Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

File thiết kế là gì? Các định dạng phổ biến nhất hiện nay

Nội dung được viết bởi Bùi Thanh Tùng

Bạn đọc thân mến, trong quá trình đi trên con đường trở thành một nhà thiết  kế chuyên nghiệp, đặc biệt là trong thời gian đầu mới vào nghề chắc chắn bạn đã gặp không ít cách định dạng file thiết kế khác nhau, khiến thường hay gặp rắc rối không biết nên lưu file dưới định dạng nào. Vậy trong bài viết này xin mời bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu 4 loại định dạng file thiết kế phổ biến nhất hiện nay nhé.

File thiết kế là gì?

File thiết kế được xem là một tập hợp các hình ảnh bạn lưu trữ trên máy tính của bạn. Các file thông tin ảnh của bạn sẽ được lưu dưới dạng một hoặc nhiều các ký tự lại với nhau. Các file này thường có định dạng khác nhau và tùy với mục đích sử dụng của bạn để chọn định dạng phù hợp cho nó. 

File thiết kế là tập hợp những những hình ảnh được lưu trên máy tính của bạn

Kích thước của file thiết kế phụ thuộc vào hệ điều hành hoặc độ mạnh hay yếu của máy tính người sử dụng. Một số đơn vị đo kích thước của file thiết kế phổ biến là KB, MB, GB,... với công thức thì mỗi đơn vị sẽ hơn kém nhau 1024 đơn vị, ví dụ như 1024 KB = 1MB, 1024 MB = 1 GB…

>>> Xem ngay: Tỷ lệ vàng trong thiết kế là gì? Cách ứng dụng tỷ lệ vàng

8 dạng file thiết kế phổ biến 

File thiết kế dạng JPEG/ JPG 

File đuôi JPEG/JPG có lẽ là file quen thuộc nhất hiện nay đối với rất nhiều người. JPEG có nghĩa là Joint Photographic Experts Group - chính là viết tắt tên nhóm kỹ thuật đã xây dựng và phát triển nó. Đây là một dạng file thiết kế nén, theo đó người dùng có thể giảm dung lượng của bức ảnh xuống bằng cách hi sinh một số chi tiết ảnh không cần thiết, từ đó có được những bức ảnh JPEG đúng với kích thước như mong muốn. 

Đặc điểm của file thiết kế dạng JPEG/JPG là:

  • Sử dụng phương thức JPG để nén ảnh thì ảnh sẽ không quay lại được trạng thái ban đầu nên nó thường được sử dụng để lưu trữ nhiều bức ảnh trong một khoảng nhỏ, không dùng để chỉnh sửa ảnh.

  • Thường được sử dụng trong các loại hình ảnh kỹ thuật số, hình ảnh hiển thị trên các phương tiện truyền thông khác nhau.

  • Định dạng JPG sẽ không làm giảm chất lượng ảnh.

  • Ảnh không hỗ trợ nền (Transparency).

  • Không phục vụ cho in ấn, trừ khi đó là ảnh chất lượng cao và in với kích thước nhỏ như tài liệu màu, rửa ảnh,...

File JPG là ảnh được nhiều người sử dụng

File JPG là ảnh được nhiều người sử dụng

Trường hợp nên dùng JPEG/JPG:

  • Khi cần làm việc với các ấn phẩm online: Do JPEG/JPG có dung lượng ảnh thấp tối ưu cho website yêu cầu load và tải nhanh, do đó các lựa chọn file JPEG/JPG sẽ là hoàn hảo khi cần làm việc với các ấn phẩm online.
  • In ảnh hoặc ấn phẩm khác: file JPEG/JPG rất hoàn hảo để chỉnh sửa rồi đem ra in, nhất là đối với các file có độ nén thấp nhưng độ phân giải cao.
  • Khi cần gửi ảnh trước cho khách hàng: So với các định dạng file khác, file JPEG/JPG kích thước nhỏ còn rất thuận lợi để gửi mail cho khách hàng một cách nhanh chóng các hình ảnh demo, ví dụ như ảnh về căn hộ tương lai, ảnh sản phẩm.

Trường hợp không nên dùng JPEG/JPG:

  • Nếu bạn cần những bức ảnh hiển thị trên web có nền trong suốt thì bạn sẽ không thể dùng JPEG/JPG, thay vào đó bạn sẽ sử dụng file định dạng PNG hoặc GIF. 
  • JPEG/JPG không phải là ảnh phân layer, tức từ 2 đến nhiều layer ghép thành. Do đó bạn sẽ không thể chỉnh sửa một cách hoàn chỉnh và không thể hoàn tác đối với định dạng này. 

File thiết kế dạng PNG

File thiết kế PNG là loại file có đuôi PNG, đuôi file có độ trong suốt nhưng khả năng hiển thị cực kỳ vượt trội. PNG là viết tắt của Portable Network Graphics, là một định dạng file raster lossless. PNG là định dạng được ứng dụng nhiều nhất trong các ảnh số trên Internet và có hỗ trợ màu trong suất trên các trình duyệt website. 

Đặc điểm của file thiết kế dạng PNG là:

  • Được hỗ trợ màu 8-bit giống GIF và hỗ trợ màu 24-bit giống JPG nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng ảnh khi nén.

  • Định dạng thường được dùng trong thiết kế đồ họa, hình ảnh có văn bản và trên các phương tiện truyền thông.

  • Giữ nguyên chất lượng ảnh khi nén.

  • Hỗ trợ hình ảnh không nền (Transparency).

File PNG hỗ trợ định dạng trong suất 

File PNG hỗ trợ định dạng trong suất 

Trường hợp nên dùng PNG:

  • Khi website cần ảnh không có nền (hay nền trong suốt). Có thể kể ngay đến như logo thương hiệu, đó cũng là một loại ảnh PNG trên website, hoặc các hình ảnh yêu cầu chất lượng cao nhưng phải có màu trong suốt. 
  • Cần hình minh họa với số lượng màu giới hạn. So với JPEG/JPG, PNG không có nhiều màu quá đa dạng, thế nhưng vẫn là rất đủ để thể hiện các hình minh họa với một bảng màu nhỏ.
  • Cần file có nền trong suốt với kích thước nhỏ: Trên thực tế PNG có khả năng nén lại thành các file có kích thước rất nhỏ, điều này càng hữu hiệu đối với các hình ảnh văn bản hay hình họa đơn giản. Do đó có thể coi PNG cũng là một dạng file thiết kế lý tưởng đối với đồ họa web.

Trường hợp không nên dùng PNG:

  • Ảnh nghệ thuật hoặc các ấn phẩm nghệ thuật chất lượng ảnh cao. tuy so với JPEG/JPG các file PNG có độ màu sâu hơn, nhưng bởi vì đây là định dạng file raster lossless, các bức ảnh đuôi PNG sẽ không nén lại. Do vậy nếu bạn tải lên web với file này nếu không để ý sẽ rất dễ up phải ảnh có kích thước quá lớn so với mức  hiển thị trong website.
  • Không phù hợp để in ấn: Như đã nói ở trên, nếu bạn muốn in ảnh hoặc các ấn phẩm sao cho tối ưu hiển thị ngoài đời nhất bạn nên lựa chọn JPEG/JPG hoặc TIFF.

File thiết kế dạng TIFF/TIF

File thiết kế TIFF (Tagged Image File Format) là một định dạng file raster lossless có chất lượng ảnh cực kỳ cao và thường rất hay xuất hiện trong các trường hợp như ảnh nghệ thuật, nhiếp ảnh hay xuất bản ảnh. Ảnh này thường được tạo từ các máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp với file rất lớn lên tới cả chục MB mà không bị mất dữ liệu. Đôi khi bạn cũng sẽ bắt gặp dạng file này như một nơi để chứa ảnh đuôi JPG.

Đặc điểm của file thiết kế TIFF/TIF:

  • Mục đích là để lưu trữ thẻ, layer, transparency tương tự như PNG.

  • Có khả năng tương thích với nhiều ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh như Photoshop,...

  • Hỗ trợ lưu trữ siêu dữ liệu nâng cao thông qua GEOTIFF.

  • GeoTIFF là công nghệ được sử dụng để lưu trữ siêu dữ liệu tệp TIFF, bao gồm những thông tin quan trọng như tọa độ GPS,..

thiet-ke

Trường hợp nên dùng TIFF/TIF:

  • Khi cần in ảnh hoặc ấn phẩm với chất lượng cao: ví dụ như chụp sản phẩm thiết kế, ảnh chân dung lớn, ảnh gia đình, ảnh phong cảnh, ảnh quảng cáo tất cả những bức ảnh này đều đòi hỏi chất lượng ảnh rất cao để có thể in ra được sắc nét nhất, kể cả in hình nhỏ hay in hình khổ lớn.
  • Tạo bản Scan chất lượng cao: File TIFF có thể coi là một trong những địng dạng chất lượng cao nhất hiện nay, do đó nếu bạn cần một phải tạo ra một bản Scan chất lượng cao từ bản gốc, bạn nên lựa chọn file này.

Trường hợp không nên dùng TIFF/TIF:

  • Khi dùng trên website. Vì các file TIFF quá nặng nên nó rất không hợp để hiển thị trên website, đặc biệt là khi bạn đang muốn tối ưu hiển thị web thân thiện với người dùng.

File TFF không nên dùng trên website

File TFF không nên dùng trên website

>>> Xem ngay: Các quy tắc khi thiết kế bảng hiệu chi tiết đạt hiệu quả cao

Đăng ký khoá học làm Adobe Photoshop online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn có kiến thức bải bản nhất về Photoshop, hiểu rõ về giao diện tổng quan và từng thông số trong Photoshop. Sau khóa học, bạn sẽ tự tin ứng tuyển vị trí thiết kế tại các doanh nghiệp, công ty hoặc mở dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp tự do tại nhà.

Trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp với Adobe Photoshop CC 2015
Lê Đức Lợi
299.000đ
800.000đ

Thiết kế Concept nhân vật trên Photoshop
Phạm Đức Duy
299.000đ
900.000đ

Thiết kế ảnh với photoshop
Hoàng Thái Lễ
299.000đ
700.000đ

File thiết kế dạng GIF

File thiết kế GIF (Graphics Interchange Format) được phát triển từ năm 1987, là những file được định dạng trao đổi ảnh. Nó được tạo ra bằng cách ghép một loạt khung hình để tạo ra một chuyển động. GIF ban đầu được tạo ra để trao đổi, truyền tải nhanh hơn qua những đường truyền chậm. Hiện nay, nó được sử dụng rộng rãi với ảnh website, quảng cáo banner, email và ảnh động trên nền tảng mạng xã hội.

Đặc điểm của file thiết kế GIF:

  • Không phải là ảnh nén, nhưng khi xuất ra có thể tùy chỉnh để giảm số màu, thông tin ảnh, kích thước ảnh.

  • Ảnh động được sử dụng trực tuyến trên mạng xã hội.

  • Hỗ trợ giảm kích thước tệp và hỗ trợ transparency tương tự như PNG ở chất lượng thấp hơn.

  • Nó là tệp tin màu 8-bit, bảng màu đa dạng với hơn 256 màu cho phép nén mà không bị giảm chất lượng.

  • Được sử dụng tốt nhất với các icon nhỏ, ảnh ít màu sắc hoặc ảnh chuyển động và ảnh mẫu.

File GIF thường được sử dụng trên mạng xã hội

File GIF thường được sử dụng trên mạng xã hội

Trường hợp nên dùng GIF:

  • Truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và trực quan: GIF được tạo dưới dạng ảnh động nên người xem nhanh chóng nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, dễ hiểu hơn.

  • Tạo điểm nhấn cho thông điệp: GIF làm cho nội dung trở nên thú vị, thu hút trên các nền tảng xã hội.

  • Lưu với kích thước file nhỏ và ưu tiên: GIF có kích thước file nhỏ hơn so với các định dạng video, giúp tải website dễ và nhanh hơn.

Trường hợp không nên sử dụng GIF:

  • Hình ảnh yêu cầu chất lượng cao, sắc nét: GIF giới hạn về số lượng màu sắc nên không phù hợp với ảnh có nhiều chi tiết, màu sắc phức tạp.

  • Sử dụng để làm video dài: GIF không phù hợp để hiển thị các video dài vì sẽ làm giảm chất lượng hình ảnh và tăng kích thước file.

  • Khi cần kiểm soát tốc độ phát: GIF có tốc độ phát cố định và bạn không thể chỉnh được tốc độ phát của từng khung hình.

File thiết kế dạng PSD

File thiết kế định dạng PSD (Photoshop Document) là định dạng ảnh lớp độc quyền của Photoshop. Nó có thể được xuất ở bất kỳ số định dạng tệp hình ảnh nào, bao gồm các định dạng raster khác. Đây là một định dạng file độc quyền cho phép người dùng lưu dữ liệu dưới dạng các lớp riêng lẻ.

 Đặc điểm của file thiết kế PSD:

  • Chỉ chứa một hình ảnh được tách thành nhiều hình ảnh, đối tượng, bộ lọc, văn bản được chuyên dùng trong Photoshop với những công cụ như layers, mask, actions,..

  • Xây dựng trên nền tảng Raster nên không thể phóng to hình ảnh.

  • Không hỗ trợ in ấn và vecto.

File PSD là file của riêng phần mềm Photoshop

File PSD là file của riêng phần mềm Photoshop

Trường hợp nên sử dụng PSD:

  • Sử dụng trong quá trình thiết kế: Các lớp trong PSD cho phép người dùng dễ dàng chỉnh sửa từng phần trong hình ảnh mà không ảnh hưởng đến các phần khác.

  • Khi cần bảo toàn thông tin: Nó hỗ trợ giữ lại các thông tin chỉnh sửa và các lớp trong cùng một file.

  • Chia sẻ file: Định dạng file phù hợp khi làm việc nhóm, chia sẻ hình ảnh, file với các nhà thiết kế khác.

Trường hợp không nên sử dụng PSD:

  • Khi ưu tiên những file có kích thước nhỏ: File PSD thường có kích thước lớn do lưu trữ nhiều thông tin vì vậy nếu cần file có kích thước nhỏ thì nên dùng định dạng khác.

  • Khi không cần chỉnh sửa thêm: Nếu hình ảnh đã được hoàn thiện, không cần chỉnh sửa thêm thì nên chuyển sang định dạng khác để tiết kiệm dung lượng. 

  • Chia sẻ hình ảnh với người dùng phổ thông: Đối với những người không làm việc với Photoshop hoặc không có phần nền này thì bạn nên đổi sang định dạng khác như GIF, PNG hay JPG.

File thiết kế dạng EPS

File thiết kế dạng EPS (Encapsulated Post Script) là một file để lưu các ấn phẩm về đồ họa như logo, bản vẽ, hình ảnh minh họa được biểu diễn dưới dạng vector, hình ảnh bitmap,... Những file này xuất hiện ở định dạng với một hình ảnh xem trước dưới dạng bitmap. Mục đích chính của file EPS là để lưu lại các tác phẩm hội họa, logo, bản vẽ.

Đặc điểm của file thiết kế dạng EPS:

  • EPS được ứng dụng để truyền dữ liệu qua các hệ điều hành khác nhau. 

  • Hỗ trợ một số phần mềm vẽ, ứng dụng khác đẻ chỉnh sửa vector đồ họa.

  • Chuyển đổi sang các bitmap tiêu chuẩn như PDF, JPG, TIFF, PNG,.. 

  • Sử dụng phần mềm Adobe Illustrator để mở file.

  • Tăng giảm kích thước hình ảnh tùy ý mà không giảm chất lượng do được xây dựng trên nền tảng vecto.

File EPS dùng để lưu các ấn phẩm đồ họa như logo, bản vẽ,..

File EPS dùng để lưu các ấn phẩm đồ họa như logo, bản vẽ,..

Trường hợp nên sử dụng file thiết kế EPS:

  • Sử dụng thiết kế logo và biểu tượng: EPS là định dạng lý tưởng để tạo và lưu trữ các thiết kế logo, biểu tượng với độ chi tiết cao mà không bị vỡ nét khi phóng to, thu nhỏ.

  • Thiết kế đồ họa in ấn: EPS được sử dụng trong ngành in ấn, tạo ra các ấn phẩm chất lượng như poster, brochure, danh thiệp.

  • Lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật và chia sẻ giữa các phần mềm : EPS lưu trữ các tác phẩm vector, đảm bảo chất lượng hình ảnh khi chia sẻ file thiết kế với các phần mềm, đồng nghiệp khác nhau.

Trường hợp không nên sử dụng file thiết kế EPS:

  • Chia sẻ hình ảnh trên nền tảng mạng xã hội: EPS có kích thước file lớn và không phải mạng xã hội nào nên cũng hỗ trợ định dạng này.

  • Cần file có kích thước nhỏ: File EPS có kích thước lớn nên không phù hợp để tải lên website và gửi email.

  • Khi không cần chỉnh sửa các đối tượng vector: Nếu bạn chỉ cần ảnh tĩnh, không chỉnh sửa thì bạn nên đổi sang các định dạng khác như JPEG, PNG.

File thiết kế dạng PDF

File thiết kế dạng PDF (Portable Document Format) là định dạng cực kỳ phổ biến trong in ấn đến từ hãng Adobe. Giống như Word, PDF có khả năng chứa hình ảnh, văn bản text,... dưới dạng hình ảnh. Ưu điểm của file PDF là người dùng không thể thay đổi hiển thị ở những môi trường khác nhau, khi hiển thị trên máy tính, điện thoại hay các thiết bị khác thì đều giống nhau.

Đặc điểm của file PDF:

  • Sử dụng để chia sẻ tài liệu hoặc giữ nguyên thiết kế, chất lượng.

  • Xây dựng trên nền tảng vector nên dễ dàng tăng, giảm kích thước mà không làm giảm chất lượng.

  • Sử dụng để hiển thị, lưu trữ file online.

  • Phù hợp trong in ấn.

File PDF phù hợp trong in ấn do không chỉnh sửa được, không làm hỏng tác phẩm

File PDF phù hợp trong in ấn do không chỉnh sửa được, không làm hỏng tác phẩm

Trường hợp nên sử dụng file thiết kế PDF:

  • Chia sẻ tài liệu cuối cùng: Khi bạn đã hoàn thành và muốn chia sẻ tài liệu với người khác mà không muốn họ chỉnh sửa.

  • In ấn: PDF là tiêu chuẩn trong ngành in ấn để đảm bảo chất lượng in tốt nhất.

  • Lưu trữ tài liệu lâu dài: PDF lưu trữ tài liệu online nên phù hợp để lưu trữ tài liệu quan trọng, tránh hư tổn theo thời gian.

  • Tạo ra các tài liệu tương quan: PDF có thể chứa các yếu tố tương tác như liên kết,  hình ảnh độc, video,... khiến tài liệu trở nên hấp dẫn và sinh dân hơn.

Trường hợp không nên sử dụng file thiết kế PDF:

  • Cần chỉnh sửa nội dung: PDF không cho phép người khác được chỉnh sửa nội dung, vì vậy bạn nên lựa chọn những định dạng khác để tiện lợi hơn.

  • Tạo ra tài liệu có thể chỉnh sửa: Nếu tài liệu của bạn cần thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa thì không nên sử dụng PDF.

  • Quan trọng Kích thước file: PDF phù hợp với những tập file lớn, do đó nếu bạn gửi qua email hoặc các nền tảng trực tuyến thì phải nén lại, giảm kích thước PDF hoặc lựa chọn kiểu file khác.

File thiết kế dạng AI

File thiết kế dạng AI là định dạng file được tạo ra bởi phần mềm Adobe Illustrator. Đây là dạng file đồ họa giống như file EPS nên có khả năng phóng to, thu nhỏ mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Đặc điểm của file thiết kế dạng AI:

  • File chuyên dùng để thực hiện thiết kế đồ họa, ấn phẩm bằng phần mềm Adobe Illustrator.

  • Được phát triển nền tảng vector nên chúng dễ dàng thay đổi kích thước mà không ảnh hưởng chất lượng ảnh.

  • File được ứng dụng trong lĩnh vực in ấn, nhưng không được ứng dụng để hiển thị online hoặc trên các phương tiện truyền thông.

File thiết kế dạng AI là định dạng file được tạo ra bởi phần mềm Adobe Illustrator

File thiết kế dạng AI là định dạng file được tạo ra bởi phần mềm Adobe Illustrator

Trường hợp nên sử dụng file thiết kế AI:

  • Thiết kế logo, biểu tượng, đồ họa vector: File AI là lựa chọn hoàn hảo để lưu trữ các file logo, biểu tượng với độ chi tiết cao như ở trong bao bì, poster, banner, logo,...

  • Chia sẻ file với các nhà thiết kế: AI là định dạng phù hợp để làm việc nhóm, chia sẻ với các nhà thiết kế khác.

Trường hợp không nên sử dụng file thiết kế AI:

  • Chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội: File AI có kích thước lớn nên không phù hợp với nhiều nền tảng xã hội.

  • Khi cần file hình ảnh có kích thước nhỏ: Để tải lên email hoặc website thì không phù hợp đo kích thước file thường lớn.

  • Khi không cần chỉnh sửa: Để chia sẻ với người dùng thông thường, hoặc khi chốt bản hoàn thành cuối cùng thì bạn chỉ cần làm một ảnh tĩnh và không cần chỉnh sửa được các đối tượng bên trong.

Kết luận

Với 4 định dạng file thiết kế trên chỉ là một trong rất nhiều kiến thức căn bản mà bạn cần phải nắm được khi theo đuổi sự nghiệp thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Để nâng cao kiến thức, kỹ năng thiết kế hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khoá học thiết kế của chúng tôi trên Unica, các nội dung sẽ được các chuyên gia bật mí những mẹo hay mà không phải ai cũng biết.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)