Kinh Doanh
Kinh nghiệm làm đại lý thời trang từ những “ông lớn”
Thời trang là một ngành kinh doanh sôi động và có nhiều tiềm năng phát triển. Thực tế, có rất nhiều câu chuyện kinh doanh từ các “ông lớn” giàu lên nhanh chóng nhờ kinh doanh dưới hình thức làm đại lý thời trang. Vậy, kinh nghiệm làm đại lý thời trang của họ là gì mà có thể kiếm được nhiều tiền như vậy? Hãy cùng tìm hiểu rõ nét hơn trong bài viết dưới đây.
1. Tiết lộ kinh nghiệm làm đại lý thời trang
Hình thức làm đại lý thời trang sẽ mang lại cho chủ đầu tư một nguồn lợi nhuận lớn. Và cả cơ hội phát triển lớn mạnh trong tương lai. Những kinh nghiệm làm đại lý thời trang dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch kinh doanh, lựa chọn đối tác và xây dựng chiến lược kinh doanh,...
1.1. Lên ý tưởng kinh doanh của cửa hàng
Dù là đại lý thời trang thì bước đầu tiên khi bạn chuẩn bị khai trương cửa hàng là bạn phải có ý tưởng kinh doanh rõ ràng. Cụ thể là bạn cần xác định rõ một số vấn đề sau đây:
Kinh nghiệm làm đại lý thời trang từ các "ông lớn"
1.1.1. Định hướng phong cách thời trang của cửa hàng
Để thu hút đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn cần phác thảo định hướng phong cách thời trang của cửa hàng. Định hướng này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình chọn đối tác, chọn sản phẩm kinh doanh.
1.1.2. Đặt tên cửa hàng thu hút, độc đáo
Theo khảo sát kinh nghiệm làm đại lý thời trang của các shop, tên cửa hàng cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn tạo ấn tượng và thu hút người mua. Cụ thể hơn là một cái tên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc, phù hợp với phong cách thời trang sẽ giúp ghi dấu ấn mạnh mẽ hơn trong lòng khách hàng. Đồng thời, khi bạn thực hiện chiến dịch quảng cáo cũng dễ dàng tạo sự chú ý cho khách hàng mục tiêu hơn.
1.2. Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường
Bạn cần nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh xem họ đang bán những mặt hàng nào, hình thức kinh doanh ra sao, ưu nhược điểm mà mình đang có...từ đó bạn sẽ đưa ra được những chiến lược kinh doanh hiệu quả cho mình.
1.3. Nghiên cứu đối tượng khách hàng
Để có thể kinh doanh thành công thì yếu tố đầu tiên mà bạn cần nắm đó chính là xác định đối tượng khách hàng. Đây chính là cơ sở để bạn lựa chọn thương hiệu, nhãn hàng thời trang mà bạn muốn làm đại lý. Đối tượng khách hàng được chia thành nhiều nhóm khách hàng khác nhau: nam, nữ, công sở, người lao động ngoài trời, học sinh, sinh viên… Hãy hướng đến một đối tượng cụ thể thay vì chọn quá nhiều đối tượng, đây là kinh nghiệm làm chính sách đại lý thời trang mà bất cứ ai kinh doanh cũng cần phải nắm.
Hãy xác định đối tượng khách hàng mà mình muốn hướng tới là ai trong quá trình làm đại lý thời trang
1.4. Hãng thời trang mà bạn muốn hợp tác
Hãng thời trang mà bạn muốn hợp tác để làm đại lý sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Hoặc bạn cũng có thể làm nhượng quyền thương hiệu thời trang từ các hãng. Ví dụ, khách hàng mà bạn hướng đến là sinh viên thì không thể lựa chọn hãng thời trang để hợp tác là hãng chuyên đồ công sở.
Sau khi xác định hãng thời trang hợp tác, để đảm bảo tính thuận lợi và an toàn trong quá trình kinh doanh, bạn hãy chú ý đến tính uy tín, chất lượng của hãng. Cụ thể, thời gian hoạt động của họ đã được bao lâu? Trong quá trình kinh doanh có gặp vấn đề gì hay không? Việc xây dựng thương hiệu trên thị trường như thế nào?... Nếu các câu trả lời đều mang tính tích cực, bạn hãy quyết định lựa chọn hãng đó.
1.5. Số vốn mà bạn có
Trong kinh doanh, người ta thường nhắc đến vốn như một định lý muôn thuở. Riêng với kinh nghiệm làm đại lý thời trang, vốn bạn cần đến chủ yếu dành cho việc nhập hàng. Hãy xác định xem lần nhập hàng đầu tiên bạn cần bao nhiêu vốn và những lần nhập hàng tiếp theo sẽ được cân đối vốn như thế nào.
Theo kinh nghiệm của các “ông lớn” trong ngành thời trang, đừng dại mà đổ toàn bộ vốn bạn có cho lần nhập hàng đầu tiên. Điều này có thể khiến bạn gặp thua lỗ do tình trạng hàng tồn kho. Cách tốt nhất là nên nhập hàng bằng 50% số vốn mà bạn có cho lần đầu tiên. Sau đó, phân tích và định giá cho những lần nhập hàng tiếp theo.
Bạn chỉ nên nhập hàng với 50% mà số vốn mà bạn đang có
Trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học với giảng viên đầu ngành sẽ giúp bạn biết nên đâu là mô hình khởi nghiệp an toàn và ít rủi ro. Đồng thời, khoá học còn chia sẻ những bí quyết, phương pháp để kinh doanh thành công từ con số 0. Đăng ký ngay.
[course_id:1006,theme:course]
[course_id:2158,theme:course]
[course_id:1413,theme:course]
1.6. Lựa chọn địa điểm cho cửa hàng
Địa điểm cũng là một trong những yếu tố có tác động lớn đến sự thành bại của việc kinh doanh. Khi chọn được địa điểm kinh doanh, bạn hãy ưu tiên những địa điểm có nhiều yếu tố thuận lợi cho kinh doanh. Như: dân cư đông đúc, tập trung nhiều khách hàng mục tiêu, cơ sở hạ tầng ổn định, an ninh an toàn,... Dưới đây là một số gợi ý về địa điểm đắc địa dành cho các đại lý thời trang.
1.6.1. Vị trí ở các khu trung tâm mua bán
Khi xác định làm đại lý thời trang, bạn nên chọn các khu trung tâm mua bán tập trung nhiều khách mua sỉ. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu hơn.
Lưu ý: Chi phí mặt bằng ở các khu trung tâm mua bán sẽ rất cao. Bạn cần cân đối nguồn vốn đầu tư, lợi nhuận theo sản phẩm với khoản chi phí mặt bằng và các khoản phí thuế. Từ đây sẽ giúp bạn dễ dàng để đưa ra quyết định có nên thuê mặt bằng kinh doanh ở các khu trung tâm mua sắm hay không.
1.6.2. Gần khu dân cư đông đúc
Ở các khu dân cư đông đúc, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Chi phí thuê mặt bằng và các khoản phí, thuế cũng tương đối dễ chấp nhận hơn so với mặt bằng ở trung tâm thương mại.
Tuy nhiên, để kinh doanh thành công, bạn cần nên tìm hiểu chi tiết về sở thích, nhu cầu thời trang, thói quen mua sắm của dân cư. Từ các thông tin nghiên cứu khảo sát thị trường bạn có thể ước lượng được hiệu quả kinh doanh của cửa hàng.
Lựa chọn địa chỉ đặt cửa hàng tại khu dân cư đông đúc
1.6.3. Vị trí có cơ sở hạ tầng hợp lý
Theo kinh nghiệm làm đại lý thời trang của nhiều chủ shop thì việc tìm được mặt bằng có cơ sở hạ tầng hợp lý sẽ giúp tăng hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Bởi lẽ, khi bạn làm đại lý thời trang, khách hàng của bạn chủ yếu là khách sỉ. Bạn cần không gian đủ rộng để trung bày sản phẩm và làm kho chứa hàng hóa. Bạn chỉ cần tìm một mặt bằng thuận tiện cho việc đi lại, có chỗ giữ xe rộng rãi, an toàn. Tránh đặt cửa hàng ở các góc khuất, ngõ cụt. Điều này sẽ tạo sự khó khăn mỗi khi khách hàng cần tìm đến cửa hàng.
1.7. Thiết kế cửa hàng
Một cửa hàng có thiết kế bắt mắt, ấn tượng, phong cách thiết kế đồng bộ với phong cách thời trang sẽ rất dễ dàng thu hút khách hàng. Nhất là khi bạn mở cửa hàng vừa làm đại lý vừa kết hợp kinh doanh bán lẻ thời trang. Khi thiết kế shop thời trang, bạn cần chú ý đến 3 yếu tố sau đây:
1.7.1. Bài trí không gian shop thời trang thu hút khách hàng
Khi bài trí không gian shop, bạn cần chú ý các chi tiết từ ngoại thất đến nội thất. Theo đó:
Nội thất cần phải đồng bộ với concept thiết kế của cửa hàng.
Ngoại thất phải tạo cảm giác bắt mắt, thu hút với khách hàng. Quan trọng hơn cả, phong cách ngoại thất cũng phải đồng bộ với phong cách thời trang của shop.
Lưu ý: Bên cạnh đó, để tăng tính an toàn và đảm bảo sự thuận tiện trong quản lý cửa hàng và khách hàng, bạn có thể lắp đặt thêm các camera an ninh bao quát toàn khung cảnh trong và ngoài shop.
Bạn cần kết hợp giữa thiết kế cửa hàng và quản lý cửa hàng
1.7.2 Mua sắm các thiết bị và thuê nhân viên
Các thiết bị cần có trong một cửa hàng thời trang gồm:
Thiết bị dành cho quản lý và thu ngân: bàn làm việc, máy vi tính, máy in hóa đơn,...
Thiết bị dành cho trưng bày cửa hàng: kệ, giá quần áo, móc, gương kính, đèn chiếu sáng, hệ thống đèn tạo hiệu ứng,...
Về việc thuê nhân viên, bạn hãy ước lượng số nhân viên thường trực và nhân viên làm thêm giờ (nếu cần). Điều này sẽ giúp bạn luôn đảm bảo nhân sự cho shop với chi phí nhân viên tối ưu nhất. Quan trọng hơn cả, khi bạn thuê nhân viên cho cửa hàng, bạn hãy chọn người trung thực, có mắt thẩm mỹ và biết cách tư vấn thời trang cho khách.
1.7.3 Sắp xếp sẵn các mẫu sản phẩm lên kệ
Bạn hãy ưu tiên sắp xếp các mẫu quần áo thời trang mới lên kệ và thường xuyên đổi mẫu để tạo sự tươi mới cho cửa hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hệ thống hóa việc sắp đặt sản phẩm. Khi bạn phân loại và sắp xếp các sản phẩm theo khu vực một cách khoa học, khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn và hạn chế tối đa việc khách hàng có thể bỏ lỡ các mẫu thời trang mà có thể họ đang tìm.
1.8. Khai trương cửa hàng
Khai trương cửa hàng cũng là một việc làm quan trọng, bởi khi khai trương sẽ tạo hiệu ứng khiến nhiều người biết đến cửa hàng của bạn hơn. Vì vậy bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng và có kế hoạch chi tiết cho buổi khai trương này. Khai trương cửa hàng cần chuẩn bị những điều sau:
Khai trương cửa hàng giúp tạo hiệu ứng
1.8.1 Thời gian mở cửa
Khi chọn thời gian khai trương cửa hàng, bạn nên ưu tiên các thời điểm bắt đầu chuẩn bị cho mùa cao điểm. Như mùa tết, các khoảng thời gian chuẩn bị giao mùa,... Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm yếu tố phong thủy để chọn ngày giờ khai trương để việc kinh doanh thêm thuận buồm xuôi gió.
1.8.2. Tạo sự chú ý thu hút khách hàng
Những chủ cửa hàng thời trang có tầm nhìn và sự tinh tế, họ luôn chọn dịp khai trương để tạo sự thu hút ấn tượng với khách hàng. Có thể xem dịp khai trương là một chiến lược marketing.
Từ sự kiện khai trương, shop có thể cùng lúc kết hợp nhiều chương trình để tạo sự chú ý và thu hút khách hàng mục tiêu. Như:
- Múa lân.
- Tổ chức ca nhạc.
- Tạo chương trình khuyến mãi.
- Tặng quà cho các khách mời. Và cả khách tham gia sự kiện khai trương (Nếu có điều kiện kinh tế)
- Tổ chức một số trò chơi. Như: bốc thăm trúng thưởng, tạo các trò chơi khuấy động không khí,...
Múa lân là hoạt động thường có trong buổi khai trương
1.8.3. Tổ chức các chương trình giảm giá, khuyến mãi
Theo kinh nghiệm làm đại lý thời trang, trong 3 đến 6 tháng đầu, các cửa hàng thời trang mới kinh doanh sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Do đó, để cửa hàng nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định, chủ cửa hàng nên tạo nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá,... Đồng thời, để tăng hiệu quả kinh doanh, chủ cửa hàng có thể tạo nhiều chương trình quảng cáo như treo banner, băng rôn, quảng cáo online trên các nền tảng như Facebook, tiktok, Instagram,...
1.9. Xây dựng chiến lược kinh doanh
Tất cả những kinh nghiệm làm đại lý thời trang mà chúng tôi đã trình bày ở trên, đều là các phần nội dung cần có trong kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh việc thiết lập kế hoạch kinh doanh, bạn cũng cần thiết lập thêm chiến lược kinh doanh cụ thể theo từng thời điểm. Theo đó, chiến lược kinh doanh phải đảm bảo có đủ các yếu tố như:
- Đào tạo và phát triển kỹ năng bán hàng cho nhân viên.
- Chương trình chăm sóc khách hàng.
- Các chiến dịch marketing.
- Các hình thức bán hàng và các kênh bán hàng cần xây dựng và cần phát triển.
- Chiến lược cạnh tranh.
- Chiến lược đối phó với các chiến lược cạnh tranh từ đối thủ.
Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể trong từng thời điểm
2. Những sai lầm cần tránh khi kinh doanh thời trang
Theo kinh nghiệm làm đại lý thời trang được tổng hợp từ các shop đã có những thành công nhất định sau nhiều thăng trầm cùng thị trường. Bạn nên tránh những sai lầm sau đây:
2.1. Nhập quá nhiều hàng
Dẫu biết rằng khi bạn nhập một lượng hàng lớn sẽ mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn. Đồng thời, sẽ giúp bạn gia tăng lợi nhuận từ chính sách chiết khấu cho đơn hàng giá trị cao. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nhập hàng nhiều khi bạn chuẩn bị thời điểm mua sắm cao điểm như chương trình flash sales, black friday, tết,... Ngoài ra, bạn nên nhập hàng có kế hoạch chừng mực để tránh bị “giam vốn” và tránh các rủi ro từ hàng tồn kho, hàng lỗi mốt,...
2.2. Kinh doanh theo phong trào, quần áo thiếu tính độc đáo
Kinh nghiệm làm đại lý thời trang là bạn chỉ nên kinh doanh theo xu hướng thời trang theo mùa. Không nên kinh doanh thời trang theo phong trào chớp nhoáng, ngắn hạn. Trừ trường hợp bạn đáp ứng được những điều kiện tiêu chuẩn sau:
Bạn có chiến lược marketing ưu việt. Và có đội ngũ sale đủ mạnh để bán một lượng lớn hàng hoá thời trang theo xu hướng ngắn hạn.
Bạn phải đảm bảo việc kinh doanh thời trang theo phong trào ngắn hạn có thể mang lại lợi nhuận tốt và không tồn tại rủi ro hậu kỳ kinh doanh.
Lưu ý: để kinh doanh mặt hàng thời trang thành công, bạn nhất định phải có định hướng kinh doanh rõ ràng. Cụ thể hơn là mặt hàng quần áo thời trang bạn kinh doanh phải hướng đến nhóm đối tượng khách hàng chuyên biệt. Không kinh doanh đại trà, không kinh doanh những mặt hàng thời trang không phù hợp với xu hướng thời trang.
Kinh doanh thời trang theo mùa giúp bứt phá doanh thu
2.3. Không có chương trình chăm sóc khách hàng
Một trong những sai lầm phổ biến của các đại lý thời trang là nghĩ rằng mình có nguồn hàng tốt, giá tốt. Như vậy cửa hàng mình đang kinh doanh là lựa chọn ưu tiên của khách hàng. Chính vì suy nghĩ này, mà hầu như họ bỏ qua các hoạt động chăm sóc khách hàng. Từ sai lầm này, làm cho cửa hàng không thể ứng phó kịp thời với các chiến dịch cạnh tranh từ đối thủ. Do đó, để bảo vệ thị phần, ổn định doanh thu, các cửa hàng kinh doanh thời trang nhất định nên có các dịch vụ hậu mãi và chính sách ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết.
2.4. Không có chiến lược cạnh tranh cụ thể
Chiến lược cạnh tranh là một trong những chiến lược không thể thiếu khi bạn làm kinh doanh. Trên thị trường, đối thủ cạnh tranh của cửa hàng không chỉ là các cửa hàng thời trang hiện đang hoạt động. Mà còn là các cửa hàng sắp khai trương. Do đó, nếu cửa hàng không có chiến lược cạnh tranh cụ thể thì có thể sẽ bị mất khách hàng và thị phần vào tay đối thủ.
3. Kết luận
Hy vọng với những kinh nghiệm làm đại lý thời trang mà Unica chia sẻ trong bài viết nêu trên, sẽ giúp bạn kinh doanh thành công hơn. Lợi nhuận bạn nhận được có cao hay không tùy thuộc vào khả năng vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn và tiếp thu từ những kiến thức trong quá trình học kinh doanh của bạn hiệu quả nhất.
Cảm ơn và chúc bạn thành công!
10/12/2019
4852 Lượt xem
Kế hoạch mở shop quần áo trẻ em từ A đến Z siêu hút khách hàng
Kinh doanh quần áo trẻ em từ lâu đã trở thành xu hướng được rất nhiều người ưa chuộng. Mở shop bán quần áo trẻ em được xem là mảnh đất màu mỡ của những người mới bắt đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, cũng như quần áo người lớn thì quần áo trẻ con cũng có mức độ cạnh tranh khá cao. Nếu bạn đang có ý định tham gia thị trường này nhưng chưa biết kế hoạch mở shop quần áo trẻ em như thế nào? Đừng lo lắng nhé, bài viết sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn cẩm nang giúp kinh doanh quần áo trẻ em mang lại hiệu quả cao nhất, cùng khám phá nhé.
1. Buôn bán quần áo trẻ em có lãi không?
Hiện nay, do tư tưởng tiến bộ nên hầu như mỗi gia đình đều chỉ đẻ tối đa 2 người con. Thêm nữa, thời buổi kinh tế khó khăn cũng khiến cho việc mua sắm giảm dần. Điều này khiến nhiều nhà kinh doanh nảy sinh suy nghĩ không biết: “Bán buôn quần áo trẻ em có lãi không?”. Theo chia sẻ của những người đã kinh doanh thành công trong lĩnh vực này cho biết: Bán buôn quần áo trẻ em rất lãi, nếu như biết cách kinh doanh, đây chính là thị trường béo bở. Dưới đây là một số lý do giải đáp tại sao bạn nên chọn kinh doanh quần áo trẻ em.
Buôn bán quần áo trẻ em được xem là thị trường rất tiềm năng
1.1. Thị trường quần áo trẻ em lớn
Nước Việt Nam có dân số trẻ, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và trẻ em cao. Theo thống kê của Bộ y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 1.5 triệu trẻ em được sinh ra, mức tăng trưởng mỗi năm đạt khoảng 1.4 - 1.7%. Khi số lượng trẻ em ra đời càng nhiều thì nhu cầu mua các đồ dùng cho bé càng cao, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ.
Khi quyết định kinh doanh quần áo trẻ em, bạn sẽ không lo tình trạng thiếu đầu ra bởi thị trường tiêu thụ quần áo trẻ khá lớn. Quan trọng là bạn có thu hút được được khách hàng và có cạnh tranh được đối thủ hay không mà thôi.
1.2. Nhu cầu lớn, khả năng chi tiêu cao
Kinh doanh đồ trẻ em đối tượng khách hàng là trẻ em nhưng đối tượng chi tiêu lại là bố mẹ. Mà xu hướng chung của các ông bố bà mẹ là dù mình có phải ăn tiêu tằn tiện như thế nào nhưng vẫn sẽ luôn sẵn sàng chi mạnh tay mua đồ dùng cho con cái. Bố mẹ nào cũng có tâm lý muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Đây chính là lợi thế tuyệt vời mà lĩnh vực kinh doanh quần áo trẻ em có được.
Nhu cầu lớn cộng thêm với khả năng chi tiêu cao giúp sản phẩm quần áo trẻ em tiêu thụ rất chạy trên thị trường. Trong quá trình bán hàng chỉ cần bạn khéo léo một chút, có thái độ tư vấn tận tâm, nhiệt tình thì chẳng có bố mẹ nào ngại bỏ tiền ra mua.
Bố mẹ có khả năng chi tiêu cho con cái của mình nhiều
1.3. Đa dạng hàng hóa, mẫu mã
Không khác quần áo người lớn là mấy, quần áo trẻ con cũng có đa dạng, phong phú nhiều loại mẫu mã khác nhau từ quần áo bình thường cho tới váy công chúa, váy tiểu thư sang chảnh. Bạn tha hồ lựa chọn quần áo, phụ kiện, túi xách,... cho con của mình. Hiện nay đa phần các cửa hàng bán quần áo trẻ em đều đi theo hướng đa dạng sản phẩm để vừa phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, vừa dễ tăng lợi nhuận.
Nếu không muốn đi theo hướng chuyên biệt hoá, bạn có thể đi theo hướng chuyên biệt hoá, tức là kinh doanh sản phẩm độc quyền, độc và lạ. Nếu kinh doanh thành công trong lĩnh vực này, việc định hình và xây dựng thương hiệu sẽ tốt và mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều.
1.4. Giá nhập thấp, quay vòng vốn nhanh
So với những mặt hàng kinh doanh khác thì kinh doanh quần áo trẻ em sẽ có vốn nhập thấp và thời gian quay vòng vốn cũng nhanh hơn. Nếu bạn đang có kế hoạch mở shop quần áo trẻ em nhưng có vốn ít thì mô hình kinh doanh này rất thích hợp dành cho bạn. Đặc biệt, trẻ em còn lớn rất nhanh nên mức độ tiêu thụ ngành này khá cao. Vì vậy, nếu có chiến lược kinh doanh thông minh bạn sẽ không bao giờ lo bị tồn đọng vốn.
Kinh doanh quần áo trẻ em có vốn nhập thấp
2. Những rủi ro khi kinh doanh quần áo trẻ em
Bên cạnh những thuận lợi như bên trên đã chia sẻ thì kinh doanh quần áo trẻ em cũng tồn tại một số rủi ro khiến nhiều shop phải đóng cửa hoặc không mở rộng được quy mô kinh doanh. Dưới đây là một số rủi ro bạn cần nhớ khi lập kế hoạch mở shop quần áo trẻ em.
2.1. Nhu cầu thị trường lớn nhưng bị hạn chế về địa lý
Quần áo trẻ em đa dạng kiểu dáng, thiết kế và chất liệu khác nhau. Song song với sự đa dạng, phong phú đó là sự khác nhau về giá cả. Quần áo trẻ em cao cấp thường được các ông bố bà mẹ khá ưa chuộng. Tuy nhiên, nhu cầu lại chỉ tập trung ở các thành phố lớn, nơi có mức sống cao. Nhu cầu thị trường tiêu thụ quần áo trẻ em lớn nhưng lại bị hạn chế nhiều về mặt địa lý. Đây chính là một trong những rủi ro thường gặp trong việc mở rộng địa bàn kinh doanh cho các shop kinh doanh quần áo trẻ em hiện nay.
Tại các tỉnh lẻ, hầu như bố mẹ sẽ không quá chú ý đến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Họ hiểu một điều rằng trẻ con lớn rất nhanh, quần áo dễ bị chật nên rất ái ngại cho việc bỏ ra nhiều tiền mua quần áo.
2.2. Giá cả quần áo trẻ em càng ngày càng đắt
Nhiều người khi lập kế hoạch mở shop quần áo trẻ em có thắc mắc rằng: “Tại sao quần áo trẻ con lại đắt hơn quần áo người lớn? Tại sao một chiếc váy ít vải lại đắt hơn một chiếc áo dành cho người lớn?”. Quần áo trẻ em càng ngày càng đắt, thậm chí có những bộ quần áo, bộ váy trẻ em còn đắt hơn người lớn rất nhiều lần. Chính điều này đã gây ra khó khăn cho người kinh doanh quần áo trẻ em.
Các ông bố bà mẹ thường có tâm lý là trẻ con rất mau lớn. Vì vậy sẽ không nên đầu tư quá nhiều tiền cho mặt hàng này. Hạn chế này thường xuất hiện nhiều ở những shop kinh doanh dòng thời trang cao cấp. Đây chính là lý do lý giải tại sao shop kinh doanh quần áo trẻ con bình thường hay được ưu tiên hoạt động hơn.
Giá bán quần áo trẻ em cao hơn người lớn
2.3. Quản lý cửa hàng chưa hiệu quả
Càng ngày công nghệ càng phát triển, việc kinh doanh quần áo theo kiểu truyền thống, ghi chép sổ sách sẽ mang lại hiệu quả không cao, thậm chí còn dễ gây nhầm lẫn, sai sót. Để tránh gặp rủi ro trong quá trình kinh doanh, bạn nên sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng hay các thiết bị hỗ trợ trong quá trình kinh doanh. Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chẳng những hạn chế rủi ro, sai lệch trong quá trình tính toán mà còn giúp giảm thất thoát, mất khách và quản lý tồn kho hiệu quả.
Học thêm các kỹ năng mềm cũng như những kiến thức quan trọng trong kinh doanh bằng cách đăng ký khoá học online trên Unica. Khoá học kinh doanh với giảng viên là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sẽ giúp bạn trở thành một người kinh doanh tài ba, có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình kinh doanh của mình.
[course_id:923,theme:course]
[course_id:1073,theme:course]
[course_id:835,theme:course]
3. Kế hoạch mở shop quần áo trẻ em
Nếu bạn đang có ý định mở shop quần áo trẻ em nhưng chưa biết lập kế hoạch mở shop quần áo trẻ em như thế nào vậy thì bạn đừng bỏ qua bài viết sau nhé. Sau đây Unica sẽ bật mí cho bạn một số kinh nghiệm quý báu.
3.1. Khảo sát thị trường quần áo trẻ em kỹ lưỡng, nghiêm túc
Có một quy luật tất yếu là: Khi thị trường càng tiềm năng thì sẽ càng có nhiều người muốn đầu tư vào. Điều này đã tạo nên một cuộc cạnh tranh không ngừng giữa các shop về giá cả, mẫu mã và chủng loại. Để tạo lợi thế cạnh tranh cũng như để tránh rủi ro trong quá trình kinh doanh, bạn nên tìm hiểu, phân tích thật kỹ thị trường trước khi bước chân vào làm.
Khảo sát khách hàng sẽ giúp bạn hiểu khách hàng và kinh doanh thành công hơn
Kinh nghiệm khảo sát thị trường quần áo trẻ em đó là:
- Bỏ thời gian đi khảo sát thị trường thực tế để xem thị trường quần áo trẻ em đang sôi động như thế nào?
- Tìm hiểu xem nhu cầu của bố mẹ đối với sản phẩm quần áo trẻ em như thế nào? Lứa tuổi nào thường được bố mẹ đầu tư mua quần áo nhiều hơn. Mục đích của điều này là để giúp việc phân chia vốn kinh doanh được hợp lý.
- Tìm hiểu xem khả năng, mức giá phù hợp để bố mẹ bỏ ra mua quần áo cho con như thế nào? Điều này giúp bạn lên kế hoạch và xây dựng giá cả cho sản phẩm được phù hợp hơn.
Để mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn, tất cả những khảo sát trên bạn nên thực hiện một cách tận tâm và tâm huyết nhất. Việc khảo sát thị trường giúp bạn hiểu được hành vi và nhu cầu khách hàng để đáp ứng thật tốt giúp kinh doanh mang lại hiệu quả cao hơn. Vì vậy bạn tuyệt đối không nên chủ quan nhé.
3.2. Lựa chọn địa điểm mở shop quần áo trẻ em
Bên cạnh câu chuyện về khảo sát thị trường thì câu chuyện về địa điểm mở cửa hàng cũng vô cùng quan trọng. Trước khi quyết định xuống tiền thuê mặt bằng, bạn hãy xem xét thật kỹ địa điểm mình chọn về các yếu tố bao gồm:
- Số lượng người đi qua như nào?
- Giao thông đi lại như thế nào?
- Diện tích thuê mặt bằng bao nhiêu?
- Địa điểm đó đã có shop quần áo trẻ em nào hay chưa?
- Chi phí dự kiến thuê khoảng bao nhiêu?
Địa điểm mở shop quần áo cần thuận tiện và đông dân cư
Địa điểm mở shop quần áo trẻ em mỗi người mỗi khác bởi nó còn tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Kinh nghiệm chọn địa điểm mở shop đó là: Chọn địa điểm ngõ thuận tiện giao thông đi lại, đông dân cư, khu vực dân trí cao, an ninh tốt.
3.3. Thuê nhân viên
Khi lập kế hoạch mở shop quần áo trẻ em bạn phải đặc biệt chú ý tới khâu chọn nhân viên. Tốt nhất nên thuê một nhân viên có kinh nghiệm, nhanh nhẹn và biết việc. Để kinh doanh mang lại hiệu quả cao, là chủ bạn không nên ôm hết việc, việc thuê nhân viên là vô cùng cần thiết, nhất là khi bạn còn làm thêm một công việc hành chính khác và kinh doanh chỉ là phụ.
Hiện nay để tìm được nhân viên biết việc, nhanh nhẹn là không hề đơn giản. Nếu may mắn bạn tìm được rồi thì hãy làm sao có chính sách, quyền lợi nhân viên phù hợp để giữ chân họ ở lại nhé.
3.4. Trang trí cửa hàng quần áo
Khách hàng sẽ bị thu hút rất nhanh nếu như shop quần áo trẻ em của bạn đẹp, có thiết kế ấn tượng. Vì vậy để tạo sức hút cho khách hàng, việc đầu tư vào trang trí là rất cần thiết. Mỗi người sẽ có một ý tưởng riêng trong việc trang trí cửa hàng quần áo. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của những người đi trước và đã thành công thì chủ shop nên tự đầu tư thời gian cho việc trang trí. Điều này chẳng những thể hiện được tâm huyết mà còn giúp tiết kiệm chi phí.
Trang trí cửa hàng quần áo đẹp sẽ thu hút khách hàng
Kinh nghiệm trang trí cửa hàng quần áo đó là: Trang trí không gian thoáng và rộng, sản phẩm không nên bày trí quá nhiều vì sẽ khiến khách hàng bị ngợp. Kiểu trang trí cửa hàng quần áo thông minh đó là xen kẽ giữa không gian tủ xếp và móc treo hợp lý. Phân chia khu vực treo đồ khoa học và phù hợp để tránh tình trạng lộn xộn, cái dài cái ngắn trông rất xấu.
3.5. Đi nhập hàng
Bên cạnh những kế hoạch đã chia sẻ ở trên thì khi mở shop quần áo trẻ em chủ shop cũng phải có kế hoạch nhập hàng. Để nhập được hàng tốt, chất lượng với giá tốt nhất, bạn hãy đi tới những chợ đầu mối như:
- Tại Hà Nội: Ninh Hiệp, Móng Cái, Đồng Xuân, Tam Thanh,...
- Tại Hồ Chí Minh: An Động, Hạnh Thông Tây, Tân Bình,....
Nếu không có khả năng đi nhập hàng trực tiếp bạn cũng có thể nhập hàng qua các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Taobao, Alibaba,...
Số lượng nhập hàng bao nhiêu sẽ tuỳ theo nhu cầu của mỗi người. Tuy nhiên kinh nghiệm dành cho bạn đó là không nên nhập hàng số lượng nhiều để lấy giá sỉ tốt. Quần áo trẻ con sẽ lỗi mốt rất nhanh, việc nhập hàng quá nhiều sẽ khiến bạn lâm vào tình trạng tồn kho, đọng vốn.
Chợ đầu mối giúp nhập hàng quần áo trẻ em giá rẻ nhất
3.6. Trưng bày sản phẩm
Sau khi đã có địa điểm phù hợp và nhập hàng về bán thành công, tiếp theo sẽ đến công đoạn trưng bày sản phẩm lên kệ. Thực tế việc trưng bày sản phẩm, sắp xếp hàng hoá ra sao sẽ tuỳ vào gu thẩm mỹ mỗi người. Tuy nhiên bạn cũng cần phải chú ý sắp xếp sao cho khoa học và dễ nhìn để khách dễ dàng quan sát và lựa chọn. Việc trưng bày sản phẩm khoa học sẽ kích thích vào thị giác khách hàng khiến họ chốt mua hàng nhanh hơn. Vì vậy chủ shop tuyệt đối đừng nên chủ quan vấn đề này nhé, hãy là một người bán hàng thông minh.
3.7. Khai trương cửa hàng
Khai trương cửa hàng không chỉ là một nghi thức để chúc mừng mà còn là một hình thức quảng cáo, tiếp cận khách hàng. Việc chọn ngày đẹp khai trương giúp chủ shop yên tâm hơn về mặt tâm lý, không lo phạm vào ngày xấu, giờ xấu khiến việc kinh doanh gặp xui xẻo. Bên cạnh đó, khai trương cửa hàng còn tạo hiệu ứng tạo nên dấu ấn với người đi qua đi lại hay những người đã vào mua sản phẩm tại cửa hàng.
Để thông qua việc khai trương có thể giữ chân được khách hàng, bạn cần chú ý xây dựng chính sách khách hàng phù hợp. Nếu khách chỉ vào mua một lần thì tức là bạn đã thất bại, kinh doanh chẳng tạo được dấu ấn gì đặc biệt, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ phá sản. Vì vậy, bạn nhất định phải xây dựng được tập khách hàng trung thành và gây được ấn tượng mạnh mẽ trong mắt khách hàng.
Khai trương cửa hàng giúp tạo dấu ấn với khách hàng
3.8. Giữ hình ảnh của shop
Trong quá trình lập kế hoạch mở shop quần áo trẻ em bạn tuyệt đối không được bỏ qua vấn đề giữ hình ảnh shop. Bởi nếu như shop không có hình ảnh tốt thì sẽ chẳng ai muốn mua hàng. Kinh nghiệm giữ hình ảnh của shop hiệu quả đó là:
- Thường xuyên chỉnh đốn và training thái độ nhân viên. Nhân viên bán hàng phải nhiệt tình, cởi mở và vui vẻ với khách hàng, khéo léo tư vấn nhưng không được ép khách.
- Lau dọn cửa hàng sạch sẽ, sắp xếp mặt hàng ngăn nắp, chỉn chu để sao khách cảm thấy bắt mắt, dễ chọn sản phẩm.
- Thường xuyên tung ra những chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.
- Có những món quà hay lời chúc khách hàng vào những ngày đặc biệt để khách hài lòng với dịch vụ của cửa hàng bạn.
- Thường xuyên thông báo khi cửa hàng có hàng mới về.
3.9. Quản lý cửa hàng
Để quản lý xuất nhập kho hiệu quả, tính toán đơn hàng cho khách thật chính xác cũng như để quản lý hoạt động của cửa hàng thật tốt, chủ shop nên đầu tư một phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm quản lý bán hàng giúp thay thế phương pháp quản lý truyền thống, thay vì việc phải vào sổ sách, xuất hoá đơn hàng hoá loằng nhằng vừa chậm vừa có độ chính xác không cao thì chỉ cần một phần mềm đã giúp bạn tối ưu hoàn toàn.
Sử dụng phần mềm giúp quản lý cửa hàng hiệu quả nhất
3.10. Triển khai marketing
Dù là kinh doanh mặt hàng nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải đầu tư cho marketing. Điều này đặc biệt quan trọng với những cửa hàng mới chưa có nhiều người biết đến và những cửa hàng kinh doanh online. Việc triển khai, đầu tư marketing giúp tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu. Từ đó, chủ shop có khả năng chốt được nhiều đơn hàng hơn.
Thị trường kinh doanh quần áo trẻ em càng ngày càng có sức cạnh tranh cao. Chính vì vậy, bạn cần xây dựng chiến lược và triển khai marketing hiệu quả để khách hàng chú ý tới gian hàng của bạn nhiều hơn. Chiến lược marketing hiệu quả nhất đó là bán hàng đa kênh để tiếp cận nhiều khách hàng giúp kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao.
4. Kinh nghiệm bán quần áo trẻ em hiệu quả
Thiết lập một kế hoạch mở shop quần áo trẻ em thực tế, hiệu quả thôi là vẫn chưa đủ để bạn kinh doanh thành công. Dưới đây Unica sẽ bật mí thêm cho bạn một số kinh nghiệm giúp bạn kinh doanh thành công và bền vững hơn trong thị trường này, hãy tham khảo nhé.
4.1. Lựa chọn tên thương hiệu
Trước khi bắt tay vào kinh doanh, bạn cần phải lựa chọn tên thương hiệu phù hợp. Kinh nghiệm lựa chọn tên thương hiệu giúp kinh doanh shop quần áo trẻ em hiệu quả đó là nên ưu tiên những cái tên ngắn gọn, dễ thương và gần gũi với trẻ em. Chủ shop nên đặt tên làm sao để khách hàng dễ nhớ nhất, tránh những cái tên quá khó phát âm hoặc quá dài.
Lựa chọn tên thương hiệu shop quần áo trẻ em dễ nhớ, gần gũi
Lựa chọn tên thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của shop bán quần áo trẻ em. Vì vậy, chủ shop cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này nhé. Một số ý tưởng tên thương hiệu hay mà bạn có thể lựa chọn đó là: Shop bé ngoan, shop con yêu, baby store, kid plaza,...
4.2. Tư vấn chân thành, bán hàng tận tâm
Dù là mở shop quần áo trẻ em trực tiếp hay online thì bạn cũng đều phải đều phải tư vấn chân thành và bán hàng tận tâm. Khách hàng là những người tiêu dùng thông minh, họ sẽ mất cảm tình rất nhanh với những shop quần áo trẻ em coi nhẹ việc tư vấn, chăm sóc khách hàng. Để chiếm được thiện cảm của khách hàng, ngay cả với những khách hàng khó tính nhất thì bạn phải nắm được bí quyết đó là chăm sóc khách hàng tận tâm, tư vấn khách hàng chu đáo, nhiệt tình vài đúng lúc khách hàng cần.
Kinh nghiệm kinh doanh từ các chủ shop lâu năm cho biết: Tư vấn chân thành, bán hàng tận tâm, nhiệt tình chính là một trong những bí quyết quan trọng để tạo thiện cảm và giữ chân khách hàng. Bên cạnh việc cung cấp mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cả phải chăng thì chủ shop cũng đặc biệt chú ý tới vấn đề chăm sóc khách hàng nhé.
4.3. Lựa chọn nguồn hàng uy tín, phù hợp
Để giữ chân khách hàng, bạn nhất định phải cung cấp sản phẩm chất lượng. Và để làm được điều đó thì việc lựa chọn nguồn hàng uy tín, phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trước khi đi tìm nguồn hàng, bạn phải xác định được mô hình kinh doanh là kinh doanh thời trang trẻ em bình dân hay kinh doanh thời trang trẻ em cao cấp. Việc xác định kiểu mô hình kinh doanh sẽ giúp bạn lựa chọn được nguồn hàng phù hợp khiến khách hàng hài lòng.
Kinh nghiệm bán quần áo trẻ em là ưu tiên nguồn hàng chất lượng, giá cả phải chăng
Thực tế, mỗi kiểu mô hình kinh doanh đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Điều quan trọng là bạn phải lựa chọn được cách thức kinh doanh phù hợp nhất. Bên cạnh đó, để nhập được mặt hàng quần áo trẻ em chất lượng, ngay từ đầu bạn hãy đánh giá và kiểm định nguồn hàng thật chặt chẽ nhé.
4.4. Nhạy bén với xu hướng thị trường quần áo trẻ em
Kinh doanh quần áo trẻ em được đánh giá là một thị trường tiềm năng do nhu cầu tiêu thụ của thị trường cao. Tuy nhiên đây cũng được xem là một ngành tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bởi lẽ sản phẩm này có khả năng lỗi mốt rất nhanh. Để không bị thụt lùi lại phía sau dẫn đến nguy cơ phá sản, chủ kinh doanh cần nhạy bén với xu hướng thị trường. Thường xuyên cập nhật các mẫu mới từ nhà sản xuất để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, chủ shop cũng phải không ngừng thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng. Mục đích để thay đổi, đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của họ.
4.5. Mở rộng bán hàng trên các kênh online
So với mở cửa hàng thì bán hàng online tiết kiệm được rất nhiều tiền thuê chi phí mặt bằng và trang trí cửa hàng. Thay vào đó để kinh doanh tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, bạn sẽ phải mở rộng bán hàng trên các kênh online. Dưới đây là một số kênh online giúp thực hiện kế hoạch mở shop quần áo trẻ em hiệu quả bạn có thể lựa chọn:
- Bán hàng trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo,…): Đây là kênh bán hàng online phổ biến nhất hiện nay, bởi càng ngày số lượng người dùng mạng xã hội càng cao. Thêm nữa trên fanpage mạng xã hội cũng có nhiều công cụ hỗ trợ bán hàng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
Mở rộng bán hàng trên Facebook để thu hút được nhiều khách hàng
- Bán hàng trên các sàn điện tử (Shopee, Lazada,…): Đăng ký gian hàng trên sàn điện tử cũng là một cách giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng. Trên sàn thương mại điện tử có rất nhiều công cụ hỗ trợ bạn đăng sản phẩm. Thêm nữa nó còn có rất nhiều sản phẩm của các shop khác nên việc cạnh tranh về giá sẽ có lợi hơn cho bạn.
4.6. Sử dụng phần phần mềm quản lý shop quần áo
Kinh doanh quần áo trẻ em là một lĩnh vực tiềm năng, với nhu cầu lớn từ các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, để kinh doanh thành công, các chủ shop cần có những kinh nghiệm và chiến lược phù hợp. Sử dụng phần mềm quản lý shop quần áo là một trong những giải pháp giúp các chủ shop bán quần áo trẻ em hiệu quả hơn. Phần mềm này giúp quản lý tất cả các hoạt động của shop từ nhập hàng, bán hàng, quản lý kho, quản lý khách hàng,... một cách khoa học và dễ dàng. Việc sử dụng phần mềm quản lý shop quần áo là một giải pháp hiệu quả giúp các chủ shop bán quần áo trẻ em thành công hơn.
5. Kết luận
Trên đây là tổng hợp toàn bộ thông tin xoay quanh chủ đề kế hoạch mở shop quần áo trẻ em. Chắc chắn, qua bài viết trên sẽ giúp bạn học được nhiều kiến thức kinh doanh bổ tích giúp bạn biết kế hoạch mở shop quần áo trẻ em thành công nhất là như thế nào? Hy vọng những thông tin mà Unica chia sẻ sẽ thực sự hữu ích đối với bạn để bạn có thể dễ dàng xây dựng bản kế hoạch kinh doanh quần áo online một cách hiệu quả nhất.
10/12/2019
4720 Lượt xem
Làm sao để tăng doanh thu siêu thị nhanh và bền vững nhất?
Làm sao để tăng doanh thu siêu thị là một trong những khó khăn trong bán hàng. Đây là vấn đề khiến không ít chủ kinh doanh phải đau đầu. Có thể thấy, các siêu thị mini ngày càng tăng lên và cạnh tranh với nhau rất khốc liệt. Để giúp các bạn có thể tồn tại và phát triển bền vững, trong bài viết dưới đây UNICA sẽ chia sẻ bí kíp tăng doanh thu siêu thị hiệu quả.
Làm sao để tăng doanh thu siêu thị?
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của các loại hình kinh doanh bán lẻ, việc tăng doanh thu siêu thị là một thách thức lớn đối với các chủ kinh doanh. Để có thể tăng doanh thu siêu thị nhanh nhất, bạn cần phải áp dụng các chiến lược marketing hiệu quả, tận dụng các nguồn lực có sẵn, tạo ra sự khác biệt và hấp dẫn cho khách hàng. Dưới đây là 15 cách tăng doanh thu siêu thị mà bạn có thể tham khảo:
1. Áp dụng chiêu thức đòn bẩy
Một cách tăng doanh số bán hàng trong siêu thị là áp dụng chiêu thức đòn bẩy, tức là tận dụng tối đa các nguồn lực có sẵn để tạo ra hiệu quả cao nhất. Bạn có thể áp dụng đòn bẩy về vốn, nhân sự, khách hàng, sản phẩm,... để tăng cường năng lực kinh doanh của siêu thị.
Ví dụ, bạn có thể vay vốn ngân hàng để mở rộng siêu thị, tuyển dụng những nhân viên có kinh nghiệm và năng lực, khai thác khách hàng hiện tại để tạo ra khách hàng mới, đa dạng hóa sản phẩm để tăng doanh số,…
Áp dụng chiêu thức đòn bẩy là cách tăng doanh thu siêu thị hiệu quả
2. Sắp xếp vị trí sản phẩm cho trẻ phù hợp
Làm sao để tăng doanh thu siêu thị? Đó là sắp xếp vị trí sản phẩm phù hợp cho trẻ. Tức là đặt những sản phẩm dành cho trẻ em ở tầm mắt của chúng, để thu hút sự chú ý và khơi gợi nhu cầu mua sắm của trẻ nhỏ.
Bạn có thể sắp xếp những sản phẩm như đồ chơi, bánh kẹo, nước giải khát,... ở những kệ thấp, gần lối đi, có màu sắc và hình dạng bắt mắt, để kích thích trí tò mò và ham muốn của trẻ em. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra những khu vực chơi cho trẻ em, để thu hút họ và tạo ra cơ hội cho cha mẹ mua sắm thêm.
3. Khuyến mãi với những sản phẩm tiêu thụ chậm
Đối với những sản phẩm tiêu thụ chậm, bạn cần giảm giá, tặng quà, bốc thăm,... với những sản phẩm có doanh số thấp để tăng cường lưu lượng khách hàng và doanh số. Bạn có thể áp dụng những hình thức khuyến mãi như mua 1 tặng 1, mua nhiều giảm nhiều, mua kèm sản phẩm khác giảm giá,... để kích thích khách hàng mua sắm thêm.
Song song với đó, bạn cũng có thể kết hợp khuyến mãi với những sự kiện, mùa vụ, ngày lễ,... để tạo ra sự hấp dẫn và thú vị cho khách hàng.
Khuyến mãi với những sản phẩm tiêu thụ chậm
4. Cung cấp những mẫu thử miễn phí
Cung cấp những mẫu thử miễn phí là cho khách hàng thử miễn phí những sản phẩm mới, chưa quen thuộc hoặc có giá trị cao. Mục đích là để tăng cường sự tin tưởng và thuyết phục khách hàng mua hàng.
Bạn có thể cung cấp những mẫu thử miễn phí cho những sản phẩm như thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc,... để khách hàng có thể trải nghiệm và đánh giá chất lượng, hiệu quả và hương vị của sản phẩm. Để tăng cường sự tương tác và gắn kết với khách hàng, bạn có thể kết hợp cung cấp những mẫu thử miễn phí với những lời giới thiệu, tư vấn, khuyến nghị,... từ nhân viên bán hàng.
5. Đặt các mặt hàng được ưa chuộng ở tầm trung
Làm sao để tăng doanh thu siêu thị? Muốn tăng doanh thu, bạn cần kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng bằng cách đặt những mặt hàng được ưa chuộng ở tầm trung. Đây là những vị trí không quá cao, người tiêu dùng dễ lấy và bỏ vào giỏ hàng. Bạn cũng có thể kết hợp vị trí các mặt hàng được ưa chuộng ở tầm trung với những sản phẩm bổ sung hoặc liên quan để tăng cường sự kết hợp và mua sắm thêm.
Để kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng, bạn nên đặt những mặt hàng được ưa chuộng ở tầm trung
6. Phát nhạc trong siêu thị
Việc phát những bản nhạc nhẹ nhàng, dễ nghe, phù hợp với không khí và thị hiếu của khách hàng sẽ tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho khách hàng.
Bạn có thể kết hợp phát nhạc trong siêu thị với những thông tin, quảng cáo, khuyến mãi,... để tăng cường sự nhận thức và hành động của khách hàng.
Trở thành người lãnh đạo đội nhóm kinh doanh thành công bằng cách đăng ký khoá học online trên Unica. Khoá học bật mí những kỹ năng tổ chức, đào tạo, huấn luyện đội nhóm kinh doanh, giúp đội sales của bạn gia tăng doanh số đột phá. Đồng thời cũng hướng dẫn bạn công cụ để tiếp cận nhiều khách hàng giúp tăng tỷ lệ chốt đơn.
[course_id:1279,theme:course]
[course_id:1101,theme:course]
[course_id:962,theme:course]
7. Đặt sản phẩm trọng điểm cuối lối đi
Nếu đang chưa biết làm sao để tăng doanh thu siêu thị, bạn hãy đặt sản phẩm trọng điểm cuối lối đi. Điều này tức là đặt những sản phẩm có giá trị cao, có tính thời vụ, có tính cạnh tranh,... ở cuối các lối đi trong siêu thị để thu hút và kích thích khách mua hàng.
Những sản phẩm bạn có thể đặt gồm đồ điện tử, đồ gia dụng, đồ nội thất,... để khách hàng có thể nhìn thấy và cảm nhận được chất lượng, tính năng và giá trị của sản phẩm. Hãy kết hợp thêm biển báo, ánh sáng, màu sắc,... sẽ giúp hàng hóa nổi bật và hấp dẫn hơn.
Bạn có thể sử dụng điểm đầu và điểm cuối của lối đi để thực hiện các sản phẩm khuyến mãi
8. Quảng cáo và truyền thông
Trong quá trình làm truyền thông, bạn hãy kết hợp kênh truyền thông trực tuyến và ngoại tuyến để tăng cường sự nhận biết và quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của siêu thị. Bạn có thể quảng cáo và truyền thông cho siêu thị và sản phẩm của siêu thị bằng các cách sau:
- Xây dựng website chuyên nghiệp và thân thiện để giới thiệu về siêu thị, sản phẩm, dịch vụ, khuyến mãi,... của siêu thị. Bạn cũng có thể tạo ra một kênh bán hàng trực tuyến trên website để thuận tiện cho khách hàng mua sắm từ xa.
- Phát triển fanpage để tăng cường tương tác và giao tiếp với khách hàng. Bạn cũng có thể đăng tải những nội dung hấp dẫn và hữu ích về siêu thị, sản phẩm, khuyến mãi,... để thu hút và giữ chân khách hàng.
- Làm Google Map cho siêu thị để tăng cường sự hiển thị và giúp khách hàng tìm kiếm siêu thị trên bản đồ dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể thêm những thông tin cơ bản về siêu thị như địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa,... để thuận tiện cho khách hàng liên hệ và đến siêu thị.
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho website và fanpage của siêu thị để tăng cường sự xuất hiện và thứ hạng của siêu thị trên các kết quả tìm kiếm của Google. Bạn cũng có thể sử dụng các từ khóa liên quan đến siêu thị, sản phẩm, khuyến mãi,... để thu hút khách hàng tiềm năng.
- Sử dụng email marketing để gửi những thông tin, tin tức, khuyến mãi,... của siêu thị đến khách hàng đã đăng ký nhận email. Bạn cũng có thể tùy biến nội dung và thời gian gửi email để phù hợp với đối tượng và mục tiêu của siêu thị.
- Sử dụng SMS marketing để gửi những thông tin, tin tức, khuyến mãi,... của siêu thị đến khách hàng đã cung cấp số điện thoại. Bạn cũng có thể tùy biến nội dung và thời gian gửi SMS để phù hợp với đối tượng và mục tiêu của siêu thị.
- Sử dụng Youtube marketing để tạo ra những video hấp dẫn và chất lượng về siêu thị, sản phẩm, dịch vụ, khuyến mãi,... của siêu thị. Bạn cũng có thể tăng cường sự nhận biết và quảng bá cho siêu thị bằng cách sử dụng các kỹ thuật SEO, quảng cáo, hợp tác,... trên Youtube.
Quảng cáo và truyền thông
9. Niêm yết giá rõ ràng
Để khách hàng có thể dễ dàng biết được giá của sản phẩm mà họ muốn mua, bạn nên ghi rõ giá của từng sản phẩm trên nhãn, kệ, giỏ hàng,...
Bạn có thể kết hợp niêm yết giá rõ ràng với những chiến lược giá cả khác như giá tâm lý, giá chẵn lẻ, giá bao gồm thuế,... để tăng cường sự hấp dẫn và kích thích mua hàng của khách hàng.
10. Tích cực giao tiếp với khách hàng
Làm sao để tăng doanh thu siêu thị? Đó là tích cực giao tiếp với khách hàng, hãy sử dụng các kỹ năng giao tiếp như lắng nghe, hỏi đáp, tư vấn, khuyến nghị,... Thông qua giao tiếp, bạn sẽ biết được nhu cầu, mong muốn, thắc mắc, ý kiến,... của khách hàng. Từ đó, bạn có thể đáp ứng và giải quyết được những vấn đề của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trong quá trình giao tiếp với khách hàng, hãy giữ thái độ thân thiện, lịch sự, tôn trọng,... để tạo ra sự ấn tượng và niềm tin cho khách hàng. Khi họ đã trở thành khách hàng trung thành, họ sẽ giới thiệu siêu thị cho những người khác.
Tích cực giao tiếp với khách
11. Tập trung vào chất lượng sản phẩm
Muốn tăng doanh thu siêu thị, bạn cần tập trung vào chất lượng sản phẩm. Bạn cần đảm bảo rằng các sản phẩm bán tại siêu thị đều có chất lượng tốt, an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn và quy định của pháp luật.
Việc tập trung vào chất lượng sẽ tránh những khiếu nại, phản hồi tiêu cực,... từ phía người tiêu dùng khiến uy tín và doanh thu của siêu thị bị giảm xuống. Ngoài tập trung vào chất lượng sản phẩm, bạn cần thực hiện các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, bảo quản,... để đảm bảo rằng hàng luôn tươi ngon.
12. Hỗ trợ vận chuyển nhanh chóng
Dịch vụ vận chuyển nhanh chóng và miễn phí sẽ thu hút nhiều khách tới với siêu thị của bạn hơn. Bạn cũng có thể kết hợp hỗ trợ vận chuyển nhanh chóng với những chính sách và ưu đãi khác như miễn phí giao hàng, giao hàng trong ngày, giao hàng theo yêu cầu,... để tăng cường sự hấp dẫn và kích thích mua hàng của người tiêu dùng.
Hỗ trợ vận chuyển nhanh
13. Tối ưu hóa quá trình thanh toán
Một cách tăng doanh số bán hàng trong siêu thị khác là tối ưu hóa quá trình thanh toán, tức là đơn giản hóa và nhanh chóng hóa quá trình thanh toán cho khách hàng khi mua sắm tại siêu thị hoặc trên website của siêu thị.
Bạn có thể tối ưu hóa quá trình thanh toán bằng cách áp dụng các công nghệ và phương thức thanh toán hiện đại như thanh toán bằng thẻ, thanh toán bằng QR code, thanh toán bằng ví điện tử,... để giảm bớt thời gian và chi phí cho khách hàng.
Bạn cũng có thể kết hợp tối ưu hóa quá trình thanh toán với những chính sách và ưu đãi khác, như giảm giá, tặng quà, tích điểm,... Điều này sẽ hấp dẫn và kích thích khách mua hàng tại siêu thị của bạn.
>>> Xem thêm: Những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa
14. Đầu tư vào hình ảnh trực tuyến
Làm sao để tăng doanh thu siêu thị? Đó là tập trung vào cải thiện chất lượng hình ảnh. Bạn cần thực hiện đồng bộ trên các kênh truyền thông trực tuyến như website, fanpage, youtube,... Hãy chú trọng vào thiết kế, nội dung, chất lượng,... của hình ảnh, video, banner, logo,... để tạo ra sự chuyên nghiệp, đẹp mắt và hấp dẫn cho khách hàng.
Nếu không muốn tốn nhiều chi phí thuê đội thiết kế bên ngoài, hãy học cách dùng các công cụ hỗ trợ như photoshop, canva, fiverr,... để tạo ra những hình ảnh trực tuyến chất lượng cao với chi phí thấp.
Việc cải thiện và nâng cao hình ảnh của siêu thị và sản phẩm rất quan trọng
15. Thêm tiện ích cho khách hàng trung thành
Một cách nữa để tăng doanh thu siêu thị là thêm tiện ích cho khách hàng trung thành. Hãy cung cấp những dịch vụ và ưu đãi đặc biệt cho những khách hàng thường xuyên mua sắm tại siêu thị.
Bạn có thể thêm tiện ích cho khách hàng trung thành bằng cách áp dụng những chương trình như thẻ thành viên, điểm tích lũy, voucher, coupon,... để tạo ra những lợi ích và giá trị gia tăng cho khách hàng như giảm giá, tặng quà, ưu tiên,... khi mua sắm tại siêu thị.
Bạn cũng có thể kết hợp thêm tiện ích với những hoạt động chăm sóc khách hàng như gửi lời cảm ơn, chúc mừng, thông báo,... qua email, SMS, điện thoại,... để tăng cường sự quan tâm và tôn trọng cho khách hàng.
Kết luận
Trong bài viết trên, UNICA đã giúp bạn giải đáp thắc mắc làm sao để tăng doanh thu siêu thị. Hy vọng rằng những gợi ý này sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng kinh doanh. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các bài viết trong lĩnh vực kinh doanh và marketing thì hãy truy cập vào website của Unica. Chúc các bạn thành công.
10/12/2019
6629 Lượt xem
Đâu là cách tăng doanh thu nhà thuốc hiệu quả nhất?
Dược phẩm được xem là một loại hàng hóa thiết yếu trong đời sống và hầu như mọi người đều cần đến nó. Chính vì vậy, có rất nhiều nhà thuốc tư nhân mọc lên như nấm sau mưa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tăng doanh thu nhà thuốc hiệu quả. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh loại hình này thì hãy bỏ túi cho mình những bí quyết học Marketing online dưới đây.
Cách tăng doanh thu nhà thuốc là bình ổn giá
Nhiều nhà thuốc có xu hướng nhập những sản phẩm giá rẻ để tiết kiệm chi phí. Thế nhưng giá cả thường đi kèm với chất lượng, hiếm có sản phẩm nào giá rẻ mà chất lượng lại tốt. Hơn nữa, nhà thuốc thì cần phải tạo được uy tín với khách hàng bằng việc quan tâm đến sức khỏe của họ.
Chình vì vậy, để cạnh tranh và tăng doanh thu, nhà thuốc cần bán cho khách sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn. Đồng thời, giá thuốc cũng phải phù hợp để giúp giữ chân được nhiều khách hàng hơn.
Học cách tính doanh thu nhà thuốc để kinh doanh hiệu quả
Không quên chăm sóc khách hàng cũ
Một trong những cách bán thuốc tây hiệu quả là không quên chăm sóc khách hàng cũ. Với những nhà thuốc mới mở thường có nguồn khách hàng tiềm năng. Cho nên cách tốt nhất để tăng doanh thu là chăm sóc khách hàng cũ là để họ trở thành nguồn khách hàng trung thành. Việc quan tâm khách hàng cũ rất đơn giản, chỉ bằng những hành động nhỏ như: nhắn tin hỏi thăm sức khỏe của khách, sản phẩm uống có hiệu quả không…
Tạo thiện cảm đối với khách hàng
Cách tăng doanh thu nhà thuốc hiệu quả đó là tạo thiện cảm đối với khách hàng. Kinh doanh nhà thuốc là loại hình bán hàng tư vấn. Do đó, chất lượng phục vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu nhà thuốc. Vì vậy, người dược sĩ không chỉ có chuyên môn giỏi mà cần phải trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp thật tốt. Có như vậy mới tạo được thiện cảm với khách hàng.
Có nhiều trường hợp vì muốn tăng lợi nhuận nhanh, nhà thuốc bán cùng một lúc rất nhiều thuốc cho khách hàng, nhưng hiệu quả lại không được tốt. Việc này sẽ giúp tăng doanh lợi nhuận, tuy nhiên khách hàng sẽ dễ quay lưng. Chính vì vậy, để có được niềm tin của khách, dược sĩ cần lắng nghe và tư vấn thuốc hiệu quả.
Nguồn hàng chất lượng
Nguồn hàng chất lượng ổn định, giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống còn của hiệu thuốc. Bạn có thể lấy thuốc thông qua các chợ sỉ thuốc hoặc các trình dược viên của công ty dược. Nếu số vốn ít, thì bạn nên lấy các mặt hàng thuốc thiết yếu. Sau một thời gian thì tăng dần số lượng và chất lượng.
Nguồn hàng chất lượng ổn định là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống còn của hiệu thuốc
Tuyệt đối không được chạy theo lợi nhuận mà nhập những loại thuốc kém chất lượng, không có giấy tờ chứng từ rõ ràng. Việc này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng mà còn khiến cho bạn mất uy tín khiến việc kinh doanh của bạn sẽ thất bại trong một thời gian ngắn.
Bạn có thể lưu thông tin của khách hàng như tên tuổi, lịch sử bệnh và đơn thuốc. Như vậy, bạn vừa biết rõ tình trạng của khách, vừa tạo được niềm tin của khách hàng, lại vừa kê đơn thuốc chính xác và hiệu quả cho những lần khách mua tiếp theo. Đây chính là cách tăng doanh thu nhà thuốc mà bạn cần “khắc cốt ghi tâm”.
Bán tổ hợp nhiều sản phẩm với giá ưu đãi
Một trong những cách thu hút khách hàng nhà thuốc là bán tổ hợp nhiều sản phẩm với giá ưu đãi. Bạn có thể gộp nhiều sản phẩm cùng danh mục bán với mức giá ưu đãi để khuyến khích khách mua nhiều sản phẩm hơn. Ví dụ bạn có thể bán thuốc cảm cúm đi kèm với khẩu trang với mức giá ưu đãi thay vì mua từng sản phẩm riêng lẻ. Phương pháp này sẽ giúp hiệu thuốc của bạn không bị tồn đọng sản phẩm và tăng giá trị đơn hàng.
Tạo thẻ mua hàng đối với những khách hàng thân thiết. Mỗi khách khi đến hiệu thuốc đều được phát thể mua sản phẩm với số hiệu riêng. Khách mua càng nhiều sẽ càng được tích nhiều điểm. Khi đủ số điểm, khách hàng sẽ có được ưu đãi hoặc được tặng quà hấp dẫn. Cách giữ chân khách hàng này sẽ mang lại hiệu quả cao cho doanh thu của cửa hàng.
Bạn có thể tạo thẻ mua hàng đối với những khách hàng thân thiết
Bán thêm những sản phẩm tăng lợi ích khách hàng
Bán thêm những sản phẩm phụ, sản phẩm bổ sung kèm theo thuốc chữa bệnh là cách tăng doanh thu nhà thuốc hiệu quả. Nếu khách hàng cần mua thuốc để điều trị bệnh, bạn có thể giới thiệu thêm những thực phẩm chức năng để quá trình điều trị nhanh và hiệu quả hơn.
Ngoài việc cung cấp thuốc chữa bệnh, bạn có thể bán thêm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe hàng ngày như: mỹ phẩm chăm sóc da, nước rửa tay… để phục vụ nhu cầu của khách. Tuy nhiên bạn cần nên nhớ cần cung cấp giải pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp, cung cấp giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Kinh doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được quy trình tìm thị trường ngách, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, dùng đúng kênh truyền thông hiệu quả cao chi phí nhỏ,... Đăng ký ngay:
[course_id:209,theme:course]
[course_id:1248,theme:course]
[course_id:261,theme:course]
Tìm kiếm khách hàng trên mạng
Ngày nay, internet đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh, vậy nên các chủ nhà thuốc không nên bỏ qua có hội tìm kiếm khách hàng mới, tăng doang thu cho nhà thuốc thông qua các chiến dịch quảng cáo như website, Facebook, các trang thương mại điện tử.
Việc sử dụng inertnet vào trong hoạt động kinh doanh của nhà thuốc giúp cho thương hiệu nhà thuốc của bạn được nhiều người biết đến hơn các hình thức như:
Bỏ tền chạy quảng cáo: Bỏ tiền chạy quảng cáo: Hãy lập 1 fanpgae và chạy quảng cáo giới thiệu và chứng minh cho khách hàng thấy rằng mình là nhà thuốc uy tín, bán giá rẻ, chất lượng, luôn đông khách,...
Marketing 0 đồng: Bạn không cần bỏ tiền chạy quảng cáo, việc của bạn làm chăm chỉ xây dựng website của bạn cung cấp thông tin hữu ích cho người xem
Lưu ý: Bạn nên đăng bài thường xuyên về những mẹo vặt, hữu ích như mẹo vặt chữa bệnh, lưu ý khi sử dụng thuốc...Livestream giới thiệu sản phẩm,...
Kết luận
Trong bài viết trên, UNICA đã chia sẻ cho các bạn cách tăng doanh thu nhà thuốc hiệu quả. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn đã học kinh doanh online với blog Unica và đặc biệt là những ai đang có ý định kinh doanh nhà thuốc sẽ tìm được hướng đi mới để thu về doanh thu khủng cho nhà thuốc.
10/12/2019
3832 Lượt xem
Ý tưởng mở shop quần áo với 30 triệu có lãi cao
Kinh doanh quần áo lấy nguồn hàng ở đâu là thắc mắc chung của nhiều “gà mờ” khi mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực kinh doanh quần áo. Nhằm giúp cho công việc kinh doanh của bạn được thuận lợi hơn, Unica sẽ chia sẻ cho bạn những nguồn hàng uy tín, chất lượng, giá rẻ nhất hiện nay.
Nguồn hàng quần áo chất lượng
Nhập hàng tại các chợ đầu mối
Câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi kinh doanh quần áo lấy nguồn hàng ở đâu đó chính là chợ đầu mối. Đây được xem là nơi cung cấp đầy đủ các mặt hàng khác nhau, trong đó không thể không kể đến quần áo. Mẫu mã đa dạng, số lượng hàng lớn, giá cực kỳ rẻ là những ưu điểm nổi trội mà quần áo tại chợ đầu mối mang lại cho người kinh doanh.
Chợ đầu mối là nguồn hàng quần áo vô cùng lớn mà bạn có thể nhập để kinh doanh
Để có thể phân bổ được mặt hàng kinh doanh cụ thể hơn, bạn cần nắm được từng chợ đầu mối chuyên mặt hàng gì. Cụ thể như sau:
- Đối với quần áo nữ: Bạn có thể nhập hàng tại chợ Ninh Hiệp - Bắc Ninh tại Hà Nội. Đây là địa chỉ chuyên cung cấp quần áo Quảng Châu với mẫu mã vô cùng đa dạng. Còn nếu ở Sài Gòn thì bạn có thể nhập hàng ở chợ An Đông (quận 5, thành phố Hồ Chí Minh) với nhiều mẫu mã khác nhau.
- Đối với quần áo nam: Bạn có thể nhập hàng tại chợ Navablue. Ở đây có đầy đủ tất cả các mặt hàng thời trang quần áo khác nhau dành cho nam. Đơn vị này có bán buôn cho khắc các tỉnh trong nước.
- Đối với quần áo trẻ em: Bạn không thể bỏ qua chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Đây được xem là chợ buôn quần áo lớn nhất cả nước với mẫu mã, chất lượng vô cùng phải chăng.
Nhập hàng tại xưởng
Hiện nay, có rất nhiều xưởng gia công quần áo với số lượng lớn. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn nhập hàng tại xưởng trong trường hợp đang loay hoay không biết kinh doanh quần áo lấy nguồn hàng ở đâu. Đối với hình thức nhập hàng này thì bạn có thể đến tận nơi lấy hàng hoặc đặt đơn hàng theo số lượng mà bạn muốn nhập.
Điều quan trọng là bạn phải lựa chọn được địa chỉ xưởng uy tín, chất lượng. Nếu không có kinh nghiệm, hãy tham khảo thêm ý kiến của những người đã thành công trước đó.
>> Nhập hàng Trung Quốc: Những lưu ý quan trọng cho người mới
Bạn có thể nhập quần áo gia công số lượng lớn tại các xưởng
Nhập hàng từ nước ngoài
Thời đại công nghệ phát triển, các trang thương mại điện tử được xây dựng như một cầu nối liên kết các nước với nhau. Đây cũng chính là điều kiện để người kinh doanh quần áo tại Việt Nam có thể nhập được nguồn hàng uy tín, chất lượng và giá rẻ.
Hiện nay, có rất nhiều trang thương mại điện tử chuyên cung cấp quần áo như: taobao.com, 1688.com. Bạn có thể order đặt hàng trực tiếp mà không cần qua bất cứ khâu trung gian nào. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm đặt hàng thì việc thực hiện sẽ khác khó khăn.
Do đó, nếu bạn không nắm được quy trình vận chuyển hàng hóa, cách đặt hàng, chi phí vận chuyển… thì có thể sử dụng các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ order quần áo uy tín để đặt hàng nhanh chóng hơn. Thực tế, các mặt hàng quần áo nước ngoài luôn được khách hàng Việt Nam yêu thích bởi tính đa dạng và độc đáo về mẫu mã cũng như giá cả.
>> Kinh nghiệm mua hàng trên Taobao bạn không nên bỏ lỡ
Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng quần áo
Sau khi đã nắm được câu trả lời cho thắc mắc kinh doanh quần áo lấy nguồn hàng ở đâu, bạn cũng cần nắm vững kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng quần áo. Để có thể đảm bảo quá trình kinh doanh được thành công, bạn hãy lên kế hoạch kinh doanh chi tiết bằng việc trả lời các câu hỏi sau đây:
Để đảm bảo kinh doanh thành công, bạn cần lên kế hoạch kinh doanh cụ thể
- Khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến là ai?
- Mặt hàng kinh doanh cụ thể là gì?
- Nguồn nhập hàng từ đâu?
- Chi phí nhập hàng và giá cả kinh doanh như thế nào?
- Quản lý quy mô bán hàng như thế nào?
- Địa điểm mở cửa hàng? Xu hướng thiết kế, trang trí như thế nào?
- Hình thức bán hàng như thế nào (sử dụng 1 kênh, 2 kênh hay kết hợp nhiều kênh với nhau)?
Sau khi đã lên đầy đủ danh sách cho bộ câu trả lời nêu trên, bạn có thể tiến hành kinh doanh quần áo. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thành công cao, hạn chế rủi ro tối đa thì bạn nên tham khảo thêm các bí quyết trong khóa học “Kinh doanh cửa hàng thời trang” của giảng viên Nguyễn Phan Anh trên Unica. Đây là khóa học sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức cơ bản về Marketing trong lĩnh vực kinh doanh quần áo.
Qua bài viết mà Unica chia sẻ, chắc chắn bạn đã nắm được câu trả lời cho thắc mắc kinh doanh quần áo lấy nguồn hàng ở đâu, cũng như kinh nghiệm kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng quần áo hiệu quả. Chúc các bạn thành công!
>> Bật mí kinh nghiệm bán quần áo online trên facebook
10/12/2019
557 Lượt xem
11 Kinh nghiệm bán quần áo ở chợ chi tiết dành cho người mới bắt đầu
Bán quần áo ở chợ là hình thức kinh doanh lâu đời, đến nay vẫn còn tồn tại và ngày càng phát triển. Đây được xem là hình thức kinh doanh ổn định và cực kỳ phát triển, nếu biết cách người kinh doanh có thể thu về nguồn lợi nhuận cực lớn. Thực tế, không phải ai cũng có kinh nghiệm bán quần áo ở chợ thành công. Trong bài viết sau, Unica sẽ chia sẻ kinh nghiệm bán quần áo ở chợ cực kỳ hiệu quả cho những người mới bắt đầu, cùng khám phá nhé.
1. Một số kinh nghiệm bán quần áo ở chợ
Lợi thế của các sạp bán quần áo thời trang ở chợ là tiếp cận được lượng lớn người tiêu dùng. Dễ dàng bán hàng hơn hẳn so với các shop thời trang riêng lẻ ở trên các tuyến đường cơ bản. Tuy nhiên, dưới sức cạnh tranh gay gắt của thị trường, người bán quần áo cũng cần có những kiến thức như một nhà kinh doanh thì mới bán được nhiều hơn. Một số kinh nghiệm bán quần áo ở chợ dưới đây sẽ giúp bạn thành công nhanh chóng hơn.
Việc kinh doanh quần áo ở chợ có tính cạnh tranh rất cao
1.1. Xác định mục tiêu kinh doanh
Để xác định mục tiêu kinh doanh một cách chính xác và cụ thể nhất bạn cần giải đáp các thắc mắc sau:
- Chi phí ban đầu tư cho sạp quần áo ở chợ là bao nhiêu?
- Tiền mặt bằng, chi phí điện nước và các khoản phí - thuế như thế nào?
- Mức hòa vốn của bạn là bao nhiêu?
- Bạn cần bán bao nhiêu sản phẩm/tháng mới có thể trang trải được các chi phí cơ bản?
Hầu hết những người bán quần áo ở chợ truyền thống thường sẽ không quan tâm nhiều đến những số liệu vừa kể trên. Tuy nhiên, để quản lý kinh doanh tốt, bạn cần đặt ra mục tiêu cụ thể theo tháng, tuần, ngày. Khi bán bám sát mục tiêu kinh doanh, bạn sẽ trở nên linh hoạt hơn khi giao tiếp bán hàng. Điều này sẽ giúp bạn kinh doanh hiệu quả hơn.
1.2. Nghiên cứu thị trường
Nhiều người nghĩ rằng, bán hàng quần áo ở chợ thì không cần nghiên cứu thị trường. Bởi khách hàng tại chợ đã ổn định và đa dạng. Tuy nhiên đây là suy nghĩ cực kỳ sai lầm. Kinh nghiệm bán quần áo ở chợ đó là phải nghiên cứu kỹ thị trường để tìm ra lợi thế cạnh tranh cho mình. Khi nghiên cứu thị trường, bạn cần tìm hiểu và đánh giá các khu vực lân cận chợ theo một số thông tin gợi ý sau:
- Mức thu nhập trung bình của người dân trong khu vực.
- Nhu cầu mua sắm quần áo trong khu vực.
- Thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu trong khu vực.
- Xu hướng thời trang hiện tại như thế nào.
- Bên cạnh hình thức bán hàng trực tiếp tại chợ, việc bán quần áo online để kiếm thêm có khả thi hay không.
Nghiên cứu thị trường thật kỹ để để tìm ra lợi thế cạnh tranh
Bạn tìm hiểu thị trường càng tốt sẽ giúp bạn tích lũy thêm nhiều kinh nghiêm bán quần áo ở chợ hữu ích. Đây là nền tảng giúp việc bán quần áo ở chợ của bạn thuận lợi hơn. Và bạn cũng dễ dàng nghĩ ra giải pháp để ứng phó khi xảy ra tình huống bất ngờ.
1.3. Thấu hiểu đối thủ
Việc thấu hiểu đối thủ sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp thu thêm nhiều bài học hay. Đồng thời giúp bạn biết mình phải làm gì để hơn đối thủ, tạo ra lợi thế khi kinh doanh. Để thấu hiểu rõ đối thủ bạn cần trả lời được các câu hỏi sau:
- Thế mạnh - điểm yếu của đối thủ là gì?
- Đối thủ của bạn là những shop nào?
- Họ kinh doanh sản phẩm nào? Của thương hiệu nào? Giá cả và chất lượng sản phẩm ra sao?
- Cách họ tiếp cận với khách hàng như thế nào?
- Chiến lược kinh doanh của họ có gì đặc biệt?
- Họ có thường xuyên giảm giá hoặc tạo chương trình khuyến mãi không?
Từ việc nghiên cứu đối thủ, bạn sẽ rút ra được nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm bán quần áo ở chợ quý báu và rất hữu ích.
Tìm hiểu đổi thủ để có thêm bài học khi bán quần áo ở chợ
1.4. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Sau khi nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, kinh nghiệm bán quần áo ở chợ tiếp theo bạn cần quan tâm đó là xác định khách hàng mục tiêu. Có một quy tắc trong kinh doanh đó là dù bạn có làm tốt đến đâu thì cũng không thể hài lòng được hết tất cả mọi người. Vì vậy, việc xác định khách hàng mục tiêu để tập trung vào đó đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Khi có đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng khoanh vùng và lựa chọn những mẫu quần áo phù hợp nhất với định hướng kinh doanh của mình. Đồng thời bạn cũng dễ dàng xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học với giảng viên đầu ngành sẽ giúp bạn biết nên đâu là mô hình khởi nghiệp an toàn và ít rủi ro. Đồng thời, khoá học còn chia sẻ những bí quyết, phương pháp để kinh doanh thành công từ con số 0. Đăng ký ngay.
[course_id:1006,theme:course]
[course_id:2158,theme:course]
[course_id:1413,theme:course]
1.5. Lên kế hoạch cho mọi thứ
Trước khi bắt đầu bán quần áo ở chợ, bạn hãy lên một kế hoạch rõ ràng, càng cụ thể và càng chi tiết càng tốt. Những nội dung quan trọng nhất trong kế hoạch cần có bao gồm:
- Xác định phong cách thiết kế sạp (shop).
- Xác định phân loại thời trang bạn sẽ bán. Ví dụ như: thời trang cao cấp, thời trang mặc nhà, đồ ngủ,...
- Bạn dự định đầu tư bao nhiêu tiền vào shop? Bao gồm các khoản nào?
Lên kế hoạch bán hàng cụ thể và chi tiết
- Các khoản đầu tư có thể tiết kiệm tối đa là gì? Bằng phương pháp nào?
- Chương trình khuyến mãi bán hàng khi khai trương shop?
- Các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng quay lại lần 2,3,...
- Quy mô của shop như thế nào? Bạn có cần nhân viên bán hàng hay không? Nếu cần, bạn sẽ chi trả lương và thưởng cho nhân viên như thế nào?
1.6. Tìm được nguồn hàng giá rẻ
Kinh nghiệm bán quần áo ở chợ tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là bạn phải tìm được nguồn hàng giá rẻ và chất lượng. Có rất nhiều cách để tìm được nguồn hàng giá rẻ đó là:
- Bạn hãy đến các chợ sỉ quần áo giá rẻ trên địa bàn, khu vực.
- Tham khảo thêm các nguồn hàng chất lượng giá tốt ở thị trường nước ngoài.
Hãy tổng hợp thông tin của các nguồn cung cấp quần áo. Sau đó phân tích, so sánh ưu nhược điểm để chọn ra nhà phân phối phù hợp nhất với phong cách thời trang và quy mô của shop.
Nguồn hàng là yếu tố quyết định đến hiệu quả thành công trong kinh doanh quần áo
1.7. Xây dựng kỹ năng bán hàng
Kinh năng bán hàng đóng vai trò quan trọng quyết định trực tiếp đến sự thành bại khi kinh doanh bán hàng trực tiếp ở chợ. Vì vậy để bán hàng thành công và bền vững, bạn nhất định cần phải trau dồi kỹ năng này. Dưới đây là một số những kỹ năng giúp bạn bán hàng hiệu quả hơn:
- Kỹ năng thăm dò khách hàng.
- Kỹ năng đặt câu hỏi để gợi mở nhu cầu mua hàng của khách
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng xử lý tình huống khi khách hàng từ chối, trả giá,...
- Kỹ năng từ chối những yêu sách của khách hàng một cách khéo léo.
- Kỹ năng dẫn dắt khách hàng từ khi gặp gỡ đến khi mua hàng.
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng.
- Kỹ năng quản lý công việc và thời gian.
Những kỹ năng này sẽ giúp bạn lấy được lòng khách. Từ đó bán được hàng và quản lý công việc hiệu quả mà không phải làm việc quá sức.
Kỹ năng tư vấn thuyết phục khách mua hàng
1.8. Quan sát và đánh giá khách hàng
Để giao tiếp với khách hàng thành công, bạn cần phải học và rèn luyện kỹ năng quan sát và đánh giá khách hàng. Sau khi đã quan sát để hiểu phần nào khách hàng, tiếp theo bạn hãy khéo léo sử dụng nghệ thuật giao tiếp để chinh phục khách hàng nhé.
Dưới đây là một số mẹo ứng xử với một số kiểu khách hàng phổ biến:
- Khách hàng là người phóng khoáng: Bạn hãy nhanh nhẹn, vui vẻ trò chuyện, tạo sự thích thú cho khách hàng.
- Khách hàng là người do dự: Bạn hãy đưa ra những đề nghị giúp họ quyết định vấn đề. Và bạn có thể đưa ra các ưu đãi để thuyết phục họ. Ví dụ: Chị lấy luôn 3 cái áo này e sẽ giảm chi 10%. Hoặc "Em gói cái váy này lại cho chị nhé, chị mặc nó đẹp lắm",...
- Khách hàng là người tính toán và muốn tiết kiệm: Bạn hãy bán với giá tốt nhất có thể. Đồng thời để đảm bảo lợi ích của shop, bạn có thể mang đến cho khách hàng một cơ hội tiết kiệm là mua combo hoặc mua nhiều sản phẩm cùng lúc để được giảm giá.
- Khách hàng là người lịch sự: Bạn hãy lịch sự, chân thành với họ. Họ sẽ là những người khách hàng thân thiết của bạn trong tương lai.
- Khách hàng là người hách dịch. Bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh, lắng nghe và chiều lòng họ một chút. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng quá hách dịch, bạn hãy khéo léo từ chối tránh để gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của shop về sau.
Kỹ năng ứng phó với các kiểu khách hàng
1.9. Xây dựng các chương trình khuyến mại
Xây dựng các chương trình khuyến mại cũng là một trong những kinh nghiệm bán quần áo ở chợ hiệu quả. Để thu hút khách hàng bạn có thể làm các banner, standee đứng để quảng bá cho shop và các chương trình khuyến mãi của shop. Tùy theo khả năng tài chính, bạn có thể tham khảo một số chương trình khuyến mãi dành cho shop quần áo:
- Mua theo combo
- Giảm giá từ sản phẩm thứ 2.
- Chiết khấu % khi mua với hóa đơn trên (số tiền)
- Mua quần áo thời trang tặng phụ kiện.
1.10. Giữ vững tinh thần
Bài học kinh nghiệm bán quần áo ở chợ từ các tiểu thương đã buôn bán nhiều năm là bạn phải kiên nhẫn, giữ vững tinh thần. Bởi lẽ, khách ở chợ rất đa dạng với nhiều nhóm tính cách khách hàng khác nhau. Thế nên, hàng ngày bạn có thể sẽ phải tiếp xúc với nhiều khách hàng khó tính, chi li, hách dịch,... Bên cạnh đó, bạn sẽ gặp nhiều áp lực khi bán không được hàng. Bởi lẽ, quần áo không phải là nhu cầu thực sự thiết yếu cần mua sắm mỗi ngày.
Trong những trường hợp không như ý, bạn hãy giữ vững niềm tin thành công đang đợi bạn ở phía trước. Luôn lạc quan trong mọi tình huống sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn thử thách để tiến bước trên con đường thành công.
Bán hàng ở chợ cần kiên nhẫn, niềm nở với khách hàng
1.11. Trau dồi kỹ năng bán hàng
Trong quá trình bán hàng ở chợ, bạn hãy chiêm nghiệm và tự mình đúc kết những kinh nghiệm giao tiếp bán hàng. Quan trọng nhất là bạn cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức về thời trang. Từ ưu - nhược điểm của các chất vải, những lưu ý cần biết khi sử dụng và bảo quản cho đến cách phối quần áo,...
Bên cạnh đó bạn cũng cần nâng cao một số kỹ năng như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phán đoán - nhận biết khách hàng, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng giao tiếp bán hàng,...
Kỹ năng bán hàng của bạn càng tốt, bạn sẽ dễ dàng xây dựng niềm tin với khách hàng. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của shop.
2. Một số sai lầm cần tránh khi mở shop quần áo ở chợ
Dù là kinh doanh online hay kinh doanh bán hàng trực tiếp ở chợ thì cũng không tránh khỏi được có lúc gặp phải những sai lầm. Theo kinh nghiệm bán quần áo ở chợ từ những người đã thành công là bạn cần phải đặc biệt tránh những sai lầm sau.
2.1. Nhập quá nhiều hàng
Quần áo là một trong những mặt hàng dễ tồn kho và dễ mất giá nhất. Chỉ cần qua mốt là bạn không thể bán được hàng nữa. Để tránh hàng tồn kho và bị đọng vốn, bạn không nên nhập quá nhiều mẫu quần áo hoặc quá nhiều sản phẩm mỗi mẫu. Việc nhập hàng nhiều có thể được chiết khấu với giá sỉ tốt, tuy nhiên cũng sẽ để lại nhiều rủi ro. Vì vậy bạn không nên nhập nhiều, tốt hơn hết là bán đến đâu nhập đến đó.
Nhập hàng quá nhiều dẫn đến lỗi mốt
2.2. Kinh doanh theo phong trào
Bạn nên kinh doanh quần áo thời trang theo xu hướng, thị yếu thị trường chứ không nên kinh doanh quần áo theo phong trào. Việc chạy theo phong trào sẽ làm bạn phải mệt mỏi trong việc tính toán nhập hàng, quản lý hàng hóa. Thêm nữa nó còn khiến bạn phải lo lắng về rủi ro tồn kho quần áo khi phong trào hạ nhiệt.
2.3. Sản phẩm quần áo thiếu tính độc đáo
Những sản phẩm nhạt nhẽo, khó phối với những sản phẩm khác và không thể hiện được phong cách thời trang sẽ không thể thu hút khách hàng. Để kinh doanh quần áo ở chợ hiệu quả, tốt hơn hết là bạn nên tránh xa và không nhập những mẫu quần áo này. Nếu bạn không tự tin vào khiếu thời trang của mình, bạn nên nhờ sự trợ giúp từ những người có thẩm mỹ thời trang để nhập được những sản phẩm độc đáo nhất giúp thu hút khách hàng nhé.
Sản phẩm phổ thông, không có gì đặc biệt
2.4. Không có chương trình chăm sóc khách hàng
Bán quần áo ở chợ thì sao phải chăm sóc khách hàng? Đây là tư duy rất sai lầm. Dù là bán hàng ở đâu đi chăng nữa thì việc chăm sóc khách hàng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để kinh doanh bền vững và có một lượng khách hàng trung thành. Kinh nghiệm bán quần áo ở chợ đó là có nhóm khách hàng thân thiết, thường xuyên đăng vào đó những mẫu mã mới hay những chương trình ưu đãi đang chạy của cửa hàng. Tại nhóm khách hàng thân thiết, nếu khách có nhu cầu nào, bạn cũng phải giải đáp nhanh chóng, thân thiện để tạo sự hài lòng cho khách hàng.
2.5. Không có chiến lược cạnh tranh cụ thể
Nếu không có kế hoạch kinh doanh, không có chiến lược cạnh tranh thì chắc chắn bạn sẽ không đủ khả năng để cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hiện nay. Để bán hàng ở chợ hiệu quả, chốt được nhiều sản phẩm và cạnh tranh được với các gian hàng khác ở chợ và khu vực lân cận thì bạn cần xây dựng chiến lược cụ thể theo từng thời điểm. Gạt bỏ hoàn toàn suy nghĩ bán hàng theo kiểu tư duy “ đến đâu tính đến đó”.
Bán hàng quần áo ở chợ cũng cần có chiến lược cạnh tranh
2.6. Bỏ qua việc trau dồi kỹ năng bán hàng
Việc thiếu kỹ năng bán hàng có thể gây ra những thiệt hại như:
- Không thể thuyết phục khách mua hàng: Thiếu kỹ năng bán hàng, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc phán đoán, phân tích hàng vi và thuyết phục khách hàng mua hàng.
- Không bán được hàng: Bạn có thể bỏ qua nhiều cơ hội bán hàng vì thiếu kỹ năng bán hàng.
- Mất khách: Bạn có thể mất đi lượng lớn khách hàng thân thiết vào tay đối thủ cạnh tranh.
- Ảnh hưởng uy tín của shop: Bạn thiếu đi kỹ năng ứng xử khéo léo với khách hàng. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của shop.
Nếu tình trạng này kéo dài, shop của bạn sẽ kinh doanh rất ì ạch, thậm chí là phá sản. Có thể nói kỹ năng bán hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của các shop.
3. Kết luận
Trên đây là tổng hợp chi tiết các kinh nghiệm bán quần áo ở chợ hiệu quả cho bạn tham khảo. Với những kinh nghiệm chia sẻ ở trên chắc chắn sẽ giúp quá trình kinh doanh của bạn được thuận lợi và suôn sẻ hơn. Để học cách buôn bán quần áo hiệu quả, điều quan trọng vẫn là trang bị kiến thức học kinh doanh vững chắc, có tư duy chiến lược và biết cách áp dụng kinh nghiệm vào thực tiễn.
Chúc các bạn kinh doanh gặt hái được nhiều thành công.
10/12/2019
4937 Lượt xem
20 ý tưởng cho chương trình khuyến mại mới lạ, thu hút
Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng vào cuối năm tăng cao, họ sẵn sàng mua cho mình và người thân bất cứ thứ gì. Vậy, bạn đã có ý tưởng cho chương trình khuyến mãi nào chưa? Nếu vẫn chưa có ý tưởng nào hấp dẫn và có khả năng thu hút được nhiều khách hàng, thì hãy cùng UNICA đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Chương trình khuyến mãi là gì?
Chương trình khuyến mãi là một hình thức tiếp thị nhằm kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng, tăng sự hài lòng và gắn kết với thương hiệu, cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Chương trình khuyến mãi có thể bao gồm nhiều hình thức như giảm giá, tặng quà, bốc thăm, ưu đãi, đồng giá, miễn phí vận chuyển và nhiều hình thức khác.
Chương trình khuyến mãi là một hình thức tiếp thị nhằm kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng
Tại sao nên áp dụng các hình thức khuyến mãi?
Các ý tưởng cho chương trình khuyến mại có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Tăng doanh số bán hàng: Khuyến mãi giúp thu hút sự chú ý của khách hàng, kích thích họ mua nhiều hơn, mua nhanh hơn và mua thường xuyên hơn. Khuyến mãi cũng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế, cũng như tăng giá trị đơn hàng trung bình.
- Tăng thị phần: Khuyến mãi giúp tăng sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với thương hiệu, cũng như tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Khuyến mãi cũng giúp thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, và tăng sự trung thành của khách hàng.
- Tăng lợi nhuận: Khuyến mãi giúp tăng doanh thu, giảm chi phí, và tối ưu hóa lợi nhuận. Khuyến mãi có thể giúp giảm chi phí bằng cách thanh lý hàng tồn kho, giảm chi phí quảng cáo và tận dụng các nguồn lực sẵn có. Khuyến mãi cũng có thể tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách tăng giá trị thêm cho khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng tái mua.
Các hình thức khuyến mãi có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Các bước xây dựng chương trình khuyến mãi cho sản phẩm
Để xây dựng một ý tưởng cho chương trình khuyến mại hiệu quả, marketer cần thực hiện các bước sau:
1. Bước 1: Xác định mục tiêu, đối tượng khách hàng rõ ràng
Mục tiêu là những gì bạn muốn đạt được thông qua chương trình khuyến mãi, ví dụ như tăng doanh số, tăng thị phần, tăng lợi nhuận, tăng nhận biết thương hiệu, tăng sự hài lòng và trung thành của khách hàng, và nhiều mục tiêu khác. Mục tiêu cần được đặt ra cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có ý nghĩa và có thời hạn.
Đối tượng khách hàng là những người mà bạn muốn hướng đến thông qua chương trình khuyến mãi, ví dụ như khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, khách hàng mới, khách hàng cũ, khách hàng vip,....
Đối tượng khách hàng cần được phân tích và phân loại theo các tiêu chí như đặc điểm cá nhân, hành vi mua hàng, nhu cầu và mong muốn, độ nhạy cảm với giá và nhiều tiêu chí khác.
Xác định mục tiêu, đối tượng khách hàng rõ ràng
2. Bước 2: Lựa chọn thời gian khuyến mãi
Thời gian khuyến mãi là khoảng thời gian mà chương trình khuyến mãi được áp dụng, ví dụ như một ngày, một tuần, một tháng, một mùa, một năm, và nhiều khoảng thời gian khác. Thời gian khuyến mãi cần được lựa chọn sao cho phù hợp với mục tiêu, đối tượng khách hàng, sản phẩm và thị trường. Ngoài ra, thời gian khuyến mãi cũng cần được tạo ra sao cho khiến khách hàng cảm thấy tò mò và hấp dẫn.
3. Bước 3: Xác định thông điệp cho ý tưởng khuyến mãi
Thông điệp là những gì bạn muốn truyền đạt đến khách hàng thông qua chương trình khuyến mãi ví dụ như lợi ích, giá trị, ưu điểm, sự độc đáo, sự hấp dẫn,.... Thông điệp cần được xác định sao cho rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và thuyết phục. Thông điệp cũng cần được xác định sao cho phù hợp với mục tiêu, đối tượng khách hàng, sản phẩm và thị trường.
Xác định thông điệp cho ý tưởng khuyến mãi
4. Bước 4: Lựa chọn hình thức khuyến mãi
Hình thức khuyến mãi là cách thức mà bạn áp dụng chương trình khuyến mãi cho sản phẩm ví dụ như giảm giá, tặng quà, bốc thăm, ưu đãi, đồng giá, miễn phí vận chuyển và nhiều hình thức khác.
Hình thức khuyến mãi cần được lựa chọn sao cho phù hợp với mục tiêu, đối tượng khách hàng, sản phẩm và thị trường. Hình thức khuyến mãi cũng cần được lựa chọn sao cho tạo ra sự hấp dẫn, sự cạnh tranh và sự khác biệt cho sản phẩm.
5. Bước 5: Lên kế hoạch chi tiết
Kế hoạch chi tiết là bản kế hoạch cụ thể về các hoạt động cần thực hiện để triển khai chương trình khuyến mãi, ví dụ như xác định ngân sách, phân bổ nguồn lực, lựa chọn kênh truyền thông, thiết kế nội dung, thực hiện kiểm tra,... Kế hoạch chi tiết cần được lên sao cho rõ ràng, đầy đủ, hợp lý và khả thi. Kế hoạch chi tiết cũng cần được lên sao cho phù hợp với mục tiêu, đối tượng khách hàng, sản phẩm và thị trường.
Lên kế hoạch chi tiết
6. Bước 6: Triển khai và theo dõi
Triển khai là quá trình thực hiện các hoạt động theo kế hoạch chi tiết để áp dụng chương trình khuyến mãi cho sản phẩm, ví dụ như thông báo, quảng cáo, phát hành, phân phối, bán hàng,... Việc triển khai cần được thực hiện sao cho nhanh chóng, hiệu quả và chất lượng.
Theo dõi là quá trình thu thập, phân tích và đánh giá các dữ liệu liên quan đến chương trình khuyến mãi, ví dụ như số lượng khách hàng, doanh số bán hàng, lợi nhuận, thị phần, nhận biết thương hiệu, hài lòng và trung thành của khách hàng và nhiều dữ liệu khác. Theo dõi cần được thực hiện sao cho liên tục, chính xác và kịp thời.
7. Bước 7: Tổng kết, đánh giá
Tổng kết là quá trình tổng hợp, so sánh và rút ra các kết luận về kết quả đạt được của chương trình khuyến mãi, ví dụ như mức độ hoàn thành mục tiêu, mức độ hài lòng của khách hàng, mức độ hiệu quả của hình thức khuyến mãi và nhiều kết luận khác. Tổng kết cần được thực hiện sao cho khách quan, trung thực và toàn diện.
Đánh giá là quá trình đưa ra các nhận xét, gợi ý và khuyến nghị về chương trình khuyến mãi, ví dụ như những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, cải tiến, gợi ý và khuyến nghị khác. Đánh giá cần được thực hiện sao cho hữu ích, thiết thực và hướng tới việc cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
Tổng kết, đánh giá
Trở thành chuyên gia Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn làm chủ kiến thức về hệ thống và mạng lưới markeitng. Đồng thời, bạn cũng có thể tránh được những sai lầm về Marketing truyền thống để tăng lợi nhuận cho chính doanh nghiệp của mình.
[course_id:252,theme:course]
[course_id:622,theme:course]
[course_id:407,theme:course]
20 ý tưởng cho chương trình khuyến mại giúp tăng doanh số
Sau đây là 20 ý tưởng cho chương trình khuyến mại giúp tăng doanh số gấp đôi:
1. Mua 1 tặng 1
Mua 1 tặng 1 là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua một sản phẩm, họ sẽ được tặng một sản phẩm cùng loại hoặc khác loại. Mua 1 tặng 1 giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua nhiều hơn, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Mua 1 tặng 1 cũng giúp giảm chi phí bằng cách thanh lý hàng tồn kho, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực và tạo ra lợi thế cạnh tranh.
>>> Xem thêm khóa học “30 tuyệt chiêu gia tăng doanh số ngay lập tức”
Mua 1 tặng 1
2. Chiết khấu theo số tiền
Chiết khấu theo số tiền là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua hàng với số tiền từ một mức nhất định trở lên, họ sẽ được giảm một số tiền cố định. Chiết khấu theo số tiền giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua nhiều hơn, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Chiết khấu theo số tiền cũng giúp tăng lợi nhuận bằng cách tăng giá trị thêm cho khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng tái mua.
3. Miễn phí vận chuyển
Miễn phí vận chuyển giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua hàng online, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Miễn phí vận chuyển cũng giúp giảm chi phí bằng cách tận dụng các kênh vận chuyển có sẵn, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực và tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Miễn phí vận chuyển giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua hàng online
4. Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm
Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua một số lượng nhất định sản phẩm hoặc một số loại sản phẩm khác nhau, họ sẽ được giảm một phần trăm hoặc một số tiền cố định.
Ý tưởng cho chương trình khuyến mại này giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua nhiều hơn, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm cũng giúp tăng lợi nhuận bằng cách tăng giá trị thêm cho khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng tái mua.
5. Giờ vàng, ngày vàng và tuần lễ vàng
Giờ vàng, ngày vàng và tuần lễ vàng là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Khách hàng sẽ được hưởng các ưu đãi đặc biệt, ví dụ như giảm giá, tặng quà, bốc thăm và nhiều ưu đãi khác.
Đây là hình thức giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua nhanh hơn, mua thường xuyên hơn và mua đa dạng hơn. Giờ vàng, ngày vàng và tuần lễ vàng cũng giúp tăng thị phần bằng cách tăng sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với thương hiệu, cũng như tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
>> Xem thêm: Coupon là gì? Sự khác biệt giữa coupon và voucher
Bạn có thể khuyến mãi trong khung giờ vàng
6. Chương trình bốc thăm trúng thưởng
Đây là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua hàng, họ sẽ có cơ hội tham gia bốc thăm để nhận được các phần quà có giá trị, ví dụ như tiền mặt, điện thoại, xe máy và nhiều phần quà khác.
Chương trình bốc thăm trúng thưởng giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua hàng để có cơ hội trúng thưởng, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Chương trình bốc thăm trúng thưởng cũng giúp tăng thị phần bằng cách tăng sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với thương hiệu, cũng như tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
7. Thẻ thành viên tích điểm
Thẻ thành viên tích điểm là một trong các chương trình khuyến mãi hay nhất, khách hàng sẽ được tích lũy một số điểm tương ứng với số tiền mua hàng. Các điểm này có thể được đổi lấy các ưu đãi hoặc quà tặng trong các lần mua hàng sau.
Ý tưởng cho chương trình khuyến mại này giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua thường xuyên hơn, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Thẻ thành viên tích điểm cũng giúp tăng sự trung thành của khách hàng bằng cách tăng sự gắn kết và tạo ra sự ưu ái với thương hiệu.
Thẻ thành viên tích điểm
8. Đồng giá
Đồng giá là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua hàng, họ sẽ chỉ phải trả một mức giá cố định cho tất cả các sản phẩm hoặc một số loại sản phẩm nhất định. Đồng giá giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua nhiều hơn, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Ý tưởng cho chương trình khuyến mại này cũng giúp giảm chi phí bằng cách thanh lý hàng tồn kho, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực và tạo ra lợi thế cạnh tranh.
9. Tặng kèm sản phẩm hoặc dịch vụ
Đây là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua một sản phẩm hoặc dịch vụ, họ sẽ được tặng kèm một sản phẩm hoặc dịch vụ khác có liên quan hoặc bổ sung. Tặng kèm sản phẩm hoặc dịch vụ giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua hàng, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Ý tưởng cho chương trình khuyến mại này cũng giúp tăng lợi nhuận bằng cách tăng giá trị thêm cho khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng tái mua.
Tặng kèm sản phẩm hoặc dịch vụ
10. Ưu đãi khách vip
Ưu đãi khách vip là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua hàng với số tiền hoặc số lần mua hàng từ một mức nhất định trở lên, họ sẽ được hưởng các ưu đãi đặc biệt, ví dụ như giảm giá, tặng quà, bốc thăm, và nhiều ưu đãi khác.
Ưu đãi khách vip giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua nhiều hơn, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Hình thức này giúp tăng sự trung thành của khách hàng bằng cách tăng sự gắn kết và tạo ra sự ưu ái với thương hiệu.
11. Quà tặng sản phẩm/quà tặng thương hiệu
Quà tặng sản phẩm/quà tặng thương hiệu là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua hàng, họ sẽ được tặng kèm một sản phẩm hoặc một quà tặng có liên quan đến thương hiệu, ví dụ như mũ, áo, bút, ly,...
Ý tưởng cho chương trình khuyến mại này giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua hàng, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Quà tặng sản phẩm/quà tặng thương hiệu cũng giúp tăng thị phần bằng cách tăng sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với thương hiệu, cũng như tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Quà tặng sản phẩm/quà tặng thương hiệu
12. Bắt đầu dùng thử 10 ngày
Dùng thử sản phẩm là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng đăng ký dùng thử một sản phẩm hoặc dịch vụ, họ sẽ được dùng thử miễn phí trong 10 ngày. Việc này giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ, tăng sự hài lòng của khách hàng, cũng như tăng khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế. Ý tưởng cho chương trình khuyến mại cũng giúp tăng lợi nhuận bằng cách tăng giá trị thêm cho khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng tái mua.
13. Làm tròn giá
Làm tròn giá là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua hàng, họ sẽ chỉ phải trả một mức giá làm tròn, ví dụ như 99.000 đồng thay vì 99.900 đồng, hoặc 10.000 đồng thay vì 10.500 đồng.
Hình thức này giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua hàng, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Ý tưởng cho chương trình khuyến mại cũng giúp tăng lợi nhuận bằng cách tăng giá trị thêm cho khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng tái mua.
Làm tròn giá là hình thức khuyến mãi
14. Nguyên tắc 80-20
Nguyên tắc 80-20 là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua hàng, họ sẽ được giảm 80% giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ thấp nhất trong đơn hàng hoặc được tặng 20% giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ cao nhất trong đơn hàng.
Nguyên tắc này giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua nhiều hơn, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Chương trình khuyến mại này cũng giúp tăng lợi nhuận bằng cách tăng giá trị thêm cho khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng tái mua.
15. Khuyến mại ngẫu nhiên
Khuyến mại ngẫu nhiên là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua hàng, họ sẽ không biết trước mình sẽ được hưởng những ưu đãi nào, mà sẽ được thông báo ngẫu nhiên sau khi thanh toán, ví dụ như giảm giá, tặng quà, bốc thăm,...
Ý tưởng cho chương trình khuyến mại này giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua hàng, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Khuyến mại ngẫu nhiên cũng giúp tăng thị phần bằng cách tăng sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với thương hiệu, cũng như tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Khuyến mại ngẫu nhiên là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua hàng
16. Bảo hành mạnh tay
Đây là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua hàng, họ sẽ được hưởng các chính sách bảo hành ưu việt, ví dụ như bảo hành vĩnh viễn, bảo hành tận nơi, bảo hành miễn phí,... Bảo hành mạnh tay giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua hàng, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Việc bảo hành chu đáo cũng giúp tăng sự trung thành của khách hàng bằng cách tăng sự tin tưởng và tạo ra sự ưu ái với thương hiệu.
17. Giảm giá theo phần trăm
Giảm giá theo phần trăm tức là người mua sẽ được giảm một phần trăm cố định hoặc biến động của giá sản phẩm hoặc dịch vụ. Hình thức này giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua hàng, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Giảm giá theo phần trăm cũng giúp tăng lợi nhuận bằng cách tăng giá trị thêm cho khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng tái mua.
Giảm giá theo phần trăm
18. Tổ chức các cuộc thi
Tổ chức các cuộc thi là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua hàng, họ sẽ có cơ hội tham gia các cuộc thi có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, ví dụ như cuộc thi sáng tạo, cuộc thi trải nghiệm, cuộc thi chia sẻ và nhiều cuộc thi khác.
Ý tưởng cho chương trình khuyến mại này giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua hàng, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Tổ chức các cuộc thi cũng giúp tăng thị phần bằng cách tăng sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với thương hiệu, cũng như tạo ra sự tương tác và sự tham gia của khách hàng.
19. Khách hàng tự do trả giá
Khách hàng tự do trả giá là hình thức khuyến mãi mà khi khách hàng mua hàng, họ sẽ được tự do đề xuất mức giá mà họ muốn trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Hình thức này giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua hàng, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng. Khách hàng trả giá tự do cũng giúp tăng lợi nhuận bằng cách tăng giá trị thêm cho khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng tái mua.
Khách hàng tự do trả giá
20. Bù tiền thừa cho khách hàng bằng quà tặng
Trong hình thức này, họ sẽ không nhận lại tiền thừa, mà sẽ được chọn một quà tặng có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiền thừa. Bù tiền thừa cho khách hàng bằng quà tặng giúp tăng doanh số bằng cách kích thích khách hàng mua hàng, tăng giá trị đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng.
Ý tưởng cho chương trình khuyến mại này cũng giúp tăng thị phần bằng cách tăng sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với thương hiệu, cũng như tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Những điều cần chú ý khi thực hiện các chương trình khuyến mãi
Khi thực hiện chương trình khuyến mãi, bạn cần chú ý tới 3 yếu tố là lợi nhuận, thời điểm và ý nghĩa như sau:
1. Lợi nhuận
Điều này bạn nên rất cần lưu ý tới. Khuyến mãi đúng là mang lại sự thu hút rất tốt từ khách hàng cũng sự lượt chuyển đổi đơn hàng cao, tuy nhiên nếu không biết cách tính toán mức lợi nhuận khi bỏ ra và khi thu về hợp lý bạn có thể sẽ phải đối mặt với việc kinh doanh thua lỗ đấy.
Chú ý tới lợi nhuận khi thực hiện chương trình khuyến mãi
2. Thời điểm
Không phải lúc nào cũng có thể phát động chương trình khuyến mãi, thời điểm thật sự rất quan trọng. Một lời khuyên dành cho bạn muốn thực hiện khuyến mãi, đó là hãy chọn thời điểm mà khách hàng có nhu cầu cao nhất, đó là thời điểm dễ tăng lượt chuyển đổi đơn hàng và đem về doanh thu tốt nhất.
3. Ý nghĩa
Giữa một chương trình khuyến mãi có ý nghĩa hay và đúng thời điểm với một chương trình khuyến mãi chỉ là "phát động theo phong trào" khách hàng hiển nhiên sẽ lựa chọn cái khiến họ thầy gần gũi có thiện cảm hơn rồi. Kể cả là bạn đúng không nào.
Chú ý tới ý nghĩa khi thực hiện chương trình khuyến mãi
Kết luận
Trên đây là những ý tưởng cho chương trình khuyến mãi mà UNICA đã gửi đến độc giả. Với những ý tưởng này, bạn hoàn toàn có thể bắt tay vào tạo một chương trình khuyến mãi để tăng doanh thu cho cửa hàng. Để có thêm nhiều kiến thức thực hiện các chương trình sale mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp mời bạn đọc tham khảo thêm một số khoá học marketing online thực tiễn trên Unica .
09/12/2019
5602 Lượt xem
Lập kế hoạch kinh doanh quán ốc chi tiết kiếm tiền triệu mỗi ngày
Ốc là một món ăn bình dân, được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai kinh doanh cũng đều thành công và đem lại lợi nhuận cao. Trước khi ra quyết định mở quán ốc, bạn cần tìm địa điểm kinh doanh quán ốc sao cho thu hút khách hàng và tránh việc các quán khác “cướp” mất khách của bạn.
Tìm địa điểm kinh doanh quán ốc
Khi lựa chọn kinh doanh quán ốc, bạn không cần phải bỏ ra hàng chục triệu mỗi tháng để thuê mặt bằng quá rộng tại các con đường lớn tại thành phố, dẫn tới việc lãng phí. Bạn có thể dễ dàng tận dụng việc mở quán trong các con ngõ nơi bạn sống hoặc bạn có thể thuê vỉa hè tại các khu chung cư, công viên, trường học với những con số khá rẻ.
Bạn có thể kinh doanh quán ốc vào buổi tối quanh Hồ Tây
Nếu bạn là một người đang sinh sống ở thủ đô Hà Nội và muốn kinh doanh ốc, thì bạn không thể bỏ qua một số con phố bán ốc nổi tiếng được đông đảo “cộng đồng” săn lùng.
Tìm địa điểm kinh doanh quán ốc ở đâu tại Hà Nội? Bạn có thể kinh doanh một quán ốc nhỏ tầm 15 đến 20 bàn ở những cung đường dọc Thụy Khuê - Tây Hồ. Tuy nhiên bạn lưu ý rằng, khách tới đây rất đông thì việc những quán vỉa hè khác đã có tên tuổi khiến bạn thời gian đầu rất khó cạnh tranh.
Còn nếu bạn không thể chen chân được khu Hồ Tây thì hãy thử tìm kiếm một địa điểm kinh doanh tại Duy Tân, Hoàn Kiếm. Nhắc đến những quán ốc ngon ở Hà Nội thì bạn không nên bỏ qua đoạn đường Duy Tân.
Bạn cũng có thể kinh doanh ốc tại khu vực Mỹ Đình, với vị trí gần khu trường học, gần bến xe Mỹ Đình, dễ kinh doanh lại đông dân cư cũng giúp bạn có thể bán được hàng hiệu quả.
Tìm địa điểm kinh doanh quán ốc đâu cho xa khi bạn có thể kinh doanh ngay tại chợ ốc Nghĩa Tân. Khi Nghĩa Tân đã là một một khu chợ đã quá nổi tiếng với ẩm thực độc đáo của Hà Nội. Bạn có thể tìm được một địa điểm để thuê mặt bằng theo tháng để mở một sạp ốc nhỏ với những món ốc luộc, ốc xào dừa, ốc hương.
Ngoài những địa điểm mà UNICA gợi ý cho bạn, bạn cũng có thể kinh doanh tốt tại các ngõ hẻm, những vỉa hè, quán nước xung quanh các trường đại học, trường học lớn tại thành phố.
Tuy nhiên, nếu có ý định mở quá ốc tại nhà thì việc tìm địa điểm kinh doanh quán ốc là không cần thiết. Bạn có thể tận dụng nhà mình để trang trí, sắp xếp quán ốc thật ấn tượng cho ngày khai trường. Vì nhà bạn trong ngõ việc để nhiều người biết đến là khó, vì thế bạn nên quảng cáo như phát tờ rơi để chiêu thị khách đến.
Bạn cũng cần lưu ý rằng, việc tìm địa điểm kinh doanh quán ốc tốt kết hợp với chiến lược kinh doanh hiệu quả thì mới mang về doanh thu cao. Địa điểm chỉ là một yếu tố giúp bạn thu hút khách đến với quán. Còn việc giữ chân khách ở lại với quán lâu dài thì còn liên quán đến nhiều yếu tố khác như chất lượng, giá cả, hương vị của ốc.
Dù tìm địa điểm kinh doanh thuận lợi nhưng việc tồn tại và phát triển phụ thuộc hết vào tài buôn bán của bạn
Bạn cũng có thể tham khảo thêm khóa học “Kinh doanh quán ốc” của giảng viên Đỗ Gia Trân trên UNICA để biết cách làm những món ốc và cách pha chấm nước ốc đúng chuẩn. Thêm nữa, khóa học còn giúp bạn có thêm kỹ năng vận hành quán ốc một cách chi tiết từ A đến Z.
Mở quán ốc vỉa hè có cần giấy phép kinh doanh không ?
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần xét đến việc bản thân bạn là một cá nhân mở quán nướng vỉa hè, quy mô nhỏ chừng 10 đến 15 bàn và sử dụng dưới hình thức thuê vỉa hè để sử dụng thì bạn cần tham khảo tại quy định K2 điều 66 Nghị định 78/2015/ NĐ -CP về đăng kí kinh doanh.
Cụ thể, “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”.
Theo đó, nếu bạn kinh doanh vỉa hè nhưng mặt bằng là trước nhà bạn thì bạn cần phải xin giấy phép kinh doanh gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung Ương quy định.
Bạn cần tham khảo thêm ý kiến của những người am hiểu luật kinh doanh để xem xét việc mở quán ốc có cần ĐKKD không?
Còn việc bạn kinh doanh tại các vỉa hè, khu chợ thì bạn cần phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương mới được phép kinh doanh. Nếu bạn cố tính ngồi bán thì bạn sẽ coi là chiếm đoạt vỉa hè để làm việc trái quy định có thể bị phạt tiền rất lớn.
Tóm lại tìm địa điểm kinh doanh quán ốc bạn cần liên hệ đến những văn phòng am hiểu pháp luật để hỏi ý kiến trước khi kinh doanh, cũng như các thủ tục làm giấy phép kinh doanh một cách nhanh nhất.
>> Hút hồn khách hàng với thực đơn quán ốc “chất lừ”
>> Lập kế hoạch kinh doanh quán ốc kiếm tiền triệu mỗi ngày
>> Kinh doanh đồ ăn vặt online thành công với 3 bí quyết hay, độc đáo
09/12/2019
455 Lượt xem
Kinh nghiệm kinh doanh thời trang công sở
Đối với ngành thời trang, việc đưa ra những ý tưởng mới và sáng tạo không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để chứng minh sức hút và sự độc đáo của mình. Đối với những người mới bắt đầu trong lĩnh vực thời trang công sở, việc này có thể là thách thức tương đối lớn. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì trong nội dung hôm nay, chúng tôi sẽ liệt kê những kinh nghiệm kinh doanh thời trang công sở. Hãy cùng bắt tìm hiểu với Unica thôi nào.
Kinh nghiệm kinh doanh thời trang công sở
Muốn kinh doanh thời trang công sở, bạn cần chuẩn bị vốn, nghiên cứu thị trường, địa điểm mở cửa hàng, chọn mặt hàng và style riêng,... Cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị vốn kinh doanh
Một trong những yếu tố quan trọng khi kinh doanh thời trang công sở là vốn kinh doanh. Bạn cần chuẩn bị một số vốn kinh doanh đủ để nhập hàng, thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng, quảng cáo và chi trả các chi phí khác.
Bạn cần tính toán kỹ lưỡng nguồn vốn kinh doanh của mình gồm vốn tự có và vốn vay. Hãy lựa chọn những nguồn vốn vay uy tín, lãi suất thấp và có thời hạn trả nợ hợp lý. Bạn cần quản lý vốn kinh doanh một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tối ưu lợi nhuận.
Một trong những yếu tố quan trọng khi kinh doanh thời trang công sở là vốn kinh doanh
2. Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu
Nghiên cứu thị trường thời trang bao gồm xu hướng, nhu cầu, sở thích, thị hiếu và khả năng chi trả của khách hàng. Bạn cần xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa trên độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, vị trí địa lý và hành vi mua sắm.
Bạn cần phân tích thế mạnh, thế yếu, cơ hội và thách thức của thị trường thời trang công sở. Ngoài ra, bạn cũng cần định hướng sản phẩm, giá cả, chất lượng và dịch vụ của cửa hàng theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu.
Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu
3. Địa điểm mở cửa hàng
Một mẹo nhỏ khi kinh doanh thời trang công sở là nên chọn địa điểm mở cửa hàng thuận lợi, dễ tiếp cận và thu hút khách hàng. Bạn cần chọn một địa điểm mở cửa hàng có lượng người qua lại đông đúc, có nhu cầu mua sắm cao, có sự cạnh tranh ít hoặc vừa phải. Không gian cửa hàng cần rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ và an toàn.
Nên chọn một địa điểm mở cửa hàng có lượng người qua lại đông đúc, có nhu cầu mua sắm cao, có sự cạnh tranh ít hoặc vừa phải
4. Lựa chọn mặt hàng thời trang và tạo dựng style riêng
Và để có thể thu hút được khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh này thì đòi hỏi bạn phải xác định được mặt hàng thời trang công sở mà mình định kinh doanh. Đây là kinh nghiệm kinh doanh thời trang công sở được các thương hiệu nổi tiếng áp dụng. Đầu tiên, hãy xác định đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến, là nam hay nữ. Sau đó, xác định mặt hàng cần phục vụ cho đối tượng đó. Để tiện quản lý tất cả các sản phẩm bạn cần gắn mã cho từng sản phẩm (SKU) như vậy sẽ dễ dàng quản lý tránh thất thoát.
Lựa chọn mặt hàng thời trang và tạo dựng style riêng
5. Trang trí cửa hàng bắt mắt
Trang trí cửa hàng một cách đẹp mắt, sáng tạo nhưng không kém phần hài hòa sẽ giúp bạn thu hút nhiều khách tới cửa hàng. Hãy sử dụng các màu sắc, ánh sáng, âm thanh, hương thơm và vật dụng trang trí phù hợp.
Bạn cần chú ý tới cách sắp xếp, bày biện và trưng bày quần áo một cách khoa học, ngăn nắp và gọn gàng. Hãy tạo ra những góc check in đẹp để khách hàng có thể chụp những bức ảnh của mình. Sau khi những bức ảnh này được đăng tải lên mạng xã hội, đây sẽ là một kênh truyền thông gián tiếp cho chính shop quần áo của bạn.
6. Đặt tên shop dễ nhớ
Muốn khách hàng nhớ tới thương hiệu của bạn, hãy đặt tên shop một cách ngắn gọn, rõ ràng và hấp dẫn. Tên cửa hàng cần có ý nghĩa, liên quan và phản ánh được style, sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng. Hãy dùng những cái tên dễ phát âm, dễ viết, độc đáo, không trùng với những cửa hàng khác. Ngoài ra, tên shop cũng cần thể hiện được phong cách và cá tính cửa thương hiệu.
Đặt tên shop dễ nhớ
7. Chuẩn bị các loại giấy tờ đầy đủ
Một trong những kinh nghiệm kinh doanh thời trang công sở là chuẩn bị giấy tờ cần thiết. Bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ để đăng ký kinh doanh, thuế, bảo hiểm, bản quyền, nhãn hiệu và các giấy tờ khác. Các loại giấy tờ này cần chính xác, đầy đủ và hợp pháp. Hãy chuẩn bị các loại giấy tờ trước khi bắt đầu kinh doanh để tránh những rắc rối có thể xảy ra.
8. Chiến lược marketing
Bạn cần xây dựng và thực hiện một chiến lược marketing gồm mục tiêu, phương thức, nội dung, kênh và đo lường kết quả. Bạn cần xây dựng và thực hiện một chiến lược marketing phù hợp với đối tượng khách hàng, ngân sách và mục tiêu kinh doanh của mình.
Trong quá trình thực hiện, bạn nên sử dụng biển bảng, tờ rơi, áp phích, banner, mạng xã hội, website, email, tin nhắn, video, podcast, blog, vlog và nhiều kênh khác để truyền thông cho cửa hàng của mình.
Để kích thích nhu cầu mua sắm và tăng tỷ lệ khách hàng quay trở lại cửa hàng, bạn nên áp dụng thêm những chương trình khuyến mãi, ưu đãi, thẻ hội viên,... Đặc biệt là và những dịp lễ tết thì việc đưa ra những chương trình khuyến mãi này là cực kỳ quan trọng.
Để kích thích nhu cầu mua sắm nên áp dụng thêm những chương trình khuyến mãi, ưu đãi, thẻ hội viên,...
9. Thái độ phục vụ ân cần, chu đáo
Thái độ phục vụ ân cần, chu đáo chính là chìa khóa khiến khách hàng muốn quay lại cửa hàng của bạn. Bởi vậy, bạn cần cân nhắc kỹ trong khâu tuyển dụng nhân sự. Sau khi tuyển dụng, bạn cần có quy trình đào tạo rõ ràng và chuyên sâu để đảm bảo nhân viên có được thái độ phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình và ân cần.
Ngoài ra, bạn cũng cần lắng nghe, tiếp thu và giải đáp những thắc mắc, ý kiến và phản hồi của khách hàng. Từ đó cải thiện và khắc phục những sai sót trong quá trình bán hàng để tạo tạo sự thoải mái, tin tưởng và hài lòng cho khách hàng.
Thái độ phục vụ ân cần, chu đáo chính là chìa khóa khiến khách hàng muốn quay lại cửa hàng
Học thêm các kỹ năng mềm cũng như những kiến thức quan trọng trong kinh doanh bằng cách đăng ký khoá học online trên Unica. Khoá học kinh doanh với giảng viên là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sẽ giúp bạn trở thành một người kinh doanh tài ba, có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình kinh doanh của mình.
[course_id:923,theme:course]
[course_id:1073,theme:course]
[course_id:835,theme:course]
Những sai lầm cần tránh trong kinh doanh thời trang công sở
Ngoài những kinh nghiệm kinh doanh thời trang công sở hiệu quả trên, bạn cũng cần tránh những sai lầm sau đây khi kinh doanh mặt hàng này:
1. Ôm hàng với số lượng lớn
Một sai lầm cần tránh trong kinh doanh thời trang công sở là ôm hàng với số lượng lớn. Bạn cần nhập hàng với số lượng vừa phải, phù hợp với nhu cầu và khả năng bán hàng của mình. Đừng nhập hàng với số lượng lớn vì có thể gây ra tình trạng tồn kho, khó hoàn vốn, mất thời gian và mất cơ hội kinh doanh. Chỉ nhập hàng với số lượng lớn khi có những lý do chính đáng như có đơn hàng lớn, có chương trình khuyến mãi, có mùa cao điểm hoặc có nguồn hàng đặc biệt.
Nên ưu tiên mở cửa hàng tại những địa điểm có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng
2. Chuẩn bị trước vụ mùa
Một sai lầm cần tránh trong kinh doanh thời trang công sở là chuẩn bị trước vụ mùa. Bạn cần tránh chuẩn bị trước vụ mùa quá sớm hoặc quá muộn, gây ra tình trạng lỗi mốt, lỗi thời, lỗi mùa hoặc hết hàng. Hãy chuẩn bị hàng một cách hợp lý, khoảng 1-2 tháng trước mỗi vụ mùa để có thể cập nhật, bán và thanh lý hàng một cách kịp thời.
3. Kinh doanh quá nhiều mặt hàng
Bạn nên kinh doanh một số mặt hàng thời trang công sở chủ lực, phù hợp với định hướng, style và thương hiệu của cửa hàng. Đừng kinh doanh quá nhiều mặt hàng cùng một lúc vì có thể gây ra tình trạng lẫn lộn, rối rắm, mất tập trung.
Đừng kinh doanh quá nhiều mặt hàng cùng một lúc
4. Giá cả thiếu sự cạnh tranh
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh trong kinh doanh. Theo kinh nghiệm kinh doanh thời trang công sở, bạn cần đưa ra mức giá bán hợp lý, cạnh tranh và phù hợp với chất lượng của quần áo.
Tránh đưa ra mức giá bán quá cao, quá thấp hoặc không ổn định, gây ra tình trạng mất khách hàng, mất uy tín, mất lợi nhuận hoặc mất cân bằng thị trường. Hãy đưa ra mức giá bán dựa trên các yếu tố như giá nhập, chi phí, lợi nhuận, giá trị, chất lượng, thị trường và khách hàng.
5. Thu hút khách bằng cách bán phá giá
Nhiều chủ doanh nghiệp thực hiện chiến lược bán phá giá với mong muốn thanh lý hàng tồn kho nhanh. Tuy nhiên, đây không phải là chiến lược khôn ngoan, thậm chí còn là một nước đi có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp bạn.
Muốn cạnh tranh lâu dài, tốt nhất là bạn cần bán hàng với mức giá hợp lý, cạnh tranh và phù hợp với chất lượng của quần áo. Đừng bán hàng với mức giá quá rẻ, dưới giá thị trường hoặc dưới giá nhập, gây ra tình trạng mất uy tín, mất chất lượng, mất lợi nhuận hoặc bị cạnh tranh bất lợi.
Muốn cạnh tranh lâu dài, tốt nhất là bạn cần bán hàng với mức giá hợp lý, cạnh tranh và phù hợp với chất lượng của quần áo
6. Không có chương trình chăm sóc khách hàng
Một sai lầm cần tránh trong kinh doanh thời trang công sở là không có chương trình chăm sóc khách hàng. Việc chăm sóc khách hàng là để duy trì, phát triển và tăng cường mối quan hệ tốt với khách hàng. Do đó, không chăm sóc khách hàng đồng nghĩa với việc sẽ mất khách hàng, mất niềm tin, mất lợi thế cạnh tranh hoặc mất cơ hội kinh doanh. Bạn cần có chương trình chăm sóc khách hàng bằng cách tạo ra những ưu đãi, khuyến mãi, tặng quà, tích điểm, giới thiệu, phản hồi và hỗ trợ cho khách hàng.
Kết luận
Với những kinh nghiệm kinh doanh thời trang công sở và khóa học kinh doanh thời trang mà Unica chia sẻ, chắc chắn sẽ giúp bạn vận dụng thành công vào mô hình kinh doanh mà mình đã, đang và sẽ thực hiện. Ngoài ra bạn cũng tham khảo thêm các kinh nghiệm làm đại lý thời trang để có được chiến lược xây dựng thương hiệu của mình.
Chúc các bạn thành công!
09/12/2019
3721 Lượt xem
16 chiến lược thúc đẩy bán hàng giúp gia tăng doanh số hiệu quả
Bán hàng là một trong những hoạt động quan trọng và không thể thiếu của mọi doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân kinh doanh. Bán hàng không chỉ giúp tạo ra doanh thu, lợi nhuận, tăng trưởng cho doanh nghiệp, mà còn giúp xây dựng mối quan hệ, uy tín và thương hiệu với khách hàng. Tuy nhiên, bán hàng không phải là một công việc dễ dàng, nó đòi hỏi sự nỗ lực, sáng tạo và chiến lược của người bán. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn quy trình 6 bước xây dựng chương trình thúc đẩy bán hàng, 16 chiến lược thúc đẩy bán hàng giúp gia tăng doanh số bền vững và cách đo lường hiệu quả của chiến lược bán hàng. Hãy cùng Unica theo dõi nhé!
Chiến lược thúc đẩy bán hàng là gì?
Chiến lược thúc đẩy bán hàng là kế hoạch tăng doanh số bán hàng bao gồm các mục tiêu, phương pháp, công cụ nhằm mục đích tăng cường hoạt động bán hàng, thu hút khách hàng và gia tăng doanh số cho doanh nghiệp.
Chiến lược thúc đẩy bán hàng có thể được áp dụng cho cả bán hàng trực tiếp và bán hàng online, tùy theo đặc điểm, lĩnh vực và mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược thúc đẩy bán hàng cần được xây dựng dựa trên nhu cầu, sở thích và hành vi mua hàng của khách hàng mục tiêu, cũng như nguồn lực, thị trường và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chiến lược thúc đẩy bán hàng bao gồm các mục tiêu, phương pháp, công cụ
Quy trình 6 bước xây dựng chương trình thúc đẩy bán hàng
Để xây dựng một chiến lược thúc đẩy bán hàng hiệu quả, bạn cần thực hiện quy trình 6 bước sau đây:
Bước 1: Đánh giá lại nguồn lực của doanh nghiệp
Trước khi xây dựng chiến lược thúc đẩy bán hàng, bạn cần đánh giá lại nguồn lực của doanh nghiệp. Việc này bao gồm:
Sản phẩm và dịch vụ: Bạn cần xác định rõ các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, tính năng, lợi ích và giá trị cạnh tranh của chúng đối với khách hàng.
Nhân sự: Bạn cần xác định rõ số lượng, năng lực, kỹ năng và trách nhiệm của nhân viên kinh doanh, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của họ như động lực, thưởng hay đào tạo.
Tài chính: Bạn cần xác định rõ ngân sách, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như thu nhập, chi tiêu hay đầu tư.
Công nghệ: Bạn cần xác định rõ các công cụ, phần mềm và thiết bị hỗ trợ cho hoạt động bán hàng, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của chúng như tốc độ, độ tin cậy hay bảo mật.
Đánh giá lại nguồn lực của doanh nghiệp
Bước 2: Phân tích thị trường mục tiêu
Sau khi đánh giá lại nguồn lực của doanh nghiệp, bạn cần phân tích thị trường mục tiêu. Những yếu tố bạn cần đánh giá là:
Khách hàng: Bạn cần xác định rõ chân dung, nhu cầu, sở thích và hành vi mua hàng của khách hàng mục tiêu, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ, như nhu cầu, mong muốn hay tâm lý.
Đối thủ: Bạn cần xác định rõ các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ, chiến lược và thế mạnh của họ, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của họ như chất lượng, giá cả hay khuyến mãi.
Thị trường: Bạn cần xác định rõ kích thước, tiềm năng, xu hướng của thị trường, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường như nhu cầu, cung cấp hay môi trường.
Phân tích thị trường mục tiêu
Bước 3: Xác định mục tiêu cho từng giai đoạn bán hàng
Tiếp theo, bạn cần xác định mục tiêu cho từng giai đoạn bán hàng như sau:
Giai đoạn 1: Tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng. Mục tiêu của giai đoạn này là tăng số lượng và chất lượng của khách hàng tiềm năng. Muốn làm được điều này, bạn hãy sử dụng các phương tiện truyền thông, tiếp thị và quảng cáo để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ nhằm tạo sự chú ý và hứng thú cho khách hàng.
Giai đoạn 2: Tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng. Mục tiêu của giai đoạn này là tăng sự giao tiếp và tương tác với khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng các phương pháp liên lạc như điện thoại, email hay mạng xã hội để tìm hiểu nhu cầu, sở thích và vấn đề của khách hàng, cũng như giải đáp thắc mắc, tư vấn và thuyết phục khách hàng.
Giai đoạn 3: Thuyết trình và đề xuất giải pháp cho khách hàng tiềm năng. Mục tiêu của giai đoạn này là tăng sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng các kỹ năng thuyết trình để đưa ra giải pháp phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Giai đoạn 4: Đóng gói và ký kết hợp đồng với khách hàng tiềm năng. Mục tiêu của giai đoạn này là tăng tỷ lệ chốt đơn hàng bằng cách sử dụng các kỹ năng đóng gói như tạo ra sự khẩn thiết, tạo ra sự ưu đãi và tạo ra sự cam kết của khách hàng. Bạn cũng cần xác nhận lại các điều khoản và điều kiện của hợp đồng và ký kết hợp đồng với khách hàng.
Giai đoạn 5: Giao hàng và lắp đặt sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Mục tiêu của giai đoạn này là tăng sự hài lòng và niềm tin của khách hàng, bằng cách giao hàng và lắp đặt sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp. Bạn cũng cần hướng dẫn khách hàng cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, giải đáp các thắc mắc, khiếu nại hay yêu cầu của khách hàng.
Giai đoạn 6: Chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Mục tiêu của giai đoạn này là tăng sự gắn kết, trung thành và tái mua hàng của khách hàng bằng cách chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng, bằng cách liên hệ thường xuyên, cập nhật thông tin, gửi lời cảm ơn hay tặng quà cho khách hàng. Bạn cũng cần thu thập phản hồi, đánh giá, gợi ý của khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cũng như khuyến khích khách hàng giới thiệu sản phẩm và dịch vụ cho người khác.
Kết quả của bước này là bạn có được một bộ tiêu chí đo lường hiệu quả của chương trình bán hàng, cũng như một kế hoạch hành động cụ thể cho từng giai đoạn bán hàng.
Xác định mục tiêu cho từng giai đoạn
Bước 4: Triển khai chiến lược
Trong kế hoạch thúc đẩy bán hàng, sau khi xác định mục tiêu cho từng giai đoạn bán hàng, bạn cần triển khai chiến lược bao gồm:
Chiến lược sản phẩm/dịch vụ: Bạn cần thiết kế, cải tiến, đóng gói, định giá, phân phối, bảo hành sản phẩm/dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu.
Chiến lược truyền thông: Bạn cần lựa chọn, sử dụng, kết hợp các kênh truyền thông như website, mạng xã hội, email, điện thoại, truyền hình, báo chí, sự kiện để tạo ra những thông điệp hấp dẫn, thuyết phục, gây ấn tượng với khách hàng mục tiêu.
Chiến lược khuyến mãi: Bạn cần lên kế hoạch, thực hiện, đánh giá các hoạt động khuyến mãi như giảm giá, tặng quà, tạo ưu đãi, tạo sự kiện để tăng sự chú ý, hứng thú, hành động của khách hàng mục tiêu.
Kết quả của bước này là bạn có được một chiến lược toàn diện, hiệu quả, phù hợp với nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp, cũng như thị trường và khách hàng mục tiêu.
Triển khai chiến lực
Bước 5: Chăm sóc khách hàng sau bán
Sau khi triển khai chiến lược, bạn cần chăm sóc khách hàng sau bán. Những việc bạn cần làm bao gồm:
Hỗ trợ khách hàng: Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng như tư vấn, giải đáp, hướng dẫn, giải quyết khiếu nại, đổi trả, bảo hành để tăng sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng.
Giao tiếp khách hàng: Cần duy trì giao tiếp thường xuyên với khách hàng qua các kênh như email, điện thoại, mạng xã hội để cập nhật thông tin, gửi lời cảm ơn, chúc mừng, chia sẻ để tăng sự gắn kết và thân thiện với khách hàng.
Khảo sát khách hàng: Thu thập ý kiến, phản hồi, đánh giá của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, chương trình bán hàng, nhân viên bán hàng để tăng sự tôn trọng và lắng nghe khách hàng, cũng như cải thiện chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp.
Kết quả của bước này là bạn có được một mối quan hệ bền vững, lâu dài, tốt đẹp với khách hàng, cũng như tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp.
Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Bước 6: Quản lý hoạt động bán hàng bằng công cụ CRM
Sau khi chăm sóc khách hàng sau bán, bạn cần quản lý hoạt động bán hàng bằng công cụ CRM. CRM là viết tắt của Customer Relationship Management, là một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng, giúp doanh nghiệp thu thập, lưu trữ, phân tích, chia sẻ dữ liệu về khách hàng, cũng như quản lý các hoạt động bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng.
CRM có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, như:
Tăng hiệu quả và năng suất của nhân viên bán hàng, giảm thời gian và chi phí quản lý.
Tăng khả năng tiếp cận, tương tác, chăm sóc, duy trì khách hàng, giảm tỷ lệ rời bỏ, tăng tỷ lệ mua lại.
Tăng khả năng phân loại, phân khúc, phân tích, dự báo nhu cầu, hành vi, giá trị của khách hàng, tăng khả năng định vị, chiến lược, mục tiêu bán hàng.
Tăng khả năng đo lường, kiểm soát, đánh giá, cải thiện hiệu quả, chất lượng, kết quả của chương trình bán hàng.
CRM có nhiều loại và hình thức, như:
CRM truyền thống: Là một hệ thống CRM được cài đặt trên máy tính hoặc máy chủ của doanh nghiệp, yêu cầu đầu tư ban đầu cao, bảo trì thường xuyên, bảo mật tốt nhưng khó cập nhật, mở rộng và tương tác.
CRM đám mây: Là một hệ thống CRM được cung cấp dưới dạng dịch vụ trên internet, yêu cầu đầu tư ban đầu thấp, bảo trì ít, cập nhật, mở rộng, tương tác dễ dàng nhưng bảo mật kém, phụ thuộc vào nhà cung cấp.
CRM xã hội: Là một hệ thống CRM kết hợp với các mạng xã hội, giúp doanh nghiệp tiếp cận, lắng nghe, tham gia, tương tác, chia sẻ với khách hàng trên các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, YouTube,…
Kết quả của bước này là bạn có được một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc quản lý hoạt động bán hàng cũng như nâng cao quan hệ với khách hàng.
CRM là viết tắt của Customer Relationship Management
16 chiến lược thúc đẩy bán hàng giúp gia tăng doanh số bền vững
Sau khi xác định mục tiêu cho từng giai đoạn bán hàng, bạn cần áp dụng các chiến lược thúc đẩy bán hàng để thực hiện mục tiêu đó. Dưới đây là 16 chiến lược thúc đẩy bán hàng giúp gia tăng doanh số bền vững mà bạn có thể tham khảo:
Lợi ích là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng
Một chiến lược thúc đẩy bán hàng hiệu quả là tập trung vào lợi ích của sản phẩm và dịch vụ chứ không phải tính năng của chúng. Bạn cần hiểu rõ lợi ích của sản phẩm và dịch vụ của mình là gì, làm thế nào chúng giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu và mang lại giá trị cho khách hàng. Bạn cần trình bày lợi ích của sản phẩm và dịch vụ một cách rõ ràng, cụ thể và thuyết phục để khách hàng cảm nhận được sự hấp dẫn và cần thiết của chúng.
Xác định rõ chân dung khách hàng
Xác định rõ chân dung khách hàng bao gồm các thông tin như:
Đặc điểm cá nhân.
Nhu cầu.
Sở thích.
Hành vi mua hàng.
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng.
Xác định rõ chân dung khách hàng
Bạn cần nghiên cứu, phân tích và phân loại khách hàng theo các tiêu chí khác nhau để xác định được khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và khách hàng tiềm năng cao. Bạn cần tùy biến và hoạch định chiến lược bán hàng theo từng nhóm khách hàng để tăng hiệu quả giao tiếp và tương tác với khách hàng.
Ý thức nhu cầu của khách hàng
Một kế hoạch thúc đẩy bán hàng hiệu quả là ý thức nhu cầu của khách hàng bao gồm các nhu cầu cơ bản, nhu cầu mong muốn và nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng. Bạn cần tìm hiểu, lắng nghe và đặt câu hỏi để khám phá ra các nhu cầu của khách hàng, cũng như các vấn đề, khó khăn và mục tiêu của khách hàng.
Bạn cần tạo ra sự liên kết giữa nhu cầu của khách hàng và lợi ích của sản phẩm và dịch vụ để thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm và dịch vụ của bạn là giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của họ.
Xây dựng lợi thế cạnh tranh
Xây dựng lợi thế cạnh tranh bao gồm các yếu tố làm nổi bật sản phẩm và dịch vụ của bạn so với các đối thủ cạnh tranh, Bạn cần tạo ra sự khác biệt và độc đáo cho sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Bạn cần nghiên cứu, phân tích và so sánh sản phẩm và dịch vụ của mình với các đối thủ cạnh tranh để xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bạn. Bạn cần tận dụng các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu, nắm bắt các cơ hội và đối phó với các thách thức, để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Xây dựng lợi thế cạnh tranh bao gồm các yếu tố làm nổi bật sản phẩm và dịch vụ
Tận dụng truyền thông mạng xã hội và tiếp thị nội dung
Mạng xã hội là một kênh truyền thông rất phổ biến và hiệu quả để tiếp cận với khách hàng tiềm năng, tăng nhận diện thương hiệu và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, YouTube, TikTok,... để chia sẻ nội dung hấp dẫn, giá trị và liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình như hình ảnh, video, bài viết, infographics,...
Nội dung này không chỉ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng, mà còn tạo ra sự tương tác, góp ý, phản hồi và chia sẻ, tăng khả năng lan truyền và tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp. Để tận dụng truyền thông mạng xã hội và tiếp thị nội dung, doanh nghiệp cần có một kế hoạch chi tiết bao gồm mục tiêu, đối tượng, nội dung, kênh, thời gian và phương thức đo lường hiệu quả.
Truyền thông qua mạng xã hội
Chào hàng qua điện thoại (Cold Call)
Đây là một trong các chiến lược bán hàng truyền thống nhưng vẫn có hiệu quả cao nếu được thực hiện đúng cách. Cold call là việc gọi điện cho những khách hàng chưa từng liên hệ hoặc biết đến doanh nghiệp trước đó để giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình và thúc đẩy họ mua hàng hoặc đặt lịch hẹn.
Để chào hàng qua điện thoại thành công, người kinh doanh cần có một danh sách khách hàng tiềm năng phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của sản phẩm hoặc dịch vụ, một kịch bản gọi điện rõ ràng và thuyết phục, một thái độ thân thiện và chuyên nghiệp và kỹ năng xử lý tình huống tốt.
Thực hành phương pháp “100 cuộc gọi”
Đây là một chiến lược bán hàng dựa trên số lượng nhằm tăng cường kỹ năng và sự tự tin của người kinh doanh, cũng như tăng khả năng chốt đơn hàng. Phương pháp này đơn giản là gọi điện cho 100 khách hàng tiềm năng trong một khoảng thời gian ngắn, ví dụ như một tuần, rồi ghi nhận kết quả của mỗi cuộc gọi như số lượng khách hàng quan tâm, đồng ý hẹn gặp, mua hàng, từ chối,...
Sau đó, người kinh doanh có thể phân tích kết quả, nhận ra những điểm mạnh và yếu, cải thiện kỹ năng và chiến lược để áp dụng cho những cuộc gọi tiếp theo. Phương pháp này giúp người kinh doanh vượt qua sự sợ hãi và ngại ngùng khi gọi điện cho khách hàng lạ, đồng thời tạo ra một thói quen và tinh thần làm việc tích cực.
Thực hành phương pháp “100 cuộc gọi”
Lựa chọn mức giá phù hợp
Giá cả là một yếu tố quan trọng chiến lược thúc đẩy bán hàng và nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định hành vi mua hàng của khách hàng. Đây cũng là một công cụ để tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lựa chọn một mức giá phù hợp với giá trị cung cấp cho khách hàng, với chi phí sản xuất và kinh doanh, với thị trường và đối thủ cạnh tranh.
Một số chiến lược giá phổ biến mà doanh nghiệp có thể áp dụng là:
Giá cao - chất lượng cao.
Giá thấp - khối lượng lớn.
Giá tùy biến theo nhu cầu của khách hàng.
Giá theo gói hoặc theo kết quả.
Giá theo mùa hoặc theo thời điểm.
Giá theo kênh phân phối.
...
Doanh nghiệp cũng cần có một cơ chế điều chỉnh giá linh hoạt để phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường và khách hàng.
Nghiên cứu kỹ thuật đàm phán - thương lượng
Đàm phán - thương lượng là một kỹ năng cần thiết của người kinh doanh để có thể đạt được một thỏa thuận có lợi cho cả hai bên và duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Để nâng cao kỹ năng đàm phán - thương lượng, người kinh doanh cần nghiên cứu và áp dụng những nguyên tắc và kỹ thuật sau:
Xác định mục tiêu và giới hạn của mình.
Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Tạo ra một không khí thân thiện và hợp tác.
Lắng nghe và hiểu quan điểm của khách hàng.
Đưa ra những lập luận và bằng chứng thuyết phục.
Tránh những tranh cãi và xung đột.
Đề xuất những giải pháp cùng có lợi.
Thể hiện sự linh hoạt và sáng tạo.
Kết thúc với một thỏa thuận rõ ràng và cụ thể.
Rèn luyện kỹ thuật đàm phán và thương lượng
Học cách thuyết trình hiệu quả
Thuyết trình là một kỹ năng quan trọng trong chiến lược thúc đẩy bán hàng. Thông qua thuyết trình, bạn có thể truyền đạt thông tin, kiến thức và quan điểm của mình đến khách hàng, đồng thời tạo ấn tượng và thể hiện sự chuyên nghiệp. Để thuyết trình hiệu quả, người kinh doanh cần chuẩn bị kỹ nội dung, tài liệu và thiết bị trình chiếu, lựa chọn phương thức và phong cách thuyết trình phù hợp với đối tượng và mục đích, sử dụng ngôn ngữ cơ thể và giọng nói để thu hút sự chú ý và tạo cảm xúc, sử dụng những ví dụ, câu chuyện và hình ảnh minh họa, trả lời những câu hỏi và thắc mắc của khách hàng, kết thúc với một lời nhắc nhở và kêu gọi hành động.
Chính vì tầm quan trọng của kỹ năng này, các doanh nghiệp hiện nay đã đầu tư các khóa học bán hàng cho nhân viên của mình. Đây là một khoản đầu tư siêu lời vì nhân sự giỏi mới có thể thúc đẩy doanh thu của công ty.
Giữ quan hệ lâu dài với khách hàng
Khách hàng là tài sản quý giá của doanh nghiệp, việc giữ chân và phát triển quan hệ với họ là một chiến lược bán hàng hiệu quả và bền vững. Để giữ quan hệ lâu dài với khách hàng, doanh nghiệp cần có những hoạt động sau:
Chăm sóc khách hàng sau bán hàng như giao hàng nhanh chóng, bảo hành, bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật,..
Gửi những thông tin, tin tức và ưu đãi mới nhất về sản phẩm hoặc dịch vụ,...
Nhận và xử lý những phản hồi, góp ý và khiếu nại của khách hàng,...
Thăm hỏi và chúc mừng khách hàng nhân những dịp đặc biệt, như sinh nhật, lễ tết,...
Tạo ra những chương trình khuyến mãi, thưởng thức và tặng quà cho khách hàng thân thiết,...
Những hoạt động này giúp tăng sự hài lòng, gắn bó và trung thành của khách hàng, cũng như tạo ra những người truyền đạt tích cực cho doanh nghiệp.
Giữ quan hệ lâu dài với khách
Cho khách hàng trải nghiệm một lợi ích MIỄN PHÍ
Đây là một chiến lược bán hàng dựa trên tâm lý của khách hàng nhằm tạo ra sự hấp dẫn và thúc đẩy họ mua hàng. Doanh nghiệp có thể cho khách hàng trải nghiệm một lợi ích MIỄN PHÍ liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình như một phiên bản dùng thử, một mẫu sản phẩm, một buổi tư vấn, một khóa học,...
Khi khách hàng trải nghiệm một lợi ích MIỄN PHÍ, họ sẽ cảm nhận được giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Do đó, khả năng họ sẽ mua hàng hoặc tiếp tục sử dụng dịch vụ sẽ cao hơn.
Tiết lộ thông tin chưa được công bố với khách hàng
Đây là một chiến lược thúc đẩy bán hàng dựa trên sự tò mò và ham muốn của khách hàng nhằm tạo ra sự quan tâm và mong đợi về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tiết lộ một số thông tin chưa được công bố với khách hàng như một tính năng mới, một ưu đãi đặc biệt, một sự kiện sắp diễn ra,...
Thông tin này sẽ khiến khách hàng cảm thấy được đặc biệt và quan trọng, cũng như tăng sự hứng thú và muốn biết thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ. Do đó, khả năng họ sẽ mua hàng hoặc tham gia sự kiện sẽ cao hơn.
Tiết lộ thông tin với khách hàng
Thông điệp bán hàng rõ ràng
Thông điệp bán hàng là những thông tin mà doanh nghiệp muốn truyền đạt đến khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình như lợi ích, đặc điểm, giá trị cạnh tranh,... Thông điệp bán hàng cần phải rõ ràng, cụ thể và thuyết phục để khách hàng có thể hiểu và nhớ được, cũng như tạo ra một ấn tượng tốt về doanh nghiệp.
Để tạo ra một thông điệp bán hàng rõ ràng, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu, đối tượng và kênh truyền thông, nghiên cứu thị trường và khách hàng, lựa chọn những lợi ích và đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ, sử dụng những từ ngữ và hình ảnh dễ hiểu và thu hút, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của thông điệp bán hàng.
Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu là những kết quả mà doanh nghiệp mong muốn đạt được thông qua chiến lược bán hàng như doanh số, lợi nhuận, thị phần, số lượng khách hàng,... Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể, đo lường được, thực tế và có thời hạn để doanh nghiệp có thể lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá chiến lược bán hàng một cách hiệu quả.
Để đặt ra mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp cần phân tích tình hình hiện tại, xác định nhu cầu và khả năng của mình, định lượng và phân bổ nguồn lực, thiết lập các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá, theo dõi và điều chỉnh mục tiêu theo thời gian.
Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Tập trung vào thương hiệu
Thương hiệu là những gì mà khách hàng nghĩ và cảm nhận về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Thương hiệu sẽ bao gồm tên, logo, slogan, màu sắc, hình ảnh, giá trị,...
Thương hiệu là một yếu tố quan trọng để tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh cho doanh nghiệp, cũng như tăng sự nhận diện và trung thành của khách hàng. Để tập trung vào thương hiệu, doanh nghiệp cần xây dựng một bản sắc thương hiệu độc đáo và phù hợp với mục tiêu và đối tượng của mình, thống nhất và nhất quán các yếu tố thương hiệu trên mọi kênh truyền thông và tiếp xúc với khách hàng, duy trì và cải thiện chất lượng và uy tín của thương hiệu.
Bán hàng nhanh chóng, hiệu quả bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn làm quen với các khái niệm và tuyệt chiêu thúc đẩy bán hàng. Tham gia khoá học, bạn sẽ biết tìm kiếm khách hàng mục tiêu, quảng cáo và chăm sóc khách hàng đúng đắn để kinh doanh đem lại lợi nhuận cao.
[course_id:399,theme:course]
[course_id:75,theme:course]
[course_id:278,theme:course]
Làm thế nào để đo lường hiệu quả của chiến lược bán hàng?
Để đo lường hiệu quả của chiến lược thúc đẩy bán hàng, doanh nghiệp cần dựa vào những yếu tố sau:
Mức độ hài lòng của khách hàng
Đây là một chỉ số đo lường mức độ thỏa mãn và trung thành của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Mức độ hài lòng của khách hàng có thể được đo lường bằng cách sử dụng các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn, nhóm thảo luận,...
Một số chỉ tiêu thường được sử dụng để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng là tỷ lệ khách hàng quay lại mua hàng, tỷ lệ khách hàng giới thiệu cho người khác, tỷ lệ khách hàng đánh giá cao sản phẩm hoặc dịch vụ, tỷ lệ khách hàng khiếu nại hoặc hủy bỏ,... Mức độ hài lòng của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng
Lợi nhuận bán hàng
Đây là một chỉ số đo lường hiệu quả của chiến lược thúc đẩy bán hàng đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận bán hàng là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bán hàng bao gồm chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo, chi phí nhân sự, chi phí vận chuyển,...
Lợi nhuận bán hàng có thể được tính bằng cách sử dụng công thức sau:
Lợi nhuận bán hàng = Doanh thu bán hàng - Chi phí bán hàng.
Lợi nhuận bán hàng cho biết mức độ hiệu quả và sinh lời của chiến lược bán hàng, cũng như khả năng phát triển và mở rộng của doanh nghiệp.
Công thức tính lợi nhuận bán hàng
Các chỉ số kinh doanh
Đây là những chỉ số đo lường các hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, liên quan đến chiến lược bán hàng. Các chỉ số kinh doanh có thể bao gồm:
Số lượng khách hàng tiềm năng.
Số lượng khách hàng thực tế.
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
Giá trị đơn hàng trung bình.
Giá trị khách hàng trọn đời.
Chi phí mỗi khách hàng.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng.
Tỷ lệ hồi đáp.
Tỷ lệ mở email.
Tỷ lệ nhấp chuột.
Tỷ lệ thoát trang.
Các chỉ số kinh doanh
Các chỉ số kinh doanh giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến lược bán hàng, cũng như nhận ra những điểm mạnh và yếu, cơ hội và thách thức và đưa ra những giải pháp cải thiện.
Hiệu quả làm việc của nhân viên kinh doanh
Đây là một chỉ số đo lường năng suất và chất lượng của công việc của nhân viên kinh doanh liên quan đến chiến lược bán hàng. Hiệu quả làm việc của nhân viên kinh doanh có thể được đo lường bằng cách sử dụng các phương pháp như đánh giá hiệu suất, phản hồi khách hàng, phản hồi cấp trên,...
Một số chỉ tiêu thường được sử dụng để đo lường hiệu quả làm việc của nhân viên kinh doanh là số lượng cuộc gọi, số lượng lịch hẹn, số lượng đơn hàng, số lượng khách hàng mới, số lượng khách hàng quay lại, doanh số bán hàng, lợi nhuận bán hàng,.. Hiệu quả làm việc của nhân viên kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bán hàng của doanh nghiệp, cũng như sự hài lòng và phát triển của nhân viên. Bởi vậy, bạn cần thực hiện cách thúc đẩy nhân viên bán hàng để tăng hiệu suất công việc.
Lời kết
Chiến lược thúc đẩy bán hàng là một yếu tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp, bởi nó giúp doanh nghiệp thu hút và thuyết phục khách hàng mua hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận, và xây dựng thương hiệu và uy tín. Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu một số chiến lược bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp, cũng như cách đo lường kết quả của chúng. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn trong việc lên kế hoạch và thực hiện chiến lược bán hàng cho doanh nghiệp của mình. Còn nếu bạn đang muốn học Marketing online, hãy tham khảo ngay các khóa học của Unica. Số lượng bài giảng đa dạng, mức giá ưu đãi cùng lộ trình rõ ràng nên chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn.
09/12/2019
7426 Lượt xem
Tìm hiểu kinh doanh mỹ phẩm nào tốt?
Kinh doanh mỹ phẩm nào tốt? là câu hỏi của nhiều người khi lựa chọn kinh doanh mỹ phẩm. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng mỹ phẩm từ nhiều thương hiệu khác nhau, mỗi dòng lại có một ưu điểm, nhược điểm riêng. Vậy, đối với “gà mới” thì nên kinh doanh mỹ phẩm nào, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Các loại hình kinh doanh mỹ phẩm hiện nay
Để có thể trả lời được câu hỏi kinh doanh mỹ phẩm nào tốt thì trước tiên bạn cần nắm vững các loại hình kinh doanh mỹ phẩm hiện nay, bao gồm:
Kinh doanh mỹ phẩm Hàn Quốc
Nhắc đến mỹ phẩm, không thể bỏ qua cái tên Hàn Quốc, bởi đây được xem là thiên đường của chăm sóc sắc đẹp với những sản phẩm chất lượng hàng đầu. Hàn Quốc luôn ưu tiên hướng đến vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh khiết và thật tự nhiên. Vì vậy, các sản phẩm trang điểm cũng như chăm sóc da luôn đề cao tính an toàn và chăm sóc da toàn diện. Đây cũng chính là lý do mà mỹ phẩm Hàn Quốc luôn cháy hàng trên “mọi mặt trận”.
>>> Xem ngay: Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm online đắt khách
Mỹ phẩm Hàn Quốc luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng
Dễ dàng nhận thấy, khi các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng ở Hàn Quốc như: Innisfree, 3CE, Laneige, OHUI… khi tung ra thị trường sản phẩm với sự giới thiệu từ những idol nổi tiếng, lập tức sản phẩm đó nhanh chóng cháy hàng. Ở Việt Nam, mỹ phẩm Hàn Quốc luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng không chỉ tính chất lượng mà còn về giá cả. Tính trung bình, giá mỹ phẩm Hàn Quốc có mức giá vừa phải, thích hợp với cả đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên.
Kinh doanh mỹ phẩm Nhật
Bên cạnh mỹ phẩm Hàn Quốc thì bạn cũng có thể cân nhắc đến cái tên mỹ phẩm Nhật Bản khi đề cập đến kinh doanh mỹ phẩm nào tốt. Tương tự như Hàn Quốc thì người Nhật Bản cũng hướng đến sự tự nhiên, thuần khiết trong việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
Các thành phần tự nhiên chính là ưu điểm nổi bật tạo nên tính thương hiệu cho nhiều dòng mỹ phẩm tại Nhật Bản. Tại Việt Nam, mỹ phẩm Nhật Bản có phần “sinh sau đẻ muộn” so với mỹ phẩm Hàn Quốc nhưng không thể phủ nhận sức hút của nó. Nhiều sản phẩm mới lên kệ nhưng đã rơi vào tình trạng cháy hàng. Giá của mỹ phẩm Nhật Bản cũng khá dễ chịu nên cũng khá hút khách và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Kinh doanh mỹ phẩm xách tay
Trong kinh doanh mỹ phẩm xách tay sẽ bao gồm cả mỹ phẩm Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới như: Pháp, Đức, Trung Quốc… Mỹ phẩm xách tay được biết đến như một sản phẩm với độ uy tín, chất lượng cao bởi được order “hàng xịn tận gốc”. Chính vì vậy, nó tạo được niềm tin với khách hàng rất cao, tuy nhiên giá thành lại khá cao.
Mỹ phẩm xách tay xuất phát từ nhiều nước khác nhau trên thế giới
Hiện nay, cách trang thương mại điện tử phát triển rất mạnh, vì vậy, chủ kinh doanh có thể order mỹ phẩm xách tay tận gốc mà không cần qua bất cứ khâu trung gian nào. Đây cũng là lý do khiến nhiều người lựa chọn kinh doanh mỹ phẩm xách tay khi đề cập đến câu hỏi kinh doanh mỹ phẩm nào tốt.
Kinh doanh mỹ phẩm đại lý Việt Nam
Bắt kịp xu hướng phát triển của nhiều dòng mỹ phẩm trên thế giới, mỹ phẩm mang thương hiệu Việt Nam cũng đang ngày càng “xâm lấn” vào thị trường dưới hình thức là các đại lý phân phối. Kinh doanh theo hình thức này sẽ giúp cho bạn có một nguồn hàng thuận lợi.
Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh vẫn khó chứng minh có hay không bởi tiếng vang của dòng mỹ phẩm nước ngoài khá lớn, và dòng mỹ phẩm này vẫn chưa khẳng định được tính thương hiệu trên thị trường. Vì vậy, kinh doanh mỹ phẩm Việt Nam mới chỉ dừng lại dưới hình thức kinh doanh online theo dạng đại lý phân phối.
Kinh doanh mỹ phẩm handmade
- Xu hướng thị trường ngày nay, nhiều người tiêu dùng thích sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như các dòng son, dầu dừa, xà bông...Kinh doanh mỹ phẩm handmade đòi hỏi bạn là người có kiến thức, chuyên môn sâu để có thể tìm được nguồn hàng tốt, an toàn, chất lượng.
- Lưu ý khi kinh doanh mỹ phẩm handmade: cần có được bộ nhận diện thương hiệu tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và các thành phần có trong sản phẩm, hạn sử dụng. Khi bán cần lưu ý cho khách đây là sản phẩm handmade để tránh trường hợp khách hàng thiếu hiểu biết kiến thức về sản phẩm họ thắc mắc về nguồn gốc, thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.
Kinh doanh mỹ phẩm Thái Lan
Kinh doanh mỹ phẩm Thái Lan phù hợp ở những khu vực có thu nhập thấp như nông thôn nhưng lượng khách hàng mua và sử dụng sản phẩm cũng không kém so với thành phố. Thường ở các vùng nông thôn các chị em, cô bác đều có nhu cầu dưỡng da với mũ phẩm an toàn, giá cả tiết kiệm vì vậy kinh doanh mỹ phẩm Thái Lan là lựa chọn thích hợp.
Các thương hiệu mỹ phẩm Thái Lan được ưa chuộng có thể kể đến như Oriental Princess, Karmart, Sanil White, Sen Spa, Lemongrass,… Mỹ phẩm Thái thiên về dưỡng trắng. Ngoài ra, các sản phẩm như xà phòng, dầu gội cặp từ Thái Lan cũng rất được ưa chuộng.
Kinh doanh mỹ phẩm nào tốt?
Thực tế, rất khó để trả lời cụ thể cho thắc mắc này, bởi mỗi dòng mỹ phẩm lại có ưu điểm, nhược điểm riêng. Và việc lựa chọn dòng mỹ phẩm để kinh doanh còn tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố mà bạn tác động vào quá trình kinh doanh. Ví dụ như vốn, chiến lược kinh doanh, mục tiêu kinh doanh…
>>> Xem ngay: Nên kinh doanh mỹ phẩm hay quần áo?
Việc kinh doanh mỹ phẩm nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Ví dụ, nếu bạn có một mức vốn lớn, bạn khá đầu tư vào việc kinh doanh mỹ phẩm thì có thể lựa chọn hình thức kinh doanh các dòng mỹ phẩm xách tay, thông qua việc mở store, shop nhỏ… Còn nếu bạn có mức vốn ít hơn, chiến lược kinh doanh nhỏ thì có thể áp dụng hình thức kinh doanh online với tư cách là cộng tác viên cho đại lý.
Hy vọng, qua bài viết tư vấn về việc chọn hình thức kinh doanh mỹ phẩm nào tốt ở trên, sẽ giúp cho bạn lựa chọn được hình thức kinh doanh thông minh, nhằm gia tăng gấp đôi lợi nhuận hàng tháng.
09/12/2019
820 Lượt xem
Chiến lược tăng doanh thu không phải ai cũng biết
Chiến lược tăng doanh thu bán hàng luôn là vấn đề quan trọng của người kinh doanh. Để đạt được thành công, bạn cần xây dựng chiến lược “bùng nổ” doanh thu thì mới có thể tồn tại và phát triển trong “cuộc chiến” đầy khắc nghiệt này. Dưới đây là những chiến lược tuyệt đỉnh giúp bạn tăng doanh thu hiệu quả.
Chiến lược bán gói combo
Chiến lược bán gói combo là một trong những chiến lược tăng doanh thu bạn nên thử. Gói combo là bán bổ sung thêm sản phẩm/dịch vụ có liên quan. Phương pháp này khá cần thiết để khách hàng mua thêm, chỉ cần mỗi khách đặt thêm một sản phẩm là bạn đã có thể tăng doanh số bán hàng của mình lên gấp nhiều lần.
Chiến lược bán gói combo là một trong những chiến lược tăng doanh thu hiệu quả
Thay vì bán từng gói nhỏ, ít tiền, bạn có thể bán theo gói lớn hơn như combo nhiều sản phẩm. Đây là một trong những chiến lược được rất nhiều nhà kinh doanh áp dụng thành công. Bạn có thể tạo ra một gói combo hỗn hợp khi người bán chọn một số mã hàng đang có mặt trên thị trường và gộp chúng với một mức giá ưu đãi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo ra gói combo thuần, có nghĩa là sản phẩm được bán chung và khách hàng không được mua lẻ từng món.
Chiến lược tăng doanh thu nhắm vào thị trường
Có thể nói, nhu cầu của thị trường chính là căn cứ quan trọng nhất để bạn xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm chỉ được tiêu thụ khi nó đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu của thị trường. Để làm được điều này, bạn cần phải tăng cường nghiên cứu thị trường. Cụ thể như sau:
- Xác định thị trường then chốt, có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường là bao nhiêu? Có những chính sách nào để tăng cường khả năng bán hàng?
- Ai là người tiêu dùng sản phẩm của bạn? Họ có mong muốn gì về sản phẩm, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán?...
Khi nghiên cứu nhu cầu thị trường, bạn sẽ tìm ra các hướng đi mới cho sản phẩm của mình, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối… sao cho phù hợp.
Tạo niềm tin với khách hàng
Một chiến lược tăng doanh thu hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua đó là tạo niềm tin với khách hàng. Khi khách hàng có cảm giác tiêu cực, họ sẽ không trung thành với sản phẩm của bạn. Họ vẫn có thể mua sản phẩm của bạn khi cần, thế nhưng họ cũng sẵn sàng chuyển sang mua sản phẩm của đối thủ nếu giá của họ tốt hơn hoặc có những ưu đãi đặc biệt.
Tạo niềm tin với khách hàng là cách tăng doanh thu đáng kể
Nếu thương hiệu của bạn đã có mặt ngoài thị trường thì bạn hãy tạo một chiến dịch tái định vị thương hiệu đi kèm với tiếp thị trực tuyến và trực tiếp bên ngoài mạng Internet. Việc này sẽ giúp cho bạn tạo một hình ảnh thương hiệu nhanh chóng và hiệu quả.
Nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ
Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Không ít người đã thẳng tay vứt một sản phẩm vào thùng rác vì chất lượng quá tệ, chắc chắn khách hàng sẽ không dùng lại sản phẩm đó nữa, có khi tẩy chay luôn cả những sản phẩm cùng thương hiệu.
Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm phải phù hợp với giá cả, thương hiệu đã được xây dựng. Sản phẩm của bạn không cần phải tốt nhất trên thế giới, nhưng phải đáp ứng được những kỳ vọng của khách hàng. Bên cạnh đó, giá trị và đạo đức của thương hiệu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo ra cảm quan của khách hàng về thương hiệu sản phẩm của bạn.
Nếu doanh nghiệp có những chính sách đóng góp từ thiện, đối xử tốt với nhân viên… thì sẽ giúp cho khách hàng có cảm giác tích cực khi mua hàng. Còn nếu doanh nghiệp bị phát hiện là đội giá sản phẩm, xả thải ra môi trường thì công chúng sẽ đánh giá thấp sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp đó. Vì vậy, hãy không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ nhé!
Cung cấp những ưu đãi
Một chiến lược tăng doanh thu khác mà bạn cần “khắc cốt ghi tâm” đó là cung cấp các ưu đãi đến khách hàng. Bởi khách hàng không chỉ muốn mua được sản phẩm/dịch vụ họ cần, mà còn muốn có lợi hơn khi mua sản phẩm đó. Vì vậy, không có lý do gì mà bạn không làm hài lòng “thượng đế” đúng không nào!
Cung cấp các ưu đãi đến khách hàng sẽ giúp bạn tăng doanh thu một cách chóng mặt
Bạn có thể áp dụng nhiều loại ưu đãi khác nhau để cung cấp cho khách hàng của mình như: dịch vụ vận chuyển miễn phí, tặng thêm sản phẩm/dịch vụ ưu đãi giảm giá 50% sản phẩm khi mua thêm một sản phẩm thứ 2, thẻ tích điểm…
Chiến lược tăng doanh thu bán hàng là điều mà nhiều nhà kinh doanh quan tâm. Chiến lược sẽ thành công khi chất lượng sản phẩm/dịch vụ làm hài lòng khách hàng. Chúc các bạn kinh doanh thành công!
>> Điểm danh những ý tưởng cho chương trình khuyến mãi
>> Mách bạn cách giới thiệu sản phẩm mới gây được ấn tượng mạnh
>> Từng bước xây dựng chiến lược Marketing thương hiệu cho doanh nghiệp
09/12/2019
551 Lượt xem