Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Phong Cách Sống

Tìm hiểu về Digital Marketing và Online Marketing và sự khác biệt giữa chúng?
Tìm hiểu về Digital Marketing và Online Marketing và sự khác biệt giữa chúng? Rất nhiều người hoạt động trong lĩnh vực marketing thường hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm digital marketing và online marketing. Tuy nhiên đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu doanh nghiệp nắm được bản chất của các chiến lược này, chắc chắn sẽ góp phần tích cực vào việc định hình các chiến lược tổng thể và tập trung nguồn lực cũng như các kênh tiếp thị hiệu quả. Chính vì vậy mà ngay sau đây Blog Unica sẽ giúp bạn phân biệt hai khái niệm này cũng như tìm hiểu sâu về digital marketing. Mời bạn cùng tham khảo. Thế nào là Digital Marketing? Digital marketing đề cập đến việc sử dụng các kênh, thiết bị dựa trên nền tảng kỹ thuật số (bất kể chúng có trực tuyến hay không) để xây dựng hoặc quảng bá thông điệp đến khách hàng mục tiêu. Thế nào là Digital Marketing? Không ít người khi nhắc đến Digital Marketing thì thường nghĩ đến các kênh trực tuyến như Google Adwords, Facebook Advertising, Email Marketing… Cách nghĩ này đúng nhưng chưa đủ. “Phương tiện truyền thông” theo định nghĩa trên còn bao gồm cả các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại, tivi, radio, billboard v.v… Có người nói, Digital Marketing xuất hiện nhằm cạnh tranh và thậm chí là thay thế cho kênh marketing truyền thống. Tuy nhiên đó là những quan điểm không đúng. Digital Marketing ra đời là để bổ sung những mặt còn thiếu của marketing truyền thống. Với sự phát triển của xã hội và mạng internet như hiện nay, nền tảng tiếp thị kỹ thuật số này sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn khi triển khai một chiến dịch marketing. Thế nào là Online Marketing? Thế nào là Online Marketing? Online Marketing là cụm từ kết hợp giữa “marketing” và “online”. Trong đó, marketing chính là các hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Còn online tức là liên quan đến các hoạt động trên mạng internet. Vậy chung quy lại, Online Marketing chính là hình thức tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng thông qua các công cụ kết nối Internet, không có internet, các hình thức này vô nghĩa. Online Marketing quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo…, các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram, Twitter,…và cả Banner quảng cáo trên các trang web, các diễn đàn, viết bài PR trên các trang báo mạng, rao vặt, tạo gian hàng… sao cho mục đích cuối cùng là tiếp cận được nhiều người nhất.  Online Marketing là một phần của Digital Marketing, nó bổ trợ và tiếp sức cho Digital Marketing. Hình thức marketing này có thể bao gồm những cách thức sau: SEO – SEM: Cố gắng dùng các kỹ thuật để đạt thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của các bộ máy tìm kiếm, có thể thông qua quảng cáo trên Google Adwords /Bing Ads và các kỹ thuật tối ưu hóa website. Mobile Marketing: quảng cáo thông qua các thiết bị di động, quảng cáo thông qua các ứng dụng, các trò chơi hoặc cải thiện giao diện website sao cho tương thích với các thiết bị di động.  Email Marketing: thu thập dữ liệu khách hàng, chăm sóc họ bằng thư và quảng cáo sản phẩm dịch vụ mới. Phương pháp này tốn khá ít chi phí, tuy nhiên đòi hỏi doanh nghiệp cần tập trung vào kịch bản và khâu thu thập dữ liệu khách hàng. Social Marketing: quảng cáo thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn và phát triển các fanpages để thu thập đánh giá và ý kiến từ khách hàng, từ đó góp phần gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu một cách tự nhiên nhất. CPM – CPC – CPA: quảng cáo thông qua các networks cung cấp dịch vụ CPM/CPC/CPA bằng cách đăng tải các banner trên các website trong hệ thống của họ. Khác biệt giữa digital marketing và online marketing? Digital marketing tiếp cận khách hàng, truyền tải thông điệp trên bất kỳ thiết bị số nào kể cả không có kết nối internet. Online marketing nhất định phải sử dụng đến internet. Hình thái của digital marketing đa dạng, linh hoạt và không bị lệ thuộc, trong khi online chỉ xoay quanh các banner và hiệu ứng liên quan đến web. Phương tiện truyền của digital marketing có NFC, Bluetooth, các thiết bị lưu trữ, billboard tương tác ngoài trời và bao gồm cả internet. Online marketing bắt buộc phải gắn liền với internet. Khác biệt giữa digital marketing và online marketing Để có những kết quả tốt nhất cho các chiến dịch marketing của mình, doanh nghiệp cần quan tâm đến khách hàng nhiều hơn, họ ở đâu ta truyền thông ở đó để tiếp cận được nhiều khách hàng với chi phí thấp nhất. Không nhất thiết phải rạch ròi 100% giữa digital marketing và online marketing.  Hy vọng với những thông tin mà Unica vừa chia sẻ tới các bạn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng khái niệm, từ đó biết cách sử dụng phù hợp trong từng tình huống nhất định để đạt được hiệu quả tốt nhất trong các chiến lược marketing của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và xin chúc bạn thành công! >>> Đừng bỏ lỡ các khoá học marketing online hấp dẫn tại UNICA với vô vàn ưu đãi hấp dẫn <<< >> Digital marketing là gì? Các công cụ Digital Marketing hiệu quả nhất tại Việt Nam hiện nay >> Hướng dẫn học Digital Marketing chi tiết nhất cho người mới bắt đầu
31/05/2019
893 Lượt xem
GIẢI ĐÁP: Học trống Cajon có khó không?
GIẢI ĐÁP: Học trống Cajon có khó không? Cuộc sống được ví như một bản nhạc, có lúc thăng trầm như tình ca, có lúc lại dữ dội như nhạc rock vậy. Con người ai cũng cần sống có âm nhạc, đây là một món ăn tin thần không thể thiếu được. Tuy vậy, không phải ai cũng biết chơi các loại nhạc cụ như học Piano, ukulele hay violin vì chúng khá khó và cần nhiều thời gian để luyện tập. Một trong số những loại nhạc cụ được các bạn trẻ yêu thích nhất hiện nay đó là trống Cajon, rất phổ biến với dòng nhạc Acoustic và dễ chơi hơn guitar hay là piano rất nhiều. Có rất nhiều bạn băn khoăn rằng, liệu học trống Cajon này có khó không, bao lâu thì chơi được. Trong bài viết dưới đây Blog Unica sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này, mời bạn cùng tham khảo. Trống Cajon là gì? Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi học trống Cajon có khó không, mời bạn đọc cùng tìm hiểu xem trông Cajon là gì nhé. Trống Cajon là loại nhạc cụ thuộc bộ gõ, xuất hiện và phát triển đầu tiên ở Peru vào thế kỷ thứ 18. Trống Cajon có hình dáng hộp chữ nhật và được làm từ chất liệu gỗ. Để có thể tạo ra được âm thanh cho loại nhạc cụ này, người chơi sẽ sử dụng các ngón tay và bàn tay để đập lên các mặt của trống. Tùy vào thiết kế mà 6 mặt của trống Cajon sẽ giúp người chơi tạo ra những âm thanh khác nhau.  Bạn có thể sử dụng trống Cajon để chơi nhiều thể loại đa dạng khác nhau như hiphop, rock, pod, blues. Sự góp mặt của trống Cajon sẽ giúp tạo ra những bản nhạc hay, ấn tượng và cuốn hút nhất.  Khái niệm trống Cajon Học trống Cajon có khó không? Để khẳng định chắc chắn chơi cajon khó hay là dễ thì rất khó kết luận, vì mỗi người sẽ có một cách học khác nhau, có người thấy khó, nhưng có người lại thấy rất dễ dàng. Tuy nhiên nếu đem ra so sánh với các nhạc cụ khác như guitar, piano, violin, học Organ… thì trống cajon dễ học hơn rất nhiều.  Đối với các loại nhạc cụ khác, bắt buộc bạn phải nắm được những kiến thức về nhạc lý như các nốt nhạc, cảm âm và để hiểu hết được những vấn đề này bạn thường mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, với trống cajon thì bạn chỉ cần quan tâm đến nhịp phách, loại nhạc cụ này chỉ có 2 âm cơ bản nhất là âm bass và âm treble (hay còn gọi là âm snare), khi chơi nếu sự cảm nhận nhịp phách của các bạn tốt thì các bạn hoàn toàn có thể điều khiển được tiếng trống. Mặt khác, loại trống này tuy nhỏ nhưng âm thanh phát ra rất lớn, trong một không gian rộng, mặc dù không cần đến các thiết bị hỗ trợ âm thanh thì loại trống này vẫn hoàn toàn đáp ứng được. Học trống cajon liệu có khó không? >>> Xem thêm: Hải Đăng chinh phục thành công dòng nhạc điện tử và X3 thu nhập hiện tại Trở thành thần đồng âm nhạc với khóa học online của Unica. Khóa học âm nhạc không chỉ giúp bạn hiểu biết sâu sắc hơn về nghệ thuật âm nhạc mà còn tạo cơ hội giúp bạn trau dồi và thể hiện tài năng nghệ thuật âm nhạc của bản thân mình. Đăng ký ngay. [course_id:111,theme:course] [course_id:120,theme:course] [course_id:417,theme:course] Học bao lâu thì có thể chơi được Cajon? Tùy vào mức độ cảm thụ âm nhạc của mỗi người mà việc học sẽ nhanh hoặc chậm. Theo đa số học viên luyện tập loại trống này thì thời gian để đạt đến trình độ cơ bản, chơi đúng các nhịp điệu của bài hát thường rơi vào khoảng 1-2 tháng. Đây là thời gian đối với những bạn chưa từng chơi một loại nhạc cụ nào hay chưa từng học Piano, còn đối với những bạn đã biết chơi một loại nhạc cụ nào đó rồi thì sẽ nhanh hơn, bởi phần nào các bạn đã cảm nhận được nhịp phách và cảm âm.  Kết luận Ngày nay việc học trống cajon không hề khó khăn, bạn hoàn toàn có thể tự học kết hợp với học hát ở nhà. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và chi phí hơn thì bạn có thể tham khảo các khóa học cajon tại hệ thống đào tạo trực tuyến Unica. Sau khóa học, chắc chắn bạn sẽ tự tin thể hiện khả năng chơi trống cajon và thể hiện tài năng của mình trước đám đông một cách tự tin, chuyên nghiệp. Tham khảo ngay khóa học bạn nhé, có rất nhiều điều thú vị và bổ ích đang đón chờ bạn đó!
31/05/2019
4426 Lượt xem
Tìm hiểu vị trí các nốt nhạc cơ bản trên đàn guitar 
Tìm hiểu vị trí các nốt nhạc cơ bản trên đàn guitar  Ngoài mong muốn học Piano cơ bản bạn còn đang mong muốn tự học đàn Guitar để có thể chơi được những bản nhạc Guitar thật hay dành tặng những người mình yêu thương thế nhưng bạn lại không biết bắt đầu từ đâu hay cần học những gì. Hãy để Blog Unica giúp bạn nhé! Bởi trước khi tập chơi đàn, các kiến thức về nhạc lý cơ bản như vị trí các nốt nhạc là điều cần thiết bạn cần phải nắm được. Ngay sau đây xin mời bạn cùng tìm hiểu với Blog Unica! Khái niệm cơ bản về nhạc lý Guitar - Cao độ: Hiển thị độ cao thấp của âm thanh được tạo ra. - Cường độ: Hiển thị độ mạnh nhẹ của âm thanh được tạo ra - Trường độ: Hiển thị độ dài ngắn của âm thanh 1. Khuông nhạc - Khuông nhạc đường dùng để biểu thị các thông tin về nhịp, tông, nốt nhạc trong một bản nhạc. - Khuông nhạc được thể hiện trên giấy gồm 5 dòng kẻ song song dùng để thể hiện độ cao, thấp của mỗi nốt nhạc khác nhau. Khe nhạc là phần nằm giữa các dòng kẻ của khuông nhạc. - Đầu mỗi khuông nhạc đều có biểu tượng của hình khóa nhạc. - Đầu mỗi khuông nhạc có dấu hóa để nhận biết tông của bài nhạc. - Ngoài ra, đầu khuông nhạc còn có ký hiệu của nhịp nài hát để biết số phách và giá trị phách trong một ô nhac. >>> Xem ngay: Vị trí các nốt trên đàn Guitar bạn cần ghi nhớ Làm chủ Guitar đệm hát bằng cách đăng ký học online. Khóa học giúp bạn thành thạo đệm hát 20+ bản nhạc phổ biến, hiểu rõ thuật ngữ trong guitar đệm hát, lý thuyết âm nhạc... Đăng ký ngay: [course_id:417,theme:course] [course_id:2151,theme:course] [course_id:222,theme:course] 2. Một cung và nửa cung - Cung là một khái niệm dùng để đếm cao độ giữa các nốt nhạc hay nó còn có cách hiểu khác là kết quả được tạo ra từ những dao động. Chữ W đại diện cho một cung và 1/2 đại diện cho nửa cung - Với 5 nốt nhạc Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si thì cung được thể hiện như sau:  Do-Re :cách nhau 1 cung Re-Mi: cách nhau 1 cung Mi-Fa: cách nhau ½ cung Fa-Sol: cách nhau 1 cung Sol-La: cách nhau 1 cung La-Si: cách nhau 1 cung Si-Do: cách nhau ½ cung Các nốt nhạc trên đàn guitar Cấu trúc đàn guitar có 6 dây, mỗi dây hiện hữu mỗi nốt nhạc nhất định và chúng được đánh số từ 1 cho tới 6 theo thứ tự E B G D A E.  Vị trí các nốt nhạc trên đàn guitar Dây số 1 = E (Mi cao) dây nhỏ nhất Dây số 2 = B (Si) Dây số 3 = G (Sol) Dây số 4 = D (Rê) Dây số 5 = A (La) Dây số 6 = E (Mi trầm) dây to nhất Tìm hiểu các hợp âm guitar Hợp âm là tập hợp các âm thanh theo một trật tự nhất định. Hợp âm và điệu nhạc là những yếu tố chính trong vấn đề đệm hát. Hợp âm được tạo thành bởi ba hoặc nhiều nốt nhạc cùng vang lên 1 lúc. Thông thường, một hợp âm được xây dựng từ hai hay nhiều quãng 3. Ví dụ, các nốt C-E-G tạo thành một hợp âm trưởng. Nốt nhạc mà theo đó hợp âm dùng làm nền thì gọi là nốt chủ âm (nốt nền). Các nốt khác được gọi theo tên của quãng mà chúng tạo thành với nốt chủ âm. - Người ta dùng chữ cái để ký hiệu cho Hợp âm trưởng.  Kí hiệu:  C = Đô trưởng D= Rê trưởng  E= Mi trưởng F= Fa trưởng G= Sol trưởng  A= La trưởng B= Si trưởng - Chữ cái thêm chữ "m" phía sau người ta gọi là hợp âm thứ. Cm= Đô thứ Dm= Rê thứ Em= Mi thứ Fm= Fa thứ Gm= Sol thứ Am= La thứ Bm= Si thứ  - Chữ cái thêm số "7" phía sau người ta gọi là hợp âm bảy C7= Do bảy  D7= Re bảy E7= Mi bảy F7= Fa bảy G7= Sol bảy A7= La bảy B7= Si bảy. >>> Xem ngay: Mách bạn 5 kinh nghiệm mua đàn Guitar ưng ý nhất Kết luận Vậy là trên đây, bạn đã phần nào nắm bắt được những kiến thức cơ bản về vị trí các nốt nhạc của đàn guitar. Tuy nhiên, để có thể chơi được những bản nhạc guitar thật hay và thuần thục, bạn cũng cần trau dồi và học đàn hàng ngày. 
31/05/2019
4222 Lượt xem
Hướng dẫn cách học harmonica cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn cách học harmonica cho người mới bắt đầu Bạn có phải là người yêu âm nhạc hay thích học hát và mong muốn sử dụng thành thạo được một loại nhạc cụ nào đó để tự đệm cho mình như học ukulele để đệm hát những bản nhạc du dương hay học Organ để có những bản nhạc độc đáo, thú vị? Có rất nhiều người lựa chọn guitar hoặc piano, tuy nhiên một số khác lại yêu thích cây kèn nhỏ xinh harmonica. Loại nhạc cụ này không những có giá thành phải chăng mà cách sử dụng cũng không quá khó, bạn thậm chí không cần phải học những kiến thức nhạc lý cao siêu mà vẫn có thể tự tin chơi một bản nhạc tặng người thân, gia đình và bạn bè. Trong bài viết hôm nay, Blog Unica sẽ hướng dẫn các bạn cách học harmonica sao cho hiệu quả nhất nhé. 1. Cấu tạo của kèn Harmonica Để hiểu rõ về loại nhạc cụ này cũng như cách dùng nó ra sao, ban đầu bạn cần nắm được những đặc điểm của nó để dễ dàng sử dụng sau này. – Kèn harmonica có 3 loại, 16/20/24 lỗ, chia làm 2 hàng, trong bài viết này chúng ta sẽ tập trung vào loại kèn 24 lỗ vì nó phổ biến hơn cả. – Không chơi được thăng gián (có thể chơi được Mib (Re#), Lab (Sol#) bằng cách sử dụng kỹ thuật bend và overblow). – Có 3 quãng tám (1 quảng tám là Do Re Mi Fa Sol La Si). – Kèn harmonica tremolo 24 lỗ gồm các lỗ thổi (số thứ tự LẺ – kí hiệu dấu +) và các lỗ hút (số thứ tự CHẴN – kí hiệu dấu -) xen kẽ nhau. – Lỗ thứ tự CHẴN thì chỉ kêu khi HÚT vào, lỗ thứ tự LẺ chỉ kêu khi THỔI ra. – Bạn có thể thấy chỉ có các lỗ từ số 9 đến 14 là theo thứ tự: Do, RE, MI, FA SOL, LA. Các lỗ còn lại hoàn toàn không theo thứ tự, do đó bạn cần tập để nhớ vị trí các nốt trên kèn. Vị trí note trên Harmonica 2. Cách học Harmonica cho người mới bắt đầu Sau khi đã tìm hiểu về cấu tạo của kèn thì chúng ta bắt tay vào tìm hiểu cách học đàn sao cho hiệu quả và nhanh nhất bạn nhé. Để thổi được loại nhạc cụ này, việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là nhớ vị trí các note và để làm được điều đó, bạn phải luyện tập nhiều. Cũng như việc học Piano cơ bản bạn cần phải chăm chỉ luyện tập thì mới có thể thổi Harmonica chuyên nghiệp được. – Khi mới tập thổi harmonica 24 lỗ bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi phải xác định đúng vị trí từng lỗ và thổi chính xác từng note. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều người đã chơi loại nhạc cụ này thì bạn hãy chia Harmonica ra thành từng khoảng và nhớ note đó nằm ở khoảng nào của kèn.  Ví dụ: Note Mi (E) sẽ nằm ngay giữa Harmonica. Và khi thổi, bạn cũng không cần phải thổi duy nhất 1 lỗ mà các bạn có thể ngậm cùng một lúc từ 2-4 lỗ, miễn sao note cần thổi nằm ở giữa miệng bạn và khi thổi bạn sẽ thổi note đó là trọng âm, còn những note khác sẽ góp phần vào âm bè. – Đa phần các bản nhạc đều sẽ rơi vào từ lỗ 5 đến lỗ số 20. vì vậy mà lỗ 5-20 là những lỗ phổ biến nhất mà bạn nên nắm rõ. – Khi mới bắt đầu tập bạn nên tập thổi những note thổi ra, tức là C (Đô), E (Mi), G (Sol) và khi đó hãy cố gắng nghe và thuộc âm thanh của nó, tập đi tập lại 3 nốt này trên khắp kèn. Sau đó, bạn có thể tự kiểm tra mình bằng cách thổi một note bất kỳ và xem đó là note gì và khi đã thành thạo những note thổi ra thì các bạn có thể tập tiếp những note hít vào, tức là F (Fa), A (La), D (Rê), B (Si). Kiên trì luyện tập từ 3-5 ngày là bạn đã hoàn toàn có thể nhớ được vị trí các note và bắt đầu luyện tập theo các bản nhạc yêu thích. 3. Các loại kèn Harmonica  Các loại kèn Harmonica phổ biến - Kèn Harmonica Chromatic - Kèn Harmonica Diatonic 10 lỗ - Kèn Harmonica Silver Star - Harmonica Amazing Kongsheng Deluxe - Harmonica Easttop T008K - Haromonica Hohner Alabama Blues - Harmonica Suzuki Blue Master Mr-250 Các loại kèn dành cho người tự học Harmonica - Kèn Harmonica Suzuki Study 24 - Harmonica Swan Performance 24 - Harmonica Ocean Star Hohner 24  - Harmonica Easttop T2403 - Kèn Harmonica Tremolo Trên đây là những lưu ý cũng như cách học harmonica cơ bản nhất cho người mới bắt đầu, ngoài những điều quan trọng cần lưu ý này ra bạn cần phải chịu khó tìm hiểu thêm cách cầm kèn, di chuyển, điều chỉnh tay ra vào. Chúc bạn thành công!
30/05/2019
1896 Lượt xem
Cách đánh điệu Slow cơ bản với đàn Guitar đơn giản
Cách đánh điệu Slow cơ bản với đàn Guitar đơn giản Những điệu nhạc guitar đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhất là những khi mệt mỏi và muốn thư giãn bằng một giai điệu nhẹ nhàng, mượt mà đi vào lòng người. Để học Guitar hiệu quả và thể hiện được đúng cảm xúc của bài hát bạn không chỉ cần chơi theo nguyên tắc mà còn đòi hỏi phải đúng với thể loại nhạc thì mới tạo nên những giai điệu nhịp nhàng hay trầm bổng. Khi chơi đàn guitar có rất nhiều điệu khác nhau, trong đó phải kể đến điệu slow. Vậy cách chơi điệu slow như thế nào, cần lưu ý điều gì? Tất cả sẽ được Blog Unica giải đáp ngay dưới đây!  Điệu Slow là gì? Trước khi học cách đánh điệu Slow cũng như những lưu ý, bạn cần phải nắm được bản chất cũng như biết cách phân loại các điệu Slow. Điệu Slow là một giai điệu tương đối nhẹ nhàng và chậm rãi, hiện nay khi học hát bạn sẽ thấy đa số các bài hát nhẹ nhàng tình cảm hiện nay đều dùng đến điệu này.  Cách đánh điệu slow rock Điệu Slow bao gồm 4 biến thể được rất nhiều người yêu thích và sử dụng khi sáng tác như: -  Điệu Slow Fox: Với cách đệm “Bum Chách Bùm Chách Bum” nhanh hơn so với các điều Slow truyền thống được biết đến với các bài hát thông dụng như: Lên Đàng, Nối Vòng Tay Lớn. -  Điệu Slow Blue: Với cách đệm nhấp dây(Rãi – Chách) được biết đến với các bài hát như : Gọi nắng. -  Điệu Slow Rock Guitar: Với cách đệm: “Bass – 3-2-1-2-3” với phần điệp khúc “Bùm bùm chách chách chách chách” được biết đến với bài tuổi hồng thơ ngây, Lòng mẹ. -  Điệu Slow Stuft: Với cách đệm: “Bass 3 -21-3” với phần điệp khúc” Bùm Chách Chách Chách Bùm Bùm” được biết đến với các bài như: Ánh đèn vàng hiu hắt, Khói cầm cay đôi mắt, Ngồi nhìn chiếc lá rụng rơi theo cội nguồn. Ngoài ra còn các điệu biến thể như: Slow Rock New, Slow Suft Ballade, Slow Suft Metal Ballade, đây là những biến thể tương đối khó và ít phổ biến hơn các điệu Slow trước đó. >>> Xem ngay: Hướng dẫn đánh đàn Guitar căn bản cho người mới học Làm chủ Guitar đệm hát bằng cách đăng ký học online. Khóa học giúp bạn thành thạo đệm hát 20+ bản nhạc phổ biến, hiểu rõ thuật ngữ trong guitar đệm hát, lý thuyết âm nhạc... Đăng ký ngay: [course_id:609,theme:course] [course_id:3186,theme:course] [course_id:120,theme:course] Một số lưu ý trong cách điệu slow - Điệu Slow được biết đến là một điệu nhạc chậm rãi và thường được dành cho các bài hát nhẹ nhàng và tình cảm nên khi bắt tay vào học đánh điệu Slow thì bạn cần chú ý đến khoảng cách các ngón tay với phím đàn sao cho thật phù hợp để quá trình luyện tập tốt hơn. - Khi bạn đánh điệu này, bạn nên để toàn bộ cơ thể thả lỏng, cổ tay cong một cách tự nhiên để giảm tình trạng bị căng cơ. - Cần dành thời gian luyện tập thật chăm chỉ để rèn luyện cho các ngón tay thật nhuyền nhuyễn, độc lập với nhau. Khi bạn luyện tập được những phản xạ này thì sẽ đánh được một điệu slow thật nhịp nhàng và cuốn hút. Điệu Slow guitar có tính chất nhẹ nhàng và chậm rãi Cách đánh điệu Slow với đàn guitar 1. Cách rải dây Bạn cần kết hợp các hợp âm phù hợp thì mới tạo ra một bản nhạc chất lượng. Thông thường, ta dùng ngón cái đánh 1 trong 3 dây Bass (tùy từng hợp âm mà các bạn đánh dây bass của hợp âm đó), 3 ngón trỏ - giữa - nhẫn rải dây 3 - 2 - 1 - 2 - 3 Đập – xạch – xạch – chat – xạch – xạch 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 Chuyển các hợp âm: Một bài hát hay cần biết cách khéo léo kết hợp các hợp âm khác nhau để tạo nên điểm khác biệt và nét đặc sắc cho một bản nhạc. Khi chơi đàn guitar điệu slow nhịp 2/4 chuyển hợp âm mỗi ô nhịp 4 phách, 2 ô nhịp chuyển một hơn âm. Tốc độ đánh phù hợp: Điệu slow khá khác biệt ở chỗ nhẹ nhàng vì thế khi chơi đàn guitar bạn nên đánh với tốc độ phù hợp. 2. Cách quạt chả Cách 1: Xuống – xuống – lên – xuống – lên – đập – xuống – xuống (hết một khuông nhạc) Dùng thịt của ngón cái (hoặc móng của ngón trỏ) để dập xuống cho phách mạnh đầu tiên của nhịp Slow Rock. Đập: tất cả phần móng và phần thịt của bàn tay vào dây đàn. Về cơ bản là xuống – lên giống nhau, sự khác nhau chỉ nằm ở ngón mà mình dùng. Chuyển gam Chuyển từ xuống thứ 3 (sau đập thứ 2) Cách 2: Bùm(X) chát(X) chát(L) chát(X) chát(X) -> Bass X LX X + Bùm: quạt 3 dây trên. + Chát: quạt 3 dây dưới. >>> Xem ngay: 50 Bài hát đệm Guitar hay nhất dành cho người mới bắt đầu Cách đánh điệu slow cơ bản với đàn Guitar Một số bài hát vận dụng tập điệu Slow Bài: Em gái mưa Mưa trôi cả [G] bầu trời nắng, trượt theo những nỗi [D] buồn  Thấm ướt lệ [Em] sầu môi đắng vì đánh mất hy [Bm] vọng  Lần đầu gặp [C] nhau dưới mưa, [D] trái tim rộn ràng [Bm] bởi ánh nhìn [Em]  Tình cảm dầm [Am] mưa thấm lâu, [D] em nào [G] ngờ. T-ĐK: Mình hợp nhau [Em] đến như vậy thế nhưng không phải [Bm] là yêu!  Và em muốn [C] hỏi anh rằng [D] chúng ta là thế [G] nào  Rồi lặng người [Em] đến vô tận, trách sao được sự [Bm] tàn nhẫn  Anh trót vô [C] tình thương em như- [B7] là- em- gái. ĐK:  Đừng lo [Em] lắng về em khi mà em vẫn [Am] còn yêu anh  Càng xa [D] lánh, càng trống vắng tim cứ đau [G] và nhớ lắm Đành phải buông [C] hết tất cả [D] thôi, nụ cười [Bm] mỉm sau bờ [Em] môi  Ấm áp dịu [Am] dàng vai anh, em đã bao [B7] lần yên giấc. Nhìn trên [Em] cao khoảng trời yêu mà em lỡ [Am] dành cho anh,  Giờ mây [D] đen quyện thành bão, giông tố đang [G] dần kéo đến  Chồi non háo [C] hức đang đợi [D] mưa, rất [Bm] giống em ngày [Em] xưa  Mưa trôi để [Am] lại ngây thơ, [B7] trong giấc mơ buốt [Em] lạnh.  Bài hát này cũng là một trong những bài hát được những người theo học Piano vô cùng yêu thích! Cách đánh điệu slow đàn guitar với bài hát em gái mưa Đừng quá lo lắng nếu bạn đang là một "tay mơ", mới tập chơi đàn, bập bẹ học học Fingerstyle  chưa chuyên hay thậm chí là lần đầu tiếp xúc với môn nghệ thuật đặc biệt này bởi bạn hoàn toàn có thể "nắm trọn" hệ thống kỹ thuật chơi đàn và hệ thống hợp âm, giúp bạn dễ dàng đệm hát Guitar mọi bài hát mà mình muốn. Tổng kết Để biết thêm được nhiều hơn cách chơi các loại nhạc cụ khác nhau mời bạn đọc tham khảo khoá học đàn Piano trên Unica được hướng dẫn và giảng dạy từ các chuyên gia sẽ giúp bạn có thể chơi được một bản nhạc hoàn thiện. Chúc bạn thành công! Xem thêm: Học trống Cajon từ giảng viên hàng đầu
30/05/2019
18361 Lượt xem
Cách chỉnh dây đàn Guitar dễ nhất cho người mới tập
Cách chỉnh dây đàn Guitar dễ nhất cho người mới tập Xin chào tất cả các bạn yêu âm nhạc của Unica, trong các bài trước chúng ta đã tìm hiểu về các kiến thức cơ bản như về nhạc lý, cách chọn đàn, cách đánh đàn, các bản nhạc dễ nhất cho người mới tập guitar. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau đi đến phần quan trọng không kém khi sở hữu một cây đàn guitar đó chính là cách chỉnh dây đàn. Rất nhiều bạn ban đầu nghĩ rằng việc này rất khó khăn, nhỡ đâu đứt dây, hỏng đàn,... vì thế mà bạn thường xuyên nhờ người khác chỉnh đàn cho mình. Tuy nhiên nếu tinh ý và chịu khó một chút thì bạn hoàn toàn tự mình điều chỉnh được dây đàn. Đây cũng là kiến thức căn bản nhất mà ai học đàn guitar cũng phải biết. Ngay sau đây mời bạn tìm hiểu cùng Unica nhé! Nguyên tắc chung khi chỉnh dây đàn guitar Điều cơ bản đầu tiên mà bạn cần phải nắm được đó chính là nắm được tên và thứ tự các dây chuẩn trên đàn guitar. Dây đàn chuẩn được chỉnh theo thứ tự các nốt sau: Dây 1: E – Mí  (dây mỏng nhất) Dây 2: B – Si Dây 3: G– Sol Dây 4: D – Rê Dây 5: A – La Dây 6: E – Mì (dây dày nhất) Thứ tự dây đàn guitar theo các nốt từ dày đến mỏng (phải qua trái) Để căng dây đàn chúng ta sẽ vặn khóa đàn theo ngược chiều kim đồng hồ, nếu muốn nới lỏng dây ra bớt thì vặn theo chiều kim đồng hồ. Đây là nguyên tắc cơ bản mà rất nhiều bạn mới tập bị nhầm lẫn dẫn đến việc bị đứt dây. Các cách chỉnh dây đàn guitar thông dụng nhất Dùng máy lên dây guitar (tuner) Đối với những người mới tập hoặc đã tập đàn lâu năm cách này có độ chính xác cũng như đơn giản nhất. Vấn đề là bạn sẽ cần phải bỏ ra một số tiền để đầu tư mua máy về dùng, trên thị trường có rất nhiều loại và giá tiền cũng tầm vài trăm ngàn nên bạn có thể mua được. Hướng dẫn sử dụng trước khi dùng: Bạn chỉ cần kẹp tuner lên đầu cần sau đó chỉnh dây sao cho kim chỉ đến giữa đúng với nốt mà tương ứng với dây là được. Máy chỉnh dây đàn vô cùng đơn giản và tiện lợi cho bạn Khi bạn mua máy thì bên trong cũng sẽ có hướng dẫn sử dụng chi tiết nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Sử dụng phần mềm chỉnh dây đàn trên điện thoại Hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ thì bất cứ vấn đề gì cũng có thể giải quyết. Blog Unica tin chắc rằng hầu hết các bạn ai cũng có một chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng. Thay vì mua máy chỉnh dây thì bạn hãy lên app store (IOS) hay CH Play (Android) trên điện thoại và lựa chọn cho mình một phần mềm chỉnh dây nào đó, nhưng cách này cũng có 1 điểm yếu đó là nơi ồn ào không thể chỉnh dây chính xác được.  Chỉnh đàn theo âm chuẩn Blog Unica khuyên bạn là nên áp dụng cách này khi đã khá "cứng" trong việc học đàn Guitar và có khả năng cảm thụ tốt. Với cách này, bạn cần tìm âm thanh chuẩn của các dây đàn và điều chỉnh căng hoặc dãn dây cho đến khi thấy giống là được. Vậy âm thanh chuẩn bạn lấy ở đâu? Rất đơn giản là bạn tra các trang web về chỉnh âm là sẽ ra các âm thanh chuẩn của dây đàn. Để tiện lợi hơn trong những lần chỉnh âm tiếp theo bạn hãy down về hoăc ghi âm lại để đến khi nào cần thì dùng. Chỉnh bằng cách so các dây đàn Đây là cách chỉnh đàn theo cách truyền thống, tức là bạn chỉ cần có một dây làm chuẩn mà thôi, từ đó suy ra các dây khác.  Ví dụ như bạn đã chỉnh chuẩn dây 6 là nốt E rồi thì bạn chỉ việc chỉnh dây 5 làm sao cao độ của dây 5 bằng đúng với phím 5 dây 6 Dựa theo hình trên chúng ta có thể chỉnh dây theo quy tắc: Phím 5 dây 6 = dây 5 Phím 5 dây 5 = dây 4 Phím 5 dây 4 = dây 3 (tất cả dây khác đều dùng phím 5 để so ngoại trừ dây này) Phím 4 dây 3 = dây 2 Phím 5 dây  2= dây 1 Cách chỉnh dây đàn bằng tay Vậy là qua đây, bạn đã biết được các phương pháp để chỉnh dây đàn rồi đúng không nào, hãy lựa chọn cho mình cách mà bạn cảm thấy thuận tiện và dễ dàng nhất. Và tất nhiên, tuyệt đối đừng bỏ qua những kỹ thuật chơi đàn giúp bạn thành công đệm hát một cách chuyên nghiệp nhất với khóa học Guitar Guitar đệm hát 30 ngày cùng Hiển Râu. Chúc bạn thành công! >> Bật mí cách học đàn guitar cho người mới bắt đầu nhanh chóng và hiệu quả nhất >> 10 hợp âm cơ bản guitar đệm hát cần biết cho người mới bắt đầu >>  Khóa học trống Cajon
30/05/2019
1185 Lượt xem
Cách tự học nhạc lý cơ bản đàn Guitar chi tiết nhất
Cách tự học nhạc lý cơ bản đàn Guitar chi tiết nhất Xin chào các bạn yêu guitar của Blog Unica. Các bạn đã tự học đàn đến đâu rồi, có tiến triển gì hơn chưa? Hay bạn muốn học chơi guitar đệm hát nhưng vẫn chưa có kiến thức nền cơ bản để bắt đầu. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những kiến thức về tự học nhạc lý cơ bản nhé. Đây là những kiến thức căn bản không thể thiếu được khi học đàn hoặc bất cứ loại nhạc cụ nào. Những kiến thức này sẽ giúp bạn có được cái nhìn bao quát, tổng thể nhất về âm nhạc.  Những kiến thức nhạc lý cơ bản guitar không quá khó, bạn hoàn toàn có thể tự học và hiểu về nó. Trong quá trình học Guitar cơ bản thì bạn không cần phải học hết mà chỉ cần học các kiến thức cơ bản, sau đó qua quá trình luyện tập thì bạn có thể bổ sung thêm. Không để bạn phải đợi chờ thêm nữa, ngay sau đây xin mời bạn cùng tìm hiểu cách tự học nhạc lý cơ bản đàn guitar với Blog Unica. 1. Học thuộc tên các nốt nhạc và ký hiệu nốt nhạc - Có 7 tên nốt khác nhau được sử dụng trong âm nhạc là : Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si. Đây chính là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu với các nốt trên, với cao độ cách nhau từng quãng 8 một. Để thuận tiện, người ta quy ước các nốt nhạc theo chữ cái lần lượt là: Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si tương ứng với C, D, E, F, G, A, B. Có bao nhiêu nốt nhạc? Nốt nhạc thường có hai bộ phận chính là thân nốt nhạc và đuôi, dấu móc của nốt nhạc. Thân nốt nhạc được xác định vị trí cao độ của âm thanh. - Âm giai là sự kết hợp giữa 6 nốt hạc theo một cách đánh lên tạo nên những âm thanh hay và mới lạ. Ví dụ, khi chúng ta tự học nhạc lý cơ bản muốn chơi hợp âm la thì dùng nốt A làm mẫu. Bên cạnh đó là các hợp âm la thứ, thăng giáng và bảy tương tự kí hiệu lần lượt là Am, A#, Ab, A7. Khi bạn đọc các nốt nhạc trên bản nhạc, muốn đọc nhanh hơn thì bạn cần chú ý một số lưu ý sau: - Lấy các nốt nhạc mà bản thân mình cảm thấy dễ nhớ nhất làm mốc, xác định đúng tên gọi, vị trí phím đàn của nốt nhạc này. - Bạn sẽ quan sát trên bản nhạc những nốt nhạc tiếp theo trên khuông nhạc đi lên hay đi xuống, nằm trên bao nhiêu dòng, bao nhiêu khe thì những ngón tay sẽ di chuyển đi lên, đi xuống từng đấy phìm đàn. - Bạn cần nhìn bản nhạc và di chuyển ngón tay mà không cần nhìn bàn tay khi đánh thì khi học sẽ nhanh hơn. >>> Xem ngay: Kiến thức nhạc lý Guitar cơ bản cho người mới bắt đầu Làm chủ Guitar đệm hát bằng cách đăng ký học online. Khóa học giúp bạn thành thạo đệm hát 20+ bản nhạc phổ biến, hiểu rõ thuật ngữ trong guitar đệm hát, lý thuyết âm nhạc... Đăng ký ngay: [course_id:609,theme:course] [course_id:3186,theme:course] [course_id:120,theme:course] 2. Học các giá trị hình của nốt nhạc Độ dài các nốt nhạc không có giá trị thời gian quy định sẵn. Chính vì thế, các nốt nhạc sẽ có mối tương quan về thời gian trong điều kiện cùng một tốc độ. Tương ứng với những giá trị của các nốt trên, ta có giá trị của các hình nốt nghỉ như sau:   Khi tự học nhạc lý guitar, bạn cần học giá trị của dấu chấm đôi. Khi bạn nhìn thấy một dấu chấm ngay phía sau một nốt nhạc thì điều đó có nghĩa rằng một nốt nhạc này mang giá trị gấp 1.5 lần nốt nhạc bình thường. Có những nốt nhạc này sẽ giúp cho người viết nhạc tiết kiệm được thời gian rất nhiều khi soạn nhạc. >> Mời bạn tham khảo thêm khoá học Piano đến từ các chuyên gia  3. Khoảng cách về cao độ là tương đối Trong nhạc lý, khoảng cách về cao độ của các nốt là không đồng đều với nhau. Xét trong hệ thống các nốt trong giọng Đô trưởng, La thứ tự nhiên thì ta có 3 điều cần ghi nhớ: a) Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm là nửa cung, giữa Mi với Fa và Si với Đô b) Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung: giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa và Sol, Sol với La và La với Si. c) Khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ - Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một. Hình ảnh minh họa cho khoảng cách về cao độ của các nốt nhạc 4. Học thuộc và biết cách dùng dấu hóa Dấu hóa là những kí hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hòa. - Dấu thăng (#): tăng lên nửa cung - Dấu giáng (b): giảm xuống nửa cung - Dấu bình: làm các nốt nhạc đã được thăng hoặc giáng trước đó trở về cao độ tự nhiên Có 2 loại dấu hóa: - Dấu hóa biểu: dấu hóa cấu thành ghi ở đầu khuông nhạc ảnh hưởng đến mọi dấu nhạc cùng tên trong cùng một đoạn nhạc. - Dấu hóa bất thường chỉ ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên trong cùng một ô nhịp kể cả khác tầng quãng tám. 5. Tìm hiểu và biết cách nhìn một khuông nhạc a) Khuông nhạc: Những đường kẻ ngang trên bản nhạc được gọi là “khuông nhạc”, đây là lý thuyết tự học nhạc lý cơ bản tiếp theo. - Khuông nhạc bao gồm năm dòng kẻ ngang song song, ở giữa chúng đều có khoảng cách (gọi là khe). Cả dòng kẻ và các khe đều được đánh số để dễ ghi nhớ, và luôn được đánh thứ tự từ thấp (đáy khuông nhạc) đến cao (đỉnh khuông nhạc). - Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ: b) Khóa nhạc: dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khóa nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc. c) Quãng: quãng nhạc là khoảng cách âm thanh giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được gọi bằng số. Từ dấu nhạc đầu tiên đến dấu nhạc cuối có bao nhiêu bậc cơ bản thì là quãng bấy nhiêu. Ví dụ: Đô-Mi: Có 3 bậc là đô, rê, mi, nên gọi là quãng 3. 6. Hiểu biết về Gam của một bài hát Theo định nghĩa thì: “Gam là một tập hợp gồm 7 nốt nhạc”. Có 2 loại gam là gam trưởng và gam thứ. 6.1 Gam trưởng Trước hết ta quy ước như sau: Q2T (Quãng 2 trưởng) ký hiệu là a, Q2t (Quãng 2 thứ) ký hiệu là b.  Công thức lập gam trưởng sẽ là : a a b a a a b Giải thích: 7 nốt nhạc của gam được tượng trưng bởi các ký tự a và b đó . Tính từ nốt gốc của gam ta có các nốt còn lại . VD: Gam Đô trưởng (C) với nốt gốc là C, dựa vào công thức a a b a a a b ta suy ra các nốt còn lại là:  D ( cách C 1 a ), E ( cách D 1 a ),  F ( cách E 1 b ),  G ( cách F 1 a ),  A ( cách G 1 a ),  B ( cách A 1 a ), C (cách B 1 b ). Vậy gam C gồm 7 nốt là : C, D, E, F, G, A, B và không có dấu hóa nào . 6.2. Gam thứ Công thức lập gam thứ sẽ là : a b a a b a a Cũng tương tự cách làm của gam trưởng ta có ví dụ sau: VD: gam La thứ ( Am ) : theo công thức a b a a b a a ta có các nốt tiếp theo là: B ( cách A 1  a) C ( cách B 1 b ) D ( cách C 1 a ) E ( cách D 1 a ) F ( cách E 1 b ) G ( cách F 1 a) và A ( cách G 1 a ) Vậy các nốt trong gam Am sẽ là : A B C D E F G và ko có dấu hóa nào. Tương tự như vậy các bạn hãy suy ra các gam thứ còn lại Lưu ý:  Sau khi làm xong các gam trưởng thứ, ta sẽ thấy có tồn tại từng cặp gam trưởng thứ có cùng dấu hóa -> gọi là cặp trưởng thứ song song. Như ví dụ trên ta thấy gam D trưởng và Bm có cùng dấu hóa. Từ các điều trên ta có thể dễ dàng biết được 1 gam bất kì có bao nhiêu dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b) ở vị trí nốt nào. Điều này tạo tiền đề rất tốt để sau này các bạn có thể nhận biết 1 cách nhanh nhất gam của bài hát khi có bản nhạc trong tay. 6.3. Cách nhận biết gam của 1 bài hát  Để nhận biết gam của 1 bài hát thông thường ta dựa vào 2 yếu tố sau: - Dấu hóa cố định của bài hát được ghi ở đầu khuông nhạc - Nốt nhạc cuối cùng của bài nhạc Bạn cần phải biết - Thứ tự cố định của dấu thăng (#): Nhìn vào thứ tự trên, ta thấy ngay từ trái sang phải là các nốt: Fa Đô Sol Rê La Mi Si - Thứ tự cố định của dấu giáng (b): Với dấu giáng,thứ tự các nốt là Si, Mi, La, Re, Sol, Đô, Fa (ngược lại so với dấu thăng). Một bản nhạc guitar sẽ có dấu hóa ghi ở đầu khuông nhạc tương ứng với gam của bài nhạc đó. Trong bài viết trên ta đã dễ dàng xây dựng các gam với các dấu thăng và giáng của gam đó. Lưu ý: Quy tắc để tìm nhanh Gam của bài nhạc dựa vào dấu hóa Với dấu thắng (#): từ dấu thăng cuối cùng, ta tiến lên 1 Q2t ta sẽ có nốt gốc gam trưởng cần tìm. Ví dụ: bài nhạc có 2 dấu #, nhìn vào vị trí các dấu thăng ta có thể dễ dàng biết được, đó là các nốt F và C (theo thứ tự trái sang phải), vậy dấu # cuối là ở nốt C, từ nốt C# tiến lên 1 Q2t là nốt D, vậy bài đó thuộc gam D trưởng hoặc gam thứ song song là Bm. Để biết được bài nhạc thuộc gam trưởng hay thứ, ta sẽ dựa vào yếu tố còn lại, đó là nốt nhạc cuối cùng của bản nhạc. Một bài nhạc kết thúc bằng nốt nào đó, thì thường đó chính là nốt gốc của gam bài đó. Ví dụ: bài nhạc kết thúc ở nốt C, thì thường bài đó ở gam C trưởng hoặc gam C thứ (Cm). Để biết bài nhạc thuộc C hay Cm thì lại nhờ vào yếu tố phía trên, đó là dấu hóa đầu khuông nhạc. Ví dụ: bài nhạc có 2 dấu thăng và kết thúc ở nốt B, trước hết bài đó thuộc gam D hoặc Bm, vì nốt cuối cùng là nốt B, nên ta suy ra bài nhạc thuộc gam Bm. >>> Xem ngay: Hướng dẫn đánh đàn Guitar căn bản cho người mới học   7. Hợp âm, cấu tạo hợp âm Sau khi đã biết cách xác định gam của 1 bài hát, tự học hát nhạc lý guitar classic căn bản tiếp theo bạn cần biết đó là cách lập được bộ hợp âm trong gam đó để có thể biết được có những hợp âm gì được dùng đến trong gam đó.  Bản chất của hợp âm là đều được cấu tạo từ 3 nốt nhạc: nốt 1, nốt 3 và nốt 5. Trong đó: nốt 1 là nốt gốc của hợp âm, nốt 3 tùy thuộc vào hợp âm trưởng hay thứ và nốt 5 là quãng 5 của nốt gốc. Hợp âm cũng có 2 dạng, hợp âm trưởng và hợp âm thứ 7.1 Hợp âm trưởng Nốt 3 là nốt cách nốt gốc một quãng 3 trưởng Q3T, nốt 5 lại cách nốt 3 1 quãng 3 thứ Q3t. Ví dụ: Hợp âm C trưởng gồm 3 nốt: Nốt 1: nốt gốc C Nốt 3: nốt quãng 3 trưởng của C là E Nốt 5: nốt quãng 5 của C là G => Vậy hợp âm C trưởng gồm có 3 nốt C, E và G 7.2 Hợp âm thứ Nốt 3 là nốt cách nốt gốc một quãng 3 thứ Q3t, nốt 5 lại cách nốt 3 1 quãng 3 trưởng Q3T. Ví dụ: Hợp âm C thứ  gồm 3 nốt: Nốt 1: nốt gốc C Nốt 3: nốt quãng 3 thứ của C là Eb Nốt 5: nốt quãng 5 của C là G => Vậy hợp âm Cm gồm 3 nốt là C, Eb và G Tương tự với cách đọc nốt nhạc guitar, bạn hãy luyện tập và tự tìm ra cho mình quy luật để dễ nhớ nhất. 8. Tự học nhạc lý đàn Guitar cần lưu ý gì? Tự học nhạc lý cơ bản - Học nhạc lý là một trong những kiến thức bạn nhất định phải nhớ nếu muốn chơi được đàn Guitar. Vì thế, bạn nên dành thời gian ôn luyện và nắm chắc các kiến thức để không mất thời gian phải tìm học lại. - Kiến thức nhạc lý là một kho tàng rất lớn, bạn chỉ nên chọn lọc những kiến thức căn bản để rèn luyện kỹ năng cho thật thành thạo. Sau đó mới học thêm các kỹ năng nâng cao để có thể chơi đàn Guitar ở mức độ chuyên nghiệp hơn.  - Học các nốt nhạc của Guitar là một trong những kiến thức đầu tiên mà bạn phải ghi nhớ khi tự học nhạc lý. Muốn ghi nhớ các nốt này một cách nhanh nhất, bạn cần nắm được vị trí của chúng trên cần đàn thông qua ký hiệu các nốt nhạc và cung, các kiến thức liên quan đến nhịp điệu Guitar.  Đăng ký ngay thôi nào! Chúc bạn thành công! Xem thêm: Học trống Cajon từ giảng viên hàng đầu
30/05/2019
12805 Lượt xem
Cách chơi đàn piano cho người mới bắt đầu
Cách chơi đàn piano cho người mới bắt đầu Chơi đàn Piano có khó không? hiện đang là câu hỏi được rất nhiều bạn đang có ý định tập chơi Piano quan tâm. Tuy nhiên, với những người bắt đầu tìm hiểu và muốn chơi loại nhạc cụ này thì điều trước tiên bạn nên xác định đó chính là mục đích vì sao muốn học piano mà không phải là học đàn, học sáo hay bất kỳ dụng cụ khác, bởi bộ môn này đòi hỏi người chơi phải kiên trì và dành nhiều thời gian cho nó. Khi bạn đã xác định được mục tiêu với bộ môn này thì Unica tin chắc chắn rằng bạn sẽ sẵn sàng đến với nội dung bài viết dưới đây, đó chính là cách chơi đàn Piano cho người mới bắt đầu. Mời bạn cùng theo dõi! 1. Chọn mua đàn Piano phù hợp Trước khi tìm hiểu cách chơi đàn Piano, việc đầu tiên và quan trọng nhất chính là chọn mua loại đàn phù hợp. Khi chơi đàn Piano bạn cần chuẩn bị cho mình một cây đàn phù hợp với sở thích cũng như mục đích sử dụng. Hiện nay đàn Piano dành cho người học có 2 loại đó là đàn cơ và đàn điện. Với những ai mới bắt đầu học piano cho người mới bắt đầu thì nên lựa chọn đàn điện bởi loại đàn này có phần mềm được tích hợp sẵn để hỗ trợ người học. Bên cạnh đó, đàn điện có giá thành rẻ hơn đàn cơ rất nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lựa chọn đàn cơ với những ưu điểm vượt trội để phục vụ cho quá trình học tập của mình.  2. Tìm hiểu những kiến thức nhạc lý cơ bản Bước đầu tiên bạn muốn học đàn piano thì phải tìm hiểu về những kiến thức liên quan như: nhạc lý, cấu tạo đàn, bàn phím để tập làm quen và ứng dụng vào thực tế. Giống như các môn học khác như học đàn Organ, ukulele hay violin, bước đầu tiên của việc học đàn piano cũng cần bạn phải tìm hiểu về lý thuyết, nắm chắc nó thì bạn mới có thể đi vào thực hành được. Cụ thể, bạn phải nắm một số nhạc lý piano cơ bản. Nếu bạn đã đọc qua các cuốn sách, giáo trình về tự học piano thì hầu hết các phương pháp cho người mới bắt đầu cũng là dạy cho bạn các tên của các nốt nhạc, chúng trông như thế nào, và vị trí tương ứng trên các phím đàn piano ra sao. Làm chủ Piano đệm hát bằng cách đăng ký học online. Khóa học giúp bạn thành thạo đệm hát 20+ bản nhạc phổ biến, hiểu rõ thuật ngữ trong guitar đệm hát, lý thuyết âm nhạc... Đăng ký ngay: [course_id:2648,theme:course] [course_id:2671,theme:course] [course_id:62,theme:course] Một số kiến thức nhạc lý piano cơ bản mà bạn cần nắm như: - Bàn phím: Đàn piano bao gồm 88 phím sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải, bắt đầu từ la 0 cho đến đô quãng 8. Phím trắng gọi là phím tự nhiên, phím đen là phím hóa có chức năng thực hiện những nốt hóa như thăng (#) và giáng (b).  - Hợp âm: Hợp âm thường có từ 3 nốt trở lên, nếu dùng 3 nốt gọi là triads dùng 4 nốt là tetrads, 5 là pentas và 6 là heads. - Hợp âm cơ bản trên Piano: Bao gồm 7 hợp âm trưởng và 7 hợp âm thứ. Hợp âm trưởng được ký hiệu bằng chữ in hoa bao gồm C D E F G A B và hợp âm thứ là Cm Dm Em Fm Gm Am Bm.  3. Làm quen với các nốt nhạc Đàn piano có 7 nốt nhạc cơ bản và được ký hiệu là A B C D E F G tương ứng là La Si Đồ Rê Mi Fa Sol, đây là kiến thức cơ bản mà tất cả những người mới học Piano cơ bản đều phải nắm được. Như vậy một đàn piano thật sẽ bắt đầu từ A0 cho đến C8. Cấu tạo của đàn piano thật Đàn piano được chia làm 2 phần, phần bên trái từ A0 đến B3, phần bên phải bắt đầu từ C4 đến C8. Có 2 loại phím, đen và trắng, phím trắng tượng trưng cho 7 nốt nhạc từ đồ cho đến si. Phím đen tượng trưng cho nốt trước đó cao hơn nửa cung hoặc nốt phía sau thấp hơn nửa cung. Bất cứ 2 nốt nào liền nhau cũng sẽ cách nhau nửa cung. Như vậy 2 nốt trắng có một nốt đen ở giữa sẽ cách nhau một cung, 2 nốt trắng liền nhau cách nhau nửa cung. Ký hiệu cho phím đen thường là # hoặc b . ( C# hay Db cũng là 1) . 7 nốt trắng và 5 nốt đen sẽ tạo thành một quãng (từ C cho đến B). Có tất cả là 7 quãng đủ và 1 quãng thiếu. >> Xem thêm: Cách học nhạc lý piano cơ bản người mới chơi cần nắm vững 4. Học các hợp âm cơ bản Bảng hợp âm piano cơ bản đầy đủ Những hợp âm cơ bản trên piano: 14 hợp âm cơ bản trên đàn piano đó là 7 hợp âm trưởng và 7 hợp âm thứ. Hợp âm trưởng được ký hiệu là C D E F G A B: - C (đô trưởng): Đô - Mi - Sol - D (Rê trường): Rê - Fa# - La - E (Mi trưởng): Mi - Sol# - Si - F (fa tưởng): Fa - La - Đô - G (sol trưởng): Sol - Si - Rê - A ( La trưởng): La - Đô# - Mi - B (Si trưởng): Si - Rê# - Fa#  Hợp âm thứ là Cm Dm Em Fm Gm Am Bm: - Cm (đô thứ): Đô - Mi (b) - Sol - Dm (rê thứ): Rê - Fa - La - Em (Mi thứ): Mi - Sol - Si - Fm (fa thứ): Sol - La (b) - Đô - Gm (sol thứ): Sol - Si (b) - Rê - Am (la thứ): La - Đô - Mi - Bm (Si thứ): Si - Rê - Fa# 5. Luyện ngón piano cơ bản Sau khi nắm vững những kiến thức về nhạc lý piano cơ bản thì các bạn bắt đầu vào việc tập luyện ngón tay với phím đàn piano. Đây là một bước cơ bản cũng như quan trọng trong việc luyện tập chơi đàn piano. Bài luyện ngón piano là kỹ thuật rất quan trọng và cơ bản nhất, giống như những bước đi chập chững đầu tiên của ta vậy. Vì vậy, bạn cần có sự kiên trì, nhẫn nại và phải nắm bắt thật vững kỹ năng này. Bắt đầu bạn không nên quá vội vàng, hãy chắc chắn rằng lực của ngón tay bạn tương đương nhau để tất cả các nốt nhạc mà bạn gõ phím đều có độ lớn âm thanh như nhau. Lưu ý: Cách ngón tay khi luyện ngón của bạn phải thật đúng tư thế, không nên dùng 1 ngón tay kéo từ phím này sang phím khác. Hãy di chuyển chúng một cách ổn định và theo một chuyển động thẳng theo bàn phím đàn piano. Ô nhịp đầu tiên bạn hãy dàn đều tất cả 5 ngón tay của mình trên phím đàn, ngón tay của bạn phải đặt đều, không khụy ngón và giữ bàn tay trên độ cong hình chữ â. Khi đang nhấn cả năm phím đàn, bạn từ từ nhấc ngón 1 lên và 4 ngón kia vẫn giữ nguyên, rồi lại đập ngón 1 xuống, 4 ngón kia vẫn phải giữ nguyên tư thế, cứ thế tập lần lượt cho từng ngón tay. Mục đích của bài tập này là giúp cho người chơi, chơi độc lập các ngón tay, nâng cao kĩ thuật khi đánh đàn và ngón tay khỏe hơn. Hãy thả lỏng bản thân và “phiêu” theo phím đàn. Ngoài việc học thuộc lý thuyết thì bạn cũng cần trau dồi khả năng cảm thụ âm nhạc sẽ khiến bản nhạc sau này của mình thăng hoa và có chiều sâu hơn. 6. Luyện tập chơi bằng cả hai tay Có hai phương pháp cho bạn luyện tập để chơi tốt cả hai tay Theo phương pháp truyền thống Đây là cách chơi theo đúng những gì được thể hiện trên bản nhạc sau khi đã biết đọc các nốt nhạc trên khóa Sol (tay phải) và khóa Fa (tay trái). Sử dụng phương pháp dóng hàng trên khuông nhạc khóa Sol và khóa Fa: Trên bản nhạc, khi các nốt nhạc của khóa Sol và khóa Fa thẳng hàng với nhau, tức là bạn sẽ cùng lúc sử dụng 2 tay nhấn xuống phím đàn. Khi các nốt ở khóa Sol và khóa Fa không thẳng hàng với nhau, tức là 2 tay sẽ chơi độc lập, không nhấn phím cùng lúc theo thứ tự xuất hiện các nốt trên bản nhạc. Việc sử dụng kiểu kết hợp 2 tay truyền thống đòi hỏi ở bạn sự kiên trì, nhẫn nại và đầu tư thời gian tập luyện. Bởi khi nhìn vào một bản nhạc dài, chằng chịt nốt nhạc ở 2 khuông nhạc rất dễ làm bạn nản chí. Bạn không cần phải tập luyện hết cả bản nhạc, ban đầu khi mới luyện tập bạn có thể tập ngắn và ít lại, quan trọng là chất lượng. Mỗi lần tập 1 – 2 dòng nhạc là được. Tuy nhiên cần chơi lặp lại cho thật quen và nhuần nhuyễn.  Theo phương pháp tay phải và hợp âm Ở phương pháp này thường yêu cầu người chơi phải có lượng kiến thức nhất định về âm nhạc nói chung và piano nói riêng. Với những bản nhạc chỉ có giai điệu tay phải, kèm các ký hiệu hợp âm (C, Em, Am,…) để chơi tay trái, bạn dựa vào quy luật thế bấm của hợp âm mà người chơi tự do chơi tay trái, cũng như có thể chủ động biết được lúc nào 2 tay đánh chung với nhau. Các bước thực hiện như sau: Đọc bản nhạc tay phải các nốt thể hiện trên khuông nhạc và chơi tay phải, tay trái sẽ không cần có nốt nhạc khóa Fa mà dựa vào hợp âm để chơi theo quy luật. Người học tự chia bố cục và đánh số vào bản nhạc, chọn thế bấm cho tay trái. Dựa vào bản nhạc đã đánh số, người học sẽ chơi 2 tay kết hợp với nhau. Dù là phương pháp nào đi chăng nữa thì các bạn cũng không nên chủ quan, cần cố gắng luyện tập chăm chỉ hàng ngày mới có kết quả tốt. Hãy nghĩ đến khi bạn có thể thành thục lướt hai tay trên những phím đàn đơn giản như phím máy tính vậy, quan trọng là sự kiên trì. >> Xem thêm: Top 6 khóa học Piano Online chất lượng nhất định phải học 7. Hoàn chỉnh một bản nhạc từ chậm đến nhanh Khi đã đọc được nhạc, biết cách kết hợp tay trái tay phải nhuần nhuyễn rồi thì bạn đã có thể hoàn thành một tác phẩm piano đơn giản. Như những bộ môn khác, bạn hãy luyện tập theo trình độ từ thấp đến cao, dần dần tăng cấp độ từ những bài ngắn, dễ cho đến những bài khó. Lời khuyên: Để việc học nhanh chóng, hiệu quả và không mất quá nhiều thời gian của bạn, tốt nhất là nên đặt ra cho mình thời gian học tập và phân chia bố cục khi tập đàn. Học hát với một bài hát thông thường có bố cục gồm 3 phần: Intro (mở đầu, phiên khúc (đoạn nhạc nhẹ nhàng), điệp khúc (đoạn nhạc cao trào). Khi phân đoạn cho một bài hát, ta sẽ dễ dàng tưởng tượng ra bài hát ở 1 bố cục ngắn hơn, và không bị quá tải khi tập. Ví dụ bản nhạc đơn giản cho người mới tập 8. Gợi ý một số bản nhạc piano đơn giản giúp bạn có thể tập luyện tốt Mời bạn tham khảo những nốt nhạc đơn giản trên một số bản nhạc quen thuộc dưới đây: Happy birthday Cách đánh: Tay phải: Đô Đô, Rê  Đô Fa Mi, Đô Đô Tay trái: FaLa Đô, SibĐô Tay phải: Rê  Đô Sol Fa, Đô  Đô – Đô – Đố – La – Fa Tay trái: SibĐô, FaLaĐô, FaLaĐô Tay phải: Mi Rê Đố Sib, La Fa Sol Fa Tay trái: SibRê, FaLaĐô, SibĐô, FaLaĐô Jingle Bells Cách đánh: Tay phải: Mi Mi Mi – Mi Mi Mi – Mi Sol Đô Rê – Mi Tay trái: không đánh Tay phải: ———- Sol Sol Fa Rê Đô Tay trái: Fa Fa Fa Fa – Fa Mi Mi Mi —— Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được những định hướng trong việc tự tập đàn piano tại nhà. Khám phá ngay thôi nào. Hãy chăm chỉ luyện tập và đón nhận thành quả của mình nhé!
30/05/2019
11357 Lượt xem
Tổng hợp các bài Ukulele đơn giản cho người mới tập chơi
Tổng hợp các bài Ukulele đơn giản cho người mới tập chơi Ukulele là loại nhạc cụ cực kỳ dễ thương, vừa nhỏ gọn lại dễ dàng chơi hơn bất cứ loại nhạc cụ nào… Với những bạn mới học Ukulele thì sau khi luyện tập cách bấm các hợp âm bạn cần trang bị cho mình những bài hát đơn giản để vừa học hát vừa luyện tập cho thành thục và nhuần nhuyễn hơn. Sau đây Unica mời bạn cùng tham khảo một số bài ukulele đơn giản giúp bạn dễ dàng luyện tập. Những người mới học chơi Ukulele nên chọn những bài như thế nào? Học đàn Ukulele cho người mới bắt đầu Có rất nhiều bài hát để cho các bạn mới tập học đàn lựa chọn, tuy nhiên nếu mới luyện tập và chưa quen tay thì tốt nhất bạn nên bắt đầu với những bài hát có các hợp âm cơ bản nhất.  Ukulele có 4 hợp âm cơ bản bao gồm C, F, G, Am và xuất hiện ở rất nhiều bài hát, trước tiên mới tập thì bạn cứ làm quen và bấm nhuần nhuyễn 4 hợp âm này, sau đó thì luyện tập các âm khó hơn sau.  Thế bấm của 4 hợp âm này cũng rất đơn giản, bạn có thể tham khảo ở hình bên dưới. 4 hợp âm cơ bản của đàn Ukulele Trong đó, ngón trỏ sẽ được ký hiệu là ngón số 1, ngón giữa là ngón số 2, ngón áp út là ngón số 3 và ngón út là ngón số 4. Các dây lần lượt là A, E, C, G tương ứng với các dây được đánh số 1, 2, 3, 4 từ dưới lên trên. Hợp âm C: bạn chỉ cần bấm ngón áp út (3) lên dây thứ nhất trên phím đàn số 3. Hợp âm F: Dùng ngón trỏ (1) bấm lên dây thứ 2 của phím đàn thứ 1 và ngón giữa lên dây thứ 4 của phím đàn số 2. Hợp âm G: Dùng ngón trỏ (1) và ngón giữa (2) bấm lên dây thứ 3 và thứ 1 trên phím đàn thứ 2 và dùng ngón áp út (3) lên dây thứ 2 của phím đàn thứ 3. Hợp âm Am: dùng một ngón tay giữa (2) bấm lên giây thứ 4 của phím đàn thứ 2. Hãy luyện tập trước về cách bấm của 4 hợp âm này cũng như cách chuyển hợp âm để chơi dễ dàng hơn nhé! Bạn có thể tham khảo thêm khoá học đàn Piano từ các chuyên gia để có thể tự mình chơi được một bản nhạc hoàn chỉnh. >>> Xem ngay: Những điều cần biết về đàn Ukulele cho người mới học Các bài ukulele đơn giản mà bạn có thể luyện tập Happy Birthday Happy [C]Birthday to [G]You! Happy [G]Birthday to [C]You ! Happy [C]Birthday Happy [F]Birthday Happy [C]Birthday [G]to [C]You ! Vì tôi còn sống- Tiên Tiên [C]Khi xưa ngây thơ dại khờ tôi hay chê bai mình[G]ngu si. Rằng không biết làm[Am]gì, không biết cần chi, không biết mình là[F]ai.. [C]Bao năm bon chen ngoài đời soi gương nhìn[G]vẫn thế. Đầu vẫn rối bù[Am]xù, thân bé ú nu, ú nu.. ú[F]ù. Chorus: Cứ sai[C]đi vì cuộc đời cho phép. Cứ yêu[G]đi dù rằng mình ngu si. Ai lừa ai[Am], ai hờn ai, ai giận ai, ai thù ai.. cho qua[F ]đi. Cứ đam[C]mê dù nhiều người cười chê. Và cứ vui[G]lên, vì ta không[Am].. cô[F]đơn. Vì tôi còn[C]sống. Vì tôi còn[G]hát lên. Vì tôi còn[Am]viết lên bao điều trong lòng[F]tôi. Ver2: [C]Mai đây khi tôi dần dần quên đi mình là[G]ai. Nhờ ai đó gần[Am]bên, ai đó hát lên những bài ca tôi[F]viết. Một nhà – Da lab “Một nhà” là một ca khúc rất hay và vui nhộn, được nhiều bạn trẻ yêu thích và rất hợp với cây đàn Ukulele. Vòng hợp âm: [C] [G] [Am] [F] ĐK: [C] Khi hai ta về [G] một nhà Khép đôi mi chung [Am] một giường Đôi khi mơ cùng [F] một giấc Thức giấc chung một [C] giờ Khi hai ta chung [G] một đường Ta vui chung một [Am] nỗi vui Nước mắt rơi [F] một dòng Sống chung nhau một [C] đời. Vẫn ánh mắt ấy sáng long [G] lanh Như trời cao mây trắng trong [Am] lành Đến hôm nay anh vẫn chưa thể [F] tin em đã về đây với [C] anh. Nhớ những lúc đứng dưới mái trường [G] xưa Cùng dừng xe dưới gốc cây trú [Am] mưa Đến hôm nay ta đã chung một [F] lối Anh không còn phải đi xa đón [C] đưa. Ta giờ đây chung trời mây ta cùng đón tương [G] lai Tay cầm tay ta cùng vui say chân bước đường [Am] dài Như lời hứa anh đã nói ngay từ phút giây [F] đầu Chúng ta sẽ về chung một [C] nhà. Dẫu gian khó dẫu mưa gió ta cùng đón ngày [G] mai Ta thường nghe sau cơn mưa là trời sẽ nắng [Am] lại Như lời hứa anh đã nói ngay từ phút giây [F] đầu Chúng ta đã về chung một [C] nhà. ĐK: Khi hai ta về [G] một nhà Khép đôi mi chung [Am] một giường Đôi khi mơ cùng [F] một giấc Thức giấc chung một [C] giờ Khi hai ta chung [G] một đường Ta vui chung một [Am] nỗi vui Nước mắt rơi [F] một dòng Sống chung nhau một [C] đời. Rap: A lô em [C] à anh đang lấy xe, chuẩn bị ra về Mười tiếng mệt [G] mỏi sau lưng muốn kể với em, ngày dài ghê Công trường nắng [Am] gió bụi bặm làm anh, mỏi nhừ cả đôi vai Những chuyện nhỏ [F] to công việc vẫn còn văng vẳng bên tai. “Này anh hôm [C] nay anh có thể về, về nhà sớm hơn Buổi tối hôm [G] nay có món anh thích, cả nhà chờ cơm” Em ơi hôm [Am] nay anh về muộn đang vội đến phòng thu Bản tin thời [F] sự và mixtape vẫn còn đang ấp ủ. Anh biết từ [C] khi lấy em anh chẳng mấy khi phụ em được việc nhà Cuối tuần bận [G] bịu hát hò chẳng cùng em được chuyện gần xa Đêm ngày lo [Am] viết câu hát về người ta thừa hơi bao đồng Đi diễn chỗ [F] này chỗ kia tối về với em cũng chỉ có tay không. Cảm ơn [C] em vì những tháng ngày qua em đã đến bên anh Cảm ơn [G] em đã là hậu phương cho ước mơ trong anh Xin lỗi [Am] em vì những tối em thức muộn nhịn đói chờ cơm Anh rất yêu [F] em và còn bài này anh viết xin tặng hai mẹ con. Đây cũng là một trong những bài hát được các học viên học piano và học Piano cơ bản lựa chọn trình diễn rất nhiều! >>> Xem ngay: Hướng dẫn chơi đàn Ukulele tại nhà cho người mới tập Tập các bài Ukulele đơn giản ngay tại nhà Ánh nắng của Anh- Đức Phúc1 VERSE 1:  Từ [C ]bao lâu nay anh cứ [F ]mãi cô đơn bơ [G ]vơ  Bao lâu rồi [C ]ai đâu hay  Ngày cứ [F ]thế trôi qua miên [G ]man  Riêng anh một [Dm7]mình nơi đây  Những phút giây [E7 ]trôi qua tầm [Am ]tay  Chờ một ai đó [Dm7 ]đến bên anh  Lặng [F ]nghe những tâm tư [G ]này [G7 ]    Là [C ]tia nắng ấm  Là em [F ]đến bên anh  Cho [G ]vơi đi ưu phiền [C ]ngày hôm qua  Nhẹ nhàng [F ]xóa đi bao mây [G]đen vây quanh cuộc [Dm7 ]đời nơi anh  Phút giây anh [E7 ]mong đến tình yêu [Am ]ấy  Giờ [Dm7 ]đây là em người [F ]anh mơ ước bao [G ]đêm .    CHORUS:  Sẽ luôn thật [F ]gần bên em [G ]  Sẽ luôn là [Em ]vòng tay ấm êm [Am ]  Sẽ luôn là [F ]người yêu em  Cùng [G ]em đi đến chân [C ]trời [C7 ]  Lắng nghe từng [F ]nhịp tim anh [G ]  Lắng nghe từng [Em ]lời anh muốn [Am ]nói  Vì em [F ]luôn đẹp nhất khi [C]em cười  Vì em [Fm ]luôn là tia nắng [G ]trong anh  Không [C ]xa rời.    VERSE 2:  Bình [C ]minh dẫn lối  Ngày sau [F ]có em luôn bên [G ]anh trên con đường [C ]ta chung lối  Niềm hạnh [F ]phúc như trong cơn mơ [G ]  Chưa bao giờ [Dm7 ]anh nghĩ tới  Phút giây ta [E7 ]trao nhau tình yêu [Am ]ấy  Giờ [Dm7 ]đây là em  Người [F ]anh sẽ mãi không [G ]quên.  Làm chủ Ukulele bằng cách đăng ký học online. Khóa học sẽ giúp bạn biết cách chơi nhạc cụ Ukulele đầy vui nhộn. Thông qua chơi nhạc cụ, bạn sẽ tự giúp bản thân giải trí, thư giãn, xả stress. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:156,theme:course] [course_id:193,theme:course] [course_id:2442,theme:course] Sau Tất Cả- Erik Verse 1:  Sau tất [G]cả mình lại trở về với [Em]nhau  Tựa như chưa bắt [Am]đầu, tựa như ta vừa mới [D]quen  Sau tất [G]cả lòng chẳng hề đổi [Em]thay  Từng ngày xa lìa [Am]khiến con tim bồi hồi  Và [C]ta lại gần nhau hơn [D]nữa    Pre-chorus:  Có những [Bm7b5]lúc đôi ta [E]giận hờn  Thầm [Am]trách nhau không một ai nói điều [Cm]gì  Thời gian [G]cứ chậm lại, từng giây [Em]phút sao quá dài  Để [Am]khiến anh nhận ra mình cần em [D]hơn    Chorus:  Tình yêu cứ [C]thế đong [D]đầy trong [Bm]anh từng [Em]ngày  Vì [Am]quá yêu em nên [D]không thể làm [G]gì khác  Chỉ cần ta [C]mãi luôn [D]dành cho [Bm]nhau những chân [Em]thành  Mọi [Am]khó khăn cũng [D]chỉ là thử [G]thách  Vì [Am]trái tim ta luôn [D]luôn thuộc về [G]nhau    Verse 2:  Sau tất [G]cả mình lại chung lối [Em]đi  Đoạn đường ta có [Am]nhau, bàn tay nắm chặt [D]bấy lâu  Sau tất [G]cả mình cùng nhau sẻ [Em]chia  Muộn phiền không thể [Am]khiến đôi tim nhạt nhoà  Và [C]ta lại gần nhau hơn [D]nữa    Pre-chorus:  Có những [Bm7b5]lúc đôi ta [E]giận hờn  Thầm [Am]trách nhau không một ai nói điều [Cm]gì  Thời gian [G]cứ chậm lại, từng giây [Em]phút sao quá dài  Để [Am]khiến anh nhận ra mình cần em [D]hơn    Chorus:  Tình yêu cứ [C]thế đong [D]đầy trong [Bm]anh từng [Em]ngày  Vì [Am]quá yêu em nên [D]không thể làm [G]gì khác  Chỉ cần ta [C]mãi luôn [D]dành cho [Bm]nhau những chân [Em]thành  Mọi [Am]khó khăn cũng [D]chỉ là thử [G]thách  Vì [Am]trái tim ta luôn [D]luôn thuộc về [G]nhau    Giữ chặt bàn [D]tay mình cùng nhau [G]đi hết [D]bao tháng [E]ngày  Mọi điều gian [Am]khó ta luôn vượt qua  Để [C]khiến ta nhận ra mình gần nhau [D]hơn    Chorus:  Tình yêu cứ [C]thế đong [D]đầy trong [Bm]anh từng [Em]ngày  Vì [Am]quá yêu em nên [D]không thể làm [G]gì khác  Chỉ cần ta [C]mãi luôn [D]dành cho [Bm]nhau những chân [Em]thành  Mọi [Am]khó khăn cũng [D]chỉ là thử [G]thách  Vì [Am]trái tim ta luôn [D]luôn thuộc về [G]nhau. Ông bài anh - Lê Thiện Hiếu Vòng hợp âm [C] [G] [Am] [F] [C] Ông bà anh yêu nhau thời chưa [G] có tivi [Am] Ông bà anh yêu nhau thời chưa [F] có xe hơi [C] Ông thường đưa bà anh đi dạo [G] quanh Trên con [Am] ngựa sắt Thống Nhất màu [F] xanh [C] Ông bà anh đưa nhau đi khắp [G] phố xa Bà ngồi [Am] trên gác-ba-ga chiếc xe đạp [F] tróc sơn [C] Ông mua tặng bà anh một đóa [G] hoa Và [Am] đó là món quà đầu [F] tiên ĐK1: Ôi tình [C] yêu ngày xưa đẹp lắm con [G] ơi Những dòng thư tay viết [Am] vội những lời ngây ngô đầu [F] môi Và thời [C] ấy bình dị lắm con [G] ơi Chạm tay nhau một [Am] giây thôi là nhớ nhau cả [F] đời Và [C] đó là lời ông nói với [G] anh Ông [Am] có một tình yêu tươi [F] xanh Và [C] đó là lời ông nói với [G] anh Ông [Am] có một tình yêu xanh ngát [F] xanh 2. [C] Anh và em yêu nhau thời xe [G] máy, ôtô [Am] Anh và em yêu nhau thời [F] Facebook, Zalo [C] Anh và em yêu nhau thời tay [G] cầm Oppo [Am] Anh và em yêu nhau ngày [F] tháng trôi mau Vì… [C] Ta chẳng nói chuyện gì với [G] nhau Ngồi bên [Am] nhau cầm điện thoại thật [F] lâu Và [C] có nhiều lúc em giận dỗi [G] khi Anh chẳng [Am] muốn khoe em với thiên hạ hiếu [F] kì ĐK2: Ôi tình [C] yêu thời nay mệt quá ai [G] ơi Giận nhau không nói một [Am] lời chỉ vì không REP INBOX [F] thôi Và em [C] ơi thời nay mệt quá đi [G] thôi Anh muốn tình yêu tuyệt [Am] vời như ông bà [F] anh [C] Papapa Parapa [G] papa [Am] Papapa Parapa [F] papa [C] Papapa Parapa [G] papa Oh [Am] Papapa Parapa [F] papa ĐK3: Ôi tình [C] yêu ngày xưa đẹp lắm [G] con ơi Những dòng thư tay viết [Am] vội những lời ngây ngô đầu [F] môi [C] Và thời ấy bình dị lắm [G] con ơi Chạm tay nhau một [Am] giây thôi là nhớ nhau cả [F] đời Và [C] đó là lời ông nói với [G] anh Ông [Am] có một tình yêu tươi [F] xanh Và em [C] ơi em, em có hiểu lòng [G] anh Anh muốn [Am] có một tình yêu xanh ngát [F] xanh Như ông bà [C] anh. Yêu - Min Vòng hợp âm: C, G, Am, F [C]Yêu, là cùng nhau trong tay đi dưới[G]con đường Là cùng trao cho nhau ngọt môi[Am]hôn Là vòng tay yêu thương ôm[F]mãi không rời Từng phút giây tuyệt vời. [C]Yêu, là ngày em bên anh không chút[G]ưu phiền Từng buồn lo trôi qua ngày bình[Am]yên Nồng nàn ta trao nhau giấy[F]phút tuyệt vời Nguyện thề luôn bên nhau[C]mãi. Dù thời gian trôi qua vẫn luôn[G]bên người Dù ngày tháng phôi pha ta vẫn[Am]không cách rời Bên nhau suốt đời, cùng[F]xây giấc mơ chung đôi. ĐK: [C]Hãy bên em thật gần[G]nhé anh Để cảm nhận[Am]những thứ yêu thương Từ trong[F]trái tim này Dành hết cho người. [C]Hãy trao em nụ hôn[G]đắm say Ngọt ngào như[Am]phút giây ban đầu Ngày[F]nắng xanh ngời Nguyện ước có nhau trọn[C]đời. 2.[C]Yêu, là bình minh mỗi sớm có anh[G]bên mình Là hoàng hôn mênh mang từng con[Am]phố Mình cùng tay trong tay đi[F]giữa cuộc đời Nguyện thề luôn bên nhau[C]mãi. Dù thời gian trôi qua vẫn luôn[G]bên người Dù ngày tháng phôi pha ta vẫn[Am]không cách rời Bên nhau suốt đời. Cùng[F]xây giấc mơ chung đôi. Kết luận Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về các bài Ukulele đơn giản. Chúng tôi hi vọng kiến thức trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra, còn rất nhiều khoá học về nhạc cụ khác trên Unica đang được rất nhiều người quan tâm như khoá học Piano online 
29/05/2019
24219 Lượt xem
7 Bí quyết học chơi đàn Guitar dành cho người mới bắt đầu
7 Bí quyết học chơi đàn Guitar dành cho người mới bắt đầu Bạn muốn tự mình học đàn guitar tại nhà nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, tìm kiếm trên mạng thì lại có quá nhiều thông tin khiến bạn “choáng ngợp”. Đừng quá lo lắng bạn nhé, với 7 lời khuyên hữu ích nhất dành cho người mới bắt đầu tập chơi đàn Guitar mà Unica tổng hợp dưới đây, chắc chắn sẽ giúp bạn giải đáp những khúc mắc này. Hãy chú ý và ghi chép lại cũng như thực hành theo bạn nhé. Nắm các quy tắc cơ bản Học đàn guitar cho người mới bắt đầu Trước khi học đàn guitar cho người mới tập, bạn cần nắm nắm rõ các quy tắc như sau: - Độ chính xác: Khi chơi đàn, bạn tuyệt đối nên chơi sót hoặc nhầm các nốt nhạc với nhau, bao gồm cả việc vị trí để ngón, âm thanh và diễn cảm. - Nhuần nhuyễn: Muốn làm được điều này, đòi hỏi bạn cần phải tập luyện liên tục và chính xác. - Liên tục: Một bản đệm nhạc Guitar hoàn chỉnh phải đảm bảo không bị vấp váp từ đầu đến cuối bản nhạc. - Tự tin: Để tạo ra những giai điệu cảm xúc và truyền cảm nhất, người chơi đàn phải giữ một tinh thần tự tin và thoải mái với chính cây đàn của mình.  >>> Xem ngay: Hướng dẫn học Guitar đệm hát cho người mới bắt đầu? Làm chủ Guitar đệm hát bằng cách đăng ký học online. Khóa học giúp bạn thành thạo đệm hát 20+ bản nhạc phổ biến, hiểu rõ thuật ngữ trong guitar đệm hát, lý thuyết âm nhạc... Đăng ký ngay: [course_id:417,theme:course] [course_id:2151,theme:course] [course_id:222,theme:course] Chăm chỉ học luyện các ngón Trong thời gian đầu học đàn Guitar, do phải dồn trọng lực ở các đầu ngón tay để điều chỉnh dây đàn nên bạn sẽ cảm thấy ngón tay khá đau, sưng, thậm chí là bầm tím. Nhưng đừng vì thế mà bỏ cuộc, bạn nên cố gắng và kiên trì tập luyện để có thể đánh đàn thuần thục. Ngoài ra, việc luyện các ngón thường xuyên trên phím dây đàn sẽ giúp bạn tạo nên sự linh hoạt để có thể chuyển nốt, hợp âm một cách khéo léo, tinh tế nhất, nhờ vậy mà bạn có thể tự tin thể hiện một bất cứ một bản nhạc nào. Học guitar với 4 bước cơ bản nhất Bắt đầu học guitar với 4 bước căn bản Học chơi guitar tức là bạn kết hợp giữa đệm nhạc, tạo ra âm thanh trầm bổng cho bài hát.  Bạn cần kết hợp các kỹ thuật tay trái (bấm hợp âm, chuyển hợp âm), kỹ thuật tay phải (rải hoặc quạt chả) và hát. Như vậy thì tổng cộng những bước chúng ta cần phải học đó là: - Bấm hợp âm (tay trái) - Rải điệu, quạt điệu (tay phải) - Chuyển hợp âm (tay trái, tay phải) - Đệm hát (kết hợp giữa tay trái, tay phải, và hát!) Uốn nắn tư thế khi đánh đàn guitar Thế nào là tư thế chuẩn khi chơi đàn guitar Tưởng tượng như các bạn chơi thể thao thì cũng có những tư thế nhất định để bắt đầu tập luyện hoặc thi đấu đúng kỹ thuật nhất. Học guitar cũng vậy, có rất nhiều bạn không để ý đến phần tư thế của mình khi chơi đàn, điều này hoàn toàn sai nhé. Nhiều bạn thường ngồi và vắt chéo chân để đánh đàn, điều này sẽ khiến bạn khó tập đàn dù là người đã nắm được các hợp âm cơ bản. Vậy câu trả lời với tư thế đúng khi tập đàn là ĐỨNG để chơi đàn bạn nhé. Việc bạn đứng khi chơi đàn sẽ giúp cơ thể thả lỏng, chân tay linh hoạt và dễ dàng hơn trong quá trình luyện tập.  Vậy lời khuyên của Blog Unica là bạn hãy đứng để luyện tập đàn, khi nào thành thạo thì hãy ngồi nhé! Chuẩn bị cây đàn thật chuẩn để luyện tập Bạn đã có cây đàn chuẩn để bắt đầu luyện tập chưa? Khi mới học đàn guitar, bạn không cần phải mua một cây đàn thật đắt tiền vì nó sẽ rất tốn kém vì có thể sau khi học bạn lại thấy bộ môn này không phù hợp với bạn. Nhưng cũng đừng vì thế mà ham rẻ mua những cây đàn ván ép Việt Nam với giá dưới 1 triệu đồng. Vì thanh méo mó không chuẩn, cần bị cong, dây đàn khó bấm sẽ khiến bạn chán nản bỏ cuộc, thậm chí nhiều bạn còn “đập vỡ cây đàn” đó. Vì thế, tốt nhất cách chọn đàn guitar cho người mới học đó là chọn lựa cây đàn dễ bấm, âm thanh chuẩn. Tốt nhất bạn hãy nghiên cứu cách mua đàn cho người mới tập trước khi mua. Bạn cần nắm được cách phân biệt các loại đàn, cơ bản nhất là đàn acoustic và đàn classic. Nếu bạn muốn chơi đàn đệm hát, fingerstyle trẻ trung thì chọn đàn guitar acoustic, còn nếu bạn muốn chơi những giai điệu nhẹ nhàng du dương, các bài hát solo cổ điển thì chọn đàn guitar classic. Phân bổ thời gian cho việc luyện tập Nếu bạn thực sự cảm thấy bộ môn này lôi cuốn và hấp dẫn với bản thân thì hãy kiên trì luyện tập hàng ngày, tích tiểu thành đại bạn nhé. Còn nếu bạn đã luyện tập mà cảm thấy không có cảm xúc thì tốt nhất là hãy dành thời gian cho niềm đam mê khác nhé, đừng lãng phí thời gian vì đó là “vàng bạc”. Cũng như các môn học khác, học guitar cho người mới cũng phải mất ít nhất từ 3-6 tháng để thành thạo mọi kỹ năng, như ngoại ngữ thì Unica thường khuyên bạn học ít nhất 30-45 phút mỗi ngày, không cần phải học liên tục vì nó sẽ không hiệu quả và gây nhàm chán. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng thời gian rảnh, lúc tinh thần tỉnh táo để luyện tập. Đừng phụ thuộc vào các tab, chords trên mạng Đừng phụ thuộc vào các tab Ban đầu khi bắt đầu mới luyện tập, chắc chắn bạn sẽ cần phải có các bản mẫu để luyện tập theo. Tuy nhiên nếu bạn lúc nào cũng tìm kiếm và dựa theo nó từ 1 năm trở nên thì thực sự không tốt cho bạn. Việc này sẽ khiến bạn không thể phát triển được và mãi dậm chân tại chỗ. Hãy tự sáng tạo ra cho mình bản sắc riêng, ngoài ra việc nghiêm túc tự học lên xuống tông, cảm âm, dò hợp âm bạn sẽ hoàn toàn tự chủ và không cần đến các đoạn mẫu nữa. Hơn nữa bạn cũng cần phải tự mình sáng tạo các màu sắc riêng cho bản thân, như vậy mới thực sự là tiến bộ và đi đúng hướng. Trên đây là 7 lời khuyên vô cùng hữu ích được đúc kết để giúp bạn có động lực và đường đi rõ ràng khi muốn luyện tập học đánh đàn guitar cho người mới bắt đầu. Chúc bạn thành công! Xem thêm: Khóa học trống Cajon
29/05/2019
4096 Lượt xem
10 Hợp âm Guitar cơ bản bạn nhất định phải ghi nhớ
10 Hợp âm Guitar cơ bản bạn nhất định phải ghi nhớ Bạn có một tâm hồn yêu học hát lãng mạn và đầy thi sỹ? Bạn mong muốn luyện tập và học đàn guitar nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Vậy hôm nay xin mời bạn cùng tìm hiểu với Blog Unica về 10 hợp âm đệm hát guitar cơ bản nhé! Hợp âm là gì Hiểu một cách dễ hiểu nhất, hợp âm là tất cả các nốt mà khi bạn đánh Guitar cảm nhận được là nó hay và êm tai. Khi bạn học lĩnh vực nhạc lý trong Guitar, bạn sẽ nắm được cấu tạo mỗi hợp âm và tại sao nó lại được tạo ra như vậy. Thế nhưng ở nội dung bài viết này, Unica sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về 10 loại hợp âm cơ bản nhất bạn cần nắm được khi chơi Guitar.  Học chơi đàn guitar cơ bản đến nâng cao Tại sao phải học hợp âm Guitar Khi bắt đầu học Guitar, bạn phải nắm được các kiến thức liên quan đến hợp âm bởi nó là một phần quan trọng của nhạc lý. Ngoài ra, các bài nhạc đều được sáng tác dựa trên sự kết hợp giữa các hợp âm. vì thế, nếu bạn không biết về hợp âm thì sẽ không thể nào chơi được các bài nhạc một cách trọn vẹn.  Không chỉ vậy, việc học hợp âm Guitar sẽ hỗ trợ tối đa cho bạn trong việc tự học Guitar ở nhà mà không cần mất quá nhiều thời gian, chi phí để học Guitar tại các trung tâm đắt đỏ.  Các loại hợp âm Để xác định loại hợp âm, theo quy ước chúng ta sẽ dựa vào ký tự nhỏ đi sau chữ cái chỉ tên hợp âm. m: hợp âm thứ #: hợp âm thăng b: hợp âm giáng 7: hợp âm bảy Lưu ý: Khi không có các ký tự này theo sau thì chúng ta sẽ coi đó là hợp âm trưởng. Ví dụ:  A          =       La Trưởng Am       =       La Thứ A#        =       La Thăng Ab        =       La Giáng A7        =       La Bảy >>> Xem ngay: Vị trí các nốt trên đàn Guitar bạn cần ghi nhớ Làm chủ Guitar đệm hát bằng cách đăng ký học online. Khóa học giúp bạn thành thạo đệm hát 20+ bản nhạc phổ biến, hiểu rõ thuật ngữ trong guitar đệm hát, lý thuyết âm nhạc... Đăng ký ngay: [course_id:417,theme:course] [course_id:2151,theme:course] [course_id:222,theme:course] Cách đọc tên hợp âm Tương ứng với 7 nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si sẽ được quy ước tương ứng với các chữ cái C – D – E – F – G – A – B. Và 5 loại hợp âm đã giới thiệu ở trên. Cách đọc tên hợp âm là ta sẽ ghép tên chữ cái và loại hợp âm lại. Ví dụ: Dm → Rê thứ (C: Rê và m: hợp âm thứ) B → Si trưởng Ngoài những dạng đơn giản trên, đôi khi ta còn bắt gặp những loại có tên gọi “dài dòng” như: Dbm → Rê giáng thứ A#m → La thăng thứ Bb  → Si giáng trưởng Lưu ý: Khi mới luyện tập, vì các hợp âm được ghi khá khó nên việc bấm hợp âm ban đầu sẽ gặp phải khó khăn và nhiều khi khiến bạn nản chí. Việc này tương tự xảy ra với những bạn học Organ. Vì vậy hãy kiên trì vì ai ban đầu khi tiếp xúc với đàn cũng như vậy cả thôi. Chắc chắn nếu bạn kiên trì luyện tập thì khoảng 1 tuần là bạn sẽ thấy sự thay đổi rất lớn đó.  10 hợp âm guitar cơ bản nhất Dưới đây sẽ là 10 hợp âm guitar cơ bản nhất cho những bạn mới bắt đầu học đàn. Chỉ cần bạn luyện tập hàng ngày chắc chắn sẽ thành thục. Trước tiên chúng ta sẽ cùng quan sát 9 hợp âm guitar cơ bản nhất qua hình sau: >>> Xem ngay: 50 Bài hát đệm Guitar hay nhất dành cho người mới bắt đầu 9 hợp âm guitar cơ bản nhất Tiếp theo, mời bạn quan sát hợp âm thứ 10, rất quan trọng là Fa. Đây là một hợp âm luôn gây khó khăn đối với người mới tập đó là hợp âm Fa trưởng, vì vậy trước mắt bạn sẽ tập F đơn giản, cách bấm F đầy đủ sau này khi bạn đánh khá hơn sẽ tập sau. Nếu bạn là một người học Piano thì cũng nên nhớ rằng những kiến thức cơ bản về hợp âm vô cùng quan trọng và cần thiết. Hợp âm thứ 10 Fa Trên đây là những kiến thức về 10 hợp âm cơ bản trong đàn Guitar giúp bạn bước đầu làm quen và thành thục trong quá trình luyện tập của mình. Với các hợp âm này để đánh quen tay và không bị quên hay nhầm lẫn bạn hãy luyện tập từ 2-3 tuần nhé. Ngoài việc kết hợp học hợp âm, các kiến thức từ khóa học Guitar: ”Guitar đệm hát 30 ngày cùng Hiển Râu” sẽ giúp bạn nhanh chóng thành công và tự đệm hát được nhiều thể loại nhạc. Cùng với đó, Unica còn mang đến cho bạn rất nhiều những khoá học âm nhạc với nhiều loại nhạc cụ âm nhạc hấp dẫn khác đang chờ bạn khám phá như: học Piano cơ bản, khoá học guitar của Haketu. Đăng ký ngay hôm nay để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn từ Unica nhé! Chúc bạn thành công!
29/05/2019
3904 Lượt xem
Những điều cần biết về đàn Ukulele cho người mới học
Những điều cần biết về đàn Ukulele cho người mới học Đàn ukulele là một trong những loại đàn được giới trẻ yêu thích hiện nay bởi sự nhỏ nhắn, dễ thương và đa dạng, thiết kế màu sắc phong phú phù hợp với sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, đối với một số người, loại đàn này vẫn còn khá xa lạ. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn tất tật những điều cần biết về đàn và cách học Ukulele giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về loại đàn này. Hãy cùng khám phá ngay nhé! Đàn ukulele là gì? Ukulele hay còn gọi là Uke (phiên âm tiếng Việt là Diu-Ki) là loại đàn thuộc họ guitar thường có 4 dây. Tuy nhiên, có một số mô hình biến thể với năm, sáu và tám dây. Ukulele có nguồn gốc từ Hawaii, có hình dạng nhỏ gọn, xinh xắn với nhiều màu sắc khác nhau thích hợp với rất nhiều đối tượng và phù hợp cho các buổi dã ngoại vui chơi.  Giai điệu và âm lượng của đàn ukulele rất đa dạng. Thông thường sẽ có 4 kích cỡ phù hợp với giọng nữ cao, giọng nam cao, giọng nam trung và phối hợp. Âm thanh của đàn Ukulele có tính chất vui nhộn, tươi trẻ hơn tạo cảm giác hân hoan, thích thú. Tuy nhiên, nó chỉ thích hợp để diễn tấu những bản nhạc mang màu sắc vui tươi chứ không thể diễn tả đầy đủ các khía cạnh của âm nhạc của cây đàn Guitar hay học Piano. Đàn Ukulele là sự lựa chọn vô cùng phù hợp với các cô gái hoặc các em nhỏ khi muốn chơi Guitar, nó có thể là nhạc cụ thay thế đàn Guitar với sự tiện lợi và nhẹ nhàng thích hợp với mọi lứa tuổi.  Ukulele hay còn gọi là Uke là loại đàn thuộc họ guitar thường có 4 giây Cấu tạo và phân loại đàn ukulele Cấu tạo đàn ukulele Trước khi phân loại đàn ukulele, bạn nên nắm được cấu tạo của một cây đàn ukulele. Một cây đàn ukulele bao gồm 6 bộ phận đó là đầu đàn, bộ chỉnh, cần đàn, phím đàn, thân đàn, lưng và ngựa đàn. Mỗi bộ phận của đàn được cấu tạo từ những chất liệu khác nhau nhằm thực hiện những chức năng khác nhau, cụ thể như: Đầu đàn (Head): là nơi đặt bộ chỉnh đàn. Bộ chỉnh (Tuning adjusters): gồm 4 khóa đàn được quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ để chỉnh dây. Cần đàn (Neck): nơi đặt phím đàn và là nơi bạn chơi hợp âm và các nốt nhạc. Phím đàn (Frets): là khoảng trống được chia bởi miếng kim loại hay gỗ mỏng trên cần đàn. Thân đàn (Body): là nơi âm thanh tạo tiếng vang và có lỗ thoát âm ở giữa. Lưng và Ngựa đàn (Saddle and Bridge): là nơi giữ dây đàn. Cấu tạo của cây đàn ukulele Làm chủ Ukulele bằng cách đăng ký học online. Khóa học sẽ giúp bạn biết cách chơi nhạc cụ Ukulele đầy vui nhộn. Thông qua chơi nhạc cụ, bạn sẽ tự giúp bản thân giải trí, thư giãn, xả stress. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:156,theme:course] [course_id:193,theme:course] [course_id:2442,theme:course] Phân loại đàn ukulele Không giống như học Organ đàn ukulele được phân loại dựa theo kích thước của đàn bao gồm 4 loại: soprano, concert, tenor và baritone. Cụ thể đặc điểm của từng loại đàn ukulele như sau: Soprano Ukulele dài khoảng 21 inch (53 cm): Soprano Ukulele là loại đàn nhỏ và phổ biến với 12 đến 15 phím đàn. Các phím đàn của Soprano khá hẹp, nằm sát nhau vì vậy nó thưòng không phù hợp với người lớn. Với kích thước nhỏ, nên Soprano tạo âm thanh vang và sống động nhất. Thường được lên dây G C E A hoặc A D F# B. Concert Ukulele (Alto) dài khoảng 23 inch (58 cm): Cũng được gọi là Concert Ukulele với 15 đến 20 phím đàn. Alto có kích thước lớn hơn đàn Soprano ukulele  một chút. Các phím cũng xa hơn và độ căng lớn hơn vì vậy âm thanh của cây đàn này đầy hơn và vang hơn. Alto Ukulele sẽ thích hợp với những người có bàn tay lớn hơn Soprano. Thường được lên dây G,C,E,A.  Tenor Ukulele dài khoảng 26 inch (66 cm): Đây là loại đàn lớn có âm thanh đầy hơn Soprano và Alto và có ít nhất 15 phím đàn. Vì có nhiều phím đàn nên nó có nhiều nốt cao hơn. Rất thích hợp cho các buổi biểu diễn trên sân khấu. Thường được lên dây G,C,E,A. Baritone Ukulele dài khoảng 30 inch (76 cm): Baritone Ukulele là loại lớn nhất trong các loại Ukulele, tạo âm thanh tròn và đầy nhất. Sở hữu hơn 19 phím nên thích hợp chơi nhạc Blue. Nếu bạn muốn nghe âm thanh rõ nét, vui vẻ thì đây là sự lựa chọn lý tưởng nhất. Baritone thường được lên dây D G B E. Bốn loại đàn ukulele được phân loại dựa theo kích thước của đàn Top 6 Model đàn Ukulele tốt nhất dành cho người mới tập chơi Ukulele Suzuki SU1 Đây là một trong những cây đàn Ukulele duy nhất có chất lượng tốt nhưng giá thành chỉ dưới 1 triệu đồng. Với những người mới bắt đầu chơi, thì đây là một đàn phù hợp để tiết kiệm tối đa ngân sách nhưng vẫn tạo ra âm thanh và giai điệu tuyệt vời. SU-1 Ukulele Suzuki SUK-1 Với những người không thíc Ukulele nhựa thì có thể lựa chọn dành SUK-1 này. Nó thuộc loại Soprano với âm thanh trong trẻo và kích thước nhỏ gọn. SUK-1 Ukulele Suzuki SUK-5 Đặc điiểm của Ukulele Suzuki SUK-5 nó thuộc loại đàn Soprano, chiều dài khoảng 53 cm. Đây là loại đàn có kích thước nhỏ nhất và được thiết kế tinh tế. Âm thanh của loại đàn này trầm ấm và vang, phù hợp với cả trẻ nhỏ.  SUK-5 Ukulele Deviser UK-21-20 Ukulele Deviser UK-21-20 có chiều dài khoảng 53 cm, thiết kế đẹp với các hoạt tiết bắt mắt, cần đàn to, âm thanh rất hay. Đàn này có giá thành dao động trong khoảng 600-700, phù hợp với trẻ em.  Ukulele Deviser UK-21-20 Greg Bennet Ukulele UK60 Greg Bennet Ukulele UK60 có giá thành khá cao, khoảng gần 2 triệu đồng. Với kích thước nhỏ gọn và hợp âm đơn giản, nó phù hợp với những người bắt đầu chơi. Gần giống với cây đàn Guitar nên cây đàn này nhận được nhiều sự hưởng ứng của những người chơi Guitar.   Greg Bennett Ukulele UK60  Fender Ukulele Piha'eu Soprano Đặc điểm dễ nhận biết của Fender Ukulele Piha'eu Soprano là âm thanh vui nhộn và cuốn hút người nghe ngay ở những giây đầu tiên. Tuy giá thành không quá cao nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tông nhạc. Nguyên liệu của đàn này là làm bằng gỗ Gụ với lớp kết thúc là mặt gõ tự nhiên. Nếu bạn nghiệm túc cho con đường học Ukulele thì cây đàn này rất đáng để bạn đầu tư.  Kết luận Với những thông tin trên, chắc bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về đàn ukulele. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không bắt đầu luyện tập đàn mỗi ngày để có thể chơi được những bản nhạc bạn yêu thích bằng cây đàn ukulele. 
29/05/2019
4639 Lượt xem