Phong Cách Sống

Tết 2020 thời tiết thế nào? Một số điều cần chuẩn bị
Dịp Tết 2020 thời tiết thế nào là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, để chuẩn bị cho mình những trang phục diện Tết phù hợp hoặc có những kế hoạch cho chuyến đi du xuân đầu năm. Trong bài viết này, chúng tôi xin cung cấp cho bạn một số thông tin về thời tiết của ba miền trong dịp Tết Canh Tý năm nay.
Tết 2020 thời tiết thế nào?
Khu vực miền Bắc
Theo thông tin cập nhật được từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đưa tin, từ nay đến mùng 7 Tết Nguyên đán Canh Tý thì thời tiết các tỉnh miền Bắc sẽ có mưa phùn và rét.
Tết Nguyên Đán Canh Tý miền Bắc đón không khí lạnh
Ngày 13/1, thời tiết khu vực miền Bắc bị ảnh hưởng hoạt động trở lại của pha đối lưu, làm gây mưa và sẽ có thể có thêm 4 đến 5 đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại từ nay đến cuối tháng.
Cụ thể, Tết 2020 thời tiết khu vực miền Bắc vẫn khá lạnh và có thể kéo dài đến tháng 3. Tuy nhiên, so với với những năm trước thì thời tiết sẽ có nhiệt độ tăng khoảng 1 độ. Vào ngày 1, 2, 3 âm lịch, thời tiết có thể lất phất mưa.
Các tỉnh ở vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên sẽ có nền nhiệt thấp hơn so với các tỉnh đồng bằng. Tuy nhiên, không có các hiện tượng như rất đậm, rét hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Khu vực Tây Nguyên
Thời tiết Tây Nguyên vào dịp Tết Nguyên đán nhìn chung vẫn khá lạnh, nhưng không khí khô ráo, không nồm ẩm và ít mưa. Nếu bạn nào thích du xuân, thì thời tiết này rất hoàn hảo cho những chuyến tham quan và du lịch. Một số địa điểm nổi tiếng như Đà Lạt thì thời tiết se lạnh nhưng không mưa, rất thích hợp để du lịch.
>> Kinh nghiệm du lịch Tết Nguyên Đán mà bạn cần biết
Khu vực miền Nam
Tết 2020 thời tiết thế nào ở các tỉnh miền Nam được rất nhiều người quan tâm. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự kiến thời tiết của thành phố Hồ Chí Minh sẽ ấm áp. Trong 3 ngày Tết đầu năm Canh Tý không mưa, nắng ấm áp, không khí dễ chịu, bạn có thể thoải mái diện những bộ đầm đi chơi xuân.
>> Bạn đã biết Tết 2020 mặc gì đẹp chưa?
Miền Nam có khí hậu mát mẻ, khô ráo để đón xuân mới 2020
Đối với các tỉnh miền Tây, những ngày Tết Nguyên Đán sẽ có thời tiết mát mẻ. Mùa xuân nhiệt độ khoảng 24 độ C, rất thích hợp để tham quan các vườn hoa xuân, vườn trái cây ở miền Tây.
Các tỉnh ven biển
Với các tỉnh ven biển như Nha Trang, Đà Nẵng hay Phan Thiết, Vũng Tàu đều có nhiệt độ vào ngày Tết mát mẻ, không mưa nên thuận lợi để bạn có thể du lịch biển.
Lưu ý về giữ gìn sức khỏe đón Tết
Bên cạnh thắc mắc về Tết 2020 thời tiết thế nào thì bạn cần phải nắm thêm một số lưu ý để có sức khỏe trong dịp lễ Tết. Tết Nguyên Đán là dịp lễ truyền thống có ý nghĩa thiêng liêng và quan trọng trong đời sống của người Việt từ bao đời nay. Để có một sức khỏe tốt đón Tết vui vẻ bên gia đình, bạn cần chú một số điểm sau:
- Với các miền Bắc, vào những ngày có thời tiết rét đậm, rét hại thì bạn cần hạn chế tắm lâu, nên tắm nước ấm. Bởi vì, tiết trời lạnh giá, tắm lâu sẽ làm cho cơ thể dễ nhiễm lạnh và gây cảm lạnh. Tốt nhất, bạn nên tranh thủ tắm gội vào buổi xế chiều để thân nhiệt ổn định.
- Một lưu ý khác là khi tắm là không nên dội nước thẳng lên người để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Không được tắm vào ban đêm hoặc khi cơ thể mệt mỏi, ăn no.
- Thời tiết vào dịp Tết thay đổi khá nhiều và khó dự đoán nên bạn hãy uống đủ nước để quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, giúp các cơ quan hoạt động hiệu quả và sinh ra năng lượng tích cực.
- Không những thế, Tết là thời gian nghỉ ngơi, nên bạn cần tạo cho mình thói quen ngủ đủ giấc, tốt nhất là nên đi ngủ trước 10 giờ.
Một số vật dụng chống rét ở miền Bắc
Đối với các tỉnh miền Nam thì thời tiết có thể nóng bức, khó chịu, để có thể thoái mái đi chơi Tết hoặc ở nhà tận hưởng kỳ nghỉ lễ thì bạn nên trang bị những cây quạt máy hoặc điều hòa.
Còn với những khu vực miền Bắc, thời tiết rất lạnh chỉ từ 11 độ C thì bạn nên sử dụng những máy điều hòa làm ấm, máy sưởi mini để bật lên trong nhà, tận hưởng ngày Tết ấm áp và sung túc. Khi bạn ra ngoài, bạn có thể sử dụng thêm túi sưởi bỏ túi, túi chườm nóng bên người để bạn vui chơi, du xuân.
Bạn cần trang bị quần áo, vật dụng chống rét để giữ gìn sức khỏe của bản thân
Ngoài ra, bạn cần theo dõi nhiệt độ cơ thể mình để chuẩn bị những bộ quần áo chống rét khi về quê ăn Tết. Bạn nên mua những chiếc áo dày dặn, áo len, áo khoác để giữ ấm và cản nhiệt bên ngoài.
Trên đây là những thông tin về Tết 2020 thời tiết thế nào và một số lưu ý mà bạn cần chuẩn bị để có một sức khỏe tốt đón Tết Canh Tý. Tuy nhiên, những thông tin cập nhật về thời tiết trên chỉ mang tính tương đối vì thời tiết rất khó để cập nhật chính xác 100%. Chúng tôi hy vọng, những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về thời tiết trong dịp Tết năm nay.
>> Những điều kiêng kỵ đầu năm mới tuyệt đối phải tránh
13/01/2020
1007 Lượt xem

50+ Mẫu câu thả thính ngày Tết cực hay không thể bỏ qua
Vào ngày Tết, các bạn FA thường thả thính với người thương để tìm được 1 nửa cho mình. Bài viết sau, Unica sẽ chia sẻ đến bạn 50+ Mẫu câu thả thính ngày Tết cực hay không thể bỏ qua. Cùng tham khảo nhé.
Những câu thơ thả thính ngày Tết
Những câu thơ thả thính với vần điệu liền mạch, vui tươi và có phần tinh nghịch, chắc chắn sẽ khiến crush của bạn đổ gục ngay lập tức. Cụ thể, bạn có thể tham khảo những câu thơ sau đây:
1. Tết ăn bánh kẹo thả ga
Có điều ngọt nhất vẫn là yêu anh
2. Tết này bánh kẹo ngập nhà
Anh thích kitkat hay là kiss em
3. Mời anh một cốc trà đào
Tiện cho em hỏi lối vào tim anh
4. Trân châu nấu với đường đen
Uống xong cho thiếp làm quen với chàng
5. Tết này em lại lên chùa
Không yêu em cũng bỏ bùa cho yêu
6. Bao nhiêu tiếng pháo giao thừa
Bao nhiêu thính bả mới lừa được anh
7. Mứt dừa đi với chè xanh
Còn em cũng phải có anh mới vần
8. Nem rán canh măng trên cỗ Tết
Cưới rồi em làm hết cho anh
9. Giao thừa em lại làm gà luộc
Chỉ mong năm tới thuộc về anh
10. Ăn thử một chiếc kẹo ngô
Em ơi em đã có bồ hay chưa
11. Tết này chẳng thiếu bí đao
Còn em sao lại nỡ nào thiếu anh
12. Lì xì thì màu đỏ
Bánh chưng thì màu xanh
Lẽ nào anh không biết
Em đang thầm thích anh
13. Tết ngồi cắn chút hạt dưa
Bao lâu mới được đưa em về nhà
14. Tết này đã có hoa đào
Còn em chưa có anh nào rước đi
15. Giao thừa không có Táo quân
Năm nay anh biết quây quần bên ai
16. Tết này anh có được em
Thì chẳng khác gì chén trà sen ân tình
17. Anh ơi em thích chả giò
Cũng thích luôn cả việc hẹn hò với anh
18. Tết thì chẳng thiếu bí đao
Còn em sao lại nỡ (lòng) nào thiếu anh
19. Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Thì thầm nói nhỏ "Em yêu anh"
20. Xuân sang cây lá có cành
Vậy cho em hỏi anh đã có ai chưa.
Bạn có thể tận dụng các câu thơ để thả thính người mình thầm thích trong dịp Tết
21. Mùng 1 thích ai
Mùng 2 phải tán
22. Tết anh uống rượu làm gì
Nhìn em một lúc kiểu gì chẳng say
23. Tặng anh một gốc hoa đào
Tiện cho em hỏi lối vào tim anh
24. Tết này anh không cần bánh mứt, vì có môi em ngọt tựa sen hồng.
Tết này anh không cần đốt pháo, vì tiếng cười em rộn rã cả lòng anh.
25. Người ta Tết có đôi
Tôi đây ngày Tết đơn côi một mình.
Người ta ngày Tết tâm tình
Tới đây ngày Tết một mình xem phim.
26. Lì xì thì màu đỏ
Bánh chưng thì màu xanh
Lẽ nào anh không biết
Em đang thầm thích anh.
27. Nhớ anh, em gửi vào thơ
Gửi thương gửi cả ngẩn ngơ trong lòng
Trời chiều ai thả nhớ mong
Em gom sợi nắng về hong nỗi niềm
Gần nhau cảm thấy bình thường
Vắng nhau mới thấy vấn vương trong lòng.
28. Chiều mưa ngâu qua ô cửa nhỏ
em lặng mình ngồi suy nghĩ về anh
Chạm mặt nhau trên con phố nhỏ
Tim em đập một hồi không phanh.
29. Em là mây là gió
anh là cỏ là cây
Anh ngắm nhìn trời rộng
Em có ngắm nhìn anh không?
30. Nhân gian vốn giỏi đặt điều.
Nói em xinh đẹp yêu kiều dễ thương.
Nấu cơm, dọn dẹp Tết về
Việc nào cũng giỏi như là yêu anh.
31. Cành cây thì có lá
Chú cá thì đang bơi
Tết anh cứ mải chơi
Chẳng chịu lấy vợ thế.
32. Xuân về hoa lá đâm chồi,
Còn anh chỉ muốn chung đôi với nàng.
Tết nay pháo đỏ ngập tràn,
Liệu em có chịu làm nàng dâu anh?
33. Xuân sang hoa nở thắm hồng,
Lòng anh rộn rã ngóng trông bóng nàng.
Năm mới chỉ ước đôi đàng,
Bên nhau trọn kiếp, ngỡ ngàng gì đâu.
34. Câu đối đỏ, pháo nổ rền vang,
Xuân về rực rỡ ngập tràn sắc xuân.
Nếu em hỏi ước nguyện thầm,
Thì anh chỉ muốn tay cầm tay em.
35. Mai vàng nở, lòng rộn niềm vui,
Mà sao anh mãi bùi ngùi nhớ mong.
Tết này chẳng ước cõi lòng,
Chỉ mong bên cạnh có em ngồi gần.
36. Xuân sang lá biếc thêm xanh,
Tết này em có bên anh một lần?
Để anh trải thảm hoa xuân,
Mời em vào mộng ngàn năm đôi mình.
37. Tết này chẳng ước mâm cao,
Chẳng mong lộc biếc, chẳng cầu phú gia.
Chỉ mong em đến nhà ta,
Cùng chung chén rượu, nở hoa tơ tình.
38. Tết này anh chẳng ước nhiều,
Chỉ mong bên cạnh có điều diệu kỳ.
Người thương là đóa xuân thì,
Dáng em tha thướt làm chi anh chờ.
Gió xuân thoảng qua bất ngờ,
Mang em về ngự trong thơ anh rồi.
Một số câu thả thính ngày lễ tết hay
39. Ngày Tết lòng những vấn vương,
Bánh chưng xanh, mứt ngọt đường đủ đầy.
Nhưng tim vẫn thấy hao gầy,
Chỉ mong bên cạnh có tay em cầm.
Mùa xuân hoa thắm trăm năm,
Bên nhau xây mộng lộc tràn mai tươi.
40. Tết này pháo nổ râm ran,
Lòng anh nôn nóng, ngỡ ngàng nhớ ai?
Mai đào khoe sắc xuân dài,
Chỉ mong em ghé chuyện mai trọn đời.
Gửi trao câu chúc rạng ngời,
Yêu em, chỉ ước chung đôi lâu bền.
41. Đầu xuân chúc phúc khắp nhà,
Riêng anh lại chỉ thiết tha một điều.
Là em duyên dáng mỹ miều,
Đến đây đón Tết cùng chiều gió xuân.
Bên nhau trải thảm tình thân,
Tết này pháo đỏ ngập tràn niềm vui.
42. Xuân về mai nở tưng bừng,
Anh đây cũng muốn xin mừng chuyện yêu.
Lòng anh chẳng có điều nhiều,
Chỉ mong tay nắm thật nhiều mùa xuân.
Nếu em chẳng ngại đôi lần,
Đừng ngại mà đến, ta gần bên nhau.
43. Bánh chưng xanh, mứt ngọt ngon,
Nhưng sao chẳng ngọt bằng son môi hồng.
Lòng anh xao xuyến ngóng trông,
Tết này chẳng thiếu bóng em bên mình.
Mai đào khoe sắc thắm xinh,
Chỉ mong đôi lứa chuyện tình ấm êm.
44. Tết này anh muốn nói điều,
Rằng anh yêu em rất nhiều, biết không?
Xuân về tình mãi trong lòng,
Đôi ta chung bước giữa dòng thời gian.
Nếu duyên kiếp trước đã mang,
Thì nay chỉ ước bên nàng trọn xuân.
45. Xuân này em đã thấy gì?
Thấy anh khắc khoải tình si bên đời.
Tết này mong ước một lời,
Rằng em đồng ý, yêu thôi, đừng buồn.
Nắm tay cùng bước qua xuân,
Để năm mới đến, đời thêm ngọt ngào.
46. Xuân về lòng những xuyến xao,
Vì em mà cả xuân sao rực hồng.
Ngắm em nét ngọc long lanh,
Lòng anh chỉ muốn trọn đời yêu em.
Nếu xuân này pháo rộn vang,
Thì xin em đến ghé ngang nhà mình.
47. Mai vàng trước ngõ tươi xinh,
Mà sao lòng vẫn một mình nhớ thương.
Xuân này chỉ nguyện đôi đường,
Em về cùng ngắm phố phường xuân sang.
Nếu em chịu nói lời vàng,
Thì anh xin nguyện cả ngàn đời yêu.
Để nhà cửa ngày tết thêm đẹp, bạn có thể cắm hoa trang trí bên cạnh treo câu đối đỏ và những vật dụng phong thủy. Nếu chưa biết cách cắm hoa, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Trong khóa này, giảng viên sẽ giới thiệu các kỹ năng cắm hoa cơ bản để bày phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,... Mỗi bài giảng được thiết kế một cách ngắn gọn, trực quan và sinh động nên đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ. Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:1048,theme:course]
[course_id:1047,theme:course]
[course_id:1112,theme:course]
Những câu STT, Cap Thả thính ngày Tết
Bên cạnh những câu thả thính ngày Tết bằng thơ thì bạn có thể áp dụng các status thả thính dưới đây, đảm bảo crush cũng sẽ “đổ gục” ngay.
1. Tết này em không thích một mình, một mình mãi chán lắm rồi!
2. Ơ kìa, ánh mắt của em còn chói hơn cả sắc vàng cây mai bố anh mới mua.
3. Hoa đào có sắc hồng, tựa như đôi má của em vậy!
4. Anh thích em nhiều hơn cả những nụ đào đang bung tỏa trong vườn.
5. Ngoài kia người ta rộn ràng chơi Tết, em cũng muốn như người ta.
6. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai, còn em thì mong có anh.
7. Tết này, đường đi vào trái tim anh là đường nào vậy.
8. Tết này có rất nhiều điều hạnh phúc, nhưng hạnh phúc nhất vẫn là có anh.
9. Dự báo thời tiết Tết 2020 nói rằng, có em ở cạnh anh.
10. Tết này anh không cần bánh mứt, vì có môi em ngọt tựa sen hồng. Tết này anh không cần đốt pháo, vì tiếng cười em rộn rã cả lòng anh.
Những câu status thả thính ngày Tết chắc chắn sẽ khiến crush đổ gục
11. 30 chưa phải là Tết và em thì vẫn mãi chưa hết thích anh.
14. Trong năm Canh Tý, em có đồng ý chấp nhận mã gen của anh không?
15. Tết này người ta muốn đưa e hoa, quà. Nhưng em lại muốn anh đưa em về dinh.
16. Bắc Đẩu đã có Nam Tào. Còn anh đã có người nào hay chưa.
17. Tết nay uống cà phê không đường. Liệu anh có muốn cùng đường với em.
18. Bia xuân không thể giải sầu, uống là để biết trong đầu nhớ ai.
19. Tết này em lại lên chùa. Không yêu em cũng bỏ bùa cho yêu.
20. Ăn bánh chưng rồi lại... lưng chừng thích em.
>>> Xem thêm:
Mách bạn những lời chúc Tết cho người yêu 2020 hay nhất
Cách nhắn tin làm quen bạn gái trên Facebook khiến nàng đổ gục
Không chỉ dành cho nàng những câu ngọt ngào, hãy kết hợp cùng những hành động có ý nghĩa
21. Tết này em có bánh chưng, bánh tét, còn anh chỉ có mỗi tấm lòng chân thật và một trái tim luôn hướng về em
22. Tết này anh không cần bánh mứt, chỉ cần em để lòng anh ngọt lịm suốt cả năm
23. Cả năm mơ mộng chuyện tình duyên, Tết này mong em xuất hiện để biến giấc mơ thành sự thật.
24. Bao nhiêu hoa pháo giao thừa. Bao nhiêu thính bả mới lừa được anh?
25. Tết ngồi cắn chút hạt dưa, bao lâu chưa được anh đưa về nhà.
26. Tết này ăn miếng dưa hành, xong rồi muốn dành cả thanh xuân cho em.
27. Tết này người ta muốn đưa anh hoa, quà. Nhưng em lại muốn… anh đưa em về dinh.
28. Ngoài kia người ta rộn ràng chơi Tết. Tớ cũng muốn rộn ràng như người ta.
29. Một cánh én không làm nên mùa xuân nhưng chỉ cần mình em cũng đủ mang tết đến cho anh.
30. Bùa yêu đã có, chỉ cần thấy đối tượng là dùng ngay. Chạy KPI mang người yêu về ra mắt tết này.
31. Năm mới đến, anh như một bức tranh xém hoàn hảo, đang chờ đợi sự xuất hiện của ai đó để hoàn thiện. Có thể là em không?
32. Anh đèn lung linh, mặt trời chói chang, và anh ở đây, sẵn sàng để làm cho ngày Tết của chúng ta trở nên rực rỡ hơn. Em đồng ý chứ?
33. Không gian rực rỡ, trái tim thổn thức. Ai đó đã nói rằng tình yêu là một loại nghệ thuật, vậy thì hãy để anh làm nghệ sĩ của trái tim em.
34. Ngày Tết này, ánh sáng không chỉ tỏa ra từ đèn trang trí, mà còn từ nụ cười rạng ngời trên khuôn mặt em.
35. Tết năm nay, anh không chỉ mang theo những lời chúc mừng mà còn mang theo trái tim đầy ắp tình cảm. Em có sẵn lòng chào đón anh không?
36. Ngày Tết, không khí trở nên ngọt ngào hơn, màu sắc trở nên tinh tế hơn và tôi cảm thấy rằng cuộc sống có ý nghĩa hơn khi có sự hiện diện của em. Chúng ta cùng tận hưởng những khoảnh khắc đẹp nhất này nhé.
37. Cuộc sống là một bảo tàng nghệ thuật, và trong bảo tàng này, em là tác phẩm nghệ thuật duy nhất tôi muốn ngắm nhìn mãi mãi.
38. Nếu cuộc sống là một bài hát, thì tình yêu chính là giai điệu cuối cùng. Mình cùng nhau sáng tạo ra một giai điệu đẹp trong ngày Tết này. Nhé em.
39. Năm mới, mục tiêu không chỉ là thành công mà còn là sự kiên nhẫn, và tôi đã sẵn sàng dành sự kiên nhẫn đó cho tình yêu của chúng ta.
40. Năm mới, tôi đặt ra một câu hỏi: Liệu em có muốn trở thành phần không thể thiếu trong câu chuyện của tôi không?
41. Thách thức năm mới không chỉ là vượt qua những rắc rối, mà còn là làm thế nào để chúng ta trở nên ngầu hơn mỗi ngày. em đồng ý thử không?
42. Người ta nói năm mới mà gặp được điều may mắn thì cả năm hạnh phúc. Anh nghĩ gặp được em đầu năm đã là may mắn lớn nhất đời anh rồi.
43. Anh đã chờ suốt cả năm chỉ để được gặp em vào mùa xuân này. Em có thể làm anh chờ thêm cả đời, miễn là được ở bên em.
44. Tết đến xuân về, ai cũng mong điều may, còn anh chỉ mong tay mình chạm được vào tay em, để mọi điều đều trở nên trọn vẹn
Kết luận
Như vậy, Bạn đã có trong tay những câu thả thính ngày Tết chất lượng. Unica hi vọng rằng, Những chia sẻ chi tiết ở trên sẽ giúp bạn nhanh chóng tán đỏ crush trong dịp Tết này nhé.
13/01/2020
8978 Lượt xem

Nên cúng ông Táo buổi nào là tốt nhất?
Nhiều người thắc mắc Cúng ông Táo buổi nào là tốt nhất? Để phong tục cổ truyền tốt đẹp này của người Việt được thực hiện một cách trọn vẹn nhất, bạn hãy tham khảo thêm các kiến thức mà Unica chia sẻ dưới đây.
Nên cúng ông Táo buổi nào?
Cúng ông Công ông Táo được xem là một trong những nghi lễ quan trọng của người Việt. Theo quan niệm từ xa xưa, việc cúng ông Táo là để tiễn ông về trời báo cáo tình hình trong năm qua của gia đình gia chủ. Đồng thời, báo cáo những nguyện ước của gia chủ trong năm mới. Do đó, gia chủ cần sắm đầy đủ lễ vật để thể hiện lòng thành của mình với thần linh, tổ tiên.
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo thường được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp
Trong phong tục của người Việt, lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp, đây là ngày chính thức ông Táo về trời. Tuy nhiên, gia chủ cũng có thể cúng trước tầm 1 ngày (tức là vào ngày 22 âm lịch), trong ngày này, tốt nhất là cúng vào buổi tối.
Còn vào ngày 23 tháng Chạp, cúng ông Táo buổi nào tốt nhất? Theo lời khuyên trong phong thủy, gia chủ nên làm lễ cúng ông Táo vào giờ Ngọ trước 12 giờ trưa trong ngày 23 tháng Chạp. Bởi sau khoảng thời gian này, ông Công ông Táo đã lên chầu Ngọc Hoàng và việc thực hành lễ cúng sẽ không còn ý nghĩa.
>> Xem thêm: Mâm cúng ông Táo gồm những gì? Những lưu ý bạn cần ghi nhớ
Có được cúng ông Táo vào buổi tối không?
Bên cạnh thắc mắc cúng ông Táo buổi nào tốt nhất thì nhiều người cũng đặt ra câu hỏi là có được cúng ông Táo vào buổi tối hay không. Bởi, thực tế không phải cũng có thời gian chuẩn bị và thực hiện nghi lễ trước 12 giờ trưa trong ngày 23 tháng Chạp, đặc biệt là với những người đi làm theo giờ hành chính.
Theo chuyên gia văn hóa, việc cúng ông Táo buổi nào sẽ tùy thuộc vào từng vùng miền. Và quy chuẩn cúng ông Táo trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là theo tục lệ của người miền Bắc. Còn đối với người miền Nam, họ cho rằng, buổi cúng ông Táo tốt nhất là lúc trời xẩm tối hoặc vào lúc 20 - 23 giờ.
Trong phong tục của người miền Nam, họ thường cúng ông Công ông Táo vào buổi tối
Sỡ dĩ có sự khác nhau này bởi theo quan niệm của người miền Nam, khi hết ngày, gia chủ đã nấu ăn xong thì sẽ không làm phiền đến các Táo và có thể làm lễ cúng để đưa ông Táo về trời. Để nghi lễ được trọn vẹn hơn thì gia chủ nên dọn bàn thờ vào buổi sáng và cúng ông Táo vào buổi chiều hoặc buổi tối.
Có thể thấy, không có một quy định mang tính bắt buộc nào đối với việc cúng ông Táo vào buổi nào là tốt nhất. Điều quan trọng vẫn là tiến hành đúng ngày 23 tháng Chạp và lòng thành của gia chủ đối với tổ tiên, các vị thần linh.
Để nhà cửa ngày tết thêm đẹp, bạn có thể cắm hoa trang trí bên cạnh treo câu đối đỏ và những vật dụng phong thủy. Nếu chưa biết cách cắm hoa, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Trong khóa này, giảng viên sẽ giới thiệu các kỹ năng cắm hoa cơ bản để bày phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,... Mỗi bài giảng được thiết kế một cách ngắn gọn, trực quan và sinh động nên đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ. Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:1048,theme:course]
[course_id:1047,theme:course]
[course_id:1112,theme:course]
Cúng ông Công Táo trước ngày 23 có ảnh hưởng gì không?
Theo như quan điểm và tục lệ của Việt Nam, việc cúng ông Công ông Táo là một trong nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện đại, các gia đình đi làm công sở cả ngày nên thường khó thu xếp để cúng đúng ngày 23 tháng Chạp.
Do đó, nếu ngày cúng ông Công ông Táo rơi vào những ngày trong tuần, nhiều gia đình còn bận công việc mà không thể cúng đúng ngày, thì các gia đình vẫn có thể cúng trước 1 - 2 ngày đều được. Bắt đầu từ những ngày 21 đến 23 tháng Chạp từ các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để cúng ông Táo về chầu trời.
Mặc dù việc cúng trước không ảnh hưởng đến thời vận sau này, tuy nhiên, các gia đình nên lựa chọn cúng đúng ngày là tốt nhất. Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Trọng Tuệ: “Đa số mọi người chỉ cúng tiễn ông Công, ông Táo đến ngày cuối cùng của năm lại không cúng mời Táo quân về. Trường hợp không mời thì các ông cũng vẫn về lại gia đình, nhưng việc được mời về sẽ tôn nghiêm hơn.”
Cúng ông Công Táo trước ngày 23 không ảnh hưởng đến hậu vận sau này
Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Tùy vào phong tục của mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ có những món khác nhau. Nhưng nhìn chung, mẫm cỗ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời sẽ có những thứ cơ bản như sau:
1 Đĩa gạo
1 Đĩa muối
Thịt gà
1 Bát canh
1 Đĩa mặn xào thập cẩm
1 Đĩa giò
1 Đĩa xôi
1 Đĩa hoa quả
3 Chén rượu
1 quả cau, lá trầu, lọ hoa
1 Tập giấy tiền vàng mã
3 Con cá chép sống hoặc loại vàng mã để tiễn "Vua bếp" lên chầu trời.
>>> Xem thêm: Bài cúng ông Táo theo phong tục cổ truyền của người Việt
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp cụ thể về thắc mắc nên cúng ông Táo buổi nào tốt nhất. Bạn có thể tham khảo thêm để nghi lễ trang trọng này được tiến hành trọn vẹn nhất. Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết nguyên đán, để đón một cái Tết an lành và hạnh phúc.
13/01/2020
5207 Lượt xem

Tết Canh Tý 2020 hợp màu gì? Những màu sắc nên tránh
Tết Canh Tý 2020 hợp màu gì? là một trong những thắc mắc của rất nhiều người khi không khí Tết đang ngập tràn trên khắp nẻo đường. Theo phong thủy, màu sắc sẽ ảnh hưởng đến vận may của bạn trong những ngày đầu xuân. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ bật mí cho các bạn những màu sắc nên lựa chọn để cả năm may mắn.
Tết Canh Tý 2020 hợp màu gì?
Màu đỏ may mắn
Màu đỏ là màu không thể thiếu trong mỗi dịp Tết, nó không chỉ tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc vào đầu năm mới, mà còn giúp người mặc nổi bật trước đám đông. Do đó, bạn có thể lựa chọn những trang phục truyền thống như áo dài màu đỏ đi lễ chùa, chúc Tết hoặc mặc một chiếc áo, váy có tone màu đỏ để thu hút mọi ánh nhìn và mang đến sự may mắn cho bản thân.
Màu đỏ là màu không thể thiếu trong mỗi dịp Tết, nó tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc
Nếu bạn không thích diện “cả cây” đỏ thì bạn có thể lựa chọn trang phục có sắc đỏ được điểm thêm các màu sắc khác để làm dịu bớt đi sự nổi bật. Tuy nhiên, những trang phục này sẽ không hề làm giảm đi sự quyến rũ đâu đấy.
>> Bạn đã biết Tết 2020 mặc gì đẹp chưa?
Màu trắng tinh khôi
Tết Canh Tý 2020 hợp màu gì? câu trả lời chính là màu trắng tinh khôi. Là biểu tượng cho sự tinh khiết, màu trắng luôn mang lại sự tinh tế. Chính vì vậy, trong dịp Tết Nguyên Đán 2020, bạn có thể lựa chọn những trang phục có màu trắng. Khi diện những trang phục có màu này, chắc chắn bạn sẽ nổi bật một cách thuần khiết trước đám đông, thu hút mọi ánh nhìn của người đối diện.
Nếu bạn cảm thấy khi diện trang phục chỉ toàn màu trắng sẽ trở nên nhàm chán thì bạn có thể kết hợp màu trắng cùng với những tone màu nổi bật khác để sở hữu một tổng thể độc đáo nhất.
Màu xanh lam hy vọng
Màu xanh lam là một màu rất phù hợp trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay, vì vậy bạn không nên bỏ qua màu sắc này. Bên cạnh đó, màu xanh lam khá dịu nhẹ, giúp cho người mặc cảm thấy dễ chịu và người nhìn cũng cảm thấy thoải mái. Ngoài ra, màu xanh lam còn thể hiện sức sống căng tràn, giống như một hàm ý để chào đón một năm mới với đầy lạc quan, niềm tin vào những điều tốt đẹp.
Màu vàng tươi thắm
Nhắc đến màu vàng, chúng ta thường cảm thấy không khí Tết đang rộn ràng qua ngõ. Màu vàng là biểu tượng cho sự cao sang, quyền quý và sung túc. Do đó nhiều người quan niệm rằng, nếu diện những trang phục có màu vàng vào đầu xuân năm mới sẽ giúp bạn may mắn, hạnh phúc, sung túc cả năm.
Màu vàng là biểu tượng cho sự cao sang, quyền quý và sung túc
Bên cạnh đó, khi diện những “bộ cánh” màu vàng đi chúc Tết sẽ giúp bạn lan tỏa niềm hạnh phúc, sự may mắn. Qua đó, mọi người có thể cảm nhận được sự tinh tế của bạn. Như vậy, bạn đã biết Tết Canh Tý 2020 hợp màu gì rồi đúng không!
Màu xanh lá tươi tắn
Nói đến màu xanh lá, mọi người thường nghĩ đến ngay đến sự phát tài, lộc lá. Cho nên, Tết Nguyên Đán năm 2020 không thể thiếu sự có mặt của màu xanh lá. Trong 12 con giáp năm Canh tý thì màu xanh lá sẽ hợp với người tuổi Tý, tuổi, Ngọ, tuổi Dần. Chính vì vậy, bạn không nên bỏ qua màu xanh lá tài lộc này trong dịp Tết năm nay nhé!
Màu hồng ngọt ngào
Màu hồng là gam màu thể hiện sự ngọt ngào, nhẹ nhàng, chứa đựng ý nghĩa và tình yêu, cuộc sống và công việc được thuận lợi và thành công trong tương lai. Không những thế, sắc hồng không quá chói, sẽ giúp bạn thể hiện được sự đằm thắm, thanh lịch của mình. Nếu kết hợp gam màu này một cách hợp lý thì bạn cho đối phương nhận ra sự sang trọng, tinh tế, nhẹ nhàng của mình.
Trang trí nhà cửa ngày Tết sẽ giúp không gian sống đẹp và bắt mắt hơn. Thông qua khóa học, bạn sẽ biết cách bài trí không gian sao cho đẹp, hài hòa và hợp phong thủy nhất để thu hút tài lộc. Đăng ký ngay:
[course_id:1112,theme:course]
[course_id:237,theme:course]
[course_id:1466,theme:course]
Màu cam hạnh phúc
Tết Canh Tý 2020 hợp màu gì? cũng giống như gam màu đỏ, màu cam là gam màu ấm áp, ngoài ra nó còn giúp người mặc làm sáng da, tạo vẻ năng động và tràn đầy tự tin. Trong năm 2020 này, màu cam là một tone màu rất thích hợp, mang ý nghĩa mong muốn một năm sức khỏe dồi dào, gia đình ấm no, hạnh phúc. Nếu bạn cũng có ước muốn một năm hạnh phúc và an khang thì hãy chọn trang phục mang sắc cam này nhé!
Tết Canh Tý 2020 hợp với màu cam ấm áp
Nếu bạn muốn ngày Tết được may mắn. đầm ấm, hạnh phúc bên gia đình và giảm bớt gánh nặng chuẩn bị Tết thì bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên UNICA.
Những màu sắc nên tránh trong năm 2020
Cha ông ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, do đó vào ngày Tết Nguyên Đán, để may mắn, 12 con giáp nên tránh mặc những màu kị sau đây:
Tuổi Tý: hạn chế mặc màu vàng hoặc cam.
Tuổi Sửu: hạn chế mặc màu xanh lá, màu sẫm.
Tuổi Dần: hạn chế mặc màu trắng, vàng kim.
Tuổi Mão: hàn chế mặc màu vàng trắng.
Tuổi Thìn: hạn chế mặc màu xanh là, xanh thanh thiên.
Tuổi Tỵ: hạn chế mặc màu đen trắng.
Tuổi Ngọ: hạn chế mặc màu đen, trắng.
Tuổi Mùi: hạn chế mặc màu đen, xanh lá.
Tuổi Thân: hạn chế mặc màu đen, xanh lá.
Tuổi Dậu: hạn chế mặc màu đỏ, xanh lá.
Tuổi Tuất: hạn chế mặc màu đen, xanh lá.
Tuổi Hợi: hạn chế mặc màu vàng, be.
Kết luận
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, các bạn đã biết Tết Canh Tý 2020 hợp màu gì để mang lại may mắn, đồng thời gây được ấn tượng với những người xung quanh.
>>> Xem thêm:
Cách xem tử vi năm của 12 con giáp cực chuẩn
Những việc nhất định phải làm trước giao thừa
13/01/2020
2597 Lượt xem

Giải đáp thắc mắc: Tết Nguyên Đán đi đâu chơi?
Tết Nguyên Đán đi đâu chơi? là một câu hỏi mà bất cứ ai cũng muốn khám phá câu trả lời để không bỏ lỡ trong dịp Tết Canh Tý năm nay. Nếu bạn đang có ý định đi du xuân cùng với gia đình và bạn bè mà vẫn đang băn khoăn không biết nên chọn địa điểm nào thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Tết Nguyên Đán đi đâu chơi?
Sapa - thành phố mù sương
Sapa luôn là địa điểm được rất nhiều khách du lịch lựa chọn bất cứ dịp lễ nào trong năm. Nếu bạn muốn khám phá bức tranh thiên nhiên huyền bí nơi đây thì hãy “note” ngay địa điểm này lại nhé! Còn gì tuyệt vời hơn khi chinh phục đỉnh Fansipan trên tuyến cáp treo, hít thở bầu không khí xuân trên nóc nhà Đông Dương, ngắm nhìn thung lũng Mường Hoa xinh đẹp.
Sapa luôn là địa điểm được rất nhiều khách du lịch lựa chọn
Bên cạnh đó, bạn còn được chiêm ngưỡng biển mây bồng bềnh đang e ấp bên những thửa ruộng bậc thang. Vào dịp Tết Nguyên Đán, cây cối nơi đây đua nhau khoe sắc, tạo nên một bức tranh thiên nhiên yên bình đến lạ. Bạn cũng đừng quên tham gia những lễ hội truyền thống, phiên chợ xuân vùng cao, đặc biệt là thưởng thức những món ăn ở Sapa. Như vậy, bạn đã biết Tết Nguyên Đán đi đâu chơi rồi chứ!
Để ngày Tết trở nên ý nghĩa hơn cùng với gia đình và người thân, bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên UNICA.
Miền đất Cố đô Tràng An, Bái Đính
Vào những ngày đầu xuân năm mới, nhiều người thường lựa chọn những địa điểm tâm linh để đi vãn cảnh chùa, cầu mong cho một năm mới bình an, may mắn và thành công. Ở miền Bắc, Ninh Bình là một địa điểm du lịch trong Tết Nguyên Đán được rất nhiều người lựa chọn. Trong đó, chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa linh thiêng, một địa điểm rất lý tưởng để đi lễ chùa khi không khí đất trời vào xuân.
Tràng An, khu du lịch sinh thái kết hợp tâm linh, có hệ thống hang động độc đáo. Đến với nơi đây, bạn vừa được thắp hương tại cái đền, vừa được thưởng ngon phong cảnh sơn thủy hữu tình. Vậy, bạn còn chần chờ gì nữa mà không lên kế hoạch đặt chân đến vùng đất này trong dịp Tết năm nay.
>> Kinh nghiệm du lịch Tết Nguyên Đán mà bạn cần biết
Đà Lạt mộng mơ
Mùa xuân đến cũng là lúc những cánh hoa đào bung nở ở Đà Lạt. Chắc chắn, không khí xuân ở thành phố ngàn hoa này sẽ khiến bạn mê mẩn. Bạn sẽ được ngắm nhìn trăm hoa đua nở, từ cánh đồng cho đến phố xá, công viên… Một trải nghiệm khác khá thú vị để cảm nhận màu xuân nơi đây đó là chạy xe quanh những đồi thông hoặc thả mình trên đỉnh LangBiang…
Huế - Đà Nẵng - Hội An
Tết Nguyên Đán đi đâu chơi? cụm điểm đến Huế - Đà Nẵng - Hội An chính là câu trả lời thích hợp nhất. Vào khoảng thời gian này, khí hậu miền Trung rất ấm áp, đồng thời có rất nhiều hoạt động thú vị để du khách chào đón năm mới như: vũ hội đường phố, lễ hội hoa Sunworld…
Tết Nguyên Đán đi đâu chơi, cụm điểm đến Huế - Đà Nẵng - Hội An chính là câu trả lời thích hợp nhất
Ngoài ra, bạn cũng có thể ngồi nhâm nhi tách cà phê ở Hội An, ngắm nhìn những chiếc đèn lồng hoặc thả đèn hoa đăng xuống sông Thu Bồn để cầu mong cho một năm mới bình an và dồi dào sức khỏe.
Du lịch Phú Quốc
Nếu bạn muốn du lịch tại một địa điểm hấp dẫn và được hòa bình vào thiên nhiên thì Phú Quốc chính là sự lựa chọn lý tưởng. Bạn sẽ có một kỳ nghỉ Tết thật ý nghĩa khi đến với thiên đường nghỉ dưỡng Phú Quốc. Nơi đây không chỉ được thiên nhiên ban tặng những bãi biển hoang sơ, bầu nước trong xanh, các hòn đảo xinh xắn, mà thời tiết trong những ngày đầu xuân tại đây cũng rất đẹp.
Còn gì tuyệt vời hơn khi được chiêm ngưỡng toàn cảnh đất trời vào xuân trên đảo, ngâm mình trong làn nước trong vắt hoặc thử cảm giác lênh đênh trên những con thuyền. Đến với Phú Quốc, bạn còn có cơ hội khám phá rừng nguyên sinh Phú Quốc. Sắc xanh của núi rừng thẹn thùng giữa sắc xanh của biển, cùng với một chút gió biển tạo thành một bức tranh thiên nhiên không lẫn vào đâu được.
Du lịch Vũng Tàu
Vũng Tàu là một trong những điểm đến đang lưu tâm cho khách du lịch trong dịp Tết Nguyên Đán. Vào thời điểm này, nhiệt độ Vũng Tàu thường dao động từ 21 - 34 độ C, ít mưa, rất thích hợp cho các hoạt động tắm biển và tham gia vào những trò chơi giải trí trên biển. Vậy, đã đã nắm được câu trả lời Tết Nguyên Đán đi đâu chơi rồi phải không!
>> Tết 2020 thời tiết thế nào? Một số điều cần chuẩn bị
Vũng Tàu là một trong những điểm đến đang lưu tâm cho khách du lịch trong dịp Tết Nguyên Đán
Khi đến với vùng đất mới này, bạn có thể tham quan một số bãi biển nổi tiếng như: Bãi Sau, Bãi Trước… hoặc ghé thăm các điểm thú vị khác như: Thích ca Phật đài, Tượng Đức Chúa giang tay, khu di tích đình Thắng Tam hoặc Bạch Dinh…
Nếu đến đúng dịp, bạn có thể tham gia vào nhiều lễ hội độc đáo như: lễ hội Nghinh Ông, lễ hội bắn súng Thần Công... Chắc chắn, danh lam thắng cảnh của thành phố xinh đẹp này sẽ không làm bạn thất vọng.
Qua bài viết này, các bạn đã biết Tết Nguyên Đán đi đâu chơi rồi đúng không! Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, các bạn đã “bỏ túi” được địa điểm đi chơi ưng ý nhất.
>> Những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam đặc sắc
13/01/2020
1811 Lượt xem

Bật mí các kiểu trang trí Tết 2020 độc đáo, đẹp mắt
Trang trí Tết là một trong những công việc được yêu thích nhất vào dịp Tết. Theo đó, các gia chủ sẽ tiến hành “thay áo” cho không gian sống của mình theo từng phong cách riêng. Và nếu bạn đang loay hoay chưa biết cách trang trí như thế nào thì có thể tham khảo các kiểu trang trí Tết 2020 mà Unica chia sẻ dưới đây.
Trang trí cho cây đào, cây mai
Trong ngày Tết, sẽ thật thiếu sót nếu vắng bóng hình dáng của cây đào, cây mai, bởi đây được xem là “linh hồn” của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Tùy theo nhu cầu, điều kiện khác nhau mà gia chủ sẽ chọn cây đào như thế nào. Đó có thể là một cây đào lớn, nhiều cành hoặc một nhánh đào cắm trên bàn thờ mang không khí xuân nhẹ nhàng. Và để tăng thêm vẻ đẹp cho cây đào thì bạn có thể áp dụng một trong các kiểu trang trí Tết 2020.
Cây đào được xem là “linh hồn” của ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Cụ thể, đối với cây đào lớn, bạn có thể lựa chọn đặt ở không gian rộng rãi, thoáng đãng trong một chậu vừa phải. Trong chậu đất trồng đào, bạn có thể rải sỏi trắng xung quanh để che đi phần đất và giúp cho chậu hoa được đẹp hơn. Xung quanh các cành đào, bạn có thể trang trí thêm các câu đối, đồng tiền vàng tài lộc… Một điểm nhấn không thể thiếu cho cây đào đó là những chiếc bóng đèn nháy rực rỡ sắc màu.
Đối với cây mai thì bạn có thể áp dụng cách trang trí tương tự như cây đào. Tuy nhiên, mai thường thân thấp, cành không nhiều nhánh như cây đào nên bạn cần chú ý hạn chế các phụ kiện trang trí.
Trang trí cây nêu
Trong các kiểu trang trí Tết 2020, chắc chắn không thể thiếu hình ảnh cây nêu. Theo phong tục cổ truyền của người Việt, cây nêu tượng trưng cho sự trấn giữ ma quỷ, không cho xâm nhập vào nhà của gia chủ. Đồng thời, rước tài lộc và cầu bình an tốt lành hơn.
Ngày nay, trong cách trang trí ngày Tết của người Việt đang dần vắng bóng hình ảnh cây nêu. Tuy nhiên, ở các miền quê Việt Nam thì vẫn giữ vững phong tục tốt đẹp này. Khi trang trí cây nêu, bạn nên chú ý chọn những cây tre con, thân mảnh nhỏ, chiều cao từ 3 - 5m.
Trên ngọn nêu, bạn có thể gắn đèn lồng, cờ tổ quốc hoặc các biểu tượng tài lộc. Để tạo ấn tượng cho cây nêu vào ban đêm, bạn có thể trang trí xung quanh thân bằng đèn nháy. Cây nêu nên đặt ở vị trí trước sân nhà để hợp với phong thủy.
>> Cách lựa chọn cây phong thủy 12 con giáp giúp phát tài, phát lộc nhanh chóng
Cây nêu cũng là một trong các kiểu trang trí ngày Tết được nhiều người áp dụng
Trang trí bàn thờ
Trong ngày Tết, bàn thờ gia tiên thường được dọn dẹp sạch sẽ và trang trí đẹp mắt để thể hiện lòng thành của con cháu và rước tài lộc. Trong các kiểu trang trí Tết 2020, có rất nhiều cách để trang trí bàn thờ gia tiên, tùy theo nhu cầu và phong tục gia truyền của gia đình gia chủ.
Nếu như trước đây, bàn thờ gia tiên được trang trí kỳ công thì trong cuộc sống hiện đại, mọi người thường hướng đến sự tối giản. Theo đó, bàn thờ sẽ được chưng các lọ hoa tươi, hai bên gắn câu đối đỏ. Nhiều gia đình còn dựng cây mía hai bên bàn thờ với mong muốn rước tài lộc và xua đuổi tà ma. Để tăng thêm sự ấm cúng, may mắn trong ngày Tết thì gia chủ cần thắp thêm đèn, nến…
>> Cách lau dọn bàn thờ đón Tết không bị tán tài tán lộc
Trang trí nhà cửa ngày Tết sẽ giúp không gian sống đẹp và bắt mắt hơn. Thông qua khóa học, bạn sẽ biết cách bài trí không gian sao cho đẹp, hài hòa và hợp phong thủy nhất để thu hút tài lộc. Đăng ký ngay:
[course_id:1112,theme:course]
[course_id:237,theme:course]
[course_id:1466,theme:course]
Trang trí cây quất
Nếu mọi năm bạn đã chán ngán với cách trang trí cây đào, cây mai thì năm 2020, bạn có thể “đổi gió” với cách trang trí cây quất. Đây cũng chính là loại cây tượng trưng cho sự tài lộc, may mắn trong suốt một năm. Cũng chính vì vậy mà phong trào “chơi quất” ngày Tết xuất hiện ngày càng nhiều.
Tương tự như các kiểu trang trí Tết 2020 với cây đào, cây mai, bạn cũng có thể sử dụng các phụ kiện trang trí như câu đối, đồng tiền vàng, đèn nháy để trang trí cho cây quất. Riêng với đèn nháy thì bạn có thể quấn thành vòng tròn từ ngọn đến cho đến gốc cây, như vậy sẽ trông bắt mắt và độc đáo hơn.
Cây quất được xem là biểu tượng của tài lộc trong ngày Tết
Hoa treo tường
Khi nhắc đến hoa Tết, người ta thường nghĩ ngay đến hoa đào, hoa mai hay các khóm hoa trang trí Tết như: ly, tầm xuân, hoa cúc, thạch thảo… Nhưng nhiều người không biết, hoa treo tường cũng là một loại hoa độc đáo để trang trí cho không gian sống của bạn vào dịp Tết.
Để tăng thêm sự may mắn và tài lộc, bạn nên sử dụng những loại hoa treo tường màu đỏ hoặc màu vàng. Và để tránh bị chói mắt hoặc khiến cho không gian sống bị rối thì bạn nên trang trí một cách tối giản. Tức là chỉ gắn hoa treo tường vào những vị trí thích hợp và chỉ cần một đến 2 khóm hoa là được.
Ngày Tết, mọi người thường tất bật, lo toan với hàng tá việc trên đầu. Và để cho ngày Tết được an nhàn, nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn, bạn nên tham khảo thêm những bí quyết trong khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.
Hy vọng với những chia sẻ về các kiểu trang trí Tết 2020 nêu trên, bạn sẽ chọn được cách trang trí độc đáo và đẹp mắt cho gia đình trong dịp Tết xuân về.
>> Top 3 cách cắm hoa ngày Tết đơn giản mà vô cùng đẹp mắt
13/01/2020
2517 Lượt xem

Tìm hiểu về mâm cơm ngày Tết các miền
Ẩm thực là một nét đẹp không thể thiếu trong những ngày Tết. Tùy thuộc vào đặc trưng văn hóa mà mỗi vùng miền lại có nét riêng về ẩm thực. Trong bài viết hôm nay, Unica sẽ giới thiệu cụ thể hơn cho bạn về mâm cơm ngày Tết các miền, các bạn cùng theo dõi nhé!
Mâm cơm ngày Tết các miền
Mâm cơm ngày Tết không chỉ đơn thuần là những món ăn cho cả gia đình cùng thưởng thức vào dịp Tết, mà nó còn thể hiện lòng thành của con cháu trong lễ cúng tổ tiên. Vì vậy, gia đình cần chuẩn bị mâm cơm thật chu đáo. Tùy theo từng vùng miền mà gia chủ lại có cách chuẩn bị mâm cơm riêng. Cụ thể như sau:
Mâm cơm ngày Tết của miền Bắc
Mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc được xem là mâm cơm chuẩn nét Việt, đậm chất Tết nhất trong truyền thống của người Việt Nam. Cụ thể, người Bắc thường chú trọng đến hình thức trong cách chế biến món ăn. Theo đó, mâm cỗ sẽ có 4 đĩa, 4 bát, nó tượng trưng cho tứ trụ, 4 phương và 4 mùa. Ngoài ra, một số gia chủ sẽ chuẩn bị mâm cơm với 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Đây là cách sắp xếp tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc.
Mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc mang nét đặc trưng rõ nét nhất trong văn hóa của người Việt
Trong mâm cơm ngày Tết các miền thường chú trọng đến các món ăn, và miền Bắc cũng không ngoại lệ. Cụ thể, trong 4 bát chính thì sẽ có một bát chân giò hầm với măng, một bát miền, một bát bóng thả, một bát mọc nấm thả. Còn 4 đĩa sẽ bao gồm thịt gà, thịt lợn, giò lụa, chả quế. Giờ đây, trong cuộc sống hiện đại, gia chủ còn bày biện thêm nhiều món ăn khác như: thịt đông, các kho, món nộm.
Riêng món tráng miệng hoặc dùng để trang trí thêm thì có các loại mứt, chè kho. Việc bày trí này sẽ giúp cho mâm cơm thêm phần đẹp mắt hơn. Và một món không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Bắc đó chính là bánh chưng. Đây được xem là linh hồn của ngày Tết cổ truyền, nó không đơn thuần là sự thể hiện cho tinh hoa của đất trời mà còn thể hiện sự khéo léo của người làm.
>> Thử tài với các món ăn ngày Tết 2020 cực hấp dẫn
Mâm cỗ ngày Tết của miền Trung
Hơi khác so với người miền Bắc, trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung không thể thiếu món bánh tét, thịt kho, nem chua. Riêng người dân xứ Huế thì sẽ bổ sung thêm thịt đông, giò lụa, chả Huế, thịt lợn luộc. Bên cạnh đó còn có các món ăn kèm với cơm như: thịt bò hoặc thịt heo ngâm với nước mắm, nem cuốn, rau sống cuốn bánh tráng…
Mâm cơm ngày Tết các miền riêng với người miền Trung sẽ chú trọng đến phong tục mang tính gắn kết. Cụ thể, các thành viên trong gia đình, anh em họ hàng sẽ ngồi lại cùng với nhau, cùng trò chuyện và cùng ăn uống trong những ngày Tết. Nhân rộng ra, phong tục này không chỉ thể hiện thông điệp gắn kết đơn thuần giữa con người với con người, mà nó còn thể sự gắn kết giữa con người với quê hương, đất nước.
Mâm cơm ngày Tết của người miền Trung không thể thiếu món bánh chưng xanh
Món ăn ngày Tết thường rất đa dạng và phong phú. Để mâm cơm ngày Tết thêm phần ấm cúng, bạn hãy tham gia ngay khóa học Làm món ăn ngày Tết của Unica. Mỗi bài giảng được thiết kế ngắn gọn, xúc tích nên bạn hoàn toàn có thể nấu được những món ăn ngon ngay sau khi học.
[course_id:1484,theme:course]
[course_id:683,theme:course]
[course_id:1110,theme:course]
Mâm cơm ngày Tết miền Nam
Nếu người miền Bắc, miền Trung thường đón Tết với tiết trời hơi giá lạnh thì miền Nam lại đón Tết trong không khí ngập tràn nắng vàng. Cũng chính nét đặc trưng này mà mâm cơm ngày Tết của người miền Nam thường có sự khác biệt hơn. Theo đó, trong mâm cơm của người miền Nam sẽ không thể thiếu món bánh tét. Khác với 2 vùng miền trên, bánh tét miền Nam có sự đa dạng về cả hương vị và màu sắc.
Người miền Nam thường sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau để làm nên chiếc bánh tét như: lá dứa, lá cẩm, đậu đen, dừa nạo… Chắc chắn, thực khách lần đầu thấy món bánh tét của miền Nam sẽ không thể cưỡng lại được bởi sự bắt mắt của nó. Đây cũng chính là điểm tạo nên nét đặc sắc trong mâm cơm ngày Tết các miền.
Bên cạnh món bánh tét, mâm cơm ngày Tết của người miền Nam không thể thiếu món thịt kho tàu. Món ăn này được tạo nên từ các nguyên liệu như: nem bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi gà xé phay, củ kiệu chua, củ hành, tôm kho kiệu… Ngày Tết, cả gia đình sẽ cùng quây quần bên nhau để thưởng thức và gắn kết tình cảm.
>> Cách muối dưa hành trắng giòn ngon cho Tết 2020 thêm đủ vị
>> Cách làm các món ăn vặt ngày Tết 2020 ngon ngất ngây
Trong mâm cơm Tết của người miền Nam thường có sự xuất hiện của món thịt kho tàu
Bí quyết chế biến món ăn ngày Tết
Sau khi nắm được đặc trưng về mâm cơm ngày Tết các miền, nếu bạn muốn sở hữu bí quyết chế biến các món ăn ngày Tết sao cho thơm ngon, hấp dẫn thì hãy tham khảo thêm khóa học “Món ăn ngày Tết - Trọn yêu thương” của giảng viên Chu Anh Tiệp trên Unica.
Đến với khóa học này, bạn sẽ được giảng viên chia sẻ, hướng dẫn tận tình cách thực hiện các công thức và cách trang trí các món ăn truyền thống cũng như hiện đại sao cho hấp dẫn nhất. Chắc chắn, sau khi kết thúc khóa học này, mâm cơm ngày Tết do chính tay bạn chuẩn bị sẽ trở nên tròn vị hơn.
Qua bài viết Unica chia sẻ, chắc chắn bạn đã nắm được mâm cơm ngày Tết các miền có đặc trưng gì, cũng như bí quyết chế biến các món ăn trong ngày Tết, Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. Chúc bạn và gia đình một năm mới an khang, thịnh vượng!
13/01/2020
2347 Lượt xem

Mâm cơm ngày Tết gồm những món gì
Trong ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình đều không thể thiếu những món ăn đặc trưng. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn mâm cơm ngày Tết gồm những món gì để bạn có thể chuẩn bị một cách chu đáo nhất.
Mâm cơm cúng ngày Tết gồm những món gì?
Tùy vào khu vực, vùng miền mà trên mâm cơm cùng gia tiên có những món khác nhau.
- Nếu bạn là người miền Bắc, trên mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên nhất định phải có những món ăn sau: cơm trắng, xôi, giò hoặc chả, thịt gà, canh, bánh chưng, nem rán, rau xào. Nếu bạn lần đầu về làm dâu Bắc thì nhớ gà được chọn phải là gà trống. Không cần con quá to, chỉ cần con vừa đủ từ 1.5 - 2 kg. Trên miệng gà, cần cắm một bông hoa hồng.
Thịt gà là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng của người miền Bắc
- Mâm cúng của người miền Trung rất đặc sắc, trên mâm cúng gia tiên thường bao gồm những món: xôi, gà luộc, rau xào, cá thu, canh xương nấu rau củ quả, thịt kho tiêu, cuốn ram, thịt phay, tôm rim, măng khô xào thịt, mít trộn... Khác với người miền Bắc cúng bằng bánh chưng, thì người miền Trung lại sử dụng bánh tét.
- Mâm cơm cúng người miền Nam: Người miền Nam khá chú trọng đến việc nêm nếm thức ăn, mỗi mâm cơm cúng của gia đình thường bao gồm 4 món chính là thịt kho tàu, thịt ba chỉ luộc, thịt heo hầm măng, món xào chua. Mâm cơm cúng miền Nam có đặc điểm là luôn dùng thịt heo để nấu. Ngoài ra, mâm cơm 3 ngày Tết cũng không thể thiếu được các món ăn khác như giò heo nhồi, lạp xưởng, canh khổ qua, tai heo ngâm dấm...
Dù mâm cơm ngày tết gồm những món gì thì đều có điểm chung ở 3 miền là thể hiện tấm lòng của con cháu với tổ tiên. Khi thắp hương tổ tiên, người nấu không được nêm nếm thức ăn hay dùng bữa trước tổ tiên. Mâm cúng phải được đặt riêng, sử dụng chén, đũa mới, không được dùng đồ đóng hộp.
>> Giải đáp ý nghĩa mâm cơm ngày Tết cúng tổ tiên
Món ăn ngày Tết thường rất đa dạng và phong phú. Để mâm cơm ngày Tết thêm phần ấm cúng, bạn hãy tham gia ngay khóa học Làm món ăn ngày Tết của Unica. Mỗi bài giảng được thiết kế ngắn gọn, xúc tích nên bạn hoàn toàn có thể nấu được những món ăn ngon ngay sau khi học.
[course_id:1484,theme:course]
[course_id:683,theme:course]
[course_id:1110,theme:course]
Mâm cơm ăn ngày Tết thường ngày của người Việt
Bữa cơm Tết ngày thường của người Việt rất dân giã, bình thường. Vào những ngày Tết, khi các thành viên trong gia đình sum họp, mâm cỗ bao gồm các món như: gà luộc, nem rán, nộm thập cẩm, giò xào, rau luộc, thịt luộc.
Tuy nhiên, vào những ngày đầu tiên của năm, bữa cơm sẽ trở nên trang trọng hơn vì chủ nhà sẽ tiếp đón những vị khách đến chơi, cũng như quan niệm đầu năm phải ăn thật đầy đủ món để cả năm sung túc. Mâm cỗ lúc này bao gồm nhiều món như: thịt gà, tôm hấp, chả cá, nem rán, súp lơ xào lòng gà, gà quay, xôi gấc, giò xào, giò lụa, chân giò hầm xương…
Mâm cơm đãi khách của người Việt trong ngày Tết
Với những chia sẻ ở trên, chắc chắn chúng ta có thể nhận được câu trả lời mâm cơm ngày Tết gồm những món gì phải không? Hy vọng rằng, bài viết trên sẽ mang lại cho các bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn một năm mới vui vẻ và bình an!
>> Chọn thực phẩm sạch cho ngày Tết an toàn và khỏe mạnh
>> Thử tài với các món ăn ngày Tết 2020 cực hấp dẫn
11/01/2020
4075 Lượt xem

Bật mí những cách trang trí Tết 2020 ở văn phòng đẹp mê ly
Những ý tưởng trang trí Tết 2020 ở văn phòng không chỉ làm đẹp không gian đón Tết mà còn giúp cho tinh thần của nhân viên hứng khởi và phấn chấn hơn sau mỗi ngày làm việc. Nếu bạn vẫn chưa biết cách trang trí Tết văn phòng như thế nào thì hãy “theo chân” UNICA khám phá trong bài viết dưới đây.
Trang trí Tết 2020 ở văn phòng bằng hoa đào, hoa mai
Cách trang trí Tết ở văn phòng không thể thiếu sự hiện diện của cây mai hoặc cây đào đang vươn mình khoe sắc thắm. Một cây hoa mai hoặc hoa đào được trang trí bắt mắt với bao lì xì và một vài đồ trang trí khác như: thỏi vàng, thẻ bài,.. sẽ làm thổi một làn gió vào văn phòng làm việc.
Bạn có thể trang trí Tết 2020 ở văn phòng bằng hoa đào, hoa mai
Bạn có thể đặt chúng ngay giữa sảnh của văn phòng hoặc ngay cửa ra vào để đón nguồn năng lượng dồi dào và tài lộc. Nếu văn phòng của bạn không đủ diện tích thì bạn có thể sử dụng những cây hoa đào, hoa mai mini được trang trí đẹp mắt, đặt trên bàn làm việc, bên góc tường, tùy thuộc vào không gian và diện tích để chúng khoe sắc và tạo cảm giác ấm cúng.
Có quá nhiều thứ phải chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán phải không! Với các chị em thì còn phải làm rất nhiều việc khác nhau. Chính vì thế mà họ khó có thể chu toàn được hết tất cả các công việc. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì mọi việc đều có thể giải quyết trong nháy mắt khi bạn đăng ký khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên UNICA.
>> Cách lựa chọn cây phong thủy 12 con giáp giúp phát tài, phát lộc nhanh chóng
Trang trí lên cửa kính văn phòng
Một cách trang trí Tết 2020 ở văn phòng khác mà bạn có thể áp dụng đó là trang trí hoa Tết lên cửa kính. Cửa kính bao giờ cũng là điểm nhấn của công ty, do đó cách trang trí này vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí, vừa tiết kiệm thời gian. Với cách trang trí này, bạn có thể tự tay cắt giấy hoặc mua các decal trang trí Tết được bán sẵn dán lên cửa kính văn phòng.
Để tạo không khí xuân sống động hơn, đừng quên những phụ kiện đi kèm như: bao lì xì, cây mai, cây đào, câu đối… Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những sản phẩm decal để trang trí cho bức tường kính hoặc mảng tường trống trong văn phòng làm việc để tạo thêm không khí Tết. Cách trang trí Tết cho văn phòng này khá đơn giản, nhưng chắc chắn nó sẽ giúp gắn kết các nhân viên và tạo không khí vui vẻ cho mọi người khi làm việc.
Bạn cũng có thể trang trí Tết ở văn phòng lên cửa kính
Trang trí Tết cho văn phòng từ trần nhà
Bên cạnh việc sử dụng decal để trang trí, bạn còn có thể chọn cách trang trí cho trần nhà. Cách trang trí này không chiếm quá nhiều diện tích của văn phòng, mà còn tăng sự sinh động, bắt mắt cho không gian làm việc nữa đấy!
Nếu như tháng trước bạn trang trí trần nhà lung linh với bông tuyết và những ngôi sao lấp lánh, thì bây giờ chúng ta có thể thay thế chúng bằng những chiếc lồng đèn đỏ rực ấm ấm hoặc những bông hoa mai, hoa đào tươi thắm. Đây là trang trí Tết 2020 ở văn phòng được rất nhiều người lựa chọn.
Trang trí Tết cho văn phòng bằng tranh thư pháp
Cách trang trí Tết cho văn phòng bằng tranh chữ thư pháp và câu đối được rất nhiều người áp dụng. Bạn có thể trang trí văn phòng đón Tết với một vài chữ thư pháp như: Phúc, Lộc, An, Tâm, chúc mừng năm mới, an khang thịnh vượng… hoặc những câu đối như: chúc Tết đến như ý, đón xuân sang thành công; mừng xuân hạnh phúc bình an đến, năm mới vinh hoa phú quý về…
Bên cạnh đó, khi treo tranh chữ thư pháp hoặc câu đối, bạn cần lưu ý đến kích thước và vị trí sao cho phù hợp. Không nên lạm dụng quá nhiều tranh để không làm mất đi giá trị thẩm mỹ vốn có của nó.
Trang trí nhà cửa ngày Tết sẽ giúp không gian sống đẹp và bắt mắt hơn. Thông qua khóa học, bạn sẽ biết cách bài trí không gian sao cho đẹp, hài hòa và hợp phong thủy nhất để thu hút tài lộc. Đăng ký ngay:
[course_id:1112,theme:course]
[course_id:237,theme:course]
[course_id:1466,theme:course]
Trang trí Tết ở văn phòng bằng bùa may mắn
Trang trí Tết cho văn phòng bằng bùa may mắn, tại sao không! Theo quan niệm dân gian, treo bùa may mắn theo con giáp của năm mới với hàm ý cầu mong cho một năm mới viên mãn, công việc suôn sẻ, sức khỏe dồi dào, may mắn và thành công. Cách trang trí này khá đơn giản nhưng mang lại giá trị tinh thần không nhỏ chút nào. Do đó, bạn có thể áp dụng để cầu tài lộc và may mắn trong năm 2020 này nhé!
Trang trí Tết ở văn phòng bằng bùa may mắn
Trang trí Tết cho văn phòng bằng đèn nháy
Hiện nay, nhiều người thường thích trang trí văn phòng bằng những dây đèn nháy lấp lánh. Do đó, bạn có thể tham khảo cách trang trí Tết 2020 ở văn phòng này để tạo sự rực rõ cho không gian làm việc. Cách trang trí này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần xếp thành chữ “chúc mừng năm mới” treo trước cửa.
Ngoài ra, bạn có thể quấn quanh các chậu cây cảnh lớn hoặc gắn lên các mép tường cũng rất thú vị đấy. Sau khi đã sử dụng xong, bạn có thể giữ lại tận dụng vào dịp giáng sinh, halloween cũng rất tuyệt vời.
Chỉ cần bạn đầu tư một chút về phụ kiện và tham khảo những cách trang trí Tết 2020 ở văn phòng mà UNICA chia sẻ ở trên, chắc chắn văn phòng của bạn sẽ ngập tràn không khí xuân.
>> Cách lau dọn bàn thờ đón Tết không bị tán tài tán lộc
>> Những điều kiêng kỵ đầu năm mới tuyệt đối phải tránh
11/01/2020
3270 Lượt xem

Những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam đặc sắc
Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết cổ truyền có ý nghĩa rất thiêng liêng, là dịp để các thành viên trong gia đình tụ tập, quây quần bên nhau. Tết của người Việt rất đặc trưng, toát lên được vẻ đẹp và nét văn hóa riêng. Trong bài viết này, Unica sẽ chia sẻ cho bạn những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam vẫn được lưu truyền đến ngày nay.
Cúng ông Công, ông Táo
Cúng ông Công, ông Táo được xem là một trong những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp, bàn thờ để cúng ông Công, ông Táo. Lễ cúng này phải có cá chép vàng để tiễn đưa ông Thổ Công về trời, mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp nhất mà một năm qua gia chủ đã thực hiện được. Bởi vì, theo truyền thuyết kể lại, ngày này Ngọc Hoàng sẽ trách phạt hoặc thưởng cho gia chủ dựa trên những gì mà ông Công báo cáo.
Mọi gia đình Việt đều làm lễ đưa ông Công về chầu trời
Thăm mộ tổ tiên
Vào những ngày cuối năm, con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà, tổ tiên dòng họ mình. Đây được xem là một phong tục thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt bao đời nay. Thông qua đó, con cháu thể hiện được đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.
Lau dọn nhà cửa
Vào những ngày giáp Tết, bạn sẽ thấy các gia đình ở Việt Nam đều hối hả dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ, sắp xếp lại những đồ dùng không được hợp lý trong nhà. Mục đích của việc làm này dùng để xóa bỏ, xua đuổi những điều xấu đã đeo bám gia đình trong xuất 1 năm qua, đón những điều mới mẻ, hạnh phúc, nhiều tài lộc, may mắn, bình an.
>>> Xem thêm:
Mách bạn mẹo dọn nhà cửa nhanh - đón tết an lành
Mâm cúng ông Táo gồm những gì? Những lưu ý bạn cần ghi nhớ
Gói bánh chưng
Đã gọi là phong tục Tết cổ truyền Việt Nam thì không thể việc gói bánh chưng. Vào chiều tối ngày 28, 29 Tết, mọi người trong gia đình cùng sum họp bên nhau để gói bánh và trông nồi bánh chưng. Thịt mỡ, đỗ xanh, gạo nếp là những nguyên liệu cần có của bánh chưng.
Gạo nếp là loại gạo của vụ mùa vừa gặt, được xem đi tách vỏ trấu, ngâm qua đêm, nhặt sạch bẩn, xóc muối. Thịt được thái miếng to, ướp với tiêu, muối để làm nhân cùng với đỗ xanh nấu chín. Bánh chưng được gói bằng lá dong sẽ cho màu xanh đẹp và mùi thơm hấp dẫn.
Trong tiết trời mùa đông, các thành viên trong gia đình ngồi bên cạnh bếp để chờ bánh chưng chín, mang những chiếc bánh đẹp nhất để thắp hương tổ tiên, bày tỏ lòng kính trọng đối với ông bà. Không những thể, đây còn là thời gian để cả nhà chia sẻ, trò chuyện công việc với nhau trong một năm bận rộn.
Bánh chưng không thể thiếu được trong ngày Tết cổ truyền
Ăn tất niên
Tất niên là phong tục Tết cổ truyền Việt Nam đến ngày nay vẫn còn được lưu truyền. Hay còn gọi là lễ rước vong linh tổ tiên vào tối ngày 30 Tết. Vào chiều 30 tháng chạp, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm thức ăn, trái cây bày biện trên bàn thờ, thắp nén hương chắp tay cung kính vái lạy và cầu xin ông bà, tổ tiên về nhà hưởng lễ vật và ban phúc cho con cháu một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý.
Món ăn ngày Tết thường rất đa dạng và phong phú. Để mâm cơm ngày Tết thêm phần ấm cúng, bạn hãy tham gia ngay khóa học Làm món ăn ngày Tết của Unica. Mỗi bài giảng được thiết kế ngắn gọn, xúc tích nên bạn hoàn toàn có thể nấu được những món ăn ngon ngay sau khi học.
[course_id:1484,theme:course]
[course_id:683,theme:course]
[course_id:1110,theme:course]
Cúng giao thừa
Theo quan niệm xưa của ông bà kể lại, mỗi năm Thiên Đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom thiên hạ dưới hạ giới. Vào đêm giao thừa, là lúc các vị quan binh được bàn giao các quan quân tiếp quản tại mỗi gia đình. Trong thời gian đó, các gia đình sẽ làm một mâm cỗ mang ra ngoài trời để làm lễ vật chào đón các Thiên binh. Mâm cúng bao gồm các loại lễ vật như: gà, xôi, trái cây, hoa quả, gạo, trứng, tiền vàng… cùng với lòng thành tiễn đưa người nhà trời năm vừa rồi tiếp quản nhà mình và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản, phù hộ gia đình có một năm mới mọi sự tốt lành.
>>> Xem thêm: Bày trí mâm cúng giao thừa để rước tài lộc vào nhà
Tục xông nhà
Xông nhà, hay còn gọi là xông đất đầu năm. Đây được xem là phong tục rất thú vị, được kế thừa và phát huy mạnh mẽ từ người già, đến người trẻ. Quan niệm lựa chọn người xông nhà đầu năm thì cả năm đó cả gia đình sẽ làm ăn phát đạt, hòa thuận, hạnh phúc. Bởi vậy, nhiều người rất chú trọng đến người xông nhà.
Dựng cây nêu ngày Tết
Cây nêu Tết là một phong tục Tết cổ truyền Việt Nam thường thấy ở nhiều địa phương. Thực chất cây tre cao khoảng 5 đến 6 mét. Ở ngọn cây có treo rất nhiều thứ như vàng mã, bùa trừ tà, hình cá chép bằng giấy, cành cây xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, giải cờ vải tây, tấm vải đỏ…
Dân gian cho rằng khi người dân treo những món đồ đó lên cây nêu, cộng thêm tiếng động của những chiếc khánh đất sẽ làm cho ma quỷ sợ hãi không dám vào nhà. Nhiều nơi khác, vào buổi tối còn treo đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường vào nhà ăn Tết cùng con cháu.
Hình ảnh cây nêu được trang trí vào dịp Tết
Hái lộc đầu năm
Hái lộc xuân là một nét đẹp trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Người dân Việt Nam thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng một Tết để cầu may năm mới luôn vui vẻ, may mắn, rước lộc vào nhà.
>>> Xem thêm: Những điều kiêng kỵ đầu năm mới tuyệt đối phải tránh
Kết luận
Những phong tục Tết cổ truyền Việt Nam ngày nay vẫn còn được lưu giữ và phát triển để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Những nét đẹp đó đã phần nào toát lên được nét đẹp văn hóa cổ truyền từ thời xa xưa. Với những chia sẻ trên, hy vọng rằng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về Tết cổ truyền của dân tộc ta.
11/01/2020
2332 Lượt xem

Kinh nghiệm du lịch Tết Nguyên Đán mà bạn cần biết
Tết Nguyên Đán Canh Tý sắp tới gần, có rất nhiều người lựa chọn cách đóng Tết bằng cách tự thưởng cho mình những chuyến du lịch với thời gian khoảng 3 ngày. Để thay đổi cách đón Tết truyền thống như mọi năm, du lịch Tết Nguyên Đán là một ý tưởng vô cùng tuyệt vời. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm du lịch trong dịp Tết mà bạn cần “note” lại ngay.
Lựa chọn phương tiện đi lại
Việc đầu tiên khi bạn muốn đi du lịch Tết Nguyên Đán đó là xem xét phương tiện di chuyển của mình là gì để đặt vé trước. Bởi vì, vào những ngày giáp Tết, nếu bạn mua vé có thể rất đắt hoặc hết vé.
- Bạn có thể lựa chọn đi tàu hỏa. Du lịch bằng tàu hỏa cũng khá thú vị, giá lại rẻ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi chọn phương tiện này bởi vì tàu hỏa mất khá nhiều thời gian.
Du lịch bằng tàu hỏa khá thú vị và hấp dẫn
- Máy bay được xem là phương tiện di chuyển nhiều nhất vào dịp Tết nhưng giá của nó thì khá “chát”. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn đi máy bay trong dịp Tết thì thời gian sẽ được rút ngắn, đi lại thuận tiện. Những mẹo bạn cần “bỏ túi” đó là hãy book vé từ vài tháng trước và nên là vé khứ hồi để tiết kiệm chi phí.
- Nếu bạn đi du lịch quanh thành phố thì xe khách là phương tiện giá rẻ. Tuy nhiên, ngày Tết việc chen lấn, chèn ép khách là điều diễn ra rất nhiều. Vì vậy, bạn cần cân nhắc khi lựa chọn phương tiện này.
Hành lý mang theo
Theo kinh nghiệm du lịch Tết Nguyên Đán, hành lý bạn mang theo chỉ là những vật dụng mà bạn cảm thấy quan trọng. Bạn cần lên một danh sách những đồ dùng cần thiết như quần áo, thuốc men, thực phẩm và tiền. Bạn không nên mang quá nhiều quần áo, chỉ mang những theo những bộ quần áo sẽ mặc và cần thiết khi check-in. Với tiền, bạn đừng lên mang theo tiền mặt trong người, thay vào đó hãy để tiền vào thẻ ngân hàng. Bạn nhớ hãy mang theo những giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, hộ chiếu…
Một số địa điểm du lịch Tết Nguyên Đán
Vinpearl Land Nha Trang
Nếu bạn đã tự thưởng cho mình một chuyến du lịch vào đầu xuân, thì Vinpearl Land Nha Trang là một khu du lịch bạn không thể bỏ qua. Tại đây, bạn và gia đình mình có thể đón Tết vui vẻ, hạnh phúc và sang trọng trên đảo Hòn Tre. Đầu xuân năm mới, bạn sẽ được tận hưởng các dịch vụ đẳng cấp 5 sao tại các resort, mua sắm tại các trung tâm thương mại sầm suất.
Tại khu du lịch này có rất nhiều đảo lớn nhỏ nổi tiếng như đảo Hòn Tằm, vịnh Ninh Vân, viện Hải dương học. Đến thành phố Nha Trang, bạn có thể ghé thăm Hòn Tằm để nghỉ dưỡng tại những bãi biển xanh, cát trắng, nắng vàng xinh tươi, tận hưởng các món hải sản và các hoạt động du lịch hấp dẫn.
Huế- Đà Nẵng - Hội An
Bạn có thể làm một tour du lịch miền Trung từ Huế - Đà Nẵng - Hội An trong 7 ngày lễ Tết sắp tới. Thời gian này, miền Trung có khí hậu nóng ấm cũng như tổ chức nhiều hoạt động.
Phố cổ Hội An mơ mộng và quyến rũ vào ban đêm
Phố cổ Hội An không còn quá xa lạ với mọi người khi nhắc tới vùng đất Quảng Nam. Với những nét cổ kính được gìn giữ lâu đời, Hội An được xem là một điểm du lịch trong dịp Tết hấp dẫn. Không những không khí trong lành, người dân thân thiện và cảnh quan ấn tượng.
Đà Lạt
Bạn có thích đi du lịch cùng vợ hoặc chồng tại Đà Lạt mộng mơ trong dịp tết này không? Vào mùa xuân, Đà Lạt cũng vào mùa sắc xuân nở đẹp nhất. Bạn có thể tận hưởng không khí mát mẻ, say đắm lòng người và nhìn trăm hoa đua nở. Bạn có thể đạp xe quanh những con dốc hay thả mình trên đỉnh Langbiang. Đà Lạt mơ mộng, trữ tình trên những vườn dâu nổi tiếng với trẻ. Ngày Tết, đây thực sự là địa điểm du lịch tuyệt vời.
Đặt phòng khách sạn và chế độ ăn uống
Khi bạn đã quyết định được địa điểm du lịch Tết Nguyên Đán cũng như lộ trình thì bạn cần phải đặt phòng khách sạn trước. Do nhu cầu du lịch trong dịp Tết của người dân tăng cao nên nếu bạn không đặt sớm thì sẽ không còn phòng hoặc phải thuê những nhà nghỉ kém chất lượng với giá khá đắt đỏ.
Vào những cuối năm, khi đi du lịch bạn cần coi trọng việc ăn uống của mình. Do dịp lễ, các nhà hàng chưa phục vụ nhiều nên bạn cần mang theo một số đồ ăn cần thiết để không bị đói.
Bạn nên mang theo đồ ăn vặt khi đi du lịch vào dịp Tết
Hoặc thậm chí để cho chuyến du lịch của bạn trở nên hoàn hảo và đơn giản hơn, chúng tôi khuyên bạn và gia đình nên lựa chọn những tour du lịch trọn gói giá rẻ để không cần phải lo lắng các vấn đề như đặt vé, book phòng, chuyến đi không an toàn…
Với những chia sẻ quan trọng trong chuyến đi du lịch Tết Nguyên Đán sắp tới, hy vọng rằng các bạn sẽ nắm được cho mình những thông tin quan trọng, những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất trong nước. Chúc bạn và gia đình có một kỳ nghỉ Tết vui vẻ, hạnh phúc và bình an!
11/01/2020
700 Lượt xem

Tết ăn món gì cho đỡ ngán? Những món ăn dễ làm, ngon miệng
Tết ăn món gì cho đỡ ngán? đây là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vào những ngày Tết ngoài việc chuẩn bị các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, thì các chị em nên bổ sung thêm những món ăn chống ngán sau đây, để mâm cơm ngày Tết thêm hoàn hảo.
Tết ăn món gì cho đỡ ngán?
Món dạ dày trộn chua cay
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
1 cái dạ dày lợn.
Đậu phộng rang.
Rau mùi.
Gừng, tỏi, hành.
Hoa hồi, lá nguyệt quế.
15ml rượu.
10ml nước tương.
15ml dầu mè.
Giấm, sa tế, đường, muối.
Bạn có thể làm món dạ dày trộn chua cay vào ngày Tết cho đỡ ngán
Các bước tiến hành
Bước 1: Để làm món dạ dày trộn chua cay hấp dẫn này, bạn cần làm sạch dạ dày bằng cách rửa dạ dày với muối. Sau đó, cho thêm giấm để rửa lại một lần nữa. Sử dụng giấm sẽ giúp khử mùi hôi của dạ dày.
Bước 2: Bạn cho dạ dày vào nồi nước, luộc với lửa vừa cho đến khi sôi thì chắt bỏ nước, thêm nước mới vào và luộc dạ dày trong vòng 40 phút cùng với một ít gừng, rượu và muối. Cách luộc dạ dày này sẽ loại bỏ hết mùi hôi của dạ dày.
Bước 3: Tết ăn món gì cho đỡ ngán? Nếu bạn chọn món dạ dày trộn chua cay thì bạn cần luộc chín dạ dày. Lưu ý, bạn chỉ nên bật lửa nhỏ cho dạ dày chín mềm. Để xem dạ dày đã chín hay chưa, bạn dùng một chiếc đũa chọc qua miếng dạ dày, nếu thấy mềm thì bạn tắt bếp. Sau đó, cho thêm hoa hồi, lá nguyệt quế vào cho thơm.
Bước 4: Tiếp đến, hãy vớt dạ dày ra một chiếc đĩa, để nguội rồi thái thành những miếng dài nhỏ vừa ăn.
Bước 5: Khi đã thái dạ dày xong, bạn hãy băm nhỏ tỏi và giã đậu phộng rang.
Bước 6: Tiếp theo, cho dạ dày trộn với toàn bộ rau và gia vị đã chuẩn bị trước đó vào một cái tô lớn. Sau đó, bạn hãy cho thêm giấm, đường, nước tương, dầu mè, sa tế vào sao cho vừa ăn và trộn thật đều cho dạ dày ngấm đều gia vị.
Bước 7: Cho ra đĩa và thưởng thức.
Tết đến xuân về, các chị em thường tất bật chuẩn bị rất nhiều thứ, từ chế biến món ăn, mua sắm cho đến việc dọn dẹp nhà cửa. Nếu bạn muốn học được bí quyết tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc trong dịp Tết thì bạn hãy đăng ký ngay khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên UNICA.
Gỏi chân gà ngó sen
Tết ăn món gì cho đỡ ngán? Ngoài món dạ dày trộn chua cay, bạn cũng có thể làm món gỏi chân gà ngó sen. Chắc chắn, bất cứ ai thưởng thức món này cũng không thể cưỡng lại trước vị ngon của nó đấy!
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
10 cái chân gà.
300g ngó sen.
200g dưa chuột.
1 củ hành tây.
10g ngò rí.
Nước mắm, đường cát trắng, muối, giấm.
Chanh, tỏi, ớt, gừng.
5g húng lủi.
5g rau răm.
Để làm món gỏi chân gà ngó sen, bạn cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu
Các bước tiến hành:
Bước 1: Đầu tiên, bạn sẽ mang chân bóp với muối và gừng và rửa sạch bằng nước lại nhiều lần cho đến khi hết mùi hôi. Sau đó, cho chân gà vào nồi luộc trong khoảng 10 phút. Bạn chỉ nên luộc chân gà trong khoảng thời gian này, không nên luộc quá lâu, trong quá trình luộc cần phải mở nắp nồi.
Bước 2: Khi chân gà chín, bạn vớt ra cho vào một chậu nước lạnh có pha một ít giấm. Sau đó, dùng một con dao nhọn và khứa một đường dọc theo chân gà, dùng mũi dao tách riêng phần da và gân, bỏ phần xương.
Bước 3: Với ngó sen, bạn xé sợi, rồi ngâm ngó sen vào một cái tô lớn cùng với một ít giấm, đường và muối vào ngâm cùng. Còn cà rốt thì nạo vỏ, rửa sạch rồi bào sợi và trộn đều với một chút giấm và đường.
Bước 4: Tiếp theo, bạn hãy giã nhuyễn ớt, tỏi và pha với nước mắm, đường, cùng một ít nước lọc, nhớ khuấy đều cho đường tan hết nhé!
Bước 5: Sau đó, vớt ngó sen và cà rốt ra, dùng tay vắt sạch nước rồi mang trộn với chân gà đã rút xương trước đó. Cuối cùng, thêm rau răm, húng lủi, nước mắm đã pha ở bước 4, đồng thời vắt thêm một ít chanh rồi trộn đều. Bạn nêm lại sao cho vừa khẩu vị, múc gỏi lá sen chân gà ra đĩa và thưởng thức ngay thôi!
>>> Xem thêm: Cách làm các món chay ngày Tết thơm ngon, lạ miệng
Gỏi cuốn tôm thịt
Tết ăn món gì cho đỡ ngán? câu trả lời đó chính là gỏi cuốn tôm thịt. Món ăn này có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta trong ngày thường, nhưng nó chính là “vị cứu tính” giúp bạn chống ngán trước những món ăn ngày Tết đầy dầu mỡ. Để chế biến được ngon, bạn hãy thực hiện theo công thức dưới đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
200g tôm tươi.
250g thịt ba chỉ.
10 miếng bánh tráng.
300g bún tươi.
50g húng quế.
20g hẹ.
Tết ăn món gì cho đỡ ngán, câu trả lời đó chính là gỏi cuốn tôm thịt
Các bước tiến hành:
Bước 1: Bạn nhặt sạch rau húng quế, cắt bớt lá hẹ và rửa sạch. Tôm bạn cũng rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín, sau đó lột bỏ vỏ, thái đôi. Thịt ba chỉ bạn cũng rửa sạch và luộc chín. Sau đó, vớt ra để nguội rồi thái mỏng.
Bước 2: Bây giờ, chúng ta sẽ tiến hành cuốn gỏi. Đầu tiên, bạn hãy thấm bánh tráng hơi ướt, xếp một ít bùn, tôm, thịt, rau sống cùng với lá hẹ vào trang trí và cuốn chặt tay. Với món gỏi cuốn này, bạn có thể chấm với mắm nêm, nước mắm chua ngọt hay tương đen đều được.
Món ăn ngày Tết thường rất đa dạng và phong phú. Để mâm cơm ngày Tết thêm phần ấm cúng, bạn hãy tham gia ngay khóa học Làm món ăn ngày Tết của Unica. Mỗi bài giảng được thiết kế ngắn gọn, xúc tích nên bạn hoàn toàn có thể nấu được những món ăn ngon ngay sau khi học.
[course_id:1484,theme:course]
[course_id:683,theme:course]
[course_id:1110,theme:course]
Kết luận
Qua bài viết này, chắc chắn các bạn đã biết Tết ăn món gì cho đỡ ngán rồi đúng không. Đây là những món ăn với cách chế biến rất đơn giản nên các chị em có thể tự tay vào bếp chế biến cho gia đình thưởng thức.
>>> Xem thêm:
Điểm danh các món xào cho ngày Tết ngon khó cưỡng
Chọn thực phẩm sạch cho ngày Tết an toàn và khỏe mạnh
11/01/2020
2588 Lượt xem