Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Chi phí mở cửa hàng thú cưng? Mô hình kinh doanh thú cưng

Thú cưng không chỉ đơn thuần là một con vật nuôi mà còn là một người bạn, người thân của người nuôi. Chính vì vậy, mô hình kinh doanh thú cưng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chi phí mở cửa hàng thú cưng khoảng bao nhiêu? Kinh nghiệm giúp tối ưu chi phí như thế nào? là thắc mắc chung của các bạn khi đang có ý định kinh doanh loại hình này. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ giải đáp chi tiết cho bạn vấn đề liên quan đến chi phí mở pet shop, hãy tham khảo nhé.

1. Có nên kinh doanh pet shop? 

Thú cưng là người bạn trung thành bên cạnh người nuôi mỗi lúc vui lúc buồn. Vì vậy, việc nuôi và chăm sóc thú cưng đang được rất nhiều người quan tâm. Kinh doanh cửa hàng thú cưng được đánh giá là một ý tưởng kinh doanh tiềm năng.

co-nen-kinh-doanh-pet-shop-khong.jpg

Có nên kinh doanh pet shop không?

Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên kinh doanh cửa hàng thú cưng:

- Thị trường tiềm năng lớn: Xu hướng nuôi thú cưng đang ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Điều này tạo ra cơ hội kinh doanh cho các cửa hàng thú cưng.

- Chi phí khởi nghiệp tương đối thấp: Chi phí khởi nghiệp để mở một cửa hàng thú cưng tương đối thấp so với các loại hình kinh doanh khác. Bạn có thể bắt đầu với một cửa hàng nhỏ (vốn tầm 50 triệu - 70 triệu) và sau đó mở rộng khi kinh doanh phát triển dần lên.

- Lợi nhuận cao, phần trăm rủi ro thấp: Lợi nhuận tiềm năng của cửa hàng thú cưng khá cao. Bạn có thể kiếm tiền từ việc bán đồ ăn, thức uống, đồ chơi, phụ kiện, và các dịch vụ cho thú cưng. Thêm nữa, date của đồ dùng, đồ ăn thú cưng cũng không nên bạn không lo bị hàng huỷ.

Tuy việc mở cửa hàng thú cưng đầy tiềm năng nhưng không có nghĩa là bạn cứ kinh doanh là thành công. Kinh doanh cửa hàng thú cưng cũng có một thách thức không hề nhỏ. Bạn cần có kiến thức và kỹ năng về chăm sóc thú cưng để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Bạn cũng cần có khả năng quản lý tốt để đảm bảo cửa hàng hoạt động ổn định và hiệu quả.

2. Chi phí mở pet shop là bao nhiêu?

Để xác định chính xác số vốn đầu tư ban đầu khi kinh doanh shop bán đồ thú cưng không hề đơn giản bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố cố định ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh pet shop và giải đáp vấn đề mở pet shop cần vốn bao nhiêu cho bạn tham khảo.

2.1. Chi phí thuê mặt bằng

Nếu không có sẵn mặt bằng thì bạn sẽ phải tìm địa điểm. Tuỳ vào các địa điểm kinh doanh lựa chọn mà chi phí sẽ có chênh lệch. Bạn cần tính toán chi phí thuê mặt bằng thật kỹ để có lợi nhuận, không nên để bị tốn quá nhiều chi phí cho vấn đề này. Hiện nay, có nhiều người còn khởi nghiệp kinh doanh các sản phẩm thú cưng bằng hình thức online, không cần thuê mặt bằng mà vẫn hiệu quả. Vì vậy, bạn không cần đầu tư quá nhiều cho khoản chi phí này.

Chi phí mở cửa hàng thú cưng

Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh thú cưng

Đối với địa điểm kinh doanh thú cưng thì bạn không cần thuê mặt bằng quá lớn, thường chỉ khoảng 2.5m mặt tiền và dài khoảng 10 - 15m là đủ để trưng bày. Giá thuê mặt bằng cửa hàng thú cưng ở các thành phố lớn có giá dao động khoảng 7 - 12 triệu đồng/ tháng. Đối với các khu vực tỉnh thành thì chi phí này rẻ hơn tầm 3 - 5 triệu/ tháng. 

Lưu ý: Tuy không cần đầu tư quá nhiều về địa điểm mở cửa hàng kinh doanh thú cưng nhưng bạn vẫn cần chọn những nơi tập trung đông người, giao thông đi lại thuận tiện để việc kinh doanh được thuận tiện và có cơ hội phát triển cao hơn.

2.2. Chi phí nhập hàng

Bạn sẽ không thể kinh doanh cửa hàng thú cưng nếu như không có sản phẩm. Vì vậy, trước khi chính thức mở cửa hàng thú cưng bạn cũng phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Khi mở cửa hàng thú cưng bạn sẽ phải nhập nhiều mặt hàng khác nhau để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Nếu muốn thu hút khách hàng nhiều hơn, bạn nên có sản phẩm độc quyền. Chi phí cho lần nhập hàng bán sản phẩm thú cưng đầu tiên khoảng 30 -50 triệu đồng. Nếu quy mô cửa hàng lớn hơn thì có thể chi phí mở cửa hàng thú cưng cho vốn nhập hàng ban đầu sẽ cao hơn.

nhap-hang-kinh-doanh-san-pham-thu-cung.jpg

Chi phí nhập hàng thú cưng cho lần đầu tiên khoảng 30 - 50 triệu

Để giữ chân khách hàng, mặt hàng bán trong cửa hàng thú cưng của bạn phải có mức giá ổn định, giá cả phải chăng. Thêm nữa phải là hàng uy tín, chất lượng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bạn nên ưu tiên chọn những nơi cung cấp hàng hoá đa dạng, giá cả ổn định và có nhiều chính sách ưu đãi, miễn phí vận chuyển. Nếu mới kinh doanh lần đầu bạn chưa biết nên nhập hàng ở đâu thì có thể tham khảo từ các group kinh doanh chó mèo.

Lưu ý: Các sản phẩm thú cưng như: quần áo, chuồng, thức ăn,... thì bạn không nên nhập số lượng quá nhiều. Chỉ nên nhập ít ít, số lượng vừa phải để tránh tình trạng lỗi, hết hạn sử dụng (đối với đồ ăn), lỗi mốt. Bạn nên nhập quần áo thú cưng phù hợp với xu hướng thời trang và phù hợp với các dịp lễ tết để đem lại sự hấp dẫn cho khách hàng.

2.3. Vốn trang trí cửa hàng

Không chỉ riêng cửa hàng thú cưng mà khi kinh doanh theo bất kỳ mô hình nào bạn cũng cần đầu tư một khoản vốn cho trang trí. Chi phí mở cửa hàng thú cưng cho khâu trang trí là khoản chi phí bắt buộc để giúp cửa hàng trông đẹp và có đầu tư, tạo ấn tượng với khách hàng.

So với những lĩnh vực kinh doanh khác thì kinh doanh cửa hàng thú cưng không cần quá cầu kỳ trong khâu thiết kế. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải trang bị những đồ thiết yếu sau: Tủ kính, kệ đựng, máy tính, máy in sản phẩm,...

Ước tính cho phần chi phí này khoảng 10 - 20 triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí bạn có thể mua những sản phẩm này từ những cửa hàng cũ hoặc hoặc ở những trang thanh lý.

chi-phi-mo-cua-hang-thu-cung-2

Vốn trang trí cửa hàng khoảng 10 - 20 triệu đồng

2.4. Chi phí phát sinh

Ngoài những khoản vốn bắt buộc phải chi trả như bên trên đã chia sẻ thì bạn cũng nên dành ra một khoản phí dự trù. Khoản phí dự trù này sẽ được sử dụng cho những tình huống phát sinh, không thể biết trước.

Trước khi bắt đầu kinh doanh, dù là lĩnh vực nào đi chăng nữa thì cũng không tránh khỏi những chuyện phát sinh. Để chủ động hơn trong tình huống này, bạn hãy chuẩn bị sẵn khoản vốn dự trù nhé. Vốn dự trù cho kinh doanh cửa hàng thú cưng khoảng 15 - 20 triệu đồng.

3. Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng thú cưng giúp tối ưu chi phí

Hiện nay thị trường kinh doanh thú cưng đang có sự cạnh tranh rất cao. Nếu không có kinh nghiệm kinh doanh bạn sẽ không thể tối ưu chi phí, khi này chi phí mở cửa hàng thú cưng sẽ tăng hơn rất nhiều. Thêm nữa nếu không có kinh nghiệm bạn cũng sẽ không thể duy trì cửa hàng. Thấu hiểu điều đó, sau đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một số kinh nghiệm quý báu.

3.1. Trang bị kiến thức về thú cưng

Kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, việc yêu thích thôi là chưa đủ. Để kinh doanh thành công, bạn bắt buộc phải có kiến thức liên quan đến lĩnh vực đó và kinh doanh cửa hàng thú cưng cũng không phải ngoại lệ.

luu-y-khi-cham-soc-thu-cung.jpg

Trang bị kiến thức thú cưng giúp bạn kinh doanh hiệu quả

Kiến thức cần trang bị khi kinh doanh cửa hàng thú cưng bao gồm:

- Kiến thức liên quan đến các loại đồ ăn cho thú cưng: Thành phần có trong các loại đồ ăn khác nhau như thế nào? Đồ ăn nào tốt cho lông?

- Kiến thức về chăm sóc thú cưng: Cách vệ sinh tai, cách chải lông, cách sơ cứu kịp thời cho thú cưng tránh tình huống nguy hiểm, cách nhận biết các loại bệnh,...

- Kiến thức về tập tính, đặc điểm và chủng loại thú cưng.

3.2. Lựa chọn hình thức kinh doanh

Kinh doanh thú cưng có thể có rất nhiều các ý tưởng khác nhau, bao gồm: Kinh doanh giống thú cưng, khám chữa bệnh, thức ăn, phụ kiện, spa, quần áo,... Tuỳ xem sở thích, kinh nghiệm chuyên môn và xu hướng thị trường là gì mà bạn lựa chọn và đưa ra mô hình kinh doanh phù hợp nhất.

Để kinh doanh cửa hàng thú cưng mang lại hiệu quả cao thì bạn nên kết hợp 2, 3 mô hình lại với nhau. Việc kết hợp nhiều mô hình giúp khách hàng thuận tiện và dễ dàng lựa chọn mỗi khi đưa thú cưng đi chăm sóc.

mo-cua-hang-kinh-doanh-thu-cung.jpg

Kinh doanh cửa hàng thú cưng nên kết hợp 2, 3 mô hình lại với nhau

3.3. Tìm nguồn hàng uy tín và chất lượng

Nếu như kinh doanh theo kiểu nhượng quyền shop thú cưng thì nguồn hàng bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bạn. Tuy nhiên, nếu như bạn là chủ kinh doanh cá nhân tự xây dựng thì bạn cần phải tự tìm nguồn nhập hàng. Nguồn hàng sản phẩm thú cưng tại Việt Nam không có nhiều, đa phần là đến từ nước ngoài. Vì vậy để nhập được nguồn hàng thú cưng về bán không hề đơn giản.

Để tìm nguồn hàng uy tín và chất lượng, bạn có thể tham khảo các website trên mạng. Hoặc tìm trên các hội nhóm trên facebook. Trước khi quyết định nhập hàng, bạn hãy check kỹ giấy nhập khẩu hàng để yên tâm hơn nhé.

3.4. Lập fanpage, website cho cửa hàng

Khách hàng có xu hướng mua các sản phẩm thú cưng online rất nhiều. Vì vậy, nếu muốn bán hàng ra nhiều đơn bạn nhất định phải lập cho cửa hàng thú cưng của mình một fanpage, website nhé. Khi đã có trang bán hàng online, khách hàng đa quen dùng sản phẩm nào chỉ cần lên đó tìm và đặt, vô cùng nhanh chóng và tiện lợi. Việc tạo fanpage, website đồng thời cũng giúp shop tiếp cận được nhiều khách hàng, thu về nhiều lợi nhuận hơn.

lap-fanpage-cho-cua-thang-thu-cung.jpg

Lập fanpage cửa hàng thú cưng để tiếp cận khách hàng

3.5. Trang bị các phần mềm bán hàng

Để tối ưu chi phí chi phí mở cửa hàng thú cưng cũng như để check tồn hàng hóa được chính xác hơn thì bạn nên trang bị cho cửa hàng thú cưng của mình một phần mềm bán hàng. Việc sử dụng phần mềm bán hàng giúp quá trình vận hành cửa hàng được đơn giản, dễ dàng, tiết kiệm thời gian và tránh sai sót trong khâu thanh toán. Đặc biệt, phần mềm bán hàng còn hỗ trợ quản lý cửa hàng từ xa, tránh được tình trạng nhân viên gian lận.

4. Các mô hình kinh doanh thú cưng phổ biến

Tính chất của mỗi mô hình kinh doanh thú cưng sẽ khác nhau. Vì vậy chi phí mở cửa hàng thú cưng cũng sẽ có sự chênh lệch, không ai giống ai. Dưới đây là một số mô hình kinh doanh thú cưng phổ biến cho bạn tham khảo:

4.1. Concept kinh doanh phụ kiện và quần áo cho thú cưng

Hiện nay, mô hình kinh doanh phụ kiện và quần áo cho thú cưng đang được ưa chuộng nhất. Nguyên nhân là bởi nhu cầu thị trường tăng cao, càng ngày càng có nhiều chủ nuôi muốn sắm sửa quần áo đẹp, phụ kiện xinh cho thú cưng của mình.

Nếu bạn chọn kinh doanh phụ kiện, quần áo thú cưng thì bạn cần nhập nhiều mẫu mã, càng là những mẫu mã độc quyền càng tốt. Như vậy mới thu hút nhiều khách hàng ghé quán. Ngoài ra, nếu lựa chọn mô hình kinh doanh này bạn cũng nên tích cực mở rộng bán online để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

kinh-doanh-phu-kien-va-quan-ao-thu-cung.jpg

Kinh doanh phụ kiện và quần áo cho thú cưng rất tiềm năng

4.2. Concept đồ chơi cho thú cưng

Mở cửa hàng kinh doanh đồ chơi cho thú cưng cũng là một mô hình đầy sự màu mỡ. Thú cưng nếu như không có đồ chơi thì rất dễ mắc vấn đề tâm lý. Thêm nữa hầu như ai nuôi thú cưng cũng muốn vui đùa với chúng. Và để đùa giỡn với chúng thì họ bắt buộc phải mua đồ chơi. Đó chính là lý do vì sao ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh đồ chơi thú cưng ra đời.

Nếu lựa chọn concept kinh doanh đồ chơi cho thú cưng bạn phải đầu tư đồ chơi có chất lượng tốt và bền. Đặc biệt đồ chơi phải an toàn, không gây nguy hiểm cho thú cưng khi đùa giỡn.

4.3. Kinh doanh thức ăn

Thức ăn là vật không thể thiếu đối với bất kỳ loài động vật nào. Vì vậy, mở cửa hàng bán đồ ăn cho thú cưng rất tiềm năng. Thú cưng là loài động vật cao quý được người nuôi coi như người bạn, người con. Ngoài nhu cầu ăn uống cơ bản nhiều người còn mua thêm cả đồ ăn vặt, sữa uống cho thú cưng của mình. Nhu cầu về đồ ăn của thú cưng lúc nào cũng cao.

Lưu ý: Chất lượng đồ ăn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi mở cửa hàng thú cưng. Để có được chỗ đứng trong lĩnh vực này, bạn bắt buộc phải bán thức ăn cho thú cưng uy tín, có chất lượng đảm bảo. Bên cạnh đó còn phải có giá tốt, phải chăng. Nếu bạn đáp ứng yêu cầu về giá và chất lượng thì khách hàng sẽ có trung thành với bạn. Từ đó, kinh doanh đồ ăn thú cưng mang lại lợi nhuận cao và bền vững

Để tăng lợi nhuận khi kinh doanh cửa hàng thú cưng, bạn có thể kết hợp bán đồ ăn với bán phụ kiện cho thú cưng.

kinh-doanh-thuc-an-cho-thu-cung.jpg

Kinh doanh thức ăn thú cưng mang lại lợi nhuận cao

4.4. Kinh doanh spa thú cưng

Kinh doanh spa thú cưng là mô hình rất phổ biến hiện nay. Mô hình natf bao gồm các việc chăm sóc thú cưng như: tắm, vệ sinh tai, tỉa lông, cắt móng … để đáp ứng mục đích làm sạch và làm đẹp cho thú cưng. Hiện nay, mô hình kinh doanh spa đang được kết hợp với cả mô hình kinh doanh chăm sóc thú cưng như: tiêm phòng, khám chữa bệnh,... Mục đích để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu cho khách hàng.

5. Kết luận

Trên đây là ước tính chi phí mở cửa hàng thú cưng chi tiết. Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết kinh doanh thú cưng cần gì và cần khoảng chi phí bao nhiêu rồi đúng không nào! Bạn đọc muốn mở rộng kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh hãy tham khảo ngay khoá học kinh doanh trên Unica để có cập nhật thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích cho bản thân nhé. 

Chúc các bạn kinh doanh thành công!

[Tổng số: 158 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên