Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Supply chain là gì? Vai trò của Supply Chain đối với doanh nghiệp

Mua 3 tặng 1

Bạn có biết Supply chain là gì không? Đây được xem là một trong những chiến lược Marketing đỉnh cao giúp doanh nghiệp định hướng được sự phát triển. Không những thế, nó chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, làm sao để bạn quản lý được chuỗi cung ứng hiệu quả này sẽ được UNICA giải đáp ngay sau đây.

1. Khái niệm Supply Chain là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì nó là chuỗi cung ứng, là mạng lưới của tất cả các cá nhân, tổ chức, nguồn lực, hoạt động và công nghệ liên quan đến việc tạo ra và bán sản phẩm. Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả mọi thứ, từ việc phân phối nguyên liệu gốc từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất cho đến cuối cùng là phân phối cho người dùng cuối. Phân đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến việc đưa thành phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng được gọi là kênh phân phối.

Supply Chain mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với doanh nghiệp. Cụ thể:

- Dự đoán được nhu cầu và số lượng sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường tiêu dùng

- Giảm chi phí ở mức đáng kể

- Giảm số lượng hàng tồn kho

- Tìm kiếm, tiếp cận nguồn khách hàng đa dạng hơn

- Tăng lợi nhuận sau thuế

- Cải thiện vòng cung ứng cho các đơn hàng. 

supply-chan-la-gi.jpg

Supply chain hiểu đơn giản là chuỗi cung ứng

2. Vai trò của Supply Chain đối với doanh nghiệp

- Supply Chain ảnh hướng đến toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khâu hoạch định, quản ký quá trình cho đến tìm kiếm nguồn hàng và sản xuất thành phẩm để cung cấp tới người tiêu dùng.

- Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, đồng thời khẳng định chỗ đứng trên thị trường và khả năng phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp trong tương lai gần. 

- Chuỗi cung ứng đảm bảo đầu vào và đầu ra của hàng hóa được vận hành suôn sẻ, trơn tru. Đầu vào giúp doanh nghiệp dự đoán đúng nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường để giảm thiểu số lượng tồn kho. Còn đầu ra đáp ứng cung cấp đủ sản phẩm cho người tiêu dùng nhằm đem lại mức doanh thu cao và ổn định.

- Chuỗi cung ứng Supply Chain rút ngắn quá trình đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh nhất. Từ đó giảm thiểu chi phí hoạt động Logistics và hậu cần.

3. Một số mô hình phổ biến trong Supply chain

Supply chain bao gồm 3 mô hình phổ biến, hãy tham khảo nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về 3 mô hình này nhé:

3.1. Mô hình dịch chuyển liên tục

Trong mô hình dịch chuyển liên tục các nhà quản lý thường xuyên bổ sung nguyên liệu đầu vào đúng lúc, đúng số lượng theo nhu cầu sản xuất. Nhằm tránh tình trạng gián đoạn sản xuất. Mô hình này mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

- Giảm thiểu các chi phí phát sinh như chi phí kho bãi, chi phí vận chuyển, hao phí do tắc nghẽn hoặc trì trệ trong quá trình sản xuất.

- Giúp doanh nghiệp tăng sức mạnh cạnh tranh nhờ khả năng đáp ứng nhanh, đúng và đủ nhu cầu của khách hàng.

- Giúp doanh nghiệp làm tăng sự hài lòng của khách hàng nhờ chất lượng dịch vụ ổn định, hàng hóa dồi dào, giảm thiểu thời gian chờ đợi,...

Mô hình dịch chuyển liên tục này phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm ít biến đổi. Như sản phẩm tiêu dùng phổ thông, gồm nước rửa chén, bột giặt, thực phẩm đóng gói, dụng cụ y tế,...

supply-chan-la-gi.jpg

Mô hình dịch chuyển liên tục

3.2. Mô hình chuỗi nhanh

Mô hình chuỗi nhanh là mô hình chuyên sản xuất các sản phẩm theo nhu cầu và xu hướng mới nhất của thị trường. Các nhà quản lý trong mô hình chuỗi nhanh phải thường xuyên nghiên cứu phân tích thị trường, xu hướng tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh. Nhằm kịp thời đưa sản phẩm ra ngoài thị trường kịp thời. 

Mô hình này mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

- Tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh nhờ đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

- Tiết kiệm được chi phí lưu kho và hạn chế hàng tồn kho.

- Lợi nhuận cao

Mô hình chuỗi nhanh phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm thay đổi thường xuyên. Như đồ dùng thời trang, quần áo, giày dép, túi xách,...

3.3. Mô hình linh hoạt

Mô hình chuỗi linh hoạt chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm theo sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Theo đó, các nhà quản lý trong mô hình này phải tập trung vào việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Từ đây đưa ra kế hoạch sản xuất phân phối kịp thời và tạm dừng sản xuất đúng lúc. 

- Mô hình này mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

- Tạo lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nhờ đáp ứng đúng lúc các nhu cầu của khách hàng.

- Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động ổn định ngay cả khi thị trường có sự thay đổi.

- Giảm thiểu chi phí tồn kho, lưu kho sản phẩm. 

Mô hình Supply chain này phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa theo mùa như bánh kẹo tết, bánh trung thu,... 

4. Sự khác nhau giữa Supply Chain và Logistics

Trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp không chỉ bao gồm sản xuất, nhà cung cấp mà các đơn vị trung gian như nhà bán lẻ, kho vận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Đó chính là Logistics. Từ đó có thể thấy, Logistics là một phần không thể thiếu khi quản lý chuỗi cung ứng.

- Nếu như chuỗi cung ứng Supple Chain là mạng lưới liên kết giữa các công ty làm việc cùng nhau thì Logistics là hoạt động trong phạm vi của một tổ chức nhất định.

- Nếu như chuỗi cung ứng Supple Chain bao gồm cả hoạt động của Logistics thì Logistics chỉ bao gồm một số nhiệm vụ chính như thu mua, phân phối và quản lý hàng tồn kho.

- Phạm vi hoạt động của Logistics chỉ nằm trong phạm vi doanh nghiệp còn Supply Chain là trong và ngoài doanh nghiệp. 

- Mức độ ảnh hưởng của Logistics thường ngắn hạn còn chuỗi cung ứng có tầm ảnh hưởng dài hạn đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. 

- Mục tiêu của Logictics là giảm chi phí vận chuyển nhưng tăng chất lượng dịch vụ thì mục tiêu của chuỗi cung ứng Supply Chain SCM là đặt mục tiêu giảm được chi phí trên toàn quá trình phân phối. 

Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm QR code để ứng dụng trong thanh toán nhanh chóng và hiệu quả trong kinh doanh.

5. Các vị trí công việc trong Supply Chain

Supply Chain bao gồm nhiều vị trí công việc khác nhau, ví dụ: người cung ứng, người chế tạo và sản xuất, người mua hàng,... Cụ thể các vị trí công việc này như sau:

5.1. Người lập kế hoạch chuỗi cung ứng

Lập kế hoạch là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chuỗi cung ứng. Lập kế hoạch bao gồm các khía cạnh như sau: Lập kế hoạch chuỗi cung ứng, lập kế hoạch nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch năng lực, người lập kế hoạch nguồn lực hậu cần. 

5.2. Người chế tạo và sản xuất

Chế tạo và sản xuất là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng. Nhiệm vụ chính của những người này là đảm bảo quy trình sản xuất và vận hành sản phẩm diễn ra trơn tru, hiệu quả và nhanh chóng. Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo và sản xuất, bạn có thể chuyển sang vị trí cung ứng với các công việc như: điều hành sản xuất, vận hành bảo trì, kỹ sư, quản lý thu mua, giám đốc kho sản xuất.

5.3. Tìm nguồn cung ứng và mua hàng

Công việc chính của những người tìm nguồn cung ứng là tìm hiểu cách thức bán hàng, dịch vụ và quản lý hàng tồn kho. Ngoài ra, những người đảm nhận vị trí này còn phải tham gia vào việc xây dựng các thỏa thuận hợp đồng với các nhà cung cấp, nhà bán lẻ và tiến hành các cuộc đàm phán thương mại liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. 

5.4. Hậu cần và vận tải

Hậu cần và vận tải liên quan đến quá trình di chuyển và bảo quản hàng hóa, sản phẩm hoặc thông tin.

Một số công việc trong lĩnh vực hậu cần và vận tải bao gồm: Quản trị viên hậu cần, quản lý vận tải, quản lý vận chuyển, quản trị viên kho, thủ kho, quản lý kho, giám đốc hậu cần, quản trị viên giao thông vận tải. 

Ngoài ra, còn còn rất nhiều vị trí khác trong chuỗi cung ứng, bao gồm:

- Supply Chain Solution Design Analyst - Nhà phân tích thiết kế giải pháp chuỗi cung ứng

- Supply Chain Finance Management - Quản lý tài chính chuỗi cung ứng

- Supply Chain IT - Quản lý công nghệ cho chuỗi cung ứng

- Supply Chain Consulting Project Management - Quản lý dự án

- Supply Chain Consulting - Tư vấn chuỗi cung ứng. 

6. Các hoạt động trong Supply chain

Trong chuỗi cung ứng (Supply chain) sẽ là tổng hợp các hoạt động liên kết bắt đầu từ việc tìm kiếm nguyên vật liệu tho cho đến vận chuyển thành phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Cụ thể hơn Supply chain bao gồm các nhóm hoạt động chính sau đây:

6.1. Hoạch định kế hoạch

Việc hoạch định kế hoạch tổ chức các hoạt động vận hành chi tiết là công việc đầu tiên và quan trọng hàng đầu trong Supply chain. Theo đó, việc hoạch định kế hoạch trong Supply chain sẽ gồm 3 hoạt động chính yếu là:

- Dự báo nhu cầu thị trường: Trước hết, doanh nghiệp cần tìm hiểu nghiên cứu thị trường, nhằm xác định nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng mục tiêu. Từ các dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch sản xuất - kinh doanh phù hợp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các thiệt hại, rủi ro do hàng tồn kho quá mức gây ra. 

- Định giá sản phẩm: Một khi doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược giá hợp lý sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy để đảm bảo lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp thì các nhà quản trị cần nghiên cứu kỹ thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu và độ khan hiếm của sản phẩm để đưa ra mức giá phù hợp nhất.

- Quản lý hàng lưu kho: Một ưu tiên hàng đầu trong Supply chain là hạn chế chi phí lưu kho xuống mức thấp nhất có thể để tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và tạo nên sức mạnh cạnh tranh giá thành sản phẩm xuất xưởng. 

6.2. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu, nguồn hàng

Đây là hoạt động thu mua nguyên liệu đầu vào. Trong hoạt động này, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm và lựa chọn những nguồn hàng chất lượng, giá tốt. Đồng thời nhà cung cấp cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, tiêu chí do doanh nghiệp đặt ra. Như nguồn nguyên liệu ổn định, dồi dào, cung cấp nguyên liệu nhanh,... 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có kế hoạch tìm kiếm nguồn hàng dự phòng. Nhằm tránh các rủi ro do nhà cung cấp không đáp ứng kịp thời nguồn nguyên liệu đầu vào làm gián đoạn quá trình sản xuất. 

6.3. Sản xuất

Sản xuất là hoạt động quan trọng nhất trong Supply chain. Hoạt động này ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp rất chú trọng đến việc thiết kế sản phẩm sao cho mẫu mã, đặc tính, công năng của sản phẩm mang lại sự hài lòng nhất với khách hàng. Đồng thời, quy trình sản xuất sản phẩm cũng phải đảm bảo tính khoa học nhằm tối ưu hiệu quả sản xuất. 

6.4. Phân phối

Trong hoạt động phân phối doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc như:

- Quản lý chặt chẽ về chất lượng, số lượng, thời gian và địa điểm phân phối sản phẩm. Nhằm đảm bảo sản phẩm được phân bố đến người tiêu dùng nhanh chóng và tiện lợi nhất.

- Quản lý hiệu quả việc giao hàng: bao gồm các hoạt động lên lịch giao hàng, vận chuyển đến người tiêu dùng cuối cùng. Nhằm đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng không bị hư hỏng, thiếu mất. 

- Quản lý đơn hàng: nhằm đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng thời gian và đúng chất lượng cam kết. Trong trường hợp đơn hàng bị thiếu hoặc các sản phẩm hư hỏng do lỗi nhà sản xuất, do vận chuyển phải được bổ sung, thay thế. 

7. Một số câu hỏi thường gặp về Supply chain

Dưới đây là một số hỏi đáp giúp bạn hiểu rõ hơn về Supply chain, hãy tham khảo ngay để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé:

7.1. Cơ hội của ngành Supply chain?

Hiện nay, ngành Supply chain tại Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển nhờ vào nhiều yếu tố. Điển hình như:

- Việt Nam có vị trí giao thông giao thương thuận lợi trong khu vực Đông Nam Á.

- Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển.

- Việt Nam đã và đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới trong nhiều lĩnh vực.

- Thị trường xuất khẩu rộng mở nhờ Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh,... 

7.2. Học gì để làm trong ngành Supply chain?

Để tham gia vào ngành Supply chain, các bạn sinh viên có thể tham gia một số ngành học như:

- Thương mại Quốc Tế

- Logistics

- Quản trị doanh nghiệp.

- Quản lý chuỗi cung ứng.

- Quan hệ quốc tế 

7.3. Mức lương của ngành Supply Chain

Mức lương của ngành Supply chain tùy thuộc vào năng lực và vị trí cụ thể khi bạn làm việc tại doanh nghiệp. Mức lương có thể giao động từ 8-20 triệu đồng/tháng hoặc hơn. 

7.4. Thách thức, khó khăn mà ngành Supply chain phải đối mặt?

Bên cạnh những cơ hội, ngành Supply chain còn phải đối mặt với nhiều thách thức như:

- Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ: Các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật và ứng dụng công nghệ mới nhằm tăng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. 

- Nhu cầu khách hàng thay đổi liên tục: Xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày càng thay đổi nhanh, ngày càng có nhiều yêu cầu linh hoạt hơn và thời gian đáp ứng ngày càng ngắn hơn. Do đó, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng đưa ra giải pháp mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

- Sự thay đổi liên tục của thị trường: Thị trường ngày càng có nhiều chuyển biến phức tạp, xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày càng cao. Do đó, doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực để đáp ứng sự kỳ vọng của khách hàng, thị trường. Như vậy mới có thể đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường.

- Độ phức tạp của hệ thống chuỗi cung ứng trên thị trường ngày càng tăng: Điều này thể hiện ở nhiều bên tham gia vào hoạt động cung ứng như nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng. Sự thay đổi của mỗi bên đều tạo nên sự biến động cho Supply chain. Để đảm bảo hoạt động ổn định, các nhà quản lý supply chain phải đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả của các hoạt động.

Nguồn nhân lực đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn để làm việc trong ngành Supply chain còn thiếu.

8. Kết luận

Như vậy, UNICA đã giới thiệu đến các bạn khái niệm về Supply Chain là gì cũng như những vấn đề cơ bản xung quanh chuỗi cung ứng. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho mọi người!

[Tổng số: 1 Trung bình: 2]

Tags: