Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Marketing Tin Học Văn Phòng Kinh Doanh Tài Chính Kế Toán Thiết kế Kỹ năng Lập trình & CNTT Sức khoẻ và Làm đẹp Phong cách sống Hôn Nhân Và Gia Đình Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách hay nên đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Excel Word IC3 Google Sheets PowerPoint Google AppSheet Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Chứng Khoán Tiền Ảo Cổ Phiếu Ngoại Hối Bất Động Sản Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác

Kinh doanh

Quy trình 5S là gì? Tại sao nên áp dụng 5S trong doanh nghiệp
Quy trình 5S là gì? Tại sao nên áp dụng 5S trong doanh nghiệp Quy trình 5S là một trong những công cụ đầu tiên có thể được áp dụng trong một công ty đang bắt đầu đi theo con đường của văn hóa cải tiến liên tục. Thực hiện 5S giúp xác định các quy tắc đầu tiên để loại bỏ lãng phí và duy trì một môi trường làm việc hiệu quả, an toàn và sạch sẽ. Vậy quy trình 5s là gì? Hãy cùng Unica tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé.  Quy tắc 5S là gì? Quy tắc 5S là tên gọi để chỉ các phương pháp khác nhau được người quản lý sử dụng nhằm kiểm soát, sắp xếp môi trường và không gian làm việc một cách sạch sẽ, ngăn nắp. Tiêu chuẩn 5s được xuất pháp từ thuật ngữ tiếng Nhật, bao gồm các yếu tố như nhau: Seiri (ngắn nắp), Seiton (Trật tự), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Tiêu chuẩn hóa), Shitsuke (Kỷ luật).  5S liên quan đến việc đánh giá mọi thứ hiện diện trong một không gian, loại bỏ những thứ không cần thiết, sắp xếp mọi thứ một cách hợp lý, thực hiện các công việc dọn phòng và duy trì chu trình này. Quy tắc 5S này cũng được áp dụng trong kế hoạch tổ chức sự kiện giúp người quản lý nắm bắt cũng như như tổ chức sự kiện thành công hơn. Quy tắc 5S được sử dụng trong doanh nghiệp: sàng lọc - sắp xếp - sạch sẽ - săn sóc - sẵn sàng Tại sao nên thực hiện 5s trong doanh nghiệp Thực hiện 5s trong doanh nghiệp hay 5s trong cuộc sống là một việc làm rất cần thiết. Bởi đặc điểm của người Việt Nam (có thể nói là một căn bệnh) đó là luôn muốn giữ lại tất cả mọi thứ, kể cả những thứ không cần thiết. “Căn bệnh” này sẽ khiến cho mặt bằng (không gian) của doanh nghiệp trở nên chật chội, chất chồng những thứ không sử dụng được. Tại sao lại không sử dụng được? Vì có rất nhiều những vật dụng bị cất giữ lộn xộn, không ngăn nắp, khiến doanh nghiệp không biết mình đang sở hữu những thứ gì. Khi cần dùng đến rất khó để tìm kiếm và lại mất thời gian nên giải pháp doanh nghiệp đưa ra sẽ là đi tìm mua những cái mới mặc dù vật dụng ấy vẫn có sẵn tại doanh nghiệp, công ty. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tốn một khoản chi phí đáng kể mà thật sự là không cần thiết.  5S là quá trình liên tục, lâu dài nên không thể nói là “thực hiện xong”. Do đó, khi thực hiện chương trình 5s đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả mọi người trong doanh nghiệp. Bởi qua quá trình thực hiện, doanh nghiệp sẽ thu được một số kết quả như sau: Tạo được môi trường làm việc ngăn nắp, gọn gàng, giúp cho việc tìm kiếm được thực hiện dễ dàng hơn. Việc làm này vừa giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời tìm kiếm như trước kia, vừa giúp cho năng suất, hiệu quả công việc được tăng lên đáng kể. Môi trường làm việc sạch sẽ, thuận lợi sẽ tạo được tâm lý làm việc thoải mái cho toàn thể nhân viên trong quá trình làm việc.  Loại bỏ được các vật dụng thừa, giúp cho việc tìm kiếm những vật dùng cần thiết được thuận lợi hơn, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Mặt bằng kho bãi được giải phóng một cách hợp lý, từ đó giải quyết được nhu cầu xuất nhập cho toàn doanh nghiệp, công ty. Việc áp dụng quy tắc 5s trong sản xuất cho doanh nghiệp nếu diễn ra liên tục sẽ tạo thói quen tốt cho nhân viên luôn có ý thức khi thực hiện công việc và hoàn thành công việc một cách tốt nhất. >> Xem thêm: RSM là gì? Vai trò chính của RSM trong doanh nghiệp Quy tắc 5S tạo môi trường làm việc sạch sẽ và tâm lý làm việc thoải mái Quy trình 5s áp dụng cụ thể như thế nào Sau khi đã hiểu cụ thể và rõ ràng nhất quy trình 5S là gì, tiếp theo bạn cần biết quy trình 5s áp dụng như thế nào. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách thực hiện 5S một cách cụ thể và chi tiết nhất cho bạn tham khảo. Seiri - 5S sàng lọc  Bước đầu tiên trong thực hiện 5s ở nơi làm việc đó chính là xem xét tất cả các thiết bị, công cụ và đồ đạc trong không gian làm việc để có thể xác định những gì thật sự cần trong quá trình làm việc và những gì không cần để loại bỏ nhằm mục đích giữ cho không gian làm việc sạch sẽ, ngăn nắp. Bạn có thể đặt ra các câu hỏi trong bước đầu tiên của quy tắc 5S này, bao gồm: Mục đích của việc giữ lại những vật dụng này là gì? đồ vật này được sử dụng vào lần cuối khi nào? Nó có thường xuyên được sử dụng hay không ? Nó có phục vụ cho mục đích làm việc không? Ai là người sử dụng nó một cách nhiều nhất? Nó có thật sự cần thiết phải xuất hiện ở đây không….Những câu hỏi này giúp bạn xác định giá trị của từng đồ dùng cụ thể. Không gian làm việc có thể có thể sạch sẽ, thoáng mát hơn nếu không có các đồ vật không thật sự cần thiết hoặc các vật dụng không thường xuyên được sử dụng. Những thứ này có thể làm cho không gian làm việc bừa bộn và cản trở quá trình làm việc.  Phân loại theo vật liệu, chỉ giữ lại những vật phẩm thiết yếu cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. (Hành động này liên quan đến việc xem qua tất cả nội dung của không gian làm việc để xác định nội dung nào cần thiết và nội dung nào có thể loại bỏ. Mọi thứ không được sử dụng để hoàn thành quy trình làm việc nên rời khỏi khu vực làm việc.) Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Đăng ký ngay: [course_id:1547,theme:course] [course_id:1564,theme:course] [course_id:3162,theme:course] Seiton - Sắp đặt theo trật tự Sau khi đã sàng lọc được những vật dụng cần thiết, doanh nghiệp tiến hàng sắp xếp các đội nhóm hợp tác để đưa ra chiến lược phân loại các hạng mục còn lại bằng cách trả lời những câu hỏi như:  Có những ai cần sử dụng đến những vật dụng nào. Khi nào cần sử dụng đến những vật dụng đó. Loại dụng cụ nào được dùng phổ biến nhất.  Vị trí để đồ hợp lý nhất? Vậy nên, ở giai đoạn này doanh nghiệp cần xác định và sắp xếp một cách hợp lý nhất. Để làm được điều này bạn cần tính đến các công việc ần làm, hiệu suất làm việc, không gian có thể di chuyên trong quá trình làm việc. Thực hiện 5S tại nơi làm việc Seiso - sạch sẽ Tức là việc giữ gìn sạch sẽ nơi làm việc thông qua việc tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức, thu xếp, vệ sinh hàng ngày khu làm việc và máy móc vật dụng. S3 có mục đích hướng tới cải thiện môi trường làm việc luôn sạch sẽ, ngăn nắp để tăng năng suất làm việc lên.  Ngoài việc vệ sinh cơ bản nơi làm việc, thì Seiso còn là việc bạn thường xuyên kiểm tra bảo trì hệ thống máy móc. Đưa ra những bản kế hoạch bảo trì toàn bộ máy móc giúp ích cho công việc nhằm ngăn chặn và đề phòng những tai nạn, rủi ro xảy ra. >> Xem thêm: Account Executive là gì? Tố chất cần có ở Account Executive Seiketsu – Săn sóc Trong quy trình 5S rất dễ gặp phải tình trạng làm việc bạn đầu họ rất hào hứng sau đó lại bị trì trệ, điều cần làm nhất bây giờ là bạn cần phải Săn sóc (Seiketsu) để việc thực hiện đảm bảo hiệu quả công việc trong mô hình này. Có nghĩa là doanh nghiệp của bạn cần hệ thống các hoạt động này bằng cách lên thời gian biểu cụ thể, giao nhiệm vụ thường xuyên cho nhân viên và đăng thông tin hướng dẫn. Tùy theo quy mô doanh nghiệp mà các nhà quản lý cân nhắc việc sử dụng 5S hàng ngày. Một lịch trình niêm yết cho nhân viên sẽ giúp họ biết được tiến độ công việc của mình làm cũng như trách nhiệm của mình với công việc Shitsuke - Sẵn sàng Bước cuối cùng trong quy trình là sẵn sàng trong 5S, sau khi áp dụng các tiêu chuẩn của quy trình 5S thành công thì doanh nghiệp cần phải duy trì được các quy trình đó và tiến hành cập nhật khi cần thiết. Tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp đều cần phải thực hiện quy trình 5S này để tạo dựng một doanh nghiệp phát triển hơn. Doanh nghiệp cần duy trì quy tắc 5S để tạo dựng sự chuyên nghiệp 4 bước thực hiện 5S trong sản xuất và hoạt động doanh nghiệp Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều đang có xu hướng áp dụng 5S vào trong sản xuất và hoạt động doanh nghiệp. Vậy thực hiện 5S như thế nào sao cho đúng, bài viết sau đây Unica sẽ chia sẻ tới bạn các bước thực hiện hiệu quả. Bước 1: Lập kế hoạch và lộ trình hành động Trước khi bắt đầu thực hiện 5S trong doanh nghiệp nhà quản lý cần phải xây dựng được kế hoạch và lộ trình hoạt động cụ thể, rõ ràng. Lập kế hoạch lộ trình hành động là bước cơ bản và bắt buộc các nhà quản lý phải thực hiện để triển khai 5S thành công. Để có thể lập được kế hoạch và lộ trình hành động, trước tiên nhà quản lý cần phải am hiểu và nắm thật rõ nội dung chương trình 5S. Bởi chỉ khi nắm rõ thì mới có thể áp dụng đúng mục đích, đưa vào làm tiêu chí đánh giá trong doanh nghiệp được. Sau khi đã nắm rõ nội dung 5S, người quản lý doanh nghiệp sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá lại toàn bộ các tiêu chí trước khi đưa vào triển khai. Việc khảo sát, đánh giá lại này là để nhằm hạn chế những ý kiến trái chiều gây bất lợi khi chính sách được ban hành. Bước 2: Đào tạo và hướng dẫn thực hiện Bước tiếp theo để thực hiện 5S trong quá trình sản xuất và thực hiện kinh doanh là người quản lý sẽ tiến hành đào tạo và hướng dẫn thực hiện. 5S tuy là một quy trình phổ biến được áp dụng rất nhiều trong môi trường công sở nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa biết. Đào tạo, hướng dẫn thực hiện là bước cơ bản giúp nhân viên tiếp cận với quy tắc 5S. Nội dung của buổi đào tạo và hướng dẫn thực hiện 5S sẽ bao gồm: Thông báo về ý nghĩa của quy trình 5S đối với tất cả nhân viên. Đưa ra kết quả và mong muốn khi khi doanh nghiệp thực hiện 5S. Đưa ra kết quả cần phải đảm bảo bởi những người có liên quan. Chỉ ra rằng “Giải quyết nguyên nhân cốt lõi của vấn đề” là quy tắc để thành công chứ không phải chỉ đổ lỗi. Các bước thực hiện 5S trong sản xuất và hoạt động doanh nghiệp Bước 3: Triển khai thực hiện quy trình 5S Sau khi đã đào tạo, hướng dẫn quy trình 5S đến những người có liên quan, tiếp theo doanh nghiệp sẽ bắt tay vào quá trình triển khai thực hiện 5S. Triển khai thực hiện quy trình 5S bao gồm: Seiri – Sàng lọc: Phân loại, sàng lọc ra những vật dụng cần và không cần, cần thì sẽ giữ lại còn không cần thì sẽ bỏ đi. Seiton – Sắp xếp: Sau khi đã sàng lọc xong tiếp theo sẽ sắp xếp, đánh dấu số lượng và dán tem nhãn rõ ràng cho các vật dụng.. Seiso – Sạch sẽ: Triển khai làm sạch phạm vi được yêu cầu trong vòng 5 - 10 phút. Người quản lý theo dõi 5S cần kiểm tra tận nơi để đảm bảo quá trình sàng lọc và sắp xếp đã được thực hiện trước khi làm sạch sẽ. Shitsuke – Sẵn sàng: Đảm bảo, duy trì thực hiện 5S để tạo dựng lên một doanh nghiệp chuyên nghiệp. Bước 4: Đánh giá và cải tiến quy trình 5S Sau khi đã triển khai thực hiện 5S xong, người quản lý cần đánh giá, xem chỗ nào không được sẽ cải tiến. Cải tiến 5S có thể được thực hiện bằng cách đo lường, phân tích hay xây dựng điểm chuẩn dựa trên kết quả đã làm được. Ngoài ra, cải tiến 5S có thể được thực hiện dựa theo quá trình học hỏi các doanh nghiệp có cùng quy mô đã thực hiện 5S. Bước 5: Duy trì thực hiện quy trình 5S Bước cuối cùng trong quy trình thực hiện 5S đó là duy trì thực hiện quy định này. Đảm bảo rằng các quy trình và thủ tục thực hiện 5S đúng theo tiêu chuẩn đã xây dựng để tạo dựng lên một môi trường sạch sẽ và chuyên nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều đang có xu hướng áp dụng 5S vào trong sản xuất và hoạt động doanh nghiệp 6 lợi ích khi thực hiện quy trình 5S Quy trình 5S ra đời với vai trò chính là giúp kiểm soát, sắp xếp môi trường và không gian làm việc trở nên được sạch sẽ và ngăn nắp hơn. Ngoài ra, quy trình 5S còn sở hữu rất nhiều những lợi ích thiết thực sau:  Nâng cao hiệu quả làm việc Lợi ích đầu tiên của quy trình 5S phải kể đến đó chính là hỗ trợ nâng cao hiệu quả làm việc. Môi trường làm việc sạch sẽ với các vật dụng được sắp xếp khoa học, ngăn nắp sẽ tạo không gian làm việc thuận tiện và tâm lý làm việc thoải mái. Từ đó, chất lượng công việc được cải thiện, trở nên tốt hơn. Giảm thiểu thời gian tìm kiếm Chắc chắn một điều rằng quy định 5S nếu như được thực hiện đúng trong sản xuất và trong hoạt động của doanh nghiệp thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian tìm kiếm. Khi các vật dụng bổ trợ cho quá trình làm việc được sắp xếp đúng vị trí và được phân loại rõ ràng thì sẽ giảm thiểu sự lãng phí thời gian trong quá trình vận hành và tìm kiếm.  Tăng năng suất lao động Bên cạnh những lợi ích trên, thực hiện 5S tại nơi làm việc cũng giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện hiệu suất lao động. Bởi một môi trường làm việc áp dụng nguyên tắc 5S sẽ vừa sạch sẽ, vừa ngăn nắp lại vừa vứt bỏ được đi những vật dụng thừa khiến quá trình sản xuất, hoạt động trong doanh nghiệp diễn ra trơn tru, không bị gián đoạn. Điều này giúp tăng năng suất lao động hơn môi trường làm việc thủ công rất nhiều. Giảm thiểu lỗi sản xuất Tiêu chuẩn 5S áp dụng tại nơi làm việc giúp giảm thiểu lỗi sản xuất đáng kể. Bởi quá trình sàng lọc, sắp xếp theo trật tự sẽ tiêu chuẩn hóa lại hoạt động sản xuất, như vậy lỗi tồn tại sẽ còn rất ít. Quy tắc 5S trong sản xuất giảm thiểu lỗi giúp tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp rất nhiều. Thực hiện đúng chuẩn 5S mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời Tạo môi trường làm việc an toàn hơn 5S trong công ty giúp nâng cao an toàn trong quá trình sản xuất và phòng ngừa rủi ro chủ động. Tiêu chuẩn 5S với sự kiểm duyệt, đánh giá chặt chẽ của người quản lý và sự giữ gìn, bảo vệ môi trường của người dùng sẽ ngăn chặn được sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng. Đồng thời tạo sự thông thoáng, thoải mái cho không gian làm việc giúp người làm việc yên tâm, thoải mái cống hiến. Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Áp dụng 5S trong doanh nghiệp không chỉ giữ môi trường làm việc được sạch sẽ, ngăn nắp tạo không gian làm việc thoải mái mà còn tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp thực hiện đúng chuẩn 5S sẽ rất chuyên nghiệp trong trong môi trường và trong tác phong làm việc của nhân viên, tăng năng suất làm việc. Điều này chắc chắn sẽ thu hút chiêu mộ được nhiều nhân sự tài năng, ưu tú. Kết luận Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu quy trình 5S là gì và ý nghĩa của việc thực hiện 5S tại nơi làm việc. Với những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng quy tắc 5s trong trường học. Bạn đọc quan tâm nhanh tay đăng ký các khoá học quản trị doanh nghiệp để có thêm những kinh nghiệm, kiến thức quản trị doanh nghiệp có trên website Unica đang được nhiều người quan tâm.
26/04/2021
7333 Lượt xem
Holacracy là gì? Ưu nhược điểm & cách thức hoạt động
Holacracy là gì? Ưu nhược điểm & cách thức hoạt động Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển ổn định lâu dài thì việc lựa chọn mô hình quản trị là điều vô cùng cần thiết. Việc quản lý doanh nghiệp quyết định rất lớn đến kết quả trong tương lai. Trong đó mô hình Holacracy được xem là phương pháp mang lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Vậy Holacracy là gì? Hãy cùng Unica tìm hiểu các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé.  Holacracy là gì? Từ holacracy bắt nguồn từ "holon", một thuật ngữ mà Arthur Koestler đặt ra trong cuốn sách "The Ghost in the Machine" năm 1967 của ông. Một holon là một đơn vị tự trị, tuy nhiên, nó là một phần phụ thuộc lẫn nhau của một tổng thể lớn hơn. Hậu tố “cracy” có nghĩa là "được cai trị bởi." Theo đó, chế độ dân chủ là một tổ chức được cai trị bởi các nhóm khép kín, giống như chế độ dân chủ (từ tiếng Hy Lạp "demo" dành cho những người bình thường) là một hệ thống do người dân cai trị . Hiểu theo nghĩa ngày nay, Holacracy là một hệ thống quản trị tổ chức trong doanh nghiệp. Nó xác định một khung "quy tắc" mà mọi người trong nhóm làm việc cùng nhau. Các thành viên trong nhóm sau đó sử dụng khung này để thảo luận và cùng nhau quyết định cách họ muốn hoạt động cùng nhau một cách chính xác. Họ liên tục kiểm tra và điều chỉnh cách làm việc của họ. Tính minh bạch đảm bảo một quá trình hiệu quả, mang tính xây dựng và rõ ràng cho quá trình tự tổ chức này. Holacracy nhằm mục đích phân phối quyền ra quyết định và đổi mới thông qua các nhóm tự quản lý chính họ, thay vì một hệ thống phân cấp cổ điển, nơi quyền lực và việc ra quyết định được tập trung ở cấp cao nhất; các nhóm độc lập và tính liên kết của họ được biết đến nhiều hơn với tên gọi holarchy nhưn ghọ không phải là các CCO như bạn hiểu. Holacracy là gì? Đặc trưng của Holacracy Holacracy là một cấu trúc quản trị không phân cấp, được đặc trưng bởi các nhóm tự tổ chức, những người có quyền hạn và tiếng nói ngang nhau. Hệ thống giao quyền giúp nhân viên đầu tư nhiều hơn vào sự nghiệp của họ thông qua giao tiếp cởi mở và phương thức làm việc linh hoạt. Điều này củng cố văn hóa công ty và cho phép một doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.  Holacracy tạo ra một lực lượng lao động có mục đích và hiểu được những gì được mong đợi từ họ. Tuy nhiên, nó sẽ không phù hợp với các tổ chức lớn với nền văn hóa lâu đời. Việc tập trung vào làm việc nhóm và các vai trò được xác định lỏng lẻo cũng có thể dẫn đến hiệu suất làm việc của nhân viên không đạt tiêu chuẩn. Holacracy là một cấu trúc quản trị không phân cấp Nguyên tắc và cách hoạt động của holacracy Holacracy có những nguyên tắc và cách thức hoạt động nhất định. Vậy nguyên tắc và cách hoạt động của Holacracy như thế nào? Nguyên tắc của holacracy Mô hình quản trị Holacracy có nguyên tắc hoạt động khác biệt hoàn toàn với mô hình phân cấp. Nguyên tắc hoạt động của Holacracy đó là mỗi cá nhân sẽ nắm vai trò như một người lãnh đạo nhưng đồng thời cũng là người thực thi nhiệm vụ mà họ tham gia. Holacracy chính là một hệ thống quản trị tổ chức doanh nghiệp được xây dựng theo mô hình quản trị toàn quyền. Nhân viên trong công ty sẽ được chia thành các nhóm nhỏ, sau đó mỗi nhóm sẽ tự xác định nhiệm vụ và vai trò của mình để làm sao hoàn thành tốt mục tiêu của tổ chức. Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Đăng ký ngay: [course_id:1547,theme:course] [course_id:1564,theme:course] [course_id:3162,theme:course] Cách hoạt động của holacracy Trong mô hình quản trị doanh nghiệp Holacracy, từng cá nhân sẽ thay mặt cho tổ chức để thực hiện một hoặc nhiều vai trò. Các vai trò này có thể chồng chéo hoặc tách biệt với nhau trong một nhóm. Nhóm này là hoàn toàn tự quản, nghĩa là những người tham gia trong nhóm tự chỉ định vai trò cho nhau để thực hiện và phải chịu trách nhiệm với vai trò của mình trong tổ chức. Đối với mô hình quản trị doanh nghiệp Holacracy, từng cá nhân đảm nhiệm vai trò sẽ phải liên kết được với tất cả mọi người trong nhóm. Mục đích để đảm bảo nhóm hoạt động phù hợp với mục đích và sứ mệnh chung của toàn tổ chức/ doanh nghiệp. Với cách hoạt động của Holacracy việc xây dựng nguyên tắc và nội quy sẽ không còn là vai trò của nhân sự nữa mà nó sẽ liên quan trực tiếp đến công việc của mỗi người. Trong mô hình Holacracy từng cá nhân sẽ thay mặt cho tổ chức để thực hiện một hoặc nhiều vai trò Ưu và nhược điểm của Holacracy Ưu điểm Mức độ gắn kết nhân viên cao hơn: Vì nhân viên được phép tự do làm việc theo những gì họ quan tâm, họ có xu hướng trở nên có trách nhiệm và được trao quyền nhiều hơn. Mỗi người có thể hoàn thành vai trò của mình mà không bị xáo trộn miễn là vì lợi ích tốt nhất của cả nhóm của họ và công ty. Ra quyết định tốt hơn và nhanh hơn: đây là một trong những lợi ích quan trọng nhất của sự thay đổi. Do quyền lực được phân bổ đồng đều, các cá nhân có thể hành động ngay lập tức. Không cần đợi cấp trên phê duyệt hay quyết định. Chiến lược có khả năng thích ứng cao: các công ty theo phong cách riêng có thể cập nhật cấu trúc của họ hàng tháng. Các nhóm đánh giá lại mục đích của họ và các vòng kết nối có thể chuyển sang mục đích mới hoặc bị giải thể hoàn toàn. Điều này cho phép công ty nhanh chóng giải quyết các vấn đề quan trọng trong khi vẫn duy trì cảm giác liên tục. Holacracy là mô hình tự quản rất hữu ích Nhược điểm Quá trình chuyển đổi có thể là một thách thức: Việc chuyển đổi từ hệ thống cấp bậc sang cấu trúc theo kiểu dòng có thể khó khăn so với khái niệm hoàn toàn mới của chế độ holacracy và thể chế rộng rãi của chế độ triều đại. Đào tạo về tính toàn diện sẽ là cần thiết và một công ty có thể cần thuê chuyên gia để hướng dẫn họ trong quá trình chuyển đổi và thực hiện. Nó có thể hoạt động, hoặc nó có thể trở thành một thảm họa toàn diện. Đây là một rủi ro mà một công ty kinh doanh phải sẵn sàng chấp nhận. Nó không dành cho tất cả mọi người: xét về bản chất, những nhân viên có khả năng phát triển mạnh trong cấu trúc này phải là những người có tư duy độc lập và những người tự quản lý tốt. Thật không may, không phải ai cũng có thể phù hợp với hồ sơ đó và không phải tất cả đều có thể sẵn sàng điều chỉnh và thích ứng với một hệ thống làm việc mới. Holacracy có nhiều ưu nhược điểm Sự khác biệt giữa Holacracy và cách quản lý truyền thống Holacracy có cách thức hoạt động khác hẳn với cách quản lý truyền thống. Cách quản lý truyền thống có cách hoạt động theo mô hình phân cấp, nghĩa là phân chia từng cấp điều hành. Trong đó, các cấp lãnh đạo bên trên sẽ có trách nhiệm điều hành, quản lý, hướng dẫn và phân phối mục tiêu đến các bộ phận, sau đó từng bộ phận lại giao nhiệm vụ cho các thành viên bên dưới. Đối với cách quản lý truyền thống thì, từng doanh nghiệp mà việc phân quyền này chặt chẽ hoặc lỏng lẻo. Nhưng nhìn chung thì nó vẫn hoạt động theo một nguyên tắc là cấp trên ban hành nhiệm vụ, các cấp dưới thực thi mệnh lệnh đó. Trong quá trình cấp dưới thực hiện nếu như có vấn đề phát sinh, cần phải báo ngay lại để cho cấp trên nắm được tình hình chứ tuyệt đối không được tự hành động. Đối với mô hình quản lý truyền thống, hầu hết nhân viên đều không có quyền quyết định mà phải nghe và làm theo nhiệm vụ của cấp trên. Bên cạnh đó, cách thức hoạt động của Holacrazy sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn tiết kiệm được chi phí. Thay vì doanh nghiệp sẽ thuê một người để hoàn thành vị trí lãnh đạo thì mọi nhân viên trong doanh nghiệp đó sẽ đảm nhận một hoặc hai vai trò và có thể linh hoạt di chuyển giữa các nhóm. Sự khác biệt giữa holacracy và cách quản lý truyền thống Trái ngược hoàn toàn với mô hình Holacracy, từng thành viên sẽ trở thành người quyết định, vai trò quản lý là không cố định mà có thể được chuyển giao từ người này sang người khác. Thêm nữa đối với mô hình Holacracy thì tổ chức sẽ chia nhỏ ra thành nhiều nhóm, người quản lý của nhóm này nhưng lại có thể giữ vai trò thấp hơn trong một nhóm khác. Với mô hình quản trị Holacracy, không một ai là có quyền giao quyền, ở vị trí trên cơ vĩnh viễn. Kết luận Trên đây Unica đã chia sẻ tới bạn toàn bộ thông tin Holacracy là gì? Nguyên tắc và cách hoạt động của Holacracy. Mong rằng với những thông tin này bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để ứng dụng cho quá trình quản trị doanh nghiệp của mình. Bạn đọc muốn tìm hiểu và bổ sung thêm cho mình những kiến thức mới hãy nhanh tay đăng ký các khóa học kinh doanh trên Unica theo dõi những thủ thuật được bật mí từ các chuyên gia.
22/04/2021
6549 Lượt xem
Hướng dẫn cách tính lương cơ bản mới nhất bạn chưa biết
Hướng dẫn cách tính lương cơ bản mới nhất bạn chưa biết Tiền lương là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, nó là thành quả của lao động của bạn theo tuần hoặc tháng mà doanh nghiệp phải trả cho người lạo động. Thế nhưng rất nhiều người chưa nắm rõ và hiểu được cách tính lương cơ bản của mình, cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của UNICA nhé! Lương là gì? Lương là khoản thu nhập mà người lao động nhận được bằng tiền dựa trên sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ thực hiện một công việc đảm bảo năng suất lao động cũng như tiến độ trong một thời gian nhất định như 1 tháng, 1 quý. Với mỗi nhành nghề khác nhau sẽ có mức lương khác nhau , tiền lương cũng phụ thuộc vào nơi thuê lao động và nhu cầu. Nếu nhu cầu lao động tăng thì lương sẽ tăng và ngược lại Lương cơ bản là gì? Trước khi tìm hiểu lương cơ bản là gì, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu xem lương cơ bản là gì nhé.  Lương cơ bản đề cập đến số tiền mà một nhân viên nhận được trước khi bất kỳ khoản phụ cấp nào được thêm vào hoặc các khoản thanh toán bị khấu trừ. Nó không bao gồm tiền thưởng, tiền làm thêm giờ hoặc bất kỳ khoản bồi thường nào khác từ người sử dụng lao động. Toàn bộ số tiền lương cơ bản là một phần của tiền lương mang về nhà. Lương cơ bản đã đóng thuế đầy đủ. Lương cơ bản là gì Vậy thanh toán gộp khác thanh toán cơ bản như thế nào? Như đã đề cập ở trên, lương cơ bản là tổng thu nhập tối thiểu mà một nhân viên sẽ nhận được. Cá nhân có thể nhận thêm tiền bằng cách kiếm tiền thưởng khuyến khích hoặc làm việc ngoài giờ. Các khoản thu nhập thêm từ việc đăng nhập làm thêm giờ không làm tăng mức lương cơ bản của nhân viên. Tương tự, các khoản khuyến khích bằng tiền do người sử dụng lao động trả trong suốt cả năm không ảnh hưởng đến mức lương cơ bản. Lương cơ bản thường sẽ ít hơn lương gộp. Mặt khác, lương gộp không chỉ bao gồm lương cơ bản của nhân viên mà còn bao gồm bất kỳ khoản thu nhập bổ sung nào. Giả sử, nếu một nhân viên làm thêm giờ hoặc là người nhận được tiền thưởng khuyến khích, thì khoản thu nhập bổ sung sẽ xuất hiện trong tổng lương của cá nhân đó. Cần phải lưu ý rằng tổng lương không bao gồm bất kỳ khoản khấu trừ nào được thực hiện. Lương cơ bản là lương ròng khác nhau như thế nào?  Mặc dù lương cơ bản không bao gồm bất kỳ khoản khấu trừ nào được thực hiện, nhưng lương ròng là số tiền mà một nhân viên nhận về nhà sau khi tất cả các khoản khấu trừ bắt buộc được thực hiện. Lương thực có thể được tính bằng cách cộng lương cơ bản, các khoản phụ cấp, sau đó trừ thuế thu nhập. Tiền lương thực sẽ ít hơn tổng lương do các khoản khấu trừ lương bắt buộc và tự nguyện. Bạn đọc quan tâm hãy tham khảo thêm các mẫu bảng chấm công mới nhất hiện nay. Các yếu tố cần lưu ý khi tính lương Đối với cách tính lương, kế toàn cần lưu ý tới những yếu tố như doanh nghiệp, thị trường lao động, người lao động và công việc để tính lương. Từng yếu tố cụ thể như sau: Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp Chính sách tiền lương của nhân viên bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi doanh nghiệp. Hay nói chi tiết hơn thì ngân sách tài chính và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới tiền lương cho từng nhân viên. Với bộ máy doanh nghiệp đơn giản, số lượng nhân viên ít thì tiền lương dành cho mỗi nhân viên sẽ nhiều hơn so với các đơn vị có số lượng nhân viên lớn. Ví dụ: Ngân sách của công ty là 100 triệu, nếu số lượng nhân viên là 10 người thì lượng tiền lương phân bổ cho những người này là khoảng 10 triệu/người/tháng (không tính cấp bậc và vị trí công việc). Còn nếu với cùng ngân sách trên mà lượng nhân viên lên tới 15 người thì chi phí tiền lương dành cho 1 nhân sự là khoảng 6.6 triệu/tháng. Ngoài ngân sách, văn hóa công ty cũng sẽ ảnh hưởng tới cách tính lương. Với những công ty áp dụng thưởng và phạt thì kế toán cần theo dõi sát sao tình hình làm việc của từng nhân sự để đưa ra mức thưởng và phạt phù hợp với quy định. Khi tính tiền lương, kế toán sẽ trừ đi những khoản nhân viên bị phạt hoặc công thêm những khoản được thưởng để có được con số tiền lương cuối cùng cho nhân sự. Các yếu tố liên quan tới doanh nghiệp ảnh hưởng tới tiền lương của nhân viên Các yếu tố thuộc về thị trường lao động Thị trường lao động cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cách tính lương của kế toàn. Những yếu tố tác động tới thị trường này gồm: Mặt bằng chi phí tiền lương Chi phí sinh hoạt Thu nhập quốc dân Tình hình kinh tế và lạm phát Quy định của pháp luật Đối với những quốc gia có nền kinh tế và chính trị ổn định như Việt Nam thì thị trường lao động sẽ không có quá nhiều bất ổn. Còn đối với những quốc gia đang có chiến tranh như Ukraine, thị trường lao động hơn 1 năm nay có rất nhiều sự bất ổn. Trở thành chuyên gia tuyển dụng bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn xây dựng quy trình tuyển dụng nội bộ phù hợp, nắm vững & sử dụng thành thạo các Nguồn/ Kênh tuyển dụng hiện nay, xây dựng được tiêu chí đánh giá ứng viên, hệ thống bản JD phù hợp,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:593,theme:course] [course_id:1930,theme:course] [course_id:1448,theme:course] Các yếu tố liên quan tới người lao động Tính lương phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan tới người lao động như: Số lượng người lao động trong tổ chức. Kinh nghiệm làm việc của nhân sự. Chất lượng công việc. Những nhân sự có thâm niên lâu năm thường được cộng thêm khoản trợ cấp đặc biệt dành cho nhân sự có thâm niên. Hoặc với những nhân viên có đóng góp quan trọng dành cho công ty cũng sẽ được nhận những khoản thưởng hoặc trợ cấp tương xứng với những nỗ lực của họ. Các yếu tố liên quan tới công việc Các yếu tố liên quan tới công việc như cường độ làm việc, năng suất công việc, lượng hao phí lao động trong thời gian làm việc cũng sẽ ảnh hưởng tới cách tính tiền lương. Với nhân sự có năng suất công việc tốt sẽ được tính thưởng nên mức lương sẽ cao hơn so với những nhân sự khác. Nếu trong quá trình lao động, công cụ làm việc của người lao động bị hao mòn cũng có thể được công ty trả phụ cấp cho khoản này. Tiền lương bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan tới công việc Các phương pháp tính lương cơ bản Hiện nay có 4 phương pháp tính lương phổ biến là theo thời gian làm việc, theo sản phẩm/dịch vụ, theo doanh thu hoặc theo kết quả đánh giá. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng phù hợp với từng loại doanh nghiệp, vị trí làm việc cụ thể. Dưới đây sẽ là thông tin chi tiết cho bạn tham khảo: Tính lương theo thời gian làm việc  Đây là cách tính lương đơn giản và truyền thống dựa trên thời gian làm việc thực tế của mỗi nhân viên. Để theo dõi thời gian làm việc của nhân sự, các doanh nghiệp sẽ sử dụng máy chấm công. Thời gian mà thiết bị ghi nhận chính xác tới từng giây nên giúp việc thu thập và phân loại số liệu của kế toán đơn giản hơn.  Lương theo thời gian sẽ được trả cho nhân viên cố định vào một ngày hàng tháng. Số tiền cụ thể theo ngày trong hình thức này được tính theo giờ và đây là con số cố định, gần như không có sự thay đổi trong suốt quá trình người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Dựa vào thời gian làm việc thực tế của nhân viên, kế toán sẽ tổng hợp và tính toán số tiền chính xác.  Đối với cách tính lương theo giờ làm việc này, các doanh nghiệp hiện nay sẽ có hai cách tính như sau: Cách 1: Lương tháng = Lương thỏa thuận / số ngày làm việc trong tháng x số ngày đi làm thực tế Cách 2: Lương tháng = Lương thỏa thuận / 26 x số ngày công đi làm thực tế trong tháng Cách tính lương thứ 1 phổ biến hơn so với cách thứ 2 vì dựa trên số ngày làm việc thực tế của cả công ty và cá nhân người lao động. Các tính lương theo giờ làm việc Tính lương theo sản phẩm hoặc dịch vụ Đây là cách tính lương áp dụng cho các người lao động phổ thông, lương của nhân viên sẽ dựa trên sản phẩm thực tế mà họ tạo ra. Công thức tính lương là: Lương theo sản phẩm/dịch vụ = Khối lượng sản phẩm/dịch vụ làm ra x Đơn giá sản phẩm Khối lượng sản phẩm/dịch vụ càng lớn thì lượng tiền lương nhận được càng lớn. Bởi vậy, trong cùng một nhóm nhưng mức tiền lương dành cho từng nhân sự luôn có sự chênh lệch. Muốn tăng hiệu suất công việc để tạo ra sản phẩm, nhân viên cần tự nâng cao trình độ, kiến thức và tay nghề của mình.  Điều kiện để doanh nghiệp tính lương theo sản phẩm/dịch vụ cho nhân viên gồm có: Định mức lao động chĩnh xác Xuất lương bậc cấp dành cho công việc đấy Kết quả được thống kê một cách chính xác, có số liệu cụ thể Tính lương theo doanh thu Tính lương theo doanh thu được áp dụng nhiều cho nhân viên kinh doanh, tư vấn viên, nhân viên bán hàng và nhiều vị trí công việc khác. Ưu điểm của hình thức tính lương này là giảm thâm hụt ngân sách cho công ty, lương sẽ được trả dựa trên kết quả làm việc thực tế của nhân viên. Ngoài ra, hình thức trả lương này cũng sẽ tạo ra công bằng trong công việc, hạn chế hiện tượng người làm ít việc được hưởng lương tương tự người làm nhiều. Còn nhược điểm của hình thức này là tạo ra nhiều áp lực cho người lao động bởi tâm lý phải tạo ra được đủ KPI mới nhận được lương. Đối với những người không đủ kiên nhẫn và lòng tin sẽ rất khó theo đuổi những công việc áp dụng hình thức tính lương này. Để giảm bớt nhược điểm của hình thức tính lương này, các doanh nghiệp thường áp dụng công thức tính lương theo doanh thu như sau: Lương doanh thu = Lương cứng + %Thưởng doanh số Doanh số càng nhiều thì lượng tiền nhân viên nhận về càng nhiều, còn doanh số ít thì tiền lương sẽ ít hơn. Đây chính là một trong những hình thức kích thích tinh thần làm việc của nhân sự tạo nhiều đơn vị.  Tính lương theo kết quả đánh giá Cách tính lương này là phần bổ trợ cho cách tính lương theo doanh thu. Người quản lý sẽ đặt ra KPI, nhân viên hoàn thành bao nhiêu phần của KPI sẽ được hưởng số tiền thưởng tương ứng từ Thưởng doanh số. Lấy một ví dụ như sau để bạn hiểu hơn về cách tính lương này: Ví dụ: Doanh nghiệp A đặt ra mức lương thưởng doanh thu = Lương cứng + 5%Thưởng doanh số Trong đó, lương cứng là 5 triệu VNĐ, doanh số tháng 3 của công ty A là 100 triệu VNĐ. Những nhân viên được thưởng doanh số cần đạt điều kiện về KPI. Nếu KPI trong tháng 3 của bạn chỉ đạt 80% thì tổng doanh thu sẽ được tính như sau: Thu nhập = 5.000.000 + 5%x100.000.000x80% = 9.000.000 VNĐ/tháng Tính lương theo kết quả đánh giá Các yếu tố ảnh hưởng đến lương cơ bản Sau khi đã tìm hiểu cách tính lương, chúng tôi muốn giới thiệu thêm cho bạn về các yếu tố ảnh hưởng tới lương cơ bản như sau: Hệ số lương Hệ số lương được xác định theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP dành cho từng vùng như sau: Vùng I: 4.420.000 đồng/ tháng Vùng II: 3.920.000 đồng/ tháng Vùng III: 3.430.000 đồng/ tháng Vùng IV: 3.070.000 đồng/ tháng Đối với những lao động chưa qua đào tạo, pháp luật quy định chủ doanh nghiệp không được trả thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng. Còn với những lao động đã qua đào tạo và có kinh nghiệm thì mức lương dành cho đối tượng này cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng.  Tiền lương cơ bản Hình thức này thường được quy định trong các hợp đồng lao động khoán theo công việc thỏa thuận giữa hai bên. Lương cơ bản không phải là lương cơ sở, đây là con số được thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và nhân viên. Mức lương này được tính như sau: Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương Ngoài công thức này, những doanh nghiệp tư nhân có thể tính mức lương cơ bản theo công thức riêng của mình dựa trên nhu cầu sử dụng lao động và mức độ cạnh tranh của thị trường lao động. Dù tính theo cách nào thì doanh nghiệp cần đảm bảo 2 điều kiện sau: Lương cơ bản không được thấp hơn só với mức tối thiểu vùng Mức lương dành cho đối tượng đã qua đào tạo và có knh nghiệm sẽ phải cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng Mức lương dành cho đối tượng đã qua đào tạo và có knh nghiệm sẽ phải cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng Phụ cấp và các khoản thu nhập khác Yếu tố thứ 3 ảnh hưởng tới lương cơ bản là phụ cấp và các khoản thu nhập khác. Mỗi doanh nghiệp sẽ có chính sách phụ cấp và thưởng khác nhau. Lấy một ví dụ như sau: Doanh nghiệp B kinh doanh thời trang, tổng doanh thu một nhân viên tại vị trí bán hàng nhận được sẽ gồm: Lương cứng: 5.000.000 VNĐ/tháng Thưởng 2% doanh thu Phụ cấp gửi xe: 5.000 vnđ/ngày Cơm trưa: 30.000 VNĐ/ngày Giả sử tiền lương theo doanh thu tháng 1 là 200.000.000 VNĐ, tháng 2 là 300.000.000 VNĐ. Từ đó suy ra, lương tháng 1 và tháng 2 của nhân viên kinh doanh như sau: Thu nhập tháng 1 (đi làm đủ 26 ngày công) = 5.000.000 + 2%x 200.000.000 + (5.000+30.000)x26 = 9.910.000 VNĐ Thu nhập tháng 2 (đi làm đủ 26 ngày công) = 5.000.000 + 2%x 300.000.000 + (5.000+30.000)x26 = 11.910.000 VNĐ Từ ví dụ trên, bạn có thể thấy rằng nếu doanh thu càng cao thì lương thưởng của nhân viên sẽ càng cao và ngược lại. Thuế và bảo hiểm Mỗi công ty khác nhau sẽ có mức thuế và bảo hiểm dành cho từng vị trí công việc khác nhau. Dẫu vậy, đây vẫn sẽ là hai khoản làm giảm tiền lương của người lao động, mức giảm nhiều hay ít sẽ tùy vào từng vị trí công việc cụ thể cũng như mức đóng thuế cùng bảo hiểm của công ty.  Những điều cần lưu ý khi tính lương cơ bản Tuân thủ các quy định pháp luật:Pháp luật có phần quy định riêng dành cho tiền lương của mỗi người lao động. Để tránh những xung đột đáng tiếc, kế toán cần nắm được quy định này. Việc đảm bảo quyền lợi về lương của người lao động sẽ tạo uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời, việc đảm bảo quyền lợi về lương sẽ giúp giữ chân người lao động.  Tính toán và kiểm tra tính đúng đắn của lương: Lưu ý tiếp theo khi tính lương cơ bản là phải tính toán và kiểm tra tính đúng đắn của số liệu. Tránh hiện tượng tính toán sai dẫn tới xung đột và tranh chấp trong công ty. Việc đảm bảo minh mạch trong số liệu sẽ giúp nhân sự muốn gắn bó với công ty hơn. Để làm được điều này, kế toán cần làm việc cẩn thận, kiểm soát số liệu chặt chẽ.  Kiểm tra tính đúng đắn của tiền lương sẽ tránh hiện tượng tính toán sai dẫn tới xung đột Thương lượng và đàm phán với nhân viên: Việc thương lượng vấn đề tiền lương cần được thống nhất cẩn thận trước khi nhân viên vào công ty. Nếu trong quá trình làm việc có xảy ra thay đổi về vấn đề tiền lương, doanh nghiệp cần trao đổi thẳng thắn với nhân sự để đạt được tiếng nói chung. Cách giải quyết tốt nhất là cùng ngồi lại nói chuyện để tìm ra phương án chứ không phải cùng im lặng sẽ khiến mọi việc vượt khỏi tầm kiểm soát. Quản lý lương đúng cách để đảm bảo sự hài lòng của nhân viên: Quản lý lương đúng cách sẽ tạo nên sự hài lòng của đội ngũ nhân viên. Nếu quý lương bất ổn, trả lương chậm sẽ khiến nhân viên cảm thấy không thoải mái, dễ dẫn tới xung đột trong suốt quá trình làm việc. Việc đảm bảo tiền lương đúng hạn sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp, hạn chế những điều tiếng xấu không hay xảy ra.  Tổng kết Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu lương cơ bản là gì và cách tính lương cơ bản. Tính lương là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành một kế toán chuyên nghiệp. Nếu bạn chưa biết hồ sơ nhân sự bao gồm những gì hãy tham khảo thêm nhé.
22/04/2021
3340 Lượt xem
3P là gì? Lợi ích của hình thức trả lương 3P
3P là gì? Lợi ích của hình thức trả lương 3P Khác với hình thức truyền thống, trả lương 3P là phương pháp tính lương phổ biến được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp. Vậy 3P là gì và tại sao nó lại quan trọng. Hãy cùng Unica tìm hiểu các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé. Lương 3P là gì? Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, lương 3p là phần lương mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động dựa trên 3 yếu tố cấu thành cơ bản như sau: 1. Pay for Position ( Vị trí ): Đánh giá mức lương dựa trên công việc thông qua đánh giá công việc (đánh giá vị trí / công việc) 2. Pay for Person (Kỹ năng và năng lực của nhân sự): Định giá lương theo năng lực cá nhân. 3. Pay for Performance ( Hiệu suất ): Dựa trên căn cứ về hiệu suất làm việc và hiệu quả kinh doanh.  Sử dụng công thức trả lương 3p ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp. Bởi so với phương pháp trả lương truyền thông, 3p sẽ khắc phục được một số nhược điểm như: trả lương dựa trên bằng cấp, thâm niên làm việc, không phân biệt được năng lực và chỉ số phần trăm hoàn thành công việc theo tuần, tháng và quý.  Mô hình trả lương 3P Lợi ích của trả lương 3P 3P đảm bảo sự công bằng trong nội bộ Với hình thức trả lương này, mọi sự thiên vị hay trả lương theo cảm tình hoặc mối quan hệ cá nhân cũng sẽ được loại bỏ để đảm bảo sự công bằng giữa các cá nhân được nhận lương trong một tổ chức. 3P cũng giúp người lao động hiểu ra sự khác nhau về lương giữa các vị trí khác nhau trong cùng một công ty. Nhờ đó mà họ có thể cố gắng và phấn đấu nhiều hơn nữa để có thể mang lại cho bản thân một mức lương cao hơn. 3P đảm bảo sự công bằng giữa năng lực cạnh tranh trên thị trường Với cách tính lương dựa theo phương pháp 3p, doanh nghiệp sẽ tạo qua được một hệ thống tính lương đúng quy chuẩn, xứng đáng với kết quả làm việc của người lao động cũng như mặt bằng chung của nền kinh tế thị trường. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ hơn về cơ chế tính lương nhằm gia tăng sự gắn bó và đảm bảo được đầy đủ quyền lợi về lương thưởng mà nhân viên nhận được. Chính điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể giữ chân được những nhân viên xuất sắc gắn bó lâu dài và dễ dàng hơn trong khâu tuyển dụng nhằm thu hút nguồn lao động.  Tạo động lực giúp doanh nghiệp pháp triển mạnh mẽ trong tương lai Một trong những yếu tố cấu thành nên hình thức 3p đó là trả lương theo kết quả làm việc. Hiểu được tầm quan trọng đó, người lao động sẽ cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể nâng cao chất lượng làm việc, hạn chế những rủi ro không đáng có để có thể nhận được một phần lương xứng đáng. Chính yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thực hiện các chiến lược và phát triển ổn định, bền vững hơn nữa trong tương lai.  >> Bí quyết phát triển hệ thống bán hàng và tăng doanh số nhanh chóng >> Khởi nghiệp thành công từ các ý tưởng kinh doanh sáng tạo >> Giải đáp nhân viên bán hàng là Sale hay Sales? Lợi ích của hình thức trả lương 3P Trở thành chuyên gia kế toán tổng hợp bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học giúp bạn thành thạo các nghiệp vụ của một nhân viên kế toán tổng hợp ngay tại nhà. Từ đó, có thể tự đi xin việc và phát triển nghề của mình. [course_id:306,theme:course] [course_id:476,theme:course] [course_id:2283,theme:course] Lợi ích của việc sử dụng phần mềm tính lương - Tiết kiệm thời gian: Ưu điểm của việc sử dụng phần mềm tính lương cho phép bạn thực hiện công việc của họ dễ dàng hơn và tiết kiệm rất nhiều thời gian để có thể sử dụng tốt hơn trong các lĩnh vực khác của công ty. - Bảo mật dữ liệu: Bảo mật Bảo mật dữ liệu của bạn là điều cần thiết và dữ liệu lương của các nhân viên trong công ty đặc biệt nhạy cảm. Các tệp bảng lương chứa thông tin nhận dạng cá nhân cần được bảo vệ, chẳng hạn như địa chỉ bưu điện, ngày sinh, số an sinh xã hội, thông tin tài khoản ngân hàng, v.v. Bằng cách sử dụng phần mềm tính lương chất lượng cao, bạn có thể đảm bảo rằng thông tin này được khóa an toàn và không thể bị được xem bởi bất kỳ ai bên ngoài tổ chức của bạn. Sử dụng phần mềm tính lương để tiết kiệm thời gian - Độ tin cậy cao: Các báo cáo do phần mềm tính lương tạo ra đều xác thực và rất chính xác. Điều này có nghĩa là bạn có thể dựa vào các bản sao kê do phần mềm tính lương tạo ra, bao gồm các bản cập nhật thuế mới nhất, được phần mềm cung cấp ngay lập tức. Bằng cách này, bạn có thể xử lý quá trình chạy bảng lương một cách an toàn tuyệt đối. - Tránh mắc sai lầm: Với cách tính lương theo phương pháp thủ công và truyền thống, bạn rất dễ mắc sai lầm, đặc biệt là đối với những công ty có tới vài trăm nhân sự. Nhưng với giải pháp là tính lương trên phần mềm, việc mắc phải những sai lầm thường là rất hạn chế. Bởi các thủ tục xác nhận và kiểm tra thông tin sẽ bị ngừng lại nếu bạn nhập sai các thông số và dữ liệu.  Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu 3p là gì và lợi ích của việc trả lương 3p. Hi vọng bài viết mang cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong việc tính lương và việc quản trị nhân sự cho doanh nghiệp của mình. 
20/04/2021
5422 Lượt xem
Sứ mệnh là gì? Tầm quan trọng của sứ mệnh đối với doanh nghiệp
Sứ mệnh là gì? Tầm quan trọng của sứ mệnh đối với doanh nghiệp Sứ mệnh là cụm từ được nghe thấy nhiều nhất hiện nay nhưng không phải ai cũng biết sứ mệnh là gì hay sứ mệnh của doanh nghiệp là gì. Sứ mệnh chính là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cũng như sự khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường cạnh tranh. Để có thêm những thông tin hữu ích về sứ mệnh và tầm quan trọng của sứ mệnh đối với doanh nghiệp. Hãy cùng Unica tìm câu trả lời thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé. Sứ mệnh là gì? Sứ mệnh là những điều mà cá nhân hay doanh nghiệp cần phải thực hiện trong tương lai để càng ngày càng phát triển hơn. Sứ mệnh chính là cái đích cuối cùng để chủ thể cống hiến và làm việc để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Sứ mệnh được phân ra thành 2 loại đó là: Sứ mệnh của cá nhân và sứ mệnh của doanh nghiệp. Sứ mệnh cá nhân là những lý do, mục tiêu để con người phát triển phát triển, trở thành người sống có thành tựu và có ích trong cuộc sống. Sứ mệnh cá nhân là như thế nào sẽ tùy thuộc vào mục đích sống của mỗi người, sứ mệnh cá nhân sẽ cụ thể cho từng cá nhân, không ai giống ai. Sứ mệnh doanh nghiệp là gì? Bộ 3 yếu tố tạo nên thương hiệu doanh nghiệp Sứ mệnh doanh nghiệp là gì? Về cơ bản, sứ mệnh doanh nghiệp cũng giống như sứ mệnh cá nhân đều là những mục tiêu, lý do để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Sứ mệnh doanh nghiệp có vai trò như một bản tuyên ngôn mang đậm những ý nghĩa về lợi ích, giá trị mà công ty có thể mang tới cho khách hàng, trả lời được câu hỏi tại sao công ty tồn tại và phát triển? Mục tiêu tổng thể mà công ty đang hướng đến là gì? Để có thể tạo ra được những nội dung đối với sứ mệnh doanh nghiệp thì chúng ta cần thực hiện theo các định hướng như: Xác định được các thông tin cơ bản từ thị trường kinh doanh, nắm bắt được đối tượng, tâm lý cũng như nhu cầu của khách hàng. Mục đích để đưa ra được những sản phẩm kinh doanh phù hợp khiến khách hàng thích thú. Xác định được những sản phẩm/ dịch vụ đang là thế mạnh của doanh nghiệp để tập trung vào đó đưa ra sứ mệnh của doanh nghiệp. Công nghệ có tác động tới dịch vụ/ sản phẩm của khách hàng hay không? Tự đánh giá về những ưu, nhược điểm của doanh nghiệp, cần phải khắc phục như thế nào? Sản phẩm, dịch vụ của công ty tại thời điểm hiện tại đang có tính cạnh tranh như thế nào trên thị trường? Sứ mệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, hầu như doanh nghiệp nào cũng có sứ mệnh và cố gắng làm sao để đưa ra được sứ mệnh ngắn gọn, súc tích, thể hiện được trình độ và định hướng dài hạn của công ty. Sứ mệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp Tầm quan trọng của sứ mệnh Sứ mệnh mỗi doanh nghiệp đều có vai trò cực kỳ quan trọng, nó thể hiện định hướng, con đường phát triển lâu dài để khẳng định thương hiệu trên thị trường cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp, sứ mệnh giúp cố định mục tiêu, doanh nghiệp định hình được hướng đi lâu dài và kết quả cần phải đạt được trong tương lai. Việc xác định cụ thể được con đường phát triển sẽ giúp  doanh nghiệp cố định được mục tiêu và đi đúng hướng, không bị lan man về mục đích cũng như kế hoạch phát triển dài hạn. Bên cạnh đó, khi có sứ mệnh, các chiến lược phát triển dự án rõ ràng thì doanh nghiệp cũng sắp xếp, phân bổ được nhân sự phù hợp và cũng giúp tối ưu chi phí. Thêm nữa, khi có sứ mệnh thì nhà quản lý, nhà điều hành doanh nghiệp cũng chắc chắn hơn về tương lai. Từ đó tìm ra cách huấn luyện nhân sự mới, hướng dẫn, động viên nhân viên cùng cố gắng làm việc vì mục tiêu chung của công ty. Đối với nhân viên Đối với nhân viên, sứ mệnh doanh nghiệp giúp cho họ nhìn ra được cái đích mà công ty đang hướng đến cũng như giúp nhận viên định hình phong thái, tác phong làm việc rõ ràng. Điều này giúp xác định xem doanh nghiệp và nhân viên có cùng chung lý tưởng và chí hướng với nhau để gắn bó lâu dài hay không. Nếu như cùng chung lý tưởng, sứ mệnh của công ty giúp nhân viên làm việc năng suất và hiệu quả hơn. Sứ mệnh có vai trò như một sợi dây liên kết con người với nhau, cùng nhau cố gắng và nỗ lực để làm sao hoàn thành tốt nhất sứ mệnh. Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Đăng ký ngay: [course_id:1547,theme:course] [course_id:1564,theme:course] [course_id:3162,theme:course] Đối với khách hàng Đối với khách hàng, sứ mệnh doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng có cái nhìn rõ ràng và cụ thể về mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó, khách hàng quyết định xem doanh nghiệp này có phải là doanh nghiệp mình đang tìm kiếm hay không. Về mối liên kết giữa khách hàng với doanh nghiệp, sứ mệnh sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được khách hàng mục tiêu. Từ đó, dễ dàng đạt được kết quả hướng tới trong tương lai. Sứ mệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nhân viên và khách hàng Vai trò của tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là với những công ty đang trên đà phát triển, chưa có nhiều danh tiếng. Những phát ngôn sứ mệnh công ty là gì giúp cố định mục tiêu dài hạn của công ty để nhắm đến các kết quả trong tương lai. Khi đã được xác định rõ mục tiêu, kết quả cần đạt được nhân viên trong doanh nghiệp sẽ làm việc đúng hướng để đạt được kết quả tốt nhất. Việc tuyên bố sứ mệnh sẽ giúp nhà quản lý, đào tạo nhân sự có một cái nhìn chắc chắn. Từ đó tìm ra được đúng hướng để đào tạo và hướng dẫn cho những người dưới quyền có thể cố gắng làm việc để hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Sứ mệnh của công ty đóng vai trò quan trọng trong việc sắp xếp nguồn lực. Từ đó đưa ra được những chỉ tiêu rõ ràng chắc chắn và bắt buộc phải thực hiện được trong tương lai. Sứ mệnh của công ty đóng vai trò quan trọng trong việc sắp xếp nguồn lực Các yếu tố cần có trong sứ mệnh Sứ mệnh của doanh nghiệp không phải là những tuyên bố dài dòng, đơn điệu mà nó phải cụ thể, rõ ràng, thể hiện được tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp. Sau đây là các yếu tố tối thiểu phải có trong một sứ mệnh. Sứ mệnh phải cụ thể và rõ ràng Sứ mệnh đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nhân viên và cả khách hàng. Vì vậy sứ mệnh phải rõ ràng, cụ thể, thể hiện đúng trọng tâm. Mục đích sứ mệnh đưa ra để chỉ một cái nhìn xa và dài, thể hiện rõ một tương lai nhất định hướng đến mọi đối tượng. Vì vậy sứ mệnh cần phải làm sao phát ngôn logic, cụ thể, rõ ràng nhất để ai cũng dễ dàng hiểu và tiếp cận. Phù hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Sứ mệnh đóng vai trò cố định mục tiêu, hướng đến kết quả và tương lai, vì vậy sứ mệnh bắt buộc phải phù hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Một sứ mệnh được xem là phù hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ phải được tổng hợp từ toàn bộ mục đích của doanh nghiệp, xác định rõ khách hàng mục tiêu, xác định thị trường,... Khi đã hiểu rõ những thông tin này, sứ mệnh sẽ cụ thể và phù hợp với từng doanh nghiệp, mang lại hiệu quả cao nhất. Phản ánh tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp Mỗi một doanh nghiệp sẽ có một tầm nhìn dài hạn khác nhau, không doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào. Vì vậy, để thể hiện rõ mục tiêu phát triển công ty, bắt buộc trong sứ mệnh phải thể hiện được tầm nhìn mà công ty đang hướng tới trong tương lai. Nếu như sứ mệnh thể hiện rõ tầm nhìn dài hạn chắc chắn cả doanh nghiệp và nhân viên trong doanh nghiệp đều sẽ có cái nhìn chắc chắn hơn về tương lai. Sứ mệnh phản ánh tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp Ý nghĩa của việc tuyên bố sứ mệnh Hiểu được sứ mệnh là gì, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu một mục đích và ý nghĩa tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp. Tuyên bố sứ mệnh là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp tiến lên Tuyên bố sứ mệnh là một công cụ định hướng cực kỳ quan trọng khi bạn đang nghĩ về tương lai của công ty mình. Bằng cách xác định cũng như xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp bạn có thể hiểu rõ hơn về các mục tiêu mà công ty bạn nên cam kết hoàn thành. Khi các mục tiêu đó được đặt ra, bạn và nhóm của bạn có thể phát triển một chiến lược hợp lý để đạt được chúng. Bằng cách có được nền tảng vững chắc này, bạn có thể xây dựng tổ chức của mình ngay từ đầu và đảm bảo sự ổn định của tổ chức qua những thử thách phía trước. Tuyên bố sứ mệnh là nền tảng của bất kỳ tổ chức nào. Bạn, nhóm của bạn và các đối tác của bạn sẽ coi đây là kim chỉ nam cho mọi hành động. Đồng thời, khách hàng tiềm năng có thể đánh giá thương hiệu của bạn dựa trên tuyên bố sứ mệnh để quyết định xem nó có phù hợp với giá trị của chính họ hay không. Tuyên bố sứ mệnh khơi gợi những ý tưởng mới Trong khi bạn đang thảo luận và xem xét tuyên bố sứ mệnh của mình, nó có thể mở ra cho bạn những ý tưởng mới. Trên thực tế, đây là giá trị thực sự của việc mọi người cùng tham gia đóng góp vào quá trình phát triển tuyên bố sứ mệnh nằm ở đâu. Mặc dù điều quan trọng là phải có một nền tảng vững chắc, nhưng tuyên bố sứ mệnh cũng có thể thay đổi quan điểm của bạn về công việc của bạn. Nó có thể khiến bạn nhìn công ty của mình với ánh mắt mới mẻ. Nói như vậy, tuyên bố sứ mệnh luôn có thể thay đổi theo thời gian, cho phép bạn điều chỉnh tuyên bố của mình theo những hướng mới phù hợp hơn với nhóm của bạn và mục tiêu kinh doanh của riêng bạn. Nếu bạn muốn, nó là một phần của quá trình hình thành và nó tập hợp nhiều ý kiến ​​và niềm tin mà mọi thành viên trong công ty của bạn có thể cung cấp. Tuyên bố sứ mệnh có vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp Tuyên bố sứ mệnh định hình văn hóa công ty Các tuyên bố về sứ mệnh không chỉ quyết định cách một tổ chức nói chung nên hành động như thế nào mà còn cả cách suy nghĩ của từng nhân viên về công việc của họ. Văn hóa công ty là một khía cạnh quan trọng của đối với nhân viên cũng như doanh nghiệp. Loại bỏ một số yếu tố không chắc chắn trong công việc của họ bằng cách giải thích rõ ràng mục đích của công ty và các giá trị tổ chức của bạn. Nhân viên sẽ biết trước khi họ bắt đầu làm việc tại tổ chức của bạn chính xác những gì họ mong đợi. Sau đó, họ có thể tùy chỉnh công việc của mình để phù hợp với sứ mệnh của bạn và đạt được kết quả hiệu quả giữa các phòng ban khác nhau. Tuyên bố sứ mệnh của bạn cũng sẽ thu hút những người tìm việc có giá trị phù hợp với giá trị của doanh nghiệp bạn. Vì đây là một công cụ tuyển dụng khác mà bạn có sẵn, hãy tận dụng nó bằng cách kết hợp nó vào bản mô tả công việc và trong toàn bộ quá trình tuyển dụng.  Việc giới thiệu những người mới tuyển dụng với tuyên bố sứ mệnh của bạn cũng như các giá trị cốt lõi của công ty sẽ giúp bạn duy trì tỷ lệ giữ chân những nhân viên xuất sắc trong tương lai. Tuyên bố sứ mệnh thiết lập tính nhất quán Khi bạn phát triển công ty của mình, bạn sẽ bắt đầu thành lập nhiều phòng ban khác nhau và thuê nhân viên mới. Mỗi bước phát triển công ty của bạn đều có nguy cơ đánh mất sự tập trung và nền văn hóa độc đáo của bạn. Tuyên bố sứ mệnh có thể ngăn chặn và khắc phục được sự chia rẽ và khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp.  Mọi người đều có quyền biết về tuyên bố sứ mệnh của một doanh nghiệp. Mọi người đều có một cái gì đó để tham khảo khi đưa ra một quyết định quan trọng. Tuyên bố sứ mệnh có thể đảm bảo rằng mỗi bộ phận cá nhân trong tổ chức của bạn đang làm việc phối hợp với nhau. Để thiết lập tính nhất quán này, các tuyên bố sứ mệnh phải rõ ràng nhất có thể. Đảm bảo rằng không có chỗ cho sự diễn giải không chính xác.  Tuyến bố sứ mệnh thúc đẩy hành động Các tuyên bố sứ mệnh được định hướng xung quanh các hành động. Nó có thể là ý định của công ty bạn để tạo ra một sản phẩm nổi bật. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Nhiệm vụ của bạn là gì? Làm thế nào để sản phẩm của bạn làm cho cuộc sống của người tiêu dùng trở nên tốt đẹp hơn?  Tuyên bố sứ mệnh là một cách để làm rõ điều này. Những tuyên bố sứ mệnh sôi nổi, tràn đầy năng lượng cho thấy sự quyết tâm của công ty bạn là mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Chính vì vậy nó tạo thành một khía cạnh quan trọng trong văn hóa giao tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp.  Các tuyên bố sứ mệnh được định hướng xung quanh các hành động  Các bước xác định sứ mệnh của doanh nghiệp Để có thể xác định được sứ mệnh của doanh nghiệp là gì không phải là một điều đơn giản. Sau đây Unica sẽ hướng dẫn bạn các bước xác định sứ mệnh doanh nghiệp. Bước 1: Phân tích các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Để xác định được sứ mệnh doanh nghiệp một cách khách quan, đầu tiên bạn phải phân tích được các giá trị cốt lõi. Bởi giá trị cốt lõi chính là linh hồn của công ty, quyết định trực tiếp đến sự thành bại của công ty. Phân tích được các giá trị cốt lõi, doanh nghiệp sẽ từng bước đặt ra được cho mình những mục tiêu, định hướng phát triển lâu dài. Giá trị cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những giá trị quan trọng nhất về đạo đức, văn hoá, tinh thần cho nhân viên. Thêm nữa giá trị cốt lõi còn là hình ảnh, bộ mặt của công ty nên cần phải phân tích kỹ trước khi đưa ra sứ mệnh cho doanh nghiệp. Bước 2: Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh Sau quá trình phân tích giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì, bước tiếp theo để xác định sứ mệnh đó là phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cần phải biết thị trường đang biến động như thế nào, đối thủ cạnh tranh của mình đang hoạt động ra sao? Như vậy thì mới có thể xác định được khách hàng mục tiêu một cách cụ thể và rõ ràng nhất. Khi xác định được khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ đưa ra được sứ mệnh đúng trọng tâm, đúng mục tiêu phát triển nhất. Bước 3: Đưa ra tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp Sau bước phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh, bước cuối cùng để xác định sứ mệnh doanh nghiệp đó chính là đưa ra tầm nhìn dài hạn. Như phần trên đã chia sẻ, sứ mệnh của công ty chính là mục tiêu, lý do để công ty tồn tại và phát triển lâu dài. Vì vậy trong sứ mệnh bắt buộc phải nói được định hướng dài hạn trong tương lai. Điều này sẽ giúp khách hàng, nhân viên hay cả chính doanh nghiệp đi đúng hướng, có câu trả lời cụ thể nhất cho vấn đề doanh nghiệp hoạt động để làm gì? Xác định những nhiệm vụ mà công ty sẽ làm cho nhân viên của mình Ví dụ thực tế về tầm nhìn và sứ mệnh tại một số doanh nghiệp Sau khi đã hiểu rõ về sứ mệnh là gì, chắc chắn các bạn sẽ tò mò muốn biết sứ mệnh của các doanh nghiệp tại Việt Nam, sau đây là một số ví dụ thực tế. Tầm nhìn và sứ mệnh của Viettel Tầm nhìn và sứ mệnh của Viettel đó là: “Sáng tạo vì con người”. Vì vậy, xuyên suốt quá trình hoạt động, viettel luôn quan tâm, lắng nghe, tôn trọng mọi người để làm sao mang đến được những sản phẩm tốt và hữu ích nhất đến tay người dùng. Tầm nhìn và sứ mệnh của FPT FPT là một tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực viễn thông mà có lẽ không ai là không biết đến. Tầm nhìn và sứ mệnh của FPT là: “ FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.” Tầm nhìn và sứ mệnh của Thiên Long Thiên Long hướng đến mục tiêu trở thành một tập đoàn văn phòng phẩm số 1 Đông Nam Á và Châu Á. Thiên Long mong muốn sản phẩm của mình được sử dụng rộng khắp mọi miền đất nước và trên toàn thế giới. Sứ mệnh của Thiên Long là: “Thiên Long cam kết mang đến những sản phẩm văn phòng phẩm dịch vụ chất lượng tốt nhất phục vụ cho việc học tập, làm việc, sáng tạo góp phần chinh phục đỉnh cao tri thức của nhân loại.” Tầm nhìn và sứ mệnh tại một số doanh nghiệp nổi tiếng Tầm nhìn và sứ mệnh của Techcombank Techcombank là một ngân hàng lớn đang có số lượng người dùng nhiều nhất hiện nay. Tầm nhìn và sứ mệnh của Techcombank là: “Llàm sao để có thể trở thành một ngân hàng tốt nhất và là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.” Tầm nhìn và sứ mệnh của Google Google là một công ty công nghệ đa quốc gia mà có lẽ không ai là không biết đến. Tầm nhìn và sứ mệnh mà ông trùm internet này đưa ra đó là: “Cung cấp mọi quyền truy cập vào thông tin của thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột.” Tầm nhìn và sứ mệnh của Samsung Samsung là một trong những tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử đến tay người dùng tốt nhất hiện nay. Tầm nhìn và sứ mệnh của Samsung đó là: "Trở thành công ty kỹ thuật số tốt nhất thế giới." Tầm nhìn và sứ mệnh của Facebook Facebook là một trang mạng xã hội đang chiếm lĩnh thị trường hiện nay. Tầm nhìn và sứ mệnh của Facebook đó là: “Tất cả người dùng đều sử dụng Facebook, để kết nối với bạn bè và gia đình, khám phá những gì thế giới đang diễn ra, chia sẻ và bày tỏ nhiều điều quan trọng với họ.” Tổng kết Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu sứ mệnh là gì, tầm quan trọng của sứ mệnh đối với doanh nghiệp. Điều cuối cùng mà Blog Unica muốn nhắn nhủ đến bạn là hãy kiên trì, vững lòng tin và đừng quên bổ sung cho mình thêm kiến thức từ những khóa học quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Unica giúp việc quản lý nhân sự cũng như định hướng phát triển doanh nghiệp đi xa hơn bạn nhé.
19/04/2021
10532 Lượt xem
Chuyển đổi số là gì? Tại sao doanh nghiệp phải chuyển đổi số
Chuyển đổi số là gì? Tại sao doanh nghiệp phải chuyển đổi số Chuyển đổi số là một trong trong những chiến lược cần thiết đối với doanh nghiệp để có thể đổi mới các quy trình kinh doanh được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vậy thực chất chuyển đổi số là gì và tại sao nó lại quan trọng? Hãy cùng Unica tìm hiểu các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé.  Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số hay chuyển đổi kỹ thuật số có tên Tiếng Anh là Digital Transformation (DT). Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ tiên tiến để cải thiện các chức năng và quy trình. Các công ty sử dụng các hệ thống dựa trên đám mây, trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu phức tạp, trong số những hệ thống khác, để sửa đổi các phương pháp hiện có hoặc tạo ra những phương pháp mới. Các phương pháp này giúp đơn giản hóa các thủ tục và tăng hiệu quả trong các chức năng như vận hành, dịch vụ khách hàng và CNTT. Digital Transformation (DT) có nghĩa là chuyển đổi số Tại sao các doanh nghiệp phải chuyển đổi kỹ thuật số? Ngoài việc hợp lý hóa các quy trình nội bộ, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ và các nguồn lực sẵn có đã làm thay đổi nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng. Ngày nay, mọi người có quyền truy cập vào nhiều dịch vụ và sản phẩm thông qua các ứng dụng, trang web và công nghệ khác. Để nổi bật giữa đám đông, các công ty cần truy cập vào nhiều dữ liệu hơn và quy trình phân tích nhanh hơn để có thể thu hút và giữ chân khách hàng.  Ngoài ra, chuyển đổi kỹ thuật số có thể nâng cao hoạt động tiếp thị của công ty. Bằng cách có được các kỹ thuật phức tạp theo hướng dữ liệu và phân tích nâng cao, các nhà tiếp thị có thể hiểu sâu hơn về hành vi của người tiêu dùng. Bằng cách này, họ có thể cải tổ các chiến dịch tiếp thị của mình và cải thiện trải nghiệm cũng như tỷ lệ giữ chân khách hàng. Hầu hết thời gian, việc tận dụng công nghệ hiện có là một ý nghĩa kinh doanh. Thách thức thực sự đối với các công ty là chọn đúng loại công nghệ và triển khai nó theo những cách đảm bảo mọi người sẽ sử dụng nó đúng cách, an toàn để đảm bảo rằng công nghệ mới tích hợp liền mạch trong hệ thống công nghệ hiện có của họ. Xem thêm:>> Lập trình trí tuệ nhân tạo Python - Những điều cần biết Bạn yêu thích công nghệ thông tin và muốn học các kỹ năng về lập trình, hãy đăng ký khoá học online lập trình trên Unica. Khoá học không chỉ tập trung vào việc hướng dẫn học viên thành thạo một loại ngôn ngữ cụ thể như: Java, Python, JavaScript, PHP. Mà còn cải thiện kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề trong quá trình code. [course_id:202,theme:course] [course_id:1703,theme:course] [course_id:621,theme:course] Lợi ích của chuyển đổi số Hiểu được chuyển đổi số là gì, Unica mời bạn cùng tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời mà chuyển đổi số mang lại đối với doanh nghiệp.  Chuyển đổi trải nghiệm khách hàng Trung tâm của kỹ thuật số là trải nghiệm của khách hàng. Nhiều công ty ngày càng nhận thức được điều này, với 92% các nhà lãnh đạo đang phát triển các chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số tinh vi để nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng. Thêm thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu Khi chuyển sang kỹ thuật số, bạn có thể theo dõi các chỉ số và phân tích dữ liệu mà bạn thu thập được trong các nỗ lực tiếp thị kỹ thuật số của mình. Sử dụng thông tin chi tiết theo hướng dữ liệu có thể giúp hiểu khách hàng tốt hơn, đồng thời suy nghĩ lại các chiến lược kinh doanh, hỗ trợ việc ra quyết định tốt hơn, mở đường cho ROI cao hơn. Chuyển đổi số mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng Hợp tác lớn hơn giữa các phòng ban Chuyển đổi số mang đến một cơ hội tuyệt vời cho sự thống nhất trong toàn tổ chức khi các nhà lãnh đạo xây dựng nó dựa trên sự thống nhất kỹ thuật số. Khi bạn thấy mọi người đều hướng tới một mục đích chung, bạn sẽ thấy một quá trình chuyển đổi suôn sẻ và liền mạch. Cải thiện sự nhanh nhẹn và đổi mới Với chuyển đổi số, các doanh nghiệp sinh sôi nảy nở, được thúc đẩy bằng sự đổi mới trong kinh doanh, nhờ đó mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Gợi ý chiến lược chuyển đổi số Chiến lược chuyển đổi số hiệu quả như nào không phải ai cũng biết. Thấu hiểu điều đó, sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn. Lên ý tưởng và tạo một chiến lược kỹ thuật số hấp dẫn Bước đầu tiên là lập ý tưởng, thu hút mọi người tham gia và tìm hiểu chuyển đổi số là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với công ty của bạn. Trọng tâm của hành trình chuyển đổi số là tạo ra giá trị. Khi nhân viên hiểu được ý nghĩa mà chuyển đổi số có thể mang lại, họ có thể nhanh chóng thúc đẩy sự thay đổi mà bạn cần. Điều chỉnh chuyển đổi số phù hợp với Mục tiêu Kinh doanh Khi bạn đã có ý tưởng chiến lược kỹ thuật số của mình, điều quan trọng là phải sắp xếp nó để chuyển đổi thành công. Cách tiếp cận thường là từ trên xuống. Chuyển đổi số không thể chỉ dựa vào CNTT mà phải phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và giá trị của tổ chức. Ghi lại các rủi ro Có thể có rủi ro liên quan đến chuyển đổi số, và nhiều công ty nhận thức được điều này. Bất cứ khi nào bạn triển khai một ứng dụng nội bộ mới, có thể có rủi ro đi kèm. Điều thận trọng là bạn phải thảo luận, phân tích và ghi lại các rủi ro để có thể theo dõi các mối đe dọa trong một khoảng thời gian nhất định. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp Chạy thử nghiệm thí điểm Khi bạn đã hình dung ra câu chuyện của mình, phân tích những thách thức và công nghệ, ghi lại những rủi ro, đã đến lúc chạy thử nghiệm thí điểm với công nghệ này. Chạy thử nghiệm giúp bạn xác định các tác động đối với doanh nghiệp và văn hóa của bạn khi bạn tiến lên phía trước với một kế hoạch vững chắc. Các bài kiểm tra sẽ đảm bảo rằng các bên liên quan của bạn đã sẵn sàng cho hành trình chuyển đổi kỹ thuật số, đồng thời tổ chức và nhân viên của bạn biết cách thực hiện dự án một cách hiệu quả. Tiếp tục phân tích tác động Một phần của chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số là tiếp tục phân tích việc triển khai. Một ví dụ tuyệt vời là Trí tuệ nhân tạo (AI). Nếu một tổ chức muốn sử dụng AI như một phần của quy trình bán hàng, họ có thể thấy một số lợi ích, nhưng với phân tích sâu hơn, họ có thể nhận ra sự cần thiết phải tự động hóa nhiều hơn nữa quy trình bán hàng. Tương tự, bất kỳ chiến lược kỹ thuật số nào cũng sẽ hữu ích nhất khi bạn phân tích sâu hơn. Sự chủ động sẽ giúp bạn vận hành công việc kinh doanh một cách suôn sẻ. Chuẩn bị cho cho sự thay đổi văn hóa Yếu tố quan trọng nhất là các khía cạnh liên quan đến văn hóa khi thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số. Sai lầm lớn nhất sẽ là coi nhẹ sự thay đổi văn hóa trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số. Hãy xem xét cẩn thận các khía cạnh của sự biến đổi văn hoá, bởi vì thực chất, đó là một thách thức đối với con người. Kết luận Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu chuyển đổi số là gì. Không thể phủ nhận một điều rằng, chuyển đổi kỹ thuật số đã trở thành một phong trào kinh doanh toàn cầu và bạn phải theo kịp mô hình phổ quát để có thể phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế kỹ thuật số.
16/04/2021
3787 Lượt xem
Phân biệt sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý
Phân biệt sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý Trong mô hình tổ chức của doanh nghiệp, lãnh đạo và quản lý là một trong những thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn. Tuy có những điểm khác nhau nhưng cả hai vị trí này đều hướng tới mục đích chung là điều hành và xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững. Vậy sự khác nhau giữa người lãnh đạo và người quản lý là gì, hãy cùng Unica tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé.  Giải thích thuật ngữ lãnh đạo và quản lý ? Lãnh đạo là gì? Lãnh đạo là khả năng của một cá nhân liên quan đến việc đưa ra quyết định đúng đắn và đôi khi rất khó khăn nhằm thiết lập mục tiêu có thể đạt được. Người lãnh đạo có thể cung cấp cho những nhân viên của mình những kiến thức và công cụ để đạt được các mục tiêu đó.  Một nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ có những kỹ năng lãnh đạo sau: sự tự tin, kỹ năng giao tiếp và quản lý mạnh mẽ, tư duy sáng tạo và đổi mới , kiên trì đối mặt với thất bại, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, cởi mở để thay đổi, và sự chững chạc và phản ứng trong thời gian khủng hoảng . Trong kinh doanh, những cá nhân thể hiện những phẩm chất lãnh đạo này có thể thăng tiến lên vị trí quản lý điều hành như CEO, CIO hoặc chủ tịch. Những cá nhân đáng chú ý đã thể hiện khả năng lãnh đạo mạnh mẽ trong ngành công nghệ bao gồm nhà sáng lập Apple Steve Jobs, nhà sáng lập Microsoft Bill Gates và giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos. Lãnh đạo là khả năng của một cá nhân liên quan đến việc đưa ra quyết định đúng đắn Quản lý là gì? Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, ra quyết định, tổ chức, lãnh đạo, tạo động lực và kiểm soát nguồn nhân lực, tài chính, vật chất và thông tin của một tổ chức để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả. Quản lý bao gồm những đặc điểm như sau: Tính phổ biến: Tất cả các tổ chức, cho dù có tạo ra lợi nhuận hay không, họ đều yêu cầu quản lý, để quản lý các hoạt động của họ. Do đó, nó là phổ biến trong tự nhiên. Định hướng mục tiêu: Mọi tổ chức được thành lập với một mục tiêu được xác định trước và ban lãnh đạo giúp đạt được những mục tiêu đó kịp thời và suôn sẻ. Quá trình liên tục: Đây là một quá trình liên tục có xu hướng tồn tại miễn là tổ chức còn tồn tại. Nó được yêu cầu trong mọi lĩnh vực của tổ chức cho dù đó là sản xuất, nguồn nhân lực, tài chính hay tiếp thị. Đa chiều: Quản lý không chỉ bó hẹp trong việc quản lý con người mà nó còn quản lý công việc, quy trình và hoạt động, điều này làm cho nó trở thành một hoạt động đa lĩnh vực. Hoạt động nhóm: Một tổ chức bao gồm nhiều thành viên khác nhau có nhu cầu, kỳ vọng và niềm tin khác nhau. Mỗi người tham gia tổ chức với một động cơ khác nhau, nhưng sau khi trở thành một phần của tổ chức, họ làm việc để đạt được cùng một mục tiêu. Nó đòi hỏi sự giám sát, làm việc theo nhóm và phối hợp, và theo cách này, việc quản lý đi vào thực chất và lên kế hoạch đào tạo cho nhân viên của mình. Tính linh hoạt: Một tổ chức tồn tại trong một môi trường kinh doanh có nhiều yếu tố khác nhau như xã hội, chính trị, luật pháp, công nghệ và kinh tế. Một thay đổi nhỏ trong bất kỳ yếu tố nào trong số này sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hiệu suất của tổ chức. Vì vậy, để vượt qua những thay đổi này, quản lý xây dựng chiến lược và thực hiện chúng. Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, ra quyết định, tổ chức, lãnh đạo, tạo động lực và kiểm soát nguồn nhân lực, tài chính, vật chất Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý Nhà lãnh đạo nghĩ ý tưởng, nhà quản lý thực thi Trong khi văn hóa quản lý nhấn mạnh tính hợp lý và khả năng kiểm soát, thì các nhà lãnh đạo lại thiên về tìm kiếm cơ hội cải tiến ở cấp độ tổ chức. Họ làm như vậy bằng cách đưa ra những ý tưởng mới và thúc đẩy sự chuyển đổi sang tư duy hướng tới tương lai. Nói cách khác, các nhà quản lý luôn tìm kiếm câu trả lời cho “như thế nào và khi nào” , trong khi các nhà lãnh đạo tìm kiếm câu trả lời cho “cái gì và tại sao” . Vì vậy, trách nhiệm chính của nhà quản lý là hoàn thành nhiệm vụ của họ dựa trên tầm nhìn của nhà lãnh đạo. Công việc chính của họ là đảm bảo rằng những người ở các chức năng khác nhau với các trách nhiệm khác nhau hoạt động hiệu quả, năng suất và họ cảm thấy có thể chia sẻ tiếng nói của mình . Họ phải luôn theo dõi điểm mấu chốt bằng cách kiểm soát nhân viên và cung cấp thông tin, quy trình, quy trình làm việc và công cụ cần thiết để nhân viên có thể thành công .  Các nhà quản lý liên hệ với mọi người theo vai trò của họ trong quá trình ra quyết định, trong khi các nhà lãnh đạo, những người quan tâm đến các ý tưởng, liên hệ theo những cách cấp cao hơn nhưng đồng cảm hơn. Sự khác biệt chính chỉ đơn giản là giữa sự chú ý của người quản lý đối với cách hoàn thành công việc và sự chú ý của nhà lãnh đạo đối với những việc nên làm để đạt được kết quả cao hơn.  Khi các nhà lãnh đạo luôn tìm kiếm những ý tưởng mới, họ cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thay đổi trong tổ chức . Hơn nữa, một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho sự thay đổi tích cực, gia tăng bằng cách trao quyền cho nhân viên làm việc hướng tới các mục tiêu chung. Công cụ mạnh mẽ nhất của nhà lãnh đạo để làm như vậy là giao tiếp hiệu quả. Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý Người lãnh đạo truyền cảm hứng, người quản lý thúc đẩy thành công Trong khi các nhà lãnh đạo có sức mạnh to lớn trong việc truyền cảm hứng cho mọi người, các nhà quản lý có trách nhiệm thúc đẩy thành công liên tục và trải nghiệm làm việc tích cực của họ trong suốt hành trình sự nghiệp của nhân viên. Vì các nhà quản lý chiếm hơn 70% sự tham gia của nhân viên tại nơi làm việc, họ cũng phải chịu trách nhiệm về mức độ thành công và năng suất của nhóm của họ.  Các nghiên cứu cho thấy rằng nhân viên cảm thấy ít căng thẳng và áp lực hơn khi họ có cơ hội giao tiếp với lãnh đạo thường xuyên. Hơn nữa, lãnh đạo có một sức mạnh to lớn để tác động đến sự tham gia của nhân viên . Nhân viên làm việc hiệu quả hơn trong những nơi làm việc hỗ trợ giao tiếp trung thực, cởi mở và minh bạch. Tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn bỏ qua tầm quan trọng của giao tiếp hai chiều giữa lãnh đạo và nhân viên. Thay vào đó, thông tin chảy một chiều và nhân viên không có cơ hội tham gia các cuộc trò chuyện trong toàn công ty.  Người lãnh đạo truyển cảm hứng, người quản lý thúc đẩy thành công Người lãnh đạo nhìn vào tương lai, nhà quản lý làm việc trong hiện tại Một trong những điểm khác biệt chính giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý là các nhà lãnh đạo tập trung hơn vào tương lai , trong khi các nhà quản lý tập trung hơn vào hiện tại .  Do đó, mục tiêu quan trọng nhất của nhà quản lý là đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách thực hiện các quy trình và thủ tục xoay quanh việc lập ngân sách, cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự. Mặt khác, các nhà lãnh đạo có xu hướng suy nghĩ trước và tận dụng các cơ hội trong tương lai. Tuy nhiên, tầm nhìn của lãnh đạo về tương lai chẳng có ý nghĩa gì nếu nó không thể được truyền đạt một cách minh bạch và rõ ràng cho cả người quản lý và nhân viên. Quản lý dựa vào kiểm soát trong khi lãnh đạo củng cố niềm tin Bạn sẽ không trở thành nhà lãnh đạo khi không có ai thực thi ý tưởng của bạn đưa ra, nhà lãnh đạo thường có nhiệm vụ củng cố niềm tin để mọi người hào hứng với ý tưởng của mình. Khi những nhân viên hào hứng với đón nhận ý tưởng đồng nghĩa với việc bạn là người lãnh đạo có niềm tin cho họ.  Nhà quản lý duy trì việc kiểm soát nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy khả năng, sáng tạo hoặc tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Để có được kết quả như mong muốn, nhà quản lý cần am hiểu về khả năng, đam mê và mong muốn của mỗi nhân viên. Đăng ký khoá học Tuyển dụng online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn bóc tách những sai lầm cố hữu trong khâu tuyển dụng, biết cách lên hệ thống câu hỏi phỏng vấn dành cho ứng viên và nhanh chóng tuyển chọn được nhân tài cho doanh nghiệp của bạn. [course_id:1685,theme:course] [course_id:1098,theme:course] [course_id:630,theme:course] Mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý Muốn tập thể của doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững thì phải cần đến cả quản lý lẫn lãnh đạo. Quản lý là pháp trị còn lãnh đạo là nhân trị, quản lý tác động đến một nhóm làm việc để đạt được mục tiêu đề ra, ở đây họ cũng được coi là nhà lãnh đạo  Ngược lại, khi nhà lãnh đạo muốn trược tiếp lên kế hoạch, giám sát trược tiếp nhân viên thì họ chính là một nhà quản lý. Cả lãnh đạo và quản lý dề phải có tác động đến cá nhân, nhóm để họ làm việc và đạt được mục tiêu đã đề ra.  Lãnh đạo cũng như quản lý đều đóng vai trò quan trọng như nhau nhưng điểm lại có điểm khác biệt đó chính là quản lý chịu trách nhiệm dẫn dắt nhân viên hoàn thành công việc, còn lãnh đạo chỉ định hướng về quan điểm, cách thức và hành động. Tuy nhiên, lãnh đạo và quản lý cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt và mối quan hệ đó. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý Các thách thức trong lãnh đạo và quản lý Lãnh đạo và quản lý là những người đứng đầu bộ máy nên sẽ phải chịu rất nhiều các thử thách khác nhau như thách thức về đổi mới, thách thức về văn hóa và đội ngũ nhân viên, quản lý cạnh tranh và thị trường, quản lý rủi ro khủng hoảng. Chi tiết như sau: Thách thức về đổi mới Đối với một nhà quản lý, thách thức thức về đổi mới luôn là áp lực khiến họ cảm thấy mệt mỏi. Sự đổi mới xảy ra liên tục nên người đứng đầu cần liên tục cập nhật kiến thức để không bị tụt lại và giúp công việc diễn ra trôi chảy hơn. Mặt khác, người đứng đầu cũng cần đổi mới phương pháp quản lý để phù hợp với những nhân viên sự mới hoặc để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.   Đa dạng hóa văn hóa và đội ngũ nhân viên Trong một đội nhóm sẽ có rất nhiều nhân sự tới từ nhiều quốc gia và các thành phố khác nhau. Bởi vậy, văn hóa trong một team rất đa dạng, để có thể hòa hợp và giao tiếp được với mọi thành viên, người quản lý cần tìm hiểu văn hóa của từng vùng miền và khu vực của nhân viên đã từng sinh sống. Điều này sẽ đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng rất lớn từ phía người đứng đầu. Nhưng đổi lại, bạn sẽ kết thân được với nhân viên và hiểu được suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mỗi người.  Quản lý cạnh tranh và thị trường Quản lý cạnh tranh là thách thức mà hầu hết quản lý và lãnh đạo gặp phải. Sự cạnh tranh luôn gay gắt nên gây ảnh hưởng tới công việc của doanh nghiệp. Người đứng đầu sẽ phải tìm cách để đơn vị có thể cạnh tranh để đạt được kết quả tốt nhất. Yếu tố này rất khó để xử lý nên nếu không xử lý cẩn thận sẽ ảnh hưởng tới công việc của toàn bộ công ty. Quản lý rủi ro và khủng hoảng Một trong những thách thức lớn nhất với lãnh đạo và quản lý chính là quản lý rủi ro và khủng hoảng. Đây là hai yếu tố rất khó để kiểm soát nên càng gây khó khăn cho những người đứng đầu doanh nghiệp. Muốn quản lý được những vấn đề về này đòi hỏi bạn cần có nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng như kiến thức chuyên môn tốt.  Quản lý rủi ro và khủng hoảng Các xu hướng mới trong lãnh đạo và quản lý Các xu hướng mới trong lãnh đạo và quản lý đó là dựa trên cơ sở dữ liệu, linh hoạt, đồng hành và đổi mới. Mỗi xu hướng đầu có những ưu điểm riêng như sau: Lãnh đạo và quản lý dựa trên dữ liệu Xu hướng lãnh đạo và quản lý dựa trên cơ sở dữ liệu ngày càng trở nên phổ biến vì thông qua những con số sẽ thấy được chính xác hiệu quả công việc. Số liệu có được là nhờ những công cụ quản lý hiện đại nên càng tiết kiệm thời gian thu thập và xử lý thông tin của người đứng đầu. Việc này cũng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quản lý tối đa. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thêm ngân sách dành cho những công việc khác như đầu tư hoặc thưởng cho nhân viên.  Lãnh đạo và quản lý linh hoạt Xu hướng làm việc hiện nay rất đa dạng, hình thức làm việc không chỉ ở công ty mà còn có thể làm việc từ xa tại nhà. Đi cùng xu hướng này, các lãnh đạo và quản lý cũng phải thay đổi chính sách linh hoạt hơn để phù hợp với thị trường. Đối với những nhân sự làm việc từ xa, người đứng đầu cần áp dụng công nghệ vào quản lý, các thao tác trên thiết bị điện tử thường không quá cầu kỳ mà lại tiết kiệm được nhiều chi phí cho doanh nghiệp.  Một số đơn vị còn áp dụng hình thức quản lý theo chất lượng công việc. Thay vì tính chấm công làm việc, họ sẽ khoán công việc cho nhân viên kèm với deadline cụ thể. Quản lý sẽ không đốc thúc nhân viên mà để họ tự giác xử lý công việc, chỉ cần giao đủ sản phẩm theo thời gian đã đề ra. Cách quản lý này giúp tinh thần nhân viên thoải mái hơn, hạn chế áp lực cũng như thúc đẩy tinh thần gắn bó của nhân viên. Lãnh đạo và quản lý đồng hành Lãnh đạo và quản lý đồng hành là xu hướng quản lý mới những năm gần đây được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Không chỉ dừng lại ở quản lý, cấp trên sẽ cùng đồng hành với nhân viên để nắm được tình hình hoạt động cụ thể trong bộ máy nội bộ. Hình thức này giúp lãnh đạo hiểu được tâm lý nhân viên, hạn chế những xung đột không đáng có trong bộ máy quản lý.  Lãnh đạo và quản lý đồng hành là xu hướng quản lý mới những năm gần đây được nhiều doanh nghiệp áp dụng Lãnh đạo và quản lý đổi mới  Người đúng đầu một tổ chức phải thấy được những mặt hạn chế của phương pháp quản lý cũ để đưa ra những chính sách mới phù hợp hơn. Thay đổi là điều tất yếu phải xảy ra trong hầu hết các tổ chức nên người lãnh đạo giỏi là người chấp nhận thay đổi và có phương án thay đổi tốt nhất dành cho các thành viên của mình.  Tổng kết Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý.
15/04/2021
7458 Lượt xem
Quy tắc ứng xử là gì? Những quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Quy tắc ứng xử là gì? Những quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp Quy tắc ứng xử rất quan trọng ở nơi làm việc nhằm đảm bảo nhân viên thực hiện đúng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Bộ quy tắc ứng xử thể hiện các giá trị của công ty và những gì công ty mong đợi, thúc đẩy tinh thần kinh doanh công bằng, có trách nhiệm, phòng tránh các sai phạm đạo đức trong kinh doanh. Để hiểu rõ hơn quy tắc ứng xử là gì? Những quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo nội dung trong bài viết sau nhé. Bộ quy tắc ứng xử là gì? Quy tắc ứng xử là một tập hợp các quy tắc xung quanh hành vi để nhân viên tuân theo trong một tổ chức. Quy tắc đóng vai trò như một tiêu chuẩn mà nhân viên cần phải đáp ứng để họ có thể biết họ mong đợi điều gì để tạo ra một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Thường bị trộn lẫn với quy tắc đạo đức, quy tắc ứng xử đề cập cụ thể đến hành vi, trong khi đạo đức cung cấp hướng dẫn về kỹ năng ra quyết định mà nhân viên của bạn cần khi họ đang làm việc. Dưới đây là danh sách các yếu tố bạn có thể đưa vào quy tắc ứng xử của mình: Tuyên bố sứ mệnh và các giá trị. Các chính sách và thủ tục tại nơi làm việc. Tuân thủ và các quy định trong ngành. Kỷ luật. Bộ quy tắc ứng xử rất quan trọng với doanh nghiệp Tầm quan trọng của quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có bộ quy tắc ứng xử riêng. Quy tắc ứng xử đóng vai trò vô cùng quan trọng để hình thành văn hoá doanh nghiệp và gây dựng niềm tin cho khách hàng. Tầm quan trọng của quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp bao gồm: Nâng cao hình ảnh thương hiệu Quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp có khả năng nâng cao hình ảnh thương hiệu. Bởi bộ quy tắc trong ứng xử chính là cam kết của doanh nghiệp về những gì công ty sẽ thực hiện và tất cả những điều đó sẽ phù hợp với các tiêu chuẩn trong xã hội. Doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy bộ tắc ứng xử, có hành động với khách hàng đúng văn hoá, đúng đạo đức và chuyên nghiệp thì chắc chắn sẽ nâng cao hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng. Doanh nghiệp có bộ quy tắc ứng xử rõ ràng và thực hiện, duy trì đúng theo bộ quy tắc đó sẽ gây dựng được một tổ chức đáng tin cậy và danh tiếng trên thị trường. Tạo niềm tin và lòng tin cậy từ khách hàng Một doanh nghiệp có thể hiện đúng bộ quy tắc ứng xử hay không sẽ thể hiện trực tiếp bằng hành động và cách làm việc. Khách hàng sau quá trình làm việc nếu như thấy doanh nghiệp chuyên nghiệp, ứng xử tinh tế sẽ cảm thấy được tôn trọng nên có ấn tượng cực kỳ tốt. Từ đó, họ sẽ có niềm tin và lòng tin cậy với doanh nghiệp hơn. Bộ quy tắc ứng xử tạo dựng niềm tin và lòng tin cậy giúp giữ chân khách hàng, đồng thời tăng cơ hội họ quay lại với doanh nghiệp lần sau. Xây dựng môi trường làm việc tích cực và năng động Bộ quy tắc ứng xử được xây dựng với nhiệm vụ chính là để làm rõ sứ mệnh, giá trị cốt lõi và nguyên tắc làm việc chung của doanh nghiệp. Bên cạnh đó nó còn làm nhiệm vụ quản lý, định hướng con người. Doanh nghiệp nếu như muốn xây dựng môi trường làm việc tích cực, năng động không thể không xây dựng bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực. Với bộ quy tắc ứng xử được đưa ra, tất cả nhân viên sẽ thống nhất với nhau về cách làm việc, định hướng hành động. Bất kỳ mọi thắc mắc hay xung đột nào trong nội bộ xảy ra, bộ quy tắc ứng xử chính là công cụ để giải quyết giúp mọi người hoà hợp với nhau. Bộ quy tắc ứng xử hỗ trợ xây dựng môi trường làm việc tích cực và năng động hơn bao giờ hết. Chinh phục Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Bạn còn phân vân gì nữa mà không đăng ký ngay: [course_id:1547,theme:course] [course_id:3149,theme:course] [course_id:668,theme:course] Tăng tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công việc Bộ quy tắc ứng xử định hướng văn hoá nội bộ cũng như hỗ trợ công việc hàng ngày được tốt nhất. Điều này giúp nhân viên nhanh chóng hoà nhập với môi trường, hiểu được giá trị cốt lõi, niềm tin và định hướng phong cách ứng xử trong doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả. Bộ quy tắc này giống như quy định chung buộc các nhân viên phải thực hiện và tự giác chấp hành. Từ đó nó gián tiếp rèn luyện tác phong, hành vi của nhân viên giúp môi trường làm việc trở nên chuyên nghiệp, định hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp mình >> Xem thêm: Account manager là gì? Nhiệm cụ chính của một Account Manager Bộ quy tắc bao gồm những gì? Lợi ích của việc áp dụng quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp Quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc tuân thủ quy tắc ứng xử là cần thiết và không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Áp dụng quy tắc ứng xử mang lại những lợi ích sau: Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên Áp dụng quy tắc ứng xử doanh nghiệp sẽ đảm bảo được tính kỉ luật tốt nhất, tất cả nhân viên trong công ty sẽ đều phải tuân theo. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được những sai sót trong công việc, nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên. Không chỉ vậy, bộ quy tắc ứng xử doanh nghiệp còn giống như điểm tựa giúp doanh nghiệp gợi dậy lòng trung thành và làm việc tích cực hơn. Bộ quy tắc ứng xử giống như liều thuốc để xoa dịu giúp doanh nghiệp đoàn kết và hòa đồng hơn. Khi tập thể cùng chung tay nhau thì hiệu quả làm việc sẽ tăng cao và doanh nghiệp cũng sẽ gặt hái được rất nhiều những thành tựu nổi bật. Tăng cường uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp Bộ quy tắc ứng xử như một nhân chứng, đại diện cho công ty và có vai trò như người dẫn đầu cho văn hoá nội bộ doanh nghiệp. Việc tuân thủ quy tắc ứng xử giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh đáng tin cậy và chuyên nghiệp nhất trong mắt khách hàng, đối tác. Doanh nghiệp có tác phong làm việc chuyên nghiệp, ứng xử chuẩn mực sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng, đối tác. Từ đó, họ có niềm tin mạnh mẽ vào sản phẩm/ dịch vụ, dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác hay đầu tư hay không. Ngoài ra, việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử còn giúp cho doanh nghiệp giữ được độ tin cậy và doanh tiếng trong mắt khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng/ đối tác hiện tại, tạo ra lợi thế cạnh tranh Quy tắc ứng xử văn minh giúp tăng cường uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp Những quy tắc ứng xử cần được tuân thủ trong doanh nghiệp Sau khi đã hiểu được tầm quan trọng của ứng xử trong doanh nghiệp, tiếp theo Unica sẽ chia sẻ cho bạn những quy tắc ứng xử cần được tuân thủ trong bộ quy tắc. Trung thực và minh bạch trong giao tiếp Quy tắc ứng xử đầu tiên cần được tuân thủ trong doanh nghiệp đó là tính trung thực và minh bạch trong giao tiếp. Đây được xem là đức tính vô cùng quan trọng, không chỉ doanh nghiệp cần mà cá nhân mỗi người cũng đều cần phải có để hoàn thiện bản thân trở thành những người tốt nhất. Tính trung thực trong giao tiếp thể hiện sự tôn trọng đối phương. Điều này gây thiện cảm tốt, giao tiếp mang lại hiệu quả cao. Tôn trọng và đối xử công bằng với đồng nghiệp và khách hàng Quy tắc ứng xử cũng phải đảm bảo tính công bằng cho đồng nghiệp và khách hàng, như vậy thì mới được đánh giá cao và được mọi người vui vẻ khi thực hiện. Bản chất bộ quy tắc ứng xử được đưa ra là để tạo nên sự bình đẳng trong giao tiếp, khơi dậy những hành động tích cực, văn minh, bảo đảm các tiêu chuẩn xã hội và hành vi đạo đức đúng mức. Việc thực hiện đúng theo bộ quy tắc, tôn trọng và đối xử công bằng với đồng nghiệp, khách hàng sẽ giúp tất cả mọi người cảm thấy được tôn trọng. Đồng thời giúp tập thể phát triển bình đẳng, hòa đồng và đoàn kết lẫn nhau để cùng hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất làm việc và doanh thu  tốt nhất. Đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy trong công việc Ngoài những quy tắc trên, quy tắc cần có trong bộ ứng xử tiếp theo bạn cần biết đó là đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy. Tính chính xác, độ tin cậy trong công việc sẽ giúp doanh nghiệp lấy được niềm tin và độ tin cậy trong mắt khách hàng/ đối tác. Tiếp xúc với một doanh nghiệp có bộ quy tắc ứng xử tốt thì trải nghiệm khách hàng cũng sẽ được tốt hơn, lòng tin của doanh nghiệp được nâng cao. Quy tắc doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác sẽ góp phần xây dựng danh tiếng và sự uy tín lâu dài cho doanh nghiệp. Bảo vệ thông tin và quyền riêng tư của khách hàng và đồng nghiệp Quy tắc ứng xử cần được tuân thủ trong doanh nghiệp cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đó là bảo vệ thông tin và quyền riêng tư. Quyền riêng tư của mỗi người là điều không ai muốn xâm phạm. Vì vậy trong giao tiếp cần hết sức chú ý vấn đề này để quá trình giao tiếp với khách hàng hay với đồng nghiệp được diễn ra một cách suôn sẻ nhất. Việc tuân thủ quy tắc ứng xử bảo vệ quyền riêng tư sẽ giúp khách hàng và đồng nghiệp cảm thấy được tôn trọng. Từ đó, xây dựng được mối quan hệ gần gũi và bền vững với nhau. >> Xem thêm: Xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp từ A - Z Xây dựng bộ quy tắc ửng xử cho doanh nghiệp Cách thực hiện quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp Để doanh nghiệp thực hiện tốt và hiệu quả nhất quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp không phải là một điều đơn giản. Sau đây là chia sẻ cho bạn một số thông tin. Thiết lập các quy trình và chính sách phù hợp Để thực hiện quy tắc ứng xử, đầu tiên doanh nghiệp cần thiết lập các quy trình và chính sách phù hợp trước. Mục đích là để hoạch định hướng đi, xem xem doanh nghiệp khi áp dụng quy tắc ứng xử sẽ bao gồm những phần nào, nên bắt đầu từ đâu để cho phù hợp trước. Sau khi đã xác định được rồi thì doanh nghiệp sẽ cân đối chính sách thưởng phạt sao cho phù hợp nhất. Đào tạo nhân viên về quy tắc ứng xử và đạo đức kinh doanh Cách thực hiện quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp tiếp theo đó là đào tạo nhân viên về quy tắc ứng xử và đạo đức kinh doanh. Hoạt động này sẽ giúp nhân viên trở nên chuyên nghiệp hơn. Bởi chỉ khi nhân viên có cách ứng xử đúng theo bộ quy tắc mà doanh nghiệp đã đề ra kết hợp với đạo đức kinh doanh thì doanh nghiệp mới có sức cạnh tranh cao, phát triển bền vững trên thị trường. Liên tục giám sát, kiểm tra để đảm bảo tuân thủ quy tắc ứng xử Khi đã đưa bộ quy tắc vào áp dụng thì cần phải tuân thủ theo nó. Để kiểm tra xem có tuân thủ không cần phải liên tục giám sát mọi hoạt động. Nếu như không thực hiện đúng sẽ phải nhắc nhở mọi người thường xuyên để tạo thành thói quen giúp bản thân cũng như doanh nghiệp được trở nên chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra cũng cần phải có bài kiểm tra để đánh giá mức độ tuân thủ đến đâu. Xây dựng môi trường làm việc tích cực động viên các nhân viên để tuân thủ quy tắc ứng xử Bộ quy tắc ứng xử sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được môi trường làm việc tích cực, nhân viên nâng cao hiệu suất làm việc hơn. Ngoài ra bộ quy tắc ứng xử, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình những nét văn hóa và bản sắc riêng để có thể phát triển lâu dài, bền vững và giữ chân được những nhân viên tài giỏi, ưu tú. Kết luận Trên đây chúng tôi đã bật mí đến bạn các bước xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp hiệu quả nhất mà không phải ai cũng biết. Mời bạn đọc tham khảo những khoá học quản trị doanh nghiệp trên Unica để có thể xây dựng chiến lược, kế hoạch quản trị hợp lý cho doanh nghiệp của mình.
14/04/2021
7095 Lượt xem
Kaizen là gì? Định hướng doanh nghiệp theo phương pháp Kaizen
Kaizen là gì? Định hướng doanh nghiệp theo phương pháp Kaizen Trong sản xuất cũng như kinh doanh, bạn luôn muốn tinh gọn các khâu để cải tiến quy trình và giảm thiểu lãng phí từ các yếu tố không thật sự cần thiết nhằm tăng hiệu suất kinh doanh. Tại sao bạn không thử với phương pháp Kaizen. Vậy Kaizen là gì, Unica mời bạn đọc cùng tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé.  Kaizen là gì? Kaizen bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 1950 và xuất phát từ hai từ: Kai (cải tiến) và Zen (tốt). Theo thời gian, Kaizen trở thành đồng nghĩa với sự cải tiến liên tục, và các doanh nghiệp ngày nay sử dụng nó để cải thiện chất lượng, tăng năng suất và giảm chi phí thông qua việc loại bỏ lãng phí. Kaizen là thuật ngữ bắt nguồn từ Nhật Bản Không giống như các chương trình cải tiến liên tục khác, Kaizen yêu cầu đầu tư vốn trả trước rất ít vì nó dựa vào việc thực hiện những thay đổi nhỏ hàng ngày để tiến đến các bước cải tiến lớn hơn nữa trong tương lai.  Là một khái niệm rộng mang vô số cách giải thích, nó đã được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác, bao gồm cả chăm sóc sức khỏe. Kaizen có thể sử dụng một số cách tiếp cận và công cụ, chẳng hạn như lập bản đồ dòng giá trị, tài liệu, phân tích và cải thiện thông tin hoặc luồng nguyên liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ. Bất kể phương pháp luận là gì, trong bối cảnh tổ chức, việc sử dụng thành công Kaizen phụ thuộc vào việc đạt được sự ủng hộ đối với phương pháp tiếp cận trong toàn tổ chức và từ Giám đốc điều hành trở xuống. Sự khác biệt giữa Kaizen và sự đổi mới Ví dụ về Kaizen - Ví dụ về Kaizen trong hậu cần và chuỗi cung ứng có thể được tìm thấy trong các tổ chức trên toàn thế giới. Kaizen là một trong những nguyên tắc cốt lõi của Hệ thống Sản xuất Toyota , trao quyền cho từng nhân viên xác định các lĩnh vực cần cải tiến và đề xuất các giải pháp thiết thực. - Đối với Nestlé, Kaizen đã dẫn đến những cải tiến lớn trong việc giảm thiểu chất thải bằng cách giảm thời gian và nguyên liệu cho các quy trình của họ.  - Tại Yusen Logistics, Kaizen là một phần của văn hóa tổ chức - được hỗ trợ bởi ban lãnh đạo cao nhất và được khuyến khích thông qua các giải thưởng hàng năm trên quy mô khu vực và toàn cầu. Điểm khác biệt với sự đổi mới Sự khác biệt chính giữa Kaizen và đổi mới là Kaizen là một quá trình dần dần trong khi đổi mới có thể được coi là một hành động triệt để hơn. Kaizen tập trung vào những cải tiến nhỏ có thể dễ dàng thực hiện một cách thường xuyên và nhất quán với mục đích mang lại những cải tiến gia tăng trên quy mô dài hạn. Mặt khác, đổi mới tập trung vào những cải tiến lớn, mạnh mẽ, đòi hỏi đầu tư và lập kế hoạch nhằm mang lại những cải tiến đáng kể trong khoảng thời gian tương đối ngắn sau khi thực hiện.   Triết lý Kaizen Tại sao Kaizen lại quan trọng Phương pháp Kaizen giúp nhiều công ty trên toàn cầu đạt được chất lượng hoạt động tốt hơn và cải thiện năng suất của họ thông qua: - Phát hiện các vấn đề phát sinh tại nguồn và giải quyết chúng một cách dễ dàng - Sử dụng tốt hơn năng lực sản xuất, vốn và giữ chân người lao động. - Loại bỏ hoặc chuyển đổi các thủ tục hiện có. - Tập trung đầu tư sáng tạo và cải tiến nhỏ để thu được kết quả ngay lập tức. Vì vậy,  cách tiếp cận Kaizen là Sử dụng phù hợp và chính xác các kỹ năng của nhân viên để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh. Nó có thể đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của doanh nghiệp bạn; chuẩn hóa văn hóa làm việc và đo lường tất cả các chỉ số có thể để đạt được kết quả thị trường tốt nhất. Lợi ích của phương pháp Kaizen - Tạo động lực thúc đẩy phát triển cá nhân để có các ý tưởng cải tiên. - Có ý thức hướng tới giảm thiểu lãng phí. - Xây dựng văn hóa công ty. - Giảm lãng phí trong như hàng tồn kho, thời gian chờ đợi, vận chuyển... Hãy áp dụng phương pháp Kaizen ngay từ bây giờ và chờ đợi những thay đổi tích cực sẽ xảy ra với cuộc đời bạn.  Nguyên tắc của Kaizen 1. Luôn tập trung tới lợi ích của khách hàng - Đối với bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào được tạo ra đều có mục đích hướng tới nhu cầu của khách hàng, định hướng theo thị trường. - Doanh nghiệp cần phải tập trung cải tiến chất lượng sản phẩm, gia tăng lợi ích của sản phẩm đối với khách hàng đồng thời cũng tạo được sự hài lòng tối đa của khách hàng đối với sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.Tất cả những hoạt động không phục vụ cho khách hàng cuối cùng của sản phẩm hay dịch vụ đều cần phải loại bỏ. 2. Không ngừng cải tiến sản phẩm - Sau khi hoàn thành sản phẩm không có nghĩa là hết thúc công việc mà nó chỉ là kết thúc một giai đoạn trước khi chuyển sang một giai đoạn tiếp theo. - Nhu cầu của khách hàng ngày càng được nâng lên điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải cải thiện sản phẩm sao cho tiết kiệm thời gian chi phí và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. 3. Xây dựng "văn hóa không đổ lỗi" - Nguyên tắc thứ 3 trong triết lý Kaizen đó chính là xây dựng văn hóa không đổ lỗi. Điều này có nghĩa mỗi cá nhận hãy tự chịu trách nhiệm với những công việc mà mình đảm nhiệm. Mỗi người cần thẳng thắn thừa nhận lỗi sai trong phần công việc mà mình đã làm - Trên cơ sở đó tiếp thu ý kiến của những người xung quanh và cố gắng sửa lỗi để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà mình được giao mang lại lợi ích cho cho tập thể. 4. Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp mở Sự cởi mở trong quá trình làm việc được coi là điểm mạnh để thúc đẩy nhân viên dám nhìn thẳng, đối diện với sự thật nhanh nhất. Xây dựng văn hóa mở, không đổ lỗi, nhân viên mạnh dạn nói ra lỗi sai hay những khó khăn khi đó sẽ có được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, cấp trên 5. Khuyến khích làm việc theo nhóm  Doanh nghiệp xây dựng hình thức làm việc theo nhóm sẽ mang lại hiệu quả công việc rất cao, đồng thời giúp gắn kết giữa mọi người mới nhau thông qua sự tương tác trao đổi qua lại.  Khi thành lập nhóm cần có kế hoạch, phân định rõ ràng ai làm những việc gì và thời gian hoàn thành ra sao. Mỗi người sẽ chịu trách nhiệm về phần công việc của mình đang làm. Trong đó có nhóm trưởng là người có năng lực lãnh đạo, nắm bắt được năng lực làm việc của những nhân viên trong nhóm cũng như bao quát được tiến độ làm việc. Đồng thời bạn cũng cần tuân thủ và áp dụng văn hóa đội nhóm mà doanh nghiệp đã đề ra. 6. Kết hợp nhiều bộ phận trong cùng dự án - Cần kết hợp những phòng ban có liên quan đến dự án lại với nhau theo một thể thống nhất để đạt được hiệu quả cao. 7. Tạo lập mối quan hệ đúng đắn  - Trong môi trường công sở cũng như trong kinh doanh bạn không nên tọa dựng mối quan hệ đối đầu, thù địch... đặc biệt trong doanh nghiệp cần tạo dựng mối quan hệ giữa đồng nghiệp thân thiện với nhau, đồng thời cũng chính là xây dựng được văn hóa doanh nghiệp. 8. Rèn luyện ý thức tự giác, kỷ luật cao Mỗi người cần phải tự rèn luyện ý thức cá nhân, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Luôn tự đánh giá, xem xét bản thân cần cải thiện, khắc phục điểm yếu. 9. Mọi nhận viện đều nhận được thông tin  - Đối với các doanh nghiệp cần minh bạch thông tin với các nhân viên của mình. Bởi thông tin là yếu tốt đầu vào quan trọng bậc nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh.  - Thông tin được chia sẻ nội bộ là cách doanh nghiệp chia sẻ những khó khăn, thách thức chung với toàn thể nhân viên của mình. 10. Thúc đẩy năng suất, hiệu quả công việc - Thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc là nguyên tắc cuối cùng trong Kaizen, thúc đẩy bằng cách như + Đề cao tinh thần trách nhiệm trong công việc + Đào tạo nội bộ + Phân quyền cụ thể + Khuyến khích phát huy tính chủ động và sáng tạo ở mỗi ngời + Khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến đóng góp và phản hồi tích cực + Công nhận, khen thưởng đúng lúc Nâng cao vai trò của phúc lợi xã hội đối với tất cả nhân viên trong công ty nhằm giữ chân và nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc. 5S trong phương pháp Kaizen 5S là một phương pháp năng suất có tên bắt nguồn từ năm chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Nhật: Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và Shitsuke. Phương pháp này ban đầu nhằm tổ chức một không gian làm việc cho hiệu quả. Hãy xem xét từng chữ 'S' và xác định ý nghĩa của nó. - Seiri (Sàng lọc): Giữ những thứ cần thiết trong khu vực làm việc, vứt bỏ hoặc cất giữ ở nơi cất giữ xa những vật dụng ít được sử dụng hơn, bỏ những vật dụng không cần thiết. - Seiton (Sắp xếp): Hiểu một cách đơn giản, sắp xếp là việc bố trí các công cụ, vật dụng làm việc, hàng hóa, nguyên liệu tại những vị trí phù hợp để người lao động có thể dễ nhận biết, dễ lấy và sử dụng trong quá trình làm việc. Ngoài ra, nơi để mỗi mặt hàng nên được dán nhãn hoặc phân chia ranh giới rõ ràng. Các hạng mục nên được sắp xếp theo cách thúc đẩy quy trình làm việc hiệu quả, với thiết bị được sử dụng thường xuyên nhất là nơi dễ tiếp cận nhất. - Seiso (Sạch sẽ): Dọn dẹp tất cả các nguyên vật liệu và không gian làm việc sạch sẽ, có tổ chức. Sau lần vệ sinh kỹ lưỡng đầu tiên khi thực hiện 5S, việc vệ sinh theo dõi hàng ngày là cần thiết để duy trì sự cải tiến này. Một môi trường làm việc “sạch sẽ” sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình làm việc.  Nguyên tắc 5S - Seiketsu (Săn sóc): Thực hành công việc phải nhất quán và được tiêu chuẩn hóa. Các trạm làm việc cho một công việc cụ thể phải giống hệt nhau. Tất cả các nhân viên làm cùng một công việc sẽ có thể làm việc ở bất kỳ trạm nào với các công cụ giống nhau ở cùng một vị trí trong mỗi trạm. Mọi người nên biết chính xác trách nhiệm của mình. - Shitsuke (Sẵn sàng):  Một khi 4 chữ S trước đó đã được thành lập, chúng sẽ trở thành một phương thức mới để hoạt động. Duy trì sự tập trung vào cách làm mới này và không cho phép sự suy giảm dần trở lại những cách làm cũ. Hiệu quả của cải tiến liên tục (Kaizen) dẫn đến ít lãng phí hơn, chất lượng tốt hơn và thời gian thực hiện nhanh hơn. 5S ban đầu được thiết kế để sản xuất nhưng cũng hoạt động tốt trong môi trường văn phòng hoặc môi trường hành chính hoặc thậm chí trong môi trường chăm sóc sức khỏe để cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân. 5S là một phương pháp hoàn toàn mới hướng tới mục đích là tạo là một môi trường làm việc chuẩn hóa, khoa học, bài bản và giảm thiểu những yếu tố gây lãng phí trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, bất cứ mọi tổ chức, doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng nguyên tắc 5S để có thể xây dựng một quy trình làm việc hiệu quả.  Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu Kaizen là gì và nguyên tắc 5S trong phương pháp Kaizen. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có được những kiến thức mới cũng như có thể áp dụng  phương pháp này vào cho doanh nghiệp của mình hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!
13/04/2021
2873 Lượt xem
Cách xây dựng môi trường làm việc lý tưởng cho doanh nghiệp
Cách xây dựng môi trường làm việc lý tưởng cho doanh nghiệp Một môi trường làm việc phù hợp có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Bởi nó không chỉ giúp chúng ta cảm thấy hào hứng, tràn đầy năng lượng cho một ngày làm việc mới mà nó còn là một yếu tố để nhân viên có thể gắn bó lâu dài với công ty. Hiểu được tầm quan trọng đó, Unica chia sẻ tới bạn đọc 9 yếu tố để tạo nên một trường làm việc lý tưởng nhé! Môi trường làm việc lý tưởng là gì - Đối với nhân viên văn phòng môi trường làm việc lý tưởng bao gồm cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách, mối quan hệ của nhân viên với lãnh đạo, nhân viên với nhân viên.  - Một môi trường làm việc tốt ảnh hưởng lớn tới sự sáng tạo, cống hiến của nhân viên đồng thời nó cũng quyết định tới hiệu quả chất lượng của doanh nghiệp - Một số khảo sát cho rằng 90% nhân viên văn phòng cho biết môi trường làm việc lý tưởng sẽ giúp họ có thời gian gắn bó với công ty lâu hơn. Họ sẽ thoải mái làm việc, thỏa sức sáng tạo là hiệu quả làm việc tăng cao. Cách xây dựng môi trường làm việc lý tưởng 1. Nhân viên được đánh giá cao - Khi nhân viên dành phần lớn thời gian làm việc cho một công ty, họ sẽ tìm hiểu công ty từ các khía cạnh khác nhau. Họ thay mặt bạn tương tác với khách hàng và nhà cung cấp. Do đó, họ nhận được các nhận xét và đề xuất trực tiếp từ những nguồn khác nhau. Thực hiện các cuộc khảo sát về mức độ gắn bó của nhân viên là một cách tuyệt vời để thu thập thông tin, nhưng nhân viên có thể chỉ sẵn sàng chia sẻ thông tin này nếu họ tin rằng ý kiến ​​của họ được coi trọng.  - Vì vậy, một môi trường làm việc mà ở đó nhân viên được coi trọng sẽ thúc đẩy lòng trung thành và sự gắn bó lâu dài với công ty. Ngoài ra, một môi trường làm việc lý tưởng còn coi trọng ý kiến ​​đóng góp của nhân viên và thậm chí công ty còn sẵn sàng giúp đỡ nhân viên trong việc thực hiện các đề xuất của mình.  Xây dựng văn hóa daonh nghiệp 2. Người quản lý luôn hỗ trợ sự phát triển của nhân viên - Mục tiêu của mỗi nhân viên là phát triển kỹ năng và kiến ​​thức để giúp họ tiến xa hơn trong sự nghiệp. Do đó, một nơi làm việc lý tưởng cần phải đầu tư vào sự phát triển của nhân viên bằng cách trau dồi, hướng dẫn cho họ những kiến thức, kỹ năng khác nhau thay vì chỉ chỉ lương theo mức độ hoàn thành công việc. Các nhà quản lý có thể sẵn sàng cầm tay chỉ việc để hỗ trợ nhân viên của mình hoàn thành tốt công việc. - Ngoài ra, một nơi làm việc lý tưởng sẽ dành những ưu tiên hàng đầu cho chính nhân viên của mình trước khi nhìn ra bên ngoài. Khi nhân viên cảm thấy rằng chủ nhân của họ đang đóng một vai trò tích cực trong quá trình phát triển sự nghiệp của họ, họ sẽ sẵn sàng ở lại với công ty hơn. Thế nào là môi trường làm việc lý tưởng Unica gợi ý một số bước để có thể giúp người quản lý dễ dàng hơn trong việc khuyến khích sự phát triển của nhân viên: - Khuyến khích phát triển nghề nghiệp: Không ngừng thúc đẩy nhân viên tham gia các khóa đào tạo chuyên môn hoặc đến các hội thảo có thể nâng cao kỹ năng của họ. Nếu có thể, hãy thanh toán 100% cho các khóa đào tạo và hội thảo này hoặc chi trả ít nhất một phần học phí. - Tạo kế hoạch phát triển phù hợp: Làm việc với từng nhân viên về việc thiết lập mục tiêu của họ và giúp họ hoàn thành nguyện vọng của mình. Đảm bảo mở ra chiến lược và mục tiêu kinh doanh là gì và công ty sẽ nhìn thấy nhân viên đó ở đâu trong tương lai. Đảm bảo rằng bạn đánh giá cao tiềm năng của họ và khuyến khích họ phát triển hơn nữa các kỹ năng và lĩnh vực mà họ đang hoạt động tốt. - Thiết lập mối quan hệ cố vấn - nhân viên: Có những người cố vấn trong nơi làm việc của bạn thực sự có thể giúp nhân viên phát triển. Thường sẽ hữu ích khi có một người làm trong cùng lĩnh vực và hiểu rõ môi trường để họ có thể trở thành những người trợ giúp hiệu quả hơn. - Giúp nhân viên xây dựng một mạng lưới chuyên nghiệp: Mạng lưới giúp ích cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong khi một số doanh nghiệp có xu hướng không cho nhân viên tiếp xúc với cơ hội này do sợ mất họ, thì đây là một cơ hội rất tốt để giúp nhân viên phát triển và tăng trưởng. Trong khi họ thiết lập và phát triển mạng lưới của mình, có nhiều khả năng sẽ mở ra nhiều cánh cửa hợp tác kinh doanh hơn. 3. Chế độ lương thưởng phù hợp Một trong những lý do lớn nhất để một nhân viên có thể gắn bó lâu dài với nơi làm việc là tiền lương. Mọi người đều muốn làm việc ở một nơi có chế độ đãi ngộ công bằng cho những công việc khó khăn. Một môi trường làm việc lý tưởng là công bằng trong việc chi trả tiền với mức lương cao nhất có thể. Ngoài ra, nó đảm bảo rằng có những chế độ phúc lợi hấp dẫn kèm theo tiền lương như: trợ cấp xăng xe, trợ cấp khi đi công tác và trợ cấp sức khỏe. Chế độ lương, thưởng, phúc lợi phù hợp 4. Giúp nhân viên cân bằng công việc và cuộc sống Một trong những rào cản lớn nhất của các nhân viên là đạt được sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống. Hầu hết nhân viên cảm thấy cần phải hy sinh cuộc sống cá nhân của họ để đạt được các mục tiêu tại nơi làm việc. Điều này dẫn đến việc nhân viên thường xuyên bị Stress, căng thẳng dẫn đến hiệu suất công việc bị ảnh hưởng.  Nhìn chung, môi trường làm việc lý tưởng nên đặt khung giờ làm việc cố định. Có cảm giác cân bằng sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái khi nhìn vào các lĩnh vực khác của cuộc sống. Điều này sẽ có tác động trực tiếp đến cách một nhân viên thực hiện. Khi họ hoàn thành các nhu cầu của cuộc sống bao gồm gia đình, phát triển bản thân và những người khác, họ sẽ hài lòng và tự tin hơn về bản thân. Hãy là người lãnh đạo mang lại cảm giác cân bằng cho nhân viên của họ. 5. Nhân viên thỏa sức sáng tạo Một khởi đầu tốt để tạo ra một nơi làm việc lý tưởng là nuôi dưỡng một nền văn hóa sáng tạo. Và sự sáng tạo là điều khiến tất cả chúng ta trở nên khác biệt. Vì vậy, đối với doanh nghiệp của bạn, hãy áp dụng một cách tiếp cận sáng tạo, nơi mọi người có thời gian để đưa ra các ý tưởng và ý tưởng của họ có thể được thực hiện một cách dễ dàng. Bởi chỉ khi được tự do sáng tạo, họ mới có thể đưa ra được những ý tưởng mới mang lại sự khác biệt và đột phá so với các đối thủ khác.  Nhân viên được thỏa sức sáng tạo và đưa ra ý kiến 6. Công bằng Một môi trường làm việc lý tưởng luôn đề cao sự công bằng giữa các thành viên trong công ty. Bởi khi được tiếp xúc và làm việc trong môi trường mới, nhân viên luôn mong muốn được hòa nhập và đối xử giống như các đồng nghiệp trước đây. Ngoài ra, sự công bằng còn được thể hiện ở chế độ lương thưởng cũng như có hội thăng tiến lên các vị trí khác nhau trong công ty. Chỉ có sự minh bạch rõ ràng, và công bằng mới giúp bạn giữ chân được những nhân viên thật sự có năng lực gắn bó lâu dài với công ty. Hãy tạo ra một môi trường làm việc bình đẳng, công bằng để nhân viên có dễ dàng hòa nhập, đưa ra ý tưởng sáng tạo giúp công ty ngày càng phát triển vững mạnh hơn nữa.  7. Chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp Thật là tẻ nhạt nếu công ty của bạn chỉ tập trung 100% giờ làm việc vào những công việc mang tính chuyên môn. Bởi một mô hình làm việc cứng nhắc, ít sự giao tiếp của các đồng nghiệp sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy môi trường làm việc nhàm chán. Song song với các công việc chính, bạn cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp với các hoạt động khác nhau nhằm gắn kết tình cảm tập thể trong đội ngũ doanh nghiệp của mình. Đó có thể là tổ chức các hoạt động liên quan đến teambuilding, sinh nhật hàng tháng và các chuyến du lịch xa mỗi khi nghỉ lễ. Chỉ khi văn hóa doanh nghiệp thật sự được đề cao thì mới khiến nhân viên của mình không ngừng sáng tạo, nỗ lực và làm việc có trách nhiệm hơn. 8. Cải thiện không gian làm việc - Một văn phòng được bố trí , tạo hình hợp lý sẽ tác động lớn đến nhân viên, không gian làm việc tốt sẽ giúp cho nhân viên thỏa sức sáng tạo, hăng say trong công việc. Vì vậy, hãy xây dựng một môi trường làm việc sạch sẽ, thoải mái, thân thiện, có thiết kế đẹp mắt để cải thiện năng suất và tâm trạng của nhân viên. Ngoài ra thương hiệu nhà tuyển dụng Employer Branding cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các ứng viên nộp CV ứng tuyển. 9. Khuyến khích phát triển tinh thần đồng đội “Đoàn kết là sức mạnh”. Vì vậy, việc phát triển tinh thần đồng đội trong doanh nghiệp sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy gắn bó với nhau và với tổ chức. Nhờ đó, mỗi hành động, việc làm của từng người sẽ đề cao lợi ích của công ty, của tập thể hơn là lợi ích của cá nhân ấy. Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu được những yếu tố chính tạo nên một môi trường làm việc lý tưởng rồi đúng không nào. Chúng tôi hy vọng, bạn sẽ nhanh chóng tìm được cho mình một môi trường làm việc phù hợp với bản thân trong thời gian tới. Để trở thành một nhà quản lý tốt và hiệu quả ngoài việc bạn nắm chắc những kiến thức chuyên môn thì kỹ năng mềm đóng vai trò vô cùng quan trọng hỗ trợ bạn trong quá trình phát triển và tạo sự gắn bó giữa nhân viên và doanh nghiệp, vì vậy bạn cũng cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ năng của mình từ những người có kinh nghiệm hoặc tham gia các khoá học thay đổi bản thân tại các trung tâm hoặc học online. Cảm ơn và chúc các bạn thành công! Cảm ơn và chúc các bạn thành công !
12/04/2021
2977 Lượt xem
Giá trị cốt lõi là gì? Yếu tố lợi ích của giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi là gì? Yếu tố lợi ích của giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp Giá trị cốt lõi trong doanh doanh nghiệp là một khái niệm quen thuộc mà có lẽ kai cũng biết. Bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào ngay từ khi thành lập cũng đã xây dựng giá trị cốt lõi cho riêng mình. Giá trị cốt lõi hỗ trợ tầm nhìn và hình thành văn hoá nên rất được các doanh nghiệp chú trọng. Bài viết sau đây Unica sẽ giải đáp cho bạn thông tin giá trị cốt lõi là gì? Lợi ích của giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp? Cùng khám phá để hiểu rõ hơn nhé. Giá trị cốt lõi là gì? Giá trị cốt lõi là niềm tin, triết lý và nguyên tắc thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Chúng tác động đến trải nghiệm của nhân viên mà bạn mang lại cũng như mối quan hệ mà bạn phát triển với khách hàng, đối tác và cổ đông của mình.  Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp giúp định hình tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và tác động đến chiến lược kinh doanh của bạn. Chúng giúp bạn tạo ra mục đích, cải thiện sự gắn kết trong nhóm và tạo cảm giác chuyên nghiệp, thân thiện trong môi trường làm việc.  Không có gì ngạc nhiên khi giá trị công ty của bạn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút nhân tài. Theo nghiên cứu, có tới 46% người tìm việc cho rằng văn hóa công ty là rất quan trọng khi lựa chọn ứng tuyển vào một công ty.  Core Value là gì? Core Values được hiểu là giá trị cốt lõi Vai trò của giá trị cốt lõi trong quản lý doanh nghiệp Giá trị cốt lõi đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó chính là đòn bẩy của sự thành công. Sau đây là một số vai trò quan trọng nhất của giá trị cốt lõi trong quản lý doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi giúp người quản lý định hình được văn hoá, hình ảnh, đạo đức của doanh nghiệp. Từ đó, tạo ra bước đệm cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Giá trị cốt lõi góp phần hỗ trợ, củng cố quyết định cho doanh nghiệp. Bất kỳ một quyết định nào để đưa ra được cũng đều khó khăn, nhất là quyết định trong kinh doanh, khi có giá trị cốt lõi thì quyết định sẽ được đưa ra đơn giản hơn. Nhờ có giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp dễ dàng tăng nhận diện thương hiệu. Thông qua giá trị cốt lõi, khách hàng, đối tác sẽ biết doanh nghiệp bạn đang làm gì, cung cấp sản phẩm nào. Từ đó, nhìn nhận doanh nghiệp một cách rõ ràng và chi tiết hơn. Giá trị cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh có chức năng như một công cụ tuyển dụng hiệu quả. Hiện nay, hầu hết các ứng viên đều cực kỳ quan tâm đến hình ảnh, văn hoá công ty, nếu công ty có giá trị cốt lõi rõ ràng chắc chắn sẽ thu hút và giữ chân được nhiều nhân viên. Xây dựng giá trị cốt lõi doanh nghiệp sẽ giải quyết khủng hoảng nhanh chóng. Bởi một giá trị cốt lõi mạnh mẽ sẽ chứng tỏ được tiềm lực phát triển của thương hiệu giúp giải quyết khủng hoảng hiệu quả. Vai trò của việc xây dựng giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp Các yếu tố của giá trị cốt lõi Doanh nghiệp để xây dựng được giá trị cốt lõi chân chính, mang tính khả thi cao cần phải là thông tin tổng hợp từ yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Cụ thể như sau: Yếu tố khách quan của giá trị cốt lõi Yếu tố khách quan của giá trị cốt lõi bao gồm: ý kiến của nhân viên, mong muốn hay nhu cầu của khách hàng,... Sở dĩ giá trị cốt lõi bị chi phối bởi yếu tố khách quan là vì việc xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp không chỉ cho ban lãnh đạo mà còn cho toàn bộ nhân viên và hướng đến cái đích cuối cùng là cho khách hàng. Nếu như giá trị này được đưa ra nhờ quá trình khảo sát khách hàng và tổng hợp ý kiến của nhân viên thì chắc chắn sẽ mang tính khả thi cao hơn, xác định được rõ bước nền vững chắc đưa hoạt động kinh doanh của công ty nhanh chóng chạm đến thành công. Yếu tố chủ quan của giá trị cốt lõi Mục đích của việc xây dựng giá trị cốt lõi là để xác định mục tiêu, đích đến mà doanh nghiệp hướng đến. Đây cũng chính là nguyên tắc, là động lực thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh của cả nhân viên và ban lãnh đạo. Chính vì vậy, cách xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, tác động trực tiếp bởi yếu tố chủ quan. Yếu tố chủ quan ở đây chính là: ý kiến cá nhân của ban lãnh đạo doanh nghiệp muốn thể hiện trong giá trị cốt lõi hay mục tiêu, giá trị mà doanh nghiệp có thể mang cho khách hàng. Tầm quan trọng của việc xây dựng giá trị doanh nghiệp Lợi ích của việc xác định và phát triển giá trị cốt lõi Sau khi đã hiểu rõ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì, sau đây Unica sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của việc xác định và phát triển theo giá trị cốt lõi. Cụ thể” Nhận diện thương hiệu Mỗi doanh nghiệp sẽ có những bản sắc văn hoá, sản phẩm/ dịch vụ, hướng phát triển riêng biệt, không doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào. Việc xây dựng giá trị cốt lõi sẽ góp phần thể hiện những nét giá trị rất riêng giúp tạo điểm nhấn, gây ấn tượng, thu hút khách hàng nhớ đến nhiều hơn. Điều này giúp tăng nhận diện thương hiệu. Nhờ sự tăng nhận diện thương hiệu này mà doanh nghiệp sẽ xây dựng được lượng khách hàng trung thành trong suốt thời gian dài, luôn lựa chọn ủng hộ sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Giúp tạo sự khác biệt và cạnh tranh Doanh nghiệp xây dựng được giá trị cốt lõi tiềm năng chắc chắn sẽ tạo nên sự khác biệt, tăng tính cạnh tranh cho đối thủ. Khách hàng nếu như thấy giá trị của doanh nghiệp bạn có nhiều cái mới mẻ, riêng biệt thì đương nhiên sẽ vô cùng hứng thú muốn tiếp cận để trải nghiệm. Giá trị cốt lõi được đưa ra mang tính khả thi cao và có sự khác biệt sẽ như một công cụ marketing hiệu quả giúp thu hút khách hàng có cùng chung tư tưởng. Đồng thời cũng giúp công ty xây dựng được lòng tin trong mắt khách hàng, đối tác tiềm năng. Xác định giá trị cói lõi trong doanh nghiệp Tạo động lực và sự cam kết cho nhân viên và khách hàng Việc có một bộ giá trị đứng đắn sẽ giúp nhân viên và khách hàng hiểu rõ doanh nghiệp bạn đang đại diện cho điều gì? Doanh nghiệp bạn có hướng đi rõ ràng trong tương lai hay không. Từ đó, mang lại cho họ sự tin tưởng và cảm giác an toàn nếu như gắn bó. Đồng thời cũng giúp thúc đẩy sự tương tác, tạo động lực làm việc cho nhân viên. Nhân viên khi đã có cho mình mục tiêu thì sẽ tìm cách để cống hiến chăm chỉ hơn để giúp cả hai cùng phát triển, có thể hợp tác bền vững và lâu dài hơn. Hiểu được tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp, chia sẻ những giá trị mà doanh nghiệp đại diện sẽ hài lòng khách hàng, mở ra cơ hội kinh doanh tốt. Điều này đồng thời cũng giúp mang về doanh thu giúp doanh nghiệp càng ngày càng phát triển hơn. Tạo ra nền tảng cho các quyết định chiến lược Trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động, không tránh khỏi được việc có lúc người quản lý khó đưa ra quyết định quan trọng trong chiến lược. Giá trị cốt lõi ra đời tạo nền tảng cho các quyết định chiến lược được đưa ra dễ dàng hơn. Từ đó, giải quyết tốt nhất những vấn đề đang gặp phải, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp luôn vận hành một cách trơn tru, đi đúng quỹ đạo, chính xác theo mục đích ban đầu. Giá trị cốt lõi giống như kim chỉ nam thu hút sự chú ý, nhắc nhở những gì cần làm và làm nên. Từ đó, nhà quản lý dễ dàng đưa ra quyết định cho các chiến lược được sáng suốt và đúng đắn hơn. Thu hút nhân tài Hầu hết các ứng viên tài giỏi, ưu tú đều rất thích ứng tuyển vào những công ty chuyên nghiệp, và tất nhiên một công ty chuyên nghiệp không thể thiếu giá trị cốt lõi. Xây dựng được giá trị tốt đẹp sẽ giúp doanh nghiệp thu hút, chiêu mộ được nhiều nhân tài. Đồng thời tìm ra được những ứng viên có ý định gắn bó lâu dài. Giá trị cốt lõi doanh nghiệp giúp thu hút nhiều nhân sự tài năng, ưu tú Ứng dụng giá trị cốt lõi trong quản lý doanh nghiệp Giá trị cốt lõi mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cả về văn hoá và chiến lược doanh nghiệp. Vậy ứng dụng giá trị cốt lõi trong quản lý doanh nghiệp như thế nào. Sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn. Đối với phát triển sản phẩm Ứng dụng cốt lõi là những yếu tố bất khả xâm phạm bởi nó tác động đến cả công việc bên trong và bên ngoài. Việc xây dựng những giá trị doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững của sản phẩm và tạo ra được những nét riêng biệt của sản phẩm. Từ đó, kích thích sự thu hút của khách hàng, khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn. Đối với quảng cáo và truyền thông Giá trị cốt lõi doanh nghiệp giống như một thông điệp để quảng cáo và truyền thông, tăng nhận diện thương hiệu. Khi ứng dụng giá trị cốt lõi doanh nghiệp, đội ngũ marketing và truyền thông sẽ thống nhất được các dữ liệu, từ đó dễ dàng đưa ra được các chiến lược quảng cáo nhằm kích cầu doanh thu cho doanh nghiệp. Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Đăng ký ngay: [course_id:1547,theme:course] [course_id:1564,theme:course] [course_id:3162,theme:course] Đối với tuyển dụng và quản lý nhân sự Đối với tuyển dụng và quản lý nhân sự, chắc chắn việc ứng dụng giá trị cốt lõi là một điều vô cùng cần thiết. Nhờ giá trị cốt lõi mà việc tuyển dụng sẽ được dễ dàng hơn, nhân sự tuyển dụng được sẽ ổn định và làm việc lâu dài. Thêm nữa, nhân sự cũng dễ dàng tuyển được những ứng viên tài năng. Bên cạnh đó, nhờ giá trị cốt lõi mà nhà quản lý cũng xác định được rõ hệ tư tưởng cho nhân sự của mình, dễ dàng quản lý và đào tạo hơn. Làm thế nào để phát huy được giá trị cốt lõi của nhân viên Các ví dụ về giá trị cốt lõi Để có cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về giá trị cốt lõi, sau đây sẽ là một số ví dụ cụ thể của các tập đoàn lớn cho bạn tham khảo. Ví dụ về giá trị cốt lõi của Nike Nhắc đến một trong những thương hiệu giày nổi tiếng, không thể không nhắc tới. Sứ mệnh của Nike là mang lại nguồn cảm hứng và sự sáng tạo cho mọi vận động viên: Giá trị cốt lõi của Nike đó là: We dare to design the future of sport : Chúng tôi dám thiết kế lại tương lai của thể thao. A team that’s empowered, diverse and inclusive: Một đội ngũ được trao quyền, đa dạng và hoà nhập. The world is our community: Thế giới chính là cộng đồng. A fair sustainable future for every athlete: Một tương lai bền vững, công bằng cho mọi vận động viên. Ví dụ về giá trị cốt lõi của Coca-Cola Coca-Cola là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong ngành nước giải khát. Giá trị cốt lõi của Coca-Cola đó là: Lãnh đạo: dũng cảm, can đảm để định hình tương lai tốt hơn. Hợp tác: Mọi người đều phải chung tay vào với nhau để xây dựng, phát triển. Chính trực: Xây dựng văn hoá chân thực. Đam mê: Có niềm yêu thích, hăng say. Phẩm chất: Luôn cố gắng để làm tốt nhất Đa dạng: Luôn có nhiều sự đổi mới Trách nhiệm: Trách nhiệm với những gì của mình. Coca-cola có giá trị cốt lõi rõ ràng, cụ thể Ví dụ về giá trị cốt lõi của Google Google là ông trùm internet lớn mạnh xuất hiện trên mọi quốc gia. Giá trị cốt lõi của Google là: Luôn tập trung vào khách hàng và mọi thứ khác sẽ theo sau. Hãy làm một thứ thôi, và phải làm tốt, hoàn thành xuất sắc mục tiêu. Hãy làm nhanh để mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Luôn không ngừng đổi mới và cải tiến. Tập trung hướng đến sự phát triển toàn cầu. Kết luận Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về giá trị cốt lõi là gì? Yếu tố lợi ích của giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp. Cùng chúng tôi đi tham khảo thêm các khóa học quản trị doanh nghiệp các chuyên gia Unica sẽ giúp bạn phân tích, kiểm tra, đưa ra nhận định các phương án quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý nhất.
10/04/2021
6341 Lượt xem
Onboarding là gì? Quy trình Onboarding của doanh nghiệp
Onboarding là gì? Quy trình Onboarding của doanh nghiệp Là một doanh nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đội ngũ nhân sự cần phải làm gì để có thể giúp những nhân viên dễ dàng hòa nhập với văn hóa và môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đó chính là sử dụng quy trình Onboarding. Vậy theo thuật ngữ chuyên ngành, Onboarding là gì và nó có thật sự quan trọng hay không? Hãy cùng Unica tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé. 1. Onboarding là gì? Theo dịch nghĩa Tiếng Việt, Onboarding có nghĩa là “giới thiệu”.  Hiểu theo dịch nghĩa chuyên ngành, Onboarding là quá trình mà các công ty chào đón và hội nhập nhân viên mới vào môi trường làm việc của công ty. Quá trình này hòa nhập này bao gồm các yếu tố về mặt tinh thần, thể chất và giúp nhân viên mới có thể hòa hợp được với những nội quy mới cũng như bản sắc văn hóa doanh nghiệp một cách dễ dàng, hiệu quả.  Quá trình giới thiệu nhân viên mới càng suôn sẻ, thì cơ hội họ trở thành người đóng góp hiệu quả, lâu dài cho công ty càng lớn. Giữ một nhân viên rẻ hơn thuê một nhân viên mới, vì vậy việc đầu tư vào những nhân viên có chất lượng ngay từ đầu là rất đáng giá.  Quá trình đào tạo và hội nhập cho nhân viên mới 2. Tầm quan trọng của quy trình nhân sự Onboarding - Hãy nhớ lại ngày đầu tiên của bạn trong bất kỳ công việc mới nào, có thể bạn đang rất hào hứng nhưng lại vô cùng lo lắng. Nếu bạn không nhận được đủ sự quan tâm và hướng dẫn từ phía nhân sự công ty, điều đó có thể không mang lại điềm báo tốt cho tâm trạng hoặc động lực của bạn để bắt đầu với năng lượng của một ngày làm việc mới.  - Đây có thể là một trong những lý do mà hơn 25% số nhân viên mới bỏ công việc của họ sau ba tháng làm việc đầu tiên. Và đây là một tổn thất to lớn đối với một công ty vì phải lặp lại quy trình tuyển dụng tốn kém để tìm người thay thế sớm. Ngoài ra, các nguồn lực đã bỏ ra để đào tạo hoặc bồi thường cho nhân viên mới đó trong thời gian họ làm việc cho công ty của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, việc giới thiệu nhân viên mới một cách hiệu quả có thể cải thiện khả năng giữ chân nhân viên của công ty bạn cần phải có quy trình đào tạo nhân viên mới cụ thể và chi tiết. - Một lợi ích khác của chính sách giới thiệu tốt là nhân viên mới đạt được năng suất công việc nhanh hơn. Nếu họ không nhận được sự trợ giúp đầy đủ từ bộ phận nhân sự hoặc người quản lý của họ, và họ chỉ đang cố gắng hiểu mọi thứ một mình, công ty của bạn sẽ mất đi doanh thu tiềm năng mà nhân viên này sẽ mang lại . Nếu những nhân viên mới được tuyển dụng trải qua một quá trình giới thiệu được phát triển tốt, họ sẽ nhanh chóng hoàn thành vai trò của mình và bắt đầu tạo ra giá trị cho nhóm của mình. Tại sao quá trình hội nhập nhân sự lại quan trọng - Và một quy trình hiệu quả thậm chí còn cấp thiết hơn khi bạn giới thiệu nhân viên từ xa (những người gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối với đồng nghiệp của họ do khoảng cách xa) hoặc thực tập sinh và sinh viên mới tốt nghiệp (những người mới đến công ty của bạn và cũng như trong thế giới việc làm). - Cuối cùng, một quy trình giới thiệu và đào tạo bài bản chuyên nghiệp sẽ giúp nhân viên mới hạn chế những áp lực, căng thẳng nhất định. Bởi lẽ khi bắt đầu một vai trò mới có thể gây căng thẳng cho nhân viên mới. Có quá nhiều điều để những người mới tuyển dụng phải cân nhắc, bao gồm cả việc liệu họ có phù hợp với công việc hay không và cách quản lý trách nhiệm của họ. Các chủ doanh nghiệp có thể giảm bớt sự lo lắng và căng thẳng của những nhân viên mới bằng cách chào đón họ vào nhóm và cung cấp tất cả các công cụ và thông tin cần thiết để thực hiện công việc. Việc giới thiệu nhân viên sẽ dẫn đến việc các nhân viên mới xây dựng mối quan hệ với các thành viên hiện tại trong nhóm. Tạo điều kiện cho các mối quan hệ nhóm tốt sớm sẽ giúp ích cho các đội mạnh trong tương lai. Một gợi ý cho bạn về việc xây dựng định biên nhân sự phù hợp cho doanh nghiệp. 3. Quy trình Onboarding của doanh nghiệp Onboard có vai trò vô cùng quan trọng đối với những nhân viên và doanh nghiệp. Thông qua quá trình hội nhập và đào tạo, những nhân viên viên sẽ hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của họ, thoải mái trong môi trường làm việc mới để từ đó nâng cao hiệu suất làm việc. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp bạn đang gặp khó khăn trong việc tạo ra một Onboarding thì dưới đây là một số mẹo để đảm bảo bạn tạo quy trình giúp tăng cơ hội tiếp tục làm việc của nhân viên mới với doanh nghiệp của bạn: Giai đoạn 1: Pre-Onboarding - Dành thời gian để lập kế hoạch:  Bạn đã đầu tư rất nhiều vào việc tuyển dụng nhân viên mới của mình, vì vậy bạn nên dành thời gian lập kế hoạch những gì sẽ xảy ra khi họ đến vào ngày đầu tiên. Khi nào và làm thế nào người thuê mới của bạn sẽ được đào tạo? Bạn sẽ giới thiệu họ với đội như thế nào? Họ sẽ cần những giấy tờ gì để hoàn tất thủ tục ? Nếu bạn đang giới thiệu từ xa, bạn sẽ sử dụng hệ thống nào? Vạch ra tất cả các chi tiết và gửi nó cho những nhân viên mới trước ngày đầu tiên của họ. Lên kế hoạch giới thiệu, hội nhập nhân viên mới Giai đoạn 2: Orientation - Sắp xếp không gian làm việc Nếu nhân viên mới của bạn xuất hiện và bàn làm việc hoặc không gian làm việc của họ chưa sẵn sàng, bạn đang gây ấn tượng xấu ban đầu. Sự thiếu chuẩn bị đó cho thấy bạn không quan tâm đủ đến việc họ tham gia đội. Tránh ấn tượng đầu tiên tồi tệ này bằng cách làm việc với bộ phận CNTT (hoặc bất kỳ bộ phận liên quan nào khác) để chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị cần thiết trước khi nhân viên mới của bạn bắt đầu làm việc. Bạn có thể làm cho nhân viên mới của mình cảm thấy đặc biệt hơn bằng cách thêm dấu ấn cá nhân, chẳng hạn như biểu ngữ hoặc bảng chào mừng. Nếu họ có tủ để cất đồ đạc, hãy treo một tấm biển có ghi tên để họ cảm thấy thoải mái. Giai đoạn 3: Role-Specific-Training - Chỉ định người hỗ trợ Bạn nên sắp xếp để nhân viên của mình hỗ trợ một thành viên mới trong nhóm. Điều này sẽ giúp nhân viên mới học hỏi từ những người đang làm công việc đó và cũng sẽ giúp họ xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp của mình. Giai đoạn 4: Ongoing support - Sử dụng các hình thức đào tạo khác nhau Cân nhắc sử dụng các phương pháp khác nhau để đào tạo nhân viên mới của bạn nhằm tăng cơ hội họ giữ lại thông tin. Bạn có thể sử dụng kết hợp các phương pháp trực tuyến và ngoại tuyến để đào tạo nhân viên mới của mình nhằm đảm bảo rằng họ vẫn tham gia vào quá trình giới thiệu. Một số người học bằng hình ảnh, những người khác thích học bằng cách lắng nghe. Hãy lưu ý đến các phong cách học tập khác nhau để quá trình đào tạo và hội nhập không bị nhàm chán.  4. Làm thế nào để onboarding hiệu quả? Onboarding là cả một quá trình được thực hiện trước - sau giúp họ hòa nhập nhanh chóng với môi trường, công việc và mối liên kết với đồng nghiệp… Các chuyên gia nhân sự đã đưa ra những lời khuyên sau đây nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện đào tạo nhập môn hiệu quả. Đón nhân viên mới với nhiều hình thức Thay thế hình thức giới thiệu nhân viên mới trước tất cả mọi người rồi sau đó ai về chỗ người nấy thì bạn hãy biến nó thành nó thành cuộc trò chuyện, chia sẻ thoải mái, có thể mời nhân viên mới tham gia bữa tiệc nhỏ hoặc ăn trưa cùng nhau với mọi người một cách ấm cúng. Trên bảng tin nội bộ, email… nên có thông báo để nhân viên cũ về nhân viên mới: Họ tên, hình ảnh, chức vụ… giúp các nhân viên cũ dù vắng mặt hôm đó vẫn biết về đồng nghiệp mới của mình. Đào tạo bài bản Việc đào tạo nhập môn bài bản cho nhân viên mới mang lại rất nhiều lợi ích đối với những người mới cũng như công ty cũng cần phải có kỹ năng giao việc. - Giúp nhân viên mới dễ hòa nhập với môi trường, văn hóa, công việc hơn - Giảm chi phí đào taoh về sau. - Giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc.  -  Khẳng định tầm quy mô và sự chuyên nghiệp của đơn vị. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp lớn thường có cả đội ngũ onboarding cho nhân viên mới một cách bài bản. Xây dựng kế hoạch tương lai Để xây dựng được kế hoạch tương lai cho nhân viên mới thì doanh nghiệp nên biết nắm bắt mụ tiêu nghề nghiệp của họ để từ đó đưa ra những kế hoạch đào tạo phù hợp nhất. Điều này thúc đẩy nỗ lực cống hiến của nhân viên mới để chứng thực năng lực, có cơ hội phát triển nhiều hơn.  Và điều lưu ý cuối cùng khi doanh nghiệp thực hiện onboarding chính là tạo ra sự thoải mái, thân thiện để nhân viên mới nhanh chóng hòa nhập với “đại gia đình”, hoàn thành tốt nhiệm vụ, trở thành nhân lực quan trọng cho sự phát triển chung. Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu Onboarding là gì và tầm quan trọng của nó.
10/04/2021
3455 Lượt xem