Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Kinh Doanh Ngoại Ngữ Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Tesst Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Phong Cách Sống

Mách bạn cách trồng cây quất sau Tết hiệu quả ngay tại nhà
Mách bạn cách trồng cây quất sau Tết hiệu quả ngay tại nhà Mỗi độ Tết đến xuân về, nhiều người thường lựa chọn những cây quất cảnh để trưng bày và mang lại nhiều may mắn cho gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng cây quất sau Tết để sử dụng cho mùa xuân năm sau. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây quất sau dịp tết đơn giản ngay tại nhà. Cách trồng cây quất sau Tết Bước 1: Chuẩn bị đất trồng - Đất trồng là yếu tố quan trọng nhất giúp cho cây quất sau ngày Tết được phát triển. Bạn nên chọn đất trồng có độ tơi, xốp, thoáng khí, nhưng vẫn phải đủ ẩm và giàu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn nên điều chỉnh độ pH đất từ 5 - 6 để cây có điều kiện sinh trưởng tốt hơn. - Nếu bạn có điều kiện trồng cây quất ngoài vườn thì bạn nên lựa chọn những phần đất cao. Không nên chọn những vị trí ứ nước, điều này sẽ làm cho cây bị thối rễ. Còn nếu trồng cây trong chậu thì bạn nên ưu tiên những chậu có kích thước lớn hơn tán cây, có chỗ thoát nước. Mặt khác, khi cây phát triển mạnh, bạn cần phải thay chậu có kích thước lớn hơn. Đất trồng là yếu tố quan trọng nhất giúp cho cây quất sau ngày Tết được phát triển Bước 2: Tạo chất dinh dưỡng cho cây quất Để cách trồng cây quất sau Tết được hiệu quả, sau khi trồng được khoảng 5 đến 7 ngày, bạn nên xới nhẹ vùng đất xung quanh gốc cây, cách gốc khoảng 20 đến 30cm. Việc này sẽ giúp cho đất tơi xốp hơn, đồng thời cây cũng có thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng. Ngoài việc cần lưu ý đánh tơi đất quanh gốc, sau khi trồng khoảng 15 ngày, bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân. Bạn có thể hòa lẫn phân bón vào nước rồi tưới quanh gốc cây. Ngoài ra, bạn cũng có thể bón phân trực tiếp vào đất. Nên chọn phân bón NPK (12:5:10), phân chuồng hoại mục hoặc phân hữu cơ vi lượng PTS9. Tùy thuộc vào kích thước của cây mà bạn sử dụng liều lượng sao cho phù hợp. Tết đến xuân về, ngoài việc trang trí nhà cửa, cây cảnh chưng Tết, bạn còn phải chuẩn bị rất nhiều việc để đón Tết. Để hạn chế tối đa thời gian chuẩn bị, bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên UNICA. Bước 3: Tạo dáng cho cây Thông thường, quất cảnh đã có sẵn dáng cây khá đẹp, nên khi trồng lại, bạn chỉ cần tỉa bớt lá cây cho gọn. Nhưng nếu bạn không thích hình dáng cũ của cây thì bạn có thể trồng cho cây phát triển đến khi cành lá xanh tốt rồi cắt tỉa tạo dáng mới. Tuy nhiên, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của dụng cụ chuyên dụng tỉa cây để không làm hỏng cảnh. Một vấn đề mà bạn cần “khắc cốt ghi tâm” đó là việc cắt tỉa phải được tiến hành vào những ngày nắng ráo. Thời gian thích hợp để tỉa lá, cắt cành hoặc uốn cành định kỳ khoảng 10 đến 15 ngày. Việc tỉa cành không chỉ giúp định hình kiểu dáng cho cây mà còn giúp chúng hấp thu được nhiều ánh sáng, chất dinh dưỡng. Từ đó, kích thích lá mọc được nhiều, hoa cũng nở nhiều hơn và đậu quả vào dịp Tết năm sau. Bước 4: Phòng trừ sâu, bệnh cho cây Cách trồng cây quất sau Tết mà bạn không thể bỏ qua đó là phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây. Trong thời gian trồng cây quất,khó có thể tránh được một số bệnh theo mùa. Đặc biệt vào những ngày trời ẩm ướt, cây quất rất dễ bị nhiễm nấm gây hại. Ngoài ra, nó còn phải đối mặt với sự tấn công của sâu rệp vào thân, lá và rễ. Chính vì vậy, khi tưới cây hàng ngày, bạn cần kiểm tra xem cây có xuất hiện những dấu hiệu nhiễm bệnh nào không để kịp thời xử lý. Cách trồng cây quất sau Tết mà bạn không thể bỏ qua đó là phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây Còn nếu bạn sử dụng cây quất cho mục đích khác ngoài việc chơi Tết như dùng quả để ăn, nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ em, thì bạn không nên phun thuốc trừ sâu. Bởi việc này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vì phun thuốc, bạn có thể dùng dụng cụ làm vườn để bắt sâu bọ. Trong trường hợp cây bị nhiễm nấm thì bạn có thể dùng nước vôi hoặc nước muối pha loãng để rửa lá, bón gốc cho cây. Bước 5: Đảo quất Để trồng cây quất lại sau Tết, bạn cần phải đánh bầu, đảo quất. Nếu bạn trồng cây quất ở ngoài vườn thì vào tháng 6 dương lịch, bạn hãy mang cây quất trồng vào trong chậu để tiếp tục chăm sóc. Còn nếu bạn đang trồng cây trong chậu thì cần chuyển cây sang một cái chậu lớn hơn. Việc này sẽ giúp cây kích thích ra hoa. Lưu ý, với cách trồng cây quất sau Tết này, trước khi đảo quất từ đất ngoài vào chậu mới, bạn nên tưới quanh gốc cây sao cho đất đủ độ ẩm. Sau đó, dùng một thanh gỗ đâm xung quanh gốc, cách gốc khoảng 20 đến 30cm để các phần đất liên kết với nhau, tránh được tình trạng nứt, vỡ bầu. Tiếp theo, bạn dùng cuốc cuốc đất xa gốc cây từ 60 đến 100cm, đồng thời đào rãnh sâu khoảng 40cm, rộng 20cm. Sau đó, bỏ bớt phần đất đến phần đường kính bầu đã định. Trong khi bỏ bớt phần đất, bạn nên chặt bỏ những phần rễ có đường kính lớn hơn 1cm. Còn các loại rễ nhỏ, mềm mại thì bạn quấn quanh bầu và dùng nilon buộc chặt rễ qua gốc. Để trồng cây quất lại sau Tết, bạn cần phải đánh bầu, đảo quất Bước 6: Kích thích tạo quả Bạn để bầu quất vào nơi râm mát trong khoảng 5 đến 7 ngày, ngắt bớt ½ lá rồi cho vào trồng trong chậu và chăm sóc như bình thường. Nếu cây ra hoa vào đợt đầu vào tháng 7, 8 thì bạn nên hái bớt quả, lá và hoa. Tiếp tục bón phân đạm, kali vào tháng 9, 10 để cây phát triển, nở hoa vào tháng 11 và quả chín vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. Qua bài viết trên, UNICA đã gợi ý cho bạn cách trồng cây quất sau Tết ngay tại nhà, các bạn có thể áp dụng để trồng lại cây quất cảnh cho mùa xuân năm sau. Chúc các bạn trồng lại thành công! >> Cách chăm sóc đào sau Tết của các nghệ nhân >> Cẩm nang chăm sóc mai vàng sau Tết không phải ai cũng biết >> “Bỏ túi” cách trang trí nhà ở hợp phong thủy Tết 2020
17/01/2020
1202 Lượt xem
Tử vi tuổi canh tý nam mạng năm 2020 chuẩn nhất
Tử vi tuổi canh tý nam mạng năm 2020 chuẩn nhất Bạn đang muốn biết tử vi canh tý 2020 nam mạng nhưng lại ngại đến các thầy tử vi để xem. Thời vận con người luôn thay đổi theo từng năm, từng tháng và từng giờ. Mỗi người có một vận mệnh khác nhau. Trong bài viết này, Unica sẽ chia sẻ Tử vi tuổi canh tý nam mạng năm 2020 diễn biến chuẩn nhất. Cùng tham khảo ngay. Tổng quan tử vi Canh Tý 2020 nam mạng Nhìn một cách tổng quát năm 2020, nam mạng tuổi Canh Tý gặp năm Thổ tương trợ nên rất tốt. Tuy nhiên, sao Kế Đô chiếu mạng nên cuộc sống gặp nhiều rối rắm, tai nạn. Không những thế, người tuổi này gặp hạn Địa Võng nên có nhiều lo âu trong cuộc sống.  Tổng quan tử vi nam mạng Canh Tý năm 2020 Nhưng tuổi năm này cũng không cần phải quá lo lắng, bởi vì thiên can canh gặp canh rất tốt, được tương trợ thuận lợi làm ăn. Nhưng khi xuất hành bạn cần phải chọn đúng giờ, đúng hướng. Ngày xuất hành tốt nhất đầu xuân 2020 là ngày mùng 1, bạn nên chọn khung thời gian xuất hành từ 11 giờ đến 13 giờ chiều, đi về hướng Chính Nam để nghênh đón thần tài và đi về hướng Tây Nam để đón Hỷ Thần. Cuộc sống Luận tử vi tuổi Canh Tý nam mạng năm 2020 ta thấy, thời thơ ấu nam mạng này có rất nhiều sóng gió và trở ngại. Tới trung tuổi, họ sẽ vượt qua được những khó khăn lớn nhất trong cuộc đời mình. Vào khoảng thời gian này, sự nghiệp công danh, cuộc đời của người này được mở rộng, cuộc sống an nhàn, sung sướng. Tuy nhiên, khác so với nữ giới, nam mạng tuổi này có đường công danh rất tốt nhưng bổn mạng chỉ thọ được từ 45 đến 54 tuổi là cao nhất. Nếu họ làm phúc, hay tụng kinh, ăn chay, niệm Phật, không làm điều ác thì có thể nâng cao thêm được tuổi thọ. >> Xem thêm: Tuổi Canh Tý khai trương ngày nào tốt nhất trong tháng 2 Tình duyên Tình duyên năm 2020 của nam mạng này không có gì đặc sắc hay biến động gì cả. Họ được hạnh phúc êm đềm bên gia đình của mình. Gia đạo và công danh Nam giới Canh Tý năm nay khá phát triển sự nghiệp do gia đạo ổn định, tốt đẹp nên hậu vận được hưởng phước. Gia đình luôn vui vẻ và bình an. Sự nghiệp của nam mạng tuổi Canh Tý gọi là phất lên chỉ từ năm 27 tuổi. Và đến tuổi trung niên thì lên như “diều gặp gió”. Hôn nhân Tử vi tuổi Canh Tý nam mạng 2020 nhìn chúng nên kết hợp chuyện trăm năm với người tuổi Tân Sửu, Giáp Thìn, Đinh Mùi, Mậu Tuất thì mới có cuộc sống tốt đẹp, quyền cao chức trọng, có tiếng nói. Còn nếu họ có ý định kết hôn với những người tuổi Canh Tý, Ất Tý, Bính Ngọ và Kỷ Hợi, thì cuộc sống hai vợ chồng chắc chắn sẽ không được tốt, cứ mãi nghèo khó, không tạo dựng được một cuộc sống tốt đẹp, chuyện vợ chồng hay lục đục, cãi vã. Tránh tuổi đại kỵ Nam giới Canh Tý năm 2020 cần tránh làm ăn với người tuổi Nhâm Dần, Qúy Mão, Mậu Thân, Giap Thân. Nếu bạn không tránh những tuổi này thì sẽ gặp rất nhiều tai ương, bị tuyệt mạng, lừa đảo. Nói chung là chúng ta nên “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Bạn cần chú ý không làm ăn với người không hợp tuổi Nam tuổi này đại kỵ nhất là tuổi Tân Mão, Qúy Mão nên cần hạn chế kết hợp hai tuổi này nếu không đường tình duyên sẽ không được lâu bền và có thể gặp họa chết chóc.  Tham gia khoá học online qua video trên Unica để biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh chủ đề: luật hấp dẫn, phong thuỷ, kỹ năng sống,... Khoá học giúp bạn trở nên thông minh hơn, tự tin vào khả năng bản thân, tích cực và lạc quan trong mọi hoàn cảnh. [course_id:362,theme:course] [course_id:919,theme:course] [course_id:308,theme:course] Tử vi nam mạng Canh Tý trong năm 2020 Nói chung, vận mệnh tử vi Canh Tý nam mạng năm 2020 đối với nam mạng Canh Tý không thể chính xác 100% nhưng mọi người cũng nên tham khảo, để phòng tránh. Tháng 1: Đầu năm nam mạng tuổi này không được tốt đẹp cho lắm, gia đạo bất hòa, tiền bạc hao tán. Tháng 2: Mọi việc làm ăn bình thường. Tuy nhiên có nhiều người mắc phải bệnh về đường tiêu hóa. Tháng 3: Công việc có sự thay đổi, tuy nhiên cần cẩn trọng lời ăn tiếng nói của mình. Tháng 4: Không nên đầu tư hay thổi đổi công việc làm ăn nhiều trong tháng này vì sẽ không gặp nhiều may mắn. Tháng 5: Có quý nhân giúp đỡ trong công việc nhưng lại gặp vấn đề không vui về nhà cửa. Tháng 6: Phần mộ gia đình không được tốt nên nam mạng tuổi này hạn chế làm ăn lớn. Tháng 7: Cẩn thận về xe cộ. Vận hạn các tháng trong năm người tuổi Canh Tý Tháng 8: Tiền bạc của tháng này trong vi nam mạng Canh Tý bị tiêu hao rất nhiều, công việc có người phá hoại và sức khỏe không tốt khiến cho người luôn bất an. Chính vì thế, tuôi này cần phải bồi dưỡng, bảo vệ sức khỏe. Tháng 9: Do vận hạn của tháng 8 vẫn ảnh hưởng rất lớn đến tháng 9 nên tuổi này cần tuyệt đối không làm ăn lớn bởi vì sẽ có người phá hoại, cộng thêm sức khỏe không tốt. Tháng 10: Mọi việc lại trở lại bình thường. Tuy nhiên, tuổi này cần chú ý nhà có người đau ốm. Tháng 11: Có lộc về làm ăn đưa tới nhưng cần chú ý đến các bệnh về khí huyết. Tháng 12: Trong nhà có niềm vui, tuy nhiên nam mạng cần chú ý tới sức khỏe. Kết luận Trên đây là phần luận giải chi tiết tử vi tuổi Canh Tý nam mạng năm 2020 mà chúng tôi muốn gửi đến mọi người. Vậy còn chần chừ gì mà không nhanh tay đăng ký để có cơ hội sở hữu khóa học ngay hôm nay bạn nhé !
17/01/2020
12620 Lượt xem
Điểm danh 2 cách chế biến chân giò nấu giả cầy ngon hết ý
Điểm danh 2 cách chế biến chân giò nấu giả cầy ngon hết ý Vào những ngày thời tiết se lạnh, món chân giò nấu giả cầy là một món ăn rất được nhiều người yêu thích. Vậy, bạn đã biết cách nấu món ăn này trong dịp Tết năm nay để chiêu đãi thực khách chưa? Trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn tuyệt chiêu nấu chân giò giả cầy ngon chuẩn vị miền Bắc để bạn có thể học nấu ăn cho người mới bắt đầu ngay trong căn bếp thân yêu của mình Cách làm món chân giò nấu giả cầy Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 chân giò đã thui 300g thịt đùi 3 củ sả 3 củ hành khô 3 thìa mẻ Tiết lợn (nếu muốn) Để làm món chân giò nấu giả cầy bạn cần chuẩn bị đủ nguyên liệu Các bước tiến hành Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Đầu tiên, bạn hãy bóc lớp sả già, rửa sạch và thái nhỏ. Hành khô đem đập dập, băm nhỏ, giềng cạo sạch rồi mang xay. Bạn mang mẻ lọc lấy lưng bát con nước. Cho chân giò vào tô và ướp cùng với sả, riềng, hành khô đã băm nhỏ, mẻ, 1 thìa đường, ½ thìa bột nghệ, 1 thìa nước mắm, 1 thìa bột canh, 1 thìa mắm tôm. Trộn đều cho các gia vị ngấm đều vào chân giò, ướp từ 30 đến 45 phút. Bước 2: Xào, ninh chân giò Sau khi đã ướp chân giò xong, bạn cho chân giò vào nồi, cho thêm 2 muỗng dầu ăn và xào trong vòng 5 phút cho thịt chân giò săn lại. Tiếp theo, cho thêm 2 bát nước vào, đậy vung và đun sôi ở lửa vừa. Nếu định làm món chân giò nấu giả cầy ăn với bún thì bạn cho nhiều nước hơn một chút. Vì trong thời gian ninh chân giò thì nước sẽ bị cạn bớt. Trong quá trình đun, bạn cần hớt hết bọt nổi bên trên để món ăn thêm bắt mắt. Sau đó, tiếp tục ninh trong khoảng 30 phút nữa cho chân giò chín. Lúc này, bạn có thể dùng một chiếc đũa, xiên thử vào miếng chân giò để kiểm tra xem chân giò đã chín chưa. Nếu còn thấy rắn chắc thì bạn hãy đun thêm khoảng 5 đến 10 phút cho chân giò được chín đều. Còn nếu bạn muốn ăn thêm tiết lợn thì bạn nên cho bát tiết vào ngay lúc này. Nhớ đảo đều thêm 2, 3 phút cho tiết chín nhé! Cuối cùng, bạn nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn rồi múc ra bát, để món chân giò giả cầy được bắt mắt hơn, bạn có thể trang trí thêm vài lát rau mùi lên trên và thưởng thức. Cách nấu chân giò giả cầy không quá phức tạp Ngoài cách nấu món chân giò giả cầy, bạn có thể học nhiều công thức chế biến món ngon trong ngày Tết khác nhau. Để làm được điều này, bạn nên tham khảo thêm khóa học “Món ăn ngày Tết - Trọn hết yêu thương” của giảng viên Chu Anh Tiệp trên UNICA. Thành thạo nấu ăn ngay tại nhà với khóa học online của Unica. Khóa học giúp bạn biết cách đa dạng món ăn, đồng thời biết cách bày trí món ăn sao cho sang trọng và đẹp mắt nhất. Với những kiến thức được trang bị, bạn sẽ có ngay những công thức chế biến hấp dẫn và những mẹo trong nhà bếp giúp công việc nấu ăn trở nên dễ dàng hơn. [course_id:509,theme:course] [course_id:1278,theme:course] [course_id:1178,theme:course] Cách nấu chân giò giả cầy thứ hai Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 chân giò thui, nên thui bằng rơm để chân giò được ngon hơn Riềng giã nhỏ Sả Mẻ, mắm tôm, nước mắm, bột nghệ Măng  Các bước tiến hành: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Với món chân giò nấu giả cầy này, bạn rửa sạch măng, sau đó cắt thành từng miếng bằng ngón tay. Sau đó, bạn mang măng luộc kỹ với nước, thả một ít muối vào luộc cùng trước khi mang đi chế biến. Tiếp theo, bạn rửa sạch chân giò thui, dùng một chiếc khăn sạch thấm khô hoặc để ráo nước. Sau đó, chặt thành từng miếng vừa ăn rồi mang ướp với 1 bát con riềng giã nhỏ, 3 củ sả lấy phần non băm nhỏ, 1 thìa canh mẻ, 3 thìa con mắm tôm, 1 thìa canh nước mắm và trộn đều. Bạn ướp gia vị trong khoảng 1 tiếng cho chân giò ngấm đều gia vị. Bước 2: Xào giả cầy Bạn cho nồi chân giò đã ướp lên bếp, thêm 1 thìa canh vào nồi và xào chân giò. Trong quá trình xào, bạn nên cho thêm 1 thìa cà phê bột nghệ vào để món giả cầy sau khi thành phẩm được bắt mắt hơn. Khi chân giò đã hơi săn lại, bạn trút phần măng củ mà bạn đã luộc vào xào cùng cho ngấm gia vị. Tiếp theo, bạn cho nước lọc vào nồi sao cho lượng nước xâm xấp bề mặt chân giò. Nếu muốn tiết kiệm thời gian nấu, bạn có thể dùng nồi áp suất để nấu nhanh hơn. Khi đã ninh chân giò trong nồi áp suất từ 20 - 30 phút, bạn hãy mở nắp và nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn. Như vậy, chúng ta đã hoàn thành món chân giò nấu giả cầy rồi, thật đơn giản phải không! Bạn có thể ăn kèm món ăn này với bún và rau húng. >>> 2 cách nấu chân giò hầm thuốc bắc khiến ai cũng phải mê mẩn Nấu chân giò giả cầy với măng Những lưu ý bạn cần nhớ Để làm món chân giò nấu giả cầy chuẩn vị theo kiểu của miền Bắc không thiếu nguyên liệu mắm tôm và mẻ. Ngoài việc chuẩn bị chân giò, bạn nên chuẩn bị thêm 300g thịt đùi. Như vậy, món ăn sẽ có nhiều thịt hơn. Bạn có thể mua chân giò đã được thui sẵn ngoài chợ, còn nếu tự thui thì bạn nên dùng rơm hoặc bã mía khô để chân giò được ngon hơn. Nhưng khi thui chân giò, bạn không được để phần thịt bên trong chín. Bạn có thể ăn kèm món chân giò giả cầy với bún hoặc luộc thêm rau củ quả như: cà chua, su hào, đậu bắp ăn cùng để tăng thêm độ ngon cho món ăn. Kết luận Trên đây là 2 cách chế biến món chân giò nấu giả cầy, bạn có thể áp dụng để nấu ngay tại nhà cho gia đình thưởng thức trong dịp Tết năm nay. Chân giò giả cầy ăn nóng vào những ngày thời tiết se se lạnh trong những ngày đầu xuân thì còn gì tuyệt vời hơn.  Chúc các bạn chế biến thành công! >>> Bí quyết làm chân giò muối ngon tuyệt cú mèo >>> Thử tài với các món ăn ngày Tết 2020 cực hấp dẫn
17/01/2020
3407 Lượt xem
Tử vi Canh Tý 2020 nữ mạng chính xác nhất
Tử vi Canh Tý 2020 nữ mạng chính xác nhất Bước sang năm Canh Tý 2020, nhiều người sinh năm Tý đặc biệt năm Canh Tý đang băn khoăn, lo lắng không biết tử vi của mình ra sao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số những thông tin về tử vi Canh Tý 2020 nữ mạng. Các bạn cùng theo dõi nhé! Tổng quan về tử vi Canh Tý 2020 nữ mạng Vận mệnh chung Bài viết này, chúng ta chỉ đi tìm hiểu tử vi tuổi Canh Tý trong năm 2020 nữ mạng năm 2020 như thế nào, còn những tuổi khác thì các bạn có thể tham khảo vào những bài viết sắp tới. Xem tử vi nữ mạng Canh Tý chính xác nhất Tuổi Canh Tý năm 2020, mạng Thổ gặp năm Thổ là tượng trợ nhìn chung rất tốt. Sao Thái Dương được đánh giá là khá tốt, sẽ mang lại cho bạn nhiều may mắn, danh lộc tốt. Thiên can của người tuổi Tý năm 2020 canh gặp canh nên được tương trợ, thuận lợi. Tuy nhiên, nữ mạng tuổi này cần lưu ý rằng địa chi Tý gặp Tý sẽ bất an nên bạn cần chú ý đến việc thay đổi. Nếu có xuất hành thì bạn nên chọn ngày mồng 1 Tết trong khoảng thời gian từ 5 giờ đến 7 giờ tối, đi về hướng chính Nam để nghênh tiếp thần tài, hoặc đi về hướng Tây Nam để đón Hỷ Thần. Cuộc sống Những người tuổi Tý nhìn chung cuộc đời gặp nhiều may mắn, không khổ cực hay rủi ro, được hưởng nhiều điều tốt đẹp. Nhìn chung, tuổi này hưởng thọ khoảng 55 đến 64 tuổi. Nếu muốn tăng thêm tuổi thọ, thì nữ mạng tuổi này cần phải ăn ở phúc đức, hay đi chùa để tích đức cho bản thân. Tình duyên Tình duyên năm nay của người Canh Tý nữ mạng nhìn chung có sự thay đổi. Tuy nhiên, nếu những người sinh vào các tháng âm lịch như tháng 4 và tháng 9 thì sẽ có khoảng 3 lần thay đổi tình cảm.  Còn những ai sinh vào các tháng âm lịch 1, 2, 5, 8, 10, 12 thì cuộc đời phải thay đổi 2 lần tình duyên. May mắn nhất là những người sinh tháng 3, 6, 7, 11 âm lịch, bởi vì tình duyên của họ cực kì thuận lợi, không thay đổi. >> > Xem thêm: Sinh con tuổi Canh Tý có khổ không? Trở thành chuyên gia Tử vi bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản nhất để xem được một lá số tử vi: Âm dương ngũ hành, Địa bàn, Miếu hãm… Bạn cũng sẽ biết rõ đâu là khoa học đâu là lợi dụng mê tín, biết rõ khả năng cũng như giới hạn của môn tử vi. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:1022,theme:course] [course_id:1295,theme:course] [course_id:1503,theme:course] Gia đạo và công danh Nhìn chung, tử vi Canh Tý 2020 nữ mạng năm nay có đường công danh rất đẹp nhưng chỉ những người có độ tuổi trung niên trở đi. Về gia đạo thì có thấy nhà cửa năm 2020 rất đầy đủ và ấm êm, có được hạnh phúc trọn vẹn. Với những ai từ 27 tuổi trở nên, sự nghiệp có thể có vững chắc, có chỗ đứng, tiền bạc khá dồi dào, có thể sống trong sung túc, phú quý. Nhìn chung năm nay nữ mạng Canh Tý có đường công danh khá đẹp Hôn nhân Nếu như ai tuổi Canh Tý năm nay có ý định lập gia đình thì thì nên kết hợp với những nam mạng tuổi Tân Sửu, giáp Thìn, Đinh Mùi và Mậu Tuất. Nam mạng tuổi này cực hợp với nữ mạng Canh Tý cả về tình và tài lộc.  Còn nữ mạng tuổi này nếu kết hôn với những người tuổi Kỷ Dậu và Đinh Dậu thì vợ chồng chỉ hợp nhau về tình duyên còn tiền bạc thì chỉ dừng ở mức độ trung bình, đủ ăn đủ tiêu, không giàu có. Đặc biệt, nữ mạng Canh Tý năm 2020 cần tránh kết hôn với những người tuổi Canh Tý, Ất Tý, Bính Ngọ, Kỷ Hợi bởi vì vợ chồng không hợp mệnh, lấy nhau về sẽ không hòa thuận, hạnh phúc. Không những thế, cuộc sống sau này sẽ nghèo khó, vợ chồng dễ gặp nghèo khổ. Vận mệnh Canh Tý năm 2020 nữ mạng theo tháng Tử vi Canh Tý 2020 nữ mạng theo từng tháng trong năm không chính hoàn toàn 100%, chỉ dừng lại ở mức độ mọi người tham khảo để biết, phòng và tránh những những tai họa không đáng có. Tháng 1: Tháng đầu năm của nữ mạng tuổi này gia đạo không được tốt nhất, bạn cần chú ý đến việc mất mát của cải tiền bạc. Tháng 2: Gia đình có nhiều chuyện vui vẻ, tuy nhiên tháng này cần hạn chế sức khỏe. Tháng 3: Có lộc về tiền bạc do người khác đưa tới. Tuy nhiên, bạn cần chú đến sức khỏe. Tháng 4: Bạn sẽ có quý nhân hỗ trợ, giúp đỡ nhưng chú ý đến xe cộ và đi lại cẩn thận. Tháng 5: Công việc làm ăn có nhiều người phá hoại, gia đình có chuyện buồn phiền. Tháng 6: Tiền bạc có sự tiêu pha nhiều nên bạn cần chú ý đến việc hạn chế đâm phải vật nhọn khiến mất máu. Tháng 7: Công việc trong gia đình không được tốt, chú ý bệnh về khí huyết. Tháng 8: Chú ý cẩn thận trong gia đình có người đau ốm và tiền bạc bị cạn kiệt. Tháng 9: Chú ý nhà có tang đau buồn và máu huyết kém lưu thông. Tháng 10: Mọi việc bình thường, những nữ mạng cần chú ý đến xe cộ và đi lại. Nữ mạng tuổi Canh Tý năm 2020 cần đề phòng tai nạn xe cộ Tháng 11: Trong nhà có nhiều xung đột, cần cẩn thận lời ăn tiếng nói. Tháng 12: Tiền bạc có sự tiêu pha nhiều và trong nhà có nhiều chuyện buồn. Kết luận Trên đây là tử vi Canh Tý 2020 nữ mạng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Các bạn nên nhớ rằng, việc xem bói tử vi chỉ dừng lại ở mức biết chứ không được tin quá nhiều bởi vì mỗi người sinh ra không ai có cuộc đời giống nhau. Quan trọng là bạn cần cố gắng để tự bảo vệ cuộc sống của mình.  >>> Xem thêm:  Tử vi tuổi canh tý nam mạng năm 2020 chuẩn nhất Cách xem tử vi năm 2020 của 12 con giáp cực chuẩn
17/01/2020
7513 Lượt xem
Bí quyết làm chân giò muối ngon tuyệt cú mèo
Bí quyết làm chân giò muối ngon tuyệt cú mèo Cách làm món chân giò muối khá đơn giản, sự xuất hiện của món ăn này trong ngày Tết sẽ giúp cho mâm cỗ thú vị và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu sao cho ngon để đãi khách. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bạn bí quyết làm chân giò muối thơm ngon, đậm vị để bạn có thể học nấu ăn đơn giản ngay tại gian bếp của mình. Cách làm chân giò muối thứ nhất Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 chân giò, chỉ dùng phần trên bắp, không dùng móng 100g thịt bắp heo ½ muỗng cafe ngũ vị hương 1 muỗng xì dầu, 1 muỗng cà phê bột nêm, ½ muỗng cà phê muối ½ muỗng đường cát trắng, 1 muỗng cà phê dầu mè Tỏi băm nhuyễn 1 chén gạo 1 ít trà lài hoặc trà sen Giấy bạc để lót đáy chảo Để làm món chân giò muối, bạn cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu Các bước tiến hành: Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch chân giò, lau khô hoặc để ráo nước. Sau đó, bạn dùng một con dao mũi nhọn sắc, một tay bạn dùng mũi dao luồn vào bên trong chân giò và cắt từ từ, còn một tay bạn dùng ngón trỏ luồn vào bên dưới miếng da chân giò, cắt chậm.  Ở bước này, bạn cần làm cẩn thận khi rút xương, làm nhẹ tay để miếng da không bị rách. Thực hiện như vậy cho đến khi rút được xương chân giò. Bước 2: Ướp chân giò với các gia vị đã chuẩn bị từ trước trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau đó, bạn cho tất cả phần thịt đã ướp vào nén chặt, thêm 1 thìa cà phê xì dầu, ½ thìa cà phê muối thoa bên ngoài chân giò. Cho vào hấp cách thủy trong 1 tiếng rưỡi, khi hấp bạn nhớ dùng tăm đâm nhẹ vào chân giò để phần da không bị nứt. Khi chân giò chín, bạn chuẩn bị một chậu nước đá lạnh cho chân giò vào ngâm. Cách này sẽ giúp cho món chân giò muối được giòn và ngon hơn. Bước 3: Bạn dùng một cái chảo, phủ 2 lớp giấy bạc bên dưới lòng chảo rồi cho vào một chén gạo, ½ chén đường và trà, dùng một cái kệ sắt cho lên trên.  Tiếp đó, bạn đặt chân giò lên chiếc kệ này, đậy nắp lại và nấu với lửa nhỏ để chân giò không bị cháy khét. Khi thấy thành chảo bắt đầu có khói thì bạn tắt bếp, cho chân giò ra một cái tô để nguội. Cuối cùng bạn cho vào tủ lạnh để bảo quản. Khi ăn bạn thái thành những miếng mỏng và ăn kèm với dưa kiệu, đúng chuẩn vị món ngon ngày Tết. Nếu bạn muốn học thêm nhiều công thức nấu các món ăn ngon trong ngày Tết, thì bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Món ăn ngày Tết - Trọn hết yêu thương” của giảng viên Chu Anh Tiệp trên UNICA. Cách làm món chân giò muối không quá phức tạp >>> 2 cách nấu chân giò hầm thuốc bắc khiến ai cũng phải mê mẩn >>> Thử tài với các món ăn ngày Tết 2020 cực hấp dẫn Đăng ký khóa học online để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp. Khoá học nấu ăn online được giảng dạy bởi những chuyên gia ẩm thực hàng đầu sẽ trang bị cho bạn những kỹ thuật nấu ăn chuyên sâu để bạn trở thành một người đầu bếp tài ba. Ngoài ra, với những khóa mang tính nâng cao, bạn còn có thể tự tin kinh doanh quán ăn sau khi kết thúc các khóa học này. [course_id:2044,theme:course] [course_id:1126,theme:course] [course_id:522,theme:course] Cách làm món chân giò muối thứ 2 Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 chân giò chỉ dùng phần trên bắp Dấm gạo, chanh, tiêu, ớt Gia vị Các bước tiến hành: Bước 1: Với cách làm chân giò muối này, bạn làm sạch chân giò, tách bỏ xương ống bằng cách dùng một con dao xẻ sâu một đường vào bắp thịt từ trên xuống dưới. Bạn cần xẻ sát vào đến ống xương rồi cắt đứt thịt bám vào ống xương cho đến khi tách được toàn bộ khối thịt. Sau đó, bạn lấy dây nạt hoặc chỉ bó chặt miếng thịt lại. Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu vào đợi cho đến khi dầu nóng già thì bạn cho miếng chiên giò vào vào chiên vàng. Sau đó, bạn cho miếng chân giò vừa chiên vào luộc cho đến khi vừa chín tới thì tắt bếp, vớt ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh để phần da được giòn và ngon hơn. Trong khoảng thời gian đợi chân giò nguội, bạn hãy chế biến nước ngâm với 1 bát ăn nước cốt chanh, ½ bát giấm gạo, ⅔ bát nước nước mắm ngon, tỏi băm, 1 bát đường và ít ớt băm, hạt tiêu xay. Bước 3: Khi chân giò đã nguội, bạn mang ngâm với hỗn hợp nước vừa pha ở bước 2, nên ngâm vào hộp nhựa to và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 đến 5 ngày thì có thể lấy ra thưởng thức. Khi ăn, bạn chỉ cần vớt ra, thái mỏng và bày ra đĩa. Ngoài ăn kèm với dưa hành muối, bạn có thể cuộn với bánh tráng và rau thơm hoặc làm món nhậu đãi khách trong những ngày đầu năm. Chân giò muối là món ăn đãi khách trong ngày Tết được rất nhiều người yêu thích Cách nấu chân giò muối thứ 3 Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 chân giò đã rút xương Muối sạch hạt to Gia vị tạo vị hun khói Các bước tiến hành: Bước 1: Làm sạch thịt chân giò, rửa sạch bằng nước rồi để ráo. Bạn dùng một hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa to rửa sạch. Tiếp theo, bạn pha một lọ nước đun sôi để nguội với ½ gói muối, ½ chai gia vị hun khói. Bước 2: Bạn ngâm chân giò vào hỗn hợp này, đậy kín nắp rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 ngày. Để thịt ngập nước, bạn có thể chèn một cái bát lên trên. Với cách làm chân giò muối này, sau một ngày, bạn lấy thịt ra, cho vào nồi luộc đun sôi với lửa nhỏ. Lưu ý, bạn dùng hỗn hợp nước lọc, muối, gia vị hun khói mới để luộc thịt. Bước 3: Khi nồi luộc thịt sôi, bạn vặn nhỏ lửa để thịt chín, mềm và ngấm đều gia vị. Tiếp tục luộc thịt riu riu trong khoảng 1 giờ thì vớt ra để guội. Cuối cùng, cho thịt vào một chiếc hộp sạch, cất lên ngăn đá tủ lạnh khoảng vài tiếng đồng hồ thì có thể thưởng thức. Làm chân giò muối Kết luận Trên đây là 3 cách nấu thịt chân giò muối ngon, đơn giản ngay tại nhà. UNICA mong rằng, qua bài viết này, các bạn đã “bỏ túi” vào sổ tay bí kíp của mình cách chế biến chân giò ngon nhất để chiêu đãi khách trong những ngày Tết. Ngoài ra, Unica còn muốn mang đến cho bạn một thế giới ẩm thực siêu hấp dẫn với nhiều công thức, mẹo nấu nướng, kinh nghiệm làm bếp,... đến từ những chuyên gia hàng đầu Unica trực tiếp chia sẻ trong các khoá học đa dạng chủ đề: khóa học bartender, học pha chế, khóa học pha chế trà sữa online, học nấu ăn chay, học nấu các món ăn Trung Quốc,.... >>> Điểm danh 2 cách chế biến chân giò nấu giả cầy ngon hết ý
17/01/2020
2177 Lượt xem
Cách làm cây mai giả trông như thật vào dịp tết
Cách làm cây mai giả trông như thật vào dịp tết Cây mai thật có giá quá cao, khiến nhiều người cảm thấy e ngại khi mua về chơi Tết. Chính vì thế, rất nhiều chị em rủ nhau làm cây mai giả chơi Tết có chi phí không đến 1 triệu đồng. Trong bài viết này, Unica sẽ giới thiệu cho bạn cách làm cây mai giả ngày Tết để rước lộc, rước may mắn vào nhà. Tìn hiểu ngay. Ý nghĩa cây mai vàng Trước khi biết cách làm cây mai giả ngày Tết, chúng ta cần biết ý nghĩa của cây mai. Thực tế, một loại hoa đều có màu sắc, vẽ đẹp riêng rạng rỡ khác nhau. Hình ảnh những chậu mai không còn xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt đối với những người miền Nam. Cây mai là biểu tượng cho sự kiên cường, chịu thương, chịu khó của người Việt Cây mai đã gắn bó rất lâu với người dân quê Việt Nam từ lúc dân chúng biết khai hoang, lập làng để sinh sống. Dù đất đai sỏi cát, không màu mỡ những rễ mai có một nguồn lực mạnh mẽ, cắm sâu trong lòng đất mẹ, lấy nước từ dưới nguồn nuôi cây. Với sức sống mãnh liệt như vậy. nó tươngj trưng cho hình ảnh người dân Việt Nam luôn giữ gìn đạo lý, cội nguồn văn hóa của dân tộc, dù điều kiện khó khăn những vẫn vươn cao mình lên sống. Không những thế, cây mai còn vững vàng theo năm tháng, vươn sức sống để đâm chồi nảy lộc như thể hiện phẩm chất nhẫn nại, kiên trì và can đảm trước mọi khó khăn. Nhánh mai vàng ngày Tết còn giúp ta giữ gìn nét đẹp văn hóa tốt đẹp của dân tộc về tri ân, báo hiếu ông bà tổ tiên. Mỗi độ xuân về, hoa mai vàng chớm nụ chuẩn bị khoe sắc để đón các thành viên trong gia đình đi làm ăn xa về nhà sum họp. Cách làm cây mai giả ngày Tết Làm mai giả bằng hoa giả Với ý nghĩa tốt đẹp, lại là biểu tượng của ngày Tết, chính vì thế gia đình nào cũng mong muốn có một chậu mai. Tuy nhiên, nghe người bán phát giá hơn 10 triệu/đồng một chậu mai thật, nhiều người không thể nào mua nổi. Chính vì thế, nhiều gia đình đã nghĩ cách làm cây mai giả. Bước 1: Chuẩn bị thân cây Làm thân cây rất đơn giản, bạn cần chọn cho mình những cành cây khô có dáng đẹp, chọn những gốc cây có đường kính lớn để tạo sự vững chắc cho toàn bộ cây. Sau đó, bạn cần khéo kéo cắt bỏ những phần thân cây không đẹp rồi dùng dây thép buộc cố định các cành khô vào gốc cây để tạo dáng cho cây mai mà bạn mong muốn. Chuẩn bị những cành gỗ để cành mai giả Bước 2: Trang trí hoa Hoa mai bạn chọn loại hoa màu vàng, có thể là những bông hoa mai giả có sẵn. Bạn chỉ cần mua từ 15 đến 20 cành mai bày bán ở chợ có giá 20 nghìn đồng/cành, tách các nhánh mai giả mua về gắn lên các cành của cây khô đã chuẩn bị sẵn. Sử dụng sẵn những cành mai giả để làm cây mai  Bạn dùng dây thép buộc từng nhánh mai giả lên cây khô sao cho che hết các cành khô. Tuy nhiên, bạn lưu ý những cành khô bạn có thể mua các loại giấy màu nâu về để quấn nhằm tạo sự đẹp mắt. Để cây hoa mai giả nhìn giống như thật, bạn cần trang chút thêm các loại lá, nụ để trang trí vào cây. Bước 3: Hoàn thiện Sau khi bạn đã làm xong, bạn cần kiểm tra lại tất cả mọi thứ trên cây mai đã được dính chặt và chắc chắn lại với nhau chưa. Bạn cần đầu tư thêm một chậu để cố định cây mai lại. Chậu thì bạn có thể mua được ở rất nhiều các cửa hàng hoa. Lựa chọn chậu phù hợp và đẹp mắt để đặt trong nhà. Để nhà cửa ngày tết thêm đẹp, bạn có thể cắm hoa trang trí bên cạnh treo câu đối đỏ và những vật dụng phong thủy. Nếu chưa biết cách cắm hoa, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Trong khóa này, giảng viên sẽ giới thiệu các kỹ năng cắm hoa cơ bản để bày phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,... Mỗi bài giảng được thiết kế một cách ngắn gọn, trực quan và sinh động nên đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ. Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:1048,theme:course] [course_id:1047,theme:course] [course_id:1112,theme:course] Làm mai giả bằng vải voan Để tết nhà bạn trở nên ý nghĩa và đón được nhiều lộc, may mắn, bạn có thể làm hoa mai giả bằng vải voan thay vì bằng những bông hoa sáp có sẵn.  Bước 1: Chuẩn bị  Vải voan. Nhụy. Dây kẽm. Keo. Nụ hoa giả. Chậu và thân mai giả. Mua vải loan phù hợp để làm mai giả Bước 2: Cách làm Đầu tiên, cách làmt cây mai giả ngày Tết xinh đón Tết, bạn cần dùng nắp của lọ hồ để làm khuôn, dùng dây thép cắt thành những đoạn ngắn tầm 10cm sau đó cho vào khuôn tròn của hồ dán, vặn chung lại để được hình tròn. Sau khi được hình tròn với số lượng đủ thì bạn khéo léo bóp thành những cánh hoa thon, giống như cánh mai thật. Công đoạn tiếp theo đó là bạn cần bọc lại cánh mai. Những cánh mai đã bóp thon cho vào dây vải, sau đó kéo căng và khéo léo cuốn chỉ lại cánh hoa để cố định. Làm xong, bạn sẽ đặt nhụy hoa vào trong rồi dùng chỉ quấn thật chắc lại để thành một bông hoa. Sau khi cuốn xong, bạn sẽ dùng băng dính xanh cuốn đè lên trên để che phần chỉ. Sau khi làm bông hoàn thành bạn chỉ cần cắm những bông hoa mai giả đó lên thân cây đã chuẩn bị trước rồi trang thí thêm các lá xanh, nụ hoa cho thêm rực rỡ, sinh động. Trang trí cây mai giả Ngoài cách làm cây mai giả ngày Tết thì để cây mai trở nên sinh động và đẹp mắt thì việc trang trí cây mai giả thực sự rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng những bao lì xì màu đỏ - một màu không thể thiểu trong ngày Tết.  Trang trí cây mai giả để thêm sinh động, chân thực Sử dụng thêm các dây treo chữ hình như: phúc lộc thọ, chúc mừng năm mới để cây mai vàng trở nên rực rỡ và tươi sáng hơn. Thậm chí, để cho năm nay nhà bạn được nhiều tài lộc, bạn có thể treo thêm những đồng xu giả, những câu đối, những quả bóng điện lấp lánh để làm cho cây mai và không gian nhà bạn trở nên thu hút. Trang trí cây mai giả ngày Tết với bao lì xì Những chiếc bao lì xì có lẽ là vật không thể thiếu trong ngày tết để đựng tiền lì xì. Với màu đỏ thắm trong ngày xuân, biểu tượng của sự gắn bó, vui mừng. Với màu đỏ của những bao lì xì, gắn vào cây mai vàng sẽ trở nên rực rỡ và tươi sáng hơn, gây cảm giác tươi mới và tràn đầy năng lượng. Sử dụng bao lì xì để biểu tượng cho sự gắn bó, vui mừng  Trang trí cây mai giả ngày Tết với phụ kiện Những phụ kiện bạn có thể trang trí thêm trên cây như những chiếc thiệp, những ống pháo tết, dải đồng xu giả hoặc những chữ thư pháp. Tùy vào kích thước cây mai của bạn mà bạn chọn số lượng phụ kiện cho thật hợp lý, đừng trang trí quá nhiều đồ lên cây. Trang trí cây mai với các phụ kiện khác nhau để trông đẹp hơn Trang trí cây mai giả ngày Tết với hệ thống đèn Những đèn nhấp nháy không thể nào thiếu được khi bạn trang trí mai. Một cây mai nhấp nháy ánh đèn sẽ nhất bắt mắt so với những cây không có ánh đèn. Bạn có thể trang trí bằng những dây đèn màu sắc để cây ấn tượng hơn. Trang trí cây mai với hệ thống đèn lấp lánh Trang trí cây mai giả ngày Tết với chậu cây  Chậu cây là một trong những yếu tố tạo nên cái đẹp của cây hoa mai. Chính vì thế, ngoài việc trang trí hoa thì chậu câu cũng là phần không kém. Bạn nên chọn mua những chậu câu có kiểu dáng lạ mắt hay có màu tương đồng với cây. Một cái chậu đẹp mắt sẽ làm cho cây mai của bạn nhìn hài hòa và đẹp hơn. Sử dụng những chậu cây đẹp, độc đáo để tăng phần sang trọng, quý phái hơn Trang trí cây mai giả ngày Tết với dây pháo đỏ Sử dụng sợi pháo hoa màu đỏ là vật trang trí đầy ý nghĩa cho những ngày Tết cổ truyền và còn làm chậu cây trở nên sang trọng, lung linh hơn. Những sợi pháo bao gồm những quả pháo giả nhỏ bọc bằng nhung đỏ và điểm nhấn là những hình ngôi sao vàng to nhỏ xen kẽ khắp nơi. Do đó, khi treo lên cây mai sẽ trở nên ý nghĩa hơn. Đồng thời, dây pháo đỏ sẽ điểm xuyết khiến gia đình thêm màu sắc, tươi vui hơn. Pháo không chỉ dùng để trang trí mà còn có ý nghĩa thể hiện sự tươi vui, màu sắc Trang trí cây mai giả ngày Tết với đèn lồng  Những chiếc đèn lồng ngày Tết là một ý tưởng trang trí đầy sinh động cho những cây mai trong gia đình. Đèn sáng làm cho ngôi nhà trở nên ấm cúng, thoải mái với nét đẹp của văn hóa truyền thống. Đèn lồng vừa thể hiện được sự tinh tế, vừa mang tính thẩm mỹ cao và tượng trưng cho hạnh phúc đủ đầy, trọn vẹn. Bạn nên lưu ý sử dụng những đèn lồng phù hợp với kích thước của cây. Đèn lồng không chỉ thêm sinh động mà còn khiến căn phòng trở nên ấm cúng  Trang trí cây mai giả ngày Tết với câu đối chúc ngày Tết Những lời chúc ngày Tết là những lời hay, ý đẹp mà chúng ta dành tặng cho những người thân yêu của ta với mong muốn cầu sự bình an, thành công và hạnh phúc. Mặc dù là một phụ kiện trang trí đơn giản, nhưng nó rất đặc biệt khi thể hiện được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Những điều tốt đẹp, đạo đức, lối sống, ước mơ,.. đều được in trên câu đối. Sử dụng những câu đối mang ý nghĩa cầu sự bình an, thành công, hạnh phúc Trang trí cây mai giả ngày Tết với dây thỏi vàng  Nhiều người thường lựa chọn treo những miếng vàng miếng trên cây mai để cầu tiền tài, may mắn và sự thành đạt. Đây là một món trang trí rất có ý nghĩa, đem lại nhiều may mắn, hạnh phúc cho gia chủ. Với thiết kế màu sắc, chất liệu nhựa nên dây thỏi vàng vừa sang trọng, bền bỉ, sáng tạo. Phụ kiện trang trí này sẽ khiến cây mai giả của bạn trở nên thu hút, ấn tượng hơn. Nhiều người sử dụng dây thỏi vàng như một lời cầu tiền tài cho năm mới  Trang trí cây mai giả ngày Tết với dây đồng tiền  Tương tự như những dây thỏi vàng, những dây đồng xu trèo cũng đem đến sự hạnh phúc, may mắn và đầy đủ cho gia đình. Mỗi một đồng xu còn là những lời chúc Tết đầy vui vẻ với những họa tiết trạm trổ vô cùng tinh tế. Nó mang ý nghĩa là cầu một năm mới hạnh phúc, thịnh vượng. Ngoài ra, bạn cũng có thể trang trí kèm cùng những câu đối để cầu mong một ngày Tết thêm trọn vẹn. Tương tự như dây vàng thỏi, đồng xu thể hiện sự đầy đủ, may mắn Trang trí cây mai giả ngày Tết với mẫu bánh chưng, bánh tét Cứ đến Tết là ta lại thấy bánh chưng, bánh tét - đây là một loại bánh truyền thống của Việt Nam thường được xuất hiện vào những ngày lễ tết với mong muốn cầu mong sự đủ đầy, thuận lợi. Việc trang trí cây mai giả với những hộp quà, hình bánh xinh xắn giúp không khí trở nên vui vẻ và đặc biệt hơn. Đan xen trang trí bằng mẫu bánh chưng, bánh tét cổ truyền cầu mong sự no ấm, đầy đủ Chi phí làm cây mai giả có đắt không? Trang trí nhà bằng cây mai giả không chỉ mang lại không khí tươi mới mà còn giúp tiết kiệm chi phí so với cây mai thật. Tuy nhiên, mức giá để sở hữu một cây mai giả có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là những điểm bạn cần cân nhắc khi tính toán chi phí. Kích thước cây mai giả: Kích thước là yếu tố quan trọng quyết định giá thành cây mai giả. Các sản phẩm nhỏ gọn, cao khoảng 30-50cm, thường có mức giá phải chăng, thích hợp cho bàn làm việc hoặc góc trang trí nhỏ. Trong khi đó, các cây mai giả lớn, cao từ 1 mét trở lên, được dùng để trang trí phòng khách hay sảnh lớn, sẽ có chi phí cao hơn đáng kể. Chất liệu sản xuất  Cây mai giả được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau, mỗi loại mang đến một mức giá và vẻ đẹp riêng. Đối với các sản phẩm từ nhựa vào vải sẽ có giá thành hợp lý và dễ dàng tạo hình hơn. Bên cạnh đó còn nhiều người sử dụng chất liệu từ gỗ bằng kim loại hoặc gốm sứ nên giá thành sẽ chênh lên nhiều và đòi hỏi phải có sự chăm chút tỉ mỉ. Độ tinh xảo và chất  Một cây mai giả được làm chi tiết, với màu sắc tự nhiên và thiết kế giống thật, chắc chắn sẽ có giá cao hơn. Những sản phẩm này không chỉ bền đẹp mà còn tạo cảm giác như cây thật, tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Địa điểm mua hàng Việc lựa chọn địa điểm mua hàng cũng ảnh hưởng lớn đến giá thành. Nếu bạn lựa chọn mua ở những cửa hàng chuyên cây cảnh giá sẽ cao, nhưng bù lại là chất lượng và dịch vụ hậu mãi đảm bảo. Tại các trung tâm thương mại thì có nhiều sự lựa chọn nhưng chi phí lại cao. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, nhiều người lựa chọn mua sắm trực tuyến vì tiện lợi và mức giá cạnh tranh bất chấp sự uy tín của nhà cung cấp. Phụ kiện đi kèm. Trong quá trình hoàn thiện, chắc chắn chúng ta không thể nào bỏ qua việc thêm các phụ kiện để cây trông bắt mắt, hoàn chỉnh hơn. Nhiều người sẽ sử dụng chậu cây, đèn trang trí, nền đất giả, các phụ kiện đi kèm,... để khiến cây trông đẹp hơn, giống thực hơn.  Do đó, tùy thuộc vào các yếu tố trên, chi phí trung bình cho một cây mai giả có thể dao động từ 800.000 đến 1.000.000 đồng nếu đầy đủ phụ kiện. Với những cây nhỏ hoặc ít chi tiết hơn, mức giá có thể rẻ hơn đáng kể. Kết luận Như vậy, Unica đã hướng dẫn bạn cách làm cây mai giản ngày tết đơn giản ngay tại nhà. Làm cây mai này càng tỉ mỉ và đầy đủ phụ kiện sẽ càng đẹp. Hơn nữa so với trang trí ngày tết bằng mai thật thì mai giả tiết kiệm hơn nhiều. Hi vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công.
17/01/2020
11135 Lượt xem
Cách gói bánh tét ngũ sắc ngày Tết để rước tài lộc
Cách gói bánh tét ngũ sắc ngày Tết để rước tài lộc Bánh tét là một món ăn đặc trưng cho ngày Tết của người dân Nam Bộ. Cách gói bánh tét ngũ sắc để rước tài lộc, may mắn cho năm mới là lựa chọn của nhiều gia đình. Thay vì chỉ dùng gạo nếp truyền thông thì món bánh tét được biến tấu với nhiều màu sắc hấp dẫn. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách gói bánh tét ngũ sắc này! Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh Cách gói bánh tét ngũ sắc sẽ hứa hẹn là một sự biến tấu đầy mới lạ và sáng tạo cho món bánh tét truyền thống. Tại sao gọi bánh tét ngũ sắc, bởi vì xuất phát từ ý nghĩa tâm linh, món bánh này biểu tượng cho tài lộc, niềm hy vọng của mọi gia đình. Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm gói bánh tét ngũ sắc khá cầu kỳ, bao gồm: Bánh tét ngũ sắc được biến tấu màu sắc - Gạo nếp ngon: 2 kg - Lá cẩm: 1 bó - Lá dứa: 1 bó - Gấc chín: 1 bó - Đậu xanh: 0.5 kg - Thịt ba chỉ ngon: 1 kg - Hành tím, tiêu, muối ăn, nước mắm, dầu ăn, rượu trắng - Lá chuối, dây lạt Bước 2: Chuẩn bị gạo nếp và nước màu - Gạo nếp bạn đem ra nhặt sạch các hạt sạn, vo gạo thật kỹ, vò nhiều lần với nước sạch đến khi gạo sạch, nước gạo không bị đục. Gạo sau khi làm sạch bạn đem ngâm với nước. - Trong thời gian ngâm gạo, bạn chuẩn bị nước màu. Vì là bánh tét ngũ sắc, nên bạn cần chuẩn bị 5 loại nước màu tự nhiên: + Đối với lá cẩm, lá dứa, bạn đem 2 loại lá này đi rửa sạch, cho riêng từng loại vào xay nhuyễn, lọc lấy nước, cho cẩn thận vào hai bát sạch. + Đối với gấc chín, bạn đem đi bổ đôi, sau đó lấy toàn bộ thịt gấc bên trong. Cho một ít rượu trắng vào gấc, trộn kỹ để khi bóp với gạo, gấc ra đều màu. - 2 kg gạo sau khi ngâm xong, bạn để ráo nước rồi chi làm 4 phần bằng nhau. Phần đầu tiên, bạn để nguyên gạo trắng. Phần thứ hai, bạn đem trộn đều và kỹ với nước cốt lá cẩm để tạo màu tím cho gạo. Phần thứ ba, bạn đem trộn gạo với nước cốt lá dứa để tạo gạo màu xanh. Phần cuối cùng, bạn trộn với gấc chín để tạo màu đỏ đẹp mắt. - Sau khi bạn đã chuẩn bị xong gạo thì cho từng phần gạo nếp lên bếp, nấu riêng từng màu gạo cho đến khi hạt gạo nếp đổ nhựa rồi cho ra mâm. >> Cách lựa chọn lá dong đúng chuẩn Nguyên liệu chính để làm món bánh tét ngũ sắc Bước 3: Đỗ xanh làm nhân bánh tét ngũ sắc  Đỗ xanh là màu sắc thứ 5 của bánh tét ngũ sắc, không cần phải ngâm hay trộn với bất cứ nguyên liệu nào vì nó đã mang màu vàng đẹp mắt. Cách gói bánh tét ngũ sắc thường sử dụng nguyên liệu chính là đậu xanh. Tùy từng loại mà bạn sẽ có thời gian ngâm đỗ sao cho phù hợp. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, bạn nên mua loại đỗ xanh đã chà vỏ thì ngâm đậu trong 4 tiếng. Ngâm xong, cho đỗ vào đồ chín cùng với muối ăn. Sau khi chín, đem đậu xanh đi tán cho thật mịn và nhuyễn. Hành tím cần được băm nhỏ, đem xào thơm với dầu ăn, đổ đỗ đã tán vào xào khô, mịn, sờ không còn bị dính tay là được. Sơ chế đỗ xanh Bước 4: Sơ chế thịt Một số lưu ý khi chọn thịt ngon làm nhân bánh - Phần thịt làm nhân quyết định rất lớn đến hương vị của thành phẩm. Vì vậy bạn chú ý nên chọn loại thịt ngon, còn tươi mới và thịt có tỷ lệ mỡ và nạc cân bằng để tạo cảm giác không quá béo ngậy hoặc quá khô khi ăn nhân bánh. - Nên lựa chọn loại thịt ba chỉ có lớp mỡ dày khoảng 1,5-2cm, phần thịt nạc và phần mỡ dính chặt vào nhau. Không chọn loại thịt có bì dày bởi đây là những con lợn đã nuôi lâu năm, ăn sẽ không ngon. - Quan sát màu sắc của thịt heo, thịt heo ngon phải có màu đỏ hoặc hồng tươi, lớp mỡ có màu sáng, chắc. Ấn nhẹ tay vào miếng thịt không thấy bị đọng nước và độ đàn hồi nhanh - Thịt heo ngon sẽ có mùi đặc trưng riêng của thịt, nếu bạn thấy mùi khác lạ trên thịt heo thì không nên sử dụng bởi nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của món bánh tét.  Các bước sơ chế thịt được thực hiện như sau: - Thịt ba chỉ ngon bạn cần đem đi rửa sạch, thái dọc theo thớ chiều dài của khổ thịt với độ dày khoảng 1 - 2cm vừa ăn. - Thái xong, đem ướp thịt với các loại gia vị bao gồm muối tiêu, nước mắm cho vừa. - Để thịt nghỉ và ngấm gia vị từ 1 - 2 tiếng. Sơ chế và ướp thịt Bước 5: Cách gói bánh tét ngũ sắc - Bánh tét ngũ sắc không 5 màu: trắng, xanh, tím, đỏ và màu vàng. Bạn cần làm là sếp đều lá chuối hoặc lá dong đã rửa sạch. Với lá chuối thì bạn cần trần qua với nước nóng cho mềm, không bị gãy ra mặt phẳng rộng. - Các phần gạo nếp được dàn đều theo chiều dọc. - Đậu xanh bạn viên thành những viên tròn nhỏ rồi ấn dẹt, gấp cắt ngang phần gạo. Lớp cuối cùng, bạn cho thịt ba chỉ lên đỗ. - Phủ thêm tiếp một lớp đậu xanh, một lớp gạo tương ứng với màu gạo ban đầu lên thịt. Gói bánh tét - Gói bánh tét cũng tương tự như gói bánh chưng và giò, bạn cần cố gắng dùng chặt lực để bánh tét đặc. - Dùng lạt buộc cố định phần gói bánh tét lại. Cố định bánh bằng lạt Bước 6: Luộc bánh - Bạn cho bánh tét đã gói xong, xếp cẩn thận vào nồi bánh. Bạn cần chú ý nên xếp cuống lá dong hoặc lá chuối dưới đáy nồi. Sau đó mới cho bánh vào luộc để bánh không bị cháy. - Xếp đều bánh vào nồi, rồi đổ ngập nước là được. Tùy theo kích thước bánh mà thời gian luộc bánh chín cũng khác nhau, nhưng trung bình bạn cần 8 tiếng luộc bánh là hợp lý. Bạn cần chú ý đến thời gian luộc bánh tét - Bánh sau khi chín, bạn cần vớt bánh ra ngâm vào nước đun sôi để nguội khoảng 10 phút. - Tiếp theo, dùng khăn lau sạch phần cặn bẩn bám bên ngoài lá. >> Cách luộc bánh ngon bạn nên “bỏ túi” ngay Món ăn ngày Tết thường rất đa dạng và phong phú. Để mâm cơm ngày Tết thêm phần ấm cúng, bạn hãy tham gia ngay khóa học Làm món ăn ngày Tết của Unica. Mỗi bài giảng được thiết kế ngắn gọn, xúc tích nên bạn hoàn toàn có thể nấu được những món ăn ngon ngay sau khi học. [course_id:1484,theme:course] [course_id:683,theme:course] [course_id:1110,theme:course] Thành phẩm Sau khi hoàn thành xong cách gói bánh tét ngũ sắc, thành phẩm thu được là phần bánh có vỏ mềm, dẻo thơm hòa quyện từ hương vị của gạo nếp và phần béo ngậy từ thịt. Ngoài ra, bạn còn cảm nhận được vị bùi của đậu xanh và màu sắc vô cùng bắt mắt từ các nguyên liệu khác nhau.  Thành phẩm bánh tét Hướng dẫn cách bảo quản bánh tét - Bánh tét sau khi nấu chín, bạn chỉ nên sử dụng trong vòng 2-3 ngày nếu bảo quản ở nhiệt độ thường. - Nếu bạn muốn dùng trong thời gian lâu hơn, khoảng 1-2 tuần thì phải cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn bạn chỉ cần chiên lại hoặc hấp cho nóng là có thể dùng được.  Cách gói bánh tét ngũ sắc này là cách gói bánh tét nhân thịt truyền thống được biến tấu màu sắc một cách sáng tạo để mang lại nhiều may mắn cho gia đình trong năm mới. Ngoài những màu sắc kể trên, bạn có thể lựa chọn cho mình nhiều màu sắc độc đáo khác. Ngoài món bánh tét cho mâm cơm ngày tết thêm đặc sắc bạn có thể tham khảo nhiều công thức nấu những món ăn đa dạng khác nhau nhiều chủ đề. Chắc chắn cả gia đình bạn sẽ choáng với thế giới ẩm thực phong phú từ những khoá học nấu ăn online hấp dẫn từ Unica đấy nhé! Bắt tay vào bếp tìm hiểu ngay món ăn này thôi nào! Chúc bạn và gia đình năm mới vui vẻ, hạnh phúc, bình an! >> Bật mí cách bảo quản bánh chưng, bánh tét không lo hỏng
17/01/2020
4946 Lượt xem
Sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười 
Sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười  Đền ông Hoàng Mười là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng ở miền Trung. Khi đến đây, mọi người thường cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình. Sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười như thế nào? Cùng Unica tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây. Sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? Khi tu lễ, bạn cần chuẩn bị đủ lộc cúng gồm hương, hoa, đăng, trà, quả, thực dâng lên làm lễ ở cả bên Phật và bên Thánh. Có nghĩa là hương thơm, hoa tươi, đèn nến, trà, quả tươi và thức ăn như xôi chè, lễ mặn. Tùy thuộc vào tính chất, cũng như quy mô của buổi lễ, người làm lễ sẽ được nhà đền điện hướng dẫn một cách chi tiết cách sắm lễ. Khi tu lễ, bạn cần chuẩn bị đủ lục cúng gồm hương, hoa, đăng, trà, quả, thực  Vào những ngày Tết, các ngày tiệc hoặc ngày rằm mùng một hàng tháng, đồ lễ ông hoàng mười thường có là: hoa tươi, quả mới, trầu cau. tiền vàng lá, hương thơm, bánh kẹo hoặc có thêm lễ mặn như xôi giò, gà. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là lòng thành của người làm lễ, có khi chỉ đơn giản là một nén hương, bát nước cũng đủ linh ứng. Bên cạnh đó, có nhiều người không sắm lễ mà tùy tâm để tiền vào hòm công đức. Sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? theo nhà đền, lễ dâng ông Hoàng Mười gồm có:  1 mâm xôi, gà, 1 chai rượu (5 chén), 1 chai nước, tiền dương, nén nhang. 1 mang sớ điệp, trầu, cau, tiền dương, tiền quan. 1 mâm vàng quan màu vàng 5 dây. 1 mâm 1 dây vàng trắng, 1 chai rượu (5 chén), nén nhanh, tiền vàng. Tiền dương, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 5 quả trứng vịt đã được rửa sạch, 1 bó hoa để ban thờ Quan Ngũ Hổ. 1 mâm hoa, quả, trầu, cau, tiền dương, 1 chai nước. Tuy nhiên, khi đến lễ đền điện bạn không nhất thiết phải chuẩn bị thật nhiều mâm lễ dâng ông hoàng mười. Bạn đừng nghĩ rằng mâm cao cỗ đầy sẽ được thánh chứng lễ phù hộ nhiều hơn, hoặc thấy người ta làm sao thì mình cũng cố gắng làm theo họ, quan trọng là người dâng lễ phải có cái tâm trong sáng và tỏ lòng thành kính. >> Xem thêm: Tìm hiểu về phong tục đi chùa đầu năm xin lộc  Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười Bài khấn dành cho khách thập phương Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh Con lạy Tứ phủ Khâm sai Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu Con lạy cộng đồng các Giá, các quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể. Con lạy quan Chầu gia Hương tử con là… Tuổi… Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn ngụ tại… Hôm nay là ngày… tháng… năm … (âm lịch) Tín chủ con về Đền.... thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn. Phục duy cẩn cáo! Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười thường được nhiều người lựa chọn  Tham gia khoá học online qua video trên Unica để biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh chủ đề: luật hấp dẫn, phong thuỷ, kỹ năng sống,... Khoá học giúp bạn trở nên thông minh hơn, tự tin vào khả năng bản thân, tích cực và lạc quan trong mọi hoàn cảnh. [course_id:362,theme:course] [course_id:919,theme:course] [course_id:308,theme:course] Xin lộc công danh Bạn có thể áp dụng cách xin lộc ông Hoàng Mười về công danh thông qua đoạn văn khấn như sau: Con lạy quan Hoàng Mười trấn thủ đất Nghệ An Hôm nay là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng đẹp, ngày đại cát giờ đại an, con đầu làm ngai hai vai vai làm trượng, Bắc ghế ông ngồi làm ngôi thánh ông ngự. Ngài về chứng đền chứng phủ, chứng đủ lô nhang, trên ngàu tấu đế đình, dưới ông hạ trình thoải phủ. Hoàng cho con thời ăn, học nói, học gói, học soi. Sau thời con có công danh, sự nghiệp, có của làm ra, cửa nhà làm nên, vẹn thời phê bút mà phút thời phê danh cho con lấy tiếng cho thánh, lấy danh, lấy diện cho trần. Hôm nay con tâm thành lễ bạc, con tâm có của không, còn giàu một bó, con khó một nén, giàu làm hẹp, kém làm đơn. Một nén cũng có mà một bó cũng thơm. Con lại mang miệng về tâu, con cúi đầu vọng bái. Con đói cơm thèm lộc đói phúc mà thèm tài. Đói cơm cha, thèm sữa mẹ. Việc âm chưa tường mà việc dương chưa tỏ. Nay Hoàng phê chữ đỏ, ông bỏ chữ đen. Hoàng ấn ngón tay, Hoàng xoay ngòi bút. Quyền của Hoàng, phép của Hoàng, gia bản nằm trong tay Hoàng để rồi ngài thương cho danh cho diện, cho quyền cho phép. Bạn có thể áp dụng văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười về công danh Để con công danh thăng tiến, công việc được thăng quan, thăng cấp, thăng phẩm, thăng hàm. Ngài cầm cân nảy mực, đặt bút chữ phê rõ ràng. Để rồi phúc đó mà quý nhân phù trợ, mà số đó thì được bạn hiền bạn tốt giúp đỡ. Cho gặp thầy, gặp bạn, gặp vạn sự lành, gặp ông có nhân, gặp bà có đức. Nắn nở chở che, cho con nở cành xanh lá. Trăm tội ông xá, vạn tội ông thương ông chỉ đường dẫn lối để thuyền trôi một bến nước chảy xuôi dòng. Sông sâu bến ấy mà đáo lai thọ trường cũng là con ông. Nước sông lam chưa bao giờ cạn, lời của Hoàng chẳng dám đơn sai. A di đà phật con kêu thấu nổi lạy Hoàng, để rồi phúc đó lại gần hơn! >> Xem thêm: Bánh tét có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa của nó? Kinh nghiệm đi lễ đền ông Hoàng Mười Ông Hoàng Mười được xây dựng từ những năm 1634 từ thời hậu Lê tại làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên trong quá trình diễn biến của lịch sử, đền đã bị phá hủy. Đến năm 1995 thì đền mới được dựng lại và trở thành văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của tỉnh Nghệ An. Bạn có thể đi lễ và xin lộc ông Hoàng Mười vào tất cả các ngày trong năm. Thế nhưng dâng lễ ông Hoàng Mười thường tập trung vào 3 ngày chính như sau:  Ngày 3/3 âm lịch (ngày giỗ Thánh Mẫu) Ngày 20/8 âm lịch (ngày giỗ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) Ngày 10/10 âm lịch (ngày giỗ Quan Hoàng Mười). Tùy vào tâm của mình, bạn có thể chuẩn bị lễ mặn hoặc lễ chay tùy tâm. Lễ dâng có thể ít hoặc nhiều, điều quan trọng nhất là tâm phải sáng. Ngoài ra, những du khách ở xa Ông Hoàng Mười mà ở xa thì đi trong ngày sẽ khá mệt. Vì vậy, nếu bạn ở các địa điểm như Hà Nội,.. thì bạn nên kết hợp đi du lịch qua Cửa Lò, đảo chè, quê Bác,...  Tại điểm xuất phát từ Hà Nội, bạn chạy thẳng cao tốc Pháp Vân QL1A hoặc đi đường qua Đại Lộ Thăng Long - đường mòn Hồ Chí Minh. Độ dài khoảng cách của đoạn đường này là khoảng 300Km và di chuyển trong khoảng 5 tiếng đồng h. Vì vậy bạn nên sắp xếp lịch trình và lựa chọn phương tiện cho phù hợp. Với những du khách chưa quen đường hoặc tay lái còn yếu, không muốn lái xe đường dài thì cũng có thể lựa chọn đi xe khách. Từ bến xe Mỹ Đình, bến xe Nước Ngầm đều có những xe chạy thẳng đến bến xe Vinh. Sau đó, bạn bắt taxi, xe ôm đi thêm khoảng 10km nữa là tới. Một số kinh nghiệm khi đi lễ Ông Hoàng Mười Những lưu ý khi đi lễ hội đền Ông Hoàng Mười Khi đi lễ ông Hoàng Mười, bạn cần phải lưu ý một số điều như sau để không tránh vào một trong các điều kiêng kỵ khi đi lễ: Thời gian hoạt động: Di tích Ông Hoàng Mười có giờ mở cửa chiêm bái từ 5:30 đến 22:00 từ thứ 2 đến chủ nhật, bao gồm các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết. Do đó, du khách đến chiêm bái Ông Hoàng Mười không cần phải lo lắng đến việc không được thăm quan. Trang phục: Khi đi hành hương, chiêm bái, du khách nên lựa chọn những trang phục phù hợp với không gian tín ngưỡng, tránh những trang phục gợi cảm, lòe loẹt, thiếu tinh tế. Nơi nghỉ ngơi: Du khách nên lựa chọn những khách sạn, nhà nghỉ cách địa điểm lễ khoảng 2-5km đẻ thuận tiện cho việc nghỉ ngơi, đi lễ, tránh những nơi đông đúc, ồn ào,đảm bảo an toàn. An toàn: Chú ý an toàn đến bản thân, người thân khi tham gia các hoạt động ở nơi đông người. Giao thông: Nếu bạn đi xe máy, hoặc đi ô tô thì cần tìm chỗ đỗ xe, di chuyển để tránh gây cản trở hoặc xảy ra sự cố giao thông. Bạn nen lựa chọn xe khách hoặc thuê xe riêng để giữ sức. Vệ sinh: Không chỉ giữ gìn vệ sinh cá nhân theo đúng quy định mà còn phải giữ gìn vệ sinh môi trường vì sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt trong quá trình sắm lễ và soạn lễ xong. Một số lưu ý khi tham gia lễ bái tại đền Ông Hoàng Mười  Tương tác: Hãy tôn trọng và thân thiện với mọi người khi tham gia lễ hội, điều này sẽ tạo ra không gian giao lưu tích cực và dễ dàng hòa mình khám phá không khí tươi vui ở lễ hội. Tiền bạc: Mang theo một ít tiền mặt để phòng thân, mua đồ lễ tại lễ hội trong những trường hợp cần thiết. Chụp ảnh: Hãy xin phép trước khi chụp ảnh người khác và tôn trọng không gian tín ngưỡng tại nơi thờ tụng. Chuẩn bị đồ cá nhân: Nếu du khách đi sớm thì nên mang theo một chút đồ ăn, nước uống để bồi bổ trong quá trình tham quan. Tất cả các thiết bị di động: Du khách nên tắt điện thoại hoặc để chế độ rung khi vào trong đền. Khi chuẩn bị đồ cúng, thắp nhanh, thờ cúng thì nên chuyển sang chế độ im lặng. Tôn trọng văn hóa: Mỗi người, mỗi một vùng miền sẽ có những lễ nghi, quy định khác nhau. Vì vậy bạn cần phải thể hiện sự tôn trọng, tuân thủ theo quy tắc và truyền thống của địa phương. Kết luận Như vậy, qua bài viết trên các bạn đã biết sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười như thế nào rồi đúng không! Để thụ được nhiều tài lộc và may mắn hơn nữa thì bạn đừng ngần ngại tham khảo các khoá học về phong thuỷ đến từ những chuyên gia hàng đầu mang đến cho bạn rất nhiều những thông tin, kiến thức bổ ích nhé!
17/01/2020
14582 Lượt xem
“Bỏ túi” cách trang trí nhà ở hợp phong thủy Tết 2020 
“Bỏ túi” cách trang trí nhà ở hợp phong thủy Tết 2020  Sắp bước sang năm mới, có nhiều người quan niệm rằng trang trí nhà ở đẹp cũng là một cách để đón tài lộc, may mắn và bình an cho gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những “mẹo” trang trí nhà ở thuận phong thủy để gặp nhiều may mắn trong năm mới. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách trang trí nhà hợp phong thủy Tết 2020. Trang trí nhà ở hợp phong thủy Tết 2020 Chọn màu sơn mới Các cụ ta thường quan niệm rằng “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, chính vì thế việc chọn màu sơn mới cho ngôi nhà mà bạn đang ở rất quan trọng. Theo Ngũ hành, năm Canh Tý là năm con chuột, thuộc hành Thủy, gặp năm Bích Thượng Thổ, Thủy vốn khắc Thổ nên bạn có thể chọn lựa những màu sơn như đổ đô, nâu đất, vàng gỗ… để sơn tường, sửa sang lại không gian của căn nhà. Bạn nên chọn lại màu sơn lại cho căn nhà của mình Với những bức tường trắng cũ kỹ hoặc đã bong tróc, đây là lúc để bạn trang hoàng lại cho nó bằng cách sơn hoặc dùng giấy dán tường. Nói chung, để màu đẹp và không tốn nhiều chi phí, bạn nên chọn cách sơn màu kết hợp với những họa tiết dán tường bắt mắt để tạo điểm nhấn. Trang trí phòng khách bằng tranh phong thủy Tranh núi non Tranh phong thủy Tết 2020 là một cách trang trí nhà ở vô cùng hiệu quả mà bạn cũng nên bỏ túi. Bạn có thể tìm những tranh phong thủy cảnh non nước hữu tình, làng quê mộc mạc giản dị để mang lại sự bình yên, an lạc cho gia đình. Khi bạn treo những ảnh phong thủy này tại phòng khách, bạn sẽ cảm nhận không gian nhà mình mở rộng, rộng rãi, thoáng mát. Vào dịp năm mới, bức tranh phong thủy còn thể hiện được những mong muốn cho gia chủ gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Bạn có thể chọn những bức tranh sơn thủy như núi non hùng vĩ để thể hiện sự vững chắc. Phong thủy hình thác nước thể hiện sự bình an, dấu hiệu của tài lộc, nước bao quanh núi như muốn truyền đạt ý nghĩa rằng gia đình gia chủ sẽ không bao giờ lo cạn kiệt tiền bạc. Tranh hoa mai, đào Tết đến xuân sang, mai và đào là những loại hoa tượng trưng cho hơi thở của năm mới, những bức tranh phong thuỷ Tết 2020 anh đào sẽ làm cho không gian nhà bạn trông nổi bật, có điểm nhấn. Những bức tranh ấm cúng, rộng mở, hài hòa, tao nhã còn giúp cân bằng tâm trạng, điều hòa khí vượng, mong muốn sức khỏe cho các thành viên trong dòng họ, gia đình. Bạn nên đặt những bức tranh phong thủy hoa mai, đào tại phòng khách Ngoài ra, có rất nhiều người không biết, hoa đào còn loài hoa biểu tượng cho cuộc sống, cân bằng âm dương trong trời đất, mang lại sự thành công cho gia chủ. Tranh cá chép Tranh cá chép đặt trong nhà như truyền tải nội dung “cửu ngư quần hội”, cá chép hóa rồng hay những con cá chép vàng vây quanh hoa sen hoặc hoa mẫu đơn. Để tranh phong thủy Tết 2020 cá chép trang trí trong nhà mang đến thông điệp về sự thăng quan tiến chức công danh, dư dả tiền bạc và gia đình sung túc. Đặt các tượng phong thủy Năm 2020 là năm Canh Tý, năm con chuột, đứng đầu 13 con giáp. Theo phương Đông, chuột luôn tồn tại với nghề lúa nước, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, sung túc. Vì thế, trong phong khách bạn nên trang trí những bức tượng hình con chuột như chuột ôm bao tiền để mang đến tài lộc, tình duyên, ấm cúng. Hay những con chuột được tạc từ gỗ điêu khắc cũng giúp cho phong thủy Tết 2020 nhà bạn hưng thịnh hơn rất nhiều.  Làm đẹp các khung cửa Cửa sổ là nơi gia đình bạn hút ánh cũng như tài lộc trong năm mới, chính vì thế bạn cũng cần chăm chút thật tỉ mỉ cho các khung cửa sổ bằng cách trang hoàng các loại hoa, như vậy thì vận khí trong nhà sẽ được lưu thông hơn rất nhiều. Với khung cửa kính, bạn cần dùng nước tẩy kính lau chùi thật sạch sẽ và bạn cũng có thể dán hình ảnh những chú chuột để làm phong thủy với ý nghĩa chiêu tài đón lộc vào nhà nhiều hơn.  >> Những loài hoa nên để trong nhà ngày Tết Tham khảo khóa học “Phong thủy trang trí nhà ở và kinh doanh” Trang trí phong thủy Tết 2020 thực sự rất quan trọng, nó không những làm cho căn nhà bạn trở nên xinh đẹp mà còn có được phong thủy rất hài hòa. Thay vì việc bạn đập phá, di chuyển đến ngôi nhà khác thì việc trang hoàng lại là một cách vô cùng tuyệt vời. Bạn hãy đến với khóa học “Phong thủy trang trí nhà ở và kinh doanh” của giảng viên Võ Thị Như Ý trên UNICA để có được những bí quyết trong công việc chiêu tài, hút lộc và bố trí các đồ dùng trong nhà sao cho hợp phong thủy. Tham khảo khóa học “Phong thủy trang trí nhà ở và kinh doanh” online trên UNICA Khóa học được vận dụng hài hòa về lý khí, loan đầu, huyền không phi tinh, la bàn, bát quái… và đặc biệt dùng phong thủy Mật Tông Tây Tạng. Kết thúc khóa khóa học, bạn sẽ biết cách trang trí hợp lý cho ngôi nhà, văn phòng, nơi kinh doanh. Không những thế, bạn sẽ biết cách mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ, khắc phục được những bất lợi nơi mình đang ở. Nói tóm lại, mỗi người chúng ta cần nắm được những “mẹo” trong cách trang trí phong thủy Tết 2020 cho ngôi nhà của của mình để đón xuân. Hy vọng rằng, với những chia sẻ vừa rồi về kiến thức học phong thủy cơ bản của chúng tôi, bạn sẽ có thêm cho mình những cách trang trí nhà ở hợp lý. Chúc bạn và gia đình năm mới vui vẻ, mạnh khỏe và bình an! >> Mách bạn mẹo dọn nhà cửa nhanh - đón tết 2020 an lành >> Bật mí các kiểu trang trí Tết 2020 độc đáo, đẹp mắt
17/01/2020
1308 Lượt xem
Bật mí 2 cách luộc gà bằng muối ngon không tưởng
Bật mí 2 cách luộc gà bằng muối ngon không tưởng Trong nền văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam, gà luộc là món ăn quan trọng thường được xuất hiện trong các bữa cỗ, đặc biệt vào những ngày lễ Tết. Với cách luộc gà bằng muối, bạn hoàn toàn có thể chế biến món gà thơm ngon, đậm vị mà rất dễ thực hiện. Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau khám phá cách luộc gà không cần nước này nhé! Công dụng của thịt gà Thịt gà là một món ăn vô cùng quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Thịt gà không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà nó còn là một món ăn sang trọng, hay được dùng để tiếp khách trong những bữa tiệc lớn. Trước khi tìm hiều về cách luộc gà bằng muối, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những công dụng tuyệt vời mà thịt gà mang lại. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, cứ 100g thịt gà sẽ chứa khoảng 20,3g đạm, 12mg canxi, 13g chất béo. Ngoài ra còn có một số khoáng chất khác như sắt, nước, photpho và một số loại Vitamin như A,C,B1,B2…. Công dụng đầu tiên có thể kể đến là thịt gà giúp bồi bổ cơ thể suy nhược vô cùng hiệu quả. Một bát gà hầm không chỉ làm bạn cảm thấy khỏe mạnh, giải tỏa stress mà còn giúp bộ não hoạt động một cách minh mẫn hơn. Vitamin B6 có trong thịt gà sẽ kiểm soát hàm lượng homocysteine làm giảm nguy cơ đau tim. Lượng kẽm có trong thịt gà rất tốt cho tốt cho sức khỏe nội tiết tố của nam giới.  Vitamin A có trong thịt gà rất tốt cho thị lực. Ăn thịt gà sẽ giúp bạn có đôi mắt khỏe mạnh, hạn chế hiện tượng lão hóa sớm ở mắt.  Thịt gà giúp các phản ứng trao đổi chất của tế bào trong cơ thể diễn ra ổn định.  Hàm lượng photpho có trong thịt gà sẽ hỗ trợ sự phát triển của các mô trong xương, răng, tóc hoạt động tốt hơn và khỏe mạnh hơn.  Chân gà hầm là một bài thuốc dân gian chữa đau cơ và đau khớp ở người cao tuổi vô cùng hiệu quả.  Công dụng của thịt gà Cách luộc gà bằng muối thứ nhất Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 con gà  2 kg muối ăn ½ thìa cà phê bột nghệ, ½ thìa cà phê bột gừng Các bước tiến hành: Bước 1: Đầu tiên, bạn cần làm sạch gà, chặt rời phần đầu và phần chân gà, rửa sạch bằng nước rồi để ráo. Tiếp theo, bạn trộn đều phần bột gừng và phần bột nghệ đã chuẩn bị trước đó. Khi đã trộn xong, bạn chà hỗn hợp này lên gà và ướp trong khoảng 30 phút. Cách luộc gà bằng muối khá đơn giản Bước 2: Trong khoảng thời gian đợi cho gia vị ngấm vào thịt gà, bạn bắc chảo lên bếp rồi cho muối vào rang cho đến khi muối nóng và khô lại. Với cách luộc gà bằng muối này, bạn dùng giấy chuyên dụng đặt gà đã ướp vào rồi gói lại. Lưu ý, bạn cần gói kín, không để hở bất cứ phần thịt gà nào ra ngoài. Sau đó, dùng dây cố định lại lớp giấy đã bọc. Bước 3:  Bạn dùng một chiếc nồi đất sét hoặc nồi sắt có đế dày rồi cho vào trong nồi khoảng 3 bát muối. Tiếp đó, bạn đặt gà đã bọc vào nồi rồi cho phần muối còn lại bao phủ hết gà. Bắc nồi lên bếp, đun trong khoảng 40 phút và ủ thêm 40 phút nữa thì có thể lấy ra. Bạn gạt muối và bỏ phần giấy bọc bên ngoài, rồi cắt bỏ phần giấy bọc. Cuối cùng, bạn chặt thành từng miếng vừa ăn, xếp lên đĩa và thưởng thức. Bạn có thể lấy phần muối bên trên để dùng cho những lần tiếp theo. Nếu bạn muốn học thêm các ngon đặc trưng của ngày Tết cổ truyền thì bạn hãy đăng ký ngay khóa học “Món ăn ngày Tết - Trọn hết yêu thương” của giảng viên Chu Anh Tiệp trên UNICA. >> Cách luộc gà cúng ngon, đẹp mắt không phải ai cũng biết Trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ẩm thực bằng cách đăng ký học online qua video ngay.  Khóa học ẩm thực - nấu ăn được hướng dẫn trực tiếp bởi các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp quốc tế với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn học được các kỹ năng nấu ăn từ cơ bản đến nâng cao. Từ đó, trở thành một đầu bếp tài ba, thỏa sức chế biến món ăn theo ý muốn. [course_id:946,theme:course] [course_id:1278,theme:course] [course_id:303,theme:course] Hướng dẫn luộc gà bằng muối thứ 2 Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 con gà ta 1 mớ lá chanh 3 cây sả 3 quả ớt xanh Gia vị: muối hạt, muối tinh, mì chính Để luộc gà bằng muối, bạn cần chuẩn bị đủ nguyên liệu Các bước tiến hành: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Với cách luộc gà bằng muối này, bạn cần rửa sạch ớt xanh, sau đó để ráo rồi băm nhỏ. Lá chanh bạn cũng mang rửa sạch, để ráo. Còn sả thì bạn rửa sạch, đập dập và cắt thành từng khúc. Tiếp theo, bạn làm sạch gà, rửa sạch rồi để ráo. Sau đó, giã nhỏ ớt với muối để ướp gà trong khoảng 30 phút. Để hỗn hợp này được thấm đều vào thịt gà, bạn dùng tay phủ muối ớt đều khắp mình gà, đừng quên cả trong phần thân gà nữa nhé!  Bước 2: Tiến hành luộc gà bằng muối Khi gà đã thấm gia vị, bạn chuẩn bị một cái nồi có đế dày, cho một lớp muối hạt, tiếp đến là lớp sả đập dập đã cắt thành từng khúc, kế tiếp là 1 lớp lá chanh rồi mới đặt gà lên, cuối cùng bạn phủ 1 lớp lá chanh lên trên cùng. Bạn cần đậy kín nắp nồi, rồi bắc nồi lên bếp, đun với lửa nhỏ ít nhất trong khoảng 60 phút. Sau khi đun 30 phút đầu tiên, bạn hãy mở vung ra kiểm tra, sau đó đậy kín vung và tiếp tục đun thêm 30 phút nữa cho đến khi thịt gà chín thì tắt bếp. Cách chặt gà luộc đẹp, không bị nát Bước 1: Chặt thịt gà luộc Sau khi đã luộc gà xong, bạn đợi gà nguội hẳn rồi mới mang đi chặt. Việc này sẽ giúp cho miếng thịt gà gọn gàng, không bị nát. Để chặt gà, bạn cần chuẩn bị một con dao sắc, chặt cổ gà để riêng, nếu muốn bày ra đĩa cho đẹp thì bạn có thể bày cả cổ và cánh. Còn nếu muốn chặt để nhắm rượu thì bạn có thể bày riêng đĩa cổ cánh, đầu gà. Tiếp theo, bạn chặt cánh gà từ phần nách, hơi chạm vào phần ức (ngực) gà, để lại một ít cho phần cánh thêm ngon. Sau đó, chặt đùi gà theo phần nách tiến tới lưng, sao cho phần đùi của gà thành hình chữ nhật. Bạn bổ thân gà làm đôi, chặt thành từng miếng. Với cách chặt gà luộc này, bạn cần lưu ý chặt dứt khoát, không chặt nhiều lần để tránh làm miếng gà bị nát.  Với cách chặt gà luộc, bạn cần lưu ý chặt dứt khoát, không chặt nhiều lần  Bước 2: Xếp gà ra đĩa Bạn cần chuẩn bị 2 cái đĩa để xếp gà, nên chọn những đĩa có lòng để xếp ngược miếng gà được đẹp mắt. Đầu tiên, bạn hãy đặt mặt da vàng xuống phía đáy đĩa, miếng thịt gà nào bị tuột da thì cho vào phần chính giữa, những miếng nạc làm lớp trước xong mới đến miếng xương. Tiếp theo, xếp cổ cánh và chân lên trên. Bạn cần xếp sao cho đĩa vừa đầy tròn, không nên tiết kiệm, như vậy sẽ làm cho đĩa thịt gà mỏng và không bắt mắt. Bạn dùng cái đĩa còn lại úp chặt vào đĩa vừa xếp thịt gà, rồi lật ngược lại. Như vậy, ta sẽ thu được thành phần một đĩa gà đầy đặn và ngon mắt. Cuối cùng, rắc thêm chút lá chanh lên trên.  Kết luận Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bạn đã “bỏ túi” cách luộc gà bằng muối và cách chặt gà luộc rồi đúng không! Hãy áp dụng ngay cách làm này để trổ tài cho cả gia đình thưởng thức trong dịp Tết năm nay nhé! Ngoài ra còn rất nhiều những món ăn ngon hấp dẫn khác đặc biệt là món thịt heo không thể thiếu trong hương vị ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.  Để có thể chế biến các món thịt heo thơm, ngon, chuẩn vị, mời bạn đọc tham khảo khóa học "Nấu ngon hơn mẹ - Master món thịt heo" được biên soạn bởi giảng viên Phạm Phương Mai có tại Unica.vn. Khóa học bao gồm 12 bài giảng với thời lượng 02 giờ 13 phút. Xuyên suốt nội dung khóa học là cách chế biến các món thịt heo khác nhau như: Thịt rang cháy cạnh, chân giò om xì dầu, thịt kho tàu, thịt xá xíu, sườn xào chua ngọt..... Kết khúc khóa học dạy nấu ăn online, học viên sẽ được hướng dẫn những kiến thức cơ bản nhất trong chế biến món ăn như: cách chọn thực phẩm tươi ngon, cách thái thịt và tẩm ướp gia vị ngon đúng điệu. Điểm đặc biệt của khóa học là từ những nguyên liệu hết sức đơn giản và gần gũi với cuộc sống, bạn hoàn toàn có thể chế biến nhiều món ăn ngon, sáng tạo khác từ thịt heo để đảm bảo món thịt heo vừa không bị nhàm chán lại đảm bảo tính khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Vậy còn chần chừ gì mà không nhanh tay đăng ký để có cơ hội sở hữu khóa học ngay hôm nay bạn nhé!
17/01/2020
9807 Lượt xem
2 cách nấu chân giò hầm thuốc bắc khiến ai cũng phải mê mẩn
2 cách nấu chân giò hầm thuốc bắc khiến ai cũng phải mê mẩn Chân giò hầm thuốc bắc không chỉ có giá trị cao về chế độ dinh dưỡng, mà đây còn là món ăn đặc trưng của người Bắc vào dịp Tết. Cách chế biến món ăn này không quá phức tạp, chỉ cần bạn tỉ mỉ một chút thì có thể tự học nấu ăn để trổ tài cho gia đình thưởng thức. Ngay bây giờ, hãy cùng vào bếp với UNICA để thực hiện món ăn này nhé! Cách nấu chân giò hầm thuốc bắc Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 chân giò heo khoảng 1 kg Thuốc bắc 19gr nấm hương 1 củ cà rốt 1 trái dừa xiêm Gia vị: đường, muối, bột ngọt, hạt nêm... Chuẩn bị khoảng 1kg chân giò để nấu món chân giò hầm thuốc bắc Lưu ý: Đối với thuốc bắc, bạn có thể mua sẵn gói thuốc bắc đã được đóng sẵn để hầm với chân giò. Trong trường hợp bạn mua riêng lẻ thì cần chuẩn bị đủ các gia vị bao gồm: táo tàu, hạt sen, kim châm, hoài sơn, cao tử kỳ, thục đại, nhãn nhục. Các bước tiến hành Bước 1: Sơ chế móng giò Để nấu món chân giò hầm thuốc bắc, chân giò sau khi mua về bạn cần rửa sạch, đặc biệt là phần móng giò. Để không bị hôi, bạn có thể nướng qua phần móng giò. Khi đã rửa sạch xong, bạn dùng dao chặt phần móng thành các miếng vừa ăn. Bạn chỉ nên chặt phần móng, giữ nguyên phần bắp thịt. Sau đó, bạn cho cả phần móng và phần thịt chần qua nước sôi trong khoảng 1 phút để loại bỏ bọt bẩn, rồi mang chúng đi rửa lại một lần nữa với nước sạch và để ráo. Tiếp theo, bạn cho chân giò vào ướp cùng với một ít hạt nêm, nước mắm và dầu ăn trong khoảng 15 đến 20 phút cho các gia vị được ngấm đều. Bước 2: Sơ chế các loại rau củ, thuốc bắc Bạn rửa sạch cà rốt và thái thành các khúc vừa ăn. Đối với nấm bạn cần ngâm cho nở, sau đó cắt bỏ phần chân rồi đem rửa sạch và vớt ra để ráo. Bạn cũng rửa sạch thuốc bắc với nước để loại bỏ bụi bẩn. Rửa xong, bạn vớt ra để ráo. Bước 3: Tiến hành hầm chân giò với thuốc bắc Bạn cho phần thuốc bắc đã rửa sạch vào nồi, sau đó cho nước dừa xiêm đã chuẩn bị trước đó vào cùng với 150ml nước lọc đun sôi. Khi nồi nước đã sôi và chuyển sang màu đỏ nâu thì bạn cho phần chân giò vào bắt đầu hầm. Tiếp tục đun với lửa nhỏ cho đến khi phần chân giò chín mềm thì bạn nêm gia vị sao cho vừa ăn. Sau đó, cho phần nấm đông cô, cà rốt vào đun cùng cho đến khi cả hai nguyên liệu này chín đều thì bạn tắt bếp. Như vậy, bạn đã hoàn thành xong món chân giò hầm thuốc bắc, thật đơn giản đúng không! Cách nấu chân giò hầm thuốc bắc không quá phức tạp Xem thêm: >>> 3 cách làm thịt lợn hun khói đơn giản mà lạ miệng dành cho cả nhà >>> Hướng dẫn cách làm miến xào chay cực hấp dẫn và ngon miệng Trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ẩm thực bằng cách đăng ký học online qua video ngay.  Khóa học ẩm thực - nấu ăn được hướng dẫn trực tiếp bởi các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp quốc tế với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn học được các kỹ năng nấu ăn từ cơ bản đến nâng cao. Từ đó, trở thành một đầu bếp tài ba, thỏa sức chế biến món ăn theo ý muốn. [course_id:946,theme:course] [course_id:1278,theme:course] [course_id:303,theme:course] Cách hầm chân giò thuốc bắc, ngải cứu Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 chiếc giò heo khoảng 1kg 1 gói thuốc bắc hầm chân giò 10gr nấm hương 50gr hạt sen tươi 20gr thục đen 20gr sâm quy 10gr ngải cứu Gia vị: muối, đường, nước mắm, mì chính, hạt nêm và nước cốt dừa... Các bước tiến hành: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Đầu tiên, bạn cần sơ chế chân giò bằng cách cạo sạch lông, sau đó bọc chân giò trong màng bọc nhôm rồi nướng lên bếp ga hoặc than lửa rồi rửa sạch lại với nước lạnh. Chặt chân giò thành từng miếng vừa ăn và ướp cùng 1 ít muối, hạt nêm, đường và mì chính rồi trộn đều. Bạn ướp trong khoảng 20 phút cho các gia vị được ngấm đều. Tiếp đến, bạn mang nấm hương, hạt sen, sâm quy rửa sạch và để ráo nước. Với món chân giò hầm thuốc bắc này, bạn nhặt sạch rễ, lá úa ngải cứu rồi rửa sạch và để ráo. Bước 2: Tiến hành hầm chân giò Bạn cho chân giò, hạt sen, thục đen, nước lọc, nước dừa vào nồi nấu với lửa nhỏ trong khoảng 45 phút đến 1 tiếng cho đến khi các nguyên liệu chín đều.  Khi thịt chân giờ đã chín tới, bạn cho thuốc bắc cùng với rau ngải cứu vào nấu cùng. Khi rau chín bạn tắt bếp, có thể thưởng thức ngay khi nóng. Xem thêm: >>> Học cách làm sò huyết cháy tỏi ngon bá cháy >>> Gợi ý 3 cách nấu cháo thịt bằm ngon mê ly Hầm chân giò thuốc bắc với rau ngải cứu Không những thế, chỉ còn chục ngày nữa là đến Tết, đây chính là khoảng thời gian để các thành viên trong gia đình đoàn viên sau một năm làm việc vất vả. Chính vì thế mà mâm cỗ trong những ngày Tết cần phải được chuẩn bị một cách thịnh soạn và đầy đủ. Đây cũng chính là khoảng thời gian các bà nội trợ thường phải tất bật chuẩn bị tất cả mọi thứ, đặc biệt là chuyện bếp núc. Hiểu được điều này, UNICA đã kết hợp với giảng viên Y Lợi Ẩn xây dựng nên khóa học “Bộ bí quyết công thức 20 món ăn Trung Hoa nổi tiếng”, với mong muốn giúp các chị em nắm được bí quyết nấu các món ăn ngon trong dịp đầu xuân năm mới để chiêu đãi gia đình, bạn bè. Khóa học Bộ bí quyết công thức 20 món ăn Trung Hoa nổi tiếng Tham gia khóa học nấu ăn gia đình online này bạn sẽ nắm được công thức chuẩn - tỉ lệ vàng của gia vị với từng món ăn của các đầu bếp nổi tiếng, bí quyết nấu các món Trung Hoa, cách trang trí món ăn đẹp mắt. Còn rất nhiều điều thú vị và bổ ích đang chờ bạn khám phá trong khoá học ngay hôm nay! Bộ bí quyết công thức 20 món ăn Trung Hoa nổi tiếng Kết luận Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã biết cách nấu chân giò hầm thuốc bắc cho gia đình thưởng thức rồi đúng không? Và để có cho bữa ăn ngày Tết thêm hấp dẫn, phong phú và thường ngày thêm đa dạng thì đừng bỏ lỡ các khoá học đến từ những chuyên gia hàng đầu Unica với đa dạng chủ đề để bạn lựa chọn. Chúc các bạn đón một cái Tết ấm áp bên gia đình và người thân!
15/01/2020
7174 Lượt xem
Bánh tét có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa của nó?
Bánh tét có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa của nó? Bánh tét của người miền Nam mang ý nghĩa đánh dấu cho một trận chiến thắng lừng lẫy của vị vua tài ba Quang Trung. Sau đây, Unica sẽ chia sẻ Nguồn gốc bánh tét ngày Tết và ý nghĩa của bánh tét trên mâm cúng gia tiên. Cùng tìm hiểu ngay.  Nguồn gốc của bánh Tét ngày Tết Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, trên mâm cơm cúng của người miền Nam đều không bao giờ thiếu được cặp bánh tét. Nhiều nghiên cứu về văn hóa cho rằng, bánh tét mà người miền Nam dùng trong ngày Tết là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt Chăm. Trải qua quá trình giao lưu, bánh tét trở thành biểu tượng cho hình tượng Linga của thần Siva theo tín ngưỡng người Chăm. Còn với quan điểm của giáo sư Quốc Vượng, khi người Việt bắt đầu khai hoang, mở rộng vùng đất phương Nam, do sự hòa lẫn và tiếp thu cái mới nên người dân Việt đã học và làm món bánh tét như ngày nay. Bên cạnh nguồn gốc ra đời của bánh tét là sự giao thoa văn hóa thì ông bà ta còn kể lại cho con cháu những giai thoại của việc hình thành bánh tét. Nổi bật nhất là câu chuyện chiến thắng giặc xâm lược lừng lẫy của vua Quang Trung khi đánh bại quân Thanh vào ngày Tết. Đây cũng là một câu trả lời cho câu hỏi bánh tét có nguồn gốc từ đâu. Năm 1788, khi nhà Lê sắp bị diệt vong, vua Lê Chiêu Thống vì muốn giữ ngôi báu nên đã dùng đến cách nhờ nhà Thanh cứu giúp. Triều Thanh nhân lúc này, cho quân sang biên giới nước ta, gây ra cuộc sống khổ cực cho người dân. Trước tình hình đó, ở phía Nam Nguyễn Huệ tự xưng Hoàng Đế, lấy hiệu Quang Trung đứng lên đánh giặc. Chỉ còn vài ngày nữa đến Tết nên Quang Trung quyết định cho quân ăn Tết sớm để tiến quân ra Bắc. Nguồn gốc ra đời bánh tét  Vì cảm động trước vua Quang Trung, một quân lính đã dâng lên vua một loại bánh được gói trong hình trụ, bằng lá chuối, khi ăn vua rất khen ngon. Lính còn nói, loại bánh này là loại bánh mà người vợ ở quê nhà thường gói để ăn theo bên người, mỗi lần ăn, anh ta lại nhớ đến vợ, nhớ quê nhà. Vua chỉ đạo quân làm theo chiếc bánh hình tròn, dài như những đòn bánh tét để dễ dàng mang theo. Không cồng kềnh, không to lại có thể vừa đi, vừa ăn, không cần phải nấu mà quân sĩ lại đầy đủ chất dinh dưỡng. Bánh Tét gần giống như bánh chưng, được gói thành hình trụ bằng lá chuối. Phần thịt bánh (được làm từ gạo) sẽ được cố định bằng dây lạc tre. Khi ăn, người gói sẽ dùng những chiếc lạt đó để cắt bánh. Chính vì vậy mà cái tên bánh Tét được ra đời.  Vỏ bánh thường được làm từ gạo nếp, phần nhân bánh bao gồm 2 loại là nhân mặn và nhân ngọt. Nếu là nhân ngọt, người làm sẽ chỉ cho đỗ xanh hoặc nhân chuối. Còn nếu là bánh mặn thì nhân sẽ bao gồm đậu xanh và thịt mỡ heo.  Nếu như ở miền Bắc có bánh chưng thì bánh Tét là một loại bánh truyền thống ở miền Nam Việt Nam. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân miền Nam lại sum hop và quây quần để gói những mâm bánh Tét mang đậm Tết cổ truyền của dân tộc.  >> Xem thêm: Sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười  Ý nghĩa những chiếc bánh Tét Bên cạnh việc tìm hiểu bánh tét có nguồn gốc từ đâu chúng ta cũng nên tìm hiểu về ý nghĩa của những bánh tét. Được gọi là bánh Tét bởi vì khi cắt loại bánh này, người dùng sẽ dùng dây khoanh tròn đầu bánh đã lột rồi khoanh từng miếng nhỏ. Bánh tét thể hiện sự kính trọng của con cháu với ông bà, tổ tiên Tương tự như bánh chưng, bánh tét cũng mang một ý nghĩa thương nhớ người đã khuất, cầu chúc cho sự ấm no, sum vầy của gia đình đa tạ trời đất đã cho người dân được mùa thuận lợi. Bánh tét bọc trong nhiều lớp lá dong hoặc lá chuối bên ngoài tượng trưng cho việc mẹ bọc lấy con, mong muốn sum vầy của người Việt Nam sau một năm đi làm ăn xa. Không những thế, bánh tét nhân đậu xanh màu vàng còn gợi cho người nông dân hình tượng cánh đồng lúa chín bội thu, niềm mơ ước “an cư lạc nghiệp”, thái bình của mọi người dân. >> Xem thêm: Ý nghĩa bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam 4 Loại bánh Tét phổ biến hiện nay Bánh Tét trà Cuôn Bánh Tét trà Cuôn nổi tiếng nhất nhì miền Nam, có nguồn gốc từ Trà Vinh, cụ thể là cầu Ngang. Phần vỏ bánh được làm từ gạo nếp được chọn lọc kỹ lưỡng, có màu xanh đậm của lá ngót. Nhân bánh bao gồm rất nhiều nguyên liệu như: thịt mỡ, tôm khô, trứng muối.  Bánh Tét chuối Bánh Tét chuối không có nguồn gốc từ một địa phương cụ thể. Chỉ biết loại bánh này được trẻ em vô cùng yêu thích bởi vị ngọt, dễ ăn của nó. Phần vỏ bánh tét chuối được làm từ gạo và đậu xanh, thêm mùi nước cốt dừa béo ngậy. Nhân bánh có vị chuối sứ ướp đường. Hương vị ngọt ngọt của chuối cộng với cảm giác béo bùi của vỏ bánh tạo ra một hương vị bánh Tét quê vô cùng tuyệt vời.  Bánh Tét lá cẩm Cần Thơ Bánh Tét là cẩm nổi tiếng ở Cần Thơ là loại bánh có hình thức vô cùng bắt mắt. Vỏ bánh có màu tím do lá cẩm mang lại. Phần nhân bánh bao gồm thịt mỡ, đậu xanh, trứng muối. Khi cắt bánh Tét lá cẩm thành nhưng khoanh khác nhau, bạn sẽ thấy chúng rất đẹp mắt, giống như những cánh hoa tím nhụy vàng vậy.  Bánh Tét lá cẩm Bánh lá Tét dứa truyền thống Bánh lá Tét dứa truyền thống cũng là một loại bánh Tét vô cùng nổi tiếng. Phần gạo để làm vỏ bánh sẽ được ngâm cùng lá dứa để tạo màu xanh. Nhân bánh là sự kết hợp hoàn hảo giữa rất nhiều nguyên liệu khác nhau như đậu xanh tách vỏ, thịt ba chỉ ướp hạt tiêu. Bạn có thể ăn kèm bánh Tét truyền thống với món dưa củ kiệu để gia tăng thêm hương vị. Ngoài ra, bạn có thể cắt chúng thành những lát vừa ăn rồi mang đi chiên vàng. Thành phẩm sẽ là những miếng bánh giòn rụm, vàng ươm ăn vô cùng lôi cuốn.  Tham gia khoá học online qua video trên Unica để biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh chủ đề: luật hấp dẫn, phong thuỷ, kỹ năng sống,... Khoá học giúp bạn trở nên thông minh hơn, tự tin vào khả năng bản thân, tích cực và lạc quan trong mọi hoàn cảnh. [course_id:362,theme:course] [course_id:919,theme:course] [course_id:308,theme:course] Cách làm bánh Tét ngon chuẩn vị Chuẩn bị nguyên liệu 400g gạo nếp cái hoa vàng. 200g đậu xanh đã đãi sạch vỏ. 1 bó lạt tre. 100g thịt ba chỉ. 1 bó lá chuối (tàu lá dài, còn nguyên vẹn). Gia vị: Muối, hạt nêm, tiêu xay. Nguyên liệu làm bánh Tét 5 bước thực hiện chi tiết Bước 1: Xử lý gạo nếp Gạo nếp để làm phần vỏ bánh, bạn có thể chọn gạo nếp cái hoa vàng,m sau đó mang đi đãi cho sạch và ngâm vào chậu khoảng 8 tiếng đồng hồ. Tiếp theo vớt hết gạo ra rổ và để cho ráo nước. Thêm 4 gam muối vào và trộn cho thật đều để muối được tan ra.  Bước 2: Xử lý đậu xanh Phần đậu xanh, bạn đãi sạch và bỏ hết phần vỏ. Ngâm đậu xanh vào nước khoảng 4 tiếng cho nở mềm.  Vớt đậu xanh ra rổ cho ráo nước và thêm 4g muối vào đậu xanh rồi trộn cho thật đều.  Ngâm đậu xanh vào nước cho mềm  Bước 3: Xử lý lạt tre và lá chuối Lạt tre bạn chọn loạt tươi, sau đó ngâm vào trong nước khoảng 8 tiếng cho lạt mềm.  Sau đó xé lạt thành những sợi dài có chiều ngang khoảng 0,5cm để gói bánh. Về phần lá chuối, bạn rửa sạch lá chuối, sau đó tước bỏ phần sống lưng lá cho lá không bị cứng. Tiếp theo chia lá chuối thành những miếng có khổ dài khoảng 60cm. Trong quá trình làm, bạn nên nhẹ tay để phần lá chuối không bị rách.  Bạn có thể chần sơ lá chuối để lá chuối được mềm hơn bằng nhấn nhúng qua nước đang đun sôi.  Bước 4: Xử lý phần thịt ba chỉ Thịt ba chỉ bạn rửa sạch, để ráo nước và cắt thành từng miếng dài.  Sau đó ướp thịt với hạt nêm, hạt tiêu trong khoảng 30 phút để thịt ngấm gia vị.  Bước 5: Tiến hành gói bánh Đầu tiên, bạn trải lá chuối ra mâm cho phẳng. Xếp 2 miếng lá chuối cạnh nhau rồi xếp thêm 1 miếng lá vào giữa.  Cho 200g gạo nếp vào giữa phần lá chuối, dùng tay dàn cho mỏng. Tiếp theo cho thêm 100g nhân đậu xanh vào. Phần nhân này sẽ nằm gọn trong lớp gạo trắng. Tiếp theo, thêm thịt ba chỉ vào giữa nhân bánh. Sau đó thêm đậu xanh, gạo nếp lên trên để bao phủ hết phần thịt. Gói lớp lá chuối ở giữa để cố định phần bánh. Tiếp tục dùng 2 lớp lá chuối bên ngoài cuộn chặt lại với nhau để tạo thành một chiếc bánh hoàn chỉnh. Lưu ý, khi thực hiện các thao tác cuộn lá, gấp mép lá thì bạn phải dùng tay và giữ cho bánh thật chắc.  Cuối dùng, dùng lạt đã chuẩn bị để buộc cố định bánh theo chiều dọc và chiều ngang.  Tiến hành gói bánh Tét Bước 6: Tiến hành luộc bánh Lần lượt xếp bánh Tét vào chiếc nồi lớn rồi thêm nước vào nồi cho ngập. Đun bánh 8 tiếng để bánh chín mềm từ bên ngoài vào bên trong.  Khi bánh đã chín, bạn vớt bánh ra ngoài và để cho ráo nước là có thể thưởng thức. Tiến hành luộc bánh Tét trong khoảng 8 tiếng cho chín mềm So sánh bánh tét Nam Bộ với bánh chưng Bắc Bộ Bánh tét là món bánh rất thú vị, độc đáo ở cách gói, lại thơm ngon ở hương vị. Tương tự như bánh chưng, bánh tét của người Nam Bộ gồm những nguyên liệu của vùng quê nông thôn như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn. Nhưng nó khác bánh chưng chỉ được làm gạo nếp trắng, còn bánh tét thì có thể được thay thế bằng đỗ đen hoặc gạo nếp cẩm hoặc các loại gạo được nhuộm màu tự nhiên.  Nếu bánh chưng được gói bằng lá dong thì bánh tét được gói bằng lá chuối, gói theo hình tròn dài. Nếu có một đồng bánh tét thơm ngon, người gói cần thực hiện thật tỉ mỉ từ những khâu chuẩn bị như gạo nếp phải là loại mới, thơm , ngon. Đỗ xanh đã lọc hết vỏ, đem nấu chín. Dừa khô nạo lấy nước cốt dừa. Lá dứa xay nhuyễn, lọc lấy nước trộn vào gạo cho ngấm để tạo màu xanh mát. Thịt ba chỉ thái hình chữ nhật theo độ dài của bánh, ướp gia vị để làm nhân. Luộc bánh tét tương tự như luộc bánh chưng. Bạn cần xếp bánh vào trong xoong một cách cẩn thận, nấu nước sôi. Bánh muốn chín thì cần phải đủ 8 tiếng nên bạn cần phải canh lửa liên tục để bánh chín đều. Sau khi nấu bánh Tét xong, bạn để ráo nước rồi cắt thành từng khoanh tròn đẹp mắt dâng lên cúng tổ tiên trong ngày Tết. Ngất ngây với món bánh tét lá cẩm đẹp mắt Hiện nay, ta có thể thấy bánh Tết rất đa dạng với hai loại nhân là nhân ngọt và nhân mặn, với nhiều kiểu sáng tạo các chữ may mắn trong năm mới với màu sắc rực rỡ như vàng, tím, đỏ, xanh bắt mắt. >> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Canh Tý có phải chuột vàng không? Thưởng thức bánh tét như thế nào ngon? Khi ăn bánh tét, thay vì dùng dao để cắt bánh, người ta sẽ dùng dây cột bánh để cắt thành những lát bánh có độ dài vừa phải. Lạt dùng để cắt bánh thường được tước nhỏ. Tay trái cầm bánh Tét, tay phải cầm một đầu của lạt. Đầu còn lại của lạt cắn vào miệng, sau đó khoanh tròn lạt quanh bánh đã tước bỏ và cắt từng khoanh bánh.  Để tăng khẩu vị cho món bánh tét, bạn có thể ăn kèm với các món dưa chua như: đu đủ, cà rốt muối, củ kiệu, su hào muối. Hoặc bạn có thể rán vàng từng khoang bánh tét và thưởng thức chúng theo một cách mới lạ hơn. Vỏ ngoài chín vàng và giòm rụm, kết hợp với nhân bánh đậm đà hứa hẹn là một trong những món ăn cổ truyền vô cùng tuyệt vời trong mỗi dịp Lễ Tết.  Kết luận Như vậy, bánh tét có nguồn gốc từ đâu thì không ai biết chắc chắn được câu trả lời cho câu hỏi đó. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần quan tâm rằng bánh tét là một món ăn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong ngày Tết của người Nam Bộ. 
15/01/2020
13104 Lượt xem