm đam mê cũng như nhận được mức thu nhập xứng đáng. Thế nhưng, phần lớn số đông vẫn còn rất hạn chế kiến thức về kỹ năng tìm kiếm công việc phù hợp và phỏng vấn hiệu quả. Đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường thì việc này lại càng bỡ ngỡ.
Thời đại kinh tế mở cửa, hàng ngàn doanh nghiệp ra đời cơ hội việc làm ngày càng nhiều, nhưng cũng là lúc khiến không ít người rơi vào tình trạng hoang mang, không biết làm thế nào để tìm cho mình một công việc phù hợp. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng trở nên khắt khe hơn trong việc tìm kiếm nhân tài. Vì vậy, kỹ năng kiến thức tìm kiếm công việc và phỏng vấn vô cùng quan trọng.
Hiểu rõ được nỗi lo lớn trên, UNICA đã xây dựng thành công khóa học Kỹ năng tìm việc và Phỏng vấn thành công nhằm giúp các bạn có một hành trang vững chắc để mở cánh cửa tương lai nghề nghiệp cho mình. Với kinh nghiệm dày dặn 8 năm là Giảng viên đại học và 4 bằng Đại học ở các lĩnh vực khác nhau, Giảng viên Nguyễn Phan Anh sẽ giải quyết tất cả các vấn đề mà bạn quan tâm về việc tìm kiếm môi trường, vị trí phù hợp và cách trả lời phỏng vấn hiệu quả lấy được lòng của nhà tuyển dụng.
2. Các kỹ năng phỏng vấn xin việc thành công
+ Viết CV ấn tượng
Bạn là ai? Bạn là người như thế nào? Bạn có phù hợp với vị trí công việc hay hiện tại hay không? CV sẽ lột tả những điều đó về bạn với nhà tuyển dụng. Vậy, làm thế nào để có thể viết được một bản CV ấn tượng? Bạn đừng quá lo lắng về điều này vì đã có khóa học Kỹ năng tìm việc và phỏng vấn thành công của giảng viên Nguyễn Phan Anh trên Unica.vn giúp bạn. Đến với khóa học, bạn sẽ được hướng dẫn cách viết CV xin việc trên TopCV.vn; cách tạo CV bằng video, cách gửi email xin việc để gây ấn tượng nhà tuyển dụng,... Điều tối kỵ nhất của một CV là dài dòng và sai chính tả, vì vậy đến với khóa học này, bạn sẽ được “rèn giũa” những kỹ năng này ngay từ bài học đầu tiên, từ đó giúp bạn vượt qua vòng sơ tuyển một cách xuất xắc.
>> 3 Lời khuyên giúp bạn tạo một bộ hồ sơ xin việc ấn tượng nhất
Khóa học kỹ năng tìm việc và phỏng vấn thành công trên Unica
+ Trang phục phỏng vấn “chuyên nghiệp”
Trang phục phỏng vấn cũng là yếu tố quyết định sự thành bại xem bạn có được nhận vào làm hay không bởi trang phục bạn mặc sẽ thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho người đối diện. Chính vì vậy, trong khóa học này, bạn sẽ được giảng viên Nguyễn Phan Anh “bật mí” cách lựa chọn trang phục phù hợp cho buổi phỏng vấn để không bị “mất điểm” trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn sẽ được hướng dẫn cách chọn màu sắc phù hợp như: tránh màu sắc lòe loẹt, nên chọn gam màu trung tính để tạo cảm giác tin tưởng hơn, cách trang điểm cho khuôn mặt thêm tươi tắn.
+ Sử dụng linh hoạt ngôn ngữ cơ thể
Kiểm soát tốt ngôn ngữ cơ thể là một kỹ năng xin việc thành công quan trọng. Từng cử chỉ, hành động, phong thái khi phỏng vấn phải thể hiện bạn là người điềm tĩnh, tránh những động tác thừa như gãi đầu, hất tóc, dáng ngồi không yên, thõng vai, liên tục nhìn đồng hồ… Dáng người ngồi phải thẳng, nhưng không quá gồng mình. Đặc biệt là ánh mắt phải kiên định, luôn nhìn thẳng vào người đối diện sẽ khiến người phỏng vấn có đủ độ tin cậy ở bạn. Một người khoa chân múa tay khi biểu đạt sẽ có cảm giác thiếu khiêm tốn hay một người khiêm tốn quá mức, rụt rè lại mang cảm giác không giữ vững lập trường.
Người phỏng vấn đã kinh qua nhiều ứng viên khác nhau, nên chính những chuyển động cơ thể của bạn thu hút được họ thì bạn đã tiến gần hơn đến việc “lấy lòng” nhà tuyển dụng. Nếu bạn còn rụt rè trong cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể thì đến với khóa học Kỹ năng tìm việc và phỏng vấn thành công sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng mềm này để hoàn toàn tự tin thể hiện trước đám đông và trong buổi phỏng vấn. Bạn sẽ được “bật mí” và hướng dẫn cụ thể cách sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ của cơ thể để kết hợp với ngôn từ sao cho phù hợp. Unica tin chắc rằng, sau khóa học, bạn sẽ hoàn toàn “lột xác” và sẵn sàng thể hiện mình trong bắt kỳ tình huống nào.
+ Thái độ thân thiện, cởi mở khi đi phỏng vấn
Bạn đã lao tâm khổ tứ sau nhiều ngày và cuối cùng được nhận lời mời phỏng vấn mà bạn hằng mong mỏi. Bằng cách thông minh nhất, nhà tuyển dụng sẽ huấn luyện cho nhân viên vừa tuyển dụng hiểu được thất bại của họ, luôn luôn đưa ra thử thách để họ tự vấp ngã cho đến khi mọi việc đi vào quỹ đạo. Tránh đề cao bản thân quá mức, nhất là những ai đã từng làm ở nhiều công ty trước đó. Bạn nên thể hiện thái độ hợp tác, thân thiện, sự quan tâm về tiêu chí tuyển dụng vị trí của công ty nhằm hướng đến mục đích gì sẽ dễ dàng làm lay động được những nhà tuyển dụng “khó nhằn” nhất. Bởi họ sẵn sàng nhận một ứng viên “mới mẻ” mà chịu khó hơn là ứng viên “kinh nghiệm” nhưng đòi hỏi quá cao.
Bên cạnh những kỹ năng xin việc thành công, năng lực và đạo đức của bạn chính là chìa khóa để mở cánh cửa chinh phục nhà tuyển dụng. Đến với khóa học, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết cách giữ thái độ thái độ thân thiện, cởi mở trong quá trình phỏng vấn bằng cách thể hiện qua ánh mắt và cử chỉ. Đặc biệt, bạn sẽ được chia sẻ bí quyết thể hiện năng lực bằng tư duy trong một thời gian ngắn mà ít ai biết được.
Hy vọng rằng khóa học “Kỹ năng xin việc và phỏng vấn xin việc thành công” trên Uncia sẽ là “đòn bẩy” giúp các bạn chinh phục được con đường bước đến thành công một cách dễ dàng hơn!
>> Top những câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi đi xin việc và cách trả lời
>> “Kỹ năng vàng” giúp bạn phỏng vấn xin việc thành công 100%
28/05/2019
2440 Lượt xem
6 Cách chỉnh dây đàn Guitar đúng chuẩn dành cho người mới
Hiện nay ngoài việc học Organ ra thì học Guitar online đang là một trong những nhạc cụ được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Điển hình trong đó là kiến thức chỉnh dây đàn Guitar là một trong những kỹ năng cần thiết mà người học đàn Guitar cần biết để có thể tạo ra những âm thanh chuẩn nhất như chức năng vốn có của nó. Nếu như bạn chưa biết cách chỉnh dây đàn như thế nào, hãy tham khảo bài viết về cách chỉnh dây đàn Guitar với phần mềm Guitar tuner mà Unica chia sẻ tới bạn sau đây.
Nguyên tắc chỉnh dây đàn Guitar
Mỗi dây đàn Guitar đảm nhiệm mỗi chức năng khác nhau thể hiện cho từng nốt nhạc. Độ căng của dây đàn phụ thuộc vào việc chỉnh dây của bạn. Nếu bạn vặn các khóa đàn ngược với chiều kim đồng hồ, nghĩa là bạn đang giảm dây xuống. Nếu như bạn vặn các khóa đàn cùng chiều kim đồng hồ tức là dây đàn đang tăng lên.
Hướng dẫn cách cách chỉnh dây đàn guitar bằng app chỉ với 3 bước đơn giản
Các cách chỉnh dây đàn Guitar
Cách 1: Dùng máy lên dây đàn (Tuner)
Cách chỉnh dây đàn guitar bằng tuner nhanh chóng và dễ dàng. Dùng máy lên dây đàn là cách chỉnh dây đơn giản, nhanh nhất và độ chính xác cao. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ việc kẹp máy lên trên đầu cần đần và sau đó dùng tay gẩy đàn cho đến khi kim được hiển thị trên máy chỉ vào giữa, đúng với các nốt của dây tương ứng là được.
Cách 2: Dùng phần mềm Tuner
Với phần mềm này, bạn chỉ cần dùng một chiếc Smartphone thông minh, sau đó tải ứng dụng về máy và cài đặt là được. Phần mềm này hoạt động dựa trên nguyên lý thu lại tiếng dây đàn sau đó hiển thị xem đúng chưa. Vậy là bạn đã có thể nắm được cách sử dụng tuner một cách đơn giản nhất.
Cách 3: Chỉnh theo âm chuẩn
Với cách này, bạn cần sử dụng sự nhanh nhạy của đôi tai để nghe âm thanh của một cây đàn chuẩn, sau đó dùng các ngón tay chỉnh dây làm sao cho giống với âm thanh của cây đàn đó là được. Muôn nghe được âm chuẩn của từng dây đàn, bạn có lên tham khảo các Video trên Youtube và thực hiện theo.
Cách 4: Chỉnh theo cách truyền thống
Với cách chỉnh dây đàn theo kiểu truyền thống, bạn có thể thực hiện chỉnh dây theo mô tả của quy tắc như sau:
- Phím 5 dây 6 = dây
- Phím 5 dây 5 = dây 4
- Phím 4 dây 4 = dây 3 (tất cả dây khác đều dùng phím 5 để so ngoại trừ dây này)
- Phím 5 dây 3 = dây 2
- Phím 5 dây 2= dây 1
Chỉnh dây theo kiểu truyền thống
Cách 5: Cảm âm
Chỉnh dây đàn Guitar theo cảm âm không cần sử dụng các phần mềm hoặc dụng cụ hỗ trợ bởi nó dựa trên kinh nghiệm của những người chơi Guitar. Chỉ cần cầm dây đàn là có thể biết được cây đàn đó chỉnh dây đúng hay sai. Nếu muốn đạt đến trình độ này bạn phải cần thời gian làm quen và luyện tập Guitar thành thạo thì mới có thể cảm nhận được.
>>> Xem ngay: Top 7 phần mềm chỉnh dây đàn Guitar phổ biến nhất hiện nay
Làm chủ Guitar đệm hát bằng cách đăng ký học online. Khóa học giúp bạn thành thạo đệm hát 20+ bản nhạc phổ biến, hiểu rõ thuật ngữ trong guitar đệm hát, lý thuyết âm nhạc... Đăng ký ngay:
[course_id:417,theme:course]
[course_id:2151,theme:course]
[course_id:222,theme:course]
Các bước chỉnh dây đàn Guitar theo phần mềm Guitar Tuner
Có rất nhiều cách sử dụng guitar tuner được áp dụng, tuy nhiên phần mềm chỉnh dây đàn Guitar tuner vẫn được ưa chuộng hơn cả. Các bước tiến hành cách lên dây đàn guitar bằng tuner này được thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn tải app chỉnh dây đàn về máy của mình và tiến hành cài đặt.
Bước 2: Bạn để điện thoại của mình sát với dây đàn để máy nhận diện âm một cách tốt nhất, tiến hành chỉnh dây đàn đầu tiên và quan sát vào màn hình điện thoại. Nếu như dây thứ nhất phát ra âm thanh quá thấp, trên màn hình máy sẽ hiện lên dòng chữ too low; nếu âm thanh quá cao, máy sẽ hiện lên dòng chữ too high.
Bước 3: Bạn dùng tay vặn các khóa đàn một cách từ từ, nếu như âm thanh của dây quá cao, bạn sẽ vặn các khóa đàn ngược với kim đồng hồ, nếu như âm thanh quá thấp, cần tăng lên, bạn thực hiện vặn các khóa đàn cùng chiều với kim đồng hồ.
Khác với kiến thức học Piano cơ bản, cây đàn Guitar lại có cách chỉnh dây đàn hoàn toàn khác và khó hơn rất nhiều so với Piano. Bởi vậy mà những kiến thức Unica vừa chia sẻ trên vô cùng quan trọng với bạn.
>>> Xem ngay: Vị trí các nốt trên đàn Guitar bạn cần ghi nhớ
Quan sát màn hình điện thoại để điều chỉnh cao thấp cho dây đàn một cách hợp lý
Vừa vặn vừa gảy dây đàn tới khi màn hình hiện lên tích màu xanh
Như vậy bạn đã chỉnh xong dây đàn thứ nhất, lần lượt tiến hành chỉnh các dây đàn tiếp theo tương tự như vừa nêu trên là xong.
Trên đây là 3 bước cơ bản bạn có thể tự tay chỉnh dây đàn và thỏa sức đam mê sáng tạo học hỏi với những âm thanh tuyệt vời mà Guitar tạo lên. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Cùng Unica khám phá ngay thôi nào!
Xem thêm: Khóa học trống Cajon được nhiều học viên lựa chọn
27/05/2019
5904 Lượt xem