Thiết Kế

Layer Mask là gì? Cách sử dụng Layer Mask trong Photoshop vô cùng đơn giản
Layer mask là gì? Cách sử dụng Layer mask trong Photoshop như thế nào? Đây là một trong những thắc mắc của rất nhiều người khi bắt đầu học Photoshop tìm hiểu về ngành thiết kế đồ họa. Để giúp bạn hiểu về những vấn đề này, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về nguyên tắc hoạt động, cách tạo và sử dụng Layer Mask trong phần mềm Photoshop một cách đơn giản và hiệu quả.
Layer Mask là gì? Nguyên tắc hoạt động
Layer mask trong photoshop là một lớp màu trắng hoặc đen được thêm vào layer của bạn. Màu trắng trên Layer Mask có nghĩa là phần layer đó sẽ được hiển thị, còn màu đen có nghĩa là phần layer đó sẽ được che đi. Bạn có thể điều chỉnh độ che phủ của Layer Mask bằng cách sử dụng các mức xám khác nhau. Càng xám càng che phủ nhiều.
Layer Mask hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng một layer (cùng cấp) với 2 màu đen trắng để che đi hoặc hiển thị một phần hoặc toàn bộ layer gốc. Việc che đi này tương tự như khi chúng ta đeo mặt nạ vậy. Có nghĩa là layer gốc chứa bức ảnh không hề bị ảnh hưởng, mà chỉ bị che đi bởi Layer Mask mà thôi.
Layer mask trong photoshop là một lớp màu trắng hoặc đen được thêm vào layer của bạn
Layer mask có tác dụng gì?
Layer mask trong photoshop có rất nhiều tác dụng, ví dụ như:
Cắt ảnh: Bạn có thể sử dụng Layer Mask để cắt ảnh theo hình dạng mong muốn, ví dụ như cắt ảnh theo vùng chọn, theo hình vector, theo khuôn mặt,…
Tạo bóng đổ: Bạn có thể sử dụng Layer Mask để tạo bóng đổ cho ảnh, ví dụ như bóng đổ dạng gương, bóng đổ dưới chân, bóng đổ xuyên qua,…
Các tác dụng của Layer mask trong photoshop
Loại bỏ hoặc giảm bớt ảnh hưởng của các layer hiệu ứng: Bạn có thể sử dụng Layer Mask để loại bỏ hoặc giảm bớt ảnh hưởng của các layer hiệu ứng (Adjustment Layers) như Curves, Levels, Hue/Saturation,… Bạn có thể áp dụng các layer hiệu ứng cho một phần của ảnh mà không làm thay đổi toàn bộ ảnh.
Tạo hiệu ứng chuyển tiếp: Bạn có thể sử dụng Layer Mask để tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa hai hay nhiều ảnh khác nhau, ví dụ như hiệu ứng chuyển tiếp từ màu sang trắng đen, từ sáng sang tối, từ nét sang mờ,…
Thành thạo Photoshop tại nhà với khóa học Photoshop Online đang bán chạy nhất. Khóa học giúp bạn thành thạo Layer, Liquify, Easer, Brush, blend... .Đăng ký ngay.
[course_id:1200,theme:course]
[course_id:1706,theme:course]
[course_id:312,theme:course]
Cách tạo layer mask trong photoshop cực nhanh chóng
Để tạo mask trong photoshop, bạn có thể làm theo 3 bước sau:
Bước 1: Chọn layer bạn muốn thêm mặt nạ từ bảng điều khiển Layer.
Bước 2: Ở cuối bảng điều khiển Layer, nhấp vào biểu tượng Thêm mặt nạ Layer. Sau đó, Photoshop sẽ thêm một mặt nạ màu trắng vào layer bạn đã chọn.
Bước 3: Sử dụng các công cụ khác nhau để tô màu đen hoặc xám lên mặt nạ để che đi hoặc làm mờ phần layer bạn muốn.
Bạn cũng có thể sử dụng phím tắt để tạo layer mask trong photoshop, đó là nhấn Alt + Click vào biểu tượng Thêm mặt nạ Layer. Lúc này, Photoshop sẽ tạo layer mask màu đen vào lớp mặt nạ bạn đã chọn.
Cách tạo layer mask trong photoshop cực nhanh
Cách sử dụng layer mask trong photoshop kết hợp với một số công cụ cơ bản
Sau khi đã tạo layer mask, bạn có thể sử dụng các công cụ cơ bản sau để tô màu lên mặt nạ:
Cách sử dụng Layer Mask bằng Brush Tool
Brush Tool là công cụ vẽ cọ, bạn có thể sử dụng nó để tô màu đen hoặc trắng lên mặt nạ. Bạn có thể điều chỉnh kích thước, độ cứng, độ trong suốt của cọ để có được kết quả mong muốn. Bạn cũng có thể chọn các kiểu cọ khác nhau để tạo ra các hiệu ứng độc đáo. Để tạo layer mask trong photoshop bằng Brush Tool bạn thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Mở ảnh trong photoshop bằng cách vào file chọn open, hoặc có thể nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + O.
Mở khóa layer
Bước 2: Tạo một layer trắng bằng cách dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + Shift + Alt + N. Đổ 1 lớp màu bất kỳ giống layer 1. Tiếp theo, chọn icon Layer mark để tạo thêm một layer đồng cấp.
Tạo một layer đồng cấp
Bước 3: Vào Brush chọn D để chuyển sang tô màu đen trắng. Nhấn phím X để chuyển đổi giữa 2 màu.
Chuyển đổi màu đen trắng công cụ Brush
Bước 4: Điều chỉnh các thông số gồm Size, Hardness và Opacity.
Điều chỉnh các thông số
Trong đó:
Size: Kích thước đầu cọ
Hardness: Số càng cao nét vẽ càng rõ
Opacity: Điều chỉnh cường độ đậm nhạt của hiệu ứng
Bước 5: Tô nhẹ vào những phần cần xóa. Những phần mà cọ Brush đi qua sẽ xóa đối tượng trên Layer của bạn.
Tô nhẹ
Bước 6: Cuối cùng, bạn hãy điều chỉnh phần đối tượng bị xóa bằng cách nhấn phím X một lần nữa để đổ màu trắng cho Forerground Color rồi thực hiện lại bước 3.
>>> Xem thêm: Layer là gì? Các thao tác với layer trong Photoshop cơ bản nhất
Cách sử dụng vùng chọn để cắt ảnh
Vùng chọn là công cụ giúp bạn tạo ra các hình dạng khác nhau để chọn ra một phần của ảnh. Bạn có thể sử dụng vùng chọn để cắt ảnh theo hình dạng mong muốn. Bạn có thể sử dụng các công cụ vùng chọn như Rectangular Marquee Tool, Elliptical Marquee Tool, Lasso Tool, Polygonal Lasso Tool, Magnetic Lasso Tool, Quick Selection Tool, Magic Wand Tool,…
Bước 1: Chọn Layer chứa đối tượng cần cắt ảnh.
Bước 2: Hãy sử dụng các công cụ Selection Tool > Tạo vùng chọn xung quanh đối tượng cần cắt.
Bước 3: Nhấn tổ hợp phím tắt Shift + F6 để làm mờ nét cắt. Sau đó click vào công cụ New Layer Mask.
Bước 4: Xóa thêm vùng khác trên Layer bằng cách tạo vùng chọn vào phần cần loại bỏ, sau đó chọn màu đen cho Foreground color, rồi nhấn tổ hợp phím tắt Alt + Delete để loại bỏ phần cần xóa.
Bước 5: Edit hoặc lấy lại phần đã xóa.
Vùng chọn là công cụ giúp bạn tạo ra các hình dạng khác nhau để chọn ra một phần của ảnh
Cách sử dụng Gradient để tô màu mask
Photoshop còn cung cấp khả năng kiểm soát mặt nạ đó là sử dụng một thang độ xám. Bạn có thể sử dụng một màu xám để tạo mặt nạ “một phần”, nghĩa là khi tô lên mặt nạ một màu xám thì sẽ nhìn thấy “mờ mờ” đối tượng bên dưới, màu tô sẽ càng ngả về đen thì càng nhìn rõ Layer bên dưới.
Bước 1: Cách tạo mặt nạ trong photoshop là nhấn Add Layer Mask.
Bước 2: Khi tạo mặt nạ trong photoshop xong, bạn dùng công cụ Gradient, màu Gradient chuyển từ trắng sang đen, loại Gradient là Liner Gradient.
Bước 3: Sau đó, click giữ chuột tại điểm A và nhả chuột tại điểm B để tô màu cho mặt nạ. Lúc này, bạn có thể nhìn thấy đối tượng bên dưới từ rõ nhất cho đến khi không còn thấy gì.
Sử dụng Gradient để tô màu mask khá đơn giản
Sau khi tô màu, để bức ảnh thêm sắc nét và hấp dẫn, bạn cần tạo hiệu ứng ánh sáng trong photoshop. Hãy điều chỉnh ánh sáng một cách hài hòa để bức ảnh đạt được độ chân thật và thu hút người nhìn.
Lỗi layer mask photoshop và cách khắc phục
Trong quá trình sử dụng Layer Mask, bạn có thể gặp phải một số lỗi thường gặp như sau:
Lỗi không thể tô màu lên mặt nạ: Đây là lỗi do bạn chọn sai chế độ Blend Mode cho Layer Mask. Bạn cần chọn chế độ Blend Mode là Normal để có thể tô màu lên mặt nạ.
Lỗi không thể chỉnh sửa mặt nạ: Đây là lỗi do bạn không chọn mặt nạ trước khi chỉnh sửa. Bạn cần click vào biểu tượng mặt nạ trên layer để kích hoạt nó.
Lỗi không thể xóa mặt nạ: Lỗi này xảy ra do bạn không nhấn Shift + Click vào biểu tượng mặt nạ trên layer để vô hiệu hóa nó. Bạn cần nhấn Shift + Click để vô hiệu hóa mặt nạ trước khi xóa nó.
Để khắc phục các lỗi layer mask trong photoshop bên trên, bạn cần kiểm tra lại các thiết lập của Layer Mask và chọn đúng các chế độ và công cụ cần thiết.
Một số lỗi và cách khắc phục khi tạo Layer Mask trong pts
Mẹo vặt khi thao tác với Layer Mask
Để quá trình thao tác trên Layer Mask diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, bạn nên áp dụng một số mẹo vặt như sau:
Để xem được toàn bộ Layer Mask, bạn có thể nhấn Alt + Click vào biểu tượng mặt nạ trên layer. Lúc này, bạn sẽ thấy được layer gốc được che đi bởi Layer Mask.
Để đảo ngược Layer Mask, bạn có thể nhấn Ctrl + I. Lúc này, các phần được che đi sẽ được hiển thị lại và ngược lại.
Để sao chép Layer Mask sang layer khác, bạn có thể nhấn Alt + kéo biểu tượng mặt nạ từ layer này sang layer kia.
Để liên kết Layer Mask với layer gốc, bạn có thể nhấn vào biểu tượng dấu móc giữa layer và mặt nạ. Lúc này, khi bạn di chuyển layer, Layer Mask cũng sẽ di chuyển theo.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách thay đổi kích thước Layer trong Photoshop
Một số mẹo vặt khi tạo layer mask
Kết luận
Layer Mask là một công cụ rất hữu ích trong Photoshop, giúp bạn che đi hoặc hiển thị lại các phần của layer một cách linh hoạt và dễ dàng. Bạn có thể sử dụng Layer Mask để cắt ảnh, tạo bóng đổ, loại bỏ hoặc giảm bớt ảnh hưởng của các layer hiệu ứng, và tạo hiệu ứng chuyển tiếp. Bạn cũng cần lưu ý một số lỗi thường gặp khi sử dụng Layer Mask và cách khắc phục chúng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Layer Mask trong Photoshop và cách sử dụng nó một cách hiệu quả. Chúc bạn thành công!
01/11/2019
12095 Lượt xem

Hướng dẫn cách tạo 3d text illustrator chi tiết chỉ mất 3 phút
3D text Illustrator là một trong những tính năng quan trọng trong ngành thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tạo 3D text illustrator như thế nào. Vì vậy, quá trình tạo chữ 3D trong Ai gặp rất nhiều khó khăn. Thấu hiểu điều đó, bài viết sau Unica sẽ hướng dẫn bạn cách giải quyết vấn đề một cách đơn giản nhất, cùng khám phá nhé.
1. Ưu điểm khi tạo 3d text trong illustrator
Hiệu ứng trong thiết kế sẽ giúp sản phẩm của bạn trở nên bắt mắt và ấn tượng hơn, thu hút sự chú ý của mọi người. Illustrator là một công cụ mạnh mẽ để tạo đồ họa vectơ, bao gồm cả văn bản 3D. Dưới đây là những ưu điểm nổi trội nhất của việc tạo chữ nổi trong Ai bạn nhất định phải biết.
Ưu điểm khi tạo 3d text trong illustrator
1.1. Có nhiều tùy chọn và công cụ
Phần mềm Illustrator cung cấp nhiều tùy chọn và công cụ để tạo văn bản 3D. Điều này giúp bạn tạo ra các văn bản 3D với nhiều kiểu dáng và hiệu ứng khác nhau. Một số tùy chọn và công cụ chính để tạo 3D text trong Illustrator mà bạn có thể lựa chọn đó là: Type, Extrude and Bevel, 3D Rotation, 3D Revolve, Blend, Gradient, Pattern,... Với nhiều tùy chọn và công cụ đa dạng, bạn có thể tạo ra các văn bản 3D độc đáo và ấn tượng để sử dụng cho các dự án thiết kế của mình.
1.2. Tiện lợi và linh hoạt
Illustrator là một phần mềm đồ họa vector cho phép bạn tạo ra các đối tượng mới, các đối tượng này bạn có thể điều chỉnh kích thước, hình dạng, màu sắc, ánh sáng và hơn thế nữa. Vì vậy, việc tạo 3D text bằng phần mềm Adobe Illustrator được đánh giá là một lựa chọn thông minh, tiện lợi và linh hoạt. Sử dụng phần mềm này, bạn thoải mái thay đổi kích thước hoặc định dạng văn bản để sao cho phù hợp nhất với các dự án khác nhau của mình.
Sử dụng 3d text Illustrator bạn thoải mái thay đổi kích thước và định dạng
1.3. Tạo ra đồ họa chất lượng cho web và đa phương tiện
Tạo hiệu ứng 3d text giúp cho bản thiết kế của bạn trở nên bắt mắt và ấn tượng hơn. Thêm nữa, các hiệu ứng này còn hiển thị vô cùng sắc nét và rõ ràng. Điều này giúp tạo ra đồ hoạ chất lượng cho web và đa phương tiện. Bạn có thể sử dụng nó hiệu quả cho các dự án in, web hoặc kỹ thuật số.
2. Hướng dẫn cách tạo 3d text illustrator
Trong quá trình thiết kế bằng phần mềm Adobe Illustrator, có rất nhiều hiệu ứng ấn tượng bạn có thể lựa chọn sử dụng để áp dụng cho thiết kế của mình. Tuy nhiên, hiệu ứng chữ nổi trong 3D vẫn được yêu thích và đánh giá cao nhất. Vậy cách tạo 3D text illustrator như thế nào, mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau đây để biết
2.1. Bước 1: Tạo text
Bước đầu tiên trong quá trình tạo 3d text illustrator chắc chắn là tạo text. Để tạo text bạn nhấn chọn công cụ Type Tool (phím tắt T), sau đó nhập dòng text bạn muốn nhập vào artboard của mình.
Chọn công cụ Type Tool để nhập text
Nếu bạn muốn tạo chữ 3d đẹp nhất, bạn hãy sử dụng font chữ bold và tiến hành điều chỉnh tracking cho đoạn text sao cho hợp lý nhất. Đối với màu chữ, đừng nên chọn màu đen vì màu đen sẽ làm hỏng text khi thiết chữ 3d trong Ai.
2.2. Bước 2: Thêm hiệu ứng chữ 3D
Sau khi đã tạo text, chọn kiểu chữ và chọn màu, tiếp theo bạn tiến hành thêm hiệu ứng chữ 3d cho thiết kế của mình. Để thêm hiệu ứng 3d cho text bạn thực hiện như sau:
Chọn vào dòng text vừa tạo => Chọn Effect => Chọn 3D => Chọn Extrude & Bevel.
Thao tác tạo hiệu ứng 3D
Tại hộp thoại Extrude & Bevel xuất hiện bạn tiến hành tuỳ chỉnh hiệu ứng 3d trong Illustrator. Nếu bạn muốn tạo một góc nhìn khác cho chữ 3d, bạn có thể lựa chọn các tuỳ chọn ở trong mục Position.
Chọn Position để tạo góc nhìn khác cho chữ 3d
Nếu muốn xem trước kết quả chữ 3D sau khi áp dụng hiệu ứng, bạn tích chọn vào ô Preview dưới góc trái hộp thoại. Tiếp theo bên cạnh mục Position bạn tiến hành tuỳ chỉnh các mục trong hộp thoại bao gồm:
- Độ xoay các trục: Vị trí của vật thể xoay quanh lần lượt các trục X, Y và Z
- Perspective: Góc nhìn hướng đến vật thể
- Extrude Depth: Chiều sâu của vật thế
- Cap: Vật thể đặc hay rỗng
- Bevel: Hình dạng của mặt phẳng cắt
- Surface: Bề mặt của vật thể
Trường hợp bạn muốn điều chỉnh nhiều chi tiết hơn cho chữ 3D của mình, bạn chọn Map Art... và More Options.
Sau khi đã tuỳ chọn xong, bạn nhấn OK để áp dụng hiệu ứng tạo chữ 3D cho mình.
Học Illustrator từ cơ bản đến nâng cao bằng cách tham gia khoá học online qua video. Khoá học giúp bạn nhanh chóng làm chủ phần mềm Adobe Illustrator, có được nền tảng kiến thức cơ bản để tạo ra các sản phẩm thiết kế nâng cao và chủ động trong thiết kế.
[course_id:263,theme:course]
[course_id:1612,theme:course]
[course_id:322,theme:course]
2.3. Bước 3: Tô màu chữ 3D
Sau khi bạn đã hoàn thành 2 bước trên, trên artboard sẽ xuất hiện dòng chữ 3d xám xịt. Để dòng chữ trở nên đẹp và bắt mắt hơn, bạn sẽ chỉnh lại màu. Nếu bạn chưa biết cách chỉnh màu chữ sao cho đẹp, hãy lên mạng tham khảo cách phối màu, sau đó chèn một bảng artboard ở bên ngoài, mục đích để thuận tiện hơn khi lấy màu cần tô.
Nếu bạn muốn mặt chữ được tô các màu sắc khác nhau. Đầu tiên bạn cần tách dòng chữ ra để tạo thành các đối tượng riêng biệt, sau đó bạn thực hiện theo các thao tác sau:
- Nhấn chọn đối tượng chữ 3D.
- Từ thanh menu chọn Object => Chọn Expand Appearance để tách rời các chữ cái thành các đối tượng riêng biệt.
Chọn Expand Appearance để tách rời các chữ
- Tại bảng thiết kế bạn nhấn chuột phải chọn Ungroup, lặp lại thao tác này 3 lần để tách rời hoàn toàn các đối tượng
Chọn Ungroup để tách rời hoàn toàn các đối tượng
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về lasso tool trong illustrator từ cơ bản tới nâng cao
Tô màu mặt chữ 3d chính diện
Trường hợp bạn muốn tô mặt chữ chính diện chữ 3D bạn thực hiện theo các bước sau:
- Đầu tiên bạn chọn tất cả các mặt chữ chính diện bằng cách chọn chữ G, sau đó nhấn phím Shift để chọn tất cả các chữ còn lại.
- Tiếp theo tại thanh công cụ bên trái, bạn nhấn chọn Fill, sau đó chọn màu muốn tô cho mặt chữ 3d. Nếu bạn đã có bảng phối màu sẵn trên màn hình, bạn chọn công cụ Eyedropper và sau đó trực tiếp lấy màu từ bảng phối màu này.
Hoàn thành tô màu cho mặt chữ
Tô màu mặt chữ 3d còn lại
So với thao tác tô màu mặt chữ 3d chính diện thì thao tác tô màu mặt chữ 3d còn lại có phần khó hơn. Sau đây là hướng dẫn thao tác tô mặt chữ 3d còn lại cho bạn tham khảo:
- Đầu tiên bạn chọn đối tượng tại mặt chữ cong ký tự G rồi chọn hộp thoại Pathfinder => Chọn Unite để hợp nhất các đối tượng.
- Tiếp theo, chọn thao tác Unite với các mặt cong còn lại trong phần chữ 3D.
- Tiếp tục bạn chọn tất cả các mặt chữ 3D bên dưới bằng cách nhấn chọn mặt cong bên dưới của chữ G, sau đó nhấn giữ phím Shift để chọn tất cả các mặt chữ còn lại.
- Cuối cùng bạn chọn Fill trong thanh công cụ bên trái để chọn màu bạn muốn tô cho mặt chữ 3D. Nếu bạn đã có bảng phối màu sẵn trên màn hình, bạn chọn công cụ Eyedropper và sau đó trực tiếp lấy màu từ bảng phối màu này.
Tô màu mặt chữ 3d còn lại
Tương tự như cách thực hiện tô màu mặt dưới của chữ 3D, tiếp tục thực hiện tô màu các mặt bên cho chữ 3D.
Tạo mặt bên cho chữ 3D
2.4. Bước 4: Thêm viền chữ 3D
Bước tiếp theo bạn cần thêm viền chữ 3D, cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên bạn chọn công cụ Pen Tool (V) => Chọn toàn bộ phần chữ 3D.
- Tiếp theo nhấn ô màu Stroke trong thanh công cụ bên trái => Chọn màu và độ dày của đường viền.
Chọn công cụ Stroke để điều chỉnh màu và độ dày của đường viền
2.5. Bước 5: Tạo bóng cho chữ 3D
Cuối cùng bạn cần tạo bóng cho chữ 3D. Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên bạn chọn toàn bộ các mặt chữ 3D chính diện
- Sau đó từ menu bạn chọn Edit => Chọn Copy.
Chọn Copy
- Tiếp theo bạn đến mục Edit => Chọn Paste in front.
Chọn Paste in front
- Bạn tô màu đen và tiến hành xoá stroke cho đối tượng vừa mới paste
Tô màu đen và xoá stroke
- Tại đối tượng vừa paste bạn click chuột trái => chọn Group để nhóm lại thành một đối tượng shadow.
Nhấn chuột trái chọn Group
- Tương tự, bạn thực hiện lại thao tác copy paste cho đối tượng shadow. Sau đó nhấn giữ Shift, đồng thời di chuyển đối tượng vừa paste sang phải dòng text chính.
Di chuyển đối tượng vừa paste sang phải dòng text chính
- Tiếp tục bạn chọn2 đối tượng shadow, sau đó từ menu chọn Object => Chọn Blend => Chọn Make.
Chọn Make
- Từ menu Object => Chọn Blend => Chọn Blend Options...
Chọn Blend Options...
- Hộp thoại Blend Options mở ra bạn chọn Spacing => Chọn Specified Steps, bên cạnh bạn điền 110 rồi nhấn OK để đóng hộp thoại.
Điền thông tin vào hộp thoại Blend Options
- Từ menu đi đến Object => Chọn Expand. Tại hộp thoại Expand, bạn nhấn OK.
Hộp thoại Expand nhấn OK
- Từ menu Pathfinder => Chọn Unite để hợp nhất tất cả các đối tượng đổ bóng cho chữ 3D.
Hợp nhất đối tượng đổ bóng
- Lựa chọn tổ hợp phím Ctrl+[ để đẩy đối tượng shadow xuống dưới đối tượng text chính.
Đẩy đối tượng xuống dưới
- Tiếp theo bạn di chuyển đối tượng đến vị trí phù hợp
Di chuyển đối tượng
- Lúc này bạn tiến hành đặt Opacity là 10%. Như vậy là bạn đã hoàn thành các bước tạo chữ 3D trong AI
Kết quả hoàn thành
3. Lưu ý khi tạo chữ 3d trong illustrator
Như những gì đã chia sẻ ở trên thì có thể thấy rằng, cách tạo 3D text Illustrator không quá phức tạp như bạn nghĩ, tuy nhiên để có được những thiết kế đẹp nhất thì bạn cần phải chú ý một vài những lưu ý quan trọng sau:
3.1. Chọn Font phù hợp
Khi làm chữ 3d trong Ai, bạn cần chọn font phù hợp. Bởi font chữ sẽ ảnh hưởng đến cách văn bản 3D của bạn trông như thế nào. Font chữ phù hợp sẽ đảm bảo thiết kế đẹp và ấn tượng hơn.
>>> Xem thêm: Curve là gì? Cách sử dụng curve trong illustrator như thế nào?
3.2. Tùy chỉnh kích thước và tỷ lệ
Kích thước văn bản 3D cần phải phù hợp với kích thước của đối tượng hoặc bố cục bạn muốn sử dụng. Văn bản quá lớn có thể khiến bố cục của bạn trông lộn xộn, trong khi văn bản quá nhỏ có thể khó đọc. Bên cạnh đó, tỷ lệ văn bản 3D cũng phải phù hợp với kiểu dáng bạn muốn tạo. Điều này giúp văn bản 3d của bạn trông cân đối và hài hoà hơn.
Khi tạo chữ 3d trong illustrator bạn cần phải tuỳ chỉnh kích thước phù hợp
3.3. Chọn màu sắc phù hợp
Khi tạo 3d text illustrator bạn nhất định phải chọn màu sắc phù hợp. Màu sắc nên phù hợp với chủ đề hoặc tổng thể của bố cục bạn muốn sử dụng. Bên cạnh đó, màu sắc cũng nên có độ tương phản tốt để văn bản dễ đọc. Bạn có thể sử dụng công cụ Color Guide trong Illustrator để giúp bạn chọn các màu sắc có độ tương phản tốt.
Ngoài ra, màu sắc sử dụng cũng phải thống nhất với nhau để tạo ra một bố cục hài hòa. Bạn có thể sử dụng bảng màu hoặc bảng phối màu để giúp bạn chọn các màu sắc thống nhất với nhau.
3.4. Điều chỉnh ánh sáng
Trong quá trình tạo 3d text trong illustrator bạn nhất định phải điều chỉnh ánh sáng. Biết cách điều chỉnh ánh sáng sẽ giúp chữ 3d của bạn trông nổi bật và chân thực hơn rất nhiều. Tuy nhiên trong quá trình điều chỉnh ánh sáng bạn cần phải chú ý: Màu sắc ánh sáng cần phải phù hợp với chủ đề hoặc tổng thể của bố cục mà bạn muốn sử dụng. Ngoài ra, độ mạnh của ánh sáng cũng phải phù hợp với kích thước và tỷ lệ của chữ 3d.
Để điều chỉnh ánh sáng bạn có thể sử dụng công cụ 3D Lighting trong Illustrator. Công cụ này giúp bạn điều chỉnh vị trí, màu sắc và ánh sáng.
Điều chỉnh ánh sáng giúp chữ 3d trông chân thực hơn
3.5. Sử dụng nền phù hợp
Mặc dù cách tạo 3D text Illustrator không khó nhưng bạn nhất định phải chú ý sử dụng nền phù hợp. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để gíup chữ 3d của bạn trông nổi bật và bắt mắt hơn. Khi chọn nền chữ cho 3d text bạn cần phải chú ý một số vấn đề sau: Màu sắc nền cần phải phù hợp với màu sắc của chữ 3d, màu tối quá thì sẽ khó nhìn còn sáng quá thì có thể sẽ bị chói. Hình dạng nền cũng phải phù hợp với hình dạng của chữ 3d và kiểu dáng nền cũng phải phù hợp với kiểu dáng cụ thể của bố cục bạn muốn.
3.6. Lưu trữ các lớp riêng biệt
Việc lưu trữ các lớp riêng biệt trong quá trình làm chữ nổi trong Ai giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa, dễ dàng quản lý. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra, việc lưu trữ các lớp riêng biệt cũng giúp dễ dàng chia sẻ. Nếu bạn muốn chia sẻ chữ 3D của mình với người khác, bạn có thể dễ dàng lưu trữ các lớp riêng biệt thành các tệp riêng biệt. Điều này giúp người khác dễ dàng chỉnh sửa hoặc sử dụng chữ 3D của bạn.
4. Kết luận
Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho bạn cách tạo 3D text Illustrator. Qua bài viết này, hy vọng rằng các bạn biết Illustrator và hiểu rõ hơn về tính năng này, có thể tự tạo văn bản 3D bằng Adobe Illustrator. Để biết thêm nhiều kiến thức về thiết kế hay những mẹo trong thiết kế, bạn đọc hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khoá học adobe illustrator các chuyên gia sẽ hướng dẫn bài bản và dễ hiểu nhất.
Chúc các bạn thành công!
31/10/2019
10734 Lượt xem

Concept là gì? Ứng dụng của Concept vào các lĩnh vực khác
Concept là thuật ngữ xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống, công việc và học tập. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu Concept là gì. Trong bài viết này, UNICA sẽ giải đáp cụ thể cho bạn thắc mắc này cũng như đề cập đến các lĩnh vực có sử dụng concept thiết kế. Từ đó, các nhà thiết kế có thể vận dụng vào công việc của mình hiệu quả hơn.
Concept trong thiết kế là gì?
Thuật ngữ Concept được nhắc đến nhiều nhất trong thiết kế bởi các Designer, chuyên viên Marketing hoặc các đối tác khách hàng. Concept trong thiết kế hiểu một cách cơ bản như sau:
Concept trong thiết kế là xu hướng về việc lựa chọn ý tưởng, phong cách, màu sắc cho cho chính ấn phẩm mà khách hàng và nhà thiết kế muốn gửi gắm.
Tìm hiểu khái niệm Concept trong thiết kế
Qua các Concept này, khách hàng sẽ nắm được những thông tin cốt lõi về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp/công ty theo từng chiến dịch Marketing cụ thể. Từ đó, khách hàng sẽ hiểu hơn về sản phẩm cũng như thương hiệu của doanh nghiệp/công ty.
Concept là thuật ngữ quan trọng và cần thiết trong thiết kế. Nó sẽ quyết định đến xu hướng phát triển cũng như thông điệp mà các ấn phẩm thiết kế truyền thông muốn truyền tải đến khách hàng.
>>> Xem ngay: Adobe Character Animator là gì? Ưu điểm của Adobe Character Animator
Tầm quan trọng của concept
Chẳng thể phủ nhận tầm quan trọng của concept trong việc đóng vai trò chủ đạo sáng tạo ý tưởng. Với mỗi một kế hoạch, dự án, chương trình đều cần ý tưởng để thực hiện. Và tất nhiên không thể sao chép copy được. Bạn cần phải sáng tạo để tạo nên điểm khác biệt, mới lạ. Đây là một bước không thể thiếu. Khi nắm trong tay 1 concept hoàn chỉnh thì chắc chắn bạn đã sẵn sàng để thực hiện chúng. Tất nhiên mọi thứ sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều giúp bạn đạt được thành công mong đợi.
Các lĩnh vực sử dụng Concept thiết kế
Sau khi đã nắm được Concept là gì cũng như Concept trong thiết kế, thì các nhà thiết kế cũng cần phải biết được những lĩnh vực nào sử dụng Concept thiết kế. Điều này sẽ giúp cho quá trình thiết kế được dễ dàng hơn.
Concept là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong thiết kế
Thông thường, Concept sẽ được gợi ý từ khách hàng và sáng tạo ra từ các nhà thiết kế chuyên nghiệp. Một khía cạnh khác, nhiều nhà thiết kế tự sáng tạo ra nhiều Concept khác nhau cho khách hàng lựa chọn tùy theo thỏa thuận ban đầu. Đây được xem là bước đầu tiên trong quá trình hoàn thiện một sản phẩm và giúp cho các quá trình tiếp theo được thực hiện dễ dàng hơn.
Hiện nay, Concept thiết kế được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực sau:
Thiết kế
Những ý tưởng về màu sắc, bố cục hay chất liệu đều có thể gọi là concept. Đó còn là những phong cách thể hiện một cách xuyên suốt từ đầu đến cuối trong các bản vẽ mà các nhà thiết kế muốn truyền tải thông điệp cho sản phẩm cách rõ nét nhất.
Ý tưởng concept trong lĩnh vực thiết kế
Concept trong lĩnh vực nhiếp ảnh
Concept đóng vai trò mô tả một mô hình bố cục nội dung hoặc phong cách của buổi chụp ảnh, với mục đích là tạo nên những bức ảnh ấn tượng và mang đậm phong cách của người chụp.
Concept trong dịch vụ nhà hàng, khách sạn
Concept là phong cách của nhà hàng, khách sạn được bày trí theo từng ý tưởng riêng, sao cho tạo được sự ấn tượng và thu hút khách hàng.
Nghệ thuật sân khấu: Xét theo định nghĩa Concept là gì, thì trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu, Concept được sử dụng như một ý tưởng xuyên suốt, nhằm tạo ra phong cách trang trí sân khấu, thiết kế chương trình…
Đăng ký khoá học làm powerpoint online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ trang bị các kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp trên Powerpoint, các thiết kế trình chiếu đơn giản đến nâng cao, các hiệu ứng nâng cao, chuyên nghiệp,...
[course_id:1380,theme:course]
[course_id:1567,theme:course]
[course_id:1630,theme:course]
Concept trong lĩnh vực marketing
Đối với ngành marketing, Concept là chỉ những ý tưởng, hình thức marketing mang tính chất đột phá, sáng tạo. Tư duy chiến lược kinh doanh lâu dài nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Thay đổi thói quen, nhu cầu cửa người sử dụng dịch vụ. Để đem tới nguồn lợi nhuận siêu to khổng lồ
Concept trong lĩnh vực công nghiệp giải trí
Concept sẽ thường xuyên xuất hiện trong các show thời trang, buổi biểu diễn với từng phong cách riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân và không có sự trùng lặp. Những ý tưởng mới lạ, nhằm đem tới chất riêng của nhà sản xuất. Mục đích tạo nên dấu ấn riêng biệt cho show đó để thu hút người xem và tạo ra lợi nhuận.
Concept trong đồ công nghệ, điện tử
Một số vật dụng như; oto, máy tính, điện thoại cũng thường sử dụng Concept trong quá trình thiết kế sản phẩm, chủ yếu trong khâu giới thiệu sản phẩm với khách hàng là chính. Những bản demo hay là những sản phẩm chạy thử nghiệm với mục đích giới thiệu cho các nhà đầu tư có được cái nhìn khách quan nhất. Nếu thuyết phục thành công sẽ tiến hành phát triển giai đoạn tiếp theo.
>>> Xem ngay: Adobe Media Encoder là gì? Tính năng và ứng dụng phần mềm
Lĩnh vực ứng dụng của Concept thiết kế mang tính phổ biến cao
Nhìn một cách tổng thể, chúng ta có thể thấy lĩnh vực thiết kế được sử dụng xung quanh cuộc sống con người, chúng ta có thể bắt gặp nó mọi lúc mọi nơi.
Kết luận
Có thể thấy, lĩnh vực ứng dụng Concept thiết kế khá rộng và mang tính phổ biến. Hy vọng với những thông tin mà UNICA chia sẻ trong bài viết, sẽ giúp bạn nắm rõ hơn Concept là gì cũng như Concept thiết kế và tính ứng dụng của nó. Để biết thêm nhiều ý tưởng thiết kế độc đáo thu hút khách hàng mời bạn tham khảo thêm khoá học thiết kế của chúng tôi có trên Unica giảng dạy từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế.
31/10/2019
7850 Lượt xem

Màu RGB là gì? Tìm hiểu về hệ màu RGB trong thiết kế
Hệ màu RGB là gì? Đây là một nền tảng mà người làm trong lĩnh vực thiết kế kỹ thuật số cần phải biết. Với khả năng tái tạo hàng triệu màu sắc, nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những sản phẩm hình ảnh và nội dung sáng tạo, chuyên nghiệp. Cùng Unica đi tìm hiểu tổng quát về khái niệm này nhé.
Màu RGB là gì?
RGB là viết tắt của ba màu cơ bản trong mô hình ánh sáng bổ sung, bao gồm Đỏ (Red), Xanh lục (Green) và Xanh lam (Blue). Mỗi thành phần màu trong hệ RGB được biểu diễn theo một dải giá trị từ 0 đến 255, trong đó 0 là màu tối nhất (không có ánh sáng) và 255 là màu sáng nhất. Khi ba màu này kết hợp ở các mức độ khác nhau, chúng có thể tạo ra hơn 16 triệu màu, đáp ứng nhu cầu hiển thị đa dạng của các thiết bị điện tử hiện đại.
>>> Xem ngay: Màu Gradient là gì? Cách tạo màu Gradient trong Photoshop
RGB là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế màu tự động
Nguồn gốc ra đời của màu RGB
Hệ màu RGB được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị kỹ thuật số và màn hình hiển thị. Nguồn gốc của RGB có thể bắt nguồn từ những tiêu chuẩn truyền hình màu của RCA vào năm 1952. Sau đó, Edwin Land đã áp dụng mô hình này trong các thiết bị máy ảnh Land/Polaroid. Qua thời gian, RGB dần trở thành tiêu chuẩn trong công nghệ hiển thị và Internet, giúp truyền tải màu sắc sống động và chân thực đến người dùng.
Nguyên lý hoạt động của RGB
Hệ màu RGB hoạt động dựa trên sự kết hợp của ba màu cơ bản là đỏ, xanh lá và xanh dương theo mô hình ánh sáng bổ sung. Khi ba màu này được pha trộn theo tỉ lệ 1:1:1, chúng có thể tạo ra các màu sắc khác nhau. Mức độ sáng tối của mỗi màu sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ pha trộn, cho phép RGB tạo ra hàng triệu màu sắc đa dạng.
Nguyên lý của RGB là phát ánh sáng từ các điểm ảnh, tạo ra hình ảnh và màu sắc sắc nét, trung thực trên nền đen nguyên bản. Điều này giúp RGB trở thành chuẩn màu phổ biến trên các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại và tivi, nơi ánh sáng đóng vai trò chính trong việc hiển thị nội dung.
Hệ màu RGB hoạt động dựa vào sự kết hợp giữa ba màu đỏ, xanh lá, xanh dương
Lợi ích của hệ màu RGB
Ngoài RGB, còn có các hệ màu khác như CMYK, HSV, HSL,… nhưng RGB lại được sử dụng phổ biến nhất nhờ những ưu điểm vượt trội sau đây:
Màu ánh sáng đa dạng, phong phú
Hệ màu RGB cho dải màu rộng và phong phú hơn nhiều so với những hệ màu khác, đặc biệt là các sắc màu nằm trong huỳnh quang sáng. Vì vậy, khi thiết kế đồ họa hay sử dụng hệ màu RGB trong việc hiển thị trên các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại di động, TV,… sẽ giúp cho người thiết kế có thể tạo ra những tác phẩm độc đáo và thu hút người dùng hơn.
Màu RBG khiến cho màu ảnh trở nên đa dạng, phong phú và chân thực hơn
Hình ảnh chân thực hơn
Với hệ màu RGB, các màu sắc được tái tạo, gần giống với màu sắc thật của vật thể trong thế giới thực. Điều này là do hệ màu RGB sử dụng ba màu sắc cơ bản là đỏ, xanh lá cây và xanh dương và được điều chỉnh giá trị để sáng để tạo ra hàng triệu màu khác nhau. Với những đặc điểm này, khi xem các hình ảnh, video trên các thiết bị điện tử, màn hình led mà sử dụng hệ màu RGB thì sẽ đem đến trải nghiệm màu sắc phong phú và chân thực hơn. "
Đăng ký khoá học làm Adobe Photoshop online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn có kiến thức bải bản nhất về Photoshop, hiểu rõ về giao diện tổng quan và từng thông số trong Photoshop. Sau khóa học, bạn sẽ tự tin ứng tuyển vị trí thiết kế tại các doanh nghiệp, công ty hoặc mở dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp tự do tại nhà.
[course_id:591,theme:course]
[course_id:321,theme:course]
[course_id:1393,theme:course]
Ứng dụng của hệ màu RGB trong cuộc sống
Công nghệ LED đa sắc RGB
Hệ màu RGB được sử dụng để sản xuất các chip LED RGB, cho phép tạo ra các hiệu ứng ánh sáng đơn sắc như xanh dương, đỏ, tím, vàng,… cũng như các hiệu ứng đa sắc dễ dàng thay đổi. Công nghệ LED đa sắc RGB mang lại hàng nghìn màu sắc khác nhau, từ các tông màu sáng rực rỡ đến những sắc thái ấm áp, trầm lắng.
Ngoài ra, LED RGB còn được sử dụng để tạo ra các hiệu ứng ánh sáng đặc biệt như đèn đổi màu theo nhạc hay đèn nhấp nháy trong các sản phẩm trang trí và giải trí.
Công nghiệp điện tử
Hệ màu RGB được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt là trong các thiết bị hiển thị như tivi, điện thoại, laptop và máy tính bảng. Hệ màu này sử dụng ba màu cơ bản là đỏ, xanh lá cây và xanh dương để hiển thị hình ảnh sắc nét và chân thực trên màn hình.
Ngoài ra, RGB còn xuất hiện trong các sản phẩm như tai nghe, loa, bàn phím, và cổng USB có hiệu ứng ánh sáng RGB, tạo thêm tính thẩm mỹ và tiện ích cho người dùng.
Màu RGB được ứng dụng nhiều trong công nghiệp điện tử và màu sắc website
Màn hình LED
RGB là yếu tố cốt lõi trong việc sản xuất các màn hình LED cho nhiều thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh, và bảng quảng cáo. Màn hình sử dụng hệ màu RGB giúp nâng cao độ phân giải, mang lại màu sắc rực rỡ và chính xác.
Hệ màu này cũng được áp dụng rộng rãi trong thiết kế đồ họa, quảng cáo và nhiều lĩnh vực khác, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng hình ảnh trong đời sống hiện đại.
Màu sắc thiết kế cho website
Hệ màu RGB là lựa chọn phổ biến trong thiết kế đồ họa kỹ thuật số, đặc biệt trong việc tạo giao diện website. RGB cho phép các nhà thiết kế biểu diễn màu sắc một cách chi tiết và đa dạng, giúp tăng tính tương tác và thẩm mỹ cho trang web. Bằng việc sử dụng RGB, các nhà thiết kế có thể dễ dàng tạo ra hiệu ứng màu sắc phong phú, độc đáo, giúp trang web trở nên sinh động và chuyên nghiệp hơn.
>>> Xem ngay: Màu Pastel là gì? Ứng dụng của màu pastel trong các lĩnh vực
Kết luận
RGB không chỉ là một hệ màu mà còn là công cụ mạnh mẽ giúp các nhà thiết kế và marketer tạo ra những sản phẩm ấn tượng, đáp ứng nhu cầu thị giác của khách hàng. Việc hiểu rõ RGB là gì và ứng dụng của nó sẽ giúp bạn tối ưu hóa các dự án sáng tạo, nâng cao giá trị thẩm mỹ và hiệu quả truyền tải thông điệp.
31/10/2019
4511 Lượt xem

Bảng màu CMYK là gì? Chuyển đổi từ RGB sang CMYK
Trong quá trình thiết kế đồ họa hoặc in ấn, nhiều người không ít lần nghe qua màu CMYK, nhưng không ít người vẫn chưa biết màu CMYK là gì? Nó có vai trò như thế nào. Chính vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, UNICA sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ vấn đề này để ứng dụng chúng tốt hơn trong công việc.
Màu CMYK là gì?
CMYK còn có cách gọi khác là YMCK, đây là cách gọi tắt của bảng mã màu chuẩn, giúp cho người dùng có thể xác định chính xác màu sắc khi thực hiện in ấn. CMYK là cách viết tắt các từ trong tiếng Anh.
CMYK là cách gọi tắt của bảng mã màu chuẩn
Cụ thể như sau:
C = Cyan: Có nghĩa là màu xanh lơ.
M = Magenta: Có nghĩa là màu hồng sẫm.
Y = Yellow: Có nghĩa là màu vàng.
K = Key: Chỉ màu đen.
Trong tiếng Anh, Key có nghĩa là chìa khóa nhưng ở đây nó biểu thị rằng màu chủ đạo then chốt là màu đen. Màu đen trong tiếng Anh là Black, nhưng do chữ B đã được sử dụng để chỉ màu xanh lam (Blue) trong hệ màu RGB, do đó người ta sử dụng chữ K thay cho chữ B, mục đích là để phân biệt 2 màu này.
>>> Xem ngay: TOP 5 mã màu trong suốt trong CSS chi tiết nhất
Tìm hiểu về màu CMYK
Vai trò của CMYK trong in ấn
Màu sắc là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công của bản in. Việc sử dụng công nghệ in ấn 4 màu cho kết quả in cuối cùng tốt hơn, không những thế, độ tương phản cũng cao hơn. Màu CMYK đóng một vai trò quan trọng trong in ấn, để có được màu sắc trên các bản in thì bắt buộc phải đổi dữ liệu màu từ định dạng RGB sang định dạng CMYK. Đây là một yếu tố quan trọng bắt buộc người làm thiết kế “khắc cốt ghi tâm”.
Nhờ có hệ màu CMYK mà việc in ấn màu được thực hiện dễ dàng hơn, mang đến sản phẩm với bộ màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Tuy nhiên, vì bảng màu CMYK hạn chế hơn so với bảng màu RGB, nên người ta thường nhìn thấy trên màn hình máy tính có sự khác biệt một ít so với màu chính của nó khi in ra. Nguyên nhân là do một số điểm màu bị mất vì một số dữ liệu màu của RGB mà CMYK không có.
Màu CMYK đóng một vai trò quan trọng trong in ấn
Sửa màu
Ngày nay, các thiết bị sử dụng in ấn đều sử dụng thiết bị hỗ trợ bảng màu CMYK. Một số màu sắc đôi khi sẽ không được chuyển đến các thiết bị in ấn, vì định dạng màu khác nhau nên bản in không được chấp nhận, thêm vào đó màu sắc khi in ra không được chỉnh sửa nhìn không được bắt mắt và khiến chất lượng bản in bị kém đi. Chính vì lý do này, việc sửa màu là việc làm vô cùng cần thiết.
Việc chỉnh sửa màu còn tùy thuộc vào nguồn dữ liệu cũng như chất lượng bản in dự kiến khi nguồn dữ liệu tốt, chất lượng bản in cao đòi hỏi việc chỉnh sửa màu chi tiết hơn, áp dụng những kỹ thuật cao hơn. Một số phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa màu hữu ích như: CorelDraw, Adobe Photoshop, Adobe Illustrator… được rất nhiều nhà thiết kế tin tưởng sử dụng.
Chuyển đổi từ RGB sang CMYK
Trong các phần mềm đồ họa có chức năng chuyển đổi qua lại giữa các mode màu thì phần mềm thông dụng nhất là Photoshop và Illustrator. Để chuyển đổi từ hệ màu RGB sang hệ màu CMYK các giá trị định lượng của màu được biểu diễn như Vector được mã hóa bởi các con số trong máy tính và nó sẽ bắt đầu chuyển đổi. Đầu tiên, máy tính sẽ thiết lập chuyển đổi hệ màu RGB sang CMY, sau đó mới từ hệ màu CMY chuyển thành CMYK và in lên các sản phẩm.
Việc pha trộn giữa các màu cơ bản sẽ tạo ra các màu mới
Lưu ý:
Khi chuyển đổi qua lại sẽ không tránh khỏi tình trạng bị lệch màu. Sau quá trình chuyển đổi, các thông số của từng màu sẽ không phải là số nguyên chẵn mà là các số thập phân lẻ. Tùy theo mode màu mà kết quả bạn nhận được sẽ sáng hoặc tối hơn màu ban đầu.
Trong quá trình khởi tạo File và thiết kế, bạn cần phải lưu ý, vì chỉ cần sai sót một ít cũng khiến cho bản in không chuẩn màu sắc như ý tưởng ban đầu.
Việc lựa chọn màu sắc đúng và chuẩn không chỉ giúp cho việc thiết kế dễ dàng hơn, mà còn khiến quy trình in ấn được tốt nhất.
>>> Xem ngay: Hướng dẫn cách pha màu da người chuẩn tone nhất
Tại sao sử dụng hệ màu CMYK trong in ấn?
Về nguyên lý làm việc hệ màu CMYK là hấp thụ ánh sáng, màu mà chúng ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Nói một cách dễ hiểu hơn, chúng hoạt động dựa trên cơ chế các vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiều tới.
Sự pha trộn giữa các màu cơ bản sẽ tạo ra các màu mới. Ví dụ như: Khi bạn trộn màu xanh (Cyan) với màu hồng (Magenta) sẽ cho ra màu xanh dương (Blue), trộn màu hồng (Magenta) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu đỏ (Red), trộn màu xanh (Cyan) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu xanh lá cây (Green), khi ba màu Cyan, Magenta, Yellow kết hợp lại với nhau sẽ cho ra màu Đen (Black).
Đăng ký khoá học làm powerpoint online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ trang bị các kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp trên Powerpoint, các thiết kế trình chiếu đơn giản đến nâng cao, các hiệu ứng nâng cao, chuyên nghiệp,...
[course_id:1380,theme:course]
[course_id:1567,theme:course]
[course_id:1630,theme:course]
Kết luận
Như vậy, UNICA đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm CMYK là gì? Vai trò của màu CMYK trong in ấn, cùng nhiều thông tin hữu ích khác. Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã tích lũy cho mình nhiều kiến thức quý báu để áp dụng vào thực tiễn, hỗ trợ việc học thiết kế và công việc của mình rồi phải không.
31/10/2019
6482 Lượt xem

Cách tạo Pantone màu cho thiết kế thời thượng đẹp mắt nhất
Pantone màu được xem là màu sắc cơ bản thứ 5 bên cạnh 4 màu CMYK dành cho in ấn, nó trở thành hệ quy chiếu màu sắc chuẩn mực trong công nghệ thiết kế toàn cầu. Tuy nhiên, để tạo ra chúng lại không hề đơn giản. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bạn cách tạo ra Pantone một cách nhanh và đơn giản nhất bằng các phần mềm của Adobe.
Cách tạo Pantone màu
Bước 1: Lựa chọn bộ mã Swatch PMS
Có nhiều phiên bản bộ mã Swatch (Pantone Matching System) được sử dụng để đáp ứng cho nhiều vật liệu khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần phải thảo luận trước với nhà in về loại giấy sẽ được sử dụng để in. Việc này rất quan trọng, vì qua đó bạn có thể tham khảo đúng bộ mã ngay từ bước lựa chọn và lên ý tưởng.
Thông thường, các bộ mã Swatch có giá thành khá cao, đặc biệt đối với Full Reference Library. Một yếu tố nữa mà bạn không nên bỏ qua đó là phải tìm hiểu thật kỹ để tránh những bộ mã hết hạn, không thể áp dụng được. Ngoài ra, các bản tra cứu trên giấy này cũng được Pantone màu khuyến cáo chỉ có thể là khuôn mẫu chính xác trong một năm và cần thay mới, vì qua thời gian mực in sẽ ngả theo sắc vàng.
Pantone màu được xem là màu sắc cơ bản thứ 5 bên cạnh 4 màu CMYK dành cho in ấn
Bước 2: Làm việc với khách hàng
Để bộ mã Swatch có giá trị, bạn cần đến gặp khách hàng của mình để trao đổi với họ về màu sắc sẽ được sử dụng trong dự án. Khi đã có được ý tưởng thiết kế, bạn có thể thảo luận màu sắc chính xác cho phông nền, chữ cùng các yếu tố khác. Một số yếu tố quan trọng mà bạn không nên bỏ qua đó là, các ô màu Swatch được dùng để xác định màu Solid sẽ không giúp đảm bảo các yếu tố như hình ảnh, mà sẽ có hiệu ứng nguyên vẹn của từng màu riêng biệt như trong bảng màu Color Guide.
>>> Xem ngay: Bật mí 9 công cụ phối màu online đỉnh cao chi tiết nhất
Bước 3: Chọn thư viện mẫu trong phần mềm đồ họa
Adobe Photoshop:
Bạn có thể mở bảng màu trong Photoshop bằng cách nhấn vào Window > Swatches. Lúc này, bảng mẫu màu tiêu chuẩn sẽ được hiển thị, bạn hãy nhấn vào mũi tên nhỏ phía trên bên phải của cửa sổ Swatches. Bạn sẽ thấy một danh sách dài các thư viện màu sắc để lựa chọn, trong đó bao gồm nhiều bộ sưu tập Pantone.
Việc bạn cần làm là chọn tên tệp phù hợp với bộ mã màu mà bạn đang sử dụng. Sau đó Photoshop sẽ hỏi bạn có muốn thay thế các bảng hiện tại hoặc bổ sung thêm vào (Append) hay không. Bạn hãy chọn OK để thay thế bảng màu đó là có thể nhìn thấy Pantone màu.
Adobe Illustrator:
Về cơ bản, thao tác này trên Photoshop và Illustrator là giống nhau, trừ khi bạn nhấp chuột vào mũi tên để đưa lên danh sách Swatches. Đầu tiên, bạn hãy chọn Open Swatch Library để xem danh sách đầy đủ của Pantone và các thư viện màu khác.
Bạn có thể mở bảng màu trong Photoshop bằng cách nhấn vào Window > Swatches
Khi các ô Pantone được hiển thị, bạn có thể thấy các số tham chiếu bằng cách rê chuột lên mỗi mẫu này. Như vậy, bạn đã có thể chọn các màu sắc mà mình đã chọn từ bộ mã của mình. Quá trình này có thể thay đổi một chút, tùy thuộc vào phiên bản của phần mềm Photoshop hoặc Illustrator mà bạn sử dụng.
Các bảng màu Swatch cũng có sẵn trong các phần mềm thiết kế đồ họa tiêu chuẩn. Chính vì vậy, bạn hãy đảm bảo rằng, bạn đã chọn đúng bảng phù hợp cho công việc của mình.
Bước 4: Cung cấp các thông số màu sắc cho nhà in
Ngoài việc chọn màu sắc thích hợp cho thiết kế, bạn vẫn phải thông báo cho nhà in thông tin về màu bạn sử dụng và sử dụng vào vị trí nào. Để làm được điều này, bạn hãy in một bản cho mẫu thiết kế, sau đó đánh dấu các vị trí với nhãn từng màu PMS theo số tham chiếu của nó.
Thợ in sẽ tra số tham chiếu của màu Pantone mà bạn đã chọn trong bảng tra cứu Formula Guide để có được công thức pha màu. Sau đó, sử dụng mực màu quy chuẩn cơ bản của Pantone và tiến hành pha mực in đúng tỷ lệ. Nhờ đó, màu sắc mà khách hàng mong muốn sẽ được chuyền tải nguyên vẹn từ ý tưởng thiết kế cho đến sản phẩm cuối cùng.
Quy trình này cũng được áp dụng cho ngành sản xuất với chất liệu vải, nhựa, kim loại, trong đó các hướng dẫn về màu sắc Pantone Colour Guide để so sánh màu sắc được thiết kế riêng biệt cho từng chất liệu.
>>> Xem ngay: TOP 5 mã màu trong suốt trong CSS chi tiết nhất
Thợ in sẽ tra số tham chiếu của màu Pantone mà bạn đã chọn trong bảng tra cứu Formula Guide
Thành thạo Adobe Photoshop với khóa học Photoshop Online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn thành thạo những công cụ cơ bản, cần phải biết trong phần mềm Adobe Photoshop. Để từ đó, bạn có thể tạo ra những bức ảnh đẹp mắt, sáng tạo và ấn tượng với Photoshop. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:591,theme:course]
[course_id:1260,theme:course]
[course_id:1393,theme:course]
Ứng dụng của màu Pantone
Độ phủ sóng của Pantone màu không chỉ dừng lại ở ngành công nghiệp thiết kế như: đồ họa, in ấn, nhuộm vải, thiết kế thời trang mà còn được sử dụng trong nhiều sản phẩm và vật mẫu độc đáo như: hệ thống hướng dẫn màu sắc với tông màu da người, tiêu chuẩn cho phấn mắt.
Pantone đã vượt khỏi khuôn khổ hệ thống quy chiếu đơn thuần, một công cụ tái lập màu sắc với công thức chi tiết, cá tính hóa từng màu sắc để trở thành thương hiệu uy tín.
Kết luận
Trong bài viết trên, UNICA đã hướng dẫn bạn một cách chi tiết và cụ thể cách tạo Pantone màu. Ngoài ra, có rất nhiều kiến thức hữu ích khác được các chuyên gia bật mí trong khoá học thiết kế, mời bạn đọc cùng theo dõi.
31/10/2019
6528 Lượt xem

Những thông tin quan trọng về cách tạo Swatch trong Illustrator
Illustrator là một phần mềm thiết kế đồ họa vector chuyên nghiệp, cho phép bạn tạo ra các hình ảnh đẹp mắt và sáng tạo. Một trong những tính năng nổi bật của Illustrator là Swatch, là những mẫu màu có thể là màu sắc, gradient hoặc các mẫu Pattern (hoa văn) mà bạn có thể áp dụng cho bất kỳ hình dạng nào. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách tạo Swatch trong Illustrator và cách sử dụng Swatch Library để quản lý và lưu trữ các mẫu màu yêu thích của bạn.
Tìm hiểu chung về bảng màu swatches trong illustrator
Để hiểu hơn về bảng màu swatches trong illustrator, dưới đây sẽ là tổng hợp của chúng tôi về khái niệm, cách truy cập bảng màu Swatch và điều chỉnh giao diện của bảng màu này.
1. Swatch là gì?
Swatch là những mẫu màu có thể là màu sắc, gradient hoặc các mẫu Pattern (hoa văn) trong Illustrator, mà chúng ta có thể áp dụng cho bất kỳ hình dạng nào. Swatch có sẵn tất cả các màu, gradient và mẫu của tài liệu hiện tại, giúp người sử dụng truy cập chúng dễ dàng hơn khi làm việc trên một dự án. Bạn có thể mở thư viện Swatch từ các tài liệu Illustrator và các hệ màu khác. Thư viện Swatch xuất hiện trong các bảng riêng biệt và không cần lưu cùng với tài liệu.
Swatches là những mẫu màu có thể là màu sắc, gradient hoặc các mẫu Pattern
2. Truy cập bảng Swatch
Nếu bạn là người mới học Illustrator chưa quen với việc sử dụng AI thì bạn có thể sẽ mất một thời gian làm quen với công cụ và bảng điều khiển trong AI để có thể tạo Swatch trong Illustrator. Cách mở bảng màu trong ai đó là bạn nhấn vào Windows trên thanh công cụ phía bên trên, sau đó chọn Swatches.
3. Điều chỉnh giao diện bảng Swatch
Bảng Swatch cho phép bạn điều chỉnh giao diện để xem các mẫu màu theo hai chế độ: chế độ xem hình thu nhỏ (Thumbnail View) và chế độ xem danh sách (List View).
3.1. Chế độ xem hình thu nhỏ
Theo mặc định, bảng điều khiển sử dụng Thumbnail View, cung cấp một cách tổng quan và rõ ràng về tất cả các màu, Gradient và các Pattern có sẵn khác nhau. Bạn có thể tăng hoặc giảm kích thước hình thu nhỏ của các mẫu màu bằng cách chọn từ ba tùy chọn có sẵn trong menu tùy chọn nâng cao của bảng điều khiển.
Thumbnail View cung cấp một cách tổng quan và rõ ràng về tất cả các màu
3.2. Chế độ xem danh sách
Chế độ xem này cung cấp nhiều chi tiết hơn liên quan đến loại màu (màu điểm/màu xử lý), giá trị RGB/CMYK, v.v. Bạn có thể chuyển sang chế độ xem này bằng cách nhấp vào nút nhỏ bên cạnh chế độ xem Thumbnail. Bạn cũng có thể điều chỉnh kích thước của bản xem trước bằng cách chọn giữa hai cài đặt có sẵn trong menu tùy chọn nâng cao của bảng điều khiển.
Thành thục Illustrator chỉ trong thời gian ngắn bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá Illustrator giúp bạn nắm được toàn bộ kiến thức từ A-Z về Illustrator, bao gồm cả các kiến thức nâng cao giúp bạn trở thành một design chuyên nghiệp.
[course_id:600,theme:course]
[course_id:758,theme:course]
[course_id:3120,theme:course]
Cách tạo Swatch trong Illustrator
Có nhiều cách tạo swatch trong illustrator, tùy thuộc vào loại màu bạn muốn. Dưới đây là một số cách phổ biến nhất chúng tôi muốn giới thiệu:
1. Tạo một Process Color Swatch
Process Color Swatch là những mẫu màu được tạo ra bằng cách pha trộn các màu cơ bản (CMYK hoặc RGB) theo tỷ lệ nhất định. Cách tạo swatch trong illustrator gồm các bước sau:
- Bước 1: Chọn màu từ bảng màu hoặc chọn một đối tượng có màu mà bạn muốn.
- Bước 2: Kéo màu từ bảng công cụ hoặc bảng màu đến bảng Swatch.
- Bước 3: Hoặc bạn có thể nhấp vào nút New Swatch hoặc chọn New Swatch từ menu bảng điều khiển.
- Bước 4: Trong hộp thoại xuất hiện, chọn Global nếu bạn muốn Swatch có màu Global. Màu Global là màu có thể thay đổi trên toàn bộ tài liệu khi bạn chỉnh sửa Swatch. Đặt các tùy chọn additional swatch và bấm OK.
Process Color
2. Tạo Swatch tại chỗ
Swatch tại chỗ (Spot Color Swatch) là những mẫu màu được in bằng một lớp mực riêng biệt, không phải là sự pha trộn của các màu cơ bản. Swatch tại chỗ thường được sử dụng cho các logo, biểu tượng hoặc các chi tiết quan trọng trong thiết kế. Để tạo Swatch tại chỗ, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn màu từ Color Picker hoặc Color Panel và chọn một đối tượng có màu bạn muốn.
- Bước 2: Kéo màu từ bảng công cụ hoặc bảng màu đến bảng Swatch.
- Bước 3: Hoặc bạn có thể nhấp vào nút New Swatch hoặc chọn New Swatch từ menu bảng điều khiển.
- Bước 4: Trong hộp thoại xuất hiện, chọn Spot Color từ danh sách Color Type. Đặt các tùy chọn additional swatch và bấm OK.
Swatch tại chỗ (Spot Color Swatch) là những mẫu màu được in bằng một lớp mực riêng biệt
3. Tạo Swatch Gradient
Swatch Gradient là những mẫu màu được tạo ra bằng cách chuyển dần từ một màu sang một hoặc nhiều màu khác. Cách tạo bảng màu trong ai như sau:
- Bước 1: Chọn Gradient Tool từ bảng công cụ và vẽ một đường gradient trên vùng làm việc.
- Bước 2: Chỉnh sửa gradient của bạn bằng cách kéo các điểm dừng (stop) trên thanh gradient hoặc sử dụng Gradient Panel.
- Bước 3: Kéo gradient từ thanh gradient hoặc Gradient Panel đến bảng Swatch.
- Bước 4: Hoặc bạn có thể nhấp vào nút New Swatch hoặc chọn New Swatch từ menu bảng điều khiển.
- Bước 5: Trong hộp thoại xuất hiện, đặt tên và các tùy chọn additional swatch cho gradient của bạn và bấm OK.
Swatch Gradient
4. Cách tạo swatch trong illustrator từ Color Guide panel
- Bước 1: Chọn màu từ menu Harmony Rules trong Color Guide panel.
- Bước 2: Sau đó, nhấn vào Save color Group To Swatch Panel ở dưới cùng của Color Guide panel.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đổ màu trong AI chi tiết, dễ hiểu, ai cũng làm được
5. Tạo Swatch Pattern
Swatch Pattern là những mẫu màu được tạo ra bằng cách lặp lại một hoặc nhiều hình dạng theo một trật tự nhất định. Để tạo Swatch Pattern, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn tác phẩm bạn muốn tạo mẫu từ và sau đó chọn Object > Pattern > Make. Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, yêu cầu bạn xác nhận việc tạo một Swatch Pattern mới. Bấm OK để tiếp tục.
- Bước 2: Bạn sẽ chuyển sang chế độ Pattern Editing, nơi bạn có thể chỉnh sửa các thuộc tính của Swatch Pattern, như kích thước, khoảng cách, góc nghiêng, số lượng lặp lại, v.v. Bạn có thể sử dụng các công cụ và bảng điều khiển thông thường để thay đổi hình dạng của mẫu hoặc thêm các hình dạng mới.
- Bước 3: Khi bạn hài lòng với kết quả, bạn có thể bấm vào nút Done ở góc trên bên phải của màn hình để thoát khỏi chế độ Pattern Editing. Swatch Pattern mới của bạn sẽ được lưu vào bảng Swatch và bạn có thể áp dụng nó cho bất kỳ đối tượng nào.
Swatch Pattern là những mẫu màu được tạo ra bằng cách lặp lại một hoặc nhiều hình dạng theo một trật tự nhất định
Sử dụng Swatch Library
Swatch Library là một bộ sưu tập các Swatch được sắp xếp theo chủ đề hoặc loại, như màu Pantone, màu web an toàn, gradient kim loại,... Bạn có thể sử dụng Swatch Library để truy cập nhanh các màu và mẫu phổ biến hoặc để lưu trữ các Swatch của riêng bạn.
1. Mở Swatch Library
Để mở Swatch Library, bạn có thể làm theo các cách sau:
- Bước 1: Chọn Window > Swatch Libraries và chọn một trong các thư viện có sẵn.
- Bước 2: Nhấp vào biểu tượng Swatch Libraries Menu ở góc dưới bên trái của bảng Swatch và chọn một trong các thư viện có sẵn.
- Bước 3: Nhấp chuột phải vào bất kỳ vùng trống nào trong bảng Swatch và chọn Open Swatch Library từ menu ngữ cảnh.
Khi bạn mở một Swatch Library, nó sẽ xuất hiện trong một bảng riêng biệt, cho phép bạn kéo và thả các Swatch từ đó vào bảng Swatch hoặc áp dụng chúng trực tiếp cho các đối tượng.
Mở Swatch Library
2. Tạo một Swatch Library
Nếu bạn muốn tạo một Swatch Library của riêng bạn, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Tạo các Swatch mà bạn muốn lưu trữ trong bảng Swatch của tài liệu hiện tại. Bạn có thể sử dụng các phương pháp đã được giới thiệu ở trên để tạo các loại Swatch khác nhau.
- Bước 2: Chọn các Swatch mà bạn muốn lưu vào thư viện. Bạn có thể giữ phím Shift hoặc Ctrl/Cmd để chọn nhiều Swatch cùng một lúc.
- Bước 3: Nhấp chuột phải vào một trong các Swatch đã chọn và chọn Save Selection as a Swatch Library từ menu ngữ cảnh.
- Bước 4: Đặt tên cho thư viện của bạn và lưu nó vào đường dẫn sau: C:\Users\AppData\Roaming\Adobe\Adobe Illustrator Settings\x64\Swatches (Windows) hoặc Users//Library/Application Support/Adobe/Adobe Illustrator //Swatches (Mac OS).
- Bước 5: Bạn có thể mở thư viện của bạn từ menu Swatch Libraries hoặc từ biểu tượng Swatch Libraries Menu.
Tạo một Swatch Library
3. Chỉnh sửa Swatch Library
Nếu bạn muốn chỉnh sửa một Swatch Library, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Mở thư viện mà bạn muốn chỉnh sửa từ menu Swatch Libraries hoặc từ biểu tượng Swatch Libraries Menu.
- Bước 2: Nhấp chuột phải vào bất kỳ Swatch nào trong thư viện và chọn Swatch Library Options từ menu ngữ cảnh.
- Bước 3: Trong hộp thoại xuất hiện, bạn có thể thay đổi tên, loại, giá trị và tùy chọn khác của các Swatch trong thư viện. Bạn cũng có thể thêm hoặc xóa các Swatch bằng cách nhấp vào các nút Add hoặc Delete.
- Bước 4: Khi bạn hoàn thành, bấm OK để lưu các thay đổi của bạn.
Trong quá trình sử dụng Swatch Library, bạn nên dùng thêm các phím tắt trong Ai để thao tác nhanh hơn, rút ngắn thời gian làm việc.
Làm cách nào để thêm màu mới vào bảng swatches illustrator?
Trước khi lưu màu trong phần mềm Illustrator, bạn cần thêm màu vào bảng Swatches. Giao diện bảng điều khiển Swatches sẽ như thế này:
Giao diện bảng màu Swatches
Nếu chưa thiết lập, bạn có thể vào thanh menu trên cao, nhấn vào Windows, chọn Swatches. Sau thao tác này, bạn sẽ có bảng Swatches và dưới đây sẽ là hướng dẫn cách thêm màu mới vào Swatches:
Thiết lập bảng màu Swatches
- Bước 1: Chọn màu bạn muốn thêm. Trong ví dụ, tôi sẽ thêm màu đỏ có mã màu là E74F48 vào Swatches.
Chọn màu muốn thêm
- Bước 2: Nhập tên màu vào New Swatch ở góc dưới cùng bên phải của bảng Swatches.
Nhập tên màu vào New Swatch
- Bước 3: Nhập tên màu xong, bạn nhấn OK.
Nhập tên màu xong, bạn nhấn OK
Lưu ý: Hướng dẫn bên trên đây dành cho Adobe Illustrator của Mac, phiên bản Windows sẽ hơi khác một chút nhưng cách làm gần như tương tự.
>>> Xem thêm: Cách chuyển hình ảnh thành vector trong Illustrator (AI) nhanh chóng
Đó là những thông tin quan trọng về cách tạo Swatch trong Illustrator mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và áp dụng được các Swatch trong các dự án thiết kế của mình. Cảm ơn bạn đã đọc nội dung của chúng tôi!
31/10/2019
14177 Lượt xem

Hướng dẫn cách sử dụng Brush cho Illustrator đơn giản nhất
Brush là một trong những công cụ phổ biến nhất của các phần mềm thiết kế, trong đó có Ai. Với công cụ này, bạn sẽ tạo ra được những thiết kế của riêng mình theo phong cách đơn giản hoặc phức tạp tùy theo mục đích thiết kế của mình. Nếu bạn chưa biết cách cài và sử dụng brush cho illustrator, hãy cùng Unica theo dõi nội dung dưới đây nhé. Thông qua những thông tin này, chắc chắn bạn sẽ thực hiện các thao tác dễ dàng hơn trong Ai.
Hướng dẫn cách tải và sử dụng tập tin brush cho illustrator
Trong bài viết này, Unica sẽ hướng dẫn bạn sử dụng Brush Nautical Rope từ GraphicRiver. Việc cài brush cho illustrator không quá khó, bạn chỉ cần thực hiện theo 3 bước dưới đây:
Bước 1: Sau khi cài thư mục zip về máy, bạn cần giải nén thư mục này. Nếu sử dụng Mac, bạn click đúp 2 lần vào thư mục này. Còn nếu dùng Windows, bạn cần nhấp chuột phải và nhấn Extract All. Sau khi giản nén, các tệp tin brush sẽ ở trong một tệp .AI
Màn hình brush 01
Bước 2: Mở tập tin .AI trong phần mềm Ai. Mở bảng Brushes, bạn sẽ thấy brush ai mới của bạn đã được cài vào máy. Sau khi tạo brush trong ai, bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Màn hình brush 02
Bước 3: Để vẽ ra một path, bạn dùng công cụ Ellipse Tool và áp dụng một trong những brush từ bảng Brushes để có thể thử gói brush. Bạn sử dụng lệnh Paintbrush Tool để thử thêm 1 lần nữa. Nếu bạn muốn thêm brush vào illustrator trong các tài liệu khác, bạn lưu lại tập brush này.
Màn hình brush 03
Lưu Thư viện brush cho illustrator
Bước 1: Trong phần Options trong bảng Brushes, chọn Save Brush Library... mục đích của việc này là để lưu thư viện brush illustrator trong bất kỳ thư mục nào trên máy của bạn. Muốn quản lý mọi thứ tốt thì thay vì lưu nó trong thư mục ẩn mặc định, bạn nên điều hướng đến thư mục preset cho brush của mình.
Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành IOS, bạn sẽ muốn lưu vào Applications/Adobe Illustrator CC 2015/Presets/Brushes/ và nếu bạn sử dụng thiết bị hệ điều hành Windows, bạn sẽ muốn lưu ở C:\Program Files\Adobe\Adobe Illustrator CC 2015\Presets\en_US\Brushes\New Brushes. Đây là các vị trí mặc định của thư mục preset. Nếu bạn đã thao tác thay đổi nơi và cách các tập tin Adobe được lưu trữ trên máy của bạn thì vị trí lưu trữ của bạn có thể khác.
Màn hình brush 04
Bước 2: Trong thư mục preset của brush tool ai, bạn tạo một thư mục mới. Ví dụ, tôi đặt tên file là New Brushes, tôi sẽ lưu trong thư viện brush để dễ dàng tìm kiếm và sử dụng lúc cần thiết.
Màn hình brush 05
Bước 3: Trong bảng quản lý tùy chọn Brushes, khi bạn chọn Open Brush Library, một thư mục mới trong số các thư mục preset khác sẽ xuất hiện và có thể ngay lập tức nạp thư viện brush đó vào một tài liệu bất kỳ nào mà bạn muốn. Bạn có thể sao lưu tùy ý các thư viện brush trong ai của thư mục preset nào khác. Cách bạn quản lý chương trình, các tập tin liên quan và máy tính của bạn hoàn toàn tùy thuộc vào sắp xếp của bạn.
Màn hình brush 06
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tạo 3d text illustrator chỉ mất 3 phút
Học Illustrator từ cơ bản đến nâng cao bằng cách tham gia khoá học online qua video. Khoá học giúp bạn nhanh chóng làm chủ phần mềm Adobe Illustrator, có được nền tảng kiến thức cơ bản để tạo ra các sản phẩm thiết kế nâng cao và chủ động trong thiết kế.
[course_id:263,theme:course]
[course_id:1612,theme:course]
[course_id:322,theme:course]
Hướng dẫn chỉnh sửa các Brush
Sau khi đã cài đặt brush tool illustrator vào máy, chắc chắn bạn sẽ cần chỉnh sửa các Brush này để phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Cách chỉnh sửa sẽ gồm các bước như sau:
Bước 1: Dùng tool trên thanh công cụ vẽ một shape hoặc path, bạn nên dùng một trong các brush từ bảng Brushes của bạn để tạo hình.
Màn hình brush 07
Bước 2: Trong bảng Color, bạn chọn bất kỳ một path nào của bạn muốn thay đổi màu Stroke. Muốn thay đổi màu Stroke, bạn cũng có thể nhấp đúp vào Stroke trên thanh công cụ để mở Color Picker và tùy ý thay đổi màu từ đó.
Màn hình brush 08
Bước 3: Đối với các brush phức tạp, cách dùng brush trong Ai là bạn chọn Recolor Artwork. Sau đó, chọn path của bạn, vào Edit > Edit Colors > Recolor Artwork. Dựa vào độ phức tạp của dự án, bạn sẽ có lựa chọn thay đổi màu hiện tại theo ý thích của mình.
Màn hình brush 09
Bước 4: Một sự thay đổi nhanh chóng và dễ sử dụng đó là Stroke Weight. Bảng Stroke sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Điểm khác biệt ở chỗ brush này là Weight số thứ tự lần lượt là 1 pt, 2 pt, và 3 pt.
Màn hình brush 10
Bước 5: Vào Expand brush stroke ở trong menu để chỉnh thêm những yếu tố khác. Bạn nhấn vào Object > Expand, bạn có thể dễ dàng áp dụng gradient và những hiệu ứng khác cho brush như một đối tượng. Để dễ dàng sử dụng Radial Gradient như ví dụ dưới đây, tôi đã United (hợp) các đối tượng vừa mới được expand trong bảng Pathfinder để có thể tạo ra một đối tượng phức tạp.
Màn hình Brush 11
>>> Xem thêm: Top 14 tính năng mới của adobe illustrator trong năm 2023
Các phím tắt của brush trong illustrator
Ưu điểm của phím tắt là sẽ giúp thao tác của bạn nhanh hơn, tăng hiệu suất làm việc trong quá trình thiết kế. Cũng giống nhiều công cụ khác trong Ai, Brush cũng sở hữu một số phím tắt như sau:
- ] hoặc [: Tăng hoặc giảm kích thước của Brush.
- } hoặc {: Tăng hoặc giảm độ cứng viền của nét cọ.
- "}" >: Chọn cọ vẽ trước hoặc sau đó.
- "}" >: Chọn cọ vẽ đầu tiên hoặc cuối cùng.
- Shift + F5: Để đổ màu vùng chọn với màu foreground, màu background hay pattern nào đó, chỉ cần dùng phím tắt trên, hộp thoại Fill sẽ hiện ra cho bạn lựa chọn.
- Phím Shift: Hạn chế hướng của đoạn thẳng đến góc 45 độ xung quanh góc cố định.
- Opt/Alt: Đóng hình dạng.
Nếu muốn thay đổi kích thước các Brush Scatter, Art và Pattern, bạn hãy thiết lập một giá trị mới cho Weight trong bảng Stroke, hoặc thay đổi tùy chọn Size trong hộp thoại Brush.
Phím tắt của Brush trong Ai
Còn nếu bạn muốn nắm được cách thêm brush vào ai vào đường dẫn và sử dụng các thiết lập Stroke Brush được sử dụng với Brush gốc, thì hãy giữ Opt/Alt khi click Brush mới trong bảng Brushes. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuyển đổi giữa các bàn chải có các đặc tính tương tự như Art brush 1> Art brush 2> Art brush 3> Ö hoặc Pattern brush 1> Pattern brush 2> Pattern brush 3Ö.
Lời kết
Trên đây là bài viết về cách cài đặt và sử dụng brush cho illustrator do Unica tổng hợp. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn có thể tự tin hơn trong việc sử dụng phần mềm Ai. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về phần mềm này, mời bạn tham khảo các khóa học adobe illustrator tại Unica. Chương trình học được thiết kế đơn giản, dễ hiểu nên chắc chắn bạn sẽ tự thực hành được ngay sau khi học xong.
31/10/2019
12156 Lượt xem

Hướng dẫn cách đổ màu trong AI chi tiết, dễ hiểu, ai cũng làm được
Màu sắc chính là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong thiết kế đồ họa để tạo. Chính vì vậy, khi làm việc với Illustrator bạn cần học cách đổ màu trong AI. để tạo nên được bản thiết kế chuyên nghiệp và ấn tượng nhất. Tô màu trong Illustrator là kỹ năng bắt buộc bất kỳ ai theo đuổi lĩnh vực thiết kế đều phải thực hành thành thạo. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ hướng dẫn các bạn cách đổ màu trong illustrator một cách đơn giản và dễ hiểu nhất, cùng khám phá nhé.
1. Đổ màu trong AI là gì?
Tô màu trong illustrator là một trong những thao tác quen thuộc và phổ biến mà bất kỳ ai cũng phải biết khi làm việc với Illustrator. Tô màu AI là một thao tác thường xuyên được người thiết kế thực hiện trên các ấn phẩm của mình. Đây là cách để họ có được những sản phẩm thiết kế chuyên nghiệp, gây ấn tượng với người xem nhờ sự kết hợp của các màu sắc lại với nhau.
Tô màu trong illustrator
Cách đổ màu trong illustrator có các hình thức phổ biến nhất đó là:
- Tô màu dạng lưới: Là một hình thức tô màu dựa trên nguyên lý dạng tô màu loang của hệ thống lưới. Trong mỗi mắt lưới đại diện cho một màu và chúng loang ra phối trộn màu sắc với nhau.
- Tô màu Gradient: Là hình thức tô màu dựa theo dải màu hay còn gọi là chuyển sắc. Một dải màu gradient là một chuỗi màu sắc song song phối trộn vào nhau.
- Tô màu Stroke: Do đối tượng có 2 phần stroke và fille. Stroke là đường bao xung quanh của đối tượng.
- Blend màu trong corel: Blend trong AI là một hình thức tô màu dựa trên nguyên tắc tạo ra vô số đối tượng xen giữa 2 đối tượng ban đầu vào nhau.Các đối tượng này được hình thành có màu sắc và hình dạng hợp thành từ đối tượng gốc.
Tô màu illustrator
2. Tìm hiểu về Fill và Stroke
Fill là một màu sắc, mô hình hoặc độ dốc bên trong một đối tượng. Bạn có thể áp dụng Fill vào các đối tượng, mở và đóng chúng trên nhóm Live Paint.
Stroke chính là đường viền có thể nhìn thấy của một đối tượng, một đường dẫn hoặc cạnh của nhóm Live Paint. Bạn có thể kiểm soát chiều rộng và màu sắc của Stroke. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo các nét đứt bằng cách sử dụng công cụ Path và vẽ các nét được cách điệu bằng cọ vẽ.
Các màu tô và Stroke sẽ xuất hiện trong Tool Panel, Control Panel và Properties Panel.
Màu tô và Stroke sẽ xuất hiện trong Tool Panel, Control Panel và Properties Panel
2.1. Điều khiển về Fill và Stroke
Các điều khiển để thiết lập Fill và Stroke có sẵn trong Properties Panel, Tool Panel, Control Panel và Color Panel. Bạn có thể sử dụng bất kỳ điều khiển nào trong Tool Panel để đổi màu trong Ai như sau:
- Fill: Bạn nhấn đúp để chọn màu tô bằng Color Picker
- Stroke: Để chọn màu cho Stroke bạn hãy nhấn đúp từ Color Picker.
- Swap Fill And Stroke: Nhấn vào đây để trao đổi màu sắc giữa Fill và Stroke.
- Default Fill And Stroke: Nhấn vào đây để trở về cài đặt màu mặc định (tô màu trắng và nét đen).
- Color: Nhấn vào đây để áp dụng Last - Selected Solid Color được chọn cuối cùng cho một đối tượng có tô màu Gradient hoặc không có Fill hay Stroke.
- Gradient: Nhấn vào đây để thay đổi lựa chọn hiện tại lấp đầy đến Gradient được chọn cuối cùng.
- None: Nhấn vào đây để loại bỏ Fill hoặc Stroke của đối tượng được chọn.
2.2. Chỉ định màu hoặc Stroke cho một đối tượng
Chỉ định màu
Bạn cũng có thể chỉ định màu hoặc Stroke cho một đối tượng được chọn bằng cách sử dụng các điều khiển sau trong Bảng thuộc tính và Bảng điều khiển để tô màu trong Illustrator. Cụ thể như sau:
- Fill color: Bấm để mở bảng Swatches.
- Stroke color: Bấm để mở bảng Swatches hoặc giữ phím Shift để mở bảng chế độ màu thay thế và chọn màu.
- Stroke panel: Nhấp vào từ Stroke để mở bảng Stroke và chỉ định các tùy chọn.
- Stroke weight: Chọn một trọng lượng Stroke từ menu bật lên.
>>> Xem thêm: Bật mí Cách đổi hệ màu trong AI nhanh chóng
Trở thành chuyên gia Illustrator bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá Illustrator online học cùng chuyên gia với nội dung bài giảng chi tiết sẽ giúp bạn thành thạo công cụ chỉ trong một tuần, nắm được các kỹ thuật làm việc cơ bản với illustrator trong thiết kế đồ hoạ.
[course_id:352,theme:course]
[course_id:1231,theme:course]
[course_id:914,theme:course]
3. Hướng dẫn cách đổ màu trong AI (Adobe Illustrator) chi tiết
Có rất nhiều cách fill màu trong ai, trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết 9 cách đổi màu đối tượng trong AI, bạn hãy tham khảo để sử dụng thành thạo kỹ năng này nhé.
3.1. Cách đổ màu trong AI cho 1 màu
Bạn có thể áp dụng một màu, mẫu hoặc Gradient cho toàn bộ đối tượng, hoặc sử dụng các nhóm Live Paint và áp dụng các màu khác nhau cho bề ngoài vật khác nhau trong đối tượng như sau:
Bước 1: Chọn đối tượng bằng công cụ Selection Tool hoặc công cụ Direct Selection Tool.
Công cụ Selection
Bước 2: Nhấp vào Fill box trong bảng Công cụ, bảng Thuộc tính hoặc bảng Màu để áp dụng tô màu thay cho sử dụng Stroke.
Bạn áp dụng một màu lấp đầy bằng cách sử dụng Công cụ bảng điều khiển
Bước 3: Bạn tô màu trong AI bằng một trong các cách sau
- Nhấp vào một màu trong bảng Điều khiển, bảng Màu, bảng Swatches, bảng Gradient hoặc Swatch Library.
Chọn màu cần tô
- Nhấn đúp vào Fill box và chọn màu từ Color Picker.
- Chọn công cụ Eyedropper và Alt ‑ click (Windows) hoặc Option-click (Mac OS) một đối tượng để áp dụng các thuộc tính hiện tại, bao gồm Fill và Stroke hiện tại.
- Nhấp vào None button để loại bỏ Fill hiện tại của đối tượng.
3.2. Cách tô màu trong ai với Stroke
Một màu Stroke
- Bước 1: Khi áp dụng một màu Stroke để biết cách tô màu trong AI, bạn hãy chọn đối tượng. (Để chọn một cạnh trong nhóm Live Paint, hãy sử dụng công cụ Live Paint Selection).
Chọn đối tượng
- Bước 2: Tiếp theo, bạn nhấp vào hộp Stroke trong bảng Công cụ, bảng Thuộc tính, bảng Màu hoặc bảng Điều khiển.
Chọn công cụ trong Stroke
- Bước 3: Chọn màu từ bảng Màu hoặc mẫu màu từ bảng Swatches, bảng Thuộc tính hoặc Bảng điều khiển, hoặc, nhấn đúp vào Stroke box để chọn màu bằng Color Picker.
Chọn màu
3.3. Chọn các đối tượng có cùng Fill và Stroke
- Để chọn các đối tượng có cùng Fill và Stroke, bạn chọn một trong các đối tượng sau đó nhấp vào Select Similar Objects. Khi menu xuất hiện, bạn có thể chọn màu theo ý thích.
- Để chọn tất cả các đối tượng có cùng màu tô hoặc nét màu, bạn hãy chọn một đối tượng có màu tô hoặc nét đó hoặc chọn màu từ bảng Màu hoặc bảng Swatches. Sau đó, chọn Select> Same và nhấp vào Fill Color, Stroke Color hoặc Fill & Stroke trên menu con.
- Để chọn tất cả các đối tượng có cùng Stroke Weight, bạn chọn một đối tượng có Stroke Weight đó hoặc chọn Stroke Weight từ bảng Stroke. Sau đó chọn Select > Same > Stroke Weight.
- Để áp dụng các tùy chọn Selection giống nhau, bạn hãy sử dụng một đối tượng khác. Sau đó chọn một đối tượng mới, rồi chọn Select> Reselect.
Để áp dụng các tùy chọn Selection giống nhau, bạn hãy sử dụng một đối tượng khác
3.4. Tạo nhiều Fills và Strokes
Sử dụng bảng Giao diện để tạo nhiều Fill và Stroke cho cùng một đối tượng. Thêm nhiều lần lấp Fills và Strokes vào một đối tượng là cơ sở để tạo ra nhiều hiệu ứng thú vị. Bạn tiến hành như sau:
- Bước 1: Chọn một hoặc nhiều đối tượng hoặc nhóm.
- Bước 2: Chọn Add New Fill hoặc Add New Stroke từ menu Appearance.
Chọn Add New Fill
- Bước 3: Đặt màu và các thuộc tính khác cho Fill hoặc Stroke mới.
3.5. Loại bỏ một Fill hoặc Stroke từ một đối tượng
Loại bỏ một Fill
- Bước 1: Chọn đối tượng.
- Bước 2: Nhấp vào Fill box hoặc Stroke box trong bảng công cụ hoặc bảng thuộc tính để xóa Fill hoặc Stroke của nó.
- Bước 3: Nhấn vào None button trong bảng Công cụ, bảng Màu hoặc bảng Swatches.
3.6. Tô màu trong illustrator cho đường viền của đối tượng
Cách đổ màu trong AI cho đường viền của đối tượng thực hiện như sau:
- Bước 1: Đầu tiên để chọn một cạnh trong nhóm Live Paint bạn cần sử dụng công cụ Live Paint Selection.
Sử dụng công cụ Live Paint Selection để chọn một cạnh
- Bước 2: Tiếp theo tại thanh công cụ bạn nhấp vào biểu tượng Stroke. Chú ý bắt buộc trên bảng điều khiển và trên bảng thuộc tính hoặc cả bảng màu đều phải có công cụ này.
- Bước 3: Tiếp tục bạn nhấp chuột chọn Stroke box. Cửa sổ Color Picket hiện ra, bạn chọn màu sắc để tô màu cho đường viền xung quanh đối tượng.
Tô màu cho đường viền xung quanh đối tượng
3.7. Bỏ màu sắc của đối tượng hoặc đường viền trong AI
Bên cạnh việc biết cách tô màu trong AI với đối tượng và đường viền của đối tượng bạn cũng cần phải biết cách loại bỏ màu sắc của đối tượng hoặc đường viền trong AI. Đối với thao tác loại bỏ đối tượng hoặc đường viền, bạn thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:
- Bước 1: Đầu tiên sử dụng công cụ Selection Tool (hoặc phím tắt V) để chọn đối tượng đã được đổ màu trước đó.
Công cụ Selection Tool
- Bước 2: Tiếp theo, nếu bạn muốn xóa màu của đối tượng hãy chọn Fill box, còn nếu bạn muốn xóa màu viền đối tượng thì hãy chọn Stroke box.
- Bước 3: Cuối cùng trên thanh công cụ bạn nhấn chọn None button, lúc này toàn bộ màu sắc trên đối tượng hoặc viền của đối tượng sẽ bị mất đi.
3.8. Sao chép màu đối tượng trong illustrator
Để sao chép màu đối tượng trong Illustrator bạn sẽ sử dụng công cụ Eyedropper Tool.
- Bước 1: Đầu tiên bạn chọn công cụ Eyedropper Tool (biểu tượng hút màu). Hoặc nhấn phím tắt I.
Công cụ Eyedropper Tool
- Bước 2: Tiếp theo bạn nhấp vào bất kỳ một vị trí nào của đối tượng. Khi này, phần mềm sẽ ghi nhớ màu sắc vừa hút đó ở trong bảng Force Ground.
- Bước 3: Áp dụng màu vừa hút cho đối tượng khác là được.
3.9. Cách làm loang màu trong AI
- Bước 1: Đầu tiên bạn lựa chọn công cụ Rectangle để tạo một hình chữ nhật đơn giản.
- Bước 2: Tiếp theo bạn mở bảng Gradient bằng cách chọn Window => Chọn Gradient.
Tạo một Gradient đơn giản
- Bước 3: Trên thanh trượt Gradient bạn nhấp vào bất kỳ một vị trí nào cũng đều sẽ tạo một gradient đen trắng mặc định.
Tạo gradient đen trắng mặc định
- Bước 4: Tiến hành thay đổi màu sắc của Gradient bằng cách kéo mũi tên bên dưới thanh trượt qua bên phải. Nếu bạn muốn có màu Gradient mềm mại hơn, hãy luôn di chuyển cách mẫu màu này cách xa nhau.
4. Lỗi gradient trong Illustrator
Gradient là một hiệu ứng tô màu phổ biến trong Adobe Illustrator, nhưng đôi khi nó có thể gặp lỗi. Dưới đây là một số lỗi bạn có thể gặp khi tô màu gradient trong Ai:
- Lỗi gradient không hiển thị: Lỗi này xảy ra nếu bạn đã chọn một kiểu gradient không khả dụng, hoặc nếu bạn đã thay đổi cài đặt gradient mà không lưu lại. Để khắc phục, hãy kiểm tra kiểu gradient bạn đã chọn và đảm bảo rằng nó khả dụng. Bạn cũng có thể thử lưu lại cài đặt gradient của mình.
- Lỗi gradient bị gián đoạn: Lỗi này xảy ra nếu bạn đã di chuyển hoặc thay đổi kích thước của đối tượng có gradient. Để khắc phục, hãy chọn đối tượng và sử dụng công cụ Gradient Tool để di chuyển lại điểm dừng gradient.
- Lỗi gradient có màu đen ở giữa: Lỗi này có thể xảy ra nếu bạn đã sử dụng một kiểu gradient có nhiều màu sắc khác nhau. Để khắc phục, hãy thử sử dụng một kiểu gradient với ít màu sắc hơn.
- Lỗi gradient không hiển thị chính xác: Lỗi này thường xảy ra nếu bạn đã sử dụng một kiểu gradient với các màu sắc không tương thích. Để khắc phục, hãy thử sử dụng các màu sắc tương thích hơn.
Lỗi gradient trong Illustrator thường thấy
5. Phím tắt đổ màu trong AI bạn cần biết
Phím tắt đổ màu trong AI là X. Bạn có thể sử dụng phím tắt này để đổ màu cho đối tượng được chọn. Ngoài phím tắt X, bạn cũng có thể sử dụng các phím tắt khác để đổ màu cho đối tượng trong AI, bao gồm:
- D: Chọn màu mặc định cho nền và viền.
- (<,>,/): Chọn kiểu màu cho nền và viền.
6. Một số lưu ý cần biết khi tô màu trong AI
Trong quá trình học cách đổ màu trong AI các bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau để bản thiết kế trông được chuyên nghiệp, độc đáo và ấn tượng nhất.
6.1. Cần phân biệt rõ Fill và Stroke
Fill và Stroke là hai khái niệm quan trọng trong Adobe Illustrator, chúng là hai yếu tố chính để tạo nên màu sắc cho đối tượng. Việc phân biệt rõ hai khái niệm này sẽ giúp bạn dễ dàng thao tác và kiểm soát màu sắc cho đối tượng.
- Fill là màu của đối tượng, nằm ở bên trong đối tượng. Fill có thể là màu đơn sắc, màu gradient hoặc màu mesh.
- Stroke là màu của đường viền, nằm xung quanh đối tượng. Stroke cũng có thể là màu đơn sắc, màu gradient hoặc màu mesh.
Người dùng cần phải phân biệt rõ Fill và Stroke
6.2. Những đối tượng được chọn cùng nhau sẽ được tô cùng một màu
Trong quá trình sử dụng Adobe Illustrator, bạn cần chú ý một điều rằng: Những đối tượng được chọn cùng nhau sẽ được tô cùng một màu. Điều này có nghĩa là, khi bạn tô màu cho một đối tượng, tất cả các đối tượng được chọn sẽ được tô cùng một màu.
6.3. Có thể sử dụng Swap Fill And Stroke để chuyển đổi màu sắc hiện có của Fill và Stroke
Khi làm việc với AI, bạn có thể sử dụng Swap Fill And Stroke để chuyển đổi màu sắc hiện có của Fill và Stroke. Biểu tượng Swap Fill And Stroke có hình hai hình vuông, một hình vuông màu đen và một hình vuông màu trắng. Khi bạn nhấp vào biểu tượng này, màu sắc của Fill và Stroke sẽ được chuyển đổi cho nhau.
7. Tổng kết
Qua những thông tin chia sẻ trên đây chắc chắn các bạn đã nắm được lý thuyết cách đổ màu trong AI là gì. Tuy nhiên, học phải đi đôi với hành, lý thuyết kết hợp với thực hành học hỏi kiến thức mọi lúc mọi nơi hoặc bạn có thể đăng ký các khoá học Illustrator trên Unica để có thể nâng cao trình độ của mình
Như vậy, UNICA đã giúp bạn tìm hiểu cách đổ màu trong AI. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các bạn đã bổ sung cho mình được nhiều thông tin hữu ích.
31/10/2019
21977 Lượt xem

Moodboard là gì? Cách tạo Moodboard đơn giản nhất
Moodboard là gì chính là thắc mắc chung của nhiều bạn mới bắt tay vào học thiết kế. Trong giới chuyên môn, thuật ngữ này được sử dụng như một giải pháp thần kỳ. Vậy, thực chất nó là gì, cách sử dụng như thế nào, hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết sau đây.
Moodboard là gì?
Theo định nghĩa trong thiết kế, Moodboard có nghĩa là các bảng tâm trạng (kỹ thuật số hoặc tài liệu) được kết hợp bởi các hình ảnh, kết cấu khác nhau, giúp người dùng có thể tạo được nội dung ý tưởng và concept hoàn chỉnh nhất. Hiểu theo cách đơn giản, Moodboard là một bảng với các tấm ảnh được sử dụng để trình bày về một dự án hoặc truyền tải ý tưởng của nhà thiết kế.
Moodboard có nghĩa là các bảng tâm trạng được kết hợp với hình ảnh và kết cấu khác nhau
Khác với các công cụ khác, Moodboard tập trung vào việc làm sáng tỏ cảm xúc, tâm trạng của người dùng trước một sản phẩm thay vì chú trọng trình bày chi tiết một loại hình ảnh của dự án, sản phẩm. Điều này sẽ giúp tăng cường sự giao tiếp giữa khách hàng với người sáng lập. Còn trong thiết kế, thông qua Moodboard, nhà thiết kế có thể thoải mái sáng tạo ý tưởng của mình với người khác.
>>> Xem ngay: Saturation là gì? Phân biệt Saturation và Vibrance trong thiết kế
Cách tạo Moodboard trong thiết kế
Sau khi đã nắm được khái niệm Moodboard là gì, nhiều nhà thiết kế cũng quan tâm đến cách tạo Moodboard trong thiết kế như thế nào. Theo lời khuyên của những nhà thiết kế chuyên nghiệp, có 3 cách tạo Moodboard cực đơn giản như sau:
Tham khảo các bộ sưu tập có sẵn
Để tăng nguồn cảm hứng cũng như nâng cao ý tưởng thiết kế, việc tham khảo các bộ sưu tập có sẵn là công việc cần thiết của các Designer. Để có thể tìm thấy được những concept đầy cảm hứng nhất, bạn nên tham khảo thêm từ 2 nguồn tài nguyên chính là Behance và Dribbble.
Tuy nhiên, việc tham khảo các mẫu này chỉ mang tính chất tham khảo đúng nghĩa, tránh tình trạng copy hoàn toàn. Điều này không những đánh mất cảm xúc người xem, mà còn khiến giá trị của sản phẩm, dự án bị mất đi hoàn toàn.
Việc tham khảo các bộ sưu tập có sẵn sẽ giúp tăng nguồn cảm hứng cho nhà thiết kế
Sử dụng bảng mẫu
Về bản chất, Moodboard khá giống với wireframe và prototype, đó là đều hướng đến mục đích hiển thị cấu trúc và phân cấp hình ảnh của một mẫu sản phẩm. Chỉ có một sự khác biệt đó là Moodboard sẽ tập trung vào cảm xúc còn 2 dạng kia lại tập trung vào các yếu tố mang tính chi tiết.
Và Designer hoàn toàn có thể hiển thị được tính cảm xúc trong Moodboard thông qua hình ảnh minh họa và bố cục trình bày của sản phẩm. Điều này thường được đề cập trong từng bảng mẫu cụ thể. Vì vậy, trước khi thiết kế một sản phẩm, nhà thiết kế hãy tham khảo thêm những bảng mẫu để có được ý tưởng tuyệt vời nhất.
Trở thành chuyên gia powerpoint bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết thiết kế hình ảnh và khởi tạo video chuyên nghiệp mà không cần dùng đến các phần mềm chuyên sâu như Photoshop, Illustrator… Đặc biệt, bạn sẽ có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố: hình ảnh, ngôn ngữ, đồ họa 2D - 3D, audio, hiệu ứng, ảnh động để tạo nên một bản Powerpoint hoàn chỉnh nhất.
[course_id:543,theme:course]
[course_id:53,theme:course]
[course_id:1630,theme:course]
Cắt ghép tự do
Các bộ sưu tập hình ảnh với độ phân giải cao thường được sử dụng trong Moodboard như một nguồn tài nguyên quý giá. Điều quan trọng là các ảnh này hoàn toàn miễn phí và thể hiện được tâm trạng, cảm xúc thông qua từng bức ảnh.
Bên cạnh đó, các ví dụ minh hoa, phông chữ và màu sắc cũng được thể hiện đầy đủ hơn thông qua các bộ sưu tập mang tính chất cắt ghép tự do. Tuy nhiên, hình thức này cũng tạo nên một rủi ro liên quan đến thị hiếu của người dùng, bởi một số người cảm thấy không thích thú với việc ảnh ghép miễn phí lại được sử dụng để làm ví dụ cho một dự án trong tương lai.
>>> Xem ngay: Học thiết kế đồ họa khó không? Cơ hội nghề nghiệp thế nào
Cắt ghép tự do là cách giúp nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo
Tác dụng của việc sử dụng Moodboard
Giảm tối đa thời gian công sức
Ưu điểm tuyệt vời nhất là nó không tiêu hao quá nhiều thời gian của bạn để hoàn thành. Chỉ với một vài tiếng đồng hồ, hoặc là ít hơn. Bạn đã có thể tạo ra một hướng dẫn trực quan nhằm trình bày những ý tưởng tuyệt vời để thuyết phục khách hàng. Ngoài ra, Moodboard còn cho thiết kế web hoặc thương hiệu để chỉnh sửa một cách dễ dàng hơn giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Truyền cảm hứng
Đối với các nhà thiết kế, thì Moodboard là một cách tốt để bạn có thể tìm được ý tưởng. Khơi dậy niềm cảm hứng tốt nhất. Những hình ảnh và các ví dụ minh họa sẽ giúp chúng ta cảm nhận được đúng tâm trạng. và phong cách. Nếu có thể bạn hãy tạo ra Moodboard từ những thứ gần gũi nhất đối với bạn để gây được cảm xúc tốt nhất.
Giao tiếp với khách hàng một cách hiệu quả
Với sản phẩm vẫn còn trên ý tưởng và việc thực hiện nó để thuyết phục khách hàng là rất khó. Ví dụ, chỉ với phong cách, cách hiểu của mỗi người khác nhau thôi đã rất khó để tranh luận rồi. Nhưng với tài liệu Moodboard sẽ là điểm nhấn, cầu nối giao tiếp để khách hàng có thể hiểu hơn về nhà thiết kế muốn truyền tải.
Ý tưởng được truyền đạt rõ ràng nhất
Ngôn từ cố thể thất bại trong việc thuyết phục khách hàng, nhưng đối với tài liệu trực quan thì lại là một công cụ cực hữu ích. Nó giúp khách hàng hiểu sâu về dự án thiết kế, các ý tưởng của bạn. Đó chính là một trong những lý do quan trọng nhất Moodboard được ra đời.
Kết luận
Qua bài viết mà UNICA chia sẻ, chắc chắn các bạn đã nắm được Moodboard là gì cũng như các cách tạo Moodboard đơn giản trong thiết kế. Việc vận dụng các kiến thức này vào thực tiễn sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích thiết thực.
30/10/2019
13863 Lượt xem

3 cách xác định bảng màu sắc chuẩn cho thiết kế web
Để website thêm phần ấn tượng và thu hút người xem hơn thì màu sắc đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đối với những bạn mới học thiết kế thì việc xác định bảng màu sắc chuẩn cho thiết kế web vẫn còn mơ hồ. Đừng quá lo lắng mà hãy tham khảo ngay 3 cách đơn giản dưới đây.
Cách 1: Xác định màu theo kết hợp color RGB
Cách xác định bảng màu sắc chuẩn đầu tiên mà UNICA muốn giới thiệu với bạn đó chính là xác định màu theo kết hợp color RGB. Theo đó, hệ màu RGB được tạo nên từ 3 màu cơ bản là: xanh lá cây (green), xanh dương (Blue), đỏ (Red).
Hệ màu RGB được tạo nên từ 3 màu chính là đỏ, xanh lá cây và xanh dương
Cách viết hệ màu này như sau: rgb (giá trị 1, giá trị 2, giá trị 3). Ví dụ: rgb (167,289,2). Trong hệ màu RGB, người dùng cũng cần nắm được một số giá trị đặc biệt như:
Màu đỏ: rgb (255,0,0)
Màu đen: rgb(0,0,0)
Màu xanh lá cây: rgb (0,255,0)
Màu vàng: rgb (255,255,0)
Màu xanh dương: rgb (0,0,255)
Màu trắng: rgb (255,255,255)
>>> Xem ngay: Bố cục là gì? 7 bố cục chụp ảnh nổi tiếng nhất trong nhiếp ảnh
Cách 2: Xác định màu theo hệ lục phân - HEX
Dựa theo hệ lục phân, người dùng hoàn toàn có thể xác định bảng màu sắc chuẩn cho website của mình. Cụ thể, HEX là tên viết tắt của từ hexadecimal.
Cách viết cho hệ màu này như sau: Đầu tiên là dấu # sau đó là dãy ký tự Latin (bao gồm số hoặc chữ thuộc hệ thập lục phân), không có sự phân biệt giữa chữ thường và chữ hoa. Một số ký tự Latin có thể chấp nhận được trong hệ màu bao gồm: a, c, b, d, e, f, A, B, C, D, E, F. Ví dụ: #44aaaa.
Với ví dụ trên, bạn hoàn toàn có thể viết theo 2 cách rút gọn sau đây:
Rút gọn 6 ký tự giống nhau thành 3 ký tự, như vậy #aaaa sẽ được rút gọn thành #aaa.
Rút gọn 3 cặp lý tự thành 3 ký tự: #44aa00 sẽ được rút gọn thành #4a0.
Hệ lục phân cũng là tiêu chí để xác định bảng màu sắc chuẩn cho website
Trở thành chuyên gia Thiết kế website bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet. Bạn sẽ biết cách dùng các công cụ hỗ trợ đánh giá đo lường và làm seo hiệu quả để xây dựng và phát triển kinh doanh online bền vững.
[course_id:277,theme:course]
[course_id:357,theme:course]
[course_id:1629,theme:course]
Cách 3: Xác định bảng màu sắc chuẩn theo tiếng Anh
Đối với cách này, tên màu sẽ được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh. Một số màu chuẩn thường được sử dụng để thiết kế web bao gồm:
Black: Màu đen.
Green: Màu xanh lá cây.
Red: Màu đỏ.
Blue: Màu xanh dương.
Yellow: Màu vàng.
White: Màu trắng.
Brown: Màu nâu.
Purple: Màu tím.
Pink: Màu hồng.
Màu sắc cũng được giới thiệu theo hệ tên tiếng Anh
Tổng kết
Tóm lại, cách xác định bảng màu sắc trong thiết kế là một thao tác vô cùng quan trọng. Mỗi một màu sắc không chỉ mang ý nghĩa riêng biệt mà còn có ý nghĩa tạo nền sự hài hòa, bắt mắt khi được kết hợp với nhau. Qua bài viết trên, Unica đã cung cấp cho bạn cách để xác định những màu sắc trong thiết kế và cung cấp những bảng màu thường sử dụng. Chúc bạn thành công!
30/10/2019
8166 Lượt xem

Pen Tool trong illustrator là gì? Cách dùng công cụ pentool trong Ai
Công cụ Pen Tool trong Illustrator được đánh giá là một trong những công cụ hữu ích nhất bởi nó sở hữu rất nhiều tính năng, hỗ trợ đắc lực cho quá trình thiết kế. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách dùng Pen Tool nói chung và cách tạo vùng chọn trong Ai bằng công cụ Pen Tool nói riêng. Bài viết sau đây, Unica sẽ hướng dẫn chi tiết tới bạn cách tạo vùng chọn bằng Pen Tool đơn giản và nhanh chóng nhất, cùng khám phá để biết cách thực hiện nhé.
1. Pen Tool trong Illustrator là gì?
Trước khi nắm được cách chuyển Pen Tool thành vùng chọn, bạn cần biết Pen Tool là gì trước? Trong Adobe Illustrator, Pen Tool được đánh giá là một công cụ quan trọng, Pen Tool được sử dụng để tạo ra các đường thẳng, đường cong và hình dạng phức tạp. Không chỉ vậy, Pen Tool cũng có thể sử dụng để tạo ra các hình dạng cơ bản như: hình chữ nhật, hình tròn,... hoặc các hình dạng phức tạp hơn như logo, hình minh họa,...
Công cụ Pen Tool được cấu tạo từ 3 thành phần chính đó là: điểm neo, đường Path và thanh điều hướng. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng Pen Tool thường bỏ qua tác dụng của thanh điều hướng. Pen Tool có rất nhiều công cụ nhỏ bên trong giúp cho người sử dụng để điều chỉnh đường Path khi thiết kế. Nhưng trên thực tế, ngoài công cụ Pen thì tất cả các công cụ bên dưới bộ công cụ này đều rất ít khi được sử dụng. Lý do bởi vì tác dụng của các phím tắt như: Shift, Ctrl, hoặc những cải tiến mới nhất của phần mềm...
Pen Tool là công cụ rất quan trọng trong Ai
Để sử dụng Pen Tool, người dùng cần di chuyển chuột theo đường cong mà họ muốn tạo. Khi di chuyển chuột, Pen Tool sẽ tạo ra các điểm neo. Mỗi điểm neo có hai tay nắm điều khiển, được sử dụng để điều chỉnh đường cong. Trong số các công cụ trên phần mềm Ai thì Pen Tool được đánh giá là công cụ khó sử dụng nhất. Tuy nhiên nó lại là công cụ cực kỳ linh hoạt, khuyến khích được sử dụng khi bạn có nhu cầu sáng tạo. Hiện nay, có đến 80% các bản thiết kế được tạo thành đều có sự góp mặt của Pen Tool.
2. Hướng dẫn cách sử dụng Pen Tool trong AI
Để sử dụng thành thạo công cụ Pen Tool, không có cách nào khác ngoài việc bạn chăm chỉ luyện tập và học hỏi thêm kinh nghiệm từ các nhà thiết kế chuyên nghiệp. Để biết cách tạo vùng chọn bằng Ai như thế nào, mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau để biết cách thực hiện nhé.
2.1. Hướng dẫn sử dụng Pen Tool trong Illustrator để vẽ đường Line
Bước 1: Đầu tiên bạn mở phần mềm Adobe Illustrator, sau đó từ thanh menu tool bạn chọn công cụ Pen Tool để vẽ đường Line.
Bước 2: Tiếp theo bạn click vào bảng vẽ để tạo điểm Neo.
Bước 3: Bạn tiếp tục di chuyển chuột đến vị trí khác rồi click để tạo điểm Neo thứ hai.
Bước 4: Tiếp tục thực hiện tương tự để tạo thành hình W. Click vào biểu tượng Selection Tool (mũi tên đen), sau đó click Pen Tool để vẽ đường Line mới.
Click Pen Tool để vẽ đường Line mới
Sau khi vẽ đường thẳng bằng pentool, bạn có thể thay đổi kích thước đối tượng trong Ai để hình ảnh sắc nét và rõ ràng hơn.
2.2. Hướng dẫn sử dụng Pen Tool trong Illustrator để đổi hướng đường Path
Bước 1: Mở phần mềm Adobe Illustrator, từ thanh menu chọn công cụ Pen Tool.
Bước 2: Tiếp theo bạn click vào bảng vẽ để tạo điểm Neo mềm.
Bước 3: Để đối hướng đường Path bạn giữ phím Alt/Option (không nhả chuột), sau đó kéo cần điều khiển.
Đổi hướng đường Path bằng Pen Tool
2.3. Hướng dẫn sử dụng Pen Tool trong Illustrator để vẽ đường tròn
Bước 1: Tại giao diện Ai bạn chọn công cụ Pen Tool.
Bước 2: Tiếp theo bạn click và kéo chuột để tạo một điểm Neo mềm trên thiết kế.
Bước 3: Tiếp tục bạn click và kéo chuột để tạo điểm neo tiếp theo, tuy nhiên điểm neo này cần phải hướng về điểm neo ban đầu để khép đường Path.
Sử dụng Pen Tool vẽ đường tròn trong Ai
Thành thục Illustrator chỉ trong thời gian ngắn bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá Illustrator giúp bạn nắm được toàn bộ kiến thức từ A-Z về Illustrator, bao gồm cả các kiến thức nâng cao giúp bạn trở thành một design chuyên nghiệp.
[course_id:600,theme:course]
[course_id:758,theme:course]
[course_id:3120,theme:course]
2.4. Hướng dẫn sử dụng Pen Tool trong Illustrator để thêm điểm Neo
Bước 1: Đầu tiên tại giao diện Illustrator bạn chọn công cụ Pen Tool.
Bước 2: Tiếp theo, bạn di chuyển đến đường Path mà bạn muốn thêm điểm neo sẽ thấy dấu cộng (+).
Bước 3: Tiếp tục bạn nhấp vào đường Path để thêm một điểm neo mới.
Sử dụng Pen Tool để thêm điểm neo
2.5. Hướng dẫn sử dụng Pen Tool trong Illustrator để xóa điểm Neo
Để xoá điểm Neo bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Di chuyển công cụ Pen Tool đến gần điểm Neo mà bạn muốn xoá.
Bước 2: Xuất hiện biểu tượng (-) bạn click chuột lên điểm Neo đó để loại bỏ nó đi là được.
Xoá điểm neo bằng Pen Tool
2.6. Hướng dẫn sử dụng Pen Tool trong Illustrator để chuyển đổi điểm Neo
Bước 1: Đầu tiên bạn di chuyển công cụ Pen Tool đến gần điểm Neo mà bạn muốn chuyển đổi.
Bước 2: Sau đó nhấn giữ phím Alt/Option, lúc này mũi tên nhỏ sẽ bị Pen Tool thay đổi.
Bước 3: Click chuột lên điểm Neo mềm để di chuyển nó thành điểm Neo nhọn.
Bước 4: Cuối cùng bạn click và kéo chuột đến điểm Neo để chuyển đổi thành điểm Neo mềm.
Sử dụng Pen Tool để chuyển đổi điểm neo
2.7. Hướng dẫn sử dụng Pen Tool trong Illustrator để di chuyển điểm Neo
Bước 1: Chọn công cụ Direct Selection Tool bằng cách giữ phím Ctrl hoặc Command.
Bước 2: Sử dụng chuột click vào điểm Neo mà bạn muốn di chuyển.
Bước 3: Cuối cùng click và kéo chuột để thay đổi vị trí của điểm Neo đó.
Sử dụng Pen Tool để di chuyển điểm neo
2.8. Hướng dẫn sử dụng Pen Tool trong Illustrator để đổi hướng điểm Neo
Bước 1: Đầu tiên lựa chọn công cụ Pen Tool.
Bước 2: Tiếp tục nhấn giữ phím Ctrl hoặc Command để chuyển côngc cụ Pen Tool thành công cụ Direct Selection Tool.
Bước 3: Lựa chọn điểm Neo mà bạn muốn đổi hướng.
Bước 4: Khi thấy cần điều khiển xuất hiện thì bạn thả phím Ctrl hoặc Command ra.
Bước 5: Cuối cùng bạn giữ phím Alt/Option để chuyển nó thành Convert Anchor Tool => Click chuột đồng thời kéo cần điều khiển để đổi hướng điểm Neo là hoàn thành.
Đổi hướng đường neo bằng Pen Tool
2.9. Cách tạo vùng chọn bằng pen tool
Bước 1: Đầu tiên bạn tạo một tệp mới và chọn Pen Tool
- Để thao tác với công cụ Pen Tool, bạn hãy mở tệp Illustrator mới bằng cách chọn File > New trong Menu hoặc nhấn Apple -n (Mac) hay Control - n (PC). Lúc này, trong hộp thoại “New Document” sẽ xuất hiện, bạn chỉ cần nhấn OK. Sau đó, bạn chọn Pen Tool trong Tool Box, có biểu tượng giống như đầu bút mực. Để thao tác nhanh hơn, bạn có thể nhấn phím “P” trên bàn phím.
Để thao tác với công cụ pen tool trong ai, bạn hãy mở tệp Illustrator mới
Bước 2: Tiến hành tạo điểm neo và đường Path
- Đầu tiên, bạn hãy tạo các đường thẳng và hình dạng không có đường cong. Bạn chọn một nét vẽ và tô màu, đây sẽ là đường viền và màu của hình được tạo. Để thực hiện thao tác tạo vùng chọn từ pen tool, bạn hãy chọn hộp điền ở cuối Tool Box rồi chọn màu từ bảng màu. Tiếp theo, chọn hộp Stroke ở dưới cùng của Tool Box, rồi chọn một màu khác từ bảng màu.
- Để tạo vùng chọn bằng Pen Tool khi tạo điểm neo, bạn hãy nhấp vào bất kỳ đâu trên vùng bạn muốn tạo. Lúc này một hộp nhỏ màu xanh trên vùng hiển thị sẽ ghi lại vị trí mà bạn vừa tạo. Tiếp tục thêm 1 điểm khác để tạo điểm thứ 2, cũng như đường nối giữa 2 điểm. Điểm thứ 3 được xem là điểm biến dòng thành hình mà bạn đang tạo, các điểm neo này được xem là điểm góc.
- Tiếp theo, bạn giữ phím Shift để tạo một đường thẳng ở góc 90 độ. Sau đó, nhấn vào giai đoạn để tạo thành hình của bất kỳ số cạnh và góc nào. Để hoàn thành một hình đang tạo, bạn quay trở lại điểm đầu tiên đã tạo, khi xuất hiện một vòng tròn hiển thị bên cạnh con trỏ, bạn hãy nhấn phím Shift và nhấp vào điểm kết thúc. Và để dùng vẽ đường dẫn mà không đóng nó lại, bạn hãy nhấn phím Escape.
Tạo điểm neo và đường Path
Bước 3: Thêm, loại bỏ và điều chỉnh các điểm
- Bạn có thể tạo một hình dạng bằng cách nhấp vào bất kỳ điểm nào và quay trở lại một trong những điểm hiện có bằng cách đặt con trỏ lên đó, bạn cần chú ý đến dấu “Minus” xuất hiện dưới con trỏ, nhấp vào điểm để xóa nó. Adobe Illustrator sẽ tự động kết nối các điểm còn lại, cho phép bạn điều chỉnh hình dạng khi cần thiết.
- Bạn phải tạo các điểm mới trên các đường hình dạng để thêm vào một hình dạng, sau đó điều chỉnh các góc dẫn đến điểm đó. Cách chuyển pentool thành vùng chọn, bạn chọn công cụ “Add Anchor Points” trong bộ Pen Tool. Một hộp màu xanh sẽ cho bạn biết bạn đã thêm một điểm khi nhấp vào bất kỳ dòng hoặc đường dẫn nào của bạn hình đang tạo. Sau đó, bạn chọn “Direct Selection Tool” là mũi tên màu trắng trên thanh công cụ. Nhấn và giữ một trong các điểm mà bạn đã tạo rồi kéo chuột để điều chỉnh hình dạng.
- Để xóa một điểm neo trong một hình dạng hiện có, bạn chọn công cụ “Delete Anchor Point”. Sau đó, nhấp vào bất kỳ điểm nào của hình đang tạo, nó sẽ xóa như khi bạn đã xóa các điểm trước đó.
Sử dụng công cụ Delete Anchor Point để loại bỏ các điểm neo
Bước 4: Tạo đường cong bằng Pen Tool
- Để biến Pentool thành vùng chọn khi tạo đường cong, bạn hãy nhấp vào bất kỳ vị trí nào để đặt điểm neo đầu tiên. Nhấn vào nơi khác để tạo điểm neo thứ 2, tuy nhiên lần này bạn giữ nút chuột và kéo theo bất kỳ hướng nào mà bạn muốn. Việc này sẽ tạo ra một đường cong và kéo đặt độ dốc của đường cong đó. Tiếp tục tạo thêm điểm bằng cách nhấp và kéo, mỗi lần tạo đường cong mới trong hình đang tạo. Đây được xem là điểm “Smooth” bởi chúng là một phần của đường cong.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập độ dốc ban đầu của một đường cong bằng cách nhấp và kéo điểm đầu tiên. Điểm thứ hai và đường cong thứ hai sẽ đi theo con dốc này.
2.10. Dùng Pen Tool để cắt ảnh trong AI
Bước 1: Tại giao diện phần mềm bạn chọn File => Chọn Open.
Chọn File và chọn Open
Bước 2: Chọn hình ảnh muốn cắt sau đó chọn Open.
Tìm và chọn ảnh muốn cắt
Bước 3: Tiếp theo chọn công cụ Pen Tool, hoặc sử dụng phím tắt P cho nhanh.
Sử dụng công cụ Pen Tool
Bước 4: Vẽ hình dạng muốn cắt bằng công cụ Pen Tool bao quanh vị trí muốn cắt ảnh.
Vẽ hình dạng cắt lên vị trí ảnh muốn cắt
Bước 5: Sử dụng công cụ Selection Tool (phím tắt V), bấm giữ Shift để chọn ảnh muốn cắt và hình vừa vẽ.
Nhấn giữ Shift để chọn ảnh muốn cắt
Bước 6: Cuối cùng chọn Object => Clipping Mask và chọn Make (phím tắt Ctrl + 7) để tiến hành cắt ảnh.
Chọn Make để cắt ảnh trong Ai
3. Một số lưu ý khi dùng pen tool illustrator
Trong quá trình làm việc với công cụ Pen Tool Illustrator để tạo vùng chọn trong Ai các bạn cần đặc biệt chú ý tới một số những lưu ý quan trọng sau. Những lưu ý này sẽ giúp bạn hiểu rõ và thực hiện thành thạo công cụ Pen Tool trong Illustrator hơn rất nhiều. Vì vậy hãy cố gắng ghi nhớ nhé.
3.1. Hiểu về Anchor Points và Direction Handles
Anchor Points chính là điểm neo, là một công cụ quan trọng trong Ai bạn nhất định phải nắm rõ. Anchor Points được phân ra thành 2 loại chính đó là: Corner Points (công cụ để tạo ra các góc nhọn) và Smooth Point (công cụ để tạo ra các đường cong).
Bên cạnh Anchor Points thì bạn cũng cần phải nắm rõ công cụ Direction Handles, đây là công cụ dùng để nối các điểm neo và điều chỉnh hình dạng của các đường cong. Sử dụng Direction Handles bạn dễ dàng điều chỉnh đường cong thành thẳng hoặc ngược lại.
Cả Anchor Points và Direction Handles đều là hai công cụ quan trọng được sử dụng nhiều trong Ai. Vì vậy bạn hãy nắm về tính năng và cách sử dụng của hai công cụ này nhé.
Hiểu rõ về Anchor Points và Direction Handles khi dùng Pen Tool
3.2. Alt/Option để điều chỉnh Direction Handles
Rất nhiều bạn trong quá trình làm việc với công cụ Pen Tool trong Ai không biết cách làm sao để điều chỉnh Direction Handles. Cách đơn giản nhất đó là: Bạn nhấn giữ Alt/Option để kéo các Direction Handles nhằm mục đích điều chỉnh hình dạng của đường cong theo đúng như mong muốn. Sử dụng Direction Handles bạn có thể tạo ra những đường cong chính xác và mượt hơn rất nhiều.
>>> Xem thêm: Cách chuyển hình ảnh thành vector trong Illustrator (AI) nhanh chóng
3.3. Ctrl/Command để điều chỉnh Anchor Points
Cũng giống như công cụ Direction Handles, khi vẽ Pen Tool trong Ai bạn nhất định không được quên điều chỉnh Anchor Points. Để điều chỉnh Anchor Points bạn có thể nhấn giữ phím Ctrl/Command, khi sử dụng công cụ này bạn có thể kéo các điểm neo của một đối tượng. Anchor Points thậm chí còn giúp bạn tạo ra những đường cong và hình dạng phức tạp hơn rất nhiều. Vì vậy hãy tìm hiểu và sử dụng thành thạo Anchor Points nhé.
3.4. Nhấn và giữ Ctrl/Command để tạo Corner Points
Thao tác Ctrl/Command ngoài mục đích để điều chỉnh Anchor Points còn có chức năng tạo Corner Points. Sử dụng thao tác Ctrl/Command giúp bạn có thể tạo ra các đường thẳng hoặc các đường cong và các góc nhọn một cách sáng tạo và tuyệt đẹp.
Sử dụng thao tác Ctrl/Command để tạo đường cong đẹp
3.5. Kết hợp Straight và Curve Segments
Khi sử dụng công cụ Pen Tool trong Ai bạn nên kết hợp hai loại đường cong Straight và Curve Segments với nhau. Mục đích của điều này là để tạo ra những đường cong đẹp và ấn tượng nhất. Nếu không muốn kết hợp các đường cong với nhau, bạn có thể chọn loại đường cong mình muốn bằng cách nhấn và giữ phím Alt/Option khi tạo điểm neo.
3.6. Loại bỏ Direction Handles để tạo Corner Points
Corner Point là một loại Anchor Point không có Direction Handles. Để tạo Corner Points bạn cần phải loại bỏ Direction Handles. Như bên trên đã chia sẻ, Direction Handles là công cụ để kiểm soát độ cong, bạn dễ dàng điều chỉnh đường cong thành thẳng hoặc ngược lại. Khi loại bỏ Direction Handles thì bạn sẽ tạo được Corner Points.
3.7. Thực hành nhiều và kiên nhẫn
Trong số các công cụ trên Ai, Pen Tool là công cụ khó sử dụng nhất, tuy nhiên nó lại sở hữu rất nhiều tính năng tuyệt vời. Vì vậy, bạn nên chăm chỉ luyện tập, kiên nhẫn thực hành nhiều để sử dụng công cụ Pen Tool được thành thạo nhất. Nếu là người mới, hãy thử làm việc với những tính năng đơn giản, sau đó dần dần tăng độ khó lên. Ngoài ra nếu muốn cải thiện thêm kinh nghiệm và kỹ năng, bạn cũng nên tham gia các hội nhóm, diễn đàn để học hỏi thêm kiến thức cho mình.
Để thành thạo công cụ Pen Tool bạn cần phải kiên trì luyện tập
3.8. Sử dụng các công cụ liên quan
Pen Tool không thể sử dụng một mình, nếu muốn nó phát huy hết tác dụng bạn nên sử dụng kết hợp với các loại công cụ khác. Một số công cụ bạn nên sử dụng đồng thời cùng với Pen Tool có thể kể đến như: Direct Selection Tool (phím tắt A), Convert Anchor Point Tool (phím tắt Shift + C),Delete Anchor Point Tool (phím tắt -), Add Anchor Point Tool (phím tắt +),...
4. Lỗi Pen Tool trong AI: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trong quá trình sử dụng công cụ Pen Tool trong Ai đôi khi bạn cũng sẽ gặp phải các lỗi. Dưới đây là một số lỗi Pen Tool thường gặp và cách khắc phục:
- Lỗi không tạo được đường cong mượt mà: Nguyên nhân của lỗi có thể là do bạn di chuyển chuột quá nhanh hoặc không kéo tay nắm điều khiển của điểm neo một cách nhẹ nhàng. Cách khắc phục: Bạn di chuyển chuột chậm hơn và kéo tay nắm điều khiển của điểm neo một cách nhẹ nhàng.
- Lỗi đường cong bị đứt quãng: Nguyên nhân do bạn không nhấp chuột lại tại điểm kết thúc của đường cong. Cách khắc phục: Bạn nhấp chuột lại tại điểm kết thúc của đường cong.
- Lỗi đường cong không có điểm neo: Nguyên nhân do bạn không di chuyển chuột theo đường cong mà họ muốn tạo. Cách khắc phục: Bạn di chuyển chuột chậm hơn và di chuyển chuột theo đường cong muốn tạo.
Lỗi Pen Tool trong Ai thường thấy
- Lỗi đường cong không được đóng kín: Nguyên nhân do bạn không nhấp chuột lại tại điểm bắt đầu của đường cong. Cách khắc phục: Bạn hãy nhấp chuột lại tại điểm bắt đầu của đường cong.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể gặp phải một số lỗi Pen Tool khác như: lỗi Pen Tool bị treo, lỗi Pen Tool không có phản hồi,... Nếu gặp phải các lỗi này, bạn có thể thử khởi động lại máy tính hoặc cài đặt lại Adobe Illustrator.
5. Kết luận
Bài viết là tất tần tật thông tin về công cụ Pen Tool trong Illustrator. Với những chia sẻ này, chắc chắn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Pen Tool trong Illustrator nói chung và cách tạo vùng chọn bằng Pen Tool nói riêng. Với những thông tin bổ ích trên, hy vọng rằng bạn đã bổ sung thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích về công cụ Pen Tool. Nếu bạn đọc muốn nâng cao kiến thức hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khóa học illustrator online tại Unica với sự hướng dẫn và giảng dạy từ chuyên gia hàng đầu, các bài giảng được thiết kế chi tiết bài bản, dễ hiểu giúp người học có thể áp dụng luôn vào trong công việc thiết kế của mình.
30/10/2019
9447 Lượt xem