Tagline là gì? 4 Bước xây dựng Tagline ấn tượng

Tagline là gì? 4 Bước xây dựng Tagline ấn tượng

Mục lục

Slogan là một khái niệm quen thuộc trong hoạt động của doanh nghiệp nhằm truyền tải một thông điệp ý nghĩa tới khách hàng với mục đích quảng bá cho hình ảnh nhãn hiệu của mình. Hiểu rõ ý nghĩa của Slogan, thế nhưng rất nhiều người lại nhầm lẫn giữa 2 khái niệm “Slogan” và “Tagline”. Để có cái nhìn tổng quan về tagline và phân biệt nó với Slogan, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tagline là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tagline là gì?

Khi triển khai các chiến dịch Marketing, Marketer phải vận dụng rất nhiều những kỹ năng khác nhau cũng như sự sáng tạo, linh hoạt trong câu từ để có thể xây dựng một tagline hấp dẫn. Hiểu một cách đơn giản, tagline là một thuật ngữ được hiển thị dưới dạng một câu văn ngắn, dạng câu khẩu hiệu hoặc đoạn văn nhằm nêu bật được triết lý kinh doanh của doanh nghiệp cũng như định vị được hình ảnh sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. 

2. Một số Tagline ấn tượng

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp và thương hiệu lớn đã thành công trong việc xây dựng các câu Tagline ấn tượng, ngắn gọn, súc tích để khơi gợi ấn tượng của khách hàng về dịch vụ như: 

- Nike:" Just do ít".

- Bitis: "Bitis, nâng niu bàn chân Việt".

- Vietjet Air: "Bay là thích ngay".

- KFC: "Vị ngon trên từng ngón tay:

- LG: "Life is Good". 

- Apple: "Think Different".

tagline-la-gi-3.jpg?

Phân biệt Tagline và Slogan

3. Sự khác nhau giữa Tagline và Slogan

Slogan được hiểu là câu văn, đoạn văn ngắn diễn tả giá trị hoặc mục tiêu hướng đến của sản phẩm. Slogan mang tính thuyết phục và truyền tải được chiến lược, thông điệp của thương hiệu. 

Slogan được xem là một công cụ vô cùng hữu ích giúp doanh nghiệp tạo dựng giá trị thương hiệu và phân biệt thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh.

Thế nhưng, không vì thế mà Tangline trở nên vô nghĩa bởi bất cứ một thương hiệu nào cũng nên xây dựng Tagline riêng cho mình. Thực chất, Tagline là một câu nói ngắn gọn để củng cố và tăng cường sự ghi nhớ của người tiêu dùng về sản phẩm được tiếp thị. 

Để có thể phân biệt tagline và slogan một cách rõ ràng và cụ thể nhất, chúng tôi xin nhấn mạnh một số đặc điểm thông qua 3 luận điểm như sau: 

- Về đối tượng thể hiện: Nếu như tagline là một cụm từ hoặc dạng câu văn ngắn dùng để miêu tả mô hình của công ty thì slogan lại hướng tới một sản phẩm hoặc một chiến dịch marketing cụ thể nhằm quảng bá hình ảnh cho sản phẩm đó. 

- Về tính chất: tagline có chiều sâu, cô đọng hơn vì nó là một bản mô tả khi tóm tắt những thuộc tính của sản phẩm, bản sắc của doanh nghiệp. Còn slogan thì thay đổi theo chiến dịch cụ thể vì thế phạm vi nhỏ hơn.

- Về thời gian tồn tại: tagline tồn tại xuyên suốt trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp còn Slogan luôn được thay đổi nhiều lần mỗi khi doanh nghiệp cho ra mắt sản phẩm mới. Chính vì vậy mà slogan có thời gian tồn tại ngắn hơn.  

4. Các bước xây dựng Tagline đúng chuẩn

Sau khi giải thích thuật ngữ Tagline là gì, xin mời bạn đọc tìm hiểu các bước xây dựng Tagline cơ bản thông qua các nội dung mà Unica sẽ cung cấp ngay dưới đây. 

Bước 1: Siết đề

Để có thể xây dựng được một Tagline hấp dẫn sáng tạo, bạn cần trả lời một số câu hỏi như: Chiến lược Marketing doanh nghiệp định quảng bá sản phẩm là gì? đối tượng mà tagline muốn hướng tới là gì? Xây dựng tagline chính, phụ?....Việc siết đề khi xây dựng Tagline sẽ giúp bạn không bị lan man, lạc đề khi nói về Brand của doanh nghiệp mình từ đó biết cách phân bổ các hoạt động doanh nghiệp (Distribution) của mình.

Bước 2. Lên Direction

Khi lên Tagline chắc hẳn trong đầu bạn sẽ xuất hiện rất nhiều những ý tưởng khác nhau. Từ những ý tưởng đó, bạn có thể phác thảo chúng theo những hướng khác nhau. Ở bước này đòi hỏi người viết phải đào sâu suy nghĩ để tagline khi hoàn thiện có chiều sâu và cô đọng nhất có thể. Bạn lưu ý không nên đưa ra quá nhiều ý tưởng có nội dung gần giống nhau, vì như vậy bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể chọn lọc nó.

Để thực hiện được bước này, bạn cần xác định các yếu tố như sau:

- Tính năng nổi bật của sản phẩm: Ví dụ tiết kiệm điện, có thể điều khiển thông qua điện thoại...

- Về vị trí thương hiệu: số 1, hàng đầu, nhanh nhất, rẻ nhất...

- Về đối tượng khách hàng: Mẹ bỉm sửa, phái mạnh, cho người nội trợ, cho bé, cho mẹ...

- Về giá trị cảm xúc: Nơi thể hiện đẳng cấp, mang lại sự tự do, nơi hạnh phúc...

Bước 3. Free writing

Sau khi đã có ý tưởng, việc của bạn lúc này là sử dụng những câu từ đắt giá, được trau chuốt kỹ lưỡng để viết lên một nội dung hoàn chỉnh. 

tagline-la-gi-3.jpg?

Tìm hiểu các bước xây dựng một Tagline

Bước 4. Sharing

Sau khi đã hoàn thiện tất cả những bước trên, bạn có thể trình bày Tagline của mình với các thành viên khác trong team. Thông qua những phản hồi, đóng góp ý kiến từ các đồng nghiệp khác, bạn sẽ hoàn thiện Tagline cho đến khi ưng ý nhất. Với bước này, bạn nên chọn những thành viên chưa hiểu hết ý nghĩa thật sự của brand để có những nhìn nhận khách quan và công tâm nhất. 

5. Các yếu tố làm nên Tagline ấn tượng

- Sáng tạo: Ngày nay khi thị trường kinh doanh ngày càng trở nên khắc nghiệt đồng nghĩa với việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề/ lĩnh vực. Chính vì vậy, việc xây dựng những tagline độc đáo, sử dụng những câu từ đắt giá, sáng tạo được mài giũa kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp bạn gây được ấn tượng với khách hàng. 

- Ngắn gọn: Tagline giống như một bản mô tả ngắn gọn về doanh nghiệp cũng như đặc tính của sản phẩm. Người nghe sẽ cảm thấy vô cùng nhàm chán nếu phải đọc những tagline dài đến mấy trang A4 để có thể mô phỏng hết được những nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền đạt. Yếu tố ngắn gọn sẽ giúp người nghe dễ đọc, dễ nhớ và ấn tượng hơn rất nhiều

- Thân thiện: Dù chiến lược kinh doanh có mang tầm vĩ mô đến đâu thì khách hàng cũng không thể hiểu hết được những ý đồ mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Chính vì thế hãy mô phỏng nó bằng những tagline dễ hiểu, thân thiện nhất để khách hàng có thể ghi nhớ chúng theo cách đơn giản nhất.

- Sinh động: Hãy làm cho các thông điệp trở nên ý nghĩa hơn thông qua việc dùng những từ đắt giá cho nó. Thế nhưng đừng dùng từ quá "cao siêu" hay khó hiểu làm cho người nghe không thể hiểu hết ý nghĩa của nó. Điều này cũng được áp dụng trong các phương pháp giúp gia tăng thứ hạng của website lên rất nhiều lần.

tagline-la-gi-3.jpg?

Sáng tạo là một trong những yếu tố xây dựng Tagline thành công

Bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu Tagline là gì và các bước xây dựng một tagline đúng chuẩn. Chúng tôi hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ có những cái nhìn cụ thể nhất về một Tagline để có thể phân biệt chúng với thuật ngữ “slogan” dễ gây nhầm lẫn. Ngoài ra, việc hiểu đúng ý nghĩa và vai trò của Tagline sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải những nội dung và thông điệp sâu sắc nhất đến với khách hàng. Vậy còn chần chừ gì mà không bắt tay ngay để xây dựng một Tagline ấn tượng, sáng tạo cho doanh nghiệp mình. Bạn đọc quan tâm mời tham khảo Case study các tình huống trong kinh doanh.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công hơn nữa trong tương lai. 

Đánh giá :

Tags: Marketing