Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Kinh Doanh Ngoại Ngữ Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Tesst Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Phong Cách Sống

Cách lựa chọn lá dong gói bánh chưng đúng chuẩn 
Cách lựa chọn lá dong gói bánh chưng đúng chuẩn  Để món bánh chưng trong ngày Tết được thơm ngon nhất thì lá dong và các nguyên liệu khác đóng vai trò rất quan trọng. Vậy, bạn đã biết cách lựa chọn lá dong gói bánh chưng đúng chuẩn nhất hay chưa. Nếu câu trả lời là chưa thì hãy tham khảo ngay các bí quyết “thần thánh" học làm bánh dưới đây nhé!  Cách lựa chọn lá dong gói bánh chưng Cách chọn lá dong gói bánh chưng Để gói được những chiếc bánh chuông vuông vắn, đẹp mắt và thơm ngon thì công đoạn chọn lá dong rất quan trọng. Khi chọn mua lá dong, bạn chú ý chọn những lá có hình elip, tán to và rộng, màu xanh tươi, không bị héo vàng hay úa. Như vậy, khi gói không bị thừa nhân bánh và bánh sẽ có màu xanh đẹp.  Bên cạnh đó, lá dong phải tươi, không bị giòn và có độ dai tốt. Màu của lá thiên về màu xanh đậm với phiến to. Để bánh có màu xanh hấp dẫn, bạn cần chú ý chọn lá không quá già cũng không quá non, chọn lá vừa có độ già vừa phải.  Bạn nên chọn lá dong còn tươi, tán rộng, màu xanh đậm  Đặc biệt, trong cách lựa chọn lá dong gói bánh chưng, tuyệt đối không được dùng những lá khô cứng, rách nát. Bạn cần chọn lá tươi, nguyên vẹn, không tét. Có như vậy thì khi gói bánh mới được hoàn hảo. Thông thường, một chiếc bánh chưng sẽ cần đến 4 lá dong, do đó, bạn hãy ước lượng số bánh cần gói để mua lá dong đủ.  Sơ chế lá dong gói bánh chưng Sau khi chọn lá dong xong, bạn cần tiến hành sơ chế lá dong để gói bánh. Cụ thể, lá dong đem ngâm vào nước từ 30 - 45 phút để loại bỏ bụi bẩn, đất bám trên lá. Sau đó, dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng toàn bộ lá và để ráo nước.  Khi gói bánh, bạn dùng khăn khô lau sạch toàn bộ lá, nhớ thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm rách lá. Lau đến khi lá không còn nước thì bạn dùng một chiếc dao sắc, tiến hành rọc bỏ gân lá để khi được dễ dàng hơn. Khi gói, bạn cũng có thể cắt bỏ bớt các góc lá dong để không bị thừa quá nhiều lá.  Lá dong trước khi đem gói bánh cần được sơ chế cẩn thận  Đăng ký khoá học làm bánh online ngay để nhận ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng làm bánh ngay tại nhà để tạo ra đa dạng những chiếc bánh thơm ngon, bổ dưỡng. Không chỉ hướng dẫn công thức làm bánh, giảng viên còn chỉ dẫn bạn cách để trang trí bánh sao cho hấp dẫn và đẹp mắt như ngoài hàng. [course_id:815,theme:course] [course_id:1534,theme:course] [course_id:996,theme:course] Cách chọn các nguyên liệu khác  Bên cạnh nắm cách lựa chọn lá dong gói bánh chưng thì bạn cũng cần nắm được cách chọn các nguyên liệu khác. Việc lựa chọn kỹ càng và đúng chuẩn sẽ giúp cho món bánh chưng được thơm ngon hơn. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:  - Dây lạt là nguyên liệu không thể thiếu khi gói bánh chưng. Để gói được những chiếc bánh chắc chắn, bạn nên chọn những loại dây lạt mỏng, mềm, dẻo dai. Mỗi chiếc bánh chưng sẽ cần đến khoảng 4 - 6 dây lạt. - Đậu xanh: Với đậu xanh, bạn nên chọn những hạt chắc mẩy, không sâu mọt. Đem ngâm đậu xanh qua đêm để sàng hết vỏ. Bạn nhớ sàng vỏ thật kỹ và rửa sạch đậu trước khi gói bánh.  - Gạo nếp: Nên chọn gạo trắng, thơm, không mối mọt. Bạn cũng đem ngâm qua đêm và rửa sạch và để ráo nước.  - Thịt lợn: Nên chọn thịt ba chỉ, tươi ngon, tẩm ướp cùng gia vị cho ngấm.  Bạn cần lựa chọn cẩn thận các nguyên liệu gói bánh chưng  Trên đây là cách lựa chọn lá dong gói bánh chưng đúng chuẩn nhất mà bạn nên áp dụng để chiếc bánh chưng được thơm ngon nhất. Bên cạnh món bánh chưng truyền thống, bạn cũng có thể tự tay chế biến các món ăn đậm vị ngày Tết khác khi tham gia khóa học “Món ăn ngày Tết - Trọn hết yêu thương” của giảng viên Chu Anh Tiệp trên Unica.  >> Cách gói bánh chưng vuông xinh xắn ai cũng khen >> Cách luộc bánh chưng ngon bạn nên “bỏ túi” ngay >> Bật mí cách bảo quản bánh chưng, bánh tét không lo hỏng
15/01/2020
2947 Lượt xem
Bố mẹ nào nên sinh con năm 2020 để con dễ nuôi, mạnh khỏe?
Bố mẹ nào nên sinh con năm 2020 để con dễ nuôi, mạnh khỏe? Trong năm Canh Tý 2020, gia đình nhỏ của bạn đang muốn chào đón thêm thành viên mới? Tuy nhiên, bạn băn khoăn không biết sinh con tuổi này có hợp với mệnh của mình không? Con sinh ra có tương sinh, tương khắc với vợ chồng bạn hay dễ nuôi, dễ bảo không? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng đi tìm hiểu bố mẹ nào nên sinh con 2020 để song hành tài lộc và bình an cho gia đình. Bố mẹ nào nên sinh con năm 2020? Người hiện đại chúng ta thường quan niệm rằng “xem bói ra ma, bói nhà ra rác “nhưng từ thời ông cha ta vẫn luôn quan niệm rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Chính vì vậy, chúng ta cũng nên tìm hiểu trước việc bố mẹ có hợp bản mệnh với con cái hay không. Bố mẹ tuổi Sửu rất phù hợp sinh con năm Canh Tý Theo phong thủy, năm 2020 là Canh Tý, nếu gia đình nào muốn sinh con thì rất đẹp bởi vì phải mất thêm 60 năm nữa mới lặp lại năm Canh Tý. Một số tuổi bố mẹ hợp với mệnh Bích Thượng Thổ của con như sau: Bố/mẹ tuổi Sửu Theo tử vi khoa học, tuổi Sửu là con giáp đầu bảng nên thích hợp để sinh con vào năm Canh Tý 2020. Bố hoặc mẹ tuổi Sửu gặp năm Canh Tý, khi xét về địa chi Tý Sửu nhị hợp, bản mệnh nhờ con cái mà gặp nhiều tốt lành, thành công trong công việc. Nhờ được hưởng phước từ con, mà người tuổi Sửu liên tiếp đạt được sự nghiệp, tài lộc trên đà tăng tiến, mọi sự làm ăn đều suôn sẻ. Bên cạnh đó, đứa trẻ sinh ra tương sinh với bản mệnh của bố nên sinh ra khỏe mạnh, tài giỏi, biết nghe lời và có tiếng nói trong xã hội, mang lại nhiều tiếng thơm, vinh hoa để đời cho bố mẹ.  Phúc khí của gia đình bạn cũng được gia tăng lên vùn vụt nếu như gia chủ tuổi Sửu có con tuổi Canh Tý trong nhà. >> Sinh con tuổi Canh Tý có khổ không? Phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng được người Á Đông đặc biệt quan tâm trong làm ăn, kinh doanh, nhà ở và nhiều lĩnh vực khác. Nếu đang tìm kiếm khóa học Phong Thủy online chất lượng với giá thành ưu đãi, hãy tham khảo ngay các khóa học của Unica: [course_id:557,theme:course] [course_id:1048,theme:course] [course_id:1151,theme:course] Bố/mẹ tuổi Thân Tuổi Thân và và tuổi Tý năm nay bán hợp, báo hiệu mọi thứ đều suôn sẻ, thuận lợi trong mọi vấn đề trong cuộc sống. Nếu năm nay, người tuổi Thân có ý định sinh con thì cũng rất lý tưởng. Cung Tử Tức của con giáp tuổi Thân này đang mở, trong năm nay dễ đón tin vui về đường con cái, đương nhiên sẽ dễ thụ thai. Sinh con năm Canh Tý bố mẹ tuổi Thân rước lộc vào nhà Tử vi năm 2020 cho thấy, bố hoặc mẹ tuổi Thân sinh con năm Canh Tý rất tốt. Đứa trẻ mang vận may tới cho bố mẹ, làm cho gia đình thêm vui vẻ, hạnh phúc, vợ chồng gắn bó, yêu thương nhau hơn. Sự nghiệp của con giáp tuổi Thân vì thế mà hưng thịnh lên, thăng quan tiến chức, có một năm suôn sẻ. Không những vậy, con bạn sinh ra năm này, bé dễ bảo, dễ nuôi, không quấy khóc. Khi lớn lên thì mọi chuyện làm ăn đều suôn sẻ, xuất hành bình an, có quý nhân phù trợ, hôn nhân khá mỹ mãn. Bố/mẹ tuổi Thìn Nhìn chung, người tuổi Thìn năm 2020 có Hỷ tinh ngự tại cung vị, địa chi thì Tý Thìn bán hợp, Thìn Thổ và Tý Thủy có thể khắc chế với nhau, thiên can Canh Kim lại tương sinh nên tạo ra nhiều may mắn cho con giáp này trong năm Canh Tý. Chính vì thế, nếu bạn sinh con năm Canh Tý thì sẽ nắm bắt được rất nhiều cơ hội từ cát tinh Hoa Cái mang lại. Cát Tinh này giúp bạn mở rộng con đường thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, nếu người tuổi Thìn có ý định sinh con vào năm nay thì cần chú ý và đề phòng trong tháng 3 âm lịch như chú ý các biện pháp an thai, vợ chồng không nên cãi vã. Đặc biệt, khi có sinh con năm Canh Tý, tình cảm của vợ chồng bạn ngày càng thắm thiết. Sự ra đời của em bé Canh Tý sẽ giúp cho cuộc sống gia đình bạn vui vẻ, hạnh phúc gấp bội phần, vận trình của bố mẹ tuổi Thìn cũng tươi sáng hơn nhiều. >> Giải đáp thắc mắc: Canh Tý có phải chuột vàng không? Sinh con năm Canh Tý bố mẹ cần chú ý điều gì? Nếu bạn có ý định sinh con năm 2020 thì đừng bỏ qua một số lưu ý dưới đây: Vợ chồng cần củng cố tình duyên để tăng vận tức Vận tức có liên quan đến đường con cái, vì thế 3 con giáp kể trên muốn sinh con năm 2020 thì cần củng cố tinh duyên của mình. Nhân duyên tốt thì mới tăng được khả năng có con, tình cảm vợ chồng bền chặt, không khí gia đình hòa hợp là điều kiện lý tưởng để chào đón sự ra đời của “thiên thần” nhỏ, cũng như là từng bước thúc đẩy vận mệnh gia đình bạn. Bạn cần có một sức khỏe tốt trước khi có ý định sinh con Giữ gìn sức khỏe trước sinh sản Sinh con là là việc rất quan trọng, nếu bạn đã lên kế hoạch từ trước thì cần chuẩn bị kỹ lưỡng sức khỏe khi mang thai. Nếu muốn trẻ sinh ra khỏe mạnh, an toàn thì người mẹ cần bồi bổ cho mình nhiều chất dinh dưỡng, tập luyện các bài tập nâng cao sức khỏe, tinh thần luôn vui vẻ.  Đặc biệt hơn, bên cạnh những thông tin tử vi chia sẻ ở trên, bố mẹ cũng nên bỏ túi khóa học "Tử vi dễ hiểu - Luận phi tinh" của giảng viên Chu Nhật Huy trên UNICA.  Khóa học "Tử vi dễ hiểu - Luận phi tinh" Đây là một khóa học phong thủy online mới nhất tại Việt Nam về phi tinh Lương phái.  coi là cách nhìn nhận thuần nhất về phi tinh, chỉ sử dụng tính lý của 18 sao nói trên, khác với các cách xem kết hợp cả nam bắc phái hoặc thuần nhất nam phái. Sau khi hoàn thành xong khóa học, bạn sẽ có kinh nghiệm về  tử vi từ 18 tinh diệu (14 chính tinh và Tả Hữu Xương Khúc) và tứ hóa. Có cách nhìn mới về tử vi, giúp bạn thấy được mối liên hệ nhân quả qua lại giữa các cung trong lá số. Bạn đã sẵn sàng đăng ký khoá học Tử vi dễ hiểu - Luận phi tinh của giảng viên Chu Nhật Huy ngay hôm nay chưa? >>> Đăng ký học ngay <<< Với những giải đáp thắc mắc về việc bố mẹ nào nên sinh con năm 2020 mà chúng tôi đã chia sẻ, hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích về việc sinh con năm Canh Tý. Tuy nhiên, bài viết này của chúng tôi không dám chắc chính xác 100% bởi vì con cái là lộc trời cho và mỗi người có một bản mệnh và số phận khác nhau.  >> Cách xem tử vi năm 2020 của 12 con giáp cực chuẩn
15/01/2020
3925 Lượt xem
Thị trường cây cảnh Tết 2020 biến động như thế nào?
Thị trường cây cảnh Tết 2020 biến động như thế nào? Còn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán Canh Tý, hàng trăm, hàng nghìn cây cảnh đã được các chủ vườn cho ra bày bán với đủ “bộ sưu tập” màu sắc rực rỡ trên tất cả các con đường từ nông thôn cho đến thành thị. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thử đi tìm hiểu thị trường cây cảnh Tết 2020 ở Hà Nội biến động như thế nào nhé! Thị trường cây cảnh Tết 2020 ở Hà Nội Theo khảo sát của chúng tôi tại một số vườn hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên Đán thì có thể thấy thị trường này trong những ngày giáp Tết diễn ra rất sôi động và nhộn nhịp. Theo người bán, thời tiết năm nay khá thuận lợi, không có nhiều đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ nắng ấm thuận lợi cho việc trồng hoa, cây cảnh.  Hình ảnh những cây đào Nhật Tân nở rộ đón Tết 2020  Trên thị trường, có thể nhìn thấy sự đa dạng với hàng trăm chủng loại cây cảnh và hoa với màu sắc, kích thước và giá thành khác nhau để phục vụ tối đa nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Theo thăm dò tại một chủ vườn có tiếng tại Nhật Tân (Hà Nội), chúng tôi nhận thấy, năm nay thị trường cây cảnh Tết được phân hóa vô cùng đa dạng, không chỉ phục vụ cho những người có tiền mà ngay cả những người thu nhập bình thường, thấp cũng có thể lựa mua được những loại cây cảnh đẹp có giá chỉ vài trăm nghìn thậm chí vài chục nghìn cũng có. Ví dụ, với mức giá chỉ vài trăm nghìn bạn đã có thể mua được cho mình một cành đào đẹp để chơi Tết trong dịp đầu xuân. Hoặc thậm chí, chỉ với 100 nghìn đồng, bạn có thể mua được một chậu cây cúc baby rực rỡ để trang trí trước hiên nhà để rước lộc. Thị trường hoa, cây cảnh năm nay được mùa, với nhiều loại phong phú làm cho giá thành không bị đẩy lên cao, chỉ duy trì ở mức ổn định, không tăng nhiều so với giá năm 2019. Hầu như, tại các cung đường của Hà Nội như Đê La Thành, Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Nhật Tân… đã thấy rất nhiều người bày bán các loại cây cảnh. Thị trường cây cảnh Tết 2020 năm nay hầu như người tiêu dùng chỉ tập trung vào các loại đào, quất cảnh. Đối với hoa thì tập trung chủ yếu vào hoa lan, hoa hồng, hoa ly, hoa cúc… Không những thế, thị trường cây cảnh cũng được giới văn phòng, công sở lựa chọn khá nhiều để mang lại sự may mắn và thu hút tài lộc cũng như mừng đón năm mới với một số cây cảnh như cây kim tiền, cây vạn niên thanh, cây đại lộc, đại phú quý… Những chậu cúc mâm xôi khoe sắc vàng Một số lưu ý khi lựa chọn cây cảnh chơi Tết Cây đào Đối với người miền Bắc, Đào là một loại cây cảnh chơi Tết mà hầu như nhà nào cũng có. Cây đào thể điều trị bách thủy, biểu tượng cho sự sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Không những thế, đào còn là tinh hoa của ngũ hành cầu may mắn. Vì thế, khi lựa chọn cây đào, bạn cần chú ý đến dáng cây, nụ và hoa. Bạn đừng tiết kiệm mà chọn những cành đào không có nụ hoặc lá hay lựa chọn những dáng đào với suy nghĩ cây đào to thì sẽ mang nhiều tài lộc. Cách tốt nhất, bạn nên chọn những cành đào phù hợp với không gian nhà mình, có lộc xuân. >> Hướng dẫn cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết Cây quất Theo Hán Việt, cây quất mang ý nghĩa gần giống từ “cát”, được nhiều người Việt Nam dùng để trang trí trong ngày Tết. Khi bạn mua quất về chơi Tết, cây quất sẽ tượng trưng cho sự may mắn, trù phú, sức khỏe, bình an và trường thọ của cả gia đình trong năm đó. Bạn nên lựa chọn những cây quất vừa phải đặt trong nhà để hút nhiều vượng cát khí, đầu óc luôn sáng suốt để đầu tư, mang đến nhiều tài lộc, hứa hẹn một năm mới được mùa, ăn nên làm ra…Tuy nhiên, thị trường cây cảnh Tết 2020 nếu bạn không khôn khéo thì sẽ rất dễ bị mua với giá đắt. Hoa cúc Hoa cúc là một trong những loại hoa nở rực rỡ nhất trong dịp Tết Nguyên Đán với sắc hương vàng làm say đắm không biết nhiều người chơi hoa. Khi lựa chọn cúc, bạn nên chọn những chậu cúc họa mi, cúc vàng được trồng sẵn vào chậu đang sắp sửa bung nụ, chứ đừng chọn những chậu cúc mới đang nhú xanh. Ngoài ra, bạn có thể mua những cành cúc to, đẹp, tròn để bày cắm vào những bình hoa đặt lên bàn thờ. Nhìn chung, là một người chơi hoa, chơi cây cảnh ngày Tết, bạn cần tỉnh táo khi lựa chọn và trả giá. Tốt nhất, bạn nên đi tham khảo ý kiến ở một số vườn hoa có uy tín. Với những chậu cảnh có giá vào triệu đến chục triệu thì bạn cần kiểm tra kĩ thân, cành, gốc… bởi vì những năm gần đây có rất nhiều các chiêu trò lừa gạt khách mua hàng như gắn hoa giả,  lá giả, bán những cây bị sâu, héo, sắp chết… một cách tinh vi. >> Gợi ý 5 cách cắm hoa cúc đẹp cho không gian phòng khách thêm rực rỡ Bạn cần cẩn thận chọn lựa những cây quất thật kỹ lưỡng Nhìn chung, thị trường cây cảnh Tết 2020 biến động rất sôi nổi và phức tạp với nhiều chủng loại, mức giá khác nhau. Chính vì vậy, trước khi bỏ tiền ra mua một loại cây cảnh có mức giá tiền triệu trở lên, bạn cần cân nhắc và kiểm tra thật cẩn thận. Chúc bạn và gia đình có một năm mới dồi dào sức khỏe và thành công! >> Bật mí các kiểu trang trí Tết 2020 độc đáo, đẹp mắt
15/01/2020
1233 Lượt xem
Thời gian cắt tỉa cành đào hợp lý nhất 
Thời gian cắt tỉa cành đào hợp lý nhất  Chơi đào là một phong tục đẹp trong ngày Tết của người Việt Nam. Do đó, mỗi dịp Tết đến xuân về, các nghệ nhân lại tất bật chăm chút cho cây đào được đẹp nhất. Thông thường, cây đào sẽ mọc các cành không đều nhau và cần phải cắt tỉa để tạo dáng. Vậy, thời gian cắt tỉa cành đào hợp lý nhất là khi nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời chính xác nhất trong bài viết.  Thời gian cắt tỉa cành đào  Theo kinh nghiệm trồng đào của các nghệ nhân lâu năm, đào sẽ được trồng vào tháng giêng hoặc đầu tháng 2 âm lịch. Theo quá trình phát triển của cây, đến tháng 4, tháng 5 sẽ tiến hành tỉa bớt những cành xấu xung quanh gốc để dáng cây đào được đẹp nhất.  Thời điểm cắt tỉa cành đào hợp lý nhất là vào tháng 7, tháng 8  Tuy nhiên, phải đến tháng 7, tháng 8 thì người dân mới tiến hành cắt tỉa cành đào, định hình dáng cây sao cho đẹp nhất hoặc định dáng đào theo ý muốn của người chơi đào. Nếu thời gian cắt tỉa cành đào trước hoặc sau thời điểm này thì cây đào khó lên dáng, hoa và nụ đào có thể nở sớm hoặc muộn hơn so với thời điểm Tết nguyên đán.  >> Hướng dẫn cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết Để nhà cửa ngày tết thêm đẹp, bạn có thể cắm hoa trang trí bên cạnh treo câu đối đỏ và những vật dụng phong thủy. Nếu chưa biết cách cắm hoa, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Trong khóa này, giảng viên sẽ giới thiệu các kỹ năng cắm hoa cơ bản để bày phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,... Mỗi bài giảng được thiết kế một cách ngắn gọn, trực quan và sinh động nên đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ. Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:1048,theme:course] [course_id:1047,theme:course] [course_id:1112,theme:course] Kỹ thuật cắt tỉa cành đào  Bên cạnh yếu tố thời gian, kỹ thuật cắt tỉa cành đào cũng là một bước rất quan trọng, quyết định đến dáng đào có được đẹp hay không. Để có thể tiến hành kỹ thuật này đúng chuẩn nhất, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:  Bước 1: Chuẩn bị  Để có thể cắt tỉa cành đào chính xác nhất, bạn cần chuẩn bị những vật dụng như sau:  - Cưa cắt cành to - Kéo cắt cành chuyên dụng  Bước 2: Tiến hành cắt tỉa  Bạn chỉ áp dụng thời gian cắt tỉa cành đào đối với những cây đào từ 3 năm tuổi trở lên. Đây là thời điểm thích hợp nhất để tạo dáng cho cây đào. Còn đối với những cây đào chưa đủ tuổi thì nếu cắt tỉa có thể khiến cây khó ra hoa, thậm chí là chết. Với cây đào 3 năm tuổi thì bạn cũng cần chú ý chọn cây có thân to, rễ xù xì, già nua, cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.  Bạn chỉ thực hiện cắt tỉa cành đào đối với những cây từ 3 năm tuổi trở lên Bước 3: Cắt sửa thân  Khi cắt sửa thân, bạn cần thực hiện theo quy trình sau đây:  - Đối với thân quá dài, bạn hãy cắt bớt đi để tạo cảm giác cây được ngắn lại và già hơn.  - Đối với cây 2 thân thì bạn có thể tạo thành thế song thụ, huynh đệ hoặc phù thê. Còn cây 1 thân thẳng thì tạo dáng đứng theo thế trực quan tử. Cây nhiều thân thì tạo thế rừng cây.  - Riêng với tán cây, nếu cây đào có 3 tán thì tạo thế Tam Đa, 5 tán thì tạo thế Ngũ Phúc, 7 tán thế Thất Hiền, 9 tán tạo thế Cửu Phẩm.  Có thể thấy, khi cắt tỉa thân đào, nó sẽ phụ thuộc vào hình dáng của thân, tán và cành. Tùy theo từng hình dáng cụ thể mà bạn sẽ cắt tỉa sao cho phù hợp.  Bước 4: Cắt tỉa cành Riêng với cành đào thì kỹ thuật cắt tỉa sẽ phức tạp và kỳ công hơn. Bạn cần thực hiện phương pháp cắt chuyển và thực hiện cách quãng về thời gian. Cách này sẽ giúp cho cành đào trở nên khúc khuỷu, uyển chuyển, không bị duỗi thẳng.  Trước khi cắt, bạn chú ý quan sát những cành bị khuyết trống, phân bổ không đều để cắt bỏ. Sau khi cắt xong, bạn cũng có thể sử dụng dây kim loại để uốn và cố định giúp dáng đào được đẹp hơn. Chú ý không để phần ngọn và phần nhánh cách nhau quá xa, vì nó tạo thế không cân đối. Bạn cũng cần chú ý cắt bỏ phần ngọn để tạo mầm xung quanh, giúp cho cây đào được cân đối hơn.  Cần tiến hành cắt tỉa cành đào sao cho tạo được dáng cân đối Ngoài ra, Tết 2021 đang đến rất gần, đừng để năm mới trở thành gánh nặng bởi những lo toan bằng cách tham gia khóa học “Để Tết không là ác mông" của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica. Tham khảo khóa học "Để Tết không là ác mộng" Khóa học "Để tết không là ác mộng" Khóa học bao gồm 25 bài giảng, giúp bạn phát triển bản thân sẽ giúp bạn có được các bí quyết và mẹo hay để có những cái Tết đầy đủ, trọn vẹn, vui vẻ và hạnh phúc nhất với những người yêu thương. Không những thế, bạn còn nắm được cách giũ gìn sức khỏe cũng như bệnh tật trong ngày tết. XEM CHI TIẾT KHÓA HỌC Qua bài viết mà Unica chia sẻ trên, chắc chắn bạn đã có được câu trả lời về thời gian cắt tỉa cành đào sao cho hợp lý nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.  >> Những loài hoa nên để trong nhà ngày Tết >> Bật mí các kiểu trang trí Tết 2020 độc đáo, đẹp mắt
15/01/2020
15541 Lượt xem
Cách luộc gà cúng ngon, đẹp mắt không phải ai cũng biết
Cách luộc gà cúng ngon, đẹp mắt không phải ai cũng biết Cách luộc gà cúng vào ngày tất niên, giao thừa không giống như cách luộc gà thông thường. Vì đây chính là khoảng thời gian quan trọng để chúng ta bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên. Chính vì lẽ đó mà người luộc gà cần phải chuẩn bị thật cẩn thận và chu đáo. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ hướng dẫn bạn “từ chân tơ đến kẽ tóc” cách luộc gà ngon, đẹp mắt để cúng trong ngày Tết. Cách chọn gà ngon Đối với gà còn sống - Để áp dụng cách luộc gà cúng ngon, đẹp mắt, bạn chỉ nên chọn những con gà khỏe, nặng tay, chắc thịt. Bên cạnh đó, gà cần có mào màu đỏ tươi, mắt nhìn linh hoạt, lông gà bóng mượt, áp sát vào thân. Ngoài ra, hậu môn gà cần phải hồng hào, không chảy nhớt. - Khi lựa gà, bạn nên dùng tay sờ vào diều gà để kiểm tra, nếu thấy diều không quá no hoặc quá đói, ngực chắc, khi thở không phát ra âm thanh khò khè là được. - Khi chọn gà, tuyệt đối tránh xa những con gà có mào tái hoặc tím bầm, có biểu hiện mệt mỏi, da nhăn nheo, thân gầy gò, ức xương không săn chắc. Bạn nên chọn những con gà khỏe, nặng tay, chắc thịt để làm gà cúng Đối với gà đã làm sẵn - Trong trường hợp bạn không có điều kiện mua gà sống, phải mua gà đã làm sẵn thì bạn cần “khắc cốt ghi tâm” những điều sau: - Chọn gà có thân hình nhỏ gọn nhưng săn chắc, ức hẹp chắc và căng tròn. Nên lựa chọn những con có khối lượng từ 1 - 1,5kg. - Ngoài ra, bạn nên chọn những con có da màu vàng nhạt và đậm ở một số vị trí như ức, cánh và lưng. Mặt khác, cần chọn những con gà có da mỏng, còn nguyên, không bị rách có độ đàn hồi cao. - Chọn gà còn tươi hồng, không có mùi hôi hoặc mùi kháng sinh, trên da không xuất hiện các vết tím bầm hoặc tụ máu. Cách luộc gà cúng tất niên, giao thừa ngày Tết Bước 1: Sơ chế nguyên liệu - Sau khi đã làm sạch lông gà, bạn dùng muối chà xát lên bề mặt da, rồi rửa lại bằng nước sạch. Sau đó, bạn dùng một chiếc khăn khô, thấm lên bề mặt da gà cho ráo nước. - Chuẩn bị sẵn hành tím, nghệ tươi, gừng, bỏ vỏ và rửa sạch. - Bạn rửa sạch ớt, tỉa cánh hoa rồi ngâm với nước lạnh trong khoảng 5 phút để cánh hoa ớt nở to. Sau đó, lấy ra để ráo nước. Bạn dùng một chiếc khăn khô, thấm lên bề mặt da gà cho ráo nước Bước 2: Luộc gà kiểu cánh tiên Buộc gà tạo kiểu - Với cách luộc gà cúng kiểu cánh tiên, bạn hãy bẻ gập 2 chân gà vào sát phía đùi, rồi dùng chỉ buộc cố định 2 chân lại. Trong bước này, bạn chỉ nên dùng dây chỉ mềm, không nên buộc quá chặt để tránh chỉ cắt vào da gà. - Tiếp theo, hãy ép cổ gà về phía mình gà, sau đó đan chéo 2 cánh gà về phía trước sao cho 2 phần khớp chạm lại với nhau, dùng dây cố định lại. - Trong bước buộc gà này, bạn cần thực hiện thật nhẹ nhàng, chậm và cẩn thận để da gà không bị rách, cánh gà không bị gãy. Tiến hành luộc gà - Khi đã tạo dáng cho gà xong, bạn cho gà vào một cái nồi lớn, sâu lòng rồi cho nước vào nồi sao cho ngập gà. Tiếp theo, bạn cho vào nồi vài củ hành tím đã bóc vỏ, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường và ½ muỗng cà phê muối vào. Thao tác này sẽ giúp cho nước luộc gà được ngọt và thơm hơn. - Nếu bạn muốn gà có màu vàng óng thì có thể cho thêm vào nồi luộc gà vài lát nghệ tươi. - Bạn chỉ nên luộc gà trong khoảng 20 đến 30 phút, khi nước luộc gà sôi, bạn hãy vặn lửa nhỏ lại và tiếp tục đun thêm 7 đến 10 phút nữa thì tắt bếp. Sau đó, vớt gà ra và ngâm vào một thau nước đá lạnh. Cách này sẽ giúp cho gà nhanh nguội, đồng thời thịt gà được săn chắc, hấp dẫn hơn.  - Khi gà nguội, bạn chần qua gà với nước đun sôi rồi để ráo, tháo dây buộc ra. Bước 3: Tạo màu vàng bóng cho gà - Với cách luộc gà cúng này, bạn bắc chảo lên bếp, đợi cho chảo nóng thì cho mỡ gà vào đảo đều. Khi mỡ gà đã chảy ra, bạn cho một ít bột nghệ vào, đảo đều tay để bột nghệ tan hết vào mỡ gà. Khi mỡ gà sôi, bạn tắt bếp và để nguội. Với cách luộc gà cúng, bạn có thể tạo màu bóng vàng cho gà - Sau đó, dùng một cái cọ quét hỗn hợp mỡ gà và bột nghệ lên khắp mình gà. Ở bước này, bạn nên quét đều, không bỏ sót một chỗ trống nào nhé! Quét đều lần lượt cho đến khi gà có màu vàng bóng như ý là được. - Cuối cùng, bạn cho gà ra đĩa, lấy hoa ớt đã được tỉa trước đó vào trang trí. Như vậy, chúng ta đã hoàn thành cách luộc gà cúng kiểu cánh tiên, thật đơn giản đúng không! Ngoài cách luộc gà, vào ngày Tết, bạn còn phải chuẩn bị rất nhiều món ăn khác nhau để cúng và đãi khách. Nếu bạn vẫn chưa biết thực hiện các món ăn đặc trưng ngày Tết thì hãy tham khảo ngay khóa học “Món ăn ngày Tết - Trọn hết yêu thương” của giảng viên Chu Anh Tiệp trên UNICA. Như vậy, bài viết trên đã bật mí cho các bạn cách luộc gà cúng tất niên, giao thừa trong ngày Tết. Chắc hẳn, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn đã tích lũy được nhiều kiến thức khi luộc gà cúng sao cho đẹp mắt và đúng chuẩn nhất. >> Bày trí mâm cúng giao thừa để rước tài lộc vào nhà năm 2020 >> Cách luộc bánh chưng ngon bạn nên “bỏ túi” ngay >> Giải đáp ý nghĩa mâm cơm ngày Tết cúng tổ tiên
15/01/2020
1185 Lượt xem
Cách nấu thịt kho tàu ngon nhất bạn đã biết chưa?
Cách nấu thịt kho tàu ngon nhất bạn đã biết chưa? Thịt kho tàu là một món ăn không thể thiếu của mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu thịt kho tàu ngon nhất để đãi khách. Món ăn này đòi hỏi sự tinh tế từ mùi vị cho đến cách trình bày. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, UNICA sẽ bật mí cho các bạn bí quyết học nấu ăn đơn giản với công thức nấu thịt kho tàu ngon đúng điệu. Cách nấu thịt kho tàu ngon nhất Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1,5kg thịt ba chỉ 15 quả trứng gà hoặc trứng vịt 1.5 lít nước dừa 3 lít nước lọc Hành tím, tỏi, ớt 200g đường vàng 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng canh bột ngọt, 2 muỗng cà phê muối Nước mắm ngon, giấm 1 tàu lá chuối tươi (nếu có) Để nấu thịt kho tàu ngon, bạn nên chọn thịt ba chỉ Các bước tiến hành Bước 1: Ướp thịt Đầu tiên, bạn cần cạo sạch lông thịt ba chỉ, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối ấm khoảng 5 phút để khử mùi hôi. Sau đó, thái thịt thành những miếng vuông to. Với cách nấu thịt kho tàu ngon nhất này, bạn ướp thịt lợn cùng với 2 thìa nước mắm, 1 thìa đường, ½ thìa muối, mì chính, hạt nêm, tỏi băm, 1 thìa dầu ăn, trộn đều rồi ướp trong 30 phút. Lưu ý, không nên ướp chung với hành tím. Bởi khi kho thịt lâu, hành tím sẽ có mùi nồng và chua, làm mất đi vị thơm ngon đặc trưng. Bước 2: Luộc trứng Trong khoảng thời gian chờ cho gia vị ngấm, bạn hãy cho trứng gà và trứng cút vào nồi luộc chín. Để trứng không bị vỡ khi luộc và dễ bóc vỏ, bạn cho thêm một ít muối và dấm gạo vào nồi. Khi trứng đã chín, bóc sạch vỏ để ra bát. Bước 3: Chưng nước màu Để chưng nước màu được thơm và bắt mắt hơn, bạn hãy cho đường vào chảo đun sôi. Trong quá trình đun, đảo đều tay cho đến khi đường chuyển sang màu cánh gián. Sau đó, đổ từ từ khoảng 1 bát nước để kho thịt. Để đường không bị cháy khi đun, bạn có thể cho một ít dầu ăn vào nồi. Bước 4: Tiến hành kho thịt Bạn bắc nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn vào nồi, chờ cho dầu nóng thì bạn cho thịt lợn đã ướp vào đảo đều, cho đến khi thịt săn lại thì cho một ít nước mắm ngon để thịt được đậm đà hơn. Cách nấu thịt kho tàu ngon nhất là cho nước màu và nước dừa xâm xấp mặt thịt. Bạn đun cho đến khi nồi thịt sôi thì vặn lửa nhỏ và tiếp tục đun trong khoảng 1 tiếng rưỡi. Trong quá trình kho, bạn đừng quên hớt bọt để món ăn được bắt mắt hơn nhé! Nếu không có nước dừa, bạn có thể tăng thêm lượng nước màu. Cách này vẫn giúp cho món thịt có vị ngọt và ngon hơn đấy! Tiếp theo, bạn cho trứng gà hoặc trứng vịt đã bóc vỏ trước đó vào nồi thịt, đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 15 phút cho trứng và thịt ngấm đều thì tắt bếp. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian nấu thịt kho tàu, bạn có thể cho thêm một ít baking soda (dùng cho thực phẩm) vào kho cùng để thịt nhanh nhừ hơn. Để món thịt kho tàu được đậm vị hơn, bạn hãy cho vào một ít nước mắm ngon Trở thành đầu bếp hàng đầu bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn biết cách tự nấu ăn và pha chế ngay tại nhà. Khóa học ẩm thực - nấu ăn được hướng dẫn trực tiếp bởi các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp hàng đầu quốc tế với nhiều năm kinh nghiệm đảm bảo giúp bạn thành đầu bếp tài ba. Đăng ký ngay. [course_id:303,theme:course] [course_id:1485,theme:course] [course_id:1126,theme:course] Những lưu ý khi nấu thịt kho tàu Trong quá trình kho thịt, bạn không nên cho trứng vào ninh cùng ngay từ đầu. Việc này sẽ khiến cho trứng bị cứng và khi đảo thịt sẽ bị nát. Bạn không nên kho cạn nước hoặc kho quá lâu khiến đường bị cháy đắng, nước dừa chuyển sang vị chua. Món ăn khi thành phẩm thịt phải mềm nhưng không được nhũn, trứng không bị vỡ, nước kho phải sền sệt. Bạn có thể ăn kèm thịt kho tàu cùng với cơm nóng hoặc dưa hành đúng chuẩn vị ngon ngày Tết. Với món ăn này, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và có thể dùng được từ 2 - 3 ngày. >>> “Điểm mặt chỉ tên” những món ngon ngày Tết miền Bắc Bí quyết nấu các món ngon ngày Tết Nhắc đến Tết, chúng ta thường vẫn hay nghĩ đến những bữa tất niên cuối năm, mâm cơm cúng, những món ăn ngon đãi khách. Chính vì vậy mà ẩm thực trong ngày Tết vẫn luôn là một nét văn hóa hết sức đa dạng, phong phú, mang đậm nét đẹp văn hóa của dân tộc. Tết đang đến rất gần rồi, vậy bạn đã bổ sung vào sổ tay bí kíp của mình những món ăn đặc trưng của ngày Tết chưa? Nếu bạn vẫn đang loay hoay đi tìm bí quyết thì hãy tham khảo ngay khóa học “Món ăn ngày Tết - Trọn hết yêu thương” của giảng viên Chu Anh Tiệp trên UNICA. Tham gia khóa học này, ngoài cách nấu thịt kho tàu ngon nhất bạn còn nắm được bí quyết nấu các món truyền thống và hiện đại, nắm được công thức chuẩn - tỉ lệ vàng của gia vị từng món, cách bày mâm ngũ quả bắt mắt chưng bàn thờ, cách cắm hoa đẹp trang trí Tết… Cách nấu thịt kho tàu ngon nhất không quá phức tạp Bên cạnh đó, giảng viên còn hướng dẫn bạn các món ngon ngày Tết như: cách luộc gà cánh tiên và chặt gà bày đĩa, nem rán Hà Nội, thịt đông, giò xào truyền thống, tâm rang muối tỏi, nộm tứ bảo, canh măng móng giò, salad dầu dấm, lẩu hoa quả… Không những thế, bạn còn được giảng hương hướng dẫn cách cắm hoa trang trí ngày Tết, cách bày mâm mũ quả…   Kết luận Trên đây là cách nấu thịt kho tàu ngon nhất được rất nhiều chị em truyền tai nhau trong dịp Tết Nguyên Đán. Và còn rất nhiều món ăn siêu ngon, siêu hấp dẫn đang chờ bạn khám phá trong các khoá học đến từ chuyên gia hàng đầu Unica: học bartender, học pha chế, học nấu trà sữa, học nấu ăn chay, học nấu món Trung Quốc,.... Mong rằng, với những khoá học mà chúng tôi chia sẻ, các chị em có thể áp dụng ngay tại căn bếp nhà mình để chiêu đãi khách trong dịp Tết. Chắc chắn, ai cũng phải trầm trồ về khả năng nấu nướng của bạn đấy! >>> Tết ăn món gì cho đỡ ngán? Gọi tên những món ăn dễ làm, ngon miệng >>> Tư vấn ăn uống 3 ngày Tết mà bạn cần “khắc cốt ghi tâm"
15/01/2020
2829 Lượt xem
Bật mí cách bảo quản bánh chưng, bánh tét không lo hỏng 
Bật mí cách bảo quản bánh chưng, bánh tét không lo hỏng  Sau Tết, nhiều nhà thường dư lại bánh chưng và muốn bảo quản để ăn dần. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản bánh chưng, bánh tét như thế nào để không hỏng và giữ được độ thơm ngon lâu nhất. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn bí quyết bảo quản bánh chưng, bánh tét sau Tết được lâu nhất.  Cách bảo quản bánh chưng  Bánh chưng được làm bằng gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn nên rất nhanh hỏng. Nếu bảo quản trong điều kiện thường thì chỉ được khoảng 2 - 3 ngày là bánh sẽ xuất hiện nấm mốc, ôi thiu. Tuy nhiên, nếu biết cách bảo quản thì có thể giữ cho bánh chưng không bị hỏng khoảng 10 ngày. Cụ thể, bạn có thể áp dụng các cách sau đây:  Bảo quản ở điều kiện bình thường  Nhiều người thường bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh để bánh không bị thiu hoặc nấm mốc. Tuy nhiên, ở điều kiện bình thường, bạn vẫn có thể bảo quản hoàn hảo theo cách bảo quản bánh chưng đơn giản sau đây:  Bạn vẫn có thể bảo quản bánh chưng trong điều kiện bình thường - Sau khi nấu chín bánh chưng, bạn hãy dùng nước sôi để nguội để rửa bánh. Điều này sẽ giúp loại bỏ các nhân bám trên lá - một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mốc bánh.  - Sau đó, buộc bánh và treo lên nơi thoáng mát cho bánh khô hoàn toàn.  - Khi bánh khô hẳn thì bạn đặt bánh lên tấm bìa rồi dùng vật nặng chèn lên bánh. Như vậy sẽ giúp bánh được chắc chắn và bảo quản được tốt hơn.  Với cách bảo quản này, bạn có thể để bánh chưng từ 7 - 10 ngày mà không lo hỏng. Và bạn cũng cần chú ý buộc bánh thật chặt trong khâu gói bánh để bánh để được lâu hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp thời tiết nắng nóng thì bạn không nên áp dụng cách bảo quản ở điều kiện bình thường, bởi sẽ không được lâu như trong điều kiện thời tiết lạnh. Đăng ký khoá học làm bánh online ngay để nhận ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng làm bánh ngay tại nhà để tạo ra đa dạng những chiếc bánh thơm ngon, bổ dưỡng. Không chỉ hướng dẫn công thức làm bánh, giảng viên còn chỉ dẫn bạn cách để trang trí bánh sao cho hấp dẫn và đẹp mắt như ngoài hàng. [course_id:815,theme:course] [course_id:1534,theme:course] [course_id:996,theme:course] Bảo quản trong tủ lạnh  Trong trường hợp bạn có tủ lạnh và muốn giữ bánh chưng được lâu nhất thì hãy áp dụng cách bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cho bánh còn nguyên lá vào ngăn đá tủ lạnh. Lúc nào ăn thì bạn mang ra hấp lại là được.  Trong trường hợp bánh chưng đã bóc lá và bạn vẫn muốn bảo quản được lâu nhất, thì hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bánh và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Đến lúc ăn, bạn hãy mang ra hấp lại, đảm bảo chất lượng bánh vẫn được giữ nguyên. Với cách bảo quản này, bạn có thể giữ cho bánh chưng không bị hỏng khoảng 15 - 20 ngày.  Bạn có thể bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh để giữ bánh được lâu nhất Cách bảo quản bánh tét  Bên cạnh cách bảo quản bánh chưng thì bảo quản bánh tét cũng được nhiều người quan tâm, đặc biệt là dân miền Trung - nơi có đặc trưng gói bánh tét vào ngày Tết. Với cách bảo quản bánh tét thì có phần khác hơn bánh chưng. Cụ thể, bánh tét sau khi luộc xong, bạn vớt ra và treo bánh ở những nơi thoáng mát chó đến khi bánh nguội. Tuyệt đối không cho bánh còn nóng vào túi kín hoặc và tủ, bởi cách làm này sẽ khiến bánh bị hầm hơi và nhanh thiu hơn. Với cách treo bánh tét, bạn có thể bảo quản bánh từ 2 - 3 ngày. Trong trường hợp bạn muốn bánh giữ được lâu hơn thì bạn nên cho vào tủ lạnh, khi ăn thì đem ra hấp hoặc chiên lại là được.  Nếu bạn muốn bảo quản bánh tét lâu hơn nữa thì hãy cho bánh lên ngăn đá tủ lạnh như bánh chưng. Tuy nhiên, trước khi ăn thì cần đem rã đông ở nhiệt độ thường rồi đem bánh luộc nóng lên. Với cách bảo quản trong tủ đá thì bạn có thể bảo quản bánh khoảng 15 ngày.  >> Cách luộc bánh chưng ngon bạn nên “bỏ túi” ngay Lưu ý khi bảo quản bánh chưng, bánh tét  Để cách bảo quản bánh chưng, bánh tét được lâu và đảm bảo an toàn hơn thì bạn cần nắm vững một số lưu ý sau đây:  Bạn cần nắm một số lưu ý khi bảo quản bánh chưng, bánh tét  - Khi dùng lá dong, lá chuối gói bánh chưng bạn chú ý rửa thật kỹ để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, trụng lá qua nước sôi và để ráo nước. Như vậy, khi gói bánh thì bánh sẽ lâu hỏng hơn.  - Khi cắt bánh, bạn cần dùng dao sạch, không dùng dao có bụi bẩn hoặc bám thực phẩm khác. Bởi nếu dùng dao này cắt bánh sẽ khiến bánh dễ bị mốc.  - Trong trường hợp bánh mốc nhẹ, chỉ mốc lớp mỏng bên ngoài hoặc nấm mốc đang bám trên lá thì bạn hãy hơ lửa để loại bỏ lớp nấm mốc này. Sau đó, dùng màng bọc thực phẩm gói bánh lại và bảo quản trong tủ lạnh.  - Còn nếu cắt bánh mà thấy phần gạo bị khô cứng lại thì bạn hãy mang bánh đi luộc hoặc hấp lại, như vậy sẽ giúp bánh mềm và ngon hơn.  >> Cách lựa chọn lá dong gói bánh chưng đúng chuẩn Như vậy, Unica đã chia sẻ cho các bạn cách bảo quản bánh chưng, bánh tét được lâu nhất, không lo bị hỏng. Bạn có thể áp dụng các cách này để món ăn ngày Tết giữ được tròn vị nhất. Và để đón một cái Tết an lành, gạt bỏ được những lo toan, gánh nặng thì hãy tham khảo ngay khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.  >> Tư vấn ăn uống 3 ngày Tết mà bạn cần “khắc cốt ghi tâm”
15/01/2020
4764 Lượt xem
6 Cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết 2022
6 Cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết 2022 Hoa đào chính là một trong những nét đẹp đặc trưng nhất của ngày Tết. Tuy nhiên, do thời tiết ngày càng khắc nghiệt mà cây đào có thể nở hoa trước hoặc sau Tết, khiến cho cả người bán và người chơi đau đầu. Đừng quá lo lắng, bởi trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết, bạn có thể thoải mái chơi xuân mà không lo đào mất đẹp.  1. Điều kiện để đào ra hoa đúng Tết  Nhiều người thường truyền tai nhau về các cách chăm sóc đào ngày Tết như: tưới nước, đốt gốc để cây được tươi lâu, tỉa lá, bảo vệ nụ hoa… Thực tế, để đào có thể nở hoa đúng dịp Tết thì cũng cần những điều kiện ban đầu nhất định. Đây được xem là cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết mà các nghệ nhân trồng đào cần nắm vững. Cụ thể, cần hiểu rõ về kỹ thuật trồng đào như sau:  - Lên luống trồng đào tầm 25 - 30cm, rộng 70cm.  - Đào là cây chịu úng kém nên cần trồng trên đất cao ráo, thoát nước tốt, đất cần được đảm bảo có độ tơi xốp.  - Nên trồng đào ở các loại đất pha sét có độ pH 7 - 8.  - Tạo rãnh thoát nước tốt cho cây đào. Nếu trồng trong chậu thì chú ý xử lý phần thoát nước ở đáy chậu, đường kính của chậu cần lớn hơn đường kính tán cây. Điều cần nắm đầu tiên đó là kỹ thuật trồng đào đúng chuẩn 2. Cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết  2.1. Theo dõi thời gian trồng đào  Theo kinh nghiệm trồng đào lâu năm của các nghệ nhân, để đào có thể ra hoa đúng dịp Tết thì yếu tố đầu tiên cần chú ý đến đó chính là thời gian trồng đào. Cụ thể, đào thường được trồng vào cuối tháng giêng, đầu tháng 2 âm lịch. Và đến tháng 4, tháng 5 sẽ tiến hành tỉa bớt những cành xấu ở phần gốc. Đồng thời, nuôi cành mới cho đến tháng 7, tháng 8, trong khoảng thời gian này, cần chú ý cắt tỉa cành cho cây đào có tán đều.  Đến thời điểm tháng 11 thì tuốt hết lá, cách này sẽ giúp đào ra được lộc non và ra hoa được nhiều hơn. Trong thời gian này, cần thực hiện kết hợp với các kỹ thuật chăm sóc khác để đào không bị chết rét hoặc gặp nắng mà nở hoa quá sớm. 2.2. Thiến đào Đây là một trong những cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết mà bạn cần chú ý. Theo kinh nghiệm dân gian, trong trường hợp đào gặp rét thì nên thiến đào vào tháng 8 âm lịch để đào ra được nhiều lộc non hơn. Cách thực hiện như sau:  - Sử dụng một con dao sắc, cắt một đường quanh vỏ thân cây đào phần dưới chỗ phân cành và cách mặt đất khoảng 40cm. Điều này sẽ giúp hạn chế được bệnh do mưa.  - Theo dõi một tuần, nếu lá đào không có dấu hiệu chuyển sang màu vàng hoặc rũ xuống thì cần thiến thêm một lần nữa. Sau khi khoanh vỏ xong, hãy sử dụng túi ni lông để che vết khoanh.  - Để kích thích mầm hoa, vào tháng 11 âm lịch, người trồng đào nên khoanh một vài vòng quanh cành đào. Như vậy, đến Tết sẽ ra được lộc non và hoa.  >> Thời gian cắt tỉa cành đào hợp lý nhất Thiến đào sẽ giúp đào ra hoa đúng dịp trong ngày Tết  2.3. Tuốt lá  Bên cạnh kỹ thuật trồng, thiến đào thì kỹ thuật tuốt lá cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết. Trường hợp trồng đào trong chậu thì nên thực hiện tuốt lá trước 1 - 2 tháng. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng thì bạn nên tuốt muộn hơn vài ngày. Và nếu sau khi tuốt lá xong mà gặp trời nắng thì cần che chắn cho toàn bộ tán cây bằng giàn che phun sương.  Nếu đào trồng thuộc dạng rụng lá vào mùa đông thì tốt nhất nên để đào tự rụng lá mà không cần tuốt. Như vậy, đào sẽ nở hoa vào dịp cuối tháng giêng hoặc tháng 2 năm tới. Và nếu thời gian đón Tết sớm hơn thì bạn cần hãm cây, tức là tuốt lá trước một thời gian, và thời gian cụ thể sẽ tùy thuộc vào giống và quá trình sinh trưởng của cây.  Còn với đào bích thì bạn cần tuốt lá sớm hơn, khoảng 5/10 âm lịch, đào bạch thì 15/10 âm lịch. Riêng với những cây già yếu thì nên tuốt lá muộn hơn so với những cây to khỏe.  Để nhà cửa ngày tết thêm đẹp, bạn có thể cắm hoa trang trí bên cạnh treo câu đối đỏ và những vật dụng phong thủy. Nếu chưa biết cách cắm hoa, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Trong khóa này, giảng viên sẽ giới thiệu các kỹ năng cắm hoa cơ bản để bày phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,... Mỗi bài giảng được thiết kế một cách ngắn gọn, trực quan và sinh động nên đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ. Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:1048,theme:course] [course_id:1047,theme:course] [course_id:1112,theme:course] 2.4. Khoanh vỏ cây đào Nếu cây đào sinh trưởng và phát triển quá nhanh thì người trồng đào cần phải áp dụng biện pháp khoanh vỏ để bắt cây chuyển sang giai đoạn ra hoa. - Thời gian khoanh vỏ: Tùy vào từng giống đào sẽ có thời điểm khoanh vỏ khác nhau. Cụ thể: + Đào bích: khoảng 15/8 âm lịch + Đào phai: 5/8 âm lịch + Đào Thất Thốn: 1/7 âm lịch.  - Cách khoanh vỏ được thực hiện như sau: + Bước 1: Chọn những cây khỏe có lá xanh tốt, phần thân cây cách gốc 20-40cm. + Bước 2: Dùng dao sắc khoanh một vòng tròn 360 độ sâu tới phần gỗ + Bước 3: Sau một ngày khoanh vỏ, nhựa sẽ chảy ra ở xung quanh vết khoanh, lá đào sẽ hơi rũ xuống và chuyển sang màu xanh nhạt.  2.5. Thắp điện sưởi ấm cho đào Nếu thời tiết rét đậm rét hại thì nụ đào sẽ bị se lại và khó có thể nở hoa. Vì vậy người trồng đào phải tìm cách sưởi ấm cho đào bằng cách bọc túi nilon xung quanh cây đào, phun nước ấm và thắp bóng điện vào ban đêm để kích thích đào nở đúng Tết.  2.6. Thúc hoa, hãm đào Cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết cuối cùng đó chính là thực hiện kỹ thuật thúc hoa. Kỹ thuật này chỉ áp dụng trong trường hợp mà đào nở muộn hơn so với thời gian dự kiến. Cụ thể, vào tháng 12 âm lịch không thấy nụ hoa rõ rệt và thời tiết dưới 10 độ C khoảng 5 ngày, bạn cần thúc hoa bằng cách tưới nước. Cụ thể, bạn ngừng tưới nước một vài ngày, sau đó tưới nước ấm thật đẫm quanh gốc 5 - 6 lần/ngày.  Hãm đào là kỹ thuật được thực hiện nhằm che ánh nắng để làm chậm quá trình hoa nở sớm. Thường thì người chăm đào sẽ tạo bóng tối bằng cách làm giàn che lưới đen, kết hợp với phân pha ure nồng độ 1% trong khoảng 10-15 ngày.  Nếu hoa đào có dấu hiệu nở muộn thì bạn cần tiến hành thúc hoa  Còn trong trường hợp đào có nụ nhú to vào cuối tháng 11 âm lịch thì bạn cần hãm đào lại bằng cách che lưới đen và phun nước lạnh lên tán cây. Điều này sẽ giúp hãm quá trình sinh trưởng của cây và giúp hoa không bị nở sớm.  Với cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết mà Unica chia sẻ ở trên, chắc chắn sẽ giúp bạn có được một cành đào chưng Tết đẹp nhất. Và để đón một năm mới 2020 an lành, đầm ấm và hạnh phúc, bạn hãy tham khảo thêm các bí quyết trong khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.  >> Những loài hoa nên để trong nhà ngày Tết >> Bật mí các kiểu trang trí Tết 2020 độc đáo, đẹp mắt
15/01/2020
6529 Lượt xem
Mẹo giảm cân đón Tết thần tốc chỉ với 7 ngày
Mẹo giảm cân đón Tết thần tốc chỉ với 7 ngày Bạn đang muốn giảm cân đón Tết để diện được những bộ quần áo ôm body, khoe vóc dáng hoàn hảo để tự tin xúng xính váy áo đi chơi xuân cùng bạn bè, họ hàng. Tuy nhiên, thân hình có bạn hơi mập, ngấn mỡ ở bụng khiến cho việc lựa chọn trang phục trở nên khó khăn. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ cho bạn các bí quyết giảm cân “thần tốc” chỉ sau 7 ngày để đón Tết. Bí quyết giảm cân đón Tết an toàn Tăng cân, béo, bụng mỡ là những vấn đề mà tất cả các chị em đang đau đầu gặp phải. Chỉ còn 10 ngày nữa là đến Tết nguyên đán, các chị em đang mong muốn có một vóc dáng thon gọn để diện những bộ váy đẹp. Bí quyết giảm cân đón Tết hiệu quả mà bạn cần nắm  Uống nước sau khi thức dậy Bạn phải uống một cốc nước ấm trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để giúp cơ thể được thanh lọc, tăng hiệu quả giảm cân. Khi uống đủ nước, không những bạn tạo được độ ẩm cho da mà còn tạo được cảm giác no giả, giúp bạn kiểm soát được đồ ăn trước khi nạp vào cơ thể. Thêm nữa, khi bạn uống nước sau khi thức dậy, còn cải thiện và hỗ trợ được quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu giúp việc giảm cân trở nên vô cùng hiệu quả.  Ăn nhiều rau và trái cây Nếu muốn giảm cân đón Tết hiệu quả thì bạn cần ăn thật nhiều rau củ và trái cây. Bạn cần ăn thật nhiều rau xanh trước bữa ăn để kích thích hệ tiêu hóa bởi vì rau có chứa nhiều chất xơ, không gây tình trạng táo bón, khó tiêu. Không những vậy, ăn rau xanh, hoa quả sẽ giúp bạn không có cảm giác thèm ăn, giúp kiểm soát được tối đa lượng tinh bột và chất béo vào cơ thể. Các món rau bạn có thể chế biến bằng cách bổ sung thêm các lượng trái cây, rau củ thông qua các món salad, gỏi, sinh tố… Bạn nên lựa chọn những loại hoa quả ít ngọt, ít béo như dưa leo, cà chua, cà rốt… Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc có thể ép lấy nước uống. >> Mách bạn thực đơn eat clean giảm cân cho người lười Hạn chế các món chứa chất béo, dầu mỡ Một trong những nguyên nhân khiến bạn tăng cân là do cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo. Để giảm cân đón Tết hiệu quả, bạn cần thanh lọc cơ thể bằng việc tiết chế, giảm các món ăn chứa chất béo ra khỏi cơ thể. Nếu bạn là được điều này hiệu quả thì bạn sẽ kiểm soát được vấn đề tăng cân không kiểm soát của mình và đồng thời sẽ làm giảm tối đa nồng độ insulin trong cơ thể giúp cơ thể đốt cháy được nhiều chất béo.  Muốn giảm cân nhanh chóng bạn cần hạn chế ăn đồ chiên dầu mỡ Một mẹo nữa là bạn giảm việc ăn các món chiên xào và thay bằng các món luộc hấp để cơ thể có thể giảm chất béo hiệu quả. Ăn nhẹ vào buổi chiều Đây cũng là một cách giảm cân đón Tết hiệu quả được rất nhiều người áp dụng. Bạn có thể ăn một chút hoa quả, uống một sinh tố rau hoặc củ vào buổi chiều để kiềm chế cơn đói của mình cũng như giảm cảm giác thèm ăn. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày Muốn giảm cân cấp tốc, lấy lại được vóc dáng thon gọn thì thực đơn giảm cân và mẹo giảm cân là chưa đủ. Bạn phải kết hợp với những bài tập giảm cân và thực hiện chúng một cách đều đặn. Bạn có thể tập luyện an toàn bằng cách đến phòng tập gym hoặc áp dụng những bài tập ở nhà hiệu quả.  Những bài tập giảm cân hiệu quả bạn có thể áp dụng như chạy bộ, nhảy dây, tập aerobic. Tốt nhất, bạn hãy dành ít nhất 30 phút buổi sáng hoặc buổi tối mỗi ngày để luyện tập những bài tập giảm cân. >> Thực hư chuyện tập Yoga giảm cân có hiệu quả không? Vào dịp Tết chắc hẳn bạn sẽ rất tăng cân do ăn uống nhiều các món dầu mỡ, đường bột. Vậy làm sao để vừa có thể thường thức những món ăn ngon mà vẫn giữ được vóc dáng cân đối? Bí quyết đó là hãy tham gia ngay khóa học giảm mỡ cấp tốc của Unica: [course_id:903,theme:course] [course_id:145,theme:course] [course_id:1702,theme:course] Tham khảo khóa học “7 ngày giảm cân an toàn” Bạn đã từng nghe qua việc luyện tập Yoga trong vấn đề hồi phục sức khỏe, chữa bệnh và giải tỏa căng thẳng. Nhưng chắc hẳn, bạn chưa từng biết đến công dụng giảm cân, giảm mỡ bụng mà bộ môn này mang lại. Để có thể giảm cân đón Tết nhanh, an toàn thì bạn hãy tham khảo khóa học “7 ngày giảm cân an toàn” của giảng viên Nguyễn Hiếu trên UNICA. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn phương pháp giảm mỡ hiệu quả cao, đồng thời còn mang đến cho bạn sự dẻo dai về sức khỏe. Tham khảo khóa học “7 ngày giảm cân an toàn” của giảng viên Nguyễn Hiếu trên UNICA. Ảnh minh họa Khóa học “7 ngày giảm cân an toàn” được đi theo phương pháp giảm cân an toàn, hiệu quả. Trong suốt các bài tập Yoga, cơ thể bạn sẽ vận động, cơ bắp sẽ kéo dãn giúp khỏe mạnh và thon thả hơn. Những bài tập chậm nhưng chắc khỏe của Yoga không chỉ giúp cơ bắp của bạn thêm săn chắc mà còn giúp cho việc tăng cường tuần hoàn, trao đổi chất trở nên mạnh mẽ. Một bài tập Yoga sẽ làm bạn mất đi khoảng 240 calo cho mỗi lần tập. Với những chia sẻ về kiến thức giảm cân đón Tết thần tốc mà chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng rằng các bạn sẽ “bỏ túi” cho mình được những kinh nghiệm giảm cân an toàn, hiệu quả, cấp tốc chỉ trong 7 ngày. Ngoài ra còn rất nhiều các khoá học giảm cân cấp tốc tại nhà trên Unica sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng cân đối. Chúc bạn giảm cân thành công để có thể diện được những bộ váy xinh đón Tết, khoe vóc dáng cùng với bạn bè! >> Uống gì để giảm mỡ bụng nhanh chóng, an toàn?
14/01/2020
2489 Lượt xem
Những món ngon ngày Tết miền Bắc không thể thiếu
Những món ngon ngày Tết miền Bắc không thể thiếu Mỗi dịp Tết đến xuân về, mỗi vùng miền nước ta lại chuẩn bị những món ăn mang đậm nét văn hóa riêng của từng miền. Khi nhắc đến món ngon ngày Tết miền Bắc, có rất nhiều món ăn với những hương vị khác nhau. Vậy, đó là những món ăn nào? Hãy cùng UNICA học nấu ăn ngon trong bài viết dưới đây. Bánh chưng - món ngon ngày Tết miền Bắc Bánh chưng được xem là linh hồn trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Nó thể hiện tinh hoa của đất trời. Chính vì thế, món ăn này không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của người dân miền Bắc trong mỗi dịp Tết, để bày tỏ lòng biết ơn tạo hóa đã cho mùa màng bội thu, giúp cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng chính là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau. Bánh chưng là món ngon không thể thiếu trong ngày Tết của người dân miền Bắc Hiện nay, tuy nhiều gia đình đã không còn thói quen cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng, nhưng họ vẫn cẩn thận lựa chọn từng chiếc bánh ngon, chất lượng nhất đặt lên bàn thờ tổ tiên. Dưa hành Nói đến món ngon ngày Tết miền Bắc, không thể không nhắc đến dưa hành. Đây là món được ăn kèm với bánh chưng hoặc các loại thịt như: thịt kho tàu, thịt đông, thịt luộc… để đỡ ngán trong những ngày Tết. Dưa hành có vị chua, cay dịu nhẹ giúp tăng hương vị cho món ăn, đồng thời giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Nếu bạn muốn nắm được bí quyết nấu các món ăn ngon trong ngày Tết, thì bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Món ăn ngày Tết - Trọn hết yêu thương” của giảng viên Chu Anh Tiệp trên UNICA. Nem rán Nem rán là một trong những món ăn rất phổ biến trong mâm cơm của người dân Việt Nam, đặc biệt là với các gia đình miền Bắc vào dịp Tết. Với sự kết hợp hoàn hảo của lớp bánh đa nem mỏng giòn tan bên ngoài, bao bọc lớp nhân bên trong với các nguyên liệu như: thịt lợn nạc, nấm hương, mộc nhĩ, hành khô, trứng, gia vị… Đặc biệt, thứ không thể thiếu trong món nem rán này đó chính là nước chấm. Đây được xem là linh hồn của món ăn. Nước chấm nem rán phải được pha chế thật khéo léo, sao cho điều hòa giữa vị mặn của nước mắm, vị ngọt của mì chính, vị chua của chanh, cùng với sự góp mặt của tỏi và ớt băm. Mọi thứ sẽ hòa quyện với nhau lại giúp kích thích vị giác của người thưởng thức.  Canh măng Món ngon ngày Tết miền Bắc mà không nhắc đến canh măng thì thật là thiếu sót. Người dân nơi đây thường ngâm măng khô với nước lạnh qua đêm, sau đó luộc qua với nước. Canh măng thường được nấu chung với móng giò hoặc cổ, cánh, chân gà… Chắc chắn, khi thưởng thức, bạn sẽ bị món này mê hoặc bởi vị béo hòa quyện với vị ngọt bùi của măng, một sức hút không lẫn vào đâu được. Món ngon ngày Tết miền Bắc mà không nhắc đến canh măng thì thật là thiếu sót Thịt đông Thịt đông là một món ăn đặc trưng vào mùa xuân ở Bắc Bộ. Món ăn này được làm từ thịt heo ba chỉ, cùng với bì lợn, đôi khi người ta còn thay thế thịt heo bằng thịt gà hoặc thịt ngan, kết hợp với mộc nhĩ, gia vị rồi ninh nhừ. Sau đó, để ở ngoài hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh cho thịt đông. Sự béo ngậy, thanh mát của thịt đông được rất nhiều người yêu thích. Các loại giò Trong mâm cỗ của người dân miền Bắc, giò luôn là món ăn không thể thiếu. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giò khác nhau như: giò lụa, giò bò, giò gà… Khi bày cỗ, người ta thường thái giò theo khoanh, chia thành từng miếng gọn gàng, rồi sắp xếp thật đẹp mắt và dễ gắp.  Món ăn ngày Tết thường rất đa dạng và phong phú. Để mâm cơm ngày Tết thêm phần ấm cúng, bạn hãy tham gia ngay khóa học Làm món ăn ngày Tết của Unica. Mỗi bài giảng được thiết kế ngắn gọn, xúc tích nên bạn hoàn toàn có thể nấu được những món ăn ngon ngay sau khi học. [course_id:1484,theme:course] [course_id:683,theme:course] [course_id:1110,theme:course] Miến xào thập cẩm Miến xào thập cẩm thường được xuất hiện trong mâm cỗ Tết của người dân miền Bắc. Sự dẻo dai của sợi miến hòa quyện với độ ngọt, giòn của rau củ tạo nên một hương vị khó quên. Khi chế biến, miến xào mềm nhưng phải tơi, không được nát hoặc quá khô. Món ăn này nên thưởng thức ngay từ khi còn nóng, chắc chắn sẽ khiến cho bữa ăn ngày Tết của gia đình bạn thêm tròn vị hơn.  Hành cuốn tôm thịt Một món ngon ngày Tết miền Bắc mà chúng ta có thể kể đến đó là hành cuốn tôm thịt. Khi thưởng thức món ăn này, bạn sẽ cảm nhận được độ béo của thịt, vị bùi của tôm, vị thanh mát của rau thơm cùng với vị cay của rau răm, vị ngọt của hành củ. Để tăng hương vị đặc sắc của món ăn, không thể thiếu bát nước chấm. Sự phối hợp hoàn hảo này sẽ khiến cho bạn không thể chối từ đấy! Hành cuốn tôm thịt là món ăn thường được xuất hiện trong mâm cơm miền Bắc Món nộm Ngoài những món đặc trưng trên, trong mâm cơm của người dân miền Bắc vào ngày Tết Nguyên Đán không thể thiếu món nộm. Món ăn này được kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau như: rau muống, su hào, hoa chuối, cà rốt… Tất cả tạo nên một tổng thể hài hòa từ màu sắc bắt mắt cho đến vị chua, cay, mặn, ngọt.  Kết luận Trên đây là những món ngon ngày Tết miền Bắc mà UNICA đã chia sẻ đến các bạn. Những món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn là đặc trưng của người dân nơi đây. Ngoài ra trên Unica còn có một kho tàng ẩm thực trong các khoá học đến từ những đầu bếp hàng đầu Unica với đa dạng chủ đề để bạn thoải mái lựa chọn: học bartender, khóa học pha chế đồ uống, học nấu trà sữa, học nấu ăn chay, học nấu món Trung Quốc,.... Chúc các bạn có một cái Tết thật ấm áp, hạnh phúc bên gia đình! >>> Xem thêm:  Cách làm các món chay ngày Tết thơm ngon, lạ miệng 2 Cách nấu thịt đông chuẩn vị miền Bắc trong ngày Tết Cách muối dưa hành trắng giòn ngon cho Tết thêm đủ vị Cách luộc bánh chưng ngon bạn nên “bỏ túi” ngay Mắt trái giật ở nữ và nam là điềm báo gì, hên hay xui?
14/01/2020
1958 Lượt xem
“Ô mê ly” với top những món ngon ngày Tết miền Nam 
“Ô mê ly” với top những món ngon ngày Tết miền Nam  Giống như phong tục của người miền Bắc, người miền Nam cũng có những món mang đậm bản sắc văn hóa riêng trong những ngày Tết. Nếu bạn muốn món ăn trong mâm cỗ nhà mình thêm phần đặc sắc và tròn vị, thì bạn hãy cùng vào bếp học nấu ăn với Unica và tham khảo ngay danh sách những món ngon ngày Tết miền Nam dưới đây nhé! Những món ngon ngày Tết miền Nam Củ kiệu tôm khô Củ kiệu hay còn gọi là củ hành ở miền Bắc, là món ăn không thể thiểu khi ăn kèm với bánh tét, tôm khô. Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn kèm với tôm khô, rắc thêm đường cát, món ăn có đủ vị giòn, dai, mặn, nồng thơm ngon. Món kiệu muối ăn với tôm khô ngon tuyệt cú mèo Nguyên liệu chuẩn bị Để làm được món này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu cơ bản như sau: - Củ kiệu: 1kg loại ngon - Tro bếp hoặc nước vo gạo - Muối: 50 gram - Đường: 500gr - Dấm trắng: 1 chai - Tôm khô Cách thực hiện - Bước 1: Kiệu bạn bỏ hết lá, để lại phần rễ. Ngâm và rửa nhiều lần với nước sạch cho đến khi các chất bẩn và bụi cát ra khỏi kiệu. - Bước 2: Ngâm kiệu vào thau với một lượng nước là đủ ngập mặt kiệu. Người miền Nam dùng nước tro để làm trắng kiệu. Nhưng nếu người Bắc muốn làm món kiệu này thì có thể dùng nước vo gạo ngâm khoảng 1 ngày. - Bước 3: Sau khi ngâm trắng kiệu, bạn sẽ mang cắt hết rễ, phơi nắng 3 lượt cho tới khi kiệu khô hẳn, rồi đem vào cắt kiệu, lột bỏ sạch rễ, đồng thời ngâm cùng với nước muối trong vòng 6 tiếng. - Bước 4: Vớt kiệu, để ráo, bắc nồi đổ giấm, đường, muối đun sôi, hớt hết bọt rồi tắt bếp. Đến khi nước nguội hẳn thì bạn sẽ đổ ra một lọ thủy tinh, cho kiệu vào trong rồi đổ nước dấm đến khi ngập kiệu. Lưu ý, bạn cần dùng một túi nilon nước cột chặt đè lên mặt ngâm tro kiệu không bị nổi lên khỏi nước. Để khoảng 2 đến 3 tuần là ăn được. >> Cách muối dưa hành trắng giòn ngon cho Tết 2020 thêm đủ vị Bánh tét Bánh tét là một trong những món ăn ngon ngày Tết miền Nam, khác với bánh chưng miền Bắc về hình dáng, kích thước, nguyên liệu cũng như màu sắc. Bánh tét miền Nam có hai loại chính là bánh tét nhân mặn và bánh tét nhân ngọt. Bánh Tét nhiều màu sắc nhân trứng muối độc đáo của người miền Nam Với bánh tét nhân mặn, nhân được làm từ đỗ xanh và thịt mỡ, có nhà còn biến tấu nó bằng cách gói nhân trứng muối, lạp xưởng để tạo ra nhiều hương vị khác nhau. Còn với bánh tét nhân ngọt, phổ biến với nhân chuối, nhân đậu đỏ, đậu xanh được nấu chín trộn với đường.  Bánh tét người miền Nam có màu sắc thực sự rất bắt mắt, không những cách gói đẹp, vuông vức, gạo nếp nấu còn được nhuộm các màu xanh, màu lá cấp, màu đỏ… Đây đều là những màu sắc tự nhiên, rực rỡ và hấp dẫn. Canh khổ qua nhồi thịt Mâm cỗ trong gia đình người miền Nam không bao giờ thiếu được món canh khổ qua nhồi thịt. Với ý nghĩa giúp đẩy những điều khổ của năm cũ đi qua, đón nhận những điều tốt đẹp của năm mới. Đây là món ăn giải nhiệt bổ dưỡng cho cơ thể trong những ngày Tết, khi mà thời tiết miền Nam đang bắt đầu nắng nóng và cũng là một trong những món ngon ngày Tết miền Nam. Nguyên liệu chuẩn bị - Thịt lợn xay: 300 gram - Trái khổ qua: 5 trái - Củ hành tím, đường, bột nêm, tiêu, lá hành, mộc nhĩ, nấm hương. Cách thực hiện - Bước 1: Nếu thịt bạn mua chưa xay nhuyễn thì bạn sẽ cần rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ từng miếng cho dễ xay hoặc băm. Để nhân nhồi thịt ngon, bạn cần ướp gia vị bao gồm hay tím thái nhỏ, đường, hạt nêm, tiêu, nấm hương và mộc nhĩ. Trộn đều cho ngấm gia vị trong 15 phút. - Bước 2: Khổ qua rửa sạch, lấy dao dọc một đường thẳng đi hết trái, bỏ sạch sẽ ruột. - Bước 3: Bước này đòi hỏi sự khéo léo rất cao từ người nấu. Bạn sẽ đi dỗi thịt vào những trái khổ qua. Bạn cần thật chặt tay nếu không thịt sẽ rơi ra. Cùng với đó, dây hành lá bạn chần qua nước nóng rồi buộc chặt trái khổ qua lại. - Bước 4: Phi thơm hành tím, thêm nước vào đun sôi say đó cho khổ qua đã nhồi thịt vào, nêm nếm với 1 muỗng đường, hạt nêm cho vừa vị với khẩu phần ăn nhà bạn. - Bước 5: Nấu chín canh khổ qua đến mềm, rắc hành tiêu và lá hành vào để trang trí. Bạn có thể ăn với cơm nóng cũng rất ngon. Món ăn ngày Tết thường rất đa dạng và phong phú. Để mâm cơm ngày Tết thêm phần ấm cúng, bạn hãy tham gia ngay khóa học Làm món ăn ngày Tết của Unica. Mỗi bài giảng được thiết kế ngắn gọn, xúc tích nên bạn hoàn toàn có thể nấu được những món ăn ngon ngay sau khi học. [course_id:1484,theme:course] [course_id:683,theme:course] [course_id:1110,theme:course] Tham khảo khóa học “ Món ăn ngày Tết - Trọn hết yêu thương” Bên cạnh những món ăn ngon miền Nam được chúng tôi liệt kê ở trên, để trổ tài nấu được những món ăn ngon và độc đáo hơn, bạn hãy thử tham khảo khóa học “Món ăn ngày Tết - Trọn hết yêu thương” của giảng viên Chu Anh Diệp trên UNICA. Khóa học được bếp trưởng nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp sẽ chia sẻ cho bạn những công thức nấu món ăn ngon cho những bữa cỗ tất niên, ngày mùng 1. Trổ tài nấu những món ăn ngon ngày Tết hấp dẫn Khi kết thúc khóa học, bạn sẽ dễ dàng làm được những món ăn ngon, truyền thống có tiếng của người Việt như nem rán, thịt nấu, xôi, giò xào… đến các món hiện đại như kim chi, bò cuốn... Với những chia sẻ về những món ngon ngày Tết miền Nam, những cô dâu Bắc hãy thử tài nấu những món cỗ này để thay đổi khẩu vị của gia đình mình thêm phong phú và đa dạng. Và còn rất nhiều những khoá học siêu hấp dẫn đến từ những chuyên gia hàng đầu Unica: học bartender, khóa học pha chế đồ uống, học nấu trà sữa, học nấu ăn chay, học nấu món ăn Trung Hoa,.... trực tiếp chia sẻ sẽ giúp bạn nhanh chóng trở thành đầu bếp tài năng trong chính căn bếp của mình. Chúc bạn thành công! >> Tết ăn món gì cho đỡ ngán? Gọi tên những món ăn dễ làm, ngon miệng >> Chọn thực phẩm sạch cho ngày Tết an toàn và khỏe mạnh  
14/01/2020
2281 Lượt xem
Ý nghĩa bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Ý nghĩa bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam Bạn đã bao giờ thắc mắc, tại sao ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam bao đời này đều không thể thiếu những chiếc bánh chưng vuông trên bàn thờ để cúng ông bà tổ chiên chưa? Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu ý nghĩa bánh chưng trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Lịch sử ra đời những chiếc bánh chưng Trước khi đi tìm hiểu ý nghĩa bánh chưng trong ngày Tết của người dân Việt là gì, thì chúng ta cần biết được nguồn gốc ra đời của nó. Bánh chưng không những là món ăn ngon, mà còn là một nét đẹp truyền thống bao đời nay của người Việt Nam. Bánh chưng là món ăn đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Mỗi khi Tết đến xuân về, dù có đi ngược về xuôi thì ngày Tết trong gia đình không bao giờ thiếu cặp bánh chưng xanh trong mâm cỗ.  Theo truyền thuyết kể lại, bánh chưng được ra đời cùng bánh dày từ thời vua Hùng Vương thứ 6. Sau khi phá xong giặc  n, vua Hùng muốn truyền ngôi lại cho con, nhân dịp đầu xuân năm mới, ông đã mời tất cả các con đến và tuyên bố rằng nếu vị hoàng tử nào tìm được món ăn ngon lành, bổ dưỡng để đem cúng dâng tổ tiên thì ông sẽ truyền ngôi lại cho. Các vị hoàng tử đua nhau đi tìm kiếm những vật ngon của lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu, tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm nên không có người vẽ chỉ cho cách bày trí sắp xếp nên rất lo lắng không biết làm gì.  Rồi một ngày, Lang Liêu bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo rằng mọi vật trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo, thức ăn nuôi dưỡng con người và chàng nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và vuông để tượng trưng Trời Đất, lấy lá bọc ngoài, đặt nhân bên trong để làm ruột tượng hình cha mẹ sinh thành. Lang Liêu tỉnh giác, liền cùng vợ làm ngày những gì Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn ba rọi dày, tươi. Đến đúng ngày hẹn, các chàng hoàng từ mang đến trước mặt mua cha rất nhiều của ngon vật quý, sơn hào hải vị. Bánh chưng đẹp làm từ gạo nếp, đỗ xanh và thịt heo  Tuy nhiên, vua Hùng ngạc nhiên với món bánh màu xanh và trắng, ông đẹp nếm thử bánh và thấy ngon, bèn truyền lại ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng thứ 7. Và từ đó, cứ đến Tết nguyên Đán dân gian lại bắt đầu làm những chiếc bánh chưng, bánh dày để dâng lên cúng ông bà tổ tiên, đất trời sau một vụ mùa bội thu. Trang trí nhà cửa ngày Tết sẽ giúp không gian sống đẹp và bắt mắt hơn. Thông qua khóa học, bạn sẽ biết cách bài trí không gian sao cho đẹp, hài hòa và hợp phong thủy nhất để thu hút tài lộc. Đăng ký ngay: [course_id:1112,theme:course] [course_id:237,theme:course] [course_id:1466,theme:course] Ý nghĩa của bánh chưng Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt Nam là món bánh truyền thống thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, là món bánh cảm giác của sự sum họp gia đình đầu năm. Những chiếc bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng cho Trái Đất. Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dày dành cho Cha, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn công lao sinh thành dưỡng dục bao la của cha mẹ. Ý nghĩa bánh chưng còn được ví như linh hồn của ngày Tết. Được gói ghém  trong những chiếc lá dong xanh, với nhân đậu xanh, thịt lợn. Với nguyên liệu là những hạt gạo nếp căng tròn thể hiện nền văn minh lúa nước của dân tộc ta. Nó còn thể hiện sự biết ơn với đất trời cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống người dân ấm no, thể hiện sự an cư lạc nghiệp: nhân đỗ vàng, thịt mỡ với hình ảnh màu mỡ của những cánh đồng quê hương đang vào vụ. Bánh chưng phải được gói với lá dong, buộc 4 hoặc 6 lạt và phải gói vuông vắn, chặt tay, không cần ép. Khi luộc bánh, bánh sẽ có màu xanh đẹp của lá dong, có độ dẻo ngọt của gạo nếp, thơm béo ngậy của đỗ và thịt lợn. Vào mỗi tối 30 Tết, mọi gia đình sẽ chọn ra những cặp bánh chưng thơm ngon, đẹp nhất đặt lên bàn thờ tổ tiên để thể hiện chữ hiếu đạo làm con cháu. Không những được dùng để bày cúng tổ tiên, mà bánh chưng còn được làm món quà mang đi biếu Tết những người lớn tuổi trong dòng họ. Bánh chưng được sử dụng để làm quà biếu Tết cho người thân, họ hàng Ngoài ý nghĩa bánh chưng về mặt đạo lý, nét đẹp trong văn hóa người dân Việt Nam, bánh chưng còn có ý nghĩa rất lớn về mặt dinh dưỡng. Với những nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như gạo nếp, đỗ xanh, thịt heo, bánh chưng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Không những thế, đỗ xanh chứa chất thanh nhiệt giải độc làm giảm các hiện tượng sưng tấy, nên bánh chưng được xem là  một thực phẩm rất tốt cho gan. Bánh chưng đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống bao đời nay của người dân Việt. Với những ý nghĩa bánh chưng, người dân ngày càng tự hào về nét đẹp này trong mắt bạn bè quốc tế. Hy vọng rằng, với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, tất cả mọi người chúng ta cần biết chung tay gìn giữ và lưu truyền phong tục tốt đẹp này. >> Cách luộc bánh chưng ngon bạn nên “bỏ túi” ngay >> Cách gói bánh chưng vuông xinh xắn ai cũng khen >> Mâm cơm ngày Tết gồm những món gì
14/01/2020
4240 Lượt xem