Chiều tối 30 Tết, bên cạnh nồi bánh chưng nghi ngút khói, nhiều gia đình Việt xưa còn có đặt cạnh thêm một nồi nước lá thơm chờ sôi để mọi thành viên trong gia đình dùng làm nước tắm. Sau đây, Unica sẽ chỉ cho bạn cách đun nước tắm lá mùi già để tắm chiều 30 Tết. Cùng tìm hiểu ngay.
Đặc điểm của lá mùi già
Lá mùi già là một trong những loại lá vô cùng quen thuộc và gần gũi với người Việt Nam. Nó được gọi với nhiều loại tên khác nhau như: hương tuy, hồ tuy, ngổ thơm.
Lá mùi già thuộc loại thân thảo, họ hoa tán, cánh lá nhỏ, mỏng và có hoa trắng. Khi mùi già sẽ có quả nhỏ mọc xung quanh thân cây.
Trong lá mùi già có chứa nhiều thành phần như: Vitamin A, C, Vitamin K, B và các khoáng chất khác như: Mangan, Natri, Canxi, Kali...
Lá mùi ngà được nghiên cứu là có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như: ngăn ngừa bệnh ung thư, lợi tiểu, tăng cường hệ miễn dịch, khả năng chóng viên cao, hỗ trợ và điều hòa kinh nguyệt, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Ý nghĩa của việc tắm lá mùi già vào ngày 30 Tết
Theo phong tục từ thời tổ tiên để lại, tắm nước lá mùi già sẽ giúp người tắm gột rửa được những bụi trần của năm cũ, xua đuổi những việc đen đủi, giúp tinh thần được sảng khoái để đón chào một năm mới.
Theo dân gian, tắm lá mùi già giúp cơ thể tẩy được mọi điều đen đủi của năm cũ
Trước giao thừa, già trẻ lớn bé không phân biệt độ tuổi đều sẽ tắm lá mùi để tẩy uế, tiễn đưa những vận đen và đón những điều may mắn tới năm mới.
Bên cạnh đó, hương của cây lá mùi còn tạo cảm giác tinh khiết, nhẹ nhàng vô cùng dễ chịu cho da. Với lá mùi có vị cay, tính ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh.
Hướng dẫn cách đun nước lá mùi già để tắm chiều 30 Tết
Nguyên liệu chuẩn bị
- 1 Bó lá mùi loại già có hoa.
- 3 Thìa muối.
- 1 Củ gừng.
- Nước.
Dù bạn ở nông thôn hay thành phố thì đều có thể chọn mua được những bó mùi già đã trổ hoa, kết trái để đun làm nước tắm. Những cây mùi già có thân chuyển màu tía, có hoa khi đun sôi sẽ có mùi thơm ngan ngát, cay cay, riêng biệt mà không một loại cây nào có được.
Quy trình 5 bước nấu nước lá mùi già
- Bước 1: Sau khi mua được những bó mùi già, muối, gừng đem đi rửa sạch.
- Bước 2: Lá mùi già để ráo, gừng đem đập dập.
- Bước 3: Cuộn tròn lá mùi già thành từng bó nhỏ rồi cho vào nồi nước, cho gừng thêm để tạo mùi thơm rồi đem đun tới sôi.
- Bước 4: Sau khi nước sôi, chắt lấy nước cho ra chậu, hòa thêm một chút muối trắng để tắm.
- Bước 5: Bạn sẽ tận dụng lá mùi của lần trước bằng cách tiếp tục đổ thêm nước vào đun sôi, để thành viên tiếp theo của gia đình sử dụng.
Lá mùi già sau khi đun
Trang trí nhà cửa ngày Tết sẽ giúp không gian sống đẹp và bắt mắt hơn. Thông qua khóa học, bạn sẽ biết cách bài trí không gian sao cho đẹp, hài hòa và hợp phong thủy nhất để thu hút tài lộc. Đăng ký ngay:
Lưu ý khi tắm nước lá mùi già
Sau khi nắm được ý nghĩa và cách đun nước tắm lá mùi già để tắm chiều 30 Tết thì bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Những người mắc các bệnh viêm da cơ địa, da trầy xước, bong tróc da, nhiễm trùng da thì không nên tắm loại nước này.
- Với trẻ sơ sinh, da vẫn còn yếu thì các mẹ tuyệt đối không được cho sử dụng để tắm bởi vì da trẻ nhạy cảm, việc cố tình tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước lá mùi già vào cuối năm sẽ khiến trẻ mắc thêm các bệnh dị ứng.
Không được tắm lá mùi già cho những người mẫn cảm về da
- Bạn không được tắm khi vừa ăn no vì sẽ làm mạch máu căng lên, dễ đến chóng mặt, tim đập nhanh.
- Những người đang bị thủy đậu hoặc sởi không nên tắm lá mùi già bởi nó sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Hòa 1 đến 2 gáo nước lá mùi ra chậu nước ấm khi dùng. Tránh tắm lạm dụng nước lá mùi quá đặc.
Kết luận
Với những chia sẻ về cách đun nước tắm lá mùi già để tắm chiều 30 Tết trên, hy vọng rằng bạn sẽ có thêm cho mình những kinh nghiệm về Tết hữu ích. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, bình an!
>>> Xem thêm: