Marketing
Kinh doanh Online tại nhà khó hay dễ ?
Bạn có tin không, khi Internet phát triển với tốc độ chóng mặt, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng là bạn có thể mua bất kỳ sản phẩm nào ở mọi lúc, mọi nơi. Đó chính là hình thức mua- bán Online được rất nhiều người lựa chọn trong thời gian gần đây. Thế nhưng, kinh doanh Online tại nhà khó hay dễ là câu hỏi của rất nhiều người khi đang còn phân vân lựa chọn hình thức này. Để phân tích một cách cụ thể hơn, hãy cùng chúng tôi tham khảo thông qua bài viết dưới đây.
Kinh doanh Online là gì ?
Ngày nay, cụm từ kinh doanh online đã trở nên quá quen thuộc với những người yêu thích mua sắm thông qua hình thức Online. Bạn không cần mất quá nhiều thời gian, công sức để có thể mua một sản phẩm nào đó. Chỉ cần vài thao tác vô cùng đơn giản trên điện thoại là bạn đã hoàn tất xong quá trình mua hàng Online của mình.
Hiểu một cách đơn giản, kinh doanh Online là hình thức người bán cung cấp thông tin sản phẩm lên mạng xã hội Facebook, zalo… hoặc các trang thương mại điện tử khác như: Shopee, Lazada để người mua có thể tìm đến một cách dễ dàng thông qua việc tìm kiếm từ khóa. Các thao tác như trao đổi thông tin, chốt đơn, lựa chọn hình thức vận chuyển đều được thực hiện gián tiếp thông qua điện thoại thông minh có kết nối mạng.
Mô hình kinh doanh Online đang ngày càng phát triển
3 bước kinh doanh Online tại nhà hiệu quả
Bước 1: Lựa chọn sản phẩm kinh doanh
Dù là hình thức kinh doanh Offline hay Online thì việc lựa chọn sản phẩm cũng quyết định sự thành công của cả một quá trình kinh doanh. Việc phân tích nhu cầu của khách hàng, phân khúc thị trường tiềm năng cũng như mặt hàng chiếm ưu thế sẽ giúp người kinh doanh Online lựa chọn được sản phẩm phù hợp.
Ngày nay, khi mô hình Kinh doanh online tại nhà ngày càng trở nên rầm rộ thì việc chọn những sản phẩm cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Để tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ khác, bạn cần lựa chọn những sản phẩm độc đáo mà chưa ai bán trên thị trường.
Bước 2: Marketing cho sản phẩm
Marketing cho sản phẩm là việc bạn dùng những công cụ Marketing Online hoặc truyền thống khác nhau để quảng bá, tiếp thị sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng. Ngày nay, có rất nhiều kênh để bạn triển khai chương trình quảng cáo sản phẩm của mình như: mạng xã hội facebook, zalo, tờ rơi, báo điện tử…. Tùy vào ngân sách mà bạn cần lựa chọn một kênh marketing phù hợp nhất để có thể tìm kiếm được khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng.
Marketing để quảng bá sản phẩm
Bước 3: Tư vấn và chốt đơn
Quá trình giới thiệu và tư vấn sản phẩm giúp người bán thấu hiểu hơn về nhu cầu khách hàng cũng như những rào cản mà khách hàng đang gặp phải trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Chính vì vậy, để có thể nắm bắt được tâm lý khách hàng, là một người bán hàng online, bạn cần tư vấn nhiệt tình, chu đáo để có thể thuyết phục được khách hàng của mình.
Sau khi chốt đơn, việc bạn cần làm là đưa sản phẩm của mình đến người mua thông qua các hình thức vận chuyển khác nhau. Để có thể gây thiện cảm với những khách hàng đầu tiên, bạn hoàn toàn có thể hỗ trợ phí phí ship hoặc lựa chọn một đơn vị giao hàng uy tín, chất lượng và có mức giá hợp lý.
>> Đọc ngay: Top 5 kỹ năng chốt sale đỉnh cao bách phát, bách trúng
Gợi ý mặt hàng kinh doanh Online tại nhà “đắt khách” nhất
Kinh doanh mỹ phẩm
Ngày nay, nhu cầu làm đẹp càng càng tăng cao đồng nghĩa với việc thị trường kinh doanh mỹ phẩm cũng vô cùng đắt khách. Thế nhưng, với hình thức kinh doanh mỹ phẩm Offline thì giá thành sản phẩm sẽ rất cao do phải chịu chi phí từ việc thuê cửa hàng. Vậy tại sao bạn không thử sức với mô hình kinh doanh Online với sản phẩm là mỹ phẩm làm đẹp. Chỉ cần tìm một nguồn hàng chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, am hiểu về công dụng của sản phẩm là bạn có thể hoàn toàn tự tin khi lựa chọn mặt hàng này.
Các vật dụng nhà bếp
Vật dụng nhà bếp được xem là một mặt hàng kinh doanh Online vô cùng tiềm năng. Bởi lẽ những bà nội trợ ngoài những công việc trên công ty vô cùng bận rộn thì thời gian còn lại là chăm sóc cho gia đình, con cái, vì thế mà thời gian cũng rất hạn chế. Để tiết kiệm được thời gian thì việc mua các vật dụng hữu ích cần thiết thông qua hình thức Online sẽ khiến các chị em vô cùng thích thú. Tận dụng ưu thế này, bạn sẽ có thể tiếp cận được rất nhiều khách hàng tiềm năng để gia tăng doanh số bán hàng.
Kinh doanh đồ ăn vặt Online ngày càng trở nên phổ biến
Đồ ăn vặt
Với mặt hàng là đồ ăn vặt, bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng ở những độ tuổi cũng như nghề nghiệp khác nhau. Có thể kể đến một số món ăn vặt được đa số mọi người vô cùng yêu thích như: chè, trà sữa, bánh bao chiên, bánh chuối… Với chi phí bỏ qua không quá nhiều, hình thức kinh doanh Online đồ ăn vặt đang trở thành xu thế phổ biến. Chỉ cần một chút thời gian và sự khéo léo là bạn đã có thể tự tin khi lựa chọn mặt hàng này.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ về các bước và mặt hàng kinh doanh Online tại nhà đắt khách nhất. Hy vọng bạn có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi, lựa chọn được cho mình sản phẩm kinh doanh Online phù hợp để tăng thêm thu nhập.
>> Bạn đọc xem ngay:
- Bí quyết kinh doanh cháo dinh dưỡng vốn ít lời nhiều
- Kịch bản chốt sale mỹ phẩm qua điện thoại “thần thánh”
23/09/2020
256 Lượt xem
Account Executive là gì? Tố chất cần có ở Account Executive
Bạn có biết, Account Executive là một nghề rất mới mẻ và độc đáo ở Việt Nam. Nếu bạn là một người trẻ năng động, thích làm việc trong môi trường Marketing, đam mê sự sáng tạo thì tuyệt đối không nên bỏ qua nghề này. Account Executive đang trở nên rất hot với nhiều người. Vậy, bạn đã biết Account Executive là gì? và những yêu cầu cơ bản để theo đuổi công việc, cùng theo dõi nhé.
Account Executive là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì đây là nghề hỗ trợ khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Đại diện người bán hàng sẽ bán sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng và sau đó bàn giao lại công việc còn lại phía sau liên quan đến khách hàng cho nhóm chăm sóc khách hàng hoặc cho Account .
Nhìn vậy, ta có thể hiểu được AE là người quản lý, chăm sóc khách hàng và phát triển đối tác. Hay chính xác hơn là người hỗ trợ khách hàng.
Cho dù làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng hay tại đài phát thanh hay công ty dược phẩm, nhân viên điều hành tài khoản sẽ tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng mới và vun đắp mối quan hệ với những khách hàng hiện có.
Account Executive là gì?
Họ là đầu mối liên hệ của khách hàng và nhóm thương hiệu, thường tương tác với cả hai đều đặn hàng ngày. Các yếu tố của công việc bao gồm lập kế hoạch và điều phối hoạt động tài khoản, bao gồm thông cáo báo chí, quảng cáo chiêu hàng, tiếp cận blogger và người có ảnh hưởng, họp báo, mẫu sản phẩm cho vị trí biên tập và các sự kiện quảng cáo, chẳng hạn như chụp ảnh và video.
Trong marketing, ngành quảng cáo thì người giữ chức vụ này thường làm những công việc nhận yêu cầu, nhận phản hồi từ khách, là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng để đem đến sự hài lòng cho khách hàng.
>> Xem thêm: Marketing Executive là gì? 10+ Tố chất của một Marketing Executive
Sự khác nhau giữa Sale và Account
Nhiệm vụ của Account Executive là tìm kiếm, theo dõi và quản lý một số khách hàng, công việc gần như tương tự với bộ phận bán hàng. Vì thế, ở nhiều công ty, họ gọi chung là Sales Team hoặc Account Team. Tuy nhiên công việc ủa một Account cũng sẽ phức tạp và cần nhiều trình độ chuyên môn hơn Sales rất nhiều.
Mô tả công việc của Account Executive?
Như đã giới thiệu ở trên Account Executive là gì thì chúng ta hiểu rằng cho dù làm bất cứ công việc nào đi chăng nữa thì doanh nghiệp luôn luôn cần phải xây dựng được mối quan hệ thân thiết với khách hàng để từ đó nuôi dưỡng mối quan hệ làm ăn trung thành.
Họ phải nhanh chóng giải quyết kịp thời các thắc mắc, phàn nàn của khách hàng và nhanh chóng phản hồi lại khách hàng để giảm sự căng thẳng, khó chịu cho khách hàng.
Không những thế, hàng ngày bạn cần phải báo cáo lại tình hình, các vấn đề nghiêm trọng mà bạn không thể xử lý được nên bộ phận quản lý Account. Đặc biệt, bạn sẽ phải hỗ trợ bộ phận kinh doanh bán sản phẩm, dịch vụ đến nhóm khách hàng tiềm năng để nâng cao doanh số.
Một AEer phải biết cách phân tích, lên ý tưởng cho các dự án Marketing
Ngoài ra, nếu bạn muốn theo đuổi được nghề Account thì bạn cần phải biết cách xây dựng ý tưởng, concept, làm dự án, tính kinh phí, biết tư vấn marketing, bán hàng, làm chiến dịch quảng cáo để quản lý công việc tốt nhất. Thêm nữa, bạn cần là người biết ăn nói, giao tiếp, xử lý các vấn đề khách hàng đang vướng mắc, thực thi công việc sau khi khách hàng chấp nhận như quản lý dự án, kế hoạch… Khi công việc hỗ trợ kết thúc thì bạn sẽ làm báo cáo tổng hợp cho khách và quản lý biết để thanh lý hợp đồng và lấy tiền.
>> Xem thêm: RSM là gì? Vai trò chính của RSM trong doanh nghiệp
Những yêu cầu cơ bản mà 1 AEer cần có
Như đã nói, Account Executive là người hỗ trợ khách hàng, giải quyết vấn đề và là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Như vậy, để có thể theo đuổi được nghề thì đầu tiên bạn cần có ngoại hình. Bạn là bộ mặt của công ty, thay nhà quản lý đi nói chuyện với khách hàng và đối tác. Không những cần ngoại hình, bạn cần phải có khả năng giao tiếp, biết cách truyền tải thông điệp đến khách hàng hiệu quả, hấp dẫn để khách hàng hiểu và tiếp tục sử dụng sản phẩm.
1. Kiến thức chuyên môn giỏi và kỹ năng nắm bắt nhanh
Muốn trở thành một Account Executive giỏi thì bạn cần có kiến thức chuyên môn nhất định để có thể tư vấn cho khách hàng những giải pháp tốt và khả thi cho cả khách hàng lẫn công ty của họ. Điều này đồng thời cũng giúp bạn thuyết phục khách hàng nhanh chóng nhất.
Việc lắng nghe khách hàng giúp bạn nắm bắt được thông tin từ khách hàng như sở thích, tính cách, nhu cầu hiện tại của họ. Những thông tin này rất cần thiết khi trao đổi và đàm phán với khách hàng, điều này giúp đảm bảo hiểu rõ yêu cầu của khách hàng để có thể cung cấp dịch vụ tốt và phù hợp như khách hàng mong muốn.
2. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cần thiết và quan trọng nhất đối với những người Account Executive, giao tiếp tốt bạn sẽ có được nhiều mối quan hệ mới đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm việc mới.
Ngoài ra, bạn cũng cần nắm được các kỹ năng cơ bản về Marketing, biết cách hoạch định chiến lược, biết sáng tạo và chú trọng đến từng chi tiết nhỏ. Biết nghiên cứu, khảo sát về client, ngành hàng, thông điệp truyền thông mới lạ để giúp client hài lòng.
Một AE cần biết cách giao tiếp và phân tích số liệu
Nếu bạn đang làm về công ty quảng cáo, truyền thông, sự kiện thì bạn cần lên ý tưởng mới mẻ mỗi ngày vì chiến lược Marketing luôn đa dạng, xu hướng luôn thay đổi nên bạn cần phải đáp ứng để tồn tại. Thêm một điều cuối là những bạn Account Executive cần phải biết cách định vị được vị trí của những người làm Agency của mình để đưa ra giải pháp nổi bật, ý tưởng độc lạ để khách hàng của mình có màu mới nhất trên thị trường.
Các vị trí trong ngành Account Mannagement
- Account Executive: Đây là vị trí cơ bản khởi đầu trong nghề Account Management của một công ty quảng cáo. Nhiệm vụ chính là tư vấn, thực hiên và quản lý thực thi các dự án cho khách hàng.
- Account Manager: Tùy vào năng lực mà sau một khoảng thời gian làm việc, Account Executive sẽ trở thành Account Manager. Đây là giai đoàn để bạn hoàn thiện các kỹ năng, nâng cao kiến thức để có cái nhìn bao quát về ngành AM.
- Account Diretor: Công việc chính là Account Diretor là xây dựng mối quan hệ với các đối tác lớn, đưa ra các chiến lược cho khách hàng, giải quyết các sự cố khi xảy ra, bao quát các cấp cao hơn là Account Executive và Account Manager.
Để nâng cao kiến thức cũng như các kỹ năng mềm trong công việc giúp việc quản lý doanh nghiệp được dễ dàng hơn, Unica cho ra mắt các khoá học quản doanh nghiệp được hướng dẫn giảng dạy từ các chuyên gia có tên tuổi giúp bạn định hình, phân tích, tổng quan và đưa ra những giải pháp giúp việc quản trị doanh nghiệp tốt hơn.
Với những chia sẻ về Account Executive là gì thì bạn đã phần nào hiểu được họ là ai, họ làm gì, công việc của họ yêu cầu những gì và họ làm cho những doanh nghiệp như thế nào? Nếu bạn đam mê với Account thì hãy nhanh tay gửi CV đến những công ty Agency hay những bộ phận Marketing của bất cứ tổ chức nào.
Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm: CRM là gì? Lợi ích và cách thức hoạt động của CRM
23/09/2020
2964 Lượt xem
Cách viết email Marketing lôi cuốn khách hàng tiềm năng
Ngày nay, khi Internet ngày càng phát triển thì Email được xem là công cụ Marketing Online hữu ích giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng thông qua việc tiếp thị sản phẩm. Thế nhưng để Email trở nên thật sự hấp dẫn thì nội dung cung cấp phải phải thật sự hữu ích và lôi cuốn. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tham khảo chủ đề cách viết Email marketing thông qua bài viết dưới đây.
Email Marketing là gì ?
Trước khi tìm hiểu cách viết Email Marketing hiệu quả , chúng ta cùng nhau giải thích thuật ngữ Email Marketing được sử dụng khá rộng rãi và quen thuộc trong hoạt động Marketing.
Để có thể triển khai những chiến lược Marketing một cách hiệu quả, Email được xem là một công cụ vô cùng hữu ích. Email Marketing được hiểu là việc các doanh nghiệp sử dụng email để tiếp thị, quảng bá cho sản phẩm/ dịch vụ của mình đến nhiều hơn nữa những đối tượng khách hàng khác nhau. Đây là một hình thức cung cấp thông tin vô cùng khéo léo để khách hàng biết đến và quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Ngoài ra, thông qua Email, Marketer còn dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều trong khâu chăm sóc và tri ân khách hàng nhằm tạo dựng mối quan hệ thân thiết và phát triển lâu dài.
>> Đọc ngay: Top 3 khóa học Email Marketing bùng nổ doanh số
Email Marketing là công cụ Maketing Online hữu ích
Tầm quan trọng của Email Marketing
- Đối với một doanh nghiệp, để có thể tiếp cận được những khách hàng tiềm năng thì việc thu thập được thông tin là vô cùng cần thiết. Không ai khác, Email sẽ giúp bạn sở hữu data khách hàng với số lượng lớn.
- So với các công cụ Marketing Online khác, Email là hình thức tiết kiệm chi phí quảng cáo lên tới 75%. Đây được xem là hình thức tiếp thị sản phẩm vô cùng khéo léo và cho phép phản hồi giúp đo lường được hiệu quả khi triển khai chiến dịch.
- Thêm một ưu điểm nổi bật khi sử dụng Email Marketing đó là thời gian thực hiện nhanh chóng với tệp khách hàng lớn và có thể nhận được phản hồi ngay lập tức.
Gợi ý cách viết Email Marketing hấp dẫn
Tiêu đề hấp dẫn chỉ ra đúng nhu cầu của khách hàng
Với những người thường xuyên sử dụng Email thì có một điều dễ dàng nhận thấy đó là phần tiêu đề sẽ xuất hiện đầu tiên trước khi người đọc “click” vào nội dung. Chính vì vậy, muốn khách hàng quan tâm đến toàn bộ thông tin mà Email cung cấp thì tiêu đề phải thật sự hấp dẫn và lôi cuốn. Người soạn có thể sử dụng chữ cái in hoa cùng với việc sử dụng những từ ngữ đắt giá để kích thích sự tò mò của khách hàng.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý một điều rằng, dù tên tiêu đề có hay đến đâu nhưng nếu không đánh trúng vào nhu cầu của khách hàng thì tỉ lệ convert cũng vô cùng thấp. Chính vì vậy, để tiêu đề email vừa hấp dẫn, lôi cuốn nhưng vẫn đánh trúng vào nhu cầu của khách hàng thì bạn phải nắm bắt được tâm lý của đại đa số khách hàng mà mình đang hướng tới.
Nội dung Email phải ngắn gọn, súc tích và có trọng tâm
Nội dung Email ngắn gọn, súc tích và đi vào trọng tâm
Thực tế đã chứng minh, nếu bạn là một người sử dụng Email thì hằng ngày sẽ có rất nhiều Email tiếp thị và quảng cáo sản phẩm được gửi tới. Ngay cả bạn và khách hàng cũng không có quá nhiều thời gian để có thể đọc kĩ hết những Email đó. Chính vì thế, việc tạo ra một email có nội dung dài dòng, quá nhiều thông tin sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi không biết thông điệp quan trọng chính của email này là gì. Hiểu được thực trạng đó, muốn tăng tỉ lệ convert cao trong email thì bạn cần biết cách xây dựng và sắp xếp nội dung một cách hợp lý. Nội dung mà bạn đang cung cấp phải mang tính chắt lọc thông tin, ngắn gọn, súc tích, đi vào trọng tâm và đặc biệt là phải truyền tải được thông điệp đến đại đa số khách hàng.
Cá nhân hóa Email
Trong các cách viết Email marketing hấp dẫn thì việc cá nhân hóa Email sẽ giúp tăng tỉ lệ nhấp chuột và mang lại hiệu quả cao hơn trong việc triển khai các chiến dịch Marketing. Đặt địa vị là một khách hàng khi nhận được một email tiếp thị sản phẩm, bạn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú nếu email nó chỉ đích danh tên tuổi của bạn thay vì những Email mang tính chất chung chung.
Kêu gọi hành động
Bản chất của việc triển khai email marketing là quảng cáo, tiếp thị sản phẩm chính vì vậy việc sử dụng lời kêu gọi hành động chính là mục đích cuối cùng của chiến dịch. Việc đưa ra lời kêu gọi hành động như: “mua ngay”, “tìm hiểu ngay”, “click ngay”....sẽ thúc đẩy hành động mua hàng từ phía khách hàng. Và chắc chắn “call to action” như vậy sẽ khiến khách hàng cảm thấy vô cùng hứng khởi trước thông tin email mà bạn cung cấp, khiến họ nhanh chóng tìm đến Website của bạn.
Kêu gọi hành động là bước cuối cùng khi viết email marketing
Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ 4 cách viết email Marketing vô cùng hấp dẫn giúp bạn triển khai chiến dịch Marketing một cách hiệu quả. Email được xem là một công cụ hữu ích, hy vọng bạn có thể vận dụng và khai thác triệt để những ưu điểm mà Email lại để tăng hiệu quả kinh doanh trong thời gian sắp tới.
>> Bạn đọc cũng quan tâm:
- Bật mí cách làm Email Marketing hiệu quả cho người mới bắt đầu
- Top 3 phần mềm email marketing miễn phí dành cho doanh nghiệp
23/09/2020
511 Lượt xem
Agency là gì? Tổng hợp các thông tin mới nhất về Agency
Agency có lẽ không còn là khái niệm lạ đối với rất nhiều người làm trong các nghề chuyên đem đến giải pháp cho các khách hàng/đối tác lớn. Tuy nhiên chính xác Agency là gì, Agency có bao nhiêu mô hình thì không phải ai cũng có thể trả lời được. Trong phạm vi bài viết này Unica xin giới thiệu tới bạn đọc những kiến thức tổng quát nhất về Agency là gì, những mô hình và vị trí thường thấy trong một Agency nhé!
Hiểu biết cơ bản về Agency là gì?
Khái niệm Agency là gì?
Agency có thể hiểu đó là công ty chuyên cung cấp dịch vụ truyền thông, dịch vụ tiếp thị marketing, quảng cáo cho các công ty đối tác một cách chuyên nghiệp.
Trên thực tế có thể bạn đã gặp các hình thức Agency rất nhiều rồi, ví dụ như công ty chuyên cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện, hội nghị (event agency), công ty chuyên cung cấp dịch vụ sản xuất TVC, MC, hình ảnh (Media Agency), hay công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo sản phẩm/thương hiệu (Production Agency)... Đây đều là những loại hình marketing agency rất phổ biến.
Các mô hình Agency phổ biến hiện nay
Cùng với sự ra đời của vô vàn nhu cầu quảng cáo, tiếp thị và marketing, Agency cũng bắt kịp xu hướng và thay đổi để theo kịp với những nhu cầu đó.
Hiện nay các mô hình Agency phổ biến nhất có thể kể đến 10 mô hình sau:
- Advertising Agency: chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo
- Brand Agency: chuyên về xây dựng thương hiệu
- PR Agency: chuyên hoạt động để duy trì và nâng cao hơn hình ảnh/thương hiệu hoặc sản phẩm doanh nghiệp
- Digital marketing Agency: chuyên về cung cấp giải pháp truyền thông
- Market Research Agency: chuyên về nghiên cứu và khảo sát thị trường
- Media Agency: thường làm việc với Advertising Agency để chọn vị trí quảng cáo phù hợp
- Social media Agency: chuyên tối đa hóa việc tiếp cận khách hàng qua mạng xã hội
- Graphic design Agency: chuyên về mảng thiết kế đồ họa
- Print Agency: chuyên in ấn ấn phẩm truyền thông theo yêu cầu
- Web designing Agency: chuyên về website doanh nghiệp, xây dựng và phát triển website
Những kỹ năng cần có để có thể làm việc trong công ty Agency
Những kỹ năng cần có của một Agent là gì
Bất cứ một công việc nào cũng đều cần có một cho đến nhiều tư duy cần thiết để làm việc một cách hiệu quả, lâu dài. Đối với những công việc trong công ty Agency, bạn cần phải có được ít nhất 4 kỹ năng mềm sau:
1. Kỹ năng quan sát
Là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho các công ty khác, việc quan sát không chỉ giúp bạn nắm được tình hình đối tác một cách nhanh nhất, nắm được yêu cầu, mong muốn của đối tác một cách chính xác mà còn giúp bạn luôn có nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận, đặc biệt là đối với những mô hình agency liên quan đến thiết kế, website, quảng cáo và PR.
2. Kỹ năng phân tích
Kỹ năng phân tích là một trong những kỹ năng cơ bản nhất mà công việc nào cũng cần đến. Đối với bất cứ một vấn đề nào bạn phải luôn hỏi "Vì sao", "Tại sao" để tìm ra được những nguyên nhân tận sâu nhất của vấn đề, từ đó có được những quyết định "trị tận gốc" vấn đề và thỏa sức sáng tạo khi đã hiểu bản chất.
3. Tư duy Logic tốt
Giải quyết vấn đề chính là mục tiêu tối quan trọng của truyền thông. Do vậy bạn phải có tư duy logic tốt mới có thể trụ lâu dài với nghề.
4. Khả năng truyền đạt tốt
Khả năng truyền đạt tốt cũng là một kỹ năng quan trọng
Không cần phải quá "lời hay ý đẹp", thế nhưng việc đem đến những giải pháp giải quyết vấn đề của khách hàng vẫn yêu cầu bắt buộc bạn phải giao tiếp thấu đáo với họ. Do đó bạn ít nhất cũng phải có khả năng truyền đạt trôi chảy để giải thích cũng như thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
Những vị trí công việc thường có trong một công ty Agency
Tương tự như một công ty, doanh nghiệp cơ bản, một công ty Agency cũng có những vị trí sau:
Account Executive (Junior): đây là vị trí có nhiệm vụ tập trung vào kết nối, xây dựng và giữ mối quan hệ tốt với khách hàng/ đối tác của công ty, "cầu nối trung gian" thực hiện các công việc sắp xếp gặp mặt giữa agency và khách hàng của mình.
Media Planners: tập trung lập kế hoạch truyền thông cho khách hàng/ đối tác, kiêm giải đáp hỗ trợ khách hàng để đạt được mục tiêu quảng cáo ban đầu. Có thể coi họ là một vị trí Agent.
Copywriter: Có thể nói đây là vị trí thường thấy nhất trong các công ty Agency, họ làm nhiệm vụ đóng góp ý tưởng, truyền tải, miêu tả về sản phẩm/dịch vụ của công ty bằng ngôn từ sao cho hấp dẫn nhất. Có thể kể đến như viết slogan, content quảng cáo...
>> Đọc thêm: Account Executive là gì? Tố chất cần thiết của 1 AE chuyên nghiệp
Agency là gì? Marketing Agency là gì?
Photographer: Là người chịu trách nhiệm về các sản phẩm hình chụp rồi chuyển sang các bộ phận design làm chất liệu để đồ họa và sáng tạo thành các hình minh họa quảng cáo.
Designer: Là vị trí sáng tạo từ nội dung của Copywriter và bố cục ban đầu để có được những ấn phẩm in xuất bản hoặc quảng cáo.
Ngoài ra còn tùy thuộc vào các mô hình Agency khác nhau mà sẽ có những vị trí khác nhau như Film Director, Developer,...
Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về Agency là gì rồi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn phần nào định hướng được con đường sự nghiệp trong tương lai.
Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
>> Bạn đọc cũng quan tâm:
- Sự khác biệt giữa Client và Agency là gì?
- Account manager là gì? Phân biệt Account manager với Sale
- 4 ưu điểm tuyệt vời của khóa học “Chiến lược Marketing dịch vụ hoàn hảo”
22/09/2020
949 Lượt xem
Giải đáp chi tiết nhượng quyền thương hiệu là gì?
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức sử dụng hình thức nhượng quyền thương mại. Trên thế giới hình thức này rất phổ biến và ngay cả Việt Nam chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều nhà hàng, quán cà phê, đồ uống kinh doanh nhượng quyền này. Như vậy, nhượng quyền thương hiệu là gì? Tại sao nó lại hấp dẫn và có lợi nhuận lớn đến thế và chúng ta có nên sử dụng phương thức kinh doanh này hay không? Hãy cùng UNICA đi tìm kiếm câu trả lời ngay nhé!
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương mại (hay nhượng quyền thương mại) là một phương thức phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến người nhượng quyền, người thiết lập nhãn hiệu hoặc tên thương mại và hệ thống kinh doanh của thương hiệu và người nhận quyền, người trả tiền bản quyền và thường là phí ban đầu cho quyền kinh doanh dưới tên và hệ thống của bên nhượng quyền.
Nhượng quyền thương mại là gì?
Về mặt kỹ thuật, hợp đồng ràng buộc hai bên là “nhượng quyền thương mại”, nhưng nó đề cập thực tế bên nhận quyền hoạt động. Hoạt động tạo và phân phối thương hiệu và hệ thống nhượng quyền thường được gọi là nhượng quyền thương mại.
Có hai loại quan hệ nhượng quyền khác nhau. Nhượng quyền thương mại theo định dạng doanh nghiệp là loại hình dễ nhận dạng nhất. Trong nhượng quyền thương mại theo hình thức kinh doanh, bên nhượng quyền sẽ phải cung cấp cho bên nhận lại không chỉ tên thương mại, sản phẩm và dịch vụ của mình mà còn cung cấp toàn bộ hệ thống để vận hành doanh nghiệp.
Bên nhận quyền thường nhận được hỗ trợ lựa chọn và phát triển địa điểm, hướng dẫn vận hành, đào tạo, tiêu chuẩn thương hiệu, kiểm soát chất lượng, chiến lược tiếp thị và hỗ trợ tư vấn kinh doanh từ bên nhượng quyền. Mặc dù ít được xác định hơn với nhượng quyền thương mại, nhưng nhượng quyền truyền thống hoặc phân phối sản phẩm có tổng doanh thu lớn hơn so với nhượng quyền theo hình thức kinh doanh. Ví dụ về nhượng quyền phân phối sản phẩm hoặc truyền thống có thể được tìm thấy trong ngành đóng chai, xăng dầu, ô tô và các ngành sản xuất khác.
Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu
Ưu điểm nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu có rất nhiều ưu điểm mà chúng ta có thể kể tên như sau:
- Chất lượng đảm bảo: Chúng ta có thể nhìn thấy, xây dựng thương hiệu lớn mạnh chưa bao giờ đơn giản và dễ dàng. Nếu bạn đã xây dựng được thương hiệu thì thương hiệu của bạn sẽ có sự minh bạch và chất lượng sẽ được đảm bảo người tiêu dùng.
Chuỗi cửa hàng hệ thống cửa hàng thường xuyên được giám sát chặt chẽ và chú trọng đến chất lượng, quy trình nhượng quyền sẽ đảm bảo rằng thương hiệu nhượng quyền luôn được đầu tư chú trọng đến chất lượng sản phẩm.Đơn giản, nếu chuỗi cửa hàng nhượng quyền chỉ cần một mắt xích hỏng thì thiệt hại sẽ gây hại cho cả chuỗi thương hiệu.
- Định vị thương hiệu có sẵn: Thông thường, khi nhượng quyền thương hiệu thì thị phần trên thị trường sẽ có số lượng nhất định và các bên được mua lại nhượng quyền sẽ rất thuận lợi vì bên nhận quyền không tốn thời gian xây dựng thương hiệu nữa trên thị trường mà thay vào đó họ chỉ cần tập trung phát triển kinh doanh.
- Hệ thống quy mô lớn: Vận hành quy trình kinh doanh, quy trình tuyển chọn nhân viên đều được hệ thống hóa theo một quy chuẩn chung nhất định. Cụ thể, việc đi theo một khung có sẵn từ trước sẽ giúp chủ quán dễ dàng phân bổ và quản lý hơn là xây dựng từ đâu.
Không những thế, nhượng quyền có một số chương trình đào tạo như thương hiệu, nhân viên được training một cách cụ thể có bào bản, chất lượng.
>> Xem thêm: Chiến lược thương hiệu là gì? 6 bước xây dựng chiến lược thương hiệu 2020
Nhượng quyền thương hiệu giúp mở rộng quy mô
Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu
- Không thể toàn quyền điều hành thương hiệu: Bạn nên nhớ rằng, tên thương hiệu này nếu bạn muốn được đứng tên thì bạn phải được cấp trên sở hữu thương hiệu. Chính vì thế, nên bạn không thể nào là chủ sở hữu của thương hiệu nhượng quyền này mà chỉ được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác.
Chính vì thế, nếu bạn không đáp ứng được quy chuẩn cung ứng thì bạn sẽ mất hợp đồng nhượng quyền và mất hết tất cả.
- Cạnh tranh trong chuỗi: Sẽ không chỉ có riêng bạn được sử dụng hình thức nhượng quyền này vì có rất nhiều người cũng mong muốn được kinh doanh. Cạnh tranh trong chuối là điều rất gay gắt và để bạn được doanh thu như đã đặt ra với chủ thương hiệu là rất khó khó khăn.
Quy trình nhượng quyền thương hiệu
Bạn có biết không, quy trình nhượng quyền thương hiệu không còn đơn giản giữa 2 người, 2 công ty, 2 thương hiệu mà nó còn liên quan rất nhiều đến thương hiệu.
Thủ tục nhượng quyền
Bạn cần tham khảo theo điều 20 mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm 2 vấn đề chính:
- Hồ sơ đề nghị được đăng ký hoạt động nhượng quyền của cơ quan nhà nước tại điều 18.
- Sổ đăng ký hoạt động và thông báo cho bên nhượng quyền về việc đăng ký.
Hồ sơ nhượng quyền
Hồ sơ nhượng quyền thì bạn cần tham khảo theo điều 19, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu.
Bạn có thể hiểu được rằng các thủ tục và hồ sơ nhượng quyền cần phải cung cấp theo đúng pháp luật, xác nhận và khai báo đúng với người có thẩm quyền.
Hợp đồng nhượng quyền cần cung cấp đủ thông tin và chính xác theo quy định pháp luật
Chính sách nhượng quyền
Đối với bên chuyển nhượng thì chính sách nhượng quyền rất quan trọng vì nó thể hiện sự công bằng đối với 2 bên và gia tăng lợi nhuận cho cả hai. Một số chính sách hiện nay đang được áp dụng đó là:
- Hỗ trợ chi phí nhượng quyền.
- Hỗ trợ bên nhượng quyền chi phí nội thất, hỗ trợ training, quản lý nhân sự, đồng phục
- Tư vấn chiến lược kinh doanh.
>> Xem thêm: Cách xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp mới
Như vậy, bạn đã hiểu được nhượng quyền thương mại là gì và nó có sức hút hấp dẫn như nào với những bạn trẻ muốn khởi nghiệp từ nguồn vốn ít ỏi. Chúc các bạn thành công!
>> Bạn đọc cũng quan tâm:
- Các bước nhượng quyền thương hiệu thời trang trẻ em
- Nhượng quyền kinh doanh trà sữa và nguyên tắc thành công của các thương hiệu hàng đầu
22/09/2020
380 Lượt xem
Fanpage là gì? Bạn đã hiểu biết hết các kiến thức về Fanpage?
Dù là kinh doanh Online hay Offline thì việc sử dụng Fanpage để bán hàng cũng được rất nhiều người lựa chọn. Thế nhưng không phải ai cũng biết khai thác những lợi ích tuyệt vời mà Fanpage mang lại. Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quan Fanpage là gì thông qua bài viết dưới đây.
Fanpage là gì?
Fanpage là gì? Fanpage là một trang được tạo ra từ tài khoản Facebook của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Nó có mục đích tập hợp một nhóm cộng đồng có chung sở thích cụ thể hoặc quảng bá thương hiệu, cá nhân.
Một tài khoản Facebook có thể tạo ra một hay nhiều trang Fanpage với nhiều mục đích khác nhau. Trang Fanpage là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và tương tác với khách hàng trên Facebook.
Fanpage là một trang được tạo ra từ tài khoản Facebook của cá nhân hoặc doanh nghiệp
Các loại Fanpage hiện nay
Hiện nay, có nhiều loại fanpage trên Facebook, mỗi loại sẽ có một chức năng riêng. Dưới đây là một số loại fanpage phổ biến:
Fanpage cá nhân/ cá nhân nổi tiếng: Đây là fanpage của cá nhân hoặc những người nổi tiếng, nơi họ chia sẻ thông tin về cuộc sống, sự kiện cá nhân và nhiều nội dung khác liên quan đến bản thân mình.
Fanpage doanh nghiệp/công ty: Đây là fanpage của các doanh nghiệp hoặc công ty, nơi họ chia sẻ thông tin về sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi và các tin tức liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ.
Fanpage cộng đồng: Đây là fanpage tập trung vào việc xây dựng và phát triển một cộng đồng nhất định, có thể là các nhóm về sở thích, sự kiện hoặc mục đích cụ thể khác nhau.
Fanpage giáo dục: Đây là fanpage của các tổ chức hoặc cá nhân trong lĩnh vực giáo dục, cung cấp thông tin, tài liệu và các tài nguyên giáo dục cho cộng đồng.
Fanpage giải trí: Đây là fanpage cung cấp nội dung giải trí như hình ảnh hài hước, video vui nhộn, memes và các nội dung liên quan đến giải trí khác.
Fanpage sức khỏe và làm đẹp
Fanpage nghệ thuật và văn hóa: Đây là fanpage tập trung vào việc chia sẻ thông tin về nghệ thuật, văn hóa, âm nhạc, hội họa và các lĩnh vực nghệ thuật khác.
Fanpage thể thao: Đây là fanpage liên quan đến các sự kiện, tin tức và thông tin về thể thao bao gồm cả bóng đá, bóng rổ, quần vợt,....
Fanpage sức khỏe và làm đẹp: Đây là fanpage cung cấp thông tin, mẹo và sản phẩm về sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp và chăm sóc cá nhân.
Trên thực tế, có rất nhiều loại fanpage khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực hoặc mục đích cụ thể mà người quản lý fanpage muốn phát triển và chia sẻ thông tin.
>>> Xem thêm:
Cách tạo page facebook bán hàng hiệu quả
Cách tăng tương tác Facebook
Các chức năng của Fanpage là gì?
Fanpage trên Facebook cung cấp nhiều chức năng hữu ích để doanh nghiệp hoặc cá nhân quản lý và tương tác với cộng đồng của mình. Dưới đây là một số chức năng quan trọng của Fanpage:
Đăng bài: Cho phép bạn đăng nội dung mới, bao gồm văn bản, hình ảnh, video và liên kết.
Quản lý bình luận và tin nhắn: Bạn có thể quản lý các bình luận trên bài đăng của mình, trả lời các tin nhắn từ người dùng và tương tác trực tiếp với họ.
Tạo sự kiện: Cho phép bạn tạo sự kiện và mời người dùng tham gia. Bạn cũng có thể theo dõi lịch trình sự kiện và tương tác với những người tham gia.
Phản hồi và đánh giá: Người dùng có thể đánh giá và đánh giá Fanpage của bạn, cung cấp phản hồi và nhận xét về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Phân loại dịch vụ và sản phẩm: Bạn có thể tạo các danh mục hoặc menu cho các dịch vụ hoặc sản phẩm của mình, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và duyệt qua các mục.
Một số chức năng quan trọng của Fanpage
Quản lý quảng cáo: Fanpage cung cấp các công cụ quảng cáo tích hợp để bạn có thể tạo, quản lý và theo dõi chiến dịch quảng cáo trực tiếp từ trang của mình.
Phân tích hiệu suất: Bạn có thể xem báo cáo và phân tích về hiệu suất của bài đăng, quảng cáo và trang của mình, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách người dùng tương tác với nội dung của bạn.
Tùy chỉnh và tối ưu hóa: Fanpage cung cấp nhiều tùy chọn tùy chỉnh để bạn có thể điều chỉnh giao diện và cài đặt trang của mình để phản ánh thương hiệu và mục tiêu kinh doanh của bạn.
Quản lý nhóm và nhân sự: Nếu bạn có nhóm làm việc hoặc đội ngũ quản lý trang, bạn có thể quản lý và giao việc cho họ trên Fanpage của mình.
Lợi ích khi sở hữu một fanpage là gì?
Sở hữu một Fanpage trên Facebook mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức:
Tăng nhận thức thương hiệu: Fanpage giúp tăng cơ hội cho thương hiệu của bạn được nhận biết và nhận thức bởi một đối tượng lớn người dùng trên Facebook.
Tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu: Bằng cách tạo nội dung hấp dẫn và phù hợp, Fanpage giúp bạn tiếp cận và tương tác trực tiếp với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Tăng tương tác và tương tác cộng đồng: Fanpage cung cấp một nền tảng để tương tác với người hâm mộ, khách hàng và cộng đồng của bạn thông qua bài đăng, bình luận, tin nhắn và sự kiện.
Lợi ích khi sở hữu một fanpage
Phân tích và đo lường hiệu quả: Facebook cung cấp các công cụ phân tích để bạn đo lường hiệu quả của Fanpage của mình, từ lượt tương tác đến mức độ tiếp cận và ưa thích của người dùng.
Quảng cáo và tiếp thị: Fanpage cung cấp các công cụ quảng cáo mạnh mẽ để bạn tiếp cận một đối tượng lớn người dùng, tăng tương tác và tăng doanh số bán hàng.
Hỗ trợ khách hàng: Fanpage có thể được sử dụng là nơi mà khách hàng có thể liên hệ để đặt câu hỏi, nhận hỗ trợ và phản hồi.
Xây dựng cộng đồng: Fanpage là nơi để xây dựng cộng đồng trực tuyến của bạn, tương tác với người hâm mộ, chia sẻ thông tin và ý kiến, và tạo ra một không gian giao tiếp tích cực.
[trial-btn-v4[link=https://videoreels.unica.vn/r?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Sự khác nhau giữa trang cá nhân và fanpage
Khi nhắc tới trang cá nhân và fanpage, phần lớn mọi người đều sẽ không thể nhầm lẫn hai khái niệm này. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa trang cá nhân và fanpage là gì thì mời bạn theo dõi nội dung dưới đây:
Chủ thể
Trang Cá Nhân: Cá nhân
Fanpage: Doanh nghiệp, thương hiệu, tổ chức
Sự khác nhau giữa trang cá nhân và fanpage về chủ thể
Mục đích
Trang cá nhân: Kết nối với bạn bè, gia đình, chia sẻ nội dung cá nhân
Fanpage: Tiếp cận đối tượng khách hàng, tương tác với cộng đồng, quảng cáo và tiếp thị
Lượt người theo dõi
Trang cá nhân: Có giới hạn (5,000 bạn)
Fanpage: Không giới hạn
Tùy chỉnh quyền riêng tư
Trang cá nhân: Có thể tùy chỉnh quyền riêng tư cho mỗi bài đăng
Fanpage: Có thể tùy chỉnh quyền riêng tư cho toàn bộ trang hoặc mỗi bài đăng
Sự khác nhau giữa trang cá nhân và fanpage về tùy chỉnh quyền riêng tư
Chức năng
Trang cá nhân: Chia sẻ nội dung, tương tác với bạn bè thông qua bài đăng, bình luận, tin nhắn
Fanpage: Tạo nội dung, quảng cáo, tiếp cận đối tượng mục tiêu, tương tác với người hâm mộ qua bài đăng, bình luận, tin nhắn
Quản lý
Trang cá nhân: Chủ sở hữu và quản lý bởi một cá nhân
Fanpage: Quản lý bởi một nhóm người, có thể có nhiều quản trị viên và biên tập viên
Phân tích
Trang cá nhân: Cung cấp phân tích cá nhân về lượt tương tác, lượt xem bài đăng
Fanpage: Cung cấp phân tích chi tiết về hiệu suất quảng cáo, tương tác cộng đồng, tiếp cận và nhiều hơn nữa
Sự khác nhau giữa trang cá nhân và fanpage về phân tích
Tiếp cận thành công số lượng lớn các khách hàng tiềm năng bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học chia sẻ chi tiết từ A - Z cách thức Facebook vận hành, kỹ năng chạy quảng cáo x2 - x5 đơn. Đồng thời, hướng dẫn cách viết content cho từng loại đối tượng khác hàng để khách thu hút, ấn tượng và chốt đơn nhanh.
[course_id:662,theme:course]
[course_id:1276,theme:course]
[course_id:685,theme:course]
Cách tạo trang Fanpage Facebook
Bạn có thể tạo trang Fanpage Facebook trên điện thoại hoặc máy tính theo cách sau:
Hướng dẫn tạo fanpage Facebook trên điện thoại
Bước 1: Mở ứng dụng Facebook trên điện thoại của bạn và chọn biểu tượng 3 gạch ở góc phải trên cùng của ứng dụng.
Bước 2: Chọn mục "Trang" và sau đó nhấn vào "Tạo".
Chọn tạo
Bước 3: Một giao diện giới thiệu về fanpage Facebook sẽ xuất hiện. Nhấn vào "Bắt đầu" và đặt tên cho trang theo mục đích của bạn. Sau đó, nhấn "Tiếp".
Nhấn "Bắt đầu" chọn "Tiếp"
Bước 4: Sau khi đã đăng ký tên cho trang, bạn cần chọn hạng mục mô tả cho trang (Sản phẩm, dịch vụ, sức khỏe,...) và nhấn "Tiếp". Tiếp theo, cập nhật ảnh bìa và ảnh đại diện cho trang và nhấn "Xong".
Nếu bạn chưa tìm được ảnh phù hợp, Facebook sẽ tự động tạo một ảnh đại diện cho bạn. Bạn có thể nhấn "Xong" và cập nhật ảnh sau.
Nhấn "Tiếp" rồi chọn "Xong"
Hướng dẫn tạo fanpage Facebook trên máy tính
Bước 1: Truy cập vào ứng dụng Facebook trên trình duyệt web như Chrome, Coco,... và điều hướng đến giao diện Facebook. Sau đó, chọn nút "Tạo" (biểu tượng dấu cộng) và chọn mục "Trang".
Chọn mục "Trang"
Bước 2: Điền các thông tin cơ bản của trang bao gồm: Tên Trang, Hạng mục, Hình ảnh (ảnh đại diện, ảnh bìa),... Sau khi điền đầy đủ thông tin, nhấn "Tạo Trang".
Nhấn "Tạo Trang"
Bí kíp tăng like fanpage là gì?
"Bí kíp tăng like fanpage" là một chủ đề quan trọng và hấp dẫn trong việc quản lý một trang fanpage trên các mạng xã hội như Facebook. Việc có nhiều like không chỉ thể hiện sức ảnh hưởng của trang mà còn tạo ra sự tin cậy và sự chú ý từ phía người xem. Dưới đây là một số bí kíp chi tiết để tăng lượng like cho fanpage một cách hiệu quả:
Nội dung chất lượng: Đảm bảo rằng mọi bài đăng trên fanpage của bạn đều mang lại giá trị cho người xem. Bài viết, hình ảnh hoặc video cần phản ánh đúng nhóm đối tượng mục tiêu và cung cấp thông tin hữu ích hoặc giải trí cho họ.
Tương tác tích cực: Phản hồi nhanh chóng và tích cực đối với bình luận và tin nhắn từ người dùng. Điều này tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và thu hút sự quan tâm từ cộng đồng.
Quảng cáo Facebook: Sử dụng công cụ quảng cáo của Facebook để đẩy mạnh fanpage của bạn. Điều chỉnh đối tượng mục tiêu và ngân sách quảng cáo để đảm bảo rằng quảng cáo của bạn được hiển thị cho những người có khả năng quan tâm đến nội dung của trang.
Chia sẻ và tham gia cộng đồng: Tham gia vào các nhóm và trang có liên quan, chia sẻ nội dung từ fanpage của bạn và tương tác với nội dung của người khác. Điều này giúp mở rộng phạm vi của fanpage và thu hút sự chú ý từ một đối tượng mục tiêu rộng lớn hơn.
Bí kíp tăng like fanpage
Cuộc thi và sự kiện: Tổ chức cuộc thi hoặc sự kiện trên fanpage để kích thích sự tương tác và tạo ra sự quan tâm từ phía người dùng. Đảm bảo rằng các điều kiện tham gia đơn giản và hấp dẫn để người dùng dễ dàng tham gia.
Sử dụng hình ảnh và video thu hút: Sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao và thu hút để làm nổi bật fanpage của bạn trong danh sách tin tức của người dùng. Hình ảnh và video thú vị thường thu hút sự chú ý nhanh chóng hơn so với văn bản đơn thuần.
Sử dụng các công cụ tăng like: Có thể sử dụng các dịch vụ hoặc công cụ tự động để tăng số lượng like cho fanpage. Tuy nhiên, cần phải sử dụng chúng một cách cẩn thận và có ý thức về nguy cơ có thể gây ra cho uy tín của fanpage.
Theo dõi và đánh giá hiệu quả: Sử dụng các công cụ phân tích và theo dõi hiệu quả của các chiến lược tăng like. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình và điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu của mình.
Kết luận
Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu tổng quan Fanpage là gì. Việc xây dựng một trang Fanpage có thể thu hút được triệu like là cả một quá trình không hề đơn giản. Chúng tôi hy vọng, là một doanh nghiệp dù đang kinh doanh theo hình thức nào đi chăng nữa cũng có thể đưa ra được những chiếc lược hiệu quả giúp trang fanpage tăng like một cách nhanh chóng.
Vậy nên có thể nói rằng marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại, vậy nên bạn cần phải thường xuyên trau dồi những kiến thức cũng như kỹ năng cho bản thân bằng việc tham gia các khoá học marketing online trên Unica.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
22/09/2020
5574 Lượt xem
5 bước Kungfu tìm kiếm insight khách hàng đỉnh cao
Đã bao giờ bạn nghe đến câu nói “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng” chưa? Đây là câu nói được đúng kết từ rất lâu nhưng hiện nay thì câu nói đó vẫn còn rất đúng và để lại rất nhiều giá trị sâu sắc cho người làm kinh doanh đặc biệt là những bạn trẻ đang theo đuổi công việc Marketing. Việc những nhà Marketer thấu hiểu insight khách hàng rất quan trọng để một chiến dịch marketing muốn thành công. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những điều cần biết về Insight customer.
Insight khách hàng là gì?
Đã bao giờ bạn tự nghĩ rằng sự thấu hiểu khách hàng chính là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để hướng tới một lợi ích mà mọi người làm marketing đều mong muốn và cố gắng tạo ra được nó.
Nói như vậy thì insight khách hàng chính là việc bạn hiểu được suy nghĩ, mong muốn của khách hàng, những suy nghĩ thầm kín ẩn sâu bên trong. Nếu bạn là một Marketer, bạn hiểu được những mong muốn sâu xa thầm kín của khách hàng thì bạn sẽ biết được khách hàng mong muốn gì để từ đó “bách phát, bách trúng”, “xoa đúng chỗ đâu, gãi đúng chỗ ngứa” của những vị khách khó tính, khiến họ hài lòng mà nhanh chóng rút hầu bao ra mua sản phẩm của bạn.
Insight khách hàng chính là việc bạn hiểu được suy nghĩ, mong muốn của khách hàng
Nếu doanh nghiệp hiểu được đúng khách hàng của mình đang tâm tư, mong muốn gì về hành vi, sở thích, nhu cầu thì bạn có thể phân tích được số liệu chính xác tuyệt đối về khách hàng như lịch sử duyệt web, mẫu mua hàng, lợi nhuận, mẫu phản hồi chiến dịch, nhân khẩu học…
5 bước tìm kiếm insight khách hàng
Để xây dựng được mối quan hệ khách hàng bền chặt thì bạn cần hiểu được và nắm được insight khách hàng.
Bước 1: Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu
Bạn đang tìm kiếm insight khách hàng thì bạn cần phải vạch ra cho mình một chân dung khách hàng mục tiêu cụ thể thông qua đó việc tiếp cận để tìm kiếm insight sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Bạn nên tìm hiểu một cách cụ thể về những thông tin cơ bản sau: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, tình trạng, hành vi, thói quen, sở thích, cá tính, nơi ở để làm tiền đề vạch ra những insight khách hàng.
Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu khách hàng và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Sau khi bạn đã xác nhận được tập khách hàng mục tiêu của mình thì bạn sẽ cần phải nghiên cứu nhóm đối tượng này. Hãy cố gắng tìm kiếm tất cả những thông tin về nhóm này mong muốn và muốn đáp ứng những gì. Tìm hiểu xem nhu cầu của họ là gì.
Bạn cần cố gắng lên danh sách tất cả những nhóm nhu cầu cầu của khách hàng sẽ giúp các nhà làm marketing nhanh chóng tìm được insight khách hàng chính xác, phục vụ cho quá trình nghiên Marketing diễn ra nhanh nhất.
Thêm nữa, sau khi bạn nghiên cứu được nhu cầu của khách hàng thì một đối tượng rất quan trọng mà bạn không thể bỏ qua đó chính là đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn thu nhập được thông tin từ đây thì bạn sẽ có những nguồn thông tin hữu dụng từ việc lên chiến lược truyền thông, quảng cáo đến phân tích xem họ đang làm gì để hướng vào nhóm nhu cầu, tâm lý khách hàng.
>> Đọc ngay: 5 bước nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp bứt phá từ con số 0
Nghiên cứu nhu cầu mong muốn của khách hàng để nghiên cưu insight
Đó là những thông tin rất có hữu ích mà bạn có thể tham khảo trong việc tìm kiếm insight khách hàng. Đừng bao giờ bạn bỏ qua nguồn này vì nó mang lại rất nhiều thông tin bổ ích cho bạn.
Bước 3: Khảo sát thực tế
Insight khách hàng là những nhu cầu, hành vi mà khách hàng mong muốn đạt được, đôi khi họ còn không có ý thức mình muốn gì. Chính vì thế, các chiến lược marketing sẽ là công cụ hữu ích cho nhà làm marketing khi thu nhập thông tin xác định insight.
Bạn cần cố gắng tiếp cận để giao tiếp, trực tiếp nói chuyện, tương tác và hiểu được tâm lý của khách hàng là gì để từ đó có động lực thúc đẩy họ nói ra nhu cầu mình mong muốn.
Thậm chí, bạn cũng chỉ cần ngồi quan sát nhất chỉ nhất động của khách hàng mục tiêu, tương tác nói chuyện với nhân viên để thu nhập thông tin.
Bước 4: Tổng hợp số liệu và phân tích
Từ những việc nghiên cứu và thu thập thông tin ở trên thì bạn đã dần dần vẽ được ra chân dung khách hàng của mình, nghiên cứu được khách hàng của mình. Các nhà làm marketing cần có quy trình chính xác nhất để thông tin dữ liệu được lưu lại và phân tích.
Bạn có thể sử dụng rất nhiều các công cụ online để chỉnh sửa, nghiên cứu và phân tích số liệu. Số liệu càng được phân tích kỹ thì kết quả càng chính xác.
>> Đọc ngay: 4 Step phác thảo bảng khảo sát khách hàng về sản phẩm
Phân tích số liệu thu thập để xác định insight chính xác
Bước 5: Xác định insight khách hàng
Từ kết quả đã được phân tích ở bước trên, nhà làm marketing cần chính xác để đưa ra insight của khách hàng là gì.
Insight sau khi được xác nhận bạn tuyệt đối không nên dùng cho bất kỳ chiến dịch nào mà hãy kiểm nghiện nó và xem phá đoán của bạn có chính xác hay không?
Có rất nhiều công cụ nghiên cứu insight khách hàng hiện nay mà bạn có thể tham khảo như Google Analytics, Google trend…
Với những chia sẻ ở trên, các bạn phần nào nắm được rõ hơn về insight khách hàng và công thức tìm kiếm insight chuẩn nhất rồi phải không?
>> Bạn đọc cũng quan tâm:
- Cách tìm Customer insight như thế nào
22/09/2020
923 Lượt xem
Communication là gì? Lợi ích của Marketing Communication
Đã là một người bán hàng, dù bạn là cá nhân hay doanh nghiệp thì việc giao tiếp với khách hàng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp tương tác hiệu quả nhằm mục đích tăng nhanh doanh số. Thấu hiểu được ý nghĩa đó, thế nhưng không phải ai cũng nắm bắt được nghệ thuật cũng như kỹ năng giao tiếp thông minh, khôn khéo giúp bán hàng hiệu quả. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Communication là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Communication là gì?
Communication hiểu một cách đơn giản là giao tiếp. Giao tiếp ở đây không chỉ đơn giản là việc trình bày nội dung mà nó còn là cả một quá trình rèn luyện để có thể sở hữu những kỹ năng giúp giao tiếp hiệu quả. Đặc biệt đối với những người làm kinh doanh hay nó rõ hơn là người bán hàng, thì kỹ năng giao tiếp chính là chiếc cầu nối giúp gắn kết doanh nghiệp và người tiêu dùng. Giao tiếp hiệu quả sẽ giúp cho quá trình tiếp thị sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh chóng.
Nghệ thuật giao tiếp là tổng hợp những quy tắc, hành vi, cách đối đáp khôn khéo mà người bán hàng sử dụng để thuyết phục người mua tin tưởng và sử dụng dịch vụ /sản phẩm của mình. Đây là một kỹ năng mềm quan trọng không thể thiếu mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần, communication giao tiếp để hiểu nhau hơn.
Giải thích thuật ngữ Communicate là gì
2. Sự khác nhau giữa Communication và Comunications là gì?
Truyền thông theo marketing là "Communication" hay "Communications" sẽ phụ thuộc vào cách bạn hiểu truyền thông là gì. Truyền thông nếu hiểu theo nghĩa là việc sử dụng công nghệ nhằm truyền đạt thông điệp tới mọi người thì là "Communications". Còn nếu truyền thông theo nghĩa là sự tương tác giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng thì sẽ là "Communication". Cụ thể sự khác nhau giữa Communication và Comunications như sau:
- Communications: Truyền thông này liên quan đến phương tiện truyền thông, có chức năng chuyển tin đi chứ không cần nhận thông tin quay trở về. Truyền thông này là dạng truyền thông một chiều nên có thể nó sẽ không phù hợp với doanh nghiệp hiện đại.
- Communication: Truyền thông này là nền tảng truyền thông bao hàm những nội dung phức tạp hơn Communications. Truyền thông dạng này sẽ là truyền thông 2 chiều, tức là nó sẽ có chức năng xây dựng thông điệp, lựa chọn hình thức tiếp cận phù hợp và có nhận phản hồi từ phía người tiêu dùng.
Truyền thông theo marketing là "Communication" hay "Communications" sẽ phụ thuộc vào cách bạn hiểu truyền thông là gì. Nếu truyền thông liên quan tới việc sử dụng công nghệ nhằm truyền đạt thông điệp tới mọi người thì đó là "Communications". Còn nếu truyền thông là sự tương tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thì nó sẽ là "Communication".
Zalo là một trong những công cụ Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Thông qua khóa học Zalo Marketing online, bạn sẽ biết được các công cụ để tiếp cận khách hàng trong Zalo một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết cách tận dụng tối đa các tính năg của Zalo OA để tương tác, chăm sóc khách hàng, ứng dụng Zalo trong Quản Trị - Kinh Doanh,... Đăng ký ngay:
[course_id:2191,theme:course]
[course_id:962,theme:course]
[course_id:2937,theme:course]
3. Mẹo hay giúp bạn giao tiếp thành công
Sau khi giải thích thuật ngữ “Communication trong marketing là gì?” chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những kỹ năng không thể thiếu để có thể giao tiếp thành công và hiệu quả.
3.1. Học cách lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe là một trong những yếu tố làm nên thành công của cuộc giao tiếp. Lắng nghe một cách tích cực sẽ khiến khách hàng cảm thấy ý kiến của mình được quan tâm và tôn trọng. Nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Bạn có thể trở thành một người lắng nghe tích cực bằng việc tập trung vào ý kiến của người nói, hạn chế sự phân tâm do các yếu tố khác tác động như: chuông điện thoại, âm thanh bên ngoài… và hãy lưu ý rằng, khi bạn chắc chắn đã nghe được hết những thắc mắc hoặc quan điểm của khách hàng, hãy chuẩn bị trong đầu một ý tưởng hay kịch bản hoàn hảo để có thể trả lời lại một cách nhanh chóng.
3.2. Linh hoạt trong phong cách giao tiếp
Tùy vào những tình huống khác nhau mà bạn có thể điều chỉnh phong cách giao tiếp sao cho phù hợp nhất. Đặc biệt với những nhóm ngành thuộc dịch vụ như ngành F&B thì phong cách giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng.
Ví dụ: nếu bạn đang giao tiếp với một nhà tuyển dụng tiềm năng, tốt hơn hết bạn nên gửi một email chính thức hoặc gọi điện thoại cho họ. Ở nơi làm việc, bạn có thể thấy việc trao đổi thông tin trực tiếp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc gửi một email dài và dày đặc.
Linh hoạt giúp giao tiêó hiệu quả
3.3. Sử dụng hình thức phi ngôn ngữ
Rất nhiều cuộc giao tiếp diễn ra thông qua ngôn ngữ hình thể, nét mặt và giao tiếp bằng mắt.Trong trường hợp này, bạn nên chú ý đến những gì họ đang nói cũng như ngôn ngữ không lời của họ. Theo cùng một trạng thái mà khách đang biểu đạt, bạn nên ý thức về ngôn ngữ cơ thể của mình khi giao tiếp để đảm bảo bạn đang gửi đi những tín hiệu phi ngôn ngữ thích hợp với người đối diện.
3.4. Thể hiện sự đồng cảm
Đồng cảm nghĩa là bạn có thể hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác. Ví dụ, khi khách hàng đang bày tỏ sự tức giận hoặc vô cùng thất vọng, sự đồng cảm của bạn sẽ lan tỏa được giá trị cảm xúc đến họ. Ngoài ra, sự đồng cảm mang tính tích cực sẽ là chiếc cầu nối để bạn nhận được sự hỗ trợ một cách nhiệt tình từ phía khách hàng thông qua các ý kiến mà bạn đang đề xuất.
3.5. Thái độ thân thiện, cởi mở khi giao tiếp
Khi bạn muốn cuộc giao tiếp diễn ra trong không khí vui vẻ thì thái độ thân thiện, cởi mở sẽ khiến khách hàng cảm thấy vô cùng hài lòng và dễ chịu. Bạn hãy nhớ rằng, dù đối tượng khách hàng của bạn là ai thì việc tương tác thường xuyên với một thái độ tích cực, tinh thần cởi mở cùng với nụ cười tươi sẽ giúp cho hiệu quả công việc tăng lên rất nhiều lần.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp
3.6. Nghệ thuật đặt câu hỏi
Trong quá trình giao tiếp, việc đặt câu hỏi không chỉ là một cách để tương tác, kết nối giữa người bán hàng và người mua hàng mà nó còn là một công cụ hữu ích để thăm dò ý kiến và hiểu rõ hơn về nhu cầu của đối phương. Đặt câu hỏi một cách khôn khéo sẽ giúp bạn tìm ra được vấn đề mà khách hàng đang quan tâm là gì? rào cản nào ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ ?
3.7. Tự tin khi giao tiếp
Trong giao tiếp, sự tự tin không chỉ thể hiện qua lời nói mà nó còn thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ. Sự tự tin khiến cảm thấy khách hàng luôn cảm thấy thích thú về độ am hiểu sản phẩm của bạn. Ngoài ra, một tư thế thẳng lưng, mở rộng vai và ngôn từ được trau chuốt trong suốt quá trình giao tiếp cũng là một trong những kỹ năng cần thiết để rèn luyện sự tự tin. Sự tự tin có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong giao tiếp hằng ngày mà nó còn giúp bạn tạo ấn tượng trong những lần gặp mặt đầu tiên.
3.8. Thể hiện cá tính thương hiệu
Để giao tiếp, thuyết phục khách hàng thành công thì việc thể hiện cá tính thương hiệu là rất cần thiết. Bởi khi bạn thể hiện cá tính riêng, khách hàng sẽ thấy thích thú vì họ sẽ nhận được những điều đặc biệt. Từ đó, họ có xu hướng mua hàng của bạn nhiều hơn những đơn vị khác. Phục vụ khách hàng dựa trên những personas đã tìm hiểu, đồng thời đăng những loại nội dung mà họ thích sẽ là cách rất hiệu quả để thu hút họ chú ý đến thương hiệu. Hãy cho độc giả biết rằng doanh nghiệp của bạn không chỉ chuyên nghiệp mà còn cá tính rất riêng, vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ khách hàng. Bởi thực sự thì khách hàng ai cũng thích một kết nối hơn một thông tin mà thương hiệu đem đến.
3.9. Thành thực trong giao tiếp
Khách hàng sẽ rất ghét và cảm thấy mất cảm tình rất nhanh nếu doanh nghiệp không thành thực trong giao tiếp, khách hàng không muốn các thương hiệu nói chuyện với họ như thể họ chính là những đồng tiền lạnh lẽo mang về doanh thu khủng cho thường hiệu, cái khách hàng cần là muốn giao tiếp đích thực, chân thành như những người bạn. Để làm được điều này, thương hiệu cần duy trì giọng điệu xác thực và trung thực khi đăng bài và tương tác với khách hàng. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy hứng thú và thú vị hơn. Điều quan trọng doanh nghiệp cần đặc biệt ghi nhớ đó là giao tiếp như một người bạn chứ không phải như một cỗ máy. Việc giao tiếp trực tiếp linh hoạt và tự phát sẽ khiến khách hàng có cảm giác chân thực và gần gũi hơn với thương hiệu.
3.10. Tạo personas khách hàng
Personas khách hàng là những mô tả chi tiết về các nhóm khách hàng lý tưởng của bạn. Việc tạo personas giúp bạn hiểu rõ nhu cầu khách hàng, khách đang muốn gì và cần gì. Đồng thời giúp bạn xây dựng chiến lược marketing phù hợp bằng cách tạo nội dung phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ, lựa chọn kênh marketing tương ứng. Tạo personas khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ mong muốn của khách hàng để cung cấp dịch vụ tốt hơn. Bên cạnh đó còn giúp giải quyết vấn đề và thách thức của khách hàng một cách hiệu quả nhất.
3.11. Tận dụng nội dung do người dùng tạo
Nội dung do người dùng tạo (UGC) là bất kỳ nội dung nào được tạo ra và chia sẻ bởi người dùng, ví dụ như:
- Đánh giá sản phẩm: Nhận xét về sản phẩm hoặc dịch vụ trên website, mạng xã hội hoặc diễn đàn.
- Bình luận: Chia sẻ ý kiến về bài viết, video hoặc nội dung khác trên mạng xã hội.
- Hình ảnh và video: Hình ảnh và video do người dùng tự chụp hoặc quay về sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm của họ.
- Bài viết blog và vlog: Chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm hoặc câu chuyện cá nhân trên blog hoặc vlog.
Tận dụng UGC có thể mang lại nhiều lợi ích cho việc giao tiếp như: tăng cường độ tin cậy, tăng cường sự hợp tác, cải thiện hiệu quả marketing, phát triển nội dung sáng tạo,...
4. Lợi ích của Marketing Communication
Tất cả công vụ của marcom đều là những công cụ quảng cáo hữu ích, giúp có được sự tương tác cao với khách hàng. Vì khi bạn đẩy mạnh chiến dịch truyền thông bạn sẽ thấy được tiềm năng tiêu thụ sản phẩm cũng như khả năng quảng bá sản phẩm tới người dùng. Để từ đó bạn sẽ có được kinh nghiệm cũng như biết tiếp cận khách hàng gần hơn nữa.
- Khi bạn thuê agency là marcom bạn sẽ nhận được những mong muốn mà mình cần khi triển khai marcom đồng thười người làm marcom cũng sẽ có được công việc mà họ giới thiệu tới bạn.
- Bạn là người quản lý có như quảng cáo thì người làm marketing communication sẽ gửi tới bạn những lời mời chất lượng, những lợi ích tốt nhất mà bạn nhận được khi tiến hành hợp tác với họ. Điều này giúp bạn an tâm và tin tưởng hơn khi làm marcom.
- Các chiến dịch marcom liên tục không chỉ giúp bạn tiếp cận với khách mà còn giúp bạn nhận được nhiều tiện ích không ngờ tới. Bạn có thể ứng dụng những lợi ích của hình thức marketing này vào trong marketing du lịch.
5. Yêu cầu khi làm Marketing Communication
Yêu cầu khi làm Marketing Communication
Để làm được Marketing Communication bạn cần xác định rõ mục tiêu, tính chất chất công việc đến đối tượng người dùng. Bạn cần tuân thủ những tiêu chí cơ bản như:
- Bạn cần xác định hình ảnh của mình, hunhf ảnh của bạn cần hướng tới người dùng nghư thế nào, từ đó bạn cần xây dựng hình ảnh truyền thông một cách hợp lý nhất và tọa được ân tượng cho họ để họ tiếp cận được sản phẩm của mình.
- Bạn cần xác định rõ phương thức bạn muốn xây dựng marketing communication, bạn muốn tiếp thị bằng cách quảng cáo hay muốn đưa hình ảnh của mình lên kênh truyền thông quan hình ảnh hay video thì bạn cần nói với marcom. Khi đã tiếp thu được ý kiến của bạn họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên và sự lựa chọn thích hợp nhất để bạn chọn cho mình một phương thức tiếp thị phù hợp nhất.
- Bạn là doanh nghiệp thì bạn cần thực hiện marcom hiệu quả chính là cách gần đến, tạo sự liên kết tối với người tiêu dùng. Vì vật, bạn cần coi trọng hình ảnh và hình thức truyền thông của mình.
6. Kết luận
Bài viết trên đây chúng tôi đã cùng bạn giải thích thuật ngũ Communication là gì và nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao. Hy vọng bạn có thể trang bị được cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể tự tin hơn giao tiếp và mang lại hiệu quả cho công việc.
Để có được những kiến thức khác về lĩnh vực marketing, Unica.vn còn mang tới bạn đọc những khóa học như khóa học marketing online... đang được rất nhiều người quan tâm. Mời đọc cùng theo dõi.
22/09/2020
5477 Lượt xem
Brand Awareness là gì? Làm sao để tăng nhận thức thương hiệu
Bạn là dân Marketer chắc hẳn có ít nhất một lần bạn được tiếp xúc với thuật ngữ “Brand Awareness”, đặc biệt là chiến lược về truyền thông Marketing kết hợp quảng cáo và PR. Như vậy, Brand Awareness là gì và làm cách nào để xây dựng được một Brand Awareness thần thánh, thành công và đỉnh cao cho doanh nghiệp.
1. Brand Awareness là gì?
Brand Awareness hiểu đơn giản là quá trình bạn nhận thức về thương hiệu, nó được hiểu là một thuật ngữ liên quan đến Marketing mô tả mức độ nhận biết của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp qua tên thương hiệu của nó. Việc các doanh nghiệp cố gắng tạo ra được nhận thức về thương hiệu là một trong những giai đoạn vô cùng khó khăn nhưng rất quan trọng nếu muốn sản phẩm ghi được vào tâm trí của khách hàng.
Brand Awareness được đo bằng tỷ lệ của thị trường ngách có kiến thức trước đây về thương hiệu. Nhận thức về thương hiệu bao gồm cả nhận dạng thương hiệu cũng như nhớ lại thương hiệu. Nhận diện thương hiệu là khả năng người tiêu dùng nhận ra những hiểu biết trước về thương hiệu khi họ được đặt câu hỏi về thương hiệu đó hoặc khi họ được xem thương hiệu cụ thể đó, tức là người tiêu dùng có thể phân biệt rõ ràng rằng thương hiệu đã được chú ý hoặc nghe thấy trước đó. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phải đăng ký nhãn hiệu với các tổ chức như vậy sẽ tăng lòng tin của khách hàng với sản phẩm của mình.
Brand Awareness là gì?
Mặc dù khả năng nhớ lại thương hiệu của khách hàng là việc khách hàng khôi phục thương hiệu khỏi bộ nhớ của mình khi được cung cấp loại sản phẩm / danh mục đúng như thế. Nói cách khác, nó đề cập đến việc người tiêu dùng nên khôi phục thương hiệu từ bộ nhớ một cách chính xác khi khách hàng được đề cập đến danh mục sản phẩm được đề cập. Nhìn chung, việc nhận ra một thương hiệu Brand Awareness là gì sẽ dễ dàng hơn là nhớ lại nó từ bộ nhớ.
Nhận thức về thương hiệu được cải thiện ở mức độ mà các tên thương hiệu được lựa chọn đơn giản và dễ phát âm hoặc đánh vần; đã biết và biểu cảm; và độc đáo cũng như khác biệt. Ví dụ - Coca Cola được biết đến với cái tên Coke.
2. Tầm quan trọng của việc nhận thức thương hiệu
Brand Awareness có tầm quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp trong việc quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng để từ đó tạo nên sự uy tín, tin tưởng, danh tiếng cho doanh nghiệp. Thông qua đó sự nhận biết thương hiệu này sẽ đánh bại, hạ gục tất cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường giúp doanh nghiệp bạn có chỗ đứng mạnh mẽ trên thị trường
Còn nếu bạn đang cố gắng xây dựng một thương hiệu nào mới thì việc tạo ra được một Brand Awareness sẽ giúp cho sản phẩm, dịch vụ được nhận thức rõ ràng hơn, người dùng tin tưởng sử dụng.
Thêm nữa việc mọi người nhận thức được về thương hiệu điều cần thiết giúp bạn xây dựng được tài sản thương hiệu cho doanh nghiệp. Nó bao gồm việc bạn sử dụng các kênh quảng bá nổi tiếng khác nhau như quảng cáo, truyền miệng, truyền thông xã hội như blog, tài trợ, sự kiện ra mắt, v.v. Để tạo nhận thức về thương hiệu, điều quan trọng là phải tạo ra hình ảnh thương hiệu, khẩu hiệu và khẩu hiệu đáng tin cậy. Thông điệp thương hiệu được truyền đạt cũng phải nhất quán. Nhận thức về thương hiệu mạnh dẫn đến doanh số bán hàng cao và thị phần cao. Nhận biết thương hiệu có thể được coi là một phương tiện mà thông qua đó người tiêu dùng làm quen và quen thuộc với một thương hiệu và nhận biết thương hiệu đó đây có thể nói là kích hoạt thương hiệu trên mọi nền tảng mạng xã hội giúp nhiều người tiêu dùng biết đến thương hiệu của bạn hơn.
Brand Awareness có tầm vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp
3. Các loại hình Brand Awareness
Brand recall - Gợi nhớ thương hiệu
Khi nhắc đến một sản phẩm nhất định, hầu hết người dùng chỉ nhớ được khoảng 3-5 thương hiệu, thậm chí có người chỉ nhớ được tên 1 hoặc 2 thương hiệu quen thuộc. Những thương hiệu có thể khiến khách hàng ghi nhớ thường được bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến: quy mô nhận thức, độ trung thành của thương hiệu, tình huống phát sinh, trình độ học vấn, yếu tố tiêu dùng.
Brand Recognition - Nhận biết thương hiệu
Nhận biết thương hiệu đề cập đến khả năng phân biệt chính xác sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Nhờ đó, khách hàng có thể dựa trên những đặc điểm đặc trưng để nhận biết sản phẩm của thương hiệu thông qua logo, màu sắc, cách bày trí gian hàng. Hay nói cách khác, khi khách hàng nhắc đến một thương hiệu thì họ sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm của thương hiệu đó. Ví dụ: Iphone là của thương hiệu Apple.
Top of Mind - Nhận thức đầu tiên
Top of mind là nhóm các thương hiệu dẫn đầu nằm trong chuỗi cân nhắc của khách hàng. Do đó, một trong những mục tiêu cần thiết của hầu hết các hoạt động truyền thông tiếp thị là gia tăng khả năng nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu đó. Từ đó, đưa thương hiệu của doanh nghiệp vào trong những lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
4. Bật mí cách xây dựng Brand Awareness thần thánh
Như đã giới thiệu ở trên về Brand Awareness là gì và tầm vai trò quan trọng của Brand Awareness trong doanh nghiệp thì ngay sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách xây dựng một Brand Awareness thần thánh đỉnh cao.
Bước 1: Lựa chọn đúng mục tiêu
Lựa chọn đúng mục tiêu, sẽ giúp cho đánh trúng vào tâm lý nhận thức của khách hàng khi nhận thức về thương hiệu. Những nội dung của bạn cần có nội dung, giá trị phù hợp với xu hướng khách hàng mong đợi.
Brand Awareness sẽ bao gồm sự nhận thức chung của người tiêu dùng về thương hiệu của doanh nghiệp để từ đó có những chiến lược chung cho việc nhận diện thương hiệu.
Và nếu bạn xác định được đối tượng mà mình xác định Brand Awareness nó còn giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh được nhận thức của khách hàng để từ đó mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp cần suy nghĩ một cách đúng đắn về tập khách hàng mình muốn đánh tới.
Bước 2: Xây dựng Brand Awareness trên phương tiện truyền thông
Xây dựng Brand Awareness là gì nếu như bạn không sử dụng công nghệ hiện đại. Công nghệ ngày càng phát triển bùng nổ, doanh nghiệp sẽ không thành công nếu như không biết lên các chiếc lược marketing để tiếp thị. Thông qua các mạng xã hội lớn, khách hàng sẽ nhận thức được sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng, đơn giản,
Bước 3: Xây dựng thương hiệu có sự nhất quán
Để doanh nghiệp xây dựng được Brand Awareness hiệu quả thì phải tìm kiếm được sự nhất quán, thương hiệu phải là duy nhất không được ăn cắp trên thị trường. Doanh nghiệp cố gắng đầu từ vào màu sắc, hình ảnh, logo, giọng nói để khách hàng biết rằng đây là thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ.
Bước 4: Khuyến khích làm Viral Marketing
Nếu doanh nghiệp của bạn muốn được nhanh chóng nhận thức được thương hiệu thì hãy nên sử dụng Viral Marketing để quảng cáo tiếp cận một lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn.
Khuyến khích sử dụng các kênh truyền thông để tạo nhận thức về thương hiệu
Sử dụng Viral Marketing sẽ giúp cho khách hàng chia sẻ nhanh chóng những video, hình ảnh, nội dung của họ với thương hiệu nhận thức hoặc doanh nghiệp.
5. Chỉ số đo lường mức độ nhận diện của thương hiệu
Bạn hoàn toàn có thể đo lường mức độ nhận diện thương hiệu thông qua các chỉ số định lượng dưới đây:
- Direct Traffic: Đây được hiểu là số lượng nhập URL và truy cập vào Webiste của bạn. Với con số này, doanh nghiệp có thể thống kế được số lượng người tiếp cận Website thông qua các phương thức khác nhau như: mạng xã hội, quảng cáo hoặc cách tìm kiếm truyền thống.
- Lượng Traffic vào Website: Với chỉ số này, bạn có thể xác định được số lượt người truy cập vào trang Web mỗi ngày, thời lượng đọc Content và dành thời gian cho Website của bạn.
- Social Engagement: Engagement phản ánh các chỉ số liên quan đến lượt Like, Follow, Comment, Share nội dung. Thông qua các chỉ số này, doanh nghiệp có thể xác định được tầm ảnh hưởng và tác động của thương hiệu đối với người dùng trên mạng xã hội.
Như vậy, chúng tôi để bật mí đến các bạn Brand Awareness là gì và cách để thương hiệu của doanh nghiệp ghi nhớ sâu hơn trong lòng khách hàng để từ đó xây dựng và phát triển doanh nghiệp một cách mạnh mẽ.
>> Đọc ngay:
- Chiến lược thương hiệu là gì? 6 bước xây dựng chiến lược thương hiệu 2020
- Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu tạo nên thành công bền vững
- Brand là gì? Yếu tố xây dựng Branding thành công
- Cách xây dựng chiến lược truyền thông Marketing “đỉnh” nhất hiện nay
22/09/2020
2604 Lượt xem
A/B testing là gì và những nguyên tắc A/B testing để có hiệu quả cao nhất
A/B testing có lẽ không còn lạ gì đối với những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, marketing hay SEO website... Tuy nhiên nếu là người mới thì đây vẫn là một khái niệm mơ hồ. Hãy cùng Unica đi tìm hiểu trong bài viết này những thông tin cơ bản nhất về A/B testing là gì, quy trình và nguyên tắc thực hiện A/B testing nhé!
A/B testing là gì? Tác dụng của A/B testing
A/B testing là gì?
Khái niệm A/B testing la gi
Hiểu một cách đơn giản nhất A/B testing nghĩa là thực thử nghiệm hai phiên bản khác nhau nào đó có chung điều kiện để tìm ra phiên bản tốt nhất, từ đó dùng phiên bản đó để thực hiện các chiến dịch với quy mô lớn.
Điều này có lẽ thấy rõ nhất trong trường hợp chạy quảng cáo, đặc biệt là chạy quảng cáo Facebook. Trước khi bạn bắt tay vào việc học chạy quảng cáo Facebook một sản phẩm/dịch vụ nào đó bạn cần phải test quảng cáo. Việc cho hai quảng cáo - hai phiên bản khác nhau cùng chạy trong một điều kiện/một tệp khách hàng/một fanpage… trong một thời gian ngắn sẽ giúp bạn tìm ra được mẫu quảng cáo “chiến thắng” cái còn lại, từ đó dùng mẫu quảng cáo đó để chạy với phạm vi và ngân sách lớn.
>> Xem ngay:
- Chốt đơn mỏi tay với cách chạy quảng cáo Facebook hiệu quả
Tác dụng của A/B testing
- Cho phép người thực hiện A/B testing thực hiện các thay đổi cần thiết từ bài test để tránh dẫn đến những tác động xấu có thể xảy ra
- Xác định và đo lường được những yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng tới người dùng và hành vi của họ
- Việc test A/B dễ dàng đem đến những kết quả tốt hơn với chi phí thử nghiệm nhỏ
- Có cơ sở dữ liệu cụ thể trực quan nhất để "nói chuyện" giữa các bộ phận liên quan như marketing, telesale,...
- Đối với các trường hợp cụ thể A/B testing sẽ giúp bạn tìm ra được "bản thử" tốt nhất trong tất cả các "bản thử". Ví dụ nếu bạn làm website, việc A/B testing sẽ giúp bạn biết cách tối ưu website của mình, tìm ra được giao diện tương tác với người dùng tốt nhất. Trong quảng cáo bạn sẽ tìm ra được mẫu quảng cáo đem về lượt tương tác/lượt chuyển đổi cao nhất…
Quy trình A/B testing
Quy trình A/B testing là gì
A/B testing là một quá trình thử nghiệm, do đó có khá nhiều cách để bắt đầu test hai bản thử. Tuy nhiên thông thường A/B testing sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Thu thập dữ liệu/thông tin cần thiết
Việc thu thập dữ liệu cần thiết sẽ giúp người thực hiện A/B testing có được những thông tin cơ sở ban đầu như vấn đề mà người thực hiện test cần giải quyết, tìm ra phân khúc khách hàng thật sự quan tâm,... từ đó đưa ra các cách để giải quyết vấn đề sau khi test thành công (chẳng hạn tăng % chuyển đổi, tăng lượt traffic như thế nào…)
Bước 2: Đưa ra các bản thử mới để tiến hành A/B testing
Để đến được bước này, bạn sẽ cần phải có được những giả thuyết nhất định về sự thay đổi của các bản thử (thay đổi nút CTA, thay đổi nội dung content, thay đổi nội dung ảnh…). Sau đó xác định quy mô bạn muốn test thử nghiệm là bao nhiêu, 2000 người tương tác hay 2000 người pageview….
Cuối cùng là tạo ra các bản thử mới dựa trên những dự kiến trên. Tốt nhất là nên thay đổi một yếu tố để thử nghiệm ra sự khác biệt hiệu quả cao nhất.
Bước 3: Phân tích kết quả và đưa ra kết luận
Việc lúc này chỉ là theo dõi và đánh giá bản thử tốt hơn bản thử còn lại. Trong trường hợp hai bản thử không có sự khác biệt nhiều hãy cứ test cho đến khi tìm được bản thử tốt nhất.
Những nguyên tắc áp dụng A/B testing là gì
Nguyên tắc 1: Tạm quên mọi thứ bạn cho rằng mình “biết” về khách hàng
Khách hàng có nhiều hơn những lựa chọn hiện có
Điều này ngầm khẳng định những gì bạn thấy và biết về khách hàng của mình chưa chắc đã là “thật sự”. Ngày nay khách hàng đã có nhiều hơn sự lựa chọn hơn những gì họ có. Do đó bạn cần tận dụng mọi khả năng về công cụ để có thể tìm ra được nhu cầu thật sự của khách hàng.
Nguyên tắc 2: Luôn thiết lập mục tiêu để so sánh
So sánh sẽ tạo ra sự khác biệt. Hãy tận dụng điều này để xác định, phân tích và tìm ra những sự khác biệt đáng giá cả từ phía khách hàng và phía doanh nghiệp của bạn.
Nguyên tắc 3: Tránh áp dụng cứng nhắc để tăng CRO
Điều này sẽ thấy khá rõ ở các website. Mỗi một lĩnh vực đều có sự khác biệt và tất nhiên là cả sự mới lạ đáng học hỏi, tuy nhiên bạn không nên quá cứng nhắc mà bê nguyên sự mới lạ của họ tới website của bạn.
Ví dụ bạn thấy một website chuyên bán quần áo có CTA màu đỏ rực vô cùng bắt mắt, bạn liền học họ đổi nút CTA của bạn thành màu đỏ, trong khi website của bạn bán cây cảnh lấy màu chủ đạo là màu xanh lá, khả năng cao bạn sẽ không có sự thay đổi tích cực lắm đâu.
Nguyên tắc 4: Nên thử nghiệm một yếu tố tại một thời điểm hoặc một điều kiện đồng nhất
Bạn cần phải test những bản thử tại một thời điểm nhất định, ví dụ chạy quảng cáo một sản phẩm giày dép trong cùng 1 ngày, hoặc trong cùng một trang website với một ngân sách bằng nhau… Điều này sẽ giúp bạn có được những kết quả rất đáng giá để nhìn ra bản thử nào tốt hơn bản thử nào.
Nguyên tắc 5: Số liệu chính xác quyết định “kẻ chiến thắng”
Người ta thường nói kết quả cuối cùng mới là kết quả quyết định thắng bại. Điều này cũng áp dụng khá chính xác trong trường hợp A/B testing.
Nguyên tắc 6: Lấy ý kiến của nhiều bên
Đó có thể là kết quả của nhiều công cụ đo lường khác nhau. Bạn nên dùng nhiều hơn 1 công cụ đo lường, phân tích kết quả và đánh giá hiệu quả thử nghiệm để có nhiều góc nhìn chính xác hơn.
Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cần thiết nhất về A/B testing là gì, những lý do bạn nên lựa chọn A/B testing và những nguyên tắc khi thực hiện A/B testing. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
>> Đọc ngay:
- 2 Bước Test A/B bắt buộc trong Quảng cáo Facebook
22/09/2020
573 Lượt xem
Top 5 phần mềm email marketing miễn phí dành cho doanh nghiệp
Email marketing có lẽ là hình thức quảng bá sản phẩm rất quen thuộc với nhiều người, tuy nhiên đối với những người mới bắt đầu bước chân vào kinh doanh thì đây vẫn là một khái niệm mới, cùng với đó việc tìm được một phần mềm hoặc nền tảng gửi email marketing miễn phí cũng không hề dễ dàng. Trong phạm vi bài viết này xin mời bạn cùng Unica tìm hiểu những thắc mắc về email marketing là gì và 3 phần mềm email marketing miễn phí.
Email marketing là gì?
Email marketing là gì?
Có lẽ bạn đã biết các hình thức quảng bá sản phẩm như Facebook marketing, SMS marketing, chúng đều có mục đích chung là đem sản phẩm tới người tiêu dùng thông qua các kênh Facebook và tin nhắn SMS. Email marketing cũng vậy. Nếu bạn sử dụng Email để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng, như vậy đây đã là hình thức email marketing rồi.
Khi quảng bá sản phẩm bằng email marketing, điều kiện cần phải có chính là email của khách hàng. Trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada hay Shopee bạn sẽ nhiều lần thấy những thông báo như "Đăng ký nhận tin từ Lazada", đây là một cách mà các sàn thương mại điện tử thu thập email của người dùng quan tâm với độ chính xác cao.
>> Xem thêm: 8 Cách viết Email hiệu quả, thu hút bạn nên áp dụng ngay
Vì sao bạn nên dùng email marketing?
Bởi vì tiềm năng mà email marketing đem lại rất lớn!
Hiệu quả email marketing đem lại
Thứ nhất: Khả năng thu thập thông tin khách hàng với độ tin cậy cao hơn hẳn so với các cách khác.
Thông tin khách hàng luôn là một điều rất quan trọng trong kinh doanh, càng là mặt hàng cao có giá trị thông tin khách hàng càng quý giá. Nếu bạn là người làm trong ngành kinh doanh hay marketing bạn sẽ chẳng thấy lạ khi mà bạn mua một sản phẩm nào đó, người bán cứ xin bạn họ tên đầy đủ, số điện thoại cá nhân, email cá nhân, địa chỉ nhà, hoặc đôi khi chỉ có số điện thoại và email. Tương ứng với mỗi thông tin người làm kinh doanh - marketing sẽ có những phương pháp để triển khai chiến dịch quảng bá của mình.
Thứ hai: Quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp của bạn
Không chỉ có hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, ưu đãi,... email cũng là một kênh quảng bá sản phẩm mới đem lại tỉ lệ chuyển đổi rất hiệu quả.
Thứ ba: chạy quảng cáo hiệu quả với tệp email của bạn (đặc biệt là remarketing)
Một khi bạn đã có được một tệp danh sách email ổn định và chất lượng, bạn hoàn toàn có thể thực hiện chạy quảng cáo đối với tệp khách hàng đó. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với kiểu chạy remarketing - chạy quảng cáo lại với những khách hàng đã có hành động nào đó trước đây với sản phẩm của bạn (từng click, từng lưu, từng bình luận, từng mua...)
Thứ tư: Khả năng quảng bá được nhiều sản phẩm cho từng khách hàng
Với từng tệp khách hàng khác nhau, nhu cầu và mong muốn cũng sẽ có những sự tương đồng. Chẳng hạn khách hàng của bạn là nữ từng mua sản phẩm là kệ bếp. Bạn hoàn toàn có thể giới thiệu tới họ những sản phẩm nội trợ khác như thiết bị không gian bếp, lò vi sóng, khăn trải bàn, ly cốc, các đồ dùng trong bếp cần thiết... Chúng đều liên quan đến nhu cầu bếp núc nội trợ của khách hàng, bạn hoàn toàn có thể đen về tỉ lệ chuyển đổi rất cao đối với những sản phẩm đó.
Đây chính là một trong những điểm mạnh tuyệt vời của hình thức Email marketing.
Lợi ích là vậy, nhưng không phải bạn gửi tùng cái email tới từng người nhé! Có công cụ hỗ trợ bạn cả đấy, cùng tham khảo ngay 4 phần mềm email marketing miễn phí dưới đây trong bài viết.
Đăng ký khoá học Email Marketing online ngay để nhận ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ hệ thống hoá toàn bộ kiến thức trong Email Marketing, hướng dẫn phân tích & tối ưu hiệu quả Email Marketing. Và tất tần tật bí quyết để xây dựng hệ thống Email Marketing để kiếm tiền hiệu quả.
[course_id:377,theme:course]
[course_id:519,theme:course]
[course_id:390,theme:course]
5 phần mềm email marketing miễn phí cực hay dành cho bạn
Dưới đây là 5 phần mềm email marketing miễn phí cực hay dành cho bạn, hãy tham khảo nhé:
GWEBMAIL
Phần mềm email marketing miễn phí GWEBMAIL là phần mềm sẽ hỗ trợ bạn phân bổ email đặc thu theo từng khu vực, ngành nghề. Chúng đã tích hợp sẵn với một lượng data lớn cho phép bạn hay doanh nghiệp của mình tiếp cận tới khách hàng tiềm năng cao thông qua quảng cáo.
Đặc biệt các đối tượng khách hàng mong muốn của doanh nghiệp đã được phân chia sẵn theo ngành nghề, do đó bạn và doanh nghiệp của mình hoàn toàn có thể thực hiện email marketing hiệu quả theo sự phân chia đó.
Phần mềm email marketing miễn phí GWEBMAIL
Mailchimp
Phần mềm email marketing miễn phí Mailchimp dựa trên nền tảng email marketing đã được tự động hóa, bạn sẽ dễ dàng chia sẻ chiến dịch quảng bá của mình tới các đối tượng khác quan tâm. Nền tảng này rất được các cá nhân và doanh nghiệp đánh giá cao bởi có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các nền tảng khác như giao diện trực quan, dễ dàng sử dụng bằng những thao tác đơn giản, có khả năng hỗ trợ test chiến dịch A/B tăng hiệu quả chiến dịch, hỗ trợ báo cáo, quản lý data, quản lý list danh sách email...
Ngoài ra trong tương lai nếu doanh nghiệp muốn sử dụng lâu dài các chức năng nâng cao và được hỗ trợ tích cực từ nền tảng này có thể đăng ký nâng cấp gói Grow và trả chi phí gửi email marketing theo lượng sub mà bạn có.
Phần mềm email marketing miễn phí Mailchimp
SendinBlue
Các doanh nghiệp đánh giá phần mềm email marketing SendinBlue có chi phí giá rẻ hơn nhiều so với các phần mềm và nền tảng khác. Tương tự như các phần mềm khác, SendinBlue cũng tích hợp và hỗ trợ gần như đầy đủ các tính năng cần thiết mà một phần mềm email marketing có.
Thiết kế email marketing trên phần mềm này khá đẹp và tương thích với các nền tảng khác, cùng với đó SendinBlue cũng cung cấp các mẫu email marketing có sẵn để bạn thiết kế đơn giản hơn.
Điểm mạnh nhất của SendinBlue có lẽ là khả năng nhập số lượng địa chỉ email không giới hạn mà không phải phần mềm nào cũng có thể làm được.
Cùng với đó SendinBlue còn tích hợp cả tính năng gửi SMS cho doanh nghiệp có nhu cầu. Và khi doanh nghiệp muốn nâng cấp các gói sử dụng phần mềm, doanh nghiệp cũng có rất nhiều lựa chọn như dưới đây.
Phần mềm email marketing miễn phí SendinBlue
Benchmark Email
Khi sử dụng phần mềm Email Marketing Benchmark Email mỗi tháng bạn có thể gửi lên đến 14.000 email khác nhau. Chỉ cần xây dựng danh sách khách hàng qua mẫu đăng ký trên website cùng với những thao tác đơn giản là bạn đã có thể đăng ký tài khoản Benchmark Email.
Phần mềm Benchmark Email
Ngoài tính năng gửi email hàng loạt phần mềm Email Marketing này còn có các tính năng khác như tạo ra các cuộc điều tra online, sử dụng email mẫu, theo dõi số liệu thống kê email... Bên cạnh đó, Benchmark Email có 400 mẫu Email Marketing khác nhau, bạn có thể tùy chọn và tùy chỉnh chúng theo mong muốn của mình.
Automatic Mail Sender
Đây là phần mềm cho phép bạn gửi số lượng email không giới hạn với tốc độ nhanh chóng tới khách hàng mà không mất bất kỳ một khoản phí nào. Bên cạnh đó, khi sử dụng Automatic Mail Sender bạn có thể quản lý thông tin khách hàng một cách dễ dàng nhất.
Phần mềm Automatic Mail Sender
Một trong những ưu điểm vượt trội của phần mềm Email Marketing này đó là giúp hỗ trợ xác thực và định dạng nhiều email khác nhau đồng thời giúp gửi hỗ trợ Microsoft Word, cơ sở dữ liệu DBF, các tập tin CSV, Microsoft Excel, Microsoft Access. Ngoài ra, Automatic Mail Sender có giao diện sử dụng khá dễ dàng do đó bạn sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian, công sức và nhân lực để thực hiện một chiến dịch Email Marketing. Bạn đọc có thể tham khảo thêm Autoresponder trong Email giúp việc chuyển gửi thư nhanh hơn.
Kết luận
Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc 4 phần mềm email marketing miễn phí hay nhất hiện nay. Tại Unica hiện có rất nhiều khóa học marketing online như Facebook, Youtube, SEO... với sự hướng dẫn của những chuyên gia hàng đầu được nhiều người săn đón nhất trên Unica. Hi vọng những khóa học sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích.
Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
22/09/2020
3310 Lượt xem
Brainstorm là gì? Cách bước brainstorming hiệu quả
Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng Brainstorm là gì? Tại sao nhiều người lại điên rồ áp dụng nó vào sáng tạo Marketing. Tuy không nó mang lại kết quả tốt trong mọi trường hợp nhưng nó lại hiệu quả về những vấn đề xung quanh. Ngay sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu từ A đến Z về Brainstorm.
Brainstorm là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì Brainstorm được hiểu là động não. Hiểu một cách chuyên nghiệp thì đây là quá trình sáng tạo ra vô vàn ý tưởng và giải pháp thông qua các cuộc thảo luận chuyên sâu.
Brainstorm là phương pháp cho phép người dùng kết hợp một cách tiếp cận thoải mái không gò bó để có thể linh động giải quyết các công việc, vấn đề có lối tư duy rộng. Tuy nhiên, với việc tư duy rộng này sẽ khuyến khích mọi người đưa ra rất nhiều ý tưởng có vẻ rất điên nhưng nó lại vô cùng hoàn hảo để tìm kiếm những ý tưởng độc đáo, giải pháp mới mẻ, sáng tạo và có một không hai. Nhìn chung, điều này sẽ làm cho mọi người thoát khỏi những vấn đề nan giải, khó khăn bằng cách bứt phá ra những đống suy nghĩ lòng vòng, rối ren.
Brainstorm là gì?
Vì vậy, trong các buổi brainstorming, mọi người nên tránh chỉ trích hoặc khen thưởng các ý kiến. Bạn đang cố gắng mở ra các khả năng và phá vỡ các giả định không chính xác về giới hạn của vấn đề. Việc phán đoán và phân tích ở giai đoạn này sẽ gây khó khăn cho việc hình thành ý tưởng và hạn chế sự sáng tạo.
Đánh giá các ý tưởng vào cuối buổi - đây là lúc để khám phá các giải pháp sâu hơn, sử dụng các cách tiếp cận thông thường. Vì vậy, cách tiếp cận này giúp sáng tạo ra các ý tưởng Marketing mới cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Phương pháp chung của Brainstorming đó là bản đồ mindmap, tạo các sơ đồ khối, mục tiêu rõ ràng, có trọng tâm về các nhánh…
Tại sao chúng ta nên sử dụng Brainstorm
Khi hiểu được rõ ràng định nghĩa Brainstorm là gì chúng ta cần bắt tay vào việc giải quyết vấn đề theo nhóm thông thường thường có thể bị phá hoại bởi hành vi nhóm không có ích. Và mặc dù điều quan trọng là phải bắt đầu với một quy trình có cấu trúc, phân tích khi giải quyết vấn đề, nhưng điều này có thể khiến một nhóm phát triển những ý tưởng hạn chế và thiếu sức tưởng tượng.
Ngược lại, động não cung cấp cho người dùng một môi trường tự do và cởi mở, khuyến khích mọi người tham gia. Các ý tưởng kỳ quặc được hoan nghênh và xây dựng dựa trên, và tất cả những người tham gia được khuyến khích đóng góp đầy đủ, giúp họ phát triển một loạt các giải pháp sáng tạo phong phú.
Brainstorm còn mang lại các trải nghiệm rất phong phú, đa dạng cho các thành viên trong nhóm, nó làm gia tăng sự phong phú rất lớn đến các ý tưởng, có nghĩa là bạn sẽ tìm được những giải pháp tốt nhất khi phải đối mặt với vấn đề nào đó.
Thêm nữa, nếu sử dụng phương pháp Brainstorming, chúng sẽ giúp bạn nhanh chóng được các nhân viên chấp thuận phương án. Không những thế, nó còn là phương pháp vô cùng thú vị để giúp các thành viên trong nhóm gắn bó để giải quyết vấn đề nào đó trong những môi trường tích cực, bổ ích.
Khi bạn tự động não, bạn không phải lo lắng về cái tôi hay ý kiến của người khác, và bạn có thể tự do và sáng tạo hơn. Ví dụ: bạn có thể thấy rằng một ý tưởng mà bạn ngần ngại đưa ra trong một nhóm sẽ phát triển thành một điều gì đó đặc biệt khi bạn tự mình khám phá nó.
Tuy nhiên, bạn có thể không phát triển các ý tưởng một cách đầy đủ khi tự mình thực hiện, bởi vì bạn không có nhiều kinh nghiệm hơn cho các thành viên khác trong nhóm.
Sử dụng Brainstorm để tìm kiếm những ý tưởng độc đáo
>> Xem thêm: Turnover là gì? 6 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Staff Turnover
Brainstorm áp dụng với lĩnh vực nào?
- Quảng cáo: Brainstorming sẽ là điều cần thiết để lấy ý kiến cho quảng cáo.
- Giải quyết khó khăn: Brainstorm sẽ giúp phân tích tình huống, đánh giá vấn đề và tìm ra hướng giải quyết mới.
- Quản lý quá trình: Giúp nâng cao hiệu quả công việc và xử lý sản phẩm.
- Quản trị đề tài, nhận diện đối tượng: Xác định nguy hại, phân phối, tiến độ công việc, tìm ra vai trò trách nhiệm,…
- Xây dựng đội ngũ: Tạo sự chia sẻ và bàn về các ý tưởng cũng như khuyến khích người trong đội ngũ tư duy.
Cách bước brainstorming hiệu quả
Bằng cách này, bạn có thể khiến mọi người tập trung vào vấn đề mà không bị gián đoạn, bạn tối đa hóa số lượng ý tưởng mà bạn có thể tạo ra và bạn sẽ có được cảm giác gắn kết nhóm tuyệt vời đi kèm với một phiên động não diễn ra tốt đẹp.
Bước 1: Chuẩn bị nhóm
Đầu tiên, hãy thiết lập một môi trường họp thoải mái cho phiên họp. Đảm bảo rằng căn phòng được chiếu sáng tốt và bạn có các công cụ, tài nguyên và đồ uống giải khát cần thiết.
Cân nhắc xem ai sẽ tham dự cuộc họp. Một căn phòng đầy những người cùng chí hướng sẽ không tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo như một nhóm đa dạng, vì vậy hãy cố gắng bao gồm những người thuộc nhiều lĩnh vực và bao gồm những người có nhiều phong cách tư duy khác nhau.
Khi mọi người đã tập hợp, hãy chỉ định một người để ghi lại các ý tưởng đến từ phiên họp. Ngoài ra, bạn cần tìm có thêm một thư ký để ghi lại ý kiến của mọi người.
Bước 2: Tìm ra vấn đề và ý kiến chính của buổi brainstorm đó, giúp mọi người hiểu rõ về đề tài họ tìm hiểu.
Bước 3: Tạo ra các luật của brainstorm meaning, ít nhất cũng bao gồm những điều luật sau:
– Người đứng đầu sẽ điều khiển buổi brainstorm
– Mọi người đều có quyền góp ý và đều có quyền lợi
– Ý tưởng mới lạ dc khuyến khích
– Ý tưởng được phát triển dựa trên ý tưởng người khác cũng được khuyến khích
– Không ai được cản trở, phê bình ý kiến của người khác.
– Không có câu trả lời sai
– Vạch ra thời gian của buổi brainstorm đó.
Trình bày ý tưởng bạn sáng tạo trướn hội nhóm
Bước 4: Bắt đầu brainstorm bằng cách người đứng đầu sẽ chọn thành viên chia sẻ ý kiến, thư ký sẽ ghi lại tất cả câu trả lời (nên công khai). Không được đánh giá ý kiến nào đến khi chấm dứt buổi brainstorm.
Bước 5: Sau khi buổi brainstorm kết thúc, hãy đánh giá các câu trả lời theo những lưu ý sau:
– Tìm ý trùng lặc để tập hợp lại
– Tìm câu trả lời tương tự về nguyên tắc hoặc nguyên lý để gộp lại
– Loại bỏ ý kiến không thích hợp
– Sau khi lập danh sách, hãy thảo luận về câu trả lời chung.
>> Xem thêm: KPI là gì? Cách xây dựng KPI cho nhân viên
Một số điều cần tránh khi thưc hiện Brainstorm
Trong quá trình thực hiện brainstorm bạn cần tránh một số điều dưới đây:
- Người tham gia chỉ trích nhau: một người vừa đưa ra ý tưởng đã bị người đứng đầu phản bác hoặc chê bai, điều này sẽ khiến cho người đó tự ti, cụt hứng.
- Nhóm trưởng có rất ít người đưa ra ý kiến, mục đích của họ chính là huy động sức mạnh tập thể giúp khai thác vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau dưới cách nhìn khác nhau.
- Không ghi chéo lại tất cả ý tưởng.
- Chọn nhầm không gian và thời điểm brainstorm: Nếu chọn lúc đang đói hoặc không gian ồn ào sẽ khiến hiệu suất làm việc của cả team thấp nhất.
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn Brainstorm là gì và 5 bước thực hiện một phiên Brainstorming để lựa chọn ý tưởng Marketing sáng tạo và điên rồ cho chiến lược. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp đến bạn đọc những khóa học khác nhau như khóa học marketing online, khóa học Youtube, khóa học Content marketing... với sự hướng dẫn và giảng dạy từ các chuyên gia hàng đầu tại Unica.vn.
22/09/2020
2116 Lượt xem