Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Lập kế hoạch kinh doanh thú cưng chi tiết với 7 bước

Mua 3 tặng 1

Khoa học nghiên cứu và đã chỉ ra rằng: Khi chúng ta ở bên cạnh thú cưng, não của chúng ta nhả ra nhiều oxytocin hơn giúp làm hạ huyết áp, giảm stress và sự lo âu. Có lẽ vì thế mà hiện nay, dịch vụ kinh doanh thú cưng ngày càng được nở rộ. Khách hàng sẵn sàng chi một khoảng tiền lớn để “làm đẹp” cho “người bạn” của mình. Làm sao để lập kế hoạch kinh doanh thú cưng mang lại hiệu quả “1 vốn 4 lời” là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Nếu các bạn đang có ý định chọn dịch vụ thú cưng để kinh doanh thì đừng bỏ qua nội dung bài viết sau nhé.

1. Kế hoạch kinh doanh sản phẩm chăm sóc thú cưng là gì?

Kế hoạch kinh doanh sản phẩm chăm sóc thú cưng là một văn bản mô tả chi tiết về ý tưởng kinh doanh, mục tiêu, chiến lược, và các yếu tố khác cần thiết để thành công trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm chăm sóc thú cưng. Lập kế hoạch kinh doanh thú cưng thường bao gồm các nội dung chính như: 

lap-ke-hoach-kinh-doanh-thu-cung

Kế hoạch kinh doanh sản phẩm chăm sóc thú cưng

- Tìm hiểu và phân tích thị trường để hiểu về đối thủ cạnh tranh cũng như tiềm năng kinh doanh.

- Xu hướng trong ngành công nghiệp chăm sóc thú cưng.

- Chiến lược tiếp thị và quảng cáo.

- Kế hoạch phân bổ tài chính.

- Biện pháp đo lường và đánh giá hiệu quả của kế hoạch kinh doanh.

2. Tại sao cần lên kế hoạch kinh doanh sản phẩm chăm sóc thú cưng?

Lập kế hoạch kinh doanh thú cưng là bước vô cùng quan trọng để giúp bạn kinh doanh thành công trong lĩnh vực này. Dưới đây là một số những lý do chính giải đáp tại sao cần lên kế hoạch kinh doanh sản phẩm chăm sóc thú cưng.

lap-ke-hoach-kinh-doanh-thu-cung-4

Lên kế hoạch kinh doanh sản phẩm thú cưng giúp kinh doanh thành công

- Để định hướng chi tiết, xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu quan trọng giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu và chiến lược kinh doanh của mình. Cụ thể: Việc lập kế hoạch rõ giúp xác định loại sản phẩm chăm sóc thú cưng, đối tượng mục tiêu hướng tới và cách tiếp cận thị trường.

- Xác định chiến lược tiếp thị: Thao tác lập kế hoạch kinh doanh thú cưng cụ thể và rõ ràng giúp bạn xác định được chiến lược tiếp thị và quảng cáo đúng hướng, xác định được kênh tiếp thị hiệu quả. Từ đó, quá trình kinh doanh sản phẩm thú cưng mang lại hiệu quả cao.

- Để thu hút vốn đầu tư: Nếu doanh nghiệp cần vốn đầu tư từ bên ngoài, kế hoạch kinh doanh là một tài liệu quan trọng cần trình bày với nhà đầu tư. Kế hoạch kinh doanh giúp nhà đầu tư hiểu được tiềm năng của doanh nghiệp và quyết định có nên đầu tư vào đó hay không. 

- Để theo dõi hiệu suất của doanh nghiệp: Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu suất của mình. Doanh nghiệp có thể sử dụng kế hoạch kinh doanh để so sánh kết quả thực tế với mục tiêu. Điều này giúp doanh nghiệp xác định các lĩnh vực cần cải thiện. 

- Quản lý chặt chẽ tài chính: Việc lập kế hoạch kinh doanh thú cưng giúp bạn định hình rõ nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn cần có để duy trì hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh cũng giúp xác định nguồn thu trong kinh doanh.

3. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh thú cưng

Sau khi đã hiểu rõ được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh thú cưng. Phần tiếp theo của bài viết chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách lập kế hoạch kinh doanh thú cưng hiệu quả nhất, cùng khám phá nhé.

tiem-phong-vac-xin-cho-thu-cung.jpg

Quy trình lập kế hoạch kinh doanh thú cưng

3.1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh thú cưng. Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là để:

- Xác định tiềm năng và xu hướng tăng trưởng của lĩnh vực này trong tương lại.

- Phân tích các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến thị trường kinh doanh thú cưng.

- Xác định đối thủ cạnh tranh, hiểu rõ các hạng mục sản phẩm chăm sóc thú cưng hiện có trên thị trường.

3.2. Xác định đối tượng khách hàng

Sau khi hoàn thành xong bước nghiên cứu thị trường, tiếp theo sẽ tới bước xác định đối tượng khách hàng. Đối tượng khách hàng tiếp cận khi kinh doanh thú cưng khá rộng, hầu như mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bạn cần xác định rõ đối tượng độ tuổi, giới tính, thu nhập bao nhiêu là tiềm năng nhất để tập trung vào phát triển đối tượng đó.

Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng, tiếp theo bạn phải nghiên cứu hành vi mua hàng của họ. Đồng thời hiểu nhu cầu và mong muốn của họ về sản phẩm và dịch vụ thú cưng. Điều này nhằm mục đích giúp bạn định hướng được sản phẩm và dịch vụ cụ thể để kinh doanh hiệu quả nhất.

xac-dinh-doi-tuong-khach-hang-khi-kinh-doanh-thu-cung.jpg

Xác định đối tượng khách hàng khi kinh doanh thú cưng

3.3. Xác định sản phẩm và dịch vụ chăm sóc thú cưng

Một trong những yếu tố quan trọng để giúp bạn kinh doanh sản phẩm thú cưng thành công đó là phải xác định được sản phẩm và dịch vụ chăm sóc thú cưng bạn lựa chọn là gì. Bởi chỉ khi mô tả được chi tiết các sản phẩm và dịch vụ mà bạn muốn cung cấp thì bạn mới hoạch định được chiến lược kinh doanh cụ thể.

Song song với việc xác định sản phẩm và dịch vụ chăm sóc thú cưng thì để kinh doanh trong lĩnh vực này thành công bạn cũng phải xác định được lợi ích và giá trị cung cấp cho khách hàng. Ví dụ: thức ăn dinh dưỡng, đồ chơi giải trí, dịch vụ y tế thú cưng,... Như vậy mới chiếm được thiện cảm khiến khách hàng mới tin tưởng và yên tâm.

3.4. Chiến lược tiếp thị và quảng cáo

Để tiếp cận được nhiều khách hàng biết đến sản phẩm và dịch vụ của bạn hơn thì bạn bắt buộc phải triển khai chiến lược tiếp thị và quảng cáo khi lập kế hoạch kinh doanh thú cưng. Hiện nay công nghệ số đang phát triển vượt bậc, kinh doanh mà không tiếp thị, quảng cáo chắc chắn kết quả thành công sẽ không cao. Việc triển khai tiếp thị và quảng cáo đóng vai trò vô cùng quan trọng để tiếp cận khách hàng.

Bạn có thể quảng cáo và tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ qua các kênh như: Facebook, Zalo, Website, Tiktok,... Mục đích để tăng nhận diện thương hiệu và tạo lòng tin cho khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

xay-dung-chien-luoc-marketing.jpg

Xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáo khi kinh doanh

3.5. Kế hoạch tài chính

Để chủ động hơn với quá trình kinh doanh của mình, bạn cần xác định được nguồn vốn tài trợ và tiền vốn cần thiết. Đồng thời, hạch toán chi phí dự trù hoạt động Kế hoạch trên các phương diện như: Chi phí quảng cáo, chi phí sản xuất, chi phí nhập hàng, chi phí tiếp thị, chi phí vận chuyển,...

Trong quá trình cửa hàng kinh doanh thú cưng hoạt động, bạn cũng cần phải xác định cả doanh thu và lợi nhuận trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy mới nắm được tình hình kinh doanh lãi lỗ của cửa hàng.

3.6. Thực hiện và theo dõi

Bước tiếp theo trong quy trình lập kế hoạch kinh doanh thú cưng đó là đi vào hoạt động theo những kế hoạch đã đặt ra. Trong quá trình hoạt động, bạn cần phải theo dõi tiến độ thực hiện để xem như thế nào. Nếu thấy có vấn đề cần điều chỉnh khi cần thiết sao cho phù hợp nhất với thị trường mục tiêu.

3.7. Đánh giá hiệu quả

Bước cuối cùng trong quy trình lập kế hoạch kinh doanh thú cưng đó là đánh giá hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả bạn cần thiết lập các chỉ số hiệu quả để đo lường thành công của kế hoạch kinh doanh. Đồng thời, xác định rõ các biện pháp đánh giá để theo dõi và đo lường hiệu quả kinh doanh một cách chi tiết và chính xác nhất.

danh-gia-hieu-qua-khi-kinh-doanh-thu-cung.jpg

Đánh giá hiệu quả khi kinh doanh thú cưng

4. Kinh nghiệm kinh doanh sản phẩm chăm sóc thú cưng 

Một bản kế hoạch kinh doanh thú cưng thực tế và chi tiết là tài liệu quan trọng để quá trình kinh doanh được chủ động và tránh được rủi ro. Tuy nhiên, để kinh doanh sản phẩm chăm sóc thú cưng thành công thì chỉ có kế hoạch thôi là chưa đủ, bạn cần có thêm kinh nghiệm cho mình. Dưới đây là một số kinh nghiệm “xương máu” từ những người đã kinh doanh thị trường này thành công chia sẻ cho bạn, hãy tham khảo nhé.

4.1. Trang bị kiến thức kinh doanh về sản phẩm chăm sóc thú cưng

Khi đã quyết định kinh doanh dù là bất cứ sản phẩm nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải trang bị kiến thức dồi dào. Nếu bạn có kiến thức, am hiểu rõ về các sản phẩm chăm sóc thú cưng thì bạn sẽ có khả năng tư vấn thật đầy đủ và chính xác cho khách. Như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng, tin tưởng và an tâm khi mua các sản phẩm của bạn.

Những kiến thức cần trang bị khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng bán sản phẩm thú cưng đó là: Kiến thức về các loại động vật; Tính năng và tác dụng các loại sản phẩm bán trong cửa hàng; kiến thức về sức khỏe động vật,...

luu-y-khi-cham-soc-thu-cung.jpg

Trang bị kiến thức cần thiết khi kinh doanh sản phẩm thú cưng

4.2. Dự trù chi phí trước khi mở cửa hàng

Chi phí để có thể mở được một cửa hàng bán sản phẩm kinh doanh thú cưng đó là: Chi phí thuê mặt bằng, kinh phí nhập hàng, chi phí thuê nhân sự, đầu tư trang thiết bị. Nếu bạn có ý định mở cửa hàng kinh doanh thú cưng, bao gồm cả đồ dùng, thức ăn và dịch vụ spa thì bạn cần phải dự trù một khoản chi phí khoảng 150 - 200 triệu đồng cho một diện tích khoảng 30m2

4.3. Tìm địa điểm mở cửa hàng

Vị trí địa lý là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của cửa hàng kinh doanh sản phẩm thú cưng. Do đó, việc tìm kiếm địa điểm phù hợp là một bước quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh thú cưng. Đa số những người sẵn sàng đầu tư tiền cho thú cưng của mình đều ở những thành phố lớn, có điều kiện tài chính tốt. Vì vậy bạn nên mở cửa hàng ở những khu vực này.

Lưu ý: Không nhất thiết bạn phải mở cửa hàng trên những con đường lớn. Thay vào đó có thể mở cửa hàng trong ngõ. Đặc biệt, nếu có thể bạn nên xem xét các khu vực có nhiều gia đình nuôi thú cưng. Điều này giúp bạn thu hút được đối tượng khách hàng cụ thể và tạo ra nhiều lợi thế cho cửa hàng của bạn.

cua-hang-kinh-doanh-san-pham-thu-cung.jpg

Địa điểm mở cửa hàng thú cưng nên ở thành phố lớn

4.4. Tìm nguồn hàng kinh doanh

Nguồn cung cấp sản phẩm cho thú cưng thường gặp khó khăn tại nước ta. Vì vậy, để tìm được nguồn hàng kinh doanh chất lượng khi kinh doanh không hề đơn giản. Để tránh nhập phải hàng giả, hàng kém chất lượng tốt nhất là bạn nên liên hệ với các công ty chuyên nhập khẩu sản phẩm cho thú cưng để có nguồn hàng đáng tin cậy. Nếu bạn không có điều kiện nhập hàng trực tiếp từ nước ngoài thì bạn có thể nhập hàng giá sỉ tại một số đơn vị tại Việt Nam.

Ngoài ra, bạn cũng nên tham gia vào các nhóm nuôi chó mèo trên mạng xã hội như để tìm kiếm nguồn cung cấp giá sỉ tốt mà vẫn chất lượng. Dù tìm nguồn hàng ở đâu đi chăng nữa thì khi kinh doanh sản phẩm thú cưng điều quan trọng nhất vẫn là lựa chọn đồ ăn chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thú cưng.

4.5 . Hướng đến mặt hàng chủ lực tạo thế mạnh và khác biệt

Để tạo ra điểm khác biệt giữa cửa hàng của bạn với cửa hàng kinh doanh sản phẩm thú cưng khác thì bạn phải có mặt hàng chủ lực để tạo thế mạnh và sự khác biệt. Nhiều chủ cửa hàng bán đồ cho thú cưng thành công chia sẻ rằng: Họ không nhập dàn trải quá nhiều mà chuyên nhập những sản phẩm độc đáo và thông minh. Giá có cao hơn một chút nhưng độc quyền, tạo nên sự khác biệt và thu hút sự tò mò của khách hàng. Những mặt hàng độc quyền sẽ giúp kích thích khách hàng mua sắm để chăm sóc cho thú cưng của họ. Từ đó giúp mang lại lợi ích cho cửa hàng.

kinh-nghiem-kinh-doanh-cua-hang-thu-cung.jpg

Nhập nguồn hàng độc quyền để thu hút khách hàng

5. Những sai lầm thường gặp khi kinh doanh dịch vụ thú cưng

Kinh doanh dịch vụ thú cưng là một lĩnh vực tiềm năng do nhu cầu ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào khác, kinh doanh dịch vụ thú cưng cũng có những rủi ro và thách thức. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi kinh doanh dịch vụ thú cưng:

- Không nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng: Việc không nghiên cứu kỹ thị trường dẫn đến không hiểu được nhu cầu, thị hiếu và xu hướng của khách hàng. Từ đó chọn sai dịch vụ và sản phẩm khiến kinh doanh thất bại.

- Thiếu phân tích cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này càng ngày càng tăng. Nếu bạn thiếu tính phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ không hiểu về đối thủ. Từ đó, không đưa ra được những điểm mạnh nhằm tạo ra sự khác biệt.

lap-ke-hoach-kinh-doanh-thu-cung-2

Sai lầm thường gặp khi kinh doanh cửa hàng thú cưng

- Thiếu tầm nhìn chiến lược: Rất nhiều người khi kinh doanh chỉ tập trung vào bán sản phẩm ngay tức khắc mà không xây dựng một chiến lược lâu dài. Điều này khiến việc kinh doanh thiếu tính thực tiễn và bền vững.

- Sản phẩm và dịch vụ không đáp ứng nhu cầu: Nhập hàng không đúng khách hàng mục tiêu thì khách hàng sẽ không mua. Điều này dẫn đến việc bạn không tạo được giá trị và sự hài lòng cho khách hàng, từ đó gây ra sự mất mát trong doanh thu.

- Không đầu tư vào tiếp thị và quảng cáo: Phương pháp bán hàng thủ công sẽ không còn hiệu quả với thời buổi hiện tại. Nếu bạn kinh doanh truyền thống, không đầu tư vào tiếp thị và quảng cáo thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao.

6. Tổng kết

Trên đây là hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh thú cưng mà Unica chia sẻ. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích này, các bạn có thể học được thật nhiều kỹ năng và kinh nghiệm kinh doanh thú cưng hiệu quả cho mình. Từ đó, xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp nhất cho bản thân. Chúc các bạn kinh doanh cửa hàng thú cưng thành công.

[Tổng số: 67 Trung bình: 3]
Trở thành hội viên