Nuôi dạy con
Trẻ sơ sinh thiếu canxi - Nguyên nhân và cách bổ sung hiệu quả
Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây còi xương, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ. Vậy làm cách nào để bổ sung canxi cho trẻ một cách khoa học nhất, cùng Unica tìm kiếm lời giải đáp thông qua bài viết sau đây.
Trẻ sơ sinh rất cần bổ sung canxi cho sự phát triển của cơ thể
1. Tầm quan trọng của Canxi đối với trẻ sơ sinh
Canxi là một khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể, chiếm khoảng 99% trong xương và răng, 1% nằm trong các bộ phận khác. Canxi giúp duy trì hoạt động cơ bắp, lưu thông máu và phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh đồng thời điều tiết hoocmon trong cơ thể. Mẹ có thể tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của các dưỡng chất đối với sự phát triển của trẻ thông qua các khoá học dạy con thông minh để cập nhất kiến thức từ các chuyên gia hàng đầu.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh thiếu Canxi
Trẻ sơ sinh bị thiếu Canxi có thể do một trong các nguyên nhân như sau:
- Trong quá trình sinh nở, trẻ bị ngạt thở hoặc thiếu Oxy
- Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu có thể gặp phải các triệu chứng như: đái tháo đường thai kỳ, ngộ độc thai nghén.
- Chế độ dinh dưỡng khi mang bầu và sau sinh của mẹ thiếu đi hàm lượng Canxi trong mỗi bữa ăn làm ảnh hưởng đến trẻ.
- Vitamin D giúp cho việc hấp thụ Canxi trở nên tốt nhất. Vì thế, nếu trẻ thiếu lượng Canxi không được hấp thụ đầy đủ thì nguyên nhân có thể xuất phát từ việc trẻ bị thiếu Vitamin D.
- Tuyến giáp của trẻ gặp một số bệnh lý như: sưng tuyến giáp hay dị tật ở tuyến giáp
>>> Xem ngay: Lý giải: Trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân
Nguyên nhân thiếu Canxi ở trẻ sơ sinh
3. Biểu hiện của trẻ sơ sinh thiếu Canxi?
Khi trẻ bị thiếu Canxi sẽ có những biểu hiện cụ thể như nhau:
- Trong khi ngủ, đặc biệt là ngày hay đêm thì trẻ cũng bị đổ rất nhiều mồ hôi ở phần đầu, cổ, lưng
- Hay có hiện tượng giật mình về đêm, quấy khóc lúc nửa đêm.
- Trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương.
- Răng mọc chậm so với các bạn cùng độ tuổi, hệ răng yếu, không đều.
- Sau gáy bị rụng tóc thành một đường dài giống dạng vành khăn, hay còn được gọi là “rụng tóc vành khăn”
- Khi ngủ hay vặn mình, khó ngủ dẫn đến nôn sữa.
4. Hậu quả của việc thiếu canxi đối với trẻ sơ sinh
Thiếu canxi, cơ thể của trẻ sẽ không được phát triển một cách toàn diện, hậu quả xảy ra chúng ta có thể nhìn thấy như:
- Trẻ sẽ quấy khóc
- Còi xương, chậm lớn
- Hạn chế chiều cao, răng mọc không đều, sâu răng
- Hệ miễn dịch suy giảm, khả năng táo bón, chán ăn
- Ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Ở độ tuổi sơ sinh bé rất cần được cung cấp đầy đủ canxi, hãy bổ sung canxi cho bé để tạo đà phát triển cho con.
>>> Xem ngay: Cách sử dụng truyện tranh cho bé yêu ngủ ngon, sâu giấc
Thiếu canxi khiến trẻ quấy khóc làm bố mẹ cảm thấy phiền lòng
5. Các cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
Ở độ tuổi từ 0 - 6 tháng tuổi khả năng bé vẫn bị thiếu canxi cao. Đây là giai đoạn trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng thông qua việc bú sữa mẹ. Để bổ sung canxi cho trẻ giai đoạn này, người mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi để nguồn sữa cung cấp cho bé được đảm bảo chất dinh dưỡng như câu ông bà ta vẫn hay nhắc nhở: “mẹ ăn gì con bú nấy”.
Sữa mẹ là nguồn bổ sung canxi dồi dào và dễ hấp thụ nhất cho trẻ sơ sinh
Đối với giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên
Trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu biết ăn dặm, đây cũng là giai đoạn bé mọc răng, cần cung cấp nhiều canxi. Ngoài nguồn sữa mẹ, ở giai đoạn này, bạn có thể bổ sung canxi bằng nhiều cách khác nhau.
- Tăng cường các thực phẩm giàu canxi vào các bữa ăn dặm
Các mẹ có thể bổ sung canxi cho trẻ qua thức ăn chứa nhiều canxi như thức từ ăn động vật, các loại thịt, cá, hải sản, thủy sản. Bạn nên thay đổi thực đơn cho bé thường xuyên để bé cảm thấy luôn ngon miệng và thèm ăn.
- Bổ sung canxi qua thực phẩm chức năng
Với những bé thiếu canxi nặng quá có thể bổ sung bằng các loại thuốc giàu canxi, có hàm lượng canxi cao. Việc bổ sung canxi qua thực phẩm chức năng như vitamin D, Magie, vitamin K2 là giải pháp tốt, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ bởi sử dụng thuốc quá nhiều không tốt cho sự phát triển của bé.
6. Lưu ý khi bổ sung Vitamin D và Canxi cho trẻ sơ sinh
Vitamin D đóng vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của bé bởi nó giúp hấp thụ Canxi tốt hơn. Chính vì thế mà 2 chất này thường đi kèm và bổ sung cho nhau nếu mẹ muốn bé phát triển một cách toàn diện nhất. Để bổ sung Vitamin D, mẹ cần tắm nắng cho trẻ ngay trong những tháng đầu đời với thời gian là khoảng 7-9 giờ sáng bởi đây thời điểm tia cực tím hoạt động yếu nhất. Vitamin D trong ánh sáng mặt trời khi được tiếp xúc trực tiếp với da của bé sẽ có tác dụng chống viêm, giảm đau, cải thiện và phát triển hệ xương khớp khỏe mạnh hơn và quan trọng hơn hết là tăng khả năng hấp thụ lượng Canxi cần thiết trong cơ thể bé.
Bổ sung Vitamin D bằng cách tắm nắng cho trẻ
Như vậy, với những kiến thức về việc cung cấp canxi đối với trẻ sơ sinh mà Unica vừa chia sẻ tới các bạn trên đây hy vọng sẽ giúp bạn chăm sóc con yêu một cách tốt nhất trên con đường phát triển sức khỏe, trí tuệ toàn diện của trẻ.
25/04/2019
1688 Lượt xem
Giải đáp: Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không?
Nước là một trong những khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng. Tuy nhiên, có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không hiện đang là thắc mắc của rất nhiều bậc làm cha mẹ. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Unica sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi này để chăm sóc con một cách tốt nhất.
Trẻ sơ sinh được cung cấp đủ nước qua sữa mẹ
Sữa mẹ là một dưỡng chất tuyệt vời đối với sự phát triển của trẻ với 80% thành phần là nước cùng với các chất dinh dưỡng khác. Vì thế, mẹ có thể cung cấp nước cho bé mỗi khi bé cảm thấy khát thông qua nguồn sữa mẹ vô cùng dồi dào. Ngoài việc cung cấp đủ nước, sữa mẹ còn giúp trẻ sơ sinh tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh tật và bảo vệ bé khỏi các bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Chính vì thế, trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi, mẹ không cần bổ sung thêm nước cho bé cho dù điều kiện khí hậu nóng, oi bức.
Khi trẻ được bú mẹ đồng nghĩa với việc trẻ đang được cung cấp nước một cách đầy đủ, an toàn và bảo vệ bé một cách hiệu quả.
Không nên cho trẻ sơ sinh uống nước là lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không?
Trẻ sơ sinh được tính từ thời điểm em bé ra đời tới khoảng 6 tháng tuổi, độ tuổi bắt đầu bố mẹ có thể cho ăn dặm. Trong thời điểm trẻ sơ sinh, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo không nên cho bé uống nước, dù là nước lọc đun sôi hay những loại nước được nấu từ các nguyên liệu từ thiên nhiên.
Đối với trẻ sơ sinh dùng 100% sữa công thức, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé một chút nước để giúp cho hệ tiêu hóa bài tiết ổn định hơn. Ngoài ra, trong trường hợp bé bị sốt cao, táo bón, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể cung cấp lượng nước đủ cho bé trong giai giai đoạn sơ sinh mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tác hại khi cho trẻ sơ sinh uống nước
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng uống nước có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thu sữa mẹ bởi sữa mẹ đã cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bé, trong đó có cả nước. Nếu mẹ vẫn bổ sung thêm nước cho bé thì nó sẽ là tác nhân làm ngăn cản quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Đồng thời uống nước sẽ làm bé no hơn, dạ dày sẽ căng hơn và lười bú mẹ hơn.
- Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn non nớt, chính vì vậy uống nước sẽ là tăng nguy cơ nhiễm trùng bởi trong nước luôn có nguy cơ chứa các mầm bệnh mà bằng mắt thường không thể nhìn thấy được.
- Trẻ uống nước có thể làm loãng lượng Natri trong cơ thể dẫn tới hàm lượng Natri bị thiếu hụt, làm ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của não bộ.
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước khi thời tiết nóng bức không
Thời điểm thích hợp cho bé uống nước là khi nào?
Nước là chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể của con người, 70% cơ thể chúng ta là nước, theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chúng ta nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Nước có chức năng tăng cường khoáng chất và nuôi dưỡng các bộ phận khác của cơ thể
Khi cơ thể của bé có sức đề kháng hơn, đặc biệt là từ thời điểm bé ăn dặm, việc bổ sung nước cho bé lúc này là cần thiết. Trong thời điểm này, nước có khả năng ngăn ngừa chứng táo bón, hơn nữa bé đã bắt đầu hoạt động nhiều hơn, cơ thể mất nhiều nước vì vậy cần bổ sung đầy đủ nước cho bé.
Cha mẹ nên cho bé uống nước ít nhất 3 lần mỗi ngày và sau khi ăn, tuyệt đối bạn không nên cho bé uống nước lọc mà phải đun sôi để nguội. Nếu không đun sôi nước mà cho bé uống trực tiếp, bé rất dễ bị vi khuẩn trong nước làm hại đến hệ hô hấp, tiêu hóa…
Giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm là thời điểm bạn bắt đầu nên cho bé uống nước
Nên cho bé uống bao nhiêu nước?
Khi trẻ bước vào giai đoạn 5-6 tháng, mẹ có thể cung cấp nước cho bé với liều lượng khoảng 4 muỗng nhỏ cà phê. Lượng nước này sẽ được tăng lên khi trẻ trải qua các giai đoạn tiếp theo.
Để giúp trẻ có thể uống nước dễ dàng, bạn có thể dùng thìa hoặc tập cho trẻ uống mình. Nếu trẻ còn đang bỡ ngỡ với việc này, mẹ nên tập làm mẫu để bé quan sát và tự mình có thể uống nước trong bình cho những lần tiếp theo.
Lưu ý khi cho trẻ uống nước
- Không ép trẻ uống nước, hãy cho trẻ được uống nước theo nhu cầu
- Trong độ tuổi ăn dặm, mẹ không nên cho bé uống quá nhiều nước trước và trong bữa ăn vì nó sẽ khiến trẻ no nhanh hơn và ăn được ít hơn
- Phải cho trẻ uống nước đã được đun sôi và để nguội để hạn chế tối đa việc cơ thể trẻ bị nhiễm khuẩn.
- Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung thêm nước trái cây như: nước cam, nước dưa hấu trong giai đoạn ăn dặm để trẻ được cung cấp nhiều dưỡng chất hơn.
Có cho trẻ sơ sinh uống nước hay không phụ thuộc vào ngày tuổi của bé, đối với trẻ sơ sinh 6 tháng đầu tiên chỉ cần sữa mẹ tốt là bé có thể phát triển toàn diện và thông minh. Thay bằng việc lo lắng cho sự phát triển của con, bạn hãy quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và cách làm thế nào để nguồn sữa mẹ được đủ và nhiều dưỡng chất cho bé. Mẹ có thể tìm hiểu rõ hơn về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc trẻ ngay từ những ngày đầu với khóa học Nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên để con luôn lớn khỏe và phát triển toàn diện.
>> Trẻ sơ sinh thiếu canxi nên bổ sung như thế nào?
>> Bật mí 5 cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông để con không bị ốm
>> Hướng dẫn cho bé bú đúng cách đối với những người mẹ nuôi con lần đầu
25/04/2019
1913 Lượt xem
Lịch tiêm phòng cho bé theo tháng tuổi
Theo khuyến cáo của bộ y tế, mỗi giai đoạn phát triển bé cần được tiêm phòng để tăng cường sức đề kháng và phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cụ thể lịch tiêm phòng như thế nào đối với từng giai đoạn. Hôm nay, Unica sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn thông qua bài viết sau đây.
Tiêm phòng cho bé ngay từ khi chào đời giúp con yêu được tăng cường sức đề kháng tốt nhất
1. Tại sao cần nắm lịch tiêm phòng cho bé?
Khi chào đời, hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện, bé cần được tiếp thêm sức lực bằng cách tiêm phòng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Ở các giai đoạn tiếp theo, bé được tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, cùng với sự vận động của cơ thể, bé có thể bị xâm nhập bởi những vi khuẩn, virus gây hại nên cần được tiêm phòng để có khả năng chống lại các vi khuẩn ấy.
Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, vắc xin được tạo ra giúp trẻ tránh khỏi các bệnh lý đe dọa đến tính mạng như sởi, cúm, viêm gan B, viêm não Nhật Bản….
Tiêm phòng giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian chăm sóc trẻ, hạn chế các căn bệnh gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
2. Lịch tiêm phòng cho bé trong từng giai đoạn
Theo quyết định số 845/2010/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế, từ năm 2010, lịch tiêm chủng thường xuyên trong chương trình tiêm chủng mở rộng áp dụng cụ thể trong từng giai đoạn:
Từ giai đoạn 0 - 18 tháng tuổi
Bảng danh sách các mũi tiêm trong giai đoạn bé từ 0 - 2 tháng tuổi
Giai đoạn bé từ 3 - 9 tháng tuổi trở lên
Trong những tháng đầu tiên của bé khi ra đời, bé sẽ được tiêm phòng những căn bệnh nguy hiểm như viêm gan B, phòng các bệnh lao... Và đặc biệt bé sẽ được tiêm uốn ván từ tháng thứ 2 cho tới khi 18 tháng.
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp do vi khuẩn có tên khoa học là Clostridium tetani gây ra, chúng thường sống trong đất, bùn, cống rãnh, phân động vật, đồ kim loại bị gỉ sét… gây ra. Vi khuẩn này xâm nhập qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương hở, dễ gặp đối với trẻ sơ sinh hậu quả có thể chết vì suy hô hấp hoặc trụy tim mạch, rối loạn thần kinh, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bảng danh sách các mũi tiêm trong giai đoạn bé từ 3 - 9 tháng tuổi trở lên
Giai đoạn bé từ 12 tháng tuổi trở lên
Từ giai đoạn 12 tháng tuổi, bé đã bắt đầu biết đi và tiếp xúc với các môi trường khác nhau, trẻ bắt đầu dễ bị lây lan các bệnh truyền nhiễm, chính vì vậy cần tiêm cho trẻ những mũi tiêm tránh các bệnh truyền nhiễm như, quai bị, các bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b; bệnh sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella...
Bảng danh sách các mũi tiêm trong giai đoạn bé từ 12 tháng tuổi trở lên
Tất cả vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia được áp dụng miễn phí đối với trẻ em là công dân Việt Nam trong và ngoài nước, không phân biệt vùng miền và dân tộc.
Trên đây lịch tiêm phòng đối với bé được bộ y tế đưa ra, bạn hãy nắm rõ để đưa con em mình đến những trạm y tế các xã, phường, thị trấn gần nhất để cho bé tiêm đúng thời điểm, tránh những hậu quả không may xảy ra khi chưa được tiêm phòng kịp thời.
Lưu ý khi cho trẻ đi tiêm chủng
Tiêm chủng là một trong những bước vô cùng quan trọng trong hành trình mỗi đứa trẻ sinh ra và lớn lên. Dù là hình thức tiêm dịch vụ hay tiêm chủng theo chương trình mở rộng thì cha mẹ cũng cần lưu ý một số điểm như sau:
- Khám sáng lọc cho bé trước khi tiêm: Đây là một trong những bước đầu tiên cần thực hiện trước khi bé được tiêm. Trong bước này, cha mẹ cần cho bác sĩ biết về tình trạng hiện trước đây và hiện tại của bé để bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định một phác đồ tiêm phù hợp nhất.
- Sau khi tiêm chủng xong, cha mẹ cần ở lại địa điểm tiêm ít nhất là 30 phút để xem phản ứng và theo dõi tình hình sức khỏe sau tiêm của trẻ.
- Tiếp tục theo dõi tại nhà, ít nhất là 24h sau tiêm. Nếu bé thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi trong nhiều giờ đồng hồ ( cụ thể là trên 1 ngày) thì cha mẹ có thể đưa bé đến các trung tâm y tế để được thăm khám và tìm hiểu những nguyên nhân khác.
- Sau tiêm, nếu bé sốt dưới 38 độ, cha mẹ có thể cho cho con mặc đồ thoáng mát, dùng khăn ấm lau vùng bẹn, nách, cổ. Nếu bé sốt >38 độ, bạn có thể cho con uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ có bất cứ biểu hiện gì bất thường như co giật, bỏ bú, cha mẹ phải đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để có thể tìm ra được phác đồ điều trị phù hợp.
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về lịch tiêm phòng cho bé theo từng giai đoạn phát triển cũng như một số lưu ý khi cho trẻ đi tiêm chủng. Các bậc cha mẹ cần nắm chắc kiến thức này để có thể chăm sóc bé yêu của mình một cách an toàn và hiệu quả nhất nhé.
>> Trẻ sơ sinh thiếu canxi nên bổ sung như thế nào?
>> Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo mùa
>> Những lưu ý khi mua bảo hiểm cho trẻ sơ sinh
25/04/2019
1995 Lượt xem
Bà bầu ăn gì để có đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi
Bà bầu ăn gì để tốt cho thai nhi? Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể của người mẹ khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai cũng như tiếp sức vượt cạn thành công. Đặc biệt hơn nó có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của em bé trong bụng. Vậy chế độ dinh dưỡng của bà bầu như thế nào là sự lựa chọn đúng đắn? Tất cả sẽ được giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây.
Dinh dưỡng cho bà bầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi
Bà bầu nên ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin
Bà bầu ăn gì để tốt cho thai nhi. Đó chính là các loại hoa quả có nguồn gốc từ thiên nhiên CHỨA NHIỀU LOẠI nên an toàn đối với sức khỏe mẹ bầu.Tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng tốt cho bà bầu, mỗi loại trái cây chứa thành phần dưỡng chất khác nhau, có những loại quả có chứa chất không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Bạn nên bổ sung những loại hoa quả như:
- Chuối: Trong chuối có chứa nhiều kali, một dưỡng chất cần bổ sung đối với bà bầu. Ngoài sự thơm ngon, chuối chín có tác dụng giúp bà bầu giảm các vấn đề như chuột rút, phù nề…Tuy nhiên bạn không nên ăn chuối vào lúc đang đói vì có thể làm phá vỡ sự cân bằng magie và canxi trong máu.
- Cam: Cam là loại hoa quả chứa hàm lượng vitamin C dồi dào nhất mà không phải loại hoa quả nào cũng có. Cam có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng của mẹ, giúp giảm các triệu chứng của ốm nghén như buồn nôn, mệt mỏi…
- Bơ: Một trong những loại hoa quả mẹ bầu nên bổ sung giai đoạn này là quả bơ. Bơ chứa các loại vitamin như A, B, C, kali và folate, cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Bạn có thể sử dụng bơ trong suốt quá trình mang thai để giúp em bé phát triển cũng như người mẹ cảm thấy khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Cách làm bột ngũ cốc cho bà bầu - Mẹ uống con khỏe mạnh
Ngoài cam, chuối,bơ còn có rất nhiều loại trái cây tốt đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng
Bà bầu nên ăn những thực phẩm giàu protein
Bà bầu ăn gì để giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Đó chính là thực phẩm chứa nhiều protein giúp cơ thể của người mẹ tăng cường sức đề kháng, giúp chống lại những cơn mệt mỏi và đau lưng, đau đầu… Ngoài ra protein tốt trong quá trình hình thành cơ thể của em bé trong bụng mẹ. Thực đơn chứa nhiều protein bạn nên sử dụng có nhiều trong các loại thực phẩm như: Đậu, cá, trứng, thịt, các loại gia cầm….
Lưu ý khi lựa chọn những loại thực phẩm này bạn nên cho ít dầu, mỡ. Đối với gia cầm, bạn phải nấu chín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra khi chọn cá, bạn không nên chọn cá kiếm, cá trích….
>>> Xem thêm: Bị chuột rút khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị
Các loại hạt chứa nhiều protein tốt cho sức khỏe bà bầu
Bà bầu nên bổ sung thêm sắt, canxi
Khi mang thai, đặc biệt là những tháng đầu tiên cơ thể của người mẹ rất yếu, cơ thể chưa quen với sự thích nghi của một cá thể mới trong mình. Nhiều người mẹ còn ốm nghén rất vất vả, có thể bị nôn khi ngửi thấy mùi đồ ăn... Bạn đừng quá lo lắng, sau giai đoạn này khi thai nhi đã ổn định, người mẹ sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.
Dù có ốm nghén hay không ốm nghén, việc bổ sung sắt, canxi là điều mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới khuyên bà bầu nên làm. Ngoài việc lựa chọn các loại rau củ quả và những thực phẩm giàu canxi và sắt. Bạn hãy tới các bệnh viện hoặc các hiệu thuốc để được các bác sĩ tư vấn các loại canxi, sắt dành cho bà bầu mọi người hay sử dụng.
Khi mang thai cơ thể của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp tới em bé, những dưỡng chất bạn nạp hàng ngày sẽ thông qua đường dây rốn đến với cơ thể của con. Trong giai đoạn mang thai bạn tuyệt đối không nên ăn những đồ ăn chưa được nấu chín, những thức ăn không rõ nguồn gốc.Bạn nên nghiên cứu trước thành phần của các chất xem nó có lợi cho sự phát triển của thai nhi hay không.
Những loại hoa quả, thực phẩm kể trên tốt cho thai nhi, nhưng nó chưa đủ. Bạn cần lên cho mình kế hoạch cụ thể về thực đơn hàng ngày để tránh nguy hại đến em bé, và đặc biệt thay đổi thực đơn phong phú đa dạng để bữa ăn trở nên ngon miệng. Mẹ cũng có thể nâng cao những kiến thức cần thiết về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn của thai kỳ cũng như chế độ luyện tập, nghỉ ngơi để nâng cao sức khỏe cho mẹ và thai nhi một cách tốt nhất với khóa học Thai giáo - Phát triển trí tuệ, cảm xúc cho con trong bụng mẹ.
Bạn nên bổ sung thêm canxi và sắt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ
Trên đây là những lưu ý mẹ bầu ăn gì để nâng cao dưỡng chất cho cơ thể và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho thai nhi. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!
25/04/2019
1681 Lượt xem
4 Bước cho bé bú đúng cách đối với những mẹ nuôi con lần đầu
Đối với người lần đầu làm mẹ, việc bế bé và cho con bú khiến nhiều người cảm thấy lúng túng. Bế đúng cách giúp người mẹ về sữa nhiều hơn, đồng thời cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái. Như vậy bế bé bú như thế nào là đúng. Hãy cùng Unica tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
1. Vì sao nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu?
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời và cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Việc cho bé sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đầu mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời như sau:
- Sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng như: kháng chất, chất béo, chất đạm giúp trẻ phát triển và dễ tiêu hóa
- Sữa mẹ không gây dị ứng cho trẻ như một loại sữa công thức khác
- Sữa mẹ giàu giúp trẻ phát triển xương, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ gắn kết tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và bé trong những giai đoạn đầu đời.
>>> Xem ngay: Bé lười ăn phải làm sao? 8 Tuyệt chiêu mẹ nhất định phải thử
Cách cho bú để con yêu không bị sặc sữa
2. Các bước cụ thể khi cho em bé bú
Trước khi cho em bé bú, người mẹ phải ngồi hoặc nằm thoải mái, sữa mới có thể ra nhiều hơn. Tùy theo số tuần tuổi của bé mà bạn có những cách bế khác nhau, tuy nhiên quy trình cho em bú bạn phải thực hiện đúng các bước.
- Giữ trẻ: Bạn ôm bé sao cho mặt bé hoàn toàn hướng mặt về phía bạn. Nhẹ nhàng nâng cằm bé chạm vào ngực của mình, cho đầu bé hơi ngả về sau.
Áp cằm bé vào ngực của người mẹ chà xát môi trên và mũi bằng núm vú để khuyến khích trẻ mở rộng miệng. Theo phản xạ tự nhiên bé sẽ mở miệng, tuy nhiên chưa rộng, bạn cần để em bé mở rộng miệng hơn sau đó từ từ hướng núm vú về vòm miệng. Bé sẽ ngậm núm và phần lớn nhũ hoa (phần sẫm màu quanh núm vú) trong miệng. Phần nhũ hoa lộ ra bên trên miệng sẽ nhiều hơn bên dưới miệng.
- Kiểm tra tư thế ngậm núm: Trẻ sẽ lấy sữa nhờ sự kết hợp của động tác mút và tạo áp suất ngậm trong miệng. Bạn cũng có thể thấy cảm giác ngứa ran, khi sữa bắt đầu chảy bạn sẽ thấy động tác mút/nuốt của trẻ nhịp nhàng hơn. Bạn có thể quan sát má của bé, nếu má của bé hóp vào đều đều nghĩa là sữa đang ra một cách tự nhiên và không quá nhiều cũng không quá ít.
Khi bú mẹ trẻ sẽ mút nhanh lúc đầu và chậm dần về sau. Đối với giai đoạn trẻ sơ sinh thường sẽ ngủ quên trước khi bú no. Bạn nên căn thời gian cho bé bú để trẻ không bị ngủ quên khi đang bú mẹ. Nếu như em bé đang bú chưa đủ giấc và buồn ngủ, bạn có thể hỏi chuyện bé cho bé tỉnh táo qua cơn buồn ngủ tới khi bú xong.
- Kết thúc quá trình cho bú: Thông thường, trẻ sẽ tự ngưng bú và nhả ra. Nếu muốn ngưng cho trẻ bú, mẹ có thể nhẹ nhàng thò ngón út vào khóe miệng bé để làm ngưng động tác mút của bé. Bé sẽ sớm cho bạn biết là mình còn đói hay không.
>>> Xem ngay: 5 Cách cai sữa cho bé không quá khó như mẹ nghĩ
Giữ em bé trên đùi của mẹ bằng cách dùng cánh tay đối diện của mẹ nâng bé khi cho bé bú ngồi
3. Những lưu ý khi cho con bú
Đối với mỗi giai đoạn khác nhau chúng ta bế bé một cách khác nhau khi bú, đối với trẻ sơ sinh, chúng ta không nên nằm cho bé bú bởi như vậy có thể bé sẽ cảm thấy khó khăn vì cơ thể còn quá nhỏ.
Nếu trẻ từ 3 tháng trở lên bạn có thể cho bé bú ở các tư thế nằm, ngồi, nghiêng bên trái, bên phải… tuy nhiên tư thể của em bé phải là một tư thế thẳng lưng cổ theo một đường thẳng.
Rất nhiều trường hợp khi bé bú bị sặc sữa, điều này không hề tốt do người mẹ cho bé bú sai tư thế. Để hạn chế điều này, người mẹ nên thực hiện các bước:
Bước 1: Đặt con nằm trọn vào lòng mẹ.
Bước 2: Cho con nằm nghiêng khoảng 30 – 45 độ so với lưng mẹ và tuyệt đối không cho bé bú trong tư thế nằm ngửa hoặc khi bé đang ngủ.
Bước 3: Mẹ cho bé ngậm hết quầng ti, đầu hơi ngửa về phía trước, lưỡi và môi dưới của bé đặt dưới đầu ti.
Bước 4: Mẹ đặt hai ngón tay trỏ và ngón cái kẹp đầu ti ở giữa để kiểm soát dòng sữa, nhất là với các mẹ cho con bú trực tiếp.
Bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo lượng sữa cho bé bú
4. Lời khuyên cho các bà mẹ cho con bú
- Mẹ luôn giữ tâm trạng thoải mái để sữa được về nhiều hơn
- Chọn tư thế phù hợp để cả bé và mẹ đều thấy thư giãn và dễ chịu nhất
- Cho trẻ bú ngay sau sinh để sữa mẹ nhanh hơn
- Mẹ cần ăn uống khoa học và ngủ đủ giấc để tăng khả năng tiết sữa
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
- Mẹ không nên ăn đồ cay nóng, cà phê, thức uống có cồn trong giai đoạn cho con bú
- Vệ sinh đầu nhũ để đảm bảo vệ sinh khi trẻ bú
- Không tự dùng thuốc trong quá trình cho con bú nếu không có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ, gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng. Hy vọng những chia sẻ trên về nuôi dạy con có thể giúp bạn nâng cao kiến thức nuôi con để trẻ phát triển toàn diện.
25/04/2019
1903 Lượt xem
3 quy tắc vàng giúp dạy con trở thành thiên tài
Bố mẹ nào cũng muốn con mình ngoan ngoãn, thông minh, biết cách cư xử với mọi người và nhanh chóng trở thành những người thành đạt. Tuy nhiên nhiều người rất lúng túng trong việc dạy con, chỉ dạy theo bản năng không có một phương pháp dạy con cụ thể nào. Để giúp bạn có những phương pháp dạy con tốt nhất, hôm nay Unica sẽ chia sẻ cho bạn 3 quy tắc vàng giúp dạy con trở thành thiên tài. Mời bạn đọc cùng chú ý theo dõi bài viết.
Để dạy con thành tài bạn cần có những nguyên tắc cụ thể
Hãy để con tự lập
Tính tự lập của trẻ nên được xây dựng từ khi còn nhỏ, khi trẻ có khả năng về thể chất để thực hiện điều này. Để con thực hiện theo nguyên tắc này, bạn hãy để con tự làm những điều nhỏ nhất như vệ sinh cá nhân, tự ăn uống, mặc quần áo, lớn hơn một chút tầm 3 - 4 tuổi, bạn dạy con cách gấp quần áo, lau nhà, lau bàn ghế, dọn dẹp đồ chơi.
Khi con bạn hoàn thành xong một việc nào đó, đừng quên có những lời khen ngợi để động viên con, bạn có thể đặt ra những phần thưởng nếu như con thực hiện tốt công việc mình được giao.
>>> Xem ngay: 10 Kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ thành công trong cuộc sống
Để trẻ biết làm việc nhà từ khi trẻ có khả năng về mặt thể chất
Đừng giúp con làm hết mọi công việc
Nhiều phụ huynh cảm thấy “xót con” khi thấy trẻ thực hiện những công việc mà bạn giao một cách khó khăn, tuy nhiên đừng vì thế mà chạy lại giúp đỡ bé ngay. Nếu chẳng may con tự bước đi nhưng bị vấp ngã, đừng vội vàng chạy đến và bế con lên nịnh nọt. Bạn hãy để bé tự đứng lên tuy nhiên bạn cũng không tỏ ra thờ ơ mà hãy hỏi han con, động viên con tự đứng dậy.
Trong quá trình làm việc, ban đầu bé có thể sẽ chậm chạp, nhưng bạn hãy kiên nhẫn và để bé tự làm mọi thứ, quan sát xem bé thực hiện như thế nào để đưa ra những lời khuyên phù hợp với việc làm của con.
>>> Xem ngay: 10 Kỹ năng sống cho trẻ mầm non không phải ai cũng biết
Hãy để trẻ tự đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã
Dạy con tự chịu trách nhiệm
Để con chịu trách nhiệm trước việc làm của mình không phải việc gì quá to tát. Nếu như con bạn để đồ chơi một cách bừa bộn, hãy để con tự dọn đồ của mình, nếu như không tự ăn, trẻ sẽ biết mình sẽ bị đói.
Khi trẻ lớn hơn, bạn hãy để cho trẻ tiếp xúc với đồng tiền sớm bằng cách đưa tiền để con tự thanh toán các món đồ cá nhân, những bữa ăn sáng… điều này giúp trẻ nhận biết rằng không có gì là miễn phí mà phải trả giá cho những gì mình mong muốn.
Để con tự trả tiền là một cách giúp trẻ nhận ra không có gì là miễn phí
Để giáo dục một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn và thông minh không phải là điều khó khăn nhưng nếu như bạn không quan tâm tìm hiểu các phương pháp, có thể sẽ có những sai lầm trong việc dạy con, khiến chúng có những suy nghĩ lệch lạc và không biết phát triển những khả năng của bản thân.
3 nguyên tắc trên rất tốt nếu như bạn áp dụng đối với việc giáo dục trẻ, tuy nhiên nếu muốn con phát triển toàn diện, ngoan ngoãn và thông minh bạn cần phải có những phương pháp cụ thể đối với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Đặc biệt, mẹ hoàn toàn có thể tham khảo Phương pháp dạy con của người Do Thái để hoàn thiện tính cách, thói quen và tư duy của trẻ ngay từ khi còn nhỏ thông qua các hoạt động thường ngày, giúp con luôn lớn khỏe và phát triển toàn diện nhất.
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
25/04/2019
1868 Lượt xem
Kỹ thuật tắm nắng cho trẻ sơ sinh các mẹ nên biết
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết nhưng nhiều mẹ thường thực hiện sai cách. Vậy, tác dụng của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh là gì? Thời điểm nào thích hợp cho bé yêu tắm nắng? Tắm nắng như thế nào để con yêu phát triển toàn diện? Hãy cùng Unica.vn đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
1. Tác dụng của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh
Giúp xương phát triển
Khi nắng tiếp xúc với da của trẻ sẽ giúp trẻ tổng hợp vitamin D, giúp cho làn da chắc khỏe đồng thời hỗ trợ phát triển xương, làm tăng khả năng hấp thụ canxi, photpho ở niêm mạc ruột. Chính vì vậy, các ông bố, bà mẹ nên đưa trẻ đi tắm nắng để hưởng lợi từ tự nhiên.
Tắm nắng giúp trẻ phát triển xương
>> Trẻ sơ sinh thiếu canxi nên bổ sung như thế nào?
Thúc đẩy hệ tiêu hóa phát triển
Sau khi cho trẻ tắm nắng một thời gian, bạn sẽ thấy bất ngờ về hiệu quả của chúng. Trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cân và ngủ ngon giấc hơn, thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng ở trẻ, giúp phát triển tốt qua từng giai đoạn.
Giúp bé có giấc ngủ ngon hơn
Ngoài tác dụng giúp xương chắc khỏe và thúc đẩy sự tiêu hóa phát triển, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cho bé có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn, đồng thời bé không còn cảm giác giật mình khi ngủ. Đặc biệt, đối với những bé ít ngủ hay khó ngủ thì việc tắm nắng sẽ là một giải pháp tuyệt vời để lấy lại giấc ngủ ngon hơn.
2. Thời điểm tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ là tốt?
Khoảng 7 - 10 ngày sau sinh, bé đã có thể tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D cần thiết cho cơ thể. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều vì trong khoảng thời gian này tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh mặt trời là khá yếu rất thích hợp cho quá trình trao đổi chất ở trẻ.
Đặc biệt, khoảng thời gian sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé cưng hấp thụ can-xi và phốt pho một cách tốt nhất, có ích cho sự phát triển xương. Trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều, mẹ tuyệt đối không nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì lúc này tia cực tím và bức xạ mặt trời lên đến đỉnh điểm sẽ gây tổn thương làn da mỏng manh của bé.
Thời điểm tắm nắng cho trẻ sơ sinh
3. Thời gian tắm nắng cho bé bao lâu là đủ?
Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, thời gian tắm nắng có thể từ 10-30 phút mỗi ngày. Những ngày đầu, mẹ có thể cho con tắm nắng trong bóng râm trong khoảng 10 phút và tăng dần thời gian tắm nắng khoảng 20 - 30 phút cho những ngày tiếp theo.
Mỗi đợt tắm nắng của con chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày, và mẹ nên cho bé “nghỉ” 10-20 ngày rồi mới bắt đầu lại “quy trình”. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài, mẹ có thể cho con tắm nắng bên cửa sổ vào buổi sáng sớm, và mở cửa kính để cơ thể con hấp thụ ánh nắng tốt hơn.
Lưu ý là nếu tắm nắng cho trẻ sơ sinh trong mùa đông, mẹ nên để con tắm nắng vào buổi chiều, tốt nhất là khoảng từ 3-5 giờ chiều. Vì buổi sáng thời tiết thường lạnh hơn, bé dễ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngược lại thì thời gian tắm nắng cho trẻ vào mùa hè mẹ nên ưu tiên phơi nắng bé vào sáng sớm để ánh nắng không quá gắt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Chăm sóc trẻ không hề đơn giản, nó đòi hỏi cha mẹ cần rất nhiều kỹ năng và có đủ tính kiên nhẫn. Để chăm trẻ một cách đúng đắn, hạn chế những tổn thương, cha mẹ cần đăng ký khoá học online. Tại khoá học, các chuyên gia sẽ hướng dẫn quy trình chăm trẻ sơ sinh toàn diện, bí quyết cho trẻ ăn dặm, kỹ năng chăm sóc trẻ toàn diện.
[course_id:1086,theme:course]
[course_id:2018,theme:course]
[course_id:106,theme:course]
4. Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa đông
Vào mùa đông, thời tiết sẽ lạnh và ít ánh nắng so với mùa hè, chính vì vậy mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi phơi nắng cho trẻ. Cách tốt nhất là mẹ nên hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh mắc các bệnh về đường hô hấp do bị cảm lạnh. Nếu mẹ có ý định đưa trẻ ra ngoài thì tốt nhất là nên cho trẻ mặc ấm, đội mũ, quàng khăn… Việc này cũng khiến cho trẻ khó hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Thời điểm phơi nắng cho trẻ vào mùa đông tốt nhất là từ 8h30 - 9h
Chính vì vậy, thời điểm lý tưởng mà mẹ nên phơi nắng cho trẻ sơ sinh chính là từ 8 giờ 30 phút đến 9 giờ. Mẹ nên chọn những ngày có ánh nắng mặt trời và tránh những ngày âm u, nhiệt độ quá thấp và có nhiều gió để đảm bảo sức khỏe của bé yêu.
Bên cạnh đó, mẹ nên chọn những nơi tắm nắng cho bé sao cho thật yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ. Tuyệt đối tránh xa tiếng ồn vì có thể bé bị tỉnh giấc, giật mình trong lúc ngủ. Những nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt bé mẹ cũng nên tránh xa vì có thể khiến cho thị giác của bé bị ảnh hưởng, hãy chú ý cho ánh nắng chiếu đều toàn bộ cơ thể của bé.
5. Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa hè
Vào mùa hè, nhiệt độ thường cao hơn kèm theo những ánh nắng chói chang, gay gắt, vì vậy mẹ cần chú ý trong việc phơi nắng cho trẻ sơ sinh. Cụ thể, mẹ nên cho bé tắm vào sáng sớm để tránh những tác hại từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời. Theo các nghiên cứu, các tia cực tím này có thể khiến bé bị bỏng da hoặc viêm da, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sinh hoạt của bé.
Thời điểm tắm nắng lý tưởng cho trẻ vào mùa hè là từ 6 - 7h sáng
Khác với mùa đông, vào mùa hè mẹ nên cho bé tắm nắng sớm hơn, thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng 6 - 7 giờ sáng. Mẹ cũng nên chọn những địa điểm tắm nắng thoáng mát, yên tĩnh, không khí trong lành và đặc biệt là tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé, nhằm đảm bảo cho việc hấp thu vitamin D đạt được hiệu quả tốt nhất.
Vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ cao, không khí oi bức, mẹ tuyệt đối không được tắm nắng cho bé vì sẽ khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn. Tốt nhất mẹ nên cho bé vui chơi và ngủ trong phòng thoáng gió, mát mẻ và sạch sẽ. Vào mùa hè, mẹ cũng cần bổ sung thêm nước cho bé để đảm bảo sức khỏe cho bé một cách tốt nhất.
6. Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh
Nên mặc quần áo phù hợp khi tắm
Thời gian đầu khi tắm nắng, các mẹ nên cho bé mặc quần áo bình thường và cởi bớt các lớp khi nhiệt độ cơ thể bé tăng lên. Càng về sau khi cơ thể bé đã quen dần và tuỳ thuộc cho nhiệt độ thực tế của từng mùa mà bạn điều chỉnh các lớp quần áo cho thích hợp khi cho bé đi tắm nắng.
Hạn chế cho bé tắm qua cửa kính
Bạn chỉ nên cho bé tắm nắng qua cửa kính trong 1 – 3 ngày đầu để bé tập làm quen với môi trường mới, sau đó nên để da bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong những ngày tiếp theo. Điều này được lý giải bởi lớp kính cửa sổ đã cản tới ít nhất 50% các tia có lợi cho quá trình tổng hợp chất dưới da và càng xa cửa kính thì tỉ lệ cản này càng tăng lên.
Trên đây là những kiến thức không phải ai cũng biết khi cho bé sơ sinh tắm nắng. Mẹ hãy lưu về sổ tay cá nhân của mình để có một hành trang chăm sóc con yêu khỏe mạnh nhé.
>> Hướng dẫn cách tắm cho bé một cách an toàn
>> Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo mùa
25/04/2019
3994 Lượt xem
4 Nguyên nhân chuyển phôi thất bại
Sau khi chuyển phôi, bạn phải chờ ít nhất 1 tuần để phôi làm tổ và cấy ghép trong tử cung. Nếu chuyển phôi thành công thì mẹ sẽ có những biểu hiện rõ rệt khi mang thai. Ngược lại, nếu chuyển phôi thất bại thì bạn sẽ không có bất kỳ dấu hiệu mang thai nào cả. Vậy có những nguyên nhân chuyển phôi thất bại nào? Cách phòng tránh khi chuyển phôi thất bại như thế nào? Hãy cùng Unica.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Chuyển phôi là gì?
Trước khi tìm hiểu những nguyên nhân chuyển phôi thất bại, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu xem chuyển phôi là gì nhé.
Chuyển phôi là một bước nằm trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi thai khoảng 48 giờ sẽ được bác sĩ đưa vào tử cung của người mẹ để phôi thai bắt đầu làm tổ.
Trong mỗi lần chuyển phôi, bác sĩ sẽ đưa khoảng 2 - 3 phôi thai để tăng khả năng thụ thai thành công và kiểm soát số lượng thai nhi phát triển. Để mọi việc diễn ra thuận lợi, chuyển phôi thường được tiến hành sau khi người mẹ rụng trứng từ 2 -3 ngày hoặc đã được tiêm hormon ức chế khả năng rụng trứng tự nhiên. Mục đích là để nội mạc tử cung trở nên dày hơn giúp phôi thai làm tổ dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm: Góc giải đáp: Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que?
Chuyển phôi là gì
2. Nguyên nhân chuyển phôi thất bại là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại khi làm thụ tinh trong ống nghiệm VIF. Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp:
Chất lượng tinh trùng
Điều đầu tiên khi chuyển phôi thất bại đó là do chất lượng tinh trùng. Ngay cả khi tinh dịch đồ cho thấy số lượng, độ linh hoạt và hình dạng tinh trùng bình thường thì vẫn có khả năng tinh trùng có những bất thường về DNA.
DNA tinh trùng có thể bị tổn thương do cơ thể tiếp xúc với hóa chất hay lạm dụng chất kích thích. Nếu tiêm trực tiếp tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) sẽ làm tăng khả năng thụ tinh tạo phôi nhưng sẽ không đảm bảo được rằng tinh trùng đã được chọn. Khi DNA của tinh trùng bị biến đổi, dù chất lượng trứng có tốt đến đâu thì phôi vẫn bị ảnh hưởng, cho nên sẽ dẫn đến khả năng chuyển phôi bị thất bại.
Trứng kém chất lượng
Chất lượng trứng tốt thì tỉ lệ thành công trong quá trình thụ tinh IVF sẽ cao. Tuy nhiên khi chất lượng trứng kém chất lượng sẽ dẫn đến phôi kém chất lượng hoặc thậm chí không hình thành được dẫn đến quá trình chuyển phôi bị thất bại.
Một số vấn đề khá thường gặp hiện nay là: lão hóa buồng trứng sớm, điều này dẫn đến tình trạng trứng rụng kém chất lượng hoặc không rụng trứng,...
>>> Xem thêm: 11 dấu hiệu mang thai con trai chính xác mà không cần siêu âm
Môi trường tử cung không thuận lợi sẽ ngăn cản quá trình phát triển phôi
Tuổi tác
Nguyên nhân thứ 3 dẫn tới việc chuyển phôi thất bại chính là tuổi tác. Tuổi tác có ảnh hưởng quan trọng đến trứng. Số lượng và chất lượng trứng bắt đầu giảm sau tuổi 30 và giảm nhanh sau tuổi 35. Đến tuổi 40, chỉ có khoảng 10% trứng là bình thường. Vì vậy, tuổi càng cao thì chất lượng trứng sẽ kém và khó có thể mang thai.
Phôi không cấy ghép
Sau khi chuyển phôi vào tử cung người phụ nữ, nếu nó bám vào thành tử cung và tiến hành cấy ghép ở đó thì tức là thành công. Ngược lại, nếu nó không chịu cấy ghép, nó sẽ không thể phát triển được và bị đào thải ra bên ngoài đến khi đến kỳ kinh nguyệt. Hội chứng kích thích buồng trứng và sự phát triển nội mạc tử cung không đầy đủ là điều kiện khá phổ biến dẫn đến việc chuyển phôi không thành công.
Thai giáo từ sớm sẽ giúp bé phát triển tốt hơn về mặt thể chất và tư duy ngay từ trong bụng mẹ. Chính bởi vậy, khóa học Thai giáo Online ra đời sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để giáo dục bé ngay từ sớm. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:799,theme:course]
[course_id:1171,theme:course]
[course_id:1191,theme:course]
3. Nên làm gì khi chuyển phôi thất bại?
Lựa chọn thực đơn ăn uống
Nên chọn thực phẩm bổ dưỡng nhưng dễ tiêu hóa, tuyệt đối tránh tình trạng gây áp lực cho dạ dày như táo bón, đau bụng, tiêu chảy như: rau ngót, đu đủ xanh. Nếu mẹ sử dụng những loại thực phẩm này phôi thai sẽ không làm tổ trong thành tử cung và bị trôi ra ngoài.
Ăn uống khoa học, đủ chất
Đồ uống
Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống có cồn, gas, chất kích thích,...
Vận động
Các bạn nên chú ý không vận động mạnh và không làm những công việc nặng nhọc sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của phôi thai. Hãy vận động và đi lại nhẹ nhàng.
Mong ngóng, hồi hộp rồi thất vọng khi biết nguyên nhân chuyển phôi thất bại là điều không phải ai cũng mong muốn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích để bạn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh.
Chúc bạn sớm có tin vui để gia đình thêm vui vẻ và hạnh phúc !
25/04/2019
6062 Lượt xem
2 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo mùa
Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên bé sẽ rất dễ ốm, thêm vào đó việc chăm sóc sức khỏe cho bé mà bố mẹ thực hiện theo từng mùa cũng có sự ảnh hưởng lớn. Để bổ sung kiến thức cho bạn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo mùa như thế nào để con luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện, hôm nay Unica xin chia sẻ cho bạn bí quyết thông qua bài viết dưới đây.
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên cách chăm sóc cho bé vào mỗi mùa cũng có sự khác biệt
1. Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông
Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, bé rất dễ mắc các bệnh như ho, cảm lạnh, sốt… để chăm sóc bé mùa đông chúng ta cần chú ý:
Giữ ấm cho trẻ
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với thời tiết, đặc biệt là khi nhiệt độ xuống thấp, bố mẹ sinh bé mùa đông nên chuẩn bị lò sưởi hoặc điều hòa. Luôn giữ nhiệt độ trong phòng khoảng 25 - 27 độ C, bạn luôn phải giữ ấm cho cơ thể của bé bằng cách đeo tất tay, tất chân và mũ.
Bạn nên mặc quần áo ấm áp cho bé tuy nhiên, bạn cũng không nên chọn quần áo quá dày có thể gây khó chịu trong khi mặc. Cách tốt nhất là mặc áo có khối lượng nhẹ và đắp chăn mỏng cho bé.
>> Bật mí 5 cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông để con không bị ốm
Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh
Cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe đối với trẻ sơ sinh mà tất cả bố mẹ đều lựa chọn là tiêm vacxin cho bé đây là việc làm này vô cùng cần thiết. Tuy nhiên đối với mỗi thời kỳ phát triển của bé sẽ tiêm một loại vacxin khác nhau. Chính vì vậy bố mẹ cần theo dõi lịch và đưa bé đi tiêm đúng thời điểm.
>> Lịch tiêm phòng cho bé trong từng giai đoạn phát triển cha mẹ cần biết
Ngoài ra để tăng cường hệ miễn dịch của bé bạn nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sữa mẹ có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho bé, phòng tránh và điều trị các bệnh thường gặp do thời tiết gây ra. Nhiều bà mẹ, đặc biệt là người mẫu, diễn viên không cho con sử dụng nhiều sữa mẹ vì sợ mất thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu làm như vậy không hề tốt đối với sự phát triển của bé.
Vào mùa đông bạn cần chú ý tới việc giữ ấm cho bé
2. Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè
Mùa hè thời tiết nắng nóng, khi sinh em bé ở thời điểm này không chỉ em bé cảm thấy nóng nực mà còn khó khăn trong việc “kiêng khem” của các bà mẹ. Như vậy làm cách nào chăm sóc tốt cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn này đồng thời giúp mẹ cảm thấy đỡ mệt mỏi?
Vệ sinh cơ thể cho bé
Vào mùa hè bé rất dễ ra mồ hôi, gây cảm giác khó chịu, có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bé. Chúng ta nên tắm cho bé ngày một lần để bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Cách tắm cho bé sơ sinh đối với những bà mẹ lần đầu có thể khó khăn do cơ thể của bé quá nhỏ. Việc cho bé tiếp xúc với nước nếu không có kỹ thuật sẽ rất dễ làm em bé giật mình hoặc việc bế không đúng cách sẽ khiến xương của bé bị ảnh hưởng.
>> Hướng dẫn cách tắm cho bé một cách an toàn
Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng
Vào mùa hè nhiệt độ lên cao, có thể gây khó thở và ngột ngạt đối với bé. Bạn nên cho điều hòa ở mức 25 - 36 độ C và có thể bật quạt để tạo độ thoáng. Tuy nhiên, tuyệt đối bạn không nên cho quạt quay vào thẳng mặt của bé bởi rất dễ làm bé bị ho, khó thở... Cách tốt nhất là bạn nên cho quạt quay và nằm che gió cho bé.
Đối với trẻ sơ sinh tháng đầu tiên dù mùa hè bạn cũng cần đeo tất tay, tất chân và mũ đầy đủ cho bé
Với những lưu ý về cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo mùa mà Unica vừa chia sẻ ở trên hy vọng có thể giúp bạn bổ sung kiến thức trong việc nuôi dạy con thông minh và chăm sóc bé yêu tốt. Tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng không phải mùa đông mới giữ ấm cho trẻ hoặc mùa hè bạn mới tiến hành tắm cho bé mà là bạn nên chú ý tới vấn đề nào hơn để hợp với thời tiết, giúp trẻ sơ sinh được bảo vệ một cách tốt nhất. Mẹ có thể tham khảo những kiến thức chăm sóc bé cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp con luôn lớn khỏe và phát triển toàn diện với khóa học Nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên.
Chúc bạn áp dụng thành công những bí quyết mà chúng tôi đưa ra!
25/04/2019
2561 Lượt xem
Nhịp tim thai tuần thứ 7 như thế nào là bình thường?
Nhịp tim thai tuần thứ 7 như thế nào là bình thường? Đây có lẽ là câu hỏi được các bà mẹ mong đợi nhất khi mang thai. Hãy cùng Unica.vn tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Khám phá sự phát triển và hình thành tim thai tuần thứ 7
Bắt đầu từ ngày thứ 16, thai nhi đã bắt đầu xuất hiện các mạch máu để hình thành ống dẫn tim thai nhưng cơ bản là hình dáng tim thai lúc này vẫn chưa hình thành rõ ràng. Thế nhưng, tim thai vẫn có những hoạt động co bóp bước đầu để thực hiện chức năng như một tim thai trưởng thành thực sự.
- Thai nhi đạt độ dài khoảng hơn 1cm vào cuối tháng đầu tiên và tim thai lúc này đã hoàn thiện hơn trước.
- Đến tuần thứ 5, phôi thai hình thành rất nhiều tế bào và có sự phát triển về hình dáng ban đầu.
- Tim thai tuần thứ 7 bắt đầu tăng dần về kích thước bên trong cơ thể bé và có sự phân chia thành 2 ngăn, ngăn bên trái và ngăn bên phải. Khi bước sang tuần thứ 11, tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện dần hơn.
- Tuần thứ 12, tim thai nhi gần như là hoàn chỉnh và tuần thứ 14, nhịp đập của tim thai trở nên rõ ràng hơn rất nhiều.
- Tuần thứ 16, tim thai có thể hoạt động bơm máu. Thời điểm này, tim thai cơ bản đã hoàn thiện về mặt cấu trúc để thực hiện tốt chức năng của mình.
- Khi cấu trúc tim thai đã hoàn chỉnh, ở những tuần tiếp theo, kích thước và khối lượng tim thai sẽ lớn hơn. 120-160 lần/phút chính là nhịp đập của tim thai và nhịp đập này có thể tăng lên tới 180 lần khi bé chính thức hoạt động.
Theo một vài nghiên cứu cho thấy, thông thường tim thai mang giới tính là nữ sẽ đập nhanh hơn so với tim thai mang giới tính là nam.
Siêu âm tim thai ở tuần thứ 7 là rất quan trọng
2. Nhịp tim thai 7 tuần tuổi như thế nào là bình thường
Mẹ có biết, sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi như thế nào không? Đó là các hoạt động của tim thai diễn ra một cách mạnh mẽ. Mặc dù, tim thai lúc này chỉ bé bằng kích thước của một hạt gạo nhưng đã có thể bơm tới 24 lít mỗi ngày và sẽ không ngừng tăng để phục vụ mức phát triển trung bình của bé.
- Trong tuần thứ 7, tim thai vẫn chưa hoàn chỉnh nhiều về mặt cấu tạo nhưng cơ bản là chức năng của tim đã hoạt động nhất định rồi.
- Tim thai tuần 7 đã có hình dáng và bắt đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải để tăng cường mọi hoạt động tuần hoàn máu diễn ra.
- Từ tuần 10-12 tim thai hoàn thiện và tuần 14 trở đi, mẹ đã có thể cảm nhận rõ những nhịp đập dồn dập trong bụng mình.
Siêu âm nhịp tim thai nhi ở tuần thứ 7 là rất quan trọng
Thường thì tần suất nhịp đập của tim thai sẽ ngang bằng hoặc nhanh hơn gấp đôi so với tim người bình thường. Lưu ý, nếu nhịp tim thai tuần thứ 7 ở dưới mức 70 nhịp/phút thì khả năng có thể thai nhi không được khỏe mạnh là rất cao. Và trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển, thậm chí là thai chết lưu nhưng mẹ không thể nhận biết được nên rất dễ gây ra nhiều biến chứng bất lợi đặc biệt nguy hiểm.
Thai giáo từ sớm sẽ giúp bé phát triển tốt hơn về mặt thể chất và tư duy ngay từ trong bụng mẹ. Chính bởi vậy, khóa học Thai giáo Online ra đời sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để giáo dục bé ngay từ sớm. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:799,theme:course]
[course_id:1171,theme:course]
[course_id:1191,theme:course]
3. Vì sao siêu âm thai ở tuần thứ 7 là cần thiết?
Siêu âm tuần thứ 7 cần thiết là vì:
+ Siêu âm thai ở giai đoạn này có thể xác định được mẹ có một thai, song thai hay đa thai
+ Giúp kiểm tra kích thước của phôi thai và đảm bảo thai nhi có kích thước phù hợp với tuổi thai
+ Siêu âm thai 7 tuần để xác định được tuổi thai
+ Có thể nghe được nhịp tim thai
Mẹ nên đi siêu âm tim thai từ tuần thứ 7 để biết sự phát triển của bé yêu
4. Mẹ nên làm gì nếu ở tuần thứ 7 con chưa có tim thai?
Trong nhiều trường hợp, thai phụ đi siêu âm thai trong tuần thứ 7 nhưng nhận được kết quả là em bé chưa có tim thai? Vậy, nguyên nhân do đâu?
Các bác sĩ đưa ra câu trả lời đó là, thường thì điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của từng bé nhưng nếu thai 7 tuần tuổi chưa có phôi thai thì khả năng cao là phôi đã ngừng phát triển hoặc mẹ bị sảy thai mà không hề hay biết. Còn nếu tim thai vẫn chưa thấy xuất hiện ở tuần này, bác sĩ sản khoa có thể hẹn mẹ vào một ngày khám gần nhất để tiến hành kiểm tra lại cho chính xác.
Ngoài ra, có một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tim thai như gen, tuổi thai hoặc sự nhầm lẫn của mẹ về thời gian thụ thai cũng khiến cho việc nhịp tim thai nhi 7 tuần tuổi xuất hiện muộn hơn so với dự kiến ban đầu. Để chắc chắn hơn về kết quả tim thai, bà bầu nên đợi tới khoảng tuần thứ 8 rồi hãy khám thai bởi lúc này, nếu bạn đã siêu âm và xét nghiệm máu cùng một lúc, tim thai tại thời điểm này mà vẫn chưa xuất hiện thì rất có thể thai đã chết lưu trong bụng mẹ rồi đấy.
5. Mẹ có nên lo lắng khi mang thai 7 tuần vẫn chưa có tim thai?
Thông thường, thai nhi sẽ bắt đầu có tim thai vào khoảng cuối tuần thứ 6 trở đi nhưng khoảng thời gian này tim thai còn yếu nên chưa thể phát hiện được. Bước sang tuần thứ 7,8 tim thai sẽ trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, nếu ở tuần thứ 7 mà vẫn chưa có dấu hiệu của tim thai thì các mẹ cần phải chú ý về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình hoặc cần thiết nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và kiểm tra sức khỏe cụ thể hơn.
Ngoài những lưu ý về về tim thai, thì mẹ cũng cần quan tâm đến sức khỏe bản thân để tăng cường sức khỏe đề kháng cho mẹ và bé để có thể vượt cạn an toàn.
6. Khi nào mẹ có thể nghe được tim thai nhi?
Với những thai phụ lần đầu mang thai, chắc hẳn sẽ rất háo hức để được nhịp tim em bé của mình. Mẹ có thể nghe được tim thai của con mình trong tuần từ 6-7 của thai kỳ. Tuy nhiên, tùy vào sự phát triển của bé mà có những thai nhi phải đến tuần 8-10 mới có thể nghe được nhịp tim.
Bước sang giai đoạn tuần 20 của thai nhi, tim thai sẽ nghe rõ hơn rất nhiều. Chỉ cần sử dụng một chiếc tai nghe bình thường là mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của em bé đập mỗi ngày. Nhịp đập càng to chứng tỏ thai nhi đang phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Tim thai nghe được vào thời điểm nào của thai kỳ
7. Nhịp tim thai nhi có dự đoạn giới tính không ?
Có rất nhiều ý kiến cho rằng, việc lắng nghe nhịp tim thai nhi có thể xác định được giới tính khi em bé còn trong bụng mẹ. Cụ thể: nếu thai nhi là bé gái thì nhịp tim sẽ đập trên 140 nhịp/phút. Ngược lại, nếu thai nhi là bé trai thì nhịp tim sẽ đập dưới 140 nhịp/phút. Tuy nhiên, đây chỉ là những phỏng đoán thiếu căn cứ và chưa được chứng minh một cách chính xác. Để biết giới tính chính xác của thai nhi, thai phị phải bắt buộc siêu âm về mặt hình ảnh.
Tuy nhịp tim không thể nói lên được giới tính của thai nhi nhưng mẹ vẫn cần siêu âm thường xuyên bởi nó phản ánh tính trạng sức khỏe của em bé qua từng giai đoạn phát triển của thai kỳ. Nếu thai nhi có nhịp tim không ổn định hoặc xảy ra những bất thường thì rất có thể thai đang đang gặp vẫn đề như: suy tim, suy thai. Chính vì vậy, thai phụ cần phải khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.
Hy vọng rằng với những chia sẻ thiết thực trong bài viết này các bạn đã có thể biết được nhịp tim thai nhi tuần thứ 7 của con như thế nào là bình thường. Từ đó giúp mẹ đối chiếu với tình trạng của mình để có phương án khám và chăm sóc sức khỏe phù hợp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn. Để biết thêm nhiều kiến thức chăm sóc thai nhi trong quá trình mang thai bạn đọc có thể tham khảo thêm khoá học thai giáo trên Unica, các chuyên gia sẽ phân tích và đưa ra những lời khuyên tốt nhất về cách chăm sóc thai nhi giúp bé khoẻ mẹ an tâm hơn.
>> Bảng cân nặng của thai nhi trong tuần bố mẹ nên biết
>> Mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì để tốt cho cả mẹ và bé
>> Đau bụng dưới khi mang thai: Những thông tin quan trọng mẹ cần nắm
25/04/2019
8159 Lượt xem
5 điều cần biết trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Thời điểm 2 tháng tuổi trẻ sơ sinh có sự thay đổi lớn về mặt cảm xúc lẫn những biến đổi của cơ thể. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như thế nào hiệu quả nhất trong giai đoạn này? Hãy cùng Unica khám phá trong bài viết sau đây.
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi cần có sự thay đổi về cách chăm sóc
Tăng cường nói chuyện với bé
Bắt đầu bước sang tháng thứ hai, bé bắt đầu cứng cáp hơn. Mắt và não hoạt động nhanh nhẹn và có thể quan sát và cảm nhận những âm thanh rõ ràng và hiểu được phần nào nội dung những gì bé nghe được.
Trong giai đoạn này bạn nên bắt đầu nói chuyện dần với con thông qua ánh mắt, những cử chỉ yêu thương, âu yếm. Ban đầu bé sẽ nhìn bạn và quan sát nhưng sau dần bé sẽ hiểu những điều mà bạn nói và dần có những phản ứng lại với bạn như cười, khóc, la hét…
Một điều bạn nên chú ý ở thời điểm này là không nên nói quá to khi giao tiếp với bé hoặc giao tiếp với người khác khi có sự có mặt của bé, bởi như vậy sẽ làm cho bé giật mình.
Nói chuyện với bé sơ sinh 2 tháng tuổi cần nhẹ nhàng và có những cử chỉ âu yếm
Massage
Massage là một trong những việc làm bạn cần thực hiện mỗi ngày nhằm giúp bé cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn. Bạn nên massage cho bé trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy và sau khi tắm cho bé.
Việc massage cho bé một cách khoa học, từ massage cho bé khi tắm, khi thức dậy, khi chuẩn bị bé đi ngủ, massage kinh lạc sẽ giúp phòng ngừa một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh như: ho, cảm cúm, sốt, viêm họng… và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát triển của bé từ khi bé chào đời tới 6 tuổi.
Massage giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu có khả năng tăng cường sức đề kháng
Chăm sóc giấc ngủ
Giấc ngủ giúp bé lớn nhanh, bé càng ngủ sâu giấc và ngủ nhiều càng tốt. Ở giai đoạn 2 tháng tuổi bé ngủ sâu hơn so với giai đoạn trước, bạn không cần lo lắng mà cứ để bé ngủ. Tuy nhiên bạn nên tham khảo khung giờ tốt nhất cho bé ngủ để có những sự điều chỉnh khoa học. Thường bé sẽ ngủ sau khi bạn cho bé bú khoảng 30 phút.
>> Bật mí cách chọn nhạc giúp bé ngủ ngon mẹ nào cũng phải biết
Trung bình giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi dao động từ 9 – 12 giờ đồng hồ mỗi ngày
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đối với giai đoạn trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi là việc bạn cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Theo như nghiên cứu, sữa mẹ có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của bé. Vì vậy bạn nên cho con bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu tiên khi bé ra đời.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, mẹ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất và hoa quả, không nên dùng thuốc kháng sinh hay sử dụng hóa chất trong giai đoạn cho bé bú.
>> Hướng dẫn cho bé bú đúng cách đối với những người mẹ nuôi con lần đầu
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi
Hỗ trợ phát triển của bé
Hỗ trợ sự phát triển của bé giai đoạn 2 tháng tuổi như thế nào? Khi con đã bắt đầu biết quan sát thông qua ánh mắt và các cử chỉ, bạn hãy cho bé nhìn những màu sắc, những hình thù xung quanh, bạn có thể nói cho bé biết là cái gì. Có thể cầm tay của bé chỉ vào đồ vật, màu sắc mà bạn đang nói đến. Cách này giúp kích thích tư duy của trẻ rất tốt. Em bé sẽ rất nhanh nhẹn nếu như bạn biết cách dạy con sớm.
>> Bật mí 2 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ tốt nhất hiện nay
Giai đoạn 2 tháng tuổi trở lên bạn có thể giáo dục tư duy cho bé để con nhanh nhẹn và thông minh
Như vậy Unica vừa chia sẻ cho bạn 5 cách chăm sóc đối với bé sơ sinh 2 tháng tuổi. Hãy áp dụng ngay đối với bé nhà mình để con yêu phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
>> Bật mí 5 cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông để con không bị ốm
25/04/2019
1099 Lượt xem
Những lưu ý khi mua bảo hiểm cho trẻ sơ sinh
Để con yêu luôn được bảo vệ, lựa chọn bảo hiểm cho trẻ từ khi sơ sinh là một trong những ưu tiên hàng đầu của rất nhiều phụ huynh hiện nay. Câu hỏi được đặt ra đối với nhiều người là cần lưu ý gì khi mua bảo hiểm cho trẻ sơ sinh? Hôm nay Unica sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn thông qua bài viết dưới đây.
Tham gia bảo hiểm là một trong những sự lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh
1. Lý do nên mua bảo hiểm cho trẻ sơ sinh
Khi em bé đã ra đời, bé là một cá thể độc lập, lựa chọn bảo hiểm là một giải pháp an toàn đối với trẻ sơ sinh, cụ thể:
Bảo hiểm giúp mẹ thanh toán các chi phí khi đưa bé đi khám một cách thuận lợi với mức chi phí rẻ, bé yêu sẽ được thường xuyên khám định kỳ để được theo dõi sự phát triển, đồng thời được chăm sóc tốt nhất nếu như bé bị ốm.
Không chỉ bảo vệ về mặt sức khỏe, bảo hiểm y tế còn giúp bé tích lũy được một số vốn cho tương lai sau này. Ngoài ra bạn có thể rút tiền mặt bất cứ khi nào cần, không chỉ số tiền bạn đã đóng mà còn được lấy tiền sinh lời từ khoản tiền gốc bạn đóng.
Ngoài bảo vệ sức khỏe và tích lũy tiền cho bé, bảo hiểm sẽ chi trả cho bạn những rủi ro không may xảy ra đối với bé. Tóm lại việc đóng bảo hiểm tốt đối với trẻ sơ sinh bố mẹ nên đầu tư.
Tham gia bảo hiểm trẻ sơ sinh nhận được nhiều quyền lợi không chỉ về mặt sức khỏe mà còn có khoản tiền lớn sau này
2. Những lưu ý khi mua bảo hiểm cho trẻ sơ sinh bố mẹ cần biết
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty bảo hiểm được mở ra, tuy nhiên cũng không ít tai tiếng bởi có nhiều vụ khúc mắc từ bảo hiểm như bảo hiểm không chi trả đúng như cam kết đã đưa ra. Vì vậy, khi lựa chọn mua bảo hiểm bạn cần chú ý:
Lựa chọn gói bảo hiểm có chất lượng nhất
Khi bạn đi tìm hiểu về bảo hiểm, bạn sẽ được các nhân viên tư vấn rất nhiều gói bảo hiểm khác nhau, cách tốt nhất là bạn nên lựa chọn bảo hiểm trọn gói, bao gồm đầy đủ các dịch vụ y tế như tiêm chủng, chi trả viện phí và người chăm sóc kèm theo, được khám chữa tại các bệnh viện chất lượng, uy tín trên cả nước để tránh trường hợp không được bồi thường.
Lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với túi tiền
Mỗi gói bảo hiểm sẽ có mức giá khác nhau, vì vậy bạn nên lựa chọn những gói chất lượng tuy nhiên hợp với túi tiền của mình để có thể tham gia bảo hiểm trong một khoảng thời gian dài. Nếu như bạn đang đóng bảo hiểm nhưng bỏ dở rất có khả năng bạn không được hoàn tiền, hoặc được hoàn lại số tiền rất ít.
Bố mẹ nên lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với thu nhập gia đình.
Lựa chọn công ty bảo hiểm có uy tín
Ngành bảo hiểm là một ngành khá “hot” hiện nay, tuy nhiên không phải công ty bảo hiểm nào cũng uy tín và chất lượng, bạn nên tham khảo thêm danh sách các công ty bảo hiểm lớn trong nước, xem xét những lợi ích mà bạn sẽ có được khi tham gia là gì để có sự lựa chọn tốt nhất cho bé yêu và gia đình.
Xác định lợi ích mà bạn có được sau khi tham gia bảo hiểm
Bảo hiểm cho trẻ sơ sinh bạn sẽ đóng từ khi em bé ra đời, bạn cần nghiên cứu kỹ xem lợi ích của nó cụ thể sau này là gì, chẳng hạn như lợi ích khi bé học phổ thông, vào đại học…để có những sự lựa chọn hợp lý.
3. Lựa chọn loại bảo hiểm nào tốt nhất với trẻ sơ sinh
Hiện nay có 3 loại bảo hiểm cho bạn lựa chọn: bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe. Trong 3 loại này, bảo hiểm nhân thọ được mọi người lựa chọn nhiều nhất bởi nó có khả năng chi trả cao, bảo vệ lợi ích và tính mạng con người đầy đủ nhất. Bạn sẽ được chi trả trong trường hợp: không may ốm phải nằm viện, bị tai nạn, mắc bệnh hiểm nghèo, hoặc tử vong.
Bảo hiểm nhân thọ là một sự lựa chọn hoàn hảo được nhiều bố mẹ lựa chọn
Việc lựa chọn bảo hiểm cho trẻ sơ sinh là việc bố mẹ nên làm để bảo vệ bé, tuy nhiên bạn cần có hiểu biết kỹ lưỡng để không mất tiền oan hay không thu được kết quả như mong đợi.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
>> Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo mùa
>> Những điều cần biết khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh
>> Con khỏe mạnh và thông minh nhờ phương pháp giáo dục của người Nhật
25/04/2019
1773 Lượt xem