Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Kinh Doanh Ngoại Ngữ Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Phân Tích Dữ Liệu Nuôi dạy con Google sheet Tesst Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác Kinh Doanh - copy Kinh Doanh - copy Kinh Doanh - copy Kinh Doanh - copy

Blog Unica

Đọc ngay cho nóng

6 Mẫu nội quy công ty chuẩn cập nhật mới nhất 6 Mẫu nội quy công ty chuẩn cập nhật mới nhất Môi trường làm việc được đánh giá là chuyên nghiệp khi có một bảng nội quy rõ ràng, công khai và yêu cầu tất cả nhân viên phải tuân theo. Nội quy công ty là tài liệu quan trọng để quản lý nhân viên, đảm bảo họ có quá trình làm việc nghiêm túc và hiệu quả nhất. Sau đây, Unica sẽ chia sẻ Nội quy trong công ty là gì? 6 Mẫu nội quy công ty chuẩn cập nhật mới nhất. Cùng tìm hiểu ngay.  Nội quy công ty là gì? Nội quy công ty hay còn gọi là quy định, quy chế doanh nghiệp. Đây là bộ nguyên tắc được thiết lập nhằm định hướng và kiểm soát mọi hoạt động trong nội bộ tổ chức. Nội quy công ty là cơ sở để doanh nghiệp vận hành đồng bộ, kỷ luật và đạt hiệu quả cao trong công việc. Thông thường, nội quy được soạn thảo dưới dạng văn bản chính thức, có thể mang tính pháp lý và bắt buộc tất cả nhân sự trong công ty phải nghiêm túc chấp hành. Nội quy công ty là gì? Nội quy công ty cần phải được công bố rõ ràng và công khai, yêu cầu toàn bộ nhân viên trong công ty phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Trường hợp không tuân thủ, vi phạm nội quy sẽ bị xử phạt kỷ luật theo quy định. Chức năng chính của nội quy công ty là để duy trì trật tự và kỷ lục, bảo vệ quyền lợi cho nhân viên và công ty. Tầm quan trọng của việc áp dụng nội quy công ty Việc áp dụng nội quy lao động mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho tổ chức, cụ thể một số lợi ích tiêu biểu có thể kể đến như: Định hướng hành vi và nâng cao ý thức kỷ luật: Nội quy công ty đóng vai trò như "kim chỉ nam", giúp người lao động nhận thức rõ những gì được phép và không được phép trong môi trường làm việc. Điều này không chỉ nâng cao tinh thần tự giác  của nhân viên mà còn hạn chế những vi phạm không đáng có do thiếu hiểu biết. Tối ưu hóa công tác quản lý nhân sự: Với hệ thống quy tắc rõ ràng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xử lý các trường hợp vi phạm, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý và tạo dựng môi trường làm việc công bằng, minh bạch. Bảo vệ quyền lợi đôi bên: Khi được xây dựng bài bản, nội quy công ty không chỉ giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro liên quan đến tài sản, uy tín,… mà còn là cơ sở pháp lý bảo vệ người lao động trước các hình thức xử lý kỷ luật không đúng quy định. Nội dung cần có của một mẫu nội quy công ty là gì? Khi xây dựng một bản nội quy chuẩn chỉnh, doanh nghiệp cần đảm bảo văn bản bao hàm đầy đủ các điều khoản cốt lõi. Đây không chỉ là căn cứ quản lý nhân sự mà còn là công cụ duy trì sự ổn định, kỷ luật và chuyên nghiệp trong nội bộ tổ chức. Vậy nội dung nội quy công ty là gì? Dưới đây là những nội dung không thể thiếu: Quyền và trách nhiệm của nhân viên trong công ty Phần đầu tiên của nội quy cần nêu rõ vai trò, trách nhiệm và phạm vi quyền hạn của từng cá nhân và bộ phận trong công ty. Nội dung này bao gồm: Phân định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên theo từng vị trí, phòng ban. Trình bày quyền lợi của nhân viên như: thời gian nghỉ phép, quyền được bảo hộ lao động, quyền kiến nghị hoặc khiếu nại các vấn đề liên quan đến quyền lợi hợp pháp. Quy định các nghĩa vụ người lao động phải tuân thủ như: đảm bảo thời gian làm việc, bảo mật thông tin, hoàn thành nhiệm vụ được giao, giữ gìn tài sản công ty,… Bên cạnh đó, quyền hạn và trách nhiệm của ban lãnh đạo và các cấp quản lý cũng cần được đề cập rõ ràng, đảm bảo minh bạch trong cơ cấu điều hành. Nội dung bắt buộc cần có trong bảng nội quy công ty Thời gian làm việc của nhân viên Khung thời gian làm việc là yếu tố quan trọng trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Do đó, nội quy cần quy định cụ thể: Giờ làm việc chính thức, số giờ làm việc mỗi ngày/tuần, thời gian bắt đầu – kết thúc ca làm. Các khoảng thời gian nghỉ như: nghỉ trưa, nghỉ giữa giờ, đi muộn – về sớm. Chính sách nghỉ phép: nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ không lương, và thủ tục xin nghỉ phù hợp với quy định pháp luật. Quy định sử dụng tài sản Đây là phần giúp đảm bảo nhân viên sử dụng tài sản công đúng mục đích, hạn chế lãng phí và mất mát: Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị…) và tài sản vô hình (thông tin, dữ liệu, phần mềm…). Nêu rõ trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ, sử dụng tài sản chung một cách hợp lý, tiết kiệm và đúng quy định. Quy định về bảo mật thông tin, dữ liệu Trong thời đại số, bảo mật dữ liệu là yếu tố sống còn đối với mọi doanh nghiệp. Nội quy cần đề cập: Các biện pháp bảo mật đối với dữ liệu, tài liệu và hồ sơ quan trọng của công ty. Quy định rõ về quyền truy cập, khai thác, chia sẻ thông tin giữa các phòng ban, cũng như thông tin liên quan đến khách hàng. Cam kết tuân thủ các điều luật về bảo mật và quyền riêng tư, cả từ phía doanh nghiệp lẫn người lao động. Quy định về kỷ luật lao động Đây là yếu tố then chốt nhằm giữ vững trật tự, kỷ cương trong môi trường làm việc: Xác lập hệ thống quy tắc kỷ luật và hành vi bị cấm tại nơi làm việc. Phân loại và nêu rõ các hình thức xử lý vi phạm tương ứng theo từng mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Cung cấp cơ chế để người lao động có thể khiếu nại, phản hồi khi cảm thấy bị xử lý chưa thỏa đáng. Quy định liên quan đến kỷ luật lao động cần có trong nội quy công ty Các bước xây dựng và ban hành Nội quy công ty Việc xây dựng nội quy không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là bước đi chiến lược để thiết lập kỷ cương, nâng cao hiệu suất làm việc và duy trì văn hóa doanh nghiệp. Dưới đây là lộ trình 5 bước để doanh nghiệp có thể xây dựng và áp dụng nội quy một cách hiệu quả: Bước 1: Xây dựng dự thảo nội quy công ty Trước hết, doanh nghiệp cần thành lập một nhóm xây dựng dự thảo nội quy, thường gồm ban lãnh đạo, đại diện công đoàn (nếu có) và đại diện các phòng ban liên quan. Việc thu thập ý kiến từ nhiều phía sẽ đảm bảo rằng nội quy phản ánh đúng thực tế, phù hợp với nhu cầu vận hành và văn hóa nội bộ. Khi biên soạn nội dung, doanh nghiệp nên tham khảo các văn bản pháp lý như Bộ luật Lao động hiện hành và các nghị định hướng dẫn nhằm đảm bảo nội dung không vi phạm quy định pháp luật. Những nhóm nội dung cần thiết trong bản nội quy: Thời gian làm việc & nghỉ ngơi: Nêu rõ thời gian làm việc mỗi ngày, ca làm, giờ bắt đầu – kết thúc, thời gian nghỉ giữa giờ, nghỉ phép, nghỉ lễ,... Tác phong và trật tự nơi làm việc: Bao gồm các quy định về thái độ, trang phục, đi lại, văn hóa ứng xử,... An toàn – vệ sinh lao động: Đề cập đến các tiêu chuẩn và biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động. Bảo mật & tài sản doanh nghiệp: Cách sử dụng, bảo vệ tài sản chung, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ,... Hành vi vi phạm & kỷ luật: Liệt kê những hành vi bị cấm, hình thức kỷ luật tương ứng và quy trình xử lý. Lưu ý: Nội dung có thể linh hoạt điều chỉnh theo đặc thù hoạt động của doanh nghiệp, không nhất thiết chia thành từng chương cố định. Bước 2: Thỏa thuận và phê duyệt nội quy Sau khi dự thảo được hoàn thiện, bước tiếp theo là tiến hành xin ý kiến đóng góp từ các cấp quản lý và đại diện người lao động. Việc này có thể thực hiện thông qua khảo sát trực tuyến hoặc tổ chức họp tập thể để trình bày rõ các nội dung trong dự thảo. Khi mọi ý kiến được tiếp thu và thống nhất, ban lãnh đạo sẽ tiến hành ký duyệt và thông qua chính thức. Cách xây dựng và ban hành nội quy công ty Bước 3: Ban hành nội quy Việc ban hành nội quy cần đi kèm với kế hoạch truyền thông nội bộ rõ ràng để toàn bộ nhân viên đều hiểu và cam kết tuân thủ. Một số cách triển khai hiệu quả: Phân công người phụ trách thực thi: Có thể là quản trị hành chính, kiểm soát nội bộ hoặc các bộ phận liên quan. Truyền thông đa kênh: Gửi qua email, thông báo trên mạng nội bộ, họp nhóm, bảng tin công ty,... Đào tạo và hướng dẫn: Tổ chức các buổi training hoặc cung cấp tài liệu để nhân viên nắm rõ quy định. Kiểm tra nhận thức: Với nhân viên mới, doanh nghiệp có thể tổ chức kiểm tra sau khi các buổi training nội quy để đảm bảo họ đã hiểu đúng và sẽ áp dụng trong quá trình làm việc tại công ty. Bước 4: Niêm yết nội quy Việc công khai nội quy là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo người lao động có thể dễ dàng tiếp cận và tra cứu khi cần thiết. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng nền tảng quản lý nhân sự số hóa để niêm yết nội quy. Nội dung được phân loại rõ ràng, có thể cập nhật theo thời gian, giúp cả nhân viên cũ và mới nắm bắt dễ dàng. Các nội dung thường được niêm yết bao gồm: Thời gian làm việc – nghỉ ngơi Tác phong và đạo đức nghề nghiệp Quy định an toàn – vệ sinh lao động Bảo vệ tài sản và thông tin doanh nghiệp Bước 5: Theo dõi và điều chỉnh Nội quy công ty chỉ thực sự phát huy giá trị khi được giám sát thực thi nghiêm túc. Doanh nghiệp nên đánh giá định kỳ hiệu quả áp dụng, thu nhận phản hồi từ nhân viên và điều chỉnh khi cần thiết để phù hợp với thực tế vận hành. Một số gợi ý để theo dõi hiệu quả: Tạo không gian góp ý ẩn danh, bảng khảo sát, trò chuyện trực tiếp. Áp dụng công cụ quản lý sự vụ nội bộ để ghi nhận – xử lý sai phạm minh bạch. Lưu trữ lịch sử vi phạm, cảnh báo và xử lý theo quy trình đã quy định, tránh phát sinh tranh chấp. Theo dõi và điều chỉnh nội quy công ty cho phù hợp Lưu ý khi xây dựng nội quy công ty Một bản nội quy, quy chế được thiết kế bài bản không chỉ giúp duy trì trật tự trong tổ chức mà còn trở thành nền tảng định hướng hành vi cho toàn thể nhân sự. Để đảm bảo nội quy phát huy tối đa hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm quan trọng sau: Tuân thủ đúng quy định pháp luật: Nội quy cần bám sát các điều khoản trong Bộ luật Lao động cũng như các văn bản pháp lý có liên quan, đảm bảo tính hợp pháp và không gây thiệt thòi cho người lao động. Phù hợp với cơ cấu tổ chức và quy trình làm việc: Nội dung cần được điều chỉnh theo thực tế vận hành của doanh nghiệp, tránh tình trạng nội quy quá lý tưởng mà không thể thực thi trong thực tế. Ngôn từ rõ ràng, dễ hiểu: Tránh dùng từ ngữ chuyên ngành quá phức tạp, thay vào đó nên sử dụng lối diễn đạt ngắn gọn, súc tích nhằm giúp mọi nhân sự dù ở cấp độ nào cũng dễ dàng tiếp cận và áp dụng. Thể hiện đầy đủ các nội dung thiết yếu: Bao gồm nguyên tắc chung, quyền và nghĩa vụ của nhân sự, nội dung về văn hóa làm việc, quy tắc sử dụng tài sản, bảo mật thông tin và quy trình xử lý vi phạm rõ ràng. Khuyến khích người lao động tham gia đóng góp: Trong quá trình xây dựng nội quy, việc lấy ý kiến từ người lao động sẽ giúp văn bản trở nên thực tế hơn và được đón nhận một cách tích cực. Công bố nội quy rộng rãi trong nội bộ công ty: Sử dụng đa dạng các kênh truyền thông như họp nhân sự, email, bảng tin nội bộ hoặc phần mềm quản lý nhân sự nhằm đảm bảo mọi nhân viên đều được phổ biến và hiểu rõ. Theo dõi quá trình thực thi và cập nhật khi cần thiết: Doanh nghiệp nên thường xuyên rà soát lại nội dung nội quy, phát hiện những điểm chưa phù hợp và chủ động điều chỉnh để đồng bộ với bối cảnh phát triển mới. 6 Mẫu nội quy công ty phổ biến Dưới đây là một số mẫu nội quy công ty phổ biến cho bạn đọc tham khảo: Mẫu nội quy công ty xây dựng Trong lĩnh vực xây dựng, môi trường làm việc thường yêu cầu tính kỷ luật cao và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Mẫu nội quy công ty xây dựng sẽ giúp thiết lập nguyên tắc rõ ràng cho công nhân và kỹ sư, đồng thời giảm thiểu rủi ro khi thi công. Mẫu nội quy công ty xây dựng >>> Tải miễn phí Mẫu nội quy công ty xây dựng TẠI ĐÂY Mẫu nội quy công ty giáo dục Các tổ chức giáo dục như trường học, trung tâm đào tạo... cần xây dựng nội quy chặt chẽ để đảm bảo chất lượng giảng dạy, quản lý đội ngũ giáo viên và học viên hiệu quả hơn. Mẫu nội quy này rất phù hợp cho các đơn vị đang hoạt động trong ngành giáo dục. Mẫu nội quy công ty giáo dục >>> Tải miễn phí Mẫu nội quy công ty giáo dục TẠI ĐÂY Mẫu nội quy công ty thương mại Đối với doanh nghiệp thương mại, quy định rõ ràng về giờ giấc, tác phong, chăm sóc khách hàng hay quy trình xử lý đơn hàng là điều cần thiết. Mẫu nội quy này giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định, tránh phát sinh lỗi trong vận hành. Mẫu nội quy công ty thương mại >>> Tải miễn phí Mẫu nội quy công ty thương mại TẠI ĐÂY Mẫu nội quy công ty sản xuất Môi trường nhà máy, xưởng sản xuất luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động. Vì vậy, một bản nội quy rõ ràng sẽ giúp nhân viên tuân thủ quy trình, nâng cao ý thức và đảm bảo hiệu suất công việc trong dây chuyền sản xuất. Mẫu nội quy công ty sản xuất >>> Tải miễn phí Mẫu nội quy công ty sản xuất TẠI ĐÂY Mẫu nội quy công ty ngắn gọn Đôi khi bạn chỉ cần một bản nội quy súc tích, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo truyền tải đầy đủ nguyên tắc làm việc trong công ty. Mẫu nội quy ngắn gọn này rất phù hợp với các công ty startup hoặc doanh nghiệp nhỏ. Mẫu nội quy công ty ngắn gọn >>> Tải miễn phí Mẫu nội quy công ty ngắn gọn TẠI ĐÂY Mẫu nội quy chung cho các công ty Dành cho những doanh nghiệp đang tìm kiếm một mẫu chuẩn, có thể áp dụng linh hoạt trong nhiều ngành nghề. Mẫu nội quy chung giúp bạn tiết kiệm thời gian soạn thảo mà vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp trong vận hành. Mẫu nội quy chung cho các công ty >>> Tải miễn phí Mẫu nội quy công ty chung cho các công ty TẠI ĐÂY Kết luận Như vậy Unica đã chia sẻ nội dung nội quy công ty là gì? Nội quy công ty không chỉ là những quy định khô khan mà là chìa khóa tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả và đoàn kết. Khi được xây dựng rõ ràng và chi tiết, nội quy giúp nhân viên hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình. Đồng thời, xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.  Kaizen là gì? Quy trình ứng dụng Kaizen trong doanh nghiệp hiệu quả
Kaizen là gì? Quy trình ứng dụng Kaizen trong doanh nghiệp hiệu quả Trên hành trình xây dựng doanh nghiệp bền vững và không ngừng cải tiến, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ Kaizen. Đây là một triết lý quản trị nổi tiếng bắt nguồn từ Nhật Bản đang được các “ông lớn” như Toyota, Honda... áp dụng rộng rãi. Vậy Kaizen là gì mà lại được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng vào trong chiến lược vận hành như vậy. Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết câu trả lời nhé. Kaizen là gì? Kaizen là một triết lý kinh doanh nổi tiếng bắt nguồn từ Nhật Bản đang được sử dụng rất phổ biến. Thời điểm hiện tại, Kaizen đã và đang được áp dụng thành công tại hầu hết các doanh nghiệp trên toàn cầu, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn. Theo The New Shorter Oxford English Dictionary (1993), Kaizen được định nghĩa là quá trình cải tiến không ngừng trong công việc, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả tổng thể, được xem như một nền tảng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp hiện đại. Kaizen là gì? Tên gọi “Kaizen” được ghép từ hai từ tiếng Nhật: kai (thay đổi) và zen (tốt hơn), mang ý nghĩa sâu sắc về sự cải tiến liên tục, hay còn được gọi là ongoing improvement trong tiếng Anh. Điểm cốt lõi của Kaizen nằm ở tư duy “tích tiểu thành đại”. Những thay đổi nhỏ, khi được thực hiện đều đặn và bền bỉ, sẽ tạo ra những kết quả vượt bậc theo thời gian. Chính vì vậy, triết lý này đề cao sự tham gia của toàn thể nhân sự trong tổ chức (từ cấp quản lý đến từng cá nhân) với niềm tin rằng “mọi thứ đều có thể cải tiến”. Ban đầu, Kaizen được áp dụng chủ yếu tại các tập đoàn sản xuất hàng đầu Nhật Bản như: Toyota, Honda, Canon hay Suzuki. Tuy nhiên, theo thời gian, triết lý này đã vượt ra khỏi biên giới ngành sản xuất, trở thành kim chỉ nam cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ, bán lẻ và hơn thế nữa, trong đó có cả các doanh nghiệp tại Việt Nam. Lịch sử phát triển của Kaizen Hiểu được định nghĩa Kaizen là gì chắc chắn nhiều người sẽ tò mò về nguồn gốc cũng như lịch sử phát triển của triết lý này. Phương pháp Kaizen được cho là bắt nguồn từ giai đoạn hậu Thế chiến II khi Nhật Bản bắt đầu công cuộc tái thiết nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, Kaizen dần hình thành như một chiến lược cải tiến hiệu quả, đặt nền móng cho sự phát triển thần kỳ của nhiều doanh nghiệp Nhật. Cột mốc đáng chú ý đầu tiên là vào năm 1951, khi Tập đoàn Toyota triển khai hệ thống đề xuất ý tưởng nội bộ. Chính những thay đổi nhỏ nhưng nhất quán trong quy trình đã giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động rõ rệt, từ đó góp phần quan trọng vào sự vươn lên mạnh mẽ của Toyota trong thập niên đó. Đến tháng 9/1955, trong khuôn khổ một sáng kiến của Trung tâm Năng suất Nhật Bản (Japan Productivity Center), các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật bắt đầu sang Mỹ học hỏi. Việc kết hợp tư duy quản trị hiện đại từ phương Tây với cách tiếp cận mang đậm tính “nhân bản” của người Nhật đã mở ra hướng đi mới, tạo nên một nền quản trị vừa khoa học - vừa linh hoạt. Mô hình này nhanh chóng giúp các doanh nghiệp Nhật vươn ra thị trường quốc tế với sức cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Lịch sử phát triển của Kaizen Đến những năm 1980, tên tuổi của Masaaki Imai – người được mệnh danh là “cha đẻ của Kaizen” bắt đầu gắn liền với việc lan tỏa triết lý này ra toàn thế giới. Trong cuốn sách nổi tiếng “Kaizen: Chìa khóa thành công cạnh tranh của Nhật Bản” (1986), ông đã hệ thống hóa Kaizen thành một phương pháp quản lý bài bản, dễ áp dụng và mang lại hiệu quả lâu dài. Ngày nay, Kaizen không chỉ được sử dụng trong sản xuất mà còn hiện diện trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ, công nghệ, giáo dục, y tế... Các tổ chức hiện đại thường kết hợp Kaizen với các mô hình quản trị khác như Lean, Six Sigma, hay thậm chí là SWOT để tạo nên một nền tảng cải tiến linh hoạt, tối ưu và phát triển bền vững theo thời gian. Đặc điểm của Kaizen Kaizen không chỉ là một triết lý cải tiến mà còn là một cách tư duy và hành động, thấm nhuần vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Vậy đặc điểm của Kaizen là gì? Dưới đây là những đặc điểm cốt lõi tạo nên sự khác biệt của Kaizen: Kaizen là quá trình cải tiến liên tục, diễn ra ngay tại nơi làm việc. Tập trung nâng cao năng suất, đáp ứng nhu cầu khách hàng và giảm lãng phí. Được triển khai đồng bộ với sự tham gia của toàn bộ nhân sự. Đề cao tinh thần làm việc nhóm và hợp tác nội bộ. Dựa trên việc thu thập và phân tích dữ liệu để đưa ra cải tiến phù hợp. Lợi ích của hệ thống Kaizen Việc ứng dụng Kaizen không chỉ mang đến những kết quả rõ ràng về mặt hiệu suất, mà còn góp phần xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp bền vững. Dưới đây là những lợi ích tiêu biểu mà Kaizen đem lại: Tăng năng suất: Kaizen giúp tối ưu hóa từng quy trình trong doanh nghiệp, giảm thiểu các bước thừa thãi và cải thiện cách thức làm việc. Nhờ đó, năng suất lao động được tăng lên đáng kể mà doanh nghiệp lại không cần đầu tư quá nhiều vào công nghệ hay nguồn lực. Cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Bằng việc liên tục cải tiến và giảm thiểu sai sót, Kaizen giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời cải thiện độ tin cậy và sự hài lòng của họ. Tăng lợi thế cạnh tranh: Kaizen giúp doanh nghiệp duy trì sự linh hoạt, luôn sẵn sàng thích ứng với thay đổi và phát triển. Điều này tạo ra một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp vượt lên so với đối thủ trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Giảm thiểu chi phí và lãng phí: Kaizen không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí về thời gian, nguồn lực mà còn giúp tinh gọn quy trình sản xuất và dịch vụ. Việc giảm chi phí này giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên. Phát triển kỹ năng cho nhân viên: Kaizen thúc đẩy sự tham gia của toàn bộ nhân viên trong quá trình cải tiến, giúp họ phát triển các kỹ năng mới và nâng cao năng lực cá nhân. Nhân viên không chỉ trở thành người thực hiện mà còn đóng góp ý tưởng sáng tạo, từ đó gia tăng giá trị cho tổ chức. Nâng cao tinh thần và sự gắn kết của nhân viên: Nhờ sự tham gia của tất cả các thành viên trong việc đưa ra và thực hiện các cải tiến, Kaizen tạo ra môi trường làm việc tích cực, đoàn kết. Sự gắn kết này thúc đẩy tinh thần làm việc, nâng cao động lực và lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Kaizen giúp xây dựng một nền tảng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, nơi mà cải tiến không ngừng là một phần trong tư duy và hành động của mọi nhân viên. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì được sự ổn định và phát triển bền vững trong suốt quá trình hoạt động. Kaizen giúp xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp Hạn chế của thuyết Kaizen Bên cạnh những ưu điểm nổi bật đang sở hữu thì Kaizen cũng vẫn còn tồn tại nhược điểm. Cụ thể đó là: Khó khăn trong việc áp dụng trong môi trường văn hóa không phù hợp: Ở những doanh nghiệp có văn hóa nội bộ mang tính “bảo thủ”, thiếu cởi mở hoặc cạnh tranh nội bộ cao, việc áp dụng phương pháp Kaizen sẽ gặp nhiều trở ngại. Nhân viên e ngại chia sẻ sáng kiến do lo sợ ảnh hưởng đến vị trí cá nhân hoặc bị đánh giá không công bằng. Chính vì vậy, để Kaizen phát huy hiệu quả, tổ chức cần xây dựng trước một môi trường làm việc khuyến khích sự cởi mở, tin tưởng và hợp tác lẫn nhau. Hiệu quả ngắn hạn và thiếu sự bền vững: Các chương trình cải tiến theo kiểu "Kaizen Blitz" – thường diễn ra trong thời gian ngắn như: vài ngày đến vài tuần – có thể mang lại hiệu quả tức thì và tạo động lực ban đầu. Tuy nhiên, nếu không có sự theo sát và duy trì từ ban lãnh đạo, tinh thần cải tiến này rất dễ suy giảm theo thời gian. Kaizen chỉ thực sự mang lại giá trị bền vững khi có sự cam kết lâu dài và sự đồng hành thường xuyên từ cả cấp quản lý lẫn đội ngũ nhân viên. Yêu cầu sự kiên nhẫn và kỷ luật cao: Cải tiến liên tục không phải là cuộc đua nước rút, mà là hành trình dài cần đến sự bền bỉ và tính kỷ luật cao. Những kết quả tích cực từ Kaizen thường không xuất hiện ngay lập tức, mà cần thời gian để tích lũy và chứng minh giá trị. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì động lực cho nhân viên, đồng thời xây dựng được văn hóa kiên trì cải tiến trong mọi hoạt động. Nguyên tắc cốt lõi của Kaizen trong sản xuất Trước khi triển khai triết lý Kaizen vào hệ thống vận hành, việc nắm vững các nguyên tắc nền tảng là điều kiện tiên quyết. Những nguyên tắc này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn giúp người quản lý phát triển tư duy lãnh đạo bền vững. Dù tổ chức của bạn đang ở giai đoạn khởi nghiệp hay mở rộng quy mô, việc áp dụng đúng các nguyên lý Kaizen sau đây sẽ tạo đà cho sự đổi mới không ngừng. Vậy trong sản xuất, nguyên tắc cốt lõi của Kaizen là gì? Tập trung vào lợi ích của khách hàng Mọi nỗ lực cải tiến đều nên bắt đầu từ việc thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp cung cấp cần liên tục được điều chỉnh để mang lại giá trị thực sự, phù hợp với thị trường mục tiêu. Do đó, khách hàng chính là kim chỉ nam cho mọi hành động cải tiến. Nguyên tắc cốt lõi của Kaizen trong sản xuất Liên tục cải tiến, đón nhận ý tưởng mới, buông bỏ sự cứng nhắc Con người thường có xu hướng duy trì thói quen cũ và ngần ngại trước những thay đổi. Tuy nhiên, Kaizen khuyến khích loại bỏ nỗi sợ đổi mới để đón nhận những ý tưởng táo bạo hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong các bộ phận như marketing, telesales hay chăm sóc khách hàng – nơi liên tục cần tối ưu quy trình, giảm chi phí, tăng hiệu suất và doanh thu định kỳ (MRR). Chịu trách nhiệm và tránh chu kỳ đổ lỗi Thay vì tìm kiếm ai là người “gây lỗi”, Kaizen tập trung vào tinh thần trách nhiệm hơn. Khi mỗi cá nhân hiểu rõ vai trò của mình và được hỗ trợ đúng cách, họ sẽ chủ động sửa sai, học hỏi và tránh lặp lại sai lầm trong tương lai. Luôn tích cực và không bao giờ chấp nhận thất bại Trong quá trình làm việc, không phải lúc nào nhân viên cũng có thể hoàn thành mọi yêu cầu một cách hoàn hảo, nhưng điều quan trọng là giữ vững tinh thần lạc quan và sẵn sàng tìm kiếm hướng đi mới. Hãy mạnh dạn thử nghiệm, học hỏi từ những người có kinh nghiệm, tìm đến sự hỗ trợ chuyên môn – dù là nội bộ hay bên ngoài. Kaizen đề cao tinh thần "thử và sai còn hơn không làm gì cả" – vì chính trong những lần thử đó, những giải pháp đột phá mới có thể xuất hiện. Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp mở Một môi trường làm việc minh bạch, khuyến khích chia sẻ và học hỏi là nền tảng cho Kaizen phát triển. Nhân viên cần được tạo điều kiện để nói lên quan điểm, nhìn nhận sai sót và sẵn sàng hợp tác với đồng nghiệp. Việc ứng dụng các nền tảng nội bộ như social network cho doanh nghiệp có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho việc này. Kaizen có khả năng thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp mở Sửa lỗi ngay khi phát hiện Trong hành trình cải tiến liên tục, sẽ luôn tồn tại những quy trình chưa tối ưu hoặc đã trở nên lạc hậu theo thời gian. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chủ động quan sát thực tiễn vận hành, linh hoạt điều chỉnh khi cần thiết, đồng thời không ngừng học hỏi từ đối thủ cũng như các mô hình tiên tiến khác. Tư duy “luôn có thể làm tốt hơn” không chỉ là kim chỉ nam trong Kaizen, mà còn là nguồn năng lượng thúc đẩy sự đổi mới không ngừng nghỉ. Trao quyền cho tất cả mọi thành viên trong nhóm  Từ giám đốc điều hành đến nhân viên tuyến đầu, ai cũng có thể có những ý tưởng giá trị. Kaizen đề cao việc trao quyền để tất cả mọi người có cơ hội đề xuất giải pháp, cải tiến quy trình. Thậm chí, những phản hồi từ gia đình, bạn bè cũng có thể mang lại góc nhìn mới mẻ giúp cải thiện hiệu quả công việc. Đi sâu hơn vào vấn đề để xác định nguyên nhân gốc rễ Áp lực thời gian và khối lượng công việc thường khiến nhân viên chỉ xử lý phần ngọn của vấn đề, bỏ qua phần gốc, dễ dẫn đến tình trạng lặp lại sai lầm. Thay vào đó, hãy khuyến khích mọi người dành thời gian để phân tích tận gốc nguyên nhân phát sinh, từ đó đưa ra giải pháp triệt để. Khi mỗi thành viên chủ động chia sẻ phát hiện của mình, cả nhóm sẽ cùng tiến bộ và tránh được những rủi ro không đáng có trong tương lai. Kết hợp nhiều bộ phận chức năng trong cùng dự án Dù một cá nhân có giỏi đến đâu, họ cũng không thể nhìn thấy toàn bộ bức tranh. Khi nhiều người cùng đóng góp ý kiến, chia sẻ góc nhìn và kinh nghiệm riêng biệt, chúng ta sẽ có được một cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn về vấn đề cần giải quyết. Sự đa dạng trong tư duy giúp loại bỏ định kiến, giảm thiên lệch và mở rộng khả năng sáng tạo tốt hơn. Không những vậy, việc khai thác sức mạnh tập thể còn giúp củng cố tinh thần đoàn kết, tạo môi trường làm việc tôn trọng lẫn nhau và khơi dậy nhiệt huyết cống hiến trong từng thành viên. Đây chính là chất xúc tác quan trọng để duy trì một quy trình Kaizen hiệu quả lâu dài. Nguyên tắc kết hợp nhiều bộ phận chức năng trong cùng dự án Tin cậy dữ liệu hơn ý kiến Trong khi ý kiến có thể bị chi phối bởi cảm xúc hoặc kinh nghiệm chủ quan thì dữ liệu lại cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khách quan dựa trên thực tế. Các doanh nghiệp áp dụng Kaizen hiệu quả luôn ưu tiên phân tích dữ liệu (từ khâu thu thập, đối chiếu cho đến giải thích) trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Hay nói cách khác, đầu tư vào dữ liệu chính là đầu tư vào độ chính xác và sự bền vững trong cải tiến. Rèn luyện ý thức kỷ luật, tự giác Kaizen không phải là đích đến mà là một quá trình liên tục không ngừng nghỉ. Dù doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu thì vẫn luôn có chỗ để cải thiện và nâng cao hơn nữa. Triết lý này cổ vũ tinh thần học hỏi suốt đời, tinh gọn quy trình, loại bỏ lãng phí và không ngừng nâng cao chất lượng. Để duy trì được Kaizen, doanh nghiệp cần sự kiên trì bền bỉ và cam kết đồng hành lâu dài từ tất cả các cấp bậc trong tổ chức. Quy trình ứng dụng Kaizen trong doanh nghiệp Để triển khai Kaizen một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình bài bản, có lộ trình rõ ràng và sự đồng thuận từ mọi cấp độ nhân sự. Dưới đây là các bước quan trọng giúp áp dụng triết lý Kaizen vào thực tiễn doanh nghiệp: Bước 1: Phân tích hiện trạng và xác định mục tiêu Kaizen Trước khi bắt tay vào cải tiến, điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là nhìn nhận chính xác bức tranh hiện tại của mình. Việc đánh giá toàn diện hiện trạng sẽ giúp xác định đúng mục tiêu Kaizen, tránh những nỗ lực thiếu định hướng hoặc vượt quá năng lực nguồn lực hiện có. Quy trình ứng dụng Kaizen trong doanh nghiệp Mặc dù Kaizen không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhưng lại yêu cầu cao về sự kiên trì và cam kết lâu dài từ toàn bộ tổ chức từ ban lãnh đạo đến từng nhân viên. Hãy tạo dựng một tinh thần cải tiến tích cực ngay từ đầu, để sẵn sàng cho những thay đổi tích cực sắp tới. Bạn có thể bắt đầu thử nghiệm Kaizen ở một bộ phận nhỏ, sau đó nhân rộng ra toàn công ty nếu mang lại hiệu quả. Bước 2: Xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề Sau khi đã có cái nhìn tổng thể, doanh nghiệp cần đào sâu vào các vấn đề đang tồn tại để tìm ra nguyên nhân cốt lõi. Đừng chỉ giải quyết phần "ngọn" mà hãy sử dụng dữ liệu thực tế, báo cáo thống kê và đặc biệt là phản hồi từ nhân viên để phát hiện nguyên nhân thực sự phía sau mỗi hiện tượng. Ví dụ: Nếu lượng hàng tồn kho tăng đột biến, vấn đề có thể nằm ở quy trình phân phối, chất lượng sản phẩm hoặc dự báo nhu cầu không chính xác. Bước 3: Đề xuất và lựa chọn giải pháp Sau khi đã xác định đúng nguyên nhân, đây là lúc doanh nghiệp cần phát huy sức mạnh tập thể để cùng nhau tìm ra giải pháp phù hợp nhất. Hãy khuyến khích mọi thành viên đóng góp ý tưởng, từ những sáng kiến nhỏ đến những cải tiến táo bạo. Sau đó, chọn lọc một phương án khả thi nhất và xây dựng kế hoạch thực thi rõ ràng với các tiêu chí đánh giá cụ thể. Bước 4: Thực hiện giải pháp Kaizen Đây là lúc doanh nghiệp bắt đầu triển khai kế hoạch cải tiến đã lựa chọn, có thể theo hình thức thử nghiệm nhỏ hoặc áp dụng trong phạm vi giới hạn để đánh giá hiệu quả trước khi mở rộng. Trong suốt quá trình này, việc theo dõi sát sao và giám sát thường xuyên là điều bắt buộc. Ban quản lý cần phối hợp chặt chẽ với các phòng ban để ghi nhận tiến độ, xử lý kịp thời những phát sinh và đảm bảo mọi thứ đi đúng lộ trình. Bước 5: Phân tích kết quả và đánh giá hiệu quả Dựa trên dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp cần phân tích hiệu quả của giải pháp đã áp dụng: mục tiêu đề ra có đạt được không, những thay đổi mang lại lợi ích gì, có xuất hiện vấn đề phát sinh mới không? Đây là bước quan trọng để xác định thành công của Kaizen và làm nền tảng cho các cải tiến tiếp theo.  Phân tích kết quả và đánh giá hiệu quả áp dụng Kaizen Bước 6: Chuẩn hóa và tối ưu giải pháp Nếu kết quả đạt được như kỳ vọng, doanh nghiệp cần nhanh chóng chuẩn hóa quy trình mới để áp dụng đồng bộ trong toàn tổ chức. Tuy nhiên, hãy luôn để ngỏ cơ hội cải tiến thêm. Nếu phát hiện những điểm chưa tối ưu - hãy tiếp tục tinh chỉnh, đây chính là “Kaizen của Kaizen”: không ngừng cải thiện chính hành trình cải tiến. Bước 7: Lặp lại chu trình Kaizen đã chuẩn hóa Kaizen không phải là một dự án có hồi kết, mà là một vòng tròn cải tiến không ngừng. Sau mỗi lần cải tiến thành công, doanh nghiệp hãy quay lại bước đầu tiên để tiếp tục tìm ra những cơ hội mới. Mỗi vòng lặp sẽ giúp doanh nghiệp tiến gần hơn đến sự hoàn thiện, tăng năng suất, tối ưu chi phí và nâng cao chất lượng toàn diện. Ví dụ thực tế về việc áp dụng Kaizen trong doanh nghiệp Để hiểu rõ hơn về triết lý Kaizen, bạn đọc hãy tham khảo ví dụ thực tế mà chúng tôi chia sẻ đưới dây nhé. Toyota - Huyền thoại Kaizen trong ngành công nghiệp ô tô Khi nhắc đến Kaizen, Toyota luôn được xem là biểu tượng hàng đầu. Hãng xe Nhật Bản này đã trở thành “bậc thầy” trong việc áp dụng Kaizen vào toàn bộ hệ thống sản xuất, nổi bật nhất chính là Toyota Production System (TPS). Điểm đặc biệt trong mô hình của Toyota là việc biến cải tiến thành một phần văn hóa doanh nghiệp. Mọi nhân viên, từ cấp lãnh đạo đến công nhân trực tiếp trên dây chuyền, đều có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến nhằm cải thiện quy trình. Toyota - Huyền thoại Kaizen trong ngành công nghiệp ô tô Kaizen được Toyota áp dụng xuyên suốt các giai đoạn, từ thiết kế, chế tạo, lắp ráp đến kiểm tra chất lượng. Nhờ đó, hãng không chỉ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn tối ưu chi phí và giảm thiểu lãng phí một cách hiệu quả. Các công ty thành công nhờ Kaizen Không riêng gì Toyota, nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới cũng đã ứng dụng Kaizen như một đòn bẩy chiến lược để nâng cao hiệu quả vận hành và phát triển bền vững: Nestlé: “Gã khổng lồ” trong ngành thực phẩm đã tích cực áp dụng Kaizen để tinh gọn quy trình sản xuất, từ đó cắt giảm chi phí, hạn chế lãng phí và đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra. Amazon: Được biết đến với tốc độ giao hàng thần tốc, Amazon đã sử dụng triết lý Kaizen để tối ưu hoá toàn bộ chuỗi cung ứng, từ kho vận đến giao nhận. Nhờ vậy, họ rút ngắn thời gian phục vụ mà vẫn duy trì trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. General Electric (GE): Tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Mỹ đã kết hợp Kaizen với các phương pháp quản lý hiện đại nhằm cải thiện hiệu suất vận hành, giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả quản lý nội bộ. Kết luận Hiểu được Kaizen là gì chính là bước đầu giúp bạn tiếp cận một trong những triết lý quản trị hiệu quả và bền vững nhất hiện nay. Không cần những thay đổi quá lớn lao, Kaizen khuyến khích sự cải tiến từng bước, đều đặn mỗi ngày – điều tưởng chừng nhỏ nhưng lại tạo nên sự chuyển mình lớn cho cả tổ chức. Dù bạn là cá nhân đang muốn phát triển bản thân hay doanh nghiệp đang tìm hướng đi dài hạn, áp dụng Kaizen chính là chìa khóa mở ra sự đổi mới và thành công bền vững
Manager là gì? Những kỹ năng cần trang bị để thành Manager xuất xắc
Manager là gì? Những kỹ năng cần trang bị để thành Manager xuất xắc Trong bất kỳ tổ chức nào, dù lớn hay nhỏ, vị trí Manager cũng luôn giữ vai trò then chốt trong việc vận hành và định hướng hoạt động của cả đội ngũ. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ Manager là gì? Công việc cụ thể của họ ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm Manager, vai trò của họ trong doanh nghiệp và những kỹ năng để vươn tới vị trí này. Cùng tìm hiểu ngay.  Manager là gì? Manager là một chức danh quan trọng trong các doanh nghiệp, dịch ra theo nghĩa Tiếng Việt Manager nghĩa là người quản lý - người chịu trách nhiệm điều hành, giám sát và tổ chức công việc trong một bộ phận hoặc toàn bộ tổ chức của doanh nghiệp. Thông thường, Manager sẽ phụ trách một bộ phận của doanh nghiệp. Manager là gì? Manager không chỉ đảm bảo mọi hoạt động diễn ra đúng kế hoạch mà còn giữ vai trò kết nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên, giúp duy trì hiệu suất và đạt được mục tiêu chung. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm của mỗi doanh nghiệp mà Manager sẽ đảm nhiệm những công việc khác nhau. Nhìn chung, Manager chịu trách nhiệm chính là giám sát, quản lý đội nhóm để hoàn thành những dự án được cấp trên phân bổ. Đồng thời, Manager cũng thay mặt đội nhóm của mình phụ trách việc báo cáo trực tiếp công việc với cấp trên. Vai trò của Manager trong công ty Manager đóng vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp, quản lý không chỉ là người đưa ra quyết định, dẫn dắt đội nhóm mà còn là người kết nối, duy trì hiệu suất và đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trơn tru. Vậy cụ thể vai trò của Manager là gì? Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn. Dẫn dắt đội nhóm: Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Manager là dẫn dắt đội ngũ đi đúng hướng. Điều này không chỉ bao gồm việc phân công nhiệm vụ rõ ràng mà còn là tạo động lực, xây dựng tinh thần làm việc nhóm và đảm bảo mọi người cùng nhau hướng đến mục tiêu chung. Đào tạo nhân viên: Manager chính là người kèm cặp, định hướng và phát triển năng lực cho nhân viên. Thông qua việc hướng dẫn trực tiếp, chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức các buổi đào tạo, họ giúp đội ngũ không ngừng hoàn thiện kỹ năng và nâng cao hiệu quả làm việc. Đưa ra quyết định: Từ những tình huống hàng ngày đến các chiến lược quan trọng, Manager đều phải đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Họ cần cân nhắc nhiều yếu tố từ nguồn lực, thời gian, rủi ro cho đến lợi ích dài hạn, đảm bảo đưa ra những quyết định đó có lợi cho cả nhóm và tổ chức. Quản lý xung đột: Trong quá trình làm việc, mâu thuẫn giữa các thành viên là điều không thể tránh khỏi. Lúc này, Manager đóng vai trò như một “người hòa giải”, họ lắng nghe, phân tích và giải quyết vấn đề một cách công bằng, đảm bảo môi trường làm việc tích cực và chuyên nghiệp. Đánh giá và tối ưu hiệu suất: Manager là người trực tiếp theo dõi, đánh giá hiệu suất làm việc của từng thành viên cũng như của cả nhóm. Dựa vào dữ liệu và quan sát thực tế, họ sẽ đưa ra phản hồi, đề xuất cải tiến và giúp đội ngũ làm việc hiệu quả hơn từng ngày. Mô tả công việc của Manager Tùy vào lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức của từng công ty mà nhiệm vụ cụ thể của Manager có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản Manager thường sẽ đảm nhận những công việc quan trọng sau: Giám sát và quản lý nhân viên cấp dưới Manager là người trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình làm việc của đội ngũ dưới quyền. Họ cần đảm bảo rằng từng thành viên đều thực hiện công việc một cách nghiêm túc, đúng tiến độ và phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, họ còn có trách nhiệm điều phối công việc sao cho hợp lý, nhằm tối ưu hóa hiệu suất chung của cả nhóm. Manager đảm nhiệm công việc chính là quản lý, đánh giá nhân viên Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên Không chỉ theo dõi quá trình làm việc, Manager còn cần đánh giá kết quả và hiệu suất công việc của từng cá nhân. Việc này giúp họ xác định được những điểm mạnh cần phát huy, cũng như những hạn chế cần cải thiện. Trên cơ sở đó, Manager có thể đưa ra các giải pháp phù hợp như khen thưởng, hỗ trợ, hoặc đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng làm việc của cả đội ngũ. Xử lý các vấn đề xảy ra Mặc dù Manager đã lập kế hoạch và phân bổ đầu việc cho các thành viên trong team kỹ lưỡng nhưng trong quá trình triển khai, những tình huống phát sinh vẫn có thể xảy ra. Phát sinh trong quá trình triển khai vấn đề là điều khó tránh khỏi. Lúc này, Manager cần chịu trách nhiệm theo dõi và xử lý vấn đề hiệu quả. Để giải quyết được vấn đề khi có sự cố xảy ra, điều quan trọng nhất là Manager phải giữ được bình tĩnh. Một Manager giỏi sẽ linh hoạt đánh giá tình hình, phân tích nguyên nhân gốc rễ và đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả, tối ưu thiệt hại. Đồng thời, đảm bảo không ảnh hưởng đến toàn bộ tiến trình làm việc chung. Tuyển dụng nhân viên mới khi cần Khi đội ngũ thiếu hụt nhân sự hoặc khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng, Manager chính là người đề xuất và tham gia vào quá trình tuyển dụng. Họ có nhiệm vụ xác định vị trí cần bổ sung, phối hợp với bộ phận nhân sự để xây dựng tiêu chí tuyển dụng, tham gia phỏng vấn và đánh giá ứng viên. Với vai trò này, Manager không chỉ đơn thuần chọn người phù hợp về kỹ năng, mà còn phải đảm bảo ứng viên hòa hợp với văn hóa đội nhóm và có tiềm năng phát triển lâu dài cùng tổ chức. Kỹ năng cần có của Manager Để trở thành một Manager giỏi không hề đơn giản, nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Bên cạnh kỹ năng liên quan đến kiến thức chuyên môn, Manager cũng phải sở hữu nhiều kỹ năng mềm khác nữa. Dưới đây là những kỹ năng không thể thiếu mà Manager nào cũng phải có. Khả năng lãnh đạo Manager không chỉ là người quản lý công việc mà còn là người truyền cảm hứng và dẫn dắt đội nhóm. Vì vậy, họ bắt buộc phải có khả năng lãnh đạo. Họ phải biết cách đưa ra định hướng rõ ràng, khơi dậy tinh thần làm việc và thúc đẩy mọi người cùng nhau đạt được mục tiêu chung. Vận dụng khả năng lãnh đạo tốt, Manager có thể xây dựng được môi trường làm việc chuyên nghiệp, tích cực và lành mạnh. Đồng thời, xây dựng được một đội nhóm chất lượng, các thành viên trong team sẽ tình nguyện làm việc, họ hòa đồng và đoàn kết với nhau để tăng hiệu suất công việc. Manager cần có khả năng lãnh đạo để xây dựng đội nhóm chất lượng Giao tiếp khéo léo Tìm hiểu kỹ năng Manager là gì không thể không nhắc tới kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp thể hiện qua việc trình bày vấn đề, giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, dễ hiểu và thuyết phục được người khác. Một Manager giỏi cần giao tiếp chuyên nghiệp, tinh tế và khéo léo sao cho phù hợp với từng đối tượng trong doanh nghiệp. Giao tiếp hiệu quả giúp hạn chế hiểu lầm, tăng cường sự gắn kết và tạo môi trường làm việc cởi mở, chuyên nghiệp. Hãy sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, gần gũi và thoải mái kết hợp thêm với ngôn ngữ cơ thể để dẫn dắt đội nhóm hiệu quả nhất nhé. Khả năng phân tích vấn đề Đứng trên cương vị là một quản lý, Manager cần phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Để giải quyết một cách hiệu quả nhất những vấn đề này, Manager cần phải có kỹ năng phân tích. Đồng thời phải có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách logic, phân tích dữ liệu và đưa ra đánh giá khách quan để từ đó chọn được hướng xử lý phù hợp nhất. Ngoài ra, dựa trên khả năng phân tích vấn đề. Manager cũng có nhiệm vụ đề xuất phương án với cấp trên để phát triển chiến lược hoạt động nhằm không ảnh hưởng đến kế hoạch và mục tiêu đã được đề ra ban đầu. Xây dựng mạng lưới mối quan hệ Manager cần duy trì sự hợp tác hiệu quả giữa tổ chức và các bên liên quan như khách hàng, đối tác hoặc nhà cung cấp. Họ còn đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng và ban lãnh đạo cấp cao, đảm bảo việc giao tiếp hai chiều được thông suốt và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc xây dựng mạng lưới quan hệ rộng còn giúp Manager mở rộng tầm nhìn, học hỏi kinh nghiệm và cập nhật kiến thức mới thông qua các cuộc trao đổi với đồng nghiệp, chuyên gia trong ngành. Đây là yếu tố quan trọng giúp họ không ngừng nâng cao năng lực và đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển của tổ chức. Manager cần duy trì sự hợp tác hiệu quả giữa tổ chức và các bên liên quan  Công bằng và tôn trọng người khác Để tạo dựng một môi trường làm việc công bằng và chuyên nghiệp, Manager cần thể hiện sự tôn trọng và chân thành với tất cả mọi người từ nhân viên cấp dưới đến đồng nghiệp hay đối tác. Mỗi quyết định đưa ra cho mọi người cần phải có lý do rõ ràng, hợp lý, tránh gây cảm giác bất công hoặc tạo áp lực không đáng có cho nhân sự. Bên cạnh đó, tính công bằng trong quản lý là nguyên tắc không thể thiếu. Manager cần đảm bảo thưởng – phạt minh bạch, không thiên vị trong bất kỳ tình huống nào, đặc biệt là khi xử lý các mâu thuẫn hoặc tranh chấp nội bộ. Chính sự công tâm này sẽ giúp họ xây dựng được lòng tin, sự tôn trọng và tinh thần đoàn kết trong đội ngũ. Khả năng quan sát Một Manager có khả năng quan sát tốt sẽ dễ dàng nắm bắt tình hình, phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp kịp thời. Qua đó, họ có thể hiểu rõ hơn về cách đội ngũ vận hành, hiệu suất làm việc cũng như điểm mạnh – điểm yếu của từng thành viên. Không chỉ dừng lại ở việc theo dõi nội bộ, kỹ năng quan sát còn giúp Manager nhận diện những cơ hội mới trong quá trình làm việc. Từ đó, họ có thể lên kế hoạch khai thác phù hợp để mang lại giá trị cao hơn cho tổ chức. Chính khả năng này giúp Manager trở nên sắc bén, nhạy bén trong mọi tình huống, đồng thời tạo được sự tin tưởng và đánh giá cao từ cấp trên. Giải quyết vấn đề Nhắc đến các kỹ năng cần có của Manager là gì không thể không nhắc đến kỹ năng giải quyết vấn đề. Đứng ở cương vị người quản lý, giải quyết vấn đề là một kỹ năng quan trọng và không thể thiếu. Khi công việc có vấn đề phát sinh ngoài dự án, Manager cần nhanh chóng nắm bắt nguyên nhân, phân tích đánh giá tình hình và tìm ra giải pháp phù hợp. Một Manager giỏi cần nhạy bén trong việc phát hiện vấn đề, linh hoạt trong phân tích và đánh giá tình huống. Đồng thời, đưa ra giải pháp hiệu quả, phù hợp với thực tế và nguồn lực hiện có. Kỹ năng này không chỉ giúp công việc vận hành trơn tru hơn mà còn thể hiện bản lĩnh và giá trị của người lãnh đạo trong mắt cả đội ngũ lẫn cấp trên. Manager cần nhạy bén trong việc phát hiện vấn đề và linh hoạt xử lý tình huống Khả năng chịu áp lực Ở vị trí quản lý, Manager luôn phải gánh vác nhiều trách nhiệm, đối mặt với vô số áp lực đến từ công việc, chỉ tiêu, nhân sự hay các vấn đề phát sinh bất ngờ. Vì vậy, khả năng chịu áp lực là một trong những kỹ năng sống còn để giữ vững hiệu suất làm việc. Một Manager bản lĩnh sẽ biết cách giữ bình tĩnh, tập trung xử lý tình huống một cách tỉnh táo, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn, đặc biệt trong những thời điểm then chốt. Đồng thời, họ cũng cần quản lý tốt cảm xúc, duy trì sức khỏe tinh thần và lan tỏa năng lượng tích cực để tiếp thêm động lực cho cả đội ngũ vượt qua khó khăn. Sự khác nhau giữa Manager và Leader Mặc dù Manager và Leader đều giữ vai trò quan trọng trong tổ chức, nhưng hai khái niệm này không hoàn toàn giống nhau. Vậy sự khác nhau giữa Leader và Manager là gì? Bảng sau sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này: Tiêu chí Manager Leader Tính chất công việc Quản lý, giám sát các hoạt động và nhân sự trong phạm vi mình phụ trách. Cải tiến, đổi mới trong mọi hoạt động; đóng vai trò phát triển tổ chức. Vai trò Điều chỉnh hệ thống và cấu trúc, đảm bảo mọi thứ vận hành theo đúng kế hoạch, lộ trình. Tập trung vào con người, điều chỉnh hành vi, cảm xúc để tạo ra sự thay đổi tích cực. Tầm nhìn Tầm nhìn ngắn hạn, chú trọng vào kết quả trước mắt, duy trì hiện trạng. Tầm nhìn chiến lược, hướng đến tương lai và tìm cách thay đổi hiện trạng. Trả lời câu hỏi "Làm thế nào?", "Khi nào?" "Cái gì?", "Tại sao?" Nhiệm vụ Làm đúng mọi việc, tuân thủ theo quyết định và định hướng từ cấp trên. Làm cho mọi việc trở nên đúng, luôn suy nghĩ sáng tạo và đổi mới không ngừng. Phong cách quản lý Mẫu quản lý truyền thống, điều hành bằng quyền lực và trách nhiệm được giao. Mẫu quản lý truyền cảm hứng, tạo ảnh hưởng bằng uy tín và tinh thần trách nhiệm cá nhân. Mức lương của Manager bao nhiêu? Mức lương của một Manager phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lĩnh vực hoạt động, quy mô doanh nghiệp, vị trí địa lý, số năm kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, nhìn chung, mức thu nhập của Manager thường nằm trong nhóm cao hơn so với mặt bằng chung. Tại Việt Nam, mức lương của các vị trí quản lý thường dao động từ 20 – 30 triệu đồng/tháng đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với các tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia hoặc vị trí cấp cao hơn như Senior Manager hay General Manager, con số này có thể lên tới 30 – 70 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn nữa nếu bao gồm các khoản thưởng, hoa hồng hay đãi ngộ khác. Mức lương Manager không cố định mà phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau Cơ hội phát triển nghề nghiệp của Manager Sự phát triển không ngừng của xã hội kéo theo nền kinh tế ngày càng mở rộng, tạo ra hàng loạt doanh nghiệp và tổ chức hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bộ máy vận hành của bất kỳ doanh nghiệp nào, vai trò của Manager là không thể thiếu – những người trực tiếp điều phối, giám sát và đảm bảo hoạt động của các phòng ban diễn ra trơn tru, hiệu quả. Chính vì vậy, đây được xem là một vị trí có nhiều tiềm năng phát triển và cơ hội thăng tiến vượt trội, đặc biệt đối với những ai định hướng trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai. Làm việc ở vị trí Manager đồng nghĩa với việc bạn có cơ hội phát huy tối đa chuyên môn, kỹ năng cá nhân, đồng thời được rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp, nơi luôn đề cao hiệu quả và tinh thần trách nhiệm. Ngoài ra, Manager cũng thường xuyên được tham gia các chuyến công tác, hội thảo – trong nước hoặc quốc tế – nhằm mở rộng kiến thức và nâng cao năng lực quản trị. Không chỉ hấp dẫn về cơ hội học hỏi và thăng tiến, mức thu nhập của Manager cũng cao hơn đáng kể so với các vị trí nhân viên thông thường. Tuy nhiên, mức lương cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, yêu cầu công việc cũng như năng lực và kinh nghiệm của từng ứng viên. Nếu bạn có định hướng rõ ràng, tư duy quản trị tốt và không ngừng hoàn thiện bản thân, thì con đường phát triển sự nghiệp ở vị trí Manager sẽ vô cùng rộng mở. Kết luận Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn Manager là gì cũng như vai trò, nhiệm vụ và những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà quản lý giỏi. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, Manager không chỉ là người điều hành mà còn là người truyền cảm hứng, dẫn dắt đội ngũ đi đến thành công. Nếu bạn đang nuôi dưỡng ước mơ trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp, đừng ngần ngại đầu tư vào kiến thức, kỹ năng và không ngừng hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Cơ hội luôn rộng mở cho những ai sẵn sàng nắm bắt.
Payroll là gì? Tiêu chí xây dựng bảng lương Payroll đúng chuẩn
Payroll là gì? Tiêu chí xây dựng bảng lương Payroll đúng chuẩn Nếu là người làm trong lĩnh vực nhân sự, đặc biệt là làm trong công việc tính và trả lương định kỳ cho nhân viên, chắc chắn bạn không còn xa lạ gì với khái niệm Payroll nữa. Tuy nhiên với những người làm trong lĩnh vực khác thì không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của payroll cũng như cách xây dựng một hệ thống tính lương hiệu quả, minh bạch và tối ưu. Trong bài viết này, Unica sẽ chia sẻ tới bạn Payroll là gì? Tiêu chí xây dựng bảng lương Payroll đúng chuẩn Cùng tìm hiểu ngay.  Payroll là gì? Payroll là thuật ngữ dùng để chỉ bảng lương hoặc tổng chi phí tiền lương mà doanh nghiệp cần chi trả cho nhân viên trong một kỳ thanh toán cụ thể, dựa trên các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng lao động. Payroll không chỉ bao gồm lương cơ bản mà còn bao gồm các khoản thu nhập khác như: phụ cấp, tiền thưởng, cũng như những khoản khấu trừ bắt buộc như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và một số chi phí liên quan khác. Việc xây dựng payroll thường được thực hiện theo chu kỳ cố định—thường là hàng tháng hoặc hàng tuần tùy theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp. Đây là một phần quan trọng trong hoạt động quản trị nhân sự, giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động và tính minh bạch trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Tìm hiểu khái niệm Payroll Để đảm bảo tính minh bạch, chính xác và tuân thủ đúng quy định, một bảng lương đầy đủ cần bao gồm các thông tin cơ bản sau: Thông tin nhân viên: Bao gồm họ tên, mã nhân viên, phòng ban, chức vụ, mã số thuế cá nhân, số tài khoản ngân hàng… Dữ liệu chấm công: Số ngày làm việc, số buổi nghỉ phép (có lương/không lương), số giờ tăng ca, làm việc ngoài giờ hay các hình thức làm việc linh hoạt khác. Chi tiết thu nhập: Gồm lương cơ bản và các khoản thu nhập bổ sung như thưởng hiệu suất, thưởng KPI, thưởng doanh số, phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại, trợ cấp trách nhiệm,… Các khoản khấu trừ: Bao gồm các khoản bắt buộc theo luật như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các khoản trừ khác nếu có (phạt đi trễ, khấu trừ tạm ứng...). Việc đảm bảo đầy đủ các yếu tố này không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí nhân sự hiệu quả mà còn giúp nhân viên hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ tài chính của mình trong mỗi kỳ lương. Chức năng chính của Payroll Payroll không chỉ đơn giản là công cụ tính lương mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh quản trị doanh nghiệp. Vậy chức năng chính của Payroll là gì? Dưới đây là những chức năng nổi bật: Tính toán và quản lý lương thưởng nhân viên: Payroll giúp tự động hóa quá trình tính lương dựa trên các yếu tố như: số giờ làm việc, lương cơ bản, phụ cấp và các khoản khấu trừ. Nhờ có bảng lượng, bộ phận nhân sự có thể dễ dàng kiểm soát tổng chi phí lương, theo dõi tình hình chi trả và đảm bảo mọi khoản lương thưởng đều minh bạch, chính xác và đúng hạn. Cơ sở của báo cáo tài chính: Dữ liệu từ bảng lương là một phần không thể thiếu trong các báo cáo tài chính định kỳ. Những con số liên quan đến lương, thưởng, bảo hiểm, thuế và các khoản khấu trừ được ghi nhận rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ dàng phân bổ chi phí cho từng phòng ban, tính toán lợi nhuận và đánh giá hiệu quả hoạt động. Đồng thời, hệ thống payroll cũng góp phần hỗ trợ xây dựng các báo cáo thu nhập, báo cáo chi phí và báo cáo dòng tiền một cách chính xác và minh bạch. Payroll giúp tính toán và quản lý lương hiệu quả hơn Căn cứ hợp pháp cho quá trình trả lương: Payroll không chỉ là công cụ tính lương, mà còn là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc chi trả thu nhập cho người lao động. Việc xây dựng một hệ thống payroll minh bạch và chính xác sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động, thuế và bảo hiểm. Điều này góp phần hạn chế các rủi ro pháp lý, tranh chấp liên quan đến tiền lương, đồng thời tạo dựng niềm tin cho nhân viên. Tác động đến hiệu suất làm việc của nhân viên: Một hệ thống payroll không công bằng hoặc có sai sót trong tính toán rất dễ khiến nhân viên cảm thấy bất mãn, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và hiệu suất làm việc. Ngược lại, khi bảng lương được xây dựng rõ ràng, công bằng và minh bạch, người lao động sẽ cảm thấy được tôn trọng và ghi nhận. Điều này sẽ trở thành động lực để họ cống hiến nhiều hơn, đặc biệt khi doanh nghiệp kết hợp với các chính sách tăng lương, thưởng hoặc phúc lợi phù hợp. Căn cứ cần nắm rõ để xây dựng bảng lương Sau khi đã hiểu rõ payroll là gì và vai trò của hệ thống bảng lương trong doanh nghiệp, thông tin tiếp theo bạn cần quan tâm đó là nắm vững những yếu tố quan trọng để xây dựng một bảng lương chính xác và phù hợp. Dưới đây là những căn cứ cốt lõi cần phải chú trọng: Quy định về pháp luật Quy định pháp luật là yếu tố quan trọng nhất bắt buộc một bảng lương phải có. Một bảng lương chuẩn không thể thiếu sự tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Doanh nghiệp cần cập nhật và áp dụng đúng mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước, đồng thời đảm bảo thực hiện đầy đủ các khoản trích nộp bắt buộc như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,... Việc tuân thủ đầy đủ các yếu tố này không chỉ giúp bảng lương hợp pháp và minh bạch, mà còn hạn chế tối đa rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp trong quá trình chi trả thu nhập. Đặc biệt, doanh nghiệp còn phải lưu ý không trả lương cho nhân viên thấp hơn mức lương tối thiểu vùng được pháp luật quy định. Tính đến thời điểm hiện tại, mức lương tối thiểu vùng năm 2024 được điều chỉnh theo Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ban hành ngày 30/6/2024, với lộ trình gồm hai giai đoạn: Từ ngày 01/01/2024 đến 30/06/2024: Vẫn áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Từ ngày 01/07/2024 đến 31/12/2024: Mức lương tối thiểu vùng tăng 6% so với giai đoạn trước, áp dụng theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP (thay thế Nghị định 38/2022/NĐ-CP). Cụ thể, từ ngày 01/07/2024, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh như sau: Vùng Mức lương tối thiểu tháng Mức lương tối thiểu giờ Vùng I 4.960.000 đồng 23.800 đồng/giờ Vùng II 4.410.000 đồng 21.200 đồng/giờ Vùng III 3.860.000 đồng 18.600 đồng/giờ Vùng IV 3.450.000 đồng 16.600 đồng/giờ Payroll cần được xây dựng theo quy định của pháp luật Quy định về tiền lương của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều có một quy chế tiền lương riêng để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc tính toán và chi trả lương. Quy chế này giúp hạn chế tối đa các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc công bằng. Thông thường, quy chế tiền lương tại các doanh nghiệp sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau: Các nguyên tắc và quy định về tính lương: Quy định về các phương pháp, tiêu chuẩn và quy trình tính toán tiền lương cho nhân viên. Điều này bao gồm việc xác định lương cơ bản, phụ cấp, thưởng và các khoản trừ. Các nguyên tắc và quy định về trả lương: Quy định về các phương thức, thời điểm và tần suất trả lương cho nhân viên. Điều này có thể bao gồm việc trả lương hàng tháng, hàng quý hoặc theo các kỳ lương khác. Quy định về các khoản trích và phụ cấp: Quy định về các khoản trích từ lương, chẳng hạn như thuế thu nhập cá nhân (TNCN), bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và các khoản phụ cấp khác như phụ cấp chức vụ, công tác phí, phụ cấp thâm niên, v.v. Các chính sách và quy định khác liên quan đến tiền lương: Các quy định về thời gian làm việc, làm thêm giờ, chế độ nghỉ phép, chế độ khen thưởng và các hình thức kỷ luật lao động. Việc xây dựng quy chế tiền lương rõ ràng, công khai và minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi cho người lao động, đồng thời xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, công bằng. Bảng chấm công Ngoài những căn cứ đã chia sẻ ở trên, nhân sự khi làm bảng chấm công cũng phải căn cứ trực tiếp đến dữ liệu xuất ra được từ bảng chấm công. Bảng chấm công được xem là tài liệu quan trọng ghi nhận thông tin về thời gian làm việc, nghỉ phép, nghỉ không lương, làm thêm giờ và các yếu tố khác liên quan đến thời gian làm việc của nhân viên. Bảng chấm công là cơ sở để tính toán chính xác số công làm việc và mức lương hàng tháng của từng nhân viên. Bảng chấm công không chỉ giúp xác định số giờ làm việc thực tế mà còn hỗ trợ nhà quản lý trong việc theo dõi và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Thông qua bảng chấm công, nhà quản lý có thể đưa ra quyết định hợp lý về các chính sách khen thưởng, xử lý các trường hợp vi phạm quy định lao động, hay giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc. Mức lương trung bình của ngành Mức lương trung bình của ngành là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng bảng lương trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quyết định trả mức lương cao hơn so với mức lương trung bình của ngành thì sẽ thu hút được nhiều nhân tài, tăng cường tính cạnh tranh và cải thiện hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc chi phí lương của doanh nghiệp sẽ cao hơn. Mức lương trung bình của ngành là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp bảng lương Ngược lại, nếu mức lương trả cho nhân viên thấp hơn mức lương trung bình của ngành, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc giữ chân nhân viên giỏi và duy trì sự hài lòng trong đội ngũ nhân viên. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu động lực làm việc và giảm hiệu quả công việc. Vì vậy, việc xây dựng payroll cần được định hướng theo mức lương trung bình của ngành, nhưng cũng cần xem xét các yếu tố như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, kỹ năng và hiệu suất làm việc của từng nhân viên. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên theo dõi và cập nhật mức lương trung bình của ngành để điều chỉnh bảng lương sao cho phù hợp với tình hình thị trường và đáp ứng nhu cầu của người lao động. Vấn đề phát sinh và hướng giải quyết trong công tác hạch toán Payroll Trong quá trình tính toán và xây dựng payroll, sai sót là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp lớn với hàng nghìn nhân viên, công tác hạch toán bảng lương có thể trở nên rất phức tạp. Để hiểu rõ hơn về Payroll là gì và cách giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng bảng lương, chúng ta cần nhận diện các vấn đề chính và những biện pháp khắc phục phù hợp. Vấn đề phát sinh Ngay cả với những nhân sự lâu năm, khi phải tính toán payroll cho một số lượng nhân viên lớn, vẫn có thể xảy ra sai sót, cụ thể là những sai sót như: Tính sai lương cho nhân viên: Lương không khớp với số công, hoặc tính toán thiếu/thừa các khoản thu nhập bổ sung như thưởng doanh số, KPIs, thuế thu nhập cá nhân,... Không công khai bảng lương rõ ràng: Thiếu quy chế lương thưởng minh bạch, không rõ ràng với nhân viên, dẫn đến sự không hài lòng, giảm hiệu suất làm việc và tỷ lệ gắn bó thấp. Trả lương sai thời hạn: Việc trả lương không đúng hạn hoặc chậm trễ có thể tạo ra sự bất mãn trong công ty, gây ra tình trạng đình công và làm giảm khả năng giữ chân nhân tài. Quy chế thưởng không phù hợp và công bằng: Các quy chế thưởng không thực tế, vượt quá khả năng của nhân viên, làm giảm động lực làm việc và tạo tâm lý chán nản. Thiếu các khoản phụ phí và tăng lương theo thâm niên: Bên cạnh lương cơ bản và thưởng, nhiều doanh nghiệp thường cung cấp các khoản phụ cấp như ăn trưa, xăng xe, tiền điện thoại, giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm và bảo vệ quyền lợi. Nếu không xây dựng các khoản tăng lương theo cấp bậc, chức danh, hoặc thâm niên, sẽ dẫn đến tình trạng "chảy máu" nhân sự. Mất nhiều thời gian để tổng hợp và tính lương cho nhân viên: Tốn kém thời gian khi phải tổng hợp các thông tin về số công, tăng ca, nghỉ phép và các yếu tố khác liên quan đến lương của nhân viên. Những vấn đề phát sinh trong công tác hạch toán Payroll  Hướng giải quyết Để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tính toán và quản lý payroll, doanh nghiệp cần có giải pháp để tối ưu hóa quy trình và đảm bảo tính chính xác, minh bạch. Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng: Xây dựng quy chế lương thưởng rõ ràng và minh bạch: Quy chế lương thưởng cần phải được xác định chi tiết, bao gồm: các tiêu chí tính lương, các khoản phụ cấp, thưởng, và các khoản khấu trừ. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ về quyền lợi của mình, tránh các tranh chấp và tăng sự hài lòng trong công việc. Thiết lập quy trình trả lương chuyên nghiệp, bài bản: Doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình trả lương định kỳ, rõ ràng từ việc thu thập số liệu chấm công, tính toán lương đến việc chuyển khoản cho nhân viên đúng hạn. Điều này giúp duy trì sự chuyên nghiệp và tạo lòng tin từ nhân viên. Thuê chuyên gia tư vấn để xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý: Việc có một chuyên gia tư vấn giúp doanh nghiệp xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý và phù hợp với chiến lược phát triển nhân sự sẽ giúp thu hút và giữ chân nhân tài, đồng thời đảm bảo tính công bằng trong việc trả lương và thưởng. Thuê công ty cung cấp dịch vụ payroll khi thiếu nguồn lực: Đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới, việc thuê các công ty chuyên cung cấp dịch vụ payroll là một giải pháp tối ưu. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo sự chính xác và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Áp dụng công nghệ và phần mềm quản lý payroll để tự động hóa: Các phần mềm quản lý payroll hiện đại giúp doanh nghiệp tự động hóa toàn bộ quy trình tính toán và chi trả lương, từ việc chấm công, tính thuế, đến việc tạo bảng lương. Việc này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giảm thiểu sai sót, nâng cao hiệu quả công việc. Kết luận Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Payroll là gì cho bạn đọc tham khảo. Bảng lương không chỉ là công cụ tính toán thu nhập mà còn là yếu tố quyết định sự công bằng, minh bạch và động lực làm việc của nhân viên. Để xây dựng một hệ thống payroll chính xác và hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp luật, xây dựng quy chế tiền lương hợp lý, đồng thời áp dụng các công cụ công nghệ hỗ trợ. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về payroll và các giải pháp tối ưu để xây dựng bảng lương phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
C&B là gì? Những kỹ năng mà chuyên viên C&B bắt buộc phải có
C&B là gì? Những kỹ năng mà chuyên viên C&B bắt buộc phải có Trong khối hành chính nhân sự, C&B là một bộ phận nhỏ. Tuy nhiên bộ phận này lại có uy lực cực lớn vì nó liên quan đến chế độ lương thưởng và phúc lợi của nhân viên. Công việc của C&B ảnh hưởng trực tiếp đến việc trực tiếp đến việc giữ chân và thu hút nhân tài nên được rất nhiều người quan tâm. Trong nội dung bài viết hôm nay, Unica sẽ chia sẻ cho bạn cụ thể hơn khái niệm C&B là gì? Những kỹ năng mà chuyên viên C&B bắt buộc phải có. Cùng khám phá nhé. C&B là gì? C&B là viết tắt của cụm từ Compensation & Benefits tạm dịch theo nghĩa Tiếng Việt nghĩa là lương và phúc lợi. Đây là bộ phận chuyên phụ trách lương thưởng và phúc lợi của nhân viên trong doanh nghiệp kể từ họ khi ký hợp đồng chính thức. Nhân sự C&B đảm bảo chính sách lương, thưởng, bảo hiểm và những chế độ đãi khác sao cho phù hợp với luật lao động. C&B là gì? C&B đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút, giữ chân và phát triển nhân tài cho doanh nghiệp. Đồng thời, C&B còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường làm việc công bằng, tích cực. Bộ phận C&B ra đời giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao động lực và tinh thần làm việc cho nhân viên. Chuyên viên C&B là một vị trí hết sức quan trọng trong doanh nghiệp. Họ không chỉ là người quản lý chế độ lương thưởng và phúc lợi của nhân viên, mà còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động. Công việc của họ không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo các quyền lợi vật chất mà còn góp phần chăm sóc đời sống tinh thần của nhân viên. Từ đó, thúc đẩy sự cống hiến hết mình của nhân viên cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Vai trò của C&B trong doanh nghiệp Mặc dù không phải là bộ phận lớn, nhưng C&B lại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự hài lòng và động lực làm việc của nhân viên. Để hiểu rõ hơn vai trò C&B là gì, bạn đọc hãy tham khảo nội dung chia sẻ dưới đây nhé. Xây dựng và triển khai chính sách lương thưởng: C&B sẽ nghiên cứu và phân tích thị trường lao động để xây dựng chính sách lương thưởng phù hợp với năng lực của nhân viên và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện thanh toán lương thưởng: Bộ phận C&B đảm bảo tính toán và chi trả lương thưởng đúng quy định theo hợp đồng về số tiền và về thời gian cho nhân viên. Đảm bảo giữ vững sự công bằng và hài lòng cho nhân viên trong công ty. Quản lý chế độ phúc lợi: C&B xây dựng và triển khai các chế độ phúc lợi, bao gồm: bảo hiểm, trợ cấp, đào tạo và nghỉ phép nhằm chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho nhân viên được tốt nhất. Tư vấn và giải đáp thắc mắc của nhân viên: C&B là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhân viên, giải quyết các vấn đề liên quan đến lương thưởng và phúc lợi, giúp giảm thiểu sự bất mãn và giữ sự ổn định nhân sự cho tổ chức. Thu hút nhân tài: Chính sách lương thưởng và phúc lợi cạnh tranh giúp doanh nghiệp thu hút ứng viên tài năng và giữ chân nhân viên giỏi. Tăng năng suất lao động: C&B đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực cho nhân viên thông qua chế độ đãi ngộ hợp lý, giúp tăng hiệu quả công việc. Giảm thiểu chi phí tuyển dụng và đào tạo: C&B chất lượng sẽ khiến nhân viên cảm thấy thoải mái và muốn gắn bó lâu dài. Nhân viên gắn bó lâu dài sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo, đồng thời duy trì sự ổn định. Thúc đẩy sự hài lòng của nhân viên: Cung cấp các chế độ lương thưởng hợp lý giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực, từ đó nâng cao sự hài lòng và động lực của nhân viên. C&B đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hài lòng và tạo động lực làm việc cho nhân viên Công việc chính của bộ phận C&B là gì? Công việc thường ngày của một C&B là gì? Dưới đây là 3 công việc chính mà một C&B vẫn hay làm hàng ngày, bạn hãy tham khảo nhé: Quản lý lương cho nhân viên Xử lý các văn bản đề xuất tăng lương, các biện pháp kỷ luật và các tài liệu liên quan đến lương. Giám sát việc chấm công và đảm bảo tuân thủ nội quy lao động của nhân viên. Theo dõi và quản lý chế độ nghỉ phép, tăng ca và làm việc ngoài giờ của nhân viên. Thiết lập hồ sơ và hướng dẫn nhân viên làm thẻ ATM để nhận lương hàng tháng. Thực hiện tính toán và chi trả lương, thưởng, phụ cấp cho nhân viên. Xử lý các thắc mắc, khiếu nại của nhân viên liên quan đến lương thưởng và các vấn đề liên quan đến chế độ đãi ngộ. Cập nhật quy định mới của Pháp luật về các chế độ lương thưởng, chính sách,... để có sự bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp. Chịu trách nhiệm về thuế Lập danh sách nhân viên có thu nhập chịu thuế để chuẩn bị hóa đơn thu nộp thuế. Tính toán số tiền thuế chính xác dựa trên bảng lương của từng nhân viên. Hỗ trợ nhân viên trong việc làm thủ tục đăng ký thuế TNCN, đảm bảo các thông tin về thuế đầy đủ và chính xác. Thực hiện việc cấp và quản lý biên lai khấu trừ thuế cho nhân viên. Cập nhật và tổng hợp số liệu thuế TNCN hàng tháng để báo cáo đúng hạn. Chuẩn bị và nộp báo cáo thuế TNCN hàng năm cho cơ quan thuế theo quy định. Giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn nhân viên về nghĩa vụ thuế của họ, giúp nhân viên hiểu rõ hơn về quy trình và các ưu đãi thuế. C&B đảm nhiệm công việc về lương, thuế và công đoàn Quản lý bảo hiểm và công đoàn Cập nhật số liệu BHXH, BHYT, BHTN để hoàn thiện hồ sơ cho nhân viên. Đảm bảo thông tin bảo hiểm của nhân viên luôn được cập nhật kịp thời, chính xác và hoàn chỉnh.. Quản lý các hồ sơ nhân sự liên quan đến việc tham gia bảo hiểm, thực hiện các thủ tục tăng, giảm và thanh toán chế độ bảo hiểm khi có thay đổi nhân sự. Phụ trách triển khai các chế độ phúc lợi, hỗ trợ các hoạt động công đoàn và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân viên. Cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc của nhân viên về các chế độ bảo hiểm, quyền lợi và các chính sách phúc lợi khác của công ty. Theo dõi, cập nhật và báo cáo tình hình nhân sự cho trưởng bộ phận hoặc nhà quản lý: Đảm bảo báo cáo đúng hạn tình hình tham gia bảo hiểm và các quyền lợi của nhân viên cho các cấp quản lý, nhằm hỗ trợ công tác quản lý nhân sự. Yêu cầu bắt buộc phải có để trở thành C&B giỏi Để trở thành một nhân viên C&B xuất sắc và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu công việc, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng thiết yếu. Dưới đây là một số những kỹ năng bắt buộc người đảm nhiệm vị trí C&B phải biết, bạn hãy tham khảo nhé. Kỹ năng tin học văn phòng Đây là kỹ năng cơ bản và vô cùng quan trọng đối với một nhân viên C&B. Để thực hiện công việc một cách hiệu quả, bạn cần thành thạo ít nhất ba phần mềm tin học văn phòng cơ bản: Word, Excel và PowerPoint. Đặc biệt, Excel là công cụ không thể thiếu trong công tác tính toán và thống kê lương, thuế, bảo hiểm, ngày công của nhân viên. Việc thành thạo các phần mềm này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo công việc được thực hiện chính xác và nhanh chóng, góp phần vào hiệu quả công việc và nâng cao năng suất của bộ phận. Ngoài ra, nhân viên C&B còn thường xuyên phải làm báo cáo, việc thành thạo các kỹ năng này giúp bạn trình bày thông tin một cách rõ ràng, hấp dẫn. Từ đó, tạo ra các báo cáo chuyên nghiệp nhất. Tư duy logic, hệ thống Một trong những yêu cầu quan trọng đối với nhân viên C&B là cần phải có khả năng tư duy logic và hệ thống. Lý do bởi vì công việc của họ liên quan trực tiếp đến việc thiết lập, quản lý các chính sách phúc lợi cho nhân viên như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, lương hưu và các khoản phúc lợi khác. Việc sở hữu tư duy logic giúp nhân viên C&B đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp.  Bên cạnh đó, nhân viên C&B cũng thường xuyên phải đối mặt với các quy trình và quy định phức tạp trong việc tính toán và quản lý lương, phúc lợi cùng các chính sách nhân sự khác. Tư duy logic và hệ thống không chỉ giúp họ hiểu và áp dụng các quy trình một cách chính xác, mà còn đảm bảo tính minh bạch, tuân thủ các quy định pháp lý. Đồng thời, thực hiện công việc một cách có hệ thống và hiệu quả. Từ đó, đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. C&B cần phải có khả năng tư duy logic và hệ thống Khả năng phân tích số liệu và lập báo cáo Nhắc đến những kỹ năng thiết yếu của C&B là gì không thể không nhắc tới kỹ năng phân tích số liệu và lập báo cáo. Đây là một kỹ năng thiết yếu đối với nhân viên C&B. Thông qua việc phân tích các dữ liệu liên quan, nhân viên C&B sẽ đưa ra những nhận định chính xác và phát triển các chính sách, chương trình phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và nhân viên. Việc theo dõi và báo cáo các chỉ số hiệu suất, sự hài lòng của nhân viên sẽ giúp họ đề xuất các cải tiến và điều chỉnh cần thiết, tạo nên một môi trường làm việc ngày càng tốt hơn. Hơn nữa, tính chất công việc của nhân viên C&B đòi hỏi họ phải chuẩn bị các báo cáo liên quan đến tiền lương và phúc lợi, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và báo cáo đúng thời hạn cho các cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức bên ngoài. Việc phân tích số liệu và lập báo cáo chính xác giúp đảm bảo rằng mọi thông tin được cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời, từ đó tránh được các sai sót và vấn đề pháp lý có thể xảy ra. Kỹ năng giao tiếp tốt Trong vai trò là người xử lý các vấn đề liên quan đến lương thưởng, phúc lợi và đời sống tinh thần của nhân viên, chuyên viên C&B bắt buộc phải có khả năng giao tiếp tốt, biết cách lắng nghe và hiểu được nhu cầu của từng cá nhân. Đây là kỹ năng rất quan trọng để giúp họ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cả lãnh đạo và nhân viên, tạo ra môi trường làm việc tích cực và xây dựng lòng tin giữa các bên. Một kỹ năng giao tiếp được đánh giá là tốt khi phát triển hoàn thiện được cả về mặt lời nói lẫn văn bản. Dù là truyền đạt theo hình thức nào đi chăng nữa thì cũng đều có thể khiến người nghe cảm thấy hài lòng. Kỹ năng tổ chức và quản lý Là một mắt xích quan trọng trong bộ phận nhân sự, chuyên viên C&B cần sở hữu kỹ năng tổ chức và quản lý vững vàng để dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc xử lý khối lượng lớn thông tin liên quan đến lương, thưởng, phúc lợi và các chế độ chính sách của nhân viên. Khả năng tổ chức tốt giúp C&B sắp xếp công việc khoa học, phân loại dữ liệu chính xác và dễ dàng truy xuất khi cần thiết. Công việc của chuyên viên C&B liên quan đến nhiều phòng ban như: tài chính, kế toán, bảo hiểm và các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài. Kỹ năng quản lý giúp họ phối hợp công việc với các phòng ban hiệu quả, lập kế hoạch rõ ràng, theo dõi tiến độ và đảm bảo tuân thủ đúng các mốc thời gian. Khi các quy trình vận hành trơn tru, bộ phận C&B sẽ góp phần duy trì sự ổn định nội bộ và nâng cao hiệu quả vận hành toàn doanh nghiệp. Chuyên viên C&B cần sở hữu kỹ năng tổ chức và quản lý vững vàng Kỹ năng đàm phán Kỹ năng đàm phán cũng là yếu tố không thể thiếu để chuyên viên C&B đảm nhiệm tốt vai trò của mình. Trong công việc hằng ngày, C&B phải thường xuyên làm việc với các đối tác bên ngoài như: công ty bảo hiểm, ngân hàng, nhà cung cấp phúc lợi… để thương lượng mức giá, điều khoản hợp đồng,... Nếu có kỹ năng đàm phán, C&B sẽ đưa ra những đề xuất thuyết phục, xây dựng niềm tin và đạt được sự đồng thuận từ nhiều phía. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhân viên có chính sách đãi ngộ tốt nhất. Có kiến thức về luật lao động Đối với một chuyên viên C&B, việc nắm vững các quy định của Luật lao động là yếu tố then chốt để xây dựng hệ thống lương – thưởng – phúc lợi hợp pháp, công bằng và minh bạch. Sự am hiểu này giúp họ thiết lập các chính sách phù hợp với quy định pháp lý, đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà vẫn bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, chuyên viên C&B còn phải thường xuyên cập nhật các thay đổi mới nhất trong luật để điều chỉnh các chính sách kịp thời, tránh rủi ro pháp lý. Nhờ đó, họ có thể tư vấn chính xác cho nhân viên về các quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến lương, bảo hiểm, nghỉ phép, hợp đồng,... cũng như xử lý hiệu quả các tranh chấp lao động nếu có. Khả năng chịu được áp lực công việc Nhân viên C&B phải đối mặt với khối lượng công việc lớn và đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Hơn nữa các công việc còn đòi hỏi đúng thời gian. Với một đống đầu công việc cần gấp như vậy, để hoàn thành tốt nhân viên C&B phải có khả năng chịu được áp lực cao. Bên cạnh những công việc chính, vị trí C&B còn phải giải quyết rất nhiều công việc phát sinh từ nhân viên hay từ các phòng ban khác. Trong những thời điểm cao điểm như cuối tháng, cuối quý hay cuối năm, áp lực công việc càng trở nên căng thẳng hơn. Vì vậy, khả năng chịu áp lực tốt là một trong những kỹ năng sống còn giúp chuyên viên C&B giữ vững phong độ, xử lý mọi tình huống một cách bình tĩnh, chính xác và hiệu quả. Kỹ năng chịu áp lực giúp C&B vượt qua được áp lực công việc Cơ hội nghề nghiệp của nhân sự C&B Trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến yếu tố con người và các chính sách phúc lợi, vai trò của chuyên viên C&B ngày càng được đề cao. Đây cũng chính là lý do khiến lĩnh vực này trở nên hấp dẫn với nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, công ty đa quốc gia hay doanh nghiệp có quy mô lớn. Sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những người yêu thích lĩnh vực nhân sự có thể bắt đầu từ vị trí thực tập sinh hoặc trợ lý C&B. Với quá trình học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, họ hoàn toàn có thể thăng tiến lên vị trí chuyên viên, trưởng nhóm, thậm chí là trưởng bộ phận C&B trong tương lai. Về mức thu nhập, tùy theo năng lực và quy mô doanh nghiệp mà thu nhập của chuyên viên C&B có sự chênh lệch nhất định. Mức lương khởi điểm thường dao động từ khoảng 7 triệu/tháng với người mới vào nghề. Với những người đã có kinh nghiệm, con số này có thể dao động trong khoảng 15–30 triệu đồng/tháng, chưa bao gồm các khoản thưởng theo KPI hay phúc lợi khác. Tuy nhiên, mức thu nhập trên chỉ mang tính tham khảo và sẽ thay đổi tùy theo thị trường lao động, ngành nghề, chính sách phúc lợi của từng doanh nghiệp cũng như năng lực thực tế của từng cá nhân. Lộ trình thăng tiến của một C&B mới ra trường Không chỉ mang lại cơ hội nghề nghiệp rộng mở, lĩnh vực C&B còn sở hữu lộ trình thăng tiến rõ ràng, phù hợp cho những ai muốn phát triển bền vững trong ngành nhân sự. Tùy vào năng lực, kinh nghiệm và định hướng cá nhân, một người làm C&B có thể từng bước phát triển qua các vị trí sau: Payroll Executive: Nhân viên tính bảng lương – đảm nhận các công việc cơ bản như chấm công, tính lương hàng tháng, hỗ trợ xử lý các vấn đề liên quan đến bảng lương của nhân viên. Payroll Specialist: Chuyên viên chấm công – chịu trách nhiệm thực hiện các quy trình và hệ thống liên quan đến tiền lương, đảm bảo dữ liệu chấm công và lương thưởng được xử lý chính xác. Payroll Supervisor: Giám sát bảng lương – quản lý đội ngũ chấm công, theo dõi hiệu quả hoạt động và năng suất của nhân viên, đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu nhân sự được thực hiện đúng quy trình. C&B Specialist: Chuyên viên C&B – đây là vị trí trung tâm, phụ trách xây dựng chính sách lương thưởng, lập kế hoạch ngân sách, triển khai các chương trình đãi ngộ và đánh giá hiệu quả phúc lợi. C&B Manager: Quản lý C&B – có vai trò xây dựng mục tiêu, chiến lược lương thưởng và phúc lợi dài hạn, đồng thời đảm bảo các chính sách phù hợp với tình hình tài chính và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Total Rewards Director: Giám đốc đãi ngộ tổng thể – là người hoạch định chiến lược lương thưởng ở cấp độ cao, với tầm nhìn từ 3 đến 6 năm, góp phần xây dựng văn hóa và giá trị lâu dài cho tổ chức. Lộ trình thăng tiến của một C&B mới ra trường Câu hỏi liên quan Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực C&B thì hiểu khái niệm C&B là gì và nắm những thông tin trên thôi là chưa đủ. Dưới đây là một số những câu hỏi liên quan giúp bạn định hướng công việc liên quan đến ngành này rõ hơn, hãy tham khảo nhé. Mức lương của nhân viên C&B hiện nay? Song hành cùng lộ trình thăng tiến rõ ràng thig mức thu nhập của nhân viên C&B cũng là một yếu tố khiến ngành nghề này trở nên hấp dẫn. Tùy theo kinh nghiệm, vị trí công việc và quy mô doanh nghiệp, mức lương của nhân viên C&B có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể: Mới vào nghề (0 – 1 năm kinh nghiệm): Mức lương thường dao động từ 7 đến 9 triệu đồng/tháng. Đây là giai đoạn tích lũy kiến thức thực tế và làm quen với các quy trình tính lương, phúc lợi, bảo hiểm,... Kinh nghiệm từ 1 – 3 năm: Mức lương tăng lên khoảng 12 đến 15 triệu đồng/tháng, cùng với đó là yêu cầu cao hơn về khả năng phân tích, quản lý số liệu và phối hợp với các bộ phận liên quan. 3 năm kinh nghiệm trở lên: Với kiến thức chuyên sâu và khả năng xây dựng chiến lược, mức thu nhập có thể đạt từ 15 đến 30 triệu đồng/tháng. Những nhân sự cấp cao còn có cơ hội đảm nhận các vị trí quản lý với thu nhập cao hơn, đặc biệt tại các tập đoàn lớn hoặc công ty đa quốc gia. Bên cạnh mức lương cơ bản, nhân viên C&B còn được hưởng nhiều khoản phụ cấp và phúc lợi như: Phụ cấp trách nhiệm, thâm niên Thưởng hiệu suất (KPI) Bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp Chính sách đào tạo, nghỉ phép, chế độ thai sản,… Học ngành gì ra làm C&B? Để trở thành một chuyên viên C&B giỏi, bạn không nhất thiết phải học đúng một chuyên ngành duy nhất. Tuy nhiên, xuất phát điểm từ các ngành học liên quan sẽ giúp bạn có nền tảng vững vàng về kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết. Một số ngành học phù hợp giúp bạn theo đuổi công việc trong lĩnh vực C&B bao gồm: Quản trị nhân lực: Đây là ngành học sát nhất với nghiệp vụ C&B, giúp bạn hiểu rõ về hệ thống lương thưởng, phúc lợi, luật lao động và các chiến lược quản trị nhân sự. Kinh tế hoặc Quản trị kinh doanh: Cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động doanh nghiệp, cách vận hành tài chính và tổ chức nhân lực một cách hiệu quả. Kế toán – Tài chính: Giúp bạn nắm vững kỹ năng tính toán, phân tích bảng lương, ngân sách và các khoản thuế, bảo hiểm liên quan đến nhân viên. Luật: Đặc biệt là luật lao động, sẽ rất hữu ích trong việc đảm bảo các chính sách C&B tuân thủ pháp luật và xử lý các vấn đề tranh chấp, quyền lợi. Ngoài ra, các ngành như: Thống kê, Quản lý công, hoặc CNTT cũng có thể là bước đệm nếu bạn có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp trong mảng C&B. Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, bạn cũng cần chủ động trang bị kỹ năng mềm, tư duy logic, khả năng phân tích và am hiểu pháp luật lao động để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng khắt khe trong lĩnh vực này. Kết luận Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan C&B là gì cho bạn đọc tham khảo. Có thể thấy, C&B là một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong bộ máy nhân sự của mỗi doanh nghiệp. Không chỉ liên quan đến việc tính lương, thưởng hay phúc lợi, nhân viên C&B còn là cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp, góp phần xây dựng môi trường làm việc công bằng, minh bạch và bền vững.
Junior là gì? Những kỹ năng bắt buộc phải có của Junior
Junior là gì? Những kỹ năng bắt buộc phải có của Junior Junior là một cấp độ nghề nghiệp thường được dùng để chỉ những cá nhân đã có nền tảng chuyên môn nhất định nhưng vẫn đang ở giai đoạn tích lũy kinh nghiệm và hoàn thiện kỹ năng. Trong môi trường doanh nghiệp, Junior là một khái niệm tương đối quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Sau đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn Junior là gì? Junior đảm nhiệm vai trò gì? Cùng tìm hiểu ngay.  Junior là gì? Junior là thuật ngữ chuyên ngành phổ biến trong quản trị doanh nghiệp nghĩa là “người ở cấp dưới”. Trong môi trường văn phòng, Junior là cách gọi phổ biến dành cho những người đang ở giai đoạn đầu sự nghiệp, họ mới bước chân vào nghề nên kinh nghiệm ít và cần nhiều thời gian để học hỏi. Junior là gì? Thông thường, Junior là những người có ít kinh nghiệm thực tế, thường chỉ khoảng 3 - 6 kinh nghiệm kể từ khi tốt nghiệp. Junior có kiến thức nghiệp vụ cơ bản, kỹ năng ở mức trung bình. Họ đang trong quá trình xây dựng nền tảng kỹ năng, tiếp cận với công việc thực tế và từng bước hoàn thiện chuyên môn. Ở vị trí này, Junior có thể đảm nhận các đầu việc cơ bản hoặc hỗ trợ các nhiệm vụ có tính chất đơn giản. Khi gặp những vấn đề phức tạp, họ thường cần đến sự hướng dẫn hoặc hỗ trợ từ cấp trên, đặc biệt là từ các Senior – những người có nhiều năm kinh nghiệm và kỹ năng xử lý chuyên sâu hơn. Mô tả công việc của Junior Sau khi đã hiểu rõ Junior là gì, nhiều người sẽ thắc mắc liệu ở vị trí này, họ sẽ đảm nhận những công việc cụ thể nào. Dưới đây là những nhiệm vụ phổ biến mà một Junior thường thực hiện trong giai đoạn đầu sự nghiệp: Hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản: Junior thường tham gia xử lý các đầu việc đơn giản theo hướng dẫn từ cấp trên. Mặc dù cơ bản nhưng đây đều là những nhiệm vụ quan trọng như: thu thập và xử lý dữ liệu, chuẩn bị tài liệu, hỗ trợ các bước cơ bản trong dự án,... Học hỏi và tiếp thu quy trình làm việc: Làm quen với quy trình nội bộ, công cụ và cách thức vận hành của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Junior cũng phải chủ động học hỏi để tích lũy thêm được nhiều kiến thức cho bản thân. Phối hợp cùng các thành viên trong nhóm: Hỗ trợ team trong việc hoàn thành dự án, đảm bảo thực hiện đúng theo tiến độ chung của team. Đồng thời, chủ động đề xuất, đóng góp ý kiến để đóng góp cho công việc của team. Thực hiện báo cáo định kỳ: Ghi chép kết quả công việc, báo cáo tiến độ hoặc vấn đề phát sinh với người hướng dẫn đúng quy định. Rèn luyện kỹ năng chuyên môn: Tích lũy kiến thức và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực mình theo đuổi để nâng cao năng lực bản thân nhiều hơn. Chủ động tiếp nhận phản hồi: Lắng nghe một cách cởi mở, nhận góp ý từ cấp trên để cải thiện hiệu suất công việc qua từng giai đoạn. Tham gia các buổi đào tạo nội bộ: Học hỏi qua các buổi training để nâng cao năng lực và hiểu sâu hơn về công việc. Junior thường tham gia xử lý các đầu việc đơn giản theo hướng dẫn từ cấp trên Kỹ năng bắt buộc phải có của Junior Khi bắt đầu với vị trí Junior, ngoài thái độ cầu tiến thì kỹ năng cũng là yếu tố then chốt quyết định trực đến tốc độ phát triển sự nghiệp. Vậy một Junior cần trang bị những kỹ năng gì để tạo nền tảng vững chắc và sớm ghi dấu ấn trong công việc? Dưới đây là những kỹ năng quan trọng. Năng lực chuyên môn Mặc dù Junior chỉ là vị trí cấp dưới đang trong giai đoạn hoàn thiện các kỹ năng liên quan đến công việc nhưng vẫn bắt buộc phải có năng lực chuyên môn. Đây chính là nền tảng quan trọng nhất đối với bất kỳ Junior nào. Năng lực chuyên môn mà một Junior cần có không chỉ dừng lại ở lý thuyết học từ giảng đường, kỹ năng chuyên môn còn đòi hỏi khả năng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế. Một Junior giỏi là người có thể xử lý công việc một cách chính xác, hiệu quả và linh hoạt. Bên cạnh đó, tinh thần chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới cũng giúp Junior nâng cao giá trị bản thân và nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc. Khả năng học hỏi và thích ứng Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, một yếu tố quan trọng không kém giúp Junior bứt phá hơn trên con đường sự nghiệp của mình đó chính là khả năng học hỏi và thích ứng. Khả năng học hỏi và thích ứng là một trong những yếu tố quan trọng giúp một Junior phát triển nhanh chóng trong môi trường công việc đầy thách thức. Trong bối cảnh môi trường làm việc thay đổi liên tục, những người trẻ biết mở rộng tư duy, tiếp nhận kiến thức mới để nhanh chóng bắt kịp với sự thay đổi sẽ chiếm ưu thế hơn, ngày càng thành công hơn trong tương lai. Tư duy linh hoạt, tinh thần cầu tiến và sự nhạy bén trong điều chỉnh hành vi là nền tảng giúp Junior không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong bất kỳ lĩnh vực nào, mở nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai. Kỹ năng làm việc nhóm Nhắc đến các kỹ năng cần của một Junior là gì không thể không nhắc đến kỹ năng làm việc nhóm. Làm việc nhóm không chỉ là làm việc cùng nhau mà là khả năng phối hợp, hỗ trợ và đóng góp để đạt được mục tiêu chung. Một Junior giỏi sẽ biết cách lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, chia sẻ công việc và làm việc đoàn kết, mang lại năng lượng tích cực cho toàn đội nhóm. Bên cạnh đó, khả năng xây dựng mối quan hệ tốt và tôn trọng ý kiến của mọi người trong nhóm cũng là “chìa khóa” giúp Junior dễ dàng hòa nhập và trở thành thành viên quan trọng trong nhóm. Khi làm việc nhóm, việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau là điều cần thiết để cùng nhau đạt được kết quả tốt nhất. Kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng để trở thành một Junio xuất xắc Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp chính là cầu nối quan trọng để Junior nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc. Giao tiếp tốt không chỉ là khả năng nói mà còn là khả năng lắng nghe và truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng, dễ hiểu. Một Junior có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp và cấp trên. Đồng thời, tạo dựng sự tin tưởng và tôn trọng từ mọi người. Khi Junior giao tiếp hiệu quả, Junior sẽ dễ dàng thể hiện năng lực của bản thân, từ đó mở rộng ra được nhiều cơ hội trong công việc. Kỹ năng quản lý thời gian Ngoài những kỹ năng đã chia sẻ ở trên khi nói đến kỹ năng cần có của một Junior là gì bạn cũng phải đặc biệt chú ý đến kỹ năng quản lý thời gian. Quản lý thời gian là khả năng sắp xếp và ưu tiên công việc sao cho hiệu quả nhất. Đối với Junior, việc quản lý thời gian tốt là yếu tố quan trọng để hoàn thành công việc đúng hạn và đạt kết quả tốt. Một Junior xuất sắc sẽ biết cách phân bổ thời gian hợp lý, đặt mục tiêu rõ ràng và tối ưu công cụ, thực hiện công việc một cách có hệ thống. Việc sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý thời gian, biết ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng và kiểm soát tốt áp lực công việc sẽ giúp Junior làm việc hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu căng thẳng và nâng cao năng suất. Kỹ năng giải quyết vấn đề Giải quyết vấn đề không chỉ là việc đưa ra phương án để loại bỏ khó khăn mà là khả năng phân tích, sáng tạo và tìm ra giải pháp tốt nhất. Một Junior có tư duy logic và khả năng phân tích vấn đề một cách rõ ràng sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề hiệu quả và sáng tạo, kể cả là những vấn đề khó nhằn.. Để giải quyết vấn đề hiệu quả không hề đơn giản, nó đòi hỏi Junior phải biết thu thập thông tin, đánh giá các phương án và lựa chọn giải pháp tối ưu. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp Junior không chỉ vượt qua thử thách mà còn tạo ra giá trị lớn cho đội nhóm và doanh nghiệp. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp Junio vượt qua thử thách và tạo ra giá trị Kỹ năng tổ chức công việc Kỹ năng tổ chức công việc là yếu tố quan trọng giúp Junior làm việc hiệu quả và đạt được kết quả cao trong công việc của mình. Việc lập kế hoạch chi tiết, theo dõi tiến độ và quản lý các nhiệm vụ một cách hợp lý sẽ giúp Junior không bị sót việc. Đồng thời giúp Junior hoàn thành công việc đúng thời hạn và đúng với chất lượng mong muốn. Một Junior được đánh giá là giỏi sẽ là người biết cách sắp xếp công việc một cách logic, ưu tiên nhiệm vụ quan trọng và luôn chủ động trong việc quản lý các mục tiêu công việc. Kỹ năng này không chỉ giúp họ làm việc hiệu quả mà còn tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp và cấp trên. Phân biệt Junior và Senior Junior và Senior là hai cấp bậc phổ biến thường được nhắc tới trong môi trường doanh nghiệp. Mặc dù cả hai đều quen thuộc và đều để chỉ cấp bậc nghề nghiệp nhưng hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác biệt với nhau. Dưới đây là bảng phân biệt chi tiết giữa Junior và Senior giúp bạn hiểu rõ hơn về từng cấp bậc. Tiêu chí Junior Senior Kinh nghiệm làm việc Junior là người mới bắt đầu sự nghiệp, thường có ít kinh nghiệm (3 - 6 tháng). Họ chưa quen với môi trường làm việc và đang trong quá trình học hỏi để phát triển kỹ năng chuyên môn. Senior là người đã có nhiều năm kinh nghiệm (2 - 3 năm) trong lĩnh vực công việc cụ thể. Họ hiểu rõ các quy trình và có chuyên môn sâu rộng, có thể giải quyết những tình huống phức tạp một cách độc lập. Trách nhiệm Junior thường chỉ đảm nhận những công việc đơn giản, có sự giám sát từ các cấp trên. Họ chủ yếu hỗ trợ và thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn và chỉ thị. Senior chịu trách nhiệm lớn hơn trong công việc. Họ không chỉ thực hiện công việc mà còn đưa ra quyết định quan trọng, lãnh đạo đội nhóm và đảm bảo tiến độ công việc. Senior cũng có thể chịu trách nhiệm quản lý dự án hoặc các bộ phận trong công ty. Khả năng giải quyết vấn đề Junior có thể gặp khó khăn khi đối mặt với các vấn đề phức tạp và thường cần sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp có kinh nghiệm. Họ thường giải quyết các vấn đề đơn giản hoặc theo một quy trình đã được định sẵn. Senior có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp một cách độc lập. Họ không chỉ nhận diện vấn đề mà còn đưa ra các giải pháp tối ưu dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của mình. Kỹ năng chuyên môn Junior thường có kiến thức lý thuyết cơ bản và đang trong quá trình phát triển kỹ năng chuyên môn. Họ cần thời gian để áp dụng lý thuyết vào thực tế và hoàn thiện kỹ năng trong công việc. Senior đã đạt được trình độ chuyên môn cao, có thể áp dụng kiến thức một cách linh hoạt và sáng tạo để giải quyết mọi tình huống. Họ thường xuyên cập nhật kiến thức và xu hướng mới trong ngành để duy trì sự cạnh tranh. Giao tiếp Junior có thể chưa phát triển đầy đủ kỹ năng giao tiếp và phối hợp trong công việc. Họ cần học cách diễn đạt ý tưởng rõ ràng và giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp và cấp trên. Senior có kỹ năng giao tiếp rất tốt. Họ có khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, thuyết phục và xây dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp, đối tác, và cấp trên. Senior cũng là người thường xuyên hỗ trợ và huấn luyện các Junior trong công ty. Khả năng ra quyết định Junior ít khi tham gia vào việc ra quyết định quan trọng, chủ yếu thực hiện theo chỉ dẫn và sự phân công của cấp trên. Họ cần thời gian để học hỏi và hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trong công việc. Senior thường xuyên tham gia vào các quyết định quan trọng và chiến lược trong công ty. Họ có khả năng đánh giá tình huống và đưa ra các quyết định chính xác, đảm bảo sự phát triển và thành công lâu dài của tổ chức. Mức độ độc lập Junior cần sự giám sát và hướng dẫn từ các cấp trên trong công việc. Họ chưa có đủ sự tự tin và khả năng để làm việc độc lập và thường xuyên yêu cầu phản hồi để cải thiện. Senior có khả năng làm việc độc lập, tự quản lý công việc và các dự án. Họ không chỉ hoàn thành công việc mà còn có thể lập kế hoạch, phân chia công việc cho các thành viên khác và điều phối nhóm để đạt được mục tiêu chung. Phân biệt Junior và Senior Mức lương của Junior là bao nhiêu? Mức lương của Junior thường dao động từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào ngành nghề, quy mô công ty và vị trí công việc. Những người mới bắt đầu sự nghiệp, có ít kinh nghiệm (0-1 năm), sẽ nhận mức lương khởi điểm ở mức thấp hơn và có thể tăng dần theo thời gian khi tích lũy được kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Lương của Junior cũng có thể thay đổi theo khu vực làm việc, với các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM thường có mức lương cao hơn so với các tỉnh thành khác. Các công ty lớn, đặc biệt là các công ty quốc tế, có thể trả lương cao hơn mức trung bình cho những ứng viên có tiềm năng hoặc kỹ năng đặc biệt. Mức lương này có thể kèm theo các phúc lợi khác như bảo hiểm, thưởng hiệu suất, hoặc các chế độ đãi ngộ khác tùy vào chính sách của từng công ty. Kết luận Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn Junior là gì, cũng như vai trò, kỹ năng cần có và mức lương phổ biến cho vị trí này. Dù là bước khởi đầu trong sự nghiệp nhưng Junior đóng vai trò nền tảng quan trọng trong quá trình phát triển chuyên môn và định hình tương lai nghề nghiệp. Vì vậy, khi đảm nhiệm công việc trong vị trí này bạn hãy học tập thật tốt để tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng cho bản thân.

Ngoại ngữ

Bật mí cách học tiếng Anh qua bài hát cho người mới bắt đầu Bật mí cách học tiếng Anh qua bài hát cho người mới bắt đầu
27/04/2022 2737
Học tiếng Anh qua bài hát là phương pháp vô cùng hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Vậy cách học cụ thể ra sao để giúp bạn cải thiện khả năng nghe, nói cũng như cải thiện vốn tiếng Anh của mình? Ngay sau đây xin mời bạn cùng Unica tìm hiểu nhé! Tại sao cách học tiếng Anh qua bài hát lại hiệu quả? Bạn đã từng nhại đi nhại lại lời của một bài hát tiếng Anh nào chưa? Đặc trưng của các bài hát là giai điệu rất phong phú và đa dạng, đặc biệt có sử dụng nối âm, luyến láy từ hoặc rút gọn nên ta có thể nghe và hát theo để luyện tập theo. Nếu bạn luyện ngữ thông thường thì sẽ rất nhàm chán và mau quên, tuy nhiên với giai điệu du dương hay trầm bổng của bài hát sẽ giúp bạn ghi nhớ cực kỳ lâu và hiệu quả tăng lên gấp nhiều lần.  Hơn nữa, việc học tiếng Anh theo phương pháp này sẽ giúp bạn tưởng tượng và ghi nhớ từ vựng lâu hơn. Tuy nhiên, học tiếng Anh qua bài hát có 1 hạn chế là ngữ âm, ngữ điệu có thể không giống với giao tiếp hàng ngày vì luyến láy hơi nhiều. Để thực sự nâng cao kỹ năng nghe thì các bạn nên nghe thêm các đoạn hội thoại, VOA, BBC,... Cách học tiếng Anh qua lời bài hát cho người mới bắt đầu Bước 1: Đọc trước để hiểu qua lời bài hát Ở bước này, bạn chỉ đọc trước lời bài hát để tìm hiểu trước nội dung chứ không cần phải dịch từng từ. Nếu hiểu được nội dung thì sau khi nghe lời bài hát bạn mới hiểu được và cảm thấy có hứng thú và cảm xúc. Bước 2: Ghi lại một số từ hoặc cụm từ mới mà bạn cảm thấy tâm đắc hoặc là từ bạn chưa biết Hãy sử dụng một cuốn sổ nhỏ để ghi chép lại các từ hoặc cụm từ trong các bài hát mà bạn thích, vì nghe bài hát không chỉ để giải trí mà bạn còn mong muốn phục vụ mục đích học tập của mình.  Bước 3: Nhại theo các câu hát trong bài mà bạn thích Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình cải thiện khả năng nói và ghi nhớ từ, cụm từ mới. Lời bài hát có âm điệu sẽ khắc sâu vào tâm trí và giúp bạn dễ nhớ hơn so với việc chỉ học bình thường.  Ngoài ra, bạn cũng có thể vừa nghe vừa ghi chép lại lời bài hát sẽ cải thiện rất nhiều khả năng nghe của bạn.  >> Phát âm tiếng Anh giọng Mỹ cho người Việt Một số bài hát tiếng Anh cực khủng để luyện tập - Cry on my shoulder - Until you - The day you went away - Love me like you do - You raise me up - My love - Thinking of you - Proud of you ... Ngoài ra bạn có thể chọn những thể loại nhạc mình yêu thích, những nhóm nhạc hoặc ca sĩ mình yêu thích để việc học tập có hiệu quả nhất. Không nên học tiếng Anh với thể loại nhạc Rock vì sẽ có nhiều từ ngữ không phù hợp với văn nói và viết hoặc thậm chí là không thông dụng.  Trên đây là những cách học tiếng Anh qua lời bài hát vô cùng hiệu quả cho bạn, hãy áp dụng ngay hôm nay để thấy được hiệu quả và tìm cho mình sự hứng thú nhé. Chúc bạn chinh phục tiếng Anh thành công! >> Top 10 bộ phim học tiếng Anh luyện nghe hiệu quả nhất >> Cách học tiếng Anh qua phim hiệu quả nhất
Top 5 bài giới thiệu về lễ Giáng sinh bằng tiếng Anh hay nhất
Top 5 bài giới thiệu về lễ Giáng sinh bằng tiếng Anh hay nhất Giáng sinh là một dịp vô cùng quan trọng trong năm đối với người phương Tây. Trong những ngày này trẻ em sẽ được nhận quà từ người lớn, từ ông già Noel và tất cả mọi người sẽ dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho nhau. Trong các kỳ thi và khóa học tiếng Anh thì chủ đề về Giáng sinh rất hay được chọn để sử dụng. Sau đây, Hãy cùng Unica Top 5 bài giới thiệu về lễ Giáng sinh bằng tiếng Anh hay nhất. Cùng tìm hiểu ngay.  Dàn ý cho bài viết về Giáng Sinh bằng tiếng Anh  Lễ Giáng Sinh, hay Christmas, không chỉ là một ngày lễ quan trọng mà còn là dịp đặc biệt mang nhiều ý nghĩa văn hóa và tôn giáo. Để viết một bài văn tiếng Anh về chủ đề này, bạn cần có một dàn ý rõ ràng giúp sắp xếp ý tưởng mạch lạc và hấp dẫn. Dưới đây là một dàn ý mẫu chi tiết để bạn tham khảo. Phần Gợi ý Ví dụ Dịch Mở đầu Giới thiệu chung về lễ Giáng Sinh. Christmas is one of the most celebrated holidays worldwide. It brings joy, love, and a sense of togetherness to everyone. Giáng sinh là một trong những ngày lễ nổi tiếng nhất trên toàn thế giới. Nó mang lại niềm vui, tình yêu và cảm giác đoàn kết cho mọi người. Nêu ngắn gọn về cảm nhận của bạn về ngày lễ này For me, Christmas is a magical time of the year. It fills my heart with warmth and excitement as I spend quality time with my loved ones. Đối với tôi, Giáng Sinh là một thời điểm kỳ diệu trong năm. Nó khiến trái tim tôi tràn ngập sự ấm áp và phấn khích khi tôi dành thời gian quý giá bên những người thân yêu của mình. Thân bài Lễ Giáng Sinh có những điều gì? Christmas is an annual holiday commemorating the birth of Jesus Christ. It is widely celebrated on December 25th by Christians and non-Christians alike. The holiday symbolizes love, hope, and goodwill among people. Lễ Giáng Sinh là một ngày lễ hàng năm kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus. Nó được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 bởi những người theo đạo Thiên Chúa cũng như những người không theo đạo. Ngày lễ tượng trưng cho tình yêu, hy vọng và thiện chí giữa con người với nhau.  Hoạt động của ngày lễ này như thế nào? Numerous traditions are associated with Christmas. People decorate their homes with sparkling lights, Christmas trees, and ornaments. Singing Christmas carols, attending church services, and enjoying festive meals with family are popular activities. Có rất nhiều truyền thống gắn liền với lễ Giáng Sinh. Mọi người trang trí nhà cửa bằng đèn lấp lánh, cây thông Noel và đồ trang trí. Hát những bài hát mừng Giáng Sinh, tham dự các buổi lễ nhà thờ và thưởng thức những bữa ăn lễ hội cùng gia đình và những hoạt động phổ biến. Vì sao bạn thích ngày lễ ngày? I love Christmas because it creates an atmosphere of joy and generosity. The streets are adorned with festive decorations, and everyone seems happier and more connected. Most importantly, it is a time to relax and reflect on the year with family and friends. Tôi yêu lễ Giáng Sinh vì nó tạo ra một bầu không khí vui vẻ và hào phóng. Đường phố được trang hoàng lộng lẫy, mọi người dường như hạnh phúc hơn và gắn kết hơn. Quan trọng nhất, đó là thời gian để thư giãn và suy ngẫm về một năm cùng gia đình và bạn bè. Trong dịp Giáng Sinh, bạn thường làm gì? I enjoy decorating the tree with my family during Christmas, baking cookies, and writing heartfelt cards for my friends. On Christmas Eve, we gather for a delicious dinner and exchange presents at midnight. Trong dịp Giáng Sinh, tôi thích cùng gia đình trang trí cây thông, nướng bánh quy và viết những tấm thiệp chân thành cho bạn bè. Vào đêm Giáng Sinh, chúng tôi tụ tập ăn tối và trao đổi quà và lúc nửa đêm. Kết bài Cảm nghĩ chung về lễ Giáng Sinh. In conclusion, Christmas is not just a festival but a beautiful reminder of love and unity. It is a time to cherish our relationships and spread happiness. To me, Christmas will always hold a special place in my heart. Tóm lại, lễ Giáng Sinh không chỉ là một lễ hội mà còn là một lời nhắc nhở đẹp đẽ về tình yêu và sự đoàn kết. Đó là thời gian để trân trọng các mối quan hệ của chúng ta và lan tỏa hạnh phúc. Đối với tôi, Giáng Sinh sẽ luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim tôi. Tổng hợp các từ vựng hay về lễ Giáng Sinh Thông thường, khi viết đoạn văn về lễ Giáng Sinh bạn nên ưu tiên sử dụng các từ vựng có liên quan đến dịp lễ này. Dưới đây là một số từ vựng về Noel mà bạn nên tham khảo: A white Christmas (n) /ə waɪt ˈkrɪsməs/ : Giáng sinh “Trắng” (có tuyết rơi). Bauble (n) /ˈbɔːbəl/ : Trái châu để trang trí cây thông Noel. Bell (n) /bel/: Chuông. Berry (n) /ˈberi/ : Quảng mọng (các loại quả họ dâu). Candle (n) /ˈkændl/ : Nến. Candy (n) /ˈkændi/: Kẹo. Candy Cane (n) /ˈkændi keɪn/: Kẹo hình cây gậy. Carols (n) /ˈkærəlz/: Bài hát Giáng Sinh. Chimney (n) /ˈtʃɪmni/: Ống khói Christ (n) /kraɪst/: Chúa Jesus. Christian (n) /ˈkrɪstʃən/ – Người theo đạo Cơ Đốc. Christianity (n) /ˌkrɪstiˈænɪti/ – Cơ Đốc giáo. Christmas (n) /ˈkrɪsməs/ – Giáng Sinh. Christmas Card (n) /ˈkrɪsməs kɑːd/ – Thiệp Giáng Sinh. Christmas Eve (n) /ˌkrɪsməs ˈiːv/ – Đêm Giáng Sinh. Christmas Lights (n) /ˈkrɪsməs laɪts/ – Đèn Giáng Sinh. Christmas Pudding (n) /ˌkrɪsməs ˈpʊdɪŋ/ – Bánh pudding Giáng Sinh. Christmas Tree (n) /ˈkrɪsməs triː/ – Cây thông Noel. Tổng hợp một số từ vựng về Giáng Sinh Cozy (adj) /ˈkəʊzi/ – Ấm cúng. Cracker (n) /ˈkrækə(r)/ – Bánh quy giòn. Crib (n) /krɪb/ – Cái máng. Decorate (v) /ˈdekəreɪt/ – Trang trí. Decorations (n) /ˌdekəˈreɪʃn/ – Trang trí. Delicious (adj) /dɪˈlɪʃəs/ – Ngon. Eggnog (n) /ˈeɡnɒɡ/ – Cocktail trứng sữa. Excitement (adj) /ɪkˈsaɪtmənt/ – Hứng thú. Family (n) /ˈfæməli/ – Gia đình. Family Reunion (n) /ˈfæməli ˌriːˈjuːniən/ – Họp mặt gia đình. Feast (n) /fiːst/ – Bữa tiệc. Festive (adj) /ˈfestɪv/ – Thuộc lễ hội. Fireplace (n) /ˈfaɪəpleɪs/ – Lò sưởi. Gifts / Presents (n) /ɡɪfts/ - /ˈpreznts/ – Quà tặng. Gingerbread (n) /ˈdʒɪndʒəbred/ – Bánh quy gừng. Grateful (adj) /ˈɡreɪtfl/ – Biết ơn. Holly (n) /ˈhɒli/ – Cây nhựa ruồi (thánh). Hot Chocolate (n) /ˌhɒt ˈtʃɒklət/ – Sô cô la nóng. Joy (n) /dʒɔɪ/ – Niềm vui. Joyful (adj) /ˈdʒɔɪfl/ – Hạnh phúc, vui vẻ. Laughter (n) /ˈlɑːftə(r)/ – Tiếng cười. Light up like a Christmas tree /laɪt ʌp laɪk ə ˈkrɪsməs triː/ – Vui mừng. Love (n/v) /lʌv/ – Tình yêu. Magical (adj) /ˈmædʒɪkl/ – Phép màu, kỳ diệu. Memorable (adj) /ˈmemərəbl/ – Đáng nhớ. Milk (n) /mɪlk/ – Sữa. Mince Pie (n) /ˌmɪns ˈpaɪ/ – Bánh thịt bằm. Mistletoe (n) /ˈmɪsltəʊ/ – Cây tầm gửi. Mitten (n) /ˈmɪtn/ – Găng tay. Northpole (n) /ˌnɔːθ ˈpəʊl/ – Bắc cực. Kết hợp thêm các tính từ để bài thêm sinh động Ornament (n) /ˈɔːnəmənt/ – Đồ trang trí. Raise a glass or two /reɪz ə ɡlɑːs ɔː tuː/ – Nâng ly chúc mừng. Reindeer (n) /ˈreɪndɪə(r)/ – Tuần lộc. Ribbon (n) /ˈrɪbən/ – Dây ruy băng. Rush (adj) /rʌʃ/ – Vội vã. Santa Claus (n) /ˈsæntə klɔːz/ – Ông già Noel. Scarf (n) /skɑːf/ – Khăn quàng cổ. Secret Santa (n) /ˌsiːkrət ˈsæntə/ – Người tặng quà bí mật. Shepherd (n) /ˈʃepəd/ – Người chăn cừu. Sing (v) /sɪŋ/ – Hát. Sleigh (n) /sleɪ/ – Xe trượt tuyết. Snow (n) /snəʊ/ – Tuyết. Snowflakes (n) /ˈsnəʊfleɪks/ – Bông tuyết. Snowman (n) /ˈsnəʊmæn/ – Người tuyết. Sparkling (adj) /ˈspɑːklɪŋ/ – Lấp lánh. Special (adj) /ˈspeʃl/ – Đặc biệt. Star (n) /stɑːr/ – Ngôi sao. Stocking (n) /ˈstɒkɪŋ/ – Tất vớ. Surprises (adj) /səˈpraɪzɪz/ – Bất ngờ. The festive period /ðə ˈfestɪv ˈpɪərɪəd/ – Thời điểm lễ hội. Tighten the bond /ˈtaɪtn ðə bɒnd/ – Thắt chặt mối liên kết. Tinsel (n) /ˈtɪnsl/ – Kim tuyến. Together (adverb) /təˈɡeðə(r)/ – Cùng nhau. Toys (n) /tɔɪz/ – Đồ chơi. Tradition (n) /trəˈdɪʃn/ – Truyền thống. Twinkling (adj) /ˈtwɪŋklɪŋ/ – Lấp lánh. Worship (v) /ˈwɜːʃɪp/ – Tôn thờ, sùng bái. Wrapping Paper (n) /ˈræpɪŋ ˈpeɪpə(r)/ – Giấy gói quà. Yummy (adj) /ˈjʌmi/ – Ngon, ngon lành. Top 5 bài mẫu giới thiệu về Giáng sinh bằng tiếng anh Mẫu 1: Viết về Giáng sinh bằng tiếng Anh “Good Morning to the Principal Sir, Sir, Madam, seniors and my dear colleagues. Today is the Christmas which we celebrate every year very happily by arranging a cultural event. This day is celebrated as Christmas Day as an annual festival all over the world especially by the people of Christian religion. This day is of much importance for the Christians as they commemorate the birth of their God, Jesus Christ.   It is observed annually on 25th of December as one of the religious and cultural celebrations worldwide. Christmas Day has been declared as the public holiday by the government in most of the countries all across the world. It is also celebrated by the non-Christian people culturally in India and other countries by proper decoration and arrangement. This celebration is one of the integral parts of the holiday celebrations of the year. The custom of celebration in various countries involves mix of Christian, pre-Christian, secular themes and origins. Some of the most important customs of this holiday celebration are gift sharing, distributing gifts by Santa Claus, Christmas cards distribution, Christmas music, singing Christmas songs, lighting candles, church services, having a special meal, special Christmas decorations, Christmas trees, Christmas lights, and so many. Various identical figures such as Santa Claus, Saint Nicholas, Father Christmas, and Christkind, bring gifts to the small children at Christmas night. It is a significant event especially for the retailers and businesses. At this day children become very happy as they get gift by their parents and Santa Claus in the mid of night. They wear Santa cap and Santa dress to celebrate this day in their school. Children go to the market and do lots of shopping with their parents. I hope you all liked my speech on such a great occasion. I wish you all a very happy Christmas. Thank You All” Bài dịch: "Chào buổi sáng đến ngài Hiệu trưởng, thưa ngài, thưa bà, bạn bè và các đồng nghiệp thân yêu của tôi. Hôm nay là Giáng sinh, ngày mà chúng ta tổ chức hàng năm rất vui vẻ và nó được xem như là một nét văn hóa. Ngày Giáng sinh được tổ chức giống như một lễ hội hàng năm trên toàn thế giới, đặc biệt là bởi những người theo đạo Thiên chúa. Ngày này rất quan trọng đối với các Kitô hữu khi họ kỷ niệm ngày sinh của Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô. Giáng sinh được tổ chức hàng năm vào ngày 25 tháng 12 và được xem như là  một trong những lễ hội tôn giáo và văn hóa trên toàn thế giới. Ngày Giáng sinh đã được chính phủ tuyên bố là ngày lễ toàn dân ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Nó cũng được tổ chức bởi những người ngoài Kitô giáo, những người ở Ấn Độ và các quốc gia khác với nền văn hóa khác nhau sẽ có cách trang trí và sắp xếp hợp lý. Lễ kỷ niệm này là một trong những phần không thể thiếu trong các lễ kỷ niệm ngày lễ trong năm. Phong tục ăn mừng ở nhiều quốc gia khác nhau liên quan đến sự pha trộn giữa Kitô giáo, tiền Kitô giáo, chủ đề thế tục và nguồn gốc. Một số phong tục quan trọng nhất của lễ kỷ niệm này là cho nhau quà tặng, phân phát quà tặng của ông già Noel, phân phát thiệp Giáng sinh, nhạc Giáng sinh, hát các bài hát Giáng sinh, thắp nến, dịch vụ nhà thờ, một bữa ăn đặc biệt, trang trí Giáng sinh, cây Giáng sinh, đèn Giáng sinh và rất nhiều nhân vật giống hệt nhau như Santa Claus, Saint Nicholas, Father Christmas và Christkind, mang quà đến cho trẻ nhỏ trong đêm Giáng sinh. Đây là một sự kiện quan trọng đặc biệt đối với các nhà bán lẻ và doanh nghiệp. Vào ngày này, trẻ em rất hạnh phúc khi chúng được cha mẹ và ông già Noel tặng quà vào giữa đêm. Họ đội mũ ông già Noel, mặc trang phục ông già Noel để ăn mừng ngày này trong trường của họ. Trẻ em đi chợ và mua sắm rất nhiều thứ với bố mẹ. Tôi hy vọng tất cả các bạn thích bài phát biểu của tôi trong dịp tuyệt vời như vậy. Tôi chúc tất cả các bạn một Giáng sinh thật hạnh phúc. Cảm ơn tất cả” Viết về Giáng sinh bằng tiếng anh Mẫu 2: Viết về Giáng sinh bằng tiếng Anh “ Christmas is one of the major festivals celebrated by the people across the globe. Everyone enjoys a cultural holiday on this day. All the governmental and non-governmental organizations such as schools, colleges, offices and other institutions remain closed on this occasion. People celebrate this festival with great enthusiasm and with lots of preparations and decorations. It is celebrated every year on 25th of December. It is also known as the Feast day of Christ and celebrated in the honour of birth of Jesus Christ. People visit church and offer prayers to the lord on this day. Christmas is the day of great significance and joy for the Christian community.” Bài dịch: "Giáng sinh là một trong những lễ hội lớn được người dân trên toàn cầu tổ chức. Mọi người đều thích kỳ nghỉ mang bản sắc văn hóa vào ngày này. Tất cả các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như trường học, cao đẳng, văn phòng và các tổ chức khác vẫn đóng cửa trong dịp này. Mọi người tổ chức lễ hội này rất nhiệt tình và với rất nhiều sự chuẩn bị và trang trí. Giáng sinh được tổ chức hàng năm vào ngày 25 tháng  của tháng 12. Nó còn được gọi là ngày lễ của Chúa Kitô và được tổ chức để vinh danh Chúa Giáng sinh. Mọi người đến thăm nhà thờ và cầu nguyện cho chúa vào ngày này. Giáng sinh là ngày có ý nghĩa và niềm vui lớn đối với cộng đồng Kitô giáo." Mẫu 3: Viết về Giáng sinh bằng tiếng Anh “ Introduction Christmas is a very important festival especially for the Christians however it is celebrated by the people of other religions also across the world. It is an ancient festival which is celebrated for years in winter season. It falls every year on 25th of December. It is celebrated on the birth anniversary of the Jesus Christ. Gifts on Christmas There is an old tradition of distributing gifts by Santa Claus at midnight on Christmas to every child. It is believed that Santa comes to every house in the night and gives gifts to the children. Children eagerly wait for Santa to fulfill their wish. They also write their wish, keep in socks and hang it outside hoping Santa will fulfill their wish. There is also a tradition of giving gifts like sweets, chocolates, greeting cards, Christmas trees, decorative items etc to the family members, friends, relatives and neighbours. People start Christmas preparations well in advance with great enthusiasm and joy. Conclusion Everyone enjoys Christmas holidays by singing, dancing, partying and meeting with each other. People celebrate the birth of Jesus Christ with great faith and joy. People distribute gifts on the occasion to spread happiness as Christmas is also called as the Feast of Happiness.” Bài dịch:  “Giới thiệu Giáng sinh là một lễ hội rất quan trọng đặc biệt đối với cộng đồng theo đạo Kitô tuy nhiên nó cũng được tổ chức bởi những người thuộc các tôn giáo khác nhau trên khắp thế giới. Đây là một lễ hội lâu đời được tổ chức trong nhiều năm vào mùa đông. Nó rơi vào ngày 25 tháng mười hai mỗi năm. Nó được tổ chức vào ngày sinh của Chúa Giêsu Kitô. Quà tặng Giáng sinh. Có một truyền thống lâu đời là phân phát quà tặng của ông già Noel vào nửa đêm Giáng sinh cho mọi trẻ em. Người ta tin rằng ông già Noel đến mọi nhà trong đêm và tặng quà cho trẻ em. Trẻ em háo hức chờ đợi ông già Noel thực hiện mong ước của mình. Họ cũng viết điều ước của mình, giữ tất và treo nó bên ngoài với hy vọng ông già Noel sẽ thực hiện mong ước đó. Ngoài ra còn có truyền thống tặng quà như kẹo, sôcôla, thiệp chúc mừng, cây Giáng sinh, đồ trang trí,...vv cho các thành viên gia đình, bạn bè, người thân và hàng xóm. Mọi người bắt đầu chuẩn bị Giáng sinh với sự nhiệt tình và niềm vui vô bờ bến. Phần kết luận Mọi người đều tận hưởng kỳ nghỉ Giáng sinh bằng cách ca hát, nhảy múa, tiệc tùng và gặp gỡ nhau. Mọi người kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu Kitô với niềm tin và niềm vui ngập tràn. Mọi người phân phát quà tặng nhân dịp hạnh phúc vì Giáng sinh còn được gọi là Lễ Hạnh phúc”.) Nguồn: indiacelebrating Mẫu 4: Bài viết về Giáng sinh bằng tiếng anh "Christmas is a vitally important annual festival for the Christians. It takes place on the 25th of December to celebrate the birthday anniversary of Jesus Christ. From a purely religious holiday, Christmas has become a global cultural festival. When Christmas was spread to different countries, its customs were modified to create a distinct identity. However, they still share some common traditions such as cleaning, decorating houses, and churches with flowers and a Christmas tree. The dinner on Christmas Day is also very important. It represents joy, gratitude, and unity. Traditionally, the Christmas celebration lasts 12 days with a lot of activities. Nevertheless, the official occasion only starts from Christmas Eve. The modern-day Christmas is celebrated in many different ways. Themed-parties, decoration races are always hot topics during the season. Moreover, Christmas is one of the biggest discount occasions of the year because of the strong growth in demand for shopping." Bài dịch:  Giáng sinh là một ngày lễ thường năm cực kỳ quan trọng của các Ki-tô hữu. Nó diễn ra vào ngày 25 tháng 12 để kỷ niệm sinh nhật của Chúa Giê-su Ki-tô. Từ một ngày lễ tôn giáo thuần túy, Giáng sinh đã trở thành một lễ hội văn hóa toàn cầu. Khi Giáng sinh được lan truyền đến các quốc gia khác nhau, phong tục của nó đã được sửa đổi để tạo ra một bản sắc riêng biệt. Tuy nhiên, chúng vẫn có chung một vài truyền thống phổ biến như dọn dẹp, trang trí nhà cửa và nhà thờ bằng hoa và cây thông Noel. Bữa tối vào ngày Giáng sinh cũng rất quan trọng. Nó đại diện cho niềm vui, lòng biết ơn và sự thống nhất. Theo truyền thống, lễ Giáng sinh kéo dài 12 ngày với rất nhiều hoạt động. Tuy nhiên, dịp chính thức chỉ bắt đầu từ đêm Giáng sinh. Giáng sinh hiện đại được tổ chức theo nhiều cách khác nhau. Các bữa tiệc theo chủ đề, các cuộc đua trang trí luôn là chủ đề nóng trong mùa. Hơn nữa, Giáng sinh là một trong những dịp giảm giá lớn nhất trong năm vì nhu cầu mua sắm tăng trưởng mạnh mẽ. Mẫu 5: Viết về lễ Giáng sinh bằng tiếng Anh Christmas to me is a celebration, which includes spending time with my family, decorating the entire house, inside and out, and shopping, for the people I love. Doing this with the people I love is what means the most to me. We usually gather and celebrate at my parent's house, in East Tennessee. My husband, our three children, and myself travel from California. My two sisters, their husbands, and children come from a nearby town, for our celebration. We spend the day baking cookies, making fudge and preparing a big Christmas dinner, with all the trimmings. The children love to see each other. They spend the day playing games and sharing their new gifts and toys that Santa Claus brought for each of them. Bài dịch:  Đối với tôi, Giáng sinh là dịp quây quần bên gia đình, trang trí toàn bộ nhà cửa, từ trong ra ngoài, mua sắm cho những người tôi yêu thương. Cùng những người mình yêu thương làm những công việc đó có ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Chúng tôi thường tụ tập ở nhà bố mẹ ở Đông Tennessee. Vợ chồng tôi cùng ba con nhỏ đi từ California tới đây. Hai chị em gái của tôi cùng chồng và các con của họ cũng tụ tập tại đây để mừng Lễ Giáng sinh. Chúng tôi nướng bánh, chuẩn bị bữa tối Giáng sinh thịnh soạn và trang trí nhà cửa. Bọn trẻ cũng rất thích gặp nhau. Chúng dành cả ngày để chơi và chia sẻ những món quà mới, những đồ chơi mới được ông già Noel tặng. Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tiếp cận phương pháp học tiếng anh đúng, thành thạo ngữ pháp, tự tin thuyết trình bằng tiếng anh.... Đăng ký ngay. [course_id:1245,theme:course] [course_id:1517,theme:course] [course_id:184,theme:course] 3 Lưu ý khi viết hoặc nói về Giáng sinh bằng tiếng anh Cần xác định chính xác đối tượng của bài giới thiệu: Họ có phải là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, thành viên câu lạc bộ ...Việc xác định ai là khán giả sẽ giúp bạn chọn được giọng điệu và nội dung phù hợp.  Cần xác định được mục đích của bài viết hoặc bài phát biểu: Họ muốn hoặc mong đợi được nghe điều gì? Điều gì sẽ làm họ thích thú? Có phải đó là những câu chuyện về các sự kiện trong năm được chia sẻ bởi mọi người, công ty chiến thắng hay thử thách. Bạn đang hướng đến việc truyền cảm hứng cho mọi người, muốn cảm ơn họ hoặc muốn họ cười thư giãn.  Thuyết trình về Giáng sinh bằng tiếng Anh Cần xác định rõ chủ đề phù hợp cho bài phát biểu Giáng sinh: Gợi ý một số chủ đề hay thường được chọn mỗi khi thuyết trình bằng tiếng anh. Chủ đề Sự cho đi: Niềm vui của việc cho đi, cho thời gian, suy nghĩ, giúp đỡ, tặng quà, quyên góp … Chủ đề Niềm hy vọng: Về khởi đầu mới, kế hoạch cho tương lai, nghị quyết, nuôi dưỡng sự sáng tạo hoặc ý tưởng, gieo hạt giống … Chủ đề Sự tưởng niệm: Hồi ức về con người hoặc sự kiện từ quá khứ và ý nghĩa của chúng trong hiện tại, những điểm nổi bật của các sự kiện năm trước … Chủ đề Tình cảm gia đình: Việc sinh, tử, chiến thắng, thử thách, tầm quan trọng của tình yêu, lịch sử, giá trị, hy vọng… Chủ đề Sự đoàn kết và hợp tác: Cộng đồng, thành tựu thông qua làm việc cùng nhau, nắm lấy và tôn vinh sự khác biệt, nhân văn … Kết luận Trên đây là 5 bài viết giới thiệu về lễ Giáng sinh bằng tiếng Anh hay nhất, bạn hãy dựa vào đó và phát triển thêm ý tưởng của riêng mình để hoàn thiện bài viết thật tuyệt vời nhé. Bạn đọc quan tâm đến các kiến thức lĩnh vực tiếng Anh hãy tham khảo khoá học trên Unica các chuyên gia bật mí những mẹo học ngữ pháp tiếng Anh, học từ vựng nhanh,... vậy còn chần chừ gì nữa mà không nhanh tay đăng ký và theo dõi để có thêm những kiến thức mới. >> Xem thêm:  Cách giới thiệu sở thích bằng tiếng Anh hay nhất không thể bỏ qua Cách giới thiệu về Việt Nam bằng tiếng Anh với bạn bè quốc tế Khoá học online về Nền tảng tiếng anh cho người mới bắt đầu chỉ 799k
12 Thì trong Tiếng Anh – Công thức, cách dùng và dấu hiệu nhận biết
12 Thì trong Tiếng Anh – Công thức, cách dùng và dấu hiệu nhận biết Trong quá trình học tiếng Anh, học ngữ pháp Tiếng Anh cơ bản là một phần không thể thiếu được. Có thể trong văn nói hàng ngày bạn không sử dụng đúng cấu trúc ngữ pháp nhưng người nước ngoài vẫn hiểu ý bạn muốn diễn đạt. Tuy nhiên để chuyên nghiệp và tự tin hơn, đặc biệt là sau này trong quá trình làm việc của mình, bạn cần nắm chắc 12 thì thông dụng nhất trong tiếng Anh giúp bạn học tiếng Anh cơ bản hiệu quả. Ngay sau đây xin mời bạn cùng Unica tìm hiểu 12 thì thông dụng trong tiếng Anh nhé. Thì hiện tại đơn (simple present) Khái niệm Thì hiện tại đơn dùng để diễn tả một hành động lặp đi lặp lại mỗi ngày theo thói quen, bản năng của chủ thể.  Công thức thì hiện tại đơn Công thức thì hiện tại đơn đối với động từ thường (+): S + V(s,es) + O (-): S+ do/does + not + V(Infinitive) +O (?): DO/DOES + S + V (Infinitive)+ O ? Công thức thì hiện tại đơn đối với động từ tobe (+): S+ tobe(is/am/are) + N/ Adj (-): S + tobe(is/am/are) + not + N/ Adj (?): Tobe(is/am/are) + S + N/ Adj EX: She is a teacher. (Cô ấy là giáo viên) Lan lives in Ha Noi.( Lan sống ở Hà Nội) Do you remember me?( Bạn còn nhớ mình không?) Cách sử dụng Diễn tả một sự thật hiển nhiên, một chân lý. (Ví dụ: The sun rises in the East and sets in the West  - Mặt trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây) Diễn tả 1 thói quen, một hành động thường lặp đi lặp lại ở hiện tại. (Ví dụ:I go to school everyday- Tôi đến trường hàng ngày) Diễn tả sự việc xảy ra được lên lịch sẵn hoặc có kế hoạch, theo thời gian biểu.(Ví dụ: The train arrives at 5 p.m- Chuyến tàu sẽ đến đi lúc 5 giờ chiều) Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn: Every day/ week/ month … : mỗi, mọi ngày/ tuần/ tháng … Các trạng từ tần suất xuất: Always, usually, often, sometimes, seldom, rarely, hardly, never. Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay. [course_id:595,theme:course] [course_id:286,theme:course] [course_id:3177,theme:course] Thì hiện tại tiếp diễn (present continuous) Khái niệm Thì hiện tại tiếp diễn dùng để diễn tả sự việc xảy ra tại thời điểm và chúng ta đang nói. Và hành động đó còn tiếp tục diễn ra nhưng chưa chấm dứt.  Công thức (+): S + is/ am/ are + V-ing +  (-): S+ is/ am/ are + NOT + V-ing  (?): Is/ am/ are + S+ V-ing + O  EX:  I am teaching now (Bây giờ tôi đang dạy học) She is not running (Cô ấy thì không chạy) Are you working? (Bạn có đang làm việc không?) Cách sử dụng Diễn tả hành động đang diễn ra tại thời điểm nói. (Ví dụ I am eating my lunch right now - Bây giờ tôi đang ăn trưa) Những sự việc đang diễn ra trong khoảng thời gian hiện tại nhưng không nhất thiết phải diễn ra ngay tại thời điểm nói. Những hành động đi với thì tiếp diễn thường mang tính chất tạm thời. (I am looking for a job - Tôi đang tìm kiếm một công việc) Diễn tả sự việc lặp đi lặp lại gây sự bực mình hay khó chịu cho người nói, thường đi kèm trạng từ always, forever, …(He always annoys me - Anh ta luôn luôn làm phiền tôi.) Dùng để diễn tả một hành động sắp xảy ra trong tương lai theo kế hoạch đã định trước (I am arriving at 5.pm tomorrow - Tôi sẽ đến lúc 5 giờ chiều ngày mai.) Lưu ý: Không dùng thì hiện tại tiếp diễn với các động từ chỉ cảm giác như: be, see, hear, feel, realize, seem, remember, forget, understand, know, like, want, glance, smell, love, hate, ... Dấu hiệu nhận biết Trong thì hiện tại tiếp diễn thường có chứa các từ như sau: Now: bây giờ Right now Listen!: Nghe nào! At the moment At present Look!: nhìn kìa Watch out!: cẩn thận! Be quiet!: Im lặng Thì hiện tại hoàn thành (present perfect) Khái niệm Thì hiện tại hoàn thành được dùng để diễn tả một hành động sự việc diễn ra trong quá khứ nhưng vẫn kéo dài đến hiện tại và tương lai.  Công thức (+): S + have/ has + Past participle (V3) + O. (-): S + have/ has + not Past participle (V3) + O. (?): Have/ has +S+ Past participle (V3) + O? EX:  She has played the piano for over ten years. (Cô ấy đã chơi piano hơn 10 năm). Cách sử dụng  Diễn tả hành động xảy ra trong quá khứ và kéo dài đến hiện tại Ví dụ: She has played the piano for over ten years.(Cô ấy đã chơi piano hơn 10 năm và hiện tại vẫn còn chơi.) Diễn tả hành động xảy ra trong quá khứ và không rõ thời điểm, tuy nhiên kết quả có ảnh hưởng đến hiện tại. EX: She has lost her phone (Cô ấy đã bị mất điện thoại nên bây giờ không gọi cho ai được.) Được dùng với Since và For. Since+ là thời gian bắt đầu. Khi người nói dùng Since, người nghe phải tính thời gian là bao lâu. For+ khoảng thời gian (từ lúc đầu tới bây giờ).  Dấu hiệu nhận biết  Thì hiện tại hoàn thành thường chứa các từ trong câu như sau:  just, recently, lately: gần đây, vừa mới + for + N – quãng thời gian: trong khoảng (for a year, for a long time, …) already: rồi + since + N – mốc/ điểm thời gian: từ khi (since 1992, since June, …) before: trước đây, ever: đã từng  + yet: chưa (dùng trong câu phủ định và câu hỏi) never: chưa từng, không bao giờ so far = until now = up to now = up to the present: cho đến bây giờ Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn (present perfect continuous) Khái niệm Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn được dùng để diễn tả sự việc bắt đầu trong quá khứ và tiếp tục ở hiện tại có thể tiếp diễn ở tương lai sự việc đã kết thúc nhưng ảnh hưởng kết quả còn lưu lại hiện tại. Công thức (+): S has/have + been + V_ing + O (-): S+ hasn’t/ haven't been V-ing + O (?): Has/have+ S+ been V-ing + O? EX:  I have been looking you all day (Tôi vẫn chưa nhìn thấy bạn) She has not been studying English for 2 years (Cô ấy đã học tiếng anh được 2 năm rồi) Cách sử dụng Diễn tả một hành động bắt đầu ở quá khứ và còn đang tiếp tục ở hiện tại (nhấn mạnh tính liên tục) EX: She has been working here since 2010. (Cô ấy làm việc ở đây từ năm 2010 và vẫn đang làm). Diễn tả hành động vừa kết thúc với mục đích nêu lên tác dụng và kết quả của hành động ấy. EX: I am exhausted because I have been working all day. (Tôi kiệt sức bởi vì tôi đã làm việc cả ngày) Phân biệt với thì hiện tại hoàn thành: Thì hiện tại hoàn thành nhấn mạnh vào kết quả còn thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh vào quá trình. Cách nhận biết Về cơ bản thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn có dấu hiệu nhận biết giống như thì hiện tại hoàn thành.Trong câu thường xuất hiện các cụm từ như: All day, all week, all month: cả ngày/ tuần/tháng. Since, for Quá khứ đơn (past simple) Khái niệm Thì quá khứ đơn dùng để diễn tả một hành động, sự việc diễn ra và kết thúc trong quá khứ.  Công thức Với động từ thường: (+): S + V(past)+ O  (-): S + did + not + V (infinitive) + O  (?): Did + S+ V (infinitive)+ O ?  Với động từ Tobe: (+): S + was/were + (an/a/the) + N(s)/ Adj (-): S+ was/were + NOT + (an/a/the) + N(s)/ Adj (?): was/were + S+ (an/a/the) + N(s)/ Adj? Ví dụ:  I gone to my home last week. (Tôi đã về nhà vào tuần trước.) I was born in 1990 (Tôi sinh ra năm 1990.) Did you hang out with him last night?( Bạn có ra ngoài với anh ấy vào tối hôm qua không?) Cách sử dụng Diễn tả một hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.  EX: I graduated in 2000 ( Tôi đã tốt nghiệp vào năm 2000). Diễn tả một thói quen trong quá khứ. EX: I used to go swimming with neighbor friends when I was young. (Lúc nhỏ tôi đã từng đi bơi với các bạn hàng xóm) Diễn tả chuỗi hành động xảy ra liên tiếp trong quá khứ. EX:  I got up, brushed my teeth and then had breakfast. (Tôi thức dậy, đánh răng rồi ăn sáng) Thì hiện tại đơn dùng trong câu điều kiện loại 2.  EX: If you studied hard, you could pass the entrance examination. (Nếu bạn học hành chăm chỉ, thì bạn đã đậu kỳ thi đại học) Dấu hiệu nhận biết Một số từ thường xuất hiện trong thì quá khứ đơn như sau:  yesterday (hôm qua) last night/ last week/ last month/ last year: tối qua/ tuần trước/ tháng trước/ năm ngoái ago: Cách đây. (two hours ago: cách đây 2 giờ/ two weeks ago: cách đây 2 ngày …) when: khi (trong câu kể) Thì quá khứ tiếp diễn (past continuous) Khái niệm Thì quá khứ tiếp diễn được dùng để diễn tả một hành động, sự việc đang diễn ra xung quanh một thời điểm trong quá khứ.  Công thức (+): S + was/were + V-ing + O  (-): S + wasn’t/weren’t+ V-ing + O  (?): Was/Were + S+ V-ing + O? ( E.g: Were you watching the news at 7 o'clock yesterday?) Ví dụ: She was watching the news at 7 o'clock yesterday (Cô ấy đã xem thời sự lúc 7 giờ tối ngày hôm qua.) Cách sử dụng. Dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ. EX:  At 12 o’clock yesterday, we were having lunch. (Vào lúc 12h ngày hôm qua, chúng tôi đang ăn trưa.) Dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra thì một hành động khác xen vào. Hành động đang xảy ra chia thì quá khứ tiếp diễn, hành động xen vào chia thì quá khứ đơn. Ex:  He was chatting with his friend when his mother came into the room. (Cậu ta đang tán gẫu với bạn khi mẹ cậu ta vào phòng.) Dấu hiệu nhận biết Trong câu thường chưa các từ như:  at + giờ + thời gian trong quá khứ (at 12 o’clock last night,…) at this time + thời gian trong quá khứ. (at this time two weeks ago, …) in + năm (in 2000, in 2005) in the past (trong quá khứ) Trong câu có “when” khi diễn tả một hành động đang xảy ra và một hành động khác xen vào Quá khứ hoàn thành (past perfect) Khái niệm Thì quá khứ hoàn thành đùng dể diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ. Hành động nào xảy ra trước thì dùng thì quá khứ hoàn thành. Còn hành động xảy ra sau thì dùng thì quá khứ đơn.  Công thức (+): S + had + V3/ed + O  (-): S + had + not + V3/ed + O  (?): Had +S + V3/ed + O ? EX:  They had went to school before they went home( Họ đã đến trường trước khi về nhà.) They hadn’t eaten breakfast before they went to school( Họ đã không ăn bữa sáng trước khi đến trường.) Had they eaten breakfast before they went to school?( Họ có ăn sáng trước khi đến trường không?) Cách sử dụng Khi hai hành động cùng xảy ra trong quá khứ, ta dùng thì quá khứ hoàn thành cho hành động xảy ra trước và quá khứ đơn cho hành động xảy ra sau. EX: I met them after they had divorced. (Tôi gặp họ sau khi họ ly dị) Thì quá khứ hoàn thành diễn tả hành động đã xảy ra và đã hoàn tất trước một thời điểm trong quá khứ, hoặc trước một hành động khác cũng đã kết thúc trong quá khứ.  EX: We had had lunch when she arrived. (Khi cô ấy đến chúng tôi đã ăn trưa xong.) Hành động xảy ra như là điều kiện tiên quyết cho hành động khác EX: I had prepared for the exams and was ready to do well. (Tôi đã chuẩn bị rất tốt cho kỳ thi nên là tôi đã làm rất tốt => vì chuẩn bị rất tốt nên đã làm bài có kết quả tốt). Dấu hiệu nhận biết Trong thì quá khứ hoàn thành thường chứa các câu như:  until then, by the time, prior to that time, before, after, for, as soon as, by, ... before, after, when by, by the time, by the end of + time in the past EX: They had finished their work right before the deadline last week .(Họ đã hoàn thành công việc của họ ngay trước hạn chót vào tuần trước.) Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (past perfect continuous) Khái niệm Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn dùng để diễn tả hành động, sự việc xảy ra trong quá khứ và kết thúc trước một hành động cũng xảy ra trong quá khứ.  Công thức (+): She had + been + V-ing + O  (-): S+ hadn't been V-ing + O  (?): Had+S+been+V-ing + O?  Ví dụ: Betty fail the exam because she hadn’t been attending class. (Betty đã trượt bài kiểm tra vì cô ấy không tham gia lớp học.) Cách sử dụng Diễn đạt một hành động xảy ra kéo dài trước một hành động khác trong quá khứ (nhấn mạnh tính tiếp diễn) EX: I had been thinking about that before you mentioned it Diễn đạt một hành động kéo dài liên tục trước một thời điểm xác định trong quá khứ. EX: I had been thinking about that before you mentioned it. (Tôi vẫn đang nghĩ về điều đó trước khi câu đề cập tới.) Dấu hiệu nhận biết Thì quá khứ hoàn thành thường xuất hiện các cụm từ như: until then, by the time, prior to that time, before, after Thì tương lai đơn (simple future) Khái niệm Thì tương lại đơn được dùng khi không có kế hoạch hoặc quyết định làm việc gì trước tại thời điểm chúng ta đang nói.  Công thức (+):S + shall/will + V(infinitive) + O  (-): S + shall/will + not + V(infinitive) + O  (?): Shall/will+S + V(infinitive) + O ?  EX: She will move in to Ho Chi Minh next week. ( Cô ấy sẽ chuyển vào HCM vào tuần tới.) Cách sử dụng Diễn tả dự định nhất thời xảy ra ngay tại lúc nói.  Nói về một dự đoán dựa trên kinh nghiệm có được trong quá khứ. Khi đưa ra ý kiến, đề nghị EX: I will be there when you need. ( Tôi sẽ ở đó nếu bạn cần.) Dùng trong mệnh đề chính của câu điều kiện loại 1. EX: If you don’t hurry, you will be late. Dấu hiệu nhận biết Thì tương lại đơn thường xuất hiện các cụm từ như: tomorrow, next day/ next week/ next month/ next year,  in + thời gian, probably, perhaps, ... Thì tương lai tiếp diễn (future continuous) Khái niệm Thì tương lai tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động, sự việc đang diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.  Công thức (+): S + shall/will + be + V-ing O  (-): S + shall/will + not + be + V-ing + O (?): Shall/Will+S + be + V-ing + O? Ví dụ:  At 10 o'clock tomorrow morning he will be working. ( Vào lúc 10 giờ ngày mai chúng ta sẽ làm việc.) Cách sử dụng Dùng để nói về một hành động xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định. Dùng nói về một hành động đang xảy ra trong tương lai thì có hành động khác xen vào. Ví dụ: When you come home, I will be going to cinema. ( Khi bạn đến nhà thì thôi đang đi tới rạp chiếu phim.) Dấu hiệu nhận biết Trong câu thường chưa các cụm từ như sau:  at this time/ at this moment + thời gian trong tương lai: Vào thời điểm này …. At + giờ cụ thể + thời gian trong tương lai: vào lúc ….. EX: At 6 a.m tomorrow, I will be running in the park. (Vào 6h sáng mai, tôi đang chạy bộ trong công viên) Thì tương lai hoàn thành (future perfect) Khái niệm Thì tương lai hoàn thành dùng để diễn tả một hành động hay một sự vieenc hoàn thành trước một thời điểm trong tương lai.  Công thức (+):S + shall/will + have + V3/ed Ex: I will have finished my homework by 9 o’clock. (Tôi sẽ hoàn thành bài tập về nhà trước 9 giờ) (-): S + shall/will + not + have + V3/ed Ex: They will have not built their house by the end of this month. (Trước cuối tháng này, họ vẫn sẽ chưa xây xong ngôi nhà) (?): Shall/Will S + have + V3/ed ? Ex: Will you have finished your homework by 9 o’clock? (Bạn sẽ làm xong bài trước 9 giờ chứ?) Yes, I will / No, I won’t. Cách sử dụng Dùng để diễn tả một hành động hay sự việc hoàn thành trước một thời điểm trong tương lai. EX: I will have finished my homework before 10 o’clock this evening. (Cho đến trước 10h tối nay tôi sẽ hoàn thành xong bài tập về nhà rồi.) Dùng để diễn tả một hành động hay sự việc hoàn thành trước một hành động hay sự việc khác trong tương lai. EX: I will have made the meal ready before the time you come tomorrow. (Ngày mai tôi đã chuẩn bị bữa ăn sẵn sàng trước khi bạn đến.) Dấu hiệu nhận biết Trong câu thường xuất hiện các từ như:  By + thời gian tương lai, By the end of + thời gian trong tương lai, Before + thời gian tương lai By the time … Ví dụ: By the end of this month I will have taken an English course. (Cho tới cuối tháng này thì tôi đã tham gia một khóa học Tiếng Anh rồi.) Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn (future perfect continuous) Khái niệm Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động, sự việc xảy ra và diễn ra liên tục trước một thời điểm nào đó trong tương lai.  Công thức  (+): S + shall/will + have been + V-ing + O (-): S + shall/will + not + have + been + V-ing  (?): Shall/Will + S+ have been + V-ing + O ?  Cách sử dụng Diễn tả một hành động xảy ra trong quá khứ tiếp diễn liên tục đến một thời điểm cho trước trong tương lai: EX: By April 20th, I will have been working for this company for 10 years (Đến ngày 20 tháng Tư, tôi sẽ làm việc cho công ty này được 10 năm rồi) Dấu hiệu nhận biết Trong câu xuất hiện các từ như:  For + khoảng thời gian + by/ before + mốc thời gian trong tương lai Month By then EX: for 10 years by the end of this year (được 10 năm cho tới cuối năm nay) Thì thì tương lai gần (near future) Công thức (+): S + is/ am/ are + going to + V(Infinitive)  (+): S + is/ am/ are + not + going to + V(Infinitive)  (+): Is/ Am/ Are + S + going to + V(Infinitive)?  Cách sử dụng Dùng để diễn tả một dự định, kế hoạch trong tương lai. EX: Join is going to get married this year. (Join dự định sẽ kết hôn trong năm nay.) Dùng để diễn đạt một dự đoán có căn cứ, có dẫn chứng cụ thể. EX: Well, we’re certainly going to have a varied trip.( ồ, chúng tôi đã có một chuyến đi đáng giá.) Dấu hiệu nhận biết  Trong thì thường xuất hiện các cụm từ như sau: next (month, year,..), 2 weeks later, ...,  Phương pháp ghi nhớ 12 thì trong Tiếng Anh hiệu quả Lập bảng các thì trong Tiếng Anh một cách tóm tắt nhất Bạn có thể tham khảo bảng minh họa như sau: Bảng tổng hợp dấu hiệu và công thức các thì Ghi nhớ động từ chính của thì Mỗi thì sẽ có dấu hiện nhận biết và cách sử dụng khác nhau. Do đó, để ghi nhớ các thì, bạn phải nắm được các quy tắc xây dựng nên mỗi thì đó. Có như vậy thì việc ghi nhớ 12 thì trong Tiếng Anh sẽ trở nên dễ dàng hơn.  Cụ thể như sau:  Đối với các thì ở hiện tại, động từ và trợ động từ được chia ở cột thứ nhất trong bảng động từ bất quy tắc. Đối với các thì ở quá khứ, động từ và trợ động từ sẽ được chia ở cột thứ hai trong bảng động từ bất quy tắc. Đối với những thì ở tương lai, bắt buộc phải có từ “will/shall” trong câu và động từ có hai dạng là “to be” và “V_ing”. Nhớ công thức các thì dựa trên tên gọi của chúng Bạn thực hiện như sau: Bước 1: Bạn áp dụng cấu trúc như sau: quá khứ - hoàn thành - tiếp diễn. Bước 2: Nhìn theo thứ tự từ phải qua trái thì cách phân biệt như sau: Tiếp diễn: cần có to be và V-ing. Hãy viết V-ing xuống trước tiên sau đó mới xét đến to be. Bước 3: Với thì hoàn thành, bạn sử dụng have/has/had. Động từ trong câu chia ở dạng V3, do đó Tobe cũng ở dạng V3.  Bước 4: Để xác định have/has/had, bạn nhìn tiếp về phía bên trái có “Quá khứ”. Động từ quá khứ chia ở dạng V2 (quá khứ), có had thỏa mãn. Từ đó, bạn có cấu trúc: Had + been + V-ing Thực hành và luyện tập các bài tập thường xuyên Ngoài kiến thức lý thuyết, bạn cần áp dụng chúng vào các bài tập thực tế thì việc ghi nhớ kiến thức 12 thì sẽ trở nên đơn giản hơn.  Hiểu về khoảng thời gian sử dụng các thì Khi sử dụng các thì, bạn cần xác định được thời gian và mốc cụ thể. Những kiến thức về khoảng thời gian sử dụng các thì được mô tả như sau: Cách chia các thì trong Tiếng Anh Sử dụng sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy là một phương pháp giúp bạn học tập và ghi nhớ hiệu quả. Với sơ đồ này, bạn có thể ghi nhớ 12 thì cơ bản trong tiếng anh và tuyệt chiêu sử dụng chính xác nhất. Tìm một trung tâm học Tiếng Anh để học hiệu quả Nếu việc tự học khiến bạn cảm thấy chán nản hay khó khăn, hãy tìm những khóa học dạy Tiếng Anh Online chất lượng hoặc một trung tâm uy tín để tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.  Với phương pháp khoa học, giảng viên uy tín, việc học Tiếng Anh của bạn sẽ không còn trở nên nhàm chán nữa.  Kết luận Hiện nay, ngoài việc trang bị thêm cho mình nhiều ngoại như khác như: học Tiếng Hàn online, Tiếng Trung, Tiếng đức thì tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ được nhiều người quan tâm nhất. Và để hiểu và phân biệt được các thì trong tiếng Anh, sau khi học về lý thuyết 12 thì này thì tốt nhất là các bạn nên làm bài tập để rèn luyện. Trên đây là tất tần tật các thì trong hệ thống ngữ pháp tiếng Anh cơ bản bao gồm công thức, cách dùng và dấu hiệu nhận biết. Nếu bạn là người mới bắt đầu học tiếng Anh hay còn đang bỡ ngỡ về thế giới kiến thức rộng lớn thì đừng quá lo lắng. Những chia sẻ vừa rồi chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc học Tiếng Anh. Và ngoài ra đừng bỏ qua khóa học Tiếng Anh cho người mất gốc đến từ chuyên gia hàng đầu Unica sẽ giúp bạn hệ thống lại toàn bộ kiến thức đấy nhé! Chúc bạn thành công! >>> Xem thêm:  Công thức câu bị động trong tiếng Anh Chinh phục trời Tây với Top 3 khóa học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản online đỉnh cao
Xem thêm bài viết

Tin học văn phòng

Cách sửa lỗi font chữ trong word tự động cực nhanh chóng, đơn giản Cách sửa lỗi font chữ trong word tự động cực nhanh chóng, đơn giản Một trong những lỗi thường hay gặp nhất khi làm việc với word đó là lỗi font chữ. Lỗi font chữ khiến cho các ký tự bị sai chính tả, văn bản trông khó đọc và thiếu tính thẩm mỹ. Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến font chữ và đang tìm cách sửa lỗi font chữ trong word, bài viết sau Unica sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn. Mời bạn đọc tham khảo những nội dung chi tiết mà Unica sẽ chia sẻ qua bài viết nhé. Nguyên nhân bị lỗi font chữ trong Word Lỗi font chữ trong word xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Cụ thể nguyên nhân gây lỗi có thể kể đến như: Lỗi font chữ là lỗi thường gặp khi bạn download một tài liệu trên mạng Internet Khi bạn download một tài liệu trên internet, bạn rất hay gặp lỗi font chữ. Nguyên nhân chính là do tài liệu đó sử dụng font chữ không được cài đặt trên máy tính của bạn. Ngoài ra, lỗi font chữ cũng có thể xảy ra do lỗi định dạng của tài liệu hoặc do lỗi hệ thống hoặc xung đột phần mềm. Lỗi font chữ trong Word Máy tính của bạn không có sẵn font chữ mà người dùng sử dụng Trong một số trường hợp, lỗi font chữ trong word cũng có thể là do máy tính của bạn không có sẵn font chữ mà người dùng sử dụng. Khi máy tính không có sẵn font chữ tương thích, word sẽ sử dụng font chữ mặc định, từ đó gây lỗi font. Nếu bạn đang muốn đạt 900+ điểm MOS Word thì hãy nhanh tay đăng ký khóa học của Unica. Từ khóa học này, bạn sẽ biết các dùng tab file, tab view, tab home, tab layout,... Kết thúc khóa học sẽ có bài thi thử và phần chữa đề chi tiết cho học viên. Đồng thời, chuyên gia sẽ chia sẻ một số lưu ý khi thi MOS Word để bạn vượt qua kỳ thi một cách thuận lợi nhất. Đăng ký học ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:709,theme:course] [course_id:856,theme:course] [course_id:2295,theme:course] Khi copy dữ liệu từ một máy tính khác về máy mình Khi copy dữ liệu từ một máy tính khác về máy mình của bạn, mà máy tính của bạn lại không có sẵn font chữ tương thích với người sử dụng trên máy tính khác thì lỗi font chữ sẽ xảy ra. Khi này nếu không biết cách chỉnh sửa file word bị lỗi font thì văn bản copy về sẽ không thể đọc được. Vì vậy, bạn hãy tham khảo các cách chuyển font chữ bị lỗi online có thể khắc phục được nhanh nhất nhé. Đoạn văn bản Word bị mã hóa thành các ký tự, thiếu từ hoặc bị sai chính tả Văn bản nếu như bị lỗi font chữ thì một trong những biểu hiện rõ ràng và dễ nhận thấy nhất đó là đoạn văn bản word bị mã hóa thành các ký tự lung tung, thiếu từ hoặc bị sai chính tả. Để giải quyết vấn đề này, chỉ có cách sửa file lỗi font. Văn bản bị lỗi mã hoá thành các ký tự Hướng dẫn cách sửa lỗi font chữ trong word Sau khi đã biết lỗi font chữ trong word do đâu, phần tiếp theo bài viết chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn sửa file bị lỗi font nhanh chóng và hiệu quả chỉ với vài thao tác rất cơ bản. Cùng khám phá nhé. Sửa lỗi font chữ trong Word bằng Unikey Ưu điểm: tiết kiệm thời gian, đơn giản, dễ thực hiện, không cần phải xác định Font chữ gốc của tài liệu. Hạn chế: Unikey không hỗ trợ chuyển đổi khi không đúng Font chữ Lưu ý: Với cách sửa lỗi Font chữ trong Word bằng Unikey, bạn phải xác định được bảng mã phù hợp với dữ liệu của mình. Trong đó: Bảng mã TCVN3 (hay ABC): Bảng mã bao gồm các Font chữ bắt đầu bằng .Vn. Chẳng hạn như: .VNTime, .VnArial… Bảng mã VNI Windows: Bảng mã bao gồm những font chữ có tên bắt đầu bằng VNI-. Chẳng hạn như: VNI-Viettay, VNI-Disney… Bảng mã Unicode: Bảng mã Unicode chuẩn quốc tế sẽ không có phần tiền tố đứng trước tên. Chẳng hạn như: Arial, Times New Roman… Cụ thể cách sửa lỗi font chữ trong word bằng Unikey như sau: Bước 1: Mở văn bản bị lỗi font chữ trên mấy tính => Sao chép phần văn bản bị lỗi vào Word. Bước 2: Mở hộp thoại Unikey Toolkit bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F6 -> nhấn vào Đảo bảng mã.  Lúc này, nguồn là Font TCVN3 (ABC) và Đích là Font Unicode. Đây là 2 Font chữ phổ biến được dùng để sửa lỗi. Tuy nhiên bạn có thể điều chỉnh nhiều Font chữ khác nhau nếu bạn biết văn bản của mình đang gặp lỗi Font gì.  Mở hộp thoại Unikey Toolkit  Bước 3: Nhấn vào chuyển mã -> OK -> nếu có thông báo Successfully Converted RTF Clipboard -> Nhấn Đóng.  Thao tác sửa lỗi font chữ Bước 4: Dán đoạn văn bản ra Word bằng phím Ctrl + V. Kết quả nhận được >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "Sách hướng dẫn thực hành Word từ cơ bản đến nâng cao" [blog_custom:3] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2850&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Sửa lỗi font chữ trong Word với bộ cài phông tiếng Việt Ưu điểm: Hiệu quả tốt, thao tác đơn giản, dễ thực hiện, có thể sử dụng cho những lần tiếp theo mà không cần chuyển mã.  Hạn chế: Để sử dụng được cách này, bạn phải xác định được Font chữ nguyên thể đầu tiên của văn bản.  Tải và cài Full chữ Bước 1: Tải Font chữ về máy của bạn Link tải Full Font chữ: TẠI ĐÂY Link tải Font chữ trên Google Font: TẠI ĐÂY Bước 2: Giải nén cho File vừa tải. Giản nén file vừa tải Bước 3: Tiếp tục tiến hành fiải nén các file chứa font ở bên trong file bộ cài đặt Font Full vừa tải về. Giải nén file trong bộ Font Full Bước 4: Mở từng file chứa font chữ đã được giải nén -> sao chép toàn bộ font chữ trong file đó. Sao chép toàn bộ file Bước 5: Chọn This PC -> chọn ổ C:\ -> Thư mục Windows -> Thư mục font chữ để truy cập vào file font chữ.  Truy cập vào file font chữ Bước 6: Nhấn Ctrl + V cài đặt toàn bộ Font chữ còn thiếu vào file font  Nếu máy tính của bạn báo trùng F=font thì có nghĩa là font trên máy tính của bạn giống bộ cài Font Full chữ tải về. Khi gặp trường hợp này, bạn chỉ cần chọn các mục như sau: Chọn Yes để ghi đè lên Font cũ. Chọn No để bỏ qua Font đang Copy.  Lưu ý: Bạn có thể tích chọn vào ô Do this for all current items để thực hiện thao tác cho font chữ khác mà không cần nhấn Yes cho mỗi lần muốn ghi đè hoặc No cho mỗi lần bỏ qua.  Chọn Yes hoặc No Cách sửa lỗi Font chữ trong Word bằng Font chữ Full Bước 1: Dùng chuột bôi đen phần văn bản bị lỗi, sau đó nhấn Ctrl + C để sao chép. Copy phần bị lỗi font chữ Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F6 để hiện hộp thoại Unikey Toolkit -> chọn font chữ phù hợp cho nguồn và đích.  Chọn font chữ phù hợp Bước 3: Chọn mục chuyển mã -> nhấn OK -> Khi có thông báo Successfully converted RTF clipboard -> chọn Đóng.  Thao tác sửa lỗi font chữ với bộ cài Font Tiếng Việt  Bước 4: Nhấn Ctrl + V để dán và xem kết quả.  Kết quả nhận được Kết luận Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách sửa lỗi font chữ trong Word vô cùng đơn giản. Với hướng dẫn chi tiết về cách sửa này, chắc chắn bạn sẽ có được nhưng bản thảo word đẹp và chuyên nghiệp nhất. Nếu bạn muốn học tin học văn phòng Online, đặc biệt là học Word Online hiệu quả thì nhất định không nên bỏ lỡ những kiến thức này. >>> Xem thêm:  Cách sửa lỗi file Word bị mã hóa chi tiết và đơn giản Khóa học Microsoft Office Word cơ bản đến nâng cao chỉ 299K Cách tìm và thay thế trong word nhanh chóng bạn nên biết Cách xem trước khi in trong Word cực đơn giản, chỉ mất vài giây
Cách xem trước khi in trong Word cực đơn giản, chỉ mất vài giây Bạn đang muốn in một tài liệu word nhưng không biết tài liệu của bạn sẽ trông như thế nào sau khi in? Bạn muốn kiểm tra lại các lỗi nhỏ, định dạng và bố cục của tài liệu word trước khi in? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xem trước khi in trong word cực đơn giản. Bạn cũng sẽ biết được khi nào cần xem trước khi in và lợi ích của việc xem trước khi in ở trong word. Cùng tìm hiểu ngay.  Khi nào cần xem trước khi in? Xem trước khi in là một chức năng hữu ích trong word, cho phép bạn xem được tài liệu word của bạn sẽ trông như thế nào khi in ra giấy. Bạn nên xem trước khi in trong những trường hợp sau đây: Khi bạn muốn in một tài liệu word quan trọng, như báo cáo, luận văn, hợp đồng,… Khi bạn muốn in một tài liệu word có nhiều hình ảnh, biểu đồ, bảng,… Khi bạn muốn in một tài liệu word có nhiều trang, đặc biệt là khi bạn muốn in hai mặt giấy. Khi bạn muốn in một tài liệu word có nhiều thiết lập khác nhau, như kích thước giấy, lề, căn lề,… Xem trước khi in trong Word Lợi ích của việc xem trước khi in trong Word Xem trước khi in trong word có nhiều lợi ích như là kiểm tra được những lỗi nhỏ trong văn bản, kiểm tra định dạng của văn bản, biết trước được tài liệu sau khi in sẽ thế nào và tránh sai sót phải in nhiều lần. Cụ thể như sau: Kiểm tra được các lỗi nhỏ trong file Word: Khi bạn xem trước khi in trong word, bạn có thể phát hiện và sửa được các lỗi nhỏ trong file word, như lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi định dạng,… Điều này sẽ giúp bạn tránh được những sai sót đáng tiếc khi in tài liệu word. Kiểm tra được định dạng trong Word có như mong muốn: Khi bạn xem trước khi in trong word, bạn có thể kiểm tra được định dạng trong word có như mong muốn hay không, như kích thước giấy, lề, căn lề, khoảng cách dòng, font chữ, màu sắc,… Bạn có thể điều chỉnh được các thiết lập này để đảm bảo tài liệu word của bạn được in đúng ý mình. Kiểm tra được định dạng trong Word có như mong muốn Biết được tài liệu sau khi in sẽ như thế nào: Khi bạn xem trước khi in trong word, bạn có thể biết được tài liệu sau khi in sẽ như thế nào như bố cục, hình ảnh, biểu đồ, bảng,… Bạn có thể xem được tài liệu word của mình sẽ trông như thế nào trên giấy, có phù hợp với mục đích và nội dung của tài liệu hay không. >> Xem thêm: Cách in ngang trong Word 2016, 2013, 2010, 2007, 2003 Thành thạo các dùng tab file, tab view, tab home, tab layout,... trong Word bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn sử dụng thành thạo công cụ Word giúp tối ưu thời gian chỉnh sửa và soạn thảo. Từ việc thành thạo Word sẽ tạo tiền đề và bước đệm vững chắc để tạo nhiều cơ hội hơn đến đỉnh cao sự nghiệp. Đăng ký ngay: [course_id:1378,theme:course] [course_id:856,theme:course] [course_id:709,theme:course] Tránh bị sai và in lại nhiều lần: Khi bạn xem trước khi in trong word, bạn có thể tránh được việc in sai và in lại nhiều lần, gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Bạn có thể chắc chắn rằng tài liệu word của bạn đã được kiểm tra kỹ và sửa chữa hoàn chỉnh trước khi in. Tránh bị sai và in lại nhiều lần Hướng dẫn cách xem trước khi in trong word Sau khi biết được lợi ích của việc xem trước khi in trong word, bạn có thể muốn biết cách làm như thế nào. Bạn có thể xem trước khi in trong word bằng cách sau đây: Cách xem trước bản in trong word 2010, 2013, 2016, 2019 Đây là cách soi văn bản trước khi in cho các phiên bản word mới nhất. Bạn chỉ cần làm theo các bước sau: Bước 1: Trên thanh công cụ, bạn chọn thẻ File. Chọn thẻ File Bước 2: Chọn mục Print hoặc nếu muốn mở nhanh thì bạn có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl + F2.  Chọn mục Print Bước 3: Nhìn sang màn hình phía bên tay phải, bạn có thể xem văn bản trước khi in. Xem trước bản in trong Word  Xem trước trang in trong word 2007 Đây là cách xem trước khi in trong word cho phiên bản word cũ hơn. Bạn cũng có thể làm theo các bước sau: Bước 1: Sau khi mở File Word cần xem trước khi in, bạn click chọn nút Microsoft Button. Tiếp đó, bạn chọn mũi tên trong phần Print Preview.  Chọn mũi tên trong phần Print Preview Bước 2: Word sẽ hiển thị nội dung xem trước cho bạn.  Phần xem trước trong Word Bước 3: Sử dụng các lệnh ở thanh Ribbon để thực hiện thao tác. Trong đó: Print: In. Page Setup: Chỉnh sửa thiết lập trang (canh lề, lặp tiêu đề,...). Zoom: Phóng to. Next Page: Trang kế tiếp. Previous Page: Trở lại trang trước. Show Margins: Hiển thị lề. Close Print Preview: Thoát phần xem trước. Các lệnh ở thanh Ribbon >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "Sách hướng dẫn thực hành Word từ cơ bản đến nâng cao" [blog_custom:3] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2850&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Xem trước khi in đối với Google Docs Không chỉ làm việc với Excel, đôi khi bạn sẽ cần dùng tới Google Docs để soạn thảo văn bản. Vậy khi cần in tài liệu từ Google Docs thì chắc chắn rằng bạn cũng muốn xem trước khi in. Nếu chưa biết thao tác này, mời bạn xem nội dung dưới đây: Bước 1: Mở trang Google Docs và nhấn vào mục Print trên thanh công cụ.  Nhấn vào mục Print Bước 2: Sau thao tác này, Google Docs sẽ trả về một trang xem trước như hình dưới đây. Bạn có thể nhìn thấy chế độ xem trước khi in ở phía bên tay trái của màn hình. Xem trước bản in trong Goole Docs Kết luận Như vậy, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách xem trước khi in trong Word dành cho nhiều phiên bản. Unica hy vọng những thông tin trên hữu ích để giúp bạn học tin học văn phòng Online hiệu quả hơn.  >>> Xem thêm:  Cách in 2 mặt trong word 2007, 2010, 2013, 2016 Khóa học Microsoft Office Word cơ bản đến nâng cao Cách chỉnh khoảng cách chữ trong word chi tiết mới nhất
Cách hiện thanh công cụ trong word 2003, 2007, 2010, 2013
Cách hiện thanh công cụ trong word 2003, 2007, 2010, 2013 Thanh công cụ word chứa rất nhiều chức năng giúp bạn chỉnh sửa và định dạng văn bản nhanh chóng. Do đóng một vai trò vô cùng quan trọng nên thanh công cụ word thường được hiển thị ở trên đầu để cho người dùng thuận tiện thao tác. Tuy nhiên, sẽ có lúc vì nhiều lý do mà thanh công cụ này lại bị ẩn. Vậy cách hiện thanh công cụ trong word như thế nào? Bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau đây để biết câu trả lời nhé. Giới thiệu về thanh công cụ Ribbon trong Word  Trước khi đi tìm hiểu về cách bật thanh công cụ trong word bạn cần phải hiểu rõ về khái niệm thanh công cụ trong word là gì. Thanh công cụ trong word hay thanh Ribbon là một phần rất quan trọng của giao diện word. Thanh Ribbon thường nằm ở vị trí trên cùng của giao diện word. Thanh công cụ Ribbon chứa các lệnh để thực hiện các thao tác soạn thảo, chỉnh sửa văn bản, chèn đối tượng, định dạng văn bản,... Cách bật thanh công cụ trong word Thanh công cụ Ribbon được chia thành các tab, mỗi tab sẽ chứa các lệnh liên quan đến một nhóm chức năng. Các tab thường gặp trong Word bao gồm: Home: Chứa các lệnh để định dạng văn bản, căn lề,... Insert: Chứa các lệnh để chèn đối tượng, hình ảnh,... Page layout: Chứa các lệnh để định dạng trang, bố cục trang,... References: Chứa các lệnh để chèn tài liệu tham khảo, chú thích,... Mailings: Chứa các lệnh để tạo thư, gửi thư,... Review: Chứa các lệnh để xem trước, kiểm tra chính tả,... View: Chứa các lệnh để xem văn bản, định dạng văn bản,... Để sử dụng một lệnh trên thanh công cụ Ribbon, bạn hãy nhấp trực tiếp vào lệnh đó. Hoặc bạn có thể nhấp vào mũi tên thả xuống bên cạnh lệnh để xem các tùy chọn liên quan đến lệnh. Để thuận tiện làm việc, bạn có thể tùy chỉnh thanh công cụ Ribbon. Cách tuỳ chỉnh như sau: Bạn hãy nhấp chuột phải vào bất kỳ vị trí nào trên thanh công cụ Ribbon => Chọn Customize Ribbon. Trong hộp thoại Customize Ribbon, bạn có thể thêm, xóa hoặc sắp xếp các lệnh trên thanh công cụ Ribbon. Thanh Ribbon được chia làm 2 loại Lý do cần ẩn/hiện thanh công cụ trong Word Trong quá trình làm việc với word có lúc bạn cần hiện thanh công cụ Ribbon nhưng có lúc bạn lại cần ẩn. Tại sao vậy? Sau đây là những lý do bạn cần ẩn/hiện thanh công cụ trong word: Để tăng diện tích màn hình cho văn bản: Khi thanh công cụ Ribbon bị ẩn, bạn sẽ có thêm không gian để xem văn bản. Điều này rất hữu ích khi bạn đang phải soạn thảo những văn bản dài hoặc phức tạp. Để đơn giản hóa giao diện. Nếu bạn chỉ cần sử dụng một số lệnh cơ bản, bạn hãy ẩn thanh công cụ Ribbon để đơn giản hóa giao diện, tránh gây rối mắt. Điều này giúp bạn tập trung vào văn bản và tránh bị phân tâm bởi các lệnh không cần thiết. Để tùy chỉnh giao diện: Bạn có thể ẩn hoặc hiện các tab hoặc lệnh cụ thể trên thanh công cụ Ribbon để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. >> Xem thêm: Gợi ý cách làm dấu gạch ngang trong Word chi tiết Lý do cần ẩn/hiện thanh công cụ trong Word Hướng dẫn hiện thanh công cụ trong Word Có rất nhiều cách hiển thị thanh công cụ trong word, mỗi phiên bản sẽ tương ứng với một cách thực hiện khác nhau. Sau đây Unica sẽ chia sẻ chi tiết cách lấy thanh công cụ trong word cho bạn tham khảo, cùng khám phá nhé. Cách hiện thanh công cụ trong Word 2010, 2013, 2016, 2019 Cách thực hiện như sau: Chọn mũi tên như hình minh họa -> chọn Show Tabs (chỉ hiện thanh Tab) hoặc Show Tabs and Commands ( hiện toàn bộ thanh Tab). Thao tác hiện thanh công cụ trong Word  Hoặc bạn có thể thực hiện như sau: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F1. Chọn một thẻ Tab bất kỳ -> sau đó nhấn chuột trái 2 lần liên tiếp. Nhấn chuột phải vào Tabs -> chọn Collapse the Ribbon -> nhấn vào nút Collapse để ẩn/hiện thanh Ribbon.  Mos Word là chứng chỉ tin học văn phòng thông dụng mà đa số người làm việc nơi công sở đều cần. Thay vì mất thời gian tham gia các khóa học offline thì giờ đây bạn hoàn toàn có thể tham gia khóa học Mos Word online của Unica. Thông qua khóa học này, bạn hoàn toàn có thể nắm chắc toàn bộ kiến thức về công cụ Microsoft Word từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, bạn sẽ được bổ sung và trau dồi kiến thức về công cụ Word bị thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc. Sau khóa học, bạn có thể tự tin thi MOS Word với số điểm trên 900+. Bạn còn chờ gì nữa mà không đăng ký học ngay: [course_id:709,theme:course] [course_id:856,theme:course] [course_id:2295,theme:course] Cách làm hiện thanh công cụ trong word 2007, 2010  Trong trường hợp còn hiển thị Menu, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng mũi tên như hình là được.  Chọn biểu tượng mũi tên Trong trường hợp mất cả thanh Menu và Commands, bạn thực hiện 4 bước như sau: Bước 1: Vào File -> chọn Options Chọn Options Bước 2: Vào Customize Ribbon -> chọn Rest. Chọn Rest Bước 3: Chọn Reset All Customizations. Chọn Reset All Customizations Bước 4: Trong cửa sổ Microsoft Office -> nhấn Yes. Chọn Yes Cách bật thanh công cụ trong word 2003 Các bước thực hiện cách hiện thanh công cụ trong word như sau: Bước 1: Trên thanh công cụ, vào thẻ View -> chọn Toolbars. Hiện thanh công cụ trong Word - Hình 7 Bước 2: Chọn Standard và Formatting Hiện thanh công cụ trong Word - Hình 8 >> Xem thêm: Cách mở 2 file Word cùng lúc trên màn hình dễ dàng Hướng dẫn ẩn thanh công cụ Ribbon trong Word Tương tự như các hiện thanh công cụ trong word, khi ẩn thanh Ribbon cũng có rất nhiều cách. Sau đây là hướng dẫn một số cách tiêu biểu cho bạn tham khảo: Cách ẩn thanh Ribbon trong Word 2010, 2013, 2016, 2019 Bước 1: Nhấn chuột phải vào thanh Tab trong Word -> chọn Collapse the Ribbon. Ẩn thanh công cụ trong Word - Hình 1 Bước 2: Nhấn vào nút Collapse hình tròn nhỏ như mô tả trên hình để làm ẩn/hiện thanh Ribbon. (Hoặc bạn có thể nhấn tổ hợp phím (Ctrl + F1).  Ẩn thanh công cụ trong Word - Hình 2 Cách ẩn thanh Ribbon trong Word 2007, 2010 Bước 1: Nhấn chuột phải vào vị trí bất kỳ trên thanh Ribbon. Bước 2: Chọn vào phần Minimize the Ribbon. (Hoặc bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + F1). Ẩn thanh công cụ trong Word - Hình 3 Cách ẩn thanh Ribbon trong Word 2003 Bước 1: Vào View -> chọn Toolbars Ẩn thanh công cụ trong Word - Hình 4 Bước 2: Chọn Standard và Formatting. Ẩn thanh công cụ trong Word - Hình 5 Cách ẩn/hiện thanh công cụ Ribbon trong Word trên MacOS Về cơ bản cách hiển thị thanh công cụ trong word 2016, 2010 trên MacOS không hề khó. Tuy nhiên với người mới làm quen với MacOS thì chắc vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Sau đây Unica sẽ hướng dẫn bạn thao tác thực hiện: Đầu tiên bạn nhấn vào thẻ Home lần 1 để ẩn thanh công cụ trong Word. Tiếp theo bạn nhấn vào thẻ Home lần 2 để hiện thanh công cụ.  Các sự cố thường gặp khi làm việc với thanh công cụ trong Word Mặc dù cách ẩn/ hiện thanh công cụ Ribbon trong word không khó, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đôi khi bạn sẽ gặp lỗi. Sau đây là một số sự cố thường gặp khi làm việc với thanh công cụ Ribbon bạn cần chú ý: Thanh công cụ bị ẩn đi Có hai nguyên nhân phổ biến khiến thanh công cụ bị ẩn đi trong word đó là: Bạn vô tình ấn nhầm ẩn công cụ và tuỳ chọn ẩn thanh công cụ được bật. Để kiểm tra xem bạn có vô tình ẩn thanh công cụ hay không, bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + F1. Nếu thanh công cụ xuất hiện, bạn đã vô tình ẩn thanh công cụ. Để hiển thị thanh công cụ, bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + F1 một lần nữa. Trường hợp bạn muốn kiểm tra xem thanh công cụ có bị ẩn đi không thì bạn thực hiện theo các bước sau: Từ thanh menu chọn File => Chọn Options => Hộp thoại Word Options xuất hiện bạn chọn Customize Ribbon. Tiếp theo trong ngăn ngăn Customize the Ribbon bạn chọn Main Tabs. Trong danh sách Show tabs hãy đảm bảo chắc chắn một điều rằng tất cả các tab đều được chọn. Cuối cùng nhấn OK để lưu. Thanh công cụ word bị ẩn Thanh công cụ bị đóng băng Thanh công cụ bị đóng băng trong Word xảy ra khi thanh công cụ không thể phản hồi các thao tác của bạn. Nguyên nhân gây ra lỗi này bắt nguồn từ một số vấn đề như: Lỗi hệ thống, xung đột phần mềm, lỗi phần mềm Để khắc phục lỗi thanh công cụ bị đóng băng, bạn hãy áp dụng các cách sau: Khởi động lại máy tính của bạn: Khởi động lại máy tính có thể khắc phục các lỗi hệ thống hoặc xung đột phần mềm. Sử dụng Word ở chế độ an toàn: Chế độ an toàn sẽ khởi động Word mà không cần các tiện ích bổ sung hoặc ứng dụng khác. Điều này sẽ giúp bạn xác định xem ứng dụng hoặc tiện ích bổ sung nào đang gây ra lỗi. Cập nhật phiên bản Word của bạn: Microsoft thường xuyên phát hành các bản cập nhật để khắc phục các lỗi. Vì vậy bạn hãy cập nhật word thường xuyên nhé. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "Sách hướng dẫn thực hành Word từ cơ bản đến nâng cao" [blog_custom:3] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2850&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]  Lỗi khi tùy chỉnh thanh công cụ trong Word Khi tuỳ chỉnh thanh công cụ trong word bạn sẽ gặp 2 lỗi phổ biến nhất đó là: Lệnh không được thêm hoặc ẩn. Nguyên nhân do lệnh đó không khả dụng trong phiên bản word hoặc lệnh đó đã được đặt thành ẩn theo mặc định. Lệnh không hoạt động. Nguyên nhân do lệnh bị vô hiệu hoá, không tương thích với phiên bản word hoặc do lệnh đó đã bị ẩn. Lỗi khi tùy chỉnh thanh công cụ trong Word Một vài lệnh không hoạt động Nếu như thanh công cụ Ribbon hoạt động bình thường thì tất cả các tab đều có thể thao tác để chỉnh sửa văn bản. Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn sẽ gặp tình trạng word có một vài lệnh không hoạt động. Nguyên nhân có thể là do lệnh đó đã bị vô hiệu hoá. Cách khắc phục: Bạn mở hộp thoại Customize the Ribbon và chọn tab Main Tabs. Trong danh sách Show tabs, đảm bảo rằng tab chứa lệnh bạn muốn hiển thị được chọn. Không lưu các tùy chỉnh Lỗi không lưu được các tùy chỉnh có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau: Bạn chưa lưu các thay đổi của mình. Để lưu các thay đổi bạn nhấn Ctrl + S hoặc chọn Save từ menu File. Bạn đã sử dụng một phím tắt để hủy bỏ các thay đổi của mình. Nếu bạn đã sử dụng phím tắt Ctrl + Z, bạn hãy nhấn phím Ctrl + Y để khôi phục các thay đổi của mình. Kết luận Thông qua nội dung bài viết trên, chắc chắn bạn đã có thể tự mình thực hiện cách hiện thanh công cụ trong word vô cùng đơn giản. Unica hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ sẽ hữu ích đối với bạn đọc giúp bạn học tin học văn phòng Online hiệu quả hơn.
Xem thêm bài viết

Tài chính & Kế toán

Chương trình đào tạo Thấu hiểu tài chính cá nhân - Chuyên gia Trần Khánh Tư
Chương trình đào tạo Thấu hiểu tài chính cá nhân - Chuyên gia Trần Khánh Tư Trong xã hội hiện đại, quản lý tài chính trở thành kỹ năng sống còn không thể thiếu. Tuy nhiên, thật tiếc vì hiện nay kỹ năng này chưa được giảng dạy phổ biến trong nhà trường. Đó chính là lý do tại sao năm 2022 vừa qua, rất nhiều người có tiền nhưng đã mất đi nhanh chóng hàng chục tỷ đồng vào những cơ hội đầu tư đầy rủi ro. Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý tài chính trong cuộc sống, Unica đã xây dựng chương trình đào tạo với chủ đề “Thấu hiểu tài chính cá nhân” do chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư trực tiếp giảng dạy. Thông tin chương trình đào tạo Chủ đề: THẤU HIỂU TÀI CHÍNH CÁ NHÂN Giảng viên: Chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư Phó chủ tịch HĐQT phụ trách chiến lược kinh doanh AI Next Global - CEO Unica.vn. Anh giữ vai trò cố vấn chiến lược kinh doanh, cho các doanh nghiệp bất động sản và các tập đoàn bệnh viện quốc tế lớn ở Việt Nam: UNICA.VN, MSH GROUP, AIVA GROUP, MEGAN HOLDING,... Nhà huấn luyện, coaching giảng viên, nhà đào tạo Từng cư trú tại Úc, New Zealand và học tập trải nghiệm hơn 27 Quốc gia như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Bhutan.... Đặc biệt trong năm 2023, anh đã tự đi đến 7 quốc gia để trải nghiệm học tập và làm việc. Anh bay hơn 80 chuyến bay trong nước và quốc tế. Đi đến làm việc tại 15 tỉnh thành ở Việt Nam. Cùng giáo sư Ngô Bảo Châu. Đến đất nước Bhutan học tập và phát triển bản thân. Thời gian: 28/05/2024 vào lúc 19h30 - 22h30 Hình thức tổ chức: Online qua nền tảng Zoom Thành phần tham gia: Chương trình đào tạo phù hợp với tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia. Học phí: Miễn phí 100% [trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Mục đích của chương trình đào tạo Thứ nhất: Chương trình trang bị cho bạn kiến thức tài chính cá nhân giúp bạn xác định rõ mục tiêu tài chính của mình là gì? Cách để đạt được mục tiêu đó? Nắm được các kiến thức về tài chính sẽ là “chìa khoá” giúp bạn kiếm tiền nhanh hơn. Thứ hai: Bằng việc phân tích chi tiết 2 nhóm người: kiếm được tiền nhưng không giữ được tiền, học rất nhiều nhưng vẫn loay hoay trong cuộc sống mãi chưa kiếm được tiền. Chương trình giúp bạn thực sự hiểu tư duy về tiền. Cách để thoát khỏi vòng xoáy nô lệ của tiền? Cách để nhân bản tiền gấp nhiều lần? Thứ ba: Chia sẻ cho bạn 5 quy tắc tài chính có thể áp dụng được ngay để tối ưu hoá thu nhập. Tìm kiếm và chia sẻ các kênh đầu tư thông minh phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân, tránh mọi rủi ro trong quá trình đầu tư. Thứ tư: Bên cạnh việc chia sẻ kiến thức về tiền, chuyên gia Trần Khánh Tư còn giúp bạn nâng tầm tri thức tài chính. Cách thấu hiểu định luật cân bằng trong tài chính “kiến thức đến đâu, tiền theo đến đó”. Thứ năm: Chương trình giúp bạn bảo vệ tài sản, kiểm soát chi tiêu hợp lý, tiết kiệm nhiều hơn, tránh lãng phí tiền bạc vào những việc không cần thiết.  Thứ sáu: Chia sẻ cho bạn về tầm nhìn của giới siêu giàu để thấy diễn biến các giai đoạn của nền kinh tế. Từ đó, giúp bạn biết cách bảo vệ tài sản và gia đình của mình khỏi những rủi ro và khó khăn có thể xảy ra trong tương lai, bằng cách sử dụng các sản phẩm bảo hiểm và quyền lợi thuế. Nội dung nổi bật của sự kiện Chương trình đào tạo này có gì khác so với các chương trình về tài chính khác trên thị trường? Chương trình đào tạo: “Thấu hiểu tài chính cá nhân” của chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư được thiết kế dành riêng cho bạn. Khoá học phù hợp với số đông mọi người, bao gồm: Người đi làm văn phòng thông thường, không có kiến thức chuyên môn về tài chính, không có nhiều thời gian. Người đang làm kinh doanh không có quá nhiều vốn nhưng vẫn muốn có được kiến thức, công cụ và sự tự tin để làm chủ tiền bạc. Người bình thường muốn bảo vệ tài sản cá nhân, muốn kiểm soát chi tiêu hợp lý và muốn tìm kiếm và lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Chương trình đào tạo tài chính cá nhân này hoàn toàn mang tính ứng dụng, không có lý thuyết suông và khó hiểu, không có chi tiết thừa. Chương trình xác định rõ mục tiêu, hướng dẫn cho bạn các bước cần thực hiện để tự do và thấu hiểu tài chính cá nhân của mình. Toàn bộ kiến thức chia sẻ trong bài viết đều rất thực tế và mang tính khách quan cao để hướng đến mục tiêu cuối cùng là cải thiện chất lượng cuộc sống. Sau buổi đào tạo, bạn được hưởng thụ những niềm vui và ước mơ của mình, cũng như chuẩn bị một cuộc sống nghỉ hưu an nhàn và thoải mái. Kết luận Trần Khánh Tư chia sẻ: “Chỉ khi nào anh chị sự thực sự hiểu về tiền thì mới không lo mất tiền. Đồng thời mới có thể tự do, an nhàn, hạnh phúc về tiền bạc, sống tự do và thoải mái về tài chính. Học về tiền bạc chính là gốc của mọi vấn đề, cần học trước khi kiếm tiền”. Với những nội dung chia sẻ trong chương trình đào tạo "Thấu hiểu tài chính cá nhân" này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn biết thêm được các kiến thức tài chính cá nhân nói chung và kiến thức, kỹ năng kiếm tiền nói riêng. Từ đó, có mục tiêu kiếm tiền, kiểm soát thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống được tốt hơn. Chúc bạn thành công.
Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất
Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất Quản lý tài chính cá nhân là một trong những việc quan trọng giúp bạn có tiền để sinh hoạt hằng ngày, đầu tư nâng cấp bản thân, tận hưởng cuộc sống,... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính hiệu quả. Tình trạng đầu tháng sài tiền như “bà hoàng”, còn cuối tháng phải đi vay mượn xảy ra ở rất nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? Mời bạn cùng Unica theo dõi bài viết dưới đây. Tài chính cá nhân là gì? Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính của một cá nhân hoặc một gia đình. Việc này bao gồm lập kế hoạch và thực hiện các quyết định liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ tài sản. Mục tiêu của tài chính cá nhân là đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, cũng như đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai. Dưới đây là các khía cạnh chính của tài chính cá nhân: Thu nhập: Đây là số tiền mà một cá nhân hoặc gia đình nhận được từ các nguồn như lương, lợi tức từ đầu tư, tiền cho thuê bất động sản và các nguồn thu nhập khác. Chi tiêu: Chi tiêu là việc sử dụng tiền để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Quản lý chi tiêu hiệu quả đòi hỏi việc theo dõi và kiểm soát các khoản chi để tránh lãng phí và đảm bảo rằng chi tiêu không vượt quá thu nhập. Tiết kiệm: Tiết kiệm là phần thu nhập không được tiêu dùng ngay mà được dành lại cho các mục tiêu trong tương lai. Tiết kiệm có thể dùng để dự phòng rủi ro, mua sắm lớn hoặc đầu tư. Đầu tư: Đầu tư là việc sử dụng tiền tiết kiệm để mua các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các công cụ tài chính khác nhằm tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Quản lý nợ: Nợ có thể bao gồm các khoản vay như vay mua nhà, vay mua xe hoặc nợ thẻ tín dụng. Quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi việc đảm bảo rằng các khoản vay được sử dụng một cách hợp lý và các khoản trả nợ được thực hiện đúng hạn. Bảo hiểm và bảo vệ tài sản: Bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản và thu nhập trước các rủi ro như bệnh tật, tai nạn hoặc thiệt hại tài sản. Điều này bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe hơi và các loại bảo hiểm khác. Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính bao gồm việc đặt ra các mục tiêu tài chính và xây dựng các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó. Kế hoạch tài chính thường bao gồm các yếu tố như kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch đầu tư và kế hoạch nghỉ hưu. Các khía cạnh của tài chính cá nhân Tài chính cá nhân không chỉ liên quan đến việc quản lý tiền bạc mà còn liên quan đến việc đưa ra các quyết định tài chính thông minh để cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai. Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân? Quản lý tài chính cá nhân là một việc quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương lai của mỗi cá nhân hoặc gia đình. Dưới đây là một số lý do chính vì sao cần phải quản lý tài chính cá nhân: Đảm bảo ổn định tài chính: Quản lý tài chính cá nhân giúp đảm bảo rằng bạn luôn có đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như tiền nhà, thực phẩm, y tế và các chi phí sinh hoạt khác. Điều này giúp tránh rơi vào tình trạng nợ nần hoặc thiếu hụt tài chính. Đạt được mục tiêu tài chính: Bằng cách lập kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể đặt ra và đạt được các mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe, đi du lịch hoặc đầu tư cho giáo dục của con cái. Tăng cường tiết kiệm và đầu tư: Quản lý tài chính hiệu quả giúp bạn tối ưu hóa việc tiết kiệm và đầu tư, từ đó gia tăng tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Điều này đóng góp vào việc xây dựng một tương lai tài chính vững chắc và ổn định. Giảm stress và lo lắng về tiền bạc: Khi tài chính được quản lý tốt, bạn sẽ giảm bớt lo lắng về việc trả nợ, quản lý chi tiêu hàng ngày và có thể dễ dàng đối phó với các tình huống khẩn cấp tài chính. Lý do cần quản lý tài chính cá nhân Chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ: Cuộc sống có thể đầy rẫy những tình huống không lường trước như bệnh tật, tai nạn hoặc mất việc làm. Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc xây dựng quỹ khẩn cấp để bạn có thể đối phó với những tình huống này một cách tốt nhất. Quản lý nợ hiệu quả: Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn theo dõi và trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng nợ chồng chất và lãi suất cao. Điều này giúp bạn duy trì tình trạng tài chính lành mạnh. Tăng cường kiến thức tài chính: Khi quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ học được nhiều về cách quản lý tiền bạc, đầu tư và các sản phẩm tài chính khác. Kiến thức này rất quý báu và có thể giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn trong tương lai. Đảm bảo tương lai tài chính: Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc lập kế hoạch nghỉ hưu và đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực để sống thoải mái khi không còn làm việc nữa. Quản lý tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính hiện tại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Điều này mang lại sự yên tâm và an toàn tài chính cho bạn và gia đình bạn. 3 cách quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng Dưới đây là ba phương pháp quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng để quản lý tiền bạc một cách hiệu quả: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20 Phương pháp 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính: 50% cho các nhu cầu thiết yếu: Bao gồm các chi phí cần thiết hàng ngày như tiền thuê nhà, thực phẩm, điện nước, giao thông, bảo hiểm và các chi phí sinh hoạt cơ bản khác. 30% cho các chi tiêu cá nhân: Bao gồm các khoản chi tiêu không thiết yếu nhưng mang lại niềm vui và giải trí, chẳng hạn như đi ăn ngoài, mua sắm, du lịch và các hoạt động giải trí. 20% cho tiết kiệm và trả nợ: Bao gồm tiết kiệm cho tương lai, đầu tư và trả nợ (nếu có). Đây là phần quan trọng để xây dựng quỹ khẩn cấp và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai. 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker, giúp phân chia thu nhập vào sáu lọ khác nhau để đảm bảo bạn có một sự cân bằng tài chính toàn diện: Lọ 1 - Nhu cầu thiết yếu (55%): Chi phí hàng ngày cần thiết như thực phẩm, tiền thuê nhà, hóa đơn,... Lọ 2 - Quỹ tự do tài chính (10%): Đầu tư và tiết kiệm dài hạn nhằm tạo thu nhập thụ động. Lọ 3 - Giáo dục (10%): Đầu tư vào việc học tập và phát triển bản thân như sách, khóa học, hội thảo,... Lọ 4 - Tiết kiệm dài hạn (10%): Dành cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, mua xe hoặc các kế hoạch lớn trong tương lai. Lọ 5 - Vui chơi giải trí (10%): Chi tiêu cho các hoạt động giải trí và vui chơi để tận hưởng cuộc sống. Lọ 6 - Từ thiện và quà tặng (5%): Đóng góp cho cộng đồng, từ thiện hoặc tặng quà cho gia đình và bạn bè. Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker Phương pháp quản lý tài chính bằng Kakeibo Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản, được biết đến như "sổ ghi chép chi tiêu". Phương pháp này tập trung vào việc ghi chép và suy nghĩ về chi tiêu của bạn: Ghi chép chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản thu và chi hàng ngày một cách chi tiết. Điều này giúp bạn nhận thức rõ hơn về các thói quen chi tiêu của mình. Phân loại chi tiêu: Chia chi tiêu thành các nhóm như nhu cầu thiết yếu, chi tiêu không cần thiết, đầu tư, và tiết kiệm. Đặt mục tiêu tài chính: Xác định các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng tháng và từng năm, chẳng hạn như tiết kiệm cho kỳ nghỉ hoặc mua sắm lớn. Đánh giá và điều chỉnh: Hàng tháng, bạn sẽ xem xét lại các ghi chép chi tiêu, đánh giá hiệu quả của việc quản lý tài chính và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu nếu cần thiết. Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản Áp dụng một hoặc kết hợp cả ba phương pháp trên có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn, đảm bảo rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu tài chính và duy trì sự ổn định tài chính trong tương lai. 5 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả Năm nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đó là xác định nguồn ngân sách, hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng, dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư, giảm nợ và đảm bảo 3 yếu tố là tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt.  Xác định nguồn ngân sách Lập ngân sách hàng tháng: Tạo ra một ngân sách chi tiết để biết rõ nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn và tránh chi tiêu quá mức. Theo dõi và điều chỉnh: Thường xuyên theo dõi chi tiêu thực tế so với ngân sách đã lập và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng. Xác định nguồn ngân sách Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng Sử dụng thẻ tín dụng một cách có kiểm soát: Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng thanh toán đầy đủ vào cuối tháng để tránh lãi suất cao. Tránh nợ thẻ tín dụng: Nợ thẻ tín dụng có thể nhanh chóng tăng lên do lãi suất cao, do đó, cố gắng trả hết nợ thẻ tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng nợ nần chồng chất. Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời Đầu tư thông minh: Sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh đầu tư tiềm năng như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các quỹ đầu tư. Điều này giúp gia tăng giá trị tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Tìm hiểu kỹ lưỡng: Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các kênh đầu tư để hiểu rõ rủi ro và lợi ích, đảm bảo bạn đưa ra các quyết định đầu tư thông minh. Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời Đảm bảo 3 yếu tố: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt Tuân thủ: Tuân thủ kế hoạch tài chính đã đề ra, đặc biệt là trong việc tiết kiệm và chi tiêu theo ngân sách. Điều này đòi hỏi sự kỷ luật và cam kết. Kiên nhẫn: Quản lý tài chính hiệu quả cần thời gian vì vậy hãy kiên nhẫn với kế hoạch của mình. Đầu tư và tiết kiệm đều cần thời gian để mang lại kết quả. Linh hoạt: Đôi khi, cuộc sống có thể thay đổi và bạn cần điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình cho phù hợp. Luôn sẵn sàng điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi trong hoàn cảnh cá nhân và thị trường tài chính. Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân Giảm nợ Thanh toán nợ đúng hạn: Ưu tiên trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ có lãi suất cao như nợ thẻ tín dụng. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tránh lãi suất cao. Tạo kế hoạch trả nợ: Lập kế hoạch cụ thể để trả nợ theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ các khoản nợ có lãi suất cao nhất. Sử dụng các chiến lược như phương pháp "snowball" (bắt đầu từ khoản nợ nhỏ nhất) hoặc "avalanche" (bắt đầu từ khoản nợ lãi suất cao nhất) để quản lý và giảm nợ hiệu quả. Muốn quản lý tài chính hiệu quả cần giảm nợ Áp dụng 5 nguyên tắc này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, đảm bảo sự ổn định tài chính và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn. 4 bí quyết giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn Quản lý tài chính cá nhân đối với nhiều người đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý cho hiệu quả thì bạn có thể tham khảo 4 bí quyết dưới đây: Liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng giai đoạn thời gian khác nhau, ví dụ như mua nhà trong 5 năm tới, tiết kiệm cho kỳ nghỉ trong 1 năm tới, hoặc đầu tư để nghỉ hưu trong 20 năm tới. Định lượng các mục tiêu: Mỗi mục tiêu nên có một con số cụ thể và thời hạn hoàn thành. Ví dụ, thay vì nói "tiết kiệm nhiều tiền hơn", hãy nói "tiết kiệm 200 triệu đồng trong 2 năm". Ưu tiên các mục tiêu: Xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu để biết rõ mục tiêu nào cần đạt được trước và phân bổ nguồn lực phù hợp. Liệt kê mục tiêu tài chính Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp Phân tích tình hình tài chính hiện tại: Đánh giá thu nhập, chi tiêu, nợ và tài sản hiện tại của bạn để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính. Lập ngân sách chi tiêu: Tạo ra một ngân sách chi tiết hàng tháng, xác định rõ các khoản thu nhập và chi tiêu, theo dõi ngân sách này một cách nghiêm ngặt. Tiết kiệm và đầu tư: Dành ra một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn và tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết: Cuộc sống thay đổi và kế hoạch tài chính cũng cần linh hoạt. Điều chỉnh kế hoạch để phản ánh các thay đổi trong cuộc sống hoặc trong thị trường tài chính. Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp Không nên có nợ xấu Quản lý nợ cẩn thận: Chỉ vay nợ khi thật sự cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng trả nợ đúng hạn. Tránh lạm dụng các khoản vay tín dụng. Trả nợ đúng hạn: Đảm bảo rằng bạn luôn trả các khoản nợ đúng hạn để tránh lãi suất cao và phí trễ hạn. Điều này cũng giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt. Giảm nợ càng sớm càng tốt: Ưu tiên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước. Sử dụng các khoản tiền thặng dư hoặc tiền thưởng để trả nợ nhanh chóng hơn. Tìm lời khuyên từ các chuyên gia Quản lý tài chính cá nhân là một chủ đề quan trọng và nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trên thế giới. Dưới đây là một số lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ các chuyên gia: Lập ngân sách và tuân thủ: Dave Ramsey: Dave Ramsey khuyến khích mọi người lập ngân sách chi tiết hàng tháng và tuân thủ nghiêm ngặt để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm. Ramsey cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh nợ và xây dựng quỹ khẩn cấp. Suze Orman: Suze Orman khuyên nên lập ngân sách và theo dõi chi tiêu hàng ngày để nhận biết rõ ràng về tình hình tài chính của mình. Lời khuyên của Suze Orman Tiết kiệm và đầu tư sớm: Warren Buffett: Ông chủ Berkshire Hathaway khuyên mọi người nên bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm, đồng thời đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu rõ. Buffett cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái đầu tư lợi nhuận để tăng trưởng tài sản. Robert Kiyosaki: Tác giả của "Cha Giàu Cha Nghèo" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục tài chính và đầu tư vào tài sản tạo thu nhập thụ động. Quản lý nợ: Suze Orman: Orman khuyên mọi người nên trả hết các khoản nợ lãi suất cao trước tiên và sau đó là các khoản nợ khác. Cô cũng khuyến nghị tránh nợ nếu có thể. Dave Ramsey: Ramsey đề xuất phương pháp "Debt Snowball", trong đó bạn trả hết các khoản nợ từ nhỏ đến lớn để tạo động lực và cảm giác thành công. Lời khuyên của Dave Ramsey Quỹ khẩn cấp: Dave Ramsey: Ramsey khuyến cáo nên có một quỹ khẩn cấp đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong 3-6 tháng. Quỹ này giúp bạn tránh rơi vào cảnh nợ nần khi gặp phải các tình huống không mong muốn. Suze Orman: Orman cũng đồng tình với việc xây dựng quỹ khẩn cấp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một nguồn tài chính dự phòng. Đầu tư vào giáo dục tài chính: Robert Kiyosaki: Kiyosaki khuyên mọi người không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức về tài chính để có thể đưa ra những quyết định đầu tư và quản lý tài sản thông minh hơn. Tony Robbins: Robbins, trong cuốn sách "Money: Master the Game", khuyến khích mọi người tìm hiểu và học hỏi từ những người đã thành công trong lĩnh vực tài chính. Lời khuyên của Tony Robbins Áp dụng những lời khuyên từ các chuyên gia này có thể giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân thì không nên bỏ qua khóa học của giảng viên Trần Khánh Tư. Ông là CEO Unica, Chủ tịch Unica club, với hơn 7 năm kinh nghiệp làm về lĩnh vực tài chính chắc chắn thầy sẽ đưa tới những lời khuyên hữu ích nhất cho bạn. Còn ngần ngại gì nữa mà không đăng ký ngay khóa học “Thấu hiểu tài chính cá nhân” để nhận ưu đãi hấp dẫn. [trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả Dưới đây là hai công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cùng với các lợi ích và cách sử dụng chi tiết: Sử dụng sổ ghi chép Lợi ích: Dễ dàng tùy chỉnh: Bạn có thể tùy chỉnh sổ ghi chép theo cách bạn muốn, thêm các mục tiêu, ghi chú cá nhân và kế hoạch chi tiết. Tăng cường nhận thức: Việc viết tay các khoản thu chi giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình hình tài chính của mình. Không phụ thuộc vào công nghệ: Không cần thiết bị điện tử hay kết nối internet, sổ ghi chép dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi. Sử dụng sổ ghi chép để quản lý tài chính Cách sử dụng: Thiết lập mục tiêu: Đầu tiên, ghi rõ các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn của bạn vào sổ. Ghi chép thu nhập và chi tiêu: Mỗi ngày hoặc mỗi tuần, ghi lại tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn. Chia chúng thành các danh mục như ăn uống, giải trí, hóa đơn,... Theo dõi tiến trình: Định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), xem lại các ghi chép của bạn để đánh giá tình hình tài chính và xem bạn có đang đi đúng hướng với kế hoạch đã đề ra hay không. Điều chỉnh khi cần thiết: Dựa trên các ghi chép và đánh giá, điều chỉnh kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn để đảm bảo bạn đạt được các mục tiêu tài chính. Tận dụng app quản lý tài chính trên điện thoại Lợi ích: Tiện lợi và dễ sử dụng: Các ứng dụng trên điện thoại cho phép bạn theo dõi và quản lý tài chính mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể nhập dữ liệu ngay khi phát sinh chi tiêu. Tự động hóa: Nhiều ứng dụng có thể tự động kết nối với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, giúp tự động theo dõi và phân loại chi tiêu. Phân tích và báo cáo: Ứng dụng cung cấp các biểu đồ, báo cáo và phân tích chi tiêu giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu và tình hình tài chính. Nhắc nhở và thông báo: Các ứng dụng có tính năng nhắc nhở hóa đơn đến hạn, giúp bạn tránh quên thanh toán và tránh phí trễ hạn. Cách sử dụng: Chọn ứng dụng phù hợp: Tìm kiếm và chọn một ứng dụng quản lý tài chính phù hợp với nhu cầu của bạn, chẳng hạn như Mint, YNAB (You Need A Budget) hoặc Money Lover. Thiết lập tài khoản và ngân sách: Sau khi cài đặt ứng dụng, thiết lập tài khoản và ngân sách chi tiêu hàng tháng. Nhập các mục tiêu tài chính và các nguồn thu nhập. Theo dõi thu nhập và chi tiêu: Nhập thông tin về thu nhập và chi tiêu hàng ngày hoặc kết nối ứng dụng với tài khoản ngân hàng để tự động cập nhật. Sử dụng tính năng phân tích: Sử dụng các biểu đồ và báo cáo mà ứng dụng cung cấp để phân tích tình hình tài chính, nhận diện các khu vực có thể cắt giảm chi tiêu và tối ưu hóa ngân sách. Điều chỉnh và lập kế hoạch: Dựa trên các báo cáo và phân tích, điều chỉnh ngân sách và lập kế hoạch tài chính cho các tháng tiếp theo. Sử dụng app để quản lý tài chính Cả hai công cụ này đều có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Việc sử dụng sổ ghi chép hoặc ứng dụng điện thoại phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mức độ tiện lợi bạn mong muốn. Kết hợp cả hai phương pháp cũng là một lựa chọn tốt để đảm bảo bạn có một cái nhìn toàn diện và chi tiết về tài chính cá nhân của mình. Câu hỏi thường gặp Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về quản lý dòng tiền cá nhân cùng với các giải đáp chi tiết: Câu 1: Nên quản lý dòng tiền cá nhân ở đâu? Bạn nên quản lý dòng tiền bằng sổ ghi chép, ứng dụng quản lý tài chính, phần mềm quản lý tài chính hoặc ngân hàng trực tuyến. Sổ ghi chép: Đây là cách truyền thống và đơn giản để quản lý dòng tiền. Bạn có thể sử dụng một cuốn sổ hoặc một bảng tính trên máy tính để ghi lại các khoản thu nhập và chi tiêu hàng ngày. Ứng dụng quản lý tài chính: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại như Mint, YNAB (You Need A Budget), Money Lover hoặc PocketGuard. Các ứng dụng này cung cấp nhiều tính năng như tự động theo dõi chi tiêu, phân tích tài chính, và nhắc nhở hóa đơn. Phần mềm quản lý tài chính: Các phần mềm như Quicken hoặc Microsoft Money cũng là lựa chọn tốt cho việc quản lý tài chính cá nhân với nhiều tính năng phân tích và báo cáo chi tiết. Ngân hàng trực tuyến: Nhiều ngân hàng cung cấp các công cụ quản lý tài chính trực tuyến, giúp bạn theo dõi tài khoản, thiết lập ngân sách và xem các báo cáo chi tiêu. Câu 2: Người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì nên chú ý gì? Xác định mục tiêu tài chính: Đặt ra các mục tiêu tài chính rõ ràng và cụ thể cho ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp bạn có hướng đi rõ ràng trong việc quản lý tài chính. Lập ngân sách: Tạo ra một ngân sách chi tiết, ghi rõ thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát dòng tiền và tránh chi tiêu quá mức. Theo dõi chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày để có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính. Điều này giúp bạn nhận diện các khoản chi không cần thiết và tối ưu hóa chi tiêu. Giáo dục tài chính: Đọc sách, tham gia các khóa học, hoặc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính. Tiết kiệm và đầu tư: Dành một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng và gia tăng tài sản theo thời gian. Câu 3: Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân là gì? Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân đó là: Không lập kế hoạch tài chính: Nhiều người không đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể hoặc không lập kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng chi tiêu quá mức và thiếu kiểm soát tài chính. Thiếu kiên nhẫn và linh hoạt: Quản lý tài chính đòi hỏi sự kiên nhẫn và linh hoạt. Thiếu kiên nhẫn có thể dẫn đến việc bỏ qua kế hoạch tài chính, trong khi thiếu linh hoạt khiến bạn không điều chỉnh kịp thời khi hoàn cảnh thay đổi. Lạm dụng thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dễ dẫn đến nợ nần và lãi suất cao. Việc không trả nợ đúng hạn cũng làm giảm điểm tín dụng của bạn. Không tiết kiệm và đầu tư: Không dành một phần thu nhập để tiết kiệm và đầu tư là một sai lầm phổ biến. Điều này làm giảm khả năng xây dựng quỹ dự phòng và tăng trưởng tài sản. Thiếu quỹ khẩn cấp: Không có quỹ khẩn cấp để đối phó với các tình huống bất ngờ như mất việc làm, bệnh tật hoặc các sự cố khẩn cấp có thể dẫn đến tình trạng tài chính khó khăn. Không theo dõi chi tiêu: Không ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày khiến bạn không có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát. Nhận diện và tránh các sai lầm này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn và đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách bền vững. Kết luận Trên đây là khái niệm, lý do và cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả do Unica tổng hợp. Mong rằng với chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn để có thể làm được nhiều việc bản thân mong muốn. Chúc các bạn thành công!
Chương trình đào tạo Thấu hiểu tài chính cá nhân - Chuyên gia Trần Khánh Tư Chương trình đào tạo Thấu hiểu tài chính cá nhân - Chuyên gia Trần Khánh Tư Trong xã hội hiện đại, quản lý tài chính trở thành kỹ năng sống còn không thể thiếu. Tuy nhiên, thật tiếc vì hiện nay kỹ năng này chưa được giảng dạy phổ biến trong nhà trường. Đó chính là lý do tại sao năm 2022 vừa qua, rất nhiều người có tiền nhưng đã mất đi nhanh chóng hàng chục tỷ đồng vào những cơ hội đầu tư đầy rủi ro. Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý tài chính trong cuộc sống, Unica đã xây dựng chương trình đào tạo với chủ đề “Thấu hiểu tài chính cá nhân” do chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư trực tiếp giảng dạy. Thông tin chương trình đào tạo Chủ đề: THẤU HIỂU TÀI CHÍNH CÁ NHÂN Giảng viên: Chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư Phó chủ tịch HĐQT phụ trách chiến lược kinh doanh AI Next Global - CEO Unica.vn. Anh giữ vai trò cố vấn chiến lược kinh doanh, cho các doanh nghiệp bất động sản và các tập đoàn bệnh viện quốc tế lớn ở Việt Nam: UNICA.VN, MSH GROUP, AIVA GROUP, MEGAN HOLDING,... Nhà huấn luyện, coaching giảng viên, nhà đào tạo Từng cư trú tại Úc, New Zealand và học tập trải nghiệm hơn 27 Quốc gia như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Bhutan.... Đặc biệt trong năm 2023, anh đã tự đi đến 7 quốc gia để trải nghiệm học tập và làm việc. Anh bay hơn 80 chuyến bay trong nước và quốc tế. Đi đến làm việc tại 15 tỉnh thành ở Việt Nam. Cùng giáo sư Ngô Bảo Châu. Đến đất nước Bhutan học tập và phát triển bản thân. Thời gian: 28/05/2024 vào lúc 19h30 - 22h30 Hình thức tổ chức: Online qua nền tảng Zoom Thành phần tham gia: Chương trình đào tạo phù hợp với tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia. Học phí: Miễn phí 100% [trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Mục đích của chương trình đào tạo Thứ nhất: Chương trình trang bị cho bạn kiến thức tài chính cá nhân giúp bạn xác định rõ mục tiêu tài chính của mình là gì? Cách để đạt được mục tiêu đó? Nắm được các kiến thức về tài chính sẽ là “chìa khoá” giúp bạn kiếm tiền nhanh hơn. Thứ hai: Bằng việc phân tích chi tiết 2 nhóm người: kiếm được tiền nhưng không giữ được tiền, học rất nhiều nhưng vẫn loay hoay trong cuộc sống mãi chưa kiếm được tiền. Chương trình giúp bạn thực sự hiểu tư duy về tiền. Cách để thoát khỏi vòng xoáy nô lệ của tiền? Cách để nhân bản tiền gấp nhiều lần? Thứ ba: Chia sẻ cho bạn 5 quy tắc tài chính có thể áp dụng được ngay để tối ưu hoá thu nhập. Tìm kiếm và chia sẻ các kênh đầu tư thông minh phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân, tránh mọi rủi ro trong quá trình đầu tư. Thứ tư: Bên cạnh việc chia sẻ kiến thức về tiền, chuyên gia Trần Khánh Tư còn giúp bạn nâng tầm tri thức tài chính. Cách thấu hiểu định luật cân bằng trong tài chính “kiến thức đến đâu, tiền theo đến đó”. Thứ năm: Chương trình giúp bạn bảo vệ tài sản, kiểm soát chi tiêu hợp lý, tiết kiệm nhiều hơn, tránh lãng phí tiền bạc vào những việc không cần thiết.  Thứ sáu: Chia sẻ cho bạn về tầm nhìn của giới siêu giàu để thấy diễn biến các giai đoạn của nền kinh tế. Từ đó, giúp bạn biết cách bảo vệ tài sản và gia đình của mình khỏi những rủi ro và khó khăn có thể xảy ra trong tương lai, bằng cách sử dụng các sản phẩm bảo hiểm và quyền lợi thuế. Nội dung nổi bật của sự kiện Chương trình đào tạo này có gì khác so với các chương trình về tài chính khác trên thị trường? Chương trình đào tạo: “Thấu hiểu tài chính cá nhân” của chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư được thiết kế dành riêng cho bạn. Khoá học phù hợp với số đông mọi người, bao gồm: Người đi làm văn phòng thông thường, không có kiến thức chuyên môn về tài chính, không có nhiều thời gian. Người đang làm kinh doanh không có quá nhiều vốn nhưng vẫn muốn có được kiến thức, công cụ và sự tự tin để làm chủ tiền bạc. Người bình thường muốn bảo vệ tài sản cá nhân, muốn kiểm soát chi tiêu hợp lý và muốn tìm kiếm và lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Chương trình đào tạo tài chính cá nhân này hoàn toàn mang tính ứng dụng, không có lý thuyết suông và khó hiểu, không có chi tiết thừa. Chương trình xác định rõ mục tiêu, hướng dẫn cho bạn các bước cần thực hiện để tự do và thấu hiểu tài chính cá nhân của mình. Toàn bộ kiến thức chia sẻ trong bài viết đều rất thực tế và mang tính khách quan cao để hướng đến mục tiêu cuối cùng là cải thiện chất lượng cuộc sống. Sau buổi đào tạo, bạn được hưởng thụ những niềm vui và ước mơ của mình, cũng như chuẩn bị một cuộc sống nghỉ hưu an nhàn và thoải mái. Kết luận Trần Khánh Tư chia sẻ: “Chỉ khi nào anh chị sự thực sự hiểu về tiền thì mới không lo mất tiền. Đồng thời mới có thể tự do, an nhàn, hạnh phúc về tiền bạc, sống tự do và thoải mái về tài chính. Học về tiền bạc chính là gốc của mọi vấn đề, cần học trước khi kiếm tiền”. Với những nội dung chia sẻ trong chương trình đào tạo "Thấu hiểu tài chính cá nhân" này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn biết thêm được các kiến thức tài chính cá nhân nói chung và kiến thức, kỹ năng kiếm tiền nói riêng. Từ đó, có mục tiêu kiếm tiền, kiểm soát thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống được tốt hơn. Chúc bạn thành công. Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất
Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất Quản lý tài chính cá nhân là một trong những việc quan trọng giúp bạn có tiền để sinh hoạt hằng ngày, đầu tư nâng cấp bản thân, tận hưởng cuộc sống,... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính hiệu quả. Tình trạng đầu tháng sài tiền như “bà hoàng”, còn cuối tháng phải đi vay mượn xảy ra ở rất nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? Mời bạn cùng Unica theo dõi bài viết dưới đây. Tài chính cá nhân là gì? Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính của một cá nhân hoặc một gia đình. Việc này bao gồm lập kế hoạch và thực hiện các quyết định liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ tài sản. Mục tiêu của tài chính cá nhân là đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, cũng như đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai. Dưới đây là các khía cạnh chính của tài chính cá nhân: Thu nhập: Đây là số tiền mà một cá nhân hoặc gia đình nhận được từ các nguồn như lương, lợi tức từ đầu tư, tiền cho thuê bất động sản và các nguồn thu nhập khác. Chi tiêu: Chi tiêu là việc sử dụng tiền để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Quản lý chi tiêu hiệu quả đòi hỏi việc theo dõi và kiểm soát các khoản chi để tránh lãng phí và đảm bảo rằng chi tiêu không vượt quá thu nhập. Tiết kiệm: Tiết kiệm là phần thu nhập không được tiêu dùng ngay mà được dành lại cho các mục tiêu trong tương lai. Tiết kiệm có thể dùng để dự phòng rủi ro, mua sắm lớn hoặc đầu tư. Đầu tư: Đầu tư là việc sử dụng tiền tiết kiệm để mua các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các công cụ tài chính khác nhằm tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Quản lý nợ: Nợ có thể bao gồm các khoản vay như vay mua nhà, vay mua xe hoặc nợ thẻ tín dụng. Quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi việc đảm bảo rằng các khoản vay được sử dụng một cách hợp lý và các khoản trả nợ được thực hiện đúng hạn. Bảo hiểm và bảo vệ tài sản: Bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản và thu nhập trước các rủi ro như bệnh tật, tai nạn hoặc thiệt hại tài sản. Điều này bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe hơi và các loại bảo hiểm khác. Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính bao gồm việc đặt ra các mục tiêu tài chính và xây dựng các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó. Kế hoạch tài chính thường bao gồm các yếu tố như kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch đầu tư và kế hoạch nghỉ hưu. Các khía cạnh của tài chính cá nhân Tài chính cá nhân không chỉ liên quan đến việc quản lý tiền bạc mà còn liên quan đến việc đưa ra các quyết định tài chính thông minh để cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai. Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân? Quản lý tài chính cá nhân là một việc quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương lai của mỗi cá nhân hoặc gia đình. Dưới đây là một số lý do chính vì sao cần phải quản lý tài chính cá nhân: Đảm bảo ổn định tài chính: Quản lý tài chính cá nhân giúp đảm bảo rằng bạn luôn có đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như tiền nhà, thực phẩm, y tế và các chi phí sinh hoạt khác. Điều này giúp tránh rơi vào tình trạng nợ nần hoặc thiếu hụt tài chính. Đạt được mục tiêu tài chính: Bằng cách lập kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể đặt ra và đạt được các mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe, đi du lịch hoặc đầu tư cho giáo dục của con cái. Tăng cường tiết kiệm và đầu tư: Quản lý tài chính hiệu quả giúp bạn tối ưu hóa việc tiết kiệm và đầu tư, từ đó gia tăng tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Điều này đóng góp vào việc xây dựng một tương lai tài chính vững chắc và ổn định. Giảm stress và lo lắng về tiền bạc: Khi tài chính được quản lý tốt, bạn sẽ giảm bớt lo lắng về việc trả nợ, quản lý chi tiêu hàng ngày và có thể dễ dàng đối phó với các tình huống khẩn cấp tài chính. Lý do cần quản lý tài chính cá nhân Chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ: Cuộc sống có thể đầy rẫy những tình huống không lường trước như bệnh tật, tai nạn hoặc mất việc làm. Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc xây dựng quỹ khẩn cấp để bạn có thể đối phó với những tình huống này một cách tốt nhất. Quản lý nợ hiệu quả: Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn theo dõi và trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng nợ chồng chất và lãi suất cao. Điều này giúp bạn duy trì tình trạng tài chính lành mạnh. Tăng cường kiến thức tài chính: Khi quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ học được nhiều về cách quản lý tiền bạc, đầu tư và các sản phẩm tài chính khác. Kiến thức này rất quý báu và có thể giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn trong tương lai. Đảm bảo tương lai tài chính: Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc lập kế hoạch nghỉ hưu và đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực để sống thoải mái khi không còn làm việc nữa. Quản lý tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính hiện tại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Điều này mang lại sự yên tâm và an toàn tài chính cho bạn và gia đình bạn. 3 cách quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng Dưới đây là ba phương pháp quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng để quản lý tiền bạc một cách hiệu quả: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20 Phương pháp 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính: 50% cho các nhu cầu thiết yếu: Bao gồm các chi phí cần thiết hàng ngày như tiền thuê nhà, thực phẩm, điện nước, giao thông, bảo hiểm và các chi phí sinh hoạt cơ bản khác. 30% cho các chi tiêu cá nhân: Bao gồm các khoản chi tiêu không thiết yếu nhưng mang lại niềm vui và giải trí, chẳng hạn như đi ăn ngoài, mua sắm, du lịch và các hoạt động giải trí. 20% cho tiết kiệm và trả nợ: Bao gồm tiết kiệm cho tương lai, đầu tư và trả nợ (nếu có). Đây là phần quan trọng để xây dựng quỹ khẩn cấp và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai. 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker, giúp phân chia thu nhập vào sáu lọ khác nhau để đảm bảo bạn có một sự cân bằng tài chính toàn diện: Lọ 1 - Nhu cầu thiết yếu (55%): Chi phí hàng ngày cần thiết như thực phẩm, tiền thuê nhà, hóa đơn,... Lọ 2 - Quỹ tự do tài chính (10%): Đầu tư và tiết kiệm dài hạn nhằm tạo thu nhập thụ động. Lọ 3 - Giáo dục (10%): Đầu tư vào việc học tập và phát triển bản thân như sách, khóa học, hội thảo,... Lọ 4 - Tiết kiệm dài hạn (10%): Dành cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, mua xe hoặc các kế hoạch lớn trong tương lai. Lọ 5 - Vui chơi giải trí (10%): Chi tiêu cho các hoạt động giải trí và vui chơi để tận hưởng cuộc sống. Lọ 6 - Từ thiện và quà tặng (5%): Đóng góp cho cộng đồng, từ thiện hoặc tặng quà cho gia đình và bạn bè. Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker Phương pháp quản lý tài chính bằng Kakeibo Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản, được biết đến như "sổ ghi chép chi tiêu". Phương pháp này tập trung vào việc ghi chép và suy nghĩ về chi tiêu của bạn: Ghi chép chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản thu và chi hàng ngày một cách chi tiết. Điều này giúp bạn nhận thức rõ hơn về các thói quen chi tiêu của mình. Phân loại chi tiêu: Chia chi tiêu thành các nhóm như nhu cầu thiết yếu, chi tiêu không cần thiết, đầu tư, và tiết kiệm. Đặt mục tiêu tài chính: Xác định các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng tháng và từng năm, chẳng hạn như tiết kiệm cho kỳ nghỉ hoặc mua sắm lớn. Đánh giá và điều chỉnh: Hàng tháng, bạn sẽ xem xét lại các ghi chép chi tiêu, đánh giá hiệu quả của việc quản lý tài chính và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu nếu cần thiết. Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản Áp dụng một hoặc kết hợp cả ba phương pháp trên có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn, đảm bảo rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu tài chính và duy trì sự ổn định tài chính trong tương lai. 5 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả Năm nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đó là xác định nguồn ngân sách, hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng, dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư, giảm nợ và đảm bảo 3 yếu tố là tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt.  Xác định nguồn ngân sách Lập ngân sách hàng tháng: Tạo ra một ngân sách chi tiết để biết rõ nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn và tránh chi tiêu quá mức. Theo dõi và điều chỉnh: Thường xuyên theo dõi chi tiêu thực tế so với ngân sách đã lập và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng. Xác định nguồn ngân sách Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng Sử dụng thẻ tín dụng một cách có kiểm soát: Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng thanh toán đầy đủ vào cuối tháng để tránh lãi suất cao. Tránh nợ thẻ tín dụng: Nợ thẻ tín dụng có thể nhanh chóng tăng lên do lãi suất cao, do đó, cố gắng trả hết nợ thẻ tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng nợ nần chồng chất. Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời Đầu tư thông minh: Sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh đầu tư tiềm năng như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các quỹ đầu tư. Điều này giúp gia tăng giá trị tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Tìm hiểu kỹ lưỡng: Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các kênh đầu tư để hiểu rõ rủi ro và lợi ích, đảm bảo bạn đưa ra các quyết định đầu tư thông minh. Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời Đảm bảo 3 yếu tố: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt Tuân thủ: Tuân thủ kế hoạch tài chính đã đề ra, đặc biệt là trong việc tiết kiệm và chi tiêu theo ngân sách. Điều này đòi hỏi sự kỷ luật và cam kết. Kiên nhẫn: Quản lý tài chính hiệu quả cần thời gian vì vậy hãy kiên nhẫn với kế hoạch của mình. Đầu tư và tiết kiệm đều cần thời gian để mang lại kết quả. Linh hoạt: Đôi khi, cuộc sống có thể thay đổi và bạn cần điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình cho phù hợp. Luôn sẵn sàng điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi trong hoàn cảnh cá nhân và thị trường tài chính. Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân Giảm nợ Thanh toán nợ đúng hạn: Ưu tiên trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ có lãi suất cao như nợ thẻ tín dụng. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tránh lãi suất cao. Tạo kế hoạch trả nợ: Lập kế hoạch cụ thể để trả nợ theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ các khoản nợ có lãi suất cao nhất. Sử dụng các chiến lược như phương pháp "snowball" (bắt đầu từ khoản nợ nhỏ nhất) hoặc "avalanche" (bắt đầu từ khoản nợ lãi suất cao nhất) để quản lý và giảm nợ hiệu quả. Muốn quản lý tài chính hiệu quả cần giảm nợ Áp dụng 5 nguyên tắc này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, đảm bảo sự ổn định tài chính và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn. 4 bí quyết giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn Quản lý tài chính cá nhân đối với nhiều người đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý cho hiệu quả thì bạn có thể tham khảo 4 bí quyết dưới đây: Liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng giai đoạn thời gian khác nhau, ví dụ như mua nhà trong 5 năm tới, tiết kiệm cho kỳ nghỉ trong 1 năm tới, hoặc đầu tư để nghỉ hưu trong 20 năm tới. Định lượng các mục tiêu: Mỗi mục tiêu nên có một con số cụ thể và thời hạn hoàn thành. Ví dụ, thay vì nói "tiết kiệm nhiều tiền hơn", hãy nói "tiết kiệm 200 triệu đồng trong 2 năm". Ưu tiên các mục tiêu: Xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu để biết rõ mục tiêu nào cần đạt được trước và phân bổ nguồn lực phù hợp. Liệt kê mục tiêu tài chính Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp Phân tích tình hình tài chính hiện tại: Đánh giá thu nhập, chi tiêu, nợ và tài sản hiện tại của bạn để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính. Lập ngân sách chi tiêu: Tạo ra một ngân sách chi tiết hàng tháng, xác định rõ các khoản thu nhập và chi tiêu, theo dõi ngân sách này một cách nghiêm ngặt. Tiết kiệm và đầu tư: Dành ra một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn và tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết: Cuộc sống thay đổi và kế hoạch tài chính cũng cần linh hoạt. Điều chỉnh kế hoạch để phản ánh các thay đổi trong cuộc sống hoặc trong thị trường tài chính. Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp Không nên có nợ xấu Quản lý nợ cẩn thận: Chỉ vay nợ khi thật sự cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng trả nợ đúng hạn. Tránh lạm dụng các khoản vay tín dụng. Trả nợ đúng hạn: Đảm bảo rằng bạn luôn trả các khoản nợ đúng hạn để tránh lãi suất cao và phí trễ hạn. Điều này cũng giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt. Giảm nợ càng sớm càng tốt: Ưu tiên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước. Sử dụng các khoản tiền thặng dư hoặc tiền thưởng để trả nợ nhanh chóng hơn. Tìm lời khuyên từ các chuyên gia Quản lý tài chính cá nhân là một chủ đề quan trọng và nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trên thế giới. Dưới đây là một số lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ các chuyên gia: Lập ngân sách và tuân thủ: Dave Ramsey: Dave Ramsey khuyến khích mọi người lập ngân sách chi tiết hàng tháng và tuân thủ nghiêm ngặt để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm. Ramsey cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh nợ và xây dựng quỹ khẩn cấp. Suze Orman: Suze Orman khuyên nên lập ngân sách và theo dõi chi tiêu hàng ngày để nhận biết rõ ràng về tình hình tài chính của mình. Lời khuyên của Suze Orman Tiết kiệm và đầu tư sớm: Warren Buffett: Ông chủ Berkshire Hathaway khuyên mọi người nên bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm, đồng thời đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu rõ. Buffett cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái đầu tư lợi nhuận để tăng trưởng tài sản. Robert Kiyosaki: Tác giả của "Cha Giàu Cha Nghèo" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục tài chính và đầu tư vào tài sản tạo thu nhập thụ động. Quản lý nợ: Suze Orman: Orman khuyên mọi người nên trả hết các khoản nợ lãi suất cao trước tiên và sau đó là các khoản nợ khác. Cô cũng khuyến nghị tránh nợ nếu có thể. Dave Ramsey: Ramsey đề xuất phương pháp "Debt Snowball", trong đó bạn trả hết các khoản nợ từ nhỏ đến lớn để tạo động lực và cảm giác thành công. Lời khuyên của Dave Ramsey Quỹ khẩn cấp: Dave Ramsey: Ramsey khuyến cáo nên có một quỹ khẩn cấp đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong 3-6 tháng. Quỹ này giúp bạn tránh rơi vào cảnh nợ nần khi gặp phải các tình huống không mong muốn. Suze Orman: Orman cũng đồng tình với việc xây dựng quỹ khẩn cấp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một nguồn tài chính dự phòng. Đầu tư vào giáo dục tài chính: Robert Kiyosaki: Kiyosaki khuyên mọi người không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức về tài chính để có thể đưa ra những quyết định đầu tư và quản lý tài sản thông minh hơn. Tony Robbins: Robbins, trong cuốn sách "Money: Master the Game", khuyến khích mọi người tìm hiểu và học hỏi từ những người đã thành công trong lĩnh vực tài chính. Lời khuyên của Tony Robbins Áp dụng những lời khuyên từ các chuyên gia này có thể giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân thì không nên bỏ qua khóa học của giảng viên Trần Khánh Tư. Ông là CEO Unica, Chủ tịch Unica club, với hơn 7 năm kinh nghiệp làm về lĩnh vực tài chính chắc chắn thầy sẽ đưa tới những lời khuyên hữu ích nhất cho bạn. Còn ngần ngại gì nữa mà không đăng ký ngay khóa học “Thấu hiểu tài chính cá nhân” để nhận ưu đãi hấp dẫn. [trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả Dưới đây là hai công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cùng với các lợi ích và cách sử dụng chi tiết: Sử dụng sổ ghi chép Lợi ích: Dễ dàng tùy chỉnh: Bạn có thể tùy chỉnh sổ ghi chép theo cách bạn muốn, thêm các mục tiêu, ghi chú cá nhân và kế hoạch chi tiết. Tăng cường nhận thức: Việc viết tay các khoản thu chi giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình hình tài chính của mình. Không phụ thuộc vào công nghệ: Không cần thiết bị điện tử hay kết nối internet, sổ ghi chép dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi. Sử dụng sổ ghi chép để quản lý tài chính Cách sử dụng: Thiết lập mục tiêu: Đầu tiên, ghi rõ các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn của bạn vào sổ. Ghi chép thu nhập và chi tiêu: Mỗi ngày hoặc mỗi tuần, ghi lại tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn. Chia chúng thành các danh mục như ăn uống, giải trí, hóa đơn,... Theo dõi tiến trình: Định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), xem lại các ghi chép của bạn để đánh giá tình hình tài chính và xem bạn có đang đi đúng hướng với kế hoạch đã đề ra hay không. Điều chỉnh khi cần thiết: Dựa trên các ghi chép và đánh giá, điều chỉnh kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn để đảm bảo bạn đạt được các mục tiêu tài chính. Tận dụng app quản lý tài chính trên điện thoại Lợi ích: Tiện lợi và dễ sử dụng: Các ứng dụng trên điện thoại cho phép bạn theo dõi và quản lý tài chính mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể nhập dữ liệu ngay khi phát sinh chi tiêu. Tự động hóa: Nhiều ứng dụng có thể tự động kết nối với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, giúp tự động theo dõi và phân loại chi tiêu. Phân tích và báo cáo: Ứng dụng cung cấp các biểu đồ, báo cáo và phân tích chi tiêu giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu và tình hình tài chính. Nhắc nhở và thông báo: Các ứng dụng có tính năng nhắc nhở hóa đơn đến hạn, giúp bạn tránh quên thanh toán và tránh phí trễ hạn. Cách sử dụng: Chọn ứng dụng phù hợp: Tìm kiếm và chọn một ứng dụng quản lý tài chính phù hợp với nhu cầu của bạn, chẳng hạn như Mint, YNAB (You Need A Budget) hoặc Money Lover. Thiết lập tài khoản và ngân sách: Sau khi cài đặt ứng dụng, thiết lập tài khoản và ngân sách chi tiêu hàng tháng. Nhập các mục tiêu tài chính và các nguồn thu nhập. Theo dõi thu nhập và chi tiêu: Nhập thông tin về thu nhập và chi tiêu hàng ngày hoặc kết nối ứng dụng với tài khoản ngân hàng để tự động cập nhật. Sử dụng tính năng phân tích: Sử dụng các biểu đồ và báo cáo mà ứng dụng cung cấp để phân tích tình hình tài chính, nhận diện các khu vực có thể cắt giảm chi tiêu và tối ưu hóa ngân sách. Điều chỉnh và lập kế hoạch: Dựa trên các báo cáo và phân tích, điều chỉnh ngân sách và lập kế hoạch tài chính cho các tháng tiếp theo. Sử dụng app để quản lý tài chính Cả hai công cụ này đều có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Việc sử dụng sổ ghi chép hoặc ứng dụng điện thoại phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mức độ tiện lợi bạn mong muốn. Kết hợp cả hai phương pháp cũng là một lựa chọn tốt để đảm bảo bạn có một cái nhìn toàn diện và chi tiết về tài chính cá nhân của mình. Câu hỏi thường gặp Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về quản lý dòng tiền cá nhân cùng với các giải đáp chi tiết: Câu 1: Nên quản lý dòng tiền cá nhân ở đâu? Bạn nên quản lý dòng tiền bằng sổ ghi chép, ứng dụng quản lý tài chính, phần mềm quản lý tài chính hoặc ngân hàng trực tuyến. Sổ ghi chép: Đây là cách truyền thống và đơn giản để quản lý dòng tiền. Bạn có thể sử dụng một cuốn sổ hoặc một bảng tính trên máy tính để ghi lại các khoản thu nhập và chi tiêu hàng ngày. Ứng dụng quản lý tài chính: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại như Mint, YNAB (You Need A Budget), Money Lover hoặc PocketGuard. Các ứng dụng này cung cấp nhiều tính năng như tự động theo dõi chi tiêu, phân tích tài chính, và nhắc nhở hóa đơn. Phần mềm quản lý tài chính: Các phần mềm như Quicken hoặc Microsoft Money cũng là lựa chọn tốt cho việc quản lý tài chính cá nhân với nhiều tính năng phân tích và báo cáo chi tiết. Ngân hàng trực tuyến: Nhiều ngân hàng cung cấp các công cụ quản lý tài chính trực tuyến, giúp bạn theo dõi tài khoản, thiết lập ngân sách và xem các báo cáo chi tiêu. Câu 2: Người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì nên chú ý gì? Xác định mục tiêu tài chính: Đặt ra các mục tiêu tài chính rõ ràng và cụ thể cho ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp bạn có hướng đi rõ ràng trong việc quản lý tài chính. Lập ngân sách: Tạo ra một ngân sách chi tiết, ghi rõ thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát dòng tiền và tránh chi tiêu quá mức. Theo dõi chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày để có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính. Điều này giúp bạn nhận diện các khoản chi không cần thiết và tối ưu hóa chi tiêu. Giáo dục tài chính: Đọc sách, tham gia các khóa học, hoặc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính. Tiết kiệm và đầu tư: Dành một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng và gia tăng tài sản theo thời gian. Câu 3: Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân là gì? Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân đó là: Không lập kế hoạch tài chính: Nhiều người không đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể hoặc không lập kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng chi tiêu quá mức và thiếu kiểm soát tài chính. Thiếu kiên nhẫn và linh hoạt: Quản lý tài chính đòi hỏi sự kiên nhẫn và linh hoạt. Thiếu kiên nhẫn có thể dẫn đến việc bỏ qua kế hoạch tài chính, trong khi thiếu linh hoạt khiến bạn không điều chỉnh kịp thời khi hoàn cảnh thay đổi. Lạm dụng thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dễ dẫn đến nợ nần và lãi suất cao. Việc không trả nợ đúng hạn cũng làm giảm điểm tín dụng của bạn. Không tiết kiệm và đầu tư: Không dành một phần thu nhập để tiết kiệm và đầu tư là một sai lầm phổ biến. Điều này làm giảm khả năng xây dựng quỹ dự phòng và tăng trưởng tài sản. Thiếu quỹ khẩn cấp: Không có quỹ khẩn cấp để đối phó với các tình huống bất ngờ như mất việc làm, bệnh tật hoặc các sự cố khẩn cấp có thể dẫn đến tình trạng tài chính khó khăn. Không theo dõi chi tiêu: Không ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày khiến bạn không có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát. Nhận diện và tránh các sai lầm này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn và đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách bền vững. Kết luận Trên đây là khái niệm, lý do và cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả do Unica tổng hợp. Mong rằng với chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn để có thể làm được nhiều việc bản thân mong muốn. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm bài viết