Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Công nghệ

InDesign là gì? Hướng dẫn sử dụng Adobe InDesign cơ bản cho người mới
InDesign là gì? Hướng dẫn sử dụng Adobe InDesign cơ bản cho người mới InDesign là một phần mềm dàn trang chuyên dụng được phát triển bởi Adobe Systems Incorporated. Trong lĩnh vực thiết kế, phần mềm này được ưa chuộng sử dụng bởi nó sẽ giúp các designer tạo ra được các ấn phẩm chuyên nghiệp như: tạp chí, báo, sách, fly, catalogue,... Để hiểu rõ hơn InDesign là gì? Cách sử dụng InDesign như thế nào? Bạn hãy tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây nhé. Phần mềm InDesign là gì? InDesign chính là một phần mềm thiết kế chuyên dụng để tạo nên các ấn phẩm hoàn hảo như: sách báo, tạp chí, brochure, catalogue, fly,... InDesign là công cụ dàn trang mạnh mẽ và chuyên nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu khác nhau. Phần mềm cho phép người dùng thiết kế bố cục trang, chỉnh sửa văn bản, thêm hình ảnh và đồ họa, và tạo ra các ấn phẩm chất lượng cao. InDesign chính là một phần mềm thiết kế chuyên dụng Ngoài việc sử dụng chuyên cho các nhà thiết kế đồ họa, phần mềm InDesign còn có tích hợp thêm nhiều tính năng có ích cho nhà sản xuất và các designer. Sử dụng InDesign, người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh file thông qua các phần mềm thiết kế tiêu biểu như Illustrator và Photoshop một cách vô cùng tiện lợi và nhanh chóng. Hiện nay, InDesign được đánh giá là phần mềm vô cùng thông dụng và tiện ích, thường được sử dụng bởi nhiều chuyên gia thiết kế đồ họa, nhà xuất bản và các chuyên gia khác. Các tính năng chính của phần mềm Adobe InDesign Bên cạnh thắc mắc khái niệm InDesign là gì thì số đông mọi người cũng quan tâm về chức năng của phần mềm này. Vậy chức năng Adobe InDesign là gì? Sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn:  Vẽ path dễ dàng, tạo layer đẹp InDesign là phần mềm chuyên dụng sử dụng cho việc dàn trang dành cho những người yêu thích và có niềm đam mê với thiết kế đồ hoạ. Vì vậy nó sẽ sở hữu rất nhiều tính năng hữu ích, tiêu biểu trong đó là tính năng vẽ path dễ dàng, tạo layer đẹp. Phần mềm giúp bạn tối ưu hóa trong việc sắp xếp và tạo dựng bố cục. Với InDesign bạn có thể thoải mái vẽ các đường path và tạo ra những layer đẹp nhờ các tính năng như: Drop shadow, Inner Shadow, Bevel and Emboss Effects… Về cơ bản, thao tác thực hiện các tính năng này cũng tương tự như khi dùng trên phần mềm Photoshop hay Illustrator. Phần mềm InDesign có tính năng vẽ path dễ dàng Thay thế văn bản, tùy chọn giữ nguyên định dạng trong file Word Thông thường mọi người trong quá trình làm việc hay có thói quen, soạn thảo nội dung trên word trước sau đó mới bắt tay vào thiết kế. Mục đích để hạn chế những sai sót có liên quan đến dung. Để việc thay thế văn bản được dễ dàng hơn khi làm việc với thiết kế, InDesign cho phép bạn sao chép trực tiếp văn bản từ word sang mà không hề bị lỗi phông hay lỗi định dạng. Tính năng thay thế văn bản, tùy chọn giữ nguyên định dạng trong file Word được đánh giá là một tính năng rất tuyệt vời mà hiện có rất ít ứng dụng hỗ trợ. Tính năng tuỳ chọn giữ nguyên định dạng file Word Hệ thống kí tự đặc biệt Sử dụng phần mềm InDesign để thiết kế các ấn phẩm truyền thông, quảng cáo, bạn hoàn toàn có thể chèn các ký tự Symbol, Glyph, Footnote hoặc là Page Break. Thông thường, định dạng văn bản, đặc biệt là các ký tự đặc biệt sử dụng trên các ứng dụng soạn thảo thường khi sao chép sang các ứng dụng khác thường sẽ bị mất hoặc lỗi. Tuy nhiên, với Adobe InDesign thì bạn không cần phải lo lắng gì cả. Phần mềm sẽ hỗ trợ tốt cho bạn các định dạng này. Công cụ thiết kế InDesign giúp bạn tối ưu hóa công việc. Sử dụng phần mềm bạn không cần phải mất nhiều thời gian và công sức tinh chỉnh phức tạp mà vẫn đảm bảo tạo nên được một thiết kế vô cùng chuyên nghiệp và thu hút mọi người. Hệ thống kí tự đặc biệt trong phần mềm Tích hợp chức năng Preflight Trong phần mềm Adobe Indesign hiện đã tích hợp sẵn các chức năng Preflight. Đây là một tính năng vô cùng hữu ích, khi sử dụng nó sẽ giúp bạn tìm ra những sai sót trước khi xuất bản, bao gồm: font chữ, hình ảnh, màu spot,... Điều này cực kỳ hữu ích bởi nó sẽ giúp bạn giải quyết các lỗi kỹ thuật trong bố cục InDesign, rút ngắn các công đoạn chỉnh sửa về sau. Từ đó, quá trình thiết kế sẽ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Tính năng Preflight vô cùng hữu ích giúp bạn giải quyết các lỗi kỹ thuật trong bố cục Hỗ trợ tính năng Package Ngoài tính năng Preflight, phần mềm InDesign còn hỗ trợ thêm cả tính năng Package. Chức năng Package sẽ bỏ gói tất cả các dữ liệu, bao gồm: folder hình, folder font, file và kèm theo một file thông tin về tác giả. Thay vì phải mất thời gian tìm kiếm, sao chép tất cả các file hình, font chữ mà bạn đã sử dụng trong thiết kế InDesign để gửi cho người khác thì với tính năng Package nó đã hỗ trợ đóng gói tất cả. Tính năng Package hỗ trợ đóng gói tất cả mọi thứ vào một file duy nhất chỉ với vài thao tác vô cùng đơn giản. Điều này giúp quá trình làm việc của bạn tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều, giảm thiểu tối đa tình trạng tổng hợp thiếu file. Tính năng Package hỗ trợ đóng gói tất cả mọi thứ vào một file duy nhất Liên kết tốt với các phần mềm khác của Photoshop Nhiều người nghĩ rằng, phần mềm InDesign không hỗ trợ một số phần mềm chỉnh sửa hình ảnh chuyên sâu và thiết kế đồ họa vector của Photoshop và Illustrator. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Tuy không hỗ trợ nhưng phần mềm liên kết tốt với các ứng dụng này, bạn có thể tối ưu hoá thời gian thiết kế và chỉnh sửa. Ngoài ra, InDesign cũng sẽ hỗ trợ một vài công cụ tương đồng Photoshop và Illustrator. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp và thiết kế đồ họa vector đúng theo mong muốn của mình. Hệ thống phím tắt thông minh Ngoài những tính năng đã chia sẻ ở trên, phần mềm InDesign còn sở hữu hệ thống phím tắt vô cùng thông minh, tương đồng với các anh em như Photoshop và Illustrator. Hệ thống phím tắt này bạn có thể thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp nhất với thói quen sử dụng của mình. Điều này giúp người dùng thuận tiện thao tác, có quá trình làm việc nhanh chóng hơn, tăng hiệu quả công việc đáng kể. Hệ thống phím tắt thông minh Indesign khác với illustrator như thế nào? InDesign và Illustrator đều là những phần mềm thiết kế của Adobe, đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực đồ họa. Tuy nhiên, mỗi phần mềm sở hữu những điểm mạnh và chức năng riêng biệt, phục vụ cho những mục đích thiết kế khác nhau. Dưới đây là một vài điểm khác biệt chính giữa phần mềm Indesign và Illustrator cho bạn tham khảo: Về nguồn gốc: Phần mềm InDesign xuất phát từ phần mềm thiết kế - xuất bản Adobe PageMaker. Đây là phần mềm thiết kế - xuất bản trên máy tính để bàn tương thích với hệ điều hành Windows XP và MacOS. Sử dụng InDesign người dùng dễ dàng dàn trang, tạo và chỉnh sửa và bố cục sao cho khoa học nhất. Trái ngược với InDesign thì Illustrator sẽ sử dụng như một trình soạn thảo đồ hoạ, chỉnh sửa đồ họa vector mà không hề làm ảnh hưởng đến chất lượng gốc của hình.  Về điểm mạnh: Điểm mạnh của InDesign điểm mạnh là tạo bố cục trang chuyên nghiệp, sắp xếp và quản lý nhiều trang, chỉnh sửa văn bản nâng cao. Còn điểm mạnh của Illustrator là thiết kế hình ảnh vector sắc nét, khả năng điều chỉnh chi tiết cao, tạo hiệu ứng phức tạp. Về chức năng: InDesign là phần mềm thiết kế lý tưởng cho những dự án hay ấn phẩm có nhiều trang. Bởi lợi thế là các yếu tố có thể liên kết với nhau mà không lo bị biến đổi pixel. Bên cạnh đó, InDesign còn có khả năng tạo trang chủ. Đối với Illustrator thì nó sẽ có khả năng thay đổi kích thước của các hình ảnh vector nhưng không gây ảnh hưởng đến chất lượng gốc của hình. Nếu InDesign thích hợp để thiết kế ấn phẩm in thì Illustrator thích hợp sử dụng để thiết kế logo thương hiệu. InDesign và Illustrator đều là những phần mềm thiết kế của Adobe Về đơn vị đo lường: Phần mềm InDesign có đơn vị đo lường đa dạng hơn là điểm (point), inch, mm, cm. Còn Illustrator thì chỉ có đơn vị là (point), pixel Về mặt hạn chế: So với phần mềm InDesign thì phần mềm Illustrator được đánh giá là còn tồn đọng nhiều hạn chế hơn về bộ lọc hơn. Hướng dẫn sử dụng các công cụ phần mềm InDesign cơ bản Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu, chưa biết cách sử dụng phần mềm InDesign là gì, vậy thì hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây nhé. Sau đây Unica sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một số công cụ cơ bản của phần mềm InDesign Margins và Bleeds Margins và Bleeds là công cụ cơ bản đầu tiên phải nhắc tới của phần mềm. Chức năng của công cụ này đó là giúp bạn định dạng bố cục trang và đảm bảo chất lượng in ấn. Vùng phía trong của Margins chính là vùng thiết kế còn vùng phía ngoài thì gọi là Bleeds, đây là vùng thiết kế ngoài khổ giấy. Bạn hãy chú ý thiết lập ngay tập tin của bạn khi bắt đầu một document mới nhé. Công cụ Margins và Bleeds Master Pages Trong trường hợp bạn có nhiều trang cần thiết kế thì hãy sử dụng công cụ Master Pages của phần mềm InDesign. Đây là tính năng vô cùng hữu dụng giúp bạn hoàn thiện một cách hiệu quả và nhanh chóng công việc của mình. Công cụ Master Pages sẽ tự động chèn các yếu tố liên quan cùng xuất hiện trong nhiều trang khác nhau. Để cài đặt được công cụ này, bạn hãy vào thẻ Pages => Nhấn vào “A-Master”, sau đó bạn sẽ thêm yếu tố, nội dung cần dùng đến nhiều nhiều trang thiết kế. Trong quá trình làm việc với thiết kế, bạn có thể sử dụng nhiều hơn một Master Pages để giúp phong cách thiết kế được linh hoạt và sáng tạo hơn. Khi muốn sử dụng tính năng này, bạn chỉ cần kéo chúng vào khung trang là sau đó có thể thực hiện các thao tác như bình thường. Công cụ Master Pages Frames Tại Frames, toàn bộ phần hình ảnh và văn bản thuộc nội dung thiết kế sẽ xuất hiện. Để sử dụng công cụ Frames, trước tiên bạn cần tạo 1 khung văn bản bằng một hình dạng bất kỳ tuỳ theo yêu cầu và mong muốn của mình. Sau đó, bạn sẽ trực tiếp nhập nội dung vào khung hoặc import từ tài liệu có sẵn. Công cụ Frames Thay đổi kích thước nội dung trong một khung Phần mềm thiết kế InDesign cũng tương tự như với các phần mềm khác, bạn hoàn toàn có thể thay đổi kích thước nội dung trong một khung dễ dàng chỉ bằng vài thao tác đơn giản. Để thay đổi kích thước nội dung trong một khung, bạn sẽ sử dụng các phím tắt. Cụ thể như sau: Để giữ kích thước nằm trong Frame, bạn sử dụng phím tắt Command + Option + Shift + E. Để làm đầy hình ảnh trong Frame, bạn sử dụng phím tắt Command + Option + Shift + C. Phím tắt thay đổi kích thước nội dung trong một khung Chọn các Frame Thực tế việc chọn Frame không hề khó như mọi người vẫn nghĩ, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt có nhiều căn chồng chéo lên nhau thì thao tác này sẽ trở nên khó khăn hơn và nó đòi hỏi rất nhiều sự khéo léo của bạn. Để chọn các Frame được nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể lựa chọn thao tác luân chuyển các yếu tố bằng cách sử dụng phím tắt Command trên Mac và Control sau đó nhấn vào Frame bạn cần chọn.  Chọn các Frame Định dạng ảnh Phần mềm InDesign cho phép bạn sử dụng nhiều định dạng ảnh khác nhau, bao gồm: JPEG, PNG, PSD, TIFF, PICT,… Thực tế, tất cả các định dạng này sẽ đều được chấp nhận, tuy nhiên khi import ở bất kỳ định dạng nào, bạn nên chú ý xem độ phân giải đã phù hợp và đã được lưu ở chế độ màu nào hay chưa. Bên cạnh đó bạn cũng phải lưu ý, không nên kéo ảnh lớn hơn kích thước thật để tránh làm vỡ hình. Hiện nay thông thường để đảm bảo thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm, các design sẽ lựa chọn định dạng ảnh như EPS và TIFF để in. Import PSD File Import PSD File sẽ là một lựa chọn lý tưởng khi bạn thiết kế bởi lý do là chúng sẽ sử dụng các nền tảng đồ hoạ. Khi được import vào phần mềm InDesign, thiết kế sẽ giữ được độ Opacity vốn có, bên cạnh đó bạn cũng có thể tắt, bật, chuyển các layer trong PSD File ngay trong InDesign mà không cần phải sử dụng đến phần mềm Photoshop.  Tham khảo các sản phẩm được làm từ InDesign Với những tính năng và công cụ tuyệt vời mà InDesign đang sở hữu, phần mềm xứng đáng là người bạn trung thành cho những ai yêu thích sự sáng tạo và thiết kế đồ hoạ. Dưới đây là một số các sản phẩm ấn tượng được làm từ InDesign, bạn hãy tham khảo nhé. Mẫu tạp chí ấn tượng  InDesign thường được sử dụng nhiều nhất để thiết kế tạp chí. Dưới đây là mẫu tạp chí ấn tượng theo phong cách cổ điển, kết hợp với màu sắc gradient và mảng màu lặng. Nhờ đó, cuốn tạp chí “Retro Magazine” trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết. Ví dụ tạp chí ấn tượng Mẫu Flyer hoặc Brochure độc đáo Ngoài để thiết kế mẫu tạp chí ấn tượng, InDesign cũng được sử dụng nhiều để thiết kế Flyer và Brochure. Đây đều là những ấn phẩm truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng. Dưới đây là mẫu Flyer và Brochure đẹp cho bạn tham khảo: Mẫu Flyer và Brochure đẹp Mẫu lookbook đẹp mắt Đối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp kinh doanh trong mặt hàng thời trang thì lookbook chính là một ấn phẩm truyền thông không thể thiếu. Cuốn lookbook thường được tạo theo mùa, theo đợt các sự kiện hoặc bộ sưu tập mới ra của doanh nghiệp. Với công cụ tuyệt vời, InDesign gần như hoàn hảo để tạo ra những mẫu lookbook ấn tượng. Dưới đây là mẫu lookbook đẹp mắt cho bạn tham khảo. Mẫu lookbook đẹp mắt Mẫu Portfolio trẻ trung, thu hút Nếu muốn Portfolio của mình thật mới mẻ, cuốn hút và trẻ trung thì bạn hãy lựa chọn InDesign để thỏa sức sáng tạo. Phần mềm cung cấp cho bạn đầy đủ những tính năng và công cụ để bạn hoàn thiện được tác phẩm như mong muốn của bản thân. Mẫu Portfolio trẻ trung, thu hút Một số câu hỏi thường gặp Câu 1: Học phần mềm InDesign có thể làm được những gì? Không chỉ được sử dụng để tạo ra các ấn phẩm sử dụng trong quảng cáo, truyền thông như: Flyer, tạp chí, Brochure,… học phần mềm thiết kế InDesign còn giúp bạn thực hiện nhiều việc khác như:  Quản lý các file ảnh trong InDesign: Khi thêm ảnh vào phần mềm InDesign, bạn có thể tiến hành sửa bằng phần mềm Photoshop hoặc Illustrator bất cứ lúc nào. Sau đó, ảnh sẽ tự được cập nhật chỉnh sửa vào InDesign mà không cần lưu file mới nào. Vô cùng thuận tiện phải không nào.  Thêm và sửa trực tiếp vào file văn bản: Phần mềm InDesign cho phép bạn thêm và chỉnh sửa hầu trực tiếp các tệp văn bản từ DOC, .PDF, .XLXS giúp quá trình làm việc được thuận tiện, nhanh chóng hơn. Hỗ trợ soạn thảo văn bản tối đa: Khi thiết kế trên InDesign, bạn có thể soạn thảo văn bản như trên Word, không gặp khó khăn gì cả. Sáng tạo thỏa thích: Hiện InDesign đang sở hữu vô vàn những công cụ và tính năng hữu ích. Vì vậy, nó cho phép bạn bắt đầu thiết kế từ con số 0 và tạo ra thành phẩm mang dấu ấn của riêng mình một cách mới mẻ, độc đáo và đầy ấn tượng. Câu 2: Nên học thiết kế đồ họa bằng InDesign ở đâu tốt? Có rất nhiều nơi để bạn học thiết kế đồ họa bằng InDesign, bao gồm: trường đại học chuyên ngành thiết kế, trung tâm đào tạo,.. Đây là những cơ sở học trực tiếp với giáo viên chuyên nghiệp, chương trình học bài bản, được cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với những người có thời gian. Nếu bạn bị hạn chế thời gian nhưng vẫn muốn học thiết kế đồ họa bằng InDesign thì bạn có thể mua các khoá học online để học thiết kế trực tuyến vào thời gian rảnh. Ưu điểm của việc học trực tuyến đó là: Học phí rẻ hơn so với học tại trung tâm. Thời gian học linh hoạt, bạn có thể học mọi lúc mọi nơi. Có nhiều khóa học đa dạng để lựa chọn, phù hợp với mọi trình độ. Hiện nay, tại Unica đang mở bán rất nhiều khóa học thiết kế bằng InDesign từ cơ bản đến nâng cao với lộ trình bài bản và đội ngũ giảng viên hàng đầu, hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình học tập. Bạn hãy tham khảo để thành thạo thiết kế đồ họa bằng InDesign phục vụ cho quá trình học tập cũng như làm việc của mình nhé. Kết luận Bài viết trên đây là toàn bộ chia sẻ của Unica về chủ đề InDesign là gì? Unica hy vọng qua những thông tin trên đây đã giúp phần nào hiểu rõ hơn về phần mềm thiết kế vô cùng hữu ích này và ứng dụng của nó trong cuộc sống đời thường. Nếu bạn yêu thích và có ý định học thiết kế để sáng tạo những ấn phẩm tuyệt vời phục vụ cho công việc của mình, đừng quên tham khảo ngay khoá học thiết kế cơ bản cho người mới bắt đầu trên Unica nhé.
24/04/2024
56 Lượt xem
Gậy chụp ảnh tự sướng là gì? Cách dùng gậy chụp ảnh siêu đơn giản
Gậy chụp ảnh tự sướng là gì? Cách dùng gậy chụp ảnh siêu đơn giản Nhắc tới công cụ hỗ trợ chụp ảnh được thuận tiện hơn chắc chắn ai cũng nghĩ ngay đến gậy chụp hình. Đây là một công cụ hỗ trợ bạn tự chụp ảnh ở khoảng cách xa hay chụp ảnh nhóm mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Để biết cụ thể thông tin gậy chụp ảnh tự sướng là gì? Cách sử dụng gậy chụp ảnh như thế nào, mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau đây để có câu trả lời. 1. Gậy chụp ảnh tự sướng là gì? Gậy chụp ảnh tự sướng, còn được gọi là "gậy selfie" hoặc "gậy tự sướng". Đây là một thiết bị di động giúp người dùng chụp ảnh từ một góc rộng hơn hay từ một khoảng cách xa hơn mà cánh tay không thể đáp ứng. Gậy chụp ảnh tự sướng đặc biệt thích hợp khi chụp selfie hoặc nhóm bạn. Hiện nay, gậy chụp ảnh tự sướng đã trở thành một phụ kiện phổ biến trong việc chụp ảnh selfie, góp phần tạo ra những bức ảnh độc đáo và sáng tạo. Sự ra đời của gậy tự sướng đã giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc tự chụp ảnh một mình hoặc chụp cảnh quay đông người mà không cần người khác giúp đỡ.  Gậy tự sướng giúp người dùng chụp ảnh ở khoảng cách xa Năm 2014, gậy tự sướng đã lọt vào top 25 những sản phẩm tốt nhất và trở thành công cụ hỗ trợ chụp ảnh được giới trẻ vô cùng yêu thích. 2. Cấu tạo của gậy chụp hình tự sướng Gậy chụp ảnh có cấu tạo gồm 2 phần: phần tay cầm và giá đỡ điện thoại. - Tay cầm: Được thiết kế dựa trên cơ chế hoạt động của Ăng-ten theo thế hệ TV cũ. Tay cầm của gây thường được làm bằng chất liệu kim loại hoặc nhựa, nó có thể kéo dài ra khoảng 1m và thu gọn còn khoảng 20cm giúp thuận tiện mang đi mang lại, vô cùng gọn gàng khi sử dụng. - Giá đỡ điện thoại: Được thiết kế hoạt động với tư thế kẹp linh hoạt, có thể thích ứng được với hầu hết các điện thoại. Thông thường, đầu giá đỡ điện thoại được làm bằng cao su để đảm bảo sự an toàn và chắc chắn cho điện thoại. Người dùng có thể đặt điện thoại vào kẹp hoặc giá đỡ và sử dụng gậy chụp ảnh tự sướng để nâng cao điểm nhìn và khoảng cách chụp ảnh. 3. Mục đích sử dụng gậy chụp ảnh tự sướng Gậy chụp ảnh tự sướng có mục đích chính là giúp người dùng chụp ảnh từ một góc rộng hơn và tạo ra những bức ảnh tự chụp đẹp hơn. Khi bạn đi du lịch, đi chơi muốn lưu giữ lại khoảnh khắc đẹp mà chỉ có một mình, lại ngại nhờ người lạ chụp ảnh thì có thể sử dụng đến sự trợ giúp của gậy chụp ảnh tự sướng. Gậy chụp hình là giải pháp tuyệt vời để chụp những bức ảnh góc rộng rõ nét mà không cần nhờ đến sự hỗ trợ của người khác. Gậy chụp ảnh tự sướng cũng có thể giúp bạn thuận tiện sử dụng khi chụp ảnh tại những nơi đông người. Ở những nơi đông người nếu bạn muốn chụp một bức ảnh người, phong cảnh ở khoảng xa thì gậy hỗ trợ chụp ảnh sẽ giúp bạn bắt trọn từng khoảnh khắc mà bạn muốn lưu giữ.  Nếu bạn muốn chụp ảnh với gương thì cũng có thể sử dụng gậy tự sướng để có được bức ảnh đẹp như ý muốn nhé. Gương là vật dụng chụp ảnh phổ biến nên chắc chắn bạn sẽ có được những bộ ảnh siêu đẹp từ vật dụng này nếu biết cách chọn góc chụp.  Gậy tự sướng là giải pháp tuyệt vời để chụp những bức ảnh góc rộng rõ nét 4. Các loại gậy tự chụp hình Do nhu cầu chụp ảnh của mọi người càng ngày càng tăng cao nên có rất nhiều loại gây chụp ảnh tự sướng đã ra đời. Để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sử dụng của từng nhóm khách hàng, hiện nay trên thị trường đang lưu hành 4 loại gậy tự sướng gồm: Gậy tự sướng loại thường, gậy có nút chụp ảnh, gậy chụp hình có bluetooth, gậy tự sướng tripod. Gậy chụp hình mặc dù có chức năng chung là hỗ trợ người dùng trong quá trình chụp ảnh được thuận tiện và dễ dàng hơn nhưng mỗi loại sẽ có một đặc điểm riêng. Vì thế, giá tiền của các loại này cũng sẽ có sự chênh lệch. Tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn là gì mà hãy lựa chọn loại phù hợp nhất với mình nhé. 5. Cách dùng gậy chụp hình tự sướng Sau khi đã hiểu rõ về gây chụp ảnh là gì cũng như mục đích sử dụng như thế nào, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng gậy chụp ảnh. Tuỳ mỗi loại sẽ có mỗi cách sử dụng gây chụp ảnh 3 chân khác nhau. 5.1. Cách dùng gậy tự sướng có dây Gậy tự sướng có dây là loại đơn giản và dễ sử dụng nhất, bởi nó không cần phải mất thời gian kết nối cầu kỳ, việc của bạn chỉ là: - Bước 1: Cắm dây giắc 3,5 mm vào cổng tai nghe của điện thoại. Cắm điện thoại vào gậy chụp ảnh bằng dyâ giắc 3.5mm - Bước 2: Sau khi cắm giắc kết nối điện thoại với gậy chụp hình xong bạn điều chỉnh góc quay, đồ dài ngắn của gậy bằng cách vặn núm ở giá đỡ điện thoại. - Bước 3: Cuối cùng nhấn nút chụp hình trên thân gậy là xong. Nhấn nút để chụp ảnh bằng gậy 5.2. Cách sử dụng gậy selfie bluetooth Gậy tự sướng bluetooth là loại hiện đại, loại này thường được dùng cho các dòng điện thoại không có cổng kết nối tai nghe. Cách sử dụng gậy tự sướng không dây như sau: - Bước 1: Bật tính năng kết nối Bluetooth trên điện thoại để kết nối với gậy. Bật tính năng bluetooth để kết nối với gậy chụp hình - Bước 2: Dò tìm gậy bằng cách: Bấm vào nút nguồn trên nút điều khiển chụp từ xa để điện thoại tìm thấy gậy. - Bước 3: Sau khi điện thoại đã tìm được gậy chụp hình bạn bấm vào kết nối, hiển thị thông báo “đã kết nối” là được. - Bước 4: Kết nối xong bạn điều chỉnh góc chụp, độ dài ngắn của gậy rồi sử dụng điều khiển bấm nút chụp là được. Sử dụng điều khiển bấm nút chụp từ xa Biết cách sử dụng gậy chụp ảnh bluetooth bạn sẽ có thể chụp ảnh, quay video ở khoảng cách xa. Thậm chí bạn có thể dựng gậy chụp ảnh tại một vị trí, đi ra xa rồi bấm nút điều khiển để chụp ảnh cũng được. Nếu đang muốn chụp ảnh thôi nôi cho con, bạn có thể sử dụng gậy tự sướng để chụp ảnh cùng bé con của mình.  Chú ý: Nếu bạn muốn đi ra xa chụp ảnh thì cũng phải trong khoảng cách kết nối được bluetooth nhé. 6. Một số lưu ý khác khi sử dụng gậy hỗ trợ tự sướng Để kéo dài tuổi thọ của gậy chụp hình cũng như để tận dụng hết công suất của công cụ hỗ trợ chụp ảnh này thì bạn cần chú ý một vài những thông tin sau: - Bảo quản gậy: Sử dụng gậy nhẹ nhàng, tránh làm rơi để gậy không bị gãy. - Không gian sử dụng gậy: Tuyệt đối không sử dụng gậy khi đang di chuyển hay khi tham gia giao thông vì sẽ rất nguy hiểm cho chính bạn và những người xung quanh. Chỉ nên sử dụng gậy ở những nơi được cho phép, chú ý khoảng cách với mọi người xung quanh khi sử dụng nhé. - Đảm bảo ổn định: Khi sử dụng gậy chụp ảnh tự sướng, hãy đảm bảo rằng nó được gắn chặt và ổn định để đảm bảo an toàn cho điện thoại. 7. Kết luận Trên đây là những thông tin vấn đề chụp ảnh tự sướng là gì? Cách sử dụng gậy chụp ảnh như thế nào cho bạn tham khảo. Với sự hỗ trợ của gậy chụp hình, việc thực hiện những bức ảnh selfie góc rộng hay chụp nhóm không còn là điều gì đó quá khó khăn với bạn nữa. Nếu chưa có gậy tự sướng bạn còn chần chừ gì nữa mà không mau sắm ngay cho mình một "em" thôi nào. Còn nếu bạn quan tâm tới lớp học nhiếp ảnh online, hãy truy cập vào website của Unica để biết thêm chi tiết về các khóa học này nhé. 
05/07/2023
935 Lượt xem
Tìm hiểu về vấn đề bảo mật trong ChatGPT
Tìm hiểu về vấn đề bảo mật trong ChatGPT ChatGPT ra đời tạo nên cơn bão trên toàn cầu bởi những gì mà nó có thể mang lại cho người dùng. Thế nhưng nhiều người dùng còn đang băn khoăn về độ tin cậy và vấn đề bảo mật của ChatGPT. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu những lý giải về những rủi ro khi sử dụng ChatGPT thông qua bài viết.  1. Bảo mật dữ liệu trong sử dụng ChatGPT Bảo mật dữ liệu là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với công cụ ChatGPT và các hệ thống trí tuệ nhân tạo khác. Để bảo mật dữ liệu, ChatGPT cần đảm bảo những yếu tố sau: - Đảm bảo thông tin riêng tư và dữ liệu của người dùng, bao gồm thông tin cá nhân và nội dung các cuộc trò chuyện. - Ngăn chặn vấn đề tấn công mạng. - Đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống và ngăn chặn người dùng trái phép truy cập vào hệ thống hoặc thay đổi nội dung hệ thống. - ChatGPT phải đảm bảo không có dữ liệu quan trọng hoặc nhạy cảm nào bị lộ ra bên ngoài.  - Chat GPt phải đảm bảo rằng hệ thống luôn khả dụng và có thể truy cập được cho người dùng.  Vấn đề bảo mật dữ liệu trong ChatGPT 2. Rủi ro về việc sao chép dữ liệu cá nhân Khi sử dụng ChatGPT, bạn sẽ dễ gặp rủi ro về việc sao chép dữ liệu cá nhân. Dữ liệu của cá nhân có thể bị sao chép khi các thông tin nhạy cảm được truyền tải qua mạng hoặc lưu trữ trên máy chỉ không được bảo mật đúng cách. Ngoài ra, dữ liệu cũng có thể bị sao chép nếu người dùng không đảm bảo an ninh tài khoản của mình hoặc hacker có thể truy cập vào tài khoản người dùng.  Để giảm thiểu rủi ro về việc sao chép dữ liệu cá nhân, ChatGPT cần sử dụng các biện pháp bảo mật khác nhau. Chẳng hạn như mã hóa dữ liệu và quản lý truy cập, để đảm bảo tính bảo mật và riêng tư của dữ liệu người dùng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo an ninh tài khoản của mình bằng cách sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi mật khẩu định kỳ.  3. Sự rủi ro về việc xâm nhập vào hệ thống ChatGPT Xâm nhập vào hệ thống ChatGPt là một vấn đề bảo mật vô cùng nghiệp trọng đối với người dùng và đối với hệ thống ChatGPT. Hacker có thể sử dụng các kỹ thuật khai thác lỗi bảo mật để thực hiện điều này.  Một số rủi ro về việc xâm nhập vào hệ thống ChatGPT có thể bao gồm: - Đánh cắp dữ liệu: Nếu ChatGPT bị xâm nhập thì người dùng có thể bị đánh cắp các thông tin liên quan đên: Tên, địa chỉ email, số điện thoại, thông tin tài khoản hay bất cứ thông tin nhạy cảm nào khác cần được bảo mật.  - Làm chậm quá trình hoạt động: Nếu bị tấn công, hệ thống ChatGPT có thể bị làm chậm hoặc ngưng hoạt động hoàn toàn, gây ra rất nhiều khó khăn cho người dùng trong việc truy cập và sử dụng dịch vụ.  - Gây ra lỗ hổng bảo mật: Nếu bị xâm nhập, những kẻ tấn công có thể khai thác các lỗ hổng khác để tiếp tục tấn công hệ thống hoặc để truy cập các tài khoản khác của người dùng.   4. Việc bảo vệ độ tin cậy của dữ liệu sử dụng trong ChatGPT Độ tin cậy của dữ liệu khi sử dụng ChatGPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chất lượng của dữ liệu đầu vào, độ chính xác của mô hình và các biện pháp bảo mật của hệ thống. Trong quá trình huấn luyện mô hình, ChatGPT sử dụng một lượng lớn dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau trên internet. Tuy nhiên, chất lượng của dữ liệu đầu vào không phải lúc nào cũng đảm bảo, có thể chứa các thông tin sai lệch hoặc bị ảnh hưởng bởi định kiến và mất tính khách quan. Điều này có thể dẫn đến mô hình ChatGPT không chính xác trong việc đưa ra câu trả lời hoặc dự đoán. Ngoài ra, các biện pháp bảo mật của hệ thống ChatGPT đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu. Nếu hệ thống không được bảo mật chặt chẽ, dữ liệu của người dùng có thể bị đánh cắp hoặc bị xâm nhập, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, với các biện pháp bảo mật và kiểm soát chất lượng dữ liệu đầu vào tốt, ChatGPT có thể đem lại độ tin cậy cao cho dữ liệu của người dùng. ChatGPT cũng có thể cải thiện độ chính xác của mô hình thông qua việc sử dụng các kỹ thuật tối ưu hóa và đánh giá hiệu suất mô hình định kỳ. Bảo vệ độ tin cậy của dữ liệu trong ChatGPT 5. Nguy cơ mất mát hoặc vi phạm quyền riêng tư của người dùng Khi sử dụng ChatGPT, người dùng có thể đối mặt với nguy cơ bị ChatGPT thu thập dữ liệu riêng tư.  Vi dụ: Nếu một luật sư yêu cầu ChatGPT đánh giá bản thảo thỏa thuận pháp lý. Hoạt động này sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu hệ thống và tiếp tục được dùng để huấn luyện AI. Đồng thời, nó cũng có thể xuất hiện trong phần trả lời cho các câu hỏi của những người khác không liên quan.  Theo chính sách, Open Ai có thể thu thập các dữ liệu như địa chỉ IP, thiết lập trình duyệt và chia sẻ thông tin người dùng với bên thứ 3 mà không cần thông báo. Điều đó đồng nghĩa với việc, người dùng AI nên thẩn trọng với những gì họ đang chia sẻ hoặc tìm kiếm nội dung thông tin.  6. Rủi ro về việc sử dụng chatgpt để phá hoại hoặc tấn công ChatGPT được phát hàng vào tháng 11/2022 bởi OpenAi. Với dữ liệu không lổ, ChatGPT có thể trò chuyện, trả lời câu hỏi, thiết lập văn bản theo yêu cầu của người dùng.  Sự phát triển của ChatGPT chính là một tiến bộ công nghệ quan trọng. Thế nhưng ngoài những ưu điểm mà nó mang lại, chúng ta cần cân nhắc đến những rủi ro và tiềm ẩn của công cụ này. Đó chính là rủi ro về việc sử dụng ChatGPT để phá hoại hoặc tấn công. Chúng bao gồm những khía cạnh như sau: - Tạo ra những tin tức giả mạo gây ảnh hưởng đến người dùng hoặc ảnh hưởng đến các quyết định của tổ chức. - Lừa đảo qua Email như: Lừa đảo thông tin tài khoản ngân hàng, lừa đảo thông tin cá nhân, lừa đảo các thông tin nhạy cảm khác. - Tấn công các hệ thống bảo mật: ChatGPT có thể sử dụng để tấn công các hệ thống bảo mật bằng cách tạo ra những thông tin giả mạo, làm cho hệ thống này phát hiện ra là những người dùng hợp lệ. - Tạo ra nội dung độc hại: ChatGPT có thể được sử dụng để ra những nội dung độc hại như Virus, mã độc hoặc các phần mềm gián điệp, gây ảnh hưởng đến tính riêng tư của người dùng. 7. Việc bảo vệ thông tin cá nhân trong quá trình sử dụng Chatgpt Sử dụng ChatGPT có thể gặp phải các rủi ro về bảo vệ thông tin cá nhân như sau: - Lỗi bảo mật phía máy chủ: Nếu máy chủ lưu trữ dữ liệu của ChatGPT không được bảo mật đúng cách, thông tin cá nhân của người dùng có thể bị lộ ra ngoài. - Lỗi bảo mật phía người dùng: Nếu người dùng không bảo vệ tài khoản của mình đúng cách, như sử dụng mật khẩu yếu, sử dụng tài khoản trên các thiết bị không an toàn, thì người dùng có thể bị tấn công để lấy cắp thông tin cá nhân. - Sử dụng dữ liệu cá nhân cho mục đích không đúng: Có thể những bên thứ ba không trung thực có thể thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng từ ChatGPT mà không được sự cho phép của người dùng, sau đó sử dụng dữ liệu này cho mục đích không đúng. Tấn công bằng phần mềm độc hại: Các tên trộm tin tặc có thể lợi dụng các lỗ hổng bảo mật để tấn công máy tính của người dùng và lấy cắp thông tin cá nhân. 8. Rủi ro về việc sử dụng dữ liệu trong Chatgpt cho mục đích không phù hợp Một trong những rủi ro khi dùng ChatGPT là chúng được sử dụng cho những mục đích không phù hợp. Chẳng hạn như: - Thu thập dữ liệu trái phép: Việc thu thập dữ liệu của người dùng trái phép mà chưa được sự đồng ý của người dùng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư. - Sử dụng dữ liệu để phục vụ mục đích phi pháp: Nếu những người sử dụng dữ liệu của ChatGPT để phục vụ cho mục đích phi pháp như gian lận, đánh cắp thông tin cá nhân hay tấn công vào hệ thống thì đây sẽ là hành động vi phạm pháp luật và gây hiệu quả nghiêm trọng.  - Sử dụng dữ liệu để phân tích và theo dõi hành vi người dùng: Nếu dữ liệu được sử dụng để phân tích và theo dõi hành vi người dùng mà không có sự đồng ý của họ, điều này có thể gây ra vấn đề về quyền riêng tư. - Lộ thông tin nhạy cảm: Nếu dữ liệu được sử dụng để tạo ra các câu trả lời cho các câu hỏi nhạy cảm hoặc thông tin cá nhân của người dùng, có thể dẫn đến lộ thông tin nhạy cảm hoặc vi phạm quyền riêng tư của người dùng. 9. Nguy cơ bị tấn công bằng phần mềm độc hại khi sử dụng ChatGPT Sử dụng ChatGPT có thể gặp nguy cơ bị tấn công bởi các phần mềm độc hại, trong đó có các loại tấn công như sau: - Tấn công từ phía máy chủ: Kẻ tấn công có thể tấn công vào máy chủ chứa ChatGPT để lấp cắp thông tin hoặc tấn công trực tuyến vào phần mềm để đánh cắp thông tin người dùng. - Tấn công từ phía người dùng: Kẻ tấn công có thể tấn công vào máy tính của người dùng bằng cách lợi dụng số hổng trong trình duyệt Web bằng cách cài đặt phần mềm độc hại trên máy tính của người dùng. Sau đó, họ có thể sử dụng phần mềm độc hại để lấy cắp thông tin cá nhân của người dùng khi họ sử dụng ChatGPT. Nguy cơ tấn công bằng phần mềm độc hại khi sử dụng ChatGPT 10. Việc bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu trong ChatGPT Một vấn đề thật sự đáng lo là khi sử dụng trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là ChatGPT là dữ liệu không được bảo mật một cách toàn vẹn. Các tài khoản không chính chủ có thể sử dụng ChatGPT để lan truyền những những tin tức giả mạo một cách nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội, điều này khiến mọi người khó có thể tìm được những thông tin đáng tinh cậy.  Điều này có thể tác động rất lớn đến những phát ngôn liên quan đến cộng đồng, làm cho mọi người khó có được những cuộc thảo luận mang tính xây dựng.  Đặc biệt, Open Ai cũng cảnh báo rằng ChatGPT có thể tạo ra nhưng thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng hoặc dễ gây hiểu lầm. Do đó người dùng phải cân nhắc trước khi sử dụng chúng. Bởi các câu trả lời nghe có vẻ hợp lý và có căn cứ, nhưng chúng hoàn toàn có thể đưa ra những kết quả sai.  11. Tổng kết Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về vấn đề bảo mật của ChatGPT. ChatGPT vừa là cơ hội, vừa mang lại nhiều rủi ro cho người dùng. Do vậy, bạn nên cân nhắc để sử dụng công cụ ChatGPT cho phù hợp. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
16/02/2023
2052 Lượt xem
Mẹo tận dụng sức mạnh của Chatgpt để nâng cao hiệu quả công việc
Mẹo tận dụng sức mạnh của Chatgpt để nâng cao hiệu quả công việc Trong bối cảnh Chat GPT nổi lên như thời gian gần đây, nếu biết tận dụng sức mạnh của Chatgpt thì nó sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong mọi lĩnh vực. Cùng Unica tìm hiểu cụ thể những cách tận dụng công cụ này như thế nào trong bài viết này nhé. Những cách tận dụng sức mạnh của Chatgpt 1. Đặt ra câu lệnh Prompt có bối cảnh chi tiết  Prompt được hiểu là nền tảng cơ bản của công cụ AI. Nó sẽ chứa tất cả thông tin mà người dùng chỉ dẫn cho AI để chúng thực hiện những việc mà họ muốn làm. Bạn có thể dùng ChatGPT để đặt ra những câu hỏi chung chung và nhận được những câu trả lời tương tự. Tuy nhiên nếu tạo ra được prompt càng cụ thể, chi tiết và càng nhiều bối cảnh thì phản hồi mà ChatGPT trả về sẽ càng rõ ràng. Lưu ý, khi viết prompt bạn hãy nêu mục tiêu cụ thể, sử dụng đúng ngữ pháp và tránh sử dụng các từ ngữ mơ hồ có thể hiểu theo nhiều cách. Viết prompt dưới dạng câu hỏi cũng sẽ giúp ChatGPT hiểu được những gì bạn đang tìm kiếm và đưa ra câu trả lời một cách rõ ràng hơn. Cách tận dụng sức mạnh của công cụ Chat GPT Trong cùng một prompt, bạn có thể ấn "Tạo lại câu trả lời" nhiều lần để thu được các phiên bản trả lời khác nhau của ChatGPT. Các nhà công nghệ cũng khuyến nghị rằng nên sử dụng ChatGPT bằng tiếng Anh vì mô hình ngôn ngữ này được huấn luyện nhiều ở trên các tập dữ liệu tiếng Anh và người dùng có thể tận dụng các mẫu câu lệnh bằng tiếng Anh đã được chứng minh hiệu quả. Trở thành chuyên gia AI với GPT-4 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn biết cách kết hợp ChatGPT với các công cụ AI khác để làm content marketing, làm ảnh, làm video, làm nhạc melody, mixing....Đăng ký ngay. [course_id:3090,theme:course] [course_id:3016,theme:course] [course_id:3116,theme:course] 2. Yêu cầu trả lời đúng văn phong và định dạng cụ thể Khi sử dụng Chat GPT để viết nội dung thì bạn nên yêu cầu nó tuân theo văn phong và một định dạng cụ thể. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm vào các câu lệnh trong đoạn prompt như: Hãy dùng ngôn ngữ dễ hiểu cho học sinh lớp 5 hoặc viết nội dung thuyết phục theo lối kể một câu chuyện, có sử dụng phép ẩn dụ, phép so sánh và biện pháp văn học khác để làm các luận điểm trở nên dễ hiểu và đáng nhớ hơn.Theo phong cách vừa mang tính thông tin vừa mang tính giải trí”. Bạn cũng có thể nêu lên định dạng mà bạn mong muốn nhận được, ví dụ "Hãy viết dưới dạng email", hoặc "Hãy sử dụng với cấu trúc: 1) Cái gì, 2) Tại sao, 3) Như thế nào". Chính tính năng này đã giúp ứng dụng của chat GPT trong ngành giáo dục ngày càng phổ biến hơn.  Vận dụng công cụ Chat GPT hiệu quả và hợp lý 3. Yêu cầu "nhập vai" Trong mỗi cuộc hội thoại với ChatGPT ban đầu nó sẽ không có thông tin nào về bối cảnh hay mục đích của việc người dùng muốn nó thực hiện. Nhưng nếu bạn thêm cho nó một vai trò cụ thể, nó sẽ có định hướng nhất định để phản hồi. Bạn cũng cần mô tả rõ vai trò mà bạn mong muốn chúng thực hiện trong đoạn prompt, hoặc dùng các cấu trúc đơn giản như: "Là một [nghề nghiệp / vai trò], bạn hãy..." Những vai trò có thể gợi ý cho ChatGPT là: người kể chuyện, người đánh giá công nghệ, người nổi tiếng, nhà tuyển dụng hoặc nhà quảng cáo, giáo viên,… 4. Yêu cầu khám phá nhiều góc nhìn và ý tưởng mới Người dùng có thể đưa ra các chủ đề nhất định và yêu cầu ChatGPT viết về chủ đề đó dưới nhiều góc nhìn hoặc quan điểm khác nhau. Qua đó bạn có thể khám phá ra nhiều ý tưởng mới và có thêm chiều sâu cho văn bản của mình. Sẽ có nhiều ý tưởng chung chung và cũng có những ý tưởng hoàn toàn ngớ ngẩn. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh bằng cách đưa thêm vào nhiều bối cảnh cụ thể hơn vào khung trò chuyện. Bạn cũng có thể dùng từ khóa mô tả trong prompt để khám phá thêm các góc nhìn khác nhau, ví dụ: "Hãy ưu tiên những ý tưởng độc đáo và mới lạ" hoặc "Nêu các quan điểm gây tranh cãi". Tận dụng Chat GPT để tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo 5. Đưa ra yêu cầu cải thiện trong đoạn hội thoại Trong đoạn hội thoại liên tục, ChatGPT có thể “học” được bối cảnh đã nêu để áp dụng vào câu trả lời tiếp theo. Do vậy bạn có thể cải tiến câu trả lời của AI bằng cách đưa thêm thông tin hoặc các hướng dẫn chi tiết, như yêu cầu AI “Hãy đưa ra nhiều ý kiến chuyên gia vào bài viết, sử dụng thông tin được cung cấp dưới đây”. Có thể yêu cầu ChatGPT "Hãy nghĩ ngược lại" nếu AI tiếp tục đưa ra các kết luận không chính xác. 6. Yêu cầu ChatGPT luôn phải đặt câu hỏi trước khi trả lời Người dùng có thể viết yêu cầu này trong phần prompt, ví dụ: “Bạn hãy luôn đặt câu hỏi trước khi trả lời để có thể phân vùng tốt hơn về những gì người hỏi đang tìm kiếm. Bạn có đồng ý với điều này hay không?” Khi đó ChatGPT sẽ luôn hỏi thêm thông tin để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Vì tính năng này, chat GPT được ứng dụng nhiều trong chăm sóc khách hàng bên cạnh giáo dục và các ngành nghề khác.  7. Cung cấp trước thông tin cho ChatGPT Điều này giúp đóng khung kiến thức của chatbot, vì vậy nó sẽ biết những gì cần biết - và những gì nó không biết. Ví dụ: - Prompt 1: Sơ yếu lý lịch của Nguyễn Văn A: [dán sơ yếu lý lịch đầy đủ vào đây]. Với thông tin trên, hãy viết một tiểu sử diễn giả thật hài hước về Nguyễn Văn A. - Prompt 2: [Dán toàn bộ văn bản của bài viết vào đây] Tóm tắt nội dung bài viết trên qua 3 gạch đầu dòng. Tận dụng sức mạnh của Chat GPT để tìm kiếm câu trả lời 8. Khai thác lĩnh vực là thế mạnh của ChatGPT Các hãng công nghệ lớn gồm: NVIDIA, Google, Microsoft đã đưa ra hướng dẫn về những tình huống mà việc sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn sẽ đem lại hiệu quả, như: tóm tắt văn bản sẵn có, tìm kiếm thông tin trong văn bản và viết lại văn bản, tạo sinh văn bản, phiên dịch hoặc phân loại nội dung, trích xuất nội dung,… Bạn nên khai thác những khía cạnh này để tìm kiếm cách sử dụng phù hợp đối với công việc của mình.Bạn cũng có thể yêu cầu chatbot viết lại một đoạn văn bằng giọng chủ động hơn. Nếu không sử dụng thành thạo tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ, bạn hãy yêu cầu chatbot xóa lỗi ngữ pháp khỏi email trước khi gửi. Nếu muốn tự học lập trình, bạn cũng có thể yêu cầu máy tính gợi ý các đoạn code và giám sát việc sửa code theo ý muốn 9. Sử dụng ChatGPT có trách nhiệm  Nên nhớ rằng chỉ sử dụng ChatGPT để cải thiện chứ không phải làm thay công việc. Theo đó AI có thể trở nên hữu ích nếu chúng ta đang tìm kiếm sự hỗ trợ. Tuy nhiên trong bất kỳ tình huống nào, cũng đừng mù quáng tin tưởng vào máy móc ví nó có thể phản hồi ra thông tin không chính xác hoặc thiên kiến. ChatGPT được đào tạo từ một nguồn dữ liệu khổng lồ về sách kỹ thuật số, bài viết trực tuyến hoặc qua các phương tiện khác, song nó không thể kiểm tra nguồn thông tin trên là đúng hay sai. Mô hình này sẽ tạo ra những lập luận hợp lý, tuy nhiên nếu trước đó có nội dung đăng tải sai lệch về cùng chủ đề trên Internet thì nhiều khả năng ChatGPT lặp lại lỗi sai đó. Nếu sử dụng câu trả lời này là bạn sẽ góp phần làm thông tin sai lệch lan rộng hơn. Sử dụng Chat GPT một cách có trách nhiệm Ngay cả trong lĩnh vực lập trình, mặc dù ban đầu có một số ý kiến về khả năng chatbot có thể làm thay công việc của một người lập trình viên phần mềm, nhưng người ta đã phát hiện ra rằng ChatGPT có vấn đề về việc chèn những thứ vô nghĩa vào cơ sở mã. Tổng kết Thông qua bài viết này các bạn có thể nắm được cách tận dụng sức mạnh của Chatgpt để nâng cao được hiệu quả công việc một cách tốt nhất. Đồng thời nếu muốn cải thiện kỹ năng sử dụng công cụ này tốt hơn thì đừng bỏ qua khóa học chat GPT online trên Unica bạn nhé.
15/02/2023
2379 Lượt xem
Ứng dụng của ChatGPT trong lĩnh vực giáo dục
Ứng dụng của ChatGPT trong lĩnh vực giáo dục Tuy chỉ mới xuất hiện vào cuối năm 2022 nhưng ChatGPT đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của hàng triệu người dùng trên khắp thế giới. Một trong những tính năng vô cùng tuyệt vời là ChatGPT có thể trả lời chi tiết và lưu loát nội dung câu hỏi của người dùng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy ChatGPT trong lĩnh vực giáo dục được ứng dụng như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết thông qua bài viết.  Ứng dụng của ChatGPT trong lĩnh vực giáo dục 1. ChatGPT giúp học sinh tìm kiếm những thông tin hữu ích Thay vì sử dụng Google, học sinh, sinh viên có thể dùng ChatGPT để đáp ứng nhu cầu học tập của mình. Chẳng hạn như tìm kiếm thông tin, sáng tác, viết luận, viết báo cáo ở mọi lúc mọi nơi.  Để bắt đầu, bạn có thể nhập câu hỏi mà mình đang muốn tìm kiếm, sau đó ChatGPT sẽ đưa ra những gợi ý câu trả lời cho bạn. Bạn có thể ứng dụng công cụ AI này cho rất nhiều những môn học khác nhau như tiếng việt, vật lý, giáo dục công dân hoặc thậm chí là các môn như toán học, khoa học tự nhiên.  Ứng dụng của ChatGPT trong lĩnh vực giáo dục 2. Tạo ra các mô hình học tập mới ChatGPT là một mô hình học tập mới dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI). Nó được phát triển bởi OpenAI, một công ty nghiên cứu AI hàng đầu. ChatGPT là một loại mô hình ngôn ngữ tự nhiên (NLP) được huấn luyện trên một lượng lớn dữ liệu văn bản, có khả năng tạo ra văn bản mới, trả lời các câu hỏi, chuyển đổi văn bản và thực hiện nhiều tác vụ khác liên quan đến ngôn ngữ. ChatGPT được phát triển để giải quyết vấn đề truyền thống của các mô hình ngôn ngữ trước đây, đó là khả năng chỉ xử lý một loại dữ liệu cụ thể. Với ChatGPT, người dùng có thể nhập vào bất kỳ loại dữ liệu văn bản và chờ đợi mô hình tạo ra câu trả lời chính xác. ChatGPT đã có rất nhiều ứng dụng, từ chatbot cho đến tạo nội dung tự động. Trong lĩnh vực giáo dục, ChatGPT có thể giúp nâng cao hiệu quả học tập bằng cách giúp học sinh và sinh viên tiếp cận thông tin và kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nó cũng có thể giúp giáo viên cải thiện hướng dẫn và tăng cường hiệu quả học tập thông qua phân tích đánh giá. Với tính năng chatbot, ChatGPT có thể giúp học sinh và sinh viên trả lời các câu hỏi về các vấn đề học tập và nâng cao hiệu quả học tập trực tuyến. Do đó, ChatGPT là một mô hình học tập mới tiềm năng trong lĩnh vực giáo dục. Trở thành chuyên gia AI với GPT-4 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn biết cách kết hợp ChatGPT với các công cụ AI khác để làm content marketing, làm ảnh, làm video, làm nhạc melody, mixing....Đăng ký ngay. [course_id:3090,theme:course] [course_id:3016,theme:course] [course_id:3116,theme:course] 3. ChatGPT giúp giải quyết các vấn đề trong học tập ChatGPT có thể giải quyết nhiều vấn đề trong học tập bằng cách cung cấp cho học sinh, sinh viên và giáo viên các giải pháp mới và tiện ích trong việc học tập và giảng dạy. Dưới đây là một số cách mà ChatGPT có thể giúp giải quyết các vấn đề trong học tập: - Tra cứu thông tin và kiến thức: ChatGPT có khả năng trả lời các câu hỏi của học sinh, sinh viên và giáo viên, giúp họ tra cứu thông tin và kiến thức nhanh chóng và hiệu quả hơn. Điều này giúp giảng dạy và học tập trở nên hiệu quả hơn. - Tạo nội dung giáo dục: ChatGPT có thể tạo ra nội dung giáo dục mới, chẳng hạn như bài giảng, bài tập và đề thi. Điều này giúp giáo viên có thể tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng giảng dạy. - Hỗ trợ giáo dục trực tuyến: ChatGPT có thể hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong việc giảng dạy và học tập trực tuyến bằng cách tạo ra các tài liệu hướng dẫn, trả lời các câu hỏi và cung cấp thông tin hữu ích. - Tự động hóa quá trình đánh giá và phân tích: ChatGPT có thể tự động hóa quá trình đánh giá và phân tích kết quả của học sinh, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả giảng dạy. - Hỗ trợ phát triển kỹ năng ngôn ngữ: ChatGPT có thể giúp học sinh và sinh viên phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình bằng cách trả lời các câu hỏi về ngữ pháp, cung cấp cho họ các bài tập tương tác và đưa ra gợi ý để giúp họ cải thiện kỹ năng ngôn ngữ. Tóm lại, ChatGPT có thể giúp giải quyết các vấn đề trong học tập bằng cách cung cấp các giải pháp mới và tiện ích cho giáo viên và học sinh. Việc tận dụng sức mạnh của Chatgpt có thể giúp tăng cường hiệu quả giảng dạy và học tập. ChatGPT giải quyết nhiều vấn đề trong học tập 4. Hỗ trợ giáo viên xây dựng bài giảng ChatGPT có thể hỗ trợ giáo viên xây dựng bài giảng bằng cách tạo ra các nội dung giáo dục mới và cung cấp cho giáo viên các tài liệu và tư vấn hữu ích. Dưới đây là một số cách mà ChatGPT có thể giúp giáo viên xây dựng bài giảng: - Tạo nội dung giáo dục: ChatGPT có thể tạo ra nội dung giáo dục mới bằng cách sử dụng các nguồn tài liệu khác nhau. Giáo viên có thể cung cấp cho ChatGPT các thông tin về chủ đề của bài giảng, và ChatGPT sẽ tạo ra các bài giảng, bài tập và đề thi phù hợp với chủ đề đó. - Cung cấp tài liệu và gợi ý: ChatGPT có thể cung cấp cho giáo viên các tài liệu và gợi ý để giúp giáo viên hoàn thiện bài giảng của mình. Chẳng hạn, ChatGPT có thể cung cấp các tài liệu tham khảo, các ví dụ, các hình ảnh, video và âm thanh liên quan đến chủ đề của bài giảng. - Trả lời các câu hỏi và đưa ra lời khuyên: ChatGPT có thể trả lời các câu hỏi của giáo viên và đưa ra các lời khuyên để giúp giáo viên hoàn thiện bài giảng của mình. Giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi về cách trình bày, cấu trúc bài giảng, hay các thông tin thêm về chủ đề, và ChatGPT sẽ cung cấp các lời khuyên và gợi ý để giúp giáo viên cải thiện bài giảng của mình. - Tự động hóa quá trình đánh giá và phân tích: ChatGPT có thể tự động hóa quá trình đánh giá và phân tích kết quả của học sinh, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả giảng dạy. Giáo viên có thể sử dụng ChatGPT để phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả học tập của học sinh để hoàn thiện bài giảng của mình. 5. Tạo ra các cuộc thi và các bài kiểm tra chất lượng ChatGPT có thể được sử dụng để tạo ra các cuộc thi và bài kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực giáo dục. Với khả năng tạo ra nội dung giáo dục mới, ChatGPT có thể tạo ra các câu hỏi và bài kiểm tra phù hợp với nhiều chủ đề khác nhau. ChatGPT cũng có thể sử dụng các thuật toán để tạo ra các bài kiểm tra đa dạng và phong phú. Ngoài ra, ChatGPT có thể tự động đánh giá và phân tích kết quả của các bài kiểm tra và cuộc thi, giúp giáo viên và nhà trường có thể đánh giá nhanh chóng kết quả học tập của học sinh một cách hiệu quả. Điều này giúp giáo viên và nhà trường có thể xác định điểm mạnh và yếu của học sinh, từ đó đưa ra các phương án phát triển học tập phù hợp. Bên cạnh đó, ChatGPT cũng có thể giúp tăng tính công bằng trong các cuộc thi và bài kiểm tra, đảm bảo mỗi học sinh đều được đánh giá dựa trên các tiêu chí và kết quả học tập thực tế. Với khả năng tạo ra các cuộc thi và bài kiểm tra chất lượng, ChatGPT có thể giúp giáo viên và nhà trường cải thiện chất lượng giáo dục và hỗ trợ học sinh đạt được mục tiêu học tập của mình. 6. ChatGPT cung cấp tài liệu học tập ChatGPT có thể cung cấp tài liệu học tập cho học sinh và giáo viên. Với khả năng tạo ra nội dung mới, ChatGPT có thể tạo ra các tài liệu học tập phù hợp với nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm cả sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đề thi, v.v. Các tài liệu học tập này có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu và trình độ của từng học sinh. Bên cạnh đó, ChatGPT cũng có thể đề xuất các tài liệu học tập phù hợp với từng học sinh dựa trên sở thích, năng lực và trình độ học tập của họ. Điều này giúp học sinh tiếp cận với các tài liệu học tập phù hợp và hấp dẫn hơn, từ đó tăng khả năng hấp thụ và áp dụng kiến thức. Ngoài ra, ChatGPT cũng có thể tạo ra các tài liệu học tập đa dạng và phong phú, giúp học sinh tiếp cận với các tài liệu học tập khác nhau và tăng khả năng học tập của họ. Việc sử dụng các tài liệu học tập đa dạng và phong phú cũng giúp học sinh tiếp cận với nhiều phương pháp học tập khác nhau, giúp tăng khả năng học tập hiệu quả của họ. Tổng kết Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về ứng dụng của ChatGPT trong lĩnh vực giáo dục. Dựa vào những thông tin trên, chúng tôi hy vọng bạn có thể ứng dụng công cụ này vào công tác giảng dạy và học tập cho phù hợp để nâng cao hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các khóa học chat GPT để có thêm kiến thức liên quan đến trí tuệ nhân tạo. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
15/02/2023
3523 Lượt xem
Ứng dụng của  ChatGPT trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng
Ứng dụng của ChatGPT trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng Là một đối thủ đáng gờm của Google, kể từ ngày ra mắt và được hàng triệu người trên khắp thế giới sử dụng, ChatGPT ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Với khối lượng dữ liệu khổng lồ, ChatGPT được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Marketing, bán hàng, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh.  Trong nội dung bài viết này, Unica sẽ cùng bạn tìm hiểu xem ChatGPT trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng được ứng dụng như thế nào. Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết.    1. Tăng hiệu suất chăm sóc khách hàng ChatGPT giúp tăng hiệu suất công việc chăm sóc khách hàng, cụ thể: - Tự động hóa hỗ trợ khách hàng bằng chatbot: ChatGPT có thể được sử dụng làm chatbot để trả lời các câu hỏi thường gặp của khách hàng, giúp giải quyết các vấn đề nhanh chóng và tiết kiệm thời gian của nhân viên chăm sóc khách hàng. - Phân tích dữ liệu khách hàng: ChatGPT có thể phân tích dữ liệu khách hàng để cung cấp thông tin hữu ích cho nhân viên chăm sóc khách hàng, giúp họ hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của khách hàng. - Tự động hóa quy trình hỗ trợ khách hàng: ChatGPT có thể được sử dụng để tự động hóa quy trình hỗ trợ khách hàng, giúp tối ưu hóa thời gian và nâng cao chất lượng dịch vụ. - Tích hợp với các hệ thống CRM và quản lý thông tin khách hàng: ChatGPT có thể được tích hợp với các hệ thống CRM và quản lý thông tin khách hàng, giúp nhân viên chăm sóc khách hàng nắm rõ hơn về thông tin khách hàng và cung cấp dịch vụ tốt hơn. - Cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm và dịch vụ: ChatGPT có thể cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm và dịch vụ để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ của công ty và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. GPT được ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng 2. Tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng Khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên của ChatGPT là vô cùng tuyệt vời. Bởi công cụ này có thể hiểu và phản hồi những thắc mắc, yêu cầu của khách hàng một cách tự nhiên, không thua kém gì con người. Chinh vì thế mà nó cải thiện trải nghiệm khách hàng khi đang quan tâm đến một sản phẩm, dịch vụ nào đó.  Bên cạnh đó, Chat GPT có thể xử lý đồng thời một lượng lớn yêu cầu từ phía khách hàng. Do đó mà các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động chăm sóc khách hàng mà không cần thiết phải bổ sung thêm nhân sự. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê nhân sự, giảm thiểu đáng kể thời gian phản hồi và hiệu quả công việc.  Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng ChatGPT để thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng để có thể hiểu rõ hơn về chân dung khách hàng của mình, hiểu về nhu cầu và sở thích của khách hàng để tư vấn tốt hơn. Chính những dữ liệu được thu thập này sẽ giúp bạn cải thiện sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp theo chiều hướng tốt hơn. 3. Tạo nội dung, kịch bản chăm sóc khách hàng ChatGPT có thể tạo nội dung và kịch bản chăm sóc khách hàng theo các bước sau: - Nghiên cứu khách hàng: ChatGPT có thể thu thập thông tin về khách hàng từ các nguồn khác nhau như cuộc trò chuyện, email, bình luận và xã hội. Thông tin này có thể bao gồm thông tin về nhu cầu, sở thích, tình trạng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, và những vấn đề họ đang gặp phải. - Xác định mục tiêu chăm sóc khách hàng: Dựa trên thông tin được thu thập được, ChatGPT có thể xác định mục tiêu của việc chăm sóc khách hàng, ví dụ như giải quyết vấn đề của khách hàng, tăng trải nghiệm khách hàng, tạo lòng tin và sự tận tâm. - Tạo nội dung chăm sóc khách hàng: ChatGPT có thể tạo nội dung khác nhau để đạt được mục tiêu chăm sóc khách hàng, ví dụ như hướng dẫn sử dụng sản phẩm, cung cấp giải pháp cho vấn đề của khách hàng, cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm hoặc dịch vụ, tư vấn về sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. - Tạo kịch bản chăm sóc khách hàng: ChatGPT có thể tạo kịch bản cho việc chăm sóc khách hàng, ví dụ như quy trình hỗ trợ khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại của khách hàng, quy trình đặt hàng và giao hàng. Kịch bản này có thể được tạo ra bằng cách sử dụng các câu hỏi và câu trả lời cho khách hàng. - Tối ưu hóa nội dung và kịch bản: ChatGPT có thể sử dụng các phương pháp như phân tích dữ liệu và phản hồi của khách hàng để tối ưu hóa nội dung và kịch bản chăm sóc khách hàng, giúp nâng cao hiệu quả của việc chăm sóc khách hàng. ChatGPT có thể tạo ra những kịch bản chăm sóc khách hàng ấn tượng 4. Tăng hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, marketing Chat GPT ảnh hưởng tới marketing và quảng cáo cực kỳ nhiều. Để tăng hiệu quả chiến dịch quảng cáo, ChatGPT có thể thực hiện các hoạt động sau đây: - Phân tích đối tượng khách hàng: ChatGPT có thể thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng để hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược quảng cáo phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng. - Đưa ra thông điệp hấp dẫn: ChatGPT có thể sử dụng khả năng tạo nội dung để tạo ra các thông điệp quảng cáo hấp dẫn, thu hút sự chú ý của khách hàng và kích thích họ thực hiện hành động mà quảng cáo muốn. - Lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp: ChatGPT có thể dựa trên đặc điểm của đối tượng khách hàng để lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp như Facebook, Instagram, Google Ads, YouTube,... giúp đưa thông điệp đến đúng khách hàng mục tiêu. - Tối ưu hóa chiến dịch: ChatGPT có thể sử dụng các công cụ và phương pháp như A/B testing, phân tích dữ liệu và phản hồi khách hàng để đánh giá hiệu quả chiến dịch và tối ưu hóa các yếu tố quảng cáo như tiêu đề, hình ảnh, đối tượng khách hàng, vị trí quảng cáo, thời gian đăng quảng cáo. - Tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng: ChatGPT có thể giúp tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng khi đến với trang web hoặc ứng dụng của bạn. Điều này có thể giúp tăng khả năng khách hàng thực hiện hành động mà quảng cáo muốn, ví dụ như đăng ký, mua sản phẩm hoặc dịch vụ. 5. Xử lý các yêu cầu của khách hàng ChatGPT có thể xử lý các yêu cầu của khách hàng bằng cách thực hiện các bước sau: - Nhận diện yêu cầu của khách hàng: ChatGPT sử dụng khả năng phân tích ngôn ngữ tự nhiên để xác định yêu cầu của khách hàng. Điều này có thể được thực hiện thông qua các hình thức như chat trực tiếp, email, hoặc điện thoại. - Đưa ra câu trả lời hoặc giải pháp: Sau khi nhận diện yêu cầu của khách hàng, ChatGPT sử dụng tri thức và thông tin có sẵn để đưa ra câu trả lời hoặc giải pháp cho khách hàng. ChatGPT có thể sử dụng các tài liệu, thông tin từ trang web, sản phẩm, dịch vụ hoặc từ các nguồn bên ngoài để cung cấp các giải pháp tốt nhất cho khách hàng. - Tương tác và cập nhật khách hàng: ChatGPT có thể tương tác với khách hàng để xác nhận việc giải quyết yêu cầu của họ đã được thực hiện và hỏi xem họ có cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ gì không. ChatGPT có thể ghi nhận thông tin từ mỗi yêu cầu để giúp cải thiện quá trình hỗ trợ và phát triển tri thức của mình. - Đưa ra các lời khuyên và gợi ý: ChatGPT có thể sử dụng thông tin mà nó đã thu thập từ các yêu cầu của khách hàng để đưa ra các lời khuyên và gợi ý cho khách hàng. Điều này có thể giúp khách hàng có được trải nghiệm tốt hơn với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. ChatGPT có khả năng xử lý các yêu cầu của khách hàng 6. Hỗ trợ soạn hợp đồng tự động ChatGPT có thể hỗ trợ soạn hợp đồng tự động bằng cách sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và máy học. ChatGPT có thể nhận diện các thông tin quan trọng trong hợp đồng như tên, địa chỉ, ngày tháng, điều kiện, cam kết, các quy định pháp lý và tổ chức chúng vào đúng định dạng. ChatGPT cũng có thể tạo ra các bản mẫu hợp đồng, phù hợp với các yêu cầu cụ thể của khách hàng và ngành nghề. Quá trình soạn hợp đồng tự động bằng ChatGPT giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực, đồng thời giảm thiểu các sai sót trong quá trình soạn thảo và giảm chi phí cho doanh nghiệp. 7. Tổng kết Như vậy thông qua bài viết dưới đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về ChatGPT trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng. Với những ứng dụng này, chúng tôi hy vọng bạn có thể ứng dụng những tính năng tuyệt vời của ChatGPT để nâng cao hiệu suất làm việc của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, chăm sóc khách hàng. Nếu bạn muốn học thêm những kiến thức chuyên sâu về chat GPT thì hãy tham khảo khóa học chat GPT của giảng viên Đình Thi. Trong khóa này, thầy sẽ hướng dẫn bạn những kỹ năng cần thiết để tận dụng tối đa phần mềm này. 
15/02/2023
2555 Lượt xem
Deep Learning là gì? Hiểu tổng quan về Deep Learning và ứng dụng
Deep Learning là gì? Hiểu tổng quan về Deep Learning và ứng dụng Chắc hẳn khái niệm deep learning là gì vẫn còn xa lạ với nhiều người. Nó được xem là một chức năng của trí tuệ nhân tạo, bắt chước cách não bộ con người hoạt động để xử lý và tạo ra các mẫu cho việc đưa ra quyết định. Chính xác khái niệm và cách sử dụng deep learning thế nào cùng Unica tìm hiểu nhé. Deep Learning là gì? Deep Learning được hiểu là một lĩnh vực con của Machine Learning, tại đây các máy tính sẽ học tập và cải thiện tốt hơn thông qua các thuật toán cơ bản. Đồng thời Deep learning còn được hình thành trên các khái niệm phức tạp, nhờ vào các mạng nơ ron để bắt chước tư duy và suy nghĩ giống như não bộ của con người. Hiện nay những tiến bộ trong phân tích dữ liệu lớn Big Data cho phép bạn có thể tận dụng được tối đa khả năng của mạng nơ-ron nhân tạo. Mạng nơ-ron nhân tạo chính là động lực để phát triển Deep Learning. Các mạng nơ-ron sâu (DNN) bao gồm nhiều lớp nơ-ron khác nhau, có khả năng thực hiện phép tính toán có độ phức tạp rất cao. Deep Learning đang phát triển rất nhanh và được coi là một trong những bước đột phá lớn nhất trong Machine Learning. Deep Learning là gì? Nguyên lý hoạt động của Deep Learning là gì? Deep Learning được coi là một phương pháp quan trọng trong lập trình AI được huấn luyện để dự đoán đầu ra dựa vào một tập đầu vào. Ví dụ như: Dự đoán hành động của con mèo khi gặp chuột rồi tiến hành huấn luyện nó bằng phương pháp học có giám sát. Khi bạn muốn dự đoán được hành động của nó thì bạn cần thực hiện như sau: - Lựa chọn con mồi phù hợp nhất - Lúc này: các bộ phận ở trên cơ thể của con mèo gồm mắt, móng vuốt, tai... sẽ trở nên rất nhanh nhạy - Con chuột sẽ dược xuất hiện ở đâu. Deep Learning cũng không khác nhiều so với học máy thông thường. Tuy nhiên, ở ví dụ trên thì cần dành thời gian mới có thể thiết kế được các tính năng đại diện cho con mèo. Điều cần làm là cung cấp cho hệ thống một số lượng hình ảnh con mèo, video con mèo bắt chuột thì hệ thống có thể tự học được những tính năng đại của một con mèo. Với những tác vụ khác như thị giác máy tính, nhận dạng giọng nói, robot hoặc dịch máy thì hiệu suất của Deep Learning sẽ vượt xa những hệ thống máy khác. Tuy nhiên, việc xây dựng được hệ thống Deep Learning sẽ không dễ dàng so với những hệ thống máy móc thông thường. Nguyên lý hoạt động của Deep Learning  Ưu nhược điểm của mô hình Deep Learning Cùng tìm hiểu cụ thể ưu điểm và nhược điểm của Deep learning như thế nào trong công việc để giúp đem lại hiệu quả cao nhất. 1. Ưu điểm của Deep Learning Deep Learning chín là một bước ngoặt to lớn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cho phép các nhà khoa học dữ liệu xây dựng các mô hình có độ chính xác cao trong lĩnh vực nhận dạng ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và xử lý giọng nói… Một vài ưu điểm vượt trội của Deep Learning đó là: - Kiến trúc mạng nơ-ron linh hoạt, dễ dàng thay đổi để phù hợp với nhiều vấn đề khác nhau. - Khả năng giải quyết nhiều bài toán phức tạp có độ chính xác cao. - Tính tự động hoá cao và có khả năng tự điều chỉnh và tối ưu. - Có khả năng thực hiện tính toán song song, đem lại hiệu năng tốt, xử lý được số lượng dữ liệu lớn. Ưu nhược điểm của Deep Learning 2. Nhược điểm Ngoài những ưu điểm trên thì Deep Learning sẽ còn nhiều khó khăn và hạn chế, ví dụ như: - Phải có khối lượng dữ liệu lớn để tận dụng tối đa khả năng của Deep Learning. - Chi phí tính toán khá cao vì phải xử lý nhiều mô hình phức tạp. - Chưa có nền tảng lý thuyết mạnh mẽ để lựa chọn ra các công cụ tối ưu cho Deep Learning. Trở thành chuyên gia AI với GPT-4 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn biết cách kết hợp ChatGPT với các công cụ AI khác để làm content marketing, làm ảnh, làm video, làm nhạc melody, mixing....Đăng ký ngay. [course_id:3090,theme:course] [course_id:3016,theme:course] [course_id:3116,theme:course] Deep Learning giúp bạn giải quyết những vấn đề gì? Kiến trúc mạng nơ-ron trong Deep Learning được ứng dụng rất nhiều trong các công việc yêu cầu khả năng tính toán cao, xử lý nhiều dữ liệu và độ phức tạp lớn. Cùng tìm hiểu những ứng dụng của Deep Learning nhé. 1. Xe tự lái Đây là một công nghệ mới và hấp dẫn nhất hiện nay, nó được xây dựng dựa trên các mạng nơ-ron cấp cao. Các mô hình Deep Learning sẽ dùng để nhận diện các đối tượng ở môi trường xung quanh xe, tính toán khoảng cách giữa các xe và các phương tiện khác, xác định vị trí làn đường và tín hiệu giao thông,… qua đó đưa ra các quyết định tối ưu và nhanh chóng nhất. Một trong những hãng xe tiên phong trong việc sản xuất xe tự lái hiện nay chính là Tesla. 2. Phân tích cảm xúc Đây là lĩnh vực phân tích cảm xúc của con người qua việc xử lý các ngôn ngữ tự nhiên, phân tích văn bản và thống kê. Các công ty cũng có thể ứng dụng Deep Learning để hiểu và phán đoán cảm xúc của khách hàng dựa trên những đánh giá, bình luận hoặc tweet,… nhờ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh và marketing phù hợp cho từng nhóm đối tượng. 3. Trợ lý ảo Trợ lý ảo ngày càng được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày, trong đó phổ biến nhất là chatbot, giảng viên online, Google Assistant, Siri… Các trợ lý ảo này được xây dựng dựa trên Deep Learning với các thuật toán nhận diện văn bản, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và nhận dạng giọng nói chính xác… 4. Mạng xã hội Các nền tảng mạng xã hội lớn như Twitter cũng ứng dụng các thuật toán Deep Learning để cải thiện cho các dịch vụ của mình. Những trang này sẽ phân tích sô lượng lớn dữ liệu thông qua mạng nơ-ron nhân tạo để tìm hiểu các tuỳ chọn của người dùng. Ngoài ra, Instagram cũng sử dụng Deep Learning để tránh các hành vi bạo lực trên không gian mạng, chặn các bình luận vi phạm và không phù hợp… Facebook cũng không nằm ngoài danh sách các mạng xã hội áp dụng Deep Learning vào sản phẩm của mình. Các thuật toán mạng nơ-ron sâu được sử dụng để gợi ý các trang, bạn bè, dịch vụ hoặc nhân diện khuôn mặt,… 5. Chăm sóc sức khoẻ Deep Learning cũng đóng góp không nhỏ vào lĩnh vực y tế, trong đó phổ biến là các mô hình dự đoán tình trạng bệnh, chẩn đoán ung thư và phân tích kết quả MRI, X-ray… Deep Learning giải quyết những vấn đề gì? Khi nào bạn sử dụng Deep Learning? Tiến sĩ Scott Clark người đồng sáng lập và là CEO của SigOpt, cho rằng Deep Learning hiệu quả nhất đối với các dữ liệu không tuân thủ theo một cấu trúc cụ thể. Ví dụ bao gồm: văn bản, video, hình ảnh hay các dữ liệu dạng thời gian. Các thuật toán Deep Learning có khả năng tự động xây dựng và khai thác các mẫu có trong dữ liệu để đưa ra quyết định tối ưu. Hiện nay có rất nhiều kiểu dữ liệu và nguồn tài nguyên để có thể tính toán với độ chính xác cao. Mỗi mô hình mạng nơ-ron có thể bao gồm hàng trăm hoặc hàng triệu tham số khác nhau. Do vậy việc tối ưu các tham số này đòi hỏi người xây dựng mô hình phải có kiến thức chuyên sâu và nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, mạng nơ-ron nhân tạo sử dụng nhiều hàm phi tuyến có độ phức tạp cao cho nên việc hiểu và diễn giải các kết quả từ mô hình này cũng là một thách thức lớn đối với các chuyên gia. Chính vì thế với các dự án yêu cầu nhiều tương tác và phản hồi từ con người thì Deep Learning không hẳn là một sự lựa chọn tốt.   Khi nào nên sử dụng Deep Learning? Có nên dùng Deep Learning thay cho Machine Learning? Dù Deep Learning có công dụng và độ chính xác ưu việt do có nhiều mô hình phức tạp và nguồn dữ liệu khổng lồ tuy nhiên Deep Learning không phải là sự lựa chọn duy nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Do vậy việc có nên dùng ứng dụng Deep Learning hay không còn phụ thuộc vào mục tiêu và chiến lược kinh doanh cũng như số lượng dữ liệu cụ thể. Cho nên các bạn cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định áp dung mô hình Deep Learning. Các kỹ thuật Deep Learning Trên thực tế có rất nhiều thuật toán và kỹ thuật Deep Learning khác nhau mà bạn có thể lựa chọn sử dụng cho các bài toán trí tuệ nhân tạo. Cụ thể cùng khám phá tiếp nhé. 1. Mạng nơ-ron cổ điển Đây là kiểu kiến trúc cổ điển của mạng nơ ron với kết nối đầy đủ, được xác định bởi các perceptron đa lớp. Mạng nơ-ron cổ điển được thiết kế bởi Fran Rosenblatt năm 1958, chủ yếu được dùng cho các bài toán phân lớp nhị phân. Có 3 loại hàm được sử dụng trong mô hình này đó là: - Hàm tuyến tính - Hàm phi tuyến: gồm hàm sigmoid, hàm tanh và hàm ReLU (Rectified Linear Unit) Kiến trúc mạng nơ-ron cổ điển rất đơn giản, phù hợp với các bộ dữ liệu có dạng bảng hoặc những bài toán phân loại, hồi quy có đầu vào là các giá trị thực. Kỹ thuật Deep Learning 2. Mạng nơ-ron tích chập (CNN) Nơ ron tích chập chính là một kiến trúc nhân tạo nâng cao, được xây dựng để giải quyết các bài toán phức tạp, liên quan đến xử lý hình ảnh. Tích chập là một khái niệm trong xử lý tín hiệu số để biến đổi thông tin đầu vào qua một phép tích chập với bộ lọc, nhằm trả về đầu ra một tín hiệu mới. Tín hiệu này sẽ làm giảm các đặc trưng mà bộ lọc không quan tâm, giữ lại những đặc trưng quan trọng nhất. Ngoài input layer và output layer, mô hình CNN còn có thêm một sampling layer để giới hạn số lượng nơ-ron tham gia vào các layer tương ứng. Việc xây dựng mô hình sẽ trải qua 3 giai đoạn chính: - Quá trình tích chập (convolution): Qua các tích chập giữa các ma trận đầu vào với bộ lọc để tạo thành các đơn vị trong một tầng mới. Quá trình này được diễn ra liên tục ở phần đầu của mạng và thường sử dụng kèm theo hàm kích hoạt ReLU. Mục tiêu của tầng này chính là trích suất đặc trưng hai chiều. - Quá trình tổng hợp (max pooling): Giảm kích thước khối ma trận đầu vào qua việc tìm ra một giá trị đại diện cho vùng không gian mà bộ lọc đi qua sẽ không làm thay đổi các đường nét chính của bức ảnh nhưng làm giảm được kích thước của ảnh. - Quá trình kết nối hoàn toàn (fully connected): Sau khi đã giảm kích thước đến mức độ hợp lý, ma trận cần được trải phẳng (flatten) tạo thành một vector và sử dụng các kết nối giữa các tầng. Tầng kết nối hoàn toàn cuối cùng (fully connected layer) sẽ có số lượng đơn vị bằng số lớp. Dựa trên những đặc điểm này, các ứng dụng phổ biến nhất của mạng CNN là: Nhận diện, phân tích và phân khúc hình ảnh, phân tích video hoặc xử lý ngôn ngữ tự nhiên… 3. Mạng nơ-ron hồi quy (RNN) Recurrent Neural Network được hiểu là một thuật toán nổi tiếng trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Trong các mô hình mạng nơ-ron truyền thống, đầu vào và đầu ra sẽ độc lập với nhau, RNN thực hiện cùng một tác vụ cho tất cả phần tử của một chuỗi với đầu ra phụ thuộc vào các phép tính trước đó. Do vậy mạng RNN có khả năng ghi nhớ các thông tin được tính toán trước đó. Các kỹ thuật trong Deep Learning Có hai thiết kế chính của RNN là: - LSTM (Long Short-Term Memory): Dùng để dự đoán dữ liệu dạng chuỗi thời gian, có khả năng bỏ đi hoặc thêm các thông tin cần thiết, được điều chỉnh bởi các nhóm: Input, Output và Forget. - Gated RNN: Đây là một thiết kế phổ biến trong lĩnh vực dự đoán dữ liệu của chuỗi thời gian, có hai cổng đó là Update và Reset. Các dạng bài toán RNN: - One to one: Một input kết nối với một output duy nhất, ví dụ như các bài toán phân loại hình ảnh. - One to many: Một input liên kết với nhiều chuỗi output, phổ biến nhất là các bài toán đặt caption cho ảnh. - Many to One: Nhiều input nhưng chỉ có 1 output, ví dụ là bài toán phân loại cảm xúc. - Many to many: Nhiều input và nhiều output, như trong phân loại video. 4. Mạng sinh đối nghịch (GAN) Đây là một lớp mô hình có mục tiêu tạo ra dữ liệu giả giống với thật, tên của mạng sẽ dựa trên kiến trúc gồm 2 mạng có mục tiêu đối nghịch nhau là: Generator và Discriminator. Trong đó Generator sẽ học cách sinh dữ liệu giả để lừa mô hình Discriminator, còn Discriminator lại học cách phân biệt giữa dữ liệu giả và dữ liệu thật. Qua quá trình huấn luyện thì cả hai mô hình này đều có thể cải thiện được khả năng của mình. Một vài ứng dụng phổ biến của GAN gồm: Tạo khuôn mặt người, thay đổi độ tuổi khuôn mặt, sinh ảnh vật thể hay tạo nhân vật hoạt hình… 5. Boltzmann machine Đây chính là mô hình mạng không có hướng xác định, do vậy các node của mạng này được liên kết với nhau tạo thành một hình tròn. Máy Boltzmann (Boltzmann machine) thường được dùng để tạo ra các tham số cho mô hình. Các ứng dụng phổ biến của mô hình như: giám sát hệ thống hoặc xây dựng hệ thống khuyến nghị nhị phân… Một vài kỹ thuật trong Deep Learning 6. Học tăng cường sâu Deep Reinforcement Learning được hiểu là quá trình mà các tác tử (agent) tương tác với môi trường để thay đổi trạng thái của chính nó. Các tác tử có thể quan sát và thực hiện những hành động phù hợp, nhờ đó giúp mạng đạt được mục tiêu. Mô hình mạng này bao gồm: input layer, output layer và nhiều hidden layer khác, trong đó trạng thái của môi trường là input layer. Mô hình này sẽ huấn luyện liên tục để dự đoán điểm đạt được sau mỗi hành động thực hiện trong từng trạng thái nhất định. Mô hình học tăng cường sâu được áp dụng chủ yếu trong các game: cờ vua, poker, xe tự lái và robot… 7. Autoencoder Autoencoder cũng là một trong những kỹ thuật Deep Learning phổ biến hiện nay, có khả năng học hỏi các biểu diễn của dữ liệu đầu vào mà không cần nhãn, mạng này có khả năng học không giám sát (unsupervised learning). Một số loại autoencoder : - Sparse (thưa): Số lượng hidden layer lớn hơn số lượng input layer để hạn chế hiện tượng quá khớp (overfitting). Phương pháp này giới hạn hàm mất mát và ngăn không cho autoencoder lạm dụng tất cả các node trong mạng. - Denoising (lọc nhiễu): Một phiên bản input được chuyển thành 0 ngẫu nhiên. - Contractive: Bổ sung hệ số phạt vào hàm mất mát để hạn chế overfitting trong trường hợp số lượng hidden layer lớn hơn so với input layer. - Stacked: Xếp chồng nhiều hidden layer để tạo thành một mạng autoencoder. Các ứng dụng phổ biến là: Phát hiện đặc trưng, xây dựng hệ thống khuyến nghị hoặc bổ sung đặc trưng cho tập dữ liệu,… 8. Backpropagation Lan truyền ngược là một trong những kỹ thuật quan trọng nhất của mạng nơ-ron. Đây là một phương pháp giúp tính gradient ngược từ layer cuối cùng đến layer đầu tiên của mạng. Đầu tiên mạng sẽ phân tích các tham số rồi điều chỉnh thông qua hàm mất mát. Tiếp đến giá trị lỗi sẽ được tính toán và lan truyền ngược lại để điều chỉnh các tham số cho phù hợp. 9. Gradient Descent Trong Deep Learning bạn sẽ phải tìm giá trị nhỏ nhất (hoặc lớn nhất) của một hàm số nào đó. Tuy nhiên việc tìm các điểm tối ưu toàn cục của hàm mất mát thường khá phức tạp. Cho nên bạn có thể tìm những điểm cực tiểu địa phương và được coi là nghiệm cần tìm của bài toán. Các điểm cực tiểu địa phương về mặt toán học chính là nghiệm học phương trình đạo hàm bằng 0, tuy nhiên việc giải phương trình đạo hàm bằng 0 gần như là không thể trong Machine Learning và Deep Learning. Cách tiếp cận phổ biến đó là xuất phát từ một điểm mà ta coi là gần với nghiệm của bài toán, sau đó dùng phép lặp để tiến dần đến điểm cần tìm. Phương pháp này gọi là hạ gradient và được sử dụng vô cùng phổ biến trong tối ưu. Ứng dụng của Deep learning trong đời sống hiện nay Deep Learning ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực trong cuộc sống, một vài ví dụ phổ biến là: 1. Ứng dụng trong tự động lái xe Tự động hóa và xe tự lái là từ khóa quan trọng trong cách mạng công nghiệp 4.0. Ngày nay, người ta đã ứng dụng Deep Learning vào việc xây dựng một hệ thống tự lái. Mạng lưới nơron sẽ thực hiện phép tính toán để: Nhận diện đối tượng xung quanh xe, xác định khoảng cách an toàn, nắm rõ luật lệ giao thông của mỗi quốc gia,… để đưa ra quyết định tối ưu và nhanh chóng nhất.  Các nhà phân tích sẽ cần xây dựng hàng trăm kịch bản khác nhau, đồng thời thường xuyên kiểm tra, triển khai thuật toán học sâu để đảm bảo sự an toàn. Các hãng xe hơi và ứng dụng giao đồ ăn trên thế giới đã đi đầu trong việc nghiên cứu công nghệ này là: Tesla hay Uber,… Ứng dụng của Deep Learning 2. Phân tích cảm xúc người dùng Nhiều doanh nghiệp cũng ứng dụng Deep Learning để thực hiện việc phân tích ngôn ngữ tự nhiên, biểu cảm mà người dùng để lại trên mạng xã hội thông qua việc tương tác, bình luận hoặc like ảnh,… Qua đó họ sẽ biết được cảm xúc, thái độ của người dùng đối với thông tin được nói đến là gì để xây dựng cách tiếp cận và cách marketing cho sản phẩm phù hợp. >>> Xem thêm: Ứng dụng của ChatGPT trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng 3. Trong nền tảng mạng xã hội Các mạng xã hội lớn như Facebook, Instagram, Tiktok và Messenger,… đều ứng dụng Deep Learning để cải thiện dịch vụ của mình. Họ sử dụng số lượng lớn dữ liệu để hỗ trợ người dùng có trải nghiệm tốt hơn.  Ví dụ: Facebook dùng Deep Learning để gợi ý bạn bè, gợi ý trang hoặc nhận diện khuôn mặt,… Còn Instagram sẽ vận dụng Deep Learning để tránh các hành vi bạo lực trên không gian mạng hay những hành vi được cho là không phù hợp,… 4. Mô phỏng, nhận diện hình ảnh và khuôn mặt Deep Learning cũng được áp dụng để xây dựng một công nghệ nhận diện hình ảnh và khuôn mặt. Ví dụ: Tính năng tự động gắn thẻ tag người dùng ở Facebook hay tính năng gắn nhãn ảnh để quản lý trong Google Photos. 5. Ứng dụng phát triển trợ lý ảo “Cô trợ lý ảo” trong hệ điều hành của Ios hay Google Assistant trong hệ điều hành Android, ChatBot,… chính là một thành tựu của Deep Learning. Tại mỗi quốc gia, các trợ lý ảo sẽ phải học cách hiểu ngôn ngữ, chữ viết cũng như giọng nói hoặc thậm chí là văn hóa của người dùng để có thể đưa ra được sự trợ giúp kịp thời nhất. Những bạn trợ lý ảo này được xây dựng dựa trên Deep Learning với các thuật toán nhận diện văn bản, thuật toán nhận diện ngôn ngữ, giọng nói,… 6. Tính năng dịch văn bản tự động Tính năng này cũng giúp rút ngắn khoảng cách của con người giữa các quốc gia ngay cả khi không biết tiếng nước ngoài.  Ví dụ: ứng dụng Google translate, bạn chỉ cần hướng máy ảnh vào khu vực có chứa văn bản là đã có thể nhận được kết quả dịch mà không cần phải gõ hay chuyển đổi ảnh sang văn bản. Đây là ứng dụng hữu ích của Deep Learning trong việc nhận diện ngôn ngữ và chuyển hóa hình ảnh. Các câu hỏi thường gặp về Deep learning Dưới đây là một vài câu hỏi về Deep Learning thường gặp để giúp bạn hiểu rõ và biết cách áp dụng chính xác đem lại hiệu quả trong công việc. Câu hỏi thường gặp về Deep learning 1. Khi nào nên dùng Deep Learning? Deep Learning nên được dùng khi bạn đang sở hữu một nguồn dữ liệu lớn và dữ liệu của bạn phần lớn không có cấu trúc nhất định. 2. Deep Learning và Machine Learning có mối liên hệ nào? Deep Learning được coi là một nhánh nhỏ của Machine Learning khi sử dụng mạng lưới thần kinh với nhiều lớp. Thực tế, Deep Learning chính là một nhánh thuộc AI đang được phát triển theo cách thức hoạt động của bộ não con người. 3. Những thuật toán Deep Learning thường sử dụng? Deep Learning sở hữu rất nhiều thuật toán và mỗi thuật toán sẽ được áp dụng cụ thể cho từng bài toán. Một số thuật toán phổ biến như: Linear Regression, Naive Bayes hoặc Support Vector Machines và Logistic Regression,… Tổng kết Trên đây là toàn bộ thông tin về Deep learning là gì. Mong rằng các bạn có thể nắm được chính xác và áp dụng mô hình này vào quá trình làm việc thực tế giúp đem lại kết quả cao nhất. Đồng thời đừng bỏ lỡ khóa học chat GPT duy nhất chỉ có tại Unica nhé.
15/02/2023
2369 Lượt xem
Top 9 ứng dụng giả ChatGPT gây ảnh hưởng đến người dùng
Top 9 ứng dụng giả ChatGPT gây ảnh hưởng đến người dùng Với sự phát triển bùng nổ của ChatGPT trong thời gian gần đây, các tin tặc đều coi đây là miếng mồi béo bở để đánh lừa người dùng. Chính vì lẽ đó mà rất nhiều ứng dụng giả ChatGPT ra đời với mục đích kiếm lợi nhuận dựa trên nhu cầu của người dùng. Trong nội dung bài viết này, Unica sẽ gợi ý một số ứng dụng giả GPT mà bạn nên tránh trong quá trình tìm kiếm và có ý định muốn sử dụng để không bị mất “tiền oan”. Tham khảo ngay! Một số ứng dụng giả ChatGPT 1. ChatGPT AI ChatGPT 3: ChatGPT AI là một ứng dụng trò chuyện trực tuyến dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI GPT-3. Ứng dụng này cho phép người dùng tương tác với một mô hình ngôn ngữ tự nhiên để thực hiện nhiều tác vụ, bao gồm tìm kiếm thông tin, trò chuyện về chủ đề khác nhau, và hỗ trợ viết bài văn bản.  ChatGPT 3: ChatGPT AI được thiết kế để cung cấp một trải nghiệm trò chuyện tự nhiên và thú vị cho người dùng, và có khả năng học và cải thiện khả năng phản hồi của nó theo thời gian để đáp ứng nhu cầu của người dùng. 2. Talk GPT - Talk to ChatGPT  Talk to ChatGPT là một ứng dụng trò chuyện tự động dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI. Công cụ AI này cho phép người dùng giao tiếp với ChatGPT, một mô hình ngôn ngữ tự nhiên được huấn luyện trên một lượng lớn dữ liệu ngôn ngữ tự nhiên. Người dùng có thể đặt câu hỏi, bắt đầu các chủ đề mới, và trò chuyện với ChatGPT về các chủ đề khác nhau. Talk to ChatGPT có thể được sử dụng để giải trí, tìm kiếm thông tin, và cải thiện kỹ năng nói chuyện của người dùng. 3. ChatGPT Ai Wringting Assistant ChatGPT AI Writing Assistant là một ứng dụng hỗ trợ viết văn bản dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI. Ứng dụng này sử dụng mô hình ngôn ngữ tự nhiên GPT (Generative Pre-trained Transformer) để giúp người dùng viết nội dung có tính sáng tạo và phong phú hơn. Nó có khả năng gợi ý các ý tưởng, cấu trúc câu, và từ vựng phù hợp để giúp người dùng viết một cách tự nhiên và chuyên nghiệp. ChatGPT AI Writing Assistant có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm viết bài blog, tóm tắt, thư từ, và nhiều hơn nữa. ChatGPT AI Writing Assistant 4. Alfred - Chat with GPT 3 Alfred - Chat with GPT 3 là một ứng dụng trò chuyện tự động dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI GPT-3. Ứng dụng này cho phép người dùng giao tiếp với mô hình ngôn ngữ tự nhiên GPT-3 thông qua các cuộc trò chuyện. GPT-3 là một trong những mô hình NLP mạnh nhất hiện nay, có khả năng tự tạo ra văn bản tự nhiên và trả lời câu hỏi với độ chính xác cao. Alfred cung cấp cho người dùng một giao diện trực quan và dễ sử dụng để tương tác với GPT-3 và khám phá các ứng dụng của nó, bao gồm tạo nội dung, dịch thuật, và tìm kiếm thông tin. Trở thành chuyên gia AI với GPT-4 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn biết cách kết hợp ChatGPT với các công cụ AI khác để làm content marketing, làm ảnh, làm video, làm nhạc melody, mixing....Đăng ký ngay. [course_id:3090,theme:course] [course_id:3016,theme:course] [course_id:3116,theme:course] 5. Wisdom AI - Your AI Assistant Wisdom AI - Your AI Assistant là một ứng dụng trợ lý ảo dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển bởi Wisdom Labs. Ứng dụng này cung cấp các tính năng như quản lý lịch, nhắc nhở, theo dõi sức khỏe tâm lý, và tư vấn về trị liệu tâm lý. Nó sử dụng các kỹ thuật AI để đọc, phân tích, và cung cấp khuyến nghị cho người dùng về cách cải thiện sức khỏe tâm lý của họ. Wisdom AI cũng có thể tương tác với người dùng thông qua các cuộc trò chuyện để cung cấp hỗ trợ tâm lý và tư vấn. 6. Chat AI: Personal AI Assistant Chat AI: Personal AI Assistant là một ứng dụng trợ lý ảo cá nhân dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) cho các thiết bị di động. Ứng dụng này cung cấp nhiều tính năng, bao gồm quản lý lịch, nhắc nhở, tìm kiếm thông tin, gợi ý các địa điểm, theo dõi sức khỏe, và hỗ trợ mua sắm. Chat AI sử dụng các thuật toán AI để học và cải thiện khả năng phản hồi của nó theo thời gian. Nó có khả năng tương tác với người dùng thông qua các cuộc trò chuyện và có thể học và tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của người dùng một cách chính xác hơn. Chat AI: Personal AI Assistant 7. Open Chat - AI Chatbot APP (với Android) hoặc Open Chat - AI Chatbot Open Chat - AI Chatbot App là một ứng dụng di động dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng để tạo ra các chatbot trả lời tự động trong các cuộc trò chuyện. Nó cung cấp các tính năng như tạo bot, quản lý bot, phân tích dữ liệu và lịch sử trò chuyện của người dùng. Open Chat có thể được sử dụng để tạo các chatbot cho các mục đích khác nhau, bao gồm hỗ trợ khách hàng, tiếp thị, bán hàng, giải trí và giáo dục. Ứng dụng của AI nói chung và của chat GPT trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng nói riêng đều đem lại nhiều lợi ích cho người dùng.  8. Write For Me GPT AI Assistant Write For Me GPT AI Assistant là một trong các ứng dụng giả ChatGPT AI. Nó bao gồm các chatbot trò chuyện tự động trên các trang web hoặc ứng dụng di động, hệ thống hỗ trợ khách hàng tự động, công cụ gợi ý từ khóa và phân tích ngôn ngữ tự động cho các nội dung trên mạng, và các ứng dụng hỗ trợ đào tạo và giáo dục. 9. Genie - GPT AI Assistant (với iOS) Genie - GPT AI Assistant là một ứng dụng trợ lý ảo dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) của OpenAI GPT. Ứng dụng này cho phép người dùng tương tác với một mô hình ngôn ngữ tự nhiên để thực hiện nhiều tác vụ, bao gồm tìm kiếm thông tin, lên lịch hẹn, nhắc nhở, và ghi chú. Genie được thiết kế để hỗ trợ người dùng trong cuộc sống hàng ngày và cung cấp một cách tương tác dễ dàng và tự nhiên với trợ lý ảo thông qua các cuộc trò chuyện. Nó cũng có khả năng học và cải thiện khả năng phản hồi của nó theo thời gian để đáp ứng nhu cầu của người dùng. 10. Tổng kết Trong nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về Top những ứng dụng giả ChatGPT. Những ứng dụng này đã xuất hiện trên cả 2 nền tảng là Android và IOS. Với các ứng dụng này, chúng không mang lại giá trị cho người dùng, ngược lại, chúng còn đang xâm phạm quyền riêng tư của người dùng. Do vậy bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng những ứng dụng này. Nếu muốn tìm hiểu thêm về chat GPT, mời bạn tham khảo khóa học chat GPT của giảng viên Đình Thi. Bài giảng được thiết kế ngắn gọn, xúc tích nên bạn sẽ thực hành được ngay sau khi học xong. 
14/02/2023
1569 Lượt xem
[GIẢI ĐÁP] ChatGPT ảnh hưởng đến Marketing như thế nào?
[GIẢI ĐÁP] ChatGPT ảnh hưởng đến Marketing như thế nào? Trong những tháng trở lại đây, cộng đồng mạng truyền tai nhau về công cụ vô cùng thần thánh là ChatGPT. Công cụ ChatGPT ảnh hưởng trong Marketing như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu những lý giải vô cùng thuyết phục về chat GPT- Chatbot với công nghệ AI tiên tiến thông qua nội dung bài viết của Unica.   1. ChatGPT là gì?  ChatGPT được biết đến rộng rãi vào tháng 12 năm 2022, đây là một sản phẩm của trí tuệ nhân tạo AI. Chỉ sau một tuần ra mắt, công cụ này đã thu hút hơn 1 triệu người dùng trên khắp thế giới. Sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của ChatGPT giúp người dùng trả lời rất nhiều các câu hỏi liên quan đến các lĩnh vực trong cuộc sống.  ChatGPT là một trong những mô hình ngôn ngữ được huấn luyện bởi OpenAI. Nó được xây dựng dựa trên kiến trúc Transformer và sử dụng mạng nơ-ron siêu lớn để học các mẫu của ngôn ngữ.ChatGPT có thể được sử dụng để trả lời các câu hỏi về thể loại rộng, từ từ vựng đến chất lượng sống, từ nghiên cứu đến giải trí. Nó cũng có thể được sử dụng để tạo nội dung tự động hoặc để xử lý ngôn ngữ tự nhiên trong các ứng dụng khác. ChatGPT là gì?  2. ChatGPT ảnh hưởng trong Marketing như thế nào Sử dụng ChatGPT để tối ưu hóa chiến dịch Marketing Có thể sử dụng ChatGPT để tối ưu hóa chiến dịch marketing trong một số cách sau: - Tạo nội dung quảng cáo: ChatGPT có thể được sử dụng để tạo nội dung quảng cáo tự động, bao gồm cả các nội dung văn bản và hình ảnh. - Trả lời câu hỏi khách hàng: ChatGPT có thể được sử dụng để trả lời câu hỏi của khách hàng tự động, giúp giảm thời gian và nỗ lực của nhân viên chăm sóc khách hàng. - Phân tích dữ liệu khách hàng: ChatGPT có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu khách hàng, bao gồm cả việc nhận diện nhu cầu và nhu cầu của khách hàng. - Tạo nội dung email marketing: ChatGPT có thể được sử dụng để tạo nội dung email marketing tự động, giúp giảm thời gian và nỗ lực của nhân viên marketing. ChatGPT ảnh hưởng đến Marketing như thế nào Sử dụng ChatGPT để sáng tạo nội dung ChatGPT ra đời mang đến những thay đổi tích cực cho hoạt động SEO và Marketing. Điều đó mở ra những cơ hội và thời cơ mới cho những khía cạnh trong lĩnh vực này. Nhờ vào mô hình ngôn ngữ tự hồi quy GPT-3 của nó, Chatbot có thể tự sáng tạo ra những nội dung mới mẻ mà người đọc khó có thể phân biệt được với các nội dung do con người viết ra.  Một trong những nhiệm vụ của SEO và tăng lưu lượng truy cập vào Website và xây dựng được vị trí của Website trên Google. Muốn làm được điều này thì phải tạo những bài viết với nội dung chất lượng. ChatGPT có thể giúp bạn thực hiện điều này với khả năng sáng tạo nội dung phù hợp dựa trên những từ khóa có sẵn. Khả năng ứng dụng cao cùng với tính chuyên nghiệp của ChatGPT sẽ giúp những người sản xuất nội dung tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, thỏa mãn được nhu cầu của người dùng, đồng thời tối ưu hóa Website cho các bộ máy tìm kiếm.  Dễ dàng tiếp cận những kiến thức Marketing chuyên sâu Trong Marketing có rất nhiều thuật ngữ khác nhau mà bạn không thể hiểu hết được ý nghĩa của chúng, chẳng hạn như: Brand Awareness, Inbound Marketing, Buyer Persona…Nếu bạn tìm những thuật ngữ này trên Google, bạn có thể mất 15-30 phút mới có thể hiểu hết ý nghĩa trọng tâm của chúng. Thế nhưng, với công cụ ChatGPT bạn sẽ nhanh chóng hiểu được thuật ngữ này là gì và nó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong lĩnh vực Marketing.  Ngoài việc tìm hiểu về ý nghĩa của các khái niệm, bạn có thể nhờ ChatGPT gợi ý xem bạn nên làm thế nào. Ví dụ như: Lên kế hoạch tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới, nội dung bài thuyết trình về chiến dịch Marketing, cách lên dàn ý cho một bài viết chuẩn SEO.  Chat GPT giúp người dùng nắm được những kiến thức chuyên sâu trong Marketing Tiết kiệm được chi phí doanh nghiệp ChatGPT có thể giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp bằng cách thực hiện một số công việc tự động, thay vì tốn thời gian và công sức của con người. Dưới đây là một số cách mà ChatGPT có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí: - Hỗ trợ chăm sóc khách hàng: ChatGPT có thể được sử dụng để trả lời tự động các câu hỏi từ khách hàng, giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc khách hàng. - Tạo nội dung tự động: ChatGPT có thể được sử dụng để tạo nội dung tự động, ví dụ như bài viết, tin tức, hoặc email marketing, giúp giảm chi phí nhân sự và tiết kiệm thời gian. - Phân tích dữ liệu tự động: ChatGPT có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu tự động, giúp tiết kiệm chi phí tuyển dụng nhân viên phân tích dữ liệu. - Hỗ trợ quản lý văn bản: ChatGPT có thể được sử dụng để tự động quản lý và tổ chức các tài liệu văn bản, giúp tiết kiệm chi phí quản lý tài liệu. Tuy nhiên, để sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư vào việc xây dựng và huấn luyện mô hình, cũng như cần đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các kết quả tạo ra bởi ChatGPT. Chăm sóc khách hàng trong lĩnh vực Marketing ChatGPT có thể được sử dụng để chăm sóc khách hàng trong lĩnh vực marketing bằng cách trả lời tự động các câu hỏi từ khách hàng và cung cấp hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là một số ví dụ về cách ChatGPT có thể được sử dụng trong lĩnh vực marketing: - Hỗ trợ khách hàng trên trang web: ChatGPT có thể được sử dụng trên trang web của doanh nghiệp để cung cấp hỗ trợ khách hàng và trả lời tự động các câu hỏi từ khách hàng. Điều này giúp tăng khả năng tương tác với khách hàng và cải thiện trải nghiệm của họ trên trang web. - Hỗ trợ khách hàng trên mạng xã hội: ChatGPT có thể được tích hợp vào các kênh mạng xã hội để cung cấp hỗ trợ khách hàng và trả lời các câu hỏi của khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội. - Email marketing: ChatGPT có thể được sử dụng để tự động trả lời các email từ khách hàng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc hỗ trợ khách hàng qua email. - Chatbot: ChatGPT có thể được sử dụng để tạo ra chatbot, giúp trả lời tự động các câu hỏi từ khách hàng trên các nền tảng chat. Tổng kết Hiểu được ChatGPT là gì và ChatGPT ảnh hưởng đến Marketing như thế nào, Unica hy vọng bạn sẽ biết cách khai thác ChatGPT phù hợp để nâng cao hiệu suất làm việc của mình. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các khóa học AI trên Unica để nâng cao kiến thức cho mình. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
14/02/2023
1811 Lượt xem
Transfer Learning là gì? Làm thế nào để có thể sử dụng Transfer Learning
Transfer Learning là gì? Làm thế nào để có thể sử dụng Transfer Learning Một trong những phương pháp của Machine Learning là Transfer Learning. Vậy Transfer Learning là gì và chúng được hoạt động như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo các nội dung chi tiết thông qua bài viết của Unica.  1. Giới thiệu về Transfer Learning Transfer learning là một kỹ thuật trong Machine Learning, cho phép sử dụng các mô hình đã được huấn luyện trước đó trên một tập dữ liệu để giải quyết các vấn đề khác Khi áp dụng transfer learning, ta có thể sử dụng các kiến thức đã học được từ các mô hình có hiệu quả cao và sử dụng chúng để giúp huấn luyện các mô hình mới với tập dữ liệu nhỏ hơn hoặc mới hơn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí huấn luyện mô hình mới, đồng thời cải thiện độ chính xác của mô hình. Transfer learning được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, phân loại ảnh và nhận dạng giọng nói. Transfer Learning là gì?  2. Pre-Trained Model là gì? Để có thể giải quyết một vấn đề nào đó, chúng ta cần có một Pre-Trained Model về một vấn đề tương tự.  Pre-trained model là một mô hình máy học đã được huấn luyện sẵn trên một tập dữ liệu lớn trước đó. Các mô hình pre-trained thường được huấn luyện trên các tập dữ liệu có kích thước lớn, ví dụ như tập dữ liệu ImageNet có hàng triệu hình ảnh với hàng ngàn nhãn khác nhau.  Sau khi được huấn luyện, mô hình pre-trained có thể được sử dụng như một bộ trích xuất đặc trưng hoặc một mô hình phân loại để giải quyết các tác vụ khác nhau. Việc sử dụng mô hình pre-trained giúp giảm thời gian và chi phí huấn luyện, đồng thời cải thiện độ chính xác của mô hình so với việc huấn luyện từ đầu trên một tập dữ liệu nhỏ hơn.  Các mô hình pre-trained được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, phân loại ảnh và nhận dạng giọng nói. 3. Các cách để tinh chỉnh mô hình - Trích xuất đối tượng: Chúng ta sử dụng Pre - Trained Model để loại bỏ lớp đầu ra. Ngoài ra, chúng ta phải sử dụng toàn bộ mạng như một bộ trích xuất tính năng cố định cho một tập dữ liệu mới.  Trích xuất đối tượng - Sử dụng kiến trúc của Pre-Trained Model: Tại thời điểm khởi tạo và đào tạo mô hình, chúng ta sẽ cần sử dụng đến kiến trúc của Pre-Trained Model.  - Huấn luyện một số lớp khi đóng băng những lớp khác: Để sử dụng mô hình đã được huấn luyện trước, chúng ta sẽ huấn luyện một phần của mô hình. Ngoài ra, chúng ta phải luôn giữ cho trọng lượng các lớp ban đầu của mô hình được cố định. Trong khi phải đào tạo lại các lớp cao hơn. Chúng ta có thể kiểm tra xem có bao nhiêu lớp được cố định và bao nhiêu lớp được đào tạo.  Có một số bước chính để sử dụng pre-trained model: - Tải về mô hình được huấn luyện trước đó: Bạn có thể tìm kiếm các mô hình được huấn luyện trước đó trên các nguồn như GitHub hoặc Kaggle. - Sử dụng mô hình để dự đoán: Sử dụng mô hình được huấn luyện trước đó để dự đoán cho dữ liệu mới bằng cách sử dụng phương thức predict(). - Fine-tuning mô hình: Nếu bạn muốn tăng độ chính xác của mô hình, bạn có thể sử dụng phương pháp fine-tuning để tối ưu hóa mô hình trên dữ liệu cụ thể của bạn. Lưu ý rằng cách sử dụng pre-trained model có thể khác nhau tùy thuộc vào mô hình và công nghệ mà bạn đang sử dụng. 4. Learning quy nạp và chuyển giao quy nạp Chuyển giao quy nạp là chúng ta sử dụng hình thức Transfer Learning trong Deep learning. Do vậy, đây là một lĩnh vực mà phạm vi của các mô hình có thể được thu hẹp theo một cách có lợi. Mặc dù mô hình này phù hợp với một nhiệm vụ khác nhưng có mối liên quan với nhau. Làm thế nào để có thể sử dụng Transfer Learning Để sử dụng Transfer Learning, bạn có thể áp dụng 2 cách tiếp cận phổ biến như nhau: - Phát triển phương pháp tiếp cận mô hình. - Phương pháp tiếp cận Pre-Trained Model. Phương pháp tiếp cận mô hình - Chọn tác vụ nguồn: Trước khi chọn một nhiệm vụ, chúng ta phải chọn vấn đề mô hình dự đoán.  - Phát triển mô hình nguồn: Từng bước phát triển một mô hình để phục vụ cho từng nhiệm vụ khác nhau.  - Tái sử dụng mô hình: Mô hình phải luôn phù hợp với nhiệm vụ nguồn. Ngoài ra, các nhiệm vụ tương ứng phải phù hợp với từng phần của mô hình, tùy thuộc vào kỹ thuật mô hình hóa được sử dụng. - Điều chỉnh mô hình: Áp dụng mô hình dựa trên cặp dữ liệu đầu ra - đầu vào có sẵn cho nhiệm vụ quan tâm.  Phương pháp tiếp cận Pre-Trained Model - Chọn mô hình nguồn: Lựa chọn mô hình nguồn đã được đào tạo từ các mô hình có sẵn. Các mô hình này được phát hành trên bộ dữ liệu lớn bởi nhiều tổ chức nghiên cứu. - Tái sử dụng mô hình: Chúng ta có thể sử dụng những phương pháp giống nhau trong cùng một mô hình, chẳng hạn như Pre-Trained Model.  - Chế độ điều chỉnh: Áp dụng mô hình dựa trên dữ liệu cặp đầu ra - đầu vào có sẵn cho nhiệm vụ quan tâm.  5. Khi nào có thể sử dụng phương pháp Transfer Learning Phương pháp Transfer Learning thường được sử dụng trong những trường hợp sau: - Dữ liệu ít: Khi bạn có một tập dữ liệu nhỏ, sử dụng mô hình được huấn luyện trước đó có thể giúp tăng độ chính xác của mô hình của bạn. - Thời gian huấn luyện lâu: Khi mô hình cần huấn luyện trên tập dữ liệu lớn mà thời gian huấn luyện lâu, sử dụng mô hình được huấn luyện trước đó có thể giúp giảm thời gian huấn luyện. - Bài toán tương tự: Khi bài toán của bạn tương tự với một bài toán đã được huấn luyện trước đó, bạn có thể sử dụng mô hình được huấn luyện trước đó để giải quyết bài toán của mình. - Tài nguyên yếu: Khi bạn có tài nguyên hạn hẹp, sử dụng mô hình được huấn luyện trước đó có thể giúp giảm chi phí tài nguyên cần thiết cho việc huấn luyện mô hình mới. 6. Tổng kết Như vậy thông qua nội dung bài viết trên, bạn đã hiểu được Transfer Learning là gì và cách sử dụng của nó. Chúng tôi hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc để học AI hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo các khóa học AI để nâng cao kiến thức cho mình.  Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
14/02/2023
3211 Lượt xem
Machine Learning Là Gì? Thuật Toán Và Ứng Dụng Của Machine Learning
Machine Learning Là Gì? Thuật Toán Và Ứng Dụng Của Machine Learning Trí tuệ nhân tạo (AI), cụ thể là Machine Learning đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Vậy Machine Learning là gì và được sử dụng như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo các nội dung chi tiết thông qua bài viết dưới đây.  1. Machine Learning là gì? Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về Machine Learning. Thế nhưng, bạn có thể hiểu theo nghĩa đơn giản như sau: Machine learning là một nhánh của trí tuệ nhân tạo AI. Lĩnh vực này cho phép máy tính có khả năng cải thiện bản thân dựa trên dữ liệu hoặc kinh nghiệm có sẵn. Điều tuyệt vời của Machine Learning là nó có thể tự dự đoán hoặc đưa ra một quyết định cụ thể nào đó mà không cần lập trình cụ thể.  Machine Learning được chia làm 2 loại là phân loại (Classification) và dự đoán (Prediction). Dự đoán có thể bao gồm dự đoán giá xe, giá nhà, dự đoán về cổ phiếu, chứng khoán.  Phân loại có thể bao gồm nhận diện đồ vật, nhận diện chữ viết tay.  Machine Learning là gì?  2. Sự ra đời của Machine Learning Machine Learning được xem là một trong những nghiên cứu lâu đời trong lĩnh vực cộng tác học máy. Nó đã được phát triển từ những nghiên cứu trước đó trong lĩnh vực học máy, trí tuệ nhân tạo và những nghiên cứu trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Sự ra đời của Machine Learning được coi là đầu tiên tại Mỹ vào những năm 1950 với nghiên cứu của các nhà khoa học như Arthur Samuel và các nhà khoa học khác. Samuel đã phát triển một chương trình máy tính đầu tiên có thể học chơi cờ vua. Từ đó, Machine Learning đã tiếp tục phát triển và mở rộng, đặc biệt là trong gần hai thập kỷ qua, khi sự phát triển của máy tính và dữ liệu đã cho phép cho việc học máy trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn bao giờ hết. Hiện nay, Machine Learning đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm từ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, trí tuệ nhân tạo, xử lý hình ảnh, cảnh báo sức khỏe và nhiều lĩnh vực khác. Trở thành chuyên gia AI với GPT-4 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn biết cách kết hợp ChatGPT với các công cụ AI khác để làm content marketing, làm ảnh, làm video, làm nhạc melody, mixing....Đăng ký ngay. [course_id:3090,theme:course] [course_id:3016,theme:course] [course_id:3116,theme:course] 3. Machine Learning hoạt động như thế nào? Machine Learning hoạt động theo hai cách chính: supervised learning và unsupervised learning. - Supervised Learning: Trong hình thức học có giám sát này, máy tính được cung cấp với một tập dữ liệu có nhãn, và nhiệm vụ của nó là học từ dữ liệu này và dự đoán nhãn cho các dữ liệu mới. Ví dụ, nếu chúng ta có một tập dữ liệu gồm các hình ảnh của quần áo với nhãn "Áo" hoặc "Quần", máy tính sẽ học từ tập dữ liệu này và sau đó có thể dự đoán nhãn cho các hình ảnh mới mà nó chưa từng nhìn thấy. - Supervised Learning sử dụng một số phương pháp như: Linear regression, neural networks, logistic regression, random forest, naive bayes, support vector, logistic regression… - Unsupervised Learning: Trong hình thức học không có giám sát này, máy tính không được cung cấp với bất kỳ nhãn nào và nhiệm vụ của nó là tìm kiếm mẫu hoặc cấu trúc trong dữ liệu. Ví dụ, nếu chúng ta có một tập dữ liệu gồm các giá trị dữ liệu về mức độ hài lòng của khách hàng với một sản phẩm, máy tính có thể sử dụng phương pháp học không có giám sát để tìm ra các nhóm khách hàng có mức độ hài lòng tương tự. 4. Phân loại Machine Learning Có nhiều loại Machine Learning, nhưng chúng ta có thể chia chúng thành ba phân loại chính sau: - Supervised Learning: Đây là dạng học máy phổ biến nhất, trong đó máy tính được huấn luyện với một tập dữ liệu có nhãn và sử dụng kết quả đó để dự đoán nhãn cho dữ liệu mới. Ví dụ, phân loại hình ảnh và dự đoán giá của một căn nhà là ví dụ của Supervised Learning. - Unsupervised Learning: Đây là dạng học máy không có nhãn, trong đó máy tính sẽ tìm kiếm mẫu hoặc cấu trúc trong dữ liệu mà không có sự giám sát của người dùng. Ví dụ, phân loại các khách hàng theo nhóm và tìm kiếm cấu trúc trong dữ liệu là ví dụ của Unsupervised Learning. - Reinforcement Learning: Đây là dạng học máy giúp máy tính học từ kinh nghiệm của mình và tự điều chỉnh hành vi của mình theo thời gian. Ví dụ, điều khiển một đội bóng đá hoặc điều khiển động cơ xe tự lái là ví dụ của Reinforcement Learning. - Transfer learning: Sử dụng các kiến thức đã học được từ các mô hình có hiệu quả cao và sử dụng chúng để giúp huấn luyện các mô hình mới với tập dữ liệu nhỏ hơn hoặc mới hơn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí huấn luyện mô hình mới, cải thiện độ chính xác của mô hình. Transfer learning được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, phân loại ảnh và nhận dạng giọng nói. Phân loại Machine Learning 5. Machine Learning khác Deep Learning ở điểm nào Machine Learning và Deep Learning là 2 lĩnh vực khoa học liên quan đến trí tuệ nhân tạo. Thế nhưng, chúng có những điểm khác biệt như sau: Machine Learning và Deep Learning là hai khoa học liên quan đến trí tuệ nhân tạo, nhưng có một số sự khác biệt chính giữa hai: - Phạm vi: Machine Learning là một rộng hơn Deep Learning, bao gồm nhiều loại học máy khác nhau như Supervised Learning, Unsupervised Learning, và Reinforcement Learning. Deep Learning lại là một phần của Machine Learning, chủ yếu được sử dụng cho các bài toán phân loại hoặc giải quyết vấn đề. - Cấu trúc: Machine Learning thường sử dụng các thuật toán đơn giản như k-Nearest Neighbors, Decision Trees, và Naive Bayes. Deep Learning sử dụng các mạng nơ-ron sâu để xử lý dữ liệu và dự đoán kết quả. - Dữ liệu: Machine Learning có thể hoạt động với dữ liệu cấu trúc hoặc không cấu trúc, nhưng Deep Learning chủ yếu hoạt động với dữ liệu hình ảnh, âm thanh, và dữ liệu không gian. Tóm lại, Deep Learning là một phần của Machine Learning với mục đích giải quyết các bài toán phức tạp hơn bằng cách sử dụng mạng nơ-ron sâu. 6. Các thuật toán phổ biến của Machine Learning 6.1. Linear Regression (Hồi quy tuyến tính) Linear Regression là một thuật toán trong Machine Learning dùng để dự đoán mối quan hệ giữa một biến định lượng (biến đầu vào) và một biến định lượng khác (biến đầu ra). Nó cố gắng tìm một đường thẳng (hàm tuyến tính) phù hợp nhất để mô tả quan hệ giữa hai biến. Cách hoạt động của Linear Regression: - Chuẩn bị dữ liệu: Trước hết, chúng ta cần chuẩn bị tập dữ liệu gồm các cặp giá trị biến đầu vào và biến đầu ra. - Xác định hàm tuyến tính: Tiếp theo, chúng ta sử dụng các công thức để tìm ra hàm tuyến tính phù hợp nhất. Hàm tuyến tính có dạng y = b0 + b1x, trong đó y là biến đầu ra, x là biến đầu vào, b0 là hệ số tự do, và b1 là hệ số tuyến tính. - Ước lượng hệ số: Sau đó, chúng ta sử dụng các phương pháp tính toán để ước lượng giá trị của b0 và b1 dựa trên dữ liệu. - Sử dụng hàm tuyến tính để dự đoán: Cuối cùng, chúng ta có thể sử dụng hàm tuyến tính để dự đoán điều mà mình muốn dự đoán.  Linear Regression (Hồi quy tuyến tính) 6.2. Logicstic Regression (Hồi quy logistic) Logistic Regression là một thuật toán phân loại của Machine Learning, dùng để dự đoán xác suất một mục tiêu thuộc về một nhóm nào đó. Nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm marketing, bảo mật, y tế và nhiều hơn nữa. Cách hoạt động của Logistic Regression là tính toán một hàm số logistic, sử dụng các đặc trưng đầu vào để dự đoán xác suất một mục tiêu thuộc về một nhóm nào đó. Hàm số logistic có dạng một đường cong s-shaped, với giá trị đầu ra trong khoảng từ 0 đến 1, mà có thể được hiểu như là xác suất một mục tiêu thuộc về một nhóm nào đó. Thuật toán Logistic Regression 6.3. Decision Tree (Cây quyết định) Decision Tree là một thuật toán trong Machine Learning dùng để phân tích và dự đoán dữ liệu dựa trên các quyết định liên tiếp về các biến đầu vào. Nó tạo ra một cây quyết định bằng cách chia nhỏ tập dữ liệu thành nhiều phần và tìm các điểm phân chia tốt nhất giữa các biến. Cách hoạt động của Decision Tree: - Chọn biến đầu vào: Trước hết, chúng ta phải chọn biến đầu vào từ tập dữ liệu để phân tích. - Tìm điểm phân chia tốt nhất: Tiếp theo, chúng ta sử dụng các phương pháp tính toán để tìm điểm phân chia tốt nhất giữa các biến đầu vào. - Tạo nhánh cho cây quyết định: Sau khi tìm được điểm phân chia, chúng ta tạo nhánh cho cây quyết định và tiếp tục phân tích cho mỗi nhánh mới. - Tiếp tục phân tích cho từng nhánh: Quá trình phân tích tiếp tục cho từng nhánh cho đến khi nhánh đó không còn thể chia nữa hoặc đạt đến một điều kiện dừng. - Dự đoán: Cuối cùng, chúng ta có thể đưa ra kết quả dự đoán.  Decision Tree (Cây quyết định) 6.4. Thuật toán Support Vector Machine (Thuật toán SMV) Thuật toán SVM được dùng với mục đích phân loại. Với thuật toán này, bạn sẽ vẽ biểu đồ dữ liệu thô dưới dạng các điểm trong không gian N chiều (với n là đối tượng mà bạn đang có). Sau đó, giá trị của mỗi đối tượng sẽ được gắn với tọa độ cụ thể, giúp bạn phân loại dữ liệu một cách dễ dàng. Các dòng này là bộ phận loại có thể sử dụng để tách dữ liệu và vẽ chúng trên biểu đồ.  Cách hoạt động của SVM: - Chuyển đổi dữ liệu: Trước hết, chúng ta phải chuyển đổi dữ liệu đầu vào sang một không gian mới để cho phép SVM tìm hyperplane phân chia tốt nhất. - Tìm hyperplane phân chia tốt nhất: Tiếp theo, chúng ta sử dụng các phương pháp tính toán để tìm hyperplane phân chia tốt nhất giữa các lớp dữ liệu. - Xác định điểm dữ liệu quan trọng: SVM sẽ tìm các điểm dữ liệu quan trọng nằm gần hyperplane phân chia và gọi chúng là các "support vectors". - Dự đoán: Cuối cùng, chúng ta sử dụng hyperplane phân chia và các support vectors để dự đoán lớp dữ liệu cho các điểm dữ liệu mới. Thuật toán SVM 6.5. Thuật toán Naive Bayes Naive Bayes là một thuật toán trong Machine Learning dùng để phân loại dữ liệu. Nó dựa trên luật Bayes và được gọi là "Naive" (ngẫu nhiên) vì nó giả định rằng tất cả các đặc trưng đầu vào là độc lập với nhau. Cách hoạt động của Naive Bayes: - Tính xác suất: Đầu tiên, chúng ta tính xác suất của mỗi lớp dữ liệu xảy ra dựa trên dữ liệu huấn luyện. - Tính xác suất của các đặc trưng: Tiếp theo, chúng ta tính xác suất của từng đặc trưng trong dữ liệu mới dựa trên dữ liệu huấn luyện. - Tính xác suất của lớp dữ liệu cho dữ liệu mới: Cuối cùng, chúng ta tính xác suất của từng lớp dữ liệu cho dữ liệu mới dựa trên xác suất của lớp dữ liệu và xác suất của các đặc trưng. Naive Bayes là một thuật toán đơn giản và nhanh chóng, nó có thể hoạt động tốt với dữ liệu có kích thước lớn và có nhiều lớp dữ liệu. Thuật toán Naive Bayes 6.6. Thuật toán K-Nearest Neighbors (KNN) K-Nearest Neighbors (KNN) là một thuật toán trong Machine Learning dùng để phân loại hoặc hồi quy dữ liệu. Cách hoạt động của KNN: - Đầu tiên, chúng ta xác định số lượng "k" là số lượng điểm dữ liệu gần nhất sẽ được sử dụng để xác định lớp dữ liệu của một điểm dữ liệu mới. - Tiếp theo, chúng ta tính khoảng cách giữa điểm dữ liệu mới và tất cả các điểm dữ liệu trong tập huấn luyện. - Cuối cùng, chúng ta chọn k điểm dữ liệu gần nhất và sử dụng phần lớn số lượng điểm dữ liệu trong k đó để xác định lớp dữ liệu của điểm dữ liệu mới. KNN là một thuật toán đơn giản và dễ sử dụng, nó có thể hoạt động tốt trong các tình huống phân loại hoặc hồi quy dữ liệu có kích thước nhỏ và đơn giản. Nó cũng có thể hoạt động tốt với dữ liệu có số chiều. Thuật toán K-Nearest Neighbors (KNN) 6.7. K-Means K-Means là thuật toán dùng để giải quyết các vấn đề phân cụm. Các tập dữ liệu được phân loại thành một số cụm cụ thể (gọi là K) theo cách mà tất cả các điểm dữ liệu trong một cụm là đồng nhất và không đồng nhất với dữ liệu trong các cụm khác.  Cách hoạt động của K-Means: - Chọn số lượng nhóm (k) muốn gom. - Chọn ngẫu nhiên k điểm dữ liệu trong tập dữ liệu làm trung tâm của các nhóm. - Phân các điểm dữ liệu còn lại vào nhóm mà trung tâm của nhóm đó gần nhất. - Tính toán trung tâm mới cho mỗi nhóm bằng cách tính trung bình cộng của các điểm dữ liệu trong nhóm đó. - Lặp lại bước 3 và 4 cho đến khi trung tâm của các nhóm không thay đổi nữa hoặc đạt đến số lần lặp tối đa đã chọn. K-Means là một thuật toán phổ biến và dễ sử dụng cho việc gom nhóm dữ liệu. Nó hoạt động tốt với dữ liệu có số chiều thấp và có cấu trúc nhất định. Tuy nhiên, K-Means có một số hạn chế về độ chính xác và khả năng xử lý dữ liệu không giống nhau. Thuật toán K-Mean 6.8. Thuật toán Random Forest Random Forest là tập hợp các Decision Tree. Điều này có nghĩa là nó dựa trên việc tạo ra một tập hợp các cây quyết định và sau đó tạo ra một dự đoán dựa trên phần tử được chọn từ đó.  Các cây quyết định được tạo ra trong một Random Forest được xây dựng sử dụng một phương pháp gọi là "bagging". Bagging là việc tạo ra một tập hợp các mẫu ngẫu nhiên từ tập dữ liệu ban đầu và sau đó sử dụng mỗi mẫu để xây dựng một cây quyết định riêng. Thuật toán Random Forest 6.9. Thuật toán Dimensionality Reduction (Thuật toán giảm kích thước) Dimensionality Reduction (Giảm số lượng kích thước) là một khái niệm trong Machine Learning và Data Science, nó đề cập đến việc giảm số lượng chiều của dữ liệu đầu vào để cải thiện hiệu suất và tính dễ sử dụng của các thuật toán học máy. Có hai loại chính của thuật toán giảm số lượng kích thước:  - Projection-based Dimensionality Reduction: Giảm số lượng kích thước dựa trên việc chuyển đổi dữ liệu từ một không gian cao chiều sang một không gian thấp chiều bằng cách sử dụng một bảng chuyển đổi. Ví dụ, Principal Component Analysis (PCA) là một trong những thuật toán Giảm số lượng kích thước dựa trên Projection. - Manifold Learning-based Dimensionality Reduction: Giảm số lượng kích thước dựa trên việc tìm kiếm một bề mặt mới (gọi là manifold) trong không gian dữ liệu cao chiều, và sau đó chuyển đổi dữ liệu vào không gian thấp chiều này. Ví dụ, t-SNE là một trong những thuật toán Giảm số lượng kích thước kích thước dựa trên Manifold Learning. Thuật toán Dimensionality Reduction (Giảm số lượng kích thước) 6.10. Thuật toán Gradient Boosting và thuật toán AdaBoosting Gradient Boosting và AdaBoost là hai thuật toán Boosting trong Machine Learning, được sử dụng để tăng cường độ chính xác của các mô hình phân lớp hoặc hồi quy. - Gradient Boosting: Gradient Boosting là một thuật toán Boosting dựa trên việc tạo ra nhiều mô hình đơn giản và sau đó nối chúng lại để tạo ra một mô hình phức tạp hơn. Mỗi mô hình mới được xây dựng để hỗ trợ các điểm dữ liệu mà các mô hình trước đó không hề dự đoán chính xác. Gradient Boosting sử dụng hàm mất mát gradient để tìm ra mô hình tiếp theo. - AdaBoost (Adaptive Boosting): AdaBoost là một thuật toán Boosting đầu tiên và là một trong những thuật toán Boosting phổ biến nhất. Nó tạo ra nhiều mô hình đơn giản và sau đó nối chúng lại để tạo ra một mô hình phức tạp hơn. AdaBoost tạo ra mỗi mô hình đơn giản bằng cách sử dụng trọng số cho mỗi điểm dữ liệu, với các điểm dữ liệu mà các mô hình trước đó không hề dự đoán chính xác sẽ có trọng số cao hơn. Thuật toán Gradient Boosting và thuật toán AdaBoosting 7. Ứng dụng của Machine Learning - Speech Recognition: Machine Learning dùng để nhận dạng giọng nói máy tính, giọng nói tự động (ASR) hoặc chuyển giọng nói sang văn bản. Ứng dụng này cho phép người dùng có thể dịch giọng nói của con người sang định dạng chữ viết.  - Customer Service: Chatbots trực tuyến đang thay thế hành vi của người dùng trong hành trình của khách hàng. Đồng thời nó còn thay đổi cách chúng ta nghĩ về một loạt hành động trên các Website và các nền tảng xã hội. - Computer vision: Machine Learning giúp máy tính có thể lấy thông tin từ hình ảnh kỹ thuật số, Video, sau đó thực thi thành động thích hợp. - Recommendation Engines: Ứng dụng này cho phép sử dụng dữ liệu hành vi tiêu dùng trong quá khứ để khám phá các xu hướng dữ liệu nhằm mục đích phát triển các chiến lược Cross-sell hiệu quả hơn.  - Automated stock trading: Được ứng dụng nhằm mục đích tối ưu hóa danh mục đầu tư chứng khoán, các nền tảng giao dịch do trí tuệ nhân tạo điều khiển để giao dịch mỗi ngày được thực hiện mà không cần đến sự can thiệp của con người.  - Fraud Detection: Ngân hàng có thể sử dụng máy học để phát hiện các giao dịch đáng ngờ.  8. Một số câu hỏi thường gặp về Machine Learning 8.1. Ví dụ về Machine Learning?  - Dự đoán giá nhà: Machine Learning có thể được dùng để dự đoán giá nhà dựa trên các thông số như diện tích, vị trí, số phòng ngủ. - Dự đoán trạng thái thị trường: Machine Learning được dùng để dự đoán trạng thái thị trường chứng khoán dựa trên các thông số giao dịch và tình hình kinh tế.  - Nhận dạng giọng nói: Machine Learning có thể nhận dạng giọng nói của một người để xác minh tài khoản hoặc đảm bảo an toàn khi giao dịch.   8.2. Sự khác biệt giữa AI và Machine Learning AI là một khái niệm rộng hơn và bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả ML. AI là một khoa học về trí tuệ nhân tạo với mục đích tạo ra máy tính có thể tự động hoạt động giống như con người. ML là một phần của AI với mục đích là tạo ra máy tính có thể học từ dữ liệu và tự động thay đổi kết quả của nó dựa trên dữ liệu đó. ML sử dụng các thuật toán và kỹ thuật để học từ dữ liệu và dự đoán kết quả. Tóm lại, AI là một khái niệm rộng hơn bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó ML là một trong số đó. AI cố gắng tạo ra máy tính hoạt động giống như con người, trong khi ML cố gắng tạo ra máy tính học từ dữ liệu và tự động thay đổi kết quả của nó. 8.3. Machine Learning có khó không Machine Learning là môn học đòi hỏi người dùng phải có những kiến thức liên quan đến toán học, các thuật toán và lập trình. Tuy nhiên nếu bạn có đam mê, thì Machine Learning sẽ trở nên vô cùng thú vị. Hiện nay, có rất nhiều tài nguyên và công cụ trực tuyến miễn phí để có thể học Machine Learning, bao gồm: bài giảng, dữ liệu và bài tập thực hành. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy các khóa học trực tuyến bởi các chuyên gia giảng dạy hàng đầu để việc học trở nên đơn giản hơn.  9. Tổng kết Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về Machine Learning là gì, cách thức hoạt động và phân loại. Ngoài những kiến thức trên, nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về AI thì có thể tham khảo khóa học chat GPT trên Unica nhé. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
13/02/2023
2955 Lượt xem
Top 11 công cụ AI tốt nhất hiện nay
Top 11 công cụ AI tốt nhất hiện nay Phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh bởi nó không chỉ hiệu quả, nhanh chóng, chính xác mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí và nhân sự. Vậy có những công cụ Ai nào tốt nhất hiện nay? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết những công cụ đó thông qua nội dung bài viết. 1. ChatGPT  ChatGPT là một ứng dụng của AI được phát triển bởi OpenAI. Nó có thể trả lời các câu hỏi về kiến thức, giải quyết vấn đề cá nhân, hoặc cung cấp thông tin chung về một số chủ đề. ChatGPT được sử dụng trong các ứng dụng tương tác trò chuyện và cung cấp trả lời tự động cho người dùng. ChatGPT có thể được ứng dụng trong nhiều công việc khác nhau, bao gồm: 1. Trợ lý trực tuyến: ChatGPT có thể được sử dụng để tạo ra một hệ thống trợ lý trực tuyến tự động để giải quyết vấn đề của khách hàng hoặc cung cấp thông tin cho họ. 2. Tạo nội dung tự động: ChatGPT có thể được sử dụng để tạo ra các bài viết, báo cáo hoặc nội dung khác một cách nhanh chóng và chính xác. 3. Trò chuyện tự động: ChatGPT có thể được sử dụng để tạo ra một hệ thống trò chuyện tự động cho các trang web hoặc ứng dụng, giúp người dùng có trải nghiệm tương tác tốt hơn. 4. Phân tích dữ liệu văn bản: ChatGPT có thể được sử dụng để phân tích văn bản lớn và cung cấp các thống kê, phân tích hoặc thông tin chung về dữ liệu đó. Chính sự ra đời của phần mềm này đã mở ra các con đường kiếm tiền với Chat GPT với số vốn 0 đồng. Dù là người không giỏi về công nghệ vẫn có thể sử dụng và kiếm tiền với chat GPT.  ChatGPT 2. AI TensorFlow AI TensorFlow là công cụ AI tốn nhất hiện nay. Ứng dụng này được hoạt động dựa trên nền tảng mã nguồn nở End-to-and dành cho học máy. TensorFlow cho phép bạn xây dựng và huấn luyện các mô hình machine learning từ đầu, hoặc sử dụng các mô hình đã được huấn luyện sẵn để giải quyết các vấn đề cụ thể. Nó cũng hỗ trợ việc triển khai các mô hình trên các thiết bị khác nhau, bao gồm cả điện thoại thông minh và máy tính để bàn. Với TensorFlow, bạn có thể xây dựng và huấn luyện các mô hình deep learning, mô hình phân loại, mô hình dự đoán và nhiều hơn nữa. Nó cung cấp một khung làm việc tương đối dễ dàng để giải quyết các vấn đề liên quan đến machine learning và deep learning. Trở thành chuyên gia AI với GPT-4 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn biết cách kết hợp ChatGPT với các công cụ AI khác để làm content marketing, làm ảnh, làm video, làm nhạc melody, mixing....Đăng ký ngay. [course_id:3090,theme:course] [course_id:3016,theme:course] [course_id:3116,theme:course] 3. Amazon Machine Learning Công cụ Amazon Machine Learning giúp người dùng giảm chi phí hoạt động và cải thiện trải nghiệm của khách hàng thông qua việc đưa ra những dự đoán chính xác, thu thập thông tin chuyên sâu từ dữ liệu. Với Amazon Machine Learning, bạn có thể sử dụng các mô hình đã được huấn luyện sẵn hoặc xây dựng và huấn luyện các mô hình mới dựa trên dữ liệu của mình. Nó cung cấp một giao diện đồ họa dễ sử dụng để quản lý và triển khai các mô hình. Đồng thời cung cấp các tài nguyên và công cụ để giúp bạn quản lý và giám sát hiệu suất của các mô hình. 4. BeyondWords BeyondWords là ứng dụng xuất bản âm thanh và giọng nói AI cho các lĩnh vực liên quan đến tin tức. Thư viện giọng nói của BeyondWords cung cấp hơn 550 giọng nói AI tiên tiến với hơn 130 ngôn ngữ. Bạn thậm chí có thể ủy thác một giọng nói tùy chỉnh.  Cơ chế hoạt động của BeyondWord là tự động chuyển đổi nội dung bằng API, trình nhập nguồn cấp dữ liệu RSS, plugin WordPress, plugin Ghost hoặc sử dụng trình chỉnh sửa văn bản thành giọng nói để tạo âm thanh theo cách thủ công. BeyondWords 5. Lobe Lobe AI cung cấp một platform để tạo và triển khai các mô hình machine learning dễ dàng và nhanh chóng. Nó được thiết kế để giúp những người dùng không chuyên sâu về AI có thể dễ dàng tạo ra các mô hình machine learning mà không cần lập trình. Lobe AI cung cấp một giao diện đồ họa đơn giản để tạo các mô hình machine learning. Đồng thời cho phép người dùng tải lên dữ liệu và huấn luyện các mô hình trực tiếp trên platform. Khi mô hình được huấn luyện xong, người dùng có thể triển khai chúng trên các thiết bị và ứng dụng khác nhau. Lobe AI cung cấp các tài nguyên và công cụ để giúp người dùng đánh giá hiệu suất của mô hình và tối ưu hóa chúng cho đến khi đạt kết quả tốt nhất. 6. Play.ht Play là phần mềm trí tuệ nhân tạo cho phép người dùng có thể tạo âm thanh chuyển văn bản thành giọng nói. Play giúp chuyển đổi nhanh chóng văn bản sang giọng nói một cách tự nhiên và tải xuống dưới dạng tệp âm thanh MP3 và WAV.  Với ứng dụng này, bạn có thể truy cập 570 giọng nói với hơn 60 ngôn ngữ và trọng âm khác nhau được hỗ trợ bởi công nghệ máy học. Những thông tin dữ liệu từ giọng nói sẽ được lưu trữ an toàn trên đám mây. Ngoài ra, bạn có thể tạo bản nháp và chuyển đổi văn bản thành âm thanh sau đó.  7. Google Cloud Text-to-Speech Google Cloud Text-to-Speech là một dịch vụ của Google Cloud Platform cho phép bạn chuyển đổi văn bản sang giọng nói. Dịch vụ này sử dụng công nghệ AI để tạo ra giọng nói tự nhiên và tinh tế cho các tài liệu, ứng dụng, trò chơi, thiết bị điện tử và nhiều hơn nữa. Với Google Cloud Text-to-Speech, bạn có thể chọn từ một loạt các giọng nói khác nhau với các tiếng nói tiên tiến và tự nhiên, bao gồm các giọng nói đa quốc gia và giọng nói của các diễn viên. Bạn cũng có thể tùy chỉnh tốc độ, cao độ và giọng nói của giọng nói để phù hợp với nhu cầu của bạn. Google Cloud Text-to-Speech cung cấp một API để tích hợp với các ứng dụng hoặc hệ thống của bạn, giúp bạn tạo ra giọng nói cho các tài liệu, thông báo, hướng dẫn và nhiều hơn nữa một cách nhanh chóng và dễ dàng. 8. Amazon Polly Amazon Polly là dịch vụ Text-to-Speech cho phép chuyển đổi văn bản thành giọng nói một cách tự nhiên, chân thực. Amazon Polly sử dụng công nghệ Deep Learning để tổng hợp thành lời nói tự nhiên của con người.  Với hàng chục giọng nói, bạn có thể ứng dụng chúng ở nhiều lĩnh vực và nước khác nhau. Ngoài giọng nói TTS tiêu chuẩn, Amazon còn có thể chuyển văn bản thành lời nói mạng nơ ron sâu là Neural Text-to-Speech.  Amazon Polly 9. IBM Watson Studio IBM Watson Studio là một ứng dụng của AI với nhiệm vụ là cung cấp một môi trường tích hợp cho việc phát triển và triển khai các mô hình AI và machine learning, bao gồm các tài nguyên để xử lý, lưu trữ và phân tích dữ liệu, cũng như các công cụ để tạo và tích hợp các mô hình. IBM Watson Studio cho phép các nhà phát triển và nhà nghiên cứu có thể làm việc với các tài nguyên và công cụ AI của IBM, bao gồm IBM Watson Machine Learning và IBM Watson Natural Language Processing, để tạo ra các giải pháp AI đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và cộng đồng nghiên cứu. IBM Watson Studio cũng cung cấp một môi trường làm việc đồng bộ cho nhiều người, cho phép các nhà phát triển và nhà nghiên cứu cùng làm việc trên cùng một dự án và chia sẻ tài nguyên và công cụ. Nó giúp tăng tốc quá trình phát triển và triển khai các giải pháp AI, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu AI của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. 10. Amazon SageMaker Amazon SageMaker là một nền tảng cloud-based dành cho việc phát triển và triển khai các giải pháp machine learning. Nó cung cấp một môi trường để phát triển, huấn luyện và triển khai các mô hình machine learning dựa trên dữ liệu, bao gồm các tài nguyên tính toán để huấn luyện mô hình, cũng như các công cụ để quản lý và triển khai mô hình. Amazon SageMaker cho phép các nhà phát triển và nhà nghiên cứu machine learning có thể dễ dàng phát triển và triển khai các mô hình machine learning trên dữ liệu lớn, với tài nguyên tính toán và bộ nhớ mạnh mẽ cung cấp bởi Amazon Web Services (AWS). Ngoài ra, Amazon SageMaker còn cung cấp một loạt các công cụ và tài nguyên để giúp các nhà phát triển và nhà nghiên cứu dễ dàng xử lý và phân tích dữ liệu, bao gồm các công cụ để tạo và quản lý các tập dữ liệu, các công cụ để quản lý và triển khai các mô hình đã huấn luyện, và các tài nguyên để theo dõi và đánh giá hiệu suất của các mô hình. 11. Pega Platform Pega Platform là một nền tảng phần mềm tổng quát dành cho các công ty cần xử lý các quy trình doanh nghiệp phức tạp. Nó bao gồm các công cụ để xây dựng, triển khai và quản lý các ứng dụng doanh nghiệp, bao gồm các ứng dụng CRM, tài chính, bảo mật và nhiều hơn nữa. Pega Platform sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và các giải pháp machine learning để tự động hóa các quy trình doanh nghiệp, giúp các công ty tăng hiệu quả và giảm thời gian hoạt động. Pega Platform còn cung cấp các công cụ để quản lý dữ liệu và hệ thống, cũng như các tài nguyên để hỗ trợ quản lý và giám sát các quy trình doanh nghiệp. Tất cả các tính năng và công cụ trên Pega Platform được tích hợp trong một giao diện dễ sử dụng và dễ triển khai, giúp các công ty dễ dàng sử dụng và tận dụng các tính năng của nền tảng. Pega Platform Tổng kết Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về Top 11 công cụ AI tốt nhất hiện nay. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích để giúp bạn có thể ứng dụng hiệu quả AI vào trong công việc hàng ngày. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về chat GPT, vui lòng tham khảo khóa học chat GPT của giảng viên Đình Thi. Bài giảng được thiết kế ngắn gọn, xúc tích nên chắc chắn bạn sẽ hiểu và thực hành được ngay sau khi học xong. 
10/02/2023
6973 Lượt xem