Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Cách trộn màu CMYK và màu RGB chi tiết nhất

Nội dung được viết bởi Bùi Thanh Tùng

Màu sắc là một chủ đề vô cùng quen thuộc đối với tất cả mọi người, thế nhưng những kiến thức sâu bên trong nó thì không phải ai cũng biết, ví dụ như màu CMYK và màu RGB. Vậy hai màu này là gì và cách trộn màu hai loại này thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Một số khái niệm về phối màu

  • Phối màu: là pha trộn các màu với nhau để tạo ra màu khác.
  • Pha màu theo phép bù màu: là phương pháp trộn màu ánh sáng có màu phát ra từ một nguồn sáng nào đó. Chúng được dùng cho bất cứ thứ gì có thể phát ra ánh sáng, nhất là mặt trời. Chúng sử dụng hệ màu RGB.
  • Pha màu theo phép trừ màu: là phương pháp pha màu ánh sáng có màu được phản chiếu. Màu trừ còn được gọi với tên khác là mô hình CMYK.

Đối với những người làm thiết kế, đặc biệt là thiết kế - in ấn, thì việc thấu hiểu mô hình màu CMYK là điều vô cùng cần thiết, bởi máy in ngày nay đều là sử dụng hệ màu CMYK ảnh hưởng trực tiếp tới độ sáng và màu sắc của sản phẩm, nếu không nắm vững được mô hình màu này sẽ rất ảnh hưởng đến việc in ấn, quảng cáo, thời gian và công sức chỉnh sửa lại từ đầu 

Hướng dẫn cách trộn màu trừ

Bạn cần chuẩn bị trước một số màu vẽ cơ bản như sau: Màu vàng, màu hồng cánh sen đậm, màu xanh lơ, xanh dương, xanh lá, đỏ, đen và trắng. 

Để tạo ra được 3 màu xanh dương, đỏ, xanh lá - ba màu thứ cấp ta cần trộn 2 màu cơ bản lại. Cụ thể:

  • Xanh lá cây = vàng + xanh lơ.
  • Xanh dương = cánh sen + xanh lơ.
  • Đỏ = vàng + cánh sen.
  • Đen = xanh lơ + vàng + cánh sen.

Cách tạo ra 3 màu thứ cấp - màu trừ

Cách tạo ra 3 màu thứ cấp - màu trừ

Để tạo ra màu đen, bạn chỉ cần trộn 3 màu trừ được tạo ra từ đó là được (với các phân lượng bằng nhau). Với cách trộn màu này bạn có thể trộn với gần như mọi loại màu vẽ nào, Tuy nhiên để có hiệu ứng tốt nhất vẫn là màu sơn dầu và màu acrylic.

Tiếp đến trộn màu tím. Bạn sử dụng màu xanh dương và màu đỏ là có thể trộn ra màu tím. Nhưng với màu này sẽ trầm và kém sắc hơn, thậm chí là hơi xỉn lại.

Nguyên nhân là bởi cả hai màu trộn ban đầu đề có  nhiều sắc tố tối, là đều là những màu thứ cấp được tạo ra từ màu gốc, dẫn đến việc cả hai màu đều tạo ra "hiệu ứng" trừ nhau, giảm đáng kể độ sáng và độ nhạy của quang phổ. 

Để cải thiện tình trạng Xỉn màu này bạn có thể bổ sung lại  từ 2 màu cơ bản nhất khi tạo ra màu xanh dương và màu đỏ, tức là màu xanh lơ và màu hồng cánh sen đậm. Bằng cách này màu tím sẽ cải thiện được sắc độ và quang độ hơn tạo nên hiệu ứng rực rỡ tươi sáng hơn. Còn nếu bạn muốn giảm nữa màu tím thì có thể trộn thêm màu đen. 

>>> Xem ngay: Màu tương phản là gì? Sử dụng màu tương phản trong thiết kế

Trở thành chuyên gia powerpoint bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết thiết kế hình ảnh và khởi tạo video chuyên nghiệp mà không cần dùng đến các phần mềm chuyên sâu như Photoshop, Illustrator… Đặc biệt, bạn sẽ có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố: hình ảnh, ngôn ngữ, đồ họa 2D - 3D, audio, hiệu ứng, ảnh động để tạo nên một bản Powerpoint hoàn chỉnh nhất.

Thiết kế trình chiếu PowerPoint 2016 từ A-Z
Đỗ Trung Thành
299.000đ
500.000đ

Thiết kế Powerpoint chuyên nghiệp
Trần Quang Vũ
299.000đ
600.000đ

Thiết kế bài giảng Elearning với Powerpoint 365 và Ispring 10
Võ Mạnh Cường
499.000đ
700.000đ

Hướng dẫn cách pha màu bù  

Nếu màu trừ được pha trộn từ các vật thể bị phản chiếu ánh sáng, thì màu bù lại là màu được pha trộn nguồn sáng phát ra. Ta có thể thấy rõ chúng nhất trong việc phân tích ánh sáng mặt trời. Theo đó màu sắc sẽ được nhìn thấy trên các sóng ánh sáng với nhau hay còn được gọi là phổ màu nhìn thấy. Chúng hoạt động dựa trên cách các màu "hòa trộn" vào nhau chứ không phải là hấp thụ màu. 

cach-tron-mau-4

Cách trộn màu bù này được gọi là mô hình RGB. Theo đó việc hòa trộn các màu ánh sáng sẽ tạo ra những sự thay đổi cơ bản như thế này.

  • Màu cánh sen = đỏ + xanh dương.
  • Màu xanh lơ = xanh lá cây + xanh dương.
  • Màu vàng = xanh lá cây + đỏ.

Khi phối tất cả các màu bù với nhau ta sẽ có được màu trắng. 

>>> Xem ngay: Cách sử dụng gam màu lạnh đúng chuẩn trong thiết kế nội thất

Cách tạo ra 3 màu thứ cấp  - màu bù

Cách tạo ra 3 màu thứ cấp  - màu bù

Bạn thấy những màu bù này có giống với màu trừ bên trên không? Tại sao chúng lại có thể làm màu bị phai đi? Bởi vi nguyên nhân của chúng hoạt động dựa trên nguyên tắc pha màu, chúng sẽ hấp thụ các màu khác và phản xa lại các màu còn lại. 
Mô hình màu RGB được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất màn hình hiển thị máy tính, ti vi, điện thoại... Do màu sắc này có độ tươi và độ trong cao, bạn cần phải nắm rõ cách trộn màu RGB để tránh tạo ra những màu sắc không được như mong muốn. 

thiet-ke

Hướng dẫn cách pha màu trừ CMYK cơ bản 

3 màu trừ cơ bản là hồng cánh sen đậm, vàng và xanh lơ. Cách pha màu cơ bản cũng gần giống với các nguyên tắc pha màu bình thường, tuy nhiên chúng lại không thể tạo ra từ những màu khác.

  • Đỏ và cam do hồng cánh sen + vàng.
  • Xanh lá do vàng + xanh lơ.
  • Xanh dương và tím do hồng cánh sen _ xanh lơ.

Theo đó để tạo ra được những màu sắc tươi sáng hơn bạn nên trộn các màu gần nhau trên vòng thuần sắc, ví dụ như màu cam được tạo ra từ màu vàng gốc ban đầu với màu đỏ, màu xanh nõn chuối được pha từ màu vàng gốc ban đàu với màu xanh lá cây...

Còn đối với màu RGB, hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ pha màu cực tốt và miễn phí như tại trang Color.co.uk hay tích hợp ngay trong phần mềm thiết kế Photoshop và Illustrator... 

Một vòng tròn thuần sắc cơ bản

Một vòng tròn thuần sắc cơ bản

Kết luận

Trên thực tế kiến thức về màu sắc rất nhiều. Bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về màu sắc, bố cục một cách đầy đủ với lộ trình chi tiết nhất bằng cách tham khảo thêm khoá học thiết kế trên Unica.

Trở thành hội viên
0/5 - (1 bình chọn)