Sức Khoẻ Và Làm Đẹp
4 Cách tính ngày an toàn để tránh thai thành công
Cách tính ngày an toàn khi quan hệ được xem là cách tránh thai tự nhiên, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy, cách tính này là gì? Hãy để UNICA giải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây.
Cách tính ngày an toàn cho các cặp đôi
1. Tính ngày thai an toàn theo chu kỳ kinh nguyệt
Thụ thai là một quá trình phức tạp và chỉ thành công khi trứng được kết hợp với tinh trùng trong tử cung. Để trứng gặp được tinh trùng thì các chị em cần tính toán ngày quan hệ theo đúng chu kỳ trứng rụng. Lúc này, khả năng trứng gặp tinh trùng sẽ cao hơn. Do đó, ngày quan hệ an toàn được tính từ ngày kết thúc thời điểm nguy hiểm đến ngày chuẩn bị có kinh tiếp theo.
Một chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được xem là bình thường khi có vòng kinh từ 28 đến 32 ngày. Tùy thuộc vào cơ địa và một số yếu tố khách quan như: chế độ ăn uống, sinh hoạt và tâm lý...mà chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ khác nhau. Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt, các chị em có thể tránh mang thai tự nhiên bằng cách tính ngày an toàn khi quan hệ.
>>> Xem thêm: Cách rặn đẻ đúng chuẩn giúp “vượt cạn” thành công
Cách tính ngày thai an toàn là dựa vào chu kỳ kinh nguyệt
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài trong vòng 28 ngày, dựa vào đây chúng ta sẽ chia ra 3 thời điểm có thể tính ngày an toàn khi quan hệ. Đó là thời điểm an toàn tuyệt đối, thời điểm an toàn tương đối và thời điểm nguy hiểm. Cụ thể:
2. Thời điểm an toàn tuyệt đối
Nếu chị em có chu kỳ kinh nguyệt dài 28 ngày thì ngày an toàn là ngày 18 đến ngày thứ 28 của chu kỳ kinh nguyệt. Bởi vì vào thời điểm này, trứng đã rụng và chỉ có thể sống được trong khoảng 24 giờ. Sau 24 giờ trứng không được thụ tinh sẽ chết và bám vào thành tử cung, đến khi tử cung co bóp đẩy ra ngoài sẽ tạo thành kinh nguyệt, nên khả năng thụ thai sẽ cực thấp.
3. Thời điểm an toàn tương đối
Theo cách tính ngày an toàn của phụ nữ, thời gian an toàn tương đối được tính từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt, có nghĩa là bắt đầu từ ngày hành kinh cho đến ngày thứ 7 của chu kỳ kinh nguyệt.
Trong thời điểm này, trứng sắp rụng, trong khi tinh trùng nam giới lại có thể sống trong cơ thể phụ nữ từ 2 đến 3 ngày. Do đó, khi trứng rụng sớm thì việc thụ thai vẫn có thể xảy ra.
Vào thời điểm an toàn tương đối khi trứng rụng sớm thì việc thụ thai vẫn có thể xảy ra
4. Thời điểm nguy hiểm
Nếu theo cách tính ngày an toàn, để tránh mang thai ngoài ý muốn thì các chị em không nên quan hệ từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18 trong chu kỳ kinh nguyệt. Bởi vì, thời điểm rụng trứng sẽ rơi vào những ngày giữa của chu kỳ và đây chính là thời điểm dễ thụ thai nhất.
Do đó, nếu các cặp đôi có quan hệ vợ chồng trong thời gian này mà không áp dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào thì tỷ lệ mang thai là hơn 90%.
>>> Xem thêm: 5 Cách tính ngày dự sinh chuẩn xác 99,99%
Cách nhận biết ngày rụng trứng
Mỗi tháng sẽ có 1 trứng trưởng thành nhờ tác động của các hormone do nang trứng tiết ra. Vào ngày giữa thời kỳ kinh nguyệt, khoảng ngày 14 - 15 tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ gần nhất, trứng trưởng thành sẽ rụng.
Trường hợp, trứng thụ tinh và làm tổ trong tử cung thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xuất hiện. Còn đối với trường hợp trứng không thụ tinh thì lớp niêm mạc trong tử cung sẽ bong ra tạo thành kỳ hành kinh vào khoảng 14 ngày sau đó.
Cách tính ngày rụng trứng đơn giản và dễ hiểu nhất là đánh dấu ngày đầu của kinh nguyệt và ngày hết kinh lên lịch tháng, đồng thời theo dõi trong vài tháng để nắm rõ chu kỳ hành kinh của mình. Những dấu hiệu cho thấy trứng rụng như sau:
- Nhiệt độ cơ thể của các chị em tăng từ 0.5 đến 1 độ C so với nhiệt độ ngày thường.
- Xuất hiện chất nhầy ở cổ tử cung, tiết dịch âm đạo mỏng và có màu giống lòng trắng trứng.
- Xuất hiện một số triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi, đau nhói vùng bụng hoặc bị chuột rút chân.
- Có thể xuất hiện đốm máu.
- Ham muốn “yêu” tăng cao.
Đánh dấu ngày đầu và ngày hết kinh lên lịch tháng để tính ngày rụng trứng
Áp dụng cách tránh thai dựa vào chu kỳ liệu có hiệu quả?
Cách tính ngày an toàn khi quan hệ là một trong những biện pháp phòng tránh thai tự nhiên, phổ biến, không tốn kém, dễ áp dụng, không hạn chế thời gian, không ảnh hưởng đến sức khỏe của các chị em và khả năng sinh sản.
Tuy nhiên, biện pháp này chỉ hiệu quả với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Nếu áp dụng cách tính ngày quan hệ an toàn tuyệt đối thì các chị em cần phải theo dõi ít nhất là 8 tuần chu kỳ kinh nguyệt gần nhất. Do đó, đây không phải là phương pháp cho kết quả tránh thai đúng 100%.
Chính vì vậy, để tránh việc mang thai ngoài ý muốn an toàn hơn, các chị em nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác như: dùng bao cao su, đặt vòng tránh thai, thuốc tránh thai… để tránh các trường hợp mang thai ngoài ý muốn.
Trên đây là cách tính ngày an toàn mà UNICA đã chia sẻ. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các chị em đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích để có thể phương pháp tốt nhất giúp phòng tránh mang thai an toàn, hiệu quả.
12/09/2019
1913 Lượt xem
Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ
Việc tìm hiểu về quá trình phát triển của thai nhi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những mẹ mới mang thai lần đầu. Vậy, quá trình đó diễn ra như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Giai đoạn đầu tiên
Tuần thứ 2: Thụ thai
Đây là tuần mà mẹ vừa rụng trứng, do đó chưa hình thành rõ nét quá trình phát triển của thai nhi. Cụ thể, trứng sẽ được thụ tinh trong khoảng 12 - 24 giờ kể từ khi gặp tinh trùng. Sau nhiều ngày tiếp theo, trứng đã được thụ tinh sẽ chia thành nhiều tế bào khác nhau và di chuyển xuống ống dẫn trứng, sau đó, đi vào tử cung và bắt đầu xâm nhập đến lớp niêm mạc của tử cung.
>>> Xem thêm: Phù chân khi mang thai: 4 Cách điều trị hiệu quả
Giai đoạn đầu tiên để hình thành nên một em bé đó chính là quá trình thụ thai
Tuần thứ 3: Làm tổ
Lúc này, một quả bóng siêu nhỏ với hàng trăm tế bào được nhân lên với tốc độ cực nhanh sẽ nép mình trong lớp niêm mạc giàu chất dinh dưỡng của tử cung. Đây được gọi là phôi nang, có tác dụng là sản xuất hormone hCG cho thai kỳ. Qua đó, buồng trứng sẽ tạm thời ngừng giải phóng trứng.
Tuần thứ 4
Đến tuần thứ 4 thì phôi nang sẽ phát triển thành phôi thai. Đây cũng chính là thời điểm để bắt đầu một kỳ kinh mới, do đó để biết được mình có mang thai hay không thì mẹ nên tiến hành thử thai. Dấu hiệu mang thai thành công là kết quả trả về dương tính. Tại tuần thứ 4, em bé vẫn đang chỉ bằng 1 hạt vừng.
Tuần thứ 5
Quá trình phát triển của thai nhi đến tuần thứ 5 sẽ có có hình dạng giống với hình con nòng nọc và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Trái tim của bé sẽ bắt đầu đập và hệ thống tuần hoàn sẽ bắt đầu hình thành.
Tuần thứ 6 và tuần thứ 7
Đây là tuần mà bé yêu của bạn bắt đầu hình thành một số bộ phận trên cơ thể. Cụ thể, vào tuần thứ 6 thì bé sẽ hình thành mũi, miệng, tai, ruột và não. Lúc này, cơ thể bé đã lớn bằng hạt đậu lăng.
Đến tuần thứ 7 thì bé yêu sẽ lớn gấp đôi và biến mất đuôi. Bên cạnh đó, bàn tay và bàn chân cũng được hình thành rõ nét hơn.
Tuần thứ 8 và tuần thứ 9
Lúc này, bé yêu sẽ di chuyển vòng vòng nhưng với tốc độ rất nhẹ nên mẹ sẽ khó có thể cảm nhận được. Hệ thần kinh nguyên thủy cũng bắt đầu hình thành, ống hô hấp sẽ nối dài từ cổ họng đến 2 lá phổi.
Đuôi bào thai đã biến mất, dái tai được hình thành, và đây là thời điểm mà bé yêu tăng cân rất nhanh.
Tuần thứ 10 và tuần thứ 11
Đến giai đoạn này, quá trình phát triển của thai nhi sẽ ngày càng rõ nét hơn. Lúc này, da bé vẫn trong mờ những chân và tay có thể gặp duỗi được, móng tay cũng đã được hình thành.
Đến tuần thứ 11, các bộ phận sẽ gần như hình thành đầy đủ. Bé yêu cũng có thể duỗi tay, đá chân và duỗi người nhưng mẹ không thể cảm nhận được điều này vì chuyển động rất nhỏ.
Đến tuần thứ 10 và 11, bé yêu có thể duỗi tay, đã chân với tốc độ cực nhẹ nhàng
Tuần thứ 12 và tuần thứ 13
Đến thời điểm này, bé bắt đầu hình thành các phản xạ như: gấp, duỗi, các ngón chân sẽ cong và miệng thực hiện động tác mút. Nếu mẹ nhẹ nhàng sờ vào bụng có thể cảm nhận được. Khi đến tuần thứ 13, các ngón tay của bé sẽ hình thành nên vân tay, tĩnh mạch và các cơ quan nội tạng khác.
Giai đoạn giữa thai kỳ
Tuần thứ 14 và tuần thứ 15
Trong tuần thứ 14, quá trình phát triển của thai nhi sẽ xuất hiện các xung đột thần kinh, thận bắt đầu làm việc. Tuy nhiên, mí mắt của bé vẫn nhắm kín nhưng vẫn cảm nhận được ánh sáng.
Tuần thứ 16 và 17
Mặc dù chưa có tóc nhưng bé yêu đã hình thành da đầu. Đây là giai đoạn mà mẹ có thể cảm nhận thai máy. Bên cạnh đó, bé còn có thể vận động các khớp, dây rốn cũng phát triển dày và khỏe hơn trước rất nhiều.
Mang thai chính là niềm hạnh phúc nhất mà mỗi người phụ nữ được Thượng Đế ban tặng. Tuy nhiên, quá trình này sẽ khiến cơ thể và tâm lý của mẹ thay đổi nên bạn cần chuẩn bị kiến thức khi mang thai để vượt qua giai đoạn này. Hiểu được điều đó, khóa học online này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản khi mang thai để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:829,theme:course]
[course_id:871,theme:course]
[course_id:2275,theme:course]
Tuần thứ 18 và 19
Đến tuần này, mẹ có thể cảm nhận được từng động tác duỗi chân của bé. Các giác quan của bé đã được dần hoàn thiện nên bé có thể nghe được giọng mẹ nói. Vì vậy, mẹ có thể hát và trò chuyện với bé nhiều hơn.
Tuần thứ 20 và 21
Hệ tiêu hóa của bé đang dần hoàn thiện hơn, cùng với đó là các cử động được diễn ra mạnh mẽ hơn. Bé có thể đạp và duỗi chân, tay nên mẹ có thể cảm nhận rõ ràng. Mẹ có thể tìm hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của thai nhi cũng như theo dõi sức khỏe để xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp với khóa học Thai giáo - Phát triển trí tuệ cảm xúc cho con trong bụng mẹ.
Tuần thứ 22 và 23
Đến quá trình phát triển của thai nhi trong giai đoạn này, các đặc điểm về lông mày mắt ngày càng rõ nét hơn. Đôi tai của bé cũng đảm nhận tốt hơn việc thu nhận âm thanh. Lúc này, bé yêu thậm chí còn có thể cảm nhận được những tiếng động trong tử cung của mẹ.
>>> Xem thêm: Sanh mổ nên ăn gì? 5 Nhóm thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh mổ
Trong tuần thứ 22 và 23, bé có thể cảm nhận được âm thanh một cách rõ nét hơn
Tuần thứ 24 và 25
Hình dáng củ bé yêu sẽ có sự thay đổi, trở nên dài và gầy hơn, còn da bé vẫn mỏng và mờ, trong. Đến tuần thứ 25 thì làn da sẽ có nhiều mỡ và trở nên mũm mĩm hơn. Tóc của bé cũng đã bắt đầu hình thành.
Tuần thứ 26 và 27
Trong tuần này, bé sẽ hít và thở ra trong nước ối để phát triển phổi tốt hơn. Đến tuần 27, bé đã bắt đầu hình thành thói quen ngủ và thức ngay chính trong bụng mẹ, não cũng vận động tích cực hơn.
Giai đoạn thứ ba
Đây được xem là giai đoạn trăng mật trong quá trình phát triển của thai nhi, bởi đây là thời kỳ bé bắt đầu làm quen với lớp học sinh nở và mẹ cần thường xuyên thăm khám để kiểm tra sức khỏe cho bé yêu.
Tuần thứ 28
Trong tuần này, thị lực của bé đang dần phát triển mạnh mẽ, vì vậy bé có thể cảm nhận được ánh sáng bên ngoài môi trường thông qua màng lọc. Cùng với đó, bé có thể chớp mắt và lông mi đã mọc lên đều. Kích thước của bé cũng đang dần lớn lên nhanh chóng.
Khi ở tuần 28, thị lực của bé phát triển mạnh mẽ hơn so với trước
Tuần thứ 29
Phổi và cơ bắp của bé hoạt động mạnh mẽ hơn trước, điều này nhằm giúp cho quá trình tiếp xúc với thế giới bên ngoài được tốt hơn. Bên cạnh đó, não bộ của bé cũng đang phát triển một cách toàn diện.
Tuần thứ 30
Đến tuần thứ 30, quá trình phát triển của thai nhi sẽ được bao quanh bởi một lít nước ối. Tuy lượng nước ối cung cấp không nhiều như những giai đoạn trước tuy nhiên, bé vẫn lớn lên và nhiều không gian trong tử cung của mẹ.
Tuần thứ 31 và 32
Lúc này, một lớp mỡ bảo vệ dưới da đã được hình thành để giúp cho cánh tay và đôi chân của bé được đầy đặn và chắc khỏe hơn. Đến tuần thứ 32, mẹ có thể tăng 0,5kg mỗi tuần và lượng cân nặng này sẽ được chuyển vào bé yêu giúp cho bé tăng ⅓ trọng lượng.
Tuần thứ 33
Đến giai đoạn này, các mảnh xương sọ của bé yêu vẫn chưa được hợp nhất nên bé có thể dễ dàng ra ngoài thông qua đường sinh. Và cho đến khi trưởng thành các mảnh xương này mới được hợp nhất với nhau.
Tuần thứ 34
Đây là thời kỳ mà phổi và thần kinh trung ương của bé yêu đang hoàn thành rõ rệt hơn. Chính điều này giúp cho bé sinh ra không gặp bất cứ vấn đề về sức khỏe như ốm yếu, dị tật.
Tuần thứ 35
Khi đến tuần thứ 35, quá trình phát triển của thai nhi sẽ rõ rệt hơn với kích thước tăng lên tăng lên từng ngày, khiến mẹ cảm thấy bụng hơi căng tức. Lúc này, thận và gan của bé đã có thể tham gia vào quá trình xử lý các sản phẩm thải.
Ở tuần thứ 35, thận và gan của bé yêu đã có thể tham gia xử lý chất thải
Tuần thứ 36
Đến tuần thứ 36 của thai kỳ, bé yêu của bạn sẽ tăng khoảng 30gr mỗi ngày. Đây cũng là thời kỳ mà cơ thể mẹ mất đi lớp màng mịn và chất sáp, chất gây bao bọc bé yêu trong suốt những tuần trước của thai kỳ.
Tuần thứ 37
Lúc này, ngày dự sinh của mẹ đang đến rất gần, nếu đi khám thai, mẹ có thể thấy bé với hình thù một em bé sơ sinh hoàn chỉnh. Và đến 2 tuần tới thì não bộ và phổi của bé sẽ phát triển hoàn toàn.
Tuần thứ 38
Đây là giai đoạn mà mẹ chuẩn bị chào đón bé yêu đến với thế giới mới. Đây cũng chính là thời điểm mà bé yêu có sự thay đổi về màu mắt nhưng tròng đen của bé vẫn chưa có sắc tố. Trong trường hợp bé yêu của bạn khi sinh ra có đôi mắt xanh thì khi bé được 1 tuổi sẽ có sự thay đổi thành màu tối hơn.
Giai đoạn thai nhi đủ tháng
Tuần thứ 39
Khi mẹ mang thai đến tuần thứ 39 có nghĩa là mẹ đã mang thai đủ tháng. Đây cũng chính là thời điểm cuối đối với quá trình phát triển của thai nhi. Và mẹ sẽ cảm thấy nút nhầy niêm phong tử cung và nội tạng của mẹ bị chèn ép nhiều hơn trước.
Còn đối với bé yêu thì vẫn đang được tích mỡ cần thiết để có thể điều chỉnh được nhiệt độ của cơ thể khi ra bên ngoài môi trường.
Khi mẹ mang thai đến tuần 39, có nghĩa là bé đã được đủ tháng
Tuần thứ 40
Đến thời điểm này, có thể là ngày dự sinh của mẹ, tuy nhiên nhiều mẹ cũng sẽ bị trễ hơn ngày dự sinh một vài ngày. Nhưng nếu mẹ có một số dấu hiệu chuyển dạ chứng tỏ sắp sinh thì nên đến gặp bác sĩ để được siêu âm và xét nghiệm, để giúp cho “mẹ tròn con vuông”.
Tuần thứ 41
Nếu đến tuần thứ 41 mà mẹ vẫn chưa sinh thì được gọi là thời kỳ già tháng. Điều này sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn cho việc áp dụng phương pháp giục sinh.
Như vậy, bé yêu của bạn đã được chào đời rồi! Qua nội dung bài viết về quá trình phát triển của thai nhi, chắc chắn bạn đã nắm được toàn bộ phát triển của bé yêu từ khi phôi thai đến khi chào đời. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho những mẹ lần đầu mang tai tự tin và thuận lợi hơn.
12/09/2019
2739 Lượt xem
5 Cách tính ngày dự sinh chuẩn xác 99,99%
Nhiều mẹ khi mới mang thai lần đầu thường không biết cách tính ngày dự sinh như thế nào để có được kết quả chính xác nhất. Nhằm giúp cho việc chuẩn bị đi sinh được thuận lợi hơn, UNICA sẽ chia sẻ cho mẹ các cách tính chính xác nhất, mẹ nhất định cần nắm vững.
Các cách tính ngày dự sinh
Thực tế, việc tính ngày mà mẹ bầu dự sinh khá đơn giản với nhiều cách khác nhau, do đó chị em không cần phải quá lo lắng, chỉ cần nắm vững một số cách sau đây:
1. Tính theo chu kỳ kinh nguyệt
Tính thời điểm dự sinh dựa theo chu kỳ kinh nguyệt là cách được nhiều mẹ bầu khuyên nên áp dụng vì tính chính xác khá cao. Theo đó, mẹ hãy áp dụng công thức như sau:
Ngày dự sinh = Ngày đầu của kỳ kinh cuối + 9 tháng và 7 ngày
>>> Xem thêm: 4 Cách tính ngày an toàn để tránh thai thành công
Dựa theo chu kỳ kinh nguyệt, mẹ có thể tính ngày đi sinh một cách dễ dàng
Ví dụ, ngày đầu tiên của kinh cuối của mẹ là ngày 1/2/2019 thì khi tính ngày để dự sinh thì mẹ cộng thêm 9 tháng tức là rơi vào ngày 1/11/2019, và cộng thêm 7 ngày nữa là ngày 8/11/2019 - ngày dự sinh của mẹ. Đây là cách tính đối với ngày dương lịch, còn nếu mẹ có thói quen tính theo âm lịch thì cộng 15 ngày thay vì 7 ngày.
Một cách tính ngày dự sinh dựa theo chu kỳ kinh nguyệt cũng được nhiều mẹ áp dụng đó là:
Ngày dự sinh = Ngày đầu kỳ kinh - 3 tháng về trước + 7 ngày
Ví dụ, kỳ cuối kinh nguyệt của mẹ bắt đầu từ ngày 1/12/2019 thì mẹ trừ đi 3 tháng và cộng 7 ngày sẽ ra kết quả là ngày 8/9/2020. Thực tế, 2 cách tính này hoàn toàn giống nhau nên mẹ có thể áp dụng cách nào mà mình thấy dễ tính nhất.
2. Áp dụng công cụ tính ngày sinh online
Hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại, các mẹ có thể dễ dàng tính ngày sinh thông qua các công cụ online. Những công cụ này đều được tích hợp trên app của điện thoại nên mẹ có thể tải về nhập ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối và độ dài chu kỳ kinh. Sau đó nhấn nút hoàn thành thì công cụ sẽ cho ra kết quả chính xác nhất.
Mẹ có thể áp dụng các công cụ tính ngày sinh online để tính ngày đi sinh
3. Tính theo thời gian phản ứng có thai
Theo các bác sĩ, thời gian phản ứng có thai sẽ bắt đầu vào khoảng thời điểm mẹ đã tắt kinh khoảng 6 tuần. Theo đó, nếu mẹ thấy thai nhi có phản ứng thì ghi chép lại để tính ngày dự sinh chính xác hơn. Cụ thể, mẹ cũng có thể áp dụng công thức như sau:
Ngày dự sinh = Ngày phản ứng có thai + 34 tuần
4. Tính theo ngày thụ thai
Ngày thụ thai tức là ngày là ngày 2 vợ chồng quan hệ và dẫn đến thụ thai. Thông thường, nhiều chị em sẽ rất dễ quên ngày này, tuy nhiên đối với những chị em lần đầu có ý định mang thai thì nên nắm rõ ngày ngày để có thể tính ngày sinh chính xác nhất. Cụ thể, chị em hãy áp dụng theo công thức sau:
Ngày dự sinh = Ngày quan hệ dẫn đến thụ thai + 38 tuần
5. Tính theo ngày thai cử động
Dựa vào ngày thai cử động cũng là một trong những cách tính ngày dự sinh chính xác và đơn giản nhất. Thông thường, ngày thai cử động sẽ bắt đầu từ cuối tháng thứ 4 và đầu tháng thứ 5. Dựa trên sự cử động này, mẹ có thể tính ngày sinh theo công thức như sau:
Ngày dự sinh = Ngày thai bắt đầu cử động + 20 tuần
Thực tế, mỗi cách tính cho ngày dự sinh sẽ có cách thực hiện khác nhau và tùy thuộc vào sự ghi nhớ các thay đổi của cơ thể mà mẹ có thể áp dụng cách phù hợp nhất. Mẹ cũng không nên nhất nhất theo kết quả trong các cách tính, bởi nó chỉ mang tính tương đối chứ không hoàn toàn xảy ra 100%.
Ngày thai cử động sẽ bắt đầu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng thứ 5
Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ
Sau khi tính ngày dự sinh và có được kết quả chính xác nhất thì mẹ cần lưu ý một số lời khuyên hữu ích từ các bác sĩ như sau:
- Bên cạnh việc tự tính ngày sinh tại nhà thì mẹ bầu cũng nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Qua đó, bác sĩ sẽ xác định được thời điểm sinh chính xác nhất cùng với những trường hợp sai lệch ngày sinh có thể xảy ra.
- Sau khi đã xác định được ngày dự sinh, mẹ bầu cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho bé yêu ít nhất trong vòng 2 tháng, đặc biệt là các đồ đi sinh. Điều này sẽ giúp cho quá trình sinh nở được thuận lợi và an toàn hơn.
- Trong quá trình mang thai hoặc sắp đến ngày sinh, nếu mẹ gặp những vấn đề liên quan đến sức khỏe thì nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời. Tránh trường hợp áp dụng các phương pháp dân gian tại nhà sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
>>> Xem thêm: 3 Cách tính ngày rụng trứng để sinh con chính xác tới 99%?
Thực tế, cách tính ngày dự sinh rất đơn giản nên mẹ có thể áp dụng để biết được thời điểm mà mình sẽ sinh con. Hy vọng, với những thông tin hữu ích mà UNICA chia sẻ trong bài viết sẽ giúp mẹ có một kỳ mang thai an toàn và khỏe mạnh hơn.
12/09/2019
1124 Lượt xem
Mẹ nên ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ là một vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Bởi, sữa mẹ là nguồn thực phẩm dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu đời. Vậy, cần bổ sung những thực phảm gì để nhiều sữa cho con bú? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tại sao sinh mổ mẹ thường mất sữa hoặc ít sữa?
- Do ảnh hưởng từ thuốc tê/thuốc mê.
- Do ảnh hưởng từ thuốc kháng sinh.
- Do không thể cho co bú ngay.
- Do ảnh hưởng từ vết mổ.
- Do chế độ ăn uống sau mổ.
- Bị stress, lo lắng, căng thẳng trước và sau sinh.
Mẹ nên ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Nước và sữa
Hai thực phẩm này đều cung cấp nước cho cơ thể mẹ sau khi sinh mổ. Ngoài ra, chúng còn giúp mẹ phòng tránh được bệnh viêm đường tiết niệu. Riềng đối với sữa, còn giúp sữa mẹ nhiều, đặc và thơm hơn. Sau khi mổ, mẹ nên uống ít nhất 1 ly nước ấm và 2 lít nước lọc mỗi ngày.
Sau khi sinh mổ mẹ cần uống ít nhất 2 lít nước và 1 ly sữa ấm mỗi ngày
Các loại thịt
Thịt là loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, sắt, chất béo và protein, rất có lợi cho cơ thể của các chị em sau khi sinh mổ, đặc biệt là thịt lợn và thịt bò. Chúng cung cấp lượng sắt và nhanh nhóng giúp bù lai lượng máu mẹ đã mất sau khi sinh mổ. Như vậy, thịt chính là câu trả lời cho câu hỏi ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ.
Bên cạnh đó, nguồn thực phẩm này còn đẩy nhanh quá trình lành vết thương khi mổ. Đặc biệt, chúng còn cung cấp một lượng chất dinh dưỡng tốt nhất, có lợi cho nguồn sữa của mẹ. Sử dụng thịt nạc chế biến thành nhiều món ăn sẽ giúp mẹ bầu ăn ngon và gọi sữa về nhanh hơn.
Đu đủ
Trong đu đủ chứa nhiều protein, chất béo cùng các loại vitami A, B, C, D, E… Do đó, cách giúp lợi sữa tốt nhất là nấu cháo đu đủ xanh với móng giò. Đây là một trong những cách được các bà mẹ truyền tai nhau và áp dụng rất rộng rãi. Bên cạnh đó, món ăn này còn giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa loãng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thay thế chân giò bằng cá chép cũng mang lại công dụng tương tự.
Rau lang và rau ngót
Tình trạng táo bón là nỗi ám ảnh của các chị em sinh mổ. Và để hạn chế tình trạng này, các mẹ bầu hãy bổ sung vào thực đơn hằng ngày các loại rau để cung cấp vitamin và chất xơ, giúp mẹ tiêu hóa dễ dàng hơn. Ngoài ra, chúng còn giúp mẹ tăng lượng sữa, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp co thắt dạ con, đặc biệt là rau ngót và rau lang.
Rau ngót sẽ giúp mẹ tăng lượng sữa, giảm nguy cơ viêm nhiễm
Cà chua
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ? Cà chua chính là câu trả lời hoàn hảo vì chứa nhiều vitamin C, E, K , B1, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và các chất khác có lợi cho sức khỏe. Theo lời khuyên của các chuyên gia, các chị em đang trong thời gian cho con bú nên ăn nhiều cà chua để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Móng giò hầm
Đây là một món ăn được xem là giúp mẹ tăng lượng sữa nhiều nhất. Móng giò chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh và kích sữa về nhiều hơn. Nhưng mẹ chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều vì nó có thể khiến mẹ tích tụ mỡ thừa.
Cam, quýt giàu vitamin C
Việc bổ sung vitamin C từ cam, quýt sẽ giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, lượng chất xơ trong quýt còn có tác dụng kích sữa mẹ về nhiều.
Khi tuyến sữa bị tắc, lượng sữa của mẹ sẽ giảm khiến trẻ không đủ sữa bú, thậm chí có thể gây ra tình trạng viêm tuyến sữa. Việc ăn quýt thường xuyên sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng này.
Việt quất
Mẹ bầu cần bổ sung quả việt quất vào khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Bởi vì đây là một loại quả chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe và giúp các mẹ loại trừ nguy cơ bị ung thư.
Bên cạnh đó, trong quả việt quất còn chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất giúp da mẹ tươi sáng. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường sức khỏe trong thời kỳ nghỉ thai sản.
Hải sản
Hải sản là một loại thực phẩm rất giàu canxi và giúp sữa mẹ về nhiều hơn. Tuy nhiên, với những mẹ bị dị ứng hải sản thì tuyệt đối không được sử dụng nhóm thực phẩm này. Vậy, ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ, nếu lựa chọn hải sản mẹ cần phải cân nhắc về vấn đề này.
Hải sản là một loại thực phẩm rất giàu canxi và giúp sữa mẹ về nhiều hơn
Lưu ý mẹ cần nhớ để lợi sữa mà không bị tăng cân
- Ăn nhiều thịt, cá và hạn chế các chất bột đường để mẹ không bị thừa cân hoặc béo phì. Lượng chất đạm có trong thịt nạc và cá thông qua sữa mẹ giúp cho con yêu cứng cáp và phát triển hơn.
- Mẹ cần cung cấp lượng rau xanh nạp vào cơ thể bằng với lượng thịt mẹ ăn trong mỗi bữa. Bởi vì chất xơ và vitamin có trong rau xanh sẽ tăng cường lượng vitamin giúp mẹ phòng tránh táo bón sau sinh.
- Để thanh lọc cơ thể và sản sinh nhiều sữa hơn, mẹ cần cung cấp cho cơ thể từ 2 đến 3 lít nước. Ngoài ra, mẹ cần hạn chế các món ăn ngọt và tăng cường bổ sung ngũ cốc như mè đen và đậu. Vì đây là những thực phẩm lợi sữa rất tốt cho mẹ sau sinh.
Như vậy, UNICA đã giúp các mẹ giải đáp thắc mắc ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các mẹ sẽ bổ sung được nhiều kiến thức bổ ích vào sổ tay nuôi dưỡng con nhằm giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh.
>> Sanh mổ nên ăn gì để liền sẹo? Những lưu ý quan trọng mẹ phải nhớ
>> Chế độ chăm sóc mẹ sau sinh theo lời khuyên của chuyên gia
>> Cách làm thông tuyến sữa bằng những mẹo cực đơn giản
11/09/2019
489 Lượt xem
Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu? Thực phẩm tốt nhất cho mẹ bầu
Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu? Bà bầu 32 tuần nên ăn gì? Là một trong những thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Để giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng UNICA tìm hiểu thêm những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.
Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu?
Sự phát triển của thai nhi
Theo bảng cân nặng của thai nhi, khi bước vào tuần thứ 32, bé yêu trong bụng mẹ có chiều dài hơn 43cm và có cân nặng khoảng 1,8kg. Thời điểm này, da của trẻ không còn nhăn nheo và khung xương lúc này cũng đã cứng cáp hơn. Ngoài ra, xương hộp sọ lúc này có thể đang di chuyển, chưa chụm vào mà đang chồng lên nhau để trẻ có thể chui lọt dễ dàng khi chào đời.
Bên cạnh đó, xương hộp sọ vẫn chưa khít lại với nhau hoàn toàn, mà sẽ phát triển song song với các mô khác khi trẻ lớn lên. Ngoài ra, hệ tiêu hóa cũng chưa được hoàn thiện. Trong giai đoạn này, chân và tay của trẻ đã xuất hiện móng, tóc sẽ mọc nhiều hơn, làn da mịn và láng sau khi rời khỏi bụng mẹ.
>>> Xem thêm: Chỉ số thai nhi 30 tuần: Thông tin “vàng” dành cho mẹ bỉm sữa
Thai nhi tuần thứ 32 sẽ có chiều dài hơn 43cm và nặng khoảng 1,8kg
Thai nhi 32 tuần biết làm gì?
Ngoài việc nắm được thông tin thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu, mẹ nên bổ sung thêm thông tin thai nhi 32 tuần biết làm gì. Giai đoạn này trẻ đang tập những hành động như: nuốt, thở… để làm quen trước khi chào đời. Trẻ sẽ không hiếu động như lúc trước, nhưng mẹ đừng lo lắng vì có thể con yêu đang tìm cách ra khỏi bụng mẹ.
Thai nhi 32 tuần đang dần hoàn thiện các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Từ tuần thứ 32, trẻ đã ngủ mơ và sẽ dần xoay đầu để quá trình vượt cạn thuận lợi hơn. Trong thời điểm này, nếu muốn trẻ phát triển trí não mẹ hãy thường xuyên đọc sách, trò chuyện hoặc cho trẻ nghe nhạc…
Trong suốt quá trình mang thai, chắc hẳn các mẹ sẽ muốn thực hiện thai giáo từ sớm để bé khỏe và phát triển nhận thức từ sớm. Để giúp các mẹ hiểu hơn về thai giáo, Unica đã ra mắt các khóa học Thai giáo online. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:799,theme:course]
[course_id:1576,theme:course]
[course_id:1820,theme:course]
Bà bầu 32 tuần nên ăn gì?
Trong tuần thứ 32, nếu con yêu có chỉ số cân nặng cao hơn hoặc thấp hơn 1,7 - 1,8kg thì mẹ cũng không nên quá lo lắng về chuyện thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu là đủ, vì chỉ số cân nặng này có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức trung bình. Để đảm bảo cân nặng cũng như sức khỏe của mẹ bầu, cần phải bổ sung nhóm thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu chất đạm
Cung cấp đầy đủ chất đạm sẽ đảm bảo quá trình hình thành và phát triển các tế bào của thai nhi. Thực phẩm chứa nhiều chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc… Vì vậy, mẹ bầu đừng quên bổ sung nhóm thực phẩm này vào thực đơn hằng ngày của mình nhé!
>>> Xem thêm: Cẩm nang massage cổ vai gáy cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà
Mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ chất đạm để giúp các tế bào của thai nhi được phát triển
Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Chất béo giúp mẹ bầu hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp năng lượng và phát triển các tế bào não của thai nhi. Do đó, bà bầu cần bổ sung chất béo có nguồn gốc thực vật, để tránh hiện tượng thai phụ tăng cholesterol trong máu gây tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp…
Thực phẩm chứa nhiều chất sắt
Trong những tháng cuối của thai kỳ, việc cung cấp đủ lượng sắt sẽ hỗ trợ bà bầu tăng lượng máu sau quá trình chuyển dạ và sinh con. Bên cạnh đó, còn giúp sản sinh máu để có thể nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên chọn những thực phẩm chứa nhiều sắt vào thực đơn của mình như: tim, gan động vật, trứng, thịt nạc, rau muống…
Thực phẩm giàu vitamin C
Một loại chất không thể thiếu đối với mẹ bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh chính là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Việc bổ sung vitamin C sẽ giúp thai nhi 32 tuần tuổi tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng vừa đủ với loại vitamin này, vì nếu bổ sung quá nhiều hoặc quá ít sẽ gây ra những hậu quả xấu. Trong quá trình mang thai, các chị em chỉ nên cung cấp cho cơ thể khoảng 85mg vitamin C một ngày. Mẹ có thể lựa chọn thực phẩm chứa nhiều vitamin C có trong các loại rau củ, trái cây.
Thực phẩm giàu vitamin là nhóm thực phẩm không thể thiếu đối với bà bầu
Những lưu ý cho bà bầu mang thai 32 tuần
- Ngoài việc quan tâm đến thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu, mẹ bầu cầm lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình. Không nên ăn quá mặn, vì dễ gây hiện tượng tích nước phù chân dẫn đến hội chứng tiền sản giật.
- Mẹ bầu cần bổ sung từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo chỉ số cần thiết và giúp cơ thể khỏe mạnh trong những tuần cuối của thai kỳ.
- Các mẹ bầu thường được biết chỉ số cân nặng của thai nhi thông qua quá trình siêu âm tại các cơ sở y tế. Thông số này còn có các sai số do các thiết bị máy móc, kinh nghiệm chẩn đoán hình ảnh của bác sĩ siêu âm hoặc tư thế nằm khi siêu âm. Do đó, các bà bầu không nên tin tưởng tuyệt đối vào chỉ số này để rồi hoang mang, lo lắng.
- Để đảm bảo thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, các mẹ bầu cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng cân bằng, thường xuyên tập luyện thể dục nhẹ và giữ lối sống sinh hoạt lành mạnh.
Những thông tin mà UNICA đã cung cấp chắc hẳn đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu. Qua bài biết này, hy vọng rằng “hội chị em” đã nắm được nhiều kinh nghiệm quý báu để mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Việc nắm những kiến thức này sẽ giúp cho mẹ bầu có được một kỳ mang thai an toàn và thuận lợi vì vậy mẹ bầu nên tham khảo nhiều thông tin hơn từ những người có kinh nghiệm hoặc tham gia các lớp thai giáo, tại đây các giáo viên sẽ hướng dẫn chi tiết, bài bản cách chăm sóc thai nhi trong từng tháng. Mời bạn đọc theo dõi.
11/09/2019
4109 Lượt xem
4 Cách tính tuổi thai chuẩn không cần chỉnh
Cách tính tuổi thai là một trong những phương pháp giúp mẹ dự ngày sinh chính xác hơn. Điều này sẽ giúp các ông bố, bà mẹ chuẩn bị trước kế hoạch chăm sóc sức khỏe cũng như tinh thần để chào đón thành viên mới của gia đình. Vậy, làm sao để tính được tuổi thai chính xác nhất? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tuổi thai là gì?
Trước khi nắm được cách tính tuổi thai chính xác, mẹ cần nắm vững khái niệm tuổi thai và tuổi thụ thai.
Tuổi thai chính là độ dài của thời kỳ mang thai, bắt đầu từ sau ngày đầu của kỳ kinh cuối và được thể hiện qua tuần và ngày. Tuổi thai cũng được biết đến với tên gọi tuổi thai theo kinh nguyệt.
Tuổi thụ thai là tuổi thực của thai nhi và là thời gian mang thai tính từ thời điểm thụ thai. Trừ trường hợp thụ thai trong ống nghiệm thì thường rất khó để biết được chính xác thời điểm tinh trùng thụ tinh với trứng. Hai thuật ngữ này khác nhau nhưng thường bị hiểu nhầm thành tuổi thai nên gây rối trong cách tính toán.
Để tính được tuổi thai mẹ cần phân biệt rõ tuổi thai và tuổi thụ thai
Các cách tính tuổi thai chuẩn nhất
1. Tính tuổi thai theo kỳ kinh cuối
Tính tuổi thai theo kỳ kinh nguyệt cuối là cách cách tính độ tuổi thai nhi có độ chính xác cao nhất. Với cách tính này bắt buộc người mẹ phải nhớ được ngày đầu tiên có kinh của kỳ kinh cuối. Mẹ có thể dùng vòng tròn lịch tính tuổi thai có bán ở các hiệu thuốc để tính.
Ví dụ kỳ kinh cuối của mẹ vào ngày 1/1/2019 đến ngày 28/02/2019, dựa vào vòng tròn lịch, có thể tính ra được thai nhi đã được 7 tuần. Và để tính ngày dự sinh thì mẹ hãy cộng thêm 40 tuần từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
Mặc dù trẻ đủ tháng là 40 tuần nhưng thực tế thai nhi chỉ có 38 tuần phát triển và lớn lên trong bụng mẹ. Theo các bác sĩ sản khoa, mẹ bầu có thể tính ngày dự sinh như sau:
- Ngày dự sinh: Ngày bắt đầu có kinh của kỳ nguyệt san cuối cùng cộng thêm 7.
- Tháng dự sinh: Tháng cuối cùng có kinh trừ đi 3 tháng theo lịch năm đó, nếu tháng cuối có kinh nằm trong 3 tháng đầu năm thì tính tháng dự sinh bằng cách cộng thêm 9 vào tháng có kinh.
Điều này cũng có nghĩa là nếu mẹ bầu chậm kinh 1 tuần tức là thai nhi đã được 5 tuần. Bởi thực chất phụ nữ thường có thai vào 2 tuần sau của tháng kinh cuối.
2. Tính theo ngày thụ thai hoặc ngày rụng trứng
Cách tính tuổi thai này ít được áp dụng vì khó xác định ngày quan hệ với những cặp đôi có tần suất quan hệ đều đặn. Bên cạnh đó, không thể xác định được ngày rụng trứng đối với người có kinh nguyệt không đều, người hay bị rối loạn chu kỳ.
Có rất nhiều cách tính tuổi thai mà mẹ bầu có thể áp dụng
Với phương pháp này, mẹ bầu chỉ nên áp dụng khi 3 tháng gần nhất kinh nguyệt ổn định và đều đặn, chênh lệch không quá 3 ngày. Trứng sau khi rụng sống được trong tử cung 24 giờ, nếu gặp được tinh trùng sẽ tạo thành phôi thai và có 266 ngày, tương đương với 38 tuần để phát triển thành hình hài trọn vẹn trong cơ thể người mẹ. Từ đó, sẽ tính được tuổi thai theo ngày đầu tiên quan hệ sau khi trứng rụng.
Mang thai chính là niềm hạnh phúc nhất mà mỗi người phụ nữ được Thượng Đế ban tặng. Tuy nhiên, quá trình này sẽ khiến cơ thể và tâm lý của mẹ thay đổi nên bạn cần chuẩn bị kiến thức khi mang thai để vượt qua giai đoạn này. Hiểu được điều đó, khóa học online này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản khi mang thai để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:829,theme:course]
[course_id:871,theme:course]
[course_id:2275,theme:course]
3. Dựa vào kết quả siêu âm
Cách tính tuổi thai theo kết quả siêu âm khá thuận tiện vì không cần phải nhớ ngày kinh hoặc ngày thụ thai. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phát hiện được đối với thai nhi từ 5 tuần trở lên. Thông thường, 5 tuần, mẹ có thể nhận ra một cực thai, 7 đến 8 tuần có thể nhận ra nhịp đập của tim thai.
Qua kết quả siêu âm, bác sĩ có thể dự đoán tuổi thai qua chiều dài đầu mông, đường kính túi thai và đường kính lưỡng đỉnh như sau:
- Khi đường kính túi thai được khoảng 5mm, chứng tỏ thai nhi đã được 5 tuần tuổi. Phương pháp này thích hợp khi thai nhi còn nhỏ và không nên áp dụng với những bà bầu mang thai trên 6 tuần vì lúc này túi thai đã thay đổi hình dạng, rất khó để đo được kích thước.
- Tình tuổi thai theo chiều dài đầu mông (CRL): CRL + 6.5 = tuổi thai. Với cách này, cần phải quy đổi CRL ra đơn vị cm nếu trên kết quả quy đơn vị là mm.
- Khi thai được 20 tuần tuổi trở lên, mẹ có thể áp dụng cách tính tuổi thai bằng cách đo đường kính lưỡng đỉnh. Đo tuổi thai vào thời điểm này sẽ mang lại độ chính xác cao. Mẹ bầu nên đo lại vào thời điểm thai được 26 đến 30 tuần.
>> Lịch khám thai định kỳ mẹ bầu nên ghi nhớ
Cách tính tuổi thai theo kết quả siêu âm khá thuận tiện
4. Tính theo sự phát triển của thai nhi
Một số mẹ bầu thường nhầm lẫn giữa cách tính tuổi của thai nhi theo kỳ kinh cuối với cách tính theo sự phát triển của thai nhi. Khi bác sĩ thông báo tuổi thai và ngày dự sinh, có nghĩa là lấy tốc độ phát triển của bào thai làm chuẩn. Cũng vì lý do này mà ngày dự sinh bị thay đổi liên tục.
Nếu thai nhi bị chậm phát triển hơn so với tuổi tính theo kỳ kinh cuối thì thai bị nhỏ hơn so với tuổi. Cách tính này giúp sản phụ sớm phát hiện ra điều bất thường để có phương pháp cải thiện tình hình cho con yêu.
Trên đây là những cách tính tuổi thai và ngày dự sinh mà UNICA đã chia sẻ. Dù áp dụng phương pháp nào thì mẹ bầu vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Cũng như nâng cao kỹ năng, kiến thức và xây dựng chế độ luyện tập, nghỉ ngơi phù hợp để thai nhi luôn lớn khỏe và phát triển toàn diện nhất.
Chúc mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc!
>> Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai như thế nào là bình thường?
>> Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ không thể bỏ qua
11/09/2019
1553 Lượt xem
Dấu hiệu vỡ ối - Cẩm nang quan trọng dành cho mẹ bầu
Vỡ ối là hiện tượng xảy ra ở bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ. Đây là một biểu hiện cho thấy con yêu sắp chào đời. Vậy, hiện tượng vỡ ối diễn ra như thế nào? Dấu hiệu vỡ ối là gì? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hiện tượng vỡ ối là gì?
Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu vỡ ối, mẹ cần phải nắm rõ hiện tượng vỡ ối. Trong suốt thời kỳ mang thai, thai nhi trong bụng mẹ được nước ối bao bọc và bảo vệ khỏi những tác nhân gây hại. Nước ối là một môi trường giàu chất dinh dưỡng, nó có khả năng tái tạo và trao đổi. Đồng thời, đóng một vai trò quan trọng đối với sự sống cũng như sự phát triển của thai nhi trong tử cung.
Sau khi thụ thai 12 ngày, túi nước ối được hình thành. Bên cạnh việc bảo vệ con yêu khỏi những tác động xấu từ bên ngoài, túi ối còn có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ phù hợp nhất nhằm hỗ trợ tối đa sự phát triển cho trẻ.
>>> Xem thêm: 10 Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần ghi nhớ
Vỡ ối là hiện tượng mà thai phụ nào cũng phải trải qua trước khi sinh
Vỡ ối trước khi sinh là hiện tượng xuất hiện một lượng lớn dịch lỏng chảy ra thấm vào đáy quần lót của mẹ bầu trong tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, không phải bất cứ bà mẹ nào cũng gặp phải tình trạng này.
Hiện tượng vỡ ối trước khi kết thúc thai kỳ được gọi là vỡ ối non và khoảng 1/10 phụ nữ gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, còn có một số trường hợp hiếm hơn khoảng 3/100 phụ nữ gặp phải tình trạng vỡ ối sớm hơn khi mang thai dưới 37 tuần tuổi. Nếu mẹ bầu vỡ ối quá sớm, bác sĩ có thể sẽ dùng thuốc kích sinh.
Dấu hiệu vỡ ối là gì?
Dấu hiệu mà mẹ có thể nhận ra khi vỡ ối đầu tiên chính là có cảm giác ẩm ướt ở vùng âm đạo trên quần lót hoặc lan xuống phần chân, cảm giác này như tiểu ra quần. Mẹ bầu cần phải theo dõi vấn đề này hơn, nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ vì nước ối không có mùi.
Để không bị nhầm lẫn giữa són tiểu và chảy nước ối, mẹ có thể dùng băng vệ sinh hoặc đóng bỉm để quan sát dấu hiệu vỡ ối rõ ràng hơn trong vài phút. Nếu thấy dấu hiệu này vẫn tiếp diễn, màu sắc không thay đổi cũng không có mùi lạ thì đây có thể là biểu hiện vỡ nước ối.
>>> Xem thêm: 3 Bài tập giúp giảm đau lưng khi mang thai dành cho mẹ bầu
Mẹ có thể dùng băng vệ sinh hoặc đóng bỉm để quan sát dấu hiệu vỡ ối
Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng giấy quỳ để nhận biết hiện tượng này. Nếu giấy quỳ đổi sang màu xanh thì mẹ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám. Nhiều trường hợp, do chủ quan mà không phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng cạn nước ối hoặc thai nhi bị nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.
Dấu hiệu mà mẹ có thể nhận biết vỡ ối tiếp theo là những cơn co thắt tử cung xuất hiện với tần suất thường xuyên trước khi vỡ ối, dấu hiệu này thường khá giống với các cơn gò khi chuyển dạ.
Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp thai phụ bị vỡ ối không đau bụng nên làm cho mẹ bầu không nhận diện được tình trạng này. Chính vì vậy, các mẹ cần lưu ý đến các chất lỏng tiết ra vào những tháng cuối của thai kỳ để kịp thời xử lý.
Vỡ ối có cảm giác như thế nào?
Mỗi bà mẹ sẽ có cảm giác vỡ ối khác nhau. Có người thấy bất ngờ khi một dòng nước chảy ra mạnh và nhanh, đột ngột từ âm đạo, nhưng không cảm thấy đau đớn rồi nhanh chóng thấy ẩm ướt phía dưới chân. Nhưng có một số chị em lại chỉ thấy nước ối vỡ ra và chảy thành dòng nhỏ chầm xuống dưới chân, nước chảy ra không quá nhanh, mà cũng không quá chậm.
Mỗi bà mẹ sẽ có cảm giác vỡ ối khác nhau
Hiện tượng rỉ ối như thế nào là nguy hiểm?
Khi nắm được dấu hiệu vỡ ối, mẹ bầu cần phải biết được hiện tượng rỉ ối nguy hiểm để có thể kịp thời xử lý. Nếu thai phụ xuất hiện hiện tượng rỉ ối trước tuần thứ 37 của thai kỳ thì cần phải đặc biệt lưu ý. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ có nguy cơ bị sinh non hoặc gặp các vấn đề nghiêm trọng khác.
Việc rỉ ối sớm sẽ khiến cho môi trường sống của thai nhi bị ảnh hưởng. Đồng thời, vai trò cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cũng giảm sút rất nhiều, từ đó có thể dẫn đến tình trạng suy thai, dị tật thai nhi…
Đặc biệt, nếu thấy nước ối có màu bất thường như màu xanh lá hoặc màu nâu, kèm theo dịch đặc thì mẹ bầu cần phải nhập viện ngay. Bởi vì, đây có thể là do thai nhi đã hít phân su và đang rơi vào tình trạng nguy kịch. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời, thì nguy cơ thai chết lưu là rất lớn.
Khi rỉ ối xuất hiện và kết hợp cùng với sự co bóp của tử cung sẽ làm cho túi ối bị cạn. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của thai nhi, từ đó có thể gây ra suy thai hoặc các khiếm khuyết bẩm sinh cho trẻ. Vì vậy, khi phát hiện tình trạng vỡ ối hoặc rỉ ối, mẹ bầu cần phải bình tĩnh và cần phải nhập viện ngay lập tức.
Trên đây là những dấu hiệu vỡ ối cùng các thông tin quan trọng mẹ bầu cần nắm vững. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các mẹ bầu sẽ nhận biết được dấu hiệu nước ối bị vỡ để chuẩn bị mọi thứ tốt nhất cho việc sinh con được thuận lợi hơn.
11/09/2019
1091 Lượt xem
Xét nghiệm Triple Test nói lên các chỉ số nào của thai nhi?
Để có thể phát hiện được những bất thường bẩm sinh ở thai nhi, mẹ cần tiến hành xét nghiệm Triple test. Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết nên xét nghiệm ở tuần thứ mấy để có được kết quả chính xác nhất. Do đó, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho mẹ những thông tin liên quan mà mẹ cần nắm vững.
Xét nghiệm Triple test là gì?
Khi nhắc đến khái niệm Triple test, nhiều mẹ bầu thường không biết được đây thực chất là xét nghiệm gì. Theo y khoa, đây là một dạng xét nghiệm bộ ba đặc biệt quan trọng vì nó thuộc nhóm xét nghiệm sàng lọc về vấn đề dị tật ở thai nhi. Từ đó, giúp mẹ có thể kiểm soát được tình trạng dị tật của bé yêu sớm nhất.
>>> Xem thêm: 4 Xét nghiệm máu khi mang thai cần thiết cho mẹ và bé
Xét nghiệm Triple test là một dạng xét nghiệm để phát hiện tình trạng dị tật ở thai nhi
Theo các bác sĩ, xét nghiệm Triple tets rất an toàn vì đây là xét nghiệm không xâm lấn, nên vẫn đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Cụ thể, các bác sĩ sẽ dùng mẫu máu của mẹ để kiểm tra mức độ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi. Thông qua sự tăng hoặc giảm của các chỉ số mà bác sĩ sẽ kê khai kết quả chính xác nhất cho mẹ.
Quy trình xét nghiệm của phương pháp này cũng rất đơn giản, bao gồm 3 bước cơ bản là: thu thập thông tin của mẹ và bé, lấy mẫu máu test và nhận kết quả từ 3 - 5 ngày kể từ ngày xét nghiệm.
Tìm hiểu thêm những thông tin quan trọng khác tại khóa học: Thai giáo - Phát triển trí tuệ, cảm xúc cho con trong bụng mẹ
Nên thực hiện xét nghiệm ở tuần thứ mấy?
Để đạt được kết quả chính xác nhất, mẹ nên tiến hành xét nghiệm Triple test ở tuần thứ 15 - 20. Tuy nhiên, khoảng thời gian xét nghiệm lý tưởng nhất là từ tuần thai thứ 16 - 18. Theo lời khuyên từ các bác sĩ, tất cả chị em phụ nữ khi mang thai đều phải thực hiện xét nghiệm này. Đăc biệt, nếu có những biểu hiện sau đây, mẹ cần phải xét nghiệm ngay:
- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.
- Gia đình chồng hoặc vợ có tiền sử bị dị tật bẩm sinh.
- Phụ nữ mắc bệnh tiểu và có sử dụng thuốc insulin.
- Trong thời gian mang thai, sản phụ bị nhiễm virus.
- Khi mang thai mẹ bầu có sử dụng các loại thuốc hoặc các chất có thể gây hại cho thai nhi.
- Thai phụ làm việc trong môi trường có tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ đặc biệt với nồng độ cao.
Mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm khi thai đạt từ tuần 15 - 20
Phân tích kết quả xét nghiệm Triple test
Thực tế, thông qua kết quả của Triple test, mẹ chỉ có thể chẩn đoán tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể ở trẻ và có phải thực hiện các xét nghiệm khác hay không, chứ không thể biết được chính xác tình trạng sức khỏe của bé yêu. Có 2 trường hợp về kết quả Triple tets mà mẹ cần nắm như sau:
1. Nồng độ AFP tăng
Khi xét nghiệm Triple test, nếu thấy nồng độ AFP tăng thì đây là dấu hiệu thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, biểu hiện là cột sống chẻ đôi hoặc vô sọ. Tuy nhiên, trước đó thì mẹ bầu nên tính tuổi thai của bé yêu, bởi trong một số trường hợp nồng độ AFP tăng là do tuổi thai không chính xác.
2. Nồng độ AFP giảm
Thông thường, nồng độ AFP sẽ giảm cùng với nồng độ Estriol và hCG. Trong trường hợp này, có thể trẻ đã mắc hội chứng Down (nhiễm sắc thể 21 hoặc tam thể 21).
Đây cũng là biểu hiện của hội chứng Edwards, khi đó sẽ xuất hiện nhiễm sắc thể 18 hoặc tam thể 18, một số trường hợp sẽ xuất hiện một số nhiễm sắc thể bất thường khác.
>>> Xem thêm: 3 Tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi
Dựa vào nồng độ AFP mà mẹ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng dị tật ở thai nhi
Làm sao để có kết quả xét nghiệm chính xác?
Nếu chỉ thực hiện xét nghiệm theo Triple test thì kết quả chỉ mang tính tương đối chứ không hoàn toàn chính xác 100%. Vì vậy, để có thể biết được nguy cơ dị tật ở thai nhi chính xác nhất, mẹ bầu nên kết hợp với những kết quả xét nghiệm khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Để đảm bảo tính chính xác thì trong quá trình xét nghiệm Triple test, mẹ cần chú ý đề cập đến những yếu tố quan trọng như: cân nặng, chiều cao, tiền sử bệnh lý, thói quen (ví dụ có hút thuốc hay không), tình trạng đa thai hay đơn tha, tuổi thai, tiền sử sản khoa, nhằm giúp bác sĩ có thể đưa ra kết quả chính xác nhất.
Nếu mẹ bầu khi tiến hành xét nghiệm mà kết quả trả về là thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật thì mẹ cần bình tĩnh, đồng thời thực hiện thêm các chẩn đoán xác định chính xác nhất bằng phương pháp xâm lấn như sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối. Riêng đối với vấn đề này thì mẹ cần chú ý trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện nhằm đảm bảo an toàn, cũng như chấp nhận những tai biến có thể xảy ra trong quá trình xét nghiệm chẩn đoán.
Dị tật ở thai nhi là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, do đó trong quá trình mang thai, mẹ cần chú ý tiến hành xét nghiệm Triple test đúng giai đoạn kịp thời. Hy vọng với những thông tin mà UNICA chia sẻ sẽ giúp cho mẹ bầu có thêm những kiến thức quan trọng về thai giáo.
11/09/2019
2358 Lượt xem
“Nguyên tắc vàng” khi chọn sữa cho bà bầu 3 tháng đầu
Khi chọn sữa cho bà bầu 3 tháng đầu, chị em cần nắm vững những nguyên tắc quan trọng nhằm giúp bảo vệ sức khỏe tối ưu cho cả mẹ và bé. Vậy, những nguyên tắc đó thực chất là gì, hãy cùng tham khảo thêm bài viết mà UNICA chia sẻ dưới đây.
Lý do nên sử dụng sữa cho bà bầu 3 tháng đầu?
3 tháng đầu là thời điểm vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, do đó mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết nhất. Bên cạnh các thực phẩm giàu dinh dưỡng thì sữa là một nguyên liệu không thể thiếu, bởi trong sữa có chứa các dưỡng chất cần thiết nhất như: sắt, kẽm, canxi, photpho…
Sữa là nguyên liệu quan trọng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Bên cạnh đó, sữa còn giúp cung cấp các chất như: DHA, ARA, Omega, vitamin… rất tốt cho sự phát triển hệ thần kinh và não bộ của của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Do đó, sữa chính là “nguồn dinh dưỡng vàng” mà mẹ bầu không nên bỏ qua trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
Đặc biệt, đối với những mẹ thường không thể ăn nhiều thức ăn trong ngày do tình trạng ốm nghén, thì sữa cho bà bầu 3 tháng đầu chính là lựa chọn hoàn hảo nhất. Đây là nguồn năng lượng cần thiết giúp mẹ không bị kiệt sức và ốm yếu, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nguyên tắc khi chọn sữa cho bà bầu 3 tháng
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho mẹ bầu, chính vì vậy cần được chọn lựa kỹ lưỡng. Thực tế, nhiều mẹ bầu gặp tình trạng nôn ói, mất nước do uống phải sữa kém chất lượng. Vì vậy, mẹ cần phải nắm được những “nguyên tắc vàng” sau đây:
1. Chọn mua loại sữa uy tín, đảm bảo chất lượng
Nguyên tắc đầu tiên khi chọn mua sữa cho bà bầu 3 tháng đó chính là phải chọn loại sữa uy tín, đảm bảo chất lượng. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn cả cho bé yêu.
Hiện nay, trên thị trường, các dòng sữa giả, kém chất lượng được bày bán trôi nổi khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy hoang mang, lo lắng. Do đó, mẹ chỉ nên ưu tiên sử dụng sữa của những thương hiệu lớn để đảm bảo chất lượng, và nếu không có kinh nghiệm trong khoản này thì mẹ hãy tham khảo ý kiến của các mẹ đã từng mang thai.
Để đảm bảo sức khỏe, mẹ nên chọn những dòng sữa an toàn, chất lượng
Trong thời đại công nghệ số, bạn cũng có thể sử dụng phần mềm kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, cách này cũng chỉ mang tính tương đối và bạn không nên quá lạm dụng. Hãy là một mẹ bầu thông thái trong việc mua sắm.
2. Chọn loại sữa phù hợp
Đối với sữa cho bà bầu 3 tháng đầu sẽ có chung các dưỡng chất tương đương nhau, tuy nhiên hương vị có thể khác nhau. Do đó, để đảm bảo việc uống sữa được đều đặn hơn thì mẹ nên chọn loại sữa phù hợp với sở thích của mình. Ví dụ, nếu mẹ thích uống sữa có hương vị dâu thì không nên chọn sữa có hương vani…
Một số loại sữa sẽ thường sẽ ít ngọt do lượng đường ít, do đó nếu mẹ là người hảo ngọt thì cũng không nên thêm đường khi uống. Vì điều này có thể khiến chất lượng sữa bị giảm, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cả mẹ và thai nhi.
Thai giáo từ sớm sẽ giúp bé phát triển tốt hơn về mặt thể chất và tư duy ngay từ trong bụng mẹ. Để giúp các mẹ hiểu hơn về thai giáo, Unica đã ra mắt các khóa học Thai giáo online. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay:
[course_id:799,theme:course]
[course_id:1576,theme:course]
[course_id:1820,theme:course]
3. Không chỉ uống mỗi sữa
Mặc dù sữa cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho mẹ bầu trong thời kỳ 3 tháng đầu. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ bầu chỉ cung cấp sữa cho cơ thể mà bỏ qua những thực phẩm khác. Điều này có thể gây nên tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Bên cạnh việc uống sữa, mẹ nên chú ý bổ sung thêm các dưỡng chất quan trọng khác
Do đó, bên cạnh việc bổ sung các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu thì mẹ cần kết hợp với những nhóm thực phẩm khác. Trong đó, nhóm thực phẩm mà mẹ cần bổ sung bao gồm:
- Acid Folic: Mẹ cần bổ sung từ 400 - 600gr Acid Folic mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu dưỡng chất này như: bông cải xanh, rau bina, cam, măng tây, lòng đỏ trứng, khoai tây, ngũ cốc thô…
- Sắt: 60mg sắt mỗi ngày là lượng dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu. Bổ sung sắt đầy đủ sữa giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn và chuyển tiền tố Beta Caroten thành Vitamin A.
- Canxi: Đây là dưỡng chất cần thiết giúp cho hệ xương của bé yêu được chắc khỏe hơn. Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung từ 800 - 1500mg Canxi cho cơ thể.
- Kẽm: Bổ sung đầy đủ chất kẽm sẽ giúp tránh được tình trạng sẩy thai, sinh con thiếu tháng, nhẹ cân. Hàu, hải sản, ngũ cốc nguyên cám, đậu, thịt gia cầm là những thực phẩm rất giàu kẽm mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
- Các loại vitamin: Mỗi loại vitamin sẽ giúp quá trình phát triển của bé yêu được toàn diện hơn. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D vào thực đơn hằng ngày. Trong đó, chú trọng trái cây và các loại rau xanh.
Có nên uống sữa bầu trong những tháng đầu thai kỳ
Trong những giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên bị ốm nghén khiến cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng như Canxi, sắt có trong các loại thực phẩm ngày càng trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế mà nó không chỉ làm mẹ giảm cân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, các mẹ nên uống sữa bầu để có thể cung cấp đủ chất và sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài ra, hệ thần kinh của thai nhi phát triển sớm trong những tháng đầu. Uống sữa bầu khi mới bắt đầu có thai sẽ giúp mẹ bổ sung các Axit Folic, giúp thai nhi phải triển toàn diện và tránh được dị tật ống thần kinh.
Mẹ bầu có thể uống sữa vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào các bữa phụ. Ngoài ra. mẹ có thể ăn kèm với bánh quy, bánh mì để cảm thấy việc uống sữa bầu dễ dàng và tăng khẩu vị lên rất nhiều.
Qua bài viết trên đây, chắc chắn mẹ bầu đã nắm được những thông tin quan trọng khi chọn sữa cho bà bầu 3 tháng đầu, nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé yêu. Hy vọng với những thông tin nêu trên, mẹ bầu sẽ có một thời kỳ mang thai an yên và “mẹ tròn con vuông”.
>> Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu mẹ nên ăn hằng ngày
>> Điểm danh 5 loại ngũ cốc cho bà bầu luôn khỏe mạnh, con ngoan
>> Ăn gì để lợi sữa? Câu trả lời hữu ích nhất cho mẹ bầu
11/09/2019
2101 Lượt xem
Nguyên nhân que thử thai 2 vạch nhưng không có thai?
Nhiều chị em khi sử dụng que thử thai mặc dù hiển thị 2 vạch nhưng khi đi siêu âm vẫn không thấy có thai, khiến bản thân vô cùng hoang mang lo lắng. Thực chất, việc que thử thai 2 vạch nhưng không có thai có thể là do một số nguyên nhân khác nhau được Unica đề cập thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Nguyên nhân que thử thai 2 vạch nhưng không có thai
1. Xuất hiện tình trạng thai trứng
Theo các nghiên cứu khoa học, thai trứng là một sự phát triển bất thường của các lớp tế bào có trong gai nhau. Chúng thường biến thành từng túi nhỏ tương tự như chùm nho và chứa nhiều nước. Các túi này sẽ nối với nhau bằng những sợi nhỏ và không thông với nhau.
Khi chị em xuất hiện thai trứng sẽ khiến que thử thai có thể hiển thị 2 vạch
Thông thường, thai trứng sẽ phát triển thành một khối phôi thai bất thường hoặc không có phôi thai. Do đó, nó vẫn có thể khiến cho nồng độ hCG tăng nhanh và cho kết quả là que thử thai 2 vạch, nhưng khi bạn thực hiện siêu âm thì hoàn toàn không có tim thai.
2. Tiêm hCG
Đối với những chị em đang bị hiếm muộn và vô sinh thì sẽ được tiêm hormone hCG để kích thích khả năng mang thai. Chính vì vậy, khi sử dụng que thử thai sẽ hiển thị 2 vạch nhưng kết quả lại không hề mang thai.
3. Xuất hiện thai ngoài tử cung
Nếu như thai ngoài tử cung thì khi sử dụng que thử thai vẫn cho ra kết quả 2 vạch. Đây là hiện tượng trứng được thụ tinh, tuy nhiên lại không di chuyển vào trong tử cung mà lại phát triển ở ngoài, biển hiện dễ nhận biết nhất là ở vòi trứng. Trong trường hợp này hàm lượng hCG có trong nước tiểu cũng sẽ tăng cao khiến cho que thử báo 2 vạch và nhiều chị em nhầm tưởng mình đã mang thai.
Khi mang thai ngoài tử cung, chị em sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ rất nguy hiểm như: rong huyết, băng huyết, nặng hơn là tử vong. Do đó, bạn nên thăm khám định kỳ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xuất hiện thai ngoài tử cung cũng sẽ khiến que thử thai hiện 2 vạch
4. Bị rối loạn kỳ kinh nguyệt
Nguyên nhân tiếp theo khiến que thử thai 2 vạch nhưng vẫn không có thai đó chính là bị rối loạn kỳ kinh nguyệt. Riêng đối với trường hợp này thì chị em có thể nhận diện que thử với màu nhạt hơn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chính yếu tố lo lắng khiến nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao và làm cho que thử thai hiển thị 2 vạch, nhưng thực chất bạn lại không có thai.
5. Kháng thể hoặc do ung thư
Cơ thể của một số chị em có thể sản xuất ra hormone hCG tương tự nếu như tồn tại một số tế bào ung thư hoặc kháng thể. Chính điều này dẫn đến kết quả que thử thai có 2 vạch. Trong trường hợp này, nếu không chắc chắn, chị em hãy chú ý đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Thai giáo từ sớm sẽ giúp bé phát triển tốt hơn về mặt thể chất và tư duy ngay từ trong bụng mẹ. Chính bởi vậy, khóa học Thai giáo Online ra đời sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để giáo dục bé ngay từ sớm. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:799,theme:course]
[course_id:1171,theme:course]
[course_id:1191,theme:course]
6. Sử dụng que thử thai sai cách
Việc sử dụng que thử thai đúng chuẩn sẽ giúp mang lại kết quả chính xác hơn. Do đó, chị em nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Và điều đầu tiên cần nắm là chỉ sử dụng que thử thai trong vòng 15 phút kể từ khi xé bao.
Que thử thai 2 vạch nhưng không có thai nếu bạn nhúng que thử thai sai cách. Do đó, hãy để nước tiểu ngập quá phần mũi tên trên que thử thai. Để yên 15 phút rồi mới đọc kết quả. Việc đọc kết quả quá sớm hoặc quá muộn có thể dẫn đến kết quả bị sai lệch.
7. Mắc bệnh về đường tình dục
Một số bệnh lý phụ khoa như viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm tình dục cũng sẽ khiến chị em phụ nữ không có được kết quả chính xác khi sử dụng que thử thai. Do đó, nếu cơ thể của bạn đang mắc một số bệnh về đường tình dục thì hãy tiến hành thăm khám tại các bệnh viện để có được kết quả chính xác nhất.
Cách tốt nhất là chị em nên đi khám để có kết quả mang thai chính xác nhất
8. Sảy thai hoặc phá thai trước đó
Trong giai đoạn bào thai làm tổ vào thành tử cung của người phụ nữ, cơ thể bạn tiết ra một loại Hormone thai kỳ, gọi là hCG. Trong suốt giai đoạn này, nếu bạn gặp phải tình trạng sảy thai hoặc phá thai có chủ đích thì nồng độ hCG sẽ giảm chậm theo thời gian, thời gian được xác định trong khoảng 9-35 ngày. Chính vì thế, nếu bạn dùng que thử thai trong thời kỳ này thì rất có thể que thử thai 2 vạch nhưng không có thai do kết quả dương tính giả.
Cách sử dụng que thử thai chính xác nhất
Một trong những nguyên nhân khiến que thử thai 2 vạch nhưng vẫn không có thai đó chính là sử dụng que thử thai sai cách. Chính điều này đã đặt ra cho nhiều chị em thắc mắc: Đâu là cách sử dụng đúng nhất? Thực tế, cách sử dụng que thử thai rất đơn giản, chị em hãy thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Lấy một lượng vừa phải nước tiểu của bạn và cho vào cốc thử.
- Bước 2: Xé bao nhôm bên ngoài que thử thai, chú ý từ lúc xé đến lúc sử dụng chỉ được 15 phút.
- Bước 3: Nhúng que thử thai theo hướng mũi tên vào cốc nước tiểu, chú ý để nước tiểu ngập quá mũi tên.
- Bước 4: Chờ khoảng 5 phút và đọc kết quả. Nếu lúc này lằn vạch ngang hiện màu hồng thì chứng tỏ cuộc thử nghiệm đã xong và bạn có thể đọc kết quả.
Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng que thử thai 2 vạch nhưng không có thai. Do đó, để đảm bảo chắc chắn cho sức khỏe của bản thân, ngoài việc sử dụng que thử thai thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Vậy nên trước khi chuẩn bị làm mẹ thì bạn cũng nên cần tìm hiểu những kiến thức mang thai qua các lớp thai giáo hiện nay được rất nhiều người theo dõi. Tại đây bạn sẽ được các giáo viên giới thiệu đến bạn những kiến thức chăm sóc thai nhi đến khi bé chào đời. Mời bạn cùng theo dõi
>>> Xem thêm: 10 Dấu hiệu thụ thai thành công chính xác nhìn là biết ngay
>>> Xem thêm: Cách sử dụng que thử thai chuẩn xác 100%
11/09/2019
4791 Lượt xem
Độ mờ da gáy là gì? Chỉ số quan trọng mẹ cần ghi nhớ
Độ mờ da gáy là gì? chính là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm sữa. Thực tế, đây là sự kết tụ chất dịch dưới da ở vùng gáy của thai nhi. Và dựa trên những chỉ số độ mờ của da gáy mà mẹ có thể bảo vệ sức khỏe của bé yêu một cách tốt nhất. Vậy, những chỉ số đó là gì? Hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây.
Độ mờ da gáy là gì?
Trong y khoa, độ mờ của da gáy hay còn được gọi là một khoảng sáng sau gáy của thai nhi. Đây là một sự kết tụ của các dịch dưới da trong vùng gáy của bé yêu. Thông thường, thai nhi từ 11 tuần đến 14 tuần đều có sự tích tụ các dịch dưới vùng gáy.
>>> Xem thêm: 3 Bài tập giúp giảm đau lưng khi mang thai dành cho mẹ bầu
Độ mờ da gáy là sự kế tụ của các dịch dưới da tại vùng gáy của thai nhi
Các bác sĩ sẽ thường dựa theo kết quả của độ mờ trên da gáy để chẩn đoán hội chứng Down thông qua phương pháp siêu âm. Cũng dựa trên kết quả này mà các bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho mẹ về việc xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh là NIPT hoặc một số xét nghiệm chuyên môn khác.
Và để có được kết quả chính xác nhất thì mẹ nên kiểm tra độ mờ da gáy của bé yêu trong thời kỳ từ tuần 11 đến tuần 14. Bởi đây là giai đoạn mà các chỉ số hiển thị rõ nhất.
Các chỉ số khi đo độ mờ trên da gáy
Theo nhận định của các bác sĩ, chỉ số độ mờ trên da gáy ở thai nhi được phân loại thành 2 cấp độ khác nhau. Cụ thể như sau:
Cấp độ bình thường
Đối với trẻ có độ mờ da gáy bình thường thì chỉ số xét nghiệm sẽ hiển thị với kích thước dưới 3,5mm (áp dụng đối với bé có kích thước 45 - 84mm). Nếu thai nhi đang trong giai đoạn 11 tuần tuổi thì 2mm là độ mờ chuẩn nhất của vai gáy. Trong trường hợp mà độ mờ trên da gáy của bé yêu thấp hơn 1,3mm thì có khả năng thấp trẻ bị mắc hội chứng Down.
Độ mờ trên da gáy bình thường khi có kết quả hiển thị là dưới 3,5mm
Cấp độ cao
Nếu chỉ số độ mờ của da gáy ở bé đạt từ 3,5 - 4,4mm thì có thể tỉ lệ bất thường của nhiễm sắc thể là 21,1%. Trong trường hợp chỉ số này lớn hơn 6,5mm thì tỉ lệ bất thường của nhiễm sắc thể có thể lên đến 64,5% và nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down là rất cao.
Nhận diện cặp nhiễm sắc thể bất thường
- Cặp nhiễm sắc thể 21: Đây là cặp nhiễm sắc thể chứng tỏ bé yêu đã mắc hội chứng Down. Theo các thống kê, cứ 1/600 trẻ em sinh ra lại mắc hội chứng Down. Đây là hội chứng khiến trẻ phát triển chậm cả về thể chất và trí tuệ.
- Cặp nhiễm sắc thể 18: Đây là hội chứng Edward. Đối với những trẻ bị hội chứng này sẽ khiến mẹ bị sẩy thai sớm hoặc nếu bé sinh ra thì sẽ gặp những khuyết tật về cấu trúc cơ thể.
- Cặp nhiễm sắc thể 13: Trong các chỉ số của độ mờ da gáy, nếu xuất hiện nhiễm sắc thể 13 thì chứng tỏ trẻ đã mắc hội chứng Patau. Nếu trẻ mắc hội chứng này thì thường không có tuổi thọ cao và mắc nhiều khuyết tật trên cơ thể.
Mang thai chính là niềm hạnh phúc nhất mà mỗi người phụ nữ được Thượng Đế ban tặng. Tuy nhiên, quá trình này sẽ khiến cơ thể và tâm lý của mẹ thay đổi nên bạn cần chuẩn bị kiến thức khi mang thai để vượt qua giai đoạn này. Hiểu được điều đó, khóa học online này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản khi mang thai để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:829,theme:course]
[course_id:871,theme:course]
[course_id:2275,theme:course]
Những lưu ý về chỉ số độ mờ trên da gáy
Thực tế, chỉ số về độ mờ trên da gáy còn là khái niệm khái niệm khá mới đối với nhiều mẹ, đặc biệt là mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, đây lại là một thông tin cực kỳ quan trọng trong việc chẩn đoán hội chứng Down ở trẻ. Do đó, khi nhắc đến khái niệm này, mẹ cần nắm một số lưu ý sau đây:
Đối với độ mờ trên da gáy, mẹ cần nắm đầy đủ thông tin để bảo vệ sức khỏe tốt hơn
- Sau khi siêu âm về chỉ số của độ mờ da gáy, dựa trên kết quả này, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác lên đến 75% nguy cơ mắc bệnh Down của trẻ.
- Một số trường hợp với xác suất nhỏ cho thấy kết quả mắc hội chứng Down nhưng bào thai lại bình thường. Do đó, mẹ cần thực hiện đầy đủ và kỹ lưỡng các xét nghiệm để chẩn đoán và sàng lọc.
- Thông thường, các xét nghiệm được tiến hành đối với hội chứng này bao gồm xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh không xâm lấn NIPT dành cho thai phụ từ tuần thứ 10. Đối với xét nghiệm này thì có thể cho kết quả với độ chính xác lên đến 99.9%.
- Mẹ nên hạn chế thực hiện các xét nghiệm xâm lấn như sinh thiết gai nhau thai, chọc ối vì có thể gây nên những nguy cơ không tốt cho cả mẹ và bé.
- Trong trường hợp xấu nhất, bé yêu của bạn mắc hội chứng Down thì bạn cũng cần bình tĩnh nghe lời khuyên từ bác sĩ để có được quyết định đúng đắn nhất.
- Nếu hội chứng Down kèm theo những dị tật nghiêm trọng khác thì lời khuyên đúng nhất dành cho bạn đó chính là đình chỉ thai. Điều này sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Siêu âm độ mờ da gáy khi nào?
Để nhận được kết quả siêu âm độ mờ da gáy của thai nhi một cách chính xác nhất, bạn nên thực hiện từ tuần thứ 11-13 của thai kỳ. Bởi lẽ trước 11 tuần tuổi, thai nhi còn quá bé khiến cho kết quả siêu âm độ mờ da gáy không chính xác. Nếu sau mốc 1 tuần, độ mờ da gáy đã ổn định và trở về bình thường, việc siêu âm dường nhi không còn có ý nghĩa nữa. Thế nhưng, sau thời điểm tuần thứ 13, chỉ số độ mờ da gáy bình chưa chắc 100% rằng thai nhi đã bình thường.
Như vậy, qua bài viết mà UNICA chia sẻ, chắc chắn các mẹ đã hiểu rõ hơn về độ mờ da gáy ở thai nhi. Hy vọng, với những thông tin nêu trên sẽ giúp quá trình mang thai của mẹ được khoa học hơn. Và để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, hãy chú ý thăm khám và xét nghiệm đúng định kỳ mẹ nhé!
11/09/2019
2241 Lượt xem
Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai như thế nào là bình thường?
Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai như thế nào là bình thường? là một trong những vấn đề được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm, nhất là với những ai lần đầu làm mẹ. Bởi vì, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sự xuất hiện và phát triển của con. Để có được câu trả lời thỏa đáng nhất cho thắc mắc này hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mấy tuần có tim thai?
Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc đặt ra câu hỏi mấy tuần thì có tim thai. Tuy nhiên đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được quy trình thụ thai diễn ra như thế nào để hiểu rõ hơn. Thời gian 13 ngày từ khi trứng được thụ tinh, hình dạng của trứng trong tử cung sẽ biến đổi. Lúc này, hình dáng của phôi thai hiện ra tương đối rõ. Bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim.
Mặc dù hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành rõ ràng, nhưng tim thai bắt đầu co bóp, đập những nhịp tim đầu tiên và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ.
Nếu bạn chậm kinh 2 tuần thì bạn nên đi siêu âm để biết chắc mình có mang thai hay không, hoặc thau đã di chuyển về tử cung chưa. Nếu bạn có thai, bác sĩ sẽ chỉ định bạn siêu âm 1 lần nữa vào tuần thai thứ 6 để kiểm tra tim thai.
>>> Xem thêm: 10 Dấu hiệu thụ thai thành công chính xác 100%
Tim thai xuất hiện vào tuần thứ 5 - 6 của thai kỳ
Vào cuối tuần thứ 5, đầu tuần thai thứ 6, tim thai thường chỉ có âm vang. Cho đến tuần thai thứ 7, tim lớn dần lên, bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải, lúc này tim thai đã có nhịp đập rõ ràng. Cùng với đó, phôi thai cũng rõ hơn trong hình ảnh siêu âm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, có thể nghe thấy tim thai muộn hơn vào khoảng tuần thứ 8 - 10 của thai kỳ.
Mấy tuần có tim thai? Thông thường tim thai xuất hiện vào tuần thứ 5 - 6 của thai kỳ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, có thể nghe thấy tim thai muộn hơn vào khoảng tuần thứ 8 - 10 của thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do tính tuổi thai bị sai lệch. Để yên tâm hơn, mẹ có thể thực hiện xét nghiệm hCG để xác định được tuần tuổi chính xác của thai để trả lời cho câu hỏi mấy tuần thì có tim thai
Nhịp tim thai như thế nào là bình thường?
Khi đã nắm được thông tin mấy tuần có tim thai, các mẹ cần phải quan tâm đến nhịp tim thai xem tim đập nhanh hay chậm, Bởi vì, nếu tim thai đập nhanh hơn mức bình thường thì có thể sức khỏe thai nhi đang gặp vấn đề.
Tim thai gần như hoàn thiện hơn vào tuần thứ 12 với những nhịp đập rõ ràng hơn. Thông thường, vào cuối tuần thai 16, tim thai đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng của mình.
Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày, trung bình tim thai có thể giao động từ 120 đến 160 lần/phút. Tuy nhiên, nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé cựa quậy nhiều.
Tim thai gần như hoàn thiện hơn vào tuần thứ 12 với những nhịp đập rõ ràng hơn
Đến tuần thai thứ 20, tim thai sẽ đạp mạnh hơn. Lúc này, mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được nhịp tim của bé yêu. Nhịp đập càng to, càng dễ dàng thì chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên, nếu nhịp tim thai đập hơn 180 lần/phút thì mẹ cần phải đến bệnh viện ngay. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi đang gặp vấn đề.
Mấy tuần có tim thai? Bên cạnh việc nhịp tim thai đập nhanh, mẹ cũng cần phải lưu ý đến những trường hợp tim thai yếu. Nếu ở tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, nhịp tim thai dưới 70 nhịp/phút thì có nguy cơ mắc sảy thai lên đến 100%. Còn nếu dưới 90 nhịp/phút thì tỷ lệ sảy thai là 86% và 50% đối với nhịp tim dưới 120 nhịp/phút.
Nhịp tim được xem là chậm nếu dưới 110 nhịp/phút. Nguyên dân đến tình trạng này là do khả năng lưu thông máu kém, mẹ bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường, cũng có thể là do dị tật thai nhi. Tùy theo nguyên nhân và tuổi thai, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.
Thai giáo từ sớm sẽ giúp bé phát triển tốt hơn về mặt thể chất và tư duy ngay từ trong bụng mẹ. Chính bởi vậy, khóa học Thai giáo Online ra đời sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để giáo dục bé ngay từ sớm. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:799,theme:course]
[course_id:1171,theme:course]
[course_id:1191,theme:course]
Mẹ cần làm gì khi không thấy tim thai?
Nếu thai nhi chưa đến 8 tuần tuổi và không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo về việc sảy thai, thì có thể do mẹ đã siêu âm quá sớm và vội vàng kết luận không có tim thai. Do đó, bác sĩ sẽ hẹn mẹ khám lại sau vài ngày hoặc một tuần để kiểm tra chính xác.
Việc tính tuổi thai bị sai lệch sẽ không nghr thấy tim thai ở tuần thứ 6
Nguyên nhân không có tim thai có thể đến từ việc ngày tính tuổi thai bị sai lệch nên chưa nghe thấy tim thai ở tuần thứ 6. Vì ngày rụng trứng có thể muộn hơn vài ngày so với chu kỳ kinh nguyệt cuối của mẹ. Ngoài ra, yếu tố về gen cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Trường hợp, tuổi thai nhi được tính chính xác, tuy nhiên khi tuổi thai vượt qua tuần thứ 8 mà vẫn chưa thấy tim thai, có thể là dấu hiệu thai lưu. Để chắc chắn, mẹ có thể xét nghiệm hCG. Nếu phát hiện có điều bất thường, mẹ bầu cần phải đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Như vậy, UNICA đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai như thế nào là bình thường? Hy vọng rằng, qua bài viết này, các mẹ đã nắm thêm nhiều thông tin hữu ích để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát triển của thai nhi.
10/09/2019
3131 Lượt xem