Marketing
22 quy luật bất biến trong Marketing cần nắm vững
22 quy luật bất biến trong Marketing được biết đến là một cuốn sách “không thể không biết đến” của các Marketer và đặc biệt là các doanh nhân khởi nghiệp. Việc áp dụng linh hoạt các quy tắc sẽ tạo điều kiện giúp doanh nghiệp từng bước nhanh nhất tới thành công.
1. Quy luật tiên phong
Hẳn ai trong chúng ta cũng biết Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng nhưng bao nhiêu người trong số đó biết được ai là người thứ 2 đã đặt chân lên mặt trăng sau Armstrong? Quy luật tiên phong được biết đến là việc bạn tạo ra một thương hiệu đi đầu sẽ dễ thuyết phục và đi vào tâm trí khách hàng hơn rất nhiều so với việc cố gắng trở thành người đứng đầu một thương hiệu đã có sẵn và cố gắng thuyết phục người khác rằng sản phẩm của bạn tốt hơn rất nhiều sản phẩm đi trước.
“Trở thành người dẫn đầu sẽ hiệu quả hơn trở thành người giỏi hơn”
Cách nhanh nhất để bạn bước vào tháp nhu cầu của khách hàng là trở thành người tiên phong
2. Quy luật chủng loại
Trong cuốn sách "22 Quy luật bất biến trong Marketing" của tác giả Al Ries có đoạn "Nếu bạn không ở vị trí đầu tiên của một chủng loại, hãy tạo ra sản phẩm mới mà bạn ở vị trí đầu tiên".
Có một câu chuyện khá nổi tiếng về quy luật này đó là nói về sự cạnh tranh các chủng loại sản phẩm mới của máy tính.
IBM là công ty tiên phong đầu tiên thành công vang dội nhất trên thị trường máy tính khi ra mắt thị trường các dòng sản phẩm máy tính đi đầu xu thế, thời điểm đó có tới 7 công ty khác cũng cùng tham gia nhưng không thể cạnh tranh nổi. Cho đến khi DEC xuất hiện cho ra mắt sản phẩm máy tính mini và đã dẫn đầu lĩnh vực máy tính. Khi DELL xuất hiện trên thị trường, DELL đã tạo được tiếng vang khi là công ty đầu tiên bán máy tính qua điện thoại và cho đến nay vị trí vững chắc đó vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ.
Bạn thấy hơi ngược với tư duy hướng vào thương hiệu sao? Không sai, thế nhưng ít nhất trong quy luật này hãy tạm quên đi thương hiệu mà hãy tập trung vào sản phẩm, càng độc, lạ, ấn tượng và hữu ích càng tốt.
3. Quy luật ghi nhớ
Quy luật thứ nhất nói về sự dẫn đầu trên thị trường, nếu bạn làm được điều này thì thật tuyệt vời! Bởi chắc chắn bạn đã có một chỗ đứng vô hình trong trí nhớ của người tiêu dùng, và điều này là vô cùng tốt cho việc phát triển kinh doanh của bạn. Việc xuất hiện đầu tiên và ấn tượng từ đầu trên thị trường đối với người tiêu dùng mà nói, nó giống như sự hiển nhiên vậy. Xuất phát từ quy luật nhận thức con người, một khi đã có được vị trí hiện diện trong tâm thức, trí nhớ của họ, bạn sẽ khó mà bị đánh bật khỏi vị trí hiện tại, trừ khi đối thủ của bạn làm việc này tốt hơn.
Bạn biết Apple chứ? Thời gian đầu Apple gặp khá nhiều khó khăn trong việc giành chỗ đứng trong tâm trí của người dùng đấy. Thế nhưng nhờ cái tên thuần túy đơn giản, logo dễ nhận dạng, cùng một loạt các sản phẩm ấn tượng đi đầu thế giới đã giúp Apple trở thành cái tên vô cùng quen thuộc với người dùng. Hơn nữa những đối thủ cùng thời của Apple lại có những cái tên khá khó nhớ, chẳng hạn như Commodore Pet, Apple II, IMSAI 8080, Radio Shack TRS-80, MITS Altair 8800...
Zalo là một trong những công cụ Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Thông qua khóa học Zalo Marketing online, bạn sẽ biết được các công cụ để tiếp cận khách hàng trong Zalo một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết cách tận dụng tối đa các tính năg của Zalo OA để tương tác, chăm sóc khách hàng, ứng dụng Zalo trong Quản Trị - Kinh Doanh,... Đăng ký ngay:
[course_id:2191,theme:course]
[course_id:962,theme:course]
[course_id:2937,theme:course]
4. Quy luật nhận thức
Trong quy luật đầu, chúng ta đã khẳng định với nhau Marketing không phải chỉ là cuộc chiến trên thị trường giữa các sản phẩm/dịch vụ với nhau, nó còn là cuộc chiến về quan niệm và tư duy của những người làm marketing thành công.
Thế nhưng vấn đề nhận thức cũng ảnh hưởng rất rất nhiều đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, thậm chí là nhận thức sai lầm về thương hiệu và chất lượng sản phẩm.
Tiêu biểu nhất phải nói đến hãng xe Honda trên hai thị trường Nhật và Mỹ. Người Nhật họ nhận thức về Honda như một hãng sản xuất xe máy chất lượng chứ không phải là sản xuất ô tô, trong khi ở Mỹ người ta lại nhận thức xe ô tô hãng Honda tốt và chất lượng hơn rất nhiều. Cùng là một sản phẩm, nhưng nhận thức khác nhau cũng sẽ dẫn đến hiệu quả khác nhau trong marketing.
Ngoài ra hiệu ứng đám đông cũng là một cách ảnh hưởng đến nhận thức người dùng. Họ đưa ra quyết định của mình dựa trên đám đông bởi "mọi người cũng thế".
5. Quy luật tập trung
Hãy dồn sự tập trung của khách hàng vào một từ đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu làm đại diện cho sản phẩm của bạn. Bỏ qua sự phức tạp của sản phẩm, nhu cầu thị trường hay hàng tá lợi ích mà sản phẩm có thể mang lại cho khách hàng, hãy chỉ tập trung vào một cụm từ đơn giản với khả năng gợi nhớ cho khách hàng và tất nhiên, hãy để nó là cụm từ duy nhất. Như Grab - ứng dụng đặt xe, Colgate - ngừa sâu răng hay Coke là cola,...việc bạn cần đó là làm nổi bật sản phẩm, công dụng và sự khác biệt bằng những cụm từ thật đơn giản gợi khách hàng tập trung vào sản phẩm của bạn với tâm thế là sản phẩm duy nhất.
“ Vũ khí mạnh mẽ nhất trong marketing là gắn được một từ ngữ vào tâm trí khách hàng”
Marketing là một cuộc chiến "làm thế nào để đưa thương hiệu của mình vào tâm trí khách hàng?"
6. Quy luật độc quyền
Burger King và McDonald’s được biết đến là đối thủ “không đội trời chung” của nhau trong hệ thống đồ ăn nhanh. Có thời kỳ Burger King đã gặp khủng hoảng khá nghiêm trọng bởi chiến dịch “Best food for fast times”. Đối với đồ ăn nhanh thì điều mà khách hàng quan tâm nhất chắc chắn và vấn đề thời gian và sự tiện lợi, tuy nhiên, lý do khiến Burger King thất bại chính là bởi McDonald’s chính là người đi đầu trong thuộc tính “nhanh” này.
“Hai công ty không thể có chung một ấn tượng trong tâm trí khách hàng tiềm năng”
7. Quy luật nấc thang
Đôi khi cấp bậc của một thương hiệu không dựa trên đánh giá của chuyên gia mà là trong suy nghĩ của khách hàng, luôn có một sự ưu tiên nhất định trong lòng mỗi khách hàng, khi nghĩ đến một sản phẩm họ sẽ nghĩ đến thương hiệu mà mình đã đặt lên hàng đầu. Tầm quan trọng của Marketing đối với một thương hiệu đó là bạn cần phải biết mình ở vị trí nào trong ngành hàng đó. Với trường hợp của Avis, họ đã thu được nhiều lợi nhuận hơn khi thừa nhận mình nằm ở vị trí thứ 2 thay vì công bố rằng họ sắp vươn lên vị trí số 1 thay cho Hertz. Nỗ lực khẳng định này của họ mặt khác lại khiến khách hàng tìm đến Hertz thay vì trải nghiệm những điều mà họ đã hứa hẹn.
“Chiến lược bạn sử dụng tùy thuộc vào việc bạn đang ở nấc thang nào”
8. Quy luật song đôi
Người tiêu dùng thường có xu hướng tìm kiếm những thương hiệu tốt nhất hay tốt thứ 2 thay vì quan tâm đến những thương hiệu bên dưới. Đó là lý do mà cuộc đua ngành hàng thường sẽ chỉ dành cho người thứ 1 và thứ 2, hay thương hiệu cũ đã có vị thế với một thương hiệu mới nổi.
“Cuối cùng, mọi thị trường đều trở thành cuộc đua song mã”
9. Quy luật đối nghịch
Khách hàng thường được chia làm 2 nhóm khi được lựa chọn thương hiệu: 1 nhóm lựa chọn những sản phẩm đi đầu và 1 nhóm không thích những sản phẩm đi đầu này và lựa chọn sản phẩm khác, đó là cách mà các thương hiệu khác có thể phát triển khi kinh doanh cùng một ngành hàng. Nếu bạn muốn bước lên những bậc thang bên trên thì chính bạn phải là người làm hài lòng nhóm khách hàng thứ 2 này. Nếu Time được biết đến với những tin tức được cập nhật theo lối viết đa chiều thì Newsweek lại được biết đến với phong cách thẳng thắn và rành mạch.
“Nếu bạn muốn nhắm vào vị trí thứ hai, chiến lược của bạn sẽ phụ thuộc vào người tiên phong”
10. Quy luật phân chia
Nói dễ hiểu đối với ngành công nghiệp xe hơi, xe hơi theo thời gian, theo nhu cầu sử dụng sẽ được phân chia thành xe hơi giá rẻ, xe hơi sang trọng, hay được phân loại theo kích thước như lớn, nhỏ hay trung bình,...Một công ty muốn khẳng định và giữ vững vị trí của mình, điều bạn cần là hãy tạo một thương hiệu riêng cho mỗi sản phẩm đang lên của bạn.
“Theo thời gian, một chủng loại sản phẩm sẽ phân chia và trở thành hai hoặc nhiều chủng loại”
11. Quy luật viễn cảnh
Có khá nhiều chiến dịch Marketing chỉ mang tính tạm thời đơn cử như một chiến dịch giảm giá sẽ thu hút hoạt động mua hàng tăng lên đáng kể nhưng chỉ trong khoảng thời gian thực hiện chiến dịch hay khi có đợt giảm giá mới, việc này giúp sản phẩm của bạn được biết đến nhiều hơn nhưng rõ ràng điều này cũng sẽ đồng thời làm giảm doanh thu của doanh nghiệp đi đáng kể. Một trường hợp khác là việc Miller phát triển đồng thời 2 loại bia trong cùng một thời điểm là Miller High Life và Miller Lite, điều này giúp doanh thu của Miller tăng lên nhanh chóng 5 năm sau khi Miller Lite ra đời nhưng lại giảm nhanh chóng trong liên tiếp 12 năm sau đó.
“Hiệu ứng marketing chỉ phát huy tác dụng sau một thời gian dài”
12. Quy luật mở rộng
Việc mở rộng, phát triển sản phẩm luôn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt là trong việc thay đổi nhận thức của khách hàng. Đơn cử như trường hợp của 7up, ban đầu đây là một thương hiệu nắm giữ tới 5.7% thị trường nước ngọt với nước uống vị cam chanh. Nhưng đến khi phát triển thêm 2 loại sản phẩm mới là 7up Gold và Cherry 7up thì thị phần của 7up trên thị trường chỉ còn là 2,5%. Việc mở rộng sản phẩm là điều khá khó khăn nhưng nhiều nhà quản lý vấn lựa chọn cách làm mạo hiểm bởi nó có thể tạo ra lợi nhuận lớn trong ngắn hạn.
“Việc mở rộng thêm nhãn hiệu thường là một áp lực không thể cưỡng lại được”
Khác biệt và đi đầu được xem là chìa khóa then chốt trong Marketing
13. Quy luật hy sinh
Trong nền kinh tế hiện nay, bạn buộc phải hy sinh 1 trong 3 thứ: dòng sản phẩm, thị trường mục tiêu và sự thay đổi liên tục để đạt được thành công và dần tiến vào thị trường.
- Dòng sản phẩm: Thay vì pin chịu tải Eveready hay pin kiềm Eveready của Eveready, P.R. Mallory chỉ đặt tên sản phẩm duy nhất của mình là Duracell và đưa khái niệm long-lasting đến với khách hàng, trở thành hãng đi đầu trong nhãn hàng pin kiềm.
- Thị trường mục tiêu: Coca-cola và Pepsi luôn là một câu chuyện không hồi kết, đặc biệt vào thời điểm Coke đang vô cùng thịnh vượng và là thương hiệu đi đầu trong tâm trí người hâm mộ, khi này doanh thu của Pepsi chỉ bằng ⅕ so với Coke vào cuối thập niên 50. Đến đầu thập niên 60, Pepsi đã thực hiện một chiến dịch, hy sinh toàn bộ thị trường của mình và chỉ tập trung duy nhất vào giới trẻ, dùng sự nổi tiếng của các thần tượng tuổi teen như Michael Jackson, Lionel Richie hay Don Johnson để quảng cáo cho sản phẩm của họ. Nhờ vậy, Pepsi đến nay vẫn được biết đến là một sản phẩm vô cùng nổi tiếng với tuổi teen và tại Mỹ, doanh thu của Pepsi chỉ thua Coke 10%.
- Sự thay đổi liên tục: Việc duy trì vị thế ổn định là cách tốt nhất để khẳng định sản phẩm của mình, nếu bạn luôn thay đổi theo sự chuyển động của thị trường mà không tập trung vào bất kỳ điều gì, tình trạng suy thoái xảy ra là điều đương nhiên. People Express được biết đến là hãng hàng không giá bình dân, họ đã rất thành công ở thị trường này, tuy nhiên, như các hãng hàng không khác, họ mở rộng thị trường hạng sang, bổ sung chuyến bay và địa điểm đến đắt đỏ, điều này đã khiến họ suy thoái và phá sản nhanh chóng. “Để có được thứ gì đó, bạn phải từ bỏ một thứ khác”
14. Quy luật đặc tính
Tìm cho mình một sản phẩm có đặc tính đối lập với đối thủ cạnh tranh là cách nhanh nhất để bạn có thể chống lại đối thủ trên cùng một ngành hàng. Lại là câu chuyện Coca và Pepsi, đối với một sản phẩm đã đến trước và chiếm trọn tâm trí của khách hàng như Coca thì Pepsi sẽ tìm cho mình một lối đi riêng đó là thương hiệu dành cho tuổi teen, giới trẻ hay như McDonald’s được biết đến là thị trường dành cho trẻ em thì Burger King sẽ đánh vào thị trường dành cho người trưởng thành.
“Bất cứ một đặc tính sản phẩm nào cũng có một đặc tính đối nghịch và hiệu quả đi kèm”
15. Quy luật thành thật
Thừa nhận nhược điểm của mình không bao giờ là bất lợi nếu bạn có thể biến nó thành ưu điểm của bạn. Listerine được biết đến là sản phẩm kem đánh răng có “mùi bệnh viện”, đây thực sự là một vấn đề với một số người khi sử dụng sản phẩm này. Đặc biệt là khi sản phẩm kem đánh răng “có hương thơm” của Scope ra đời. Tuy nhiên, Listerine đã giữ nguyên sản phẩm của mình và không hề thanh minh mà thay vào đó là đưa ra khẩu hiệu “Listerine – The taste you hate twice a day!”, điều này vô tình tạo nên suy nghĩ rằng sản phẩm của Listerine thực sự tốt và mùi bệnh viện là yếu tố giúp “đánh bay” mọi vi khuẩn có hại trong răng.
“Khi bạn thừa nhận một nhược điểm, khách hàng tiềm năng sẽ cho bạn một ưu điểm”
16. Quy luật đòn then chốt
Việc áp dụng những quy luật khác nhau sẽ đem lại những hiệu quả khác nhau đặc biệt là việc quan tâm thực sự vào kết quả thực tế. Như khi Coke đang lao đao đứng giữa 2 sự lựa chọn là Coca-cola Classic và New Coke, việc điều tra và nghiên cứu chi tiết thị trường đã giúp họ có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất, đồng thời khẳng định vị thế của Coca-cola Classic so với đối thủ Pepsi.
“Trong mỗi tình huống, chỉ cần một hành động duy nhất cũng sẽ mang lại nhiều kết quả đáng kể”
17. Quy luật không thể dự đoán
Marketing thường được biết đến như một sự “tiên đoán”, không chỉ là tháng, quý mà là hàng năm và các báo cáo tháng, quý là thành phần để “xào nấu”. Xu hướng được xem là cách an toàn nhất để bám vào và phát triển sản phẩm và thời gian là cách duy nhất để có thể đánh giá và đo lường hiệu quả.
“Nếu bạn không phải là người thảo ra kế hoạch của đối thủ, bạn không thể nào dự đoán được tương lai”
18. Quy luật thành công
Một khi đã đứng trên đỉnh vinh quang và thành công vang dội, rất nhiều người thỏa mãn với điều đó và trở nên tự đại, kiêu ngạo với cả thị trường. Họ ngủ quên trên chiến thắng đó mà thiếu đánh giá khách quan, không nhìn ra đối thủ của mình đã đến sát rất gần, thậm chí là vượt qua họ. Cuối cùng dẫn đến kết quả thất bại đây có thể nói vai trò của marketing đối với doanh nghiệp rất quan trọng.
Donald Trump là ví dụ cụ thể nhất đại diện cho những người vì thành công sớm mà kiêu căng tự đại, cuối cùng dẫn đến thất bại kéo dài. Các chiến lược kinh doanh của Donald Trump là đặt tên mình cho tất cả mọi thứ - một lỗi lớn trong quy luật mở rộng. Trên thực tế cái tên chẳng làm cho sản phẩm đó nổi tiếng, sự nổi tiếng đó là nhờ các hoạt động tiếp thị đúng và phù hợp.
Để tránh phải rơi vào cái bẫy thành công như thế, điều đó bạn phải hiểu được khách hàng của mình như thế nào, hoạt động tập trung vào một nhóm khách hàng, cũng như hiểu thật rõ những đặc tính vượt trội của sản phẩm.
Nếu bạn là một CEO, một nhà quản lý cấp cao, bạn cần phải rất lưu ý với quy luật này. Đừng bao giờ quá hài lòng với những thành công hiện tại mà bạn gặt hái được, cũng đừng nên giao phó toàn bộ công việc quản lý và phát triển marketing của doanh nghiệp cho cấp dưới, bởi nếu không trực tiếp nắm rõ bạn sẽ chẳng bao giờ đi sát vào được những thành quả hay trở ngại của marketing.
19. Quy luật thất bại
Sai lầm chỉ thực sự đáng bị lên án khi nó bị lặp lại. Nhiều công ty thường cố gắng sửa chữa sai lầm để cứu vãn tình thế thay vì từ bỏ hoàn toàn chiến dịch mà mình đã tạo ra.
“Thất bại là điều cần được dự báo và chấp nhận”
20. Quy luật cường điệu
Trước khi đưa ra thị trường New Coke là sản phẩm được quan tâm nhất không bởi hương vị của nó mà là bởi báo chí, không có gì lạ khi nó là đứa con đáng được mong đợi của một “ông lớn” như vậy. Nhưng rồi, Coke đã phải từ bỏ chiến dịch này chỉ sau 60 ngày tung ra thị trường. Có rất nhiều lời tiên đoán và sự ca ngợi đưa ra cho các sản phẩm thậm chí chưa ra mắt và phần lớn trong số đó phải nhận thất bại.
“Tình hình thực tế thường trái ngược hoàn toàn với những gì giới truyền thông đưa tin"
Marketing là cách quảng bá sản phẩm dựa trên việc nắm bắt tâm lý khách hàng
21. Quy luật gia tốc
Bạn có biết các dự án hoặc chương trình thành công của doanh nghiệp thường thành công nhờ vào khuynh hướng không?
Nếu bạn là một CEO doanh nghiệp bạn sẽ lựa chọn đưa doanh nghiệp của mình đi theo hot trend trước mắt hay lựa chọn khuynh hướng lâu dài?
Một hot trend bùng nổ bằng cách nào đó có thể đem lại cho bạn trong thời gian ngắn một nguồn lợi nhuận khổng lồ, nhưng xét về tính lâu dài thì lại không làm được như thế, vô tình đẩy doanh nghiệp của bạn lung lay trước thị trường. Hay nói cách khác nếu bạn lựa chọn đưa doanh nghiệp của mình đi theo một xu hướng thị trường bền vững lâu dài, thì khả năng doanh nghiệp tồn tại và phát triển sẽ tốt hơn, đem về lợi nhuận ổn định và tăng đều.
Đứng trước một ngành nghề đang phát triển một cách chóng mặt và có thể tạo ra hot trend bất cứ lúc nào, thì việc tốt nhất để có thể tạo ra khuynh hướng lâu dài đó là dội cho nó một gáo nước lạnh để làm nguội đi sự bùng nổ ấy. Giống như thủy triều ngầm mạnh mẽ còn các hot trend nhất thời giống sóng biển, việc giữ cho nó ở mức vừa phải sẽ tạo ra nhiều sự ổn định hơn, phát triển bền vững và lợi nhuận nhiều hơn.
Tóm lại là bạn đừng bao giờ thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu bùng nổ đó, nếu chúng bùng nổ thì hãy tìm cách kìm nó lại.
22. Quy luật nguồn lực
Nếu bạn đã hiểu hết được 21 diều trong 22 quy luật bất biến trong marketing kia, và bạn nghĩ mình cần đi tìm sự hỗ trợ để đi làm marketing luôn thì bạn sai rồi! Bởi bạn đang gặp một vấn đề then chốt - NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH!
Nguồn lực ở đây chúng ta nói đến tiền. Bất cứ dự án, bất cứ kế hoạch hay quá trình sản xuất, phân phối, hỗ trợ dịch vụ... đều cần đến tài chính tương ứng để triển khai và mở rộng. Một ý tưởng hay nhất cũng chẳng thể trở thành hiện thực nếu không có tài chính đủ để triển khai nó. Marketing là tác động đến tâm trí và thuyết phục khách hàng lựa chọn bạn, nhưng chi phí để làm marketing từ đâu ra, chẳng ai để ý đến. Đây thật sự là một thiếu sót quá lớn.
Bạn có biết Steve Jobs và Wozniak - hai ông trùm của Apple đã có ý tưởng tuyệt vời với những chiếc máy tính Apple của mình, thế nhưng để hiện thực hóa được ý tưởng đó hai người phải nhờ 91000 USD của Mike Markkula.
Tất nhiên, ý tưởng không có nguồn lực tài chính hỗ trợ không có nghĩa là ý tưởng vứt đi, chỉ là như đã nói ở quy luật Hi sinh, cho đi để nhận lại, bạn hoàn toàn có thể nhận được nhiều hơn những gì mình đầu tư, vậy thì không có lý do gì bạn không đầu tư cho ý tưởng của mình, đúng không!
Trên đây là 22 quy luật bất biến trong Marketing bạn cần nắm vững để không lặp lại các sai lầm và đạt hiệu quả Marketing tốt nhất. Bên cạnh đó bạn đọc muốn biết thêm nhiều thông tin về marketing hãy nhanh tay đăng ký vào theo dõi khoá học marketing online trên Unica được các giảng viên hướng dẫn bài bản chi tiết, đảm bảo sau khi kết thúc khoá học bạn sẽ nắm vững kiến thức và có thể áp dụng vào trong doanh nghiệp của mình.
Chúc bạn thành công!
19/03/2019
6860 Lượt xem
Giải mã xu hướng video marketing thời đại công nghệ số
Kỷ nguyên công nghệ số bùng nổ, dẫn tới sự thay đổi hàng loạt của các công cụ marketing. Đây là điều tất yếu vì các công cụ marketing truyền thống đã lỗi thời và không còn hiệu quả. Xu thế Digital Marketing cũng chính vì thế mà ngày càng lớn mạnh. Và chính trong bản thân nó cũng có rất nhiều biến thể, thịnh hành nhất 2019 hiện nay phải kể đến Video Marketing.
Tại sao Video marketing đang là xu hướng hot nhất hiện nay?
Bạn biết đấy, cùng với sự phát triển của internet, mọi hoạt động nghiên cứu khách hàng hay bán hàng đều có liên quan đến nó, và những nội dung dạng chữ khiến khách hàng không còn hứng thú nữa. Lượng thông tin chúng cung cấp không ít nhưng lại không đảm bảo tính nhanh gọn, tiện lợi và mất nhiều thời gian của khách hàng. Với video marketing mọi việc đã thay đổi hoàn toàn, sau đây là 3 lý do chính khiến video marketing trở thành xu thế hot nhất 2019.
1. Truyền đạt được lượng thông tin khổng lồ
Thay vì đơn điệu chỉ có chữ, hình ảnh hoặc âm anh thì với video marketing doanh nghiệp hoàn toàn kết hợp tất cả các yếu tố này lại với nhau, đem đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng của mình. Từ cung cấp thông tin, hình ảnh trực quan đến đánh giá nhận xét sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ nội dung doanh nghiệp muốn truyền đạt.
2. Tiếp cận được nhiều đối tượng và tương thích với nhiều loại thiết bị
So sánh với những dạng thức khác của content marketing thì video luôn tiếp cận người dùng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Mỗi 1 video marketing phát trên Youtube có thể thu hút được hàng tỷ lượt xem mỗi ngày, thậm chí là mỗi giây. Hơn nữa thời đại smartphone thì ai cũng sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh, vì thế việc tiếp cận với khách hàng mục tiêu vô cùng dễ dàng.
Hơn 70% người dùng Internet xem ít nhất một video mỗi tuần
Khách hàng cũng rất thích chia sẻ những thông tin hữu ích, đặc biệt các video marketing mang tính viral cao sẽ rất nhanh chóng được mọi người biết đến nhờ những lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Và cơ hội cho doanh nghiệp của bạn nổi tiếng, phủ sóng nhiều nơi không còn là giấc mơ xa vời.
3. Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn hẳn
Các video marketing sẽ giúp thông điệp của bạn dù là phức tạp đến mấy vẫn truyền tải được cho khách hàng. Việc nhắm target - đối tượng mục tiêu cũng tốt hơn và hiệu quả hơn.
Người ta thường có xu hướng thích xem, nghe hơn là chỉ đọc, rất nhiều khách hàng lựa chọn mua hàng ngay sau khi xem video giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp vì nó cụ thể và truyền cho họ niềm tin.
18/03/2019
2082 Lượt xem
Khi SEO nên chọn từ khóa ngắn hay dài sẽ giúp bài viết lên TOP dễ hơn?
Trong lĩnh vực SEO, một trong những quyết định quan trọng nhất mà các chuyên gia thường đối diện là khi seo nên chọn từ khóa ngắn hay dài để tối ưu hóa nội dung. Tuy nhiên, liệu việc chọn từ khóa ngắn hay dài sẽ giúp bài viết dễ dàng leo lên TOP của các công cụ tìm kiếm? Điều này thực sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Như thế nào được coi là từ khóa ngắn – từ khóa dài?
Từ khóa là những cụm từ mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin, sản phẩm, dịch vụ hoặc bất cứ thứ gì họ quan tâm. Từ khóa là một trong những yếu tố then chốt trong SEO vì nó quyết định trang web của bạn có xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google hay không và ở vị trí nào.
Từ khóa ngắn và từ khóa dài
Từ khóa có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng một trong những cách phân loại phổ biến nhất là theo độ dài của từ khóa. Theo đó, từ khóa có thể được chia thành hai loại chính là từ khóa ngắn và từ khóa dài:
- Từ khóa ngắn (short-tail keyword) là những từ khóa chỉ gồm một hoặc hai từ, thường là những từ khóa chung chung, rộng lớn và có độ cạnh tranh cao. Ví dụ: “điện thoại”, “thời trang”, “laptop”,…
- Từ khóa dài (long-tail keyword) là những từ khóa gồm ba từ trở lên, thường là những từ khóa cụ thể, chi tiết và có độ cạnh tranh thấp. Ví dụ: “điện thoại samsung galaxy s21”, “thời trang công sở nữ 2021”, “laptop dell inspiron 15”,…
So sánh từ khóa ngắn và từ khóa dài?
Từ khóa ngắn và từ khóa dài có những ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào mục tiêu và chiến lược SEO của bạn mà bạn có thể chọn loại từ khóa phù hợp. Dưới đây là một số điểm so sánh giữa từ khóa ngắn và từ khóa dài:
1. Từ khóa ngắn
- Ưu điểm: Từ khóa ngắn có lượng tìm kiếm lớn, có thể thu hút được nhiều lượt truy cập, tăng khả năng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, tăng thương hiệu và uy tín cho trang web.
- Nhược điểm: Từ khóa ngắn có độ cạnh tranh cao, khó có thể lên top Google, đòi hỏi nhiều chi phí và thời gian để SEO, khó có thể chuyển đổi khách hàng vì người dùng tìm kiếm từ khóa ngắn thường chưa có ý định mua hàng rõ ràng.
Từ khóa ngắn
2. Từ khóa dài
- Ưu điểm: Từ khóa dài có độ cạnh tranh thấp, dễ dàng lên top Google, tiết kiệm chi phí và thời gian SEO, có thể chuyển đổi khách hàng cao vì người dùng tìm kiếm từ khóa dài thường đã có ý định mua hàng cụ thể.
- Nhược điểm: Từ khóa dài có lượng tìm kiếm thấp, có thể bỏ lỡ một số đối tượng khách hàng, khó tăng thương hiệu và uy tín cho trang web.
Từ khóa dài
Trở thành chuyên gia thiết kế website chuẩn SEO bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Thông qua khóa học, bạn sẽ nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet, biết cách thiết kế website chuẩn SEO, biết cách tích hợp giao diện bán hàng thời trang với woocommerce,... Đăng ký ngay:
[course_id:1981,theme:course]
[course_id:277,theme:course]
[course_id:1629,theme:course]
Khi seo nên chọn từ khóa ngắn hay dài?
Khi seo nên chọn từ khóa ngắn hay dài sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu, ngân sách, thời gian, đối tượng, lĩnh vực và nội dung của trang web của bạn. Tuy nhiên, một số nguyên tắc cơ bản mà bạn có thể tham khảo là:
Khi seo nên chọn từ khóa ngắn hay dài sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố
- Nếu trang web của bạn mới, chưa có nhiều nội dung, backlink và uy tín, bạn nên chọn từ khóa dài để có thể lên top Google nhanh chóng, tăng lượng truy cập và doanh thu, xây dựng thương hiệu từ từ.
- Nếu trang web của bạn đã có nhiều nội dung, backlink và uy tín, bạn có thể chọn từ khóa ngắn để có thể tăng thêm lượng truy cập, tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, tăng thương hiệu và uy tín cho trang web.
- Nếu trang web của bạn có nhiều nội dung, bạn nên kết hợp cả từ khóa ngắn và từ khóa dài, để có thể tận dụng được cả hai loại từ khóa, tạo ra một cấu trúc nội dung hợp lý, phù hợp với nhu cầu và hành vi của khách hàng.
[trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Kết luận
Khi seo nên chọn từ khóa ngắn hay dài sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu, ngân sách, thời gian, đối tượng, lĩnh vực và nội dung của trang web của bạn. Bạn nên chọn loại từ khóa phù hợp với trang web của bạn, kết hợp cả từ khóa ngắn và từ khóa dài để có thể tối ưu hóa hiệu quả SEO. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm để chọn từ khóa cho SEO. Chúc bạn thành công với SEO!
>> Xem thêm:
Top 5 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí
6 gợi ý giúp lựa chọn từ khoá Google chuẩn
14/03/2019
4669 Lượt xem
104 thuật ngữ mà bất cứ Seoer nào cũng nên biết
SEO là cụm từ thông dụng và được các doanh nghiệp hiện nay đánh giá rất cao cũng như chú trọng đầu tư, phát triển.
Từ việc phát triển nội dung đến thu hút lưu lượng truy cập tới các trang Web, góp phần đảm bảo thành công cho mọi chiến dịch truyền thông của doanh nghiệp, SEO chính là chìa khóa để thành công !
SEO có một lịch sử phát triển riêng, nhiều thuật ngữ chuyên ngành đa dạng và vô cùng độc đáo. Nếu chúng ta đã dấn thân vào sự nghiệp làm SEO thì bắt buộc phải hiểu mọi thứ về nó, bao gồm tất cả những thuật ngữ như tôi vừa nói trên, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bạn nhé!
1. SEO là gì và tại sao nó lại quan trọng như vậy?
Nói một cách đơn giản, SEO (Search Engine Optimization) biểu thị cho bất kỳ hoạt động nào được thực hiện để cải thiện thứ hạng Website của bạn trên các trang web, sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung khác.
Các công ty mong muốn lưu lượng truy cập trên trang Web tăng, từ đó có các chiến lược cho doanh nghiệp của mình. Việc xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm rất quan trọng vì người dùng trả nhiều tiền hơn cho 5 tìm kiếm đầu tiên trên Google, người ta sẽ cảm thấy là tin tưởng Google và nếu doanh nghiệp gây được thiện cảm cho Google thì cũng tương ứng với việc tiếp cận khách hàng dễ dàng.
2. Công cụ tìm kiếm là gì?
Công cụ tìm kiếm là một hệ thống phần mềm dựa trên web được phát triển để tìm kiếm và định vị thông tin có liên quan trên World Wide Web. Các công cụ tìm kiếm thường trả lời các truy vấn được nhập bởi người dùng và cung cấp cho họ danh sách kết quả tìm kiếm.
3. Tên của một vài công cụ tìm kiếm.
Tên của một số công cụ tìm kiếm là- Google, Bing, Yahoo, DuckDuckGo và Yandex. Trong đó phổ biến nhất chính là Google.
4. World Wide Web là gì?
World Wide Web (WWW) hoặc Web, được phát minh bởi Tim Berners-Lee vào năm 1989, là một hệ thống thông tin của các máy chủ internet chứa các trang web nơi các tài liệu và tài nguyên được định dạng đặc biệt, được hỗ trợ bởi Hypertext Transfer Protocol hoặc HTTP, có thể được hỗ trợ được định vị bởi Bộ định vị tài nguyên đồng nhất (URL) với các liên kết siêu văn bản khác.
5. Tên miền là gì?
Trên internet, tên miền chỉ đơn giản là một phần của địa chỉ mạng và hoạt động như một mô tả cho các trang web. Nó bao gồm địa chỉ email, địa chỉ trang web và địa chỉ của Giao thức Internet như SSH, IRC và FTP. Ví dụ: trong www.unica.com, unica là tên miền.
6. Mở rộng tên miền là gì?
Phần mở rộng tên miền đề cập đến ký hiệu được tìm thấy ở cuối địa chỉ web. Tiện ích mở rộng được sử dụng để chỉ định mã quốc gia hoặc bất kỳ danh mục web nào. Ví dụ: .edu là một phần mở rộng tên miền để chỉ định tổ chức giáo dục làm danh mục web.
7. Trang web là gì?
Một trang web chứa một tập hợp các trang web hoặc các tài liệu được định dạng có thể được truy cập qua Internet. Trang web thường được xác định với tên miền hoặc địa chỉ web.
Ví dụ: nếu bạn nhập địa chỉ web www.unica.com qua internet, nó sẽ đưa bạn đến trang chủ của trang web thực tế.
Đăng ký khoá học SEO online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu về SEO, tối ưu hóa nội dung, xác định từ khóa, tăng cường trải nghiệm người dùng và nhiều kiến thức bổ ích khác.
[course_id:3008,theme:course]
[course_id:1592,theme:course]
[course_id:2417,theme:course]
8. Máy chủ web là gì?
Máy chủ web là một chương trình máy tính có địa chỉ IP và tên miền hiển thị các trang web cho người dùng khi được yêu cầu. Máy chủ web chấp nhận và xử lý các yêu cầu được gửi qua HTTP.
Ví dụ: khi bạn nhập URL 'unica.com/blog' qua trình duyệt web, yêu cầu được gửi đến các máy chủ web có tên 'unica.com' làm tên miền.
9.Web Hosting là gì?
Web hosting đề cập đến bất kỳ dịch vụ cung cấp không gian cho các trang web qua Internet. Máy chủ web cho phép người khác xem trang web của bạn thông qua modem hoặc mạng bằng cách tạo khoảng trống trên máy chủ của nó.
Có nhiều loại dịch vụ lưu trữ web khác nhau hiện có được sử dụng theo nhu cầu và yêu cầu của nhà phát triển web.
10.Crawling là gì ?
Quá trình thu thập dữ liệu web đề cập đến một quy trình tự động thông qua đó các công cụ tìm kiếm lọc các trang web để lập chỉ mục thích hợp.
Trình thu thập dữ liệu web đi qua các trang web, tìm kiếm các từ khóa, siêu liên kết và nội dung có liên quan và đưa thông tin trở lại máy chủ web để lập chỉ mục.
Khi các trình thu thập thông tin như Google Bots cũng đi qua các trang được liên kết khác trên các trang web, các công ty xây dựng sơ đồ trang web để có khả năng truy cập và điều hướng tốt hơn.
11. Index là gì?
Index tức là Lập chỉ mục bắt đầu khi quá trình thu thập thông tin kết thúc trong quá trình tìm kiếm. Google sử dụng thu thập thông tin để thu thập các trang có liên quan đến các truy vấn tìm kiếm và tạo chỉ mục bao gồm các từ cụ thể hoặc cụm từ tìm kiếm và vị trí của chúng.
Công cụ tìm kiếm trả lời các truy vấn của người dùng bằng cách tìm kiếm chỉ mục và hiển thị các trang phù hợp nhất.
12. SERP là gì?
Trang kết quả của Công cụ tìm kiếm hoặc SERP đề cập đến trang được hiển thị khi truy vấn tìm kiếm cụ thể được nhập qua công cụ tìm kiếm. Ngoài việc hiển thị danh sách kết quả, SERP còn có thể bao gồm quảng cáo.
13. Kết quả organic là gì?
Kết quả không phải trả tiền trong SEO biểu thị danh sách các trang web có liên quan nhất đến truy vấn tìm kiếm được nhập bởi người dùng. Nó cũng được gọi là kết quả miễn phí và hay tự nhiên. Có được thứ hạng cao hơn trong kết quả không phải trả tiền so với các công cụ tìm kiếm là mục đích chính của SEO.
14. Kết quả được trả tiền là gì?
Kết quả được trả tiền trong SEO có nghĩa là trái ngược hoàn toàn với kết quả không phải trả tiền. Nó thường biểu thị cho các quảng cáo được hiển thị trên các kết quả không phải trả tiền.
Một số chủ sở hữu trang web thực hiện thanh toán cho Google để hiển thị trang web của họ cho các cụm từ hoặc từ khóa tìm kiếm nhất định. Kết quả trả tiền hiển thị khi một số người dùng nhập truy vấn tìm kiếm với các từ khóa đó.
15. SEO On Page là gì?
SEO trên trang đề cập đến tất cả các hoạt động được thực hiện trong các trang web để có thứ hạng cao hơn và lưu lượng truy cập phù hợp hơn từ các công cụ tìm kiếm.
SEO trên trang có liên quan đến việc tối ưu hóa nội dung cũng như mã nguồn HTML của bất kỳ trang web nào. Một số khía cạnh của nó bao gồm thẻ meta, thẻ tiêu đề, mô tả meta và thẻ tiêu đề.
16. SEO Off Page là gì?
SEO ngoài trang liên quan đến các khía cạnh khác ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của các trang web trên Trang Kết quả của Công cụ Tìm kiếm.
Nó đề cập đến các hoạt động quảng cáo, chẳng hạn như tiếp thị nội dung, phương tiện truyền thông xã hội và xây dựng liên kết được thực hiện bên ngoài ranh giới của bất kỳ trang web nào để cải thiện thứ hạng tìm kiếm của nó.
17. Key word là gì?
Keyword là từ khóa. Từ khóa trong SEO đề cập đến các cụm từ và từ khóa có trong nội dung web giúp người dùng tìm thấy trang web cụ thể bằng cách nhập các truy vấn tìm kiếm có liên quan qua các công cụ tìm kiếm.
18. Keyword density (mật độ từ khóa)
Keyword density thể hiện phần trăm tỉ lệ một từ khóa xuất hiện bao nhiêu lần trong tất cả nội dung. Bạn nên để mật độ từ khóa đừng nên cao quá và cũng đừng nên thấp quá. Một mật độ keyword vừa phải có thể giúp bạn rank tốt hơn trong SERPs
19. Keyword Research (nghiên cứu từ khóa)
Keyword research là một hành động nghiên cứu chuyên sâu và chọn lọc những từ khóa mà bạn cho rằng là tốt nhất để có thể viết bài và bắt đầu seo những bộ từ khóa mà bạn nghiên cứu ấy.
20. Keyword spam là gì?
Đây là một hành động cố tình lặp đi lặp lại nhiều lần từ khóa để cố gắng SEO, nhưng nó hoàn toàn phản tác dụng nếu bạn không khôn khéo.
21. Keyword Stuffing (nhồi nhét từ khóa) là gì?
Giống như keyword spam, là một hành động nhồi nhét những từ khóa không cần thiết vào bài viết để gia tăng thứ hạng trên Google. Tuy nhiên nên cẩn thận vì một khi Google phát hiện ra thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ Website
22. Long tail keyword là gì?
Long tail keyword là cụm từ chứa hơn 4 từ làm cho kết quả tìm kiếm rất cụ thể.
Các cụm từ dài này được sử dụng bởi các chuyên gia SEO thông minh khi họ cố gắng thu hút lưu lượng truy cập chất lượng vào trang web của họ thay vì có lưu lượng truy cập ngẫu nhiên và tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, từ khóa đuôi dài dễ xếp hạng so với từ khóa đơn.
23. Từ khóa LSI là gì?
Các từ khóa LSI được liên kết về mặt ngữ nghĩa với từ khóa chính mà người dùng nhập qua các công cụ tìm kiếm.
Với việc sử dụng các từ khóa LSI, được liên kết với các từ khóa chính về mức độ phù hợp, các công cụ tìm kiếm có thể xác định cấu trúc ngữ nghĩa của các từ khóa và trích xuất ý nghĩa ẩn của văn bản để mang lại kết quả phù hợp nhất trên SERPs.
24. Thẻ Heading là gì?
Trong SEO, thẻ tiêu đề hoặc tiêu đề được sử dụng để phân tách tiêu đề và tiêu đề phụ của bất kỳ nội dung nào khỏi phần còn lại của trang web. Có 6 thẻ tiêu đề được sử dụng trong SEO theo phân cấp từ trên xuống.
Khác nhau, từ h1 đến h6, các thẻ tiêu đề mang lại sự gắn kết trong nội dung cùng với sự liên quan và tính nhất quán của từ khóa trong kết quả tìm kiếm được hiển thị trên SERPs.
25. URL Canonical là gì?
URL Canonical liên quan đến khái niệm chọn URL tốt nhất cho các trang web mà khách truy cập muốn xem. Ngoài ra, được gọi là thẻ tags, các URL này giúp cung cấp nội dung khi nhiều phiên bản của cùng một trang có sẵn trên Internet. Do đó, nó được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến sao chép nội dung.
Ví dụ, hầu hết mọi người sẽ xem xét các url này:
www.example.com
example.com/
www.example.com/index.html
example.com/home.asp
Nhưng về mặt kỹ thuật tất cả các url này là khác nhau.
26. Tiêu đề trang là gì?
Tiêu đề trang, còn được gọi là thẻ tiêu đề, là cụm từ được sử dụng để mô tả nội dung trang web. Thẻ tiêu đề xuất hiện trên các trang kết quả tìm kiếm ngay phía trên URL (xem bên dưới) và cũng xuất hiện ở đầu trình duyệt.
Đây là một trong những thành phần chính của SEO vì nó tổng hợp chính xác nội dung của bất kỳ trang nào và thường được tối ưu hóa với các từ khóa và thông tin liên quan khác để thu hút lưu lượng truy cập cao hơn.
27. Định nghĩa của URL là gì?
URL hoạt động như một thuật ngữ chung được sử dụng để chỉ định tất cả các loại địa chỉ web được tìm thấy trên web.
URL cung cấp cho người dùng các cách để xác định và định vị tài nguyên và tài liệu trên web. URL chứa các giao thức internet, địa chỉ IP của máy chủ lưu trữ và tên miền cùng với các thông tin khác.
28. Meta là gì?
Meta cũng được gọi là thuộc tính HTML sẽ cung cấp mô tả chính xác về bất kỳ nội dung trang web. Các mô tả này hoạt động như các đoạn xem trước của các trang web trên trang SERP.
Thẻ meta, lý tưởng nhất phải nằm trong 150 ký tự , nâng cao giá trị quảng cáo của các trang web và có thể đạt được số lần nhấp chuột lớn hơn của người dùng, nếu được thực hiện chính xác.
29. Backlinks là gì?
Backlink cũng được gọi là các liên kết đến giúp người dùng chuyển từ một trang web này sang các trang web khác. Những liên kết này đóng một phần quan trọng trong SEO.
Khi công cụ tìm kiếm của Google xem nhiều liên kết ngược chất lượng đến một trang, nó sẽ xem trang đó phù hợp hơn với truy vấn tìm kiếm, giúp trong quá trình lập chỉ mục của nó và cải thiện thứ hạng hữu cơ trên SERPs.
30. Liên kết Do-Follow là gì?
Liên kết theo dõi, cho phép máy tính liên kết của Google có tên là PageRank đếm tất cả các liên kết gửi đến từ các trang web và trang web khác làm điểm liên kết.
Liên kết hoặc điểm liên kết càng cao thì thứ hạng tìm kiếm của trang web đó càng lớn, vì các liên kết này làm cho trang web xuất hiện rất phù hợp và phổ biến đối với các công cụ tìm kiếm Google.
31. Liên kết No-Follow là gì?
Liên kết No-Follow hoàn toàn ngược lại với liên kết Do-Follow vì các thuộc tính liên kết đó không cho phép các bot của Google theo dõi chúng. Những liên kết này không thể bị theo dõi bởi robot; chỉ có con người có thể làm điều đó.
vd Link text
32. Liên kết nội bộ Internal Linking là gì?
Internal Linking là một quá trình cung cấp các siêu liên kết trên các trang web kết nối với cùng một tên miền. Đó là một cách khác để hướng khách truy cập từ một trang web đến một trang web khác.
33. Liên kết incoming links là gì?
Liên kết trong, còn được gọi là liên kết đến hoặc liên kết ngược, tham khảo các siêu liên kết có trên trang web của bên thứ ba chỉ hướng người dùng đến trang web của bạn.
Liên kết trong có thể được dựa trên cả văn bản và đồ họa. Tuy nhiên, các liên kết trong văn bản hữu ích hơn trong việc thu hút lưu lượng truy cập lớn hơn và cải thiện mức độ PageRank của bất kỳ trang web nào.
34. Liên kết gửi đi là gì?
Liên kết ngoài là một siêu liên kết trỏ đến một miền được nhắm mục tiêu hoặc bên ngoài và khác với các liên kết có trên miền Nguồn. Ví dụ: nếu bạn cung cấp liên kết của các trang web bên thứ ba khác trên trang web của bạn, thì đó sẽ là các liên kết bên ngoài đến trang web của bạn.
Các liên kết ngoài có tầm quan trọng lớn trong SEO vì chúng cung cấp cho các trang web của bạn chất lượng và giá trị cao hơn cho xếp hạng công cụ tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm của Google tính các liên kết ngoài là phiếu bầu của bên thứ ba giúp cải thiện thứ hạng của trang web của bạn.
35. Tại sao backlinks quan trọng trong SEO?
Từ quan điểm của SEO, có một sự khác biệt giữa backlinks và backlinks chất lượng.
Đối với tìm kiếm của Google, các liên kết ngược ngẫu nhiên không cung cấp bất kỳ trợ giúp. Google đánh giá chất lượng của các liên kết ngược có trên một trang web với sự liên quan được tìm thấy trong nội dung của cả hai trang web.
Cao hơn là sự liên quan giữa nội dung ban đầu và nội dung backlink, chất lượng của các liên kết ngược càng cao.
Backlink chất lượng mang lại lưu lượng truy cập giới thiệu nhiều hơn cho một trang web / blog và quan trọng nhất là sẽ cải thiện thứ hạng của một trang web.
36. Các yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của Google là gì?
Theo ông Andrey Lipattsev, Chiến lược gia cao cấp về chất lượng tìm kiếm tại Google, 3 yếu tố xếp hạng hàng đầu ảnh hưởng đến thuật toán công cụ tìm kiếm của Google là:
#1 Content
#2 Backlinks
# 3 Xếp hạng
37. robot.txt là gì?
Robots.txt là một cách để nói với Bots của Công cụ tìm kiếm về các trang web trên trang web của bạn mà bạn không muốn họ truy cập.
Robots.txt rất hữu ích để ngăn chặn việc lập chỉ mục các phần của bất kỳ nội dung trực tuyến
38. HTML là gì?
HTML là một ngôn ngữ của web, từ đó có các thao tác người dùng phải tuân thủ để Web có thể “ đọc “ được.
39. HTML Sitemap là gì?
HTML Sitemap bao gồm một trang HTML duy nhất có liên kết của tất cả các trang web khác. HTML Sitemap chứa tất cả các tệp văn bản được định dạng và các thẻ liên kết của bất kỳ trang web nào. Nó đặc biệt hữu ích khi bạn có một trang web lớn với nhiều trang web, bởi vì nó giúp bạn cải thiện việc điều hướng trang web của mình bằng cách liệt kê tất cả các trang web ở một nơi theo cách thân thiện với người dùng.
40. XML Sitemap là gì?
XML hoặc Extensible Markup Language chủ yếu được tạo ra để tạo thuận lợi cho chức năng của các công cụ tìm kiếm.
XML Sitemap tốt thông báo cho các công cụ tìm kiếm về số lượng trang có trên một trang web cụ thể, tần suất cập nhật của họ và thời gian sửa đổi cuối cùng được thực hiện trên chúng, giúp các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục chính xác trang web.
41. Làm cách nào tôi có thể biết được các trang Web được indextrong Google?
1) Người ta có thể kiểm tra Trạng thái Google Index của bất kỳ trang web cụ thể nào thông qua các công cụ Google Webmaster . Sau khi thêm trang web trên bảng điều khiển và xác minh quyền sở hữu, nhấp vào tab Trạng thái Index Index, sẽ hiển thị số lượng trang được Google lập chỉ mục.
2) Người ta cũng có thể thực hiện tìm kiếm thủ công trên Google bằng cách nhập vào trang web thanh tìm kiếm của Google: domainname.com và số lượng trang được lập chỉ mục sẽ phản ánh trên SERP.
42. Lỗi 404 là gì?
Lỗi 404 được coi là một trong những trở ngại nhiều nhất trong SEO. Khi một URL cụ thể được đổi tên hoặc không tồn tại, bất kỳ liên kết nào kết nối với URL đó sẽ dẫn đến lỗi 404.
Điều thú vị là, Google không phạt bất kỳ trang web nào vì lỗi 404. Tuy nhiên, nếu các công cụ tìm kiếm liên tục không thu thập được các liên kết nội bộ của bất kỳ trang web nào, thì thứ hạng tìm kiếm của trang web đó rất có thể giảm với lưu lượng truy cập thấp.
43. Chuyển hướng 301 là gì?
Chuyển hướng 301 được coi là một trong những cách hiệu quả nhất để thực hiện chuyển hướng trên bất kỳ trang web nào. Khi một địa chỉ web đã được thay đổi vĩnh viễn, tốt nhất là sử dụng chuyển hướng 301 sẽ chuyển hướng tất cả người dùng đến địa chỉ web mới.
Với chuyển hướng này, công cụ tìm kiếm chuyển tất cả các giá trị được liên kết với trang web cũ sang trang web mới.
44. Lỗi 400 là gì?
Lỗi 400 nghĩa là server bạn đang cố gắng truy cập không thể chạy lúc này, dữ liệu hiện tại đang bị thay đổi, nghĩa là nó không tuân theo giao thức http lúc này.
Vì vậy người dùng nên chỉnh sửa/ xem lại đường link cho chính xác để có thể truy cập được vào liên kết cụ thể.
45. Văn bản anchor là gì?
Văn bản anchor biểu thị cho một văn bản siêu liên kết. Các văn bản siêu liên kết như vậy liên kết đến các tài liệu hoặc vị trí khác nhau có sẵn trên web.
Các văn bản này thường được gạch chân và có màu xanh lam, nhưng các màu khác nhau có thể được cung cấp cùng với những thay đổi trong mã HTML.
46. Image Alt Text là gì?
Google Bots không thể xử lý hình ảnh trên web. Do đó, nó sử dụng các thuộc tính alt để hiểu nghĩa của hình ảnh.
Image Alt Text thường được coi là văn bản thay thế cho hình ảnh, cung cấp một văn bản thay thế cho trình thu thập dữ liệu web để lập chỉ mục trang web mang hình ảnh.
Thẻ alt được đặt đúng cụm từ có thể làm tăng thứ hạng SEO của hình ảnh trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm hình ảnh của Google, vì chúng có xu hướng tăng thêm giá trị cho trải nghiệm người dùng.
47. Công cụ quản trị trang web của Google / Google Search Console là gì?
Ans . Đó là vào ngày 20 tháng 5 năm 2015, Google đã thay đổi tên của các công cụ Google Webmaster thành Google Search Console.
Google Search Console cung cấp các dịch vụ web miễn phí cho các bậc thầy web bằng cách cho phép họ theo dõi và duy trì sự hiện diện trực tuyến của các trang web cụ thể của họ.
Google Search Console giúp chủ doanh nghiệp, chuyên gia SEO( gắn link khóa học) , quản trị viên trang web và nhà phát triển web xem các lỗi thu thập dữ liệu, thu thập thông tin, liên kết ngược và phần mềm độc hại chỉ bằng một nút bấm. .
48. Google Analytics là gì?
Ra mắt vào năm 2005 bởi Google, Google Analytics là một trong những công cụ phân tích mạnh mẽ nhất trong SEO, giúp các bậc thầy web theo dõi và giám sát lưu lượng truy cập trên trang web của họ .
Một trong những lợi thế của việc sử dụng Google Analytics là nó có thể được tích hợp với các sản phẩm khác của Google như Public Data Explorer, Google AdWords, v.v.
49. Google PageRank là gì?
Google PageRank là một phần mềm tính toán xác định mức độ liên quan của một trang web dựa trên số lượng liên kết ngược chất lượng mà nó chứa.
Nói cách khác, nếu Trang X liên kết với Trang Y, Trang Y được bình chọn bởi Trang X. Công việc của PageRank là diễn giải cả nội dung trang và tìm sự liên quan. Cao hơn là mức độ liên quan, tầm quan trọng lớn hơn được gán cho một trang nhất định của Google, điều này ảnh hưởng tích cực đến kết quả không phải trả tiền của trang web đó.
Lưu ý: Hiện tại Google không sử dụng PageRank để xếp hạng trang web.
50. Domain Authority là gì?
Được coi là một trong những yếu tố SEO có ảnh hưởng nhất, domain authority là một chỉ số hiệu suất chính được phát triển bởi Moz, đánh giá bất kỳ trang web nào trên thang điểm 1-100.
DA của bạn càng lớn, trang web của bạn càng có lưu lượng truy cập mạnh và xếp hạng cao trong Google.
Bạn có thể kiểm tra quyền hạn tên miền của bất kỳ trang web nào trong Open Site Explorer .
Số liệu này dự đoán hiệu quả thứ hạng tìm kiếm của bất kỳ trang web nào trong tương lai, dựa trên sức mạnh của domain authority.
Cơ quan tên miền được đánh giá để kiểm tra độ tin cậy của bất kỳ trang web nào. Rất nhiều liên kết ngược chất lượng cao và có liên quan giúp tăng Quản lý miền.
51. Công cụ tìm kiếm là gì?
Công cụ tìm kiếm đề cập đến một hoạt động cụ thể của các bậc thầy web trong đó một trang web được gửi trực tiếp đến công cụ tìm kiếm để tăng khả năng nhận biết và hiển thị trực tuyến của nó.
Nói cách khác, đó là một cách thông báo cho các công cụ tìm kiếm về sự tồn tại của bất kỳ trang web nào, sau đó được các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục và phản ánh trên trang SERP.
Điều này cũng được thực hiện bởi các nhà phát triển web và các chuyên gia SEO để các công cụ tìm kiếm phản ánh nội dung gần đây nhất của trang web.
Phần lớn các công cụ tìm kiếm hiện nay (Google, Bing và Yahoo) thu thập dữ liệu và lập chỉ mục các trang bằng cách theo các liên kết.
52. Search Engine Submission là gì?
Search Engine Submission trong SEO liên quan đến danh sách của bất kỳ địa chỉ web hoặc trang web nào với các chi tiết có liên quan trên các thư mục web khác nhau trong một danh mục cụ thể.
53. Landing page (trang đích đến)
Khi bạn click vào một đường link bất kì và bạn được chuyển hướng đến một trang nào đấy thì trang đó được gọi là landing page.
54. Link là gì?
Link là một đoạn chữ ( hoặc chữ) mà bạn có thể click vào. Khi người dùng click vào, họ sẽ được chuyển hướng đến một trang khác có thể chứa hình ảnh hoặc bài viết.
55. Nguồn cấp dữ liệu RSS là gì?
RSS (Tóm tắt trang web phong phú) là một định dạng để cung cấp nội dung web thay đổi thường xuyên. Nguồn cấp dữ liệu RSS cho phép nhà xuất bản cung cấp dữ liệu tự động. Một định dạng tệp XML tiêu chuẩn đảm bảo khả năng tương thích với nhiều máy / chương trình khác nhau.
Nguồn cấp dữ liệu RSS cũng có lợi cho người dùng muốn nhận được cập nhật kịp thời từ các trang web yêu thích của họ hoặc để tổng hợp dữ liệu từ nhiều trang web.
56. Khách đăng bài là gì?
Đây là quá trình tạo nội dung và xuất bản nội dung đó trên trang web của người khác. Blog đăng bài của khách cho phép hiển thị tiểu sử tác giả (nhà văn) ở đầu hoặc cuối bài đăng của khách.
Blog là nền tảng phổ biến nhất để đăng bài của khách. Đây là một cách tuyệt vời để xây dựng danh tiếng trực tuyến, liên kết ngược và cho một công ty để có được sự công nhận cần thiết.
57.Blog
Một blog là một phần của trang web của bạn nơi bạn đăng tải nhiều loại nội dung có thể có hoặc không liên quan đến tên miền của bạn.
Một blog giúp bạn tạo ra nhiều lưu lượng truy cập vào trang web của bạn vì vậy giúp bạn xếp hạng tốt hơn trên kết quả của công cụ tìm kiếm.
Chỉ cần đảm bảo rằng nội dung blog của bạn có liên quan đến tên miền bạn và bạn phải đăng tải những nội dung phù hợp
58. Thuật toán Google là gì?
Thuật toán Google là một tập hợp các lệnh được viết cho mục đích phản hồi lại với các kết quả tìm kiếm có liên quan đến các truy vấn được thực hiện.
Thuật toán của Google thực hiện công việc cho bạn bằng cách tìm kiếm các trang Web có chứa các từ khóa bạn đã sử dụng để tìm kiếm, sau đó gán thứ hạng cho mỗi trang dựa trên một số yếu tố, bao gồm số lần từ khóa xuất hiện trên trang, chất lượng của trang, v.v.
Google sử dụng nhiều tiêu chí khác thay đổi định kỳ để mang lại kết quả phù hợp hơn.
59. Google Panda là gì?
Google Panda là một thay đổi đối với thuật toán xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google được phát hành lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2011. Google Panda được tạo để nhắm mục tiêu các trang web xuất bản nội dung chất lượng thấp và phạt chúng.
60. Google Panda là gì?
Google đã ra mắt Cập nhật Penguin vào tháng 4 năm 2012 để xác định và điều chỉnh tốt hơn các trang web được coi là spam hoặc được tối ưu hóa quá mức.
Các trang web nhắm mục tiêu Penguin biểu hiện nhồi nhét từ khóa cũng như các trang web thực hành SEO mũ đen. Mặt khác, thuật toán này đã thưởng cho các trang web đã sử dụng SEO mũ trắng và có chất lượng cao theo nghĩa chung.
61. Black Hat seo là gì?
Black Hat SEO có nghĩa là thực hành phi đạo đức các nguyên tắc SEO. Trong phương pháp này, chủ sở hữu trang web không tuân theo bất kỳ hướng dẫn thích hợp nào của công cụ tìm kiếm mà họ dùng mọi cách chỉ để xếp hạng trên SERPs và không quan tâm đến lưu lượng truy cập trang web hay thương hiệu và thu nhập của trang.
61. White Hat SEO (SEO Mũ Trắng)
Trái ngược với Black hat SEO , white hat seo là những kĩ thuật tuân thủ với các luật được google đề ra mà người chủ website áp dụng để giúp seo một cách bền vững.
62. Cập nhật HTTPS / SSL là gì?
HTTPS là giao thức để liên lạc an toàn trên World Wide Web. Nó ngăn những kẻ nghe trộm nhìn thấy thông tin mà khách truy cập gửi hoặc nhận qua Internet.
63. Google Penalty là gì?
Google Penalty là tác động tiêu cực đến thứ hạng tìm kiếm của trang web dựa trên các bản cập nhật cho thuật toán tìm kiếm của Google và / hoặc đánh giá thủ công.
64. Mật độ từ khóa là gì?
Mật độ từ khóa là tỷ lệ phần trăm số lần từ khóa hoặc cụm từ xuất hiện trên trang web. Mật độ từ khóa có thể được sử dụng như một cách để xác định xem một trang web có liên quan đến một từ khóa hoặc cụm từ khóa được chỉ định hay không. Tỷ lệ phần trăm luôn luôn so với tổng số từ trên trang web.
65. Tần suất từ khóa là gì?
Tần suất từ khóa là số lần từ khóa hoặc cụm từ xuất hiện trên một trang Web.
66. Google sandbox là gì?
Google Sandbox là một bộ lọc được đặt trên các trang web mới do đó, một trang web không nhận được thứ hạng tốt cho các từ khóa hoặc cụm từ quan trọng nhất. Ngay cả với nội dung tốt, một trang web vẫn có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi hiệu ứng Sandbox.
Một trang web được sandbox khi nó mới và không được xếp hạng cho các cụm từ khóa không cạnh tranh đáng kinh ngạc trong Google.
>>> Tham khảo thêm về Google Sandbox tại đây!
67. Google Fetch là gì?
Ans. Fetch là một công cụ của Google cho phép bạn kiểm tra cách Google kết xuất URL trên trang web của bạn. Bạn có thể sử dụng Google Fetch để xem liệu Googlebot có thể truy cập một trang trên trang web của bạn hay không, cách nó hiển thị trang và liệu có bất kỳ tài nguyên trang nào bị chặn đối với Googlebot hay không.
ông cụ này có thể được sử dụng hiệu quả cho các mục đích sau:
- Khắc phục sự cố các trang web để cải thiện hiệu suất trong SEO.
- Gửi các trang để lập chỉ mục bất cứ khi nào nội dung được thay đổi đáng kể.
- Tìm ra các trang bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cuộc tấn công phần mềm độc hại.
68. CCTLD là gì?
Đó là tên miền cấp cao nhất của mã quốc gia.
66. Nội dung trùng lặp là gì?
Nội dung trùng lặp thường đề cập đến các phần đáng kể của nội dung trong hoặc trên các tên miền giống hệt nhau hoặc tương tự nhau.
69. CTR là gì?
Tỷ lệ thể hiện tần suất những người thấy quảng cáo của bạn kết thúc bằng cách nhấp vào quảng cáo đó. Tỷ lệ nhấp (CTR) có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn.
70. Bounce rate là gì?
Bounce Rate hay còn gọi là Tỷ lệ bỏ trang là tỷ lệ phần trăm số session (phiên truy cập) chỉ truy cập 1 trang duy nhất của người dùng và không có thêm tương tác nào khác trên trang (visitor engagement). Nói cách khác, Bounce Rate là tỷ lệ số người truy cập vào trang và thoát ra mà không xem thêm bất cứ trang nào khác hay click thêm vào các đường link khác trên trang.
71. Từ khóa dài là gì?
Từ khóa dài là cụm từ chứa hơn 4 từ giúp cho kết quả tìm kiếm rất cụ thể.
72. Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)
Affiliate marketing là một hình thức kiếm tiền trên mạng bằng cách bạn bán sản phẩm của người khác và hưởng hoa hồng. Bạn thậm chí không cần phải mua sản phẩm mà chỉ cần đăng ký tham dự bán thôi. Bạn có thể bán những sản phẩm thông tin như Ebooks, khóa học video/audio online, thậm chí bạn còn có thể hưởng 75% hoa hồng / 1 sản phẩm.
73. Algorithm ( Thuật toán)
Thuật toán (algorithm) là những chương trình của bộ máy công cụ tìm kiếm như google, bing,… để đưa cho bạn một giải pháp để trả lời câu hỏi bạn đặt ra cho nó.
74. Broken Links (liên kết bị hỏng)
Y như tên gọi của nó. Nhập không đúng URL hoặc khi trang web ấy đã thay đổi tên miền hoặc hosting của họ hiện tại không hoạt động. Điều này khiến người dùng khi bấm vào link thì được chuyển hướng tới một trang web 404, một trang không còn hoạt động.
75. Cache là gì?
Cache hoặc ‘Web Cache’ là một bản sao của tài liệu web như HTML Tags hoặc Hình ảnh (images) hoặc bất kỳ tài liệu nào khác của các trang web mà bạn đã truy cập, lưu trữ và sử dụng khi sử dụng công cụ tìm kiếm google. Nó cũng có thể được lưu trữ trong ổ cứng gắn ngoài của bạn.
76. Call to Action (CTA) là gì?
CTA nghĩa là bạn đang đòi hỏi/ làm cho một người truy cập thực hiện một hành động nào đó, ví dụ như mua hàng, click vào đường link, đăng kí vào email list bằng cách cung cấp email họ. Bạn sẽ muốn CTA của bạn thật rõ ràng và hiệu quả.
Một trong những lỗi tôi thường thấy nhiều nhất của mọi người là họ trở nên “quá rõ ràng” bằng cách cứ mỗi trang tôi truy cập họ lại hiện cái pop up chết tiệt liên tục và đòi tôi nhập email – FUCK!.
77. Click Bait là gì?
Click Bait là một kỹ thuật được sử dụng bởi các người làm content để thu hút sự chú ý và thu hút thêm lưu lượng truy cập vào trang web của họ để kiếm tiền / xây dựng thương hiệu.
78. CMS ( hệ thống quản lý nội dung)
CMS là một ứng dụng cho phép nhiều người dùng có hoặc không có kiến thức phụ trợ, đến chung một nơi và đăng tải nội dung của họ.
Ví dụ: Người dùng A không biết gì về các công cụ kỹ thuật và phụ trợ như Code hoặc HTML nhưng vẫn thích viết. Vì vậy Người dùng A có thể sẽ tham gia vào một phần mềm hoặc ứng dụng mã nguồn mở CMS rồi tất cả những gì anh ta phải làm là viết một phần nội dung đẹp và để cho phần mềm thực hiện phép thuật của nó trong tất cả các công cụ phụ trợ, và sau đó anh ta có thể xuất bản nó trên trang web.
79. Conversion (Chuyển đổi)
Conversion có nghĩa là chuyển đổi một khách truy cập vào thành một khách hàng và hy vọng họ sẽ trở thành khách hàng thân thiết. Nó có thể được thực hiện thông qua các tùy chọn khác nhau như:
Đăng ký nhận thư, mua hàng, nhận e books,…
80. Cookie là gì?
Một cookie web hoặc cookie của trình duyệt là một tệp dữ liệu nhỏ được lưu trữ trên trình duyệt. Nó chủ yếu lưu trữ tất cả dữ liệu và thông tin về các thông tin đăng nhập, giỏ hàng, thẻ tín dụng, mật khẩu, sở thích trang web, v.v.
Vì vậy, bất cứ khi nào bạn truy cập vào cùng một máy chủ là cùng một trang web nữa, bạn không phải nhập chi tiết nữa. Cookie web sẽ tự động làm điều đó cho bạn.
81. Cost per Thousand – CPM (Chi phí trên tỉ lệ 1000)
CPM là một thuật ngữ tiếp thị. Nhà quảng cáo phải trả một khoản tiền nhất định cho nhà xuất bản dựa trên 1000 lần hiển thị quảng cáo được tạo. Các “M” trong CPM đại diện cho số La Mã cho 1.000.
82. Cascading Style Sheets (CSS)
Cascading Style Sheet là một thuật ngữ trong code được sử dụng để mô tả các phần khác nhau của trang web của bạn …
83. Content spinning – Spin Content
Spin Content có nghĩa là copy nội dung có sẵn rồi thay thế bằng các từ đồng nghĩa.
Việc làm này thì không hề được đánh giá cao, thậm chí còn bị Google phát hiện và đánh dấu là web spam
84. CopyWriting
Copywrting Là một bài bán hàng bằng chữ. Một trong những thế mạnh của website, đó là thay vì bạn phải thuê một lượng lớn dân sale ( dân bán hàng) thì website bạn có thể làm cho bạn toàn bộ điều này.
85. Citation
Citation là các Web 2.0 và nó sẽ “đòi bạn” nhập những thông tin như :
Name (tên)
Address ( địa chỉ)
Phone ( số điện thoại)
Trang vàng là 1 ví dụ, Bạn có thể biến những trang như Facebook và các Web 2.0 khác thành Citation khi bạn nhập Name, Address và Phone.
86. CPA (Cost per action – trả tiền trên một hành động)
CPA là một cách kiếm tiền khác của Affiliate, nơi mà bạn được trả tiền dựa trên một hành động giúp bên chủ sở hữu sinh lời hoặc có giá trị. Nó có thể là mỗi lần bạn đưa 1 link đăng ký email cho ai đó và họ đăng ký, bạn sẽ được tiền từ nó.
87. Cpanel
Một dạng phần mềm hệ thống web giúp bạn có thể quản lý website bạn một cách dễ dàng và cài đặt wordpress.
88. Deep Link (liên kết sâu)
Deep Link là một liên kết chuyển hướng bạn trực tiếp đến trang cụ thể và không đến trang chính / trang chủ của trang web đó.
89. Dedicated Server
Dedicated Server là một máy chủ mà bạn thuê ngoài và nó sẽ tách rời từ công ty lưu trữ máy chủ. Nó được dành riêng bạn và sẽ không chia sẻ nó với bất kỳ khách hàng hoặc công ty khác như Share Hosting
90. Directory (Trang Thư mục)
Trang Directory ở đây là một trang trực tuyến với các chủ đề và lĩnh vực khác nhau được phân loại. Các ví dụ hay nhất là Trang vàng , Dmoz,… Khi bạn đăng kí những trang này nó cũng giống như Citation, sẽ giúp bạn rank tốt hơn trong SERPs và nhất là google maps.
Để hiểu rõ hơn điều tôi đang nói, bạn có thể coi cách tôi ứng dụng link Directory trong việc seo google map qua bài viết :”Case Study: Thống trị Google Map hàng loạt từ khóa“
91. Disavow Backlinks
Disavow nghĩa là từ chối một cái gì đó. Nếu bạn không muốn bất kỳ backlinks hoặc các backlinks đến từ bất kỳ trang web cụ thể nào, bạn có thể thông báo cho Google và sẽ không đưa liên kết cụ thể đó vào thang điểm tính bảng xếp hạng trang của bạn trên SERPs.
Vì các Backlinks rất quan trọng đối với bất kỳ trang web nào, các backlinks xấu có thể được tạo ra ( có thể do bạn vô ý tự làm hoặc do đối thủ bắn backlink xấu vào bạn) nên bạn nên báo cáo với google những backlinks này và từ chối nó để google không “nghĩ xấu” về bạn.
92. E-commerce site
Là một trang web thương mại điện tử, nơi mà họ bán những sản phẩm của họ hoặc của người khác online ( ví dụ như lazada, tiki)
93. External Links (link ngoài)
External link là những link mà khi bạn bấm vào, bạn được chuyển hướng tới một trang web khác.
94. EMD (Exact Match Domain – tên miền chính xác)
Exact match domain hay Near EMD ( tên miền gần chính xác) là những domain ( tên miền) chứa đựng từ khóa của bạn seo ở đây là tên của website luôn.
95. FootPrint (dấu chân)
Footprint là một trong những dấu hiệu lặp đi lặp lại khiến cho google sinh nghi và có thể phạt bạn. Một trong những ví dụ về footprint đó là PBN/ vệ tinh của bạn host trên cùng 1 hosting. Bạn có thể hiểu rõ hơn về footprint tại đây
96. Fiverr
Một trong những dịch vụ outsource lớn nhất thế giới cho đủ mọi ngành nghề nhưng với giá khởi điểm chỉ là 5$. Những người làm outsource trên đó được gọi là Gigs, và những Gigs càng được xếp hạng và reviewetốt thì càng được tin tưởng
97. GSA
Một tools chuyên dùng để xây dựng link, được biết đến rộng rãi cũng như được sử dụng nhiều trong giới seo.
98. PBN (Private blog network – tên miền cũ)
PBN là những website của bạn tạo ra / kiếm được để tạo backlink siêu chất đến website của bạn. Đây cũng là một trong những chiến lược link building tôi thích nhất.
99. Web 2.0
Bất kỳ trang web nào mà nội dung được xây dựng chủ yếu bằng cách khuyến khích người dùng có các trang của riêng họ. Ví dụ đầu tiên bao gồm MySpace và YouTube.
Hay bây giờ một số Web 2.0 lớn nhất bao gồm Facebook và Twitter. Web 2.0 có một ưu thế là nó dễ seo hơn một website mới bình thường bởi vì nó đã có một mức độ uy tín không hề nhỏ với các bộ máy tìm kiếm.
100. Seeding website là gì?
Seeding website hiểu đơn giản là hoạt động tối ưu website trở nên thân thiện với Google, nâng cao thứ hạng của website trên bảng xếp hạng. Mang lại sự tin tưởng với khách hàng khi nhìn vào website.
101. Doorway pages là gì?
Doorway pages được gọi là trang cửa ngõ, trang cầu nối, trang cổng thông tin, trang nhảy… là một thuật ngữ trong SEO dùng để chỉ những website hoặc trang con được tạo ra làm cầu nối trung gian, chuyển người dùng từ trang ban đầu sang các trang web hoặc website có nội dung khác với mục đích để có một xếp hạng cao hơn cho các truy vấn tìm kiếm cụ thể.
102. Social Bookmarking là gì?
Đánh dấu trang xã hội là một cách để mọi người lưu trữ, sắp xếp, tìm kiếm và quản lý “dấu trang” của các trang web. Người dùng có thể lưu các liên kết này vào các trang web mà họ thích hoặc muốn chia sẻ, sử dụng trang web đánh dấu trang xã hội để lưu trữ các liên kết này.
103. Nhận xét Blog là gì?
Nhận xét blog là một chiến lược tiếp thị trực tuyến phổ biến để lại các nhận xét về bài đăng trên blog, nơi một cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể quảng cáo trực tuyến.
104. WordPress là gì?
Một nền tảng mã nguồn mở và miễn phí cho giúp bạn tạo lập và thiết kế website dễ dàng. Hầu hết các trang web của tôi và cũng như đại đa số thế giới đều đang dùng wordpress.
Vậy là bạn đã nắm được các thuật ngữ quan trọng trong thế giới SEO.
>> Danh sách Seo Checklist
14/03/2019
3724 Lượt xem
Rankbrain là gì? Tất cả những gì bạn cần biết về Rankbrain
Rất nhiều người làm SEO, học SEO đã biết đến các thuật ngữ như Google Analytics, Google Search Console hay là Penguin, thế nhưng hầu hết chúng ta lại không để ý đến thuật ngữ Rankbrain, mà hiện nay, thời đại bùng nổ của chí thông minh nhận tạo mà chúng ta gọi là thời đại công nghệ 4.0 nó lại vô cùng quan trọng.
Vậy chính xác Google Rankbrain là gì? Cách thức hoạt động của nó ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Google RankBrain là gì?
(Ảnh minh họa Nguồn:backlinko)
Rank Brain là một chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng để giúp xử lý các truy vấn tìm kiếm của Google.
Trước RankBrain, 100% thuật toán của Google đã được mã hóa bằng tay. Vì vậy, quá trình đã diễn ra như thế này:
Trước kia thì các kỹ sư trực tiếp thay đổi, tính toán các thuật toán, nhưng hiện nay Rankbrain đã thực hiện các công việc đó một cách chính xác hơn rất nhiều.
Nói tóm lại, RankBrain tự điều chỉnh thuật toán.
Tùy thuộc vào từ khóa, RankBrain sẽ tăng hoặc giảm tầm quan trọng của backlinks, độ mới của nội dung, độ dài nội dung, quyền hạn của miền, v.v.
Sau đó, nó xem xét cách người tìm kiếm Google tương tác với kết quả tìm kiếm mới ra sao. Nếu người dùng thích thuật toán mới tốt hơn, thì nó sẽ giữ lại. Nếu không, RankBrain sẽ khôi phục thuật toán cũ.
Cách thức hoạt động của RankBrain như thế nào?
RankBrain có hai nhiệm vụ chính
1. Hiểu các truy vấn tìm kiếm (từ khóa)
Trước khi có Rankbrain, Google sẽ quét các trang để xem chúng có chứa từ khóa chính xác mà người dùng tìm kiếm.
Nhưng vì những từ khóa này hoàn toàn mới, Google không biết người tìm kiếm thực sự muốn gì. Vì vậy, họ đoán bằng cách cố gắng khớp các từ trong tìm kiếm của bạn với các từ trên một trang. Thế nhưng kết quả trả về có tới 15% là không chính xác. Bạn nghĩ 15% là ít đúng không? Nhưng khi bạn xử lý hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày, con số đó lên tới 450 triệu từ khóa.
Thế nhưng từ khi có Google RankBrain, nó đã vượt xa so với việc chỉ hiển thị ra những từ khóa đơn giản. Nó biến thuật ngữ tìm kiếm của bạn thành các khái niệm, và cố gắng tìm tất cả các trang có chưa kết quả đó. Kết quả chính xác đến 100%.
2. Đo lường cách mọi người tương tác với kết quả tìm kiếm(sự hài lòng của người dùng)
Chắc chắn rồi, RankBrain có thể hiểu các từ khóa mới, chưa bao giờ xuất hiện. Và nó thậm chí có thể tự điều chỉnh thuật toán.
Nhưng câu hỏi lớn là:
Khi RankBrain hiển thị một tập hợp kết quả, làm thế nào để biết liệu chúng có thực sự chính xác?
Chính vì thế, nó sẽ thực hiện nhiệm vụ quan sát của mình:
Nói cách khác, RankBrain sẽ hiển thị cho bạn một danh sách kết quả tìm kiếm mà họ nghĩ bạn sẽ thích. Nếu nhiều người thích một trang cụ thể trong kết quả thì họ sẽ giúp trang Web đó tăng thứ hạng.
Và nếu người dùng không thích trang đó thì sao? Họ sẽ bỏ trang đó và thay thế nó bằng một trang khác.
Vậy chính xác RankBrain quan sát cái gì?
Nó rất chú ý đến cách bạn tương tác với kết quả tìm kiếm. Cụ thể, nó sẽ dựa vào
- Organic Click-Through-Rate( Tỷ lệ nhấp tự nhiên)
- Dwell Time(Thời gian ngừng)
- Bounce Rate( Tỷ lệ thoát)
- Pogo-sticking
Chúng được gọi là tín hiệu trải nghiệm người dùng (tín hiệu UX).
Ví dụ cụ thể: Bạn tìm kiếm từ khóa sữa chua, nhưng trang đầu tiên và cả trang thứ hai bạn đọc không có thông tin bạn cần.
Vì vậy, bạn nhấn nút quay lại của trình duyệt một lần nữa và tìm đến kết quả thứ 3. Và thật may là trang này có chứa thông tin bạn cần, bạn dành ra 5 phút để đọc các thông tin trên đó.
Và Bankrain thấy rằng mọi người nhanh chóng rời khỏi một trang để nhấp vào một kết quả tìm kiếm khác, thì nó sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Google: Trang đó không tốt! Hãy cho nó xuống cuối kết quả tìm kiếm đi. Và những trang còn lại được người dùng nhấp vào nhiều hơn sẽ được đưa lên Top.
Vậy là bạn đã hiểu cách nó hoạt động rồi đúng không nào?
Vậy chúng ta cần làm gì với Rankbrain?
Tất nhiên là nó chỉ là máy, chứ không phải là con người. Vì vậy ta hoàn toàn có thể có các biện pháp để tối ưu Website của mình, hạn chế tối thiểu tác động của Rankbrain. Điều cần làm là cung cấp nội dung giá trị có ích với người dùng, đồng thời chơi theo luật của Google, kiểm tra thường xuyên các yếu tố như đã được nêu ở phần cách thức hoạt động của Rankbrain trình bày bên trên. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như cách thức hoạt động của Google và làm SEO hiệu quả với khóa học Seo.
Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích, chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả!
>> Nguyên lý hoạt động của GoogleBot mà các SEOer cần biết
>> Những lý do khiến Google đánh giá thấp website của bạn và cách khắc phục
14/03/2019
3052 Lượt xem
Bounce rate là gì? Tại sao nó lại được nhiều người quan tâm như vậy?
Tỷ lệ thoát (bounce rate) là tỉ lệ người dùng truy cập vào một website và sau đó rời đi hoặc thoát ra mà không có bất kỳ một tương tác nào hoặc nhấp qua bất kỳ một trang nội dung nào khác trên website đó. Vậy điều này gây nên tác hại gì với website của bạn, nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Tại sao nó lại được nhiều người quan tâm như vậy?
Mấu chốt dẫn đến bounce rate
- Khách truy cập tìm thấy bài viết của bạn, nhưng không thích nó và rời đi.
- Khách truy cập tìm thấy bài viết của bạn, nhanh chóng nhận được thông tin họ đang tìm kiếm và rời đi.
- Khách truy cập tìm thấy bài viết của bạn, họ nhấp vào liên kết đến một trang web khác và rời khỏi (ví dụ: liên kết liên kết đến Lazada, Tiki...)
Và ngay cả khi lý do bị trả lại là lý do đầu tiên. Điều đó VẪN không có nghĩa là trang web của bạn kém chất lượng. Điều đó chỉ có nghĩa là nguồn lưu lượng không phù hợp với nội dung của bạn. Có thể bạn của họ đã chia sẻ bài viết của bạn trên Facebook, họ đã nhấp vào nó vì tò mò, nhận ra rằng nó không dành cho mình và đã rời đi.
Đây là lý do tại sao Bounce Rate phức tạp hơn một chút so với các chỉ số khác. Không phải cứ nhìn thấy tỷ lệ thoát cao tức là Website của bạn đang gặp nguy. Tuy nhiên, để đề phòng mọi trường hợp xảy ra chúng ta cũng cần xem xét các nguyên nhân tiêu cực dẫn đến việc này. Bởi suy cho cùng, mục đích cuối cùng của chúng ta là luôn cố gắng cải thiện các trang web của mình, gia tăng lưu lượng truy cập đúng không nào?
Các nguyên nhân tiêu cực dẫn đến tình trạng Bounce rate:
1. Thời gian tải trang chậm
Sẽ không một ai đủ thời gian đợi chờ Website của bạn load cả, họ sẽ mau chóng rời đi và tìm đến một trang Web khác cung cấp trải nghiệm tốt hơn rất nhiều. Bạn nên biết rằng người dùng rất ít kiên nhẫn. Vì thế, bạn cần tránh sử dụng hình ảnh có dung lượng quá lớn ảnh hưởng đến tốc độ load trang,... Ngay từ đầu bạn nên thiết kế website chuẩn và tối ưu ngay từ đầu để tránh trường hợp như này xảy ra.
>>> Tham khảo ngay thêm: Thiết kế web chuẩn seo bằng Wordpress
2. Liên kết bị hỏng
Không có gì khiến khách truy cập nhấp ra khỏi trang web nhanh hơn trang trống hoặc lỗi 404. Điều này chắc chắn sẽ xảy ra theo thời gian nhưng điều quan trọng là phải kiểm soát các liên kết bị hỏng và sửa chữa chúng càng sớm càng tốt.
Google Analytics cung cấp một số tùy chọn tiện dụng để tìm các liên kết bị hỏng trên trang web của bạn. Bạn có thể tạo phân đoạn hoặc kích thước phụ cho nội dung trang của mình để lọc bất kỳ trang nào có thông báo như ‘Page not found’ hoặc ‘internal server error’. Khi bạn đã xác định được các trang có liên kết xấu, bạn có thể khắc phục sự cố và ngăn chặn các lần thoát tiếp theo.
3. Nội dung kém
Bạn cần sáng tạo ra giá trị cho khách hàng- đây là yếu tố sống còn
Vấn đề này được đề cập đến rất nhiều đối với dân SEO. Người ta sẵn sàng tẩy chay trang Web của bạn chỉ vì nội dung của bạn không tuyệt vời như bạn quảng cáo, hoặc họ không thấy bất cứ thứ gì có giá trị cả.
Hãy chắc chắn rằng bạn đang tạo ra thứ gì đó hữu ích và hấp dẫn cho khán giả của mình để khiến họ quan tâm và khuyến khích họ lui tới thêm trên trang web của bạn.
Cùng với đó là xem xét bố cục của các trang của bạn - trang web của bạn có được tối ưu hóa để xem trên thiết bị di động không? Ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại thông minh để nghiên cứu và giải trí - điều quan trọng là bạn đang phục vụ cho các yêu cầu của họ, vì thế đừng chỉ tối ưu hóa trên PC mà quên mất thị trường tiềm năng này.
4. Quá nhiều cửa sổ bật lên / quảng cáo xen kẽ
Các trang của bạn có cửa sổ bật lên chiếm phần lớn nội dung không? Điều này có thể khiến khách truy cập của bạn rời đi.
Người dùng Internet thích có trải nghiệm duyệt web hợp lý, không bị làm phiền. Và đương nhiên các quảng cáo xen kẽ (cửa sổ bật lên xuất hiện trong khi trang đang tải) che nội dung hoặc khó thoát khỏi khả năng sẽ khiến họ thất vọng. Theo một nghiên cứu của Hubspot đã chỉ ra rằng 73% mọi người không thích quảng cáo bật lên và 64% đã cài đặt các trình chặn quảng cáo vì họ thấy chúng gây phiền nhiễu hoặc xâm phạm.
Cũng như ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát của bạn, chúng có thể có tác động tiêu cực đến thứ hạng tìm kiếm của bạn.Thay vì có nguy cơ mất khách truy cập qua cửa sổ bật lên, hãy xem xét việc đổi chúng cho quảng cáo biểu ngữ hoặc nút CTA ít gây gián đoạn cho trải nghiệm duyệt web.
5. Backlink xấu từ website khác
Backlink xấu thường do các đối thủ tạo ra từ những trang không liên quan hoặc không lành mạnh… sử dụng Anchor text nhạy cảm… Điều này sẽ ngay lập tức bị google đánh dấu đen cho website của bạn và người dùng cũng chán ngán khi tiếp nhận thông tin không phù hợp nhu cầu.
Hy vọng bài viết cung cấp được cho các bạn cái nhìn toàn diện nhất về Bounce rate. Ngay lúc này bạn hãy truy cập Google Analytics và tìm hiểu ngay tỷ lệ thoát trên toàn bộ trang web của mình! Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
>> 7 phương pháp tăng tốc độ web - cải thiện chuyển đổi 7 %
>> Những lý do khiến Google đánh giá thấp website của bạn và cách khắc phục
>> 4 cách viết content marketing hiệu quả làm mới thương hiệu
13/03/2019
3142 Lượt xem
Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate) và những ảnh hưởng đến SEO
Tỷ lệ thoát trang là phần trăm người dùng rời khỏi website của bạn. Đối với hầu hết các website, tỷ lệ thoát (bounce rate) là điều không thể tránh khỏi. Giống như làm dâu trăm họ vậy, mỗi một khách truy cập lại có nhu cầu tìm kiếm khác nhau và sự thỏa mãn với thông tin nhận được của họ là hoàn toàn khác nhau. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến website có tỷ lệ thoát cao và những ảnh hưởng đến SEO của nó như thế nào, mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau để biết câu trả lời nhé.
1. Tỷ lệ thoát trang (bounce rate) là gì?
Tỷ lệ thoát (bounce rate) là tỉ lệ người dùng truy cập vào một website và sau đó rời đi hoặc thoát ra mà không có bất kỳ một tương tác nào hoặc nhấp qua bất kỳ một trang nội dung nào khác trên website đó. Nói một cách đơn giản là họ vào xem trang của bạn, sau đó thoát ra luôn mà không cần phải truy cập thêm vào bất kỳ một trang nào.
Tỷ lệ thoát trang
Bạn hãy tưởng tượng như khi bạn đang đi vào một quầy bar, nhưng vừa vào đến cửa thì bạn bỏ đi vì nội thất, vì thiết kế, không gian hoặc phong cách phục vụ ở đó không đúng như những gì bạn mong muốn. Điều này tương tự với trang web của chúng ta vậy. Bạn cần ghi nhớ kỹ càng điều này để hạn chế nhất có thể.
1.1. Tỷ lệ thoát được tính như thế nào trong Google Analytics?
Trong Google Analytics, số trang không truy cập được tính toán riêng dưới dạng phiên chỉ kích hoạt một yêu cầu duy nhất đến máy chủ Analytics. Ví dụ như người dùng mở một trang đơn trên trang web của bạn, sau đó thoát luôn mà không kích hoạt bất kỳ yêu cầu nào khác đến máy chủ Analytics trong phiên đó.
Tỷ lệ thoát được tính bằng cách chia số phiên trang đơn cho tổng số phiên. Hoặc là tỷ lệ phần trăm trong tổng số phiên trên trang web của bạn mà người dùng chỉ xem một số trang đơn và cũng chỉ kích hoạt một yêu cầu duy nhất đến máy chủ Analytics.
1.2. Tỷ lệ thoát chỉ được tính cho các trang đích
Tỷ lệ thoát trang chỉ được tính cho các trang đích. Trang đích là trang web mà người dùng truy cập đầu tiên khi họ đến website của bạn.
Có hai loại trang đích:
- Trang đích tự nhiên: Là trang web mà người dùng truy cập trực tiếp từ kết quả tìm kiếm, liên kết từ website khác hoặc mạng xã hội.
- Trang đích trả tiền: Là trang web mà người dùng truy cập thông qua quảng cáo trả tiền.
Tỷ lệ thoát được tính bằng cách chia số lượng phiên chỉ xem một trang duy nhất cho tổng số lượng phiên trên trang web đó. Ví dụ: nếu 100 người truy cập trang web của bạn và 50 người trong số họ chỉ xem một trang duy nhất, tỷ lệ thoát của bạn là 50%.
Khách hàng sẽ bỏ đi ngay nếu trang web của bạn load chậm như thế này
1.3. Bounce Rate và Exit Rate
Bounce Rate và Exit Rate là hai thuật ngữ thường được sử dụng trong phân tích web, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau. Dưới đây là sự khác biệt chính giữa chúng:
Bounce Rate
- Chỉ tính phiên 1 trang duy nhất, nghĩa là người dùng truy cập một trang duy nhất trên website của bạn rồi rời đi mà không xem thêm bất kỳ trang nào khác.
- Được tính trên cấp trang (tức là trên từng trang riêng lẻ).
- Thường sử dụng để đánh giá hiệu quả của nội dung trang web, sự phù hợp của landing page với quảng cáo, và trải nghiệm người dùng ngay khi truy cập.
Exit Rate
- Chỉ tính lần thoát cuối cùng trong một phiên. Ví dụ, nếu người dùng truy cập 3 trang web trên website của bạn, thì trang thứ 3 sẽ có Exit Rate cao hơn vì đó là trang cuối cùng họ xem trước khi rời đi.
- Được tính trên mức phiên (tức là trên toàn bộ phiên).
- Thường sử dụng để hiểu hành vi người dùng trong suốt phiên, xác định điểm thoát phổ biến và cải thiện luồng thông tin trên website.
1.4. Tỷ lệ thoát và SEO
Tỷ lệ thoát sẽ không liên quan trực tiếp đến hiệu suất SEO của website, bởi:
- Tỷ lệ thoát trang không phải lúc nào cũng là xấu. Tỷ lệ phần trăm số trang không truy cập sẽ phụ thuộc vào loại trang web. Vì vậy nó không phải là số liệu có thể được sử dụng trên tất cả các loại trang web.
- Google sẽ không biết tỷ lệ thoát trang của website bạn là bao nhiêu. Google chính thức cho biết, họ sẽ không sử dụng bất kỳ dữ liệu Google Analytics nào trong các thuật toán xếp hạng. Vì vậy, họ không hề biết tỷ lệ thoát của một trang web.
1.5. Tỷ lệ thoát cao có phải luôn xấu?
Không phải lúc nào tỷ lệ thoát trang cao cũng xấu, điều này cũng còn tuỳ. Nếu website của bạn lên top phụ thuộc nhiều vào việc người dùng xem trang thì tỷ lệ thoát trang cao sẽ xấu. Tuy nhiên, nếu web thành công do yếu tố khác thì tỷ lệ thoát trang cao cũng không phải là điều gì đó xấu lắm. Nếu bạn có trang web là trang như blog hoặc trang cung cấp các nội dung khác thì tỷ lệ thoát trang cao cũng là điều hoàn toàn bình thường.
Tỷ lệ thoát cao không phải lúc nào cũng xấu
2. Các vấn đề phổ biến nhất dẫn đến tỷ lệ thoát cao
Có rất nhiều lý do dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao, có thể kể đến một số lý do tiêu biểu như:
- Website có nội dung chán, ít thông tin hoặc không có thông tin mà người dùng đang cần tìm.
- Người dùng truy cập nhầm vào website do quảng cáo hoặc do mô tả văn bản gây nhầm lẫn nên khi vừa vào họ sẽ thoát ra luôn.
- Trang web chứa quá nhiều quảng cáo, thiết kế trang xấu không gây ấn tượng cho người dùng và đặc biệt là giao diện khó sử dụng nên người dùng chọn thoát ra và không ở lại.
- Trang web chỉ là một trang mà bất kỳ nhấp chuột nào vào cũng dẫn đến cùng 1 đường link. Như vậy tỷ lệ thoát trang sẽ cao.
- Người dùng ngày nay không có nhiều kiên nhẫn chờ đợi trang web tải. Nếu trang web của bạn tải quá chậm, họ sẽ nhanh chóng thoát ra và tìm kiếm trang web khác.
3. Điều gì được coi là tỷ lệ thoát tốt?
Tỷ lệ thoát tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Loại trang web
- Trang đích (landing page): Tỷ lệ thoát 50-60% có thể coi là tốt cho landing page vì người dùng thường chỉ truy cập landing page để thực hiện một hành động cụ thể (ví dụ: mua hàng, đăng ký email).
- Trang blog: Tỷ lệ thoát 60-70% có thể coi là tốt cho trang blog vì người dùng thường chỉ đọc một hoặc hai bài viết trên blog.
- Trang web nội dung: Tỷ lệ thoát 40-50% có thể coi là tốt cho trang web nội dung vì người dùng thường truy cập nhiều trang web để tìm kiếm thông tin họ cần.
Mục tiêu của trang web
- Tăng nhận thức thương hiệu: Tỷ lệ thoát cao hơn có thể chấp nhận được nếu mục tiêu của trang web là thu hút sự chú ý của người dùng và khiến họ ghi nhớ thương hiệu.
- Tạo khách hàng tiềm năng: Tỷ lệ thoát cao hơn có thể là vấn đề nếu mục tiêu của trang web là thu thập thông tin liên hệ của người dùng.
- Tăng doanh số bán hàng: Tỷ lệ thoát cao là điều không mong muốn nếu mục tiêu của trang web là bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
Hành vi người dùng
- Thời gian trên trang: Tỷ lệ thoát cao chấp nhận được nếu người dùng đã dành nhiều thời gian trên trang web.
- Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ thoát cao đôi khi sẽ không quan trọng nếu người dùng thực hiện hành động mong muốn (ví dụ: mua hàng, đăng ký) trước khi rời đi.
Nguồn truy cập
- Lượt truy cập trực tiếp: Tỷ lệ thoát cao sẽ là vấn đề nếu người dùng truy cập trực tiếp vào trang web của bạn nhưng không tìm thấy thông tin họ cần.
- Lượt truy cập từ Google: Tỷ lệ thoát cao ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn trên Google.
Tỷ lệ thoát 50-60% có thể coi là tốt cho landing page
4. Cách xem bounce rate trong Google Analytics
Trong Google Analytics, nếu muốn xem tỷ lệ thoát thì bạn có thể xem trong các báo cáo trong bảng dữ liệu, chẳng hạn như báo cáo được tìm thấy trong các tab Acquisition, Behavior, and Conversion (nằm trong thanh menu bên trái). Nếu muốn xem tỷ lệ thoát cho các trang web riêng lẻ trong Google Analytics, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm theo tên trang.
4.1. Báo cáo Landing Page
Để xem tỷ lệ thoát trong Báo cáo Landing Page, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập Google Analytics:
- Đăng nhập vào tài khoản Google Analytics của bạn.
- Chọn website bạn muốn xem báo cáo.
Truy cập Google Analytics
Bước 2: Mở Báo cáo Landing Page:
- Nhấp vào Hành vi > Nội dung trang web > Trang đích.
Bước 3: Xem tỷ lệ thoát:
- Tìm kiếm cột Tỷ lệ thoát trong báo cáo.
- Tỷ lệ thoát cho mỗi landing page sẽ được hiển thị trong cột này.
Xem tỷ lệ thoát trang
5. Cách giảm tỷ lệ thoát của bạn
Tỷ lệ thoát ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm SEO nên cần phải được khắc phục càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số cách giúp giảm tỷ lệ thoát cho bạn tham khảo:
5.1. Cải thiện tốc độ tải trang càng nhanh càng tốt
Như đã chia sẻ ở phần trên, một trong những nguyên nhân điển hình khiến tỷ lệ thoát trang tăng đó là do website chậm. Người dùng rất ghét phải chờ đợi, vậy nên nếu như thấy trang của bạn chậm họ sẽ nhanh chóng thoát ra và truy cập vào trang khác. Thêm nữa, việc trang có tốc độ tải chậm cũng ảnh hưởng, gây cản trở tới việc Googlebot thu thập thông tin, dẫn đến bài viết của bạn khó lên top. Để khắc phục những điều này, bạn cần phải cải thiện tốc độ tải trang càng nhanh càng tốt.
Một số cách để cải thiện tốc độ tải trang có thể kể đến như: Nén hình ảnh để giảm dung lượng file, sử dụng định dạng ảnh JPG thay vì PNG, đặt kích thước ảnh phù hợp, tối ưu hoá code bằng cách giảm thiểu JavaScript và CSS, sử dụng hosting chất lượng cao với dung lượng ổ cứng lớn,...
5.2. Tránh sử dụng pop-up
Sử dụng pop-up có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát trang của website vì:
- Pop-up sẽ che khuất nội dung trang web và khiến người dùng khó chịu, dẫn đến việc họ thoát trang.
- Làm chậm tốc độ load trang.
- Gây mất tập trung cho người dùng khỏi nội dung trang web, khiến họ không muốn tiếp tục đọc hoặc khám phá trang web.
- Một số người dùng có thể cảm thấy bị lừa dối khi họ truy cập vào một trang web và đột nhiên xuất hiện pop-up quảng cáo. Điều này có thể khiến họ mất niềm tin vào website và thoát trang.
Để giảm tỷ lệ thoát trang, tốt nhất là bạn nên tránh sử dụng pop-up.
Tránh sử dụng pop-up để không giảm tỷ lệ thoát của người dùng
5.3. Thu hút sự chú ý của người đọc
Nếu bạn muốn giữ chân người dùng ở lại website của mình lâu hơn thì bạn nhất định phải biết cách thu hút sự chú ý của người dùng. Có rất nhiều cách để làm được điều này, có thể kể đến như:
- Xây dựng content chất lượng, hay và hữu ích.
- Thiết kế trang ấn tượng, thân thiện với người dùng.
- Sử dụng hình ảnh và video hấp dẫn, chất lượng.
- Sử dụng định dạng rõ ràng để người đọc dễ hiểu và tiện theo dõi.
- Sử dụng các từ khóa phù hợp trong nội dung của bạn để website của bạn có thể được tìm thấy dễ dàng hơn trên Google.
5.4. Giảm thiểu việc sử dụng quảng cáo
Quảng cáo nếu như xuất hiện quá nhiều đôi khi sẽ che mất nội dung cần đọc. Thêm nữa, website chứa quá nhiều quảng cáo cũng khiến người dùng cảm thấy khó chịu, khi nếu chẳng may ấn nhầm phải cũng sẽ bị đẩy sang trang khác. Việc xuất hiện quá nhiều quảng cáo trên website chính là một trong những điển hình gây tỷ lệ thoát trang. Vì vậy, để giảm tỷ lệ thoát trang, tốt nhất là bạn nên giảm thiểu việc sử dụng quảng cáo, chỉ hiển thị một số lượng quảng cáo vừa đủ trên trang web của bạn. Bên cạnh đó cần đặt quảng cáo ở vị trí phù hợp, không che mất nội dung trên trang web.
5.5. Sử dụng liên kết nội bộ
Sử dụng link liên kết nội bộ là một kỹ thuật làm SEO được nhiều SEOer yêu thích và tin tưởng lựa chọn. Bởi việc chèn link liên kết sẽ giúp người dùng dễ dàng khám phá thêm các trang từ trang web của bạn. Nếu người dùng đang đọc bài viết của bạn thấy hay mà xuất hiện link liên kết nội bộ cũng có một tiêu đề hấp dẫn thì chắc chắn họ sẽ click vào để đọc tiếp. Điều này đã giảm tỷ lệ thoát trang, tăng khả năng giữ chân người dùng ở lại website lâu hơn.
Sử dụng link liên kết nội bộ là một kỹ thuật làm SEO được nhiều SEOer yêu thích
5.6. Cải thiện title và description phù hợp với nội dung của bạn
Ngoài những cách giảm tỷ lệ thoát như bên trên đã chia sẻ thì bạn cũng có thể áp dụng cách tăng tỷ lệ giữ chân người dùng tại trang bằng cách cải thiện title và description. Title và description là những nội dung tiếp xúc đầu tiên với người dùng, nếu muốn họ ở lại và không rời đi, bạn hãy tạo một title và description thật hấp dẫn, sao cho thu hút nhất. Bên cạnh đó, title và description cũng phải đúng chuẩn theo yêu cầu của SEO. Title khoảng 60 ký tự và description khoảng 165 ký tự đổ xuống là hợp lý.
5.7. Làm đẹp nội dung
Làm đẹp nội dung là một cách hiệu quả để giảm tỷ lệ thoát trang và tăng thời gian lưu trú của người dùng trên website. Dưới đây là một số cách để làm đẹp nội dung:
- Cấu trúc nội dung: Chia nội dung thành các đoạn ngắn, dễ đọc. Sử dụng heading, subheading, bullet points và numbered lists để định dạng nội dung. Sử dụng font chữ dễ đọc và kích thước phù hợp. Giãn cách dòng phù hợp để tạo cảm giác thoải mái cho người đọc.
- Hình ảnh và video: Sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao để thu hút sự chú ý của người đọc. Chèn hình ảnh và video vào các vị trí phù hợp trong nội dung. Sử dụng chú thích cho hình ảnh và video.
- Nội dung hấp dẫn: Viết nội dung hữu ích, phù hợp với nhu cầu của người đọc. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu. Kể chuyện để thu hút sự chú ý của người đọc. Sử dụng các kêu gọi hành động để khuyến khích người đọc tương tác với nội dung.
- SEO: Sử dụng các từ khóa phù hợp trong nội dung để website của bạn có thể được tìm thấy dễ dàng hơn trên Google. Sử dụng meta description hấp dẫn để thu hút người đọc click vào website của bạn.
Làm chủ kỹ năng SEO website bằng cách đăng ký học online. Khóa học sẽ giúp bạn biết cách phân tích đối thủ SEO, biết cách nghiên cứu thị trường và từ khóa SEO, biết cách gom nhóm từ khóa SEO nhanh nhất, hiệu quả nhất và sở hữu phương pháp tối ưu SEO Onpage, tối ưu liên kết nội bộ, tối ưu Social và Entity. Đăng ký ngay:
[course_id:2715,theme:course]
[course_id:3096,theme:course]
[course_id:1632,theme:course]
5.8. Hướng dẫn người dùng về những việc cần làm tiếp theo
Hướng dẫn người dùng về những việc cần làm tiếp theo trên website cũng là một trong những cách hiệu quả giúp giảm tỷ lệ thoát trang. Bởi khi người dùng truy cập website của bạn tức là họ đang tìm kiếm cách giải pháp cho một vấn đề nào đó. Nếu website của bạn cung cấp nội dung hướng dẫn họ cách giải quyết vấn đề đó, họ sẽ có nhiều khả năng ở lại trang web của bạn hơn.
Bên cạnh đó, khi cung cấp nội dung hướng dẫn chất lượng cao, website của bạn sẽ được xem là một nguồn thông tin đáng tin cậy. Điều này sẽ thu hút nhiều người dùng hơn đến với website của bạn và giúp họ ở lại trang web của bạn lâu hơn.
5.9. Cải thiện chất lượng nội dung của website
Cải thiện chất lượng nội dung của website là điều vô cùng quan trọng, vấn đề này được đề cập đến rất nhiều đối với dân SEO. Người dùng sẵn sàng tẩy chay trang web của bạn chỉ vì nội dung của bạn không tuyệt vời như bạn quảng cáo, hoặc họ không thấy bất cứ thứ gì có giá trị cả. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đang tạo ra thứ gì đó hữu ích và hấp dẫn cho khán giả của mình để khiến họ quan tâm và khuyến khích họ lui tới thêm trên trang web của bạn.
Nội dung tốt sẽ giảm tỷ lệ thoát trang
Cùng với đó là xem xét bố cục của các trang của bạn - trang web của bạn có được tối ưu hóa để xem trên thiết bị di động không? Ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại thông minh để nghiên cứu và giải trí - điều quan trọng là bạn đang phục vụ cho các yêu cầu của họ, vì thế đừng chỉ tối ưu hóa trên PC.
6. Kết luận
Vậy là bạn nguyên nhân khiến website có tỷ lệ thoát cao, tại sao khách truy cập của mình bỏ đi mà không ngoảnh lại rồi. Đối với SEO thì mọi chuyển động của khách hàng cần được đánh giá cần thận, chi tiết và đúng đắn, nếu không đối thủ cạnh tranh sẽ hạ gục bạn. Cùng với đó, việc nắm vững các kiến thức về SEO, xây dựng chiến lược và tối ưu website, nội dung được xem là yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công đưa Website của mình lên Top Google. Tất cả sẽ được hướng dẫn tại khóa học Seo. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
>> 7 phương pháp tăng tốc độ web - cải thiện chuyển đổi 7 %
>> 4 cách viết content marketing hiệu quả làm mới thương hiệu
>> Sự khác biệt giữa chuyển hướng 301 và 302 là gì?
13/03/2019
3553 Lượt xem
Điểm mạnh và điểm yếu của tên miền chứa từ khóa
Khi bạn tạo một trang web, một trong những điều đầu tiên bạn cần làm chính là đặt tên miền (domain). Một số doanh nghiệp đơn giản chỉ sử dụng tên công ty hoặc thuật ngữ có thương hiệu. Nhưng lại có những doanh nghiệp khác chọn lựa cách tìm ra từ khóa và gắn một hoặc hai từ khóa đó trong tên miền. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của tên miền chứa từ khóa.
Tên miền là gì, tên miền có từ khóa có những điểm mạnh và điểm yếu gì?
Tên miền là yếu tố đầu tiên quan trọng để tạo nên website
Tên miền được hiểu đơn giản là tên của một website trên internet. Nó giống như là địa chỉ nhà để giúp các thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường khi người dùng tìm kiếm. Ví dụ như unica.vn hay iNET.vn là tên miền.
Điểm mạnh của tên miền chứa từ khóa?
Nâng cao khả năng lên Top
Bạn nên nhớ rằng mỗi một ngày Google có hàng ngàn lượt tìm kiếm trên toàn cầu, và đương nhiên rồi, đáp ứng nhu cầu đó thì Google sẽ đưa cho người tìm kiếm những kết quả chính xác với từ khóa họ tìm nhất. Và đơn giản là tên miền của bạn có từ khóa đó, Google sẽ dễ dàng điều hướng đến Website của bạn hơn.
Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu
Người ta thường có thói quen ghi nhớ những gì ngắn gọn, dễ thuộc. Một khi bạn có tên miền gắn liền với sản phẩm hay dịch vụ của bạn, khách hàng sẽ thường xuyên ghé thăm Website của bạn hơn, và một khi họ ghi nhớ nó thì họ sẽ lan truyền nó với những người xung quanh.
Điểm yếu của tên miền chứa từ khóa?
Như trên đã nói rằng tên miền chứa từ khóa nâng cao khả năng lên Top của bạn, thế nhưng liệu rằng món hời béo bở này có dễ dàng? Câu trả lời là không. Thường thì với những tên miền chứa từ khóa như vậy sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, và những ai chịu đầu tư thì họ sẽ mua luôn tên miền như vậy.
Và với những tên miền chứa từ khóa nếu bạn không duy trì và củng cố nó thì kết quả tụt hạng sẽ rất nhanh.
Ta không thể phủ nhận được những lợi ích của tên miền chứa từ khóa, tuy nhiên việc khách hàng lui tới Website của bạn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa. Ví dụ như nội dung Website, giao diện thân thiện, backlink chất lượng,.... Vì vậy, chúng ta cần đầu tư cụ thể, chi tiết và có mục tiêu khi muốn làm SEO, từ việc thiết kế Website chuẩn Seo đến kỹ thuật SEO mà bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ cơ bản với khóa học SEO để xây dựng kế hoạch SEO hay tối ưu Website để thành công đưa Website của bạn lên Top Google,...Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại!
>> Tôi có nên thay đổi URL website của mình để làm SEO?
>> Những lý do khiến Google đánh giá thấp website của bạn và cách khắc phục
>> Thế nào là một website chuẩn SEO?
13/03/2019
2737 Lượt xem
Sitemap là gì? Cách tạo, khai báo và tối ưu sitemap chi tiết
Để nói về cấu trúc của một website thực sự không hề đơn giản và nói cụ thể hơn là phức tạp, sitemaps XML hay còn gọi là biểu đồ website, bạn có nghĩ rằng nếu tối ưu sitemaps XML sẽ làm cho web của bạn mạnh lên không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích sitemap là gì cùng những thông tin quan trọng liên quan để hỗ trợ bạn làm Seo thuận lợi hơn.
Sitemap là gì?
Sitemap là gì? Sitemap là một tập hợp các liên kết đến các trang web, được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định. Sitemap giúp cho các công cụ tìm kiếm và người dùng dễ dàng tìm thấy và truy cập vào các nội dung của bạn. Sitemap cũng có thể chứa các thông tin bổ sung về các trang web như thời gian cập nhật, mức độ ưu tiên, tần suất thay đổi,...
Sitemap là một tập hợp các liên kết đến các trang web
Các loại Sitemap thường gặp
Có nhiều loại sitemap khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và đối tượng sử dụng. Vậy các loại sitemap là gì và có bao nhiêu loại?
1. Sitemap HTML (dành cho người dùng website)
Sitemap HTML là một trang web chứa các liên kết đến các trang web khác trong cùng một website. Sitemap HTML giúp cho người dùng có thể dễ dàng điều hướng và khám phá các nội dung của website. Sitemap HTML thường được đặt ở cuối trang web hoặc trong menu chính. Sitemap HTML có thể được tạo thủ công hoặc tự động bằng các công cụ và plugin.
Sitemap HTML là một trang web chứa các liên kết đến các trang web khác trong cùng một website
2. Sitemap XML (dành cho bot công cụ tìm kiếm)
Sitemap XML là một tệp XML chứa các liên kết đến các trang web của bạn, cùng với các thông tin bổ sung như thời gian cập nhật, mức độ ưu tiên, tần suất thay đổi,... Sitemap XML giúp cho các bot công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng thu thập và lập chỉ mục các nội dung của bạn. Sitemap XML thường được đặt ở thư mục gốc của website hoặc trong robots.txt. Sitemap XML có thể được tạo thủ công hoặc tự động bằng các công cụ và plugin.
3. Sitemap ảnh
Sitemap ảnh là một loại sitemap XML chuyên dụng cho các ảnh trên website. Sitemap ảnh chứa các liên kết đến các ảnh, cùng với các thông tin bổ sung như tiêu đề, mô tả, vị trí địa lý,... Sitemap ảnh giúp cho các công cụ tìm kiếm có thể hiển thị các ảnh của bạn trong kết quả tìm kiếm ảnh. Sitemap ảnh có thể được tạo thủ công hoặc tự động bằng các công cụ và plugin.
Sitemap ảnh là một loại sitemap XML chuyên dụng cho các ảnh trên website
Tại sao website cần dùng Sitemap?
Sitemap có nhiều lợi ích cho website của bạn, đặc biệt là về mặt SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Dưới đây là một số lý do tại sao website cần dùng sitemap:
- HTML Sitemap giúp cho người dùng có thể tìm thấy và truy cập vào các nội dung của bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng, tăng khả năng giữ chân và tương tác của người dùng với website của bạn.
- HTML Sitemap giúp cho các bot công cụ tìm kiếm có thể dò theo các liên kết trong sitemap để thu thập và lập chỉ mục các trang web của bạn, đặc biệt là những trang web mới hoặc ít được liên kết.
- HTML Sitemap giúp cho các bot công cụ tìm kiếm có thể hiểu được cấu trúc và mối quan hệ giữa các trang web của bạn, giúp cho các trang web của bạn được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Những trang nào cần XML Sitemap?
Sau khi đã biết sitemap là gì, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc những trang web nào cần sử dụng XML Sitemap. Theo các chuyên gia, các trang cần dùng XML Sitemap đó là:
- Các trang web mới
- Các trang web có nhiều trang con hoặc sản phẩm khác nhau
- Các trang web có nội dung đa dạng và liên kết phức tạp
- Các trang web với nhiều URL bị lỗi hoặc khó truy cập
Những trang web cần sử dụng XML Sitemap
Cách xem sitemap của website
Để xem sitemap của website của bạn, bạn cần truy cập vào đường dẫn [Link website]/sitemap.xml. Khi đó, bạn sẽ nhìn thấy dữ liệu sitemap.xml hiển thị trên màn hình. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ SEOQUAKE để xem sitemap của website của bạn.
Ví dụ: Để xem sitemap của Unica, bạn gõ câu lệnh:
https://unica.vn/sitemap.xml
Kết quả thu được như sau:
Hướng dẫn cách tạo Sitemap cho website
Có nhiều cách để tạo Sitemap cho trang web của bạn như sau:
1. Đối với website wordpress
Đối với website wordpress, bạn có thể tạo Sitemap với các cách sau:
1.1. Cách 1. Tạo Sitemap trong WordPress mà không cần plugin
Đây là phương pháp đơn giản nhưng vẫn bị hạn chế một số tính năng nhất định. Bởi mãi đến tận tháng 8 năm 2020 sitemap vẫn chưa được tích hợp sẵn vào Wordpress. Tuy nhiên khi ra mắt Wordpress phiên bản 5.5 họ đã cho ra mắt tính năng về sitemap XML cơ bản. Việc này sẽ cho phép bạn tự động tạo được sitemap XML trong wordpress mà không cần phải sử dụng tới plugin. Đơn giản chỉ cần thêm wp-sitemap.xml vào cuối tên miền của mình là được.
Tạo sitemap không cần dùng plugin
Đối với tính năng Sitemap XML đã được Wordpress thêm vào với mục đích đảm bảo rằng tất cả các website mới đều có sitemap. Tuy nhiên tính năng này lại có phần kém linh hoạt bởi bạn sẽ khó kiểm soát được mỗi khi thêm bớt đường dẫn vào sitemap của mình.
Đăng ký khoá học SEO online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu về SEO, tối ưu hóa nội dung, xác định từ khóa, tăng cường trải nghiệm người dùng và nhiều kiến thức bổ ích khác.
[course_id:3008,theme:course]
[course_id:1592,theme:course]
[course_id:2417,theme:course]
1.2. Cách 2. Tạo Sitemap XML trong WordPress bằng All in One SEO
All in one seo là plugin cho phép bạn tạo sitemap bổ sung ví dụ như Sitemap tin tức hoặc sitemap video.
Trường hợp bạn cũng có thể tạo sitemap video nếu như bạn nhúng video thường xuyên vào các bài đăng hoặc các trang blog của mình. Nó cũng cho phép các công cụ tìm kiếm hiển thị các bài đăng trong kết quả tìm kiếm và tìm kiếm video cùng với thumbnail.
Tạo bổ sung sitemap video
Bạn cũng có thể tạo được sitemap tin tức bình thường nếu như bạn đang quản lý một trang web tin tức và muốn nó xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của google news. Bạn chỉ cần truy cập plugin All in one Seo chọn Sitemap và chuyển tới các tab Video Sitemap hoặc News Sitemap để khởi tạo các sitemap này.
Tạo sitemap bằng plugin All in one seo
Nhìn chung, All in one seo là một plugin tương đối tốt trong việc tạo sitemap bởi nó cũng cấp cho bạn sự linh hoạt nhất định. Ngoài ra, All in one seo cũng còn rất nhiều tính năng khác bạn có thể cài đặt và tìm hiểu thêm.
1.3. Cách 3. Tạo Sitemap XML trong WordPress bằng Yoast SEO
Đối với những Seoer thì chắc hẳn ai cũng biết đến plugin Yoast SEO. Với việc sử dụng plugin Yoast SEO sẽ tự động bật sitemap cho bạn.
Bạn chỉ cần cài đặt và kích hoạt plugin Yoast SEO. Sau đó vào giao diện tùy chỉnh SEO chọn General và chuyển qua tab Features. Bạn chỉ cần cuộn xuống và chọn XML sitemap đảm bảo nó ở trạng thái đang bật.
Tạo sitemap bằng plugin Yoast SEO
Cuối cùng bạn click vào nút Save change để lưu lại các thay đổi. Để kiểm tra chắc chắn rằng bạn đã khởi tạo sitemap thành công, bạn click vào dấu hỏi chấm như trong hình bên cạnh phần tùy chọn sitemap trên trang.
Kiểm tra sitemap
Sau đó, bạn click vào “See the XML Sitemap” để kiểm tra xem sitemap XML trực tiếp của bạn đã được tạo bởi Yoast Seo thành công chưa. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách thêm sitemap_index.xml vào cuối domain của bạn.
2. Đối với website code tay
Bước 1: Bạn truy cập vào website https://www.xml-sitemaps.com/
Truy cập vào website để tạo sitemap
Bước 2: Nhập URL và chọn Start
Bạn có thể bật/tắt một số tùy chọn trước khi bắt đầu:
Tự động tính toán mức độ ưu tiên
Bao gồm thông tin của lần thu nhập dữ liệu gần nhất
Nhập Url tạo sitemap
Bước 3: Sau khi quá trình xử lý kết thúc -> chọn View Sitemap Details
Chọn view sitemap details
Bước 4: Tải Sitemap về
Tải sitemap về máy tính
Bước 5: Upload file XML lên Hosting tại thư mục của website và kiểm tra với URL www.example.com/sitemap.xml
Cách khai báo sitemap của bạn với google webmaster tool
Google webmaster tool là một công cụ miễn phí của google cung cấp để giúp chủ sở hữu website có thể theo dõi và duy trì thứ hạng trang web của mình trong kết quả tìm kiếm. Việc bạn thêm sitemap vào google webmaster tool sẽ giúp nội dung của bạn nhanh chóng được google index nhanh hơn kể cả khi website của bạn là một website mới được xây dựng. Và để khai báo được sitemap của bạn với google webmaster tool trước tiên bạn phải đăng ký tài khoản.
Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu chọn một trong hai có thể là tên miền hoặc tiền tố URL. Unica khuyên bạn nên chọn tiền tố URL bởi nó dễ thiết lập hơn.
Cách khai báo sitemap của bạn với google webmaster tool
Có nên tách nhỏ Sitemap?
Không chỉ câu hỏi sitemap là gì được quan tâm mà nhiều người làm Seo còn rất chú ý tới vấn đề tách sitemap. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải tách nhỏ sitemap của bạn thành nhiều sitemap nhỏ hơn để giúp cho việc quản lý và cập nhật sitemap dễ dàng hơn.
Tách nhỏ sitemap thành nhiều sitemap nhỏ hơn để giúp cho việc quản lý và cập nhật sitemap dễ dàng hơn
Dưới đây là một số lý do nên tách nhỏ sitemap:
- Website của bạn có nhiều trang web (hơn 50.000 trang web), vì một sitemap XML chỉ được phép chứa tối đa 50.000 URL hoặc có dung lượng tối đa 50 MB.
- Website của bạn có nhiều loại nội dung khác nhau như nội dung văn bản, nội dung ảnh, nội dung video,.., vì một sitemap XML chỉ được phép chứa một loại nội dung.
- Website của bạn có nhiều phần khác nhau như blog, sản phẩm, tin tức,.., vì một sitemap XML chỉ được phép chứa các URL thuộc cùng một miền hoặc cùng một thư mục.
[trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Mẹo tối ưu Sitemap với SEO
Sau khi tạo sitemap cho website, bạn nên tối ưu sitemap của bạn với SEO để tăng khả năng lập chỉ mục và xếp hạng của các trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm. Dưới đây là một số mẹo để tối ưu sitemap với SEO:
1. Sử dụng Công cụ & Plugin để tự động tạo Sitemap
Một cách đơn giản và hiệu quả để tạo sitemap cho website là sử dụng các công cụ và plugin có sẵn trên thị trường. Các công cụ và plugin này sẽ giúp bạn tạo sitemap một cách tự động, cập nhật sitemap một cách định kỳ và khai báo sitemap đến các công cụ tìm kiếm một cách nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng các công cụ và plugin sau:
- Google Sitemap Generator: Một công cụ miễn phí của Google, cho phép bạn tạo sitemap XML cho website của bạn, cập nhật sitemap mỗi khi có thay đổi nội dung và gửi sitemap đến Google Search Console.
- Screaming Frog: Một công cụ mạnh mẽ cho SEO, cho phép bạn tạo sitemap XML cho website của bạn, phân tích và sửa lỗi sitemap, gửi sitemap đến các công cụ tìm kiếm.
- Yoast SEO: Một plugin nổi tiếng cho WordPress, cho phép bạn tạo sitemap XML cho website, cập nhật sitemap mỗi khi có thay đổi nội dung, gửi sitemap đến Google Search Console và Bing Webmaster Tools.
Yoast SEO cho phép bạn tạo sitemap XML cho website
2. Gửi Sitemap của bạn tới Google
Một bước quan trọng để tối ưu sitemap với SEO là gửi sitemap của bạn tới Google, để Google có thể biết được và lập chỉ mục các trang web của bạn. Bạn có thể gửi sitemap của bạn tới Google bằng cách sử dụng Google Search Console như đã hướng dẫn ở phần trên. Bạn cũng nên gửi sitemap của bạn tới các công cụ tìm kiếm khác như Bing, Yahoo, Yandex,... để tăng khả năng tiếp cận của website của mình.
3. Ưu tiên các trang chất lượng cao trong sitemap
Một mẹo khác để tối ưu sitemap với SEO là ưu tiên các trang chất lượng cao trong sitemap, tức là các trang có nội dung độc quyền, chất lượng cao và liên quan đến mục tiêu của website. Bạn có thể ưu tiên các trang chất lượng cao trong sitemap của bạn bằng cách sử dụng các thuộc tính sau:
- lastmod: Thuộc tính này cho biết thời gian cập nhật cuối cùng của trang web. Bạn nên cập nhật thuộc tính này mỗi khi có thay đổi nội dung trên trang web để cho các công cụ tìm kiếm biết được trang web của bạn được cập nhật thường xuyên và chính xác.
- changefreq: Thuộc tính này cho biết tần suất thay đổi nội dung của trang web. Bạn nên đặt thuộc tính này theo mức độ thực tế của trang web, ví dụ: always, hourly, daily, weekly, monthly, yearly, never. Bạn nên đặt thuộc tính này cao hơn cho các trang có nội dung thường xuyên thay đổi và thấp hơn cho các trang có nội dung ít thay đổi hoặc không thay đổi.
- priority: Thuộc tính này cho biết mức độ ưu tiên của trang web so với các trang web khác trong cùng sitemap. Bạn nên đặt thuộc tính này theo mức độ quan trọng và chất lượng của trang web từ 0.0 đến 1.0. Bạn nên đặt thuộc tính này cao hơn cho các trang có nội dung độc quyền, chất lượng cao, liên quan đến mục tiêu của website và thấp hơn cho các trang có nội dung ít quan trọng hoặc trùng lặp.
Ưu tiên các trang chất lượng cao trong sitemap
4. Khắc phục sự cố URL không được index
Một vấn đề thường gặp khi tối ưu sitemap với SEO là URL không được index, tức là các trang web của bạn không được các công cụ tìm kiếm thu thập và lập chỉ mục, dù đã có trong sitemap. Bạn có thể khắc phục sự cố này bằng cách kiểm tra và sửa lỗi các nguyên nhân sau:
- URL bị chặn bởi tệp robots.txt hoặc thẻ meta robots. Bạn nên kiểm tra xem có URL nào bị chặn bởi tệp robots.txt hoặc thẻ meta robots không và loại bỏ các quy tắc chặn đó nếu bạn muốn URL đó được index.
- URL bị chặn bởi thuộc tính noindex hoặc nofollow. Bạn nên kiểm tra xem có URL nào bị chặn bởi thuộc tính noindex hoặc nofollow không, và loại bỏ các thuộc tính đó nếu bạn muốn URL đó được index.
- URL bị lỗi hoặc không tồn tại. Bạn nên kiểm tra xem có URL nào bị lỗi hoặc không tồn tại không và sửa lỗi hoặc loại bỏ URL đó khỏi sitemap.
- URL bị trùng lặp hoặc không chuẩn. Bạn nên kiểm tra xem có URL nào bị trùng lặp hoặc không chuẩn không, đặt URL chuẩn làm URL chính và đặt các URL không chuẩn làm URL phụ bằng cách sử dụng thẻ meta canonical hoặc thuộc tính rel="alternate".
Bạn có thể sử dụng Google Search Console để kiểm tra và sửa lỗi các URL không được index bằng cách sử dụng các tính năng sau:
- Coverage: Tính năng này cho biết số lượng URL được index, không được index, bị lỗi hoặc bị cảnh báo trong website của bạn. Bạn có thể xem chi tiết các URL theo từng trạng thái, xem nguyên nhân và cách khắc phục.
- URL Inspection: Tính năng này cho biết trạng thái index, lỗi và cảnh báo của một URL cụ thể trong website của bạn. Bạn có thể xem chi tiết các thông tin về URL đó, yêu cầu Google thu thập và lập chỉ mục lại URL đó nếu có thay đổi.
Khắc phục sự cố URL không được index
5. Chỉ bao gồm các phiên bản chuẩn của URL trong sitemap
Một mẹo khác để tối ưu sitemap với SEO là chỉ bao gồm các phiên bản chuẩn của URL trong sitemap, tức là các URL mà bạn muốn được hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Bạn nên loại bỏ các phiên bản không chuẩn của URL khỏi sitemap, tức là các URL mà bạn không muốn được hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Các phiên bản không chuẩn của URL có thể là:
- Các URL có tham số, ví dụ: https://example.com/product?sort=price&filter=color.
- Các URL có ký tự hoa hoặc thường, ví dụ: https://example.com/Product hoặc https://example.com/product.
- Các URL có giao thức http hoặc https, ví dụ: http://example.com hoặc https://example.com.
- Các URL có www hoặc không có www, ví dụ: https://www.example.com hoặc https://example.com.
- Các URL có đuôi định dạng hoặc không có đuôi định dạng, ví dụ: https://example.com/product.html hoặc https://example.com/product.
Chỉ bao gồm các phiên bản chuẩn của URL trong sitemap
6. Sử dụng thẻ meta robot hoặc robots.txt bất cứ khi nào có thể
Một mẹo khác để tối ưu sitemap với SEO là sử dụng thẻ meta robot hoặc tệp robots.txt bất cứ khi nào có thể để chỉ định cho các bot công cụ tìm kiếm những URL nào được phép hoặc không được phép truy cập và lập chỉ mục. Bạn nên sử dụng thẻ meta robot hoặc tệp robots.txt khi:
- Bạn muốn chặn các bot công cụ tìm kiếm truy cập và lập chỉ mục các URL không quan trọng, không cần thiết hoặc không muốn được công khai. Ví dụ: trang đăng nhập, trang lỗi, trang tạm thời, trang cá nhân, trang nội bộ, trang bảo mật,...
- Bạn muốn chặn các bot công cụ tìm kiếm truy cập và lập chỉ mục các URL trùng lặp hoặc không chuẩn. Ví dụ: trang phiên bản khác ngôn ngữ, trang phiên bản khác thiết bị, trang phiên bản khác định dạng,...
>>> Xem thêm: Khi nào nên sử dụng NoFollow cho link?
Sử dụng thẻ meta robot hoặc robots.txt bất cứ khi nào có thể
7. Không đặt URL “noindex” trong sơ đồ trang web
Một mẹo khác để tối ưu sitemap với SEO là không đặt URL “noindex” trong sơ đồ trang web của bạn, tức là các URL mà bạn đã đặt thẻ meta robot hoặc tệp robots.txt để chặn các bot công cụ tìm kiếm truy cập và lập chỉ mục. Bạn nên không đặt URL “noindex” trong sơ đồ trang web của bạn bởi vì:
- Điều này sẽ gây ra mâu thuẫn giữa sơ đồ trang web và thẻ meta robot hoặc tệp robots.txt để chặn các bot công cụ tìm kiếm truy cập và lập chỉ mục. Điều này sẽ làm giảm độ tin cậy và chính xác của sơ đồ trang web và có thể gây ra nhầm lẫn hoặc bỏ sót cho các bot công cụ tìm kiếm.
- Điều này sẽ làm tăng kích thước và độ phức tạp của sơ đồ trang web, làm giảm hiệu suất và tốc độ của việc thu thập và lập chỉ mục các trang web của bạn.
- Điều này sẽ làm mất đi mục đích của sơ đồ trang web là để cung cấp cho các bot công cụ tìm kiếm những URL quan trọng và chất lượng cao của website của bạn.
Không đặt URL “noindex” trong sơ đồ trang web
8. Tạo sitemap XML động cho các trang web lớn
Một mẹo khác để tối ưu sitemap với SEO là tạo sitemap XML động cho các trang web lớn. Tức là các trang web có nhiều trang web (hơn 50.000 trang web) hoặc có nhiều trang web thường xuyên thay đổi nội dung hoặc thêm mới nội dung. Bạn nên tạo sitemap XML động cho các trang web lớn bởi vì:
- Giúp tạo sitemap một cách tự động, cập nhật sitemap một cách định kỳ, gửi sitemap đến các công cụ tìm kiếm một cách nhanh chóng MÀ không cần phải tạo sitemap thủ công hoặc sửa đổi sitemap mỗi khi có thay đổi nội dung.
- Giúp giảm kích thước và độ phức tạp của sitemap bằng cách chia nhỏ sitemap thành nhiều sitemap nhỏ hơn và chỉ bao gồm các URL mới hoặc thay đổi nội dung trong sitemap.
- Giúp tăng hiệu suất và tốc độ của việc thu thập và lập chỉ mục các trang web của bạn bằng cách giảm thiểu số lượng URL cần được xử lý bởi các bot công cụ tìm kiếm, tăng cường độ tươi mới và chính xác của sitemap.
Tạo sitemap XML động cho các trang web lớn
9. Chỉ cập nhật thời gian thay đổi của bạn khi bạn đã thực hiện một thay đổi quan trọng
Một mẹo khác để tối ưu sitemap với SEO là chỉ cập nhật thời gian thay đổi khi bạn đã thực hiện một thay đổi quan trọng, tức là một thay đổi có ảnh hưởng đến nội dung hoặc cấu trúc của trang web. Bạn nên chỉ cập nhật thời gian thay đổi của bạn khi bạn đã thực hiện một thay đổi quan trọng bởi vì:
- Tránh việc cập nhật thời gian thay đổi quá thường xuyên hoặc quá ít, mà có thể làm giảm độ tin cậy và chính xác của sitemap, có thể gây ra nhầm lẫn hoặc bỏ sót cho các bot công cụ tìm kiếm.
- Tăng khả năng lập chỉ mục và xếp hạng của các trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm bằng cách cho các bot công cụ tìm kiếm biết được các trang web của bạn được cập nhật thường xuyên và chính xác.
Xem thêm:
>> Nguyên lý hoạt động của GoogleBot mà các SEOer cần biết
>> Vấn đề Canonical trong SEO và cách khắc phục
Chỉ cập nhật thời gian thay đổi của bạn khi bạn đã thực hiện một thay đổi quan trọng
10. Có cần thiết đặt mức độ ưu tiên của các URL không?
Một câu hỏi thường gặp khi tối ưu sitemap với SEO là có cần thiết đặt mức độ ưu tiên của các URL không, tức là sử dụng thuộc tính trong sitemap XML để chỉ định mức độ ưu tiên của một URL so với các URL khác trong cùng sitemap. Bạn có thể đặt mức độ ưu tiên của các URL từ 0.0 đến 1.0, với 1.0 là mức độ cao nhất.
Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Google, việc đặt mức độ ưu tiên của các URL không có nhiều tác dụng bởi vì:
- Mức độ ưu tiên của các URL chỉ là một gợi ý cho các bot công cụ tìm kiếm, chứ không phải là một yêu cầu hay một chỉ thị. Các bot công cụ tìm kiếm có thể bỏ qua hoặc thay đổi mức độ ưu tiên của các URL theo quyết định của chúng, dựa trên các yếu tố khác như nội dung, liên kết, thuật toán,...
- Mức độ ưu tiên của các URL không ảnh hưởng đến xếp hạng của các URL trong kết quả tìm kiếm, mà chỉ ảnh hưởng đến khả năng lập chỉ mục của các URL. Các bot công cụ tìm kiếm có thể ưu tiên thu thập và lập chỉ mục các URL có mức độ ưu tiên cao hơn nhưng không có nghĩa là các URL đó sẽ được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
- Mức độ ưu tiên của các URL có thể gây ra nhầm lẫn hoặc sai lệch cho các bot công cụ tìm kiếm nếu bạn đặt mức độ ưu tiên quá cao hoặc quá thấp cho các URL hoặc không cập nhật mức độ ưu tiên khi có thay đổi nội dung hoặc cấu trúc của các URL.
Vì vậy, bạn có thể bỏ qua việc đặt mức độ ưu tiên của các URL trong sitemap hoặc chỉ đặt mức độ ưu tiên một cách tương đối và hợp lý. Việc này để tránh gây ra những vấn đề không cần thiết. Bạn nên tập trung vào việc cải thiện nội dung, liên kết và các yếu tố khác của các URL để tăng khả năng lập chỉ mục và xếp hạng của chúng trong kết quả tìm kiếm.
Việc đặt mức độ ưu tiên của các URL không có nhiều tác dụng
11. Giữ kích thước tệp càng nhỏ càng tốt
Một mẹo khác để tối ưu sitemap với SEO là giữ kích thước tệp càng nhỏ càng tốt, tức là giảm thiểu dung lượng của sitemap XML. Bạn nên giữ kích thước tệp càng nhỏ càng tốt bởi vì:
- Tăng tốc độ tải và xử lý của sitemap, giảm thiểu khả năng bị lỗi hoặc mất mát dữ liệu khi gửi sitemap đến các công cụ tìm kiếm.
- Tiết kiệm băng thông và tài nguyên máy chủ, tăng hiệu suất và ổn định của website của bạn.
Giữ kích thước tệp càng nhỏ càng tốt
Kết luận
Như vậy, thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu sitemap là gì. Sitemap là một công cụ hữu ích giúp cho robot của các công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc và nội dung của trang web một cách rõ ràng hơn. Việc sử dụng Sitemap giúp tăng khả năng xuất hiện của trang web trong kết quả tìm kiếm và cải thiện SEO cho trang web của bạn. Với các mẹo tối ưu Sitemap website được liệt kê trong bài viết này. Hy vọng sẽ giúp cho việc tạo và quản lý Sitemap dễ dàng hơn.
13/03/2019
3829 Lượt xem
Xây dựng link chất lượng cho website: Cách thực hiện và những sai lầm phổ biến
Xây dựng link chất lượng cho website là vấn đề luôn được các SEOer chú trọng và đặc biệt quan tâm. Bởi nếu như website có hệ thống link chất lượng thì chắc chắn sẽ tối ưu công cụ tìm kiếm. Xây dựng link chất lượng được xem như nghệ thuật đỉnh cao giúp website của bạn có cơ hội xếp hạng cao trên Google. Trong bài viết sau đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn các bước cơ bản để xây dựng link chất lượng, cùng khám phá nhé.
1. Tại sao cần xây dựng link chất lượng?
Trong quá trình xây dựng website, việc xây dựng backlink chất lượng là vô cùng cần thiết. Xây dựng link chất lượng là một yếu tố quan trọng để SEO website, tăng traffic, tăng nhận diện thương hiệu và tăng lợi thế cạnh tranh. Cụ thể những lý do cần xây dựng link chất lượng đó là:
- Tăng thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm (SEO): Google và các công cụ tìm kiếm khác sử dụng backlink để đánh giá độ tin cậy và uy tín của website. Một website có nhiều backlink chất lượng cao sẽ được đánh giá cao hơn và có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
- Tăng traffic cho website: Backlink từ các website uy tín sẽ giúp "dẫn dắt" lưu lượng truy cập về website của bạn, thu hút thêm khách hàng tiềm năng.
- Tăng nhận diện thương hiệu: Khi website của bạn xuất hiện trên nhiều website khác thông qua backlink, thương hiệu của bạn sẽ được biết đến rộng rãi hơn. Backlink chất lượng cao giúp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín cho thương hiệu của bạn.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate): Khi website của bạn có thứ hạng cao và traffic cao, tỷ lệ chuyển đổi (tỷ lệ khách truy cập thực hiện hành động mong muốn như mua hàng, đăng ký email, v.v.) cũng sẽ tăng cao.
Xây dựng link chất lượng là một yếu tố quan trọng để SEO website
2. Các hình thức Link Building phổ dụng
Trong quá trình khiển khai và xây dựng liên kết các SEOer sử dụng đa dạng rất nhiều các hình thức link building khác nhau. Dưới đây là 3 hình thức link building phổ biến đang được hầu hết các Marketer biết đến.
2.1. Inbound Link
Inbound Link, thường được gọi là Backlink, là một liên kết từ một trang web khác trỏ đến website của bạn. Nói cách khác, nó giống như một "lời đề nghị" từ một trang web khác cho rằng nội dung của bạn đáng tin cậy và hữu ích. Xây dựng Inbound Link chất lượng là một yếu tố quan trọng trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và các chiến lược marketing online khác.
Trên thực tế, không phải bất kỳ Inbound Link nào cũng có giá trị. Điều quan trọng là phải tập trung vào xây dựng Inbound Link chất lượng cao từ các website uy tín, có liên quan đến lĩnh vực của bạn. Tránh sử dụng các kỹ thuật "bẩn" như mua backlink, vì điều này có thể bị phạt bởi các công cụ tìm kiếm.
2.2. Outbound Link
Outbound Link hay còn gọi là External Link, là liên kết từ trang web của bạn trỏ đến một trang web khác. Nói cách khác, nó là một liên kết mà bạn "chia sẻ" với người dùng để cung cấp thêm thông tin, dẫn dắt họ đến các nguồn tài liệu hữu ích hoặc liên quan đến nội dung đang đọc. Sử dụng Outbound Link được xem là cách tốt nhất để bạn xây dựng mối quan hệ với các Blogger có cùng sở thích và hợp tác với các đơn vị liên quan cùng phát triển.
Khi thực hiện Outbound Link, tốt nhất là bạn nên liên kết với các Domain có liên quan đến sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của mình. Lợi ích của điều này là nó sẽ giúp các Search Engine hiểu được lĩnh vực, ngành nghề của bạn. Đồng thời, chất lượng cũng như độ tin cậy của trang của tăng cao, từ đó hỗ trợ công việc seo tốt hơn.
Outbound Link là một liên kết mà bạn "chia sẻ" với người dùng
2.3. Internal Link
Internal Link hay còn gọi là liên kết nội bộ, là liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng một website. Internal Link đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa website (SEO) và giúp người dùng dễ dàng điều hướng và khám phá nội dung website của bạn. Tuy nhiên, Internal Link thường sử dụng phổ biến để chỉ các liên kết trong nội dung trên các Page hơn.
Ngoài ra, Internal Link còn có chức năng xác định kiến trúc, phân cấp cho một trang Website và điều hướng Website, phân phối Page Authority. Internal Link có vai trò hướng dẫn người dùng truy cập các trang có giá trị cao, điều này giúp thúc đẩy khách truy cập hành động tích cực, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
3. Các mô hình liên kết
Các mô hình liên kết phổ biến hiện nay bao gồm: Mô hình kim tự tháp, mô hình liên kết và mô hình ngôi sao. Cụ thể các mô hình liên kết này như sau:
3.1. Mô hình kim tự tháp - Pyramid link
Mô hình kim tự tháp (Pyramid Link) là một kỹ thuật xây dựng liên kết trong SEO nhằm mục đích tăng thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm. Mô hình này được ví như một kim tự tháp với nhiều tầng, trong đó:
- Tầng 1: Website chính của bạn.
- Tầng 2: Các website vệ tinh (satellite website) được tạo ra để trỏ liên kết về website chính.
- Tầng 3: Các website vệ tinh của các website vệ tinh (tầng 2).
- Tầng n: Các tầng tiếp theo, có thể được tạo ra để tăng thêm số lượng liên kết.
Cách thức hoạt động:
- Giúp bạn tạo ra được các website vệ tinh với nội dung liên quan đến website chính.
- Trên các website vệ tinh, bạn đặt liên kết trỏ về website chính.
- Các website vệ tinh cũng có thể đặt liên kết đến các website vệ tinh khác (tầng 3, tầng n).
Sử dụng mô hình liên kết này bạn sẽ tạo được nhiều backlink nhanh chóng. Mô hình liên kết này rất thích hợp sử dụng cho những website mới.
Mô hình kim tự tháp - Pyramid link
3.2. Mô hình liên kết Link Wheel
Mô hình liên kết Link Wheel (bánh xe liên kết) là một chiến lược xây dựng backlink nâng cao trong SEO. Mô hình này hoạt động dựa trên việc tạo ra một mạng lưới liên kết giữa các trang web với mục đích tăng thứ hạng và uy tín cho website chính.
Cách thức hoạt động:
- Đầu tiên bạn tạo ra một số website vệ tinh (satellite website) liên quan đến website chính. Mỗi website vệ tinh sẽ có nội dung chất lượng và liên quan đến chủ đề của website chính.
- Sau đó bạn sẽ tạo liên kết: Trên mỗi website vệ tinh, bạn đặt liên kết trỏ về website chính. Bạn cũng có thể đặt liên kết giữa các website vệ tinh với nhau.
- Các liên kết này sẽ tạo thành một mạng lưới liên kết hình bánh xe, với website chính ở trung tâm.
Sử dụng mô hình liên kết này nếu như đúng cách sẽ mang lại hiệu quả SEO cao. Đồng thời giúp tăng uy tín và tăng traffic cho website.
3.3. Mô hình Star Link
Mô hình Star Link là một kỹ thuật xây dựng backlink trong SEO, dựa trên việc tạo ra một mạng lưới liên kết một chiều từ các website vệ tinh (satellite website) về website chính. Mạng lưới này được ví như một ngôi sao, với website chính ở trung tâm và các website vệ tinh bao quanh.
Cách thức hoạt động:
- Đầu tiên bạn tạo ra một số website vệ tinh với nội dung liên quan đến website chính. Nên chọn các website vệ tinh có cùng chủ đề hoặc lĩnh vực với website chính.
- Tiếp theo bạn tạo liên kết: Trên mỗi website vệ tinh, bạn đặt liên kết trỏ về website chính. Nên sử dụng anchor text phù hợp và liên quan đến nội dung website chính.
- Các liên kết từ các website vệ tinh sẽ hướng về website chính, tạo thành một mạng lưới liên kết hình ngôi sao.
Xây dựng backlink theo mô hình ngôi sao khá thông dụng tại Việt Nam. Ưu điểm của mô hình này đó là: Đơn giản và dễ thực hiện, hiệu quả SEO tương đối tốt, chi phí đầu tư ít, ít tốn thời gian và công sức.
Mô hình Star Link là một kỹ thuật xây dựng backlink trong SEO
4. 6 bước cơ bản để xây dựng link chất lượng
Để xây dựng được một hệ thống link chất lượng không phải là một điều đơn giản. Thấu hiểu điều đó, sau đây Unica sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn 6 bước cơ bản để xây dựng link chất lượng, hãy tham khảo ngay nhé.
4.1. Bước 1: Phân tích liên kết
Trước khi bắt tay vào việc xây dựng liên kết, bạn cần phân tích liên kết trước. Xem xét liên kết của bạn với đối thủ cạnh tranh, liên kết của bạn sẽ liên kết được với những đơn vị nào trong ngành. Để phân tích điều này, bạn có thể sử dụng công cụ Moz, Majestic hoặc Ahrefs.
Bên cạnh đó, hãy dành thời gian xem xét các trang thông tin, nội dung chất lượng có liên quan đến ngành nghề của bạn. Đối với các thông tin này, bạn hãy chú ý:
- Tìm và sắp xếp các liên kết theo giá trị từ cao xuống thấp.
- Không chỉ nhìn vào url, mà bạn còn xem đến trang web.
- Thực tế không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm thấy tất cả site, tuy nhiên bạn sẽ tìm thấy những trang khả thi nhất. Lúc này, bạn hãy lên ý tưởng tập hợp, phân tích danh sách theo thời gian nhé.
4.2. Bước 2: Đưa ra các mối quan hệ hiện tại
Bước tiếp trong quy trình xây dựng link chất lượng đó là đưa ra các mối quan hệ hiện tại. Thực tế, có rất nhiều khách hàng không mấy quan tâm đến đối tác, không quan tâm đến các mối quan hệ đáng tin cậy mà hiện tại mình đang có trong quá trình làm seo. Tuy nhiên, đây là điều không nên. Hãy làm việc để tạo nên mối quan hệ, mục đích để tạo ra một danh sách và trao đổi việc đặt liên kết với họ. Điều này rất có ích cho bạn.
Khi bạn đặt liên kết ở trong website của người khác, thì chắc chắn họ cũng sẽ thường xuyên yêu cầu ngược lại và dĩ nhiên là bạn vẫn phải OK chấp nhận. Tuy nhiên nếu từ chối được sẽ tốt hơn cho website của bạn vì nó có ảnh hưởng không tốt đến việc đánh giá của Google.
Xây dựng hệ thống link chất lượng
4.3. Bước 3: Thu hẹp danh sách link có được
Mục đích ngay từ đầu của bạn là xây dựng link chất lượng. Vì vậy, bước tiếp theo cần làm trong quá trình xây dựng hệ thống link cho website đó là thu hẹp danh sách link có được. Điều này có vẻ đi ngược với những người muốn có nhiều liên kết nhưng lại rất phù hợp với những người làm SEO muốn gắn link chất lượng, có chọn lọc.
Để gắn link chất lượng, bạn cần phải loại bỏ đi những link không phù hợp hay những link không phát huy được hết tác dụng.
Điều này có vẻ đi ngược với những người đang muốn có nhiều liên kết. Nhưng như ban đầu đề cập, chúng ta chỉ cần chất lượng. Để thu hẹp link hiệu quả, bạn cần chú ý một số yếu tố sau:
- Dựa trên nội dung của trang, họ có link với bạn không?
- Dựa trên nội dung mà họ muốn liên kết đến.
- Bạn có thể trao đổi với họ để họ viết nội dung cho trang của bạn không?
Ngoài ra, việc thu hẹp link cũng phải dựa vào quá trình đánh giá liên kết theo định lượng, định tính.
4.4. Bước 4: Xây dựng thêm mối quan hệ
Sau khi bạn đã thu hẹp được link và chọn được danh sách link chất lượng thì sẽ đến lúc bạn phát triển chiến lược tiếp cận. Đây là công việc không hề đơn giản, đòi hỏi bạn phải khéo léo và kiên nhẫn để xây dựng được thêm nhiều các mối quan hệ.
Các mối quan hệ bạn cần quan tâm ở đây đó là: Mối quan hệ với người nổi tiếng trong ngành nghề, lĩnh vực của bạn; mối quan hệ với các blogger khác. Hãy dành thời gian để xây dựng mối quan hệ với họ, mục đích để đề cập việc xây dựng một vài link.
Xây dựng các quan hệ với mục đích đặt link
4.5. Bước 5: Hãy sáng tạo
Việc xây dựng link chất lượng không thể bị động mà phải sáng tạo. Đây là việc thú vị nhưng mất rất nhiều thời gian suy nghĩ và phải làm nhiều việc. Sáng tạo tức là bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “chúng ta có thể làm gì để mọi người thật sự muốn link với bạn”. Nếu trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ biết mình phải sáng tạo và triển khai những gì. Giải đáp được câu hỏi này, việc xây dựng link chất lượng sẽ mang lại hiệu quả cao cho website của bạn.
4.6. Bước 6: Hãy chọn lọc lại
Thực tế, việc xây dựng link chất lượng không bao giờ kết thúc, cứ hết một lượt sau một thời gian bạn sẽ phải chọn lọc lại. Bởi bạn luôn có thể tìm được nhiều liên kết chất lượng hơn, vì vậy SEOer phải luôn tiếp tục tìm kiếm cơ hội để giúp website có nhiều liên kết chất lượng nhất. Đây được đánh giá là cách tốt nhất để nâng cao và làm mới chiến lược SEO. Nếu như bạn không chọn lọc, nhưng bổ sung link chất lượng thì chắc chắn bạn sẽ bị đối thủ vượt mặt.
Google căn cứ nhiều yếu tố để xếp hạng trang web, tuy nhiên trong đó link sẽ vẫn luôn là yếu tố quan trọng. Nếu bạn có hệ thống liên kết chất lượng thì nó sẽ giúp bạn tăng lượng truy cập lẫn doanh thu. Điều này chính là mong ước của hầu hết giới làm SEO, kinh doanh.
Liên tục cập nhập, chọn lọc link chất lượng
5. Những sai lầm khi xây dựng liên kết trong website
Quá trình xây dựng liên kết trong website không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Nếu trang web của bạn nhận quá nhiều liên kết từ những trang xấu, không hữu ích, nội dung kém,... thì thứ hạng của trang sẽ bị thay đổi. Khi này, bạn đừng lãng phí thời gian vào việc xây dựng backlink, hãy tham khảo nội dung dưới đây để tránh những sai lầm khi đặt liên kết trong website.
5.1. Sử dụng Link kém chất lượng
Hầu như khi làm SEO ai cũng muốn website của mình được đánh giá cao trên các công cụ tìm kiếm. Để làm được điều này, bạn tuyệt đối không được sử dụng link kém chất lượng. Link kém chất lượng là link từ các nguồn sau:
- Thư mục Web chất lượng thấp: Từ khóa ở đây cũng có chất lượng thấp.
- Bài đăng đến từ các trang, Blog chất lượng thấp.
- Liên kết Wiki.
- Các diễn đàn kém uy tín.
- Bình luận trên Blog.
- Các trang Social Bookmarking,…
5.2. Sử dụng một loại hình content cho nhiều nền tảng
Rất nhiều người trong quá trình làm SEO đang mắc lỗi sử dụng một loại hình content cho quá nhiều nền tảng khác nhau với mục đích phục vụ cho các công cụ tìm kiếm. Chính điều này đã gây hại khiến website mãi không lên top. Nếu bạn muốn tìm được các liên kết một cách tự nhiên, trước tiên bạn hãy tạo ra nội dung chất lượng dành cho người dùng, sau đó mới đến mục đích phục vụ cho các công cụ tìm kiếm.
Sử dụng content riêng cho các nền tảng khác nhau
Người dùng khi nhấp vào một liên kết, nếu như thấy nội dung được viết hay và hấp dẫn thì họ sẽ bị thu hút, từ đó ở lại trang lâu hơn. Vì vậy, hãy ưu tiên tạo ra những nội dung chất lượng để nâng cao trải nghiệm cho người dùng.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải thường xuyên sáng tạo nội dung mới và chỉnh sửa các bài viết cũ sao cho phù hợp với thời để thu hút hơn. Tuyệt đối tránh lỗi dùng một loại hình nội dung cho nhiều nền tảng vì nó sẽ khiến người đọc cảm thấy nhàm chán. Khi xây dựng nội dung, bạn có thể tận dụng nhiều dạng như: hình ảnh, Video, Infographic,… Đa dạng về loại hình nội dung sẽ tạo nên hứng thú, kích thích người đọc hành động.
5.3. Tối ưu hóa quá liều AnchorText
Khi xây dựng hệ thống link building, một điều hiển nhiên là bạn không thể bỏ trống Anchor Text. Bởi nó sẽ giúp Google hiểu hơn về ngữ cảnh của bài viết, đồng thời nó cũng sẽ mang những giá trị SEO nhất định. Mặc dù Anchor Text chính xác sẽ mang lại rất nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên để có hệ thống link chất lượng, bạn tuyệt đối không được tối ưu hoá quá liều Anchor Text.
Hãy cẩn thận khi thiết lập, tập trung vào việc đa dạng hóa AnchorText để mang lại hiệu quả tốt cho SEO. Điều này đồng thời cũng sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm ra được bài viết của bạn hơn.
5.4. Xây dựng những nội dung không liên quan
Xây dựng nội dung không liên quan sẽ không giúp ích được gì cho website. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xếp hạng SEO. Vì vậy, việc xây dựng nội dung liên quan đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng link building.
Ví dụ: Nếu bạn đang xây dựng bài viết với chủ đề SEO, hãy chắc chắn rằng bạn đã tạo những liên kết có liên quan để giúp người dùng hiểu rõ hơn về SEO.
Cần xây dựng nội dung liên quan đến website
5.5. Không Audit Backlink thường xuyên
Việc không audit backlink thường xuyên sẽ dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng cho SEO như: Mất thứ hạng SEO, ảnh hưởng đến uy tín website, mất traffic website,... Để khắc phục điều này, bạn cần phải audit backlink thường xuyên. Audit Backlink là quá trình bạn kiểm tra lại các liên kết trên trang, mục đích để phát hiện kịp thời các vấn đề như: Link Nofollow, liên kết không tìm thấy,… Từ đó, bạn có thể tối ưu SEO tốt hơn, hỗ trợ nâng cao thứ hạng trang web của bạn.
Để hỗ trợ quá trình audit backlink bạn có thể sử dụng các công cụ như: Ahrefs, Majestic, Monitor Backlinks,…
6. Kết luận
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách xây dựng link chất lượng cho website hiệu quả cho bạn tham khảo. Bên cạnh việc tạo nội dung chất lượng và SEO Onpage thì việc xây dựng Link Building cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp gia tăng sức mạnh cho Web. Nếu bạn muốn kinh doanh hiệu quả, website phát triển mạnh trên mạng internet hãy thực hiện chiến dịch Link Building chất lượng cao, đúng hướng nhé.
Chúc bạn thành công
13/03/2019
3122 Lượt xem
6 gợi ý giúp bạn lựa chọn từ khoá Google chuẩn không cần chỉnh
Keyword - Từ khóa chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong công việc SEO, việc nghiên cứu và tối ưu các từ khóa nhằm gia tăng lượng traffic cho Website đòi hỏi những kỹ thuật nhất định. Bạn cần có những nghiên cứu nghiêm túc cho việc này để đưa ra được các chiến lược, tích hợp toàn bộ công cụ để tối ưu cho nó. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý giúp bạn lựa chọn từ khoá Google chuẩn nhất.
Đặt mình vào vị trí là khách hàng
Không chỉ với SEO mà tất cả các công việc liên quan đến Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng đều cần nghiên cứu khách hàng thật cụ thể. Bạn muốn biết người ta cần gì, muốn gì, từ đó bạn mới có những đáp ứng cho họ và cạnh tranh được trên thị trường. Đối với SEO, bạn cần dựa vào sản phẩm hay là dịch vụ mà bạn cung cấp sau đó đưa ra một danh sách các từ, cụm từ khóa mà khách hàng có thể sẽ tìm kiếm nhiều và có xu hướng tìm kiếm.
Làm sao để lựa chọn từ khóa Google tối ưu?
Ví dụ: Bạn kinh doanh nhà ở, nhà trọ, bạn sẽ xây dựng các cụm từ như: ‘ Nhà trọ” hoặc “ nhà trọ giá rẻ”....
Tuy nhiên thì khi bạn nghĩ ra được, bạn nghiên cứu ra được các từ khóa hay cụm từ khóa này thì có nghĩa là đối thủ cạnh tranh của bạn cũng nghĩ ra được. Nếu trong thời gian đó, cụm từ này được tìm kiếm nhiều thì sẽ rất cạnh tranh và khó khăn cho bạn. Vì vậy ta sẽ đi đến gợi ý số 2.
Thêm các từ vào trước hoặc sau từ khóa
Việc bạn thêm các từ vào trước hay là sau từ khóa sẽ biến chúng thành một từ khóa khác, giảm tính cạnh tranh với đối thủ rất nhiều.
Ví dụ: địa chỉ nhà trọ, chỗ nào đi chơi, những địa điểm bán hoa ở hà nội,...
Khẳng định thương hiệu vào từ khóa
Cách này rất hữu hiệu khi bạn đã có nhãn hiệu riêng, càng hỗ trợ khẳng định vị trí của bạn. Tuy nhiên nó cũng khá hạn chế đối tượng tìm kiếm.
Ví dụ: Học trực tuyến Unica, Mặt nạ The face Shop,...
Sử dụng công cụ gợi ý của Google (Google Suggest)
Ta nên nhớ rằng, Google là mạng tìm kiếm lớn nhất hành tinh, và nó sẽ đưa ra những gợi ý từ khóa đang được tìm kiếm nhiều nhất, bạn hoàn toàn có thể sử dụng cách này. Tuy nhiên một nhược điểm là nó khá thủ công và mất nhiều thời gian của bạn.
>> Xem thêm: Tổng hợp các loại từ khóa trong SEO quan trọng nhất
Trở thành chuyên gia thiết kế website chuẩn SEO bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Thông qua khóa học, bạn sẽ nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet, biết cách thiết kế website chuẩn SEO, biết cách tích hợp giao diện bán hàng thời trang với woocommerce,... Đăng ký ngay:
[course_id:1981,theme:course]
[course_id:277,theme:course]
[course_id:1629,theme:course]
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Thật là lãng phí nếu bạn không tận dụng nguồn này, vì đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ có nhiều ý tưởng đa dạng mà bạn chưa nghĩ ra chẳng hạn. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo. Tuy nhiên đừng copy nguyên từ đối thủ, nếu bạn làm vậy thì Google sẽ phát hiện ra và phạt Website của bạn, ảnh hưởng đến toàn bộ các kế hoạch SEO. Tuy nhiên, đây được xem là một trong những yếu tố hàng đầu giúp bạn hoàn thiện Website của mình một cách tốt nhất.
Từ đó xây dựng kế hoạch SEO hoàn hảo, giúp bạn thành công đưa Website của mình lên Top Google. Đừng quá lo lắng nếu những kế hoạch SEO luôn khó nhằn đối với bạn, khóa học SEO chắc chắn sẽ là cuốn cẩm nang hàng đầu mà bạn không thể bỏ qua để nắm trọn những yếu tố quan trọng nhất trong SEO, giúp bạn dễ dàng lập kế hoạch SEO, kế hoạch từ khóa và tối ưu onpage một cách hiệu quả, thành công đưa Website của mình lên top Google.
Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa
Bạn có thể sử dụng Keyword Planner để nghiên cứu từ khóa, công cụ này do Google cung cấp, mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng nếu bạn không cần quá nhiều yêu cầu thì dùng nó là đủ. Ngoài ta bạn có thể tham khảo các công cụ free khác hoặc phải trả tiền khác sẽ tối ưu hơn. Ví dụ như:
- KeywordTool.io
- KWFinder
- Keyword Revealer
- Web master tool
[trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Kết luận
Vậy là chúng ta có những gợi ý hữu ích lựa chọn từ khoá Google chuẩn để phục vụ công việc SEO của mình rồi. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các kiến thức về các khóa học marketing online, khóa học Facebook, khóa học Youtube... với sự hướng dẫn và giảng dạy từ những chuyên gia hàng đầu tại Unica.vn.
>> Xem thêm: Top 10 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí tốt nhất
13/03/2019
3752 Lượt xem
Google lập chỉ mục hình ảnh là gì? Hình ảnh không được Google lập chỉ mục
Trên internet, Google không chỉ lập chỉ mục các trang web và nội dung văn bản mà còn mở rộng việc này đến cả hình ảnh. Tuy nhiên, có một số trường hợp mà hình ảnh không được Google lập chỉ mục, tạo ra những rắc rối cho người sử dụng và những người quản lý nội dung trên website. Trước khi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, hãy cùng Unica điểm qua khái niệm "Google lập chỉ mục hình ảnh là gì?" và những vấn đề liên quan đến việc hình ảnh không được Google lập chỉ mục.
Thế nào là lập chỉ mục hình ảnh?
Lập chỉ mục hình ảnh là quá trình mà Google thu thập, phân tích và lưu trữ thông tin về các hình ảnh trên Internet, để hiển thị chúng trên kết quả tìm kiếm của Google, đặc biệt là trên Google Hình ảnh. Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa liên quan đến hình ảnh, Google sẽ trả về các hình ảnh phù hợp với từ khóa đó, cùng với các thông tin như tiêu đề, địa chỉ URL, kích thước, định dạng,… của các hình ảnh đó.
Lập chỉ mục hình ảnh là một phần quan trọng của SEO, nó giúp trang web của bạn có thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google, tăng lượng truy cập, tăng thương hiệu và uy tín, tăng khả năng chuyển đổi khách hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả các hình ảnh đều được Google lập chỉ mục, mà chỉ những hình ảnh thỏa mãn các tiêu chí và yêu cầu của Google mới có thể được lập chỉ mục.
Google lập chỉ mục cho hình ảnh
Lỗi lập chỉ mục hình ảnh tới từ nguyên nhân nào?
Một số nguyên nhân khiến việc google lập chỉ mục hình ảnh bị gián đoạn đó là:
1. Không sử dụng hình ảnh có sẵn
Một trong những lỗi thường gặp khi google lập chỉ mục hình ảnh là không sử dụng hình ảnh có sẵn trên Internet, mà sử dụng hình ảnh do chính bạn tạo ra hoặc lấy từ các nguồn không được Google công nhận. Điều này sẽ làm cho Google khó có thể tìm thấy, phân tích và lưu trữ hình ảnh của bạn vì Google không biết được hình ảnh đó là gì, thuộc về ai, có liên quan đến từ khóa nào,…
Để khắc phục lỗi này, bạn nên sử dụng hình ảnh có sẵn trên Internet, mà có liên quan đến nội dung, từ khóa, đối tượng,… của trang web. Bạn cũng nên chọn những hình ảnh có chất lượng cao, rõ nét, đẹp mắt, hấp dẫn và phù hợp với ngữ cảnh. Bạn cũng cần chú ý đến bản quyền của hình ảnh, chỉ sử dụng những hình ảnh được phép sử dụng hoặc ghi rõ nguồn gốc và tác giả của hình ảnh.
Không sử dụng hình ảnh có sẵn có thể làm hình ảnh không được lập chỉ mục
2. Sử dụng hình ảnh gốc
Một lỗi khác khi lập chỉ mục hình ảnh là sử dụng hình ảnh gốc, tức là hình ảnh chưa qua chỉnh sửa, cắt gọt, thu nhỏ, nén,… Hình ảnh gốc thường có kích thước lớn, độ phân giải cao, định dạng không phổ biến,… Điều này sẽ làm cho Google khó có thể tải, hiển thị và lập chỉ mục hình ảnh của bạn vì Google sẽ phải mất nhiều thời gian, tài nguyên và băng thông để xử lý hình ảnh đó. Hơn nữa, hình ảnh gốc cũng sẽ làm cho trang web tải chậm, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và thứ hạng của trang web.
Để khắc phục lỗi này, bạn nên sử dụng hình ảnh đã qua chỉnh sửa, cắt gọt, thu nhỏ, nén,… để giảm kích thước, độ phân giải, định dạng,… của hình ảnh, mà vẫn đảm bảo chất lượng và rõ nét của hình ảnh. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Photoshop, GIMP, TinyPNG, Compress JPEG,… để chỉnh sửa hình ảnh. Bạn cũng nên chọn những định dạng hình ảnh phổ biến và được Google hỗ trợ như JPEG, PNG, GIF,…
Ảnh không được lập chỉ mục vì dùng ảnh gốc
3. Nâng cấp hình ảnh
Một lỗi nữa khi google lập chỉ mục hình ảnh là nâng cấp hình ảnh, tức là sử dụng các kỹ thuật như thêm hiệu ứng, thêm chữ, thêm biểu tượng,… để làm cho hình ảnh trở nên sinh động, độc đáo và nổi bật hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có thể làm cho Google khó có thể nhận dạng, phân tích và lập chỉ mục hình ảnh của bạn vì Google sẽ không thể đọc được nội dung, ý nghĩa và mục đích của các hiệu ứng, chữ, biểu tượng,… mà bạn thêm vào hình ảnh. Hơn nữa, nâng cấp hình ảnh cũng có thể làm cho hình ảnh của bạn trở nên rối mắt, khó nhìn và mất đi tính thẩm mỹ.
Để khắc phục lỗi này, bạn nên hạn chế sử dụng các kỹ thuật nâng cấp hình ảnh, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết, phù hợp và có ý nghĩa. Bạn cũng nên chọn những hiệu ứng, chữ, biểu tượng,… đơn giản, rõ ràng, dễ nhìn và dễ hiểu để không làm mất đi nội dung và chất lượng của hình ảnh gốc. Hãy cân đối giữa hình ảnh và văn bản, không nên quá nhiều hoặc quá ít hình ảnh trên trang web.
Nâng cấp hình ảnh có thể làm cho Google khó có thể nhận dạng, phân tích và lập chỉ mục hình ảnh
4. Dùng định dạng ảnh Gif
Định dạng ảnh Gif là một định dạng phổ biến cho các hình ảnh động, mang tính chất hài hước, thú vị và gây sự chú ý của người dùng. Tuy nhiên, định dạng này cũng có một số hạn chế như dung lượng lớn, chất lượng thấp, số màu hạn chế và không hỗ trợ hiệu ứng trong suốt. Do đó, bạn nên cân nhắc khi sử dụng định dạng ảnh Gif cho web của mình.
Nếu bạn muốn sử dụng hình ảnh động, bạn có thể thử các định dạng khác như WebP, APNG hoặc SVG. Những định dạng này có dung lượng nhỏ hơn, chất lượng cao hơn và hỗ trợ nhiều tính năng hơn so với Gif. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Ezgif hoặc CloudConvert để chuyển đổi định dạng ảnh trực tuyến.
Ảnh ở định dạng gif có thể không được lập chỉ mục
5. Định dạng ảnh PNG và JPEG
Định dạng ảnh PNG và JPEG là hai định dạng phổ biến nhất cho các hình ảnh tĩnh trên web. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý để tối ưu hóa hình ảnh cho SEO.
Định dạng ảnh PNG có ưu điểm là hỗ trợ hiệu ứng trong suốt, số màu không giới hạn và chất lượng cao. Tuy nhiên, định dạng này cũng có nhược điểm là dung lượng lớn, không hỗ trợ hình ảnh động và không tương thích với một số trình duyệt cũ. Vì thế, bạn nên sử dụng định dạng ảnh PNG cho các hình ảnh có nhiều chi tiết, màu sắc và cần trong suốt như logo, biểu tượng, đồ họa, biểu đồ,...
Định dạng ảnh JPEG có ưu điểm là dung lượng nhỏ, hỗ trợ hình ảnh động và tương thích với hầu hết các trình duyệt. Tuy nhiên, định dạng này cũng có nhược điểm là không hỗ trợ hiệu ứng trong suốt, số màu hạn chế và chất lượng thấp khi nén nhiều lần. Bởi vậy, bạn nên sử dụng định dạng ảnh JPEG cho các hình ảnh có ít chi tiết, màu sắc và không cần trong suốt như ảnh chụp, ảnh phong cảnh, ảnh nghệ thuật,...
Đăng ký khoá học SEO online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu về SEO, tối ưu hóa nội dung, xác định từ khóa, tăng cường trải nghiệm người dùng và nhiều kiến thức bổ ích khác.
[course_id:3008,theme:course]
[course_id:1592,theme:course]
[course_id:2417,theme:course]
6. Đặt tên và sử dụng thẻ alt
Đặt tên và sử dụng thẻ alt là hai yếu tố quan trọng để giúp Google hiểu và lập chỉ mục hình ảnh của bạn. Bạn nên đặt tên cho hình ảnh một cách rõ ràng, mô tả nội dung và chứa từ khóa mục tiêu của bạn. Bạn nên tránh sử dụng các tên tệp mặc định như IMG_1234.jpg hoặc DSC_5678.png, vì chúng không có ý nghĩa gì đối với Google và người dùng.
Thẻ alt là một thuộc tính HTML dùng để cung cấp một văn bản thay thế cho hình ảnh khi hình ảnh không thể hiển thị hoặc được tải về. Thẻ alt cũng giúp Google hiểu nội dung và mục đích của hình ảnh, cũng như cải thiện khả năng truy cập cho người dùng khi dùng máy đọc màn hình. Bạn nên sử dụng thẻ alt cho mọi hình ảnh trên web của mình, viết thẻ alt một cách ngắn gọn, chính xác và chứa từ khóa mục tiêu của bạn.
Sử dụng thẻ Alt để tối ưu hình ảnh
Kết luận
Đó là bài viết của mình về Google lập chỉ mục hình ảnh do Unica tổng hợp. Đây là một quá trình quan trọng để giúp hình ảnh của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm hình ảnh và thu hút người dùng đến web của bạn. Để tối ưu hóa hình ảnh cho SEO, bạn cần chú ý đến các yếu tố như nguồn gốc, kích thước, dung lượng, chất lượng, định dạng, tên tệp và thẻ alt của hình ảnh. Bằng cách áp dụng những mẹo đã chia sẻ trong bài viết này, bạn có thể cải thiện hiệu quả của hình ảnh cho SEO và tăng lượng truy cập cho web.
Xem thêm:
>> Tổng hợp toàn bộ nguyên nhân Google index website chậm
>> Những lý do khiến Google đánh giá thấp website của bạn và cách khắc phục
>> Nhận dạng và khắc phục các hình phạt từ Google
13/03/2019
3566 Lượt xem