Trong quá trình thiết kế đồ họa hoặc in ấn, nhiều người không ít lần nghe qua màu CMYK, nhưng không ít người vẫn chưa biết màu CMYK là gì? Nó có vai trò như thế nào. Chính vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, UNICA sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ vấn đề này để ứng dụng chúng tốt hơn trong công việc.
Màu CMYK là gì?
CMYK còn có cách gọi khác là YMCK, đây là cách gọi tắt của bảng mã màu chuẩn, giúp cho người dùng có thể xác định chính xác màu sắc khi thực hiện in ấn. CMYK là cách viết tắt các từ trong tiếng Anh.
CMYK là cách gọi tắt của bảng mã màu chuẩn
Cụ thể như sau:
- C = Cyan: Có nghĩa là màu xanh lơ.
- M = Magenta: Có nghĩa là màu hồng sẫm.
- Y = Yellow: Có nghĩa là màu vàng.
- K = Key: Chỉ màu đen.
Trong tiếng Anh, Key có nghĩa là chìa khóa nhưng ở đây nó biểu thị rằng màu chủ đạo then chốt là màu đen. Màu đen trong tiếng Anh là Black, nhưng do chữ B đã được sử dụng để chỉ màu xanh lam (Blue) trong hệ màu RGB, do đó người ta sử dụng chữ K thay cho chữ B, mục đích là để phân biệt 2 màu này.
>>> Xem ngay: TOP 5 mã màu trong suốt trong CSS chi tiết nhất
Tìm hiểu về màu CMYK
Vai trò của CMYK trong in ấn
Màu sắc là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công của bản in. Việc sử dụng công nghệ in ấn 4 màu cho kết quả in cuối cùng tốt hơn, không những thế, độ tương phản cũng cao hơn. Màu CMYK đóng một vai trò quan trọng trong in ấn, để có được màu sắc trên các bản in thì bắt buộc phải đổi dữ liệu màu từ định dạng RGB sang định dạng CMYK. Đây là một yếu tố quan trọng bắt buộc người làm thiết kế “khắc cốt ghi tâm”.
Nhờ có hệ màu CMYK mà việc in ấn màu được thực hiện dễ dàng hơn, mang đến sản phẩm với bộ màu sắc rực rỡ, bắt mắt. Tuy nhiên, vì bảng màu CMYK hạn chế hơn so với bảng màu RGB, nên người ta thường nhìn thấy trên màn hình máy tính có sự khác biệt một ít so với màu chính của nó khi in ra. Nguyên nhân là do một số điểm màu bị mất vì một số dữ liệu màu của RGB mà CMYK không có.
Màu CMYK đóng một vai trò quan trọng trong in ấn
Sửa màu
Ngày nay, các thiết bị sử dụng in ấn đều sử dụng thiết bị hỗ trợ bảng màu CMYK. Một số màu sắc đôi khi sẽ không được chuyển đến các thiết bị in ấn, vì định dạng màu khác nhau nên bản in không được chấp nhận, thêm vào đó màu sắc khi in ra không được chỉnh sửa nhìn không được bắt mắt và khiến chất lượng bản in bị kém đi. Chính vì lý do này, việc sửa màu là việc làm vô cùng cần thiết.
Việc chỉnh sửa màu còn tùy thuộc vào nguồn dữ liệu cũng như chất lượng bản in dự kiến khi nguồn dữ liệu tốt, chất lượng bản in cao đòi hỏi việc chỉnh sửa màu chi tiết hơn, áp dụng những kỹ thuật cao hơn. Một số phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa màu hữu ích như: CorelDraw, Adobe Photoshop, Adobe Illustrator… được rất nhiều nhà thiết kế tin tưởng sử dụng.
Chuyển đổi từ RGB sang CMYK
Trong các phần mềm đồ họa có chức năng chuyển đổi qua lại giữa các mode màu thì phần mềm thông dụng nhất là Photoshop và Illustrator. Để chuyển đổi từ hệ màu RGB sang hệ màu CMYK các giá trị định lượng của màu được biểu diễn như Vector được mã hóa bởi các con số trong máy tính và nó sẽ bắt đầu chuyển đổi. Đầu tiên, máy tính sẽ thiết lập chuyển đổi hệ màu RGB sang CMY, sau đó mới từ hệ màu CMY chuyển thành CMYK và in lên các sản phẩm.
Việc pha trộn giữa các màu cơ bản sẽ tạo ra các màu mới
Lưu ý:
- Khi chuyển đổi qua lại sẽ không tránh khỏi tình trạng bị lệch màu. Sau quá trình chuyển đổi, các thông số của từng màu sẽ không phải là số nguyên chẵn mà là các số thập phân lẻ. Tùy theo mode màu mà kết quả bạn nhận được sẽ sáng hoặc tối hơn màu ban đầu.
- Trong quá trình khởi tạo File và thiết kế, bạn cần phải lưu ý, vì chỉ cần sai sót một ít cũng khiến cho bản in không chuẩn màu sắc như ý tưởng ban đầu.
- Việc lựa chọn màu sắc đúng và chuẩn không chỉ giúp cho việc thiết kế dễ dàng hơn, mà còn khiến quy trình in ấn được tốt nhất.
>>> Xem ngay: Hướng dẫn cách pha màu da người chuẩn tone nhất
Tại sao sử dụng hệ màu CMYK trong in ấn?
Về nguyên lý làm việc hệ màu CMYK là hấp thụ ánh sáng, màu mà chúng ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Nói một cách dễ hiểu hơn, chúng hoạt động dựa trên cơ chế các vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiều tới.
Sự pha trộn giữa các màu cơ bản sẽ tạo ra các màu mới. Ví dụ như: Khi bạn trộn màu xanh (Cyan) với màu hồng (Magenta) sẽ cho ra màu xanh dương (Blue), trộn màu hồng (Magenta) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu đỏ (Red), trộn màu xanh (Cyan) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu xanh lá cây (Green), khi ba màu Cyan, Magenta, Yellow kết hợp lại với nhau sẽ cho ra màu Đen (Black).
Đăng ký khoá học làm powerpoint online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ trang bị các kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp trên Powerpoint, các thiết kế trình chiếu đơn giản đến nâng cao, các hiệu ứng nâng cao, chuyên nghiệp,...
Kết luận
Như vậy, UNICA đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm CMYK là gì? Vai trò của màu CMYK trong in ấn, cùng nhiều thông tin hữu ích khác. Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã tích lũy cho mình nhiều kiến thức quý báu để áp dụng vào thực tiễn, hỗ trợ việc học thiết kế và công việc của mình rồi phải không.