Blog Unica
Đọc nhiều trong tuần






Đọc ngay cho nóng



Công ty khởi nghiệp là gì? Top công ty khởi nghiệp thành công
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển đầy biến động như hiện nay, tại Việt Nam công ty khởi nghiệp mọc lên nhiều như nấm. Công ty khởi nghiệp với đa dạng các lĩnh vực từ công nghệ, thương mại đến giáo dục, dịch vụ đang là chủ đề nóng được rất nhiều người quan tâm. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về công ty khởi nghiệp là gì cũng như để biết xem có những công ty startup nào đã thành công tại Việt Nam. Hãy cùng Unica tìm hiểu ngay.
Công ty khởi nghiệp là gì?
Công ty khởi nghiệp (startup) là những công ty/doanh nghiệp mới thành lập. Công ty khởi nghiệp có thể bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên thường họ làm trong các lĩnh vực công nghệ hoặc sáng tạo. Mục tiêu cốt lõi của công ty khởi nghiệp đó là phát triển nhanh chóng, tiếp cận được nhiều khách hàng và mở rộng thị trường. Các công ty khởi nghiệp luôn tìm kiếm và thử nghiệm những ý tưởng đột phá nhằm giải quyết các vấn đề hiện tại hoặc tạo ra những cơ hội mới.
Công ty khởi nghiệp là gì?
Để thực hiện mục tiêu, các công ty khởi nghiệp rất cần sự hỗ trợ tài chính từ các nhà đầu tư hoặc gọi vốn cộng đồng. Tiền góp vốn đóng vai trò rất quan trọng với công ty khởi nghiệp, nó giống như là “chìa khóa” giúp họ tồn tại, có sự hỗ trợ để thử nghiệm, cải tiến và hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ trước khi chính thức ra mắt thị trường.
Đặc điểm của công ty khởi nghiệp
Đặc điểm của công ty khởi nghiệp là gì? Khi nhắc đến đặc điểm của công ty khởi nghiệp, người ta thường nghĩ ngay đến sự đổi mới, tốc độ phát triển nhanh chóng và môi trường làm việc năng động. Dưới đây là những yếu tố nổi bật tạo nên sự khác biệt của các startup so với doanh nghiệp truyền thống.
Khởi đầu và tăng trưởng nhanh
Một trong những đặc điểm của công ty khởi nghiệp dễ nhận thấy nhất chính là tốc độ phát triển vượt bậc. Các startup thường được xây dựng từ những ý tưởng sáng tạo, khác biệt nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trên thị trường. Nhờ vào việc tận dụng công nghệ và mô hình kinh doanh đột phá, các công ty khởi nghiệp có thể mở rộng quy mô nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược linh hoạt, nắm bắt xu hướng và thích nghi nhanh với những biến động của thị trường.
Môi trường làm việc linh hoạt
Các công ty khởi nghiệp thường không quá chú trọng vào quy tắc cứng nhắc mà đề cao sự sáng tạo và đổi mới. Nhân viên trong công ty có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, làm việc từ xa hoặc linh hoạt về thời gian, miễn là đảm bảo hiệu suất và cho kết quả tốt.
Công ty khởi nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng
Tính rủi ro cao
Bên cạnh những cơ hội lớn, các công ty khởi nghiệp cũng phải đối mặt với mức độ rủi ro cao. Thị trường thay đổi liên tục, mô hình kinh doanh chưa được kiểm chứng và nguồn vốn hạn chế chính là những thách thức lớn. Do đó, khả năng chấp nhận rủi ro và tinh thần kiên trì là yếu tố then chốt để startup vượt qua khó khăn và phát triển bền vững.
Văn hóa doanh nghiệp độc đáo
Các startup thường xây dựng môi trường làm việc mở, khuyến khích sự đóng góp ý tưởng từ tất cả thành viên. Tinh thần đồng đội, học hỏi không ngừng và sự đam mê chính là nền tảng giúp startup tạo nên giá trị khác biệt và thu hút nhân tài.
4 Loại công ty khởi nghiệp phổ biến nhất
Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp, thông tin phân loại công ty khởi nghiệp là gì rất cần thiết. Hiện nay, đang có 4 loại hình công ty khởi nghiệp phổ biến đó là:
Khởi nghiệp doanh nghiệp nhỏ
Khởi nghiệp doanh nghiệp nhỏ đang là loại hình phổ biến nhất trong phân loại công ty khởi nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ thường được thành lập bởi cá nhân hoặc nhóm nhỏ, với mục tiêu phục vụ thị trường địa phương hoặc một nhóm khách hàng cụ thể. Những công ty này phần lớn tập trung vào lợi nhuận ổn định và phát triển bền vững, thay vì mở rộng quy mô nhanh chóng. Ví dụ như: kinh doanh quán cà phê, cửa hàng bán lẻ, công ty dịch vụ tư vấn,…
Khởi nghiệp có thể mở rộng
Khởi nghiệp có thể mở rộng là những công ty được xây dựng với mục tiêu phát triển nhanh chóng và mở rộng quy mô toàn cầu. Đây là loại hình startup điển hình trong lĩnh vực công nghệ như các nền tảng thương mại điện tử, ứng dụng di động, mạng xã hội,… Các doanh nghiệp này thường thu hút vốn đầu tư mạo hiểm lớn để có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Công ty khởi nghiệp được phân ra thành rất nhiều loại khác nhau
Khởi nghiệp kinh doanh xã hội
Mục tiêu của loại hình khởi nghiệp kinh doanh xã hội không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn hướng đến giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. Các doanh nghiệp này thường xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, tác động tích cực cho cộng đồng.
Công ty lớn thành lập
Không chỉ các cá nhân hay nhóm nhỏ mới khởi nghiệp, nhiều công ty lớn cũng lựa chọn thành lập startup để đổi mới và tiếp cận thị trường mới. Những công ty này đã có nguồn lực tài chính mạnh mẽ, kinh nghiệm vận hành và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Việc thành lập startup giúp họ thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và duy trì sức cạnh tranh lâu dài.
Cách thức hoạt động của công ty khởi nghiệp
Các công ty khởi nghiệp cũng vận hành như những doanh nghiệp thông thường, nhưng điều khiến họ khác biệt chính là việc phải vượt qua nhiều rào cản hơn khi mang ý tưởng mới lạ ra thị trường. Thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm hay dịch vụ, những nhà sáng lập startup cần liên tục nắm bắt cơ hội, nghĩ ra giải pháp đột phá và quan trọng nhất là thu hút được nhà đầu tư đồng hành. Họ phải đối diện với không ít thách thức: từ việc làm sao để khách hàng biết đến sản phẩm, cho đến việc xoay sở nguồn vốn đủ mạnh để phát triển doanh nghiệp, tất cả đều đòi hỏi sự kiên trì và khả năng chấp nhận rủi ro cao.
Công ty khởi nghiệp cần liên tục nắm bắt cơ hội
Ưu và nhược điểm của công ty khởi nghiệp
Khi bắt đầu hành trình kinh doanh, việc hiểu rõ ưu, nhược điểm của công ty khởi nghiệp sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những cơ hội và thách thức phía trước. Dưới đây là cái nhìn tổng quan về cả hai mặt của mô hình này.
Ưu điểm
Sự linh hoạt, thích ứng nhanh: Công ty khởi nghiệp có quy mô nhỏ sẽ dễ dàng điều chỉnh chiến lược và đổi mới sản phẩm theo nhu cầu thị trường.
Tinh thần sáng tạo mạnh mẽ: Startup luôn tìm kiếm giải pháp mới, tạo ra sản phẩm/dịch vụ khác biệt, mang lại giá trị đột phá.
Môi trường làm việc năng động: Văn hóa cởi mở, khuyến khích ý tưởng sáng tạo và sự phát triển cá nhân.
Cơ hội tăng trưởng lớn: Tiềm năng mở rộng nhanh nếu sản phẩm phù hợp thị trường và được đầu tư đúng hướng.
Nhược điểm
Thiếu ổn định tài chính: Nguồn vốn hạn chế, dễ gặp khó khăn khi chưa có lợi nhuận ổn định.
Áp lực cạnh tranh cao: Phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn, dễ bị sao chép ý tưởng.
Khối lượng công việc lớn: Nhân sự ít, mỗi thành viên thường đảm nhiệm nhiều vai trò.
Rủi ro thất bại cao: Tỷ lệ thành công của startup thường không cao, đòi hỏi người sáng lập phải có sự kiên trì và linh hoạt trong việc xây dựng chiến lược.
Ưu, nhược điểm của công ty khởi nghiệp
Top công ty khởi nghiệp thành công tại Việt Nam
Thị trường startup Việt Nam ngày càng sôi động với nhiều doanh nghiệp nổi bật gặt hái thành công, khẳng định vị thế không chỉ trong nước mà còn vươn tầm khu vực. Dưới đây là top các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam thành công, được đánh giá cao nhờ mô hình kinh doanh đột phá và tốc độ tăng trưởng ấn tượng:
Momo
MoMo là ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp nền tảng thanh toán di động tiện lợi cho hàng triệu người dùng. Hiện nay mô hình ví điện tử momo đang phát triển rất mạnh mẽ, không ngừng mở rộng hệ sinh thái từ thanh toán hóa đơn đến chuyển tiền, mua vé, góp phần thúc đẩy xu hướng thanh toán trực tuyến.
Foody
Foody là nền tảng đặt món và đánh giá địa điểm ăn uống nổi tiếng, kết nối người dùng với hàng ngàn nhà hàng, quán ăn khắp cả nước. Với giao diện dễ sử dụng và hệ sinh thái đa dạng, Foody đã trở thành công cụ không thể thiếu của giới trẻ Việt khi tìm kiếm các địa điểm ẩm thực.
Juno
Nhắc đến các công ty khởi nghiệp thành công tại Việt Nam không thể nào không nhắc tới Juno. Juno là thương hiệu giày dép, túi xách thời trang dành cho nữ, nổi bật với hệ thống cửa hàng phủ khắp cả nước. Không chỉ bán hàng rất đông tại điểm bán trực tiếp với nhiều cơ sở, Juno còn đẩy mạnh kênh bán hàng online, mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi, hiện đại cho khách hàng.
Vietcetera
Vietcetera là nền tảng truyền thông sáng tạo chuyên sản xuất nội dung về phong cách sống, kinh doanh và khởi nghiệp. Hiện nay, Vietcetera đã xây dựng được chỗ đứng này. Bên cạnh những gì đã đạt được, Vietcetera vẫn không ngừng tạo dựng cộng đồng độc giả trẻ, năng động, đồng thời trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ doanh nhân Việt.
Vietcetera chuyên sản xuất nội dung về phong cách sống, kinh doanh
VUIHOC
Vuihoc.vn là công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục rất có tiếng mà hầu như ai cũng biết đến. Công ty này mang đến giải pháp học online hiệu quả cho học sinh. Với kho nội dung phong phú, chất lượng, VUIHOC giúp học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức mọi lúc, mọi nơi và giúp phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn trên hành trình học tập của con cái.
VNG
VNG được coi là “kỳ lân công nghệ” đầu tiên của Việt Nam, nổi tiếng với các sản phẩm như: Zalo, Zing MP3, ZingNews. Công ty này không chỉ thành công trong lĩnh vực giải trí số mà còn mở rộng mạnh mẽ sang công nghệ tài chính Fintech và dịch vụ đám mây.
BE GROUP
BE GROUP là đơn vị sở hữu ứng dụng gọi xe Be - một trong những đối thủ lớn trên thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam. Startup này tập trung phát triển các dịch vụ đa dạng như beCar, beBike, giao hàng và thanh toán điện tử, hướng đến xây dựng hệ sinh thái "all-in-one".
Coolmate
Coolmate là startup thời trang nam với mô hình bán hàng trực tuyến và đăng ký mua định kỳ. Thương hiệu ghi điểm nhờ thiết kế tối giản, chất liệu bền đẹp và trải nghiệm mua sắm tiện lợi, phù hợp với phong cách sống hiện đại.
KiotViet
KiotViet là thương hiệu phần mềm bán hàng rất có tiếng tại Việt Nam. Thương hiệu cung cấp phần mềm quản lý bán hàng dành cho các cửa hàng nhỏ và vừa giúp tối ưu quy trình vận hành. Với giao diện dễ sử dụng và tính năng đa dạng, KiotViet đã trở thành giải pháp quen thuộc của hàng chục nghìn doanh nghiệp trên toàn quốc.
KiotViet cung cấp phần mềm quản lý bán hàng có tiếng
Tiki
Tiki là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam, nổi bật với dịch vụ giao hàng nhanh và chính sách chăm sóc khách hàng tốt. Trước kia Tiki thường chỉ được biết đến với website bán sách là chủ yếu nhưng hiện nay đã mở rộng hơn. Tiki phát triển hệ sinh thái đa dạng từ TikiNOW đến Tiki Trading, đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng.
Dat Bike
Dat Bike là startup tiên phong trong lĩnh vực sản xuất xe máy điện tại Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy giao thông xanh, hạn chế ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người. Các sản phẩm của Dat Bike không chỉ an toàn mà còn được đánh giá cao với thiết kế hiện đại, hiệu suất vượt trội và thân thiện với môi trường.
Sendo
Sendo là sàn thương mại điện tử nội địa, tập trung vào phân khúc khách hàng ở các tỉnh thành ngoài Hà Nội và TP.HCM. Với mạng lưới đối tác rộng khắp và dịch vụ hỗ trợ người bán tối ưu, Sendo đang dần khẳng định vị thế trên thị trường TMĐT. Hiện nay đứng trước sự ra đời của vô vàn sàn điện tử khác nhau thì Sendo vẫn tồn tại và được nhiều người yêu thích.
HomeBase
Nếu bạn đang tìm hiểu về những công ty khởi nghiệp thành công, nhất định không được bỏ qua cái tên HomeBase. HomeBase mang đến giải pháp tài chính sáng tạo giúp người trẻ dễ dàng tiếp cận và sở hữu bất động sản. Doanh nghiệp starup này nổi bật với các gói hỗ trợ linh hoạt, giúp khách hàng giảm áp lực tài chính khi mua nhà.
EJoy
EJoy là ứng dụng học tiếng Anh kết hợp giải trí sử dụng công nghệ AI để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Sử dụng ứng dụng này, người học có thể cải thiện kỹ năng tiếng Anh qua video, trò chơi, giúp việc học trở nên thú vị và hiệu quả hơn. eJoy ra đời giúp người học không cảm thấy bị nhàm chán, có hứng thú học tiếng anh hơn.
EJoy là ứng dụng học tiếng Anh kết hợp giải trí
Websosanh
Websosanh.vn là nền tảng so sánh giá trực tuyến uy tín tại Việt Nam mà có lẽ không ai là không biết. Truy cập vào website của websosanh, người dùng biết cụ thể thông tin sản phẩm mình đang có nhu cầu, từ đó dễ dàng tìm được sản phẩm với giá tốt nhất. Bên cạnh đó, Websosanh còn cung cấp thông tin khuyến mãi, review sản phẩm hữu ích cho người tiêu dùng.
Jobhub
Jobhub là nền tảng tuyển dụng ứng dụng công nghệ AI, giúp ứng viên và nhà tuyển dụng kết nối nhanh chóng, hiệu quả. Với giao diện thân thiện và quy trình tối ưu, Jobhub đã hỗ trợ hàng ngàn ứng viên tìm được công việc phù hợp với mình. Đứng trước hàng chục website tuyển dụng trực tuyến thì Jobhub vẫn khẳng định được vị trí của mình.
Lozi (Loship)
Lozi (Loship) là ứng dụng giao hàng tức thì kết hợp dịch vụ ăn uống, đáp ứng nhu cầu giao nhận nhanh tại đô thị. Doanh nghiệp starup này phát triển mô hình “siêu ứng dụng” với nhiều dịch vụ tiện ích từ giao đồ ăn, hàng hóa đến vận chuyển, giúp người dùng dễ dàng trải nghiệm tất cả trên cùng một nền tảng. Lozi mang lại trải nghiệm tiện lợi nhất cho khách hàng.
Kết luận
Như vậy, Unica đã chia sẻ chi tiết với bạn về chủ đề công ty khởi nghiệp. Với đặc điểm là đổi mới, linh hoạt và đầy sáng tạo, các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế, không chỉ nhanh chóng mở rộng quy mô kinh doanh mà còn góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế - xã hội. Sự vươn lên mạnh mẽ của họ đã giúp nền kinh tế phát triển hơn rất nhiều.

Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ứng dụng chỉ số ROE hiệu quả
ROE là một chỉ số quan trọng được các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính đặc biệt quan tâm để đánh giá hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của một công ty. ROE là con số phản ánh chi tiêu về lợi nhuận hiển thị trong báo cáo kinh doanh. Vậy Chỉ số ROE là gì? Các tính chỉ số ROE như thế nào? Hãy cùng Unica tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Chỉ số ROE là gì?
ROE là viết tắt của từ Return On Equity nghĩa tiếng việt là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. ROE cho thấy mức độ sinh lời và hiệu suất của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Hiểu đơn giản, ROE là chỉ số đánh giá khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu để xem có hiệu quả, tạo ra được lợi nhuận hay không.
Chỉ số ROE là gì?
Hiện nay, hầu như nhà đầu tư nào cũng sẽ quan tâm đến con số ROE trong bảng báo cáo kinh doanh vì nó thể hiện được khả năng thu lợi nhuận so với đồng vốn mà họ đã bỏ ra ban đầu. Ngoài ra, ROE còn là con số thể hiện sức hấp dẫn của doanh nghiệp với các nhà đầu tư vì nó phản ánh tình hình tài chính cũng như sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của chỉ số ROE đối với nhà đầu tư
Bên cạnh việc nắm được khái niệm chỉ số ROE là gì bạn cũng phải hiểu được ý nghĩa của chỉ số ROE trong kinh doanh. Chỉ số ROE đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, nó có khả năng đánh giá một cách chân thực hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Cụ thể ý nghĩa của chỉ số ROE như sau:
Đánh giá hiệu suất tài chính: ROE chính là con số phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu. Nếu chỉ số ROE cao tức là doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và tối ưu nhất.
So sánh với các đối thủ cùng ngành: Chỉ số ROE phản ánh hiệu suất tài chính của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Điều này giúp nhà quản trị dễ dàng xác định được vị thế của doanh nghiệp mình trên thị trường.
Thể hiện sức mạnh tài chính: ROE chính là con số liên quan trực tiếp đến tiền lãi. ROE cao chứng tỏ doanh nghiệp có tài chính lớn. Đồng thời ROE cao có khả năng thu hút đầu tư hoặc tài trợ với lãi suất thấp.
Đánh giá tăng trưởng: Phân tích ROE chủ sở hữu có thể đánh giá được khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Nếu ROE tăng đều theo thời gian thì điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang quản lý vốn chủ sở hữu hiệu quả, tạo ra được lợi nhuận bền vững.
Chỉ số ROE đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh
Công thức tính chỉ số Return On Equity chính xác
Cụ thể công thức tính chỉ số ROE:
ROE = ( Lợi nhuận ròng sau thuế / Vốn chủ sở hữu ) x 100%
Trong đó:
Lợi nhuận ròng sau thuế: Còn được gọi là lãi ròng, được tính bằng cách: lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất.
Vốn chủ sở hữu: Vốn sẵn có của chủ sở hữu doanh nghiệp đó. Bao gồm: vốn điều lệ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Đối với những thông tin này, bạn có thể tìm kiếm được ở trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố định kỹ sau mỗi quý và mỗi năm. Thông thường, thông tin lợi nhuận sau thuế thì sẽ được đặt ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh. Thông tin vốn chủ sở hữu thì nằm ở bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ và tính đúng chỉ số ROE cũng như các chỉ số tài chính khác, trước tiên bạn cần phải đọc được báo cáo tài chính. Sau đây là ví dụ thực tế giúp bạn xác định chỉ số ROE.
Ví dụ: Tính chỉ số ROE của công ty A năm 2020. Trích dẫn nguồn số liệu trong báo cáo kinh doanh của công ty ta thu được:
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là: 1.992.562.246 đồng.
Vốn chủ sở hữu là: 12,198,332,210
Công thức tính ROE:
ROE = ( 1.992.562.246 / 12,198,332,210 ) x 100% = 0.16.
Như vậy, chỉ số ROE là 0, 16
Công thức tính chỉ số ROE
Cách ứng dụng chỉ số ROE trong đầu tư thực tế
Ứng dụng chỉ số ROE là gì là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Doanh nghiệp nếu như ứng dụng được chỉ số ROE thì sẽ đánh giá được hiệu quả hiệu động cũng như tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Cụ thể:
Tính mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp
Tốc độ tăng trưởng của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là: khả năng sinh lời và tỷ lệ tái đầu tư lợi nhuận. Cụ thể công thức tính tốc độ tăng trưởng như sau:
G = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư
Trong đó:
Tỷ lệ tái đầu tư được xác định bằng: 1- Tỷ lệ chi trả cổ tức
Ví dụ: Công ty X và công ty Y cùng có ROE là 20%. Tuy nhiên hai công ty lại khác nhau về tỷ lệ chi trả cổ tức.
Công ty X chi trả cổ tức với tỷ lệ 30%.
Công ty Y chi trả cổ tức với tỷ lệ 10%.
Như vậy, công thức tính tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp như sau:
Tốc độ tăng trưởng của X = 20% x (1 – 30%) = 14%
Tốc độ tăng trưởng của Y = 20% x (1 – 10%) = 18%
=> Mặc dù 2 công ty đều có chỉ số ROE là 20% nhưng công ty Y tái đầu tư phần lớn lợi nhuận, vì vậy tốc độ tăng trưởng của công ty B là 18% cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của công ty X là 4%.
Chỉ số ROE được ứng dụng để tính mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp
Đánh giá khả năng tạo giá trị cho cổ đông
Hiện nay, trong kinh doanh mọi người còn ứng dụng chỉ số ROE để đánh giá doanh nghiệp tạo ra giá trị cho cổ đông thông qua hiệu quả sử dụng vốn. Thông thường để đánh giá khả năng tạo giá trị cho cổ đông, chỉ số ROI được so sánh với tỷ suất sinh lời kỳ vọng (tức là chi phí sử dụng vốn cổ phần). Khi so sánh ROE với chi phí sử dụng vốn cổ phần sẽ chia thành các trường hợp sau:
ROE thấp hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần: Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận nhận được không đủ để đáp ứng kỳ vọng của số đông.
ROE cao hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần: Doanh nghiệp hoạt động tương đối hiệu quả, tái đầu tư tốt, thậm chí còn vượt qua cả kỳ vọng của nhà đầu tư.
Đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai
Ngoài những yếu tố trên, chỉ số ROE cũng được ứng dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành. Doanh nghiệp nếu như sở hữu lợi thế về thương hiệu, công nghệ, quy trình sản xuất và quản lý chi phí thì lợi nhuận thì chỉ số ROE sẽ cao, ROE luôn duy trì ở mức trung bình thậm chí vượt trội.
Ngược lại doanh nghiệp không có lợi thế gì thì ROE giảm. Nhìn vào ROE nhà đầu tư sẽ xác định được doanh nghiệp có tiềm năng khi đầu tư hay không. Chỉ số ROE chính là thước đo để đánh giá xem doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không.
Những điểm hạn chế của chỉ số Return On Equity
Bên cạnh vai trò quan trọng thì chỉ số ROE cũng có những hạn chế nhất định. Điểm hạn chế của chỉ số ROE bao gồm:
Chỉ số ROE không ổn định khi lợi nhuận bất thường
Chỉ số ROE chịu sự ảnh hưởng của sự biến động không đồng đều trong lợi nhuận. Vì vậy, khi lợi nhuận bất thường thì chỉ số ROE sẽ không ổn định. Điều này tạo ra thách thức với ban lãnh đạo trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động. Từ đó, gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định quan trọng trong kinh doanh.
Chỉ số ROE không ổn định khi lợi nhuận bất thường
Bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán
Chỉ số ROE cũng có thể bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán. Khi doanh nghiệp điều chỉnh, thay đổi các chính sách kế toán như: giảm tỷ lệ khấu hao, kéo dài tuổi thọ dự án,... để thu hút đầu tư và vốn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng và chỉ số ROE của doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong công thức tính ROE cũng không tính toán các tài sản vô hình như: sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ,… Điều này dẫn đến việc tính toán sai số trong tính toán và không thể hiện đầy đủ lợi thế của mỗi công ty.
Chỉ số ROE bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ
Ngoài những hạn chế trên, chỉ số ROE còn bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ. Tức là các công ty phát hành tự thu mua cổ phiếu đang lưu hành của mình từ thị trường, mục đích chính là để giảm vốn chủ sở hữu. Việc thâu tóm cổ phiếu có thể khiến chỉ số ROE bị sai lệch. Khi lợi nhuận sau thuế không đổi, vốn chủ sở hữu giảm thì khi đó chỉ số ROE sẽ tăng.
Chỉ số ROE giảm sẽ không đánh giá được năng lực thực tế của doanh nghiệp. Do đó nếu chỉ tập trung vào ROE để tìm kiếm cổ phiếu tốt thì có thể nhà đầu tư sẽ bị đưa ra những quyết định sai lầm.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số ROE
Để xác định yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số ROE là gì bạn có thể dựa vào mô hình Dupont. Mô hình Dupont giúp phân tích và đánh giá chi tiết những yếu tố ảnh hưởng đến ROE trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận ròng có chức năng chính là đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu của doanh nghiệp. Hay nói một cách đơn giản, tỷ suất lợi nhuận ròng thể hiện mức độ đạt được lợi nhuận của doanh nghiệp từ doanh thu.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận ròng đó là:
Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận ròng tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số ROE
Vòng quay tài sản
Vòng quay tài sản cho chủ sở hữu biết mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu.
Công thức tính vòng quay tài sản như sau:
Vòng quay tài sản = Doanh thu / Tổng tài sản
Vòng quay tài sản tăng cho thấy doanh nghiệp đã tạo ra được nhiều doanh thu từ tài sản có sẵn.
Đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính là con số thể hiện mức độ sử dụng nợ vay trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Công thức tính hệ số đòn bẩy tài chính như sau:
Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu bình quân
Đòn bẩy tài chính tăng có nghĩa là doanh nghiệp đang vay vốn bên ngoài nhiều hơn để sản xuất kinh doanh.
Sự khác nhau giữa ROA và ROE
Cả chỉ số ROA và chỉ số ROE đều là con số thể hiện tỷ suất sinh lời. Điểm chung của ROA và ROE là đều là chỉ số có khả năng đánh giá tiềm năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, ROA và ROE vẫn có những điểm khác biệt rõ ràng. Cụ thể:
ROE (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu): Đây là phép tình giữa thu nhập ròng với tài sản ròng của doanh nghiệp cho thấy.
ROA (Tỷ suất sinh lợi trên tài sản): Tỷ số của thu nhập ròng chia cho tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả những khoản vay vốn).
Sự khác nhau giữa ROA và ROE
Câu hỏi thường gặp
Để hiểu biết thêm được nhiều thông tin bổ ích khác xoay quanh chỉ số ROE là gì, bạn hãy tham khảo những câu hỏi và đáp án trả lời sau đây.
Câu 1: Chỉ số Return On Equity quá cao cần lưu ý điều gì?
ROE không phải cứ cao là tốt, khi chỉ số ROE quá cao cũng có thể là dấu hiệu của rủi ro. Cụ thể:
Sử dụng nợ: Doanh nghiệp của bạn có thể đang sử dụng quá nhiều nợ, tăng lợi nhuận thông qua cấu trúc vốn đòn bẩy.
Chất lượng tài sản: Chỉ số ROE cao sẽ không phản ánh chất lượng tài sản hoặc rủi ro tiềm ẩn.
Phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế: ROE cao trong một chu kỳ nhất định có thể không bền vững qua thời gian.
Câu 2: Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
Trong kinh doanh, ROE cao là biểu hiện của kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên ROE cao quá cũng không tốt vì nó cho thấy sự biến đổi của ngành và điều kiện kinh tế tổng thể. ROE ở ngưỡng lý tưởng là 15 - 20%, chỉ số này được coi là tốt cho hầu hết các ngành hiện nay. Khi so sánh ROE thì nên so sánh với trung bình ngành, vì một số ngành hot thì ROE sẽ cao hơn những ngành khác.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ chia sẻ có liên quan đến chỉ số ROE là gì? Có thể thấy rằng, ROE là một công cụ phân tích tài chính mạnh mẽ giúp các nhà đầu tư lẫn quản lý doanh nghiệp đánh giá được khả năng sinh lời so với vốn chủ sở hữu. Việc hiểu sâu sắc về chỉ số ROE giúp chủ sở hữu đưa ra được quyết định thông minh góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp số là gì? 5 Mô hình doanh nghiệp số phổ biến
Trong thời đại công nghệ 4.0, doanh nghiệp số đang dần trở thành xu hướng tất yếu. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn nâng cao hiệu quả. Chuyển đổi số được đánh giá là yếu tố sống còn, yếu định trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn doanh nghiệp số là gì? Mô hình kinh doanh nghiệp số phổ biến như thế nào? Cùng Unica tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Doanh nghiệp số là gì?
Doanh nghiệp số hay Digital Enterprise là thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh dùng để miêu tả những doanh nghiệp, công ty, tổ chức đang áp dụng công nghệ số và các giải pháp kỹ thuật số vào trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, từ quản lý vận hành, sản xuất, marketing, cho đến bán hàng và chăm sóc khách hàng. Mục đích của doanh nghiệp số là để nâng cao hiệu suất làm việc, tăng trưởng kinh doanh và tạo ra các giá trị bền vững, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Doanh nghiệp số là gì?
Ví dụ: Một số doanh nghiệp số nổi tiếng thế giới đó là: Amazon, Google, Apple, Netflix, Tesla, Siemens,... Những doanh nghiệp này đang ứng dụng công nghệ số vào tất cả mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của họ. Kết quả họ nhận lại được hiệu suất nhanh chóng, họ có nhiều thời gian nghiên cứu để đổi mới sản phẩm và mở rộng thị trường, xây dựng được thị phần khách hàng trung thành rộng lớn.
Hiện nay, rất nhiều các doanh nghiệp đang hoạt động theo mô hình chuyển đổi số. Doanh nghiệp chuyển đổi số thực hiện các quá trình chuyển đổi nhờ việc áp dụng các công nghệ như: Big data, Blockchain, Trí tuệ nhân tạo AI, IoT và nhiều công nghệ hiện đại khác vào trong quá trình hoạt động và vận hành doanh nghiệp. Doanh nghiệp số thường phát triển lớn mạnh và bền vững theo thời gian vì nó có khả năng đáp ứng và thích nghi hiệu quả với bối cảnh thị trường thay đổi liên tục.
Vai trò của doanh nghiệp số
Sau khi đã hiểu được khái niệm doanh nghiệp số là gì chắc chắn nhiều người sẽ tò mò muốn biết vậy vai trò của doanh nghiệp số là gì? Có thể nói, doanh nghiệp số đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Mô hình doanh nghiệp số là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất làm việc, tối ưu quản lý. Ngoài ra, vai trò của doanh nghiệp số còn là:
Tối ưu hóa quy trình kinh doanh
Doanh nghiệp muốn vận hành hiệu quả cần phải có một quy trình tối ưu. Việc ứng dụng công nghệ số giúp việc vận hành, quản lý các quy trình kinh doanh, sản xuất của tổ chức được hiệu quả hơn. Điều này giúp doanh nghiệp cải thiện được chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, tối ưu nhân lực mà hiệu suất làm việc vẫn đảm bảo, giảm thiểu rủi ro và chi phí vận hành.
Ví dụ: Doanh nghiệp áp dụng công nghệ bán hàng tự động vào trong quy trình xử lý đơn hàng giúp tiết kiệm thời gian xử lý đơn hàng, tăng tốc độ giao hàng và giảm thiểu sai sót.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số thường rất biết tận dụng các kênh giao tiếp trực tiếp như: mạng xã hội, website, ứng dụng di động,... để tương tác với khách hàng giúp bán hàng thành công. Thông qua việc chăm sóc, hỗ trợ khách hàng đa nền tảng, doanh nghiệp sẽ thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng chi tiết, hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó cung cấp được những sản phẩm phù hợp. Công nghệ số giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Không chỉ giúp tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp số còn mang đến cho khách hàng của mình trải nghiệm mua sắm và sử dụng dịch vụ với chất lượng tốt nhất.
Mở rộng thị trường và tăng doanh thu
Việc mở bán trên nhiều kênh giúp doanh nghiệp số tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng. Từ đó, mở rộng thị trường và tăng doanh thu đáng kể. Hiện nay những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số còn đang sử dụng các công cụ marketing để quảng bá sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng tiềm năng của mình một cách hiệu quả nhất.
Doanh nghiệp số giúp mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu
Tăng cường khả năng cạnh tranh
Ngoài những lợi ích đã chia sẻ ở trên, nhắc đến vai trò của doanh nghiệp số là gì cũng không thể không nhắc đến việc ứng dụng công nghệ số giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh. Công nghệ số giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình vận hành, tối ưu nhân sự, tạo ra được những sản phẩm/ dịch vụ chất lượng, có tính sáng tạo cao. Việc ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn giúp tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận.
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp số đã ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, phát triển kinh doanh trực tuyến để phát triển bền vững cũng như để bảo vệ môi trường. Việc đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến giúp giảm thiểu nhu cầu về cơ sở hạ tầng vật chất, góp phần bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo để sản xuất giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sống.
Đặc điểm của mô hình doanh nghiệp số
Càng ngày lĩnh vực thương mại điện tử càng phát triển mạnh mẽ, điều này làm thúc đẩy các mô hình kỹ thuật số nổi lên. Những mô hình này được đánh giá bằng những đặc điểm cốt lõi riêng biệt. Dưới đây là đặc điểm tiêu biểu của các mô hình doanh nghiệp số, bạn hãy tham khảo nhé.
Chuyển đổi kỹ thuật số
Đặc điểm tiêu biểu và điển hình nhất của doanh nghiệp số chính là chuyển đổi kỹ thuật số. Điều này được thể hiện sâu sắc qua việc các doanh nghiệp đã áp dụng các công nghệ số hiện đại như: phân tích dữ liệu, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa,... vào trong hoạt động kinh doanh. Những công nghệ này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình thực hiện mà còn tạo ra những cách thức làm việc hoàn toàn mới để nâng cao việc tạo ra giá trị cho khách hàng.
Tạo giá trị kỹ thuật số
Có thể bạn không biết nhưng giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp số sẽ chỉ được tạo ra bằng kỹ thuật số. Điều này tạo nên sự khác biệt với các mô hình truyền thống. Các mô hình truyền thống có thể trải qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật số mà giá trị cốt lõi vẫn không thay đổi, chỉ thay đổi phương tiện để đạt được nó mà thôi. Về bản chất, internet chính là nền tảng cho hoạt động cốt lõi của mô hình kinh doanh kỹ thuật số. Nếu không có internet thì mọi hoạt động kinh doanh cốt lõi sẽ không thể thực hiện được.
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số có đặc điểm chung là khả năng tạo giá trị kỹ thuật số
Tập trung chính vào khách hàng
Vai trò của doanh nghiệp số là gì? Đó chính là doanh nghiệp số lấy khách hàng làm trung tâm, cam kết thấu hiểu và xây dựng sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng hiệu quả nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp số tận dụng những hiểu biết của khách hàng dựa trên việc phân tích dữ liệu, tổ chức khách hàng để cá nhân hóa các dịch vụ và dự đoán mong muốn của khách hàng, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.
Tối ưu hóa quy trình
Như bên trên đã chia sẻ, doanh nghiệp số chính là những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vào trong quá trình vận hành, quản lý các quy trình kinh doanh. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại giúp tối ưu quy trình vận hành, cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, cắt giảm nhân sự, giảm thiểu rủi ro và chi phí vận hành.
Dựa trên dữ liệu
Doanh nghiệp số muốn nắm bắt được mong muốn, nhu cầu của khách hàng bắt buộc phải có cơ sở dữ liệu. Dữ liệu đóng vai trò huyết mạch, quyết định trực tiếp đến việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu về hành vi của khách hàng cũng như xu hướng của thị trường. Những hiểu biết cụ thể và chi tiết từ việc thu được dữ liệu giúp doanh nghiệp đưa ra được những quyết định sáng suốt, tinh chỉnh chiến lược kinh doanh hiệu quả và tiếp tục đổi mới, nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Sáng tạo và linh hoạt
Doanh nghiệp số muốn phát triển bền vững bắt buộc phải dựa thoạt động dựa rên đặc tính linh hoạt và sáng tạo. Khả năng đổi mới, linh hoạt và sáng tạo ứng dụng vào trong môi trường chuyển đổi số giúp doanh nghiệp thích ứng kịp thời với những thay đổi của thị trường. Thêm nữa, việc sáng tạo và linh hoạt cũng giúp doanh nghiệp duy trì được tính cạnh tranh, đáp ứng tốt được mọi mong muốn của khách hàng trong thời đại công nghệ thay đổi nhanh chóng.
Doanh nghiệp số muốn phát triển bền vững bắt buộc phải linh hoạt và sáng tạo
Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số sẽ không ngừng sáng tạo và đổi mới, họ cung cấp cho khách hàng nhiều phiên bản dịch vụ và sản phẩm khác nhau. Điều này giúp tạo ra sự đa dạng trên thị trường đáp ứng hiệu quả nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, nâng cao trải nghiệm cho người dùng.
Đa dạng hóa doanh thu
Doanh nghiệp số không chỉ sử dụng một kênh kinh doanh mà kinh doanh trên nhiều nền tảng khác nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ có nhiều nguồn thu khác nhau. Bao gồm: dịch vụ freemium, doanh thu quảng cáo, kiếm tiền từ dữ liệu,... Sự đa dạng hóa doanh thu này giúp doanh nghiệp ổn định tài chính, giảm sự chi phối, lệ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất.
Khả năng thu thập và phân tích dữ liệu
Đặc điểm quan trọng nhất của doanh nghiệp số đó là giúp người dùng thu thập và phân tích dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ Big data và các công cụ phân tích khác, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về tâm lý cũng như nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nắm rõ xu hướng thị trường nói chung và tình hình nền kinh tế hiện đại nói riêng. Từ đó, đưa ra được các chiến lược phù hợp giúp thúc đẩy quá trình phát triển kinh doanh bền vững.
Tính bền vững
Theo thống kê cho biết: Những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để phát triển thường có tính bền vững cao hơn. Lý do bởi doanh nghiệp số đã giải quyết được những vấn đề như: biến đổi khí hậu, nghèo đói, giáo dục. Thêm nữa, doanh nghiệp số còn sử dụng công nghệ để tăng cường tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Từ đó, xây dựng được niềm tin với khách hàng và nhà đầu tư, tạo dựng được tệp khách hàng trung thành.
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số có tính bền vững cao
Các mô hình doanh nghiệp số phổ biến hiện nay
Doanh nghiệp số có rất nhiều các mô hình khác nhau, tiêu biểu như một số mô hình phổ biến sau:
Thương mại điện tử (E-commerce)
Thương mại điện tử là mô hình kinh doanh trực tuyến sử dụng internet để thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ trên các kênh như: website, kênh thương mại điện tử (Shopee, TikTok, Amazon,...) hoặc các ứng dụng di động khác. Mô hình doanh nghiệp số thương mại điện tử bao gồm các giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với khách hàng (B2C), khách hàng với khách hàng (C2C),...
Ưu điểm của mô hình kinh doanh thương mại điện tử đó là:
Tiếp cận được số lượng khách hàng lớn.
Tăng khả năng cạnh tranh với những doanh nghiệp khác.
Tạo sự thuận tiện cho người bán và người mua.
Dễ dàng quản lý dữ liệu, dịch vụ và sản phẩm.
Công nghệ tài chính (Fintech)
Mô hình doanh nghiệp số công nghệ tài chính là doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến để cung cấp các dịch vụ tài chính sáng tạo, tối tân và hiện đại hơn so với các phương pháp tài chính truyền thống. Đặc trưng của mô hình kinh doanh này là sự kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ và tài chính, tận dụng sức mạnh của dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây để tự động hóa các quy trình vận hành, ngăn cản rào cản giúp mang tới trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.
Ưu điểm của mô hình doanh nghiệp số tài chính đoa là:
Cung cấp các hình thức thanh toán hiện đại, tối tân.
Tăng khả năng tài chính của doanh nghiệp và cá nhân.
Tạo ra thu nhập thông qua việc cho vay online.
Ví dụ: Doanh nghiệp công nghệ tài chính đó là: Một số doanh nghiệp nổi tiếng như: MoMo, Viettel Pay, VNPay với các tính năng thanh toán điện tử, gửi tiết kiệm,…
Mô hình doanh nghiệp số công nghệ tài chính
Công ty khởi nghiệp công nghệ phần mềm (Tech start-ups)
Mô hình doanh nghiệp số của các công ty khởi nghiệp công nghệ phần mềm sẽ tập trung vào việc phát triển và cung cấp các giải pháp công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đặc điểm chung của các công ty khởi nghiệp công nghệ phần mềm đó là sử dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ; tập trung vào việc giải quyết các vấn đề thực tế; tăng cường hiệu quả của người dùng.
Ưu điểm mô hình doanh nghiệp số của các công ty khởi nghiệp công nghệ phần mềm đó là:
Tăng lợi thế trong quá trình kinh doanh thông qua các ứng dụng thông minh.
Cung cấp đa dạng các dịch vụ trên nền tảng trực tuyến.
Tạo sự tiện lợi, linh hoạt cho người dùng và doanh nghiệp.
Ví dụ: Mô hình doanh nghiệp số của các công ty khởi nghiệp công nghệ phần mềm như: Grab, Be, Gojek,... Họ sử dụng nền tảng công nghệ cho ra mắt thành công ứng dụng đặt xe, đặt đồ ăn trên điện thoại di động thông minh.
Công nghệ giáo dục (Ed-tech)
Mô hình doanh nghiệp số ứng dụng công nghệ giáo dục tức là cung cấp các giải pháp giáo dục và đào tạo toàn diện trong kinh doanh. Mô hình này bao gồm nhiều loại hình khác nhau, từ nền tảng đào tạo dạy học trực tuyến đến các công ty hỗ trợ giảng dạy và luyện tập. Công nghệ giáo dục góp phần tạo nên trải nghiệm học tập mới mẻ và linh hoạt hơn cho người học, không cảm thấy bị nhàm chán.
Ví dụ: Mô hình công nghệ số hiện đại trong lĩnh vực này như Coursera, Udemy, edX; công cụ hỗ trợ giảng dạy như Schoology, Remind,Google Classroom; công cụ hỗ trợ học tập Quizlet, Khan Academy, Lumosity,...
Công nghệ y tế (Health Tech)
Mô hình doanh nghiệp số công nghệ y tế tức là ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong lĩnh vực y tế mang đến một cuộc cách mạng cho ngành chăm sóc sức khỏe. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp ứng dụng mô hình này là nền tảng số kết nối đa kênh, cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng, đa dạng dịch vụ và tương tác hiệu quả. Công nghệ y tế mang lại lợi ích cho mọi bên liên quan giúp người bệnh tiếp cận được dịch vụ thăm khám dễ dàng, nhanh chóng. Đồng thời giúp bác sĩ nâng cao hiệu quả công việc, đổi mới sáng tạo ngành y tế.
Mô hình doanh nghiệp số công nghệ y tế
Lợi ích khi chuyển đổi thành doanh nghiệp số
Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ vào trong quá trình hoạt động mà nó còn có ảnh hưởng sâu sắc đến các doanh nghiệp. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số có thể định hình lại căn bản cách vận hành, cách tương tác với khách hàng. Cụ thể lợi ích chính của doanh nghiệp khi chuyển đổi thành doanh nghiệp số là gì? Saui đây là giải đáp chi tiết.
Tiết kiệm chi phí
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số sẽ hoạt động theo một quy trình tự động hóa. Điều này giúp giảm thiểu sai sót của con người, đồng thời giúp tối ưu nhân lực mà vẫn tăng cường hiệu suất làm việc. Như vậy, việc chuyển đổi thành doanh nghiệp số đã giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí, doanh nghiệp không cần tốn tiền thuê nhân công đông mà vẫn đảm bảo hiệu suất nhận lại được như mong muốn.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Việc một doanh nghiệp vận hành theo công nghệ số cũng sẽ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng. Lý do vì doanh nghiệp số đề cao tính cá nhân hóa. Doanh nghiệp số thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng để hiểu rõ nhu cầu, sở thích và hành vi của từng cá nhân. Dựa trên thông tin này, doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và tương tác được cá nhân hóa, tạo ra trải nghiệm phù hợp và hấp dẫn hơn cho khách hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp chuyển đổi thành doanh nghiệp số còn tăng cường sự tiện lợi cho khách hàng. Doanh nghiệp số cung cấp các kênh trực tuyến, ứng dụng di động và dịch vụ tự phục vụ, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin, mua sắm và giải quyết vấn đề. Việc khách hàng có thể tương tác với doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian và công sức giúp mang lại trải nghiệm tốt hơn.
Cải thiện hiệu quả công việc
Nhắc tới lợi ích của việc chuyển đổi thành doanh nghiệp số là gì không thể không nhắc tới việc cải thiện hiệu suất công việc. Doanh nghiệp số cho phép các tổ chức hợp lý hóa và tự động hóa các quy trình làm việc của họ, giảm thiểu lao động thủ công. Bằng sự hỗ trợ của công nghệ, công việc sẽ hiệu quả hơn.
Ví dụ: Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot đã giúp các doanh nghiệp giảm thiểu sức người, tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực. Tự động hóa vừa giúp tiết kiệm chi phí, thời gian vừa giúp đẩy nhanh năng suất và hiệu suất công việc.
Doanh nghiệp số giúp cải thiện hiệu suất công việc
Tăng tính cạnh tranh
Việc doanh nghiệp thường chuyển đổi thành doanh nghiệp số còn giúp tăng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ tiên tiến như: big data, trí tuệ nhân tạo, blockchain giúp thu thập dữ liệu người dùng hiệu quả. Từ đó, tạo ra được những chiến lược kinh doanh thông minh và tối ưu hóa được quy trình làm việc. Điều này giúp doanh nghiệp cải thiện được khả năng cạnh tranh, giữ vững vị thế trên thị trường, xây dựng được một doanh nghiệp bền vững.
Đề xuất các quyết định kinh doanh đúng đắn
Lượng dữ liệu thu thập được từ chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Các thuật toán phân tích nâng cao và học máy cho phép các tổ chức trích xuất những hiểu biết có giá trị từ dữ liệu, vì vậy các quyết định được đưa ra dựa trên dữ liệu này mang tính chính xác cao. Việc sử dụng phân tích đồng thời cũng giúp doanh nghiệp lập kế hoạch tốt hơn, phân bổ nguồn lực tối ưu và cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Mở rộng thị trường
Chuyển đổi số tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo ra được nhiều dòng doanh thu mới. Bởi việc tận dụng công nghệ số đã giúp doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm/ dịch vụ sáng tạo, thâm nhập được vào sâu thị trường, khám phá ra được các kênh phân phối mới để mở rộng kinh doanh. Doanh nghiệp số mở rộng thị trường, đi trước các đối thủ cạnh tranh.
Phục hồi nhanh chóng
Các doanh nghiệp chuyển sang doanh nghiệp số có khả năng phục hồi nhanh chóng vì họ tận dụng được công nghệ để thích ứng linh hoạt với những biến động của thị trường. Việc số hóa giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình, giảm chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất làm việc và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Ngoài ra, mô hình làm việc trực tuyến và thương mại điện tử giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ngay cả trong những tình huống bất lợi như đại dịch hay khủng hoảng kinh tế. Chính những lợi thế này giúp doanh nghiệp số hóa nhanh chóng thích nghi và phục hồi mạnh mẽ hơn so với các mô hình truyền thống.
Các doanh nghiệp chuyển sang doanh nghiệp số có khả năng phục hồi nhanh chóng
Một số thách thức khi phát triển doanh nghiệp số
Mặc dù lợi ích của việc chuyển đổi sang doanh nghiệp số là rất lớn. Tuy nhiên doanh nghiệp khi phát triển sang doanh nghiệp số cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Cụ thể như sau:
Hạn chế về hệ thống và cơ sở hạ tầng
Doanh nghiệp có hệ thống lỗi thời sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi sang doanh nghiệp số vì các hệ thống cũ sẽ khó hiện đại hóa và thiếu tính linh hoạt. Việc hạn chế về hệ thống và cơ sở hạ tầng có thể sẽ khiến quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và tốn kém chi phí, thậm chí còn bị gián đoạn.
Thiếu năng lực, kỹ năng kỹ thuật số
Để chuyển đổi sang doanh nghiệp số thành công doanh nghiệp cần phải sở hữu đội ngũ nhân viên lành nghề, có chuyên môn về phân tích dữ liệu, AI cũng như an ninh mạng và tiếp thị kỹ thuật số. Hiện nay, nhiều tổ chức đang gặp khó khăn vì thiếu nhân sự có năng lực chuyên mục kỹ thuật số. Để vượt qua khó khăn này, việc thu hút và phát triển tài năng kỹ thuật số thông qua đào tạo, tuyển dụng hoặc hợp tác là rất quan trọng.
Thiếu chiến lược và lộ trình kỹ thuật số
Nhắc đến thách thức doanh nghiệp số là gì không thể không nhắc tới thách thức thiếu chiến lược và lộ trình kỹ thuật số. Các tổ chức trong quá trình dịch chuyển sang công nghệ số có thể phải đối mặt với khó khăn trong việc ưu tiên và điều chỉnh các sáng kiến kỹ thuật số phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.
Hạn chế về tài chính
Để chuyển sang mô hình doanh nghiệp số, bạn phải tốn chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ, giấy phép phần mềm và thu hút nhân tài. Nếu doanh nghiệp của bạn có tài chính hạn chế thì chắc chắn sẽ gặp thách thức trong việc triển khai các sáng kiến kỹ thuật số với tốc độ mong muốn.
Để chuyển sang mô hình doanh nghiệp số, doanh nghiệp phải tốn chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng
Rủi ro về an ninh mạng và vi phạm dữ liệu
Doanh nghiệp số phụ thuộc trực tiếp vào công nghệ và dữ liệu kỹ thuật số. Điều này dẫn đến nguy cơ về các mối đe dọa an ninh mạng và vi phạm dữ liệu trở nên nghiêm trọng hơn. Để hạn chế rủi ro này, doanh nghiệp cần phải đầu tư mạnh mẽ vào các biện pháp an ninh mạng mạnh mẽ, thiết lập các giao thức bảo vệ dữ liệu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng phải thường xuyên cập nhật các biện pháp bảo mật để giảm thiểu các rủi ro.
Thiếu văn hóa và tư duy kỹ thuật số
Để xây dựng thành công một doanh nghiệp kỹ thuật số đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố văn hóa. Doanh nghiệp cần thay đổi văn hóa theo hướng công nghệ số, đổi mới và không ngừng học hỏi. Các tổ chức thiếu văn hóa, thiếu tư duy về kỹ thuật số sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của chuyển đổi kỹ thuật số. Doanh nghiệp cần nuôi dưỡng một nền văn hóa tích cực, khuyến khích thử nghiệm, chấp nhận rủi ro có thể xảy đến.
Kết luận
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề doanh nghiệp số là gì? Có thể thấy, việc chuyển đổi thành doanh nghiệp số là rất cần thiết. Doanh nghiệp số giúp tối ưu hóa quy trình vận hành, cải thiện hiệu suất và tăng doanh thu, xây dựng doanh nghiệp bền vững. Vì vậy, doanh nghiệp nên cố gắng đầu tư, phát triển sang doanh nghiệp số để bắt kịp xu hướng kinh doanh hiện đại.

Năng lực cốt lõi là gì? Khái niệm, đặc điểm và ví dụ
Năng lực cốt lõi được xem là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, phát triển bền vững hơn những doanh nghiệp khác. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường đầy biến động, doanh nghiệp càng phải xác định được năng lực cốt lõi để tạo ra được giá trị đặc biệt giúp phát triển vững vàng trước thách thức. Vậy năng lực cốt lõi là gì? Đặc điểm chính như thế nào? Cùng Unica khám phá nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này.
Năng lực cốt lõi là gì?
Năng lực cốt lõi (Core Competencies) là những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trên thị trường. Những yếu tố này có thể bao gồm: kiến thức chuyên môn, kỹ năng đặc biệt và năng lực độc đáo, giúp công ty nổi bật và khác biệt so với các đối thủ trong cùng ngành. Các lý thuyết quản trị hiện đại cho rằng, để duy trì sự thành công trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp cần xác định, phát triển và tối ưu hóa các năng lực cốt lõi của mình một cách hiệu quả.
Năng lực cốt lõi là gì?
Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp có thể biểu hiện dưới hình thức các sản phẩm nổi bật, dịch vụ đặc trưng hoặc những yếu tố độc đáo khác tạo ra sự thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng. Đây chính là chiến lược kinh doanh thiết yếu để khẳng định giá trị thương hiệu, giúp doanh nghiệp gây dựng lòng tin với khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới. Việc nắm bắt và phát huy những năng lực này không chỉ giúp củng cố uy tín mà còn tạo cơ hội mở rộng kinh doanh thông qua các chiến dịch marketing và bán hàng sáng tạo.
Đặc điểm năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
Đặc điểm của năng lực cốt lõi là gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo tờ Harvard Business Review, có 3 tiêu chí quan trọng mà một hoạt động kinh doanh cần phải đáp ứng để được xem là năng lực cốt lõi:
Mở ra được cơ hội tiếp cận nhiều thị trường khác nhau.
Tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng hoặc người tiêu dùng.
Không dễ bị sao chép hoặc bắt chước.
Một ví dụ điển hình là Apple với công nghệ chip M1 của mình. Apple đã phát triển chip M1, với hiệu suất mạnh mẽ và khả năng tiết kiệm năng lượng tuyệt vời, giúp các thiết bị như MacBook và iPad hoạt động mượt mà, tiết kiệm điện và tăng thời gian sử dụng. Đây cũng là sự khác biệt rõ rệt so với các sản phẩm của đối thủ.
Công nghệ chip M1 không chỉ giúp Apple nâng cao hiệu suất của các thiết bị mà còn xây dựng được một lợi thế cạnh tranh lâu dài. Đặc biệt, việc Apple sở hữu công nghệ độc quyền này khiến các đối thủ khó có thể sao chép hay theo kịp, từ đó tạo ra giá trị vượt trội cho người dùng và củng cố vị thế của Apple trên thị trường máy tính và điện tử tiêu dùng toàn cầu.
Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp giúp tăng lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ
Tầm quan trọng năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
Bên cạnh khái niệm năng lực cốt lõi là gì? Đặc điểm? Thì yếu tố vai trò của năng lực cốt lõi là gì cũng được rất nhiều người trong lĩnh vực này quan tâm. Cụ thể vai trò của năng lực cốt lõi trong doanh nghiệp đó là:
Hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa việc phân bổ và sử dụng nguồn lực: Năng lực cốt lõi có khả năng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc phân bổ và sử dụng nguồn lực. Từ đó, tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Ví dụ, đối với các hoạt động không mang lại lợi thế cạnh tranh lâu dài, việc thuê ngoài có thể là một chiến lược thông minh. Điều này cũng giúp doanh nghiệp xác định rõ các tiêu chí tuyển dụng và chương trình đào tạo, từ đó phát triển đội ngũ nhân sự phù hợp để tăng cường năng lực cốt lõi.
Giảm thiểu rủi ro từ thị trường: Khi doanh nghiệp đạt sự xuất sắc trong các lĩnh vực quan trọng, họ có thể duy trì ổn định và phát triển bền vững. Chẳng hạn, Zappos - một công ty bán lẻ trực tuyến nổi tiếng với dịch vụ khách hàng tuyệt vời, luôn giữ được sự trung thành của khách hàng và giảm thiểu chi phí liên quan đến khiếu nại hay mất khách nhờ phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng toàn diện.
Kết nối doanh nghiệp với khách hàng: Nhờ có năng lực cốt lõi, khách hàng dễ dàng nhận ra giá trị mà doanh nghiệp mang lại và mong muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài với thương hiệu. Tesla là một ví dụ điển hình với sự tin tưởng của khách hàng vào khả năng đổi mới và tính bền vững của các sản phẩm xe điện và công nghệ tiên tiến.
Tạo động lực cho đội ngũ nhân viên: Khi nhân viên nhận thức rõ về sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty, họ sẽ cảm thấy tự hào và mong muốn được cống hiến nhiều hơn. Điều này cũng giúp khách hàng an tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm, vì họ biết rằng họ đang sở hữu những giải pháp tối ưu và tiên tiến nhất trên thị trường.
4 Tiêu chí đánh giá năng lực của doanh nghiệp
Để đánh giá năng lực của một doanh nghiệp, chúng ta cần dựa vào những tiêu chí quan trọng giúp xác định khả năng cạnh tranh và vị thế trên thị trường. Vậy tiêu chí đánh giá năng lực cốt lõi là gì? Dưới đây là 4 yếu tố then chốt:
Mang lại giá trị
Năng lực của doanh nghiệp phải tạo ra giá trị rõ rệt, không chỉ cho khách hàng mà còn cho các bên liên quan như đối tác, cổ đông và cộng đồng. Giá trị này có thể thể hiện qua các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, hoặc trải nghiệm khách hàng tốt. Doanh nghiệp có năng lực mạnh mẽ là những doanh nghiệp có khả năng giải quyết mọi vấn đề và đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách hiệu quả.
Năng lực của doanh nghiệp phải tạo ra giá trị rõ rệt
Tính quý hiếm
Tính quý hiếm là một trong những yếu tố then chốt để đánh giá năng lực cốt lõi. Những năng lực quý hiếm thường là kết quả của các yếu tố đặc biệt như công nghệ độc quyền, kinh nghiệm lâu năm, hay mối quan hệ đối tác chiến lược. Khi một năng lực chỉ có ở một hoặc một số ít doanh nghiệp, nó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho những tổ chức đó. Tuy nhiên, nếu nhiều công ty phát triển cùng một năng lực, sự cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt và không có ai thực sự nổi bật.
Vì vậy, doanh nghiệp cần tự đặt câu hỏi: Có bao nhiêu công ty đang sở hữu năng lực này? Sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mình có thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt so với đối thủ không?
Không thể sao chép
Ngoài những tiêu chí trên, năng lực cốt lõi của doanh nghiệp cũng cần phải có sự độc đáo và phải khó sao chép. Năng lực cốt lõi có thể là sự kết hợp đặc biệt giữa công nghệ, quy trình vận hành, văn hóa doanh nghiệp hay mô hình kinh doanh sáng tạo nhưng phải tuyệt đối không dễ sao chép. Khi năng lực này không dễ để đối thủ sao chép, doanh nghiệp sẽ có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh trong thời gian dài.
Không thể thay thế
Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp phải là yếu tố không thể thay thế được trong mắt khách hàng và thị trường. Đó là những khả năng mà đối thủ không thể dễ dàng thay thế bằng các giải pháp khác. Khi doanh nghiệp có năng lực không thể thay thế, họ sẽ xây dựng được sự trung thành từ khách hàng và duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường.
Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp phải là yếu tố không thể thay thế
Ưu và nhược điểm của năng lực cốt lõi
Như đã nói, năng lực cốt lõi đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, giống như bất kỳ chiến lược hay nguồn lực nào, năng lực cốt lõi cũng tồn tại cả ưu điểm lẫn nhược điểm.
Ưu điểm
Khó bị sao cheps do cần nguồn lực và thời gian đầu tư lớn.
Giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài, đối thủ khó theo kịp.
Dễ dàng ứng dụng linh hoạt vào nhiều dòng sản phẩm và ngành nghề khác nhau.
Tăng cường giá trị thương hiệu, hỗ trợ định hình chiến lược marketing hiệu quả.
Nhược điểm
Nguy cơ khiến doanh nghiệp bám víu vào những năng lực đã lỗi thời.
Làm giảm khả năng thích ứng và thay đổi của doanh nghiệp.
Đòi hỏi sự đầu tư liên tục về thời gian, tài chính và nhân lực để duy trì.
Tập trung quá mức vào năng lực chính có thể khiến doanh nghiệp bỏ quên các chiến lược phát triển tổng thể.
Cách xác định năng lực cốt lõi trong doanh nghiệp
Việc nhận diện đúng năng lực cốt lõi là chìa khóa để doanh nghiệp khẳng định vị thế và tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Để xác định chính xác đâu là năng lực cần tập trung phát triển, doanh nghiệp có thể thực hiện theo quy trình sau:
Nhìn lại sứ mệnh doanh nghiệp
Sứ mệnh doanh nghiệp không chỉ là lời tuyên ngôn mà còn là kim chỉ nam cho mọi chiến lược và hành động. Việc rà soát và phân tích sứ mệnh giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục tiêu dài hạn và giá trị mình muốn mang lại cho xã hội, từ đó dễ dàng định hướng những năng lực nổi bật cần giữ vững và phát huy.
Năng lực cốt lõi là chìa khóa để doanh nghiệp khẳng định vị thế
Đánh giá mức độ quan trọng với khách hàng
Năng lực cốt lõi cần xuất phát từ những giá trị mà khách hàng thực sự trân trọng. Để làm được điều này, doanh nghiệp nên chủ động khảo sát, lắng nghe phản hồi từ khách hàng: Điều gì khiến họ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn? - Là chất lượng, dịch vụ, hay trải nghiệm độc đáo? Hiểu rõ nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đâu là thế mạnh cần tập trung.
Đánh giá năng lực cốt lõi hiện tại
Doanh nghiệp cần thực hiện một cuộc kiểm kê toàn diện các nguồn lực nội bộ, bao gồm nhân sự, công nghệ, quy trình vận hành, tài chính,... Việc này có thể thông qua khảo sát nội bộ, đánh giá chuyên môn từng phòng ban, hoặc đối chiếu hiệu quả hoạt động. Góc nhìn từ đội ngũ nhân viên, khách hàng lẫn đối tác sẽ đem đến cái nhìn khách quan cho doanh nghiệp về những điểm mạnh sẵn có.
So sánh với tiêu chí của năng lực cốt lõi
Theo lý thuyết, một năng lực cốt lõi cần đáp ứng 3 tiêu chí: (1) Khó bị sao chép, (2) Khó thay thế bằng sản phẩm/dịch vụ khác, (3) Tạo giá trị vượt trội cho khách hàng. Doanh nghiệp cần đối chiếu năng lực nội tại với 3 tiêu chí này để sàng lọc đâu là thế mạnh thực sự, tránh nhầm lẫn giữa năng lực bình thường và năng lực cốt lõi.
Xác định các công việc có thể thuê ngoài
Cuối cùng, sau khi đã xác định năng lực cốt lõi, doanh nghiệp cần phân biệt rõ đâu là hoạt động nên giữ lại, đâu là công việc có thể thuê ngoài. Những hoạt động không liên quan đến năng lực cốt lõi, không tạo lợi thế cạnh tranh thì có thể giao cho bên thứ ba nhằm tiết kiệm chi phí và tập trung nguồn lực vào các thế mạnh trọng yếu.
Xác định hoạt động quan trọng liên quan đến năng lực cốt lõi
5 Ví dụ về năng lực cốt lõi của doanh nghiệp lớn
Để hiểu rõ hơn về năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, bạn hãy tham khảo ví dụ về năng lực cốt lõi của những doanh nghiệp lớn dưới đây.
FPT
FPT không chỉ đơn thuần là một tập đoàn công nghệ, mà còn là biểu tượng cho sự phát triển bền vững nhờ vào năng lực công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao. Với hàng nghìn kỹ sư, chuyên gia đầu ngành, FPT liên tục đổi mới, cung cấp giải pháp công nghệ toàn diện cho khách hàng trong và ngoài nước.
Viettel
Viettel sở hữu hệ thống hạ tầng viễn thông phủ khắp Việt Nam và vươn xa đến hơn 10 quốc gia. Điều làm nên sự khác biệt của Viettel không chỉ là quy mô, mà còn nằm ở tư duy sáng tạo, khả năng tự nghiên cứu và sản xuất thiết bị công nghệ cao. Chính năng lực này đã giúp Viettel tiên phong chuyển mình thành tập đoàn công nghệ toàn cầu.
Samsung
Samsung là minh chứng sống động cho sức mạnh của việc đổi mới không ngừng. Từ smartphone, TV, đến thiết bị gia dụng, Samsung liên tục dẫn đầu thị trường nhờ vào hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và khả năng tối ưu chuỗi cung ứng toàn cầu. Đằng sau thành công đó chính là văn hóa sáng tạo đã ăn sâu vào “DNA” của hãng.
Coca-Cola
Coca-Cola chinh phục thế giới không chỉ nhờ hương vị quen thuộc mà còn nhờ năng lực cốt lõi: xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và hệ thống phân phối trải dài hơn 200 quốc gia. Với chiến lược marketing nhất quán và độ phủ thị trường “không đối thủ”, Coca-Cola luôn giữ vững vị trí số 1 trong ngành đồ uống.
VinFast
Dù là tân binh trên bản đồ ô tô thế giới, VinFast gây bất ngờ với năng lực sản xuất siêu tốc và tầm nhìn táo bạo về công nghệ xe điện. Không chỉ chinh phục thị trường nội địa, VinFast còn mạnh dạn vươn ra quốc tế, định hình hình ảnh Việt Nam trên thị trường ô tô toàn cầu với chiến lược “xanh hóa” ấn tượng.
Ví dụ về năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Điều gì đóng góp vào năng lực cốt lõi của doanh nghiệp?
Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp thường được hình thành từ sự kết hợp giữa nhiều yếu tố, bao gồm: nguồn nhân lực chất lượng cao, quy trình vận hành hiệu quả, công nghệ tiên tiến, bí quyết kinh doanh độc quyền và văn hóa doanh nghiệp đặc sắc. Những yếu tố này tạo nên giá trị khác biệt, giúp doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường và khó bị sao chép bởi đối thủ.
Câu 2: Năng lực cốt lõi có được đánh giá như nhau giữa các ngành khác nhau không?
Câu trả lời là Không. Năng lực cốt lõi được đánh giá dựa trên đặc thù từng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Mỗi ngành sẽ có những tiêu chí riêng để xác định năng lực cốt lõi phù hợp.
Ví dụ: Trong ngành công nghệ, khả năng đổi mới sáng tạo và tốc độ ứng dụng công nghệ mới là yếu tố then chốt. Trong khi đó, ngành dịch vụ lại chú trọng vào chất lượng chăm sóc khách hàng và trải nghiệm người dùng.
Câu 3: Một công ty cần có bao nhiêu năng lực cốt lõi?
Không có con số cố định về số lượng năng lực cốt lõi mà một doanh nghiệp cần có. Thông thường, doanh nghiệp chỉ cần tập trung phát triển từ 1 đến 3 năng lực cốt lõi thật sự nổi bật. Quan trọng nhất là các năng lực này phải đáp ứng đủ ba tiêu chí: (1) Khó bị sao chép, (2) Khó thay thế bằng sản phẩm/dịch vụ khác, (3) Tạo giá trị vượt trội cho khách hàng.
Kết luận
Trên đây là nội dung chia sẻ năng lực cốt lõi là gì cho bạn tham khảo. Có thể khẳng định rằng năng lực cốt lõi chính là “nền tảng sống còn” giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Thông qua những phân tích và ví dụ thực tế ở trên, hy vọng bạn đã có thêm nhiều góc nhìn giá trị để nhận diện và phát huy thế mạnh riêng cho doanh nghiệp mình.


Mục tiêu kinh doanh là gì? Cách xác định mục tiêu kinh doanh phù hợp
Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và lâu dài trên thị trường bắt buộc phải có mục tiêu kinh doạnh. Xây dựng mục tiêu kinh doanh hiệu quả là yếu tố thiết yếu và cần phải được ưu tiên hàng đầu để doanh nghiệp đạt được những thành công nhất định. Trong bài viết hôm nay, Unica sẽ chia sẻ cho bạn thông tin mục tiêu kinh doanh là gì? Cách xác định mục tiêu kinh doanh phù hợp? Hãy tham khảo ngay để có những thông tin hữu ích cho mình nhé.
Mục tiêu kinh doanh là gì?
Mục tiêu kinh doanh hay Business Objective là những mục tiêu mà doanh nghiệp xác định cụ thể và cố gắng để thực hiện hoàn tất trong một thời gian nhất định. Những mục tiêu này thường thể hiện mục đích lớn của doanh nghiệp, đóng vai trò như người hướng dẫn vạch ra hướng đi cho doanh nghiệp. Mục tiêu kinh doanh có thể áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, mục tiêu cũng áp dụng riêng cụ thể cho các nhân viên, phòng ban hoặc khách hàng.
Mục tiêu kinh doanh không nhất thiết phải cụ thể hay phải bao gồm cả hành động được xác minh rõ ràng. Thay vào đó, mục tiêu kinh doanh chính là những kết quả cụ thể mà doanh nghiệp/ công ty mong muốn đạt được trong quá trình phát triển và hoạt động.
Mục tiêu kinh doanh là gì?
Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mục tiêu kinh doanh:
Công ty A trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm là máy lọc nước có xây dựng mục tiêu kinh doanh cụ thể như sau:
Mục tiêu ngắn hạn: Phát triển thành công kế hoạch kinh doanh, mở rộng kinh doanh ra các kênh tiếp thị mới,...
Mục tiêu dài hạn: Có thêm nhiều cổ đông mới để tăng vốn, chuyển sang nền tảng công nghệ mới, tối ưu chi phí tiếp thị mà vẫn đạt hiệu quả như mong muốn.
Mục tiêu hiệu suất: Tăng số lượng sản phẩm bán được, tăng lợi nhuận, tăng khách hàng trung thành, tăng giá trị cổ đông.
Mục tiêu định tính: Tăng sự hài lòng của khách hàng và nhân viên.
Mục tiêu định lượng: Đạt được tỷ lệ giao hàng đúng hẹn, tăng giá trị cổ đông, tăng khối lượng bán hàng.
Tầm quan trọng của mục tiêu kinh doanh
Bên cạnh các yếu tố quan trọng như: Chiến lược kinh doanh, Sứ mệnh, Tầm nhìn,... thì mục tiêu kinh doanh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu kinh doanh đóng vai trò then chốt, quyết định trực tiếp đến việc doanh nghiệp có thành công hay không. Thiết lập mục tiêu kinh doanh là bước quan trọng đầu tiên cần phải làm để doanh nghiệp đưa ra được những quyết định sáng suốt. Cụ thể vai trò của mục tiêu kinh doanh bao gồm:
Xác định hướng đi cho doanh nghiệp: Mục tiêu kinh doanh vạch ra hướng đi cho doanh nghiệp, dựa vào mục tiêu cốt lõi doanh nghiệp sẽ biết phải làm gì để tập trung nguồn lực và thúc đẩy nhân viên. Mục tiêu khi kết hợp cùng chiến lược kinh doanh rõ ràng sẽ giúp mọi thành viên trong doanh nghiệp biết vai trò của mình trong mục đích chung của doanh nghiệp.
Thiết lập mục tiêu kinh doanh là bước quan trọng đầu tiên cần phải làm
Theo dõi và đo lường tiến trình: Mục tiêu kinh doanh sẽ bao gồm cả con số cụ thể cần phải đạt được. Dựa vào con số này, lãnh đạo doanh nghiệp có thể theo dõi để đo lường xem doanh nghiệp có thành công hay không. Con số thể hiện trong mục tiêu kinh doanh có khả năng giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp nhận ra thất bại hay thành công.
Duy trì động lực: Mục tiêu kinh doanh chính là đích đến. Việc xác định mục tiêu kinh doanh cụ thể giúp duy trì đông lực bởi bạn biết mình đang hướng đến điều gì. Một doanh nghiệp thường hoạt động như một thể thống nhất, mục tiêu kinh doanh rõ ràng sẽ giúp tổ chức kết nối với nhau để cùng thành công.
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhanh hơn: Khi đã xác định được mục tiêu kinh doanh, từng thành viên trong doanh nghiệp sẽ luôn nỗ lực và cố gắng để làm sao đạt được mục tiêu đó. Vì vậy, việc nêu rõ mục tiêu kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững hơn.
Phân loại mục tiêu kinh doanh
Sau khi đã hiểu về khái niệm mục tiêu kinh doanh là gì bạn bắt buộc phải tìm hiểu thêm phân loại của nó. Mục tiêu kinh doanh bao gồm rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Cụ thể:
Mục tiêu theo thời gian
Mục tiêu kinh doanh bắt buộc phải có thời hạn hoàn thành. Thời hạn này có thể ngắn hoặc dài tùy vào mục đích ban đầu mà ban lãnh đạo doanh nghiệp hướng đến. Thời hạn đặt trong mục tiêu kinh doanh được đưa ra để các thành viên tập trung vào việc đang làm cũng như để mục tiêu trở nên khả thi hơn.
Đối với mục tiêu theo thời gian thì thời gian chính là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thời gian bạn đặt ra để hoàn thành mục tiêu này là bao lâu? Mục tiêu theo thời gian cụ thể nào mà bạn đã hoàn thành được?
Mục tiêu dựa trên hiệu suất
Thông thường, mục tiêu dựa trên hiệu suất là những mục tiêu ngắn hạn và được xác định là những mục tiêu quan trọng nhất tại thời điểm đó, nó quyết định trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Yếu tố then chốt của mục tiêu dựa trên hiệu suất đó là mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian nào phù hợp. Ngoài ra, chỉ số đưa ra cho mục tiêu hiệu suất cũng phải phù hợp với tình hình thực tế.
Mục tiêu dựa trên hiệu suất là những mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu Định lượng và Định tính
Mục tiêu định lượng và định tính có điểm khác nhau chính là loại dữ liệu thu thập được khi đo lường thành công. Cụ thể:
Mục tiêu định lượng: Đây là những dữ liệu có căn cứ bắt nguồn từ số liệu hoặc thống kê cụ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dữ liệu này cũng có thể là dữ liệu trong thống kê cuối cùng. Dữ liệu sử dụng cho mục tiêu định lượng thường rất cụ thể nên nó có thể được coi như thước đo.
Mục tiêu định tính: Ngược lại với mục tiêu định lượng, nó được xây dựng lên dựa vào những ấn tượng và mức độ. Thường mục tiêu này là cách một người cảm thấy về điều gì đó hay mô tả một trải nghiệm của người nào đó. Mục tiêu định tính thường khó xác định và các nhà quản lý cũng phải cẩn thận khi sử dụng để đánh giá kết quả của nhân viên.
Mục tiêu hướng đến kết quả và quá trình
Mục tiêu hướng đến kết quả và quá trình thành công khi mục tiêu này được xác định bởi cách và khi nào doanh nghiệp đạt được những mục tiêu nhất định. Mục tiêu này có quyết định chủ chốt, một là bạn thành công hai là bạn thất bại. Đối với mục tiêu này, thay vì một điểm đích mong muốn nó hướng đến quá trình yêu cầu hoàn thành một tập hợp các bước không phụ thuộc vào kết quả.
Các đặc điểm cơ bản của một mục tiêu kinh doanh
Đặc điểm của mục tiêu kinh doanh là gì là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Nếu muốn xác định mục tiêu kinh doanh này hiệu quả bạn cần phải xác định rõ được các yếu tố cơ bản như: thị phần, doanh số, lợi nhuận, sự tăng trưởng,... Lý do bởi những yếu tố này thường không cố định, nó có thể dao động theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Mục tiêu kinh doanh có thể thay đổi theo tình hình thực tế
Mục tiêu kinh doanh được xác định không phải cố định, nó có thể thay đổi và điều chỉnh lại để làm sao phù hợp nhất với tình hình thực tế, đảm bảo hoạt động ổn định hướng đến mục đích chung của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh các chỉ số như: chỉ số cạnh tranh, chỉ số kinh tế, công nghệ,... thông qua các cuộc khảo sát định kỳ. Quá trình điều chỉnh mục tiêu này có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cũng như tính linh hoạt của người thiết lập mục tiêu.
Người thiết lập mục tiêu kinh doanh cần phải hiểu rõ về nội bộ doanh nghiệp và thị trường để xây dựng chiến lược hiệu quả để tăng tính cạnh tranh. Ngoài ra, họ cũng phải nắm vững kiến thức về mô hình kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp mới lên được kế hoạch cụ thể để thu được lợi nhuận cao nhất, thúc đẩy hoạt động bán hàng và phát triển triển lược marketing phù hợp. Từ đó, tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.
Làm thế làm để thiết lập mục tiêu kinh doanh?
Để thiết lập mục tiêu kinh doanh hiệu quả bạn phải sử dụng khung mục tiêu S.M.A.R.T. Cụ thể: SMART là viết tắt của Specific (Cụ thể), Measurable (Có thể đo lường), Achievable (Có thể đạt được), Relevant (Liên quan), và Time-bound (Có thời hạn). Sử dụng khung này sẽ đảm bảo các mục tiêu của bạn chân thực và khách quan, có ý nghĩa rõ ràng và có thể đo lường được.
Cách ứng dụng khung SMART để thiết lập mục tiêu kinh doanh hiệu quả đó là:
S: Mục tiêu đưa ra càng cụ thể càng tốt.
M: Mục tiêu phải lo lường được kể cả mục tiêu định tính cũng vậy.
A: Mục tiêu thực tế, có thể đạt được trong tương lai.
R: Mục tiêu cụ thể có liên quan trực tiếp đến mô hình kinh doanh tổng thể của bạn.
T: Mục tiêu có thời hạn cụ thể.
Ứng dụng khung SMART để thiết lập mục tiêu kinh doanh
Khung mục tiêu SMART được xây dựng lên nhằm mục đích hạn chế tình trạng thiết lập mục tiêu gây ra hiệu quả ngược, mục tiêu xa vời, không thể đạt được. Vai trò của khung mục tiêu SMART đó là:
Đảm bảo mục tiêu có thể đo lường: Mục tiêu đưa ra dựa vào cơ sở thu thập dữ liệu thu thập được và đã được chứng minh chân thực. Ngay cả thiết lập khi mục tiêu định tính, bạn cũng phải dựa trên một phương tiện có thể đo lường tiến trình đạt được của nó.
Đảm bảo mục tiêu có thể đạt được: Mục tiêu trong kinh doanh là đích đến. Vì vậy khi đưa ra mục tiêu bắt buộc phải chân thực, phù hợp với thực tế. Mục tiêu phải đạt được, việc đưa ra mục tiêu xa vời sẽ phản công dụng.
Bổ sung cho mục đích và mô hình kinh doanh của bạn: Ưu tiên lựa chọn những mục tiêu phù hợp với mô hình kinh doanh và tầm nhìn tổng thể của bạn. Đừng đưa ra những mục tiêu không liên quan vì như vậy hiệu quả sẽ không cao.
Làm thế nào để đạt được mục tiêu kinh doanh?
Thực tế, không có một kế hoạch nào đảm bảo phù hợp với tất cả mọi người để đạt được mục tiêu kinh doanh, tất cả chỉ ở mức độ tương đối. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu kinh doanh bạn cũng cần phải chú ý một số vấn đề sau:
Cụ thể hóa mục tiêu của mình, phù hợp với các chỉ tiêu KPI, mục tiêu có thể đo lường được.
Cam kết với mục tiêu đã đưa ra, luôn cố gắng và nỗ lực để đạt được mục tiêu đó.
Kiểm tra tiến trình hoạt động thường xuyên để đánh giá hiệu quả của từng bước thực hiện mục tiêu.
Phân bổ rõ vai trò của các thành viên trong doanh nghiệp, đảm bảo mọi người ai cũng chịu trách nhiệm để luôn cố gắng hoàn thành mục tiêu.
Chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ, khi đạt được mục tiêu hãy đánh giá kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm. Nếu không đạt được mục tiêu, hãy phân tích nguyên nhân và điều chỉnh kế hoạch cho lần sau.
Kết luận
Như vậy, Unica đã giải thích cho bạn mục tiêu kinh doanh là gì? Làm cách nào để thiết lập hiệu quả? Nói chung có thể nói mục tiêu kinh doanh rất quan trọng, đóng vai trò chủ chốt, quyết định xem doanh nghiệp có vận hành đúng hướng và thành công hay không. Vì vậy nếu đang có ý định kinh doanh, ngay từ đầu bạn hãy xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình.

Công ty khởi nghiệp là gì? Top công ty khởi nghiệp thành công
Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển đầy biến động như hiện nay, tại Việt Nam công ty khởi nghiệp mọc lên nhiều như nấm. Công ty khởi nghiệp với đa dạng các lĩnh vực từ công nghệ, thương mại đến giáo dục, dịch vụ đang là chủ đề nóng được rất nhiều người quan tâm. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về công ty khởi nghiệp là gì cũng như để biết xem có những công ty startup nào đã thành công tại Việt Nam. Hãy cùng Unica tìm hiểu ngay.
Công ty khởi nghiệp là gì?
Công ty khởi nghiệp (startup) là những công ty/doanh nghiệp mới thành lập. Công ty khởi nghiệp có thể bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên thường họ làm trong các lĩnh vực công nghệ hoặc sáng tạo. Mục tiêu cốt lõi của công ty khởi nghiệp đó là phát triển nhanh chóng, tiếp cận được nhiều khách hàng và mở rộng thị trường. Các công ty khởi nghiệp luôn tìm kiếm và thử nghiệm những ý tưởng đột phá nhằm giải quyết các vấn đề hiện tại hoặc tạo ra những cơ hội mới.
Công ty khởi nghiệp là gì?
Để thực hiện mục tiêu, các công ty khởi nghiệp rất cần sự hỗ trợ tài chính từ các nhà đầu tư hoặc gọi vốn cộng đồng. Tiền góp vốn đóng vai trò rất quan trọng với công ty khởi nghiệp, nó giống như là “chìa khóa” giúp họ tồn tại, có sự hỗ trợ để thử nghiệm, cải tiến và hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ trước khi chính thức ra mắt thị trường.
Đặc điểm của công ty khởi nghiệp
Đặc điểm của công ty khởi nghiệp là gì? Khi nhắc đến đặc điểm của công ty khởi nghiệp, người ta thường nghĩ ngay đến sự đổi mới, tốc độ phát triển nhanh chóng và môi trường làm việc năng động. Dưới đây là những yếu tố nổi bật tạo nên sự khác biệt của các startup so với doanh nghiệp truyền thống.
Khởi đầu và tăng trưởng nhanh
Một trong những đặc điểm của công ty khởi nghiệp dễ nhận thấy nhất chính là tốc độ phát triển vượt bậc. Các startup thường được xây dựng từ những ý tưởng sáng tạo, khác biệt nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trên thị trường. Nhờ vào việc tận dụng công nghệ và mô hình kinh doanh đột phá, các công ty khởi nghiệp có thể mở rộng quy mô nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược linh hoạt, nắm bắt xu hướng và thích nghi nhanh với những biến động của thị trường.
Môi trường làm việc linh hoạt
Các công ty khởi nghiệp thường không quá chú trọng vào quy tắc cứng nhắc mà đề cao sự sáng tạo và đổi mới. Nhân viên trong công ty có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, làm việc từ xa hoặc linh hoạt về thời gian, miễn là đảm bảo hiệu suất và cho kết quả tốt.
Công ty khởi nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng
Tính rủi ro cao
Bên cạnh những cơ hội lớn, các công ty khởi nghiệp cũng phải đối mặt với mức độ rủi ro cao. Thị trường thay đổi liên tục, mô hình kinh doanh chưa được kiểm chứng và nguồn vốn hạn chế chính là những thách thức lớn. Do đó, khả năng chấp nhận rủi ro và tinh thần kiên trì là yếu tố then chốt để startup vượt qua khó khăn và phát triển bền vững.
Văn hóa doanh nghiệp độc đáo
Các startup thường xây dựng môi trường làm việc mở, khuyến khích sự đóng góp ý tưởng từ tất cả thành viên. Tinh thần đồng đội, học hỏi không ngừng và sự đam mê chính là nền tảng giúp startup tạo nên giá trị khác biệt và thu hút nhân tài.
4 Loại công ty khởi nghiệp phổ biến nhất
Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp, thông tin phân loại công ty khởi nghiệp là gì rất cần thiết. Hiện nay, đang có 4 loại hình công ty khởi nghiệp phổ biến đó là:
Khởi nghiệp doanh nghiệp nhỏ
Khởi nghiệp doanh nghiệp nhỏ đang là loại hình phổ biến nhất trong phân loại công ty khởi nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ thường được thành lập bởi cá nhân hoặc nhóm nhỏ, với mục tiêu phục vụ thị trường địa phương hoặc một nhóm khách hàng cụ thể. Những công ty này phần lớn tập trung vào lợi nhuận ổn định và phát triển bền vững, thay vì mở rộng quy mô nhanh chóng. Ví dụ như: kinh doanh quán cà phê, cửa hàng bán lẻ, công ty dịch vụ tư vấn,…
Khởi nghiệp có thể mở rộng
Khởi nghiệp có thể mở rộng là những công ty được xây dựng với mục tiêu phát triển nhanh chóng và mở rộng quy mô toàn cầu. Đây là loại hình startup điển hình trong lĩnh vực công nghệ như các nền tảng thương mại điện tử, ứng dụng di động, mạng xã hội,… Các doanh nghiệp này thường thu hút vốn đầu tư mạo hiểm lớn để có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Công ty khởi nghiệp được phân ra thành rất nhiều loại khác nhau
Khởi nghiệp kinh doanh xã hội
Mục tiêu của loại hình khởi nghiệp kinh doanh xã hội không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn hướng đến giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. Các doanh nghiệp này thường xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, tác động tích cực cho cộng đồng.
Công ty lớn thành lập
Không chỉ các cá nhân hay nhóm nhỏ mới khởi nghiệp, nhiều công ty lớn cũng lựa chọn thành lập startup để đổi mới và tiếp cận thị trường mới. Những công ty này đã có nguồn lực tài chính mạnh mẽ, kinh nghiệm vận hành và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Việc thành lập startup giúp họ thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và duy trì sức cạnh tranh lâu dài.
Cách thức hoạt động của công ty khởi nghiệp
Các công ty khởi nghiệp cũng vận hành như những doanh nghiệp thông thường, nhưng điều khiến họ khác biệt chính là việc phải vượt qua nhiều rào cản hơn khi mang ý tưởng mới lạ ra thị trường. Thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm hay dịch vụ, những nhà sáng lập startup cần liên tục nắm bắt cơ hội, nghĩ ra giải pháp đột phá và quan trọng nhất là thu hút được nhà đầu tư đồng hành. Họ phải đối diện với không ít thách thức: từ việc làm sao để khách hàng biết đến sản phẩm, cho đến việc xoay sở nguồn vốn đủ mạnh để phát triển doanh nghiệp, tất cả đều đòi hỏi sự kiên trì và khả năng chấp nhận rủi ro cao.
Công ty khởi nghiệp cần liên tục nắm bắt cơ hội
Ưu và nhược điểm của công ty khởi nghiệp
Khi bắt đầu hành trình kinh doanh, việc hiểu rõ ưu, nhược điểm của công ty khởi nghiệp sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những cơ hội và thách thức phía trước. Dưới đây là cái nhìn tổng quan về cả hai mặt của mô hình này.
Ưu điểm
Sự linh hoạt, thích ứng nhanh: Công ty khởi nghiệp có quy mô nhỏ sẽ dễ dàng điều chỉnh chiến lược và đổi mới sản phẩm theo nhu cầu thị trường.
Tinh thần sáng tạo mạnh mẽ: Startup luôn tìm kiếm giải pháp mới, tạo ra sản phẩm/dịch vụ khác biệt, mang lại giá trị đột phá.
Môi trường làm việc năng động: Văn hóa cởi mở, khuyến khích ý tưởng sáng tạo và sự phát triển cá nhân.
Cơ hội tăng trưởng lớn: Tiềm năng mở rộng nhanh nếu sản phẩm phù hợp thị trường và được đầu tư đúng hướng.
Nhược điểm
Thiếu ổn định tài chính: Nguồn vốn hạn chế, dễ gặp khó khăn khi chưa có lợi nhuận ổn định.
Áp lực cạnh tranh cao: Phải đối mặt với nhiều đối thủ lớn, dễ bị sao chép ý tưởng.
Khối lượng công việc lớn: Nhân sự ít, mỗi thành viên thường đảm nhiệm nhiều vai trò.
Rủi ro thất bại cao: Tỷ lệ thành công của startup thường không cao, đòi hỏi người sáng lập phải có sự kiên trì và linh hoạt trong việc xây dựng chiến lược.
Ưu, nhược điểm của công ty khởi nghiệp
Top công ty khởi nghiệp thành công tại Việt Nam
Thị trường startup Việt Nam ngày càng sôi động với nhiều doanh nghiệp nổi bật gặt hái thành công, khẳng định vị thế không chỉ trong nước mà còn vươn tầm khu vực. Dưới đây là top các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam thành công, được đánh giá cao nhờ mô hình kinh doanh đột phá và tốc độ tăng trưởng ấn tượng:
Momo
MoMo là ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp nền tảng thanh toán di động tiện lợi cho hàng triệu người dùng. Hiện nay mô hình ví điện tử momo đang phát triển rất mạnh mẽ, không ngừng mở rộng hệ sinh thái từ thanh toán hóa đơn đến chuyển tiền, mua vé, góp phần thúc đẩy xu hướng thanh toán trực tuyến.
Foody
Foody là nền tảng đặt món và đánh giá địa điểm ăn uống nổi tiếng, kết nối người dùng với hàng ngàn nhà hàng, quán ăn khắp cả nước. Với giao diện dễ sử dụng và hệ sinh thái đa dạng, Foody đã trở thành công cụ không thể thiếu của giới trẻ Việt khi tìm kiếm các địa điểm ẩm thực.
Juno
Nhắc đến các công ty khởi nghiệp thành công tại Việt Nam không thể nào không nhắc tới Juno. Juno là thương hiệu giày dép, túi xách thời trang dành cho nữ, nổi bật với hệ thống cửa hàng phủ khắp cả nước. Không chỉ bán hàng rất đông tại điểm bán trực tiếp với nhiều cơ sở, Juno còn đẩy mạnh kênh bán hàng online, mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi, hiện đại cho khách hàng.
Vietcetera
Vietcetera là nền tảng truyền thông sáng tạo chuyên sản xuất nội dung về phong cách sống, kinh doanh và khởi nghiệp. Hiện nay, Vietcetera đã xây dựng được chỗ đứng này. Bên cạnh những gì đã đạt được, Vietcetera vẫn không ngừng tạo dựng cộng đồng độc giả trẻ, năng động, đồng thời trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ doanh nhân Việt.
Vietcetera chuyên sản xuất nội dung về phong cách sống, kinh doanh
VUIHOC
Vuihoc.vn là công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục rất có tiếng mà hầu như ai cũng biết đến. Công ty này mang đến giải pháp học online hiệu quả cho học sinh. Với kho nội dung phong phú, chất lượng, VUIHOC giúp học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức mọi lúc, mọi nơi và giúp phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn trên hành trình học tập của con cái.
VNG
VNG được coi là “kỳ lân công nghệ” đầu tiên của Việt Nam, nổi tiếng với các sản phẩm như: Zalo, Zing MP3, ZingNews. Công ty này không chỉ thành công trong lĩnh vực giải trí số mà còn mở rộng mạnh mẽ sang công nghệ tài chính Fintech và dịch vụ đám mây.
BE GROUP
BE GROUP là đơn vị sở hữu ứng dụng gọi xe Be - một trong những đối thủ lớn trên thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam. Startup này tập trung phát triển các dịch vụ đa dạng như beCar, beBike, giao hàng và thanh toán điện tử, hướng đến xây dựng hệ sinh thái "all-in-one".
Coolmate
Coolmate là startup thời trang nam với mô hình bán hàng trực tuyến và đăng ký mua định kỳ. Thương hiệu ghi điểm nhờ thiết kế tối giản, chất liệu bền đẹp và trải nghiệm mua sắm tiện lợi, phù hợp với phong cách sống hiện đại.
KiotViet
KiotViet là thương hiệu phần mềm bán hàng rất có tiếng tại Việt Nam. Thương hiệu cung cấp phần mềm quản lý bán hàng dành cho các cửa hàng nhỏ và vừa giúp tối ưu quy trình vận hành. Với giao diện dễ sử dụng và tính năng đa dạng, KiotViet đã trở thành giải pháp quen thuộc của hàng chục nghìn doanh nghiệp trên toàn quốc.
KiotViet cung cấp phần mềm quản lý bán hàng có tiếng
Tiki
Tiki là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam, nổi bật với dịch vụ giao hàng nhanh và chính sách chăm sóc khách hàng tốt. Trước kia Tiki thường chỉ được biết đến với website bán sách là chủ yếu nhưng hiện nay đã mở rộng hơn. Tiki phát triển hệ sinh thái đa dạng từ TikiNOW đến Tiki Trading, đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng.
Dat Bike
Dat Bike là startup tiên phong trong lĩnh vực sản xuất xe máy điện tại Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy giao thông xanh, hạn chế ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người. Các sản phẩm của Dat Bike không chỉ an toàn mà còn được đánh giá cao với thiết kế hiện đại, hiệu suất vượt trội và thân thiện với môi trường.
Sendo
Sendo là sàn thương mại điện tử nội địa, tập trung vào phân khúc khách hàng ở các tỉnh thành ngoài Hà Nội và TP.HCM. Với mạng lưới đối tác rộng khắp và dịch vụ hỗ trợ người bán tối ưu, Sendo đang dần khẳng định vị thế trên thị trường TMĐT. Hiện nay đứng trước sự ra đời của vô vàn sàn điện tử khác nhau thì Sendo vẫn tồn tại và được nhiều người yêu thích.
HomeBase
Nếu bạn đang tìm hiểu về những công ty khởi nghiệp thành công, nhất định không được bỏ qua cái tên HomeBase. HomeBase mang đến giải pháp tài chính sáng tạo giúp người trẻ dễ dàng tiếp cận và sở hữu bất động sản. Doanh nghiệp starup này nổi bật với các gói hỗ trợ linh hoạt, giúp khách hàng giảm áp lực tài chính khi mua nhà.
EJoy
EJoy là ứng dụng học tiếng Anh kết hợp giải trí sử dụng công nghệ AI để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng. Sử dụng ứng dụng này, người học có thể cải thiện kỹ năng tiếng Anh qua video, trò chơi, giúp việc học trở nên thú vị và hiệu quả hơn. eJoy ra đời giúp người học không cảm thấy bị nhàm chán, có hứng thú học tiếng anh hơn.
EJoy là ứng dụng học tiếng Anh kết hợp giải trí
Websosanh
Websosanh.vn là nền tảng so sánh giá trực tuyến uy tín tại Việt Nam mà có lẽ không ai là không biết. Truy cập vào website của websosanh, người dùng biết cụ thể thông tin sản phẩm mình đang có nhu cầu, từ đó dễ dàng tìm được sản phẩm với giá tốt nhất. Bên cạnh đó, Websosanh còn cung cấp thông tin khuyến mãi, review sản phẩm hữu ích cho người tiêu dùng.
Jobhub
Jobhub là nền tảng tuyển dụng ứng dụng công nghệ AI, giúp ứng viên và nhà tuyển dụng kết nối nhanh chóng, hiệu quả. Với giao diện thân thiện và quy trình tối ưu, Jobhub đã hỗ trợ hàng ngàn ứng viên tìm được công việc phù hợp với mình. Đứng trước hàng chục website tuyển dụng trực tuyến thì Jobhub vẫn khẳng định được vị trí của mình.
Lozi (Loship)
Lozi (Loship) là ứng dụng giao hàng tức thì kết hợp dịch vụ ăn uống, đáp ứng nhu cầu giao nhận nhanh tại đô thị. Doanh nghiệp starup này phát triển mô hình “siêu ứng dụng” với nhiều dịch vụ tiện ích từ giao đồ ăn, hàng hóa đến vận chuyển, giúp người dùng dễ dàng trải nghiệm tất cả trên cùng một nền tảng. Lozi mang lại trải nghiệm tiện lợi nhất cho khách hàng.
Kết luận
Như vậy, Unica đã chia sẻ chi tiết với bạn về chủ đề công ty khởi nghiệp. Với đặc điểm là đổi mới, linh hoạt và đầy sáng tạo, các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế, không chỉ nhanh chóng mở rộng quy mô kinh doanh mà còn góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế - xã hội. Sự vươn lên mạnh mẽ của họ đã giúp nền kinh tế phát triển hơn rất nhiều.

Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ứng dụng chỉ số ROE hiệu quả
ROE là một chỉ số quan trọng được các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính đặc biệt quan tâm để đánh giá hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của một công ty. ROE là con số phản ánh chi tiêu về lợi nhuận hiển thị trong báo cáo kinh doanh. Vậy Chỉ số ROE là gì? Các tính chỉ số ROE như thế nào? Hãy cùng Unica tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Chỉ số ROE là gì?
ROE là viết tắt của từ Return On Equity nghĩa tiếng việt là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. ROE cho thấy mức độ sinh lời và hiệu suất của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Hiểu đơn giản, ROE là chỉ số đánh giá khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu để xem có hiệu quả, tạo ra được lợi nhuận hay không.
Chỉ số ROE là gì?
Hiện nay, hầu như nhà đầu tư nào cũng sẽ quan tâm đến con số ROE trong bảng báo cáo kinh doanh vì nó thể hiện được khả năng thu lợi nhuận so với đồng vốn mà họ đã bỏ ra ban đầu. Ngoài ra, ROE còn là con số thể hiện sức hấp dẫn của doanh nghiệp với các nhà đầu tư vì nó phản ánh tình hình tài chính cũng như sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của chỉ số ROE đối với nhà đầu tư
Bên cạnh việc nắm được khái niệm chỉ số ROE là gì bạn cũng phải hiểu được ý nghĩa của chỉ số ROE trong kinh doanh. Chỉ số ROE đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, nó có khả năng đánh giá một cách chân thực hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Cụ thể ý nghĩa của chỉ số ROE như sau:
Đánh giá hiệu suất tài chính: ROE chính là con số phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu. Nếu chỉ số ROE cao tức là doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và tối ưu nhất.
So sánh với các đối thủ cùng ngành: Chỉ số ROE phản ánh hiệu suất tài chính của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Điều này giúp nhà quản trị dễ dàng xác định được vị thế của doanh nghiệp mình trên thị trường.
Thể hiện sức mạnh tài chính: ROE chính là con số liên quan trực tiếp đến tiền lãi. ROE cao chứng tỏ doanh nghiệp có tài chính lớn. Đồng thời ROE cao có khả năng thu hút đầu tư hoặc tài trợ với lãi suất thấp.
Đánh giá tăng trưởng: Phân tích ROE chủ sở hữu có thể đánh giá được khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Nếu ROE tăng đều theo thời gian thì điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang quản lý vốn chủ sở hữu hiệu quả, tạo ra được lợi nhuận bền vững.
Chỉ số ROE đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh
Công thức tính chỉ số Return On Equity chính xác
Cụ thể công thức tính chỉ số ROE:
ROE = ( Lợi nhuận ròng sau thuế / Vốn chủ sở hữu ) x 100%
Trong đó:
Lợi nhuận ròng sau thuế: Còn được gọi là lãi ròng, được tính bằng cách: lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất.
Vốn chủ sở hữu: Vốn sẵn có của chủ sở hữu doanh nghiệp đó. Bao gồm: vốn điều lệ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Đối với những thông tin này, bạn có thể tìm kiếm được ở trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố định kỹ sau mỗi quý và mỗi năm. Thông thường, thông tin lợi nhuận sau thuế thì sẽ được đặt ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh. Thông tin vốn chủ sở hữu thì nằm ở bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Để hiểu rõ và tính đúng chỉ số ROE cũng như các chỉ số tài chính khác, trước tiên bạn cần phải đọc được báo cáo tài chính. Sau đây là ví dụ thực tế giúp bạn xác định chỉ số ROE.
Ví dụ: Tính chỉ số ROE của công ty A năm 2020. Trích dẫn nguồn số liệu trong báo cáo kinh doanh của công ty ta thu được:
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là: 1.992.562.246 đồng.
Vốn chủ sở hữu là: 12,198,332,210
Công thức tính ROE:
ROE = ( 1.992.562.246 / 12,198,332,210 ) x 100% = 0.16.
Như vậy, chỉ số ROE là 0, 16
Công thức tính chỉ số ROE
Cách ứng dụng chỉ số ROE trong đầu tư thực tế
Ứng dụng chỉ số ROE là gì là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Doanh nghiệp nếu như ứng dụng được chỉ số ROE thì sẽ đánh giá được hiệu quả hiệu động cũng như tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Cụ thể:
Tính mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp
Tốc độ tăng trưởng của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là: khả năng sinh lời và tỷ lệ tái đầu tư lợi nhuận. Cụ thể công thức tính tốc độ tăng trưởng như sau:
G = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư
Trong đó:
Tỷ lệ tái đầu tư được xác định bằng: 1- Tỷ lệ chi trả cổ tức
Ví dụ: Công ty X và công ty Y cùng có ROE là 20%. Tuy nhiên hai công ty lại khác nhau về tỷ lệ chi trả cổ tức.
Công ty X chi trả cổ tức với tỷ lệ 30%.
Công ty Y chi trả cổ tức với tỷ lệ 10%.
Như vậy, công thức tính tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp như sau:
Tốc độ tăng trưởng của X = 20% x (1 – 30%) = 14%
Tốc độ tăng trưởng của Y = 20% x (1 – 10%) = 18%
=> Mặc dù 2 công ty đều có chỉ số ROE là 20% nhưng công ty Y tái đầu tư phần lớn lợi nhuận, vì vậy tốc độ tăng trưởng của công ty B là 18% cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của công ty X là 4%.
Chỉ số ROE được ứng dụng để tính mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp
Đánh giá khả năng tạo giá trị cho cổ đông
Hiện nay, trong kinh doanh mọi người còn ứng dụng chỉ số ROE để đánh giá doanh nghiệp tạo ra giá trị cho cổ đông thông qua hiệu quả sử dụng vốn. Thông thường để đánh giá khả năng tạo giá trị cho cổ đông, chỉ số ROI được so sánh với tỷ suất sinh lời kỳ vọng (tức là chi phí sử dụng vốn cổ phần). Khi so sánh ROE với chi phí sử dụng vốn cổ phần sẽ chia thành các trường hợp sau:
ROE thấp hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần: Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận nhận được không đủ để đáp ứng kỳ vọng của số đông.
ROE cao hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần: Doanh nghiệp hoạt động tương đối hiệu quả, tái đầu tư tốt, thậm chí còn vượt qua cả kỳ vọng của nhà đầu tư.
Đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai
Ngoài những yếu tố trên, chỉ số ROE cũng được ứng dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành. Doanh nghiệp nếu như sở hữu lợi thế về thương hiệu, công nghệ, quy trình sản xuất và quản lý chi phí thì lợi nhuận thì chỉ số ROE sẽ cao, ROE luôn duy trì ở mức trung bình thậm chí vượt trội.
Ngược lại doanh nghiệp không có lợi thế gì thì ROE giảm. Nhìn vào ROE nhà đầu tư sẽ xác định được doanh nghiệp có tiềm năng khi đầu tư hay không. Chỉ số ROE chính là thước đo để đánh giá xem doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không.
Những điểm hạn chế của chỉ số Return On Equity
Bên cạnh vai trò quan trọng thì chỉ số ROE cũng có những hạn chế nhất định. Điểm hạn chế của chỉ số ROE bao gồm:
Chỉ số ROE không ổn định khi lợi nhuận bất thường
Chỉ số ROE chịu sự ảnh hưởng của sự biến động không đồng đều trong lợi nhuận. Vì vậy, khi lợi nhuận bất thường thì chỉ số ROE sẽ không ổn định. Điều này tạo ra thách thức với ban lãnh đạo trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động. Từ đó, gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định quan trọng trong kinh doanh.
Chỉ số ROE không ổn định khi lợi nhuận bất thường
Bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán
Chỉ số ROE cũng có thể bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán. Khi doanh nghiệp điều chỉnh, thay đổi các chính sách kế toán như: giảm tỷ lệ khấu hao, kéo dài tuổi thọ dự án,... để thu hút đầu tư và vốn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng và chỉ số ROE của doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong công thức tính ROE cũng không tính toán các tài sản vô hình như: sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ,… Điều này dẫn đến việc tính toán sai số trong tính toán và không thể hiện đầy đủ lợi thế của mỗi công ty.
Chỉ số ROE bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ
Ngoài những hạn chế trên, chỉ số ROE còn bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ. Tức là các công ty phát hành tự thu mua cổ phiếu đang lưu hành của mình từ thị trường, mục đích chính là để giảm vốn chủ sở hữu. Việc thâu tóm cổ phiếu có thể khiến chỉ số ROE bị sai lệch. Khi lợi nhuận sau thuế không đổi, vốn chủ sở hữu giảm thì khi đó chỉ số ROE sẽ tăng.
Chỉ số ROE giảm sẽ không đánh giá được năng lực thực tế của doanh nghiệp. Do đó nếu chỉ tập trung vào ROE để tìm kiếm cổ phiếu tốt thì có thể nhà đầu tư sẽ bị đưa ra những quyết định sai lầm.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số ROE
Để xác định yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số ROE là gì bạn có thể dựa vào mô hình Dupont. Mô hình Dupont giúp phân tích và đánh giá chi tiết những yếu tố ảnh hưởng đến ROE trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận ròng có chức năng chính là đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu của doanh nghiệp. Hay nói một cách đơn giản, tỷ suất lợi nhuận ròng thể hiện mức độ đạt được lợi nhuận của doanh nghiệp từ doanh thu.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận ròng đó là:
Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận ròng tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số ROE
Vòng quay tài sản
Vòng quay tài sản cho chủ sở hữu biết mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu.
Công thức tính vòng quay tài sản như sau:
Vòng quay tài sản = Doanh thu / Tổng tài sản
Vòng quay tài sản tăng cho thấy doanh nghiệp đã tạo ra được nhiều doanh thu từ tài sản có sẵn.
Đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính là con số thể hiện mức độ sử dụng nợ vay trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Công thức tính hệ số đòn bẩy tài chính như sau:
Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu bình quân
Đòn bẩy tài chính tăng có nghĩa là doanh nghiệp đang vay vốn bên ngoài nhiều hơn để sản xuất kinh doanh.
Sự khác nhau giữa ROA và ROE
Cả chỉ số ROA và chỉ số ROE đều là con số thể hiện tỷ suất sinh lời. Điểm chung của ROA và ROE là đều là chỉ số có khả năng đánh giá tiềm năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, ROA và ROE vẫn có những điểm khác biệt rõ ràng. Cụ thể:
ROE (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu): Đây là phép tình giữa thu nhập ròng với tài sản ròng của doanh nghiệp cho thấy.
ROA (Tỷ suất sinh lợi trên tài sản): Tỷ số của thu nhập ròng chia cho tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả những khoản vay vốn).
Sự khác nhau giữa ROA và ROE
Câu hỏi thường gặp
Để hiểu biết thêm được nhiều thông tin bổ ích khác xoay quanh chỉ số ROE là gì, bạn hãy tham khảo những câu hỏi và đáp án trả lời sau đây.
Câu 1: Chỉ số Return On Equity quá cao cần lưu ý điều gì?
ROE không phải cứ cao là tốt, khi chỉ số ROE quá cao cũng có thể là dấu hiệu của rủi ro. Cụ thể:
Sử dụng nợ: Doanh nghiệp của bạn có thể đang sử dụng quá nhiều nợ, tăng lợi nhuận thông qua cấu trúc vốn đòn bẩy.
Chất lượng tài sản: Chỉ số ROE cao sẽ không phản ánh chất lượng tài sản hoặc rủi ro tiềm ẩn.
Phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế: ROE cao trong một chu kỳ nhất định có thể không bền vững qua thời gian.
Câu 2: Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
Trong kinh doanh, ROE cao là biểu hiện của kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên ROE cao quá cũng không tốt vì nó cho thấy sự biến đổi của ngành và điều kiện kinh tế tổng thể. ROE ở ngưỡng lý tưởng là 15 - 20%, chỉ số này được coi là tốt cho hầu hết các ngành hiện nay. Khi so sánh ROE thì nên so sánh với trung bình ngành, vì một số ngành hot thì ROE sẽ cao hơn những ngành khác.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ chia sẻ có liên quan đến chỉ số ROE là gì? Có thể thấy rằng, ROE là một công cụ phân tích tài chính mạnh mẽ giúp các nhà đầu tư lẫn quản lý doanh nghiệp đánh giá được khả năng sinh lời so với vốn chủ sở hữu. Việc hiểu sâu sắc về chỉ số ROE giúp chủ sở hữu đưa ra được quyết định thông minh góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp số là gì? 5 Mô hình doanh nghiệp số phổ biến
Trong thời đại công nghệ 4.0, doanh nghiệp số đang dần trở thành xu hướng tất yếu. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn nâng cao hiệu quả. Chuyển đổi số được đánh giá là yếu tố sống còn, yếu định trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn doanh nghiệp số là gì? Mô hình kinh doanh nghiệp số phổ biến như thế nào? Cùng Unica tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Doanh nghiệp số là gì?
Doanh nghiệp số hay Digital Enterprise là thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh dùng để miêu tả những doanh nghiệp, công ty, tổ chức đang áp dụng công nghệ số và các giải pháp kỹ thuật số vào trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, từ quản lý vận hành, sản xuất, marketing, cho đến bán hàng và chăm sóc khách hàng. Mục đích của doanh nghiệp số là để nâng cao hiệu suất làm việc, tăng trưởng kinh doanh và tạo ra các giá trị bền vững, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Doanh nghiệp số là gì?
Ví dụ: Một số doanh nghiệp số nổi tiếng thế giới đó là: Amazon, Google, Apple, Netflix, Tesla, Siemens,... Những doanh nghiệp này đang ứng dụng công nghệ số vào tất cả mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của họ. Kết quả họ nhận lại được hiệu suất nhanh chóng, họ có nhiều thời gian nghiên cứu để đổi mới sản phẩm và mở rộng thị trường, xây dựng được thị phần khách hàng trung thành rộng lớn.
Hiện nay, rất nhiều các doanh nghiệp đang hoạt động theo mô hình chuyển đổi số. Doanh nghiệp chuyển đổi số thực hiện các quá trình chuyển đổi nhờ việc áp dụng các công nghệ như: Big data, Blockchain, Trí tuệ nhân tạo AI, IoT và nhiều công nghệ hiện đại khác vào trong quá trình hoạt động và vận hành doanh nghiệp. Doanh nghiệp số thường phát triển lớn mạnh và bền vững theo thời gian vì nó có khả năng đáp ứng và thích nghi hiệu quả với bối cảnh thị trường thay đổi liên tục.
Vai trò của doanh nghiệp số
Sau khi đã hiểu được khái niệm doanh nghiệp số là gì chắc chắn nhiều người sẽ tò mò muốn biết vậy vai trò của doanh nghiệp số là gì? Có thể nói, doanh nghiệp số đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Mô hình doanh nghiệp số là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất làm việc, tối ưu quản lý. Ngoài ra, vai trò của doanh nghiệp số còn là:
Tối ưu hóa quy trình kinh doanh
Doanh nghiệp muốn vận hành hiệu quả cần phải có một quy trình tối ưu. Việc ứng dụng công nghệ số giúp việc vận hành, quản lý các quy trình kinh doanh, sản xuất của tổ chức được hiệu quả hơn. Điều này giúp doanh nghiệp cải thiện được chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, tối ưu nhân lực mà hiệu suất làm việc vẫn đảm bảo, giảm thiểu rủi ro và chi phí vận hành.
Ví dụ: Doanh nghiệp áp dụng công nghệ bán hàng tự động vào trong quy trình xử lý đơn hàng giúp tiết kiệm thời gian xử lý đơn hàng, tăng tốc độ giao hàng và giảm thiểu sai sót.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số thường rất biết tận dụng các kênh giao tiếp trực tiếp như: mạng xã hội, website, ứng dụng di động,... để tương tác với khách hàng giúp bán hàng thành công. Thông qua việc chăm sóc, hỗ trợ khách hàng đa nền tảng, doanh nghiệp sẽ thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng chi tiết, hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó cung cấp được những sản phẩm phù hợp. Công nghệ số giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Không chỉ giúp tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp số còn mang đến cho khách hàng của mình trải nghiệm mua sắm và sử dụng dịch vụ với chất lượng tốt nhất.
Mở rộng thị trường và tăng doanh thu
Việc mở bán trên nhiều kênh giúp doanh nghiệp số tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng. Từ đó, mở rộng thị trường và tăng doanh thu đáng kể. Hiện nay những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số còn đang sử dụng các công cụ marketing để quảng bá sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng tiềm năng của mình một cách hiệu quả nhất.
Doanh nghiệp số giúp mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu
Tăng cường khả năng cạnh tranh
Ngoài những lợi ích đã chia sẻ ở trên, nhắc đến vai trò của doanh nghiệp số là gì cũng không thể không nhắc đến việc ứng dụng công nghệ số giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh. Công nghệ số giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình vận hành, tối ưu nhân sự, tạo ra được những sản phẩm/ dịch vụ chất lượng, có tính sáng tạo cao. Việc ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn giúp tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận.
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp số đã ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, phát triển kinh doanh trực tuyến để phát triển bền vững cũng như để bảo vệ môi trường. Việc đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến giúp giảm thiểu nhu cầu về cơ sở hạ tầng vật chất, góp phần bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo để sản xuất giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sống.
Đặc điểm của mô hình doanh nghiệp số
Càng ngày lĩnh vực thương mại điện tử càng phát triển mạnh mẽ, điều này làm thúc đẩy các mô hình kỹ thuật số nổi lên. Những mô hình này được đánh giá bằng những đặc điểm cốt lõi riêng biệt. Dưới đây là đặc điểm tiêu biểu của các mô hình doanh nghiệp số, bạn hãy tham khảo nhé.
Chuyển đổi kỹ thuật số
Đặc điểm tiêu biểu và điển hình nhất của doanh nghiệp số chính là chuyển đổi kỹ thuật số. Điều này được thể hiện sâu sắc qua việc các doanh nghiệp đã áp dụng các công nghệ số hiện đại như: phân tích dữ liệu, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa,... vào trong hoạt động kinh doanh. Những công nghệ này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình thực hiện mà còn tạo ra những cách thức làm việc hoàn toàn mới để nâng cao việc tạo ra giá trị cho khách hàng.
Tạo giá trị kỹ thuật số
Có thể bạn không biết nhưng giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp số sẽ chỉ được tạo ra bằng kỹ thuật số. Điều này tạo nên sự khác biệt với các mô hình truyền thống. Các mô hình truyền thống có thể trải qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật số mà giá trị cốt lõi vẫn không thay đổi, chỉ thay đổi phương tiện để đạt được nó mà thôi. Về bản chất, internet chính là nền tảng cho hoạt động cốt lõi của mô hình kinh doanh kỹ thuật số. Nếu không có internet thì mọi hoạt động kinh doanh cốt lõi sẽ không thể thực hiện được.
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số có đặc điểm chung là khả năng tạo giá trị kỹ thuật số
Tập trung chính vào khách hàng
Vai trò của doanh nghiệp số là gì? Đó chính là doanh nghiệp số lấy khách hàng làm trung tâm, cam kết thấu hiểu và xây dựng sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng hiệu quả nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp số tận dụng những hiểu biết của khách hàng dựa trên việc phân tích dữ liệu, tổ chức khách hàng để cá nhân hóa các dịch vụ và dự đoán mong muốn của khách hàng, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.
Tối ưu hóa quy trình
Như bên trên đã chia sẻ, doanh nghiệp số chính là những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vào trong quá trình vận hành, quản lý các quy trình kinh doanh. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại giúp tối ưu quy trình vận hành, cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, cắt giảm nhân sự, giảm thiểu rủi ro và chi phí vận hành.
Dựa trên dữ liệu
Doanh nghiệp số muốn nắm bắt được mong muốn, nhu cầu của khách hàng bắt buộc phải có cơ sở dữ liệu. Dữ liệu đóng vai trò huyết mạch, quyết định trực tiếp đến việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu về hành vi của khách hàng cũng như xu hướng của thị trường. Những hiểu biết cụ thể và chi tiết từ việc thu được dữ liệu giúp doanh nghiệp đưa ra được những quyết định sáng suốt, tinh chỉnh chiến lược kinh doanh hiệu quả và tiếp tục đổi mới, nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Sáng tạo và linh hoạt
Doanh nghiệp số muốn phát triển bền vững bắt buộc phải dựa thoạt động dựa rên đặc tính linh hoạt và sáng tạo. Khả năng đổi mới, linh hoạt và sáng tạo ứng dụng vào trong môi trường chuyển đổi số giúp doanh nghiệp thích ứng kịp thời với những thay đổi của thị trường. Thêm nữa, việc sáng tạo và linh hoạt cũng giúp doanh nghiệp duy trì được tính cạnh tranh, đáp ứng tốt được mọi mong muốn của khách hàng trong thời đại công nghệ thay đổi nhanh chóng.
Doanh nghiệp số muốn phát triển bền vững bắt buộc phải linh hoạt và sáng tạo
Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số sẽ không ngừng sáng tạo và đổi mới, họ cung cấp cho khách hàng nhiều phiên bản dịch vụ và sản phẩm khác nhau. Điều này giúp tạo ra sự đa dạng trên thị trường đáp ứng hiệu quả nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, nâng cao trải nghiệm cho người dùng.
Đa dạng hóa doanh thu
Doanh nghiệp số không chỉ sử dụng một kênh kinh doanh mà kinh doanh trên nhiều nền tảng khác nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ có nhiều nguồn thu khác nhau. Bao gồm: dịch vụ freemium, doanh thu quảng cáo, kiếm tiền từ dữ liệu,... Sự đa dạng hóa doanh thu này giúp doanh nghiệp ổn định tài chính, giảm sự chi phối, lệ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất.
Khả năng thu thập và phân tích dữ liệu
Đặc điểm quan trọng nhất của doanh nghiệp số đó là giúp người dùng thu thập và phân tích dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ Big data và các công cụ phân tích khác, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về tâm lý cũng như nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nắm rõ xu hướng thị trường nói chung và tình hình nền kinh tế hiện đại nói riêng. Từ đó, đưa ra được các chiến lược phù hợp giúp thúc đẩy quá trình phát triển kinh doanh bền vững.
Tính bền vững
Theo thống kê cho biết: Những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số để phát triển thường có tính bền vững cao hơn. Lý do bởi doanh nghiệp số đã giải quyết được những vấn đề như: biến đổi khí hậu, nghèo đói, giáo dục. Thêm nữa, doanh nghiệp số còn sử dụng công nghệ để tăng cường tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Từ đó, xây dựng được niềm tin với khách hàng và nhà đầu tư, tạo dựng được tệp khách hàng trung thành.
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số có tính bền vững cao
Các mô hình doanh nghiệp số phổ biến hiện nay
Doanh nghiệp số có rất nhiều các mô hình khác nhau, tiêu biểu như một số mô hình phổ biến sau:
Thương mại điện tử (E-commerce)
Thương mại điện tử là mô hình kinh doanh trực tuyến sử dụng internet để thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ trên các kênh như: website, kênh thương mại điện tử (Shopee, TikTok, Amazon,...) hoặc các ứng dụng di động khác. Mô hình doanh nghiệp số thương mại điện tử bao gồm các giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với khách hàng (B2C), khách hàng với khách hàng (C2C),...
Ưu điểm của mô hình kinh doanh thương mại điện tử đó là:
Tiếp cận được số lượng khách hàng lớn.
Tăng khả năng cạnh tranh với những doanh nghiệp khác.
Tạo sự thuận tiện cho người bán và người mua.
Dễ dàng quản lý dữ liệu, dịch vụ và sản phẩm.
Công nghệ tài chính (Fintech)
Mô hình doanh nghiệp số công nghệ tài chính là doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến để cung cấp các dịch vụ tài chính sáng tạo, tối tân và hiện đại hơn so với các phương pháp tài chính truyền thống. Đặc trưng của mô hình kinh doanh này là sự kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ và tài chính, tận dụng sức mạnh của dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây để tự động hóa các quy trình vận hành, ngăn cản rào cản giúp mang tới trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.
Ưu điểm của mô hình doanh nghiệp số tài chính đoa là:
Cung cấp các hình thức thanh toán hiện đại, tối tân.
Tăng khả năng tài chính của doanh nghiệp và cá nhân.
Tạo ra thu nhập thông qua việc cho vay online.
Ví dụ: Doanh nghiệp công nghệ tài chính đó là: Một số doanh nghiệp nổi tiếng như: MoMo, Viettel Pay, VNPay với các tính năng thanh toán điện tử, gửi tiết kiệm,…
Mô hình doanh nghiệp số công nghệ tài chính
Công ty khởi nghiệp công nghệ phần mềm (Tech start-ups)
Mô hình doanh nghiệp số của các công ty khởi nghiệp công nghệ phần mềm sẽ tập trung vào việc phát triển và cung cấp các giải pháp công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đặc điểm chung của các công ty khởi nghiệp công nghệ phần mềm đó là sử dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ; tập trung vào việc giải quyết các vấn đề thực tế; tăng cường hiệu quả của người dùng.
Ưu điểm mô hình doanh nghiệp số của các công ty khởi nghiệp công nghệ phần mềm đó là:
Tăng lợi thế trong quá trình kinh doanh thông qua các ứng dụng thông minh.
Cung cấp đa dạng các dịch vụ trên nền tảng trực tuyến.
Tạo sự tiện lợi, linh hoạt cho người dùng và doanh nghiệp.
Ví dụ: Mô hình doanh nghiệp số của các công ty khởi nghiệp công nghệ phần mềm như: Grab, Be, Gojek,... Họ sử dụng nền tảng công nghệ cho ra mắt thành công ứng dụng đặt xe, đặt đồ ăn trên điện thoại di động thông minh.
Công nghệ giáo dục (Ed-tech)
Mô hình doanh nghiệp số ứng dụng công nghệ giáo dục tức là cung cấp các giải pháp giáo dục và đào tạo toàn diện trong kinh doanh. Mô hình này bao gồm nhiều loại hình khác nhau, từ nền tảng đào tạo dạy học trực tuyến đến các công ty hỗ trợ giảng dạy và luyện tập. Công nghệ giáo dục góp phần tạo nên trải nghiệm học tập mới mẻ và linh hoạt hơn cho người học, không cảm thấy bị nhàm chán.
Ví dụ: Mô hình công nghệ số hiện đại trong lĩnh vực này như Coursera, Udemy, edX; công cụ hỗ trợ giảng dạy như Schoology, Remind,Google Classroom; công cụ hỗ trợ học tập Quizlet, Khan Academy, Lumosity,...
Công nghệ y tế (Health Tech)
Mô hình doanh nghiệp số công nghệ y tế tức là ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong lĩnh vực y tế mang đến một cuộc cách mạng cho ngành chăm sóc sức khỏe. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp ứng dụng mô hình này là nền tảng số kết nối đa kênh, cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng, đa dạng dịch vụ và tương tác hiệu quả. Công nghệ y tế mang lại lợi ích cho mọi bên liên quan giúp người bệnh tiếp cận được dịch vụ thăm khám dễ dàng, nhanh chóng. Đồng thời giúp bác sĩ nâng cao hiệu quả công việc, đổi mới sáng tạo ngành y tế.
Mô hình doanh nghiệp số công nghệ y tế
Lợi ích khi chuyển đổi thành doanh nghiệp số
Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ vào trong quá trình hoạt động mà nó còn có ảnh hưởng sâu sắc đến các doanh nghiệp. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số có thể định hình lại căn bản cách vận hành, cách tương tác với khách hàng. Cụ thể lợi ích chính của doanh nghiệp khi chuyển đổi thành doanh nghiệp số là gì? Saui đây là giải đáp chi tiết.
Tiết kiệm chi phí
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số sẽ hoạt động theo một quy trình tự động hóa. Điều này giúp giảm thiểu sai sót của con người, đồng thời giúp tối ưu nhân lực mà vẫn tăng cường hiệu suất làm việc. Như vậy, việc chuyển đổi thành doanh nghiệp số đã giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí, doanh nghiệp không cần tốn tiền thuê nhân công đông mà vẫn đảm bảo hiệu suất nhận lại được như mong muốn.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Việc một doanh nghiệp vận hành theo công nghệ số cũng sẽ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng. Lý do vì doanh nghiệp số đề cao tính cá nhân hóa. Doanh nghiệp số thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng để hiểu rõ nhu cầu, sở thích và hành vi của từng cá nhân. Dựa trên thông tin này, doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và tương tác được cá nhân hóa, tạo ra trải nghiệm phù hợp và hấp dẫn hơn cho khách hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp chuyển đổi thành doanh nghiệp số còn tăng cường sự tiện lợi cho khách hàng. Doanh nghiệp số cung cấp các kênh trực tuyến, ứng dụng di động và dịch vụ tự phục vụ, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin, mua sắm và giải quyết vấn đề. Việc khách hàng có thể tương tác với doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian và công sức giúp mang lại trải nghiệm tốt hơn.
Cải thiện hiệu quả công việc
Nhắc tới lợi ích của việc chuyển đổi thành doanh nghiệp số là gì không thể không nhắc tới việc cải thiện hiệu suất công việc. Doanh nghiệp số cho phép các tổ chức hợp lý hóa và tự động hóa các quy trình làm việc của họ, giảm thiểu lao động thủ công. Bằng sự hỗ trợ của công nghệ, công việc sẽ hiệu quả hơn.
Ví dụ: Công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot đã giúp các doanh nghiệp giảm thiểu sức người, tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực. Tự động hóa vừa giúp tiết kiệm chi phí, thời gian vừa giúp đẩy nhanh năng suất và hiệu suất công việc.
Doanh nghiệp số giúp cải thiện hiệu suất công việc
Tăng tính cạnh tranh
Việc doanh nghiệp thường chuyển đổi thành doanh nghiệp số còn giúp tăng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ tiên tiến như: big data, trí tuệ nhân tạo, blockchain giúp thu thập dữ liệu người dùng hiệu quả. Từ đó, tạo ra được những chiến lược kinh doanh thông minh và tối ưu hóa được quy trình làm việc. Điều này giúp doanh nghiệp cải thiện được khả năng cạnh tranh, giữ vững vị thế trên thị trường, xây dựng được một doanh nghiệp bền vững.
Đề xuất các quyết định kinh doanh đúng đắn
Lượng dữ liệu thu thập được từ chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Các thuật toán phân tích nâng cao và học máy cho phép các tổ chức trích xuất những hiểu biết có giá trị từ dữ liệu, vì vậy các quyết định được đưa ra dựa trên dữ liệu này mang tính chính xác cao. Việc sử dụng phân tích đồng thời cũng giúp doanh nghiệp lập kế hoạch tốt hơn, phân bổ nguồn lực tối ưu và cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Mở rộng thị trường
Chuyển đổi số tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo ra được nhiều dòng doanh thu mới. Bởi việc tận dụng công nghệ số đã giúp doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm/ dịch vụ sáng tạo, thâm nhập được vào sâu thị trường, khám phá ra được các kênh phân phối mới để mở rộng kinh doanh. Doanh nghiệp số mở rộng thị trường, đi trước các đối thủ cạnh tranh.
Phục hồi nhanh chóng
Các doanh nghiệp chuyển sang doanh nghiệp số có khả năng phục hồi nhanh chóng vì họ tận dụng được công nghệ để thích ứng linh hoạt với những biến động của thị trường. Việc số hóa giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình, giảm chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất làm việc và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Ngoài ra, mô hình làm việc trực tuyến và thương mại điện tử giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ngay cả trong những tình huống bất lợi như đại dịch hay khủng hoảng kinh tế. Chính những lợi thế này giúp doanh nghiệp số hóa nhanh chóng thích nghi và phục hồi mạnh mẽ hơn so với các mô hình truyền thống.
Các doanh nghiệp chuyển sang doanh nghiệp số có khả năng phục hồi nhanh chóng
Một số thách thức khi phát triển doanh nghiệp số
Mặc dù lợi ích của việc chuyển đổi sang doanh nghiệp số là rất lớn. Tuy nhiên doanh nghiệp khi phát triển sang doanh nghiệp số cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Cụ thể như sau:
Hạn chế về hệ thống và cơ sở hạ tầng
Doanh nghiệp có hệ thống lỗi thời sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi sang doanh nghiệp số vì các hệ thống cũ sẽ khó hiện đại hóa và thiếu tính linh hoạt. Việc hạn chế về hệ thống và cơ sở hạ tầng có thể sẽ khiến quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và tốn kém chi phí, thậm chí còn bị gián đoạn.
Thiếu năng lực, kỹ năng kỹ thuật số
Để chuyển đổi sang doanh nghiệp số thành công doanh nghiệp cần phải sở hữu đội ngũ nhân viên lành nghề, có chuyên môn về phân tích dữ liệu, AI cũng như an ninh mạng và tiếp thị kỹ thuật số. Hiện nay, nhiều tổ chức đang gặp khó khăn vì thiếu nhân sự có năng lực chuyên mục kỹ thuật số. Để vượt qua khó khăn này, việc thu hút và phát triển tài năng kỹ thuật số thông qua đào tạo, tuyển dụng hoặc hợp tác là rất quan trọng.
Thiếu chiến lược và lộ trình kỹ thuật số
Nhắc đến thách thức doanh nghiệp số là gì không thể không nhắc tới thách thức thiếu chiến lược và lộ trình kỹ thuật số. Các tổ chức trong quá trình dịch chuyển sang công nghệ số có thể phải đối mặt với khó khăn trong việc ưu tiên và điều chỉnh các sáng kiến kỹ thuật số phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.
Hạn chế về tài chính
Để chuyển sang mô hình doanh nghiệp số, bạn phải tốn chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ, giấy phép phần mềm và thu hút nhân tài. Nếu doanh nghiệp của bạn có tài chính hạn chế thì chắc chắn sẽ gặp thách thức trong việc triển khai các sáng kiến kỹ thuật số với tốc độ mong muốn.
Để chuyển sang mô hình doanh nghiệp số, doanh nghiệp phải tốn chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng
Rủi ro về an ninh mạng và vi phạm dữ liệu
Doanh nghiệp số phụ thuộc trực tiếp vào công nghệ và dữ liệu kỹ thuật số. Điều này dẫn đến nguy cơ về các mối đe dọa an ninh mạng và vi phạm dữ liệu trở nên nghiêm trọng hơn. Để hạn chế rủi ro này, doanh nghiệp cần phải đầu tư mạnh mẽ vào các biện pháp an ninh mạng mạnh mẽ, thiết lập các giao thức bảo vệ dữ liệu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng phải thường xuyên cập nhật các biện pháp bảo mật để giảm thiểu các rủi ro.
Thiếu văn hóa và tư duy kỹ thuật số
Để xây dựng thành công một doanh nghiệp kỹ thuật số đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố văn hóa. Doanh nghiệp cần thay đổi văn hóa theo hướng công nghệ số, đổi mới và không ngừng học hỏi. Các tổ chức thiếu văn hóa, thiếu tư duy về kỹ thuật số sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của chuyển đổi kỹ thuật số. Doanh nghiệp cần nuôi dưỡng một nền văn hóa tích cực, khuyến khích thử nghiệm, chấp nhận rủi ro có thể xảy đến.
Kết luận
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề doanh nghiệp số là gì? Có thể thấy, việc chuyển đổi thành doanh nghiệp số là rất cần thiết. Doanh nghiệp số giúp tối ưu hóa quy trình vận hành, cải thiện hiệu suất và tăng doanh thu, xây dựng doanh nghiệp bền vững. Vì vậy, doanh nghiệp nên cố gắng đầu tư, phát triển sang doanh nghiệp số để bắt kịp xu hướng kinh doanh hiện đại.

Năng lực cốt lõi là gì? Khái niệm, đặc điểm và ví dụ
Năng lực cốt lõi được xem là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, phát triển bền vững hơn những doanh nghiệp khác. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường đầy biến động, doanh nghiệp càng phải xác định được năng lực cốt lõi để tạo ra được giá trị đặc biệt giúp phát triển vững vàng trước thách thức. Vậy năng lực cốt lõi là gì? Đặc điểm chính như thế nào? Cùng Unica khám phá nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này.
Năng lực cốt lõi là gì?
Năng lực cốt lõi (Core Competencies) là những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trên thị trường. Những yếu tố này có thể bao gồm: kiến thức chuyên môn, kỹ năng đặc biệt và năng lực độc đáo, giúp công ty nổi bật và khác biệt so với các đối thủ trong cùng ngành. Các lý thuyết quản trị hiện đại cho rằng, để duy trì sự thành công trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp cần xác định, phát triển và tối ưu hóa các năng lực cốt lõi của mình một cách hiệu quả.
Năng lực cốt lõi là gì?
Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp có thể biểu hiện dưới hình thức các sản phẩm nổi bật, dịch vụ đặc trưng hoặc những yếu tố độc đáo khác tạo ra sự thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng. Đây chính là chiến lược kinh doanh thiết yếu để khẳng định giá trị thương hiệu, giúp doanh nghiệp gây dựng lòng tin với khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới. Việc nắm bắt và phát huy những năng lực này không chỉ giúp củng cố uy tín mà còn tạo cơ hội mở rộng kinh doanh thông qua các chiến dịch marketing và bán hàng sáng tạo.
Đặc điểm năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
Đặc điểm của năng lực cốt lõi là gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo tờ Harvard Business Review, có 3 tiêu chí quan trọng mà một hoạt động kinh doanh cần phải đáp ứng để được xem là năng lực cốt lõi:
Mở ra được cơ hội tiếp cận nhiều thị trường khác nhau.
Tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng hoặc người tiêu dùng.
Không dễ bị sao chép hoặc bắt chước.
Một ví dụ điển hình là Apple với công nghệ chip M1 của mình. Apple đã phát triển chip M1, với hiệu suất mạnh mẽ và khả năng tiết kiệm năng lượng tuyệt vời, giúp các thiết bị như MacBook và iPad hoạt động mượt mà, tiết kiệm điện và tăng thời gian sử dụng. Đây cũng là sự khác biệt rõ rệt so với các sản phẩm của đối thủ.
Công nghệ chip M1 không chỉ giúp Apple nâng cao hiệu suất của các thiết bị mà còn xây dựng được một lợi thế cạnh tranh lâu dài. Đặc biệt, việc Apple sở hữu công nghệ độc quyền này khiến các đối thủ khó có thể sao chép hay theo kịp, từ đó tạo ra giá trị vượt trội cho người dùng và củng cố vị thế của Apple trên thị trường máy tính và điện tử tiêu dùng toàn cầu.
Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp giúp tăng lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ
Tầm quan trọng năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
Bên cạnh khái niệm năng lực cốt lõi là gì? Đặc điểm? Thì yếu tố vai trò của năng lực cốt lõi là gì cũng được rất nhiều người trong lĩnh vực này quan tâm. Cụ thể vai trò của năng lực cốt lõi trong doanh nghiệp đó là:
Hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa việc phân bổ và sử dụng nguồn lực: Năng lực cốt lõi có khả năng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc phân bổ và sử dụng nguồn lực. Từ đó, tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Ví dụ, đối với các hoạt động không mang lại lợi thế cạnh tranh lâu dài, việc thuê ngoài có thể là một chiến lược thông minh. Điều này cũng giúp doanh nghiệp xác định rõ các tiêu chí tuyển dụng và chương trình đào tạo, từ đó phát triển đội ngũ nhân sự phù hợp để tăng cường năng lực cốt lõi.
Giảm thiểu rủi ro từ thị trường: Khi doanh nghiệp đạt sự xuất sắc trong các lĩnh vực quan trọng, họ có thể duy trì ổn định và phát triển bền vững. Chẳng hạn, Zappos - một công ty bán lẻ trực tuyến nổi tiếng với dịch vụ khách hàng tuyệt vời, luôn giữ được sự trung thành của khách hàng và giảm thiểu chi phí liên quan đến khiếu nại hay mất khách nhờ phát triển hệ thống chăm sóc khách hàng toàn diện.
Kết nối doanh nghiệp với khách hàng: Nhờ có năng lực cốt lõi, khách hàng dễ dàng nhận ra giá trị mà doanh nghiệp mang lại và mong muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài với thương hiệu. Tesla là một ví dụ điển hình với sự tin tưởng của khách hàng vào khả năng đổi mới và tính bền vững của các sản phẩm xe điện và công nghệ tiên tiến.
Tạo động lực cho đội ngũ nhân viên: Khi nhân viên nhận thức rõ về sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty, họ sẽ cảm thấy tự hào và mong muốn được cống hiến nhiều hơn. Điều này cũng giúp khách hàng an tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm, vì họ biết rằng họ đang sở hữu những giải pháp tối ưu và tiên tiến nhất trên thị trường.
4 Tiêu chí đánh giá năng lực của doanh nghiệp
Để đánh giá năng lực của một doanh nghiệp, chúng ta cần dựa vào những tiêu chí quan trọng giúp xác định khả năng cạnh tranh và vị thế trên thị trường. Vậy tiêu chí đánh giá năng lực cốt lõi là gì? Dưới đây là 4 yếu tố then chốt:
Mang lại giá trị
Năng lực của doanh nghiệp phải tạo ra giá trị rõ rệt, không chỉ cho khách hàng mà còn cho các bên liên quan như đối tác, cổ đông và cộng đồng. Giá trị này có thể thể hiện qua các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, hoặc trải nghiệm khách hàng tốt. Doanh nghiệp có năng lực mạnh mẽ là những doanh nghiệp có khả năng giải quyết mọi vấn đề và đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách hiệu quả.
Năng lực của doanh nghiệp phải tạo ra giá trị rõ rệt
Tính quý hiếm
Tính quý hiếm là một trong những yếu tố then chốt để đánh giá năng lực cốt lõi. Những năng lực quý hiếm thường là kết quả của các yếu tố đặc biệt như công nghệ độc quyền, kinh nghiệm lâu năm, hay mối quan hệ đối tác chiến lược. Khi một năng lực chỉ có ở một hoặc một số ít doanh nghiệp, nó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể cho những tổ chức đó. Tuy nhiên, nếu nhiều công ty phát triển cùng một năng lực, sự cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt và không có ai thực sự nổi bật.
Vì vậy, doanh nghiệp cần tự đặt câu hỏi: Có bao nhiêu công ty đang sở hữu năng lực này? Sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mình có thể tạo ra sự khác biệt rõ rệt so với đối thủ không?
Không thể sao chép
Ngoài những tiêu chí trên, năng lực cốt lõi của doanh nghiệp cũng cần phải có sự độc đáo và phải khó sao chép. Năng lực cốt lõi có thể là sự kết hợp đặc biệt giữa công nghệ, quy trình vận hành, văn hóa doanh nghiệp hay mô hình kinh doanh sáng tạo nhưng phải tuyệt đối không dễ sao chép. Khi năng lực này không dễ để đối thủ sao chép, doanh nghiệp sẽ có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh trong thời gian dài.
Không thể thay thế
Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp phải là yếu tố không thể thay thế được trong mắt khách hàng và thị trường. Đó là những khả năng mà đối thủ không thể dễ dàng thay thế bằng các giải pháp khác. Khi doanh nghiệp có năng lực không thể thay thế, họ sẽ xây dựng được sự trung thành từ khách hàng và duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường.
Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp phải là yếu tố không thể thay thế
Ưu và nhược điểm của năng lực cốt lõi
Như đã nói, năng lực cốt lõi đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, giống như bất kỳ chiến lược hay nguồn lực nào, năng lực cốt lõi cũng tồn tại cả ưu điểm lẫn nhược điểm.
Ưu điểm
Khó bị sao cheps do cần nguồn lực và thời gian đầu tư lớn.
Giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài, đối thủ khó theo kịp.
Dễ dàng ứng dụng linh hoạt vào nhiều dòng sản phẩm và ngành nghề khác nhau.
Tăng cường giá trị thương hiệu, hỗ trợ định hình chiến lược marketing hiệu quả.
Nhược điểm
Nguy cơ khiến doanh nghiệp bám víu vào những năng lực đã lỗi thời.
Làm giảm khả năng thích ứng và thay đổi của doanh nghiệp.
Đòi hỏi sự đầu tư liên tục về thời gian, tài chính và nhân lực để duy trì.
Tập trung quá mức vào năng lực chính có thể khiến doanh nghiệp bỏ quên các chiến lược phát triển tổng thể.
Cách xác định năng lực cốt lõi trong doanh nghiệp
Việc nhận diện đúng năng lực cốt lõi là chìa khóa để doanh nghiệp khẳng định vị thế và tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Để xác định chính xác đâu là năng lực cần tập trung phát triển, doanh nghiệp có thể thực hiện theo quy trình sau:
Nhìn lại sứ mệnh doanh nghiệp
Sứ mệnh doanh nghiệp không chỉ là lời tuyên ngôn mà còn là kim chỉ nam cho mọi chiến lược và hành động. Việc rà soát và phân tích sứ mệnh giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục tiêu dài hạn và giá trị mình muốn mang lại cho xã hội, từ đó dễ dàng định hướng những năng lực nổi bật cần giữ vững và phát huy.
Năng lực cốt lõi là chìa khóa để doanh nghiệp khẳng định vị thế
Đánh giá mức độ quan trọng với khách hàng
Năng lực cốt lõi cần xuất phát từ những giá trị mà khách hàng thực sự trân trọng. Để làm được điều này, doanh nghiệp nên chủ động khảo sát, lắng nghe phản hồi từ khách hàng: Điều gì khiến họ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn? - Là chất lượng, dịch vụ, hay trải nghiệm độc đáo? Hiểu rõ nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đâu là thế mạnh cần tập trung.
Đánh giá năng lực cốt lõi hiện tại
Doanh nghiệp cần thực hiện một cuộc kiểm kê toàn diện các nguồn lực nội bộ, bao gồm nhân sự, công nghệ, quy trình vận hành, tài chính,... Việc này có thể thông qua khảo sát nội bộ, đánh giá chuyên môn từng phòng ban, hoặc đối chiếu hiệu quả hoạt động. Góc nhìn từ đội ngũ nhân viên, khách hàng lẫn đối tác sẽ đem đến cái nhìn khách quan cho doanh nghiệp về những điểm mạnh sẵn có.
So sánh với tiêu chí của năng lực cốt lõi
Theo lý thuyết, một năng lực cốt lõi cần đáp ứng 3 tiêu chí: (1) Khó bị sao chép, (2) Khó thay thế bằng sản phẩm/dịch vụ khác, (3) Tạo giá trị vượt trội cho khách hàng. Doanh nghiệp cần đối chiếu năng lực nội tại với 3 tiêu chí này để sàng lọc đâu là thế mạnh thực sự, tránh nhầm lẫn giữa năng lực bình thường và năng lực cốt lõi.
Xác định các công việc có thể thuê ngoài
Cuối cùng, sau khi đã xác định năng lực cốt lõi, doanh nghiệp cần phân biệt rõ đâu là hoạt động nên giữ lại, đâu là công việc có thể thuê ngoài. Những hoạt động không liên quan đến năng lực cốt lõi, không tạo lợi thế cạnh tranh thì có thể giao cho bên thứ ba nhằm tiết kiệm chi phí và tập trung nguồn lực vào các thế mạnh trọng yếu.
Xác định hoạt động quan trọng liên quan đến năng lực cốt lõi
5 Ví dụ về năng lực cốt lõi của doanh nghiệp lớn
Để hiểu rõ hơn về năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, bạn hãy tham khảo ví dụ về năng lực cốt lõi của những doanh nghiệp lớn dưới đây.
FPT
FPT không chỉ đơn thuần là một tập đoàn công nghệ, mà còn là biểu tượng cho sự phát triển bền vững nhờ vào năng lực công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao. Với hàng nghìn kỹ sư, chuyên gia đầu ngành, FPT liên tục đổi mới, cung cấp giải pháp công nghệ toàn diện cho khách hàng trong và ngoài nước.
Viettel
Viettel sở hữu hệ thống hạ tầng viễn thông phủ khắp Việt Nam và vươn xa đến hơn 10 quốc gia. Điều làm nên sự khác biệt của Viettel không chỉ là quy mô, mà còn nằm ở tư duy sáng tạo, khả năng tự nghiên cứu và sản xuất thiết bị công nghệ cao. Chính năng lực này đã giúp Viettel tiên phong chuyển mình thành tập đoàn công nghệ toàn cầu.
Samsung
Samsung là minh chứng sống động cho sức mạnh của việc đổi mới không ngừng. Từ smartphone, TV, đến thiết bị gia dụng, Samsung liên tục dẫn đầu thị trường nhờ vào hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và khả năng tối ưu chuỗi cung ứng toàn cầu. Đằng sau thành công đó chính là văn hóa sáng tạo đã ăn sâu vào “DNA” của hãng.
Coca-Cola
Coca-Cola chinh phục thế giới không chỉ nhờ hương vị quen thuộc mà còn nhờ năng lực cốt lõi: xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và hệ thống phân phối trải dài hơn 200 quốc gia. Với chiến lược marketing nhất quán và độ phủ thị trường “không đối thủ”, Coca-Cola luôn giữ vững vị trí số 1 trong ngành đồ uống.
VinFast
Dù là tân binh trên bản đồ ô tô thế giới, VinFast gây bất ngờ với năng lực sản xuất siêu tốc và tầm nhìn táo bạo về công nghệ xe điện. Không chỉ chinh phục thị trường nội địa, VinFast còn mạnh dạn vươn ra quốc tế, định hình hình ảnh Việt Nam trên thị trường ô tô toàn cầu với chiến lược “xanh hóa” ấn tượng.
Ví dụ về năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Điều gì đóng góp vào năng lực cốt lõi của doanh nghiệp?
Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp thường được hình thành từ sự kết hợp giữa nhiều yếu tố, bao gồm: nguồn nhân lực chất lượng cao, quy trình vận hành hiệu quả, công nghệ tiên tiến, bí quyết kinh doanh độc quyền và văn hóa doanh nghiệp đặc sắc. Những yếu tố này tạo nên giá trị khác biệt, giúp doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường và khó bị sao chép bởi đối thủ.
Câu 2: Năng lực cốt lõi có được đánh giá như nhau giữa các ngành khác nhau không?
Câu trả lời là Không. Năng lực cốt lõi được đánh giá dựa trên đặc thù từng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Mỗi ngành sẽ có những tiêu chí riêng để xác định năng lực cốt lõi phù hợp.
Ví dụ: Trong ngành công nghệ, khả năng đổi mới sáng tạo và tốc độ ứng dụng công nghệ mới là yếu tố then chốt. Trong khi đó, ngành dịch vụ lại chú trọng vào chất lượng chăm sóc khách hàng và trải nghiệm người dùng.
Câu 3: Một công ty cần có bao nhiêu năng lực cốt lõi?
Không có con số cố định về số lượng năng lực cốt lõi mà một doanh nghiệp cần có. Thông thường, doanh nghiệp chỉ cần tập trung phát triển từ 1 đến 3 năng lực cốt lõi thật sự nổi bật. Quan trọng nhất là các năng lực này phải đáp ứng đủ ba tiêu chí: (1) Khó bị sao chép, (2) Khó thay thế bằng sản phẩm/dịch vụ khác, (3) Tạo giá trị vượt trội cho khách hàng.
Kết luận
Trên đây là nội dung chia sẻ năng lực cốt lõi là gì cho bạn tham khảo. Có thể khẳng định rằng năng lực cốt lõi chính là “nền tảng sống còn” giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Thông qua những phân tích và ví dụ thực tế ở trên, hy vọng bạn đã có thêm nhiều góc nhìn giá trị để nhận diện và phát huy thế mạnh riêng cho doanh nghiệp mình.
Ngoại ngữ

5 Bí quyết dịch câu tiếng Anh chuẩn xác mà bạn nên biết
Dịch câu tiếng Anh sang tiếng Việt một cách chính xác và chuẩn nghĩa nhất là ao ước rất khó làm được của nhiều người mới bắt đầu học tiếng Anh. Đặc biệt với những bạn đang theo học khóa học Tiếng Anh cho người mất gốc thì không nên bỏ qua những chia sẻ dưới đây. Tuy nhiên, nếu bạn bạn có kỹ năng và kiến thức vững chắc thì bạn vẫn có thể dịch câu tiếng Anh chuẩn. Hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây của UNICA để nắm được những bí quyết dịch đỉnh nhất.
Mẹo dịch câu tiếng Anh chuẩn xác nhất
Một sai lầm thường thấy khi mọi người dịch tiếng Anh sang tiếng Việt là dịch theo kiểu từ sang từ, có nghĩa là dịch được 1 từ tiếng Anh gán bằng nghĩa của 1 từ tiếng Việt. Với cách dịch này, nghĩa câu dịch rất khó hiểu đối với người đọc, đặc biệt với người bản ngữ.
Nhắc điều này ra, sẽ có rất nhiều bạn cảm thấy chột dạ về phương pháp dịch câu tiếng Anh chuẩn mình, đó là: Chúng ta có thói quen đọc đến đâu dịch ngay sau đó, từ vựng nào mới đem tra từ điển rồi tiếp tục dịch câu. Tuy nhiên, cách dịch này sẽ làm cho bài dịch trở nên khô khan vì ngữ pháp tiếng Việt hoàn toàn khác với tiếng Anh.
Vậy làm sao tự dịch tiếng Anh thật hay, thật chuẩn? Để có khả năng dịch nhanh, hay và tư duy chuẩn xác, bạn cần nắm chắc mẹo dịch câu sau đây.
Đọc toàn bộ tài liệu dịch trước
Trước khi bắt đầu cho việc dịch bài, bạn cần đọc đọc 1 lần toàn bộ tài liệu. Mục đích cơ bản là giúp bạn nhận diện được cấu trúc của bài viết, các cụm từ, động từ, cụm tính từ dài và các câu thành ngữ.
Bạn cần đọc toàn bộ tài liệu trước khi dịch bài
Việc đọc qua tài liệu này rất quan trọng, bạn có thể tóm tắt toàn bộ nội dung bài để viết thành 1 vài ý chính và định hướng được hướng dịch cho văn bản.
Ví dụ: Bạn đọc đến 1 câu: It is a nice today.
Bình thường theo phong cách dịch word for word của nhiều người, thì câu này được dịch rằng: Nó là 1 ngày tốt.
Bạn thấy dịch câu tiếng Anh chuẩn này ra sao? Nó thật khô khan và người đọc cảm thấy thật tẻ nhạt. Nhưng nếu dựa vào câu trước và dịch lại sát với chủ đề thành: “Hôm nay, thời tiết rất tốt” thì câu văn trở nên hợp văn cảnh hơn rất nhiều.
>> Xem thêm: Cách tính thang điểm TOEIC chuẩn nhất
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tiếp cận phương pháp học tiếng anh đúng, thành thạo ngữ pháp, tự tin thuyết trình bằng tiếng anh.... Đăng ký ngay.
[course_id:1245,theme:course]
[course_id:1517,theme:course]
[course_id:184,theme:course]
Sắp xếp các câu có nghĩa theo trình tự rõ ràng
Sau khi đọc toàn bộ bài dịch, việc phân tích cấu trúc của câu rất quan trọng. Bạn cần ghi chú hết tất cả những câu tiếng Anh hoặc thành ngữ khó dịch vào một nhóm. Để thuận tiện cho việc dịch, hãy sắp xếp lại câu rõ ràng và dễ hiểu nhất.
Ví dụ: “The second provision under which member states may restrict free trade on environmental ground is Article 130t, which was also inserted by the Single European Act.” (Trích từ một tờ nhật của Anh)
(Điều khoản thứ hai theo đó các quốc gia thành viên có thể hạn chế thương mại tự do trên mặt đất môi trường là Điều 130t, cũng được đưa vào bởi Đạo luật châu Âu duy nhất).
Nếu để nguyên dịch bạn sẽ gặp khá khó khăn và mất thời gian. Vậy bạn nên sắp xếp lại câu theo ý hiểu của mình.
Dịch từng câu một
Bắt tay vào công việc dịch câu tiếng Anh chuẩn nào các bạn! Bước này, ý nghĩa của câu dịch cần thật chính xác và sát nghĩa với văn bản gốc. Với câu văn dài, bạn có quyền tách rời thành ý nhỏ và kết nối chúng lại bằng các từ liên kết sao cho phù hợp với ngữ cảnh.
Phương pháp dịch tiếng Anh từng câu một nâng cao tính chính xác
Chỉnh sửa theo phong văn người Việt
Sau khi dịch hết tất cả các câu, bạn cần đọc lại một lần bài viết xem cách dịch của mình đã sát nghĩa của bài gốc chưa? Lối dịch văn có bị lặp từ hoặc có phù hợp với lối nói của người Việt không?
Trong quá trình dịch, bạn được phép thêm một số từ ngữ khác để đảm bảo bản dịch rõ nghĩa hơn cho người xem.
Đánh giá bài dịch
Một bài dịch tiếng Anh được đánh giá cao chỉ khi nó được dịch đúng nghĩa và chính xác đến 90% từng từ, từng câu.
Những yếu tố đảm bảo bài dịch của bạn đạt yêu cầu:
Chất văn phù hợp với lối nói của người Việt.
Không có một lỗi sai chính tả, ngữ pháp.
Câu văn rõ ràng, trình bày dễ hiểu cho người đọc dễ theo dõi nội dung.
Một số phần mềm dịch câu tiếng Anh chuẩn
Vốn tiếng Anh của người Việt có hạn, bạn sẽ gặp cản trở khi dịch tiếng là điều khó tránh khỏi. UNICA sẽ giới thiệu cho bạn một số phần mềm dịch chính xác đến 99,9% cho bạn tham khảo:
Google translate
Đây là phần mềm dịch được ưu tiên hàng đầu hiện nay trên trên thế giới, được sáng tạo ra bởi Google, nó ngày càng chính xác và chuẩn xác đến mức tuyệt đối. Hỗ trợ đa ngôn ngữ, dịch được tất cả mọi từ, mọi câu hoặc một đoạn văn khó trong thời gian nhanh chóng được tính bằng giấy.
Google translate là một phần mềm dịch thuật của Google
SDL trados studio
SDL trados studio là phần mềm được nhiều dịch giả lựa chọn nhất, khả năng dịch câu tiếng Anh với độ chính xác lên tới 100%. Tuy nhiên, phần mềm dịch tiếng Anh này phải nộp phí sử dụng hơi cao và khó sử dụng bởi sự đa dạng về tính năng phần mềm.
Phần mềm dịch tiếng Anh wordfast
Phần mềm này sẽ được dùng thử miễn phí trong vài chục trang dịch thử. Nếu bạn thấy tốt, bạn phải mua thêm dung lượng trang để tiếp tục sử dụng.
Để dịch câu tiếng Anh chuẩn sang tiếng Việt là một điều khó khăn hơn rất nhiều so với dịch từ câu tiếng Việt sang tiếng Anh. Một khi bạn nắm được các bí quyết dịch thì việc chuyển nghĩa sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Microsoft Bing
Microsoft Bing được xem là đối thủ ngang hàng với Google Translate. Trang Web này tích hợp các tính năng dịch y như Google. Ngoài ra các tính năng như dịch văn bản, hỗ trợ dịch Tiếng Việt với nhiều ngôn ngữ khác cũng vô cùng mạnh mẽ.
Bên cạnh tốc độ dịch thuật nhanh, trang Web này còn sở hữu giao diện bắt mắt, dễ sử dụng với một thanh tính năng và hai cột nhập văn bản. Ngoài ra, người dùng còn có thể trao đổi trực tiếp với người nước ngoài thông qua tính năng Conversation Mode.
Giao diện phần mềm Microsoft Bing
Cambridge Dictionary
Với dân chuyên Anh thì không thể không nhắc đến trang dịch thuật Cambridge Dictionary. Với giao diện chuyên nghiệp và học thuật hơn so với Google Translate nên đây xứng đáng là một trong những ứng dụng dịch Tiếng Anh mà bạn nhất định không nên bỏ lỡ.
Ngoài ra, trang Web này còn cung cấp rất nhiều tính năng hỗ trợ giúp nâng cao hiệu quả học tập cho người dùng. Chúng bao gồm: cách phát âm tiếng anh sang tiếng việt, phiên âm, ngữ pháp, giải nghĩa. Các thông tin được hiển thị trên màn hình chi tiết, rõ ràng và logic cũng là một trong những điểm mạnh của trang này.
Tratu Coviet
Tratu Coviet là trang Web dịch câu tiếng Anh chuẩn được nhiều người Việt Nam sử dụng. Với kho tảng từ điển khổng lồ, Tratu Coviet dễ dàng giúp bạn tra cứu những từ tiếng Anh chuyên ngành phức tạp nhất. Ngoài ra, trang Web còn hỗ trợ bạn truy cập các liên kết học tiếng Anh theo từng kỹ năng mà bạn muốn. Tại đây, bạn sẽ được chia sẻ những kinh nghiệm học tập vô cùng thú vị, mới mẻ.
Dictionary.com
Dictionary.com là trang web giúp bạn dịch thuật nhanh chóng. Ngoài ra, trang web này còn giúp bạn tìm được những từ đồng nghĩa, phát âm cùng những thông tin hữu ích liên quan đến nguồn gốc lịch sử của từ đó. Không những vậy, trang Web này còn cung cấp cho bạn hàng ngàn câu Tiếng Anh ví dụ thực tiễn giúp việc học của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, Dictionary.com còn sở hữu cho mình kho tàng từ điển khổng lồ. Bởi vậy không quá khi khẳng định rằng đây thật sự là một trang Web học Tiếng Anh chất lượng, là người bạn giúp bạn chinh phục Tiếng Anh một cách dễ dàng.
Giao diện trang web Dictionary.com
Ozdic.com
Ưu điểm của trang Web Ozdic.com là bạn có thể tra các từ, cụm từ Tiếng Anh chuyên ngành một cách dễ dàng. Ngoài ra, phần mềm này còn cung cấp những thông tin hữu ích của từ, cụm từ, các động từ, danh từ được sử dụng chung với từ đó.
Giao diện của trang web này cũng vô cùng đơn giản, dễ sử dụng. Vì thế bạn có thể nhanh chóng sử dụng phần mềm này trong những lần tiếp xúc đầu tiên.
Giao diện phần mềm Ozdic.com
Tratu Soha
Tratu Soha là trang Web từ điển Online phổ biến nhất hiện này dành cho dân chuyên Anh. Với Tratu Soha, bạn có thể dễ dàng tra các cụm từ chuyên ngành phức tạp ở nhiều lĩnh vực như y sinh, kỹ thuật, kinh tế hay cơ khí nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Ngoài ra, trang web này cũng giúp bạn tra cứu nghĩa của cả đoạn văn bản với độ chính xác cao và tốc độ xử lý nhanh chóng.
Giao diện phần mềm Tratu Soha
Kết luận
Như vậy thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu những bí quyết và phần mềm dịch câu Tiếng Anh chuẩn nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn đọc để giúp bạn học tiếng Anh dễ dàng hơn.
>> Xem thêm:
Cách học ngữ pháp tiếng Anh cho người mất gốc
Khóa học tiếng Anh online hay tại Unica chỉ từ 299k
Tổng hợp đầy đủ nhất về cách đọc giờ trong tiếng Anh

Kinh nghiệm học tiếng Anh: Tôi đã “xoá mù” sau 6 tháng tự học (Phần 2)
Tiếp nối bài viết trước “Kinh nghiệm học tiếng Anh: Tôi đã “xóa mù” sau 6 tháng tự học (Phần 1)”, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ về cách học ngữ pháp trong 3 tháng , để bạn có thể nắm trọn toàn bộ “bí kíp” nhé!
Kinh nghiệm học tiếng Anh siêu đỉnh “đánh bại” mọi ngữ pháp khó
Trước đây, tôi là một người cực kỳ ghét học ngữ pháp tiếng Anh. Đơn giản, vì ngữ pháp rất khô khan, dài và khó nhớ. Tuy nhiên, dù tôi thích hay không thích thì không thể phủ nhận tầm quan trọng của nó nếu muốn học giỏi tiếng Anh.
Tham khảo tài liệu trước
Khi bắt tay vào học, tôi tham khảo trước tài liệu để có 1 cái nhìn tổng quát nhất về ngữ pháp tiếng Anh. Tài liệu tham khảo mà tôi cảm thấy tốt nhất là cuốn “Grammar in Use”, với từ ngữ sử dụng rất đơn giản, dễ hiểu và vốn từ vựng mang tính chuyên sâu.
Sau khi đọc hết cuốn sách này, tôi sẽ note lại những phần được coi là cơ bản nhất để học trước, những phần khó thì ghi chú bằng màu khác để học sau. Và mọi người cần nhớ kỹ rằng, học ngữ pháp phải theo một kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn học hiệu quả và nhìn nhận được lực học có tiến bộ lên hay không.
Cuốn sách Grammar in Use giúp học ngữ pháp hiệu quả
Mỗi một ngữ pháp đều có các quy luật cụ thể, giúp bạn học nhanh và dễ nhớ hơn. Bạn chỉ cần học kỹ các quy luật cơ bản rồi phân tích có tư duy, logic sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được cấu trúc trong câu. Bên cạnh những quy luật có quy tắc, có những trường hợp ngoại lệ mà bắt buộc chúng ta phải học thuộc.
Ví dụ: Cấu trúc khẳng định của thì hiện tại đơn là: S + V + O.
Bạn chỉ cần nhớ rằng, phủ định thì ta thêm “not” sau động từ. Khi đó, bạn không cần phải nhớ thêm cấu trúc phủ định của thì.
Cùng với đó, chắc chắn khóa học Bí mật ngữ pháp tiếng Anh là cuốn cẩm nang và tổng hợp hệ thống ngữ pháp tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua để nâng cao vốn ngữ pháp và vận dụng đúng chuẩn trong giao tiếp hay các bài luận, thành công chinh phục mọi kỳ thi học thuật một cách hoàn hảo.
Làm bài tập theo chủ đề
Một kinh nghiệm học tiếng Anh quan trọng mà tôi muốn nói đến trong phần này là việc tự thực hành và luyện làm bài tập. “Học phải đi đôi với hành”, lý thuyết học mà không áp dụng vào thực tế thì không bao giờ đạt kết quả cao. Bạn có thể làm bài tập ngữ pháp theo kiểu khoanh tròn vào câu đúng nhất trên các nguồn học liệu. Với tôi, sau mỗi chủ đề ngữ pháp, tôi tìm kiếm phần bài tập và in ra thành đề để làm, kiểm tra kết quả sau mỗi buổi học.
Học viết tiếng Anh
Viết tiếng Anh cũng là một cách học thông minh để vận dụng tất cả các cấu trúc ngữ pháp đã học. Các bạn phải sử dụng hết vốn ngữ pháp của mình để viết nên một đoạn văn thể hiện các ý tưởng, cảm xúc, câu chuyện mà mình muốn truyền tải.
Luyện viết tiếng Anh mỗi ngày để nâng cao trình độ học
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm học tiếng Anh của tôi cho thấy, cách viết này rất khó. Nhưng với tôi “thất bại là mẹ của thành công”, càng viết sai tôi càng có động lực viết tiếp, cứ liên tục viết trong vòng 1 tháng để nhớ và rút kinh nghiệm. Những lần sai đó, tôi thường ghi chép vào một cuốn sổ đặt tên là “Sai lầm hay gặp phải” để biết mình sai ở đâu, và sửa lại như nào.
Phân tích ngữ pháp mỗi khi đọc sách, báo, tin tức
Sẽ không bao giờ “xóa mù” tiếng Anh nếu bạn chỉ đọc để hiểu nghĩa của 1 câu nói, 1 đoạn văn chung chung. Một kinh nghiệm học “xương máu” cho bạn là hãy tập phân tích ngữ pháp câu văn mỗi khi đọc. Cụ thể, khi đọc 1 câu, bạn cần đặt ngay cho bản thân những câu hỏi dạng như: Thì này được sử dụng như nào? Câu này đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ? Dấu hiệu nhận biết của câu này là gì?...
Bằng cách trả lời những câu tự mình đặt ra, tôi dần dần luyện được khả năng tìm hiểu văn bản 1 cách chuyên sâu, rõ ràng.
>> 4 cách “nhớ lâu, ngấm nhanh” ngữ pháp tiếng Anh cực hiệu quả
Phân tích ngữ pháp khi đọc các bài tiếng Anh
Luôn kiên trì, nỗ lực kết quả sẽ ngọt ngào
Việc học tiếng Anh có thể rất khó, khô khan nhưng không phải không có cách để học. Bản thân mỗi người sẽ một kinh nghiệm học tiếng Anh tốt nhất để đạt được kết quả khác nhau. Nhưng chỉ cần mọi người lên một cách học cụ thể, học từ đơn giản đến chuyên sâu, học những lưu ý nhỏ nhất và không bỏ cuộc giữa chừng thì việc học hết ngữ pháp của bạn chỉ mất một “chớp mắt”.
Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc: “Cứ kiên trì, nỗ lực thì thành công sẽ theo đuổi bạn”. Và kết quả sau 6 tháng tự học và ôn luyện cách phát âm, trau dồi từ vựng, học các ngữ pháp cơ bản, tôi từ một người không biết gì về tiếng Anh đã tự tin hô to: “ Tôi đã “xóa mù” tiếng Anh thành công”. Hiện tại, tôi đã trang bị cho mình đủ 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết một cách nhuần nhuyễn và tự tin khi giao tiếp và trao đổi công việc với người nước ngoài.
Qua 2 bài viết về kinh nghiệm học tiếng Anh, tôi mong rằng các bạn sẽ tìm được một phương pháp học phù hợp nhất cho bản thân. Và thực hiện lộ trình học một cách thật nghiêm túc, khoa học để đạt kết quả nhanh và tốt nhất.
>> Động lực học tiếng Anh: Bí quyết chinh phục không phân biệt độ tuổi

Kinh nghiệm học tiếng Anh: Tôi đã “xóa mù” sau 6 tháng tự học (Phần 1)
Hiện nay, để làm việc được trong môi trường chuyên nghiệp thuộc các tập đoàn gia quốc gia hoặc các công ty nước ngoài thì việc thành thạo 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết trong tiếng Anh vô cùng quan trọng. Hiểu được tầm quan trọng này, tôi tìm kiếm cách học Anh ngữ và kết quả thật bất ngờ, sau 6 tháng tự học, tôi đã “xóa mù” hoàn toàn tiếng Anh. Bài viết dưới đây, tôi sẽ chia sả cho mọi người về kinh nghiệm học tiếng Anh của mình, các bạn hãy tham khảo nhé!
Câu chuyện về kinh nghiệm học tiếng Anh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trước khi chia sẻ cách học tiếng Anh của mình, tôi muốn dành ra 5 phút, kể câu chuyện vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam đã học ngoại ngữ như thế nào?
Nhắc đến ngoại ngữ, chúng ta không thể không nhắc đến Bác Hồ - một tấm gương sáng tự học đầy sáng tạo và ý chí quyết tâm. Chủ tịch của chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của thứ ngôn ngữ này trong giao tiếp, học tập và nghiên cứu.
Bác Hồ kiên trì, cần mẫn tự học tiếng Anh mọi lúc
Những năm tháng bôn ba ở Anh, Người làm việc từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa, 5 giờ tối đến 10 giờ đêm. Thời gian học của Người rất ít và phương tiện phục vụ cho việc học chỉ có vài quyển vở và một cây bút chì. Sớm chiều, Bác ra vườn hoa Hayhơ để tự học. Sau 1 tuần đi làm việc vất vả, Bác dành dụm hết số tiền kiếm được để cùng vị giáo sư người Ý học thêm tiếng Anh vào cuối tuần.
Thời gian ở London, Bác dành nhiều thời gian để nghiên cứu lịch sử thế giới, học tiếng Anh và suy nghĩ về tương lai của các dân tộc thuộc địa bị xâm lược và bóc lột. Với tinh thần miệt mài, cần mẫn, kiên trì và tận dụng mọi cơ hội để học, Bác đã tìm cho mình cách học hiệu quả từ thói quen giao tiếp với người nước ngoài. Bác kể lại kinh nghiệm học tiếng Anh của mình rằng, trong quá trình học Bác rất mạnh dạn, không được ngại hay xấu hổ khi giao tiếp với người bản địa… Với cách học như vậy, Bác Hồ không những học được tiếng Anh mà còn chinh phục được rất nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Pháp, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Tây Ban Nha…
Qua câu chuyện tôi kể, chúng ta nhận thấy Bác Hồ đã tự mình luyện tập để chinh phục được các thứ tiếng ngoại ngữ. Bác là một tấm gương học ngoại ngữ mà chúng ta cần học tập, phải không?
Tôi đã thoát mù tiếng Anh sau 6 tự tháng như nào?
Sau một thời gian đi học ở nhiều trung tâm, hỏi bạn bè, đọc sách báo tham tham trên mạng, tôi nhận ra rằng để học tiếng Anh tốt cần có phương pháp cụ thể và thời gian học khoa học. Học ở các trung tâm rất tốt nhưng không phải là yếu tố quyết định việc bạn học được hay không? Theo nguyên lý 80/20, thì 80% sự thành công là ở bản thân người học. Tôi đã thành công với cách học của mình. Tôi đã học như thế nào ư?
Phương pháp học tiếng Anh 80/20 vô cùng hiệu quả
Kinh nghiệm học tiếng Anh của tôi là càng đơn giản thì càng dễ hiểu, và càng dễ ghi nhớ. Bạn đừng bao giờ ép bản thân học những thứ nâng cao trong khi những điều căn bản bạn không hề có. Và bạn nên bắt đầu học từ cách phát âm và hệ thống từ vựng cơ bản trước với khóa học Tiếng Anh cho người mất gốc
Khi luyện phát âm. không có một âm nào trong tiếng Anh giống 100% cách phát âm tiếng Việt. Kỹ năng quan sát cách phát âm được ưu tiên đầu tiên, nó quyết định đến việc bạn có thể nghe và nói tốt không.
Khi học phát âm, tôi sử dụng các quyển từ điển có độ chính xác cao như Cambridge Advanced Learner’s Dictionary. Nếu bạn có điều kiện, bạn có thể mua trực tiếp một cuốn hoặc có thể tải về điện thoại thông qua các apps store.
>> Bí quyết phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ
Bộ từ điển Cambridge Advanced Learner’s Dictionary hữu ích cho phát âm
Trong quá trình phát âm, tôi luôn chú trọng đến trọng âm và các âm cuối như /s/. /t/. /es/. /ed/… Một trong những điều quan trọng nếu muốn phát âm giỏi, là bạn phải học thuộc cách đọc của 44 âm trong bảng phiên âm quốc tế IPA.
Và đối với từ vựng, nhất định mọi người không được học theo kiểu viết danh sách từ vựng lên trên giấy và ngồi lẩm bẩm học. Học bằng cách học này, bạn sẽ giống như một con vẹt, học xong không nhớ mình học gì, gây tốn thời gian và công sức rất nhiều.
Tôi tham khảo các kinh nghiệm học tiếng Anh của bạn bè và nhận rằng học từ vựng phải đi đôi với học đọc, đọc càng nhiều càng tốt. Khi đọc nhiều, bạn sẽ học được rất nhiều từ vựng liên quan đến chuyên ngành. Tôi dành ra cho bản thân 15 phút học từ vựng mỗi ngày, kết hợp sử dụng flashcard để việc học hiệu quả hơn.
Hiện nay, công nghệ phát triển rất mạnh, các phần mềm, website, điện thoại phục vụ cho việc học tiếng Anh ngày càng phong phú. Tôi làm giàu vốn từ vựng của mình bằng cách xem thật nhiều các phim trên các kênh HBO, CNN, BBC….Với cách này không những “túi” từ mới của tôi trở nên phong phú, đa dạng mà khả năng phản xạ với ngữ điệu cũng tăng lên nhanh chóng. Tôi duy trì hình thức học từ vựng này trong vòng 3 tháng đầu tiên trên lộ trình “xóa mù” tiếng Anh, tự tin giao tiếp. Ngoài ra đừng bỏ lỡ cơ hội học Tiếng Hàn online cùng chuyên gia để trang bị thêm cho mình một ngôn ngữ thông dụng và đang rất cần thiết trong công việc, học tập hiện nay nhé!
Kinh nghiệm tự học tiếng Anh của tôi trong 3 tháng đầu tiên rất đơn giản, chỉ xoay quanh việc học từ mới và phát âm các âm cơ bản. Nếu các bạn quan tâm, hãy click vào bài viết “Kinh nghiệm học tiếng Anh: Tôi đã “xóa mù” sau 6 tháng tự học (Phần 2)” để đón đọc lộ trình học 3 tháng còn lại của tôi như nào nhé!
>> Cách học từ vựng tiếng Anh siêu tốc - Học nhanh nhớ lâu!
>> 5 cách học tiếng Anh hiệu quả tại nhà với mức chi phí… 0 đồng


Kinh nghiệm học tiếng Anh: Tôi đã “xoá mù” sau 6 tháng tự học (Phần 2)
Tiếp nối bài viết trước “Kinh nghiệm học tiếng Anh: Tôi đã “xóa mù” sau 6 tháng tự học (Phần 1)”, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ về cách học ngữ pháp trong 3 tháng , để bạn có thể nắm trọn toàn bộ “bí kíp” nhé!
Kinh nghiệm học tiếng Anh siêu đỉnh “đánh bại” mọi ngữ pháp khó
Trước đây, tôi là một người cực kỳ ghét học ngữ pháp tiếng Anh. Đơn giản, vì ngữ pháp rất khô khan, dài và khó nhớ. Tuy nhiên, dù tôi thích hay không thích thì không thể phủ nhận tầm quan trọng của nó nếu muốn học giỏi tiếng Anh.
Tham khảo tài liệu trước
Khi bắt tay vào học, tôi tham khảo trước tài liệu để có 1 cái nhìn tổng quát nhất về ngữ pháp tiếng Anh. Tài liệu tham khảo mà tôi cảm thấy tốt nhất là cuốn “Grammar in Use”, với từ ngữ sử dụng rất đơn giản, dễ hiểu và vốn từ vựng mang tính chuyên sâu.
Sau khi đọc hết cuốn sách này, tôi sẽ note lại những phần được coi là cơ bản nhất để học trước, những phần khó thì ghi chú bằng màu khác để học sau. Và mọi người cần nhớ kỹ rằng, học ngữ pháp phải theo một kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn học hiệu quả và nhìn nhận được lực học có tiến bộ lên hay không.
Cuốn sách Grammar in Use giúp học ngữ pháp hiệu quả
Mỗi một ngữ pháp đều có các quy luật cụ thể, giúp bạn học nhanh và dễ nhớ hơn. Bạn chỉ cần học kỹ các quy luật cơ bản rồi phân tích có tư duy, logic sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được cấu trúc trong câu. Bên cạnh những quy luật có quy tắc, có những trường hợp ngoại lệ mà bắt buộc chúng ta phải học thuộc.
Ví dụ: Cấu trúc khẳng định của thì hiện tại đơn là: S + V + O.
Bạn chỉ cần nhớ rằng, phủ định thì ta thêm “not” sau động từ. Khi đó, bạn không cần phải nhớ thêm cấu trúc phủ định của thì.
Cùng với đó, chắc chắn khóa học Bí mật ngữ pháp tiếng Anh là cuốn cẩm nang và tổng hợp hệ thống ngữ pháp tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua để nâng cao vốn ngữ pháp và vận dụng đúng chuẩn trong giao tiếp hay các bài luận, thành công chinh phục mọi kỳ thi học thuật một cách hoàn hảo.
Làm bài tập theo chủ đề
Một kinh nghiệm học tiếng Anh quan trọng mà tôi muốn nói đến trong phần này là việc tự thực hành và luyện làm bài tập. “Học phải đi đôi với hành”, lý thuyết học mà không áp dụng vào thực tế thì không bao giờ đạt kết quả cao. Bạn có thể làm bài tập ngữ pháp theo kiểu khoanh tròn vào câu đúng nhất trên các nguồn học liệu. Với tôi, sau mỗi chủ đề ngữ pháp, tôi tìm kiếm phần bài tập và in ra thành đề để làm, kiểm tra kết quả sau mỗi buổi học.
Học viết tiếng Anh
Viết tiếng Anh cũng là một cách học thông minh để vận dụng tất cả các cấu trúc ngữ pháp đã học. Các bạn phải sử dụng hết vốn ngữ pháp của mình để viết nên một đoạn văn thể hiện các ý tưởng, cảm xúc, câu chuyện mà mình muốn truyền tải.
Luyện viết tiếng Anh mỗi ngày để nâng cao trình độ học
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm học tiếng Anh của tôi cho thấy, cách viết này rất khó. Nhưng với tôi “thất bại là mẹ của thành công”, càng viết sai tôi càng có động lực viết tiếp, cứ liên tục viết trong vòng 1 tháng để nhớ và rút kinh nghiệm. Những lần sai đó, tôi thường ghi chép vào một cuốn sổ đặt tên là “Sai lầm hay gặp phải” để biết mình sai ở đâu, và sửa lại như nào.
Phân tích ngữ pháp mỗi khi đọc sách, báo, tin tức
Sẽ không bao giờ “xóa mù” tiếng Anh nếu bạn chỉ đọc để hiểu nghĩa của 1 câu nói, 1 đoạn văn chung chung. Một kinh nghiệm học “xương máu” cho bạn là hãy tập phân tích ngữ pháp câu văn mỗi khi đọc. Cụ thể, khi đọc 1 câu, bạn cần đặt ngay cho bản thân những câu hỏi dạng như: Thì này được sử dụng như nào? Câu này đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ? Dấu hiệu nhận biết của câu này là gì?...
Bằng cách trả lời những câu tự mình đặt ra, tôi dần dần luyện được khả năng tìm hiểu văn bản 1 cách chuyên sâu, rõ ràng.
>> 4 cách “nhớ lâu, ngấm nhanh” ngữ pháp tiếng Anh cực hiệu quả
Phân tích ngữ pháp khi đọc các bài tiếng Anh
Luôn kiên trì, nỗ lực kết quả sẽ ngọt ngào
Việc học tiếng Anh có thể rất khó, khô khan nhưng không phải không có cách để học. Bản thân mỗi người sẽ một kinh nghiệm học tiếng Anh tốt nhất để đạt được kết quả khác nhau. Nhưng chỉ cần mọi người lên một cách học cụ thể, học từ đơn giản đến chuyên sâu, học những lưu ý nhỏ nhất và không bỏ cuộc giữa chừng thì việc học hết ngữ pháp của bạn chỉ mất một “chớp mắt”.
Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc: “Cứ kiên trì, nỗ lực thì thành công sẽ theo đuổi bạn”. Và kết quả sau 6 tháng tự học và ôn luyện cách phát âm, trau dồi từ vựng, học các ngữ pháp cơ bản, tôi từ một người không biết gì về tiếng Anh đã tự tin hô to: “ Tôi đã “xóa mù” tiếng Anh thành công”. Hiện tại, tôi đã trang bị cho mình đủ 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết một cách nhuần nhuyễn và tự tin khi giao tiếp và trao đổi công việc với người nước ngoài.
Qua 2 bài viết về kinh nghiệm học tiếng Anh, tôi mong rằng các bạn sẽ tìm được một phương pháp học phù hợp nhất cho bản thân. Và thực hiện lộ trình học một cách thật nghiêm túc, khoa học để đạt kết quả nhanh và tốt nhất.
>> Động lực học tiếng Anh: Bí quyết chinh phục không phân biệt độ tuổi

Kinh nghiệm học tiếng Anh: Tôi đã “xóa mù” sau 6 tháng tự học (Phần 1)
Hiện nay, để làm việc được trong môi trường chuyên nghiệp thuộc các tập đoàn gia quốc gia hoặc các công ty nước ngoài thì việc thành thạo 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết trong tiếng Anh vô cùng quan trọng. Hiểu được tầm quan trọng này, tôi tìm kiếm cách học Anh ngữ và kết quả thật bất ngờ, sau 6 tháng tự học, tôi đã “xóa mù” hoàn toàn tiếng Anh. Bài viết dưới đây, tôi sẽ chia sả cho mọi người về kinh nghiệm học tiếng Anh của mình, các bạn hãy tham khảo nhé!
Câu chuyện về kinh nghiệm học tiếng Anh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trước khi chia sẻ cách học tiếng Anh của mình, tôi muốn dành ra 5 phút, kể câu chuyện vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam đã học ngoại ngữ như thế nào?
Nhắc đến ngoại ngữ, chúng ta không thể không nhắc đến Bác Hồ - một tấm gương sáng tự học đầy sáng tạo và ý chí quyết tâm. Chủ tịch của chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của thứ ngôn ngữ này trong giao tiếp, học tập và nghiên cứu.
Bác Hồ kiên trì, cần mẫn tự học tiếng Anh mọi lúc
Những năm tháng bôn ba ở Anh, Người làm việc từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa, 5 giờ tối đến 10 giờ đêm. Thời gian học của Người rất ít và phương tiện phục vụ cho việc học chỉ có vài quyển vở và một cây bút chì. Sớm chiều, Bác ra vườn hoa Hayhơ để tự học. Sau 1 tuần đi làm việc vất vả, Bác dành dụm hết số tiền kiếm được để cùng vị giáo sư người Ý học thêm tiếng Anh vào cuối tuần.
Thời gian ở London, Bác dành nhiều thời gian để nghiên cứu lịch sử thế giới, học tiếng Anh và suy nghĩ về tương lai của các dân tộc thuộc địa bị xâm lược và bóc lột. Với tinh thần miệt mài, cần mẫn, kiên trì và tận dụng mọi cơ hội để học, Bác đã tìm cho mình cách học hiệu quả từ thói quen giao tiếp với người nước ngoài. Bác kể lại kinh nghiệm học tiếng Anh của mình rằng, trong quá trình học Bác rất mạnh dạn, không được ngại hay xấu hổ khi giao tiếp với người bản địa… Với cách học như vậy, Bác Hồ không những học được tiếng Anh mà còn chinh phục được rất nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Pháp, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Tây Ban Nha…
Qua câu chuyện tôi kể, chúng ta nhận thấy Bác Hồ đã tự mình luyện tập để chinh phục được các thứ tiếng ngoại ngữ. Bác là một tấm gương học ngoại ngữ mà chúng ta cần học tập, phải không?
Tôi đã thoát mù tiếng Anh sau 6 tự tháng như nào?
Sau một thời gian đi học ở nhiều trung tâm, hỏi bạn bè, đọc sách báo tham tham trên mạng, tôi nhận ra rằng để học tiếng Anh tốt cần có phương pháp cụ thể và thời gian học khoa học. Học ở các trung tâm rất tốt nhưng không phải là yếu tố quyết định việc bạn học được hay không? Theo nguyên lý 80/20, thì 80% sự thành công là ở bản thân người học. Tôi đã thành công với cách học của mình. Tôi đã học như thế nào ư?
Phương pháp học tiếng Anh 80/20 vô cùng hiệu quả
Kinh nghiệm học tiếng Anh của tôi là càng đơn giản thì càng dễ hiểu, và càng dễ ghi nhớ. Bạn đừng bao giờ ép bản thân học những thứ nâng cao trong khi những điều căn bản bạn không hề có. Và bạn nên bắt đầu học từ cách phát âm và hệ thống từ vựng cơ bản trước với khóa học Tiếng Anh cho người mất gốc
Khi luyện phát âm. không có một âm nào trong tiếng Anh giống 100% cách phát âm tiếng Việt. Kỹ năng quan sát cách phát âm được ưu tiên đầu tiên, nó quyết định đến việc bạn có thể nghe và nói tốt không.
Khi học phát âm, tôi sử dụng các quyển từ điển có độ chính xác cao như Cambridge Advanced Learner’s Dictionary. Nếu bạn có điều kiện, bạn có thể mua trực tiếp một cuốn hoặc có thể tải về điện thoại thông qua các apps store.
>> Bí quyết phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ
Bộ từ điển Cambridge Advanced Learner’s Dictionary hữu ích cho phát âm
Trong quá trình phát âm, tôi luôn chú trọng đến trọng âm và các âm cuối như /s/. /t/. /es/. /ed/… Một trong những điều quan trọng nếu muốn phát âm giỏi, là bạn phải học thuộc cách đọc của 44 âm trong bảng phiên âm quốc tế IPA.
Và đối với từ vựng, nhất định mọi người không được học theo kiểu viết danh sách từ vựng lên trên giấy và ngồi lẩm bẩm học. Học bằng cách học này, bạn sẽ giống như một con vẹt, học xong không nhớ mình học gì, gây tốn thời gian và công sức rất nhiều.
Tôi tham khảo các kinh nghiệm học tiếng Anh của bạn bè và nhận rằng học từ vựng phải đi đôi với học đọc, đọc càng nhiều càng tốt. Khi đọc nhiều, bạn sẽ học được rất nhiều từ vựng liên quan đến chuyên ngành. Tôi dành ra cho bản thân 15 phút học từ vựng mỗi ngày, kết hợp sử dụng flashcard để việc học hiệu quả hơn.
Hiện nay, công nghệ phát triển rất mạnh, các phần mềm, website, điện thoại phục vụ cho việc học tiếng Anh ngày càng phong phú. Tôi làm giàu vốn từ vựng của mình bằng cách xem thật nhiều các phim trên các kênh HBO, CNN, BBC….Với cách này không những “túi” từ mới của tôi trở nên phong phú, đa dạng mà khả năng phản xạ với ngữ điệu cũng tăng lên nhanh chóng. Tôi duy trì hình thức học từ vựng này trong vòng 3 tháng đầu tiên trên lộ trình “xóa mù” tiếng Anh, tự tin giao tiếp. Ngoài ra đừng bỏ lỡ cơ hội học Tiếng Hàn online cùng chuyên gia để trang bị thêm cho mình một ngôn ngữ thông dụng và đang rất cần thiết trong công việc, học tập hiện nay nhé!
Kinh nghiệm tự học tiếng Anh của tôi trong 3 tháng đầu tiên rất đơn giản, chỉ xoay quanh việc học từ mới và phát âm các âm cơ bản. Nếu các bạn quan tâm, hãy click vào bài viết “Kinh nghiệm học tiếng Anh: Tôi đã “xóa mù” sau 6 tháng tự học (Phần 2)” để đón đọc lộ trình học 3 tháng còn lại của tôi như nào nhé!
>> Cách học từ vựng tiếng Anh siêu tốc - Học nhanh nhớ lâu!
>> 5 cách học tiếng Anh hiệu quả tại nhà với mức chi phí… 0 đồng
Xem thêm bài viết
Tin học văn phòng

Cách tính phương sai trong Excel chỉ mất vài giây
Trong số các công cụ, thao tác tính toán trong Excel thì không thể bỏ qua cách tính phương sai trong excel đơn giản, hiệu quả thông qua hàm VAR. Mời các bạn cùng Unica tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé.
Tìm hiểu về Hàm VAR
Khái niệm
Hàm VAR được hiểu là một hàm toán học dùng để tính phương sai dựa trên mẫu là một tập các dữ liệu cho trước.
- Phương sai lớn: Cho biết rằng các số trong tập dữ liệu nằm cách xa giá trị trung bình và biến động lớn.
- Phương sai nhỏ: Cho biết là các số trong tập dữ liệu nằm gần với giá trị trung bình và ít có sự biến động.
- Phương sai bằng 0: Tất cả các giá trị trong một tập dữ liệu giống hệt nhau hoặc không có sai số và tất cả các phương sai không bằng 0 sẽ là một số dương.
Tìm hiểu về Hàm VAR tính phương sai
Ứng dụng của hàm VAR trong Excel như sau:
- Tìm phương sai của một tập dữ liệu một cách nhanh chóng.
- Có thể kết hợp cùng với hàm khác trong Excel để hỗ trợ trong công việc.
- Giúp thao tác trong Excel được chuyên nghiệp hơn.
Công thức toán học
Công thức tính phương sai
Trong đó:
- x chính là trung độ mẫu AVERAGE(number1,[number2],...)
- n là kích thước mẫu.
Cách sử dụng hàm VAR trong Excel đúng chuẩn
Cú pháp hàm
Cú pháp hàm cụ thể: =VAR(number1,[number2],...)
Trong đó:
- Number1: Là đối số đầu tiên của số thứ nhất tương ứng với một mẫu trong cùng một tập hợp.
- Number2,...: Chính là các đối số từ 2 đến 255 tương ứng với một mẫu của một tập hợp.
Lưu ý:
- VAR được giả định các đối số sẽ là một mẫu của tập hợp. Nếu dữ liệu của bạn thể hiện toàn bộ tập hợp cần dùng hàm VARP để tính toán phương sai.
- Đối số có thể là một số hoặc tên, mảng hoặc tham chiếu có chứa số.
- Nếu đối số là mảng hay tham chiếu, chỉ các số trong mảng hay tham chiếu đó mới có thể được tính. Các ô trống, giá trị lô-gic, văn bản hoặc giá trị lỗi trong mảng hoặc tham chiếu cũng bị bỏ qua.
- Giá trị logic và trình bày số dạng văn bản mà bạn gõ trực tiếp vào danh sách các đối số sẽ được đếm.
- Các đối số chính là văn bản hay giá trị lỗi không thể chuyển đổi thành số sẽ khiến xảy ra lỗi.
- Nếu bạn muốn đưa ra các giá trị lô-gic và các trình bày số dạng văn bản vào trong một tham chiếu như là một phần của tính toán thì hãy dùng hàm VARA.
Cách sử dụng
Ví dụ: Sử dụng hàm VAR để tìm kết quả phương sai độ bền của các số trong bảng sau đây.
Bước 1: Tại bảng dữ liệu bạn hãy nhập hàm như hình vào ô tham chiếu.
Nhập hàm VAR
Bước 2: Sau đó hãy nhấn phím Enter để hiển thị kết quả.
Bấm chọn nút Enter
Tổng kết
Bài viết này đã hướng dẫn cho các bạn cách tính phương sai trong excel đơn giản và nhanh chóng. Mong rằng các bạn có thể nắm được và áp dụng vào công việc để đạt được kết quả tốt nhất. Đừng bỏ qua khóa học excel của Unica hôm nay.

Cách tính độ lệch chuẩn trong Excel đúng chuẩn
Chắc hẳn nhiều bạn sẽ chưa biết cách tính độ lệch chuẩn trong excel cụ thể thế nào đúng không? Cùng Unica tìm hiểu cách xác định và tính toán độ lệch chuẩn đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất nhé.
Tổng quan về hàm STDEV
Hàm STDEV được hiếu là một trong những hàm tính độ lệch chuẩn trong excel dựa vào mẫu sẵn và được sử dụng một cách rộng rãi trong Excel.
Tìm hiểu về hàm STDEV
Ứng dụng của hàm STDEV trong Excel đó là:
- Tính độ lệch chuẩn dựa vào mẫu số có sẵn nhanh chóng hơn.
- Có thể kết hợp cùng với hàm khác trong Excel để hoàn thành công việc.
- Giúp thao tác trong Excel trở nên chuyên nghiệp.
Hàm STDEV được sử dụng công thức sau đây:
Công thức tính độ lệch chuẩn với hàm STDEV
Trong đó:
- x chính là mẫu average(number1,number2,…)
- n là cỡ mẫu.
Cách sử dụng hàm STDEV trong Excel đơn giản
Cú pháp hàm
Cú pháp hàm cụ thể: =STDEV(number1,[number2],…)
Trong đó:
- Number1: Chính là đối số dạng số đầu tiên tương ứng với mẫu tổng thể.
- Number2…: Đối số bắt đầu từ 2 đến 255 tương ứng với mẫu tổng thể. Bạn cũng có thể thay thế các giá trị riêng lẻ bằng 1 mảng đơn hoặc tham chiếu tới 1 mảng nhất định.
Lưu ý:
- Độ lệch chuẩn sẽ được tính bằng phương pháp "n-1".
- Đối số có thể là một số hoặc tên, mảng hoặc tham chiếu có chứa số.
- Các giá trị logic và trình bày số dưới dạng văn bản mà bạn gõ trực tiếp vào trang bảng tính thì các đối số này sẽ được đếm.
- Nếu đối số là mảng hay tham chiếu thì chỉ các số trong mảng hay tham chiếu đó mới được tính toán. Còn các ô trống, giá trị logic, văn bản hoặc giá trị lỗi trong mảng hoặc tham chiếu sẽ bị bỏ qua.
- Nếu các đối số là văn bản hay giá trị lỗi không thể chuyển đổi thành số và sẽ xảy ra lỗi.
Cách sử dụng
Ví dụ: Tính toán độ lệch chuẩn doanh thu của chi nhánh các cửa hàng qua các năm trong bảng dữ liệu sau:
Ví dụ minh họa
Bước 1: Tại bảng dữ liệu ví dụ trên bạn tiến hành nhập hàm =STDEV(D5:F5) vào ô tham chiếu "Độ lệch chuẩn" như hình sau.
Nhập vào hàm = STDEV(D5:F5)
Bước 2: Bạn nhấn phím Enter để hiển thị kết quả và dùng con trỏ chuột kéo xuống để hiển thị cho những sản phẩm còn lại.
Nhấn nút Enter
Tổng kết
Qua bài viết này các bạn đã nắm được cách tính độ lệch chuẩn trong excel vô cùng chính xác và nhanh chóng. Unica hy vọng rằng các bạn có thể thực hiện và áp dụng vào công việc dễ dàng đem lại hiệu quả công việc tốt hơn, đặc biệt là đừng bỏ lỡ khóa học excel của Unica nhé.

Lỗi #div/0 trong excel chi tiết, đơn giản và nhanh chóng nhất
Mặc dù được đánh giá là công cụ tính toán chuẩn xác nhưng Excel vẫn có thể trả về lỗi nếu giá trị trong bảng tính gặp vấn đề. Một trong những lỗi phổ biến của Excel đó chính là #DIV/0!. Nếu bạn chưa biết về lỗi #div/0 trong excel, hãy theo dõi bài viết này. Chúng ta sẽ đi sâu vào các phương pháp hiệu quả để giúp bạn duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu và tăng sự chính xác của bảng tính.
#div/0 là lỗi gì?
#div/0 là lỗi gì? Lỗi #div/0 trong excel xảy ra khi một ô cố gắng thực hiện phép chia cho số 0 hoặc một ô chứa giá trị không hợp lệ để thực hiện phép chia.
Ví dụ cụ thể: Nếu bạn có một công thức như =A1/B1, và ô B1 chứa giá trị 0, sẽ xuất hiện lỗi #DIV/0! bởi vì không thể chia một số cho 0.
Lỗi này là một cách để Excel báo cho bạn biết rằng có một vấn đề xảy ra trong công thức của bạn. Điều quan trọng là phải xử lý lỗi này một cách thích hợp để tránh ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của bảng tính và kết quả tính toán.
Nguyên nhân xảy ra lỗi #DIV/O
>> Xem thêm: Cách khắc phục File Excel bị lỗi không mở được dễ dàng
Ý nghĩa của lỗi div/0 trong excel
Lỗi #div/0 trong excel xuất hiện khi một ô cố gắng thực hiện phép chia cho số 0 hoặc một ô không chứa giá trị hợp lệ để thực hiện phép chia.
Ý nghĩa của lỗi #DIV/0! là Excel đang cố gắng thực hiện một phép toán chia cho 0, điều này không hợp lệ trong toán học. Trong nhiều tình huống, việc chia cho 0 không có ý nghĩa và dẫn đến kết quả không xác định. Chính vì vậy, Excel cung cấp lỗi này để cảnh báo người dùng về việc có một vấn đề xảy ra trong công thức của họ.
Điều quan trọng là xử lý lỗi này một cách thích hợp, chẳng hạn như sử dụng các hàm IFERROR hoặc kiểm tra trước nếu mẫu số (số bị chia) khác 0, để tránh ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của bảng tính và kết quả tính toán chính xác.
Ý nghĩa của lỗi #DIV/0! là Excel đang cố gắng thực hiện một phép toán chia cho 0
Một số hàm dễ mắc phải lỗi #div/0 trong excel
Có nhiều hàm trong Excel có thể dẫn đến lỗi #div/0 excel nếu bạn không cẩn thận. Một số hàm phổ biến là:
- Hàm AVERAGE: Hàm này tính trung bình cộng của một dãy số. Nếu dãy số có chứa ô trống hoặc 0, bạn sẽ gặp lỗi #DIV/0! vì Excel sẽ chia tổng của dãy số cho số lượng ô.
- Hàm SUMIF: Hàm này tính tổng của các ô thỏa mãn một điều kiện. Nếu không có ô nào thỏa mãn điều kiện, bạn sẽ gặp lỗi #DIV/0! vì Excel sẽ chia 0 cho 0.
- Hàm VLOOKUP: Hàm này tìm kiếm một giá trị trong một bảng và trả về giá trị tương ứng ở một cột khác. Nếu giá trị tìm kiếm không tồn tại trong bảng, bạn sẽ gặp lỗi #DIV/0! vì Excel sẽ trả về giá trị rỗng.
Một số hàm dễ mắc phải lỗi #DIV/0! trong Excel
Nguyên nhân gây lỗi #DIV/0! và cách khắc phục
Ở phần này, chúng tôi sẽ đi lý giải cụ thể nguyên nhân gây ra lỗi #div/0 trong excel. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ đưa ra cách khắc phục để giúp bạn xử lý vấn đề này.
1. Lỗi div 0 trong excel do mẫu số bằng 0 hoặc không có giá trị
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu sau:
Yêu cầu: Tính bình quân số người làm từng loại hàng trong bảng dữ liệu đã cho.
Cách làm:
- Bước 1: Ở ô C2, đặt công thức =A2/B2.
Đặt công thức vào ô C2
- Bước 2: Nhân enter, kết quả trả về là 2.5.
Kết quả sau nhập công thức
- Bước 3: Copy công thức xuống dưới sẽ thu được bảng kết quả như sau:
Bạn sẽ thấy ô C3 và C5 sẽ xuất hiện lỗi #div/0 trong excel do B3 và B5 không chứa giá trị.
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
2. Cách khắc phục lỗi #div/0 trong excel bằng IFERROR
Một cách khác để khắc phục lỗi #DIV/0! là sử dụng hàm IFERROR. Hàm này cho phép bạn xác định một giá trị thay thế nếu công thức gặp lỗi. Bạn có thể sử dụng hàm này để trả về một giá trị mặc định, một thông báo, hoặc một công thức khác nếu gặp lỗi #DIV/0!.
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu sau:
Yêu cầu: Tính bình quân số người làm từng loại hàng trong bảng dữ liệu đã cho.
Cách bỏ #div/0:
- Bước 1: Ở ô C2, đặt công thức =IFERROR(A15/B15;0). Đây là hàm sửa lỗi div/0 trong excel nên bạn cần dùng hàm này trước công thức tính toán.
Nhập công thức IFERROR
- Bước 2: Nhân enter, kết quả trả về là 2.5.
Kết quả sau nhập công thức
- Bước 3: Copy công thức xuống dưới sẽ thu được bảng kết quả không chứa lỗi excel #div/0.
Tổng kết
Lỗi #div/0 trong excel là một lỗi thường gặp khi bạn thực hiện các phép chia trong Excel. Lỗi này có dạng #DIV/0! và xuất hiện khi bạn chia một số cho 0 hoặc cho một ô trống. Để khắc phục lỗi này, bạn cần kiểm tra lại công thức và đảm bảo rằng mẫu số không bằng 0 hoặc không có giá trị. Bạn cũng có thể sử dụng hàm IFERROR để kiểm tra và xử lý các trường hợp này. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lỗi div 0 trong excel và cách khắc phục nó.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
>> Xem thêm: Hàm value là gì ?Cách sửa lỗi #value trong Excel chính xác nhất


Cách tính độ lệch chuẩn trong Excel đúng chuẩn
Chắc hẳn nhiều bạn sẽ chưa biết cách tính độ lệch chuẩn trong excel cụ thể thế nào đúng không? Cùng Unica tìm hiểu cách xác định và tính toán độ lệch chuẩn đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất nhé.
Tổng quan về hàm STDEV
Hàm STDEV được hiếu là một trong những hàm tính độ lệch chuẩn trong excel dựa vào mẫu sẵn và được sử dụng một cách rộng rãi trong Excel.
Tìm hiểu về hàm STDEV
Ứng dụng của hàm STDEV trong Excel đó là:
- Tính độ lệch chuẩn dựa vào mẫu số có sẵn nhanh chóng hơn.
- Có thể kết hợp cùng với hàm khác trong Excel để hoàn thành công việc.
- Giúp thao tác trong Excel trở nên chuyên nghiệp.
Hàm STDEV được sử dụng công thức sau đây:
Công thức tính độ lệch chuẩn với hàm STDEV
Trong đó:
- x chính là mẫu average(number1,number2,…)
- n là cỡ mẫu.
Cách sử dụng hàm STDEV trong Excel đơn giản
Cú pháp hàm
Cú pháp hàm cụ thể: =STDEV(number1,[number2],…)
Trong đó:
- Number1: Chính là đối số dạng số đầu tiên tương ứng với mẫu tổng thể.
- Number2…: Đối số bắt đầu từ 2 đến 255 tương ứng với mẫu tổng thể. Bạn cũng có thể thay thế các giá trị riêng lẻ bằng 1 mảng đơn hoặc tham chiếu tới 1 mảng nhất định.
Lưu ý:
- Độ lệch chuẩn sẽ được tính bằng phương pháp "n-1".
- Đối số có thể là một số hoặc tên, mảng hoặc tham chiếu có chứa số.
- Các giá trị logic và trình bày số dưới dạng văn bản mà bạn gõ trực tiếp vào trang bảng tính thì các đối số này sẽ được đếm.
- Nếu đối số là mảng hay tham chiếu thì chỉ các số trong mảng hay tham chiếu đó mới được tính toán. Còn các ô trống, giá trị logic, văn bản hoặc giá trị lỗi trong mảng hoặc tham chiếu sẽ bị bỏ qua.
- Nếu các đối số là văn bản hay giá trị lỗi không thể chuyển đổi thành số và sẽ xảy ra lỗi.
Cách sử dụng
Ví dụ: Tính toán độ lệch chuẩn doanh thu của chi nhánh các cửa hàng qua các năm trong bảng dữ liệu sau:
Ví dụ minh họa
Bước 1: Tại bảng dữ liệu ví dụ trên bạn tiến hành nhập hàm =STDEV(D5:F5) vào ô tham chiếu "Độ lệch chuẩn" như hình sau.
Nhập vào hàm = STDEV(D5:F5)
Bước 2: Bạn nhấn phím Enter để hiển thị kết quả và dùng con trỏ chuột kéo xuống để hiển thị cho những sản phẩm còn lại.
Nhấn nút Enter
Tổng kết
Qua bài viết này các bạn đã nắm được cách tính độ lệch chuẩn trong excel vô cùng chính xác và nhanh chóng. Unica hy vọng rằng các bạn có thể thực hiện và áp dụng vào công việc dễ dàng đem lại hiệu quả công việc tốt hơn, đặc biệt là đừng bỏ lỡ khóa học excel của Unica nhé.

Lỗi #div/0 trong excel chi tiết, đơn giản và nhanh chóng nhất
Mặc dù được đánh giá là công cụ tính toán chuẩn xác nhưng Excel vẫn có thể trả về lỗi nếu giá trị trong bảng tính gặp vấn đề. Một trong những lỗi phổ biến của Excel đó chính là #DIV/0!. Nếu bạn chưa biết về lỗi #div/0 trong excel, hãy theo dõi bài viết này. Chúng ta sẽ đi sâu vào các phương pháp hiệu quả để giúp bạn duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu và tăng sự chính xác của bảng tính.
#div/0 là lỗi gì?
#div/0 là lỗi gì? Lỗi #div/0 trong excel xảy ra khi một ô cố gắng thực hiện phép chia cho số 0 hoặc một ô chứa giá trị không hợp lệ để thực hiện phép chia.
Ví dụ cụ thể: Nếu bạn có một công thức như =A1/B1, và ô B1 chứa giá trị 0, sẽ xuất hiện lỗi #DIV/0! bởi vì không thể chia một số cho 0.
Lỗi này là một cách để Excel báo cho bạn biết rằng có một vấn đề xảy ra trong công thức của bạn. Điều quan trọng là phải xử lý lỗi này một cách thích hợp để tránh ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của bảng tính và kết quả tính toán.
Nguyên nhân xảy ra lỗi #DIV/O
>> Xem thêm: Cách khắc phục File Excel bị lỗi không mở được dễ dàng
Ý nghĩa của lỗi div/0 trong excel
Lỗi #div/0 trong excel xuất hiện khi một ô cố gắng thực hiện phép chia cho số 0 hoặc một ô không chứa giá trị hợp lệ để thực hiện phép chia.
Ý nghĩa của lỗi #DIV/0! là Excel đang cố gắng thực hiện một phép toán chia cho 0, điều này không hợp lệ trong toán học. Trong nhiều tình huống, việc chia cho 0 không có ý nghĩa và dẫn đến kết quả không xác định. Chính vì vậy, Excel cung cấp lỗi này để cảnh báo người dùng về việc có một vấn đề xảy ra trong công thức của họ.
Điều quan trọng là xử lý lỗi này một cách thích hợp, chẳng hạn như sử dụng các hàm IFERROR hoặc kiểm tra trước nếu mẫu số (số bị chia) khác 0, để tránh ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của bảng tính và kết quả tính toán chính xác.
Ý nghĩa của lỗi #DIV/0! là Excel đang cố gắng thực hiện một phép toán chia cho 0
Một số hàm dễ mắc phải lỗi #div/0 trong excel
Có nhiều hàm trong Excel có thể dẫn đến lỗi #div/0 excel nếu bạn không cẩn thận. Một số hàm phổ biến là:
- Hàm AVERAGE: Hàm này tính trung bình cộng của một dãy số. Nếu dãy số có chứa ô trống hoặc 0, bạn sẽ gặp lỗi #DIV/0! vì Excel sẽ chia tổng của dãy số cho số lượng ô.
- Hàm SUMIF: Hàm này tính tổng của các ô thỏa mãn một điều kiện. Nếu không có ô nào thỏa mãn điều kiện, bạn sẽ gặp lỗi #DIV/0! vì Excel sẽ chia 0 cho 0.
- Hàm VLOOKUP: Hàm này tìm kiếm một giá trị trong một bảng và trả về giá trị tương ứng ở một cột khác. Nếu giá trị tìm kiếm không tồn tại trong bảng, bạn sẽ gặp lỗi #DIV/0! vì Excel sẽ trả về giá trị rỗng.
Một số hàm dễ mắc phải lỗi #DIV/0! trong Excel
Nguyên nhân gây lỗi #DIV/0! và cách khắc phục
Ở phần này, chúng tôi sẽ đi lý giải cụ thể nguyên nhân gây ra lỗi #div/0 trong excel. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ đưa ra cách khắc phục để giúp bạn xử lý vấn đề này.
1. Lỗi div 0 trong excel do mẫu số bằng 0 hoặc không có giá trị
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu sau:
Yêu cầu: Tính bình quân số người làm từng loại hàng trong bảng dữ liệu đã cho.
Cách làm:
- Bước 1: Ở ô C2, đặt công thức =A2/B2.
Đặt công thức vào ô C2
- Bước 2: Nhân enter, kết quả trả về là 2.5.
Kết quả sau nhập công thức
- Bước 3: Copy công thức xuống dưới sẽ thu được bảng kết quả như sau:
Bạn sẽ thấy ô C3 và C5 sẽ xuất hiện lỗi #div/0 trong excel do B3 và B5 không chứa giá trị.
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
2. Cách khắc phục lỗi #div/0 trong excel bằng IFERROR
Một cách khác để khắc phục lỗi #DIV/0! là sử dụng hàm IFERROR. Hàm này cho phép bạn xác định một giá trị thay thế nếu công thức gặp lỗi. Bạn có thể sử dụng hàm này để trả về một giá trị mặc định, một thông báo, hoặc một công thức khác nếu gặp lỗi #DIV/0!.
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu sau:
Yêu cầu: Tính bình quân số người làm từng loại hàng trong bảng dữ liệu đã cho.
Cách bỏ #div/0:
- Bước 1: Ở ô C2, đặt công thức =IFERROR(A15/B15;0). Đây là hàm sửa lỗi div/0 trong excel nên bạn cần dùng hàm này trước công thức tính toán.
Nhập công thức IFERROR
- Bước 2: Nhân enter, kết quả trả về là 2.5.
Kết quả sau nhập công thức
- Bước 3: Copy công thức xuống dưới sẽ thu được bảng kết quả không chứa lỗi excel #div/0.
Tổng kết
Lỗi #div/0 trong excel là một lỗi thường gặp khi bạn thực hiện các phép chia trong Excel. Lỗi này có dạng #DIV/0! và xuất hiện khi bạn chia một số cho 0 hoặc cho một ô trống. Để khắc phục lỗi này, bạn cần kiểm tra lại công thức và đảm bảo rằng mẫu số không bằng 0 hoặc không có giá trị. Bạn cũng có thể sử dụng hàm IFERROR để kiểm tra và xử lý các trường hợp này. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lỗi div 0 trong excel và cách khắc phục nó.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
>> Xem thêm: Hàm value là gì ?Cách sửa lỗi #value trong Excel chính xác nhất
Xem thêm bài viết
Tài chính & Kế toán

Chương trình đào tạo Thấu hiểu tài chính cá nhân - Chuyên gia Trần Khánh Tư
Trong xã hội hiện đại, quản lý tài chính trở thành kỹ năng sống còn không thể thiếu. Tuy nhiên, thật tiếc vì hiện nay kỹ năng này chưa được giảng dạy phổ biến trong nhà trường. Đó chính là lý do tại sao năm 2022 vừa qua, rất nhiều người có tiền nhưng đã mất đi nhanh chóng hàng chục tỷ đồng vào những cơ hội đầu tư đầy rủi ro. Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý tài chính trong cuộc sống, Unica đã xây dựng chương trình đào tạo với chủ đề “Thấu hiểu tài chính cá nhân” do chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư trực tiếp giảng dạy.
Thông tin chương trình đào tạo
Chủ đề: THẤU HIỂU TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Giảng viên: Chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư
Phó chủ tịch HĐQT phụ trách chiến lược kinh doanh AI Next Global - CEO Unica.vn.
Anh giữ vai trò cố vấn chiến lược kinh doanh, cho các doanh nghiệp bất động sản và các tập đoàn bệnh viện quốc tế lớn ở Việt Nam: UNICA.VN, MSH GROUP, AIVA GROUP, MEGAN HOLDING,...
Nhà huấn luyện, coaching giảng viên, nhà đào tạo
Từng cư trú tại Úc, New Zealand và học tập trải nghiệm hơn 27 Quốc gia như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Bhutan....
Đặc biệt trong năm 2023, anh đã tự đi đến 7 quốc gia để trải nghiệm học tập và làm việc. Anh bay hơn 80 chuyến bay trong nước và quốc tế. Đi đến làm việc tại 15 tỉnh thành ở Việt Nam.
Cùng giáo sư Ngô Bảo Châu. Đến đất nước Bhutan học tập và phát triển bản thân.
Thời gian: 28/05/2024 vào lúc 19h30 - 22h30
Hình thức tổ chức: Online qua nền tảng Zoom
Thành phần tham gia: Chương trình đào tạo phù hợp với tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia.
Học phí: Miễn phí 100%
[trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Mục đích của chương trình đào tạo
Thứ nhất: Chương trình trang bị cho bạn kiến thức tài chính cá nhân giúp bạn xác định rõ mục tiêu tài chính của mình là gì? Cách để đạt được mục tiêu đó? Nắm được các kiến thức về tài chính sẽ là “chìa khoá” giúp bạn kiếm tiền nhanh hơn.
Thứ hai: Bằng việc phân tích chi tiết 2 nhóm người: kiếm được tiền nhưng không giữ được tiền, học rất nhiều nhưng vẫn loay hoay trong cuộc sống mãi chưa kiếm được tiền. Chương trình giúp bạn thực sự hiểu tư duy về tiền. Cách để thoát khỏi vòng xoáy nô lệ của tiền? Cách để nhân bản tiền gấp nhiều lần?
Thứ ba: Chia sẻ cho bạn 5 quy tắc tài chính có thể áp dụng được ngay để tối ưu hoá thu nhập. Tìm kiếm và chia sẻ các kênh đầu tư thông minh phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân, tránh mọi rủi ro trong quá trình đầu tư.
Thứ tư: Bên cạnh việc chia sẻ kiến thức về tiền, chuyên gia Trần Khánh Tư còn giúp bạn nâng tầm tri thức tài chính. Cách thấu hiểu định luật cân bằng trong tài chính “kiến thức đến đâu, tiền theo đến đó”.
Thứ năm: Chương trình giúp bạn bảo vệ tài sản, kiểm soát chi tiêu hợp lý, tiết kiệm nhiều hơn, tránh lãng phí tiền bạc vào những việc không cần thiết.
Thứ sáu: Chia sẻ cho bạn về tầm nhìn của giới siêu giàu để thấy diễn biến các giai đoạn của nền kinh tế. Từ đó, giúp bạn biết cách bảo vệ tài sản và gia đình của mình khỏi những rủi ro và khó khăn có thể xảy ra trong tương lai, bằng cách sử dụng các sản phẩm bảo hiểm và quyền lợi thuế.
Nội dung nổi bật của sự kiện
Chương trình đào tạo này có gì khác so với các chương trình về tài chính khác trên thị trường?
Chương trình đào tạo: “Thấu hiểu tài chính cá nhân” của chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư được thiết kế dành riêng cho bạn. Khoá học phù hợp với số đông mọi người, bao gồm:
Người đi làm văn phòng thông thường, không có kiến thức chuyên môn về tài chính, không có nhiều thời gian.
Người đang làm kinh doanh không có quá nhiều vốn nhưng vẫn muốn có được kiến thức, công cụ và sự tự tin để làm chủ tiền bạc.
Người bình thường muốn bảo vệ tài sản cá nhân, muốn kiểm soát chi tiêu hợp lý và muốn tìm kiếm và lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
Chương trình đào tạo tài chính cá nhân này hoàn toàn mang tính ứng dụng, không có lý thuyết suông và khó hiểu, không có chi tiết thừa. Chương trình xác định rõ mục tiêu, hướng dẫn cho bạn các bước cần thực hiện để tự do và thấu hiểu tài chính cá nhân của mình. Toàn bộ kiến thức chia sẻ trong bài viết đều rất thực tế và mang tính khách quan cao để hướng đến mục tiêu cuối cùng là cải thiện chất lượng cuộc sống. Sau buổi đào tạo, bạn được hưởng thụ những niềm vui và ước mơ của mình, cũng như chuẩn bị một cuộc sống nghỉ hưu an nhàn và thoải mái.
Kết luận
Trần Khánh Tư chia sẻ: “Chỉ khi nào anh chị sự thực sự hiểu về tiền thì mới không lo mất tiền. Đồng thời mới có thể tự do, an nhàn, hạnh phúc về tiền bạc, sống tự do và thoải mái về tài chính. Học về tiền bạc chính là gốc của mọi vấn đề, cần học trước khi kiếm tiền”. Với những nội dung chia sẻ trong chương trình đào tạo "Thấu hiểu tài chính cá nhân" này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn biết thêm được các kiến thức tài chính cá nhân nói chung và kiến thức, kỹ năng kiếm tiền nói riêng. Từ đó, có mục tiêu kiếm tiền, kiểm soát thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống được tốt hơn.
Chúc bạn thành công.

Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất
Quản lý tài chính cá nhân là một trong những việc quan trọng giúp bạn có tiền để sinh hoạt hằng ngày, đầu tư nâng cấp bản thân, tận hưởng cuộc sống,... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính hiệu quả. Tình trạng đầu tháng sài tiền như “bà hoàng”, còn cuối tháng phải đi vay mượn xảy ra ở rất nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? Mời bạn cùng Unica theo dõi bài viết dưới đây.
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính của một cá nhân hoặc một gia đình. Việc này bao gồm lập kế hoạch và thực hiện các quyết định liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ tài sản. Mục tiêu của tài chính cá nhân là đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, cũng như đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai.
Dưới đây là các khía cạnh chính của tài chính cá nhân:
Thu nhập: Đây là số tiền mà một cá nhân hoặc gia đình nhận được từ các nguồn như lương, lợi tức từ đầu tư, tiền cho thuê bất động sản và các nguồn thu nhập khác.
Chi tiêu: Chi tiêu là việc sử dụng tiền để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Quản lý chi tiêu hiệu quả đòi hỏi việc theo dõi và kiểm soát các khoản chi để tránh lãng phí và đảm bảo rằng chi tiêu không vượt quá thu nhập.
Tiết kiệm: Tiết kiệm là phần thu nhập không được tiêu dùng ngay mà được dành lại cho các mục tiêu trong tương lai. Tiết kiệm có thể dùng để dự phòng rủi ro, mua sắm lớn hoặc đầu tư.
Đầu tư: Đầu tư là việc sử dụng tiền tiết kiệm để mua các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các công cụ tài chính khác nhằm tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
Quản lý nợ: Nợ có thể bao gồm các khoản vay như vay mua nhà, vay mua xe hoặc nợ thẻ tín dụng. Quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi việc đảm bảo rằng các khoản vay được sử dụng một cách hợp lý và các khoản trả nợ được thực hiện đúng hạn.
Bảo hiểm và bảo vệ tài sản: Bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản và thu nhập trước các rủi ro như bệnh tật, tai nạn hoặc thiệt hại tài sản. Điều này bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe hơi và các loại bảo hiểm khác.
Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính bao gồm việc đặt ra các mục tiêu tài chính và xây dựng các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó. Kế hoạch tài chính thường bao gồm các yếu tố như kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch đầu tư và kế hoạch nghỉ hưu.
Các khía cạnh của tài chính cá nhân
Tài chính cá nhân không chỉ liên quan đến việc quản lý tiền bạc mà còn liên quan đến việc đưa ra các quyết định tài chính thông minh để cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Quản lý tài chính cá nhân là một việc quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương lai của mỗi cá nhân hoặc gia đình. Dưới đây là một số lý do chính vì sao cần phải quản lý tài chính cá nhân:
Đảm bảo ổn định tài chính: Quản lý tài chính cá nhân giúp đảm bảo rằng bạn luôn có đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như tiền nhà, thực phẩm, y tế và các chi phí sinh hoạt khác. Điều này giúp tránh rơi vào tình trạng nợ nần hoặc thiếu hụt tài chính.
Đạt được mục tiêu tài chính: Bằng cách lập kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể đặt ra và đạt được các mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe, đi du lịch hoặc đầu tư cho giáo dục của con cái.
Tăng cường tiết kiệm và đầu tư: Quản lý tài chính hiệu quả giúp bạn tối ưu hóa việc tiết kiệm và đầu tư, từ đó gia tăng tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Điều này đóng góp vào việc xây dựng một tương lai tài chính vững chắc và ổn định.
Giảm stress và lo lắng về tiền bạc: Khi tài chính được quản lý tốt, bạn sẽ giảm bớt lo lắng về việc trả nợ, quản lý chi tiêu hàng ngày và có thể dễ dàng đối phó với các tình huống khẩn cấp tài chính.
Lý do cần quản lý tài chính cá nhân
Chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ: Cuộc sống có thể đầy rẫy những tình huống không lường trước như bệnh tật, tai nạn hoặc mất việc làm. Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc xây dựng quỹ khẩn cấp để bạn có thể đối phó với những tình huống này một cách tốt nhất.
Quản lý nợ hiệu quả: Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn theo dõi và trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng nợ chồng chất và lãi suất cao. Điều này giúp bạn duy trì tình trạng tài chính lành mạnh.
Tăng cường kiến thức tài chính: Khi quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ học được nhiều về cách quản lý tiền bạc, đầu tư và các sản phẩm tài chính khác. Kiến thức này rất quý báu và có thể giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn trong tương lai.
Đảm bảo tương lai tài chính: Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc lập kế hoạch nghỉ hưu và đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực để sống thoải mái khi không còn làm việc nữa.
Quản lý tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính hiện tại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Điều này mang lại sự yên tâm và an toàn tài chính cho bạn và gia đình bạn.
3 cách quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng
Dưới đây là ba phương pháp quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng để quản lý tiền bạc một cách hiệu quả:
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20
Phương pháp 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính:
50% cho các nhu cầu thiết yếu: Bao gồm các chi phí cần thiết hàng ngày như tiền thuê nhà, thực phẩm, điện nước, giao thông, bảo hiểm và các chi phí sinh hoạt cơ bản khác.
30% cho các chi tiêu cá nhân: Bao gồm các khoản chi tiêu không thiết yếu nhưng mang lại niềm vui và giải trí, chẳng hạn như đi ăn ngoài, mua sắm, du lịch và các hoạt động giải trí.
20% cho tiết kiệm và trả nợ: Bao gồm tiết kiệm cho tương lai, đầu tư và trả nợ (nếu có). Đây là phần quan trọng để xây dựng quỹ khẩn cấp và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker, giúp phân chia thu nhập vào sáu lọ khác nhau để đảm bảo bạn có một sự cân bằng tài chính toàn diện:
Lọ 1 - Nhu cầu thiết yếu (55%): Chi phí hàng ngày cần thiết như thực phẩm, tiền thuê nhà, hóa đơn,...
Lọ 2 - Quỹ tự do tài chính (10%): Đầu tư và tiết kiệm dài hạn nhằm tạo thu nhập thụ động.
Lọ 3 - Giáo dục (10%): Đầu tư vào việc học tập và phát triển bản thân như sách, khóa học, hội thảo,...
Lọ 4 - Tiết kiệm dài hạn (10%): Dành cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, mua xe hoặc các kế hoạch lớn trong tương lai.
Lọ 5 - Vui chơi giải trí (10%): Chi tiêu cho các hoạt động giải trí và vui chơi để tận hưởng cuộc sống.
Lọ 6 - Từ thiện và quà tặng (5%): Đóng góp cho cộng đồng, từ thiện hoặc tặng quà cho gia đình và bạn bè.
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker
Phương pháp quản lý tài chính bằng Kakeibo
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản, được biết đến như "sổ ghi chép chi tiêu". Phương pháp này tập trung vào việc ghi chép và suy nghĩ về chi tiêu của bạn:
Ghi chép chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản thu và chi hàng ngày một cách chi tiết. Điều này giúp bạn nhận thức rõ hơn về các thói quen chi tiêu của mình.
Phân loại chi tiêu: Chia chi tiêu thành các nhóm như nhu cầu thiết yếu, chi tiêu không cần thiết, đầu tư, và tiết kiệm.
Đặt mục tiêu tài chính: Xác định các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng tháng và từng năm, chẳng hạn như tiết kiệm cho kỳ nghỉ hoặc mua sắm lớn.
Đánh giá và điều chỉnh: Hàng tháng, bạn sẽ xem xét lại các ghi chép chi tiêu, đánh giá hiệu quả của việc quản lý tài chính và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu nếu cần thiết.
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản
Áp dụng một hoặc kết hợp cả ba phương pháp trên có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn, đảm bảo rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu tài chính và duy trì sự ổn định tài chính trong tương lai.
5 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Năm nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đó là xác định nguồn ngân sách, hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng, dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư, giảm nợ và đảm bảo 3 yếu tố là tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt.
Xác định nguồn ngân sách
Lập ngân sách hàng tháng: Tạo ra một ngân sách chi tiết để biết rõ nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi và điều chỉnh: Thường xuyên theo dõi chi tiêu thực tế so với ngân sách đã lập và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng.
Xác định nguồn ngân sách
Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng
Sử dụng thẻ tín dụng một cách có kiểm soát: Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng thanh toán đầy đủ vào cuối tháng để tránh lãi suất cao.
Tránh nợ thẻ tín dụng: Nợ thẻ tín dụng có thể nhanh chóng tăng lên do lãi suất cao, do đó, cố gắng trả hết nợ thẻ tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng nợ nần chồng chất.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đầu tư thông minh: Sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh đầu tư tiềm năng như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các quỹ đầu tư. Điều này giúp gia tăng giá trị tài sản và tạo ra thu nhập thụ động.
Tìm hiểu kỹ lưỡng: Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các kênh đầu tư để hiểu rõ rủi ro và lợi ích, đảm bảo bạn đưa ra các quyết định đầu tư thông minh.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đảm bảo 3 yếu tố: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt
Tuân thủ: Tuân thủ kế hoạch tài chính đã đề ra, đặc biệt là trong việc tiết kiệm và chi tiêu theo ngân sách. Điều này đòi hỏi sự kỷ luật và cam kết.
Kiên nhẫn: Quản lý tài chính hiệu quả cần thời gian vì vậy hãy kiên nhẫn với kế hoạch của mình. Đầu tư và tiết kiệm đều cần thời gian để mang lại kết quả.
Linh hoạt: Đôi khi, cuộc sống có thể thay đổi và bạn cần điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình cho phù hợp. Luôn sẵn sàng điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi trong hoàn cảnh cá nhân và thị trường tài chính.
Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân
Giảm nợ
Thanh toán nợ đúng hạn: Ưu tiên trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ có lãi suất cao như nợ thẻ tín dụng. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tránh lãi suất cao.
Tạo kế hoạch trả nợ: Lập kế hoạch cụ thể để trả nợ theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ các khoản nợ có lãi suất cao nhất. Sử dụng các chiến lược như phương pháp "snowball" (bắt đầu từ khoản nợ nhỏ nhất) hoặc "avalanche" (bắt đầu từ khoản nợ lãi suất cao nhất) để quản lý và giảm nợ hiệu quả.
Muốn quản lý tài chính hiệu quả cần giảm nợ
Áp dụng 5 nguyên tắc này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, đảm bảo sự ổn định tài chính và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.
4 bí quyết giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn
Quản lý tài chính cá nhân đối với nhiều người đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý cho hiệu quả thì bạn có thể tham khảo 4 bí quyết dưới đây:
Liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt
Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng giai đoạn thời gian khác nhau, ví dụ như mua nhà trong 5 năm tới, tiết kiệm cho kỳ nghỉ trong 1 năm tới, hoặc đầu tư để nghỉ hưu trong 20 năm tới.
Định lượng các mục tiêu: Mỗi mục tiêu nên có một con số cụ thể và thời hạn hoàn thành. Ví dụ, thay vì nói "tiết kiệm nhiều tiền hơn", hãy nói "tiết kiệm 200 triệu đồng trong 2 năm".
Ưu tiên các mục tiêu: Xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu để biết rõ mục tiêu nào cần đạt được trước và phân bổ nguồn lực phù hợp.
Liệt kê mục tiêu tài chính
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Phân tích tình hình tài chính hiện tại: Đánh giá thu nhập, chi tiêu, nợ và tài sản hiện tại của bạn để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính.
Lập ngân sách chi tiêu: Tạo ra một ngân sách chi tiết hàng tháng, xác định rõ các khoản thu nhập và chi tiêu, theo dõi ngân sách này một cách nghiêm ngặt.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành ra một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn và tạo ra nguồn thu nhập thụ động.
Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết: Cuộc sống thay đổi và kế hoạch tài chính cũng cần linh hoạt. Điều chỉnh kế hoạch để phản ánh các thay đổi trong cuộc sống hoặc trong thị trường tài chính.
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Không nên có nợ xấu
Quản lý nợ cẩn thận: Chỉ vay nợ khi thật sự cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng trả nợ đúng hạn. Tránh lạm dụng các khoản vay tín dụng.
Trả nợ đúng hạn: Đảm bảo rằng bạn luôn trả các khoản nợ đúng hạn để tránh lãi suất cao và phí trễ hạn. Điều này cũng giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt.
Giảm nợ càng sớm càng tốt: Ưu tiên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước. Sử dụng các khoản tiền thặng dư hoặc tiền thưởng để trả nợ nhanh chóng hơn.
Tìm lời khuyên từ các chuyên gia
Quản lý tài chính cá nhân là một chủ đề quan trọng và nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trên thế giới. Dưới đây là một số lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ các chuyên gia:
Lập ngân sách và tuân thủ:
Dave Ramsey: Dave Ramsey khuyến khích mọi người lập ngân sách chi tiết hàng tháng và tuân thủ nghiêm ngặt để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm. Ramsey cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh nợ và xây dựng quỹ khẩn cấp.
Suze Orman: Suze Orman khuyên nên lập ngân sách và theo dõi chi tiêu hàng ngày để nhận biết rõ ràng về tình hình tài chính của mình.
Lời khuyên của Suze Orman
Tiết kiệm và đầu tư sớm:
Warren Buffett: Ông chủ Berkshire Hathaway khuyên mọi người nên bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm, đồng thời đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu rõ. Buffett cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái đầu tư lợi nhuận để tăng trưởng tài sản.
Robert Kiyosaki: Tác giả của "Cha Giàu Cha Nghèo" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục tài chính và đầu tư vào tài sản tạo thu nhập thụ động.
Quản lý nợ:
Suze Orman: Orman khuyên mọi người nên trả hết các khoản nợ lãi suất cao trước tiên và sau đó là các khoản nợ khác. Cô cũng khuyến nghị tránh nợ nếu có thể.
Dave Ramsey: Ramsey đề xuất phương pháp "Debt Snowball", trong đó bạn trả hết các khoản nợ từ nhỏ đến lớn để tạo động lực và cảm giác thành công.
Lời khuyên của Dave Ramsey
Quỹ khẩn cấp:
Dave Ramsey: Ramsey khuyến cáo nên có một quỹ khẩn cấp đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong 3-6 tháng. Quỹ này giúp bạn tránh rơi vào cảnh nợ nần khi gặp phải các tình huống không mong muốn.
Suze Orman: Orman cũng đồng tình với việc xây dựng quỹ khẩn cấp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một nguồn tài chính dự phòng.
Đầu tư vào giáo dục tài chính:
Robert Kiyosaki: Kiyosaki khuyên mọi người không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức về tài chính để có thể đưa ra những quyết định đầu tư và quản lý tài sản thông minh hơn.
Tony Robbins: Robbins, trong cuốn sách "Money: Master the Game", khuyến khích mọi người tìm hiểu và học hỏi từ những người đã thành công trong lĩnh vực tài chính.
Lời khuyên của Tony Robbins
Áp dụng những lời khuyên từ các chuyên gia này có thể giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân thì không nên bỏ qua khóa học của giảng viên Trần Khánh Tư. Ông là CEO Unica, Chủ tịch Unica club, với hơn 7 năm kinh nghiệp làm về lĩnh vực tài chính chắc chắn thầy sẽ đưa tới những lời khuyên hữu ích nhất cho bạn. Còn ngần ngại gì nữa mà không đăng ký ngay khóa học “Thấu hiểu tài chính cá nhân” để nhận ưu đãi hấp dẫn.
[trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Dưới đây là hai công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cùng với các lợi ích và cách sử dụng chi tiết:
Sử dụng sổ ghi chép
Lợi ích:
Dễ dàng tùy chỉnh: Bạn có thể tùy chỉnh sổ ghi chép theo cách bạn muốn, thêm các mục tiêu, ghi chú cá nhân và kế hoạch chi tiết.
Tăng cường nhận thức: Việc viết tay các khoản thu chi giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình hình tài chính của mình.
Không phụ thuộc vào công nghệ: Không cần thiết bị điện tử hay kết nối internet, sổ ghi chép dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Sử dụng sổ ghi chép để quản lý tài chính
Cách sử dụng:
Thiết lập mục tiêu: Đầu tiên, ghi rõ các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn của bạn vào sổ.
Ghi chép thu nhập và chi tiêu: Mỗi ngày hoặc mỗi tuần, ghi lại tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn. Chia chúng thành các danh mục như ăn uống, giải trí, hóa đơn,...
Theo dõi tiến trình: Định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), xem lại các ghi chép của bạn để đánh giá tình hình tài chính và xem bạn có đang đi đúng hướng với kế hoạch đã đề ra hay không.
Điều chỉnh khi cần thiết: Dựa trên các ghi chép và đánh giá, điều chỉnh kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn để đảm bảo bạn đạt được các mục tiêu tài chính.
Tận dụng app quản lý tài chính trên điện thoại
Lợi ích:
Tiện lợi và dễ sử dụng: Các ứng dụng trên điện thoại cho phép bạn theo dõi và quản lý tài chính mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể nhập dữ liệu ngay khi phát sinh chi tiêu.
Tự động hóa: Nhiều ứng dụng có thể tự động kết nối với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, giúp tự động theo dõi và phân loại chi tiêu.
Phân tích và báo cáo: Ứng dụng cung cấp các biểu đồ, báo cáo và phân tích chi tiêu giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu và tình hình tài chính.
Nhắc nhở và thông báo: Các ứng dụng có tính năng nhắc nhở hóa đơn đến hạn, giúp bạn tránh quên thanh toán và tránh phí trễ hạn.
Cách sử dụng:
Chọn ứng dụng phù hợp: Tìm kiếm và chọn một ứng dụng quản lý tài chính phù hợp với nhu cầu của bạn, chẳng hạn như Mint, YNAB (You Need A Budget) hoặc Money Lover.
Thiết lập tài khoản và ngân sách: Sau khi cài đặt ứng dụng, thiết lập tài khoản và ngân sách chi tiêu hàng tháng. Nhập các mục tiêu tài chính và các nguồn thu nhập.
Theo dõi thu nhập và chi tiêu: Nhập thông tin về thu nhập và chi tiêu hàng ngày hoặc kết nối ứng dụng với tài khoản ngân hàng để tự động cập nhật.
Sử dụng tính năng phân tích: Sử dụng các biểu đồ và báo cáo mà ứng dụng cung cấp để phân tích tình hình tài chính, nhận diện các khu vực có thể cắt giảm chi tiêu và tối ưu hóa ngân sách.
Điều chỉnh và lập kế hoạch: Dựa trên các báo cáo và phân tích, điều chỉnh ngân sách và lập kế hoạch tài chính cho các tháng tiếp theo.
Sử dụng app để quản lý tài chính
Cả hai công cụ này đều có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Việc sử dụng sổ ghi chép hoặc ứng dụng điện thoại phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mức độ tiện lợi bạn mong muốn. Kết hợp cả hai phương pháp cũng là một lựa chọn tốt để đảm bảo bạn có một cái nhìn toàn diện và chi tiết về tài chính cá nhân của mình.
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về quản lý dòng tiền cá nhân cùng với các giải đáp chi tiết:
Câu 1: Nên quản lý dòng tiền cá nhân ở đâu?
Bạn nên quản lý dòng tiền bằng sổ ghi chép, ứng dụng quản lý tài chính, phần mềm quản lý tài chính hoặc ngân hàng trực tuyến.
Sổ ghi chép: Đây là cách truyền thống và đơn giản để quản lý dòng tiền. Bạn có thể sử dụng một cuốn sổ hoặc một bảng tính trên máy tính để ghi lại các khoản thu nhập và chi tiêu hàng ngày.
Ứng dụng quản lý tài chính: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại như Mint, YNAB (You Need A Budget), Money Lover hoặc PocketGuard. Các ứng dụng này cung cấp nhiều tính năng như tự động theo dõi chi tiêu, phân tích tài chính, và nhắc nhở hóa đơn.
Phần mềm quản lý tài chính: Các phần mềm như Quicken hoặc Microsoft Money cũng là lựa chọn tốt cho việc quản lý tài chính cá nhân với nhiều tính năng phân tích và báo cáo chi tiết.
Ngân hàng trực tuyến: Nhiều ngân hàng cung cấp các công cụ quản lý tài chính trực tuyến, giúp bạn theo dõi tài khoản, thiết lập ngân sách và xem các báo cáo chi tiêu.
Câu 2: Người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì nên chú ý gì?
Xác định mục tiêu tài chính: Đặt ra các mục tiêu tài chính rõ ràng và cụ thể cho ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp bạn có hướng đi rõ ràng trong việc quản lý tài chính.
Lập ngân sách: Tạo ra một ngân sách chi tiết, ghi rõ thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát dòng tiền và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày để có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính. Điều này giúp bạn nhận diện các khoản chi không cần thiết và tối ưu hóa chi tiêu.
Giáo dục tài chính: Đọc sách, tham gia các khóa học, hoặc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng và gia tăng tài sản theo thời gian.
Câu 3: Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân là gì?
Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân đó là:
Không lập kế hoạch tài chính: Nhiều người không đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể hoặc không lập kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng chi tiêu quá mức và thiếu kiểm soát tài chính.
Thiếu kiên nhẫn và linh hoạt: Quản lý tài chính đòi hỏi sự kiên nhẫn và linh hoạt. Thiếu kiên nhẫn có thể dẫn đến việc bỏ qua kế hoạch tài chính, trong khi thiếu linh hoạt khiến bạn không điều chỉnh kịp thời khi hoàn cảnh thay đổi.
Lạm dụng thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dễ dẫn đến nợ nần và lãi suất cao. Việc không trả nợ đúng hạn cũng làm giảm điểm tín dụng của bạn.
Không tiết kiệm và đầu tư: Không dành một phần thu nhập để tiết kiệm và đầu tư là một sai lầm phổ biến. Điều này làm giảm khả năng xây dựng quỹ dự phòng và tăng trưởng tài sản.
Thiếu quỹ khẩn cấp: Không có quỹ khẩn cấp để đối phó với các tình huống bất ngờ như mất việc làm, bệnh tật hoặc các sự cố khẩn cấp có thể dẫn đến tình trạng tài chính khó khăn.
Không theo dõi chi tiêu: Không ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày khiến bạn không có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát.
Nhận diện và tránh các sai lầm này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn và đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách bền vững.
Kết luận
Trên đây là khái niệm, lý do và cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả do Unica tổng hợp. Mong rằng với chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn để có thể làm được nhiều việc bản thân mong muốn. Chúc các bạn thành công!


Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất
Quản lý tài chính cá nhân là một trong những việc quan trọng giúp bạn có tiền để sinh hoạt hằng ngày, đầu tư nâng cấp bản thân, tận hưởng cuộc sống,... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính hiệu quả. Tình trạng đầu tháng sài tiền như “bà hoàng”, còn cuối tháng phải đi vay mượn xảy ra ở rất nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? Mời bạn cùng Unica theo dõi bài viết dưới đây.
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính của một cá nhân hoặc một gia đình. Việc này bao gồm lập kế hoạch và thực hiện các quyết định liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ tài sản. Mục tiêu của tài chính cá nhân là đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, cũng như đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai.
Dưới đây là các khía cạnh chính của tài chính cá nhân:
Thu nhập: Đây là số tiền mà một cá nhân hoặc gia đình nhận được từ các nguồn như lương, lợi tức từ đầu tư, tiền cho thuê bất động sản và các nguồn thu nhập khác.
Chi tiêu: Chi tiêu là việc sử dụng tiền để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Quản lý chi tiêu hiệu quả đòi hỏi việc theo dõi và kiểm soát các khoản chi để tránh lãng phí và đảm bảo rằng chi tiêu không vượt quá thu nhập.
Tiết kiệm: Tiết kiệm là phần thu nhập không được tiêu dùng ngay mà được dành lại cho các mục tiêu trong tương lai. Tiết kiệm có thể dùng để dự phòng rủi ro, mua sắm lớn hoặc đầu tư.
Đầu tư: Đầu tư là việc sử dụng tiền tiết kiệm để mua các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các công cụ tài chính khác nhằm tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
Quản lý nợ: Nợ có thể bao gồm các khoản vay như vay mua nhà, vay mua xe hoặc nợ thẻ tín dụng. Quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi việc đảm bảo rằng các khoản vay được sử dụng một cách hợp lý và các khoản trả nợ được thực hiện đúng hạn.
Bảo hiểm và bảo vệ tài sản: Bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản và thu nhập trước các rủi ro như bệnh tật, tai nạn hoặc thiệt hại tài sản. Điều này bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe hơi và các loại bảo hiểm khác.
Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính bao gồm việc đặt ra các mục tiêu tài chính và xây dựng các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó. Kế hoạch tài chính thường bao gồm các yếu tố như kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch đầu tư và kế hoạch nghỉ hưu.
Các khía cạnh của tài chính cá nhân
Tài chính cá nhân không chỉ liên quan đến việc quản lý tiền bạc mà còn liên quan đến việc đưa ra các quyết định tài chính thông minh để cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Quản lý tài chính cá nhân là một việc quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương lai của mỗi cá nhân hoặc gia đình. Dưới đây là một số lý do chính vì sao cần phải quản lý tài chính cá nhân:
Đảm bảo ổn định tài chính: Quản lý tài chính cá nhân giúp đảm bảo rằng bạn luôn có đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như tiền nhà, thực phẩm, y tế và các chi phí sinh hoạt khác. Điều này giúp tránh rơi vào tình trạng nợ nần hoặc thiếu hụt tài chính.
Đạt được mục tiêu tài chính: Bằng cách lập kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể đặt ra và đạt được các mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe, đi du lịch hoặc đầu tư cho giáo dục của con cái.
Tăng cường tiết kiệm và đầu tư: Quản lý tài chính hiệu quả giúp bạn tối ưu hóa việc tiết kiệm và đầu tư, từ đó gia tăng tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Điều này đóng góp vào việc xây dựng một tương lai tài chính vững chắc và ổn định.
Giảm stress và lo lắng về tiền bạc: Khi tài chính được quản lý tốt, bạn sẽ giảm bớt lo lắng về việc trả nợ, quản lý chi tiêu hàng ngày và có thể dễ dàng đối phó với các tình huống khẩn cấp tài chính.
Lý do cần quản lý tài chính cá nhân
Chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ: Cuộc sống có thể đầy rẫy những tình huống không lường trước như bệnh tật, tai nạn hoặc mất việc làm. Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc xây dựng quỹ khẩn cấp để bạn có thể đối phó với những tình huống này một cách tốt nhất.
Quản lý nợ hiệu quả: Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn theo dõi và trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng nợ chồng chất và lãi suất cao. Điều này giúp bạn duy trì tình trạng tài chính lành mạnh.
Tăng cường kiến thức tài chính: Khi quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ học được nhiều về cách quản lý tiền bạc, đầu tư và các sản phẩm tài chính khác. Kiến thức này rất quý báu và có thể giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn trong tương lai.
Đảm bảo tương lai tài chính: Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc lập kế hoạch nghỉ hưu và đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực để sống thoải mái khi không còn làm việc nữa.
Quản lý tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính hiện tại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Điều này mang lại sự yên tâm và an toàn tài chính cho bạn và gia đình bạn.
3 cách quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng
Dưới đây là ba phương pháp quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng để quản lý tiền bạc một cách hiệu quả:
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20
Phương pháp 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính:
50% cho các nhu cầu thiết yếu: Bao gồm các chi phí cần thiết hàng ngày như tiền thuê nhà, thực phẩm, điện nước, giao thông, bảo hiểm và các chi phí sinh hoạt cơ bản khác.
30% cho các chi tiêu cá nhân: Bao gồm các khoản chi tiêu không thiết yếu nhưng mang lại niềm vui và giải trí, chẳng hạn như đi ăn ngoài, mua sắm, du lịch và các hoạt động giải trí.
20% cho tiết kiệm và trả nợ: Bao gồm tiết kiệm cho tương lai, đầu tư và trả nợ (nếu có). Đây là phần quan trọng để xây dựng quỹ khẩn cấp và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker, giúp phân chia thu nhập vào sáu lọ khác nhau để đảm bảo bạn có một sự cân bằng tài chính toàn diện:
Lọ 1 - Nhu cầu thiết yếu (55%): Chi phí hàng ngày cần thiết như thực phẩm, tiền thuê nhà, hóa đơn,...
Lọ 2 - Quỹ tự do tài chính (10%): Đầu tư và tiết kiệm dài hạn nhằm tạo thu nhập thụ động.
Lọ 3 - Giáo dục (10%): Đầu tư vào việc học tập và phát triển bản thân như sách, khóa học, hội thảo,...
Lọ 4 - Tiết kiệm dài hạn (10%): Dành cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, mua xe hoặc các kế hoạch lớn trong tương lai.
Lọ 5 - Vui chơi giải trí (10%): Chi tiêu cho các hoạt động giải trí và vui chơi để tận hưởng cuộc sống.
Lọ 6 - Từ thiện và quà tặng (5%): Đóng góp cho cộng đồng, từ thiện hoặc tặng quà cho gia đình và bạn bè.
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker
Phương pháp quản lý tài chính bằng Kakeibo
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản, được biết đến như "sổ ghi chép chi tiêu". Phương pháp này tập trung vào việc ghi chép và suy nghĩ về chi tiêu của bạn:
Ghi chép chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản thu và chi hàng ngày một cách chi tiết. Điều này giúp bạn nhận thức rõ hơn về các thói quen chi tiêu của mình.
Phân loại chi tiêu: Chia chi tiêu thành các nhóm như nhu cầu thiết yếu, chi tiêu không cần thiết, đầu tư, và tiết kiệm.
Đặt mục tiêu tài chính: Xác định các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng tháng và từng năm, chẳng hạn như tiết kiệm cho kỳ nghỉ hoặc mua sắm lớn.
Đánh giá và điều chỉnh: Hàng tháng, bạn sẽ xem xét lại các ghi chép chi tiêu, đánh giá hiệu quả của việc quản lý tài chính và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu nếu cần thiết.
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản
Áp dụng một hoặc kết hợp cả ba phương pháp trên có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn, đảm bảo rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu tài chính và duy trì sự ổn định tài chính trong tương lai.
5 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Năm nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đó là xác định nguồn ngân sách, hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng, dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư, giảm nợ và đảm bảo 3 yếu tố là tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt.
Xác định nguồn ngân sách
Lập ngân sách hàng tháng: Tạo ra một ngân sách chi tiết để biết rõ nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi và điều chỉnh: Thường xuyên theo dõi chi tiêu thực tế so với ngân sách đã lập và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng.
Xác định nguồn ngân sách
Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng
Sử dụng thẻ tín dụng một cách có kiểm soát: Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng thanh toán đầy đủ vào cuối tháng để tránh lãi suất cao.
Tránh nợ thẻ tín dụng: Nợ thẻ tín dụng có thể nhanh chóng tăng lên do lãi suất cao, do đó, cố gắng trả hết nợ thẻ tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng nợ nần chồng chất.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đầu tư thông minh: Sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh đầu tư tiềm năng như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các quỹ đầu tư. Điều này giúp gia tăng giá trị tài sản và tạo ra thu nhập thụ động.
Tìm hiểu kỹ lưỡng: Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các kênh đầu tư để hiểu rõ rủi ro và lợi ích, đảm bảo bạn đưa ra các quyết định đầu tư thông minh.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đảm bảo 3 yếu tố: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt
Tuân thủ: Tuân thủ kế hoạch tài chính đã đề ra, đặc biệt là trong việc tiết kiệm và chi tiêu theo ngân sách. Điều này đòi hỏi sự kỷ luật và cam kết.
Kiên nhẫn: Quản lý tài chính hiệu quả cần thời gian vì vậy hãy kiên nhẫn với kế hoạch của mình. Đầu tư và tiết kiệm đều cần thời gian để mang lại kết quả.
Linh hoạt: Đôi khi, cuộc sống có thể thay đổi và bạn cần điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình cho phù hợp. Luôn sẵn sàng điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi trong hoàn cảnh cá nhân và thị trường tài chính.
Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân
Giảm nợ
Thanh toán nợ đúng hạn: Ưu tiên trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ có lãi suất cao như nợ thẻ tín dụng. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tránh lãi suất cao.
Tạo kế hoạch trả nợ: Lập kế hoạch cụ thể để trả nợ theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ các khoản nợ có lãi suất cao nhất. Sử dụng các chiến lược như phương pháp "snowball" (bắt đầu từ khoản nợ nhỏ nhất) hoặc "avalanche" (bắt đầu từ khoản nợ lãi suất cao nhất) để quản lý và giảm nợ hiệu quả.
Muốn quản lý tài chính hiệu quả cần giảm nợ
Áp dụng 5 nguyên tắc này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, đảm bảo sự ổn định tài chính và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.
4 bí quyết giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn
Quản lý tài chính cá nhân đối với nhiều người đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý cho hiệu quả thì bạn có thể tham khảo 4 bí quyết dưới đây:
Liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt
Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng giai đoạn thời gian khác nhau, ví dụ như mua nhà trong 5 năm tới, tiết kiệm cho kỳ nghỉ trong 1 năm tới, hoặc đầu tư để nghỉ hưu trong 20 năm tới.
Định lượng các mục tiêu: Mỗi mục tiêu nên có một con số cụ thể và thời hạn hoàn thành. Ví dụ, thay vì nói "tiết kiệm nhiều tiền hơn", hãy nói "tiết kiệm 200 triệu đồng trong 2 năm".
Ưu tiên các mục tiêu: Xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu để biết rõ mục tiêu nào cần đạt được trước và phân bổ nguồn lực phù hợp.
Liệt kê mục tiêu tài chính
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Phân tích tình hình tài chính hiện tại: Đánh giá thu nhập, chi tiêu, nợ và tài sản hiện tại của bạn để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính.
Lập ngân sách chi tiêu: Tạo ra một ngân sách chi tiết hàng tháng, xác định rõ các khoản thu nhập và chi tiêu, theo dõi ngân sách này một cách nghiêm ngặt.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành ra một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn và tạo ra nguồn thu nhập thụ động.
Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết: Cuộc sống thay đổi và kế hoạch tài chính cũng cần linh hoạt. Điều chỉnh kế hoạch để phản ánh các thay đổi trong cuộc sống hoặc trong thị trường tài chính.
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Không nên có nợ xấu
Quản lý nợ cẩn thận: Chỉ vay nợ khi thật sự cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng trả nợ đúng hạn. Tránh lạm dụng các khoản vay tín dụng.
Trả nợ đúng hạn: Đảm bảo rằng bạn luôn trả các khoản nợ đúng hạn để tránh lãi suất cao và phí trễ hạn. Điều này cũng giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt.
Giảm nợ càng sớm càng tốt: Ưu tiên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước. Sử dụng các khoản tiền thặng dư hoặc tiền thưởng để trả nợ nhanh chóng hơn.
Tìm lời khuyên từ các chuyên gia
Quản lý tài chính cá nhân là một chủ đề quan trọng và nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trên thế giới. Dưới đây là một số lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ các chuyên gia:
Lập ngân sách và tuân thủ:
Dave Ramsey: Dave Ramsey khuyến khích mọi người lập ngân sách chi tiết hàng tháng và tuân thủ nghiêm ngặt để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm. Ramsey cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh nợ và xây dựng quỹ khẩn cấp.
Suze Orman: Suze Orman khuyên nên lập ngân sách và theo dõi chi tiêu hàng ngày để nhận biết rõ ràng về tình hình tài chính của mình.
Lời khuyên của Suze Orman
Tiết kiệm và đầu tư sớm:
Warren Buffett: Ông chủ Berkshire Hathaway khuyên mọi người nên bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm, đồng thời đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu rõ. Buffett cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái đầu tư lợi nhuận để tăng trưởng tài sản.
Robert Kiyosaki: Tác giả của "Cha Giàu Cha Nghèo" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục tài chính và đầu tư vào tài sản tạo thu nhập thụ động.
Quản lý nợ:
Suze Orman: Orman khuyên mọi người nên trả hết các khoản nợ lãi suất cao trước tiên và sau đó là các khoản nợ khác. Cô cũng khuyến nghị tránh nợ nếu có thể.
Dave Ramsey: Ramsey đề xuất phương pháp "Debt Snowball", trong đó bạn trả hết các khoản nợ từ nhỏ đến lớn để tạo động lực và cảm giác thành công.
Lời khuyên của Dave Ramsey
Quỹ khẩn cấp:
Dave Ramsey: Ramsey khuyến cáo nên có một quỹ khẩn cấp đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong 3-6 tháng. Quỹ này giúp bạn tránh rơi vào cảnh nợ nần khi gặp phải các tình huống không mong muốn.
Suze Orman: Orman cũng đồng tình với việc xây dựng quỹ khẩn cấp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một nguồn tài chính dự phòng.
Đầu tư vào giáo dục tài chính:
Robert Kiyosaki: Kiyosaki khuyên mọi người không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức về tài chính để có thể đưa ra những quyết định đầu tư và quản lý tài sản thông minh hơn.
Tony Robbins: Robbins, trong cuốn sách "Money: Master the Game", khuyến khích mọi người tìm hiểu và học hỏi từ những người đã thành công trong lĩnh vực tài chính.
Lời khuyên của Tony Robbins
Áp dụng những lời khuyên từ các chuyên gia này có thể giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân thì không nên bỏ qua khóa học của giảng viên Trần Khánh Tư. Ông là CEO Unica, Chủ tịch Unica club, với hơn 7 năm kinh nghiệp làm về lĩnh vực tài chính chắc chắn thầy sẽ đưa tới những lời khuyên hữu ích nhất cho bạn. Còn ngần ngại gì nữa mà không đăng ký ngay khóa học “Thấu hiểu tài chính cá nhân” để nhận ưu đãi hấp dẫn.
[trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Dưới đây là hai công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cùng với các lợi ích và cách sử dụng chi tiết:
Sử dụng sổ ghi chép
Lợi ích:
Dễ dàng tùy chỉnh: Bạn có thể tùy chỉnh sổ ghi chép theo cách bạn muốn, thêm các mục tiêu, ghi chú cá nhân và kế hoạch chi tiết.
Tăng cường nhận thức: Việc viết tay các khoản thu chi giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình hình tài chính của mình.
Không phụ thuộc vào công nghệ: Không cần thiết bị điện tử hay kết nối internet, sổ ghi chép dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Sử dụng sổ ghi chép để quản lý tài chính
Cách sử dụng:
Thiết lập mục tiêu: Đầu tiên, ghi rõ các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn của bạn vào sổ.
Ghi chép thu nhập và chi tiêu: Mỗi ngày hoặc mỗi tuần, ghi lại tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn. Chia chúng thành các danh mục như ăn uống, giải trí, hóa đơn,...
Theo dõi tiến trình: Định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), xem lại các ghi chép của bạn để đánh giá tình hình tài chính và xem bạn có đang đi đúng hướng với kế hoạch đã đề ra hay không.
Điều chỉnh khi cần thiết: Dựa trên các ghi chép và đánh giá, điều chỉnh kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn để đảm bảo bạn đạt được các mục tiêu tài chính.
Tận dụng app quản lý tài chính trên điện thoại
Lợi ích:
Tiện lợi và dễ sử dụng: Các ứng dụng trên điện thoại cho phép bạn theo dõi và quản lý tài chính mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể nhập dữ liệu ngay khi phát sinh chi tiêu.
Tự động hóa: Nhiều ứng dụng có thể tự động kết nối với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, giúp tự động theo dõi và phân loại chi tiêu.
Phân tích và báo cáo: Ứng dụng cung cấp các biểu đồ, báo cáo và phân tích chi tiêu giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu và tình hình tài chính.
Nhắc nhở và thông báo: Các ứng dụng có tính năng nhắc nhở hóa đơn đến hạn, giúp bạn tránh quên thanh toán và tránh phí trễ hạn.
Cách sử dụng:
Chọn ứng dụng phù hợp: Tìm kiếm và chọn một ứng dụng quản lý tài chính phù hợp với nhu cầu của bạn, chẳng hạn như Mint, YNAB (You Need A Budget) hoặc Money Lover.
Thiết lập tài khoản và ngân sách: Sau khi cài đặt ứng dụng, thiết lập tài khoản và ngân sách chi tiêu hàng tháng. Nhập các mục tiêu tài chính và các nguồn thu nhập.
Theo dõi thu nhập và chi tiêu: Nhập thông tin về thu nhập và chi tiêu hàng ngày hoặc kết nối ứng dụng với tài khoản ngân hàng để tự động cập nhật.
Sử dụng tính năng phân tích: Sử dụng các biểu đồ và báo cáo mà ứng dụng cung cấp để phân tích tình hình tài chính, nhận diện các khu vực có thể cắt giảm chi tiêu và tối ưu hóa ngân sách.
Điều chỉnh và lập kế hoạch: Dựa trên các báo cáo và phân tích, điều chỉnh ngân sách và lập kế hoạch tài chính cho các tháng tiếp theo.
Sử dụng app để quản lý tài chính
Cả hai công cụ này đều có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Việc sử dụng sổ ghi chép hoặc ứng dụng điện thoại phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mức độ tiện lợi bạn mong muốn. Kết hợp cả hai phương pháp cũng là một lựa chọn tốt để đảm bảo bạn có một cái nhìn toàn diện và chi tiết về tài chính cá nhân của mình.
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về quản lý dòng tiền cá nhân cùng với các giải đáp chi tiết:
Câu 1: Nên quản lý dòng tiền cá nhân ở đâu?
Bạn nên quản lý dòng tiền bằng sổ ghi chép, ứng dụng quản lý tài chính, phần mềm quản lý tài chính hoặc ngân hàng trực tuyến.
Sổ ghi chép: Đây là cách truyền thống và đơn giản để quản lý dòng tiền. Bạn có thể sử dụng một cuốn sổ hoặc một bảng tính trên máy tính để ghi lại các khoản thu nhập và chi tiêu hàng ngày.
Ứng dụng quản lý tài chính: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại như Mint, YNAB (You Need A Budget), Money Lover hoặc PocketGuard. Các ứng dụng này cung cấp nhiều tính năng như tự động theo dõi chi tiêu, phân tích tài chính, và nhắc nhở hóa đơn.
Phần mềm quản lý tài chính: Các phần mềm như Quicken hoặc Microsoft Money cũng là lựa chọn tốt cho việc quản lý tài chính cá nhân với nhiều tính năng phân tích và báo cáo chi tiết.
Ngân hàng trực tuyến: Nhiều ngân hàng cung cấp các công cụ quản lý tài chính trực tuyến, giúp bạn theo dõi tài khoản, thiết lập ngân sách và xem các báo cáo chi tiêu.
Câu 2: Người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì nên chú ý gì?
Xác định mục tiêu tài chính: Đặt ra các mục tiêu tài chính rõ ràng và cụ thể cho ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp bạn có hướng đi rõ ràng trong việc quản lý tài chính.
Lập ngân sách: Tạo ra một ngân sách chi tiết, ghi rõ thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát dòng tiền và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày để có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính. Điều này giúp bạn nhận diện các khoản chi không cần thiết và tối ưu hóa chi tiêu.
Giáo dục tài chính: Đọc sách, tham gia các khóa học, hoặc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng và gia tăng tài sản theo thời gian.
Câu 3: Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân là gì?
Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân đó là:
Không lập kế hoạch tài chính: Nhiều người không đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể hoặc không lập kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng chi tiêu quá mức và thiếu kiểm soát tài chính.
Thiếu kiên nhẫn và linh hoạt: Quản lý tài chính đòi hỏi sự kiên nhẫn và linh hoạt. Thiếu kiên nhẫn có thể dẫn đến việc bỏ qua kế hoạch tài chính, trong khi thiếu linh hoạt khiến bạn không điều chỉnh kịp thời khi hoàn cảnh thay đổi.
Lạm dụng thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dễ dẫn đến nợ nần và lãi suất cao. Việc không trả nợ đúng hạn cũng làm giảm điểm tín dụng của bạn.
Không tiết kiệm và đầu tư: Không dành một phần thu nhập để tiết kiệm và đầu tư là một sai lầm phổ biến. Điều này làm giảm khả năng xây dựng quỹ dự phòng và tăng trưởng tài sản.
Thiếu quỹ khẩn cấp: Không có quỹ khẩn cấp để đối phó với các tình huống bất ngờ như mất việc làm, bệnh tật hoặc các sự cố khẩn cấp có thể dẫn đến tình trạng tài chính khó khăn.
Không theo dõi chi tiêu: Không ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày khiến bạn không có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát.
Nhận diện và tránh các sai lầm này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn và đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách bền vững.
Kết luận
Trên đây là khái niệm, lý do và cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả do Unica tổng hợp. Mong rằng với chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn để có thể làm được nhiều việc bản thân mong muốn. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm bài viết
Chủ đề phổ biến
Bài viết phổ biến

Cách lọc dữ liệu trùng nhau trong 2 cột excel chính xác nhất

Cách thêm số 0 vào đầu giá trị trong excel siêu dễ dàng

Hướng dẫn tự học VBA excel cực chi tiết cho người mới

Cách dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng nhiều điều kiện trong Excel

Cách dùng hàm COUNTIFS - hàm đếm có nhiều điều kiện trong excel

Hàm nội suy trong Excel - Cách sử dụng hàm FORECAST và hàm TREND

Cách chuyển đổi tiền tệ trong Excel nhanh chóng và chính xác
.png?v=1728987886)
Cách sử dụng hàm SUBTOTAL trong Excel dễ hiểu, có ví dụ kèm theo

Hướng dẫn cách tạo macro excel nhanh chóng và đơn giản

Hướng dẫn các bước tham gia khóa học online miễn phí trên Unica