Kinh Doanh
33 ý tưởng kinh doanh quán cafe độc lạ nhất Việt Nam
Ý tưởng kinh doanh quán cafe là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công khi kinh doanh loại hình này. Một ý tưởng kinh doanh độc đáo, mới lạ sẽ thu hút được khách hàng đến với quán của bạn. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ gợi ý cho bạn những ý tưởng “độc nhất vô nhị” khi kinh doanh quán cafe.
Quán cafe thú cưng
Một trong những ý tưởng kinh doanh thu hút được rất nhiều giới trẻ đến với quán cafe của bạn đó chính là quán cafe thú cưng. Ý tưởng kinh doanh cafe thú cưng này khiến cho giới trẻ phát cuồng. Với mô hình kinh doanh này, quán của bạn sẽ được khuấy động bởi sự tinh nghịch của động vật, cũng như những hành động yêu mến của khách hàng dành cho chúng.
Điểm đặc biệt của hình thức kinh doanh này là vừa được nhâm nhi đồ uống, vừa được chơi đùa với thú cưng. Do đó, hãy sở hữu nhiều thú cưng để thu hút được nhiều thực khách đến. Đây là một trong những ý tưởng kinh doanh quán cafe độc đáo, thu hút được rất nhiều khách hàng tiềm năng.
Quán cafe thú cưng là ý tưởng kinh doanh thu hút được rất nhiều giới trẻ
Quán cafe sách
Cafe sách thích hợp với những bạn trẻ yêu sách và lan truyền văn hóa đọc đến mọi người. Bạn có thể dùng chính tủ sách của mình để trang trí cho quán và thiết kế thêm nhiều không gian đọc với view thoáng mát. Đây chính là địa điểm khiến mọi người dừng chân để nhâm nhi tách cafe nóng, vừa đắm mình trong không gian đầy màu sắc của những cuốn sách.
Ý tưởng kinh doanh quán cafe sống ảo
Trước trào lưu “sống ảo” trên mạng xã hội, hàng loạt quán cafe đã trang trí, thiết kế những khoảng trống thành góc chụp ảnh. Với mô hình kinh doanh quán cafe này, thực khách thường “ghé thăm” quán cafe để chụp ảnh với bạn bè, người yêu, người thân rồi đăng tải lên Facebook.
Chính vì vậy, để thu hút được khách hàng, chủ kinh doanh thường trang trí theo phong cách khác nhau. Có thể mang xu hướng của thiên nhiên với rất nhiều cây xanh và hoa tươi mát, cũng có thể theo xu hướng thời xưa với lối thiết kế mộc mạc giản dị nhất. Không gian quán chính là góc chụp ảnh “thần thánh” lôi cuốn được thực khách.
Ý tưởng kinh doanh quán cafe sống ảo được rất nhiều người yêu thích
Quán cafe chiêm tinh
Quán cafe chiêm tinh là một trong những ý tưởng kinh doanh quán cafe mới lạ. Hiện nay, các bạn trẻ rất thích làm bài trắc nghiệm nhanh để khám phá tính cách. Do đó, nhiều bạn trẻ đã mạnh dạn mở quán cafe Tarot để khởi nghiệp. Bài Tarot không giống như các kiểu bói toán khác, nó là sự kết hợp một chút giữa yếu tố tâm linh và kiến thức về tâm lý con người, chiêm tinh học.
Tarot chỉ đưa ra những lời khuyên, đồng thời lắng nghe chia sẻ, gỡ rối tâm lý cho khách hàng. Chính vì thế, ý tưởng kinh doanh này đòi hỏi bạn phải là người biết nắm bắt tâm lý, tinh tế và biết lắng nghe để chia sẻ được với những nỗi bận tâm của khách hàng.
Quán cafe nhạc sống
Sau ngày dài làm việc mệt mỏi còn gì tuyệt vời hơn khi được nhâm nhi ly cafe và thưởng thức những bản nhạc du dương bên cạnh bạn bè và người thân. Cafe nhạc sống là ý tưởng kinh doanh độc đáo được nhiều người ưa chuộng và ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
Nếu áp dụng ý tưởng kinh doanh cafe nhạc sống thì bạn cần tạo ra sự khác biệt. Sự khác biệt có thể từ đồ uống hoặc view đẹp. Nhạc sống là điểm độc đáo của quán cafe nên bạn hãy chọn một ban nhạc chính và thỉnh thoảng thay đổi bằng cách mời ca sĩ nổi tiếng đến quán hát. Bên cạnh đó, quán cần có không gian cho chính khách hàng yêu âm nhạc có thể tự thể hiện trước những khách hàng khác.
>> Ý tưởng kinh doanh quán cafe bóng đá hiệu quả không ngờ
Quán cafe xe bus
Ý tưởng kinh doanh quán cafe xe bus là một ý tưởng không tồi chút nào. Từ một chiếc xe bus cũ đã tháo bỏ động cơ, bạn có thể tận dụng để mở quán cafe. Đây chính là ý tưởng kinh doanh khiến giới trẻ không thể chối từ. Bạn có thể thiết kế nội thất theo sở thích và cá tính riêng của mình. Mô hình này hiện đã có nhiều tại các nước Châu u và Nhật Bản, nhưng ở Việt Nam nó còn khá mới lạ. Điều này sẽ thu hút được sự quan tâm của các bạn trẻ.
Từ một chiếc xe bus cũ đã tháo bỏ động cơ, bạn có thể tận dụng để mở quán cafe
Quán cafe container
Ý tưởng mở quán cafe container sẽ thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Với ý tưởng này bạn sẽ rút ngắn được được thời gian thi công, chi phí rẻ và dễ dàng thay đổi, có thể di chuyển đến một địa điểm khác. Thay vì phải đầu tư vào một mặt bằng cố định, bạn có thể đầu tư vào container sau đó decor lại thành một cửa hàng cafe với đầy đủ tiện nghi như một địa điểm cố định.
Cafe anime
Đây có thể nói là 1 mô hình kinh doanh cafe kết hợp 2 trong 1. Vừa có thể kinh doanh đồ uống phục vụ khách hàng, bạn vừa có thể trao đổi sở thích anime cùng với những vị khách của mình.
Các quán cafe anime thường được các tín đồ yêu thích anime thường xuyên ghé tới không chỉ vì cách bày trí tại quán mà nơi đây còn phù hợp để tổ chức các buổi offline fan anime chẳng hạn.
Đến với những quán cafe anime bạn không chỉ được thưởng thức những thức uống làm từ cafe thơm ngon mà còn xem những bộ phim Anime hấp dẫn.
Ý tưởng cafe nến
Đây là ý tưởng mới khá hay, khi đến đây mọi người bước vào không gian quán ánh sáng của những ngọn nến không có sự xuất hiện của ánh đèn. Khôn gian quán như vậy rất thích hợp cho những cuộc hẹn hò riêng tư của những cặp đôi, không gian lãng mạn
Trong bài viết trên, UNICA đã gợi ý cho bạn những ý tưởng kinh doanh quán cafe độc đáo thu hút thực khách. Có rất nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau, mối ý tưởng sẽ có những nét đặc trưng riêng, mong rằng bạn sẽ tìm được ý tưởng phù hợp với bản thân nhất để bắt tay vào kinh doanh quán cafe cho riêng mình.
>> Bạn có biết mô hình kinh doanh quán cafe kết hợp?
>> Bí quyết lập kế hoạch kinh doanh quán cafe hiệu quả từ A - Z
06/12/2019
474 Lượt xem
Mô hình kinh doanh hệ thống là gì? Lợi ích và cách xây dựng mô hình tối ưu
Bạn đang và sẽ khởi nghiệp đều cần tìm cho mình một mô hình kinh doanh hệ thống để có thể điều hành hoạt động bán hàng một cách hiệu quả. Mô hình kinh doanh giống như một kim chỉ nam giúp công ty bạn đi đúng hướng. Nếu bạn vẫn chưa biết được mô hình doanh nào là hợp lý thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của UNICA ngay nhé!
Mô hình kinh doanh hệ thống là gì?
Mô hình kinh doanh nếu hiểu đơn giản thì nó là một mô hình tổng quan được sắp xếp các kế hoạch phát triển tổ chức, công ty của bạn trong tương lai. Tuy nhiên, có người lại đánh giá rằng mô hình kinh doanh giống như một bản kế hoạch giúp doanh nghiệp có thể tăng doanh thu và lợi nhuận.
>>> Xem ngay: 12 mẹo kinh doanh giúp tăng doanh số 5-10 lần
Hệ thống kinh doanh là gì? Tìm hiểu về mô hình kinh doanh trước khi khởi nghiệp
Nhưng dù hiểu theo cách nào, thì nó là một mô hình giúp cho doanh nghiệp bạn phát triển, có doanh thu và kiếm tiền thành công.
Lợi ích của mô hình kinh doanh hệ thống mang lại
Hiểu được bán hàng hệ thống là gì, vậy tại sao bạn nên lựa chọn mô hình kinh doanh này.
- Tăng doanh thu: kinh doanh theo hệ thống phát triển, quy trình tổ chức chặt chè là nền tảng làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp
- Những vấn đề của khách hàng được giải quyết nhanh chóng: việc kinh doanh hệ thống, theo tổ chức giúp bạn phân tích và đo lường được chính xác các mong muốn của khách hàng từ đó việc kiểm tra, so sáng và đánh giá cũng dễ dàng hơn.
- Mang lại hiệu quả nhất quán: kinh doanh theo hệ thống giúp việc khắc phục và sửa lỗi khi có vấn đề xảy ra một cách dễ dàng
- Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển: mục tiêu của hệ thống là sự đoàn kết và phát triển bền vững, đây là cơ hội để các nhân viên phát triển giúp họ hoàn thành công việc hiệu quả và nhanh chóng.
- Tăng lợi nhuận, giảm chi phí tối đa: Khi triển khai một mô hình kinh doanh hợp lý sẽ giúp giảm các chi phí cần thiết. Tuy nhiên, khi cắt giảm chi phí cần lưu ý đến chất lượng. Khi chi phí bị cắt giảm thường các doanh nghiệp sẽ không trú trọng đến chất lượng. Khiến chất lượng bị giảm sút.
- Tạo ra một hệ sinh thái bền vững: kinh doanh theo hệ thống tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển một hệ sinh thái bền vững và có thể giúp tổ chức mở rộng lợi thế cạnh tranh. Các doanh nghiệp sẽ có được cách giải quyết các vấn đề nhanh chóng và đổi mới cách thức sao cho phù hợp và chuyên nghiệp.
4 mô hình kinh doanh hệ thống thành công với chi phí 0 đồng
Mô hình kinh doanh Kim tự tháp
Kim tự tháp là mô hình mà phần lớn các công ty lựa chọn để liên kết thành viên với người bán nhằm mục đích tăng doanh thu. Mục đích của mô hình này là công ty sẽ ngồi trên đỉnh của tháp và khiến dòng tiền doanh thu chảy ngược lên phía mình.
Mô hình này cực kỳ hữu ích cho những ai kinh doanh mà chưa có vốn hoặc vốn ít bởi vì nó cần ít vốn mà lãi sinh ra thì nhiều. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chia lợi nhuận phần trăm hoa hồng cho người bán hàng. Ưu điểm của mô hình này không cần quá nhiều đội ngũ nhân viên hỗ trợ bán hàng vì mô hình này thường sử dụng người sẵn sàng “bất chấp mọi thứ” để có thể bán hàng.
Tuy nhiên, mô hình kinh doanh hệ thống này thường bị biến tấu theo kiểu bán hàng đa cấp, vì vậy Hiệp hội bán hàng trực tiếp của Mỹ đã xây dựng bộ quy tắc đạo đức và áp dụng trên toàn thế giới cấm người sử dụng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản…
Mô hình chia sẻ quyền sở hữu
Mô hình này được gọi là mô hình Access Over Ownership. Nó phù hợp cho những ai sống ở thành phố phát triển mà không có một chiếc ô tô hay phương tiện nào nhưng thường xuyên phải đi lại hay sử dụng các dịch vụ thuê ngoài.
Mô hình này đang dẫn đầu thị trường hiện nay và đã có hơn 2 triệu người đăng ký. Hiểu đơn giản, nó là mô hình mà Zipcar sử dụng để chia sẻ ô tô. Nó là dịch vụ cho thuê sản phẩm, dịch vụ nào đó theo giờ, theo ngày mà người thuê có quyền sử dụng.
Sàn giao dịch thương mại điện tử
The Marketplace Model là loại hình kinh doanh online được khá nhiều người sử dụng. Mô hình kinh doanh hệ thống này có eBay là đại diện tiêu biểu. Mô hình giúp cho người bán và người mua có những cơ hội tiếp cận dễ dàng và an toàn trên nền tảng của sàn thương mại điện tử có sẵn.
Mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử
Theo một lý giải của tờ báo Kinh tế quốc gia Mỹ, người dùng Internet ngày càng thích việc mua sắm online trên các trang điện tử thương mại thay vì đến tận nơi chọn hàng.
Mô hình kinh doanh miễn phí
Nếu bạn là người đam mê công nghệ hoặc Internet thì dễ dàng bắt gặp mô hình này được nhiều doanh nghiệp áp dụng, có thể kể tên những ông lớn như Google (Tham khảo khóa học Google Ads), Facebook. Dù là miễn phí nhưng nó mang lại hiệu quả “giật mình” cho nhiều người. Facebook và Google là những công ty sử dụng mô hình kinh doanh hệ thống miễn phí có giá trị thị phần lớn nhất thế giới. Bạn có thể sử dụng kênh Youtube, Facebook và một số mạng xã hội khác và phát triển Livestream. Cùng Unica học Livestream bán hàng để nâng cao kỹ năng nhé!
Mô hình này không mất một đồng phí nào nhưng phải có ít nhất một phân khúc khách hàng đông đảo có thể hưởng lợi từ một sản phẩm/dịch vụ liên tục.
Khởi nghiệp thành công từ con số 0 bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học hướng dẫn bạn quy trình khởi nghiệp, cách thành lập một kế hoạch khởi nghiệp hoàn hảo. Cách huy động vốn hiệu quả và những chiến lược marketing tốt nhất hiện nay.
[course_id:363,theme:course]
[course_id:837,theme:course]
[course_id:235,theme:course]
Cách xây dựng mô hình kinh doanh hệ thống
Phân tích mô hình kinh doanh hệ thống
Cần xác định mục tiêu, chiến lược và quy trình để đạt được chúng trong doanh nghiệp
- Đáp ứng những mong muốn cũng như giải quyết những vấn đề mà khách hàng gặp phải
- Dựa trên chiến lược tập trung, an toàn và nhanh gọn
- Cần nâng cao và cải tiến kiểm soát, vận chuyển, quảng cáo và các mối quan hệ với đối khác, khách hàng mới và khách hàng cũ
- Giảm bớt chi phí không cần thiết và nâng cao hiệu quả thực hiện các bước trong doanh nghiệp
- Thông tin được cập nhật thường xuyên, liên tục
- Giấy tờ, danh mục được quản lý tốt và đơn giản hóa các bước đặt hàng của khách hàng
Triển khai mô hình kinh doanh hệ thống
Thông thường, trong mô hình kinh doanh hệ thống sẽ có khoảng 40 - 60 quy trình, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào từng doanh nghiệp khac nhau sẽ có quy trình khác nhau
- Quy trình tuyển dụng
- Quy trình Marketing
- Quy trình đào tạo
- Quy trình chăm sóc khách hàng
- Quy trình xử lý từ chối, khủng hoảng
Tuy nhiên, nếu công ty bạn lớn, có nhiều nhân viên thì việc bạn mở một văn phòng là điều cần thiết. Bởi vì những mô hình kinh doanh hệ thống mà UNICA giới thiệu chủ yếu dùng cho việc bán hàng online. Bạn hãy cố gắng tưởng tượng ra mô hình và áp dụng kiến thức từ các khóa học kinh doanh để xây dựng cho mình hệ thống kinh doanh thành công.
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Xây dựng hệ thống kinh doanh cho Boss"
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
06/12/2019
7481 Lượt xem
10 khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm và cách khắc phục tránh mất tiền
Kinh doanh mỹ phẩm là một ngành nghề hấp dẫn và tiềm năng hiện nay. Lý do là bởi mỹ phẩm phục vụ nhu cầu làm đẹp, chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, giới trẻ, người có thu nhập cao. Tuy nhiên, kinh doanh mỹ phẩm cũng không phải là một con đường trải đầy hoa hồng, mà nó tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó khăn, thách thức, cạnh tranh… Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới 10 khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm và cách khắc phục để tránh mất tiền oan.
Khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm
Những khó khăn bạn có thể phải đối mặt khi kinh doanh mỹ phẩm đó là độ cạnh tranh gay gắt, rủi ro về chất lượng, định giá sai, tỷ lệ chốt thấp, bị khách đánh giá thấp,... Từng khó khăn cụ thể như sau:
1. Mức độ cạnh tranh thị trường gay gắt
Mức độ cạnh tranh thị trường gay gắt là khó khăn chung mà bất cứ ai khi mới học cách kinh doanh mỹ phẩm đều gặp phải. Bởi có rất nhiều cửa hàng, shop, website, fanpage… kinh doanh mỹ phẩm cùng một thị trường và đối tượng khách hàng.
Nếu bạn không có sự khác biệt, độc đáo, đẳng cấp, uy tín về sản phẩm, dịch vụ, giá cả, chất lượng, thương hiệu,… bạn sẽ rất khó có thể thu hút và giữ chân khách hàng, cũng như đối phó với sự cạnh tranh của các đối thủ.
Mức độ cạnh tranh thị trường gay gắt là khó khăn chung của ngành kinh doanh mỹ phẩm
2. Rủi ro khi kinh doanh mỹ phẩm từ chất lượng nguồn hàng
Một khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm khác là là rủi ro từ chất lượng nguồn hàng. Bởi mỹ phẩm là một loại sản phẩm trực tiếp tiếp xúc với da, tóc, cơ thể của người sử dụng nên yêu cầu về chất lượng, an toàn, hiệu quả… là rất cao.
Nếu bạn không kiểm tra kỹ lưỡng về nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng, chứng nhận, bảo hành,… của mỹ phẩm, bạn có thể mua phải những mỹ phẩm giả, kém chất lượng, không đúng với mô tả, hình ảnh, giá cả,… của nhà cung cấp. Điều này có thể dẫn tới những tác dụng phụ, dị ứng, kích ứng, viêm nhiễm,… cho người sử dụng. Hệ quả là bạn không chỉ phải bồi thường cho những khách này mà còn mất những khách khác khiến doanh thu và lợi nhuận sụt giảm.
3. Chiến lược định giá sai sản phẩm
Giá cả là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Sai lầm khi kinh doanh mỹ phẩm online và offline dễ mắc phải là định giá cao, bạn sẽ khó cạnh tranh với các đối thủ, khó thu hút khách hàng, khó bán được hàng. Còn nếu bạn định giá quá thấp, bạn sẽ khó bù đắp được chi phí đầu tư và vận hành, khó có được lợi nhuận, cũng như làm giảm giá trị, thương hiệu của sản phẩm. Vì vậy, bạn cần phải nghiên cứu, so sánh, phân tích về giá cả của thị trường, của đối thủ, của khách hàng, của sản phẩm,… để định giá một cách hợp lý, cạnh tranh và hấp dẫn. Bạn cũng có thể điều chỉnh chính sách giá kết hợp với các chương trình khuyến mãi để giảm thiểu mức độ cạnh tranh với các thương hiệu khác.
Định giá sản phẩm sai
4. Xác định sai nhu cầu khách hàng
Nhu cầu khách hàng là một yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự thành công của kinh doanh mỹ phẩm. Nếu bạn không hiểu rõ được nhu cầu, mong muốn, sở thích, hành vi, tâm lý khách hàng, bạn sẽ khó có thể cung cấp được những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, đáp ứng, làm hài lòng họ.
Ngoài ra, nhu cầu khách hàng cũng không phải là cố định mà sẽ thay đổi theo thời gian, xu hướng, mùa, sự kiện, ngày lễ,… Nếu bạn không cập nhật, đổi mới, cải tiến về sản phẩm, dịch vụ của mình, bạn sẽ rất dễ mất khách hàng.
5. Tỷ lệ chốt thấp, khách chỉ hỏi “dạo”
Một khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm nữa là tỷ lệ chốt thấp. Điều này xuất phát từ việc nhiều khách hàng chỉ hỏi về sản phẩm, dịch vụ, giá cả, chất lượng, thương hiệu,… nhưng không có ý định mua hàng hoặc mua hàng ở nơi khác.
Điều này làm mất thời gian, công sức, cũng như làm giảm doanh thu, lợi nhuận của bạn. Nguyên nhân của việc này có thể là do bạn không có sự khác biệt, độc đáo, uy tín,… về sản phẩm, dịch vụ, giá cả, chất lượng, thương hiệu,… của mình. Một nguyên nhân khác có thể vì bạn không có kỹ năng, thái độ, phương pháp, chiến lược,… để tư vấn, thuyết phục, kích thích, động viên… khách mua hàng.
Tỷ lệ khách hàng chốt thấp
6. Bị khách đánh giá thấp sản phẩm
Đánh giá của khách hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, sự tin tưởng, ưu tiên, trung thành,… của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ, cửa hàng của bạn. Rủi ro khi bán mỹ phẩm online và offline là bị đánh giá thấp. Nếu bị khách đánh giá thấp sản phẩm, bạn sẽ mất đi khách hàng, doanh thu, lợi nhuận, cũng như bị ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, động lực, niềm tin.
Nguyên nhân của việc này có thể là do bạn không đáp ứng được kỳ vọng, nhu cầu, sở thích của khách hàng hoặc do bạn không có cách xử lý, giải quyết, phản hồi, cải thiện,… khi có những phản ánh, khiếu nại, góp ý,… từ khách hàng.
7. Tỉ lệ khách hàng quay lại mua thấp
Khách hàng quay lại mua là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự bền vững, phát triển, mở rộng của kinh doanh mỹ phẩm. Nếu tỉ lệ khách hàng quay lại mua thấp, bạn sẽ mất đi nguồn doanh thu, lợi nhuận ổn định từ khách hàng cũ. Đồng thời, bạn sẽ phải tốn nhiều chi phí, công sức, thời gian để tìm kiếm, thu hút, chăm sóc khách hàng mới.
Tỉ lệ khách hàng quay lại mua thấp
Khởi nghiệp kinh doanh thành công bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học hướng dẫn bạn đường đi nước bước để tư duy tinh gọn trong kinh doanh. Và trang bị cho bạn những kiến thức và kỹ năng để chinh phục những thách thức trong quá trình kinh doanh của mình. Kinh doanh nhàn mà vẫn có hiệu quả cao.
[course_id:2311,theme:course]
[course_id:235,theme:course]
[course_id:443,theme:course]
8. Nguồn vốn hạn hẹp
Một trong những khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm là nguồn vốn hạn chế. Các sản phẩm mỹ phẩm thường đòi hỏi nhiều chi phí cho nghiên cứu, phát triển và quảng bá. Với nguồn vốn hạn hẹp, việc duy trì chất lượng sản phẩm và cạnh tranh trên thị trường trở nên khó khăn. Có thể xem xét các chiến lược tối ưu hóa nguồn vốn, đối tác cùng nhóm ngành hoặc tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài để giải quyết vấn đề này.
Mức vốn ít là khó khăn điển hình khi kinh doanh mỹ phẩm
>>> Xem ngay: Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?
9. Khó khăn trong việc quản lý, vận hành cửa hàng mỹ phẩm
Quản lý và vận hành một cửa hàng mỹ phẩm đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về sản phẩm, theo dõi xu hướng thị trường và kỹ năng quản lý nhân sự. Đối mặt với số lượng sản phẩm đa dạng, quảng cáo và giữ cho cửa hàng luôn mới mẻ và thu hút khách hàng là những thách thức khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể xem xét việc đào tạo nhân sự, sử dụng các công nghệ quản lý cửa hàng hiện đại và thường xuyên cập nhật kiến thức về ngành.
10. Truyền thông marketing, tiếp thị kém hiệu quả
Mỹ phẩm đòi hỏi một chiến lược truyền thông và tiếp thị mạnh mẽ để nổi bật giữa đám đông. Nếu chiến lược này kém hiệu quả, cửa hàng có thể gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.
Bạn cần xem xét lại chiến lược quảng cáo và tiếp thị, tận dụng mạng xã hội và truyền thông trực tuyến để tăng tương tác với khách hàng. Công cụ khuyến mãi và chiến lược giảm giá cũng có thể giúp tăng doanh số bán hàng và tạo sự quan tâm từ phía khách hàng.
Những khó khăn trên có thể được xử lý thông qua sự sáng tạo trong marketing, đào tạo chuyên sâu về mặt nhân sự và sự nhạy bén trong quản lý kinh doanh. Quan trọng là bạn cần liên tục đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh để thích ứng với sự biến động của thị trường mỹ phẩm.
Truyền thông kém hiệu quả
Kinh nghiệm giúp giảm khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm
Sau khi nêu ra 10 khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn 5 kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm giúp giảm khó khăn khi kinh doanh ngành hàng này. Chi tiết như sau:
1. Khảo sát, nắm bắt nhu cầu thị trường mỹ phẩm
Một kinh nghiệm quan trọng khi kinh doanh mỹ phẩm là khảo sát, nắm bắt nhu cầu thị trường mỹ phẩm. Bởi nhu cầu thị trường mỹ phẩm là một yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự thành công của kinh doanh mỹ phẩm.
Bạn cần phải nghiên cứu, khảo sát, phân tích về thị trường, đối thủ, khách hàng, xu hướng, cơ hội, thách thức,… của lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm. Việc này sẽ giúp bạn có thể xác định được nhu cầu, mong muốn, sở thích, hành vi, tâm lý,… của khách hàng. Điều này cũng giúp định hướng, lựa chọn, đổi mới, cải tiến về sản phẩm, dịch vụ, giá cả, chất lượng, thương hiệu,… để phù hợp và vượt trội hơn trong thị trường.
Khảo sát, nắm bắt nhu cầu thị trường mỹ phẩm
2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm
Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm là một công cụ quan trọng giúp bạn định hướng, lên kế hoạch, thực hiện, kiểm soát, đo lường, phản hồi, cải thiện,… các hoạt động kinh doanh mỹ phẩm của mình.
Bạn cần phải xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm một cách chi tiết, rõ ràng, hợp lý, khả thi, linh hoạt,… về các mặt như tình hình hiện tại, mục tiêu, chiến lược, phương pháp, nguồn lực, kinh phí, thời gian, kết quả, rủi ro, giải pháp… của kinh doanh mỹ phẩm của mình.
3. Tìm nguồn hàng mỹ phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng
Nguồn hàng mỹ phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn, hiệu quả,… của sản phẩm, dịch vụ, cũng như uy tín, thương hiệu, sự tin tưởng, ưu tiên, trung thành,… của khách hàng với cửa hàng.
Bạn cần phải tìm kiếm, lựa chọn, kiểm tra, thử nghiệm về nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng, chứng nhận, bảo hành,… của mỹ phẩm. Việc này để đảm bảo rằng bạn chỉ bán những mỹ phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng, phù hợp với loại da, tình trạng sức khỏe của khách hàng.
Hàng giả trong lĩnh vực mỹ phẩm ngày càng tràn lan khiến người kinh doanh đau đầu
>>> Xem ngay: Kinh doanh mỹ phẩm online lấy hàng ở đâu?
4. Đẩy mạnh hoạt động Marketing, truyền thông mỹ phẩm
Marketing, truyền thông mỹ phẩm là một công cụ quan trọng giúp bạn tăng cường nhận diện, quảng bá, tiếp cận, thu hút, chăm sóc, giữ chân khách hàng. Việc này cũng như tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần,… của kinh doanh mỹ phẩm của mình.
Bạn cần phải lên kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, đánh giá và cải thiện các hoạt động Marketing, truyền thông mỹ phẩm một cách hiệu quả, sáng tạo, đa dạng, phù hợp. Nhưng yếu tố bạn cần chú ý đó là nội dung, hình thức, kênh, phương tiện, thời điểm, đối tượng, mục tiêu, kết quả, chi phí khi thực hiện truyền thông.
5. Áp dụng công nghệ thay vì sổ sách truyền thống
Trong quá trình kinh doanh mỹ phẩm, bạn nên áp dụng công nghệ thay vì sổ sách truyền thống. Lý do là vì công nghệ là một yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao năng suất, hiệu quả, tiết kiệm và tính an toàn cho việc kinh doanh mỹ phẩm của mình.
Hãy tận dụng, ứng dụng, cập nhật, đổi mới các công nghệ, phần mềm, ứng dụng, thiết bị, máy móc vào quản lý, vận hành, bán hàng, kiểm kê, bảo mật, thanh toán, giao hàng, khách hàng, marketing, truyền thông,…
Áp dụng công nghệ vào quản lý bán hàng
Tổng kết
Kinh doanh mỹ phẩm là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn và tiềm năng hiện nay, nhưng cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro, cạnh tranh… Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn 10 khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm và 5 kinh nghiệm giúp giảm khó khăn khi kinh doanh mỹ phẩm, để bạn có thể kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả, có lãi, tránh mất tiền oan. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích và quyết định đúng đắn khi kinh doanh mỹ phẩm. Chúc bạn thành công và có lãi trong kinh doanh. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của tôi.
06/12/2019
5493 Lượt xem
Kinh doanh trà sữa nhượng quyền hốt bạc từ A đến Z
Trong thời gian gần đây, hình thức kinh doanh trà sữa nhượng quyền đang trở thành một cơn sốt trong giới kinh doanh. Hình thức này được xem là bước nhảy vọt trong việc xây dựng thương hiệu. Vậy, kinh doanh trà sữa theo hình thức nhượng quyền là gì? Có những thương hiệu trà sữa nào thích hợp để nhượng quyền? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Kinh doanh trà sữa nhượng quyền là gì?
Kinh doanh nhượng quyền trà sữa là một mô hình mà các đại lý muốn bán trà sữa đã có thương hiệu trên thị trường cho một đại lý khác. Như vậy, đại lý mới sẽ tiếp nhận và trực tiếp quản lý các hạng mục kinh doanh, doanh thu hàng tháng, chương trình khuyến mãi… Còn đại lý chủ quản thì chỉ giám sát dịch vụ và chất lượng sản phẩm.
Kinh doanh trà sữa nhượng quyền là hình thức các đại lý bán trà sữa đã có thương hiệu cho một đại lý khác. Thương hiệu: Royaltea
Với tính chất này, việc kinh doanh trà sữa theo hình thức nhượng quyền sẽ rất thích hợp với những người muốn kinh doanh, nhưng lại “ngại” việc xây dựng thương hiệu và không đủ chi phí để đầu tư. Thực tế cho thấy, các chuỗi trà sữa nổi tiếng ngày càng mọc lên như nấm, và việc xây dựng một thương hiệu mới sẽ rất khó để cạnh tranh và gặt hái được thành công. Do đó, kinh doanh trà sữa nhượng quyền thực sự là lựa chọn thông minh cho những ai mới học kinh doanh.
Ưu - nhược điểm của kinh doanh trà sữa nhượng quyền
Ưu điểm
Chi phí mở quán: được thương hiệu hỗ trợ tư vấn cách chọn địa chỉ, cơ sở vật chất như thiết bị pha chế, thiết kế không gian quán, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, quảng cáo quán đến khách hàng, chuyển giao công nghệ và công thức pha chế.
Sản phẩm và quy trình phục vụ: Đã được chuẩn hóa, đảm bảo duy trì thực hiện theo các quy trình có sẵn.
Chi phí xây dựng tên tuổi: Thấp hơn so với việc tự xây dựng thương hiệu trà sữa đến khi có danh tiếng.
Lợi nhuận: Có thể có lợi nhuận ngay vì thương hiệu đã được nhiều khách hàng biết đến, yêu thích và sử dụng. Bạn cũng sẽ ít gặp phải rủi ro như khi tự kinh doanh thương hiệu trà sữa riêng.
>>> Xem ngay: Có nên kinh doanh trà sữa trong thời điểm này hay không?
Nhược điểm
Trong quá trình kinh doanh: với hình thức kinh doanh trà sữa nhượng quyền bạn cần kinh doanh dựa trên những quy tắc, khôn khổ nhất định và làm đúng cam kết với thương hiệu nên điều này vô tình làm hạn chế khả năng sáng tạo trong quá trình kinh doanh.
Thời gian sử dụng thương hiệu: Chỉ được sử dụng thương hiệu của họ trong một thời gian nhất định theo hợp đồng, nếu muốn kinh doanh thương hiệu tiếp bạn cần ký hợp đồng lại.
Rủi ro: Chủ quán có thể gặp phải những rủi ro do thương hiệu mang lại. Ví dụ như một trong những cửa hàng của thương hiệu bị dính phốt thì các cửa hàng còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng không hề nhẹ.
Đối thủ cạnh tranh: Nếu kinh doanh tốt, thương hiệu sẽ càng phát triển. Tuy nhiên, khi đó số người kinh doanh muốn nhượng quyền thương hiệu càng nhiều. Những người này có thể là đối thủ cạnh tranh của bạn trong tương lai.
Trà sữa là món ăn vặt được giới trẻ ưa thích nhất hiện nay. Nếu bạn đang muốn mở quán trà sữa, hãy tham gia ngay khóa học Làm trà sữa online của chúng tôi để tăng khả năng cạnh tranh với một menu khác biệt so với thị trường/ đối thủ cạnh tranh. Thông qua khóa học, bạn sẽ tự tin kinh doanh lĩnh vực cà phê/ trà sữa, mở quán mà không sợ bị lỗi thời hoặc lỗ vốn.
[course_id:1126,theme:course]
[course_id:866,theme:course]
[course_id:1006,theme:course]
Chương trình thực hiện
Nhiều người thường phân vân không biết chương trình thực hiện của hình thức kinh doanh các loại trà sữa nhượng quyền là như thế nào. Thực tế, có nhiều quy định khác nhau đối với hình thức kinh doanh này. Về cơ bản, đại lý kinh doanh trà sữa sẽ tiến hành soạn thảo một bản hợp đồng sao cho “đôi bên cùng có lợi”. Thông tin trong bản hợp đồng có thể bao gồm yếu tố quản lý, quy trình hoạt động và cả hoạt động thiết kế…
Các đại lý trà sữa cần cung cấp đầy đủ thông tin trong bản hợp đồng nhượng quyền. Thương hiệu Tocotoco
Và dù hợp đồng nhượng quyền trà sữa mang đi có được soạn thảo như thế nào đi nữa thì vẫn cần đảm bảo các yếu tố sau đây:
Chi phí nhượng quyền: Tối thiểu là 80 triệu đồng/3 năm và sẽ có sự thay đổi tùy theo từng khu vực khác nhau. Sau 3 năm, 2 bên sẽ quyết định có nên gia hạn hợp đồng hay không.
Phí giám sát: Tối đa là 2,5 triệu đồng/tháng và cũng thay đổi tùy theo từng khu vực.
Mặt tiền: Kinh doanh trà sữa nhượng quyền có mặt tiền tối thiểu là 4m và diện tích tối thiểu là 50m2. Để đảm bảo sự phát triển trong quá trình kinh doanh, nhà kinh doanh nên lựa chọn mặt tiền cho quán trà sữa ở những nơi có kinh tế phát triển, cư dân đông đúc.
Phí giám sát máy móc: Phí này cũng thay đổi tùy theo từng khu vực, trung bình sẽ mất khoảng 70 - 80 triệu đồng.
Điều khoản đào tạo: Để đảm bảo chất lượng thì công ty gốc sẽ tiến hành cử người đến địa điểm cụ thể đã được nhượng quyền để đào tạo cho đại lý. Đồng thời hỗ trợ đại lý các chạy thử, thực hiện chương trình khai trương. Thời gian hỗ trợ cho đại lý có thể diễn ra từ 12 - 15 ngày, có như vậy mới đảm bảo được tính chất lượng.
Kinh nghiệm mở quán trà sữa nhượng quyền
Tìm hiểu thị trường
Trong kinh doanh, việc tìm hiểu thị trường luôn được đặt lên hàng đầu trong các bảng kế hoạch bởi thực tế đây là yếu tố tất yếu trong mọi quá trình kinh doanh. Mức độ phủ sóng của các thương hiệu trà sữa trên thị trường Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại, đó là lý do mà việc nghiên cứu thị trường luôn là yếu tố vô cùng quan trọng để tìm hiểu về nhu cầu, xu hướng và thói quen của người tiêu dùng.
Nếu bạn đang trong giai đoạn tìm kiếm đối tác nhượng quyền thì đây là giai đoạn mà bạn không thể bỏ qua để ghi nhận những phải hồi, cơ hội phát triển cũng như sự phù hợp của mình với các thương hiệu. Không phải bỗng nhiên mà có những thương hiệu vẫn tồn tại và tăng trưởng đều nhưng lại có những thương hiệu không thể “chen chân” vào cuộc đua này dù đó không phải là những thương hiệu “vô danh” ở nước ngoài. Đó là lý do mà mọi người thường nói rằng kinh doanh thực sự là cuộc chiến của thị trường, người nắm chắc thị trường mình hướng đến sẽ là người chiến thắng.
Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh trà sữa nghĩa là bạn cần phải nghiên cứu tất cả mọi thứ liên quan đến thị trường trà sữa, về các đối thủ, về nhu cầu và xu hướng của khách hàng. Xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng mà mình hướng đến để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Mặc dù, khi bạn là một người nhận nhượng quyền kinh doanh nghĩa là bạn sẽ được chuyển giao toàn bộ công thức, công nghệ hay chiến lược bán hàng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ có thể hiểu rõ toàn bộ thị trường ở nơi bạn kinh doanh hay đối tượng mà bạn muốn hướng đến. Đó là lý do mà nghiên cứu thị trường luôn được xem là bước quyết định cho sự phát triển của một mô hình kinh doanh, đưa bạn đi đúng hướng và đạt hiệu quả tốt nhất.
Lựa chọn vị trí kinh doanh
Lựa chọn vị trí thực sự là một vấn đề vô cùng quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhận diện thương hiệu cũng như doanh thu bán hàng của bạn. Không phải bỗng nhiên mà các cửa hàng trà sữa thường được đặt gần các trường học, khu đông dân cư hay các quán ăn thường được mở gần các tòa nhà, công sở. Việc lựa chọn vị trí kinh doanh phù hợp thường đến từ việc nghiên cứu thị trường cũng như xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng.
Vị trí kinh doanh đắc địa
Khi đã lựa chọn được khu vực phù hợp việc bạn cần hết sức chú ý tiếp theo đó là việc cân nhắc đến chi phí thuê mặt bằng. Thông thường những chi phí này sẽ được nghiên cứu và tính toán rõ ràng khi lập kế hoạch kinh doanh, điều bạn cần làm đó là không để chi phí vượt quá nguồn vốn đặt ra ban đầu cũng như đảm bảo rằng bạn có thể gánh vác được nó trong thời kỳ đầu. Có một vấn đề bạn thực sự cần lưu ý khi lựa chọn địa điểm kinh doanh trà sữa nhượng quyền đó là chỗ để xe của khách hàng.
Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc thiết kế cửa hàng của bạn. Hầu hết các cửa hàng nhặc biệt, điều này có thể trở thành “thảm họa” vào những ngày diễn ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá hay khai trương cửa hàng, khiến bạn giảm đi một lượng lớn khách hàng cũng như không nhận được những phản hồi tích cực. Vì vậy, sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể xoay xở được một khu vực để xe ở trước, bên cạnh hoặc đối diện cửa hàng của mình để khách hàng có thể thoải mái cũng như an tâm khi trải nghiệm dịch vụ.ượng quyền kinh doanh trà sữa đều có sự tương đồng về thiết kế hay nội thất nhưng bạn hoàn toàn có thể cải biến nó để tạo nên điểm đặc biệt cho cửa hàng của mình.
Với nhu cầu “check in” của giới trẻ hiện nay, việc tạo cho mình một không gian độc đáo sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chinh phục khách hàng thành công đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng tiềm năng. Đó là lý do mà việc thiết kế phù hợp với các công trình, cảnh quan xung quanh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh của bạn. Ví dụ như mặt bằng kinh doanh của bạn có tầng thượng, bạn hoàn toàn có thể tạo nên một khu rooftop “chất lừ” hay những khung kính bao quanh để khách hàng có thể thoải mái ngắm cảnh đường phố, quang cảnh xung quanh,... Rõ ràng, việc lựa chọn vị trí kinh doanh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến độ nhận diện thương hiệu cũng như doanh thu kinh doanh của bạn.
Lựa chọn thương hiệu nhượng quyền kinh doanh trà sữa
Hãy bắt đầu bằng nguồn vốn của bạn, xác định rõ khả năng bạn chi trả cho mô hình nhượng quyền kinh doanh này là bao nhiêu để bắt đầu lựa chọn thương hiệu nhượng quyền phù hợp bởi hầu hết các thương hiệu nhượng quyền đều đã có một mức giá nhất định và chính sách rõ ràng cho hoạt động nhượng quyền này.
Lựa chọn sự độc đáo trong sản phẩm cũng là một cách giúp bạn có thể nổi bật lên trong cơn bão trà sữa này. Thực tế mà nói, giới trẻ thường có xu hướng muốn “thử” những điều mới thay vì trải nghiệm hàng loạt các hương vị giống nhau và đưa ra so sánh để lựa chọn thương hiệu nào ngon hơn. Đó là lý do mà việc lựa chọn thương hiệu là điều vô cùng quan trọng và điều bạn cần làm là lựa chọn sự phù hợp cũng như “mạo hiểm” khi cần thiết để có thể tạo nên sự nổi bật cho mô hình kinh doanh của mình cũng như “sống sót” trong cơn bão trà sữa này.
Có thể nói nhượng quyền thương hiệu trà sữa là một thế giới vô cùng hấp dẫn tại thị trường Việt Nam hiện nay. Lựa chọn hình thức kinh doanh này có thể xem là một bước đi an toàn và đảm bảo nhất cho nguồn thu cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro về tài chính cho bạn. Tuy nhiên, việc kinh doanh nhượng quyền cũng tương tự như một hình thức khởi nghiệp và bạn phải tự mình vận hành cũng như giám sát toàn bộ quá trình kinh doanh để đưa ra được một chiến lược thực sự phù hợp dựa trên sự tư vấn từ thương hiệu nhượng quyền.
Tuy nhiên, kinh doanh nhượng quyền không có nghĩa là bạn sẽ có thể “ngồi chơi” và kiếm tiền trên sức mạnh của thương hiệu, điều này hoàn toàn có thể khiến bạn “chết chìm” bất cứ lúc nào nếu bạn không thực sự nghiêm túc trong hoạt động kinh doanh của mình. Đó là lý do bạn cần có cái nhìn tổng quát nhất về mô hình tài chính của một doanh nghiệp, giúp bạn có thể triển khai kế hoạch tài chính, báo cáo để các phòng ban có thể vận hành, ngăn ngừa các rủi ro và đảm bảo tiến độ công việc từ đó tạo ra sự chuẩn bị và tìm kiếm giải pháp tài chính kinh doanh theo tháng, quý, năm, tạo bước đệm quan trọng trong việc bắt đầu và vận hành một mô hình nhượng quyền kinh doanh trà sữa.
Thương hiệu trà sữa nhượng quyền tốt nhất hiện nay
Hiện nay, có nhiều thương hiệu trà sữa nổi tiếng mà giới kinh doanh có thể áp dụng hình thức kinh doanh trà sữa nhượng quyền. Cụ thể như sau:
Trà sữa Tocotoco
Có thể khẳng định, trà sữa Tocotoco đang ngày càng “làm mưa làm gió” trên thị trường với vị trí thương hiệu top đầu. Tính đến thời điểm hiện tại, Tocotoco đã có hơn 200 quán trà sữa phủ khắp toàn quốc. Mức chi phí khi nhượng quyền trà sữa Tocotoco như sau:
Chi phí nhượng quyền dao động từ 160 - 300 triệu đồng/3 năm. Riêng khu vực Tp.HCM, Đà Nẵng, Huế, Hội An, Hải Phòng, Cần Thơ là 200 triệu đồng/3 năm, còn Hà Nội là 300 triệu đồng/năm.
Phí giám sát tư vấn: 30 triệu đồng/năm.
Chi phí nguyên liệu: 195 triệu cho đơn hàng đầu tiên (chưa bao gồm VAT).
Chi phí máy móc: 130 triệu.
Và các khoản chi phí khác.
>>> Xem ngay: Mô hình kinh doanh AirBnB có thật sự hiệu quả như lời đồn?
Trà sữa Alley
Alley được biết đến với thương hiệu trà sữa trân châu đường đen với hơn 50 quán trà sữa được mở trên khắp cả nước. Vì vậy, khi áp dụng hình thức nhượng quyền Alley, chắc chắn bạn có thể thu hồi vốn trong vòng 3 - 6 tháng. Tổng chi phí nhượng quyền đối với thương hiệu này khá cao, dao động từ 600 triệu - 1,2 tỷ đồng.
Khi nhượng quyền, Alley sẽ hỗ trợ đơn vị quản lý từ nguyên liệu, máy móc cho đến công thức pha chế. Đồng thời được tư vấn cách setup cửa hàng, đào tạo nhân sự, quản lý, hỗ trợ khai trương và xây dựng các chiến dịch Marketing.
Mức chi phí nhượng quyền đối với thương hiệu Alley sẽ rơi vào khoảng 600 - 1,2 tỷ đồng
Trà sữa Gongcha
Xuất hiện trên 18 quốc gia với hơn 1100 cửa hàng, Gong cha là thương hiệu trà sữa nổi tiếng toàn cầu. Do đó, kinh doanh theo hình thức nhượng quyền đối với mặt hàng trà sữa này sẽ giúp nhà kinh doanh thu hồi vốn nhanh. Mức chi phí nhượng quyền cụ thể như sau:
Chi phí mở quán trà sữa nhượng quyền về thương hiệu: 1 tỷ.
Tiền đảm bảo: 30% giá trị nhượng quyền thương hiệu.
Phí nguyên liệu: 900 triệu (chưa bao gồm phí vận chuyển).
Vốn dự phòng: 800 triệu.
Tổng chi phí: Khoảng 3 - 5 tỷ.
Kết luận
Bài viết trên đã chia sẻ cụ thể tất tần tật thông tin liên quan đến kinh doanh trà sữa nhượng quyền.
06/12/2019
3760 Lượt xem
6 cách chiêu sinh mầm non hiệu quả bạn nên biết
Hiện nay, tình trạng trường mầm non mở ra mà không có trẻ em theo học rất nhiều. Vì vậy, làm sao để chiêu sinh trẻ mầm non hiệu quả đang là vấn đề nóng hổi được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm. Nắm được cách chiêu sinh mầm non hiệu quả sẽ thu hút được nhiều phụ huynh tin tưởng cho con theo học tại trường mầm non của bạn. Nếu bạn đang đầu tư vào lĩnh vực này và chưa biết cách tuyển sinh sao cho hiệu quả thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Cách chiêu sinh mầm non hiệu quả
Sau khi đã mở trường mầm non xong, nhà đầu tư cần có phương pháp tuyển sinh phù hợp để làm sao thu hút được nhiều phụ huynh gửi con nhất. Sau đây Unica sẽ gợi ý cho bạn một số cách chiêu sinh trẻ mầm non hiệu quả, hãy tham khảo nhé.
1.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị
Các bậc phụ huynh thường cẩn trọng và khắt khe hơn khi lựa chọn địa điểm học cho con em của họ. Những trường mầm non được chọn thường là trường đạt tiêu chuẩn quốc tế, có cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tiện nghi, chương trình giảng dạy phù hợp với trẻ.
Đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị là cách chiêu sinh mầm non hiệu quả
Bên cạnh đó, việc thiết kế nội thất cũng rất quan trọng trong quá trình tuyển sinh mầm non. Một ngôi trường được thiết kế đẹp mắt, độc đáo và ấn tượng sẽ thu hút được sự chú ý của phụ huynh. Không những thế, thiết kế với những hình khối đa sắc màu sẽ giúp các bé hứng khởi khi đến trường.
1.2. Làm đồ chơi cho trẻ sáng tạo
Một cách chiêu sinh mầm non hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua đó là sáng tạo trong việc làm dụng cụ học tập và đồ chơi ngoài trời cho trẻ. Điều này sẽ mang đến sân chơi bổ ích, tạo điều kiện giúp trẻ hoạt động, phát triển và kích thích trẻ tích cực đến trường.
Khi sáng tạo đồ chơi cho các bé, không chỉ đòi hỏi tính thẩm mĩ, đồ bền đẹp, dễ sử dụng, mà còn phải đảm bảo an toàn. Bạn nên tận dụng những chất liệu có sẵn không chứa chất độc hại, có giá trị sử dụng lâu dài và mang tính giáo dục cao. Sáng tạo đồ chơi sẽ giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng, tăng khả năng vận động và giúp trẻ trở nên hoạt bát, dễ hòa nhập với bạn bè hơn.
1.3. Đào tạo đội ngũ giáo viên
Giáo viên mầm non đóng vai trò then chốt trong việc tuyển sinh. Một ngôi trường đáng tin cậy là ngôi trường có chất lượng giảng dạy tốt, giáo viên yêu thương và quan tâm trẻ. Chính vì vậy, khi khởi nghiệp mở trường mầm non dù là trường mầm non theo tiêu chuẩn quốc tế hay mô hình giữ trẻ tại nhà, thì đội ngũ giáo viên phải được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức và tâm huyết với nghề.
Một ngôi trường đáng tin cậy là ngôi trường có chất lượng giảng dạy tốt
1.4. Xây dựng chiến dịch Marketing o nline
Xây dựng chiến dịch Marketing online cùng với cách đăng bài tuyển sinh mầm non là cách chiêu sinh mầm non hiệu quả là kinh nghiệm mở trường mầm non hiện nay nhiều trường áp dụng. Phương pháp này sẽ giúp cho công tác tuyển sinh dễ dàng hơn. Việc quảng cáo trực tuyến sẽ thu hút được nhiều trẻ, thế nhưng nhiều trường mầm non thường bỏ qua bước đầu tư này.
Gợi ý một số cách xây dựng chiến klược Marketing online cho trẻ như sau:
- Truyền thông trên các trang mạng xã hội như: Facebook, TikTok,...
- Lập website cho trường để thu hút cũng như tạo sự tin tưởng cho phụ huynh.
Trở thành người lãnh đạo đội nhóm kinh doanh thành công bằng cách đăng ký khoá học online trên Unica. Khoá học bật mí những kỹ năng tổ chức, đào tạo, huấn luyện đội nhóm kinh doanh, giúp đội sales của bạn gia tăng doanh số đột phá. Đồng thời cũng hướng dẫn bạn công cụ để tiếp cận nhiều khách hàng giúp tăng tỷ lệ chốt đơn.
[course_id:1279,theme:course]
[course_id:1101,theme:course]
[course_id:962,theme:course]
1.5. Tận dụng mối quan hệ nội bộ trong trường
Mối quan hệ nội bộ trong trường mầm non bao gồm các mối quan hệ giữa giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh. Việc tận dụng mối quan hệ nội bộ trong trường để chiêu sinh trẻ mầm non là một chiến lược hiệu quả giúp trường thu hút được nhiều học sinh mới.
Tận dụng mối quan hệ nội bộ trong trường
Dưới đây là một số cách tận dụng mối quan hệ nội bộ trong trường giúp chiêu sinh trẻ mầm non hiệu quả, bạn có thể áp dụng cho mình nhé:
Mối quan hệ của giáo viên
- Nhà trường đưa ra chương trình khuyến khích giáo viên tự tuyển sinh, có mức thưởng nhất định khi có thêm trẻ em nhập học do giáo viên giới thiệu.
- Khuyến khích giáo viên tự chia sẻ các sự kiện tuyển sinh của trường trên các phương tiện truyền thông để chiêu sinh tiếp cận được nhiều người nhất.
Mối quan hệ với phụ huynh
- Nhà trường tận dụng mối quan hệ với phụ huynh học sinh để nhờ họ giới thiệu về trường với bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp của họ. Tâm lý của phụ huynh là sẽ rất thích cho con học tại một ngôi trường nào đó mà bạn bè của họ đã kiểm chứng, đánh giá cao và đang cho con học. Bởi vì như vậy họ đỡ mất thời gian đánh giá xem ngôi trường có an toàn không, ngôi trường có tốt không?
- Nhờ phụ huynh quay lại video hoặc viết bài review về trường sau đó đăng lên các phương tiện truyền thông như: Facebook, TikTok, Zalo,... để nhà trường tăng khả năng mở rộng thương hiệu, được nhiều người biết đến hơn.
1.6. Nắm bắt được tâm lý phụ huynh
Phụ huynh là những người quyết định xem con họ sẽ học ở đâu? Do đó, việc nắm bắt được tâm lý phụ huynh là rất quan trọng để có một kế hoạch chiêu sinh hiệu quả. Dưới đây là một số tâm lý phụ huynh mà bạn cần lưu ý:
Nắm bắt tâm lý phụ huynh để có kế hoạch chiêu sinh hiệu quả
Mong muốn con được học tập trong môi trường tốt
Phụ huynh nào cũng mong muốn con mình được học tập trong môi trường tốt, đảm bảo chất lượng giáo dục và an toàn cho trẻ. Do đó, bạn cần tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thương hiệu trường mầm non để thể hiện được chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất của trường.
Mong muốn con được phát triển toàn diện
Phụ huynh không chỉ mong muốn con được học tập tốt, mà còn mong muốn con chăm sóc tốt và được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, và trí tuệ. Do đó, bạn cần xây dựng chương trình học phù hợp với nhu cầu phát triển của từng trẻ, có đội ngũ giáo viên nhân cách tốt, tận tâm và tận lực với nghề. Bên cạnh đó cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, có sự đổi mới để trẻ không biếng ăn.
Mong muốn con được kết bạn và giao tiếp tốt
Hiện nay, tình trạng trẻ em bị kỷ rất nhiều. Phụ huynh rất sợ con mình bị như vậy nên luôn mong muốn con mình được kết bạn và giao tiếp tốt với các bạn khác. Để chiêu sinh trẻ hiệu quả, nhà trường cần xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện giúp trẻ dễ dàng kết bạn và hòa nhập với tập thể.
Bằng cách nắm bắt được tâm lý phụ huynh, bạn có thể xây dựng kế hoạch chiêu sinh hiệu quả, thu hút được nhiều học sinh mới cho trường mầm non của mình.
Tâm lý phụ huynh muốn chọn trường tốt cho bé giao lưu kết bạn
2. Lưu ý chọn lớp mầm non chất lượng, phù hợp cho bé
Khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, hầu như bố mẹ nào cũng có một nỗi lo chung là không biết làm sao có thể chọn được cho con một môi trường tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý chọn lớp mầm non chất lượng, phù hợp cho bé mà các bậc làm cha làm mẹ nhất định phải nhớ kỹ.
2.1. Vị trí trường học
Tiêu chí đầu tiên bố mẹ cần quan tâm khi lựa chọn trường cho con đó chính là vị trí địa lý. Yếu tố này liên quan mật thiết đến lịch trình sinh hoạt của cả bố mẹ và con nên phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan. Kinh nghiệm chọn vị trí trường học hiệu quả đó là: Bố mẹ nên ưu tiên chọn trường gần nhà hay trường gần cơ quan làm việc để thuận tiện đón đưa con cái đi học và đi về, tiết kiệm thời gian đi lại. Đồng thời cũng thuận tiện để bố mẹ chăm sóc con trong trường hợp có xảy ra sự cố phát sinh như: bé bị ốm, bé bị ngã,...
Bên cạnh việc chọn vị trí gần, bố mẹ cũng phải đặc biệt quan tâm việc chọn trường ở những vị trí có an ninh tốt, đông dân cư. Tuyệt đối không nên chọn trường cho con ở những nơi hẻo lảnh, ngõ sâu, ít người qua lại vì như vậy sẽ không an toàn. Nếu hôm nào bạn chẳng may đón muộn con sẽ dễ gặp nguy hiểm.
Song song với vị trí bố mẹ cũng phải cân nhắc về thời gian của trường và cơ sở vật chất. Nên ưu tiên những trường có thời gian linh hoạt, sẽ thật là bất tiện nếu như tan làm lúc 17h mà con lại tan học lúc 16h. Vì vậy, bố mẹ nên chọn những trường có vị trí thuận tiện và thời gian linh hoạt nhé. Cơ sở vật chất trường học cần đầy đủ và đạt tiêu chuẩn do Bộ giáo dục ban hành.
Chọn trường học nơi có an ninh tốt và giao thông thuận tiện
2.2. Chế độ dinh dưỡng
Hầu như bố mẹ khi đưa con đi lớp cũng đều đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, bởi chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Khi chọn trường mầm non, bố mẹ hãy xem xét thật kỹ thực đơn hàng ngày của con, không chỉ là bữa chính mà còn bao gồm cả bữa phụ.
Chế độ dinh dưỡng tại trường mầm non cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy thì mới an toàn cho bé, phòng tránh được bệnh. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng tại trường cũng phải thay đổi hàng ngày để trẻ không cảm thấy bị nhàm chán.
2.3. Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục tại trường sẽ mang tới cho trẻ những trải nghiệm tích cực nhất, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến tư duy, đến kết quả cả đời của trẻ. Vì vậy bố mẹ nào cũng sẽ quan tâm tới vấn đề này. Khi chọn trường cho con, phụ huynh nên chú ý những điều sau để con có phương pháp giáo dục tốt nhất:
- Ưu tiên chọn những trường có đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, tốt nghiệp những trường có tiếng, có nhân cách và đạo đức tốt. Bởi giáo viên tốt thì mới có thể đào tạo trẻ tốt được.
- Ưu tiên chọn trường học kết hợp học tập với tham gia hoạt động ngoại khoá để trẻ có cơ hội phát triển toàn diện.
- Lựa chọn trường ứng dụng công nghệ vào trong giảng dạy để trẻ nhanh nhạy và có phản xạ tốt, đồng thời tiếp thu được nhiều phương pháp giải dạy mới..
3. Kết luận
Trong bài viết trên, UNICA đã chia sẻ cho bạn cách chiêu sinh mầm non hiệu quả. Với những gợi ý mà chúng tôi đã chia sẻ, nếu vận dụng một cách tốt nhất thì chắc chắn bạn sẽ không cần lo lắng về chỉ tiêu đầu vào và sẽ khởi nghiệp mở trường mầm non thành công. Để biết thêm nhiều kiến thức về cách lựa chọn hình thức kinh doanh, lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp,... mời bạn đọc tham khảo thêm những kiến thức kinh nghiệm mở quán cháo dinh dưỡng có trên website Unica của chúng tôi nhé.
06/12/2019
3500 Lượt xem
Chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục cho người mới
Trong bối cảnh nhu cầu giáo dục mầm non ngày càng cao, nhiều người có ý định đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, mở trường mầm non tư thục không phải là một công việc đơn giản, mà cần phải có kinh nghiệm, kiến thức và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục, cũng như phân biệt khái niệm trường mầm non tư thục và mầm non công lập, những rủi ro khi đầu tư trường tư thục và một số câu hỏi liên quan đến mở trường mầm non tư thục.
Phân biệt khái niệm trường mầm non tư thục và mầm non công lập
Trước hết, chúng ta cần phân biệt khái niệm trường mầm non tư thục và mầm non công lập. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường mầm non tư thục là trường mầm non do cá nhân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức nước ngoài hoặc người nước ngoài thành lập và quản lý, có trách nhiệm tài chính đối với hoạt động của trường. Trường mầm non công lập là trường mầm non do Nhà nước thành lập và quản lý, có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Khái niệm trường mầm non tư thục và mầm non công lập
Một số điểm khác biệt giữa trường mầm non tư thục và mầm non công lập là:
- Về mức học phí: Trường mầm non tư thục thường có mức học phí cao hơn trường mầm non công lập do phải tự chịu trách nhiệm về chi phí hoạt động của trường. Trường mầm non công lập thường có mức học phí thấp hơn vì được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
- Về chất lượng giáo dục: Trường mầm non tư thục thường có chất lượng giáo dục cao hơn trường mầm non công lập. Lý do là vì trường có thể tự do áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, sáng tạo, phù hợp với nhu cầu của trẻ. Trường mầm non công lập thường có chất lượng giáo dục thấp hơn trường mầm non tư thục do phải tuân theo các chương trình, quy chế, tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Về cơ sở vật chất: Trường mầm non tư thục thường có cơ sở vật chất tốt hơn trường mầm non công lập. Nguyên nhân là vì trường tư thục có thể đầu tư vào việc xây dựng, trang bị, bảo trì các thiết bị, dụng cụ, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học của trẻ. Trường mầm non công lập thường có cơ sở vật chất kém hơn trường mầm non tư thục do phải phụ thuộc vào nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, thường không đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Điểm khác biệt giữa trường mầm non tư thục và mầm non công lập
Chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục
Nếu bạn có ý định mở trường mầm non tư thục, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng những thứ sau:
1. Xin giấy phép kinh doanh và hoạt động
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi mở trường mầm non tư thục. Bạn cần phải xin giấy phép kinh doanh và hoạt động từ cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Bạn cần phải nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh và hoạt động trường mầm non tư thục, ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, email của cá nhân, tổ chức xin cấp giấy phép; tên, địa chỉ, số điện thoại, email của trường mầm non tư thục; số lượng, độ tuổi, giới tính của trẻ nhận giáo dục; số lượng, trình độ, chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên; thời gian hoạt động của trường; các dịch vụ giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; các hoạt động ngoại khóa, giáo dục thể chất, nghệ thuật, văn hóa cho trẻ.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cá nhân, tổ chức thành lập trường mầm non tư thục.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất, thuê nhà của trường mầm non tư thục.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện về cơ sở vật chất, an toàn, vệ sinh, môi trường của trường mầm non tư thục, do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Bản sao công chứng bằng cấp, chứng chỉ, sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường mầm non tư thục.
- Bản sao công chứng chương trình, kế hoạch giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của trường mầm non tư thục, phù hợp với khung chương trình giáo dục mầm non quốc gia.
- Bản sao công chứng quy chế nội bộ, quy định về quản lý, tổ chức hoạt động, quyền và nghĩa vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, trẻ của trường mầm non tư thục.
Sau khi nộp hồ sơ, bạn cần phải chờ cơ quan có thẩm quyền xem xét, kiểm tra, đánh giá và cấp giấy phép kinh doanh và hoạt động trường mầm non tư thục. Thời gian xử lý hồ sơ thường là 30 ngày làm việc.
Xin giấy phép kinh doanh và hoạt động
2. Mặt bằng và cơ sở vật chất
Theo chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục của những người đã thực hiện mô hình này thì cơ sở vật chất là yếu tố rất quan trọng. Bạn cần phải chọn một mặt bằng phù hợp với quy mô, định hướng và ngân sách của trường. Hãy đảm bảo mặt bằng có đủ diện tích, không gian, ánh sáng, thoáng mát, an toàn, vệ sinh, tiện nghi cho việc dạy và học của trẻ.
Bạn cũng cần phải trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ, đồ chơi, sách vở, đồ dùng học tập cho trẻ. Bạn cần phải tuân theo các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an ninh, an toàn của cơ quan có thẩm quyền.
Trở thành người lãnh đạo đội nhóm kinh doanh thành công bằng cách đăng ký khoá học online trên Unica. Khoá học bật mí những kỹ năng tổ chức, đào tạo, huấn luyện đội nhóm kinh doanh, giúp đội sales của bạn gia tăng doanh số đột phá. Đồng thời cũng hướng dẫn bạn công cụ để tiếp cận nhiều khách hàng giúp tăng tỷ lệ chốt đơn.
[course_id:1279,theme:course]
[course_id:1101,theme:course]
[course_id:962,theme:course]
3. Quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý học sinh
Muốn mở trường mầm non tư thục thì việc quản lý đội ngũ giáo viên và học sinh là yếu tố cực kỳ quan trọng. Bạn cần phải tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và đưa ra lộ trình phát triển nghề nghiệp cho giáo viên theo các tiêu chí về trình độ, chuyên môn, kỹ năng, thái độ, đạo đức, tình yêu trẻ.
Song song với đó, quản lý trường học cần tạo ra môi trường làm việc thân thiện, hợp tác, sáng tạo, năng động, hỗ trợ cho giáo viên. Hãy quản lý học sinh một cách công bằng, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc. Cùng với đó, việc theo dõi, đánh giá, ghi nhận, phản hồi, khắc phục các vấn đề liên quan đến học tập, sức khỏe, tâm lý, hành vi, kỹ năng sống của trẻ cũng cần được chú trọng.
Quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý học sinh
4. Cơ chế dạy và học
Cơ chế dạy và học cần được xây dựng sao cho phù hợp với đặc điểm, nhu cầu, sở thích và khả năng của trẻ. Bạn cần phải lựa chọn một phương pháp dạy và học khoa học, tiên tiến, sáng tạo, thú vị, kích thích trí tò mò, trí thông minh, trí sáng tạo, trí nhớ, trí tưởng tượng, trí cảm xúc, trí thẩm mỹ của trẻ.
Việc thiết kế chương trình học cần có kế hoạch, nội dung nên gồm các hoạt động, bài tập kết hợp với các trò chơi. Giáo viên cần đánh giá dạy và học hợp lý, bám sát thực tế và công bằng.
5. Cách xây dựng hình ảnh, thương hiệu
Muốn mở trường mầm non tư thục, bạn cần phải xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho trường mầm non tư thục của bạn để thu hút, giữ chân, tăng lòng tin, tạo uy tín, tạo sự khác biệt, tạo giá trị cho khách hàng.
Bạn cần phải xác định mục tiêu, đối tượng, lợi ích, giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý, phong cách, văn hóa, định vị, thông điệp, logo, slogan, màu sắc, hình ảnh, âm thanh, cảm xúc của trường mầm non tư thục của bạn.
Xây dựng hình ảnh, thương hiệu
Cùng với đó, bạn cần phải lên kế hoạch, thực hiện, đánh giá, cải tiến các chiến dịch, các hoạt động, các kênh, các công cụ, các phương tiện truyền thông, quảng bá, tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng. Mặt khác, việc xây dựng cộng đồng, xây dựng đối tác, xây dựng uy tín, xây dựng niềm tin cho trường mầm non tư thục cũng cần được đẩy mạnh.
Một số rủi ro khi đầu tư trường tư thục
Mặc dù có nhiều lợi thế, nhưng mở trường mầm non tư thục cũng có nhiều rủi ro, thách thức, khó khăn. Theo chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục của những người dày dặn kinh nghiệm, một số rủi ro khi đầu tư trường tư thục thường gặp nhất là:
1. Nhiều cơ sở cạnh tranh
Trường mầm non tư thục phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các cơ sở khác, cả trong và ngoài ngành, cả tư thục và công lập, cả trong và ngoài khu vực. Bạn cần phải nghiên cứu, phân tích, so sánh, đánh giá, khắc phục, vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh để tạo ra sự khác biệt, sự độc đáo, sự hấp dẫn cho trường mầm non tư thục của bạn.
Trường mầm non tư thục phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các cơ sở khác
2. Chi phí mở trường cao
Trường mầm non tư thục phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư vào việc xin giấy phép, thuê mặt bằng, xây dựng, trang bị, bảo trì cơ sở vật chất, tuyển dụng, đào tạo, trả lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, quảng bá, tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng, xây dựng cộng đồng, xây dựng đối tác, xây dựng uy tín, xây dựng niềm tin cho trường mầm non tư thục. Chính vì những chi phí này, bạn cần phải có một kế hoạch tài chính, nguồn vốn, nguồn thu chi, nguồn lợi nhuận và một nguồn dự phòng để mở và duy trì trường học.
3. Rủi ro về chính sách nhà nước
Trường mầm non tư thục phải tuân theo các chính sách, quy định, quy chế, tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục, giấy tờ, lệ phí, thuế, kiểm tra, giám sát, đánh giá, xử lý vi phạm của nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục mầm non.
Rủi ro về chính sách nhà nước
Chính vì lý do trên, bạn cần phải cập nhật, nắm bắt, thực hiện, báo cáo, giải trình, khắc phục, tuân thủ, hợp tác, góp ý, đề xuất, tham gia, ảnh hưởng đến các chính sách, quy định, quy chế, tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục, giấy tờ, lệ phí, thuế, kiểm tra, giám sát, đánh giá, xử lý vi phạm của nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục mầm non.
>>> Xem thêm: Kinh doanh bằng cách khởi nghiệp kinh doanh văn phòng phẩm
Một số câu hỏi liên quan đến mở trường mầm non tư thục
Trong quá trình mở trường mầm non tư thục, bạn có thể gặp phải một số vấn đề như sau:
1. Có nên mở trường mầm non tư thục không?
Bạn cần dựa trên các yếu tố như mục tiêu, đam mê, khả năng, nguồn lực, thị trường, cạnh tranh, rủi ro, lợi ích, chi phí, thời gian, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, thái độ, đạo đức, tình yêu trẻ để xác định xem có nên mở trường mầm non tư thục không. Hãy cân nhắc kỹ, phân tích kỹ, so sánh kỹ, đánh giá kỹ, quyết định kỹ, trước khi bước vào lĩnh vực này.
Bạn cần dựa trên các yếu tố để xem có nên mở trường mầm non tư thục không
2. Quy định mở trưởng mầm non tư thục là thế nào?
Muốn mở trường mầm non tư thục, bạn cần phải biết được các quy định về:
- Cấp giấy phép mở trường mầm non.
- Yêu cầu về cơ sở vật chất.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.
- Chương trình, kế hoạch, nội dung, hoạt động.
- Bài tập, trò chơi, đánh giá dạy và học.
- Quản lý, tổ chức hoạt động.
- Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và trẻ.
- Học phí, dịch vụ, lệ phí, thuế.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá, xử lý vi phạm của trường mầm non tư thục.
Nguồn tìm kiếm những thông tin này là từ văn bản pháp luật, các thông tin chính thức, tài liệu hướng dẫn, kinh nghiệm thực tế. Hãy tìm hiểu rõ để áp dụng đúng các quy định mở trưởng mầm non tư thục.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chiêu sinh mầm non hiệu quả
Quy định mở trưởng mầm non tư thục
3. Mở trường mầm non tư thục cần bao nhiêu vốn?
Để mở một trường mầm non cho 20 bé, bạn ít nhất cũng phải có 200 triệu đồng để đầu tư, nếu có thể bạn nên dành thêm 50 hoặc 100 triệu để mua sắm các thiết bị phong phú và chất lượng.
Nếu bạn đã có đủ vốn, bạn có thể khởi động ngay lập tức, nhưng đối với nhiều người trẻ 200-300 triệu không phải là số tiền dễ kiếm, bạn sẽ phải đi vay và hy sinh nhiều thứ, rủi ro sẽ rất lớn vì bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, khi trường đã hoạt động bạn sẽ không còn dư dả về tài chính, do đó bạn nên cẩn thận và tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định.
Kết luận
Cách mở trường mầm non tư thục không hề đơn giản, đặc biệt với những ai lần đầu tiên đầu tư vào loại hình này. Để hạn chế được những rủi ro khi lựa chọn hình thức kinh doanh này chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo những khoá học kinh doanh trên Unica để có được những kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, ý tưởng mới để kinh doanh hiệu quả. Với những chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục trong bài viết trên, hy vọng rằng đã cung cấp đến bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Kinh doanh nhà trẻ tư thục - Trường mầm non tư thục"
XEM TOÀN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
05/12/2019
6302 Lượt xem
Xây dựng hệ thống kinh doanh online chỉ cần 1 người vận hành
Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, kinh doanh online đang trở thành xu hướng tất yếu. Với chi phí khởi nghiệp thấp, không cần mất thời gian tìm thuê mặt bằng hay trang trí cửa hàng, kinh doanh online mang lại rất nhiều cơ hội cho mọi người, đặc biệt là những người có nguồn vốn hạn chế. Để kinh doanh online thành công, bạn cần xây dựng một hệ thống kinh doanh hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng Unica cùng nhau tìm hiểu các bước xây dựng hệ thống kinh doanh online với giá 0 đồng. Đây là một phương pháp kinh doanh hiệu quả, giúp bạn tiết kiệm chi phí mà vẫn có khả năng thu hút khách hàng một cách tự nhiên.
1. Khái niệm hệ thống bán hàng online là gì?
Bán hàng online là hình thức kinh doanh buôn bán các sản phẩm, dịch vụ trên môi trường internet. Người bán và người mua không nhất thiết phải gặp mặt nhau trực tiếp mà có thể trao đổi, thực hiện hành vi mua bán thông qua các nền tảng công nghệ số như: website, mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Instagram, Zalo, Youtube, blog, forum,...), sàn thương mại điện tử (Tiki, Shopee, Lazada,...),... Để bán hàng online bạn sẽ phải chuẩn bị thiết bị thông minh như: điện thoại, máy tính, laptop hay ipad có kết nối mạng internet. Ưu điểm của bán hàng online so với bán hàng truyền thống là: Chi phí khởi nghiệp thấp, khả năng tiếp cận khách hàng rộng,...
Hệ thống bán hàng online
Để bán hàng online hiệu quả, người kinh doanh cần có hệ thống bán hàng. Hệ thống bán hàng online là một tập hợp các yếu tố liên kết với nhau, hoạt động đồng bộ để thực hiện các hoạt động bán hàng online. Các yếu tố này bao gồm: Sản phẩm/ dịch vụ, thị trường, kênh bán hàng, quảng cáo, chăm sóc khách hàng.
Một hệ thống bán hàng được đánh giá là hiệu quả khi: Có khả năng thu hút khách hàng tiềm năng, chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế, giữ chân khách hàng cũ, thúc đẩy họ mua hàng nhiều lần hơn. Để xây dựng một hệ thống bán hàng online hiệu quả, bạn cần có kế hoạch rõ ràng, lựa chọn các yếu tố phù hợp và thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách đồng bộ nhất.
Kinh doanh online theo hệ thống tạo ra một hệ sinh thái đổi mới bền vững, đồng thời mở rộng để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vì vậy việc xây dựng hệ thống kinh doanh online đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp tiếp cận được khách hàng nhanh chóng hơn.
2. Tại sao cần xây dựng hệ thống kinh doanh online với giá 0 đồng?
Hệ thống kinh doanh online với giá 0 đồng là một hệ thống kinh doanh mang lại hiệu quả cao, bạn có cơ hội tiếp cận được với rất nhiều khách hàng tiềm năng. Dưới đây là một số những lợi ích tiêu biểu của việc xây dựng hệ thống kinh doanh online cho bạn tham khảo.
Tại sao cần xây dựng hệ thống kinh doanh online
2.1. Giảm bớt áp lực tài chính cho doanh nghiệp
Trước khi bắt đầu kinh doanh, chủ đầu tư sẽ phải chuẩn bị một khoản chi phí, bao gồm: Chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân sự vận hành, nhập hàng, trang trí cửa hàng, mua sắm trang thiết bị,... Tuy nhiên, đối với kinh doanh online, chi phí thuê mặt bằng sẽ là là 0 đồng. Điều này giúp giảm bớt áp lực tài chính cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đặc biệt khi kinh doanh online, bạn sẽ phải tự mình hoàn thành hết tất cả các khâu bán hàng. Điều này giúp giảm thiểu tối đa chi phí thuê nhân sự mà vẫn đảm bảo quá trình bán hàng diễn ra theo đúng quy trình và mang lại hiệu quả cao nhất.
2.2. Có thể thử nghiệm ý tưởng kinh doanh mà không cần đầu tư nhiều về mặt tài chính
So với kinh doanh theo kiểu truyền thống thì kinh doanh online sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Thay vì chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân sự, đầu tư trang thiết bị,... thì giờ đây bạn chẳng phải chuẩn bị gì cả ngoài một chiếc điện thoại thông minh hay một chiếc máy tính có kết nối mạng internet.
Ý tưởng kinh doanh mà không cần đầu tư nhiều
Nếu muốn khởi nghiệp kinh doanh, hình thức online là hình tiềm năng nhất. Người kinh doanh không cần đầu tư quá nhiều về mặt tài chính vẫn có thể thử nghiệm ý tưởng kinh doanh của mình. Trong trường hợp thua thì số tiền vốn bỏ ra ban đầu cũng không nặng nề như kinh doanh thông thường.
2.3. Dễ quản lý và cập nhật
Thực hiện xây dựng hệ thống kinh doanh online với giá 0 đồng giúp chủ kinh doanh dễ quản lý và cập nhật. Bởi lúc này mọi quy trình kinh doanh đã được đồng nhất. Sự đồng nhất mọi quy trình kinh doanh trong hệ thống giúp công việc bán hàng của bạn thực hiện đơn giản chỉ trong vài cái click chuột. Vô cùng thuận tiện và đơn giản phải không nào.
Bên cạnh đó, việc quản lý và cập nhật dễ dàng quá trình bán hàng cũng giúp bạn tiết kiệm được chi phí thuê nhân công. Nếu như trước kia một lần bán hàng cần từ 3 - 4 nhân viên thì giờ chỉ cần 2 nhân viên thôi là đủ rồi.
2.4. Tập trung vào nội dung và chiến lược kinh doanh
Với hệ thống kinh doanh online với giá 0 đồng, người kinh doanh không cần phải đầu tư quá nhiều thời gian và công sức cho các hoạt động như: xây dựng website, thiết kế logo, marketing,... Điều này giúp tập trung vào các hoạt động quan trọng hơn như: tạo nội dung, xây dựng chiến lược kinh doanh,... Đặc biệt, việc xây dựng hệ thống kinh doanh online cũng giúp người kinh doanh dễ dàng điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình sao cho phù hợp với thị trường.
Tập trung vào nội dung và chiến lược kinh doanh
Đăng ký khoá học kinh doanh online qua video trên Unica để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Trong khoá học, giảng viên sẽ chia sẻ kiến thức kinh doanh online từ A - Z để bạn có cái nhìn tổng quan về mô hình kinh doanh này. Bên cạnh đó, giảng viên cũng chia sẻ cho bạn bí quyết kinh doanh online đột phá trên các kênh marketing online.
[course_id:266,theme:course]
[course_id:1344,theme:course]
[course_id:773,theme:course]
2.5. Thích ứng linh hoạt với sự biến động của thị trường
Thị trường kinh doanh luôn biến động và thay đổi không ngừng. Người kinh doanh nào có khả năng thích ứng linh hoạt với sự biến động của thị trường thì sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn. Xây dựng hệ thống kinh doanh online với giá 0 đồng có thể giúp thích ứng linh hoạt với sự biến động của thị trường theo hai cách chính:
- Không cần phải đầu tư quá nhiều chi phí cho các hoạt động như: xây dựng website, thiết kế logo, marketing,... Từ đó, có thêm nguồn lực để thích ứng với sự biến động của thị trường.
- Dễ dàng thay đổi chiến lược kinh doanh của mình mà không cần phải tốn nhiều chi phí. Điều này giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
3. Cách xây dựng hệ thống kinh doanh online với giá 0 đồng hiệu quả
Sau đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn các bước xây dựng hệ thống kinh doanh hiệu quả, được soạn thảo và tổng hợp từ những người kinh doanh đã thành công, bạn hãy tham khảo nhé.
3.1. Bước 1: Xây dựng hệ thống kinh doanh online với thị trường mục tiêu
Để xây dựng được hệ thống online một cách hoàn hảo, bạn cần phải định vị được thị trường cho mình muốn “lấn thân” sang. Sau đó, bạn cần trả lời được những câu hỏi về ý tưởng bạn kinh doanh là gì hay các mặt hàng kinh doanh online ít vốn? Ai sẽ là người sử dụng? Tại sao người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn? Thị trường bạn lựa chọn những người đi trước đã thành công chưa?
Nếu bạn chưa có sẵn phẩm để thử nghiệm kinh doanh và đánh giá thái độ người tiêu dùng, thì bạn có thể chạy thử kế hoạch kinh doanh để xem xét tính khả thi.
Hệ thống kinh doanh online tự vận hành hiệu quả cho website của bạn
3.2. Bước 2: Đánh giá tiềm năng thị trường kinh doanh
Sau khi, bạn đã định vị được thị trường mục tiêu của mình là gì thì bạn cần xem xét thị trường đó có thực sự tiềm năng hay không bằng các tiêu chí như:
- Lượng người mua trong thị trường như nào trong một ngày?
- Số lần mua trung bình của một khách hàng trong một tháng như nào?
- Giá bán sản phẩm của bạn trên thị trường có thực sự phù hợp để bạn không bị lỗ vốn hay không?
3.3. Bước 3: Sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường
Bạn hãy xem xét và đánh giá thật kỹ những vấn đề tồn tại trong việc xây dựng hệ thống kinh doanh online. Trong bước 3, bạn cần đánh giá chiến lược thâm nhập thị trường bởi vì nó rất quan trọng khi gây ấn tượng bền vững trong lần đầu với khách hàng. Bạn hãy cố gắng xây dựng các kênh online trên mạng internet để tiếp cận với khách hàng tiềm năng hiệu quả.
Chiến lược thâm nhập thị trường
Ví dụ, bạn đã tạo một danh sách khách hàng chờ 1000 người trước khi tung sản phẩm ra thị trường đó. Nhiệm vụ của bạn là cần xác định được rõ mục tiêu là cần tập trung xây dựng các công cụ cho những người quan tâm đến mỹ phẩm.
- Trong thị trường khách hàng mục tiêu, dễ thấy đơn hàng chuyển đổi chủ yếu qua các blog review.
- Xây dựng hệ thống Blog: Vì đơn hàng bạn lấy chủ yếu từ các blog, vì vậy bạn cần tập trung hết tài chính vào việc xây dựng hệ thống blog thật thu hút và ấn tượng với người tiêu dùng.
- Sử dụng kênh email Marketing: Bạn có thể sử dụng công cụ Marketing trực tiếp là email Marketing đề gửi thông tin đơn hàng miễn phí.
3.4. Bước 4: Thu hút khách hàng vào trang website bán hàng
Bạn đã tạo lập cho mình một website kinh doanh online bán hàng, bây giờ bạn cần thu hút người mua ghé thăm website để tạo ra doanh thu bằng cách tối ưu hóa tất cả các tìm kiếm vị trí xếp hạng trên công cụ tìm kiếm như: Cốc Cốc, Google, YouTube hoặc bạn có thể đầu tư ngân sách chạy quảng cáo cho website như Google shopping, Facebook Ads, Google Ads…
Đo lường hiệu quả website để thu hút khách hàng
Hơn nữa, có nhất nhiều người khi xây dựng hệ thống kinh doanh online thường bỏ qua việc thu hút khách hàng tiềm năng của mình qua các kênh truyền thông như Facebook, các trang Blog cá nhân, tivi,...
3.5. Bước 5: Xây dựng hệ thống nhận diện
Bạn nên hiểu, việc xây dựng được hệ thống nhận diện không phải là chuyện ngày một ngày hai là có thể phát triển. Tuy nhiên, trong bước 4 khách hàng cơ bản đã biết bạn là ai, bạn cần biến việc đó thành tiền cho mình bằng cách xây dựng một ma trận website bán hàng cá nhân online như sau:
- Tạo nội dung bán hàng hấp dẫn, phong phú, ấn tượng và phải khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
- Hình ảnh cần phải liên quan đến sản phẩm để tạo mức độ tin tưởng với khách hàng.
- Bài viết của bạn cần thường xuyên tương tác với người dùng.
- Website của bạn cần phải có người quản trị và quản lý hàng ngày.
- Có sử dụng công cụ giao tiếp khách hàng.
- Lập hồ sơ theo dõi.
Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
3.6. Bước 6: Phân tích hành vi khách hàng và thói quen mua hàng
Trong bước xây dựng hệ thống kinh doanh online này, bạn hãy cố gắng thu thập khách hàng, tiếp nhận thông tin của khách và xem xét thái độ, cách mua hàng của họ. Nếu khách hàng quay lại thì có nghĩa khách hàng rất hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
3.7. Bước 7: Đánh giá lại hệ thống kinh doanh
Đây được xem là bước để bạn hoạch định kết quả của mình đã đặt ra có đặt được mục tiêu hay không. Chắc chắn một điều rằng trong kinh doanh bạn sẽ gặp những rủi ro nhất định nên bạn cần học hỏi những kinh nghiệm, kiến thức kỹ năng để hạn chế rủi ro khi kinh doanh online.
Phân tích thói quen hành vi của người mua để có có những điều chỉnh về việc xây dựng hệ thống kinh doanh
Ví dụ một số chỉ số chuyển đổi chung như:
- Nếu website của bạn tiếp cận được 15.000 khách hàng thì bạn sẽ có 20% khách hàng quan tâm, 50% trong đó có thể tham dự các sự kiện sản phẩm của bạn.
- Có 400 người sẵn rút hầu bao để mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.
4. Kết luận
Bài viết trên Unica đã chia sẻ cho bạn 7 bước cơ bản trong việc xây dựng hệ thống kinh doanh online với giá 0 đồng hiệu quả. Với những thông tin này, chắc chắn bạn đã tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích, từ đó có thể kiểm soát được hoạt động kinh doanh của mình một cách tối ưu và hiệu quả nhất. Một "bí mật" nữa mà Unica muốn mang đến cho bạn đó chính là thị trường chứng khoán. Đây là một trong những mỏ vàng đang được nhiều người tìm hiểu và đầu tư. Hãy tham khảo ngay trên blog Unica nhé.
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Xây dựng hệ thống kinh doanh online tự vận hành"
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
05/12/2019
3856 Lượt xem
Cách chạy quảng cáo Google Shopping Ads hiệu quả chỉ 5 phút
Google Shopping là hình thức quảng cáo còn khá mới mẻ trên thị trường hiện nay, đặc biệt với những người bắt đầu sử dụng những công cụ Marketing online. Trong bài viết này, UNICA sẽ hướng dẫn bạn cách chạy quảng cáo Google shopping hiệu quả nhất. Các bạn cùng tham khảo ngay nhé!
Tại sao nên lựa chọn quảng cáo Google shopping?
Trước khi mách cho các bạn cách chạy quảng cáo Google shopping hiệu quả, thì mọi người cần biết đến lợi ích từ quảng cáo Google shopping nó mang lại “siêu lợi hại” như thế nào.
Quảng cáo Google Shopping hiệu quả mang lại rất nhiều lợi ích
Tỉ lệ click chuột vào quảng cáo rất cao
Theo số liệu Google đã thống kê thì tỉ lệ người tiêu dùng click chuột vào các quảng cáo Google Shopping đạt trên 35%, gấp đôi so với các quảng cáo khác từ Facebook, Zalo… Không những thế, khi quảng cáo qua Google shopping thì người dùng có thể thấy đầy đủ thông tin, hình ảnh, giá cả của sản phẩm mình định mua.
Chi phí ngân sách rẻ
So với chạy quảng cáo trên Facebook, thì Google shopping có giảm thiểu chi phí ngân sách cho chạy quảng cáo hơn rất nhiều, có thể giảm 25% so với các công cụ khác. Chi phí rẻ, lượng truy cập lớn nên có rất nhiều người kinh doanh đã “bỏ túi” công cụ này để tăng doanh thu cho mình.
Hiển thị quảng cáo “siêu” mượt
Google đã dành ra hai vị trí đầu và thuận mắt để cho phép tin quảng cáo hiển thị trên tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm qua thiết bị điện thoại di động. Chính vì thế, quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận và thu hút nhiều người xem hơn bởi vì người dùng có xu hướng sử dụng điện thoại nhiều hơn sử dụng máy tính.
Có thể cập nhật thay đổi thông tin sản phẩm
Đây là một lợi thế của quảng cáo Google shopping khác biệt so với các công cụ khác. Cập nhật thông tin thường xuyên cũng được cho là cách chạy quảng cáo.
Nếu bạn thường xuyên phải cập nhật lại giá bán thì Google Shopping sẽ giúp bạn tự động cập nhật dữ liệu đã thay đổi trên Google Merchant. Bạn chỉ cần thiết lập chế độ tự động cập nhật dữ liệu, Google sẽ giúp bạn tự update thông tin sản phẩm mỗi ngày.
Cách chạy quảng cáo Google shopping hiệu quả
Hiểu về cách hoạt động của quảng cáo Google shopping
Google shopping sử dụng Google Merchant center và Google Adwords để giúp người bán hiển thị sản phẩm qua các công cụ tìm kiếm. Lúc này, Google sẽ xác định thời điểm để hiển thị danh sách sản phẩm quảng cáo của bạn.
Ngoài ra, chiến dịch Google shopping được thiết lập thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tạo và tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu, đặt giá thầu, theo dõi kết quả quảng cáo thường xuyên…
>> 5 phút hướng dẫn cài đặt Google shopping quảng cáo
Chi phí quảng cáo Google shopping
Luôn quan tâm đến chi phí ngân sách là cách chạy quảng cáo Google shopping hiệu quả mà bạn cần lưu ý. Bởi vì, chi phí quảng cáo Google Shopping cũng tương tự như Google Adwords, nó sẽ được tính vào giá thầu của từ khóa và tính trên mỗi lần nhấp chuột.
Tối ưu hóa chi phí quảng cáo để chạy Google hiệu quả
Khi bạn thiết lập ngân sách cho chiến dịch Google shopping, bạn sẽ đưa ra giá thầu mà mình có đủ khả năng chi trả cho mỗi lần nhấp chuột của người xem. Bạn thường phải chi trả số tiền tối thiểu cần đủ để quảng cáo của bạn được hiển thị nhiều hơn so với đối thủ.
Tối ưu hiệu quả chạy quảng cáo Google shopping
Khi bạn chạy quảng cáo Google shopping, bất cứ website nào cũng mong cách chạy quảng cáo Google Shopping hiệu quả với đơn chuyển đổi cao nhất, tối ưu hết chi phí.
Để tối ưu được những điều kể trên, bạn cần thông tin dữ liệu sản phẩm đầy đủ, hấp dẫn, và đặc biệt càng chuẩn SEO càng tốt. Bởi vì nó ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả của chiến dịch của bạn bao gồm cả về vị trí và chi phí.
Hơn nữa, hình ảnh của sản phẩm của bạn cần là hình ảnh rõ nét, có chất lượng cao, tốt nhất là hình ảnh do chính bạn chụp để tạo nên độ chân thực cho sản phẩm và thể hiện được kiểu dáng của nó.
Ngoài ra, bạn cần tối ưu hóa tiêu chuẩn thân thiện với di động và đặc biệt phần bảo mật SSL. Hãy cố gắng đảm bảo sản phẩm của bạn có đầy đủ các thông tin sản phẩm, từ thông tin địa chỉ, số điện thoại liên hệ, cửa hàng, chính thức thanh toán, đổi trả sản phẩm càng hấp dẫn thì tỷ lệ ra đơn của bạn càng cao.
Bạn cần tối ưu các thông tin bảo mật người dùng trên Website để chạy quảng cáo hiệu quả
Tiếp theo, bạn cần đảm bảo rằng sự cập nhật thông tin chính sách về sản phẩm còn lại trong kho là bao nhiêu. Để cách chạy quảng cáo Google shopping hiệu quả, thì bạn nên sử dụng kết hợp các nền tảng website có hỗ trợ kênh bán hàng để tận dụng được tính năng tự động cập nhật thông tin của Google Shopping.
Cuối cùng, Google Shopping cho bạn hiển thị phần đánh giá sao và số lượng người đánh giá theo các mức độ cao nhất là 5 sao để có thể tạo được uy tín đối với người mua hàng.
Trên đây là tất cả những lưu ý mà UNICA muốn giới thiệu cho bạn để bạn có một cách chạy quảng cáo Google Shopping hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!
>> Cách tăng CTR trong quảng cáo Google Adwords hiệu quả
>> Các loại đối sánh từ khóa trong quảng cáo Google Adwords
05/12/2019
1426 Lượt xem
Mở quán nhậu cần chuẩn bị gì? Kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu "hái ra tiền"
Mở quán nhậu là một hình thức kinh doanh đầy hứa hẹn nhưng cũng đầy thách thức đối với những người muốn "hái ra tiền" từ công việc này. Để đạt được sự thành công trong việc kinh doanh quán nhậu, việc chuẩn bị kỹ lưỡng và có những chiến lược chính xác là chìa khóa quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu mở quán nhậu cần chuẩn bị gì và những kinh nghiệm quý báu giúp doanh nghiệp "nâng cấp" đưa quán nhậu trở thành điểm đến ưa thích của khách hàng, đồng thời mang về doanh thu ổn định và lợi nhuận hấp dẫn.
Mở quán nhậu cần chuẩn bị gì?
Mở quán nhậu là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của kinh doanh. Bạn cần phải chuẩn bị những gì trước khi mở quán nhậu? Dưới đây là một số việc cần thiết:
1. Xác định mô hình kinh doanh
Mở quán nhậu cần chuẩn bị gì? Trước hết, bạn cần xác định mô hình kinh doanh quán, gồm đối tượng khách hàng mục tiêu, sản phẩm và dịch vụ cung cấp, giá cả và chiến lược cạnh tranh. Bạn cũng cần xác định quy mô kinh doanh, từ đó lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp,... Bạn cũng cần xác định tên gọi, logo, slogan, biển hiệu,... cho quán nhậu của mình để tạo ra sự nhận diện thương hiệu.
>>> Xem thêm: Giới thiệu mô hình quán nhậu sân vườn cho những người thích sự mộc mạc yên bình
Mô hình kinh doanh là cách bạn tổ chức và vận hành quán nhậu
2. Vốn mở quán nhậu, bia tươi
Vốn là yếu tố then chốt để mở quán nhậu. Bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng vốn đầu tư ban đầu và vốn lưu động để duy trì hoạt động kinh doanh. Vốn đầu tư ban đầu bao gồm các khoản chi phí như thuê mặt bằng, sửa chữa, trang trí, mua sắm thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu,... Vốn lưu động bao gồm các khoản chi phí như tiền lương nhân viên, tiền điện nước, tiền thuế, tiền quảng cáo,... Bạn cần phải có nguồn vốn ổn định, không nên vay mượn quá nhiều để tránh áp lực trả nợ và rủi ro thất bại.
Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh, số vốn mở quán nhậu sẽ chênh lệch nhau
3. Mặt bằng kinh doanh
Mở quán nhậu cần chuẩn bị gì? Đó chính là mặt bằng kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của quán nhậu. Vị trí cần đẹp, thuận tiện, dễ dàng tiếp cận và thu hút khách hàng. Bạn cũng cần chọn một diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, không quá nhỏ cũng không quá lớn. Bạn cũng cần phải chú ý đến các yếu tố như hướng, gió, ánh sáng,... để tạo ra không gian thoải mái và dễ chịu cho khách hàng.
4. Bàn ghế, vật dụng mở quán nhậu
Bàn ghế và các vật dụng khác là những thứ cần thiết để trang bị cho quán nhậu. Bạn cần phải mua sắm những bàn ghế chắc chắn, bền đẹp, phù hợp với phong cách và không gian của quán. Bạn cũng cần phải mua sắm các thiết bị như tủ lạnh, bếp nấu, máy lọc nước, máy pha bia, ly, bát, đĩa, muỗng, nĩa, dao,... Hãy mua thêm các vật dụng trang trí như hoa, cây cảnh, tranh ảnh, đèn,... để tạo ra không gian ấn tượng và đẹp mắt.
Đầu tư bàn ghế và vật dụng cho quán nhậu
5. Tìm nguồn nguyên liệu uy tín
Nguồn nguyên liệu là yếu tố quyết định đến chất lượng và hương vị của các món ăn và thức uống tại quán nhậu. Bạn cần phải tìm và lựa chọn những nguồn nguyên liệu uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải biết cách bảo quản và sử dụng nguyên liệu hợp lý, tránh lãng phí và hao hụt, giá cả,... Việc kiểm tra và kiểm soát chất lượng nguyên liệu như ngày sản xuất, hạn sử dụng, bao bì và những yếu tố liên quan cũng cần được chú ý.
Khi mở quán nhậu bạn cần hoàn tất các thủ tục pháp lý và xin giấy phép kinh doanh
6. Tuyển dụng nhân viên
Ngoài những yếu tố trên, mở quán nhậu cần chuẩn bị gì? Yếu tố cuối cùng là nhân viên. Đây là những người trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách hàng, góp phần tạo ra ấn tượng và sự hài lòng cho khách hàng. Bạn cần phải tuyển dụng những nhân viên có kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ và năng lực phù hợp với vị trí công việc. Việc đào tạo và hướng dẫn họ về các quy tắc và quy trình làm việc như cách phục vụ, cách giao tiếp, cách xử lý khiếu nại,... cần được chú trọng. Quán cũng cần phải có chế độ thưởng phạt, động viên và khích lệ nhân viên để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.
Theo một số nguồn tin, chi phí lương nhân viên cho quán nhậu, bia tươi dao động từ 10% đến 20% doanh thu, tùy thuộc vào số lượng, chất lượng, vị trí,... Bạn cần phải có một kế hoạch tuyển dụng chi tiết gồm tiêu chí, hình thức, thời gian,... Muốn quản lý nhân viên hiệu quả, người quản lý cần sử dụng phần mềm quản lý quán nhậu, lập lịch làm việc, ghi nhận kết quả,...
Đăng ký khoá học kinh doanh trên Unica để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn xây dựng mối quan hệ trong kinh doanh. Đồng thời nắm được cách sử dụng công cụ, cách ứng dụng Ai vào kinh doanh đỉnh cao, có được hiệu quả cao đúng như mong muốn.
[course_id:2812,theme:course]
[course_id:642,theme:course]
[course_id:2732,theme:course]
Kinh doanh quán nhậu, bán bia hơi có lãi không?
Kinh doanh quán nhậu, bán bia hơi là một hình thức kinh doanh có tiềm năng lớn ở Việt Nam bởi nhu cầu giải trí, giao lưu, thư giãn của người dân ngày càng cao. Tuy nhiên, để kinh doanh quán nhậu, bán bia hơi có lãi không phải là điều dễ dàng. Bạn cần phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức như cạnh tranh khốc liệt, chi phí cao, biến động thị trường,.. Bạn cũng cần phải có những chiến lược và kỹ năng kinh doanh hiệu quả như chọn địa điểm, lên menu, quảng bá, quản lý,...
Kinh doanh quán nhậu, bán bia hơi có lãi không phải là điều dễ dàng
Theo một số nguồn tin, lợi nhuận từ kinh doanh quán nhậu, bán bia hơi dao động từ 20% đến 40%, tùy thuộc vào quy mô, vị trí, mô hình kinh doanh,... Bạn cần phải có một kế hoạch kinh doanh chi tiết bao gồm mục tiêu, chiến lược, hành động,... Người quản lý cũng cần phải có một cách thức đánh giá và cải tiến kinh doanh liên tục như phân tích thị trường, khách hàng, đối thủ,...
Kinh nghiệm khi mở quán nhậu
Để mở quán nhậu thành công, bạn cần phải có những kinh nghiệm thực tế và hữu ích. Dưới đây là một số kinh nghiệm khi mở quán nhậu mà bạn nên tham khảo:
1. Chuẩn bị thủ tục kinh doanh quán nhậu
Trước khi mở quán nhậu cần chuẩn bị gì? Bạn cần phải hoàn tất các thủ tục kinh doanh để đảm bảo quyền lợi và tránh những rắc rối pháp lý sau này. Nnhững giấy tờ cần có gồm:
1.1. Thẻ xanh cho nhân viên
Thẻ xanh là giấy chứng nhận sức khỏe của nhân viên làm việc trong lĩnh vực thực phẩm. Bạn cần phải yêu cầu nhân viên của mình có thẻ xanh, để đảm bảo an toàn cho khách hàng và tuân thủ quy định của cơ quan chức năng. Bạn cũng cần phải kiểm tra và cập nhật thẻ xanh của nhân viên thường xuyên để tránh hết hạn.
1.2. Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm
Giấy phép an toàn thực phẩm là giấy chứng nhận quán nhậu của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Bạn cần phải xin giấy phép an toàn thực phẩm trước khi mở quán nhậu, để đảm bảo uy tín và tránh bị phạt. Việc duy trì và cập nhật giấy phép an toàn thực phẩm cần được chú trọng nếu không muốn bị thu hồi.
Thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm
1.3. Giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh là giấy chứng nhận quán nhậu của bạn được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Bạn cần phải xin giấy phép kinh doanh trước khi mở quán nhậu để đảm bảo hợp pháp và tránh bị xử lý. Bạn cũng cần phải nộp thuế và báo cáo kinh doanh định kỳ để tránh bị phạt.
2. Trang trí thiết kế quán nhậu bình dân
Trang trí quán nhậu là một trong những yếu tố quan trọng giúp thu hút và giữ chân khách hàng. Bạn cần phải trang trí thiết kế quán nhậu bình dân theo một phong cách độc đáo, sáng tạo, phù hợp với đối tượng khách hàng và không gian quán.
Theo một số nguồn tin, chi phí trang trí thiết kế quán nhậu bình dân dao động từ 10 triệu đến 50 triệu, tùy thuộc vào diện tích, chất lượng đồ dùng để trang trí và nhiều yếu tố khác. Bạn cần phải có một kế hoạch trang trí thiết kế quán nhậu bình dân chi tiết gồm ý tưởng, ngân sách, thời gian,...
Chi phí trang trí thiết kế quán nhậu bình dân dao động từ 10 triệu đến 50 triệu đồng
3. Lên menu thực đơn hấp dẫn
Mở quán nhậu cần chuẩn bị gì để thu hút khách hàng? Muốn hút khách tới quán, bạn cần có một menu thực đơn cần hấp dẫn, đa dạng, phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của người ăn. Menu thực đơn cho quán nhậu bình dân nên có khoảng từ 30 đến 50 món ăn, bao gồm các món như:
- Các món chiên: Ếch chiên mắm, lòng xào dưa, chân gà xào sả ớt, thịt dê xào lăn, ngăn cháy tỏi,...
- Các món xào: Mực khô xào mắm me, cút lộn xào me, bạch tuộc xào sả ớt, đậu phụ xào rau củ, thịt bò xào hành tây,...
- Các món nướng: Cá lóc nướng riềng sả, cá nướng phong cách Lào, cá thu chiên xù sốt cà chua, cá ngừ đại dương lúc lắc, cá sốt cà chua,...
- Các món lẩu: Lẩu gà ớt hiểm, lẩu cá kèo mắm tôm, lẩu bò bún, lẩu thái chua cay, lẩu dê tiềm thuốc bắc,...
- Các món gỏi: Gỏi ngó sen bằng tai heo, gỏi bò tái chanh, gỏi đu đủ khô bò, gỏi xoài tôm khô, gỏi mực trộn rau răm,...
- Các món canh: Canh sườn cá trắm, canh chua cá lóc, canh khổ qua nhồi thịt, canh cải chua nấu thịt bằm, canh bắp bò nấu nấm,...
- Các món chay: Đậu hũ chiên sả ớt, bánh xèo chay, nấm đùi gà xào hành, cải thảo xào tỏi, bún chả giò chay,...
Bạn cần phải có một kế hoạch lên menu thực đơn chi tiết, bao gồm tên món, giá tiền, hình ảnh,... Ngoài ra, menu cần được cập nhật và thay đổi thường xuyên để tạo ra sự mới mẻ và phong phú cho quán nhậu.
Menu thực đơn cần hấp dẫn, đa dạng, phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của khách hàng
4. Có chỗ giữ xe thoải mái
Một trong những yếu tố quan trọng khi mở quán bia ở nông thôn để khách hàng quyết định có đến quán nhậu của bạn hay không là chỗ giữ xe. Khu vực để xe cần rộng rãi, an toàn, thuận tiện cho khách hàng. Để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra những sự cố như mất xe, hỏng xe,... quán cần có nhân viên trông xe. Thêm vào đó, chủ quán cũng nên sử dụng thẻ giữ xe, camera giám sát để đảm bảo an toàn cho phương tiện đi lại của khách.
Chi phí giữ xe cho quán nhậu bình dân dao động từ 5.000 đến 10.000 đồng một lần. Một số quán để giữ chân khách hàng sẽ không lấy phí gửi xe.
5. Quảng bá quán nhậu hiệu quả
Muốn mở quán nhậu cần những gì? Một việc bạn không nên bỏ qua chính là quảng bá quán nhậu. Đây là một trong những cách thức để tăng doanh thu và lợi nhuận cho quán. Bạn cần phải có những chiến lược quảng bá quán nhậu hiệu quả, đa dạng, phù hợp với đối tượng khách hàng và thị trường. Nnhững kênh truyền thông bạn có thể tận dụng đó là mạng xã hội, website, truyền thông,...
Quảng bá quán nhậu là một trong những cách thức để tăng doanh thu và lợi nhuận cho quán
Chi phí quảng bá quán nhậu bình dân dao động từ 5% đến 10% doanh thu, tùy thuộc vào quy mô, mục tiêu, kênh,... Bạn cần phải có một kế hoạch quảng bá quán nhậu cụ thể bao gồm mục tiêu, chiến lược, hành động,... Bạn cũng cần phải đánh giá và cải tiến quảng bá quán nhậu liên tục như phân tích hiệu quả, phản hồi, đối thủ,...
6. Sử dụng phần mềm quản lý quán nhậu
Nếu chưa biết mở quán nhậu cần chuẩn bị gì, bạn hãy chú ý tới việc dùng phần mềm quản lý. Đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho chủ quán trong việc quản lý và điều hành quán. Với phần mềm quản lý quán nhậu, bạn có thể tối ưu hóa các công việc như quản lý bàn, quản lý kho, quản lý nhân viên, quản lý thu chi, quản lý khách hàng,... Chi phí sử dụng phần mềm quản lý quán nhậu dao động từ 500.000 đến 1.000.000 đồng một tháng, tùy thuộc vào tính năng, chất lượng, nhà cung cấp,...
7. Giữ vệ sinh khu bếp, khu nhà ăn sạch sẽ
Để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho khách hàng, việc vệ sinh khu bếp, khu nhà ăn cần được chú trọng. Bạn cần phải giữ vệ sinh khu bếp, khu nhà ăn sạch sẽ, ngăn nắp, tránh bụi bẩn, côn trùng, vi khuẩn,... Bạn cũng cần phải giữ vệ sinh các thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, món ăn,... Chi phí vệ sinh khu bếp, khu nhà ăn cho quán nhậu bình dân dao động từ 500.000 đến 1.000.000 đồng một tháng, tùy thuộc vào diện tích, chất lượng, phương pháp,...
Giữ vệ sinh khu bếp sạch sẽ
8. Tạo ra sự khác biệt cho quán nhậu
Muốn mở quán nhậu cần những gì? Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để thu hút và giữ chân khách hàng, bạn cần phải tạo ra sự khác biệt cho quán nhậu của mình. Quán của bạn cần có một đặc điểm nổi bật, độc đáo, khó có thể bắt chước. Những yếu tố có thể tạo nên điểm khác biệt cho quán của bạn đó là giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh, văn hóa, logo, slogan,...
9. Chăm sóc khách hàng tận tình
Khách hàng là nguồn sống của quán nhậu nên việc chăm sóc khách hàng tận tình là một trong những yếu tố quan trọng. Bạn cần phải chăm sóc khách hàng tận tình từ khi họ đến quán cho đến khi họ rời quán. Bạn cũng cần phải chăm sóc khách hàng tận tình, từ khi họ đặt hàng cho đến khi họ thanh toán. Bạn cũng cần phải chăm sóc khách hàng tận tình, từ khi họ gửi phản hồi cho đến khi họ nhận được sự giải quyết.
Chi phí chăm sóc khách hàng tận tình cho quán nhậu dao động từ 1 triệu đến 5 triệu một tháng, tùy thuộc vào số lượng, chất lượng, phương pháp,... Bạn cần phải có một kế hoạch chăm sóc khách hàng tận tình chi tiết, bao gồm mục tiêu, chiến lược, hành động,...
Khách hàng là nguồn sống của quán nhậu nên việc chăm sóc khách hàng tận tình là một trong những yếu tố quan trọng
Kết luận
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã biết mở quán nhậu cần chuẩn bị gì, kinh nghiệm mở quán bia rồi đúng không. Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ mong rằng bạn sẽ có được kinh nghiệm học kinh doanh hiệu quả và có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bắt tay vào kinh doanh loại hình này.
05/12/2019
2900 Lượt xem
Mách bạn kinh nghiệm kinh doanh trà sữa thành công
Kinh nghiệm kinh doanh trà sữa thành công có lẽ là từ khóa được nhiều người tìm kiếm nhất. Bởi đây là lĩnh vực đang gây sốt trong cộng đồng người tiêu dùng. Để có được những kinh nghiệm “xương máu”, giúp bản thân thu về mức lãi khủng mỗi tháng thì bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Kinh nghiệm kinh doanh trà sữa thành công
Lựa chọn địa điểm kinh doanh trà sữa
Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn chọn kinh doanh trà sữa tại một địa điểm dân cư ít, đời sống chưa thực sự phát triển thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ thành công, mặc dù đây là địa điểm có mức chi phí mặt bằng thấp. Xét theo yếu tố về chất, trà sữa là đồ uống thích hợp với đa phần là người trẻ, mà tầng lớp dân cư này lại tập trung ở thành phố. Bên cạnh đó, giá thành của trà sữa cũng không hề nhỏ, vì vậy nó phù hợp với những người có thu nhập khá.
Địa điểm kinh doanh trà sữa là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh
Dựa theo yếu tố trên, có thể thấy, địa điểm kinh doanh trà sữa thích hợp nhất đó là ở các thành phố lớn. Minh chứng rõ nhất là các thương hiệu trà sữa nổi tiếng như: Royal tea, Ding Tea, Tocotoco… đều tập trung chi nhánh ở những thành phố lớn với tỷ lệ kinh doanh vô cùng thành công.
Tham khảo ý tưởng của các thương hiệu trà sữa nổi tiếng
Khi nhắc đến kinh nghiệm kinh doanh trà sữa thành công, chắc chắn không thể bỏ qua việc tham khảo ý tưởng kinh doanh của các thương hiệu trà sữa nổi tiếng. Thực tế, các thương hiệu trà sữa nổi tiếng đã ghi được dấu ấn trong lòng khách hàng mà khi nhắc đến nó, khách hàng có thể hình dung thương hiệu đó như thế nào.
Vì vậy, việc tham khảo kinh nghiệm của “đàn anh, đàn chị” đi trước là điều cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, không nên hiểu lầm giữa tham khảo ý tưởng với ăn cắp hoàn toàn ý tưởng. Tham khảo ở đây có nghĩa bạn nên xem xét tại sao họ thành công, họ xây dựng view, thực đơn, chiến dịch quảng cáo, truyền thông… như thế nào. Từ đó, biết cách chắt lọc, làm mới và sáng tạo hơn cho hệ thống trà sữa của mình.
>> Nhượng quyền kinh doanh trà sữa và nguyên tắc thành công của các thương hiệu hàng đầu
Xây dựng menu chất lượng
Bạn có thể thu hút và “giữ chân” khách hàng thông qua phong cách thiết kế, view quán, không gian hiện đại, thoáng mát, sạch sẽ. Tuy nhiên, đây chỉ là hình thức tiếp cận khách hàng trong thời gian ngắn, còn nếu muốn “giữ chân” khách hàng trong thời gian dài thì phải kể đến chất lượng của trà sữa. Đây cũng là kinh nghiệm kinh doanh trà sữa thành công mà nhiều người kinh doanh hiện nay đang áp dụng.
Theo đó, hãy luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, lựa chọn những nguyên liệu pha chế có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn. Hãy đa dạng hóa hương vị trà sữa của bạn sao cho thật phong phú, tránh tình trạng “một màu” sẽ rất khó để chiều lòng khách hàng. Bạn cũng có thể lắng nghe phản hồi của khách hàng để cải thiện chất lượng được tốt hơn.
Tham khảo mô hình trà sữa mới
Bên cạnh các mô hình kinh doanh trà sữa truyền thống thì sự ra đời của các mô hình trà sữa mới cũng đang ngày càng thu hút khách hàng. Do đó, nếu bạn là người mới trong “làng” kinh doanh trà sữa thì nên tham khảo thêm các mô hình trà sữa theo phong cách mới. Bạn cũng có thể kết hợp giữa mô hình truyền thống và hiện đại để tạo được điểm nhấn và xây dựng thương hiệu thành công.
Học cách pha chế trà sữa
Một menu trà sữa chất lượng là yếu tố hàng đầu để “giữ chân” khách hàng
Để mở được quán trà sữa bạn cần học cách pha chế từ những cửa hàng trà sữa có tiếng, tham gia khóa học pha chế hoặc mua nhượng quyền kinh doanh trà sữa. Có nhiều người kinh doanh có hiểu làm khi mở quán kinh doanh trà sữa là đầu tư mở quán và thuê nhân viên nhưng cái quan trọng nhất chính là đồ uống của cửa hàng bạn có ngon, độc lạ hay không lại bị nhiều người bỏ qua.
Bạn cần hiểu và biết công thức pha trà sữa để sáng tạo ra những đồ uống mang phong cách và hương vị của riêng bạn khi đó bạn sẽ có cơ hội để bạn cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh trong ngành.
Thiết kế view đẹp cho quán trà sữa
Ngoài những yếu tố quan trọng thu hút khách hàng đến với quan trà sữa như đồ uống ngon, an toàn vệ sinh, chất lượng đảm bảo và có sự khác biệt thì view đẹp cũng là yếu tố thu hút lượng khách đến với quán khá của bạn. Vậy nên bạn cần thiết kế quán theo cách riêng, mang phong cách riêng của bạn, để khách hàng có thể thoải mái check-in, sống ảo thì chắc chắn việc kinh doanh trà sữa của bạn sẽ nhanh chóng hồi vốn và sinh lãi nhiều lần.
PR quán trà sữa với nhiều hình thức
Khi bạn kinh doanh bất cứ mặt hàng hay sản phẩm nào đều cần phải sử dụng quảng cáo thương hiệu của mình để nhiều người biết đến và đồng thời tăng nhu cầu mua hàng của khách hơn. Ngoài các biện pháp kinh doanh trà sữa như phát tờ rơi, treo băng rôn quảng cáo... thì quảng cáo trực tiếp cũng là một yếu tố quan trọng không nên bỏ qua nếu muốn bán hàng đắt khách. Những việc cần làm để quảng bá quán trà sữa có thể kể đến là:
- Xây dựng Fanpage, tạo cá minigame để thu hút lượng người tương tác và sự quan tâm của khách đến quán trà sữa
- Thiết kế website bán hàng để chạy quảng cáo bán hàng
- Liên hế với các trang review quán và đồ ăn uống như Foody, Shoppe now...để nhiều người biết đến hơn.
- Tiếp thị website trên các trang về ẩm thực bằng cách viết bài hoặc đặt banner quảng cáo.
Quản lý kinh doanh quán trà sữa
Thực tế, kinh nghiệm kinh doanh trà sữa này có nghĩa là bạn sẽ áp dụng hình thức kinh doanh dựa trên các phần mềm quản lý. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm quản lý giúp cho việc kinh doanh của bạn được dễ dàng hơn. Đặc biệt, bạn có thể tiết kiệm chi phí trong khâu quản lý, thuê nhân viên, thời gian order, thanh toán trà sữa…
Phần mềm quản lý sẽ giúp cho việc kinh doanh trà sữa được thuận lợi hơn
Kinh doanh trà sữa có lời không?
Trong thời gian gần đây, có thể khẳng định trà sữa là “cái tên vàng” trong “làng” đồ uống, nước giải khát. Nó xuất hiện và trở nên “sốt xình xịch” mặc dù có mức giá không hề rẻ. Hình thức đẹp, hương vị thơm ngon, phong phú, view quán đặc trưng (với những thương hiệu nổi tiếng)... là những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của trà sữa. Nhiều người cũng không ngần ngại chia sẻ rằng, mình thực sự là một “con nghiện’ của trà sữa.
Cũng chính độ hot mãnh liệt của trà sữa mà nhiều người đã bắt tay vào kinh doanh loại hình này. Mặc dù độ hot cao, tuy nhiên hiện nay nhiều thương hiệu trà sữa nổi tiếng đã xây dựng thành công và đứng vững trên thị trường. Chính vì lý do đó mà việc kinh doanh trà sữa thực sự là một thách thức. Thực trạng này khiến nhiều người đắn đo, lo lắng không biết kinh doanh trà sữa có lời không.
Thực tế, rất khó để đưa ra câu trả lời có hay không đối với lĩnh vực kinh doanh trà sữa. Mà để đạt được thành công thì nó còn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của chủ doanh nghiệp.
Nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm, với tính bùng nổ của thương hiệu trà sữa thì bạn hoàn toàn có thể kinh doanh thành công nếu đi đúng hướng.
Bí quyết kinh doanh trà sữa đỉnh cao
Ngoài các kinh nghiệm kinh doanh trà sữa thành công nêu trên, để có được mức lợi nhuận cao hơn mục tiêu đề ra thì bạn cần có thêm những bí quyết đỉnh cao. Và để biết được những bí quyết đó là gì thì bạn hãy tham khảo thêm khóa học “Khởi nghiệp kinh doanh quán trà sữa” của giảng viên Nguyễn Tấn Trung trên Unica.
Khi tham gia khóa học này, bạn không chỉ nắm được cách kinh doanh trà sữa thành công theo từng xu hướng cụ thể, mà còn tự tay chế biến các loại trà sữa mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Đặc biệt, nếu bạn có số vốn nhỏ thì vẫn hoàn toàn yên tâm kinh doanh thành công nhờ những bí quyết “xương máu” mà giảng viên chia sẻ. Đây thực sự là khóa học cần thiết với những ai đang muốn kinh doanh lĩnh vực “hót hòn họt” này.
Với những kinh nghiệm kinh doanh trà sữa thành công và gợi ý khóa học cung cấp những bí quyết kinh doanh trà sữa đỉnh cao trong bài viết nêu trên, chắc chắn sẽ giúp bạn gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Chúc các bạn thành công!
>> 5 bước cần thiết để kinh doanh trà sữa thành công cho người mới bắt đầu
05/12/2019
1159 Lượt xem
Hướng dẫn cài đặt Google Shopping chi tiết nhất
Google shopping đang là một xu hướng kiếm tiền “nóng” trong những năm trở lại đây của giới MMO. Dù bạn đang kinh doanh hay là một nhà quảng cáo thì đều không nên bỏ lỡ Google shopping. Trong bài viết này, UNICA sẽ hướng dẫn cài đặt Google Shopping giúp quảng cáo kiếm tiền chỉ trong vòng 5 phút. Bạn có tin không?
Hướng dẫn cài đặt Google Shopping
Google Shopping là sản phẩm mà có thể nói Google tạo ra rất thành công để giúp cho các nhà kinh doanh có thể đẩy mạnh doanh thu của mình chỉ bằng 3s click chuột của người tiêu dùng. Không những thế, theo những nghiên cứu khảo sát, sử dụng công cụ Google Shopping khiến cho doanh thu tăng gấp 2 lần và giảm chi phí ngân sách đến 25% so với các công cụ khác. Để cài đặt Google Shopping, bạn cần thực hiện các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tạo một tài khoản Merchant Center
Đây là một bước khá đơn giản và là bước bạn cần làm nếu muốn kiếm tiền thông qua Google Shopping. Để tạo được một tài khoản Merchant Center, bạn cần vào trình duyệt Google Merchant và đăng ký một tài khoản như bình thường.
Hướng dẫn cài đặt Google shopping để tạo tài khoản Merchant Center
Giao diện đăng ký sẽ hiện lên một bảng biểu, bạn cần điền đầy đủ thông tin cơ bản của mình như địa chỉ doanh nghiệp của bạn ở quốc gia nào, tên của cửa hàng bạn kinh doanh, địa chỉ của website bán hàng (phần này bắt buộc phải có, nếu không có bạn sẽ không được phép kinh doanh trên Google Shopping). Sau khi điền đầy đủ các thông tin bắt buộc, bạn tiếp tục chọn Continue.
Sau đó, bạn cần thực thực hiện thao tác xác nhận để chuyển đến giao diện làm việc của Merchant Center. Lúc này, thông tin phải thật chính xác và đầy đủ về doanh nghiệp, URL website, địa chỉ doanh nghiệp, thông tin liên hệ. Sau khi hoàn thành bước đăng ký tài khoản, bạn sẽ chuyển sang bước 2.
Bước 2: Xác minh URL
Tại bước này, bạn cần xác nhận website. Google sẽ đưa ra cho bạn 4 cách xác minh như sau:
- Nhấp chuột vào liên kết để tải xuống HTML.
- Tải tệp lên https://gabong.bizwebvietnam.net
- Xác nhận tải lên tệp bằng cách truy cập.
- Nhấp vào xác minh URL để gửi URL của bạn đến Google Search Console để xác minh và xác nhận URL.
Sau khi bạn đã gửi URL của mình, bạn sẽ được gửi một email xác nhận từ Google Search Console.
Bạn muốn tìm hiểu chi tiết từ cơ bản đến nâng cao đến kiến thức liên quan đến Google Ads, hãy đăng ký khoá học online qua video trên Unica. Khoá học cung cấp trọn bộ Quảng cáo Google Ads: Search, GDN, Youtube, Maps, Shopping và hơn thế nữa. Đồng thời chia sẻ bí quyết để bạn thấu hiểu và chinh phục khách hàng bằng Google Ads.
[course_id:2507,theme:course]
[course_id:915,theme:course]
[course_id:2810,theme:course]
Bước 3: Tạo nguồn cấp dữ liệu sản phẩm
Tạo nguồn cấp các thông tin sản phẩm là bước tiếp theo trong hướng dẫn cài đặt Google shopping. Google shopping là xu hướng dẫn đầu quảng cáo, là hình thức quảng cáo cho phép hiển thị hết tất cả thông tin sản phẩm như tên sản phẩm, hình ảnh, giá sản phẩm… trên trang tìm kiếm Google.
Để lấy được thông tin này, cho phép hiển thị thì bạn cần sử dụng đến Google Merchant. Trong bước này, nhiệm vụ chính chủ yếu là tìm cách đẩy thông tin, dữ liệu sản phẩm từ website lên Google Merchant để Google có thể hiển thị thông tin sản phẩm lên cho người dùng.
Bạn cần tạo nguồn cấp đầy đủ thông tin cho sản phẩm mình bán
Bạn sẽ thực hiện liên tiếp các click chuột như sau: Vào sản phẩm -> Nguồn cấp dữ liệu -> Nhấn vào biểu tượng dấu + để tạo mới Nguồn cấp dữ liệu. Sau đó, bạn chọn mục Quốc gia và ngôn ngữ Việt Nam.
Sau khi bạn nhấn tiếp tục, bạn cần phải hoàn tác thao tác đặt tên nguồn và lựa chọn phương thức kết nối dữ liệu website với Merchant Center. Sẽ có các cách để bạn có thể kết nối dữ liệu là:
- Nạp dữ liệu qua Google Sheets.
- Nạp dữ liệu theo lịch.
- Tải lên tên nguồn cấp dữ liệu.
- Nạp dữ liệu qua API.
Bước 4: Liên kết tài khoản Merchant Center và tài khoản AdWords
Bước hướng dẫn cài đặt Google shopping này vô cùng đơn giản, bạn chỉ tốn mất 30s là thao tác xong. Bạn hãy nhìn vào giao diện màn hình, nhấn vào biểu tượng 3 chấm ở góc trên bên phải màn hình và chọn Liên kết tài khoản. Sau đó, bạn cần nhập ID tài khoản AdWords để kết nối.
Sau khi bạn kết thúc quy trình đó, Google Adwords sẽ thông báo cho bạn rằng có một yêu cầu liên kết tài khoản Merchant Center đang chờ được xử lý. Và bạn chỉ cần click chuột vào phê duyệt và thiết lập các hướng dẫn khác là đã tạo được được tài khoản Google shopping.
>> Xem thêm: 4 Cách chặn quảng cáo trên Google Chrome hiệu quả
Tạo chiến dịch mua sắm - Google Shopping
Để tạo được một chiến dịch mua sắm hiệu quả bạn cần làm những bước sau:
- Bước 1: Đăng nhập Google AdWords
- Bước 2: Tạo chiến dịch và chọn mục tiêu về doanh số, khách hàng tiềm năng, lượt truy cập hoặc không chọn mục tiêu (chọn những mục tiêu khác sẽ không triển khai được chiến dịch mua sắm).
- Bước 3: Chọn loại chiến dịch Google Mua Sắm.
- Bước 4: Chọn tài khoản Google Merchant với sản phẩm vừa Upload ở trên để quảng cáo
- Bước 5: Chọn vị trí hiển thị: thường thì sẽ chọn là Việt Nam nếu bạn không có ý định bán ở nước ngoài
- Bước 6: Chọn chiến dịch mua sắm chuẩn. (Nếu bạn có mục tiêu là lượt truy cập, hoặc không có mục tiêu). Chọn mua sắm thông minh (nếu bạn có mục tiêu là doanh số hoặc khách hàng tiềm năng. Tài khoản phải được tiến hành đo đạc chuyển đổi, có ít nhất 20 chuyển đổi trên tháng). (Đề xuất nên có 100 chuyển đổi/tháng để Google học hành vi chuẩn hơn).
- Bước 7: Cài đặt chiến dịch và nhóm quảng cáo tiếp theo như một chiến dịch google adword
Với 4 bước hướng dẫn cài đặt Google shopping chỉ tốn của bạn có 5 phút nhưng lại mang hiệu quả tiếp cận khách hàng “khổng lồ”. Với những kiến thức UNICA vừa chia sẻ, hy vọng bạn đọc có thể thành công trong việc cài đặt Google shopping để quảng cáo và kiếm tiền hiệu quả.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng SEOquake đơn giản nhất
05/12/2019
1958 Lượt xem
Google shopping là gì? Điều kiện chạy Google shopping
Google là công cụ tìm kiếm hàng đầu trên thế giới, chính vì thế việc khai thác và kiếm tiền qua nó sẽ mang lại hiệu quả cao. Trong bài viết dưới đây, UNICA đã tổng hợp cho bạn từ A đến Z tất cả những thông tin về Google shopping là gì? Điều kiện chạy Google shopping như thế nào. Các bạn cùng theo dõi nhé!
Google shopping là gì?
Google shopping chắc hẳn sẽ rất xa lạ với nhiều người vì nó mới được ra đời vào cuối năm 2018. Được xem là loại hình quảng cáo mua sắm trực tuyến dựa trên nền tảng sẵn có của Google. Hiểu đơn giản, nó như một gian hàng online được hiển thị trực quan tại một vị trí “vàng” trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Nó cho phép người bán hiển thị được tất cả những thông tin cụ thể về hình ảnh, giá bán, địa chỉ website một cách nổi bật khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan.
Google shopping được xem là xu hướng kiếm tiền phổ biến trên thế giới
Hiện nay, Google shopping đã được phép hoạt động tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nó vẫn còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp, hầu như chỉ có một số sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,… đang giữ ngôi độc chiếm thị phần hiển thị của kênh quảng cáo Google Shopping.
Đối với các cửa hàng kinh doanh, đây là cách bán hàng vô cùng tiện lợi và hiệu quả. Bởi vì, khi đăng bán trên công cụ này, ngay lập tức sản phẩm của cửa hàng sẽ được tiếp cận với người số lượng người mua đông đảo, dựa trên truy vấn kết quả tìm kiếm của người dùng.
Không những thế, với thói quen mua hàng của người dân Việt Nam thường tìm kiếm thông tin trước khi quyết định mua hàng, khiến cho Google shopping được đánh giá là một kênh bán hàng và tiếp thị sản phẩm có tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng rất cao.
Bạn muốn tìm hiểu chi tiết từ cơ bản đến nâng cao đến kiến thức liên quan đến Google Ads, hãy đăng ký khoá học online qua video trên Unica. Khoá học cung cấp trọn bộ Quảng cáo Google Ads: Search, GDN, Youtube, Maps, Shopping và hơn thế nữa. Đồng thời chia sẻ bí quyết để bạn thấu hiểu và chinh phục khách hàng bằng Google Ads.
[course_id:2507,theme:course]
[course_id:915,theme:course]
[course_id:2810,theme:course]
Điều kiện chạy Google shopping là gì?
Tương tự như chạy quảng cáo trên YouTube, Facebook, để doanh nghiệp của bạn có thể chạy được quảng cáo trên Google shopping cần phải đáp ứng đủ những điều kiện cơ bản như sau:
Website doanh nghiệp phải là website bán hàng
Đây được xem là điều kiện đầu tiên và quyết định xem doanh nghiệp của bạn có được phép quảng cáo Google shopping hay không? Thêm nữa, website của bạn cần phải có thêm các chức năng đơn giản khác như có giỏ hàng, chức năng thanh toán…
Website của bạn cần đảm bảo đủ các điều kiện mới được chạy quảng cáo
Hơn nữa, website của bạn cần phải có đầy đủ các thông tin liên hệ như địa chỉ email, số điện thoại và địa chỉ của doanh nghiệp để khách hàng có thể liên hệ được với bạn.
Thông tin rõ ràng về điều kiện và điều khoản thanh toán
Google luôn muốn mang lại các dịch vụ tốt nhất đến cho người dùng, không muốn khách hàng cảm thấy bị lừa bởi nội dung quảng cáo. Vì lý do đó, Google yêu cầu bạn phải cung cấp rõ ràng những thông tin sau trên website bán hàng của mình:
- Điều khoản và điều kiện thanh toán phải rõ ràng, sao cho người mua hàng có thể thấy.
- Điều khoản và điều kiện thanh toán không được phép cung cấp qua link liên kết.
- Giá bán hàng và phương pháp thanh toán phải cụ thể, giá bán phải được công khai trên trang website.
Ngoài ra, bạn cần phải đề cập rõ ràng đến cách thức hoạt động của chính sách hoàn trả, hoàn tiền nếu khách hàng cảm thấy sản phẩm không đúng như website hiển thị.
Bảo mật thông tin khách hàng thanh toán
Khi xử lý thông tin khách hàng cá nhân như tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ,... bạn cần đảm bảo rằng website của bạn sẽ sử dụng dịch vụ xử lý bảo mật của SSL.
Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều các hosting làm SSL free nhưng tính bảo mật của nó không cao. Vì thế, bạn hãy sử dụng SSL trả phí để bảo mật thông tin khách hàng tốt hơn.
Hoàn tất quy trình thanh toán
Sau khi khách hàng lựa chọn sản phẩm vào giỏ hàng, bạn cần đảm bảo người dùng có thể hoàn tất thủ tục thanh toán một cách dễ dàng. Sau đó, bạn cần sử dụng phương thức tiền tệ phù hợp với địa phương mà bạn đang ở.
Với những chia sẻ từ A đến Z của UNICA về về Google Shopping, các điều kiện để doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo Google Shopping, hy vọng sẽ thực sự hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!
05/12/2019
1994 Lượt xem