Thiết Kế
Cách sử dụng công cụ Refine Edge trong Photoshop siêu đơn giản
Refine Edge là một trong những công cụ tuyệt vời khi làm việc với vùng chọn trong Photoshop, nó giúp bạn tách được những hình ảnh có chi tiết cực nhỏ như tóc, từ đó giúp bức ảnh được tách hoàn hảo hơn. Vậy công cụ Refine Edge trong photoshop là gì? Cách sử dụng refine edge photoshop cc như thế nào? Tất cả sẽ được Unica bật mí trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về công cụ Refine Edge trong Photoshop
Refine Edge là một trong những công cụ tuyệt vời của Photoshop, nó thường được sử dụng với mục đích chính là để hỗ trợ việc tách các chi tiết nhỏ như tóc. Đồng thời, hỗ trợ các công việc cắt ghép hình ảnh trong phần mềm Photoshop được dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng Refine Edge vào bất kỳ bức ảnh nào mà bạn muốn. Không chỉ hỗ trợ cắt ghép hình ảnh, nó còn giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc xử lý các bức ảnh phức tạp.
Công cụ Refine Edge trong Photoshop
Công cụ Refine Edge trong Photoshop được đánh giá là một công cụ mạnh mẽ cho phép bạn chỉnh sửa hình ảnh đúng như mong muốn của bản thân. Nhờ có công cụ này ra đời mà bạn có thể loại bỏ các phần không mong muốn, làm mịn các cạnh của bức ảnh hoặc thay đổi hình dạng ảnh bất cứ lúc nào.
Khi nào nên sử dụng Refine Edge trong Photoshop?
Refine Edge trong Photoshop có thể sử dụng bất cứ khi nào, bạn có thể sử dụng Refine Edge trên bất cứ hình ảnh nào mà bạn mong muốn. Tuy nhiên, công cụ này chỉ thực sự có hiệu quả và phát huy hết tác dụng khi phần foreground cần chọn tương phản với phần background phía sau.
Refine Edge đặc biệt hữu ích khi làm việc với những hình ảnh phức tạp, nhất là tóc.
Refine Edge thường dùng để làm việc với những hình ảnh phức tạp
Các công cụ trong Refine Edge
Refine Edge có 4 công cụ chính đó là: Refine Radius Tool, Erase Refinements Tool, Zoom and Hand Tool, Remember Settings. Cụ thể ý nghĩa các công cụ này như sau:
Refine Radius Tool
Đây là công cụ chọn và tô vào vùng tiếp giáp giữa chủ thể và nền. Chức năng của Refine Radius Tool là giúp cho photoshop có thể tự thực hiện công việc tính toán mức độ tách chủ thể ra.
Erase Refinements Tool
Đây là công cụ chọn và tô vào vùng đã sử dụng Erase Refinements Tool. Chức năng của công cụ này là để hỗ trợ khôi phục lại ảnh gốc cho người dùng một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Zoom and Hand Tool
Đúng như cái tên của nó, đây là công cụ dùng để phóng to và thu nhỏ. Đồng thời cũng để thực hiện việc di chuyển các vùng hình ảnh làm việc.
Công cụ Zoom and Hand Tool
Remember Settings
Remember Settings là công cụ cho phép bạn lưu các cài đặt của công cụ hiện tại để bạn có thể sử dụng lại chúng sau này. Công cụ này cực kỳ hữu ích nếu bạn thường xuyên sử dụng các cài đặt giống nhau cho các công cụ khác nhau.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết các công cụ của Blending option trong Photoshop
Sử dụng Refine Edge trong Photoshop như thế nào?
Để biết cách Refine mask photoshop như thế nào, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết từ cách mở refine edge trong photoshop đến cách thực hành. Hãy tham khảo ngay để có thêm những thông tin bổ ích nhé.
Bước 1: Tạo vùng chọn cơ bản
Để tách biệt chủ thể ra khỏi phần hậu cảnh, bạn hãy tạo một vùng chọn bao gồm toàn bộ phần tóc của cô gái. Nếu sử dụng bút Pen Tool thì việc tạo vùng này có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là ở vùng tai của cô gái. Cách thay thế đó là sử dụng công cụ Refine Edge.
Trước khi bạn bắt đầu sử dụng công cụ Refine Edge, hãy tạo một vùng chọn cơ bản bằng cách sao chép Layer. Để thực hiện điều này, bạn hãy nhấp chuột phải vào Layer 0 và chọn Duplicate Layer. Sau đó, đặt tên cho Layer mới là “Background”.
Sau đó, hãy sử dụng công cụ Pen để phác thảo khuôn mặt của người phụ nữ và thu hẹp vùng chọn xung quanh mái tóc.
Tạo vùng bao quanh
Tiếp theo, hãy chọn tab Paths rồi kích chuột phải vào Work Path để chuyển đường dẫn này thành một vùng chọn.
Biến đường thẳng bao quanh thành vùng chọn
Cuối cùng, chuyển vùng chọn đó thành Layer Mask.
Chuyển vùng chọn đó thành một layer mask.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách dùng Magic wand tool trong Photoshop chi tiết nhất
Thành thạo Photoshop tại nhà với khóa học Photoshop Online đang bán chạy nhất. Khóa học giúp bạn thành thạo Layer, Liquify, Easer, Brush, blend... .Đăng ký ngay.
[course_id:1200,theme:course]
[course_id:1706,theme:course]
[course_id:312,theme:course]
Bước 2: Mở công cụ Select and Mask
Để xem vùng chọn của bạn rõ ràng hơn, hãy ẩn layer Background bằng cách nhấp vào biểu tượng con mắt.
Để có được công cụ Refine Edge, bạn hãy mở cửa sổ Select and Mask bằng cách chọn công cụ Rectangular marquee tool (phím tắt M) hoặc công cụ Lasso (phím tắt L ).
Trong thanh menu hãy chọn Select and Mask để mở cửa sổ mới.
Chọn Select and Mask để mở cửa sổ mới.
Sau đó hãy chọn công cụ Refine Edge Brush Tool
Lựa chọn công cụ Refine Edge Brush Tool
Bước 3: Quét lên vùng chọn
Với công cụ Refine Edge Brush Tool được chọn, bạn vẽ xung quanh các cạnh mà chúng tôi muốn Photoshop tinh chỉnh. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, bạn có thể thay đổi kích thước của cọ vẽ. Có một trình đơn thả xuống kích thước Brush trong thanh trình đơn cho phép bạn nhanh chóng tăng hoặc giảm kích thước Brush. Sau đó, Brush qua các khu vực.
Photoshop trích xuất các pixel tương phản cho vùng chọn của bạn nhanh hơn nhiều so với công cụ thủ công. Như bạn có thể thấy, vùng chọn không hoàn hảo. Nhưng nó nhanh hơn rất nhiều so với các phương pháp thủ công.
Quét lên vùng chọn
Bước 4: Tinh chỉnh vùng chọn
Khi đã tạo xong vùng chọn với công cụ Refine Edge, bây giờ là lúc thực hiện một vài điều chỉnh để cải thiện vùng chọn đó. Tùy chọn đầu tiên phải thử là Decontaminate Colors.
Trong tab Properties, bạn hãy cuộn chuột xuống cho đến khi thấy hộp kiểm Decontaminate Colors. Tích vào đó và kiểm tra kết quả. Bạn sẽ thấy sự khác biệt như hình dưới đây.
Tinh chỉnh vùng chọn
Bên dưới hộp này, bạn sẽ tìm thấy menu Output To. Khi đó, bạn có thể gửi vùng chọn này đến một Layer mask mới hoặc Mask hiện tại bằng cách chọn Layer Mask để thêm nó vào mặt nạ hiện tại của bạn rồi nhấn Ok để kết thúc.
Nếu vẫn chưa ưng ý, bạn có thể sử dụng Brush để dọn dẹp bất kỳ vùng chọn nào mà bạn không hài lòng. Khi bạn đã chọn khu vực mình muốn, bạn có thể bắt đầu thực hiện điều chỉnh cho nền của mình.
Và đây là kết quả cuối cùng.
Kết quả hoàn thành
Mặc dù các công cụ phát hiện cạnh trong Photoshop được đánh giá là rất thông minh và rất tiên tiến, tuy nhiên chúng vẫn chưa thực sự hoàn hảo. Vì vậy, bạn sẽ cần phải thực hành liên tục và điều chỉnh các vùng chọn cuối cùng, ví dụ như sử dụng một brush rất nhỏ để nắm bắt các chi tiết nhỏ mà Photoshop không thể làm được.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử nghiệm với các cài đặt Refine Edge như: Feather và Contrast. Mục đích để xem chúng ảnh hưởng đến các vùng chọn như thế nào. Cũng giống như với bất kỳ một công cụ nào khác trong Photoshop, bạn phải dành thời gian tập luyện thì mới có thể thành thạo với Refine Edge.
Nếu bạn muốn quá trình chỉnh sửa hình ảnh thuận lợi hơn, hãy cân nhắc tới việc chuyển ảnh sang vector trong photoshop. Ảnh ở dạng vector tạo thuận lợi cho quá trình chỉnh sửa và in ấn, chất lượng cũng không bị thay đổi nếu bạn phóng to và thu nhỏ bức hình.
Kết luận
Như vật trong bài viết dưới đây Unica đã bật mí đến bạn đọc cách dùng công cụ Refine Edge trong Photoshop đơn giản chi tiết nhất. Hy vọng rằng thông tin hữu ích cho bạn đọc. Một trong những cách tự học Photoshop hiệu quả tại nhà hiện nay được nhiều người lựa chọn đó chính là đăng ký một khoá học Photoshop online giúp bạn tiết kiệm thời gian và các giảng viên sẽ hướng dẫn chi tiết và bật mí những mẹo hay trong quá trình thiết kế.
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Photoshop cho người mới bắt đầu"
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
22/06/2019
11809 Lượt xem
Hướng dẫn chi tiết cách Proxy trong 3Ds Max đơn giản
Để làm giảm dung lượng file, tách một file gốc nặng thành 2 file trong 3Ds Max các nhà thiết kế thường sử dụng Proxy. Vậy Proxy trong 3Ds Max là gì? Cách proxy trong 3dsmax ra sao? Cùng Unica tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Proxy trong 3Ds Max là gì?
Trong 3Ds Max, Proxy (hay còn gọi là kỹ thuật nén) là thao tác dùng để làm giảm dung lượng khi file quá lớn hoặc tách một file thành hai file (file vỏ và file ruột). Khi sử dụng Proxy thì file vỏ sẽ hiển thị khi dựng hình còn file ruột sẽ hiển thị khi Render.
proxy 3dsmax dùng để giảm dung lượng file hoặc tách file gốc với dung lượng nặng thành file vỏ và file ruột
Đặc biệt, đối với những đối tượng có dung lượng quá mạnh (lên đến vài trăm Poly) sử dụng Proxy có thể giảm xuống chỉ còn 10.000 poly hoặc thấp hơn.
Trở thành chuyên gia 3DS MAX bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn làm quen với cả 3 phần mềm 3ds max, vray và photoshop. Và tất tần tật những kiến thức về kỹ năng, sử dụng các thanh công cụ và nâng cao sự sáng tạo của bạn để từ đó tự tay được những đồ vật 3D theo ý muốn.
[course_id:453,theme:course]
[course_id:1570,theme:course]
[course_id:360,theme:course]
Cách proxy trong 3dsmax corona đơn giản, dễ dàng
Để có thể Proxy trong 3Ds Max bạn nên thực hiện theo các bước dưới đây.
Bước 1: Đầu tiên bạn mở đối tượng cần chỉnh ra. Nếu trong khung cảnh có nhiều vật thể bạn hãy sử dụng Alt+Q để tách đối tượng.
Bước 2: Attach các đối tượng rời thành một.
Ở bước này trước hết bạn cần click phải và chọn Convert to Editable Poly rồi chọn cấp chỉnh Polygon.
Sau đó, kéo xuống tìm Attach và click vào ô vuông bên cạnh nút Attach (Attach list) rồi chọn tất cả Geometry có trong danh sách và nhấn OK.
Hướng dẫn chi tiết cách vray proxy 3ds max đơn giản, dễ dàng
Bước 3: Tiếp đến bạn nhấp chuột phải chọn Vray mesh export.
Bước 4: Bạn chọn Browse để xác định nơi lưu file Proxy. Sau đó click chuột chọn Automatically create proxies và nhấn OK. Lúc này file mà bạn nhận được là file nhẹ có chứa Proxy gốc, khi di chuyển file này qua máy khác bạn cần điều chỉnh lại đường dẫn của Proxy này tại Modify/Browse để không bị mất file.
>>> Xem thêm: Góc giải đáp: Hiện nay bản 3Ds Max nào ổn định nhất?
Thông thường khi chuyển file đã được Proxy từ máy này qua máy khác sẽ bị mất
Kết luận
Như vậy chỉ qua 4 bước đơn giản bạn đã Proxy trong 3Ds Max xong rồi đấy. Bạn cần chú ý rằng, sau khi Proxy xong bạn sẽ nhận được 2 file: 1 file nhẹ (vỏ) và 1 file nặng (ruột). Trong đó, bạn sẽ dùng file nhẹ để Merge trong 3Ds Max còn file nặng sẽ dùng để tham chiếu file nhẹ khi Render. Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn phần nào nắm được thông tin thêm để tham gia vào khóa học 3ds max nhanh chóng sẽ giúp bạn tự tin nâng cao được kiến thức phục vụ cho công việc của bạn.
>>> Xem ngay: 3D Max là gì? Tính năng nổi bật của 3D Max
21/06/2019
16256 Lượt xem
Cách học 3Ds Max đơn giản cho người mới bắt đầu
Làm sao để có thể học 3Ds Max hiệu quả tại nhà là câu hỏi của rất nhiều người mới bắt đầu làm quen với phần mềm thiết kế chuyên nghiệp này. Trong bài viết dưới đây UNICA sẽ chia sẻ đến bạn cách tự học 3Ds Max đạt hiệu quả cao ngay tại không gian sống. Hãy cùng tham khảo nhé!
Chuẩn bị máy móc, thiết bị
Để có thể bắt tay vào học 3Ds Max thì việc đầu tiên bạn cần phải làm đó chính là sắm cho bản thân một chiếc máy tính với cấu hình cao. Thông thường máy tính có cấu hình Core i3 là đã có thể chạy được được phần mềm 3Ds Max. Tuy nhiên, để có thể sử dụng phiên bản 3Ds Max mới nhất với nhiều tính năng nổi bật thì bạn nên lựa chọn máy có Core i5 hoặc Core i7. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm đến Video card và RAM trong máy tính của mình. Tốt nhất, khi chọn mua máy tính bạn nên cần nhờ người có nhiều kinh nghiệm đi cùng để có thể “rinh” về chiếc máy phù hợp với việc học cũng như túi tiền của mình.
Chuẩn bị máy tính với cấu hình cao là việc đầu tiên bạn cần làm khi bắt đầu học 3Ds Max
Trong trường hợp bạn đã có máy tính thì nên kiểm tra cấu hình của máy và nâng cấp nó lên sao cho phù hợp với bản 3Ds Max mà mình định theo học.
Lựa chọn phiên bản 3Ds Max phù hợp
Sau khi đã sở hữu máy tính trong tay thì bước tiếp theo bạn cần thực hiện đó chính là lựa chọn và cài đặt phần mềm 3Ds Max. Hiện nay, 3Ds Max có rất nhiều phiên bản khác nhau bạn nên dựa vào cấu hình của máy tính của mình để cài đặt bản 3Ds Max phù hợp nhất. Cụ thể, nếu máy tính của bạn có cấu hình cao, khỏe thì nên lựa chọn Version 3Ds Max 206, 2017, 2018. Còn nếu máy tính của bạn có cấu hình thấp thì 3Ds Max phiên bản 2010, 2011 là gợi hàng ý đầu mà bạn không nên bỏ qua.
>>> Xem thêm: Góc giải đáp: Hiện nay bản 3Ds Max nào ổn định nhất?
Nếu cấu hình máy tính của bạn cao thì có thể lựa chọn 3Ds Max phiên bản 2018 với nhiều tính năng nổi bật
Chuẩn bị tài liệu học tập
Đây là việc được xem là quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập nên bạn cần đặc biệt chú ý. Tài liệu học 3Ds Max bạn cần chuẩn bị ở đây đó là giáo trình; video tổng hợp giữa lý thuyết và thực hành… Tuy nhiên, theo các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong thực hành và giảng dạy 3Ds Max thì khi mới bắt đầu học 3Ds Max bạn chưa nên mua vội giáo trình, tài liệu mà cần tìm kiếm, học theo video giới thiệu tổng quan về 3Ds Max và hướng dẫn cách sử dụng 3Ds Max cơ bản nhất. Bạn có thể học 3Ds Max theo các video trên mạng, tuy nhiên để học bài bản từ những kiến thức cơ bản nhất bạn nên tìm kiếm một khóa học 3Ds Max online của giảng viên uy tín, chuyên nghiệp.
Những ai nên tham gia khóa học 3D Max
Sinh viên đang theo học chuyên ngành kiến trúc, thiết kế nội thất, quy hoạch và xây dựng. Yêu cầu phải sự dụng thành thạo phần mềm 3D Max phục vụ cho công việc và học tập hàng ngày.
Người đang đi làm trong ngành buộc phải bổ sung kiến thức để nâng cao tay nghề hoàn thiện bản thân đạt sự thành công trong công việc.
Người làm việc ở các lĩnh vực khác nhưng có đam mê với ngành thiết kế
Mục tiêu khóa học 3D Max
Sau khi hoàn thành khóa học thiết kế nội thất online, học viên sẽ nắm chắc được kiến thức, hiểu sâu về công cụ 3D Max, những thao tác và các lệnh làm việc cơ bản.
Nắm chắc được cách dùng cơ bản nhất về thiết kế nội thất trong môi trường 3D.
Có thể vẽ được những sản phẩm đơn giản, nội thất của một căn nhà. Các khu vực riêng như phòng ngủ, phòng khách, cầu thang...
Có tư duy thiết kế đồ dùng và sắp xếp đồ nội thất một ngăn nắp.
Có đầy đủ về kiến thức nền tảng để bạn có thể bắt đầu công việc tại một công ty thiết kế nội thất 3D Max.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách học thiết kế 3d chuyên nghiệp
Kiên trì và nỗ lực học tập mỗi ngày là cách giúp bạn tự học 3Ds Max tại nhà đạt hiệu quả cao (Ảnh minh họa)
Kiên trì và quyết tâm
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học 3Ds Max đó chính là ý chí của người học. Cho dù bạn tìm được phương pháp học hiệu quả mà không kiên trì, quyết tâm theo đuổi thì kết quả nhận được cũng chỉ là con số 0 tròn chỉnh mà thôi. Chắc chắn rằng, khi mới bắt đầu học 3Ds Max bạn sẽ rơi vào tình trạng “cả thèm chóng chán”. Có nghĩa là thời gian đầu bạn sẽ rất hăng say và muốn chinh phục nó nhưng sau một thời gian khi gặp phải khó khăn nhất định bạn sẽ cảm thấy khó khăn và muốn bỏ cuộc. Lúc này, bạn hãy thật kiên trì, nỗ lực tìm cách vượt qua khó khăn thì mới có thể đứng vững và chinh phục 3Ds Max thành công. Luôn đam mê và dành thời gian học 3Ds Max mỗi ngày để tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm là việc bạn cần làm để có thể làm chủ 3Ds Max trong thời gian sớm nhất.
Trên đây là cách học 3Ds Max hiệu quả cho người mới bắt đầu mà Unica gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên bạn sẽ có thể chinh phục 3Ds Max và thành công trên con đường học thiết kế của mình.
21/06/2019
4235 Lượt xem
Cách dùng lệnh bo tròn trong cad đơn giản nhất hiện nay
Lệnh bo tròn trong Cad là gì? Trong khóa học Autocad cơ bản này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm một lệnh mới. Đây cũng là lệnh thường xuyên sử dụng để thiết kế bản vẽ trên phần mềm Autocad. Nhằm giúp cho bản vẽ của bạn được chính xác và đẹp mắt hơn, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết cách sử dụng lệnh bo tròn trong Cad.
Lệnh bo tròn trong Cad là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng lệnh bo tròn thì bạn phải hiểu lệnh bo tròn trong bản vẽ Cad là gì.
Cụ thể, lệnh bo tròn trong Autocad có tác dụng tạo nên một cung tròn giữa 2 đoạn thẳng bất kỳ theo bán kính đã cho trước. Nếu bán kính cho trước bằng 0 (R=0) thì 2 đoạn thẳng sẽ được kéo dài tới điểm giao nhau và tạo thành 1 góc vuông, góc bẹt hoặc góc nhọn tùy theo vị trí của 2 đoạn thẳng đó.
Lệnh bo tròn trong bản vẽ Cad dùng để tạo nên cung tròn giữa 2 đoạn thẳng bất kỳ theo bán kính cho trước
Việc sử dụng lệnh bo tròn trong Cad sẽ giúp cho các đối tượng trong bản vẽ Cad được mô tả một cách chi tiết hơn. Điều này sẽ giúp cho kỹ sư trong quá trình thi công sẽ dễ quan sát và thực hiện hơn. Thông thường, các nhà thiết kế sẽ sử dụng lệnh Fillet để bo bo tròn góc cho hình chữ nhật trong Cad. Tuy nhiên, hiện nay lệnh Fillet còn được dùng để bo tròn 2 đường thẳng, tạo cung tròn cho 2 đối tượng trên bản vẽ. Lệnh Fillet có cách sử dụng khá đơn giản nên bạn hoàn toàn yên tâm trong quá trình sử dụng.
>>> Xem thêm:
Cách dùng lệnh Bo trong Cad đơn giản nhất
Chàng trai Thanh Bình kiếm thu nhập 2X mỗi tháng nhờ thành thạo Autocad
Thành thạo Autocad 2D và 3D với khóa học Autocad Online ngay. Khóa học giúp bạn làm chủ công cụ vẽ, chỉnh sửa, quản lý cho đến các thao tác để tạo ra được sản phẩm là các bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh.
[course_id:1715,theme:course]
[course_id:501,theme:course]
[course_id:1717,theme:course]
Cách sử dụng lệnh bo tròn trong Autocad
Để bo tròn cho các đối tượng, góc cung, đường thẳng trong Cad thì bạn phải sử dụng lệnh Fillet. Nhiều người thường gọi lệnh bo tròn trong Cad với cái tên là: lệnh Fillet trong Autocad, lệnh bo góc hình chữ nhật trong Cad, lệnh bo tròn 2 đường thẳng, lệnh tạo cung tròn giữa hai đối tượng... Như vậy, tùy vào mục đích sử dụng mà người dùng sẽ có tên gọi riêng.
Để bo tròn góc trong bản vẽ Cad thì bạn phải sử dụng lệnh Fillet
Để bo tròn đối tượng trong Cad bằng lệnh Fillet thì bạn thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Gọi lệnh Fillet
Bạn tiến hành gọi lệnh Fillet bằng 2 cách sau:
Cách 1: Trên dòng lệnh command hãy gõ lệnh F rồi nhấn ENTER.
Cách 2: Click vào tab Home => Modify => Fillet.
Bước 2: Xuất hiện thư mục Command của lệnh Fillet. Bạn chọn Select first object or [Polyline / Radius /Trim /Multiple] để hiển thị các tham số cài đặt cho chế độ vuốt góc như sau:
Tham số R (Radius): Dùng để nhập bán kính cần vuốt góc.
Trong đó:
Specify fillet radius <0.0000> (nhập bán kính),
Select first object or [Polyline /Radius /Trim/ mUltiple] (chọn cạnh thứ nhất mà bạn cần vuốt góc),
Select second object (chọn cạnh thứ 2 mà bạn cần vuốt góc).
Tham số P (Polyline) của lệnh bo góc trong Cad: Để vuốt góc cho tất cả các góc của đường thẳng Polyline.
Tham số T (Trim): Cắt bỏ hoặc không cắt bỏ góc được vuốt.
Trong đó:
Enter Trim mode option [Trim/No trim] gõ T hoặc N để lựa chọn cắt hoặc không cắt bỏ góc được bo tròn.
Select first object or [Polyline/Radius /Trim /mUltiple] (chọn cạnh thứ nhất cần vuốt góc), Select second object (chọn cạnh thứ 2 cần vuốt góc).
Tham số U (mUltiple): Nếu bạn nhập một lựa chọn khác trên dòng nhắc chính trong kho chọn tham số thì dòng nhắc sẽ hiển thị sau dòng nhắc chính trước đó.
Tham số Multiple: Cho phép thực hiện bo góc cho nhiều đối tượng.
Bước 3: Sau khi đã lựa chọn các tham số, trên giao diện sẽ hiển thị lệnh Radius để bạn nhập bán kính cho cung bo tròn. Bán kính bạn nhập phải nhỏ hơn cạnh của hình chữ nhật. Sau khi bạn nhập xong thì nhấn Enter.
Bước 4: Click chuột chọn hai cạnh liền nhau của hình chữ nhật xong bạn nhấn Enter để hoàn thành lệnh.
Dụng lệnh Fillet để bo tròn góc trong Cad đối hình chữ nhật, hình vòng cung hoặc 2 đối tượng với nhau
Ví dụ: Bo tròn tất cả các góc của một hình bằng Polytine
Cách thực hiện như sau:
+ Gọi lệnh Fillet bằng 1 trong 2 cách trên.
+ Gõ R (Radius) và nhấn Enter để hiển thị hộp thoại nhập bán kính
+ Điền kích thước bán kính fillet bạn cần dùng.
+ Gõ P (Polyline) để bo tất cả các góc
+ Sau đó đưa chuột đến để chọn hình hoặc polyline bo góc hàng loạt.
Hình đã được bo góc trong Cad
>>> Xem thêm: Cách sử dụng lệnh đo góc trong Cad đơn giản nhất
Kết luận
Như vậy, bạn đã thực hiện xong thao tác đối với lệnh bo góc trong Cad. Đối với lệnh Fillet thì bạn không chỉ dùng để bo góc hình chữ nhật mà còn có thể bo góc cho đường thẳng, hình vòng cung và các đối tượng khác. Đây là kiến thức rất cơ bản trong khóa học autocad bạn nên nắm chắc các bước thực hiện đối với lệnh này để thiết kế bản vẽ được chính xác và đúng chuẩn hơn.
Chúc bạn thành công!
21/06/2019
8315 Lượt xem
Lệnh vẽ đường cong trong Cad, cách vẽ đơn giản nhất
Để thiết kế hoàn chỉnh các đối tượng trong một bản vẽ kỹ thuật, bạn không thể không sử dụng lệnh vẽ đường cong trong Cad. Theo đó, bạn sẽ sử dụng lệnh Spline để vẽ đường cong trên giao diện của Autocad. Vậy, để sử dụng thành thạo công dụng này hãy tham khảo các kiến thức mà UNICA chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Các lựa chọn của lệnh vẽ đường cong trong CAD
Để vẽ được đường cong Cad một cách hiệu quả, bạn sẽ lựa chọn các lệnh vẽ cơ bản sau đây.
Objects: Đây là lệnh dùng để người sử dụng vẽ đường cong PLINE thành đường cong SPLINE.
Close: Đây là lệnh lựa chọn dùng để đóng kín đường SPLINE.
Fit Tolerance: Đây là lệnh lựa chọn để bạn vẽ đường cong SPLINE mịn hơn. Nếu trong lúc vẽ, giá trị này bằng 0 thì đường vẽ của bạn sẽ đi qua các điểm kích chọn, nếu giá trị khác 0 thì đường cong sẽ được kéo ra xa hơn các điểm đã chọn làm cho đường cong mịn hơn.
Công dụng của lệnh Spline trong thiết kế bản vẽ Cad
Lệnh vẽ đường cong Spline được sử dụng phổ biến khi thiết kế bản vẽ trên Cad, tuy nhiên ít ai biết được các công dụng của lệnh này là gì. Theo đó, lệnh Spline sẽ cung cấp cho người dùng những tính năng nổi trội sau:
Giúp bạn thực hiện vẽ những đường cong theo ý muốn của mình.
Lệnh Spline dùng để vẽ những đường cong trên bản vẽ Cad theo ý muốn của người dùng
Khi bạn click chuột trên giao diện Cad để chọn một tọa điểm của đường cong thì tại điểm đó sẽ được xác định bởi một góc cong. Điều này sẽ giúp cho bạn định dạng được độ lớn của góc cong đó, tùy thuộc vào khoảng cách và tọa độ điểm mà click chuột tiếp theo.
>>> Xem thêm: Chàng trai Thanh Bình kiếm thu nhập 2X mỗi tháng nhờ thành thạo Autocad
Thành thạo Autocad 2D và 3D với khóa học Autocad Online ngay. Khóa học giúp bạn làm chủ công cụ vẽ, chỉnh sửa, quản lý cho đến các thao tác để tạo ra được sản phẩm là các bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh.
[course_id:1715,theme:course]
[course_id:501,theme:course]
[course_id:1717,theme:course]
Lưu ý khi sử dụng lệnh vẽ đường cong Spline
Khi sử dụng lệnh vẽ đường cong trong Cad, để đạt độ chính xác và đúng chuẩn nhất thì bạn cần phải nắm được những lưu ý sau đây:
Để vẽ được một đường cong trên bản vẽ Cad thì trước tiên bạn phải xác định được ít nhất 3 điểm không nằm trên cùng một đường thẳng tại chính giao diện của màn hình Cad.
Độ dài của góc cong mà bạn vẽ sẽ không có một kích thước chuẩn cụ thể mà tùy thuộc vào tỷ lệ mà bạn đã xác định từ ban đầu.
Độ dài đường cong hoàn toàn không bị giới hạn bởi ba điểm mà bạn đã thiết lập trên giao diện giống như khi bạn thực hiện bước vẽ khung tròn.
Đối với lệnh Spline, bạn có thể thực hiện lệnh bằng cách click chọn các điểm liên tục để tạo ra đường cong, sau đó bạn click chọn đường cong đã được thiết lập và click chuột vào điểm kiểm soát để chỉnh sửa đường cong đó theo ý muốn.
>>> Xem thêm: Cách dùng lệnh copy trong cad (Autocad) đơn giản nhất
Để vẽ được đường cong trong Cad, bạn cần phải nắm được những lưu ý nhất định
Cách vẽ đường cong trong cad bằng lệnh Spline
Cách sử dụng lệnh Spline vẽ đường cong trong Cad
Nhiều người thường nghĩ lệnh Spline có cách sử dụng khá phức tạp. Tuy nhiên chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể hoàn thành một đường cong đúng chuẩn, đúng tỷ lệ theo yêu cầu của bản vẽ. Cụ thể, để sử dụng lệnh Spline thì bạn thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Trong thư mục Home, bạn click chuột chọn biểu tượng đường cong để hiển thị lệnh hoặc nhập phím SPL rồi nhấn Enter để hiển thị lệnh.
Cách sử dụng lệnh Spline vẽ đường cong trong Cad
Bước 2: Khi lệnh hiển thị, bạn chú ý đến các công cụ hỗ trợ để vẽ được đường cong hoàn chỉnh như sau:
+ Specify first point or (Object): Click chuột trái chọn tọa độ điểm đầu tiên mà bạn muốn thực hiện vẽ đường cong.
+ Specify next point: Click chuột trái chọn tọa độ điểm thứ hai cho đường cong trên bản vẽ Cad.
Video hướng dẫn cách vẽ đường cong bằng lệnh Spline trong Cad
+ Specify next point or [Close/Fit tolerance] : Click chuột trái để chọn điểm thứ ba hoặc rê chuột để chỉnh đường cong theo ý muốn.
+ Specify next point or [Close/Fit tolerance] : Click chuột trái để chọn điểm thứ tư hoặc nhấn phím cách để kết thúc lệnh. Nếu bạn muốn tạo nhiều điểm cho đường cong thì thực hiện chọn điểm tại công cụ Specify next point or [Close/Fit tolerance] . Tuy nhiên, bạn chỉ cần chọn 3 điểm cho đường cong và thực hiện điều chỉnh theo ý muốn để đảm bảo tính chính xác cho tỷ lệ của bản vẽ.
Chỉ với một vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể vẽ được đường cong hoàn chỉnh trên Cad
Cách chỉnh sửa khi vẽ đường cong bằng lệnh Spline
Sau khi bạn đã thực hiện những đường vẽ cong nhưng lại cảm thấy không hài lòng về nó và bạn muốn chỉnh sửa lại. Thì bạn thực hiện theo các bước sau đây
Bước 1: Bạn click vào chọn đường cong vừa vẽ sẽ xuất hiện các chấm xanh như hình
Chỉnh sửa đường cong trong cad
Bước 2: Để bạn chỉnh sửa đường cong trong Spline trong cad bạn click vào chọn các điểm xanh rồi di chuyển tới vị trí bạn muốn đường cong thay đổi.
Hoàn tất chỉnh sửa đường cong trong Cad
>>> Xem thêm: Sử dụng lệnh đối xứng trong Cad một cách đơn giản
Cách vẽ đường cong trong Cad bằng lệnh Pline
Cách vẽ đường cong bằng lệnh Pline
Bước 1: Trong giao diện autocad bạn nhập lệnh Pline ( PL ) sau đó nhấn Enter
Dùng lệnh PL để vẽ đường cong trong CAD
Bước 2: Bạn chọn lấy một điểm bất kỳ và bắt đầu vẽ giống như lệnh Spline. Sau đó bạn click chuột phải chọn ARC như hình vẽ
Chọn điểm bắt đầu vẽ giống lệnh Spline
Bước 3: Bạn tiến hành vẽ như lệnh Spline. Sau đó nhấn Enter để kết thúc lệnh
Nhấn Enter và kết thúc lệnh
Cách chỉnh sửa vẽ đường cong bằng lệnh Pline
Cách làm giống như chỉnh sửa bằng lệnh Spline.
Kết luận
Như vậy, có thể thấy cách thực hiện lệnh vẽ đường cong trong Cad rất đơn giản. Bạn có thể tham khảo thêm khóa học Autocad trên Unica, các giảng viên sẽ giúp cho quá trình thiết kế bản vẽ của bạn được nhanh chóng và chính xác hơn.
Chúc bạn thành công!
21/06/2019
13972 Lượt xem
Bump là gì? Nguyên lý hoạt động của Bump Map
Bump là công việc không mấy xa lạ với những ai đã tham gia vào khóa học 3d max đã tìm hiểu và đang sử dụng 3Ds Max - Vray. Vậy cụ thể Bump là gì? Bump Map hoạt động ra sao? Cùng UNICA tìm hiểu về Bump Map trong bài viết về chủ đề học thiết kế nội thất online dưới đây nhé!
Bump là gì?
Bump là một trong những thành phần vật liệu quan trọng trong V-Ray. Thông thường, tất cả các vật thể (kể cả những vật nhỏ nhất) đều tồn tại ở một dạng Bump nhất định bởi không có vật nào có thể sở hữu một hình dạng hoàn hảo hoặc trơn nhẵn hoàn toàn.
Bump là gì?
Để làm việc với Bump bạn chỉ cần thêm vào mục Bump Slot một Map hoặc một Texture rồi tiến hành điều chỉnh độ mạnh yếu của nó là xong. Tuy nhiên, để có thể tạo hiệu ứng Bump mạnh hơn hoặc muốn hiển thị rõ nét các cạnh của vật thể thì bạn nên sử dụng thêm hiệu ứng dời hình Displacement. Trong 3Ds Max - Vray Bump được biết đến là một hiệu ứng giả còn Displacement sẽ giúp tạo nên hình dạng thật của vật thể khi tiến hàng Render.
Trở thành chuyên gia 3DS MAX bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học này giúp bạn nhanh chóng thành thạo công cụ thiết kế 3Ds MAX diễn họa ngoại thất, quy hoạch đỉnh cao.
[course_id:453,theme:course]
[course_id:1570,theme:course]
[course_id:360,theme:course]
Nguyên lý hoạt động của Bump Map
Bump Map là một trong những loại Map ra đời từ rất sớm và được mọi người ưa chuộng sử dụng đến tận ngày nay. Khi làm việc Bump Map sẽ sử dụng một số thủ thuật đơn giản về ánh sáng để tạo cảm giác về độ sâu bề mặt của mô hình. Đặc biệt, kết quả mà map bump tạo ra không làm thay đổi tính chất vật lý lên mô hình. Nếu đã sử dụng về Bump Map bạn sẽ nhận ra rằng, các kết cấu và chi tiết mà Bump Map tạo ra không có thật mà chỉ là ảo giác.
Thông thường, Bump Map có hình dạng là ảnh màu xám và được giới hạn trong 8 bit màu. Có nghĩa là trong một bức hình Bump Map chỉ sở hữu 256 mức màu đen, trắng và xám khác nhau. Nhờ vào các giá trị này Bump Map sẽ cung cấp cho phần mềm 3D Max đâu là bền mặt lồi lên và đâu là bề mặt lõm xuống.
>>> Xem ngay: Những lưu ý khi Render 3DMax mà bạn không nên bỏ qua
Tìm hiểu nguyên ký hoạt động của Bump Map
Bạn cũng cần quan tâm rằng khi giá trị Bump Map gần đạt mức 50% xám thì bạn sẽ không nhận thấy được bất cứ hiệu ứng nào xuất hiện trên bề mặt cả. Khi giá trị này về gần giá trị màu đen thì các chi tiết như bị ấn lõm vào bề mặt trong và ngược lại khi giá trị được kéo gần về màu trắng thì các chi tiết hiển thị sẽ được kéo lồi lên trên bề mặt.
Khi sử dụng map bump tường bạn có thể tạo ra kết cấu và các chi tiết cực nhỏ trên hình ảnh như lỗ chân lông hay nếp nhăn trên da của con người. Đó cũng chính là lý do vì sao Bump Map được ứng dụng rộng rãi trong việc khởi tạo và chỉnh sửa trong các phần mềm 2D. Việc bạn cần quan tâm trong quá trình sử dụng chỉ là các giá trị màu (đen, trắng, xám) khi làm việc trên bức hình cụ thể.
Nếu bạn làm việc với map bump không hiệu quả thì chắc chắn là do góc nhìn camera chưa được phù hợp. Vấn đề này xảy ra cũng vô cùng dễ hiểu đó là bởi các chi tiết mà Bump Map tạo ra không có thật trên màn hình (hay còn gọi là ảo giác) do đó độ rọi bóng khi áp dụng lên kết cấu hình học sẽ không bị ảnh hưởng và tác động.
>>> Xem ngay: Góc giải đáp: Bản 3Ds Max nào ổn định nhất?
Kết luận
Chắc hẳn với những thông tin bổ ích trên bạn đọc đã có thể tự mình trả lời được câu hỏi Bump là gì và biết được nguyên lý hoạt động của Bump Map rồi nhỉ? Hy vọng thông qua những chia sẻ bổ ích trên bạn sẽ có thể học 3ds max và sử dụng Bump Map trong 3Ds Max - Vray đạt hiệu quả cao.
Chúc bạn thành công!
21/06/2019
8682 Lượt xem
2 cách xuất tọa độ trong Cad khi thiết kế bản vẽ kỹ thuật
Xuất tọa độ trong Cad là bước giúp bạn hoàn thiện kích thước, tỷ lệ cho các đối tượng trên bản vẽ kỹ thuật. Hiện nay, có 2 cách xuất tọa độ phổ biến là xuất tọa độ theo hệ tọa độ VN-2000 và cách xuất tọa độ từ cad sang excel. Để biết được cách thực hiện 2 lệnh lấy tọa độ trong cad này như thế nào. Bạn nên tham gia khóa học Autocad, bạn hãy tham khảo bài viết mà UNICA chia sẻ dưới đây.
Cách xuất tọa độ trong Cad theo hệ tọa độ VN-2000
Cách lấy tọa độ vn2000 trong cad được nhiều nhà thiết kế đánh giá là có cách thực hiện khá đơn giản. Theo đó, bạn sẽ lấy tọa độ bằng lệnh ID của 1 điểm hoặc List tọa độ gãy khúc của đường Polyline. Đối với cách xuất tọa độ theo hệ tọa độ VN-2000, bản vẽ của bạn cần đáp ứng được những yêu cầu như sau:
Bản vẽ cần được thực hiện đúng tọa độ ranh mốc theo hệ tọa độ VN-2000 để khi xuất file sẽ không bị lỗi.
Để thực hiện xuất tọa độ thì trước tiên bạn phải tải một bộ Lisp hỗ trợ.
Sau khi Load Lisp thì bạn cần cài bộ Express và sử dụng các hàm trong thư viện này. Nếu bạn không cài bộ Express thì khi xuất tọa độ file sẽ báo lỗi.
Để bản vẽ không bị lỗi thì bạn cần đáp ứng các yêu cầu trước khi xuất tọa độ theo hệ tọa độ VN-2000
Sau khi đã đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, bạn tiến hành dùng lệnh xuất tọa độ trong cad theo các bước sau đây:
Bước 1: Bạn copy file mà bạn cần xuất tọa độ đang thuộc định dạng DWG vào thư mục Support trên phiên bản Autocad.
Bước 2: Gõ lệnh AP và nhấn Enter để hiển thị lệnh. Khi lệnh hiển thị thì bạn click chuột vào các điểm cần chọn trên màn hình để lấy tọa độ bằng lệnh TDD. Còn nếu bạn muốn xuất tọa độ của ranh bản đồ ra bản vẽ thì dùng lệnh TDP.
Trích tọa độ trong cad theo hệ tọa độ VN-2000 thường được dùng để xuất tọa độ cho bản vẽ ranh đất
Bước 3: Chọn số thập phân mà bạn muốn hiển thị khi xuất tọa độ.
Bước 4: Click chuột điểm muốn xuất tọa độ trên màn hình. Và nếu muốn xuất tọa độ các điểm còn lại thì bạn click chuột điểm cần xuất, nếu muốn kết thúc lệnh, bạn nhấn nút Esc.
Một lưu ý khi xuất tọa độ trong bản vẽ Cad theo hệ tọa độ VN-2000 đó là nếu bạn dùng lệnh TDP, thì sẽ tiến hành xuất tọa độ tại các điểm gãy khúc của đường Polyline. Lệnh này thường được dùng chủ yếu khi xuất tọa độ của ranh đất.
>>> Xem thêm:
3 cách xóa layer trong Cad chuyên nghiệp và chính xác
Chàng trai Thanh Bình kiếm thu nhập 2X mỗi tháng nhờ thành thạo Autocad
Trở thành chuyên gia Autocad bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học Autocad Online với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn làm chủ AutoCAD 2D, 3D và thực hiện bản vẽ đúng chuẩn.
[course_id:472,theme:course]
[course_id:1716,theme:course]
[course_id:1434,theme:course]
Cách Lisp xuất tọa độ từ cad sang excel
Ngoài sử dụng hệ tọa độ VN - 2000 thì bạn có thể sử dụng lệnh Lisp để xuất tọa độ trong Cad ra file Excel. Đối với cách này thì bạn có thể xuất tọa độ từng điểm point trong bản vẽ Autocad hoặc xuất toàn bộ các điểm ra file Excel. Tuy nhiên, khi sử dụng lệnh Lisp thì bạn chỉ có thể xuất tọa độ điểm point mà không thể xuất cùng text kèm theo trong bản vẽ. Cụ thể, lisp xuất tọa độ trong cad ra excel được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bạn tiến hành dùng cách xuất tọa độ từ cad sang excel.
Bước 2: Gõ lệnh tắt AP rồi chọn folder chứa Lisp. Tiếp theo, bạn nhấn Lisp C2F.VLX-> Load. Lúc này trên màn hình sẽ hiện thông báo C2F.VLX successfully loaded, bạn nhấn Close để đóng lại và thực hiện thao tác trên các công cụ sau:
+ Gõ lệnh C2F để hiển thị hộp thoại phía dưới giao diện của Cad.
+ Entity Type: Các đối tượng cần xuất dữ liệu trong Autocad.
+ File Type: Dạng file chứa thông tin của đối tượng File excel và file txt.
+ Items to Send to File: Các thuộc tính của đối tượng được xuất ra file.
Cách xuất tọa độ ra file Excel bằng lệnh Lisp có cách thực hiện rất đơn giản
Bước 3: Bạn vào mục Entity Type chọn Point, File Type chọn file csv để lưu. Tích chọn vào ô Insertion Point để xuất tọa độ.
Bước 4: Lúc này trên giao diện sẽ xuất hiện các điểm point, bạn click chuột chọn đối tượng điểm point cần xuất (select objects), hoặc chọn toàn bộ. Sau đó nhấn Enter để hoàn thành và nhấn OK để kết thúc lệnh.
>>> Xem thêm: [ Giải đáp ] phiên bản Autocad nào ổn định nhất
Kết luận
Với 2 cách xuất tọa độ trong Cad nêu trên, chắc chắn sẽ giúp cho việc thiết kế bản vẽ trên Cad cũng như nâng cao kiến thức của mình được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Bạn đọc quan tâm muốn biết thêm nhiều kiến thức cũng như công cụ hỗ trợ trong việc thiết kế ra những bản vẽ kỹ thuật chuẩn nhất hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khoá học Solidworks trên Unica, các chuyên gia sẽ hướng dẫn chi tiết bài bản giúp bạn có thể áp dụng vào trong bản thiết kế của mình ngay lập tức.
Chúc các bạn thành công!
21/06/2019
18030 Lượt xem
Corona Render là gì? 7 Đặc điểm nổi bật của Corona Render
Nếu trước đây phần mềm Vray Render là sự lựa chọn hàng đầu để các kiến trúc sư phối cảnh, dựng hình 3D nội ngoại thất thì ngày nay họ đã có thêm lựa chọn mới đó chính là phần mềm Corona Render. Corona là ứng dụng kết xuất đồ hoạ mạnh mẽ tích hợp trong 3D Max. Để biết cụ thể phần mềm Corona là gì? Tại sao nên sử dụng Corona Render? Các bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau để biết câu trả lời nhé.
Corona Render là gì?
Corona Render là ứng dụng kết xuất đồ họa Unbiased Render được phát triển vào năm 2009. Đây là một dự án độc lập được thực bởi Ondřej Karlik khi đang theo học tại trường Đại Học Công nghệ Séc. Về sau, khi Ondřej thành lập công ty cùng với 2 nhà thiết kế đồ họa khác (Adam Hotový và Jaroslav Křivánek) thì Corona được nâng cấp thành dự án thương mại toàn thời gian.
Corona Render là gì?
Hiện nay, Corona đã có mặt trong các phần mềm 3D phổ biến như Cinema 4D… Và được nhiều kiến trúc sư, kỹ sư trong lĩnh đánh giá cao với khả năng cho ra đời những bản Render chất lượng vượt trội.
Các yêu cầu của Corona Render
Corona hoạt động dựa trên nguyên lý của CPU, tích hợp cả biased Rendering với Unbiased. Hiện nay, phần mềm hoạt động phiên bản thương mại với 3ds Max, các phiên bản dành cho Cinema 4D đang có sẵn dưới dạng phiên bản thử nghiệm miễn phí. Cụ thể yêu cầu của phần mềm như sau:
Yêu cầu phần cứng
Khi sử dụng Corona, bạn sẽ có hai phiên bản tùy chọn là Standard và Legacy. Hệ thống sẽ tự động chọn phiên bản phù hợp trong quá trình cài đặt mà không có bất cứ yêu cầu cụ thể về phần cứng nào khác.
Phiên bản Standard sử dụng gói hướng dẫn SSE4.1 nhằm tối ưu hóa tốc độ trên CPU hiện hành.
Phiên bản Legacy có thể chạy trên các CPU thập niên trước nhưng tốc độ giảm đến 20%.
Yêu cầu về phần cứng của ứng dụng Corona Render
Yêu cầu phần mềm
Phiên bản 3DS Max:
Hệ điều hành Windows 64-bit
Qúa trình cài đặt yêu cầu quyền Administrator.
Phần mềm Render yêu cầu phiên bản Backburner phù hợp.
Phiên bản Cinema 4D
Hệ điều hành Windowa 64-bit
Qúa trình cài đặt yêu cầu quyền Administrator.
Phần mềm Maxon Cinema 4D 64-bit R14, R15 hoặc R16.
Phần mềm hoạt động độc lập (Standalone)
Hệ điều hành Windows 64-bit
Một số đặc điểm nổi bật của Corona Render
Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của Render Corona và cũng chính là lý do vì sao bạn nên trải nghiệm chương trình Render video bậc thầy này. Hãy cùng tham khảo nhé!
Dễ sử dụng
Trong các chương trình Render hiện nay thì Corona được đánh giá là chương trình dễ sử dụng và tạo cảm giác thoải mái nhất khi dùng. Có lẽ Corona Render ra đời sau nên đã kế thừa và phát triển những tính năng mạnh mẽ của các chương trình Render trước.
Corona là chương trình Render được đánh giá là dễ sử dụng nhất hiện nay
Khi sử dụng Corona bạn có thể làm chủ các thông số khó hiểu ở bảng Setting (F10) trong chương trình 3Ds Max, từ đó ứng dụng vào file Render một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, thông số cài đặt ánh sáng và vật liệu cũng đã được đơn giản hóa trong Corona. Đây cũng chính là một trong những lý do vì sao bạn nên sử dụng Corona cho chương trình Render của mình.
Corona Render cho chất lượng hình ảnh thật
Đây là một trong những đặc điểm nổi bật nhất mà Corona Render mang lại. Trước khi có bản thương mại thì chất lượng File Render của Corona từ vật liệu, ánh sáng đến môi trường đều được người sử dụng đánh giá cao. Corona Render giúp bạn thực hiện ý tưởng hoàn hảo và cho ra đời chất lượng hình ảnh thật hơn cả thật.
Corona giúp xử lý hậu kỳ trực tiếp mà không cần dùng đến Photoshop
Hầu hết các bản Render đều phải sử dụng phần mềm Photoshop để xử lý hậu kỳ nhưng với Corona bạn có thể xử lý hậu kỳ trực tiếp trong quá trình Render. Một số tính năng của Corona giúp xử lý tiếp trong quá trình Render đó là: Tone Mapping, Tone Mapping, History Render, Resume Render, Save VFB…
Với Corona bạn chỉ cần Render một lần cho mọi khung cảnh
Corona sở hữu tính năng đỉnh cao LightMix giúp người sử dụng Render một lần cho mọi khung cảnh. Có nghĩa là người dùng chỉ cần bố trí đèn và vật liệu một lần duy nhất cho bất kỳ khung cảnh sáng, trưa, chiều hay tối chỉ với một vài thao tác đơn giản.
Người sử dụng chỉ cần Render một lần cho mọi khung cảnh khi dùng Corona
Tính tương tác cao
Bạn có thể hoàn toàn thay đổi ánh sáng, chất liệu, tạo hoặc điều chỉnh các hình khối khi Render. Bạn không cần phải bắt đầu lại hay cập nhật bản Render vì hệ thống sẽ tự động chạy chỉ trong vòng chưa tới một giây. Phần mềm chạy hoàn toàn trên CPR, thế nên sẽ không có bất kỳ giớ hạn và đòi hỏi về phần cứng chuyên dùng nào.
Tính tương thích
Vì phiên bản Render tương tác và phiên bản bình thường gần như đồng nhất. Vậy nên tất cả cả các dạng khối và Proxies đều được hỗ trợ. Các Maps của 3ds Max hoặc bên thứ 3 cũng hoạt động tương tự. Ngay cả các Plugin trình của bên thứ 3 cũng hoạt động rất tốt.
Thư viện vật liệu Corona khổng lồ
Kho thư viện của Corona chứa nhiều vật liệu miễn phí, có chất lượng cao đem đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng Corona Render. Hiện nay, thư viện của Corona bao gồm 7 mô hình vật liệu cung cấp đầy đủ vật liệu cho tất cả các phương án vật liệu mà không cần sử dụng thêm vật liệu của 3Ds Max. Bên cạnh đó, thông qua Script Convert Vray to Corona bạn hoàn toàn có thể sử dụng vật liệu trực tiếp từ chương trình Render Vray.
Thư viện vật liệu Corona khổng lồ cho người dùng thoải mái sử dụng
Giá cả phải chăng
Giá bản quyền corona renderer là bao nhiêu? Giá phần mềm corona renderer vô cùng phải chăng. Là một công ty trẻ, Corona Render luôn muốn tạo ra tính khác biệt so với những sản phẩm khác. Bạn có thể tham khảo giá bán phần mềm corona renderer của các công ty uy tín để đưa ra quyết định mua phần mềm sao cho phù hợp nhất.
Thành thạo phần mềm Adobe Premiere để dựng phim cơ bản bằng cách đăng ký học online qua video. Khóa học giúp bạn tạo dựng được nền tảng vững chắc để trở thành chuyên gia dựng phim. Đồng thời chia sẻ cho bạn những kỹ năng nâng cao và hiệu ứng kỹ xảo tuyệt vời trong Adobe Premiere CC.
[course_id:1755,theme:course]
[course_id:483,theme:course]
[course_id:711,theme:course]
Danh sách tính năng của Corona Render
Phần mềm Corona Render có rất nhiều tính năng như: kết xuất đồ hoạ, xử lý hậu kỳ, kết xuất đồ hoạ từ máy tính phân tán trong mạng, phơi sáng và bản đồ màu,... Cụ thể các tính năng của phần mềm này như sau:
Cơ chế kết xuất đồ họa (Render Engine)
Cơ chế kết xuất đồ họa (Render Engine) của Corona Render là một quá trình phức tạp để tạo ra các bức ảnh 3d chân thực và sinh động. Corona Render bắt đầu quá trình kết xuất bằng cách tạo ra một vòng lặp (render loop) để tính toán sự tương tác giữa ánh sáng và các bề mặt trong không gian 3D. Sau đó, Corona Render sẽ tính toán cách ánh sáng tương tác với các bề mặt trong không gian 3D. Để tạo ra hình ảnh chân thực, quá trình kết xuất còn tính toán cách các vật liệu (chẳng hạn như kim loại, gỗ, thủy tinh, v.v.) tương tác với ánh sáng và nhìn nhận độ phản chiếu của chúng.
Sau khi hoàn thành việc tính toán, phần mềm sẽ xử lý dữ liệu để tạo ra hình ảnh cuối cùng với độ phân giải và chất lượng cao nhất. Cuối cùng, hình ảnh kết xuất sẽ được hiển thị trên màn hình hoặc lưu lại dưới dạng tệp ảnh, sẵn sàng để người dùng quan sát hoặc sử dụng cho mục đích khác.
Cơ chế kết xuất đồ họa giúp tạo ra bức ảnh 3d chân thực và sinh động
Chế độ kết xuất Interactive rendering
Chế độ kết xuất Interactive rendering là một tính năng vô cùng mạnh mẽ và tiện lợi trong quá trình làm việc với các mô hình 3D và hình ảnh. Tính năng này cho phép bạn xem trước kết quả hình ảnh một cách nhanh chóng và trực tiếp. Bất kỳ thay đổi nào về vị trí, ánh sáng, vật liệu hoặc thông số khác đều được hiển thị ngay lập tức. Khi thấy có sự thay đổi, chế độ cho phép bạn điều chỉnh trực tiếp trên kết quả hình ảnh. Khi này, bạn có thể tùy chỉnh cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.
Một điểm mạnh của chế độ kết xuất Interactive rendering đó là khả năng tương tác thời gian thực với mô hình 3D. Bạn có thể xoay, di chuyển, phóng to, thu nhỏ và chỉnh sửa các yếu tố của mô hình mà không phải chờ đợi quá trình kết xuất hoàn tất. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tăng tính hiệu quả trong công việc.
Chế độ kết xuất Interactive LightMix
Chế độ kết xuất Interactive LightMix là một tính năng đặc biệt của Corona Render, nó cho phép người dùng điều chỉnh ánh sáng sau khi quá trình kết xuất hoàn tất. Điều này giúp tăng tính linh hoạt và sáng tạo trong việc tạo ra hình ảnh và hình ảnh đồ họa. Không chỉ vậy, chế độ kết xuất Interactive LightMix còn có chức năng:
Chế độ kết xuất Interactive LightMix - điều chỉnh ánh sáng sau khi kết xuất hoàn tất
Nếu bạn làm việc với nhiều cấu hình ánh sáng khác nhau cho cùng một cảnh, chế độ Interactive LightMix cho phép bạn lưu trạng thái ánh sáng khác nhau và chuyển đổi giữa chúng một cách dễ dàng. Điều này giúp bạn so sánh và lựa chọn ánh sáng phù hợp nhất với ý tưởng hoặc yêu cầu của dự án.
Chế độ Interactive LightMix của Corona Render tương thích với các công cụ sau kết xuất, cho phép bạn tiếp tục chỉnh sửa hình ảnh trong các phần mềm chỉnh sửa ảnh và hậu kỳ. Điều này cung cấp khả năng tùy chỉnh và điều chỉnh chi tiết, để bạn có thể đạt được kết quả chân thực và chất lượng cao.
Kết quả từ quá trình kết xuất đồ họa trong chế độ LightMix có thể được lưu vào tệp CXR, sau đó nếu muốn bạn có thể điều chỉnh trong trình chỉnh sửa hình ảnh Corona Image Editor hoặc bạn có thể lưu về để tổng hợp trong phần mềm xử lý hậu kỳ khác.
Bộ đệm khung hình ảo Corona (VFB)
Bộ đệm khung hình ảo Corona (VFB - Virtual Frame Buffer) là một tính năng quan trọng của Corona Render, được sử dụng để xem trước và chỉnh sửa kết quả kết xuất trong quá trình làm việc với hình ảnh và hình ảnh đồ họa 3D. VFB cung cấp khả năng lưu trạng thái của các phiên bản kết quả kết xuất khác nhau, bạn dễ dàng so sánh và lựa chọn phiên bản phù hợp nhất.
VFB là tính năng vô cùng quan trọng của Corona Render
Bên cạnh đó, VFB còn hỗ trợ quản lý LUT (Look-Up Table), cho phép bạn áp dụng các bản đồ màu và biểu đồ biến đổi màu sắc vào hình ảnh kết xuất. Nhờ đó, bạn dễ dàng tạo ra những hiệu ứng màu sắc độc đáo và đẹp mắt. Thêm nữa, VFB cũng cho phép bạn điều chỉnh lại kích thước hình ảnh một cách dễ dàng để kiểm tra các chi tiết hoặc tạo các phiên bản hình ảnh có độ phân giải khác nhau.
Các hiệu ứng xử lý hậu kỳ
Corona Render cung cấp một loạt các hiệu ứng xử lý hậu kỳ (post-processing effects) cho phép người dùng tinh chỉnh và cải thiện kết quả kết xuất sau khi quá trình kết xuất hoàn tất. Một số những hiệu ứng xử lý hậu kỳ mà phần mềm cung cấp đó là:
Corona Render cung cấp đa dạng các hiệu ứng xử lý hậu kỳ
Tone Mapping: Hiệu ứng điều chỉnh độ tương phản và phạm vi màu sắc.
Exposure: Hiệu ứng điều chỉnh độ sáng tổng thể của hình ảnh.
Color Balance: Điều chỉnh cân bằng màu sắc của hình ảnh.
Bloom và Glare: Tạo ra hiệu ứng lấp lánh và chói mắt cho các nguồn sáng trong hình ảnh.
Motion Blur: Hiệu ứng mờ chuyển động giúp tạo ra hình ảnh đẹp mắt và chân thực.
Denoising: Giảm nhiễm hình ảnh kết xuất, cải thiện chất lượng video cuối cùng.
Kết xuất đồ họa từ các máy tính phân tán trong mạng
Kết xuất đồ họa từ các máy tính phân tán trong mạng là tính năng mạnh mẽ giúp tăng hiệu suất và tốc độ kết xuất hình ảnh 3D. Tính năng này sẽ cho phép người dùng sử dụng đồng thời nhiều máy tính trong mạng để thực hiện quá trình kết xuất đồng thời với nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất. Đồng thời cũng giúp quản lý và phân chia công việc kết xuất một cách linh hoạt và dễ dàng.
Kết xuất đồ họa từ các máy tính cũng giúp phân tán, mở rộng khả năng tính toán của quá trình kết xuất, cho phép bạn tạo ra những hình ảnh đẹp mắt và chất lượng cao hơn.
Corona Render có tính năng kết xuất đồng thời từ nhiều máy tính trong mạng
Các hiệu ứng Camera
Hiệu ứng Camera là các hiệu ứng điều chỉnh độ sâu của ảnh và làm mờ ảnh chất lượng cao, chân thực. Hiệu ứng này cho phép thay đổi, làm mờ chuyển động nhiều giai đoạn để tạo nên những mô hình 3D có chiều sâu trông cực chuyên nghiệp và thu hút người nhìn.
Phơi sáng và bản đồ màu
Trong phần mềm Corona, phơi sáng và bản đồ màu là hai tính năng cực kỳ quan trọng để điều chỉnh độ sáng và màu sắc hình ảnh kết xuất nhằm mục đích tạo ra những hình ảnh chân thực và đẹp mắt nhất.
Bằng cách điều chỉnh độ sáng bạn sẽ làm cho hình ảnh có độ sáng tốt hơn, phù hợp với bối cảnh và mong muốn của bạn. Nếu hình ảnh kết xuất quá sáng hoặc quá tối, bạn có thể sử dụng tính năng này để cân bằng độ sáng và đạt được kết quả chân thực hơn..
Tính năng bản đồ màu cho phép bạn điều chỉnh cân bằng màu sắc của hình ảnh. Từ đó, bạn có thể tạo ra được những hiệu ứng màu sắc độc đáo và thú vị.
Tính năng phơi sáng và bản đồ màu giúp tạo ra hình ảnh đẹp mắt
Trình sửa ảnh Corona Image Editor
Corona Image Editor là một tính năng trong Corona Render cho phép người dùng chỉnh sửa đã kết xuất trước khi lưu hoặc chia sẻ. Với tính năng này, phần mềm sẽ cho phép bạn mở các hình ảnh đã kết xuất trong một trình chỉnh sửa riêng. Khi này bạn dễ dàng điều chỉnh các thông số bao gồm: độ sáng, độ tương phản, cân bằng màu sắc và cả hiệu ứng mà không cần phải thực hiện lại quá trình kết xuất. Ngoài ra, với công cụ Crop và Resize trong Corona Image Editor bạn cũng có thể thay đổi kích thước hình ảnh một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Nói chung Corona Image Editor là một công cụ linh hoạt để chỉnh sửa hình ảnh, giúp bạn hoàn thành được kết quả cuối cùng đúng như mong muốn của bản thân.
Trình điều khiển Corona Camera
Trình điều khiển Corona Camera là một tính năng quan trọng trong phần mềm Corona Render để điều chỉnh các thông số và hiệu chỉnh camera trong quá trình tạo và chỉnh sửa hình ảnh 3D để giúp hình ảnh 3D được đẹp mắt, trông chân thực và ấn tượng nhất.
Một số các thao tác của trình điều khiển Corona Camera có thể kể đến đó là: Tuỳ chỉnh góc nhìn của camera, điều chỉnh tiêu cự, điều chỉnh khẩu độ, tuỳ chỉnh chiều cao camera,...
Trình điều khiển Corona Camera rất quan trọng để tạo hình ảnh 3D chân thực
CoronaCameraMod
CoronaCameraMod là một tính năng hay một mô-đun trong 3ds Max, được sử dụng để tùy chỉnh và điều chỉnh các thông số của camera trong quá trình làm việc với hình ảnh và đồ họa 3D. Bằng cách sử dụng CoronaCameraMod, người dùng có thể tùy chỉnh các thông số camera trong thời gian thực một cách linh hoạt và chính xác. Điều này giúp tối ưu hoá quá trình chỉnh sửa và tạo ra kết quả tùy chỉnh có chất lượng cao.
Không chỉ cho phép điều chỉnh các thông số của camera, CoronaCameraMod còn cho phép tuỳ chỉnh hiệu ứng hình ảnh, bao gồm: tone mapping, color correction, bloom, glare,.. để tạo ra kết quả đẹp mắt và ấn tượng hơn.
Các nguồn phát sáng
Trong Corona Render, các nguồn phát sáng là các đối tượng được sử dụng để tạo ra ánh sáng trong môi trường kết xuất hình ảnh và đồ họa 3D. Các nguồn phát sáng chủ yếu được sử dụng để mô phỏng đó là: đèn, đèn neon, mặt trời, bầu trời và các nguồn sáng khác. Ngoài các nguồn sáng truyền thống, Corona Render còn hỗ trợ việc tạo các đối tượng phát sáng, như vật liệu phát sáng hoặc các đối tượng có khả năng tỏa sáng, để tạo ra hiệu ứng chiếu sáng đặc biệt.
Nguồn sáng sử dụng cần phải tự nhiên và chân thực
Nói chung, phần mềm Corona Render cho phép người dùng linh hoạt mô phỏng các hiệu ứng ánh sáng khác nhau. Hỗ trợ người dùng tạo ra những kết xuất 3D chất lượng cao với hiệu ứng ánh sáng tự nhiên và chân thực.
Các yếu tố kết xuất đồ họa
Trong Corona Render, có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình Render 3D. Một số các yếu tố cơ bản trong quá trình kết xuất đồ họa trong Corona Render có thể kể đến như: Ánh sáng, vật liệu, camera, hiệu ứng hậu kỳ, phương pháp kết xuất, mô hình 3D. Biết cách tối ưu các yếu tố trên trong quá trình kết xuất đồ họa, người dùng có thể tạo ra những hình ảnh 3D đẹp mắt, chân thực và ấn tượng với Corona Render.
Môi trường
Môi trường của Corona Render là môi trường làm việc để tạo ra các hình ảnh 3D và kết xuất đồ họa. Môi trường làm việc của Corona Render bao gồm:
Môi trường của Corona Render chính là môi trường làm việc
Phần mềm Corona Render chính. Đây là phần mềm kết xuất (rendering) 3D mạnh mẽ và chuyên nghiệp, được sử dụng để tạo ra các hình ảnh và đồ họa 3D chất lượng cao và chân thực.
Trình quản lý tệp và dự án giúp người dùng quản lý, tổ chức và truy cập dễ dàng vào các tệp dự án và thông tin liên quan.
Corona Render tích hợp chặt chẽ với môi trường làm việc 3D của các phần mềm 3D thông dụng như: 3ds Max, Cinema 4D và SketchUp. Người dùng có thể sử dụng các công cụ, mô hình và cảnh 3D có sẵn trong môi trường này để tạo ra các kết xuất đồ họa 3D.
Thanh công cụ chính của Corona
Corona Render có một số công cụ chính quan trọng mà người dùng sử dụng để tạo ra các hình ảnh 3D và kết xuất đồ họa chất lượng cao. Dưới đây là các công cụ chính của Corona Render:
Corona Camera: Công cụ này cho phép người dùng tùy chỉnh và điều chỉnh các thông số của camera, bao gồm góc nhìn (FOV), tiêu cự (Focal Length), độ sâu (Depth of Field), khẩu độ (Aperture), và các thông số khác. Camera đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo hình ảnh và kết xuất.
Materials Editor: Trình chỉnh sửa vật liệu của Corona Render cho phép người dùng tạo và tùy chỉnh các vật liệu phức tạp cho các đối tượng trong cảnh 3D. Người dùng có thể điều chỉnh các thuộc tính như màu sắc, độ bóng, độ trong suốt và các thông số khác của vật liệu.
Corona Render có rất nhiều các thanh công cụ quan trọng
Lighting Tools: Corona Render hỗ trợ nhiều loại nguồn ánh sáng như đèn, đèn neon, mặt trời và bầu trời HDRI để tạo ra hiệu ứng ánh sáng tự nhiên và phức tạp. Người dùng có thể tạo và chỉnh sửa các nguồn ánh sáng để điều chỉnh mức độ chi tiết và cảm giác chân thực của hình ảnh.
Corona Image Editor: Đây là công cụ chỉnh sửa hình ảnh sau kết xuất, cho phép người dùng điều chỉnh độ sáng, độ tương phản, màu sắc và áp dụng các hiệu ứng hậu kỳ như tone mapping, color correction, bloom, glare và các hiệu ứng khác.
Distributed Rendering: Corona Render hỗ trợ tính năng kết xuất đồ họa từ các máy tính phân tán trong mạng.
Thư viện vật liệu “Material library”
Thư viện vật liệu của Corona Render cung cấp một bộ sưu tập các vật liệu sẵn có. Với hơn 430 loại vật liệu chất lượng cao người dùng có thể tha hồ sử dụng. Thư viện vật liệu giúp người dùng tiết kiệm thời gian và tạo ra các vật liệu chất lượng cao cho các đối tượng trong cảnh.
Ưu điểm của thư viện vật liệu Corona Render đó là: Người dùng có thể sắp xếp các loại vật liệu theo tên, mục yêu thích hoặc được sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra cũng có thể xem trước các mẫu vật ở nhiều kích thước khác nhau.
Thư viện vật liệu “Material library” đa dạng và phong phú
Thực tế ảo - VR
Trong Corona Render, thực tế ảo (VR - Virtual Reality) không phải là một tính năng tích hợp trực tiếp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng để tạo ra trải nghiệm thực tế ảo, bạn có thể sử dụng các công cụ và phần mềm khác để kết hợp với Corona Render. Ví dụ, sau khi kết xuất các hình ảnh từ Corona Render, bạn có thể sử dụng phần mềm VR và công nghệ VR để tạo ra môi trường ảo và trải nghiệm VR cho người dùng.
Các mẫu vật liệu
Trong Corona Render có vô vàn các mẫu vật liệu sẵn có trong thư viện để giúp người dùng dễ dàng và nhanh chóng áp dụng vào các đối tượng trong cảnh 3D. Các mẫu vật liệu này được thiết kế và tối ưu hóa để tạo ra các hiệu ứng chất lượng cao và chân thực nhất. Một số các loại mẫu vật liệu phổ biến trong Corona Render có thể kể đến như: kim loại, gỗ, thuỷ tinh, bê tông, gạch, đá Marble, đá Granite, sơn, lớp phủ,...
Đối với mỗi nhóm vật liệu, phần mềm đều cung cấp các mẫu vật liệu có sẵn. Người dùng tha hồ lựa chọn để tuỳ chỉnh cho dự án của mình.
Phần mềm Corona Render cung cấp nhiều mẫu vật liệu có sẵn
Texmaps – Điều khiển phát sáng theo màu map đưa vào
Texmaps là một thuật ngữ dùng để chỉ các "Texture Maps" hay "Bản đồ texture". Đây là các hình ảnh hoặc bản đồ màu được sử dụng để điều khiển phát sáng của vật liệu theo màu sắc từ các điểm khác nhau trong bản đồ. Khi bạn áp dụng một texmap vào vật liệu trong Corona Render, nó sẽ tạo ra các hiệu ứng phát sáng dựa trên các giá trị màu sắc từ bản đồ texture.
Các texmap cho phép người dùng tạo ra các hiệu ứng chi tiết và chân thực trên các bề mặt của vật liệu. Một số loại texmap phổ biến được sử dụng trong Corona Render đó là: Diffuse Map, Specular Map, Glossiness Map, Normal Map, Bump Map, Displacement Map,...
Hỗ trợ các tính năng của 3ds Max
Corona Render là một plugin hoạt động trên phần mềm 3ds Max. Vì vậy, nó chắc chắn được tích hợp chặt chẽ với 3ds Max và hỗ trợ nhiều tính năng của phần mềm này. Dưới đây là một số tính năng mà Corona Render hỗ trợ trong 3ds Max:
Vật liệu và Map: Hỗ trợ các loại vật liệu và map mạnh mẽ có sẵn trong 3ds Max. Người dùng có thể sử dụng các vật liệu Standard, V-Ray, và các map như Diffuse, Bump, Normal, Specular, Glossiness, và nhiều loại map khác.
Corona Render hỗ trợ các tính năng của 3ds Max
Camera và Ánh sáng: Corona Render tương thích với các camera và nguồn sáng có sẵn trong 3ds Max. Người dùng có thể sử dụng các loại camera và ánh sáng như: Free Camera, Target Camera, Đèn Photometric, Đèn Spot, Đèn Directional và nhiều loại ánh sáng khác.
Interactive Rendering: Hỗ trợ chế độ Interactive Rendering cho phép người dùng xem trước và điều chỉnh kết quả kết xuất một cách nhanh chóng và trực quan trong 3ds Max.
Điều khiển Vật liệu: Cung cấp trình chỉnh sửa vật liệu riêng (Corona Material Editor) để tạo và tùy chỉnh các vật liệu phức tạp dễ dàng trong 3ds Max.
Điều khiển Render: Cho phép người dùng tùy chỉnh các thiết lập kết xuất, bao gồm độ phân giải, chất lượng kết xuất, số lượng bước kết xuất (sampling) và nhiều thiết lập khác để điều chỉnh quá trình kết xuất trong 3ds Max.
Các tính năng khác
Ngoài những tính năng trên, phần mềm Corona Render còn có nhiều tính năng khác như:
Ngoài những tính năng trên Corona Render còn có rất nhiều tính năng khác
Khả năng tương thích với V-Ray
Hỗ trợ Phoenix FD
Hỗ trợ FumeFX
Công cụ sửa đổi dịch chuyển Corona
Cải tiến tính năng Color Picker
Bộ chuyển đổi Corona Converter
Kết luận
Trên đây là những thông tin bổ ích giúp bạn đọc hiểu được Corona Render là gì? Các tính năng nổi bật của phần mềm này. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đọc sẽ an tâm trải nghiệm Corona Render để thực hiện ý tưởng phối cảnh 3D kiến trúc nội ngoại thất của mình. Ngoài ra bạn đọc quan tâm có thể tham khảo khoá học dựng video cơ bản để thiết kế, dựng lên những thước phim 3D chất lượng. Tại khoá học này giảng viên sẽ hướng dẫn chi tiết từ cách sử dụng đến những mẹo hay trong phần mềm này.
Chúc bạn thành công!
21/06/2019
10118 Lượt xem
Hiển thị tọa độ điểm trong Cad bằng lệnh Ordinate Dimension
Trong phần mềm Cad, lệnh Ordinate Dimension được dùng để hiển thị tọa độ điểm trong Cad. Tuy nhiên, muốn sử dụng được lệnh này một cách thành thạo bạn phải học qua kiến thức nền căn bản của học Autocad. Nhằm giúp cho bạn có thể tự tay thiết kế được những bản vẽ chất lượng nhất, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn cách sử dụng lệnh Ordinate Dimension chính xác nhất qua bài viết chia sẻ dưới đây.
Ý nghĩa của lệnh Ordinate Dimension và các câu lệnh hỗ trợ
Trước khi tìm hiểu về thao tác thực hiện lệnh Ordinate Dimension chính là lệnh lấy tọa độ trong cad, bạn nên nắm được ý nghĩa của lệnh cũng như các câu lệnh hỗ trợ. Điều này sẽ giúp cho quá trình sử dụng lệnh và thiết kế bản vẽ chính xác và đúng chuẩn nhất.
Cụ thể, lệnh Ordinate Dimension được dùng để ghi tọa độ của một điểm trong Cad hay còn gọi là hiển thị tọa độ điểm trong cad. Theo đó, giá trị tọa độ của điểm cần hiển thị sẽ được xác định theo hệ trục tọa độ hiện hành trên thanh công cụ User Coordinate System (UCS).
Lệnh Ordinate Dimension dùng để ghi toạ độ của một điểm trong bản vẽ Autocad
Đế có thể sử dụng thành thạo lệnh Ordinate Dimension khi thiết kế bản vẽ trên Cad, bạn phải nắm chắc các câu lệnh hỗ trợ sau đây:
Command: Dùng để gọi lệnh hiển thị lên trên giao diện Cad.
Specify feature location: Kích chuột để chọn điểm cần ghi giá trị tọa độ (Dùng phương thức truy bắt điểm).
Specify leader endpoit or: Định vị cho đường ghi giá trị tọa độ (Dùng phương thức truy bắt điểm hay nhập giá trị tọa độ tương đối hoặc sử dụng các lựa chọn khác trong lệnh).
>>> Xem thêm: Mách bạn cách thiết lập bản vẽ cad chuẩn nhất
Cách hiển thị tọa độ điểm trong Cad bằng lệnh Ordinate Dimension
Để ghi tọa độ điểm trong bản vẽ Cad, bạn phải sử dụng lệnh Ordinate Dimension. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Trên giao diện Cad, bạn nhập DOR để hiển thị lệnh Ordinate Dimension.
Bước 2: Khi lệnh hiển thị, bạn click chuột chọn mục Dimension hoặc Aligned. Lúc này, trên giao diện lệnh sẽ xuất hiện biểu tượng trục XOY.
Cách lấy tọa độ trong cad thực hiện rất đơn giản
Bước 3: Bạn click chọn cung tròn tại một điểm bất kỳ trên tọa độ đã hiển thị. Tiếp theo, định vị trí cho đường ghi kích thước bán kính. Có các cách định vị trí cho đường ghi kích thước bán kính mà bạn có thể chọn như sau:
+ Xdatum và Ydatum: Định hướng cho đường ghi giá trị tọa độ theo phương.
+ Còn các lựa chọn Mtext, Text, Angle thì bạn thực hiện thao tác tương tự như cách dùng lệnh Linear Dimension.
Bước 4: Sau khi đã chọn đường ghi kích thước bán kính thì bạn nhấn Enter để kiểm tra hiển thị tọa độ điểm trong Cad.
>>> Xem thêm: Chàng trai Thanh Bình kiếm thu nhập 2X mỗi tháng nhờ thành thạo Autocad
Trở thành chuyên gia Autocad bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học Autocad Online với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn làm chủ AutoCAD 2D, 3D và thực hiện bản vẽ đúng chuẩn.
[course_id:472,theme:course]
[course_id:1716,theme:course]
[course_id:1434,theme:course]
Một số ví dụ hiển thị tọa điểm
Nhằm giúp bạn nắm rõ hơn cách sử dụng lệnh Ordinate Dimension, UNICA sẽ giới thiệu cho bạn 2 ví dụ cơ bản sau đây:
Cách hiển thị tọa độ Dimension text = 136
Bước 1: Trên thanh công cụ Command, bạn gõ DOR để hiển thị lệnh Dimordinate.
Bước 2: Bạn click chuột vào thư mục Specify feature location: Kích chọn tâm đường tròn C trên hệ tọa độ XOY.
Bước 3: Chọn thư mục Specify leader endpoint or: Trong mục này, bạn di chuyển trỏ chuột hướng sang phía bên phải và kích chọn một điểm bất kì để định vị trí cho đường ghi giá trị tọa độ.
Cách hiển thị tọa độ Dimension text = 136
Cách hiển thị tọa độ Dimension text = 377
Bước 1: Trên thanh công cụ Command, bạn nhập DOR để hiển thị lệnh Dimordinate.
Bước 2: Tại thư mục Specify feature location, bạn click chuột chọn điểm A của hệ trục tọa độ XOY.
Bước 3: Tại thư mục Specify leader endpoint or, bạn di chuyển trỏ chuột hướng xuống phía dưới và kích chọn một điểm bất kì để định vị trí hiện tọa độ trong cad ghi giá trị tọa độ.
>>> Xem thêm: Cách copy từ bản vẽ này sang bản vẽ khác trong cad
Kết luận
Có thể thấy, cách hiển thị tọa độ điểm trong Cad rất đơn giản, điều quan trọng là bạn phải nắm được ý nghĩa của lệnh Ordinate Dimension và các câu lệnh hỗ trợ cách kiểm tra tọa độ trong cad, có như vậy bản vẽ mới được thiết kế một cách chính xác và đúng chuẩn nhất. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ về hệ thống lệnh đặc biệt trong Autocad và Autocad cơ bản và nâng cao bài bản để từ đó xây dựng bản vẽ chính xác và hợp lý nhất. Ngoài ra, các bạn có thể thao khảo thêm các khóa học Solidworks, để thiết kế nội thất cùng với các chuyên gia của giảng dạy của Unica.
20/06/2019
21412 Lượt xem
Cách dùng lệnh chia đoạn thẳng trong Cad đơn giản nhất
Khi thiết kế bản vẽ kỹ thuật, bên cạnh thao tác nối đoạn thẳng thì thao tác chia đoạn thẳng cũng được sử dụng khá phổ biến, nhằm căn chỉnh chính xác tỷ lệ cho các đối tượng. Để biết được lệnh chia đoạn thẳng trong Cad cũng như cách sử dụng như thế nào, bạn hãy tham khảo bài viết mà UNICA chia sẻ kiến thức về học Autocad cơ bản dưới đây.
Vai trò của lệnh chia đoạn thẳng trong Cad
Cách chia đoạn thẳng trong cad theo tỷ lệ chính xác nhất, bắt buộc bạn phải dùng lệnh DIV. Đây là lệnh có tác dụng hỗ trợ chia đều một đoạn thẳng bất kỳ được vẽ bằng lệnh line hoặc lệnh Polyline trên bản vẽ. Theo đó, các đoạn thẳng sẽ được chia bằng nhau theo phương thức rải đều các điểm points trên đoạn đó. Lưu ý khi thực hiện là bạn chỉ rải điểm để chia đều đoạn thẳng chứ không chia khoảng cách trong cad thành từng phần riêng biệt.
Để chia đoạn thẳng trong Cad, bạn hãy sử dụng lệnh DIV
Thực tế, việc sử dụng cách chia đoạn thẳng trong cad bằng lệnh DIV trong cad để chia đoạn thẳng sẽ được hiểu là lệnh chia đều đoạn thẳng hoặc lệnh chia 1 đoạn thẳng thành nhiều đoạn khác nhau. Người dùng nên hiểu chung 2 cách gọi này là một. Tránh tách ra thành từng cách hiểu riêng lẻ, sẽ gây khó khăn trong quá trình thiết kế bản vẽ trên Cad.
>>> Xem thêm: Chàng trai Thanh Bình kiếm thu nhập 2X mỗi tháng nhờ thành thạo Autocad
Đăng ký khoá học làm video bằng Autocad online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn sử dụng thành thạo Autocad, dễ dàng thiết lập hồ sơ thiết kế một cách chuyên nghiệp chỉ sau 20 ngày.
[course_id:2767,theme:course]
[course_id:617,theme:course]
[course_id:634,theme:course]
Cách sử dụng lệnh DIV để chia đoạn thẳng trong Cad
Khi sử dụng lệnh chia đều trong cad, nhiều người thường nghĩ các thao tác thực hiện sẽ rất phức tạp. Tuy nhiên, lệnh div trong cad có cách sử dụng rất đơn giản. Cụ thể, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Khởi động phần mềm Autocad, khi giao diện hiện lên thì bạn nhập lệnh DIV và nhấn phím Enter để hiển thị lệnh.
Bước 2: Sau khi lệnh DIV hiển thị lên trên giao diện Cad thì bạn click chuột vào đoạn thẳng mà bạn muốn chia, tiếp theo nhập thông số cần chia và nhấn Enter để hoàn thành. Ví dụ, bạn muốn chia đoạn thẳng thành 4 phần thì nhập số 4 trên lệnh, nhấn Enter. Lập tức, đoạn thẳng đó sẽ được chia thành 4 phần bằng nhau.
Như vậy, chỉ hai bước đơn giản, bạn đã có thể chia đoạn thẳng thành các phần bằng nhau theo đúng kích thước, tỷ lệ chuẩn trên bản vẽ Cad.
Cách sử dụng lệnh DIV rất đơn giản
>>> Xem thêm: Tổng hợp 2 lệnh di chuyển trong Cad cơ bản bạn cần nắm vững
Cách sử dụng lệnh ME hoặc MEASURE để chia đoạn thẳng đều nhau
Lệnh Measure dùng để chia đều đoạn thẳng trong cad nhưng dựa trên thông số chiều dài đoạn. Nó khác với lệnh DIV chia đoạn thẳng của bạn ra nhiều đoạn bằng nhau của cad divide vì lệnh Divide là chia đoạn dựa trên số phần cần chia.
Nhược điểm: Điểm không tốt của lệnh measure là khi chia đoạn thẳng với những khoảng cách đều nhau sẽ xảy ra trường hợp đoạn thẳng muốn chia ở cuối sẽ có kích thước còn lại mà không không có độ dài bằng các đoạn thẳng khác.
Cách dùng lệnh để chia 1 đoạn thẳng thành nhiều đoạn trong cad Measure
Bước 1: Các bạn vẽ một đường Line hoặc Pline như ví dụ trên.
Bước 2: Các bạn sử dụng ME hoặc Measure để gọi lệnh.
Bước 3: Các bạn chọn đoạn thẳng cần chia như hình mẫu.
Chọn đối tượng để sử dụng lệnh tách đường thẳng trong cad
Bước 4: Nhập chiều dài đoạn thẳng mà bạn cần chia thành.
Nhập chiều dài đoạn thẳng bạn cần chia
Bước 5: Kết quả sau khi sử dụng lệnh Me trong cad.
Kết quả hiển thị sau khi dùng lệnh chia ME trong cad
Tính ứng dụng của lệnh DIV chia đoạn thẳng trong Cad
Hiện nay, lệnh chia đoạn trong cad được sử dụng rất rộng rãi bởi tính ứng dụng cao. Đặc biệt, đối với bản vẽ mặt cắt, mặt bằng, bạn sẽ phải sử dụng lệnh DIV nhiều lần để chia đoạn thẳng thành nhiều phần bằng nhau trong cad, giúp cho quá trình thi công được dễ dàng và chính xác hơn.
Ngoài lĩnh vực thiết kế mặt cắt, mặt bằng cho các công trình, sản phẩm, lệnh DIV còn được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác, cụ thể như:
+ Lệnh DIV dùng để rải đều thép bố trí trên các đối tượng là mặt cắt dầm, cột, lanh tô... trong bản vẽ Cad.
Lệnh DIV được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau
+ Lệnh DIV dùng để chia đều các ô trên khung bản vẽ Cad. Giúp bố trí bản vẽ được đẹp mắt và dễ thao tác hơn khi thi công, đặc biệt là bản vẽ bố trí các mặt cắt dầm...
>>> Xem thêm: Công dụng và cách sử dụng lệnh Pl trong Cad
Kết luận
Qua bài viết mà UNICA chia sẻ, chắc chắn bạn đã nắm được chi tiết về vai trò. Cách thực hiện cũng như tính ứng dụng của lệnh chia khoảng cách trong cad: DIV. Bạn nên nắm chắc những kiến thức này nhằm giúp cho việc thiết kế bản vẽ được nhanh chóng, chính xác và tạo sự thuận tiện cho kỹ sư trong quá trình thi công.
Tham khảo thêm khóa học Solidworks để biết thêm nhiều hơn công cụ giúp ích cho bạn trong thiết kế các bản vẽ 3D nhanh chóng và chính xác.
Chúc các bạn thành công.
20/06/2019
18514 Lượt xem
3 lệnh vẽ đường thẳng trong Cad dân thiết kế phải biết
Đường thẳng là đối tượng không thể thiếu khi thiết kế bản vẽ kỹ thuật trên phần mềm Autocad. Có 3 lệnh vẽ đường thẳng trong Cad thông dụng nhất kể cả người mới bắt đầu học Autocad cần phải biết. Cùng tìm hiểu về 3 lệnh này qua bài viết mà UNICA chia sẻ dưới đây.
Vẽ đường thẳng trong Cad bằng lệnh Line
Lệnh Line là lệnh vẽ nhiều đoạn thẳng khác nhau để tạo thành một đường thẳng trong bản vẽ. Đối với lệnh Line thì bạn sẽ làm việc trên thanh công cụ Draw, đây cũng được xem là cách vẽ đường thẳng trong autocad hay được dùng nhất. Cách sử dụng lệnh này như sau:
Bước 1: Trên giao diện của phần mềm Cad, bạn click chuột vào biểu tượng Line hoặc gõ phím L và ấn dấu cách để hiển thị lệnh.
Bước 2: Nhấn chuột trên lệnh để xác định điểm thứ nhất và điểm thứ hai của đường thẳng, sau đó bạn xác định các điểm tiếp theo để tạo nên một đường thẳng khác nhau. Cuối cùng, bạn nhấn dấu cách để kết thúc lệnh.
Lệnh line trong cad có cách thực hiện rất đơn giản
Có thể thấy, cách thực hiện lệnh Line vẽ đường thẳng có kích thước trong cad rất đơn giản. Tuy nhiên, có một lưu ý mà bạn cần nắm đó là đường thẳng được vẽ bằng lệnh l trong autocad không thể nối lại với nhau bằng lệnh Join.
>>> Xem thêm: Chàng trai Thanh Bình kiếm thu nhập 2X mỗi tháng nhờ thành thạo Autocad
Trở thành chuyên gia Autocad bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học Autocad Online với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn làm chủ AutoCAD 2D, 3D và thực hiện bản vẽ đúng chuẩn.
[course_id:472,theme:course]
[course_id:1716,theme:course]
[course_id:1434,theme:course]
Vẽ đường thẳng bằng lệnh Polyline
Cách vẽ đường thẳng trong cad tiếp theo mà bạn có thể sử dụng là lệnh Polyline. Đây cũng là lệnh giúp khắc phục tình trạng không nối được hai đường thẳng với nhau trong bản vẽ do sử dụng lệnh Line. Bên cạnh đó, đây là lệnh dùng để vẽ đa tuyến của đường thẳng, không phân biệt trùng đoạn thẳng như khi sử dụng lệnh Line. Đối với lệnh Polyline thì bạn thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Trên giao diện Cad, bạn click chuột vào mục Draw ở ô Ribbon hoặc nhập phím PL và ấn dấu cách để hiển thị lệnh.
Bước 2: Nhấn chuột chọn điểm thứ nhất mà bạn muốn vẽ đường Polyline. Sau đó, bạn nhấn chuột chọn điểm tiếp theo của đường Polyline. Sau đó, bạn chú ý đến các công cụ sau đây:
+ Arc: Vẽ cung tròn cho đường thẳng.
+ Close: Đóng pline bởi 1 đoạn thẳng ( khi có từ 3 điểm trở lên đã được thiết lập trên giao diện).
+ Halfwidth: Định một nửa chiều rộng phân đoạn mà bạn sắp vẽ cho đường thẳng.
Đường thẳng được vẽ bằng lệnh Polyline có thể sử dụng lệnh Join để nối lại với nhau
Bước 3: Sau khi định dạng xong 3 công cụ trên, bạn nhấn OK để hoàn thành và thực hiện tiếp các công cụ để hoàn thành lệnh vẽ đường thẳng trong Cad như sau:
+ Starting halfwidth: Nhập giá trị nửa chiều rộng đầu phân đoạn của đường thẳng.
+ Ending halfwidth: Nhập giá trị nửa chiều rộng cuối phân đoạn của đường thẳng.
+ Length: Vẽ tiếp một phân đoạn có phương và chiều trùng với đoạn thẳng trước đó.
+ Length of line: Nhập chiều dài phân đoạn sắp vẽ.
+ Undo: Hủy bỏ phân đoạn mà bạn vừa vẽ cho đoạn thẳng.
+ Width: Định chiều rộng phân đoạn sắp vẽ (tương tự như cách sử dụng lệnh Halfwidth).
Bước 4: Sau khi định dạng xong cho các công cụ hỗ trợ, bạn nhấn nút cách để kết thúc lệnh.
>>> Xem thêm: Bí kíp dùng lệnh đo diện tích trong Cad đơn giản nhất
Lệnh vẽ đường xiên trong cad
Ngoài lệnh vẽ đường thẳng song song trong Cad thì lệnh đường thẳng trong cad theo phương xiên cũng đóng vai trò quan trọng đối với quy trình thiết kế bản vẽ. Để thực hiện được cách vẽ đường xiên trong cad này thì bạn hãy làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Trên giao diện của Autocad, bạn nhấp lệnh L và nhấn Enter để hiển thị lệnh.
Đường thẳng được vẽ theo phương xiên đóng vai trò rất quan trọng trong bản vẽ Autocad
Bước 2: Click chuột chọn điểm đầu để vẽ đường thẳng, sau đó nhấn Shift và phím <. Tiếp theo, bạn nhập số độ cho phương xiên của đường thẳng (ví dụ 30 độ).
Bước 3: Sau khi đã nhập độ, bạn bấm chiều dài cho đoạn thẳng (ví dụ 20mm) và nhấn phím Enter để kết thúc lệnh.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng lệnh kéo dãn đối tượng trong Cad
Kết luận
Với 3 lệnh vẽ đường thẳng trong Cad nêu trên, chắc chắn sẽ giúp cho việc thiết kế đối tượng trên bản vẽ được nhanh chóng, chính xác và dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn đọc quan tâm muốn biết thêm nhiều kiến thức cũng như công cụ hỗ trợ trong việc thiết kế ra những bản vẽ kỹ thuật chuẩn nhất hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khoá học Solidworks trên Unica, các chuyên gia sẽ hướng dẫn chi tiết bài bản giúp bạn có thể áp dụng vào trong bản thiết kế của mình ngay lập tức.
20/06/2019
21285 Lượt xem
6 bước tách đối tượng ra khỏi photoshop cực dễ làm, chỉ mất 3 phút
Tách vật thể ra khỏi ảnh là một kỹ năng cơ bản mà người dùng Photoshop hầu như ai cũng biết làm. Tuy nhiên với những bạn mới bắt đầu học photoshop cho người mới bắt đầu thì sẽ gặp nhiều khó khăn, không biết thao tác chọn đối tượng trong photoshop thực hiện sao cho đúng. Thấu hiểu điều đó, trong nội dung bài viết sau Unica sẽ hướng dẫn các bạn cách tách đối tượng ra khỏi photoshop nhanh chóng, đạt hiệu quả cao qua 6 bước, cùng khám phá nhé.
Lý do cần tách đối tượng ra khỏi Photoshop
Tách đối tượng là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ nhà thiết kế đồ họa nào cũng nên biết. Nó có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong các dự án của mình và nó cũng cho phép bạn có nhiều sáng tạo hơn.. Dưới đây là những lý do tại sao cần tác đối tượng ra khỏi Photoshop điển hình nhất.
Thuận lợi cho việc chỉnh sửa hình ảnh
Bên cạnh những lợi ích trên, thao tác tách vật thể trong photoshop cũng giúp quá trình chỉnh sửa ảnh của bạn được dễ dàng hơn. Khi bạn muốn chỉnh sửa đối tượng, chẳng hạn như: thay đổi màu sắc, kích thước hoặc hình dạng, bạn có thể tách nó ra khỏi nền trước sau đó thoải mái chỉnh sửa mà không lo ảnh hưởng đến nền.
Tạo hiệu ứng đồ họa cho ảnh
Việc xóa đối tượng thừa trong photoshop giúp người dùng có thể tạo ra hiệu ứng đồ hoạ cho ảnh nhanh chóng và dễ dàng. Bạn có thể sử dụng công cụ tách đối tượng trong Photoshop để tạo các hiệu ứng đồ hoạ đặc biệt cho ảnh, chẳng hạn như làm cho đối tượng bay trong không khí hoặc biến nó thành một hình ảnh khác.
Tách người ra khỏi nền photoshop giúp người dùng dễ dàng tạo hiệu ứng đồ hoạ cho ảnh
Hiệu chỉnh nền
Biết cách tách chủ thể trong photoshop bạn cũng sẽ có được một đối tượng với nền trong suốt để dùng cho những dự án khác. Sau khi đã đối tượng đã được tách ra khỏi, bạn dễ dàng chèn vào nền khác giúp tạo nên những bức ảnh ấn tượng và đặc sắc hơn.
Tạo tranh trang bìa, ảnh quảng cáo
Đối tượng sau khi đã tách có thể ứng dụng tạo tranh trang bìa, ảnh quảng cáo
Sau khi đã tách đối tượng ra khỏi nền, bạn có thể sử dụng nó trong các dự án khác, chẳng hạn như: tạo tranh trang bìa, ảnh quảng cáo thiết kế đồ họa, in ấn hoặc web. Có thể nói, tách nền là một công cụ vô cùng mạnh mẽ và thuận tiện trong cuộc sống.
Thành thạo Photoshop tại nhà với khóa học Photoshop Online đang bán chạy nhất. Khóa học giúp bạn thành thạo Layer, Liquify, Easer, Brush, blend... .Đăng ký ngay.
[course_id:1200,theme:course]
[course_id:1706,theme:course]
[course_id:312,theme:course]
6 bước tách đối tượng ra khỏi Photoshop cực nhanh
Để biết cách tách đối tượng trong photoshop như thế nào, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết 6 bước, hãy tham khảo ngay để biết cách làm nhé.
Bước 1: Mở 1 bức ảnh đã có sẵn trong máy mà bạn muốn tách
Đầu tiên để tách ảnh, bạn cần mở 1 bức ảnh đã có sẵn trong máy mà bạn muốn tách. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ sử dụng hình ảnh của con hươu cao cổ để thực hiện mẫu cho các bạn.
Tách đối tượng con hươu ra khỏi nền bằng photoshop
Bước 2: Dùng công cụ Quick Selection Tool (W) hoặc Magic Wand Tool tạo vùng chọn
Tiếp theo, bạn dùng công cụ Quick Selection Tool (W) hoặc Magic Wand Tool để tạo vùng chọn bao quanh người cần tách trong ảnh. Ngoài ra, bạn có thể dùng công cụ Lasso Tool sẽ có độ chính xác cao tuy nhiên lại mất nhiều thời gian hơn.
Dùng công cụ Quick Selection Tool (W) hoặc Magic Wand Tool để tạo vùng chọn
Cụ thể cách tách vật thể trong ảnh bằng các công cụ này thực hiện như sau:
Quick Selection Tool: Bạn sử dụng công cụ chọn có dấu '+' bằng phím Shift, sau đó bạn di chuột chọn vùng hình nền mà bạn muốn xóa và kéo xung quanh để mở rộng vùng chọn. Nếu không may lựa chọn phải chủ thể, bạn có thể nhấp và giữ phím Alt để chọn công cụ có dấu '-', giúp loại bỏ vùng chọn. Nhấp Shift để quay trở lại công cụ lựa chọn.
Magic Wand Tool: Công cụ này phù hợp với hình ảnh có các vùng chọn ít chi tiết. Sau khi chọn công cụ Magic Wand, bạn click chuột vào một điểm trên hình nền mà bạn có ý định muốn bỏ. Nếu như sau khi click, hình ảnh hiển thị như hình dưới đây. Thì bạn có thể dần tăng mức Tolerance lên 10 hoặc 15. Để thêm vùng chọn, vừa click vừa giữ phím Shift. Cách loại bỏ vùng chọn, giữ phím Alt và click.
Lasso Tool: Với công cụ này, bạn nên chọn chủ thể bạn muốn tách bằng Polygonal Lasso Tool. Click dọc theo các điểm xung quanh của chủ thể cho tới khi tạo ra được một đường khép kín. Nhớ rằng bạn click nhiều điểm thì vùng chọn chính xác càng cao. Khi đã chọn xong, click đúp chuột để biến cả chủ thể thành một vùng chọn hoặc nhấp vào điểm đầu tiên khi nhìn thấy hình tròn nhỏ bên cạnh trỏ chuột.
Cách tách vật thể trong ảnh bằng các công cụ
Nếu như bạn sử dụng công cụ Quick Selection hay Magic Tool để chọn vùng nền thì bạn cần click chuột phải, chọn Select Inverse để chọn chủ thể là con hươu cao cổ và tiếp tục chỉnh sửa. Và trường hợp bạn dùng công cụ Lasso Tool thì bạn chuyển ngay qua bước tiếp theo.
Chọn chủ thể là con hươu cao cổ và tiếp tục chỉnh sửa
Bước 3: Chọn Add layer Mask
Bước tiếp theo bạn chọn Add layer Mask ở bên phía bảng Layers. Lúc đó sẽ chỉ còn chủ thể chính xuất hiện trên tấm hình của bạn. Bước tiếp theo vẫn cần phải tiếp tục chỉnh sửa.
Chọn Add layer Mask ở bên phía bảng Layers
Bước 4: Chọn Mask Edge
Click đúp chuột vào hình mặt nạ trên bảng Layer và chọn Mask Edge. Cửa sổ Refine Masks sẽ xuất hiện ngay sau đó. Bạn chọn Show Radius và tùy chỉnh thông số Radius trên thanh trượt. Khi rê chuột chạy quanh tấm hình, bạn sẽ thấy có một hình tròn và dấu cộng nhỏ bên trong. Dùng công cụ này để xóa bỏ chi tiết thừa trên tấm hình.
Click đúp chuột vào hình mặt nạ trên bảng Layer và chọn Mask Edge
Rê chuột chạy quanh tấm hình, bạn sẽ thấy có một hình tròn và dấu cộng nhỏ bên trong
Bước 5: Bỏ chọn Show Radius để quay lại hộp thoại Refine Mask
Đây là bước quan trọng nhất. Bỏ chọn Show Radius để quay lại hộp thoại Refine Mask. Điều chỉnh các thông số chi tiết bằng thanh trượt cho tới khi phù hợp. Để xem chất lượng ảnh tốt hơn, bạn phải thay đổi chế độ xem bằng cách click vào biểu tượng thumbnail của hình ảnh. Chọn chế độ trong danh sách sổ xuống.
Điều chỉnh các thông số chi tiết bằng thanh trượt cho tới khi phù hợp
Bước 6: Nhấn OK khi đã chỉnh sửa xong
Sau khi đã chỉnh sửa xong xuôi, bạn nhấn OK, sau đó có thể sử dụng ảnh này chèn vào bất cứ đâu bạn muốn. Nếu đặt chủ thể vào hình ảnh khác, bạn chỉ cần mở tấm hình đó lên và chèn vào bất kỳ đâu bạn muốn. Nếu như trường hợp bạn cần đặt vào chủ thể khác, bạn chỉ cần mở hình đó lên trong PTS và thực hiện kéo thả hình này vào. Đồng thời có thể thay đổi kích thước ảnh bằng tổ hợp phím Ctrl/ Cmd + T, rồi nhấn phím giữ Shift khi kéo thả
Bạn có thể chèn thêm 1 background để bức ảnh sau khi tách được đẹp hơn
Cách xóa phông nền ảnh bằng Lasso tool
Cách tách nền trong photoshop là một trong những thủ thuật được nhiều người sử dụng để ghép và tạo ra những bức ảnh cực độc đáo và ấn tượng nhất. Hiện nay, trong Photoshop có nhiều cách để bạn xoá phông nên trong nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xóa phông nền ảnh bằng Lasso tool, hãy tham khảo nhé.
Bước 1: Đầu tiên bạn mở Photoshop, sau đó chọn Open để thêm hình ảnh lên phần mềm.
Thêm hình ảnh lên Photoshop
Bước 2: Tiếp theo bạn lựa chọn ảnh mà mình muốn tách nền trong Photoshop, sau đó nhấn Open để tải lên.
Lựa chọn ảnh tải lên để tách nền
Bước 3: Sau khi ảnh đã được thêm, tiếp theo bạn cần tiến hành tách vùng chọn trong photoshop mà bạn muốn xoá hoặc tách nền ảnh. Để chọn vùng bạn có thể nhấn chuột phải vào biểu tượng hình elip.
Khi này sẽ có 3 công cụ hiển thị ra đó là: Lasso tool, Polygonal Lasso Tool và Magnetic Lasso Tool. Bạn chọn 1 trong 3 công cụ này để sử dụng:
Lasso tool: Công cụ này sử dụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần kéo giữ chuột một xung quanh đối tượng hoặc vùng bạn muốn chọn là được.
Polygonal Lasso Tool: Sử dụng công cụ này tức là bạn vẽ nhiều đường thẳng nối tiếp nhau bao xung quanh vị trí hay đối tượng mình muốn chọn. Khi sử dụng công cụ này, để hoàn thành việc tạo vùng chọn, bạn sẽ nhấp một lần nữa vào điểm bắt đầu. Cách này thường được lựa chọn thực hiện khi những đối tượng là các đường gấp khúc.
Magnetic Lasso Tool: Đây là công cụ chọn vùng bằng cách click vào phần biên của đối tượng. Sau đó, bạn di chuyển chuột dọc theo phần biên, chú ý di chuyển sao cho phần biên của đối tượng phải nằm trong vùng ảnh hưởng. Kết thúc quá trình tạo đường biên, bạn di chuyển chuột về điểm xuất phát. Khi kết thúc quá trình tạo vùng này, lập tức đường bao sẽ biến thành vùng chọn.
Lựa chọn 1 trong 3 công cụ để tạo vùng chọn ảnh
Bước 4: Sau khi đã chọn được vùng mà bạn muốn tách ảnh, tiếp theo bạn chọn Add a mask ở bên dưới bảng Layers (biểu tượng hình chữ nhật có hình tròn đen ở giữa).
Chọn Add a mask ở bên dưới bảng Layers
Bước 5: Hoàn thành thao tác trên xong sẽ chỉ còn chủ thể ở giữa bức hình, nền xung quanh không còn nữa.
Chủ thể ở giữa tấm hình
Bước 6: Tiếp theo bạn click chuột vào hình mặt nạ (hình đen trắng bên cạnh tấm hình preview) trên bảng Layers.
Click chuột vào hình mặt nạ trên bảng Layer
Bước 7: Tại bảng công cụ mới, bạn tìm và tùy chỉnh thông số Radius trên thanh trượt. Rê chuột xung quanh tấm hình bạn sẽ thấy hình tròn với một dấu cộng nhỏ bên trong. Hãy sử dụng nó để loại bỏ đi các chi tiết thừa không cần thiết trên tấm hình.
Loại bỏ chi tiết thừa trên hình
Bước 8: Tiếp theo bạn tiến hành điều chỉnh các thông số khác, cách thực hiện như sau: điều chỉnh thanh trượt cho tới khi đạt kết quả như ý rồi Ok bên dưới để lưu lại là được.
Điều chỉnh các thông số theo ý muốn
Bước 9: Cuối cùng bạn vào mục File => Save hình ảnh về máy.
Lưu hình ảnh về máy
Lưu ý khi thực hiện tách đối tượng trong ảnh
Mặc dù tách đối tượng ra khỏi photoshop không khó, tuy nhiên nếu không chú ý thực hiện cẩn thận hoặc mắc phải lỗi thường gặp trong photoshop thì chắc chắn kết quả sẽ không được như ý muốn. Để có sản phẩm hoàn thiện đúng như mong muốn nhất, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Lựa chọn công cụ phù hợp
Trước khi bắt tay vào công cuộc tách vật thể ra khỏi ảnh bạn cần lựa chọn được công cụ phù hợp. Hãy ưu tiên chọn những công cụ mà mình đã quen sử dụng và hiểu rõ về nó để quá trình tách ảnh diễn ra nhanh chóng, trơn tru và chủ động hơn. Khi bạn sử dụng phần mềm phù hợp thì kết quả tách đối tượng trong ảnh cũng đẹp, đúng với nhu cầu hơn.
Có nhiều công cụ khác nhau mà bạn có thể sử dụng để tách đối tượng trong ảnh. Một số công cụ phổ biến bao gồm công cụ Quick Selection Tool, công cụ Magic Wand Tool và công cụ Pen Tool. Quyết định lựa chọn công cụ nào sẽ phụ thuộc vào hình dạng và độ phức tạp của đối tượng.
Lựa chọn công cụ tách đối tượng trong ảnh phù hợp
Cạo sạch nền trước khi bắt đầu tách
Việc cạo sạch nền trước khi bắt đầu tách đối tượng trong ảnh sẽ giúp bạn có được kết quả tốt hơn. Khi bạn cạo sạch nền, bạn sẽ loại bỏ bất kỳ phần nào của ảnh không cần thiết cho việc tách đối tượng. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi tách đối tượng và nó cũng sẽ giúp bạn có được kết quả sạch hơn và chuyên nghiệp hơn.
Tạo lớp mới trước khi tách đối tượng
Bạn nhất định phải tạo một lớp mới và thực hiện quá trình tách đối tượng trên lớp đó. Mục đích của việc này là để bảo vệ bản gốc của ảnh và cho phép bạn dễ dàng chỉnh sửa kết quả tách đối tượng hơn. Tạo một lớp mới trước khi tách đối tượng là một cách tốt để tránh làm hỏng bản gốc của ảnh.
Zoom vào để chi tiết
Trong quá trình tách ảnh bạn nên zoom vào chi tiết để xem rõ hơn các cạnh của đối tượng. Từ đó có thể tách vật thể một cách chính xác nhất. Để zoom vào, hãy sử dụng công cụ Zoom Tool. Khi bạn đã zoom vào, bạn có thể sử dụng các công cụ khác để tách đối tượng. Một số công cụ phổ biến bao gồm công cụ Quick Selection Tool, công cụ Magic Wand Tool và công cụ Pen Tool.
Room vào chi tiết để xem quá trình tách đã chính xác chưa?
Kiểm tra biên cắt
Sau khi đã cắt xong đối tượng trong ảnh bạn cần phải kiểm tra lại để đảm bảo đối tượng đã được cắt ra một cách chính xác, kết quả có được chuyên nghiệp hơn. Để kiểm tra biên cắt bạn có thể zoom vào để xem rõ hơn các cạnh của đối tượng, đồng thời giúp bạn phát hiện bất kỳ phần nào của đối tượng bị cắt ra. Tiếp theo, bạn sử dụng công cụ Brush Tool để vẽ một đường trên nền theo cạnh của đối tượng. Nếu đường có cùng màu với nền, điều đó có nghĩa là đối tượng không bị cắt ra.
Nếu bạn phát hiện thấy bất kỳ phần nào của đối tượng bị cắt ra, bạn có thể sử dụng công cụ Eraser Tool hoặc công cụ Pen Tool để chỉnh sửa biên cắt. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ Mask để tạo một mặt nạ trên đối tượng, điều này sẽ giúp bạn kiểm soát cách nền được áp dụng cho đối tượng.
Chỉnh màu sắc và sáng tạo tương thích
Sau khi đã tách đối tượng khỏi nền, bạn cần chỉnh sửa kết quả để giúp bức ảnh đẹp hơn. Quá trình chỉnh sửa này có thể bao gồm việc xóa bất kỳ phần nền nào còn sót lại, làm mịn các cạnh của đối tượng hoặc thay đổi màu sắc, độ sáng của đối tượng.
Chỉnh màu sắc và sáng tạo tương thích
Lưu tệp phiên bản gốc
Bạn nhất định phải lưu tệp phiên bản gốc của ảnh trước khi bắt đầu chỉnh sửa. Điều này giúp bạn bảo vệ bản gốc của ảnh và sẽ cho phép bạn dễ dàng khôi phục nó nếu bạn không hài lòng với kết quả đã chỉnh sửa của mình.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh chủ đề cách tách đối tượng ra khỏi nền trong photoshop. Như vậy, chỉ với 6 bước cực đơn giản là bạn đã có thể tách đối tượng ra khỏi Photoshop rồi đó. Thật đơn giản đúng không các bạn? Ngoài ra, để tìm hiểu chi tiết về các thao tác tách chủ thể khỏi Background trong photoshop, bạn đọc có thể tham khảo nội dung Video bài giảng sau:
Video hướng dẫn các bước tách chủ thể ra khỏi Background
19/06/2019
15185 Lượt xem