Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Marketing

Nội dung ngắn và nội dung dài - lựa chọn thế nào cho vừa vặn?
Nội dung ngắn và nội dung dài - lựa chọn thế nào cho vừa vặn? Nếu tôi cho bạn một miếng bánh nhỏ, bạn có thể ngay lập tức thưởng thức nó. Bạn có thể thòm thèm hoặc thấy không ngon nhưng dù sao nó cũng nằm trong bao tử của bạn rồi. Đó là sự kích thích một cách nhanh chóng. Nhưng bạn có thể thưởng thức từng chút một, từ từ cảm nhận hương vị của nó nếu nhận được miếng bánh to hơn. Đó là sự kích thích một cách lâu dài. Nội dung dài hay nội dung ngắn cũng giống như miếng bánh vậy. Để thu hút được sự chú ý của khách hàng thì các bài viết với nội dung dài buộc bạn phải viết hay. Trong khi đó, với các bài viết có nội dung ngắn bạn thật sự cần tạo được sự nổi bật để khách hàng đi tới hành động ngay lập tức sau khi đọc nội dung của bạn. Bài viết dài - Ưu điểm: Bài viết dài là lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn truyền tải thông tin một cách chi tiết tới khách hàng. Tôi sẽ lấy một ví dụ để chứng minh nhận định này. Chẳng hạn bạn là một người có đam mê về lĩnh vực thời trang và đang có dự định mở một thương hiệu thời trang cho riêng mình. Thế nhưng bạn lại chưa hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Những thông tin chi tiết liên quan tới lĩnh vực của bạn hay những chia sẻ, lời khuyên từ những người đi trước là điều bạn cần nhất. Và đương nhiên những bài viết dài đáp ứng được điều đó. Một ưu điểm nữa của bài viết dài là nó giúp tăng time on site. Những bài viết có nội dung giá trị sẽ khiến người đọc ở lại trang lâu hơn. Bên cạnh đó, nếu bài viết gắn thêm các link nội dung liên quan thì rất có thể độc giả sẽ tiếp tục ở lại trang của bạn để tìm hiểu những nội dung đó. - Nhược điểm: Chính vì bài viết dài cung cấp nhiều thông tin nên nó rất dễ gây nhàm chán. Điều này đòi hỏi người viết bài phải có năng lực viết tốt, biến đổi linh hoạt ngôn từ tạo được cho người đọc cảm thấy họ đang đọc những thứ mới lạ từ chính một chủ đề. Bài viết ngắn - Ưu điểm:  + Thân thiện với các thiết bị mobile: Màn hình làm việc của các thiết bị mobile nhỏ hơn rất nhiều lần so với các thiết bị lớn như máy tính bảng hay máy tính. Trong khi đó nó lại được mọi người sử dụng rất nhiều để truy cập vào các trang mạng. Nếu nội dung bài viết quá dài đồng nghĩa với việc họ phải lướt màn hình nhiều lần để đọc được toàn bộ nội dung đó. Trong khi đó bài viết có nội dung ngắn sẽ phù hợp hơn rất nhiều. + Khả năng lan truyền cao: Hầu hết mọi người không dành nhiều thời gian để tập trung vào một thông tin nhất định, họ có xu hướng cập nhập nhiều thông tin hơn. Do đó, các bài viết ngắn dễ dàng thu hút họ và được họ chia sẻ nhiều hơn. - Nhược điểm: úng như hình thức của nó bài viết ngắn thì đương nhiên thông tin sẽ được tối ưu nhất có thể. Vì thế mà những bài viết dạng này sẽ không đáp ứng được nhu cầu của những người muốn tìm hiểu thông tin chuyên sâu.                        Vậy độ dài bao nhiêu là hiệu quả? Mức độ dài ngắn khác nhau của nội dung phụ thuộc rất lớn vào thông tin bạn muốn truyền tải hay đối tượng mà bạn hướng đến.  Nội dung dài thường phù hợp khi bạn muốn chia sẻ về trải nghiệm nào đó của bản thân tới mọi người, bạn có thể kể một câu chuyện hay một blog thì độ dài bài viết thường rơi vào khoảng một đến vài nghìn từ. Đó là điều cần thiết để câu chuyện bạn kể trở nên chân thực, lấy được sự tin tưởng của độc giả. Vì sẽ chẳng ai tin bạn đang là một chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu như bạn không cung cấp cho họ những khó khăn mà bạn đã trải qua và cách bạn vượt qua nó như thế nào để có được thành công như hiện tại. Tuy nhiên nội dung dài cũng dễ gây nhàm chán và đòi hỏi bạn phải có khả năng viết lách thật tốt. Trong khi đó, nội dung ngắn lại phù hợp các dạng bài nội dung thị giác, nội dung dạng bảng biểu hay danh sách,... Nội dung ngắn cũng dễ dàng thu hút các đối tượng không muốn tiêu tốn nhiều thời gian cho các bài quảng cáo. Như vậy, nội dung vừa đủ ở đây không chỉ là độ dài của bài viết mà nó phụ thuộc rất lớn vào cách bạn tiếp cận đối tượng cũng như khả năng tái hấp dẫn chủ đề mà bạn đang triển khai. Ngoài ra trong quá trình học Seo bạn cũng sẽ được những chuyên gia hàng đầu Unica hướng dẫn toàn bộ tiêu chuẩn content như thế nào giúp dự án của bạn thành công tuyệt đối và mang đến nội dung chất lượng cho người dùng.  Các khóa học Content sẽ là sự lựa chọn hàng đầu giúp bạn hiểu rõ cách sử dụng ngôn từ để chinh phục khách hàng thành công, đột phá doanh số và xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Chúc các bạn thành công! >> 5 loại nội dung thu hút mạnh sự chú ý từ khách hàng >> 4 cách viết content marketing hiệu quả làm mới thương hiệu
03/04/2019
1450 Lượt xem
Sự khác biệt giữa Content và Content Marketing
Sự khác biệt giữa Content và Content Marketing Sống dưới thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, thuật ngữ Content và Content marketing được nhắc đến thường xuyên. Tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn cho rằng Content và Content Marketing là một, không biết phân biệt Content và Content Marketing. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa hai khái niệm này? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu Content và Content Marketing một cách thấu đáo nhất. Content và Content Marketing là gì? Content là phần nội dung mà người đọc nhìn thấy trên website, đó có thể là đoạn văn bản, hình ảnh, video. Phục vụ người đọc nắm bắt được thông tin một cách đầy đủ và chính xác. Content marketing (tiếp thị nội dung) là hoạt động marketing của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu tập trung vào việc tạo ra & phân phối nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. Hay nói cách khác Content Marketing là một phương thức sử dụng những thông tin thích hợp và có giá trị nhằm thu hút khách hàng tiềm năng đến với bạn.  Những thông tin thông tin Content Marketing không chỉ hấp dẫn khách hàng, mà còn có thể gắn kết với đối tượng người tiếp nhận mục tiêu của bạn, thôi thúc họ mua sản phẩm. Từ đó, mang đến lợi nhuận cho công việc kinh doanh của bạn. Để viết ra được những content chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng thì bạn cần phải có kỹ năng viết content chuẩn. Content và Content Marketing là gì Dấu hiệu phân biệt Content và Content Marketing Như chúng ta đã biết, content là nội dung và phần nội dung đó phải đảm bảo được các yếu tố chính: Tối ưu hóa chuẩn theo công thức seo mà google quy định ra nhằm chỉ mục google về bài viết đó theo quy tắc cả thẻ tiêu đề, hình ảnh trình bày, liên kết có trong nội dung…Nội dung được viết phải hoàn toàn tự nhiên không được nhồi nhét từ khóa, nội dung không nhất thiết phải quá hay nhưng cũng phải làm cho người đọc lưu tâm và quan trọng thông tin cung cấp cho người đọc phải chính xác tránh gây hiểu nhầm tới khách hàng hay người xem, chuẩn hóa nội dung theo quy định chuẩn từ google, mật độ từ khóa, liên kết và các thẻ title, meta-description trong website. Nếu như bài bạn viết mà nội dung không hay hoặc không có gì hấp dẫn thì không bao giờ bạn giữ chân được khách hàng ở lại với bạn lâu. Content sẽ gắn kết với doanh số bán hàng, khách hàng, sản phẩm, đối tác, triển lãm thương mại và các sáng kiến tập trung bên ngoài khác. Content Marketing sẽ được thiết kế và phát triển dành cho mục đích tiếp thị, chứ không dành cho việc phát triển, mở rộng công ty. Nhiệm vụ duy nhất của Content Marketing chính là tạo ra và phân phối những nội dung giá trị, có liên quan để thu hút và giữ chân khách hàng. Và một khi đã chiếm được cảm tình, sự tin tưởng của khách hàng rồi thì việc họ mua hàng hay không chỉ còn là vấn đề về thời gian. Và 6 hình thức content marketing chính được đông đảo marketer áp dụng cho thương hiệu của mình bao gồm: Blogs, Ebook, Videos, Infographic, Email, Social media. Content marketing cần đáp ứng các yêu cầu: có ích; nổi bật; thu hút và độc đáo. Content marketing không phải là copywriting, cũng không phải truyền thông, cũng không phải thứ gì quá thần thánh. Nhưng Content marketing cũng cần có các concept để chiếm lĩnh trái tim khách hàng. Content Marketing là một hoạt động tiếp thị cần thiết để giữ chân khách hàng, tìm thêm khách hàng mới và giúp các công ty xây dựng một thương hiệu mạnh. Content marketing tập trung vào việc mang lại các thông tin có giá trị với người tiêu dùng. Đầu tiên, Content marketing sẽ hướng dẫn, dạy (education) người tiêu dùng về sản phẩm, mở đường cho việc mua hàng trong tương lai. Khi thương hiệu cung cấp cho người tiêu dùng điều gì đó giá trị, thì đồng thời cũng tạo ra tính gắn kết và lòng trung thành với thương hiệu (brand loyalty). Content marketing trong thời đại ngày nay đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận và giữ chân khách hàng ở lại với doanh nghiệp. Phân biệt Content và Content marketing Tầm quan trọng của Content và Content Marketing trong tương lai Hiện nay hầu hết các công ty đều thuê các chuyên gia nội dung để đảm nhận việc biên tập và quản lý thực hiện. Và chúng ta không thể phủ nhận rằng tầm quan trọng của content marketing đã đóng góp một phần to lớn trong việc quảng bá đưa thương hiệu tới gần hơn với người tiêu dùng. Trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ càng đề cao những người có khả năng sáng tạo nội dung, đặc biệt khi cân nhắc những vị trí lãnh đạo bởi khi đó Content và Content Marketing chính là hạt nhân của tiếp thị, kết nối và giao tiếp. Để nâng cao tay nghề viết content của bản thân, bạn hãy đăng ký khoá học online qua video ngay. Khoá học giúp bạn tư duy đúng về nghề content, gợi ý cách viết content đơn giản nhưng vẫn có sức hút, đồng thời chia sẻ công cụ giúp bạn viết content rảnh tay mà vẫn mang lại hiệu quả cao. [course_id:2283,theme:course] [course_id:2366,theme:course] [course_id:1156,theme:course] Các công cụ đánh giá hiệu suất content Để đánh giá hiệu suất của content có hiệu quả hay không, bạn cần chú ý tới một số khía cạnh tiêu biểu sau: Đánh giá hiệu quả Content Marketing Đánh giá hiệu quả của content Chiến dịch Content Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Vậy làm sao để có thể đánh giá được hiệu quả của Content Marketing. Bạn có thể kiểm định hiệu quả thông qua việc tìm câu hỏi cho các câu trả lời như sau: Có bao nhiêu Uses truy cập vào Blog Website của bạn trong vòng 1 tháng? Tỷ lệ giữa khách truy cập mới và khách truy cập trở lại? Tỷ lệ bài viết không có truy cập là bao nhiêu? Thời gian người dùng dừng lại ở bài viết của bạn? Lượng tương tác với các bài viết là bao nhiêu? Số lượng Like, Share trên bài đăng của bạn? Công cụ đánh giá hiệu suất Content Marketing Với các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Facebook, bạn dễ dàng đo lượng hiệu suất Content thông qua các công cụ và bảng dữ liệu. Với nền tảng Web cho SEO Content Marketing, bạn có thể sử dụng một số công cụ đo lường như sau: Google Analytics, Google Search Console, Ahrefs... Content Marketing là chiến lược lâu dài giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng và là công cụ xây dựng giá trị thương hiệu bền vững. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư nghiêm túc cho chiến lược tiếp thị nội dung dài hạn, đặc biệt là trong môi trường Marketong Online đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt.  Kết luận Qua bài viết chắc chắn bạn đã phân biệt Content và Content Marketing hiệu quả. Content Marketing là một quá trình của chiến lược Marketing còn Content là một trong những bước thực hiện quá trình đó. Đó là lý do mà việc xây dựng các chiến lược Content Marketing được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn xây dựng mục tiêu, quá trình triển khai, xây dựng Content và thành công nắm vững Insight khách hàng, từ đó biến khách hàng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng của mình. Vậy đâu là cách giúp bạn xây dựng kế hoạch một cách hiệu quả nhất? Tuyệt đối đừng bỏ qua những bí quyết đỉnh cao với khóa học 2 giờ xây dựng kế hoạch Content Marketing và nhiều khóa học content marketing hấp dẫn khác đang chờ bạn khám phá trên Unica.
03/04/2019
4963 Lượt xem
Làm sao để cải thiện hiệu quả tiếp thị nội dung?
Làm sao để cải thiện hiệu quả tiếp thị nội dung? Nội dung là nhân tố quyết định quảng cáo của bạn có thu hút được khách hàng hay không. Xây dựng được nội dung tốt là con đường ngắn nhất để đưa thương hiệu của bạn tới với khách hàng của mình. Vậy làm sao để cải thiện hiệu quả tiếp thị nội dung, hãy cùng Unica tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé.    Vị trí của tiếp thị nội dung trong Marketing Tiếp thị nội dung ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị của hầu hết các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để thuê các chuyên gia nội dung có tiếng để xây dựng và điều hành bộ phận tiếp thị của mình. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng, trong tương lai các tiếp thị bằng việc tiếp cận những đối tượng chưa có nhu cầu sử dụng sản phẩm sẽ bị thay thế bởi tiếp thị nội dung. Những nhận định đó không phải là không có cơ sở, nó dựa trên nguyên lý hoạt động của tiếp thị nội dung. Người dùng có thể tìm kiếm các thông tin liên quan với nội dung chính mà doanh nghiệp đăng tải. Và nếu thông tin đó hữu ích họ có thể chủ động liên hệ với doanh nghiệp để nhận được thông tin chi tiết hơn về sản phẩm mà họ đang quan tâm. Hơn thế nữa, doanh nghiệp có thể dựa trên các dữ liệu truy cập từ các trang tiếp thị nội dung để sàng lọc ra nhóm khách hàng chưa có nhu cầu và khách hàng đã có nhu cầu, thông qua đó xây dựng chiến lược phù hợp nhất để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần xây dựng content đối với marketing để có được những chiến dịch quảng cáo thương hiệu sản phẩm bằng các tham khảo các khóa học content marketing từ Unica.vn. Xây dựng chiến lược tiếp thị nội dung phù hợp nhất để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi khách hàng >> Xem thêm: 2 Xu hướng trình bày nội dung đi vào lòng người Làm thế nào để cải thiện hiệu quả tiếp thị nội dung? Không thể phủ nhận rằng tiếp thị nội dung mang lại những lợi ích đáng kinh ngạc. Nhưng nói qua cũng phải nói lại, dù cho nội dung có hay đến mấy nếu không được cải thiện và trình bày đúng lúc đúng chỗ thì chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả. Theo nghiên cứu của một số chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiếp thị ( Frank V. Cespedes - Giảng viên Trường Kinh doanh Harvard và Russ Heddleston - Tổng giám đốc của DocSend) trong 5 năm trở lại đây số lượng truy cập các trang điện tử của các công ty đã tăng hơn 800% thế nhưng lượng chia sẻ nội dung từ các trang này lại giảm đến 89% và chỉ 5% nội dung được tạo ra là nhận được 90% tương tác của khách hàng. Các số liệu này cho thấy rằng đang có sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng và chất lượng nội dung được tạo ra.Vậy làm thế nào để nội dung tiếp thị của doanh nghiệp bạn luôn thu hút được sự quan tâm từ phía khách hàng? Bạn cần lưu ý một số điểm sau đây: Thứ nhất, nội dung tối ưu luôn có lợi thế Ngày càng có nhiều quảng cáo xuất hiện trên các trang mạng xã hội. Trước sự “nhiễu loạn” bởi bị vây quay trước quá nhiều thông tin khách hàng thường có xu hướng lướt qua các trang đầu của nội dung. Nếu thông tin trên những trang này có ích với họ họ sẽ tiếp tục nghiên cứu nó hoặc sẽ ra khỏi trang nếu nó không phù hợp. Chỉ mất khoảng vài ba phút để khách hàng làm điều này. Vì thế lời khuyên cho doanh nghiệp của bạn là hãy tối ưu hóa nội dung muốn chia sẻ trong 2-5 trang. Thứ hai, nên phát triển kênh máy tính Kết quả nghiên cứu hành trình khách hàng cho thấy rằng trong giai đoạn đầu - giai đoạn trước khi mua hàng người dùng thường sử dụng các thiết bị nhỏ gọn như điện thoại di động để tra cứu nội dung mình quan tâm. Thế nhưng đến giai đoạn đưa ra quyết định mua hàng họ lại chuyển sang dùng máy tính. Đa dạng hóa giao diện và thiết bị truyền tải nội dung là điều không thể thiếu. Tuy nhiên bạn cần chú trọng tối ưu hóa nội dung trên máy tính nhiều hơn vì thiết bị này mang tới phần lớn doanh thu cho doanh nghiệp của bạn. Cải thiện hiệu quả tiếp thị nội dung giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu hiệu quả Thứ ba, không có “thời điểm vàng” chung cho mọi loại nội dung Con người thường có xu hướng hoạt động nhiều từ thứ hai đến thứ sáu và cuối tuần là được họ ưu tiên cho việc nghỉ ngơi hay chăm sóc gia đình. Do đó số lượng truy cập vào các ngày cuối tuần thường ít hơn những ngày khác. Cũng có nhiều nghiên cứu về thời điểm các trang xã hội có lượng truy cập đạt ngưỡng cao nhất và đưa ra lời khuyên nên đăng tải nội dung vào thời gian này. Việc cung cấp thông tin đúng thời khắc vàng là một cách tốt để nội dung của bạn tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên nó không phải là sự lựa chọn hoàn hảo của mọi loại nội dung. Thời điểm tốt nhất để truyền tải nội dung đến từ chính doanh nghiệp của bạn và đối tượng mà bạn tiếp cận. Đó là lý do mà việc xây dựng kế hoạch nội dung hay chiến lược Marketing hiệu quả với khóa học 2 giờ xây dựng kế hoạch Content Marketing được xem là yếu tố hàng đầu giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả tiếp thị nội dung thành công đưa thương hiệu của mình đến gần nhất với khách hàng và thành công bán cháy hàng với những lời chào hàng, nội dung bán hàng hấp dẫn nhất. Chúc các bạn thành công! >> Xem thêm: Nội dung dạng ngắn và dạng dài? Lựa chọn sao cho hiệu quả
03/04/2019
2175 Lượt xem
Gated content là gì? Cách Gated content mang lại hiệu quả
Gated content là gì? Cách Gated content mang lại hiệu quả Nên để nội dung công khai hay ẩn là một vấn đề nan giải phổ biến đối với các nhà tiếp thị hiện nay. Liệu những ưu điểm của việc chọn nội dung chất lượng và công khai có vượt trội hơn nhược điểm của việc yêu cầu khách hàng phải cung cấp thông tin cá nhân nếu muốn truy cập nội dung của bạn? Bài viết này sẽ làm rõ về Gated Content là gì cũng như cách áp dụng nó thế nào cho hiệu quả để bạn có thể kiểm soát nội dung đồng thời tăng lượng truy cập, khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Gated content là gì? Non-Gated Content là gì? Nhắc đến từ “gate” chúng ta thường liên tưởng tới cánh cổng. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản “Gate Content” là một cánh cổng phân cách giữa người truy cập với nội dung mà họ muốn tìm hiểu. Rào chắn này có thể được thiết lập bởi 1 form thông tin yêu cầu người dùng cung cấp những thông tin các nhân cơ bản thường là số điện thoại, địa chỉ email hay trả lời một số câu hỏi đơn giản. Trái ngược với Gates Content, Non - Gated Content là hình thức nội dung mà bất cứ ai cũng có thể tiếp cận một cách dễ dàng mà không phải chờ đợi, hay nói cách khác là nội dung đó không bị "khóa" bởi bất cứ rào cản nào. Sự khác nhau giữa Gated Content và Non - Gated Content Tại sao nên sử dụng Gated Content Mọi sự lựa chọn đều có ưu điểm và nhược điểm của nó. Điều quan trọng khi bạn đã đủ tin tưởng với quyết định của mình hay chưa mà thôi. Nếu bạn quan tâm đến việc phát triển thương hiệu từ những khách hàng có nhu cầu thực sự - những người không ngần ngại để vượt qua cánh cổng của bạn thì Gated Content là một lựa chọn thích hợp nhất. Bởi nó mang lại những lợi ích như sau: Hiểu khách hàng của mình hơn: Chính những thông tin mà người dùng cung cấp khi thực hiện các yêu cầu truy cập như độ tuổi, giới tính, địa chỉ,... là dữ liệu tuyệt vời để bạn xác định cụ thể hơn về đối tượng đang quan tâm đến doanh nghiệp của bạn. Từ đó bạn có thể vạch ra các chiến lược tiếp thị tất hơn, phù hợp hơn với từng nhóm đối tượng để rút ngắn khoảng cách của doanh nghiệp với họ và biến họ thành khách hàng của mình. Tăng sự tin cậy doanh nghiệp của bạn: Trên thực tế rất nhiều người thích những thứ miễn phí, tuy nhiên song song với điều đó họ luôn có tâm lý những thứ “từ trên trời rơi xuống” thường không đi kèm với chất lượng. Chính vì vậy, khi người dùng phải thực hiện thao tác bắt buộc để được phép truy cập vào nội dung của bạn cũng đồng nghĩa các thông tin mà bạn cung cấp sẽ dễ dàng được họ tin tưởng hơn. Gated Content giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng của mình hơn Như đã nói ở trên bên cạnh những lợi ích - ưu điểm mà Gated Content mang lại thì nó cũng tồn tại một số hạn chế. Thứ nhất: Nó làm thu hẹp lượng tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp. Bởi nhiều người mặc dù quan tâm tới nội dung nhưng không thích các thủ tục rườm rà, tốn thời gian và việc họ sẵn sàng tìm kiếm ý tưởng hay một nội dung mở thay thế nội dung của bạn là điều không tránh khỏi. Đôi khi việc bỏ lỡ khách hàng cũng đến từ chính cánh cổng mà bạn tạo ra khi mà khách hàng sẽ bị chính Gated Content từ chối nếu không tiếp cận nó đúng lúc trong quy trình họ đưa ra quyết định. Thứ hai: Gated Content hạn chế việc tạo liên kết: Người dùng thường sẽ tránh các liên kết từ các trang có kiểm soát. Điều đó có nghĩa là, mặc dù nhiều người sẽ bỏ qua việc chia sẻ nội dung của bạn vì họ không muốn cung cấp thông tin các nhân của mình cho thương hiệu của bạn hay một bên nào khác. Để nâng cao tay nghề viết content của bản thân, bạn hãy đăng ký khoá học online qua video ngay. Khoá học giúp bạn tư duy đúng về nghề content, gợi ý cách viết content đơn giản nhưng vẫn có sức hút, đồng thời chia sẻ công cụ giúp bạn viết content rảnh tay mà vẫn mang lại hiệu quả cao. [course_id:2283,theme:course] [course_id:2366,theme:course] [course_id:1156,theme:course] Dùng Gated Content thế nào cho phù hợp? Khi đã nắm được ưu điểm cũng như nhược điểm của Gated Content bạn sẽ áp dụng nó một cách dễ dàng hơn. Điều quan trọng là bạn cần nắm rõ hành trình khách hàng. Hiểu rõ nội dung mà khách hàng tìm kiếm trên hành trình mua hàng của họ sẽ giúp bạn đưa ra những nội dung phù hợp vào từng thời điểm. Chẳng hạn, trong giai đoạn đầu trước khi mua hàng thì khách hàng thường bị thu hút bởi những nội dung độc đáo, hấp dẫn thì bạn không nên sử dụng Gated Content thay vào đó bạn nên làm các Blog, eBook các video, hình ảnh hài hước,... Đến giai đoạn giữa, quyết tâm hay thay đổi khách hàng cần gợi ý những giải pháp để họ dễ dàng lựa chọn hơn thì Gated Content lại thật sự hữu ích. Tuyệt chiêu sử dụng Gated Content hiệu quả Dưới đây là một số gợi ý sử dụng Gated Content mà Unica muốn chia sẻ tới bạn đọc: Thiết kế Content phù hợp cho từng giai đoạn trong phễu bán hàng: Mỗi doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ khác nhau sẽ có phễu bán hàng khác nhau. Do vậy, bạn cần xây dựng nội dung chi tiết, cụ thể cho từng giai đoạn khác nhau để tác động đến các yếu tố quyết định mua hàng của khách. Xây dựng nội dung theo giai đoạn: Ở giai đoạn đầu, bạn nên tập trung vào xây dựng nội dung dạng chia sẻ những thông tin hữu ích. Ở nội dung cuối nên tập trung vào những ưu đãi, tính năng để khách hàng đánh giá khách quan về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Xác định điểm thu thập Lead trong phễu bán hàng: Hãy chắt lọc và ưu tiên các điểm nóng mà bạn có thể đặt Gated Content để thu thập Lead.  Quyết định khi nào nên dùng Gates Content: Có những giai đoạn, khách hàng sẵn sàn mua hàng hoặc đang phân vân giữa các lựa chọn. Hãy tận dụng Gated Content đúng thời điểm để có thể thúc đẩy doanh số bán hàng. Gợi ý sử dụng Gated Content Kết luận Như vậy việc ứng dụng Gated Content phụ thuộc vào quy trình bán hàng cũng như mục đích mà mỗi doanh nghiệp hướng tới. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích về Gated Content cũng như trang bị thêm kiến thức về khóa học content marketing để ứng dụng nó một cách hiệu quả
02/04/2019
4349 Lượt xem
Liên kết nội bộ (Internal link là gì ) - Nguyên tắc tối ưu internal link
Liên kết nội bộ (Internal link là gì ) - Nguyên tắc tối ưu internal link Trong quá trình làm SEO và tối ưu Website của mình, chúng ta không thể không nhắc đến internal link( Liên kết nội bộ). Đây có thể được xem như là yếu tố vô cùng quan trọng trong SEO. Nếu chúng ta biết vận dụng khéo léo yếu tố này thì việc lên top Google rất nhanh và không có gì khó khăn cả. Có thể coi internal link là cầu nối giúp điều hướng mượt mà từ trang này đến trang khác trong cùng một website. Hãy cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn về internal link là gì? Và cách làm internal link hiệu quả như thế nào qua nội dung bài viết sau nhé. 1. Internal Link là gì? Internal link ( Liên kết nội bộ ) được hiểu là hình thức liên kết từ trang này đến trang khác trong website của bạn. Internal link thường được điều hướng nhằm chia sẻ các giá trị liên kết. Từ đó, góp phần giúp cho người dùng có những trải nghiệm trên website của bạn được tốt hơn và tăng thứ hạng từ khóa trên website của bạn. Việc điều hướng menu, trang web cũng được tính là liên kết nội bộ. Tuy nhiên liên kết nội bộ lại thường được tập trung chính vào những bài blog. Ví dụ về liên kết nội bộ: - Một bài viết trên blog về du lịch Việt Nam có thể liên kết đến các bài viết khác trên cùng blog về các điểm đến cụ thể, chẳng hạn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hoặc Hội An. - Một trang sản phẩm trên trang web thương mại điện tử có thể liên kết đến các trang sản phẩm liên quan, chẳng hạn như các sản phẩm cùng loại hoặc các sản phẩm thường được mua cùng nhau. Internal links là gì? 2. Tại sao internal links lại quan trọng? Internal links là nhân tố quan trọng bậc nhất trong việc điều hướng URL và xây dựng cấu trúc website. Những internal link trong website tạo thành một mạng lưới vững chắc cho website, nó giống như bản đồ chi tiết mô tả mọi đường đi lối lại, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin cũng như giúp robot của Google dễ dàng index nội dung của bạn. Ngoài ra, nó còn giúp website bạn trở nên phong phú và hấp dẫn hơn với người đọc, giúp kiểm soát tỷ lệ bounce rate trên website rất tốt. PageRank là thuật toán được Google sử dụng để đánh giá mức độ quan trọng của một trang web. Khi bạn sử dụng internal links để liên kết đến các trang quan trọng trên trang web của mình, bạn sẽ giúp truyền tải PageRank đến các trang đó. Từ đó giúp nâng cao thứ hạng SEO của chúng. Kết luận: Internal links là một công cụ SEO và UX hiệu quả mà bạn nên sử dụng để tối ưu hóa trang web của mình. Bằng cách sử dụng internal links một cách hiệu quả, bạn có thể cải thiện thứ hạng SEO, tăng thời gian lưu trang, giảm tỷ lệ thoát trang và tăng tỷ lệ chuyển đổi. 3. Vì sao internal link lại quan trọng trong SEO? Từ khái niệm internal link là gì chắc chắn bạn cũng hiểu rõ được tại sao lại phải tạo liên kết nội bộ trên website của bạn. Dạng liên kết này đặc biệt hữu ích lại không làm mất quá nhiều thời gian của bạn. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ vì sao internal link lại quan trọng trong SEO thì bài viết sau Unica sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn: Vì sao liên kết nội bộ lại quan trọng 3.1. Liên kết nội bộ ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa Theo nguyên tắc cơ bản, sự uy tín trên internet được biết đến là sự chuyển đổi từ Web này qua Web khác thông qua các liên kết nội bộ. Nếu như thứ hạng của trang A cao thì cũng làm tăng sự xếp hạng của trang B và ngược lại. Đó chính là lý do liên kết nội bộ đặc biệt quan trọng trong SEO và để đạt được những kết quả SEO hiệu quả thông qua việc làm những liên kết nội bộ bạn cần chú ý những vấn đề sau: - Trong những trang có sự tín nhiệm bao gồm cả trang chủ là trang được đánh giá cao nhất. Bạn có thể thực hiện công việc link trực tiếp từ trang chủ đến các trang sản phẩm, bài viết khác. Việc này sẽ giúp các trang có được sự uy tín, nâng cao thứ hạng trên website của bạn hơn. - Các trang được nhận liên kết nội bộ từ những trang uy tín sẽ được tăng thứ hạng cao. Bởi có thể trang đó đã nhận được đánh giá xếp hạng rồi và đang cần thêm điểm uy tín nữa để nâng cao thứ hạng hơn. Bạn có thể dùng Ahrefs để kiểm tra bằng cách copy tên miền vào thanh công cụ sau đó vào " Best by link "  Liên kết nội bộ thúc đẩy hành động truy cập của khách hàng 3.2. Internal link giúp điều hướng khách truy cập vào trang có tỷ lệ chuyển đổi cao Thông thường, những trang có nội dung chất lượng sẽ thu hút được nhiều lượt truy cập nhất. Thế nhưng những bài viết này lại có thứ hạng cao bởi được chạy quảng cáo Google ADS hoặc có những thông tin hữu ích. Một loại nội dung nữa là nội dung hối thúc, kêu gọi hành động cũng có tỷ lệ chuyển đổi cao. Việc bạn thực hiện liên kết giữa các trang có nội dung hữu ích và trang kêu gọi hành động sẽ tạo ra tỷ lệ chuyển đổi rất lớn trong việc thực hiện các chiến dịch Marketing. Chuyển đổi từ người dùng cơ bản thành khách hàng tiềm năng.  Ngoài ra, bạn cũng có thể làm liên kết từ các trang có nhiều lượt truy cập đến các trang cần SEO. Chúng sẽ giúp cải thiện Traffic cho trang đích SEO và nâng cao thứ hạng hơn. Bạn chỉ cần dùng công cụ Google Analytics là có thể tìm kiếm được các trang có lượng traffic nhiều. 3.3. Liên kết nội bộ thúc đẩy hành vi truy cập của khách hàng Làm sao để thu hút được nhiều người vào trang của bạn là việc làm cần thiết của chủ các Website. Việc sử dụng những liên kết nội bộ là công cụ hữu ích thúc đẩy hành vi truy cập của người dùng là điều tuyệt vời nhất. Bạn hãy đưa ra các câu chuyện, dẫn chứng, lời giới thiệu và kêu gọi hành động đễ dẫn dắt người dùng. SEO Youtube chắc hẳn không còn là khái niệm xa lạ với những người chuyên làm SEO. Tuy nhiên, để SEO Youtube thành công, bạn cần tham gia những khóa học chuyên sâu. Thông qua những khóa học này, bạn sẽ biết cách SEO video Youtube chiếm hết vị trí TOP đầu trên Youtube, google trong 5 giờ, biết cách phát triển kênh Youtube cá nhân và kênh Youtube thương hiệu,... Đăng ký ngay: [course_id:2702,theme:course] [course_id:3046,theme:course] [course_id:1091,theme:course] 4. Phân loại Internal Link Hiện internal Link được chia ra làm 2 dạng chính đó là ngữ cảnh và điều hướng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về 2 dạng của Internal Link bạn hãy tham khảo nội dung tiếp theo mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết nhé.  4.1. Navigational Internal Link là gì? Được biết đến là loại liên kết nội bộ giúp bạn tạo nên được một trang web có cấu trúc điều hướng. Chúng thường được làm trên toàn website và phục vụ cho mục đích hỗ trợ người dùng tìm thấy thông tin họ muốn. Đa phần chủ website sẽ sắp xếp bố cục thông tin ngay tại menu chính, chân trang, hoặc một thanh bên. Nói chung việc đặt vị trí thông tin càng đơn giản, dễ nhìn càng tốt cho hành vi của người dùng. Navigational Internal Link là gì 4.2. Contextual Internal Link là gì? Contextual Internal Link là liên kết nội bộ theo ngữ cảnh. Chúng thường được sử dụng trong nội dung của bài viết. Đặc biệt là những links xuất hiện trong văn bản bạn hãy làm nổi bật những Anchor Text đó tô đậm chúng để thu hút người dùng nhấp vào. Khi đó người dùng sẽ được chuyển đến trang thông tin mà họ muốn tìm kiếm.  5. Xây dựng internal link như thế nào cho hiệu quả? Để có thể xây dựng được mô hình Internal Link không hề đơn giản, nó đặc biệt khó khăn với những người mới lần đầu tiếp cận. Thấu hiểu điều đó, sau đây Unica sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng Internal Link hiệu quả, hãy bỏ túi ngay cho mình nhé. 5.1. Xác định các Landing Page cần tối ưu lên top Việc bạn xác định được các trang đích Seo cần lên top cũng như đưa ra những từ khóa cần thiết và lên được kế hoạch sản xuất nội dung hỗ trợ. Các trang này thường nhắm đến mục tiêu những từ khóa có lưu lượng tìm kiếm lớn. 5.2. Tạo các internal link có nội dung liên quan và hữu ích cho người dùng Các cụm chủ đề thông thường sẽ được xác định từ bước bạn xác định được trang đích cần SEO. Đó sẽ là trang chính cho một cụm chủ đề nào đó và những trang liên quan được xem là những nội dung liên quan hỗ trợ cho chủ đề chính cần SEO Tương tự như backlink vậy, không phải bạn cứ nhồi nhét càng nhiều internal link là càng tốt. Google có thể hiểu nhầm đó là spam và không index cho website của bạn. Thông thường ta nên để 2 - 6 link trên một bài viết là đủ. Đồng thời các link này cần liên kết đến các nội dung có liên quan và thực sự hữu ích cho người đọc. Nếu bạn có liên kết mà không một người đọc nào click vào thì nó sẽ phản tác dụng và không tốt cho SEO. 5.3. Liên kết phải rõ ràng và nổi bật với Anchor Text Các Anchor Text là những cụm từ chứa các liên kết trỏ các URL khác. Bạn nên sử dụng các Anchor Text rõ ràng, cụ thể và đa dạng trong bài viết. Sử dụng các cụm từ đồng nghĩa thay vì các từ chung chung, không rõ ràng sẽ tăng khả năng click của khách hàng. - Sự đa dạng: Đối với việc sử dụng liên kết nội bộ trên trang sẽ không bị thuật toán google phạt nhưng bạn phải làm sao để những anchor text đó được tự nhiên hợp với ngữ cảnh câu văn nhất. Vậy nên hãy cố gắng đa dạng nó. - Độ dài: Việc bạn áp dụng những biết thể từ khóa phụ dài hơn có thể gia tăng thứ hạng cho cụm từ khóa cụ thể đó trên trang mục tiêu của bạn. Miễn là làm sao để tạo ra được nội dung phù hợp với ngữ cảnh. - Mức độ liên quan: Không bao giờ ép một liên kết nội bộ Anchor Text phải khớp chính xác với nội dung. Hãy lựa chọn cụm từ khóa đó và sử dụng chúng một cách thật tự nhiên nhé. Bạn có thể kết hợp sử dụng thêm công cụ Google search console để tìm kiếm thêm từ khóa mở rộng mặc dù chúng không có thứ hạng cao nhưng vẫn được google cập nhật những từ khóa liên quan phù hợp với nội dung bạn có thể áp dụng được. Xây dựng internal link hiệu quả >> Phân loại Anchor text trong SEO website 5.4. Xác định chính xác mọi quyền hạn trên trang web của bạn  Với một số trang đích SEO có nhiều quyền hơn những trang khác và bạn có thể sử dụng nó làm lợi thế SEO cho mình. Các trang có thẩm quyền lớn nhất thường là những trang có nhiều backlink bên ngoài trỏ về trang nhất. Bạn có thể chuyển những liên kết này sang liên kết khác nhờ việc dùng internal link. Bạn cũng có thể sử dụng thêm một số công cụ phân tích backlink như Ahrefs, Semrush... sẽ cho phép bạn tìm thấy các trang để bạn bắt đầu tạo được danh sách các liên kết thích hợp. 5.5. Sử dụng các internal link để tăng thứ hạng website  Sau khi bạn đã xác định được các trang có thẩm quyền lớn nhất, bạn có thể sử dụng internal link để cải thiện thứ hạng của website cho các trang của mình. Bạn có thể đặt internal link ở bất cứ đâu. Tuy nhiên tốt nhất vẫn là các trang có chất lượng, nhiều khách truy cập và tỷ lệ truy cập thường xuyên. Điều này sẽ gia tăng hiệu quả SEO rất nhiều vì cơ hội để người đọc click vào các liên kết này là vô cùng cao. Và không nên liên kết với nội dung các trang không liên quan. 5.6. Dùng internal link để tối ưu hóa nội dung Nếu như website của bạn không có nhiều liên kết, bạn hãy tối ưu hóa lại những nội dung mới để thay thế. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các trang có thẩm quyền cao tạo ra các liên kết có liên quan sẽ tốt cho SEO hơn.  Bạn có thể tìm kiếm trên google với các từ khóa có trong phần nội dung mới của bạn và tìm ra các trang liên quan đến trang web của bạn. Bằng cách này có thể giúp tăng cường liên kết nội bộ trên website của bạn đảm bảo nhiều trang nhận được liên kết nội bộ hơn. Cơ hội lên top nhiều hơn, mỗi nội dung mới nên thêm từ 2 - 3 liên kết nội bộ cho mỗi phần nội dung mới. Sử dụng internal link để tối ưu hóa nội dung 6. Nguyên tắc tối ưu internal link Khi thực hiện liên kết nội bộ, bạn cần làm theo đúng nguyên tắc dưới đây để tránh có trang nào bị mồ côi ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình Ranking website của bạn. 6.1. Đặt liên kết nội bộ trên các trang có nhiều backlink trỏ về Bạn thử tưởng tượng mình đang chơi với một người nổi tiếng, chắc chắn rằng bạn sẽ được nhiều người biết đến bạn thông qua sự nổi tiếng này. Chúng được gọi là truyền đi giá trị sức mạnh hiệu quả. Cũng tương tự như link nội bộ vậy. Khi bạn đặt link từ các trang có nhiều backlink chất lượng về, có nhiều phiếu bầu, nhiều giá trị sẽ giúp trang của bạn nhận được đánh giá tốt hơn.  6.2. Quy tắc cơ bản của internal link Cũng tương tự như backlink, bạn cần tối ưu nó để người dùng dễ dàng đọc được và cả Google hiểu được. Bạn cần tuân theo các nguyên tắc sau: - Internal Link trỏ về trang chủ. - Internal Link trỏ về Category chứa nó. - Internal Link trỏ về Category khác. - Internal Link trỏ về các bài viết liên quan - Internal Link trỏ về chính nó. Bạn chỉ cần áp dụng được hình thức liên kết nội bộ trên, chúng sẽ giúp website của bạn có những chỉ số PR đẹp giữa các trang. Làm tăng cường Page Authority, tăng tốc độ index toàn trang. Nhưng bạn cũng nên lưu ý rằng, mỗi loại internal link trên không phải đều đặt được hết trên tất cả bài viết. Bạn phải nắm bắt được hành vi người dùng và cung cấp được cho họ những thông tin hữu ích mà họ tìm kiếm trên website của bạn. Nguyên tắc tối ưu internal link hiệu quả 7. Một số mô hình internal link hiệu quả bạn có thể áp dụng Trong quá trình làm và tối ưu SEO phần lớn thời gian bạn sẽ dành cho việc tối ưu SEO Onpage trong đó việc xây dựng liên kết nội bộ là điều bắt buộc. Vậy nên, việc để nghiên cứu và áp dụng mô hình internal link phù hợp cho Website là điều quan trọng trước khi bắt đầu thực hiện đẩy mạnh chiến dịch seo. Dưới đây là một số mô hình internal link bạn có thể áp dụng: 7.1. Mô hình kim tự tháp Mô hình kim tự tháp là hình thức Seo internal link từ trang chủ dẫn xuống các chuyên mục nhỏ hơn. Ngược lại các chuyên mục đó sẽ trỏ liên kết về trang chủ bằng các từ khóa liên quan  Link nội bộ theo hình kim tự tháp Lưu ý đối với những trang chuyên mục quan trọng, bạn nên sắp xếp hợp lý giúp người dùng dễ dàng nhìn thấy được và mô hình này phù hợp với những bạn đang SEO trang chủ và chuyên mục. 7.2. Mô hình bánh xe Đối với mô hình link nội bộ bánh xe, sẽ phù hợp với những website cần SEO nhiều từ khóa khác nhau trên cùng một Website. Nếu như mô hình kim tự tháp tập trung vào trang chủ và các trang chuyên mục thì mô hình bánh xe sẽ chia đều cho các trang còn lại trên toàn website. Nhược điểm lớn nhất của mô hình này chính là tốn thời gian cho việc SEO các từ khóa, đồng thời không nhận được đánh giá cao của google bởi các trang con không được liên kết trực tiếp với trang đích. 7.3. Mô hình Silo Cấu trúc silo hiện nay được nhiều Seoer sử dụng nhất bởi thông qua mô hình này, giúp kết nối và biểu thị được mối quan hệ giữa các trang. Nếu như bạn làm liên kết nội bộ theo cấu trúc Silo này sẽ giúp Google Bot dễ dàng thu thập, tìm kiếm thông tin, tiết kiệm thời gian xây dựng giúp người dùng có thể trực tiếp tiếp cận được sản phẩm của mình.  Cấu trúc Silo 8. Cách kiểm tra các link nội bộ trên Website Link nội bộ chính là một trong những kỹ thuật đầu tiên mà SEOer phải nắm vững. Bởi đối với những từ khóa có độ khó trung bình chỉ cần làm tốt việc link nội bộ từ khóa cũng có thể lên trang 1 được rồi. Nghe thì rất đơn giản nhưng trong quá trình thực hiện sẽ gặp phải nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến link nội bộ. Sau đây Unica sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề này. Hướng dẫn kiểm tra link nội bộ Để xây dựng được chiến lược link nội bộ hoàn hảo nhất, đòi hỏi bạn phải nắm được tình trạng hiện tại của trang web như thế nào. Bạn vào công cụ Semrush nhập tên miền website của bạn để kiểm tra. SEMrush sẽ hiển thị và có thể xuất được file báo cáo giúp bạn biết được những liên kết nội bộ nào đang có trên website của bạn. Bảng báo cáo này sẽ cung cấp được cho bạn 5 loại thông tin chính sau - Độ sâu việc thu thập dữ liệu của trang - Các liên kết nội bộ - Phân phối liên kết nội bộ - Các vấn đề liên quan đến liên kết nội bộ - Các trang vượt qua hầu hết Link rank nội bộ Từ dữ liệu thống kê của SEmrush trích xuất ra, bạn sẽ có cái nhìn tổng thể về cấu trúc liên kết nội bộ trên website, từ đó sẽ giúp bạn lên kế hoạch, chiến lược xây dựng liên kết nội bộ hiệu quả nhất. 9. Một số lỗi hay gặp khi bạn làm liên kết nội bộ Bản báo cáo mà SEMrush trích xuất ra còn chỉ ra được những vấn đề mà liên kết nội bộ gặp phải. Sau đây Unica sẽ chỉ cho bạn những lỗi cơ bản như 9.1. Liên kết bị hỏng Vấn đề gặp phải là tình trạng lỗi 404 trong SEO, lỗi này cũng thường xuyên xuất hiện khi việc làm internal link bị hỏng gây ảnh hưởng đến người dùng và google bot khi tìm kiếm trang web của bạn. Cách khắc phục là bạn xóa liên kết hoặc là thay thế bằng một liên kết trỏ trực tiếp đến trang khác. Lỗi hay gặp khi bạn làm liên kết nội bộ 9.2. Liên kết không thể thu thập được thông tin Vấn đề gặp phải chính là do URL không chính xác làm cho link bị lỗi và không thể thu thập được thông tin vần đề này có thể là do URL của bạn chứa các ký tự không hợp lệ. Cách khắc phục chính là bạn phải định dạng lại những URL đó. 9.3. Quá nhiều link nội bộ trên trang Vấn đề gặp phải chính là bạn đã chèn quá nhiều liên kết nội bộ trên trang của bạn. Nếu như bạn kiểm tra bản báo cáo trên website sẽ thấy chúng đang bị gắn cờ. Tuy google có nói rằng việc chèn quá nhiều liên kết nội bộ trên trang không bị đánh giá là spam nhưng việc chèn chúng quá nhiều vào bài viết sẽ làm cho trang của bạn bị quá tải ảnh hưởng đến chất lượng nội dung và làm giảm thứ hạng từ khóa. Cách khắc phục là bạn tiến hành audit lại nội dung, liên kết nội bộ. 9.4. Thuộc tính Nofollow trong internal link Vấn đề mà bạn gặp phải chính là thuộc tính noffolow trong các liên kết sẽ làm hạn chế bot google chảy qua trang web của bạn. Cách khắc phục là bạn phải xóa bớt thuộc tính Nofollow ra khỏi liên kết nội bộ có gắn cờ của bạn.  9.5. Page Crawl Depth vượt quá 3 lượt click  Vấn đề gặp phải chính là một trang phải mất hơn 3 lượt click mới có thể xem được và nó khiến cho công cụ tìm kiếm nhận định đây là nội dung không quan trọng. Như thế thì trang của bạn không thể nào có được thứ hạng cao trên Google.  Cách khắc phục chính là những trang quan trọng thì bạn nên đặt chúng vào những nơi mà bạn có thể bị mất một số nhấp chuột nhất định nhưng giúp người dùng truy cập được nhanh hơn. 9.6. Chuyển hướng 301 Quá trình chuyển hướng có thể gặp phải chính là làm giảm đi lượng thu thập dữ liệu của bạn. Cách khắc phục chính là loại bỏ đi những chuyển hướng 301 không cần thiết cập nhật liên kết nội bộ để giữ người dùng ở lại website của bạn lâu hơn, công cụ tìm kiếm sẽ được dẫn trực tiếp đến trang đích. Chuyển hướng khắc phục lỗi 301 9.7. Chuyển hướng theo chuỗi và vòng lặp Internal link sẽ kích hoạt chuỗi chuyển hướng và vòng lặp khiến cho các công cụ tìm kiếm gặp phải những khó khăn trong quá trình thu thập các dữ liệu. Cách khắc phục chính là bạn làm như chuyển hướng 301. 9.8. Chuyển hướng các liên kết từ https sang http Vấn đề gặp phải chính là do bạn đặt nhầm các URL trỏ đến trang HTTP và gây ra sự chuyển hướng không cần thiết. Cách khắc phục chính là bạn cập nhật thủ công bất kỳ các liên kết HTTP nào để trỏ đến các trang HTTPS. 10. Một số công cụ kiểm tra Internal link Để kiểm tra Internal link gắn trong bài bạn cần phải sử dụng công cụ. Dưới đây là 2 công cụ kiểm tra Internal link phổ biến đang được sử dụng nhiều nhất, bạn hãy tham khảo nhé. 10.1. Công cụ Ahrefs Ahrefs là một công cụ SEO mạnh mẽ cung cấp nhiều tính năng hữu ích để kiểm tra và phân tích Internal Link trên trang web của bạn. Sử dụng công cụ Ahrefs bạn có thể: - Thống kê số lượng và kiểm tra chất lượng các link nội bộ trên website. - Phân tích kỹ càng các anchor text được sử dụng trong liên kết nội bộ. - Kiểm tra để đánh giá sự thay đổi của các liên kết nội bộ theo thời gian. - Phát hiện các liên kết nội bộ bị lỗi 404 và một số vấn đề có liên quan khác. - Tìm hiểu kỹ càng về cấu trúc liên kết nội bộ của trang web, sau đó tìm cách khắc phục. Ahrefs là một công cụ SEO mạnh mẽ cung cấp nhiều tính năng hữu ích 10.2. Công cụ Sreaming Frog Ngoài công cụ kiểm tra link Ahrefs thì bạn cũng có thể sử dụng công cụ Sreaming Frog. Đây được đánh giá là một công cụ SEO Spider phổ biến và rất hữu ích để kiểm tra link nội bộ và phân tích các thành phần của website. Sử dụng công cụ Sreaming Frog bạn có thể: - Tìm kiếm và phân tích kỹ càng các liên kết nội bộ trên website. - Kiểm tra trạng thái của tất cả các liên kết nội bộ, bao gồm cả liên kết hỏng hay bị lỗi. - Theo dõi quá trình thay đổi của các liên kết nội bộ theo thời gian. - Tạo báo cáo chi tiết về cấu trúc liên kết nội bộ của website và đề xuất phương hướng cải thiện. 11. Câu hỏi thường gặp Xoay quanh chủ đề Internal link chắc chắn người dùng sẽ có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến kèm đáp án trả lời cho bạn đọc tham khảo, hãy khám phá nhé. 11.1. Cách tạo internal link trong HTML là gì? Để tạo internal link trong HTML, bạn cần sử dụng thẻ với thuộc tính href. Dưới đây là cú pháp cơ bản: Văn bản neo Trong đó: - URL_đích: Là đường dẫn tương đối hoặc tuyệt đối đến trang đích mà bạn muốn liên kết. - Văn bản neo: Là văn bản hiển thị trên trang web và được người dùng nhấp chuột để truy cập trang đích. Ví dụ: Giả sử bạn muốn tạo một liên kết từ trang chủ đến trang giới thiệu trên cùng một trang web. Bạn có thể sử dụng mã HTML sau: Giới thiệu Lưu ý: - Bạn có thể sử dụng đường dẫn tương đối hoặc tuyệt đối cho thuộc tính href. - Nên sử dụng văn bản neo mô tả chính xác nội dung của trang đích. - Bạn có thể thêm các thuộc tính khác vào thẻ để tùy chỉnh liên kết, chẳng hạn như target để mở trang đích trong một tab mới hoặc title để hiển thị một đoạn văn bản khi người dùng di chuột qua liên kết. Tạo internal link trong HTML 11.2. Internal link có ảnh hưởng đến cấu trúc URL không? Thực tế, Internal link không ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc URL. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc sử dụng cấu trúc URL thân thiện với SEO để giúp tối ưu hoá SEO, nâng cao trải nghiệm người dùng. 11.3. Làm thế nào để xác định trang nào cần được liên kết với trang khác? Để xác định trang nào liên kết với trang nào, bạn có thể xác định bằng cách đánh giá nội dung và liên quan giữa các trang. Việc liên kết các trang có nội dung liên quan sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người đọc. Vì vậy SEOer cần hết sức chú ý vấn đề này nhé. 12. Kết luận Qua đây, hy vọng bạn đã hiểu được bản chất của internal link là gì và làm sao để xây dựng chúng tối ưu nhất. SEO là một quá trình dài đòi hỏi việc nghiên cứu và đánh giá một cách chính xác, đó là lý do mà bạn cần có cái nhìn tổng quát về SEO, xây dựng chiến lược SEO hiệu quả và cải thiện doanh số cho doanh nghiệp một cách tốt nhất mà bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu tại khóa học Seo giúp bạn thành công đưa Website của mình lên Top Google. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc thành công! >> Textlink là gì? Hướng dẫn sử dụng Textlink an toàn khi triển khai SEO
02/04/2019
4326 Lượt xem
Google Adwords  - công cụ bán hàng online hiệu quả nhất hiện nay
Google Adwords - công cụ bán hàng online hiệu quả nhất hiện nay Hiện nay, một trong những công cụ marketing online hiệu quả được các marketer ưu tiên đặc biệt để tìm kiếm khách hàng tiềm năng chính là Google Adwords. Với ưu điểm nhắm đúng đối tượng khách hàng, chi phí thấp, hiệu quả kinh doanh cao thì đây quả thực là công cụ đắc lực cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu tại sao Google Adwords lại có sức hút đến vậy? Tại sao Google Adwords lại có sức mạnh đến vậy? Kỷ nguyên mới của thời đại công nghệ số, thời đại mà nhà nhà, người người dùng internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho Google phát triển. Với mọi nỗ lực của mình thì Google giường như đã trở thành một người bạn đồng hành, vị cứu tinh của con người trong việc nghiên cứu, tìm kiếm thông tin.  Đặc biệt là sự ra đời của trí thông minh nhân tạo AI, mọi truy vấn của con người đều được Google xử lý và trả về kết quả chính xác nhất mà con người cần. Bất cứ vấn đề gì chúng ta cũng lên Google để tra cứu, và đây chính là cơ hội làm ăn cho mọi doanh nghiệp. Ví dụ: Khi bạn có nhu cầu mua hoa, bạn cũng lên Google tìm kiếm “ địa chỉ mua hoa”. Hàng loạt kết quả tìm kiếm phù hợp với quốc gia và sở thích của bạn hiện ra. Các kết quả đầu tiên của kết quả tìm kiếm có chữ QC chính là Google Adwords, nó không hề gây khó chịu mà ngược lại là làm bạn hài lòng và muốn click vào đó. Vì đơn giản bạn đang tìm kiếm nó chứ không hề bị làm phiền như các quảng cáo trên Facebook khác. Google Ads tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu vô cùng hiệu quả Khi mọi người có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của bạn hoặc thông tin liên quan thì chắc chắn họ sẽ tìm kiếm nhiều lần. Người dùng sẽ không chỉ tìm kiếm một lần, mà họ sẽ tìm kiếm nhiều lần, đọc đi đọc lại và chính vì vậy thương hiệu của bạn cũng được họ nhớ đến nhiều hơn. Ngoài việc được xuất hiện trên kết quả tìm kiếm được hàng tỷ người sử dụng, doanh nghiệp của bạn còn có thể xuất hiện trên các công cụ hiệu quả khác như Youtube, gmail,... Thành thạo Google Ads chỉ trong thời gian ngắn bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khóa học giúp học viên hiểu A - Z các thuật ngữ chạy quảng quảng cáo. Và tất tần tật các kỹ năng để học viên có thể thành thạo cách chạy quảng cáo Google Ads, nắm bắt xu hướng mới nhất tự chạy cho sản phẩm của mình. [course_id:1222,theme:course] [course_id:1569,theme:course] [course_id:2810,theme:course] Tôi có thể tự làm Google Adwords không và làm bằng cách nào? Đương nhiên là bạn hoàn toàn có thể làm điều này bằng cách học hỏi. Hiện nay có rất nhiều trung tâm dạy về Google Adwords. Tuy nhiên những khóa học chỉ mang tính lý thuyết sẽ vô cùng tốn kém và không mang lại hiệu quả cho bạn. Bạn có thể lựa chọn học trên internet với những tài liệu free, nhưng đương nhiên là chất lượng chưa được kiểm duyệt và thậm chí còn gây ra tốn kém, mất thời gian cho bạn. Một giải pháp tối ưu nhất là đăng ký khóa học online. Chắc hẳn bạn đã nghe nói đến rất nhiều về hình thức học này rồi. Vừa tiết kiệm mà kiến thức cũng như kinh nghiệm dạy học của giảng viên đảm bảo, được kiểm duyệt trước khi đưa lên. Không chỉ giúp bạn hiểu rõ về cơ chế hoạt động của Google cũng như cách setup một chiến dịch, khoá học chạy quảng cáo Google Adwords được xem là cuốn cẩm nang hướng dẫn tuyệt vời giúp bạn tối ưu các chiến dịch quảng cáo, xây dựng nội dung thu hút để tiếp cận khách hàng tiềm năng và thành công thu về hàng trăm đơn mỗi ngày. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về Google Adwords và định hướng được cho mình hướng đi trong tương lai. Xin chúc các bạn thành công với con đường mà mình đã chọn! >> Cách tăng CTR trong quảng cáo Google Adwords hiệu quả >> Top 3 khóa học quảng cáo Adwords thực chiến đỉnh cao >> Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa Google Adwords
02/04/2019
2819 Lượt xem
Content Marketing là gì? Tầm quan trọng của Content Marketing
Content Marketing là gì? Tầm quan trọng của Content Marketing “Content is King” - Nội dung luôn là một yếu tố quan trọng trong bất cứ hoạt động quảng cáo website của doanh nghiệp. Nhắc đến nội dung là nhắc đến hoạt động Content Marketing của doanh nghiệp. Vậy Content Marketing là gì và vai trò Content marketing như thế nào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Hãy tham khảo bài viết dưới đây ngay bạn nhé! Content Marketing là gì? Content Marketing (hay gọi là tiếp thị nội dung) là một hoạt động marketing của doanh nghiệp bằng cách tạo và phân phối nội dung có giá trị, thu hút và liên quan đến sản phẩm tới khách hàng nhằm thu hút khách hàng và thúc đẩy hành động của khách hàng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó,mục tiêu của Content Marketing cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận và giữ chân khách hàng tiềm năng. Content trong marketing là gì? Content Marketing hiệu quả cần đáp ứng những yêu cầu đó là có ích, nổi bật, thu hút và độc đáo. Một vấn đề rất dễ gây nhầm lẫn đó là khái niệm giữa Content Marketing và Copywriting. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng Copywriting là quá trình viết tài liệu quảng cáo bằng văn bản trên tờ rơi, bảng quảng cáo, trang web, email, quảng cáo, danh mục,... và các dạng văn bản này được biết đến như một bản sao. Hãy phân biệt rõ hai khái niệm này để tránh gây nhầm lẫn nhé. Các hình thức Content Marketing bạn nên biết Content Marketing được chia thành 6 loại hình thức phổ biến được áp dụng trong doanh nghiệp đó là: Blogs, Ebook, Videos, Infographic, Email và Social media. Blogs là một hình thức nhật ký trên website để thể hiện những quan điểm cá nhân cụ thể về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Ebooks hay còn gọi là sách điện tử thường được đóng gói lại thành file PDF dùng để chứa một lượng thông tin lớn về một vấn đề được chia sẻ dưới nhiều quan điểm khác nhau. Videos là hình thức tiếp thị nội dung thông qua những clip được quay để nhằm quảng bá những vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Infographic là những nội dung thông tin bằng hình ảnh, giúp doanh nghiệp truyền đạt nội dung thông qua những hình ảnh với biểu đồ, icon minh họa, số liệu,… Email marketing hay tiếp thị qua email là việc gửi những nội dung quảng cáo thông qua những địa chỉ email của họ.  Social media là hình thức sử dụng các kênh truyền thông xã hội (social media) như Facebook, Youtube, Twitter, LinkedIn,... để quảng bá doanh nghiệp và các thông tin liên quan đến doanh nghiệp tới khách hàng. Tầm quan trọng của Content Marketing trong doanh nghiệp Một số hiệu quả mà Content Marketing mang lại cho doanh nghiệp có thể kể đến như sau: Quảng bá thương hiệu vô cùng hiệu quả Nếu bạn là một doanh nghiệp mới xâm nhập vào thị trường hay bạn là một doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình rộng rãi đến thị trường khách hàng mục tiêu thì Content Marketing là một phương thức hiệu quả giúp bạn dễ dàng thực hiện điều đó. Bạn có thể bạn sẽ sáng tạo những nội dung cho blog post, video, ebook cũng như những hình thức nội dung thú vị khác giúp thu hút khách hàng mục tiêu chú ý tới thương hiệu của mình. Tăng lưu lượng truy cập website Khi doanh nghiệp triển khai các chiến dịch SEO, Google Adwords,...content sẽ thu hút người dùng đến với website của bạn, giúp bạn tiếp cận nhiều hơn tới khách hàng mục tiêu và thúc đẩy họ mua sản phẩm, dịch vụ của mình. Xây dựng một nội dung Content hay, ấn tượng cũng sẽ giúp bạn đẩy lưu lượng truy cập tự nhiên (Organic Traffic) làm tăng điểm chất lượng của website, giúp website lên top hiệu quả và tiết kiệm được một nguồn ngân sách vô cùng lớn. Content Marketing là nền tảng giúp doanh nghiệp triển khai các chiến lược hiệu quả Tăng tỷ lệ chuyển đổi Khi bạn sáng tạo ra một Content hay và ấn tượng cho đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể, bạn có thể thúc đẩy họ hành động giúp họ nhanh chóng mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Gia tăng kết nối với khách hàng Content đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó là nền tảng giúp doanh nghiệp có thể triển khai và xây dựng những chiến lược kinh doanh hiệu quả.  Một chiến dịch Marketing được coi là thành công khi khách hàng biết đến thương hiệu của bạn thông qua các nội dung mà bạn truyền tải.  Tiết giảm chi phí trong khâu quảng cáo Nếu như các chiến dịch Marketing trước đây thường sử dụng các phương tiện truyền thống như báo giấy, kênh truyền hình, tờ rơi để tiếp thị thì bây giờ, các nền tảng số trở thành phương tiện truyền tải chính. Do vậy nội dung phải thật sự sáng tạo, thu hút mới có đủ sức lôi kéo khách hàng. Một chiến lược Content trong Marketing bài bản sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho khâu quảng cáo của doanh nghiệp, đồng thời sức lan tỏa cũng tự nhiên hơn từ những giá trị nội dung mà bạn cung cấp.  Để nâng cao tay nghề viết content của bản thân, bạn hãy đăng ký khoá học online qua video ngay. Khoá học giúp bạn tư duy đúng về nghề content, gợi ý cách viết content đơn giản nhưng vẫn có sức hút, đồng thời chia sẻ công cụ giúp bạn viết content rảnh tay mà vẫn mang lại hiệu quả cao. [course_id:2283,theme:course] [course_id:2366,theme:course] [course_id:1156,theme:course] Quy trình xây dựng Content Marketing hiệu quả Bước 1: Xác định rõ mục tiêu Content: Bạn cần xác định mục tiêu của nội dung mà bạn hướng đến. Đó là là tăng traffic cho trang web doanh nghiệp, tăng nhận dạng thương hiệu,... xác định mục tiêu sẽ giúp bạn tạo ra nội dung thống nhất.  Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu giúp bạn hiểu rõ nhu cầu, mục đích của khách hàng, nắm bắt được chân dung khách hàng và hành vi của họ. Từ đó bạn có thể quyết định triển khai các nội dung hiệu quả. Bước 3: Xác định ý tưởng của Content: Bạn cần xây dựng ý tưởng content ấn tượng, thu hút giúp gây chú ý của người tiêu dùng đến nội dung của bạn.  Bước 4: Xác định từ khóa: Thông qua nghiên cứu từ khóa bạn có thể biết khách hàng đang quan tâm đến vấn đề gì và triển khai những nội dung hiệu quả được nhiều người quan tâm. Bước 5: Xác định nội dung Content: Bạn cần xây dựng những đặc điểm riêng biệt, mang cá tính, phong cách riêng cho content của bạn như giọng văn, cách hành văn. Điều này tạo ra sự khác biệt cho nội dung của bạn. Hoặc sử dụng mẫu content kể chuyện hay từ những người đi trước. Xây dựng những đặc điểm riêng biệt cho content của bạn Bước 6: Xác định hình thức Content mà bạn sẽ sử dụng: Dự vào mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mà bạn sẽ quyết định Content này nên được xuất bản ở ebook, video, ảnh, infographic, slideshow, bài blog, hội thảo,... Bước 7: Tiến hành thực hiện làm Content: Sau khi đã lên các kế hoạch tìm kiếm ý tưởng cụ thể hãy bắt đầu xây dựng nội dung content của mình theo quy tắc 5W1H: Who, What, When, Where, Why và How. Bước 8: Quảng bá Content: Bạn cần lên những kế hoạch quảng bá Content hiệu quả, cụ thể thông qua các công cụ trả phí hay các công cụ tự nhiên,...để tăng lượt tương tác và tiếp cận gần hơn với khách hàng. Cần lên kế hoạch quảng bá Content hiệu quả Những kênh phân phối Content phổ biến Các nền tảng mạng xã hội: Social Media giống như thế giới áo nhưng lại ảnh hưởng đến hành vi ngoài đời thật của người dùng. Nếu bạn đnag muốn tìm kiếm một kênh phân phối Content miễn phí nhưng hiệu quả thì nhất định không nên bỏ qua các nền tảng xã hội như: Zalo, Facebook, Instagram. Truyền tải qua Email: Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng Email Marketing vẫn là một trong những chiến lược khôn ngoan bởi nó giúp bạn tiếp nhận một cách trực tiếp và tương đối chính xác khách hàng mục tiêu. Thông qua Email Marketing, bạn có thể tìm đến đúng đối tượng tiềm năng, khâu đo lường khi triển khai Email Marketing cũng dễ dàng hơn so với các hình thức khác. Các Blog được tối ưu SEO: Blog tối ưu SEO luôn có thứ hàng cao trên Google và được nhiều người dùng tìm kiếm. Vì vậy, với mỗi bài viết nằm trong Top tìm kiếm, cơ hội chuyển đổi thành đơn hàng sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với các bài viết thông thường khác. Kết luận Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn những kiến thức cơ bản nhất giúp bạn thực hiện hoạt động Content Marketing hiệu quả trong doanh nghiệp. Cùng với đó, việc xây dựng kế hoạch Content Marketing được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn xác định mục tiêu, target đối tượng khách hàng từ đó thành công đưa thương hiệu của bạn đến gần hơn với khách hàng tiềm năng cũng như bán cháy hàng nhờ nắm vững Insight khách hàng cùng khóa học "2 Giờ Xây dựng kế hoạch Content Marketing" của giảng viên Tạ Ngọc Tiến có trên Unica.vn. Tham khảo khóa học "2 Giờ Xây dựng kế hoạch Content Marketing" XEM NGAY: 2 Giờ Xây dựng kế hoạch Content Marketing Lộ trình khóa học có 16 bài giảng với thời lượng 01 giờ 56 phút. Kết thúc khóa học, bạn sẽ được trang bị những kiến thức để hiểu đúng về Content Marketing, biết cách xây dựng kế hoạch Content Marketing hiệu quả. Ngoài ra, bạn còn được giảng viên chia sẻ những tuyệt chiêu để học marketing mới nhất và hiệu quả nhất cho người học.
01/04/2019
6128 Lượt xem
Ngành F&B là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về ngành F&B
Ngành F&B là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về ngành F&B Ngành F&B đang dần trở thành xu hướng nghề nghiệp hàng đầu bởi sự phát triển của ngành dịch vụ nhưng liệu rằng bạn đã thực sự hiểu rõ về ngành đặc biệt này? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngành F&B là gì? Lĩnh vực f&b là gì và làm thế nào để xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả cho ngành F&B qua bài viết dưới đây nhé! 1. Ngành F&B là gì? Ngành F&B là viết tắt của Food and Beverage, tạm dịch là thực phẩm và đồ uống, và nó thường ám chỉ đến lĩnh vực dịch vụ ẩm thực trong ngành nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống. Dịch vụ F&B có thể được tìm thấy trong các khách sạn và các doanh nghiệp độc lập như nhà hàng, quán bar, quán cà phê, và quán rượu. Tuy nhiên, dịch vụ F&B trong khách sạn và các doanh nghiệp độc lập có những khác biệt. Trong khách sạn, ngoài việc cung cấp dịch vụ ẩm thực cho khách hàng lưu trú, dịch vụ F&B còn có thể bao gồm tổ chức các sự kiện như liên hoan, sinh nhật, và tiệc theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, tại các khách sạn lớn với số lượng nhân viên đông, dịch vụ F&B còn chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ ăn uống cho nhân viên khách sạn. Phạm vi hoạt động của dịch vụ F&B cũng khác nhau tùy theo từng địa điểm. Trong các khách sạn lớn có đầy đủ tiện nghi, thường có quầy bar và khu vực ẩm thực riêng biệt. Trong khi đó, ở các khách sạn nhỏ hơn, dịch vụ F&B thường chỉ được cung cấp trong một không gian giới hạn. Ngành F & B là gì? 2. Vai trò của ngành F&B Ngành F&B (Food and Beverage) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người. Với sự kết hợp giữa sản xuất, chế biến và phục vụ thực phẩm và đồ uống, ngành F&B tạo ra nhiều lợi ích đáng kể. 2.1. Phục vụ nhu cầu ăn uống Ngành F&B là trụ cột quan trọng trong mỗi nhà hàng và khách sạn. Hiện nay, có nhiều đơn vị kinh doanh khách sạn đã thu hút đông đảo khách hàng nhờ sự nổi tiếng về các món ăn ngon. Theo lý thuyết tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu ăn ngon và mặc đẹp được coi là những nhu cầu thiết yếu của con người. Vì vậy, các nhà hàng và khách sạn tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu này sẽ nâng cao vị thế của mình lên một tầm cao mới. 2.2. Tạo ra trải nghiệm ẩm thực Mỗi quốc gia mang đặc trưng văn hóa ẩm thực riêng, và sự hòa trộn giữa hệ thống kinh doanh F&B quốc tế đã thúc đẩy hoạt động quảng bá văn hóa ẩm thực một cách mạnh mẽ. Điều này đã đóng góp vào việc đưa ẩm thực đặc trưng của từng quốc gia ra thế giới, đồng thời làm phong phú hơn trải nghiệm ẩm thực tại Việt Nam. 2.3. Tạo việc làm cho lượng lớn người lao động Hoạt động trong lĩnh vực F&B rất đa dạng và liên kết chặt chẽ giữa nhiều bộ phận. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của nhiều vị trí công việc và chức danh hàng đầu trong ngành kinh doanh. Sự phát triển của ngành này cũng tạo ra nhu cầu tuyển dụng lớn, mở ra hàng loạt cơ hội việc làm phù hợp với đa dạng lứa tuổi, giới tính và năng lực chuyên môn. 2.4. Thúc đẩy kinh tế quốc gia và toàn cầu phát triển Nhu cầu thưởng thức ẩm thực của con người ngày càng tăng cao, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế cá nhân và xã hội. Từ nhu cầu cơ bản về ăn ngon và no đã tiến triển thành nhu cầu ăn ngon và mặc đẹp, tạo động lực cho sự tham gia của nhiều doanh nghiệp F&B cả trong và ngoài nước. Đây cũng là một đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Ngành F&B (Food and Beverage) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế 3. Các bộ phận trong ngành F&B Ngành F&B bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, từ bộ phận nhà hàng, quầy bar đến dịch vụ phòng, yến tiệc. Cụ thể các bộ phận trong ngành F&B như sau: 3.1. Lobby bar (Bộ phận quầy Bar) Lobby bar là một phần không thể thiếu tại khu vực tiền sảnh của khách sạn từ 3 - 5 sao. Đây là một không gian được dành riêng cho khách lưu trú tại khách sạn để thưởng thức những món cafe thơm ngon và các ly cocktail tuyệt vời trong suốt cả ngày. Ngoài ra, Lobby bar cũng đảm nhận việc phục vụ các loại nước Welcome drink để khách hàng có thể thưởng thức trong quá trình chờ đợi thủ tục nhận phòng. Hiện nay, quầy Lobby bar tại các khách sạn đã mở rộng thêm nhiều chương trình như High Tea, Happy Hours... nhằm thu hút sự quan tâm của cả khách lưu trú và khách vãng lai. 3.2. Restaurant (Bộ phận Nhà hàng) Restaurant, hay nhà hàng, không chỉ là nơi cung cấp các bữa ăn cho thực khách mà còn mang trong mình nhiều vai trò khác nhau. Đầu tiên, nhà hàng là điểm đến cho khách đến tham dự các hội nghị, hội thảo và họp hành tại khách sạn, nơi mà họ có thể tận hưởng các món ăn trong một môi trường chuyên nghiệp và thoải mái. Ngoài ra, nhà hàng cũng đảm nhận việc tổ chức các loại tiệc theo yêu cầu của khách vãng lai. Tuy nhiên, doanh thu của nhà hàng thường không ổn định và thay đổi theo nhu cầu ăn uống thực tế của khách hàng, tạo ra sự chênh lệch qua các tháng. 3.3. Room Service (Dịch vụ phòng) Room Service, hay dịch vụ phục vụ ăn uống tại phòng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách mang đồ ăn và đồ uống trực tiếp đến phòng theo yêu cầu. Đối với khách sạn từ 4 sao trở lên, Room Service hoạt động suốt 24/24, đảm bảo khách hàng có thể tận hưởng dịch vụ mọi lúc. Ngoài việc phục vụ ăn uống, bộ phận này còn đảm nhận việc chuẩn bị trái cây tươi ngon và bánh ngọt trong phòng để chào đón các khách VIP và quan trọng. Hơn nữa, Room Service cũng có trách nhiệm kiểm soát và bổ sung Minibar trước và sau khi khách lưu trú. Mặc dù hầu hết các khách sạn xem Room Service là một bộ phận độc lập trong ngành F&B, nhưng có một số khách sạn khác có tổ chức Room Service như một phần của nhà hàng. Trở thành chuyên gia Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được những nền tảng cốt lõi của marketing, hình thành tư duy marketing cơ bản cũng như biết được tất tần tật những kiến thức về marketing để hỗ trợ công việc kinh doanh của mình. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:1752,theme:course] [course_id:207,theme:course] [course_id:538,theme:course] 3.4. Banquet (Bộ phận Yến tiệc) Bộ phận tổ chức yến tiệc đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ cho các sự kiện đa dạng như hội họp, tiệc cưới, tiệc công ty và nhiều loại tiệc khác, theo yêu cầu của khách hàng. Tại hầu hết các khách sạn 4-5 sao, Banquet đóng góp một phần lớn vào doanh thu và lợi nhuận tổng cộng của ngành F&B. Bộ phận tổ chức yến tiệc góp phần lớn vào doanh thu Bên cạnh việc cung cấp không gian và trang thiết bị cho các sự kiện, Banquet còn chịu trách nhiệm tổ chức và phục vụ các món ăn và đồ uống chất lượng cao, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Bộ phận này thường phải làm việc chặt chẽ với khách hàng để hiểu và đáp ứng đúng những yêu cầu đặc biệt và mong muốn riêng của từng sự kiện. Qua đó, Banquet tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ và tạo dựng danh tiếng cho khách sạn trong lĩnh vực tổ chức tiệc. 3.5. Executive Lounge (bộ phận Lounge cao cấp) Executive Lounge - một tiện ích thường chỉ có tại các khách sạn từ 4 sao trở lên, là một không gian độc đáo dành riêng cho khách hàng đang lưu trú, đặc biệt là khách VIP. Tương tự như nhà hàng, Executive Lounge cung cấp các bữa ăn, nhưng với sự tập trung vào chất lượng hơn là số lượng. Mỗi món ăn và đồ uống được lựa chọn kỹ lưỡng và chế biến đạt độ hoàn hảo, mang đến cho khách hàng một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời. Ngoài chất lượng ẩm thực xuất sắc, Executive Lounge còn đặc biệt với sự phục vụ chuyên nghiệp và tận tâm. Khách hàng khi đến đây được trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp cao, với sự chu đáo và tận tụy từ đội ngũ nhân viên phục vụ. Tất cả những điều này tạo nên một không gian đáng mơ ước để thư giãn, làm việc hoặc gặp gỡ đối tác trong một môi trường sang trọng và thoải mái. 3.6. Kitchen (Bộ phận Bếp) Kitchen là nơi đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp thực hiện công việc chế biến các món ăn được phục vụ trong toàn bộ khách sạn, không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn đầu tư vào vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, bếp cũng đóng vai trò sáng tạo để tạo ra những món ăn độc đáo, mang đậm dấu ấn, phong cách và văn hóa địa phương, thu hút sự quan tâm của thực khách. Ngoài các dịch vụ đã được đề cập, bộ phận F&B còn mở rộng hình thức phục vụ khác tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu thực tế của khách sạn. Có thể kể đến những hình thức như Rooftop bar, Club và nhiều hình thức F&B khác, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm độc đáo và đa dạng. Kitchen (Bộ phận Bếp) - chế biến thức ăn 4. Các mô hình kinh doanh ngành F&B Ngành F&B bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, bao gồm: Take away, Self service, Farm to Table, One-Stop Dining. Cụ thể các loại mô hình kinh doanh ngành F&B như sau: 4.1. Mô hình “One-Stop Dining” Mô hình "One-Stop Dining" là một hình thức kinh doanh ngành F&B nổi tiếng, nơi khách hàng có thể tận hưởng nhiều loại dịch vụ ẩm thực và giải trí trong cùng một không gian. Đây là một điểm đến đa chức năng, kết hợp nhà hàng, quầy bar, sân vườn ngoài trời và thậm chí cả khu vực vui chơi giải trí. Mô hình này thu hút khách hàng bằng sự tiện lợi và đa dạng, mang đến trải nghiệm toàn diện cho khách hàng. 4.2. Mô hình “Take-away” Mô hình "Take-away" tập trung vào việc cung cấp các món ăn và đồ uống để mang đi. Khách hàng có thể đặt mua thực phẩm và đồ uống từ quầy phục vụ và mang đi theo nhu cầu cá nhân. Mô hình này phổ biến trong các quán cà phê, nhà hàng nhanh và quán ăn vặt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tiện lợi và thời gian. 4.3. Mô hình “Self service” Mô hình "Self service" cho phép khách hàng tự phục vụ thực phẩm và đồ uống. Thay vì có nhân viên phục vụ, các quầy phục vụ và không gian tự phục vụ được đặt để khách hàng có thể lựa chọn và lấy món ăn mình thích. Mô hình này thường xuất hiện trong các nhà hàng buffet, quán trà sữa và các quán ăn tự chọn, tạo ra sự linh hoạt và sự thoải mái cho khách hàng. 4.4. Mô hình “Farm to Table” Mô hình "Farm to Table" tập trung vào việc sử dụng nguyên liệu tươi từ các nguồn nông sản địa phương. Nhà hàng hoặc quán ăn áp dụng mô hình này sẽ tìm kiếm và sử dụng các nguyên liệu tươi ngon từ các trang trại và nhà nông trong khu vực gần đó. Mục tiêu của mô hình này là tăng cường chất lượng và giá trị dinh dưỡng của món ăn, đồng thời hỗ trợ cộng đồng nông nghiệp địa phương. 5. Phân biệt F&B và ngành dịch vụ khác Như đã biết, F&B viết tắt của Food and Beverage, là một phân khúc đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Trong khi lĩnh vực dịch vụ bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như tuyển dụng, vận chuyển, quảng cáo, du lịch và nhà hàng khách sạn, F&B tập trung vào các hoạt động liên quan đến ẩm thực và đồ uống. Ngành F&B phổ biến trong chuỗi khách sạn, nhà hàng Sự khác biệt chính giữa F&B và các ngành dịch vụ khác là sự tập trung vào cung cấp dịch vụ ăn uống và thức uống. Ngành F&B đảm nhận nhiệm vụ chế biến và phục vụ các món ăn và đồ uống cho khách hàng. Các doanh nghiệp trong ngành này có thể là nhà hàng, quán bar, quán cà phê, nhà hàng khách sạn, nhà hàng tự phục vụ và nhiều hình thức ẩm thực khác. Trong khi đó, các ngành dịch vụ khác như tuyển dụng, vận chuyển và quảng cáo tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ khác nhau như tìm kiếm và đào tạo nhân viên, vận chuyển hàng hóa và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Mặc dù có thể có một số tương đồng trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nhưng F&B có sự chuyên sâu và đặc biệt trong lĩnh vực ẩm thực và đồ uống. 6. Thế nào là một chiến lượng Marketing tốt cho ngành F&B Thời đại công nghệ marketing 4.0 chính là cuộc chiến của Marketing Online, khách hàng thường có xu hướng tìm hiểu, lựa chọn và so sánh giữa các đơn vị dịch vụ trước khi quyết định. Sẽ thế nào nếu bạn xây dựng một hệ thống khách sạn có quy mô, nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và chất lượng phục vụ tốt nhưng chẳng ai biết đến bạn ngoài đối thủ và người dân trong vùng? Đó là lý do mà việc đưa ra một chiến lược Marketing phù hợp sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng giúp đưa thương hiệu của bạn đến gần hơn với khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh thu và nâng cao lợi nhuận kinh doanh cho khách sạn. 6.1. Bài toán định vị thương hiệu Làm thế nào để khách hàng ghi nhớ bạn trong hàng ngàn thương hiệu F&B nổi bật khác? Thực chất chẳng có câu trả lời chính xác nào cho bài toán hóc búa này, việc bạn có thể làm là định vị thương hiệu cho nhà hàng của bạn và là nổi bật nó bằng sự khác biệt tích cực. Hãy xác định rõ loại hình mà bạn theo đuổi, nó sẽ là một quầy bar, một nhà hàng, một tiệm bánh hay một nơi tổ chức sự kiện và những sản phẩm mà bạn sẽ theo đuổi là gì? Đây sẽ là một trong những yếu tố hàng đầu giúp bạn có thể đưa thương hiệu của mình nhanh nhất vào trong tâm trí của khách hàng. Định vị thương hiệu của mình trên thị trường F&B 6.2. Giúp khách hàng nhớ đến bạn Đối với ngành F&B việc tốt nhất để khách hàng có thể nhớ đến bạn chính là đưa sản phẩm tốt nhất, ấn tượng nhất vào trong tâm trí khách hàng. Việc tạo ra sự khác biệt không khó nhưng làm sao để nó đạt hiệu quả thì chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nghiên cứu đối thủ và tạo ra những điểm nổi bật khác như về hương vị, an toàn, chế độ dinh dưỡng hay “ngon mắt” và menu mới mẻ,...sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn có thể tạo nên sự độc đáo cho thương hiệu của mình. Hoặc nếu biết đến Starbuck, bạn có nghĩ rằng điểm nổi bật của nó nằm ở bao bì? Việc tăng khả năng nhận diện bằng việc thiết kế bao bì hay logo thương hiệu cũng là cách giúp bạn bước gần hơn đến tháp nhu cầu của khách hàng. Nắm bắt insight khách hàng là cách tốt nhất giúp bạn có thể đưa ra một chiến lược marketing hiệu quả 6.3. Social Media Marketing Bạn nghĩ điều gì sẽ quyết định sự lựa chọn của khách hàng khi mua sắm qua Internet? Một bài Pr hay, một Menu đa dạng hay một hình ảnh sản phẩm thật bắt mắt? Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của mạng xã hội đối với công cuộc Marketing trong ngành F&B này, Những bức ảnh đẹp, content chất và các chiến dịch Viral Marketing hiệu quả sẽ giúp thương hiệu của bạn nhanh chóng và dễ dàng phủ sóng đến các khách hàng tiềm năng, thành công đưa thương hiệu của bạn đến gần hơn với khách hàng. 6.4. Liên kết với thương hiệu khác Việc trở thành đối tác với các ngành hàng liên quan sẽ giúp bạn bán được nhiều sản phẩm cũng như đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Việc kết hợp với các thương hiệu đã có trên thị trường là cách tốt nhất giúp thương hiệu của bạn có thể xóa bỏ sự nghi ngờ về sản phẩm mới với khách hàng. Liên kết các thương hiệu F&B với nhau 6.5. Hướng đến thực phẩm lành mạnh Trong một thị trường ngày càng nhạy cảm với sức khỏe và chất lượng cuộc sống, việc hướng đến thực phẩm lành mạnh là một phần quan trọng của chiến lược marketing trong ngành F&B. Khách hàng ngày càng chú trọng đến việc ăn uống lành mạnh và chất lượng cao, do đó, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ăn uống có giá trị dinh dưỡng cao, nguyên liệu tươi ngon và quy trình chế biến an toàn. 6.6. Liên kết đa nền tảng, công nghệ số, thanh toán trực tuyến Trong thời đại số hóa, việc tận dụng các nền tảng trực tuyến và công nghệ số là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược marketing của ngành F&B. Các doanh nghiệp cần xây dựng một mạng lưới liên kết đa nền tảng, từ website, ứng dụng di động cho đến các mạng xã hội, để tạo sự hiện diện và tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Đồng thời, việc cung cấp các phương thức thanh toán trực tuyến an toàn và thuận tiện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và tiện lợi cho khách hàng. 6.7. Nhượng quyền kinh doanh Mô hình nhượng quyền kinh doanh là một chiến lược marketing hiệu quả cho ngành F&B. Bằng cách nhượng quyền thương hiệu và mô hình kinh doanh cho các đối tác địa phương hoặc khách hàng quan tâm, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động một cách nhanh chóng. Điều này cung cấp cơ hội tiếp cận thị trường địa phương, tận dụng sự hiểu biết về văn hóa và thị trường địa phương của các đối tác, đồng thời tăng cường sự nhận diện thương hiệu và tăng trưởng doanh thu. 7. Kết luận Với sự phát triển của ngành F&B hiện nay, việc áp dụng một chiến lược Marketing phù hợp và hiệu quả là điều vô cùng quan trọng giúp bạn có thể thành công đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng từ đó sử dụng nét độc đáo của mình thành công đưa thương hiệu vào tháp nhu cầu của khách hàng. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn phần nào hiểu ngành F&B là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong các hệ thống dịch vụ cũng như việc làm thế nào để đưa ra một chiến lược Marketing phù hợp nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Ngoài ra bạn cần trang bị thêm cho mình kiến thức, chiến lược và nhiều kinh nghiệm để việc kinh doanh đạt hiệu quả như kế hoạch. Tham khảo ngay những khoá học kinh doanh tại Unica từ những chuyên gia hàng đầu Việt Nam sẽ giúp doanh thu của bạn đạt ngoài sức mong đợi.
29/03/2019
14078 Lượt xem
Organic search là gì? Vai trò và cách tăng chỉ số organic search cho website
Organic search là gì? Vai trò và cách tăng chỉ số organic search cho website Trong thế giới của SEO (Search Engine Optimization), organic search đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả và tầm nhìn của một trang web. Nhưng bạn có biết chính xác organic search là gì và vai trò của nó trong việc tăng chỉ số của trang web? Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về khái niệm Organic search là gì và những cách hiệu quả để tăng chỉ số organic search cho website của bạn. 1. Organic search là gì? Organic Search (hay còn gọi là tìm kiếm tự nhiên) là quá trình người dùng tìm kiếm thông tin trên internet bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, v.v. mà không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào. Khi người dùng thực hiện tìm kiếm, công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị danh sách các kết quả phù hợp nhất với truy vấn của họ. Organic được tính khi người dùng click vào website của bạn khi search từ khóa Có hai loại kết quả tìm kiếm chính: - Kết quả tìm kiếm trả phí (Paid Search): Là các kết quả quảng cáo được hiển thị ở đầu trang kết quả tìm kiếm. Các nhà quảng cáo trả tiền cho Google để hiển thị quảng cáo của họ cho các truy vấn cụ thể. - Kết quả tìm kiếm tự nhiên (Organic Search): Là các kết quả được hiển thị dựa trên thuật toán của công cụ tìm kiếm. Các kết quả này được xếp hạng dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm độ liên quan, chất lượng nội dung, và uy tín của trang web. Organic Search đóng vai trò quan trọng trong SEO (Search Engine Optimization). Mục tiêu của SEO là tăng thứ hạng của trang web trong kết quả tìm kiếm tự nhiên, thereby thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn từ người dùng. >> Xem thêm: Referral là gì? 9 cách tăng referral traffic hiệu quả 2. Một số khái niệm liên quan đến organic search Ngoài khái niệm organic search là gì, chúng ta còn thường nghe đến các thuật ngữ liên quan như organic traffic và organic keyword. Dưới đây là những mô tả chi tiết về hai thuật ngữ này: 2.1. Organic traffic Organic traffic là lượng truy cập miễn phí đến từ các công cụ tìm kiếm. Điều này có nghĩa là khi người dùng tìm kiếm từ khóa trên các công cụ tìm kiếm và chọn click vào một trang web từ kết quả tìm kiếm tự nhiên, thì lượt truy cập đó được coi là organic traffic. Thông thường, các trang web có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm sẽ có lượng organic traffic lớn, trong khi những trang web với thứ hạng thấp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút người dùng, do đó organic traffic sẽ thấp. Organic traffic là lượng truy cập miễn phí đến từ các công cụ tìm kiếm 2.2. Organic keyword Organic keyword là những từ khóa mà người dùng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Khi những từ khóa này xuất hiện trên trang web của bạn và trang web của bạn có thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm, khả năng là người dùng sẽ click vào trang web của bạn sẽ cao hơn. Do đó, trong chiến lược SEO, việc lựa chọn organic keyword chính xác là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công. Organic keyword càng chính xác thì tiềm năng tăng cao cho lượng truy cập organic traffic và organic search sẽ càng lớn. 3. Vai trò của organic search là gì? Organic search đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược SEO của một trang web. Bằng cách tối ưu hóa các yếu tố liên quan đến organic search, bạn có thể đạt được nhiều lợi ích vượt trội. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của organic search: 3.1. Tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng hiệu quả Organic search cho phép bạn tiếp cận với khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Khi người dùng tìm kiếm từ khóa có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp thì trang web được tối ưu hóa SEO sẽ có khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm tự nhiên. Điều này giúp bạn thu hút những khách hàng có nhu cầu thực sự và tăng khả năng chuyển đổi thành giao dịch. 3.2. Tận dụng nguồn traffic miễn phí, bền vững Một lợi thế lớn của organic search là bạn có thể tận dụng nguồn traffic miễn phí và bền vững. Khi bạn đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, bạn có thể thu hút lượng lớn truy cập từ người dùng mà không cần trả phí cho quảng cáo, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại lợi nhuận lâu dài. Organic search đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược SEO 3.3. Miễn phí lan tỏa thương hiệu, tiếp thị truyền thông tốt Organic search cung cấp một cơ hội miễn phí để lan tỏa thương hiệu và tiếp thị truyền thông. Khi xuất hiện trên kết quả tìm kiếm tự nhiên, trang web của bạn sẽ nhận được những đánh giá uy tín và đáng tin cậy từ phía người dùng. Việc hiển thị thường xuyên trên các trang kết quả tìm kiếm cũng giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu và tạo sự nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. 3.4. Tạo nên lợi thế để cạnh tranh với đối thủ Với organic search, bạn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh với đối thủ của mình. Nếu bạn có thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm, bạn sẽ thu hút được lượng lớn truy cập từ người dùng và tăng khả năng chuyển đổi. Điều này giúp bạn nắm bắt thị phần và vượt qua đối thủ trong lĩnh vực kinh doanh của mình. 3.5. Tiết kiệm rất nhiều tài chính vào marketing online Một trong những ưu điểm của organic search là việc tiết kiệm tài chính cho các chiến dịch marketing online. Thay vì phải chi trả cho quảng cáo trực tuyến, bạn có thể tạo ra lưu lượng truy cập tự nhiên và tăng cường hiệu suất trang web của mình thông qua SEO. Điều này giúp bạn sử dụng nguồn tài chính hiệu quả và đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp. SEO Youtube chắc hẳn không còn là khái niệm xa lạ với những người chuyên làm SEO. Tuy nhiên, để SEO Youtube thành công, bạn cần tham gia những khóa học chuyên sâu. Thông qua những khóa học này, bạn sẽ biết cách SEO video Youtube chiếm hết vị trí TOP đầu trên Youtube, google trong 5 giờ, biết cách phát triển kênh Youtube cá nhân và kênh Youtube thương hiệu,... Đăng ký ngay: [course_id:2702,theme:course] [course_id:3046,theme:course] [course_id:1091,theme:course] 3.6. Lượng khách hàng tương tác tốt hơn từ Organic Search Organic search cung cấp một lượng khách hàng tương tác tốt hơn đối với trang web của bạn. Vì người dùng đã tìm kiếm từ khóa liên quan đến lĩnh vực của bạn, khả năng họ sẽ quan tâm và tương tác với nội dung trang web cao hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng mối quan hệ, tăng cường sự tương tác và tạo ra các cơ hội kinh doanh thực sự. Organic search cung cấp một lượng khách hàng tương tác tốt 4. Sự khác nhau giữa paid search và organic search Paid search và organic search là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến. Mặc dù cả hai đều liên quan đến việc thu hút lưu lượng truy cập đến trang web, nhưng chúng cũng có những sự khác nhau nhất định: 4.1. Paid search là gì? Khác với organic search, paid search là một phương thức tiếp thị mà doanh nghiệp phải trả một khoản phí để website của họ xuất hiện ở vị trí "đắc địa" trên trang kết quả tìm kiếm hoặc bất kỳ vị trí thuận tiện nào tiếp cận người dùng. Khi chọn sử dụng paid search, doanh nghiệp sẽ phải trả phí cho mỗi lượt nhấp chuột và quảng cáo, đặc biệt là đấu thầu giá cho các vị trí hàng đầu cho từ khóa cụ thể. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả ngay lập tức về lưu lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm khi sử dụng paid search. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã tối ưu hóa trang đích của họ để tận dụng cơ hội tương tác với khách hàng thông qua phương thức trả phí. 4.2. Sự khác nhau giữa paid search và organic search - Tính phí: Paid search đòi hỏi bạn phải trả một khoản phí cho các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm để hiển thị quảng cáo. Trong khi đó, organic search miễn phí và không yêu cầu bạn trả bất kỳ khoản phí nào. Organic search dựa trên tối ưu hóa SEO để xuất hiện trên kết quả tìm kiếm tự nhiên. - Thời gian: Khi sử dụng paid search, quảng cáo có thể xuất hiện ngay lập tức sau khi bạn thiết lập chiến dịch quảng cáo. Trong khi đó, organic search yêu cầu thời gian và công sức để xây dựng và tối ưu hóa trang web của bạn để đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm tự nhiên. - Vị trí hiển thị: Trong paid search, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trong phần quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm hoặc trang web đối tác. Trong khi đó, organic search đặt trang web của bạn trong phần kết quả tìm kiếm tự nhiên, dựa trên thuật toán của công cụ tìm kiếm và tối ưu hóa SEO. - Bền vững: Paid search chỉ tồn tại trong thời gian bạn tiếp tục chi trả cho quảng cáo. Khi bạn ngừng trả phí, quảng cáo cũng sẽ ngừng xuất hiện. Trong khi đó, organic search có thể mang lại lưu lượng truy cập miễn phí và bền vững trong thời gian dài nếu bạn duy trì việc tối ưu hóa SEO cho trang web của mình. - Đối tượng khách hàng: Paid search hướng đến các khách hàng ngắn hạn, những người đang tìm kiếm ngay lập tức và sẵn sàng mua hàng. Trong khi đó, organic search hướng đến việc thu hút khách hàng lâu dài thông qua việc tạo dựng sự tương tác và tin tưởng từ người dùng. Sự khác nhau giữa paid search và organic search 5. Cách tăng chỉ số organic search đơn giản hiệu quả Để nâng cao chỉ số organic search, bạn cần sở hữu một trang web ổn định và thực hiện chiến lược SEO chi tiết, bền vững theo các bước sau: 5.1. Trang web tương thích với mọi thiết bị Đảm bảo rằng khách hàng có thể truy cập vào trang web của bạn từ bất kỳ thiết bị di động nào như điện thoại, máy tính bảng, laptop,... Đồng thời, đảm bảo rằng tất cả nội dung trên các thiết bị này đều thống nhất với nhau về mọi khía cạnh. Việc tạo ra một trang web thân thiện với người dùng sẽ được đánh giá cao bởi Google và các công cụ tìm kiếm khác. Đây cũng là một trong những cách để cải thiện thứ hạng trên trang SERPs và tăng cường chỉ số organic search của trang web của bạn. 5.2. Tốc độ tải trang nhanh chóng Để duy trì sự quan tâm của khách hàng thì điều quan trọng là trang web của bạn phải có tốc độ tải trang nhanh. Khách truy cập không muốn phải chờ lâu để trang web tải xong thông tin. Tốc độ tải trang không chỉ là yếu tố quan trọng khi xếp hạng trang web, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng đối với thương hiệu của bạn. Hãy thường xuyên kiểm tra tốc độ tải trang và xử lý các vấn đề mà trang web có thể gặp phải để cải thiện tốc độ tải và tăng cường vị trí trên Google. 5.3. Đảm bảo bài viết của bạn đã được index Để bài viết của bạn xuất hiện trên Google, một điều kiện cơ bản là cần phải đảm bảo rằng nó đã được index. Bạn có thể kiểm tra index bằng cách sử dụng công cụ Google Search Console và thực hiện quá trình index cho bài viết hoặc liên kết sản phẩm mà bạn muốn xuất hiện trên Google. Trong một số trường hợp, trang web của bạn có thể không xuất hiện là do nó đã bị chặn bởi các công cụ tìm kiếm index. Cách tăng chỉ số organic search đơn giản hiệu quả 5.4. Sử dụng từ khoá có volume cao Lượng tìm kiếm (volume) cao của một từ khóa cho thấy có nhiều người quan tâm đến nhu cầu liên quan đến từ khóa đó. Vì vậy, bạn cần tiến hành kiểm tra, phân tích và đánh giá tất cả các từ khóa tiềm năng liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn. Từ đó, bạn có thể tìm ra các từ khóa phù hợp để tối ưu nội dung trang web của mình và điều chỉnh chiến lược SEO hướng tới nhu cầu chung của đa số khách hàng. 5.5. Tối ưu nội dung tìm kiếm Để cải thiện chất lượng của kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic search), các chuyên gia SEO có thể thực hiện việc tối ưu hóa nội dung tìm kiếm chi tiết như các thẻ meta title, meta description, alt text cho hình ảnh, và giảm dung lượng của ảnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét chỉnh sửa nội dung để đáp ứng thị hiếu của người dùng và tương thích với chủ đề và từ khóa tìm kiếm. 5.6. Hãy cập nhật thông tin trên website thường xuyên Để tăng chỉ số organic search, có một điểm mà bạn cần lưu ý là thường xuyên cập nhật nội dung. Việc này giúp Google đánh giá cao trang web của bạn và có thể nhanh chóng cải thiện thứ hạng trang. Hơn nữa, việc liên tục cập nhật nội dung mới cũng tạo ấn tượng cho khách hàng rằng trang web của bạn được chăm sóc đều đặn, góp phần nâng cao độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Thường xuyên cập nhật nội dung để tăng chỉ số organic search 5.7. Có backlink chất lượng Một cách khác để tăng độ uy tín của trang web và cải thiện vị trí xếp hạng trên trang SERPs là có backlink từ các địa chỉ có độ uy tín cao như .gov, .edu. Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn thận và không lạm dụng quá nhiều backlink để tránh vi phạm các thuật toán của Google. 6. Tổng kết Trên đây là tất cả thông tin mà chúng tôi đã cung cấp về organic search. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã nắm rõ khái niệm organic search là gì cùng các phương pháp giúp phát triển website. Chúc bạn thành công trên con đường vận hành website của mình!  >> Xem thêm: Thẻ Meta Keywords và những điều cần biết
29/03/2019
12020 Lượt xem
Social media marketing là gì? 5 chiến lược chinh phục mọi người dùng
Social media marketing là gì? 5 chiến lược chinh phục mọi người dùng Với gần 60 triệu người dùng mạng xã hội, Social Media được xem là kênh truyền thông vô cùng “quyền lực” nhằm đưa sản phẩm/ dịch vụ đến gần nhất với khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Vậy Social Media Marketing là gì và làm thế nào để chinh phục người dùng một cách hiệu quả nhất? Social Media Marketing là gì? Social Media Marketing được biết đến là một hình thức Marketing thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội như youtube, facebook, instagram,... sử dụng các chiến lược, kế hoạch nhằm tạo ra các tương tác trên mạng xã hội, việc người làm Social media cần quan tâm đó là làm thế nào để tạo ra nội dung thực sự hữu ích và chất lượng nhằm tăng tương tác cũng như đưa thương hiệu của bạn đến gần nhất với người tiêu dùng. Social Media Marketing là gì? Thành phần của Social Media Marketing Social Community: là các mạng xã hội, kênh tập trung gắn kết những người có cùng sở thích, mối quan tâm. Các kênh social community sẽ là môi trường cho phép người dùng kết nối, tương tác, trò chuyện cũng như chia sẻ các thông tin hữu ích. Social Publishing: Đây là kênh truyền thông gồm các trang blog, microsite (year in music của Spotify, Taste the feeling của Coca-cola,...) hay các trang đăng tải hình ảnh, video và các trang tin tức. Social Commerce: là một phần của hình thức thương mại điện tử, người mua, người bán có thể hỗ trợ và trao đổi với nhau thông qua các kênh tin tức hay mạng xã hội như facebook (shop, store,...), twitter, amazon hay pinterest,...  Social Entertainment: được biết đến là các công cụ trực tuyến giúp người dùng có thể vui chơi, giải trí, gồm các trang web chơi game trực tuyến, nhạc hay video,... Việc sử dụng các nhóm Social sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hướng đi của thương hiệu để có thể đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất. Ví dụ như việc bạn muốn tiếp cận với khách hàng tiềm năng tại Việt Nam thì facebook, instagram hay youtube và các trang blog là những mạng xã hội bạn không thể bỏ qua nhằm quảng bá thương hiệu của mình. Còn nếu bạn hướng đến thị trường nước ngoài thì pinterest, twitter hay amazon,...các social marketing lại là sự lựa chọn tuyệt vời nhất dành cho bạn. Vì vậy, việc định hướng chiến lược truyền thông ảnh hưởng rất nhiều đến kênh Social Media Marketing mà bạn lựa chọn cũng như lựa chọn thế nào để có thể đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất, giảm thiểu tối đa rủi ro và tốn kém. Các loại hình Social Media Marketing - Social News: Được đánh giá dựa trên lượt đọc tin bài, lượt vote hoặc comment, lượt tiếp cận, lượt view (ứng dụng trên các social media như Digg, Sphinn, Newsvine…) - Social Sharing: Được đánh giá dựa trên lượt xem, lượt CHIA SẺ (Share) và mức độ lan truyền (viral), ứng dụng trên các social media như Flickr, Snapfish, YouTube… - Social Networks: Được đánh giá dựa trên khả năng kết nối và chia sẻ cộng đồng (Facebook, LinkedIn, MySpace, Twitter) - Social Bookmarking: Được đánh giá dựa trên mức độ save, bookmark các nội dung (Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks, Diigo…) - Microblogging: các dịch vụ tập trung vào cập nhật ngắn được lập lên cho bất cứ ai đăng ký để nhận thông tin - Comments Blog và Forum: các diễn đàn trực tuyến cho phép các thành viên tổ chức các cuộc hội thoại bằng việc gửi tin nhắn. Tuy nhiên loại hình social media ít phổ biến trong một thời gian gần đây. Làm thế nào để chinh phục được người tiêu dùng thông qua các kênh Social Media? Cách xây dựng chiến lược Social Media Marketing hiệu quả - Đặt mục tiêu KPI cụ thể và rõ ràng: phần lớn các chiến lược marketing truyền thống và marketing trên các kênh mạng xã hội (Social Media) cần có các thông số hoặc chỉ tiêu để đo lường hiệu quả. Vì vậy để chiến lược marketing của mình được thành công thì bạn cần đặt ra mục tiêu, KPI cụ thể cho từng chiến dịch, giai đoạn. - Tập trung các vấn đề nhất định: thay vì việc đốt tiền vào các chiến dịch của mình khi chưa có sự tính toán thì bạn nên tập trung vào những vấn đề cụ thể, những nhóm đối tượng được xác định một cách rõ ràng hoặc bạn cũng có thể tập trung vào những điểm yếu của mối thủ cạnh tranh của mình chưa làm tốt.  - Đầu tư content sáng tạo & thu hút: ngày nay content (nội dung) đang chiếm ưu thế, nó chính là linh hồn chính của một chiến dịch Social Media hiện nay. Bởi ngày nay, người dùng có xu hướng tìm kiếm tất cả những thông tin trên mạng xã hội và thứ tiếp xúc với họ trước sản phẩm thực tế chính là content như chữ, video, hình ảnh... yếu tố này là yếu tố quan trọng đến việc khách hàng có xem trực tiếp sản phẩm hay mua hàng.  - Xây dựng cộng đồng người tiêu dùng riêng: hiện nay có nhiều Fanpage sử dụng các nhóm kín như một nơi để tập trung khai thác các khách hàng tiềm năng của họ.  - Có kế hoạch dài hạn: Một bản kế hoạch / chiến lược Marketing dài hạn và cụ thể, chia theo từng mốc thời gian sẽ giúp cho chiến lược của bạn được theo sát hơn và dễ đạt đến các mục tiêu chung nhất. Chinh phục Facebook Marketing từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của Facebook Marketing, cũng như quy trình triển khai một chiến dịch Facebook Marketing, cách test các chiến dịch quảng cáo, cách chạy quảng cáo Facebook và tối ưu quảng cáo đem lại hiệu quả cao, cách thực hiện chiến dịch Facebook Remarketing,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:34,theme:course] [course_id:2160,theme:course] [course_id:1276,theme:course] 5 chiến lược giúp bạn chinh phục mọi người dùng 1. Design Thực sự thì sẽ chẳng ai muốn tiếp tục truy cập một trang web “nghèo nàn” từ giao diện đến các thông tin cũng như cấu trúc khiến người xem luôn cảm thấy “rối mắt” phải không nào. Đó là lý do mà việc tối ưu website, youtube, blog hay facebook của bạn thực sự là điều quan trọng bởi đơn giản nó không thể khiến họ chú ý đến bạn cũng như like hay share bất kỳ điều gì dù nội dung của bạn có thực sự hữu ích hay không. 2. Xây dựng hệ thống content dựa trên big content Như việc bạn xây dựng một keyword chính và viết các bài viết liên quan đến keyword đó, hãy xác định một chủ đề chính và xây dựng hệ thống content thống nhất như một sơ đồ cây. Điều này sẽ giúp bạn có thể truyền tải thông tin, thông điệp cũng như chia sẻ kiến thức hữu ích nhất tới người dùng, tăng tương tác cũng như giúp bạn thu về nhiều nút “share” hơn cho mình. 3. Tương tác với người dùng Mục đích chính của việc thực hiện các chiến dịch Social Media Marketing thực chất là việc đưa thương hiệu của mình đến gần nhất với khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm kinh doanh và bán được hàng. Vì vậy, hãy thực sự chú ý đến việc tương tác với người dùng, điều này không chỉ giúp bạn tăng thiện cảm với các khách hàng tương lai của mình mà còn là cách giúp bạn có thể nghiên cứu được insight, từ đó cải thiện content hay cách tiếp cận với khách hàng. Chiến lược giúp bạn chinh phục mọi người dùng 4. Sử dụng hình ảnh thật thông minh Không thể phủ nhận “sức mạnh” của những bức ảnh đẹp và hút mắt phải không nào. Việc thu hút người dùng ngay từ đầu với một bức ảnh “chất” hay một giao diện thân thiện là cách tốt nhất giúp bạn có thể giữ người dùng ở lại cũng như có “nhã hứng” tìm hiểu về các thông tin hay sản phẩm mà bạn mang đến. Vì vậy, hãy thực sự chú ý đến việc đánh thức thị giác của khách hàng bằng những bức ảnh hay giao diện độc đáo và phù hợp nhất. 5. Tận dụng tốt các kênh Youtube Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng xem ít nhất 1 lần các quảng cáo “không thể ngờ” của các thương hiệu Thái Lan. Các sản phẩm được lồng ghép qua các clip ý nghĩa, cảm động hay hài hước, cuốn người xem vào các video của họ và cuối cùng “cộp dấu” thương hiệu của mình vào tâm trí của khách hàng. Đây thực sự là một trong những hình thức Social Media sẽ mang lại thành công nếu bạn thực sự chinh phục được khách hàng bằng một kịch bản thật chất lượng. Mạng xã hội là nơi cập nhật và lan truyền với tốc độ chóng mặt, vậy nên việc tận dụng hình thức Marketing qua các kênh Video như Youtube sẽ là cách tốt nhất giúp bạn ghi dấu thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng cũng như bước gần hơn đến tháp nhu cầu của người tiêu dùng. Việc nghiên cứu thật tốt Insight khách hàng thực sự là chìa khóa giúp bạn có thể chinh phục cũng như đưa thương hiệu của mình đến gần nhất với khách hàng thông qua các kênh Social Media Marketing. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn nắm được Social Media Marketing là gì cũng như làm thế nào để có thể lên một chiến lược Marketing phù hợp và hiệu quả nhất. Marketing Online đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp để đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng mục tiêu và kinh doanh hiệu quả. Đó là lý do mà một nền tảng Marketing vững chắc sẽ giúp bạn chinh phục khách hàng và bán cháy hàng với chi phí tiết kiệm nhất. 
29/03/2019
3950 Lượt xem
Marketing Digital là gì? Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả?
Marketing Digital là gì? Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả? Marketing Digital đã không còn là một khái niệm xa lạ với các Marketer đặc biệt là trong cuộc chiến công nghệ 4.0 này. Thành công trong việc sử dụng Marketing Digital nhằm đưa sản phẩm/ dịch vụ của mình đến gần hơn với khách hàng là cách giúp bạn giảm thiểu tối đa chi phí cũng như đạt hiệu quả tiếp thị tốt nhất. Vậy Marketing Digital là gì và nó có vai trò như thế nào với công cuộc Marketing của các ngành hàng? 1. Marketing Digital là gì? Marketing Digital hay còn gọi là tiếp thị số là các hình thức tiếp thị, đưa sản phẩm/ dịch vụ của mình tới khách hàng qua các kênh TV, Audio, billboards hay SMS. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, Internet trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến dịch Marketing, bắt đầu cho một kỷ nguyên Marketing Digital mới, sự bùng nổ của Internet Marketing và Search Marketing. Marketing Digital - điều kỳ diệ không thể thiếu trong kỷ nguyên 4.0 Marketing Digital đã không còn là một khái niệm xa lạ với các Marketer đặc biệt là trong cuộc chiến công nghệ 4.0 này. Thành công trong việc sử dụng Marketing Digital nhằm đưa sản phẩm/ dịch vụ của mình đến gần hơn với khách hàng là cách giúp bạn giảm thiểu tối đa chi phí cũng như đạt hiệu quả tiếp thị tốt nhất. Vậy Marketing Digital là gì và nó có vai trò như thế nào với công cuộc Marketing của các ngành hàng? >> Marketing Audit là gì? Hé lộ 5 lợi ích tuyệt vời nó mang lại 2. Tại sao doanh nghiệp lại cần chiến lược Digital Marketing tốt Một chiến lược Digital Markeitng là một yếu tố rất cần thiết để bạn vạch ra các bước đi nhằm đạt được những mục tiêu cao nhất. Ví dụ, tỷ lệ Traffic ở Website tăng, quảng cáo sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Ngoài ra, với các số liệu như thứ hạng từ khóa tăng hơn so với thàng trước hay CPC nhanh hơn và có vài trăm lượt like thì không chắc rằng bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn. Nếu bạn không có mục tiêu cho chiến lược cao hơn thì rất dễ bị lạc hướng.  Không chỉ vậy, so với các hình thức Marketing truyền thông như thư tín, sự kiện, báo đài, truyền hình chiếm một nguồn ngân sách khá lớn thì các chiến dịch Digital Marketing lại thấp hơn nhiều. Các doang nghiệp có thể bắt đầu triển khai quảng cáo Online mà không cần quan tâm quá nhiều đến ngân sách ban đầu. Đặc biệt, bản thân doanh nghiệp cũng có thể tự mình điều chỉnh chi phí cho từng chiến dịch, thời gian hoạt động để phù hợp với ngân sách và mục tiêu đã đề ra. Mọi công cụ tìm kiếm và nền tảng mạng xã hội như Youtube, Facebook, Google đều cho phép doanh nghiệp đấu thầu linh động. Vì thế, doanh nghiệp có thể chủ động nguồn ngân sách chạy quảng cáo cho mình.  3. Đặc điểm của một chiến lược Dgital Marketing hiệu quả Hiểu được Digital Marketing là gì, nếu bạn muốn biết rõ chiến lược của mình có tốt hay không, bạn cần theo dõi một số đặc điểm như sau: - Kiến thức vững vàng: Để có thể tự xây dựng được những chiến lược tốt và hướng đi đúng đắn, bạn cần phải nắm vững kiến thức và trau dồi bằng sách Digital Marketing. - Mục tiêu rõ ràng: Nếu không xác định được mục tiêu rõ ràng, chiến thuật của bạn có thể đi lệch hướng và thất bại. - Ảnh hưởng sâu rộng: Khi lên chiến lược, bạn cần lưu ý đến độ sâu rộng của nó. Bởi bạn chỉ có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng khi gây được ảnh hưởng đến nhiều người. - Không bị chốt chặn: Để chiến lược hoạt động suôn sẻ, xuyên suốt, hãy xem vấn đề nội bộ công ty có bị chốt chặn hay không. - Khó thay đổi: Một chiến lược hiệu quả đòi hỏi các yếu tố khó bị thay đổi và dễ bị tác động. - Tạo ra chiến thuật: Tạo ra chiến thuật giúp bạn đạt được mục tiêu cuối cùng. - Yếu tố và chỉ số: Để xây dựng chiên lược thành công, bạn cần tạo được mỗi liên hệ giữa mục tiêu cuối cùng và sự thành công cho từng chiến thuật.  4. Các hình thức Marketing Digital Social Media Marketing  Là hình thức truyền thông mạng xã hội, sử dụng Facebook, Instagram,... để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của mình. Với gần 60 triệu người dùng mạng xã hội, Social Marketing thực sự là phương thức kinh doanh tuyệt vời nếu bạn có một chiến lược đúng đắn. Content Marketing Rõ ràng để bán được hàng bạn phải cần để khách hàng biết đến sản phẩm của mình bằng việc đưa các thông tin sản phẩm qua nghệ thuật kể chuyện độc đáo, từ đó tăng nhận thức về thương hiệu và đạt mục tiêu cuối cùng là tăng doanh thu và lợi nhuận. Đó là lý do mà content luôn là yếu tố vô cùng quan trọng trong bất kỳ hình thức marketing nào.  SEO Đây là hình thức marketing bằng việc tối ưu nội dung và trang web nhằm đẩy thứ hạng từ khóa cũng như website lên các công cụ tìm kiếm như Google. 70% người dùng thường có xu hướng chỉ xem những kết quả hiển thị ở trang đầu tiên, vì vậy nếu trang web của bạn nằm ở thứ hạng cao đồng nghĩa với tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cũng cao hơn nếu nội dung trang web của bạn thực sự chất lượng và hữu ích. Email Marketing Đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp nhưng hình thức Marketing Digital này lại có tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng tương đối cao bởi việc tiếp thị trực tiếp qua Email của khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu. Việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng bằng việc cung cấp giá trị thông qua các Email thực sự chất lượng là cách nhanh nhất giúp bạn thành công đưa sản phẩm đến tháp nhu cầu của người tiêu dùng, biến đối tượng mục tiêu trở thành khách hàng của mình. Affiliate Marketing Đây là một hình thức tiếp thị liên kết dựa trên việc tính phí quảng cáo CPA (Cost per Action) tức là nhà cung cấp chỉ thực sự phải trả phí khi khách hàng thực hiện các hành động như đăng ký thông tin hay mua hàng,...điều này sẽ giúp nhà cung cấp giảm thiểu tối đa rủi ro so với CPC (Cost per Click). Việc nắm vững các hình thức Marketing Digital sẽ giúp đưa ra được chiến lược marketing phù hợp nhất SEM Ngoài SEO là một nhánh nhỏ thì SEM còn bao gồm các lượng truy cập, tìm kiếm từ hoạt động trả phí như PPC (Google Adwords). Đó là lý do mà để làm SEM tốt, việc kết hợp các hoạt động SEO và quảng cáo PPC (Google Adwords) là vô cùng quan trọng để cải thiện thứ hạng website và đưa sản phẩm/ dịch vụ đến gần nhất với khách hàng.  >> Chiến lược Marketing cho SME trở thành kẻ thống lĩnh thị trường 5. Các yếu tố của môi trường hoạt động Digital Marketing Môi trường vi mô Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, thương hiệu và các yếu tố bên ngoài. Trước khi lập kế hoạch cho chiến dịch Digital Marketing, doanh nghiệp cần phải xem xét và phân tích các yếu tố liên quan đến đối tác, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, công chúng Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động Digital Marketing cấu thành từ các lực lượng tác động tới môi trường chung của toàn ngành và không có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Thông thường, môi trường vĩ mô bao gồm 5 thành phần như: nhân khẩu học, pháp lý chính trị, kinh tế, công nghệ, văn hóa xã hội.  Nội bộ doanh nghiệp Môi trường nội bộ doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như nguồn nhân lực, máy móc công nghệ, chiến lược kinh doanh, lịch sử, văn hóa doanh nghiệp. Để có thể tồn tại và phát triển lâu dài, doanh nghiệp cần xác định rõ yếu tố nào là có thể thay thổi, yếu tố nào cần đưa vào truyền thông và yếu tố nào cần phải giữ nguyên bản chất của nó. Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của các yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp sẽ giúp bạn xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp với nguồn lực hiện có của mình.  6. Quy trình xây dựng chiến lược Marketing Bước 1. Phân tích thị trường và xây dựng chiến lược Marketing hiện tại >>> Xem ngay: Giải mã chiến lược kinh doanh của Grab đỉnh cao Quy trình xây dựng chiến lược Marketing 1 Công việc phân tích thị trường đòi hỏi doanh nghiệp cần nắm được những đặc điểm về thị trường hiện tại như quy mô, xu hướng biến động của thị trường, cơ cấu thị trường hiện nay, các tác nhân tác động vào thị trường, cho đến những vấn đề liên quan đến khách hàng như nhu cầu mua sắm, cách thức mua, phương thức mua tại cửa hàng hay mua trực tuyến,...  Để tìm hiểu kỹ hơn cách nghiên cứu phân tích thị trường cụ thể bạn đọc tham khảo thêm bài viết Market Research là gì? 4 bước nghiên cứu thị trường để biết cách nghiên cứu thị trường chính xác và hiệu quả nhé. Ngoài ra doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến đối thủ cạnh tranh của mình, họ có ưu điểm gì, điểm yếu gì, chiến lược marketing của họ là gì, đồng thời những chiến lược marketing hiện nay như thế nào...  Bước 2. Phân tích mô hình SWOT  Quy trình xây dựng chiến lược Marketing 2 Mô hình SWOT là viết tắt của 4 từ tiếng Anh Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats, là mô hình để phân tích cơ hội và thách thức cuả doanh nghiệp hoặc của một chiến lược marketing nào đó. "Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng", việc xác định được những cơ hội, thách thức, những điểm mạnh điểu yếu của chính mình sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn rõ ràng nhất về tiềm năng thành công của mình, chủ động trong việc xây dựng chiến lược marketing thành công sao cho khai thác triệt để những lợi thế và khắc phục được những bất lợi mà mình đang có.  Vậy ứng dụng mô hình SWOT như thế nào? Cùng tìm hiểu kỹ hơn mô hình SWOT trong bài viết Bật mí từ A đến Z mô hình SWOT bạn đã biết chưa tại Unica. Bước 3. Xác định mục tiêu Marketing trong chiến dịch  Bất cứ chiến dịch Marketing nào cũng cần phải có mục tiêu đạt được. Khi lên chiến lược marketing, doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm túc những tiêu chí sau:  - Mục tiêu Marketing phải phục vụ cho mục tiêu chiến lược lớn của doanh nghiệp  - Các mục tiêu marketing cần rõ ràng, cụ thể, tốt nhất là phải đo lường được hiệu quả của từng mục tiêu  - Gắn liền chặt chẽ với từng mốc thời gian cụ thể, tránh để tình trạng thực hiện dài mục tiêu mà không đạt được hiệu quả gì  - Tất cả các chiến lược phải đồng bộ, thống nhất, ưu tiên sắp xếp các mục tiêu quan trọng để thực hiện trước. Bước 4. Xác định và lựa chọn phân khúc thị trường để xây dựng quy trình marketing Quy trình xây dựng chiến lược Marketing 3 Phân khúc thị trường mục tiêu chính là nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp nằm trong đó lớn nhất. Đây sẽ là những vị khách hàng đem đến nguồn lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp bằng cách mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Vì thị trường rất lớn, do đó doanh nghiệp cần phải nhanh chóng xác định được phân khúc thị trường mục tiêu của mình là ai, khách hàng mục tiêu của bạn là nhóm nào, ai sẽ có thể sẵn sàng bỏ tiền cho sản phẩm.dịch vụ của doanh nghiệp... Làm tốt được việc này doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí chỉ để tìm ra thị trường mục tiêu mà mình hướng đến, từ đó khai thác và tiếp cận được nhiều nhất khách hàng tiềm năng so với đối thủ của doanh nghiệp.  Bước 5. Lên kế hoạch xây dựng các quy trình Marketing hỗn hợp Chiến lược hỗn hợp ở đây có thể là 1 hoặc rất nhiều chiến lược nhỏ để tạo nên thành công của chiến dịch marketing tổng thể. Cụ thể chiến lược hỗn hợp có thể kể đến một số các chiến dịch con khác như  - Chiến dịch sản phẩm: Bao gồm toàn bộ quá trình xác định sản phẩm như danh mục, tên gọi sản phẩm, thống nhất bao bì sản phẩm, các tính năng, công dụng của sản phẩm, đi kèm các dịch vụ dành cho khách hàng đối với sản phẩm...   - Chiến dịch phân phối: tức doanh nghiệp sẽ đem sản phẩm/dịch vụ của mình tới khách hàng bằng cách nào, phương thức vận chuyển, doanh nghiệp vận chuyển trung gian, giá thành vận chuyển...  - Chiến lược truyền thông: doanh nghiệp khi có sản phẩm/dịch vụ mới thì nên quảng bá chúng bằng kênh truyền thông nào, kênh truyền hình hay qua quảng cáo trên website, hay thực hiện quảng cáo trên các kênh social như Facebook, Zalo... Bởi mỗi một sản phẩm/dịch vụ sẽ có những phân khúc khách hàng và thị trường khác nhau do đó doanh nghiệp cần rất linh động để có thể ứng dụng thông minh và hiệu quả nhất các kênh truyền thông cho doanh nghiệp của mình.  - Chiến lược giá cả: Giá cả cũng là một vấn đề mà cả doanh nghiệp và khách hàng đều quan tâm: Giá thành có cạnh tranh trên thị trường với đối thủ, phương thức định giá của sản phẩm/dịch vụ, xác định hình thức thanh toán sản phẩm...  Ngoài ra còn có những chiến lược khác như: chiến lược thương hiệu, chiến lược hậu cần kho vận, chiến lược kênh marketing, chiến lược định hướng phát triển chuỗi giá trị... Bước 6. Thực hiện chiến lược và dự báo ngân sách >>> Xem ngay: Xây dựng chiến lược Marketing Online cho doanh nghiệp Quy trình xây dựng chiến lược Marketing 4 Một chiến dịch marketing tốt nhưng tiêu tốn quá nhiều ngân sách cũng không phải là một chiến dịch marketing hoàn hảo. Doanh nghiệp sau khi đã xác định được quy trình marketing cho sản phẩm/dịch vụ của mình thì bước tiếp theo chính là thực hiện quy trình đóvới ngân sách dự kiến. Mà một chiến dịch marketing bao gồm rất nhiều các chiến lược nhỏ và hành động cần thực hiện. Để bắt đầu thực  hiện chiến lược marketing, doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi người/bộ phận nào thực hiện hành động, ai sẽ chịu trách nhiệm thực hiện, thời gian thực hiện là khi nào, nên sử dụng công cụ hỗ trợ gì, dự kiến ngân sách bao nhiêu...   Công thức dự đoán ngân sách – kết quả tài chính dự kiến cơ bản được tính như sau:  Doanh số = Giá bán bình quân x Số lượng bán dự kiến Lợi nhuận = Doanh số dự kiến – Tổng chi phí dự kiến 7. Quản trị chiến lược và kiểm tra, giám sát quy trình thực hiện kế hoạch Công việc quản trị chiến lược, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện chiến lược marketing không chỉ do một bộ phận quản lý mà chúng liên quan mật thiết với các tầng quản trị khác trong doanh nghiệp:  - Từng bộ phận trong chiến dịch thực hiện chức năng của mình: nhân viên marketing, sales, kế toán.  - Từng đơn vị kinh doanh trong doanh nghiệp: chi nhánh thực hiện, văn phòng thực hiện, tổng công ty/doanh nghiệp  - Quản trị chiến lược cấp tổng công ty/doanh nghiệp: chính là những người đứng đầu doanh nghiệp, quyết định việc đồng ý phân bổ các nguồn lực nhân sự, tài chính cho chiến dịch marketing. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu được Marketing Digital là gì cũng như làm thế nào để lên một chiến lược Marketing thực sự hiệu quả để có thể định hướng và đưa ra kế hoạch Marketing phù hợp với doanh nghiệp của bạn.  Ngoài ra, chúng tôi còn có rất nhiều các khóa học marketing online như Facebook, Youtube, SEO... với sự hướng dẫn của những chuyên gia hàng đầu được nhiều người săn đón nhất trên Unica.
29/03/2019
1874 Lượt xem
SEOquake là gì? Hướng dẫn cài và sử dụng seoquake cho người mới
SEOquake là gì? Hướng dẫn cài và sử dụng seoquake cho người mới SEOquake là một tiện ích mở rộng miễn phí dành cho trình duyệt web, hỗ trợ các chuyên gia SEO và những người quan tâm đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) trong việc kiểm tra, phân tích và đánh giá hiệu quả trang web. SEOquake được phát triển bởi SEMrush, một công ty hàng đầu về phần mềm SEO và marketing trực tuyến. SEOquake có nhiều tính năng hữu ích như hiển thị các chỉ số SEO quan trọng của trang web, so sánh các trang web và tên miền, kiểm tra SEO on-page, đo lường mật độ từ khóa, xem liên kết nội bộ và ngoại bộ,... Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cài và sử dụng SEOquake cho người mới bắt đầu. SEOquake là gì? SEOquake là một công cụ plugin mạnh mẽ của SEMRush, giúp quản lý và xem xét tình trạng SEO của trang web. Bạn có thể nhận được thông tin chi tiết về chính xác những gì đang xảy ra với việc SEO của mình và cách khắc phục bất kỳ vấn đề nào đang gặp phải.  SEOquake là một công cụ plugin mạnh mẽ của SEMRush, giúp quản lý và xem xét tình trạng SEO của trang web SEOquake có thể hoạt động trên nhiều trình duyệt khác nhau như Google Chrome, Mozilla Firefox, Coccoc, IE và Opera. SEOquake có giao diện đơn giản và dễ sử dụng, cho phép bạn tùy chỉnh các cài đặt theo nhu cầu của mình. Bạn có thể bật hoặc tắt các tính năng của SEOquake, chọn các chỉ số SEO mà bạn muốn hiển thị và lọc các kết quả tìm kiếm theo các tiêu chí khác nhau. Công dụng của SEOquake? Trước khi đi vào cài và sử dụng seoquake, bạn cần biết công dụng của công cụ này. SEOquake có nhiều công dụng cho người làm SEO và quản trị web như là: - Phân tích tìm chi tiết backlink: SEOquake cho phép bạn xem số lượng và chất lượng của các liên kết trỏ đến trang web của bạn, cũng như các trang web đối thủ. Bạn có thể biết được nguồn gốc của các liên kết, loại liên kết (do-follow hoặc no-follow), vị trí liên kết (trong nội dung, tiêu đề, chân trang,...) và các thông tin khác. Điều này giúp bạn đánh giá mức độ uy tín và phổ biến của trang web, cũng như tìm kiếm các cơ hội xây dựng liên kết mới. - So sánh tên miền và URL: SEOquake cho phép bạn so sánh các chỉ số SEO của nhiều trang web hoặc tên miền khác nhau như Google PageRank, Alexa Rank, số lượng trang được lập chỉ mục, số lượng liên kết,... Bạn có thể dễ dàng so sánh hiệu quả SEO của trang web của mình với các trang web đối thủ hoặc xem sự khác biệt giữa các phiên bản của trang web của mình (ví dụ: http và https, www và không www,...). Công dụng của SEOquake - Cung cấp các thông tin của bất kỳ trang web nào: SEOquake cho phép bạn xem các thông tin cơ bản của bất kỳ trang web nào mà bạn truy cập như tiêu đề, mô tả, từ khóa, ngày tạo tên miền, thông tin máy chủ,... Bạn có thể dùng các thông tin này để phân tích nội dung, cấu trúc và các yếu tố SEO khác của trang web. - Phân tích External Link và liên kết nội bộ: SEOquake cho phép bạn xem các liên kết bên ngoài và nội bộ của trang web, cũng như các thuộc tính của chúng như văn bản liên kết, URL, loại liên kết,... Bạn có thể kiểm tra xem trang web có bị liên kết đến các trang web xấu, spam, bị hỏng hay không, cũng như cải thiện cấu trúc liên kết nội bộ của trang web. - Một số dữ liệu xã hội khác: SEOquake cũng cung cấp cho bạn một số dữ liệu liên quan đến mạng xã hội như số lượt thích, chia sẻ, bình luận, tweet,... của trang web trên các nền tảng như Facebook, Twitter, Google Plus,... Bạn có thể dùng các dữ liệu này để đánh giá mức độ tương tác và phổ biến của trang web trên các mạng xã hội. [trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Chức năng mỗi thành phần trên SEOquake SEOquake có nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần có chức năng riêng. Dưới đây là một số thành phần chính của SEOquake: - Thẻ Page Information: Đây là thẻ chứa toàn bộ thông tin cơ bản của website. Dựa trên thẻ này bạn có thể kiểm tra được các nội dung gồm URL, thẻ title, thẻ meta keywords, thẻ meta description, liên kết internal link và external link, các thông tin về chủ server. - Thẻ Google Pagerank: Thẻ này thể hiện chỉ số độ tin cậy của website và thứ hạng theo tiêu chuẩn của Google. Chỉ số Pagerank là một trong những thông tin quan trọng và giúp đánh giá thứ hạng từ khóa của website. Chỉ số này càng cao thì thứ hạng tìm kiếm càng cao. - Thẻ Google Index: Là giá trị tất cả các trang trên website được Google đánh giá chỉ mục. Thông qua chỉ số này bạn có thể theo dõi được nội dung của web bạn muốn tìm hiểu có mức độ và độ lớn ra sao. Chức năng mỗi thành phần trên SEOquake - Thẻ Alexa Rank (Rank): Đây là thẻ giúp đánh giá độ phổ biến của website trên một quốc gia cụ thể nào đó. Chỉ số này càng thấp thì website càng mạnh và có độ uy tín cao. - Thẻ Twitter Tweets: Thẻ này giúp đo lường số người dùng đến từ Twitter. Số người đến từ mạng xã hội này càng lớn thì chứng tỏ web càng có độ tin cậy cao. - Thẻ Webarchive age: Thẻ này cung cấp các thông tin về ngày tạo tên miền. Cũng giống như tuổi của web, tuổi càng cao càng thì độ uy tín càng lớn và chứng minh hoạt động lâu dài. - Thẻ Facebook likes: Là thẻ thẻ hiện số lượt like của người dùng facebook cho website. Số lượt like càng nhiều thì chứng tỏ trang web càng có sức hút và tương tác cao. - Thẻ Google PlusOne: Thẻ này thể hiện số lượng liên kết website thông qua Google. Chỉ số này càng cao thì càng có lợi cho website. - Thẻ Whois: Thẻ này thể hiện một số thông tin về máy chủ DNS, IP, chủ sở hữu website. Bạn có thể dùng các thông tin này để kiểm tra xem trang web có bị đánh cắp tên miền, bị hack hoặc bị chặn bởi nhà mạng hay không. - Thẻ Page Source: Thẻ này giúp bạn hiểu hơn về code website của bạn. Bạn có thể xem cấu trúc HTML, CSS, JavaScript và các yếu tố khác của trang web. Bạn cũng có thể kiểm tra xem trang web có tuân thủ các tiêu chuẩn web hay không, cũng như tối ưu hóa tốc độ tải trang. Hướng dẫn cài và sử dụng SEOquake Ở phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cài và sử dụng SEOquake trên các nền tảng khác nhau như Chrome, Mozilla Firefox và Coccoc. Chi tiết như dưới đây: 1. Cách cài SEOquake trên các trình duyệt Không chỉ cài SEOquake từ Chrome, bạn còn có thể tải từ Mozilla Firefox và Coccoc. Cách tải chi tiết như sau: 1.1. Cài đặt SEOquake Chrome - Bước 1: Tải SEOquake từ cửa hàng Chrome. Tải SEOquake từ cửa hàng Chrome - Bước 2: Bấm nút “Thêm vào Chrome”. - Bước 3: Chrome mở ra một cửa sổ mới và bạn bấm nút “Thêm tiện ích”. - Bước 4: Sau khi cài đặt xong, SEOquake sẽ xuất hiện ở góc trên của trình duyệt như hình. 1.2. Cài đặt SEOquake addon trên trình duyệt Mozilla Firefox - Bước 1: Vào link này để tải addon SEOquake dành cho Mozilla Firefox. Tải addon SEOquake dành cho Mozilla Firefox - Bước 2: Bấm nút “Thêm vào Firefox” để cài đặt SEOquake vào firefox. - Bước 3: Một cửa sổ mới xuất hiện và yêu cầu bạn xác nhận, bạn chọn “Thêm” để tiếp tục. Chọn “Thêm” để tiếp tục - Bước 4: Hoàn tất cài đặt. 1.3. Cài đặt SEOquake addon trên trình duyệt Coccoc - Bước 1: Truy cập SEOquake – Chrome Web Store và nhấn vào nút Add to Chrome. - Bước 2: Nhấn vào nút Add extension để xác nhận cài đặt SEOquake cho Coccoc. - Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bạn sẽ thấy biểu tượng SEOquake xuất hiện ở góc phải của trình duyệt. Bạn có thể nhấn vào biểu tượng này để xem các thông tin SEO của trang web hiện tại hoặc nhấn vào nút Settings để tùy chỉnh các cài đặt của SEOquake. >> Xem thêm: 4 Cách chặn quảng cáo trên Google Chrome hiệu quả Cài đặt SEOquake addon trên trình duyệt Coccoc 2. Cách sử dụng SEOquake Bạn có thể dùng SEOquake để kiểm tra SEO on-page, kiểm tra mật độ từ khóa và kiểm tra Internal và External Link. 2.1. On-page SEO Audit SEOquake cho phép bạn kiểm tra SEO on-page của trang web, bao gồm các yếu tố như tiêu đề, mô tả, từ khóa, hình ảnh, liên kết,... Bạn có thể dùng tính năng này để đánh giá và cải thiện SEO on-page của trang web của mình hoặc phân tích SEO on-page của trang web đối thủ. Để sử dụng tính năng này, bạn nhấn vào biểu tượng SEOquake ở góc phải của trình duyệt, sau đó nhấn vào nút Diagnosis. Bạn sẽ thấy một bảng báo cáo với các thông tin SEO on-page của trang web hiện tại, cũng như các khuyến nghị để cải thiện. SEOquake cho phép bạn kiểm tra SEO on-page của trang web 2.2. Kiểm tra mật độ từ khóa SEOquake cho phép bạn kiểm tra mật độ từ khóa của trang web, bao gồm số lần xuất hiện, tỷ lệ phần trăm và trọng số của từng từ khóa. Bạn có thể dùng tính năng này để tối ưu hóa từ khóa cho trang web của mình hoặc phân tích từ khóa của trang web đối thủ. Để sử dụng tính năng này, bạn nhấn vào biểu tượng SEOquake ở góc phải của trình duyệt, sau đó nhấn vào nút Density. Bạn sẽ thấy một bảng báo cáo với các thông tin về mật độ từ khóa của trang web hiện tại, cũng như các lựa chọn để lọc theo số từ, thẻ HTML hoặc từ khóa cụ thể. 2.3. Internal và External Link SEOquake cho phép bạn xem các liên kết nội bộ và ngoại bộ của trang web, cũng như các thuộc tính của chúng như văn bản liên kết, URL, loại liên kết,... Bạn có thể dùng tính năng này để kiểm tra xem trang web có bị liên kết đến các trang web xấu, spam, bị hỏng hay không, cũng như cải thiện cấu trúc liên kết nội bộ của trang web. Để sử dụng tính năng này, bạn nhấn vào biểu tượng SEOquake ở góc phải của trình duyệt, sau đó nhấn vào nút Links. Bạn sẽ thấy một bảng báo cáo với các thông tin về các liên kết nội bộ và ngoại bộ của trang web hiện tại, cũng như các lựa chọn để lọc theo loại liên kết, văn bản liên kết hoặc URL. Dùng SEOquake để kiểm tra Internal và External Link 2.4. So sánh URL hoặc Domain SEOquake cho phép bạn so sánh các chỉ số SEO của nhiều trang web hoặc tên miền khác nhau như Google PageRank, Alexa Rank, số lượng trang được lập chỉ mục, số lượng liên kết,... Bạn có thể dùng tính năng này để so sánh hiệu quả SEO của trang web của mình với các trang web đối thủ hoặc xem sự khác biệt giữa các phiên bản của trang web của mình (ví dụ: http và https, www và không www,...). Để sử dụng tính năng này, bạn nhấn vào biểu tượng SEOquake ở góc phải của trình duyệt, sau đó nhấn vào nút Compare URLs/Domains. Bạn sẽ thấy một bảng báo cáo với các thông tin về các chỉ số SEO của các trang web hoặc tên miền mà bạn muốn so sánh, cũng như các lựa chọn để thêm hoặc xóa các trang web hoặc tên miền. Trở thành chuyên gia thiết kế website chuẩn SEO bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Thông qua khóa học, bạn sẽ nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet, biết cách thiết kế website chuẩn SEO, biết cách tích hợp giao diện bán hàng thời trang với woocommerce,... Đăng ký ngay: [course_id:1981,theme:course] [course_id:277,theme:course] [course_id:1629,theme:course] Các chỉ số cần quan tâm khi sử dụng SEOquake - PAGE INFO cung cấp các thông tin cơ bản nhất về Title, Meta Keywords, Server,... - DIAGNOSIS giúp bạn biết được các vấn đề của từng Webpage và giúp bạn tối ưu nó một cách hiệu quả nhất như URL, Title, Meta Description hay các thẻ Heading,... - DENSITY là một trong những công cụ giúp bạn có thể biết về việc phân bố keyword trên trang đồng thời cho biết mật độ và sự lặp lại của từ khóa. - INTERNAL VÀ EXTERNAL cung cấp toàn bộ thông tin về link nội và link ngoại trên trang web. Ngoài ra, bạn có thể biết được lượng link follow, nofollow, link text,... Các chỉ số cần quan tâm khi sử dụng SEOquake Hướng dẫn bật/ tắt/ xóa bỏ công cụ SEOquake trên trình duyệt Ngoài cách cài và sử dụng seoquake, chắc hẳn bạn sẽ muốn biết thêm cách bật, tắt cũng như xóa SEOquake. Các bước thực hiện chi tiết như sau: 1. Cách tắt/bật SEOquake trên trình duyệt - Bước 1: Sau khi cài đặt, bạn có thể tắt bật SEOquake dễ dàng. Bạn chỉ cần chuyển nút bật tắt ở bên trái màn hình khi nhấn vào ứng dụng này. Tắt SEOquake - Bước 2: Để mở lại SEOquake, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng SEOquake ở góc trên bên trái. Mở lại SEOquake 2. Cách xóa SEOquake trên trình duyệt Trên Chrome Để gỡ bỏ SEOquake trên Chrome, bạn vào nút chấm than ở góc trên bên phải của trình duyệt, rồi chọn More Tools -> Extension. Sau đó, bạn tìm SEOquake và bấm Delete. Trên Firefox Để gỡ bỏ SEOquake trên Firefox, bạn vào menu ở góc trên bên phải của trình duyệt, rồi chọn Add-ons. Tiếp theo, bạn tìm SEOquake và bấm Remove. Hoàn thành quá trình gỡ bỏ. Gỡ bỏ SEOquake trên Firefox Lời kết SEOquake là một công cụ hỗ trợ SEO miễn phí và mạnh mẽ, giúp bạn kiểm tra, phân tích và đánh giá hiệu quả trang web. SEOquake có nhiều tính năng hữu ích như hiển thị các chỉ số SEO quan trọng của trang web, so sánh các trang web và tên miền, kiểm tra SEO on-page, đo lường mật độ từ khóa, xem liên kết nội bộ và ngoại bộ,... Bạn có thể cài và sử dụng seoquake trên nhiều trình duyệt khác nhau như Google Chrome, Mozilla Firefox và Coccoc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về SEOquake và cách sử dụng nó. >> Xem thêm: 5 phút hướng dẫn cài đặt Google shopping quảng cáo 
29/03/2019
4720 Lượt xem