Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Màu tương phản là gì? Dùng màu tương phản trong thiết kế

Nội dung được viết bởi Bùi Thanh Tùng

Trong thiết kế, bảng màu tương phản đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Và chất lượng cũng như độ hoàn hảo của sản phẩm sẽ được dựa trên sự phối màu của nhà thiết kế. Vậy, bảng màu tương phản là gì? Cách phối màu thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

Bảng màu tương phản là gì?

Trong tiếng Anh, màu tương phản được gọi với cái tên là A contrasting colour: P.couleur contostee. Nó biểu thị cho 2 màu được đặt cạnh nhau tuy nhiên lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác biệt và tạo sự đối lập. Mặc dù vậy thì 2 màu này vẫn có sự hỗ trợ với nhau, nhằm tôn nhau và làm nổi bật lên. Cụ thể, tính hiệu quả của màu tương phản được xác định dựa trên những yếu tố sau đây:

>>> Xem ngay: Hướng dẫn cách pha màu da người chuẩn tone nhất

mau-nong-mau-lanh.jpg

Bảng màu tương phản

- Tương phản sắc: Đây là sự tương phản của màu đó với chính bản thân nó. 

tuong-phan-sac.jpg

- Tương phản giữa những màu nóng và màu lạnh, tương phản giữa màu nguyên chất và màu bổ túc, tương phản giữa độ nhạt nhất và độ đậm nhất của màu sắc. 

bảng màu tương phản 

Màu tương phản là 2 màu được đặt cạnh nhau nhưng mang ý nghĩa hoàn toàn đối lập

- Tương phản của 2 chất màu hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: một chất màu xù xì được đặt đối lập với một chất màu rất mịn. 

- Tương phản về lượng: Sự tương phản này xuất hiện trong bảng màu tương phản khi một mảng màu to được đặt bên cạnh một mảng màu rất nhỏ. Nhiều họa sĩ thường tận dụng đặc điểm này của bảng màu tương phản để tạo sự thu hút, ấn tượng của người xem với tác phẩm của mình. Ví dụ, màu đen được đặt cạnh màu đỏ, màu đỏ được đặt cạnh màu vàng, màu đen hoặc trắng được đặt cạnh màu xanh cô - ban. Thông thường, các tranh áp phích, quảng cáo vẽ quốc kỳ thường xuất hiện loại màu tương phản này. 

Trở thành chuyên gia powerpoint bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết thiết kế hình ảnh và khởi tạo video chuyên nghiệp mà không cần dùng đến các phần mềm chuyên sâu như Photoshop, Illustrator… Đặc biệt, bạn sẽ có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố: hình ảnh, ngôn ngữ, đồ họa 2D - 3D, audio, hiệu ứng, ảnh động để tạo nên một bản Powerpoint hoàn chỉnh nhất.

Thiết kế trình chiếu PowerPoint 2016 từ A-Z
Đỗ Trung Thành
299.000đ
500.000đ

Thiết kế Powerpoint chuyên nghiệp
Trần Quang Vũ
299.000đ
600.000đ

Thiết kế bài giảng Elearning với Powerpoint 365 và Ispring 10
Võ Mạnh Cường
499.000đ
700.000đ

Cách phối màu trong bảng màu tương phản

Để có được những màu sắc đẹp và chất lượng nhất dựa theo bảng màu tương phản thì người dùng cần nắm được những thủ thuật phối màu chuẩn nhất. Cụ thể, bạn có thể áp dụng một số cách như sau: 

Các màu cơ bản 

Màu cơ bản hay còn gọi là màu cấp 1 trong hệ thống màu tương phản. Theo lý thuyết, có 3 màu cơ bản đó là vàng (yellow), xanh (blue) và đỏ (red). Cụ thể, người dùng có thể sử dụng 3 màu này để pha trộn với nhau với các tỉ lệ khác nhau để tạo thành những màu mới, tùy theo mục đích sử dụng.

thiet-ke

Các màu cấp 2 

Đối với màu cấp 2, số lượng màu cũng như sự pha trộn tăng lên và không còn khá đơn giản như màu cấp 1 và đây là kết quả của sự pha trộn giữa 2 màu cơ bản với nhau. Cụ thể, có 3 màu cấp 2 như sau: màu tím (purple) được trộn từ màu xanh và màu đỏ, màu xanh lá cây (green) được trộn từ màu xanh và màu vàng, và màu cam (orange) được trộn từ màu vàng và màu đỏ. 

>>> Xem ngay: Tìm hiểu cách trộn màu CMYK và màu RGB chi tiết nhất

bảng màu tương phản trong thiết kế

Màu cấp 2 là màu được pha trộn dựa trên 3 màu cơ bản ở cấp 1 

Các màu cấp 3 

Màu cấp 3 cũng được tạo nên từ sự pha trộn giữa các màu trong bảng màu tương phản, bao gồm 6 màu. Cụ thể là: blue - green, yellow - green, red - violet, blue - violet, yellow - orange và red - orange. 6 màu này được pha trộn từ các màu cơ bản ở cấp 2. 

Thủ thuật phối màu tương phản trong thiết kế 

Bên cạnh 3 cách phối màu với 3 cấp độ khác nhau nếu trên, bạn cũng cần nắm được những thủ thuật phối màu tương phản trong thiết kế, nhằm giúp cho sản phẩm có được màu sắc ấn tượng và thu hút nhất. Theo đó, bạn có thể áp dụng một số thủ thuật sau đây: 

Chọn màu đơn sắc 

Chọn màu đơn sắc ở đây có nghĩa là bạn chỉ được chọn một màu duy nhất trong bánh xe màu sắc. Ưu điểm của việc chọn màu này sẽ giúp cho không gian thiết kế trở nên có tính gắn kết hơn, tránh được những cảm giác lộn xộn, rời rạc, từ đó giúp liên kết tốt hơn giữa thị giác của người dùng với sản phẩm. 

Màu đơn sắc cũng có thể pha trộn được với những màu khác nhằm tạo nên độ đậm nhạt khác nhau. Và để có được điều này thì bạn nên pha màu đơn sắc cùng với màu trắng hoặc màu đen. 

Chọn các màu liền kề nhau 

Để tạo nên một không gian với nhiều màu sắc khác nhau nhưng vẫn giữ được độ gần gũi và gắn kết thì bạn nên chọn những màu sắc liền kề nhau trong bảng màu tương phản. Theo đó, bạn hãy sử dụng những màu đứng cạnh nhau trong bánh xe và chỉ nên chọn từ 4 nhóm màu trở xuống. 

sử dụng bảng màu tương phản như thế nào

Khi chọn màu liền kề thì bạn chỉ nên chọn từ 4 màu trở xuống 

Chọn theo các cặp màu tương phản 

Cụ thể, người dùng hãy sử dụng các cặp màu được đặt đối xứng nhau trong bánh xe màu sắc. Điều này sẽ giúp tạo điểm nhấn cho sản phẩm thiết kế của bạn đối với người xem. 

Chọn thêm cặp màu tương phản bổ sung 

Cặp màu bổ sung thường được diễn tả theo hình chữ T trên bánh xe màu sắc với 3 màu hợp nhất với nhau. Cụ thể, nó sẽ bao gồm 1 màu chính và 2 màu tương phản với nó. Việc áp dụng thủ thuật phối màu này sẽ giúp tạo nên sự tương phản rõ ràng và giúp cho việc sử dụng màu sắc được đa dạng hơn, đồng nghĩa với việc sản phẩm của bạn có tính thu hút hơn. 

Qua những “thông tin vàng” mà UNICA chia sẻ, chắc chắn bạn đã nắm được bảng màu tương phản trong thiết kế là gì cũng như các cách phối màu “đỉnh cao” nhất. Tham khảo thêm khoá học thiết kế trên Unica để có thêm những mẹo, các thủ thuật trong thiết kế,... mời bạn đọc cùng theo dõi.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)