Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Marketing Tin Học Văn Phòng Kinh Doanh Tài Chính Kế Toán Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Excel Word IC3 Google Sheets PowerPoint Google AppSheet Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Tin Học Văn Phòng khác

Kinh doanh

Điểm danh các cách kiếm tiền online uy tín hiệu quả
Điểm danh các cách kiếm tiền online uy tín hiệu quả Kiếm tiền online hiện nay đang là một xu hướng kinh doanh được rất nhiều người quan tâm. Vậy, có những cách kiếm tiền online uy tín nào? Để có cái nhìn tổng quan nhất về cách kiếm tiền này, các bạn hãy “theo chân” UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Kiếm tiền online là gì? Trước khi đi tìm hiểu các cách kiếm tiền online uy tín, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về thuật ngữ này. Kiếm tiền trên mạng hay kiếm tiền online là hình thức kiếm tiền từ việc sử dụng điện thoại, máy tính có kết nối mạng Internet. Đây là thuật ngữ không có trong từ điển mà là một từ ghép. Kiếm tiền online là hình thức kiếm tiền từ việc sử dụng điện thoại, máy tính có kết nối mạng Internet Hình thức kiếm tiền online là một trong những hình thức được rất nhiều người lựa chọn, đặc biệt khi nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, các công ty/doanh nghiệp thường tận dụng Internet để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình. Với hình thức kinh doanh này, người dùng không cần phải đầu tư quá nhiều phí mà vẫn thu được khá nhiều lợi nhuận. Các cách kiếm tiền online uy tín Bán hàng online trên Facebook Sự phát triển không ngừng của ngành thương mại điện tử đã tạo rất nhiều điều kiện để mọi người có thể bắt đầu kinh doanh. Ưu điểm của việc bán hàng online trên Facebook sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí từ chi phí thuê nhân viên cho đến chi phí thuê mặt bằng.  Bạn hoàn toàn có kinh doanh online trên chính tài khoản Facebook cá nhân. Nếu có điều kiện, bạn có thể đầu tư vào chạy quảng cáo hoặc lập Fanpage. Thực tế, đã có rất nhiều người “hốt bạc” từ hình thức kinh doanh này. Viết bài quảng cáo, viết bài chuẩn SEO Đối với những bạn có niềm đam mê viết lách thì có thể kiếm tiền online bằng chính niềm đam mê của mình. Việc bạn cần làm là trao dồi thêm kỹ năng viết bài chuẩn SEO. Để bổ sung thêm kiến thức về SEO, bạn có thể tham khảo các bài viết hoặc các video hướng dẫn viết bài chuẩn SEO. Để công việc được diễn ra thuận lợi hơn, bạn cần bổ sung thêm các kiến thức liên quan đến SEO ngoài việc viết bài, chẳng hạn như quản trị trang web. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận viết bài quảng cáo cho các cửa hàng bận rộn không có thời gian quản trị Fanpage.  Đối với những công việc này, bạn cần phải tích lũy thêm các kiến thức về Content Marketing, cũng như các công cụ chỉnh sửa ảnh như Photoshop. Đây là một trong những cách kiếm tiền online uy tín mà bạn có thể áp dụng. Viết bài quảng cáo, viết bài chuẩn SEO để kiếm tiền online Kiếm tiền online từ Youtube Youtube chính là một nền tảng phong phú được google phát triển. Với công cụ này, người dùng có thể đăng tải video để lưu trữ làm kỷ niệm hoặc chia sẻ cho cộng đồng. Với sự phát triển không ngừng nghỉ của Internet, sự tác động của Youtube ngày càng mạnh đến đời sống của mọi người. Thời gian trung bình mà mỗi người Việt dành ra để xem Youtube khoảng 2 giờ mỗi ngày. Cũng có rất nhiều Youtuber Việt Nam kiếm được nguồn thu nhập rất lớn từ công cụ này. Không chỉ ở Việt Nam, các Youtuber “đình đám” trên thế giới có đến hàng chục triệu lượt theo dõi, mỗi năm doanh thu khoảng vài chục triệu đô. Một vài cái tên Youtuber nổi tiếng mà chúng ta có thể kể đến như: Pewdiepie, Beauty Blogger Michelle Phan… Nếu bạn muốn kiếm thêm thu nhập từ Youtube bạn hãy tham khảo khóa học “Bí quyết kiếm tiền trên Youtube” của giảng viên Vương Mạnh Hoàng trên UNICA. Kiếm tiền với clickbank Clickbank hay còn được gọi là mạng lưới trung gian. Đối với công cụ kiếm tiền này, người tạo ra sản phẩm số được gọi là Vendor, còn người bán sản phẩm số sẽ được gọi là Marketer. Hiểu một cách đơn giản, sản phẩm số chính là những khóa học, dịch vụ online, ebook, cũng như các phần mềm và ứng dụng. Để kiếm tiền bằng clickbank bạn sẽ lựa chọn 1 trong 2 hình thức. Thứ nhất là trở thành một Vendor (người tại ra các sản phẩm số). Thứ 2 là trở thành nhà tiếp thị (người bán sản phẩm của Vendor và nhận hoa hồng). Để kiếm tiền bằng clickbank bạn sẽ lựa chọn 1 trong 2 hình thức Với cách kiếm tiền online uy tín này, nhiều người thường lựa chọn hình thức kiếm tiền bằng cách trở thành người tiếp thị. Bởi, với hình thức này, họ cần phải bỏ công sức, thời gian để sáng tạo ra sản phẩm, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Việc họ cần làm chỉ là lấy link tiếp thị bằng các các như: chạy quảng cáo, viết bài review… Khi khách hàng có nhu cầu, họ chỉ cần bấm vào link và mua sản phẩm. Mỗi lần như vậy, bạn sẽ nhận được hoa hồng. Thông thường, các sản phẩm trên công cụ clickbank có số phần trăm hoa hồng giao động trong khoảng từ 35 - 60%. Mặt khác, khi họ nâng cấp tài khoản trong một số tài khoản bạn vẫn có thể nhận hoa hồng như bình thường. Tuy nhiên, clickbank còn có một số hạn chế nhất định như: hạn chế quốc gia đăng ký tài khoản, có lúc đăng nhập được tài khoản nhưng có lúc không đăng nhập được. Qua bài viết trên, UNICA đã bật mí cho các bạn các cách kiếm tiền online uy tín hiệu quả. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, đã giúp các bạn “bỏ túi” được nhiều kiến thức mới và lựa chọn được hình thức kiếm tiền online phù hợp và hiệu quả nhất.
24/03/2020
801 Lượt xem
Tuyệt chiêu kiếm tiền online nhanh nhất không phải ai cũng biết
Tuyệt chiêu kiếm tiền online nhanh nhất không phải ai cũng biết Kiếm tiền online từ lâu đã trở thành xu hướng được rất nhiều người ưa chuộng từ các bạn trẻ, sinh viên cho đến các bà mẹ bỉm sữa. Bạn ngạc nhiên khi thấy họ dành quá nhiều thời gian vào việc cắm mặt vào máy tính, điện thoại mà hàng tháng vẫn thu được số tiền khủng. Ngay bây giờ hãy cùng UNICA tìm hiểu các cách kiếm tiền online nhanh nhất để “bỏ túi” cách kiếm tiền từ Internet hiệu quả nhé! Kiếm tiền qua sàn giao dịch điện tử Hình thức kiếm tiền qua sàn giao dịch điện tử Trade Coin có một loại tiền điện tử được gọi là Cryptocurrency. Mặt khác, nó còn có các tên gọi khác như tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa… Những cái tên này được sinh ra khi loại tiền này được hình thành dựa trên các công nghệ, kỹ thuật được mã hóa qua những thuật toán hiện đại. Bạn có thể kiếm tiền online qua sàn giao dịch điện tử Vào năm 2017, hình thức đầu tư Bitcoin là một trong những hình thức tiền điện tử “làm mưa làm gió” trên thị trường bởi mức lợi nhuận khủng của nó. Tuy nhiên, hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đầu tư vào Bitcoin được xem là kiếm tiền online nhanh nhất. Bởi, chỉ với số tiền người chơi bỏ ra ban đầu có thể tăng rất nhanh trong một khoảng thời gian ngắn, có thể gấp đôi, thậm chí là gấp ba so với số tiền bỏ ra ban đầu. Cách đầu tư này được ví như “một con mồi béo bở” thu hút các “thợ săn”. Nhưng trong thời gian gần đây, hình thức này đang giảm nhiệt. Một vấn đề mà bạn cần lưu tâm khi tìm hiểu về loại tiền này đó là rủi ro có thể ập đến bất cứ khi nào và những lỗ hổng kỹ thuật quá lớn. Chính vì vậy, nhiều người đã đặt tên cho đồng tiền này là “đồng tiền ảo”. Đã có rất nhiều người bị lợi dụng, rút tiền ảo, khiến họ bị trắng tay trong vài giờ đồng hồ. Chính vì vậy, khi quyết định tham gia vào hình thức kinh doanh này, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về các kỹ thuật nâng cao và công nghệ thông tin.  Kiếm tiền qua Dropshopping Dropshopping là hình thức bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển. Hình thức kinh doanh này bạn sẽ là nhà bán lẻ sản phẩm nhưng không giữ hàng trong kho. Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng, bạn sẽ liên hệ với nhà cung cấp để họ vận chuyển hàng đến tay khách hàng.  Với hình thức kinh doanh này, nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm đóng gói sản phẩm. Trong đó, thông tin liên hệ của bạn sẽ được họ in trên bao bì và vận chuyển đơn đến tay người tiêu dùng. Việc bạn cần làm là tạo ra một website riêng hoặc đăng ký một gian hàng tại Amazon, Ebay… Bạn có thể áp dụng hình thức kiếm tiền online nhanh nhất qua Dropshopping Khi kiếm tiền qua Dropshopping, bạn sẽ tập trung vào việc Marketing cho sản phẩm, chăm sóc khách hàng và theo dõi đơn hàng. Lợi nhuận của hình thức  Dropshopping chính là khoảng giá chênh lệch giữa nhà cung cấp hàng và giá mà bạn bán cho khách hàng (đã bao gồm chi phí vận chuyển). Tùy thuộc vào loại sản phẩm mà mức giá chênh lệch sẽ khác nhau. Nếu bạn có thêm kỹ năng chọn sản phẩm và tìm kiếm Supplier thì số chênh lệch có thể lên đến vài trăm %. Nếu không sẽ giữ ở mức trung bình từ 30 - 60%. Đây được xem là hình thức kiếm tiền online nhanh nhất được rất nhiều áp dụng. Kiếm tiền qua Google Adsense Với hình thức kiếm tiền này, Google sẽ trả cho bạn số tiền lên đến hàng trăm ngàn đô la đối với những click quảng cáo của họ mỗi tháng từ website của bạn. Việc bạn cần làm là tìm hiểu những chủ đề sao cho thu hút được lượng truy cập vào trang web của mình. Khả năng kiếm tiền của bạn sẽ càng được nhân lên khi các quảng cáo càng liên quan đến chủ đề của trang web. Để làm được điều này, bạn hãy chọn đúng thị trường ngách để thu hút càng nhiều lượt truy cập càng tốt. Hình thức kiếm tiền qua Google Adsense nổi bật với 2 hình thức là thông qua Youtube và website. Trả lời các câu hỏi khảo sát trên mạng Bạn có thể kiếm tiền online nhanh bằng việc trả lời các câu hỏi khảo sát trên mạng. Cách kiếm tiền này được đánh giá là hình thức kiếm tiền qua mạng uy tín. Bên cạnh đó, hình thức kiếm tiền cũng không quá phức tạp, việc bạn cần làm là điền vào form thông tin và khảo sát bằng việc dựa vào những câu hỏi đã có sẵn. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ thu được một khoản tiền. Đây là hình thức kiếm tiền online mà bạn không cần phải bỏ vốn . Vào khoảng thời gian rảnh rỗi bạn có thể áp dụng hình thức kiếm tiền online nhanh nhất này để kiếm thêm thu nhập. Kiếm tiền online nhanh bằng việc trả lời các câu hỏi khảo sát trên mạng được nhiều người áp dụng Trở thành Freelancer Freelancer là hình thức làm việc cho người khác, đó có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức của công ty với nhiều công việc khác nhau. Với hình thức kiếm tiền này, bạn sẽ không bị gò bó về mặt thời gian làm việc như giờ hành chính. Đây là hình thức kinh doanh rất phát triển trong thời đại công nghệ 4.0. Vì vậy, hình thức kiếm tiền này được rất nhiều người tham gia. Qua bài viết trên, UNICA đã chia sẻ cho các bạn các hình thức kiếm tiền online nhanh nhất. Mỗi hình thức sẽ có những ưu thế khác nhau, nếu bạn đang muốn kiếm thêm thu nhập từ hình thức kiếm tiền online thì bạn có thể áp dụng một trong những hình thức trên.  
24/03/2020
900 Lượt xem
Ý tưởng kinh doanh ít vốn thu lãi khủng “hot” nhất năm 2020
Ý tưởng kinh doanh ít vốn thu lãi khủng “hot” nhất năm 2020 Bạn muốn kinh doanh nhưng số vốn trong tay quá ít? Bạn muốn làm giàu từ mô hình kinh doanh ít vốn nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Đừng vội lo lắng, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ bật mí cho các bạn toplist những ý tưởng kinh doanh nhỏ nhưng thu lãi khủng bất ngờ. Kinh doanh cơm trưa cho dân văn phòng Dân văn phòng có thời gian ăn trưa, nghỉ ngơi khá ngắn ngủi, hơn nữa nhiều công ty lại làm việc trên các tầng cao của chung cư khiến họ ngại bước chân ra ngoài ăn trưa, nhất là khi trời nắng nóng hoặc mưa gió bão bùng. Do đó, đây chính là cơ hội “ngàn năm có một” giúp bạn tận dụng để kinh doanh dịch vụ ăn trưa ship tận cửa cho dân văn phòng. Kinh doanh cơm trưa cho dân văn phòng là hình thức kinh doanh ít vốn mà bạn nên áp dụng Hình thức kinh doanh này được xem là hình thức kinh doanh ít vốn nhưng sinh lời “siêu to”. Việc bạn cần làm là chuẩn bị các món ăn mà dân văn phòng ưa thích. Để tiết kiệm được chi phí thì bạn nên tận dụng nguồn nhân lực có sẵn, nếu không hãy kết hợp với dịch vụ giao hàng tận nơi. Thông thường, khách hàng sẽ đặt đồ ăn cho cả phòng nên bạn cần chuẩn bị đủ nguồn nhiên liệu và nhân lực để đáp ứng thật tốt nhu cầu của họ. Bạn càng đáp ứng được tốt thì dịch vụ của bạn càng được đánh giá cao. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể ký hợp đồng giao cơm cho dân văn phòng theo tuần, theo tháng. Một điều mà bạn cần “note” lại đó là dân văn phòng thường khắt khe trong việc đảm bảo chất lượng thức ăn và dịch vụ. Do đó, bạn cần chế biến món ăn theo đúng sở thích và khẩu vị của họ. Để làm được điều này, bạn hãy hỏi khách hàng xem muốn thêm hoặc bớt thành phần nào không. Sau đó, “note” lại để lần sau phục vụ tốt hơn.  Hình thức kinh doanh đồ ăn nào cũng vậy, bạn cần phải “khắc cốt ghi tâm” vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để nâng cao chất lượng và tạo được sự uy tín được lâu dài. Kinh doanh thức uống mang đi Xu hướng kinh doanh thức uống mang đi hay còn được gọi là xu hướng kinh doanh takeaway. Hiện nay, hình thức kinh doanh này không còn quá xa lạ khi những xe cà phê, trà sữa có mặt trên mọi miền tổ quốc. Ưu điểm của hình thức kinh doanh này là bỏ ra số vốn ít, linh hoạt và tiện lợi.  Bạn cũng có thể kinh doanh thức uống mang đi để sinh lời hiệu quả Với hình thức kinh doanh này, bạn có thể kinh doanh ổn định mà không cần phải bỏ ra một số vốn lớn để thuê mặt bằng. Chắc chắn, bạn sẽ có chỗ đứng trên thị trường khi đồ uống của bạn ngon và đảm bảo chất lượng. Nhưng để thành công, bạn cần phải tạo ra sự khác biệt. Yếu tố tạo nên sự khác biệt nằm ở chính đồ uống của bạn và được làm từ công thức có 1 không 2. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo ra những ưu đãi hấp dẫn như giảm giá, mua 1 tặng 1 để thu hút khách hàng. Khi làm được điều này, chắc chắn thương hiệu của bạn sẽ “vượt mặt” các đồ uống takeaway khác thị trường. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đến việc điều chỉnh công thức pha chế đồ uống sao cho phù hợp với thị hiếu của thực khách. Mỗi khách hàng có một sở thích khác nhau, cho nên bạn hãy làm mới thực đơn của bên cạnh các thực đơn đã quá nhàm chán. Đây là hình thức kinh doanh ít vốn mà bạn không nên bỏ qua. Cho thuê đồ quần áo, đồ trang sức Bất kỳ chị em phụ nữ nào cũng muốn mình đẹp và tỏa sáng trong các buổi tiệc hoặc có những “bộ cánh” lộng lẫy khi đi du lịch. Tuy nhiên, chi phí đầu tư này trang phục vào những dịp này khá lớn. Hơn nữa, tâm lý chung của các chị em hiện nay đó là đồ mặc 1 lần đã trở thành đồ cũ và không lựa chọn chúng trong các dịp nổi bật trong năm. Điều này khiến họ cảm thấy khá phung phí. Chính vì vậy, họ thường tìm đến các dịch vụ cho thuê quần áo, trang sức dự sự kiện, du lịch để tiết kiệm được chi phí, đặc biệt trong thời buổi kinh tế khó khăn. Đây cũng chính là cơ hội để các bạn làm giàu từ số vốn kinh doanh ít ỏi của mình. Bạn cũng có thể mở dịch vụ cho thuê quần áo, trang sức Nếu bạn có nhiều “bộ cánh” đẹp và ít mặc thì bạn hãy tận dụng chúng để cho thuê và sinh lời. Với mô hình kinh doanh này, bạn có thể rủ thêm bạn bè của mình để kinh doanh để khách hàng có thể lựa chọn được nhiều trang phục hơn. Để việc kinh doanh được diễn ra thuận lợi, bạn cần phải cẩn thận từ khâu giặt giũ cho đến việc bảo quản. Với hình thức kinh doanh ít vốn này, bạn cần yêu cầu người thuê cần phải giữ gìn trang phục. Để mở rộng mô hình kinh doanh, bạn có thể lập một dịch vụ trung gian cho thuê quần áo, trang sức đã qua sử dụng rồi nhận thêm hoa hồng sau mỗi lần giao dịch. Có rất nhiều hình thức kinh doanh ít vốn mà bạn có thể áp dụng để kiếm được nguồn thu nhập khủng bất ngờ. Mỗi hình thức kinh doanh sẽ có ưu điểm riêng, do đó bạn hãy lựa chọn mô hình phù hợp nhất với bản thân nhé! Chúc các bạn kinh doanh thành công!
24/03/2020
591 Lượt xem
Giải đáp thắc mắc: Kinh doanh gì với số vốn nhỏ?
Giải đáp thắc mắc: Kinh doanh gì với số vốn nhỏ? Kinh doanh gì với số vốn nhỏ nhưng dễ sinh lời? Bạn đừng cho rằng phải có trong tay ít nhất vài ba trăm triệu đồng thì mới có thể kinh doanh, đôi khi chỉ cần có một số vốn nhỏ là có thể kinh doanh hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ bật mí cho các bạn các ý tưởng kinh doanh nhỏ nhưng dễ hốt bạc được nhiều người áp dụng thành công. Kinh doanh trà đá vỉa hè Đây được xem là hình thức kinh doanh với số vốn nhỏ nhưng mang lại sinh lời khá cao. Kinh doanh trà đá vỉa hè là mô hình kinh doanh phù hợp với mọi đối tượng, chi phí đầu tư cũng khá thấp. Chi phí đầu tư quán trà đá sẽ bao gồm các chi phí như: chè, cốc nước, ca nhựa, bàn ghế, phích nước, giỏ hàng… Số vốn đầu tư giao động trong khoảng từ 1 đến 2 triệu đồng.   Mở quán trà đá vỉa hè là hình thức kinh doanh với số vốn nhỏ mà bạn có thể áp dụng Đừng vội lo lắng nếu quán của bạn quá đơn giản và sơ sài. Bởi đây chính là yếu tố thu hút được rất nhiều khách hàng. Hơn nữa, bạn cũng không cần bỏ ra quá nhiều chi phí thuê mặt bằng mà có thể tận dụng ngay vỉa hè để kinh doanh. Kinh doanh gì với số vốn nhỏ? bạn có thể kinh doanh trà đá vỉa hè. Một cốc trà đá thường có giá 3 nghìn đồng và một ngày có thể bán được hàng trăm cốc. Trừ tất cả các chi phí đi thì bạn có thể “bỏ túi” một số tiền khá lớn. Nếu bạn muốn kinh doanh với số vốn nhỏ thì bạn có thể áp dụng mô hình kinh doanh này. Kinh doanh đồ ăn sáng Hình thức kinh doanh đồ ăn sáng vỉa hè với các món ăn quen thuộc như: bánh mì, xôi, bánh bao… trông khá đơn giản nhưng là một trong những hình thức kinh doanh kiếm tiền triệu mỗi ngày. Đặc biệt với những khu vực đông dân cư như cổng trường học, bệnh viện luôn là địa điểm thu hút một lượng khách lớn. Đây là đối tượng khách hàng có nhu cầu nhưng không có điều kiện và thời gian để chuẩn bị bữa sáng. Mức giá cho các món ăn này cũng khá bình dân, chỉ từ 5.000 - 15.000 đồng và có thể tiếp cận được tất cả các khách hàng có nhu cầu. Đây là một ý tưởng kinh doanh “nhỏ mà có võ” mà bạn nên “note” lại ngay. Dịch vị may vá, sửa chữa quần áo Hiện nay, nhiều người thường có nhu cầu đặt những “bộ cánh” và sửa chữa quần áo hư hỏng. Do đó, nếu bạn muốn kinh doanh với số vốn ít ỏi, bạn có thể mở một cửa hàng sửa chữa, may vá quần áo. Với hình thức kinh doanh này, bạn cần chuẩn bị một chiếc máy may tốt, cùng một chiếc bàn, ghế ngồi và những dụng cụ cần thiết khác như: kim chỉ, phụ kiện, cúc áo, thước dây, kéo, phấn may… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đầu tư thêm một số loại vải để tại cửa hàng để khách hàng có thể lựa chọn. Nếu bạn chưa có tay nghề thì bạn cần tham gia một khóa đào tạo may vá. Mặt khác, thợ may cũng cần phải khéo tay và có mắt thẩm mí, thường xuyên cập nhật xu hướng thời trang để thu hút được nhiều khách hàng.  Chắc chắn, khi đáp ứng đủ các tiêu chí trên, cửa hàng may vá, sửa chữa quần áo của bạn sẽ “hốt bạc”. Như vậy, bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi kinh doanh gì với số vốn nhỏ rồi đúng không! Dịch vụ trông trẻ tại nhà Dịch vụ trông trẻ tại nhà là một trong những hình thức kinh doanh “hot” nhất hiện nay. Với hình thức kinh doanh này, trong một số trường hợp, nếu có số lượng nhân viên trông và chăm sóc trẻ dưới một số con nhất định thì bạn không cần phải có giấy phép để mở dịch vụ trông trẻ tại nhà.  Bạn có thể mở dịch vụ trông trẻ tại nhà  Hiện nay, nhiều phụ huynh do quá bận với công việc mà không có nhiều thời gian để chăm sóc con cái. Cho nên, họ thường tìm đến những dịch vụ trông và chăm sóc trẻ tại nhà. Hình thức kinh doanh này tuy nhỏ nhưng sẽ mang lại cho bạn một nguồn lãi tuyệt vời.  Kinh doanh hải sản khô Kinh doanh hải sản khô là một ý tưởng kinh doanh khá nhỏ ngay tại nhà được rất nhiều người áp dụng thành công. Hải sản khô là một trong những món ăn “lấy lòng” được rất nhiều thực khách. Do đó, bạn có thể bỏ sỉ cho các quán nhậu để tiêu thụ nguồn hàng. Kinh doanh hải sản khô là ý tưởng kinh doanh được rất nhiều người áp dụng Kinh doanh gì với số vốn nhỏ? bạn có thể áp dụng hình thức kinh doanh này. Ý tưởng kinh doanh hải sản khô ngay tại nhà bạn không cần bỏ quá nhiều chi phí để tu sửa hoặc mở một cửa hàng. Việc bạn cần làm là tìm nơi cất trữ hàng hóa. Tùy thuộc vào mức độ tiêu thụ hàng hóa, bạn có thể bảo quản hải sản khô trong tủ lạnh. Để bán được nhiều hàng hơn, bạn có thể bán hàng qua mạng. Như vậy, qua bài viết trên UNICA đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc kinh doanh gì với số vốn nhỏ. Hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã “bỏ túi” được ý tưởng kinh doanh phù hợp nhất với bản thâm và “hốt bạc” chỉ với số vốn ít ỏi.
24/03/2020
487 Lượt xem
Bật mí cách bán hàng online hiệu quả trên Facebook ra đơn ầm ầ
Bật mí cách bán hàng online hiệu quả trên Facebook ra đơn ầm ầ Bán hàng trên Facebook hiện nay là một trong những phương thức kinh doanh được rất nhiều áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm được cách bán hàng online hiệu quả trên Facebook. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bạn tuyệt chiêu bán hàng ra đơn ầm ầm bằng Facebook. Tham gia vào groups  Tham gia vào groups là một trong những cách bán hàng online hiệu quả trên Facebook mà bạn nên áp dụng. Hiện nay, trên Facebook có rất nhiều group bán hàng có độ tương tác khá cao giữa các thành viên trong nhóm. Với phương pháp này, bạn nên tham gia vào các groups quản lý nội dung chặt chẽ. Việc này sẽ giúp bạn tương tác được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Tham gia vào groups là một trong những cách bán hàng online hiệu quả trên Facebook  Bên cạnh đó, bạn có thể kết bạn, làm quen với những cá nhân thường xuyên hỏi mua hàng trên groups. Bởi, khi đã trở thành bạn bè trên Facebook, các bài đăng của bạn trên groups, họ sẽ ưu tiên lựa chọn mặt hàng của bạn hơn so với những người bán khác trong nhóm. Xin feedback của khách hàng Hiện nay, người tiêu dùng thường mất niềm tin về chất lượng sản phẩm, khi có rất nhiều bài đăng bóc phốt của khách hàng khi mua phải những sản phẩm khác xa so với hình ảnh người bán cung cấp. Chính vì lý do này, họ “bán tín bán nghi” trước khi quyết định đặt mua hàng. Do đó, để tạo được niềm tin của khách hàng, bạn có thể đăng những đoạn tin nhắn phản hồi tích cực của người mua về sản phẩm. Càng có nhiều phản hồi tích cực, bạn càng khẳng định được chất lượng của mình. Việc này không chỉ giúp bạn giữ chân được khách hàng cũ, mà còn tạo niềm tin cho khách hàng mới. Ẩn comment để tránh bị cướp khách Một trong những vấn đề khi kinh doanh bằng Facebook mà nhiều người hay mắc phải đó là bị đối thủ cướp khách, khi khách hàng comment thông tin về số điện thoại, địa chỉ giao hàng. Cách bán hàng online hiệu quả trên Facebook đó là ẩn comment trên Facebook để không bị mất khách. Bạn hãy ẩn comment để tránh bị cướp khách trên Facebook Đăng bài câu like, bình luận tương tác Trên các group, lương đăng bài rất nhiều, vậy làm sao để bài đăng của mình hiện lên được newsfeed lâu nhất. Để làm được điều này, bạn hãy tương tác với các tài khoản Facebook khác trong group bằng cách sử dụng content kích thích mọi người bình luận. Một vài chiêu thức mà bạn có thể áp dụng như sau: Content kiểu “họp chợ” Nếu bạn thường xuyên vào các group bán hàng, bạn sẽ thấy newfeed xuất hiện các dòng trạng thái như: họp chợ ra đơn đi các chị ơi, ai có gì bán bơi hết vào đây, ra đơn ầm ầm… Với những dòng trạng thái này, khách hàng sẽ vào bình luận. Và tất nhiên, người đăng bài sẽ nhận được rất nhiều người tương tác khác nhau. Content chia sẻ bí quyết Với dạng content này, bạn có thể đăng bài có nội dung như mẹ nào bán không ra đơn, chấm bài em chia sẻ bí quyết. Đây là dạng content thu hút được rất nhiều lượt tương tác của mọi người. Do đó, bạn có thể áp dụng kiểu content này để ra được nhiều đơn hàng hơn. Content tìm nguồn hàng Bạn có thể nhiều người bán hàng dù họ đã có nguồn hàng bán nhưng vẫn post bài như: tìm nguồn hàng Quảng Châu giá sỉ, tìm nguồn hàng sỉ giá thấp… Tại sao họ lại làm như vậy? Thông qua các bài post này, rất nhiều chị em bán hàng sẽ vào comment giới thiệu mặt hàng và tất nhiên họ sẽ tương lượt tương tác lên rất nhiều đấy! Tổ chức mini game Chiêu thức mini game tặng quà là một trong chiêu thức không mới, nhưng độ “hot” của nó vẫn chưa giảm nhiệt, bởi nó luôn mang lại lợi ích cho khách hàng. Việc tổ chức trò chơi dựa vào kết quả xổ số hiện nay dường như đã không còn thu hút được nhiều khách hàng, bởi lẽ trò chơi này khá may rủi. Vì vậy, những nini game càng đơn giản sẽ càng nhận được nhiều người tham gia hơn. Khi có nhiều người tham gia, chắc chắn, lượng tương tác của bạn cũng được đi lên rất nhiều. Một phương thức mini game mà bạn có thể áp dụng đó là, cho khách hàng comment các số liền nhau, ai có số comment không bị đứt quãng sẽ là người chiến thắng. Thực tế, trò chơi này thu hút trung bình từ vài trăm bình luận cho đến vài nghìn luận. Bạn có thể tổ chức mini game để tăng lượt tương tác với mọi người Livestream bán hàng vào giờ cao điểm Livestream bán hàng vào giờ cao điểm là một cách bán hàng online hiệu quả trên Facebook được rất nhiều người áp dụng thành công. Đặc biệt, với những người kinh doanh quần áo, mỹ phẩm, khách hàng có thể nhìn thấy được hình ảnh thực tế sản phẩm. Phương thức này cũng tiếp cận được nhiều tài khoản khác nhau và giúp người bán ra được nhiều đơn hơn. Với phương thức này, bạn nên livestream vào giờ vàng, nhờ bạn bè, người thân vào share và các group và tặng quà đối với cá nhân chia sẻ nhiều bài nhất. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý viết caption sao cho thật thu hút và quan tâm đến vấn đề ánh sáng, âm thanh, chất lượng hình ảnh sao cho được hiệu quả nhất. Trên đây là các cách bán hàng online hiệu quả trên Facebook mà UNICA đã chia sẻ cho các bạn. Trên Unica hiện nay có rất nhiều những khóa học Marketing online siêu hấp dẫn đang chờ bạn khám phá để triển khai kế hoạch bán hàng của mình hiệu quả nhất. Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết này, các bạn đã “bỏ túi” được phương thức bán hàng phù hợp nhất để bán được nhiều hàng hơn.
24/03/2020
772 Lượt xem
Một số kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh nhỏ
Một số kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh nhỏ Để bắt đầu một công việc kinh doanh dù nhiều hay ít vốn bạn cũng cần tham khảo một số kinh nghiệm kinh doanh của các “tiền bối” đi trước để làm hành trang cho mình bước vào thương trường. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh nhỏ để làm hành trang  cho mình bước vào thương trường. Chọn đúng lĩnh vực Khi bắt đầu kinh doanh, bạn bao giờ cũng gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn về kinh nghiệm, khó khăn về vốn, khó khăn về việc tiếp cận thị trường, khó khăn về cạnh tranh giá. Vậy làm sao để có thể thành công? Lựa chọn một lĩnh vực kinh doanh đúng đắn Việc bạn lựa chọn đúng lĩnh vực kinh doanh phù hợp với sở trường rất quan trọng. Nếu bạn chọn sai lĩnh vực, bạn sẽ thất bại và không thể cạnh tranh nổi với các thương hiệu lớn trên thị trường. Hãy dùng số vốn nhỏ đó để đi kinh doanh những mặt hàng bạn cảm thấy tự tin. Cùng với sở trường và việc phân tích, đánh giá, bạn có thể đưa ra những phương án kinh doanh tốt nhất cho mình. Trong giai đoạn này, bạn cần đưa ra những quyết định quan trọng như kinh doanh độc lập hay tìm kiếm cộng sự để hợp tác kinh doanh, xác định mô hình kinh doanh, sản phẩm kinh doanh và thị trường phân phối sản phẩm. >> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả từ A - Z Phát triển nguồn vốn Khi bạn có một số lượng vốn, đừng để để nó chết một chỗ, bạn cần phải tính toán làm sao để tình hình tài chính của doanh nghiệp mình luôn ở mức an toàn . Có nghĩa là, bạn phải nghĩ đến các phương án tái đầu tư hay mở rộng thị trường để “đẻ” vốn cho công ty. Có rất nhiều cách để tăng trưởng và mở rộng nguồn vốn hiện tại của công ty như: Đầu tư gia tăng giá trị sản phẩm, đầu tư cho sản phẩm mới, mở rộng thị trường, đầu tư, cổ phần… Tuy nhiên, trong quá trình huy động và phát triển nguồn vốn cho doanh nghiệp, bạn cần phải học hỏi kinh nghiệm kinh doanh và lường trước những rủi ro có thể gặp phải cũng như phương án quyết định. Kinh doanh chậm mà chắc Có rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp kinh doanh nhỏ chưa có kinh nghiệm nhưng hy vọng “điên cuồng” rằng mình sẽ thâu tóm thị trường, nhanh chóng thu hồi được vốn hay thu lợi nhuận khổng lồ sau 6 tháng đến 1 năm kinh doanh. Đi từng bước kinh một không nên nóng vội Nhưng thực sự  thì việc chăm sóc và phát triển doanh nghiệp cũng giống như việc nuôi dưỡng một cây non. Giai đoạn bạn bắt đầu rất khó khăn và gian khổ khi bạn cần tìm hiểu mọi thứ để thích nghi và ứng biến. Chính vì thế, nếu bạn muốn việc kinh doanh của mình lớn mạnh, trưởng thành thì bạn cần vun đắp, cải thiện dần từng bước một thì mới có thể thành công so với những người đi trước. Làm chậm ở đây không có nghĩa là bạn làm cho tốc độ của công ty mình chậm lại. Bạn đi từng bước chậm nhưng chắc, đừng tham vọng và hoành tráng ngay từ đầu, vừa làm vừa tích vốn thay vì đầu tư lớn khởi nghiệp kinh doanh, như thế sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Có sự sáng tạo Khi bước chân vào thế giới kinh doanh nếu có thể bắt đầu bằng một ý tưởng độc đáo riêng của bạn. Tốt nhất với những sản phẩm mới chưa có trên thị trường. Nhiều bạn khi mới khởi nghiệp thắc mắc cho rằng làm như vậy quá rủi ro khi mà không biết bắt đầu từ đầu với một sản phẩm đã có trên thị trường. Nhưng sự thật thì, kinh doanh là trò chơi của sự sáng tạo và ai là người sáng tạo giỏi sẽ chiến thắng. Để có sự sáng tạo kinh doanh, bạn cần quan sát thị trường, đánh giá nhu cầu của thị trường, xã hội. Bởi vì một sản phẩm tốt là sản phẩm giúp giải quyết tốt nhất những nhu cầu của xã hội. Từ việc quan sát và đánh giá thị trường, bạn sẽ tìm ra được cho mình rất nhiều các ý tưởng cho sản phẩm của mình. Luôn luôn tin tưởng vào bản thân Bước chân vào thế giới kinh doanh là bạn phải xác định những thách thức, khó khăn và cả thất bại. Chính vì vậy, bạn cần học hỏi những kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh nhỏ từ những người đi trước, họ sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích. Những thứ đó chỉ là một phần của kinh doanh. Bạn và doanh nghiệp của mình sẽ có những thành tích, thành công, sự yêu mến, tin tưởng của khách hàng. Nhìn chung, kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh nhỏ là bạn cần khiêm tốn, bình tĩnh, bản lĩnh đối diện với khó khăn và cạnh tranh một cách trung thực nhất. >> Xem thêm: Top 3 ý tưởng kinh doanh ít vốn - hiệu quả cao mà bạn không nên bỏ qua Luôn tin tưởng vào bản thân mình sẽ thành công Một số lưu ý khi bạn khởi nghiệp nhỏ với số vốn ít đó là kinh doanh những sản phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường và là điểm mạnh của bạn. Có rất nhiều ý tưởng cho việc kinh doanh như kinh doanh online, kinh doanh dịch vụ đồ uống, sách bảo, truyện tranh, kinh doanh khóa học, dịch vụ y tế…. Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh nhỏ ở trên được đúc kết từ rất nhiều doanh nhân thành công đi lên từ hai bàn tay trắng. Với những chia sẻ trên, chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm cho mình những thông tin, hiểu biết. cách suy nghĩ để thành công!
24/03/2020
936 Lượt xem
Các ý tưởng kinh doanh nhỏ nhưng lợi nhuận lớn
Các ý tưởng kinh doanh nhỏ nhưng lợi nhuận lớn Bạn là người yêu thích kinh doanh nhưng chỉ có ít vốn? Bạn chưa biết lựa chọn hình thức kinh doanh nào để phù hợp với mình? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn các ý tưởng kinh doanh nhỏ nhưng lợi nhuận lớn. Mời bạn đọc cùng theo dõi. 1. Kinh doanh dịch vụ vận chuyển Dịch vụ vận chuyển là một sản phẩm của ngành Logistic trên thế giới. Ở Việt Nam chưa thực sự phát triển mạnh nhưng nếu bạn có ý tưởng kinh doanh thì đây là con chốt tạo ra lượng doanh thu lớn cho ngành. >>> Xem ngay: Top 7 xu hướng kinh doanh online hot nhất năm nay Dịch vụ giao hàng nhanh và tiết kiệm trong thời đại công nghệ 4.0 Ngành Thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam. Ví dụ, bạn sống ở Sài Gòn nhưng bạn thích một chiếc váy bên Pháp thì bạn cũng có thể đặt mua được nó chỉ sau vào thao tác mua hàng trên mạng Internet. Hàng hóa này có thể ship được qua đường hàng không, đường biển, đường bộ. Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu vận tại giá rẻ, uy tín và đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn như Giao hàng tiết kiệm, Loship… 2. Cửa hàng thức ăn nhanh Ý tưởng kinh doanh nhỏ nhưng lợi nhuận cao bạn có thể tham khảo đó là mở cửa hàng thức ăn nhanh. Thói quen sử dụng đồ ăn nhanh ở Việt Nam đang rất lớn, thay vì nhiều người lựa chọn việc đi chợ, nấu cơm thì bây giờ họ thường xuyên ra hàng quán hoặc lên mạng gọi đồ trực tuyến. Các cửa hàng đồ ăn nhanh hiện nay phát triển chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, các khu dân cư, trường đại học... Khi bạn quyết định mở cửa hàng ăn nhanh này, bạn cần phải có một công thức nấu ăn đặc biệt, vượt trội so với các đối thủ, có một vị trí cửa hàng thuận lợi, biết làm Marketing và quảng cáo tên tuổi thương hiệu đến người tiêu dùng. Nếu trong thời gian đầu bạn chưa có nhiều vốn thì tốt nhất bạn nên cộng tác làm ăn với những tên tuổi lớn. Sau khi có kinh nghiệm thì bạn có thể rút lui và xây dựng thương hiệu cho mình. 3. Sản phẩm thời trang F5 sản phẩm thời trang hay còn gọi là làm mới là một ý tưởng kinh doanh nhỏ nhưng lời 10. Bạn chỉ cần hiểu đơn giản đó là một chiếc áo bình thường nhưng được thiết kế và trang trí lại theo ý tưởng của người chủ. Làm mới những bộ quần áo cũ, lỗi thời Đó là một cách ăn mặc đẳng cấp của người đẳng cấp, những người muốn tạo sự khác biệt, họ không thích giống ai và họ muốn thay đổi điều đó trên bộ trang phục của mình. Vì thế, việc sửa chữa và thêm bớt những chi tiết mới hoặc cũ quần áo lên ngôi trong thời gian hiện nay. Doanh thu nghề này có thể là từ 500.000 đến 2.000.000 đồng/ ngày hoặc số tiền có thể cao hơn hoặc tùy vào tay nghề của bạn. Người làm nghề sửa chữa chỉ cần khéo léo thêm bớt một vài bông hoa, vải đường viền ren trên chiếc váy lộng lẫy thì cũng kiếm vài trăm nghìn một ngày. Nếu muốn kinh doanh thành công thì bạn chỉ cần có một chút năng khiếu thiết kế. Nếu bạn không giỏi may vá thì có thể thuê nhân viên và bạn cần lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh để phát triển. 4. Kinh doanh hoa quả quê Thực phẩm sạch đã và đang từng bước hình thành trong ý thức của người dân thành phố. Họ càng ngày càng chú ý tới bản thân và lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, do người Việt Nam trồng trọt. Rất nhiều hoa quả sạch được trồng từ các vùng ngoại ô, nông thôn, không có thuốc trừ sâu, chất bảo quản được nhập lên thành phố bán rất nhiều. Những sản phẩm ở quê được chăm sóc một cách rất tự nhiên, giá nhập vào lại rất rẻ. Bạn có thể tìm mua các loại trái cây như Cam, Quýt, Táo, Ổi, Thanh Long, Mãng Cầu, Sầu Riêng, Mận, Lê, Xoài… 5. Bán quần áo online Bán quần áo Online cũng là một trong những ý tưởng kinh doanh vô cùng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Bạn có thể mở một gian phòng nhỏ trong nhà dùng để trưng bày những mẫu mã quần áo mới cho những ai muốn đến xem và mua trực tiếp. Bạn có thể trang trí phòng và trang bị những ánh sáng tốt nhất để kết hợp làm phòng chụp ảnh mẫu quần áo để đăng bán Online. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng một phòng khác để làm nhà kho chứa những mẫu mã quần áo nhập về đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi cần. Với ý tưởng kinh doanh nhỏ này bạn cũng có thể áp dụng nhiều loại hình kinh doanh khác nhau như: kinh doanh quần áo nam, kinh doanh quần áo nữ, hoặc kinh doanh quần áo trẻ em,... Để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất, sản phẩm quần áo của bạn phải đáp ứng các tiêu chí : Độc – Đẹp – Rẻ. Bạn phải nhập được những mẫu quần áo độc, đẹp và tự chụp mẫu cho sản phẩm quần áo của mình, như vậy dần dần bạn có thể xây dựng thương hiệu riêng, có lượng khách hàng riêng trung thành của mình vì sản phẩm của bạn không trùng với bất cứ ai. 6. Kinh doanh nhỏ tại nhà với mô hình trang trại Nếu nhà bạn có đất đai màu mỡ, rộng lớn mà chưa biết kinh doanh gì thì tại sao không thử phát triển mô hình trang trại: trồng trọt kết hợp chăn nuôi? Đây là một trong những ý tưởng kinh doanh không tồi dành cho những ai muốn bắt tay vào khởi nghiệp kinh doanh ở quê nhà. Trước khi bắt tay vào kinh doanh mô hình trang trại bạn cần phải nghiên cứu người tiêu dùng đang cần gì? Từ đó xác định cây trồng và vật nuôi phù hợp. Bên cạnh đó, người kinh doanh cũng cần tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình. Kinh doanh trang trại đòi hỏi kĩ năng, kinh nghiệm nuôi trồng do đó khi có ý định bắt tay vào thực hiện ý tưởng này bạn cần tham khảo, nghiên cứu thật kỹ nhé! 7. Mở cửa hàng sửa quần áo Nên kinh doanh gì tại nhà ít vốn và đem lại lợi nhuận cao là câu hỏi chung của rất nhiều người. Nếu bạn yêu thích và có tay nghề may vá thì nên thực hiện ý tưởng kinh doanh mở một cửa hàng sửa chữa quần áo ngay tại nhà. Khi đã có tay nghề may bạn chỉ cần “đầu tư” một chiếc máy may và các dụng cụ may vá khác như kim, chỉ, kéo… là đã có thể bắt tay vào kinh doanh. Sửa chữa quần áo không bị gò bó về thời gian cũng như không quá vất vả, do đó, công việc này rất phù hợp với những bà mẹ bỉm sữa vừa trông con vừa có thể kiếm thêm được một khoản thu nhập lớn.  8. Kinh doanh cửa hàng sách cũ Bỏ ra một số vốn không quá lớn mà đem về lợi nhuận cao, ý tưởng kinh doanh cửa hàng sách cũ được xem là hình thức kinh doanh đem lại hiệu quả cao nhất hiện nay. Khi mở cửa hàng sách cũ người kinh doanh có thể nhập sách cũ từ các nguồn sách thanh lý của các nhà xuất bản, nhà sách; các hội chợ sách cũ; hay từ các cửa hàng giải thể… với giá tương đối thấp và bán ra với giá hợp lý để thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, để có thể đạt thành công với ý tưởng kinh doanh này bạn cần lựa chọn địa điểm mở cửa hàng tại nơi dân cư đông đúc có nhu cầu đọc sách cao. Mở cửa hàng sách cũ không quá khó khăn, do đó, bạn nên cân nhắc ý tưởng kinh doanh độc đáo này nhé! 9. Bán mỹ phẩm Online Cũng tương tự như bán quần áo online tại nhà, kinh doanh mỹ phẩm online cũng là một ý tưởng kinh doanh tại nhà hiệu quả được nhiều chị em thực hiện phổ biến hiện nay. Để hoạt động kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả, đầu tiên bạn cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai, độ tuổi bao nhiêu, hành vi như nào,...và bạn nên bán những loại mỹ phẩm như thế nào? Một lưu ý cho bạn đó là bạn nên lựa chọn bán mỹ phẩm theo một dòng sản phẩm nhất định ví dụ như bán kem chống nắng, bán kem dưỡng ẩm, bán son,... hoặc bán các mỹ phẩm làm đẹp theo một thương hiệu ví dụ như bán son, kem chống nắng, sữa dưỡng ẩm,...Điều này sẽ giúp bạn bao quát các sản phẩm và có thời gian tìm hiểu tốt nhất các thông tin liên quan đến các sản phẩm mỹ phẩm của mình để có sự tư vấn, hướng dẫn tốt nhất cho khách hàng.  >>> Xem ngay: Top 8 mô hình kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay Với mặt hàng là mỹ phẩm, Facebook là một kênh marketing hiệu quả mà bạn có thể triển khai hoạt động kinh doanh của mình, đây là kênh mạng xã hội phổ biến được rất nhiều người sử dụng mỗi ngày, vì vậy, mặt hàng của bạn sẽ tiếp cận nhanh chóng hơn với khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh doanh cao, bạn phải có tư duy kinh doanh đúng và cách làm đúng. 10. Kinh doanh dịch vụ trông trẻ Hiện nay, trông giữ trẻ là một vấn đề cần thiết đối với các gia đình hiện nay khi bố mẹ đều cần phải đi làm. Chính vì thế, nhu cầu trông giữ trẻ ngày càng tăng cao kéo theo hoạt động kinh doanh dịch vụ trông trẻ tại nhà phát triển và là lựa chọn kinh doanh hiệu quả, dễ dàng đầu tư, dễ dàng kiếm lợi nhuận. Tương tự như các ý tưởng kinh doanh trên, dịch vụ trông giữ trẻ có nhiều loại hình mà bạn có thể lựa chọn như: - Giới hạn tuổi của trẻ được gửi và giờ giữ trẻ được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của phụ huynh - Trông trẻ theo giờ hành chính cố định - Dịch vụ đưa đón trẻ và chăm sóc trẻ trong các hoạt động ngoại khóa Với bạn lựa chọn bất cứ loại hình gì thì với dịch vụ trông trẻ, công việc chính của bạn là trông nom, chăm sóc con của người khác. Điều này đòi hỏi bạn phải có tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tâm, thân thiện với trẻ nhỏ để đảm bảo sự an toàn, sức khỏe và tinh thần của trẻ. Mở một dịch vụ kinh doanh trông trẻ tại nhà bạn sẽ không cần quá nhiều vốn đầu tư, bạn sẽ không mất chi phí thuê mặt bằng nhưng bạn cần chi phí để tân trang lại căn phòng trong nhà mình thành không gian vui chơi, học tập cho các em nhỏ, cần đảm bảo không có những vật dụng nguy hiểm quanh không gian vui chơi của trẻ. Nếu hoạt động kinh doanh tốt, doanh thu cao bạn có thể nghĩ đến việc đầu tư những nhà trẻ tư thục với quy mô lớn hơn để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Nếu bạn đủ nguồn vốn để mở một nhà trẻ tư thục, bạn cần quan tâm đến các yếu tố khác như giấy phép kinh doanh, bằng chứng chỉ nghiệp vụ chăm sóc trẻ, y tế, bảo hiểm, an ninh cho trẻ. 11. Ý tưởng kinh doanh rau sạch Nếu bạn đang tìm kiếm một ý tưởng kinh doanh nhỏ ở quê với số vốn ít thì không nên bỏ qua mặt hàng rau sạch. Hiện nay vấn nạn thực phẩm bẩn khiến người dân lo lắng, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch trở nên phổ biến hơn cả. Bên cạnh đó, ở quê, đất đai màu mỡ, rộng lớn do đó, bạn có thể bắt tay vào kinh doanh bằng cách mở mô hình trồng rau sạch ngay tại quê hương của mình. Để kinh doanh được mặt hàng này người kinh doanh chỉ cần bỏ một ít vốn để mua giống cây, phân bón và công sức của mình là đã có thể thực hiện được. Về lâu dài, bạn có thể phát triển mô hình trồng rau ra các địa phương khác và tạo lập thương hiệu riêng cho mình. Trồng rau sạch là ý tưởng kinh doanh hay, độc đáo và thu được lợi nhuận cao mà người kinh doanh nên bắt tay vào thực hiện. 12. Kinh doanh một cửa hàng tạp hóa Kinh doanh cửa hàng tạp hóa tại nhà có lẽ là một hình thức kinh doanh khá phổ biến và đơn giản được nhiều người áp dụng hiện nay. Cửa hàng tạp hóa thường phục vụ các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của người dân như bán đồ dùng hằng ngày, bánh kẹo, nước uống, gia vị đồ ăn,... Đây là những nhu cầu không thể thiếu ở bất cứ đâu, chính vì vậy kinh doanh cửa hàng tạp hóa tại nhà là cách kinh doanh ít vốn khá hiệu quả và chắc chắn sẽ sinh lời. Tùy vào số vốn của mình mà bạn có thể quyết định quy mô cửa hàng tạp hóa. Nếu số vốn của bạn còn hạn chế, bạn có thể nhập hàng với số lượng ít nhưng phải đáp ứng đúng nhu cầu chủ yếu của người dân xung quanh, sau đó khi có nhiều khách quen bạn sẽ dần dần mở rộng thêm các mặt hàng khác cho phù hợp. Một lưu ý cho bạn khi lựa chọn hình thức kinh doanh cửa hàng tạp hóa tại nhà đó là mỗi một mặt hàng bạn kinh doanh sẽ thường không mang lời cao, vì vậy bạn phải bán nhiều loại mặt hàng khác nhau thì doanh thu sẽ ổn định hơn. Ngoài các ý tưởng kinh doanh nhỏ nhưng lợi nhuận mà chúng tôi liệt kê ở trên thì bạn cũng có thể tham khảo nhiều ý tưởng kinh doanh khác trên trang web Unica.vn. Chúc bạn thành công!
24/03/2020
1954 Lượt xem
Các mô hình làm giàu ít vốn dành cho giới trẻ
Các mô hình làm giàu ít vốn dành cho giới trẻ Bạn thuộc thế hệ 9X, bạn chán cảnh ngồi làm việc ở văn phòng 10 tiếng đồng hồ nhưng lương lậu không được bao nhiêu. Đôi khi, bạn còn bị đồng nghiệp và sếp nói xấu vì việc chậm deadline. Bạn đang có một ý tưởng tự mình kinh doanh, tự mình làm ông chủ nhưng vấn đề lại phát sinh ra rất nhiều vốn. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn các mô hình làm giàu ít vốn hoặc không mất vốn. Dịch vụ môi giới làm việc hoặc giúp việc nhà theo giờ Kinh doanh là phải có tiền, không ít thì cũng cần rất nhiều tiền, chẳng lẽ khi bạn chạy xe gặp khách hàng lại không cần tiền đổ xăng? Khi bạn mở cửa hàng lại không cần chi phí thuê mặt bằng hay thuê mặt bằng. Mô hình giúp việc nhà theo tiếng được rất nhiều người dân sử dụng Tuy nhiên, dịch vụ môi giới giúp việc nhà là mô hình làm giàu ít vốn bạn có thể tham khảo. Thực sự bạn chẳng mất một đồng vốn nào nếu bạn có mối quan hệ tốt trong việc huy động nguồn nhân lực làm lâu dài. Mô hình kinh doanh này rất phù hợp cho những bạn muốn tham gia vào lĩnh vực dịch vụ có xu hướng dài. Mô hình này cần người đứng đầu có quan hệ tốt với người lao động. Người lao động có thể là những người ở quê hoặc những người trên thành phố muốn kiếm thêm thu nhập trong lĩnh vực giúp việc nhà. Hiện nay, hình thức cho thuê giúp việc theo giờ rất được ưa chuộng, kể cả những gia đình cá nhân hay doanh nghiệp. Họ cần nhân viên dọn dẹp, lau nhà và nấu cơm theo bữa. Bánh ngọt online Bánh ngọt dần trở thành sản phẩm thiết yếu  hiện nay. Đôi khi, bánh ngọt còn là món ăn ưa chuộng của rất nhiều người. Thị trường tiềm năng, lợi nhuận cao nhưng nếu bạn không có vốn cũng như kinh nghiệm để làm bánh thì mô hình làm giàu ít vốn này cần sự hợp tác. Vì thế, bạn có thể cộng sự với một cửa hàng bánh ngọt và hợp tác với họ theo hình thức bán hàng online. Bạn sẽ yêu cầu được chia phần trăm lợi nhuận theo số đơn bán ra. Bằng cách bán hàng này, bạn có thể nhanh chóng phát triển và mở rộng thị trường bánh của mình trước khi đủ tiền đứng ra mở một cửa hàng riêng. Mô hình bán tranh đá vẽ Bạn có năng khiếu, có tài năng, bạn muốn sử dụng tài nghệ này để kinh doanh. Hình thức tranh vẽ bằng những mảnh đá rất hay, lại có rất ít người áp dụng trong khi khách hàng đi tìm kiếm loại sản phẩm này lại nhiều. Loại tranh vẽ handmade không cần bạn bỏ ra nhiều vốn để kinh doanh, chỉ cần bạn có ý tưởng, biết cách sưu tầm những viên đá đẹp để khi vẽ tranh gây ấn tượng cho người xem. Kinh doanh tranh đá đang rất có lợi thế hiện nay Chính vì thế, nếu bạn muốn thành công với mô hình làm giàu ít vốn này thì bạn am hiểu về hội họa, điêu khắc thì mới có thể lên ý tưởng cho nhân viên của mình. Bán tour du lịch Tour du lịch và vé xe tàu, ô tô đang được xem là một  trong những mô hình bán sản phẩm chạy nhất, đặc biệt có doanh thu tăng rất nhanh. Các bạn trẻ nhận thấy tiềm năng của ngành du lịch lữ hành này nên đã tham gia kinh doanh. Bạn cần phải hợp tác với các công ty du lịch hoặc đại lý của các phòng vé máy bay để giới thiệu tour du lịch đến khách hàng. Nếu khách hàng đặt mua thì bạn sẽ được công ty chia cho một số lượng hoa hồng nhất định, bán được càng nhiều tour thì phần trăm hoa hồng càng nhiều. Mô hình kinh doanh nói với trẻ em và người già Một mô hình làm giàu ít vốn tiếp theo bạn có thể áp dụng đó là mở dịch vụ trò chuyện với trẻ em và người gia. Có rất nhiều gia đình thuê dịch vụ này bởi vì họ không có thời gian quan tâm đến con cái và bố mẹ, sợ những đứa trẻ mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ. Nói chuyện với họ để giúp họ trở nên vui vẻ, bớt cô đơn mỗi ngày, nhanh hồi phục bệnh. Nếu bạn là người vui vẻ, tâm lý hay có khả năng thuyết phục thì bạn nên tham gia vào mô hình kinh doanh này. Khi bạn đã có kinh nghiệm và được người khác biết đến thì bạn có thể mở một mô hình quy mô to hơn. Kiếm tiền online Kiếm tiền online đang được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng, họ không cần phải di chuyển nhiều cũng như không cần phải đến công ty đúng giờ mỗi ngày, họ chỉ cần một chiếc laptop có kết nối Internet là có thể làm việc. Những dịch vụ kiếm tiền online bạn có thể tham khảo như làm SEO, viết bài PR, viết sách, bán quần áo, mỹ phẩm, làm game… Tuy nhiên, kiếm tiền Online không phải là một cách lâu dài nếu như bạn không có ý tưởng, sáng tạo và đổi mới tư duy. Bán hàng online là một mô hình kinh doanh được nhiều sử dụng Với những chia  sẻ về một số mô hình làm giàu ít vốn dành cho giới trẻ ở trên, chúng tôi kỳ vọng rằng các bạn có thể khởi nghiệp thành công và mở rộng tương lai phía trước.   
23/03/2020
1170 Lượt xem
Hoạch định chiến lược bán hàng là gì? Vai trò, quy trình và lưu ý
Hoạch định chiến lược bán hàng là gì? Vai trò, quy trình và lưu ý Những năm gần đây, với sự biến động mạnh mẽ của thị trường kinh doanh, việc hoạch định chiến lược bán hàng không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn là chìa khóa thành công đối với mọi doanh nghiệp. Trước sức cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc nắm bắt vai trò, quy trình và lưu ý trong quá trình xây dựng chiến lược bán hàng là hết sức quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào khám phá khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh, tìm hiểu về vai trò quyết định của nó, cũng như những quy trình và lưu ý quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần phải tập trung để đạt được sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày nay. Hoạch định chiến lược bán hàng là gì? Hoạch định chiến lược bán hàng là quá trình xác định mục tiêu, phương pháp, kế hoạch hành động để đạt được kết quả bán hàng mong muốn của doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược kinh doanh là một phần quan trọng của hoạch định chiến lược kinh doanh vì nó liên quan đến việc tạo ra giá trị cho khách hàng, tăng doanh số và tối đa hóa lợi nhuận. Hoạch định chiến lược bán hàng là quá trình xác định mục tiêu, phương pháp, kế hoạch hành động Vai trò của hoạch định chiến lược bán hàng Hoạch định chiến lược bán hàng có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Việc hoạch định chiến lược bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp: Xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng Hoạch định chiến lược bán hàng giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu bán hàng cụ thể, đo lường, cũng như định hướng rõ ràng cho các hoạt động bán hàng. Từ đó đảm bảo sự nhất quán, hiệu quả, phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định mục tiêu và định hướng rõ ràng Vận hành tối ưu Hoạch định chiến lược bán hàng giúp doanh nghiệp vận hành tối ưu các nguồn lực, công cụ và phương pháp bán hàng. Nhờ đó mà có thể tận dụng tối đa tiềm năng của thị trường, khách hàng, sản phẩm hay dịch vụ, cũng như giảm thiểu các rủi ro, chi phí và thời gian. Nắm bắt thông tin vĩ mô rõ ràng Hoạch định chiến lược bán hàng giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin vĩ mô rõ ràng về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng. Mục đích của việc này là để có thể phân tích, dự báo, đưa ra các quyết định và hành động phù hợp và kịp thời. Nắm bắt thông tin vĩ mô Nâng cao tinh thần đội ngũ Hoạch định chiến lược bán hàng giúp doanh nghiệp nâng cao tinh thần đội ngũ bán hàng bằng cách tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích, hỗ trợ, cũng như định hướng, đào tạo, và thưởng thức nhân viên bán hàng. Mục đích là để tăng cường năng lực, năng suất và hiệu quả bán hàng. Phân biệt hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật Hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, hai quá trình này hoàn toàn khác nhau với những đặc điểm và mục đích riêng. Cụ thể: Hoạch định chiến lược: Là quá trình xác định mục tiêu, phương pháp và kế hoạch hành động để đạt được kết quả mong muốn của doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược có tính chất dài hạn, toàn diện, định hướng vì nó liên quan đến việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạch định chiến thuật: Là quá trình xác định các hoạt động cụ thể, chi tiết và thực tế để thực hiện chiến lược của doanh nghiệp. Hoạch định chiến thuật có tính chất ngắn hạn, cụ thể và thực thi vì nó liên quan đến việc xác định các công việc, nguồn lực, thời gian, trách nhiệm của các bộ phận liên quan. Phân biệt hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật 5 loại hoạch định chiến lược phổ biến Có nhiều loại hoạch định chiến lược mà doanh nghiệp có thể áp dụng, tùy thuộc vào mục tiêu, đối tượng và sản phẩm hay dịch vụ của mình. Dưới đây là 5 loại hoạch định chiến lược phổ biến nhất: Hoạch định chiến lược Marketing Đây là loại hoạch định chiến lược liên quan đến việc xác định và định vị thị trường mục tiêu, xây dựng và thực hiện các chiến dịch marketing và đo lường và đánh giá hiệu quả marketing. Mục đích là để tăng cường nhận thức, hấp dẫn, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược PR Hoạch định chiến lược PR là loại hoạch định chiến lược liên quan đến việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan như khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, cộng đồng, truyền thông và chính quyền. Mục đích là để tạo ra một hình ảnh tích cực, uy tín và tin cậy cho doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược PR là loại hoạch định chiến lược liên quan đến việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan Hoạch định chiến lược Bán hàng Đây là loại hoạch định chiến lược liên quan đến việc xác định và thực hiện các hoạt động bán hàng như tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng, tư vấn và thuyết phục khách hàng mua hàng, chốt đơn hàng và giao hàng, chăm sóc và giữ chân khách hàng. Việc hoạch định này là để tăng doanh số và lợi nhuận bán hàng. Hoạch định chiến lược Kinh doanh Hoạch định chiến lược Kinh doanh là để tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện khi thực hiện hoạch định này là nghiên cứu và phát triển sản phẩm hay dịch vụ, mở rộng và phát triển thị trường, hợp tác và liên kết với các đối tác, cải tiến và đổi mới công nghệ,... Hoạch định chiến lược Kinh doanh là để tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp Hoạch định chiến lược Nhân sự Đây là loại hoạch định chiến lược để tạo ra một đội ngũ nhân viên chất lượng, hiệu quả. Những việc doanh nghiệp sẽ thực hiện trong khi hoạch định loại này là tuyển dụng và đào tạo nhân viên, định hướng và phân công nhiệm vụ, đánh giá và thưởng thức nhân viên, giải quyết và phòng ngừa xung đột. Trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học bán hàng được hướng dẫn trực tiếp bởi các chuyên gia chuyên gia đào tạo hàng đầu với nhiều năm thực chiến và dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn học được các kỹ năng bán hàng cơ bản đến nâng cao. Từ đó, kinh doanh có được lợi nhuận tối đa nhất. [course_id:213,theme:course] [course_id:209,theme:course] [course_id:165,theme:course] Quy trình hoạch định chiến lược chi tiết Sau khi lựa chọn loại hoạch định chiến lược phù hợp, doanh nghiệp cần thực hiện quy trình hoạch định chiến lược. Quy trình hoạch định chiến lược gồm có các bước sau: Bước 1: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, nó sẽ giúp doanh nghiệp xác định được tầm nhìn là mục tiêu lớn và xa vời mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai, sứ mệnh là lý do tồn tại và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Tầm nhìn và sứ mệnh sẽ là nguồn động lực, định hướng và cơ sở cho việc hoạch định chiến lược của doanh nghiệp. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp Bước 2: Nghiên cứu, phân tích tình hình  Bước này giúp doanh nghiệp nghiên cứu và phân tích tình hình hiện tại của mình, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích là để có thể xác định được ưu thế, nhược điểm, cơ hội và thách thức (SWOT) của doanh nghiệp.  Để nghiên cứu và phân tích tình hình, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ và phương pháp như nghiên cứu thị trường, phân tích cạnh tranh, phân tích khách hàng, phân tích môi trường,... Bước 3: Thiết lập nhiệm vụ, mục tiêu chung của doanh nghiệp Xây dựng mục tiêu bán hàng chính là bước quan trọng mà bạn cần phải làm khi hoạch định chiến lược. Các mục tiêu đề ra phải mang tính thực tế và thể hiện được chính xác những gì công ty muốn chinh phục trong một khoảng thời gian nhất định. Để xác định được mục tiêu, bạn cần quan tâm đến các yếu tố như: doanh thu, lợi nhuận, thị phần và tái đầu tư. Đặc biệt, cần phải chú ý đến nguyện vọng của cổ đông, khả năng tài chính và cơ hội của công ty. Xây dựng mục tiêu chính là bước đầu tiên mà bạn cần phải làm khi hoạch định chiến lược Bước 4: Xây dựng chiến lược Bước này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược, là những phương pháp và kế hoạch hành động để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu chung của doanh nghiệp, dựa trên ưu thế, nhược điểm, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.  Chiến lược cần phải phù hợp, hiệu quả, linh hoạt để có thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Không chỉ vậy, chiến lược cũng cần thích ứng được với sự thay đổi của thị trường và môi trường. Chiến lược cần phải phù hợp, hiệu quả, linh hoạt để có thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng Bước 5: Triển khai chiến lược Đây là bước giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động bán hàng, marketing, PR, kinh doanh, nhân sự, các hoạt động khác theo chiến lược đã xây dựng để đạt được nhiệm vụ và mục tiêu chung của doanh nghiệp. Để triển khai chiến lược, doanh nghiệp cần phải phân công trách nhiệm, cung cấp nguồn lực, thiết lập tiêu chuẩn và hỗ trợ các bộ phận liên quan. Bước 6: Giám sát, đo lường, đánh giá kết quả chiến lược Đây là bước giúp doanh nghiệp theo dõi, kiểm tra và đánh giá hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động bán hàng, marketing, PR, kinh doanh, nhân sự và các hoạt động khác theo chiến lược. Để giám sát, đo lường, đánh giá kết quả chiến lược, doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ và phương pháp như báo cáo, biểu đồ, bảng số liệu, khảo sát, phản hồi,... Giám sát, đo lường, đánh giá kết quả chiến lược Nguyên nhân nào khiến hoạch định chiến lược bán hàng thất bại? Chiến lược kinh doanh là một yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải chiến lược kinh doanh nào cũng mang lại kết quả như mong đợi. Có nhiều nguyên nhân có thể khiến chiến lược kinh doanh thất bại như: Không xác định rõ ràng mục tiêu và đối tượng: Khi doanh nghiệp không xác định rõ ràng mục tiêu và đối tượng của chiến lược kinh doanh, dẫn đến việc không có hướng đi, tiêu chí, tiêu chuẩn để thực hiện và đánh giá chiến lược. Không nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng tình hình: Doanh nghiệp không nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng tình hình hiện tại của doanh nghiệp, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hậu quả là dẫn đến việc không có cơ sở dữ liệu, thông tin, kiến thức để xây dựng và thực hiện chiến lược. Không xây dựng chiến lược phù hợp và hiệu quả: Doanh nghiệp không xây dựng chiến lược phù hợp và hiệu quả với mục tiêu, đối tượng và tình hình của doanh nghiệp. Hệ quả của việc này là dẫn đến việc không có phương pháp và kế hoạch hành động thích hợp và linh hoạt để đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, cũng như thích ứng được với sự thay đổi của thị trường và môi trường. Không triển khai chiến lược một cách có hệ thống và khoa học: Doanh nghiệp không triển khai chiến lược một cách có hệ thống và khoa học có thể dẫn đến việc không có sự phối hợp, giao tiếp và hỗ trợ giữa các bộ phận liên quan. Đồng thời, việc này cũng có thể dẫn tới không có sự kiểm soát, điều chỉnh và cải tiến các hoạt động theo chiến lược. Không giám sát, đo lường, và đánh giá kết quả chiến lược một cách chính xác và kịp thời: Doanh nghiệp không giám sát, đo lường và đánh giá kết quả chiến lược một cách chính xác và kịp thời. Hậu quả là dẫn đến việc không có sự phản hồi, nhận xét, khắc phục các sai sót, cũng như không có sự cập nhật, đổi mới và nâng cấp các chiến lược theo thời gian. Nguyên nhân khiến hoạch chiến lược kinh doanh thất bại Một số lưu ý khi hoạch định chiến lược Để hoạch định chiến lược bán hàng một cách hiệu quả và thành công, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau: Phải có sự tham gia và cam kết của lãnh đạo và các bộ phận liên quan: Đây là yếu tố then chốt để tạo ra một chiến lược chất lượng, phù hợp và có thể thực hiện được. Phải có sự cân bằng giữa sự thực tế và sự đột phá: Đây là yếu tố cần thiết để tạo ra một chiến lược hiệu quả, linh hoạt, bền vững vì nó sẽ đảm bảo sự phù hợp với khả năng và điều kiện của doanh nghiệp. Yếu tố này cũng sẽ đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Phải có sự liên kết và nhất quán giữa các chiến lược: Yếu tố này sẽ đảm bảo sự liên kết và nhất quán giữa các chiến lược marketing, PR, bán hàng, kinh doanh, nhân sự và các chiến lược khác. Mục đích cuối là để tạo ra một tác động tích cực và tăng cường lẫn nhau. Phải có sự theo dõi, kiểm tra, và đánh giá thường xuyên: Yếu tố này sẽ đảm bảo sự theo dõi, kiểm tra và đánh giá thường xuyên về hiệu quả và hiệu suất của các chiến lược. Qua đó có thể phát hiện và khắc phục các sai sót, cũng như cập nhật và nâng cấp các chiến lược theo thời gian. Một số lưu ý khi hoạch định chiến lược Kết luận Như vậy, trong bài viết trên UNICA đã chia sẻ cho các bạn học bán hàng các bước hoạch định chiến lược bán hàng và chiến lược bán hàng hiệu quả. Kinh doanh là cả một hành trình dài đầy gian nan và thử thách, chính vì vậy hãy trau dồi thật nhiều kiến thức và học hỏi kinh nghiệm để vững bước trên con đường này nhé! 
26/12/2019
5119 Lượt xem
Mô hình xây dựng chiến lược bán hàng đỉnh cao nhất hiện nay
Mô hình xây dựng chiến lược bán hàng đỉnh cao nhất hiện nay Muốn bán hàng hiệu quả trong thời buổi cạnh tranh gay gắt hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc cần phải xây dựng mô hình xây dựng chiến lược bán hàng. Vậy chiến chiến lược bán hàng là gì? Tại sao cần phải xây dựng chiến lược bán hàng? Quy trình và cách đánh giá hiệu quả thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Unica giải đáp qua bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng chúng tôi theo dõi.  Chiến lược bán hàng là gì? Chiến lược bán hàng là một kế hoạch hành động của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu bán hàng bằng cách sử dụng các nguồn lực, công cụ và phương pháp bán hàng hiệu quả.  Chiến lược bán hàng bao gồm các yếu tố như mục tiêu bán hàng, đối tượng khách hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ, giá cả, kênh bán hàng, quảng cáo, khuyến mãi,... Chiến lược bán hàng cần phù hợp với tình hình thị trường, nhu cầu khách hàng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chiến lược bán hàng là một kế hoạch hành động của doanh nghiệp Vì sao doanh nghiệp cần có chiến lược bán hàng Doanh nghiệp cần có mô hình xây dựng chiến lược bán hàng vì nhiều lý do nhưng có thể tóm tắt thành ba lý do chính sau: Hiểu được hành trình mua hàng của khách hàng Hành trình mua hàng của khách hàng là quá trình mà khách hàng trải qua từ khi nhận thức được nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn, đến khi quyết định mua hàng và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.  Bằng cách có chiến lược bán hàng, doanh nghiệp có thể hiểu được hành trình mua hàng của khách hàng để có thể cung cấp cho khách hàng những giải pháp và trải nghiệm phù hợp với từng giai đoạn của hành trình mua hàng. Hiểu được hành trình mua hàng của khách hàng Xây dựng đôi ngũ nhân viên kinh doanh phù hợp Nhân viên kinh doanh là những người có nhiệm vụ tiếp xúc và bán hàng cho khách hàng bằng cách sử dụng các kỹ năng và chiến lược kinh doanh bán hàng. Doanh nghiệp có thể xây dựng đôi ngũ nhân viên kinh doanh phù hợp bằng cách tuyển dụng, đào tạo, hỗ trợ, đánh giá nhân viên kinh doanh theo các tiêu chí và mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp. Giành lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là những ưu thế và khác biệt mà doanh nghiệp có so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách cung cấp cho khách hàng những giá trị và lợi ích vượt trội. Doanh nghiệp có thể giành lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, chất lượng, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Trên thực tế, một doanh nghiệp nếu có một chiến lược bán hàng hiệu quả thì doanh nghiệp đó sẽ được định vị thường hiệu nhanh cũng như giành lợi thế cạnh tranh để thu hút khách hàng, đồng thời tỷ lệ chuyển đổi tăng giúp cho kế hoạch tăng doanh số bán hàng đặt hiệu quả cao. Giành lợi thế cạnh tranh Các loại chiến lược bán hàng hiệu quả hiện nay Hiện nay, có nhiều loại chiến lược bán hàng hiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng, tùy thuộc vào mục tiêu, đối tượng và sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Một số loại chiến lược bán hàng hiệu quả hiện nay là: Chiến lược bán hàng Inbound Sales Chiến lược này sẽ cung cấp cho khách hàng những nội dung và thông tin hữu ích, giá trị và tương tác thông qua các kênh bán hàng trực tuyến như website, blog, mạng xã hội, email,... Chiến lược bán hàng Inbound Sales phù hợp với những doanh nghiệp có sản phẩm hoặc dịch vụ phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và tư vấn cho khách hàng. Chiến lược bán hàng Outbound Sales Doanh nghiệp sẽ sử dụng các kỹ năng và chiến lược bán hàng truyền thống như điện thoại, gặp mặt, thư từ,... Chiến lược bán hàng Outbound Sales phù hợp với những doanh nghiệp có sản phẩm hoặc dịch vụ đơn giản, dễ hiểu và cần nhanh chóng đạt được kết quả bán hàng. Chiến lược bán hàng Outbound Sales So sánh rủi ro và cơ hội Doanh nghiệp sẽ trình bày cho khách hàng những lợi ích và giải quyết được những vấn đề của khách hàng khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như những tổn thất và bỏ lỡ khi không mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Chiến lược bán hàng so sánh rủi ro và cơ hội phù hợp với những doanh nghiệp có sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao, đòi hỏi sự quyết định cẩn thận của khách hàng. Cho khách hàng dùng thử sản phẩm Doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí hoặc giảm giá trong một khoảng thời gian nhất định để khách hàng có thể trải nghiệm và đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ.  Chiến lược bán hàng cho khách hàng dùng thử sản phẩm phù hợp với những doanh nghiệp có sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao, đòi hỏi sự tin tưởng và thử nghiệm của khách hàng. Để khách hàng dùng thử sản phẩm Chiến lược bán hàng giá cao Doanh nghiệp sẽ tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, chất lượng và mang lại nhiều giá trị cho khách hàng. Chiến lược bán hàng giá cao phù hợp với những doanh nghiệp có sản phẩm hoặc dịch vụ có độ khác biệt cao, đòi hỏi sự sang trọng và cao cấp của khách hàng. Bán hàng chéo (Cross - Selling) Đây là chiến lược bán hàng dựa trên việc bán thêm cho khách hàng những sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan hoặc bổ sung cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng đã mua hoặc định mua, bằng cách tạo ra những gợi ý và khuyến khích khách hàng mua thêm. Chiến lược bán hàng chéo phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ có tính tương thích và tương tác cao, đòi hỏi sự đa dạng và đầy đủ của khách hàng. Bán hàng chéo (Cross - Selling) Bán hàng gia tăng (Upseling) Đây là chiến lược bán hàng dựa trên việc bán cho khách hàng những sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng, giá trị, hoặc lợi ích cao hơn so với sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng đã mua hoặc định mua, bằng cách tạo ra những so sánh và lý do để khách hàng mua hàng cao cấp hơn. Chiến lược bán hàng gia tăng phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ có tính cạnh tranh và phân cấp cao, đòi hỏi sự nâng cấp và tối ưu của khách hàng. Trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học bán hàng được hướng dẫn trực tiếp bởi các chuyên gia chuyên gia đào tạo hàng đầu với nhiều năm thực chiến và dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn học được các kỹ năng bán hàng cơ bản đến nâng cao. Từ đó, kinh doanh có được lợi nhuận tối đa nhất. [course_id:213,theme:course] [course_id:209,theme:course] [course_id:165,theme:course] Quy trình xây dựng mô hình xây dựng chiến lược bán hàng Tùy vào điều kiện của doanh nghiệp, bạn có thể xây dựng các mô hình bán hàng và học bán hàng online sao cho phù hợp. Để xây dựng mô hình xây dựng chiến lược bán hàng, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu cho công ty Để xác định mục tiêu cho công ty, bạn cần xác định được các yếu tố như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn,... Bạn cần xác định mục tiêu cho công ty để thực hiện chúng Bước 2: Phân tích môi trường cạnh tranh Đây là bước giúp doanh nghiệp hiểu được thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh để có thể xác định được những cơ hội và thách thức cho chiến lược bán hàng của mình. Để phân tích môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ và phương pháp như phân tích SWOT, phân tích Porter, phân tích PEST,... Bước 3: Phân tích môi trường bên trong Đây là bước giúp doanh nghiệp hiểu được năng lực, nguồn lực, văn hóa của mình để có thể xác định được những ưu thế và khuyết điểm cho chiến lược bán hàng của mình. Để phân tích môi trường bên trong, doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ và phương pháp như phân tích VRIO, phân tích McKinsey 7S, phân tích văn hóa tổ chức,... Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp Bước 4: Phương án chiến lược bán hàng Đây là bước giúp doanh nghiệp lựa chọn và xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp với mục tiêu, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, năng lực, nguồn lực và văn hóa của mình. Để lựa chọn và xây dựng chiến lược bán hàng, doanh nghiệp cần xác định và trao đổi về các yếu tố như sản phẩm hoặc dịch vụ, giá cả, kênh bán hàng, quảng cáo, khuyến mãi,... Bước 5: Triển khai chiến lược Để triển khai chiến lược, doanh nghiệp cần lập kế hoạch, phân công, hỗ trợ, giám sát các hoạt động bán hàng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần cung cấp cho nhân viên kinh doanh những kỹ năng, kiến thức và động lực cần thiết. Triển khai chiến lược bán hàng Bước 6: Kiểm tra và đánh giá kết quả Doanh nghiệp sẽ sử dụng các chỉ số và công cụ đánh giá như doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ trung thành, tỷ lệ hài lòng,... Để kiểm tra và đánh giá kết quả, doanh nghiệp cần thu thập và phân tích các dữ liệu về hoạt động bán hàng, cũng như thực hiện các thay đổi và cải tiến cần thiết cho chiến lược bán hàng. Cách đánh giá hiệu quả chiến lược bán hàng Sau khi mô hình xây dựng chiến lược bán hàng đã được hoàn thiện và triển khai, doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả chiến lược bán hàng. Mục đích là để có thể nhận biết được những thành công và thất bại, cũng như có thể cải thiện và hoàn thiện chiến lược bán hàng. Để đánh giá hiệu quả chiến lược bán hàng, doanh nghiệp cần sử dụng các tiêu chí như: Mức độ hài lòng của khách hàng Đây là cách đánh giá hiệu quả chiến lược bán hàng dựa trên sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng khi mua và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, doanh nghiệp cần thu thập và phân tích các phản hồi, nhận xét, đánh giá, góp ý của khách hàng, cũng như sử dụng các công cụ và phương pháp như khảo sát, phỏng vấn, thử nghiệm,... Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp Lợi nhuận bán hàng Đây là cách đánh giá hiệu quả chiến lược bán hàng dựa trên lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng bằng cách so sánh giữa doanh thu và chi phí bán hàng. Để đánh giá lợi nhuận bán hàng, doanh nghiệp cần thu thập và phân tích các dữ liệu về doanh thu và chi phí bán hàng, cũng như sử dụng các công thức và chỉ số như tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất sinh lời, tỷ suất hoàn vốn,... Chỉ số kinh doanh Đây là cách đánh giá hiệu quả chiến lược bán hàng dựa trên các chỉ số kinh doanh mà doanh nghiệp đặt ra để đo lường và theo dõi kết quả và hiệu quả của chiến lược bán hàng. Để đánh giá chỉ số kinh doanh, doanh nghiệp cần thu thập và phân tích các dữ liệu về các chỉ số kinh doanh. Song song với đó, doanh nghiệp cũng cần sử dụng các công cụ và phương pháp như biểu đồ, bảng số liệu, báo cáo,... Hiệu quả làm việc của đội ngũ sales Đây là cách đánh giá hiệu quả chiến lược bán hàng dựa trên hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh. Bạn có thể đánh giá và phản hồi về các hoạt động, kỹ năng, thái độ làm việc của nhân viên kinh doanh.  Để đánh giá hiệu quả làm việc của đội ngũ sales, doanh nghiệp cần thu thập và phân tích các dữ liệu về các hoạt động, kỹ năng, thái độ làm việc của nhân viên kinh doanh. Bạn cũng nên sử dụng các công cụ và phương pháp như đánh giá hiệu suất, phản hồi 360 độ, đào tạo và cải thiện,... Đánh giá hiệu quả làm việc của đội ngũ Sale Tổng kết Mô hình xây dựng chiến lược bán hàng là một kế hoạch hành động của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu bán hàng. Doanh nghiệp cần có chiến lược bán hàng vì nó sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được hành trình mua hàng của khách hàng, xây dựng đôi ngũ nhân viên kinh doanh phù hợp và giành lợi thế cạnh tranh. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn có thể tự xây dựng chiến lược bán hàng cho doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công.
26/12/2019
4834 Lượt xem
Các bước xây dựng mẫu chiến lược kinh doanh chi tiết
Các bước xây dựng mẫu chiến lược kinh doanh chi tiết Bán hàng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, bán hàng không phải là một công việc dễ dàng, đòi hỏi người kinh doanh phải có kỹ năng, kiến thức và mẫu chiến lược bán hàng phù hợp để thu hút và thuyết phục khách hàng. Ngay bây giờ, hãy “theo chân” UNICA khám phá các khóa học bán hàng online để biết cách xây dựng mẫu kế hoạch bán hàng cụ thể trong bài viết dưới đây nhé! Mẫu chiến lược bán hàng là gì? Mẫu chiến lược bán hàng là một bộ khung hoặc một hướng dẫn để lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Mẫu chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu, đối tượng, phương thức, nguồn lực và cơ chế đo lường hiệu quả của chiến lược bán hàng.  Mẫu chiến lược bán hàng cũng giúp doanh nghiệp thống nhất và nhất quán các hoạt động bán hàng trên các kênh và phương tiện khác nhau như trực tiếp, trực tuyến, điện thoại, email,... Mẫu chiến lược bán hàng có thể được tùy biến theo nhu cầu và đặc điểm của từng doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ, thị trường và khách hàng. Mẫu chiến lược bán hàng để lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp Vai trò trong việc xây dựng mẫu chiến lược bán hàng Mẫu chiến lược bán hàng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một kế hoạch bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp. Những lợi ích mà doanh nghiệp đạt được gồm: Thấu hiểu và làm hài lòng khách hàng Mẫu chiến lược bán hàng giúp doanh nghiệp nghiên cứu, phân tích thị trường và khách hàng mục tiêu để hiểu được nhu cầu, mong muốn, hành vi và xu hướng mua hàng của họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn và cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp và có giá trị cho khách hàng cũng như tạo ra những trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho họ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng sự hài lòng, gắn bó và trung thành của khách hàng cũng như tăng khả năng giới thiệu và lan truyền của họ. Hạn chế rủi ro Mẫu chiến lược bán hàng giúp doanh nghiệp lập kế hoạch tăng doanh số bán hàng và thực hiện các hoạt động bán hàng một cách có hệ thống, mục tiêu. Điều này giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro và sai lầm có thể xảy ra trong quá trình bán hàng như mất thời gian, tiền bạc và nguồn lực, mất cơ hội và khách hàng, mất uy tín và thương hiệu,...  Mẫu chiến lược bán hàng cũng giúp doanh nghiệp theo dõi, giám sát và điều chỉnh chiến lược bán hàng theo thời gian, để phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường và khách hàng. Mẫu chiến lược bán hàng giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro Tăng cường lợi thế cạnh tranh Mẫu chiến lược bán hàng giúp doanh nghiệp phân tích và đánh giá môi trường cạnh tranh để nhận ra những điểm mạnh và yếu, cơ hội và thách thức, cũng như những đối thủ và đối tác cạnh tranh.  Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng và triển khai những chiến lược bán hàng độc đáo và khác biệt để tạo ra sự ưu việt và nổi bật cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, cũng như tăng sự nhận diện và thương hiệu của mình. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh và mở rộng thị phần, cũng như tăng doanh thu và lợi nhuận. Các bước xây dựng mẫu chiến lược kinh doanh Để xây dựng một mẫu chiến lược kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Định vị Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xây dựng mẫu chiến lược bán hàng vì nó giúp doanh nghiệp xác định vị trí và hướng đi của mình trên thị trường. Định vị bao gồm việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu chiến lược và đối tượng khách hàng của doanh nghiệp. Trong bước này, bạn cần phân tích theo mô hình SWOT nhằm đánh giá lợi thế cạnh tranh, cũng như nhược điểm của sản phẩm/thương hiệu, đánh giá những thuận lợi và khó khăn. Định vị giúp doanh nghiệp tạo ra một bản sắc thương hiệu độc đáo và phù hợp với mục tiêu và đối tượng của mình, cũng như tạo ra một nền tảng vững chắc cho các bước tiếp theo. Trong mẫu chiến lược bán hàng bạn cần định vị được các yếu tố Bước 2: Xác định mục tiêu Đây là bước tiếp theo trong việc xây dựng mẫu chiến lược bán hàng, bởi nó giúp doanh nghiệp xác định những kết quả mà mình mong muốn đạt được thông qua chiến lược bán hàng như doanh số, lợi nhuận, thị phần, số lượng khách hàng,...  Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể, đo lường được, thực tế và có thời hạn để doanh nghiệp có thể lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá chiến lược bán hàng một cách hiệu quả. Để xác định mục tiêu, doanh nghiệp cần phân tích tình hình hiện tại, xác định nhu cầu và khả năng của mình, định lượng và phân bổ nguồn lực, thiết lập các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá, theo dõi và điều chỉnh mục tiêu theo thời gian. Bước 3: Phân tích môi trường cạnh tranh Đây là bước thứ ba trong việc xây dựng mẫu chiến lược bán hàng, nó giúp doanh nghiệp nhận ra những điểm mạnh và yếu, cơ hội và thách thức, cũng như những đối thủ và đối tác cạnh tranh.  Phân tích môi trường cạnh tranh bao gồm việc nghiên cứu và đánh giá các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp như xu hướng thị trường, nhu cầu và hành vi của khách hàng, chiến lược và hoạt động của đối thủ, luật lệ và chính sách của nhà nước,... Để phân tích môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như phân tích SWOT, phân tích Porter, phân tích PEST,... Bạn cũng thể tìm ra được thị trường ngách cho doanh nghiệp của mình. Với các thị trường ngách cần xây dựng các chiến lược thúc đẩy bán hàng mới mẻ, mang tính độc quyền, đi trước nhằm tạo ra thị trường cho riêng mình. Phân tích môi trường cạnh tranh Bước 4: Phân tích môi trường bên trong Đây là bước thứ tư trong việc xây dựng mẫu chiến lược bán hàng, nó giúp doanh nghiệp nhận ra những nguồn lực và năng lực cốt lõi cũng như những điểm cần cải thiện bên trong doanh nghiệp.  Phân tích môi trường bên trong bao gồm việc nghiên cứu và đánh giá các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp như sản phẩm hoặc dịch vụ, giá cả, phân phối, quảng cáo, nhân sự, tài chính,... Để phân tích môi trường bên trong, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như phân tích giá trị, phân tích chuỗi cung ứng, phân tích chi phí - lợi ích,... Bước 5: Chuẩn bị Bạn cần chuẩn bị về tài chính bằng cách huy động vốn và xác định mức đầu tư vào doanh nghiệp là bao nhiêu? Chi phí này sẽ được phân bổ vào những việc gì? Ngoài ra, bạn cần phân tích các chỉ số đầu tư? Phân tích các điểm hòa vốn? Cách quản lý quỹ và dòng tiền? Cách lập kế hoạch doanh thu bán hàng? Xây dựng mục tiêu bán hàng? Tất cả những kiến thức này bạn có thể tham khảo trong những khoá học kinh doanh tại Unica để cùng các chuyên gia phân tích và học hỏi kinh nghiệm nhé! Tiếp theo, hãy chuẩn bị về nguồn cung bằng cách đàm phán với nhà cung cấp, lựa chọn nguồn cung phải phù hợp về giá cả và chất lượng. Sau đó, hãy chọn kênh bán hàng phù hợp, khi đã lựa chọn được kênh bán hàng, bạn có thể lựa chọn cách tổ chức bán hàng trực tiếp hoặc qua các đại lý. Đồng thời, bạn cần xác định được hệ thống đại lý được tổ chức ra sao, có nhân viên bán hàng hoặc cộng tác viên hay không? Cần chuẩn bị thật kỹ trước khi tiến hành kinh doanh Bạn cần xây dựng kịch bản sale, chương trình bán hàng. Một vài cách gia tăng chương trình bán hàng hiệu quả như: chương trình giảm giá, khuyến mãi, chính sách ưu đãi, chiết khấu hấp dẫn cho đại lý… Cuối cùng, hãy lên kế hoạch quảng cáo, Marketing, livestream quảng bà sản phẩm trên các kênh mạng xã hội (Nghiên cứu học Livestream bán hàng). Như vậy, bạn đã hoàn thành bước thứ 3 của mẫu chiến lược bán hàng. Bước 6: Tiến hành triển khai Tiến hành triển khai bao gồm việc áp dụng các chiến lược bán hàng phù hợp với từng kênh và phương tiện như trực tiếp, trực tuyến, điện thoại, email,..., sử dụng các kỹ năng và kỹ thuật bán hàng hiệu quả, như giao tiếp, đàm phán, thuyết trình,..., duy trì và cải thiện chất lượng và uy tín của sản phẩm hoặc dịch vụ như bảo hành, bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật,... Bước 7: Theo dõi, giám sát và điều chỉnh Đây là bước cuối cùng trong việc xây dựng mẫu chiến lược bán hàng bởi nó giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả và kết quả của chiến lược bán hàng cũng như nhận ra những vấn đề và cơ hội để cải thiện.  Theo dõi, giám sát và điều chỉnh bao gồm việc sử dụng các công cụ và phương pháp để thu thập và phân tích dữ liệu về các hoạt động và kết quả bán hàng như số liệu, báo cáo, khảo sát,..., so sánh và đánh giá dữ liệu với các mục tiêu và tiêu chí đã đề ra như doanh số, lợi nhuận, thị phần, số lượng khách hàng,..., tìm ra những nguyên nhân và giải pháp cho những vấn đề và cơ hội, và điều chỉnh chiến lược bán hàng theo thời gian. Chỉ cần bạn nắm vững 7 bước cơ bản trong mẫu chiến lược bán hàng này, bạn có thể xây dựng được một mẫu kế hoạch bán hàng Online hoàn hảo. Điều quan trọng là bạn cần vạch ra từng kế hoạch thật cụ thể, chi tiết và rõ ràng, đồng thời kiên định trong việc thực hiện những mục tiêu này.  Theo dõi, giám sát và điều chỉnh Bán hàng nhanh chóng, hiệu quả bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn làm quen với các khái niệm và tuyệt chiêu thúc đẩy bán hàng. Tham gia khoá học, bạn sẽ biết tìm kiếm khách hàng mục tiêu, quảng cáo và chăm sóc khách hàng đúng đắn để kinh doanh đem lại lợi nhuận cao. [course_id:399,theme:course] [course_id:75,theme:course] [course_id:278theme:course] Cấu trúc của bản kế hoạch bán hàng mẫu hoàn chỉnh Một bản kế hoạch bán hàng mẫu hoàn chỉnh thường có cấu trúc là mục tiêu bán hàng, phân tích thị trường mục tiêu, chiến lược bán hàng, nguồn lực và tài nguyên, cơ cấu đội ngũ bán hàng. Chi tiết như sau: Mục tiêu bán hàng Phần này trình bày những mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua chiến lược bán hàng, cũng như lý do và cơ sở cho việc đặt ra những mục tiêu này. Mục tiêu bán hàng cần phải rõ ràng, cụ thể, đo lường được, thực tế và có thời hạn và cần phải phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.  Một số ví dụ về mục tiêu bán hàng là:  Tăng doanh số bán hàng lên 20% trong năm tới. Tăng thị phần từ 15% lên 25% trong 3 năm tới. Tăng số lượng khách hàng mới lên 1000 trong 6 tháng tới. Vạch ra mục tiêu bán hàng Phân tích thị trường mục tiêu Phần này trình bày những thông tin về thị trường và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp như kích thước, tốc độ tăng trưởng, xu hướng, nhu cầu, hành vi và thói quen mua hàng, đặc điểm và phân loại của khách hàng,...  Phân tích thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp hiểu được thị trường và khách hàng mục tiêu để lựa chọn và cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp và có giá trị cho họ. Đồng thời, việc phân tích cũng sẽ tạo ra những chiến lược bán hàng hiệu quả và khác biệt. Để phân tích thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp như nghiên cứu thị trường, phân tích phân khúc thị trường, phân tích nhóm khách hàng,... Chiến lược bán hàng Mẫu chiến lược bán hàng mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để đạt được mục tiêu bán hàng như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược quảng cáo, chiến lược khuyến mãi,... Chiến lược bán hàng cần phải rõ ràng, cụ thể, thực tế và cần phải phù hợp với thị trường và khách hàng mục tiêu, cũng như với nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp.  Một số ví dụ về chiến lược bán hàng là:  Tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo và chất lượng cao. Áp dụng mức giá cạnh tranh hoặc tùy biến theo nhu cầu của khách hàng. Áp dụng các kênh phân phối đa dạng và tiện lợi cho khách hàng. Sử dụng các phương tiện quảng cáo hiện đại và hấp dẫn. Tạo ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn và thường xuyên. Tạo ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn Nguồn lực và tài nguyên Phần này trình bày những nguồn lực và tài nguyên mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để thực hiện chiến lược bán hàng như vốn, thiết bị, nguyên liệu, nhân sự,... Nguồn lực và tài nguyên cần phải đủ và phù hợp với nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp, cũng như với mục tiêu và chiến lược bán hàng. Để quản lý nguồn lực và tài nguyên, doanh nghiệp cần có những kế hoạch và biện pháp như lập ngân sách, mua sắm, bảo quản, sử dụng, kiểm kê,... Cơ cấu đội ngũ bán hàng Đội ngũ bán hàng là một yếu tố then chốt trong việc thực hiện chiến lược bán hàng bởi họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, ảnh hưởng đến sự hài lòng và trung thành của người mua hàng. Để xây dựng và quản lý đội ngũ bán hàng, doanh nghiệp cần có những kế hoạch và biện pháp như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, thưởng thức,... Đội ngũ bán hàng là một yếu tố then chốt trong việc thực hiện chiến lược bán hàng Phân biệt chiến lược bán hàng Inbound Sales và Outbound Sales Chiến lược bán hàng Inbound Sales và Outbound Sales là hai loại chiến lược bán hàng khác nhau nhưng cùng dựa trên cách tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Chiến lược bán hàng Inbound Sales dựa trên việc thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng. Người áp dụng chiến lược này sẽ cung cấp những nội dung hấp dẫn, giá trị và liên quan đến nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua các kênh trực tuyến như website, blog, mạng xã hội, email,...  Còn chiến lược bán hàng Outbound Sales là chiến lược bán hàng dựa trên việc tiếp cận và thuyết phục khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng các kênh truyền thống như điện thoại, thư từ, quảng cáo,...  Một số điểm khác biệt chính giữa chiến lược bán hàng Inbound Sales và Outbound Sales là: Khách hàng tiềm năng Mẫu chiến lược bán hàng Inbound Sales hướng đến những khách hàng tiềm năng đã có nhu cầu và quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và tự nguyện tìm kiếm và tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp. Chiến lược bán hàng Outbound Sales hướng đến những khách hàng tiềm năng chưa biết hoặc chưa quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, được doanh nghiệp tiếp cận và cung cấp thông tin một cách chủ động. Khác biệt giữa khách hàng tiềm nằng giữa Inbound Sales và Outbound Sales Phương thức tiếp cận Chiến lược bán hàng Inbound Sales sử dụng các phương thức tiếp cận không gian lập như tạo ra những nội dung hấp dẫn và tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm, sử dụng các từ khóa và hashtag liên quan, tạo ra những cuộc gọi hành động và những đường dẫn dẫn đến trang web của doanh nghiệp,... Chiến lược bán hàng Outbound Sales sử dụng các phương thức tiếp cận gian lập như gửi thư, gọi điện, gặp gỡ trực tiếp, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông,... Chi phí và hiệu quả Mẫu chiến lược bán hàng Inbound Sales có chi phí thấp hơn và hiệu quả cao hơn so với chiến lược bán hàng Outbound Sales. Nguyên nhân là vì nó nó tận dụng các kênh trực tuyến miễn phí hoặc rẻ tiền, hướng đến những khách hàng tiềm năng đã có nhu cầu và quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Chiến lược bán hàng Outbound Sales có chi phí cao hơn và hiệu quả thấp hơn so với chiến lược bán hàng Inbound Sales vì nó sử dụng các kênh truyền thống tốn kém. Ngoài ra, chiến lược này còn hướng đến những khách hàng tiềm năng chưa biết hoặc chưa quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Khác biệt giữa về chi phí và hiệu quả giữa Inbound Sales và Outbound Sales Lời kết Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu về mẫu chiến lược bán hàng, vai trò của nó trong việc xây dựng một kế hoạch bán hàng hiệu quả, các bước để xây dựng mẫu chiến lược bán hàng, cấu trúc của bản kế hoạch bán hàng mẫu hoàn chỉnh, cách phân biệt chiến lược bán hàng Inbound Sales và Outbound Sales và cách đánh giá hiệu quả chiến lược bán hàng. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn trong việc lên kế hoạch và thực hiện chiến lược bán hàng cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, nếu bạn muốn tăng doanh thu của cửa hàng, doanh nghiệp và việc kinh doanh của mình thì đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá các khóa học shopee để mở rộng thị trường bán hàng, phân phối sản phẩm của mình đến khách hàng nhé!
25/12/2019
4744 Lượt xem
21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc (Phần 1)
21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc (Phần 1) Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh đầy biến động như hiện nay, năng suất làm việc chính là một lợi thế cốt lõi. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bạn 21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc. Nào, ngay bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé! Bí quyết tăng năng suất làm việc cho bản thân Bí quyết 1: Bắt đầu từ chính bản thân Để gia tăng hiệu suất làm việc, đầu tiên bạn cần bắt đầu từ chính bản thân. Hãy nỗ lực làm việc để góp phần thúc đẩy, nâng cao năng suất của công ty/doanh nghiệp. Điều này còn giúp bạn tìm ra được phương pháp phù hợp để áp dụng cho nhân viên của mình. Để gia tăng hiệu suất làm việc, bạn cần bắt đầu từ chính bản thân Bí quyết 2: Đặt deadline cho mọi người Với những dự án hoặc nhiệm vụ không có thời gian kết thúc rõ ràng thì bạn hãy tự mình đặt một deadline để tạo động lực làm việc chăm chỉ hơn. Đồng thời, thông báo với nhân viên về deadline này. Như vậy, bạn sẽ có trách nhiệm hơn trong việc hoàn thành deadline. Bí quyết 3: Làm việc trong khoảng 90 phút Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bộ não của chúng ta có thể tập trung vào một công việc bất kỳ trong khoảng từ 90 - 120 phút. Mọi người còn có một khoảng thời gian giải lao khoảng 20 phút để phục hồi năng lượng, cũng như đảm bảo hiệu suất trong những lần làm việc tiếp theo. Nếu muốn tối ưu hóa năng suất, thì bạn hãy chia nhỏ ngày làm việc thành 4 - 5 phiên, mỗi phiên 90 phút. Trong mỗi phiên này bạn cần hoàn thành một số công việc cụ thể. Bí quyết 4: Dành thời gian nghỉ ngơi thường xuyên Bạn có biết nghỉ ngơi trong quảng thời gian ngắn sẽ giúp duy trì sự tập trung tốt hơn, đồng thời ngăn cản sự suy giảm năng suất làm việc. Chính vì vậy, bạn hãy tạm ngưng tập trung vào một công việc từ 1 - 2 phút trong khoảng 2 - 3 giờ. Ngoài ra, bạn cần tập thể dục ít nhất 1 lần trong ngày. Đây chính là 1 trong 21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Bí quyết 5: Áp dụng quy tắc 2 phút Quy tắc 2 phút sẽ giúp bạn vượt qua sự trì hoãn, lười biếng với 2 nguyên tắc như sau: - Làm ngay những công việc chỉ tốn của bạn chưa đến 2 phút: Thực tế, có nhiều việc chưa đến 2 phút để làm nhưng vì thói quen trì hoãn nên công việc chất cao như núi. Do đó, bạn hãy rèn luyện cho mình thói quen làm việc nhỏ, nó chỉ tốn của bạn không đến 2 phút. - Bắt đầu làm việc trong 2 phút để tạo một thói quen mới. Bạn có thể không hoàn thành một việc trong 2 phút, nhưng bạn hoàn toàn có thể bắt đầu chỉ cần 2 phút. Bí quyết  6: Tranh thủ khoảng thời gian trống Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể trả lời email, xem lại danh sách công việc cần làm, đọc tài liệu trước cuộc họp… Việc tận dụng khoảng thời gian trống trong lúc chờ đợi sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian đấy! Tranh thủ khoảng thời gian trống là 1 trong 21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc  Bí quyết 7: Hoàn thành tốt hơn hoàn hảo Thay vì lãng phí thời gian khiến nó trở nên vô nghĩa thì bạn hãy cố gắng hoàn thành tất cả các công việc càng nhanh càng tốt. Sau đó, tiếp nhận feedback để chỉnh sửa. Hoàn thành tốt hơn hoàn hảo là 1 trong 21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc. Bạn sẽ nhận ra rằng bạn có thể hoàn thành các dự án nhanh hơn nhiều nếu bạn thực hiện nó trong 4 hoặc 5 “bản nháp”, thay vì cố gắng hoàn thành dự án sao cho hoàn hảo từ lần đầu tiên. Tăng hiệu suất làm việc cho nhân viên Bí quyết 8: Áp dụng những phương pháp đã sử dụng cho bản thân Bạn có thể chọn những phương pháp phù hợp với bản thân và áp dụng nó cho bộ máy nhân sự. Cụ thể như sau: - Đặt ra deadline: Với bất kỳ dự án nào đi chăng nữa, nhân viên cũng cần có động lực để hoàn thành nó. Để làm được điều này bạn cần đặt ra mục tiêu và deadline rõ ràng cho họ. - Ra quy định làm việc qua email: Việc chờ đợi người khác đọc mail sẽ tạo ra thói quen kiểm tra mail liên tục, gây lãng phí thời gian. Chính vì vậy, nếu nhân viên muốn có phải ngay lập tức thì họ nên gặp trực tiếp. - Có những giờ nghỉ ngắn trong thời gian làm việc: Bạn có thể tạo ra các hoạt động như: cùng ăn trưa hàng tuần, chúc mừng sinh nhật... >> Phương pháp tối ưu thời gian làm việc cho nhân viên Bí quyết 9: Cho phép làm việc từ xa Việc hoàn thành công việc vào lúc nào không quan trọng bằng việc hoàn thành công việc trong bao lâu. Do đó, hãy cho phép nhân viên làm việc linh hoạt tại thời điểm và nơi mà họ cảm thấy làm việc được tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng họ biết rõ nhiệm vụ và mục tiêu cần thực hiện. Đối với những công ty đang trong quá trình xây dựng hệ thống thì làm việc cùng nhau sẽ tốt hơn. Bí quyết 10: Ghi nhận thành quả của nhân viên 1 trong 21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc không thể không nhắc đến là ghi nhận thành quả của nhân viên. Nếu nhân viên được ghi nhận nỗ lực làm việc họ sẽ có thêm động lực làm việc. Bạn có thể khen ngợi họ trong cuộc họp và trao thưởng nếu họ có kết quả làm việc tốt. Đừng quên ghi nhận thành quả của nhân viên Bí quyết 11: Xây dựng văn hóa làm việc có trách nhiệm Khi nhân viên được trao quyền tự chủ trong công việc họ sẽ làm việc một cách tỉ mỉ hơn. Trao trách nhiệm có nghĩa là đưa cho nhân viên một định hướng rõ ràng về hành trình phát triển công ty, họ có đóng góp gì vào sự phát triển này. Nếu nhân viên hiểu được ý nghĩa công việc của họ thì họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn. Bí quyết 12: Làm việc theo nhóm Đây là cách cải thiện hiệu suất công việc mà bạn nên thử. Phương pháp này sẽ khiến nhân viên làm việc cẩn thận hơn, vì họ không muốn làm ảnh hưởng đến cả team hoặc không muốn lép vế hơn so với những cá nhân trong nhóm.  Trên đây là 12 bí quyết trong 21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc mà UNICA đã gửi đến bạn đọc. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp những bí quyết còn lại nên bạn đừng bỏ lỡ nhé! >> Những cơ chế làm việc nhóm quan trọng nhất >> 21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc (Phần 2)
18/12/2019
422 Lượt xem