Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Công nghệ

Kích Thước Poster - Áp Phích Quảng Cáo Chuẩn Nhất Hiện Nay
Kích Thước Poster - Áp Phích Quảng Cáo Chuẩn Nhất Hiện Nay Kích thước poster vẫn là một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối với những người làm thiết kế khi mà đứa con tinh thần của mình đã hoàn thành nhưng chỉ vì không đúng kích cỡ ban đầu mà phải "đập đi xây lại", vừa tốn công sức vừa mất thời gian. Để tránh gặp phải tình huống như vậy trong bài viết này Unica sẽ giới thiệu những thông tin cần thiết về poster cũng như kích thước poster chuẩn dành cho bạn. Poster là gì?  Khái niệm poster cần biết Cũng giống như banner, poster là một loại hình quảng cáo khá phổ biến trong marketinh và kinh doanh, hoặc dùng vào các mục đích khác như tuyên truyền, thông báo... một cách trực quan, dễ tác động đến thị giác và hành vi của người dùng. Đây cũng là một loại hình quảng cáo được các nhà quảng cáo rất ưa chuộng vì chi phí rẻ,  khả năng tác động và thu hút lớn với nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt là đối với nhóm khách hàng mục tiêu thực tế bên ngoài. Do vậy các poster thường được đặt ở vị trí dễ nhìn, cao và nổi bật  nhất (trạm xe bus, bên đường, trước cửa hàng, trung tâm mua sắm,...). Việc thiết kế ra được một poster truyền tải đúng nội dung và ấn tượng với người xem đòi hỏi người thiết kế rất am hiểu về sáng tạo, lồng ghép khéo léo, thông minh thông điệp truyền thông vào từng câu nói, hình ảnh trong poster. Ngoài ra để có thể đem poster thành "hiện vật" bên ngoài những người làm thiết kế cũng cần phải tuân thủ các kích thước poster chuẩn trước khi in. Các loại poster phổ biến 1. Poster quảng cáo Poster quảng cáo của Vfresh Đây là dạng poster phổ biến nhất hiện nay khi chỉ cần nhìn xung quanh bạn cũng có thể thấy, đặc biệt là tại các cửa hàng kinh doanh, các trung tâm mua sắm hay được treo bên đường . Đặc điểm của chúng đó là sử dụng hình ảnh, câu từ hấp dẫn, bắt mắt và ấn tượng nhanh chóng để thu hút người xem, bởi người xem chỉ chịu dành ra cho bạn 1 - 3 giây lướt qua poster quảng cáo đó, do vậy cần làm sao để poster vừa ấn tượng vừa quảng cáo thu hút người xem tới cửa hàng và mua chúng.  2. Poster giao tiếp  Loại poster này được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều hơn so với các chủ kinh doanh, nhằm làm nổi bật thương hiệu truyền thông, giá trị thương hiệu hoặc một ý tưởng nào đó đem đến khách hàng của mình. 3. Poster tuyên truyền, cổ động Poster tuyên truyền, cổ động Loại hình poster này bạn sẽ thấy rất nhiều ở ngoài đường tại các cột điện lớn. Với kích cỡ poster lớn, thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả, truyền tải đầy đủ ý nghĩa của thông điệp sẽ nhanh chóng tác động đến người đi đường, mục đích thu hút người xem và laai dài là tác động đến suy nghĩ, hành vi của con người. Bạn có thể thấy nhiều nhất trong các popster tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, an toàn giao thông,...  4. Poster theo chủ thể Dạng poster này thì thường dành cho các buổi họp báo, hoặc dành cho người nổi tiếng tạo ra dành cho fan của họ. Thường trên nội dung poster kiểu này là những thông tin liên quan đến sự kiện. Kích thước poster chuẩn khi thiết kế và in ấn Ngày nay để thiết kế phù hợp với từng mục đích khác nhau, các kích thước của poster cũng có sự quy định khác nhau. Cụ thể: Đối với kích cỡ poster nhỏ Đặc trưng của các poster nhỏ này là dễ cầm, dễ mang đi và người xem sẽ có nhiều thời gian chịu ngồi đọc kỹ hơn, do đó các poster nhỏ cầm tay thế này rất hợp để giới thiệu chi tiết về một sản phẩm dịch vụ nào đó, hoặc dùng để thông báo, quảng cáo sự kiện, các chương trình gameshow, giải trí,... Thiết kế nhỏ gọn như vậy nên yêu cầu đối với kích thước dạng nhỏ là: 8.5” x 11” (21.590 x 27.94 cm) 11” x 17” (27.94 x 43.18 cm) Kích thước này là phù hợp để người xem cầm được trên tay và dễ dàng mang đi, đồng thời người làm thiết kế cũng sẽ dễ dàng dựa theo đó để trình bày và sáng tạo sao cho phù hợp với thông điệp, khi in ấn cũng sẽ đảm bảo không bị mất thông tin. Trở thành chuyên gia powerpoint bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết thiết kế hình ảnh và khởi tạo video chuyên nghiệp mà không cần dùng đến các phần mềm chuyên sâu như Photoshop, Illustrator… Đặc biệt, bạn sẽ có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố: hình ảnh, ngôn ngữ, đồ họa 2D - 3D, audio, hiệu ứng, ảnh động để tạo nên một bản Powerpoint hoàn chỉnh nhất. [course_id:543,theme:course] [course_id:53,theme:course] [course_id:1630,theme:course] Đối với kích thước poster trung bình Poster trung bình bạn sẽ thấy nhiều ở các cửa hàng thời trang, kinh doanh  nào đó, chúng được căng hoặc dán lên các cửa kính để thu hút người đi đường tới cửa hàng. Ngoài ra poster kích cỡ trung bình cũng được dùng nhiều trong trường đại học, văn phòng, bệnh viện, nơi tập trung đông người...  Kích thước chuẩn cho poster trung bình đó là 18” x 24” (45.72 x 60.96 cm) . Đối với kích thước cho dạng poster lớn Poster lớn thường được trưng bày tại các điểm xe bus Các dạng poster lớn sẽ xuất hiện ở những nơi đông người nhất, vị trí cao và dễ dàng thu hút được người xem, do đó chúng đòi hỏi kích thước lớn hơn nhiều so với các loại poster khác. Loại poster lớn này sẽ thường được trưng bày ngoài trời, trung tâm mua sắm, siêu thị hoặc các sự kiện triển lãm lớn. Kích thước chuẩn của poster lớn là: 24” x 36” (60.96 x 91.44 cm) 27”x 40” (68.58 x 101.60 cm) 40” x 60” (101.60 x 152.40 cm)  Một lưu ý khá quan trọng dành cho cả nhà thiết kế và nhà quảng cáo, đó là để có thể phát huy được tốt nhất sức mạnh của poster, bên cạnh kich thuoc poster chuẩn cần tuân thủ, những người làm poster cần biết cách kết hợp các yếu tố khác như màu sắc, bố cục, hình ảnh, font chữ,... để làm sao có thể truyền tải được thông điệp mà bạn muốn đem đến cho khách hàng. Hi vọng với những thông tin về poster cũng như kích thước poster chuẩn này bạn đã biết cách thiết kế poster một cách chuẩn chỉnh để khi in ấn sẽ không gặp bất cứ sự cố gì. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
10/11/2020
3511 Lượt xem
Web Navigation là gì? Phân loại và ví dụ về Web Navigation
Web Navigation là gì? Phân loại và ví dụ về Web Navigation Web Navigation là quá trình điều hướng và tìm kiếm thông tin trên trang web. Nó bao gồm các thành phần như menu, liên kết, hệ thống danh mục và công cụ tìm kiếm. Giúp người dùng dễ dàng di chuyển và truy cập vào các trang và nội dung mong muốn trên trang web. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn web navigation là gì, các loại Web Navigation, các ví dụ về Web Navigation và 8 mẹo thực hiện Web Navigation cho người mới bắt đầu. Những điều bạn cần biết về Web Navigation Ở phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết Web Navigation là gì, Menu Navigation là gì và Navigation Structure là gì. Chi tiết như sau: 1. Web Navigation là gì? Web Navigation là quá trình chuyển hướng người dùng từ một trang này đến một trang khác mà bạn mong muốn trên website. Web Navigation sử dụng menu với các internal link thích hợp để liên kết các nội dung lại với nhau và giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung mà họ cần. Web Navigation là quá trình chuyển hướng người dùng từ một trang này đến một trang khác mà bạn mong muốn trên website 2. Menu Navigation là gì? Menu Navigation (menu điều hướng) là một tập hợp các liên kết được tổ chức thành một menu. Thông thường, menu sẽ được đặt ở đầu trang, nhưng cũng có thể được đặt ở bên trái, bên phải hoặc dưới trang. Một số trang phổ biến trong mục Navigation Web thường là: - Giới thiệu - Liên hệ - Blog - Báo giá / dịch vụ - Tài liệu Bạn sẽ có nhiều liên kết trang khác tùy thuộc vào mục đích và loại hình Website của mình. Menu Navigation (menu điều hướng) là một tập hợp các liên kết được tổ chức thành một menu 3. Navigation Structure là gì? Navigation Structure (cấu trúc điều hướng) của Website mô tả cách mà các trang khác nhau trên Website bạn được tổ chức và kết nối với nhau. Navigation Structure giúp bạn có cái nhìn tổng thể về cách tổ chức điều hướng trên website của mình, từ đó có thể tối ưu số lượng các trang khác nhau theo ý muốn. Các nhà thiết kế và phát triển Web thường lập kế hoạch Navigation Structure trước khi tạo một website mới. Ví dụ: Bạn chỉ truy nhập một số trang và nội dung đã truy nhập một trang cụ thể rồi. Kế hoạch trong hình dưới đây, nếu bạn muốn truy nhập trang Mission, bạn cần phải đến trang About trước. Navigation Structure (cấu trúc điều hướng) của Website mô tả cách mà các trang khác nhau trên Website bạn được tổ chức và kết nối với nhau Tại sao Navigation quan trọng đối với website? Sau khi đã biết web navigation là gì, bạn cần biết về vai trò của loại web này. Trên thực tế, web Navigation đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với một website. Nếu không có điều hướng trang web, khách hàng khi truy cập vào website sẽ không thể tìm ra blog, trang đăng ký email, danh sách sản phẩm, giá cả, thông tin liên hệ hoặc tài liệu trợ giúp,… Khi xây dựng cấu trúc điều hướng trang web (Navigation Structure), bạn cần lưu ý một điều đó là nên thiết lập sao cho chỉ cần trong vòng 3 cú nhấp chuột, khách hàng có thể truy cập vào bất kỳ trang nào trên website và tìm thấy những gì họ cần. Nếu không, website có thể bị đánh giá là không thân thiện với người dùng và tỷ lệ khách ở lại trang sẽ bị giảm xuống. Một số lợi ích của Web Navigation đối với website là: 1. Thời lượng truy cập tăng và tỷ lệ thoát giảm Khi khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy nội dung mà họ quan tâm trên website của bạn, họ sẽ có xu hướng ở lại trang lâu hơn và khám phá nhiều trang khác. Điều này sẽ làm tăng thời lượng truy cập và giảm tỷ lệ thoát của website. Đây là những chỉ số quan trọng đối với SEO và đánh giá chất lượng website. Thời lượng truy cập tăng và tỷ lệ thoát giảm 2. Push sale Web Navigation cũng giúp bạn tăng doanh thu bán hàng trên website. Bằng cách sử dụng các liên kết để dẫn dắt khách hàng từ trang này đến trang khác, bạn có thể tạo ra một quy trình bán hàng hiệu quả. Ví dụ: Bạn có thể dẫn khách hàng từ trang chủ đến trang sản phẩm, từ trang sản phẩm đến trang giỏ hàng, từ trang giỏ hàng đến trang thanh toán,… 3. Ngắn gọn, nhanh chóng và toàn diện Web Navigation giúp bạn trình bày nội dung trên website một cách ngắn gọn, nhanh chóng và toàn diện. Bạn không cần phải đưa ra quá nhiều thông tin trên một trang, mà chỉ cần đưa ra những thông tin cần thiết và liên kết đến các trang khác để khách hàng có thể tìm hiểu thêm. Điều này sẽ giúp website của bạn trông gọn gàng, dễ nhìn và dễ sử dụng. Trình bày nội dung trên website một cách ngắn gọn, nhanh chóng và toàn diện 4. Hiệu ứng vị trí nối tiếp Web Navigation cũng tạo ra hiệu ứng vị trí nối tiếp cho khách hàng. Đó là khi khách hàng nhớ được vị trí của các trang trên website của bạn, họ sẽ dễ dàng quay lại trang đó khi cần. Điều này sẽ giúp bạn tăng khả năng gắn kết và trung thành của khách hàng với website của bạn. 5. Thiết kế tổng thể Web Navigation cũng là một phần quan trọng của thiết kế tổng thể của website. Nó giúp bạn tạo ra một bố cục hài hòa, thống nhất và đẹp mắt cho website của bạn. Nó cũng giúp bạn thể hiện được bản sắc, phong cách và mục tiêu của website. Web Navigation cũng là một phần quan trọng của thiết kế tổng thể của website Phân loại các Web Navigation Khi bạn đã hiểu website Navigation là gì thì việc thiết kế một website Navigation là công việc tiếp theo cần phải thực hiện, tuy nhiên còn có một vấn đề nữa mà rất nhiều nhà thiết kế bỏ qua, đó là mỗi một loại website khác nhau thì sẽ có lĩnh vực, mục đích và định hướng khác nhau, dẫn đến các website Navigation  cũng có sự khác nhau rõ rệt. Đó còn chưa kể bạn còn phải quan tâm đến giá trị thương hiệu mà website mang theo, văn hóa khu vực, quốc gia, sở thích của người thiết kế (hoặc chủ web),...  Hiện nay tại Việt Nam các website Navigation phổ biến gồm có: 1. Breadcrumb Navigation Breadcrumb Navigation trong web navigation là gì? Đây là một công cụ tập hợp các liên kết của một trang web giúp xác định vị trí hiện tại của người dùng (User) dùng để điều hướng trang web cho người dùng. Với hình thức website Breadcrumb Navigation này, nó sẽ phát huy được tác dụng của minh trong các website có cấu trúc phức tạp, phân tầng nhiều. Có 3 dạng Breadcrumb Navigation chính là: - Breadcrumb theo vị trí (location-based breadcrumb): ví dụ như thế này. Điều này có nghĩa bạn đang ở tầng thứ 4.  Breadcrumb theo vị trí (location-based breadcrumb) - Breadcrumb theo thuộc tính (Attribute-based breadcrumb): với loại này bạn sẽ biết mình ở vị trí nào dựa trên các thuộc tính, các "yêu cầu chọn lọc" của bạn mong muốn đối với website. Và thường chúng xuất hiện nhiều trong các website bán hàng, website thương mại điện tử. Breadcrumb theo thuộc tính (Attribute-based breadcrumb) - Breadcrumb theo đường dẫn (path-based): giống như hướng dẫn cho người dùng cụ thể để người dùng đến địa chỉ mà mình muốn. 2. Navigation bar (Thanh điều hướng) Với Navigation bar, chúng thường xuất hiện ở đầu hoặc sau header website, hiển thị ở những vị trí ngay lập tức gây ấn tượng với người dùng. Chúng được coi là một  trong những định dạng website phổ biến nhất hiện nay. Ba kiểu thiết kế Navigation bar đó là:  - Vertical Navigation – Thanh điều hướng dọc Thanh điều hướng dọc - Horizontal Navigation – Thanh điều hướng ngang - Bottom Navigation – Thanh điều hướng chân (xuất hiện nhiều nhất trong các nền tảng di động) Bottom Navigation – Thanh điều hướng chân 3. Dropdown menu Dropdown menu hay còn là menu trỏ xuống. Ví dụ bạn đưa chuột đến vị trí của một chuyên mục nào đó, chúng sẽ tự động trỏ xuống cho bạn những tùy chọn tiếp theo. Dropdown menu trong Web Navigation 4. Mega Menu Mega Menu trong Web Navigation là gì? Nó có phần tương đương như Dropdown menu, tuy nhiên chúng sẽ đưa đến cho người dùng nhiều lựa chọn hơn, nhiều danh mục và nhiều sản phẩm hơn. Cái  này rất hay thấy ở các website bán hàng lớn, website thương mại điện tử ... Mega Menu 5. Thanh điều hướng dạng lưới Dạng điều hướng này hay xuất hiện trong các website bán hàng, website chuyên trang (gần giống landingpage)   Thanh điều hướng dạng lưới 6. Thanh điều hướng dạng cuộn ngang Thay vì cuộn xuống, thì thanh điều hướng cuộn ngang sẽ giống như bạn đang kéo một quyển sách, mở rộng hơn sản phẩm cũng như tăng thêm sức hấp dẫn cho website. Thanh điều hướng dạng cuộn ngang 7. Hamburger navigation menu Bạn biết bánh Hamburger chứ? Chúng xếp tầng lên nhau và trình bày bởi 3 đường ngang nhu từng tầng bánh. Đây cũng là một kiểu thiết kế thanh điều hướng rất được ưa chuộng và phổ biến trên thế giới.  Hamburger navigation menu 9 Ví dụ về Website Navigation Để bạn có thể hiểu rõ hơn về các loại Web Navigation, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 9 ví dụ về Website Navigation bao gồm: 1. Ví dụ 1. Trang chủ Trang chủ là trang đầu tiên mà khách hàng thường truy cập khi vào website của bạn. Trang chủ có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ấn tượng đầu tiên và thu hút khách hàng tiếp tục khám phá website của bạn. Trang chủ thường có Global Navigation ở đầu trang, bao gồm các liên kết đến các trang chính của website. Ngoài ra, trang chủ cũng có thể có Local Navigation ở giữa hoặc dưới trang, bao gồm các liên kết đến các nội dung nổi bật, mới nhất hoặc phổ biến nhất trên website. Trang chủ thường có Global Navigation ở đầu trang 2. Ví dụ 2. Trang chủ (Di động) Khi thiết kế Web Navigation cho website, bạn cũng cần chú ý đến phiên bản di động của website. Bạn cần đảm bảo rằng Web Navigation trên phiên bản di động vẫn dễ sử dụng, thân thiện và phù hợp với kích thước màn hình nhỏ hơn. Một cách phổ biến để thiết kế Web Navigation cho phiên bản di động là sử dụng Responsive Menu. Responsive Menu là loại menu mà có thể thay đổi cách hiển thị tùy theo kích thước màn hình. Thông thường, Responsive Menu sẽ được thu gọn lại thành một biểu tượng gọi là Hamburger Menu (menu ba gạch ngang) ở góc trên bên phải của trang. Khi khách hàng nhấn vào biểu tượng này, menu sẽ được mở ra và hiển thị các liên kết. 3. Ví dụ 3. Trang danh mục Trang danh mục là trang mà bạn có thể thấy trên các website bán hàng, tin tức, blog,… Trang danh mục có chức năng hiển thị các sản phẩm, bài viết, tin tức,… theo các tiêu chí như thể loại, chủ đề, giá cả, thời gian,… Trang danh mục thường có Hierarchical Navigation ở bên trái hoặc bên phải của trang, bao gồm các liên kết đến các trang con hoặc trang cháu của trang hiện tại. Ngoài ra, trang danh mục cũng có thể có Local Navigation ở giữa hoặc dưới trang, bao gồm các liên kết đến các phần tử hoặc nội dung khác trong cùng một trang. Trang danh mục có chức năng hiển thị các sản phẩm, bài viết, tin tức,… 4. Ví dụ 4. Trang danh mục (Di động) Khi thiết kế Web Navigation cho trang danh mục, bạn cũng cần chú ý đến phiên bản di động của trang. Bạn cần đảm bảo rằng Web Navigation trên phiên bản di động vẫn dễ sử dụng, thân thiện và phù hợp với kích thước màn hình nhỏ hơn. Một cách phổ biến để thiết kế Web Navigation cho trang danh mục phiên bản di động là sử dụng Filter Menu. Filter Menu là loại menu mà có thể giúp khách hàng lọc các sản phẩm, bài viết, tin tức,… theo các tiêu chí như thể loại, chủ đề, giá cả, thời gian,… Thông thường, Filter Menu sẽ được đặt ở góc trên bên trái của trang, có biểu tượng là một bộ lọc. Khi khách hàng nhấn vào biểu tượng này, menu sẽ được mở ra và hiển thị các tùy chọn lọc. 5. Ví dụ 5. Single Article Single Article là trang mà bạn có thể thấy trên các website tin tức, blog,… Single Article có chức năng hiển thị nội dung chi tiết của một sản phẩm, bài viết, tin tức,… mà khách hàng đã chọn. Single Article thường có Local Navigation ở giữa hoặc dưới trang, bao gồm các liên kết đến các phần tử hoặc nội dung khác trong cùng một trang. Ví dụ: Bạn có thể có các liên kết đến các bài viết liên quan, các bình luận, các chức năng chia sẻ, các nút bấm thích, đăng ký,… Single Article là trang mà bạn có thể thấy trên các website tin tức, blog,… 6. Ví dụ 6. Single Article (Di động) Khi thiết kế Web Navigation cho Single Article, bạn cũng cần chú ý đến phiên bản di động của trang. Bạn cần đảm bảo rằng Web Navigation trên phiên bản di động vẫn dễ sử dụng, thân thiện và phù hợp với kích thước màn hình nhỏ hơn. Một cách phổ biến để thiết kế Web Navigation cho Single Article phiên bản di động là sử dụng Sticky Menu. Sticky Menu là loại menu mà sẽ luôn hiển thị ở đầu trang, dù khách hàng có cuộn trang lên hay xuống. Sticky Menu thường bao gồm các liên kết đến các chức năng quan trọng như quay lại trang trước, trang chủ, tìm kiếm, menu,… 7. Ví dụ 7. Footer Footer là phần cuối cùng của một trang web. Footer thường có chức năng cung cấp các thông tin bổ sung hoặc phụ trợ cho khách hàng như thông tin liên hệ, bản quyền, chính sách bảo mật, mạng xã hội, đối tác,… Footer thường có Local Navigation ở dưới trang, bao gồm các liên kết đến các trang hoặc nội dung khác trên website. Ngoài ra, Footer cũng có thể có Global Navigation ở dưới cùng của trang, bao gồm các liên kết đến các trang chính của website. Footer thường có Local Navigation ở dưới trang 8. Ví dụ 8. Footer (Di động) Khi thiết kế Web Navigation cho Footer, bạn cũng cần chú ý đến phiên bản di động của trang. Bạn cần đảm bảo rằng Web Navigation trên phiên bản di động vẫn dễ sử dụng, thân thiện và phù hợp với kích thước màn hình nhỏ hơn. Một cách phổ biến để thiết kế Web Navigation cho Footer phiên bản di động là sử dụng Collapsible Menu. Collapsible Menu là loại menu mà có thể thu gọn hoặc mở rộng các liên kết khi khách hàng nhấn vào một tiêu đề hoặc một biểu tượng. Collapsible Menu giúp tiết kiệm không gian màn hình và giúp khách hàng chỉ xem những liên kết mà họ quan tâm. 9. Ví dụ 9. Bố cục nội dung Navigation Bar Bố cục nội dung Navigation Bar là cách bố trí các liên kết trên Navigation Bar một cách hợp lý và hài hòa. Bố cục nội dung Navigation Bar có ảnh hưởng đến sự thuận tiện và dễ nhìn của Web Navigation. Một số nguyên tắc cơ bản khi thiết kế bố cục nội dung Navigation Bar là: - Sử dụng các từ ngữ ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. - Sắp xếp các liên kết theo thứ tự quan trọng hoặc phổ biến. - Giới hạn số lượng liên kết trên Navigation Bar, không quá nhiều hoặc quá ít. - Đảm bảo các liên kết có khoảng cách đều nhau và không bị chèn ép. - Sử dụng các màu sắc, kích thước, kiểu chữ phù hợp để làm nổi bật các liên kết. Bố cục nội dung Navigation Bar là cách bố trí các liên kết trên Navigation Bar một cách hợp lý và hài hòa 8 Mẹo thực hiện Web Navigation cho người mới bắt đầu Sau khi đã hiểu về các loại Web Navigation và các ví dụ về Web Navigation, bạn có thể tự tin hơn trong việc thiết kế Web Navigation cho website của mình. Tuy nhiên, để có thể thiết kế Web Navigation một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, bạn cần nắm được một số mẹo thực hiện Web Navigation cho người mới bắt đầu. Dưới đây là 8 mẹo mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn: 1. Lập kế hoạch cho Page Structure và Web Navigation Trước khi bắt đầu thiết kế Web Navigation, bạn cần lập kế hoạch cho Page Structure và Web Navigation của website của mình. Bạn cần xác định được các trang chính và các trang phụ của website, cũng như mối quan hệ giữa chúng. Bạn cũng cần xác định được các loại Web Navigation mà bạn sẽ sử dụng cho các trang khác nhau. Một cách hữu ích để lập kế hoạch cho Page Structure và Web Navigation là sử dụng các công cụ vẽ sơ đồ như Draw.io, Lucidchart, Mindmeister,… Bạn có thể sử dụng các hình, màu sắc, liên kết để biểu diễn các trang và các Web Navigation của website của mình. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về cấu trúc và điều hướng của website của mình. Lập kế hoạch cho Page Structure và Web Navigation 2. Tuân theo các tiêu chuẩn Navigation Web Khi thiết kế Web Navigation, bạn cần tuân theo các tiêu chuẩn Navigation Web mà người dùng đã quen thuộc và mong đợi. Điều này sẽ giúp bạn tăng khả năng thân thiện và dễ sử dụng của Web Navigation, cũng như giảm thiểu sự nhầm lẫn và bối rối của khách hàng. Một số tiêu chuẩn Navigation Web mà bạn cần tuân theo là: - Đặt Global Navigation ở đầu trang, bên trái hoặc bên phải. - Đặt Hierarchical Navigation ở bên trái hoặc bên phải của trang. - Đặt Local Navigation ở giữa hoặc dưới trang. - Đặt Footer ở dưới cùng của trang. - Đặt Responsive Menu ở góc trên bên phải của trang phiên bản di động. - Đặt Filter Menu ở góc trên bên trái của trang danh mục phiên bản di động. - Đặt Sticky Menu ở đầu trang của Single Article phiên bản di động. - Đặt Hamburger Menu là biểu tượng cho Responsive Menu. - Đặt Bộ lọc là biểu tượng cho Filter Menu. - Đặt Mũi tên trở lại là biểu tượng cho quay lại trang trước. - Đặt Logo là biểu tượng cho trang chủ. - Đặt Kính lúp là biểu tượng cho tìm kiếm. Tuân theo các tiêu chuẩn Navigation Web 3. Sử dụng từ ngữ dễ hiểu với khách truy cập Khi thiết kế Web Navigation, bạn cần sử dụng các từ ngữ dễ hiểu với khách truy cập. Bạn cần tránh sử dụng các từ ngữ quá chuyên ngành, quá khó, quá dài hoặc quá ngắn. Bạn cũng cần tránh sử dụng các từ ngữ gây nhầm lẫn, không rõ nghĩa hoặc không phù hợp với nội dung của website. Một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng từ ngữ cho Web Navigation là: - Sử dụng các từ ngữ mô tả chính xác nội dung của trang. - Sử dụng các từ ngữ phổ biến và quen thuộc với khách truy cập. - Sử dụng các từ ngữ ngắn gọn, rõ ràng và dễ nhớ. - Sử dụng các từ ngữ thống nhất và nhất quán trên toàn website. - Sử dụng các từ ngữ phù hợp với đối tượng và mục tiêu của website. Sử dụng các từ ngữ dễ hiểu với khách truy cập 4. Sử dụng Responsive Menu Khi thiết kế Web Navigation, bạn cần sử dụng Responsive Menu để tạo ra một Web Navigation thân thiện và dễ sử dụng cho phiên bản di động của website. Responsive Menu là loại menu mà có thể thay đổi cách hiển thị tùy theo kích thước màn hình. Thông thường, Responsive Menu sẽ được thu gọn lại thành một biểu tượng gọi là Hamburger Menu (menu ba gạch ngang) ở góc trên bên phải của trang. Khi khách hàng nhấn vào biểu tượng này, menu sẽ được mở ra và hiển thị các liên kết. Responsive Menu giúp bạn tiết kiệm không gian màn hình và giúp khách hàng chỉ xem những liên kết mà họ quan tâm. Nó cũng giúp bạn tạo ra một Web Navigation đơn giản, gọn gàng và hiện đại cho phiên bản di động của website. Trở thành chuyên gia thiết kế website chuẩn SEO bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Thông qua khóa học, bạn sẽ nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet, biết cách thiết kế website chuẩn SEO, biết cách tích hợp giao diện bán hàng thời trang với woocommerce,... Đăng ký ngay: [course_id:1981,theme:course] [course_id:277,theme:course] [course_id:1629,theme:course] 5. Tận dụng Footer Menu Khi thiết kế Web Navigation, bạn cần tận dụng Footer Menu để cung cấp các thông tin bổ sung hoặc phụ trợ cho khách truy cập. Footer Menu là loại menu mà được đặt ở dưới cùng của trang, bao gồm các liên kết đến các trang hoặc nội dung khác trên website. Ví dụ: Bạn có thể đưa vào Footer Menu các liên kết đến các trang như thông tin liên hệ, bản quyền, chính sách bảo mật, mạng xã hội, đối tác,… Footer Menu giúp bạn tăng khả năng tương tác và gắn kết của khách truy cập với website của bạn. Nó cũng giúp bạn thể hiện được sự chuyên nghiệp và uy tín của website của bạn. Tận dụng Footer Menu 6. Sử dụng màu, khoảng trắng để tách Navigation ra các phần tử trang khác Khi thiết kế Web Navigation, bạn cần sử dụng màu sắc, khoảng trắng để tách Navigation ra các phần tử trang khác. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra một Web Navigation rõ ràng, dễ nhìn và dễ phân biệt. Nó cũng giúp bạn tăng khả năng thu hút và giữ chú ý của khách truy cập đối với Web Navigation. Một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng màu sắc, khoảng trắng cho Web Navigation là: - Sử dụng màu sắc phù hợp với bản sắc, phong cách và mục tiêu của website. - Sử dụng màu sắc tương phản để làm nổi bật các liên kết trên Web Navigation. - Sử dụng màu sắc nhất quán và thống nhất trên toàn website. - Sử dụng khoảng trắng để tạo ra sự cân bằng, thoáng mát và sạch sẽ cho Web Navigation. - Sử dụng khoảng trắng để tạo ra sự phân cách, liên kết và nhóm hóa cho các liên kết trên Web Navigation. Sử dụng màu sắc, khoảng trắng để tách Navigation ra các phần tử trang khác 7. Hạn chế sử dụng Menu Dropdown (Menu thả xuống) Khi thiết kế Web Navigation, bạn cần hạn chế sử dụng Menu Dropdown (Menu thả xuống). Menu Dropdown là loại menu mà sẽ hiển thị các liên kết con khi khách truy cập di chuột hoặc nhấn vào một liên kết cha. Menu Dropdown thường được sử dụng để tiết kiệm không gian màn hình và giúp khách truy cập có thể xem nhiều liên kết hơn. Tuy nhiên, Menu Dropdown cũng có nhiều nhược điểm như: - Khó sử dụng trên các thiết bị cảm ứng như điện thoại, máy tính bảng,… - Gây khó khăn cho khách truy cập khi di chuyển chuột từ liên kết cha đến liên kết con. - Gây khó khăn cho khách truy cập khi xem toàn bộ các liên kết con. - Gây khó khăn cho khách truy cập khi tìm kiếm các liên kết mong muốn. - Gây khó khăn cho khách truy cập khi nhớ được vị trí của các liên kết. - Gây khó khăn cho khách truy cập khi so sánh các liên kết. - Gây khó khăn cho khách truy cập khi đọc các liên kết dài hoặc có nhiều từ. - Gây khó khăn cho khách truy cập khi đọc các liên kết có màu sắc không rõ ràng hoặc không tương phản. Hạn chế sử dụng Menu Dropdown Vì vậy, khi thiết kế Web Navigation, bạn cần hạn chế sử dụng Menu Dropdown, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết và tuân theo các nguyên tắc sau: - Sử dụng Menu Dropdown cho các liên kết có ít cấp độ và ít số lượng. - Sử dụng Menu Dropdown cho các liên kết có liên quan và có thứ tự. - Sử dụng Menu Dropdown cho các liên kết có tên ngắn và dễ đọc. - Sử dụng Menu Dropdown cho các liên kết có màu sắc rõ ràng và tương phản. - Sử dụng Menu Dropdown cho các liên kết có thể di chuyển chuột một cách dễ dàng và chính xác. 8. Cấu trúc Navigation Bar đơn giản Khi thiết kế Web Navigation, bạn cần cấu trúc Navigation Bar một cách đơn giản và dễ hiểu. Bạn cần tránh sử dụng quá nhiều liên kết, quá nhiều cấp độ hoặc quá nhiều menu trên Navigation Bar. Điều này sẽ gây khó khăn cho khách truy cập khi tìm kiếm, nhớ và so sánh các liên kết trên Web Navigation. Một số nguyên tắc cơ bản khi cấu trúc Navigation Bar là: - Giới hạn số lượng liên kết trên Navigation Bar, không quá 7 liên kết. - Giới hạn số lượng cấp độ trên Navigation Bar, không quá 3 cấp độ. - Giới hạn số lượng menu trên Navigation Bar, không quá 2 menu. - Sử dụng các liên kết có liên quan và có thứ tự. - Sử dụng các liên kết có tên ngắn và dễ nhớ. Cấu trúc Navigation Bar một cách đơn giản và dễ hiểu Kết luận Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn web navigation là gì, các loại Web Navigation, các ví dụ về Web Navigation và 8 mẹo thực hiện Web Navigation cho người mới bắt đầu. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn trong việc thiết kế Web Navigation cho website của mình.  Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
03/11/2020
4609 Lượt xem
Swift là gì? Những Swift code ở Bank Việt Nam mới nhất
Swift là gì? Những Swift code ở Bank Việt Nam mới nhất Bạn kinh doanh doanh online trên các trang thương mại điện tử như eBay, Amazon… và thường xuyên nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam hoặc chuyển từ Việt Nam sang nước ngoài thì cần nắm được mã Swift. Như vậy, mã Swift là gì và lý do tại sao nó lại quan trọng như vậy? Swift là gì? Nó là cụm từ viết tắt của Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication hay còn được biết đến với tên gọi là Hiệp hội viễn thông Tài chính liên Ngân hàng toàn cầu. Mã SWIFT là mã được sử dụng để xác định quốc gia, ngân hàng và chi nhánh mà tài khoản được đăng ký. Khi bạn gửi tiền vào tài khoản ngân hàng ở nước ngoài bằng WorldRemit, bạn sẽ cần mã này để đảm bảo tiền của bạn được chuyển đến đúng nơi. Mã SWIFT còn được gọi là BIC hay Mã nhận dạng ngân hàng. Loại mã này được dùng khi bạn gửi chuyển khoản ngân hàng cho gia đình và bạn bè ở một quốc gia khác, chúng tôi sẽ yêu cầu bạn cung cấp mã SWIFT. Nó xác định quốc gia, ngân hàng và chi nhánh mà người trả lời của bạn có tài khoản. Nếu không có đoạn mã này, khi bạn chuyển khoản ngân hàng của bạn có thể không đến đúng điểm đến. Mã code này được tạo ra từ 8 hoặc 11 chữ cái và số. Chúng được sắp xếp theo thứ tự minh họa như sau: AAAABBCCDDD. - AAAA: Mã ngân hàng 4 ký tự - BB: mã quốc gia 2 ký tự - CC: mã vị trí 2 ký tự Là đoạn mã code để xác định quốc gia, ngân hàng và chi nhánh mà tài khoản được đăng ký. >> Xem thêm: Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp hiện nay Ưu điểm của hệ thống SWIFT Hệ thống Swift có những ưu điểm vượt trội nên được ngân hàng trong nước và trên thế giới tin dùng như: - Là một mnjg truyền thông chỉ sử dụng được trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng như có tính bảo mật và an toàn. - Tốc độ truyền tải thông tin nhanh chóng và xử lý được số lượng lớn giao dịch. - Chi phí cho một điện giao dịch thấp so với Thư tín và Telex – vốn là phương tiện truyền thông truyền thống. - Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là điểm chung của bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng vào với cộng đồng ngân hàng trên thế giới. Tuy SWIFT là một trong các phương tiện truyền tin TTQT chính nhưng không phải là phương tiện duy nhất; Ngân hàng vẫn có thể sử dụng các phương tiện truyền tin khác. Trong trường hợp chuyển bộ chứng từ TTQT tới ngân hàng ở Myanma vẫn phải sử dụng thư tín mà không thể dùng SWIFT để chuyển được do ngân hàng đó chưa tham gia vào hệ thống SWIFT. Hoặc khi chuyển một bức điện tới ngân hàng ở đó cũng vậy; người ta vẫn phải sử dụng phương tiện truyền tin bằng thư tín. Các cách tìm mã Swift đơn giản Sau khi các bạn đã nắm được mã SWIFT là gì thì bạn nên nắm được cơ bản các cách để tìm mã này. Nếu bạn đang gửi chuyển khoản ngân hàng cho gia đình hoặc bạn bè của mình, bạn sẽ cần mã xác định ngân hàng của họ để hoàn tất chuyển khoản của mình. Bạn và những người trả lời của bạn có thể tìm thấy chúng theo những cách đơn giản sau: Kiểm tra bảng sao kê ngân hàng Các ngân hàng thường đặt mã của họ trên báo cáo giấy của họ. Tuy nhiên, nếu người trả lời của bạn không nhận được báo cáo giấy, họ có thể đăng nhập vào tài khoản ngân hàng của họ và xem báo cáo của họ ở đó. Sau đó, họ có thể cung cấp cho bạn mã SWIFT. Kiểm tra trên trang web của ngân hàng Cho dù bạn đang tìm kiếm mã SWIFT của ngân hàng của chính mình hay của người khác: - Truy cập trang web của ngân hàng và xem liệu nó có mã SWIFT được liệt kê hay không. - Kiểm tra Câu hỏi thường gặp của ngân hàng, thanh toán quốc tế hoặc các liên kết liên quan khác. - Nhập mã SWIFT bạn muốn tìm vào hộp tìm kiếm nếu trang web có tính năng tìm kiếm. Tìm kiếm trực tuyến Có một số trang web có thể giúp bạn tìm mã SWIFT của ngân hàng. Chỉ cần chọn quốc gia, sau đó chọn tên ngân hàng bạn muốn tìm. Tìm kiếm được mã swift rất đơn giản Khác nhau giữa Bank code và Swift code  Trước khi phân biệt sự khác nhau giữa Bank code và Swift code thì bạn cần hiểu mã band code là gì? Bank code là một mã giao dịch được sử dụng trong nước, chỉ có phạm vi gói gọn ở Việt Nam. Không có một sự quy định chung nào đối với mã Bank code, ngân hàng có thể tự động thay đổi, xóa bỏ hay thêm bớt ký tự.  Mã bank code này gồm 8 ký tự chữ số viết liền, với mỗi cho nhánh ngân hàng có thể có mã giống hoặc khác nhau. Sự khác nhau giữa Bank code với mã Swift code  - Bank code mã này chỉ sử dụng giao dịch trong nước, trong khi đó Swift code là mã giao dịch hoạt động chuyển tiền – nhận tiền từ trong nước với các ngân hàng quốc tế. .  - Bank code được sự giám sát của Ngân hàng Trung Ương còn Swift code do hệ thống Swift quản lý và chịu trách nhiệm. - Mã Bank code không có quy định cụ thể theo trật tự nào cả, sau khi Ngân hàng Trung Ương cung cấp cho các ngân hàng một mã Bank code, ngân hàng có thể tùy ý điều chỉnh và sửa đổi. Ngược lại thì quy định Swift code là gì? chính là tuân theo một chuẩn riêng được quy ước giữa các ngân hàng.  Một số mã swift code của ngân hàng tại Việt Nam Mã code SWIFT là gì đã được UNICA bật mí. Ngay sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 15 mã code swift tại các bank ở Việt Nam. 1. Agribank - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Vietnam Bank for Agiculture and Rural Development): VBAAVNVX. 2. ACB - Ngân hàng Á Châu (Asia Commercial Bank): ASCBVNVX. 3. Bắc Á Bank Ngân hàng Bắc Á (North Asia Commercial Joint Stock Bank): NASCVNVX. 4. BIDV - Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam): BIDVVNVX.  5. Eximbank - Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank): EBVIVNCX. 6. MBBank - Ngân hàng quân đội (Military Commercial Joint Stock Bank): MSCBVNVX. 7. SaigonBank - Ngân hàng Sài Gòn Công thương (Saigon Bank for Industry and Trade): SBITVNVX. 8. Sacombank - Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank): GTTVNVX. 9. Techcombank - Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam Vietnam (Technology and Commercial Joint Stock Bank): VTCBVNVX. 10. TPBank - Ngân hàng Tiên Phòng (Tienphong Commercial Joint Stock Bank): TPBVVNVX. 11. VIB - Ngân hàng Quốc tế (Vietnam International Commercial Joint Stock Bank): VNIBVNVX. 12. Vietcombank - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam): BFTVVNVX.  13. Vietinbank - Ngân hàng Công thương (Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade): ICBVVNVX. 14. VPBank - Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (Vietnam Prosperty Joint Stock Commercial Bank): VPBKVNVX. 15. HSBC - Ngân hàng HSBC (HSBC Private International Bank): HSBCVNVX. Mã swift những ngân hàng phổ biến ở Việt Nam >> Xem thêm: Bí quyết học kế toán ngay tại nhà cho người mới bắt đầu  Một số mã Swift ngân hàng nước ngoài Như vậy bạn đã nắm được Swift là gì cũng như mã bank trong nước. Tiếp sau đây sẽ là 15 mã code của các ngân hàng lớn ở quốc tế. 1. JPMorgan Chase - Quốc giá Hoa Kỳ : CHASUS33XXX (CHASUS33). 2. Ngân hàng Công thương - Trung Quốc (ICBC): ICBKCNBJXXX (ICBKCNBJ). 3. Ngân hàng Mỹ - Hoa Kỳ: BOFAUS3NXXX (BOFAUS3N). 4. Wells Fargo - Hoa Kỳ: WFBIUS6SXXX (WFBIUS6S). 5. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) - Trung Quốc: PCBCCNBJXXX (PCBCCNBJ). 6. HSBC Holdings PLC - Vương quốc Anh: MIDLGB22XXX (MIDLGB22). 7. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc - Trung Quốc: ABOCCNBJXXX (ABOCCNBJ). 8. Ngân hàng Thương gia Trung Quốc - Trung Quốc: CMBCCNBSXXX (CMBCCNBS). 9. Ngân hàng Hoàng gia Canada - Canada: ROYCCAT2XXX (ROYCCAT2). 10. Ngân hàng Toronto-Dominion- Canada: TDOMCATTXXX (TDOMCATT).  11. Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia - Châu Úc: CTBAAU2SXXX (CTBAAU2S). 12. Ngân hàng New York Mellon - Hoa Kỳ: IRVTUS3NXXX (IRVTUS3N). 13. Ngân hàng Quốc gia Úc - Châu Úc: NATAAU33XXX (NATAAU33). 14. Intesa Sanpaolo- Nước Ý :  BCITITMMXXX (BCITITMM). 15. Banco Bradesco - Brazil: BBDEBRSPXXX (BBDEBRSP). Như vậy, UNICA đã bật mí cho các bạn biết những thông tin cơ bản về mã SWIFT là gì cũng như những mã code phổ biến của những ngân hàng trong và ngoài nước mà các bạn có thể tham khảo trước khi chuyển hoặc nhận tiền nước ngoài. Bài viết trên vẫn còn thiếu rất nhiều những thông mã swift nhưng bạn có thể tham khảo và tìm kiếm trên mạng Internet. 
23/10/2020
2509 Lượt xem
OTT là gì? Xu hướng của thế kỷ 21
OTT là gì? Xu hướng của thế kỷ 21 Bạn có biết, kỷ nguyên của truyền hình cáp đang dần kết thúc, họ đang dần đánh mất thị trường vào tay của các phương tiện truyền thông trực tuyến về phạm vi tiếp cận và sự tiện lợi. Lượt xem video trên các tiện ích Over the Top (OTT) tăng lên đáng kể, đạt con số 51.7% trong năm 2018 và con số này những năm gần đây còn tăng chóng mặt. Quảng cáo OTT là nguyên nhân dẫn đến cái chết của quảng cáo truyền hình. Vậy, quảng cáo OTT là gì? Nó có phải xu hướng của thế giới không? OTT là gì? Như đã nói ở trên thi OTT là cụm từ viết của Over The Top, thuật ngữ này được sử dụng liên quan đến bất kỳ tiện ích hoặc dịch vụ nào được sử dụng để hợp lý hóa nội dung kỹ thuật số với TV hoặc thiết bị tương tự. Quảng cáo OTT tương tự như TV truyền thống; sự khác biệt duy nhất là nó được truyền trực tuyến đến các phương tiện truyền thông thông qua các nền tảng OTT. Công nghệ này dự kiến ​​sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho các nhà tiếp thị ở cả hai thế giới vào năm 2019 - lợi thế của lập trình và phạm vi tiếp cận ngày càng tăng của các dịch vụ phát trực tuyến. OTT là thuật ngữ liên quan đến tiện ích tối ưu hóa nội dung kỹ thuật số Doanh thu quảng cáo dự kiến ​​sẽ tăng lên 60% từ 45% trong 10 năm tới, với OTT. Những người sớm áp dụng quảng cáo OTT và người tiên phong trong AdTech đang xem xét lợi nhuận ấn tượng trong tương lai. Tại sao OTT lại phổ biến đến thế? Sau khi bạn đọc nắm được cơ bản khái niệm OTT là gì thì chúng tôi sẽ đi giải đáp thắc câu hỏi mà rất nhiều người tò mò rằng OTT tại sao lại là xu hướng của thế giới. Phạm vi tiếp cận lớn Một vài năm trước, OTT không thể tự hào về phạm vi tiếp cận lớn như một trong những thế mạnh của nó. Tuy nhiên, nó đã phát triển trong nhiều năm và được phỏng đoán sẽ có 197,7 triệu người dùng OTT hàng tháng vào năm 2022 ở Mỹ. Với dữ liệu hiện tại, nó có nhiều người dùng hơn các nền tảng khác. Nhắm mục tiêu mạnh Đây là một trong những điểm mạnh nhất của OTT. Là một nhà đầu tư, bạn có thể chọn các chủ đề, khu vực địa lý và nhân khẩu học để quảng cáo sản phẩm của mình. Điều này không thể đạt được ở TV truyền thống, vì vậy nó chắc chắn là một bản nâng cấp. Tiếp cận đúng đối tượng sẽ thúc đẩy quảng cáo của bạn. Nó làm tăng hiệu quả của quảng cáo của bạn và tiết kiệm các nguồn tài nguyên mà lẽ ra đã được sử dụng để quảng cáo sai thị trường. Phân tích dữ liệu  Bạn hiểu OTT là gì rồi thì bạn sẽ nắm được hiệu suất và tính hợp lệ của quảng cáo đang sử dụng để tiếp cận khách hàng của mình.  Nhiều nền tảng OTT cung cấp phân tích dữ liệu cho các sản phẩm của họ. Hầu hết các nền tảng OTT cung cấp các loại dữ liệu khác nhau và có thể chia nhỏ thông tin theo vị trí hoặc nhắm mục tiêu. Lập ngân sách linh hoạt Khi điều hành bất kỳ loại hình kinh doanh nào, mục tiêu lớn nhất của bạn là giảm thiểu chi phí và tối đa hóa sản lượng sử dụng. Khả năng OTT theo dõi số lượt xem và nhắm mục tiêu giúp việc lập ngân sách linh hoạt. Nghĩa là, có thể mua một số lượng hiển thị giới hạn cho một đối tượng cụ thể để tối đa hóa hiệu quả và giảm thiểu chi phí. Sử dụng công nghệ này có rất nhiều tiện ích Sáng tạo chất lượng Những video khi bạn sử dụng trên nền tảng này có chất lượng rất tốt. Các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế này để cung cấp những video chất lượng cao và thông điệp sâu sắc mà có thể không dễ dàng truyền tải đến khán giả.  Quảng cáo OTT được phân phối như thế nào? Sau khi đã hiểu được tầm quan trọng của OTT là gì thì bạn cũng cần nắm được cách phân phối nội dung chung từ loại hình này. Đối tượng mục tiêu được tạo ra Đối tượng tạo ra dựa trên dữ liệu đăng ký của người dùng. Nó bao gồm dữ liệu của bên thứ nhất và bên thứ ba, bao gồm các chương trình cụ thể đã xem trên nền tảng. Thúc đẩy chiến dịch Đối tượng hướng đến sẽ được đối sánh, sau đó khán giả được đối sánh tiếp với danh sách sách người đăng ký của một số TV nhất định có sử dụng nền tảng OTT. Các quảng cáo khi đó được đẩy, tải xuống và bảo vệ tiện ích cho người dùng. Quảng cáo hiển thị trên nền tảng tại thời điểm này, các tiện ích OTT được kết nối với thẻ VAST hoặc VPAID tùy thuộc vào nền tảng. Nắm chắc quy trình tiện ích về công nghệ OTT Báo cáo Sau chiến dịch, nhà điều hành OTT gửi kết quả hiển thị quảng cáo và tạo báo cáo cho nhà quảng cáo. Về cơ bản, các chiến dịch được cải thiện với mục nhập dữ liệu của bên thứ nhất và thứ ba. Như vậy UNICA đã giới thiệu rất chi tiết cho bạn đọc được biết về khái niệm OTT là gì cũng như tại sao lại nói nó là xu hướng của thế giới. Là một nhà kinh doanh, bạn muốn bắt kịp những thay đổi của thế giới thì cuộc cách mạng về quảng cáo là vô cùng quan trọng. Chúc bạn thành công!
16/10/2020
2192 Lượt xem
CSC là gì? Tầm quan trọng của bảo mật thẻ
CSC là gì? Tầm quan trọng của bảo mật thẻ Hiện nay, công nghệ thông tin rất phát triển nhiều người vì thế mà lợi dụng để chuộc lợi, đặc biệt trong việc mua hàng và thanh toán trực tuyến. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến các thuật ngư CSC là gì? CSC là gì? CSC là cụm từ viết tắt của Card Security Code hay còn được biết đến là mã xác minh thẻ hoặc mã bảo mật thẻ. Mã bảo mật thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng là một số có 3 hoặc 4 chữ số giúp xác thực các giao dịch không có thẻ thực, chẳng hạn như đơn đặt hàng trực tuyến. Nó được thiết kế như một phương pháp để xác minh rằng chủ thẻ được ủy quyền đang tham gia mua hàng, ngay cả khi bạn không thể nhìn thấy thẻ hoặc chủ thẻ. Mã bảo mật thẻ được thiết lập vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 để đáp ứng trực tiếp sự phát triển của mua sắm trực tuyến. Mastercard là công ty đầu tiên áp dụng chúng vào năm 1997, tiếp theo là American Express vào năm 1999 và Visa vào năm 2001. Ngày nay, bao gồm mã bảo mật thẻ trên thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là quy trình tiêu chuẩn cho tất cả các nhà phát hành thẻ lớn. Card Security Code là mã bảo mật thẻ tín dụng hoặc ghi nợ Các mã khác nhau tùy theo mạng và mỗi mạng có tên riêng cho tính năng bảo mật: - Visa: Giá trị xác minh thẻ 2 (CVV2) - Thẻ Mastercard: Mã xác thực thẻ 2 (CVC2) - Khám phá: ID thành viên thẻ (CMID) - American Express: Số nhận dạng thẻ (CID) Phiên bản gốc của mã bảo mật (CVC1 / CVV1) được lập trình vào dải từ ở mặt sau của thẻ và được đọc điện tử bất cứ khi nào thẻ được quẹt. Vấn đề là từ góc nhìn của người đọc thẻ, không thể phân biệt được bản sao chính xác của thẻ bị đánh cắp với bản gốc. Giờ đây, số (CVC2 / CVV2) không được mã hóa hay in nổi mà chỉ được in trên thẻ. Mastercard, Visa và Discover đặt mã bảo mật thẻ gồm ba chữ số của họ trên sọc chữ ký ở mặt sau của thẻ. American Express in mã bảo mật thẻ gồm bốn chữ số phía trên số tài khoản in nổi ở mặt trước của thẻ. Sử dụng CSC để chống gian lận Đến đây, có lẽ các bạn đã phần nào hiểu được CSC là gì rồi phải không. Bất kể khách hàng dù dùng thẻ nào, mã bảo mật thẻ đều có cùng mục đích: bảo vệ chủ thẻ khỏi gian lận, đặc biệt đối với các giao dịch không có mặt trên thẻ. Bạn thường thu thập mã bảo mật thẻ tại thời điểm giao dịch cùng với số thẻ tín dụng và ngày hết hạn. Thông tin này được nhập thủ công và chuyển ngay đến ngân hàng phát hành thẻ để xác thực. Nếu ngân hàng không chấp thuận mã, thì giao dịch sẽ bị hủy ngay lập tức. Như bạn có thể thấy, ngay cả khi kẻ lừa đảo có quyền truy cập vào thông tin tài khoản khác, sẽ rất khó sử dụng nếu không có mã CVV. Chủ thẻ được cung cấp thêm một lớp bảo vệ chống gian lận, giúp họ yên tâm hơn khi sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Đổi lại, bạn được hưởng thêm một lớp bảo vệ chống lại những tổn thất tiềm ẩn do tội phạm lừa đảo. Mã bảo mật thẻ giúp khách hàng khỏi bị kẻ gian xâm hại Rủi ro của việc để lộ mã số CSC trên thẻ tín dụng Thẻ tín dụng có rất nhiều thuận tiện và nhiều tiện ích nhưng đôi khi nó có rất nhiều vất cập, đặc biệt là việc bạn làm mất thẻ, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về tài chính. Khi bị mất thẻ, bạn sẽ bị kẻ gian đánh cắp thông tin trên thẻ, bạn không hề mua hàng những thẻ tín dụng bị trừ tiền. Hầu như những trường hợp ăn cắp thẻ tín dụng hoặc thông tin thẻ bị đánh cắp đều ở những trung tâm mua sắm, sửa chữa điện thoại, do chủ thẻ không để ý hoặc không cảnh giác. Thêm nữa, khi thanh toán tại các pos của tâm thương mại, khách hàng thường đưa thẻ cho nhân viên quẹt vào thẻ pos. Chính vì thế, điều này là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị lộ thông tin trên thẻ tín dụng và mất tiền do bị kẻ xấu lợi dụng ăn trộm. Trong một một số trường hợp, nếu không may bạn bị đánh cắp số tài khoản thực hiện giao dịch những kẻ gian lại không có thẻ tín dụng của bạn trong tay thì họ sẽ không có mã giao dịch CSC để hoàn tất giao dịch nên trường hợp này mã này xem như bảo vệ chủ thẻ. Vì sao cần bảo vệ mã CSC là gì  Nếu không may bạn bị lộ thông tin số tài khoản thì bạn đã nhìn thấy hậu quả rằng kẻ xấu sẽ có thể lợi dụng tình hình để truy cập vào mã thẻ của bạn đã lấy cắp tiền bằng việc thanh toán hàng. Nhưng khi có mã số xác minh thẻ trên thẻ tín dụng được bảo vệ thì chủ thẻ có thể giao dịch một cách an toàn. Mã  bảo mật này nhằm đảm bảo an toàn cho việc thanh toán của bạn. Chính vì thế, ngay sau khi lấy được thẻ từ ngân hàng thì bạn cần nhớ mã số và làm mờ, xóa  3, 4 số cuối ngay khi nhận được thẻ. Bạn cần bảo mật mã các dãy số mã thẻ tín dụng Cách bảo vệ mã số ở cuối thẻ như sau: - Xóa hoặc làm mờ mã số thẻ  ngay sau khi nhận được thẻ tại ngân hàng. Nhưng bạn nên lưu ý rằng mã số thẻ từ, thẻ chip không bị chay và xước nếu không, không thể thực hiện được giao dịch. - Nên mua hàng ở những website có tính bảo mật cao thông tin như https:// và chọn hình thức nhận mã OTP. - Không được để lộ thông tin cho người khác biết. - Khi mất thẻ cần báo cho ngân hàng để khóa tài khoản ngay. Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn những vấn đề cần nắm về CSC là gì cũng như tầm quan trọng của việc bảo mật thẻ tín dụng. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho mọi người. >> Bạn đọc cũng quan tâm các bài viết hay: - OTP là gì? Tầm quan trọng của việc sử dụng OTP - Thẻ Napas là gì? Vì sao bạn nên dùng thẻ Napas?
12/10/2020
2014 Lượt xem
Engagement là gì? Tác dụng của Engagement trong thời đại số
Engagement là gì? Tác dụng của Engagement trong thời đại số Engagement là gì có lẽ không còn xa lạ với nhiều bạn đang làm Marketing đặc biệt những ai đang học chạy quảng cáo Facebook. Nó là một chỉ số rất quan trọng đánh giá sự tương tác bài viết tiếp cận với khách hàng. Nếu bạn đang có ý định thực hiện một chiến dịch quảng cáo thì hãy cần nắm được chính xác cách làm tăng tương tác Engagement. Engagement là gì? Xét ở phạm vi trên Facebook, đặc biệt là những bài post thì chúng ta hiểu đơn giản Engagement là tỉ lệ tương tác số người click vào bất kì vị trí nào như nội dung, ảnh, video trong bài viết bạn mới post. Chỉ số này được tính là số like, share, comment, click, lượt view người xem hoặc lượt click vào link bài viết. Thậm chí nó còn được tính bằng số lượt bạn click tên người bình luận, người like, click về fanpage của bạn… Trong một diện Facebook thì chúng ta nên biết nó rất quan trọng, xếp thứ 2 sau chỉ số Reach. Nếu như chỉ số reach cho người quản trị biết được số người tiếp cận, nhìn được nội dung bài viết thì chỉ số Engagement lại cho chúng ta thấy được số người tương tác với bài viết. Engagement là chỉ số thể hiện sự tương tác của người dùng trong bài post Phân loại Engagement hiện nay Sau khi đã hiểu được định nghĩa mời bạn đọc cùng chúng tôi đi tìm hiểu các loại Engagement được sử dụng nhiều nhất đó là Page Engagement và Post Engagement. Page Engagement Đây là chỉ số tương tác tính trên toàn fanpage. Gồm tất cả các tương tác của các bài post có trên page và các thành phần của trang. Các tương tác này bắt buộc phải diễn ra trên cửa sổ hiển thị trang của Facebook mới được tính. Các tương tác trên trang bao gồm: - Like, share, comment bài viết - Lượt theo dõi trang, trạng thái, câu hỏi, các yêu cầu ưu đãi từ cửa hàng, lượt nhắc đến trang, check in, xem tab - Click vào link, trang web - Lượt xem ảnh, video Post Engagement Post Engagement là các hành động của người dùng trên bài post như follow, like, share, comment, click trực tiếp. Nó có vai trò rất quan trọng đến kết quả kinh doanh. Các tương tác này được thống kê như là kết quả quảng cáo hàng ngày.  Cách tính tỷ lệ Post Engagement và Page Engagement: Tầm quan trọng của chỉ số Engagement  Chỉ số Engagement đánh giá sự hấp dẫn nội dung của một bài viết, sự hứng thú của khách hàng. Tất cả những tương tác đều được đo lượng, hiện thị trong bảng thống kê.  - Đo lường tất cả những số liệu tương tác với bài viết sẽ phản ánh sự quan tâm của người dùng với các bài đăng, từ đó đánh giá được mức độ hoạt động của page có hiệu quả hay không cũng như đưa ra được kế hoạch cải thiện phát triển Fanpage tốt nhất. - Có thể nói Engagement là số liệu rất quan trọng. Các marketer đều muốn số liệu engagement tăng lên, càng cao càng tốt. Vì nó giúp giảm chi phí quảng cáo, tăng doanh số và quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn. Cách tăng tương tác với bài đăng trên Facebook của bạn Bạn biết không, vào tháng 1 năm 2018, Facebook đã thực hiện một sự điều chỉnh lớn đối với thuật toán của mình, ảnh hưởng đến các trang kinh doanh, đặc biệt những người chạy quảng cáo. Trong thời đại tin tức giả mạo, Facebook giảm tiếp cận các bài đăng từ các doanh nghiệp, nhân vật đại chúng và nhà xuất bản trong khi tăng bài đăng từ bạn bè và gia đình của người dùng. Thuật toán mới nhất ủng hộ các bài đăng không phải trả tiền từ người dùng, đặc biệt là những bài nhận được nhiều tương tác. Bây giờ, việc đưa các bài đăng không phải trả tiền của bạn xuất hiện trước mắt những người theo dõi trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, có những cách nhất định để tăng mức độ tương tác trên các bài đăng của bạn và đảm bảo rằng bạn đang hiển thị trên newsfeed người dùng. Video Đến đây có lẽ bạn nắm được cơ bản Engagement là gì rồi? Để tăng mức độ tương tác trên Facebook, trước tiên hãy xem loại nội dung bạn đang sản xuất. Các loại nội dung khác nhau sẽ thu hút các mức độ tương tác khác nhau từ người dùng của bạn. Các video nhận được tương tác nhiều hơn ít nhất 59% so với các bài đăng khác. Theo các chuyên gia tiếp thị Facebook, tin rằng “tỷ lệ tối ưu cho các bài đăng trên Facebook của bạn nên là video 70%, ảnh 20% và liên kết 10%”. Vì lý do này, nếu bạn thấy rằng video phù hợp với mình thì hãy tiếp tục sản xuất video. Nếu bài viết có hình ảnh tĩnh hoạt động tốt hơn, thì hãy tiếp tục với hình ảnh tĩnh. Một lần nữa, hãy cố gắng mô phỏng các bài đăng hoạt động tốt nhất của bạn. Bạn cũng nên sử dụng a/b testing facebook để biết chính xác mình nên sử dụng phương án nào hiệu quả. Nắm 3 thủ thuật tăng tỉ lệ tương tác cho bài viết Kêu gọi hành động Lời kêu gọi hành động cũng hữu ích trong việc tăng mức độ tương tác vì chúng yêu cầu người dùng thực hiện một hành động cụ thể, cho dù đó là truy cập trang web của bạn hay đăng ký nhận bản tin.  Ví dụ: nếu bạn muốn đăng video, hãy phát trực tiếp trên Facebook và yêu cầu người dùng đăng ký nhận bản tin của bạn.  Thời gian và ngày đăng bài Một số nghiên cứu cho thấy rằng thời gian tốt nhất để đăng bài trên Facebook là 7 giờ sáng và 9 giờ tối. Hãy nghĩ đến việc cha mẹ cuối cùng cũng cho con cái đi ngủ, thế hệ trẻ cuối cùng cũng hoàn thành công việc và thanh thiếu niên, những người được cho là chuẩn bị đi ngủ, lướt web. Đó là lý do tại sao nhiều người trên Facebook, tương tác với các bài đăng trong những giờ này. Cách dễ nhất để xác định thời điểm tốt nhất cho bạn là thử nghiệm và xem ngày giờ nhận được nhiều tương tác nhất cho bài đăng của bạn. Điều đó sẽ cho bạn biết khi nào khán giả của bạn ở trên Facebook. Một số lưu ý khi tăng tương tác bài viết Mồi tương tác Một bài đăng trên Facebook sẽ khiến bạn gặp rắc rối là mồi nhử tương tác . Đây là những bài đăng với thông điệp như "Chia sẻ nếu bạn yêu mẹ của bạn" hoặc "bình chọn cho kiểu nhà yêu thích của bạn." Những bài đăng này hoàn toàn là để ép buộc tương tác hơn là tạo ra nội dung có giá trị mà người dùng muốn tương tác. Facebook sẽ đẩy những loại bài đăng này xuống nguồn cấp dữ liệu. Thay vì đăng mồi nhử tương tác, hãy làm cho nội dung của bạn hấp dẫn và có liên quan đến doanh nghiệp của bạn hoặc sử dụng một loại quảng cáo bài đăng trả phí trên Facebook (Facebook Boost Post) từ một trang kinh doanh. Đôi khi, một meme hài hước mà bạn gắn với doanh nghiệp của mình có thể thêm một số tính cách vào dòng thời gian trên trang của bạn. Các bài báo, đồ họa thông tin hữu ích và nhiều thông tin, và các mẹo hàng tuần có thể có giá trị đối với những người theo dõi bạn. Tuyệt đối không sử dụng mồi tương tác để tăng tương tác Không mua tương tác Engagement là gì đã được bật mí và bạn nắm được hết cách tăng tương tác rồi phải không? Bạn hoàn toàn có thể mua được lượt thích và người theo dõi trên Facebook.  Bạn lo lắng rằng doanh nghiệp của mình thiếu uy tín khi chỉ có vài trăm người theo dõi. Việc mua người theo dõi có thể giải quyết những vấn đề này trong ngắn hạn, nhưng nó có thể gây ra vấn đề cho trang của bạn về lâu dài. Nếu bạn mua 1.000 người dùng, họ sẽ không thực sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Họ sẽ không tương tác với bài viết của bạn và bài viết của bạn sẽ không được ưu tiên. Ngay cả khi bạn tăng cường các bài đăng của mình và bỏ tiền để tiếp cận những người theo dõi của mình, những người theo dõi đã mua của bạn sẽ không quan tâm đến bạn và số tiền đó sẽ bị lãng phí. Nếu bạn muốn tăng tương tác, hãy nhớ đăng nội dung có giá trị và phù hợp, mọi người không thể không thích và chia sẻ. Đăng nội dung khơi dậy cuộc trò chuyện trong phần nhận xét. Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn về Engagement là gì cũng như 3 cách tăng tương tác đỉnh cao cho bài post của bạn. Bạn đọc quan tâm tới những kiến thức marketing hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khoá học marketing online trên Unica và có cơ hội nhận được những ưu đãi lớn. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
07/10/2020
3904 Lượt xem
Marketing Du Lịch là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết
Marketing Du Lịch là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết Việt Nam chúng ta là một đất nước tuyệt vời được thiên nhiên ưu ái những "rừng vàng biển bạc" hấp dẫn nên thơ, được bạn bè thế giới đánh giá rất cao. Đây chính là tiềm năng khổng lồ mà ngành du lịch nước nhà đang thúc đẩy doanh nghiệp trong ngành du lịch khai thác: quảng bá địa điểm du lịch, cung cấp dịch vụ đi lại, homestay, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí... Đó được gọi là marketing du lịch. Vậy marketing du lịch là gì? Hãy cùng Unica tìm hiểu chi tiết về loại hình này trong bài viết dưới đây nhé!  Marketing du lịch là gì? Marketing du lịch là hình thức marketing mà doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tiến hành các hoạt động marketing nhằm quảng bá và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch như vé máy bay, khách sạn, tour du lịch, địa điểm du lịch và nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ khác liên quan đến du lịch. Marketing du lịch nhằm mục đích thu hút và thuyết phục khách hàng tiềm năng hoặc hiện tại sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch của doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch. >>> Xem thêm: Tìm hiểu marketing quốc tế Marketing du lịch là hình thức marketing mà doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tiến hành các hoạt động marketing Vai trò của marketing du lịch là gì? Marketing du lịch có vai trò quan trọng và thiết yếu đối với doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch như: 1. Nâng cao hình ảnh thương hiệu Marketing du lịch giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch nâng cao hình ảnh thương hiệu của mình trong mắt khách hàng và đối tác, bằng cách tạo ra và truyền tải các giá trị và sự khác biệt của thương hiệu, cũng như tăng sự nhận biết và ưa thích của thương hiệu. Hình ảnh thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tăng uy tín và niềm tin của khách hàng và đối tác, cũng như tăng cơ hội hợp tác và mở rộng thị trường. Nâng cao hình ảnh thương hiệu 2. Tăng doanh thu và lợi nhuận Vai trò của marketing du lịch là gì? Marketing du lịch giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tăng doanh thu và lợi nhuận, bằng cách mở rộng thị trường và khách hàng tiềm năng, cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng. Marketing du lịch cũng giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tối ưu hóa chi phí và hiệu quả của các hoạt động marketing, cũng như tận dụng các cơ hội và thị phần của các thị trường du lịch. 3. Tạo sự khác biệt và cạnh tranh Marketing du lịch giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tạo sự khác biệt và cạnh tranh bằng cách sáng tạo và đổi mới trong sản phẩm và dịch vụ du lịch, cũng như trong nội dung và hình thức marketing. Marketing du lịch cũng giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch đối phó và vượt qua các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, cũng như tăng cường sự hấp dẫn và sự lựa chọn của khách hàng. Marketing du lịch giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tạo sự khác biệt và cạnh tranh Các loại hình marketing du lịch là gì? Marketing du lịch có nhiều loại hình khác nhau, phù hợp với các mục tiêu, đối tượng và ngân sách của doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch. Một số loại hình marketing du lịch phổ biến đó là: 1. Marketing Du Lịch tập trung nội dung trải nghiệm Đây là loại hình marketing du lịch mà doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tập trung vào việc tạo ra và truyền tải các nội dung liên quan đến trải nghiệm du lịch của khách hàng như hình ảnh, video, chia sẻ, đánh giá và nhiều nội dung khác. Marketing Du Lịch tập trung nội dung trải nghiệm giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tăng sự hấp dẫn và tương tác của khách hàng, cũng như tăng sự tin cậy và thuyết phục của khách hàng. Marketing Du Lịch tập trung nội dung trải nghiệm 2. Blog Du lịch Blog Du lịch là loại hình marketing du lịch mà doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch sử dụng blog làm kênh để cung cấp và cập nhật các thông tin, kiến thức, kinh nghiệm và lời khuyên về du lịch như địa điểm du lịch, lịch trình du lịch, chi phí du lịch,.... Blog Du lịch giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tăng sự nhận biết và ưa thích của thương hiệu, cũng như tăng sự tìm kiếm và truy cập của khách hàng. Trở thành chuyên gia Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn làm chủ kiến thức về hệ thống và mạng lưới markeitng. Đồng thời, bạn cũng có thể tránh được những sai lầm về Marketing truyền thống để tăng lợi nhuận cho chính doanh nghiệp của mình. [course_id:252,theme:course] [course_id:622,theme:course] [course_id:407,theme:course] 3. Ẩm thực và con người Ẩm thực và con người là loại hình marketing du lịch mà doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch sử dụng ẩm thực và con người làm nội dung để quảng bá và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch như các món ăn, đặc sản, nhà hàng, khách sạn, tour du lịch và nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ khác.  Ẩm thực và con người giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tạo ra và truyền tải các giá trị và sự khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch, cũng như tăng sự hứng thú và thưởng thức của khách hàng. Ẩm thực và con người giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tạo ra và truyền tải các giá trị và sự khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch 4. Văn hoá Văn hoá là loại hình marketing du lịch mà doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch sử dụng văn hoá làm nội dung để quảng bá và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch như các di tích, danh lam thắng cảnh, lễ hội, nghệ thuật và nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ khác. Văn hoá giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tạo ra và truyền tải các giá trị và sự khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch, cũng như tăng sự hiểu biết và tôn trọng của khách hàng. Quy trình xây dựng chiến lược Marketing du lịch Xây dựng chiến lược Marketing du lịch là quá trình mà doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tiến hành các bước sau: 1. Bước 1. Lựa chọn thị trường mục tiêu Lựa chọn thị trường mục tiêu là bước mà doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch xác định và lựa chọn các thị trường du lịch có tiềm năng và phù hợp với mục tiêu, đối tượng và ngân sách của mình. Lựa chọn thị trường mục tiêu cần dựa trên các tiêu chí như kích thước, tiềm năng, cạnh tranh, rào cản và nhiều tiêu chí khác. Lựa chọn thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tập trung vào các thị trường có hiệu quả cao và tránh lãng phí nguồn lực. Lựa chọn thị trường mục tiêu 2. Bước 2. Xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing mix) Xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp là bước mà doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch xác định và xây dựng các công cụ Marketing để thực hiện các hoạt động Marketing trên các thị trường mục tiêu.  Các công cụ Marketing bao gồm sản phẩm, giá cả, phân phối và truyền thông. Xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp cần dựa trên các yếu tố như nhu cầu, mong muốn, hành vi, thái độ, sở thích, phản hồi của khách hàng, cũng như các yếu tố về văn hóa, pháp luật, chính trị, kinh tế và nhiều yếu tố khác của các thị trường mục tiêu.  Xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tạo ra và truyền tải các giá trị và sự khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch, cũng như kêu gọi và thuyết phục khách hàng thực hiện các hành động mong muốn. 3. Bước 3: Lập kế hoạch Marketing Lập kế hoạch Marketing là bước mà doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch lập ra một kế hoạch chi tiết và rõ ràng về các hoạt động Marketing sẽ thực hiện trên các thị trường mục tiêu. Lập kế hoạch Marketing cần nêu rõ các mục tiêu, chiến lược, công cụ, ngân sách, thời gian, phân công và đánh giá của các hoạt động Marketing. Lập kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch có một hướng dẫn và một tiêu chuẩn để thực hiện và kiểm tra các hoạt động Marketing. Lập kế hoạch Marketing 4. Bước 4: Lập chương trình Marketing Lập chương trình Marketing là bước mà doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch lập ra một chương trình cụ thể và hấp dẫn về các hoạt động Marketing sẽ thực hiện trên các thị trường mục tiêu.  Ở bước này, marketer cần nêu rõ các nội dung, hình thức, phương tiện và kênh truyền thông của các hoạt động Marketing. Lập chương trình Marketing giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tăng sự hấp dẫn và tương tác của khách hàng, cũng như tăng sự nhận biết và ưa thích của thương hiệu. 5. Bước 5: Triển khai kế hoạch Triển khai kế hoạch là bước mà doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch thực hiện các hoạt động Marketing theo kế hoạch và chương trình đã lập ra trên các thị trường mục tiêu. Triển khai kế hoạch cần tuân thủ các nguyên tắc như đúng mục tiêu, đúng đối tượng, đúng thời gian, đúng ngân sách, đúng phương tiện và đúng kênh truyền thông. Triển khai kế hoạch giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch quảng bá và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch, cũng như thu hút và thuyết phục khách hàng. Triển khai kế hoạch 6. Bước 6: Giám sát và kiểm toán Marketing Giám sát và kiểm toán Marketing là bước mà doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch theo dõi và đánh giá hiệu quả và kết quả của các hoạt động Marketing trên các thị trường mục tiêu. Giám sát và kiểm toán Marketing cần sử dụng các phương pháp và công cụ như khảo sát, phỏng vấn, quan sát, thống kê và nhiều phương pháp và công cụ khác.  Giám sát và kiểm toán Marketing giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch có được các thông tin và số liệu về sự nhận biết, ưa thích, hành động, phản hồi của khách hàng, cũng như doanh thu, lợi nhuận, thị phần và nhiều chỉ số khác của các hoạt động Marketing. 7. Bước 7. Phân tích kết quả Marketing Phân tích kết quả Marketing là bước mà doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch phân tích và đánh giá kết quả và hiệu quả của các hoạt động Marketing trên các thị trường mục tiêu. Phân tích kết quả Marketing cần sử dụng các phương pháp và công cụ như so sánh, đối chiếu, phân tích,...  Phân tích kết quả Marketing giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch có được các nhận xét, đánh giá, khuyến nghị về các hoạt động Marketing, cũng như có được các cơ sở để điều chỉnh và cải thiện các hoạt động Marketing. Phân tích kết quả Marketing giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch có được các nhận xét, đánh giá, khuyến nghị về các hoạt động Marketing 8 Yếu tố cho chiến dịch marketing du lịch là gì? Để có một chiến dịch marketing du lịch hoàn chỉnh và hiệu quả, doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch cần chú ý đến 8 yếu tố sau: 1. Truyền thông Truyền thông là yếu tố quan trọng và thiết yếu trong marketing du lịch bởi vì truyền thông giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tạo ra và truyền tải các thông đi như truyền thông truyền thống, truyền thông số, truyền thông xã hội, và nhiều kênh và phương tiện khác. Truyền thông cần có nội dung hấp dẫn, sáng tạo, chân thực, thuyết phục, cũng như có hình thức đẹp mắt, sinh động và phù hợp. Tiếp thị du lịch Quảng bá thương hiệu địa phương rất tốt 2. Cẩm nang du lịch Cẩm nang du lịch giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch cung cấp và cập nhật các thông tin, kiến thức, kinh nghiệm và lời khuyên về du lịch cho khách hàng như địa điểm du lịch, lịch trình du lịch, chi phí du lịch và nhiều thông tin khác. Cẩm nang du lịch cần có nội dung đầy đủ, chính xác, cập nhật, hữu ích, cũng như có hình thức dễ đọc, dễ hiểu và dễ sử dụng. 3. Khách hàng luôn là trọng tâm quan trọng nhất của tour du lịch Khách hàng là người sử dụng và trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch của doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch, cũng như là người quyết định và ảnh hưởng đến sự thành công của marketing du lịch.  Doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch cần luôn lắng nghe, hiểu, đáp ứng nhu cầu, mong muốn, hành vi, thái độ, sở thích, phản hồi của khách hàng, cũng như luôn tôn trọng, quan tâm và chăm sóc khách hàng. Khách hàng luôn là trọng tâm quan trọng nhất của tour du lịch 4. Đẩy mạnh các kênh mạng xã hội của doanh nghiệp Đẩy mạnh các kênh mạng xã hội của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng và thiết yếu trong marketing du lịch. Kênh mạng xã hội của doanh nghiệp là nơi để doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch giao tiếp, tương tác và quảng bá với khách hàng như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok,...  Việc đẩy mạnh các kênh mạng xã hội của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tăng sự nhận biết và ưa thích của thương hiệu, cũng như tăng sự hấp dẫn và tương tác của khách hàng. Hãy luôn biết cách củng cố và khai thác triệt để tăng khả năng tiếp thị du lịch của doanh nghiệp tới riêng từng khách hàng qua các kênh truyền thông đó chính là marketing 4.0. Đẩy mạnh các kênh mạng xã hội của doanh nghiệp 5. Đánh bóng tên tuổi doanh nghiệp bằng website của riêng mình Xét về sự tin cậy, uy tín thì website làm tốt hơn nhiều so với Facebook hay các kênh mạng xã hội khác. Khách hàng sẽ dựa vào website của doanh nghiệp để đánh giá và "phỏng đoán" cảm tính chất lượng dịch vụ du lịch của doanh nghiệp. Website không chỉ là nơi cung cấp thông tin, dịch vụ, giá cả, địa chỉ... mà còn có thể là nơi khách hàng trực tiếp đặt hàng online. Nếu doanh nghiệp có thể tối ưu hoặc có chiến lược cụ thể trên website khiến khách hàng trực tiếp đặt hàng thì sẽ rất tốt! 6. Marketing du lịch hiệu quả qua SMS và Email SMS và Email là những phương tiện truyền thông cá nhân và trực tiếp với khách hàng, có thể gửi được các thông điệp và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch, cũng như các ưu đãi, khuyến mãi và lời mời của doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch. Marketing du lịch hiệu quả qua SMS và Email giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tăng sự thuyết phục và kích thích của khách hàng, cũng như tăng sự trung thành và tái mua của khách hàng. Marketing du lịch hiệu quả qua SMS và Email 7. Tương tác, quảng bá trên mạng xã hội với Marketing du lịch Mạng xã hội là nơi để doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tương tác, quảng bá và tạo dựng mối quan hệ với các đối tác, nhà báo, nhà du lịch, blogger, influencer và nhiều đối tượng khác có ảnh hưởng đến du lịch.  Tương tác, quảng bá trên mạng xã hội với Marketing du lịch giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức du lịch tăng sự hợp tác và hỗ trợ của các đối tác, cũng như tăng sự tin cậy và tham khảo của khách hàng. 8. Tiếp cận khách hàng đúng thời điểm Theo một nghiên cứu được tiến hành liên quan đến lĩnh vực du lịch của Bing, lượng tìm kiếm các ý tưởng du lịch có xu hướng tăng cao vào thời điểm mùa xuân. Tuy nhiên tùy với địa điểm và đất nước du lịch mà du khách trong nước và quốc tế sẽ có sự lựa chọn thời điểm du lịch khác nhau. Ví dụ: - Du lịch theo hình thức du thuyền: Lượng khách du lịch cao nhất vào thời điểm tháng 1. - Du lịch biển: Lượng khách đạt cao nhất vào thời điểm những tháng mùa hè. - Công viên giải trí: Nhu cầu tìm kiếm quanh năm nhưng cao điểm rơi vào khoảng tháng 7.  Tiếp cận khách hàng đúng thời điểm Kết luận Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về marketing du lịch như khái niệm marketing du lịch là gì, vai trò và những yếu tố để thực hiện một chiến dịch tiếp thị du lịch thành công. Việc áp dụng những chiến lược marketing vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có hiệu quả khác nhau, bạn đọc tham khảo thêm nhiều khoá học marketing online để có cho mình những kiến thức hữu ích. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
24/09/2020
4112 Lượt xem
Kinh nghiệm bán hàng trên Ebay từ A - Z cho người mới bắt đầu
Kinh nghiệm bán hàng trên Ebay từ A - Z cho người mới bắt đầu Chắc hẳn bạn không biết, eBay là một ông trùm lớn của ngành thương mại điện tử thế giới. Nếu bạn là một khách hàng hay lựa chọn hình thức mua hàng online trên các trang thương mại thì có lẽ không còn quá xa lạ gì mới eBay. Nhưng ở Việt Nam, eBay vẫn còn khá là xa lạ với nhiều người. Bạn muốn tìm hiểu eBay là gì? Bạn muốn biết trên đây người ta kiếm tiền như thế nào thì hãy tham khảo bài viết dưới đây. eBay là gì? Như đã nói ở phần mở đầu, eBay không còn khá xa lạ với nhiều người nhưng cũng còn lạ lẫm với nhiều người mới tiếp cận. Chúng ta nên biết, eBay là một trang thương mại điện tử của tập đoàn eBay có trụ sở Mỹ. Đây là trang web bán hàng trực tuyến online, là nơi quy tụ và bán rất nhiều các sản phẩm, mặt hàng từ khắp nơi trên thế giới. Nó có sự khác lạ so với những trang web khác đó là đây là một website bạn mua sản phẩm dưới dạng đấu giá. Có nghĩa là bạn sẽ được mua và trả món hàng đó cao hơn để được sở hữu. Nhưng mua hàng này bạn cần có thẻ thanh toán quốc tế như visa hay masteer… hoặc sử dụng tài khoản thanh toán Paypal. eBay được biến đến là một trang thương mại điện tử eBay nên bán những gì? Nếu bạn đang có ý định kinh doanh trên eBay thì câu hỏi đặt ra eBay nên bán những gì được quan tâm rất nhiều. Đây là câu hỏi khá đau đầu vì có rất nhiều sản phẩm để bạn có thể lựa chọn kinh doanh. Bạn nên ôm một sản phẩm hay tập trung bán nhiều sản phẩm một lúc. Nhìn chung thì đáp án phụ thuộc hết vào chiến lược kinh doanh của bạn, bạn yêu thích và muốn bán gì. Trên eBay bạn có thể bán rất nhiều các mặt hàng, sản phẩm từ đồ handmade đến các đồ gia dụng có giá trị sản phẩm cao. Ban đâu, eBay được xây dựng để phục vụ những ai thích mua bán, sưu tập và giới thiệu sản phẩm đến việc trao đổi những sản phẩm hàng hiếm, giới hạn tỷ lệ người xem cao. Tuy nhiên, khi bán trên eBay thì bạn tuyệt đối không được bán những món đồ phi pháp và gây độc hại như ma túy, tiền giả, động vật quý hiếm, động vật trong sách đỏ, nội tạng… Những mặt hàng này bị liệt kê trong chính sách bán hàng của eBay, chính vì thế bạn tuyệt đối không được bán nếu không tài khoản của bạn sẽ bị khóa và vĩnh viễn không được kinh doanh trên eBay. Thị trường sản phẩm trên eBay vô cùng đa dạng Bán hàng trên eBay hiện nay được ưa chuộng rất nhiều, các món đồ mà chúng tôi nhận thấy bạn được nhiều lợi nhuận nhất chính là những món đồ sau: Những món hàng điện tử, áo hàng hiệu, đồ điện tử, các phụ kiện trang, quần áo… Một mẹo để bạn xem món hàng của mình có nằm trong danh sách sản phẩm hot hay không đó chính là xem số lượng mặt hàng bán ra và mức giá bán hoặc bạn có thể tìm kiếm từ khóa mặt hàng vào ô tìm kiếm trên eBay sau đó chọn “Sold listings” hoặc “Completed lisdtings” trong phần show only. Một số kinh nghiệm bán hàng trên eBay Bán hàng trên eBay  không hề đơn giản nhưng cũng hề khó nếu như bạn biết sử dụng marketing để làm đòn bẩy. Nếu bạn biết những điều sau thì bạn sẽ tăng doanh số cho store của bạn rất nhiều. Cách mở Store trên eBay như thế nào? Bạn cần vào một đường link để mở cửa hàng trên eBay và mua gói thành viên. https://www.ebay.com/sub/subscriptions Có 5 gói thành viên chính, tùy theo cấp độ mà bạn có thể lựa chọn, mỗi gói có một đặc lợi riêng biệt.  Ví dụ, nếu bạn chọn gói tài khoản Limit thì bạn sẽ có khoảng 10 items/ tháng nhưng phải trả 5 đô/ tháng. Nếu bạn chọn gói Limit eBay thì bạn sẽ có 250 listing. Tốt nhất để bán hàng trên eBay hiệu quả thì bạn nên đăng ký store để tiết kiệm chi phí. Xây dựng uy tín cho cửa hàng của bạn Khi bạn đã nắm được mình bán gì và đăng ký được store thì bạn cần xây dựng uy tín cho cửa hàng mình. Đầu tiên, bạn nên bán những món hàng có giá trị thấp để thu hút nhiều lượt đánh giá. Sau đó, bạn tiếp tục mua những món hàng có giá trị thấp để lấy đánh giá từ người bán. Mục đích này để làm gì? eBay có chính sách đánh giá người bán và người mua, dĩ nhiên khi bạn mới bắt đầu bán sản phẩm thì làm gì được nhiều đánh giá từ người mua. Những đánh giá cao sẽ giúp cho bạn tạo được uy tín minh bạch, tin tưởng, có thứ hạng đánh giá cao. Không những thế, bạn có thể sử dụng các hình ảnh và sản phẩm đẹp, mô tả chi tiết, tư vấn nhiệt tình, có tâm, giao tiếp lịch sự. Hình thức bán hàng trên eBay ngày càng trở nên quen thuộc Đảm bảo chất lượng hàng hóa an toàn Hàng hóa trên eBay khác với hàng hóa trên Amazon bởi vì hàng trên eBay được lấy từ nhiều nguồn hơn hàng hóa bán trên Amazon. Với lý do đó mà việc kiểm định chất lượng sản phẩm sẽ không được nghiêm ngặt và chặt chẽ. Nếu bạn lấy những lỗ hổng đó để bán sản phẩm chất lượng kém thì bạn sẽ không bán được nhiều và không gây dựng được nhiều sự tin tưởng. Như vậy, với những chia sẻ về kinh nghiệm bán hàng trên eBay cũng như biết được eBay là gì thì chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ nhanh chóng tiếp cận được loại hình kinh doanh này và kiếm được nghìn đô mỗi tháng từ cách kiếm tiền trên mạng đơn giản siêu hấp dẫn này. >> Xem ngay:  - 5 điều phải biết nếu KHÔNG biết đừng bán hàng trên Ebay - 4 bước khởi động bán hàng trên eBay một cách hiệu quả nhất - Giải đáp thắc mắc: Kinh doanh gì với số vốn nhỏ?
18/09/2020
486 Lượt xem
Cách làm ngô cay thơm ngon giòn tan đơn giản
Cách làm ngô cay thơm ngon giòn tan đơn giản Trong tất cả những món ăn ngon được làm từ ngô thì ngô cay được biết đến là một món ăn vô cùng hấp dẫn và được nhiều người yêu thích. Cách làm ngô cay từ những nguyên liệu và các bước thực hiện vô cùng đơn giản hứa hẹn sẽ là một món ăn được nhiều bạn “săn lùng”. Hãy cùng vào bếp học nấu ăn vặt và trổ tài khéo tay cùng Unica bạn nhé ! Công dụng của ngô Trước khi hướng dẫn cách làm ngô cay thơm giòn đơn giản ngay tại nhà, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về công dụng tuyệt vời mà ngô mang lại đối với sức khỏe bạn nhé. Hỗ trợ tiêu hóa: Nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như: táo bón, khó tiêu, chướng bụng thì ăn ngô sẽ giúp bạn nhuận tràng, hỗ trợ các hoạt động đường ruột diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, đối với các bé trên 1 tuổi, nếu chưa ăn thô tốt, các mẹ có thể nấu sữa ngô cho bé để tăng sức đề kháng, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.  Tốt cho mắt: Một trong những nguyên nhân gây nên cận thị là do thiếu lượng Vitamin A cần thiết. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, một trong những thực phẩm có chứa nhiều Vitamin A chính ngô. Lượng Vitamin A có trong ngô sẽ giúp bạn có đôi mắt khỏe mạnh, hạn chế cận thị. Ngoài ra chất lutein và zeaxanthin là 2 chất rất quan trọng trong việc chống lão hóa điểm vàng ở mắt.  Ăn ngô giúp bạn giảm cân hiệu quả Tốt cho tim mạch: Lutein có trong bắp ngô có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động tĩnh mạch, giúp sản sinh các tế bào hồng cầu giúp mạch máu lưu thông ổn định. Nhờ đó mà giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Hỗ trợ giảm cân: Với những người có mong muốn giảm cân thì họ thường lựa chọn ngô làm thực đơn ăn bữa sáng. Bởi hàm lượng chất béo trong bắp ngô chiếm tỉ lệ thấp, chất xơ lị khá dồi dào nên ăn ngô thường xuyên vào các buổi sáng tạo cảm giác no lâu, không bị thừa cân hay béo phì mà vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.  Giúp não hoạt động hiệu quả: Vitamin B1 có trong ngô giúp tăng cường trí nhớ, hỗ trợ hoạt động não bộ diễn ra linh hoạt và tiếp nhận thông tin một cách nhanh nhạy hơn. Làm đẹp da: Vitamin E có trong ngô có tác dụng ngăn ngừa nếp nhăn trên da, làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, uống nước ngô luộc không chỉ giúp da được khỏe mạnh, hồng hào mà còn giúp thanh nhiệt, mát gan và giải độc hiệu quả.  Hướng dẫn cách làm ngô cay thơm giòn, hấp dẫn Nguyên liệu chuẩn bị - 300g ngô - 1 thìa cà phê muối  - 3 thìa cà phê đường - 1 thìa cà phê ớt bột - Dầu ăn Cách chọn ngô ngon - Ngô ngon phải là những bắp còn tươi, lớp vỏ còn màu xanh thẫm, cuống ngô không bị khô, héo. - Râu ngô mềm mượt, có độ rủ, không sờ không thấy bị ráp tay. - Hạt ngô phải mẩy, tròn, đều, bóng và xếp thẳng. Ngô màu vàng đều, hạt không bị sâu đục nghĩa là ngô mới thu hoạch. - Thay vì chọn những bắp ngô quá to, dài hoặc quá ngắn thì bạn nên chọn những bắp ngô thon có độ dài vừa phải vì đây là những bắp ngô vừa tới thời kỳ thu hoạch nên giữ được nhiều dưỡng chất có trong bắp ngô.  Ngô ngon có hạt đều, tròn, bóng mượt Các bước thực hiện Bước 1: Sơ chế nguyên liệu - Để làm món ngô cay bạn không nên chọn loại ngô ngọt mà hãy chọn những bắp ngô nếp để có độ giòn, dẻo nhất định. Bạn lưu ý nên chọn những bắp ngô còn tươi, hạt đều, không bị sâu thối.  - Sau khi đã chọn được những bắp ngô như ý muốn, bạn bỏ đi phần vỏ và phần râu ngô, chỉ giữ lại phần bắp. Bạn có thể dùng tay hoặc dùng dao để có thể tách phần hạt ra khỏi phần chã ngô. Lưu ý, bạn nên tách theo trục dọc của bắp ngô để hạt ngô còn nguyên vẹn.  Sau công đoạn tách hạt ngô, bạn mang hạt ngô đi rửa sạch rồi ngâm với nước trong khoảng 2-3 tiếng cho nở. Sau khi ngâm xong, bạn vớt ngô ra và để cho thật ráo nước.  Sơ chế ngô bằng cách bỏ vỏ, rửa sạch và tách nguyên hạt Bước 2: Tiến hành chiên ngô - Bạn chuẩn bị một chiếc chảo chống dính cùng một lượng dầu nhất định và làm sôi trên bếp. Sau khi dầu đã sôi ở nhiệt độ 90-100 độ C, bạn từ từ cho hạt ngô đã rửa sạch ở bước 1 vào trong chảo. Lưu ý trong quá trình cho ngô vào chảo, bạn nên thả ngô từ từ để tránh bị bỏng. Dùng đũa và đảo đều tay để ngô được cháy vàng đều. Bạn nên để nhỏ lửa và ngô chiên ngập dầu.  - Quan sát thấy ngô đã chín và có mùi thơm, bạn tắt bếp và vớt ngô ra giấy thấm dầu để hút bớt lượng dầu bám trên bề mặt ngô. Như vậy khi ăn ngô sẽ không bị ngán. Bước 3: Làm ngô cay - Pha hỗn hợp cay để tẩm ngô bằng các gia vị đã chuẩn bị bao gồm: muối, bột ớt và đường cát. Bạn lưu ý khi chọn đường và muối cần lựa chọn loại mịn, hạt càng nhỏ càng tốt để gia vị dễ thẩm thấu vào hạt ngô. - Dùng thìa trộn đều hỗn hợp để các gia vị hòa quyện vào với nhau.  - Tiếp tục cho từng thìa hỗn hợp gia vị vào ngô và xóc thật đều cho đến khi đạt khẩu vị như mong muốn.  - Như vậy chỉ bằng những bước vô cùng đơn giản là bạn đã hoàn thành xong cách làm ngô cay thơm giòn đúng điệu không thua kém gì ngoài hàng.  Thành phẩm - Món ngô cay có đủ vị cay mặn ngọt vô cùng hấp dẫn là một món ăn vặt vô cùng hấp dẫn được nhiều người yêu thích. - Bạn có thể bảo quản món ngô cay bằng cách cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy và để ở ngăn mát tủ lạnh và thưởng thức từ 5-7 ngày sau khi chế biến.  Ngô cay vô cùng đẹp mắt và lạ miệng Đăng ký khoá học làm món ăn vặt online ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn. Khóa học bật mí những công thức và những mẹo hay trong nhà bếp giúp công việc nấu ăn của bạn trở nên dễ dàng hơn. Khóa học cũng tập trung vào công thức chế biến các món ăn và bài tập thực hành giúp học viên có thể vừa học vừa ứng dụng hiệu quả vào việc kinh doanh của mình. [course_id:859,theme:course] [course_id:1335,theme:course] [course_id:1417,theme:course] Hướng dẫn cách nấu chè ngô dẻo, thơm, hấp dẫn Nguyên liệu chuẩn bị - Ngô ngọt vàng: 200gr - Đường: 200gr - Muối trắng: ¼ thìa cà phê - Dừa nạo sẵn: 100gr - Bột năng, hoặc bột sắn dây: 100gr - Nước cốt dừa: 200ml - Tinh dầu bưởi: 20ml Các bước nấu chè ngô vô cùng đơn giản Các bước thực hiện Bước 1: Sơ chế ngô - Ngô khi mua về lột vỏ, tách hạt và cho vào bát để riêng. Hoặc bạn có thể lấy dao gọt từng lớp ngô, đến khi ăn sẽ ngon và dễ ăn hơn. Lưu ý: Khi lột vỏ ngô, bạn giữ lại 2-3 lớp vỏ bên trong cùng, sau khi loại bỏ hạt ngô bạn giữ lại cùi ngô. Bước 2: Luộc lõi ngô - Cho toàn bộ lõi ngô đã tách hạt vào nồi nước cùng lớp áo ngô, thêm một chút muối trắng. Cách làm này sẽ giữ được mùi vị của ngô thay vì dùng nước lọc. - Đun đến khi nước sôi, có vị ngọt để trong vòng 15- 20 phút thì tắt bếp. Bước 3: Tiến hành nấu chè - Vớt toàn bộ lõi ngô và áo ngô ra và giữ lại nước bên trong. Sau đó, lọc qua rây cho nước nấu chè trong hơn. - Cho toàn bộ ngô đã gọt trước đó vào nồi nước ngô và đặt lên bếp nấu cho ngô chín mềm. Khi nước sôi, bạn chú ý hớt hết lớp bọt nổi lên trên nhé. Nấu 20 – 30 phút cho ngô chín mềm, bạn cho một chút muối và 200gr đường (tùy vào khẩu vị của từng người) vào nồi và khuấy đều. - Cho 100gr bột năng hoặc bột sắn dây vào bát và đổ nước vào khuấy đều cho bột tan hết. Sau đó đổ bột đã khuấy đều vào nồi chè ngô đã đặt trên bếp và khuấy cho đều tay đến khi bột chín trong suốt thì tắt bếp. Lưu ý bước này bạn phải đổ bột thật khéo léo và khuấy đều tay để bột không bị vón cục nhé. Cuối cùng, sau khi bột chín thì tắt bếp và cho chè ra từng chén nhỏ, để nguội. Như vậy bằng những bước vô cùng đơn giản là bạn đã hoàn thành xong món chè ngô dẻo, thơm, vô cùng hấp dẫn.  Chè ngô ăn cùng nước cốt dừa sẽ béo ngậy, thơm ngon hơn rất nhiều Bài viết trên, Unica đã chia sẻ cho bạn cách làm ngô cay bằng những nguyên liệu và các bước thực hiện vô cùng đơn giản. Hãy vào bếp và thực hiện cho cả nhà cùng thưởng thức bạn nhé!  Ngoài ra trên Unica còn rất nhiều những khoá học pha chế hấp dẫn khác đang chờ đón bạn khám phá trên Unica với ưu đãi vô cùng hấp dẫn đấy nhé!
29/07/2020
2822 Lượt xem
Top 3 khóa học lập trình Java online cho người mới bắt đầu
Top 3 khóa học lập trình Java online cho người mới bắt đầu Ngôn ngữ lập trình Java là ngôn ngữ lập trình bậc cao hiện đại phổ biến nhất thế giớ hiện nay, được thiết kế bởi Sun Microsystem (nay thuộc Oracle). Với khẩu hiện "Viết một lần chạy được khắp nơi", Java đã và vẫn đang là ngôn ngữ được các lập trình viên trên toàn thế giới ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Tầm quan trọng của ngôn ngữ lập trình Java Ngôn ngữ lập trình Java đã phủ sóng lên hầu hết các thiết bị và các ứng dụng lớn trên toàn thế giới. Cho đến nay Java là ngôn ngữ có tỉ lệ thiết bị chạy cao nhất với hơn 3 tỷ thiết bị như ứng dụng chạy trên hệ điều hành Android, ứng dụng trên Desktop, ứng dụng web, ứng dụng thiết bị di động... Học lập trình Java trực tuyến tại Unica Với độ phủ sóng cao như Java hiện nay nhu cầu về nhân lực lập trình viên Java tinh anh càng thêm "khát" tại các doanh nghiệp công ty, kéo theo đó là nhu cầu tìm học các khóa học lập trình cơ bản về Java cũng rất lớn. Hiểu được nhu cầu đó, Unica.vn xin giới thiệu tới bạn đọc Top 3 khóa học lập trình Java trực tuyến hay nhất hiện nay tại Unica, giúp bạn đọc có được những cái nhìn tổng quan nhất về các khóa học java online cơ bản và lựa chọn cho mình khóa học hay nhất! 1. Lập trình Java trong 4 tuần Thời lượng học: 18 giờ 54 phút Giáo trình: 90 bài giảng Giảng viên: Trần Duy Thanh Link chi tiết khóa học: Lập trình Java trong 4 tuần Khóa học lập trình Java "Lập trình Java trong 4 tuần" của giảng viên Trần Duy Thanh là khóa học Java có kiến thức lý thuyết và bài tập thực hành rất chi tiết và đầy đủ.  XEM TOÀN BỘ: Lập trình Java trong 4 tuần Khóa học gồm 90 bài giảng trong thời lượng học 18 giờ 54 phút, được biên soạn và sắp xếp thành từng phần học nhỏ cụ thể theo từng vấn đề trong ngôn ngữ lập trình Java. Kiến thức đi từ cơ bản nhất như ngôn ngữ lập trình Java, lịch sử, cách cài đặt biến môi trường cho Java cho đến cách xử lý lỗi trong Java, xử lý đa tiến trình, xử lý tập tin nâng cao trong Java... Do đó khóa học vô cùng phù hợp với tất cả mọi người có nhu cầu tìm học về ngôn ngữ lập trình Java, đặc biệt là đối với các bạn trẻ đang cần định hướng sự nghiệp của mình trong tương lai. Đặc biệt, giảng viên Trần Duy Thanh là thạc sỹ - kỹ sư khoa học rất nổi tiếng trong các trường đại học lớn như Đại học Công nghệ Tp. HCM, Đại học Khoa học tự nhiên Tp. HCM, Đại học Kinh tế - Luật. Thầy cũng là người tham gia rất nhiều dự án lớn nhỏ trong và ngoài nước và đạt được giải rất cao.  Được đánh giá là giảng viên tâm huyết, nhiệt tình và tận tâm, các khóa học của thầy Trần Duy Thanh rất được nhiều bạn trẻ yêu thích lập trình đón nhận, và được các giảng viên khác đánh giá cao về chuyên ngành và về cả chất lượng. Hầu hết các học viên tham gia khóa học của thầy đều rất hài lòng và đã đạt được nhiều thành công lớn. Để tìm hiểu chi tiết hơn về khóa học lập trình Java của thầy Thanh mời bạn đọc quan tâm click vào "Lập trình Java trong 4 tuần" và nhanh chóng đăng ký khóa học Java này tại Unica trước khi kết thúc chương trình ưu đãi hot nhé! 2. JAVA CORE - Lập trình hướng đối tượng từ Zero Thời lượng học: 08 giờ 00 phút Giáo trình: 72 bài giảng Giảng viên: Lê Quang Đạt Khóa học lập trình Java "JAVA CORE - Lập trình hướng đối tượng từ Zero" của giảng viên Lê Quang Đạt cũng là một khóa học Java rất hay dành cho người mới bắt đầu học code.  XEM TOÀN BỘ: JAVA CORE - Lập trình hướng đối tượng từ Zero Nội dung bài giảng gồm 72 bài học trong thời lượng 8 giờ sẽ giúp học viên tham gia khóa học sớm làm chủ được Java lập trình hướng đối tượng. Được đánh giá là khóa học lập trình cơ bản về ngôn ngữ Java đơn giản nhưng tính ứng dụng cao, học viên sau khi hoàn thành khóa học hoàn toàn có thể tự viết được các chương trình Java cơ bản như ứng dụng Console App, Desktop App. Sau khi hoàn thành khóa học lập trình Java, học viên sẽ có thể:     1. Nắm được các khái niệm lập trình Java cơ bản     2. Nắm được các kiến thức về lập trình hướng đối tượng Java (OOP)     3. Kiến thức và kỹ năng xử lý dữ liệu trong Java: xử lý chuỗi trong Java, xử lý mảng, xử lý đọc - ghi file, cách setup môi trường trong Java     4. Từ kiến thức cơ bản JAVA core bạn có thể tự học các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng khác như C++/C#, Python,...     5. Thành thạo code Java nhanh chóng thông qua rất nhiều bài tập thực hành cụ thể, sát thực tế và lời giải đáp chi tiết, tỉ mỉ Đặc biệt trong khóa học này giảng viên Lê Quang Đạt rất linh hoạt lồng ghép giữa bài giảng lý thuyết và bài giảng thực hành xen kẽ nhau, linh hoạt các bài tập trắc nghiệm, bài tập rèn luyện và bài tập ứng dụng để giúp học viên không chỉ nhanh chóng nắm bắt được kiến thức trong khóa học mà còn có thể nhanh chóng làm quen và sớm thành thạo các kỹ năng trong quá trình code Java, học đến đâu thành thạo ngay đến đó. 3. Fullstack Java Web với Spring Boot Thời lượng học: 03 giờ 33 phút Giáo trình: 44 bài giảng Giảng viên: Lê Quang Đạt Một khóa học khác cũng rất hay và hấp dẫn của giảng viên Lê Quang Đạt đó là khóa học lập trình ngôn ngữ Java "Fullstack Java Web với Spring Boot" .    XEM TOÀN BỘ: Fullstack Java Web với Spring Boot Với nội dung khóa học được biên soạn và sắp xếp thành 6 phần học lớn trong thời lượng 3 giờ 33 phút, giảng viên Lê Quang Đạt sẽ đồng hành cùng học viên của mình tìm hiểu và hướng dẫn chi tiết về Fullstack Java Web với Spring Boot. Spring Boot được phát triển dựa trên Spring Framework nhằm làm giảm bớt các cấu hình trong ứng dụng và tích hợp tự động, giúp Dev chỉ cần tập trung vào việc phát triển business cho ứng dụng. Sau khi hoàn thành khóa học "Fullstack Java Web với Spring Boot" học viên hoàn toàn có thể nhanh chóng nắm được Spring Boot trong quá trình lập trình Java, biết cách tạo login và tích hợp ứng dụng Spring Boot với các thành phần như Mysql, Spring Data, JPA, Hibernate, Spring securitybiết cách lập trình web với Spring Boot, sớm biết cách tích hợp phần Backend và Frontend để dễ dàng tạo ra được những ứng dụng Fullstack Java web với Spring Boot.  Để tìm hiểu chi tiết hơn về khóa học lập trình Java của thầy Lê Quang Đạt mời bạn đọc quan tâm click vào "Fullstack Java Web với Spring Boot" và nhanh chóng đăng ký khóa học lập trình này tại Unica trước khi kết thúc chương trình ưu đãi hot nhé! Như vậy Unica đã chia sẻ và giới thiệu tới bạn đọc Top 3 khóa học lập trình Java Online hay và hot nhất tại Unica hiện tại. Đây đều là những khóa học do chính các giảng viên và học viên theo học đánh giá là hay nhất, đầy đủ và chất lượng nhất, phù hợp với hầu hết tất cả mọi người, nhất là đối với các bạn mới lần đầu học và tiếp xúc với lập trình.  Mời bạn đọc quan tâm các khóa học trực tuyến tại Unica chủ đề Công nghệ thông tin hãy click vào từng khóa học cụ thể để tìm hiểu thật chi tiết và lựa chọn cho mình khóa học phù hợp nhất nhé! Chúc bạn thành công!
16/07/2020
4955 Lượt xem
Top 3 khóa học Wordpress trực tuyến hay nhất chỉ có tại Unica
Top 3 khóa học Wordpress trực tuyến hay nhất chỉ có tại Unica Wordpress là một hệ thống xuất bản blog viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và dùng database MySQL, chúng được dùng nhiều nhất để xây dựng blog cá nhân, website chính thức, website thương mại điện tử. Nhu cầu thiết kế Web bằng Wordpress rất cao, nhất là thiết kế web bằng Wordpress chuẩn SEO cho công việc bán hàng online, cùng với đó là nhu cầu tìm học các khóa học Wordpress chuẩn SEO.của đông đảo bạn đọc muốn học thiết kế web. Hiểu được nhu cầu đó, Unica xin giới thiệu bạn đọc top 3 khóa học Wordpress trực tuyến hay nhất tại Unica, do chính các học viên tham gia khóa học bình chọn hay nhất, chất lượng nhất và giá thành phù hợp nhất!  Top 1: Thiết kế Web chuẩn SEO bằng Wordpress cho người mới bắt đầu Khóa học Wordpress trực tuyến: "Thiết kế Web chuẩn SEO bằng Wordpress cho người mới bắt đầu" Thời lượng học: 06 giờ 02 phút  Giáo trình: 84 bài giảng Giảng viên: David Thanh Link chi tiết khóa học: Thiết kế Web chuẩn SEO bằng Wordpress cho người mới bắt đầu Khóa học Wordpress trực tuyến "Thiết kế Web chuẩn SEO bằng Wordpress cho người mới bắt đầu" ngay từ tiêu đề khóa học đã nói rõ đối tượng phù hợp với khóa học là những người mới bắt đầu học thiết kế web những người chưa biết gì về thiết kế web và đang có nhu cầu tìm học từ cơ bản, tuy nhiên nếu bạn đã biết thiết kế web khóa học này cũng rất phù hợp với bạn, bởi nội dung khóa học cũng có những kiến thức chuyên sâu mà người làm thiết kế web cần phải biết và thành thạo. Với tiêu chí 3 không: Không cần biết lập trình, không cần biết IT, không cần biết dịch vụ SEO từ khóa, giảng viên David Thanh trực tiếp hướng dẫn học viên cam kết đảm bảo học viên sau khi hoàn thành khóa học hoàn toàn có thể tự mình thiết kế được một website chuẩn SEO bằng Wordpress mà không cần phải mất quá nhiều thời gian học tập hay chi phí học quá cao.  Nội dung khóa học được phân chia thành 9 phần học với các cấp độ và kiến thức từ cơ bản nhất như thành phần cốt lõi tạo nên một Website chuẩn SEO hoạt động... cho đến những chiến lược phát triển kinh doanh online trên trang web đó. Với sự hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ và tâm huyết của giảng viên David Thanh, qua từng phần học học viên sẽ nhanh chóng nắm được khối lượng kiến thức được truyền tải, sớm làm quen và thành thạo các bước để thiết kế website chuẩn SEO. Kết thúc khóa học, học viên có thể tự mình thiết kế nên một website chuẩn SEO bằng Wordpress mà không mất nhiều chi phí ứng dụng vào công việc kinh doanh online của mình, thậm chí có thể phát triển thành một nghề thiết kế website tay trái kiếm về thu nhập cao cho bản thân. Để tìm hiểu chi tiết hơn và đăng ký khóa học wordpress trực tuyến "Thiết kế Web chuẩn SEO bằng Wordpress cho người mới bắt đầu" mời bạn đọc click vào khóa học Thiết kế Web chuẩn SEO bằng Wordpress cho người mới bắt đầu để nhanh chóng sở hữu khóa học trước khi hết ưu đãi tại Unica nhé!   Top 2: Thiết kế website WordPress chuẩn SEO trong 8h Khóa học Wordpress trực tuyến: "Thiết kế website WordPress chuẩn SEO trong 8h" Thời lượng học: 07 giờ 56 phút Giáo trình: 45 bài giảng Giảng viên: Nguyễn Văn Dinh Link chi tiết khóa học: Thiết kế website WordPress chuẩn SEO trong 8h Khóa học Wordpress "Thiết kế website WordPress chuẩn SEO trong 8h" do giảng viên Nguyễn Văn Dinh hướng dẫn được thiết kế nội dung gồm 6 phần học chính, kiến thức đi từ cơ bản nhất về website Wordpress, về thiết kế website Wordpress cho đến kiến thức nâng cao cách quản trị, bảo mật và tối ưu SEO cho website, do đó khóa học rất phù hợp với những bạn chưa biết gì về thiết kế website bằng Wordpress. Tham gia khóa học, học viên sẽ hiểu được công việc xây dựng website cần yếu tố gì, cách mua tên miền, hosting như thế nào, cách thiết kế giao diện website đẹp, thu hút, chuẩn SEO nhưng vẫn phù hợp với nhu yếu cũng như thân thiện với người dùng; cách để thiết kế website theo từng mục đích riêng như thiết kế website tin tức, thiết kế website bán hàng kinh doanh online, ... Cùng với đó là những hướng dẫn chi tiết của giảng viên cho bạn có thể quản trị nhiều website một lúc để tăng tính bảo mật, tối ưu SEO hơn công việc quản trị và phát triển việc kinh doanh online.  Với hơn 7 năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy về Photoshop và thiết kế website, khóa học Wordpress của giảng viên Nguyễn Văn Dinh hướng dẫn trực quan, chi tiết, giúp các bạn hiểu được bản chất để tự thiết kế sáng tạo. Không theo lối mòn, không cần biết code, bạn chỉ cần một chút sáng tạo là có thể thiết kế được nhiều giao diện đẹp, chắc chắn học viên sẽ hài lòng về chất lượng cũng như tính ứng dụng cao của khóa học về sau.  Để tìm hiểu chi tiết hơn và đăng ký khóa học wordpress trực tuyến "Thiết kế website WordPress chuẩn SEO trong 8h" mời bạn đọc click vào khóa học Thiết kế website WordPress chuẩn SEO trong 8h để nhanh chóng sở hữu khóa học trước khi hết ưu đãi tại Unica nhé! Top 3: Thành thạo thiết kế website bất động sản bằng WordPress Khóa học Wordpress trực tuyến: "Thành thạo thiết kế website bất động sản bằng WordPress" Thời lượng học: 05 giờ 34 phút Giáo trình: 43 bài giảng Giảng viên: Lương Hà Phong Link chi tiết khóa học: Thành thạo thiết kế website bất động sản bằng WordPress Bất động sản cho đến nay vẫn luôn là một lĩnh vực hái ra rất nhiều tiền nếu bạn biết kinh doanh thông minh, khôn khéo và thêm một chút máu "liều". Tuy nhiên để có thể xây dựng được lòng tin - một trong những yếu tố rất quan trọng khi làm bất động sản thì việc có một website chính thống, hấp dẫn và lời cam kết chắc chắn vẫn chiếm được cảm tình của khách hàng hơn, tăng được tỉ lệ thành công cao hơn nhiều so với không có website. Hiểu được nhu cầu tìm học những khóa học wordpress chuyên biệt về bất động sản, giảng viên Lương Hà Phong đã cho ra mắt khóa học "Thành thạo thiết kế website bất động sản bằng WordPress" dành riêng cho những người mới tiếp xúc đến thiết kế website bằng Wordpress cũng có thể làm được. Khóa học gồm 7 phần học chính đi từ nội dung cơ bản nhất cho đến những kiến thức và ứng dụng cao của website bằng Wordpress.  Tham gia khóa học này học viên sẽ có được kỹ năng cơ bản để có thể vận hành và quản trị một website bằng Wordpress, các công cụ thiết kế miễn phí và quản lý hiệu quả, tối ưu. Bạn cũng sẽ có được kiến thức cơ bản về thiết kế web, về vận hành website hiệu quả. Đồng thời còn giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí và thời gian quản trị, vận hành website bằng Wordpress. Để tìm hiểu chi tiết hơn và đăng ký khóa học wordpress trực tuyến ""Thành thạo thiết kế website bất động sản bằng WordPress" mời bạn đọc click vào khóa học Thành thạo thiết kế website bất động sản bằng WordPress để nhanh chóng sở hữu khóa học trước khi hết ưu đãi tại Unica nhé! Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc top 3 khóa học Wordpress trực tuyến hay nhất hiện nay chỉ có tại Unica. Bạn đọc quan tâm hãy click vào từng khóa học để tìm hiểu chi tiết và nhanh chóng sở hữu khóa học mà mình yêu thích nhất nhé. Ngoài các khóa học Wordpress ra, tại Unica cũng có rất nhiều các khóa học khác cùng chủ đề Công nghệ thông tin dành cho tất cả các đối tượng từ người mới bắt đầu học cho đến người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, đang cần những khóa học nâng cao để bổ sung và trau dồi hơn kiến thức cho mình. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm các khóa học khác tại Unica dưới đây: - Thiết kế website wordpress chuẩn SEO lên TOP Google - Lập trình Wordpress Theme cho doanh nghiệp cùng Bootstrap Chúc các bạn thành công!
11/07/2020
459 Lượt xem
Ra mắt tính năng mới: Chứng nhận hoàn thành khóa học tại Unica
Ra mắt tính năng mới: Chứng nhận hoàn thành khóa học tại Unica Chứng nhận hoàn thành khóa học tại Unica Bạn đọc thân mến,  Sau gần 4 năm hoạt động, Học viện Online Unica chính thức ra mắt một tính năng mới, với mong muốn đẩy mạnh quá trình học tập của Học Viên một cách hoàn thiện nhất: CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC CỦA UNICA Chứng nhận sẽ xuất hiện sau khi bạn  hoàn thành được 90%  (được hiển thị trên tiến độ hoàn thành bài giảng), ngay phía dưới sẽ hiển thị một thông báo “Nhận chứng chỉ hoàn thành”: Thông báo Nhận chứng chỉ hoàn thành  Click vào thông báo bạn sẽ nhận được Chứng nhận Đã hoàn thành khóa học của Unica như sau: Chứng nhận Hoàn thành khóa học tại Unica Đây có thể coi là một bước đột phá mới của Unica dành cho các học viên của mình. Unica hy vọng rằng Chứng nhận hoàn thành khóa học không chỉ là sự công nhận mà sẽ là động lực học tập mới để bạn đến gần hơn với đỉnh cao tri thức nhân loại MỘT VÀI CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC TẠI UNICA 1. Chứng nhận hoàn thành khóa học của Unica sẽ giúp được gì cho bạn? - Giấy chứng nhận là sự công nhận của học viện với những nỗ lực và kiến thức trong suốt quá trình học tập của bạn, khẳng định tri thức và năng lực mà bạn có được thông qua những khóa học cụ thể.  - Làm nổi bật các kiến thức và kỹ năng bạn học được qua các khóa học, giúp bạn nhanh chóng chinh phục được nhà tuyển dụng và tăng sự tự tin hơn trong các cuộc phỏng vấn  - Cơ hội thăng tiến cao: Đầu tư vào việc phát triển bản thân luôn là đầu tư tốt nhất để bạn nâng cao năng lực, từ đó có cơ hội thăng tiến nhanh chóng trong công việc với bản chứng nhận hoàn thành khóa học.  - Chia sẻ kiến thức và niềm vui với bạn bè, người thân: Không chỉ là chứng nhận, hơn tất cả đó là những giây phút thật tuyệt cùng chia sẻ những kiến thức và niềm vui bạn đã học được từ những khóa học tại Unica, cho cuộc sống thêm sắc màu và ý nghĩa.  2. Vậy làm sao để tôi sở hữu chứng nhận hoàn thành?  Bạn cần hoàn thành trên 90% nội dung bài giảng. Ngoài ra tùy từng khóa học cụ thể sẽ có bài trắc nghiệm tổng kết cuối khóa, đây cũng là một điều kiện đi kèm để bạn có thể nhận được Chứng nhận hoàn thành khóa học tại Unica.  3. Tôi có thể chọn bản tiếng Anh cho Chứng nhận không? Có thể! Hiện nay Unica hỗ trợ cả hai phiên bản bằng tiếng Anh và tiếng Việt, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bản tiếng Anh cho giấy Chứng nhận của mình. Chứng nhận hoàn thành khóa học bản tiếng Anh 4. Trường hợp tôi muốn sửa tên trên chứng chỉ thì cần phải làm thế nào? Rất đơn giản, bạn chỉ cần thao tác click vào Sửa tên ở phía dưới Chứng nhận và cập nhật lại họ tên là được. Hoàn thành khóa học của mình ngay hôm nay và nhận Chứng nhận hoàn thành khóa học của Unica nhé! >> CHỌN KHÓA HỌC NGAY <<  Nếu bạn chưa hoàn thành bài học, hãy bắt đầu học ngay để nhận chứng nhận đầu tiên! Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và thành công. Hẹn gặp lại bạn sớm nhất tại khóa học Online của Unica!   © Học viện Online Unica - Hệ thống đào tạo trực tuyến dành cho người đi làm Cổng kết nối Chuyên gia với Học viên Email: cskh@unica.vn
22/05/2020
4151 Lượt xem