Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hải sản thành công, hút khách

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hải sản thành công, hút khách

Mục lục

Hiện nay, kinh doanh nhà hàng hải sản đang là ý tưởng của nhiều chủ đầu tư cá nhân và doanh nghiệp. Bởi họ thấy rằng nhu cầu ăn uống của con người càng ngày càng tăng cao, việc đầu tư vào thị trường F&B, đặc biệt là hải sản sẽ giúp họ thành công. Tuy nhiên, thị trường hải sản đang có sự cạnh tranh rất cao, để tạo được lợi nhuận từ việc kinh doanh hải sản không hề đơn giản. Nếu muốn bước chân vào thị trường này bạn cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức và tích luỹ thật nhiều kinh nghiệm. Bài viết sau đây là tổng hợp kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hải sản thành công cho bạn, hãy bỏ túi ngay nhé.

1. Tiềm năng khi đầu tư mô hình nhà hàng hải sản

Hải sản là một trong những loại thực phẩm được yêu thích nhất trên thế giới. Hiện nay, càng ngày nhu cầu tiêu thụ hải sản càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Nguyên nhân là bởi hải sản chứa nguồn dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon. Hải sản có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau, cung cấp cho con người nguồn dinh dưỡng dồi dào để phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Hải sản có lượng tiêu thụ cao, tiềm năng khi đầu tư mô hình hải sản là rất lớn.

kinh-doanh-nha-hang-hai-san.jpg

Tiềm năng khi đầu tư mô hình nhà hàng hải sản

Thêm nữa, hải sản còn có đa dạng nhiều loại từ tôm, cua, cá đến mực, bạch tuộc,... Điều này mang đến cho các nhà hàng hải sản nhiều lựa chọn để phục vụ khách hàng. Hiện nay nhờ các thiết bị hiện đại, hải sản tươi sống có thể được vận chuyển dễ dàng từ khắp các vùng biển trong và ngoài nước. Các nhà hàng sau khi nhập hải sản về chỉ cần đầu tư các bể chứa thiết bị lọc nước và oxy tối tân là có thể cung cấp được đồ ăn tươi ngon cho khách hàng.

Với những tiềm năng và lợi thế cạnh tranh, mô hình nhà hàng hải sản là một lựa chọn đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, các chủ đầu tư cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo thành công.

2. Tệp khách hàng của các mô hình kinh doanh hải sản

Tệp khách hàng của các mô hình kinh doanh hải sản thường bao gồm các đối tượng sau:

- Người dân địa phương: Đây là đối tượng khách hàng chính của các mô hình kinh doanh hải sản. Họ thường là những người có nhu cầu ăn uống hàng ngày hoặc theo dịp đặc biệt.

- Du khách: Du khách là một đối tượng khách hàng tiềm năng của các mô hình kinh doanh hải sản. Họ thường là những người có nhu cầu khám phá ẩm thực địa phương và thưởng thức các món ăn hải sản tươi ngon.

- Gia đình: Gia đình thường có nhu cầu ăn uống cùng nha và thưởng thức các món ăn hải sản tươi ngon vào những dịp cuối tuần, lễ tết.

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh và địa điểm kinh doanh mà tệp khách hàng của các mô hình kinh doanh hải sản có thể khác nhau. Ví dụ, các nhà hàng hải sản cao cấp thường tập trung vào đối tượng khách hàng là người có thu nhập cao, trong khi các quán ăn hải sản bình dân thường tập trung vào đối tượng khách hàng là người dân địa phương có thu nhập trung bình.

tep-khach-hang-cua-mo-hinh-kinh-doanh-hai-san.jpg

Tệp khách hàng của mô hình kinh doanh hải sản

3. Các mô hình nhà hàng hải sản hiện nay

Kinh doanh chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là kinh doanh nhà hàng hải sản. Tuy nhiên nếu như chủ đầu tư nắm rõ các mô hình nhà hàng hải sản để lựa chọn mô hình phù hợp với ý tưởng và chi phí. Đồng thời có thêm kinh nghiệm thì quá trình kinh doanh chắc chắn sẽ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Dưới đây là một số mô hình kinh doanh nhà hàng hải sản phổ biến nhất hiện nay cho bạn tham khảo.

3.1. Nhà hàng hải sản ven biển

Mô hình hải sản ven biển thường xuyên xuất hiện ở các khu du lịch, bãi biển, khu nghỉ dưỡng. Mô hình này thường được tìm thấy ở các khu vực ven biển, nơi có nguồn hải sản dồi dào và phong phú. Đặc điểm của mô hình kinh doanh hải sản này đó là có thiết kế đơn giản, không gian mở tạo cảm giác thoải mái cho thực khách. Kiểu nhà hàng hải sản ven biển có không gian gần gũi với thiên nhiên, mang đậm hơi thở của biển cả nên được khách hàng vô cùng yêu thích.

Nhược điểm của mô hình kinh doanh này đó là: Chi phí đầu tư ban đầu cao, kinh doanh bị phụ thuộc vào thời tiết, tỷ lệ cạnh tranh cao với những nhà hàng khác cùng khu vực.

nha-hang-kinh-doanh-hai-san-ven-bien.jpg

Nhà hàng kinh doanh hải sản ven biển

3.2. Nhà hàng hải sản bình dân

Mô hình kinh doanh hải sản bình dân là loại được nhiều người đầu tư nhất bởi ưu điểm: 

- Giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng

- Menu đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng

- Dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, mô hình này thường được tìm thấy ở các thành phố, nơi có đông dân cư và thu nhập trung bình.

3.3. Nhà hàng hải sản phong cách sân vườn

Mô hình nhà hàng hải sản phong cách sân vườn là mô hình nhà hàng phục vụ các món ăn hải sản trong không gian sân vườn thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên. Không gian sân vườn tạo cảm giác thư thái, thoải mái cho khách hàng nhưng không kém phần tinh tế, sang trọng.

Kiểu nhà hàng hải sản phong cách sân vườn thường có tệp khách hàng là những người có thu nhập ổn định và cao. Nhà hàng kiểu phong cách này cũng thường được lựa chọn là địa điểm để tổ chức tiệc mừng, liên hoan, sinh nhật,...

nha-hang-hai-san-phong-cach-san-vuon.jpg

Nhà hàng hải sản phong cách sân vườn

3.4. Nhà hàng hải sản buffet

Nhà hàng hải sản buffet hoạt động theo hình thức tự chọn, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn món ăn mình yêu thích. Hiện nay do nhu cầu ăn uống của mọi người tăng cao nên loại hình này khá quen thuộc với thực khách. Mô hình này thường được tìm thấy ở các thành phố lớn, nơi có đông dân cư và thu nhập cao. Ưu điểm của mô hình nhà hàng hải sản buffet đó là đa dạng món ăn, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn món ăn mình yêu thích. Không gian quán cũng tạo cảm giác thoải mái, tự do cho khách hàng.

Mặc dù có nhiều ưu điểm song kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hải sản buffet bạn cần nhớ đó là: Cần có nguồn vốn lớn vì chi phí đầu tư ban đầu cho mặt bằng, thiết kế không gian, nguồn nguyên liệu và nhân sự rất tốn kém.

4. Mở nhà hàng hải sản cần những gì?

Mở nhà hàng hải sản là một ý tưởng kinh doanh đầy tiềm năng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên để thành công, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, bao gồm:

4.1. Các loại giấy tờ, thủ tục pháp lý để kinh doanh nhà hàng hải sản

Trước khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng hải sản, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ, thủ tục pháp lý sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Đây là giấy tờ quan trọng nhất để xác nhận quyền kinh doanh. Bạn có thể đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp.

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Giấy chứng nhận này là điều kiện bắt buộc để kinh doanh nhà hàng hải sản. Bạn có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp huyện, quận, thị xã.

- Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu: Nếu nhà hàng của bạn có kinh doanh rượu, bạn cần xin giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.

thu-tuc-kinh-doanh-nha-hang-hai-san.jpg

Thủ tục pháp lý để kinh doanh nhà hàng hải sản

4.2. Vốn

So với những lĩnh vực kinh doanh F&B khác thì kinh doanh nhà hàng hải sản sẽ tốn kém chi phí đầu tư hơn. Bởi nguyên liệu hải sản đắt chưa kể những chi phí có liên quan kèm theo. Để chủ động với quá trình kinh doanh của mình, trước khi bắt đầu mở nhà hàng hải sản bạn cần chuẩn bị một khoản vốn đầu tư lớn. Vốn này sẽ bao gồm: Chi phí thuê mặt bằng, trang thiết bị, nguyên vật liệu,... Nguồn vốn này là không cố định nhưng bạn vẫn cần phải định hình cụ thể và cân nhắc kỹ để đảm bảo tính khả thi của kế hoạch kinh doanh nhé.

4.3. Mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng kinh doanh nhà hàng hải sản là yếu tố quan trọng quyết định rất lớn đến sự thành công của nhà hàng. Mặt bằng cần đảm bảo các yếu tố sau:

- Vị trí thuận tiện, gần các khu dân cư, khu du lịch, nghỉ dưỡng,...

- Không gian rộng rãi, thoáng, mặt tiền lớn để du khách được ngồi ăn thoải mái.

- Nhà hàng hải sản nên được đặt gần các nguồn cung cấp hải sản tươi ngon để đảm bảo chất lượng món ăn.

- Có chỗ gửi xe cho khách, giao thông thuận tiện cho việc đi lại.

mat-bang-kinh-doanh-nha-hang-hai-san.jpg

Mặt bằng kinh doanh rất quan trọng khi kinh doanh hải sản

4.4. Thiết kế nhà hàng

Không chỉ riêng nhà hàng hải sản mà với nhà hàng nào bạn cũng cần phải quan tâm tới thiết kế. Thiết kế nhà hàng là một trong những cách hiệu quả để thu hút khách hàng. Bởi một nhà hàng đẹp sẽ kích thích sự tò mò của khách hàng muốn trải nghiệm và một nhà hàng có thiết kế độc đáo, riêng biệt sẽ thu hút khách hàng ghé tới.

Lưu ý: Thiết kế nhà hàng cần phải hướng đến sự ấm cúng và mang lại cho khách hàng cảm giác thoải mái. Hãy thiết kế theo một tông màu chủ đạo, kết hợp thêm các sắc tố khác để tránh gây rối mắt.

4.5. Nguồn hàng hải sản

Hải sản là nguyên liệu chính của nhà hàng hải sản. Thêm nữa, hải sản cũng là nguyên liệu quyết định trực tiếp đến món ăn cũng như sự hài lòng của khách hàng. Do đó, bạn cần tìm kiếm nguồn cung cấp hải sản tươi ngon, đảm bảo chất lượng. Nguyên liệu tươi ngon sẽ khiến thực khách cảm thấy đồ ăn ngon miệng. Từ đó, họ sẽ quay lại vào lần sau và giới thiệu cho bạn bè tới thưởng thức. Việc chú trọng nguồn hải sản đảm bảo chất lượng sẽ giúp kinh doanh nhà hàng hải sản thành công.

4.6. Thiết bị, dụng cụ

Bên cạnh những thiết bị, dụng cụ thông thường, khi kinh doanh nhà hàng hải sản bạn sẽ phải đầu tư nhiều hơn. Hải sản tươi ngon quyết định tới 80% chất lượng món ăn, nếu không đầu tư kỹ lưỡng về thiết bị, dụng cụ hỗ trợ bảo quản thì chất lượng hải sản sẽ bị ảnh hưởng, không được như mong đợi.

thiet-bi-can-trang-bi-khi-mo-nha-hang-hai-san.jpg

Thiết bị, dụng cụ cần trang bị khi mở hàng hải sản

Một số thiết bị, dụng cụ bạn cần trang bị khi mở nhà hàng hải sản đó là:

- Bể kính nuôi hải sản: Bên trong có bình bơm oxy và thiết bị lọc nước để bảo quản môi trường sống tốt nhất cho hải sản.

- Thiết bị nhà bếp: Tủ đông, tủ mát, máy hút mùi, dụng cụ nấu.

- Dụng cụ phục vụ khách hàng: Bát đũa, dụng cụ bóc vỏ hải sản chuyên dụng,...

4.7. Đào tạo nhân viên

Kinh doanh nhà hàng hải sản sẽ cần nhiều nhân viên hơn, mỗi nhân viên sẽ đảm nhiệm những vị trí chuyên biệt. Tuy nhiên dù là giữ vị trí nào đi chăng nữa thì nhân viên nhà hàng cũng phải được đào tạo kỹ càng, có tác phong làm việc tốt và chuyên nghiệp. Như vậy mới phục vụ khách hàng chu đáo, đảm bảo hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

quan-ly-chat-che-nhan-vien.jpg

Đào tạo nhân viên có tác phong tốt và chuyên nghiệp

5. Kinh nghiệm mở nhà hàng hải sản thành công

Như bên trên đã chia sẻ, kinh doanh hải sản hiệu quả không hề đơn giản. Chủ đầu tư nếu muốn thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực này cần phải bỏ túi ngay những kinh nghiệm mở nhà hàng hải sản thành công sau:

5.1. Tìm mặt bằng phù hợp

Nhà kinh doanh dù là kinh doanh mặt hàng nào đi chăng nữa cũng cực kỳ quan tâm đến mặt bằng. Để kinh doanh nhà hàng hiệu quả, thu hút được nhiều thực khách, chủ đầu tư nên tìm và thuê mặt bằng ở những nơi đông dân cư, giao thông đi lại thuận tiện, chỗ để xe rộng rãi. Bên cạnh đó chủ đầu tư cũng nên thuê mặt bằng có mặt tiền rộng và thoáng để khách dễ dàng nhìn thấy quán.

Tuỳ vào quy mô và tệp khách hàng mục tiêu mà chủ đầu tư sẽ lựa chọn vị trí thuê mặt bằng phù hợp. Tuy nhiên bạn cần chú ý không nên thuê mặt bằng quá tốn kém. Thường chi phí thuê mặt bằng chỉ chiếm khoảng 20% chi phí tổng.

kinh-doanh-nha-hang-hai-san-1

Địa điểm là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của quán

5.2. Nguồn hải sản tươi sống

Nguồn hải sản tươi sống, đang bơi dưới nước được bắt đi chế biến luôn sẽ giúp đồ ăn tươi ngon và hấp dẫn hơn. Khi thưởng thức đồ ăn ngon, khách hàng sẽ có ấn tượng rất tốt về nhà hàng và sẽ quay lại vào lần tới. Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hải sản thành công đó là nhập nguồn hải sản sạch, tươi sống, chất lượng từ vùng ven biển như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Phan Thiết,... Tuỳ xem vị trí của bạn ở đâu mà sẽ lựa chọn vùng biển gần đó để nhập hải sản.

Đối với các loại hải sản nhập khẩu bạn cần phải kiểm tra kỹ giấy tờ để chứng minh nguồn gốc. Cũng là hải sản nhập khẩu nhưng với các loại như: tôm hùm, cá hồi, tôm alaska thì giấy tờ kiểm định, giấy chứng nhận cũng phải được kiểm tra gắt gao hơn.

5.3. Thiết kế thực đơn độc đáo

Kế hoạch kinh doanh nhà hàng hải sản hiệu quả bạn nhất định phải nhớ rõ đó là thiết kế thực đơn độc đáo. Một menu đẹp, hấp dẫn với nhiều món ăn mới lạ sẽ thu hút và kích thích khách hàng nếm thử hơn so với một menu quá tầm thường và đơn giản. Việc thiết kế thực đơn bắt mắt, ấn tượng và độc đáo cũng khiến khách hàng có thiện cảm với nhà hàng không. Để thiết kế menu đẹp, bạn có thể sử dụng phần mềm: Canva, Photoshop, Illustrator,...

thuc-don-hai-san-doc-dao.jpg

Thiết kế thực đơn nhà hàng hải sản độc đáo

5.4. Lên kế hoạch marketing chi tiết

Chiến lược kinh doanh nhà hàng hải sản hiệu quả là bạn phải có kế hoạch marketing chi tiết và chặt chẽ. Bên cạnh việc quảng cáo như làm biển hiệu quảng cáo, in menu hay treo các ấn phẩm standee, nhà hàng kinh doanh hải sản cũng cần mở rộng các chiến dịch marketing online để thu hút thêm nhiều khách hàng và để bán được đồ ăn mang về.

Một số kênh online truyền thông mà nhà hàng có thể sử dụng để marketing bán hàng đó là: Website, Instagram, Zalo,... Ngoài ra nhà hàng cũng có thể liên kết với các kênh như: Shopee Food, Grabfood, Foody, Lozi,… để khách hàng có thể đặt hàng dễ dàng và để nhà hàng giao hàng nhanh chóng tới tay khách hàng.

5.5. Phục vụ khách hàng chu đáo

Thêm một phương án kinh doanh nhà hàng hải sản hiệu quả chủ đầu tư cần nhớ đó là chú trọng đến chất lượng dịch vụ. Sự hài lòng của khách hàng ngoài dựa vào chất lượng đồ ăn còn dựa vào chất lượng phục vụ của khách hàng. Vì vậy, chủ đầu tư cần hết sức chú ý đến vấn đề này.

Đội ngũ nhân viên tại nhà hàng cần có thái độ phục vụ tốt, chu đáo, tận tình, vui vẻ. Bên cạnh đó cần chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, tránh trường hợp để khách đợi quá lâu. Nhân viên phục vụ chu đáo sẽ khiến khách hàng có cảm tình và ghé tới vào những lần sau.

nhan-vien-phuc-vu-khach-hang-chu-dao-tan-tinh.jpg

Nhân viên phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình

5.6. Đảm bảo an toàn vệ sinh

Tất nhiên rồi, để kinh doanh nhà hàng hải sản hiệu quả không thể bỏ qua vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng quyết định trực tiếp đến việc bán hàng có hiệu quả hay không và khách hàng có quay lại hay không.

Kinh nghiệm mở nhà hàng hiệu quả bạn bắt buộc phải ghi nhớ đó là chú trọng khâu kiểm duyệt nguồn cung cấp. Đảm bảo nguồn cung cấp có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng hoá chất hay thành phần không đảm bảo gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của khách hàng. Bên cạnh đó, cần vệ sinh không gian nhà hàng sạch sẽ, thoáng mát, tránh môi trường sống của vi khuẩn.

6. Kết luận

Như vậy, Unica đã giúp bạn nắm được bí quyết khi kinh doanh nhà hàng hải sản hiệu quả, thành công. Qua bài viết này, mong rằng các bạn đã trang bị được cho mình những kiến thức kinh doanh bổ ích để có thể định hình được những việc cần phải làm khi bắt đầu kinh doanh. Từ đó có quá trình kinh doanh buôn bán chủ động và mang lại hiệu quả cao hơn.

Chúc các bạn kinh doanh nhà hàng hải sản thành công!

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên