Material Design đóng một vai trò trọng và nó được các Designer ưa chuộng bởi sự tối giản, sáng tạo và đầy tinh tế. Nếu bạn định hướng theo con đường thiết kế chuyên nghiệp thì không thể không biết thuật ngữ này. Sau đây, Unica sẽ chia sẻ tới bạn Material Design là gì? Ứng dụng của Google Material Design. Cùng tìm hiểu ngay.
Material Design là gì?
Material Design là một phong cách thiết kế khá mới, đã được Google “trình làng” cùng dịp với phiên bản Android 5.0 Lollipop. Cụ thể, phong cách thiết kế này hướng đến sự đơn giản với sự ứng dụng thiên về các mảng màu đậm nổi bật, nhằm giúp cho đối tượng chủ đạo được nổi bật hơn.
Bên cạnh các mảng màu thì Material Design còn hướng đến các hiệu ứng chuyển động tự nhiên với các nút menu được hiện lên trên màn hình. Chính điều này đã giúp cho người dùng có được những cảm giác chân thực và sống động hơn.
Material Design là phong cách thiết kế khá mới thuộc hệ sinh thái Google
Khi nhắc đến Material Design là gì, nhiều người sẽ liên tưởng đến việc phần mềm được xây dựng trên nhiều tờ giấy màu khác nhau và chồng lên nhau nhưng bản thân nó lại tồn tại riêng. Và quả thật đúng như vậy, đây còn được gọi là hiệu ứng đổ bóng được mô phỏng lại trong Material Design.
Tính gọn gàng, đơn giản cũng được Material Design tận dụng một cách triệt để. Theo đó, hãng sản xuất đã đưa ra nhận định rằng, việc sử dụng các nút, các menu có thể khiến cho người dùng bị rối, đặc biệt là khi chạy trên những thiết bị có kích thước nhỏ.
>>> Xem ngay: Retro là gì? Sự ra đời và ứng dụng của phong cách Retro
Thành thạo Adobe Photoshop với khóa học Photoshop Online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn thành thạo những công cụ cơ bản, cần phải biết trong phần mềm Adobe Photoshop. Để từ đó, bạn có thể tạo ra những bức ảnh đẹp mắt, sáng tạo và ấn tượng với Photoshop. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
Đặc điểm nhận biết ứng dụng Material Design
Một trong những điểm mạnh của Material Design là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng chuyển động. Chuyển động đóng một vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ hành động của người dùng và cung cấp các phản hồi cần thiết. Chuyển động của một đối tượng dựa trên các đặc điểm của thế giới thực giúp người dùng suy ra bản chất của chính đối tượng đó.
Các đối tượng vật chất hoạt động theo các quy luật vật lý. Chúng đứng yên trừ khi có lực bên ngoài tác dụng. Và những thay đổi trong trạng thái vật lý của một vật thể không bao giờ giải thích được. Ngoài ra, không gian ba chiều cũng phải được bảo tồn. Vì mỗi vật liệu hoặc vật thể sống trong không gian riêng của nó trên trục Z, nên thứ tự xếp chồng phải được duy trì nếu các vật thể di chuyển trên hoặc dưới . Chuyển động phải thu hút, tập trung và hỗ trợ tương tác của người dùng thông qua việc sử dụng tay, giọng nói, chuột và bàn phím.
Đơn giản, dễ hiểu và tiện lợi chính là đặc điểm chính của Material Design
Có thế một ví dụ minh hoạt như sau: Khi chạm vào một nút để hiển thị menu, menu sẽ chuyển đổi dễ dàng sang trạng thái hoạt động, hiển thị từ điểm tiếp xúc. Nó sẽ ở trạng thái hoạt động hiện tại cho đến khi người dùng làm cho nó không hoạt động, không bao giờ biến mất hoặc xuất hiện bất ngờ.
Tùy thuộc vào nút hoặc phần tử giao diện, nó có thể tăng kích thước hoặc nâng lên trên trục Z khi được nhấn. Nếu được kích hoạt thông qua nhập liệu bằng giọng nói, nó có thể thay đổi màu sắc, nâng lên hoặc có một phương thức khác chỉ ra rõ ràng sự thay đổi trạng thái do hành động của người dùng bắt đầu.
>>> Xem ngay: Art Director là gì? Yếu tố cần có để tạo nên Art Director là gì?
Lợi ích của Material Design
Xây dựng một trải nghiệm đồng bộ
Material Design là gì, là một phong cách thiết kế hoàn toàn mới, do đó lợi ích đầu tiên mà Material Design mang lại đó chính là phát triển một hệ thống nền duy nhất, cho phép xây dựng các trải nghiệm mang tính đồng bộ. Và việc này được thể hiện giữa nhiều loại và kích thước thiết bị khác nhau.
Trong đó, thiết bị di động được ưu tiên sử dụng nhiều hơn, bên cạnh đó các hiệu ứng đóng vai trò trong việc xây dựng một trải nghiệm đồng bộ cũng được chú trọng, cụ thể như; nhập dữ liệu bằng cảm ứng, chuột, bàn phím và giọng nói.
Trải nghiệm hệ sinh thái của Google
Có thể thấy, việc ra đời của Material Design là sự trải nghiệm hoàn hảo và mang tính thống nhất cho người dùng ngay trong hệ sinh thái của Google. Theo đó, hệ thống này được trình bày đơn giản, dễ hiểu nên giúp cho người dùng có thể làm quen nhanh chóng bởi có được cảm giác quen thuộc ngay lần đầu tiếp xúc.
Bên cạnh đó, người dùng sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian tìm hiểu về ứng dụng, đặc biệt có thể sử dụng một ứng dụng trên cùng nhiều thiết bị khác nhau chỉ với một tài khoản đã được đăng ký. Điều này sẽ giúp cho việc trải nghiệm, học tập và phục vụ công việc của người dùng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì vậy, khi nhắc đến Material Design là gì, người dùng sẽ nghĩ ngay đến tính ứng dụng.
Material Design giúp người dùng trải nghiệm hoàn hảo hệ sinh thái của Google
Ứng dụng thông minh, thu hút người dùng
Đối với những người chuyên dùng phần mềm Android thì các ứng dụng Material Design thực sự là một ứng dụng hoàn hảo trong thời đại công nghệ số. Điều đó được chứng minh là trong nhiều năm liền Material Design luôn đứng vững và ngày càng được mở rộng.
Để có được điều này, các nhà thiết kế luôn đề cao yếu tố màu sắc sao cho gợi sự sinh động với người dùng. Bên cạnh đó, các hiệu ứng chuyển động mượt, sống động cũng được chú trọng, giúp cho việc trải nghiệm ứng dụng trên thiết bị di động trở nên tuyệt vời hơn.
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng các bạn tìm hiểu Material Design là gì? Lợi ích của Material Design. Không thể phủ nhận một điều rằng, nếu có một ứng dụng đang được xây dựng chủ yếu cho nền tảng Android, thì việc sử dụng Material Design là một sự lựa chọn dễ dàng.