Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Graphic Designer là gì? Mô tả công việc của Graphic Designer

Nội dung được viết bởi Vũ Ngọc Đăng

Graphic Designer là gì có lẽ là một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất hiện nay với giới trẻ. Vậy chính xác Graphic Designer nghĩa là gì? Những vị trí liên quan - cơ hội thăng tiến trực tiếp từ Graphic Designer gồm những công việc nào? Cùng tìm hiểu ngay.

Graphic designer là gì?

Graphic Designer, hay còn được biết đến với tên gọi nhân viên thiết kế đồ họa, là người đảm nhiệm việc sử dụng các công cụ và phần mềm thiết kế để sáng tạo các yếu tố hình ảnh, kiểu chữ nhằm truyền đạt một thông điệp cụ thể cho doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Công việc của một Graphic Designer bao gồm việc tạo ra những sản phẩm hình ảnh mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong đời sống hàng ngày, chẳng hạn như banner quảng cáo trực tuyến, poster tại các rạp chiếu phim, sự kiện, hoặc các tấm áp phích tuyên truyền. Chính vì vậy, nghề Graphic Designer đang ngày càng thu hút sự quan tâm và có nhu cầu tuyển dụng cao, mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho những bạn trẻ yêu thích sáng tạo và nghệ thuật.

Graphic Designer là những người làm công việc thiết kế đồ họa, truyền tải nội dung thông qua hình ảnh, tranh vẽ,..

Graphic Designer là những người làm công việc thiết kế đồ họa, truyền tải nội dung thông qua hình ảnh, tranh vẽ,..

Tùy thuộc vào môi trường làm việc và đặc thù của từng công việc, vị trí Graphic Designer có thể được phân thành các loại hình sau:

  • Agency Graphic Designer: Là những nhân viên thiết kế đồ họa làm việc tại các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế cho nhiều khách hàng khác nhau.

  • In-house Graphic Designer: Là nhân viên thiết kế đồ họa làm việc trong nội bộ một công ty hoặc tổ chức cụ thể, thường phục vụ cho các dự án nội bộ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp đó.

  • Freelance Graphic Designer: Là những người làm việc tự do, nhận dự án thiết kế từ nhiều khách hàng khác nhau mà không gắn bó với bất kỳ tổ chức nào.

thiet-ke

>>> Xem ngay: Graphic Design là gì? Các phần mềm hỗ trợ Graphic Design

Mô tả công việc Graphic Designer chi tiết

Graphic Designer thực sự làm gì? Trong thực tế, công việc của một nhân viên thiết kế đồ họa rất đa dạng và bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Do đó, mô tả công việc cụ thể của Graphic Designer có thể thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề và doanh nghiệp họ làm việc. Dưới đây là một số lĩnh vực chuyên môn phổ biến mà Graphic Designer thường đảm nhận:

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (Logo - Identity)

Bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hình ảnh nhất quán cho doanh nghiệp, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty trên thị trường. Để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này, Graphic Designer cần nắm vững kiến thức về Marketing và Branding.

Hơn thế nữa, kỹ năng nghiên cứu doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu là không thể thiếu. Việc liên tục cập nhật xu hướng thiết kế cũng rất quan trọng để Graphic Designer có thể tạo ra các giải pháp sáng tạo, phù hợp với tính cách và giá trị cốt lõi của thương hiệu, thông qua màu sắc, kiểu chữ, và biểu tượng.

Thiết kế bao bì, nhãn mác (Packaging & Label)

Bao bì không chỉ đơn thuần là vật chứa sản phẩm, mà còn là một phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và truyền tải thông điệp của thương hiệu. Đối với Graphic Designer, việc thiết kế bao bì đòi hỏi phải am hiểu các nguyên tắc thiết kế, kỹ thuật in ấn và quy trình sản xuất bao bì công nghiệp.

Ngoài ra, để thiết kế được bao bì thu hút, người thiết kế cần có kiến thức về hành vi tiêu dùng và tâm lý học khách hàng. Điều này giúp họ tạo ra những sản phẩm thiết kế không chỉ đẹp mắt mà còn kích thích sự quan tâm và hành động mua sắm của người tiêu dùng.

Graphic Designer thiết kế bao bì sản phẩm phải dựa trên kiến thức marketing, hành vi tiêu dùng và tâm lý học khách hàng 

Graphic Designer thiết kế bao bì sản phẩm phải dựa trên kiến thức marketing, hành vi tiêu dùng và tâm lý học khách hàng 

Thiết kế các ấn phẩm xuất bản (Book & Magazine)

Trong lĩnh vực xuất bản, các ấn phẩm như sách, tạp chí, hay báo chí đều cần đến sự sáng tạo của Graphic Designer để thiết kế bìa và nội dung. Để làm tốt công việc này, Graphic Designer cần thành thạo các phần mềm thiết kế ấn phẩm như InDesign, quản lý màu sắc trong in ấn và xuất bản kỹ thuật số.

Ngoài ra, hiểu biết về nghiệp vụ báo chí và tâm lý độc giả là một lợi thế lớn, giúp họ tạo ra những sản phẩm ấn tượng, thu hút và gây tác động mạnh mẽ đến hàng triệu người đọc.

Tiếp thị và thiết kế quảng cáo (Business & Advertising)

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, hoạt động tiếp thị và quảng cáo đóng vai trò quan trọng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng. Graphic Designer là nhân tố không thể thiếu trong việc tạo ra những hình ảnh truyền thông mạnh mẽ, kích thích tương tác và quyết định mua sắm của khách hàng.

Ngày nay, với sự phát triển của các nền tảng trực tuyến và sự kiện ngoại tuyến, nhu cầu thiết kế ấn phẩm quảng cáo luôn rất lớn. Để làm tốt trong lĩnh vực này, Graphic Designer cần hiểu rõ yêu cầu của từng nền tảng trực tuyến, am hiểu hành vi khách hàng và tạo ra những thiết kế vừa ấn tượng, vừa tối ưu cho mục tiêu tiếp thị.

Không chỉ thiết kế quảng cáo in ấn mà cả trên các nền tảng trực tuyến

Không chỉ thiết kế quảng cáo in ấn mà cả trên các nền tảng trực tuyến

Thiết kế giao diện website và ứng dụng (Graphic Design Web & App)

Giao diện Website và ứng dụng chính là bộ mặt của doanh nghiệp trên không gian số. Một giao diện chuyên nghiệp, mượt mà sẽ giúp doanh nghiệp tạo được ấn tượng và xây dựng niềm tin với khách hàng.

Graphic Designer trong lĩnh vực này cần cân bằng giữa tính thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng, thành thạo các phần mềm đồ họa, cũng như có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, và JavaScript. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp cũng rất cần thiết để làm việc hiệu quả với các UI Developer và UX Designer.

Thiết kế Game - hoạt hình 3D

Trong lĩnh vực thiết kế Game và hoạt hình 3D, Graphic Designer sẽ đảm nhận việc tạo nhân vật, môi trường và các chuyển động cho nhân vật. Để làm được điều này, họ cần thành thạo các phần mềm chuyên dụng như Blender, 3DS Max, Maya, và Zbrush.

Trong lĩnh vực game, hoạt hình 3D thì các Graphic Designer cũng có thể tham gia tạo hình cho nhân vật

Trong lĩnh vực game, hoạt hình 3D thì các Graphic Designer cũng có thể tham gia tạo hình cho nhân vật

Thiết kế hiệu ứng hình ảnh 3D

Graphic Designer trong lĩnh vực VFX chịu trách nhiệm tạo ra các hiệu ứng đồ họa 3D ấn tượng để thay thế những cảnh quay không thể thực hiện. Các phần mềm như Adobe Premiere, Cinema 4D, Maya hay Blender là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình thiết kế.

Thiết kế nội thất 3D, công trình xây dựng

Trong lĩnh vực này, Graphic Designer cần có kiến thức về kỹ thuật dựng hình trong không gian 3D và thành thạo các phần mềm như Solidworks, AutoCad, hay NX/Catia. Những phần mềm này giúp họ mô phỏng chi tiết các công trình xây dựng, nội thất văn phòng, khách sạn hay nhà ở.

Thiết kế đồ họa thông tin (Information Graphic)

Graphic Designer chuyên về đồ họa thông tin có nhiệm vụ chuyển đổi các con số và dữ liệu khô khan thành hình ảnh trực quan, dễ hiểu. Để thành công trong lĩnh vực này, họ cần có khả năng phân tích, tổng hợp và sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế như Corel Draw hoặc Adobe InDesign.

Ngoài ra việc thiết kế Information Graphic cũng cần họ 

Ngoài ra việc thiết kế Information Graphic cũng cần họ 

Các kỹ năng cần có của Graphic Designer 

Sáng tạo

Sáng tạo là một kỹ năng không thể thiếu đối với bất kỳ graphic designer nào. Đây là yếu tố quan trọng giúp họ tạo ra những thiết kế độc đáo, khác biệt và mang đậm dấu ấn cá nhân. Để làm được điều này, graphic designer cần không chỉ có tư duy thiết kế mà còn cần khả năng sáng tạo vượt trội.

Ngành thiết kế luôn tránh việc sao chép ý tưởng hoặc lặp lại các thiết kế đã có, vì điều này không chỉ vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà còn làm giảm giá trị sản phẩm. Do đó, graphic designer phải liên tục học hỏi, nghiên cứu và khám phá nhiều nguồn tài liệu, thiết kế khác nhau để mở rộng tư duy và nâng cao khả năng sáng tạo.

Giải quyết vấn đề

Mỗi yêu cầu thiết kế từ khách hàng hoặc cấp trên thực chất là một bài toán cần được giải quyết. Trong suốt quá trình làm việc, graphic designer phải đưa ra các giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này, từ việc chọn phong cách thiết kế phù hợp, đến việc xác định bố cục, màu sắc và các yếu tố thị giác khác.

Khả năng trả lời những câu hỏi như “Thiết kế nên mang phong cách nào?”, “Làm thế nào để truyền tải thông điệp hiệu quả nhất?” chính là minh chứng cho kỹ năng giải quyết vấn đề của graphic designer. Quá trình sáng tạo không chỉ dừng lại ở việc thiết kế, mà còn là tìm kiếm các giải pháp tối ưu để đạt được mục tiêu truyền thông của sản phẩm.

Bên cạnh những kỹ năng về phần mềm thì họ cần phải trang bị một số kỹ năng mềm quan trọng

Bên cạnh những kỹ năng về phần mềm thì họ cần phải trang bị một số kỹ năng mềm quan trọng

Kỹ năng giao tiếp

Graphic designer thường xuyên làm việc với nhiều đối tượng khác nhau, từ đội ngũ marketing trong công ty đến khách hàng bên ngoài. Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp tốt là điều cần thiết để họ phối hợp hiệu quả với các thành viên khác trong dự án.

Trong quá trình làm việc, graphic designer thường nhận được rất nhiều phản hồi (feedback) từ đồng nghiệp và khách hàng. Để đáp ứng yêu cầu một cách chính xác và tránh những hiểu lầm không đáng có, họ cần biết cách lắng nghe và trao đổi rõ ràng, qua đó tối ưu hóa quy trình chỉnh sửa và giữ cho công việc được tiến hành suôn sẻ.

Trở thành chuyên gia Sketchup bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nhanh chóng thành thạo công cụ thiết kế 3D của SketchUp, nắm được tư duy thiết kế mô hình 3D nội thất, xây dựng, hoàn thiện bản vẽ 3D từ phác thảo ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh,...

Khóa Học SKETCHUP Thiết Kế 3D Ngoại Thất & Nội Thất ( Tặng 80GB Thư Viện 3D)
Trần Thanh Sang
299.000đ
600.000đ

Làm Chủ Thiết Kế Với Sketchup Và Vray
Trịnh Duy Đông
399.000đ
600.000đ

Học cấp tốc thiết kế diễn họa 3d kiến trúc và nội thất bằng Sketchup
Nguyễn Thanh Tùng
399.000đ
700.000đ

Mức lương trung bình của Graphic Designer

Nhìn chung, mức lương cơ bản của một Graphic Designer được phân chia như sau:

  • Đối với các vị trí yêu cầu từ 0 - 1 năm kinh nghiệm: 10 - 15 triệu VND / tháng.

  • Đối với các vị trí yêu cầu từ 1 - 2 năm kinh nghiệm: 11 - 17 triệu VND / tháng.

  • Đối với các vị trí yêu cầu từ 3 năm kinh nghiệm trở lên: 18 - 28 triệu VND / tháng.

Có thể thấy, mức lương của Graphic Designer khá cạnh tranh so với nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên, để đạt được mức thu nhập hấp dẫn, graphic designer cần phải xây dựng phong cách thiết kế độc đáo và gây ấn tượng. Ngoài ra, việc trau dồi thêm các kỹ năng chuyển giao như công nghệ thông tin, thiết kế UI/UX cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao giá trị bản thân và tăng cơ hội thăng tiến trong nghề.  

Mức lương của Graphic Designer tương đối cạnh tranh so với nhiều ngành nghề khác

Mức lương của Graphic Designer tương đối cạnh tranh so với nhiều ngành nghề khác

Học Graphic Designer ở đâu?

Để học Graphic Designer bạn có thể truy cập vào các nền tảng như Youtube, Behance hoặc Pinterest để tìm kiếm hàng nghìn tài nguyên miễn phí. Ngoài ra, các cộng đồng, hội nhóm trên mạng xã hội cũng là một nơi để bạn nhận được sự hỗ trợ và góp ý từ những người có kinh nghiệm trong nghề. Bên cạnh đó, việc thực hành trong công việc này rất quan trọng. Bạn cần bắt tay vào thực hiện nhứng ý tưởng của mình. Đặc biệt, bạn có thể đăng ký các khóa học trực tuyến như ở Unica.

Với hàng loạt khóa học thiết kế đồ họa chuyên sâu, Unica cung cấp lộ trình học rõ ràng từ cơ bản đến nâng cao. Bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các công cụ thiết kế như Photoshop, Illustrator, After Effects, cùng cơ hội thực hành trên những dự án thực tế. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên tại Unica là các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, mang đến những kiến thức và bí quyết hữu ích để bạn sẵn sàng chinh phục thị trường lao động.  

Kết luận

Bạn đã nắm được Graphic Designer là gì cũng như các vị trí - cơ hội phát triển của Graphic Designer chưa? Để có thể đạt đến đỉnh cao sự nghiệp Senior Designer hay Creative Director trong tương lai, điều tiên quyết nhất từ bây giờ đó là bạn phải đam mê học thiết kế để phải trở thành một Graphic Designer tài giỏi. 

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)