Marketing
Key Account là gì? Tố chất cần có để trở thành một Key Account Manager
Làm việc trong môi trường kinh doanh bạn sẽ nhận ra có rất rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà nếu không hiểu rất dễ dẫn đến sai lầm trong quá trình làm việc. Key Account chính là một ví dụ điển hình. Vậy thì Key Account là gì? Ai là người quản lý Key Account? Làm thế nào để trở thành một Key Account Manager? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Key Account là gì?
Trong kinh doanh luôn có những khách hàng được "ưu tiên" nhiều hơn so với mặt bằng chung khách hàng của doanh nghiệp, đây là những vị khách hàng lớn, là đối tượng trọng yếu mà doanh nghiệp tập trung hướng đến. Đó chính là cách hiểu đơn giản nhất về khái niệm Key Account là gì.
Key Account hay hiểu ngắn gọn hơn đây chính là khách hàng trọng điểm lớn của doanh nghiệp.
Thông thường đây sẽ là các đơn vị hoặc khách hàng cá nhân có tiềm năng mua sản phẩm/dịch vụ cao, khả năng chi trả lớn với đặc điểm hành vi mua hàng khác biệt phức tạp. Trong nhiều trường hợp Key Account không chỉ là khách hàng trọng yếu mà còn là đối tác lớn của doanh nghiệp, do đó Key Account rất được quan tâm ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là đối với các bộ phận làm việc liên quan đến nhóm khách hàng lớn này.
Key Account là gì?
2. Đặc điểm chung của các Key Account
Key Account ngoài việc là khách hàng trọng yếu còn là đối tác lớn của doanh nghiệp. Dù là gì đi chăng nữa thì đặc điểm chung của Key Account đều là những khách hàng được “ưu tiên” hơn những khách hàng khác. Trong tập khách hàng của doanh nghiệp, Key Account được đánh giá cao hơn, là đối tượng trọng yếu mà doanh nghiệp bằng mọi giá sẽ phải giữ gìn, không được phép đánh mất.
Key Account thường sẽ đóng góp một phần không hề nhỏ cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, đặc điểm chung của họ còn là nhận được rất nhiều chính sách tốt, ưu đãi nổi trội từ doanh nghiệp. Key Account rất được ưu tiên quan tâm hàng đầu, đặc biệt là với những bộ phận làm việc liên quan tới nhóm khách hàng nòng cốt của doanh nghiệp này.
3. Vai trò của Key Account trong chiến lược kinh doanh
Trong kinh doanh, Key Account đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi Key Account sẽ đem lại nguồn thu nhập lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nếu như chăm sóc những khách hàng cá nhân lớn hoặc đối tác lớn tốt thì sẽ có một nguồn thu nhập bền vững và ổn định. Từ đó tăng lợi nhuận, giữ vững vị trí của mình trên thị trường.
Doanh nghiệp nếu như dành sự quan tâm, ưu ái đặc biệt cho nhóm khách hàng/ đối tác lớn cũng phần nào đẩy mạnh hơn những nỗ lực của các bộ phận với khách hàng mọi lúc mọi nơi. Từ đó, xây dựng niềm tin giúp nuôi dưỡng tập khách hàng trung thành. Khi thấy thực sự được hài lòng, Key Account sẽ giới thiệu, chia sẻ thương hiệu tới bạn bè/ người thân hoặc giới thiệu thêm đối tác cho doanh nghiệp. Điều này giúp tăng thêm tập khách hàng mới.
Vai trò của Key Account trong chiến lược kinh doanh
4. Cách phát triển và duy trì mối quan hệ với Key Account
Có rất nhiều cách để phát triển và duy trì mối quan hệ với Key Account. Sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn 2 cách tiêu biểu nhất:
Cách phát triển mối quan hệ với Key Account
Để phát triển mối quan hệ với Key Account, trước tiên doanh nghiệp cần phải hiểu thật rõ và chi tiết về sản phẩm của mình để có thể giới thiệu, trình bày sản phẩm tới khách hàng một cách thật trơn tru và chuyên nghiệp. Việc trình bày ý kiến, giới thiệu sản phẩm rõ ràng sẽ khiến khách hàng trọng điểm cảm thấy vô cùng hài lòng và đánh giá rất cao.
Tiếp theo để phát triển mối quan hệ với Key Account, doanh nghiệp cần biết cực kỳ chú trọng tới giao tiếp. Trong giao tiếp phải luôn llắng nghe và tôn trọng những ý kiến mà Key Account đưa ra. Lắng nghe để thấu hiểu nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng sẽ đề xuất ra được những dịch vụ nhằm thỏa mãn mong muốn cho họ và dễ dàng cải thiện sản phẩm. Từ đó, dễ dàng xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn.
Để phát triển mối quan hệ với Key Account, doanh nghiệp cũng phải luôn thân thiện, có thái độ chào đón nhiệt tình và thực sự tôn trọng họ. Như vậy, Key Account mới cảm thấy được tôn trọng và muốn giữ mối quan hệ với doanh nghiệp bạn lâu dài.
Chinh phục Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Bạn còn phân vân gì nữa mà không đăng ký ngay:
[course_id:1547,theme:course]
[course_id:3149,theme:course]
[course_id:668,theme:course]
Cách duy trì và phát triển Key Account để tăng doanh số và lợi nhuận
Cách duy trì và phát triển Key Account để tăng doanh số và lợi nhuận đó là doanh nghiệp mở rộng thêm cho khách hàng nhiều chính sách hấp dẫn và ưu đãi ưu việt để kích cầu họ mua hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa. Khi chất lượng sản phẩm càng ngày càng tối ưu thì sẽ thúc đẩy Key Account đặt hàng với số lượng lớn. Khi hàng hóa được bán ra với số lượng lớn thì sẽ tăng cao doanh số và lợi nhuận.
Bên cạnh đó, cách duy trì và phát triển Key Account cho công cuộc tăng doanh số đó là doanh nghiệp phải ra mắt ra được sản phẩm mới. Sản phẩm mới không chỉ giúp doanh nghiệp bạn thể hiện được sự phát triển không ngừng mà còn gây ấn tượng với Key Account, kích thích họ đặt hàng trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ.
Cách duy trì và phát triển Key Account để tăng doanh số và lợi nhuận
5. Những lưu ý để làm việc được với các Key Account
Key Account là những đối tượng rất nhạy cảm mà doanh nghiệp không ai muốn mất lòng. Để duy trì Key Account doanh nghiệp cần phải hết sức chú ý một số vấn đề sau:
Đối xử khéo léo, tinh tế và khôn ngoan
Vì đây là nhóm đối tượng khách hàng trọng yếu của doanh nghiệp, do đó gần như là không thể tránh khỏi, doanh nghiệp cần có những "chế độ ưu tiên" dành riêng cho nhóm khách hàng này mà những nhóm khách hàng khác không có được, có thể là ưu đãi về giá cả, các dịch vụ cung cấp đặc biệt đi kèm, hỗ trợ sâu hơn, hoặc là thông tin được chia sẻ, hỗ trợ phân phối độc quyền,...
Phải giải quyết được nhiều vấn đề
Nhóm khách hàng Key Account có rất nhiều vấn đề, mà để hiểu được họ và làm việc với họ như thế nào, người làm việc với Key Account bắt buộc phải thấu hiểu khách hàng của mình, cũng như có thể giúp nhóm khách hàng này giải quyết được vấn đề bằng những giải pháp doanh nghiệp cung cấp. Trong trường hợp này đội ngũ bán hàng đa năng với khả năng làm được rất nhiều việc như khai thác thông tin, kỹ thuật, tiếp thị, hậu cần, vận chuyển, tài chính, nghiên cứu và phát triển... đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ với đối thủ trên thị trường.
Đối xử khéo léo, tinh tế và khôn ngoan để giữ mối quan hệ với Key Account
Có sự quan tâm đặc biệt với Key Account
Như đã nói, đây là nhóm đối tượng khách hàng trọng yếu của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp nói chung và các bộ phận làm việc liên quan nói riêng phải dành cho nhóm "khách hàng lớn" này sự quan tâm ưu ái đặc biệt. Một trong những nhiệm vụ của người quản lý này đó là làm cầu nói giữa khách hàng và doanh nghiệp, huy động nguồn lực trong doanh nghiệp để hỗ trợ, liên kết và đẩy mạnh hơn những nỗ lực của các bộ phận với khách hàng mọi lúc mọi nơi.
Đó là lý do vì sao doanh nghiệp cần phải hiểu được Key Account là gì, từ đó có được những kế hoạch và chiến lược kinh doanh hợp lý và hiệu quả với riêng nhóm khách hàng này.
6. Tố chất để trở thành một Key Account Manager
Để có thể trở thành một Key Account Manager không hề đơn giản. Sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn một số tố chất để trở thành Key Account Manager chất lượng.
Kiến thức chuyên môn cao và khả năng bắt trend tốt
Là người quản lý đội nhóm làm việc với "khách hàng lớn", Key Account Manager bắt buộc phải có kiến thức chuyên môn cao, quy trình làm việc ổn định, trình độ và kinh nghiệm làm việc nhất định để có thể đáp ứng nhu cầu giải quyết vấn đề của khách hàng, đem đến cho họ những lời tư vấn, giải pháp hiệu quả và khả thi cho khách hàng, vừa tư vấn vừa thuyết phục, đàm phán với khách hàng trọng yếu, từ đó đi đến kết quả là ký hợp đồng với họ.
Một điều cần lưu ý nữa đối với vị trí này đó là khả năng nắm bắt thông tin nhanh, khi mà khách hàng họ luôn có nhiều sự lựa chọn bên cạnh doanh nghiệp hiện tại của mình, họ sẵn sàng thay đổi quyết định ngay khi có được những thông tin mới, giải pháp mới. Do đó doanh nghiệp muốn thấu hiểu Key Account là gì thì rất cần có khả năng nắm bắt thông tin nhanh, cũng như khả năng trao đổi, đàm phán với khách hàng.
Luôn sáng tạo và không theo tư duy mòn
Công việc của người quản lý này trên thực tế không hề cố định, có nhiều khi quản lý Key Account còn phải làm kiêm luôn những công việc của những bộ phận khác. Hơn nữa khách hàng trọng yếu của bạn họ luôn muốn có những sự thay đổi, mới mẻ và hiệu quả, chắc chắn không dễ dàng gì mà gật đầu với lối giải quyết vấn đề cũ trước đó của doanh nghiệp.
Không chỉ có vậy, người đảm nhiệm vị trí này luôn biết cách sáng tạo sẽ đem đếm khả năng cạnh tranh áp đảo với đối thủ của mình, giúp doanh nghiệp trở thành sự lựa chọn đầu tiên luôn nổi bật nhất trên thị trường.
Tố chất để trở thành một Key Account Manager
Có con mắt nhìn xa trông rộng
Là một nhà quản lý, bạn không thể không có con mắt "nhìn xa trông rộng". Người đảm nhiệm vị trí này không chỉ đơn giản là người nết nối và đem giải pháp cho khách hàng, mà còn là người đi đầu của doanh nghiệp: thị trường đang đi theo xu hướng nào, tương lai của thị trường, đối thủ của doanh nghiệp có động thái gì? Thế mạnh của họ là gì? Thị trường thế giới có điều gì mới? Xác thực thông tin thật hay giả?... Điều này yêu cầu những người quản lý này phải có khả năng đánh giá chính xác, khách quan và khả năng xử lý vấn đề rất tốt trước khi pháp sinh sự cố.
7. Những thách thức trong việc quản lý Key Account
Key Account là tập khách hàng/ đối tác lớn mạnh nên doanh nghiệp ai cũng muốn giữ và phát triển mối quan hệ. Tuy nhiên cách để quản lý Key Account không hề đơn giản, gặp phải rất nhiều thách thức.
Các thách thức thường gặp trong quản lý Key Account
Quản lý Key Account là một công việc rất quan trọng và có nhiều thách thức. Dưới đây là một số thách thức thường gặp trong quản lý Key Account:
Tăng trưởng doanh số: Key Account thường đóng góp một phần lớn vào doanh số của công ty. Vì vậy, thách thức lớn nhất là phải đảm bảo rằng Key Account đóng góp được vào tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.
Đối phó với đối thủ cạnh tranh: Vì Key Account thường là những khách hàng lớn, nên chắc chắn rằng các đối thủ cạnh tranh cũng muốn chiếm lĩnh thị trường của bạn. Đối phó với đối thủ cạnh tranh là một thách thức lớn trong quản lý Key Account.
Quản lý các quan hệ: Quản lý quan hệ với Key Account đòi hỏi sự nhạy cảm và kỹ năng quản lý mối quan hệ. Những thay đổi trong nhân sự của Key Account hoặc công ty của bạn có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ.
Đảm bảo chất lượng dịch vụ: Key Account thường yêu cầu dịch vụ chất lượng cao và họ có khả năng đặt nhiều yêu cầu. Đảm bảo chất lượng dịch vụ là một thách thức lớn trong quản lý Key Account.
Biến động thị trường: Thị trường liên tục thay đổi và phát triển. Đối phó với sự phát triển của thị trường và các yêu cầu mới của Key Account là một thách thức khác trong quản lý Key Account.
Cách thách thức thường gặp trong quản lý Key Account
Cách giải quyết các thách thức này để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Dưới đây là một số cách giải quyết các thách thức trong quản lý Key Account cho bạn tham khảo:
Xác định mục tiêu rõ ràng: Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc quản lý Key Account, bạn cần xác định rõ ràng các mục tiêu, đặc biệt là những mục tiêu liên quan đến doanh số, lợi nhuận và khối lượng bán hàng.
Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng: Để trở thành một nhà quản lý Key Account hiệu quả, bạn cần xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Điều này có thể được đạt được bằng cách lắng nghe và hiểu khách hàng của bạn, đưa ra những lời khuyên hữu ích và giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Phát triển kế hoạch chiến lược: Để giải quyết thách thức, bạn cần phát triển kế hoạch chiến lược rõ ràng và chi tiết. Kế hoạch này nên bao gồm các hoạt động cụ thể để tăng cường quan hệ với khách hàng, tăng doanh số và lợi nhuận, cải thiện chất lượng dịch vụ và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Theo dõi và đánh giá kết quả: Để đảm bảo hiệu quả của quản lý Key Account, bạn cần theo dõi và đánh giá kết quả thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra những thay đổi và điều chỉnh kế hoạch chiến lược của mình để đạt được kết quả tốt nhất.
Đầu tư vào công nghệ và hệ thống quản lý: Để tối đa hóa hiệu quả trong quản lý Key Account, bạn cần đầu tư vào công nghệ và hệ thống quản lý hiện đại. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu thời gian và công sức trong việc quản lý và tương tác với khách hàng của mình.
8. Tổng kết
Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin quan trọng về Key Account là gì? Tố chất cần có để trở thành một Key Account Manager. Mong rằng những thông tin này đã cung cấp cho bạn được những kiến thức kinh doanh hữu ích.
>> Bạn đọc cũng quan tâm bài viết hay:
Account manager là gì? Phân biệt Account manager với Sale
Business Development Manager là gì?
Sale Admin là gì? Công việc và yêu cầu đối với Sale Admin
12/10/2020
11843 Lượt xem
Google Alert là gì? Dịch vụ thông báo từ khóa nghiên cứu từ Google
Google Alert là một công cụ mạnh mẽ và hữu ích mà Google cung cấp để giúp người dùng theo dõi và nhận thông báo về các từ khóa cụ thể mà họ quan tâm trên internet. Với Google Alert, người dùng có thể tự đặt ra các từ khóa hoặc cụm từ liên quan đến sở thích, lĩnh vực nghiên cứu hoặc doanh nghiệp của mình và nhận được thông báo ngay khi có thông tin mới xuất hiện trên internet. Điều này giúp họ tiếp cận thông tin mới nhất và quan trọng nhất đối với họ một cách nhanh chóng và thuận tiện. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Google Alert là gì, cách nó hoạt động và cách sử dụng dịch vụ này để tối ưu hóa việc nghiên cứu và theo dõi thông tin trên internet.
Google Alert là gì?
Google Alert là một dịch vụ miễn phí của Google, cho phép bạn thiết lập các thông báo về các từ khóa mà bạn quan tâm, và nhận được email thông báo mỗi khi có nội dung mới xuất hiện trên Google liên quan đến từ khóa đó. Bạn có thể thiết lập các thông báo cho các từ khóa liên quan đến tên của bạn, tên công ty, tên sản phẩm, tên đối thủ, tên ngành nghề, hoặc bất kỳ từ khóa nào bạn muốn nghiên cứu.
GA là một dịch vụ tiếp thị hoàn toàn miễn phí của Google
Lợi ích khi sử dụng Google Alert là gì?
Sử dụng Google Alert có nhiều lợi ích như:
- Theo dõi và cập nhật các tin tức, bài viết, video, hình ảnh, podcast,… mới nhất liên quan đến từ khóa mà bạn quan tâm, giúp bạn nắm bắt được xu hướng, thị hiếu, ý kiến và phản hồi của khách hàng, đối thủ và thị trường.
- Theo dõi và bảo vệ danh tiếng của bạn, công ty, sản phẩm,… trên Internet, giúp bạn phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề tiêu cực, nhận biết và tăng cường các vấn đề tích cực, xây dựng và duy trì uy tín và thương hiệu cho bản thân và doanh nghiệp.
- Theo dõi và phân tích đối thủ cạnh tranh, giúp bạn biết được hoạt động, chiến lược, ưu điểm, nhược điểm, cơ hội và thách thức của các đối thủ. Từ đó đưa ra các giải pháp cải tiến và khác biệt hóa cho sản phẩm và dịch vụ của mình.
- Theo dõi và nghiên cứu từ khóa, giúp bạn tìm ra các từ khóa phù hợp, hiệu quả và ít cạnh tranh cho SEO, quảng cáo, nội dung,… của trang web, tăng khả năng xuất hiện và thu hút khách hàng trên Google.
Thông tin quan trọng trên giao diện Google Alert bạn cần biết
Khi đã hiểu google alert là gì, trên giao diện Google Alert, bạn cần biết các thông tin quan trọng sau:
- Ô “Tạo thông báo về” (Create an alert about): Bạn nhập từ khóa mà bạn muốn thiết lập thông báo vào ô này và nhấn nút “Tạo thông báo” (Create alert).
Thông tin quan trọng trên giao diện Google Alert
- Nút “Hiển thị tùy chọn” (Show options): Bạn nhấn nút này để mở ra các tùy chọn cho thông báo, bao gồm:
+ Tần suất (How often): Bạn chọn tần suất nhận email thông báo, có thể là ngay lập tức (As-it-happens), một lần mỗi ngày (At most once a day) hoặc một lần mỗi tuần (At most once a week).
+ Nguồn (Sources): Bạn chọn nguồn nội dung mà bạn muốn nhận thông báo, có thể là tất cả (Automatic), tin tức (News), blog (Blogs), video (Videos), sách (Books) hoặc thảo luận (Discussions).
+ Ngôn ngữ (Language): Bạn chọn ngôn ngữ của nội dung mà bạn muốn nhận thông báo, có thể là bất kỳ ngôn ngữ nào mà Google hỗ trợ.
+ Khu vực (Region): Bạn chọn khu vực của nội dung mà bạn muốn nhận thông báo, có thể là bất kỳ quốc gia nào mà Google hỗ trợ hoặc toàn cầu (Any region).
+ Số lượng (How many): Bạn chọn số lượng nội dung mà bạn muốn nhận thông báo, có thể là tất cả các kết quả có sẵn (All results) hoặc chỉ những kết quả tốt nhất (Only the best results).
+ Gửi tới (Deliver to): Bạn chọn địa chỉ email mà bạn muốn nhận thông báo hoặc RSS feed nếu bạn muốn nhận thông báo qua RSS.
+ Danh sách các thông báo (My alerts): Bạn sẽ thấy danh sách các thông báo mà bạn đã thiết lập, bao gồm từ khóa, tùy chọn và trạng thái của mỗi thông báo. Bạn có thể chỉnh sửa, xóa, tạm dừng, tiếp tục hoặc xem các thông báo bằng cách nhấn vào các biểu tượng tương ứng.
Hướng dẫn sử dụng Google Alerts
Để sử dụng Google Alerts, bạn cần làm theo các bước sau:
- Bước 1: Bạn vào trang web Google Alerts ở đây > Nhập từ khóa bạn quan tâm vào ô Tạo thông báo về… bạn sẽ thấy các tin tức liên quan đến từ khóa đó được gợi ý.
Nhập từ khóa bạn quan tâm vào ô Tạo thông báo về…
- Bước 2: Bạn cài đặt phần Hiển thị tùy chọn để có kết quả như ý > Chọn Tần suất và điều chỉnh tần suất theo nhu cầu của bạn.
Chọn Tần suất phù hợp
Bấm vào Nguồn > Chọn nguồn bạn muốn theo dõi.
Chọn nguồn bạn muốn theo dõi
- Bước 3: Bạn chọn Ngôn ngữ thích hợp > Vùng > Số lượng > Nhập địa chỉ Email bạn muốn nhận vào mục Gửi tới.
Chọn số lượng và nhập địa chỉ Email bạn muốn nhận
- Bước 4: Bạn chọn Tạo Thông báo để kết thúc việc cài đặt Google Alerts.
Chọn Tạo Thông báo để kết thúc việc cài đặt Google Alerts
Mẹo sử dụng Google Alert hiệu quả
Để sử dụng Google Alert hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
1. Sử dụng dấu ngoặc kép cho đúng từ khóa cần nghiên cứu
Khi bạn nhập từ khóa vào ô “Tạo thông báo về” (Create an alert about). Bạn nên sử dụng dấu ngoặc kép (") để bao quanh từ khóa, để Google Alert chỉ tìm kiếm chính xác từ khóa đó, không bao gồm các từ khóa liên quan hoặc tương tự.
Ví dụ: Nếu bạn muốn thiết lập thông báo cho từ khóa “dịch vụ seo”, bạn nên nhập vào ô “Tạo thông báo về” (Create an alert about) là “dịch vụ seo”, không phải là dịch vụ seo.
Sử dụng dấu ngoặc kép cho đúng từ khóa cần nghiên cứu
2. Thiết lập nhiều thông báo cùng lúc
Khi sử dụng Google Alert, bạn không nên giới hạn chỉ thiết lập một thông báo cho một từ khóa duy nhất, mà nên thiết lập nhiều thông báo cho nhiều từ khóa khác nhau, liên quan đến chủ đề, lĩnh vực, đối tượng,… mà bạn quan tâm. Điều này sẽ giúp bạn có được một cái nhìn toàn diện, đa chiều và cập nhật về các nội dung mới trên Google, tăng khả năng tìm ra các cơ hội, giải pháp và ý tưởng cho trang web của bạn.
Ví dụ: Nếu bạn muốn thiết lập thông báo cho từ khóa “dịch vụ seo”, bạn nên thiết lập thêm các thông báo cho các từ khóa liên quan, như “công ty seo”, “seo là gì”, “cách làm seo”, “seo website”, “seo local”, “seo audit”,… Bạn cũng nên thiết lập các thông báo cho các từ khóa liên quan đến đối thủ cạnh tranh, khách hàng tiềm năng, ngành nghề,… của mình.
Đăng ký khoá học SEO online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu về SEO, tối ưu hóa nội dung, xác định từ khóa, tăng cường trải nghiệm người dùng và nhiều kiến thức bổ ích khác.
[course_id:3008,theme:course]
[course_id:1592,theme:course]
[course_id:2417,theme:course]
3. Sử dụng các ký tự đặc biệt để tinh chỉnh từ khóa
Khi nhập từ khóa vào ô “Tạo thông báo về” (Create an alert about), bạn nên sử dụng các ký tự đặc biệt để tinh chỉnh từ khóa, để Google Alert chỉ tìm kiếm những nội dung phù hợp với yêu cầu của bạn, loại bỏ những nội dung không liên quan hoặc không chính xác.
Sử dụng các ký tự đặc biệt để tinh chỉnh từ khóa
Một số ký tự đặc biệt mà bạn có thể sử dụng là:
- Dấu ngoặc kép ("): Bạn sử dụng dấu ngoặc kép để bao quanh từ khóa để Google Alert chỉ tìm kiếm chính xác từ khóa đó, không bao gồm các từ khóa liên quan hoặc tương tự. Ví dụ: “dịch vụ seo”.
- Dấu trừ (-): Bạn sử dụng dấu trừ để loại bỏ một từ khóa khỏi kết quả tìm kiếm khi bạn không muốn nhận thông báo về từ khóa đó. Ví dụ: dịch vụ seo -giá rẻ.
- Dấu cộng (+): Bạn sử dụng dấu cộng để bắt buộc Google Alert phải tìm kiếm một từ khóa cụ thể khi bạn muốn nhận thông báo về từ khóa đó. Ví dụ: dịch vụ seo +uy tín.
- Dấu sao (*): Bạn sử dụng dấu sao để thay thế cho một từ khóa bất kỳ khi bạn không chắc chắn về từ khóa đó hoặc muốn mở rộng kết quả tìm kiếm. Ví dụ: dịch vụ seo *.
- Dấu hai chấm (:): Bạn sử dụng dấu hai chấm để chỉ định nguồn, khu vực, thời gian,… cho từ khóa, khi bạn muốn nhận thông báo về từ khóa đó từ một nguồn, khu vực, thời gian,… cụ thể. Ví dụ: dịch vụ seo site:vnexpress.net.
[trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Có nên sử dụng Google Alert để truy vấn từ khóa không?
Ngoài câu hỏi google alert là gì, nhiều người cũng thắc mắc rằng có nên dùng công cụ này để truy vấn từ khóa không. Google Alert là một dịch vụ miễn phí và hữu ích của Google, giúp bạn theo dõi và cập nhật các nội dung mới liên quan đến các từ khóa mà bạn quan tâm. Tuy nhiên, Google Alert không phải là một công cụ chuyên dụng để truy vấn từ khóa và có một số hạn chế mà bạn cần biết là:
- Google Alert chỉ tìm kiếm các nội dung mới xuất hiện trên Google, không bao gồm các nội dung cũ, đã tồn tại trước đó hoặc không được Google lập chỉ mục.
- Google Alert không cho bạn biết được lượng tìm kiếm, độ cạnh tranh, độ khó, độ phổ biến, độ tin cậy, độ ảnh hưởng và nhiều chỉ số khác của các từ khóa mà bạn quan tâm, mà chỉ cho bạn biết được số lượng nội dung liên quan đến từ khóa đó.
- Google Alert không cho bạn biết được thứ hạng, lưu lượng truy cập, tỷ lệ thoát, tỷ lệ chuyển đổi và nhiều chỉ số khác của trang web của bạn, mà chỉ cho bạn biết được trang web của bạn có xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google hay không và ở vị trí nào.
Vì vậy, nếu muốn sử dụng Google Alert để truy vấn từ khóa, bạn nên kết hợp với các công cụ khác như Google Keyword Planner, Google Search Console, Google Analytics, Ahrefs, Moz, Majestic,... để có được một cái nhìn toàn diện, chi tiết và chính xác về các từ khóa mà bạn quan tâm.
Kết hợp Google Alert với các công cụ khác để truy vấn từ khóa
Kết luận
Trên đây là khái niệm google alert là gì và những thông tin liên quan. Google Alert là một dịch vụ miễn phí của Google, cho phép bạn thiết lập các thông báo về các từ khóa mà bạn quan tâm. Google Alert có nhiều lợi ích như theo dõi và cập nhật các tin tức, bài viết, video, hình ảnh, podcast,… mới nhất liên quan đến từ khóa mà bạn quan tâm. Tuy nhiên, Google Alert không phải là một công cụ chuyên dụng để truy vấn từ khóa nến nếu muốn sử dụng Google Alert để truy vấn từ khóa, bạn nên kết hợp với các công cụ khác. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm để sử dụng Google Alert hiệu quả. Chúc bạn thành công với SEO!
>>> Xem thêm:
- Google Analytics cơ bản cho người mới
- Google Business là gì? Thu hút khách hàng nhanh chóng?
- Google Tag Manager là gì? Ưu và nhược điểm khi sử dụng GTM
- Google ads là gì ? Tổng quan về Google Adwords
10/10/2020
4335 Lượt xem
Distribution là gì? Tầm quan trọng của Distribution trong kinh doanh
Nếu bạn đã là một bậc “lão làng” trong ngành Marketing thì cụm từ Distribution sẽ là một thuật ngữ không còn xa lạ. Bởi lẽ chỉ khi hiểu đúng bản chất của Distribution thì bạn mới có thể giúp doanh nghiệp phân phối sản phẩm hiệu quả đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, là một “tân binh mới” thì chắc hẳn bạn sẽ chưa thể hiểu hết tầm quan trọng của Distribution là gì và tầm quan trọng của nó đối với hoạt động Marketing doanh nghiệp như thế nào. Để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, hãy cùng Unica tìm hiểu Distribution là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Distribution là gì?
Theo dịch nghĩa, Distribution là phân bổ. Trong Marketing, Distrubution được hiểu là hoạt động doanh nghiệp vừa bán, vừa cung cấp sản phẩm, dịch từ nhà sản xuất đến với khách hàng. Hay có thể hiểu ngắn gọn Distribution là phân phối sản phẩm. Khi các doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình được nhiều người biết đến và vươn ra phạm vi toàn cầu, điều quan trọng là phải cải thiện các kênh phân phối để đảm bảo rằng khách hàng và tất cả các thành viên của nhóm phân phối đều cảm thấy hài lòng. Tùy thuộc vào loại hình phân phối mà có thể thu hút nhiều người cùng tham gia vào quá trình này.
Distribution strategy là gì
2. Tầm quan trọng của Distribution
Không thể phủ nhận một điều rằng, phân phối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp vì đây chính là cầu nối duy trì và cải thiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Bởi lẽ nếu trong quá trình phân phối sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng nếu xảy ra một số tình trạng như: tắc nghẽn trong khi lưu thông, giao hàng thiếu hụt… sẽ khiến cho khách hàng và nhà bán lẻ cảm thấy rất khó chịu mà mất niềm tin. Chính vì vậy, để việc phân phối sản phẩm thật sự thành công, quá trình phân phối phải được kiểm soát chặt chẽ, diễn ra theo đúng tiến độ để đảm bảo khách hàng luôn cảm thấy tin tưởng, hài lòng.
Ngoài ra, thông qua các kênh phân phối khác nhau đến khách hàng cũng như các nhà cung cấp bán lẻ, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát, điều chỉnh số lượng xuất ra đúng theo dự kiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3. Một số khái niệm khác liên quan đến Distribution
Ngoài khái niệm chính là phân phối sản phẩm, Distribution còn bao hàm nhiều khái niệm khác có liên quan. Cụ thể vấn đề này như sau:
3.1. Distribution Channel- Kênh phân phối
Kênh phân phối (tiếng Anh: Distribution Channel) là một hệ thống các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình luân chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Chức năng của Distribution Channel đó là tạo cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, di chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Ngoài ra, Distribution Channel còn giúp cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như: vận chuyển, bảo hành, lưu kho,...
Hiện nay có 2 loại hình kênh phân phối chính đó là:
- Kênh phân phối trực tiếp: Sản phẩm được bán trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà không qua trung gian.
- Kênh phân phối gián tiếp: Sản phẩm được luân chuyển qua một hoặc nhiều trung gian trước khi đến tay người tiêu dùng.
Doanh nghiệp cần lựa chọn và quản lý kênh phân phối hiệu quả để đạt được mục tiêu kinh doanh.
3.2. Distribution Strategy – Chiến lược phân phối
Chiến lược phân phối (tiếng Anh: Distribution Strategy) là một kế hoạch dài hạn được thiết kế để đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả và có lợi nhuận. Theo như Philip Kotler nhận định: Chiến lược phân phối sẽ bao gồm những nguyên tắc nhất định để giúp doanh nghiệp thực hiện được những mục tiêu đã đề ra trong chiến lược marketing
Mục tiêu chính của Distribution Strategy đó là: Tăng khả năng tiếp cận thị trường, tối ưu hóa chi phí phân phối, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường lợi thế cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những quy mô và mục tiêu khác nhau. Vì vậy, chiến lược phân phối mà họ đề ra cũng sẽ có sự khác biệt.
Các yếu tố ảnh hưởng đển chiến lược phân phối có thể kể đến như:
- Đặc điểm sản phẩm: Tính chất, kích thước, giá trị,... của sản phẩm.
- Khách hàng mục tiêu: Nhu cầu, sở thích, vị trí địa lý,... của khách hàng.
- Môi trường kinh doanh: Hệ thống pháp lý, văn hóa kinh doanh,...
- Năng lực doanh nghiệp: Tài chính, nhân lực, công nghệ,...
Zalo là một trong những công cụ Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Thông qua khóa học Zalo Marketing online, bạn sẽ biết được các công cụ để tiếp cận khách hàng trong Zalo một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết cách tận dụng tối đa các tính năg của Zalo OA để tương tác, chăm sóc khách hàng, ứng dụng Zalo trong Quản Trị - Kinh Doanh,... Đăng ký ngay:
[course_id:2191,theme:course]
[course_id:962,theme:course]
[course_id:2937,theme:course]
4. Các kênh phân phối trong Marketing
Sau khi giải thích Distribution nghĩa là gì bạn cần biết đến các chiến lược phân phối mời bạn đọc tìm hiểu các kênh phân phối chính trong Marketing thông qua một số luận điểm dưới đây.
Kênh phân phối là cầu nối giữa khách hàng với nhà sản xuất
4.1. Kênh phân phối trực tiếp
Phân phối trực tiếp được xem là một hình thức phân phối vô cùng hữu ích để bán bất kỳ một loại sản phẩm nào ở mức giá trung bình, không phải mua hàng hằng ngày và có thời gian sử dụng khá lâu. Có thể kể đến một số mặt hàng phổ biến như: quần áo, văn phòng phẩm, máy lọc không khí, đồ trang sức….
Phân phối trực tiếp có nghĩa là nhà sản xuất tìm ra cách giao tiếp trực tiếp với khách hàng mà không cần sử dụng bất kỳ khâu trung gian nào mà sẽ tự mình làm nhiệm vụ giao dịch, đóng gói, giao hàng và vận chuyển.
4.2. Kênh phân phối gián tiếp
Đây là hình thức mà nhà sản xuất sẽ chọn cách làm việc với các đại lý hoặc nhà môi giới. Hình thức này đồng nghĩa với việc nhà sản xuất sẽ quyết định giao trực tiếp một phần nhiệm vụ của mình cho các bên trung gian.
Có thể lấy một ví dụ cụ thể như sau: Trong ngành công nghiệp thực phẩm, Trước khi ký hợp đồng với một nhà môi giới, nhà sản xuất thực phẩm sẽ phải tự cung cấp cho các cửa hàng sản xuất. Và đó thường là trường hợp của các nhà cung cấp nhỏ hơn. Tuy nhiên, khi công việc kinh doanh mở rộng, họ sẽ tìm kiếm các giải pháp thay thế để vận chuyển sản phẩm của họ đến tận các cửa hàng. Điều đó sẽ được thực hiện bởi một nhà môi giới (hay còn được lại là bên trung gian) để xử lý việc bán hàng, hoặc một nhà phân phối, người sẽ đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa đến các cửa hàng ở nhiều địa điểm khác nhau.
Thông qua ví dụ trên cho thấy một điều, đối với kênh phân phối gián tiếp, ưu điểm lớn nhất chính là giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho việc thuê nhân công cũng như quá trình vận chuyển.
distributor là gì
4.3. Kênh phân phối bán buôn/bán lẻ
Việc các doanh nghiệp phân phối sản phẩm cho các nhà bán buôn, bán lẻ là một hình thức được ưu tiên bởi vì các nhà bán buôn, bán lẻ mua sản phẩm từ nhà sản xuất sẽ chịu mọi rủi ro nếu như sản phẩm của họ không bán chạy. Ưu điểm của hình thức này đó là người tiêu dùng cũng như hệ thống bán buôn, bán lẻ có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm bởi chính nhà sản xuất sẽ đưa những thông tin một cách chính xác, minh bạch về sản phẩm mà họ đang cung cấp.
4.4. Kênh phân phối điện tử
Trong thời đại mạng xã hội đang phát triển và bùng nổ mạnh mẽ, nhắc đến kênh phân phối điện tử là người đọc sẽ liên tưởng ngay đến Internet. Hiểu một cách đơn giản, đây là hình thức mua bán trao đổi sản phẩm thông qua một số mạng xã hội phổ biến để giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian. Tận dụng lợi thế đó, hình thức này được doanh nghiệp lựa chọn để có thể tương tác với khách hàng, nhờ đó mà quảng bá và tiếp thị cho sản phẩm của mình.
5. Cách lựa chọn kênh Marketing tốt nhất
Để lựa chọn kênh tiếp thị tốt nhất thì bạn cần phải lựa chọn 1 cách có khoa học và có tiêu chí nhất định.
Có một thực tế là các kênh được các nhà sản xuất yêu cầu rất nhiều. Sự cần thiết của việc lựa chọn một kênh thích hợp có thể được hiểu trên cơ sở các tham số được xem xét, trong đó nêu bật một thực tế là tại sao phải lựa chọn các kênh phân phối?
- Hệ thống phân phối giàu trí tưởng tượng: Các công ty có thể sử dụng hệ thống phân phối giàu trí tưởng tượng để tận dụng lợi thế cạnh tranh.
- Khó thay thế: Các công ty có thể thay đổi sản phẩm, quảng cáo và định giá một cách dễ dàng nhưng không phải kênh của họ. Việc thay đổi kênh, đối tác nhượng quyền, đại lý và nhà bán lẻ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
- Gia tăng giá trị: Các thành viên kênh có thể mang lại hiệu quả cao hơn trong việc cung cấp hàng hóa sẵn có cho thị trường mục tiêu thông qua Địa chỉ liên hệ, Chuyên môn, kinh nghiệm và quy mô hoạt động của họ. Điều này có thể tăng thêm giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ ở mỗi cấp độ phân phối.
- Giảm số lượng giao dịch kênh: Các trung gian tiếp thị hoặc thành viên kênh giúp giảm số lượng giao dịch kênh.
- Khuyến mãi: Truyền thông cho người tiêu dùng về thông tin sản phẩm và các ưu đãi thông qua quảng cáo và khuyến mại.
- Hỗ trợ tài chính: Cung cấp hỗ trợ tài chính, chẳng hạn như mua hàng theo tín dụng, các quyền chọn trao đổi, mua bằng các gói thanh toán.
- Tài trợ, phân phối vật chất và chấp nhận rủi ro: là các thông số khác ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn kênh. Giảm chi phí và thời gian phân phối.ân phối tiếp thị.
6. 3 bước xây dựng kênh phân phối đỉnh cao
Để xây dựng được một quy trình kênh tiếp thị hiệu quả và dễ dàng thì bạn cần phải biết biết cách phân tích khách hàng mục tiêu của mình là gì.
Content distribution là gì
6.1. Bước 1: Phân tích khách hàng mục tiêu
Khi phân tích khách hàng bạn cần chú ý đến việc phân tích các đối tượng của mình muốn hướng tới là ai, nhân khẩu học, nơi sinh sống và làm việc, sở thích, thói quen, tần suất mua hàng của họ.
Khi bạn xác định được những thông tin này thì việc các nhà Marketer xác định chính xác mục tiêu của việc phân phối và lựa chọn kênh sẽ rất phù hợp.
6.2. Bước 2: Xác định mục tiêu của kênh phân phối
Mỗi khi xây dựng một quy trình nào đó chúng ta thường phải xác định cho mình một mục tiêu nhất định. Lúc này các bộ phận trưởng ban của công ty sẽ ngồi lại và đưa ra ý kiến thống nhất chung. Mục tiêu này sẽ phụ thuộc vào số lượng sản xuất ra.
Thường thì đến bước này các nhà quản trị thường dựa theo mô hình Smart, một mô hình hữu ích cho bạn sử dụng trong những trường hợp xác định mục tiêu. Công cụ này sẽ đưa ra một mục tiêu rõ ràng, cụ thể, khả thi và giới hạn thời gian giúp bạn tận dụng được nguồn lực.
Sau đó, nhà làm Marketing cần liệt kê toàn bộ những kênh phân phối, hình thức phân phối có thể lựa chọn.
6.3. Bước 3: Đánh giá các phương án và lựa chọn giải pháp
Các nhà làm Marketing cần lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp nhất với sứ mệnh của công ty, tầm nhìn của người bán và những kênh này tuyệt đối không được có mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau. Đồng thời bạn cũng nên biết cách biết áp dụng Tagline ngắn gọn xúc tích giúp người xem dễ nhớ và hiểu rõ bạn đang muốn nhấn mạnh về điều gì.
7. Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu tổng quan Distribution là gì và các kênh phân phối phổ biến trong Marketing. Chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp có thể linh hoạt trong việc sử dụng các kênh phân phối khác nhau để có thể kết nối và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới về marketing hãy tham khảo các khoá học marketing online trên Unica đang được nhiều người quan tâm hiện nay.
Chúc các thành công!
10/10/2020
7354 Lượt xem
HTTPS là gì? Tầm quan trọng của HTTPS với website doanh nghiệp
Có bao giờ bạn để ý khi truy cập vào một trang website và thấy cụm từ HTTPS nhưng bạn không hiểu nó là gì và nó có khác gì so với HTTP hay không? Nếu bạn không hiểu tiền tố đó là gì thì ngay sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn HTTPS là gì và tầm ảnh hưởng của nó như thế nào trong sự phát triển website.
HTTPS là gì?
Giao thức truyền siêu văn bản an toàn (HTTPS) là phiên bản bảo mật của HTTP , là giao thức chính được sử dụng để gửi dữ liệu giữa trình duyệt web và trang web. Nó được mã hóa để tăng tính bảo mật khi truyền dữ liệu. Điều này đặc biệt quan trọng khi người dùng truyền dữ liệu nhạy cảm, chẳng hạn như bằng cách đăng nhập vào tài khoản ngân hàng, dịch vụ email hoặc nhà cung cấp bảo hiểm y tế.
Giao thức truyền siêu văn bản an toàn
Bất kỳ trang web nào, đặc biệt là những trang web yêu cầu thông tin đăng nhập, nên sử dụng HTTPS. Trong các trình duyệt web hiện đại như Chrome, các trang web không sử dụng HTTPS được đánh dấu khác với các trang web đó. Tìm ổ khóa màu xanh lá cây trong thanh URL để biểu thị trang web được bảo mật. Các trình duyệt web coi trọng HTTPS; Google Chrome và các trình duyệt khác gắn cờ tất cả các trang web không phải HTTPS là không an toàn.
HTTPS hoạt động như thế nào?
HTTPS sử dụng một giao thức mã hóa để mã hóa thông tin liên lạc. Giao thức được gọi là Bảo mật lớp truyền tải (TLS). Giao thức bảo mật thông tin liên lạc bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng khóa công khai bất đối xứng. Loại hệ thống bảo mật này sử dụng hai khóa khác nhau để mã hóa thông tin liên lạc giữa hai bên:
- Khóa riêng tư: Khóa này do chủ sở hữu trang web kiểm soát. Khóa này nằm trên một máy chủ web và được sử dụng để giải mã thông tin được mã hóa bởi khóa công khai.
- Khóa công khai : Khóa này khả dụng cho tất cả những ai muốn tương tác với máy chủ theo cách an toàn. Thông tin được mã hóa bằng khóa công khai chỉ có thể được giải mã bằng khóa riêng.
Tại sao HTTPS lại quan trọng?
Đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi rằng điều gì sẽ xảy ra nếu như trang web của doanh nghiệp mình không có HTTPS. HTTPS là gì mà lại quan trọng đến vây.
Nó ngăn chặn các trang web phát tán thông tin của doanh nghiệp theo bất kỳ hình nào, những ai theo dõi trên mạng đều có thể dễ dàng xem được. Thông tin được gửi qua HTTP thông thường thì nó được chia thành các gói dữ liệu rất dễ bị “đánh hơi” bằng những thủ thuật hay phần mềm miễn phí. Điều này làm cho việc liên lạc qua phương tiện không an toàn như wifi công cộng. Trên thực tế thì những giao tiếp xảy ra qua HTTP đều ở dạng văn bản thông thường, khiến chúng có khả năng truy cập cao đối với bất kỳ ai có công cụ phù hợp và dễ dàng bị tấn công trên đường dẫn.
Không có tiền tố HTTPS thì trang web của bạn rất dễ bị xâm hại
Khi trang web của bạn không có HTTPS, nhà cung cấp dịch vụ Internet hay gọi là ISP hoặc các bên trung gian khác có thể đưa nội dung vào trang web của bạn mà không cần sự đồng ý của bạn thậm chí là có thể đánh cắp dữ liệu. Điều này chúng ta bắt gặp nhiều ở những loại hình quảng cáo trong đó ISP muốn tăng doanh thu nên sẽ đưa quảng cáo trả ohis vào trang web của bạn. Nhưng khi doanh nghiệp của bạn có thì nó sẽ giúp loại bỏ được khả năng đưa quảng cáo vào nội dung web của bạn khi chưa được kiểm duyệt.
HTTPS ảnh hưởng đến SEO như thế nào?
Đến đây bạn đã hiểu được HTTPS là gì. Bạn có biết lý do tại sao HTTPS lại ảnh hưởng nhiều đến SEO không? Câu trả lời rất đơn giản, theo Google, HTTPS là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng của website của bạn.
Google đang khuyến khích việc áp dụng phương thức truyền này là phản ứng với các tài liệu bị rò rỉ. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng HTTPS chỉ là 1 trong 200 yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn. Bạn nên nhớ rằng nó không bao giờ có thể giúp bạn một phát lên thứ hạng 1 trong việc tìm kiếm từ khóa. Nhưng nếu trang web của bạn hay bất cứ trang website nào khác có dấu hiệu xếp thứ hạng của Google thì sẽ được HTTPS tác động để lên thứ hạng cao nhất có thể.
HTTPS ảnh hưởng tương đối đến công cụ tìm kiếm SEO
Với những từ khóa có thứ hạng tìm kiếm cao thì sự cạnh tranh để lên top rất khó lúc này bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của tiền tố HTTPS. Tuy nhiên trong một số trường hợp không hiểu lý do tại sao mà một số website lựa chọn không bổ sung HTTPS. Cho dù hình thức là SSL, Additional hardware thì mã hóa sẽ truyền từ trình duyệt và server gây mất phí nên có thể là lý do mà chúng ta bắt gặp có nhiều web không có tiền tố là.
Như vậy, UNICA đã chia sẻ hết những vấn đề liên quan đến HTTPS là gì và tầm quan trọng của nó ảnh hưởng đến sự phát triển nội dung của website cũng như bảo mật. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn.
>> Mời bạn đọc quan tâm đón đọc thêm các bài viết hay khác:
- Plugin là gì? Điểm danh 6+ plugin Wordpress hữu ích nhất 2020
- Similarweb là gì? Đỉnh cao của phân tích website
10/10/2020
2178 Lượt xem
CTR là gì? Tại sao chỉ số này lại rất quan trọng
Bạn là một Marketer hoặc bạn làm công việc liên quan đến Marketing thì chắc hẳn bạn quá quen thuộc với thuật ngữ CTR đúng không? Về cơ bản nó mang lại rất nhiều lợi ích như tăng lượng traffic, tăng chuyển đổi, tăng điểm chất lượng cho website của bạn. Nói như vậy, rất nhiều cảm thấy chưa được rõ ràng phải không? Ngay sau đây, UNICA sẽ giới thiệu đến các bạn về khái niệm CTR là gì cũng như tại sao chỉ số này lại quan trọng và có sức ảnh hưởng đến SEO.
CTR là gì?
CTR là cụm từ viết tắt của từ Click Through Rate. Hiểu một cách đơn giản thì nó là một tỷ lệ thể hiện tần suất của người dùng nhìn thấy quảng cáo của bạn và nhấp chuột vào quảng cáo.
Nói một cách rõ ràng thì tỷ lệ nhấp (CTR) là số liệu hiệu suất được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm đo lường số lần một quảng cáo, kết quả tìm kiếm không phải trả tiền hoặc email được nhấp vào so với số lần nó đã được xem (số lần hiển thị). Nó được sử dụng phổ biến nhất để đo lường hiệu quả của các chiến dịch tìm kiếm có trả tiền, hiển thị và tiếp thị qua email, đồng thời có thể cho biết hiệu suất của bản sao quảng cáo, dòng tiêu đề và siêu dữ liệu (tiêu đề và mô tả).
CTR là cụm từ viết tắt của Click Through Rate
>> Xem thêm: Chỉ số ROI là gì? Công thức và cách tăng ROI hiệu quả
Tại sao tỷ lệ nhấp chuột lại rất quan trọng
Hiểu một cách đơn giản, CTR là một chỉ số rất quan trọng cho thấy sự thành công hay thất bại của chiến lược Marketing của bạn. Khi bạn tính được có bao nhiêu ngươi xem thực sự click vào quảng cáo của bạn khi xem. Tỷ lệ ấy cho bạn biết được điểm mạnh, điểm yếu cũng như chất lượng của quảng cáo, hình ảnh, vị trí và từ khóa của bạn.
Để tìm hiểu xem bạn có đang làm tốt công việc tìm kiếm có trả tiền và quảng cáo hiển thị hình ảnh, với SEO hay với các chiến dịch tiếp thị qua email hay không, hãy thử so sánh CTR với mức trung bình trong ngành của bạn.
Để tìm hiểu xem bạn có đang làm tốt công việc tìm kiếm có trả tiền và quảng cáo hiển thị hình ảnh, với SEO hay với các chiến dịch tiếp thị qua email hay không, hãy thử so sánh CTR với mức trung bình trong ngành của bạn.
Tỷ lệ CTR ảnh hưởng đến SEO như nào?
CTR là gì có lẽ không còn xa lạ với nhiều người nhưng bạn có biết, thứ hạng của bạn trên công cụ tìm kiếm dựa vào mức độ phổ biến của trang web của bạn và lượt xem trang không? Như thế, số lần nhấp chuột mà trang của bạn nhận được hay chỉ số CTR càng cao thì công cụ tìm kiếm càng có giá trị. Nhìn chung thì CTR càng cao thì SEO của bạn càng tốt.
CTR ảnh hưởng rất nhiều đến SEO
Chính vì thế, công cụ tìm kiếm mức độ tương tác để xác định trang nào phù hợp nhất với truy vấn tìm kiếm càng thân thiện thì SEO của bạn càng cải thiện. Bạn hãy cố gắng làm cho trang web của mình trở thành nơi mà ai cũng muốn để đọc.
Bạn hãy cố gắng làm việc trên các từ khóa có tỷ lệ tìm kiếm cao và chìa khóa ở đây sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Bạn nên tập trung vào một từ khóa, bạn cũng nên hy sinh số lần hiển thị và nhấp chuột nhưng đổi lại tỷ lệ CTR đạt được phải cao.
Cách tối ưu hóa tỷ lệ nhấp chuột
CTR thường được kết hợp với một hành động dẫn đến chuyển đổi, nhưng không nên nhầm với tỷ lệ chuyển đổi . Tuy nhiên, là một trong những bước quan trọng trong chuỗi sự kiện dẫn đến chuyển đổi, nó cần được tối ưu hóa để tối đa hóa số lượng người có thể chuyển đổi. CTR là gì mà có thể cải thiện hiệu suất của các yếu tố mà nó theo dõi: bản sao, hình ảnh, dòng chủ đề, tiêu đề, mô tả và từ khóa.
Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần xem xét từng yếu tố riêng lẻ và sử dụng các phương pháp hay nhất trong ngành để nâng cao trò chơi. Ví dụ: đóng gói bản sao quảng cáo, dòng tiêu đề và mô tả của bạn bằng các từ mạnh mẽ, chẳng hạn như 'độc quyền', 'tiết lộ', 'ẩn' hoặc 'toàn thời gian', là một cách chắc chắn để kích động hành động và cám dỗ mọi người nhấp qua trang đích của bạn . Để tăng CTR của email, hãy tránh sử dụng các cụm từ chung chung như 'nhấp vào đây' làm văn bản nhấp qua vì nó không cho người đăng ký của bạn biết điều gì đang chờ họ ở phía bên kia của liên kết.
Tối ưu tỉ lệ CTR để tăng tỉ lệ chuyển đổi
Dành thời gian nghiên cứu các kỹ thuật tối ưu hóa mạnh mẽ nhất và tìm hiểu thêm về quảng cáo trên Google Ads và Facebook, đồng thời hoàn thiện SEO và tiếp thị qua email để thực sự hoàn thiện chiến lược của bạn và hướng nhiều lưu lượng truy cập có mục tiêu hơn đến cửa hàng trực tuyến của bạn.
Như vậy, UNICA đã bật mí cho bạn những hiểu biết cơ bản về CTR là gì rồi phải không. Không những thế, chúng tôi còn bật mí cho bạn cách tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi này một cách cao nhất. Cuối cùng, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bạn bỏ túi những kinh nghiệm tốt nhất để tăng CTR cao, hỗ trợ chiến dịch marketing hiệu quả.
>> Xem thêm: Quy trình thiết kế Landing Page chuyên nghiệp cho các Marketers
10/10/2020
1667 Lượt xem
Gamification là gì? Vì sao Gamification cần ứng dụng vào doanh nghiệp
Gamification là một khái niệm không còn xa lạ trong lĩnh vực tiếp thị và quảng bá, mà nhiều doanh nghiệp đã áp dụng để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa hiểu rõ về ý nghĩa, cách hoạt động và lợi ích mà Gamification mang lại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá một cách chi tiết và tổng quan về Gamification. Vậy chính xác thì Gamification là gì? Cùng Unica tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Tìm hiểu Gamification là gì?
Gamification đang trở thành một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị và kinh doanh. Để có cái nhìn tổng quan về Gamification, chúng ta cần đi vào các định nghĩa và yếu tố quan trọng liên quan.
1.1. Định nghĩa chung Gamification
Gamification là việc áp dụng các yếu tố và cơ chế thiết kế của trò chơi vào các lĩnh vực khác nhằm thúc đẩy hành vi, tạo động lực và tương tác. Các yếu tố như điểm số, thăng cấp, kỷ lục, thưởng thức, cuộc thi và nhiệm vụ được ứng dụng trong các tình huống thực tế hoặc quy trình để làm cho chúng hấp dẫn và thú vị hơn.
Mục tiêu chính của Gamification là tạo ra một môi trường và trải nghiệm tương tác hấp dẫn, tạo động lực cho người tham gia để họ tích cực hoàn thành nhiệm vụ hoặc đạt được mục tiêu. Gamification được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm giáo dục, kinh doanh, y tế, tiếp thị và quản lý dự án.
Gamification là gì?
1.2. Định nghĩa Gamification marketing
Gamification Marketing là một chiến lược tiếp thị mà sử dụng các yếu tố và cơ chế trò chơi để thúc đẩy tương tác, tạo động lực và thúc đẩy hành vi của khách hàng trong các chiến dịch tiếp thị.
Mục tiêu của việc triển khai Gamification Marketing là tạo ra trải nghiệm thú vị, hấp dẫn và tương tác với khách hàng, nhằm khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động tiếp thị, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và tạo sự kết nối sâu sắc với đối tượng mục tiêu.
1.3. 5 nguyên tắc tâm lý ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng
Dưới đây là 5 nguyên tắc tâm lý ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng khi áp dụng Gamification vào chiến lược kinh doanh hoặc marketing:
- Cảm xúc tích cực: Đạt được thành tựu khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và vui vẻ, khuyến khích họ đạt được nhiều thành công hơn. Trong gamification marketing, việc thưởng cho người chơi khi tham gia trò chơi của bạn sẽ tạo đánh giá tích cực về thương hiệu của bạn.
- Tính gắn kết: Sự gắn kết là yếu tố quan trọng để học hỏi, phát triển và nuôi dưỡng hạnh phúc. Tạo ra một trải nghiệm phong phú trong chiến dịch marketing của bạn có thể nâng cao trí tuệ, kỹ năng và khả năng cảm xúc của khách hàng.
- Thành tích: Đạt được mục tiêu mang lại cho khách hàng cảm giác tự hào, thỏa mãn và hài lòng. Liên kết thương hiệu với việc khách hàng đạt được mục tiêu của họ có thể mang lại kết quả tích cực.
- Mối quan hệ: Mối quan hệ và kết nối xã hội là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống. Gamification có thể khai thác yếu tố này thông qua bảng xếp hạng hoặc chia sẻ thành tích trên mạng xã hội, khuyến khích sự cạnh tranh công bằng và tạo cảm giác hoàn thành trong mạng lưới kết nối.
- Ý nghĩa: Mọi người đều tìm kiếm mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống. Việc kết hợp một câu chuyện và phần thưởng khách hàng mong muốn trong gamification sẽ là tất cả những gì cần thiết để khách hàng tham gia vào cuộc hành trình với cảm giác tự hào.
Áp dụng Gamification vào chiến lược kinh doanh hoặc marketing
2. Cơ chế hoạt động của Gamification là gì?
Gamification là một phương pháp sử dụng cơ chế trò chơi để tạo hứng thú và thu hút sự chú ý của khách hàng. Thay vì chỉ đơn thuần là tích hợp trò chơi vào các nền tảng trực tuyến, nó còn tận dụng các yếu tố như lòng tin, may mắn và nhu cầu hưởng thụ để phục vụ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp mà không tập trung vào giá trị vật chất.
Sự thành công của Gamification được xây dựng trên ba yếu tố động lực chính.
- Mục đích: Khai thác sự hiếu kỳ, những mong muốn, cảm xúc và sự trông đợi của khách hàng.
- Quyền lợi: Người tham gia có quyền tự quyết định tiếp tục tham gia hoặc không, và có lựa chọn riêng cho mình khi tiếp tục chơi.
- Mức độ trải nghiệm: Nơi người chơi cần có sự kiểm soát và trò chơi phải đơn giản để họ không cảm thấy thất vọng hoặc chán nản khi không thể vượt qua nó.
Một chiến dịch Gamification thành công phải tác động đến cảm xúc của đối tượng mục tiêu. Khi tham gia với mô hình game hóa này, họ sẽ luôn nhận được kết quả tích cực. Nếu họ dành thời gian và nỗ lực vào trò chơi, họ có thể đạt được những thành công mới và nâng cao vị trí của mình trên bảng xếp hạng. Điều này kích thích lòng tham vọng và khát vọng vượt qua thử thách của con người, và đó cũng chính là điểm cốt lõi của Gamification.
3. Tại sao cần áp dụng Gamification trong Marketing?
Mục tiêu chính của Gamification là tạo sự hiếu kỳ và tương tác tích cực từ khách hàng. Thay vì chỉ sử dụng hình thức quảng cáo truyền thống một chiều, Gamification mang đến những trải nghiệm thú vị và tạo liên kết dài hạn.
Dưới đây là 5 lý do quan trọng để áp dụng Gamification mà các chuyên gia đã chỉ ra:
- Kết nối và tương tác lâu dài: Gamification giúp doanh nghiệp thiết lập kết nối với khách hàng thông qua các tương tác kéo dài theo thời gian.
- Trải nghiệm thú vị: Khách hàng nhận được những trải nghiệm thú vị khi tham gia trò chơi của thương hiệu, điều này tăng sự liên kết và kích thích nhu cầu mua hàng của họ.
- Động lực tham gia: Gamification tạo động lực để khách hàng tham gia vào các chương trình quảng bá của doanh nghiệp, như việc truy cập website hay sử dụng ứng dụng, và cả việc giới thiệu cho khách hàng tiềm năng.
- Gắn bó khách hàng: Gamification giúp chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành thông qua sự gắn kết với các trò chơi và hoạt động liên quan.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Gamification tạo ra sự độc đáo và khác biệt cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tạo sự ấn tượng sâu sắc.
Tại sao cần áp dụng Gamification trong Marketing?
4. Sự khác biệt giữa Marketing thông thường và Marketing Gamification
Gamification Marketing
- Nội dung có tính sáng tạo và độc đáo, mang lại sự đa dạng và không gây nhàm chán cho khách hàng
- Khách hàng tham gia với tâm lý may mắn
- Thu hút được lượng khách hàng lớn trong các mùa cao điểm
- Thu thập dữ liệu khách hàng dễ dàng và có hệ thống trao quà, nhận thưởng minh bạch, rõ ràng
- Dễ dàng marketing lại
Marketing thông thường
- Nội dung tương tự nhau, không có sự sáng tạo hay đột phá.
- Khách hàng mua với tâm lý nhận quà hoặc các chương trình khuyến mãi
- Khó thu hút được khách hàng trong các mùa cao điểm
- Khó hoặc không thu thập được data khách hàng và không có hệ thống cụ thể để trao quà hay nhận thưởng.
- Khó thực hiện việc marketing lại
Sự khác biệt giữa Marketing thông thường và Marketing Gamification
5. Ưu và nhược điểm của Gamification marketing khi triển khai chiến lược
Trong quá trình triển khai chiến lược, Gamification marketing có rất nhiều ưu điểm, nhưng song song với đó thì cũng sẽ có nhược điểm. Cụ thể ưu nhược điểm của Gamification marketing như sau:
5.1. Ưu điểm
- Gamification marketing không chỉ làm tăng sự tham gia của khách hàng trung thành mà còn giúp tạo ra những đối tác tiềm năng mới. Việc tặng thưởng cho họ không nhất thiết phải là hiện vật, mà nó cũng có thể là sự công nhận hoặc thậm chí là những nội dung có giá trị. Điều này không chỉ làm tăng lòng trung thành và cảm giác tích cực của họ đối với doanh nghiệp mà còn giúp xây dựng một cộng đồng chung.
- Gamification marketing thể hiện ý thức về thành tích và sự cạnh tranh giữa mọi người. Đây là một cách để mọi người khẳng định bản thân và đạt được sự công nhận. Việc tham gia vào trò chơi và làm tốt hơn so với những đối thủ hoặc những người tiêu dùng khác sẽ để lại cho họ một cảm giác thành tựu và hạnh phúc.
- Nhờ Gamification marketing, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân khúc khách hàng tiềm năng và thúc đẩy hành động từ họ. Các công cụ Gamification marketing không chỉ giúp doanh nghiệp xác định khách hàng tiềm năng mà còn tạo ra những đề xuất mang tính cá nhân và được yêu thích hơn. Điều này giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và tạo ra những trải nghiệm tích cực cho người dùng.
Ưu điểm của Gamification marketing khi triển khai chiến lược
5.2. Nhược điểm
Tuy nhiên, trong khi sử dụng Gamification marketing trong chiến dịch của doanh nghiệp, các nhà quản lý cần xem xét cẩn thận những vấn đề sau:
- Một số doanh nghiệp có thể áp dụng Gamification một cách rất chung chung. Họ có thể nghĩ rằng việc thêm bảng xếp hạng và huy hiệu vào một số quy trình đã làm cho mọi thứ thú vị. Nhưng thực tế, Gamification còn có nhiều hơn thế, doanh nghiệp cần cân nhắc sự hợp tác và cạnh tranh để tạo ra một chiến dịch Gamification thực sự hiệu quả.
- Ép buộc tham gia vào quá trình Gamification marketing không chỉ không cần thiết, mà còn có thể làm mất niềm vui và sự cạnh tranh giữa nhân viên hoặc người tiêu dùng. Điều này có thể khiến họ trở nên nản chí và không muốn tham gia.
- Trò chơi tại nơi làm việc có thể trở nên tẻ nhạt và khó tạo động lực cho người chơi. Đây là một thách thức cho các nhà phát triển để giữ cho các trò chơi luôn đổi mới, vui vẻ và tạo động lực.
6. Những lưu ý khi áp dụng Gamification trong chiến lược marketing
Để thực hiện Gamification trong chiến lược marketing mang lại hiệu quả cao nhất, bạn cần phải đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:
6.1. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Thấu hiểu khách hàng của mình luôn là một trong những điều tối quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, marketing tiếp thị. Rõ ràng rồi! Bạn sẽ chẳng thể thu hút được đối tượng khách hàng là những người trên 30 tuổi nếu trò chơi bạn tạo ra chỉ dành cho lứa tuổi học sinh. Thậm chí ngay cả khi cùng là đối tượng trên 30 tuổi, bạn cũng sẽ cần phải có những dữ liệu chi tiết để khoanh vùng nhóm khách hàng mục tiêu của mình, có như vậy bạn mới có thể tạo ra được một game phù hợp với họ.
6.2. Xác định đúng mục tiêu thực hiện chiến dịch Gamification
Cụ thể cách xác định đúng mục tiêu thực hiện chiến dịch Gamification như sau:
6.2.1. Tăng nhận diện thương hiệu, tương tác
Một trong những lợi ích quan trọng của Gamification Marketing là tăng cường nhận diện thương hiệu và tương tác với khách hàng. Bằng cách thiết kế những trò chơi và hoạt động hấp dẫn, chúng ta có thể tạo ra một trải nghiệm độc đáo và gắn kết khách hàng với thương hiệu của mình. Đồng thời, Gamification cũng thúc đẩy sự tương tác và tham gia của khách hàng, từ việc chia sẻ trải nghiệm, tham gia cuộc thi, đến việc gửi phản hồi và tương tác với thương hiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Áp dụng Gamification trong chiến lược marketing
6.2.2.Upsell/ Tăng doanh số
Gamification Marketing cung cấp cơ hội để tăng doanh số và upsell sản phẩm, dịch vụ. Bằng cách tích hợp các hoạt động Gamification vào quy trình mua hàng, chúng ta có thể tạo ra một trải nghiệm mua sắm thú vị và kích thích khách hàng tham gia mua nhiều hơn, nâng cấp sản phẩm hoặc sử dụng các dịch vụ cao cấp. Những điểm tích lũy, ưu đãi đặc biệt và thách thức Gamification có thể khuyến khích khách hàng tiếp tục mua sắm và trở thành khách hàng trung thành.
6.2.3. Tri ân khách hàng
Gamification Marketing cũng là một cách tuyệt vời để tri ân khách hàng. Chúng ta có thể tạo ra những hoạt động Gamification đặc biệt nhằm tặng quà, ưu đãi hoặc trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng trung thành và đối tác. Việc tri ân khách hàng không chỉ tạo ra một cảm giác độc đáo, mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ lâu dài và tăng tính tương tác giữa thương hiệu và khách hàng.
6.3. Thiết lập phần thưởng hấp dẫn
Một trong những cách thu hút khách hàng đến với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp chính là các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Chúng vừa thu hút được khách hàng, vừa thúc đẩy hành vi khách hàng nhanh chóng sở hữu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hoặc hoàn thành một mục tiêu trong trò chơi với một món quà nhỏ hay một ưu đãi nào đó. Đây cũng là cách kết nối với khách hàng rất tuyệt vời đấy!
6.4. Cố gắng đơn giản hoá trò chơi
Đã là trò chơi thù mục đích tối quan trọng đó là tính giải trí, do đó tốt nhất bạn không cần phải tạo ra một trò chơi hóc búa hay những dữ kiện trong game mang tính vĩ mô, nhất là khi bạn đang ứng dụng Gamification vào chiến dịch marketing của mình. Chỉ nên có độ khó vừa phải để tạo sức lôi cuốn, thử thách mà thôi, nếu không họ sẽ "khó quá bỏ qua" doanh nghiệp của bạn và đến với đối thủ của bạn đấy.
Trở thành chuyên gia Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được những nền tảng cốt lõi của marketing, hình thành tư duy marketing cơ bản cũng như biết được tất tần tật những kiến thức về marketing để hỗ trợ công việc kinh doanh của mình. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:1752,theme:course]
[course_id:207,theme:course]
[course_id:538,theme:course]
7. Ví dụ về Gamification trong marketing
- McDonald's Monopoly: McDonald's đã tạo ra chương trình Monopoly dựa trên Gamification, trong đó người dùng có thể nhận được phiếu chơi Monopoly khi mua các sản phẩm McDonald's. Phiếu chơi này chứa các ô vuông trên bảng Monopoly, và người chơi có cơ hội nhận được giải thưởng từ việc sưu tầm các ô vuông tương ứng trên bảng.
Ví dụ Gamification trong marketing
- Coca-Cola và World Cup: Trong kỳ World Cup, Coca-Cola đã sử dụng Gamification để thúc đẩy tương tác với khách hàng. Họ đã in các mã QR trên sản phẩm Coca-Cola, và người dùng có thể quét mã QR để tham gia vào các trò chơi và thách thức trực tuyến liên quan đến World Cup, có cơ hội nhận được giải thưởng hấp dẫn.
- Nike Training Club: Ứng dụng Nike Training Club sử dụng Gamification để tạo động lực cho người dùng tham gia vào các bài tập và chương trình tập luyện. Người dùng có thể theo dõi tiến trình của mình, nhận được huy chương và danh hiệu dựa trên số lượng và thời lượng tập luyện.
8. Kết luận
Như vậy Unica đã giới thiệu cho bạn đọc những thông tin quan trọng về Gamification là gì cũng như lý do vì sao doanh nghiệp của bạn nên ứng dụng Gamification vào hoạt động kinh doanh, tiếp thị của mình. Bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực marketing hãy truy cập vào website Unica để có thêm nhiều kiến thức marketing hữu ích qua khoá học marketing bạn nhé.
Hi vọng những thông tin trên sẽ có ích với bạn.
Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
10/10/2020
6683 Lượt xem
HubSpot là gì? Hubspot cung cấp những dịch vụ nào?
Doanh nghiệp bạn đang loay hoay tìm kiếm một giải pháp mới, một hướng đi mới nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến cho phí Marketing, quảng cáo cũng như gia tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng thì bạn nên tìm kiếm đến giải pháp mang tên HubSpot. Đây được xem là một đáp áp hữu hiệu và hữu ích nhất mà nhiều doanh nghiệp trên thế giới sử dụng. Vậy, HubSpot là gì? Doanh nghiệp có thể làm gì với nó và tầm ảnh hưởng của nó “khủng khiếp’ như nào sẽ được bật mí ngay sau đây.
1. HubSpot là gì?
HubSpot là công cụ tự động hóa kinh doanh tốt nhất hỗ trợ tiếp thị trong nước. Công cụ này ra đời đã cách mạng hóa thế giới tiếp thị bằng cách cung cấp nhiều tính năng khác nhau. HubSpot được biết đến với các khái niệm mạnh mẽ về tiếp thị trong nước.
HubSpot là một nền tảng cho phép quảng bá doanh nghiệp và quản lý các nỗ lực tiếp thị bằng cách kiểm soát hiệu quả các quy trình bán hàng. Ưu tiên hàng đầu của thị trường HubSpot là đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và tạo điều kiện cho họ dịch vụ tốt nhất.
HubSpot là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp thị trong nước lớn
Hiện nay, công cụ này là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ về CRM và Marketing hàng đầu trên thế giới. Doanh nghiệp có thể sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của phần mềm này vào việc tối ưu hóa nội dung, công cụ tìm kiếm, phân tích web hay làm social media.
2. Điểm mạnh của HubSpot
Công cụ HubSpot sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội. Với sự hỗ trợ của phần mềm này, chiến lược tiếp cận khách hàng đã tạo ra rất nhiều đột phá. Cụ thể sau đây là những ưu điểm vượt trội của công cụ này, bạn hãy tham khảo nhé:
2.1. Dễ dàng xem thông tin tổng hợp
HubSpot là phần mềm hỗ trợ tổng hợp thông tin dưới dạng thống nhất. Điều này giúp người dùng dễ dàng xem và kiểm tra bất cứ thông tin bất cứ khi nào. Như vậy, công việc giữa đội ngũ kinh doanh, tiếp thị,... sẽ tập trung ở nơi dễ tìm thấy nhất, không gây tốn thời gian.
Ngoài ra, công cụ HubSpot còn giúp theo dõi tương tác qua lại của khách hàng theo một cách tự động. Kết hợp cùng hệ thống tự động hoá, cụ thể là trong việc giám sát các hoạt động người dùng và gửi email định kỳ hàng tháng.
Chinh phục Facebook Marketing từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của Facebook Marketing, cũng như quy trình triển khai một chiến dịch Facebook Marketing, cách test các chiến dịch quảng cáo, cách chạy quảng cáo Facebook và tối ưu quảng cáo đem lại hiệu quả cao, cách thực hiện chiến dịch Facebook Remarketing,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:34,theme:course]
[course_id:2160,theme:course]
[course_id:1276,theme:course]
2.2. Theo dõi – đo lường dữ liệu
Có thể nói, phần mềm HubSpot là một phần mềm vô cùng hữu ích. Bởi khi sử dụng phần mềm này, họ có thể nhận được thông tin dữ liệu nhanh chóng, bên cạnh đó việc đo lường, theo dõi cũng sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
HubSpot thực sự là một trợ thủ đắc lực, cứu cánh cho các công ty đang loay hoay tìm kiếm một cách quản lý kinh doanh và marketing hiệu quả. Điều này, càng cần và trở nên quan trọng hơn khi công nghệ, kỹ thuật càng ngày càng trở nên phức tạp, kèm theo đó là sự cạnh tranh đến từ đối thủ.
3. Điểm yếu của Hubspot là gì?
HubSpot là một nền tảng phần mềm marketing phổ biến với nhiều tính năng mạnh mẽ, tuy nhiên nó cũng có một số điểm yếu cần lưu ý:
Giá thành cao
- HubSpot có nhiều gói dịch vụ với mức giá khác nhau, nhưng nhìn chung, giá thành của HubSpot khá cao so với các đối thủ cạnh tranh.
- Các gói miễn phí của HubSpot có nhiều hạn chế về tính năng, khiến người dùng phải nâng cấp lên gói trả phí để sử dụng đầy đủ chức năng.
- Chi phí cao có thể là rào cản đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới khởi nghiệp.
Giao diện phức tạp
- HubSpot có nhiều tính năng và chức năng, khiến giao diện sử dụng trở nên phức tạp và khó khăn cho người mới bắt đầu.
- Giao diện phức tạp gây khó khăn cho việc quản lý và theo dõi các chiến dịch marketing.
Hỗ trợ khách hàng hạn chế
- Hỗ trợ khách hàng của HubSpot chủ yếu thông qua email và chatbot, không có hỗ trợ trực tiếp qua điện thoại.
- Thời gian chờ đợi để được hỗ trợ tương đối lâu, đặc biệt là trong giờ cao điểm.
- Chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng đôi khi không đáp ứng được nhu cầu của tất cả người dùng.
Tính tùy chỉnh hạn chế
- HubSpot cung cấp một số tùy chỉnh cho giao diện và chức năng, nhưng mức độ tùy chỉnh vẫn còn hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh.
- Việc tùy chỉnh giao diện và chức năng đòi hỏi yêu cầu kiến thức kỹ thuật và lập trình.
- Tính tùy chỉnh hạn chế có thể khiến HubSpot không phù hợp với một số doanh nghiệp có nhu cầu đặc biệt.
4. Hubspot cung cấp những dịch vụ nào?
Hiện nay công cụ Hubspot đang cung cấp các loại dịch vụ chính, bao gồm: CRM, Marketing Hub, Sale Hub, Service Hub, CMS Hub, Operations Hub. Cụ thể các công cụ này được hiểu như sau:
4.1. HubSpot CRM
Hubspot bao gồm các tính năng như: đồng bộ hóa Gmail và Outlock, thông tin liên hệ người dùng, theo dõi hoạt động, trò chuyện trong thời gian thực với khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng, lên lịch Email, lưu trữ các ghi chép và cuộc gọi.
4.2. HubSpot Marketing Hub
Đây là công cụ để thiết lập một chiến dịch để chiều lòng khách hàng mới và khách hàng hiện tại, giúp doanh nghiệp tạo ra nội dung tiếp thị phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
4.3. HubSpot Sales Hub
Công cụ này giúp quản lý, liên lạc và theo dõi khách hàng tiềm năng. Thông qua công cụ này, bạn có thể tương tác với khách hàng nhiều hơn mà không mất nhiều thời gian nhập dữ liệu.
4.4. Service Hub
Phần mềm này giúp kết nối với khách hàng với doanh nghiệp thông qua các phản hồi, trò chuyện trực tiếp hoặc bot đàm thoại.
4.5. CMS Hub
Công cụ CMS giúp doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm sử dụng tuyệt vời. Các tính năng của Hubspot CMS Hub bao gồm: tạo nội dung đa ngôn ngữ, đề xuất SEO, mã cảnh báo, trình Edit ké và thả, giảm sát hiệu suất trang Web, mã cảnh báo, giám sát an ninh và mối đe dọa 24/7, phát triển Local Website, tính năng Serverless, chủ đề (Theme) trang web linh hoạt, chứng chỉ SSl tiêu chuẩn.
4.6. Operations Hub
Phần mềm Operations Hub cho phép bạn dễ dàng đồng bộ hóa, dọn dẹp và quản lý dữ liệu khách hàng, đồng thời hỗ trợ tự động hóa các quy trình kinh doanh. Với sự hỗ trợ của công cụ này, doanh nghiệp bạn sẽ có một cái nhìn thống nhất về mọi tương tác của khách hàng, hơn nữa codn được trao quyền đảm bảo mang lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất mà không lo có sự cố nào xảy ra cả.
5. Các tính năng tuyệt vời của HubSpot
Đến đây, có lẽ các bạn đã biết được HubSpot là gì rồi phải không. Doanh nghiệp sử dụng phần mềm này như một lời đáp cho việc tối ưu các chiến lược marketing online. Tiếp thị phát triển rất mạnh mẽ trong những thập kỷ vừa qua và nó nhận biết được những thay đổi trong hành vi của khách hàng. Ta có thể nói, HubSpot là câu trả lời chuẩn xác nhất cho những thay đổi. Nó là một phần mềm đa năng có nhiều công cụ giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu của họ.
5.1. Tạo ra trang website
HubSpot cung cấp khả năng thiết kế, xây dựng, lưu trữ và sửa đổi trang web mà không cần sự trợ giúp của nhà thiết kế hoặc hỗ trợ CNTT. Không những thế, trình tạo trang web giúp cho doanh nghiệp của bạn dễ dàng cá nhân hóa nội dung cho mọi sự truy cập và xuất bản nội, tối ưu hóa cho mọi thiết bị di động.
Sau khi mỗi trang web mới của bạn được xây dựng thành công thì phần này sẽ cung cấp cho bạn một thẻ báo cáo trang web và đưa ra đề xuất cải thiện hiệu suất làm việc cyar trang trong công cụ tìm kiếm.
5.2. Phát triển blog
Viết blog là một bước rất qian trọng không thể thiếu được trong chiến lược tiếp thị trong nước của bất cứ công ty nào. Các công ty viết bài blog để tăng lượng truy cập khách hàng truy cập vào trang web nhiều hơn và tạo ra lượng khách hàng tiềm năng.
Phần mềm tiếp thị HubSpot giúp bạn dễ dàng tạo và xuất bản nội dung blog. Tuy nhiên, quan trọng hơn, HubSpot giúp tăng lượng khán giả cho nội dung của bạn dễ dàng hơn bằng cách tối ưu hóa nội dung đó với các từ khóa được đề xuất. Sau đó, chúng sẽ cung cấp khả năng bắt dữ liệu và đo lường tác động vào từng nội dung xuất bản.
Phát triền blog và phân tích số liệu chính xác
5.3. Tìm kiếm từ khóa
HubSpot giúp bạn khám phá, sắp xếp và theo dõi các từ khóa thúc đẩy kết quả tìm kiếm không phải trả tiền của bạn. Hơn nữa, bạn có thể đánh giá thứ hạng của mình so với đối thủ cạnh tranh và nhận các đề xuất từ khóa và lời khuyên về SEO trên trang.
5.4. Tối ưu quảng cáo
HubSpot là gì không còn quá xa lạ nữa phải không? Nếu doanh nghiệp bạn đang sử dụng google AdWords, Facebook Ads trong chiến dịch gia tăng doanh số cùa mình thì sử dụng HubSpot sẽ cung cấp hồ sơ ddeer bạn đo lường được số lần hiển thị, số nhấp chuột, khách hàng tiềm năng, tỷ lệ ROI thực tế trong chiến dịch.
5.5. Chuyển đổi khách hàng
Việc bạn gia tăng được lưu lượng cũng như traffic truy cập là rất tốt nhưng bạn cần chuyển đổi những truy cập đó thành khách tiềm năng rất quan trọng. Bạn nên sử dụng Call to Action cho phiếu mua hàng tiếp thị cho bất kỳ trang web nào có chức năng này để thu hút khách hàng tiềm năng.
Các nút CTA hướng khách truy cập đến các trang đích tùy chỉnh có thể được thiết kế, xây dựng và thêm vào trang web của bạn trong vài phút mà không cần sự trợ giúp của Bộ phận hỗ trợ CNTT hoặc nhà thiết kế.
5.6. Quản lý khách hàng tiềm năng
Bạn có biết, dữ liệu tiếp thị của nhiều tổ chức bị che khuất trong nhiều công cụ marketing. Một số khác lại nằm trong công cụ Email Marketing của họ, một số lại nằm trong CRM.
HubSpot cho phép bạn lưu trữ tất cả các khách hàng tiềm năng và dữ liệu tiếp thị của mình trong một cơ sở dữ liệu tích hợp. Điều này cho phép bạn dễ dàng xem tất cả các tương tác liên hệ của mình, cho điểm khách hàng tiềm năng dựa trên những tương tác này và ưu tiên dữ liệu cho các hoạt động tiếp thị trong tương lai.
Giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng chuyên nghiệp
5.7. Tự động hóa tiếp thị
Có đến 64% các nhà làm Marketing nói rằng họ nhìn thấy lợi ích của việc sử dụng tự động hóa tiếp thị của HubSpot. Tính năng này giúp nhà thiết kế xây dựng và thực hiện các tương tác với khách hàng tiềm năng, cá nhân hóa được kích hoạt khi gửi biểu mẫu, truy cập trang web, nội dung… Đồng thời bạn cũng cần biết cách lập kế hoạch digital marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình hơn.
6. Câu hỏi thường gặp
Để có thêm nhiều thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề HubSpot là gì, bạn hãy tham khảo và bỏ túi ngay nội dung mà Unica chia sẻ dưới đây nhé.
6.1. HubSpot có miễn phí không?
HubSpot có phiên bản miễn phí với nhiều tính năng hữu ích. Bao gồm:
- CRM miễn phí: Quản lý thông tin liên hệ, giao dịch và hoạt động của khách hàng tiềm năng.
- Marketing Hub miễn phí: Tạo trang web, blog, email marketing, landing page và chatbot.
- Sales Hub miễn phí: Quản lý pipeline bán hàng, theo dõi email và gọi điện, tạo báo cáo.
- Service Hub miễn phí: Cung cấp dịch vụ khách hàng qua email, trò chuyện trực tiếp và cổng thông tin tự phục vụ.
- Học viện HubSpot: Cung cấp các khóa học và tài nguyên miễn phí để giúp bạn học cách sử dụng HubSpot.
Tuy nhiên phiên bản miễn phí vẫn còn nhiều hạn chế như: hạn chế số lượng người dùng, giới hạn tính năng và lưu trữ. Vì vậy nếu bạn cần sử dụng nhiều tính năng hơn, hãy cân nhắc phiên bản trả phí nhé.
6.2. HubSpot có phải là cơ sở dữ liệu không?
HubSpot không chỉ là một cơ sở dữ liệu đơn thuần. Nó là một nền tảng phần mềm marketing toàn diện với nhiều tính năng mạnh mẽ. Mặc dù HubSpot có một cơ sở dữ liệu mạnh mẽ để lưu trữ thông tin liên quan đến khách hàng, chiến dịch marketing và hoạt động bán hàng, nhưng nó không chỉ đơn thuần là một công cụ lưu trữ dữ liệu.
6.3. Làm sao để biết HubSpot có phù hợp với bạn không
Để biết xem HubSpot có phù hợp với bạn không, bạn hãy cân nhắc một số yếu tố sau:
- Nhu cầu của bản thân: Cần những tính năng marketing nào? Cần quản lý bao nhiêu người? Cần ngân sách bao nhiêu?
- Khả năng sử dụng: Bạn có am hiểu về marketing online không? Bạn có đội ngũ IT sẽ hỗ trợ mình không?
- Lựa chọn thay thế: Bạn có nền tảng thay thế nào khác không? Bạn thấy nền tảng nào phù hợp nhất với nhu cầu của mình?
7. Kết luận
Như vậy, UNICA đã bật mí hết cho bạn những điều cần biết về HubSpot là gì và những tính năng chính mà HubSpot có thể đem lại cho doanh nghiệp của bạn. Với những chia sẻ trong bài viết, có thể thấy đây là một công cụ vô cùng tuyệt vời giúp làm hài lòng khách hàng của bạn, đồng thời giúp doanh nghiệp gặt hái nhiều thành công lớn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ có ích cho bạn.
10/10/2020
3435 Lượt xem
Bật mí công cụ Marketing Online hiệu quả
Không thể phủ nhận một điều rằng, giữa những biến động của thị trường kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt, các công cụ marketing Online đóng vai trò là “kim chỉ nam” để mang sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, Unica sẽ chia sẻ các công cụ Marketing Online hiệu quả mà các Marketer nhất định không nên bỏ lỡ.
Tầm quan trọng của Marketing Online hiệu quả
Tiếp cận khách hàng tiềm năng
Cơ hội để người tiêu dùng biết rằng doanh nghiệp của bạn đang tồn tại và trở thành khách hàng, mà không cần một số loại phương tiện trực tuyến cho dù đó là trang web, trang đánh giá, nền tảng truyền thông xã hội hay công cụ tìm kiếm là rất hiếm. Nói cách khác, các nền tảng trực tuyến hiện không thể tách rời khỏi hành trình của khách hàng, bất kể là doanh nghiệp nào.
Ngoài ra, hiện nay Internet đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, mạng xã hội facebook, zalo ngày càng trở nên phổ biến. Chính vì vậy mà doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu những hành vi, nhu cầu, sở thích của khách hàng.
Nói như vậy, bạn có thể yên tâm rằng tiếp thị doanh nghiệp thông qua công cụ marketing online sẽ cho phép tiếp cận và có được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Bạn có thể tham khảo Các hình thức tiếp cận khách hàng trên facebook thành công
Marketing Online có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng
Khả năng hiển thị tốt hơn
Các chiến thuật tiếp thị trực tuyến như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho phép doanh nghiệp của bạn dễ dàng được tìm thấy trên các kênh mà khách hàng của bạn đang sử dụng nhất. Mọi người có nhiều khả năng điều tra các tùy chọn xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm. Vì vậy, khi thương hiệu của doanh nghiệp bạn được hiển thị trực tuyến, nhiều khả năng khách hàng sẽ thanh toán, tương tác và mua hàng từ bạn.
Tăng khả năng hiển thị ở những vị trí khác nhau
Khi khách hàng thực hiện thao tác trên công cụ search Google cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, Google sử dụng địa chỉ IP để hiển thị vị trí của khách hàng. Các chiến thuật tiếp thị trực tuyến phù hợp sẽ báo hiệu cho Google biết đang ở đâu và sau đó Google có thể giới thiệu doanh nghiệp của với nhiều khách hàng hơn trong cùng một khu vực. Cách dễ dàng nhất trong số các chiến thuật này là hoàn thành đầy đủ hồ sơ Google doanh nghiệp bạn.
Tăng lưu lượng truy cập trang Web
Các phương pháp tiếp thị khác nhau bao gồm SEO, tiếp thị truyền thông xã hội và quảng cáo trả tiền liên quan đến cái được gọi là nhắm mục tiêu. Nhắm mục tiêu đề cập đến việc thu hẹp trọng tâm đối tượng doanh nghiệp nhằm mục đích thu hút những người sẽ quan tâm nhất đến những gì công ty của bạn làm hoặc cung cấp. Nếu bạn có một trang web, những nỗ lực có mục tiêu như vậy sẽ thu hút lưu lượng truy cập chất lượng cao đến trang web đó. Nhờ đó mà giúp doanh nghiệp không chỉ tăng tương tác cho website và còn tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.
Marketing Online đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp
Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Với những hình thức tiếp thị truyền thống sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng, giúp doanh nghiệp nhỏ của ban tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, tiếp thị trực tuyến (marketing Online) còn làm được nhiều hơn bởi nó có tác động lâu dài, cho phép doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Xây dựng mối quan hệ sẽ giúp doanh nghiệp biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn. Do đó, khách hàng sẽ rất vui khi giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho những người khác. Chu kỳ đó đó lặp đi lặp lại không bao giờ kết thúc sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Công cụ marketing Online hiệu quả
- Social Media: Nếu bạn đang sử dụng mạng xã hội, bạn có thể theo dõi một số thương hiệu yêu thích của mình thông qua: tiktok, instagram, facebook.... Và ngay cả khi không còn sử dụng, có khả năng ít nhất bạn đã tương tác với thương hiệu doanh nghiệp theo một cách nào đó sau khi tình cờ xem được tài khoản của họ. Sự tương tác này, cho dù nó diễn ra thường xuyên hay không thì cũng vẫn là cầu nối để sản phẩm, dịch vụ được đến gần hơn với khách hàng.
>> Social Media là gì ? Tổng quan về Social Media
- Content Marketing: Content đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc triển khai các chiến dịch quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Đầu tư nội dung content chất lượng, thu hút, độc đáo sẽ giúp người xem hứng thú để click vào những thông tin đó. Công cụ này không chỉ giúp tăng like, traffic cho website, fanpage mà nó còn là cơ sở để marketer phân tích nhu cầu của khách hàng thông qua các hoạt động, hành vi trên mạng xã hội.
- Search Engine Optimization: SEO giúp doanh nghiệp của bạn luôn vươn lên ở những vị trí top đầu khi thực hiện thao tác Search trên google. Điều này làm cho website trở nên thân thiện với người dùng và tăng thêm mức độ uy tín của doanh nghiệp trong việc hiển thị ở Top tìm kiếm.
Social Media là công cụ marketing Online
Như vậy trong bài viết này, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu tầm quan trọng và một số công cụ marketing online hiệu quả. Unica hy vọng, marketer sẽ sử dụng các công cụ này một cách phù hợp, linh hoạt để giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng và khẳng định được độ uy tín nhất định so với các đối thủ khác trên thị trường.
Chúc các bạn thành công !
10/10/2020
578 Lượt xem
Marketing Executive là gì? 10+ Tố chất của một Marketing Executive
Trong mô hình kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp, Marketing Executive đóng vai trò vô cùng quan trọng dẫn dắt cũng như quản lý một đội marketing. Công việc này đòi hỏi bạn là người có kiến thức cũng như các kỹ năng mềm tốt. Để hiểu về khái niệm marketing Executive là gì, marketing executive là làm gì? hãy cùng Unica tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Marketing Executive là gì?
Marketing executive được hiểu là người quản lý, giám sát các nhân viên marketing cũng như các chiến dịch để quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp.
Vai trò của một Marketing Executive có thể bao gồm các trách nhiệm về sáng tạo, phân tích, kỹ thuật số, thương mại… Chi tiết về vai trò của một marketing Executive sẽ có đôi chút khác nhau tùy thuộc vào loại hình và quy mô tuyển dụng cũng như sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Executive Marketing có khả năng làm việc chặt chẽ với các nhân viên khác trong các hoạt động marketing như quảng cáo, nghiên cứu thị trường, sản xuất, bán hàng và phân phối.
Giải thích thuât ngữ Marketing Executive
2. Mô tả công việc của một Marketing Executive
Sau khi giải thích thuật ngữ marketing Executive là gì, mời bạn đọc tìm hiểu công việc hay nhiệm vụ của một marketing Executive thông qua một số luận điểm dưới đây.
- Một Marketing Executive sẽ giám sát toàn bộ quá trình chiến dịch Marketing diễn ra từ việc lên ý tưởng cho đến khi triển khai ý tưởng đó vào thực tế.
- Giám sát và hỗ trợ các Marketer thực hiện chiến dịch tiếp thị hiệu quả, thành công.
- Tiến hành nghiên cứu và phân tích dữ liệu để xác định đối tượng và mục tiêu khách hàng.
- Đưa ra và trình bày các ý tưởng, chiến lược để quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Giám sát hoạt động quảng cáo trong suốt thời gian triển khai chiến lược Marketing.
- Lên kế hoạch tổng quát cũng như báo cáo, đánh giá, tổng kết, đo lường hiệu quả sau khi chiến dịch kết thúc.
Mô tả công việc của một Marketing Executive
- Duy trì các trang web và xem xét phân tích dữ liệu.
- Lên ý tưởng tổ chức sự kiện và triển lãm sản phẩm.
- Phối hợp tiếp thị nội bộ và văn hóa của tổ chức của doanh nghiệp.
- Quản lý các chiến dịch khác trên mạng xã hội.
- Thường xuyên tổ chức, đào tạo, rèn luyện kỹ năng cho các marketer mới trong lĩnh vực marketing.
- Thực hiện một số công việc và nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo và yêu cầu của cấp trên.
Trở thành chuyên gia Email Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết được cách để tăng khách hàng tiềm năng chất lượng qua Email, cách cá nhân hóa trong marketing bằng email để tăng sự tương tác, tự động hóa công việc marketing bán hàng,... Đăng ký ngay:
[course_id:390,theme:course]
[course_id:519,theme:course]
[course_id:2247,theme:course]
3. Tố chất của một Marketing Executive thành công
3.1. Luôn luôn đổi mới
Một marketing Executive thành công là người không đồng ý với xử với gì đang có và xem nó là tốt nhất. Đổi mới là chìa khóa trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, nhưng trong thế giới doanh nghiệp và thế giới tiếp thị, các giải pháp kinh doanh mới và cải tiến sẽ thúc đẩy doanh nghiệp và con người phải đổi mới để thu hút, duy trì và phát triển khách hàng.
3.2. Có tầm nhìn trong tương lai
Là một Marketing executive. bạn phải hình dung ra những gì mình muốn và doanh nghiệp muốn để phát triển thương hiệu trong tương lai. Một người có tầm nhìn xa cần phải xem tất cả những gì cần phải làm để đạt được các mục tiêu. Giám đốc điều hành tiếp thị phải có khả năng truyền đạt tầm nhìn cho người khác và cũng truyền cảm hứng cho những người khác chia sẻ nó một cách rộng rãi hơn nữa.
3.3. Kỹ năng lên kế hoạch
Về bản chất thì digital marketing executive chính là một người làm marketing và một trong trong những kỹ năng cần làm tốt chính là việc lập kế hoạch. Khi đã lên được một bản kế hoạch chi tiết thì bạn sẽ rất dễ dàng thực hiện và kiểm soát được những đầu công việc. Bên cạnh đó, một bản kế hoạch Digital marketing executive sẽ khác với một bản kế hoạch marketing truyền thống khác. Khi đó bạn cần tìm hiểu và làm quen với những hình thức marketing hiện đại trên môi trường internet như: email marketing, social media, quảng cáo PPC (pay-per-click),… Ngoài ra, sử dụng tốt các công cụ phân tích online như Google Analytics, Social Listening cũng rất giúp ích cho việc lập kế hoạch digital marketing của bạn.
Ngoài ra, một phần việc quan trọng nhất của Digital Marketing Executive là biết tạo được sự tương tác lớn mạnh với cộng đồng. Để đạt được điều này thì bạn cần sử thành thạo các nền tảng công nghệ truyền thông như Facebook, Instagram. Mục đích của việc làm này nhằm mục đích giúp doanh nghiệp của bạn củng cố được mục tiêu kinh doanh thông qua các bài post. Động cơ chính là sự tăng tương tác và giám sát khả năng đo lường các bài đăng trong mối quan hệ đối tượng mục tiêu.
Các nhà điều hành tiếp thị kỹ thuật số có kỹ năng tạo ra các bài đăng kích thích sự quan tâm của khách hàng mà không quá cầu kỳ. Doanh nghiệp có thể cung cấp các ưu đãi như giảm giá, giải thưởng.
YouTube là phương tiện truyền thông xã hội phổ biến thứ hai trên thế giới. Ngày nay, rất nhiều công ty đang sử dụng nó như một phần của chiến dịch tiếp thị của họ. Sản xuất video chất lượng cao, nhiều thông tin đang trở thành chiến lược quan trọng của ngày càng nhiều công ty để quảng bá thương hiệu của họ. Chính vì thế, giám đốc quản lý tiếp thị kỹ thuật số cần phải là một người toàn diện, có kỹ năng về nhiếp ảnh, quay phim và phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop sẽ rất hữu ích trong vai trò tiếp thị cấp cao hơn.
Tố chất của một Marketing Executive thành công
3.4. Tập trung vào các mối quan hệ
Một người tiếp thị thành công phải có khả năng xây dựng các mối quan hệ vì họ là khía cạnh quan trọng nhất trong thế giới doanh nghiệp.
Khi một Marketing Executive có mạng lưới và địa chỉ liên hệ tốt sẽ nhận được thỏa thuận tốt nhất và điều này càng đúng hơn trong thị trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bạn có thể tham khảo thêm Trade marketing để biết cách tạo môi trường bộ phận trung gian giữa Sale và Marketing, lấy người tiêu dụng và điểm bán làm trung tâm để tập trung hoàn thành công việc.
3.5. Có kiến thức về marketing
Marketing Executive không chỉ cung cấp một kế hoạch cụ thể cho các marketer mà còn phải nắm được rất nhiều kiến thức liên quan đến thị trường, phân tích đối thủ, tìm hiểu về nhu cầu và mục tiêu của khách hàng để có thể thành công trong các chiến dịch Marketing.
Marketing Executive cần có kiến thức sâu sắc về thương hiệu sản phẩm để có thể giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra, các nguyên tắc kinh doanh cơ bản cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến đến hoạt động kinh doanh marketing executive cũng phải hiểu rõ để có thể quản lý được nhân viên của mình.
3.6. Biết tối ưu công cụ tìm kiếm
Như vậy chúng ta đã biết Digital Marketing Executive là gì, nhưng chúng ta không biết rằng họ cũng cần biết làm SEO.
Tối ưu công cụ tìm kiếm được nhắc đến ở đây là công cụ SEO. Đây là kỹ năng cũng như nhiệm vụ mà một nhà Digital Marketing Executive giỏi cần nắm được, sự lên chiến lược đằng sau việc thúc đẩy vị trí của trang web trên thanh tìm kiếm.
SEO là một lĩnh vực rộng lớn và có rất nhiều yếu tố cần được nhà điều hành tiếp thị kỹ thuật số xem xét cẩn thận. Các nhiệm vụ bao gồm tích hợp các từ khóa một cách chính xác trên một trang web, lấy liên kết từ các trang web có thứ hạng cao và tìm cách kích thích lượng truy cập từ người dùng internet.
3.7. Sáng tạo
Marketing Executive cần có khả năng sáng tạo để đề ra những ý tưởng mới nhằm thu hút khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Từ việc sử dụng “đôi mắt” để quan sát, một “bộ óc” luôn đổi mới với tư duy sáng tạo sẽ giúp Marketing Executive đưa ra được những chiến lược kinh doanh đột phá để có bước tiến mới trong sự phát triển của doanh nghiệp.
3.8. Kỹ năng thuyết trình
Đối với một Marketing Executive thì kỹ năng thuyết trình là kỹ năng cần thiết phải có ở mỗi người. Nếu bạn có kỹ năng thuyết trình tốt thì việc truyền tải thông tin, nội dung đến người đọc sẽ dễ dàng và đem lại hiệu quả cao trong công việc. Đồng thời kỹ năng thuyết trình tốt bạn sẽ dễ dàng thú hút người nghe cũng như thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của mình hơn.
3.9. Kỹ năng làm việc nhóm và thúc đẩy mọi người
- Kỹ năng làm việc nhóm và thúc đẩy mọi người giúp đỡ mọi người trong quá trình làm việc rất quan trọng đối với Marketing Executive. Mỗi người trong nhóm sẽ được giao một nhiệm vụ riêng họ có nghĩa vụ trách nhiệm hoàn thành công việc đó đúng thời gian cũng như đảm bảo hiệu quả công việc, một người quản lý nhân viên marketing bạn phải biết lên kế hoạch, giao nhiệm vụ cũng như giám sát công việc của nhân viên mình mọi lúc mọi nơi.
- Thúc đẩy mọi người làm việc bằng nhiều cách như động viên họ, khen ngợi khi họ làm được việc hay trao thưởng tất cả những điều đó thúc đẩy nhân viên làm việc một cách hiệu quả nhất.
3.10. Có tính kỷ luật cao
Khi bắt đầu vào một dự án mới hoặc nhiệm vụ mới để hiệu quả công việc cũng như tiến độ là một người quản lý nhân viên marketing bạn cần tạo dựng lên những kỷ luật riêng cho đội nhóm của mình như quy đinh thời gian hoàn thành công việc...
Để có được tính kỷ luật cao bạn cần lên kế hoạch cụ thểm chi tiết từng hạng mục cũng như mốc thời gian. Luôn hoàn thành dealine làm việc hoặc có thể sớm hơn, quản lý thời gian và sắp xếp các công việc một cách hợp lý, khoa học.
Bạn phải luôn biết cách cho nhân viên của mình tự ý thức được trách nhiệm của như nghĩa vụ đối với công việc được giao. Hoặc khi làm sai công việc hoặc chưa đúng dealine thì cần phải báo cáo hoặc chủ động nhận lỗi và tiếp thu ý kiến của người khác, rút kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc được giao.
3.11. Kỹ năng viết bài, xây dựng nội dung
Có một sự khác biệt rõ rệt giữa digital marketing executive và người làm marketing truyền thống chính là kỹ năng viết bài. Để có được một chiến dịch marketing được nhiều người chú ý bạn cần có được nội dụng bài viết chất lượng, đánh trúng ý định tìm kiếm của người dùng đồng thời cũng đưa ra những hướng giải quyết tối ưu nhất.
Cần trang bị kiến thức viết blog
Một bài viết hay, chất lượng thu hút cũng như tiếp cận được nhiều người dùng sẽ mang lại hiệu quả hơn rất nhiều lần so với những tấm poster truyền thống. Đây chính là một trong những lợi thế quan trọng nhất của digital marketing không những bạn nên nắm bắt mà chủ doanh nghiệp cũng rất chú ý.
Viết blog kết nối mọi người với thương hiệu, những người có thể chưa bao giờ nghe nói về doanh nghiệp trước đây. Nó cũng tạo cơ hội để chia sẻ nội dung có liên quan đến một lượng lớn khán giả thông qua mạng xã hội. Khía cạnh tuyệt vời là các bài đăng trên blog có thể được làm mới liên tục và được sử dụng lại nhiều lần, vì vậy không cần phải liên tục đưa ra những ý tưởng mới. Các giám đốc điều hành tiếp thị kỹ thuật số có thể tự viết các bài đăng trên blog hoặc quản lý việc viết blog thông qua các copywriter được thuê hoặc tự do.
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu Marketing executive là gì, marketing executive là làm gì? Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ không ngừng trau dồi những kiến thức để học marketing cần thiết nhất cũng như kỹ năng cần có để trở thành một Marketing Executive chuyên nghiệp và thành công trong tương lai.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
10/10/2020
6564 Lượt xem
FMCG là gì? Tất cả các loại hình làm việc trong ngành FCMG
Cuối năm là cơ hội cho rất nhiều thương hiệu có thể kiếm tiền từ những chương trình bán hàng của mình. Việt Nam là một thị trường bán hàng bùng nổ với sức thu hút người tiêu dùng. Ngành hàng tiêu dùng nhanh nhanh chóng lên ngôi (FMCG). Như vậy, FMCG là gì và cách làm Marketing đỉnh cao cho ngành này như nào.
FMCG là gì?
FMCG là một thuật ngữ viết tắt của cụm từ Fast Moving Consumer Goods, có nghĩa là ngành hàng tiêu dùng nhanh, nó bao gồm toàn bộ các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu được sử dụng trong cuộc sống như kem đánh răng, đồ ăn, nước, mỹ phẩm, thuốc lá, xăng xe,...
Ngành Hàng tiêu dùng Nhanh bao gồm các mặt hàng gia dụng mà bạn mua khi mua sắm trong siêu thị hoặc hiệu thuốc.
Sản phẩm là những vật dụng thiết yếu mà chúng ta sử dụng ngày này qua ngày khác.
Các sản phẩm gia dụng như đồ dùng trong dọn dẹp và giặt là, thuốc không kê đơn, thực phẩm và đồ chăm sóc cá nhân chiếm phần lớn trong ngành FMCG. Tuy nhiên, các sản phẩm như đồ nhựa, văn phòng phẩm, dược phẩm và điện tử tiêu dùng cũng được xếp vào nhóm hàng tiêu dùng nhanh.
FMCG là ngành hàng tiêu dùng nhanh
Có nên làm việc trong ngành FMCG này không?
Như vậy, mọi người đã phần nào nắm được cơ bản khái niệm về FMCG là gì rồi phải không? Câu hỏi đặt ra tiếp theo là có nên dấn thân vào ngành này không?
- Ngành hàng tiêu dùng nhanh giúp tạo ra các sản phẩm tiêu dùng theo yêu cầu với chi phí thấp và sẵn có. Điều này có nghĩa là các loại sản phẩm trong ngành này đang bao quanh người tiêu dùng mỗi ngày. Mọi người đều là người tiêu dùng, vì vậy nó cung cấp cho bạn điều gì đó để xác định.
- Các công ty tham gia vào ngành hàng tiêu dùng nhanh là một số thương hiệu lớn nhất được biết đến trên toàn thế giới. Chúng bao gồm Procter & Gamble, Unilever, Nestle, Kraft và Johnson & Johnson. Làm việc với các công ty này về các thương hiệu như Kit-Kat, Neutrogena, Ariel và nhiều hơn nữa có thể là một cơ hội tuyệt vời.
- Đổi mới là một quá trình nhất quán trong ngành FMCG. Họ liên tục cần đưa ra các ý tưởng đóng gói mới, tiếp thị, quảng cáo và truyền thông nhằm vào người tiêu dùng. Điều này làm cho nó trở thành ngành công nghiệp hoàn hảo cho những người muốn làm việc trong một môi trường làm việc có nhịp độ nhanh và đổi mới.
- Cũng có một số triển vọng việc làm tốt trong ngành này. Ngay cả trong thời kỳ suy thoái, ngành FMCG vẫn thu lợi nhuận tốt. Vì bán lẻ là nhà tuyển dụng khu vực tư nhân lớn nhất ở Vương quốc Anh, nên có một số lượng lớn các công việc bán lẻ tốt nghiệp có sẵn. Kể từ năm 2012, đã tăng 11,5% số việc làm bán lẻ tốt nghiệp có thể tiếp cận được.
- Ngành FMCG rất năng động và đa dạng, điều này khiến nó luôn chào đón những sinh viên tốt nghiệp từ bất kỳ trình độ nào. Không quan trọng bạn đã học bằng cấp gì, vì có rất nhiều cơ hội khác nhau trong ngành.
Với những điều liệt kê ở trên thì chúng tôi có thể khẳng định công việc của một nhà FMCG rất thú vị mà bạn có thể thử sức.
Bạn nên thử sức mình làm việc trong lĩnh vực tiêu dùng này
Các loại hình làm việc của ngành FMCG
Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp khi bạn tham gia vào ngành FMCG, bởi đây là ngành mới rất đa dạng và năng động. Các cơ hội làm việc của ngành FMCG như:
1. Quản lý sức khỏe và an toàn - Health and Safety Manager
Những người làm việc trong lĩnh vực này là người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc suy trì, kiểm soát các vấn đề về sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp. Các sản phẩm tiêu dùng tại các công ty, doanh nghiệp FMCG có số lượng khách hàng sử dụng lớn và thường xuyên. Vậy nên việc đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng là vấn đề được đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra, những người làm công việc này cũng phải có ý tưởng phù hợp với chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
2. Quản lý bán hàng - Sales Manager
Những người làm công việc này đòi hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng thường xuyên để bắt kịp xu thế của thị trường và biết cách tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Đồng thời người quản lý cũng phải kiểm soát như tăng trưởng về lợi nhận, phát triển dịch vụ để phù hợp với chi phí và hoạt động nội bộ của doanh nghiệp.
3. Quản lý tức cổ - Stock Control Manager
Chịu trách nhiệm phân bổ cổ tức cho các thành viên thuộc nội bộ trong doanh nghiệp đó. Ngoài ra họ cũng phải thường xuyên cập nhật quy trình kiểm soát cổ tức để có những điều chỉnh cho doanh nghiệp một cách hợp lý nhất.
4. Nhà phân tích quy trình - Procurement Analyst
Với những người đảm nhiệm công việc này, đòi hỏi người làm phải có sự hiểu biết sâu sắc tới các hoạt động của doanh nghiệp cũng như đối tác cung cấp hàng hóa. Họ cần phân tích và đưa ra những chiến lược cho doanh nghiệp ở các góc độ khác nhau. Việc này cần kỹ năng phân tích và diễn giải số liệu từ các hệ thống nội bộ doanh nghiệp. Những kỹ năng này sẽ giúp bạn kiểm soát được chất lượng sản phẩm, tối đa hiệu quả công việc để đưa ra quan điểm chuyên sâu về hoạt động của doanh nghiệp.
5. Trường bộ phận kiểm soát các nguồn lực - Head of Sourcing
Công việc của người chịu trách nhiệm trưởng bộ phận kiểm soát các nguồn lực là họ phải đưa ra các đề xuất chiến lược để cân đối nguồn lực trong doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra. Mục tiêu của vị trí này là duy trì lợi thế về nguồn lực của doanh nghiệp đang có, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Yếu tố cần có để làm việc trong ngành FMCG là gì?
Tư duy sáng tạo
Trong thời đại ngày nay kinh doanh cạnh tranh rất khốc liệt, đòi hỏi bạn luôn phải sáng tạo trong quá trình làm việc, đây cũng là tiêu chí hàng đầu của nhân viên làm trong ngành này. Bởi những nhân viên làm FMCG nếu họ không ngừng sáng tạo và đổi mới thì họ sẽ trở nên lạc hậu, lỗi thời và dễ dàng rơi vào tình trạng tự đào thải mình.
Bởi vậy, các nhà kinh doanh trong lĩnh vực FMCG họ luôn ưu tiên những chiến dịch marketing, truyền thông hay thiết kế hoa bì, cho ra sản phẩm mới với tinh thần "đẹp và độc" nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ
Học hỏi nhanh và thích ứng tốt
Mọi nhân sự làm trong ngành này cần liên tục thay đổi và thích ứng kịp thời với xu thế chung của nghề. Họ cần có kỹ năng làm việc nhóm chuyên nghiệp, phối hợp ăn ý giữa các bộ phận và cá nhân với nhau
Cách thức làm việc của FMCG không giống như cac ngành nghề khác, người làm trong ngành hàng tiêu dùng nhanh cần phải làm việc trong thời gian linh động để đảm bảo doanh số và đáp ứng tiêu chí "khách hàng là thượng đế". Hơn nữa làm việc trong ngành này sẽ có sự luân chuyển, thay đổi nhân sự và bạn chỉ có thể tốt hơn nếu như nắm bắt được chu trình thăng tiến ngay từ khi bước chân vào lĩnh vực này.
Đầu óc kinh doanh nhạy bén
Là nhân viên kinh doanh bạn cần đọc và hiểu thành thạo tất cả những thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp, bởi nhân viên kinh doanh cần sở hữu tư duy kinh doanh tốt nhằm tư vấn cho khách hàng của mình. Mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra không chỉ là doanh số mà còn cả giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
Ngoài ra, tố chất nhân viên kinh doanh còn thể hiện ở khả năng tư vấn sản phẩm và xử lý tình huống. có cách giải quyết những thắc mắc của khách hàng...điều này nhằm tối ưu khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng mua và tin dùng sản phẩm
Hơn thế nữa, điều mà một nhân viên trong lĩnh vực FMCG cần “ghi lòng tạc dạ” là cần highlight sự tiện lợi và lợi ích về sức khỏe mà các dòng sản phẩm mang lại với người tiêu dùng.
Cách làm Marketing cho ngành FMCG là gì
Ngành FMCG là ngành có tỷ lệ cạnh tranh rất gay gắt thậm chí có những công ty “đổ máu” về nó là chuyện bình thường.
Ngành này là một ngành vô cùng nhộn nhịp vào mỗi dịp cuối năm khi nhu cầu sắm sửa cho tết nguyên đán ngày càng quan trọng. Các nhà cung cấp, các doanh nghiệp “chiêu trò” để câu khách hàng sử dụng sản phẩm của mình, đặc biệt đối với những thương hiệu quá nổi tiếng trong FMCG.
Các chiến lược Marketing của các thương hiệu FMCG này thường tập trung chủ yếu vào bao bì, màu sắc mắt và thông qua sản phẩm gắn liền những thông điệp truyền thông có ý nghĩa về gia đình, văn hóa… để chạm đến được trái tim người mua hàng.
Đi cùng với đó, bạn hãy cố gắng sản xuất ra những TVC, sự kiện để nhận diện thương hiệu của mình trong tâm trí người tiêu dùng như sum vầy, sẻ chia, hạnh phúc, đoàn viên…
Chúng tôi sẽ lấy cho bạn một ví dụ về cách làm Marketing đỉnh cao của 2 thương hiệu lớn hiện nay ở Việt Nam là Unilever và Nestle, họ là 2 gã khổng lồ đứng đầu thị trường ngành tiêu dùng hàng hóa nhanh. Từ khi bước chân vào Việt Nam, 2 brand này chiếm lĩnh thị trường, làm cho các sản phẩm của Việt Nam không được săn đón mạnh mẽ vào mỗi dịp cuối năm.
Cụ thể, chiến dịch Marketing của Unilever vào mỗi dịp tết đến thường đánh vào sản phẩm có màu sắc văn hóa của người Á Đông cụ thể với những slogan như: “Tết là để sum họp”.
FMCG cần đánh đúng trọng tâm vào khách hàng
Còn với Nestle cũng không phải dạng vừa khi họ tập trung quảng cáo TVC với những sản phẩm có có hình long, phượng biểu tượng của sự thịnh vượng của người Việt.
Từ đó ta có thể thấy rằng muốn phát triển mạnh mẽ được trong ngành FMCG này thì các brand cần đầu tư xây dựng thương hiệu, tập trung làm TVC, quảng cáo để kích cầu người tiêu dùng mua sắm sản phẩm hàng hóa.
Như vậy, các bạn đã phần nào nắm được FMCG là gì rồi phải không? Thông qua bài viết này, chúng tôi nhận thấy ngành này đang là một ngành rất quan trọng và chiếm vị thế cao trên thị trường. Nếu bạn có ý định làm việc, hãy trang bị cho mình những kỹ năng, sự sáng tạo của 1 Marketer chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công!
>> Mời bạn đọc quan tâm đón đọc các bài viết hay liên quan khác:
- TVC là gì? 5 Bước xây dựng TVC quảng cáo hấp dẫn
- 3 Bước xây dựng chiến dịch truyền thông hữu ích cho “tân binh mới”
- Tầm quan trọng của nghệ thuật nắm bắt tâm lý khách hàng
09/10/2020
2314 Lượt xem
Execution là gì? Các bước xây dựng Execution trong Marketing
Là một Marketer, cụm từ execution chắc hẳn không còn trở nên xa lạ khi triển khai bất cứ một dự án nào. Thế nhưng, là một “tân binh hoàn toàn mới” thì sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của execution. Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng Unica tìm hiểu execution là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.
Execution là gì? Tầm quan trọng của execution là gì?
Execution trong marketing là gì? Đây là quá trình truyền tải thông điệp, câu chuyện và thông tin về sản phẩm hoặc thương hiệu của doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu. Nó bao gồm cả phương thức, phương tiện và hình thức để thực hiện việc truyền tải này. Tại sao Execution quan trọng?
- Truyền tải thông điệp: Execution giúp khách hàng nhớ đến thông điệp của thương hiệu một cách mạnh mẽ hơn.
- Gắn kết khách hàng: Thực hiện tốt giúp giữ chân khách hàng và lan tỏa thông điệp rộng lớn hơn.
- Thúc đẩy hành vi mua hàng: Execution tạo động lực cho khách hàng thực hiện hành vi mua sắm.
- Xây dựng vị thế thương hiệu: Thành công của chiến dịch phụ thuộc vào việc thực hiện hiệu quả.
Giải thích thuật ngữ Execution trong Marketing
Mối quan hệ giữa Idea, Concept và Execution trong Marketing
Mối quan hệ giữa Idea, Concep và Execution trong Marketing là một khía cạnh quan trọng đối với việc phát triển và triển khai các chiến lược quảng cáo và tiếp thị hiệu quả. Các yếu tố này cùng nhau tạo thành một quy trình không ngừng trong quá trình xây dựng và thúc đẩy các sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng trên thị trường.
Idea (Ý tưởng):
- Ý tưởng là cơ sở ban đầu cho mọi chiến lược tiếp thị. Nó là khởi đầu của quá trình và thường là sự sáng tạo, độc đáo và phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
- Ý tưởng có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm nghiên cứu thị trường, phản hồi từ khách hàng, xu hướng thị trường hoặc sáng tạo từ nhóm làm việc.
- Đối với marketing, một ý tưởng thành công là một ý tưởng mạnh mẽ, dễ nhận biết và gắn kết với nhu cầu của đối tượng khách hàng.
Idea (Ý tưởng)
Concept (Khái niệm):
- Khái niệm là cách mà ý tưởng được biểu đạt và thể hiện qua các phương tiện truyền thông và chiến lược tiếp thị.
- Nó bao gồm việc xác định cách truyền đạt ý tưởng thông qua các thông điệp, hình ảnh và cảm xúc.
- Một khái niệm hiệu quả phải dễ hiểu, thu hút và gợi cảm xúc cho khách hàng. Nó cũng phải phản ánh đúng bản chất của ý tưởng và thương hiệu.
Concept (Khái niệm)
Execution (Thực hiện):
- Thực hiện là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Đây là quá trình triển khai và thực hiện các chiến lược và ý tưởng đã được lập ra.
- Nó bao gồm việc lập kế hoạch, sản xuất và triển khai các chiến dịch tiếp thị qua các kênh truyền thông như truyền hình, Internet, đài phát thanh, báo chí và mạng xã hội.
- Thực hiện đòi hỏi sự chú ý đến chi tiết, kỹ năng thực thi tốt và khả năng linh hoạt để điều chỉnh và thích ứng với phản hồi từ thị trường.
Execution (Thực hiện)
Mối quan hệ giữa ba yếu tố này là một quá trình tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Ý tưởng tạo ra khái niệm và khái niệm lại phải được thực hiện một cách hiệu quả để đạt được kết quả mong muốn. Mỗi yếu tố đều quan trọng và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một chiến lược tiếp thị thành công trên thị trường.
Ví dụ, Concept đặt ra là làm một đoạn quảng cáo sữa đặc có hai nhân vật cà phê và sữa đặc. Từ Concept đó, chúng ta mới triển khai Execution thành câu chuyện. Rằng sữa đặc sẽ thường không chỉ được một mình. Nó sẽ hay được pha với cà phê cho ra vị ngon hơn. Tưởng tượng sữa đặc là một cô gái, cà phê là một chàng trai. Khi hai người hòa quyện với nhau sẽ mang hình ảnh tình yêu. Tình yêu ấy kết hợp cho ra một loại cà phê sữa ngon lành. Từ đây người xem sẽ thấy được xuyên suốt câu chuyện mà nhãn hàng muốn gửi gắm tới.
Từ mỗi Idea, Concept thì có hàng trăm cách triển khai. Mỗi cách triển khai là một Execution. Mỗi Execution Marketing đó cần phải có một nội dung xuyên suốt, một hình thức thể hiện nổi bật để không lệch khỏi Idea, Concept. Giống như việc chúng ta cần chăm sóc cái cây mà nền tảng là Idea, Concept đã có. Chứ không thể hàng ngày đi tưới nước một cái cây khác được.
Marketing qua video là một trong những hình thức hot hiện nay giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm và dịch vụ. Để hiểu hơn về bố cục kịch bản 1 video marketing, cách tạo video bán hàng chuẩn chỉnh cũng như các kiến thức liên quan, bạn hãy nhanh tay đăng ký khóa học Làm video marketing online:
[course_id:290,theme:course]
[course_id:355,theme:course]
[course_id:1608,theme:course]
Brainstorming execution là gì?
Brainstorming Execution là quá trình thực hiện các ý tưởng được tạo ra trong phiên brainstorming để đưa chúng từ khái niệm hoặc ý tưởng trừu tượng thành hiện thực hoạt động. Đây là một phần quan trọng của quá trình sáng tạo và phát triển dự án, giúp chuyển đổi ý tưởng từ trạng thái ý niệm thành sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
Quá trình Brainstorming Execution thường bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Xác định ý tưởng
Từ các ý tưởng được tạo ra trong phiên brainstorming, lựa chọn những ý tưởng có tiềm năng và phù hợp nhất với mục tiêu và chiến lược của dự án.
Xác định ý tưởng
- Bước 2: Phân tích và đánh giá
Đánh giá sâu hơn về khả năng thực hiện của mỗi ý tưởng, bao gồm việc xác định các rủi ro, thách thức và cơ hội liên quan.
- Bước 3: Lập kế hoạch
Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai ý tưởng, bao gồm các bước thực hiện, nguồn lực cần thiết và lịch trình.
Lập kế hoạch
- Bước 4: Thử nghiệm
Thực hiện các thử nghiệm hoặc prototype để kiểm tra tính khả thi và đánh giá hiệu suất của ý tưởng.
- Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh
Dựa trên kết quả từ các thử nghiệm, đánh giá hiệu suất và hiệu quả của ý tưởng và điều chỉnh kế hoạch thực hiện nếu cần.
- Bước 6: Triển khai
Triển khai ý tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ thực tế, bao gồm việc xây dựng, sản xuất, hoặc triển khai các giải pháp kỹ thuật.
Triển khai ý tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ thực tế
- Bước 7: Theo dõi và cải tiến
Theo dõi và đánh giá hiệu suất của sản phẩm hoặc dịch vụ được triển khai, thực hiện các cải tiến và điều chỉnh để tối ưu hóa.
Quá trình này thường đòi hỏi sự hợp tác giữa các bộ phận khác nhau trong tổ chức, bao gồm nhóm sáng tạo, kỹ thuật, sản xuất, tiếp thị và quản lý dự án. Bằng cách thực hiện Brainstorming Execution một cách có tổ chức và kỷ luật, tổ chức có thể chuyển đổi ý tưởng sáng tạo thành giá trị thực tế và tạo ra sự đổi mới và cạnh tranh.
Các bước xây dựng execution plan trong marketing
Sau khi đã giải thích khái niệm về "Execution", chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bước quan trọng để thực hiện một execution plan trong marketing hiệu quả thông qua một số điểm dưới đây:
Bước 1: Thiết lập mục tiêu rõ ràng
Để tránh việc chiến lược trở nên mơ hồ và không tập trung, doanh nghiệp cần tập trung vào một mục tiêu cụ thể tại một thời điểm. Việc này giúp tăng cường sự sáng tạo và hiệu quả của ý tưởng, thay vì phân tán vào quá nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Thiết lập mục tiêu rõ ràng
Bước 2: Thu thập và phân tích dữ liệu
Thu thập và phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Việc này cung cấp cơ sở để đưa ra các ý tưởng mới mẻ và thiết kế phương án triển khai phù hợp. Đồng thời, việc phát triển các chỉ số hiệu suất (KPI) giúp đo lường và theo dõi kết quả một cách liên tục.
Bước 3: Lập kế hoạch thực thi
Lựa chọn ý tưởng và khảo sát về cách thức thực hiện là bước quan trọng để đảm bảo tính nhất quán trong chiến lược. Việc này đòi hỏi sự sáng tạo và linh hoạt, nhưng đồng thời cần duy trì sự thống nhất với ý tưởng gốc để truyền tải thông điệp mạnh mẽ đến khách hàng.
Lập kế hoạch thực thi
Bước 4: Đánh giá và điều chỉnh
Sau khi triển khai, việc đánh giá hiệu suất và thực hiện các điều chỉnh là cần thiết để tối ưu hóa kết quả. Cần thực hiện việc này một cách liên tục để đảm bảo chiến lược luôn phản ánh được mục tiêu và yêu cầu thị trường.
Tóm lại, việc thực hiện một chiến lược Marketing thành công đòi hỏi sự kết hợp giữa sáng tạo và kỷ luật, từ việc đặt ra mục tiêu, thu thập dữ liệu, lập kế hoạch thực thi cho đến việc đánh giá và điều chỉnh. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu.
Những câu hỏi thường gặp về Execution
Khi thực hiện Execution, bạn có thể gặp một số câu hỏi như là:
1. Ngân sách cho một chiến dịch Execution bao nhiêu là đủ?
Ngân sách cho một chiến dịch Execution phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Quy mô chiến dịch: Lớn hay nhỏ?
- Mục tiêu cụ thể: Tăng nhận thức thương hiệu, tăng doanh số bán hàng hay khác?
- Phạm vi triển khai: Quốc gia, khu vực hay toàn cầu?
- Các kênh truyền thông: Quảng cáo truyền hình, mạng xã hội, email marketing hay khác?
- Chiến lược tiếp thị: Sử dụng Influencers, UGC hay chiến dịch truyền thông truyền thống?
Tùy thuộc vào các yếu tố trên, doanh nghiệp cần xác định ngân sách phù hợp để đảm bảo hiệu quả của chiến dịch.
Ngân sách cho một chiến dịch Execution
2. Những công cụ CRM nào miễn phí để quản lý chiến dịch?
Một số công cụ CRM miễn phí phổ biến có thể kể tới đó là:
- HubSpot CRM: Cung cấp quản lý liên hệ, ghi chú, lịch hẹn và tích hợp email.
- Zoho CRM: Hỗ trợ quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng và theo dõi hoạt động bán hàng.
- Bitrix24: Cung cấp nhiều tính năng như quản lý liên hệ, lịch hẹn và trò chuyện nội bộ.
- Freshsales: Dễ sử dụng và tích hợp nhiều tính năng quản lý khách hàng.
Freshsales dễ sử dụng và tích hợp nhiều tính năng quản lý khách hàng
3. Có nên triển khai Execution, Idea và Concept riêng lẻ hay không?
Không nên triển khai riêng lẻ. Idea, Concept và Execution liên quan chặt chẽ và cần phải được phát triển cùng nhau. Một chiến dịch thành công cần phải có ý tưởng sáng tạo (Idea), kế hoạch triển khai (Concept) và thực hiện hiệu quả (Execution) để đạt được kết quả tốt nhất.
Kết luận
Như vậy, thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu Execution là gì. Đây là một khái niệm tuy trừu tượng nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi khi đã có idea và concept thì execution được xem là “đòn bẩy” cuối cùng để doanh nghiệp tung hết những chiến lược, công cụ sẵn có của mình nhằm truyền tải thông điệp và thu hút người tiêu dùng. Hiểu đúng về bản chất của Execution cũng như các bước thực hiện sẽ giúp cho các Marketer xây được những chiến lược kinh doanh hiệu quả, đúng hướng.
Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo và áp dụng mô hình AIDA vào trong kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Có thể nói rằng marketing execution đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại, vậy nên bạn cần phải thường xuyên trau dồi những kiến thức cũng như kỹ năng cho bản thân bằng việc tham gia các khoá học marketing online trên Unica.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
09/10/2020
6786 Lượt xem
Miniso là gì? Chiến lược thương hiệu đỉnh cao Miniso
Dù trước mắt vẫn còn rất nhiều những bất đồng tranh cãi rằng thương hiệu Miniso là hàng Nhật hay Trung Quốc thì chúng ta vẫn không thể phủ nhận được rằng những sản phẩm của brand này thực sự rất đáng yêu, đa dạng nhiều mẫu mã, giá cả rất phù hợp. Cuối cùng, Miniso là gì?
Miniso là gì?
Miniso là một thương hiệu thiết kế có trụ sở tại Nhật Bản, ra đời từ sự đồng sáng lập giữa nhà thiết kế Nhật Bản Miyake Junya và doanh nhân trẻ người Trung Quốc Ye Guofu, một cựu nhà thiết kế. Mặc dù nó hầu như không được biết đến ở phương Tây, nhưng thành công của công ty này không phải là không đáng kể. Những giá trị của nó đã cho phép nó trở thành một trong những công ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực của mình, đặc biệt là ở châu Á trong đó có Việt Nam, ngay cả khi không sử dụng thương mại điện tử.
brand miniso là thương hiệu có tiếng trên địa bàn châu Á
Với tinh thần tôn trọng người tiêu dùng, thương hiệu hứa hẹn với khách hàng những sản phẩm sáng tạo, chất lượng và giá cả cạnh tranh (hầu hết các sản phẩm được bán từ $ 1 đến $ 30). Ngoài ra, mỗi tuần có thêm các sản phẩm mới trên kệ, điều này khuyến khích khách hàng quay lại thường xuyên.
Với Miniso, hai nhà sáng tạo Trung Quốc và Nhật Bản đã tạo ra một loại hình cửa hàng mới. Họ không muốn thương mại hóa những đồ vật đơn giản mà muốn truyền tải một lối sống thực sự lành mạnh hơn và trọn vẹn hơn, thông qua các sản phẩm của họ hoặc trải nghiệm mua hàng tại cửa hàng. Tinh thần thương hiệu này đã mang lại cho họ thành công to lớn, giúp họ có thể mở 1.000 cửa hàng tại 50 quốc gia trên thế giới trong vòng chưa đầy ba năm và đạt doanh thu hơn một tỷ đô la chỉ trong 5 năm.
Chiến lược thương hiệu của Miniso là gì?
Chúng ta không thể phủ nhận rằng, Miniso rất thành công trong việc xây dựng thương hiệu của mình dù trải qua bao nhiêu sóng gió, quay lưng đi của người tiêu dùng.
Các sản phẩm bày bán rất nhiều và đa dạng, có đồ ăn vặt, quần áo, mỹ phẩm, trang sức, đồ gia dụng, điện tử… Chiến lược của Miniso là bán nhiều sản phẩm mỗi ngày với giá cực rẻ, chất lượng rất cao, kiểu dáng hiện đại được đánh giá cao. Ngoài ra, Miniso cố gắng thường xuyên có các sản phẩm mới.
miniso bán gì
Thật vậy, cứ bảy ngày lại có những người mới đến. Mức giá thấp của sản phẩm được giải thích là do chất liệu được sử dụng, thường là nhựa, có giá thành rẻ hơn so với các chất liệu khác nói chung, cũng như nơi sản xuất là Trung Quốc, nơi chi phí sản xuất và nhân công cũng rẻ hơn mức trung bình. Chất lượng sản phẩm của thương hiệu là khẩu hiệu của thương hiệu, nó được chính thương hiệu quảng bá trong khẩu hiệu “mỗi người mười tệ, chất lượng cuộc sống”. Sự đảm bảo về chất lượng này cho phép thương hiệu đạt được quy mô kinh tế và cải thiện đáng kể lợi thế cận biên của mình. Chiến lược này do đó rất có lợi nhuận sử dụng Celeb người nổi tiếng để quảng cáo cho chiến dịch nhằm thu hút khách hàng.
Đến đây, các bạn dần hiểu được thương hiệu Miniso là gì rồ phải không? Thương hiệu cũng đảm bảo cho khách hàng của mình một thiết kế nghiên cứu. Thật vậy, thương hiệu hợp tác với các nhà thiết kế trên khắp thế giới để truyền cảm hứng, cách nhìn và đón đầu các xu hướng ở nước ngoài. Mối quan tâm về thiết kế này trải dài từ các sản phẩm đến cửa hàng, vì chúng được trang trí độc đáo, giúp việc mua sắm trở nên đơn giản và thú vị hơn.
Chiến lược của Miniso cũng dựa trên sự lựa chọn của khách hàng và sự hiện diện của nó trên web. Việc cửa hàng muốn xuất khẩu ra toàn thế giới sẽ mang cửa hàng đến gần hơn với khách hàng và cho phép họ mua được nhiều hơn. Thương hiệu này cũng nhằm mục đích thu hút khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu phổ biến nhất. Độ tuổi của khách hàng cũng khác nhau. Sự phân khúc này giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Miniso cũng rất có mặt trên mạng xã hội và cố gắng thu hút, giữ chân và thúc đẩy khách hàng của mình bằng sự giúp đỡ của những điều này, chẳng hạn như các câu đố.
Hàng hóa đa dạng, mẫu mã phong phú
Họ sử dụng các phương tiện truyền thông, marketing truyền miệng và quảng cáo để làm cho mình được biết đến. Nhờ đó, và tất cả những gì đã được đề cập trước đây, khách hàng rất trung thành với thương hiệu.
Vì những lý do này, có mọi lý do để tin rằng thương hiệu có những cơ hội lớn trong tương lai. Bằng cách duy trì chiến lược này và thường xuyên đề xuất các sản phẩm mới, nó có khả năng giữ chân khách hàng của mình. Những cơ hội này sẽ rất nhiều, đặc biệt là nhờ khả năng chinh phục thị trường nước ngoài. Mặc dù nó đã có mặt ở tất cả các châu lục, nó vẫn còn nhiều thị trường mới để giành giật.
Đăng ký khoá học Làm video marketing online ngay để nhận ưu đã hấp dẫni. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu hơn về bố cục kịch bản 1 video marketing, cách tạo video bán hàng chuẩn chỉnh cũng như các kiến thức liên quan. Nhanh tay đăng ký ngay:
[course_id:876,theme:course]
[course_id:1049,theme:course]
[course_id:240,theme:course]
Tại sao miniso lại thu hút giới trẻ đến thế?
Mua sắm Miniso luôn thu hút lượng lớn giới trẻ bởi nó đáp ứng được nhu cầu mua sắm cũng như giá cả tại nhiều phân khúc. Hơn nữa cách bày trí sản phẩm rất tinh tế và đơn giản cũng như bắt mắt luôn thu hút người mua sắm.
Tất cả những cửa hàng đều có một concept đồng nhất, tuy nhiên cũng không kém phần sáng tạo với những ý tưởng của những kiến trúc sư nổi tiếng hay thuê những KOLS giúp. Vậy nên, khách hàng đến Miniso không chỉ để mua sắm mà còn để check-in.
Các Miniso cũng không ngừng bắt trend của giới trẻ, các mặt hàng luôn được cập nhập làm mới thu hút lượng người ghé thăm và mua hàng lớn.
Như vậy, với những thông tin chia sẻ trong bài viết với chủ đề Miniso là gì của UNICA, hy vọng rằng mọi người có một cái nhìn khách hàng quan nhất về thương hiệu này cũng như thường xuyên mua và sử dụng sản phẩm. Bạn đọc quan tâm về những chiến lược marketing, tối ưu chi phí quảng cáo có thể tham khảo các khoá học marketing tại website của chúng tôi để mang về doanh thu lớn cho doanh nghiệp của mình.
09/10/2020
6055 Lượt xem