Blog Unica
Đọc nhiều trong tuần






Đọc ngay cho nóng

20/05/2025
286

19/05/2025
293

Source Code là gì? Tổng quan kiến thức về Source Code

Infrastructure as Code là gì? Quy trình phát triển IaC hiệu quả

Tester là gì? Mô tả công việc và kỹ năng của Tester giỏi

Cách mở tab ẩn danh trên điện thoại và máy tính chi tiết nhất


CEO Trần Khánh Tư “Gây Bão” Tại Học Viện Ngoại Giao Với Tọa Đàm Về Ứng Dụng AI Trong Marketing
Ngày 17/04/2025, không khí tại Học viện Ngoại giao (DAV) trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của ông Trần Khánh Tư – một trong những người tiên phong đưa trí tuệ nhân tạo (AI) đến gần hơn với giới trẻ Việt Nam. Với vai trò là CEO của Unica.vn – nền tảng học trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam, ông đã mang đến buổi tọa đàm “Ứng dụng AI trong Marketing” những kiến thức cực kỳ thực chiến, mới mẻ và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho sinh viên DAV.
Bạn cũng muốn làm chủ AI như sinh viên DAV? Đăng ký học miễn phí tại đây: Khoá học miễn phí AI cơ bản
“Shuhari” – Bí kíp học đỉnh cao từ võ đạo Nhật Bản
Một trong những điểm nhấn đặc biệt của buổi tọa đàm chính là khi ông Tư chia sẻ phương pháp học Shuhari – khái niệm xuất phát từ võ đạo Nhật Bản, bao gồm ba giai đoạn học tập:
Shu (tuân thủ): học theo khuôn mẫu có sẵn
Ha (phá cách): sáng tạo và thử nghiệm khác biệt
Ri (ly khai): tự phát triển và tạo ra phong cách riêng
Ông nhấn mạnh rằng việc học AI cũng như bất kỳ lĩnh vực nào khác, nếu biết áp dụng đúng “chu kỳ” Shuhari, người học sẽ rút ngắn đáng kể thời gian lĩnh hội và phát triển tư duy đột phá.
Tham gia khóa học miễn phí hôm nay: Bấm vào đây để học cùng AI
ChatGPT và sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo
Không dừng lại ở lý thuyết, ông Trần Khánh Tư đã trực tiếp trình diễn cách sử dụng ChatGPT để:
Viết nội dung marketing siêu tốc
Tạo kế hoạch truyền thông
Lên ý tưởng sản phẩm
Tối ưu hóa công việc cá nhân bằng trợ lý AI
Xây dựng Landing page cá nhân chỉ trong 15 phút
Những kiến thức tưởng chừng xa vời trở nên gần gũi và dễ ứng dụng, khiến cả khán phòng không ít lần “ồ lên” vì bất ngờ.
“Ứng dụng AI là kỹ năng sống còn của người trẻ thời đại số”
Ông Tư chia sẻ rằng:
“Trong 5 năm tới, người không biết dùng AI sẽ bị thay thế, không phải bởi AI, mà bởi người biết dùng nó.”
Câu nói ấy dường như trở thành “cú đánh thức” với không ít bạn trẻ. Họ nhận ra rằng AI không chỉ là công nghệ, mà còn là một năng lực mới, một “siêu công cụ” để vươn lên trong học tập, nghề nghiệp và cuộc sống.
Bắt đầu học AI miễn phí ngay hôm nay: Đăng ký tại đây
Truyền cảm hứng tại sự kiện “Cùng Ngoại giao tỏa sáng”
Không lâu sau đó, ông tiếp tục tham dự Workshop cùng các bạn sinh viên trường Học viện ngoại giao với chủ đề “Toạ đàm ứng dụng AI trong Marketing”.
Tại đây, ông chia sẻ về cách phối hợp giữa trí tuệ nhân tạo và trí tuệ tự nhiên (AI & NI) để tạo ra một phong cách học tập thông minh, hiệu quả và cá nhân hóa cao.
Buổi chia sẻ được tổ chức tại Hội trường lớn của DAV, thu hút sự tham gia đông đảo của sinh viên năm 2 và năm 3 – những người đang bước vào giai đoạn định hình định hướng nghề nghiệp.
Lời kết: Sứ mệnh “giải phóng tri thức” bằng công nghệ
Trần Khánh Tư không chỉ là một doanh nhân công nghệ, ông đang đóng vai trò là người truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ Việt Nam về việc nắm bắt và làm chủ công nghệ để phục vụ cuộc sống và cộng đồng.
Buổi tọa đàm tại Học viện Ngoại giao không chỉ là một sự kiện, mà là một dấu mốc – đánh dấu sự chuyển mình trong tư duy học tập và ứng dụng AI trong thế hệ sinh viên mới.
Đăng ký khoá học miễn phí ngay hôm nay để bắt đầu hành trình chinh phục AI: Truy cập khoá học
Nếu bạn là sinh viên, người đi làm hay chỉ đơn giản là người muốn tối ưu hóa cuộc sống bằng công nghệ – thì đây chính là thời điểm để bạn bắt đầu hành trình cùng AI!

Source Code là gì? Tổng quan kiến thức về Source Code
Source Code là nền tảng cơ bản nhất khi học lập trình mà ai theo ngành này cũng phải biết. Bởi nó là thành phần rất quan trọng, không thể thiếu khi hình thành nên một website. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trang web sau này. Cùng Unica tìm hiểu Source Code là gì và những kiến thức tổng quan của Source Code qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Source Code là gì?
Source Code (mã nguồn hay bộ mã nguồn) là thành phần cơ bản của một chương trình máy đây. Source Code tập hợp các dòng lệnh được viết bằng ngôn ngữ lập trình như C/C++, Java, Python, Ruby,... nhằm tạo nên một chương trình hoặc ứng dụng máy tính. Hiểu một cách đơn giản thì Source Code là những mã nguồn được người dùng nhập vào trong máy tính dưới dạng một văn bản. Đây là phần quan trọng nhất trong quá trình phát triển phần mềm, giúp máy tính hiểu và thực hiện các thao tác theo mong muốn của người lập trình.
Source Code là gì?
Lập trình viên khi sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết câu lệnh, con người có thể đọc và hiểu được các mã nguồn đó. Những câu lệnh được viết lên và lưu lại trong một tập nào đó thì tệp đó sẽ được gọi là tệp có chứa mã nguồn.
Source Code Website là gì?
Source Code Website (mã nguồn website) là tập hợp các file được lập trình bằng các ngôn ngữ như: HTML, CSS, JavaScript, PHP, Python,... dùng để xây dựng và vận hành một trang web. Trong lập trình website, mã nguồn chính là thành phần quan trọng giúp kết nối giao diện trang web với hệ thống cơ sở dữ liệu để tạo ra một website hoàn chỉnh.
Source Code giống như là “bộ khung” điều khiển cách phần mềm hoạt động. Mỗi dòng mã nguồn là một chỉ dẫn cụ thể, từ giao diện người dùng đến chức năng xử lý dữ liệu bên trong. Khi người dùng truy cập một trang web hay sử dụng ứng dụng, chính Source Code sẽ quyết định trải nghiệm họ có được, bao gồm tốc độ tải trang, cách tương tác, tính bảo mật.
Source Code Website kết nối giao diện web với cơ sở dữ liệu để tạo website hoàn chỉnh
Vai trò của Source Code trong lập trình website
Trong lập trình website, Source Code chính là “bộ khung” nền tảng giúp tạo nên toàn bộ cấu trúc và chức năng của một trang web. Source Code định nghĩa cách trang web hiển thị, cách người dùng tương tác và cách dữ liệu được xử lý phía sau giao diện. Nhờ có mã nguồn, các thao tác như click chuột, điền form, tìm kiếm thông tin hay thêm sản phẩm vào giỏ hàng… đều được thực hiện mượt mà.
Ngoài ra, Source Code cũng là cơ sở để lập trình viên bảo trì, cập nhật tính năng mới hoặc phát triển thêm các phiên bản nâng cấp trên các nền tảng khác. Đặc biệt, trong trường hợp website gặp sự cố hoặc lỗi, mã nguồn đóng vai trò quan trọng trong việc truy vết, phân tích và khắc phục vấn đề một cách hiệu quả và nhanh chóng.
2 Loại Source Code hiện nay và so sánh
Source Code được phân ra thành hai loại chính đó là: Mã nguồn đóng và mã nguồn mở. Dưới đây là nội dung về 2 loại mã nguồn này cho bạn đọc tham khảo để không bị nhầm lẫn.
Open Source (Mã nguồn mở)
Mã nguồn mở (Open Source) là loại mã nguồn được công khai và cho phép bất kỳ ai cũng có thể xem, chỉnh sửa, sử dụng hoặc phân phối lại. Mã nguồn mở thường miễn phí và khuyến khích cộng đồng cùng tham gia cải tiến, phát triển phần mềm. Đối với mã nguồn mở, mọi người dùng đều có thể tải về, chỉnh sửa phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng của bản thân.
Closed Source (Mã nguồn đóng)
Mã nguồn đóng (Closed Source) là loại mã nguồn độc quyền, không được công khai. Người dùng chỉ có thể sử dụng phần mềm theo điều kiện do nhà phát triển đặt ra, mà không thể xem, chỉnh sửa hay phân phối lại mã nguồn bên trong. Nếu muốn sử dụng nâng cao, người dùng buộc phải trả phí.
Source Code được phân ra thành mã nguồn đóng và mã nguồn mở
So sánh Open Source và Closed Source
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về mã nguồn đóng và mã nguồn mở.
Tiêu chí
Mã nguồn mở (Open Source)
Mã nguồn đóng (Closed Source)
Độ bảo mật
Dễ bị tấn công nếu không được quản lý tốt vì ai cũng có thể truy cập và chỉnh sửa mã nguồn.
Bảo mật cao hơn do mã nguồn được giữ kín, có cơ chế kiểm soát và cập nhật từ nhà phát triển.
Chi phí
Thường miễn phí với các tính năng cơ bản, nhưng có thể tốn phí nếu cần thêm tính năng nâng cao.
Chi phí ban đầu cao, nhưng các cập nhật hoặc chỉnh sửa nhỏ thường chỉ tốn chi phí thấp.
Khả năng nâng cấp
Người dùng có thể tự chỉnh sửa, nâng cấp theo nhu cầu nếu có kiến thức kỹ thuật.
Việc nâng cấp được nhà phát triển thực hiện, đảm bảo đúng quy trình và yêu cầu cụ thể.
Hỗ trợ kỹ thuật
Thường phải tự tìm hiểu hoặc thuê bên ngoài hỗ trợ nếu có sự cố.
Được hỗ trợ chính thức từ nhà cung cấp phần mềm trong suốt quá trình sử dụng.
Nên sử dụng Source Code nào?
Tùy vào nhu cầu và điều kiện cụ thể mà bạn nên lựa chọn loại mã nguồn phù hợp. Nếu bạn là cá nhân, startup hoặc doanh nghiệp nhỏ, mã nguồn mở sẽ là lựa chọn tối ưu nhờ tính linh hoạt cao và chi phí thấp. Bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh, nâng cấp theo ý muốn nếu có đội ngũ kỹ thuật phù hợp.
Ngược lại, với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là những đơn vị yêu cầu bảo mật cao như: ngân hàng, công ty tài chính hay các hệ thống nội bộ quan trọng, mã nguồn đóng sẽ an toàn hơn nhờ có cơ chế bảo mật riêng và dịch vụ hỗ trợ đi kèm từ nhà phát triển. Vì vậy, trước khi lựa chọn, hãy cân nhắc kỹ về ngân sách, năng lực kỹ thuật và mức độ bảo mật mà dự án của bạn yêu cầu.
Tùy vào nhu cầu và điều kiện cụ thể mà bạn lựa chọn loại mã nguồn phù hợp
Kiến thức nền về Source Code là gì?
Trước khi bắt tay vào phát triển hoặc nghiên cứu một dự án phần mềm, việc trang bị kiến thức nền về Source Code là điều vô cùng cần thiết. Bạn cần nắm rõ kiến trúc tổng thể của dự án, đồng thời tìm hiểu các framework và thư viện đã được sử dụng từ trước. Bước chuẩn bị này sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức trong quá trình đọc hiểu code sau này.
Trung tâm Source Code là gì? Tại sao cần đọc Code trung tâm?
Source Code trung tâm là những phần mã quan trọng mô tả các thành phần cốt lõi của dự án, có thể là các module, class, action hoặc các cấu trúc dữ liệu chính. Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ mã nguồn, nhưng những đoạn code này đóng vai trò kết nối và điều phối hoạt động của các phần còn lại trong hệ thống. Việc xác định và đọc hiểu chúng sẽ giúp bạn hình dung được cách hoạt động của hệ thống con, từ đó dễ dàng nắm bắt cấu trúc tổng thể hơn.
Mô hình tương tác giữa các đoạn mã Source Code là gì?
Sau khi nhận diện được các đoạn code trung tâm, bước tiếp theo là tìm hiểu cách chúng tương tác với nhau như thế nào? Mỗi đoạn code có thể kết nối thông qua nhiều cơ chế khác nhau như: gọi qua API, phát sự kiện (raise event) hoặc sử dụng hệ thống nhắn tin (message system).
Để dễ hình dung và hiểu rõ hơn về các mối liên hệ này, bạn nên vẽ sơ đồ thể hiện sự phụ thuộc và tương tác giữa các đoạn mã. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và phân tích được dòng chảy dữ liệu trong hệ thống một cách rõ ràng và khoa học.
Các công cụ tạo ra Source Code phổ biến khi làm Website
Có rất nhiều công cụ có thể giúp bạn tạo ra Source Code khi làm website, dưới đây là 4 công cụ phổ biến nhất. Cùng tham khảo nhé.
WordPress
WordPress là hệ quản trị nội dung (CMS) mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay, chiếm hơn 40% tổng số website trên toàn thế giới. Công cụ này chủ yếu sử dụng ngôn ngữ PHP và rất thân thiện với người dùng không chuyên.
Ưu điểm:
Dễ sử dụng, dễ cài đặt, phù hợp với người mới bắt đầu.
Kho plugin và theme khổng lồ, dễ dàng tùy chỉnh giao diện và chức năng.
Cộng đồng hỗ trợ lớn, dễ tìm tài liệu và hướng dẫn.
WordPress là công cụ tạo ra Source Code phổ biến nhất
Nhược điểm:
Dễ bị tấn công nếu không cập nhật thường xuyên.
Một số plugin có thể gây xung đột hoặc làm chậm website.
Khó tối ưu hiệu suất của website nếu cài quá nhiều tiện ích.
Joomla
Joomla cũng là một CMS mã nguồn mở tương tự WordPress, nhưng được thiết kế linh hoạt hơn để phục vụ cả website đơn giản và phức tạp. Joomla phù hợp với cả những lập trình viên chuyên nghiệp và những lập trình viên chưa có kinh nghiệm.
Ưu điểm:
Quản lý nội dung mạnh mẽ, hỗ trợ đa ngôn ngữ tốt.
Phù hợp với các trang web có cấu trúc phức tạp hơn.
Có nhiều extension để mở rộng chức năng.
Nhược điểm:
Giao diện quản trị khó dùng hơn WordPress.
Số lượng theme và plugin không phong phú bằng WordPress.
Cộng đồng hỗ trợ ít hơn, ít tài liệu tiếng Việt.
Joomla dành cho cả lập trình viên chuyên nghiệp và người mới
Drupal
Drupal là CMS mã nguồn mở hướng đến người dùng kỹ thuật cao, thường được dùng cho các website chính phủ, trường đại học hoặc tổ chức lớn. Ngoài ra nếu bạn muốn tối ưu nguồn tài nguyên hệ thống thì bạn cũng có thể sử dụng Drupal để vừa đáp ứng yêu cầu trên, vừa đảm bảo được hiệu suất hoạt động của website.
Ưu điểm:
Bảo mật cao, thích hợp cho hệ thống yêu cầu an toàn thông tin.
Khả năng tùy biến mạnh mẽ, hỗ trợ lập trình viên phát triển tính năng riêng.
Xử lý dữ liệu và nội dung phức tạp rất tốt.
Nhược điểm:
Không thân thiện với người mới, yêu cầu kiến thức kỹ thuật.
Quá trình phát triển website thường lâu hơn các CMS khác.
Kho theme và module hạn chế hơn.
OpenCart, WooCommerce
Đây là các công cụ mã nguồn mở chuyên dành cho website thương mại điện tử. OpenCart là một nền tảng độc lập, còn WooCommerce là plugin của WordPress.
Ưu điểm:
Dễ cài đặt, giao diện quản lý đơn hàng, sản phẩm đơn giản.
Hỗ trợ nhiều cổng thanh toán và chức năng vận chuyển.
Phù hợp với cửa hàng nhỏ đến trung bình.
Nhược điểm:
Khả năng mở rộng còn hạn chế với các sàn TMĐT lớn.
Cần tối ưu tốc độ nếu có nhiều sản phẩm và lượt truy cập.
WooCommerce phụ thuộc vào WordPress nên dễ bị ảnh hưởng nếu WordPress gặp lỗi.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật các thông tin cơ bản về Source Code là gì cho bạn đọc tham khảo. Có thể thấy, Source Code chính là mã nguồn của website, lập trình viên tạo ra được một Source Code càng thân thiện và sáng tạo thì càng tạo ra được một website sáng tạo và chất lượng đúng như mong muốn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nhanh chóng xây dựng cho mình một website chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu của mình.

Infrastructure as Code là gì? Quy trình phát triển IaC hiệu quả
Trong thời đại điện toán đám mây phát triển mạnh mẽ, việc quản lý hạ tầng công nghệ thông tin không còn chỉ là chuyện cấu hình thủ công từ máy chủ. Thay vào đó, cần có sự nâng cấp và cải tiến mạnh mẽ hơn. Infrastructure as Code - công cụ quản lý cơ sở hạ tầng bằng code và tự động hóa là bước tiến mạnh mẽ trong việc quản lý và vận hành cơ sở hạ tầng. Vậy Infrastructure as Code là gì? Tại sao Infrastructure as Code lại có khả năng tự động hóa và nhất quán trong quá trình triển khai hệ thống. Tham khảo nội dung bài viết sau để hiểu rõ nhé.
Infrastructure as Code là gì?
Infrastructure as Code (IaC) là phương pháp quản lý và cung cấp hạ tầng IT bằng cách sử dụng code và các công cụ tự động hóa. Thay vì phải thiết lập máy chủ, mạng, cơ sở dữ liệu hay các tài nguyên khác một cách thủ công qua giao diện, với IacC mọi thứ đều được thực hiện dưới dạng mã nguồn và có thể chạy tự động thông qua các công cụ như: Terraform, Ansible, Puppet hoặc CloudFormation.
Infrastructure as Code là gì?
Infrastructure as Code giúp nâng cao hiệu suất, độ tin cậy và khả năng tái lập của hạ tầng IT bằng cách tự động hóa toàn bộ quá trình triển khai. Ngoài ra, IaC còn tạo ra sự nhất quán giữa các môi trường, từ phát triển, kiểm thử đến sản xuất, giảm thiểu lỗi do cấu hình thủ công. Bên cạnh đó, nhờ có sự hỗ trợ của IaC mà việc triển khai được thực hiện chỉ trong vài phút thay vì hàng giờ như phương pháp truyền thống. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, tối ưu nguồn lực và đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru, ổn định hơn.
Cách thức hoạt động của Infrastructure as Code
Nếu không có Infrastructure as Code đội ngũ sẽ phải cấu hình thủ công riêng từng hạ tầng, bao gồm: máy chủ, cơ sở dữ liệu, bộ cân bằng tải, container,... cho mỗi lần triển khai. Theo thời gian, việc cấu hình thủ công này sẽ trở nên phức tạp dẫn đến làm chậm quá trình triển khai. IaC ra đời để tự đồng hóa các tác vụ quản trị.
Infrastructure as Code hoạt động dựa trên nguyên tắc tự động hóa các tác vụ quản trị bằng cách mô tả hạ tầng dưới dạng mã code. Thay vì cấu hình thủ công từng máy chủ hay dịch vụ, IaC cho phép bạn sử dụng các file cấu hình viết bằng ngôn ngữ lập trình hoặc khai báo (như YAML, JSON, HCL...) để mô tả toàn bộ hạ tầng cần triển khai.
Quy trình hoạt động của IaC như sau:
Viết mã hạ tầng: Mô tả máy chủ, mạng, dịch vụ, database... dưới dạng file code.
Lưu trữ mã nguồn: Mã hạ tầng được lưu trữ trong hệ thống quản lý phiên bản như Git, đảm bảo tính minh bạch và dễ kiểm soát thay đổi.
Tự động triển khai: Sử dụng công cụ như Terraform, Ansible, Puppet, Chef… để đọc mã và triển khai hạ tầng tương ứng một cách tự động.
Kiểm tra và tái sử dụng: Mã IaC có thể được kiểm thử, tái sử dụng và áp dụng cho nhiều môi trường (dev, test, prod) nhằm đảm bảo sự nhất quán và giảm rủi ro.
Cách thức hoạt động của Infrastructure as Code
Lợi ích mà IaC mang lại
Việc chuyển từ mô hình triển khai hạ tầng thủ công sang Infrastructure as Code không chỉ đơn thuần là một thay đổi kỹ thuật, mà còn mang lại nhiều giá trị to lớn cho doanh nghiệp. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật cho bạn tham khảo:
Tài liệu hóa tự động
IaC cho phép toàn bộ quá trình cấu hình và triển khai hạ tầng được ghi lại dưới dạng mã. Điều này giúp tạo ra một nguồn tài liệu chính xác và luôn đồng bộ với thực tế. Nhờ vậy, việc theo dõi thay đổi, audit hoặc kiểm tra hệ thống trở nên dễ dàng và chính xác hơn.
Ví dụ: Nếu như bạn muốn biết chi tiết về cách cấu hình máy chủ hoặc network, thay vì xem các tài liệu rời rạc hay xem ghi chú từ những lần triển khai trước bạn chỉ cần xem code là được.
Đảm bảo tính nhất quán
Việc triển khai thủ công thường xảy ra nhiều sai lệch và không đồng nhất. Việc chuyển đổi mô hình triển khai hạ tầng theo tự động hóa giúp khắc phục hoàn toàn những vấn đề đang tồn đọng, đảm bảo tính nhất quán. Với IaC, cùng một đoạn mã có thể được sử dụng để triển khai hạ tầng nhiều lần ở các môi trường khác nhau mà không sợ sai lệch. Phương pháp khai báo (declarative method), IaC giúp tránh "drift" (sự trôi dạt) về cấu hình. IaC loại bỏ rủi ro do thao tác thủ công, đảm bảo môi trường dev, test và production luôn đồng nhất.
Tiết kiệm thời gian
Lợi ích nổi bật nhất của IaC đó chính là giúp tiết kiệm thời gian đáng kể. Quá trình triển khai, mở rộng hoặc thay đổi hạ tầng được tự động hóa hoàn toàn mà không cần phải cấu hình thủ công từng máy chủ. Việc không cần thực hiện thủ công nhiều bước giúp IaC hoàn thành các tác vụ nhanh chóng, chỉ trong vài phút.
IaC an toàn và tiết kiệm chi phí
An toàn hơn
Nhắc đến lợi ích IaC là gì, không thể không nhắc đến tính an toàn. Việc sử dụng code để quản lý hạ tầng giúp mọi cấu hình đều được ghi lại một cách chính xác để dễ dàng kiểm tra khi cần. Code IaC giúp theo dõi lịch sử thay đổi rõ ràng, dễ dàng rollback khi gặp sự cố. Đồng thời, bạn có thể tạo môi trường thử nghiệm giống hệt production để kiểm tra và khắc phục lỗi một cách an toàn.
Tiết kiệm chi phí
Do không cần đầu tư vào phần cứng và nhân sự để duy trì như việc triển khai cơ sở hạ tầng thủ công nên IaC tiết kiệm chi phí hơn. Thêm nữa, IaC còn giúp giảm chi phí hạ tầng do quá trình triển khai, mở rộng hoặc thay đổi hạ tầng được tự động hóa hoàn toàn. Đặc biệt, việc công sức hạ tầng được giảm đi còn giúp đội ngũ nhân sự tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn, từ đó mang lại những giá trị tốt hơn cho doanh nghiệp.
Quy trình phát triển IaC
IaC là quá trình viết mã để cấu hình hạ tầng theo nguyên tắc tự động hóa. Vậy quy trình phát triển IaC như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn.
Viết script hoặc cấu hình để thiết lập hạ tầng
Ở bước này, bạn sử dụng các ngôn ngữ như: YAML, JSON, HCL hoặc công cụ như Terraform, Ansible, CloudFormation,… để mô tả chi tiết cấu trúc và cách vận hành của hạ tầng. Tệp cấu hình này có thể bao gồm thông tin về:
Số lượng và loại máy chủ cần thiết
Thiết lập mạng (VPC, subnet, firewall,…)
Cấu hình dịch vụ (web server, database, cache,...)
Phân quyền truy cập và bảo mật
Lưu script vào hệ thống quản lý phiên bản (Version Control)
Sau khi đã viết xong script thì bạn sẽ phải lưu nó vào hệ thống kiểm soát phiên bản. Đồng thời, mã hạ tầng được đẩy lên các nền tảng như: GitHub, GitLab hoặc Bitbucket. Điều này cho phép:
Theo dõi được mọi thay đổi theo thời gian
Khôi phục lại phiên bản cũ nếu xảy ra lỗi
Cộng tác giữa nhiều thành viên trong nhóm
Tích hợp vào các quy trình CI/CD một cách dễ dàng
Ví dụ: Đẩy script vừa tạo lên GitHub để theo dõi các thay đổi.
Quy trình phát triển IaC
Kích hoạt tự động (Automation) qua CI/CD hoặc API
Sau khi mã được lưu trữ, quá trình triển khai sẽ được tự động hóa thông qua các công cụ CI/CD hoặc API của nhà cung cấp hạ tầng. Việc này giúp:
Triển khai hạ tầng nhanh chóng mỗi khi có cập nhật
Hạn chế tối đa lỗi do thao tác thủ công
Tích hợp dễ dàng với các quy trình kiểm thử và triển khai phần mềm
Tự động áp dụng thay đổi lên hạ tầng
Tại bước này, hệ thống sẽ đọc mã cấu hình và thực hiện các hành động tương ứng như tạo mới, cập nhật hoặc xóa tài nguyên hạ tầng. IaC đảm bảo rằng trạng thái thực tế của hệ thống luôn phù hợp với trạng thái được mô tả trong code.
Mục tiêu: Cập nhật hạ tầng một cách an toàn, chính xác và theo đúng kế hoạch.
Kiểm thử hạ tầng
Sau khi hạ tầng được triển khai, các công cụ kiểm thử tự động sẽ được kích hoạt để đảm bảo mọi cấu hình đều đúng chuẩn và hệ thống hoạt động ổn định. Ngoài ra, việc giám sát cũng được tích hợp để phát hiện sớm lỗi và tối ưu hiệu suất.
Mục tiêu: Đảm bảo hệ thống vận hành đúng như mong đợi và phát hiện lỗi sớm nếu có.
Các công cụ IaC phổ biến nhất hiện nay
Infrastructure as Code đang ngày càng được áp dụng rộng rãi, kéo theo sự phát triển của nhiều công cụ hỗ trợ triển khai hiệu quả. Dưới đây là ba công cụ phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực này:
Terraform
Terraform được phát triển bởi HashiCorp, Terraform là công cụ IaC mã nguồn mở nổi bật nhờ khả năng hoạt động đa nền tảng. Với cú pháp khai báo đơn giản, người dùng có thể dễ dàng định nghĩa và triển khai hạ tầng trên nhiều nhà cung cấp dịch vụ như AWS, Google Cloud, Azure,...
Ưu điểm nổi bật: Hỗ trợ nhiều cloud provider, khả năng mở rộng tốt, cộng đồng mạnh.
Terraform là công cụ IaC mã nguồn mở nổi bật nhờ khả năng hoạt động đa nền tảng
AWS CloudFormation
AWS CloudFormation là công cụ do chính Amazon phát triển để phục vụ việc triển khai hạ tầng trên nền tảng AWS. CloudFormation cho phép bạn mô tả tài nguyên bằng các tệp YAML hoặc JSON, sau đó tự động hóa việc tạo và quản lý toàn bộ hạ tầng.
Ưu điểm nổi bật: Tích hợp chặt chẽ với hệ sinh thái AWS, hỗ trợ triển khai nhanh chóng và đồng nhất.
Ansible
Ansible là công cụ tự động hóa mã nguồn mở đến từ Red Hat, được biết đến với khả năng cấu hình và quản lý hệ thống theo cách không cần cài đặt agent. Không chỉ hoạt động tốt với cloud (AWS, Azure, GCP), Ansible còn rất hiệu quả khi triển khai trên các hệ thống tại chỗ (on-premise).
Ưu điểm nổi bật: Dễ học, dễ dùng, linh hoạt trong cả triển khai phần mềm lẫn cấu hình hệ thống.
Kết luận
Bài viết là tất tần tật thông tin liên quan đến IaC là gì? Infrastructure as Code (IaC) không chỉ đơn giản là một xu hướng công nghệ, mà đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp các doanh nghiệp tối ưu hoá quá trình triển khai và vận hành hạ tầng CNTT. Nhờ khả năng tự động hóa, tái sử dụng, đảm bảo tính nhất quán và tiết kiệm thời gian, IaC đang góp phần thay đổi cách các tổ chức xây dựng hệ thống, đặc biệt trong môi trường DevOps và Cloud hiện đại.

Tester là gì? Mô tả công việc và kỹ năng của Tester giỏi
Trong các công ty thuộc lĩnh vực phần mềm, công nghệ thông tin, Tester là vị trí công việc quan trọng không thể thiếu. Tester không chỉ đơn thuần chỉ là “người thử nghiệm” mà còn là người đảm bảo chất lượng, phát hiện lỗi và góp phần mang đến trải nghiệm hoàn hảo nhất cho người dùng. Nếu bạn đang tò mò về công việc này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá toàn diện từ khái niệm Tester là gì đến những kỹ năng cần thiết để trở thành một Tester chuyên nghiệp. Hãy khám phá ngay nhé.
Tester là gì?
Tester là một vị trí quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phần mềm, đặc biệt là trong quy trình phát triển phần mềm. Công việc chính của Tester là thử nghiệm, kiểm tra, phát hiện lỗi hay bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm để báo lại cho các lập trình viên. Sau đó các lập viên sẽ chỉnh sửa nhằm đảm bảo sản phẩm vận hành trơn tru, hoàn hảo trước khi đưa đến tay khách hàng.
Tester là gì?
Tùy vào môi trường làm việc thực tế của mỗi công ty mà Tester thường được chia thành nhiều nhóm khác nhau, bao gồm: QA (Quality Assurance), QC (Quality Control), Manual Tester và Automation Tester. Trong đó, Manual và Automation là hai hình thức kiểm thử phổ biến nhất hiện nay.
Manual Tester là người trực tiếp kiểm tra phần mềm bằng thao tác thủ công. Họ cần có khả năng quan sát, tư duy logic và niềm đam mê với việc "bắt lỗi", đồng thời phải am hiểu sâu về quy trình kiểm thử.
Automation Tester thì sử dụng các công cụ hoặc ngôn ngữ lập trình để tự động hóa quá trình kiểm thử. Vì vậy, vị trí này đòi hỏi kỹ năng lập trình vững vàng và tư duy hệ thống tốt.
Dù ở vai trò nào, Tester cũng đều hướng tới mục tiêu chung là giúp sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, nâng cao trải nghiệm người dùng và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Tester đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo rằng dự án được phát triển đáp tốt, ứng được mong đợi của khách hàng và có hiệu suất cao trong môi trường thực tế.
Vai trò của nhân viên Tester trong doanh nghiệp
Tester đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Họ không chỉ giúp phát hiện lỗi mà còn mang lại nhiều giá trị lớn cho doanh nghiệp. Dưới đây là những vai trò nổi bật mà một Tester có thể mang lại cho công ty:
Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp: Kiểm thử phần mềm đúng lúc và đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí. Việc phát hiện lỗi ngay từ giai đoạn đầu sẽ giảm thiểu rủi ro phát sinh trong các giai đoạn sau. Nhờ đó, dự án không chỉ tiết kiệm được thời gian mà còn giảm thiểu chi phí khắc phục hậu quả về sau.
Tăng cường độ bảo mật: Tester đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công từ hacker và bảo vệ dữ liệu người dùng. Đây là một yếu tố quan trọng tạo nên uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Đây là vai trò quan trọng nhất, nhờ vào quá trình kiểm thử kỹ lưỡng, các lỗi được phát hiện và xử lý kịp thời, giúp phần mềm vận hành mượt mà, ổn định trước khi đến tay khách hàng.
Tăng cường sự hài lòng của khách hàng: Một phần mềm được kiểm thử kỹ lưỡng sẽ hoạt động ổn định, dễ sử dụng và ít xảy ra lỗi. Điều này góp phần trực tiếp nâng cao trải nghiệm người dùng và tạo sự hài lòng cho khách hàng. Khi khách hàng hài lòng, họ không chỉ tiếp tục sử dụng sản phẩm mà còn có thể giới thiệu thêm khách hàng mới – góp phần mở rộng uy tín và thị phần cho doanh nghiệp.
Tester đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm
Mô tả công việc của Tester chi tiết
Một Tester chuyên nghiệp không chỉ đơn thuần là người “tìm lỗi”, mà còn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo chất lượng phần mềm từ đầu đến cuối của sản phẩm. Vì vậy, công việc của một Tester là gì luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm? Dưới đây là những đầu việc quan trọng mà một Tester thực thụ phải đảm nhận:
Phân tích yêu cầu kiểm thử
Công việc đầu tiên và cũng là công việc quan trọng nhất của một Tester đó chính là phân tích yêu cầu kiểm thử. Để làm được điều này, Tester phải nắm vững yêu cầu, tính năng của phần mềm. Như vậy mới xây dựng được một kế hoạch kiểm thử chi tiết, đảm bảo mọi khía cạnh của phần mềm. Việc phân tích yêu cầu kiểm thử này không làm một mình mà phối hợp với nhóm phát triển sản phẩm.
Tạo và thực hiện kế hoạch kiểm tra
Tester phải có khả năng thiết kế các kịch bản kiểm thử phù hợp và chi tiết. Kế hoạch kiểm thử sẽ bao gồm:
Phương pháp kiểm thử sẽ áp dụng
Tài nguyên cần sử dụng (thời gian, ngân sách, nhân lực)
Mốc thời gian triển khai và hoàn tất
Việc lập kế hoạch không chỉ yêu cầu kiến thức về quy trình phát triển phần mềm, mà còn đòi hỏi khả năng tổ chức và tư duy hệ thống tốt.
Xác định và chuẩn bị dữ liệu kiểm thử
Để quá trình kiểm thử đạt hiệu quả, Tester cần chuẩn bị dữ liệu kiểm thử phù hợp, bao gồm: dữ liệu thực tế, dữ liệu giả lập hoặc dữ liệu do tester tạo ra để mô phỏng các tình huống sử dụng. Việc chuẩn bị dữ liệu đúng cách giúp quá trình kiểm thử bám sát thực tế và phát hiện được các lỗi tiềm ẩn. Xác định và chuẩn bị dữ liệu kiểm thử là một phần không thể thiếu trong công việc của Tester.
Thực hiện các loại kiểm thử
Một tester thực thụ phải thành thạo nhiều loại kiểm thử như:
Kiểm thử hộp đen (Black-box testing)
Kiểm thử hộp trắng (White-box testing)
Kiểm thử tích hợp (Integration Testing)
Kiểm thử hệ thống (System Testing)
Kiểm thử chấp nhận người dùng (User Acceptance Testing – UAT)
Mỗi loại kiểm thử đóng vai trò khác nhau trong việc đảm bảo phần mềm hoạt động đúng như kỳ vọng, vận hành ổn định và có hiệu suất tốt. Vì vậy, việc hiểu và thành thạo về các loại kiểm thử này đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Tester phải thành thạo các loại kiểm thử để có thể check hết được lỗi
Ghi chép và báo cáo kết quả kiểm thử
Sau mỗi lần kiểm thử, Tester cần ghi lại chi tiết quy trình thực hiện, kết quả thu được và những lỗi phát hiện. Kết quả kiểm thử sẽ được trình bày qua các báo cáo chi tiết, bao gồm:
Tóm tắt kết quả quá trình thử nghiệm
Lập danh sách các lỗi phát hiện
Đánh giá mức độ ưu tiên và mức độ nghiêm trọng của lỗi
Đưa ra các đề xuất cải tiến cũng như các thông tin quan trọng về chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm.
Báo cáo kiểm thử sẽ cung cấp thông tin quan trọng giúp nhóm phát triển hiểu rõ vấn đề, xác định mức độ nghiêm trọng và đưa ra hướng khắc phục phù hợp.
Theo dõi và báo cáo lỗi
Khi lỗi được phát hiện, Tester sẽ phối hợp với lập trình viên để theo dõi quá trình sửa lỗi, kiểm tra lại các phiên bản đã cập nhật và đảm bảo rằng lỗi không tái diễn hoặc gây ra lỗi mới. Đây là một phần không thể thiếu trong quy trình kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp. Theo dõi và báo cáo lỗi là công việc liên tục, đặc biệt diễn ra thường xuyên khi phần mềm có bản cập nhật hoặc phiên bản mới.
Các vị trí Tester cơ bản hiện nay
Tester được phân loại ra thành nhiều vị trí khác nhau, trong đó phổ biến nhất là phân loại theo hình thức và theo thể loại kiểm thử. Mỗi loại đều có những đặc điểm và vai trò riêng, phù hợp với từng nhu cầu, quy mô và tính chất dự án phần mềm.
Phân loại Tester theo hình thức
Phân loại Tester theo hình thức bao gồm 2 vị trí cơ bản sau:
Manual Tester
Manual Tester là người trực tiếp thực hiện các bước kiểm thử phần mềm bằng tay, không sử dụng bất kỳ công cụ tự động hóa nào. Mục tiêu của Manual Tester là đảm bảo phần mềm hoạt động đúng theo yêu cầu và không phát sinh lỗi trước khi được đưa ra thị trường.
Ưu điểm của hình thức kiểm thử này đó là có tính linh hoạt cao, dễ dàng điều chỉnh theo các thay đổi trong yêu cầu hoặc giao diện phần mềm. Tuy nhiên, nó lại tốn nhiều thời gian và công sức, đặc biệt trong các dự án lớn hoặc lặp đi lặp lại. Vì vậy, Manual Testing thường phù hợp hơn với các dự án nhỏ hoặc có mức độ phức tạp thấp.
Manual Tester là người kiểm thử chất lượng sản phẩm bằng tay
Automation Tester
Automation Tester là người sử dụng các công cụ và kỹ thuật lập trình để tự động hóa quy trình kiểm thử, giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp. Các bài kiểm thử được lập trình sẵn để chạy lặp đi lặp lại mà không cần thao tác thủ công.
Automation Testing đặc biệt hiệu quả trong các dự án có quy mô lớn, yêu cầu lặp lại nhiều lần và có độ phức tạp cao. Tuy nhiên, phương pháp này khó linh hoạt và không thể bao phủ toàn bộ các tình huống phát sinh ngoài dự đoán. Do đó, trong thực tế, nhiều doanh nghiệp thường kết hợp cả Manual và Automation Testing để đạt hiệu quả tối ưu.
Phân loại Tester theo thể loại
Bên cạnh cách phân chia theo hình thức kiểm thử, các vị trí Tester còn được phân loại dựa trên thể loại kiểm thử, tương ứng với từng giai đoạn trong quy trình phát triển phần mềm. Dưới đây là những vị trí Tester điển hình mà bạn có thể gặp trong các dự án công nghệ hiện nay:
Functional Testing
Functional Tester chịu trách nhiệm kiểm tra xem các tính năng của phần mềm có hoạt động đúng như yêu cầu kỹ thuật hay không. Đây là một bước cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo rằng mọi chức năng được lập trình đều vận hành chính xác.
Nhiệm vụ chính:
Phân tích yêu cầu chức năng
Thiết kế và xây dựng kịch bản kiểm thử
Thực hiện các bài kiểm tra chức năng
Ghi nhận và báo cáo lỗi
Kiểm tra tính tương thích của chức năng trên các nền tảng khác nhau
Functional Tester check các tính năng của phần mềm
User Interface Testing
UI Tester tập trung vào việc kiểm thử giao diện người dùng để đảm bảo rằng các yếu tố như: nút bấm, menu, biểu mẫu, biểu tượng,... hoạt động đúng, dễ sử dụng và trực quan với người dùng cuối.
Công việc chính:
Kiểm tra tính năng và bố cục giao diện
Đánh giá khả năng tương tác, phản hồi
Kiểm tra tính khả dụng và tính tương thích trên nhiều thiết bị, trình duyệt
Ghi nhận lỗi và đề xuất cải tiến trải nghiệm người dùng
Integration Testing
Integration Tester đảm nhiệm việc kiểm tra sự tương tác giữa các module trong hệ thống hoặc giữa phần mềm với các hệ thống khác. Mục tiêu là phát hiện lỗi phát sinh trong quá trình tích hợp.
Nhiệm vụ chính:
Phân tích yêu cầu tích hợp
Thiết lập môi trường kiểm thử tích hợp
Thiết kế và thực hiện các kịch bản kiểm thử
Gỡ lỗi và xác định nguyên nhân lỗi phát sinh khi các phần kết nối với nhau
System Testing
System Tester chịu trách nhiệm kiểm thử tổng thể toàn bộ hệ thống như một sản phẩm hoàn chỉnh, nhằm đảm bảo phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật và hoạt động trơn tru trong mọi tình huống.
Nhiệm vụ chính:
Phân tích tổng thể yêu cầu hệ thống
Lập kế hoạch và xây dựng kịch bản kiểm thử toàn diện
Thực hiện kiểm thử và ghi nhận kết quả
Đảm bảo chất lượng cuối cùng của sản phẩm
Load Tester
Load Tester kiểm tra khả năng chịu tải của phần mềm khi có số lượng người dùng lớn hoặc khối lượng dữ liệu khổng lồ. Việc kiểm thử này giúp đánh giá hiệu năng và dự đoán các rủi ro khi sản phẩm đi vào thực tế.
Nhiệm vụ chính:
Thiết lập yêu cầu và kịch bản kiểm thử tải
Tạo môi trường giả lập nhiều người dùng
Phân tích kết quả: thời gian phản hồi, mức độ ổn định,...
Đề xuất phương án tối ưu hiệu suất hệ thống
Load Tester kiểm tra khả năng chịu tải của phần mềm
Security Tester
Security Tester chuyên kiểm tra các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm để đảm bảo rằng hệ thống có thể chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài hoặc truy cập trái phép.
Công việc bao gồm:
Đánh giá và phân tích rủi ro bảo mật
Thực hiện các bài kiểm tra bảo mật định kỳ
Báo cáo lỗ hổng và đề xuất giải pháp khắc phục
Theo dõi và kiểm soát các yếu tố an toàn thông tin
Performance Tester
Performance Tester đo lường hiệu suất phần mềm dưới các điều kiện khác nhau: tải cao, xử lý đồng thời nhiều tác vụ, truy cập đa nền tảng,... từ đó giúp doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm người dùng.
Nhiệm vụ chính:
Thiết kế kịch bản thử nghiệm hiệu suất
Kiểm tra thời gian phản hồi, mức tiêu thụ tài nguyên
Phân tích, tối ưu hiệu năng hệ thống
Gửi báo cáo hiệu suất và khuyến nghị điều chỉnh
Exploratory Tester
Exploratory Tester không tuân theo kịch bản cố định mà kiểm thử phần mềm như một người dùng thực sự. Họ dựa vào trực giác và kinh nghiệm để phát hiện lỗi một cách tự do và linh hoạt.
Công việc bao gồm:
Tương tác trực tiếp với phần mềm mà không cần kế hoạch chi tiết
Ghi chú lại các lỗi, hành vi bất thường
Đề xuất các cải tiến dựa trên trải nghiệm sử dụng thực tế
Data-Driven Tester
Data-Driven Tester thực hiện kiểm thử bằng cách thay đổi dữ liệu đầu vào để đánh giá tính chính xác, khả năng xử lý và tính nhất quán của phần mềm với nhiều tình huống thực tế.
Nhiệm vụ chính:
Xây dựng và thu thập các tập dữ liệu kiểm thử
Thiết kế kịch bản phù hợp với từng loại dữ liệu
Thực hiện kiểm thử với dữ liệu đầu vào thay đổi liên tục
Phân tích và đánh giá kết quả đầu ra theo từng trường hợp
Data-Driven Tester kiểm thử bằng cách thay đổi dữ liệu đầu vào
Kỹ năng cần có để trở thành Tester chuyên nghiệp
Để trở thành một Tester phần mềm chuyên nghiệp, bạn không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn phải sở hữu nhiều kỹ năng thực hành để xử lý công việc một cách chính xác và hiệu quả. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng mà một Tester cần có được tổng hợp từ các chuyên gia trong ngành.
Tạo tài liệu test
Là một Tester, bạn cần biết cách tạo lập và quản lý tài liệu kiểm thử một cách bài bản. Việc này không chỉ giúp ghi lại toàn bộ quy trình kiểm thử mà còn đảm bảo tính minh bạch, dễ theo dõi cho cả nhóm phát triển.
Một tài liệu test tốt thường bao gồm:
Kịch bản kiểm thử
Mục tiêu kiểm thử
Quy trình kiểm thử
Kết quả và ghi chú đi kèm
Ngoài ra, bạn cũng cần linh hoạt thích ứng với các biểu mẫu, tiêu chuẩn tài liệu mà công ty đang áp dụng để quá trình kiểm thử mang lại hiệu quả cao nhất.
Chuẩn bị test phần mềm
Lập kế hoạch kiểm thử là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của quy trình kiểm thử. Kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn xác định:
Mục tiêu kiểm thử là gì
Ai chịu trách nhiệm cho từng bước
Phạm vi kiểm thử, thời gian và nguồn lực cần thiết
Khả năng lập kế hoạch kỹ lưỡng sẽ giúp quy trình test diễn ra suôn sẻ, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu suất làm việc.
Kỹ năng cần có để trở thành Tester chuyên nghiệp
Quy trình kiểm tra phần mềm
Để quá trình kiểm thử chính xác và mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn, Tester bắt buộc phải hiểu để vận hành tốt quy trình kiểm tra phần mềm. Người làm kiểm thử cần nắm rõ các loại và quy trình kiểm thử phần mềm phù hợp với từng dự án. Việc lựa chọn phương pháp kiểm thử sẽ phụ thuộc vào:
Thời gian dành cho giai đoạn test
Ngân sách dự án
Loại ứng dụng (web, mobile, desktop,…)
Tính chất ngành nghề
Mức độ ưu tiên của khách hàng
Tester giỏi là người biết phân tích tình huống và chọn đúng loại kiểm thử để đạt kết quả tốt nhất.
Kỹ năng soạn thảo báo cáo lỗi
Một trong những công việc thiết yếu của Tester là báo cáo lỗi phần mềm. Báo cáo phải được trình bày rõ ràng, đầy đủ để giúp lập trình viên hiểu và sửa lỗi kịp thời.
Báo cáo lỗi hiệu quả cần có các thông tin như:
Mã lỗi (ID)
Mô tả ngắn gọn lỗi phát sinh
Vị trí và phiên bản phần mềm xảy ra lỗi
Các bước để tái tạo lỗi
Mức độ nghiêm trọng và ưu tiên xử lý
Trạng thái hiện tại của lỗi và người phụ trách sửa lỗi
Kỹ năng lập luận và phân tích logic
Tester không chỉ kiểm tra theo mẫu – mà còn phải phân tích kết quả và suy luận logic dựa trên hành vi hệ thống. Nhiều khi, lỗi không hiện diện rõ ràng trong báo cáo và dễ bỏ qua, nhưng người kiểm thử giàu kinh nghiệm vẫn có thể phát hiện vấn đề nhờ tư duy phản biện và đánh giá đa chiều. Khả năng lập luận và tư duy logic tốt sẽ giúp Tester nhanh chóng đưa ra hướng xử lý phù hợp trong mọi tình huống.
Kỹ năng lập luận và phân tích logic rất quan trọng với một Tester
Hiểu biết về ngôn ngữ lập trình
Dù không trực tiếp viết code như lập trình viên, nhưng để trở thành một Tester giỏi vẫn bắt buộc phải có kiến thức cơ bản về các ngôn ngữ lập trình phổ biến như: Java, Python, JavaScript, C#,… Việc nắm được cấu trúc mã giúp bạn:
Giao tiếp hiệu quả hơn với các Dev trong nhóm
Hiểu rõ luồng xử lý của phần mềm
Phát hiện nhanh nguyên nhân gây lỗi
Viết hoặc chỉnh sửa script kiểm thử tự động
Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn làm việc trong môi trường Agile hoặc DevOps.
Khả năng tự học cao
Công nghệ là lĩnh vực biến động cao nhất và nó luôn thay đổi từng ngày. Vì vậy, khả năng tự học và tự thích nghi là yếu tố sống còn với bất kỳ Tester nào. Việc học hỏi liên tục giúp bạn:
Bắt kịp với các công cụ kiểm thử mới
Làm chủ các framework tự động hóa
Nâng cao khả năng xử lý tình huống trong công việc
Gợi ý các kênh tự học: Bạn có thể học qua các khóa online, tài liệu chuyên ngành, kênh YouTube công nghệ hoặc blog của các chuyên gia trong ngành.
Nắm bắt xu thế công nghệ
Nhắc đến kỹ năng cần có của Tester là gì không thể không nhắc đến kỹ năng nắm bắt xu thế công nghệ. Một Tester chuyên nghiệp cần theo sát các xu hướng công nghệ hiện đại để dự đoán được các thay đổi trong hệ thống và nhu cầu tương lai của tổ chức.
Một số cách giúp Tester cập nhật xu hướng công nghệ hiệu quả đó là:
Đọc các trang tin uy tín như: TechCrunch, HackerNews, InfoQ,…
Tham dự hội thảo, webinar công nghệ
Theo dõi các chuyên gia đầu ngành và công ty công nghệ lớn trên LinkedIn, Twitter,…
Tester bắt buộc phải nắm bắt được xu thế công nghệ
Kỹ năng làm việc nhóm
Tester không làm việc độc lập mà cần phối hợp chặt chẽ với lập trình viên, quản lý dự án, BA và các bộ phận khác để phát hiện và khắc phục lỗi nhanh chóng. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Đây là điều bắt buộc để:
Giao tiếp rõ ràng trong quá trình xử lý lỗi
Hiểu vai trò và trách nhiệm của từng thành viên
Đảm bảo quá trình kiểm thử diễn ra suôn sẻ và hiệu quả
Kỹ năng giao tiếp
Bên cạnh khả năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả cũng là một trong những kỹ năng mềm quan trọng bắt buộc Tester phải có. Để trở thành Tester giỏi bạn phải biết:
Trình bày lỗi một cách rõ ràng, dễ hiểu
Giao tiếp với team kỹ thuật, quản lý hoặc khách hàng
Tham gia đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến xây dựng quy trình kiểm thử
Kỹ năng phân tích
Kỹ năng phân tích giúp Tester tạo ra giá trị khác biệt. Vì vậy nó được đánh giá là rất quan trọng yêu cầu Tester nào cũng phải có. Kỹ năng phân tích là nền tảng giúp bạn hiểu sâu hơn về sản phẩm, xác định chính xác phạm vi kiểm thử và phát hiện các rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống phần mềm.
Với kỹ năng phân tích tốt, Tester có thể:
Hiểu rõ yêu cầu nghiệp vụ và chuyển đổi thành các kịch bản kiểm thử phù hợp.
Nhận diện mối liên hệ giữa các module trong hệ thống.
Đưa ra đánh giá chính xác về mức độ nghiêm trọng của lỗi.
Dự đoán các tình huống phát sinh lỗi trước khi phần mềm được triển khai thực tế.
Kỹ năng phân tích giúp Tester tạo ra giá trị khác biệt
Lộ trình phát triển nghề nghiệp cho Tester
Tester là một công việc có lộ trình phát triển rất rõ ràng và tiềm năng. Tùy theo quy mô và cơ cấu của từng tổ chức, Tester có thể thăng tiến lên những vị trí khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, nghề Tester thường được phân chia thành các cấp độ chính như sau:
Level 1: Fresher
Đây là những người mới hoàn thành các khóa đào tạo cơ bản về kiểm thử phần mềm và bắt đầu công việc với vai trò Tester. Fresher sẽ làm quen với quy trình kiểm thử, học cách viết test case đơn giản và thực hiện các nhiệm vụ được hướng dẫn cụ thể từ cấp trên.
Level 2: Junior
Junior Tester là những người đã có kinh nghiệm thực tế từ 6 tháng đến 2 năm. Họ có khả năng tự thực hiện các test case một cách độc lập và bắt đầu phát triển những test case phức tạp hơn. Junior Tester cũng thường xuyên báo cáo lỗi, đóng góp ý kiến cải tiến quy trình kiểm thử và phối hợp với Dev, BA trong quá trình phát triển phần mềm.
Level 3: Senior
Senior Tester là những người đã có kinh nghiệm dày dặn và hiểu biết sâu rộng về kiểm thử phần mềm. Họ có khả năng tự định hướng công việc, xử lý tình huống phức tạp, phân tích và đưa ra giải pháp kiểm thử hiệu quả. Đồng thời, Senior Tester thường đóng vai trò cố vấn, hỗ trợ các Junior và Fresher trong nhóm.
Level 4: Test Leader
Sau khoảng 5 năm kinh nghiệm, Tester có thể được cân nhắc lên vị trí Test Leader. Đây là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch kiểm thử, phân công công việc, kiểm soát tiến độ và chất lượng kiểm thử trong toàn bộ dự án. Test Leader cũng là cầu nối giữa đội kiểm thử và các phòng ban khác như PM, Dev, BA…
Level 5: Test Manager
Test Manager là người điều hành toàn bộ hoạt động kiểm thử trong một hoặc nhiều dự án. Họ đảm nhận các công việc như xây dựng chiến lược kiểm thử, quản lý ngân sách, tài nguyên, thời gian và hiệu suất của đội kiểm thử. Ngoài ra, Test Manager còn là người chịu trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm thử với ban lãnh đạo và khách hàng.
Lộ trình phát triển nghề nghiệp cho Tester
Level 6: Senior Test Manager
Đây là cấp bậc cao nhất trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Senior Test Manager không chỉ quản lý các nhóm Tester mà còn đóng vai trò hoạch định chiến lược phát triển kiểm thử trong toàn doanh nghiệp. Họ là người tiên phong áp dụng các công nghệ mới, đề xuất công cụ kiểm thử tiên tiến và xây dựng bộ máy kiểm thử hiệu quả, chuyên nghiệp.
Ngoài việc học tập và tích lũy kinh nghiệm để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực marketing, sau khi tích lũy đủ kiến thức và chuyên nghiệp ở Level 4 bạn cũng có thể mở rộng sự nghiệp với vai trò như: Project Manager, Business Analyst, kỹ sư phần mềm, kỹ sư phát triển - vận hành hệ thống công nghệ thông tin.
Mức lương trung bình của Tester hiện nay
Mức lương Tester không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, vị trí làm việc, loại hình công ty. Theo báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025, mức lương trung bình của Tester như sau:
Theo kinh nghiệm
Intern/Fresher (dưới 1 năm kinh nghiệm): 6 – 10 triệu đồng/tháng.
Junior Tester (1 – 3 năm kinh nghiệm): 10 – 20 triệu đồng/tháng.
Senior Tester (trên 3 năm kinh nghiệm): 20 – 40 triệu đồng/tháng.
Test Manager/QA Manager: Trên 40 triệu đồng/tháng.
Theo vị trí công việc
Manual Tester: 8 – 15 triệu đồng/tháng.
Automation Tester: 15 – 40 triệu đồng/tháng.
Performance Tester: 18 – 28 triệu đồng/tháng.
Security Tester: 20 – 35 triệu đồng/tháng.
Mức lương trung bình của Tester hiện nay
Cơ hội nghề nghiệp của Tester trong tương lai
Trong làn sóng chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Công nghệ thông tin (IT) tại Việt Nam đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng có. Khi mọi lĩnh vực – từ tài chính, y tế, giáo dục đến thương mại điện tử – đều phụ thuộc vào phần mềm, nhu cầu đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người dùng ngày càng trở nên cấp thiết. Đây chính là lý do khiến nghề Tester nổi lên như một “mắt xích” không thể thiếu trong chuỗi phát triển phần mềm.
Theo báo cáo Xu hướng tuyển dụng 2024 – 2025, IT tiếp tục nằm trong top các ngành thiếu hụt nhân sự trầm trọng, đặc biệt là những vị trí đòi hỏi từ 2 – 3 năm kinh nghiệm trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc những ai đã có nền tảng vững chắc trong kiểm thử phần mềm sẽ rất được săn đón, và cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh đó, Tester trở thành vị trí then chốt, không chỉ mang lại công việc ổn định mà còn mở ra nhiều hướng phát triển chuyên sâu. Dù bạn chọn đi theo hướng chuyên gia kỹ thuật, quản lý dự án, hay chuyển hướng sang các vai trò khác cơ hội luôn rộng mở nếu bạn đầu tư đúng đắn vào kỹ năng và kiến thức.
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Làm Tester có áp lực không?
Nghề Tester có áp lực nhưng mức độ tùy thuộc vào giai đoạn của dự án. Tuy nhiên, nghề Tester cũng mang lại cảm giác thỏa mãn khi bạn tìm ra lỗi quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự ghi nhận từ team dev, khách hàng hay cấp trên sẽ là nguồn động lực lớn để bạn vượt qua áp lực và tiếp tục phát triển trong lĩnh vực này.
Câu 2: Tester có cần biết lập trình không?
Làm Tester không nhất thiết bạn phải biết lập trình, tuy nhiên nếu như có kiến thức về lập trình thì bạn sẽ có nhiều lợi thế để tiến xa hơn trong lĩnh vực này.
Câu 3: Các chứng chỉ phổ biến trong ngành Tester là gì?
Nếu bạn đang muốn trở thành một Tester thì bên cạnh học hỏi bổ sung các kiến thức cần thiết thì bạn cũng phải trang bị cho mình các chứng chỉ tiêu biểu sau:
CMST – Viện đảm bảo chất lượng.
CTM/CSTP/CATE – Viện quốc tế về kiểm thử phần mềm.
CMSQ/CSQA/CSTE – Viện Đảm bảo Chất lượng (QAI).
CSQE/CQIA – Hiệp hội chất lượng Hoa Kỳ (ASQ).
ISEB – Hội đồng hệ thống thông tin thi cử.
CTFL/CTAL – Hội đồng Văn bằng quốc tế.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về nghề Tester là gì cho bạn đọc tham khảo. Mong rằng sau khi theo dõi bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về nghề này cũng như hiểu rõ những kỹ năng, kiến thức quan trọng cần có để sau này trở thành một Tester tài năng. Với lộ trình nghề nghiệp rõ ràng, mức thu nhập hấp dẫn cùng cơ hội phát triển rộng mở trong thời đại số, nghề Tester ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Cách mở tab ẩn danh trên điện thoại và máy tính chi tiết nhất
Nếu bạn muốn tìm kiếm thông tin nhưng không muốn lưu lại dữ liệu trên trình duyệt web để đảm bảo tính an toàn và riêng tư của mình thì bạn hãy mở trình duyệt web bằng tab ẩn danh. Vậy cách mở tab ẩn danh trên điện thoại và máy tính như thế nào? Trong nội dung bài viết hôm nay các chuyên gia của Unica sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn. Cùng khám phá nhé.
Chế độ ẩn danh là gì?
Chế độ ẩn danh hay còn gọi là tab riêng tư là tính năng được tích hợp trong các trình duyệt web nhằm giúp người dùng duyệt web mà không lưu lại lịch sử truy cập, cookies, dữ liệu biểu mẫu hay thông tin đăng nhập sau khi đóng cửa sổ trình duyệt. Nhờ đó, bạn có thể sử dụng máy tính hoặc điện thoại chung với người khác mà không lo bị lộ thông tin cá nhân.
Chế độ ẩn danh là gì?
Chế độ ẩn danh được xem là một công cụ hữu ích giúp bảo vệ quyền riêng tư của bạn khỏi những người dùng khác trên cùng thiết bị. Sử dụng tab ẩn danh bạn sẽ ẩn được lịch sử và dữ liệu cá nhân của mình. Điều này giúp đảm bảo an toàn, tránh bị rò rỉ thông tin ra bên ngoài. Hiện nay, chế độ ẩn danh đang là chế độ được các chuyên gia an ninh mạng khuyên dùng để tăng tính riêng tư của cá nhân trong quá trình truy cập internet.
Lợi ích khi mở tab ẩn danh trên trình duyệt
Sử dụng tab ẩn danh trên trình duyệt mang lại cho người dùng rất nhiều lợi ích thiết thực, cụ thể như sau:
Mọi hoạt động truy cập sẽ không được ghi lại trong lịch sử trình duyệt giúp bảo mật thông tin trình duyệt web.
Các cookie tạm thời sẽ bị xóa ngay sau khi đóng tab.
Hạn chế rò rỉ tài khoản, mật khẩu khi dùng máy tính chung.
Mở ẩn danh để vào một tài khoản khác mà không cần đăng xuất thì tài khoản vẫn tự khắc bị out ra.
Các tìm kiếm không bị ảnh hưởng bởi lịch sử trước đó.
Cách mở chế độ ẩn danh trên trình duyệt máy tính
Thông thường việc mở tab ẩn danh sẽ diễn ra trên máy tính là chủ yếu. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách mở tab ẩn danh cho bạn tham khảo:
Trên trình duyệt Google Chrome
Các bước mở tab ẩn danh trên trình duyệt Google Chrome thực hiện như sau:
Cách mở tab ẩn danh trên Chrome cho máy tính Windows
Đầu tiên bạn mở trình duyệt Chrome => Tiếp theo trên màn hình bạn nhấn vào dấu ba chấm thẳng đứng => Chọn "cửa sổ ẩn danh mới". Để nhanh hơn thì bạn có thể mở tab ẩn danh trên Chrome bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + N.
Nhấn vào dấu ba chấm để mở tab ẩn danh
Cách mở tab ẩn danh trên Chrome cho máy Mac
Tại trình duyệt Macbook bạn nhấn vào File => Chọn New Incognito Windows. Hoặc để nhanh hơn thì bạn mở tab ẩn danh bằng cách nhấn tổ hợp phím ⌘ + Shift + N.
Thao tác mở tab ẩn danh trên Macbook
Trên trình duyệt Microsoft Edge
Đầu tiên bạn mở trình duyệt Microsoft Edge sau đó nhấn vào dấu ba chấm nằm ngang ở góc trên phía tay phải => Chọn cửa sổ InPrivate mới. Để thực hiện nhanh hơn người dùng nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + N để mở tab riêng tư.
Chọn cửa sổ InPrivate mới
Trên trình duyệt Cốc Cốc
Cách mở tab ẩn danh trên trình duyệt Cốc Cốc rất đơn giản, thực hiện như sau:
Vào trình duyệt Cốc Cốc => Chọn vào biểu tượng Cốc Cốc ở phía trên góc tay trái màn hình => Chọn "cửa sổ ẩn danh mới" là được.
Thao tác mở tab ẩn danh trên Cốc Cốc
Trên trình duyệt Firefox
Đầu tiên bạn bấm vào biểu tượng ba dấu gạch ngang xếp song song với nhau ở phía trên góc phải màn hình để mở menu tùy chọn của trình duyệt Firefox => Click chuột chọn "New Private Windows” (Cửa sổ riêng tư mới). Sau khi ở trong cửa sổ Private, bạn có thể mở bao nhiêu tab ẩn danh tùy ý bằng cách sử dụng tổ hợp phím Ctrl + T.
Thao tác mở tab ẩn danh trên Firefox
Ngoài cách thực hiện thao tác thủ công như vậy thì bạn cũng có thể thực hiện cách mở tab ẩn danh trên trình duyệt Firefox bằng việc thực hiện tổ hợp phím sau:
Đối với hệ điều hành Windows hoặc Linux: Nhấn Ctrl + Shift + P
Đối với hệ điều hành MacOS: Nhấn Command + Shift + P
Trên trình duyệt Opera
Đầu tiên bạn mở trình duyệt Opera trên máy của mình => Nhấn vào biểu tượng Opera ở góc phải trên cùng trình duyệt => Chọn "New private windows" để mở tab ẩn danh. Hoặc để nhanh hơn người dùng có thể thực hiện cách mở tab ẩn danh bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + N.
Thao tác mở tab ẩn danh trên Opera
Cách mở tab ẩn danh trên điện thoại
Hiện nay, IOS và Android đang là hai hệ điều hành điện thoại phổ biến có số lượng người dùng nhiều nhất. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách mở tab ẩn danh điện thoại qua 2 dòng hệ điều hành điện thoại này. Tham khảo nhé.
Hệ điều hành IOS
Đối với điện thoại Iphone sử dụng trình duyệt Chrome: Trên iPhone hoặc iPad bạn mở ứng dụng Chrome đã tải về ra => Nhấn biểu tượng Thêm => Chọn "Bật chế độ ẩn danh là hoàn thành".
Đối với điện thoại Iphone sử dụng trình duyệt Safari: Tại màn hình chính của điện thoại iPhone nhấn giữ để mở biểu tượng của Safari. Sau khi hiển thị hộp thoại, bạn nhấn chọn “Tab riêng tư mới”.
Chọn tab riêng tư mới
Hệ điều hành Android
Cách mở tab ẩn danh trên hệ điều hành Android thực hiện như sau: Đầu tiên bạn truy cập vào trình duyệt Chrome trên Android => Nhấn chọn vào biểu tượng ba chấm thẳng đứng => Chọn tab ẩn danh. Như vậy là bạn đã mở thành công tab ẩn danh trên điện thoại hệ điều hành Android để sử dụng.
Mở tab ẩn danh trên điện thoại hệ điều hành Android
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Có khôi phục lại được trang web ẩn danh không?
Câu trả lời là không. Người dùng không thể khôi phục lại trang web ẩn danh vì web ẩn danh sẽ không thể lưu Cookie và dữ liệu trang web.
Câu 2: Chế độ ẩn danh có dùng được tiện ích không?
Câu trả lời là có. Khi ở chế độ ẩn danh, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tiện ích một cách bình thường.
Câu 3: Tệp tải xuống và dấu trang có được lưu không?
Khi bạn tải xuống một dữ liệu nào đó thì ở web riêng tư sẽ không lưu. Tuy nhiên ở thư mục tải xuống của bạn thì vẫn sẽ lưu nội dung bạn tải. Tất cả các thanh dấu trang bạn tạo cũng sẽ được lưu ở Chrome.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách mở tab ẩn danh cho bạn đọc tham khảo. Có thể thấy, việc mở tab ẩn danh rất đơn giản và dễ dàng, chỉ với vài thao tác là bạn đã mở thành công và sử dụng để dữ liệu được bảo mật an toàn hơn, tránh rò rỉ thông tin không mong muốn ra ngoài.
Ngoại ngữ

Cấu trúc so sánh hơn và cách sử dụng trong tiếng Anh
29/07/2024
6327
Trong các bài thi tiếng Anh, nhiều bạn bị mất điểm một cách “ngớ ngẩn” những câu “cho điểm” ở dạng so sánh hơn, một dạng so sánh đơn giản trong ngữ pháp tiếng Anh. Vì vây, trong bài viết này, UNICA chia sẻ những kiến thức quan trọng về học ngữ pháp tiếng Anh so sánh hơn và cách sử dụng, bạn hãy tham khảo thêm nhé!
So sánh hơn là gì?
Một trong các loại so sánh trong tiếng Anh được sử dụng phổ biến chính là so sánh hơn là một dạng so sánh trong chủ đề so sánh trong tiếng Anh. Nhắc đến so sánh hơn và cách sử dụng là nhắc đến sự so sánh từ 2 người, hai vật, sự vật trở lên với nhau về 1 hay nhiều tiêu chí. Nghĩa là 1 vật đạt được tiêu chí sẽ đưa ra để là tiêu chí so sánh cho các vật còn lại. Trong so sánh hơn, người ta sử dụng việc so sánh 2 hay nhiều người, vật với nhau.
Hình ảnh minh họa về so sánh hơn
Cấu trúc câu so sánh hơn
Trong cấu trúc so sánh hơn được chưa làm 2 loại đó là so sánh tính ngắn và so sánh tính từ dài.
Cấu trúc so sánh tính từ ngắn và trạng từ ngắn
S1 + V+ adj + er + than + S2 +...
S2 + V + adv + er + than + O/N/pronoun…
Eg:
This car is faster than that one. (Xe ô tô của tôi chạy nhanh hơn chiếc xe đó).
My hat is bigger than her. (Chiếc mũ của tôi to hơn của cô ấy).
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tiếp cận phương pháp học tiếng anh đúng, thành thạo ngữ pháp, tự tin thuyết trình bằng tiếng anh.... Đăng ký ngay.
[course_id:1245,theme:course]
[course_id:1517,theme:course]
[course_id:184,theme:course]
Cấu trúc so sánh tính từ dài và trạng từ dài
S1 + V+ more + tính từ dài + than + S2 + trợ động từ
S1 + V+ more + trạng từ dài + than + O/N/Pronoun
Eg:
She is more beautiful than me. (Cô ấy xinh hơn tôi).
My book is more expensive than her. (Quyển sách của tôi đắt hơn của cô ấy).
Lưu ý:
So sánh hơn có một lưu ý bạn cần nắm chắc đó là cách thêm “much” và thêm “far” trước “more”.
Eg: My car is far more expensive than him. (Chiếc ô tô của tôi đắt hơn của anh ta).
Cấu trúc so sánh nhất
Công thức so sánh nhất (Superlative) là công thức so sánh được sử dụng cho người hoặc vật nhằm mục đích nêu lên đặc điểm khác biệt, tính chất nổi bật nhất so với các đối tượng còn lại trong cùng 1 nhóm.
Cấu trúc của câu so sánh nhất:
Đối với tính từ ngắn:
S + to be + the + adj + est + Noun/ Pronoun
Eg: My dad is the greatest person in the world.
Đối với tính từ dài:
S + to be + the most + adj + Noun/ Pronoun
Eg: Ha is the most intelligent student in my class.
So sánh kém nhất trong Tiếng Anh:
S + V + the + least + Adj/Adv + N
Eg: Her ideas were the least practical suggestions.
Cấu trúc so sánh bằng
Cấu trúc:
As + adj/ adv + as
Thể khẳng định:
S + to be/ V + as + adj/ adv + as + (S + tobe/ V) + O
Thể phủ định:
S + to be/ V + not + as + adj/ adv + as + O
Eg: Water is as cold as ice. (Nước lạnh như đá.)
Câu trúc:
Not + so + adj/ adv + as
Trong dạng câu phủ định, "So" sẽ thay thế cho "AS"
Cấu trúc:
S + to be/ V + not + so + adj/ adv + as + O
Eg: I can’t draw as/ so beautifully as her. (Tôi không thể vẽ đẹp bằng cô ấy.)
Ngoài các câu trúc trên, so sánh bằng còn được biểu đạt bằng cấu trúc "The same as".
Cấu trúc:
S + to be + the same + (noun) + as + noun/ pronoun.
Eg: English is as difficult as Chinese = English is the same difficulty as Chinese (Tiếng Anh với tiếng Trung Quốc có độ khó tương đương nhau.)
Một số lưu ý trong cách so sánh hơn và so sánh nhất
Dạng so sánh hơn và cách sử dụng là dùng để miêu tả người hoặc vật, cách đơn giản nhất là thêm đuôi “er” vào sau tính từ đó (đối với tính từ ngắn).
Eg: She is happier now. (Bây giờ cô ấy đang vui).
Cách chuyển một số tính từ ngắn: Với một số tính từ ngắn có một âm tiết như: long, short, tall… nếu từ đó kết thúc tận cùng bằng một nguyên âm + phụ âm thì gấp đôi phụ âm đó lên.
Eg: Big -> bigger -> The biggest hoặc Hot -> hotter
Cách so sánh hơn với tính từ ngắn
Những tính từ tận cùng bằng nguyên âm -e thì chỉ việc thêm -r hoặc -st.
Eg: Fine -> finer
Những từ tận cùng bằng -y sau 1 phụ âm như tidy thì ở dạng so sánh hơn.
Eg: Dirty -> dirtier.
Một số tính từ bất quy tắc
Good -> better
Bad -> worse
Far -> farther/further
Old-> older
Much -> more
Many -> more
Little -> less
Pleasant -> pleasant
Careful -> more careful/less pleasant
Ví dụ về một số tính từ bất quy tắc
Một số tính từ sau đây thường không có dạng so sánh vì thường mang nghĩa mà tuyệt đối.
Perfect: Hoàn hảo
Supreme: Tối cao
Prime: Căn bản
Full: No
Unique: Duy nhất
Top: Cao nhất
Primary: Chính
Empty: Trống rỗng
Extreme: Cực kỳ
Absolute: Tuyệt đối
Matchless: Không đối thủ
Daily: Hàng ngày
Cách dùng cấu trúc so sánh hơn
Trong cuộc sống hàng ngày, có những lúc chúng ta phải sử dụng cách nói so sánh hơn và cách sử dụng của chúng để diễn đạt rõ hơn suy nghĩ, đánh giá sự vật.
Khi bạn muốn so sánh cái này hơn cái kia tốt hơn hay đẹp hơn.
Eg: My brother is taller than you. (Anh trai tôi cao hơn tôi).
Khi muốn so sánh 2 mục đơn với nhau:
Eg: Lan is taller than Mai. (Lan cao hơn Mai).
Khi người nói muốn so sánh 1 sự vật, sự kiện, con người, tính chất với một nhóm nào đó.
Eg: Mai is taller than the other girl. (Mai cao hơn những cô gái khác).
Khi muốn so sánh 2 nhóm với nhau.
Eg: The boy in class 4 are taller than the boy in class 3. (Cậu bé lớp 4 cao hơn cậu bé lớp 3).
Một số lưu ý về so sánh hơn và cách sử dụng.
Dạng so sánh hơn có thể đứng một mình nếu có sự liên quan đã rõ ràng.
Eg: The black coat is longer. (Chiếc áo khoác màu đen dài hơn).
Khi người nói có thể thêm “the “ trước dạng so sánh hơn nếu như các sự vật so sánh đều cùng 1 loại, cùng tính chất, vật liệu…
Eg: Which is the longer? (Cái nào dài hơn?).
Nếu bạn có ý định nêu lên từng mục một của một thứ gì đó thì dùng “than”.
Eg: My room is better than the one next window. (Phòng tôi tốt hơn phòng kế cửa sổ).
“Than” thường đi kèm với danh từ hay đại từ, “than” có chức năng như một giới từ. Nếu sau “than” là một mệnh đề thì “than” có chức năng là một liên từ.
Eg: I know her better than you. (Tôi biết cô ta nhiều hơn bạn).
Chúng ta có thể có dùng very, too, quite để định tính cho tính từ thành: very tall, too cold, too hot, … nhưng chúng ta không được phép cho những từ này vào so sánh hơn. Thay vì dùng very, too, quite bạn nên dùng a bit, very much, far, even, hardly, a lot, lots, a little, no rather, somewhat….
Eg: It’s much hotter today than it was last day. (Trời hôm nay nóng hơn hôm qua).
Để sử dụng thành thạo cấu trúc so sánh hơn ngoài việc bạn thuộc công thức thì từ vựng cũng như cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh của bạn cũng phải nắm rõ.
Bài tập vận dụng so sánh hơn và so sánh nhất
Bài tập: Viết lại các mẫu câu sau theo công thức so sánh hơn và so sánh nhất
1. Today is hotter than yesterday.
➔ Yesterday was __________________________.
2. No one in her team is more beautiful than Dyan.
➔ Dyan is _______________________________.
3. No building in Quan’s city is higher than this building.
➔ This building is ____________________________.
4. Jack is the most intelligent in his class.
➔ No one in his class _______________________.
5. If your son reads many science books, he will have much knowledge.
➔ The more__________________________________.
6. If Linda wants to pass the exam easily, she will study harder.
➔ The more easily ________________________________.
7. Binh An’s house is very beautiful. It’s expensive, too.
➔ The more _____________________________.
8. One of the greatest tennis players in the world is BJ.
➔ BJ is _________________________________.
9. No producers in the world is bigger than ABS.
➔ ABS is _______________________________.
10. Sam is very intelligent but her sister is the most intelligent in her family.
➔ Sam’s sister is ________________________________________.
Đáp án:
1. Yesterday wasn’t so as hot as today.
2. Dyan is the most beautiful in her team.
3. This building is the highest in Quan’s city.
4. No one in his class is more intelligent than Jack.
5. The more science books he reads, the more knowledge he will have.
6. The more easily Linda wants to pass the exam, the harder she will study.
7. The more beautiful Binh An’s house is, the more expensive it is.
8. BJ is the greatest tennis player in the world.
9. ABS is the biggest producer in the world.
10. Sam’s sister is more intelligent than her.
Kết luận
Hiện nay, ngoài việc trang bị thêm cho mình nhiều ngoại như khác như: học Tiếng Hàn online, Tiếng Trung, tiếng Đức thì nhiều người vẫn chọn khóa học tiếng Anh là ngoại ngữ được nhiều người quan tâm nhất. Việc học câu so sánh hơn và cách sử dụng trong tiếng Anh là một phần ngữ pháp khá “xoắn não” mà không phải ai khi học đều vận dụng được.

Cấu trúc Wish trong Tiếng Anh - Công thức và cách sử dụng
29/07/2024
6012
I wish I could fly. I wish I have a hero. “Tôi ước tôi có thể bay”, “Tôi ước tôi là một anh hùng”... là những câu mong muốn, ước muốn có dạng cấu trúc “wish”. Tuy nhiên, nhiều người học tiếng Anh vẫn chưa hiểu rõ cấu trúc wish và cách sử dụng của nó. Hôm nay, UNICA xin giới thiệu cho bạn bài tổng hợp chi tiết nhất về chủ điểm ngữ pháp này được tổng hợp lại từ những chuyên gia hàng đầu Unica.
Cấu trúc wish được dùng trong các thì
Trước khi tìm hiểu cấu trúc wish và cách dùng của nó ra sao thì bạn nên biết nghĩa của động từ “wish” là gì. “Wish” là một động từ có quy tắc trong tiếng Anh, được sử dụng trong câu với ý nghĩa bày tỏ ước muốn trong quá khứ, hiện tại và tương lai của một chủ thể nào đó. Cấu trúc wish là một dạng trong cấu trúc được sử dụng phổ biến trong quá trình giao tiếp tiếng Anh hằng ngày.
“Wish” là dạng câu dùng để bày tỏ sự mong muốn, ước muốn thứ gì đó
Câu điều ước wish ở hiện tại
Câu điều ước wish ở hiện tại thuộc nhóm ngữ pháp cấu trúc wish và cách sử dụng. Dạng này dùng với mục đích nói lên những mong muốn, ước muốn ở hiện tại mà không có thật, không thể xảy ra ở hiện tại, hay những điều giả định một điều ngược lại so với thực tế.
Trong trường hợp này câu điều ước ở hiện tại dùng để ước những điều gì đó không có thật ở hiện tại, tại thời điểm nói hoặc mong muốn đều không thể xảy ra được.
Khẳng định:
S + wish(es) + (that) + S + V-ed
Phủ định:
S + wish(es) + (that) + S + not + V-ed
Cấu trúc If only:
If only + (that) + S + (not) + V-ed
Chú ý: Trong chủ đề ngữ pháp về cấu trúc wish và cách sử dụng thì tobe dạng này luôn chia là were và weren’t.
Để nhớ cấu trúc wish hiện tại một cách nhanh nhất, bạn có thể nhớ mẹo như sau:
Động từ ở mệnh đề sau wish luôn luôn được chia ở quá khứ đơn.
Động từ be được sử dụng trong dạng giả định cách tức là to be thành were ở tất các ngôi.
Cấu trúc if only được dùng trong câu ước muốn
Eg:
I wish I studied very good. (Tôi ước tôi học thật giỏi).
If only the boy were here. (Giá mà cậu con trai đó ở đây).
We wish she didn’t go to school today. (Chúng tôi ước cô ta không đi học hôm nay).
I wish I finished homework. (Tôi ước tôi đã hoàn thành xong bài tập về nhà).
>> Xem thêm: Cấu trúc SUCH THAT / SO THAT và cách sử dụng
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tiếp cận phương pháp học tiếng anh đúng, thành thạo ngữ pháp, tự tin thuyết trình bằng tiếng anh.... Đăng ký ngay.
[course_id:1245,theme:course]
[course_id:1517,theme:course]
[course_id:184,theme:course]
Cấu trúc wish ở tương lai
Câu mong ước, ước muốn ở tương lai là một cấu trúc diễn tả những mong ước về một sự việc trong tương lai có thể xảy ra hoặc không xảy ra ở hiện tại.
Cấu trúc wish và cách sử dụng của chủ đề này được sử dụng ở tương lai với một mong muốn với ai đó, sự việc hành động sẽ diễn ra tốt hơn trong tương lai.
Thể khẳng định:
S + wish (es) + S + would + V.
Thể phủ định:
S + wish (es) + S + wouldn’t + V.
Ngoài ra ta có thể dùng cấu trúc If only:
If only + S + would/could + V nguyên thể.
Những chú ý của cấu trúc wish trong tương lai cần “bỏ túi”:
Đối với chủ ngữ ở vế “wish” nếu là số nhiều thì động từ wish được giữ nguyên.
Đối với chủ ngữ ở vế wish là số ít, chúng ta chia động từ wish thành wishes.
Động từ ở mệnh đề sau ta chia theo dạng nguyên thể vì đứng trước nó là một động từ khuyết thiếu.
Eg:
I wish you wouldn’t go to school today. (Tôi ước bạn không đi học vào ngày mai).
I wish I would go to the zoo with my friends next day. (Tôi ước tôi sẽ được đi sở thú với những người bạn của mình vào ngày hôm sau).
He wishes she would stop sad. (Anh ấy ước cô sẽ dừng sự đau khổ lại).
Cấu trúc wish ở quá khứ
Trái ngược với cấu trúc câu ở hiện tại và tương lai, cấu trúc wish ở quá khứ được sử dụng trong câu ước ở quá khứ với mục đích diễn tả những mong ước về một sự việc không có thật ở quá khứ, hay những giả định mà người nói ngược lại so với những điều đã xảy ra ở quá khứ.
Nói cách khác, câu mong ước ở quá khứ được sử dụng để ước những điều trái những gì sự việc xảy ra ở quá khứ, thường là tiếc nuối một thứ gì đó ở quá khứ.
Khẳng định:
S + wish (es) + S + had + V PII.
Thể phủ định:
S + wish (es) + S + hadn’t + V pII.
Có thể dùng cấu trúc:
If only + S + could have + PII.
Lưu ý khi làm bài tập:
Động từ ở mệnh đề sau wish luôn luôn được chia ở quá khứ hoàn thành.
Chú ý công thức: S + wish + S + could have + PII = If only + S + could have + PII.
Eg:
I wish that I had studied harder at school. (I didn’t study hard at school, and now I’m sorry about it). Tôi ước rằng tôi đã học hành chăm chỉ hơn ở trường học.
Cách dùng khác của của Wish
Wish + to V : Được dùng với ngữ cảnh trang trọng, dùng wish + động từ thường để thay thế cho would like.
Eg: I wish to speak to the headmaster. (This means the same as ‘I would like to speak to the headmaster’.)
Tôi muốn nói chuyện với hiệu trưởng.
Wish + O + to V: Với mong ước ai đó làm gì, ta dùng cấu trúc wish với động từ nguyên thể.
Eg: I do not wish you to publish this article.
Tôi không muốn bạn công bố bài báo đó.
Wish + O + something: Cấu trúc này được sử dụng trong các lời chúc.
Eg: I wished him a happy birthday.
Tôi chúc anh ấy sinh nhật vui vẻ.
>> Xem thêm: Cấu trúc câu trong tiếng Anh cơ bản nhất
Một số trường hợp đặc biệt dùng cấu trúc wish
Trong cấu trúc wish và cách sử dụng, ta cần chú ý rằng người ta còn dùng “wish to” theo cách nói riêng của bản thân thay cho “want to”.
Eg: I wish to see my idol. (Tôi ước được gặp thần tượng của mình).
Dùng wish với một cụm danh từ đứng sau để đưa ra lời chúc tốt lành nào đó như chúc mừng năm mới, giáng sinh, lễ tốt nghiệp, phần thưởng…
Eg: They wish they a new job. (Họ ước họ có một công việc mới).
Khi đưa ra một lời mong muốn cho một người khác bạn có thể sử dụng động từ “ hope”mang nghĩa “hy vọng” cho ai đó thay vì “mong ước”.
Eg: They hope you pass the final exam. (Họ hy vọng bạn sẽ thông qua bài kiểm tra cuối kỳ).
Cách phân biệt “wish” và “hope”
Kết luận
Cấu trúc wish và cách sử dụng wish chắc hẳn sẽ khiến nhiều bạn cảm thấy “hại não” và bị nhầm lẫn 3 cách sử dụng với nhau. Để có thêm nhiều kiến thức, cách sử dụng câu, học ngữ pháp tiếng Anh chúng tôi khuyên bạn nên có một lộ trình học bài bản nhất bằng cách tham khảo những khoá học tiếng Anh trên Unica dưới sự hướng dẫn từ các chuyên gia hàng đầu.

Cấu trúc Used To và cách sử dụng trong Tiếng Anh
29/07/2024
3794
Cấu trúc used to và cách sử dụng là phần ngữ pháp được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa đã “từng làm gì đó”. Để hiểu rõ phần trọng tâm này trong tiếng Anh, UNICA xin mời bạn đón đọc bài viết ngay dưới đây nhé!
Used to là gì?
Chắc hẳn trong số các học viên, ai cũng đã từng nói những câu như: “Tôi đã từng là…”, “Tôi đã từng làm cái này trước đây…”.
Cấu trúc used to và cách sử dụng là một cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh được sử dụng để nói tới một sự kiện, hành động đã từng xảy ra trong quá khứ, kết thúc hẳn trong quá khứ và không còn kéo dài đến hiện tại. Hoặc đơn giản, người dùng khi sử dụng cấu trúc used to chỉ để muốn nhấn mạnh sự khác biệt gì hành động trong quá khứ và hiện tại.
Eg: They used to live in Sai Gon. (Họ đã từng sống ở Sài Gòn).
Nhận xét: Họ đã từng sống ở Sài Gòn nhưng hiện tại đến bây giờ họ không còn sống ở đây nữa. Họ sống ở đâu thì người nghe không biết.
Cấu trúc used to được hiểu đơn giản là “đã từng làm gì”
Cấu trúc ngữ pháp về “used to”
Tương tự như cấu trúc của một thì cơ bản trong tiếng Anh, cấu trúc used to và cách sử dụng cũng được chia thành thể khẳng định, thể phủ định và thể nghi vấn.
Thể khẳng định:
S + used to + V …
Trong đó:
S là chủ ngữ chỉ người, chỉ sự vật, hiện tượng.
V là động từ diễn tả hành động bị chủ thể tác động lên, động từ nguyên mẫu.
Used to giữ nguyên.
Eg:
I used to go to school. (Tôi đã từng đi học).
He used to read the novel. (Anh ấy đã từng đọc quyển tiểu thuyết).
My mother used to go to the zoo by bike. (Mẹ tôi đã từng đến sở thú bằng xe đạp).
Thể phủ định :
S + did not + use to + V.
Tương tự như câu khẳng định, để chuyển sang câu phủ định người nói chỉ cần thêm trợ động từ “did” và dạng phủ định “not” vào sau chủ ngữ.
Eg:
I didn’t use to swim the river. (Ngày trước, tôi chưa từng đi bơi ở sông).
They didn’t use to go to school with me. (Ngày trước, họ không thường đi học với tôi).
My Mom didn’t use to read to the book. (Mẹ tôi chưa từng đọc sách).
Câu nghi vấn:
Did + S + use to + V …?
Trong thể nghi vấn, ta chỉ cần đảo trợ động từ “did” lên trước chủ ngữ.
Eg:
Did you use to borrow me the book? (Bạn đã từng mượn sách của tôi đúng không?).
Did he use to go to the zoo with your family? (Anh ấy đã từng đi sở thú với gia đình bạn phải không?).
>> Xem thêm: Cấu trúc câu trong tiếng Anh cơ bản nhất
Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay.
[course_id:3177,theme:course]
[course_id:259,theme:course]
[course_id:236,theme:course]
Cách sử dụng cấu trúc used to
Trong cấu trúc used to và cách sử dụng, ta nên quan tâm nhiều hơn vào cách sử dụng của nó. Cách sử dụng thông dụng nhất của used to là dùng để chỉ một thói quen đã từng trong quá khứ và đến bây giờ không còn được duy trì trong hiện tại nữa.
Eg: I used to live in Thai Binh. (Tôi đã từng sống ở Thái Bình).
Used to được dùng để thể hiện một hoạt động, sự kiện nào đó trong quá khứ thường chia ở quá khứ nhưng không còn tồn tại nữa. Dấu hiệu nhận biết cách sử dụng này là thể hiện qua các động từ trạng thái như: Have, believe, know, like…
Eg: My sister used to have long hair but now, it’s very short. (Chị gái tôi đã từng để tóc dài nhưng bây giờ, nó thực sự rất ngắn).
Lưu ý: Ta nhận thấy, trong cách sử dụng của cấu trúc used to có nét gì đó tương đồng với cách sử dụng thì quá khứ đơn. Một câu hỏi được đặt ra: “Làm cách nào để phân biệt được cách sử dụng của hai dạng này trong tiếng Anh?”.
Trường hợp 1: Nếu nói về những thói quen đã từng trong quá khứ nhưng hiện tại không còn dùng nữa thì dùng cấu trúc used to.
Eg: Lan used to teach in the New York for 3 years. (Lan đã từng dạy học ở New York khoảng 3 năm).
Nhận xét: Trong quá khứ Lan đã từng đi dạy học ở New York, nhưng hiện tại cô không còn dạy ở đây nữa mà chuyển sang một thành phố khác hoặc có thể nghỉ hẳn việc dạy học rồi.
Trường hợp 2: Sự việc, hành động khi xảy ra ở quá khứ có thể đúng nhưng trong hiện tại nó không còn đúng bản chất như vậy nữa.
Eg: This used to be a very big hopistal. (Nơi đây đã từng là một bệnh viện rất lớn).
Nhận xét: Trước đây, ở vị trí này người ta đã xây dựng một bệnh viện rất lớn nhưng nó đúng ở thời điểm trong quá khứ. Còn hiện tại có 2 trường hợp xảy ra: Một là bệnh viện đó vẫn còn, hai là nó đã bị đập đi. Nên với trường hợp này, ta nên dùng cấu trúc used to thay vì cấu trúc thì quá khứ.
Vậy để phân biệt cấu trúc used to và cách sử dụng với thì quá khứ đơn ta nên dựa vào hành động câu đã kết thúc ở hiện tại chưa.
Các cách sử dụng của cấu trúc used to
Những cấu trúc tương tự cần phân biệt
Cấu trúc Be used to (đã quen với)
Be used to dùng để diễn tả một việc đã thực hiện nhiều lần. Chủ thể đã có kinh nghiệm với việc này và không còn gặp khó khăn khi thực hiện nó nữa.
Cấu trúc:
To be + used to + V-ing/ Noun
Trong đó:
Used: Tính từ
To: Giới từ
Eg: I am used to getting up early in the morning.
Cấu trúc get used to (quen dần với)
Get used to dùng để diễn tả một sự việc mà bạn đang bắt đầu quen dần với nó.
Cấu trúc: to get used to + V-ing/ noun
Eg: He got used to Japanese food.
>> Xem thêm: Cấu trúc So That và cách sử dụng? So sánh So that và Such that
Bài tập vận dụng cấu trúc Used to
Bài tập: Điền từ vào chỗ trống
1. I didn’t … to do much skiing.
2. We … to walk to school when we were children.
3. They … not to let women join this club.
4. There … to be a lake here years ago.
5. John didn’t … to like Mary when they were teenagers.
6. When … they to live here?
7. Why did you … to use this old photocopier?
8. We never … to have electricity in our house.
9. I hardly ever … to have time for going out.
10. Did they … to let you smoke in cinemas?
Đáp án:
1. use 2. used 3. used 4. used 5. use 6. did … use 7. use 8. used 9. used 10. use
Kết luận
Như vậy để diễn tả một thói quen đã từng trong quá khứ ta có thể sử dụng cấu trúc used to và cách sử dụng. Với những cấu trúc và cách dùng được chọn lọc chi tiết, UNICA hy vọng rằng các bạn sẽ không bị nhầm lẫn với thì quá khứ đơn. Hãy kết hợp cùng với việc làm bài tập để thu được kết quả cao nhất nhé.
>> Xem thêm: Cấu trúc Wish trong Tiếng Anh - Công thức và cách sử dụng

29/07/2024
6327
Trong các bài thi tiếng Anh, nhiều bạn bị mất điểm một cách “ngớ ngẩn” những câu “cho điểm” ở dạng so sánh hơn, một dạng so sánh đơn giản trong ngữ pháp tiếng Anh. Vì vây, trong bài viết này, UNICA chia sẻ những kiến thức quan trọng về học ngữ pháp tiếng Anh so sánh hơn và cách sử dụng, bạn hãy tham khảo thêm nhé!
So sánh hơn là gì?
Một trong các loại so sánh trong tiếng Anh được sử dụng phổ biến chính là so sánh hơn là một dạng so sánh trong chủ đề so sánh trong tiếng Anh. Nhắc đến so sánh hơn và cách sử dụng là nhắc đến sự so sánh từ 2 người, hai vật, sự vật trở lên với nhau về 1 hay nhiều tiêu chí. Nghĩa là 1 vật đạt được tiêu chí sẽ đưa ra để là tiêu chí so sánh cho các vật còn lại. Trong so sánh hơn, người ta sử dụng việc so sánh 2 hay nhiều người, vật với nhau.
Hình ảnh minh họa về so sánh hơn
Cấu trúc câu so sánh hơn
Trong cấu trúc so sánh hơn được chưa làm 2 loại đó là so sánh tính ngắn và so sánh tính từ dài.
Cấu trúc so sánh tính từ ngắn và trạng từ ngắn
S1 + V+ adj + er + than + S2 +...
S2 + V + adv + er + than + O/N/pronoun…
Eg:
This car is faster than that one. (Xe ô tô của tôi chạy nhanh hơn chiếc xe đó).
My hat is bigger than her. (Chiếc mũ của tôi to hơn của cô ấy).
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tiếp cận phương pháp học tiếng anh đúng, thành thạo ngữ pháp, tự tin thuyết trình bằng tiếng anh.... Đăng ký ngay.
[course_id:1245,theme:course]
[course_id:1517,theme:course]
[course_id:184,theme:course]
Cấu trúc so sánh tính từ dài và trạng từ dài
S1 + V+ more + tính từ dài + than + S2 + trợ động từ
S1 + V+ more + trạng từ dài + than + O/N/Pronoun
Eg:
She is more beautiful than me. (Cô ấy xinh hơn tôi).
My book is more expensive than her. (Quyển sách của tôi đắt hơn của cô ấy).
Lưu ý:
So sánh hơn có một lưu ý bạn cần nắm chắc đó là cách thêm “much” và thêm “far” trước “more”.
Eg: My car is far more expensive than him. (Chiếc ô tô của tôi đắt hơn của anh ta).
Cấu trúc so sánh nhất
Công thức so sánh nhất (Superlative) là công thức so sánh được sử dụng cho người hoặc vật nhằm mục đích nêu lên đặc điểm khác biệt, tính chất nổi bật nhất so với các đối tượng còn lại trong cùng 1 nhóm.
Cấu trúc của câu so sánh nhất:
Đối với tính từ ngắn:
S + to be + the + adj + est + Noun/ Pronoun
Eg: My dad is the greatest person in the world.
Đối với tính từ dài:
S + to be + the most + adj + Noun/ Pronoun
Eg: Ha is the most intelligent student in my class.
So sánh kém nhất trong Tiếng Anh:
S + V + the + least + Adj/Adv + N
Eg: Her ideas were the least practical suggestions.
Cấu trúc so sánh bằng
Cấu trúc:
As + adj/ adv + as
Thể khẳng định:
S + to be/ V + as + adj/ adv + as + (S + tobe/ V) + O
Thể phủ định:
S + to be/ V + not + as + adj/ adv + as + O
Eg: Water is as cold as ice. (Nước lạnh như đá.)
Câu trúc:
Not + so + adj/ adv + as
Trong dạng câu phủ định, "So" sẽ thay thế cho "AS"
Cấu trúc:
S + to be/ V + not + so + adj/ adv + as + O
Eg: I can’t draw as/ so beautifully as her. (Tôi không thể vẽ đẹp bằng cô ấy.)
Ngoài các câu trúc trên, so sánh bằng còn được biểu đạt bằng cấu trúc "The same as".
Cấu trúc:
S + to be + the same + (noun) + as + noun/ pronoun.
Eg: English is as difficult as Chinese = English is the same difficulty as Chinese (Tiếng Anh với tiếng Trung Quốc có độ khó tương đương nhau.)
Một số lưu ý trong cách so sánh hơn và so sánh nhất
Dạng so sánh hơn và cách sử dụng là dùng để miêu tả người hoặc vật, cách đơn giản nhất là thêm đuôi “er” vào sau tính từ đó (đối với tính từ ngắn).
Eg: She is happier now. (Bây giờ cô ấy đang vui).
Cách chuyển một số tính từ ngắn: Với một số tính từ ngắn có một âm tiết như: long, short, tall… nếu từ đó kết thúc tận cùng bằng một nguyên âm + phụ âm thì gấp đôi phụ âm đó lên.
Eg: Big -> bigger -> The biggest hoặc Hot -> hotter
Cách so sánh hơn với tính từ ngắn
Những tính từ tận cùng bằng nguyên âm -e thì chỉ việc thêm -r hoặc -st.
Eg: Fine -> finer
Những từ tận cùng bằng -y sau 1 phụ âm như tidy thì ở dạng so sánh hơn.
Eg: Dirty -> dirtier.
Một số tính từ bất quy tắc
Good -> better
Bad -> worse
Far -> farther/further
Old-> older
Much -> more
Many -> more
Little -> less
Pleasant -> pleasant
Careful -> more careful/less pleasant
Ví dụ về một số tính từ bất quy tắc
Một số tính từ sau đây thường không có dạng so sánh vì thường mang nghĩa mà tuyệt đối.
Perfect: Hoàn hảo
Supreme: Tối cao
Prime: Căn bản
Full: No
Unique: Duy nhất
Top: Cao nhất
Primary: Chính
Empty: Trống rỗng
Extreme: Cực kỳ
Absolute: Tuyệt đối
Matchless: Không đối thủ
Daily: Hàng ngày
Cách dùng cấu trúc so sánh hơn
Trong cuộc sống hàng ngày, có những lúc chúng ta phải sử dụng cách nói so sánh hơn và cách sử dụng của chúng để diễn đạt rõ hơn suy nghĩ, đánh giá sự vật.
Khi bạn muốn so sánh cái này hơn cái kia tốt hơn hay đẹp hơn.
Eg: My brother is taller than you. (Anh trai tôi cao hơn tôi).
Khi muốn so sánh 2 mục đơn với nhau:
Eg: Lan is taller than Mai. (Lan cao hơn Mai).
Khi người nói muốn so sánh 1 sự vật, sự kiện, con người, tính chất với một nhóm nào đó.
Eg: Mai is taller than the other girl. (Mai cao hơn những cô gái khác).
Khi muốn so sánh 2 nhóm với nhau.
Eg: The boy in class 4 are taller than the boy in class 3. (Cậu bé lớp 4 cao hơn cậu bé lớp 3).
Một số lưu ý về so sánh hơn và cách sử dụng.
Dạng so sánh hơn có thể đứng một mình nếu có sự liên quan đã rõ ràng.
Eg: The black coat is longer. (Chiếc áo khoác màu đen dài hơn).
Khi người nói có thể thêm “the “ trước dạng so sánh hơn nếu như các sự vật so sánh đều cùng 1 loại, cùng tính chất, vật liệu…
Eg: Which is the longer? (Cái nào dài hơn?).
Nếu bạn có ý định nêu lên từng mục một của một thứ gì đó thì dùng “than”.
Eg: My room is better than the one next window. (Phòng tôi tốt hơn phòng kế cửa sổ).
“Than” thường đi kèm với danh từ hay đại từ, “than” có chức năng như một giới từ. Nếu sau “than” là một mệnh đề thì “than” có chức năng là một liên từ.
Eg: I know her better than you. (Tôi biết cô ta nhiều hơn bạn).
Chúng ta có thể có dùng very, too, quite để định tính cho tính từ thành: very tall, too cold, too hot, … nhưng chúng ta không được phép cho những từ này vào so sánh hơn. Thay vì dùng very, too, quite bạn nên dùng a bit, very much, far, even, hardly, a lot, lots, a little, no rather, somewhat….
Eg: It’s much hotter today than it was last day. (Trời hôm nay nóng hơn hôm qua).
Để sử dụng thành thạo cấu trúc so sánh hơn ngoài việc bạn thuộc công thức thì từ vựng cũng như cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh của bạn cũng phải nắm rõ.
Bài tập vận dụng so sánh hơn và so sánh nhất
Bài tập: Viết lại các mẫu câu sau theo công thức so sánh hơn và so sánh nhất
1. Today is hotter than yesterday.
➔ Yesterday was __________________________.
2. No one in her team is more beautiful than Dyan.
➔ Dyan is _______________________________.
3. No building in Quan’s city is higher than this building.
➔ This building is ____________________________.
4. Jack is the most intelligent in his class.
➔ No one in his class _______________________.
5. If your son reads many science books, he will have much knowledge.
➔ The more__________________________________.
6. If Linda wants to pass the exam easily, she will study harder.
➔ The more easily ________________________________.
7. Binh An’s house is very beautiful. It’s expensive, too.
➔ The more _____________________________.
8. One of the greatest tennis players in the world is BJ.
➔ BJ is _________________________________.
9. No producers in the world is bigger than ABS.
➔ ABS is _______________________________.
10. Sam is very intelligent but her sister is the most intelligent in her family.
➔ Sam’s sister is ________________________________________.
Đáp án:
1. Yesterday wasn’t so as hot as today.
2. Dyan is the most beautiful in her team.
3. This building is the highest in Quan’s city.
4. No one in his class is more intelligent than Jack.
5. The more science books he reads, the more knowledge he will have.
6. The more easily Linda wants to pass the exam, the harder she will study.
7. The more beautiful Binh An’s house is, the more expensive it is.
8. BJ is the greatest tennis player in the world.
9. ABS is the biggest producer in the world.
10. Sam’s sister is more intelligent than her.
Kết luận
Hiện nay, ngoài việc trang bị thêm cho mình nhiều ngoại như khác như: học Tiếng Hàn online, Tiếng Trung, tiếng Đức thì nhiều người vẫn chọn khóa học tiếng Anh là ngoại ngữ được nhiều người quan tâm nhất. Việc học câu so sánh hơn và cách sử dụng trong tiếng Anh là một phần ngữ pháp khá “xoắn não” mà không phải ai khi học đều vận dụng được.

Cấu trúc Wish trong Tiếng Anh - Công thức và cách sử dụng
I wish I could fly. I wish I have a hero. “Tôi ước tôi có thể bay”, “Tôi ước tôi là một anh hùng”... là những câu mong muốn, ước muốn có dạng cấu trúc “wish”. Tuy nhiên, nhiều người học tiếng Anh vẫn chưa hiểu rõ cấu trúc wish và cách sử dụng của nó. Hôm nay, UNICA xin giới thiệu cho bạn bài tổng hợp chi tiết nhất về chủ điểm ngữ pháp này được tổng hợp lại từ những chuyên gia hàng đầu Unica.
Cấu trúc wish được dùng trong các thì
Trước khi tìm hiểu cấu trúc wish và cách dùng của nó ra sao thì bạn nên biết nghĩa của động từ “wish” là gì. “Wish” là một động từ có quy tắc trong tiếng Anh, được sử dụng trong câu với ý nghĩa bày tỏ ước muốn trong quá khứ, hiện tại và tương lai của một chủ thể nào đó. Cấu trúc wish là một dạng trong cấu trúc được sử dụng phổ biến trong quá trình giao tiếp tiếng Anh hằng ngày.
“Wish” là dạng câu dùng để bày tỏ sự mong muốn, ước muốn thứ gì đó
Câu điều ước wish ở hiện tại
Câu điều ước wish ở hiện tại thuộc nhóm ngữ pháp cấu trúc wish và cách sử dụng. Dạng này dùng với mục đích nói lên những mong muốn, ước muốn ở hiện tại mà không có thật, không thể xảy ra ở hiện tại, hay những điều giả định một điều ngược lại so với thực tế.
Trong trường hợp này câu điều ước ở hiện tại dùng để ước những điều gì đó không có thật ở hiện tại, tại thời điểm nói hoặc mong muốn đều không thể xảy ra được.
Khẳng định:
S + wish(es) + (that) + S + V-ed
Phủ định:
S + wish(es) + (that) + S + not + V-ed
Cấu trúc If only:
If only + (that) + S + (not) + V-ed
Chú ý: Trong chủ đề ngữ pháp về cấu trúc wish và cách sử dụng thì tobe dạng này luôn chia là were và weren’t.
Để nhớ cấu trúc wish hiện tại một cách nhanh nhất, bạn có thể nhớ mẹo như sau:
Động từ ở mệnh đề sau wish luôn luôn được chia ở quá khứ đơn.
Động từ be được sử dụng trong dạng giả định cách tức là to be thành were ở tất các ngôi.
Cấu trúc if only được dùng trong câu ước muốn
Eg:
I wish I studied very good. (Tôi ước tôi học thật giỏi).
If only the boy were here. (Giá mà cậu con trai đó ở đây).
We wish she didn’t go to school today. (Chúng tôi ước cô ta không đi học hôm nay).
I wish I finished homework. (Tôi ước tôi đã hoàn thành xong bài tập về nhà).
>> Xem thêm: Cấu trúc SUCH THAT / SO THAT và cách sử dụng
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tiếp cận phương pháp học tiếng anh đúng, thành thạo ngữ pháp, tự tin thuyết trình bằng tiếng anh.... Đăng ký ngay.
[course_id:1245,theme:course]
[course_id:1517,theme:course]
[course_id:184,theme:course]
Cấu trúc wish ở tương lai
Câu mong ước, ước muốn ở tương lai là một cấu trúc diễn tả những mong ước về một sự việc trong tương lai có thể xảy ra hoặc không xảy ra ở hiện tại.
Cấu trúc wish và cách sử dụng của chủ đề này được sử dụng ở tương lai với một mong muốn với ai đó, sự việc hành động sẽ diễn ra tốt hơn trong tương lai.
Thể khẳng định:
S + wish (es) + S + would + V.
Thể phủ định:
S + wish (es) + S + wouldn’t + V.
Ngoài ra ta có thể dùng cấu trúc If only:
If only + S + would/could + V nguyên thể.
Những chú ý của cấu trúc wish trong tương lai cần “bỏ túi”:
Đối với chủ ngữ ở vế “wish” nếu là số nhiều thì động từ wish được giữ nguyên.
Đối với chủ ngữ ở vế wish là số ít, chúng ta chia động từ wish thành wishes.
Động từ ở mệnh đề sau ta chia theo dạng nguyên thể vì đứng trước nó là một động từ khuyết thiếu.
Eg:
I wish you wouldn’t go to school today. (Tôi ước bạn không đi học vào ngày mai).
I wish I would go to the zoo with my friends next day. (Tôi ước tôi sẽ được đi sở thú với những người bạn của mình vào ngày hôm sau).
He wishes she would stop sad. (Anh ấy ước cô sẽ dừng sự đau khổ lại).
Cấu trúc wish ở quá khứ
Trái ngược với cấu trúc câu ở hiện tại và tương lai, cấu trúc wish ở quá khứ được sử dụng trong câu ước ở quá khứ với mục đích diễn tả những mong ước về một sự việc không có thật ở quá khứ, hay những giả định mà người nói ngược lại so với những điều đã xảy ra ở quá khứ.
Nói cách khác, câu mong ước ở quá khứ được sử dụng để ước những điều trái những gì sự việc xảy ra ở quá khứ, thường là tiếc nuối một thứ gì đó ở quá khứ.
Khẳng định:
S + wish (es) + S + had + V PII.
Thể phủ định:
S + wish (es) + S + hadn’t + V pII.
Có thể dùng cấu trúc:
If only + S + could have + PII.
Lưu ý khi làm bài tập:
Động từ ở mệnh đề sau wish luôn luôn được chia ở quá khứ hoàn thành.
Chú ý công thức: S + wish + S + could have + PII = If only + S + could have + PII.
Eg:
I wish that I had studied harder at school. (I didn’t study hard at school, and now I’m sorry about it). Tôi ước rằng tôi đã học hành chăm chỉ hơn ở trường học.
Cách dùng khác của của Wish
Wish + to V : Được dùng với ngữ cảnh trang trọng, dùng wish + động từ thường để thay thế cho would like.
Eg: I wish to speak to the headmaster. (This means the same as ‘I would like to speak to the headmaster’.)
Tôi muốn nói chuyện với hiệu trưởng.
Wish + O + to V: Với mong ước ai đó làm gì, ta dùng cấu trúc wish với động từ nguyên thể.
Eg: I do not wish you to publish this article.
Tôi không muốn bạn công bố bài báo đó.
Wish + O + something: Cấu trúc này được sử dụng trong các lời chúc.
Eg: I wished him a happy birthday.
Tôi chúc anh ấy sinh nhật vui vẻ.
>> Xem thêm: Cấu trúc câu trong tiếng Anh cơ bản nhất
Một số trường hợp đặc biệt dùng cấu trúc wish
Trong cấu trúc wish và cách sử dụng, ta cần chú ý rằng người ta còn dùng “wish to” theo cách nói riêng của bản thân thay cho “want to”.
Eg: I wish to see my idol. (Tôi ước được gặp thần tượng của mình).
Dùng wish với một cụm danh từ đứng sau để đưa ra lời chúc tốt lành nào đó như chúc mừng năm mới, giáng sinh, lễ tốt nghiệp, phần thưởng…
Eg: They wish they a new job. (Họ ước họ có một công việc mới).
Khi đưa ra một lời mong muốn cho một người khác bạn có thể sử dụng động từ “ hope”mang nghĩa “hy vọng” cho ai đó thay vì “mong ước”.
Eg: They hope you pass the final exam. (Họ hy vọng bạn sẽ thông qua bài kiểm tra cuối kỳ).
Cách phân biệt “wish” và “hope”
Kết luận
Cấu trúc wish và cách sử dụng wish chắc hẳn sẽ khiến nhiều bạn cảm thấy “hại não” và bị nhầm lẫn 3 cách sử dụng với nhau. Để có thêm nhiều kiến thức, cách sử dụng câu, học ngữ pháp tiếng Anh chúng tôi khuyên bạn nên có một lộ trình học bài bản nhất bằng cách tham khảo những khoá học tiếng Anh trên Unica dưới sự hướng dẫn từ các chuyên gia hàng đầu.

Cấu trúc Used To và cách sử dụng trong Tiếng Anh
Cấu trúc used to và cách sử dụng là phần ngữ pháp được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh với ý nghĩa đã “từng làm gì đó”. Để hiểu rõ phần trọng tâm này trong tiếng Anh, UNICA xin mời bạn đón đọc bài viết ngay dưới đây nhé!
Used to là gì?
Chắc hẳn trong số các học viên, ai cũng đã từng nói những câu như: “Tôi đã từng là…”, “Tôi đã từng làm cái này trước đây…”.
Cấu trúc used to và cách sử dụng là một cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh được sử dụng để nói tới một sự kiện, hành động đã từng xảy ra trong quá khứ, kết thúc hẳn trong quá khứ và không còn kéo dài đến hiện tại. Hoặc đơn giản, người dùng khi sử dụng cấu trúc used to chỉ để muốn nhấn mạnh sự khác biệt gì hành động trong quá khứ và hiện tại.
Eg: They used to live in Sai Gon. (Họ đã từng sống ở Sài Gòn).
Nhận xét: Họ đã từng sống ở Sài Gòn nhưng hiện tại đến bây giờ họ không còn sống ở đây nữa. Họ sống ở đâu thì người nghe không biết.
Cấu trúc used to được hiểu đơn giản là “đã từng làm gì”
Cấu trúc ngữ pháp về “used to”
Tương tự như cấu trúc của một thì cơ bản trong tiếng Anh, cấu trúc used to và cách sử dụng cũng được chia thành thể khẳng định, thể phủ định và thể nghi vấn.
Thể khẳng định:
S + used to + V …
Trong đó:
S là chủ ngữ chỉ người, chỉ sự vật, hiện tượng.
V là động từ diễn tả hành động bị chủ thể tác động lên, động từ nguyên mẫu.
Used to giữ nguyên.
Eg:
I used to go to school. (Tôi đã từng đi học).
He used to read the novel. (Anh ấy đã từng đọc quyển tiểu thuyết).
My mother used to go to the zoo by bike. (Mẹ tôi đã từng đến sở thú bằng xe đạp).
Thể phủ định :
S + did not + use to + V.
Tương tự như câu khẳng định, để chuyển sang câu phủ định người nói chỉ cần thêm trợ động từ “did” và dạng phủ định “not” vào sau chủ ngữ.
Eg:
I didn’t use to swim the river. (Ngày trước, tôi chưa từng đi bơi ở sông).
They didn’t use to go to school with me. (Ngày trước, họ không thường đi học với tôi).
My Mom didn’t use to read to the book. (Mẹ tôi chưa từng đọc sách).
Câu nghi vấn:
Did + S + use to + V …?
Trong thể nghi vấn, ta chỉ cần đảo trợ động từ “did” lên trước chủ ngữ.
Eg:
Did you use to borrow me the book? (Bạn đã từng mượn sách của tôi đúng không?).
Did he use to go to the zoo with your family? (Anh ấy đã từng đi sở thú với gia đình bạn phải không?).
>> Xem thêm: Cấu trúc câu trong tiếng Anh cơ bản nhất
Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay.
[course_id:3177,theme:course]
[course_id:259,theme:course]
[course_id:236,theme:course]
Cách sử dụng cấu trúc used to
Trong cấu trúc used to và cách sử dụng, ta nên quan tâm nhiều hơn vào cách sử dụng của nó. Cách sử dụng thông dụng nhất của used to là dùng để chỉ một thói quen đã từng trong quá khứ và đến bây giờ không còn được duy trì trong hiện tại nữa.
Eg: I used to live in Thai Binh. (Tôi đã từng sống ở Thái Bình).
Used to được dùng để thể hiện một hoạt động, sự kiện nào đó trong quá khứ thường chia ở quá khứ nhưng không còn tồn tại nữa. Dấu hiệu nhận biết cách sử dụng này là thể hiện qua các động từ trạng thái như: Have, believe, know, like…
Eg: My sister used to have long hair but now, it’s very short. (Chị gái tôi đã từng để tóc dài nhưng bây giờ, nó thực sự rất ngắn).
Lưu ý: Ta nhận thấy, trong cách sử dụng của cấu trúc used to có nét gì đó tương đồng với cách sử dụng thì quá khứ đơn. Một câu hỏi được đặt ra: “Làm cách nào để phân biệt được cách sử dụng của hai dạng này trong tiếng Anh?”.
Trường hợp 1: Nếu nói về những thói quen đã từng trong quá khứ nhưng hiện tại không còn dùng nữa thì dùng cấu trúc used to.
Eg: Lan used to teach in the New York for 3 years. (Lan đã từng dạy học ở New York khoảng 3 năm).
Nhận xét: Trong quá khứ Lan đã từng đi dạy học ở New York, nhưng hiện tại cô không còn dạy ở đây nữa mà chuyển sang một thành phố khác hoặc có thể nghỉ hẳn việc dạy học rồi.
Trường hợp 2: Sự việc, hành động khi xảy ra ở quá khứ có thể đúng nhưng trong hiện tại nó không còn đúng bản chất như vậy nữa.
Eg: This used to be a very big hopistal. (Nơi đây đã từng là một bệnh viện rất lớn).
Nhận xét: Trước đây, ở vị trí này người ta đã xây dựng một bệnh viện rất lớn nhưng nó đúng ở thời điểm trong quá khứ. Còn hiện tại có 2 trường hợp xảy ra: Một là bệnh viện đó vẫn còn, hai là nó đã bị đập đi. Nên với trường hợp này, ta nên dùng cấu trúc used to thay vì cấu trúc thì quá khứ.
Vậy để phân biệt cấu trúc used to và cách sử dụng với thì quá khứ đơn ta nên dựa vào hành động câu đã kết thúc ở hiện tại chưa.
Các cách sử dụng của cấu trúc used to
Những cấu trúc tương tự cần phân biệt
Cấu trúc Be used to (đã quen với)
Be used to dùng để diễn tả một việc đã thực hiện nhiều lần. Chủ thể đã có kinh nghiệm với việc này và không còn gặp khó khăn khi thực hiện nó nữa.
Cấu trúc:
To be + used to + V-ing/ Noun
Trong đó:
Used: Tính từ
To: Giới từ
Eg: I am used to getting up early in the morning.
Cấu trúc get used to (quen dần với)
Get used to dùng để diễn tả một sự việc mà bạn đang bắt đầu quen dần với nó.
Cấu trúc: to get used to + V-ing/ noun
Eg: He got used to Japanese food.
>> Xem thêm: Cấu trúc So That và cách sử dụng? So sánh So that và Such that
Bài tập vận dụng cấu trúc Used to
Bài tập: Điền từ vào chỗ trống
1. I didn’t … to do much skiing.
2. We … to walk to school when we were children.
3. They … not to let women join this club.
4. There … to be a lake here years ago.
5. John didn’t … to like Mary when they were teenagers.
6. When … they to live here?
7. Why did you … to use this old photocopier?
8. We never … to have electricity in our house.
9. I hardly ever … to have time for going out.
10. Did they … to let you smoke in cinemas?
Đáp án:
1. use 2. used 3. used 4. used 5. use 6. did … use 7. use 8. used 9. used 10. use
Kết luận
Như vậy để diễn tả một thói quen đã từng trong quá khứ ta có thể sử dụng cấu trúc used to và cách sử dụng. Với những cấu trúc và cách dùng được chọn lọc chi tiết, UNICA hy vọng rằng các bạn sẽ không bị nhầm lẫn với thì quá khứ đơn. Hãy kết hợp cùng với việc làm bài tập để thu được kết quả cao nhất nhé.
>> Xem thêm: Cấu trúc Wish trong Tiếng Anh - Công thức và cách sử dụng
Xem thêm bài viết
Tin học văn phòng

Các hàm xuống dòng trong excel chi tiết và dễ hiểu nhất bạn nên biết
19/11/2024
8441
Excel là một phần mềm bảng tính mạnh mẽ và phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong những tính năng cơ bản của Excel là cho phép người dùng nhập và hiển thị các chuỗi ký tự trên các ô bảng tính. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể muốn xuống dòng trong một ô để tạo ra một định dạng hoặc một bố cục khác cho dữ liệu của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các hàm xuống dòng trong excel, cũng như một số ứng dụng thực tế của chúng.
Các hàm xuống dòng trong excel
Trong Excel, có một số hàm có thể giúp bạn xuống dòng trong một ô hoặc trong một chuỗi ký tự. Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về các hàm sau:
1. Hàm CHAR
Hàm char xuống dòng trả về ký tự tương ứng với một mã ASCII hoặc Unicode. Bạn có thể sử dụng hàm char trong excel để chèn các ký tự đặc biệt vào chuỗi ký tự của bạn, bao gồm cả ký tự xuống dòng.
+ Cú pháp chung
=CHAR(Number)
Trong đó: Number là số nguyên từ 1-255.
Cú pháp hàm Char
Để xuống dòng trong Excel, bạn có thể sử dụng các mã sau:
- CHAR(10): Xuống dòng theo kiểu Unix hoặc Mac OS X
- CHAR(13): Xuống dòng theo kiểu Windows
- CHAR(13) & CHAR(10): Xuống dòng theo kiểu Windows và Unix
+ Cách sử dụng của hàm CHAR
Ví dụ: Cho câu văn:
Yêu cầu: Dùng hàm CHAR để tách câu văn trong bảng thành 2 dòng.
Cách làm:
- Bước 1: Ở ô B2, bạn nhập hàm xuống dòng trong excel sau:
="Các khóa học"&CHAR(10)&" của Unica".
Nhập công thức xuống dòng trong excel CHAR
- Bước 2: Nhấn enter và bấm vào nút lệnh Wrap Text sẽ thu được kết quả như sau:
Nhấn enter và bấm vào nút lệnh Wrap Text sẽ thu được kết quả tách dòng
Lưu ý: Để hiển thị kết quả xuống dòng trong ô, bạn cần bật tính năng Wrap Text cho ô đó. Bạn có thể làm điều này bằng cách nhấn chuột phải vào ô, chọn Format Cells, chọn tab Alignment và tích vào ô Wrap Text.
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
2. Xuống dòng trong Excel bằng cách bỏ khoảng trắng trong chuỗi ký tự
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu sau, yêu cầu chuyển “sản phẩm” xuống cùng dòng với “Điện máy xanh”.
- Bước 1: Nếu bạn muốn xuống dòng của ô A2, bạn nhập công thức =SUBSTITUTE(A2;CHAR(10);" ").
Nếu chuỗi xuống dòng xuất hiện nhiều khoảng trắng như ô A3, bạn nhập hàm xuống dòng trong excel sau:
=TRIM(SUBSTITUTE(A2;CHAR(10);" "))
Sau đó nhấn Enter.
- Bước 2: Kết quả sau khi hoàn thành như sau:
>>> Xem thêm: 7 cách xuống dòng trong Excel trên Windows và Macbook
3. Xuống dòng cùng một ô sau khi nối chuỗi
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu dưới đây, yêu cầu nối chuỗi các ô “Điện”, “máy”, “xanh” thành một dòng và xuống dòng từng chữ một.
- Bước 1: Nhập công thức =B1&CHAR(10)&C1&CHAR(10)&D1&CHAR(10) và nhấn Enter. Trong đó, CHAR(10) là dấu ngắt dòng.
- Bước 2: Trong ô công thức, bạn tiếp tục chọn Wrap Text.
Kết quả sau khi hoàn thành như sau:
>> Xem thêm: Hàm tách số ra khỏi chuỗi trong Excel
Một số cách xuống dòng khác trong Excel
Ngoài các hàm xuống dòng trong excel đã nêu ở trên, bạn cũng có thể sử dụng một số cách khác để xuống dòng trong Excel, như sau:
1. Cách xuống dòng trong Excel sử dụng phím tắt Alt + Enter
Đây là cách đơn giản và nhanh chóng nhất để xuống dòng trong một ô. Bạn chỉ cần di chuyển con trỏ đến vị trí bạn muốn xuống dòng, rồi nhấn phím tắt Alt + Enter. Excel sẽ tự động tạo một ký tự xuống dòng và chuyển con trỏ xuống hàng tiếp theo.
Ví dụ: Cho câu văn “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam” ở ô A25. Dùng lệnh Alt + Enter để tách câu văn này thành 2 dòng.
Cách làm:
- Bước 1: Copy câu văn ở ô A25 sang ô B25 bằng nút lệnh Ctrl+C và Ctrl+V.
Copy câu văn sang B25
- Bước 2: Nhấn đúp chuột vào ô B25. Đặt con trỏ chuột đằng sau từ “thủ đô” rồi nhấn câu lệnh xuống dòng trong excel Alt + Enter.
Kết quả thu được là:
2. Cách xuống dòng trong Excel bằng Wrap Text
Đây là cách để Excel tự động xuống dòng cho bạn khi một chuỗi ký tự quá dài so với chiều rộng của ô. Bạn chỉ cần chọn ô hoặc vùng ô bạn muốn áp dụng, rồi bật chức năng Wrap Text trên thanh công cụ. Excel sẽ tự động xuống dòng ở những vị trí có khoảng trắng, sao cho chuỗi ký tự vừa với chiều rộng của ô.
Ví dụ: Cho dòng chữ “Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. Đây là một thành phố lớn và đông dân” ở ô A36.
Yêu cầu: Dùng chức năng Wrap Text để tách câu văn trên thành 2 dòng.
Cách làm:
- Bước 1: Copy câu văn ở ô A36 sang ô B36 bằng nút lệnh Ctrl+C và Ctrl+V.
Copy câu văn ở ô A36 sang ô B36
- Bước 2: Đặt chuột vào ô B36.
- Bước 3: Click chuột vào nút lệnh xuống dòng excel Wrap Text. Kết quả sẽ là:
3. Sử dụng chức năng căn lề Justify để xuống dòng trong Excel
Đây là cách để Excel tự động xuống dòng và căn lề cho bạn khi một chuỗi ký tự quá dài so với chiều rộng của ô. Bạn chỉ cần chọn ô hoặc vùng ô bạn muốn áp dụng, rồi chọn chức năng Justify trên thanh công cụ. Excel sẽ tự động xuống dòng ở những vị trí có khoảng trắng, sao cho chuỗi ký tự vừa với chiều rộng của ô và căn lề hai bên.
Ví dụ: Cho danh sách tên ứng viên như sau:
Yêu cầu: Dùng chức năng Justify để tách dòng các câu văn trong bảng dữ liệu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bôi đen toàn bộ vùng dữ liệu từ B2:B6.
Bôi đen toàn bộ vùng dữ liệu từ B2:B6
- Bước 2: Nhấn chuột phải và chọn Format Cells.
Chọn Format Cells
- Bước 3: Trong hộp thoại Format Cells, bạn chọn lệnh xuống hàng trong excel Alignment.
Chọn thẻ Alignment
- Bước 4: Trong hộp Horizontal, bạn chọn mũi tên sổ xuống và chọn Justify.
Chọn Justify
- Bước 5: Nhấn vào OK sẽ thu được kết quả như sau:
4. Cách xuống dòng trong Excel bằng Find & Replace
Đây là cách để bạn có thể tìm kiếm và thay thế một ký tự hoặc một chuỗi ký tự bất kỳ bằng ký tự xuống dòng trong Excel. Bạn chỉ cần mở hộp thoại Find & Replace (phím tắt Ctrl + H), nhập ký tự hoặc chuỗi ký tự bạn muốn thay thế vào ô Find what, nhập ký tự xuống dòng CHAR(10) vào ô Replace with, rồi nhấn nút Replace All.
Ví dụ: Cho danh sách tên ứng viên như sau:
Yêu cầu: Dùng chức năng Find & Replace để tách dòng các câu văn trong bảng dữ liệu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bôi đen toàn bộ vùng dữ liệu từ B2:B6.
Bôi đen toàn bộ vùng dữ liệu từ B2:B6
- Bước 2: Nhấn tổ hợp Ctrl+H để mở hộp thoại Find & Replace.
Mở hộp thoại Find & Replace
- Bước 3: Ở phần Find What bạn đặt khoảng trắng bằng cách gõ dấu cách. Còn ở phần Replace With, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + J.
- Bước 4: Bạn nhấn Replace All để tất cả khoảng trắng được thay thế bằng lệnh xuống dòng.
Nhấn Replace All
Kết quả tách dòng
Tổng kết
Trong bài viết này, tôi đã giới thiệu cho bạn về các hàm xuống dòng trong Excel. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã giới thiệu một số cách xuống dòng khác cho bạn tham khảo là dùng phím tắt Alt + Enter, sử dụng chức năng Wrap Text, sử dụng chức năng Justify và sử dụng chức năng Find & Replace. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng các hàm và cách xuống dòng trong Excel một cách hiệu quả và tiện lợi.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các khóa học tin học văn phòng Online, học Excel cơ bản đến nâng cao trên Unica để nâng cao kỹ năng Excel thực chiến cho mình.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
>> Xem thêm: Hàm LOWER trong Excel - Cú pháp và cách sử dụng

Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định chi tiết, đơn giản
18/01/2023
2976
Thanh lý tài sản cố định được biết đến là công việc quen thuộc được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Để giúp bạn có thể hạch toán thanh lý tài sản cố định chính xác thì cùng Unica tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định được hiểu là những loại tài sản có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị tối thiểu 30 triệu đồng.
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 45/2013/TT BTC thì thông tin về TSCĐ như sau:
- Tài sản cố định hữu hình: Chính là tư liệu lao động chủ yếu ở dạng vật chất đáp ứng tiêu chuẩn của tài sản hữu hình và vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu gồm: nhà cửa, công trình, máy móc thiết bị và các phương tiện vận tải tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh.
- Tài sản cố định vô hình: Là các loại tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện giá trị đầu tư đáp ứng tiêu chí của tài sản vô hình và tham gia vào chu kỳ kinh doanh, bao gồm một số chi phí trực tiếp có liên quan đến việc đất sử dụng như: quyền phân phối, bằng sáng chế, bằng sáng chế hoặc chi phí bản quyền.
Tài sản cố định là gì?
Những quy định về thanh lý tài sản cố định
Dựa theo quy định tại Điều 38 (1) Thông tư 200/2014/TT BTC và Điều 32 (1) Thông tư 133/2016/TT BTC:
- Tài sản cố định đã khấu hao hết mà vẫn đang sản xuất, kinh doanh thì sẽ không được trích khấu hao tiếp.
- Đối với những TSCĐ chưa được khấu hao hết hoặc hư hỏng phải thanh lý thì được xử lý bồi thường và giá trị còn lại với TSCĐ chưa khấu hao hết, cần xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Tài sản được bồi thường và thay thế bằng thu nhập từ việc bán số tiền bồi thường của tài sản do ban quản lý xác định.
- Nếu việc bù trừ không thể đủ bù đắp giá trị còn lại của TSCĐ chưa được thu hồi hay giá trị TSCĐ bị tổn thất thì phần chênh lệch còn lại sẽ được coi là mức tổn thất do bù trừ và được tính vào nguyên giá.
- Hội đồng bù trừ có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bù trừ TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong hệ thống quản lý tài chính và lập “Nghị định thư bù trừ TSCĐ” theo đúng quy định.
Thanh lý tài sản cố định
Những trường hợp nào cần thanh lý TSCĐ?
Doanh nghiệp thường sẽ thanh lý TSCĐ trong các trường hợp sau:
- TSCĐ bị hư hỏng và không thể sử dụng được nữa
- TSCĐ lạc hậu và không phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sáp nhập, nhượng bán hoặc giải thể
Trường hợp thanh lý các TSCĐ còn đang khấu hao nhưng bị hỏng:
- Xác định trách nhiệm của các Tổ chức, Cá nhân đối với sự hư hỏng của TSCĐ để xử lý việc bồi thường.
- Phần còn lại (chưa thu hồi hoặc không được bồi thường) thì phải được bù đắp bằng số thu thanh lý của TSCĐ đó. Lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm quyết định các khoản bồi thường này.
- Nếu 2 khoản này vẫn chưa đủ để bù đắp thì phần giá trị còn lại của TSCĐ bị xem là Lỗ thanh lý TSCĐ và phải đưa vào chi phí khác.
Thanh lý TSCĐ
Các thủ tục thanh lý TSCĐ
Khi có quyết định thanh lý TSCĐ, doanh nghiệp phải lập một Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng này có trách nhiệm đảm bảo việc thanh lý TSCĐ tiến hành theo đúng quy trình và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” đúng mẫu quy định. Biên bản này sẽ được lập thành 2 bản và giao cho:
- Phòng Kế toán để ghi sổ và lưu vào hồ sơ
- Đơn vị sử dụng hoặc ban quản lý TSCĐ
Quy trình thanh lý TSCĐ
Bước 1: Bộ phận có TSCĐ cần thanh lý sẽ dựa vào kết quả kiểm kê tài sản và quá trình theo dõi, sử dụng TSCĐ để lập đơn đề nghị thanh lý và trình lên ban lãnh đạo công ty phê duyệt. Trong đơn đề nghị cần ghi rõ những danh mục TSCĐ cần thanh lý.
Bước 2: Đại diện doanh nghiệp sẽ ra các quyết định thanh lý TSCĐ.
Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ bao gồm:
- Thủ trưởng: Chủ tịch Hội đồng
- Kế toán trưởng cùng kế toán tài sản
- Trưởng/phó bộ phận cơ sở vật chất và cán bộ phụ trách tài sản
- Đại diện của đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý
- Cán bộ có kiến thức về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý
- Đại diện đoàn thể: Công đoàn hoặc Thanh tra Nhân dân.
Bước 4: Hội đồng thanh lý TSCĐ trình cho người đứng đầu doanh nghiệp quyết định hình thức xử lý TSCĐ như bán tài sản, hủy tài sản (tùy thuộc vào đặc điểm, tình trạng của TSCĐ cần thanh lý)
Bước 5: Hội đồng thanh lý TSCĐ tiến hành lập “Biên bản thanh lý tài sản cố định” sau khi đã thanh lý.
Đi kèm với quy trình này chính là bộ hồ sơ thanh lý TSCĐ gồm:
- Biên bản cuộc họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
- Các Quyết định Thanh lý TSCĐ.
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Hợp đồng bán TSCĐ được thanh lý.
- Hóa đơn bán TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản hủy tài sản cố định
- Thanh lý hợp đồng bán TSCĐ
Quy trình thanh lý TSCĐ
Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định đúng chuẩn
Theo kiến thức tổng hợp trong khóa học nguyên lý kế toán. Khi thực hiện hạch toán bù trừ TSCĐ cho việc sản xuất kinh doanh thì kế toán phải hạch toán tài sản cố định theo nguyên tắc sau đây:
- Giảm tài khoản chi phí chính là khoản khấu hao lũy kế của tài sản này
- Phần doanh thu thanh lý TSCĐ được hạch toán vào TK 711 – Doanh thu khác
- Các khoản chi phí phát sinh bên trong quá trình thanh lý TSCĐ được hạch toán vào tài khoản 811 – Chi phí khác
- Với việc bù trừ tài sản cố định đã khấu hao hết, kế toán sẽ ghi giảm nguyên giá của loại tài sản này (tài khoản 211) và khấu hao lũy kế (tài khoản 214)
- Trường hợp thanh lý TSCĐ chưa khấu hao hết giá trị còn lại của TSCĐ sẽ được hạch toán vào tài khoản 811
- Hạch toán cụ thể khi doanh nghiệp thanh lý TSCĐ dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hạch toán thanh lý tài sản cố định
Căn cứ vào chứng từ bổ sung, kế toán ghi nhận các khoản thu nhập như sau:
- TK 111, 112, 131… Tổng giá trị phát sinh từ chính việc thanh lý TSCĐ
- Tài khoản 711: Giá trị bù trừ của TSCĐ chưa bao gồm có thuế GTGT
- Kế toán ghi giảm khoản chi phí mua tài sản, nhà máy và máy móc thiết bị.
- Nợ tài khoản 214: Hao mòn tài sản, nhà máy và các thiết bị
- Nợ tài khoản 811: Giá trị còn lại của loại tài sản hữu hình giải thể
- Có tài khoản 211: Nguyên giá mua TSCĐ được thanh lý.
Nếu phát sinh khoản chi phí xử lý TSCĐ thì cần ghi các tài khoản sau:
- Nợ tài khoản 811: Chi phí thanh lý TSCĐ
- Các TK 111, 112: Tổng chi phí bù trừ TSCĐ.
Ví dụ thanh lý TSCĐ
Ví dụ: Bài tập hạch toán thanh lý tài sản cố định
Ngày 20/12 công ty A bán các thiết bị đang sử dụng ở văn phòng có thông tin như sau:
- Nguyên giá 24 triệu đồng
- Hao mòn lũy kế 6 triệu đồng
- Thời gian sử dụng 2 năm
- Trước khi bán, công ty sửa chữa lại toàn bộ tài sản hết 500.000 đ trả bằng tiền mặt
- Công ty bán tài sản với giá 8 triệu đồng, thuế GTGT 10% chưa thu tiền.
Hạch toán các nghiệp vụ trên như sau (đơn vị tính: VNĐ)
Ghi giảm phần nguyên giá tài sản cố định:
- Nợ TK 214: 6.000.000
- Nợ TK 811: 18.000.000
- Có TK 211: 24.000.000
Ghi nhận chi phí có liên quan đến hoạt động thanh lý tài sản cố định:
- Nợ TK 811: 500.000
- Có TK 111: 500.000
Ghi nhận nguồn thu nhập từ hoạt động thanh lý tài sản cố định:
- Nợ TK 111: 8.800.000
- Có TK 333: 800.000
- Có TK 711: 8.000.000
Tổng kết
Mong rằng qua bài viết này các bạn đã biết cách hạch toán thanh lý tài sản cố định chinh xác và nhanh chóng nhất. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì đây cũng là công việc thường xuyên phải thực hiện. Ngoài ra để nắm được nhiều thông tin hơn về thanh lý TSCĐ thì đừng bỏ qua khóa học kế toán tổng hợp online trên Unica nhé.

Bật mí 2 cách xoá pivot table trong Excel siêu nhanh, đơn giản
19/11/2024
6452
Pivot table là một tính năng rất hữu ích trong Excel, giúp bạn tổng hợp và phân tích dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng cần xoá pivot table để giải phóng không gian hoặc tạo bảng mới. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 cách xoá pivot table trong Excel siêu nhanh và đơn giản.
Chức năng của pivot table trong excel
Pivot table là một bảng tương tác cho phép bạn nhóm và tổng kết lượng dữ liệu lớn thành định dạng bảng ngắn gọn, dễ báo cáo và phân tích. Pivot table có thể sắp xếp, đếm, cộng dữ liệu và tích hợp sẵn trong nhiều chương trình bảng tính.
Với pivot table, bạn có thể nhóm dữ liệu, tính toán giá trị trung bình, tổng, trung vị và các hàm khác của một tập dữ liệu. Bạn cũng có thể xoay (pivot) các thông tin trên hàng và cột để tạo ra các báo cáo có cấu trúc khác nhau, giúp bạn nhanh chóng tìm thấy mẫu thông tin và các định dạng hiển thị phù hợp.
Pivot table là một công cụ hữu ích cho việc phân tích và tổng hợp dữ liệu trong các báo cáo tài chính, thống kê, quản lý dự án,...
>>> Xem thêm: Cách sử dụng remove duplicate xóa trùng nội dung trùng lặp trong Excel
Pivot table là một bảng tương tác cho phép bạn nhóm và tổng kết lượng dữ liệu lớn thành định dạng bảng ngắn gọn
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cách dùng pivot table trong excel
Để sử dụng pivot table trong Excel, bạn cần có một bảng dữ liệu chứa ít nhất một cột có giá trị trùng lặp và một cột có số liệu. Sau đó, bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Trên thanh công cụ, bạn mở thẻ Insert > Chọn PivotTable.
Chọn PivotTable
Bước 2: Hộp thoại Create PivotTable hiện ra, bạn sẽ thấy phần “Choose the data that you want to analyze ta chọn Select a table or range” và “Choose where you want the PivotTable report to be placed chọn Existing Worksheet”.
Trong đó:
Choose the data that you want to analyze ta chọn Select a table or range
Table/Range: là các dữ liệu bạn muốn thống kê.
Use an external data source: sử dụng các dữ liệu bên ngoài (thường ít sử dụng do việc thống kê chủ yếu lấy dữ liệu từ bên trong trang tính của Excel).
Choose where you want the PivotTable report to be placed chọn Existing Worksheet
New Worksheet: nếu chọn phần này thì PivotTable sẽ xuất hiện ở 1 trang tính mới.
Existing Worksheet: Sẽ xuất dữ liệu ở trang tính bạn đang sử dụng.
Location: chọn vị trí mà bạn muốn tạo bảng PivotTable.
Sau khi thao tác xong, bạn nhấn OK.
Điều chỉnh các thông số rồi nhấn OK
Bước 3: Sau đó bạn hãy đổi giao diện thành kiểu cơ bản bằng cách nhấn chuột phải vào vùng dữ liệu của Pivottable rồi chọn PivotTable Options…
Chọn PivotTable Options…
Bước 4: Trong PivotTable Options, bạn chọn thẻ Display. Tiếp đó là chọn Classic PivotTable layout (enables dragging of fields in the grid) > Chọn OK.
Chọn Classic PivotTable layout (enables dragging of fields in the grid)
Bước 5: Kéo các trường thích hợp vào các vùng tương ứng (bạn có thể kéo trực tiếp vào vùng PivotTable hoặc cũng có thể kéo xuống cái ô phía dưới).
Chú thích:
Filters: Bộ lọc báo cáo (bộ lọc này có khá nhiều tính năng, các bạn có thể tham khảo ở mục dưới nhé).
Columns: Dữ liệu hiển thị theo cột.
Rows: Dữ liệu hiển thị theo dòng.
Values: Giá trị chủ yếu là số.
Kéo các trường thích hợp vào các vùng tương ứng
>>> Xem thêm: Cách ẩn công thức trong bảng tính excel cực nhanh và đơn giản
Hướng dẫn cách xóa Pivot Table trong Excel
Để xóa pivot table trong Excel, bạn có thể xóa dòng, cột liên quan hoặc xóa toàn bộ bảng tính. Mỗi phương pháp sẽ được thực hiện chi tiết như sau:
Cách xóa bảng pivot table: Xóa toàn bộ dòng, cột liên quan tới Pivot Table
Đây là cách đơn giản nhất để xoá pivot table trong Excel.
Bài tập pivot table trong excel: Cho bảng dữ liệu sau:
Cho bảng dữ liệu
Yêu cầu: Xóa toàn bộ dòng, cột liên quan tới Pivot Table
Cách xoá pivot table:
Bước 1: Phạm vi pivot table này nằm trong cột F và G nên bạn cần bôi đen hai cột này.
Bước 2: Nhấn chuột trái và chọn nút lệnh Delete.
Nhấn chuột trái và chọn nút lệnh Delete
Một nhược điểm nhỏ của phương pháp này là việc xóa cả cột, cả dòng có thể làm mất cả những dữ liệu bên ngoài bảng PivotTable. Điều này sẽ dẫn tới việc mất các dữ liệu không mong muốn. Bởi vậy, khi dùng cách này, bạn phải chắc chắn không có dữ liệu khác trên cùng dòng (hoặc cột) của bảng PivotTable cần xóa.
Cách xóa pivottable trong excel bằng thao tác chọn bảng Pivot Table
Đây là cách hủy pivot table trong excel khác trong Excel, cho phép bạn xoá một phần hoặc toàn bộ pivot table. Bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Trong thẻ PivotTable, ở mục Analyze, bạn chọn mục Select. Sau đó, bạn chọn tiếp Select Entire PivotTable (thẻ này chỉ xuất hiện khi bạn đang chọn 1 vị trí trong bảng PivotTable).
Bước 2: Nhấn phím Delete để xóa vùng PivotTable đã chọn.
Nhấn phím Delete để xóa vùng PivotTable đã chọn
Những lỗi thường gặp khi sử dụng pivot table
Việc xử lý và phân tích dữ liệu trong Excel trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết nhờ vào Pivot Table, công cụ mạnh mẽ cho phép người dùng tóm tắt và phân tích thông tin từ một tập hợp lớn dữ liệu. Tuy nhiên, khi thực hiện cách xoá pivot table, nhiều người dùng thường gặp phải một số vấn đề và một trong những lỗi phổ biến là việc xóa Pivot Table mà không nhận được kết quả như mong đợi.
Nguyên nhân của lỗi pivot table
Nguyên nhân chính của vấn đề này thường là do việc xóa không đúng cách hoặc do Pivot Table đang chứa các dữ liệu được liên kết hoặc các tính toán phụ thuộc. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:
Liên kết với các dữ liệu khác: Pivot Table có thể liên kết với các bảng dữ liệu khác trong tệp Excel. Nếu bạn cố gắng xóa Pivot Table trong khi nó đang liên kết với các dữ liệu này, Excel sẽ cảnh báo về việc mất mát dữ liệu.
Có các Field hoặc Item ẩn: Đôi khi, người dùng có thể ẩn các Field hoặc Item trong Pivot Table để tạm thời loại bỏ chúng khỏi báo cáo. Nếu như bạn quên hiển thị lại chúng trước khi xóa, Excel sẽ không cho phép thực hiện thao tác này.
Bảng dữ liệu ban đầu bị thay đổi: Nếu bảng dữ liệu nguồn mà Pivot Table dựa vào đã bị thay đổi hoặc xóa đi, việc xóa Pivot Table cũng sẽ gặp lỗi.
Nguyên nhân chính gây ra lỗi khi xóa Pivot Table
>>> Xem thêm: 9 cách xóa khoảng trắng trong Excel tự động cho mọi phiên bản cực đơn
Cách khắc phục
Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể thử các biện pháp sau:
Kiểm tra các liên kết dữ liệu: Trước khi xóa Pivot Table, hãy đảm bảo rằng không có liên kết dữ liệu nào đang tồn tại. Bạn có thể kiểm tra điều này trong tab "Data" và xem xem có các liên kết dữ liệu nào đang hoạt động cùng với Pivot Table của bạn.
Hiển thị lại các Field và Item ẩn: Mở lại cửa sổ Field List và đảm bảo rằng tất cả các Field và Item đang được hiển thị. Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ không bỏ sót bất kỳ thứ gì trước khi xóa.
Kiểm tra lại nguồn dữ liệu: Đảm bảo rằng bảng dữ liệu nguồn mà Pivot Table dựa vào vẫn tồn tại và chính xác. Nếu không, cập nhật lại nguồn dữ liệu hoặc thay đổi cách Pivot Table được cấu hình.
Nhớ rằng trước khi xóa bất kỳ thành phần nào trong Excel, nên luôn nên sao lưu dữ liệu hoặc tạo một bản sao lưu của tệp tin để tránh mất mát dữ liệu quan trọng.
Cách khắc phục lỗi
Tổng kết
Như vậy thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách xóa Pivot Table trong Excel từ những thao tác vô cùng đơn giản. Đây sẽ là một trong những kiến thức giúp bạn học Excel hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo các khóa học Excel Online cơ bản trên Unica để nâng cao kỹ năng Excel cho mình.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!


Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định chi tiết, đơn giản
Thanh lý tài sản cố định được biết đến là công việc quen thuộc được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Để giúp bạn có thể hạch toán thanh lý tài sản cố định chính xác thì cùng Unica tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định được hiểu là những loại tài sản có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị tối thiểu 30 triệu đồng.
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 45/2013/TT BTC thì thông tin về TSCĐ như sau:
- Tài sản cố định hữu hình: Chính là tư liệu lao động chủ yếu ở dạng vật chất đáp ứng tiêu chuẩn của tài sản hữu hình và vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu gồm: nhà cửa, công trình, máy móc thiết bị và các phương tiện vận tải tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh.
- Tài sản cố định vô hình: Là các loại tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện giá trị đầu tư đáp ứng tiêu chí của tài sản vô hình và tham gia vào chu kỳ kinh doanh, bao gồm một số chi phí trực tiếp có liên quan đến việc đất sử dụng như: quyền phân phối, bằng sáng chế, bằng sáng chế hoặc chi phí bản quyền.
Tài sản cố định là gì?
Những quy định về thanh lý tài sản cố định
Dựa theo quy định tại Điều 38 (1) Thông tư 200/2014/TT BTC và Điều 32 (1) Thông tư 133/2016/TT BTC:
- Tài sản cố định đã khấu hao hết mà vẫn đang sản xuất, kinh doanh thì sẽ không được trích khấu hao tiếp.
- Đối với những TSCĐ chưa được khấu hao hết hoặc hư hỏng phải thanh lý thì được xử lý bồi thường và giá trị còn lại với TSCĐ chưa khấu hao hết, cần xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Tài sản được bồi thường và thay thế bằng thu nhập từ việc bán số tiền bồi thường của tài sản do ban quản lý xác định.
- Nếu việc bù trừ không thể đủ bù đắp giá trị còn lại của TSCĐ chưa được thu hồi hay giá trị TSCĐ bị tổn thất thì phần chênh lệch còn lại sẽ được coi là mức tổn thất do bù trừ và được tính vào nguyên giá.
- Hội đồng bù trừ có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bù trừ TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong hệ thống quản lý tài chính và lập “Nghị định thư bù trừ TSCĐ” theo đúng quy định.
Thanh lý tài sản cố định
Những trường hợp nào cần thanh lý TSCĐ?
Doanh nghiệp thường sẽ thanh lý TSCĐ trong các trường hợp sau:
- TSCĐ bị hư hỏng và không thể sử dụng được nữa
- TSCĐ lạc hậu và không phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sáp nhập, nhượng bán hoặc giải thể
Trường hợp thanh lý các TSCĐ còn đang khấu hao nhưng bị hỏng:
- Xác định trách nhiệm của các Tổ chức, Cá nhân đối với sự hư hỏng của TSCĐ để xử lý việc bồi thường.
- Phần còn lại (chưa thu hồi hoặc không được bồi thường) thì phải được bù đắp bằng số thu thanh lý của TSCĐ đó. Lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm quyết định các khoản bồi thường này.
- Nếu 2 khoản này vẫn chưa đủ để bù đắp thì phần giá trị còn lại của TSCĐ bị xem là Lỗ thanh lý TSCĐ và phải đưa vào chi phí khác.
Thanh lý TSCĐ
Các thủ tục thanh lý TSCĐ
Khi có quyết định thanh lý TSCĐ, doanh nghiệp phải lập một Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng này có trách nhiệm đảm bảo việc thanh lý TSCĐ tiến hành theo đúng quy trình và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” đúng mẫu quy định. Biên bản này sẽ được lập thành 2 bản và giao cho:
- Phòng Kế toán để ghi sổ và lưu vào hồ sơ
- Đơn vị sử dụng hoặc ban quản lý TSCĐ
Quy trình thanh lý TSCĐ
Bước 1: Bộ phận có TSCĐ cần thanh lý sẽ dựa vào kết quả kiểm kê tài sản và quá trình theo dõi, sử dụng TSCĐ để lập đơn đề nghị thanh lý và trình lên ban lãnh đạo công ty phê duyệt. Trong đơn đề nghị cần ghi rõ những danh mục TSCĐ cần thanh lý.
Bước 2: Đại diện doanh nghiệp sẽ ra các quyết định thanh lý TSCĐ.
Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ bao gồm:
- Thủ trưởng: Chủ tịch Hội đồng
- Kế toán trưởng cùng kế toán tài sản
- Trưởng/phó bộ phận cơ sở vật chất và cán bộ phụ trách tài sản
- Đại diện của đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý
- Cán bộ có kiến thức về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý
- Đại diện đoàn thể: Công đoàn hoặc Thanh tra Nhân dân.
Bước 4: Hội đồng thanh lý TSCĐ trình cho người đứng đầu doanh nghiệp quyết định hình thức xử lý TSCĐ như bán tài sản, hủy tài sản (tùy thuộc vào đặc điểm, tình trạng của TSCĐ cần thanh lý)
Bước 5: Hội đồng thanh lý TSCĐ tiến hành lập “Biên bản thanh lý tài sản cố định” sau khi đã thanh lý.
Đi kèm với quy trình này chính là bộ hồ sơ thanh lý TSCĐ gồm:
- Biên bản cuộc họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
- Các Quyết định Thanh lý TSCĐ.
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Hợp đồng bán TSCĐ được thanh lý.
- Hóa đơn bán TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản hủy tài sản cố định
- Thanh lý hợp đồng bán TSCĐ
Quy trình thanh lý TSCĐ
Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định đúng chuẩn
Theo kiến thức tổng hợp trong khóa học nguyên lý kế toán. Khi thực hiện hạch toán bù trừ TSCĐ cho việc sản xuất kinh doanh thì kế toán phải hạch toán tài sản cố định theo nguyên tắc sau đây:
- Giảm tài khoản chi phí chính là khoản khấu hao lũy kế của tài sản này
- Phần doanh thu thanh lý TSCĐ được hạch toán vào TK 711 – Doanh thu khác
- Các khoản chi phí phát sinh bên trong quá trình thanh lý TSCĐ được hạch toán vào tài khoản 811 – Chi phí khác
- Với việc bù trừ tài sản cố định đã khấu hao hết, kế toán sẽ ghi giảm nguyên giá của loại tài sản này (tài khoản 211) và khấu hao lũy kế (tài khoản 214)
- Trường hợp thanh lý TSCĐ chưa khấu hao hết giá trị còn lại của TSCĐ sẽ được hạch toán vào tài khoản 811
- Hạch toán cụ thể khi doanh nghiệp thanh lý TSCĐ dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hạch toán thanh lý tài sản cố định
Căn cứ vào chứng từ bổ sung, kế toán ghi nhận các khoản thu nhập như sau:
- TK 111, 112, 131… Tổng giá trị phát sinh từ chính việc thanh lý TSCĐ
- Tài khoản 711: Giá trị bù trừ của TSCĐ chưa bao gồm có thuế GTGT
- Kế toán ghi giảm khoản chi phí mua tài sản, nhà máy và máy móc thiết bị.
- Nợ tài khoản 214: Hao mòn tài sản, nhà máy và các thiết bị
- Nợ tài khoản 811: Giá trị còn lại của loại tài sản hữu hình giải thể
- Có tài khoản 211: Nguyên giá mua TSCĐ được thanh lý.
Nếu phát sinh khoản chi phí xử lý TSCĐ thì cần ghi các tài khoản sau:
- Nợ tài khoản 811: Chi phí thanh lý TSCĐ
- Các TK 111, 112: Tổng chi phí bù trừ TSCĐ.
Ví dụ thanh lý TSCĐ
Ví dụ: Bài tập hạch toán thanh lý tài sản cố định
Ngày 20/12 công ty A bán các thiết bị đang sử dụng ở văn phòng có thông tin như sau:
- Nguyên giá 24 triệu đồng
- Hao mòn lũy kế 6 triệu đồng
- Thời gian sử dụng 2 năm
- Trước khi bán, công ty sửa chữa lại toàn bộ tài sản hết 500.000 đ trả bằng tiền mặt
- Công ty bán tài sản với giá 8 triệu đồng, thuế GTGT 10% chưa thu tiền.
Hạch toán các nghiệp vụ trên như sau (đơn vị tính: VNĐ)
Ghi giảm phần nguyên giá tài sản cố định:
- Nợ TK 214: 6.000.000
- Nợ TK 811: 18.000.000
- Có TK 211: 24.000.000
Ghi nhận chi phí có liên quan đến hoạt động thanh lý tài sản cố định:
- Nợ TK 811: 500.000
- Có TK 111: 500.000
Ghi nhận nguồn thu nhập từ hoạt động thanh lý tài sản cố định:
- Nợ TK 111: 8.800.000
- Có TK 333: 800.000
- Có TK 711: 8.000.000
Tổng kết
Mong rằng qua bài viết này các bạn đã biết cách hạch toán thanh lý tài sản cố định chinh xác và nhanh chóng nhất. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì đây cũng là công việc thường xuyên phải thực hiện. Ngoài ra để nắm được nhiều thông tin hơn về thanh lý TSCĐ thì đừng bỏ qua khóa học kế toán tổng hợp online trên Unica nhé.

Bật mí 2 cách xoá pivot table trong Excel siêu nhanh, đơn giản
Pivot table là một tính năng rất hữu ích trong Excel, giúp bạn tổng hợp và phân tích dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng cần xoá pivot table để giải phóng không gian hoặc tạo bảng mới. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 cách xoá pivot table trong Excel siêu nhanh và đơn giản.
Chức năng của pivot table trong excel
Pivot table là một bảng tương tác cho phép bạn nhóm và tổng kết lượng dữ liệu lớn thành định dạng bảng ngắn gọn, dễ báo cáo và phân tích. Pivot table có thể sắp xếp, đếm, cộng dữ liệu và tích hợp sẵn trong nhiều chương trình bảng tính.
Với pivot table, bạn có thể nhóm dữ liệu, tính toán giá trị trung bình, tổng, trung vị và các hàm khác của một tập dữ liệu. Bạn cũng có thể xoay (pivot) các thông tin trên hàng và cột để tạo ra các báo cáo có cấu trúc khác nhau, giúp bạn nhanh chóng tìm thấy mẫu thông tin và các định dạng hiển thị phù hợp.
Pivot table là một công cụ hữu ích cho việc phân tích và tổng hợp dữ liệu trong các báo cáo tài chính, thống kê, quản lý dự án,...
>>> Xem thêm: Cách sử dụng remove duplicate xóa trùng nội dung trùng lặp trong Excel
Pivot table là một bảng tương tác cho phép bạn nhóm và tổng kết lượng dữ liệu lớn thành định dạng bảng ngắn gọn
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cách dùng pivot table trong excel
Để sử dụng pivot table trong Excel, bạn cần có một bảng dữ liệu chứa ít nhất một cột có giá trị trùng lặp và một cột có số liệu. Sau đó, bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Trên thanh công cụ, bạn mở thẻ Insert > Chọn PivotTable.
Chọn PivotTable
Bước 2: Hộp thoại Create PivotTable hiện ra, bạn sẽ thấy phần “Choose the data that you want to analyze ta chọn Select a table or range” và “Choose where you want the PivotTable report to be placed chọn Existing Worksheet”.
Trong đó:
Choose the data that you want to analyze ta chọn Select a table or range
Table/Range: là các dữ liệu bạn muốn thống kê.
Use an external data source: sử dụng các dữ liệu bên ngoài (thường ít sử dụng do việc thống kê chủ yếu lấy dữ liệu từ bên trong trang tính của Excel).
Choose where you want the PivotTable report to be placed chọn Existing Worksheet
New Worksheet: nếu chọn phần này thì PivotTable sẽ xuất hiện ở 1 trang tính mới.
Existing Worksheet: Sẽ xuất dữ liệu ở trang tính bạn đang sử dụng.
Location: chọn vị trí mà bạn muốn tạo bảng PivotTable.
Sau khi thao tác xong, bạn nhấn OK.
Điều chỉnh các thông số rồi nhấn OK
Bước 3: Sau đó bạn hãy đổi giao diện thành kiểu cơ bản bằng cách nhấn chuột phải vào vùng dữ liệu của Pivottable rồi chọn PivotTable Options…
Chọn PivotTable Options…
Bước 4: Trong PivotTable Options, bạn chọn thẻ Display. Tiếp đó là chọn Classic PivotTable layout (enables dragging of fields in the grid) > Chọn OK.
Chọn Classic PivotTable layout (enables dragging of fields in the grid)
Bước 5: Kéo các trường thích hợp vào các vùng tương ứng (bạn có thể kéo trực tiếp vào vùng PivotTable hoặc cũng có thể kéo xuống cái ô phía dưới).
Chú thích:
Filters: Bộ lọc báo cáo (bộ lọc này có khá nhiều tính năng, các bạn có thể tham khảo ở mục dưới nhé).
Columns: Dữ liệu hiển thị theo cột.
Rows: Dữ liệu hiển thị theo dòng.
Values: Giá trị chủ yếu là số.
Kéo các trường thích hợp vào các vùng tương ứng
>>> Xem thêm: Cách ẩn công thức trong bảng tính excel cực nhanh và đơn giản
Hướng dẫn cách xóa Pivot Table trong Excel
Để xóa pivot table trong Excel, bạn có thể xóa dòng, cột liên quan hoặc xóa toàn bộ bảng tính. Mỗi phương pháp sẽ được thực hiện chi tiết như sau:
Cách xóa bảng pivot table: Xóa toàn bộ dòng, cột liên quan tới Pivot Table
Đây là cách đơn giản nhất để xoá pivot table trong Excel.
Bài tập pivot table trong excel: Cho bảng dữ liệu sau:
Cho bảng dữ liệu
Yêu cầu: Xóa toàn bộ dòng, cột liên quan tới Pivot Table
Cách xoá pivot table:
Bước 1: Phạm vi pivot table này nằm trong cột F và G nên bạn cần bôi đen hai cột này.
Bước 2: Nhấn chuột trái và chọn nút lệnh Delete.
Nhấn chuột trái và chọn nút lệnh Delete
Một nhược điểm nhỏ của phương pháp này là việc xóa cả cột, cả dòng có thể làm mất cả những dữ liệu bên ngoài bảng PivotTable. Điều này sẽ dẫn tới việc mất các dữ liệu không mong muốn. Bởi vậy, khi dùng cách này, bạn phải chắc chắn không có dữ liệu khác trên cùng dòng (hoặc cột) của bảng PivotTable cần xóa.
Cách xóa pivottable trong excel bằng thao tác chọn bảng Pivot Table
Đây là cách hủy pivot table trong excel khác trong Excel, cho phép bạn xoá một phần hoặc toàn bộ pivot table. Bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Trong thẻ PivotTable, ở mục Analyze, bạn chọn mục Select. Sau đó, bạn chọn tiếp Select Entire PivotTable (thẻ này chỉ xuất hiện khi bạn đang chọn 1 vị trí trong bảng PivotTable).
Bước 2: Nhấn phím Delete để xóa vùng PivotTable đã chọn.
Nhấn phím Delete để xóa vùng PivotTable đã chọn
Những lỗi thường gặp khi sử dụng pivot table
Việc xử lý và phân tích dữ liệu trong Excel trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết nhờ vào Pivot Table, công cụ mạnh mẽ cho phép người dùng tóm tắt và phân tích thông tin từ một tập hợp lớn dữ liệu. Tuy nhiên, khi thực hiện cách xoá pivot table, nhiều người dùng thường gặp phải một số vấn đề và một trong những lỗi phổ biến là việc xóa Pivot Table mà không nhận được kết quả như mong đợi.
Nguyên nhân của lỗi pivot table
Nguyên nhân chính của vấn đề này thường là do việc xóa không đúng cách hoặc do Pivot Table đang chứa các dữ liệu được liên kết hoặc các tính toán phụ thuộc. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:
Liên kết với các dữ liệu khác: Pivot Table có thể liên kết với các bảng dữ liệu khác trong tệp Excel. Nếu bạn cố gắng xóa Pivot Table trong khi nó đang liên kết với các dữ liệu này, Excel sẽ cảnh báo về việc mất mát dữ liệu.
Có các Field hoặc Item ẩn: Đôi khi, người dùng có thể ẩn các Field hoặc Item trong Pivot Table để tạm thời loại bỏ chúng khỏi báo cáo. Nếu như bạn quên hiển thị lại chúng trước khi xóa, Excel sẽ không cho phép thực hiện thao tác này.
Bảng dữ liệu ban đầu bị thay đổi: Nếu bảng dữ liệu nguồn mà Pivot Table dựa vào đã bị thay đổi hoặc xóa đi, việc xóa Pivot Table cũng sẽ gặp lỗi.
Nguyên nhân chính gây ra lỗi khi xóa Pivot Table
>>> Xem thêm: 9 cách xóa khoảng trắng trong Excel tự động cho mọi phiên bản cực đơn
Cách khắc phục
Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể thử các biện pháp sau:
Kiểm tra các liên kết dữ liệu: Trước khi xóa Pivot Table, hãy đảm bảo rằng không có liên kết dữ liệu nào đang tồn tại. Bạn có thể kiểm tra điều này trong tab "Data" và xem xem có các liên kết dữ liệu nào đang hoạt động cùng với Pivot Table của bạn.
Hiển thị lại các Field và Item ẩn: Mở lại cửa sổ Field List và đảm bảo rằng tất cả các Field và Item đang được hiển thị. Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ không bỏ sót bất kỳ thứ gì trước khi xóa.
Kiểm tra lại nguồn dữ liệu: Đảm bảo rằng bảng dữ liệu nguồn mà Pivot Table dựa vào vẫn tồn tại và chính xác. Nếu không, cập nhật lại nguồn dữ liệu hoặc thay đổi cách Pivot Table được cấu hình.
Nhớ rằng trước khi xóa bất kỳ thành phần nào trong Excel, nên luôn nên sao lưu dữ liệu hoặc tạo một bản sao lưu của tệp tin để tránh mất mát dữ liệu quan trọng.
Cách khắc phục lỗi
Tổng kết
Như vậy thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách xóa Pivot Table trong Excel từ những thao tác vô cùng đơn giản. Đây sẽ là một trong những kiến thức giúp bạn học Excel hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo các khóa học Excel Online cơ bản trên Unica để nâng cao kỹ năng Excel cho mình.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
Xem thêm bài viết
Tài chính & Kế toán

Chương trình đào tạo Thấu hiểu tài chính cá nhân - Chuyên gia Trần Khánh Tư
Trong xã hội hiện đại, quản lý tài chính trở thành kỹ năng sống còn không thể thiếu. Tuy nhiên, thật tiếc vì hiện nay kỹ năng này chưa được giảng dạy phổ biến trong nhà trường. Đó chính là lý do tại sao năm 2022 vừa qua, rất nhiều người có tiền nhưng đã mất đi nhanh chóng hàng chục tỷ đồng vào những cơ hội đầu tư đầy rủi ro. Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý tài chính trong cuộc sống, Unica đã xây dựng chương trình đào tạo với chủ đề “Thấu hiểu tài chính cá nhân” do chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư trực tiếp giảng dạy.
Thông tin chương trình đào tạo
Chủ đề: THẤU HIỂU TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Giảng viên: Chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư
Phó chủ tịch HĐQT phụ trách chiến lược kinh doanh AI Next Global - CEO Unica.vn.
Anh giữ vai trò cố vấn chiến lược kinh doanh, cho các doanh nghiệp bất động sản và các tập đoàn bệnh viện quốc tế lớn ở Việt Nam: UNICA.VN, MSH GROUP, AIVA GROUP, MEGAN HOLDING,...
Nhà huấn luyện, coaching giảng viên, nhà đào tạo
Từng cư trú tại Úc, New Zealand và học tập trải nghiệm hơn 27 Quốc gia như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Bhutan....
Đặc biệt trong năm 2023, anh đã tự đi đến 7 quốc gia để trải nghiệm học tập và làm việc. Anh bay hơn 80 chuyến bay trong nước và quốc tế. Đi đến làm việc tại 15 tỉnh thành ở Việt Nam.
Cùng giáo sư Ngô Bảo Châu. Đến đất nước Bhutan học tập và phát triển bản thân.
Thời gian: 28/05/2024 vào lúc 19h30 - 22h30
Hình thức tổ chức: Online qua nền tảng Zoom
Thành phần tham gia: Chương trình đào tạo phù hợp với tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia.
Học phí: Miễn phí 100%
[trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Mục đích của chương trình đào tạo
Thứ nhất: Chương trình trang bị cho bạn kiến thức tài chính cá nhân giúp bạn xác định rõ mục tiêu tài chính của mình là gì? Cách để đạt được mục tiêu đó? Nắm được các kiến thức về tài chính sẽ là “chìa khoá” giúp bạn kiếm tiền nhanh hơn.
Thứ hai: Bằng việc phân tích chi tiết 2 nhóm người: kiếm được tiền nhưng không giữ được tiền, học rất nhiều nhưng vẫn loay hoay trong cuộc sống mãi chưa kiếm được tiền. Chương trình giúp bạn thực sự hiểu tư duy về tiền. Cách để thoát khỏi vòng xoáy nô lệ của tiền? Cách để nhân bản tiền gấp nhiều lần?
Thứ ba: Chia sẻ cho bạn 5 quy tắc tài chính có thể áp dụng được ngay để tối ưu hoá thu nhập. Tìm kiếm và chia sẻ các kênh đầu tư thông minh phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân, tránh mọi rủi ro trong quá trình đầu tư.
Thứ tư: Bên cạnh việc chia sẻ kiến thức về tiền, chuyên gia Trần Khánh Tư còn giúp bạn nâng tầm tri thức tài chính. Cách thấu hiểu định luật cân bằng trong tài chính “kiến thức đến đâu, tiền theo đến đó”.
Thứ năm: Chương trình giúp bạn bảo vệ tài sản, kiểm soát chi tiêu hợp lý, tiết kiệm nhiều hơn, tránh lãng phí tiền bạc vào những việc không cần thiết.
Thứ sáu: Chia sẻ cho bạn về tầm nhìn của giới siêu giàu để thấy diễn biến các giai đoạn của nền kinh tế. Từ đó, giúp bạn biết cách bảo vệ tài sản và gia đình của mình khỏi những rủi ro và khó khăn có thể xảy ra trong tương lai, bằng cách sử dụng các sản phẩm bảo hiểm và quyền lợi thuế.
Nội dung nổi bật của sự kiện
Chương trình đào tạo này có gì khác so với các chương trình về tài chính khác trên thị trường?
Chương trình đào tạo: “Thấu hiểu tài chính cá nhân” của chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư được thiết kế dành riêng cho bạn. Khoá học phù hợp với số đông mọi người, bao gồm:
Người đi làm văn phòng thông thường, không có kiến thức chuyên môn về tài chính, không có nhiều thời gian.
Người đang làm kinh doanh không có quá nhiều vốn nhưng vẫn muốn có được kiến thức, công cụ và sự tự tin để làm chủ tiền bạc.
Người bình thường muốn bảo vệ tài sản cá nhân, muốn kiểm soát chi tiêu hợp lý và muốn tìm kiếm và lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
Chương trình đào tạo tài chính cá nhân này hoàn toàn mang tính ứng dụng, không có lý thuyết suông và khó hiểu, không có chi tiết thừa. Chương trình xác định rõ mục tiêu, hướng dẫn cho bạn các bước cần thực hiện để tự do và thấu hiểu tài chính cá nhân của mình. Toàn bộ kiến thức chia sẻ trong bài viết đều rất thực tế và mang tính khách quan cao để hướng đến mục tiêu cuối cùng là cải thiện chất lượng cuộc sống. Sau buổi đào tạo, bạn được hưởng thụ những niềm vui và ước mơ của mình, cũng như chuẩn bị một cuộc sống nghỉ hưu an nhàn và thoải mái.
Kết luận
Trần Khánh Tư chia sẻ: “Chỉ khi nào anh chị sự thực sự hiểu về tiền thì mới không lo mất tiền. Đồng thời mới có thể tự do, an nhàn, hạnh phúc về tiền bạc, sống tự do và thoải mái về tài chính. Học về tiền bạc chính là gốc của mọi vấn đề, cần học trước khi kiếm tiền”. Với những nội dung chia sẻ trong chương trình đào tạo "Thấu hiểu tài chính cá nhân" này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn biết thêm được các kiến thức tài chính cá nhân nói chung và kiến thức, kỹ năng kiếm tiền nói riêng. Từ đó, có mục tiêu kiếm tiền, kiểm soát thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống được tốt hơn.
Chúc bạn thành công.

Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất
Quản lý tài chính cá nhân là một trong những việc quan trọng giúp bạn có tiền để sinh hoạt hằng ngày, đầu tư nâng cấp bản thân, tận hưởng cuộc sống,... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính hiệu quả. Tình trạng đầu tháng sài tiền như “bà hoàng”, còn cuối tháng phải đi vay mượn xảy ra ở rất nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? Mời bạn cùng Unica theo dõi bài viết dưới đây.
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính của một cá nhân hoặc một gia đình. Việc này bao gồm lập kế hoạch và thực hiện các quyết định liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ tài sản. Mục tiêu của tài chính cá nhân là đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, cũng như đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai.
Dưới đây là các khía cạnh chính của tài chính cá nhân:
Thu nhập: Đây là số tiền mà một cá nhân hoặc gia đình nhận được từ các nguồn như lương, lợi tức từ đầu tư, tiền cho thuê bất động sản và các nguồn thu nhập khác.
Chi tiêu: Chi tiêu là việc sử dụng tiền để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Quản lý chi tiêu hiệu quả đòi hỏi việc theo dõi và kiểm soát các khoản chi để tránh lãng phí và đảm bảo rằng chi tiêu không vượt quá thu nhập.
Tiết kiệm: Tiết kiệm là phần thu nhập không được tiêu dùng ngay mà được dành lại cho các mục tiêu trong tương lai. Tiết kiệm có thể dùng để dự phòng rủi ro, mua sắm lớn hoặc đầu tư.
Đầu tư: Đầu tư là việc sử dụng tiền tiết kiệm để mua các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các công cụ tài chính khác nhằm tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
Quản lý nợ: Nợ có thể bao gồm các khoản vay như vay mua nhà, vay mua xe hoặc nợ thẻ tín dụng. Quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi việc đảm bảo rằng các khoản vay được sử dụng một cách hợp lý và các khoản trả nợ được thực hiện đúng hạn.
Bảo hiểm và bảo vệ tài sản: Bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản và thu nhập trước các rủi ro như bệnh tật, tai nạn hoặc thiệt hại tài sản. Điều này bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe hơi và các loại bảo hiểm khác.
Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính bao gồm việc đặt ra các mục tiêu tài chính và xây dựng các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó. Kế hoạch tài chính thường bao gồm các yếu tố như kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch đầu tư và kế hoạch nghỉ hưu.
Các khía cạnh của tài chính cá nhân
Tài chính cá nhân không chỉ liên quan đến việc quản lý tiền bạc mà còn liên quan đến việc đưa ra các quyết định tài chính thông minh để cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Quản lý tài chính cá nhân là một việc quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương lai của mỗi cá nhân hoặc gia đình. Dưới đây là một số lý do chính vì sao cần phải quản lý tài chính cá nhân:
Đảm bảo ổn định tài chính: Quản lý tài chính cá nhân giúp đảm bảo rằng bạn luôn có đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như tiền nhà, thực phẩm, y tế và các chi phí sinh hoạt khác. Điều này giúp tránh rơi vào tình trạng nợ nần hoặc thiếu hụt tài chính.
Đạt được mục tiêu tài chính: Bằng cách lập kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể đặt ra và đạt được các mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe, đi du lịch hoặc đầu tư cho giáo dục của con cái.
Tăng cường tiết kiệm và đầu tư: Quản lý tài chính hiệu quả giúp bạn tối ưu hóa việc tiết kiệm và đầu tư, từ đó gia tăng tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Điều này đóng góp vào việc xây dựng một tương lai tài chính vững chắc và ổn định.
Giảm stress và lo lắng về tiền bạc: Khi tài chính được quản lý tốt, bạn sẽ giảm bớt lo lắng về việc trả nợ, quản lý chi tiêu hàng ngày và có thể dễ dàng đối phó với các tình huống khẩn cấp tài chính.
Lý do cần quản lý tài chính cá nhân
Chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ: Cuộc sống có thể đầy rẫy những tình huống không lường trước như bệnh tật, tai nạn hoặc mất việc làm. Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc xây dựng quỹ khẩn cấp để bạn có thể đối phó với những tình huống này một cách tốt nhất.
Quản lý nợ hiệu quả: Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn theo dõi và trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng nợ chồng chất và lãi suất cao. Điều này giúp bạn duy trì tình trạng tài chính lành mạnh.
Tăng cường kiến thức tài chính: Khi quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ học được nhiều về cách quản lý tiền bạc, đầu tư và các sản phẩm tài chính khác. Kiến thức này rất quý báu và có thể giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn trong tương lai.
Đảm bảo tương lai tài chính: Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc lập kế hoạch nghỉ hưu và đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực để sống thoải mái khi không còn làm việc nữa.
Quản lý tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính hiện tại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Điều này mang lại sự yên tâm và an toàn tài chính cho bạn và gia đình bạn.
3 cách quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng
Dưới đây là ba phương pháp quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng để quản lý tiền bạc một cách hiệu quả:
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20
Phương pháp 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính:
50% cho các nhu cầu thiết yếu: Bao gồm các chi phí cần thiết hàng ngày như tiền thuê nhà, thực phẩm, điện nước, giao thông, bảo hiểm và các chi phí sinh hoạt cơ bản khác.
30% cho các chi tiêu cá nhân: Bao gồm các khoản chi tiêu không thiết yếu nhưng mang lại niềm vui và giải trí, chẳng hạn như đi ăn ngoài, mua sắm, du lịch và các hoạt động giải trí.
20% cho tiết kiệm và trả nợ: Bao gồm tiết kiệm cho tương lai, đầu tư và trả nợ (nếu có). Đây là phần quan trọng để xây dựng quỹ khẩn cấp và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker, giúp phân chia thu nhập vào sáu lọ khác nhau để đảm bảo bạn có một sự cân bằng tài chính toàn diện:
Lọ 1 - Nhu cầu thiết yếu (55%): Chi phí hàng ngày cần thiết như thực phẩm, tiền thuê nhà, hóa đơn,...
Lọ 2 - Quỹ tự do tài chính (10%): Đầu tư và tiết kiệm dài hạn nhằm tạo thu nhập thụ động.
Lọ 3 - Giáo dục (10%): Đầu tư vào việc học tập và phát triển bản thân như sách, khóa học, hội thảo,...
Lọ 4 - Tiết kiệm dài hạn (10%): Dành cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, mua xe hoặc các kế hoạch lớn trong tương lai.
Lọ 5 - Vui chơi giải trí (10%): Chi tiêu cho các hoạt động giải trí và vui chơi để tận hưởng cuộc sống.
Lọ 6 - Từ thiện và quà tặng (5%): Đóng góp cho cộng đồng, từ thiện hoặc tặng quà cho gia đình và bạn bè.
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker
Phương pháp quản lý tài chính bằng Kakeibo
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản, được biết đến như "sổ ghi chép chi tiêu". Phương pháp này tập trung vào việc ghi chép và suy nghĩ về chi tiêu của bạn:
Ghi chép chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản thu và chi hàng ngày một cách chi tiết. Điều này giúp bạn nhận thức rõ hơn về các thói quen chi tiêu của mình.
Phân loại chi tiêu: Chia chi tiêu thành các nhóm như nhu cầu thiết yếu, chi tiêu không cần thiết, đầu tư, và tiết kiệm.
Đặt mục tiêu tài chính: Xác định các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng tháng và từng năm, chẳng hạn như tiết kiệm cho kỳ nghỉ hoặc mua sắm lớn.
Đánh giá và điều chỉnh: Hàng tháng, bạn sẽ xem xét lại các ghi chép chi tiêu, đánh giá hiệu quả của việc quản lý tài chính và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu nếu cần thiết.
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản
Áp dụng một hoặc kết hợp cả ba phương pháp trên có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn, đảm bảo rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu tài chính và duy trì sự ổn định tài chính trong tương lai.
5 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Năm nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đó là xác định nguồn ngân sách, hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng, dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư, giảm nợ và đảm bảo 3 yếu tố là tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt.
Xác định nguồn ngân sách
Lập ngân sách hàng tháng: Tạo ra một ngân sách chi tiết để biết rõ nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi và điều chỉnh: Thường xuyên theo dõi chi tiêu thực tế so với ngân sách đã lập và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng.
Xác định nguồn ngân sách
Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng
Sử dụng thẻ tín dụng một cách có kiểm soát: Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng thanh toán đầy đủ vào cuối tháng để tránh lãi suất cao.
Tránh nợ thẻ tín dụng: Nợ thẻ tín dụng có thể nhanh chóng tăng lên do lãi suất cao, do đó, cố gắng trả hết nợ thẻ tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng nợ nần chồng chất.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đầu tư thông minh: Sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh đầu tư tiềm năng như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các quỹ đầu tư. Điều này giúp gia tăng giá trị tài sản và tạo ra thu nhập thụ động.
Tìm hiểu kỹ lưỡng: Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các kênh đầu tư để hiểu rõ rủi ro và lợi ích, đảm bảo bạn đưa ra các quyết định đầu tư thông minh.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đảm bảo 3 yếu tố: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt
Tuân thủ: Tuân thủ kế hoạch tài chính đã đề ra, đặc biệt là trong việc tiết kiệm và chi tiêu theo ngân sách. Điều này đòi hỏi sự kỷ luật và cam kết.
Kiên nhẫn: Quản lý tài chính hiệu quả cần thời gian vì vậy hãy kiên nhẫn với kế hoạch của mình. Đầu tư và tiết kiệm đều cần thời gian để mang lại kết quả.
Linh hoạt: Đôi khi, cuộc sống có thể thay đổi và bạn cần điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình cho phù hợp. Luôn sẵn sàng điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi trong hoàn cảnh cá nhân và thị trường tài chính.
Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân
Giảm nợ
Thanh toán nợ đúng hạn: Ưu tiên trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ có lãi suất cao như nợ thẻ tín dụng. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tránh lãi suất cao.
Tạo kế hoạch trả nợ: Lập kế hoạch cụ thể để trả nợ theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ các khoản nợ có lãi suất cao nhất. Sử dụng các chiến lược như phương pháp "snowball" (bắt đầu từ khoản nợ nhỏ nhất) hoặc "avalanche" (bắt đầu từ khoản nợ lãi suất cao nhất) để quản lý và giảm nợ hiệu quả.
Muốn quản lý tài chính hiệu quả cần giảm nợ
Áp dụng 5 nguyên tắc này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, đảm bảo sự ổn định tài chính và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.
4 bí quyết giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn
Quản lý tài chính cá nhân đối với nhiều người đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý cho hiệu quả thì bạn có thể tham khảo 4 bí quyết dưới đây:
Liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt
Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng giai đoạn thời gian khác nhau, ví dụ như mua nhà trong 5 năm tới, tiết kiệm cho kỳ nghỉ trong 1 năm tới, hoặc đầu tư để nghỉ hưu trong 20 năm tới.
Định lượng các mục tiêu: Mỗi mục tiêu nên có một con số cụ thể và thời hạn hoàn thành. Ví dụ, thay vì nói "tiết kiệm nhiều tiền hơn", hãy nói "tiết kiệm 200 triệu đồng trong 2 năm".
Ưu tiên các mục tiêu: Xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu để biết rõ mục tiêu nào cần đạt được trước và phân bổ nguồn lực phù hợp.
Liệt kê mục tiêu tài chính
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Phân tích tình hình tài chính hiện tại: Đánh giá thu nhập, chi tiêu, nợ và tài sản hiện tại của bạn để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính.
Lập ngân sách chi tiêu: Tạo ra một ngân sách chi tiết hàng tháng, xác định rõ các khoản thu nhập và chi tiêu, theo dõi ngân sách này một cách nghiêm ngặt.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành ra một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn và tạo ra nguồn thu nhập thụ động.
Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết: Cuộc sống thay đổi và kế hoạch tài chính cũng cần linh hoạt. Điều chỉnh kế hoạch để phản ánh các thay đổi trong cuộc sống hoặc trong thị trường tài chính.
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Không nên có nợ xấu
Quản lý nợ cẩn thận: Chỉ vay nợ khi thật sự cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng trả nợ đúng hạn. Tránh lạm dụng các khoản vay tín dụng.
Trả nợ đúng hạn: Đảm bảo rằng bạn luôn trả các khoản nợ đúng hạn để tránh lãi suất cao và phí trễ hạn. Điều này cũng giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt.
Giảm nợ càng sớm càng tốt: Ưu tiên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước. Sử dụng các khoản tiền thặng dư hoặc tiền thưởng để trả nợ nhanh chóng hơn.
Tìm lời khuyên từ các chuyên gia
Quản lý tài chính cá nhân là một chủ đề quan trọng và nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trên thế giới. Dưới đây là một số lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ các chuyên gia:
Lập ngân sách và tuân thủ:
Dave Ramsey: Dave Ramsey khuyến khích mọi người lập ngân sách chi tiết hàng tháng và tuân thủ nghiêm ngặt để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm. Ramsey cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh nợ và xây dựng quỹ khẩn cấp.
Suze Orman: Suze Orman khuyên nên lập ngân sách và theo dõi chi tiêu hàng ngày để nhận biết rõ ràng về tình hình tài chính của mình.
Lời khuyên của Suze Orman
Tiết kiệm và đầu tư sớm:
Warren Buffett: Ông chủ Berkshire Hathaway khuyên mọi người nên bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm, đồng thời đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu rõ. Buffett cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái đầu tư lợi nhuận để tăng trưởng tài sản.
Robert Kiyosaki: Tác giả của "Cha Giàu Cha Nghèo" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục tài chính và đầu tư vào tài sản tạo thu nhập thụ động.
Quản lý nợ:
Suze Orman: Orman khuyên mọi người nên trả hết các khoản nợ lãi suất cao trước tiên và sau đó là các khoản nợ khác. Cô cũng khuyến nghị tránh nợ nếu có thể.
Dave Ramsey: Ramsey đề xuất phương pháp "Debt Snowball", trong đó bạn trả hết các khoản nợ từ nhỏ đến lớn để tạo động lực và cảm giác thành công.
Lời khuyên của Dave Ramsey
Quỹ khẩn cấp:
Dave Ramsey: Ramsey khuyến cáo nên có một quỹ khẩn cấp đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong 3-6 tháng. Quỹ này giúp bạn tránh rơi vào cảnh nợ nần khi gặp phải các tình huống không mong muốn.
Suze Orman: Orman cũng đồng tình với việc xây dựng quỹ khẩn cấp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một nguồn tài chính dự phòng.
Đầu tư vào giáo dục tài chính:
Robert Kiyosaki: Kiyosaki khuyên mọi người không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức về tài chính để có thể đưa ra những quyết định đầu tư và quản lý tài sản thông minh hơn.
Tony Robbins: Robbins, trong cuốn sách "Money: Master the Game", khuyến khích mọi người tìm hiểu và học hỏi từ những người đã thành công trong lĩnh vực tài chính.
Lời khuyên của Tony Robbins
Áp dụng những lời khuyên từ các chuyên gia này có thể giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân thì không nên bỏ qua khóa học của giảng viên Trần Khánh Tư. Ông là CEO Unica, Chủ tịch Unica club, với hơn 7 năm kinh nghiệp làm về lĩnh vực tài chính chắc chắn thầy sẽ đưa tới những lời khuyên hữu ích nhất cho bạn. Còn ngần ngại gì nữa mà không đăng ký ngay khóa học “Thấu hiểu tài chính cá nhân” để nhận ưu đãi hấp dẫn.
[trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Dưới đây là hai công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cùng với các lợi ích và cách sử dụng chi tiết:
Sử dụng sổ ghi chép
Lợi ích:
Dễ dàng tùy chỉnh: Bạn có thể tùy chỉnh sổ ghi chép theo cách bạn muốn, thêm các mục tiêu, ghi chú cá nhân và kế hoạch chi tiết.
Tăng cường nhận thức: Việc viết tay các khoản thu chi giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình hình tài chính của mình.
Không phụ thuộc vào công nghệ: Không cần thiết bị điện tử hay kết nối internet, sổ ghi chép dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Sử dụng sổ ghi chép để quản lý tài chính
Cách sử dụng:
Thiết lập mục tiêu: Đầu tiên, ghi rõ các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn của bạn vào sổ.
Ghi chép thu nhập và chi tiêu: Mỗi ngày hoặc mỗi tuần, ghi lại tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn. Chia chúng thành các danh mục như ăn uống, giải trí, hóa đơn,...
Theo dõi tiến trình: Định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), xem lại các ghi chép của bạn để đánh giá tình hình tài chính và xem bạn có đang đi đúng hướng với kế hoạch đã đề ra hay không.
Điều chỉnh khi cần thiết: Dựa trên các ghi chép và đánh giá, điều chỉnh kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn để đảm bảo bạn đạt được các mục tiêu tài chính.
Tận dụng app quản lý tài chính trên điện thoại
Lợi ích:
Tiện lợi và dễ sử dụng: Các ứng dụng trên điện thoại cho phép bạn theo dõi và quản lý tài chính mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể nhập dữ liệu ngay khi phát sinh chi tiêu.
Tự động hóa: Nhiều ứng dụng có thể tự động kết nối với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, giúp tự động theo dõi và phân loại chi tiêu.
Phân tích và báo cáo: Ứng dụng cung cấp các biểu đồ, báo cáo và phân tích chi tiêu giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu và tình hình tài chính.
Nhắc nhở và thông báo: Các ứng dụng có tính năng nhắc nhở hóa đơn đến hạn, giúp bạn tránh quên thanh toán và tránh phí trễ hạn.
Cách sử dụng:
Chọn ứng dụng phù hợp: Tìm kiếm và chọn một ứng dụng quản lý tài chính phù hợp với nhu cầu của bạn, chẳng hạn như Mint, YNAB (You Need A Budget) hoặc Money Lover.
Thiết lập tài khoản và ngân sách: Sau khi cài đặt ứng dụng, thiết lập tài khoản và ngân sách chi tiêu hàng tháng. Nhập các mục tiêu tài chính và các nguồn thu nhập.
Theo dõi thu nhập và chi tiêu: Nhập thông tin về thu nhập và chi tiêu hàng ngày hoặc kết nối ứng dụng với tài khoản ngân hàng để tự động cập nhật.
Sử dụng tính năng phân tích: Sử dụng các biểu đồ và báo cáo mà ứng dụng cung cấp để phân tích tình hình tài chính, nhận diện các khu vực có thể cắt giảm chi tiêu và tối ưu hóa ngân sách.
Điều chỉnh và lập kế hoạch: Dựa trên các báo cáo và phân tích, điều chỉnh ngân sách và lập kế hoạch tài chính cho các tháng tiếp theo.
Sử dụng app để quản lý tài chính
Cả hai công cụ này đều có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Việc sử dụng sổ ghi chép hoặc ứng dụng điện thoại phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mức độ tiện lợi bạn mong muốn. Kết hợp cả hai phương pháp cũng là một lựa chọn tốt để đảm bảo bạn có một cái nhìn toàn diện và chi tiết về tài chính cá nhân của mình.
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về quản lý dòng tiền cá nhân cùng với các giải đáp chi tiết:
Câu 1: Nên quản lý dòng tiền cá nhân ở đâu?
Bạn nên quản lý dòng tiền bằng sổ ghi chép, ứng dụng quản lý tài chính, phần mềm quản lý tài chính hoặc ngân hàng trực tuyến.
Sổ ghi chép: Đây là cách truyền thống và đơn giản để quản lý dòng tiền. Bạn có thể sử dụng một cuốn sổ hoặc một bảng tính trên máy tính để ghi lại các khoản thu nhập và chi tiêu hàng ngày.
Ứng dụng quản lý tài chính: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại như Mint, YNAB (You Need A Budget), Money Lover hoặc PocketGuard. Các ứng dụng này cung cấp nhiều tính năng như tự động theo dõi chi tiêu, phân tích tài chính, và nhắc nhở hóa đơn.
Phần mềm quản lý tài chính: Các phần mềm như Quicken hoặc Microsoft Money cũng là lựa chọn tốt cho việc quản lý tài chính cá nhân với nhiều tính năng phân tích và báo cáo chi tiết.
Ngân hàng trực tuyến: Nhiều ngân hàng cung cấp các công cụ quản lý tài chính trực tuyến, giúp bạn theo dõi tài khoản, thiết lập ngân sách và xem các báo cáo chi tiêu.
Câu 2: Người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì nên chú ý gì?
Xác định mục tiêu tài chính: Đặt ra các mục tiêu tài chính rõ ràng và cụ thể cho ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp bạn có hướng đi rõ ràng trong việc quản lý tài chính.
Lập ngân sách: Tạo ra một ngân sách chi tiết, ghi rõ thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát dòng tiền và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày để có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính. Điều này giúp bạn nhận diện các khoản chi không cần thiết và tối ưu hóa chi tiêu.
Giáo dục tài chính: Đọc sách, tham gia các khóa học, hoặc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng và gia tăng tài sản theo thời gian.
Câu 3: Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân là gì?
Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân đó là:
Không lập kế hoạch tài chính: Nhiều người không đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể hoặc không lập kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng chi tiêu quá mức và thiếu kiểm soát tài chính.
Thiếu kiên nhẫn và linh hoạt: Quản lý tài chính đòi hỏi sự kiên nhẫn và linh hoạt. Thiếu kiên nhẫn có thể dẫn đến việc bỏ qua kế hoạch tài chính, trong khi thiếu linh hoạt khiến bạn không điều chỉnh kịp thời khi hoàn cảnh thay đổi.
Lạm dụng thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dễ dẫn đến nợ nần và lãi suất cao. Việc không trả nợ đúng hạn cũng làm giảm điểm tín dụng của bạn.
Không tiết kiệm và đầu tư: Không dành một phần thu nhập để tiết kiệm và đầu tư là một sai lầm phổ biến. Điều này làm giảm khả năng xây dựng quỹ dự phòng và tăng trưởng tài sản.
Thiếu quỹ khẩn cấp: Không có quỹ khẩn cấp để đối phó với các tình huống bất ngờ như mất việc làm, bệnh tật hoặc các sự cố khẩn cấp có thể dẫn đến tình trạng tài chính khó khăn.
Không theo dõi chi tiêu: Không ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày khiến bạn không có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát.
Nhận diện và tránh các sai lầm này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn và đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách bền vững.
Kết luận
Trên đây là khái niệm, lý do và cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả do Unica tổng hợp. Mong rằng với chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn để có thể làm được nhiều việc bản thân mong muốn. Chúc các bạn thành công!


Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất
Quản lý tài chính cá nhân là một trong những việc quan trọng giúp bạn có tiền để sinh hoạt hằng ngày, đầu tư nâng cấp bản thân, tận hưởng cuộc sống,... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính hiệu quả. Tình trạng đầu tháng sài tiền như “bà hoàng”, còn cuối tháng phải đi vay mượn xảy ra ở rất nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? Mời bạn cùng Unica theo dõi bài viết dưới đây.
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính của một cá nhân hoặc một gia đình. Việc này bao gồm lập kế hoạch và thực hiện các quyết định liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ tài sản. Mục tiêu của tài chính cá nhân là đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, cũng như đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai.
Dưới đây là các khía cạnh chính của tài chính cá nhân:
Thu nhập: Đây là số tiền mà một cá nhân hoặc gia đình nhận được từ các nguồn như lương, lợi tức từ đầu tư, tiền cho thuê bất động sản và các nguồn thu nhập khác.
Chi tiêu: Chi tiêu là việc sử dụng tiền để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Quản lý chi tiêu hiệu quả đòi hỏi việc theo dõi và kiểm soát các khoản chi để tránh lãng phí và đảm bảo rằng chi tiêu không vượt quá thu nhập.
Tiết kiệm: Tiết kiệm là phần thu nhập không được tiêu dùng ngay mà được dành lại cho các mục tiêu trong tương lai. Tiết kiệm có thể dùng để dự phòng rủi ro, mua sắm lớn hoặc đầu tư.
Đầu tư: Đầu tư là việc sử dụng tiền tiết kiệm để mua các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các công cụ tài chính khác nhằm tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
Quản lý nợ: Nợ có thể bao gồm các khoản vay như vay mua nhà, vay mua xe hoặc nợ thẻ tín dụng. Quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi việc đảm bảo rằng các khoản vay được sử dụng một cách hợp lý và các khoản trả nợ được thực hiện đúng hạn.
Bảo hiểm và bảo vệ tài sản: Bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản và thu nhập trước các rủi ro như bệnh tật, tai nạn hoặc thiệt hại tài sản. Điều này bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe hơi và các loại bảo hiểm khác.
Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính bao gồm việc đặt ra các mục tiêu tài chính và xây dựng các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó. Kế hoạch tài chính thường bao gồm các yếu tố như kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch đầu tư và kế hoạch nghỉ hưu.
Các khía cạnh của tài chính cá nhân
Tài chính cá nhân không chỉ liên quan đến việc quản lý tiền bạc mà còn liên quan đến việc đưa ra các quyết định tài chính thông minh để cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Quản lý tài chính cá nhân là một việc quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương lai của mỗi cá nhân hoặc gia đình. Dưới đây là một số lý do chính vì sao cần phải quản lý tài chính cá nhân:
Đảm bảo ổn định tài chính: Quản lý tài chính cá nhân giúp đảm bảo rằng bạn luôn có đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như tiền nhà, thực phẩm, y tế và các chi phí sinh hoạt khác. Điều này giúp tránh rơi vào tình trạng nợ nần hoặc thiếu hụt tài chính.
Đạt được mục tiêu tài chính: Bằng cách lập kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể đặt ra và đạt được các mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe, đi du lịch hoặc đầu tư cho giáo dục của con cái.
Tăng cường tiết kiệm và đầu tư: Quản lý tài chính hiệu quả giúp bạn tối ưu hóa việc tiết kiệm và đầu tư, từ đó gia tăng tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Điều này đóng góp vào việc xây dựng một tương lai tài chính vững chắc và ổn định.
Giảm stress và lo lắng về tiền bạc: Khi tài chính được quản lý tốt, bạn sẽ giảm bớt lo lắng về việc trả nợ, quản lý chi tiêu hàng ngày và có thể dễ dàng đối phó với các tình huống khẩn cấp tài chính.
Lý do cần quản lý tài chính cá nhân
Chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ: Cuộc sống có thể đầy rẫy những tình huống không lường trước như bệnh tật, tai nạn hoặc mất việc làm. Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc xây dựng quỹ khẩn cấp để bạn có thể đối phó với những tình huống này một cách tốt nhất.
Quản lý nợ hiệu quả: Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn theo dõi và trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng nợ chồng chất và lãi suất cao. Điều này giúp bạn duy trì tình trạng tài chính lành mạnh.
Tăng cường kiến thức tài chính: Khi quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ học được nhiều về cách quản lý tiền bạc, đầu tư và các sản phẩm tài chính khác. Kiến thức này rất quý báu và có thể giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn trong tương lai.
Đảm bảo tương lai tài chính: Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc lập kế hoạch nghỉ hưu và đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực để sống thoải mái khi không còn làm việc nữa.
Quản lý tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính hiện tại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Điều này mang lại sự yên tâm và an toàn tài chính cho bạn và gia đình bạn.
3 cách quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng
Dưới đây là ba phương pháp quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng để quản lý tiền bạc một cách hiệu quả:
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20
Phương pháp 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính:
50% cho các nhu cầu thiết yếu: Bao gồm các chi phí cần thiết hàng ngày như tiền thuê nhà, thực phẩm, điện nước, giao thông, bảo hiểm và các chi phí sinh hoạt cơ bản khác.
30% cho các chi tiêu cá nhân: Bao gồm các khoản chi tiêu không thiết yếu nhưng mang lại niềm vui và giải trí, chẳng hạn như đi ăn ngoài, mua sắm, du lịch và các hoạt động giải trí.
20% cho tiết kiệm và trả nợ: Bao gồm tiết kiệm cho tương lai, đầu tư và trả nợ (nếu có). Đây là phần quan trọng để xây dựng quỹ khẩn cấp và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker, giúp phân chia thu nhập vào sáu lọ khác nhau để đảm bảo bạn có một sự cân bằng tài chính toàn diện:
Lọ 1 - Nhu cầu thiết yếu (55%): Chi phí hàng ngày cần thiết như thực phẩm, tiền thuê nhà, hóa đơn,...
Lọ 2 - Quỹ tự do tài chính (10%): Đầu tư và tiết kiệm dài hạn nhằm tạo thu nhập thụ động.
Lọ 3 - Giáo dục (10%): Đầu tư vào việc học tập và phát triển bản thân như sách, khóa học, hội thảo,...
Lọ 4 - Tiết kiệm dài hạn (10%): Dành cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, mua xe hoặc các kế hoạch lớn trong tương lai.
Lọ 5 - Vui chơi giải trí (10%): Chi tiêu cho các hoạt động giải trí và vui chơi để tận hưởng cuộc sống.
Lọ 6 - Từ thiện và quà tặng (5%): Đóng góp cho cộng đồng, từ thiện hoặc tặng quà cho gia đình và bạn bè.
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker
Phương pháp quản lý tài chính bằng Kakeibo
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản, được biết đến như "sổ ghi chép chi tiêu". Phương pháp này tập trung vào việc ghi chép và suy nghĩ về chi tiêu của bạn:
Ghi chép chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản thu và chi hàng ngày một cách chi tiết. Điều này giúp bạn nhận thức rõ hơn về các thói quen chi tiêu của mình.
Phân loại chi tiêu: Chia chi tiêu thành các nhóm như nhu cầu thiết yếu, chi tiêu không cần thiết, đầu tư, và tiết kiệm.
Đặt mục tiêu tài chính: Xác định các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng tháng và từng năm, chẳng hạn như tiết kiệm cho kỳ nghỉ hoặc mua sắm lớn.
Đánh giá và điều chỉnh: Hàng tháng, bạn sẽ xem xét lại các ghi chép chi tiêu, đánh giá hiệu quả của việc quản lý tài chính và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu nếu cần thiết.
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản
Áp dụng một hoặc kết hợp cả ba phương pháp trên có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn, đảm bảo rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu tài chính và duy trì sự ổn định tài chính trong tương lai.
5 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Năm nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đó là xác định nguồn ngân sách, hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng, dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư, giảm nợ và đảm bảo 3 yếu tố là tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt.
Xác định nguồn ngân sách
Lập ngân sách hàng tháng: Tạo ra một ngân sách chi tiết để biết rõ nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi và điều chỉnh: Thường xuyên theo dõi chi tiêu thực tế so với ngân sách đã lập và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng.
Xác định nguồn ngân sách
Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng
Sử dụng thẻ tín dụng một cách có kiểm soát: Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng thanh toán đầy đủ vào cuối tháng để tránh lãi suất cao.
Tránh nợ thẻ tín dụng: Nợ thẻ tín dụng có thể nhanh chóng tăng lên do lãi suất cao, do đó, cố gắng trả hết nợ thẻ tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng nợ nần chồng chất.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đầu tư thông minh: Sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh đầu tư tiềm năng như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các quỹ đầu tư. Điều này giúp gia tăng giá trị tài sản và tạo ra thu nhập thụ động.
Tìm hiểu kỹ lưỡng: Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các kênh đầu tư để hiểu rõ rủi ro và lợi ích, đảm bảo bạn đưa ra các quyết định đầu tư thông minh.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đảm bảo 3 yếu tố: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt
Tuân thủ: Tuân thủ kế hoạch tài chính đã đề ra, đặc biệt là trong việc tiết kiệm và chi tiêu theo ngân sách. Điều này đòi hỏi sự kỷ luật và cam kết.
Kiên nhẫn: Quản lý tài chính hiệu quả cần thời gian vì vậy hãy kiên nhẫn với kế hoạch của mình. Đầu tư và tiết kiệm đều cần thời gian để mang lại kết quả.
Linh hoạt: Đôi khi, cuộc sống có thể thay đổi và bạn cần điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình cho phù hợp. Luôn sẵn sàng điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi trong hoàn cảnh cá nhân và thị trường tài chính.
Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân
Giảm nợ
Thanh toán nợ đúng hạn: Ưu tiên trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ có lãi suất cao như nợ thẻ tín dụng. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tránh lãi suất cao.
Tạo kế hoạch trả nợ: Lập kế hoạch cụ thể để trả nợ theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ các khoản nợ có lãi suất cao nhất. Sử dụng các chiến lược như phương pháp "snowball" (bắt đầu từ khoản nợ nhỏ nhất) hoặc "avalanche" (bắt đầu từ khoản nợ lãi suất cao nhất) để quản lý và giảm nợ hiệu quả.
Muốn quản lý tài chính hiệu quả cần giảm nợ
Áp dụng 5 nguyên tắc này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, đảm bảo sự ổn định tài chính và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.
4 bí quyết giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn
Quản lý tài chính cá nhân đối với nhiều người đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý cho hiệu quả thì bạn có thể tham khảo 4 bí quyết dưới đây:
Liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt
Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng giai đoạn thời gian khác nhau, ví dụ như mua nhà trong 5 năm tới, tiết kiệm cho kỳ nghỉ trong 1 năm tới, hoặc đầu tư để nghỉ hưu trong 20 năm tới.
Định lượng các mục tiêu: Mỗi mục tiêu nên có một con số cụ thể và thời hạn hoàn thành. Ví dụ, thay vì nói "tiết kiệm nhiều tiền hơn", hãy nói "tiết kiệm 200 triệu đồng trong 2 năm".
Ưu tiên các mục tiêu: Xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu để biết rõ mục tiêu nào cần đạt được trước và phân bổ nguồn lực phù hợp.
Liệt kê mục tiêu tài chính
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Phân tích tình hình tài chính hiện tại: Đánh giá thu nhập, chi tiêu, nợ và tài sản hiện tại của bạn để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính.
Lập ngân sách chi tiêu: Tạo ra một ngân sách chi tiết hàng tháng, xác định rõ các khoản thu nhập và chi tiêu, theo dõi ngân sách này một cách nghiêm ngặt.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành ra một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn và tạo ra nguồn thu nhập thụ động.
Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết: Cuộc sống thay đổi và kế hoạch tài chính cũng cần linh hoạt. Điều chỉnh kế hoạch để phản ánh các thay đổi trong cuộc sống hoặc trong thị trường tài chính.
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Không nên có nợ xấu
Quản lý nợ cẩn thận: Chỉ vay nợ khi thật sự cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng trả nợ đúng hạn. Tránh lạm dụng các khoản vay tín dụng.
Trả nợ đúng hạn: Đảm bảo rằng bạn luôn trả các khoản nợ đúng hạn để tránh lãi suất cao và phí trễ hạn. Điều này cũng giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt.
Giảm nợ càng sớm càng tốt: Ưu tiên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước. Sử dụng các khoản tiền thặng dư hoặc tiền thưởng để trả nợ nhanh chóng hơn.
Tìm lời khuyên từ các chuyên gia
Quản lý tài chính cá nhân là một chủ đề quan trọng và nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trên thế giới. Dưới đây là một số lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ các chuyên gia:
Lập ngân sách và tuân thủ:
Dave Ramsey: Dave Ramsey khuyến khích mọi người lập ngân sách chi tiết hàng tháng và tuân thủ nghiêm ngặt để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm. Ramsey cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh nợ và xây dựng quỹ khẩn cấp.
Suze Orman: Suze Orman khuyên nên lập ngân sách và theo dõi chi tiêu hàng ngày để nhận biết rõ ràng về tình hình tài chính của mình.
Lời khuyên của Suze Orman
Tiết kiệm và đầu tư sớm:
Warren Buffett: Ông chủ Berkshire Hathaway khuyên mọi người nên bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm, đồng thời đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu rõ. Buffett cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái đầu tư lợi nhuận để tăng trưởng tài sản.
Robert Kiyosaki: Tác giả của "Cha Giàu Cha Nghèo" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục tài chính và đầu tư vào tài sản tạo thu nhập thụ động.
Quản lý nợ:
Suze Orman: Orman khuyên mọi người nên trả hết các khoản nợ lãi suất cao trước tiên và sau đó là các khoản nợ khác. Cô cũng khuyến nghị tránh nợ nếu có thể.
Dave Ramsey: Ramsey đề xuất phương pháp "Debt Snowball", trong đó bạn trả hết các khoản nợ từ nhỏ đến lớn để tạo động lực và cảm giác thành công.
Lời khuyên của Dave Ramsey
Quỹ khẩn cấp:
Dave Ramsey: Ramsey khuyến cáo nên có một quỹ khẩn cấp đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong 3-6 tháng. Quỹ này giúp bạn tránh rơi vào cảnh nợ nần khi gặp phải các tình huống không mong muốn.
Suze Orman: Orman cũng đồng tình với việc xây dựng quỹ khẩn cấp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một nguồn tài chính dự phòng.
Đầu tư vào giáo dục tài chính:
Robert Kiyosaki: Kiyosaki khuyên mọi người không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức về tài chính để có thể đưa ra những quyết định đầu tư và quản lý tài sản thông minh hơn.
Tony Robbins: Robbins, trong cuốn sách "Money: Master the Game", khuyến khích mọi người tìm hiểu và học hỏi từ những người đã thành công trong lĩnh vực tài chính.
Lời khuyên của Tony Robbins
Áp dụng những lời khuyên từ các chuyên gia này có thể giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân thì không nên bỏ qua khóa học của giảng viên Trần Khánh Tư. Ông là CEO Unica, Chủ tịch Unica club, với hơn 7 năm kinh nghiệp làm về lĩnh vực tài chính chắc chắn thầy sẽ đưa tới những lời khuyên hữu ích nhất cho bạn. Còn ngần ngại gì nữa mà không đăng ký ngay khóa học “Thấu hiểu tài chính cá nhân” để nhận ưu đãi hấp dẫn.
[trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Dưới đây là hai công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cùng với các lợi ích và cách sử dụng chi tiết:
Sử dụng sổ ghi chép
Lợi ích:
Dễ dàng tùy chỉnh: Bạn có thể tùy chỉnh sổ ghi chép theo cách bạn muốn, thêm các mục tiêu, ghi chú cá nhân và kế hoạch chi tiết.
Tăng cường nhận thức: Việc viết tay các khoản thu chi giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình hình tài chính của mình.
Không phụ thuộc vào công nghệ: Không cần thiết bị điện tử hay kết nối internet, sổ ghi chép dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Sử dụng sổ ghi chép để quản lý tài chính
Cách sử dụng:
Thiết lập mục tiêu: Đầu tiên, ghi rõ các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn của bạn vào sổ.
Ghi chép thu nhập và chi tiêu: Mỗi ngày hoặc mỗi tuần, ghi lại tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn. Chia chúng thành các danh mục như ăn uống, giải trí, hóa đơn,...
Theo dõi tiến trình: Định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), xem lại các ghi chép của bạn để đánh giá tình hình tài chính và xem bạn có đang đi đúng hướng với kế hoạch đã đề ra hay không.
Điều chỉnh khi cần thiết: Dựa trên các ghi chép và đánh giá, điều chỉnh kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn để đảm bảo bạn đạt được các mục tiêu tài chính.
Tận dụng app quản lý tài chính trên điện thoại
Lợi ích:
Tiện lợi và dễ sử dụng: Các ứng dụng trên điện thoại cho phép bạn theo dõi và quản lý tài chính mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể nhập dữ liệu ngay khi phát sinh chi tiêu.
Tự động hóa: Nhiều ứng dụng có thể tự động kết nối với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, giúp tự động theo dõi và phân loại chi tiêu.
Phân tích và báo cáo: Ứng dụng cung cấp các biểu đồ, báo cáo và phân tích chi tiêu giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu và tình hình tài chính.
Nhắc nhở và thông báo: Các ứng dụng có tính năng nhắc nhở hóa đơn đến hạn, giúp bạn tránh quên thanh toán và tránh phí trễ hạn.
Cách sử dụng:
Chọn ứng dụng phù hợp: Tìm kiếm và chọn một ứng dụng quản lý tài chính phù hợp với nhu cầu của bạn, chẳng hạn như Mint, YNAB (You Need A Budget) hoặc Money Lover.
Thiết lập tài khoản và ngân sách: Sau khi cài đặt ứng dụng, thiết lập tài khoản và ngân sách chi tiêu hàng tháng. Nhập các mục tiêu tài chính và các nguồn thu nhập.
Theo dõi thu nhập và chi tiêu: Nhập thông tin về thu nhập và chi tiêu hàng ngày hoặc kết nối ứng dụng với tài khoản ngân hàng để tự động cập nhật.
Sử dụng tính năng phân tích: Sử dụng các biểu đồ và báo cáo mà ứng dụng cung cấp để phân tích tình hình tài chính, nhận diện các khu vực có thể cắt giảm chi tiêu và tối ưu hóa ngân sách.
Điều chỉnh và lập kế hoạch: Dựa trên các báo cáo và phân tích, điều chỉnh ngân sách và lập kế hoạch tài chính cho các tháng tiếp theo.
Sử dụng app để quản lý tài chính
Cả hai công cụ này đều có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Việc sử dụng sổ ghi chép hoặc ứng dụng điện thoại phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mức độ tiện lợi bạn mong muốn. Kết hợp cả hai phương pháp cũng là một lựa chọn tốt để đảm bảo bạn có một cái nhìn toàn diện và chi tiết về tài chính cá nhân của mình.
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về quản lý dòng tiền cá nhân cùng với các giải đáp chi tiết:
Câu 1: Nên quản lý dòng tiền cá nhân ở đâu?
Bạn nên quản lý dòng tiền bằng sổ ghi chép, ứng dụng quản lý tài chính, phần mềm quản lý tài chính hoặc ngân hàng trực tuyến.
Sổ ghi chép: Đây là cách truyền thống và đơn giản để quản lý dòng tiền. Bạn có thể sử dụng một cuốn sổ hoặc một bảng tính trên máy tính để ghi lại các khoản thu nhập và chi tiêu hàng ngày.
Ứng dụng quản lý tài chính: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại như Mint, YNAB (You Need A Budget), Money Lover hoặc PocketGuard. Các ứng dụng này cung cấp nhiều tính năng như tự động theo dõi chi tiêu, phân tích tài chính, và nhắc nhở hóa đơn.
Phần mềm quản lý tài chính: Các phần mềm như Quicken hoặc Microsoft Money cũng là lựa chọn tốt cho việc quản lý tài chính cá nhân với nhiều tính năng phân tích và báo cáo chi tiết.
Ngân hàng trực tuyến: Nhiều ngân hàng cung cấp các công cụ quản lý tài chính trực tuyến, giúp bạn theo dõi tài khoản, thiết lập ngân sách và xem các báo cáo chi tiêu.
Câu 2: Người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì nên chú ý gì?
Xác định mục tiêu tài chính: Đặt ra các mục tiêu tài chính rõ ràng và cụ thể cho ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp bạn có hướng đi rõ ràng trong việc quản lý tài chính.
Lập ngân sách: Tạo ra một ngân sách chi tiết, ghi rõ thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát dòng tiền và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày để có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính. Điều này giúp bạn nhận diện các khoản chi không cần thiết và tối ưu hóa chi tiêu.
Giáo dục tài chính: Đọc sách, tham gia các khóa học, hoặc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng và gia tăng tài sản theo thời gian.
Câu 3: Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân là gì?
Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân đó là:
Không lập kế hoạch tài chính: Nhiều người không đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể hoặc không lập kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng chi tiêu quá mức và thiếu kiểm soát tài chính.
Thiếu kiên nhẫn và linh hoạt: Quản lý tài chính đòi hỏi sự kiên nhẫn và linh hoạt. Thiếu kiên nhẫn có thể dẫn đến việc bỏ qua kế hoạch tài chính, trong khi thiếu linh hoạt khiến bạn không điều chỉnh kịp thời khi hoàn cảnh thay đổi.
Lạm dụng thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dễ dẫn đến nợ nần và lãi suất cao. Việc không trả nợ đúng hạn cũng làm giảm điểm tín dụng của bạn.
Không tiết kiệm và đầu tư: Không dành một phần thu nhập để tiết kiệm và đầu tư là một sai lầm phổ biến. Điều này làm giảm khả năng xây dựng quỹ dự phòng và tăng trưởng tài sản.
Thiếu quỹ khẩn cấp: Không có quỹ khẩn cấp để đối phó với các tình huống bất ngờ như mất việc làm, bệnh tật hoặc các sự cố khẩn cấp có thể dẫn đến tình trạng tài chính khó khăn.
Không theo dõi chi tiêu: Không ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày khiến bạn không có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát.
Nhận diện và tránh các sai lầm này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn và đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách bền vững.
Kết luận
Trên đây là khái niệm, lý do và cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả do Unica tổng hợp. Mong rằng với chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn để có thể làm được nhiều việc bản thân mong muốn. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm bài viết
Chủ đề phổ biến
Bài viết phổ biến

Cách lọc dữ liệu trùng nhau trong 2 cột excel chính xác nhất
10/06/2025
37383

Cách thêm số 0 vào đầu giá trị trong excel siêu dễ dàng
10/06/2025
34043

VBA là gì? Hướng dẫn tự học VBA excel cực chi tiết
03/06/2025
31337

Cách dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng nhiều điều kiện trong Excel
19/11/2024
27491

Cách dùng hàm COUNTIFS - hàm đếm có nhiều điều kiện trong excel
27/03/2025
25864

Hàm nội suy trong Excel là gì? Cách sử dụng hàm FORECAST và TREND
12/06/2025
25523

Cách chuyển đổi tiền tệ trong Excel nhanh chóng và chính xác
26/03/2025
20049
.png?v=1728987886)
Cách sử dụng hàm SUBTOTAL trong Excel dễ hiểu, có ví dụ kèm theo
15/11/2024
18294

Hướng dẫn cách tạo macro excel nhanh chóng và đơn giản
09/04/2025
17764

Không lưu được file excel: Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi
18/04/2025
17696