Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Kinh Doanh Ngoại Ngữ Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Tesst Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác Phân Tích Dữ Liệu

Kinh Doanh

Đâu là các bước khởi nghiệp thành công?
Đâu là các bước khởi nghiệp thành công? Bill Gates, Richard Branson, Oprah Winfrey, hay Warren Buffett đều là những doanh nhân cực thành công khi khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng. Bạn muốn hiện thực hóa ước mơ được trở thành ông/bà chủ giống như họ, nhưng lại không biết các bước khởi nghiệp khi kinh doanh là gì? Đừng quá lo lắng, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ mang đến cho bạn những bước đi cần thiết trong quá trình khởi nghiệp vươn đến thành công! Các bước khởi nghiệp Quyết định có khởi nghiệp hay không? Nếu bạn chỉ muốn kiếm tiền nhanh và muốn có một chức danh thật “kêu” để ai cũng phải trầm trồ thì khởi nghiệp chưa chắc là một quyết định đúng đắn. Còn nếu bạn muốn những ý tưởng được thực hiện và phát huy tác dụng, hoặc muốn lợi ích kinh tế bền vững thì bạn có thể chuẩn bị thật kỹ lưỡng để bắt tay vào khởi nghiệp. Trước khi bắt tay vào khởi nghiệp bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng Lên kế hoạch chi tiết Việc lên kế hoạch chi tiết nhưng phải ngắn gọn, bởi kế hoạch dài dòng thực chất chỉ là những dự tính trên lý thuyết. Chính vì vậy, bạn hãy đưa bản kế hoạch ra thực hiện. Với quá trình thực hiện lần đầu tiên, chúng ta sẽ gọi nó là phép thử. Khi thử trên thị trường thực tế, bạn chỉ nên thử với quy mô nhỏ. Những người quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể tạo nên đối tượng khách hàng thích hợp trên thực tế. Nếu những gì diễn ra ở thực tế không được như dự tính ban đầu, thì bạn hãy bình tĩnh và không nên hoảng sợ. Hãy chinh phục nó, bởi đây là một trong các bước khởi nghiệp mà bạn không nên bỏ qua. >> Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ - 7 bước đến thành công Tìm kiếm người đồng sáng lập Sau khi ý tưởng của bạn đã được thử nghiệm và cho thấy những tiềm năng phát triển thì bạn có thể tìm kiếm người đồng sáng lập. Nếu không thích, bạn có thể là một nhà sáng lập duy nhất. Tuy nhiên, nếu tìm được một người đồng hành cùng “gánh vác” trọng trách này thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.  Bởi, quá trình khởi khởi nghiệp không phải là “màu hồng”, nó sẽ thử thách bạn về mọi mặt như: tài chính, sức khỏe, chiến lược, điều hành, tinh thần… Chính vì vậy, khi có người đồng sáng lập bọc lót thì bạn sẽ cảm thấy đỡ kiệt sức hơn nhiều. Nhưng khi chọn người đồng sáng lập, bạn hãy lưu ý chọn người phải có tầm nhìn chung, có các quy tắc về giá trị, đạo đức, cũng như sự hiểu biết nhất định. Quá trình khởi khởi nghiệp không phải là “màu hồng” Huy động nguồn vốn Nếu muốn đầu tư cho “đứa con cưng” của mình được phát triển thì bạn cần có vốn để đầu tư. Mỗi người sẽ có sự lựa chọn khác nhau khi “rót vốn”, bạn có thể tự đầu tư 100% bằng tiền của mình, hoặc kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư hay các tổ chức đầu tư khác.  Mỗi hình thức sẽ có ưu và nhược điểm riêng, nhưng người quyết định vẫn chính là bạn. Dưới tư cách là một thủ lĩnh, hãy dẫn dắt “đứa con” đi đúng hướng và hãy chịu trách nhiệm về các quyết định của bản thân. Như vậy, bạn đã nắm được thêm một trong các bước khởi nghiệp. >> Những điều kiện cơ bản để có thể vay vốn kinh doanh, bạn đã biết? Khai trương sản phẩm/dịch vụ Bước tiếp theo, bạn sẽ cùng sáng lập viên sẽ khai trương sản phẩm/dịch vụ. Bạn không cần phải tiến hành khai trương quá mức hoành tráng. Bởi, thực chất đây chỉ là một bước bình thường trong quá trình khởi nghiệp mà thôi. Thậm chí bạn cần phải chỉnh sửa, cải tạo, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ ngay sau khi khai trương để phù hợp với yêu cầu thực tế. Điều hành và phát triển Tiếp theo, bạn sẽ cùng với team tiếp tục phát triển sản phẩm/dịch vụ song song với việc điều hành. Việc bạn cần làm bây giờ là thực hiện các hoạt động bán hàng, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, thu thập thông tin, dữ liệu và giữ chân người đăng ký. Bạn cần phải “khắc cốt ghi tâm” 3 yếu tố quan trọng đó là: doanh thu bán hàng, thông tin dữ liệu và khách hàng, tài khoản người sử dụng trực tuyến. Đăng ký công ty Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ và tích cực thì bạn cùng người đồng sáng lập có thể đăng ký công ty và đăng ký thương hiệu để được sở hữu trí tuệ. Thông thường, việc đăng ký công ty từ 3 - 7 ngày làm việc, nhưng việc đăng ký thương hiệu có thể từ 10 - 15 tháng, cho đến khi bạn nắm giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ trong tay. >> Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh online cho các doanh nghiệp nhỏ Mở rộng quy mô kinh doanh Mở rộng quy mô kinh doanh là bước cuối cùng trong các bước khởi nghiệp. Bạn hãy tiếp tục chinh phục các thử thách để “con trai cưng” tạo ra nhiều giá trị tiến bộ cho xã hội. Nhờ vào sự sáng tạo và đóng góp to lớn của những nhà khởi nghiệp, cuộc sống của con người sẽ được cải thiện và nâng cao hơn. Mở rộng quy mô kinh doanh là bước cuối cùng trong các bước khởi nghiệp Trong bài viết trên, UNICA đã chia sẻ cho các bạn các bước khởi nghiệp khi kinh doanh. Bạn sẽ nhận thấy khởi nghiệp là cả một quá trình dài giúp bạn tôi luyện bản thân hiệu quả. Do đó, hãy cố gắng vượt qua những sóng gió để thu về “trái ngọt” mà bạn xứng đáng nhận được nhé!
22/11/2019
781 Lượt xem
Bạn có biết: Khởi nghiệp cần chuẩn bị gì?
Bạn có biết: Khởi nghiệp cần chuẩn bị gì? Khởi nghiệp cần chuẩn bị gì? đây có lẽ là một trong những thắc mắc của các bạn đang muốn bước vào “cuộc phiêu lưu” khởi nghiệp. Để khởi nghiệp thành công, bạn cần phải chuẩn bị cho mình thật kỹ lưỡng tất cả mọi thứ trước khi bước chân vào lĩnh vực  đầy thử thách này. Khởi nghiệp cần chuẩn bị gì? Nguồn vốn đủ trang trải  Một trong những yếu tố thiết yếu đầu tiên khi kinh doanh đó là vốn. Khi bạn bắt đầu khởi nghiệp, bạn cần phải chấp nhận một thực tế rằng bạn sẽ không có thu nhập ổn định hàng tháng và không nhận được một đồng lương nào. Thay vào đó, bạn cần phải chi trả rất nhiều khoản khác nhau, trừ bản thân. Đó có thể là những chi phí để duy trì hoạt động của doanh nghiệp như: điện, nước, mặt bằng, chi phí cho đối tác... Đây sẽ là một khoản tiền không nhỏ. Có thể bạn sẽ mất một thời gian dài, có thể là một năm nhưng có thể là 2 năm mới thu về được tháng lương đầu tiên. Khi khởi nghiệp bạn cần có nguồn vốn đủ trang trải  Kế hoạch marketing Khởi nghiệp cần chuẩn bị gì? Nhiều người khi khởi nghiệp thường bắt tay vào làm mọi thứ, thế nhưng họ lại không nghĩ đến việc làm sao để đưa hàng hóa và dịch vụ đến tay khách hàng. Chính vì vậy, họ thường mất nhiều thời gian đi tìm hướng đi nhưng doanh nghiệp vẫn chậm chân tại chỗ. Do đó, bạn cần có một ngân sách nhất định cho việc marketing. Vào thời điểm bắt đầu, bạn không cần phải chi một khoản lớn cho việc marketing. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn không cần chuẩn bị gì cho việc tiếp thị, nếu bạn thực sự mong muốn doanh nghiệp phát triển nhanh và hiệu quả. >> Cách lập kế hoạch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp Chiến lược bán hàng Một công ty mà không tăng trưởng doanh số thì chắc chắn sẽ không thể tồn tại được lâu dài. Khi mọi người biết công ty bạn là gì, đang kinh doanh mặt hàng nào, thì bạn cần phải thúc đẩy việc bán hàng. Chiến lược kinh doanh tốt sẽ đưa được sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng nhanh chóng hơn. Bạn hãy chuẩn bị cho quá trình khởi nghiệp thật chi tiết từ kịch bản, hợp đồng, chiến lược bán hàng… >> Cách lập kế hoạch kinh doanh nhỏ - 7 bước đến thành công Kiên trì bền bỉ Khởi nghiệp cần chuẩn bị gì? Ngoài những yếu tố kể trên bạn cần có cố gắng và kiên trì bền bỉ. Cho dù trước đây bạn từng làm việc chăm chỉ nhưng khi trở thành chủ doanh nghiệp thì bạn cần phải nỗ lực và cố gắng hơn gấp nhiều lần. Bạn có thể làm việc 12 giờ/ngày, full tuần là điều hết sức bình thường. Nếu bạn đang chống chọi với căn bệnh mãn tính đến mức không có thời gian làm việc, chiến đấu với các vấn đề lớn của gia đình hoặc không muốn làm những công việc khó khăn, vất vả thì bạn không nên bắt tay vào khởi nghiệp. Bạn cần phải đảm bảo rằng, đã chuẩn bị một ý chí “chiến đấu” mạnh mẽ và đủ năng lượng trước khi bước vào cuộc hành trình dài. Kiên trì là yếu tố cần thiết khi khởi nghiệp Đánh giá độ rủi ro từ nguồn vốn bên ngoài Khi bắt đầu khởi nghiệp, nhiều người thường đặt ra câu hỏi nên tìm nguồn vốn ở đâu. Bạn có thể huy động nguồn vốn từ gia đình, bạn bè, người thân hoặc từ các nhà đầu tư. Thế nhưng, trước khi quyết định vay vốn, bạn cần phải thận trọng và hiểu rõ về tầm ảnh hưởng của số vốn đó trong trường hợp thành công hoặc thất bại. Bạn cần phải tính toán xem bạn phải trả bao nhiêu hoặc chia bao nhiêu. Nếu có thể, bạn hãy khởi nghiệp đơn giản hơn không cần phải huy động vốn đầu tư từ bên ngoài, sau đó mở rộng quy mô kinh doanh. Một lời khuyên dành cho bạn đó là trong lần khởi nghiệp đầu tiên bạn không nên thế chấp tài sản. Linh hoạt và không than phiền Không phải ai cũng có thể khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công. Nếu bạn không thích lĩnh vực này và thấy quá khó để thực hiện, tốn nhiều thời gian và có quá nhiều rắc rối thì bạn hãy “đóng cửa” khởi nghiệp ngay và đừng tiếc nuối. Bạn có biết 8/10 người khởi nghiệp đã thất bại trong 2 năm đầu tiên, trong số còn lại thì 80% thất bại sau 5 năm. Hãy nhớ rằng, thất bại trong khởi nghiệp không có nghĩa là bạn là người thất bại. Nếu khởi nghiệp thất bại có thể là do không đánh giá được sự thay đổi của môi trường kinh doanh, không dự đoán được đối thủ cạnh tranh và không linh hoạt trong mọi vấn đề…  “Thất bại là mẹ thành công”, hãy rút ra cho bản thân những bài học kinh nghiệm từ những việc đã xảy ra, đánh giá rủi ro và khởi nghiệp lại lần thứ 2. Con đường khởi nghiệp dù có muôn vàn những khó khăn nhưng nó vẫn có nhiều cơ hội để bạn chinh phục. Vậy, bạn đã biết khởi nghiệp cần chuẩn bị gì rồi chứ! Bạn cần linh hoạt trong quá trình khởi nghiệp Các kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp Để khởi nghiệp thành công, ngoài khâu chuẩn bị, bạn cần trau dồi thêm các kỹ năng thiết yếu. Nếu bạn chưa biết phải bắt đầu từ đâu thì bạn có thể tham khảo thêm khóa học “Khởi nghiệp từ con số 1” của giảng viên dày dặn kinh nghiệm Nguyễn Trung Kiên trên UNICA. Tham gia khóa học này, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết các kỹ năng cần thiết trong quá trình khởi nghiệp, các công việc cần chuẩn bị để có thể khởi nghiệp thành công, cách thức để có được sự hậu phẫu về tài chính và nhân lực bên ngoài… Hy vọng rằng với những thông tin mà UNICA đã chia sẻ trong bài viết trên, các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi khởi nghiệp cần chuẩn bị gì. Hành trình khởi nghiệp rất dài, những bước đi đầu tiên chính là những bước đi quan trọng nhất làm nền móng để chinh phục con đường đầy chông gai này. >> Đâu là các bước khởi nghiệp thành công?  
21/11/2019
1092 Lượt xem
Những khó khăn khi kinh doanh online các chủ shop thường gặp phải
Những khó khăn khi kinh doanh online các chủ shop thường gặp phải Kinh doanh online đang là một xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, thị trường kinh doanh online cũng vô cùng cạnh tranh với sự tham gia của rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp khác nhau. Điều này khiến cho những người mới bắt đầu kinh doanh online gặp nhiều khó khăn. Vậy những khó khăn khi kinh doanh online là gì? Hãy cùng Unica đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 1. Những khó khăn khi kinh doanh online Trong quá trình kinh doanh online bên cạnh những thuận lợi thì bạn sẽ gặp phải không ít những khó khăn. Dưới đây là một số những khó khăn khi kinh doanh online phổ biến cho bạn tham khảo. 1.1. Áp lực cạnh tranh về giá Hiện nay, trên các sàn thương mại điện tử của Việt Nam có rất nhiều các sản phẩm từ Trung Quốc. Chính vì điều này đã gây ra sự chênh lệnh mức giá của các sàn. Thậm chí các shop khác nhau cũng có những mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm. Mặt khác, hiện nay danh mục "hàng quốc tế" xuất hiện ngày càng nhiều, gây nên áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của những người kinh doanh online trong nước. Kinh doanh online thường gặp áp lực cạnh tranh về giá 1.2. Tình trạng hủy đơn vẫn thường xuyên xảy ra Một trong những khó khăn khi kinh doanh Online là tình trạng boom hàng, hoàn hàng thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là do thái độ và hành vi của người mua hàng khiến chủ shop mất thời gian và chi phí.  Để hạn chế được việc này, chủ shop nên tư vấn trung thực và cân nhắc trong việc chốt đơn. Việc chốt đơn sẽ giúp bạn xác định được loại khách hàng của mình nhằm giảm thiểu khả năng boom hàng. Mặt khác, chủ shop nên chú ý đến việc gói hàng đúng quy chuẩn, tránh hàng bị hư hỏng, móp méo khiến người mua cảm thấy không hài lòng và hủy đơn hàng.  1.3. Khó khăn trong việc quản lý đa kênh Để bán hàng hiệu quả, người bán cần phân phối hàng hóa ở nhiều kênh khác nhau. Thế nhưng, hạn chế của việc bán hàng đa kênh là người bán phải thực hiện nhiều công việc liên quan đến quản lý đơn hàng, quản lý hàng tồn kho, dữ liệu khách hàng.  Việc bán hàng đa kênh giúp chủ shop tiếp cận được nhiều khách hàng khác nhau ở các kênh khác nhau. Thế nhưng, việc thiếu kinh nghiệm quản lý đa kênh cũng là một trong những khó khăn cần phải lưu ý. Khó khăn trong việc quản lý đa kênh Giải pháp giúp các chủ shop khắc phục được khó khăn trong bán hàng online này là cần sử dụng và xây dựng hệ thống hệ thống kinh doanh quản lý hàng hóa được đồng bộ với tất cả các kênh bán hàng. Việc này giúp cho người bán quản lý toàn bộ đơn hàng một cách chặt chẽ nhất mà không lo bị bó sót trong quá trình thực hiện.  1.4. Xây dựng lòng tin với khách hàng là khó khăn khi bán hàng online Khó khăn lớn nhất khi học quản trị kinh doanh online mà bạn gặp phải đó là làm sao để tạo được niềm tin với khách hàng. Như chúng ta đã biết, khi bán hàng qua mạng, khách hàng chỉ nhìn qua hình ảnh nên không biết chất lượng sản phẩm như thế nào? màu sắc đã qua chỉnh sửa hay chưa? chất liệu có bị thay đổi hay không? Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười khi mua hàng online. Đó còn chưa kể đến nhiều vụ lừa đảo tố cáo tràn lan trên mạng xã hội. Chính vì thế mà dễ hiểu vì sao ngày càng nhiều khách hàng hoang mang, e ngại với loại hình kinh doanh này. Hơn nữa, khách hàng thường có tâm lý trung thành với những shop bán cùng chủng loại hàng với bạn, nên họ rất ít khi thay đổi. Do đó, mà việc xây dựng lòng tin ở khách hàng lại càng khó khăn gấp bội.  90% người kinh doanh đều cho rằng việc xây dựng lòng tin ở khách hàng là một trong những khó khăn khi kinh doanh online. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, hãy thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc đảm bảo, giữ chữ tín để khách hàng có niềm tin với sản phẩm.  Xây dựng lòng tin với khách hàng là vừa là thuận lợi và khó khăn khi bán hàng online 1.5. Chưa tạo được dấu ấn thương hiệu Nhiều người khi kinh doanh online cho rằng khi kinh doanh online cá nhân nhỏ lẻ thì không cần tên tuổi, thương hiệu mà chỉ cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm là được. Thế nhưng nếu không có tên shop, không có logo riêng thì khách hàng khó có thể nhớ đến thương hiệu của bạn. Theo đó, khách hàng chỉ nhớ mang máng đến sản phẩm mà không nhớ đến tên, do đó mà họ dễ dàng tìm đến các shop khác có tên dễ nhớ hơn mà cùng sản phẩm. Đối với vấn đề này, bạn cũng không cần quá lo lắng về chuyện thuê những thiết kế riêng tốn thêm chi phí. Bởi, hiện nay có rất nhiều trang trực tuyến cho tạo logo có sẵn nên bạn có thể thỏa sức tạo, hoặc bạn có thể thuê thiết kế logo giá rẻ… Như vậy, tên tuổi của bạn sẽ tạo được dấu ấn với khách hàng. Đăng ký khoá học kinh doanh online qua video trên Unica để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Trong khoá học, giảng viên sẽ chia sẻ kiến thức kinh doanh online từ A - Z để bạn có cái nhìn tổng quan về mô hình kinh doanh này. Bên cạnh đó, giảng viên cũng chia sẻ cho bạn bí quyết kinh doanh online đột phá trên các kênh marketing online. [course_id:266,theme:course] [course_id:1344,theme:course] [course_id:773,theme:course] 1.6. Vấn đề về vốn Vốn chính là một trong những khó khăn khi kinh doanh online. Nếu vốn ít thì chắc chắn việc kinh doanh online sẽ không suôn sẻ chút nào. Khi nhập hàng với số lượng lớn thì bạn sẽ được nhập hàng với giá sỉ, tiết kiệm được chi phí hơn so với giá lẻ. Nếu có vốn thì khả năng cạnh tranh, tiếp cận khách hàng sẽ cao hơn. Bạn có thể quảng cáo sản phẩm, bài viết để cung cấp nhiều thông tin đến khách hàng hơn. 1.7. Thu hút và giữ chân khách hàng Xu thế kinh doanh online ngày càng phát triển mạnh mẽ, vì thế mà khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn và am hiểu, khó tính hơn trong việc lựa chọn dịch vụ sản phẩm. Do đó, khi bán hàng online cần phải có một quá trình trước, trong và sau khi bán hàng để thu hút và giữ chân khách hàng. Kinh doanh online gặp rất nhiều khó khăn 1.8. Môi trường cạnh tranh khốc liệt Kinh doanh online đang trở thành một xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh online cũng vô cùng cạnh tranh. Nguyên nhân là bởi có quá nhiều sự tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp khác nhau. Càng nhiều người đầu tư, tham gia vào cùng một lĩnh vực thì càng khó khăn trong việc thu hút khách hàng tiềm năng. Việc thu hút khách hàng là một thách thức lớn đối với các nhà kinh doanh online. Thêm nữa, kinh doanh online cũng gặp phải cạnh tranh khốc liệt về giá. Để cạnh tranh được với các đối thủ của mình, các nhà kinh doanh bắt buộc phải tìm được nguồn hàng chất lượng với giá cả hợp lý. 1.9. Rủi ro gặp shipper thiếu chuyên nghiệp Kinh doanh online mà gặp phải shipper thiếu chuyên nghiệp thì chủ shop sẽ gặp phải một số rủi ro như: Hàng hoá bị hư hỏng hoặc thất lạc, khách hàng không hài lòng với thái độ của shipper và đánh giá shop không tốt, khách không nhận được hàng nên cảm thấy không có thiện cảm không tốt với shop. Để hạn chế rủi ro gặp shipper thiếu chuyên nghiệp, các shop kinh doanh online cần: Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín, theo dõi hành trình đơn hàng chặt chẽ,... Shipper thiếu chuyên nghiệp gây hư hỏng, thất lạc hàng hoá 2. Giải pháp chung giúp hạn chế rủi ro khi bán hàng online Sau khi đã biết những khó khăn khi kinh doanh online là gì, chắc hẳn nhiều chủ shop sẽ muốn biết hướng giải quyết để quá trình kinh doanh được thuận lợi và suôn sẻ hơn. Sau đây là tổng hợp 10 giải pháp chung giúp hạn chế rủi ro khi bán hàng online cho bạn tham khảo, cùng khám phá nhé. 2.1. Đầu tư nguồn sản phẩm chất lượng Dù là kinh doanh sản phẩm nào và bằng hình thức nào đi chăng nữa thì bạn cũng phải chú ý tới chất lượng nguồn sản phẩm. Trong kinh doanh online, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất để giữ chân khách hàng. Việc bán hàng kém chất lượng sẽ làm mất khách rất nhanh. Vì vậy bạn hãy đặc biệt chú ý tới vấn đề này nhé. Sản phẩm chất lượng tốt sẽ mang lại cảm giác an tâm và tin tưởng cho khách hàng. Từ đó, khách hàng có xu hướng mua sản phẩm của bạn nhiều hơn. 2.2. Tối ưu giá cho sản phẩm Bên cạnh chất lượng thì giá cả cũng là yếu tố bạn cần đặc biệt quan tâm nếu muốn giải quyết những khó khăn khi kinh doanh online. Khách hàng là những người rất thông minh, nếu kinh doanh mà không tối ưu giá sản phẩm thì chắc chắn họ sẽ không mua hàng của bạn. Vì vậy để thu hút và giữ chân khách hàng, bạn nhất định phải chú ý tới vấn đề này. Tối ưu giá cho sản phẩm để thu hút và giữ chân khách hàng Trước khi quyết định giá cho một sản phẩm nào đó, bạn hãy khảo sát để xem mức giá của nó trên thị trường ra sao. Đồng thời, khảo sát thị trường để xem mức độ hài lòng của khách hàng với giá sản phẩm như thế nào. Sau đó bạn sẽ phân tích để đưa ra mức giá sản phẩm phù hợp nhất khiến khách hàng hài lòng. Mặc dù hầu như khách hàng nào cũng muốn mình được sở hữu sản phẩm với mức giá tốt nhất nhưng thực tế cho thấy rằng, khách hàng sẵn sàng chi tiền để mua sản phẩm nếu nó xứng đáng. Vì vậy, việc tối ưu giá sản phẩm cũng phải đi kèm với chất lượng, đảm bảo rằng khách hàng tin dùng và chấp nhận. 2.3. Đặt bản thân vào vai trò của khách hàng Để thấu hiểu được hành vi cũng như nhu cầu của khách hàng, người kinh doanh online nên đặt mình vào vị trí của khách hàng. Việc đặt mình vào vị trí của người khác sẽ giúp bạn biết mình phải làm gì để kinh doanh hiệu quả? Áp dụng các chiến lược kinh doanh quảng cáo và lợi ích ra sao? Từ đó chăm sóc tốt nhất được nhu cầu cho khách hàng giúp kinh doanh online online chốt được nhiều đơn hàng hơn. 2.4. Chiến lược quảng cáo tốt nhất nhằm thu hút sự quan tâm của người dùng Bên cạnh các giải pháp giúp hạn chế những khó khăn khi kinh doanh online đã chia sẻ ở trên thì để tạo lợi thế trong kinh doanh, bạn nhất định phải có chiến lược quảng cáo tốt nhằm thu hút sự quan tâm, chú ý của người dùng. Điều này đặc biệt quan trọng với những mới, chưa có nhiều khách hàng và chưa được nhiều người biết đến. Xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả để thu hút khách hàng Nếu bạn kinh doanh online mà không có sản phẩm độc quyền thì bạn lại càng phải chú trọng đầu tư cho việc quảng cáo. Bởi chỉ có quảng cáo thì bạn mới thu hút được sự chú ý của khách hàng trong khi bạn đang chẳng có gì nổi bật. Cuộc sống càng phát triển thì sự cạnh tranh trong kinh doanh online càng cao. Nếu bạn chỉ bán hàng theo hình thức truyền miệng truyền thống mà không áp dụng quảng cáo thì chắc chắn sẽ không thể cạnh tranh được với các đối thủ khác. Việc xây dựng chiến lược quảng cáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh online của bạn. 2.5. Tên sản phẩm phải rõ ràng Tên sản phẩm là thuận lợi và khó khăn khi bán hàng online. Để hạn chế khó khăn, chủ shop cần phải đặt tên sản phẩm rõ ràng, dễ hiểu để cho khách hàng tiện theo dõi và ghi nhớ. Nếu có khả năng sáng tạo, chủ shop nên đặt những cái tên thu hút và thêm vài dòng mô tả để khách hàng dễ thu hút cũng như thuận tiện theo dõi sản phẩm hơn. Tránh đặt tên sản phẩm theo mã hay đặt tên sản phẩm quá ngắn, không thể hiện được rõ thông tin của sản phẩm. Tên sản phẩm cũng là một trong những điểm quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng. Vì vậy bạn hãy chú ý thật kỹ nhé, nên cung cấp đầy đủ từ tên gọi, thông tin mô tả cho đến hình ảnh của sản phẩm nhé. 2.6. Sản phẩm phải có hình ảnh đi kèm Trong kinh doanh online, nếu như đăng sản phẩm mà không đi kèm hình ảnh thì bạn sẽ thất bại hoàn toàn. Nguyên nhân là bởi hình ảnh sẽ tiếp cận với khách hàng nhanh hơn nội dung. Thường khách hàng sẽ bị hình ảnh thu hút trước, sau đó mới bắt đầu đọc nội dung để quyết định xem có nên mua hàng hay không. Hình ảnh là thứ thu hút khách hàng còn nội dung là thứ quyết định hành vi mua hàng của khách. Hai yếu tố này bổ trợ cho nhau, thiếu đi cái nào cũng có thể khiến bạn gặp những khó khăn khi kinh doanh online. Hình ảnh đi kèm sản phẩm cần đẹp và độc đáo Khách hàng rất dễ bị thu hút bởi những sản phẩm có hình ảnh đẹp, độc và lạ. Bí quyết tạo hình ảnh tạo nên dấu ấn riêng thu hút khách hàng đó là: Tự chụp ảnh sản phẩm của mình, sau đó sử dụng các phần mềm chuyên dụng để chỉnh sửa giúp hình ảnh đẹp hơn. Việc tự làm ảnh cho mình không chỉ giúp ảnh đẹp thu hút sự chú ý của khách hàng mà còn giúp tạo nên sự thống nhất, đồng bộ và chuyên nghiệp cho gian hàng online của bạn. Lưu ý khi đăng sản phẩm kèm hình ảnh: Không lấy hình ảnh của đối thủ để đăng, đăng hình ảnh rõ nét, hiển thị đầy đủ các góc và các phía của sản phẩm. 2.7. Nội dung bài đăng quảng cáo Quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh online. Một quảng cáo hay và hiệu quả sẽ giúp chủ shop gặt hái được nhiều thành quả nhất định. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là cứ quảng cáo là kinh doanh online sẽ thành công. Bí quyết để quảng cáo hiệu quả đó là: Nội dung đăng bài quảng cáo phải súc tích, tập trung vào những ý chính như: lợi ích, tính năng, cách thức sử dụng sản phẩm, quyền lợi khách hàng nhận lược,... Lưu ý: Nội dung bài đăng quảng cáo tránh lan man, sáo rỗng. Chủ shop không nên viết bài quảng cáo quá dài và không chân thực. Nội dung đăng bài quảng cáo phải súc tích và chân thực 2.8. Đầu tư cho website kinh doanh Kinh doanh online giúp tiết kiệm chi phí chi phí thuê mặt bằng và chi phí đầu tư trang thiết bị, trang trí. Từ khoản chi phí tiết kiệm đó, để kinh doanh hiệu quả hơn bạn có thể đầu tư cho website kinh doanh. Bán hàng online không chỉ là bán hàng trên mạng Facebook, TikTok, Zalo,... mà còn là bán hàng trên website. Để khách hàng cảm thấy tin cậy và tin tưởng, chủ shop nên thiết kế cho mình một website bán hàng riêng. Website bán hàng giúp chủ shop: Cập nhật thông tin sản phẩm hàng ngày, mô tả chi tiết sản phẩm, chăm sóc khách hàng dễ dàng,... Bên cạnh đó còn giúp khách hàng mua hàng nhanh chóng, dễ dàng tìm sản phẩm và tham khảo giá bất cứ lúc nào,.... Đầu tư cho website giúp kinh doanh hiệu quả, shop có được một lượng khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên để làm được điều đó thì website cần phải tối ưu giao diện, thân thiện với Google và người dùng. 2.9. Tổ chức mini game và chương trình khuyến mãi Theo khảo sát gần đây nhất cho biết: Hình thức kinh doanh online nếu như đi kèm theo mã code khuyến mãi sẽ giúp tăng từ 5 đến 10 đơn hàng trong 1 ngày. Như vậy có thể thấy rằng, việc tổ chức mini game và chương trình khuyến mãi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mini game giúp gia tăng tương tác đáng kể cho fanpage bán hàng online, còn khuyến mãi giúp tạo tác động, kích thích người mua đặt hàng. Để thu hút cũng như để tác động, quyết định khách mua hàng chủ shop hãy chú ý hơn trong việc đầu tư chương trình khuyến mãi và mini game nhé. Chắc chắn quá trình đầu tư này sẽ giúp bạn gia tăng doanh thu đáng kể đó. Tổ chức mini game và chương trình khuyến mãi 2.10. Đội ngũ nhân viên bán hàng phải chuyên nghiệp và chất lượng Khác với bán hàng truyền thống, đối với bán hàng online thì bạn sẽ phải chăm sóc, thuyết phục khách hàng qua các công cụ như: Email, Chat Live, Facebook, Zalo, Hotline,… Khách hàng sẽ đánh giá bạn qua quá trình bạn nhắn tin và nói chuyện với họ. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan. Để giải quyết được hiệu quả những khó khăn khi kinh doanh online chủ shop nhất định phải đào tạo được một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chất lượng, có trách nhiệm cao với công việc. Nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng online cần có kiến thức sâu và sản phẩm. Thêm nữa phải sở hữu giọng nói dễ nghe, to và rõ ràng. Nếu nhân viên tư vấn sở hữu giọng nói đặc trưng vùng miền thì sẽ rất khó để tiếp cận khách hàng, vì không phải ai cũng hiểu tiếng của từng vùng. Ngoài ra, nhân viên tư vấn khách hàng cũng phải nhẹ nhàng, ân cần trong những lời nói. Tuyệt đối không được sử dụng những từ ngữ khó nghe với khách hàng của mình. Đoạn chat nói chuyện với khách hàng là thông tin công khai 2 chiều. Nếu chẳng may bạn nói chuyện mà khách hàng không hài lòng có thể họ sẽ phốt bạn trên các diễn đàn Facebook. Điều này khiến thông tin bị lan truyền nhanh chóng, chủ shop bị mất uy tín với khách hàng gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh. 3. Kết luận Trong bài viết trên đây, Unica đã chia sẻ cho các bạn những khó khăn khi kinh doanh online. Với những thông tin quý báu trên, mong rằng các bạn đã có được thêm cẩm nang trước khi bắt tay vào học làm kinh doanh online. Nếu bạn đọc muốn tham khảo thêm những thông tin những thông tin khác về kinh doanh online, hãy tham khảo trên blog Unica nhé.
21/11/2019
7469 Lượt xem
Có nên đầu tư đất nông thôn? Nguyên tắc đầu tư thành công
Có nên đầu tư đất nông thôn? Nguyên tắc đầu tư thành công Có nên đầu tư đất nông thôn? là một trong những thắc mắc mà các nhà đầu tư non trẻ thường băn khoăn, nhất là trong thời điểm việc đầu tư vùng ven và tỉnh lẻ đang trở thành cơn sốt. Để có được câu trả lời cho thắc mắc này cũng như nắm chắc các nguyên tắc đầu tư thành công thì nhà đầu tư hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.  Có nên đầu tư đất nông thôn?  Thực tế, việc đầu tư phân khúc đất nông thôn cũng tương tự như việc đầu tư các phân khúc bất động sản khác, đó là có ưu thì ắt có nhược. Theo đó, việc đầu tư đất nông thôn sẽ mang lại nhiều lợi ích như giá rẻ, vị trí đẹp, có thể tận dụng nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, việc đầu tư này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như: quy hoạch đất đai, tỷ suất sinh lời thấp và cần thời gian dài… Vì vậy, rất khó để có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc về việc nên đầu tư đất nông thôn hay không. Mà điều quan trọng là dựa vào khả năng, tầm nhìn, chiến lược và những bí quyết kinh doanh bất động sản của nhà đầu tư.  Nếu nhà đầu tư có chiến lược phát triển thông minh, chuyên nghiệp thì việc đầu tư đất nông thôn được xem là một lựa chọn đúng đắn. Ngược lại, nếu đang mập mờ về kiến thức, đặc biệt là phân khúc đất nền thì việc đầu tư đất nông thôn có phần hơi liều lĩnh và dễ gặp thất bại.  Việc đầu tư đất nông thôn mang lại một số lợi ích nhất định Trở thành chuyên gia môi giới bất động sản bằng cách đăng ký học online trên Unica. Khóa học đầu tư bất động sản từ các chuyên gia đầu ngành sẽ giúp bạn biết cách phân tích thị trường, nắm bắt các yếu tố như: tâm lý khách hàng, phong thuỷ,... [course_id:319,theme:course] [course_id:330,theme:course] [course_id:1085,theme:course] Nguyên tắc đầu tư đất nông thôn thành công  Nếu câu trả lời cho thắc mắc có nên đầu tư đất nông thôn là có, thì nhà đầu tư cần nắm vững các nguyên tắc quan trọng trong quá trình đầu tư. Có như vậy mới đạt được thành công. Cụ thể như sau:  Hiểu rõ khu vực đầu tư  Đất nông thôn thường có diện tích lớn nhưng tính thanh khoản lại không cao như ở thành phố. Do đó, nếu nhà đầu tư không tìm hiểu kỹ thì rất khó sang tay, nhất là trong trường hợp “ôm đất” quá nhiều. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về miếng đất mà mình định đầu tư như: địa lý, tập quán, tình hình phát triển, tính quy hoạch…  >>> Có thể bạn quan tâm: Giải đáp thắc mắc: Nên đầu tư nhà đất hay chung cư? Nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ khu vực đất ở nông thôn trước khi xuống tiền Đầu tư theo nhóm  Trong trường hợp nhà đầu tư không đủ vốn, tài chính nhưng vẫn muốn đầu tư đất ở nông thôn thì có thể lựa chọn hình thức đầu tư theo nhóm. Việc đầu tư theo nhóm sẽ giúp nhà đầu tư nắm chắc các thông tin về phân khúc mình quyết định xuống tiền. Bên cạnh đó, có thể hạn chế được những rủi ro một cách thấp nhất trong quá trình đầu tư.  Khác với hình thức đầu tư theo nhóm ở thành phố, việc đầu tư đất theo nhóm ở nông thôn nên có ít nhất một người là dân địa phương hoặc có mối quan hệ mật thiết với dân địa phương. Như vậy sẽ giúp cho việc nắm bắt thông tin và kịp thời gom đất và bán đất (nếu có) được đúng thời điểm hơn.  Không cố gắng chú trọng quá vào lô đất thực sự hoàn hảo  Đất nông thôn thường có giá rẻ hơn rất nhiều so với đất ở thành phố cũng chính vì lý do này mà nhiều nhà đầu tư ưu tiên chọn những miếng đất có lô góc đẹp, diện tích rộng, gần với vị trí trung tâm.  Nhưng thực tế, khách hàng ở tỉnh có khả năng chi trả thấp với những lô đất có vị trí đẹp giá cao. Vì vậy, nhà đầu tư không nên chú trọng vào những lô đất quá hoàn hảo, chỉ nên tập trung vào những lô đất có giá hợp lý và dễ bán. Có như vậy thì khả năng sinh lời mới cao. Việc chọn lô đất quá hoàn hảo ở nông thôn sẽ khiến nhà đầu tư khó bán hơn >>> Có thể bạn quan tâm: Giải đáp: Có nên mua nhà khi chưa đủ tiền? Kết luận Qua những thông tin hữu ích mà Unica chia sẻ, chắc chắn các nhà đầu tư đã có được câu trả lời cho thắc mắc có nên đầu tư đất nông thôn, cũng như các nguyên tắc để đầu tư thành công tại khu vực này. Để tăng thêm khả năng sinh lời và tránh gặp những rủi ro không đáng có, cách tốt nhất là bạn cần tham khảo các kinh nghiệm của những nhà đầu tư đi trước hoặc từ các lớp học bất động sản của chuyên gia đến từ Unica sẻ chia sẻ đến bạn.
21/11/2019
5350 Lượt xem
5 Cách tìm khách thuê căn hộ nhanh chóng nhất và hiệu quả
5 Cách tìm khách thuê căn hộ nhanh chóng nhất và hiệu quả Trong quá trình kinh doanh căn hộ cho thuê, cách tìm kiếm khách thuê căn hộ là điều mà các nhà đầu tư, chủ sở hữu đặc biệt quan tâm. Việc tìm được khách thuê nhanh chóng, lâu dài sẽ đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ nhận được một mức lợi nhuận cao. Và để có được điều này, các nhà đầu tư nên tham gia vào một khóa học bất động sản để “bỏ túi” ngay những bí kíp tìm khách thuê nhanh chóng trong bài viết dưới đây.  Liên hệ với các bên môi giới  Có thể khẳng định, các công ty môi giới bất động sản ngày càng “mọc lên như nấm”, điều này giúp cho cách tìm khách thuê căn hộ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Tuy nhiên, do sự phát triển quá mức mà tính chất lượng của các dịch vụ môi giới bất động sản đang là một dấu hỏi lớn. Do đó, khi tìm đến hình thức này, nhà đầu tư cần chú ý chọn lọc dịch vụ uy tín, chất lượng để đảm bảo tính lâu dài.  Theo đó, nhà môi giới bất động sản không chỉ là người liên kết giữa chủ nhà và khách đi thuê nhà, mà đây còn được xem là cầu nối quyết định đến thành công của thương vụ thuê nhà. Nhờ vậy mà tỉ lệ thành công cũng cao hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ phải chia phần trăm hoa hồng cho dịch vụ môi giới khi khách thuê thành công. Vì vậy, nếu nhà đầu tư không mạnh về tài chính và hình thức cho thuê căn hộ nhỏ lẻ thì không nên áp dụng hình thức tìm kiếm khách hàng này.  Nhà đầu tư nên liên hệ với các bên môi giới uy tín để tìm khách thuê nhà Có thể bạn chưa biết để trở thành một nhà môi giới bất động sản chuyên nghiệp thì bạn cần có vốn kiến thức lớn, kỹ năng mềm tốt để xử lý mọi tình huống khi giao tiếp với khách hàng đạt hiệu quả nhất, mời bạn theo dõi thêm khóa học môi giới bđs online các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực bất động sản sẽ chia sẻ một cách chi tiết nhất. Không bỏ qua bất cứ một khách hàng tiềm năng nào  Khách hàng tiềm năng được xem là chìa khóa mang lại sự thành công cho nhà đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đặc biệt là phân khúc cho thuê căn hộ. Thực tế, khách hàng tiềm năng xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.  Đó có thể là những khách tự tìm đến thuê nhà thông qua sự giới thiệu của người quen hoặc các kênh quảng cáo. Thông thường, sẽ có khách chốt thành công nhưng cũng có khách không chốt do sự thỏa thuận về giá cả thuê nhà không thành. Tuy nhiên, nhà đầu tư, chủ sở hữu cũng đừng vội bỏ qua mà nên xem đây là một dạng khách hàng tiềm năng.  Hãy xếp họ vào nhóm khách hàng cần quan tâm trong thời gian dài và nếu có căn hộ trống hãy liên hệ với họ. Trong cách tìm khách thuê căn hộ đã đề cập rất nhiều đến hình thức tiếp cận khách hàng tiềm năng như: gửi Email, tin nhắn, gọi điện thoại… Chắc chắn, khả năng khách thuê nhà sẽ cao hơn.  Để thành công, nhà đầu tư không nên bỏ qua bất cứ khách hàng tiềm năng nào >>> Xem ngay: Có nên đầu tư đất nông thôn? Nguyên tắc đầu tư thành công Trở thành chuyên gia môi giới bất động sản bằng cách đăng ký học online trên Unica. Khóa học đầu tư bất động sản từ các chuyên gia đầu ngành sẽ giúp bạn biết cách phân tích thị trường, nắm bắt các yếu tố như: tâm lý khách hàng, phong thuỷ,... [course_id:319,theme:course] [course_id:330,theme:course] [course_id:1085,theme:course] Tìm khách từ các mối quan hệ  Có thể khẳng định, nếu làm trong lĩnh vực bất động sản mà thiếu các mối quan hệ có nghĩa là bạn đã gặp phải thất bại. Bởi cách mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ giúp cho công việc của bạn được thuận lợi hơn, đây cũng được xem là một dạng khách hàng tiềm năng, mặc dù nó là một hình thức tìm khách mang tính thụ động.  Trong quá trình tìm khách cho thuê căn hộ, hãy cố gắng chia sẻ thông tin với bạn bè, đồng nghiệp, người thân để thu hút khách thuê nhà từ các nguồn khác nhau. Rất có thể, bạn sẽ nhận được khách thuê căn hộ từ chính lời giới thiệu của bạn bè, người thân.  Vẫn liên lạc với khách cũ  Nhiều nhà đầu tư chỉ chăm chăm tìm khách hàng tiềm năng hoặc những khách hàng mới mà quên giữ liên lạc với khách hàng cũ, mà không biết rằng đây chính là nguồn khách quen có thể “sản sinh” ra nhiều khách hàng mới thông qua sự giới thiệu, chia sẻ thông tin. Đây cũng được xem là cách tìm khách thuê căn hộ thông minh mà các nhà đầu tư bất động sản thường chú trọng.  Và để tạo được kết quả như vậy thì trong quá trình kinh doanh, nhà đầu tư phải tạo được sự thiện cảm, tin tưởng với khách hàng cũ. Có như vậy, mới tạo được hàng chuỗi khách hàng tiềm năng khác. Hãy cố gắng tỏ ra thân thiện, giúp đỡ, hỗ trợ khách thuê nhà bất cứ lúc nào mà khách hàng có nhu cầu.  >>> Có thể bạn quan tâm: Có nên mua chung cư để đầu tư hay không? Liên lạc với khách hàng cũ để tạo ra nhiều nguồn khách hàng mới Lựa chọn hình thức quảng cáo thông minh  Giờ đây, việc tìm kiếm khách hàng thông qua các kênh truyền thông đang dần thay thế cho các hình thức truyền thống như phát tờ rơi, banner… Có nhiều kênh quảng cáo để tìm khách cho thuê như: Facebook Ads, Google Ads… Tuy nhiên các kênh quảng cáo này lại tốn khá nhiều chi phí, do đó nếu không có cách đầu tư thông minh, chắc chắn nhà đầu tư sẽ gặp thua lỗ.  Cụ thể, trước khi tiến hành chạy quảng cáo, hãy khoanh vùng nhóm khách hàng tiềm năng, phân tích nhu cầu của họ để đánh trúng tâm lý hơn. Bên cạnh đó, có thể tham khảo các diễn đàn, group chuyên về bất động sản cho thuê để tăng khả năng tương tác với khách hàng đang có nhu cầu.  Kết luận Với 5 cách tìm khách thuê căn hộ mà Unica đã chia sẻ, chắc chắn nhà đầu tư đã có bí quyết để tìm khách thuê nhanh nhất, nhờ vậy lợi nhuận sẽ có tính ổn định và tăng cao hơn. Chúc các nhà đầu tư thành công! 
21/11/2019
6469 Lượt xem
8 khó khăn khi bắt đầu kinh doanh bán lẻ và gợi ý giải pháp
8 khó khăn khi bắt đầu kinh doanh bán lẻ và gợi ý giải pháp Với những bạn trẻ “chân ướt chân ráo” mở một cửa hàng bán bán lẻ thì lợi nhuận chưa thể đong đếm được, nhưng khó khăn khi bắt đầu học kinh doanh bán lẻ thì lại bủa vây rất nhiều. Việc kinh doanh giống nhưng một cuộc chiến lâu dài với tiền, tâm và sức lực. Nếu bạn đang nhen nhóm ý định kinh doanh thì hãy lường trước những khó khăn sẽ phải đương đầu dưới đây. Trong bài viết dưới đây UNICA bật mí đến bạn đọc những khó khăn khi bắt đầu kinh doanh bán lẻ cho người mới bắt đầu, cùng theo dõi nhé. 1. Lựa chọn mặt hàng và đối tượng kinh doanh Mặt hàng và đối tượng kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh bán lẻ. Vậy bạn có thể gặp những khó khăn khi bắt đầu kinh doanh bán lẻ liên quan tới vấn đề này như: 1.1. Khó khăn - Lựa chọn đúng mặt hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn cần phải nghiên cứu thị trường, nhu cầu, xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng để xác định được sản phẩm nào có tiềm năng và phù hợp với khả năng của bạn. - Cạnh tranh với các cửa hàng bán lẻ khác, đặc biệt là những cửa hàng cùng kinh doanh mặt hàng giống bạn. - Không nên bán những sản phẩm nguồn cung nhiều mà nhu cầu thị trường ít hoặc đang ở mức ổn định vì sẽ khó thu hút khách hàng và tạo ra lợi nhuận. Khó khăn trong chọn mặt hàng và đối tượng kinh doanh 1.2. Giải pháp - Lựa chọn mặt hàng theo nguyên tắc cung ít, cầu nhiều. Đó là những sản phẩm mà thị trường đang thiếu hụt hoặc chưa có nhiều cửa hàng cung cấp. - Tập trung vào một lĩnh vực hoặc một nhóm sản phẩm cụ thể, không nên kinh doanh quá nhiều mặt hàng khác nhau. Lý do là vì sẽ khó quản lý và khó tạo được sự chuyên nghiệp và uy tín. - Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình như giới tính, độ tuổi, thu nhập, sở thích, nhu cầu,... và tìm hiểu về hành vi mua hàng của họ. - Tạo ra những điểm khác biệt và độc đáo cho sản phẩm của mình như thiết kế, chất lượng, giá cả, dịch vụ,... để tạo ra sự hấp dẫn và nhận diện cho thương hiệu của mình. Giải pháp chọn mặt hàng và đối tượng kinh doanh 2. Khó khăn trong kinh doanh về vốn Dù là kinh doanh bán lẻ hay bất kỳ ngành hàng nào thì bạn cũng cần vốn đầu tư. Những khó khăn khi bắt đầu kinh doanh bán lẻ về nguồn vốn bạn có thể phải đối mặt đó là: 2.1. Khó khăn - Cần phải có đủ vốn để mua hàng, thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng, quảng cáo,... Bạn cũng cần phải có một nguồn vốn dự phòng để duy trì hoạt động và bù lỗ trong thời gian đầu. - Cần phải quản lý tốt dòng tiền, thu chi, lợi nhuận,... để đảm bảo sự ổn định và phát triển của cửa hàng. - Đối mặt với những rủi ro về tài chính như lạm phát, biến động tỷ giá, nợ xấu,... có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Khó khăn về vốn trong kinh doanh 2.2. Giải pháp - Lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết và hợp lý bao gồm các mục tiêu, chiến lược, ngân sách, dự báo,... để có thể ước tính được số vốn cần thiết và nguồn vốn có thể huy động. - Tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ như vay vốn ngân hàng, hợp tác với các đối tác, nhà đầu tư,... để bổ sung vốn cho cửa hàng. - Nên quản lý tốt dòng tiền, thu chi, lợi nhuận,... bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng, kế toán,... để có thể theo dõi được tình hình tài chính của cửa hàng một cách chính xác và kịp thời. - Có các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với các rủi ro về tài chính như lựa chọn các nguồn vốn có lãi suất thấp, đa dạng hóa nguồn thu nhập, tăng cường khả năng thanh khoản,... để giảm thiểu thiệt hại và duy trì hoạt động kinh doanh. Giải quyết vấn đề về vốn trong kinh doanh 3. Nguồn hàng cung ứng   Nguồn hàng cung ứng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong kinh doanh bán lẻ. Tuy nhiên, bạn có thể phải đối mặt với những khó khăn khi bắt đầu kinh doanh bán lẻ về nguồn hàng như: 3.1. Khó khăn - Thiếu ổn định từ nguồn cung: Mối quan hệ không ổn định với các nhà cung cấp có thể dẫn đến sự không đồng đều trong việc cung ứng hàng hóa. - Giá cả không ổn định: Biến động giá và chi phí vận chuyển có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và giá bán lẻ. - Chất lượng không đảm bảo: Sự không đồng đều về chất lượng sản phẩm có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. - Hạn chế về nguồn cung: Các doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn khi tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp đáng tin cậy. Khó khăn từ nguồn hàng cung 3.2. Giải pháp - Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ: Duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp bằng cách tạo ra các thỏa thuận dài hạn, cam kết và truyền thông hiệu quả. - Diversify nguồn cung ứng: Đa dạng hóa nguồn cung ứng để giảm thiểu rủi ro từ biến động giá và sự không ổn định trong nguồn cung. - Kiểm soát chất lượng: Thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng và yêu cầu các nhà cung cấp tuân thủ các tiêu chuẩn cao về chất lượng. - Tìm kiếm đối tác đáng tin cậy: Nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi chọn nhà cung cấp, tìm kiếm đối tác có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực cụ thể. - Sử dụng công nghệ: Tận dụng các công nghệ và hệ thống quản lý để theo dõi và quản lý nguồn cung ứng hiệu quả. - Thực hiện dự trữ: Duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ để đối mặt với tình huống khẩn cấp hoặc sự thay đổi đột ngột trong nguồn cung. Giải quyết khó khăn từ nguồn hàng cung Trở thành người lãnh đạo đội nhóm kinh doanh thành công bằng cách đăng ký khoá học online trên Unica. Khoá học bật mí những kỹ năng tổ chức, đào tạo, huấn luyện đội nhóm kinh doanh, giúp đội sales của bạn gia tăng doanh số đột phá. Đồng thời cũng hướng dẫn bạn công cụ để tiếp cận nhiều khách hàng giúp tăng tỷ lệ chốt đơn. [course_id:1279,theme:course] [course_id:1101,theme:course] [course_id:962,theme:course] 4. Địa điểm kinh doanh Một khó khăn nữa mà bạn sẽ gặp phải khi kinh doanh bán lẻ là vấn đề về địa điểm kinh doanh. Chi tiết như dưới đây: 4.1. Khó khăn - Phải tìm kiếm và thuê một mặt bằng phù hợp với mặt hàng, đối tượng khách hàng, chi phí và lợi thế cạnh tranh của bạn. - Phải xem xét các yếu tố như diện tích, vị trí, giao thông, an ninh,... để đảm bảo rằng cửa hàng của bạn có thể thu hút được nhiều khách hàng và tạo ra doanh thu. - Phải đối mặt với những rủi ro về địa điểm kinh doanh như mặt bằng tăng giá, chủ nhà chấm dứt hợp đồng, cửa hàng bị xâm phạm,... có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Khó khăn về địa điểm kinh doanh 4.2. Giải pháp - Tìm hiểu kỹ về thị trường mặt bằng, so sánh và đánh giá các tiêu chí như giá thuê, hợp đồng, điều khoản,... để chọn được mặt bằng phù hợp nhất. - Chọn một địa điểm có lượng khách hàng tiềm năng cao, dễ tiếp cận và nhận biết, có thể kết hợp với các cửa hàng bán lẻ khác để tạo ra sự đa dạng và thu hút. - Có các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với các rủi ro về địa điểm kinh doanh như đọc kỹ hợp đồng, bảo hiểm cửa hàng, bảo vệ tài sản,... để giảm thiểu thiệt hại và duy trì hoạt động kinh doanh. Giải quyết khó khăn về địa điểm kinh doanh 5. Thời điểm bắt đầu kinh doanh Việc lựa chọn thời điểm thích hợp với “thiên thời địa lợi nhân hòa” cũng là một khó khăn khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng bán lẻ. Nếu bạn muốn kinh doanh mặt hàng thời trang thì nên tránh mở cửa hàng vào dịp đầu năm. Nguyên nhân là do sức mua thường yếu, còn các đối thủ có chỗ đứng trong nghề thì thi nhau Sale - off. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm những kiến thức marketing để tìm ra cách tăng doanh số bán hàng của cửa hàng mình lên. Những khó khăn trong kinh doanh liên quan tới thời điểm bắt đầu bạn có thể gặp phải gồm: 5.1. Khó khăn - Xác định được thời điểm thích hợp để mở cửa hàng, phù hợp với mặt hàng, thị trường và khách hàng của bạn. - Phải theo dõi và cập nhật các xu hướng, sự kiện, mùa vụ,... để có thể điều chỉnh kịp thời chiến lược kinh doanh của bạn. - Phải đối mặt với những rủi ro về thời điểm kinh doanh như cạnh tranh quá khốc liệt, thị trường bão hòa, khách hàng thay đổi nhu cầu,... có thể ảnh hưởng đến doanh số và lợi nhuận của cửa hàng. Chọn thời gian để bắt đầu kinh doanh cũng rất khó khăn 5.2. Giải pháp - Nghiên cứu và phân tích thị trường, nhu cầu, xu hướng và thị hiếu của khách hàng để xác định được thời điểm có nhu cầu cao nhất và ít cạnh tranh nhất cho mặt hàng của bạn. - Cên có các biện pháp linh hoạt và sáng tạo để ứng phó với các rủi ro về thời điểm kinh doanh, như đổi mới sản phẩm, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác,... để duy trì và phát triển cửa hàng của bạn. - Tận dụng các cơ hội từ các sự kiện, mùa vụ, ngày lễ,... để tăng cường quảng bá, khuyến mãi và bán hàng cho cửa hàng của bạn. 6. Khó khăn khi kinh doanh: Xây dựng thương hiệu Xây dựng thương hiệu là việc cực kỳ quan trọng và cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Trong quá trình thực hiện điều này, bạn có thể phải đối mặt với khó khăn khi bắt đầu kinh doanh bán lẻ như: 6.1. Khó khăn - Phải tạo ra một cái tên, một logo, một slogan, một bộ nhận diện,... cho cửa hàng để khách hàng có thể nhớ và tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ của bạn. - Phải truyền tải được giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn,... của cửa hàng để khách hàng có thể cảm nhận được sự khác biệt và độc đáo của bạn. - Bạn cũng phải đối mặt với những rủi ro về xây dựng thương hiệu như bị sao chép, bị nhầm lẫn, bị phản ứng tiêu cực,... có thể ảnh hưởng đến uy tín và thị phần của cửa hàng. Khó khăn khi xây dựng thương hiệu 6.2. Giải pháp - Tìm kiếm và lựa chọn các yếu tố nhận diện thương hiệu phù hợp với mặt hàng, đối tượng khách hàng, giá trị cốt lõi,... của doanh nghiệp. Hãy đảm bảo rằng chúng là duy nhất, dễ nhớ và dễ nhận biết. - Truyền tải được thông điệp và câu chuyện của thương hiệu để khách hàng có thể hiểu và đồng cảm với bạn. Từ đó tạo ra sự gắn kết và trung thành với thương hiệu của bạn. - Nên có các biện pháp bảo vệ và phát triển thương hiệu như đăng ký bản quyền, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, xây dựng cộng đồng,... để tăng cường sự nhận diện và uy tín của cửa hàng. Xử lý khó khăn khi xây dựng thương hiệu 7. Quản lý bán hàng Quản lý bán hàng là thách thức cực kỳ lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Những khó khăn bạn có thể gặp phải gồm: 7.1. Khó khăn - Quản lý tồn kho: Rủi ro mất hàng tồn kho không kiểm soát và chi phí lưu trữ cao. - Hiệu suất bán hàng: Khó đo lường và tăng hiệu suất bán hàng. - Quản lý giá và chiến lược giảm giá: Xác định giá cả cạnh tranh mà vẫn giữ lợi nhuận và áp dụng chiến lược giảm giá hiệu quả. Quản lý bán hàng là thách thức cực kỳ lớn đối với nhiều doanh nghiệp 7.2. Giải pháp - Quản lý tồn kho: Sử dụng phần mềm quản lý tồn kho để theo dõi và dự báo nhu cầu. Xây dựng chiến lược giảm tồn kho và khuyến khích bán hàng nhanh chóng. - Hiệu suất bán hàng: Sử dụng hệ thống tính toán hiệu suất, đặt mục tiêu rõ ràng và cung cấp đào tạo chuyên sâu cho nhân viên bán hàng. - Quản lý giá và chiến lược giảm giá: Nghiên cứu thị trường, theo dõi chiến lược giá cả cạnh tranh và sử dụng chiến lược giảm giá một cách thông minh, tập trung vào giá trị thực sự cho khách hàng. Xử lý vấn đề về bán hàng 8. Khó khăn về mặt nhân sự Nhân sự là yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp bán lẻ nói riêng và kinh doanh nói chung. Tuy nhiên, việc tuyển dụng và quản lý sẽ gặp những khó khăn như: 8.1. Khó khăn - Tìm kiếm và giữ chân nhân sự tốt: Cạnh tranh cao để thu hút và giữ chân nhân sự tài năng. - Quản lý hiệu suất nhân sự: Đo lường và theo dõi hiệu suất nhân sự một cách hiệu quả. - Đào tạo và phát triển nhân sự: Thiếu nguồn lực hoặc chiến lược đào tạo không hiệu quả. - Giao tiếp và tương tác nhóm: Giao tiếp kém và không có tương tác tích cực trong nhóm. Vấn đề về mặt nhân sự 8.2. Giải pháp - Tìm kiếm và giữ chân nhân sự tốt: Tạo điều kiện làm việc tích cực, cung cấp chính sách phúc lợi hấp dẫn, đào tạo nhân viên để phát triển kỹ năng của họ. - Quản lý hiệu suất nhân sự: Thiết lập hệ thống đánh giá hiệu suất rõ ràng, thường xuyên đối thoại với nhân viên, lắng nghe phản hồi xây dựng. Nếu bạn muốn mở cửa hàng kinh doanh có quy mô lớn thì phải kiểm soát được các bộ phận khác như thu ngân, người quản lý kho, nhân viên kinh doanh, đào tạo nhân viên học bán hàng online… Có như vậy, bạn mới trở thành một người chỉ huy tài ba, luôn có quy tắc riêng cho bản thân và nhân viên. - Đào tạo và phát triển nhân sự: Đầu tư vào chương trình đào tạo liên tục, hỗ trợ sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của nhân viên. Tạo các kế hoạch thăng tiến và thưởng cho sự đóng góp xuất sắc. - Giao tiếp và tương tác nhóm: Xây dựng môi trường làm việc mở cửa, khuyến khích giao tiếp và tổ chức các hoạt động tập thể để tăng cường tương tác nhóm. Xử lý vấn đề về mặt nhân sự 9. Chi phí quảng cáo cao Muốn khách hàng biết tới cửa hàng, bạn cần thực hiện các chiến dịch quảng cáo. Đây là một trong những cách marketing thông minh và hiệu quả nhưng bạn sẽ gặp phải khó khăn khi bắt đầu kinh doanh bán lẻ như: 9.1. Khó khăn - Chi phí quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến và offline có thể tăng nhanh chóng, đặc biệt là trên các nền tảng phổ biến như Google và Facebook. - Đo lường chính xác hiệu quả của chiến lược quảng cáo có thể là một thách thức, đặc biệt là khi chi phí tăng cao. - Sự cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo có thể làm tăng chi phí và làm cho doanh nghiệp khó cạnh tranh. Chi phí quảng cáo khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu 9.2. Giải pháp - Nghiên cứu và chọn đúng đối tượng khách hàng: Nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Hướng chiến dịch quảng cáo đến nhóm đối tượng chính xác để tối ưu hóa chi phí. - Chiến lược SEO và Marketing nội dung: Tập trung vào chiến lược SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) để tăng hiệu suất trên các trang kết quả tự nhiên. Đồng thời, đầu tư vào marketing nội dung để tạo ra nội dung giá trị và thu hút khách hàng mục tiêu mà không cần chi trả chi phí quảng cáo cao. - Sử dụng kênh quảng cáo hiệu quả: Tìm hiểu và sử dụng các kênh quảng cáo hiệu quả với ngân sách nhỏ hơn chẳng hạn như quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo điện thoại di động hoặc quảng cáo địa phương. - Tối ưu hóa chiến lược Google Ads và Facebook Ads: Tối ưu hóa chiến lược quảng cáo trên các nền tảng quảng cáo phổ biến như Google Ads và Facebook Ads. Mục đích là để đảm bảo rằng bạn đang chi trả cho các mục tiêu quảng cáo hiệu quả nhất. - Hợp tác với influencers: Hợp tác với influencers có ảnh hưởng để quảng cáo sản phẩm của bạn. Điều này có thể mang lại hiệu quả cao mà không phải chi trả nhiều cho quảng cáo truyền thống. - Đo lường hiệu quả chi phí: Sử dụng các công cụ đo lường và phân tích dữ liệu để theo dõi chi phí quảng cáo và đo lường hiệu suất. Tối ưu hóa chiến lược dựa trên dữ liệu này để giảm chi phí không hiệu quả. Xử lý vấn đề về chi phí quảng cáo 10. Kết luận Trong bài viết trên, UNICA đã chia sẻ đến bạn đọc những khó khăn khi bắt đầu kinh doanh bán lẻ cho người mới bắt đầu. Với những chia sẻ này, mong rằng các bạn sẽ rút ra cho bản thân những kinh nghiệm quý báu để kinh doanh thành công! Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Quản lý cửa hàng bán lẻ" XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
20/11/2019
9251 Lượt xem
7 Bí quyết tiết kiệm chi phí xây căn hộ cho thuê hiệu quả 
7 Bí quyết tiết kiệm chi phí xây căn hộ cho thuê hiệu quả  Để gia tăng lợi nhuận trong quá trình cho thuê căn hộ, nhà đầu tư bất động sản phải biết cách tiết kiệm chi phí xây căn hộ cho thuê sao cho hiệu quả mà vẫn đảm bảo chất lượng. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn 6 bí quyết “đỉnh cao” giúp tiết kiệm chi phí xây căn hộ hiệu quả. Nhà đầu tư hãy tham khảo thêm để phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình.  Chuẩn bị xây căn hộ cho thuê  Để có thể xây căn hộ cho thuê thành công thì điều đầu tiên nhà đầu tư cần phải nắm vững đó là khâu chuẩn bị. Cụ thể, nhà đầu tư cần trang bị các kiến thức về xây dựng, dự trù chi phí xây dựng căn hộ cho thuê, nguyên vật liệu, thiết kế tiện ích, trang trí căn hộ… Các yếu tố này cần được lên kế hoạch chi tiết, cụ thể trước khi bắt tay vào thực hiện.  Để xây căn hộ cho thuê thành công thì nhà đầu tư cần có khâu chuẩn bị kỹ càng Vật liệu xây dựng  Vật liệu xây dựng là yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng và quyết định đến mức chi phí mà mình cần bỏ ra để thuê nhà. Để đảm bảo có thể tiết kiệm một cách tốt nhất, bạn cần xem xét chất lượng, lên ngân sách và có dự trù cụ thể.  Nhà đầu tư nên ưu tiên sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường như gạch silicat, gạch bê tông nhẹ và các vật liệu phổ biến từ tự nhiên như đá vôi, đá ong… Các vật liệu này có giá thành khá rẻ nên giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí hiệu quả trong quá trình xây căn hộ. Chọn đơn vị thi công  Nếu muốn tiết kiệm chi phí xây căn hộ cho thuê hiệu quả, nhà đầu tư cần chú trọng đến đơn vị thi công. Nên lựa chọn những nhà thầu uy tín, chất lượng nhằm đảm bảo tiến độ thi công. Nhà đầu tư cũng cần dự trù chi phí cần chi cho đơn vị thi công, có thể so sánh giữa các đơn vị với nhau để đảm bảo nhận được mức giá rẻ nhất. Nhà đầu tư nên lựa chọn đơn vị thi công chất lượng, uy tín Chú ý đến khâu thiết kế  Nhà đầu tư có thể tiết kiệm chi phí xây dựng một cách hiệu quả nếu như có kiến thức về xây dựng và có thể tự tay thiết kế kiến trúc cho căn hộ. Còn trong trường hợp không có kiến thức thì nhà đầu tư có thể lựa chọn một đơn vị thiết kế có kinh nghiệm, sao cho đảm bảo căn hộ được thiết kế đẹp và hợp phong thủy.  Trước khi tiến hành thiết kế, nhà đầu tư cần trao đổi, thảo luận với phía bên thiết kế về ý tưởng, màu sắc mà bạn cần xây dựng cho căn hộ cho thuê để tránh mất thời gian và nảy sinh các chi phí phát sinh khác. Chú ý căn chỉnh thiết kế sao cho phù hợp với diện tích cho thuê căn hộ đã định sẵn.  Tận dụng nhân công có sẵn  Tận dụng nhân công có sẵn sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí xây căn hộ cho thuê cực hiệu quả. Đó có thể là tận dụng thời gian rảnh của người thân, bạn bè với các khâu đơn giản như: dọn dẹp, bày trí nội thất, thiết kế căn hộ, trang trí căn hộ....  >>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên tắc vàng đầu tư bất động sản cho thuê để kiếm tiền tỷ Nếu có nhân công có sẵn, nhà đầu tư hãy cố gắng tận dụng cho những khâu đơn giản Lựa chọn thời điểm xây nhà hợp lý  Thời điểm xây nhà cũng ảnh hưởng đến chi phí cần chi cho việc xây căn hộ. Cách tốt nhất là nhà đầu tư nên chọn thời điểm nhiều nắng, ít mưa. Việc này sẽ giúp quá trình xây dựng được suôn sẻ, không bị gián đoạn. Nhờ vậy mà tiết kiệm chi phí hiệu quả cần cho các khoản phát sinh như: bảo vệ vật liệu, điện, nước, ăn ở, sinh hoạt của đơn vị thi công… Để kinh doanh bất động sản thành công, nhà đầu tư cần có khả năng nhìn nhận vấn đề, kỹ năng phân tích biến động của thị trường. Đồng thời, phải nắm được bí quyết chăm sóc khách hàng. Tham gia khóa học online qua video trên Unica để được học những điều trên. Khoá học được thiết kế theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với nhiều đối tượng. [course_id:984,theme:course] [course_id:1471,theme:course] [course_id:2643,theme:course] Xác định các loại chi phí xây dựng căn hộ cho thuê Chi phí đất: Chi phí đất là chi phí dùng để mua miếng đất để xây dựng chung cư. Đất có thể đất đã có sổ hoặc đất của nhà nước.  Chi phí xây dựng: Chi phí xây dựng là chi phí để xây công trình và các tiện ích nằm trên đất đã mua. Chi phí này được trả cho nhà thầu đứng ra xây dựng và có mức giá cụ thể theo như thỏa thuận của nhà đầu tư và nhà thầu. Chi phí xây dựng có thể bao gồm rất nhiều hạnh mục như: thi công cọc, thi công móng, hầm, thi công phần thân, thi công hoàn thiện bên ngoài, thi công M&E và PCCC, thi công hoàn thiện bên trong cặn hộ, thi công cảnh quan, thi công các hạng mục phụ trợ, hạng mục đặc biệt. Chi phí chuyên gia: Là chi phí để làm các dịch vụ và thủ tục pháp lý liên quan đến: chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí thiết kế, chi phí pháp lý. Chi phí quản lý: Chi phí quản lý bao gồm hai loại: Chi phí quản lý cho các bộ phận trực tiếp: như quản lý thiết kế, quản lý dự án, tiền bảo hiểm, tiền lương, tiền thưởng và tiền thuê văn phòng... Chi phí quản lý cho các bộ phận gián tiếp: Chi phí cho nhân viên bao gồm tiền lương, thưởng cho các bộ phận khác nhau trong công ty. Chi phí Sale - Marketing: Chi phí này chiếm 6-7% doanh thu bao gồm chi phí Marketing và chi trả cho các đơn vị bán dự án.  Chi phí tài chính, đầu tư, kiểm toàn: Chi phí này để trả cho các đoanh vị định gia,s kiểm toán và kêu gọi đầu tư. Chi phí này chiếm khoản 0,5% doanh thu.  >>> Có thể bạn quan tâm: Top 8 phần mềm quản lý bất động sản chất lượng nhất Xác định các loại chi phí xây dựng căn hộ cho thuê Kết luận Trên đây là 7 bí quyết giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí xây căn hộ cho thuê hiệu quả. Nhà đầu tư nên áp dụng và thực tiễn kinh doanh của mình để gặt hái được nhiều thành công. Chúc các nhà đầu tư thành công! 
20/11/2019
2548 Lượt xem
Cách Quản Lý Căn Hộ Cho Thuê Tối Ưu Chi Phí
Cách Quản Lý Căn Hộ Cho Thuê Tối Ưu Chi Phí Trong thị trường bất động sản, hình thức cho thuê căn hộ được nhiều nhà đầu tư áp dụng vì nó mang lại khả năng thành công khá cao. Và để nâng cao khả năng sinh lời thì cách quản lý căn hộ cho thuê đóng vai trò hết sức quan trọng. Vậy, cách quản lý này thực hiện như thế nào, hãy cùng Unica tham khảo bài viết học đầu tư bất động sản dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất.  Công việc của chủ đầu tư khi tự quản lý căn hộ cho thuê Khi phải tự quản lý căn hộ cho thuê, bạn phải thực hiện một số công việc như sau: Xây dựng các kế hoạch cho thuê thông qua việc giới thiệu, truyền thông quảng bá, phí dịch vụ, tính giá. Quản lý các thông tin liên quan đến khách thuê như: thông tin, địa chỉ, quản lý hồ sợ, giao dịch với khách hàng. Quản lý an ninh, vệ sinh và an toàn để bảo bảo việc vận hành căn hộ diễn ra hiệu quả. Bảo trì và kiểm tra tài sản liên quan đến căn hộ, phát sinh khi có sự cố. Quản lý và theo dõi tình trạng thu chi, tính toán để tối ưu chi phí.  Công việc của chủ đầu tư khi tự quản lý căn hộ cho thuê Ưu nhược điểm khi tự quản lý căn hộ cho thuê Ưu điểm: Khi bạn trực tiếp thực hiện công việc quản lý, bạn sẽ nắm bắt được toàn bộ tình trạng vận hành của những căn hộ đó. Tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc thuê nhân sự và dịch vụ bên ngoài.  Tự quản lý căn hộ cho thuê giúp bạn xây dựng được mối quan hệ mật thiết với dân cư.  Hạn chế:  Khi quản lý các căn hộ cho thuê, bạn phải xử lý một khối công việc khá lớn, nếu không có đủ kiến thức và kinh nghiệm, bạn sẽ dễ dẫn đến tình trạng quá tải, xử lý sai sót hoặc thiếu chính xác trong quá trình vận hành căn hộ. Khi không kịp xử lý triệt để các tình huống phát sinh, bạn sẽ bị giảm mất uy tín và hiệu quả kinh doanh.  Chủ đầu tư có thể bị thiệt hại về mặt tài chính nếu nhưng công việc quản lý diễn ra không hiệu quả.   Ưu nhược điểm khi tự quản lý căn hộ cho thuê Cách quản lý căn hộ cho thuê Quản lý bằng hợp đồng  Cách quản lý căn hộ cho thuê phổ biến nhất, được nhiều nhà đầu tư áp dụng đó chính là quản lý bằng hợp đồng. Hợp đồng này sẽ được thực hiện giữa bên cho thuê và bên đi thuê. Cụ thể, người cho thuê căn hộ sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng với những điều khoản yêu cầu người thuê căn hộ phải chấp thuận. Nếu thỏa thuận diễn ra thành công, người đi thuê sẽ tiến hành ký vào hợp đồng và cam kết thực hiện.  Quản lý căn hộ cho thuê bằng hợp đồng là cách cơ bản và phổ biến nhất Thời hạn hợp đồng hết hiệu lực tùy thuộc vào thời gian thuê căn hộ của người đi thuê, có thể theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Sau khi hợp đồng thuê nhà hết hạn, nếu người đi thuê vẫn muốn tiếp tục thuê căn hộ thì nhà đầu tư sẽ tiến hành soạn thảo một bản hợp đồng mới, các điều khoản vẫn như bản hợp đồng khác chỉ thay đổi về thời gian.  Trong quá trình người đi thuê căn hộ đang thực hiện hợp đồng và chịu trách nhiệm với căn hộ, nếu nhà đầu tư (người cho thuê) có những thay đổi về điều khoản hợp đồng (giá cả, chi phí phát sinh, tình hình an ninh…) thì phải tiến hành thông báo với khách đi thuê. Khi hai bên thỏa thuận thành công thì việc sửa đổi hợp đồng thuê căn hộ mới có hiệu lực.  >>> Xem ngay: Cách thuyết phục khách hàng mua đất hiệu quả nhất? Đăng ký khóa học bất động sản trên Unica ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn. Khóa học hướng dẫn bạn cách giải mã thành công khi kinh doanh và môi giới bất động sản. Đồng thời, chia sẻ bí quyết kiếm tiền từ nghề môi giới bất động sản, phân tích yếu tố tác động đến bất động sản như: phong thuỷ, vị trí,... [course_id:1002,theme:course] [course_id:411,theme:course] [course_id:1003,theme:course] Lựa chọn đơn vị quản lý trung gian  Nếu nhà đầu tư thực hiện kinh doanh nhiều phân khúc bất động sản khác nhau và không có thời gian quản lý căn hộ, thì có thể áp dụng cách quản lý căn hộ cho thuê thông qua một đơn vị quản lý trung gian. Ưu điểm của cách quản lý này đó là chủ sở hữu không cần phải trực tiếp quản lý căn hộ mà mình cho thuê. Mọi công việc hằng ngày, hàng tháng và cả năm sẽ do bên quản lý trung gian thực hiện. Việc của nhà đầu tư sẽ thu lợi nhuận vào mỗi tháng.  Cụ thể, đơn vị quản lý căn hộ cho thuê trung gian sẽ thực hiện các công việc sau đây:  Tìm kiếm khách hàng đang có nhu cầu thuê căn hộ thông qua hình thức tiếp thị và quảng cáo phù hợp.  Thu tiền cho thuê căn hộ và thanh toán các chi phí hàng tháng.  Kiểm tra căn hộ định kỳ và lập báo cáo thu chi hàng tháng.  Thực hiện sửa chữa, bảo trì căn hộ khi có yêu cầu hoặc sự cố xảy ra. Đồng thời tư vấn đầu tư cơ sở vật chất để tăng lợi nhuận cho thuê căn hộ.  Đơn vị quản lý sẽ thay nhà đầu tư trực tiếp quản lý căn hộ cho thuê Mặc dù hình thức quản lý căn hộ qua đơn vị trung gian giúp nhà đầu tư kiểm soát tốt hơn, tuy nhiên nhà đầu tư sẽ mất một khoản chi phí cho đơn vị này. Chi phí quản lý tăng, đồng nghĩa với việc giá thuê căn hộ cũng cao hơn, làm cho việc cạnh tranh và thu hút khách hàng gặp nhiều khó khăn.  Hợp tác quản lý  Trong trường hợp 2 hoặc nhiều nhà đầu tư cùng hợp tác kinh doanh cho thuê căn hộ, thì trong cách quản lý căn hộ cho thuê cũng mang tính hợp tác. Thông thường, hình thức quản lý mang tính hợp tác giữa các bên chỉ diễn ra với mô hình căn hộ cho thuê lớn, có như vậy mức lợi nhuận hàng tháng nhận được mới thực sự cao. Tương tự như việc thỏa thuận giữa người cho thuê và người đi thuê, việc hợp tác quản lý căn hộ cho thuê giữa các bên cùng cần được thực hiện theo hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận có sẵn. Đặc biệt, vấn đề lợi nhuận và các chi phí trong quá trình cho thuê cần được thực hiện chi tiết, rõ ràng nhằm tránh những rủi ro về tranh chấp không đáng có. Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư giàu kinh nghiệm thì cách quản lý này chỉ thực hiện khi nhà đầu tư kinh doanh rộng nhưng bị hạn chế về mặt tài chính. Còn đối với phân khúc nhỏ lẻ thì nhà đầu tư không nên áp dụng cách quản lý này.  >>> Xem ngay: 5 Cách tìm khách thuê căn hộ nhanh chóng nhất Hợp tác quản lý căn hộ cho thuê giữa các bên chỉ áp dụng với phân khúc cho thuê lớn Quản lý bằng phần mềm  Hiện nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhiều nhà đầu tư đã áp dụng hình thức quản lý căn hộ thông qua các phần mềm. Mặc dù hình thức này chưa thực sự phát triển nhưng nó được nhiều nhà đầu tư áp dụng vì mang lại tính hiệu quả cao. Thông qua phần mềm quản lý, nhà đầu tư sẽ tự động quản lý tất cả mọi vấn đề cho thuê từ tiền thuê căn hộ cho đến các chi phí cần chi trả hàng tháng.  Kết luận Trên đây là các cách quản lý căn hộ cho thuê tốt nhất mà các nhà đầu tư có thể áp dụng để đạt được thành công trong giới bất động sản. Để tăng thêm khả năng sinh lời và tránh gặp những rủi ro không đáng có, cách tốt nhất mà nhà đầu tư cần nắm vững đó là tham khảo các kinh nghiệm của những nhà đầu tư đi trước hoặc từ các khóa học bất động sản của chuyên gia đến từ Unica sẻ chia sẻ đến bạn để có thêm nhiều kinh nghiệm quản lý cũng như đầu tư sinh lời tốt hơn. Vậy còn chần chừ gì mà không nhanh tay đăng ký để có cơ hội sở hữu khóa học ngay hôm nay bạn nhé !
20/11/2019
4282 Lượt xem
Đầu tư chung cư có lời không? 
Đầu tư chung cư có lời không?  Nhiều nhà đầu tư mới vào nghề đã lựa chọn hình thức kinh doanh theo phân khúc chung cư, bởi nó ít rủi ro. Tuy nhiên, không ít người đặt ra câu hỏi rằng đầu tư chung cư có lời không? Vậy, thực hư câu chuyện kinh doanh này là gì, hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây để có được lời giải đáp thỏa đáng nhất.  Câu chuyện về đầu tư chung cư Để có được câu trả lời cho thắc mắc đầu tư chung cư có lời không thì nhà đầu tư hãy đọc qua câu chuyện sau đây.  Hoàng và Lân sau khi thất bại trong kinh doanh lĩnh vực thực phẩm sạch thì đều rẽ hướng sang đầu tư bất động sản. Mặc dù cùng chọn chung một phân khúc đầu tư là chung cư nhưng cả hai là có cách đi khác nhau và kết quả thành công cũng khác nhau.  Hoàng và Lân cùng thất bại trong một lĩnh vực kinh doanh thực phẩm. Ảnh minh họa Hoàng lựa chọn chung cư đang xây dựng vì mức chi phí đầu tư giá rẻ, có thể tiết kiệm được tài chính, nhất là trong thời điểm anh đang gặp thất bại trong việc kinh doanh lần trước. Với việc tham khảo kiến thức, kinh nghiệm của những doanh nhân bất động sản đi trước một cách kỹ càng, Hoàng thực hiện từng bước đầu tư chậm rãi nhưng vô cùng chắc chắn.  Anh tiến hành khảo sát thị trường, chủ đầu tư, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là tiến độ của chung cư. Tất cả mọi yếu tố đều tập trung vào mục đích là chung cư sẽ cho thuê đúng theo thời điểm hoàn thành đã được ký kết. Và đúng như Hoàng phân tích, chung cư được xây dựng đúng tiến độ, cho thuê với giá cao nhờ tính uy tín và tiện ích đảm bảo. Hoàng lãi nhanh.  Về phía Lân, anh lại đi theo hướng khác. Trong đầu nhà đầu tư trẻ này vẫn luôn đau đáu đi tìm câu trả lời rằng đầu tư chung cư có lời không. Với mong muốn “đánh nhanh thắng nhanh”, Lân chọn đầu tư vào phân khúc chung cư cho thuê (tức là anh mua lại và cho thuê). Tuy nhiên, bước đi của Lân lại có phần vội vàng, anh chỉ quan tâm vào việc kiếm lời mà quên đánh giá từng bước đầu tư cụ thể.  Lân chú trọng đến việc sinh lời nhanh trong đầu tư chung cư. Ảnh minh họa Thời gian đầu, giá chung cư cho thuê khá ổn, tuy nhiên mức lãi vẫn không cao do mức chi phí đầu tư khá lớn cộng với Lân phải giải quyết bài toán lãi suất. Một thời gian sau, Lân hoàn toàn “tay trắng” do chung cư xuống cấp, giá cho thuê giảm, khách hàng không thể duy trì… Lân thất bại. >> Điểm mặt những rủi ro khi đầu tư căn hộ chung cư Đầu tư chung cư có lời không? Qua câu chuyện nêu trên, chắc chắn bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc về việc đầu tư chung cư có lời không. Thực tế, việc đầu tư chung cư có lời hay không thì không hoàn toàn dựa vào tự nhiên hay may mắn, mà nó phụ thuộc vào “đường đi nước bước’ của nhà đầu tư.  Nếu nhà đầu tư biết nắm bắt thị trường, tình hình bất động sản, xây dựng cho mình một lộ trình đầu tư an toàn dựa trên những kiến thức, kỹ năng nền tảng thì chắc chắn sẽ thành công. Ngược lại, nếu nhà đầu tư nóng vội, ham lời mà thực hiện nhảy vọt trong kế hoạch kinh doanh thì chắc chắn khả năng thất bại sẽ rất cao.  Việc đầu tư chung cư sinh lời phụ thuộc vào kỹ năng mà nhà đầu tư áp dụng Và để nắm được rõ hơn những kỹ năng, kinh nghiệm trong đầu tư bất động sản, thì nhà đầu tư hãy tham khảo thêm khóa học “Bậc thầy bất động sản thuê và cho thuê” của giảng viên Trung Phạm trên Unica. Đây là khóa học sẽ giúp bạn sở hữu những bí quyết thuê nhà của người khác với số tiền rất nhỏ và trở thành người sử dụng lâu dài, để tạo ra 1, 2 hoặc N dòng lợi nhuận vô cùng lớn.  Có thể thấy việc đầu tư chung cư có lời không là hoàn toàn có, điều quan trọng là nhà đầu tư phải có chiến thuật kinh doanh thông minh và chuyên nghiệp. Hy vọng những thông tin mà Unica chia sẻ sẽ thực sự hữu ích đối với nhà đầu tư.  >> Tổng hợp 3 kinh nghiệm đầu tư căn hộ chung cư “đỉnh cao” >> Chia sẻ cách quản lý căn hộ cho thuê thành công
20/11/2019
395 Lượt xem
Làm sao để khởi nghiệp thành công khi kinh doanh nhỏ?
Làm sao để khởi nghiệp thành công khi kinh doanh nhỏ? Làm sao để khởi nghiệp thành công khi kinh doanh nhỏ? đây có lẽ là một trong những câu hỏi của các bạn đang nhen nhóm ý định khởi nghiệp. Dù là mô hình kinh doanh nào đi chăng nữa, để đạt được thành công bạn cần phải trải qua rất nhiều nỗ lực và công sức. Nếu bạn đã sẵn sàng khởi nghiệp thì bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây. 1. Làm sao khởi nghiệp thành công Ý tưởng kinh doanh Trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn cần phải có ý tưởng. Ý tưởng có thể xuất phát từ niềm đam mê hoặc am hiểu về một lĩnh vực nào đó, bạn cũng có thể xây dựng ý tưởng khi tìm ra cách để lấp đầy khoảng trống về nhu cầu đang bị thiếu hụt trên thị trường.  Bạn có thể lên một loạt danh sách ý tưởng kinh doanh và một khi đã thu hẹp xuống được một hoặc hai ý tưởng, thì bạn hãy dành thời gian tìm hiểu để thực hiện tốt hơn. Nếu doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp những thứ mà một số nơi khác không có một cách nhanh và rẻ hơn thì bạn đã có một ý tưởng kinh doanh vững chắc để tạo ra một kế hoạch kinh doanh. >>> Xem ngay: Tổng hợp các yếu tố khó khăn khi khởi nghiệp Trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn cần phải có ý tưởng Lập kế hoạch kinh doanh chặt chẽ từ bạn đầu Khi đã có ý tưởng kinh doanh, bạn cần phải tự đặt ra một số câu hỏi cho bản thân như: Mục đích kinh doanh của bạn là gì? Sản phẩm bạn phục vụ cho đối tượng khách hàng nào? Mục tiêu cuối cùng mà bạn hướng đến là gì? Bạn cần trả lời tất cả những câu hỏi này một cách thật chi tiết. Có như vậy bạn mới có được một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Một ý tưởng chưa đủ, bạn cần có một bản kế hoạch khởi nghiệp chi tiết. Kế hoạch chặt chẽ chính là yếu tố của thành công trong mô hình kinh doanh khởi nghiệp của bạn. Bản kế hoạch này được tạo dựng từ những kinh nghiệm của bạn và các đồng nghiệp, họ là những người có nhiều kinh nghiệm nên bảng kế hoạch sẽ bám sát vào thực tế tránh được rủi ro không mong muốn. Như vậy, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi làm sao để khởi nghiệp thành công rồi đúng không nào! Lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho bạn tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp, cách vượt qua những khó khăn tiềm ẩn và phát sinh trong quá trình kinh doanh. Và để thực hiện được điều này bạn cần phải thực hiện một cách thật chi tiết. Chọn đối tác kinh doanh Cách khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh nhỏ, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn và dĩ nhiên bạn sẽ không thể tự mình làm tất cả mọi việc. Đây chính là lý do tại sao mà bạn nên tìm đến các nhà cung cấp, các công ty trong mọi ngành từ nhân sự cho đến cách lắp đặt các hệ thống cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn điều hành công việc kinh doanh tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải thận trọng khi tìm kiếm và chọn lựa đối tác. Bởi trong một vài trường hợp, các công ty này có quyền truy cập vào dữ liệu kinh doanh quan trọng và nhạy cảm của doanh nghiệp bạn. Do đó, bạn cần tìm những đối tác mà bạn có thể tin tưởng trước khi đi đến quyết định hợp tác. Bạn cần phải thận trọng khi tìm kiếm và chọn lựa đối tác Khởi nghiệp thành công từ con số 0 bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học hướng dẫn bạn quy trình khởi nghiệp, cách thành lập một kế hoạch khởi nghiệp hoàn hảo. Cách huy động vốn hiệu quả và những chiến lược marketing tốt nhất hiện nay. [course_id:363,theme:course] [course_id:837,theme:course] [course_id:235,theme:course] Tài chính Làm sao để khởi nghiệp thành công khi kinh doanh nhỏ? Dù chỉ là khởi nghiệp với mô hình kinh doanh nhỏ thì bạn cũng cần phải vững về tài chính. Đồng thời, bạn cần phải xác định cách mà bạn sẽ trang trải các khoản chi phí sao cho hợp lý. Để công việc kinh doanh được vận hành suôn sẻ, bạn cần đảm bảo rằng bạn đã có một chi phí nhất định đủ để trang trải chi phí cho quá trình khởi động và vận hành.  Ngoài ra, bạn cũng có thể nghĩ đến các khoản vay thương mại thông qua một ngân hàng nào đó. Đây cũng là một điểm khởi đầu tốt, mặc dù điều này thường khó đảm bảo. Nếu bạn không vay vốn ngân hàng thì bạn có thể đăng ký vay vốn kinh doanh nhỏ thông qua cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ hoặc vay cá nhân. Tạo dựng và quảng bá thương hiệu Làm thế nào để khởi nghiệp thành công? Tạo dựng và quảng bá thương hiệu chính là cách xây dựng sự phát triển bền vững và thể hiện giá trị của công ty. Do đó, trước khi bắt tay vào bán sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cần phải tiến hành xây dựng thương hiệu. Nói một cách dễ hiểu hơn đó là tìm cách mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Bạn có thể xây dựng thương hiệu bằng cách thiết kế, để giúp khách hàng có thể nhận diện thương hiệu của bạn một cách dễ dàng. Bạn cần phải sử dụng nó trên tất cả các phương tiện, bao gồm các kênh truyền thông quan trọng của doanh nghiệp.  Tùy thuộc vào sản phẩm, mà bạn có thể cân nhắc chọn lựa và sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội thích hợp để quảng bá. Để góp phần quảng bá doanh nghiệp, cũng như sản phẩm của bạn thì bạn cần phải quan tâm đến việc cập nhật những nội dung thích hợp và thú vị. Phát triển doanh nghiệp Làm sao để khởi nghiệp thành công? Việc khởi chạy và bắt đầu bán hàng chỉ là bước đệm trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh. Nhằm tồn tại và sinh lời trong thương trường khắc nghiệt, điều bạn cần làm là luôn phát triển doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.  Một trong những ý tưởng tuyệt vời để đạt được tăng trưởng đó là hợp tác với các doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng lớn trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi. Ngoài ra, bạn cũng có thể tài trợ miễn phí các chương trình từ thiện, tình nguyện để giúp doanh nghiệp tiếp cận và để lại dấu ấn tốt đối với khách hàng. 2. Một số kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh nhỏ Chọn đúng lĩnh vực Khi bắt đầu kinh doanh, bạn bao giờ cũng gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn về kinh nghiệm, khó khăn về vốn, khó khăn về việc tiếp cận thị trường, khó khăn về cạnh tranh giá. Vậy làm sao học cách để khởi nghiệp thành công? Việc bạn lựa chọn đúng lĩnh vực kinh doanh phù hợp với sở trường rất quan trọng. Nếu bạn chọn sai lĩnh vực, bạn sẽ thất bại và không thể cạnh tranh nổi với các thương hiệu lớn trên thị trường. Hãy dùng số vốn nhỏ đó để đi kinh doanh những mặt hàng bạn cảm thấy tự tin. Cùng với sở trường và việc phân tích, đánh giá, bạn có thể đưa ra những phương án kinh doanh tốt nhất cho mình. Trong giai đoạn này, bạn cần đưa ra những quyết định quan trọng như kinh doanh độc lập hay tìm kiếm cộng sự để hợp tác kinh doanh, xác định mô hình kinh doanh, sản phẩm kinh doanh và thị trường phân phối sản phẩm. Phát triển nguồn vốn Khi bạn có một số lượng vốn, đừng để để nó chết một chỗ, bạn cần phải tính toán làm sao để tình hình tài chính của doanh nghiệp mình luôn ở mức an toàn . Có nghĩa là, bạn phải nghĩ đến các phương án tái đầu tư hay mở rộng thị trường để “đẻ” vốn cho công ty. Có rất nhiều cách để tăng trưởng và mở rộng nguồn vốn hiện tại của công ty như: Đầu tư gia tăng giá trị sản phẩm, đầu tư cho sản phẩm mới, mở rộng thị trường, đầu tư, cổ phần… Tuy nhiên, trong quá trình huy động và phát triển nguồn vốn cho doanh nghiệp, bạn cần phải học kinh doanh và lường trước những rủi ro có thể gặp phải cũng như phương án quyết định. Kinh doanh chậm mà chắc Có rất nhiều bạn trẻ khởi nghiệp kinh doanh nhỏ chưa có kinh nghiệm nhưng hy vọng “điên cuồng” rằng mình sẽ thâu tóm thị trường, nhanh chóng thu hồi được vốn hay thu lợi nhuận khổng lồ sau 6 tháng đến 1 năm kinh doanh. Nhưng thực sự thì việc chăm sóc và phát triển doanh nghiệp cũng giống như việc nuôi dưỡng một cây non. Giai đoạn bạn bắt đầu rất khó khăn và gian khổ khi bạn cần tìm hiểu mọi thứ để thích nghi và ứng biến. Chính vì thế, nếu bạn muốn việc kinh doanh của mình lớn mạnh, trưởng thành thì bạn cần vun đắp, cải thiện dần từng bước một thì mới có thể thành công so với những người đi trước. Làm chậm ở đây không có nghĩa là bạn làm cho tốc độ của công ty mình chậm lại. Bạn đi từng bước chậm nhưng chắc, đừng tham vọng và hoành tráng ngay từ đầu, vừa làm vừa tích vốn thay vì đầu tư lớn khởi nghiệp kinh doanh, như thế sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Có sự sáng tạo >>> Xem ngay: Kinh nghiệm khởi nghiệp ở Việt Nam sau 2 lần thất bại thảm hại Khi bước chân vào thế giới kinh doanh nếu có thể bắt đầu bằng một ý tưởng độc đáo riêng của bạn. Tốt nhất với những sản phẩm mới chưa có trên thị trường. Nhiều bạn khi mới khởi nghiệp thắc mắc cho rằng làm như vậy quá rủi ro khi mà không biết bắt đầu từ đầu với một sản phẩm đã có trên thị trường. Nhưng sự thật thì, kinh doanh là trò chơi của sự sáng tạo và ai là người sáng tạo giỏi sẽ chiến thắng. Để có sự sáng tạo kinh doanh, bạn cần quan sát thị trường, đánh giá nhu cầu của thị trường, xã hội. Bởi vì một sản phẩm tốt là sản phẩm giúp giải quyết tốt nhất những nhu cầu của xã hội. Từ việc quan sát và đánh giá thị trường, bạn sẽ tìm ra được cho mình rất nhiều các ý tưởng cho sản phẩm của mình. Luôn luôn tin tưởng vào bản thân Bước chân vào thế giới kinh doanh là bạn phải xác định những thách thức, khó khăn và cả thất bại. Chính vì vậy, bạn cần học hỏi những kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh nhỏ từ những người đi trước, họ sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích. Những thứ đó chỉ là một phần của kinh doanh. Bạn và doanh nghiệp của mình sẽ có những thành tích, thành công, sự yêu mến, tin tưởng của khách hàng. Nhìn chung, kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh nhỏ là bạn cần khiêm tốn, bình tĩnh, bản lĩnh đối diện với khó khăn và cạnh tranh một cách trung thực nhất. Một số lưu ý khi bạn khởi nghiệp nhỏ với số vốn ít đó là kinh doanh những sản phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường và là điểm mạnh của bạn. Có rất nhiều ý tưởng cho việc kinh doanh như kinh doanh online, kinh doanh dịch vụ đồ uống, sách bảo, truyện tranh, kinh doanh khoá học kinh doanh, dịch vụ y tế…. Như vậy, UNICA đã giúp bạn trả lời câu hỏi làm sao để khởi nghiệp thành công khi kinh doanh nhỏ.
14/11/2019
6894 Lượt xem
Kinh nghiệm khởi nghiệp ở Việt Nam sau 2 lần thất bại thảm hại
Kinh nghiệm khởi nghiệp ở Việt Nam sau 2 lần thất bại thảm hại Bạn muốn khởi nghiệp thành công nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Đừng quá lo lắng, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm khởi nghiệp ở Việt Nam bằng một câu chuyện thực tiễn, nhằm giúp bạn đúc rút cho mình những bài học quý báu trước khi ôm mộng và sẵn sàng lên đường hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp. Giai đoạn 1: Con đường đi tìm ý tưởng kinh doanh Vừa tốt nghiệp phổ thông, tôi ôm giấc mộng khởi nghiệp và quyết tâm phải thực hiện được nó, mặc dù gia đình tôi không có truyền thống kinh doanh. Cha mẹ tôi đều là công nhân viên chức nhà nước, dù không giàu nhưng cũng đủ ăn đủ mặc. Và thật may mắn vì tôi được sống trong một môi trường giáo dục tốt, cùng với tình yêu thương vô bờ bến của gia đình.   Tôi bước chân vào giảng đường đại học với bao hoài bão và quyết tâm lập kế hoạch kinh doanh, để sau khi ra trường tôi có thể bắt tay vào khởi nghiệp. Ý tưởng đầu tiên mà tôi đề ra đó là mở một cửa hàng kinh doanh giày dép, quần áo. Nhưng kế hoạch này đã tan theo mây khói chỉ sau vài ngày tìm hiểu.  Con đường đi tìm ý tưởng kinh doanh không hề đơn giản như tôi nghĩ. Ảnh minh họa Sau đó, tôi nảy sinh ý tưởng kinh doanh kính mắt với quy mô lớn. Với ý tưởng này, tôi cũng bắt tay vào tìm hiểu, tìm kiếm thông tin, phân tích thị trường. Ngoài ra, tôi cũng gặp gỡ những người bạn đã từng mở hiệu kính mắt để trau dồi thêm. Đây chính là ý tưởng mà tôi ấp ủ lớn nhất. Nhưng đến khi tôi ra trường, việc kinh doanh kính mắt đã trở nên bão hòa. Thêm một lần nữa ý tưởng kinh doanh trôi theo dòng nước. Và bây giờ tôi rút ra kinh nghiệm khởi nghiệp ở Việt Nam đó là “Khi đã xác định kinh doanh bất kì một mặt hàng nào thì phải dựa vào nhu cầu của thị trường, chứ không thể đi ngược với nhu cầu của thị trường”.  Giai đoạn 2: Gian nan đi tìm ý tưởng kinh doanh Trong một chuyến đi công tác nước ngoài, tôi được sắp xếp ở cùng một đồng nghiệp. Anh đồng nghiệp này hơn tôi 3 tuổi và rất giỏi về công nghệ và cũng có máu kinh doanh. Sau vài lần trò chuyện, chúng tôi quyết định hợp tác để mở công ty chuyên về công nghệ máy móc, thiết bị.  Ban đầu chúng tôi thỏa thuận góp vốn 50/50 nhưng vì anh đồng nghiệp chưa vay được vốn nên bảo tôi ứng trước vốn ra, khi nào gom đủ anh sẽ đưa lại cho tôi. Vậy là tôi làm theo lời anh ấy để đưa công ty đi vào hoạt động. Nhưng sau 6 tháng, doanh thu thu về không được một đồng lãi nào mà lúc nào cũng trong tình trạng âm. Tôi nghĩ rằng, do chúng tôi chưa có kinh nghiệm khởi nghiệp công nghệ, cũng như chưa có kế hoạch tiếp thị và phát triển cụ thể. Khi thấy tình hình kinh doanh không hiệu quả, anh đồng nghiệp đã không chịu góp số vốn như đã thỏa thuận ban đầu mà luôn tìm lý do trốn tránh. Đúng là “của đau con xót”, mọi hoạt động của công ty từ lớn đến nhỏ đều một tay tôi gánh vác, còn anh đồng nghiệp thì chẳng mảy may quan tâm. Sau 6 tháng, doanh thu lúc nào cũng trong tình trạng âm. Ảnh minh họa Sau một thời gian tiếp tục “dậm chân tại chỗ”, tôi nhận ra rằng khi không có kế hoạch và chiến lược rõ ràng nên tôi mới thất bại. Và tôi đúc rút ra kinh nghiệm khởi nghiệp ở Việt Nam đó là không nên chọn ngành nghề kinh doanh không phù hợp với nhu cầu của thị trường.  Vì ngành mà tôi chọn khá mới mẻ so với một thị trường tỉnh lẻ, chính vì vậy việc thất bại sẽ sớm muộn xảy ra. Cuối cùng, tôi đã phải đóng cửa công ty và chịu lỗ. Còn anh chàng đồng nghiệp kia thì bạt vô âm tín. Giai đoạn 3: Hành trình thành công Mặc dù kinh doanh thất bại nhưng mang lại cho tôi rất nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm và bài học “xương máu”. Tôi lại có thêm một kinh nghiệm khởi nghiệp ở Việt Nam đó là không nên vội vã thực hiện ý tưởng kinh doanh khi chưa có kế hoạch và chiến lược, không nên làm ăn chung, tốt nhất là tự kinh doanh. Còn nếu làm ăn chung thì phải chọn đối tác và đưa ra các quy định thật kỹ lưỡng. Từ việc nghiên cứu thị trường online, mô hình kinh doanh khôn ngoan của các bậc thầy triệu đô, phát triển quan hệ bán hàng tự động bằng Email Auto… Nhờ vậy mà tôi đã khởi nghiệp thành công sau những lần thất bại đắng cay, Trên đây là hành trình khởi nghiệp của tôi, con đường tôi đi đã gặp không ít thất bại, nhưng với ý chí và niềm đam mê, giờ đây tôi đã có được “gặt hái” được trái ngọt. Với những chia sẻ này, tôi hy vọng rằng bạn sẽ đúc rút được kinh nghiệm khởi nghiệp ở Việt Nam để không gặp phải những thất bại không mong muốn giống như tôi.
14/11/2019
1119 Lượt xem
Cách làm video bán hàng trên YouTube giúp ra đơn
Cách làm video bán hàng trên YouTube giúp ra đơn YouTube là một mạng xã hội có lượt người truy cập khổng lồ nhất hiện nay. Cùng với sự phát triển của các thiết bị điện tử thông minh, cùng với lượng khách truy cập khổng lồ việc làm video bán hàng trên YouTube là sự lựa chọn tuyệt vời nếu muốn gia tăng doanh thu. Chính vì vậy, trong bài viết này, UNICA sẽ giới thiệu cho các bạn công thức “tuyệt đỉnh” để nắm được cách quay video bán hàng Online sáng tạo “đốn tim” người xem.  Tại sao phải làm video bán hàng trên YouTube? Thứ nhất, YouTube là một trang web chia sẻ video, là nơi lưu trữ hàng tỷ các video thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Hơn nữa, YouTube còn là một công cụ kiếm tiền online được nhiều người học bán hàng online lựa chọn. Nếu biết tận dụng cách đưa các clip video lên YouTube, chắc chắn bạn có thể kiếm được tiền tỷ trong thời gian ngắn. Làm video giúp việc bán hàng hiệu quả và đơn giản hơn Thứ hai, người Việt Nam chúng ta khi mua hàng hóa online thường thích xem những video hơn là đọc những bài viết dài quảng cáo sản phẩm. Một số liệu khảo sát gần đây nhất cho thấy, số người xem video trực tuyến nhiều nhất thuộc độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi. Chính vì thế, việc đầu tư làm các video, clip bán hàng là việc làm thực sự hữu hiệu. Thứ ba, video có sức lan tỏa lớn, đặc biệt với những Viral Video. Những video theo kịp trào lưu, xu hướng trên mạng trở thành hiện tượng chia sẻ trên mạng xã hội sẽ giúp cho người bán hàng thu hút được một lượt lớn tương tác. Nếu bạn nắm được cách làm Video bán hàng Online hiệu quả thì nó sẽ đem lại cho bạn một lượng khách hàng tiềm năng không thể ngờ. Trở thành chuyên gia Youtube bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn xây dựng kênh Youtube với phong cách của riêng bạn, có nhiều lượt xem (views) và nhiều lượt theo dõi (subscribers). Bạn có thể sản xuất nội dung video một cách chất lượng, bài bản để kiếm tiền từ đây. Đăng ký ngay: [course_id:1826,theme:course] [course_id:805,theme:course] [course_id:1647,theme:course] 5 bước làm video bán hàng hiệu quả Giữa thị trường kinh doanh khốc liệt, các video bán hàng trên YouTube chính là một công cụ mới, là “linh hồn” của một chiến dịch Marketing. Trong phần này, UNICA sẽ hướng dẫn bạn cách làm ra một video siêu phẩm để phục quá trình bán hàng với chi phí tạo, dựng không quá tốn kém. Cách bán hàng trên youtube Bước 1: Xác định mục tiêu làm video bán hàng Video bạn làm sẽ được đăng lên kênh YouTube và ngoài ra sẽ được chia sẻ lên cả Facebook, Zalo,... Sau đó, bạn cần xây dựng cho mình tập khách hàng mục tiêu sẽ sử dụng sản phẩm là ai, để từ đó bạn làm ra những video đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng. Bạn cũng có thể học Livestream bán hàng để giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng và đưa sản phẩm đi xa hơi. Hơn nữa, bạn cần xem xét xem content Youtube video mình sẽ làm là gì? Công thức Vlog ra sao? Có rất nhiều loại video bán hàng khác nhau để bạn chọn cho phù hợp với sản phẩm kinh doanh của mình như: Video dạng Review sản phẩm: Đây là một cách làm video bán hàng trên YouTube  đơn giản nhất. Video bán ra chủ yếu nhằm mục đích đánh giá, nhận xét về sản phẩm. Video dạng Vlog: Thường là những chia sẻ của cá nhân về một chủ đề nào đó. Video hoạt hình: Cho phép những sản phẩm trừu tượng như tã, bỉm, giấy vệ sinh… Bước 2: Lên ý tưởng quay video Lên ý tưởng quay video Nếu bạn thuê đơn vị làm video thì sẽ tốn rất nhiều chi phí. Thay vào đó, các bạn có thể tự làm video bán hàng đơn giản. Đầu tiên, hãy lập cho mình một bản ý tưởng cho video sản phẩm. Sau đó, bạn cần vạch rõ ra các cảnh chi tiết, cụ thể như: mỗi cảnh chiếm bao nhiêu thời gian, hình ảnh ra làm sao, góc quay lấy như thế nào, lấy toàn cảnh hay cận cảnh.  Bước 3: Dự trù ngân sách, chuẩn bị bối cảnh quay Chi phí ghi hình phụ thuộc rất nhiều vào video bạn muốn thực hiện. Nếu bạn làm video hoạt hình thì chi phí sẽ ít hơn cho video người thật bởi vì bạn bớt được một chi phí thuê diễn viên. Chuẩn bị bối cảnh quay Ngoài ra, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và thời gian video. Nếu bạn chỉ bán hàng đơn giản thì nên chọn đơn vị cung cấp video quảng cáo. Sau khi đã có kịch bản, ngân sách, bạn cần chọn bối cảnh để quay video. Bước này cũng rất quan trọng quyết định đến chất lượng của video bạn như thế nào. Bước 4: Ghi hình và chỉnh sửa Bước này hướng dẫn cho những bạn tự làm video bán hàng trên YouTube, đơn giản cần chuẩn bị một chiếc điện thoại Smartphone có camera, 01 chân máy để điện thoại, ánh sáng, phông chiếu nếu bạn quay trong nhà. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là bạn có thể tự mình quay được những clip chuyên nghiệp Sau khi quay clip bán hàng Online xong, hãy nhớ đến việc sử dụng các phần mềm chỉnh sửa video trên Youtube chất lượng như: Adobe After Effect, Adobe Premiere Clip, Photoshop, VivaVideo. Để tạo video của bạn trở nên sinh động và ấn tượng hơn thu hút được nhiều người xem video của bạn hơn. Bước 5: Xem lại video trước khi upload Bạn cần xem xét nội dung sản phẩm đã được truyền tải và nói rõ trong video chưa. Ngoài ra, bạn cần xét xem cảnh quay có sắc nét, có bị rung giật hay góc quay có đa dạng, miêu tả hết khía cạnh của sản phẩm không? Đây là bước cuối cùng và quan trọng để tránh những lỗi trong quá trình xuất và upload video lên kênh Youtube. Xem lại video trước Kết luận Với 5 bước để làm video bán hàng trên YouTube chất mà UNICA chia sẻ, hy vọng các bạn sẽ “bỏ túi” cho mình những thông tin bổ ích để dựng được một video hiệu quả. Ngoài ra nếu muốn nâng cao kỹ năng quay dựng của mình thì đừng bỏ qua khóa học làm youtube trên Unica nhé.
14/11/2019
4798 Lượt xem