Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Art Director là gì? Mô tả công việc của Giám đốc nghệ thuật

Nội dung được viết bởi Bùi Thanh Tùng

Bạn đang có định hướng công việc về thiết kế đồ họa? Bạn muốn trở thành người "cầm cân nảy mực" quyết định phong cách hay hiển thị sản phẩm nghệ thuật khác nhau? Vậy thì sao bạn không thể trở thành một Art Director nhỉ! Cùng Unica đi tìm hiểu Art Director là gì và những phẩm chất cần có để trở thành một Art Director.

Art Director là gì?

Art Director (Giám đốc nghệ thuật) là chức danh chỉ một người chịu trách nhiệm về công việc định hình, quyết định diện mạo của một sản phẩm nghệ thuật nào đó như tạp chí, bao bì sản phẩm, xây dựng phong cách cho hình minh họa, ảnh chụp, không gian sân khấu. Tùy vào từng lĩnh vực khác nhau mà công việc của Art Director cũng sẽ có sự khác biệt nhất định.

Chung quy, Art Director sẽ thực hiện công việc giám sát và chịu trách nhiệm về công việc, sản phẩm thiết kế của các nhà thiết kế trong lĩnh vực mình đang đảm nhiệm hoặc đoàn làm phim, của Photographer, hoặc thiết kế sân khấu. Art Director sẽ là người quyết định phong cách tổng thể của sản phẩm nghệ thuật, từ đó định hướng và chỉ định những người có liên quan cùng nhau xây dựng và hoàn thành chúng. 

Art Director là gì 1

Khái niệm Art Director là gì?

Ví dụ: nếu bạn là Art Director của một công ty và công ty yêu cầu có tập san báo chí với chủ đề Đông - Xuân, bạn - Art Director sẽ là chịu trách nhiệm về phong cách và định hình của tập san báo chí như màu sắc, phong cách hiển thị, hình ảnh, đồ họa. Thế nhưng bạn không phải là người làm ra chúng. Thay vào đó bạn sẽ cần phải làm việc với nhân viên đồ họa, photographer, nhân viên in ấn, mẫu ảnh, các nhà Agency quảng cáo, bộ phận PR - truyền thông và luôn theo sát công việc, tiến độ của từng bộ phận để có thể xuất bản được cuốn tập san đúng tinh thần ban đầu đã đưa ra. 

>>> Xem ngay: Material Design là gì? Ứng dũng của Google Material Design

Mô tả công việc Art Director chi tiết

Để trở thành một Art Director bạn sẽ cần phải thực hiện khá nhiều công việc, tùy vào từng lĩnh vực khác nhau mà Art Director cũng sẽ có những công việc khác nhau. Trong đó những công việc cụ thể nhất mà các Art Director thường làm đó là:

  • Thực hiện công việc tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với khách hàng để hiểu được mong muốn và yêu cầu của họ về sản phẩm nghệ thuật, định hướng và tư vấn chi tiết từng ý tưởng cho khách hàng.
  • Xây dựng ý tưởng và quyết định concept phù hợp nhất với từng yêu cầu và lĩnh vực mình làm việc ( ý tưởng chương trình, chủ đề, màu sắc chủ đạo, âm nhạc, không gian ).
  • Xác định các yếu tố cần thiết để xây dựng và hoàn thiện sản phẩm, chương trình: các yếu tố về hình ảnh thiết kế, yếu tố nghệ thuật, các thể hiện thông điệp thông qua các hình ảnh đó.
  • Phát động, triển khai các chiến dịch quảng cáo sản phẩm, chương trình đó và đảm bảo sự đồng đều nhất quán của chúng.

Art Director là gì 2

Art Director là gì? Art Director làm gì?

  • Trực tiếp làm việc và giám sát các hoạt động sáng tạo thiết kế của các bộ phận liên quan sao cho đảm bảo đúng với ý tưởng ban đầu.
  • Đánh giá, xem xét và duyệt các sản phẩm thiết kế, tác phẩm nghệ thuật, hình ảnh, âm thanh chủ đạo, các yếu tố nghệ thuật trong chương trình.
  • Kết nối các bộ phận liên quan để cùng hoàn thành ý tưởng một cách tốt nhất và đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng.
  • Trong một vài công ty, doanh nghiệp thì Art Director còn phải làm công việc cân đối ngân sách sáng tạo của mình và của khách hàng.

>>> Xem ngay: Shutterstock là gì? Kinh nghiệm bán ảnh trên Shutterstock

Đăng ký khoá học làm Adobe Photoshop online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn có kiến thức bải bản nhất về Photoshop, hiểu rõ về giao diện tổng quan và từng thông số trong Photoshop. Sau khóa học, bạn sẽ tự tin ứng tuyển vị trí thiết kế tại các doanh nghiệp, công ty hoặc mở dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp tự do tại nhà.

Trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp với Adobe Photoshop CC 2015
Lê Đức Lợi
299.000đ
800.000đ

Thiết kế Concept nhân vật trên Photoshop
Phạm Đức Duy
299.000đ
900.000đ

Thiết kế ảnh với photoshop
Hoàng Thái Lễ
299.000đ
700.000đ

Kỹ Năng Cần Có Của Art Director

Khi nhắc đến Art Director – Giám đốc Nghệ thuật, hai kỹ năng nổi bật nhất chính là sự sáng tạo và khả năng quản lý. Tuy nhiên, bên cạnh hai yếu tố quan trọng này, một Art Director cần phải sở hữu thêm các kỹ năng quan trọng khác như:

Khả năng truyền cảm hứng và cố vấn

Vai trò quan trọng nhất của một Art Director chính là khả năng truyền cảm hứng và đưa ra những lời cố vấn hữu ích cho các thành viên trong nhóm của mình. Hình ảnh Art Director thường được so sánh với một nhạc trưởng tài ba, người khéo léo điều khiển cả một dàn nhạc để tạo nên những giai điệu chạm đến cảm xúc người nghe.

Tương tự, một designer luôn mong muốn bộc lộ phong cách và dấu ấn cá nhân trong sản phẩm của mình. Dù làm việc trong khuôn khổ của một thương hiệu, họ vẫn cần có không gian để thể hiện sự sáng tạo riêng. Chính vì vậy, Art Director cần hiểu rõ thế mạnh, cá tính độc đáo của từng thành viên để gắn kết, chắt lọc, và hòa quyện chúng thành một "bản nhạc" nghệ thuật hoàn chỉnh và cân bằng.

Khả năng lãnh đạo và tầm nhìn

Để thành công, một Art Director không chỉ dựa vào gu thẩm mỹ mà còn phải có khả năng định hướng rõ ràng, dẫn dắt người dùng qua từng thông điệp được truyền tải qua thiết kế.

Art Director đóng vai trò là người kể chuyện tài tình, đánh giá cả nội dung chữ viết lẫn hiệu ứng hình ảnh, nhằm tạo ra một tác phẩm mang thông điệp ý nghĩa và gợi cảm xúc mạnh mẽ. Đây cũng chính là lý do họ cần phối hợp hiệu quả với các vị trí như copywriter, designer, và các nhân sự khác trong nhóm, để đảm bảo mọi yếu tố từ nội dung đến hình ảnh đều ăn khớp và hỗ trợ lẫn nhau.

Một Art Director cần có kỹ năng lãnh đạo, sáng tạo và truyền cảm hứng

Một Art Director cần có kỹ năng lãnh đạo, sáng tạo và truyền cảm hứng

Không ngừng học hỏi và sáng tạo

Sáng tạo chính là yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị của một Art Director. Để đạt được tầm cao mới, họ phải dám bước ra khỏi vùng an toàn, liên tục tìm tòi và ứng dụng các xu hướng mới nhất vào công việc.

Ngành quảng cáo và truyền thông vốn khắc nghiệt, khách hàng luôn đặt ra câu hỏi làm thế nào để có ý tưởng độc đáo, khác biệt và chưa từng xuất hiện trên thị trường. Vì vậy, Art Director cần không ngừng cập nhật kỹ thuật và xu hướng mới, từ đó tạo ra các sản phẩm đáp ứng kỳ vọng và mang lại giá trị đột phá.

Xây dựng mối quan hệ và thu hút khách hàng bằng Portfolio

Art Director, giống như các vị trí quản lý khác, cần có năng lực thuyết phục mạnh mẽ để làm việc hiệu quả với đội ngũ nội bộ và khách hàng.

Một Portfolio ấn tượng chính là công cụ đắc lực giúp Art Director thể hiện năng lực, tư duy sáng tạo, và kinh nghiệm thực tiễn của mình. Nó không chỉ thu hút khách hàng mà còn tạo được niềm tin và sự tôn trọng từ các chuyên gia trong ngành, từ họa sĩ, nhiếp ảnh gia đến các nhân viên kỹ thuật – những người thường có cái tôi nghệ thuật rất cao. Đầu tư xây dựng một Portfolio chất lượng chính là chìa khóa giúp Art Director tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Phân biệt Art Director và Creative Director

Art Director – Giám đốc Nghệ thuật, tập trung chủ yếu vào việc tạo ra "tính thẩm mỹ". Trong khi đó, Creative Director – Giám đốc Sáng tạo, chịu trách nhiệm không chỉ về định hướng nghệ thuật mà còn về sự ảnh hưởng của các định hướng đó đến chiến lược kinh doanh và quá trình triển khai các chiến dịch truyền thông, quảng bá thương hiệu.

Nhiều người thường dễ nhầm lẫn giữa hai vai trò này. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản nằm ở phạm vi trách nhiệm: Creative Director thường đảm nhiệm việc đưa ra cái nhìn tổng thể cho một dự án, trong khi Art Director sẽ hỗ trợ hiện thực hóa tầm nhìn đó thông qua việc thực thi chi tiết.

Art Director tập trung vào tính "thẩm mỹ" và "nghệ thuật", đảm bảo rằng các yếu tố hình ảnh và thiết kế mang tính gắn kết và truyền tải được cảm xúc mong muốn đến người tiêu dùng. Công việc của họ bao gồm việc chọn lựa người mẫu, bảng màu, cảm giác thẩm mỹ và tinh thần của dự án. Họ không cần phải chú trọng quá nhiều đến khía cạnh doanh thu hay chiến lược kinh doanh.

Ngược lại, Creative Director sẽ tham gia sâu vào việc tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, cân bằng giữa việc tăng doanh thu và việc bảo tồn cũng như phát triển hình ảnh thương hiệu một cách bền vững.

Art Director là giám đốc nghệ thuật, tập trung vào việc tạo ra các giá trị mang tính thẩm mỹ

Art Director là giám đốc nghệ thuật, tập trung vào việc tạo ra các giá trị mang tính thẩm mỹ

Những phẩm chất cần có ở Art Director

Bởi công việc của Art Director yêu cầu trực tiếp tiếp xúc, kết nối với các bộ phận liên quan do đó điều đầu tiên đòi hỏi ở một Art Director thực thụ đó là khả năng sáng tạo, sự am hiểu kiến thức và tính chất công việc của từng bộ phận như thiết kế, chụp ảnh, xây dựng không gian nghệ thuật,... cũng như sự kiên định để có thể có được những sản phẩm phù hợp nhất.

  • Sáng tạo và đam mê:

Hầu hết các Art Director hiện nay đều có xuất phát điểm từ người làm sáng tạo nghệ thuật hay nhà thiết kế, do đó họ có khả năng sáng tạo và đam mê tuyệt vời. Thế nhưng với yêu cầu của Art Director, sáng tạo và đam mê vẫn chưa hoàn toàn đủ. Art Director cần phải dám bước ra khỏi vòng tròn an toàn và cống hiến hết mình để có được những sản phẩm nghệ thuật thật sự nhất.

  • Tầm nhìn rộng:

Không chỉ là người trực tiếp làm việc với các bộ phận sáng tạo khác, Art Director còn phải là người chỉ đường cho cả team của mình và định hướng được thông tin đến khách hàng. Họ phải là người biết đánh giá nội dung thông điệp, hình ảnh truyền tải tới khách hàng một cách trọn vẹn nhất. Kiểu như vừa phải kết hợp nội dung thông điệp ấn tượng vừa phải thiết kế hình ảnh làm sao có thể khiến khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên đã bị ấn tượng và hiểu ngay được ý nghĩa bên trong.

Art Director là gì 3

Phẩm chất cần có Art Director là gì?

  • Khả năng truyền cảm hứng và đam mê:

Art Director thông thường sẽ làm việc nhiều nhất với các nhà thiết kế. Cùng đều là những người sáng tạo tuyệt vời nhưng Art Director giống như trưởng nhóm hơn, họ phải biết cách làm sao có thể dung hòa được những "cá tính sáng tạo" riêng biệt của từng người trong khuôn khổ. Điều này đặt ra yêu cầu ở một Art Director phải xây dựng được tầm ảnh hưởng của mình, hiểu được những sắc màu riêng biệt đó và truyền cảm hứng đến từng cá nhân, thậm chí là cố vấn làm sao để bức tranh được hài hòa nhất.

  • Cập nhật xu hướng thế giới thường xuyên:

Công việc sáng tạo đòi hỏi Art Director cũng cần phải luôn cập nhật xu hướng sáng tạo liên tục trước khi bị "tụt hậu" lại phía sau. Bởi lĩnh vực nghệ là một lĩnh vực cực kỳ khốc liệt, một nơi luôn đòi hỏi những tư duy đỉnh cao, những ý tưởng đột phá. Làm sao để có một ý tưởng mới nhất, đem lại sự khác biệt, không được trùng lặp với các tác phẩm đã có trên thị trường.

  • Là một người có sức ảnh hưởng:

Bất kỳ lĩnh vực nào, cũng đều có người có sức ảnh hưởng, truyền cảm hứng để phát triển và Art Director cũng không phải ngoại lệ. Người có sức ảnh hưởng là người có thể thuyết phục được những người khác đồng ý với ý kiến, quan điểm mà họ đưa ra. Để làm được điều đó, Art Director phải chứng minh được những việc mình đã làm, những dự án, sản phẩm có được kết quả tốt mới có thể thuyết phục được mọi người.  

thiet-ke

Mức lương của Art Director hiện nay

Mức lương của Art Director phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như số năm kinh nghiệm, quy mô và vị trí của công ty, lĩnh vực hoạt động, cũng như địa điểm làm việc.

Theo số liệu từ VietnamSalary.vn, mức lương trung bình của Art Director hiện nay khoảng 34,5 triệu đồng mỗi tháng.

Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp lớn hoặc công ty quốc tế, mức lương này có thể dao động từ 50 triệu đến 92 triệu đồng mỗi tháng, thậm chí cao hơn tùy thuộc vào các yếu tố như trách nhiệm công việc, quy mô dự án, và giá trị đóng góp của Art Director đối với tổ chức.

Hiện tại mức lương của Art Director đang rất đáng kỳ vọng và có thể tăng trong tương lai

Hiện tại mức lương của Art Director đang rất đáng kỳ vọng và có thể tăng trong tương lai

Cơ hội nghề nghiệp của Art Director trong tương lai

Art Director được xem là một trong những vị trí quan trọng trong ngành quảng cáo và truyền thông. Với năng lực sáng tạo và khả năng quản lý, họ có thể đảm nhận nhiều vai trò từ việc phát triển ý tưởng sáng tạo, thiết kế ấn phẩm, đến quản lý và giám sát các giai đoạn sản xuất.

Cơ hội nghề nghiệp của Art Director rất đa dạng. Họ có thể làm việc tại các công ty quảng cáo, doanh nghiệp truyền thông, hãng phim, studio thiết kế hoặc thậm chí trong các ngành công nghiệp giải trí và nghệ thuật khác. Với kinh nghiệm dày dặn và năng lực chuyên môn, Art Director còn có thể đảm nhận các vai trò quản lý cấp cao hơn trong công ty hoặc tự khởi nghiệp để phát triển thương hiệu riêng.

Cơ hội nghề nghiệp của Art Director rất đa dạng

Cơ hội nghề nghiệp của Art Director rất đa dạng

Ngoài ra, với sự bùng nổ của truyền thông kỹ thuật số và marketing trực tuyến, Art Director cũng có thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp trong các lĩnh vực này. Những người có kiến thức chuyên sâu về thiết kế đa phương tiện và kinh nghiệm làm việc trên các nền tảng kỹ thuật số có thể trở thành chuyên gia trong mảng truyền thông số – một lĩnh vực đầy tiềm năng trong tương lai.

Tóm lại, nghề Art Director không chỉ mang lại mức thu nhập hấp dẫn mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển vượt bậc trong sự nghiệp. Với óc sáng tạo, khả năng lãnh đạo, và sự nhạy bén trong việc nắm bắt xu hướng, họ hoàn toàn có thể đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

 

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này Unica đã cùng các bạn tìm hiểu Art Director là gì, mô tả công việc như thế nào, mức lương và cơ hội phát triển của ngành nghề này tại Việt Nam. Nhìn chung, đây là một công việc đầy tiềm năng, có nhiều cơ hội để phát triển và thu được thành tựu trong tương lai. Tuy nhiên, để trở thành một Art Direction thì bạn cần phải trang bị các kỹ năng như sáng tạo, lãnh đạo và truyền cảm hứng cùng với kỹ năng chuyên môn. 

Trở thành hội viên
0/5 - (1 bình chọn)