Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Thiết kế & Xây dựng

Hướng dẫn cách tải phần mềm Adobe Photoshop cho người mới
Hướng dẫn cách tải phần mềm Adobe Photoshop cho người mới Adobe Photoshop là phần mềm thiết kế đồ hoạ nổi tiếng, hiện đang rất phổ biến trên thị trường và sở hữu số lượng người dùng đông đảo. Sử dụng Photoshop bạn thỏa sức sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật cho riêng mình. Nếu bạn muốn trở thành một tay thiết kế đồ họa đầy tài năng thì ngay từ đầu bạn cần phải biết cách tải phần mềm Photoshop về máy. Bài viết sau đây Unica sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách tải phần mềm Adobe Photoshop đơn giản và nhanh chóng nhất. Cùng khám phá nhé. 1. Phần mềm Adobe Photoshop là gì?  Adobe Photoshop là phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp được phát triển bởi Adobe Systems. Hiện nay, Photoshop đang được đánh giá là phần mềm chỉnh sửa ảnh hàng đầu bởi nó sở hữu rất nhiều các công cụ mạnh mẽ và linh hoạt được sử dụng rộng rãi bởi các nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ và những người đam mê sáng tạo. Adobe Photoshop là phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp Sử dụng Adobe Photoshop bạn thỏa sức khám phá những tính năng để từ đó có thể biến hoá các bức ảnh theo ý muốn của mình. Với Photoshop bạn dễ dàng: cắt ghép, chèn ảnh, chèn text, đổi màu, xoá đối tượng, chèn hiệu ứng,.... Từ đó tạo ra được những tác phẩm thiết kế đẹp nhất cho riêng mình. Hiện nay trong số các phiên bản của phần mềm Adobe Photoshop thì photoshop CS6 được nhiều người dùng đánh giá cao, quan tâm và sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các phiên bản đều được cải tiến rõ rệt, các bước xử lý hình ảnh giờ đây đã trở lên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Dù là bạn là người mới, không am hiểu quá nhiều về đồ hoạ cũng có thể sử dụng phần mềm một cách đơn giản và thuận lợi. 2. Chức năng của phần mềm Photoshop Trước khi đi tìm hiểu về cách tải Adobe Photoshop miễn phí bạn cần phải hiểu rõ về các tính năng của phần mềm này trước. Photoshop cung cấp nhiều tính năng và công cụ hữu ích cho phép bạn: Chỉnh sửa đồ hoạ: Cắt, xoay, ghép ảnh, điều chỉnh màu sắc, độ sáng, độ tương phản, thêm hiệu ứng, cài đặt bộ lọc, xử lý ảnh RAW,... Phần mềm Photoshop cho phép bạn biên tập hình ảnh chuyên nghiệp. Khôi phục lại ảnh cũ: Sử dụng phần mềm Photoshop bạn cũng dễ dàng khôi phục lại những bức ảnh cũ. Từ khôi phục khuôn mặt, da dẻ, vóc dáng cho đến xóa bớt các chi tiết, thay đổi màu sắc sao cho tự nhiên nhất. Tất cả đều đều trở nên đơn giản với Photoshop. Photoshop có tính năng chỉnh sửa đồ hoạ và khôi phục lại ảnh cũ Khắc phục các vấn đề trong quá trình chụp ảnh: Đối với những bức ảnh gặp các vấn đề như: kém sáng, bức ảnh chụp bị tối, góc chụp bị che khuất, mắt bị đỏ do đèn flash,... Tất cả sẽ được các tính năng của Photoshop hỗ trợ khắc phục nhanh chóng. Chỉnh sửa chuyên nghiệp: Ngoài chức năng chỉnh sửa hình ảnh thông thường, Photoshop còn giúp chỉnh sửa chuyên nghiệp bao gồm: chỉnh sửa video, tạo ảnh 3D, thiết kế web, thiết kế các tác phẩm đồ hoạ theo phong cách riêng của mình. Photoshop là phần mềm trả phí, nhưng Adobe cung cấp bản dùng thử miễn phí 7 ngày để bạn có thể trải nghiệm trước khi mua. 3. Lợi ích khi sử dụng phần mềm Photoshop  Hiện nay giới công nghệ đã cho ra đời rất nhiều phần mềm chỉnh sửa ảnh, tuy nhiên Photoshop vẫn là phần mềm được đánh giá cao hơn cả và hiện đang sở hữu số lượng người dùng đông đảo. Sở dĩ Photoshop được cộng đồng người dùng yêu thích như vậy là vì những lợi ích tiêu biểu sau: Hỗ trợ chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp: Photoshop cung cấp nhiều công cụ và tính năng mạnh mẽ giúp bạn chỉnh sửa ảnh một cách chuyên nghiệp, từ chỉnh sửa ảnh RAW, điều chỉnh màu sắc, độ sáng, độ tương phản đến thêm hiệu ứng, bộ lọc, vẽ và tô màu. Tạo tác phẩm nghệ thuật: Với Photoshop, bạn có thể thỏa sức sáng tạo để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo như: tranh vẽ, ảnh ghép, poster, banner,... Thiết kế đồ họa: Photoshop là công cụ thiết kế đồ họa chuyên nghiệp được sử dụng rộng rãi để tạo logo, icon, banner, website,... Xử lý ảnh RAW: Photoshop có khả năng xử lý ảnh RAW một cách chuyên nghiệp, giúp bạn tối ưu hóa chất lượng hình ảnh và lưu giữ chi tiết tối đa. Photoshop có khả năng xử lý ảnh RAW chuyên nghiệp Tích hợp với các phần mềm khác: Photoshop có thể tích hợp với các phần mềm khác của Adobe như Illustrator, Premiere Pro, After Effects để tạo ra quy trình làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp. Giao diện thân thiện với người dùng: Photoshop sở hữu nhiều tính năng chỉnh sửa ảnh, tuy nhiên các tính năng này sẽ được bày trí trên giao diện một cách khoa học và phù hợp nhất. Vì vậy mọi người ai cũng có thể dễ dàng chỉnh sửa ảnh, dù là người mới làm quen với Photoshop lần đầu. Khả năng lưu trữ lớn: Với dung lượng lưu trữ lớn, sử dụng Photoshop bạn tha hồ ghi lại những tác phẩm của mình. Cộng đồng hỗ trợ lớn: Photoshop có cộng đồng hỗ trợ lớn với nhiều tài nguyên trực tuyến như: hướng dẫn, video, khóa học giúp bạn học hỏi và nâng cao kỹ năng sử dụng phần mềm nhanh chóng bất cứ lúc nào cần. 4. Hướng dẫn cách tải phần mềm Adobe Photoshop miễn phí  Hiện nay giới công nghệ đã cho ra đời rất nhiều phần mềm chỉnh sửa ảnh, tuy nhiên Photoshop vẫn là phần mềm được quan tâm, yêu thích và đánh giá cao hơn cả. Sau đây Unica sẽ hướng dẫn bạn cách tải Adobe Photoshop miễn phí về máy nhanh nhất, bạn hãy tham khảo nhé: 4.1. Trên Windows  Cách tải phần mềm Photoshop trên Windows thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Trước khi bắt tay vào thực hiện cách tải phần mềm Adobe Photoshop miễn phí bạn cần truy cập vào website chính thức của Adobe Photoshop. Sau đó tại giao diện chính của website bạn chọn “Free Trial”. Truy cập vào website của Adobe Photoshop Bước 2: Tiếp theo để có thể tải phần mềm Adobe Photoshop bạn phải đăng nhập tài khoản Adobe. Nếu đã có tài khoản thì bạn chọn “Sign in”, còn nếu chưa có tài khoản thì bạn chọn "Create Account" (Tạo tài khoản). Ngoài ra để tiết kiệm thời gian bạn có thể chọn đăng nhập bằng tài khoản Facebook hoặc Google. Chọn đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản Adobe. Bước 3: Nếu bạn chọn “Tạo tài khoản”, Adobe sẽ hiển thị một bảng thông tin yêu cầu bạn phải điền đầy đủ các thông tin này để hoàn tất quá trình tạo tài khoản. Sau khi điền đầy đủ thông tin xong, bạn kiểm tra kỹ lại một lần nữa rồi chọn “Create account” để gửi yêu cầu đăng ký tài khoản. Điền đầy đủ thông tin đăng ký tài khoản Bước 4: Sau khi hoàn tất công đoạn đăng ký hoặc đăng nhập tài khoản, hệ thống sẽ hiển thị yêu cầu cho bạn lựa chọn sử dụng Photoshop, bao gồm: Trình độ sử dụng Photoshop của tôi, trả lời: "Sơ cấp". Tôi là ai, trả lời "Người dùng cá nhân". Tôi tải Photoshop để làm gì, trả lời "Mục đích cá nhân". Sau đó nhấn “Continue”. Lựa chọn trả lời theo yêu cầu của Photoshop Bước 5: Trả lời và ấn “Continue” thì bản cài đặt Photoshop sẽ được tự động tải về. Bản cài đặt Photoshop được tự động tải về Bước 6: Tải về xong bạn sẽ tiến hành cài đặt Photoshop, lúc này bạn sẽ được yêu cầu đăng nhập tài khoản Adobe một lần nữa. Đăng nhập tài khoản Bước 7: Sau khi hoàn tất đăng nhập, hệ thống sẽ tự cài đặt phần mềm Adobe Creative Cloud. Cài đặt phần mềm Adobe Creative Cloud Bước 8: Quá trình cài đặt hoàn tất bạn sẽ khởi động Adobe Creative Cloud => Tại giao diện của Adobe Creative Cloud bạn chọn “All apps”. Chọn All apps Bước 9: Tiếp theo tại mục "Installed" (Ứng dụng đã cài) bạn nhấn chọn “Start trial” (Dùng thử) => Khi này hệ thống sẽ hiển thị số ngày dùng thử còn lại, bạn nhấn “Open” để mở ứng dụng Photoshop. Chọn dùng thử phần mềm Như vậy là bạn đã thực hiện xong cách tải phần mềm Photoshop miễn phí. Giờ đây bạn có thể sử dụng phần mềm Photoshop miễn phí trong 7 ngày. Để kiểm tra thời hạn dùng thử bao nhiêu ngày bạn nhấn vào góc bên phải giao diện ứng dụng. 4.2. Trên MacOS Các bước hướng dẫn tải Photoshop trên MacOS thực hiện như sau: Bước 1: Đầu tiên bạn truy cập vào website chính thức của Adobe Photoshop. Bạn bắt buộc phải vào ứng dụng Adobe Creative Cloud từ trang chủ của Adobe để an toàn nhất. Truy cập vào website để tải phần mềm Bước 2: Tiếp theo khi ứng dụng đã được cài đặt, bạn tiến hành đăng nhập tài khoản Adobe Creative Cloud để cài đặt Photoshop cho MacBook. Nếu chưa có tài khoản thì bạn hãy đăng ký tài khoản. Tiến hành đăng nhập Bước 3: Tại ứng dụng Adobe Creative Cloud bạn dễ dàng tìm thấy phần mềm Photoshop trong danh sách. Tiếp tục bạn chọn “Try for free” để bắt đầu quá trình cài đặt phần mềm cho máy tính MacBook của mình. Lựa chọn” Try for free” Bước 4: Sau khi đã tải về máy thành công, bạn vào mục Download trong máy, sau đó mở file vừa tải để tiến hành cài đặt. Mở file vừa tải Bước 5: Cửa số phần mềm Adobe Photoshop hiển thị, bạn nhấn chọn “Install” để bắt đầu cài đặt. Ở bước này để quá trình cài đặt được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng thì bạn nhớ tắt mạng nhé. Chọn Install Bước 6: Giao diện mới hiển thị bạn nhấn chọn “Install a Trial” => chọn “Sign in late” để chuyển sang cửa sổ mới. Ở cửa sổ mới hiển thị, bạn nhấn chọn “Accept” để đồng ý với các điều khoản của Adobe. Chọn Install a Trial Bước 7: Cuối cùng bạn nhấn “Install” để bắt đầu cài đặt chương trình. Sau đó điền mật khẩu vào ô trống rồi “OK” là chương trình cài đặt có thể bắt đầu chạy. Cài đặt mật khẩu để chương trình chạy Bước 8: Sau khi cài đặt xong bạn chọn “Close” để hoàn tất. Lúc này biểu tượng Adobe Photoshop đã xuất hiện trên màn hình, bạn có thể mở ra và bắt đầu sử dụng. Biểu tượng phần mềm Photoshop trên màn hình. 5. Câu hỏi thường gặp về phần mềm Adobe Photoshop Biết cách tải Adobe Photoshop miễn phí thôi chưa đủ để bạn hiểu rõ các thông tin liên quan đến phần mềm này. Thấu hiểu điều đó, sau đây Unica sẽ giải đáp thêm cho bạn một số thắc mắc cơ bản, hãy tham khảo nhé: 5.1. Ai nên sử dụng Photoshop? Phần mềm Photoshop dễ học không? Photoshop là phần mềm chỉnh sửa ảnh mạnh mẽ và linh hoạt, phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng. Bao gồm: Nhà thiết kế đồ họa: Sử dụng Photoshop để thiết kế logo, icon, banner, website,... Nhiếp ảnh gia: Sử dụng Photoshop để chỉnh sửa ảnh RAW, điều chỉnh màu sắc, độ sáng, độ tương phản, thêm hiệu ứng,... Nghệ sĩ: Sử dụng Photoshop để sáng tạo tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ, ảnh ghép, poster,... Học sinh, sinh viên: Photoshop có thể được sử dụng cho các mục đích học tập như: thiết kế bài thuyết trình, làm báo cáo,... Người yêu thích sáng tạo và chỉnh sửa ảnh: Sử dụng Photoshop để tạo nội dung marketing, thiết kế sản phẩm, logo, banner, quảng cáo,... Photoshop có nhiều tính năng và công cụ nên có thể khó sử dụng đối với người mới bắt đầu. Tuy nhiên, Adobe cung cấp nhiều tài nguyên trực tuyến như: hướng dẫn, video, khóa học giúp bạn học cách sử dụng phần mềm đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Phần mềm Photoshop phù hợp với rất nhiều đối tượng Để học Photoshop được dễ dàng, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau: Bắt đầu với những điều cơ bản: Học cách sử dụng các công cụ và tính năng cơ bản của Photoshop trước khi chuyển sang các tính năng nâng cao. Thực hành thường xuyên: Cách tốt nhất để học Photoshop là thực hành, chăm chỉ luyện tập thường xuyên. Tham gia các cộng đồng Photoshop: Tham gia các cộng đồng Photoshop trực tuyến để được hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm. Sử dụng các tài nguyên trực tuyến: Có rất nhiều tài nguyên trực tuyến như hướng dẫn, video, khóa học giúp bạn học Photoshop. 5.2. Phần mềm Adobe Photoshop đắt không? Bản đầy đủ giá bao nhiêu? Phần mềm Adobe Photoshop có giá khá cao so với các phần mềm chỉnh sửa ảnh khác. Nếu muốn dùng phần mềm Adobe Photoshop bản chính thức thì bạn sẽ phải trả phí ₫311.000/tháng hoặc ₫622.000/tháng. Nếu bạn là học sinh, sinh viên, giáo viên khi dùng phiên bản Photoshop chính thức sẽ được giảm 60% khi mua gói Tất cả ứng dụng Creative Cloud cho năm đầu tiên.  5.3. Phần mềm Photoshop có bị xóa đi sau khi hết hạn dùng thử không? Mỗi người sẽ chỉ được dùng thử phần mềm Photoshop 7 ngày. Sau khi hết thời hạn dùng thử, phần mềm Photoshop sẽ không bị xoá đi mà nó sẽ tự động được chuyển đổi sang gói thành viên Creative Cloud trả phí. Lúc này nếu như bạn mua, phần mềm Photoshop sẽ được cấp phép tự động khi khởi chạy lại. 6. Kết luận Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tải phần mềm Adobe Photoshop miễn phí cùng một số thông tin có liên quan cho bạn tham khảo. Thông qua nội dung chia sẻ trong bài viết, chắc chắn bạn đã cách làm sao để dùng thử Adobe Photoshop nhanh chóng và đơn giản nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những tính năng của phần mềm Adobe Photoshop để phục vụ cho quá trình chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp của mình, hãy tham gia khóa học Photoshop trên Unica để được các giảng viên hướng dẫn chi tiết nhé.
08/04/2024
162 Lượt xem
File PSD là gì? Cách mở và chuyển đổi file PSD nhanh chóng
File PSD là gì? Cách mở và chuyển đổi file PSD nhanh chóng PSD là định dạng file vô cùng quen thuộc với những người chuyên làm công việc chỉnh sửa ảnh. Hiện nay, người dùng Adobe Photoshop thường sử dụng file PSD để lưu trạng thái hoàn chỉnh của một hình ảnh vẫn đang trong quá trình chỉnh sửa. Nó cho phép người dùng có thể đóng và tiếp tục công việc trên file này. Để hiểu cụ thể PSD là gì? PSD là file gì? Cách mở và chuyển đổi file PSD như thế nào? Cùng khám phá câu trả lời trong nội dung bài viết sau nhé. 1. File PSD là gì? PSD là từ viết tắt của cụm từ Photoshop Document, tức là một tệp hình ảnh được lưu dưới dạng gốc, bao gồm các layer như lúc chỉnh sửa xuất ra từ phần mềm Adobe Photoshop. Đuôi PSD được công ty chủ quản Adobe phát triển vậy và nó được xem là định dạng lưu file mặc định được sử dụng cho phần mềm Adobe Photoshop. Đối với định dạng lưu file PSD sau khi lưu xong hình ảnh, nếu muốn bạn vẫn có thể dễ dàng thao tác chỉnh sửa mà không hề bị mất đi các dữ liệu trong file. File PSD là gì? Ví dụ: Trên hình ảnh bạn đang chỉnh sửa có chứa văn bản và nhiều hình ảnh khác nhau hay nói cách khác là có chứa nhiều các lớp layer. Khi này nếu lưu dưới dạng PSD thì tất cả các layer này đều sẽ được lưu trữ lại và không hề bị mất đi. Sau đó, bạn có thể file này cho người khác tương tự như file có định dạng khác. Trên thực tế, một file PSD sẽ chỉ chứa một hình ảnh duy nhất và không bao gồm thêm bất cứ một thứ gì khác. Tuy nhiên một số file PSD vẫn có thể chứa rất nhiều thứ, bao gồm: vật thể, các bộ lọc màu, text, các lớp chứa hình ảnh,... 2. Ưu nhược điểm của file PSD là gì? PSD là định dạng lưu file phù hợp cho nhiều nhà thiết kế chuyên nghiệp, bởi nó sở hữu rất nhiều ưu điểm tuyệt vời như: chỉnh sửa linh hoạt, hỗ trợ nhiều plugin,... Song song với những ưu điểm đang sở hữu thì định dạng lưu file này vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm. Cụ thể ưu, nhược điểm của định dạng này như sau:  2.1. Ưu điểm Chỉnh sửa linh hoạt: PSD cho phép chỉnh sửa từng layer riêng lẻ mà không ảnh hưởng đến các layer khác. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa, di chuyển, thêm bớt, hoặc thay đổi các yếu tố trong hình ảnh. Lưu trữ thông tin: PSD lưu trữ tất cả thông tin về quá trình chỉnh sửa, bao gồm: layer, hiệu ứng, bộ lọc,... Điều này cho phép bạn quay lại và chỉnh sửa bất kỳ bước nào trong quá trình thiết kế. Hỗ trợ nhiều plugin: Photoshop có nhiều plugin hỗ trợ cho việc chỉnh sửa ảnh, giúp tăng thêm chức năng và hiệu quả cho file PSD. Khả năng chia sẻ: PSD có thể dễ dàng và thuận tiện chia sẻ cho người khác để cùng chỉnh sửa hoặc để sử dụng cho mục đích khác. PSD là định dạng lưu file phù hợp cho nhiều nhà thiết kế chuyên nghiệp 2.2. Nhược điểm Kích thước lớn: Do lưu trữ nhiều thông tin, file PSD thường có kích thước lớn hơn so với các định dạng ảnh khác. Khả năng tương thích: PSD là định dạng độc quyền của Photoshop, do đó không phải phần mềm nào cũng có thể mở và chỉnh sửa được. Khó khăn cho người mới bắt đầu: Do có nhiều chức năng và tùy chọn, việc sử dụng PSD thường sẽ khó khăn cho người mới bắt đầu. 3. 7 cách mở file PSD đơn giản, nhanh chóng Sau khi đã biết khái niệm file PSD là gì chắc chắn nhiều người sẽ thắc mắc muốn biết cách mở file PSD như thế nào. Thực tế, cách mở file PSD vô cùng đơn giản, bởi hiện nay có rất nhiều công cụ, phần mềm hỗ trợ bạn thực hiện việc này. Cụ thể như sau: 3.1. Các công cụ Adobe Adobe Illustrator, Adobe Premiere hay Adobe After Effects đây chính là những công cụ phổ biến và hiệu quả nhất để giúp bạn mở file PSD. File PSD là một định dạng chuyên dụng của nhà Adobe, chính vì vậy còn gì tuyệt vời hơn khi không sử dụng các công cụ nhà Adobe để mở định dạng file này. Adobe Illustrator, Adobe Premiere, Adobe After Effects là những phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp. Hầu như phần mềm nào cũng sở hữu đa dạng rất nhiều tính năng khác nhau hỗ trợ người dùng từ việc thiết kế đơn giản cho đến chỉnh sửa chi tiết ảnh người, ảnh cảnh vật,... Trong số các phần mềm nhà Adobe kể trên, Adobe Illustrator sẽ là phần mềm chuyên dụng hỗ trợ người dùng thiết kế logo và có khả năng đọc file PSD, nhưng đa số là dưới dạng vector. Ngoài ra, với phần mềm Adobe Premiere, Adobe After Effect thì sẽ hỗ trợ thêm người dùng sử dụng chỉnh sửa video và audio. Mở file PSD đơn giản bằng Adobe Photoshop 3.2. Phần mềm GIMP Ngoài các phần mềm nhà Adobe ra thì GIMP cũng là phần mềm miễn phí phổ biến nhất cho phép bạn mở và chỉnh sửa file PSD một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. GIMP được xem như là phần mềm Adobe Photoshop CC phiên bản miễn phí có mã nguồn mở giúp bạn xử lý các layer riêng lẻ của một file PSD một cách đơn giản hơn bao giờ hết. Ưu điểm của GIMP đó là rất dễ sử dụng, vì vậy nó phù hợp cả với những người không chuyên. Tuy nhiên, phần mềm sẽ chỉ thực sự hữu dụng với những ai có nhu cầu dùng thao tác đơn giản, đối với những người cần sử dụng các thao tác phức tạp thì GIMP sẽ không phù hợp. Bên cạnh đó, việc đọc file PSD trên GIMP đối với những file cầu kỳ, phức tạp cũng là một thách thức, bởi nó chỉ hỗ trợ những thao tác đơn giản trên file mà thôi. Giao diện phần mềm GIMP 3.3. Phần mềm Paint.NET Nếu bạn đang phân vân, không biết phần mềm mở file PSD là gì thì Paint.NET chính là gợi ý dành cho bạn. Paint.NET là một phần mềm mở và chỉnh sửa hình ảnh đơn giản, dễ dàng. Phần mềm là sự kết hợp giữa Microsoft Paint và Adobe Photoshop CC. Nó được xem là phiên bản MS Paint trong Window 7 kết hợp với một số các tính tính năng của Adobe Photoshop CC. Sử dụng Paint.NET bạn có thể dễ dàng mở các file PSD mà không lo gặp bất kỳ rắc rối nào. Ngoài ra bạn cũng có thể thuận tiện sử dụng các thao tác như: tạo layer, chèn hình, thêm màu,... Tuy được đánh giá là phần mềm ưu việt, dễ sử dụng. Tuy nhiên Paint.NET lại có điểm trừ đó là: Khi đọc những file phức tạp sẽ dễ bị lỗi, thanh công cụ bị hạn chế, không nhiều và đa dạng như một số phần mềm khác. Vì vậy, người dùng sẽ khó có thể thiết kế để tạo ra được những hình ảnh phức tạp. Paint.NET là một phần mềm mở file PSD và chỉnh sửa hình ảnh đơn giản 3.4. Phần mềm Photopea Online Editor Photopea Online Editor là một công cụ trực tuyến miễn phí cho phép bạn mở và chỉnh sửa file PSD. Phần mềm này có giao diện và chức năng tương tự như Photoshop nhưng không cần cài đặt phần mềm. Sử dụng Photopea Online Editor bạn có thể đọc từng layer riêng lẻ, sử dụng đơn giản, nhanh chóng mà không phải chi trả bất cứ một khoản phí nào. Mặc dù là một phần mềm khá ưu việt, hỗ trợ mở file PSD hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn cần phải chú ý một số vấn đề như: Phần mềm miễn phí nên sẽ xuất hiện quảng cáo, có thể sẽ hoạt động chậm hơn, không có nhiều đa dạng tính năng chỉnh sửa hình ảnh. Photopea Online Editor là công cụ mở và chỉnh sửa file PSD miễn phí 3.5. Phần mềm XnView Ngoài những phần mềm đã chia sẻ ở trên, bạn cũng có thể sử dụng phần mềm XnView để mở file PSD. Ưu điểm của phần mềm XnView đó là: Miễn phí: Phần mềm miễn phí, không yêu cầu bản quyền hay thanh toán phí sử dụng. Nhẹ và nhanh: XnView có dung lượng cài đặt nhỏ gọn, khởi động nhanh và hoạt động mượt mà trên nhiều cấu hình máy tính. Tương thích nhiều hệ điều hành: XnView hỗ trợ nhiều hệ điều hành phổ biến như: Windows, macOS, Linux, Android và iOS. Dễ sử dụng: Giao diện của XnView trực quan và đơn giản, dễ dàng thao tác cho cả người mới bắt đầu. Mở nhiều định dạng: XnView hỗ trợ mở và chuyển đổi hơn 500 định dạng hình ảnh khác nhau, bao gồm cả PSD. Bên cạnh đó, phần mềm cũng hỗ trợ xuất sang hơn 70 định dạng. Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ: XnView hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Việt. XnView hỗ trợ nhiều hệ điều hành phổ biến 3.6. Phần mềm IrfanView Ngoài những phần mềm đã chia sẻ ở trên, để trả lời cho câu hỏi phần mềm mở PSD là gì bạn cũng có thể sử dụng IrfanView. Về cơ bản chức năng của phần mềm này cũng tương tự như phần mềm XnView. Mục đích sử dụng chính của nó vẫn là để xem ảnh và xem chuyển đổi hình ảnh. Phần mềm IrfanView có thể mở file PSD. Tuy nhiên, khả năng mở file PSD của IrfanView có một số hạn chế so với các phần mềm chuyên nghiệp như Photoshop. Bên cạnh đó, IrfanView cũng có thể không hỗ trợ nhiều định dạng như phần mềm XnView. Tuy nhiên về cơ bản thì IrfanView vẫn hỗ trợ tất cả những định dạng quan trọng và thông dụng nhất nên bạn không cần phải lo lắng gì cả. Phần mềm IrfanView hỗ trợ mở file PSD hiệu quả 3.7. Phần mềm CorelDRAW CorelDRAW là phần mềm cuối cùng giúp bạn mở file PSD nhanh chóng mà Unica muốn chia sẻ cho bạn. CorelDRAW là phần mềm đồ họa vector được đánh giá tốt chỉ sau phần mềm Adobe. Về cơ bản, cách sử dụng CoreIDRAW cũng tương tự như Adobe Illustrator. Chức năng của nó là giúp hỗ trợ người dùng đọc file, tạo ra những hình ảnh vector độc đáo và ấn tượng cho những icon, logo,... Mặc dù được đánh giá cao trong việc đọc file PSD nhưng nó lại có độ tương thích không cao. Khi mở rất hay gặp lỗi, nhất là lỗi phông chữ. Thêm nữa phần mềm này còn có điểm trừ đó là khá phức tạp trong việc cài đặt. Hơn nữa còn có màu sắc hiển thị không được bắt mắt cho lắm. CorelDRAW hỗ trợ người dùng đọc file PSD dễ dàng 4. Hướng dẫn chuyển đổi file PSD thành JPEG, PNG, BMP, hoặc GIF Việc chuyển đổi file PSD sang JPEG, PNG, BMP, hoặc GIF rất đơn giản, chỉ với vài thao tác là bạn đã thực hiện thành công. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách chuyển đổi file PSD cho bạn tham khảo: 4.1. Trên phần mềm Adobe Photoshop CC Bước 1: Đầu tiên bạn mở phần mềm Adobe Photoshop CC ra, sau đó tại giao diện chính bạn chọn “File” => Di chuyển xuống mục "Export..." => Chọn tiếp "Export As..." Thao tác chọn "Export As..." Tiếp theo bạn chọn “Format”, khi này hệ thống sẽ xổ xuống một loạt danh mục => Chọn định dạng mà bạn muốn. Chọn định dạng bạn muốn chuyển đổi Cuối cùng bạn kiểm tra lại các thông tin khác như: chất lượng hình ảnh, độ dài rộng của ảnh,... => Chọn "Export All..." để tiến hành lưu. Lưu định dạng đã chọn 4.2. Trên phần mềm Photopea Bước 1: Đầu tiên bạn mở phần mềm Photopea đã tải ra => Chọn “File”  Chọn "File" để mở Bước 2: Chọn tiếp "Export as" Chọn “Export as” Bước 3: Chọn “More” để hiển thị thêm nhiều định dạng khác. Chọn “More” để hiển thị thêm định dạng Bước 4: Chọn định dạng bạn muốn chuyển đổi, sau đó kiểm tra lại các thông tin rồi nhấn “Save” để lưu. Lưu định dạng vừa chọn 5. Kết luận Với những thông tin chia sẻ trong bài viết, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về file PSD là gì cũng như biết cách chuyển đổi file PSD sang các định dạng khác nhanh chóng và dễ dàng. Có thể nói, file PSD là một file rất phổ biến, việc nắm được kiến thức về file giúp bạn chỉnh sửa ảnh với Photoshop đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Unica chúc bạn thực hiện thành công.
06/04/2024
174 Lượt xem
PNG là gì? Cách tạo và chuyển đuôi PNG sang PDF, JPEG
PNG là gì? Cách tạo và chuyển đuôi PNG sang PDF, JPEG Định dạng PNG là gì? Đây chắc hẳn là thuật ngữ không mấy xa lạ gì với mọi người, đặc biệt là những người thường xuyên chỉnh ảnh hay đang làm việc trong lĩnh vực liên quan đến hình ảnh. Khi truy cập vào một website hay xem qua các ứng dụng điện thoại, bạn sẽ rất hay bắt gặp hình ảnh với đuôi “.png”. Vậy thực chất PNG là gì? Tại sao chúng lại phổ biến và thường xuyên được ứng dụng? Trong bài viết sau Unica sẽ giải đáp tất cả mọi thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về đuôi hình ảnh phổ biến này. 1. Tổng quan File PNG Trong số các định dạng đuôi hình ảnh thì đuôi PNG là định dạng thường được ưu tiên lựa chọn nhiều, bởi ưu điểm là nó có khả năng tương thích cao và chất lượng hình ảnh tốt. Để hiểu rõ hơn về khái niệm đuôi PNG là gì? Bạn đọc hay tham khảo nội dung chia sẻ dưới đây nhé. 1.1. PNG là gì? PNG là viết tắt của cụm từ Portable Network Graphic. Đây là một định dạng file hình ảnh rất phổ biến ra đời lần đầu tiên vào năm 1995 để thay thế cho định dạng file .GIF. Định dạng file PNG được đánh giá rất cao bởi nó sử dụng công nghệ nén ảnh không hao hụt. Tức là hình ảnh sau mỗi lần chỉnh sửa và lưu lại sẽ không bị giảm chất lượng độ phân giải, đảm bảo giữ nguyên độ sắc nét như ban đầu. File PNG là gì? Định dạng hình ảnh PNG tạo ra sự khác biệt lớn khi chất lượng hình ảnh luôn được đảm bảo, khả năng hỗ trợ hiển thị ảnh trong suốt tối ưu. Chính vì vậy, PNG còn được gọi là định dạng ảnh không nền, nó có nền ảnh trong suốt, không xuất hiện đường viền. 1.2. Công nghệ nén ảnh PNG là gì? Công nghệ nén ảnh PNG là công nghệ nén ảnh không mất mát - đây là công nghệ chuyên biệt được sử dụng trong định dạng tập tin PNG. Công nghệ này giúp giảm kích thước tập tin ảnh mà vẫn giữ nguyên chất lượng hình ảnh, không làm mất đi bất kỳ chi tiết nào. Cách thức hoạt động của công nghệ nén ảnh này như sau: Công nghệ nén ảnh PNG sử dụng thuật toán nén DEFLATE để loại bỏ dữ liệu dư thừa trong hình ảnh. DEFLATE hoạt động bằng cách phân chia hình ảnh thành các khối nhỏ, sau đó áp dụng các kỹ thuật mã hóa để giảm kích thước của từng khối. Công nghệ nén ảnh PNG là công nghệ nén ảnh không mất mát Ưu điểm công nghệ nén ảnh PNG: Nén không mất mát, giữ nguyên chất lượng hình ảnh. Hỗ trợ màu sắc 24 bit và 32 bit, bao gồm cả độ trong suốt. Hiệu quả cao trong việc nén các hình ảnh có nhiều chi tiết và màu sắc. Được hỗ trợ bởi hầu hết các trình duyệt web và phần mềm xem ảnh.  2. Thành phần của ảnh PNG là gì? Dưới đây là một số thành phần chính của ảnh PNG, bạn hãy tham khảo ngay để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé: Header (Phần đầu) Thông tin chung: Bao gồm phiên bản PNG, kích thước hình ảnh, loại màu sắc, phương pháp nén,... Ihdr: Khối dữ liệu chứa thông tin chung về hình ảnh, bao gồm kích thước, độ sâu màu, loại màu, phương pháp nén,... Khối dữ liệu (Data chunks) IDAT: Khối dữ liệu chứa dữ liệu hình ảnh đã được nén. PLTE: Khối dữ liệu chứa bảng màu cho hình ảnh (nếu có). tRNS: Khối dữ liệu chứa thông tin về độ trong suốt của hình ảnh. gAMA: Khối dữ liệu chứa thông tin về gamma của hình ảnh. cHRM: Khối dữ liệu chứa thông tin về điểm trắng và điểm đen của hình ảnh. sRGB: Khối dữ liệu chứa thông tin về không gian màu sRGB. iCCP: Khối dữ liệu chứa thông tin về cấu hình màu ICC (nếu có). text: Khối dữ liệu chứa thông tin văn bản (như chú thích, bản quyền). Thành phần của ảnh PNG là gì? Footer (Phần chân) Khối CRC32: Khối dữ liệu chứa mã checksum để kiểm tra tính toàn vẹn của tập tin. IEND: Khối dữ liệu đánh dấu kết thúc tập tin. 3. Đặc điểm của đuôi ảnh PNG là gì? Đuôi ảnh PNG là một định dạng tập tin raster được sử dụng rộng rãi để lưu trữ và truyền tải hình ảnh trên web. Định dạng này có một số đặc điểm nổi bật sau: Nén không mất mát: PNG sử dụng thuật toán nén DEFLATE giúp giảm kích thước tập tin mà không làm mất đi bất kỳ chi tiết nào của hình ảnh. Nhờ vậy, ảnh PNG có chất lượng cao và sắc nét hơn hẳn những định dạng khác. Định dạng PNG bảo tồn chất lượng hình ảnh cao ban đầu. Hỗ trợ màu sắc, bao gồm cả màu trong suốt (alpha channel): PNG hỗ trợ màu 24 bit và 32 bit, bao gồm cả độ trong suốt. Điều này, giúp PNG trở thành lựa chọn lý tưởng cho các hình ảnh có nhiều màu sắc và hình ảnh cần hiển thị chi tiết. PNG cho phép hiển thị các phần của hình ảnh mà bạn muốn giữ trong suốt cực thuận tiện khi bạn muốn chèn ảnh vào một nền màu hoặc một hình ảnh khác nhưng lại không muốn hiển thị đường viền xung quanh nó. Khả năng tương thích: PNG được hỗ trợ bởi hầu hết các trình duyệt web và phần mềm xem ảnh. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng chia sẻ và xem ảnh PNG trên nhiều thiết bị khác nhau. PNG hỗ trợ màu 24 bit và 32 bit 4. Ưu nhược điểm khi sử dụng đuôi ảnh PNG Khi quyết định sử dụng một định dạng cụ thể thì bạn bắt buộc phải nắm được kỹ ưu điểm, nhược điểm của định dạng đó. PNG là một định dạng phổ biến nhưng liệu nó có phù hợp trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Cùng tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm PNG là gì để biết xem nên sử dụng đuôi PNG khi nào nhé. 4.1. Ưu điểm Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật nhất của định dạng PNG: Chất lượng hình ảnh tốt: PNG tái tạo hình ảnh bằng phương pháp tham chiếu nên đảm bảo hình ảnh xuất ra có chất lượng tốt nhất. Thêm nữa, PNG còn sử dụng công nghệ nén ảnh không mất mát nên dù bạn chỉnh sửa bao nhiêu lần thì chất lượng ảnh gốc vẫn được giữ nguyên. Định dạng PNG cho hình ảnh hiển thị chi tiết, sắc nét cùng với màu sắc chân thực nhất. Hỗ trợ lưu ảnh trong suốt: Định dạng file PNG cho phép lưu ảnh trong suốt với độ trong suốt từ 0 đến 100%, đồng thời cho phép chúng hiển thị trên nhiều nền tảng khác nhau. Khi sử dụng hình ảnh định dạng PNG bạn dễ dàng kết hợp chúng với nhiều nền khác mà không hề để lộ đường viền không mong muốn. Đây chính là ưu điểm tuyệt vời, là điểm sáng của định dạng PNG khác với những định dạng file khác. Khả năng tương thích tốt: Khi sử dụng định dạng đuổi ảnh PNG bạn có thể dễ dàng mở trên nhiều thiết bị. Từ đó, việc chia sẻ và hiển thị hình ảnh trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. PNG có khả năng tương thích cao, hiển thị hầu hết ở các thiết bị, ứng dụng, trang web,... Sử dụng định dạng PNG bạn rất ít khi gặp sự cố khi mở hình ảnh trên các thiết bị khác nhau. Dễ dàng chỉnh sửa: Sử dụng file PNG bạn dễ dàng chỉnh sửa, cắt ghép hình ảnh với nhau khi có nhu cầu. Điều này rất thuận tiện cho các tín đồ yêu thích chỉnh sửa ảnh hay làm việc trong lĩnh vực thường xuyên phải chỉnh sửa, cắt ghép hình ảnh trên các phần mềm. Định dạng PNG có khả năng tương thích tốt trên nhiều thiết bị 4.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời mà file PNG đang sở hữu thì nó cũng còn tồn tại một số những nhược điểm nhất định. Cụ thể: Kích thước tệp lớn hơn so với định dạng file JPG: Định dạng file PNG giữ nguyên chất lượng hình ảnh gốc sau khi chỉnh sửa nên kéo theo kích thước tệp sẽ lớn và khá nặng. Kích thước tệp sẽ càng nặng hơn với những hình ảnh có nhiều chi tiết và nhiều màu sắc. Việc sử dụng file PNG với kích thước tệp lớn có thể sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ tải web. Hay bị lỗi nền đen: Trong vài trường hợp, việc sử dụng trên một số trình duyệt có thể bị lỗi nền đen, tức là màu nền trùng với màu ảnh dẫn đến lỗi không nhìn thấy hình ảnh. Trình duyệt cũ sẽ không thể mở được hình ảnh: Nếu hình ảnh sử dụng đuôi PNG thì những trình duyệt cũ đôi khi sẽ không thể mở được định dạng này hoặc nếu mở được thì chất lượng hiển thị sẽ không được cao. Tuy nhiên lỗi này hiện nay rất ít khi xảy ra, hầu như đã khắc phục được rồi. Không hỗ trợ animation như GIF: PNG ra đời để thay thế cho GIF, trong khi GIF cho phép bạn tạo ảnh động thì PNG lại không hỗ trợ. Tuy nhiên PNG vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai cần chất lượng hình ảnh cao và nền trong suốt. 5. Ứng dụng của định dạng PNG là gì? Hiểu được kỹ càng và cụ thể định dạng PNG là gì chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc, muốn biết ứng dụng định dạng file này như thế nào. Định dạng PNG hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm: Định dạng PNG được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực Tạo ảnh đồ họa và logo: PNG là lựa chọn lý tưởng cho các hình ảnh cần giữ nguyên chất lượng và độ trong suốt như: logo, icon, ảnh đồ họa,... PNG cũng được sử dụng để tạo các icon, banner, v.v. cho các trang web và ứng dụng. Xuất bản ảnh: PNG được sử dụng để xuất bản ảnh chất lượng cao cho các ấn phẩm như: sách, tạp chí, brochure,... PNG cũng được sử dụng để xuất bản ảnh cho các mục đích thương mại như quảng cáo, marketing,... Tạo nguồn dữ liệu thiết kế: Định dạng PNG rất có ích đối với những người làm trong lĩnh vực thiết kế hay dựng phim ảnh, bởi nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Sử dụng PNG thay vì phải cắt nền và viền cho từng bức ảnh, giờ đây các designer chỉ cần lưu ở dạng PNG là có thể bắt đầu sử dụng ngay. Hiển thị hình ảnh trên web sinh động: Sử dụng định dạng PNG bạn có thể tạo ra được các hình ảnh hiển thị trên web ấn tượng và độc đáo với những hiệu ứng vô cùng sinh động. Với khả năng thích ứng nền đi cùng với chất lượng hiển thị tốt chắc chắn nó sẽ là một ứng dụng tuyệt vời cho người dùng. 6. Hướng dẫn cách tạo ảnh PNG đơn giản, dễ thực hiện Thực tế cách tạo ảnh PNG không khó và không quá phức tạp như mọi người vẫn nghĩ, bởi bạn có thể thực hiện điều này nhờ sự hỗ trợ của nhiều phần mềm khác nhau. Sau đây Unica sẽ hướng dẫn cho bạn cách tạo ảnh PNG đơn giản, dễ thực hiện nhất. 6.1. Chuyển đuôi ảnh sang PNG Trước khi bắt đầu chuyển đuôi ảnh sang PNG bạn phải đảm bảo yêu cầu là đã sở hữu đầy đủ các yếu tố của một bức ảnh PNG. Ưu điểm của cách tạo ảnh PNG bằng cách đổi đuôi ảnh là dễ thực hiện, nó phù hợp dành cho những người không chuyên sử dụng nhưng vẫn muốn có được những hình ảnh với chất lượng như ảnh gốc. Đối với cách tạo ảnh PNG này thì khi phóng to đôi khi vẫn có nhược điểm: bể ảnh, mờ ảnh,... Tuy nhiên, về bề mặt bình thường thì vẫn có thể sử dụng cách này để tạo hình ảnh đuôi PNG.  Chuyển đuôi ảnh sang PNG 6.2. Xuất hình ảnh dưới định dạng PNG Nếu bạn yêu thích chỉnh sửa ảnh hay bạn đã là một nhà thiết kế thì cách tạo ảnh PNG bằng phương pháp xuất hình ảnh dưới định dạng PNG rất phù hợp, đây là một sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời. Trong trường hợp này khi tạo ảnh PNG bạn có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng để hỗ trợ như: Photoshop, Corel, indesign, hoặc Illustrator để bạn có thể tùy chỉnh và chỉnh sửa hình ảnh theo như mong muốn. Sau khi hoàn thiện bức ảnh chỉnh sửa, bước cuối cùng bạn chỉ cần lựa chọn xuất file dưới dạng PNG là xong. Như vậy là bạn sẽ có một bức ảnh chất lượng cao, sắc nét và hỗ trợ nền trong suốt đúng như mong muốn của mình. 7. Câu hỏi thường gặp về PNG là gì? Để hiểu rõ và chi tiết hơn về những thông tin liên quan đến định dạng file PNG là gì? Bạn hãy tham khảo những câu hỏi kèm đáp án trả lời dưới đây nhé. 7.1. PNG có hỗ trợ animation không? Định dạng PNG thông thường không hỗ trợ animation. Tuy nhiên hiện nay đã có một phiên bản mở rộng của PNG đó là: APNG (Animated Portable Network Graphics) được thiết kế chuyên dụng để hỗ trợ hình ảnh động. APNG hoạt động tương tự như GIF, cho phép hiển thị nhiều hình ảnh liên tiếp để tạo hiệu ứng hoạt ảnh. Ưu điểm của định dạng APNG là: Chất lượng ảnh cao hơn: APNG sử dụng thuật toán nén DEFLATE không mất mát, giúp giữ nguyên chất lượng hình ảnh sau khi nén. Hỗ trợ màu sắc tốt hơn: APNG hỗ trợ màu 24 bit và 32 bit, bao gồm cả độ trong suốt. Kích thước tập tin nhỏ hơn: APNG thường có kích thước tập tin nhỏ hơn GIF cho cùng một hiệu ứng hoạt ảnh. Tuy nhiên, APNG cũng có một số nhược điểm: Khả năng tương thích thấp hơn: APNG không được hỗ trợ rộng rãi như GIF, do đó có thể không hiển thị chính xác trên một số trình duyệt web và phần mềm. Phần mềm hỗ trợ hạn chế: Số lượng phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa và tạo APNG còn hạn chế so với GIF. PNG không hỗ trợ animation  7.2. Tại sao PNG thường có kích thước lớn? File PNG thường có kích thước lớn vì một số lý do sau: Nén không mất mát: PNG sử dụng thuật toán nén DEFLATE không mất mát giúp giữ nguyên chất lượng hình ảnh sau khi nén. Tuy nhiên, thuật toán này không hiệu quả như các thuật toán nén có mất mát (lossy) như JPEG, dẫn đến kích thước tập tin lớn hơn. Chi tiết và màu sắc: PNG hỗ trợ lưu trữ hình ảnh với độ chi tiết cao và nhiều màu sắc, bao gồm: cả độ trong suốt. Điều này dẫn đến lượng dữ liệu lớn hơn cần lưu trữ, làm tăng kích thước tập tin. Dung lượng bit: PNG sử dụng 24 bit hoặc 32 bit cho mỗi pixel, cao hơn so với JPEG thường sử dụng 8 bit hoặc 16 bit. Việc sử dụng nhiều bit hơn dẫn đến kích thước tập tin lớn hơn. Không có dữ liệu dư thừa: PNG không loại bỏ dữ liệu dư thừa trong hình ảnh như file JPEG. Do đó, PNG sẽ có kích thước tập tin lớn hơn JPEG cho cùng một hình ảnh. Khả năng tương thích: PNG được thiết kế để tương thích với nhiều trình duyệt web và phần mềm. Điều này dẫn đến việc sử dụng các phương pháp nén và lưu trữ dữ liệu không tối ưu, làm tăng kích thước tập tin. PNG không loại bỏ dữ liệu dư thừa trong hình ảnh nên có kích thước lớn 7.3. Có lưu ý gì khi xuất file ở định dạng PNG không? Câu trả lời là có. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình xuất file PNG bạn cần phải nhớ kỹ: Mặc dù PNG sử dụng công nghệ nén không mất mát, nhưng nếu muốn bạn vẫn có thể chọn mức độ nén theo ý mình để giảm kích thước file cho file đỡ nặng hơn. Điều này giúp web có tốc độ tải mượt mà và tối ưu hơn. Khi lựa chọn tùy chọn xuất, phải luôn xem trước hình ảnh để đảm bảo rằng chất lượng và kích thước đều phù hợp với mong muốn và mục đích sử dụng của bạn. 8. Kết luận Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến PNG là gì? Cách tạo và chuyển đuôi PNG chi tiết cho bạn tham khảo. Với khả năng giữ nguyên chất lượng hình ảnh kết hợp cùng tính năng độ trong suốt, PNG đang là sự lựa chọn tuyệt vời cho các nhà thiết kế hay những ai muốn thể hiện hình ảnh một cách chuyên nghiệp nhất. Hãy tham khảo bài viết để có quá trình sử dụng định dạng PNG phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất nhé. Bạn đọc quan tâm những thông tin khác, hãy ghé trang Blog Unica để tham khảo.
06/04/2024
162 Lượt xem
Figma là gì? Hướng dẫn cách đăng ký và sử dụng phần mềm Figma
Figma là gì? Hướng dẫn cách đăng ký và sử dụng phần mềm Figma Nếu bạn đang tìm hiểu và đang làm việc trong lĩnh vực thiết kế, đặc biệt là thiết kế website chắc chắn bạn sẽ vô cùng quen thuộc với thuật ngữ Figma. Figma là công cụ thiết kế đồ họa vector và giao diện người dùng cho phép tạo ra các bản thiết kế UI/ UX cho các ứng dụng web và thiết bị di động. Để hiểu rõ hơn về khái niệm Figma là gì? Figma có những ưu điểm nổi trội nào? Cùng tìm hiểu nội dung bài viết sau của Unica để biết câu trả lời nhé. 1. Figma là gì? Figma (hay Figma Design) là một ứng dụng web chuyên thiết kế giao diện người dùng UI UX và chỉnh sửa đồ họa. Figma được đánh giá là ứng dụng thiết kế đồ họa đa năng có thể giúp bạn làm được rất nhiều việc khác nhau. Bạn có thể sử dụng Figma để thực hiện hầu hết các công việc thiết kế từ thiết kế website wireframing, thiết kế giao diện app (ứng dụng phiên bản di động), thiết kế prototypes hoặc tạo các bài đăng trên mạng xã hội,... Cụ thể hơn, Figma được dùng để thiết kế ấn phẩm truyền thông marketing như tờ rơi, áp phích, đồ họa thông tin,... Figma được tạo ra từ năm 2015 bởi một nhóm các nhà phát triển từ Google. Khi họ muốn có một công cụ làm việc linh hoạt, giúp họ thiết kế giao diện người dùng UI UX nhanh hơn và hiệu quả hơn. Sau thời gian thử nghiệm, Figma chính thức công khai và được ra mắt đầu tiên vào tháng 9/2016. Ngay sau thời gian ra mắt, Figma đã được rất nhiều người quan tâm và được tải xuống hàng triệu lần bởi các nhà thiết kế chuyên nghiệp. Trong quá trình phát triển, càng ngày mức độ phổ biến của Figma càng tăng lên nhanh chóng bởi những ưu điểm tuyệt vời mà nó đang sở hữu. Figma mang đến cho người dùng sự kết hợp độc đáo của các tính năng mà những phần mềm khác không có. Figma là gì? Hai năm sau đó (tháng 4/2021), Figma mở rộng tính năng cho phép người dùng sử dụng công cụ vẽ, ghi chú và thêm biểu tượng cảm xúc vào các dự án làm chung trên Figma.  Figma được đánh giá là ứng dụng thiết kế đồ họa có nhiều công cụ mạnh mẽ, giao diện thân thiện trên cả ứng dụng web và các nền tảng di động. Bên cạnh những tính năng như các công cụ thiết kế đồ họa khác, Figma còn có tính năng tương tự như Google Docs, cho phép người dùng chỉnh sửa trực tuyến dễ dàng.  Với những tính năng ưu việt, Figma hiện đang là sự ưu tiên lựa chọn của các nhà thiết kế, cộng đồng designers, marketers, developers và cả chủ doanh nghiệp.  2. Ưu điểm nổi bật của Figma Ưu điểm nổi bật nhất của Figma là giúp bạn sáng tạo ra những giao diện đẹp mắt và nhanh chóng. Sự khác biệt nổi bật của Figma so với các ứng dụng thiết kế đồ họa khác là bạn có thể dễ dàng thiết kế các biểu tượng riêng, đồng thời có thể thêm hoạt ảnh và có thể làm việc nhóm tốt hơn. 2.1. Khả năng tương thích cao Figma là một phần mềm chuyên dụng trên nền tảng website. Hiện nay, Figma có thể được sử dụng và truy cập trên hầu hết các hệ điều hành như: Mac OS, Window hay thậm chí là cả trên Linux. Tuy Figma là ứng dụng web nhưng hiện tại đã có cả phiên bản dùng cho điện thoại để người dùng có thể làm việc ở bất kỳ nơi đâu trên bất kỳ thiết bị nào.  2.2. Tính cộng tác cao, chia sẻ thiết kế dễ dàng Ưu điểm vượt trội của Figma hơn hẳn so với các ứng khác là khả năng làm việc nhóm từ xa. Figma cho phép các thành viên trong nhóm dự án có thể cùng thiết kế cung cấp phản hồi và đẩy nhanh tiến độ làm việc với nhiều tiện ích như: kiểm tra tiến độ làm việc, gắn cờ các vấn đề quan trọng,...  Figma có tính cộng tác cao, chia sẻ thiết kế dễ dàng Bên cạnh đó, khi bạn muốn chia sẻ file thiết kế cho người khác, bạn chỉ cần tạo liên kết và thêm họ vào nhóm.  2.3. Trang bị nhiều công cụ plugin mạnh mẽ Figma có kho công cụ khổng lồ với nhiều tính năng giúp bạn rút ngắn thời gian làm việc hiệu quả. Nhờ kho tính năng này bạn có thể quản lý thao tác, khắc phục các lỗi nhỏ hiệu quả. Nhờ vậy mà việc quản lý nội dung hình ảnh, màu sắc, hoạt ảnh, chi tiết thiết kế,... đều trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết. Figma có tính năng cho phép bạn quản lý nhiều layout trong cùng bản thiết kế. Điều này giúp bạn làm phong phú thêm kho layout của mình. Đồng thời giúp bạn sáng tạo thiết kế dễ dàng hơn nhờ tính năng kết hợp nhiều layout có nhiều kích thước khác nhau trên cùng thiết kế. 2.5. Xuất được đa dạng file ảnh cực sắc nét Đặc trưng của Figma là thiết kế hình ảnh dạng vector, cho chất lượng hình ảnh đồng nhất hơn khi bạn thay đổi kích thước. Hoặc giữ được độ sắc nét khi bạn lưu file với các định dạng khác nhau. Figma hỗ trợ bạn lưu file dưới một số định dạng như PNG, JPG, SVG, PDF. 2.6. Hỗ trợ lưu trữ đám mây Figma có hỗ trợ dịch vụ đám mây. Điều này giúp cho bạn lưu trữ và chỉnh sửa dữ liệu từ xa dễ dàng hơn. Đồng thời việc lưu trữ trên đám mây còn giúp bạn xóa bỏ lo lắng về việc ổ cứng đầy, Figma sẽ tự động sao lưu trên đám mây lưu trữ.  Figma có hỗ trợ dịch vụ đám mây 3. Ứng dụng của Figma là gì? Figma được các nhà thiết kế sử dụng như một công cụ đa năng. Ứng dụng chính yếu của Figma là thiết kế digital, thiết kế UX/UI. Cụ thể hơn là: Figma được ứng dụng để tạo các mẫu thiết kế hình ảnh ở nhiều định dạng như .PNG, .SVG, .JPG Thiết kế cấu trúc xương cơ bản của trang web Thiết kế giao diện cho các app 4. Hướng dẫn đăng ký và sử dụng Figma Hiện tại Figma đang là một trong số những ứng dụng thiết kế đồ họa đỉnh cao mà lại được miễn phí hoàn toàn. Bạn chỉ cần thực hiện vài thao tác đăng ký cơ bản là có thể ứng dụng sáng tạo nên những thiết kế độc đáo ấn tượng. Bạn chỉ cần thực hiện theo trình tự các bước sau:  Bước 1: Đầu tiên bạn tìm và sau đó truy cập vào trang chủ chính thức của Figma. Tiếp theo bạn hãy nhấn nút “Get Started” (Bên tay trái màn hình và bên dưới lời chào mời Do it together with Figma) Chọn vào nút “Get Started” Tương tự như cách đăng ký các tài khoản khác, bạn hãy lựa chọn phương pháp sử dụng tài khoản Google (Continue with Google) hoặc đăng ký bằng tài khoản email. Sau đó nhập mật khẩu và nhấn nút Create account. Đăng ký hoặc sử dụng tài khoản Google Bước 2: Sau khi nhập một số thông tin đăng ký cơ bản. Giao diện sẽ tự động hiển thị một số câu hỏi xác minh, bạn hãy lựa chọn theo đúng nhu cầu sử dụng của mình. Sau mỗi câu trả lời bạn hãy nhấn Continue để chuyển đến bước tiếp theo.  Nhập tên đăng ký của bạn trên Figma Nhấn chọn công việc chính của bạn rồi nhấn Continue Nhấn chọn công việc hiện tại của bạn rồi chọn Continue Đây là bước quan trọng, bạn hãy nhấn chọn Starter để sử dụng miễn phí hoặc Professional nếu muốn sử dụng không giới hạn những tính năng của Figma (có trả phí). Ở đây mình sẽ chọn Starter.  Để bắt đầu sử dụng Figma, hãy nhấn chọn “Design with Figma” rồi nhấn Finish.  Chọn “Design with Figma” rồi nhấn Finish Bước 3: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Figma Sau khi đăng ký thành công tài khoản Figma, một giao diện gợi ý sẽ hiển thị. Bạn có thể chọn tìm hiểu thông tin cơ bản về Figma (Learn the basics) . Hoặc bắt đầu sử dụng Figma để thiết kế (Start from a blank file). Chọn "Learn the basics" để tìm hiểu Khi bạn file bản vẽ hiển thị, bạn hãy sử dụng các công cụ được tích hợp sẵn trên Figma để thiết kế.  Sử dụng các công cụ được tích hợp sẵn trên Figma để thiết kế Lưu ý: Thanh công cụ của Figma được đặt ở góc trên bên trái màn hình. Thanh công cụ này gồm các công cụ cơ bản như tạo hình, màu sắc, lớp, ký hiệu, văn bản, hiệu ứng, component. Mẫu thiết kế trên Figma Bước 4: Khi đã hoàn thành thiết kế, bạn hãy lưu bản vẽ bằng cách nhấn biểu tượng Main menu và chọn Save” hoặc “Save As”.  Tiến hành lưu thiết kế Lưu ý: Trong trường hợp bạn muốn chia sẻ bản vẽ thiết kế của mình, bạn có thể tạo liên kết chia sẻ. Hoặc cấp quyền cho họ truy cập vào bản vẽ như ứng dụng Google Docx hoặc Google Sheet. 5. So sánh phần mềm Figma với phần mềm Sketch và phần mềm Adobe XD Figma, Sketch và Adobe XD là ba phần mềm thiết kế giao diện người dùng UX/ UI phổ biến nhất hiện nay. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng người dùng khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết phần mềm Sketch, Adobe XD và Figma là gì cho bạn tham khảo: Yếu tố so sánh Phần mềm Figma Phần mềm Sketch Phần mềm Adobe XD Nền tảng sử dụng Chủ yếu trên trình duyệt web Sử dụng trên cả phần mềm Desktop và trình duyệt web Sử dụng trên phần mềm Desktop và App điện thoại di động Hệ điều hành hỗ trợ Hỗ trợ trên cả 3 hệ điều hành là MacOS, Windows hay thậm chí là cả Linux Chỉ hỗ trợ trên hệ điều hành MacOS Hỗ trợ rộng rãi hơn, bao gồm: MacOS, Windows, Android, iOS Khả năng cộng tác Cộng tác trong thời gian thực Chỉ khi người dùng mua bản quyền mới hỗ trợ cộng tác trong thời gian thực Chỉ cho phép cộng tác trong thời gian thực đối với các dự án được đồng bộ hoá trên cloud Khả năng làm việc offline Không hỗ trợ Có hỗ trợ Có hỗ trợ Tính năng  Tích hợp tính năng đầy đủ, tích hợp tính năng plugin tốt Đầy đủ tính năng mạnh mẽ, hỗ trợ nhiều plugin Có tính năng mạnh mẽ, tích hợp với các phần mềm Adobe khác Giá cả Miễn phí cho cá nhân, trả phí cho nhóm và doanh nghiệp từ $12/tháng đối với bản chuyên nghiệp Miễn phí cho bản dùng thử, trả phí cho bản đầy đủ. Chi phí như sau: $99/năm và $8.25/tháng/người với gói dùng theo team  Miễn phí cho bản dùng thử, trả phí cho bản đầy đủ với mức giá $24/tháng (gói team) 6. Câu hỏi liên quan tới Figma Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn hiểu thêm về ứng dụng Figma là gì và các khóa học Figma đáng để bạn học hỏi. Hãy tham khảo để có thêm cho bản thân những kiến thức bổ ích nhé. 6.1. Figma dành cho ai? Figma được đánh giá là thân thiện với mọi người. Hơn nữa việc sử dụng ứng dụng này là hoàn toàn miễn phí. Có thể nói, Figma là một công cụ hữu ích cho các nhà thiết kế, các nhà phát triển giao diện web UX/UI. Bên cạnh đó, Figma còn là giải pháp làm việc hữu ích dành cho nhóm thiết kế. Giúp các thành viên có thể thoải mái trao đổi, chính sửa thiết kế trực tuyến mà không cần mất thời gian gửi qua gửi lại. Figma là phần mềm thân thiện với mọi người 6.2. Học Figma để thiết kế giao diện UI UX ở đâu? Bạn có đam mê với nghề thiết kế UI/UX thì có thể tham khảo “ Khóa học Figma từ căn bản đến thực chiến” trực tuyến của UNICA.VN.  Trong khóa học này bạn sẽ được: Trải nghiệm giáo trình bài bản từ cơ bản đến nâng cao.  Được đào tạo từ những kỹ năng căn bản nhất giúp bạn sử dụng và tận dụng hiệu quả các lợi thế của Figma Được học cách thực thi dự án thiết kế giao diện UI/UX,  Biết thêm các mẹo vặt để làm việc khoa học, hiệu quả.  Có cơ hội để mở rộng mối quan hệ với các designer chuyên nghiệp. Được gợi mở các phương thức để khám phá và sáng tạo trên nền tảng Figma. Sau khóa học bạn sẽ có thể: Sử dụng thành thục Figma Dễ dàng thể hiện, trình bày ý tưởng đồ họa trên ứng dụng Figma.  Trở thành designer chuyên thiết kế xây dựng website/app chuyên nghiệp. Làm việc chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả sáng tạo.  6. Kết luận Bây giờ bạn đã biết Figma là gì? Các ứng dụng và cách đăng ký, sử dụng Figma như thế nào rồi đúng không nào. Hầu hết các ứng dụng thiết kế đồ họa thường khá dễ thực hiện, bạn có thể tự học dựa trên nền tảng các công cụ tích hợp. Trên thực tế thì việc tự mày mò học hỏi sẽ làm bạn tốn rất nhiều thời gian. Để tiết kiệm thời gian cũng như để học tập hiệu quả hơn, bạn có thể tham gia khoá học thiết kế trên Unica. Tham gia khóa học bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được nhiều kiến thức chuyên môn sâu rộng từ các chuyên gia, người có kinh nghiệm thực tiễn. Điều này sẽ giúp bạn chạm tới ước mơ và thành công trong sự nghiệp sớm hơn. 
05/04/2024
253 Lượt xem
Flyer là gì? Kinh nghiệm thiết kế Flyer thu hút mọi ánh nhìn
Flyer là gì? Kinh nghiệm thiết kế Flyer thu hút mọi ánh nhìn Trong chiến dịch truyền thông marketing có rất nhiều các hoạt động quảng cáo và tiếp thị, tiêu biểu trong số đó là hình thức Flyer. Flyer là hình thức quảng cáo truyền thống khá lâu đời, tuy nhiên nhờ những ưu điểm vượt trội đang sở hữu mà đến nay nó vẫn được các Agency và các thương hiệu thuê thiết kế rất nhiều. Hãy cùng Unica tìm hiểu những thông tin hữu ích về Flyer là gì cũng như vai trò và các thiết kế một Flyer ấn tượng qua nội dung bài viết sau nhé. 1. Flyer là gì? Flyer hay còn có tên gọi là Handbill, dịch sang tiếng việt có nghĩa tờ rơi, tờ rơi quảng cáo sử dụng với mục đích tiếp thị, quảng bá sản phẩm/ dịch vụ đến tay khách hàng. Các ấn phẩm Flyer sau khi được in ra có thể đến tay khách hàng bằng nhiều cách khác nhau như: phát tại các điểm công cộng, gửi qua hòm thư tay, đưa kèm khách hàng trong các túi quà tặng, gửi mail cho khách hàng,... Flyer là gì? Trong số các hình thức tiếp thị truyền thông thì Flyer được đánh giá là hình thức tiếp thị lâu đời nhất bởi nó có khả năng truyền bá thông điệp, hình ảnh của sản phẩm/ dịch vụ cao. Thông qua Flyer, doanh nghiệp có thể tiếp cận được rất nhiều khách hàng tiềm năng. Flyer ra đời giống như một công cụ quảng cáo mạnh mẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp.  Flyer có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: thông báo thông tin khuyến mãi, sự kiện hội chợ thương mại sắp diễn ra, quảng cáo khai trương, quảng cáo thương hiệu,... Sử dụng Flyer chứa thông điệp rõ ràng, hình ảnh bắt mắt, doanh nghiệp sẽ thu hút được sự chú của đông đảo mọi người. Hiện nay, hình thức tiếp thị quảng cáo Flyer đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi ưu điểm là: tiết kiệm chi phí, gần gũi với cộng đồng, hiệu quả tiếp thị nhanh chóng,...  2. Đặc trưng cơ bản của hình thức tiếp thị Flyer Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm Flyer là gì, bạn sẽ dễ dàng thấy tờ rơi là hình thức tiếp thị vô cùng đơn giản, nhanh chóng, có hiệu quả cao lại tiết kiệm tối đa chi phí. Hiện nay, Flyer đang là hình thức tiếp thị được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đưa vào sử dụng trong các chiến dịch marketing của mình. Sỡ dĩ Flyer được đánh giá cao như vậy là nhờ những đặc trưng sau: Hình thức tiếp thị truyền thống: Flyer là hình thức tiếp thị truyền thống đã có từ lâu đời và đến nay nó vẫn còn tồn tại, bởi nó không bị ảnh hưởng bởi bất cứ yếu tố công nghệ nào. Tờ rơi được tạo nên dễ dàng, nhanh chóng ngay cả khi doanh nghiệp bạn ít vốn, chưa ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động kinh doanh. Flyer là lựa chọn ưu tiên cho các doanh nghiệp trong trường hợp không bị chi phối bởi yếu tố công nghệ. Bỏ chi phí cao không đông nghĩa hiệu quả sẽ cao: Flyer có đặc điểm chính là sẽ in trên chất liệu giấy. Nhiều người có quan điểm rằng: dùng giấy tốt, đắt tiền thì hiệu quả tiếp thị sẽ cao. Thực tế quan điểm đó không sai, tuy nhiên hiệu quả của Flyer không chỉ bị ảnh hưởng bởi loại giấy mà còn bị ảnh hưởng bởi bố cục, màu sắc, hình ảnh thiết kế. Vì vậy bên cạnh việc lựa chọn chất liệu giấy in tốt, doanh nghiệp khi thiết kế Flyer cũng phải chú trọng màu sắc, bố cục trình bày thông điệp muốn truyền tải. Flyer là hình thức tiếp thị hiệu quả và tiết kiệm chi phí Flyer mang tính thời điểm: Hình thức tiếp thị truyền thống Flyer không mang tính bền vững, thường nó sẽ chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định nào đó để truyền bá thông điệp hay giới thiệu khuyến mãi, sự kiện sắp diễn ra của doanh nghiệp không thôi. 3. Vai trò quan trọng của Flyer trong chiến dịch Marketing Trong chiến dịch marketing, vai trò của Flyer là gì? Đây chắc chắn là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đang có ý định lựa chọn hình thức tiếp thị này. Dưới đây là một số những vai trò quan trọng nhất, bạn đọc hãy tham khảo nhé: 3.1. Lan truyền thông điệp rộng rãi mà không cần internet Như đã chia sẻ ở phần trên, Flyer là một hình thức tiếp thị truyền thống, tức là doanh nghiệp sẽ sử dụng nó ở dạng giấy sau đó trao đến tay khách hàng bằng cách phát tay trực tiếp. Điều này giúp giải quyết những bất cập khi khách hàng không có mạng internet. Thực tế, không phải khách hàng nào cũng đủ điều kiện và thời gian để truy cập mạng internet liên tục. Nếu như không truy cập vào mạng thì họ sẽ khó bắt gặp và theo dõi được những quảng cáo bằng những hình thức tiếp thị qua mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Instagram, Zalo,... Vì vậy, Flyer đã ra đời đã giải quyết được hết những vấn đề trên. Flyer đảm bảo có thể lấp đầy khoảng cách do mạng internet gây ra, lan truyền thông điệp rộng rãi, kéo khách hàng đến gần hơn với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. 3.2. Tiếp cận được nhiều người, tăng cường nhận diện thương hiệu Tuỳ vào nội dung, hình ảnh và bố cục in trên Flyer là gì mà hiệu quả nó mang lại sẽ khác nhau. Tuy nhiên dù như thế nào đi chăng nữa thì Flyer vẫn có khả năng thu hút khách hàng quan tâm đến sự kiện, khuyến mãi hay thông điệp liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Với sự hỗ trợ của hình thức tiếp thị Flyer, doanh nghiệp có thể tiếp cận được đa dạng nhiều phân khúc khách hàng khác nhau trên diện rộng. Điều này giúp tăng cơ hội tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, tăng khả năng chuyển đổi khách hàng mục tiêu thành doanh thu. Bên cạnh đó, việc tiếp cận được nhiều khách hàng trên diện rộng còn giúp tăng khả năng ghi nhớ, tăng cường nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Tờ rơi giúp tăng cường nhận diện thương hiệu Thông qua những ấn phẩm Flyer được phát trực tiếp đến tay khách hàng, họ sẽ thấy được độ uy tín, chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Điều này phần nào tác động và nhận thức và lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp bạn, khi đó càng ngày sẽ càng có nhiều khách hàng tìm đến bạn và tin dùng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn hơn. 3.3. Tiết kiệm chi phí quảng cáo so với hình thức marketing khác So với các ấn phẩm quảng cáo khác thì Flyer có chi phí rẻ hơn rất nhiều. Thông thường, chi phí bỏ ra thiết kế và sản xuất Flyer tương đối thấp, kể cả là khi bạn lựa chọn chất liệu giấy in cao cấp thì chi phí của nó cũng rất phải chăng và tiết kiệm. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo mà vẫn tiếp cận được khách hàng trên diện rộng. Tuy nhiên chi phí in Flyer cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi số lượng in, khi bạn in nhiều thì chắc chắn chi phí sẽ tăng cao. Vì vậy, hãy dựa xem chiến dịch marketing của mình là gì và target tiếp cận khách hàng mục tiêu mà lựa chọn số lượng in Flyer sao cho phù hợp nhất để vừa tối ưu chi phí, vừa vẫn mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn nhé. 3.4. Dễ dàng đo lường, đánh giá hiệu quả Thực tế trong marketing, không phải hình thức tiếp thị nào cũng dễ đo lường. Có nhiều hình thức tiếp thị khó đo lường khiến doanh nghiệp không biết mình đã lựa chọn đúng chiến lược truyền thông hay chưa. Việc chọn sai chiến lược truyền thông khiến doanh nghiệp vừa tốn chi phí, lại vừa mất thời gian. Đối với hình thức tiếp thị Flyer thì việc đo lường, đánh giá kết quả sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Bằng số lượng khách tìm đến sản phẩm/ dịch vụ hay việc thực hiện các cuộc khảo sát về độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu là bạn có thể đo lường mức độ thành công của Flyer trong chiến dịch truyền thông. Flyer vừa là hình thức tiếp thị dễ thực hiện lại cũng vừa là hình thức đo lường, đánh giá kết quả dễ dàng. Vì vậy nó rất đáng để lựa chọn sử dụng trong các chiến dịch truyền thông. Hình thức tiếp thị Flyer có thể đo lường dễ dàng 4. Thiết kế Flyer có kích thước tiêu chuẩn như thế nào? Mặc dù Flyer là một ấn phẩm truyền thông quen thuộc nhưng kích thước Flyer là gì thì không phải ai cũng biết. Thấu hiểu điều đó, sau đây Unica sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn, hãy tham khảo nhé: Kích thước A3 (29,7cm x 43cm): Đây là loại Flyer kích thước to, đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp có quy mô to như: trung tâm thương mại, siêu thị điện máy, siêu thị tiện lợi,... Tờ rơi kích thước to giúp doanh nghiệp tiếp thị, quảng cáo được nhiều sản phẩm/ dịch vụ khác nhau. Đồng thời, hiển thị được nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hấp dẫn để thu hút khách hàng. Việc mô tả thông tin trên Flyer kích thước A3 giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin cần thiết và giúp doanh nghiệp thể hiện được hết mong muốn thể hiện nội dung trên tờ rơi mình. Kích thước A4 (21cm x 29,7cm): Đây là kích thước phổ biến được nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ lựa chọn. Kích thước A4 được đánh giá là vừa phải, dễ dàng thể hiện nội dung để truyền tải đến khách hàng và cũng dễ dàng tiếp thị nhất. Khổ giấy A4 để in tờ rơi có ưu điểm là: gần gũi với khách hàng, đảm bảo đủ không gian trình bày các thông tin cần thiết. Kích thước A5 (10,5cm x 14,8cm/ 14,8cm x 21cm): Tờ rơi kích thước này tương đối bé, vì vậy nó chỉ thường được sử dụng để tiếp thị về một loại sản phẩm/ dịch vụ hay một chương trình khuyến mãi cụ thể của doanh nghiệp. Khổ giấy A5 có không gian bị hạn chế nên thông tin trình bày trên tờ rơi cần phải được chọn lọc kỹ càng. Như vậy mới có thể mang lại hiệu quả quảng cáo cao. Tờ rơi kích thước A4 là phổ biến nhất Kích thước DL (21cm x 9,9cm): Kích thước này sẽ bằng 1/3 kích thước A4. Với kích thước DL, tờ rơi sẽ được thiết kế với tiêu chí nhỏ gọn, thanh mảnh, nhẹ nhàng, sau đó được đặt vào trong phong bì thư để gửi tới khách hàng. Tờ rơi kích thước DL thích hợp để làm thư mời, quảng cáo cho những sản phẩm/ dịch vụ, hay những sự kiện sắp diễn ra của doanh nghiệp,... Kích thước vuông (20cm x 20cm/ 10cm x 10cm): Kích thước tờ rơi này thích hợp sử dụng cho những chiến dịch quảng cáo gửi thư trực tiếp hay phát tận tay đến khách hàng. Kích thước vuông có phần nhỏ gọn và tiện lợi hơn các kích thước khác nên khi thiết kế bạn cần làm sao làm nổi bật thông tin nhất, thông tin nên nằm chính giữa của tờ rơi. 5. Sự khác nhau giữa Flyer và Brochure Flyer và Brochure là hai ấn phẩm in ấn được sử dụng phổ biến để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa hai loại ấn phẩm này có một số điểm khác biệt nhất định. Vậy sự khác nhau giữa Brochure và Flyer là gì? Dưới đây là câu trả lời cho bạn: Mục đích sử dụng Flyer: Flyer thường được sử dụng để thông báo về một sự kiện, chương trình khuyến mãi hoặc thông tin quan trọng cần truyền tải nhanh chóng đến một lượng lớn người. Flyer thường được dùng vào những mục đích quảng cáo nhỏ. Brochure: Brochure được sử dụng để cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp. Brochure thường được sử dụng để giới thiệu sản phẩm mới, dịch vụ mới hoặc cung cấp thông tin chi tiết về doanh nghiệp cho khách hàng tiềm năng để họ hiểu về những gì doanh nghiệp đang làm và đang cung cấp trên thị trường. Kích thước và nội dung Flyer: Flyer thường có kích thước nhỏ gọn (A4, A5, A6). Thông tin trên Flyer khá đơn giản và nội dung ngắn gọn, súc tích, tập trung vào những thông tin quan trọng nhất. Brochure: Brochure thường có kích thước lớn hơn Flyer (A4, A3). Nội dung thông tin được in trên tất cả các mặt và tất cả các nội dung đều đòi hỏi ở mức độ chi tiết. Bao gồm: hình ảnh, mô tả sản phẩm, dịch vụ, thông tin liên hệ của doanh nghiệp. Thông tin trên Flyer đơn giản hơn trên Brochure  Chất liệu và thiết kế Flyer: Flyer thường được in trên giấy mỏng, giá rẻ và có thiết kế sơ sài, đơn giản, bắt mắt để thu hút sự chú ý của người đọc. Flyer được in trên giấy kém chất lượng vì thường khách hàng chỉ xem qua một hai lượt sau đó sẽ bỏ đi. Brochure: Brochure thường được in trên giấy dày hơn, chất lượng tốt hơn. Brochure bắt buộc phải in trên giấy chuẩn và gấp được làm đôi, làm ba để tạo các mặt thông tin chuyên nghiệp. So với Flyer thì Brochure có thiết kế cầu kỳ hơn, nó đòi hỏi nhiều kỹ năng làm sao để vừa thiết kế đẹp mắt, vừa tạo được sự chuyên nghiệp để tạo ấn tượng tốt với khách hàng tiềm năng. Cách thức sử dụng: Flyer: Flyer thường được phát trực tiếp đến người qua đường, gửi qua bưu điện hoặc dán trên các bảng thông báo. Brochure: Brochure thường được đặt tại các quầy lễ tân, cửa hàng, hội chợ triển lãm hoặc gửi qua email cho khách hàng tiềm năng. Tóm lại: Flyer và Brochure đều là những ấn phẩm in ấn hiệu quả để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin của doanh nghiệp. Lựa chọn sử dụng Flyer hay Brochure sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng, nội dung thông tin và ngân sách của từng doanh nghiệp. 6. Lưu ý quan trọng để thiết kế được một Flyer ấn tượng Việc biết cách thiết kế ấn phẩm Flyer là gì để đẹp và ấn tượng nhất luôn là trăn trở của rất nhiều doanh nghiệp. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp bạn thiết kế được một Flyer ấn tượng nhất để thu hút được nhiều người, hãy bỏ túi ngay cho mình nhé: 6.1. Đầy đủ những thông tin quan trọng của Flyer Trước khi bắt tay vào thiết kế Flyer, ngay từ đầu bạn sẽ phải xác định được những thông tin mà mình định hiển thị trong Flyer đó. Những yếu tố cần có của Flyer bao gồm: Tiêu đề: Tiêu đề chính là dòng gây ấn tượng, tác động trực tiếp vào thị giác người đọc nên cần phải được chú trọng đầu tư. Hãy tạo nên những tiêu đề sáng tạo và độc đáo nhất. Và để làm được điều đó, hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem họ muốn gì, thích gì và muốn khám phá gì? Hãy tạo tiêu đề Flyer thu hút để gây được sự chú ý của khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên nhé. Nội dung: Bên cạnh tiêu đề thì nội dung cũng là yếu tố quan trọng nhất với một Flyer. Khi xây dựng nội dung Flyer, hãy đảm bảo rằng bạn không sử dụng những câu văn dài hay những văn bản lớn, do kích thước tờ rơi có giới hạn nên bạn hãy ưu tiên những câu văn ngắn gọn, xúc tích. Những câu văn dài lê thê chỉ khiến Flyer của bạn trở nên nhàm chán, khách hàng nhìn vào chẳng muốn đọc. Như vậy tức là hiệu quả Flyer sẽ không cao. Để kích thích vào thị giác khách hàng giúp khách hàng muốn đọc, hãy thiết kế Flyer với nội dung khoa học, sử dụng câu văn đơn giản và dễ hiểu nhất. Nội dung in trên Flyer cần ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu Thiết kế tổng quát: Bạn cần xây dựng được ý tưởng thiết kế tổng quát thì mới có thể sắp xếp được nội dung khoa học. Vì vậy, ngay từ đầu hãy đặc biệt chú ý đến bước này nhé. Khi thiết kế Flyer nên ưu tiên sử dụng các loại hình ảnh, đồ hoạ, biểu trưng với màu sắc hài hoà, bắt mắt để gây ấn tượng cho người xem. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn những hình ảnh trang trí tao nhã, đơn giản để không gây rối và lộn xộn cho thiết kế. 6.2. Lựa chọn kiểu chữ phù hợp Sau khi đã định hình được cái khung bao gồm thiết kế và nội dung chủ đạo, tiếp theo sẽ đến công đoạn lựa chọn kiểu chữ. Flyer là hình thức tiếp thị thông tin đến khách hàng chủ yếu bằng văn bản. Vậy nên việc lựa chọn kiểu chữ phù hợp là rất quan trọng để sao cho vừa thu hút, vừa thể hiện được sự chuyên nghiệp của tờ rơi. Font chữ Việt Nam rất nhiều, mỗi font chữ sẽ mang lại cho người xem cảm xúc và hiệu quả truyền thông khác nhau. Vì vậy việc lựa chọn cũng khá khó khăn và không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ. Thực tế việc lựa chọn font chữ tờ rơi sẽ không có một quy chuẩn nào cả. Bạn hãy dựa vào bối cảnh và mục đích kinh doanh của từng doanh nghiệp để mà lựa chọn font chữ sao cho phù hợp nhất. Hiện có 3 font chữ cơ bản đang được lựa chọn sử dụng nhiều trong thiết kế Flyer đó là: Serif - kiểu chữ có chân, Sans-serif, Script, Decorative. 6.3. Lựa chọn màu sắc hài hoà Màu sắc của tờ rơi sẽ tác động không hề nhỏ đến thị giác khách hàng. Vì vậy, bạn cần lựa chọn màu sắc sao cho đảm bảo tính hài hoà và cân đối nhất. Hiện nay nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức in Flyer đen trắng để tiết kiệm ngân sách. Tuy nhiên, in đen trắng có mức độ thẩm mỹ không cao nên chắc chắn nó sẽ không tác động và không thu hút được khách hàng. Như vậy, mất tiền in mà hiệu quả lại chẳng được gì. Hình thức tiếp thị Flyer chỉ phát huy được tác dụng khi có thiết kế đẹp mắt và được in màu sinh động, chân thực. Màu sắc tờ rơi tác động rất nhiều đến thị yếu khách hàng In màu không chỉ thể hiện sự uy tín, chuyên nghiệp của tờ rơi doanh nghiệp mà mỗi màu còn mang lại những cảm xúc và tiếng nói riêng. Ví dụ như nếu doanh nghiệp bạn làm tờ rơi quảng cáo đồ ăn thì nên lựa chọn màu đỏ để kích thích sự thèm ăn của người xem. Nếu doanh nghiệp làm trong lĩnh vực ngân hàng, mạng xã hội thì nên làm tờ rơi với màu xanh dương để đem lại cảm giác yên bình và tin cậy. 6.4. Có thêm hình ảnh minh họa Flyer nhiều chữ sẽ rất rối và khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, để gây sự chú ý và chiếm được thiện cảm của khách hàng, bạn nên kết hợp thêm hình ảnh minh hoạ khi thiết kế Flyer. Người xem thường sẽ chỉ bỏ ra 5 giây để quyết định xem có nên giữ lại tờ rơi và đọc tiếp hay không. Do đó, bạn nhất định phải tận dụng khoảng thời gian 5s này để giữ chân họ lại. Những tờ rơi có hình ảnh sinh động, thu hút và phù hợp với nội dung của tờ rơi chắc chắn sẽ khiến khách hàng tò mò xem hết tờ rơi. 6.5. Định dạng file lưu sắc nét So với Brochure thì Flyer không đòi hỏi chất lượng hình ảnh sắc nét và rõ ràng bằng. Tuy nhiên để gây thiện cảm với người xem thì Flyer vẫn phải được lưu ở định dạng sắc nét. Thường bạn có thể lưu ở 2 dạng file chính đó là: JPG và PNG. Định dạng lưu JPG thường ưu tiên cho những thiết kế Flyer có sử dụng hình ảnh chụp hoặc có nhiều chi tiết. Còn đối với định dạng PNG thì ưu tiên cho những thiết kế Flyer sử dụng nhiều dải màu, đường khối và text. Lưu ý: Mỗi định dạng file lưu sẽ có những yêu cầu và cách sử dụng riêng. Vì vậy bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn để sao cho phù hợp nhất với thiết kế Flyer của mình nhé. Lựa chọn định dạng lưu file thiết kế tờ rơi sắc nét 6.6. Lựa chọn chất liệu giấy in flyer phù hợp Để Flyer phục vụ đúng mục đích tiếp thị, bạn bắt buộc phải in ra sau đó phát trực tiếp đến tay khách hàng. Vì vậy, khâu lựa chọn giấy in cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một số loại chất liệu giấy in Flyer bạn có thể lựa chọn đó là: Giấy Couche: Loại giấy này có ưu điểm là chất lượng tốt, độ bám mực cao nên in ra tờ rơi sẽ trông rõ ràng và rất sắc nét. Bên cạnh đó, giấy Couche còn có bề mặt bóng, mịn và bắt sáng tốt nên có hiệu quả thu hút rất cao. Giấy Couche có thể được in 2 mặt nên thường được các doanh nghiệp lựa chọn để in Flyer. Giấy Couche còn có bề mặt bóng, mịn và bắt sáng tốt  Giấy Kraft: Đây là loại giấy tái chế chỉ mới được đưa vào sử dụng những năm gần đây. Đặc điểm của loại giấy này đó là: bề mặt bóng, giấy màu sẫm, giá thành rẻ. Theo như đánh giá của Unica thì giấy Kraft có chất lượng in ấn không cao nên không khuyến khích để in Flyer. Tuy nhiên hiện vẫn có nhiều doanh nghiệp lựa chọn loại giấy này để in Flyer với thông điệp truyền tải để bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí. Giấy Bristol: Đặc điểm của loại giấy này đó là: độ bám mực tốt, bề mặt láng mịn. Vì vậy, nó thường được sử dụng để in Flyer (đặc biệt là Flyer dạng thư mời) hay brochure, card visit, poster. Giấy Bristol có độ bám mực tốt Giấy Duplex: Đặc điểm của giấy Duplex: một mặt trắng, bề mặt láng mịn, mặt còn lại thường màu hơi sẫm và tối như giấy bồi. Giấy Duplex cũng không hay được sử dụng để in Flyer mà thường được dùng để in cho các hộp sản phẩm cần độ cứng và kích thước lớn. Giấy Ford: Đặc điểm của giấy Ford là: bề mặt nhám, độ bám mực tốt. Loại giấy này được sử dụng tương đối phổ biến trong cuộc sống, bạn có thể lựa chọn để in Flyer. Hiện nay, giấy này dùng phổ biến nhất là giấy A4 dùng trong các tiệm in ấn, photocopy. Giấy Crytal: Đặc điểm loại giấy này như sau: một mặt láng bóng còn một mặt thì tương đối nhám. Tùy theo mục đích sử dụng của mỗi doanh nghiệp mà giấy Crytal thường được sử dụng trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche. Lựa chọn chất lượng giấy in như nào là tuỳ vào doanh nghiệp. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tiếp thị cao nhất, thu hút sự chú ý của nhiều người thì bạn nên ưu tiên lựa chọn giấy Duplex, giấy Bristol và giấy Couche. 7. Kết luận Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề Flyer là gì? Cách để thiết kế được một Flyer ấn tượng. Với những chia sẻ này, Unica mong rằng bạn đã biết cách làm sao để tạo nên được những ấn phẩm tiếp thị thu hút và mang lại hiệu quả chuyển đổi cao nhất. Để thiết kế được những ấn phẩm quảng cáo truyền thông như Flyer thì bạn cần sử dụng phần mềm Photoshop. Nếu bạn đam mê bộ môn này và đang cần một lộ trình học bài bản với Photoshop thì hãy khám phá ngay khóa học Photoshop cơ bản trên Unica nhé.
05/04/2024
162 Lượt xem
Vẽ Sketch là gì? Tại sao Sketch lại quan trọng trong thiết kế
Vẽ Sketch là gì? Tại sao Sketch lại quan trọng trong thiết kế Nếu bạn yêu thích hội hoạ và đang theo học lĩnh vực thiết kế, chắc chắn bạn sẽ không xa lạ gì với thuật ngữ Sketch nữa. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này thì thuật ngữ Sketch sẽ tương đối trừu tượng. Sketch chính là hình thức phác thảo nhanh để ghi lại ý tưởng, hình ảnh ở mức độ thô sơ. Đây được đánh giá là công đoạn vô cùng quan trọng trong bất kỳ thiết kế nào. Vậy vẽ Sketch là gì? Tại sao Sketch lại quan trọng trong thiết kế? Cùng Unica khám phá câu trả lời ở trong nội dung bài viết sau nhé. 1. Khái niệm vẽ Sketch là gì? Sketch là khái niệm chuyên ngành thiết kế, dùng để chỉ việc phác thảo nhanh chóng, khắc hoạ sơ bộ lên những ý tưởng mà bạn nghĩ ra. Hiểu theo nghĩa truyền thống, Sketch chính là những bản vẽ chì, hoặc bản vẽ tự do bằng màu thô, chưa được trau chuốt cẩn thận nhưng vẫn thể hiện được ý tưởng muốn thể hiện của người vẽ. Tuy chưa hoàn thiện nhưng Sketch vẫn thể hiện cái nhìn tổng quan nhất cho toàn bộ tác phẩm. Sketch được sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau. Ngoài công dụng chính là để ghi lại những ý tưởng chợt nghĩ ra nhanh chóng trong đầu để tránh quên. Sketch còn giúp ghi lại những sự vật/ sự việc mà người vẽ nhìn thấy. Từ đó phác thảo để ý tưởng trở nên cụ thể và có cái nhìn tổng quan hơn. Sketch là gì? Sketch được đánh giá như là một nghệ thuật đồ họa bằng tay. Bởi nó thường được thực hiện bằng bút chì, than chì hoặc các dụng cụ vẽ khác trên giấy như: màu nước, sơn dầu, bút mực, bút bi,... Ngày nay với sự ra đời của rất nhiều công nghệ và thiết bị hiện đại, Sketch có thể phác thảo trên máy tính hoặc máy tính bảng hỗ trợ chức năng vẽ tay. Nếu bạn là một nhà điêu khắc, bạn cũng có thể Sketch ngay trên vật liệu mà bạn muốn tạo nên sản phẩm cho mình. Vẽ Sketch là kỹ năng thiết yếu mà bất kỳ nhà thiết kế nào cũng cần phải nắm vững. Sketch giúp bạn khơi nguồn sáng tạo, hình dung ý tưởng và truyền đạt thông tin hiệu quả, góp phần tạo nên thành công cho dự án thiết kế. 2. Phân loại Sketch như thế nào? Sau khi đã biết về khái niệm Sketch là gì, phần tiếp theo bài viết Unica sẽ giúp bạn phân loại Sketch. Có nhiều cách để phân loại Sketch nhưng phổ biến nhất là dựa vào mục đích sử dụng và mức độ chi tiết của bản vẽ. Dưới đây là một số cách phân loại Sketch thường gặp: 2.1. Vẽ tượng trưng Croquis Croquis là kỹ thuật vẽ tượng trưng để phác thảo nhanh những hình dạng, tư thế và chuyển động của con người hoặc vật thể một cách đơn giản và chính xác. Croquis thường được thực hiện trong thời gian ngắn bằng những đường nét thô, thanh mảnh, tập trung vào các đường nét chính của đối tượng mà không đi sâu vào chi tiết. Croquis là kỹ thuật vẽ tượng trưng để phác thảo hình dạng Trong giới hội hoạ, Croquis đã có mặt từ rất lâu. Tuy nhiên đến nay, Croquis chỉ thường được các nhà thiết kế thời trang sử dụng bởi nó rất phù hợp với công việc của họ. Thông thường, nhà thiết kế thời trang sẽ sử dụng Croquis để phác thảo tư thế của người mẫu để người xem dễ dàng hình dung, còn trang phục thiết kế thì sẽ không thể hiện lên trên bản vẽ này. 2.2. Pochade - sáng tạo dựa trên cảnh vật Sketch là kỹ thuật vẽ dựa trực tiếp vào cảnh vật thực tế. Tức là người vẽ sẽ mang khung vẽ ra ngoài để phác thảo nên một bức tranh tổng quát, sau đó họ sẽ đi vào trong nhà rồi mới tiếp tục hoàn thiện tác phẩm của mình. Hiện nay, kiểu vẽ Pochade đang được rất nhiều nghệ sĩ áp dụng bởi nó khá dễ thực hiện lại mang tính chân thực cao. Theo Unica tìm hiểu được, Pochade chính là phiên bản nâng cấp của Croquis. Tuy nhiên, nó chứa đựng nhiều cảm xúc và có khung cảnh, đồ vật chân thực, sinh động hơn. Kỹ thuật vẽ Pochade thường được ứng dụng trong các bức tranh phong cảnh hay những bức tranh tái hiện cuộc sống hàng ngày. Hiện nay có rất nhiều hoạ sĩ đang phác thảo theo hình thức Pochade và Van Gogh chính là hoạ sĩ điển hình. Van Gogh tin tưởng sử dụng kỹ thuật Pochade để tạo nên những tác phẩm để đời của mình. Trong suốt thời gian làm hoạ sĩ của mình, ông đã mang khung vẽ hoặc bề mặt vật liệu mà mình vẽ đến những nơi mà ông cảm thấy là ấn tượng, đặc biệt là những nơi có phong cảnh đẹp để phác thảo khung ý tưởng, sau đó ông ấy sẽ về nhà và hoàn thiện tác phẩm theo ý tưởng trí óc của mình. Pochde là kỹ thuật vẽ dựa trực tiếp vào cảnh vật thực tế 2.3. Phác hoạ chân dung Portrait So với 2 kiểu vẽ đã chia sẻ ở trên thì Portrait được đánh giá là khó nhất. Portrait là hình thức phác thảo chân dung một người, nó khó bởi người vẽ phải thực hiện rất nhiều những đường nét trên khuôn mặt. Tại thời điểm hiện tại, Portrait đang được xem là dạng ký họa phổ biến để người vẽ tìm góc độ hoàn hảo nhất của chân dung một người mẫu khi vẽ. Chính vì vậy, khi phác thảo Portrait người vẽ sẽ vẽ chân dung người mẫu từ nhiều góc độ khác nhau. Sau khi vẽ xong, họ sẽ tìm được những góc độ đẹp nhất để bắt đầu triển khai trên tác phẩm nghệ thuật của mình. Hiện nay, phác thảo Portrait cũng được sử dụng để ghi lại những biểu cảm cảm xúc tinh tế trên vải. Tuy nhiên, để thể hiện được cảm xúc trên gương mặt, nó đòi hỏi người hoạ sĩ cần rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Portrait là hình thức phác thảo chân dung một người 3. Tại sao Sketch lại quan trọng trong thiết kế Sau khi đã hiểu chi tiết về khái niệm Sketch là gì, chắc hẳn có nhiều người sẽ thắc mắc về tầm quan trọng của Sketch trong thiết kế đồ hoạ. Sau đây là một số vai trò điển hình của Sketch, bạn hãy tham khảo nhé. 3.1. Phác thảo ý tưởng nhanh chóng Sketch giống như một người trợ thủ đắc lực giúp bạn tìm ra concept thiết kế phù hợp cho tác phẩm của mình. Sử dụng kỹ thuật vẽ Sketch, bạn có thể phác thảo ý tưởng của mình chỉ trong vài giờ để tìm ra nhiều concept khả thi, thích hợp nhất để triển khai bản vẽ của mình. Có thể nói, Sketch là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng hàng đầu trong quá trình thiết kế. Sử dụng tốt Sketch bạn có thể xây dựng được bản vẽ tổng quan ngay từ đầu, điều này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Hiện nay, nhiều người vẽ hay thực hiện Sketch trên máy tính. Tuy nhiên theo như những chuyên gia thiết kế hàng đầu của Unica tìm hiểu được thì việc xây dựng bản Sketch trên máy tính sẽ không thể nhanh và cũng không thể mang lại cảm giác tốt như khi phác thảo trên giấy. 3.2. Tạo bố cục hoặc khung sườn trong thiết kế Bên cạnh công dụng chính là hỗ trợ phác thảo ý tưởng của người vẽ nhanh chóng, Sketch còn giúp xây dựng bố cục, tạo khung sườn trong thiết kế. Sketch là công cụ hữu ích để thể hiện lên các thành phần quan trọng bắt buộc sẽ xuất hiện trong bản thiết kế của bạn. Vì vậy, ngoài sử dụng trong vẽ tranh và thiết kế thời trang, Sketch cũng được ứng dụng để thiết kế đồ họa, thiết kế website để người vẽ nhanh chóng xây dựng bố cục phù hợp nhất, sau đó hoàn thiện lên thành một tác phẩm hoàn chỉnh với độ chính xác cao. Sketch giúp tạo bố cục và khung sườn trong thiết kế Sử dụng Sketch bạn có thể tạo ra hàng loạt thumbnail sketch hoặc một bản phác thảo lớn hơn nữa. Miễn sao là bản phác thảo bạn thực hiện tốt để người vẽ nắm được các yếu tố quan trọng và cần thiết của tác phẩm chứ không cần vẽ phải vẽ thật chi tiết. Việc vẽ chi tiết là không cần thiết, chỉ làm mất thời gian. 3.3. Thuận tiện chia sẻ và nhận đóng góp từ khách hàng Nếu bạn làm trong lĩnh vực thiết kế, sau khi thực hiện Sketch xong bạn có thể gửi bản phác thảo này cho khách hàng để họ xem trước và quyết định xem có thông qua bản phác thảo ý tưởng này không. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian trong quá trình thiết kế, không cần phải chỉnh sửa nhiều lần. Trong suốt quá trình thiết kế, chắc chắn bạn sẽ phải thông qua phản hồi của khách hàng nhiều lần, đặc biệt là với những dự án thiết kế lớn. Vì vậy, việc gửi phác thảo Sketch để họ lựa chọn và nhận xét trước là vô cùng cần thiết, tránh việc mất thời gian để làm ra bản vẽ kỳ công sau lại không đúng ý và phải sửa lại. Việc chia sẻ để khách hàng đánh giá và đưa ra nhận xét trước khi bắt tay vào quá trình hoàn thiện chi tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế. Bởi nó giúp cho cho người thiết kế và người nhận thiết kế hiểu được ý tưởng của nhau, từ đó thống nhất ý kiến trước khi bắt tay vào hoàn thiện. 3.4. Chỉnh sửa dễ dàng, nhanh chóng Để tạo nên được một tác phẩm hoàn chỉnh không hề đơn giản, nó đòi hỏi rất nhiều công đoạn và công sức của người thiết kế. Việc sử dụng Sketch trên thực tế là bạn đã tạo ra một concept và một cái khung tốt, có cái nhìn chi tiết và tổng quát về những gì mình dự định sẽ thể hiện trong tác phẩm của mình. Về sau trong quá trình hoàn thiện tác phẩm/ bản thiết kế của mình thì cũng sẽ dễ dàng chỉnh sửa, việc hậu kỳ trở nên đơn giản, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Sử dụng Sketch giúp việc hậu kỳ trở nên đơn giản Hình ảnh Sketch thể hiện trực quan và chất lượng sẽ là tiền đề quan trọng cho các bước thiết kế sau này. Khi đã có cái khung tốt thì người thiết kế sẽ dễ dàng, kịp thời phát hiện lỗi và bắt đầu chỉnh sửa làm sao tạo nên được tác phẩm hoàn thiện nhất. 4. Bí quyết để học Sketch hiệu quả Nắm được chi tiết thông tin cách vẽ Sketch là gì? Tầm quan trọng của Sketch trong thiết kế? Chắc chắn những ai yêu thích hội hoạ và theo đuổi thiết kế sẽ muốn làm sao để học Sketch thật tốt. Vậy học Sketch là gì? Học như thế nào hiệu quả nhất? Bạn đọc hãy bỏ túi ngay những bí quyết mà Unica chia sẻ dưới đây nhé: 4.1. Tìm hiểu định nghĩa hay bất cứ thuật ngữ nào liên quan đến Sketch Trước khi bắt đầu học, dù là lĩnh vực nào đi chăng nữa thì bạn cũng phải hiểu những thuật ngữ liên quan đến ngành, và quá trình học Sketch cũng không phải ngoại lệ. Ngay từ khi bắt đầu, bạn hãy liệt kê hết ra những định nghĩa, từ ngữ, thuật ngữ,... có liên quan đến Sketch. Sau đó, đi tìm hiểu khái niệm chi tiết để hiểu rõ chúng. Bạn có thể tham khảo sách, báo, website hoặc các kênh Youtube về vẽ Sketch để học hỏi thêm các vấn đề liên quan đến Sketch. Điều này giúp cho quá trình học tập của bạn chủ động hơn, không bị gián đoạn bởi những thuật ngữ chuyên ngành trừu tượng. 4.2. Thường xuyên luyện tập kỹ năng vẽ Như đã chia sẻ xuyên suốt ở phần trên của bài viết, Sketch chính là kỹ năng phác thảo trên giấy hoặc trên máy tính. Vì vậy để học Sketch giỏi bạn bắt buộc phải có kỹ năng vẽ. Hãy dành thời gian để luyện tập kỹ năng vẽ nhiều hơn. Nếu bạn là “người trong nghề” hay đã có kỹ năng nền tảng thì việc học kỹ năng vẽ không quá khó. Tuy nhiên nếu bạn là người mới bắt đầu thì bạn cần học rất nhiều, hãy luyện tập thường xuyên từ vẽ cơ bản đến nâng cao nhé. Luyện tập kỹ năng vẽ thường xuyên để nâng cao trình độ Khi mới bắt đầu, bạn hãy ưu tiên những bài tập đơn giản, such as vẽ các hình khối cơ bản hoặc các đường nét đơn giản trước. Sau đó, dần dần bạn sẽ chuyển sang các bài tập phức tạp hơn. 4.3. Đừng sợ sai lầm, hãy thể hiện ý tưởng qua bức vẽ của mình Sketch chính là phác thảo những ý tưởng ban đầu mà bạn suy nghĩ, nó không phải là một tác phẩm hoàn chỉnh. Vì vậy bạn tuyệt đối đừng sợ mắc sai lầm, hãy thoải mái thể hiện ý tưởng của mình, dù có mắc sai lầm thì cũng chẳng sao cả. Sai lầm ở đây sẽ giúp bạn phát triển những cơ hội mới, những ý tưởng tốt hơn. Sau khi đã có kỹ năng vẽ, hãy thoải mái phác thảo nó lên bức vẽ nhé. Điều này thực sự rất quan trọng để càng ngày bạn sẽ càng thiết kế giỏi hơn. “Vạn sự khởi đầu nan”, phác thảo chỉ là bước ban đầu, chỉnh sửa còn ở phía sau. Hiểu về bản chất Sketch là gì thì bạn hãy thoải mái thể hiện ý tưởng của mình nhé. 4.4. Phác thảo lại tất cả những gì nghĩ ra ở trong đầu Để học Sketch tốt nhất, bạn hãy áp dụng nguyên tắc “phác thảo lại tất cả những gì mình nghĩ ra trong đầu”. Hãy mang theo một cây bút và một quyển tập nhỏ đi khắp nơi, bất cứ khi nào lóe lên ý tưởng thú vị đều phải phác thảo ngay, bởi biết đâu nó chính là nguồn cảm hứng cho thiết kế để đời của bạn. 4.5. Điều khiển và sử dụng bút vẽ một cách thông minh Ngoài những bí quyết đã chia sẻ ở trên, để học vẽ Sketch giỏi bạn cũng nhất định phải biết cách điều khiển và sử dụng bút vẽ một cách thông minh. Trong quá trình vẽ, Sketch sẽ quyết định các chi tiết đậm, nhạt hay những nhấn nhá trong ảnh. Tuỳ theo loại bản thảo, mục đích thiết kế mà bạn sẽ điều khiển bút một cách phù hợp nhất. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn phác thảo chân dung, biểu cảm trên gương mặt. Việc thay đổi nét bút vẽ một cách linh hoạt sẽ giúp tác phẩm của bạn trông trực quan và thú vị hơn rất nhiều. Từ đó, bản vẽ Sketch thể hiện chính xác, chân thực những ý tưởng ban đầu của bạn hơn. Điều khiển bút vẽ thông minh giúp phác thảo ý tưởng chân thực  5. Học vẽ Sketch có khó không? Số đông mọi người khi tìm hiểu Sketch là gì sẽ đều có suy nghĩ rằng: Nếu là người đã có nền tảng vẽ, có năng khiếu và tài năng thiên phú thì việc học Sketch không khó. Tuy nhiên với người mới, chưa có bất kỳ kỹ năng và cũng không có hoa tay vẽ Sketch thực sự rất khó. Bởi khi không biết vẽ, bạn sẽ khó phác thảo được ý tưởng của mình. Tuy nhiên theo như đánh giá từ các giảng viên thiết kế tại Unica cho biết: Vẽ Sketch không hề khó, kỹ năng nào cũng có thể cải thiện được trong quá trình luyện tập, chỉ cần bạn kiên trì. Thomas Edison từng nói: “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” Vì vậy nếu như kiên trì, chăm chỉ học tập và rèn luyện, chắc chắn vẽ Sketch sẽ trở nên đơn giản với bạn. Học vẽ Sketch không khó cũng không bao giờ trễ nếu như bạn yêu thích và có niềm đam mê với nó. Khi bắt đầu học Sketch, hãy lưu ý 5 vấn đề sau: Hiểu đúng về sở thích, đam mê cũng như nhu cầu của mình. Hãy học vẽ Sketch bằng cảm xúc thực sự và bằng góc nhìn của bản thân. Thường xuyên cảm nhận để nâng tầm cảm thụ nghệ thuật của bản thân. Chăm chỉ luyện tập hàng ngày, không ngừng kiên trì luyện tập. Thành quả không tự nhiên mà có, để quá trình vẽ Sketch trở nên đơn giản bạn hãy không ngừng cố gắng và nỗ lực nhé. 6. Kết luận Bài viết trên đây Unica đã giải đáp chi tiết cho bạn thắc mắc “Vẽ Sketch là gì? Tại sao Sketch lại quan trọng trong thiết kế”. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về kỹ thuật vẽ quan trọng trong thiết kế này. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành hội hoạ hay thiết kế và muốn tìm kiếm một lộ trình học thiết kế bài bản, hãy tham gia khóa học thiết kế trên Unica. Với giảng viên chất lượng kết hợp cùng với những buổi học online bổ ích, chắc chắn bạn sẽ tích lũy được rất nhiều kiến thức tuyệt vời.
04/04/2024
125 Lượt xem
Backdrop là gì? Sự khác nhau giữa Backdrop và Background
Backdrop là gì? Sự khác nhau giữa Backdrop và Background Trong các buổi sự kiện, trình diễn, lễ cưới hay họp báo chắc chắn bạn đã từng thấy một tấm bảng vô cùng lớn. Đây chính là Backdrop, phục vụ với mục đích vừa để quảng cáo, vừa để khách tham dự check in. Mặc dù quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa và chức năng của khung Backdrop là gì? Thấu hiểu điều đó, bài viết sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn thông tin về định nghĩa Backdrop là gì? Phân biệt Backdrop và Background? Bạn hãy tham khảo ngay để có những kiến thức hữu ích cho mình nhé. 1. Backdrop là gì? Backdrop là thuật ngữ tiếng anh, khi dịch sang tiếng việt nó có nghĩa là phông nền sân khấu. Backdrop thường được đặt tại những vị trí quan trọng như: sảnh chính đón khách, chính giữa sân khấu của các hội nghị, sự kiện, buổi tiệc,... để tạo nền, thể hiện chủ đề của sự kiện hay chương trình đó. Backdrop chứa những thông tin quan trọng như: Tên sự kiện, ban tổ chức, thời gian diễn ra. Đồng thời chứa thông điệp chính của chương trình và chứa thông tin của các công ty tài trợ chương trình (nếu có). Vì vậy, nó đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu. Backdrop là phông nền sân khấu chứa nội dung chương trình Hiện nay, Backdrop được làm rất đẹp với hình ảnh và màu sắc nổi bật để thu hút người xem và người check in. Ở các chương trình sự kiện càng lớn thì Backdrop càng được chú trọng đầu tư làm vô cùng hoành tráng để thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng, tạo ấn tượng mạnh mẽ về sự kiện đang diễn ra. 2. Lợi ích khi sử dụng Backdrop Hiện nay, Backdrop đang được ứng dụng rất phổ biến, nó được xem như là một công cụ để quảng cáo, truyền thông marketing hiệu quả. Dưới đây là một số những lợi ích tiêu biểu giúp bạn hiểu rõ hơn về Backdrop là gì? Hãy tham khảo nhé: 2.1. Gây ấn tượng mạnh mẽ Trong các sự kiện, Backdrop luôn là tâm điểm của mọi sự chú ý. Bởi nó được đặt ở những vị trí quan trọng, thêm nữa còn được thiết kế với hình ảnh và màu sắc rất bắt mắt. Backdrop là điểm nhấn gây ấn tượng mạnh mẽ với người tham dự. Backdrop có thiết kế độc đáo và ấn tượng từ hình ảnh, màu sắc cho đến nội dung chắc chắn sẽ nổi bật giữa đám đông, thu hút được sự chú ý của hầu hết khách tham dự. 2.2. Dễ dàng truyền tải thông điệp Không chỉ có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ với khách tham dự sự kiện, những Backdrop ấn tượng và đẹp mắt còn dễ dàng giúp truyền tải thông điệp. Tùy theo tính chất của sự kiện cũng như ý đồ của người thiết kế mà Backdrop sẽ có những công dụng và ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên dù thế nào thì Backdrop với ưu điểm đặt tại vị trí trung tâm, kích thước lớn sẽ cho thấy được lợi ích nhất định trong việc truyền tải thông điệp. Backdrop ấn tượng và đẹp mắt dễ dàng truyền tải thông điệp Nhờ Backdrop trình bày thông điệp một cách khoa học đã góp phần làm cho thông điệp trở nên trực quan, sinh động và dễ tiếp cận hơn với người xem nói chung và người tham dự nói riêng. Backdrop được đánh giá là công cụ marketing hiệu quả để thể hiện những thông điệp mà chương trình hay sự kiện được tổ chức muốn truyền tải. 2.3. Quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp Trên Backdrop thường sẽ được in thông tin về: logo, tên thương hiệu, sản phẩm,... Vì vậy Backdrop có chức năng quảng bá thương hiệu mạnh mẽ. Vị trí đặt Backdrop là nơi rộng rãi để người tham dự chương trình sẽ chụp hình lưu niệm. Khi những tấm hình này được khách hàng up lên mạng xã hội thì thương hiệu sẽ như được quảng bá và truyền thông rộng rãi. Điều này giúp tăng độ nhận diện thương hiệu tốt hơn. Sự ra đời và phát triển của mạng xã hội đã giúp nhiều người biết đến chương trình, sự kiện cũng như thương hiệu của doanh nghiệp bạn. 3. Những loại Backdrop phổ biến nhất hiện nay Bên cạnh khái niệm Backdrop là gì, bạn đọc cũng cần biết về những loại Backdrop phổ biến hiện nay. Bởi với tính ứng dụng cao, Backdrop đã được biết đến với rất nhiều loại hình và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Cụ thể như sau: Backdrop màn hình chiếu: Đây là loại Backdrop được ưu tiên lựa chọn sử dụng trong các buổi tiệc cưới. Thiết kế Backdrop màn hình chiếu gồm 2 phần chính đó là: Đèn chiếu công suất lớn và màn hình chiếu rộng để cung cấp thông tin. Đối với loại Backdrop này thì phần màn hình chiếu cần rõ nét để thu hút sự chú ý của khách hàng. Thông tin hiển thị trên màn trình chiếu Backdrop này chủ yếu là hình ảnh, clip. Backdrop màn hình chiếu sử dụng trong các buổi tiệc cưới Backdrop chất liệu mica: Backdrop chất liệu mica đang được sử dụng khá phổ biến bởi nó có mức giá phải chăng, nằm ở tầm trung phù hợp với nhiều đối tượng. Ưu điểm của Backdrop này đó là: Thiết kế ấn tượng kết hợp cùng hệ thống đèn chiếu trông rất sang trọng và độc đáo. Bên cạnh ưu điểm thì Backdrop chất liệu mica cũng tồn tại nhược điểm đó là: khó vận chuyển và thi công, tính truyền tải thông tin chưa được cao như mong muốn.  Backdrop chất liệu mica đang được sử dụng khá phổ biến Backdrop màn hình LED: Đây được đánh giá là loại Backdrop tân tiến nhất tại thời điểm hiện tại bởi nó ứng dụng công nghệ cao. Cách thức hoạt động của loại Backdrop này đó là: Sử dụng màn hình LED để hiển thị thông tin, hình ảnh đi kèm các hiệu ứng động trông rất bắt mắt và sinh động. Backdrop màn hình LED được đánh giá cao trong việc thể hiện hình ảnh, tăng sự sang trọng và hiện đại cho sự kiện. Tuy nhiên nhược điểm của nó là có chi phí cao, khó khăn trong quá trình lắp đặt hệ thống. Backdrop màn hình LED giúp thể hiện sự sang trọng Backdrop in trên PP: Đây là một trong những loại Backdrop được sử dụng phổ biến nhất. Khi này, các thông tin quan trọng của sự kiện sẽ được in trên giấy PP sau đó được căng lên một khung kim loại. Ưu điểm là dễ lắp đặt, tiện lợi trong quá trình sử dụng, dễ dàng thiết kế, chất lượng bền và đẹp. Chất liệu PP in Backdrop giúp Backdrop có tính thẩm mỹ cao hơn. Backdrop in trên PP được sử dụng phổ biến nhất Backdrop in trên tấm hiflex: Backdrop hiflex là gì? Đây là loại Backdrop được in trên tấm hiflex. Thông thường, Backdrop văn phòng hay in trên chất liệu này bởi nó có ưu điểm là tính thẩm mỹ cao, màu sắc đẹp, chân thực. Backdrop văn phòng hay được đặt tại sảnh lớn, nó đại diện cho bộ mặt của công ty nên không thể làm sơ sài, qua loa. Backdrop in trên tấm hiflex tạo nên một không gian văn phòng đẹp, sang trọng, đẳng cấp.  Backdrop in trên tấm hiflex được đặt tại sảnh lớn Backdrop màn hình cong: So với những loại Backdrop đã kể trên thì Backdrop màn hình cong có tính ứng dụng ít hơn. Thông thường, nó chỉ hay được sử dụng cho những sự kiện công nghệ hay âm nhạc lớn với quy mô tổ chức ngoài trời. Backdrop màn hình cong dễ dàng gây ấn tượng với người xem bởi nó có hệ thống âm thanh và hình ảnh cực sắc nét. Loại Backdrop này mang tới cho khách mời cảm giác vô cùng tuyệt vời. Backdrop màn hình cong xuất hiện trong sự kiện Backdrop làm từ vải: Loại Backdrop này có giá thành rẻ, dễ lắp đặt, dễ bày trí. Nó thường được ưu tiên sử dụng trong nhà trong các buổi tiệc nhỏ hay chụp ảnh gia đình. Backdrop vải không được khuyến khích sử dụng ngoài trời vì chất liệu sẽ không chịu được những biến đổi của thời tiết. Backdrop làm từ vải có giá thành rẻ 4. Phân biệt Backdrop và Background? Sau khi đã biết Backdrop là gì chắc hẳn rất nhiều bạn đọc có thắc mắc: “Backdrop có phải là Background không? Backdrop và background là hai khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế, in ấn và quảng cáo. Tuy nhiên, chúng không phải là một. Hiện nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Sau đây Unica sẽ cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về Backdrop và Background, cũng như cách phân biệt hai loại phông nền này. 4.1. Về mục đích sử dụng Backdrop: Sử dụng làm phông nền cho các buổi: sự kiện, hội nghị, hội thảo, đám cưới, sinh nhật,... với chức năng chính là cung cấp thông tin về chương trình, sự kiện đang diễn ra. Background: Sử dụng làm phông nền cho các lĩnh vực như: thiết kế đồ họa, chụp ảnh, trang trí nội thất,.. 4.2. Về vị trí sử dụng Backdrop: Thường sẽ được đặt ở vị trí trung tâm, nơi mọi người qua lại và chú ý nhiều nhất như: sảnh chính đón khách, trung tâm sân khấu,... Background: Vị trí linh hoạt hơn, có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào. 4.3. Về kích thước Backdrop: Kích thước trung bình và vừa vặn để phù hợp với không gian sự kiện, làm sao thu hút sự chú ý của mọi người nhất. Background: So với Backdrop thì Background có kích thước lớn hơn, thường được in trên bạt cỡ lớn phổ biến hơn so với Backdrop. So với Backdrop thì Background có kích thước lớn hơn 4.4. Về chất liệu Backdrop: Thường được làm từ chất liệu chính là in trên pp, decal, hiflex.  Background: Có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: bạt hiflex, sơn tường, giấy dán tường, vải,... 5. Ứng dụng của Backdrop trong cuộc sống Backdrop là một công cụ quan trọng được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể ứng dụng Backdrop là gì? 5.1. Backdrop lễ tân Backdrop lễ tân là phông nền được đặt phía sau quầy lễ tân của công ty, doanh nghiệp. Backdrop này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng, đối tác khi đến với công ty. Ứng dụng Backdrop lễ tân mang đến những lợi ích tuyệt vời như: Backdrop lễ tân đẹp mắt tạo điểm nhấn cho khu vực lễ tân, giúp thu hút sự chú ý của khách hàng, đối tác. Backdrop lễ tân chứa thông tin logo, slogan, hoặc thông tin về sản phẩm, dịch vụ có khả năng quảng bá thương hiệu của công ty, doanh nghiệp. Backdrop lễ tân ấn tượng thể hiện sự đẳng cấp, sang trọng và sự chuyên nghiệp của công ty, doanh nghiệp. 5.2. Trình diễn và quảng cáo Bên cạnh việc ứng dụng làm Backdrop lễ tân, Backdrop cũng phổ biến trong trình diễn và quảng cáo. Backdrop sân khấu sẽ tạo nền cho diễn viên, ca sĩ hoặc sản phẩm doanh nghiệp để thu hút sự chú ý và tạo cảm giác chuyên nghiệp.  Backdrop vào trong trình diễn và quảng cáo giúp nâng cao thương hiệu Ưu điểm của việc ứng dụng Backdrop vào trong trình diễn và quảng cáo đó là: Backdrop thiết kế theo chủ đề sự kiện là công cụ đắc lực để tạo ra không gian phù hợp với nội dung sự kiện hoặc sản phẩm. Điều này giúp tạo sự tập trung của khách tham dự vào những gì đang diễn ra trên sân khấu hoặc màn hình. Backdrop thể hiện logo, slogan, hình ảnh thương hiệu, thông điệp quảng cáo như một công cụ marketing giúp xây dựng và tôn vinh, nâng cao thương hiệu một cách mạnh mẽ. 5.3. Trình bày sản phẩm Trình bày sản phẩm cũng là một trong những ứng dụng quan trọng của Backdrop. Thông thường loại Backdrop này hay được các cửa hàng, triển lãm hay trung tâm thương mại sử dụng để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Lợi ích của việc ứng dụng Backdrop vào việc trình bày sản phẩm đó là: Tạo không gian trưng bày sản phẩm chuyên nghiệp giúp thu hút sự chú ý, tò mò của khách hàng về sản phẩm. Backdrop trưng bày sản phẩm có thể được thiết kế kèm hình ảnh sản phẩm và thông tin thương hiệu. Điều này vừa giúp quảng cáo sản phẩm, vừa giúp tạo ấn tượng mạnh mẽ của khách hàng với thương hiệu, tăng nhận diện thương hiệu. Backdrop tạo cho khách trải nghiệm mua sắm mới mẻ, độc đáo. Từ đó tăng khả năng tiếp cận, tạo doanh số bán hàng tốt hơn. 5.4. Chụp hình đám cưới Backdrop chụp hình đám cưới góp phần tạo nên khung cảnh đẹp mắt và ấn tượng cho những bức ảnh cưới của cô dâu chú rể. Backdrop chụp hình đám cưới được ứng dụng rất nhiều, bao gồm: Backdrop hoa: Đây là loại backdrop phổ biến nhất trong các đám cưới. Hoa tươi mang lại vẻ đẹp lãng mạn và sang trọng cho khung cảnh chụp ảnh. Backdrop vải: Backdrop vải có nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau, giúp cô dâu chú rể dễ dàng lựa chọn mẫu backdrop phù hợp với chủ đề đám cưới. Backdrop bong bóng: Backdrop bong bóng tạo nên khung cảnh vui tươi và náo nhiệt cho đám cưới. Backdrop đèn led: Backdrop đèn led tạo nên khung cảnh lung linh và huyền ảo cho đám cưới. Backdrop chụp hình đám cưới với hoa 6. 10 mẫu Backdrop đẹp truyền cảm hứng Dưới đây là tổng hợp một số mẫu Backdrop đẹp, ấn tượng và truyền cảm hứng cho bạn, hãy tham khảo ngay nhé: Mẫu Backdrop cho sự kiện khai trương spa Backdrop trong sự kiện Ngày hội Gia đình NUTRILITE Mẫu Backdrop sự kiện công ty cuối năm Mẫu Backdrop ngày cưới kết hợp hoa và bóng lãng mạn Mẫu Backdrop chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi Mẫu Backdrop sinh nhật VPBank 12 tuổi Mẫu Backdrop mừng lễ giáng sinh của Dai-ichi Life Mẫu Backdrop cho sự kiện team building Mẫu Backdrop sự kiện ra mắt Hội đồng hương Diễn Châu Mẫu Backdrop cho sự kiện YEAR AND PARTY cuối năm 7. Kết luận Trên đây Unica đã giúp bạn giải đáp chi tiết thông tin Backdrop là gì? Phân biệt Backdrop và Background? Tổng kết lại có thể thấy, Backdrop đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giới thiệu, truyền tải thông điệp của chương trình sự kiện đến nhiều người. Backdrop là công cụ truyền thông không thể thiếu trong các sự kiện lớn. Việc hiểu rõ về Backdrop là cái gì sẽ giúp bạn ứng dụng nó vào hoàn cảnh phù hợp nhất. Nếu bạn muốn tham khảo thêm những kiến thức hữu ích khác, hãy truy cập vào trang blog Unica nhé.
04/04/2024
198 Lượt xem
Brochure là gì? Xu hướng thiết kế Brochure mới nhất hiện nay
Brochure là gì? Xu hướng thiết kế Brochure mới nhất hiện nay Brochure là một ấn phẩm quảng cáo hữu dụng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Brochure được xem như cầu nối giúp giới thiệu thông tin sản phẩm, dịch vụ, sự kiện một cách trực quan và sinh động, thu hút sự chú ý của mọi người. Với những ưu điểm độc đáo mà nó đang sở hữu, Brochure giữ vai trò quan trọng trong thời đại công nghệ số. Để biết cụ thể Brochure là gì? Xu hướng thiết kế Brochure mới 2024 như thế nào, mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung chia sẻ trong bài viết sau nhé. 1. Brochure là gì? Phân loại Brochure? Brochure (hay Pamphlet) là một ấn phẩm quảng cáo dạng tập/ cuốn sách mỏng để truyền thông marketing. Brochure có thiết kế giống như một tờ gấp quảng cáo với hình ảnh đa dạng, màu sắc bắt mắt giúp giới thiệu một cách chi tiết về sản phẩm, dịch vụ hay sự kiện của một doanh nghiệp, tổ chức đến với khách hàng. Brochure là gì? Mục đích chính của doanh nghiệp khi sử dụng Brochure đó là để tiếp cận gần với người dùng mục tiêu. Qua ấn phẩm Brochure, khách hàng sẽ hiểu rõ về sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Từ đó, thúc đẩy ý định mua sắm hiệu quả hơn. Doanh nghiệp nếu như biết cách tận dụng đúng chức năng của Brochure sẽ tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm thành công. Hiện nay, Brochure được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau. Theo Unica, Brochure được phân ra thành 2 loại chính và thông dụng nhất như sau: Bi-fold Brochure: Thiết kế dạng Brochure này được gấp thành 2 phần với nội dung tương đối ngắn gọn. Khi người dùng gấp lại để đọc, nội dung sẽ in trên cả 2 mặt, tức là thông tin sẽ được phân chia đều trên cả 4 mặt giấy. Thiết kế dạng Brochure 2 phần Tri-fold brochure: Khác với dạng Bi-fold Brochure, dạng Tri-fold brochure có thiết kế gấp thành 3 phần. Sau khi gấp lại, nội dung sẽ in trên cả 2 mặt, tức là thông tin sẽ hiển thị trên cả 6 mặt giấy. Thiết kế dạng Brochure 3 phần Ngoài phân chia thành 2 dạng chính trên, Brochure còn có thể biến tấu thành nhiều kiểu gấp khác. Tuỳ vào nội dung thông tin cần trình bày ít hay nhiều và in trên khổ giấy to hay nhỏ mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn kiểu thiết kế Brochure tương ứng sao cho phù hợp nhất. 2. Ý nghĩa của Brochure là gì? Brochure là ấn phẩm quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Nó mang đến nhiều lợi ích thiết thực, góp phần thúc đẩy hiệu quả kinh doanh và nâng cao vị thế thương hiệu. Dưới đây là cụ thể ý nghĩa của Brochure đối với doanh nghiệp cho bạn tham khảo: Thể hiện bộ mặt của thương hiệu: Thông qua ấn phẩm Brochure, rất nhiều khách hàng sẽ biết đến thương hiệu của bạn. Vì vậy, Brochure có tư cách như người đại diện, thể hiện bộ mặt của thương hiệu. Doanh nghiệp nếu như có một ấn phẩm Brochure đẹp, thu hút thì chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt trong mắt khách hàng. Cung cấp những thông tin hữu ích: Thông thường doanh nghiệp sẽ sử dụng ấn phẩm Brochure để thể hiện lên đó những thông tin, hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp để khách hàng nắm được. Vì vậy, Brochure có tư cách như một người sứ giả, hỗ trợ doanh nghiệp truyền tải đến khách hàng những điều mà doanh nghiệp đang muốn thể hiện về sản phẩm/ dịch vụ. Brochure là ấn phẩm quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing Dễ dàng tiếp cận khách hàng: Thiết kế ấn phẩm quảng cáo Brochure rất dễ tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Bởi doanh nghiệp chỉ cần thể hiện nội dung chính, cô đọng nhất lên một tờ giấy gấp hai, gấp ba là khách hàng đã có thể hiểu ngay về những gì doanh nghiệp đang cung cấp. Brochure có tư cách như một công cụ quảng cáo hiệu quả, vừa giúp truyền đạt thông tin để tiếp cận khách hàng, vừa giúp lưu giữ dễ dàng vì tính chất nhẹ và gọn mà nó mang lại. Tiết kiệm chi phí quảng cáo: So với những hình thức quảng cáo khác thì Brochure tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Việc đầu tư cho một thiết kế Brochure và in ấn chúng ra không tốn quá nhiều như thuê một nhân viên quảng cáo hay thực hiện một chiến dịch quảng cáo qua mạng internet. Brochure sở hữu nhiều tính năng ưu việt nhưng mức giá sử dụng lại rất rẻ. Vì vậy, Brochure luôn được ưa chuộng sử dụng, nó được xem như là một công cụ quảng cáo đắc lực cho  mọi doanh nghiệp trên thế giới. 3. Lợi ích khi thiết kế Brochure Như đã chia sẻ ở phần trên, Brochure đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy nên càng ngày nó càng được ứng dụng phổ biến trong truyền thông marketing. Vậy lợi ích khi thiết kế Brochure là gì, bạn hãy tham khảo nội dung dưới đây để có câu trả lời nhé. 3.1. Tăng hiệu quả quảng cáo Một Brochure đẹp và độc đáo, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng trong thời gian ngắn nhất. Brochure được biết đến như một công cụ hay một phương thức quảng cáo hiệu quả giúp tạo cầu nối, gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp. Đặc biệt, việc thiết kế được một Brochure ấn tượng và sáng tạo cũng là một công cụ tuyệt vời giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Những Brochure đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp giúp tạo dựng niềm tin trong khách hàng. Tất cả những điều đó đã giúp chuyển hóa khách hàng mục tiêu thành khách hàng trung thành, doanh nghiệp có một nguồn doanh thu bền vững. 3.2. Truyền tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu Bên cạnh lợi ích tăng hiệu quả quảng cáo, việc thiết kế và ứng dụng một ấn phẩm Brochure ấn tượng còn giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp quan trọng, mang tính cốt lõi đến khách hàng mục tiêu. Những thông tin hữu ích như: lợi ích của sản phẩm/ dịch vụ, giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ chi tiết,... sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải chính xác thông điệp mà mình muốn đến với khách hàng mục tiêu. Từ đó, tăng hiệu quả chuyển đổi cao hơn rất nhiều. Thiết kế Brochure đẹp giúp tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu 3.3. Hỗ trợ và thúc đẩy cho chiến lược khách hàng Trong thời đại công nghệ số bùng nổ như hiện nay, việc xây dựng một chiến dịch quảng cáo hiệu quả là điều không thể thiếu. Bởi chỉ khi có quảng cáo thì khi ra mắt sản phẩm trên thị trường mới tiếp cận được nhiều người, có nhiều người dùng biết đến nhất. Trong số các quảng cáo hiện nay thì Brochure chính là một phần không thể thiếu. Brochure có vai trò như điểm kết nối giúp gắn kết các chiến lược lại với nhau. Brochure hỗ trợ và thúc đẩy cho chiến lược khách hàng, góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đồng thời giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra trong chiến lược ngay từ đầu là thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, đem về nhiều doanh số. 4. So sánh Brochure với các ấn phẩm khác (Profile, Catalogue) Bên cạnh việc biết Brochure là gì thì bạn cũng nên hiểu về các ấn phẩm truyền thông khác như: Profile, Catalogue, Leaflet. Bởi đây đều là những ấn phẩm truyền thông được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên so với các ấn phẩm này thì Brochure sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Sau đây Unica sẽ giúp bạn so sánh kỹ hơn về những ấn phẩm này, bạn hãy tham khảo nhé. 4.1. Về mục đích sử dụng Tùy thuộc mỗi loại ấn phẩm Brochure template là gì sẽ có những mục đích sử dụng khác nhau. Cụ thể như sau: Brochure: Được dùng với mục đích chính là giới thiệu, cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/ dịch vụ nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về những gì doanh nghiệp đang cung cấp. Profile: Được dùng để quảng cáo các hoạt động của doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng với đối tác. Đồng thời được sử dụng với mục đích chứng minh năng lực thực hiện công việc của doanh nghiệp. Catalogue: Đây là một nguồn tài liệu tổng hợp, được dùng để cung cấp thông tin tổng quát, giới thiệu các thông tin về tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp đến khách hàng. Brochure sử dụng với mục đích chính là giới thiệu chi tiết sản phẩm, dịch vụ 4.2. Về đối tượng người đọc Đối tượng người đọc các ấn phẩm truyền thông không phải lúc nào cũng giống nhau. Cụ thể như sau: Profile: Đối tượng rộng, bao gồm: khách hàng, đối tác, chủ đầu tư,… Catalogue: Đối tượng chủ yếu là khách hàng. Brochure: Ấn phẩm truyền thông này sẽ sử dụng chuyên biệt cho một nhóm khách hàng mục tiêu nhất định. 4.3. Về nội dung trọng điểm Nội dung trọng điểm chính là yếu tố khác biệt rõ ràng nhất trong các ấn phẩm truyền thông. Cụ thể sự khác nhau này như sau: Profile: Chủ yếu có nội dung tập trung vào việc giới thiệu công ty, những thành tựu nổi bật, năng lực cốt lõi hay những dự án đã thành công. Catalogue: Nội dung thường chuyên về giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm đầy đủ đầy đủ những thông số, những nội dung cốt lõi về sản phẩm, dịch vụ. Catalogue thường thiết kế theo dạng danh sách được phân loại. Brochure: Nội dung chủ yếu là giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ hoặc sự kiện, khuyến mãi phục vụ cho một chương trình marketing riêng biệt nào đó. Brochure có ngôn từ hướng tới mục đích khơi gợi khả năng tiêu dùng của khách hàng. 4.4. Về hình ảnh sử dụng Ngoài những yếu tố như đã chia sẻ ở trên, các ấn phẩm truyền thông cũng có sự khác biệt cả về hình ảnh sử dụng. Cụ thể như sau: Profile: Thường ưu tiên sử dụng những hình ảnh sát thực hay những hình ảnh thực tế về doanh nghiệp hoặc hình ảnh sản phẩm và những dự án mà doanh nghiệp đã thực hiện được. Catalogue: Ưu tiên sử dụng hình ảnh giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ, thường là ảnh thực tế chụp sản phẩm, dịch vụ và không chịu ảnh hưởng bởi tính xác thực. Brochure: Ấn phẩm Brochure cần sử dụng hình ảnh bắt mắt, đa dạng, bao gồm cả ảnh thật và ảnh vẽ để làm sao thu hút khách hàng nhất. Ấn phẩm Brochure cần sử dụng hình ảnh bắt mắt 4.5. Về kiểu dáng, kích thước Yếu tố so sánh cuối cùng về các ấn phẩm truyền thông mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là về kiểu dáng, kích thước. Cụ thể yếu tố này như sau: Profile: Doanh nghiệp hay thiết kế Profile theo kiểu dáng chuẩn là A4, trong một số trường hợp kích thước chuẩn này cũng có thể thay đổi. Tuy nhiên số đông các doanh nghiệp đều ưu tiên thiết kế theo kích thước này. Catalogue: Kích thước chuẩn của Catalogue thường là A4, A5. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà nó cũng có thể thay đổi kích thước tùy ý. Ngoài ra về hình dạng thì nó cũng không bị hạn chế bởi tính “nghiêm túc” của Profile. Brochure: Brochure không có kích thước tiêu chuẩn, nó có thể thực hiện thiết kế theo bất cứ kích thước, hình dạng nào miễn sao phù hợp với chiến dịch marketing cũng như đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến. 5. Hướng dẫn cách thiết kế Brochure đơn giản Để thiết kế được một ấn phẩm Brochure ấn tượng, thu hút nhiều khách hàng không phải là chuyện đơn giản, nó đòi hỏi bạn cần phải thực hiện rất nhiều công đoạn với nhiều kỹ năng khác nhau. Sau đây Unica sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước cách thiết kế một Brochure đơn giản cho bạn tham khảo: 5.1. Bước 1: Xác định nội dung cốt lõi Để tránh mất thời gian phải sửa đi sửa lại nhiều lần cũng như để ấn phẩm Brochure tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, ngay từ đầu bạn phải xác định được nội dung cốt lõi. Tức là bạn thiết kế Brochure là gì? Thiết kế để làm gì? Là để giới thiệu công ty, quảng bá sản phẩm hay truyền thông sự kiện, khuyến mãi. Sau khi xác định được nội dung cốt lõi, doanh nghiệp xác định đối tượng khách hàng mục tiêu. Họ ở độ tuổi bao nhiêu, giới tính và sở thích như thế nào, vị trí địa lý ra sao. Mục đích của việc này là để doanh nghiệp nắm bắt được sở thích cũng như nhu cầu của khách hàng. Như vậy khi thiết kế Brochure và sử dụng trong thị trường sẽ mang hiệu quả cao hơn. Bạn càng xác định được rõ nhu cầu và mong muốn của thị trường, ấn phẩm Brochure của bạn sẽ càng mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh việc xác định giá trị cốt lõi thiết kế Brochure, doanh nghiệp cũng phải ước chừng được chi phí và quy mô sự kiện. Điều này giúp doanh nghiệp xác định được mình sẽ in ấn với số lượng bao nhiêu, đồng thời lựa chọn được kích cỡ và chất liệu giấy phù hợp. Xác định nội dung cốt lõi để lựa chọn kiểu thiết kế Brochure phù hợp 5.2. Bước 2: Tiến hành thiết kế Brochure Công đoạn chuẩn bị xong xuôi thì sẽ bắt tay vào thiết kế. Trong quá trình thiết kế Brochure bạn cần chú ý một số vấn đề sau: Xác định kích thước thiết kế: Tuỳ vào quy mô sự kiện, con mắt thẩm mỹ cũng như mong muốn thể hiện của doanh nghiệp là gì mà sẽ lựa chọn kích thước thiết kế sao cho phù hợp nhất. Doanh nghiệp có thể thiết kế ấn phẩm Brochure theo kiểu gấp đôi, gấp ba, gấp chữ z,... Phác thảo bố cục cơ bản: Bố cục Brochure được coi là chuẩn sẽ như sau: Trang đầu tiên sẽ thể hiện nội dung muốn truyền tải chính với cỡ chữ to kèm màu sắc nổi bật; Thông tin dài chi tiết hay những thông tin phụ sẽ rải ra bổ sung ở phía sau với cỡ chữ nhỏ. Chú ý sắp xếp nội dung khoa học sao cho dễ nhìn nhất, không nên để nội dung và hình ảnh tràn hết vào kích thước khung. Như vậy bố cục trông sẽ rất rối rắm, làm người xem cảm thấy khó chịu. Font chữ, cỡ chữ: Để đáp ứng hiệu quả hơn yếu tố thẩm mỹ, khi thiết kế Brochure cũng phải đặc biệt chú ý tới  font chữ, cỡ chữ. Font chữ cần phù hợp với từng hoàn cảnh và phải đáp ứng được yêu cầu về mặt chức năng. Tức là tiêu đề phải dùng font chữ to, nổi bật, một vài font chữ chỉ thích hợp dùng làm tiêu đề, vì vậy bạn không nên sử dụng trong văn bản. Ngược lại một vài font chữ cũng chỉ thích hợp khi làm văn bản, vì vậy bạn cũng không nên dùng cho tiêu đề. Biết cách phối hợp font chữ và cỡ chữ, thiết kế tờ gấp quảng cáo sẽ trông nổi bật và ấn tượng hơn rất nhiều. Thiết kế Brochure cần chú ý đến font chữ, màu sắc và hình minh hoạ Lựa chọn màu sắc: Màu sắc ấn phẩm Brochure không chỉ để đẹp mà phải phù hợp với mục đích thiết kế. Khi thiết kế Brochure cần phải xem xét cẩn thận các khía cạnh, bao gồm: mục đích thiết kế, nhận thức ý nghĩa của màu sắc, vai trò của màu sắc,... Thông thường, tờ gấp cho nhà hàng thường sử dụng gam màu đỏ hoặc vàng làm màu sắc chủ đạo còn những tờ gấp của doanh nghiệp thì nên dùng màu xanh da trời, đen hoặc tím than để thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp. Mỗi màu sắc sẽ có ý nghĩa riêng nhất định, vì vậy bạn nên tham khảo để áp dụng sao cho phù hợp nhất nhé. Hình minh hoạ: Hình minh hoạ sử dụng trong ấn phẩm Brochure có thể là ảnh thật, ảnh vector hay bức ảnh sản phẩm đều được. Một Brochure được xem là ấn tượng bắt buộc phải có hình ảnh minh hoạ, nếu chỉ toàn text dù có trình bày bố cục khoa học đến đâu cũng rất nhàm chán. Một hình ảnh minh hoạ phù hợp có thể thay thế cho hàng ngàn con chữ, bởi nó kích thích vào thị trường người xem, quyết định xem có nên đọc tiếp hay không. Vì vậy khi thiết kế Brochure hãy sử dụng hình ảnh minh hoạ đẹp mắt để kích thích họ cầm tờ quảng cáo của bạn lâu hơn nhé. 5.3. Bước 3: In ấn Để thể hiện được một cách chân thực nhất những gì bạn đã thiết kế trong Brochure thì việc chọn địa điểm in ấn uy tín là vô cùng quan trọng. Hãy chọn những nơi in ấn có nhiều kinh nghiệm và lâu năm trong nghề để chất lượng in được tốt nhất. Những nơi uy tín thường có mực in và máy in tốt nên chắc chắn bản Brochure in ra sẽ có màu sắc chân thực hơn. Với chuyên môn cao, nơi in ấn uy tín sẽ giúp bạn sở hữu những bản Brochure chất lượng với mức chi phí phải chăng nhất. 6. Xu hướng thiết kế Brochure nổi bật Bên cạnh vấn đề Brochure là gì, chắc chắn nhiều người sẽ muốn biết xu hướng hiện kế Brochure thịnh hành nhất để ứng dụng. Hiện nay, ấn phẩm Brochure đang được thiết kế theo nhiều phong cách và ý tưởng khác nhau. Dưới đây là những xu hướng thiết kế Brochure thịnh hành nhất năm 2024 cho bạn tham khảo: 6.1. Xu hướng thiết kế với kiểu chữ đa dạng Để có dấu ấn riêng, doanh nghiệp có thể thiết kế Brochure theo kiểu chữ đa dạng hoặc tạo kiểu chữ riêng cho doanh nghiệp của mình để không lẫn với bất cứ thiết kế nào khác trên thị trường. Hiện nay, các designer chuyên thiết kế Brochure luôn không ngừng sáng tạo, biến hoá các kiểu chữ để tạo cho doanh nghiệp những Brochure ấn tượng và độc đáo nhất. Ví dụ: Các designer có thể sáng tạo bằng cách sử dụng nhiều hơn một kiểu chữ in đậm trên trang bìa của Brochure, những mặt bên trong phần tiêu đề, tiêu đề phụ, nội dung thông tin chi tiết thì sẽ xuất hiện nhiều font chữ khác. Thiết kế với kiểu chữ đa dạng giúp gây ấn tượng mạnh mẽ 6.2. Xu hướng Vibrant Color Xu hướng thiết kế Brochure theo phong cách Vibrant Color được xem là xu hướng thiết kế thịnh hành nhất năm 2024. Bởi nó chứa những màu sắc nổi bật mang lại cảm giác mạnh nên dễ dàng thu hút người xem, truyền tải được những thông điệp sâu sắc của ấn phẩm quảng cáo. Trước kia nhiều nhà thiết kế cho rằng: Ấn phẩm Brochure nên sử dụng các màu sắc nhẹ nhàng để thông điệp doanh nghiệp chứa đựng được sự tinh tế. Tuy nhiên gần đây thì họ đã thay đổi tư duy, để tạo ra được những Brochure ấn tượng, thu hút nhất, Brochure nên sử dụng màu sắc tươi sáng, rực rỡ. Như vậy những Brochure mới gây ra được sự chú ý, kích thích vào thị giác khách hàng. Xu hướng thiết kế Brochure theo phong cách Vibrant Color 6.3. Xu hướng Vintage nhẹ nhàng Từ trước đến nay, xu hướng Vintage vẫn chưa bao giờ hết hot, nó luôn nhận được sự chú ý từ người xem bởi tính mềm mại, tinh tế mà nó mang lại. Thiết kế Brochure mang phong cách vintage sẽ được các designer khéo léo lồng ghép các yếu tố cổ điển để tạo nên dấu ấn đặc biệt. Thông thường những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ đồ ăn, thức uống sẽ đặc biệt yêu thích phong cách thiết kế này hơn những doanh nghiệp khác. Xu hướng Vintage nhẹ nhàng  6.4. Xu hướng thiết kế hoạt hình retro Hiện nay, phong cách Retro vẫn đang tiếp tục phát triển khi thiết kế Brochure. Lướt trên mạng một lúc, bạn sẽ dễ dàng thấy những ấn phẩm Brochure được thiết kế theo phong cách này. Hiện nay, phong cách Retro hay được kết hợp với hoạt hình, nó đang dần quen thuộc trong thiết kế đồ hoạ. Việc kết hợp thiết kế hoạt hình Retro sẽ mang đến chiều sâu cho thiết kế của bạn, từ đó dễ dàng thu hút sự chú ý của người xem. Xu hướng thiết kế hoạt hình retro 6.5. Xu hướng thiết kế sử dụng linh hoạt hình ảnh minh hoạ Sẽ vô cùng nhàm chán khi Brochure không có hình ảnh. Hình minh hoạ trên Brochure có tư cách như một công cụ truyền tải thông điệp mạnh mẽ tới khách hàng nên không thể không xuất hiện. Hình minh hoạt (Illustration) ngoài chức năng trang trí, thu hút sự chú ý của mọi người mà còn mang ý nghĩa thông điệp cho doanh nghiệp, đồng thời giúp tăng sự tương tác với khách hàng. Sử dụng linh hoạt hình ảnh minh hoạ là cách thay thế tốt nhất cho hình ảnh sản phẩm giúp cung cấp thông tin trên Brochure. Sự thay thế này tạo ấn tượng sâu sắc, mang lại nhiều bất ngờ cũng như hứng thú cho người xem. 7. Lưu ý để có một thiết kế Brochure đẹp Để tạo nên được một Brochure đẹp và ấn tượng nhất, mang lại hiệu quả chuyển đổi cao thì việc hiểu Brochure là gì thôi vẫn chưa đủ, người thiết kế cũng cần phải đặc biệt chú trọng tới các vấn đề sau: 7.1. Xác định mục tiêu cốt lõi muốn truyền tải. Ngay từ đầu phải xác định được mục tiêu cốt lõi muốn truyền tải. Một ấn phẩm truyền thông Brochure được đánh giá là chuyên nghiệp bắt buộc phải truyền tải đúng thông điệp, đúng giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp mong muốn. Những Brochure không có thông điệp rõ ràng, không chứa đựng giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải sẽ gây lãng phí thời gian cho người đọc, đồng thời cũng để lại cho khách hàng những ấn tượng không tốt. Vì vậy người thiết kế Brochure cần đặc biệt chú ý vấn đề này để không mắc phải nhé. 7.2. Lên ý tưởng thiết kế Brochure cụ thể Bên cạnh việc xác định mục tiêu thì việc lên ý tưởng thiết kế cũng đóng vai trò rất quan trọng. Người thiết kế Brochure ngay từ đầu cần lên ý tưởng bố cục và nội dung cụ thể để xác định cỡ giấy, lựa chọn loại Brochure gấp đôi hay gấp ba. Phải lựa chọn được thiết kế Brochure mới phân bổ được nội dung khoa học, hợp lý. Vì vậy cần phải hết sức chú ý. Lên ý tưởng, bố cục thiết kế Brochure cụ thể 7.3. Phối màu hài hoà, khoa học Như đã chia sẻ ở phần hướng dẫn thiết kế Brochure đẹp, một bản thiết kế Brochure nhất định phải có phối màu hài hoà, khoa học. Đây không chỉ là tiêu chuẩn về tính thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa thương hiệu sâu sắc. Doanh nghiệp khi thiết kế Brochure nên chọn màu phù hợp với chủ đề, sản phẩm hay thương hiệu của doanh nghiệp để tạo thiện cảm, truyền tải thông điệp nhanh hơn tới khách hàng. 7.4. Lựa chọn font chữ và size chữ phù hợp Font chữ và size chữ sẽ tác động trực tiếp vào thị giác người xem. Vì vậy, người thiết kế cần hết sức chú ý vấn đề này. Người xem sẽ mất cảm tình rất nhanh với những Brochure có font chữ và size chữ thiếu khoa học, rối rắm. Do đó, để người xem quyết định có nên tiếp tục đọc tờ Brochure của doanh nghiệp bạn hay không, hãy lựa chọn font chữ và size chữ phù hợp nhất, hãy khéo léo kết hợp nhiều font chữ và màu chữ trên cùng một Brochure. Bên cạnh đó hãy tạo điểm nhấn chữ vào những nội dung quan trọng để khiến người xem chú ý. 7.5. Lựa chọn hình ảnh minh hoạ độc đáo Phần hình ảnh sẽ là phần mà người xem chú ý đầu tiên, với những ấn phẩm Brochure có hình ảnh minh hoa độc đáo thì chắc chắn sẽ thu hút người xem. Do đó để tạo được một Brochure thu hút, bạn hãy khéo léo chèn hình ảnh minh họa hợp lý, phù hợp với nội dung. Bên cạnh đó phải chú ý sử dụng hình ảnh sắc nét, có độ phân giải cao để khi in ra không bị vỡ, mờ nhoè. Thiết kế Brochure cần khéo léo chèn hình ảnh minh họa hợp lý 7.6. Lựa chọn chất lượng giấy in đảm bảo Để bản Brochure khi in ra trông chuyên nghiệp bạn nhất định phải lựa chọn chất lượng giấy in đảm bảo. Dù thiết kế Brochure có đẹp như thế nào, có bố cục và nội dung khoa học bao nhiêu nhưng nếu như chất lượng in ấn không tốt thì cũng xem như công cốc. Brochure khi in kém sẽ thấy màu sắc kém chân thực, hình ảnh mờ nhoè, không được sắc nét. Như vậy, ấn phẩm Brochure sẽ không được đánh giá cao, khách hàng cũng chán chả muốn xem. 8. Kết luận Với những thông tin chia sẻ trong bài viết, chắc chắn bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề thiết kế Brochure là gì? Có thể nói, Brochure là một ấn phẩm truyền thông quan trọng trong chiến lược marketing của mỗi doanh nghiệp. Biết cách tận dụng Brochure, doanh nghiệp vừa có thể quảng cáo hiệu quả, tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu, vừa tiết kiệm chi phí. Bạn đọc muốn học khóa thiết kế Brochure ấn tượng cùng với những giảng viên đầu ngành, hãy tham gia ngay khóa học thiết kế trên Unica. Với nội dung hay và hữu ích từ các giảng viên uy tín, chắc chắn bạn sẽ tích lũy thêm được rất nhiều kiến thức hay và bổ ích cho mình.
03/04/2024
204 Lượt xem
Cách chèn Symbol trong Photoshop nhanh, dễ thực hiện nhất
Cách chèn Symbol trong Photoshop nhanh, dễ thực hiện nhất Photoshop là phần mềm chuyên nghiệp dành cho dân thiết kế, tại đây tích hợp sẵn nhiều biểu tượng đơn giản để phục vụ cho quá trình thiết kế của người dùng. Nếu bạn muốn dễ dàng thiết kế những mẫu cơ bản mà không cần phải tìm kiếm những vector symbol trên mạng bạn có thể sử dụng Symbol. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn rất nhiều bạn không biết cách sử dụng symbol trong Photoshop như thế nào? Thấu hiểu điều đó, bài viết sau Unica sẽ hướng dẫn cách chèn symbol trong photoshop cho bạn tham khảo. 1. Symbol trong photoshop là gì? Symbol trong Photoshop hay còn được gọi là ký tự đặc biệt trong Photoshop. Đây là các ký hiệu, biểu tượng, hình ảnh hoặc các yếu tố đồ hoạ được sử dụng lặp lại trong một tài liệu hoặc nhiều tài liệu mà không làm giảm chất lượng. Ngoài ra, ký tự đặc biệt trong Photoshop cũng không phải là chữ cái, con số hoặc dấu câu thông thường, nó có thể các ký tự hoặc ký hiệu. Symbol trong photoshop là những ký hiệu Symbol được sử dụng phổ biến ở trong thiết kế đồ hoạ, thiết kế đa phương tiện trên máy tính, trình bày trang web hoặc trong các tác phẩm nghệ thuật số khác trong Photoshop. Mặc dù thông dụng nhưng không phải ai cũng biết cách vẽ symbol trong photoshop như thế nào. Trong phần sau của bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách thêm sumbol trong photoshop nhanh chóng và đơn giản nhất, đừng bỏ qua nhé. 2. 3 cách chèn symbol trong phần mềm photoshop Cách sử dụng symbol trong photoshop không khó, thậm chí nó còn khá đơn giản, không hề quá phức tạp, kể cả người mới cũng có thể thực hiện một cách nhanh chóng và thành thạo. Sau đây là hướng dẫn 3 cách chèn symbol vào trong phần mềm photoshop để sử dụng trong quá trình thiết kế. 2.1. Thêm symbol trong photoshop bằng Rectangle Tool Bước 1: Đầu tiên mở Photoshop, tại cửa sổ làm việc bạn tìm và click chuột vào công cụ Rectangle Tool. Để nhanh hơn bạn có thể sử dụng phím tắt U. Chọn công cụ Rectangle Tool Bước 2: Tiếp theo tiến hành chèn công cụ symbol, sau khi chèn xong bạn cần phải tùy chỉnh các thông số sao cho phù hợp với nhu cầu thiết kế. Một số các thông số bạn cần phải tuỳ chỉnh như: màu nền, màu viền, độ dày và kiểu viền. Tuỳ chỉnh các thông số Trên phần mềm Photoshop CC 2018 có một điều đặc biệt đó là người dùng có thể thao tác bo tròn góc ngay trên symbol vừa tạo. Bo tròn góc trên Photoshop CC Trở thành chuyên gia Photoshop bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn tư duy thiết kế đồ họa sáng tạo, có kiến thức bài bản theo lộ trình, cắt ghép, chỉnh sửa...thành thạo. Học thử ngay. [course_id:1706,theme:course] [course_id:312,theme:course] [course_id:2119,theme:course] 2.2. Cách vẽ symbol trong photoshop bằng Rounded Rectangle Tool Ngoài công cụ Rectangle Tool bạn có thể sử dụng công cụ Rounded Rectangle Tool để để thêm symbol trong photoshop. Cách vẽ symbol trong photoshop bằng Rounded Rectangle Tool như sau: Bước 1: Mở phần mềm Photoshop, tại cửa sổ làm việc chọn công cụ Rounded Rectangle Tool, công cụ này nằm cùng vị trí với công cụ Rectangle Tool. Để tiết kiệm thời gian cũng như để thao tác nhanh hơn thì bạn có thể nhấn phím U. Chọn công cụ Rounded Rectangle Tool Bước 2: Bước chèn symbol vào trong Photoshop với kích thước và thông số đúng như mong muốn. Các thông số này bao gồm: màu nền, màu viền, kiểu viền, độ dày viền. Tuỳ chọn kích thước và thông số theo mong muốn 2.3. Cách tạo symbol trong photoshop bằng Custom Shape Tool Custom Shape Tool cũng là một công cụ phổ biến giúp bạn tạo symbol nhanh chóng. Đối với công cụ này cách thực hiện chèn symbol như sau: Bước 1: Tương tự như 2 cách trên, đầu tiên vẫn là công đoạn mở Photoshop, sau đó tại giao diện làm việc chọn công cụ Custom Shape Tool. Để nhanh hơn bạn có thể sử dụng phím tắt U. Chọn công cụ Custom Shape Tool Bước 2: Tiếp theo tại giao diện làm việc làm việc mới chọn Shape. Shape nằm ở bên phải của menu phía trên. Chọn Shape Bước 3: Tại Shape có rất nhiều symbol từ đơn giản đến phức tạp cho bạn lựa chọn. Khi này bạn chỉ cần chọn symbol phù hợp với nhu cầu của mình sau đó chèn vào bản thiết kế là xong. Chọn symbol phù hợp với bản thiết kế 3. Kết luận Trên đây Unica đã hướng dẫn chi tiết các chèn symbol trong photoshop. Với những cách sử dụng symbol này, hy vọng rằng bạn có thể sáng tạo được cho mình những bức ảnh đẹp và ấn tượng nhất, thu hút sự chú ý của người xem. Để học thêm những kỹ năng photoshop khác, mời bạn tham gia khoá học thiết kế online trên Unica để được các giảng viên chia sẻ nhé.
04/09/2023
2276 Lượt xem
10+ công thức chỉnh màu trong Lightroom cho bạn thỏa sức sống ảo
10+ công thức chỉnh màu trong Lightroom cho bạn thỏa sức sống ảo Nhắc đến một trong những app chỉnh màu "thần thánh", chắc chắn ai cũng nghĩ ngay đến Lightroom. Với hệ màu đa dạng, Lightroom có khả năng tạo nên những bức ảnh xuất sắc, thu hút triệu like. Trong bài viết hôm nay, Unica sẽ chia sẻ với bạn top 10+ công thức chỉnh màu trong Lightroom đẹp và hot trend nhất 2023, cùng khám phá nhé. 1. 10+ công thức chỉnh màu trong Lightroom siêu chất và hot trend 2023  Nắm chắc công thức chỉnh màu trong tay, bạn có thể tự tay tạo nên những bức ảnh tuyệt đẹp ngay cả khi khâu chụp ảnh chưa được xuất sắc cho lắm. Chính vì vậy, công thức chỉnh màu trong Lightroom đang được các bạn trẻ săn lùng rất nhiều. Dưới đây Unica sẽ bật mí cho bạn top 10+ công thức chỉnh màu trong Lighroom siêu chất cho giới trẻ. 1.1. Công thức chỉnh màu Lightroom tone xanh da trời Màu xanh da trời trông mát mắt, mang tới vẻ đẹp của sự dễ chịu và nhẹ nhàng. Những bức ảnh tone xanh trời đem đến cảm giác ngập tràn sức sống. Tone ảnh xanh da trời thường được sử dụng để chỉnh những bức ảnh chụp ngoài trời khi đi du lịch hay đi picnic. Tone màu xanh da trời thích hợp để chỉnh ảnh chụp ngoài trời Công thức chỉnh màu tone xanh da trời trong Lightroom như sau: Công thức chỉnh màu tone xanh da trời 1.2. Cách chỉnh màu Lightroom tone xanh nâu nhạt Màu xanh nâu nhạt là tone màu kết hợp giữa sự trầm lắng và rực rỡ. Những bức ảnh chỉnh theo tone màu này thường tạo ra một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái. Tông màu xanh lam mang lại cảm giác yên bình, trong khi tông màu nâu nhạt mang lại cảm giác ấm áp, gần gũi. Sự kết hợp của hai tông màu này tạo ra một hiệu ứng hài hòa và rầm lắng, tạo nên sức hút rất riêng. Tone màu xanh nâu nhạt thường thích hợp để chỉnh những bức ảnh có độ sâu hình ảnh. Tone màu xanh nâu nhạt tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái Công thức chỉnh màu tone xanh nâu nhạt theo ảnh dưới đây: Công thức chỉnh màu tone xanh nâu nhạt 1.3. Công thức chỉnh màu Lightroom tone ngoài trời (tone màu vàng sáng) Tông màu vàng mang lại cảm giác tươi sáng, lạc quan. Sự kết hợp của các tông màu này tạo ra một hiệu ứng hài hòa và bắt mắt. Tone màu vàng sáng thường thích hợp để chỉnh những bức ảnh chụp ngoài trời, nhất là chụp ở vườn hoa nơi có ánh sáng mặt trời. Tông màu vàng mang lại cảm giác tươi sáng, lạc quan Công thức chỉnh màu Lightroom tone ngoài trời (màu vàng sáng) như sau: Công thức chỉnh màu Lightroom tone vàng sáng 1.4. Chỉnh màu Lightroom tone màu cam Pastel Tone màu pastel là tone màu được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích. Bởi tông màu cam mang lại cảm giác ấm áp, gần gũi. Chỉnh màu tone cam pastel  giúp làn da của bạn trở nên tươi sáng và xinh xẻo hơn. Vì vậy nó thường được ứng dụng để chỉnh màu ảnh chụp chân dung. Ngoài ra, tone cam Pastel còn được dùng phổ biến chi chỉnh ảnh chụp món ăn. Tone cam pastel mang lại cảm giác ấm áp, gần gũi Công thức chỉnh màu Lightroom tone cam pastel như sau: Công thức tone cam pastel 1.5. Cách chỉnh màu Lightroom tone xám đỏ Tone màu xám đỏ tạo cảm giác ấm áp và cổ điển. Những bức ảnh chỉnh theo tone màu này thường mang cảm giác trầm lắng, gần gũi và đậm tính cổ điển. Tone màu xám đỏ được đánh giá là màu sắc khá độc đáo và lạ mắt giúp bức ảnh của bạn có điểm nhấn, thu hút người nhìn. Tone màu xám đỏ tạo cảm giác ấm áp và cổ điển Công thức chỉnh màu tone xám đỏ trong Lightroom như sau: Công thức chỉnh màu xám đỏ 1.6. Công thức Lightroom tone sáp nâu So với những màu trên đã giới thiệu thì tone màu sáp nâu sẽ mang hơi hướng buồn một chút. Nếu bạn đang tìm kiếm một tone màu chỉnh ảnh buồn để áp dụng cho những bức ảnh chụp so deep thì đấy chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Ngoài ảnh so deep, tone màu sáp nâu cũng thích hợp để chỉnh ảnh concept cổ điển. Tone sáp nâu thích hợp để chỉnh ảnh concept cổ điển Công thức chỉnh màu trong Lightroom tone sáp nâu như sau: Công thức Lightroom tone sáp nâu 1.7. Công thức chỉnh màu Lightroom tone xám lạnh Bạn ưa thích tone màu cá tính, muốn chỉnh ảnh để tạo nên những bức ảnh siêu chất, siêu ngầu nhất thì tone xám lạnh chính là tone màu tuyệt vời bạn nên thử. Nếu bạn đã quá chán với tone màu bánh bèo hay vintage quen thuộc, hãy thử ngay tone màu này để có những bức ảnh mới lạ và độc đáo nhất nhé. Tone màu xám lạnh siêu chất, siêu chất Công thức chỉnh ảnh tone màu xám lạnh như sau: Công thức chỉnh màu Lightroom tone xám lạnh 1.8. Chỉnh màu Lightroom tone hồng đào Một trong những tone màu bánh bèo, dễ thương đang rất được các nàng yêu thích đó chính là tone màu hồng đào. Những bức ảnh chỉnh theo tone màu này giúp tôn lên vẻ đẹp của sự nhẹ nhàng, xinh đẹp, dịu dàng. Với tone màu này, nếu chỉnh ảnh có ánh nắng nhẹ nhàng chắc chắn sẽ tạo nên những bức ảnh đậm tính nghệ thuật. Tone màu hồng đào nhẹ nhàng, dễ thương Công thức chỉnh màu tone màu hồng đào như sau: Công thức chỉnh màu hồng đào trong Lightroom 1.9. Công thức chỉnh màu Lightroom tone nâu trầm Tone màu nâu trầm là tone màu ấm áp, nhẹ nhàng, rất thích hợp để chỉnh ảnh chụp mùa thu. Ảnh chỉnh tone màu nâu trầm đem đến sự lãng mạn và không quá rực sáng, cực kỳ ấm áp và nhẹ nhàng. Màu này có thể dành để chỉnh ảnh cho cả các bạn nữ và bạn nam đều phù hợp. Công thức chỉnh màu Lightroom tone nâu trầm như sau: Công thức chỉnh màu tone nâu trầm 1.10. Cách chỉnh màu Lightroom theo tone nâu cam Nhiều bạn nghĩ tone nâu cam gần giống tone nâu trầm nhưng thực tế hai tone màu này hoàn toàn khác nhau. Nâu cam là tone màu mang đậm chất thơ nên được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bạn nữ. Sự kết hợp giữ tông màu nâu trầm lắng với màu cam tươi sáng tạo nên một bức ảnh cực đẹp, mang vẻ đẹp ấm áp và nhẹ nhàng. Tone màu nâu cam rất đáng để cho bạn trải nghiệm. Công thức chỉnh màu Lightroom tone nâu cam như sau: Công thức chỉnh màu Lightroom tone nâu cam 1.11. Chỉnh màu Lightroom tone cam be Chỉnh màu Lightroom tone cam be giúp tạo ra một cảm giác nhẹ nhàng, thanh lịch. Tông màu cam mang lại cảm giác ấm áp, gần gũi, trong khi tông màu be mang lại cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế. Sự kết hợp của hai tông màu này tạo ra một hiệu ứng hài hòa và tinh tế. Công thức chỉnh màu Lightroom tone nâu cam be Công thức chỉnh màu Lightroom tone nâu be 2. Những màu Lightroom đẹp và miễn phí được ưa chuộng nhất hiện nay Dưới đây là một số màu Lightroom đẹp và miễn phí được ưa chuộng nhất hiện nay: - Tone màu cam: Tông màu cam mang lại cảm giác ấm áp, vui vẻ. Đây là một trong những tone màu được ưa chuộng nhất, phù hợp với nhiều thể loại ảnh, từ phong cảnh, chân dung đến thời trang. - Tone màu vàng: Tông màu vàng mang lại cảm giác tươi sáng, lạc quan. Đây cũng là một tone màu được nhiều người yêu thích, phù hợp với các bức ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Những màu Lightroom đang được yêu thích nhất - Tone màu xanh: Tông màu xanh mang lại cảm giác yên bình, thư thái. Đây là một tone màu phù hợp với các bức ảnh chụp thiên nhiên, phong cảnh. - Tone màu xám: Tông màu xám mang lại cảm giác trầm lắng, cổ điển. Đây là một tone màu phù hợp với các bức ảnh chụp chân dung, thời trang. - Tone màu hồng: Tông màu hồng mang lại cảm giác nhẹ nhàng, lãng mạn. Đây là một tone màu phù hợp với các bức ảnh chụp phong cảnh, thời trang. Trở thành chuyên gia Photoshop bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn tư duy thiết kế đồ họa sáng tạo, có kiến thức bài bản theo lộ trình, cắt ghép, chỉnh sửa...thành thạo. Học thử ngay. [course_id:1706,theme:course] [course_id:312,theme:course] [course_id:2119,theme:course] 3. Bỏ túi 2 cách chỉnh màu Lightroom siêu dễ Sau khi đã có công thức chỉnh màu Lightroom đẹp, phần tiếp theo của bài viết chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chỉnh màu Lightroom đẹp siêu dễ, cùng khám phá nhé. 3.1. Chỉnh màu Lightroom tự động Chỉnh màu tự động tức là chỉnh màu theo công thức có sẵn trong Lightroom, bạn chỉ cần ấn vào bộ lọc sau đó lựa chọn tone màu, chỉ khoảng vài giây bức ảnh của bạn sẽ "biến hoá" ngay tức khắc. Để có thể chỉnh màu Lightroom tự động, bạn cần tải tone màu ở trên cộng đồng, tại đây mọi người chia sẻ cho nhau rất nhiều. Hoặc bạn có thể mua gói màu Lr để được cung cấp sẵn nhiều màu đẹp. Chỉnh màu Lightroom tự động khá đơn giản Để chỉnh màu Lightroom tự động bạn thực hiện như sau: Đầu tiên chọn bức ảnh muốn chỉnh màu, sau đó thêm ảnh vừa chọn vào Lightroom => Chọn màu cần chỉnh. Tại Lightroom có rất nhiều công thức màu sẵn, bạn chỉ cần chọn là được. 3.2. Chỉnh màu theo công thức Lightroom thủ công Chỉnh màu Lightroom thủ công trái ngược hoàn toàn với chỉnh màu tự động. Khi bạn chỉnh màu thủ công thì bạn sẽ cần có công thức, sau đó áp dụng công thức để chỉnh màu. Hiện nay trên mạng chia sẻ rất nhiều công thức chỉnh màu Lr đẹp, bạn có thể lên mạng tra cứu, chọn công thức mình thích rồi áp dụng theo là được. So với chỉnh màu Lightroom tự động thì chỉnh màu Lightroom thủ công sẽ tốn nhiều thời gian hơn. 4. Kết luận Trên đây là tổng hợp công thức chỉnh màu trong Lightroom đẹp mà Unica đã tổng hợp được. Hy vọng với những công thức này bạn sẽ có thể tạo nên được những bức ảnh đẹp và ấn tượng nhất mang đậm dấu ấn và tính cách cá nhân.  Lightroom sở hữu hệ màu sắc phong phú với đa dạng, nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm chỉnh sửa hậu kỳ chất lượng, hãy sử dụng Lightroom nhé.
30/08/2023
2728 Lượt xem
Cách bo góc vùng chọn trong Photoshop siêu đơn giản, dễ làm
Cách bo góc vùng chọn trong Photoshop siêu đơn giản, dễ làm Photoshop là một phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp và phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể làm được rất nhiều điều thú vị với Photoshop, từ cắt ghép, tạo hiệu ứng, đến chỉnh sửa màu sắc, ánh sáng, độ sắc nét… Trong số đó, một kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao là cách bo góc vùng chọn trong Photoshop. Bạn có biết cách bo góc vùng chọn trong pts và tại sao nên thực hiện nó không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! Tại sao nên thực hiện cách bo góc ảnh trong Photoshop? Cách bo góc ảnh trong Photoshop là kỹ thuật tạo ra các góc tròn hoặc cong cho vùng chọn của bạn, thay vì để các góc vuông như mặc định. Bạn có thể bo góc cho bất kỳ hình dạng nào, từ hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, đến hình ngũ giác, hình bát giác… Cách bo góc ảnh trong Photoshop mang lại nhiều lợi ích như sau: 1. Tạo ra thiết kế hiện đại và thời trang Các góc tròn hoặc cong cho bạn một cảm giác mềm mại, thanh lịch và hiện đại hơn các góc vuông hoặc góc nhọn khi bạn thực hiện vẽ hình tam giác trong photoshop. Bạn có thể thấy rằng nhiều thiết kế web, logo, banner hay poster đều sử dụng cách bo góc ảnh để tạo ra sự khác biệt và thu hút người xem. Bo góc giúp thiết kế ảnh thanh lịch và hiện đại hơn 2. Làm nổi bật vùng chọn Khi bạn bo góc cho vùng chọn của bạn, bạn sẽ tạo ra một đường viền rõ ràng và tách biệt với nền. Điều này giúp bạn làm nổi bật nội dung mà bạn muốn truyền đạt, dễ dàng thu hút sự chú ý của người xem. 3. Tạo cảm giác mềm mại cho hình ảnh Cách bo góc ảnh trong Photoshop cũng giúp bạn tạo ra một cảm giác mềm mại và dịu dàng cho hình ảnh của bạn. Bạn có thể sử dụng cách bo góc ảnh để làm mờ các chi tiết không cần thiết, tạo ra sự chuyển tiếp mượt mà giữa các lớp ảnh, hay tạo ra sự hài hòa và cân đối cho tổng thể hình ảnh. Góc bo tròn tạo cảm giác mềm mại cho hình ảnh Hướng dẫn cách bo góc vùng chọn trong Photoshop Ngoài cách bo tròn 4 góc ảnh trong Photoshop, bạn cũng có thể bo góc cho các hình dạng khác nhau, từ hình ngũ giác, hình bát giác, đến hình sao, hình tim… Với các bạn đang học photoshop hoặc làm việc với pts, bạn có thể thực hiện cách bo góc vùng chọn trong phần mềm này bằng các bước sau: Bước 1: Sau khi mở file ảnh trong Photoshop, bạn sử dụng Rectangular Marquee Tool (phím tắt M) để tạo vùng chọn mà bạn cần bo góc  Sử dụng Rectangular Marquee Tool (phím tắt M) Bước 2: Nhấn chuột phải chọn New Layer để tạo layer mới từ vùng đã chọn rồi nhấn OK Chọn New Layer để tạo layer mới từ vùng đã chọn rồi nhấn OK Bước 3: Chọn menu Select > Modify > Smooth để bo góc Chọn menu Select > Modify > Smooth để bo góc Bước 4: Điều chỉnh Pixels phù hợp, bấm OK Chỉnh Pixels phù hợp, bấm OK Bước 5: Để làm nổi bật vùng chọn mà bạn cần bo góc hãy đảo ngược vùng chọn, bạn bấm tổ hợp phím tắt Ctrl + Shift + I Đảo ngược vùng chọn bằng tổ hợp phím tắt Ctrl + Shift + I Bước 6: Chọn Paint Bucket Tool (phím tắt G) để đổ màu cho phần phía ngoài vùng bo góc Chọn Paint Bucket Tool (phím tắt G) >>> Xem thêm: [BÍ QUYẾT] Cách chỉnh ảnh nghiêng thành thẳng trong Photoshop Trở thành chuyên gia Photoshop bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn tư duy thiết kế đồ họa sáng tạo, có kiến thức bài bản theo lộ trình, cắt ghép, chỉnh sửa...thành thạo. Học thử ngay. [course_id:1706,theme:course] [course_id:312,theme:course] [course_id:2119,theme:course] Cách bo tròn 4 góc ảnh trong Photoshop Ngoài cách bo góc vùng chọn trong photoshop, bạn có thể bo tròn 4 góc ảnh của hình ảnh. Đây là kỹ thuật đơn giản nhất và phổ biến nhất nên bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Mở hình ảnh cần bo tròn góc trong Photoshop  Mở hình ảnh cần bo góc trong pts Bước 2: Bạn có thể mở khóa Background Layer bằng cách click đúp chuột vào biểu tượng hình ổ khóa hoặc nhấn chuột phải rồi chọn Layer From Background. Mở khóa Background Layer bằng cách click đúp chuột vào biểu tượng hình ổ khóa Bước 3: Để chọn toàn bộ ảnh, hãy nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + A  Chọn toàn bộ ảnh Bước 4: Vào Select > Modify > Border Vào Select > Modify > Border Bước 5: Chỉnh Pixels, có thể để mặc định là 1 Chỉnh Pixels, có thể để mặc định là 1 Bước 6: Vào lại Select > Modify > Smooth để tiến hành bo góc vùng chọn Bước 7: Điều chỉnh Pixels tương ứng độ bo góc bạn muốn và bấm OK Điều chỉnh Pixels tương ứng độ bo góc bạn muốn và bấm OK Lưu ý: Pixels càng lớn thì độ bo góc sẽ càng lớn. Nếu bạn không rõ cần bo góc khoảng bao nhiêu thì hãy thử nhiều lần bằng cách đổi Pixels liên tục. Bước 8: Muốn xóa phần thừa phía ngoài phần bo góc, hãy nhấn Delete. Kết quả bo ảnh >>> Xem thêm: Cách xoay đối tượng trong photoshop cực nhanh mà ai cũng làm được Cách bo góc vùng chọn trong Photoshop là một kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả cao trong thiết kế đồ họa. Bạn có thể bo góc cho bất kỳ hình dạng nào, từ hình chữ nhật, hình vuông, đến hình ngũ giác, hình bát giác… Cách bo góc ảnh trong Photoshop giúp bạn tạo ra thiết kế hiện đại và thời trang, làm nổi bật vùng chọn, tạo cảm giác mềm mại và hài hòa cho hình ảnh của bạn. Hãy thử áp dụng cách bo góc trong Photoshop vào các dự án của bạn
30/08/2023
3786 Lượt xem
Hướng dẫn cách vẽ hình tròn trong photoshop siêu nhanh, siêu đơn giản
Hướng dẫn cách vẽ hình tròn trong photoshop siêu nhanh, siêu đơn giản Trong quá trình sử dụng Photoshop để thiết kế chuyên sâu, bạn bắt buộc phải vẽ các hình khối như: hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông,... để phục vụ cho bản thiết kế. Vẽ hình tròn trong Photoshop là một thao tác cơ bản, tương đối dễ thực hiện nhưng với người mới tiếp xúc chắc chắn sẽ còn nhiều bỡ ngỡ. Nếu bạn mới làm quen với Photoshop, chưa biết cách tạo khung hình tròn trong photoshop như thế nào? Đừng lo lắng, bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn, hãy tham khảo nhé. 1. Vẽ hình tròn trong photoshop bằng công cụ Ellipse Tool Cách làm hình tròn trong Photoshop đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là sử dụng công cụ Ellipse Tool. Đối với công cụ này bạn có thể vẽ nửa hình tròn trong Photoshop hay vẽ viền hình tròn trong Photoshop đều được. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách vẽ hình tròn trong Photoshop cho bạn tham khảo. Bước 1: Mở Photoshop, tại giao diện chính phần thanh công cụ dọc chọn công cụ Rectangle Tool (hoặc nhấn phím tắt U) => Nhấn chuột phải chọn Ellipse Tool. Ellipse Tool vẽ hình Ellip đang được ứng dụng để vẽ hình tròn trong Photoshop nhiều nhất. Nhấn chọn công cụ vẽ hình Ellipse Tool Bước 2: Tiếp theo bạn nhấn giữ chuột đồng thời nhấn giữ Shift để bắt đầu tạo hình tròn trong Photoshop. Khi này, hộp thoại Properties sẽ hiện ra để giúp bạn tô màu và tô viền hình tròn trong Photoshop. Hộp thoại Properties xuất hiện giúp bạn tô màu Bước 3: Tại hộp thoại Properties mở ra bạn cần hiểu rõ về các khu vực hiển thị. - Khu vực 1: Đây là khu vực để bạn chọn màu cho hình tròn của mình. - Khu vực 2: Đây là khu vực để bạn chọn màu cho viền và độ dày của đường viền. Chọn màu cho hình tròn tại hộp thoại Properties Bước 4: Cuối cùng chọn công cụ Move để thoát bảng Properties. Khi này bạn sẽ được một hình tròn cho mình (như hình). Hình tròn đã tạo được trong Photoshop Trở thành chuyên gia Photoshop bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn tư duy thiết kế đồ họa sáng tạo, có kiến thức bài bản theo lộ trình, cắt ghép, chỉnh sửa...thành thạo. Học thử ngay. [course_id:1706,theme:course] [course_id:312,theme:course] [course_id:2119,theme:course] 2. Tạo hình tròn trong photoshop bằng Elliptical Marquee Tool Bên cạnh công cụ Ellipse Tool thì bạn cũng có thể sử dụng công cụ Elliptical Marquee Tool để vẽ hình tròn trong Photoshop. Đối với công cụ này thì cách vẽ cũng tương đối đơn giản và dễ dàng, sau đây là hướng dẫn chi tiết cách thực hiện cho bạn tham khảo. Bước 1: Mở Photoshop, tại thanh menu dọc chọn công cụ Rectangular Marquee Tool (hoặc nhấn phím tắt M) => Nhấn chuột phải chọn Elliptical Marquee Tool. Chọn công cụ Elliptical Marquee Tool để vẽ Bước 2: Tiếp theo bạn tạo một layer mới chứa hình tròn bằng cách nhấn vào biểu tượng "+" ở cuối góc phải Photoshop hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Shift + N. Thêm một layer mới chứa hình tròn Bước 3: Tiếp theo bạn nhấn giữ chuột đồng thời nhấn giữ Shift để bắt đầu tạo hình tròn trong Photoshop. Tạo hình tròn trong Photoshop Bước 4: Bước tiếp theo trong quá trình tạo hình tròn trong Photoshop đó là bạn nhấn tổ hợp phím Alt + Delete (tô màu Foreground) hoặc tổ hợp phím Ctrl + Delete (tô màu Background) để tô màu cho hình tròn. Tô màu cho hình tròn Trường hợp bạn muốn đổi màu cho hình tròn thì bạn nhấn đúp chuột vào layer hình tròn, khi này hộp thoại Layer Style sẽ xuất hiện. Bước 5: Click chuột vào mục Color Ovelay => Chọn màu trong hộp thoại Color Picker (Overlay Color) để chọn màu => Nhấn OK là hoàn thành. Chọn Color Ovelay để đổi màu cho hình tròn Bước 6: Cuối cùng bạn nhấn chọn mục Stroke để tô màu cho viền => Chọn độ dày cho viền => Chọn màu tương tự như bước 5 => Xong xuôi nhấn OK. Tô màu cho viền Như vậy là bạn đã hoàn thành quá trình vẽ hình tròn bằng công cụ Rectangular Marquee Tool. Kết quả hoàn thành 3. Hướng dẫn làm hình tròn trong photoshop với Pentool Pen tool là một công cụ vẽ tuyệt vời trong Photoshop. Để biết cách vẽ hình tròn trong Photoshop với công cụ Pentool như thế nào, mời bạn tham khảo nội dung hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé. Bước 1: Mở Photoshop, tại thanh công cụ menu bên trái chọn biểu tượng hình ngòi bút máy => Chọn Pen Tool (hoặc nhấn phím tắt P). Chọn công cụ Pen Tool Bước 2: Chọn Pen Tool xong trên thiết kế sẽ hiển thị hình ngòi bút máy. Khi này, bạn chọn điểm bắt đầu cho đường cong của hình tròn.  Bước 3: Nhấn giữ và kéo chuột về hướng đường cong, sau đó bạn thả chuột tại đỉnh của đường cung. Điểm này chính là điểm cao nhất của vòng tròn. Bước 4: Tiếp theo bạn tạo điểm thứ 2 của đường cong. Nhấn và giữ chuột tại điểm nối các điểm ở bước 3, tiến hành kéo chuột về phía ngược lại so với hướng khi kéo tạo đường cong. Tạo hình tròn bằng PenTool Bước 5: Cuối cùng người dùng di chuyển chuột đến điểm bắt đầu, đồng thời nhấp chuột vào cho đến khi thấy vòng tròn nhỏ hiện lên cạnh con trỏ chuột là hoàn thành. 4. Kết luận Trên đây là hướng dẫn chi tiết 3 cách vẽ hình tròn trong Photoshop đơn giản và dễ thực hiện nhất cho bạn tham khảo. Hy vọng với những nội dung chia sẻ này, các bạn sẽ thành thạo hơn với các công cụ vẽ vòng tròn trong Photoshop, từ đó sáng tạo lên được những bản thiết kế chất lượng và đẹp mắt nhất.
30/08/2023
1969 Lượt xem