Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Thiết Kế

Grid là gì? Grip được chia thành các dạng phổ biến nào
Grid là gì? Grip được chia thành các dạng phổ biến nào Khái niệm Grid là gì có thể khá xa lạ với nhiều người, nhưng tôi tin chắc bạn đã gặp chúng rất nhiều ngoài đời rồi đấy, chẳng hạn như lưới chia thành 9 ô trong ứng dụng chụp ảnh trên di động hay lưới chia 9 ô trong máy ảnh chuyên nghiệp - nếu bạn đã từng cầm và sử dụng máy ảnh. Grid chính là nó đấy. Để tìm hiểu kỹ hơn khái niệm này xin mời bạn đọc cùng giải đáp trong bài viết này nhé! Grid là gì? Grid nghĩa là gì? Grid là gì? Grid  - hay chính xác hơn là Grid System tức hệ thống lưới, nếu bạn là người vừa làm quen với học thiết kế thì đây là khái niệm khá mới. Các designer đều đánh giá Grid là một công cụ vô cùng đắc lực trong quá trình sáng tạo và thiết kế sản phẩm, giúp các sản phẩm của Designer trở nên thẳng lề lối hơn, các bố cục sắp xếp cũng gọn gàng, ngăn nắp và nhất quán hơn so với việc thiết kế theo cảm tính.  Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao website luôn thẳng hàng như được kẻ thước thẳng không? Hay có bao giờ bạn để ý đến sự xuất hiện của Grid trong quá trình soạn thảo văn bản bằng Word? Rất nhiều ứng dụng của Grid trong cuộc sống và trong thiết kế. Vậy Grid có được chia loại không và đó là những loại Grid nào? Các thể loại Grid phổ biến nhất hiện nay Tác dụng của Grid là gì - là tạo ra sự cân bằng và thống nhất, do đó hiện nay có rất nhiều loại Grid với những ứng dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như trong soạn thảo văn bản, trong thiết kế web, trong bố cụ nhiếp ảnh. Về cơ bản Grid được chia thành 2 loại là đối xứng và không đối xứng. Cùng tìm hiểu chi tiết 5 loại Grid cơ bản nhé. Manuscript Grid – lưới bản thảo Bạn sẽ thấy loại lưới này nhiều nhất trong các quyển tạp chí, sách báo, ebook, các tài liệu giấy hay trên máy tính ( công cụ Word ). Theo đó các loại lưới bản thảo này sẽ "định hình" tài liệu của bạn trong một phạm vi nhất định, tách khối văn bản đó ra khỏi toàn bộ tờ giấy theo cả phần đầu, chân, lề trái và phải, cuối cùng bạn sẽ có một dạng văn bản được viết trong bố cục lưới bản thảo rõ ràng như thế này.  >>> Xem ngay: Palette là gì? Cách sử dụng Palette đơn giản chi tiết nhất Manuscript Grid - lưới bản thảo Column Grid – lưới cột Bạn thấy các tờ báo giấy mình cầm trên tay có lộn xộn không? Có thể chúng có nhiều kích thước chữ dẫn đến việc đôi khi bạn bị rối mắt, tuy nhiên chúng chắc chắn thẳng lề. Bạn có thể thấy ngay các nội dung, hình ảnh hay tít đề đều cùng nằm gọn trong một cột, điều này sẽ giúp các nội dung của tờ báo trở nên rõ ràng hơn, tách bạch với các nội dung khác và truyền tải được nhiều thông tin hơn hẳn.  Loại Column Grid là gì? Ngoài ra dạng lưới cột cũng được ứng dụng nhiều trong việc thiết kế website hay các blog thông tin. Hiển thị trên màn hình các website sẽ không choán hết không gian mà thay vào đó, các nội dung website được căn ở chính giữa màn hình, trong không gian đó lại được chia thành 2 - 3 cột mà bạn có thể nhìn ra.  Các lưới cột này ngay từ đầu đã được thiết kế website, ngay trong quá trình xây dựng và phát triển web. Công việc này các Designer web sẽ nắm rõ hơn. Đăng ký khoá học làm Adobe Photoshop online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn có kiến thức bải bản nhất về Photoshop, hiểu rõ về giao diện tổng quan và từng thông số trong Photoshop. Sau khóa học, bạn sẽ tự tin ứng tuyển vị trí thiết kế tại các doanh nghiệp, công ty hoặc mở dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp tự do tại nhà. [course_id:591,theme:course] [course_id:321,theme:course] [course_id:1393,theme:course] Modular Grid – lưới mô đun Có thể coi lưới mô đun là loại lưới "cao" hơn lưới cột, khi mà trong loại lưới này không chỉ có lưới cột mà còn có cả lưới ngang, tạo ra những ô phần bằng nhau và thống nhất. Bạn có thể tìm thấy lưới mô đun ngay trên điện thoại của mình. Bạn thấy cách sắp xếp các ứng dụng app thế nào? Đây chính xác là lưới mô đun đấy! >>> Xem ngay: Adobe muse là gì? Cập nhật ngay những tính năng mới nhất Ứng dụng của lưới mô đun Ngoài ra lưới mô dun cũng thấy và được ứng dụng nhiều trong website. Tuy nhiên trong website hệ thống lưới được ứng dụng nhiều trong website có phần phân cấp hơn đó là Hierarchical Grid – lưới phân cấp. Hierarchical Grid – lưới phân cấp Tác dụng của lưới phân cấp trong việc thiết kế website đó là giúp sắp xếp và tổ chức các yếu tố từ quan trọng nhất đi xuống. Theo đó phần mắt lưới có không gian lớn nhất sẽ được ưu tiên cho các nội dung quan trong như tiêu đề, logo thương hiệu...  Ứng dụng của lưới phân cấp Composite Grid – lưới tổng hợp Nếu bạn là một người ưa sáng tạo bạn có thể lựa chọn lưới tổng hợp cho sản phẩm của mình. Lưới tổng hợp là kết hợp các loại Grid khác nhau để tạo nên sự đa dạng và ấn tượng cũng như các bài trí sáng tạo. Lưới tổng hợp Composite Grid Bạn đã hiểu Grid là gì chưa? Hi vọng thông qua bài viết giải đáp Grid là gì này bạn sẽ biết cách ứng dụng chúng vào việc tổ chức sắp xếp đối tượng thiết kế của mình thật khoa học và sáng tạo, đặc biệt là trong thiết kế dàn trang Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
17/11/2020
5567 Lượt xem
Graphic Designer là gì? Tổng quan về nghề Graphic Designer
Graphic Designer là gì? Tổng quan về nghề Graphic Designer Graphic Designer là gì có lẽ là một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất hiện nay với giới trẻ. Vậy chính xác Graphic Designer nghĩa là gì? Những vị trí liên quan - cơ hội thăng tiến trực tiếp từ Graphic Designer gồm những công việc nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé! Design là gì? Giả sử bạn có một ý tưởng dựng mô hình rất ấn tượng và khả thi, bạn bắt tay vào việc biến nó thành hiện thực. Bạn vẽ ra mô hình trên giấy, phác thảo và chỉnh sửa chi tiết bản vẽ đó, sau đó đi tìm nguyên vật liệu (như xốp, cành cây, keo,) chuẩn bị cho việc xây mô hình đó. Tiếp đó bạn xây mô hình mất tới 2 ngày, trang trí, tô vẽ, dựng khối, gắn keo và cuối cùng là hoàn thiện nó. Như vậy ta có một cách gọi khác cho một loạt hoạt đông này đó là bạn đã Design mô hình trên. >>> Xem ngay: UI/UX là gì? Công việc chính của UI/UX Designer là gì? Khái niệm Graphic Designer là gì? Hay nói cách khác Design là quá trình chuyển đổi ý tưởng sáng tạo thành một sản phẩm cụ thể, hữu hình và mang nét đặc trưng của người tạo ra nó. Để hoàn thiện một sản phẩm người thực hiện công việc Design phải mất rất nhiều thời gian từ lên ý  tưởng, thống nhất ý tưởng, đi tìm công cụ, nguyên vật liệu, thời gian nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và tinh chỉnh, nói chung mất rất nhiều thời gian và công sức của người thiết kế.  Và người thực hiện công việc Design được gọi là Designer - hay nhà thiết kế.  Hầu hết các ngành yêu cầu sự sáng tạo lớn kết hợp cùng nghệ thuật hội họa, dựng khối, đều có những nhà thiết kế riêng. Ví dụ như nhà thiết kế thời trang, nhà thiết kế đồ họa (Graphic Design), nhà thiết kế mô hình trực quan (Visual design) Graphic designer là gì? Graphic Designer - Nhà thiết kế đồ họa Graphic Designer là gì? Là nhà thiết kế đồ họa, họ làm việc trực tiếp với các công cụ, các phần mềm đồ họa để tạo nên những sản phẩm sáng tạo có tính hữu dụng tùy theo từng mục đích, ví dụ như quảng cáo, thời trang, thiết kế nội thất, mô hình 3D. Công việc cụ thể của một Graphic Designer là thực hiện trao đổi và thống nhất với khách hàng về ý tưởng và bản phác thảo thiết kế, sau đó thực hiện chúng và chỉnh sửa các bản thảo đó đúng với yêu cầu của khách hàng, thống nhất giá và bàn giao lại sản phẩm đồ họa cho khách hàng.  Nghề sáng tạo Graphic Designer đang là một trong những nghề hot nhất và cũng là xu hướng nghề được giới trẻ yêu thích nhât vào 2021 tới. Yêu cầu đối với những Graphic Designer cũng rất cao, tuy nhiên tiên quyết nhất vẫn là sáng tạo, trình độ cơ bản và khả năng giao tiếp, đàm phán. Sau khi đạt đến đỉnh cao sự nghiệp các Graphic Designer sẽ bước đến các vị trí cấp quản lý cao hơn như Senior Designer (trưởng phòng thiết kế), Design Director (Giám đốc thiết kế), Creative Director (giám đốc sáng tạo) Graphic Designer quan trọng như thế nào? Để công ty có thể kinh doanh tốt hơn, thì những bước thiết kế sản phẩm marketing là việc vô cùng quan trọng. Phải thiết kế, chỉnh sửa các poster quảng cáo, hay thiết kế những hình ảnh banner bắt mắt. Gây ấn tượng với khách hàng và từ đó doanh thu sẽ cao hơn.  Xây dựng một hình ảnh chất lượng cho công ty: Từ lo go, name card, thẻ nhân viên, đồng phục tất cả đều do Graphic Designer đảm nhiệm.  Senior Designer là gì? Senior Designer là vị trí nhà thiết kế cao cấp hay trưởng phòng thiết kế, là một nhân tố không thể thiếu trong bất cứ tổ chức thiết kế nào, bởi họ không chỉ là người sáng tạo mà còn là người đưa ra quyết định và  định hướng phát triển cho cả phòng thiết kế. Do vậy yêu cầu đối với vị trí Senior Designer cũng khá cao. Giống như đầu nhọn của mũi tên, Senior Designer sẽ đảm nhận những công việc nặng hơn, trách nhiệm cũng phức tạp và áp lực hơn. Theo đó công việc cơ bản của một Senior Designer chính là bao gồm mọi thứ, từ lên concept, ý tưởng, kế hoạch thực hiện, design, hoàn thiện... Nói chung là tất cả. Bạn cũng sẽ là người quyết định kế hoạch design của mình đi theo xu hướng nào, phong cách nào và kiểm soát toàn bộ dự án sáng tạo đó.  Creative Director?  >>> Xem ngay: Graphic Design là gì? Các phần mềm hỗ trợ Graphic Design Vị trí Giám đốc sáng tạo - Creative Director Creative Director - Vị trí Giám đốc sáng tạo là người chịu trách nhiệm trực tiếp liên quan đến công việc xây dựng hình ảnh cho sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp. Đây cũng là một trong vị trí rất quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp hay bất cứ bộ phận thiết kế nào, là yếu tố then chốt trong quá trình lên sản xuất và phát triển sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp. Công việc cụ thể của một Creative Director đó là định hướng, phát triển kế hoạch xây dựng sản phẩm hay thương hiệu và hướng dẫn đội ngũ của mình thực hiện theo những kế hoạch đó. Tùy vào từng lĩnh vực khác nhau mà Creative Director cũng có những công việc đặc thù khác nhau. Ví dụ như trong quảng cáo, Creative Director là người xây dựng và phát triển các chiến lược marketing đến tay người dùng, trong điện ảnh thì Creative Director là người đưa ra các ý tưởng sáng tạo và cùng ekip thực hiện theo những ý tưởng đó, hay trong lĩnh vực game thì Creative Director là người đứng ra đưa ra các ý tưởng phát triển, định hướng và xây dựng game, đặc  biệt là bộ phận thiết kế trong game nhưu background, nhân vật, ...  Tổng quan về nghề Graphic Designer  - Phù hợp với những người yêu thích sự sáng tạo: Tính sáng tạo luôn được đặt lên hàng đầu - Yêu thích thiết kế, những hình ảnh và màu sắc chất lượng: Nếu bạn là người yêu thích Graphic Designer thì sẽ phù hợp với bạn - Những người làm việc chăm chỉ: Graphic Designer chưa bao giờ là công việc dễ dàng, nó đòi hỏi sự nỗ lực và sức sáng tạo. Một công việc mang tính tư duy cao - Sự học hỏi không ngừng nghỉ: Bạn luôn luôn phải cập nhật các kiến thức về thiết kế theo xu hướng để không bị lỗi thời. Bạn đã nắm được Graphic Designer là gì cũng như các vị trí - cơ hội phát triển của Graphic Designer chưa? Để có thể đạt đến đỉnh cao sự nghiệp Senior Designer hay Creative Director trong tương lai, điều tiên quyết nhất từ bây giờ đó là bạn phải đam mê học thiết kế để phải trở thành một Graphic Designer tài giỏi.  Xin cảm ơn và chúc bạn thành công! Trở thành chuyên gia Sketchup bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nhanh chóng thành thạo công cụ thiết kế 3D của SketchUp, nắm được tư duy thiết kế mô hình 3D nội thất, xây dựng, hoàn thiện bản vẽ 3D từ phác thảo ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh,... [course_id:2647,theme:course] [course_id:891,theme:course] [course_id:1177,theme:course]
17/11/2020
6783 Lượt xem
Hướng dẫn cách khử Noise trong Lightroom đơn giản trên máy tính
Hướng dẫn cách khử Noise trong Lightroom đơn giản trên máy tính Lightroom là một phần mềm chỉnh sửa ảnh chất lượng cao sở hữu số lượng người dùng đông đảo. Lightroom thường được sử dụng trên điện thoại để chỉnh hiệu ứng giúp bức ảnh trở nên đẹp mắt và ấn tượng hơn. Nếu bạn đang sở hữu một bức ảnh đẹp nhưng vì điều kiện ánh sáng không đủ tốt, chỉnh ISO quá cao đã làm cho ảnh bị noise (nhiễu hạt). Vậy cách khử noise trong Lightroom như thế nào, trong bài viết sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách giảm noise trong Lightroom cực dễ, hãy khám phá ngay nhé. Noise là gì? Hiểu cơ bản thì Noise là những chấm hạt nhỏ được phân bố trên hình ảnh nhìn nó rất giống Grain trong film. Sự tồn tại của nó làm biến dạng đi các chi tiết trong ảnh và khiến ảnh trở nên kém và có chất lượng xấu. Điều này là sự tồn tại với những ai làm nhiếp ảnh. Nguyên nhân chủ yếu của việc xảy ra tình trạng này đó chính là công nghệ cảm biến của máy ảnh của bạn, ISO, thời gian phơi sáng, ngoài ra do nhiệt độ môi trường, do máy ảnh của bạn đã quá cũ. Trên thực tế, thì có 2 loại nhiễu cơ bản mà bạn có thể bắt gặp đó chính là: Chroma Noise: Đây là dạng nhiễu màu, những điểm ảnh bị sai lệch về màu sắc. Nó xuất hiện dưới dạng những hạt lấm chấm màu xanh hoặc đỏ. Luminance noise: Loại này là nhiễu đơn sắc, nó khá giống với loại nhiều trang máy ảnh của phim nhưng hạt nhiễu có màu đen, trắng hoặc xám và không có màu lấm chấm. Sự khác biệt giữa nhiễu màu và nhiễu đơn sắc Nguyên nhân hình ảnh bị Noise ảnh Có rất nhiều nguyên nhân gây lỗi noise hình ảnh. Dưới đây là 5 nguyên nhân chính khiến cho ảnh của bạn bị Noise.  Do công nghệ cảm biến trên máy ảnh Công nghệ cảm biến chính là linh hồn của chiếc máy ảnh. Nó quyết định rất lớn đến độ nhạy sáng, độ sâu trường ảnh, độ phân giải ảnh,... Do đó, nếu công nghệ cảm biến trên máy ảnh không đủ khả năng để điều tiết ánh sáng, nhiệt độ,... sẽ dễ dàng tạo nên những bức ảnh bị noise. Do thiết lập chỉ số ISO không phù hợp Như các bạn đã biết ISO chính là độ bắt sáng của máy ảnh. Nếu bạn điều chỉnh chỉ số ISO thấp thì độ nhạy sáng cũng sẽ thấp. Điều này sẽ làm cho ống kính không lấy đủ sáng dẫn đến hình ảnh bị nhiễu sóng. Ngược lại nếu bạn điều chỉnh chỉ số ISO cao thì độ bắt sáng của ống kính sẽ khá nhạy. Điều này chỉ phù hợp để bạn ghi hình trong thời gian cực ngắn nếu không hình ảnh của bạn sẽ xuất hiện độ nhiễu. Cụ thể hơn là chỉ số ISO càng cao thì noise càng nhiều. Thiết lập ISO không phù hợp khiến ảnh bị noise Thời gian phơi sáng khi chụp ảnh quá lâu Mức độ phơi sáng ảnh hưởng rất lớn đến lượng ánh sáng đi qua ống kính. Làm ảnh hưởng đến khả năng cân bằng màu sắc và độ tương phản của hình ảnh. Do đó, nếu mức độ phơi sáng và thời gian phơi sáng dài sẽ làm cho hình ảnh không còn sắc nét và có thể bị noise.  Nhiệt độ môi trường quá cao Một khi nhiệt độ môi trường quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh đi qua ống kính. Nếu bạn không điều chỉnh các thông số về chỉ tiêu phù hợp sẽ xuất hiện chroma noise (nhiễu màu).Có nghĩa là hình ảnh của bạn sẽ xuất hiện các hạt chấm li ti màu xanh, màu đỏ. Máy ảnh đã sử dụng được thời gian dài Các linh phụ kiện trong máy ảnh sẽ có thời hạn sử dụng nhất định. Thêm vào đó, trong quá trình sử dụng nếu người dùng không biết cách bảo quản sẽ làm cho các tính năng của máy ảnh giảm chất lượng. Đó là lý do vì sao bạn đã rất cố gắng điều chỉnh các thông số chỉ số trên máy ảnh mà vẫn không tránh được hiện tượng ảnh bị nhiễu. Máy ảnh cũ làm giảm chất lượng ảnh chụp Hướng dẫn cách khử noise trong Lightroom Cách khử noise trong Lightroom thực hiện theo các bước cơ bản sau: Bước 1: Chọn ảnh muốn khử noise lightroom bằng cách nhấn import và chọn ảnh trong thư mục Import ảnh cần noise Bước 2: Chọn Develop và sử dụng công cụ Graduated Filter ( phím tắt M ) Chọn Develop và dùng công cụ Graduated Filter  Bước 3: Tại tab Detail trong phần Sharpening bạn điều chỉnh thông số sau: Amount bạn điều chỉnh tăng lên Tăng/ giảm Masking để tạo nhiễu   Điều chỉnh thông số tại tab Detail trong phần Sharpening  Bước 4: Ở tab Noise Reduction bạn tiếp tục điều chỉnh thông số: Luminance tăng lên để làm sáng và mịn da Tùy chỉnh Luminance để làm sáng và mịn da Bước 5: Kéo xuống dưới mục Calibration tùy chỉnh sắc diện trên thanh Saturation tại Red Primary, Green Primary, Blue Primary để thay đổi sắc màu ảnh và da. Tùy chỉnh các chỉ số trên thanh Saturation Và dưới đây là kết quả khử nhiễu ảnh chụp bằng điện thoại Kết quả sau khi khử noise ảnh online Ngoài lightroom, bạn cũng có thể sử dụng pts để khử noise. Sự khác biệt giữa phần mềm lightroom và phần mềm photoshop tương đối lớn nhưng dù dùng lightroom bạn vẫn sẽ thực hiện được những thao tác chỉnh sửa ảnh cơ bản.  >>> Xem thêm: Tìm hiểu phần mềm lightroom trong chụp ảnh chi tiết nhất từ A-Z Thành thạo Photoshop tại nhà với khóa học Photoshop Online đang bán chạy nhất. Khóa học giúp bạn thành thạo Layer, Liquify, Easer, Brush, blend... .Đăng ký ngay. [course_id:1200,theme:course] [course_id:1706,theme:course] [course_id:312,theme:course] Một số lưu ý khi giảm noise trong lightroom Cách khử noise trong lightroom có thể áp dụng trên cả máy tính và điện thoại, cách khử nhiễu ảnh bằng điện thoại cũng tương đối đơn giản. Để tăng hiệu quả khử nhiễu ảnh bằng lightroom bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây. Chọn ảnh chất lượng cao Nếu bộ sưu tập ảnh của bạn có nhiều bức ảnh giống nhau bạn hãy chọn bức ảnh có chất lượng ảnh cao nhất để tiến hành giảm noise trong Lightroom. Điều tất yếu là ảnh gốc càng chuẩn thì bạn càng tiết kiệm thời gian chỉnh sửa. Đồng thời, hiệu quả sau khi bạn xử lý hậu kỳ với lightroom sẽ như ý hơn. Chọn ảnh chất lượng cao để tiến hành giảm noise trong Lightroom Áp dụng chỉnh sửa cơ bản trước Ánh sáng và màu sắc là hai yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng hình ảnh. Một khi độ phơi sáng, độ tương phản, nhiệt độ màu, sắc thái, độ bão hòa hình ảnh,... chưa phù hợp, bạn hãy điều chỉnh trước khi tiến hành khử noise. Điều này vừa giúp tăng chất lượng hình ảnh đầu vào trước khi khử noise bằng lightroom.  Trong trường hợp, bạn khử noise trước rồi mới điều chỉnh các thông số khác liên quan đến ảnh sẽ làm bạn gặp khó khăn nhiều hơn. Và rất có thể, ảnh cửa bạn sau hậu kỳ sẽ không thể khử sạch noise mà chất lượng hình ảnh cũng không đủ sắc nét như mong đợi. >>> Xem thêm: 2 cách khử noise trong photoshop cực đơn giản trong một nốt nhạc Sử dụng bộ lọc Noise Reduction trong phần Develop Trong phần Develop, bạn hãy lựa chọn bộ lọc Noise Reduction. Sau đó điều chỉnh tăng chỉ số Luminance. Khi chỉ số Luminance phù hợp sẽ giúp bạn khử noise và là mịn nền hiệu quả. Sử dụng bộ lọc Noise Reduction trong phần Develop Xem trước thay đổi Xem trước thay đổi sẽ giúp bạn so sánh được sự thay đổi giữa ảnh gốc và ảnh sau khi khử noise. Nếu kết quả đã như ý bạn có thể lưu ảnh. Trong trường hợp bạn muốn khử noise triệt để hơn, hãy điều chỉnh các chỉ số để tăng chất lượng hình ảnh. Kiểm tra cẩn thận trước khi lưu Bạn chỉ mất ít giây để kiểm tra lại độ mịn của nền, sự phù hợp giữa độ sáng, độ tương phản và màu sắc thể hiện trong hình. Nhưng nếu bạn lỡ quên bỏ qua bước này có thể bạn sẽ mất cả giờ để chỉnh sửa hình ảnh lại từ đầu. Thế nên đừng bỏ qua bước kiểm tra cẩn thận trước khi lưu file ảnh bạn nhé. Tổng kết Cách khử noise trong Lightroom tương đối dễ thực hiện. Bạn chỉ cần chú ý quan sát các thông số chỉ tiêu thể hiện trong bảng điều khiển của Lightroom. Nếu bạn chưa thực sự thành thạo chỉnh sửa ảnh trên Lightroom hãy quay lại bài tham khảo hướng dẫn mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Chúc bạn thành công! Bạn đọc quan tâm nhanh tay đăng ký khoá học Photoshop trên Unica, được các chuyên gia bật mí các mẹo hay, thủ thuật giúp rút ngắn thời gian thiết kế và giúp cho bản thiết kế của bạn chất lượng nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo. Chúc bạn thành công!
16/11/2020
6324 Lượt xem
Blend màu trong photoshop là gì? Công thức blend màu trong photoshop
Blend màu trong photoshop là gì? Công thức blend màu trong photoshop Blend màu là một kỹ thuật thường hay được sử dụng trong Photoshop để giúp bức ảnh trở nên ấn tượng và thu hút hơn. Có thể nói, Blend màu là một kỹ thuật vô cùng phổ biến trong Photoshop được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều bạn trẻ chưa biết cách Blend màu trong Photoshop là gì? Có những chế độ màu nào đẹp? Trong bài viết sau đây, Unica sẽ giải đáp cho bạn. Blend màu trong Photoshop là gì? Trước khi đi tìm hiểu cách blend màu trong Photoshop thì bạn cần nắm được cơ bản blend màu là gì? Trong Photoshop, blend màu là quá trình kết hợp các màu sắc và hiệu ứng để tạo ra một hình ảnh hoặc lớp mới có tính chất màu sắc phức tạp hơn. Hiểu đơn giản khái niệm Blend là việc làm trộn các pixel của hai hay nhiều ảnh với nhau để tạo ra một hiệu ứng mới hoàn toàn khác ảnh gốc và hiệu ứng ảnh mới được tạo ra này sẽ đẹp hơn ảnh gốc rất nhiều. Ảnh gốc sau khi đã được blend trông đẹp, thẩm mỹ và sáng tạo, chuyên nghiệp rất nhiều. Blend trong Photoshop được xem là công việc hậu kỳ rất quan trọng để bạn có thể tạo ra được một bức ảnh, tươi sáng và có sức hút. Cách Blend màu trong Photoshop Tại sao blend màu lại quan trọng? Hiểu được blend ảnh là gì, chắc chắn các bạn cũng đã hiểu vì sao nó lại quan trọng đối với ảnh rồi đúng không nào. Có thể nói, blend màu trong Photoshop là một công cụ vô cùng quan trọng giúp thay đổi diện mạo mới cho bức ảnh ban đầu. Sau đây là một số những ưu điểm tuyệt vời mà cách blend màu photoshop đem lại. Tạo sự mềm mại và tự nhiên cho bức ảnh Việc blend ảnh sẽ tạo ra sự mềm mại và tự nhiên cho bức ảnh bằng cách kết hợp các yếu tố hình ảnh một cách tinh tế. Thông qua việc sử dụng các chế độ blend và công cụ chỉnh sửa trong Photoshop, bạn có thể làm cho các phần ảnh kết hợp với nhau một cách hài hòa hơn. Đồng thời, giảm thiểu sự cứng nhắc trong các biên giới và màu sắc. Kết quả giúp bức ảnh trở nên dịu dàng hơn và tự nhiên hơn, tạo ra một cảm giác thân thiện và hài hòa cho người xem. Blend màu tạo nên sự mềm mại và tự nhiên cho bức ảnh Tạo hiệu ứng ánh sáng và bóng tối Cuối cùng blend màu trong Photoshop còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hiệu ứng ánh sáng và bóng tối trong bức ảnh. Bằng cách sử dụng các chế độ blend khác nhau và điều chỉnh mức độ thấp cao của các lớp, bạn có thể thêm vào bức ảnh sự chênh lệch giữa ánh sáng và bóng tối. Điều này tạo nên sự rạng ngời và độ chìm trong bức ảnh giúp bức ảnh trở nên ấn tượng hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉnh sửa ảnh bằng photoshop là cần căn chỉnh thông số cẩn thận khi blend để cân bằng được độ sáng tối của bức hình. Tạo ra các hiệu ứng chuyển đổi màu sắc  Biết cách blend ảnh trong Photoshop còn giúp tạo ra các hiệu ứng chuyển đổi màu sắc đa dạng. Bằng cách áp dụng các chế độ blend khác nhau cho các lớp hoặc phần tử trong ảnh, bạn có thể thay đổi cách mà các màu sắc tương tác với nhau. Điều này giúp tạo ra những biến đổi màu sắc thú vị và độc đáo. Blend màu cho phép bạn thay đổi màu sắc của các phần ảnh một cách linh hoạt và tạo ra các hiệu ứng độc đáo. Từ đó bức ảnh thể hiện được sự sáng tạo và mang đậm phong cách riêng của bạn. Thành thạo Photoshop tại nhà với khóa học Photoshop Online đang bán chạy nhất. Khóa học giúp bạn thành thạo Layer, Liquify, Easer, Brush, blend... .Đăng ký ngay. [course_id:1200,theme:course] [course_id:1706,theme:course] [course_id:312,theme:course] Tạo nét riêng biệt và phong cách Việc sử dụng các kỹ thuật blend và hiệu ứng trong Photoshop còn giúp tạo phong cách riêng cho bức ảnh. Bằng cách tinh chỉnh các tham số như: độ mờ, độ sáng, và độ tương phản, bạn có thể tạo ra những mảng màu sắc độc đáo và tạo ra sự nổi bật cho bức ảnh. Sử dụng blend và hiệu ứng trong Photoshop được đánh giá là một thao tác mạnh mẽ để tạo nét riêng biệt và phong cách độc đáo cho bức ảnh của bạn. Từ đó, bức ảnh thể hiện được sự cá tính và sự sáng tạo của bạn một cách tốt nhất. Kỹ thuật Blend màu giúp bức ảnh ấn tượng, mang phong cách riêng Tạo điểm nhấn cho bức ảnh Không chỉ mang tới những ưu điểm trên, cách blend màu trong Photoshop còn tạo ra những điểm nhấn đặc biệt cho bức ảnh, làm nổi bật các chi tiết quan trọng và tạo ra sự thu hút cho người xem. Bằng cách sử dụng các chế độ blend và hiệu ứng trong Photoshop, bạn có thể làm cho một phần của ảnh trở nên rực rỡ và nổi bật hơn so với các phần khác. Nguyên tắc phối màu cơ bản trong Photoshop Để bức ảnh trở nên đẹp và ấn tượng hơn, bạn nhất định phải biết cách phối màu trong Photoshop. Sau đây là hướng dẫn nguyên tắc phối màu đẹp trong Photoshop cho bạn tham khảo. Mô hình màu cộng Màu cộng được xem là nền tảng của mọi màu sắc bởi nó được tạo nên từ nguyên lý cảm nhận màu của mắt người. Có thể bạn chưa biết, trong mắt người có những tế bào hình nón vô cùng nhạy cảm với các màu như: đỏ, lục, lam và các sắc độ sáng tối của màu sắc. Những tế bào này có chức năng truyền tín hiệu đến bộ não. Khi này, hình ảnh sẽ được tổng hợp thành tất cả các màu sắc khác nhau. Màu cộng chính là mô hình màu RGB Mô hình màu cộng, còn được gọi là mô hình màu RGB, là một phương pháp biểu diễn màu sắc bằng cách kết hợp các màu cơ bản là Đỏ (Red), Xanh lam (Green) và Xanh dương (Blue). Trong mô hình này, mỗi màu cơ bản được hiển thị dưới dạng một kênh riêng biệt, và bằng cách kết hợp chúng với nhau ở mức độ khác nhau, chúng ta có thể tạo ra hàng loạt màu sắc khác nhau. Mô hình màu cộng được sử dụng rộng rãi trong hình ảnh số, video, màn hình máy tính và các thiết bị điện tử khác. Khi tất cả các kênh màu (R, G, B) đều ở mức độ tối thấp nhất, chúng tạo ra màu đen. Khi tất cả các kênh ở mức độ cao nhất, chúng tạo ra màu trắng. Bằng cách điều chỉnh mức độ của từng kênh màu, chúng ta có thể tạo ra hàng trăm nghìn màu sắc khác nhau. Mô hình màu cộng cung cấp sự linh hoạt lớn trong việc tạo màu sắc và hiệu ứng ánh sáng. Hiện nay, nó là một phần quan trọng trong việc xử lý hình ảnh và đồ họa số. >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lấy màu trong photoshop đơn giản, chi tiết nhất Mô hình màu trừ Mô hình màu trừ, còn được gọi là mô hình màu CMYK hoặc mô hình màu Subtractive, là một phương pháp biểu diễn màu sắc bằng cách sử dụng các màu cơ bản là Cyan, Magenta, Yellow và Key (Black). Khác với mô hình màu cộng (RGB) dựa trên ánh sáng, mô hình màu trừ tập trung vào việc loại bỏ màu sáng từ nguồn ánh sáng trắng. Màu trừ là mô hình màu CMYK Trong mô hình màu trừ, mỗi màu cơ bản thể hiện một quá trình loại bỏ màu sáng khỏi ánh sáng trắng. Ví dụ, khi kết hợp các màu cơ bản CMY, chúng tương tác để loại bỏ một phần màu sáng, tạo ra các màu khác nhau. Đặc biệt, màu sắc đen được thêm vào như màu chì, bởi vì trong thực tế, quá trình loại bỏ màu sẽ không tạo ra màu đen hoàn toàn. Mô hình màu trừ thường được sử dụng trong in ấn, thiết kế đồ họa, và sản xuất ấn phẩm. Khi các màu cơ bản CMYK được kết hợp theo cách đúng, chúng tạo ra các gam màu sắc phong phú và đa dạng. Điều này giúp tái tạo màu sắc của hình ảnh hoặc thiết kế trên giấy một cách chính xác và thể hiện được sự biến đổi trong màu sắc và ánh sáng. Các chế độ blend màu trong Photoshop Trong số các phần mềm chỉnh sửa hiện nay, Photoshop là phần mềm được đánh giá cao nhất. Vì vậy, việc tìm hiểu cách blend màu trong Photoshop là vô cùng cần thiết. Sau đây là tổng hợp các chế độ hòa trộn trong photoshop cho bạn tham khảo. Nhóm Darken Các Pixel của lớp đã chọn tối hơn các pixel trên các lớp bên dưới thì theo nguyên tắc chúng sẽ được giữ trong ảnh. Nếu các pixel trong lớp sáng hơn, chúng sẽ được thay thế bằng các tông màu trên các lớp bên dưới (chúng hiển thị xuyên qua lớp đã chọn), vì vậy về cơ bản các tông màu tối hơn của tất cả các lớp được giữ lại. Nhóm Darken trong photoshop Hoạt động bằng cách nhân mức độ chói của các pixel của lớp hiện tại với các pixel trong các lớp bên dưới. Nhóm chế độ này rất phù hợp để tạo bóng và loại bỏ màu trắng và các màu sáng khác trong khi những màu tối hơn vẫn được giữ lại. Multiply: Chế độ màu này nhân các giá trị màu của từng pixel cơ sở và pixel trộn, kết quả trả về là một màu tối hơn. Chế độ màu này được ứng dụng dùng để sửa những ảnh bị chói sáng. Nếu chế độ hòa trộn Multiply không đủ tối cho những gì bạn đang làm, hãy thử chế độ Ghi tuyến tính hoặc Ghi màu Ghi màu: Tối hơn Multiply, với các âm trung bão hòa cao hơn và giảm điểm sáng.  Ghi tuyến tính: Nó tối hơn chế độ Multiply, nhưng ít bão hòa hơn Color Burn. Cách blend màu tối Lighten Blend màu Photoshop tiếp theo là nhóm Lighten. Nếu các điểm ảnh của lớp đã chọn sáng hơn các điểm ảnh trên các lớp bên dưới, chúng sẽ được giữ trong ảnh (ngược lại với chế độ hòa trộn Darken). Nếu các pixel trong lớp tối hơn, chúng sẽ được thay thế bằng các pixel trên các lớp bên dưới (chúng hiển thị xuyên qua lớp đã chọn). Screen: Nó đối lập hoàn toàn với chế độ Multiply, nó sáng hơn và loại bỏ nhiều pixel tố hơn và dẫn đến chuyển tiếp mượt mà hơn. Nó hoạt động thì tương tương tự chế độ hòa trộn Multiply, trong đó nó nhân các pixel sáng (thay vì các pixel tối như chế độ hòa trộn Multiply). Ví dụ, bạn chỉ cần tưởng tượng lớp được chọn và mỗi lớp bên dưới là các trang chiếu 35mm và mỗi trang chiếu đặt một máy chiếu và tất cả được bật và hướng vào một màn hình chiếu thì tất cả những ánh sáng của máy chiếu sẽ được hòa trộn lên màn hình. Hiệu ứng Screen này vô cùng tuyệt vời để giữ lại màu trắng và tạo hiệu ứng phát sáng. Nhóm Lighten trong photoshop Color Dodge: Nó sang hơn chế độ hòa trộn Screen, màu sắc có độ tương phản mạnh. Kết quả là thường dẫn đến các tông màu trung bình bão hòa và các điểm sáng nổi bật. Linear Dodge: Nó sáng hơn chế độ Color Dodge nhưng ít bão hòa và có cường độ cao. Chế độ này có thêm các mức sáng. Contrasting Nhóm tiếp theo trong nhóm blend màu Photoshop mà chúng tôi muốn giới thiệu đó là Contrasting. Nhóm này làm tăng độ tương phản cho bức hình. Overlay: Lớp phủ sử dụng kết hợp chế độ hòa trộn Screen trên các pixel sáng hơn và chế độ hòa trộn Multiply trên các pixel tối hơn. Soft Light: Sử dụng kết hợp chế độ hòa trộn Màn hình trên các pixel sáng hơn và chế độ hòa trộn Multiply trên các pixel tối hơn (một ứng dụng cường độ một nửa của cả hai chế độ). Tương tự như chế độ hòa trộn Lớp phủ, nhưng tạo ra hiệu ứng hữu cơ hơn, mềm mại hơn - dẫn đến các vùng sáng và bóng hơi trong suốt. Ví dụ ảnh sau khi được blend nhóm overlay Coloring Nhóm này dựa trên nguyên tắc phối màu trộn và bão hòa màu sắc ( độ thuần khiết của màu ) chuyển đổi về màu và độ sáng để tạo ra kết quả. Tuy nhiên, nhóm này không được sử dụng thường xuyên bởi nó chỉ có thể hiệu chỉnh được những điểm ảnh có màu sắc, không thể tác dụng lên điểm ảnh đen, trắng, xám vì nó không có độ bão hòa. Hue: Chế độ hòa trộn này giữ lại độ sáng và giá trị bão hòa của ảnh gốc và thay thế vào đó là những giá bão hòa của màu đã được pha trộn. Hiệu ứng Hue Color: Độ chói của màu cơ bản được giữ lại và cả màu sắc cũng như độ bão hòa của màu được áp dụng. Trong hiệu ứng này, dải màu xám sẽ có sự pha trộn bởi nó có một độ chói nhất định. Hiệu ứng Color Luminosity: Màu sắc và độ bão hòa của màu phụ thuộc vào layer cơ bản ( màu xanh dương ) sẽ được giữ lại trộn với độ chói của màu thuộc layer sẽ cho ra kết quả và 3 dải màu còn lại sẽ đều trộn thành màu xám do không có độ bão hòa màu. Hiệu ứng Luminosity Hướng dẫn blend màu trong photoshop Cách blend màu trong photoshop có 2 kiểu chính đó là: sử dụng Photo Filter và sử dụng công cụ Gradient. Sau đây là hướng dẫn chi tiết công thức chỉnh tone màu trong photoshop cho bạn tham khảo. Sử dụng Photo Filter Bước 1: Đầu tiên bạn mở ứng dụng Photoshop, sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + O để thêm ảnh muốn blend màu lên Photoshop. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O để thêm ảnh Bước 2: Tiếp theo, dùng chuột click vào Image => Chọn Adjustments => Chọn Photo Filter Dùng chuột chọn Photo Filter Bước 3: Khi hộp thoại Photo Filter mở ra, bạn kéo thanh trượt, đặt lại chỉ số Density, nên đặt ở mức vừa phải. Lúc này bạn cũng có thể click vào Color để thay đổi tông màu. Tại hộp thoại Color Picke, bạn chọn tông màu lạnh hoặc nóng => Chọn OK để thiết lập chế độ vừa cài đặt. Bước 4: Tiếp tục bạn tiến hành thay đổi chỉ số Density, sau đó nhấn OK để thiết lập. Thay đổi chỉ số Density rồi nhấn ok Bước 5: Sử dụng công cụ Photo Filter, bạn có thể đổi tone màu trong photoshop nhanh chóng. Thêm nữa, với Photo Filter bạn cũng có thể Blend nhiều gam màu theo giá trị ở ô Color lên ảnh. Note: Với những hình ảnh mà bạn cần blend màu mà bị nghiêng, bạn nên thực hiện chỉnh ảnh nghiêng thành thẳng trong Photoshop trước khi trộn màu.  Sử dụng công cụ Gradient Bên cạnh cách blend màu trong Photoshop bằng công cụ Photo Filter thì bạn cũng có thể sử dụng công cụ Gradient. Cách blending trong photoshop đối với công cụ này cách thực hiện như sau: Bước 1: Đầu tiên bạn phải tạo một Layer mới bằng cách chọn biểu tượng Create a new Layer trong Gradient => Chọn công cụ Gradient Tool và chọn màu ở thanh menu. Tạo một layer mới Bước 2: Tại giao diện hộp thoại Gradient Editor mở ra, bạn chọn màu mình muốn tạo hiệu ứng. Tiếp theo chọn OK để kéo Gradient qua ảnh => Sử dụng hiệu ứng Overlay để giảm sắc vàng. Chọn màu sắc mà mình muốn Bước 3: Tiến hành giảm độ Fill của hiệu ứng để tạo Blend màu đúng như mong muốn, hoặc click vào thanh màu ở menu Gradient để tạo kiểu màu sắc khác nhau. Ngoài ra, với Gradient bạn cũng có thể tạo hiệu ứng ánh sáng mặt trời. Điều chỉnh để được màu đúng ý Bước 4: Chọn menu Gradient, tiếp tục chọn hình tròn => Kéo xuống chéo qua bức hình. Cuối cùng, tạo hiệu ứng Overlay lên Layer Gradient để làm mờ độ nhám vàng. Cho Layer xuống mức hợp lý tước khi giảm Fill => Chọn Save để lưu lại kết quả. Cách blend màu da trong Photoshop Bước 1: Đầu tiên thực hiện thao tác mở ảnh trong Photoshop, sau đó nhấn Ctrl + J để nhân đôi layer. Bạn cần phải thực hiện trên layer mới để không ảnh hưởng đến bản gốc. Nhấn Ctrl +J để nhân đôi layer Bước 2: Tại layer mới vừa tạo chọn Image => chọn Mode => chọn Lab Colo cuối cùng click chọn Don’t Flatten. Lựa chọn Don’t Flatten Bước 3: Lựa chọn Window => chọn Channels để mở bảng Channels. Vào Window và chọn Channels Bước 4: Trong bảng Channels, chọn mở Lab, sau đó quay về bảng Layer. Khi đó, Layer 1 đã được đổi màu, màu vàng trên da được loại bỏ và được thay bằng màu đỏ. Bước 5: Hình ảnh đổi màu xong sẽ bị ám cam nên bạn cần phải che những vùng đó đi, chỉ lấy lại vùng da. Sử dụng phím Alt => Add Layer Mask phía dưới thanh công công cụ Layer để tạo mặt nạ màu đen cho các vùng vừa thao tác ở trên. Tiến hành tạo mặt nạ màu đen Bước 6: Chọn công cụ Brush trên thanh công cụ bên trái màn hình hoặc nhấn chữ B trên bàn phím => Chọn Hardness 0% để brush được mềm hơn và tô lại vùng da để lấy lại màu vừa chỉnh sửa. Nếu như bạn cảm thấy độ hồng của da chưa được chuẩn, cách khắc phục đó là giảm opacity xuống một chút. Bước 7: Tạo thêm cho layer một Adjustment layer và chọn Curves hoặc Levels để chỉnh lại sáng tối, tạo độ tương phản cho hình ảnh. Cuối cùng group 2 layer vừa chỉnh sửa lại bằng cách: Sử dụng tổ hợp phím Ctrl+G để bật tắt 2 layer. Như vậy bạn có thể so sánh hình ảnh trước và sau khi chỉnh sửa. Kết luận Trên đây Unica đã giới thiệu đến cách Blend màu trong Photoshop là gì? Chế độ blend màu Photoshop. Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn phần nào nắm được thông tin thêm để học Photoshop nhanh chóng và chính xác hơn Chúc bạn thành công! Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Photoshop cho người mới bắt đầu" XEM TOÀN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
16/11/2020
12025 Lượt xem
Tìm hiểu cách trộn màu CMYK và màu RGB chi tiết nhất
Tìm hiểu cách trộn màu CMYK và màu RGB chi tiết nhất Màu sắc là một chủ đề vô cùng quen thuộc đối với tất cả mọi người, thế nhưng những kiến thức sâu bên trong nó thì không phải ai cũng biết, ví dụ như màu CMYK và màu RGB. Vậy hai màu này là gì và cách trộn màu hai loại này thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết nhé. Một số khái niệm về phối màu Phối màu: là pha trộn các màu với nhau để tạo ra màu khác. Pha màu theo phép bù màu: là phương pháp trộn màu ánh sáng có màu phát ra từ một nguồn sáng nào đó. Chúng được dùng cho bất cứ thứ gì có thể phát ra ánh sáng, nhất là mặt trời. Chúng sử dụng hệ màu RGB Pha màu theo phép trừ màu: là phương pháp pha màu ánh sáng có màu được phản chiếu. Màu trừ còn được gọi với tên khác là mô hình CMYK. Đối với những người làm thiết kế, đặc biệt là thiết kế - in ấn, thì việc thấu hiểu mô hình màu CMYK là điều vô cùng cần thiết, bởi máy in ngày nay đều là sử dụng hệ màu CMYK ảnh hưởng trực tiếp tới độ sáng và màu sắc của sản phẩm, nếu không nắm vững được mô hình màu này sẽ rất ảnh hưởng đến việc in ấn, quảng cáo, thời gian và công sức chỉnh sửa lại từ đầu  Hướng dẫn cách trộn màu trừ Bạn cần chuẩn bị trước một số màu vẽ cơ bản như sau: Màu vàng, màu hồng cánh sen đậm, màu xanh lơ, xanh dương, xanh lá, đỏ, đen và trắng.  Để tạo ra được 3 màu xanh dương, đỏ, xanh lá - ba màu thứ cấp ta cần trộn 2 màu cơ bản lại. Cụ thể: - Xanh lá cây = vàng + xanh lơ - Xanh dương = cánh sen + xanh lơ - Đỏ = vàng + cánh sen - Đen = xanh lơ + vàng + cánh sen >>> Xem ngay: Màu tương phản là gì? Sử dụng màu tương phản trong thiết kế Cách tạo ra 3 màu thứ cấp - màu trừ Để tạo ra màu đen, bạn chỉ cần trộn 3 màu trừ được tạo ra từ đó là được (với các phân lượng bằng nhau). Với cách trộn màu này bạn có thể trộn với gần như mọi loại màu vẽ nào, Tuy nhiên để có hiệu ứng tốt nhất vẫn là màu sơn dầu và màu acrylic. Tiếp đến trộn màu tím. Bạn sử dụng màu xanh dương và màu đỏ là có thể trộn ra màu tím. Nhưng với màu này sẽ trầm và kém sắc hơn, thậm chí là hơi xỉn lại. Nguyên nhân là bởi cả hai màu trộn ban đầu đề có  nhiều sắc tố tối, là đều là những màu thứ cấp được tạo ra từ màu gốc, dẫn đến việc cả hai màu đều tạo ra "hiệu ứng" trừ nhau, giảm đáng kể độ sáng và độ nhạy của quang phổ.  Để cải thiện tình trạng Xỉn màu này bạn có thể bổ sung lại  từ 2 màu cơ bản nhất khi tạo ra màu xanh dương và màu đỏ, tức là màu xanh lơ và màu hồng cánh sen đậm. Bằng cách này màu tím sẽ cải thiện được sắc độ và quang độ hơn tạo nên hiệu ứng rực rỡ tươi sáng hơn. Còn nếu bạn muốn giảm nữa màu tím thì có thể trộn thêm màu đen.  Trở thành chuyên gia powerpoint bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết thiết kế hình ảnh và khởi tạo video chuyên nghiệp mà không cần dùng đến các phần mềm chuyên sâu như Photoshop, Illustrator… Đặc biệt, bạn sẽ có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố: hình ảnh, ngôn ngữ, đồ họa 2D - 3D, audio, hiệu ứng, ảnh động để tạo nên một bản Powerpoint hoàn chỉnh nhất. [course_id:543,theme:course] [course_id:53,theme:course] [course_id:1630,theme:course] Hướng dẫn cách pha màu bù   Nếu màu trừ được pha trộn từ các vật thể bị phản chiếu ánh sáng, thì màu bù lại là màu được pha trộn nguồn sáng phát ra. Ta có thể thấy rõ chúng nhất trong việc phân tích ánh sáng mặt trời. Theo đó màu sắc sẽ được nhìn thấy trên các sóng ánh sáng với nhau hay còn được gọi là phổ màu nhìn thấy. Chúng hoạt động dựa trên cách các màu "hòa trộn" vào nhau chứ không phải là hấp thụ màu.  Cách trộn màu bù này được gọi là mô hình RGB. Theo đó việc hòa trộn các màu ánh sáng sẽ tạo ra những sự thay đổi cơ bản như thế này. - Màu cánh sen = đỏ + xanh dương - Màu xanh lơ = xanh lá cây + xanh dương - Màu vàng = xanh lá cây + đỏ Khi phối tất cả các màu bù với nhau ta sẽ có được màu trắng.  >>> Xem ngay: Cách sử dụng gam màu lạnh đúng chuẩn trong thiết kế nội thất Cách tạo ra 3 màu thứ cấp  - màu bù Bạn thấy những màu bù này có giống với màu trừ bên trên không? Tại sao chúng lại có thể làm màu bị phai đi? Bởi vi nguyên nhân của chúng hoạt động dựa trên nguyên tắc pha màu, chúng sẽ hấp thụ các màu khác và phản xa lại các màu còn lại.  Mô hình màu RGB được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất màn hình hiển thị máy tính, ti vi, điện thoại... Do màu sắc này có độ tươi và độ trong cao, bạn cần phải nắm rõ cách trộn màu RGB để tránh tạo ra những màu sắc không được như mong muốn.  Hướng dẫn cách pha màu trừ CMYK cơ bản  3 màu trừ cơ bản là hồng cánh sen đậm, vàng và xanh lơ. Cách pha màu cơ bản cũng gần giống với các nguyên tắc pha màu bình thường, tuy nhiên chúng lại không thể tạo ra từ những màu khác. - Đỏ và cam do hồng cánh sen + vàng - Xanh lá do vàng + xanh lơ - Xanh dương và tím do hồng cánh sen _ xanh lơ. Theo đó để tạo ra được những màu sắc tươi sáng hơn bạn nên trộn các màu gần nhau trên vòng thuần sắc, ví dụ như màu cam được tạo ra từ màu vàng gốc ban đầu với màu đỏ, màu xanh nõn chuối được pha từ màu vàng gốc ban đàu với màu xanh lá cây... Còn đối với màu RGB, hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ pha màu cực tốt và miễn phí như tại trang Color.co.uk hay tích hợp ngay trong phần mềm thiết kế Photoshop và Illustrator...  Một vòng tròn thuần sắc cơ bản Qua những thông tin này bạn đã nắm được cách trộn màu CMYK và RGB chưa? Trên thực tế kiến thức về màu sắc rất nhiều. Bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về màu sắc, bố cục một cách đầy đủ với lộ trình chi tiết nhất bằng cách tham khảo thêm khoá học thiết kế trên Unica. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
16/11/2020
12465 Lượt xem
UI/UX là gì? Công việc chính của UI/UX Designer là gì?
UI/UX là gì? Công việc chính của UI/UX Designer là gì? Cùng với sự bùng nổ của internet, các phần mềm, website hay app di động cũng bùng nổ lên theo cấp số nhân để phục vụ được mọi nhu cầu của người dùng. Bạn có khi nào thắc mắc vì sao người ta có thể tạo ra một website hay app di động vừa đẹp mắt, vừa hấp dẫn và dễ sử dụng không? Trong chuyên ngành gọi là UI/UX. Vậy UI/UX là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết khái niệm này nhé! UI/UX là gì? UI là gì?  UI là viết tắt của User Interface, tức giao  diện người dùng. Bạn chỉ cần hiểu đơn giản UI là những gì mà bạn sẽ thấy khi sử dụng website hay app điện thoại nào đó, bao gồm màu sắc, bố cục, giao diện, font chữ được sử dụng, hình ảnh, các layout web UI trong thiết kế đóng vai trò rất quan trọng, nó mang yếu tố truyền thải thông điệp của nhà thiết kế sản phẩm và dịch vụ tới tay người tiêu dùng. Hiểu một cách đơn giản có thể coi nhà thiết kế như một lập trình viên để bất kỳ ai cũng có thể hiểu được sản phẩm của họ. >>> Xem ngay: Top 9 kho hình vector đẹp online miễn phí chất nhất  Khái niệm cơ bản về UI và UX UX là gì? UX là viết tắt của User Experience, tức trải nghiệm người dùng. Kiểu như app hoặc website của bạn có dễ dùng không, người dùng có phải mất nhiều thời gian để sử dụng các website hay app đó? Để đi đến một địa chỉ nào đó (chẳng hạn như blog) thì người dùng có mất nhiều thời gian để đến đó không, có cần tối ưu gì thêm về bố cục sắp xếp để người dùng dễ nhìn và dễ tìm không? Người làm về UX Designer có công việc chính là nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá các sản phẩm về website/ app. Đánh giá tính sử dụng, tính hiệu quả cũng như sự hoạt động hiệu quả của nó. Vậy UI-UX có gì liên quan tới nhau? Rất liên quan là đằng khác. UI đóng vai trò là yếu tố truyền tải nội dung, thông điệp hoặc ý tưởng của bên cung cấp dịch vụ hay của các designer, ví dụ liên quan đến màu sắc chủ đạo, yếu tố được làm nổi bật trong website sẽ là những gì mà người dùng nhìn thấy khi truy cập web. Còn đối với UX, những người làm UX sẽ tập trung vào việc nghiên cứu hành vi của người dùng trên website và trên app, nghiên cứu cách họ sử dụng sản phẩm, cách họ đánh giá và hiệu quả của người dùng sử dụng xem nó có đơn giản không, có tiện ích hay dễ dùng không. Nói tóm lại một cách đơn giản nhất, UI là cái người dùng họ thấy và UX là cách người dùng tương tác với nó. Để quảng cáo thêm phần hấp dẫn và thú vì thì bạn cần thiết kế logo, bao bì, nhãn mác và những sản phẩm liên quan thật đẹp mắt. Thông qua khóa học Thiết kế quảng cáo với phần mềm CorelDRAW online, bạn sẽ có những kỹ năng thiết kế liên quan đến nghành quảng cáo - in ấn. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:580,theme:course] [course_id:1770,theme:course] [course_id:1431,theme:course] UI/UX Design là gì? Công việc của UI/UX Designer  So sáng cơ bản công việc của UI Designer và UX Designer  UI-UX Design là những người thiết kế hoặc nhà phát triển website/app di động cho sản phẩm đó, cụ thể công việc của họ là nghiên cứu và thiết kế giao diện, xây dựng trải nghiệm người dùng trên website hoặc app di đọng đó sao cho đẹp mắt, thân thiện và dễ dùng. Cụ thể, công việc của UI Designer là: - Đánh giá, phân tích và cảm nhận yêu cầu đồ họa: Nghiên cứu chi tiết khách hàng để từ đó xây dựng hình ảnh, giao diện, hướng dẫn sử dụng và phát triển đồ họa sao cho thể hiện được thông điệp và tạo dựng sự tin tưởng tốt. - Xây dựng bản mẫu sao cho tạo tương tác tốt với khách hàng, đồng thời phải tương thích với các kích thước hiển thị trên web và trên app di động. Còn công việc của UX Designer là: - Phân tích đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu hành vi và cách tương tác của người dùng cụ thể, từ đó lên chiến lược nội dung cho website hay app. - Xây dựng sản phẩm mẫu cho đến khi hoàn thiện nhất. - Kết hợp cùng UI Designer để hoàn thành website/app. Đồng thời theo dõi, nghiên cứu và chỉnh sửa. Tố chất cơ bản để trở thành một UI/UX Designer trong tương lai Tố chất để trở thành UI/UX Designer – Biết đồng cảm và khả năng phán đoán tốt: Thông qua việc hiểu và đoán ra được khách hàng của bạn muốn gì và sẽ hành động như thế nào, bạn - UI/UX Designer trong tương lai sẽ biết cách tạo ra sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu đó.     – Khiêm tốn: Là công việc luôn lắng nghe và tiếp nhận nhiều ý kiến từ cả khách hàng và chuyên gia, UI/UX Designer trong tương lai sẽ cần phải luôn biết cách lắng nghe và học hỏi từ  đó. –  Sự quan sát chi tiết và tò mò về mọi thứ xung quanh: Không chỉ có quan sát tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhặt, những UI/UX Designer cũng cần phải luôn biết cách khiến mọi thứ xung quanh mình trở nên thú vị, ví dụ qua từng câu chuyện chia sẻ của chính người dùng. – Im lặng là vàng: ý ở đây là không nên cái gì cũng nói, nên im lặng đúng lúc, nhất là khi các giá trị đạo đức hay suy nghĩ của bạn khác mọi người. Những kỹ năng mềm cơ bản của UI/UX Designer  >>> Xem ngay: Graphic Designer là gì? Tổng quan về nghề Graphic Designer Kỹ năng mềm của UI/UX Desginer  - Kỹ năng giao tiếp: Là người tạo ra sản phẩm hướng đến người dùng, bạn cần phải trao đổi  nhiều thông tin với các bộ phận khác liên quan như marketing, khách hàng, Dev, do đó kỹ năng này rất cần phải thường xuyên trau dồi.  - Kỹ năng thiết kế: Rõ ràng rồi, bạn xây dựng giao diện và trải nghiệm người dùng thật hấp dẫn, ấn tượng và thân thiện thì bạn phải biết cách thiết kế làm sao chúng đạt được những điều như thế. Bởi thiết kế đẹp mắt cũng góp phần lớn giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin ở khách hàng tốt hơn. - Kiến thức về tâm lý học: Việc đào sâu vào cặn kẽ các yếu tố tâm lý, nhất là của khách hàng là một yếu tố quan trọng quyết định sản phẩm của bạn có là phù hợp nhất với khách hàng hay không. - Kỹ năng phân tích thông tin và tư duy sáng tạo: Điều này bạn càng có thể thấy rõ khi xây dựng giao diện sử dụng cho người dùng, bạn cần biết cách tư duy lớn khi làm các dự án lớn cũng như cần sáng tạo để tạo ra nhiều hơn những ấn tượng, thú vị riêng cho website sản phẩm của bạn.  - Hiểu biết căn bản về kỹ thuật: các bộ phận kỹ thuật, bộ phân dev đôi khi sẽ rất khó để trình bày giải thích cho bạn hiểu vấn đề đang gặp phải, do đó trang bị một chút kiến thức về kỹ thuật sẽ rất có tác dụng cho bạn. Hi vọng với những thông tin chi tiết về UI/UX này bạn sẽ hình dung ra được nghề tiềm năng nghề nghiệp cũng như xác định được cho mình lộ trình để trở thành một UI-UX Designer chuyên nghiệp trong tương lai. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
16/11/2020
3603 Lượt xem
Tiết lộ 5 cách làm mờ ảnh trong photoshop thông dụng nhất hiện nay
Tiết lộ 5 cách làm mờ ảnh trong photoshop thông dụng nhất hiện nay Bạn có biết cách làm mờ ảnh trong photoshop không? Đây là một kỹ thuật thường được sử dụng để tạo ra những hiệu ứng đẹp mắt, nổi bật cho ảnh hoặc che đi những chi tiết không mong muốn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiết lộ cho bạn 5 phương pháp làm mờ ảnh trong photoshop thông dụng nhất hiện nay, cùng với những nguyên tắc và lưu ý quan trọng khi để giúp những bạn đang học Photoshop có thể nắm được. Nguyên tắc làm mờ ảnh trong Photoshop Để nắm được cách làm mờ ảnh bằng photoshop, bạn cần nắm được nguyên tắc hoạt động của các công cụ và hiệu ứng liên quan. Ví dụ, bạn muốn làm mờ ảnh toàn phần, làm mờ ảnh theo đường dọc hay ngang, làm mờ ảnh theo điểm thậm chí bạn cũng có thể làm mờ ảnh bằng cách xếp chồng layer. Về lý thuyết, chúng ta có thể làm mờ bằng 4 cách sau: Làm mờ giới hạn tự động: Nếu bạn sử dụng giới hạn tự động, thì phần mềm sẽ tạo ra những đường lưới vô hình và chúng sẽ tính toán một cách hợp lý để làm mờ ảnh. Làm mờ ảnh bằng đường giới hạn thủ công: Còn nếu sử dụng thủ công, thì bạn sẽ cần chọn vùng, làm mờ vùng được chọn và xóa bỏ phần mờ. Làm mờ ảnh bằng hiệu ứng: Bạn có thể sử dụng các hiệu ứng có sẵn trong photoshop để làm mờ ảnh theo ý muốn, ví dụ như Gaussian Blur, Motion Blur, Lens Blur, Field Blur, Iris Blur, Tilt-Shift Blur. Làm mờ ảnh bằng layer: Bạn có thể tạo ra các layer khác nhau và điều chỉnh độ trong suốt hoặc độ che phủ của chúng để tạo ra hiệu ứng làm mờ. Nguyên tắc làm mờ ảnh trong Photoshop 5 cách làm mờ ảnh trong photoshop Trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách thực hiện 5 cách làm mờ ảnh trong photoshop phổ biến hiện nay. Bạn có thể áp dụng cho nhiều loại ảnh khác nhau tuỳ theo mục đích của mình. Cách sử dụng blur tool trong photoshop Blur tool là công cụ có biểu tượng là một chổi quét sơn với một đường các dấu chấm bên cạnh. Bạn sẽ tìm được tùy chọn này trong thanh công cụ phía bên trái photoshop. Công cụ này cho phép bạn làm mờ các vùng nhỏ trên ảnh theo ý muốn. Cách làm chìm ảnh trong photoshop này như sau: Bước 1: Mở ảnh cần làm mờ trong photoshop (phím tắt Ctrl + O). Chọn ảnh cần làm mờ Bước 2: Chọn công cụ blur tool trên thanh công cụ bên trái. Bạn có thể bấm phím W để mở công cụ nhanh hơn. Chọn công cụ Blur tool Bước 3: Sau khi chọn blur tool, con trỏ chuột của bạn sẽ biến thành một vòng tròn. Bạn dùng chuột phải nhấp vào ảnh để thay đổi kích thước và tăng giảm độ mờ của công cụ. Dùng bút tăng giảm độ mờ  Bước 4: Bạn chỉ cần giữ chuột và di chuyển đến vùng cần làm mờ. Bạn có thể lặp lại nhiều lần để tăng độ mờ của vùng đó. Kết quả làm mờ bằng công cụ Blur tool Thành thạo Photoshop tại nhà với khóa học Photoshop Online đang bán chạy nhất. Khóa học giúp bạn thành thạo Layer, Liquify, Easer, Brush, blend... .Đăng ký ngay. [course_id:1200,theme:course] [course_id:1706,theme:course] [course_id:312,theme:course] Sử dụng công cụ làm mờ trong photoshop Lasso Tool Lasso tool là công cụ có biểu tượng là một vòng lặp. Bạn sẽ tìm được tùy chọn này trong thanh công cụ bên trái photoshop. Công cụ này cho phép bạn chọn một vùng bất kỳ trên ảnh và làm mờ vùng đó. Cách làm mờ ảnh trong photoshop này như dưới đây: Bước 1: Mở ảnh cần làm mờ trong photoshop (phím tắt Ctrl + O). Bước 2: Chọn công cụ lasso tool trên thanh công cụ bên trái. Bạn có thể bấm phím L để mở công cụ nhanh hơn. Chọn ảnh và công cụ Lasso Tool Bước 3: Bạn dùng chuột để bao quanh đối tượng cần làm mờ. Bạn có thể sử dụng các tùy chọn khác của lasso tool như polygonal lasso tool hoặc magnetic lasso tool để chọn vùng chính xác hơn. Dùng chuột để bao quanh đối tượng cần làm mờ Bước 4: Vào menu Filter, chọn Blur, sau đó chọn Gaussian Blur hoặc các hiệu ứng làm mờ khác tuỳ theo ý muốn. Bạn có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + F để mở Gaussian Blur nhanh hơn. Bạn chọn Gaussian Blur hoặc Ctrl + F Bước 5: Điều chỉnh thông số Radius để thay đổi độ mờ của vùng được chọn. Nhấn OK để xác nhận. Đây là kết quả của cách blur ảnh trong photoshop Cách làm mờ ảnh trong Photoshop bằng hiệu ứng Iris Blur Iris blur là một trong những công cụ thuộc hiệu ứng Blur trong photoshop. Hiệu ứng này cho phép bạn làm nổi bật một phần của ảnh bằng cách làm mờ phần xung quanh.  Hướng dẫn làm mờ ảnh trong photoshop: Bước 1: Mở ảnh cần làm mờ trong photoshop (phím tắt Ctrl + O). Bước 2: Vào menu Filter, chọn Blur Gallery, sau đó chọn Iris Blur. Làm mờ bằng công cụ Iris Blur Bước 3: Bạn sẽ thấy xuất hiện một hình tròn với các điểm ghim và các thanh kéo trên ảnh. Bạn có thể di chuyển và điều chỉnh kích thước của hình tròn để xác định phần sẽ được giữ nguyên và phần sẽ được làm mờ. Bước 4: Bạn có thể kéo các điểm ghim để thay đổi hình dạng của hình tròn hoặc xoay nó để phù hợp với góc nhìn của mình. Bước 5: Bạn có thể kéo các thanh kéo để điều chỉnh độ dốc của vùng làm mờ, từ rất sắc nét đến rất mờ. Kéo các thanh kéo để điều chỉnh độ dốc của vùng làm mờ Bước 6: Điều chỉnh các thông số khác như Blur rồi nhấn OK để hoàn thành hiệu ứng. Hoặc bạn chỉnh các tùy chọn khác như Bokeh, Noise, Motion Effects để tăng thêm hiệu ứng cho ảnh. Và đây là kết quả làm mờ bằng Iris Blur Sử dụng kết hợp công cụ Eraser Tool và Gaussian để làm mờ đối tượng Bước 1: Vào layer bên phải màn hình. Bước 2: Nhấn chuột phải vào đối tượng. Bước 3: Chọn Duplicate Layer để tạo một bản copy cho bức ảnh. Chọn Duplicate Bước 4: Xuất Duplicate Layer.  Duplicate Bước 5: Đến Filter và chọn Gaussian Blur  Gaussian Blur Bước 6: Toàn bộ ảnh bị làm mờ Làm mờ toàn bộ Bước 7: Chọn công cụ Eraser tool và di chuyển tới vùng muốn làm rõ Di chuyển làm rõ ảnh Bước 8: Chọn Edit và lựa chọn kích thước phù hợp với size  Chọn kích thước phù hợp >>> Xem thêm: Tiết lộ 4 cách làm mờ logo trong photoshop chi tiết, đơn giản nhất Subject - hiệu ứng làm mờ ảnh trong photoshop Subject là một tính năng mới của photoshop CC 2023. Tính năng này cho phép bạn tự động nhận diện và chọn đối tượng chính trên ảnh và làm mờ phần nền xung quanh. Cách làm mờ ảnh trong pts được thực hiện như sau: Bước 1: Mở ảnh cần làm mờ trong photoshop (phím tắt Ctrl + O). Bước 2: Vào menu Select, chọn Subject. Photoshop sẽ tự động nhận diện và chọn đối tượng chính trên ảnh của bạn. Chọn Subject Bước 3: Vào menu Select, chọn Inverse. Photoshop sẽ đảo ngược lựa chọn, tức là chọn phần nền xung quanh đối tượng. Chọn phần nền xung quanh đối tượng Bước 4: Vào menu Filter, chọn Blur > Gaussian Blur. Photoshop sẽ mở ra một hộp thoại cho bạn điều chỉnh các thông số của hiệu ứng làm mờ. Chọn Gaussian Blur Bước 5: Bạn có thể kéo các điểm ghim trên hình để thay đổi vị trí và độ mờ của từng vùng. Bạn có thể thêm hoặc xóa các điểm ghim bằng cách nhấp chuột vào hình. Bước 6: Bạn có thể điều chỉnh các thông số khác như Blur (độ mờ), Light Bokeh (ánh sáng mờ), Color Bokeh (màu sắc mờ), Noise (nhiễu), Motion Effects (hiệu ứng chuyển động) để tạo ra hiệu ứng mong muốn. Bước 7: Sau khi điều chỉnh xong, bạn nhấn OK để áp dụng hiệu ứng làm mờ cho ảnh. Kết quả sau khi làm mờ ảnh Cách làm mờ viền ảnh trong photoshop Ngoài việc làm mờ ảnh theo vùng hoặc đối tượng, bạn cũng có thể làm mờ viền ảnh trong photoshop để tạo ra những hiệu ứng độc đáo. Cách thực hiện khá đơn giản như sau: Bước 1: Mở ảnh cần làm mờ trong photoshop (phím tắt Ctrl + O). Bước 2: Vào menu Select, chọn All. Hoặc bạn có thể dùng phím tắt Ctrl + A. Bước 3: Vào menu Select, chọn Modify, sau đó chọn Border. Trong hộp thoại Border Selection, bạn nhập vào giá trị Width để xác định độ rộng của viền ảnh. Nhấn OK để xác nhận. Bước 4: Vào menu Filter, chọn Blur, sau đó chọn Gaussian Blur. Điều chỉnh thông số Radius để thay đổi độ mờ của viền ảnh. Nhấn OK để xác nhận. Làm mờ viền ảnh trong pts Một số lưu ý điều chỉnh độ mờ trên ảnh Khi thực hiện cách làm mờ ảnh trong photoshop, bạn cần lưu ý một số điều sau để có được kết quả tốt nhất: Sử dụng bản gốc hoặc làm sao để sao lưu bản gốc Trước khi làm mờ ảnh, bạn nên sử dụng bản gốc của ảnh hoặc sao lưu bản gốc để tránh bị mất dữ liệu khi có sự cố xảy ra. Bạn có thể dùng các cách sau để sao lưu bản gốc: Lưu ảnh với tên khác hoặc định dạng khác (phím tắt Ctrl + Shift + S). Tạo một layer mới và sao chép toàn bộ nội dung của layer gốc sang layer mới (phím tắt Ctrl + J). Tạo một snapshot của ảnh trong History panel. Sao lưu bản gốc Lựa chọn công cụ thích hợp Bạn nên lựa chọn công cụ làm nhòe ảnh trong photoshop phù hợp với mục đích và yêu cầu của mình. Mỗi công cụ có những tính năng và hiệu quả khác nhau. Bạn có thể tham khảo các công cụ và hiệu ứng làm mờ trong photoshop sau: Blur tool: Làm mờ các vùng nhỏ trên ảnh theo ý muốn. Lasso tool: Chọn một vùng bất kỳ trên ảnh và làm mờ vùng đó. Gaussian Blur: Làm mờ toàn bộ ảnh hoặc vùng được chọn theo phân bố chuẩn. Motion Blur: Làm mờ theo hướng và khoảng cách xác định để tạo ra hiệu ứng chuyển động. Lens Blur: Làm mờ theo độ sâu trường và khoảng cách nét để tạo ra hiệu ứng bokeh. Field Blur: Làm mờ theo các điểm ghim được đặt trên ảnh để tạo ra hiệu ứng chiều sâu. Iris Blur: Làm nổi bật một phần của ảnh bằng cách làm mờ phần xung quanh. Tilt-Shift Blur: Làm nổi bật một vùng trên ảnh bằng cách làm mờ phần trên và dưới. Chọn công cụ làm mờ phù hợp Chú trọng đến phần chính trong ảnh Trong quá trình điều chỉnh độ mờ, hãy luôn để tâm điểm của ảnh được bảo tồn rõ ràng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn muốn chỉ mờ phần nền hoặc các chi tiết không cần quá nhiều sự chú ý. Bạn nên cân nhắc sử dụng các công cụ như lớp mask, brush hoặc gradient để áp dụng mờ chỉ vào các vùng cụ thể trong ảnh. Kiểm soát độ mờ Khi thực hiện cách làm mờ ảnh trong photoshop, bạn nên kiểm soát độ mờ sao cho phù hợp với mục đích và hiệu ứng mong muốn. Nếu làm mờ quá nhiều, ảnh sẽ bị mất chi tiết và sắc nét. Nếu làm mờ quá ít, ảnh sẽ không có sự khác biệt rõ ràng giữa các phần. Bạn có thể dùng các cách sau để kiểm soát độ mờ: Điều chỉnh thông số Radius, Amount, Distance, Angle hoặc các thông số khác tuỳ theo công cụ và hiệu ứng làm mờ bạn sử dụng. Sử dụng layer mask để che đi hoặc hiện lại phần nào của ảnh bạn muốn làm mờ hoặc giữ nguyên. Sử dụng opacity hoặc fill để thay đổi độ trong suốt của layer làm mờ. Sử dụng blend mode để thay đổi cách layer làm mờ tương tác với layer dưới nó. Kiểm soát độ mờ của ảnh Tạo một mask mới Mask là một công cụ hữu ích trong photoshop, cho phép bạn che đi hoặc hiện lại một phần của ảnh hoặc layer. Bạn có thể tạo một mask mới bằng cách vào menu Layer, chọn Layer Mask, sau đó chọn Reveal All hoặc Hide All tuỳ theo bạn muốn hiện hay ẩn toàn bộ layer. Tiếp đó, bạn có thể dùng các công cụ như brush tool, gradient tool, lasso tool hoặc các công cụ khác để vẽ lên mask. Bạn nên nhớ rằng: Khi vẽ lên mask, bạn chỉ sử dụng hai màu đen và trắng. Màu đen sẽ che đi phần tương ứng trên layer, còn màu trắng sẽ hiện lại phần đó. Bạn có thể điều chỉnh độ trong suốt của mask bằng cách thay đổi opacity hoặc fill của nó. Bạn có thể xoay, di chuyển, biến dạng hoặc thay đổi kích thước của mask bằng cách vào menu Edit, chọn Transform, sau đó chọn các tùy chọn như Rotate, Scale, Skew, Distort hoặc các tùy chọn khác. Kiểm tra tỷ lệ và độ phân giải Khi làm mờ ảnh photoshop, bạn nên kiểm tra tỷ lệ và độ phân giải của ảnh để đảm bảo chất lượng và kích thước phù hợp. Nếu tỷ lệ quá cao hoặc quá thấp, ảnh sẽ bị méo mó hoặc bị kéo dãn khi hiển thị trên các thiết bị khác nhau. Nếu độ phân giải quá cao hoặc quá thấp, ảnh sẽ bị nặng hoặc bị vỡ khi in ra hoặc phóng to.  Bạn có thể kiểm tra và điều chỉnh tỷ lệ và độ phân giải của ảnh bằng cách vào menu Image, chọn Image Size. Trong hộp thoại Image Size, bạn có thể thấy và thay đổi các thông số như Width (chiều rộng), Height (chiều cao), Resolution (độ phân giải), Pixel Dimensions (kích thước pixel) và Document Size (kích thước tài liệu). Kiểm tra độ phân giải của ảnh Lưu ý về tệp gốc và định dạng Đối với cách làm mờ ảnh trong photoshop, bạn nên lưu ý về tệp gốc và định dạng của ảnh. Bạn nên lưu tệp gốc với định dạng PSD để giữ nguyên các layer, mask, hiệu ứng và các thông tin khác của ảnh. Bạn có thể lưu tệp gốc bằng cách vào menu File, chọn Save hoặc Save As (phím tắt Ctrl + S hoặc Ctrl + Shift + S). Bạn nên lưu tệp gốc với tên khác hoặc ở thư mục khác để tránh ghi đè lên bản gốc. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ảnh với định dạng phù hợp với mục đích sử dụng. Bạn có thể lựa chọn các định dạng như JPEG, PNG, GIF, TIFF hoặc các định dạng khác tuỳ theo yêu cầu về chất lượng, dung lượng, màu sắc và độ trong suốt của ảnh. Bạn có thể lưu ảnh với định dạng khác bằng cách vào menu File, chọn Save As, sau đó chọn Format mong muốn. Thử nghiệm và tùy chỉnh Cuối cùng, bạn nên thử nghiệm và tùy chỉnh lại ảnh sau khi làm mờ để có được kết quả tốt nhất. Bạn có thể so sánh ảnh trước và sau khi làm mờ bằng cách vào menu Window, chọn Arrange, sau đó chọn New Window for [tên file].  Bạn sẽ thấy hai cửa sổ hiển thị cùng một ảnh, nhưng bạn có thể điều chỉnh zoom level và vị trí khác nhau. Bạn có thể dùng các công cụ như crop tool, brightness/contrast, hue/saturation, levels, curves hoặc các công cụ khác để cắt bớt, điều chỉnh ánh sáng, màu sắc, độ tương phản hoặc các thông số khác của ảnh. Thử nghiệm và tùy chỉnh Kết luận Trong bài viết trên , chúng tôi đã tiết lộ cho bạn 5 cách làm mờ ảnh trong photoshop thông dụng nhất hiện nay, cùng với những nguyên tắc và lưu ý quan trọng khi thực hiện. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kỹ năng để làm mờ ảnh bằng photoshop một cách hiệu quả và sáng tạo. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay ý kiến nào, xin vui lòng để lại bình luận phía dưới. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.
14/11/2020
16812 Lượt xem
Layer là gì? Các thao tác với layer trong Photoshop cơ bản nhất
Layer là gì? Các thao tác với layer trong Photoshop cơ bản nhất Một trong những tính năng quan trọng nhất của Photoshop là khả năng làm việc với các layer (lớp). Layer giúp bạn quản lý các thành phần khác nhau của một bức ảnh, tạo hiệu ứng, chỉnh sửa và thay đổi dễ dàng hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về layer trong Photoshop, các loại layer phổ biến, các bộ phận của một layer và các thao tác cơ bản với layer. Layer trong photoshop là gì? Layer trong photoshop là một lớp mỏng và trong suốt, được đặt lên trên một bức ảnh hoặc một nền. Bạn có thể tưởng tượng layer như là một miếng giấy mỏng và trong suốt, bạn có thể vẽ hoặc dán các hình ảnh lên trên đó. Khi bạn xếp nhiều layer lên nhau, bạn sẽ tạo ra một bức ảnh hoàn chỉnh.  Layer trong photoshop là một lớp mỏng và trong suốt Bạn có thể di chuyển, xoay, biến đổi, thay đổi kích thước layer, thêm hoặc xóa các layer mà không ảnh hưởng đến các layer khác. Bạn cũng có thể điều chỉnh độ trong suốt, độ sáng, độ tương phản, màu sắc và nhiều thuộc tính khác của từng layer. Trở thành chuyên gia Photoshop bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn tư duy thiết kế đồ họa sáng tạo, có kiến thức bài bản theo lộ trình, cắt ghép, chỉnh sửa...thành thạo. Học thử ngay. [course_id:1706,theme:course] [course_id:312,theme:course] [course_id:2119,theme:course] Các loại layer phổ biến Trong Photoshop, có nhiều loại layer khác nhau, mỗi loại có chức năng và cách sử dụng riêng. Dưới đây là một số loại layer phổ biến nhất: Background Layer Background layer là layer nền của một bức ảnh. Nó thường được tạo ra khi bạn mở một bức ảnh mới hoặc khi bạn tạo một file mới trong Photoshop. Background layer không có độ trong suốt và không thể di chuyển hay thay đổi tên. Nếu bạn muốn chỉnh sửa background layer, bạn cần phải chuyển nó thành một image layer bằng cách nhấp đúp vào nó và nhấn OK. Background Layer Image Layer Image layer là layer chứa các hình ảnh bitmap (raster), ví dụ như các bức ảnh số, scan hay vẽ tay. Bạn có thể tạo image layer bằng cách kéo và thả các hình ảnh từ máy tính hoặc từ internet vào Photoshop hoặc bằng cách copy và paste từ các nguồn khác. Bạn có thể chỉnh sửa image layer bằng các công cụ như crop, rotate, transform, filter hay adjustment. Image Layer Adjustment Layer Adjustment layer là layer trong photoshop cho phép bạn điều chỉnh các thuộc tính như màu sắc, độ sáng, độ tương phản hay tone của một hoặc nhiều image layer bên dưới nó. Điểm đặc biệt của adjustment layer là bạn có thể thay đổi các thiết lập của nó mà không làm thay đổi vĩnh viễn các image layer gốc. Bạn có thể tạo adjustment layer bằng cách chọn Layer > New Adjustment Layer và chọn loại adjustment bạn muốn. Adjustment Layer Type Layer Type layer là layer chứa các ký tự văn bản. Bạn có thể tạo type layer bằng cách sử dụng công cụ Type (T) và nhập văn bản vào bức ảnh. Bạn có thể thay đổi font chữ, kích thước, màu sắc, căn lề và nhiều thuộc tính khác của văn bản. Bạn cũng có thể chuyển đổi type layer thành image layer bằng cách nhấp chuột phải vào nó và chọn Rasterize Type. Type Layer Fill Layer Fill layer là layer trong photoshop cho phép bạn tô màu hoặc áp dụng các mẫu (pattern) lên một hoặc nhiều layer bên dưới nó. Bạn có thể tạo fill layer bằng cách chọn Layer > New Fill Layer và chọn loại fill bạn muốn. Bạn có thể thay đổi màu sắc hoặc mẫu của fill layer bằng cách nhấp đúp vào nó. Fill Layer Shape Layer Shape layer là layer trong photoshop chứa các hình dạng vector, ví dụ như đường thẳng, hình tròn, hình vuông hay hình tự do. Bạn có thể tạo shape layer bằng cách sử dụng các công cụ Shape (U) và vẽ các hình dạng trên bức ảnh.  Bạn có thể thay đổi màu sắc, đường viền, hiệu ứng và nhiều thuộc tính khác của các hình dạng. Bạn cũng có thể chuyển đổi shape layer thành image layer bằng cách nhấp chuột phải vào nó và chọn Rasterize Shape. Shape Layer Các bộ phận của một layer trong photoshop Mỗi layer trong Photoshop có các bộ phận là thumbnail, mask, tên layer, Visibility toggle và liên kết. Chi tiết từng thành phần như sau: Layer Thumbnail Layer thumbnail là hình nhỏ hiển thị nội dung của một layer. Bạn có thể nhìn vào layer thumbnail để biết được layer đó chứa gì và nó nằm ở đâu trên bức ảnh. >>> Xem thêm: Chi tiết 3 cách gộp layer trong photoshop cực dễ ai cũng làm được Layer Mask Layer mask là một khu vực trắng đen được gắn với một layer, cho phép bạn kiểm soát độ trong suốt của layer đó. Bạn có thể tạo layer mask bằng cách chọn Layer > Layer Mask > Reveal All hoặc Hide All.  Bạn có thể vẽ lên layer mask bằng các công cụ Brush (B), Eraser (E) hoặc Gradient (G). Khi bạn vẽ màu trắng lên layer mask, bạn sẽ hiển thị nội dung của layer đó. Khi bạn vẽ màu đen lên layer mask, bạn sẽ ẩn nội dung của layer đó. Còn khi bạn vẽ màu xám lên layer mask, bạn sẽ làm mờ nội dung của layer đó. Tên layer Tên layer là nhãn cho bạn biết tên của một layer. Bạn có thể đặt tên cho một layer bất kỳ bằng cách nhấp đúp vào nó và nhập tên mới. Bạn nên đặt tên cho các layer theo nội dung hoặc chức năng của chúng để dễ quản lý hơn. Các bộ phận của layer Visibility Toggle (Tắt/bật layer) Visibility toggle là biểu tượng mắt nhỏ ở bên trái của mỗi layer, cho phép bạn hiển thị hoặc ẩn một layer trên bức ảnh. Khi nhấp vào visibility toggle, bạn sẽ tắt hoặc bật hiển thị của layer đó. Khi bạn giữ phím Alt và nhấp vào visibility toggle, phần mềm sẽ hiển thị chỉ duy nhất layer đó và ẩn tất cả các layer khác. Liên kết Liên kết layer và mặt nạ là biểu tượng dây chuyền nhỏ ở giữa của mỗi layer, cho phép bạn kết nối hoặc ngắt kết nối một layer với mặt nạ của nó. Khi bạn liên kết một layer với mặt nạ, cả hai sẽ cùng nhau di chuyển khi bạn sử dụng công cụ Move (V). Khi bạn ngắt kết nối một layer với mặt nạ, bạn sẽ di chuyển riêng biệt layer hoặc mặt nạ khi bạn sử dụng công cụ Move (V). Các thao tác cơ bản với Layer trong Photoshop Sau khi đã biết các loại layer và các bộ phận của một layer, chúng ta sẽ tìm hiểu các thao tác cơ bản với layer trong Photoshop, bao gồm: Cách tạo layer trong photoshop Để thêm layer trong photoshop, bạn có thể làm theo các bước sau: Bước 1: Chọn Layer > New > Layer… hoặc nhấn phím tắt Ctrl+Shift+N. Tạo layer mới bằng nhấn phím tắt Ctrl+Shift+N Bước 2: Trong hộp thoại New Layer, bạn có thể đặt tên, chọn màu, đặt chế độ trộn (blend mode) và độ trong suốt (opacity) cho layer mới. Sau đó nhấn OK. Nhấn ok để tạo layer mới Bước 3: Layer mới sẽ xuất hiện ở trên cùng của danh sách layer. Bạn có thể di chuyển nó lên xuống để thay đổi thứ tự của nó. Cách chọn layer trong photoshop Để chọn một layer trong Photoshop, bạn chỉ cần nhấp vào tên hoặc thumbnail của layer đó. Layer được chọn sẽ có viền xanh lá cây bao quanh. Cách chọn nhiều layer trong photoshop Để chọn nhiều layer trong Photoshop, bạn có thể làm theo các cách sau: Cách 1: Giữ phím Ctrl và nhấp vào các layer bạn muốn chọn. Các layer được chọn sẽ có viền xanh lá cây bao quanh. Cách 2: Giữ phím Shift và nhấp vào layer đầu tiên và layer cuối cùng trong khoảng bạn muốn chọn. Tất cả các layer trong khoảng đó sẽ được chọn. Cách 3: Nhấp chuột trái và kéo để tạo một hình chữ nhật bao quanh các layer bạn muốn chọn. Tất cả các layer nằm trong hình chữ nhật đó sẽ được chọn. Chọn nhiều layer  Cách xóa layer trong Photoshop Để xóa một hoặc nhiều layer trong Photoshop, bạn có thể làm theo các bước sau: Bước 1: Chọn các layer bạn muốn xóa. Bước 2: Nhấn phím Delete hoặc Backspace trên bàn phím. Hoặc bạn có thể kéo các layer đó vào biểu tượng thùng rác ở góc dưới bên phải của danh sách layer. Bước 3: Trong hộp thoại Delete Layer, nhấn Yes để xác nhận. Xóa layer trong pts Cách nhân đôi layer trong Photoshop Để nhân đôi một hoặc nhiều layer trong Photoshop, bạn có thể làm theo các bước sau: Bước 1: Chọn các layer bạn muốn nhân đôi. Chọn layer muốn nhân đôi Bước 2: Nhấn phím tắt Ctrl+J hoặc chọn Layer > Duplicate Layer… Chọn Duplicate Layer… Bước 3: Trong hộp thoại Duplicate Layer, bạn có thể đặt tên, chọn vị trí và tùy chọn khác cho các layer mới. Sau đó nhấn OK. Bước 4: Các layer mới sẽ xuất hiện ở trên các layer gốc. Bạn có thể di chuyển hoặc chỉnh sửa chúng theo ý muốn. Cách ẩn và hiện layer trong Photoshop Để ẩn hoặc hiện một hoặc nhiều layer trong Photoshop, bạn có thể làm theo các bước sau: Bước 1: Chọn các layer bạn muốn ẩn hoặc hiện. Bước 2: Nhấp vào biểu tượng mắt nhỏ ở bên trái của mỗi layer để tắt hoặc bật hiển thị của chúng. Khi bạn tắt hiển thị của một layer, biểu tượng mắt sẽ biến mất và layer đó sẽ không xuất hiện trên bức ảnh. Khi bạn bật hiển thị của một layer, biểu tượng mắt sẽ xuất hiện lại và layer đó sẽ xuất hiện trên bức ảnh. Ẩn và hiện layer trong phần mềm pts Cách thay đổi thứ tự các layer trong Photoshop Để thay đổi thứ tự các layer trong Photoshop, bạn có thể làm theo các bước sau: Bước 1: Chọn các layer bạn muốn di chuyển. Bước 2: Kéo các layer đó lên hoặc xuống trong danh sách layer để đặt chúng vào vị trí mong muốn. Bạn cũng có thể sử dụng các phím tắt Ctrl+[ để di chuyển các layer lên trên một cấp hoặc Ctrl+] để di chuyển các layer xuống dưới một cấp. Bước 3: Thả các layer khi bạn hài lòng với thứ tự của chúng. Thay đổi thứ tự layer trong pts Cách mở layer trong photoshop Để thực hiện cách bật layer trong photoshop, bạn có thể làm theo các bước sau: Bước 1: Chọn Layer > Open Layer… hoặc nhấn phím tắt Ctrl+O. Bước 2: Trong hộp thoại Open, duyệt đến thư mục chứa file layer bạn muốn mở. Bạn có thể lọc các file theo định dạng, kích thước, ngày tạo và nhiều tiêu chí khác. Bước 3: Nhấp đúp vào file layer bạn muốn mở hoặc chọn nó và nhấn Open. Bước 4: Layer mới sẽ xuất hiện ở trên cùng của danh sách layer. Bạn có thể di chuyển, chỉnh sửa hoặc kết hợp nó với các layer khác. Mở layer trong pts Cách khóa layer trong photoshop Để khóa một hoặc nhiều layer trong Photoshop, bạn có thể làm theo các bước sau: Bước 1: Chọn các layer bạn muốn khóa. Bước 2: Nhấp vào biểu tượng khóa nhỏ ở góc trên bên phải của mỗi layer để khóa tất cả các thuộc tính của chúng. Hoặc bạn có thể nhấp vào biểu tượng khóa riêng lẻ để khóa từng thuộc tính như vị trí, nội dung, đường viền hay hiệu ứng của chúng. Bước 3: Khi bạn khóa một layer, biểu tượng khóa sẽ được tô đậm và bạn không thể di chuyển, chỉnh sửa hay xóa layer đó. Khi bạn muốn mở khóa một layer, bạn chỉ cần nhấp lại vào biểu tượng khóa đó. Khóa layer trong pts Chỉnh màu layer trong photoshop Để chỉnh màu cho một hoặc nhiều layer trong Photoshop, bạn có thể làm theo các bước sau: Bước 1: Bên thanh công cụ phía tay trái có có hai hình vuông chồng vào nhau. Hình vuông phía trên là Foreground, còn hình vuông phía dưới gọi là Background. Bạn cần sử dụng phím X để đảo vị trí màu của hai hình vuông này.  Sử dụng phím X để đảo vị trí màu của hai hình vuông này Bước 2: Bạn nhấn vào Foreground hoặc Background rồi chọn màu muốn tô cho Layer > Nhấn OK. Trong ví dụ này, mình chọn màu của Foreground.  Nhấn OK Bước 3: Nhấn chuột trái vào Layer bạn cần tô màu.  Nhấn chuột trái vào layer mà bạn muốn tô Bước 4: Nhấn tổ hợp phím Alt + Delete để tô màu Foreground hoặc nhấn phím tắt Ctrl + Delete để tô màu Background.  Tô màu layer Các nút layer khác Ngoài các bộ phận và thao tác cơ bản với layer đã nêu trên, bạn cũng có thể sử dụng các nút layer khác để tăng cường hiệu quả làm việc với layer trong Photoshop. Đó là những nút lệnh:  Nút Add a Layer Style: Cho phép bạn thêm các hiệu ứng như đổ bóng, ánh sáng, kiểu chữ, viền và nhiều hơn nữa cho một hoặc nhiều layer. Nút Add a Layer Mask: Cho phép bạn tạo một mặt nạ cho một hoặc nhiều layer để kiểm soát độ trong suốt của chúng. Nút Create a New Group: Cho phép bạn tạo một nhóm để chứa một hoặc nhiều layer. Bạn có thể sử dụng nhóm để tổ chức, di chuyển, ẩn, hiện hoặc khóa các layer liên quan đến nhau. Nút Create a New Layer: Cho phép bạn tạo một layer mới trống hoặc từ một lựa chọn (selection). Nút Delete Layer: Cho phép bạn xóa một hoặc nhiều layer đã chọn. Các nút layer khác trong pts Tạm kết Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về layer trong Photoshop, các loại layer phổ biến, các bộ phận của một layer và các thao tác cơ bản với layer. Layer là một tính năng quan trọng và hữu ích trong Photoshop, giúp bạn quản lý và chỉnh sửa các thành phần khác nhau của một bức ảnh một cách dễ dàng và linh hoạt. Bạn có thể sử dụng các công cụ, menu và nút layer để tạo, di chuyển, xóa, kết hợp, khóa, ẩn, hiện và điều chỉnh các thuộc tính của các layer. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những kiến thức cơ bản về layer trong phần mềm Photoshop và áp dụng chúng vào thực hành. Chúc bạn thành công!
14/11/2020
7100 Lượt xem
Thỏa sức sáng tạo với 5 phần mềm thiết kế Banner Online hữu ích
Thỏa sức sáng tạo với 5 phần mềm thiết kế Banner Online hữu ích Trong các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp, Banner chắc hẳn đã trở nên rất quen thuộc bởi nó mang lại những ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Banner là một hình thức giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để có thể thiết kế một Banner độc đáo, sáng tạo và bắt mắt trong thời gian ngắn nhất. Trong bài viết này, Unica sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số phần mềm thiết kế Online vô cùng hữu ích.  Phần mềm thiết kế Banner Online hữu ích Fotojet Fotojet được biết đến là một trong những phần mềm thiết kế banner Online miễn phí. Chỉ cần một vài thao tác vô cùng đơn giản trên máy tính là người dùng có thể dễ dàng chỉnh sửa ảnh, cắt, ghép, thêm hình ảnh hoặc biểu tượng theo ý thích của mình.  Fotojet được sáng lập bởi công ty chuyên về thiết kế phần mềm đồ họa PearlMountain Limited. Với những tính năng dễ dàng sử dụng, Fotojet được xem là một phần mềm vô cùng đơn giản và phù hợp với tất cả mọi đối tượng có nhu cầu học về thiết kế. Fotojet luôn là phần mềm dẫn đầu xu hướng về những tính năng được tích hợp công nghệ cao, chất lượng, hữu ích và cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ chuyên nghiệp, bài bản cho người sử dụng nó.  Giao diện Fotojet Adobe IIIlustrator Adobe Illustrator một lần nữa là một phần mềm của Adobe vượt trội khi nói đến việc tạo hình minh họa vector. Adobe IIIlustrator cung cấp một bộ công cụ chất lượng cho người dùng. Đây là một dịch vụ dựa trên đăng ký là một phần của bộ Adobe Creative Cloud. Illustrator có thể được sử dụng nhiều hơn là một công cụ minh họa; nó có thể được sử dụng để tạo biểu trưng, ​​biểu tượng cho các trang web và ứng dụng di động cũng như các biểu ngữ và tờ rơi quảng cáo kỹ thuật số. Illustrator đi kèm với tất cả các công cụ bạn cần để tạo một Banner tuyệt đẹp bao gồm công cụ hình dạng, công cụ văn bản để thêm kiểu chữ tuyệt đẹp, công cụ vẽ tay để biến ảnh đã nhập thành tác phẩm nghệ thuật và nhiều hơn thế nữa. Photoshop Ưu điểm - Bộ sưu tập tuyệt vời các công cụ thiết kế - Các mẫu được thiết kế sẵn cho Tờ rơi và tờ rơi quảng cáo - Khả năng thiết kế 3D - Giao diện người dùng mượt mà Nhược điểm - Không có tùy chọn cấp phép vĩnh viễn - Giao diện phi tuyến tính - Liên quan đến đường cong học tập Photoshop Photoshop là một phần mềm chỉnh sửa ảnh được dùng để thiết kế Banner Online vô cùng hữu ích. Nói đến Photoshop người dùng nghĩ ngay đến một phần mềm xử lý hình ảnh tuyệt vời và phiên bản mới nhất của Photoshop đi kèm với nhiều tính năng hơn nữa. Mặc dù bố cục chỉnh sửa hơi phức tập có thể không phù hợp với mọi người, nhưng không nghi ngờ gì nữa, Photoshop là một trong những công cụ tốt nhất để tạo bất kỳ nội dung đồ họa nào bao gồm banner, tờ rơi và biểu ngữ. Đối với người mới bắt đầu, Photoshop cung cấp các video hướng dẫn để có thể thực hành một cách dễ dàng. Để tạo một Banner hoặc tờ rơi, hãy bắt đầu tạo tệp mới. Sau đó, thêm kết cấu và bắt đầu tùy chỉnh bằng cách thêm hình ảnh và văn bản theo nhu cầu của bạn. Tờ rơi và Banner có thể được xuất ra ở nhiều định dạng bao gồm PNG và PDF. Bạn cũng có thể chuyển nó sang Adobe Illustrator để có thêm nhiều cải tiến khác.  Ngoài việc tạo tờ rơi, Photoshop có thể được sử dụng để tạo và chỉnh sửa hình ảnh, minh họa và tạo đồ họa cho các thiết kế web và ứng dụng di động. Snappa Với những người chưa có quá nhiều kỹ năng liên quan đến thiết kế thì Snappa được xem là một ứng dụng tạo Banner Online vô cùng hữu ích. Ưu điểm của Snappa là dễ sử dụng và có một bộ mẫu tuyệt đẹp. Mặc dù Snappa đơn giản nhưng nó mang lại khả năng sáng tạo không giới hạn. Snappa là một phần mềm tạo đồ họa trực tuyến rất được yêu thích mà bạn có thể sử dụng để xây dựng các quảng cáo biểu ngữ. Giống như Bannersnack, nó cũng trình bày chức năng mẫu để tạo quảng cáo biểu ngữ trong vài giây. Tuy nhiên, nhiều loại bạn sẽ thấy nó hấp dẫn, vì nó cung cấp các tùy chọn bổ sung gợi nhớ đến: Tạo hình ảnh nổi bật trên nhật ký web, tạo quảng cáo biểu ngữ YouTube, chia sẻ trên mạng xã hội, tùy chọn thêm phông chữ tùy chỉnh. Giao diện Snappa Canva Nhắc đến Canva chắc hẳn người dùng sẽ không còn quá xa lạ bởi nó được biết đến là một trong những công cụ thiết kế đồ họa Online dễ sử dụng và nổi tiếng trên toàn thế giới. Với những mẫu thiết kế có sẵn được trưng bày trên giao diện, Canva xứng đáng là một nguồn tài nguyên vô tận cho những ai muốn tập tành học thiết kế. Với những tính năng dễ sử dụng cùng với kho tàng hình ảnh, biểu tượng, vectơ có sẵn, người dùng có thể sử dụng nó một cách dễ dàng mà không cần phải biết quá nhiều những kỹ năng liên quan đến thiết kế.  Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về 4 phần mềm thiết kế Banner Online vô cùng hữu ích. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ lựa chọn được cho mình một phần mềm thiết kế phù hợp để có thể thỏa sức sáng tạo ra những Banner đẹp mắt và lôi cuốn nhất. Cảm ơn và chúc các bạn thành công ! >> Cách căn giữa trong Photoshop mà bạn chưa biết >> Bí quyết đổi màu chữ trong Photoshop một cách đơn giản nhất >> Hướng dẫn làm ảnh chìm trong Photoshop
14/11/2020
654 Lượt xem
Concept Design là gì? Cách tạo ra Concept ấn tượng nhất
Concept Design là gì? Cách tạo ra Concept ấn tượng nhất Khi học thiết kế thì khái niệm Concept là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc và đóng một vai trò quan trọng giúp các Designer có thể đưa ra những ý tưởng thiết kế sáng tạo, độc đáo và mới lạ. Vậy Concept Design là gì? Mời bạn đọc tìm hiểu các nội dung liên quan thông qua bài viết dưới đây.  Concept Design là gì Hiểu theo dịch nghĩa, Concept Design là thiết kế ý tưởng. Thiết kế ý tưởng đề cập đến một giai đoạn trong quá trình thiết kế. Triển khai Concept Design ngầm hiểu là một bước để các nhà thiết kế lựa chọn cho mình một phong cách thiết kế sáng tạo với những màu sắc, hình ảnh mang những nét riêng biệt nhằm truyền tải một thông điệp nhất định liên quan đến sản phẩm, thương hiệu hoặc chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.  Thiết kế ý tưởng là một giai đoạn đầu cần thiết trong quá trình sản xuất một thiết kế sản phẩm. Giai đoạn này sẽ phát triển các ý tưởng mà một nhà phát minh hoặc doanh nghiệp có trong đầu, khám phá thêm và bắt đầu thử nghiệm chúng để xem liệu chúng có đáp ứng được kỳ vọng ban đầu hay không. Trong quá trình thiết kế ý tưởng, bạn sẽ có thể xây dựng đặc điểm kỹ thuật sản phẩm của mình và tìm ra điều gì quan trọng đối với sự thành công của nó. Nhà thiết kế có thể tạo ra các thiết kế CAD và kết xuất ý tưởng có thể hiển thị sản phẩm của bạn ở mức độ chi tiết đáng kinh ngạc. Khi bạn hài lòng với ý tưởng, bạn có thể chuyển sang giai đoạn tạo mẫu. >>> Xem ngay: Shutterstock là gì? Kinh nghiệm bán ảnh trên Shutterstock Định nghĩa chung về một Concept Vậy Concept Art là gì? Concept Art hiểu theo nghĩa đơn giản là bản vẽ phác thảo trình bày nội dung ý tưởng của người thực hiện thiết kế.  Lợi ích của việc sử dụng Concept Design Sau khi giải thích thuật ngữ Concept Design là gì, chúng tôi mời bạn đọc tìm hiểu lợi ích của giai đoạn thiết kế ý tưởng. - Lợi ích đầu tiên đối với thiết kế khái niệm luôn là sự rõ ràng mà nó cung cấp về những gì một sản phẩm có thể làm và mục đích sử dụng của nó. Đây là chìa khóa khi tạo ra một sản phẩm và nếu không có điều này, quá trình này sẽ gặp phải sự cố sau này. - Thiết kế ý tưởng giúp tạo ra một giao diện người dùng rõ ràng, dễ hiểu và dễ sử dụng - Thiết kế ý tưởng giúp mô tả chi tiết vai trò của những người dùng khác nhau để từ đó hiểu rõ hơn về dự án. - Thiết kế sẽ giúp xem xét cẩn thận các quan điểm của người sử dụng về xu hướng thiết kế và vật liệu hiện tại để làm cho kết quả cuối cùng đạt được dễ dàng hơn . - Nếu không có một thiết kế ý tưởng tốt, các quy trình khác nhau liên quan đến việc tạo ra một sản phẩm sẽ trở nên mất thời gian và tiền bạc. Chính vì thế mà Concept Design sẽ giúp bạn khắc phục những hạn chế và tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện ý tưởng. Ví dụ về một Concept Trở thành chuyên gia Sketchup bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nhanh chóng thành thạo công cụ thiết kế 3D của SketchUp, nắm được tư duy thiết kế mô hình 3D nội thất, xây dựng, hoàn thiện bản vẽ 3D từ phác thảo ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh,... [course_id:2647,theme:course] [course_id:891,theme:course] [course_id:1177,theme:course] Các bước để tạo nên một Concept chuẩn Bước 1: Thu thập các thông tin liên quan Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực và mục đích mà Concept được xây dựng cũng sẽ khác nhau. Thế nhưng, việc tìm những nội dung Concept có liên quan sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lên cho mình một ý tưởng sáng tạo. Ngoài ra, việc thu thập các thông tin liên quan còn giúp bạn tìm ra những hạn chế trong quá trình lên ý tưởng của mình.  Bước 2: Nghiên cứu xử lý thông tin Bước này mang ý nghĩa là việc chắt lọc những thông tin chi tiết, cần thiết và thật sự hữu ích. Việc xử lý thông tin còn giúp cho quá trình thực hiện ý tưởng diễn ra nhanh chóng do hạn chế được tối đa thời gian chỉnh sửa bởi những tình huống phát sinh ngoài ý muốn.  Bước 3: Hiểu ý tưởng của từng phương án Hiểu đúng những giá trị cốt lõi của ý tưởng sẽ giúp bạn thực hiện ý tưởng đúng trọng tâm để mang lại kết quả tốt nhất.  >>> Xem ngay: Gestalt là gì? Nguyên tắc Gestalt người làm thiết kế phải biết 7 bước lên ý tưởng cho Concept Bước 4: Lọc ý tưởng Concept Design Trong quá trình lên ý tưởng, chắc hẳn bạn sẽ không chỉ tạo ra một mà rất nhiều những ý tưởng khác nhau. Việc của bạn là phải tìm ra xem ý tưởng nào khả thi và mang lại kết quả tốt nhất.  Bước 5: Thuyết trình ý tưởng Thuyết trình ý tưởng là việc bạn trình bày nội dung ý tưởng mà mình đã xây dựng với những người có liên quan. Việc trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, chi tiết và cặn cẽ sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian sửa đổi cũng như chi phí khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng.  Bước 6: Thiết kế hoàn chỉnh Thực hiện đủ 5 bước như chúng tôi đã trình bày phía trên, nhiệm vụ của bước thứ 6 là bắt tay vào hoàn chỉnh Concept của mình. Đây là bước yêu cầu sự tỉ mỉ cao trong từng chi tiết chính và phụ bởi chỉ một sai sót nhỏ là sẽ ảnh hưởng đến bố cục tổng thể chung. Ngoài ra, khi triển khai bước này cũng yêu cầu sự giám sát thường xuyên của người lên Concept chính.  Bước 7: Chỉnh sửa hoàn thiện Bước cuối cùng là xem xét toàn bộ ý tưởng để có thể phát hiện ra những sai sót trong quá trình lên Concept và khắc phục nó một cách nhanh chóng nhất.             Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng các bạn Concept Design là gì và 7 bước để lên một Concept. Cảm ơn và chúc các bạn thành công !    
14/11/2020
9266 Lượt xem
15 Cách tô màu nước cơ bản nhất mọi họa sĩ cần biết
15 Cách tô màu nước cơ bản nhất mọi họa sĩ cần biết Màu nước (Watercolor) là một loại màu vô cùng quen thuộc và đa năng được rất nhiều họa sĩ chuyên nghiệp và họa sĩ không chuyên ưa chuộng. Loại màu này rất dễ dàng tạo ra các hiệu ứng màu sắc hấp dẫn tăng thêm sức hút cho bức tranh của bạn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết màu nước là gi và 10+ kỹ thuật cách tô màu nước đẹp mắt mới lạ mà họa sĩ nào cũng nên biết. Màu nước là gì? Màu nước có thể hiểu rất đơn giản, đó là "màu" pha trộn với "nước" và được dùng để vẽ tranh. Chính xác thì màu nước được làm từ các loại hạt sắc tố đặc có khả năng tan trong nước để tạo ra màu nước. Trong tiếng Pháp màu nước được gọi là aquarelle. Màu nước có lịch sử tồn tại lên tới hàng nghìn năm, được đánh giá là một loại nguyên liệu khó sử dụng thuần thục, tuy nhiên một khi bạn đã làm chủ được màu nước bạn sẽ có thể tạo ra được rất nhiều bức tranh với những hiệu ứng tuyệt vời mà không loại nguyên liệu màu sắc nào làm được. Vậy có những kỹ thuật tô màu nước đẹp nào? Dưới đây là 10+ cách tô màu nước đẹp và cơ bản - chính là những kỹ thuật màu nước mà họa sĩ nào cũng nên nắm được, nhất là các họa sĩ tranh màu nước. 15 cách tô màu nước đẹp cơ bản họa sĩ nào cũng cần biết 1. Học cách sử dụng thành thạo các loại cọ khác nhau Nên học cách kết hợp nhiều loại cọ để tạo ra nhiều hiệu ứng màu nước khác nhau Cọ là vật liệu không thể thiếu khi vẽ tranh màu nước. Mỗi một loại cọ sẽ có những công năng, những lợi ích khác nhau và tạo ra được nhiều hiệu ứng khác nhau, tùy vào dự án tranh của bạn lớn hay nhỏ. Các loại cọ được phân chia rất nhiều với nhiều nguyên liệu khác nhau, bạn nên test nhiều loại cọ để tìm ra được cây cọ vẽ mình thích nhất, sử dụng tốt nhất và dễ dàng sử dụng nhất.  Nhất là đối với các cây cọ nhỏ, đôi khi bạn sẽ không thể ngờ đến những chi tiết nhỏ nhặt bên trong tranh của mình đâu. Bạn có thể nhìn thấy điều này với những bức tranh anime Nhật Bản - rất chi tiết và tỉ mỉ. 2. Sơn màu Với các phân khúc khác nhau, bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp với mục đích và túi tiền của mình. Cụ thể nếu bạn đang bắt đầu học, bạn có thể lựa chọn sơn màu phân khúc học sinh sinh viên. Còn nếu bạn là một họa sĩ chuyên nghiệp, hay xác định sẽ làm họa sĩ chuyên nghiệp thì bạn nên lưu tâm và sử dụng các sơn màu phân phúc họa sĩ - giá chúng khá cao đấy nhưng tiền nào của đấy, độ bền và chất liệu chắc chắn sẽ rất chất lượng. Ngoài ra bạn nên mua của ít nhất từ 2 hãng trở lên để có thể tìm ra được hãng nào phù hợp với bạn nhất.  3. Nghiên cứu kỹ tính ướt và khô của màu Nghiên cứu kỹ độ ướt - khô của màu Màu nước liên quan trực tiếp tới nước - một dung môi khá đặc biệt, do đó bạn cần quan tâm nhiều đến tính chất này để có thể điều chỉnh độ đậm nhạt cũng như độ bão hòa của chúng.  Mẹo dành cho bạn: bạn nên test trước khi đặt cọ và vẽ nhé. Nhất là đối với các bảng màu khô, việc kiểm soát độ ướt khô của màu khá tốt đấy. 4. Cách tô màu nước từ đậm tới nhạt Tô màu từ đậm tới nhạt Đây là một kỹ thuật có thể nói là cơ bản nhất trong các kỹ thuật tô  màu nước hiện nay. Sẽ khá là khó để có thể thành thạo được ngay kỹ thuật này, tuy nhiên một khi đã thành thạo cách tô màu này bức tranh của bạn sẽ trở nên rất đặc biệt với hiệu ứng đẹp mắt đấy. 5. Khăn giấy Nếu bạn để ý bạn sẽ thấy các họa sĩ thường có giấy khô ngay bên cạnh bảng màu của mình. Giấy khô rất quan trọng trong vẽ tranh nước bởi chúng  có thể điều chỉnh được lượng màu trong bức tranh hoặc sửa sai - kiểu như cục tẩy màu của màu nước vậy.  6. Kỹ thuật vảy màu nước Cách tô màu nước bằng cách vảy khá đặc biệt, vừa giống hiệu ứng nước rơi vỡ ra vừa giống như bạn "xé" màu trên giấy. Kỹ thuật này khá khó đoán, tuy nhiên nó rất thú vị đấy, bạn có thể thử để tạo sức hút cho bức tranh của mình bằng cách sử dụng ngón trỏ để kéo lông cọ lên rồi thả ra như thế này. Kỹ thuật vảy màu nước 7. Để màu tự hòa với nhau Không có sự can thiệp của cọ vẽ, bạn chỉ cần để hai màu với lượng nước vừa đủ với nhau trên giấy, chúng sẽ tự loang ra và hòa vào nhau. Kỹ thuật này còn được gọi là kỹ thuật màu nước ‘blooming’. Đôi khi độ loang tự do của màu lại tạo nên những hiệu ứng màu gradient rất đẹp đấy. Kỹ thuật màu nước ‘blooming’  Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực hội hoạ bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá vẽ online học cùng chuyên gia với nội dung bài giảng chi tiết sẽ giúp bạn thành thạo công cụ vẽ, nắm vững hơn tư duy hội họa, hình khối, dáng người, thiết kế để phục vụ tốt nhất cho công việc. Đăng ký ngay nhé. [course_id:999,theme:course] [course_id:766,theme:course] [course_id:1383,theme:course] 8. Kéo màu Cách tô màu nước kéo màu này khá đặc biệt. Chúng thể hiện nguồn sáng hay phần mép cạnh rất tuyệt vời trong bức tranh của bạn, tạo nên hiệu ứng như ánh sáng chiếu vào vậy. Kỹ thuật kéo màu 9. Kỹ thuật tạo lớp Kỹ thuật này gần giống với kỹ thuật Blooming nhưng mất thời gian hơn. Bạn phải đợi lớp màu nước đầu tiên khô lại thì mới có thể vẽ tiếp lớp thứ hai và các lớp sau. Kiểu tô màu nước này rất phù hợp để tô chuyển tiếp hay lên màu da người đem lại hiệu ứng rất đẹp. Kỹ thuật tạo lớp 10. Kỹ thuật day màu Kỹ thuật day màu nước Đây cũng là một cách tô màu nước được rất nhiều họa sĩ ưa chuộng bởi chúng tạo nên hiệu ứng loang rất tốt, rất phù hợp để vẽ đoạn chuyển giao màu mượt mà hay tạo sự đa dạng cho màu. Điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này đó là bạn phải kiểm soát được lượng nước, nếu không sẽ rất dễ biến thành một hỗn hợp tạp nham đấy. 11. Kỹ thuật Lifting Kỹ thuật Lifting có thể giúp bạn tinh chỉnh độ sáng của màu nước trên giấy một cách dễ dàng. Trong một số trường hợp bạn cần xóa màu nước đi, kỹ thuật Lifting tuy không thể giúp trờ giấy trắng lại hoàn toàn nhưng bạn hoàn toàn có thể nhấc bớt màu ra để sửa sai.  Bạn chỉ cần thực hiện như sau, khi lớp mà nước đã khô, bạn hãy vẽ hình mình muốn và nhấc ra. Để cho bề mặt giấy ổn định trong một phút, sau đó dùng khăn giấy ấn vào để hút nước ra. Với kỹ thuật này, bạn sẽ thấy lớp màu sáng lên theo hình bạn vẽ.  12. Sử dụng muối để tạo kết cấu Đặc tính của các tinh thể muối là dễ hòa tan trong nước, do đó sử dụng muối sẽ giúp bạn tạo các kết cấu thú vị nhanh chóng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Khi vẽ xong một vệt màu trên giấy, bạn có thể rắc muối lên phần sơn vẫn còn ướt. Khi bề mặt giấy đã khô, bạn chỉ gần quẹt hoặc thổi muối đi. Với kỹ thuật này, bạn có thể tạo kết cấu cho các bề mặt tự nhiên đá hoặc vỏ cây một cách dễ dàng.  13. Sử dụng bọt biển Một trong những cách tô màu nước khác hay được các họa sĩ áp dụng là sử dụng bọt biển. Với cách làm này, bạn chỉ cần trộn màu trong một đĩa hoặc khay nhỏ rồi nhấn bọt biển vào đó. Cuối cùng thấm lên giấy của bạn là được. 14. Khám phá âm họa (Negative Painting) Khám phá âm họa khi sử dụng màu nước đơn giản chỉ là việc nghĩ về chỗ bạn muốn để trắng trước khi vẽ. Kiểm soát cọ khi vẽ ở mép bạn muốn tạo không gian âm vô cùng quan trọng.  Đầu tiên hãy tạo lớp màu bám ẩm trước rồi vẽ dọc mép bạn muốn tạo không gian âm ở đó. Sau đó kéo màu ra khỏi mép cọ để lấp đầy không gian đó bằng sắc tố bạn thích. Nghĩ đến những khoảng không gian bạn thích để trắng hoặc nhạt trước khi vẽ 15. Dùng băng dính Trên một bề mặt giấy, nếu bạn muốn giữ cho khu vực được sạch sẽ và tinh tươm thì có thể sử dụng băng dính. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dán băng dính ở nơi bạn muốn chỗ đó sạch trắng, sau đó vẽ lên xung quanh băng. Khi màu sơn đã khô, bạn hãy gỡ băng từ từ để có một đường thẳng sạch đẹp. Lưu ý bạn nên dừng băng keo giấy hoặc băng keo dành cho họa sĩ để không làm rách bề mặt giấy. Kỹ thuật này thước được áp dụng đối với các góc cứng bao gồm kiến trúc và máy móc.  Hi vọng với 10 kỹ thuật tô màu nước này bạn đã có thể biết cách tô màu nước và tạo ra được những bức tranh màu sắc ấn tượng, hãy tập luyện thật nhiều để có thể làm chủ được màu nước nhé. >> Mời bạn đọc quan tâm đón đọc thêm các bài viết hay khác: - 6 nguyên tắc phối màu cơ bản bạn phải biết trong thiết kế - Màu Pastel là gì? Ví dụ về bảng màu Pastel - Bật mí 6 công cụ phối màu online đỉnh cao
14/11/2020
12031 Lượt xem
Thiết kế layout web là gì? Những nguyên tắc cần nắm vững
Thiết kế layout web là gì? Những nguyên tắc cần nắm vững Với bất cứ ai làm thiết kế, đặc biệt là làm thiết kế website đều rất quan tâm đến Layout cũng như hiểu được tầm quan trọng của các layout đó. Còn với các bạn mới bước chân vào lĩnh vực này thì kiến thức về layout còn hạn chế. Vậy trong bài viết này xin mời bạn đọc quan tâm hãy cùng đi tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về thiết kế layout web nhé! Thiết kế layout web là gì?  Layout là gì? Layout được hiểu là cách dàn trang, cách sắp xếp bố cục các thành phần một cách hài hòa, đồng nhất với các tỉ lệ chuẩn và vị trí phù hợp. Bạn sẽ thấy các layout được sử dụng nhiều nhất trong việc thiết kế dàn trang, tạp chí, lookbook, sách... Thiết kế layout là công việc chỉnh sửa, sắp xếp giữa các thành phần sao cho có tỉ lệ và khoảng cách phù hợp. Layout là gì? Tương tự như vậy thiết kế layout website là việc sắp xếp, chỉnh sửa các thành phần trong website theo bố cục và vị trí hợp lý, cùng với khoảng cách phù hợp giữa các thành phần với nhau, sao cho khi hiển thị trên website đạt được hiệu quả cao nhất. Ví dụ về layout trong website - Trang chủ sẽ là nơi tập hợp các nội dung chính (tin tức, bài viết mới, video mới, các thông báo, cập nhật,...), do đó cần xác định ưu tiên yếu tố nào trước yếu tố nào, từ đó các designer sẽ thiết kế các layout web theo đúng ý của chủ web. - Layout được ứng dụng trong việc căn chỉnh lề, font chữ của website, màu sắc chủ đạo trong website, vị trí ảnh, vị trí nội dung hiển thị, vị trí thông tin web... sao cho thống nhất và thật hài hòa. - Khoảng cách lề và khoảng cách các thành phần cũng là yếu tố cần quan tâm, nhất là trong thiết kế website việc đảm bảo các thành phần có khoảng trống hợp lý là điều cần thiết. Template là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản Template chính là các mẫu layout có sẵn, chỉ cần tải các template này về và chỉnh sửa cơ bản là có thể sử dụng luôn. Điểm cộng lớn nhất của các template đó là sự tiện lợi, nhanh chóng và miễn phí. Tuy nhiên đôi khi chúng không đáp ứng được hết những yêu cầu sử dụng của website. Trở thành chuyên gia Thiết kế website bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet. Bạn sẽ biết cách dùng các công cụ hỗ trợ đánh giá đo lường và làm seo hiệu quả để xây dựng và phát triển kinh doanh online bền vững. [course_id:277,theme:course] [course_id:357,theme:course] [course_id:1629,theme:course] Layout quan trọng như thế nào với website? Giúp nâng cao thẩm mỹ của website Layout giúp nâng cao thẩm mỹ Việc xuất hiện của các layout trong các website chắc chắn sẽ khiến website của bạn trông "dễ nhìn" hơn, gọn gàng và có nhiều thiện cảm hơn với người dùng, thay vì đưa hết tất cả những tính năng, thành phần của website lên màn hình điện thoại, máy tính thì các layout sẽ có nhiệm vụ giống như người sắp xếp tất cả chúng sao cho thẳng lề, đúng tỉ lệ, tự nhiên và khoa học. Đặc biệt khi website của bạn chuyên về những mảng đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như thẩm mỹ viện, thời trang, nhiếp ảnh, nghệ thuật,... thì bạn càng cần lưu ý đến việc thiết kế layout website chuẩn chỉnh, kỹ lưỡng. Tạo liên kết giữa các thành phần trong website Tùy vào từng mục đích của người thiết kế web và chủ website mà các layout được thiết kế phù hợp sao cho hướng người dùng đi đúng mạch kết cấu của website, đưa họ đi hết các thành phần trong website mà không bị sót phần nào. Để làm được như thế các website cần có các layout web phải hợp lý, sắp xếp hài hòa giữa các yếu tố, đồng thời gián tiếp xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần website với nhau. Tăng sự thu hút Yếu tố bắt mắt hài hòa trong các layout của website cũng góp phần tăng thêm sự hấp dẫn của website tới người đọc, dễ dàng thu hút lôi cuốn họ khám phá hết website của bạn mà không phải thấy khó chịu, nhiều bước.  Có những kiểu thiết kế layout nào cho website - Layout dạng lưới - Layout sử dụng những hình ảnh có kích thước lớn làm trọng tâm - Layout dạng cố định thanh menu - Layout có background phủ kín trang  - Layout chia 3 khối - Layout chia 5 khối - Layout dạng bộ sưu tập ảnh .....   Những nguyên tắc khi thiết kế layout web Hệ thống lưới Thiế kế Layout cần tuân thủ hệ thống lưới Trong quá trình thiết kế layout web, nguyên tắc đầu tiên bạn cần quan tâm nhất đó là hệ thống lưới. Việc thiết kế các layout dựa vào hệ thống lưới sẽ giúp trang web của bạn có lề lối thẳng hàng hơn, chuyên nghiệp và đảm bảo tính thẩm mỹ cao hơn. Tấm lưới vô hình này sẽ giữ cho website của bạn chuẩn chỉnh cũng như dễ điều chỉnh hơn khi cần thay đổi. Có hai hệ thống lưới website thường sử dụng đó là lưới 12 và lưới 16. Bạn có thể dựa vào chúng để bắt tay vào việc tạo ra các layout đẹp mắt nhé. Sự nhấn mạnh nổi bật và tỉ lệ Bất cứ sản phẩm sáng tạo nào cũng cần có một yếu tố nào đó để tạo nên sự hấp dẫn thu hút người xem ở lại lâu hơn, website cũng vậy. Hơn nữa trong website có rất nhiều trang nội dung, bạn cần phải thể hiện website của mình đâu là trang cần được nhấn mạnh, từ đó thiết kế làm sao có những điểm nhấn lớn nổi bật để thu hút người đọc.  Ngoài ra bạn cũng cần đảm bảo tỷ lệ giữa các điểm nhấn lớn với tổng quan website đấy nhé. Sự cân bằng Không phải ngẫu  nhiên các website có tiếng có được sự cân bằng và hài hòa tốt nhất, những người thiết kế web và nhà phát triển web đã phải test rất nhiều để tìm ra được sự cân bằng đó.  Mà sự cân bằng này có sự góp sức rất lớn của các khoảng trắng - tức không gian âm, bạn cần rất lưu ý yếu tố này trong quá trình thiết kế layout web nhé. Quy tắc 1/3 Quy tắc 1/3 không chỉ được áp dụng với các bố cục nhiếp ảnh mà còn có thể áp dụng được trong rất nhiều lĩnh vực khác, tiêu biểu đó là thiết kế các layout. Ngoài ra người xem cũng có xu hướng bị cuốn hút với số lẻ, bạn hoàn toàn có thể tận dụng các quy tắc và xu hướng này để thiết kế website sao cho hợp lý và hài hòa. Bạn có thể chia web ra làm 3 hàng và 3 cột, tại các điểm giao bạn có thể đặt logo, các điểm nhấn hoặc yếu tố quan trọng để thu hút tốt hơn người xem,...  Như vậy chúng tôi đã giới thiệu tới bạn những thông tin cơ bản nhất về thiết kế layout web. Hi vọng những thông tin này sẽ có ích cho bạn, xin cảm ơn và chúc bạn thành công! >> Học thiết kế Website đơn giản với 3 khóa học online cực hữu ích  >> Wireframe là gì? Tại sao nên sử dụng Wireframe trong dự án
14/11/2020
4449 Lượt xem