Tin Học Văn Phòng
Các hàm đếm ký tự trong Excel thường hay sử dụng nhất
Đôi khi, trong quá trình làm việc với Excel, bạn cần đếm các chữ cái, ký tự hay số trong một bảng tính hay trong một trang tính. Vì vậy, để đếm các ký tự trong các ô, Excel sẽ cung cấp cho bạn một hàm. Đó là hàm LEN - hàm hay được sử dụng nhất để đếm các chữ cái, số, ký tự và tất cả các khoảng trắng. Vậy chức năng của hàm này là gì? Công thức tính như thế nào? Cùng Unica học Excel qua bài viết dưới đây nhé!
Chức năng của hàm LEN
Hàm LEN trong Excel là hàm dùng để đếm các chữ cái, các số, ký tự và tất cả các khoảng trắng.
Công thức của hàm LEN
=LEN(Text)
Lưu ý: Text là phần số bắt buộc phải có, hay có thể là văn bản mà bạn muốn xác định độ dài của nó là bao nhiêu ký tự. Ngoài ra, text cũng có thể là văn bản được nhập trong dấu ngoặc kép, ngoặc đơn,.. hoặc các tham chiếu đến ô chứa văn bản của bạn.3. Ví dụ về cách sử dụng của hàm LEN
Có ví dụ sau: Đếm số ký tự chuỗi “unica.vn”
Các bạn thực hiện như sau: Tại địa chỉ ô C4 nhập công thức
=LEN(C4). Ta được kết quả là 8
Ví dụ về hàm LEN
Tương tự kéo thả chuột đến vị trí ô cuối cùng cần tính. Ta được kết quả như bảng dưới đây:
Ví dụ về hàm LEN
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng hàm text trong Excel và ứng dụng
Kết hợp hàm SUM với hàm LEN để đếm lượng ký tự trong một phạm vi ô
Xét ví dụ dưới đây. Hãy đếm lượng ký tự trong một phạm vi ô
Cách thực hiện:Tại địa chỉ ô A5 nhập công thức: =SUM(LEN(A1)+LEN(A2)+LEN(A3)+LEN(A4)). Ta được kết quả là 24
Kết hợp hàm SUM với hàm LEN để đếm lượng ký tự trong một phạm vi ô
Hay bạn có thể sử dụng công thức mảng: {=SUM(LEN(A1:A4))} để đơn giản hóa chuỗi công thức trên.
Kết hợp hàm SUM với hàm LEN để đếm lượng ký tự trong một phạm vi ô
Lưu ý: Khi hoàn thành một công thức mảng bằng cách nhấn Ctrl + Shift + Enter. Excel thêm dấu ngoặc kép {}. Hằng số mảng {9;4;6;5} được sử dụng làm đối số cho hàm SUM, và kết quả trả về là 24. Có thể đây là một cách làm nâng cao đối với các bạn. Nhưng nó thể hiện một bước tiến mới trong quá trình sử dụng các hàm trong Excel.
Kết hợp hàm LEN với hàm SUBSTITUTE
Hàm LEN thường được đi kèm với hàm SUBSTITUTE để đếm số lần trong một ô trong bảng tính Excel.
Kết hợp hàm LEN với hàm SUBSTITUTE
Giải thích:
Trong ví dụ trên, hàm SUBSTITUTE thay thế ký tự a (đối số thứ hai) bằng một chuỗi rỗng (đối số thứ ba). LEN(SUBSTITUTE(A1, “a”,’’’’)) bằng 8 (độ dài của chuỗi không có ký tự a). Nếu chúng ta trừ số này từ 9 (tổng số ký tự trong ô A10, chúng ta sẽ nhận được số lần xuất hiện của ký tự a trong ô A1).
Trên đây là cách sử dụng của hàm LEN trong Excel. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về hệ thống hàm Excel thông dụng và quan trọng nhất giúp bạn dễ dàng thống kê, xử lý số liệu hay lập báo cáo một cách nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp và học Kế toán online của mình
Chúc các bạn thành công!
>> Xem thêm: Cách dùng hàm TYPE để xác định kiểu giá trị trong Excel
04/03/2019
3146 Lượt xem
Chỉnh sửa file excel trên google drive đơn giản, dễ hiểu nhất
Google Drive là một dịch vụ lưu trữ và chia sẻ tập tin trực tuyến của Google, cho phép người dùng tạo, lưu trữ và chỉnh sửa các tập tin văn bản, bảng tính, trình chiếu và nhiều loại tập tin khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chỉnh sửa file excel trên google drive một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.
Cách tải file Excel lên Google Drive
Để tải file Excel lên Google Drive, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web của Google Drive và đăng nhập bằng tài khoản Google của bạn.
Bước 2: Nhấn vào nút + Mới ở góc trên bên trái màn hình.
Nhấn vào nút + Mới ở góc trên bên trái màn hình
Bước 3: Chọn tải tệp lên > Chọn file cần tải lên trong máy và nhấn OK.
Chọn file cần tải lên
Bước 4: Chờ cho file Excel được tải lên hoàn tất. Bạn có thể xem tiến trình tải lên ở góc dưới bên phải màn hình.
Tải tệp lên thành công
Bước 5: Sau khi file Excel được tải lên xong, bạn có thể nhấn vào nó để mở và xem nội dung.
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Hướng dẫn chỉnh sửa file excel trên google drive
Để chỉnh sửa file excel trên google drive, bạn có thể sử dụng ứng dụng Google Sheets, một công cụ cho phép bạn tạo và chỉnh sửa các bảng tính trực tuyến. Trước tiên, bạn cần mở file có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Nhấn chuột phải vào file Excel bạn muốn chỉnh sửa trên Google Drive để mở nó.
Chọn file cần mở
Bước 2: Nhấn vào nút Mở bằng > Chọn Google trang tính để mở file cần chỉnh sửa ra trong một tab mới.
Chọn Google trang tính để mở file cần chỉnh sửa
Bước 3: Bắt đầu chỉnh sửa file excel của bạn theo ý muốn. Bạn có thể nhập dữ liệu, thay đổi định dạng, chèn hoặc xóa các ô, hàng, cột, công thức, biểu đồ và nhiều tính năng khác.
Tiến hành chỉnh sửa file
Nhập dữ liệu vào file Excel trong Google Drive
Để nhập dữ liệu vào file Excel trong Google Drive, bạn có thể làm như sau:
Chọn ô bạn muốn nhập dữ liệu.
Chọn ô cần nhập dữ liệu
Nhập dữ liệu vào ô đó. Bạn có thể nhập số, chữ, ký tự đặc biệt hoặc công thức. Ở đây tôi sẽ nhập tên học sinh.
Nhập tên học sinh
Nhấn phím Enter để xác nhận dữ liệu.
>>> Xem thêm: Cách chuyển file ảnh sang word bằng Google Drive nhanh chóng nhất
Thay đổi định dạng
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu:
Cho bảng dữ liệu
Yêu cầu 1: Thực hiện căn giữa cho bảng dữ liệu trong Google Drive.
Cách chỉnh sửa file excel trên google drive:
Bước 1: Bôi đen toàn bộ bảng dữ liệu cần đổi định dạng.
Bôi đen bảng dữ liệu
Bước 2: Nhấn vào thẻ Định dạng và chọn Căn Chỉnh rồi chọn Giữa.
Chọn Căn Chỉnh rồi chọn Giữa
Kết quả như sau:
Kết quả nhận được
Yêu cầu 2: Xoay toàn bộ bảng dữ liệu 1 góc 90 độ.
Cách chỉnh sửa file excel trên google drive:
Bước 1: Bôi đen toàn bộ bảng dữ liệu cần đổi định dạng.
Bôi đen bảng dữ liệu
Bước 2: Nhấn vào thẻ Định dạng và chọn Xoay > Chọn Góc Tùy Chỉnh.
Chọn "góc tuỳ chỉnh"
Bước 3: Chọn 90 độ sẽ thu được kết quả chỉnh sửa excel online như sau:
Kết quả chỉnh sửa excel online
Yêu cầu 3: Tô màu xen kẽ cho bảng dữ liệu đã cho
Cách chỉnh sửa file excel trên google drive:
Bước 1: Bôi đen toàn bộ bảng dữ liệu cần đổi định dạng.
Bôi đen bảng dữ liệu
Bước 2: Nhấn vào thẻ Định dạng và chọn Màu xen kẽ.
Chọn "màu xen kẽ"
Bước 3: Chọn Kiểu là Đầu trang hoặc Chân trang.
Chọn kiểu là đầu trang
Bước 4: Chọn màu mình mong muốn rồi tùy chỉnh Kiểu tùy chỉnh.
Chọn màu mình muốn
Chèn dữ liệu
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu:
Cho bảng dữ liệu
Yêu cầu 1: Từ bảng dữ liệu đã cho hãy vẽ biểu đồ cột trong Google Sheet.
Cách thực hiện:
Bước 1: Bôi đen toàn bộ bảng dữ liệu cần vẽ biểu đồ cột.
Bôi đen bảng dữ liệu
Bước 2: Nhấn vào thẻ Chèn => Chọn Biểu đồ.
Chọn Biểu đồ
Bước 3: Ở bảng Trình chỉnh sửa biểu đồ, nhấn chọn Loại biểu đồ > Chọn biểu đồ cột sẽ thu được kết quả chỉnh sửa excel trên google drive như sau:
Chọn biểu đồ cột
Yêu cầu 2: Chèn một hình ảnh vào ô D2 để minh họa cho các loại quả ở cột B.
Cách cách sửa file excel:
Bước 1: Đặt con trỏ chuột vào ô D2.
Chọn ô D2
Bước 2: Nhấn vào thẻ Chèn > Chọn Hình ảnh > Chèn hình ảnh trong ô.
Chèn hình ảnh trong ô
Bước 3: Khi hộp thoại Chèn hình ảnh hiện ra, bạn chọn Google hình ảnh.
Bước 4: Ở hộp thoại tìm kiếm, bạn đánh từ khóa Táo, chờ trong giây lát để Google trả về các kết quả.
Tìm hình ảnh táo
Bước 5: Chọn hình ảnh trái táo mình ưng ý nhất và nhấp đúp chuột, hình ảnh sẽ được tự động chèn vào ô D2 như hình dưới đây:
Chèn hình ảnh vào ô google trang tính
>>> Xem thêm: Trọn bộ khóa học tin học văn phòng chất lượng chỉ từ 99K
Yêu cầu 3: Chèn link vào ô B2 sao cho khi nhấn vào ô này tìm kiếm của bạn sẽ được điều hướng tới một trang web viết về lợi ích của việc ăn táo.
Cách thực hiện:
Bước 1: Đặt con trỏ chuột vào ô B2.
Đặt con trỏ chuột vào ô B2
Bước 2: Nhấn vào thẻ Chèn > Chọn Đường liên kết.
Chọn Đường liên kết
Bước 3: Ở ô dán đường liên kết, bạn copy đường link mình đã chuẩn bị trước đó vào đây.
Dán đường link vào ô
Bước 4: Nhấn Áp dụng sẽ thu được kết quả như sau:
Kết quả thu được
Xóa dữ liệu
Để xóa các ô, hàng, cột, công thức, biểu đồ hoặc các đối tượng khác khỏi file Excel trong Google Drive, bạn có thể làm như sau:
Bước 1: Chọn các ô, hàng, cột, công thức, biểu đồ hoặc các đối tượng khác bạn muốn xóa.
Chọn dòng định xóa
Bước 2: Nhấn phím Delete trên bàn phím hoặc nhấn chuột phải và chọn Delete.
Chọn xóa hàng
Cách lưu file Excel trên Google Drive
Sau khi chỉnh sửa trực tiếp trên google drive, để lưu file Excel trên Google Drive, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Sau khi chỉnh sửa xong file Excel của bạn trên Google Sheets, nhấn vào nút File trên thanh công cụ và chọn Save as Google Sheets. File Excel của bạn sẽ được lưu lại dưới dạng Google Sheets trên Google Drive.
Bước 2: Nếu bạn muốn lưu file Excel của bạn dưới dạng file Excel gốc (.xlsx), bạn có thể nhấn vào nút File trên thanh công cụ và chọn tải file từ Google Drive. Sau đó, chọn Microsoft Excel (.xlsx) và lưu file Excel của bạn vào máy tính của bạn.
Chia sẻ file Excel trên Google Drive
Để chia sẻ file Excel trên Google Drive với người khác, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Nhấn vào file Excel bạn muốn chia sẻ trên Google Drive để mở nó.
Bước 2: Nhấn vào nút Chia sẻ ở góc trên bên phải màn hình. Hộp thoại chia sẻ sẽ xuất hiện.
Hộp thoại chia sẻ sẽ xuất hiện
Bước 3: Nhập email hoặc tên của người bạn muốn chia sẻ file Excel với vào ô Add people and groups. Bạn có thể chọn quyền truy cập cho người đó là Người xem, người nhận xét hoặc người chỉnh sửa. Bạn cũng có thể gửi một tin nhắn đi kèm nếu muốn.
Tùy chỉnh
Bước 4: Nhấn vào nút Gửi để gửi lời mời chia sẻ file Excel cho người đó. Người đó sẽ nhận được một email thông báo và có thể truy cập vào file Excel của bạn qua liên kết được gửi kèm.
Nhấn OK để chia sẻ file
Một số lưu ý khi chỉnh file Excel trên Google Drive
Khi chỉnh sửa file excel trên google drive, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
Khi bạn mở file Excel bằng Google Sheets, một số tính năng của Excel có thể không được hỗ trợ hoặc hiển thị không chính xác. Bạn nên kiểm tra lại nội dung và định dạng của file Excel sau khi mở nó bằng Google Sheets.
Khi bạn mở file Excel dưới dạng Google Sheets, một số tính năng của Google Sheets có thể không được hỗ trợ hoặc hiển thị không chính xác khi bạn mở lại file Excel bằng Excel. Bạn nên kiểm tra lại nội dung và định dạng của file Excel sau khi lưu nó bằng Google Sheets.
Khi bạn chia sẻ file Excel trên Google Drive, bạn nên chọn quyền truy cập phù hợp cho người nhận để tránh những rủi ro về bảo mật hoặc sửa đổi không mong muốn. Bạn cũng nên theo dõi lịch sử phiên bản của file Excel để có thể khôi phục lại phiên bản trước đó nếu cần.
Lưu ý khi chỉnh file Excel trên Google Drive
Kết luận
Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về cách chỉnh sửa file excel trên google drive một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc sử dụng Google Drive để làm việc với các file Excel. Nếu bạn có thắc mắc hoặc góp ý gì, xin vui lòng để lại bình luận bên dưới. Cảm ơn bạn đã đọc!
Để biết được thêm nhiều kiến thức hữu ích để áp dụng hơn vào trong công việc mời bạn đọc tham khảo nhiều hơn các khoá học Excel trên Unica.
04/03/2019
15579 Lượt xem
Cách đóng dấu bản quyền trong word bằng Watermark
Nếu bạn thường xuyên phải làm việc với Word và muốn đóng dấu bản quyền của mình bằng Watermark. Hãy tham khảo bài viết dưới đây ngay.
Hướng dẫn đóng dấu văn bản (Watermark)
Cách sử dụng Watermark bằng trong Word 2007
- Bước 1: Mở cửa sổ Word 2007, trong đó chọn Page Layout
- Bước 2: Trong hộp thoại Page Layout → Watermark → Custom Watermark
Mô tả cách sử dụng Watermark bằng trong Word 2007
- Bước 3: Xuất hiện hộp thoại Printed Watermark
Mô tả cách sử dụng Watermark bằng trong Word 2007
- Bước 4: Chọn OK
3. Cách sử dụng Watermark trong Word 2003
- Bước 1: Mở cửa sổ Word 2003
- Bước 2: Chọn Format → Background
Mô tả cách sử dụng Watermark bằng trong Word 2003
- Bước 3: Chọn Printed Watermark → Picture watermark → Select Picture để chọn ảnh từ máy tính chèn vào làm Watermark.
Mô tả cách sử dụng Watermark bằng trong Word 2003
- Bước 4: Xuất hiện hộp thoại Insert Picture: Tìm đến đường dẫn mở file ảnh, chọn hình ảnh và nhấn Insert để chèn vào. Chọn phông chữ bạn muốn chèn vào bên trong
Mô tả cách sử dụng Watermark bằng trong Word 2003
- Bước 5: Một đường dẫn chèn hình ảnh sẽ xuất hiện.
Mô tả cách sử dụng Watermark bằng trong Word 2003
- Bước 6: Chọn OK
Bạn sẽ được kết quả như hình dưới đây
Mô tả cách sử dụng Watermark bằng trong Word 2003
Trên đây, mình đã giới thiệu cho các bạn 2 cách đóng dấu độc quyền trong Microsoft Word 2003, 2013...
Chúc các bạn thành công!
>> Đánh dấu tích vào ô vuông trong Word nhanh chóng
>> Định dạng văn bản chuẩn trong Word
04/03/2019
3113 Lượt xem
Hướng dẫn cách sửa lỗi na trong excel đơn giản, dễ hiểu nhất
Excel là một phần mềm hữu ích và phổ biến trong công việc và học tập. Tuy nhiên, khi sử dụng các hàm tính toán, tra cứu hay xử lý dữ liệu trong Excel, bạn có thể gặp phải một số lỗi thường xuyên, trong đó có lỗi #N/A!. Lỗi này có nghĩa là “Not Available” (không có sẵn), xuất hiện khi Excel không tìm thấy giá trị cần tra cứu hoặc không thể thực hiện được phép tính. Lỗi #N/A! không chỉ ảnh hưởng đến kết quả của công thức, mà còn làm cho bảng tính trở nên xấu xí và khó nhìn. Vậy làm thế nào để sửa lỗi na trong excel một cách đơn giản và dễ hiểu nhất? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn các nguyên nhân và cách khắc phục lỗi #N/A! trong Excel, cũng như cách ẩn lỗi này khi không muốn hiển thị.
#N/A! trong excel là lỗi gì?
#n/a trong excel là lỗi gì? Lỗi #N/A! là một trong những lỗi thông báo của Excel, có nghĩa là “Not Available” (không có sẵn). Lỗi này xuất hiện khi Excel không tìm thấy giá trị cần tra cứu hoặc không thể thực hiện được phép tính.
Lỗi #N/A! thường gặp khi sử dụng các hàm tra cứu như VLOOKUP, HLOOKUP, MATCH, INDEX, LOOKUP,… hoặc các hàm tính toán như SUM, AVERAGE, COUNT,… Lỗi #N/A! có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào công thức và dữ liệu của bạn.
Lỗi #N/A! là một trong những lỗi thông báo của Excel, có nghĩa là “Not Available”
Một số hàm dễ mắc phải lỗi na trong excel
Trong Excel, có rất nhiều hàm có thể gây ra lỗi #N/A!. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ nêu ra một số hàm phổ biến hay gặp lỗi n/a trong excel nhất.
Lỗi #n/a trong hàm sum
Hàm SUM là một hàm cơ bản và quan trọng trong Excel, dùng để tính tổng của một hoặc nhiều ô. Tuy nhiên, khi sử dụng hàm SUM, bạn có thể gặp phải lỗi #N/A! nếu:
Bạn nhập sai tên của hàm. Ví dụ: bạn nhập =SUMA(A1:A10) thay vì =SUM(A1:A10).
Bạn nhập sai định dạng của các ô. Ví dụ: bạn nhập =SUM(A1:A10) nhưng các ô từ A1 đến A10 chứa các giá trị văn bản hoặc lỗi khác.
Bạn nhập sai phạm vi của các ô. Ví dụ: bạn nhập =SUM(A1:A10) nhưng các ô từ A1 đến A10 không tồn tại hoặc bị ẩn.
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Để khắc phục lỗi #N/A! trong hàm SUM, bạn cần kiểm tra lại công thức và đảm bảo rằng:
Bạn đã nhập đúng tên của hàm.
Bạn đã chọn đúng định dạng của các ô. Nếu các ô chứa giá trị văn bản hoặc lỗi, bạn có thể sử dụng hàm VALUE để chuyển đổi sang số hoặc hàm IFERROR để bỏ qua lỗi.
Bạn đã chọn đúng phạm vi của các ô. Nếu các ô không tồn tại hoặc bị ẩn, bạn có thể sử dụng hàm OFFSET để tạo ra một phạm vi động hoặc hàm AGGREGATE để bỏ qua các ô ẩn.
Lỗi NA trong hàm SUM
Lỗi #n/a trong excel hàm vlookup
Hàm VLOOKUP là một hàm tra cứu rất hữu dụng trong Excel, dùng để tìm kiếm một giá trị trong một bảng và trả về giá trị tương ứng ở một cột khác. Tuy nhiên, khi sử dụng hàm VLOOKUP, bạn có thể gặp phải lỗi #N/A! nếu:
Bạn nhập sai tham số của hàm. Ví dụ: bạn nhập =VLOOKUP(A1,B1:C10,3,FALSE) nhưng cột C chỉ có 2 cột con.
Bạn nhập sai kiểu dữ liệu của giá trị cần tra cứu. Ví dụ: bạn nhập =VLOOKUP(“100”,B1:C10,2,FALSE) nhưng cột B chứa các số không có dấu nháy kép.
Bạn nhập sai loại tra cứu của hàm. Ví dụ: bạn nhập =VLOOKUP(A1,B1:C10,2,FALSE) nhưng cột B không được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
Để khắc phục lỗi #N/A! trong hàm VLOOKUP, bạn cần kiểm tra lại công thức và đảm bảo rằng:
Bạn đã nhập đúng số lượng và giá trị của các tham số. Tham số thứ 3 phải nhỏ hơn hoặc bằng số cột con của vùng tra cứu.
Bạn đã nhập đúng kiểu dữ liệu của giá trị cần tra cứu. Nếu giá trị là số, bạn không nên có dấu nháy kép. Nếu giá trị là văn bản, bạn nên có dấu nháy kép.
Bạn đã nhập đúng loại tra cứu của hàm. Nếu bạn muốn tra cứu chính xác, bạn nên nhập FALSE hoặc 0 ở tham số cuối cùng. Nếu bạn muốn tra cứu xấp xỉ, bạn nên nhập TRUE hoặc 1 ở tham số cuối cùng và sắp xếp vùng tra cứu theo thứ tự tăng dần.
Lỗi NA trong VLOOKUP
Excel thông báo lỗi #N/A! xảy ra khi nào?
Excel thông báo lỗi #N/A! xảy ra khi Excel không tìm thấy giá trị cần tra cứu hoặc không thể thực hiện được phép tính. Lỗi này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào công thức và dữ liệu của bạn. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi #N/A! là:
Bạn nhập sai tên, tham số hoặc định dạng của các hàm.
Bạn nhập sai kiểu dữ liệu của giá trị cần tra cứu.
Bạn nhập sai loại tra cứu của các hàm tra cứu.
Bạn nhập sai phạm vi của các ô.
Bạn sử dụng các hàm kết hợp với các hàm văn bản như MID, LEFT, RIGHT.
Excel thông báo lỗi #N/A! xảy ra khi Excel không tìm thấy giá trị cần tra cứu
Nguyên nhân và cách sửa lỗi na trong excel
Như đã nói ở trên, lỗi #N/A! trong excel có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào công thức và dữ liệu của bạn. Trong phần này, chúng ta sẽ điểm qua một số nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục chúng.
Lỗi #N/A! do vùng tìm kiếm không đầy đủ
Một nguyên nhân gây ra lỗi #N/A! là khi bạn sử dụng các hàm tra cứu như VLOOKUP, HLOOKUP, MATCH, INDEX, LOOKUP… mà không chọn đủ vùng tìm kiếm.
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu:
Cho bảng dữ liệu
Yêu cầu: Tìm mức phụ cấp theo cấp bậc của từng người trong bảng dữ liệu trên.
Cách làm:
Bước 1: Bạn nhập công thức =VLOOKUP(B2;A10:B10;2;1):
Nhập công thức
Bước 2: Excel sẽ trả về lỗi #N/A! vì bạn chỉ chọn vùng tìm kiếm từ A10:B10, trong khi vùng tìm kiếm chính xác mà bạn cần nhập là A8:B10.
Excel trả về lỗi NA
Để khắc phục lỗi này, bạn cần chọn đủ vùng tìm kiếm từ A8:B10, tức là =VLOOKUP(B2;A8:B10;2;0).
Nhập công thức chuẩn
Lỗi #N/A! do không cố định vùng tìm kiếm khi copy công thức
Một nguyên nhân khác gây ra lỗi #N/A! là khi bạn copy công thức tra cứu sang các ô khác mà không cố định vùng tìm kiếm.
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu:
Cho bảng dữ liệu
Yêu cầu: Tìm mức phụ cấp theo cấp bậc của từng người trong bảng dữ liệu trên.
Cách làm:
Bước 1: Nhập công thức =VLOOKUP(B25;A31:B33;2;0) vào ô C25.
Nhập công thức vào C25
Bước 2: Nhấn Enter sẽ thu được kết quả là 100000.
Kết quả sau khi nhập công thức
Bước 3: Bạn kéo công thức xuống các hàng bên dưới sẽ thấy ô C27 và C28 xuất hiện lỗi N/A vì vùng dữ liệu A31:B33 đã bị dịch chuyển.
Trả về lỗi NA
Cách khắc phục lỗi này là bạn dùng F4 để cố định vùng dữ liệu A31:B33 từ đầu.
Cách ẩn lỗi na trong excel
Trong một số trường hợp, bạn có thể không muốn hiển thị lỗi #N/A! trong bảng tính của bạn, mà thay thế bằng một giá trị khác hoặc để trống. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng hàm IFERROR để kiểm tra xem công thức có trả về lỗi hay không, và nếu có thì thay thế bằng một giá trị mong muốn.
Tổng kết
Lỗi #N/A! là một lỗi thông báo của Excel, có nghĩa là “Not Available” (không có sẵn). Lỗi này xuất hiện khi Excel không tìm thấy giá trị cần tra cứu hoặc không thể thực hiện được phép tính. Lỗi này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào công thức và dữ liệu của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ẩn lỗi #N/A! trong Excel bằng cách sử dụng hàm IFERROR để thay thế lỗi bằng một giá trị khác hoặc để trống. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lỗi #N/A! trong Excel và cách sửa lỗi na trong excel đơn giản, dễ hiểu nhất. Để biết thêm nhiều kiến thức xoay quanh lĩnh vực tin học văn phòng mời bạn đọc tham khảo thêm những khoá học tiêu biểu khác cụ thể ở đây là các khoá học Excel hấp dẫn cũng như có cơ hội nhận được ưu đãi lớn từ khoá học.
Chúc các bạn may mắn.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi không copy được trong Excel
>>> Xem thêm: Excel không chạy công thức: Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để
>>> Xem thêm: Cách chọn vùng dữ liệu trong excel cực hay có thể bạn chưa biết
04/03/2019
7720 Lượt xem
Cách xác định thời gian khấu hao tài sản cố định
Xác định thời gian khấu tài sản cố định (TSCĐ) theo TT số 45/2013/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/6/2013 áp dụng cho mọi loại doanh nghiệp, việc xác định này đã được Bộ tài chính cập nhập chính xác nhất với các thông tin và cách xác định như sau.
Khấu hao tài sản cố định là gì?
Khấu hao tài sản cố định được hiểu là việc định giá, phân bổ một cách có hệ thống các giá trị của tài sản cố định, khi giá trị của tài sản bị giảm dần bởi sự hao mòn tự nhiên hoặc do sự tiến bộ về công nghệ sau một khoảng thời gian sử dụng.
Khấu hao tài sản cố định sẽ được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng loại tài sản đó. Để tính khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp cần xác định 2 vấn đề như sau:
- Tài sản cố định đã được sử dụng hay mua mới
- Thời gian để tính phần khấu hao tài sản cố định (thời điểm chính thức đưa tài sản cố định vào quá trình hoạt động sản xuất).
Đối với thời gian tính khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp có thể tự quyết định nhưng phải dựa vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài chính. Ngoài ra cần thông báo với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp về tình trạng và thời gian tính khấu hao tài sản cố định.
Khấu hao tài sản cố định
Xác định thời gian trích khấu hao tài sản cố định hữu hình
- Với tài sản cố định mới chưa qua sử dụng
Doanh nghiệp cần dựa vào khung thời gian trích khấu hao TSCĐ quy định có kèm theo Thông tư 45.
- Với tài sản cố định đã qua sử dụng
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ sẽ được xác định như sau:
Trong đó:
Giá trị hợp lý của TSCĐ chính là giá mua hoặc trao đổi thực tế, giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trường hợp được cho, biếu, tặng ) và các trường hợp khác.
Thời gian trích khấu hao tài sản cố định hữu hình
Các loại tài sản không cần phải trích khấu hao tài sản cố định
Những loại tài sản khôn gcaafn phải trích khấu hao TSCĐ đó là:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang được sử dụng vào câc hoạt dộng sản xuất và kinh doanh
- TSCĐ khấu hao chưa hết hoặc bị mất
- TSCĐ khác do các doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ một doanh nghiệp nào ( trừ TSCĐ thuê tài chính)
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động (trừ TSCĐ cho người lao động làn việc tại các doanh nghiệp gồm: nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, nhà để xe, phòng trạm ý tế...
- TSCĐ từ các nguồn viện trọ không hoàn lại sau khi được cơ quan thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp phục vụ công tác nghiên cứu khoa học
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng hoặc nhận nhường quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp
- Các loại tài sản cố định loại 6 được quy định tại khoản 2 điều 1 Thông tư này không phải trích khấu hao.
Trở thành chuyên gia kế toán tổng hợp bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học giúp bạn thành thạo các nghiệp vụ của một nhân viên kế toán tổng hợp ngay tại nhà. Từ đó, có thể tự đi xin việc và phát triển nghề của mình.
[course_id:306,theme:course]
[course_id:476,theme:course]
[course_id:2283,theme:course]
Cách tính thời gian khấu hao tài sản cố định theo quy định
Dựa vào Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình sẽ được xác định như sau:
Tài sản cố định chưa qua sử dụng
– Đối với các loại tài sản cố định chưa qua sử dụng, doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định tại Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
Tính thời gian khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định đã được sử dụng
Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định sẽ được xác định là:
Thời gian trích khấu hao = [Giá trị hợp lý của TSCĐ] / [Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)] x [Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Khung khấu hao]
Trong đó:
Giá trị hợp lý của tài sản cố định là:
- Giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán và trao đổi)
- Giá trị còn lại của tài sản cố định hoặc giá trị theo đánh giá của các tổ chức có chức năng thẩm định giá (với trường hợp được cho, được biếu, được tặng hoặc được cấp, được điều chuyển đến) và các trường hợp khác.
Cách thay đổi thời gian trích khấu hao
Nếu doanh nghiệp muốn xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định mới và đã qua sử dụng so với khung thời gian trích khấu hao quy định tại Khung khấu hao thì doanh nghiệp phải thực hiện các công việc như sau:
Bước 1: Lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao
Doanh nghiệp phải lập phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định dựa trên cơ sở giải trình các nội dung sau đây:
- Tuổi thọ kỹ thuật của loại tài sản cố định theo thiết kế
- Hiện trạng tài sản cố định (thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng, thế hệ tài sản hoặc tình trạng thực tế của tài sản)
- Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao tài sản cố định đến phần kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn trả nợ cho tổ chức tín dụng
- Các tài sản được hình thành từ dự án đầu tư theo hình thức BOT (Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh), thì các doanh nghiệp phải bổ sung thêm Hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
Thay đổi thời gian trích khấu hao
Bước 2: Nộp phương án thay đổi thời gian trích khấu hao
Địa điểm nộp tùy thuộc vào các trường hợp sau:
Nộp tại Bộ Tài chính nếu:
- Công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và công ty do Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên do Bộ ngành, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
- Các công ty con do Công ty mẹ thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Nộp tại Sở Tài chính nếu:
Tổng công ty và công ty độc lập do Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh quyết định thành lập, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác có trụ sở chính trên toàn địa bàn.
Bước 3: Thông báo cho cơ quan thuế
Trên cơ sở phương án thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong vòng 20 ngày tính từ ngày được phê duyệt phương án, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi và quản lý.
Thay đổi khấu hao tài sản cố định
Lưu ý:
– Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định 1 lần đối với một loại tài sản. Việc kéo dài thời gian trích khấu hao tài sản cố định phải bảo đảm không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định sự thay đổi.
– Nếu doanh nghiệp thực hiện thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý sẽ yêu cầu doanh nghiệp xác định lại theo đúng quy định.
Các câu hỏi thường gặp về khấu hao tài sản cố định
Có mấy phương pháp khấu hao tài sản cố định?
Hiện nay có 3 phương pháp để tính khấu hao tài sản cố định là:
– Phương pháp khấu hao đường thẳng
– Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có sự điều chỉnh
– Phương pháp khấu hao theo khối lượng và số lượng sản phẩm.
Khấu hao tài sản cố định
Doanh nghiệp dựa vào yếu tố nào để lựa chọn phương pháp tính khấu hao tài sản cố định?
Dựa trên mức doanh thu và chi phí trích khấu hao tài sản cố định phù hợp.
– Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng nếu doanh thu được tạo ra chủ yếu từ Tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản
– Doanh nghiệp chọn phương pháp khấu hao giảm dần theo thời gian nếu doanh thu được tạo ra thấp hơn so với những năm đầu sử dụng tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Tổng kết
Việc xác định thời gian khấu hao tài sản cố định vô hình và hữu hình đều rất hợp lý với các hoạt động của các doanh nghiệp khác nhau. Mong rằng các bạn sẽ tự mình xác định và tính toán được một cách chính xác nhất. Chúc các bạn thành công.
>> Cách tính khấu hao tài sản cố định
>> Mẫu biên bản kiểm kê tài sản trên excel
04/03/2019
4074 Lượt xem
Cách định dạng hàm ngày tháng trong excel đơn giản, dễ hiểu nhất
Khi tính toán ngày tháng năm trong excel, bạn nên sử dụng hàm ngày tháng trong excel. Điều này sẽ giúp bạn thống kê dữ liệu dễ dàng, thao tác làm việc trên excel được nhanh chóng hơn rất nhiều. Trong nội dung bài viết sau, Unica sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng hàm lấy ngày tháng năm trong chuỗi dữ liệu một cách dễ dàng nhất, cùng khám phá ngay để biết cách thực hiện như thế nào nhé.
Lợi ích của việc dùng hàm ngày tháng trong excel
Hàm ngày tháng trong Excel là các hàm được sử dụng để xử lý dữ liệu ngày tháng. Hàm này được sử dụng để tính toán số ngày, tháng, hoặc năm giữa hai ngày, xác định thứ trong tuần của một ngày, hoặc tạo ngày tháng mới.
Hàm ngày tháng trong excel dùng để xử lý dữ liệu ngày tháng
Lợi ích của việc dùng hàm ngày tháng trong Excel đó là:
Hỗ trợ người dùng tính toán ngày tháng một cách chính xác. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn sử dụng excel để lập kế hoạch, theo dõi tiến độ hoặc tính lương.
Sử dụng hàm ngày tháng giúp bạn tiết kiệm được đáng kể thời gian nhờ tính năng tự động thực hiện các phép tính.
Tăng tính linh hoạt: Hàm ngày tháng trong Excel hỗ trợ người dùng thực hiện nhiều phép tính ngày tháng khác nhau. Điều này cho phép bạn tạo các bảng tính và báo cáo phù hợp với nhu cầu của mình.
Cách dùng hàm ngày tháng trong excel
Trước khi học cách dùng hàm lấy ngày tháng năm trong excel bạn cần phải định dạng được đúng dữ liệu ngày tháng năm trong excel. Các cách định dạng ngày tháng năm trong excel như sau:
Định dạng ngày, tháng, năm bằng Short Date
Bước 1: Đầu tiên bạn chọn ô cần nhập ngày tháng năm trong excel, sau đó bạn chọn Home => Chọn định dạng từ phần Number.
Chọn Home và chọn Number
Bước 2: Tại Number bạn ấn mũi tên đi xuống để mở menu cuộn, sau đó chọn định dạng ngày tháng theo đúng như mong muôn.
Chọn định dạng theo đúng mong muốn
Định dạng ngày, tháng, năm bằng Custom Format
Bước 1: Mở hộp thoại Number Format bằng cách sử dụng tổ hợp phím Ctrl + 1
Mở hộp thoại Number Format
Bước 2: Tại hộp thoại Number Format mục Category chọn Date. Tại đây sẽ xuất hiện một số mẫu có sẵn, bạn lựa chọn định dạng phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Định dạng ngày tháng năm cho bảng tính
Bước 3: Sau khi bạn chọn định dạng xong, kết quả nhận được như sau.
Kết quả nhận được
Cũng tại hộp thoại Number Format nếu muốn tuỳ chọn định dạng ngày, tháng, năm theo mong muốn thì bạn có thể chọn vào Custom
Chọn định dạng Custom để định dạng theo mong muốn
Nhập ngày, tháng, năm nhanh bằng phím tắt
Sử dụng phím tắt là cách định dạng ngày, tháng, năm nhanh chóng và dễ dàng nhất. Cách thực hiện như sau:
Sử dụng tổ hợp phím tắt Ctrl + ";" để hiển thị trên máy tính kết quả ngày, tháng, năm hiện tại.
Sử dụng phím tắt Ctrl + ";"
Sử dụng tổ hợp phím tắt Ctrl + Shift + ";" để hiển thị trên máy tính kết quả giờ hiện tại.
Sử dụng phím tắt Ctrl + Shift + ";"
Kết quả định dạng ngày tháng năm sau khi sử dụng phím tắt nhận được như hình, Đây là thời gian được hiển thị dưới dạng tĩnh và không thay đổi.
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Nhập ngày, tháng, năm bằng hàm trong Excel
Có rất nhiều các hàm liên quan đến ngày tháng trong excel, dưới đây là một số hàm lấy ngày tháng trong excel tiêu biểu, hãy tham khảo để biết công thức lấy ngày trong excel như thế nào nhé.
Hàm lấy tháng năm trong Excel - Hàm Year
Hàm thực hiện chức năng lấy giá trị năm trong một chuỗi giá trị ngày tháng cho trước.
Cú pháp hàm YEAR trong excel: =YEAR(serial_number)
Trong đó: Serial_number là giá trị dạng số là giá trị thời gian.
Ví dụ
Để hiểu cách thức hàm thực hiện để xác định lấy năm ra trong ví dụ dưới đây sẽ hướng dẫn.
Bạn muốn lấy năm trong dữ liệu ở ô A1, chọn một ô để hiển thị năm, nhập công thức =YEAR(A1) vào:
Hàm year trong Excel
Nếu một số lượng các giá trị ngày tháng năm rất nhiều bạn chỉ cần sao chép công thức và kéo xuống các giá trị ô thời gian tương ứng bên dưới và nhanh chóng tách lấy được năm ra riêng biệt.
Hàm ngày tháng trong Excel - Hàm Month
Tương tự để lấy giá trị tháng theo yêu cầu công việc từ một giá trị thời gian cụ thể bạn cũng có hàm month như hàm year. Cụ thể cách lấy tháng trong excel như sau:
Công thức lấy tháng trong excel: =MONTH(serial_number)
Đây là hàm tìm tháng trong excel chính xác và nhanh bạn chỉ cần nhập đúng cú pháp là sẽ cho ra ngay kết quả.
Ví dụ cách lấy tháng trong excel
Tách lấy giá trị tháng trong excel cụ thể ở các giá trị tháng sau:
Hàm month trong Excel
Nhập công thức hàm month cho một ô rồi sao chép công thức xuống các ô còn lại để xác định tháng của từng giá trị cụ thể và kết quả khi áp dụng hàm xác định tháng trong excel.
Hàm ngày tháng trong Excel - Hàm Day
Tương tự ý nghĩa và cách thức dùng hàm như ở hai hàm year và month, hàm day cũng được dùng để xác định ngày cụ thể trong một giá trị thời gian cụ thể.
Cấu trúc hàm lấy ngày trong excel: =DAY(serial_number)
Ví dụ
Hàm day trong Excel
Hàm ngày tháng trong Excel - Hàm Date
Ngược lại với những hàm trên, hàm Date trong Excel với chức năng tạo ra một ngày tháng năm cụ thể bằng các giá trị ngày tháng năm có trước. Bằng công thức thực hiện: =Date(year ,month, day).
Hàm date trong Excel
Nếu như ở năm của bạn không phải là năm cụ thể thì bạn bằng cách biện luận.
Ví dụ hàm lấy giá trị ngày trong excel
Hàm lấy giá trị ngày trong excel
Biện luận trong sự kết hợp hàm Date và hàm IF với công thức =DATE(IF(A1<=19;"20";"19")&A1;B1;C1)
Hàm ngày tháng trong Excel - hàm Today
Hàm TODAY sẽ giúp bạn nhập và cập nhật ngày, tháng, năm hiện tại được hiển thị trên máy tính.
Cú pháp thực hiện: =TODAY()
Ví dụ
Tại ô A1, bạn nhập hàm =TODAY() và nhấn Enter, kết quả sẽ hiện ra đúng ngày, tháng, năm trên máy tính thời điểm bạn nhập hàm.
Hàm Today
Hàm ngày tháng trong Excel - hàm NOW
Hàm NOW cũng sẽ giúp bạn nhập và cập nhật ngày, tháng, năm hiện tại được hiển thị trên máy tính. Nhưng hàm NOW sẽ được bổ sung thêm giờ và phút so với hàm TODAY.
Ví dụ
Tại ô A1, bạn nhập hàm =NOW() và nhấn Enter, kết quả sẽ hiện ra đúng ngày, giờ trên máy tính thời điểm bạn nhập hàm.
Hàm Now
>>> Xem thêm: Học trọn đời tin học văn phòng tại Unica với chi phí chỉ từ 199K
Mẹo điền ngày tháng năm một cách tự động
Dưới đây là mẹo điền ngày tháng năm một cách tự động cho bạn tham khảo:
Ví dụ: Mẹo điền ngày tháng năm tự động theo thứ tự tăng dần:
Đầu tiên bạn nhập vào ô 2 ngày liên tục
Nhập 2 ngày liên tục
Tiếp theo bạn chọn 2 ô chứa dữ liệu, sau đó kéo chuột đến góc bên phải dưới cùng của ô được chọn (hình vuông nhỏ xuất hiện này chính là Fill handle). Thực hiện thao tác giữ và kéo Fill handle xuống cột dọc đến hết ô bạn muốn điền ngày, tháng, năm là được ngày tháng năm tăng dần lên.
Kết quả hiển thị ngày tự động
Các lỗi thường gặp khi sử dụng hàm ngày tháng trong Excel
Trong quá trình sử dụng hàm ngày tháng trong excel bạn rất hay bắt gặp một số lỗi sau:
Sai định dạng ngày tháng: Đây là lỗi phổ biến nhất khi sử dụng hàm ngày tháng. Excel sử dụng định dạng ngày tháng dd/mm/yyyy. Nếu bạn nhập ngày tháng với định dạng khác, Excel sẽ không thể hiểu được và sẽ trả về lỗi.
Dữ liệu ngày tháng không hợp lệ: Excel chỉ chấp nhận dữ liệu ngày tháng hợp lệ. Nếu bạn nhập dữ liệu ngày tháng không hợp lệ thì sẽ bị lỗi.
Cú pháp hàm không chính xác: Hàm ngày tháng trong excel có cú phát cụ thể. Nếu bạn sử dụng cú pháp không chính xác, Excel sẽ trả về lỗi.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật thông tin về hàm ngày tháng trong excel. Với những thông tin chia sẻ này có thể thấy, việc xác định ngày tháng năm trong excel quá đơn giản và dễ dàng khi dùng các hàm thời gian. Áp dụng hàm ngày tháng bạn không chỉ xác được về ngày tháng năm mà bạn còn xác định được các giá trị thời gian thời giờ khác như phút, giây,...Chúc các bạn thành công với những chia sẻ vừa rồi đến từ những chuyên gia hàng đầu Unica đang trực tiếp giảng dạy tại các khoá học Excel online.
>>> Xem ngay: Cách sử dụng hàm TODAY trong Excel tính thời gian thực có ví dụ
>>> Xem ngay: Cách dùng hàm weekday trong excel đơn giản, có ví dụ đi kèm
02/03/2019
10602 Lượt xem
Hướng dẫn cách tính tỷ lệ phần trăm trong Excel kèm ví dụ
Việc tính toán tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: tính tiền hoa hồng, tính thuế thu nhập, lãi suất,... Nếu bạn biết cách tính tỷ lệ phần trăm trong excel, bạn sẽ dễ dàng theo dõi công việc kinh doanh của mình. Để tính tỷ lệ phần trăm trong excel bạn cần phải biết các công thức phù hợp. Công thức này cũng khá đơn giản, cùng tham khảo nội dung bài viết sau để biết công thức tính tỉ lệ phần trăm trong excel như thế nào nhé.
Cách excel xử lý tỷ lệ phần trăm
Cách tính tỷ lệ phần trăm trong excel không khó thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình tính kết quả nhận về sau khi áp dụng định dạng có thể sẽ khác nhau, tuỳ vào việc số liệu đó đã tồn tại trong sổ làm việc của bạn hay chưa?
Định dạng các ô đã chứa số: Trong cửa sổ làm việc có sẵn dữ liệu, nếu bạn áp dụng tỷ lệ phần trăm thì excel sẽ xử lý tỷ lệ phần trăm bằng cách nhân giá trị với 100. Ví dụ: Nếu bảng dữ liệu trong ô chứa số 10, bạn sẽ thấy hiển thị 1000,00%. Kiểu hiển thị này chưa đúng với nhu cầu của bạn. Để hiển thị chính xác tỷ lệ phần trăm thì trước khi bạn định dạng số dưới dạng phần trăm, cần đảm bảo rằng số đó đã được tính toán dưới dạng tỷ lệ phần trăm và hiển thị ở dạng thập phân. Công thức tính phần trăm excel: đại lượng/ tổng cộng = tỷ lệ phần trăm.
Ví dụ: Ô chứa công thức =10/100 thì kết quả của phép tính đó là 0,1. Định dạng 0,1 theo tỷ lệ phần trăm bạn nhận được 10%.
Cách excel xử lý tỷ lệ phần trăm
Định dạng ô trống: Trường hợp bạn không có sẵn dữ liệu, áp dụng định dạng xong mới nhập dữ liệu vào ô thì kết quả sẽ khác nhau. Khi này số bằng và lớn hơn 1 được chuyển thành tỷ lệ phần trăm theo mặc định; số bé hơn 1 được nhân với 100 để chuyển thành tỷ lệ phần trăm.
Ví dụ: Nhập dữ liệu vào bảng là 10 hay 0,1 thì cũng đều cho kết quả là 10,00%.
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Hiển thị số dưới dạng tỷ lệ phần trăm
Để hiển thị số dưới dạng tỷ lệ phần trăm bạn thực hiện như sau:
Tại trang chính của bảng tính excel bạn chọn biểu tượng mũi tên đi xuống để hiển thị hộp thoại định dạng ô.
Chọn mũi tên đi xuống
Tại hộp thoại định dạng ô , trong phần danh sách "Thể loại" bạn tìm và chọn "Tỷ lệ phần trăm".
Chọn tỷ lệ phần trăm
Tại hộp vị trí thập phân, bạn hãy nhập vào đó số lượng vị trí thập phân mà bạn muốn hiển thị. Ví dụ: nếu bạn muốn thấy 10% thay vì 10,00%, hãy nhập vào vị trí thập phân số 0.
Các mẹo về cách hiển thị tỷ lệ phần trăm
Trong quá trình học cách tính phần trăm excel bạn cần chú ý một số mẹo sau nhé.
Nếu bạn muốn định dạng số các ô đã chọn, trong danh sách "Thể loại" bạn hãy chọn "Chung". Các ô được định dạng bằng định dạng Chung sẽ không có định dạng số cụ thể.
Nếu bạn muốn làm nổi bật tỷ lệ phần trăm âm, bạn thực hiện như sau: Tại hộp thoại Định dạng Ô chọn tab Số => Chọn Tùy chỉnh). Khi áp dụng cho ô, định dạng này sẽ hiển thị tỷ lệ phần trăm dương bằng màu văn bản mặc định và tỷ lệ phần trăm âm bằng màu mà bạn đã chọn. Phần đằng sau dấu chấm phẩy sẽ biểu thị định dạng được áp dụng cho giá trị âm.
Ví dụ: Tại "Tuỳ chỉnh" nhập 0,00%;[Đỏ]-0,00%. Khi áp dụng tuỳ chỉnh này sẽ hiển thị tỷ lệ phần trăm dương bằng màu văn bản mặc định và tỷ lệ phần trăm âm bằng màu đỏ.
Ví dụ cách hiển thị phần trăm
Nếu bạn muốn dùng định dạng có điều kiện để tùy chỉnh cách hiển thị tỷ lệ phần trăm âm trong sổ làm việc bạn thực hiện như sau: Tại tab Trang đầu => Chọn kiểu, định dạng có điều kiện). Quy tắc định dạng có điều kiện như thế nào sẽ do bạn lựa chọn.
Ví dụ quy tắc định dạng có điều kiện
Các ví dụ về cách tính toán tỷ lệ phần trăm
Để giúp người học hiểu rõ hơn cách tính tỉ lệ trong excel như thế nào, trong nội dung tiếp theo của bài viết Unica sẽ cung cấp cho bạn một số ví dụ cụ thể tương đương với các trường hợp tính phần trăm cho excel, bạn hãy tham khảo nhé.
Ví dụ 1: Tăng hoặc giảm số theo tỷ lệ phần trăm
Hiện tại, bạn đang chi tiêu trung bình 25% để mua đồ ăn cho mỗi tuần. Nhiệm vụ bây giờ của bạn là phải giảm hoặc tăng chi phí xuống thấp hoặc cao hơn 25%. Vậy cách làm như thế nào?
Bảng chi tiêu có sẵn
Nếu F5 là số tiền bạn chi tiêu cho thực phẩm và G5 là tỷ lệ phần trăm bạn muốn giảm số tiền đó, bạn có thể nhập =F5*(1-G5) vào ô H5 để tìm kết quả:
Kết quả giảm số theo tỷ lệ phần trăm
Tương tự, nếu bạn muốn tăng số tiền theo tỷ lệ phần trăm thì cách đặt công thức tính phần trăm trong excel như sau: Nhập =F5*(1+G5) vào ô H5 để tìm kết quả:
Kết quả tăng số theo tỷ lệ phần trăm
Ví dụ 2: Tính toán một đại lượng dựa trên tỷ lệ phần trăm
Nếu bạn mua một chiếc điện thoại với giá 800 Đôla và thuế bán hàng là 7,9%, câu hỏi đặt ra là bạn phải trả bao nhiêu tiền thuế bán hàng? Trong ví dụ này, bạn muốn tìm 7,9% của 800.
Để tính một đại lượng dựa trên tỷ lệ phần trăm theo ví dụ trong bảng thì bạn nhập =F5*G5 nếu F5 là giá mua và G5 là thuế bán hàng.
Tính toán đại lượng dựa trên tỷ lệ phần trăm
Ví dụ 3: Tính toán tỷ lệ phần trăm dựa trên hai đại lượng
Bạn có một học sinh đạt kết quả bài kiểm tra 42/ 50 điểm. Như vậy, tỷ lệ phần trăm số câu trả lời đúng của học sinh này là bao nhiêu?
Theo ví dụ này: nếu số trong B2 là số điểm trả lời đúng và số trong C2 là tổng điểm có thể có, bạn có thể nhập công thức =F5/G5 vào D2 để tìm ra điểm.
Tính tỷ lệ phần trăm trên hai đại lượng
Ví dụ 4: Tính toán một đại lượng dựa trên một đại lượng khác và tỷ lệ phần trăm
giá bán của một đôi giày là 15 Đôla, đã giảm 25% so với giá gốc. Vậy giá gốc là bao nhiêu? Trong ví dụ này, tức là bạn đang muốn tìm số mà 75% của nó là 15.
Nếu F5 là giá bán và G5 là 0,75, tức là 100% trừ 25% giảm giá (dưới dạng thập phân), nhập công thức =F5/G5 vào H5 sẽ biết giá gốc của sản phẩm là bao nhiêu.
Ví dụ tính toán một đại lượng dựa trên một đại lượng khác và tỷ lệ phần trăm
Ví dụ 5: Tính toán mức chênh lệch giữa hai số và thể hiện mức chênh lệch đó dưới dạng tỷ lệ phần trăm
Tháng 11 doanh thu của phòng bạn đạt 2.342 Đôla, tháng 12 đạt 2.500 Đôla. Câu hỏi đặt ra cho bạn là làm sao để tính mức chênh lệch doanh thu của hai tháng. Để tính mức chênh lệch giữa hai số bạn dùng toán tử trừ (-) và chia (/) trong một công thức.
Nếu F2 thể hiện doanh thu tháng 11 và G5 thể hiện doanh thu tháng 12, bạn thực hiện công thức =(F5-G5)/ (F5) kết quả sẽ ra mức chênh lệch.
Sau khi tính toán xong, để tăng tính bảo mật cho file của mình, bạn nên đặt bảo vệ trang tính trong Excel.
Tính toán mức chênh lệch giữa hai số
Tính phần trăm ứng dụng trong đời sống ra sao?
Tính phần trăm được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Tiêu biểu cách tính tỉ lệ phần trăm excel được ứng dụng trong đời sống như sau:
Trong thống kê: Trong thống kê, phần trăm được sử dụng để biểu thị phân phối dữ liệu trong một tập hợp giúp đánh giá sự tương quan và phân tích các biến số trong mẫu.
Trong y tế: Phần trăm cũng được sử dụng trong y tế để biểu thị tỉ lệ một nhóm người mắc phải một bệnh lý so với tổng số dân số.
Trong hoá học: Trong hoá học, phần trăm thường được sử dụng để biểu thị thành phần phần trăm của một chất trong hỗn hợp hoặc phần trăm khối lượng của một chất trong hợp chất.
Tính phần trăm được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, nó đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường, phân tích và so sánh các dữ liệu và giá trị.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tính tỷ lệ phần trăm trong Excel kèm ví dụ cho bạn tham khảo. Với hướng dẫn chi tiết này, chắc chắn việc tính tỷ lệ phần trăm sẽ không còn gây khó khăn cho bạn nữa. Nếu bạn đang quan tâm và muốn học thêm những kiến thức tin học khác hãy tham gia khóa học Excel online tại Unica khác. Với những bài giảng hay và chất lượng từ đội ngũ giảng viên hàng đầu, chắc chắn bạn sẽ "nắm lòng" mọi kiến thức excel trong thời gian sớm nhất.
>>> Xem thêm: Công thức tính lợi nhuận trong Excel chi tiết và đầy đủ nhất
>>> Xem thêm: Hướng dẫn định dạng dữ liệu trong excel với Format Cells
02/03/2019
13525 Lượt xem
Chi tiết cách tính thuế xuất nhập khẩu
Đối với một doanh nghiệp dù quy mô có rất lớn hay nhỏ như thế nào thì cũng đều phải tính thuế cho lô hàng cả xuất và nhập khẩu. Tổng thuế phải nộp là khác nhau đối với mỗi lô hàng khác nhau như là: thuế tiêu thụ, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,... việc đóng thuế còn do loại đơn hàng là gì mà đóng thuế. Dưới đây là hướng dẫn cách tính thuế xuất nhập khẩu. Cùng Unica tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thuế xuất nhập khẩu là gì?
Khái niệm
Thuế xuất nhập khẩu có văn bản pháp luật cụ thể đó là Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu được ban hành vào năm 2016. Thuế xuất nhập khẩu hay còn được gọi tắt là thuế quan. Hiện nay quy định pháp luật chưa có định nghĩa hay giải thích thuế xuất nhập khẩu là gì. Tuy nhiên bạn có thể hiểu thuế xuất nhập khẩu như sau:
- Thuế xuất khẩu chínhlà loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế việc xuất khẩu.
- Thuế nhập khẩu được hiểu là loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.
Thuế xuất nhập khẩu là gì?
Đối tượng nào phải chịu thuế xuất nhập khẩu?
Hàng hóa xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế sẽ được phép trao đổi, mua bán, vay nợ với nước ngoài.
+ Hàng hóa xuất, nhập khẩu của tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
+ Hàng hóa được phép xuất khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam và doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào trong thị trường của Việt Nam.
+ Hàng hóa xuất, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo hay dự hội chợ triển lãm cũng như viện trợ hoàn lại và không hoàn lại.
+ Hàng hóa hoặc quà biếu tặng, tài sản di chuyển vượt tiêu chuẩn sô hành lý được miễn thuế.
Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu
Đối tượng nào không phải chịu thuế xuất nhập khẩu?
Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu của Việt Nam.
+ Hàng hóa nhận viện trợ nhân đạo hoặc viện trợ không hoàn lại của các chính phủ, tổ chức liên hợp quốc hoặc tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế, phi chính phủ…. cho Việt Nam và ngược lại.
+ Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu nước ngoài và ngược lại nhưng chỉ được sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan này qua các khu phi thuế quan khác.
+ Hàng hóa chính là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước phi xuất khẩu.
Chuẩn bị trước khi tính thuế
Trước hết để chuẩn bị cho việc tính thuế cần xác định xem hàng hóa sản phẩm đó có phải chịu thuế gì hay không và nắm rõ mức thuế cho xuất nhập khẩu của hàng hóa bằng cách phải tìm tra được mã HS code của lô hàng.
Không chỉ thế mà cần phải có một số những tin tức cụ thể về lô hàng để tính thuế như:
- Vị trí địa điểm của quá trình vận chuyển thuế từ đâu đến đâu với các quãng cụ thể.
Cước vận chuyển:
- Lô hàng: trong lô hàng có thể là một loạt các loại hàng khác nhau, cần phải nắm rõ các mã HS code của mỗi loại hàng và tính tổng thuế của tất cả các loại hàng.
- Tính chính xác trị giá hải quan bao gồm:
+ Tiền hàng
+ Cước vận chuyển quốc tế
+ Các khoản phụ khác phải tính vào
Các loại thuế xuất nhập khẩu của một lô hàng:
- Thuế nhập khẩu
- Thuế xuất khẩu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế bảo vệ môi trường
- Thuế GTGT (VAT) hàng nhập
- Thuế bảo hộ chống bán phá giá
Các loại thuế xuất nhập khẩu của một lô hàng
Đăng ký khoá học kế toán online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được kiến thức tổng quát về kế toán. Đồng thời, hiểu được đúng quy trình vận hành kế toán thực tế, biết làm sổ sách kế toán và báo cáo tài chính một cách hiệu quả và chính xác.
[course_id:1406,theme:course]
[course_id:1241,theme:course]
[course_id:1371,theme:course]
Căn cứ để tính thuế xuất nhập khẩu
+ Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu được ghi cụ thể bên trong tờ khai hải quan.
+ Giá tính thuế cho từng mặt hàng.
+ Thuế suất từng mặt hàng cụ thể.
+ Tỷ giá khi tính thuế.
+ Đồng tiền nộp thuế.
+ Mức thuế tuyệt đối được tính dựa trên một đơn vị hàng hóa (đối với mặt hàng có áp dụng thuế tuyệt đối).
Trình tự tính thuế
Tính giá thuế của các loại thuế theo trình tự tính từ:
Trình tự tính thuế
- Thuế xuất nhập khẩu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế bảo hộ chống bán phá giá
- Thuế bảo vệ môi trường
- Thuế GTGT (VAT) hàng nhập
Cuối cùng là cộng tổng các thuế trên để ra tổng thuế phải nộp.
Cách tính thuế xuất nhập khẩu
Cách tính thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa
Đối với các loại hàng hóa áp dụng tính thuế nhập khẩu theo thuế theo tỷ lệ phần trăm được thực hiện như sau:
Thuế nhập khẩu phải nộp = Trị giá tính thuế nhập khẩu x Thuế suất thuế nhập khẩu
Trong đó:
- Trị giá tính thuế nhập khẩu = Tiền hàng + cước vận chuyển quốc tế theo điều kiện giao hàng + các khoản phải cộng/chi phí phát sinh cho đến cảng nhập.
- Thuế suất thuế nhập khẩu: Tùy thuộc vào mã HS code để tra mức thuế suất, hoặc hàng hóa có C/O ưu đãi sẽ áp dụng với mức thuế suất của hàng có C/O.
Đối với Hàng hóa áp dụng thuế nhập khẩu theo thuế suất tuyệt đối
Thuế nhập khẩu = Số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa
Cách tính thuế xuất nhập khẩu
Cách tính thuế hỗn hợp
Phương pháp tính thuế hỗn hợp đó là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.
Số thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp được xác định chính là tổng số thuế dựa theo tỷ lệ phần trăm và số thuế tuyệt đối.
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt = Trị giá tính thuế thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất
Trong đó: Trị giá tính thuế thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ = (Thuế nhập khẩu + Trị giá tính thuế nhập khẩu) x thuế suất
Bài tập tính thuế xuất nhập khẩu
Ví dụ: Công ty Uy Tín có nhập khẩu 500 cây thuốc lá Cigar La Habana của Cuba theo giá CIF là 100 USD/cây. Tỉ giá ngoại tệ khi đó là 1 USD = 20.000 VNĐ. Trong đó: thuế nhập khẩu là 40%, thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá là 70%, thuế GTGT là 10%.
Giá tính thuế = 500 * 100 * 20.000 = 1.000.000.000 đồng
Thuế nhập khẩu: 1.000.000.000 * 40% = 400.000.000 đồng
Thuế tiêu thụ đặc biệt: (1.000.000.000 + 400.000.000) * 70% = 980.000.000 đồng
Thuế GTGT cho hàng nhập khẩu:
(1.000.000.000 + 400.000.000 + 980.000.000) * 10% = 238.000.000 đồng
Tổng kết
Trên đây là hướng dẫn về cách tính thuế xuất nhập khẩu, mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động cần hiểu rõ về thuế dành cho doanh nghiệp để có thể dễ dàng trong việc phân tích thuế, tham gia ngay khóa học kế toán trên Unica các chuyên gia sẽ bật mí cho bạn cách tính, mẹo tính nhanh mà không phải ai cũng biết.
Cảm ơn bạn đã giành thời gian đọc bài viết.
>> Cách tính khấu hao tài sản cố định
>> Cách hạch toán hàng bán bị trả lại mà người làm kinh doanh nên biết
>> Hướng dẫn định khoản kế toán bán hàng
02/03/2019
6363 Lượt xem
Công thức tính lợi nhuận trong Excel chi tiết và đầy đủ nhất
Excel là công cụ hỗ trợ không giới hạn công việc đối với người dùng, đặc biệt là trong vấn đề tài chính. Đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh họ thường dùng excel để phân tích biến động doanh thu, lợi nhuận. Trong bài viết sau, Unica sẽ hướng dẫn bạn công thức tính lợi nhuận trong Excel chi tiết và đầy đủ nhất, cùng tham khảo để biết cách tính nhé.
Ví dụ công thức tính lợi nhuận trong Excel
Đối với bài viết này, hướng dẫn cho các bạn chưa biết theo ví dụ để các bạn có thể hình dung dễ dàng và dễ hiểu hơn, với ví dụ như sau.
Ví dụ cho một cơ sở sản xuất và buôn bán, giá bán 1 sản phẩm là 100.000đ/sp với các kế hoạch bán theo tháng:
Tháng 1: 1.236 sp
Tháng 2: 1.513 sp
Tháng 3: 1.352 sp
Tháng 4: 1.684 sp
Tháng 5: 1.484 sp
Tháng 6: 1.675 sp
Đầu tư cho hoạt động tháng đầu tiên là 100 triệu, mỗi tháng sau tăng 5% với tháng trước.
Yêu cầu cho tính toán đưa ra:
Với biến động số lượng bán theo mức giá:
80.000đ số lượng bán đạt 120% so với giá 100.000đ
110.000đ số lượng bán đạt 80% so với giá 100.000đ
130.000đ số lượng bán đạt 70% so với giá 100.000đ
Phân tích yêu cầu
Với ví dụ chia sẻ ở phần trên, chắc chắn phần nào bạn cũng đã hiểu công thức tính lợi nhuận trong excel như thế nào. Tuy nhiên, để biết cụ thể cách tính lãi lỗ trong excel thì bạn cần phân tích yêu cầu. Cụ thể vấn đề này như sau:
Tạo bảng theo dõi các yếu tố
Với đề bài đưa ra trong 6 tháng vậy nên chúng ta cần phải tính toán xác định được chỉ tiêu các tháng, sau đó tổng lại các tháng mới tính được lợi nhuận là bao nhiêu.
Lập bảng tính doanh thu chi phí lợi nhuận bằng excel trong vòng 6 tháng:
Tạo bảng theo dõi các yếu tố
Lập bảng tính số lượng phụ thuộc theo giá bán
Theo yêu cầu đề bài lập bảng:
Lập bảng tính số lượng phụ thuộc theo giá bán
Xác định yêu cầu mục tiêu
Yêu cầu bài toán là xác định được mức giá bán thu được lợi nhuận cao nhất, từ đây lập bảng bảng tính lợi nhuận bằng excel và theo dõi.
Xác định yêu cầu mục tiêu
Tạo công thức tính lợi nhuận trong Excel theo mức giá bán
Phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn công thức tính doanh thu trong excel, đây là doanh thu lợi nhuận thu về theo mức giá biết. Cụ thể công thức tính lợi nhuận trong excel này như sau:
Tạo bảng số lượng theo mức giá bán với giá bán 100.000đ có tỷ lệ bán đạt 100%
Với giá bán 80.000đ có tỷ lệ bán đạt 120% so với 100.000đ
Vậy: B8=B9*120%
Công thức này áp dụng tương tự với các tháng sau chính là cách tính phần trăm lợi nhuận trong excel.
Tương tự với giá bán 110.000đ và 130.000đ áp dụng công thức và được kết quả thu được đấy là cách tính doanh thu trong excel nhanh và đơn giản.
Tạo bảng số lượng theo mức giá bán 110.000đ và 130.000đ
Dùng hàm Rounddown để làm tròn các ô chứa dấu thập phân áp dụng công thức cho ô B8:
=ROUNDDOWN(B9*120%;0) và sao chép cho các ô tháng còn lại.
Tương tự cho làm tròn các giá bán 110.000đ và 130.000đ thu được bảng như sau:
Làm tròn các giá bán 110.000đ và 130.000đ
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Xác định chi phí cho các tháng
Vì đề bài có nói, chi phí tháng sau tăng 5% so với tháng trước vậy nên:
Tháng 1: B3 = 100.000.000đ
Tháng 2: C3 = B3*5%+B3=B3*(1+5%)
Tháng 3: D3 = C3*(1+5%)
Và tương tự với các tháng sau.
Kết quả thu được khi áp dụng thủ thuật Excel này là:
Xác định chi phí cho các tháng
Xác định doanh thu
Doanh thu phụ thuộc theo giá bán của từng mức, vì thế chúng ta cần có tham số là giá bán để tính.
Chọn H1 là vị trí đặt danh sách chọn giá bán. Sử dụng Data Validation/List. Với danh sách chọn là mức giá bán (A8: A11)
Xác định doanh thu
Công thức tính doanh thu
Doanh thu = Giá bán * Số lượng
Số lượng bán của từng tháng tham chiếu tới bảng đã tính ở bước 1 bằng cách sử dụng hàm Vlookup.
Công thức tính doanh thu
Tính lợi nhuận
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Xác định lợi nhuận khi thay từng mức giá bán
Thay đổi lần lượt từng mức giá:
Xác định lợi nhuận khi thay từng mức giá bán
Vậy từ đây có thể thấy nếu bán với mức giá 100.000đ thì thu được lợi nhuận cao nhất.
Cách lập bảng doanh thu chi phí lợi nhuận bằng Excel dựa theo biến động giá
Sau khi đã biết cách lập bảng tính lợi nhuận trong excel dựa trên giá biến thì bạn cũng cần phải biết cách lập bảng doanh thu chi phí lợi nhuận dựa theo biến động giá. Đối với cách tính doanh thu để quản lý bán hàng trong excel dựa theo biến động giá bạn thực hiện như sau:
Trình bày tóm tắt tình huống trên bảng tính lợi nhuận bằng Excel
Để giải quyết bất kỳ vấn đề nào, việc đầu tiên cũng là công đoạn tóm tắt vấn đề và việc tính doanh thu chi phí lợi nhuận trong excel cũng vậy. Đầu tiên bạn cần phải xác định được một số thông tin cơ bản bao gồm: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, số lượng bán, mục tiêu kinh doanh. Mục đích để tạo được bảng kết quả cuối cùng.
Ví dụ cụ thể:
Đầu tiên lập bảng theo dõi doanh thu - chi phí - lợi nhuận từng tháng. Ở ví dụ này chúng tôi sẽ lập chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong 6 tháng. Bằng cách cộng tổng các số liệu này bạn sẽ xác định được mức lợi nhuận trên giá bán cuối cùng tại bảng tính lợi nhuận bằng excel
Lập bảng theo dõi doanh thu - chi phí- lợi nhuận
Tiếp theo bạn lập bảng số lượng theo giá bán. Ở trong ví dụ này chúng tôi đã quy ước số lượng hàng bán ra theo từng tháng dựa trên mức giá 200.000VNĐ/sản phẩm. Với quy ước này bạn có thể lập bảng doanh thu làm cơ sở tính lợi nhuận trên giá bán như sau:
Bảng số lượng theo các mức giá
Cuối cùng bạn xác định mục tiêu kinh doanh, tức là xác định mức giá bán làm sao để thu lời cao nhất. Những dự kiện ta đã biết bao gồm:
Tại mỗi mức giá thì doanh thu sẽ khác nhau
Mức giá sẽ không làm ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và chi phí duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
Từ 2 dữ liệu có sẵn đó, bạn xác định được một điều rằng: Khi doanh thu thay đổi thì lợi nhuận sẽ thay đổi. Vì vậy việc xác định mức doanh thu để thu lời cao nhất là vô cùng quan trọng. Bạn bắt buộc phải xác định được mức giá bán phù hợp nhất để tối ưu hoá doanh thu.
Từ những dữ liệu đã phân tích ở trên bạn sẽ có một bảng kết quả sau:
Bảng xác nhận lợi nhuận được thu theo các mức giá bán
Các công thức hàm để lập bảng tính lợi nhuận trong Excel
Công thức tính trong bảng số lượng bán theo mức giá bán
Ở mức giá bán 200.000 đồng, chúng tôi sẽ mặc định tỷ lệ bán ra đạt 100%. Khi hàng hoá bán đạt hết thì tiếp theo bạn cần phải dùng hàm để tính toán số lượng hàng hoá bán ra.
Ví dụ cụ thể như sau: Tại ô B8, bạn điền công thức B9*120%.
Lý do vì: Ở mức giá 200.000 đồng mặc định tỷ lệ bán đạt 100% thì ở mức giá 180.000 doanh nghiệp chắc chắn phải bán ra 120% số lượng hàng hoá. Vì vậy nên ta nhập công thức trên.
Nhập công thức vào bảng để tính lợi nhuận
Tương tự bạn tính toán hết các dữ liệu cho các ô khác.
Kết quả thu được cho các ô như sau
Ngoài công thức trên, bạn cũng có thể sử dụng hàm ROUNDDOWN với các ô B8, B10, B11 để làm tròn các con số tại bảng tính lợi nhuận trong Excel. Cụ thể như sau:
B8=ROUNDDOWN(B9*120%,0)
B10=ROUNDDOWN(B9*80%,0)
B11=ROUNDDOWN(B9*70%,0)
Sau đó chúng ta áp dụng công thức với các cột còn lại để ra được kết quả cuối cùng.
Công thức tinh trong bảng Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận
Công thức tính chi phí: Ta biết chi phí tháng sau sẽ tăng nhẹ 5% so với chi phí tháng trước. Lúc này, bạn áp dụng các công thức tính toán tong excel như sau:
Chi phí tháng 1: B3=200.000.000đ
Chi phí tháng 2: C3=B3*5%+B3=B3*(1+5%)
Chi phí tháng 3: D3=C3*(1+5%)
Cứ như vậy tăng dần cho tới tháng 6
Bảng kết quả cuối cùng hiển thị
Công thức tính doanh thu: Doanh thu sẽ phụ thuộc vào giá bán. Vì vậy bạn cần phải tạo tham số là giá bán để tính toán doanh thu.
Đặt vị trí đặt danh sách giá bán là G1. Tại ô G1 bạn sử dụng Data Validation để tạo danh sách các giá trị có thể điền. Trong đó danh sách chọn là các mức giá bán tại bảng "Số lượng bán theo các mức giá".
Bảng số lượng bán theo mức giá
Sau khi tại ô G1 đã có danh sách mức giá, ta lập công thức tính doanh thu mỗi tháng: Doanh thu = giá bán * số lượng bán.
Chú ý: Số lượng hàng hóa bán ra trong tháng bắt buộc phải được tham chiếu tới bảng "Số lượng bán theo các mức giá" bằng cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel. Với yêu cầu tìm kiếm dữ liệu theo nhiều cột kết quả, bạn có thể kết hợp thêm cả với hàm MATCH để làm công thức hàm VLOOKUP linh động hơn. Tại ô B3 của bảng tính lợi nhuận trong Excel, bạn nhập vào đó công thức sau:
=$G$1*VLOOKUP($G$1,$A$8:$G$12,MATCH(B2,$A$8:$G$8,0),0)
Công tính tính lợi nhuận trong bảng excel
Tương tự như vậy áp dụng công thức để tính doanh thu cho các tháng sau.
Công thức tính lợi nhuận trên giá bán: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Sau khi đã có hết các kết quả về doanh thu và chi phí các tháng, bạn điền công thức trừ Excel vào ô B5: B5=B3-B4. Kết quả nhận được như sau:
Bảng lợi nhuận trên giá bán
Xác định lợi nhuận khi thay đổi mức giá bán
Trường hợp thay đổi mức giá bán thì bạn sẽ phải xác nhận lại lợi nhuận. Để xác định lợi nhuận khi thay đổi mức giá bạn sử dụng tính năng Data Validation. Khi sử dụng tính năng này, mỗi lần thay đổi dữ liệu trong danh sách, excel sẽ tự động cập nhật các thay đổi.
Công thức tính phần trăm lợi nhuận trong Excel
Công thức tính phần trăm lợi nhuận trong excel như sau:
Đối với phần trăm lợi nhuận gộp: Phần trăm lợi nhuận gộp là tỉ suất lợi nhuận sau khi trừ giá vốn của hàng hoá. Cách tính phần trăm lợi nhuận gộp như sau: Tỷ lệ % lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu.
Đối với phần trăm lợi nhuận trước thuế/ sau thuế: Phần trăm lợi nhuận này được tính như sau: Tỷ lệ % lợi nhuận trước thuế/ sau thuế = Lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế / Doanh thu
Tổng kết
Công thức tính lợi nhuận trong Excel tuy có hơi phức tạp nhưng nếu như bạn biết phân tích đề bài yêu cầu và bắt đầu đi vào xây dựng các công thức một cách chuẩn chỉnh thì chắc chắn bạn sẽ không thấy khó nữa, có thể đưa ra cho mình những đáp án chính xác nhất. Ngoài ra để có thể học các kiến thức khác hữu ích từ Excel bạn có rất nhiều các khoá học Excel, học Word,... xoay quanh lĩnh vực tin học văn phòng khác đang được rất nhiều người theo dõi, mời bạn đọc cùng khám phá.
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Thực hành làm kế toán và lập báo cáo tài chính THỰC TẾ trên phần mềm Excel"
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
02/03/2019
22239 Lượt xem
Hướng dẫn định khoản kế toán bán hàng
Kế toán bán hàng đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, vì không một doanh nghiệp kinh doanh nào là không xuất hiện các hoạt động mua bán hàng hóa cả. Vị trí này cần có những ghi chép cũng như tính toán chính xác, tỉ mỉ thông qua nghiệp vụ của mình. Bài viết sau đây sẽ mô tả chi tiết cách định khoản kế toán bán hàng cho các bạn kế toán bán hàng nhé!
ảnh minh họa
Kế toán bán hàng là gì?
Kế toán bán hàng(Sales Accountant) có nhiệm vụ xác định kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp, bao gồm việc ghi chép tất cả các công việc liên quan đến nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp, ghi hóa đơn bán hàng, ghi sổ chi tiết doanh thu hàng bán, xử lý hóa đơn chứng từ, lập báo cáo bán hàng và các hoạt động có liên quan khác.
Biến bản thân thành chuyên gia trong lĩnh vực kế toán bằng cách đăng ký khoá học online. Khoá học giúp bạn nắm lòng nguyên lý kế toán từ A - Z ngay cả khi chưa biết gì. Và hướng dẫn thực hành làm kế toán và lập báo cáo tài chính.
[course_id:1274,theme:course]
[course_id:1078,theme:course]
[course_id:463,theme:course]
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế bán hàng
- Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 111, 112, 331,142, 335, …
- Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 642- chi phí quản lý DN.
Có TK 111, 112, 142, 334, 338, 331….
- Khi xuất kho hàng hóa đem đi gửi bán theo phương pháp gửi bán, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 157- Hàng gửi đi bán
Có TK 156- Hàng hóa.
- Khi hàng gửi đi bán đã được bạn, kế toán thực hiện 2 bút toán:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511- Doanh thu bán hàng.
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán.
Có TK 157- Hàng gửi đi bán.
- Khi xuất hàng hóa theo phương pháp bán hàng trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511- doanh thu bán hàng hóa.
Có TK 333- thuế và các khoản phải nộp NN.
Nợ TK 632- Giá vốn hàng hóa.
Có TK 156- hàng hóa.
- Khi chấp nhận chiết khấu thanh toán cho KH khi KH thanh toán tiền hàng đúng hạn, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131- phải thu KH.
- Với trường hợp bắt buộc phải giảm giá hàng bán cho KH do KH kiểm tra hàng sai quy cách, kém phẩm chất hoặc lỗi gì đó, lúc này kế toán ghi sổ:
Nợ TK 532- Giảm giá hàng bán
Có TK 131- phải thu KH.
- Trường hợp, hàng đã bán trước đây nhưng bị trả lại vì 1 số lý do, khi nhập kho, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 531- hàng bán bị trả lại
Có TK 131- Phải thu KH
Nợ TK 156- hàng hóa
Có TK 632- giá vốn hàng bán.
- Cuối kỳ, kế toán phân bổ chi phí thu mua hàng hóa cho phần hàng hóa đã bán trong kỳ, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 632- giá vốn hàng bán.
Có TK 156- hàng hóa (phần chi phí thu mua hàng hóa)
- Kết chuyển chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán đã phát sinh trong kỳ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 511- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521, 532, 531
- Kết chuyển doanh thu thuần, kế toán ghi:
Nợ TK 511- doanh thu bán hàng.
Có TK 911- xác đinh kết quả kinh doanh.
- Kết chuyển giá vốn hàng bán,
Nợ TK 911- xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 632- giá vốn hàng bán.
- Kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 911- xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 641, 642
- Nếu Doanh thu thuần > các chi phí được trừ thì kết chuyển lãi, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 911- xác định kết quả hoạt động
Có TK 421- lợi nhuận chưa phân phối.
- Nếu DT thuần < chi phí được trừ, kết chuyển lỗ, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 421- lợi nhuận chưa phân phối.
Có TK 911- xác định kết quả kinh doanh.
Trên đây là các hướng dẫn định khoản chi tiết cho kế toán bán hàng, mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn có thể nắm chắc hơn kiến thức nghiệp vụ của mình.
>> Cách hạch toán hàng bán bị trả lại mà người làm kinh doanh nên biết
>> Chi tiết cách tính thuế xuất nhập khẩu
02/03/2019
4070 Lượt xem
Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán tiền chậm nộp thuế
Theo quy định của Luật thuế hiện hành, các doanh nghiệp được tự mình kê khai thu nhập doanh nghiệp và tự nộp thuế. Tuy nhiên, nếu tính sai, chậm nộp số thuế bị tính sai sẽ bị tính thêm 0,03% mức thuế tính sai và nộp thêm 2%.
Vậy công việc của kế toán sẽ như thế nào? Và cách hạch toán tiền chậm nộp thuế ra sao? Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ cho các bạn học kế toán trong nghiệp vụ của mình!
Hạch toán tiền chậm nộp thuế
Nguyên nhân phạt chậm nộp thuế
Theo quy định tại Điều 59 Luật quản lý Thuế 2019, các trường hợp phải nộp phạt tiền chậm nộp thuế đó là:
- Khi chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định của các cơ quan thuế
- Khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm gia tăng số tiền thuế phải nộp hoặc kiểm tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm.
- Khai bổ sung hồ sơ khai thuế để làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc khi thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn lại nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế được hoàn.
Nguyên nhân phạt chậm nộp thuế
Thời hạn nộp thuế
- Trường hợp người nộp thuế tính thuế thì thời hạn nộp thuế chậm nhất vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
- Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế chính là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sự sai sót.
Nếu quá các mốc thời gian này, doanh nghiệp sẽ bị coi là nộp chậm, phải tính và hạch toán số tiền này.
Công thức tính tiền nộp chậm thuế
Mức tính tiền chậm nộp sẽ bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Thời gian tính tiền chậm nộp cũng được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định và tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Công thức tính tiền chậm nộp là:
Số tiền phạt tiền nộp chậm thuế = Số tiền thuế nộp chậm x 0.03 x Số ngày chậm nộp thuế
Cách tính tiền nộp chậm thuế
Cách hạch toán tiền nộp phạt thuế, truy thu thuế
Doanh nghiệp bị phạt tiền nộp chậm thuế sẽ nhận được văn bản xử phạt trong trường hợp
– DN nhận được thông báo nộp phạt:
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp
– Nộp tiền phạt:
Nợ TK 3339: phí, lệ phí và các khoản phải nộp
Có TK 111/112
– Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ TK 911
Có TK 811
Trường hợp giảm lãi của năm trước ta Hạch toán vào TK 4211
Hạch toán số thuế phải truy thu thêm
– Thuế GTGT truy thu thêm:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
– Thuế TNDN truy thu thêm:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp
Hạch toán tiền nộp phạt thuế
Thuế Thu nhập cá nhân truy thu thêm
– Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp
– Trường hợp do công ty phải trả
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp
– Khi nộp tiền thuế truy thu thêm:
Nợ TK 3331, 3334, 3335
Có TK 111, 112
Trong trường hợp kiểm tra thấy sai phạm, Công ty trích khấu hao cao hơn mức quy định thì sẽ điều chỉnh lại số trích vượt mức quy định như sau:
– Điều chỉnh số trích KH TSCĐ
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Lưu ý: Các trường hợp điều chỉnh nêu trên Công ty không phải lập lại sổ sách kế toán. Cũng như lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước.
Cách hạch toán tiền nộp phạt thuế
Đăng ký khoá học kế toán online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được kiến thức tổng quát về kế toán. Đồng thời, hiểu được đúng quy trình vận hành kế toán thực tế, biết làm sổ sách kế toán và báo cáo tài chính một cách hiệu quả và chính xác.
[course_id:1406,theme:course]
[course_id:1241,theme:course]
[course_id:1371,theme:course]
Trường hợp giảm lãi của năm nay Hạch toán vào TK 811
Hạch toán số thuế phải truy thu thêm
– Hạch toán tiền Thuế GTGT truy thu:
Nợ TK 811 – Chi phí khác.
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
– Hạch toán tiền Thuế TNDN truy thu:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp.
– Khi nộp tiền thuế: Nợ 3331, 3334
Có 111,112
– Khi nhận quyết định xử lý:
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp
– Khi nộp tiền phạt:
Nợ TK 3339: Phí lệ phí và các khoản phải nộp
Có TK 111/112.
Các trường hợp điều chỉnh bên trên đơn vị không phải lập lại sổ sách kế toán, cũng như không phải lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước. Cuối năm tài chính khi quyết toán thuế TNDN DN tự loại phần chi phí không được tính vào phần chi phí hợp lý được khấu trừ thuế TNDN trên tờ khai quyết toán theo quy định của luật thuế TNDN.
Hạch toán thuế phải truy thu thêm
Hạch toán tiền phạt, tiền chậm nộp thuế
Tiền chậm nộp thuế được hạch toán vào trong tài khoản 811 – vì đây là khoản chi của doanh nghiệp. Tuy nhiên khoản chi phí này sẽ không được coi là chi phí được trừ hợp lệ khi tiến hành xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp.
– DN nhận được quyết định xử lý nộp thuế chậm và kế toán hạch toán:
Nợ TK 811: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm
Có TK 3339: Trị giá tiền phạt khi nộp thuế chậm.
– DN nộp tiền phạt nộp thuế chậm trong Ngân sách nhà nước:
Nợ TK 3339: Trị giá tiền phạt khi tuến hành nộp thuế chậm
Có các TK 111, 112: Trị giá tiền phạt khi bị nộp thuế chậm
– Cuối kỳ thực hiện bút toán kết chuyển tiền chậm nộp thuế:
Nợ TK 911
Có TK 811
Lưu ý:
– Đối với số liệu sổ sách, tờ khai quyết toán thuế, BCTC của các năm bị sai sót truy thu:
– Quyết toán thuế TNDN chỉ khai bổ sung, điều chỉnh khi người nộp thuế tự phát hiện ra sai sót trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
– Trường hợp của đơn vị đã có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế thì không được khai bổ sung, điều chỉnh quyết toán thuế.
– Đơn vị không điều chỉnh lại sổ sách kế toán của các năm đã được kiểm toán.
Các doanh nghiệp cần làm theo đúng quy định cũng như thời gian nộp thuế được quy định theo luật thuế hiện hành để tránh bị phạt đáng tiếc.
Hạch toán tiền phạt
Hạch toán tiền chậm nộp BHXH
Khi nhận được thông báo của BHXH hạch toán như sau:
Nợ TK 811
Có TK 3388
Khi nộp tiền phạt, tiền lãi chậm nộp BHXH sẽ được hạch toán cụ thể:
Nợ TK 3388
Có TK 111, 112
Tiền lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội không được tính chi phí được trừ khi tiến hành quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:
Căn cứ vào khoản 2.36 - Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế như sau:
“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”
Do vậy khoản tiền lãi do chậm nộp bảo hiểm xã hội sẽ không được tính là khoản chi phí được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp vẫn sé hạch toán kế toán tiền lãi chậm nộp và kết chuyển lợi nhuận kế toán. Trên tờ khai quyết toán thu nhập doanh nghiệp, số tiền lãi chậm nộp BHXH sẽ được điền vào chỉ tiêu B4 để loại phần chi phí không hợp lý.
Hạch toán tiền chậm nộp
Một số câu hỏi liên quan đến tiền nộp chậm thuế
Cách hạch toán tiền phạt, tiền chậm nộp thuế và vi phạm hành chính thế nào?
- Các khoản tiền phạt về vi phạm gồm: vi phạm luật giao thông và chế độ kinh doanh hoặc các chế độ thống kê, vi phạm pháp luật về thuế gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của pháp luật của Luật quản lý thuế cùng các khoản phạt vi phạm hành chính khác.
- Khoản tiền phạt chậm nộp thuế cùng vi phạm hành chính sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN. Thường cuối năm khi tính thuế TNDN sẽ được loại ra.
Để tránh phải nộp phạt tiền chậm nộp thuế cần lưu ý điều gì?
- Điều quan trọng cần chú ý chính là phải nộp đúng thời gian quy định của các loại giấy tờ khai và khoản thuế cụ thể phải nộp.
Nộp chậm thuế
Điều kiện để các doanh nghiệp hạch toán chi phí là gì?
Mỗi doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu như đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Khoản chi thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ giấy tờ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần nhưng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên đã gồm thuế GTGT và khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Tổng hợp
Trên đây là chi tiết cách hạch toán tiền nộp chậm thuế. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn về nghiệp vụ của mình. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến Thuế và luật Thuế tại khóa học Kế toán thuế của doanh nghiệp.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
>> Chi tiết cách tính thuế xuất nhập khẩu
>> Cách hạch toán hàng bán bị trả lại mà người làm kinh doanh nên biết
02/03/2019
5862 Lượt xem
Sổ cái là gì? Đặc điểm, hình thức và cách ghi sổ cái kế toán
Chắc hẳn các bạn học chuyên ngành kế toán, hành chính văn phòng không thể bỏ qua thuật ngữ ‘Sổ cái’ đúng không nào? Tuy nhiên có rất nhiều bạn còn mơ hồ và nhầm lẫn thuật ngữ này. Bài viết hôm nay sẽ giải thích giúp các bạn hiểu rõ sổ cái là gì và có những hình thức và công dụng thế nào!
1. Định nghĩa
Hiểu đơn giản thì sổ cái là sổ sách kế toán theo dõi những giao dịch hàng ngày của một doanh nghiệp với bên ngoài, bao gồm các hoạt động giao nhận, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh…
Ví dụ:
Bạn là lớp trưởng và bạn cần một quyển vở ghi lại số tiền chi tiêu cho lớp hàng ngày ( ví dụ như: phấn, nước uống,..) - Đó là Sổ Nhật ký.
Một vở khác ghi chi tiết số lượng, đơn giá, thành tiền cho từng món hàng - Đó là sổ chi tiết.
Hàng tháng cô giáo của bạn muốn biết việc chi tiêu cho lớp theo từng khoản thì bạn mở thêm một số - tùy theo số lượng mua nhiều hay ít hàng - vở nữa ghi tổng hợp lại từ Sổ Nhật ký. "Một số sổ" đó được gọi là Sổ cái.
Nếu bạn muốn biết tổng hợp cả năm thì bạn mở Sổ cái và sổ Chi tiết ra, lấy các dòng tổng cộng trên mỗi sổ để lập thành một bảng tổng hợp - gọi là Bảng Cân đối tổng hợp. Nhìn vào bảng này thì có thể biết được tất cả số tiền (số phát sinh) các khoản trong năm.
Định nghĩa sổ cái là gì?
2. Đặc điểm chung của sổ cái
Để có thể làm việc với sổ cái, kế toán viên cần nắm được những đặc điểm điển hình của loại sổ này để có thể làm đúng theo yêu cầu:
- Đầu tiên mỗi tài khoản có thể được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán.
- Sổ cái được mở cho từng tài khoản trong toàn bộ tài khoản sử dụng trong doanh nghiệp.
- Mọi số dư đầu kì, cuối kì và số biến động của đối tượng đều được ghi chép trong sổ cái tài khoản.
- Thông tin trong sổ cái là thông tin được hệ thống hóa theo đối tượng hay tài khoản mở sổ.
- Sổ cái được coi là cuốn lịch sử thống kê sự phát triển của doanh nghiệp vì nó ghi lại và cho phép mở đối với mọi tài khoản khác nhau.
Đặc điểm của số cái
3. Ý nghĩa của sổ cái là gì?
Trước khi bắt tay vào làm một công việc, bạn cần phải hiểu được rằng công việc đó có ảnh hưởng như thế nào đối với toàn thể tình hình chung. Sổ cái có những ý nghĩa sau đây:
- Là cơ sở để làm báo cáo tài chính theo luật pháp quy định.
- So sánh tình hình kinh doanh và tình hình thua lỗ của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp và chủ thể khác có thể tính các bước đi khác để phát triển doanh nghiệp đi lên.
- Làm cơ sở để đưa ra các quyết định tương lai cho doanh nghiệp thông qua:
+ Sổ cái cho thấy tình hình lợi nhuận hoặc thua lỗ của một doanh nghiệp
+ Phát hiện các khoản thu chi bất thường
+ Con số thực tế về doanh thu hay tổn thất chính xác
+ Dễ dàng tra cứu đối chiếu số liệu
Ý nghĩa của sổ cái
Đăng ký khoá học kế toán online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được kiến thức tổng quát về kế toán. Đồng thời, hiểu được đúng quy trình vận hành kế toán thực tế, biết làm sổ sách kế toán và báo cáo tài chính một cách hiệu quả và chính xác.
[course_id:1406,theme:course]
[course_id:1241,theme:course]
[course_id:1371,theme:course]
4. Các loại hình thức sổ cái
Trên thực tế hình thức sổ cái rất đa dạng, mỗi loại sẽ phục vụ cho một mục đích chung nhất định giúp kế toán viên hệ thống hóa được toàn bộ giao dịch tốt nhất. Cụ thể một vài hình thức để bạn lựa chọn đó là:
- Hình thức kế toán nhật ký chung
- Hình thức kế toán nhật ký - sổ cái
- Hình thức kế toán trên máy vi tính
- Hình thức kế toán nhật ký chứng từ
- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Trong những hình thức này thì mẫu sổ cái thông dụng được sử dụng nhiều nhất đó là sổ cái tài khoản theo hình thức nhật ký chung và kế toán nhật ký chứng từ.
Hình thức sổ cái
5. Số cái có tác dụng với doanh nghiệp thế nào?
- Dựa vào những con số đã được thống kê chi tiết và cụ thể, bạn sẽ dựa vào đó để hoàn thành báo cáo tài chính vào thời gian cuối kỳ theo quy định của pháp luật.
- Đồng thời so sánh được lợi nhuận và tình hình kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp để đưa ra định hướng phát triển khác.
- Ngoài ra còn phát hiện ra những khoản thu chi bất thường và điều chỉnh kịp thời.
- Thể hiện con số thực tế về doanh thu và chi phí rõ ràng.
- Dễ dàng tra cứu và so sánh cũng như tổng hợp thông tin một cách nhanh chóng.
Tác dụng của sổ cái với doanh nghiệp
6. Sổ cái có những loại tài khoản nào?
Tất cả các loại tài khoản của mỗi doanh nghiệp đều được lập sổ cái. Tuy nhiên, những loại tài khoản nào được sử dụng trong sổ cái là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cụ thể dựa vào Thông tư 133 - tài khoản kế toán sẽ được chia làm 9 loại sau đây:
- Tài sản bao gồm:
+ Tiền mặt – sổ cái tài khoản 111 hay là sổ cái tiền mặt.
+ Nguyên vật liệu – sổ cái tài khoản 152.
- Nợ phải trả (NPT)
- Nợ phải thu (NPT) - sổ cái TK 131
- Vốn chủ sở hữu
- Doanh thu bao gồm:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – sổ cái tài khoản 511.
- Chi phí sản xuất kinh doanh:
+ Giá vốn bán hàng – sổ cái tài khoản 632.
- Thu nhập khác
- Chi phí khác
- Xác định chi phí kinh doanh
+ Kết quả kinh doanh – sổ cái tài khoản 911.
Sổ cái có những loại nào?
7. Sổ cái khác sổ chi tiết như thế nào?
Giữa sổ cái và loại sổ chi tiết các tài khoản có sự khác biệt nhau về đặc điểm bản chất. Cụ thể đó là:
- Sổ cái được hiểu là sổ mục nhập cuối cùng, sổ cái ghi chép mang tính chất tổng quát còn sổ chi tiết các tài khoản ghi chép những mục liên quan về kinh tế, tài chính phát sinh cần thiết phải theo dõi thật cẩn thận theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Sổ cái chính là sổ mở cho tài khoản cấp 1, được dùng trong kế toán tổng hợp. Còn với sổ chi tiết các tài khoản sẽ là sổ dùng trong kế toán chi tiết, theo dõi các tài khoản chi tiết.
- Sổ cái là sổ khi dùng phải mở cho tất cả các tài khoản phát sinh. Ngược lại sổ chi tiết thì khi nào bạn muốn theo dõi chi tiết tài khoản nào đó thì mới mở sổ.
Sổ cái khác với sổ chi tiết thế nào?
8. Sổ cái khác gì sổ nhật ký chung?
Sổ nhật ký chúng sẽ ghi nhận toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp theo một trình tự thời gian cụ thể và dựa vào chứng từ kế toán và chứng từ gốc. Với sổ cải thì như một sốt kế toán tổng hợp lưu giữ tất cả giao dịch hằng ngày liên quan đến tài khoản kế toán của doanh nghiệp.
Điểm khác biệt giữa sổ cái và nhật ký chung
Sổ nhật ký chúng sẽ mở định kỳ 1 tháng 1 lần như vậy sau 1 năm là 12 lần ngoài ra cũng có trường hợp chỉ mở duy nhất sổ nhật ký chung 1 năm 1 lần. Trong khi đó sổ cái sẽ phải mở cho tất cả các tài khoản phát sinh.
9. Hướng dẫn cách ghi sổ cái kế toán
- Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, nhân viên kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó từ chứng từ này – sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan đến tài khoản kế toán.
- Hàng ngày, tùy thuộc vào các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh, căn cứ từ chứng từ ghi sổ, kế toán viên lưu thông tin vào sổ cái với các cột tương ứng.
- Cuối mỗi trang sổ cái, cần phải tiến hàng cộng tổng số tiền theo từng cột và chuyển số liệu sang đầu trang sau.
- Cuối kỳ kế toán theo quy định, kế toán tiến hành khóa sổ, cộng tổng số phát sinh “Nợ”, tổng số phát sinh “Có”, tính ra số dư và cộng lũy kế số phát sinh từ đầu quý, đầu năm của từng tài khoản để lấy số liệu làm căn cứ lập Bảng cân đối kế toán.
Cách ghi số cái kế toán
10. Tổng kết
Qua bài viết trên Unica đã mang tới bạn đọc thông tin ssổ cái là gì, có những hình thức nào, hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Bạn đọc cùng Unica tìm hiểu khoá học kế toán để biết thêm các cách tính toán, mẹo làm báo cáo nhanh chóng và chính xác.
>> Hướng dẫn định khoản kế toán bán hàng
>> Hệ thống các tài khoản kế toán theo thông tư 133
02/03/2019
10666 Lượt xem